Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Tâm Tình
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Đời Sống - Xã Hội :Tâm Tình
Message Icon Chủ đề: NIỀM TIN & HY VỌNG&GƯƠNG TỐT&CHIA SẼ Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 136 phần sau >>
Người gởi Nội dung
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22317
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 15/Nov/2023 lúc 8:52am

Khác Biệt Giữa Đàn Ông Bất Tài Và Đàn Ông Có Bản Lĩnh


So với việc gả cho một người đàn ông không có bản lĩnh, phải hạ thấp tiêu chuẩn cuộc sống của mình xuống, chi bằng cứ ở một mình, vui vẻ, tự do tự tại.

Nếu gả cho ai đó, vậy thì nhất định hãy “sáng mắt ra”, tìm lấy cho mình một người đàn ông có bản lĩnh để có thể dựa dẫm suốt đời.

Đàn ông, là trụ cột của một gia đình, đàn ông có bản lĩnh hay không, sẽ trực tiếp ảnh hưởng tới tương lai của cả một gia đình.

Đàn ông càng bản lĩnh, gia đình càng hạnh phúc, hòa thuận; đàn ông càng vô dụng, không khí gia đình càng u ám, buồn bã.


1. Đàn ông có bản lĩnh, mạnh ở bên ngoài, Đàn ông bất tài, ra vẻ ở trong nhà

Ông trùm xã hội đen một thời của Thượng Hải, Trung Quốc, Đỗ Nguyệt Sanh từng có một câu nói nổi tiếng như này: “Người thượng đẳng, có bản lĩnh, không nóng nảy; người trung đẳng, có bản lĩnh, hơi nóng nảy; người hạ đẳng, không có bản lĩnh, vô cùng nóng nảy.”

Càng là đàn ông bản lĩnh, đạo đức, tâm thái và sự nhẫn nại của họ càng lớn, họ có thể kiểm soát được cảm xúc của bản thân, đặc biệt là sẽ không mang sự bực tức hay nóng giận theo cùng về đến nhà.

Ở bên ngoài, họ có thể là những trùm khởi nghiệp đang không ngừng nỗ lực vất vả phấn đấu, là những tinh anh có chút thành tựu nhỏ hay là những lãnh đạo của cả một tập đoàn lớn, ngày thường phải trải qua không biết bao nhiêu mưa gió bão bùng, hay những bực dọc không đâu, nhưng chỉ cần bước chân vào nhà thôi, họ sẽ trở thành một người chồng, một người ba dịu dàng.

Trong tâm lý của họ, nhà là nơi tránh gió, là chốn ấm áp và thoải mái nhất trong cuộc đời. Bất luận bên ngoài có phải chịu đựng bao nhiêu khổ sở vất vả, bao nhiêu mệt mỏi, chỉ cần về tới nhà, mọi thứ đều sẽ tan biến hết.

Đàn ông có bản lĩnh, mạnh ở bên ngoài

Còn người đàn ông vô dụng lại vừa hay ngược lại.

Ở bên ngoài, họ thấp cổ bé họng, làm gì cũng không xong. Khởi nghiệp không chịu được khổ, làm công thì không biết điều, sống kiểu cố gắng cho qua ngày.

Bản lĩnh của họ không lớn, nhưng sự nóng nảy thì vừa hay tỷ lệ nghịch. Đừng trông ở ngoài tỏ ra yếu đuối, thấp bé, một dạ hai vâng, một khi về tới nhà, họ sẽ trút hết những ấm ức và tức giận đó ra với vợ con.

Đàn ông đích thực là người che mưa chắn bão cho vợ con; đàn ông xấu xa chuyên tạo ra hỏa hoạn cho gia đình.


2. Đàn ông bản lĩnh, thương vợ, Đàn ông bất tài, yêu bản thân

Đàn ông bản lĩnh thường có một gia đình hạnh phúc.

Họ có giáo dục, có lòng biết ơn, luôn ghi nhớ rằng đằng sau thành công của mình là những sự bỏ ra âm thầm của vợ, nó khiến họ phấn đấu vì vợ con và đồng thời yêu vợ con gấp bội.

“Gia hòa” mới có thể “vạn sự hưng”, đàn ông muốn thành công, gia đình trước tiên phải hạnh phúc, hòa thuận. Vì vậy, vị trí của gia đình trong lòng họ là vô cùng quan trọng.

Có bận rộn tới đâu, họ cũng sẽ dành thời gian ra để ở bên gia đình; có mệt mỏi tới đâu, họ cũng sẽ về nhà chia sẻ việc nhà với vợ con.

Họ hiếm khi tức giận với vợ, càng không tùy tiện đánh người ta, bởi lẽ họ biết, làm tổn thương tới người thân yêu, là biểu hiện của kẻ vô năng nhất.

Ngược lại, đàn ông vô dụng, họ luôn luôn chỉ biết yêu bản thân, bất kể là làm gì, họ đều sẽ nghĩ tới bản thân mình trước tiên.

Cãi nhau, trước giờ không bao giờ suy nghĩ tới cảm nhận của vợ, hai từ “nhượng bộ” không hề tồn tại, thay vào đó sẽ chỉ là những tiếng quát tháo cùng những hành động chân tay khiến người ta sợ hãi.

Công việc cũng không thấy bận rộn hơn vợ là bao, nhưng về tới nhà là như Phật sống, ngồi chềnh ềnh ra đó không biết làm gì. Không xem tivi thì chơi điện tử, không biết chia sẻ việc nhà với vợ, thậm chí tới con cái cũng lười quản.

Đối với mình thì rất hào phóng, lấy tiền hai vợ chồng tiết kiệm ra mua xe, thay đồng hồ, nhưng đối với vợ lại vô cùng keo kiệt, tới một chiếc váy đắt tiền một chút cũng không nỡ mua.

Đàn ông bất tài, yêu bản thân

Đàn ông bản lĩnh, yêu vợ nhất; đàn ông vô dụng, yêu mình nhất.

Đàn ông bản lĩnh, cầu tiến

Đàn ông bất tài, ca thán

Có câu nói rất đúng rằng, nghèo vật chất không đáng sợ, nghèo tinh thần mới là đòn chí mạng.

Đàn ông muốn có bản lĩnh, nội tâm nhất định phải kiên cường, phong phú.

Xuất thân không tốt, không sao hết; gia đình bình bình, cũng chẳng đáng lo, khó khăn là chuyện bình thường, nó cũng không phải là cái hố mà bạn không bao giờ nhảy qua được, việc cần thiết nhất đó là phải thay đổi quyết tâm và dũng khí ở hiện tại.

Đàn ông thành công, sẽ không bao giờ ca thán.

Họ lạc quan, tích cực hướng về phía trước, luôn luôn mang trong mình nguồn năng lượng nhiệt huyết, tích cực, có thể bùng nổ bất cứ lúc nào.

Ông trời trước giờ không bao giờ phụ lòng người, càng nỗ lực, nhất định sẽ càng may mắn.

Đàn ông bản lĩnh, cầu tiến

Nhưng còn đàn ông vô dụng thì lại đang làm cái gì?

Không ca thán thì cũng là oán than.

Hôm nay than mình mệnh khổ, không được đầu thai vào gia đình giàu có, ba mẹ không cho được chút vốn nào.

Ngày mai ca thán xã hội bất công, bao nhiêu thịt cũng dành hết cho người khác ăn, bản thân đến cơ hội húp canh cũng không có.

Ngày kia ca thán vợ không tốt, không biết chia sẻ khó khăn với mình, không kiếm được nhiều tiền một chút để chia sẻ gánh nặng với chồng.

Đàn ông bất tài chính là loài sinh vật yếu đuối và tàn tật về tinh thần như vậy, chốt lại là một câu nói thôi: không phải tôi sai, là xã hội sai, ba mẹ sai, vợ sai, đều là mọi người không giúp được gì cho tôi!


3. Đàn ông bất tài, ca thán

Ngày nay, vì sao ngày càng có nhiều phụ nữ không muốn kết hôn?

Nguyên nhân chí tử nhất, không phải vì họ không muốn kết hôn, mà là bởi họ sợ bị gả cho nhầm người.

Nếu phải gả cho một người đàn ông không có bản lĩnh, vậy thì thả rằng “ở vậy nuôi thân béo mầm”, vậy còn sung sướng hơn.

Tuyệt đối đừng để hôn nhân của bạn, trở thành nấm mồ chôn vùi thanh xuân và cả cuộc sống của bạn!

Điều hối hận nhất mà một người già nói với chúng ta: Việc lập kế hoạch là tốt nhưng cuộc sống nhiều “biến số”, quan trọng nhất là sống trọn vẹn từng ngày!


st.

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22317
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 05/Dec/2023 lúc 12:46pm

Biết Tạ Ơn Ai 


Những ngày cận lễ, tôi hân hạnh nhận được qua email một bài viết về Lễ Tạ Ơn của nhà văn Giao Chỉ. Xin được trích dẫn đôi đoạn chính để chia sẻ cùng độc giả:

Quả thực người Mỹ đã có đầy đủ lý do để giữ gìn truyền thống với ngày Lễ Tạ ơn vào tháng 11 mỗi năm. Lịch sử ghi rằng vào năm 1620 có một nhóm gia đình người Anh theo Tin Lành đã đi tìm đất mới để sống đời tự do tín ngưỡng… 

Trải qua một năm đầu với mùa đông khắc nghiệt, không đủ thực phẩm, không có đủ quần áo, không có nơi cư trú nên di dân đã phải chôn cất 46 người. Qua năm sau, mùa gặt 1621 thành công, di dân cùng dân da đỏ bản xứ tổ chức tiệc mừng lễ tạ ơn trên đất Mỹ. 

Đó là ngày lễ hội đầu tiên tại Mỹ Châu và truyền thống còn mãi đến ngày nay… 

Đạo luật quốc tịch của Hoa Kỳ ban hành 1790, hơn 200 năm trước đã có những lời vàng ngọc như sau: Bất cứ ai tị nạn đến Hoa Kỳ, sau khi được xác nhận sẽ hưởng quy chế nhập cư. 

Như vậy chúng ta hiểu một cách giản dị là nếu đã đến Mỹ thì sẽ có cơ hội trở thành người Mỹ. Căn cứ vào điều khoản của luật 1790, một đạo luật khác đã ra đời năm 1975 có tên là Indochina Migration and Refugee Act…

Khi miền Nam xụp đổ tháng 4-1975 đợt di tản đầu tiên của người Việt đã mở ra một đầu cầu quan trọng cho lịch sử di dân từ Châu Á. Những chuyến đi vô cùng mạo hiểm của thuyền nhân đã làm thành thiên anh hùng ca của con đường đi tìm tự do với hàng ngàn con tàu May Flower của dân Việt đã ra đi trong đó nhiều di dân không bao giờ đến được miền đất Hứa… 

Và dù 5 ăn 5 thua con tàu Mayflower Việt Nam đã ra đi từ khắp miền duyên hải có khi chỉ là những chiếc ghe nhỏ bé mong manh.

Người Việt đã vì nhiều lý do để ra đi suốt bao nhiêu năm qua. Và danh từ Boat People trong tự điển thế giới đã không còn cùng ý nghĩa xưa cũ để chỉ những người sinh sống ở trên thuyền. Boat People ngày nay có nghĩa là người Việt đã đi tìm tự do bằng thuyền vượt biển Nam Hải. 

Lịch sử các cuộc di dân của nhân loại đã đưa đến nhận định rằng Ta không thể lựa chọn sinh quán, nhưng ta có thể chọn lựa để sống ở miền đất mà chúng ta yêu quý. (You cannot choose the land you birth, but you can choose the land you love).


Nhận định này, tiếc thay, không hẳn đã hoàn toàn đúng với tuyệt đại đa số người Việt đang sống lây lất ở Cambodia. Phần lớn họ không được chính phủ sở tại xem là cư dân hợp pháp nên vẫn cứ là những boat people (bấp bênh sinh sống trên thuyền) ở Biển Hồ, và nhiều bến bờ khác nữa xuôi theo dòng sông Tonlé Sap.

Thuở sinh tiền, sau một chuyến đi thăm đồng hương ở đất nước này, nhà báo Văn Quang kết luận: 

“Hầu hết là người Việt Nam lưu lạc qua Campuchia vì nhiều lý do khác nhau. Nhưng tựu chung họ là những người đi kiếm sống ở một vùng tưởng rằng đó là đất hứa… Trước hay sau họ cũng phải tìm đường đi thôi. Nhưng đi đâu, làm cái gì để sống là những hòn đá tảng níu chân họ lại.

Rồi bao nhiêu đời vẫn cứ thay nhau lầm than cơ cực ở nơi xứ người này, không có lối thoát. Họ vẫn chỉ có một ý nghĩ, ở đây họ còn có chiếc thuyền, dù rách nát, nhưng họ vẫn có một nghề chài lưới kiếm sống qua ngày. Đi nơi khác, chẳng biết bấu víu vào đâu!” 

Trong bản tường trình (The Situation of Stateless Ethnic Vietnamese in Cambodia) của MIRO – Minority Rights Organization – tổ chức này đã ví von đám người Việt đang sinh sống nơi đây là “những kẻ đang sống ngoài cửa thiên đàng.” Ngay giữa thiên đàng của xứ Chùa Tháp (ngó bộ) cũng không hạnh phúc hay tự do gì cho lắm, nói chi đến thân phận của những kẻ còn “kẹt” ở bên ngoài.

Họ “kẹt” cái gì vậy Trời? 

Xin thưa cái… quốc tịch Cambodia.

Nhà văn Giao Chỉ cho biết “Đạo luật quốc tịch của Hoa Kỳ ban hành 1790, hơn 200 năm trước đã có những lời vàng ngọc như sau: Bất cứ ai tị nạn đến Hoa Kỳ, sau khi được xác nhận sẽ hưởng quy chế nhập cư.” Cao Miên không phải là Mỹ Quốc nên xứ sở này không có luật lệ gì đàng hoàng và rõ ràng, cùng với những lời lẽ “vàng ngọc” như vậy. 

Vô số người Việt sinh đẻ ở Miên còn chưa được cấp cái giấy khai sinh, nói chi đến những thứ xa xỉ như thẻ căn cước hay quốc tịch. Và không quốc tịch cũng có nghĩa là không có quyền tiếp cận với tất cả những dịch vụ và quyền lợi tối thiểu như người dân bản xứ: không y tế, không giáo dục, không có quyền sở hữu đất đai hay tài sản…


Thực ra thì những người dân trôi sông lạc chợ này cũng chả ai biết (hay dám) đòi hỏi quyền lợi gì ráo trọi. Tất cả chỉ mong được sống cho nó yên thân thôi nhưng sự mong muốn giản dị này – xem chừng – vẫn còn rất xa tầm tay của họ. 

Cùng với sự bất an, nếp sống bấp bênh và nghèo khó là nét nổi bật trong sinh hoạt hàng ngày của đa số dân Việt ở Cambodia –  theo như tường trình của thông tín viên Quốc Việt, RFA:

“Hầu hết người Việt sống trên làng nổi, theo bờ sông đều không có đất đai sản xuất nên họ bắt buộc lăn lộn lén lút đi đánh bắt cá. Các gia đình đều muốn cho con em có nơi chỗ ăn học để vươn lên trong xã hội và đóng góp cho đất nước tuy nhiên tất cả đều không có khả năng.” 

Nhiều năm trước, sau khi chia tay đồng bào mình ở Cambodia – vào tháng 12 năm 2008 – nhà báo Văn Quang vẫn còn nhìn ngoái lại, với rất nhiều ái ngại:

“Hình ảnh những bà cụ già lưng còng lom khom trên chiếc ghe mỏng manh, những đứa trẻ con người Việt tháo láo mắt nhìn khách lạ, những gia đình 7-8 đứa con sống lúc nhúc trên chiếc ghe rách tơi tả còn bám theo tôi mãi.” 

Nhiều năm sau chúng tôi mới lò dò đến xứ sở này, và kinh ngạc nhận ra rằng hình ảnh của “những bà cụ già lưng còng lom khom trên chiếc ghe mỏng manh, những đứa trẻ con người Việt tháo láo mắt nhìn khách lạ” vẫn còn nguyên vẹn như xưa. Thời gian, dường như, đã ngừng trôi trên những bến nước ở nơi đây.

  

Chúng tôi ghé làng nổi Kandal và Chong Kok, thuộc xã Phsar Chhnang – tỉnh Kampong Chhnang – nằm ở phần đuôi của Biển Hồ, nơi hiếm có khách du lịch nào lai vãng. Theo lời ông trưởng thôn: nơi đây có 931 gia đình người Việt, nhân khẩu chính xác là 4,760, tất cả đều là người Việt hay gốc Việt. 

Người Miên và người Chàm không sống trên ghe, và họ có quyền lựa chọn một lối sống bình thường (trên bờ) như đa phần nhân loại. Số dân Việt Nam đang trôi nổi ở xứ Chùa Tháp thì không. Họ là thứ sắc dân vô tổ quốc (stateless ethnic Vietnamese, theo như cách gọi chính thức của các N.G.O đang hoạt động ở Cambodia) nên  không có quyền sở hữu tài sản hay đất đai, và buộc phải chấp nhận một nếp sống rất bồng bềnh, và vô cùng bấp bênh – như hiện cảnh. 

Chúng tôi đi ghe vòng vòng thăm hỏi và trò chuyện với chừng chục gia đình người Việt, những thuyền nhân (boat people) ở Kampong Chhnang. Không ai chuẩn bị gì cho mùa Thanksgiving này cả. Họ hoàn toàn không có chút khái niệm gì về Lễ Tạ Ơn. Biết tạ ơn ai, và “tạ” về chuyện gì đây?

Tưởng Năng Tiến

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22317
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 07/Dec/2023 lúc 10:42am

Xe Đò Hoàng 

Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng, sinh năm 1975, qua Mỹ định cư năm 1992. Từ năm 2000-2005 hành nghề dược sĩ (Consultant Pharmacist), sau đó trở lại học và tốt nghiệp Y Khoa. Nghề nghiệp hiện tại là Physician tại thành phố Chicago, tiểu bang Illinois. 

* * *

"Cuộc đời của chúng ta giống như một chuyến xe đò, mỗi chuyến xe đón những hành khách khác nhau, tuy nhiên hành khách nào cũng mong muốn chuyến xe được an toàn xa lộ, để tất cả hành khách được về với gia đình, nơi đó lúc nào cũng bình an và hạnh phúc…

Tôi là đứa con Út sinh ra trong một gia đình gồm mười hai người. Vài tháng sau khi tôi ra đời, VNCH không còn nữa, và Việt Nam rơi vào tay của chế độ XHCN.


Trước năm 1975, ba tôi làm Trưởng Ty Kinh Tế tỉnh Ngãi, xét về địa lý tỉnh Quảng Ngãi nằm giữa hai tỉnh Quảng Nam và Bình Đình. Sau 1975, ba anh chị em lớn của tôi cuối cùng cũng "tỵ nạn" ở Hoa Kỳ sau những chuyến vượt biển đầy gian khổ và nguy hiểm, một người chị lớn của tôi đã mất tích trong một lần vượt biển vào năm 1989. Cuối cùng, gia đình tôi đặt chân đến LAX vào tháng 2, năm 1992 theo chương trình ra đi có trật tự gọi chung là "ODP" 

Thấm thoát mà đã trên 41 năm, sau ngày 30 tháng Tư 1975 và 23 năm định cư ở Hoa Kỳ. Tôi giật mình tỉnh dậy sau năm phút lim dim trên "Xe Đò Hoàng" từ Rosemead lên San Jose, California.

Vào những dịp lễ thì "Xe Đò Hoàng" lúc nào cũng đông người, ngồi sát tôi là một chị khoảng 55 tuổi gốc người Cần Thơ, nên tôi tạm gọi là chị Tư Cần Thơ. Ngồi sát hàng ghế sát bên kia là một chị khoảng 60 tuổi, đi du lịch từ Việt Nam mới qua làm nghề mua bán Bất Động Sản ở Sài Gòn, tôi không nhớ tên nên gọi là bà Hai Địa Ốc.

"Xe Đò Hoàng" bây giờ có lẽ khác với "Xe Đò Hoàng của 10 năm về trước", không những là người Việt Nam đi xe đò, mà ngay cả những người từ nơi khác cũng biết về "thương hiệu" của xe đò. Phía trước hàng ghế tôi ngồi có hai vợ chồng người Singapore. Phía sau có hai vợ chồng người Pháp. Xe chạy đến phố Tàu hay thường gọi là Chinatown, ghé vào parking sát bên tiệm Phở Hòa để tiếp tục đón thêm những hành khách khác.

Bước lên xe lần này là một anh thanh niên Việt Nam vào khoảng 25 tuổi đi du học, riêng cậu thanh niên này thì tôi nhớ cậu ta tên là "Kiên", những người sinh sau năm 1975 và gia đình có máu cách mạng hay bộ đội thì lúc nào cũng đặc tên cho con với những cái tên như "Nam", "Bắc", "Thắng", "Lợi", "Kiên" và "Trực". Măc dù tên của cậu ta là "Kiên", tôi vẫn thích cái cái nick name tôi đặt cho cậu ta là "Cậu Út Du Học".

Kế đến là một người trung niên vào khoảng 60 tuổi với đôi nạng gỗ, nhìn mang máng giống anh Việt Dzũng, khuôn mặt đẹp trai, tôi cũng không nhớ tên anh ta, nên đành đặc tên anh là "Anh Năm đẹp trai". Hàng ghế đầu tiên trên xe có bảng ghi dành cho "disabled" (người tàn tật), tuy nhiên anh không ngồi hàng ghế này và cho rằng còn nhiều người già hơn, tàn tật nặng hơn mình, nên anh quyết định ngồi ở hàng ghế cách tôi khoảng 2-3 cái ghế gì đó. 

Cuối cùng là một thanh niên người Nigerian từ bên Châu Phi, có bạn là người Việt Nam giới thiệu về Xe Đò Hoàng, đi một lần cho biết. 

Như vậy, chung quanh tôi nào là "Chị Tư Cần Thơ", "bà Hai Địa Ốc", "Cậu Út Du Học", "Anh Năm đẹp trai", "Hai vợ chồng người Singapore", "Hai vợ chồng người Pháp", và anh chàng người Nigerian. Hợp chủng quốc Hoa Kỳ là đây: Châu Âu, Châu Phi, Châu Mỹ, Tây, Tàu, Âu, Mỹ gì chúng ta điều có đủ.

Xe chuẩn bị rời khỏi đường Broadway hướng về freeway 5 North thì bác tài xế xe bắt đầu phát cho mỗi người một ổ bánh mì Lee's sandwiches hoặc là một bịch xôi, một chai nước lọc hiệu "Kirkland" mua từ Costco, một tờ báo "Người Việt", một tờ báo "Việt Báo" nếu người nào muốn đọc báo bằng tiếng Việt. 

Hành khách có sự lựa chọn một là ổ bánh mì Lee's sandwiches hoặc là bịch xôi, chứ không được cả hai. Buổi sáng, cảm thấy còn no, nên tôi đem ổ bánh mì Lee's sandwiches vừa được phát bỏ vào bịch ni-lon ở sát bên, trước khi lên xe, tôi đã chuẩn bị mua xôi, bánh mì, và vài trái táo ở một tiệm "food to go" sát thành phố Rosemead, tất cả cho vào ba lô để ở dưới chỗ ngồi dành cho hành khách.

Và câu chuyện bắc đầu từ đây.

 …

Sau khi mỗi người đã có trong tay ổ bánh mì hoặc bịch xôi, "Cậu Út Du Học" xin thêm bịch xôi, tuy nhiên bánh mì thì còn nhưng xôi thì hết. "Cậu Út Du Học" đòi cho bằng được bịch xôi, nếu không có, cậu bắt buộc xe phải ngừng lại hoặc trả tiền refund $40 dollars cho cậu. Cậu Út bảo "như thế là không chuẩn nhé", "khách hàng là thượng đế nhé", "khách hàng muốn ăn xôi là phải có xôi nhé". Miệng thì lẩm bẩm chửi bác tài xế "Đúng là đồ Việt Kiều lưu vong, bị thất nghiệp nên đi lái tài xế cho xe đò".


Trong cái ba lô của tôi còn có một bịch xôi gà nóng, tôi đưa nửa bịch xôi gà cho Cậu Út Du Học và nhắc nhở rằng "rồi mọi việc sẽ đâu vào đó, cố gắng ăn đỡ xôi gà cho ấm bụng". Tôi bảo cậu ta, khi xe đến thành phố Bakersfield, xe sẽ dừng lại break 15 phút, ở chỗ này có tiệm Subway, McDonald và ngay cả tiệm Chinese Food tha hồ mà ăn. 

Tôi được biết, Cậu Út Du Học này xuất thân từ gia đình ở tỉnh Thanh Hóa. Sau "Giải Phóng", gia đình Cậu Út Du Học vào nam, và tịch thu được hai căn nhà trên đường "Đồng Khởi" (đường Tự Do trước năm 1975), mà người Cộng Sản gọi là "tiếp thu". Xin thưa với Cậu Út Du Học, chính là từ hai căn nhà trên con đường Tự Do chiếm đoạt được mà cha mẹ cậu mới có tiền trang trải cho cậu đi du học ở đất nước Hoa Kỳ. Cậu Út à, bác tài xế xe không bị thất nghiệp, nếu như bị "thất nghiệp" thì nghỉ ở nhà, chứ đâu có đi lái xe, "thất nghiệp" tức là không có việc làm. Mà không phải ai muốn lái xe khách 40 chỗ ngồi cũng được! Phải trải qua nhiều kỳ thi lý thuyết và thực hành để được cấp cho bằng lái xe 40 chỗ ngồi Cậu Út ạ!


Xin thưa với Cậu Út Du Học, chúng tôi là những người "lưu vong" đúng vậy, và chúng tôi cố gắng xây dựng một Little Sài Gòn vững mạnh phi cộng sản. Nhờ có kinh tế vững mạnh hàng năm, chúng tôi cố gắng góp tiền bạc giúp đỡ cho đồng bào trong nước, nên lúc nào truyền thông trong nước gọi là "Việt kiều là khúc ruột ngàn dặm thương yêu của tổ quốc Việt Nam". Bởi vì chúng tôi "lưu vong", nên chúng tôi cố gắng góp phần không ít vào khu công nghệ "Silicon Valley" gồm những thành phố San Jose, Cupertino, Palo Alto… Cupertino chính là nơi của công ty số một thế giới "Apples" (Cậu Út gọi là Quả táo, thay vì người miền nam gọi là Trái Táo. Nhờ có "Quả Táo" này mà Cậu Út mới có được Iphone, Ipad để tha hồ lướt web ở bất cứ nơi nào.

 …

Xe chạy vừa p*** qua junction xa lộ I-5 và I-118. Tôi nhìn qua phía bên trái: Chị Tư Cần Thơ vẫn còn thức, tuy nhiên người chị bủn rủn và mệt mỏi, Chị Tư Cần Thơ thuộc loại người tròn trịa, nhìn qua tôi cũng biết "bà này chắc bị tiểu đường rồi" và chợt nhớ đến hai câu thơ "Ngày xưa bụng bự thì sang, ngày nay bụng bự viêm gan và tiểu đường".

Chị Tư Cần Thơ đón xe đò lên San Jose để thăm đứa con gái duy nhất của chị vừa hạ sinh được đứa con đầu lòng. Tôi biết rằng Chị Tư Cần Thơ bị "hypoglycemia" (lượng đường thấp) có lẽ lúc tối chị chích glargine insulin nhiều quá, nên bây giờ bị phản ứng phụ của insulin. Tôi nhanh chóng đưa cho chị nửa nắm xôi gà còn lại lúc sáng, chị ăn được một chút và người chị tỉnh hẳn ra. Ăn xong Chị Tư Cần Thơ nói "Em là bác sĩ hay sao nhìn qua là biết chị bị tiểu đường rồi". Tôi chỉ cười và không nói gì, chị tiếp tục im lặng, chắc có lẽ chị "Có những niềm riêng… có điên cũng không dám nói", "niềm riêng" của chị là gì đây? Nhìn cuốn sách "Viết Về Nước Mỹ lần thứ 14" của tôi ở trước mặt, sau khi đọc một vài trang đầu tiên, chị bắt đầu kể về cuộc đời của chị.


Chị Tư Cần Thơ đi vượt biên năm 1987, tàu xuất phát tại bến Ninh Kiều. Cha mẹ chị, đứa em gái chị, và chồng của chị chết trong chuyến đi ấy. Cả con tàu còn vỏn vẹn 18 người sống xót trong đó có hai mẹ con chị. Nhìn qua cách cư xử và cách nói chuyện của chị, tôi có thể biết rằng chị là một người biết chia sẻ, biết chấp nhận quá khứ và hài lòng với hiện tại. Ngay cả bà con nội ngoại của chị không còn ai, phần lớn đã bỏ mình ngoài đại dương trên đường tìm tự do. Bây giờ chị còn lại đứa con gái duy nhất và đứa cháu ngoại mới sinh được một tuần rưỡi. 

Quá khứ thì quá đau buồn, tương lai thì chưa biết, thôi cố gắng vui vẻ với hiện tại mình có được. Khi nói đến đứa cháu ngoại vừa mới sinh ở Kaiser Permante thành phố San Jose, Chị Tư Cần Thơ vui lắm, cho tôi coi hết hình này đến hình khác. Người Chị Tư Cần Thơ vừa tròn, vừa mập, vừa lùn, nhìn giống "trẻ em đi lạc", tuy vậy từ Los Angeles lên San Jose, chị đem theo hai thùng sách viết bằng tiếng Anh "How to be a good mommy" làm quà cho đứa con gái. 

Chị nói với tôi rằng, bây giờ chị cố gắng cười thật nhiều, bởi vì đối với chị "cuộc đời không còn gì để mất nữa", cứ thế vui vẻ mà sống. Xin thưa là em rất nể chị, chị là một người vượt qua số phận trớ trêu, những gian khổ của cuộc sống, một thân một mình nuôi con, để bây giờ chị có đứa con gái ra trường làm "Registered Nurse". Chị dẹp bỏ những đau buồn và bất hạnh trong cuộc đời, và cố gắng tận hưởng những gì hạnh phúc niềm vui ông trời đã ban cho chị.


Người bạn thân của tôi làm nghề bác sĩ tâm lý psychologist Dr. Hạnh Trương ở miền nam California thường nói về cuộc đời rằng, tất cả những gì trên đời này điều là "Trời cho", nếu không được thì nói ngược lại là "Trò chơi". Một người bạn bác sĩ tâm thần psychiatrist Dr. Gandi ở bệnh viện University of Illinois at Chicago thường nói "Life is joke, take it easy". Chị Tư Cần Thơ thì nói "nói thì dễ, làm thì khó lắm", tuy nhiên "mình phải làm", chị cố gắng làm nhiều viêc để quên đi quá khứ đau buồn. Và ước mơ của chị là được làm bà ngoại đi đây đi đó du lịch cùng với con cháu của chị. 

... 

Hàng ghế bên kia Bà Hai Địa Ốc đang mải mê nói chuyện với cô con gái qua hệ thống viber của Iphone, và lúc nào cũng căn dặn là phải "nhanh tay lẹ mắt" để kiếm được nhiều tiền, nào là phải chạy tiền và đút lót như thế nào cho Sở Tài Nguyên Môi Trường, rồi đến công an quận, làm sao cho trót lọt. 

Sài Gòn thời mở cửa cho những người có cơ hội muốn "chụp giật" trong ngành địa ốc, danh từ chính xác ở Việt Nam bây giờ thường gọi là "Kinh Doanh Bất Động Sản" (KDBDS). Ở Việt Nam, nơi mà "quyền sử dụng đất" khác với "quyền sở hữu đất", nơi mà giấy tờ nhà đất được gọi là "sổ hồng", "sổ đỏ", nơi mà luật lệ thay đổi qua nhiều tầng lớp nào là luật lệ của nhà nước, rồi đến luật lệ thành phố, luật lệ của tỉnh, của quận và huyện, hay nói tóm lại là luật lệ của XHCN.


Tôi rời xa Sài Gòn năm tôi 16 tuổi, nên không hiểu mấy về từ ngữ "luật lệ", Bà Hai Địa Ốc giải thích rằng "luật là có trong sách vở" "lệ tức là hối lộ, đút lót". Thì ra là vậy. Người đi, người ở, người về, người thì về Việt Nam làm ăn, người thì bán nhà để ra đi nước ngoài định cư. Bà Hai Địa Ốc cũng chả cần để ý đến những khu vực nào người dân nghèo sắp bị giải tỏa, nhưng lúc nào cũng căn dặn đám công an cố gắng ém giá đền bù cho dân càng ít thì càng tốt. Bà Hai Địa Ốc lúc nào cũng chê về nước Mỹ trên phone khi nói chuyện với cô con gái, nào là "Xe Đò Hoàng" không có hàng ghế dành cho "thương gia." Chắc bà thuộc loại người "thượng lưu" nên chỗ ngồi cũng phải tương xứng với cái "thương hiệu" của bà. Bà Hai Địa Ốc còn nói rằng bác tài xế lái xe đáng lẽ phải lễ phép đưa hai tay khi phân phát ổ bánh mì cho bà. Bà Hai Địa Ốc chê đồ ăn ở khu Little Sài Gòn Westminster. Bà cũng nhắc tới hai con chó cưng của bà vừa mới được một đại gia đi du lịch từ Phú Quốc về tặng cho. Cặp chó quý Phú Quốc này được những người osin chăm sóc hết sức chu đáo trong nhà của bà ở khu Phú Mỹ Hưng.

Xin thưa với Bà Hai Địa Ốc rằng, đồ ăn ở nơi đây không ngon bằng đồ ăn của bà ở Phú Mỹ Hưng, nhưng bảo đảm an toàn vệ sinh bởi vì nơi đây thức ăn được kiểm tra bởi Department of Public Health, mỗi nhà hàng điều được đánh giá rating A,B,C,D thích hợp. Luật lệ ở những nước tư bản lúc nào cũng bảo vệ người dân, chứ không phải như thực thẩm ở Việt Nam bị đầu độc bởi Trung Quốc, đó là chưa kể đến hàng loạt nhiều loại cá bị chết dọc bờ biển Miền Trung kéo dài từ bờ biển Quảng Bình đến tận bãi biển Đà Nẵng, khi những người thợ lặn lặn xuống thăm dò sau đó bị ngứa và chết đi, như vậy chất độc đó nặng như thế nào. Xin mời Bà Hai đọc bài thơ "Đất nước mình ngộ quá phải không anh" viết bởi nhà thơ Trần Thị Lam. Sau khi đọc bài thơ này tôi không biết nói gì hơn, chỉ đành nói tóm gọn là "Đất nước mình bậy quá phải không Bà Hai Địa Ốc". 

Bà Hai Địa Ốc chê nước Mỹ nhưng lại muốn ở lại nước Mỹ. Chuyến đi lên San Jose kỳ này với mục đích làm hôn nhân giả với một kỹ sư người Mỹ ở San Jose, và ước mơ của bà là "hạ cánh an toàn" sau khi tiền vô đầy túi. 

Nhìn những cánh đồng strawberry, pumkin ở thành phố Lamont trên con đường từ Bakersfield đến San Jose, tôi chợt nhớ đến những chuyến xe đò từ miền Trung vào Sài Gòn hoặc là từ Sài Gòn xuống miền Tây. đã 41 năm rồi sau ngày 30/4 nhưng lúc nào xe cộ cũng chen lấn, tai nạn thì xảy ra thường xuyên. Việt Nam, đất nước mà nhân nghĩa đạo lý con người chưa bao giờ được nói đến, mà người dân chỉ toàn là nói đến những chuyện "cung đình" và "Hùng Dũng Sang Trọng" bây giờ như thế nào (Chủ tịch quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng). Khi người dân lúc nào cũng lo sợ sự bành trướng từ Trung Quốc, thì làm sao an tâm làm ăn được.

...

Đối với hai vợ chồng người Singapore đây cũng là chuyến đi "Xe Đò Hoàng" đầu tiên, cả hai đều không có ý kiến gì, nhưng lúc nào cũng trầm trồ khen rằng hệ thống "Xe Đò Hoàng" tốt, giống như đi máy bay, có chỗ gác chân, có chỗ để hành lý, dù không có hiện đại xài script card giống như hệ thống xe điện ngầm bốn tầng thường gọi là MRT (M*** Rapid Transit) ở Singapore. Tuy không cùng chung ngôn ngữ, nhưng hai ông bà rất vui vì thái độ thân thiện của tất cả hành khách người Việt trên xe. Mặc dù không sang trọng như hệ thống MRT ở Singapore, nhưng tinh thần phục vụ chu đáo là niềm vui trọn vẹn của ông bà trong xuốt chuyến đi. 

Không giống như hai vợ chồng người Singapore, ông bà người Pháp thì lúc nào cũng ôm hành lý vào người mình, ảo tưởng về tệ nạn cướp giật giống như ở Paris. Còn anh thanh niên họa sĩ người Nigerian thì kể rằng lúc du lịch ở Việt Nam vào thành phố Huế, Iphone và cái bóp của anh ta đã không cánh mà bay, mặc dù anh cũng rất thích cảnh đẹp thơ mộng của thành phố này. Trong đầu tôi liền "xuất khẩu thành thơ" hai câu thơ về Huế: "Huế mộng, Huế mơ, Huế lơ mơ mất cái bóp". Ôi! một nỗi buồn cho cả một chế độ.


…Cuối cùng tôi cũng không quen nhắc đến "Anh Năm đẹp trai" với đôi nạng gỗ, anh đang mải mê đọc cuốn sách "Principle of General Surgery" bởi tác giả Schwartz tạm dịch là "Nguyên lý của giải phẫu tổng quát". Anh là một bác sĩ tốt nghiệp trước năm 1975. Lúc đó Sài Gòn chỉ có một trường đại học y, sau này đổi tên là Đại Học Y Dược, vẫn là con đường cũ Hồng Bàng. Sau 1975, gần 700 trường đại học các ngành lớn nhỏ ra đời trên toàn đất nước (đại học công lập, đại học bán công, đại học quốc gia, đại học viện, đại học thành phố). Anh Năm gọi tất cả "đại học" điều là "học đại", và gia đình nào cũng muốn cho con cái đi du học ở nước ngoài.

Như Bác Sĩ Huỳnh Phước Sang (nickname Anh Tư Sang) một bác sĩ trong nước trên facebook thường nói về tình trạng giáo dục và y tế ở Việt nam "thời buổi này làm gì có lương y từ mẫu như Hải Thượng Lãn Ông nói, lương lậu phong bì thì có", "lương" thì ít nhưng "lậu" thì nhiều. "Từ mẫu" à!! Bác sĩ làm cho bệnh nhân "từ trần" và đem vứt xác ở Sông Hồng thì có, giống như bác sĩ thẩm mỹ Nguyễn Mạnh Tường ở Hà Nội.

... 

"Xe Đò Hoàng" rẻ phải đường King Road để tấp vào thành phố San Jose, laptop của tôi viết cho bài này từ từ khép lại. Cuộc chiến 41 năm trước đã kết thúc, chúng ta là những người trước cuộc chiến, và sau cuộc chiến, hiện tại chúng ta đang sống ở đất nước Hoa Kỳ

Bốn mươi người hành khách trên xe điều có những quá khứ khác nhau, xuất thân từ những mãnh đời khác nhau với những ngôn ngữ khác nhau (tiếng Tàu, tiếng Pháp, tiếng Anh, tiếng Nigeria) và những nghề nghiệp khác nhau (Cậu Út Du Học-kỹ sư, Chị Tư Cần Thơ-đầu bếp, Bà Hai Địa ốc-thương gia, hai vợ chồng người Singapore-giáo viên dạy học, anh thanh niên người Nigeria-họa sĩ, hai vợ chồng người Pháp-sản xuất rượu vang, tôi và Anh Năm đẹp trai-bác sĩ), mặc dù có nhiều điểm khác nhau, nhưng ai trong mỗi chúng ta điều mong muốn được hạnh phúc.

Ai trong mỗi chúng ta đều có những giấc mơ, ai cũng ao ước sống trong một xã hội công bình, nhân ái. Giấc mơ nào cũng cần có thời gian để đạt đến, cho dù không hoàn hảo, nhưng mọi việc trên đời rồi sẽ đến như chúng ta mong đợi mặc dù nó không đến cùng một lúc, do đó chúng ta nên kiên nhẫn. 


Thế hệ này tiếp nối thế hệ khác. Rồi đây sẽ có những 40 hành khách khác với những mảnh đời khác nhau cũng trên những chuyến "Xe Đò Hoàng" mỗi ngày, 365 ngày một năm. Và mỗi ngày luôn có những câu chuyện để "Viết về nước Mỹ" như hàng ngày vẫn thấy trên Việt Báo hơn 15 năm qua.


Wayne Nguyen

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22317
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 08/Dec/2023 lúc 2:56pm


Sự Gian Dối Nhân Đạo


Trong vụ đánh cướp một ngân hàng bị thất bại, tên cướp bắt một cậu bé 5 tuổi làm con tin để đòi 500 ngàn đô và một chiếc xe để đào thoát.  Cảnh sát Nelson được phái đến hiện trường để đàm phán nhưng không có kết quả, đành phải kéo dài thời gian đợi toán đặc nhiệm tới. Các tay bắn sẻ của đội SWAT bắn trúng tên cướp và hắn và ngã lăn xuống đất, máu phụt ra bắn lên người cậu bé 5 tuổi. Cảnh tượng khiến cậu bé sợ hãi quá bật khóc. Nelson nhanh chóng tới bế lấy cậu bé.

Bên ngoài, các phương tiện truyền thông đã tập trung đông đủ. Tuy nhiên họ chỉ nghe thấy cảnh sát Nelson hét lên: “Diễn tập đến đây kết thúc!”.
Lúc này, cậu bé mới hoàn hồn, ngừng khóc rồi hỏi mẹ có đúng vậy không. Người mẹ rưng rưng nước mắt, nhìn con trai khẽ gật đầu. Hôm sau, không có bất cứ cơ quan truyền thông nào loan tin vụ cướp, tất cả mọi người đều hiểu, cùng nhau bảo vệ tâm hồn non nớt của cậu bé khỏi bị tổn thương.
Nhiều năm qua đi, một hôm có người đàn ông trung niên đến tìm Nelson để hỏi tại sao năm đó ông đã hét lên câu như vậy.
Nelson mỉm cười nói: “Khi tiếng súng vang lên, tôi nghĩ rằng có thể cả đời cậu bé này sẽ bị ám ảnh bởi sợ hãi; nên khi đến gần, chỉ trong nháy mắt, Chúa đã cho tôi một gợi ý khiến tôi thốt lên: 'Diễn tập kết thúc!'”
Nghe tới đây, người đàn ông trung niên ôm lấy ông già Nelson rồi nói: “Sự thật này đã được che giấu suốt 30 năm. Cách đây không lâu, mẹ mới nói cho cháu biết. Cảm ơn chú Nelson đã giúp cháu trưởng thành với tâm hồn không bị tổn thương”.
Nelson nhìn chàng trai không chớp mắt rồi cười nói: “ Cháu không cần phải cảm ơn ta, nếu muốn thì hãy cảm ơn tất cả những người có mặt lúc đó đã lừa dối cháu”.
(From internet).
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22317
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 13/Dec/2023 lúc 11:36am

Người Đang Làm, Trời Đang Nhìn


Con người phó xuất bao nhiêu, cuối cùng sẽ đắc được bấy nhiêu. Con người càng tính toán so đo được mất, cuối cùng sẽ mất hết.

Người đang làm, Trời đang nhìn. Ai gieo nhân gì sẽ gặt quả nấy:

Người thích bố thí, phúc báo sẽ ngày càng nhiều.

Người tham lam và ích kỷ, thống khổ sẽ ngày càng tích tụ.

Người có tấm lòng cảm ân, hạnh phúc sẽ ngày càng đong đầy.

Người hay than vãn và oán hận, phiền não sẽ luôn thường trực trong cuộc sống.

Người biết đủ, cuộc sống của họ sẽ ngày càng dễ chịu.

Người tham lam, cuộc sống của họ sẽ rất vất vả.

Người thích chia sẻ, bạn bè chân thành sẽ ngày càng nhiều.

Người thường xuyên tức giận, cơ thể sẽ ngày càng yếu nhược.

Người thích chiếm lợi nhỏ, cuối cùng sẽ chẳng có gì.

Người thích lợi dụng người khác, cuối cùng sẽ không làm nên sự việc gì.

Người nguyện ý chịu thiệt thòi, cuối đời sẽ gặp may mắn.

Người tình nguyện nhượng bộ, nhất định sẽ có phúc báo tốt lành.

Cuộc đời của con người không có sinh mệnh nào là vĩnh cửu. Bởi vậy, sinh mệnh của con người là hữu hạn. 


Đừng để bản thân phải hối hận, đừng lưu lại tiếng xấu cho đời sau.

Hãy làm một người lương thiện, đừng làm điều ác.

Hãy trở thành một người rộng lượng, khoáng đạt, đừng suốt ngày so đo và tính toán thiệt hơn.

Mộng ảo ở thế gian cũng không thể dài lâu, hồ đồ nhiều thì càng khó thức tỉnh.

Con người không nên suy nghĩ quá nhiều, càng suy nghĩ nhiều càng mệt mỏi, càng thêm phiền não.

Buông bỏ những điều chất chứa trong tâm, bạn sẽ cảm thấy nhẹ nhàng, thư thái.

Làm người, không thể rơi vào hố ‘tình’ quá sâu.

Làm người, tiền tài cũng không nên coi trọng quá mức.

Làm người, lời nói ra cũng không nên quá lan man.

Làm người, bất kể xử lý việc gì cũng không cần quá tuyệt đối, cực đoan.

Phàm là khi làm việc gì cũng cần có giới hạn, xử lý vấn đề đều có nguyên tắc. Đừng nên tham lam quá, cũng không nên tranh chấp, tính toán.

Bởi vì người đang làm, Trời đang nhìn. Nhân quả báo ứng, sớm muộn cũng triển hiện cho con người thế gian. Bởi vậy, hãy trở thành một người tử tế, tránh xa điều ác, nhân tâm hướng thiện!


Theo Vương Hòa 
Lan Hòa biên dịch
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22317
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 14/Dec/2023 lúc 1:45pm

Cách thức tặng quà: Trao đi thì tốt hơn là nhận về

 BM

Mùa này là thời điểm dành cho những Ông Già Noel Bí Mật và những món quà được nhét trong vớ. Nhưng việc tặng quà không chỉ giới hạn cho những ngày lễ. Kỳ thực, chúng ta nên thể hiện tấm lòng hào phóng trong suốt cả năm. Vậy thì chúng ta làm thế nào để có thể tặng quà một cách chu đáo?


Giảng viên lễ nghi Bethany Friske sẽ chia sẻ một số suy nghĩ của cô.


Mang hay không mang theo quà


BM


Theo cô Friske, bất cứ khách mời nào tham dự bữa tiệc sinh nhật hoặc lễ kỷ niệm đều nên tự động mang theo một món quà đến bữa tiệc. Trường hợp ngoại lệ duy nhất là khi thiệp mời ghi cụ thể, “Không tặng quà,” một dấu hiệu cho thấy gia chủ muốn “giảm bớt gánh nặng” mà quà tặng có thể mang lại cho khách mời, cả về tài chính lẫn tinh thần.


Đối với những buổi gặp gỡ không phải là bữa tiệc sinh nhật hoặc lễ kỷ niệm, chẳng hạn như bữa tối hoặc những buổi hội họp khác, cô khuyến nghị nên mang theo một món quà nho nhỏ để tặng gia chủ, chẳng hạn như chocolate hoặc những chiếc khăn ăn, như một lời cảm ơn dành cho gia chủ.


“Nếu bạn được yêu cầu mang theo món ăn hoặc món khai vị để chia sẻ, thì món này có thể là quà tặng dành cho gia chủ,” cô Friske nói.


Chu đáo và tiết kiệm


BM


Khi lựa chọn quà tặng, “bạn thực sự muốn suy nghĩ chu đáo cho người nhận,” cô Friske chia sẻ. “Hãy ghi nhớ phong cách của người đó, tính cách của họ,” và nếu bạn không biết rõ về người nhận để cân nhắc những điều này, thì “việc tặng sản phẩm tiêu dùng sẽ thực sự chu đáo hơn.”


Tất cả mọi người đều thích thực phẩm, và bạn có thể dễ dàng tặng lại món ăn được tặng trong trường hợp bạn dị ứng với món đó.


Khi nói về việc tặng lại món quà được tặng, cô Friske cho biết cách làm này hoàn toàn có thể chấp nhận được, bởi vì nó cũng giống như việc tặng những món đồ được tìm thấy tại các cửa hàng bán đồ cũ vậy. Tuy nhiên, những người làm theo cách này “cần chắc chắn rằng món quà vẫn ở tình trạng tốt nhất, và rằng món quà sẽ không trở lại với người đã tặng nó cho bạn.”


Vấn đề hóc búa về thẻ quà tặng và lời khuyến nghị cho danh mục quà tặng mong đợi


BM

Mặc dù danh mục quà tặng mong đợi cho lễ cưới và cho trẻ sơ sinh trở nên phổ biến trong những năm gần đây, nhưng cô Friske cho hay việc tặng một món quà không nằm trong danh mục mong đợi của người nhận vẫn có thể chấp nhận được. Những món quà ngẫu nhiên có thể hết sức hữu ích đối với người mới làm mẹ hoặc đôi vợ chồng trẻ, đặc biệt là khi những món quà này là những đồ vật mà người tặng yêu thích.


Tất nhiên, tiền bạc luôn là món quà hữu ích và có thể chấp nhận được.


“Việc tặng thẻ quà tặng không phải là thất lễ,” cô chia sẻ, và đề cập đến thực tế rằng nhiều người xem việc tặng quà bằng tiền là “cách làm đơn giản nhất.”


Mặc dù có vẻ như tiền bạc không được chu đáo bằng món quà hữu hình, nhưng cô lưu ý rằng nhiều cặp đôi trẻ đặc biệt trân trọng quà tặng bằng tiền, bởi vì nó giúp họ sắm sửa cho ngôi nhà của mình những đồ vật lớn hơn mà không thể đưa vào danh mục quà tặng mong đợi cho đám cưới.


Tạo danh mục quà tặng, và kiểm tra lần nữa


BM


Rất nhiều người có một danh sách gồm những người mà chúng ta thường tặng hoặc nhận quà đó là các thành viên gia đình, những người bạn thân, hoặc thậm chí là một gia đình có nhiều người tốt nghiệp trong những năm liên tiếp.


Theo cô Friske, “Bạn sẽ không thể nhớ từ năm này sang năm khác” về những gì bạn đã tặng, vì vậy để tránh gây bối rối cho cả người tặng và người nhận, cô gợi ý nên ghi chú danh tính, ngày tháng, và những món quà được tặng vào cuốn sổ tay.


“Đây chỉ là một ý tưởng đơn giản để bạn ghi nhớ mọi thứ một cách rõ ràng,” cô chia sẻ.




Annie Holmquist  _  Tuệ Chân

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22317
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 16/Dec/2023 lúc 1:45pm

Phát%20hiện%20khu%20chợ%20giáng%20sinh%20cái%20gì%20cũng%20có%20ẩn%20mình%20trong%20nhà%20thờ%20|%20Bài%20%20viết%20|%20Foody.vn


Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 16/Dec/2023 lúc 2:16pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22317
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 18/Dec/2023 lúc 11:31am

Mật Mã Của Hạnh Phúc Cuối Cùng Cũng Được Tiết Lộ, Đọc Xong Ai Cũng Ngạc Nhiên

Hạnh phúc là một đề tài luôn khiến cho con người mơ hồ, hạnh phúc rốt cuộc là gì? Mỗi một người có một cách lý giải định nghĩa hạnh phúc khác nhau. Giới khoa học cũng không ngừng khám phá…

Tiến sĩ Howard Dickinson tại khoa triết học của trường đại học Columbia đã tiến hành khảo sát với 121 người tự xưng là hạnh phúc nhất thế giới. Cuối cùng đưa ra kết quả là trên thế giới này có hai loại người hạnh phúc nhất: Một là những người bình thường sống đạm bạc yên tĩnh, hai là những người nổi tiếng thành công. Hai mươi năm sau, ông lại một lần nữa phỏng vấn 121 người này, kết quả khiến cho ông rơi vào trầm tư suy nghĩ…


Hạnh phúc của một người phụ thuộc vào điều gì?

Tháng 4 năm 1988, Howard Dickinson 24 tuổi. Đề mục luận văn tốt nghiệp của ông có tên là “Hạnh phúc của con người phụ thuộc vào điều gì?”

Vì muốn hoàn thành đề mục này ông đã phân phát 10.000 bảng câu hỏi cho người dân trong thành phố, trên đó có ghi chi tiết dữ liệu định danh cá nhân, còn có năm hạng mục trắc nghiệm:

1. Vô cùng hạnh phúc

2. Hạnh phúc

3. Bình thường

4. Thống khổ

5. Vô cùng thống khổ

Trong hơn hai tháng, cuối cùng Howard Dickinson đã thu hồi được hơn 5.200 bảng câu hỏi hợp lệ. Sau khi thống kê, chỉ có 121 người nghĩ rằng họ vô cùng hạnh phúc. Howard Dickinson tiến hành một cuộc khảo sát và phân tích chi tiết về 121 người này. Ông thấy rằng 50 trong số 121 người này là những người thành công trong thành phố và hạnh phúc của họ chủ yếu là do thành công trong sự nghiệp mang đến. 71 người khác là bà nội trợ bình thường, nông dân bán rau, nhân viên nhỏ trong công ty, và thậm chí là những người vô gia cư đã nhận được trợ cấp. Những người có cuộc sống bình thường đạm bạc này làm thế nào có thể sở hữu hạnh phúc lớn lao đến thế?

Qua điều tra thực tế của tiến sỹ Howard Dickinson thì điều kiện sống của 121 người rất khác nhau, khiến ông cảm thấy rất thú vị. (Ảnh: medihub.vn)

Qua nhiều lần tiếp xúc và trao đổi với những người này, Howard Dickinson phát hiện rằng, mặc dù nghề nghiệp của họ đa dạng bất đồng nhưng bản thân họ lại có một điểm chung. Đó chính là họ không có yêu cầu quá cao hoặc quá nhiều đối với vật chất. Họ sống rất đơn giản và yên bình, vừa lòng với hiện tại. Kết quả của cuộc khảo sát này khiến Howard Dickinson rất hứng khởi, vì vậy ông đã viết ra tổng kết luận văn như thế này:

“Trên thế giới này có hai loại người hạnh phúc nhất:

Một là những người sống đạm bạc yên bình, hai là những người thành công nổi tiếng.

Nếu như bạn là một người bình thường, thì thông qua việc tu luyện nội tâm, giảm bớt dục vọng bạn cũng có thể đạt được hạnh phúc. Nếu như bạn là một người thành công nổi tiếng thì bạn có thể thông qua việc chăm chỉ, biết  thời cơ mà đạt được thành công trong sự nghiệp và thứ hạnh phúc lớn lao nhất.”

Sau khi giáo sư nhìn thấy luận văn của Howard Dickinson đã vô cùng tán thưởng, phê một chữ “xuất sắc” thật lớn. Sau khi tốt nghiệp, Howard Dickinson ở lại trường giảng dạy. Thoáng chốc đã hơn hai mươi năm trôi qua, hôm nay Howard Dickinson đã trở thành một giáo sư nổi tiếng ở Mỹ.

Vào tháng 6 năm 2009, nhân một cơ hội ngẫu nhiên, ông đã lật lại luận văn tốt nghiệp năm đó. Ông rất hiếu  kỳ không biết điều gì đã xảy ra với những người cảm thấy mình “vô cùng hạnh phúc” năm đó? Có phải họ vẫn cảm thấy bản thân rất hạnh phúc hay không? Ông tìm lại địa chỉ liên lạc của những người đó, mất hơn ba tháng một lần nữa làm điều tra. Kết quả 71 người bình thường năm đó trừ hai người qua đời tổng cộng thu lại được 69 phần bảng câu hỏi.

Những năm gần đây, cuộc sống của sáu mươi chín người này xảy ra nhiều biến hóa: Một số người trong số họ đã nằm trong hàng ngũ những người thành công, những người khác vẫn sống những ngày bình thường, và số còn lại đang sống trong khó khăn do bệnh tật và tai nạn. Tuy nhiên, đáp án của họ vẫn như ngày nào, cảm thấy bản thân “vô cùng hạnh phúc”.

Ngược lại, 50 người thành công nổi tiếng trước kia lại xảy ra biến hóa cực lớn. Trong đó chỉ có 9 người vẫn lựa chọn giống như lúc đầu, bởi vì sự nghiệp của họ vẫn thuận lợi. Có 23 người lựa chọn “bình thường”, 16 người sự nghiệp xuống dốc hoặc phá sản lựa chọn “thống khổ”, 2 người còn lại lựa chọn “vô cùng thống khổ”.

Lật lại cuộc điều tra sau 20 năm, kết quả đã có sự thay đổi đáng kể khiến tiến sỹ Howard Dickinson không khỏi trầm tư suy nghĩ…(Ảnh: biolympiads.com)

Nhìn vào kết quả như vậy, Howard Dickinson rơi vào trầm tư vài ngày, hai tuần sau, Howard Dickinson viết một luận văn mới đăng trên tờ báo “The Post” với tiêu đề “Mật mã hạnh phúc”. Trong luận văn của mình, Howard Dickinson đã trình bày chi tiết về quá trình và kết quả của hai cuộc khảo sát.

Cuối cùng ông tổng kết : ” Tất  cả cảm giác hạnh phúc dựa trên vật chất đều không thể kéo dài, nó sẽ biến mất khi vật chất biến mất. Chỉ có sự yên bình và tĩnh lặng trong tâm hồn, niềm vui được sinh ra từ thân tâm mới thật sự là hạnh phúc”.

Vô số người sau khi xem xong phần luận văn này đều kinh ngạc thốt lên: “Howard Dickinson đã phá giải mật mã của hạnh phúc!”. Bài viết này thu hút sự chú ý rộng rãi, tờ báo “The Post” phải in sáu lần trong một ngày.


Trong một cuộc phỏng vấn với giới truyền thông, Howard Dickinson tâm sự rằng: “Hơn hai mươi năm trước, tôi còn quá trẻ nên đã lý giải sai hàm nghĩa chân chính của “hạnh phúc”. Hơn nữa, tôi còn đem quan niệm “hạnh phúc” không chính xác này truyền đạt cho rất nhiều học sinh của tôi. Hôm nay ở đây, tôi xin chân thành gởi lời xin lỗi đến tất cả học sinh của tôi, cũng xin lỗi “hạnh phúc”. Tất cả cảm giác hạnh phúc dựa trên vật chất đều không thể kéo dài, nó sẽ biến mất khi vật chất biến mất. Chỉ có sự yên bình và tĩnh lặng trong tâm hồn, niềm vui được sinh ra từ thân tâm mới thật sự là hạnh phúc”.

Tất cả những chuyện bi thảm đều có liên quan đến tiền bạc, tất cả những chuyện hạnh phúc đều không liên quan gì đến bạc tiền.


Theo Soundofhope 

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22317
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 26/Dec/2023 lúc 10:05am

Người Hàng Xóm Hiếm Có

 
Hình minh họa

Hôm nay là một trong những ngày đau buồn nhất của cuộc đời tôi. Tôi vừa mất đi một người hàng xóm , một người bạn, một người thân, … một người đã nâng đỡ tôi từ khi tôi mới bước chân đến vùng lãnh Nguyên băng giá này cách đây tám năm về trước.  Nick name của ông là “T-Bone”


Tôi- một cô gái Việt Nam sống trong một cái thị trấn nhỏ bé chỉ có duy nhất một mình tôi là người Việt Nam, tôi mở quán ăn ở đây. Tôi được ông là một người hàng xóm tốt bụng, năm nay tới ngày bẩy tháng mười hai này là ông tròn tám mươi mốt tuổi. Nhưng ông đã không thể qua khỏi…

Tôi không có bà con thân thuộc,  tôi đến đây để lập nghiệp với đứa con trai bé nhỏ khi nó mới vừa tròn một tuổi thì ông là người đầu tiên mà tôi biết trong thị trấn này. Hồi đó mọi thứ còn khó khăn. Có nhiều chuyện tôi không có thời gian để kể chi tiết nhưng mà do hoàn cảnh tôi và ba của đứa bé chia tay nhau khi mới dọn về đây được một tháng, anh ta bỏ đi, đã mang theo chiếc xe mới, để lại cho tôi một chiếc xe cà tàng, cũ rích nhưng chìa khóa anh ta cũng giấu không cho tôi sử dụng. Con trai tôi lúc đó mới tròn 12 tháng tuổi, vùng tuyết trắng xóa không có xe, nhiều lần tôi băng qua rừng cây, lội trong tuyết đi đường tắt để mua sữa cho con. Thì T-Bone là người hàng xóm thấy như vậy đã giúp tôi rất nhiều, ông chở tôi đi mua sắm, ông có thể ngồi trong xe hàng giờ chờ tôi mua sắm rồi chở tôi về. Tất cả mọi chuyện ông đều làm hết , cắt cỏ, cào tuyết, lấy thư từ hộp thư, đưa đón mẹ con tôi đi những nơi tôi cần đến cũng như khi tôi có việc phải đi Việt Nam thì ông là người đưa tôi ra sân bay, rồi về nhà giữ xe cho tôi , giữ nhà cho tôi…quán xuyến tất cả khi tôi đi vắng …

Ông là một bệnh nhân ung thư mang trong mình hai căn bệnh nan y, đó là ung thư gan và ung thư phổi rồi thêm một món khuyến mãi nữa cho đủ bộ combo đó là tiểu đường. Ông chống chọi với những căn bệnh này hơn 10 mấy năm.

Hôm nay thì ông đã ra đi…Tôi đau buồn quá! Đây là một sự mất mát lớn của tôi, giống như tôi mất đi một người thân trong gia đình.  Giữa xứ sở này tôi không có một người thân, tôi coi ông như là người cha và ông cũng coi tôi như là đứa con gái. Có những hôm trời quá lạnh tôi đề xe không nổ tôi phải chạy qua ông nhờ ông giúp tôi câu bình. Nên sáng nào cũng vậy do tôi phải đưa con đi học sớm lúc 06 giờ sáng, mà trời ở đây thì còn chưa có rõ mặt người nhưng tôi nhìn từ nhà tôi qua khung cửa sổ nhà ông, tôi thấy ông đang đứng đó để quan sát tôi coi tôi có đề xe được hay không,  nếu không thì ông sẽ nhảy ra garage của ông, lấy cái bình điện qua câu xe cho tôi ngay lập tức! Một người lúc nào cũng quan tâm và giúp đỡ tôi như vậy nhưng hôm nay ông ra đi thì đó là một nỗi đau , một sự mất mát rất là to lớn đối với tôi .

Tôi cũng được một phần an ủi trước khi ông ra đi là tôi có gặp ông lần cuối. Tôi vào bệnh viện hôm thứ bẩy thì ông dù hôn mê nhưng khi tôi bước vào tôi nói chuyện ông vẫn nghe được, rồi ông có mở mắt ra nhìn tôi. Ông ra dấu muốn ôm tôi, khi tôi cúi xuống gần sát, ông thì thào nói với tôi rằng hãy tìm một người nào đó giúp đỡ cào tuyết, cắt cỏ…bây giờ ta đi không về nhà được nữa. Tôi mới hỏi ông sao không về được nữa, ông nói ung thư phổi…

Tôi ở đó với ông một lát rồi muốn ông nghỉ ngơi nên tôi nói tạm biệt ông thì ông ghì chặt bàn tay tôi, không cho tôi đi. Tôi nói ông nghỉ đi, mai tôi sẽ lại thăm ông.

Đúng như lời đã hứa .Hôm qua ngày chủ nhật tôi lại thăm ông và ở lại với ông năm tiếng đồng hồ. Tôi đau xót nhìn ông cố gắng lấy từng hơi thở. Cuộc sống của ông tôi biết giờ chỉ có thể tính từng giây từng phút.

Tôi đứng đó, nắm bàn tay của ông và nói chuyện với ông. Bác sĩ bảo tôi cứ nói chuyện bình thường với ông, ông không nói được nhưng ông nghe được hết. Thỉnh thoảng ông siết nhẹ tay tôi, miệng ú ớ như muốn trả lời tôi nhưng thanh quản của ông đã ngừng hoạt động… Rồi sau đó ông lộ vẻ đau đớn, tôi gọi y tá cho thêm thuốc giảm đau. Sau đó ông lại chìm vào hôn mê. Tôi tạm biệt ông ra về. Và định bụng ngày mai lại đến…

Nhưng hôm nay tôi gọi cho con trai ông lúc 7h sáng, anh con trai báo ông già đã ra đi trước đó mười lăm phút… Tôi đau buồn, ngồi đây mà nước mắt trào tuôn, tiếc thương cho một người mà tôi xem như là một người cha của tôi ở đất nước cờ hoa này. Từ đây tôi không còn thấy ông nữa và ngôi nhà ông sẽ không còn hình bóng của ông.

Tôi muôn đời ghi khắc vào tâm can những ân tình của ông…

T-Bone, ông là người kiên cường và tốt bụng nhất mà tôi từng biết. Ông dù từ giã cõi đời này những ông luôn sống mãi trong tim của mẹ con tôi!


Tạm biệt T-Bone! ❤️

Minnesota ngày 4 tháng 12 năm 2023

Phiếm Cuối Năm Người Già - Phong Châu


Người già tức là người lớn tuổi, còn gọi là người nhiều tuổi hay người cao niên… Thế thì bao nhiêu tuổi mới được gọi là người già, người lớn tuổi hoặc người cao niên? Hồi xưa lúc còn ở Việt Nam tôi thường nghe nói đến những người từ 50 tuổi trở lên được (bị) gọi là người già. Chỉ gọi là “người già” chứ không ai gọi “người lớn tuổi” hay “người cao niên” như sau này. Ra đường thấy “người già” thì gọi “ông già” “bà già” chứ không ai gọi “ông cao niên” hoặc “bà cao niên”. Nhưng nói chung, cho dù gọi bằng thứ chữ nghĩa nào thì “ông già” vẫn là “ông già” và “bà già” vẫn cứ là “bà già”. Để biết được ai là người già, chỉ cần nhìn qua vóc dáng bên ngoài như tóc bạc, da nhăn, đi đứng chậm chạp, nói năng từ tốn, mắt kém, tai lảng…vân vân…Nhưng với những “xảo thuật” của văn minh nhân loại, người ta có thể biến “tóc bạc” thành “tóc đen”, biến “da nhăn” thành “da láng cón”, đôi mắt “lờ mờ” thành đôi mắt sáng, tai điếc thành tai hết điếc…Kể ra có rất nhiều món ăn chơi khiến mấy ông già bà già vực lại vóc dáng mĩ miều như xưa đôi chút và những cơ phận suy thoái trong cơ thể cũng được phục hồi phần nào.


Người già – đặc biệt là “các bác già gái” có thể ngụy trang bằng “tóc giả”, bằng “răng giả”, bằng “mắt giả”, bằng “tiền vệ giả”, bằng “hậu vệ giả…nhưng những bộ phận bên trong thì không thể nào có “đồ giả” được như trái tim, lá phổi, bộ não…Đó là chưa kể đến những thứ mà thời chưa phải là “ông già” hay “bà già” chưa có được, nay lại có để mang vào mình. Chẳng gì xa lạ! Đó là những “con bịnh”. Đây chính là kẻ thù của những ông già lẫn bà già. “Nam nữ bình quyền” nên “bịnh” không chừa một ai. Ba căn bịnh thông thường mà đa số người già thường mang “từ đầu đến chân” là: cao máu, cao mỡ và cao đường. Nhiều lần tôi nghe câu phán như đinh đóng cột này: “Ba cao một thấp” tức là ba loại “cao” nói trên cùng với một thấp là “thấp khớp”. Những bịnh khác đáng kể là đau cột sống, đau thần kinh tọa, trụy xương đầu gối… Đó là chưa kể một số bịnh “cao cấp” khiến ai cũng ngán như đau tim, liệt não, đau thận, ung thư…Có cả tá bịnh dành tặng cho người già kể ra không hết.


Đừng nói chi đâu xa, như tôi đây cũng được ông trời tự động cho đứng chung hàng ngũ với những người già mà không cần phải làm đơn cứu xét gì cả. Cách nay chừng hơn ba mươi năm lúc còn ở Việt Nam, một hôm đang ngồi nghỉ trưa ở ghế thì bỗng dưng nghe cái đầu bừng bừng khó chịu. Đi cho bác sĩ khám. Kết quả: cao máu! Ở Mỹ dạo còn đi làm, giờ nghỉ ăn trưa xong độ ba mươi phút sau thấy ruột cồn cào, người mệt, toát mồ hôi, về nhà mét vợ, vợ phán: tiểu đường! Khuya đang ngủ bỗng nghe ngón chân cái đau điếng như có ai lấy miểng chai rạch vào. Hôm sau đi bác sĩ lại nghe phán: gout! Đại khái đó là những con bịnh chính, còn những bịnh khác thì tính ra cũng kha khá chẳng hạn như có một ngày đẹp trời, lái xe ghé phòng bác sĩ khám mắt. Khám xong phán: mắt cườm! Phải mổ. Mổ thì mỗ. Mỗi tuần mổ một con. Rồi cầm cái toa đi làm kiếng, mỗi bên mỗi độ khác nhau. Lại bày đặt làm cái kiếng hai tròng. Tròng trên đeo vào để thấy đường lái xe. Tròng dưới mang vào để đọc sách, đọc email, đọc facebook, đọc đủ loại messages, messengers từ bốn phương trời gửi tới …nhưng không có ai gửi thư viết tay như thư tình chẳng hạn để đọc…Chưa hết…cũng vào một ngày đẹp trời…vợ từ dưới nhà gọi vọng lên lầu. Nghe thoang thoảng tưởng nàng đang cất giọng hát “anh có nghe mùa thu mưa giăng lá đổ…Anh có nghe nai vàng hát khúc yêu đương…Và anh có nghe…”. Cứ tưởng tiếng ca du dương đang lọt vào tai nên cứ ngồi yên thưởng thức. Chừng phút sau tiếng hát trở thành tiếng quát “Anh có nghe hay không? Xuống bưng dùm nồi canh…” Thế là xuống lầu bê nồi canh nóng hổi ra khỏi bếp điện. Mà chẳng phải một lần đâu! Nhiều và rất nhiều lần như thế. Chán mớ đời! Cho đến một ngày vợ xúi đi bác sĩ khám tai. Đốc tờ làm hai ba cái test xong phán: điếc tai bên trái! Phải mang trợ thính! Mang thì mang sợ gì (chữ ‘sợ gì’ học được của ông Chính Đầu Đò). Nhét hai máy trợ thính vào hai tai thì nghe toàn những tiếng lao xao, xì xào, rột rẹt, cót két…đôi khi nghe như tiếng sắt tiếng chì khiến nhức cả cái đầu. Rồi ba lần bốn lượt thay đổi máy, vẫn đâu vào đấy! Cho đến một hôm cũng đẹp trời, con gái rõ chuyện nên mời bố già lên xe và chở thẳng vào nhà thương khám tai làm test rồi cũng phán: đeo trợ thính! Chiếc máy này giá cả làm tôi đau cái bụng quá nhưng đành phải mang vì con gái lo cho cha già nên nỡ nào không đeo. Ban đầu bà đốc tờ dụ khị mua hai cái và cho đeo thử, không thích thì mang trả. Mang được vài ngày nghe êm êm nhưng tai bên phải vốn nghe rõ, nay mang vào nghe cũng không tác dụng gì hơn, phí tiền nên mang trả. Kết quả là máy mới này khi đeo vào nghe nó êm tai chứ không còn nghe tiếng rì rào xột xoạt gì nữa. Tuy vậy nhiều lúc ở nhà cũng quên đeo nên vợ phải lên tiếng “gọi người yêu dấu xa vời…” Lúc đi ra ngoài gặp gỡ bạn bè thì mang nhưng lắm lúc quên đeo nên bạn bè cứ nói và ta cứ làm bộ như đang nghe rõ và gật gật cái đầu như người đã hiểu chuyện. Vụ này có thể nào là tội “gian dối” với bạn bè? Nghĩ lại, bạn bè già nhiều khi chỉ nói những chuyện “trời ơi đất hỡi” nên không lọt vô hai lỗ nhĩ cũng không sao…


Chẳng những một mình tôi bị điếc mà tôi biết chính xác trong đám bạn bè của tôi cũng có cả đám điếc, có đứa mang máy, có đứa không nên cũng sinh ra nhiều chuyện tức cười. Hôm tháng mười tôi đi dự một đám cưới, có hai anh bạn tôi biết là điếc ngồi gần nhau, không biết có mang máy điếc hay không nhưng hai người nói chuyện ra điều tâm đắc lắm…nói nói cười cười và người nào cũng chăm chú nghe. Khi tan tiệc tôi hỏi anh A (giấu tên): bồ nói chuyện gì với ông B mà thấy vui quá vậy? Anh ta trả lời: “Có nghe mẹ gì đâu!”. Tôi lại hỏi anh B: Ông và ông A nói chuyện gì mà vui vẻ thế? Anh B trả lời: Có nghe mẹ gì đâu! Thật chán mớ đời cho mấy ông già điếc…như tôi.


Chuyện của người già là chuyện dài bất tận. Vui có. Buồn có. Nhưng vui ít buồn nhiều. Mỗi người một hoàn cảnh. Mỗi người lãnh vào người năm ba thứ bịnh khác nhau. Tôi có nhiều bạn ở khắp nơi, thường liên lạc nên biết người này mới bị đột quỵ, người kia mới mổ tim, kẻ ngồi xe lăn, người đi chống gậy…Mới đây tôi làm một chuyến du hành sang California để tham gia sinh hoạt hội đoàn vừa thăm viếng bạn bè. Đến San Jose có bạn bệnh nặng không ra ngoài gặp bạn bè được, người khác vừa mổ tim hai tháng, ốm tong teo như cây sậy, đang phục hồi. Một trự khác vừa gặp bèn cầm bàn tay tôi đặt vào ngực chàng, thì ra chàng đang mang máy trợ tim. Xuống tới nam California gặp người bạn thân mới biết anh bị đột quỵ nặng, chữa khỏi và sức khỏe kém xưa rất nhiều. Cầu cho các bạn tôi chóng phục hồi sức khỏe. Như vậy, so với một số bạn của tôi, tôi vẫn là người tuy có mang những bệnh trời cho nhưng sức khỏe của tôi vẫn hơn một số bạn bè.


Tiếp tục câu chuyện người già. Cũng không đâu xa. Nơi tôi ở cũng nhiều bạn bè, già có, trẻ có. Đặc biệt là các bạn già thân thiết. Vài trường hợp đang diễn ra như sau:

Thứ nhất, bạn tôi từ thời trung học người rất khỏe, ăn nói hoạt bát, thể dục đều đặn và thường xuyên khuyên tôi phải ăn thứ này phải uống thứ nọ cho khỏe. Bỗng có một thời gian chừng hơn hai tháng không gặp nên tôi lái xe đến nhà thăm thì biết anh đột quỵ nhẹ và đã chữa khỏi hoàn toàn, sức khỏe bình thường trở lại. Nhưng anh cho biết là vợ con của anh không cho anh lái xe nữa! Anh rất buồn. Tôi hỏi “mày còn lái được hay không?”. Anh trả lời: Được chứ sao không! Tao vẫn còn khỏe mà…”. Vài lần tôi khuyên chị vợ nên để cho anh tiếp tục lái xe, chỉ lái vòng vòng gần nhà nhưng chị bảo con chị đã giấu chìa khó xe. Anh ta than với tôi về điều này và từ đó anh chỉ loanh quanh trong nhà, thỉnh thoảng con cái đến rước đi ra ngoài ăn uống rồi thảy lại về nhà. Chuyện đã hơn ba năm và mỗi lần tôi ghé thăm anh mừng lắm và chuyện trò vui vẻ. Như tôi đã đoán là anh sẽ lâm tình trạng “trầm cảm” nếu vợ con anh cứ nhất mực nhốt anh ở nhà. Mới đây tôi ghé thăm anh. Thấy lưng anh khòm, bước đi chậm chạp hẳn, giọng nói yếu ớt... Hỏi đến đâu anh trả lời đến đó, tôi gợi lại vài chuyện xưa, anh cũng nhớ. Nói xong anh ngồi im, quay mặt đi chỗ khác, mặt đờ đẫn trông rất tội nghiệp… Trường hợp thứ hai, tôi chơi rất thân với một anh bạn vong niên. 90 tuổi nhưng anh vẫn khỏe mạnh, thường lái xe đi đường xa đường gần và có mặt trong các cuộc sinh hoạt với bạn bè. Thế mà vào mùa xuân năm nay (2023) anh cho biết là đôi chân của anh tự dưng yếu hẳn, không bước đi được mà phải chống gậy “bước từng bước thầm” trong nhà. Anh không lái xe được nữa! Anh yêu cầu tôi nếu có gặp gỡ bạn bè trong nhóm thì ghé nhà chở anh đi. Tôi đã làm theo lời yêu cầu của anh lâu nay.


Trường hợp thứ ba. Bạn tôi là một nhà văn, nhà thơ nổi tiếng, trước ở Sacramento, sau dời về Houston. Chúng tôi thường gặp nhau trong các buổi sinh hoạt văn nghệ, đi cắm trại…mặc dầu đôi chân của anh yếu, phải có gậy chống mỗi khi đi ra ngoài. Anh không còn lái xe được nữa! Thế rồi một hôm – anh kể – mở cửa bước đi thì bị vấp té – lý do là mắt anh không còn thấy rõ nữa. Tôi ghé thăm và thấy anh mò mẫm viết trên những trang giấy không hàng không lối. Con anh chở đi bác sĩ suốt cả năm trời nhưng bệnh tình không có dấu hiệu thuyên giảm. Anh rất buồn và mỗi lần muốn gặp bạn bè thì tôi ghé nhà chở anh đi. Cách nay hai năm anh di chuyển về tiểu bang North Carolina để tiếp tục điều trị nhưng, theo lời anh “mắt không bớt mù mà lại còn mù thêm! Tôi có hỏi “thị lực” của anh bây giờ ra sao? Anh cho biết “khoảng chừng 20 đến 25 phần trăm”. Vào thượng tuần tháng 11 vừa rồi anh gọi điện thoại cho tôi và báo:”Tôi đã đi được nửa đường”. Tôi hỏi: “Nửa đường là sao? Anh trả lời” “tôi đang trên đường về lại Houston…đi bằng Greyhound…”. Hôm sau tôi ghé nhà con anh để đón anh đi uống cà phê. Anh nói ở bên đó (North Carolina) buồn quá nên về lại đây thỉnh thoảng gặp anh em cho vui. Anh kể cho tôi nghe anh nghĩ ra cách để xử dụng bàn phím computer để tiếp tục viết truyện. Anh đã hoàn thành truyện ngắn “Người Mù” và về Houston anh sẽ tiếp tục viết và đặc biệt viết về đề tài “Mù”.

Do “Duyên”, tôi đã trở thành tài xế Uber cho ba người bạn của tôi. Tôi thương và quý trọng họ. Ngày nào tôi còn lái xe được, tôi vẫn đến đón họ – âu đó cũng là một việc Thiện mà trong Hướng Đạo dùng hai chữ “Giúp Ích”.


Cần nói thêm việc người già và thuốc men. Dĩ nhiên bịnh là phải uống thuốc. Đối với tôi, tôi thi hành khá đứng đắn việc uống thuốc, nhất là các loại thuốc nằm trong nhóm “ba cao”: máu – mỡ - đường. Nếu chỉ tính từ ngày qua Mỹ đến nay là 32 năm, mỗi ngày uống một viên thuốc cao máu, cho đến nay tôi đã ních hết 11,650 viên. Thuốc cao mỡ mỗi ngày 4 viên, 32 năm xơi đủ 46, 600 viên. Thuốc trị cao đường mới uống 22 năm, tính ra tổng cộng là 8,030 viên nằm trong bụng! Chưa kể những loại thuốc khác để trị các bịnh loại linh tinh như nhức xương, đau khớp, đau vai, đau bàn tay, nhức đầu sổ mũi hay bệnh gout…tổng cộng sơ sơ cả ngàn viên. Tạm đúc kết cho đến nay khi đang ngồi gõ gõ trên máy tôi đã nhét vào trong bao tử 86,280 viên thuốc đủ các loại! Riêng về món thuốc trị gout, theo chỉ dẫn của đốc tờ thì mỗi ngày ních một viên. Dĩ nhiên tôi thi hành đúng khi hai ngón chân đang quằn quại. Sau một tuần hết đau thì tôi ngưng uống thuốc một thời gian khá lâu, chừng cả năm. Sau đó tôi bắt đầu uống lại dù bịnh chưa tái phát nhưng chỉ uống hai viên mỗi tuần. Tôi tự giải thích như sau: vì tôi khoái xơi món phở bò và thích uống rượu vang là hai món giúp làm tăng lượng Acid uric trong máu nên phải uống cầm chừng cả vài năm nay, thấy cũng phê! Phở bò là món “quốc hồn quốc túy” khó mà từ bỏ được. Còn món rượu vang thì theo nhà báo Lê Văn là “Món Quà Của Thượng Đế”. Thượng Đế đã ban cho nhân loại mà không nhận hưởng thì khi chết xuống địa ngục hay leo lên được Thiên đàng e rằng khó trả lời với Ngài…    


Trở lại chuyện của tôi “đáng ghét”. Trước ngày lễ Tạ Ơn vừa qua trong khu vực tôi ở “Berkshire Community” có tổ chức “Chạy bộ” và “Đi bộ”. Để rà soát sức khỏe của mình nên tôi liều ghi danh môn “Chạy bộ”. Chạy hai miles. Đi bộ chỉ một mile. Khoảng ba mươi người chạy bộ đủ lứa tuổi già trẻ lớn bé nam nữ. Tôi chạy theo đám đông và không thể nào theo kịp mấy ông Mỹ ông Mễ nhưng cố bám sát, có lúc phải bước sãi rồi lại lết tiếp cho đến khi về đến đích. Đến nơi ban tổ chức tròng vào cổ tôi một chiếc Medal. Tối hôm đó nằm ngủ nghe hai bắp vế đau nhức dữ dội nên hôm sau lái xe vào Gym ngồi trong Spa cho nước nóng nựng hai bắp đùi. Liên tục ba ngày thấy hết đau hết nhức. Gặp bạn bè, người quen ai cũng bảo sức khỏe tôi tốt! Mừng ghê đi! Năm tới tôi sẽ bước lên bục tuổi tám bó…

 

Phong Châu
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22317
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 27/Dec/2023 lúc 8:31am

Đổi Màu - Bạc Bẽo - Xót Xa

 

ĐỔI MÀU

Một ngàn chín trăm bảy mươi lăm. Cộng sản vào miền nam. Ông bị đi tù. Đói và khổ. Nhiều năm sau, ông được ra tù. Hết đói nhưng vẫn khổ. Thời may có người bạn từ phương xa về gửi giúp ông ít tiền. Không nhiều, nhưng rất quý trong cảnh ngộ. Ông thấm thía câu: “ miếng khi đói bằng gói khi no “. Hằng đêm, ông lén nghe đài và ngóng tin ngoại quốc. Mong ước bạn bè đã đi thoát hãy cố gắng làm điều gì đó cho quê hương, dân tộc. Trong đó có ông.

Bây giờ sang trời Tây. Đổi đời. Làm ăn khấm khá. Ông muốn quên hết chuyện xưa.

Hôm qua có mấy người bạn cũ mời ông đi họp mặt. Ông viện lẽ bận rộn từ chối, tự nhủ thầm: ” không lo làm ăn, hơi đâu lo chuyện ruồi bu ! “ . Được mời gọi đóng góp giúp đỡ thương phế binh và bạn bè còn kẹt ở quê nhà, ông cười khẩy, lắc đầu quầy quậy : “ai có thân nấy lo, của đâu mà giúp người dưng “.

Bạn bè cáo từ. Ông tiễn ra cửa.

Trên cây trước nhà, bên cạnh những cành lá xanh tươi, có một cành bị sâu đục thân.

Lá trên cành đã đổi màu tự bao giờ.


BẠC BẼO

Ngày xưa nhà nghèo. Mỗi ngày Ba chở hai con đi học trên chiếc xe đạp cà tàng. Đường đến trường nhiều dốc cao. Ba, người đẫm mồ hôi vẫn cố còng lưng đưa hai con đến trường đúng giờ. Có hôm trời mưa như trút nước. Ba cha con chỉ có một áo mưa. Ba nhường cho hai con để không bị ướt. Trên đường đi, Ba thường kể chuyện vui cho hai con nghe. Dù mệt hay khỏe, không bao giờ nghe Ba than một tiếng.

Nay sang đây định cư. Hai con đã trưởng thành và vững chãi. Còn Ba tuổi già không lái xe được. Đi đâu cũng phải khó khăn nhờ hai con chở.

Hôm nay có mấy người bạn đến mời họp mặt. Ba nhờ hai con đưa đón. Đứa em thoái thoát: “ Con không rảnh đâu, ba nhờ chị Hai chở đi “. Nó lên xe chạy vội ra quán cà phê tán gẫu với bạn bè. Chưa kịp nhờ, cô chị đã gắt gỏng: “ Già rồi, không lái xe được, chịu khó ở nhà cho yên thân, đi ra ngoài làm gì để người ta phải mắc công đưa đón ”.

Ba nghe nói. Buồn. Làm thinh. Thẫn thờ ra sau vườn đốt điếu thuốc.

Mẹ ngồi nghe thấy hết. Nhìn theo Ba, nước mắt rưng rưng.


XÓT XA

Ông Bà lấy nhau đã được vài chục năm. Mặn nồng hạnh phúc đâu cũng được thời gian đầu. Có chung nhau vài mặt con.

Lâu dần ông cảm thấy bực bội với bà. Nhiều khi ông cứ cho bà là gánh nặng. Ra vào cứ hỏi han, cật vấn, cái gì cũng lo cũng hỏi. Làm như ông là con nít vậy. “ Mất cả tự do “, ông thầm nhủ.

Rồi ông lặng lẽ chia tay với bà trong niềm luyến tiếc của gia đình. Ông bỏ măc những lời khuyên can, năn nỉ của bà và con cái. Ông cương quyết xây dựng hạnh phúc mới. Người ta còn trẻ, dễ nhìn và biết chiều chuộng ông nữa. Chỉ được thời gian không lâu, ông tỉnh ngộ ra rằng người mới chỉ săn đón ông bề ngoài thôi. Chỉ có thể vui vẻ trong những lúc vui chơi nhậu nhẹt . Chuyện chăm sóc gia đình , so với bà, người ta chỉ là con số không to tướng.

Rồi người mới cũng bỏ ông ra đi, cũng dễ dàng như khi họ đến với ông.

Ông cảm thấy tiếc nhớ bà. Ân hận, tiếc nuối, nhưng ông vẫn tự ái không dám công khai nhìn nhận. Không hề về thăm hỏi bà. Vì “ như vậy là yếu đuối , thú nhận là mình có lỗi“, ông tự nhủ.

Cho đến hôm qua. Bà mất. Con cái báo tin để ông về dự đám tang. Tối đêm qua ông ngồi nghe lời kể của cô con dâu: Ba biết không, Ba đi rồi Má buồn khổ và nhớ Ba lắm. Cả ngày cứ thơ thẩn. Thỉnh thoảng Má nấu ăn cho tụi con mà cứ nói: “ ngày xưa Ba mày thích món này, thích món kia lắm “. Đôi khi ngồi trước mâm cơm, Má lẩm bẫm một mình : “ hồi đó tui nấu cho ông ăn, ráng để ý chiều theo khẩu vị của ông, để ông được ngon miệng. Bây giờ tui nấu cho ai ăn đây? Muốn có người khen chê mà cũng không còn “ . Rồi Má tấm tức khóc.

Đau buồn quá, Má lâm bệnh suy nhuợc và qua đời trong nỗi cô đơn nhung nhớ. Giờ chót Má còn ráng trăn trối: “Mấy đứa ở lại nhớ thay Má để ý lo cho Ba nghe “.

Ngồi trước quan tài của bà, ông tan nát cõi lòng.

Văng vẳng nghe có tiếng ai hò.

“ Hò ơ…Chim xa rừng thương cây nhớ cội,

Người xa người… Tội Lắm Người Ơi !!!”

Ông nghe mà xót xa tưởng như lời của bà.


Sưu tầm



Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 136 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.426 seconds.