***
***
![]() |
![]() ![]() ![]() ![]() ![]() |
![]() ![]() |
Tâm Tình | |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() ![]() |
<< phần trước Trang of 158 phần sau >> |
Người gởi | Nội dung |
Lan Huynh
Senior Member ![]() Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23618 |
![]() ![]() ![]() |
Lời Tỏ Tình Cũng Là Lời Trăn Trối...![]() Trong chuyện nầy, tôi không kể về những sinh hoạt trong nhà tù
mà kể về một anh bạn tù nằm cạnh tôi. Anh Hùng, (nằm cạnh tôi) là người ít nói nhưng thường quan tâm đến người khác. Buổi
tối, vào lán, thấy ai có vẻ trầm tư, suy nghĩ, là anh sà đến, nói huyên thuyên
những chuyện trên trời dưới đất, chuyện nào cũng khiến người nghe bật
cười. Thế là người bạn đó bớt buồn. Khi quay về, anh bảo tôi - Khá rồi! Lo buồn làm mình suy sụp nhanh nhất.
Nhanh hơn cả bịnh hoạn. Chỉ cần mất ngủ vài ba đêm là không đủ
sức gượng dậy. Ai cũng biết điều đó, nhưng rất khó vượt qua, nhất là những người không được
thăm nuôi, thậm chí không nhận được thư của thân nhân gửi vào.
Họ được gọi là "con bà xơ" (nữ tu), ý nói là con hoang trong trại mồ côi do các bà xơ (soeurs) nuôi dưỡng. Các
tù nhân con bà xơ nầy, mỗi khi thấy người nào ra thăm thân nhân, đem đồ tiếp tế
vào là họ tránh chỗ khác, tìm những người cùng hoàn cảnh (không có thăm
nuôi) mà chuyện trò, ăn mấy củ khoai, củ sắn với nhau. Được tặng thức ăn (thăm
nuôi) họ có thể nhận một lần, lần sau thì từ chối. - Xin cám ơn anh, tôi nhận thì không có gì tặng lại. Anh thông cảm cho tôi. Xin
giữ lấy. Trong tù, chỉ nghĩ đến miếng thịt, cây kẹo cũng đủ chảy nước miếng, vì cơ thể quá
cần, nhưng nhận chút thực phẩm của bạn cho, lấy gì trả lại.
***************** Tôi với anh Hùng, may mắn, được vợ thăm nuôi, dù cả năm chỉ được một lần và chỉ được một xách nhỏ. Một gói đường tán đen, gói cá khô, ít đậu và gạo, ít thuốc men, chỉ vậy thôi, vì tiền xe cộ đi hàng nghìn cây số (từ miền Nam ra núi rừng tây bắc), ăn uống dọc đường...hết cả! Chúng tôi nghèo quá, nhưng vợ chồng gặp mặt nhau là may
rồi. Tôi mừng, nhưng anh Hùng lại mừng hơn. Lần thăm nuôi nào anh cũng bảo. - Đây là lần chót! Thế nên, mỗi khi được gọi tên ra gặp thân nhân thì anh ngạc nhiên. - Ai thăm tôi? Bà cụ thì quá yếu, không đi nổi! Tôi cười bảo. - Không phải vợ thì ai vào đây? Theo vợ tôi kể, trong một lá thư gửi cho tôi, chỉ một lần vợ tôi cùng đi thăm nuôi
với vợ anh Hùng mà hai người thành bạn thân. Cả hai đều ở trong một con hẻm
vùng Đa Kao lại có chồng là bạn nằm cạnh nhau trong tù, cùng hoàn cảnh nên hai
người đàn bà thương nhau, thường giúp đỡ nhau trong việc buôn bán mưu sinh.
Vì thấy anh vui hơi quá đáng mỗi khi được thăm nuôi nên tôi tò mò, cố tìm hiểu vì
sao? Đúng ra, trong tù không nên biết chuyện gia đình người khác, nếu người đó
không tự ý kể ra. Tôi không nhớ mình đã gợi ý cách nào khiến cho anh Hùng kể chuyện
vợ con của anh. Sau đây là câu chuyện theo lời Anh kể.
********************* - Tôi là con trai độc nhất của
bà cụ tôi. Đúng hơn, tôi là độc đinh của cả giòng họ nhà tôi. Nếu mẹ tôi không
sinh ra tôi thì coi như họ Hoàng Đắc của tôi tuyệt tự.
Mẹ tôi săn sóc, chăm lo cho tôi, vì tình thương mà cũng vì trách nhiệm bên nhà chồng giao phó, là phải có người thừa tự, lo nhang khói, cúng giỗ để vong linh ông bà, tổ tiên khỏi bơ vơ, thành ma đói, ma khát, vất vưỡng trong cõi u minh. Thế nên, khi tôi vừa xong tú tài là mẹ tôi lo tìm vợ cho tôi, vì bà sợ tôi vào quân đội, không biết chết lúc nào, sẽ không kịp có con trai để nối dõi tông đường. Tôi thì không để
ý đến chuyện đó. Ngay trong thời đi học, bạn bè yêu cô nầy, cô kia, tôi chỉ
biết bài vở và các môn thể thao như đá banh, học võ... Đến khi thi xong tú tài một, tôi tình nguyện đi sĩ quan Thủ Đức. Mẹ tôi, thời trẻ
là đảng viên một đảng phái Quốc Gia, thông hiểu tình hình đất nước, bà cụ bảo
tôi "Khi tổ quốc lâm nguy, làm con dân phải có bổn phận cùng với mọi người
bảo vệ đất nước, bảo vệ đồng bào.
Những tên trốn lính, sống chui, sống nhủi chỉ thêm nhục. Nhưng con phải lấy vợ, sinh con trai để sau nầy lo nhang khói cho ông bà, tổ tiên". Mẹ tôi hỏi tôi có để ý cô nào chưa? Tôi thưa rằng "Mẹ xem cô nào vừa ý mẹ thì cưới cho con chứ con không có người yêu". Mẹ tôi đến nhà các bà bạn, ngắm nghía cô nầy, dọ hỏi cô kia, cuối cùng bà chọn được một cô. Mẹ tôi nhờ người mai mối, gia đình cô ta đồng ý ngay. Để tôi được gặp cô gái, mẹ tôi mua một ít trái cây, sai tôi đem đến biếu gia đình cô ta. Hình như cô gái không biết có sự xếp đặt giữa hai gia đình nên cô ta tiếp tôi rất hồn nhiên, vô tư như với bạn bè. Tôi thấy cô cũng xinh, hiền lành, vui vẻ nên về thưa với mẹ tôi rằng "Mẹ thấy vừa ý thì con xin vâng lời". Quả thật, cô gái
hoàn toàn không biết gì về việc cô sẽ là vợ tôi. Trước ngày tôi vào quân
trường, hai gia đình muốn tổ chức lễ hỏi, cưới luôn một lần. Lúc đó, cô gái mới
được thông báo. Cô ta phản đối quyết liệt. Hóa ra cô đã có người yêu. Sau nầy tôi mới biết, người cô yêu là một nhà thơ. Anh chàng có dị tật ở chân nên
anh ta khỏi phải đi lính. Nhờ thế anh ta yên tâm vui chơi và ăn bám gia đình.
Hết làm thơ đăng báo tán tỉnh cô nầy, cô kia thì la cà các quán cà phê, quán nhậu. Con gái mới lớn, cô nào cũng mơ mộng. Anh chàng thi sĩ nầy làm thơ ca tụng, tỏ tình với cô vợ tương lai của tôi thì chẳng khác gì bỏ bùa cô ta. Cô ta yêu mê mệt chàng thi sĩ, quyết cùng chàng "Một túp lều tranh hai quả tim vàng". Bất ngờ cô bị ép phải lấy tôi làm chồng. Cô tuyên bố thẳng thừng với cha mẹ rằng cô ta sẽ trốn đi với chàng thi sĩ, nếu không trốn được mà bị ép duyên, cô ta sẽ uống thuốc rầy tự tử. Gia đình cô ta hình như có xích mích gì đó với gia đình "nhà thơ" nên không muốn làm sui gia với họ. Thế nên bà mẹ mới bảo với con gái rằng: "Mầy muốn trốn theo trai thì cứ trốn đi, nhưng không được theo thằng chó chết của nhà đó. Nếu mầy theo nó, thì nhớ ba ngày sau quay về dự đám ma tao. Còn mầy muốn tự tử thì tao mua cho mầy chai thuốc rầy, nhưng uống nửa chai thôi, để một nửa cho tao. Nuôi mầy khôn lớn để mầy làm nhục cha mẹ..." Lời tuyên bố đó khiến cô gái không còn lựa chọn nào khác. Thế nên, trước ngày cưới, cô ta hẹn tôi ra một quán nước. Sáng đó, chúng tôi gặp nhau. Tôi ngồi đối diện. Quán vắng người nên cô ta chẳng
cần giữ lời, tấn công tôi ngay "Tôi và anh không hề quen biết nhau, không thù
oán nhau, tại sao anh cố tình phá vỡ tình yêu của chúng tôi?
Anh có biết, vợ
chồng không có tình yêu mà sống với nhau là sống trong địa ngục không?" Tôi trả lời "Đây là chuyện hai gia đình với nhau. Cô không bằng lòng lấy tôi
thì cứ nói thẳng với ba mẹ cô hoặc nói với mẹ tôi.
Tôi không có ý kiến. Tôi không cần vợ, nhưng mẹ tôi cần có cháu nội trai để nối dõi tông đường. Tôi sẽ vào quân đội. Chiến tranh rất ác liệt. Đời lính chiến, hành quân liên miên, cưới cô về, được bao nhiêu lần chúng ta gặp nhau? Để có con, còn khó hơn. Và có thể một ngày, một tuần, một tháng sau đó, tôi tử trận. Cô sẽ thành quả phụ. Nhanh lắm. Tôi nói sự thật để cô đủ lý do từ chối việc cầu hôn của tôi" Cô yên lặng lắng nghe. Tôi cũng suy nghĩ, lựa lời một lúc mới nói tiếp "Nếu bị ép duyên, và nếu không còn con đường nào khác để làm vui lòng cha mẹ cô, cô nên lấy tôi. Vì sau khi ra trường sĩ quan, tôi sẽ chọn binh chủng tác chiến, tôi sẽ leo lên bàn thờ nhanh lắm. Khi tôi chết rồi, gia đình cô không còn quyền cấm cô về sống với người cô yêu. Mà dù tôi chưa tử trận, khó khăn của tôi vẫn là phải có con trai cho mẹ tôi an tâm. Tôi đề nghị thế nầy. Sau khi là vợ tôi, dĩ nhiên là tôi đi hành quân, đâu có về nhà thường xuyên được... Cô cứ hẹn hò với người yêu, miễn sao đừng cho thiên hạ biết, khi nào có bầu, cô ra đơn vị tìm tôi rồi quay về nhà. Mục đích để hợp thức hóa đứa bé trong bụng cô. Tôi sẽ không ghen tương gì mà mẹ tôi lại mừng vì đã làm tròn bổn phận đối với gia tộc tôi..." Chưa nghe hết câu, cô chồm qua bàn, thẳng tay tát tôi một tát tai, nảy đom đóm mắt "Tôi cấm anh không được nhục mạ tôi theo lối nói vô học đó. Anh xem tôi là hạng người gì?.." Rồi cô ôm mặt, gục xuống bàn khóc nức nở. Cô khóc to, như rống lên rồi lấy khăn bịt miệng mình lại để tự kềm chế. Tôi kinh hoàng, vội qua ngồi cạnh cô, lắp bắp: "Tôi xin lỗi! Tôi xin lỗi! Cô tha thứ cho tôi" Tôi định choàng tay qua vai cô để vỗ về thì cô xô mạnh tôi ra, khiến tôi suýt ngã ngữa. Cô cứ cúi đầu thút thít mãi. Tôi chán nản, nghĩ rằng, tốt nhất về thưa với mẹ tôi rút lui vụ cưới hỏi nầy để khỏi rắc rối, có khi gây oán thù với cô ta và cả người tình của cô nữa. Tôi đứng lên, đến quày trả tiền. Cô chủ quán hỏi tôi "Có chuyện gì vậy?"
Tôi lắc đầu, quay lại bàn nước, ngồi cạnh cô để tránh tia mắt cô đang nhìn
đăm đăm phía trước như người xuất hồn.
Tôi nói "Tôi đã hiểu cô, đã biết mối tình của cô. Xin cô yên tâm. Tôi sẽ báo cho mẹ tôi hủy bỏ vụ nầy. Cô được tự do". Tôi định đứng lên thì cô ra dấu tôi ngồi xuống. Cô nói mà không nhìn tôi "Anh chẳng có lỗi gì trong chuyện nầy. Gia đình tôi nhất quyết gả tôi cho người khác. Ai cũng được, ngoại trừ người tôi yêu" Rồi cô quay nhìn tôi, mắt long lên, môi mím lại "Tôi đồng ý lấy anh. Nhưng tôi cho anh biết. Anh chiếm đoạt được trinh tiết của tôi, chiếm đoạt được thân xác tôi nhưng không thể chiếm đoạt được trái tim tôi. Đừng hi vọng tôi sẽ thương yêu anh. Tôi không thù anh, nhưng tôi không thể yêu thương ai ngoài người tôi yêu. Tôi cũng cho anh biết trước rằng, về làm vợ anh, dù đến mãn đời, tôi thề sẽ không bao giờ nói tiếng yêu thương với anh, không bao giờ hôn anh. Mong anh cũng làm như thế" Tôi giận sôi gan, nhưng cố bình tĩnh "Tôi sẽ giữ lời. Tôi thề sẽ không nói thương yêu với cô, không hôn cô, vì tôi biết chúng ta chẳng hề yêu thương nhau. Tôi cũng yêu cầu cô nhớ lời thề đó. Sau nầy, nếu tôi tử trận, xin cô đừng giả vờ khóc, vì tôi biết đó là ngày vui của cô, ngày cô được giải thoát để về với người cô yêu. Không cưới cô thì mẹ tôi cũng tìm một cô khác cho tôi. Từ hôm nay cho đến tuần sau, cô có thể báo cho mẹ tôi biết quyết định của cô. Mà dù đã là vợ
tôi, cô vẫn tự do. Cô có thể gặp người yêu của cô bất cứ lúc nào, chỉ mong cô
cố gắng cho mẹ tôi một đứa cháu trai. Xin cô giúp tôi" Kể đến đấy anh Hùng hỏi tôi "Nếu vào trường hợp tôi, anh sẽ nghĩ sao? Chúng
tôi đã có ba mặt con với nhau, nhưng không bao giờ tôi nghĩ rằng cô ta còn lưu
lại trong gia đình tôi cho đến ngày tôi vô tù như hôm nay"
Anh quay ra sau, lục trong xách nhỏ, lấy ra mấy tấm hình, trao cho tôi "Anh nhìn xem, mấy đứa nhỏ nầy giống ai?" Tôi nhìn và nói ngay "Giống anh chứ giống ai? Con anh phải không? Hai thằng nhỏ nầy là anh em sinh đôi?" Anh trầm tư "Để tôi dài dòng một chút. Trước khi vào quân trường, tôi cưới vợ. Khi còn đang thụ huấn trong Thủ Đức, được tin vợ sinh, tôi về phép, vào nhà bảo sanh. Vợ tôi sinh con gái. Tôi ôm đứa bé vào lòng. Lúc đó, tôi không thắc mắc, ai là tác giả của sinh vật bé bỏng đó, nhưng không hiểu sao, tôi thương nó quá. Tôi ngắm nghía nó, hôn nó, thì thầm với nó mà quên cả chung quanh. Lúc đặt con xuống bên cạnh vợ, cô ta nắm lấy bàn tay tôi, nhìn tôi, nước mắt ứa ra. Cô ta khóc. Tôi hiểu ý nên nói "Xin lỗi! Nhưng tôi thương nó. Lần sau, cố giúp tôi một thằng con trai..." Tôi ngắt lời anh "Bộ hai
người xưng tôi chứ không anh em gì cả sao?" "Cô thì xưng em với tôi,
còn tôi, khi chán nản hoặc chỉ có hai người, tôi xưng "tôi" và nói
trống không. Khi có người thứ ba thì tôi "anh, em" như vợ chồng bình
thường... Sau đó, cô sinh đôi, hai thằng con trai. Khi tôi đi tù thì hai
thằng con được gần hai tuổi. - Hai anh chị thề thốt với nhau rằng sẽ không hôn, không nói tiếng yêu thương với
nhau, rồi có giữ lời không? - Tôi có vợ mà tâm lý không giống những ông khác. Tôi chỉ làm bổn phận. Tôi đâu
cần tình yêu mới làm chuyện vợ chồng được. Khi cô ta vừa sinh hai thằng con trai,
tôi dự định, hễ hai đứa nhỏ cứng cáp thì tôi sẽ nói với cô rằng muốn li dị thì
tôi ký tên ngay để cô được tự do, nhưng tôi chưa kịp nói thì đi tù.
Thế nên, mỗi khi
tôi được gọi ra thăm nuôi, anh thường nghe tôi tự hỏi "Ai thăm nuôi
mình?" vì tôi cứ đinh ninh là cô ta đã bỏ tôi để về với người tình, để
khỏi nuôi mấy đứa nhỏ, khỏi nuôi mẹ tôi, khỏi thăm nuôi tôi. - Anh có thể nói thật tình cảm của anh đối với vợ anh cho tôi nghe được không? Anh
có thương vợ không? Anh trầm ngâm. - Chỉ sau nầy, khi tôi vào tù, cô ta không bỏ chúng tôi, lại phải vất vả, bương
chải để nuôi sống bao nhiêu người trong gia đình tôi, tôi mới nghĩ rằng cô
là vợ tôi.
Nếu chúng tôi có yêu nhau trước đó thì sự hi sinh của cô ta còn có chút ý nghĩa. Đằng nầy...Không ai có thể bắt cô phải cưu mang chúng tôi. Đó là sự bất công. Trước kia, tôi không màng đến ý nghĩ, tình cảm của vợ tôi. Chúng tôi ít nói chuyện với nhau. Đúng ra là không có dịp. Tôi hành quân liên miên, vài ba tháng về phép một lần. Hai mươi bốn giờ phép mà gần tối mới về đến nhà, sáng sớm lại phải ra đơn vị. Vả lại, tôi thương các con tôi lắm. Vừa bước vô nhà, chào mẹ tôi xong là tôi quấn quít với con, hôn hít đứa nầy, bồng ẵm đứa kia, đưa chúng ra đường mua quà, kẹo bánh. Lần nào về phép tôi cũng ôm con mà cứ nghĩ rằng, đây là lần cuối mình được gần các con. Ra trận, đạn như vãi trấu, bạn bè, đồng đội tôi ngã xuống ngay bên cạnh. Trước sau gì cũng đến lượt mình. Còn vợ tôi, tôi cảm tưởng như giữa hai đứa có một bức tường vô hình ngăn cách, và cô ta, sinh con xong, bồng nó, đưa qua bức tường vô hình đó, trao cho tôi. Chúng là con tôi. Vì ám ảnh đó mà mọi sự săn sóc, lo lắng của cô dành cho tôi, tôi tưởng như của một cô bạn gái cùng lớp giúp bạn trong một buổi đi chơi chung ngoài trời, vậy thôi. Mỗi khi tôi về phép, thấy tôi bước vào nhà là cô vội lo nước nôi, khăn tắm, áo quần để sẵn đó rồi chạy ra chợ mua thức ăn, chạy về, chui vào bếp, nấu nướng, dọn lên. Ăn xong, lại dọn rửa, rồi giặt giũ áo quần cho tôi, phơi phóng, sắp xếp, chuẩn bị mọi thứ trong xách để sáng sớm là tôi chỉ việc đeo lên vai, về đơn vị. Cô xoay tròn như chong chóng. Tôi thì tắm con, đút cơm cho chúng, rồi chơi đùa, kể chuyện cho chúng nghe, ru chúng ngủ, không màng đến vợ, không nhìn đến mẹ. Người ngoài nhìn vô, đó là một gia đình bình thường. Mẹ tôi thì vui lắm, cứ khen con dâu ngoan hiền. Bà cụ không biết dĩ vãng của cô, cũng không thấy những đợt sóng ngầm đang kiên trì, thì thầm gọi cô thoát ly. Bây giờ, ở tù kiểu nầy thì chỉ có chết hoặc mục xương trong tù vì chẳng ai biết ngày về. Cái chết đối với thằng lính chiến như tôi thì sá gì, nhưng tôi thương các con quá, chỉ mong được về để lo cho chúng và săn sóc vợ tôi để đền đáp bao khổ nhọc mà cô ta đã phải chịu đựng. Từ khi nghe anh Hùng kể chuyện gia đình, tôi cũng đâm ra hồi hộp mỗi khi nghe tên
anh ta được gọi ra thăm nuôi. Tôi tưởng tượng mẹ anh Hùng hoặc bà cụ nhờ một
người nào đó gặp anh và báo tin rằng vợ anh đã bỏ đi lấy chồng rồi.
Nhưng lần nào
cũng là chị ta. Lần đầu được giới thiệu là vợ anh Hùng, tôi thấy chị ta, tuy
đen và ốm, xác xơ vì sinh kế nhưng còn phảng phất những nét thanh tú và quí
phái. Chị ta, thời trẻ, ắt đã làm bao trái tim bọn con trai xao xuyến. Mỗi lần ra thăm nuôi, anh Hùng, tôi và vài người tù ngồi một bên chiếc bàn dài,
đối diện (bên kia bàn) là thân nhân của tù. Đầu bàn có một công an ngồi theo dõi,
lắng nghe tù và thân nhân chuyện trò.
Tù chỉ có 15 phút gặp người thân nên ai cũng cố nói thật nhiều, hỏi thật nhiều những điều cần thiết. Tôi cũng gấp rút chuyện trò với vợ nhưng cũng để ý xem vợ chồng anh Hùng có gì khác thường không? Hình như anh Hùng không nhìn vợ mà hơi cúi xuống vẻ đắn đo, suy nghĩ. Trái lại chị vợ ngồi nhìn chồng đăm đăm như thôi miên anh ta. Thông thường, trong lúc gặp gỡ, người vợ để bàn tay bên hông của giỏ quà thăm nuôi,
phía khuất tia nhìn của công an, người chồng biết ý sẽ để bàn tay mình lên bàn
tay vợ, bóp nhẹ.
Bao nhiêu năm xa cách, chỉ cần chạm nhẹ hai bàn tay với nhau cũng đủ cho vợ chồng ngây ngất, rung động cả thể xác và tâm hồn. Giây phút đó quí giá hơn bao nhiêu lần ôm ấp nhau mà vợ chồng đã trải qua. Vợ anh Hùng cũng để tay bên giỏ thăm nuôi. Anh Hùng chỉ đụng rất nhẹ vào tay vợ, như vô tình rồi rút tay về. Chị ta vẫn để yên bàn tay và chờ đợi. Anh Hùng lại đụng nhẹ tay vợ lần nữa, rồi lại rút về. Cả hai yên lặng. Rồi hình như anh nói nho nhỏ gì đó với vợ. Thời gian thăm gặp qua rất nhanh. Lúc chia tay, anh Hùng xách gói quà thăm
nuôi đi thẳng mà không ngoái nhìn người thân như các tù nhân
khác. Chúng tôi ở tù trên 10 năm nhưng chỉ ở chung lán trại hơn ba năm, sau đó bị phân
tán đi các trại tù khác. Dù vậy, tình bạn giữa chúng tôi đã như ruột thịt.
Bảy năm sau, chúng tôi mới gặp lại nhau ở trại tù Z 30, Xuân Lộc. Sau đó,chúng tôi cùng ra tù một lần, vào năm 1986. Chúng tôi, hai thằng tù trung niên mà trông đã hom hem. Tóc đã có sợi bạc, chân
tay như những khúc xương khô. Vợ tôi và vợ anh Hùng, sau mười năm vất vả, cũng đã
là hai chị nạ dòng đen thui, đầu tóc, áo quần tả tơi vì suốt ngày lê lết đầu đường
xó chợ. Hai người mua đi bán lại từng đôi giày cũ, áo quần cũ, răng vàng bạc
vụn, đồng hồ hư, radio hư...Nghĩa là ai bán gì cũng mua, ai mua gì cũng có. Thời bấy giờ, tù về xã hội chỉ
làm được các nghề chân tay như đạp xích lô, bán vé số, vá xe đạp...Tôi và anh
Hùng, mỗi người một chiếc bàn con, mỗi cạnh hai gang tay, đặt bên lề đường, ngồi
bán vé số, kiếm tiền phụ với vợ mua gạo. Lúc đó vợ tôi và vợ anh Hùng mới lấy
lại chút bình tĩnh, không còn lo thất sắc mỗi ngày vì lũ con đói. Đầu thập niên 1990, có chương
trình tù cải tạo được đi Mỹ. Gia đình tôi và gia đình anh Hùng đến cùng
tiểu bang Virginia nhưng khác thành phố, cách nhau hơn hai giờ lái xe.
Bước chân đến xứ người với hai bàn tay trắng, chúng tôi phải làm gấp đôi người khác, vì lao động chân tay, lương hướng chẳng bao nhiêu. Sáng sớm đã ra khỏi nhà, khuya mới về. Chúng tôi chỉ gọi điện thoại trò chuyện, hỏi han nhau mà thôi. Tôi không còn để ý đến chuyện xưa của vợ chồng anh Hùng, cũng không bao giờ kể cho vợ tôi nghe. Đàn bà bép xép, một chuyện kỳ lạ như thế thì không bà nào để yên trong bụng được. Hơn bảy năm ở xứ Mỹ, vài đứa
con của gia đình tôi và gia đình anh Hùng đã tốt nghiệp đại học, có việc làm,
phụ với cha mẹ lo cho các em nên chúng tôi đã bớt giờ làm việc, có dịp thăm
viếng nhau.
Bao nhiêu năm
mới gặp lại, thấy anh Hùng khỏe mạnh, hồng hào hơn trước, chị vợ cũng mập tròn,
mặt mũi tươi rói, gặp lại vợ tôi như gặp cố nhân, hai người tíu tít hỏi han,
chuyện trò vui vẻ. Nơi xứ người bơ vơ nên chúng tôi coi nhau như anh em một
nhà. Đột nhiên, một buổi tối, khoảng mười giờ, điện thoại reo, vợ tôi bắt máy rồi la
lên. - Sao? Chị nói sao? Anh Hùng bị gì mà đưa vô bịnh viện cấp cứu? Chị nói chuyện với
ông xã em. Em run quá! Vợ tôi đưa điện thoại cho tôi. - A lô! Anh Hùng bị gì vậy chị? Bên kia đầu giây, giọng vợ anh Hùng hốt hoảng. - Không hiểu sao. Ăn tối xong ảnh ngồi xem TV. Thình lình, ảnh kêu "Đau đầu
quá!" rồi gục xuống bất tỉnh. Em gọi xe cứu thương đến đưa vô bịnh viện.
Hiện em đang ở phòng cấp cứu. Ảnh chưa tỉnh. Em rối trí quá! Không biết mình
phải làm gì đây? - Chị báo cho sắp nhỏ biết chưa? - Dạ rồi. Nhưng đứa gần nhất cũng phải 5 giờ lái xe, đứa ở xa, sáng mai mới đi máy
bay về. - Ảnh không sao đâu. Chị bình tỉnh. Đưa vô bịnh viện là yên tâm.Tụi tôi sẽ đến ngay
bây giờ. Lên xe, chúng tôi sẽ nói chuyện sau. Nhớ là phải bình tỉnh. Hai giờ
nữa chúng tôi sẽ đến bịnh viện. Ban đêm, xa lộ 95 không đến nỗi kẹt xe. Từ Richmond hướng về thành phố Falls Church,
phía bắc tiểu bang, gần hai giờ, chúng tôi đã có mặt tại bịnh viện. Bịnh viện
về đêm thật yên tĩnh. Theo sự hướng dẫn của nhân viên trực, chúng tôi đi rất
nhẹ dọc hành lang để tìm phòng hồi sức.
Anh Hùng nằm trên giường với đủ thứ dây nhợ, ống trợ thở nối với dàn máy sát tường. Một cái máy điện tâm đồ với lằn sóng xanh chạy đều đều, yếu ớt. Chị Hùng quì bên cạnh, nắm tay chồng, thì thầm. - Anh cố gắng nghe em nói. Em
chỉ nói một câu thôi. Em không nói được cho anh nghe thì em đau khổ suốt đời,
ân hận suốt đời. Anh có thương em không? Thương em thì nghe em nói. Nghe anh !
Tội nghiệp em mà anh... Chúng tôi đứng bên cạnh mà chị vẫn không hay biết. Vợ tôi cúi xuống vỗ nhẹ
vai chị, chị quay lại, đứng lên, ôm vợ tôi, nước mắt trào ra. - Ảnh không nghe em nói! Ảnh không biết gì nữa. Sao em ngu quá? Không nói khi ảnh
còn khỏe mạnh. Mà thình lình, ảnh bị như vầy... Chị nói lảm nhảm như người mất trí. Vợ tôi không hiểu gì cả nhưng vẫn vỗ về, nhỏ
nhẹ. - Ảnh không sao đâu. Em biết, nhiều người bị như vậy, sẽ tỉnh lại. Chị đừng lo.
Bác sĩ nói sao? - Bác sĩ nói ảnh bị xuất huyết não, đang chuẩn bị, sẽ mổ ngay. Em sợ, người
ta mổ rồi ảnh đi luôn. Em mà không nói được cho ảnh nghe, chắc em chết theo để
linh hồn em được gặp ảnh, nói mấy lời...
Vợ tôi lại nhìn tôi, không hiểu chuyện gì quan trọng, khẩn cấp đến độ phải nói ra
cho người sắp chết nghe. Đáng ra, chính người bịnh mới cần trăn trối trước khi
từ giả cõi đời. Vợ tôi, biết rằng chuyện gia đình người ta, không nên tò mò,
chỉ trấn an.
- Sáng mai, mổ xong là ảnh tỉnh dậy, sẽ nghe chị nói. Chị yên tâm. Bình tỉnh mà chuẩn bị tinh thần, cầu xin Trời Phật phù hộ ảnh tai qua nạn khỏi. Nhưng chị ta như không nghe, cứ lảm nhảm. - Bao yêu thương, săn sóc ảnh giành cho em, em hiểu, em đón nhận, nhưng sao em
ngu quá, không nói cho ảnh biết là em yêu thương ảnh... Vợ tôi ngớ ra, tưởng chị điên thật rồi. Vợ chồng yêu thương nhau, đâu cần phải
nói ra mới hiểu? Chỉ mình tôi biết điều đó. Tôi nói với chị ta. - Xin chị bình tỉnh. Tôi sẽ cố giúp chị xem sao. Tôi với anh Hùng thân thiết còn
hơn ruột thịt. Hi vọng, tôi nói ảnh sẽ nghe. Nhìn điện tâm đồ, thấy những gợn sóng rất yếu ớt, tôi biết, có mổ cũng rất ít hi
vọng, nhưng tôi tin, sự sống trong anh ta vẫn còn. Tôi ra dấu cho chị Hùng đến
bên cạnh rồi cúi sát tai anh, nói chậm rãi. - Tôi là Nguyễn văn Chánh, bạn anh đây. Chúng ta ở tù chung, khi còn ở bên Việt
Nam, anh còn nhớ không? Anh cố gắng nghe tôi nói, một điều rất quan trọng, sẽ
giúp anh yên tâm...
Nếu anh nghe được, anh chấp nhận, xin anh chuyển động mi mắt hoặc con ngươi của mắt anh. Vợ anh đang đứng bên anh đây. Vợ anh nói rằng, chị chỉ yêu thương một người duy nhất trong đời là anh mà thôi. Anh có nghe không, có chấp nhận không? Mọi người im lặng, chăm chú nhìn đôi mắt đang nhắm nghiền của anh Hùng. Đột nhiên,
đôi mi của anh Hùng chuyển động như muốn mở ra rồi nhắm lại.
Tuy rất nhẹ nhưng mọi người đều thấy rõ. Chị Hùng ôm chồng khóc
òa lên. Tin rằng anh Hùng có nghe tiếng khóc của vợ nên một lúc sau tôi mới ra
dấu cho chị yên lặng, rồi nói vào tai anh Hùng. - Bây giờ, vợ anh, chị Hùng sẽ nói cho anh nghe. Chị yêu thương anh từ lúc nào.
Anh cố gắng nghe vợ anh nói. Tôi bước lùi cho chị Hùng quì xuống, cúi sát tai chồng và nói, từng tiếng một. - Anh Hùng. Anh là chồng em. Em yêu thương chỉ một mình anh. Em yêu thương
anh suốt đời. Em yêu thương anh từ ngày đầu, từ đêm đầu, từ giây phút đầu em trở
thành vợ anh... Em lạy anh . Đừng giận em nghe anh! Xin anh thương em. Em là vợ
anh. Tội nghiệp em. Nghe anh ! Nói đến đó thì nghẹn lời, chị đứng lên lùi lại, hai tay để lên ngực, như sợ chồng
điều gì nhưng mắt vẫn không rời đôi mắt chồng. Mọi người nín thở chờ đợi. Rồi
đôi con ngươi dưới hai mi mắt nhắm nghiền của anh Hùng chuyển động nhẹ, hướng
về phía chị Hùng và dừng lại. Tôi nói với chị. - Anh Hùng đã hiểu chị, đã chấp nhận lời yêu thương của chị. Bỗng chị Hùng lảo đảo, níu tay vợ tôi rồi ngã quị xuống, bất tỉnh. Vợ tôi đỡ lấy
chị, ngồi bệt xuống sàn, ôm chị vào lòng. Tôi bảo vợ. -Không sao đâu. Bị xúc động mạnh. Để anh đi gọi y tá...
Nhưng than ôi ! thật ra là chị ấy đã trăn trối với chồng.
Phạm Thành Châu |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
![]() |
|
Lan Huynh
Senior Member ![]() Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23618 |
![]() ![]() ![]() |
But in battalions. - Hamlet, Act IV, Scene V / William Shakespeare . . . “Ngày nào Việt Nam tang tóc, đời ta chim xa bầy. Nặng nề xoải đôi cánh bay, thiên đường càng xa vời quá. Là thời thuyền ghe chết đuối, biển sóng gió tơi bời. Nhận chìm đời không tiếng than, ước mơ cuốn theo nghiệt oan … Suốt hai mươi năm qua, ta vẫn nhớ trước sau đời ta” * 1975 – 1995! Hai mươi năm đã qua! Ta vẫn nhớ trước sau đời ta! Bốn mươi năm sắp qua, không còn bao xa! Bước Chân Việt Nam, viết năm 1995; lời ca như kể chuyện. Câu chuyện thật, rất thật. Chuyện của từng người. Câu chuyện thật của cả dân tộc! Chuyện thương tâm của Việt Nam, khởi từ lúc Công Lý bị cưởng chiếm bởi loại quân xưng là “Nam Kỳ Khởi Nghĩa” và Tự Do bị những kẻ mệnh danh là “Đồng Khởi” cướp đoạt. Đất nước đắm chìm trong tang tóc. Con dân nước Việt phải bỏ lại người thân, gia đình, xa lìa quê hương. Người ra đi vì tự do, vẫn đi, dù biết mình phải chết trong rừng sâu hay vùi thây trong lòng biển. “Bầu trời nghìn năm bao la, đời vẫn cứ lao tù. Người vì tự do cứ đi, đi hoài, dù không hề tới” * . . . Qua một đêm dài bơi trên biển, ánh bình minh mang lại niềm hy vọng. Hy vọng: mình sẽ được người trên tàu thuyền qua lại nhìn thấy, được cứu vớt. Mặt trời lên nhanh; quay đi, ngoảnh lại, mặt trời đã nằm lên bên trên sóng. Ánh vàng cam rực rỡ, nhưng hãy còn dịu mát để nhìn ngắm. Bình minh trên biển yên bình thật đẹp! Rồi trời sáng hẳn ra, vẫn chưa có bóng dáng chiếc tàu nào quanh mình. Nắng chan hòa, mang lại hơi ấm, nhưng nỗi lo âu còn đó. - Không thấy ghe tàu gì hết?! Thành, người ôm chung tấm ván với tôi, kêu than. Tôi nhìn quanh quẩn, cũng không biết tại sao: - Ừ!... lạ thiệt! Trời sáng cũng khá lâu rồi. Mặt trời lên cao, chói chang. Gió nồng vị biển mặn. Thân người chìm trong nước vẫn còn lạnh, nhưng nắng và gió nóng trên mảng lưng trần khi sóng đẩy lên bên trên mặt biển. Lòng nao núng, thời gian càng ngột ngạt, nặng nề hơn. Ngóng trông mãi, sóng nước vẫn bất tận. Không thấy tàu buôn, cũng chẳng thấy ghe đánh cá lớn nhỏ nào cả. Giữa đại dương mênh mông, hai sinh vật đeo bám bên tấm ván tàu làm phao, đang ngoi ngóp trong sóng cuộn, như là những vụn vỡ trong mảng bọt biển. - Tàu kìa? Thành nói như hét bên tai tôi. Theo hướng chỉ của Thành, loáng thoáng có hai vệt khói nhỏ. Không ai bảo ai, chúng tôi đạp nước bơi, cùng quay tấm ván qua bên phải, để nhìn và hồi hộp trông ngóng. Một lúc sau, bên dưới vệt khói có hình dạng hai chiếc tàu hiện ra rõ dần, như mong đợi. - Tàu! Thành và tôi reo vui trong lòng. Trôi dạt theo sóng biển từ tối đến sáng, tưởng đã chết mất trong đêm. Bây giờ gặp tàu, gặp ghe, mừng lắm mà cũng lo lắm. Vừa lo cho người ta không thấy mình, vừa lo mình lại gặp tàu của bọn cướp biển hôm qua. Khi chiếc tàu còn ngoài khơi, Thành và tôi đã kêu gọi và vẩy tay làm hiệu. Biết rằng tiếng người giữa biển chẳng vang đi được bao xa, cả hai vẫn ráng hết sức lực mà gọi thật lớn. Lúc này, ngôn ngữ để hiểu nhau, không còn là điều cần thiết. Chúng tôi cứ kêu, cứ gọi. Nhưng, tiếng kêu cứu bị dập vùi trong sóng gió. Chính mình còn không nghe rõ tiếng của mình. Tàu chạy gần hơn, thấy rõ hình dạng và cả màu sơn trên thân tàu. Hai tàu đánh cá nhỏ, chạy ngang thật gần, trông như ngay trước mặt mình. Mặc tình cho chúng tôi ra hiệu và hối hả kêu gọi, chiếc sau nối chiếc trước cứ thản nhiên lướt qua. Gió biển vô tình cuốn đi tiếng kêu cứu. Sóng ào ạt nhận chìm niềm hy vọng của hai sinh mạng trôi dạt giữa đại dương mênh mông. Hai chiếc tàu đánh cá xa khuất dần. Hai chiếc tàu thật gần bên mình. Thấy đó, phút chốc biến mất; bàng hoàng như chợt tỉnh: tất cả chỉ là giấc mơ. Biển cả mênh mông, giờ như nhạt nhòa, mờ mịt hơn. Thân phận con người thật bé nhỏ giữa đại dương. Tiếng kêu cứu chơi vơi, lạc lõng. Chúng tôi nhìn nhau: - Có phải, đây là ngày sau cùng còn được sống và được làm người Tự Do?! “Ta thấm thía tử sinh, cuối bước nhọc nhằn. Ta níu ánh bình minh, giữa cơn tử sinh.” * . . . - Văn phòng gọi đại diện tàu mình lên gặp Cao Ủy… kêu hai lần rồi đó… lẹ đi! Duyên, em của người cùng tàu, hối hả chạy vào trong nhà báo tin. Tôi lấy cái khăn lớn, khoác lên người và bước nhanh lên văn phòng của trại tỵ nạn. Khi bơi trong biển, không có áo che người, ngực và bụng bị phỏng vì sứa lửa bám vào, nên tôi được miễn mặc áo khi gặp các nhân viên trên văn phòng. Trong nhóm thuyền nhân còn sống sót này, không có chủ ghe, tôi chỉ là người giúp lái chiếc ghe vượt biển. Dựa theo chữ “boat pilot”, kèm theo tên tôi, trong hồ sơ nhập trại của tàu, văn phòng chỉ định tôi làm người đại diện. Văn phòng gọi tới số tàu của mình thì tôi có bổn phận phải lên gặp. Mới sang tuần thứ hai làm người tỵ nạn trên đảo Bidong này; nên tôi chưa quen biết được tất cả các nơi, các việc trong trại tỵ nạn. Tôi chẳng biết chuyện gì, gọi thì phải đi gặp vậy! Sau khi thăm hỏi, giới thiệu nhau, tôi được biết “Cao Ủy Tỵ Nạn” hôm nay là phái đoàn Canada. Nghe tin về chiếc ghe bị hai chiếc tàu cướp Thái Lan tấn công và sát hại, phái đoàn Canada muốn gặp người sống sót trên ghe để thăm hỏi. Tôi kể lại chuyện của chiếc ghe vượt biển. Chuyện của 73 thuyền nhân cương quyết không khuất phục trước bạo lực của hải tặc Thái Lan. Họ không chịu xuôi tay cho bọn cướp biển sang ghe mình, để tự tung tự tác, mặc tình cướp bóc, hãm hại người thân. Họ chọn đối đầu với cướp biển, để rồi bị bọn chúng gọi thêm đồng bọn và điên cuồng dùng hai tàu cùng lúc húc gãy chiếc ghe nhỏ. Người không chìm theo ghe, lặn ngụp trong sóng biển đến khi tàn lực. Người may mắn hơn, còn sống, bơi qua suốt đêm đen. Trong tuyệt vọng, khi ánh mặt trời đã lên cao và không còn thấy tàu ra khơi để đánh cá, họ được ơn phúc của Ơn Trên và lòng nhân của con người, của những ngư dân Mã Lai đã quay lại, cứu vớt người trên biển. Chiều tối. Tàu chở mười sáu người chúng tôi cặp bến đảo Pulau Bidong. Mười sáu bóng người, không hành lý, mỏi mệt, lếch thếch lê bước trên đoạn cầu dài thẳng tấp, cầu Jetty. Cầu nối liền những hành trình vượt biển lắm nước mắt và tử biệt, từ biển khơi vào trại tỵ nạn cộng sản; khởi đầu của một đoạn đời làm người lưu vong trên các nước Tự Do. Vâng! Vì hai chữ Tự Do! . . . Người phỏng vấn, đọc qua hồ sơ của tôi một lúc. Ông nhìn tôi: - Anh có biết: Anh thuộc diện ưu tiên của Mỹ? - Vâng! Tôi biết. - Thế nhưng, nếu anh thích đến Canada, chúng tôi sẽ nhận anh? Tôi không thiết tha làm công dân nước Mỹ, nên nhận lời phái đoàn Canada ngay. - Cám ơn anh đã chọn đi Canada. Chúng tôi nhận hồ sơ anh. Tôi được cám ơn, trước khi tôi kịp cám ơn. Câu nói nhận lời, cùng bàn tay thắt chặt, ân cần: “Welcome to Canada!” Thật ấm lòng và an tâm với tình người và đất nước Canada. Nghĩ đến các thuyền nhân cùng chuyến tàu, tôi ngỏ lời: - Cám ơn Phái đoàn đã nhận tôi!... Tôi biết: còn rất nhiều người cùng tàu, cũng quý mến quốc gia Canada như tôi, xin Phái đoàn Canada vui lòng giúp cho họ! - Được! Anh mời tất cả những người muốn đi Canada lên gặp chúng tôi, để được cứu xét và lập hồ sơ đi định cư. Chỉ vài ba người muốn đoàn tụ với người thân ở Anh và Úc, Thành đi Úc; tất cả đã được phái đoàn Canada nhận cho đi định cư cùng lúc với tôi. Chúng tôi đã được rời đảo Bidong rất sớm, ngay trên chuyến bay kế tiếp; chưa đầy ba tháng sống trên đảo Bidong. “Thank you Canada, for the liberty… We, thank the world, for its true freedom. Thank you, we thank you all” * Hai mươi năm trôi qua, 1975-1995, bước chân người Việt Nam in dấu khắp thế giới. Hơn hai mươi năm qua, biết bao lần tôi lắng nghe chuyện kể “Bước Chân Việt Nam”. Tháng Tư năm 2008, Gift of Freedom của Brian Buckley là quyển sách lưu niệm quý giá, cho những thế hệ thuyền nhân Việt Nam, trên đất nước đã cưu mang mình: Canada. Tác giả Brian và Mary Ann đã tham gia Project 4000, là thành viên của đơn vị bảo trợ Alta Vista, tại Ottawa. Mười năm sau, cuối năm 2018, Michael J. Molloy đến Vancouver, với quyển Running on Empty, Exodus of refugees from Indochina, 1975-1995; biên soạn cùng Peter Duschinsky, Kurt F. Jensen, Robert J. Shalka. Với 582 trang, Running on Empty là bộ tài liệu sống thực, đầy tình nhân đạo, của chính quyền Canada đối với người tỵ nạn Đông Dương, qua các viên chức được giao trọng trách như tác giả. Chỉ hơn chục người và trong thực trạng vô cùng khó khăn, thiếu thốn mọi bề, như tựa đề “running on empty”; phái đoàn của Canada đã tận lực, nhanh chóng cứu giúp đến 70,000 người tỵ nạn cộng sản từ Việt Nam, Lào và Cam Bốt. Ngay sau tháng Tư năm 1975, và không đầy một năm, Canada đã nhận đến bảy ngàn người tỵ nạn cộng sản. Chỉ trong mười tám tháng, từ 1979, năm mươi ngàn thuyền nhân đã được định cư! Chuyện người, như chuyện mình, như sóng uất hờn muôn đời còn cuộn dậy trên Biển Đông. Theo Cao Ủy Tỵ Nạn của Liên Hiệp Quốc, khoảng 200.000 đến 400.000 thuyền nhân đã chết trên biển. Bao chuyện thương tâm của thuyền nhân Việt Nam đã được nghe biết. Hãy còn biết bao nỗi hãi hùng, đã theo thân xác của người vượt trốn chế độ cộng sản, vùi chôn trong rừng hoang hay dưới đáy biển. Biết bao chuyến đi đã không bao giờ đến được bến bờ tự do. Họ ra đi mà không bao giờ đến! Người ta không thể quên, nhưng với lòng nhân từ, có thể tha thứ cho bọn cướp biển; họ chỉ vì ham muốn nhục dục, lòng tham nhất thời mà gây nên tội ác. Trái lại, chính sách bất nhân của chế độ cộng sản man rợ, đối với đồng bào mình, thì cả dân tộc phán quyết và sử sách muôn đời khắc ghi. Thời gian qua mau, nhưng vết thương đau của thuyền nhân Việt Nam vẫn còn đó! Có những mất mát không gì thay thế được, mà thời gian cũng không thể nào mang vào dĩ vãng! Bùi Đức Tính |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
![]() |
|
Lan Huynh
Senior Member ![]() Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23618 |
![]() ![]() ![]() |
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
![]() |
|
Lan Huynh
Senior Member ![]() Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23618 |
![]() ![]() ![]() |
Phải chi còn Má! *** Phải chi còn Má! Bà ‘chằn’ của người viết hồi xửa, hồi xưa là con gái Cần Thơ. Con gái Cần Thơ thì không cắc cớ, nhưng em là trường hợp ‘ngoại lệ’! Yêu là phải lựa ‘thằng’ thông minh, học giỏi, con nhà giàu rồi mới chịu ‘ưng’ cho nó ‘phẻ’! Làm như là Hoa Hậu Venezuela không bằng? Mà muốn biết thông minh hay không thì ‘em’ thường ra câu đố cho ‘chàng’ giải đáp; để coi cái IQ (xin đọc theo kiểu Việt Nam mình) của ‘chàng’ ra sao? Giống như bây giờ mấy thằng Úc, trước khi mướn người làm, thường ‘interview’. Không qua được ‘interview’ là mình tiêu. Vậy thôi! “Tiếng anh ăn học làu thông! Lại đây em hỏi khăn lông mấy đường?” Câu trả lời dễ ợt: “Em về đếm sạch cỏ vườn! Ra đây anh nói: mấy đường khăn lông!” Hỏi vậy mà cũng bày đặt hỏi! Nhưng có lần em chơi khó, hỏi: “Anh là dân Mỹ Tho. Anh nói: Má anh có quầy bán cơm tấm để nuôi anh ăn học trên đường Huyện Toại. Mà anh có biết Huyện Toại là ông nào vậy hông?” Mình bí! Nhém chút nữa là em cho mình rớt rồi! Nhưng có lẽ nhờ ‘đẹp trai’ và nói hơi ‘dai’ nên em cho đậu vớt. Dù em cho đậu vớt nhưng không trả lời được cho em: “Huyện Toại là ông nào?” Người viết rất tức tối! Rất: ‘Hận đời đen bạc! Hận kẻ bạc tình! Hận cả gia đình! Hận luôn hàng xóm!’ Nghĩa là hận hết ráo! Và trong trường hợp nầy người viết còn hận luôn mấy ông soạn sách giáo khoa nữa đó! Như quý độc giả thân mến từng biết: Trước 1975, thời trung học, từ lớp đệ thất tới lớp đệ nhứt, năm nào cũng có môn Sử Địa, 2 giờ một tuần. Một giờ Sử, một giờ Địa. Giờ học đã ít, mà chương trình học thì ‘thiên la địa võng’. Học Sử Việt từ thuở ‘Được Voi đòi Hai Bà Trưng’ cho tới thời ‘Bảo Đại’! Học từ ‘Tây mũi lõ’ cho tới ‘Tàu khựa, Tàu phù’. Học thiệt nhiều nhưng biết chẳng bao nhiêu vì ‘lớt lớt bên ngoài như xài thuốc đỏ’. Nhưng có cái ngộ, kỳ kỳ là địa phương mình, nơi mình ăn dầm nằm dề thì bù trất? Học trò hổng biết xa hơn cái lỗ mũi. Sử anh hùng dân tộc ngay chính quê hương bản thổ của mình thì mấy ổng không cho vô chương trình. Không học! Sao biết? Nên thấy tên ông Huyện Toại mình cứ tưởng người dưng? Phàm muốn dạy dân yêu nước phải bắt nguồn từ gia đình. Gia đình là rường cột quốc gia mà! Phải thương yêu cha mẹ, anh em trước. Lớn lên một chút thì bà con cô bác… rồi láng giềng thôn ấp. Lúc ‘dậy thì’, râu măng ‘tí chút’, bể tiếng khàn khàn như con vịt đực… mới ngó qua cô em láng giềng, người em cách giậu mồng tơi xanh rờn chớ! Thương như vậy mới tuần tự nhi tiến và hợp lẽ giềng mối với Đất và Trời! Vì là phe ta, nên người viết mới bỏ công ‘buồn’ mấy ông soạn chương trình giáo khoa Sử Địa hồi trước 75 lắm nha! ‘Mấy thầy soạn chung chung, ta bà thế giới quá! Còn học trò như ‘em’ lại không biết ất giáp gì về địa phương, về cuống rún chưa lìa, về quê hương bản thổ hết trơn hết trọi á!’ Gần 40 năm sau, xa quê, xa cái xã Điều Hòa, cái Thị Xã Mỹ Tho, quê người, Melbourne, đêm nay viết bài nầy thì con đường Huyện Toại mới trở lại mà hành hạ đứa học trò từ lúc tóc còn xanh mơn mởn ngày xưa cho đến đầu chớm bạc bây giờ! Ổng là ai? Ông là ai? Là ai? Là ai? Bèn làm cái nghiên cứu, lục lọi thì thấy rằng: Ông Huyện Toại thực ra là Huyện Thoại. Tây, nó viết bỏ chữ h nên thành Toại. Tên họ ổng là: Đỗ Trình Thoại, người thôn Yên Luông, huyện Kiến Hòa, trấn Định Tường (thời VC thì thuộc huyện Gò Công Tây, tỉnh Tiền Giang). Năm Quý Mão (1843), đậu Cử nhân tại Trường Hương Gia Định, được bổ làm Tri huyện Tân Hòa (bao gồm khu vực Gò Công thuộc tỉnh Tiền Giang ngày nay) nên được mọi người quen gọi là Huyện Thoại. Tây đánh Lục Tỉnh Nam Kỳ, ông chống lại. Vào tờ mờ sáng ngày 22 tháng 6 năm 1861 (Tân Dậu), ông cùng 600 nghĩa quân đánh đồn Gò Công do một sĩ quan hải quân Pháp là Paulin Vial và 27 quân sĩ trú đóng. Huyện Toại dùng gươm giết được một tên lính Hải Quân Bodiez và đâm trọng thương trung úy Paulin Vial, Trưởng đồn kiêm Giám đốc bản xứ sự vụ Gò Công. Nhưng sau đó, bị trúng đạn, ông hy sinh tại trận tiền cùng với 14 chiến sĩ khác. Để trả lời một câu hỏi về chính quê nhà mình… mà cần tới 40 năm mới làm được! Thiệt nghĩ mắc cỡ quá! Nhưng trễ còn hơn không! Sau khi dựng em yêu đang ‘ngáy như sấm’ dậy, để nghe ‘trả lời một câu hỏi’ 40 năm về trước. Người viết còn nhắc cho ‘em yêu’ về quan niệm hồi xưa đi chọn vợ của mình như thế này: chỉ cần có hai điều kiện thôi. Một chánh, một phụ. Chánh là phải đẹp! He he! (con vợ nghe, nó khoái quá trời?) Phụ là phải biết nấu cơm tấm để về nhà tiếp Má mình đi bán… để nuôi mình! Nhớ ngày xưa em nói em yêu có anh thôi! Không ai ngoài anh nữa? Và em là con gái Cần Thơ chỉ biết làm bánh cống. Còn cơm tấm, chịu thua! Thua thì bỏ. Em nghe hăm; sợ không được làm ‘Con Gấu Mẹ Vĩ Đại’, nên năn nỉ ỉ ôi: “Anh dạy em đi!” Người viết từng chạy bàn cho quầy cơm tấm của Má mòn gần chục đôi dép nên rành sáu câu vọng cổ, bèn soạn cái ‘giáo án’ nầy để ‘Dạy con dạy thuở còn thơ. Dạy vợ dạy thuở bơ vơ mới về!’ Trước hết là bày cách cho em lấy lòng Má của mình; sau là cho em biết thế nào là lễ độ! Chớ hổng phải bất cứ cái gì cũng ong óng lên: “Tui biết hết” đâu nha! Người viết dạy em rằng: Dĩa cơm bì sườn ngon phải nhiều màu sắc đẹp mắt như tranh Pic***o. Trắng của cơm, vàng ươm của sườn nướng, đỏ của cà rốt, xanh của dưa leo. Sườn nướng phải mềm, thơm. Bì thịt, thính và bông da ăn phải ngứa răng. Đồ chua phải giòn, nhai rau ráu. Nếu muốn, chơi thêm một trứng gà ốp la nữa cho nó bổ… ‘thận’? Sườn nướng phải là thịt ‘cốt lết’ ngon, tẩm mật ong, muối, nước mắm, dầu hào, dầu mè, tỏi, hành khô, hạt tiêu cho ngấm rồi đem nướng vỉ than. Chu choa, mỡ cháy xèo xèo, khói thơm bay xa… ba cây số! Còn bì thịt là thịt nạc mông hoặc thịt nạc vai, ướp muối, hạt tiêu, tỏi, đường, nước mắm. Xong đem ram cho vàng rồi xắt sợi. Phần nước mắm: nước mắm ngon Phú Quốc, hiệu ba con cá cơm, đựng trong tỉn. Nấu sôi, vớt bọt, nêm đường, giấm, tỏi với ớt bằm pha thêm vài trái dừa xiêm. Còn đồ chua là cà rốt, đường, giấm, muối, có thể thêm củ cải trắng với dưa leo và cà chua ăn kèm cho đỡ ngán. Còn phi mỡ hành: hành lá rửa sạch, thái nhỏ, trộn vào tô hành một ít dầu ăn, phi trên bếp khoảng 30 giây để hành vừa chín tới. Nấu cơm tấm, sau khi đã nhặt hết mấy hạt sạn nho nhỏ còn lẫn trong tấm. Làm ẩu tả, còn sót sạn, cắn nghe cái ‘bốp’ là gãy răng. Không nấu kiểu thường, trừ trường hợp muốn ăn cơm cháy với tép mỡ rắc đường, mà phải đổ tấm, sau khi vo sạch, vào từng vỉ nhỏ, xăm xắp nước, bỏ vào nồi lớn, hấp. Thêm vài cái lá dứa cho thơm ‘râu’! Sau khi hướng dẫn em yêu thật tỉ mỉ phần lý thuyết, tính dắt ‘Con Gấu Mẹ Vĩ Đại’ về thưa với Má là: con đi học ở Cần Thơ kiếm được một đứa về đỡ tay đỡ chân cho Má nè! Nhưng chưa lần nào em được ‘hân hạnh’(?) làm dâu thì Má bị tai biến mạch máu não và ra đi khi tuổi mới 40. Má ơi! Tháng Sáu, Melbourne, trời cuối thu, sắp sang đông. Gió nhiều, mưa cũng lắm. Tới ngày giỗ má rồi. Năm nay như mọi năm, vợ con sẽ làm cơm tấm sườn bì cúng má. Chính tay con sẽ làm nước mắm với ‘bí quyết gia truyền’ nầy cho hai thằng con, hai đứa con dâu và 4 đứa cháu nội ăn, để tụi nó ngả nón cúi đầu mà khâm phục Tía nó cũng biết làm… chớ không phải chỉ chuyên ‘dóc tổ’! Con đường Huyện Toại, quầy cơm tấm của má ngày xưa đi suốt theo con cả thời niên thiếu cho mãi đến bây giờ! Thu Melbourne, lá vàng đã đầy trên lối! Dĩa cơm tấm ngày xưa, con đường Huyện Toại và bài hồi ức nầy làm con nhớ Má biết bao nhiêu! Vợ con, ‘Con Gấu Mẹ Vĩ Đại’, nói rằng: nó cám ơn Má nhiều biết bao nhiêu vì Má đã đẻ ra con và cho nó một người chồng rất dễ thương… và dễ dạy! ‘Con Gấu Mẹ Vĩ Đại’ nói một câu rất ăn tiền là: “Phải chi Má còn sống! Giờ dẫu Má có già, có quên trước quên sau hoặc tánh tình khó khăn gì đi chăng nữa, em nhứt định làm bổn phận dâu con… mà dâu ‘ngọt’ chớ hổng có chua; hết lòng phụng dưỡng Má của anh như Má của em! Nhứt định không bao giờ ‘xúi bẩy’ anh đưa Má vô Nhà Dưỡng Lão (Nursing Home) đâu nha?!” Đoàn Xuân Thu. Melbourne. Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 01/Apr/2022 lúc 8:04am |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
![]() |
|
Lan Huynh
Senior Member ![]() Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23618 |
![]() ![]() ![]() |
Số khổ
Chị Bông đọc xong email của người bạn chỉ cách muối cà pháo ăn liền, lại còn minh họa theo một bát cà pháo dầm nước mắm tỏi ớt trông thật ngon lành hấp dẫn. Suốt hai tuần lễ qua chị lấy vacation về phố Bolsa California thăm người nhà, ăn uống thịt thà, tôm cá mỡ màng nên bỗng thèm món ăn nhà quê dân dã này. Chị lái xe ngay ra chợ mua vài pound cà pháo, ăn đổi món và để giảm cân. Sau chuyến đi chơi Cali chị đã tăng 2 pounds.Về nhà chị thực hiện như bạn chỉ, xẻ cà ra, ngâm nước muối cho ra bớt chất độc hại thâm đen. Trong khi chờ đợi cà còn ngâm trong chậu, chị Bông pha sẵn một bát nước mắm tỏi ớt đậm đà. Món này chỉ ăn với cơm trắng cũng đủ ngon nhớ đời. Khi chị vớt cà ra rửa lại để ngâm nước mắm thì anh Bông đi làm về đến. Nhìn thấy chậu cà pháo anh Bông kêu lên:
– Em rước cái món “Một quả cà ba thang thuốc” này về làm gì?
– Em ăn đấy, ai không thích thì thôi, đừng động chạm vào nhau.
– Anh mới hỏi mà em đã đành hanh rồi. Vậy mà em ước ao ở Mỹ có cuộc thi “vợ hiền” hay “Người phụ nữ dịu dàng” để em tham dự thi thố bản năng.
– Ai bảo anh hỏi kiểu “móc lò” làm chi.
Anh Bông vội dịu giọng lấy lòng vợ, cuộc đời anh đã từng trải qua thời đất nước chinh chiến nên bây giờ anh rất sợ “chiến tranh” dù với mụ đàn bà, vợ anh:
– Hình như em còn thích món gì nữa nhỉ? Tự dưng anh quên mất…
Thấy chồng hỏi sở thích, chị Bông vui vẻ nhanh nhẩu: – Khô cá lù đù.
Và tiếp luôn:
– Mà phải là khô cá lù đù từ Houston nước Mỹ nhé, do ngư dân Việt Nam đánh bắt và chế biến thành cá khô ngay trên tàu nên phẩm chất còn tươi ngon. Khô cá đù chiên ăn cơm hay cho mấy ông nhậu lai rai với vài lon bia thì không gì bằng. Anh nhắc làm em nhớ là nhà hết rồi, cuối tuần này đi chợ mua thêm mấy pao…dự trữ. Anh Bông chép miệng, ái ngại kết luận:
– Em quanh năm suốt tháng phải ăn đói, nhịn thèm vì sợ mập, lại chỉ thích những món “cơ hàn”. Số em chắc là “Số khổ”?
– Số khổ !
Chị Bông lập lại và than thở:
– Em mà không nhịn ăn thì người em mập như cái lu mái vú hứng nước mưa ở nhà quê rồi. Chỉ riêng nước Mỹ có biết bao nhiêu người số khổ như em, kể cà các tài tử diễn viên hay các cô người mẫu nổi tiếng, kiếm tiền bạc triệu nhưng ai cũng phải ăn kiêng để giữ gìn sức khỏe và vì lý do thẩm mỹ. Họ phải ăn dĩa sà lách to, ăn trái cây, uống mấy lít nước lã và đi bộ hay tập thể dục cả giờ mỗi ngày, điều ấy có sung sướng gì đâu. Rồi chị khoe:
– Chuyện “số khổ” của em, tuy hình thức “cơ hàn” nhưng nội dung “quý tộc” đấy anh. Cà pháo trắng tươi $2.99 một pound, khô cá đù không rẻ, ở nơi mình $8 một pound, tương đương với giá thịt bò ngon, nhưng hôm em ở phố Bolsa, vào chợ Việt Nam khô cá lù đù giá 9 đồng mấy một pound. – Dù giá cả thế nào, cà pháo và cá khô vẫn là món nhà nghèo. Đã thế thỉnh thoảng em còn thèm… khoai mì, khoai lang nữa chứ. Tội nghiệp!
– Hai món khoai quê ấy người Việt Nam nào mà không thèm! Bảo đảm trong cuộc đời ai cũng đã ăn qua, cho dù là kẻ bần cố nông hay dân cao cấp lá ngọc cành vàng.
– Nhưng sau 1975 Việt Cộng bắt toàn dân ăn độn khoai mì khoai lang nên anh sợ cho đến hết cuộc đời luôn.
Anh Bông đi vào phòng tắm thay đồ, chị Bông vừa làm cà pháo vừa nhớ lại những ngày vừa qua ở Cali. Bố chị đang sống chung với gia đình người em trai, rồi họ hàng chú, bác, anh chị em họ và bạn bè. Nên hai tuần vẫn chưa thấm vào đâu để chị thăm cho đủ những người thân. Hết người nọ đến nhà kia mời đến nhà chơi, mời đi ăn nhà hàng. Khu Bolsa có nhà hàng nào ngon nổi tiếng là chị được chiêu đãi ngay. Rồi lại tụ họp nhau ở nhà ai đó ăn uống “Pot Luck”, mỗi người mang đến một vài món, ăn đủ thứ ngon đến ngao ngán. Chưa hết, một chị bạn còn hớn hở mang đến tặng chị món chả giò tôm thịt loại đặc biệt do chính tay chị sản xuất và 2 khay bánh cam lăn mè chiên giòn góp phần làm cho chị thêm béo mập. Ăn xong hai món này chị vừa thích thú vừa “oán” bạn hiền. Chị đến thăm một chị bạn khác là chị Lan, bạn thân từ khi còn ở Việt Nam, chị Lan cũng như nhiều cư dân Bolsa California nhất định mời chị Bông đi ăn nhà hàng cho đúng phép xã giao khi tiếp bạn bè ở xa. Chị Bông phải hết lời “năn nỉ”: – Mấy bữa nay tôi ngán nhà hàng lịch sự quá trời rồi, chị chiêu đãi tôi món… cơm chỉ đi. Nghe tiếng đồn người Việt mình ở Cali có món “cơm chỉ” mà tôi chưa được ăn bao giờ.
Chị Lan ngỡ ngàng nhìn chị Bông, tưởng đang đùa hay thử lòng dạ chị:
– Ai lại thế, bạn bè lâu mới gặp nhau chẳng lẽ để bạn ăn món bình dân bụi đời?
Chị Bông mỉm cười, xác nhận:
– Chị tưởng tôi mát dây hay dở hơi hả? Vì tôi thích mà, để biết thế nào là Bolsa thượng vàng hạ cám.
Thế là chị Lan bất đắc dĩ phải dẫn bạn ra chợ để… chỉ tay mua món ăn nào mình muốn, vừa nhanh vừa rẻ tiền. Ăn xong chị Lan pha cho chị Bông một ly nước đá chanh tươi, chanh hái ngay trong vườn nhà, chị Bông khen mùi nước chanh thơm mát thì chị Lan nói:
– May qúa, bạn không bắt tôi dẫn ra ngồi uống cà phê giải khát ở vỉa hè, nhìn ông đi qua bà đi lại cho đủ bộ với món cơm chỉ này.
Bữa ăn “Cơm Chỉ” bình dân lại là bữa ngon nhất trong cuộc thăm viếng California của chị Bông. Anh Bông đã tắm xong mát mẻ đi ra. Chị Bông hào hứng nhắc lại:
– Hôm đi Cali em chỉ thích món “cơm chỉ ” rẻ tiền. Canh bầu nấu tôm khô và đậu hũ chiên giòn chấm nước mắm tỏi ớt.
– Anh đã nói số em “số khổ” mà. Ngoài cái chuyện “diet” khổ cực như người ta, em còn nhiều thứ khổ khác. Này nhé, từ ngày đến Mỹ đến giờ vẫn ở căn nhà thuở đầu đời, dù chúng ta có thể mua căn nhà to hơn, đẹp hơn, ra title company chỉ mất thời gian làm giấy tờ chưa đến 1 tiếng đồng hồ là xong ngay vì chúng ta trả bằng tiền mặt.
Chị Bông cười cười công nhận:
– Sorry làm anh “khổ” lây, nhưng bản tính em ít khi thay đổi, với lại căn nhà cũ rích cà tàng này là kỷ niệm quý giá trong những năm đầu tiên vợ chồng mình đến Mỹ, con mình đã lớn lên ở đây, những khổ cực vất vả, những toan tính ước mơ, ôi bao nhiêu là chuyện buồn vui cũng ở đây… nên em chẳng muốn rời xa. Với lại, các con đã đi học xa, chúng mình sẽ càng ngày càng gìa, mua nhà to đẹp ai ở cho hết, mất công anh… hút bụi lau nhà giùm em và làm em… sợ ma thêm chứ ích gì, được tiếng khen thì ho hen kèn cựa.
– Nhưng em cũng thích những căn nhà đẹp lắm mà? Mỗi lần đến nhà ai em đều khen và mơ ước.
– Trong phút giây cao hứng ấy thôi, về nhà mình em lại thấy căn nhà xấu của mình… đẹp nhất, vì một người bạn em đã nói “Căn nhà đẹp nhất là căn nhà trả hết nợ”. Vậy việc gì mình phải dọn đi đâu?
– Có nghĩa là mình cứ ở căn nhà xấu này suốt đời hả em?
Chị Bông vui vẻ:
– Miễn là lòng mình thanh thản. Bản tính chung thủy của em cũng được… một người ghi nhận rồi đấy. Cách đây vài năm khi vợ chồng mình về thăm Việt Nam, em ra chợ, nơi mà ngày xưa sáng nào em cũng xách giỏ đi mua đồ ăn, em thích hàng nào là mua kinh niên ở hàng đó luôn, thí dụ thịt heo của bà Năm, thịt bò bà Sáu, cá tôm bà Bảy vv… còn món hành ngò, tỏi ớt, thì em chuyên mua của một con bé chừng mười mấy tuổi, hàng của nó bày trên một cái mẹt, kê trên một cái thùng không, để dễ dàng “di tản” mỗi khi cảnh sát trật tự ra xua đuổi những kẻ bán hàng trên lòng lề đường. Khi vừa trông thấy em sau hơn 10 năm xa vắng, con bé “hành ngò” ngày xưa, khi ấy đã là một thiếu phụ trẻ, đã nhận ra em ngay và reo lên: “Cô này ngày xưa hay mua hành ngò của em nè”. Làm em bồi hồi cảm động như khi người ta gặp lại tình cũ.
Anh Bông cũng cảm động:
– Sao em không vào trong chợ ra mắt các bà hàng thịt, hàng tôm cá, hàng rau ria của em ngày xưa luôn thể?
– Hôm ấy em bận quá, chỉ lướt qua ngoài chợ mà thôi. Lần sau nếu về Việt Nam em sẽ thăm các bà ấy. Bảo đảm các bà sẽ nhận ra em vì em không bao giờ đi thẩm mỹ viện nên không thay đổi gì ngoài chuyện tuổi đời già theo thời gian.
– Sẵn hôm nay em cởi mở anh liệt kê luôn một “nỗi khổ” nữa của em là chỉ thích đi xe rẻ tiền nhất, không chịu mua xe sang hơn, đầy đủ tiện nghi hơn….
Chị ngắt lời chồng:
– Tính em đơn gỉan và nhà quê anh ơi, càng văn minh tiện nghi càng…làm khổ những người xớn xác, ba chớp ba nháng như em.
Xe thì loại rẻ tiền như Toyota Corolla là đủ rồi việc gì phải mua những loại cao cấp hơn cho rắc rối. Cái gì cũng tự động thêm…phiền. Thà cứ để em quay kính cửa xe bằng tay còn đúng ý hơn bấm nút cái rẹt mà vẫn có lúc cao lúc thấp phải bấm tới bấm lui. Anh Bông ý kiến:
– Ở đời, người ta cũng hay đánh giá người khác qua căn nhà và cái xe.
– Nhưng kẻ giàu người nghèo thì đủ loại tầng lớp, biết đâu là ranh giới? Em “khổ” vậy còn có kẻ khổ hơn. Ở hãng em có một chị Mỹ trắng đi làm bằng cái xe đời tám hoánh nào không biết, thỉnh thoảng lại thấy chị quá giang ai đó đi làm vì xe hư, cho đến một ngày xe chị phải bán rẻ, bán tống táng đi vì sửa hoài tốn kém quá. Thế là chị phải thương lượng đi nhờ người khác và trả tiền xăng cho họ trong khi chị để dành tiền mua một cái xe cũ khác.
Anh Bông gật gù:
– Nhiều người khó khăn lắm mới mua trả góp một chiếc xe cũ đấy.
– Bởi thế em chạy xe Toyota Corolla mới tinh dù là loại rẻ tiền trong họ hàng xe nhà nó cũng le lói lắm rồi. Còn những người giàu có cao sang hay người thích bề ngoài, chảnh chọe thì em không chạy theo họ được. Em chỉ sống cho chính mình nếu cảm thấy thoải mái. Cũng như vào mùa hè em không bao giờ sấy quần áo trong máy, mang ra vườn sau phơi, nắng gió làm khô nhanh và thơm tho quần áo một cách tự nhiên, khỏi cần xài giấy “Bounce” đỡ tốn tiền và đỡ tốn điện.
Anh trêu chọc vợ:
– Sống thì đơn giản thế mà toàn là mơ ước cao xa chín tầng mây. Có hai đứa con đều khích lệ, cầu mong chúng học ra bác sĩ, nha sĩ. Nhưng tiếc rằng mộng không thành.
Chị Bông lại tiếc rẻ:
– Vì làm bác sĩ hay nha sĩ trước là sung túc cho bản thân mình và gia đình mình, sau là có cơ hội giúp đỡ những người nghèo khó. Người ta không dễ dàng móc túi ra cho người nghèo một vài trăm đô la, nhưng bác sĩ, nha sĩ có thể khám bệnh miễn phí, hay giảm giá tiền khám bệnh cho người nghèo, cũng là làm điều lành, điều phước thiện.
Anh Bông đồng tình:
– Ừ, đó là hai ngành nghề thuận tiện và có điều kiện để giúp đỡ người khác, còn làm dược sĩ, dù có thương xót cho bệnh nhân nghèo không có bảo hiểm, không đủ tiền mua thuốc thì ông dược sĩ cũng không thể tự tiện lấy thuốc của cửa hàng mà cho không biếu không họ được.
– Vậy mà có vài bác sĩ vô lương tâm, lòng tham không đáy, chỉ biết vơ vét tiền làm giàu chẳng cần thương xót ai. Thậm chí bệnh nhân không đáng tái khám cũng hẹn tái khám để được charge tiền hãng bảo hiểm. Đã giàu rồi càng muốn giàu thêm.
Anh Bông phụ họa:
– Ngay cả mấy ông thợ sửa xe hơi hay sửa điện lạnh vào mùa hè cũng kiếm cớ chém đẹp, có ít thì xít ra nhiều kìa.
Chị Bông tiếp:
– Còn chuyện hai con mình không học được nghề bác sĩ, nha sĩ, nếu con làm thợ sửa xe hơi, sửa điện lạnh trong nhà, em cũng sẽ khuyên con sống cho trung thực, làm việc đúng lương tâm, lấy tiền đúng với khả năng công sức của mình chứ đừng gian dối tham lam là thất đức lắm. Mình gian tham qua mặt khách hàng, dù họ không biết nhưng trời đất biết và lương tâm mình biết.
Rồi chị Bông kết luận:
– Thôi nhé, mình chuẩn bị ăn cơm đi, người vợ “số khổ” của anh sẽ ăn cơm với rau muống luộc, cà pháo ngâm nước mắm để “thanh toán” 2 pounds dư thừa từ Calif. mang về. Còn anh, có món cá Thu rim mà anh ưa thích đây.
– Cám ơn em đã biết mọi ý…đồ, sở thích của anh.
Chị Bông đi ra bếp dọn cơm và nói:
– Chúng ta sống ở Mỹ thì cứ ăn các món đánh bắt ở Mỹ cho chắc ăn anh ạ, như cá Trout, cá Hồi, cá lù đù, cá Thu, tôm khô v..v... vừa tươi tốt, không độc hại như một số cá nhập khẩu từ China hay Việt Nam vừa ủng hộ ngư dân ở Mỹ, như mình đã ăn gạo Louisiana trồng tại Mỹ để ủng hộ nhà nông Mỹ, kinh tế Mỹ.
– Hoan hô em, ăn cây nào rào cây nấy.
Chị Bông hào hứng nói thêm:
– Mỹ mà sản xuất ra… nước mắm, mắm tôm em cũng mua luôn vì “Made in USA” là em tín nhiệm liền.
Nguyễn Thị Thanh Dương Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 06/Apr/2022 lúc 11:38am |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
![]() |
|
Lan Huynh
Senior Member ![]() Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23618 |
![]() ![]() ![]() |
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
![]() |
|
Lan Huynh
Senior Member ![]() Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23618 |
![]() ![]() ![]() |
CON ĐƯỜNG CŨ ![]() Cách đây gần 50 năm, nghĩa là nửa thế kỷ, nghĩa là lâu lắm rồi, ngày tui mới về với em, nghĩa là em mới ‘cưới’ tui. (Hi hi! Xin mở ngoặc ở đây một chút về tiếng Việt sau nầy trong nước! Tui thường đọc thấy mấy ông nhà báo của “Hà Nội văn vật” viết rằng: Hoa hậu X, Y gì đó 'cưới' chồng?! Tiếng Việt mà tui học hồi năm nẩm, thầy, cô tui dạy rằng: “Trai cưới vợ; gái lấy chồng!” Chớ tui chưa hề thấy gái cưới chồng bao giờ cả! Hay là tại vì xa quê đã lâu, tiếng Việt của tui giờ đã rỉ sét, đã lạc hậu hết rồi chăng? Không theo kịp với trình độ của những nhà văn thời ôn dịch?!) Thôi thì cho rằng em ‘cưới’ tui đi, để cho tui lên giá một chút… Chớ già rồi cái gì cũng xuống hết trơn hết trọi hè! Lấy chồng dạy giáo; cho dù mình dốt đặc cán mai, hổng biết chữ Nhứt một, đám học trò ra đường gặp mình, bao giờ cũng giở nón cúi đầu: “Thưa cô! Bộ hổng khoái hay sao?” Hai là vì tui dạy Sử, Ðịa… nghĩa là chuyện hồi xưa không hà. Giáo sư Sử Ðịa ai cũng bị bịnh nghề nghiệp, mê cổ vật; nên cho dù sau nầy em yêu trở thành bà già, già háp, xấu, má hóp da nhăn! Hề gì? Càng già tui lại càng yêu, càng trân quý! Bộ hổng khoái hay sao? Hổng thấy Vương Hồng Sển tiên sinh, chuyên sưu tầm cổ vật, sống với em yêu là Bà Năm Sa Ðéc suốt 4, 5 chục năm mà tình đôi ta vẫn còn mặn nồng như hồi mới cưới. *** Tháng Tư lại về trên quê người viễn xứ! Buồn quá tui “Ðêm nhớ về Sài gòn… thấy phố phường buồn xưa chưa nguôi, những con đường thèm đôi chân vui, đã bao lâu chờ đợi, đường im nghe quá khứ trong sầu, đường chia ly vẫn ngóng tin nhau, tình lẻ loi canh thâu. Mấy ông nhà nhạc nầy nhớ Sài Gòn, là nhớ phố nhớ phường; vì xưa tối ngày mấy ổng cứ đi long nhong ngoài đường, rồi vô quán cà phê nghe nhạc của chính mình viết mà người khác hát để “Tiếng nhạc vàng gọi từng âm xưa, ánh đèn vàng nhạt nhòa đêm mưa, ai sầu trong quán úa…Ðể... bóng mẹ hiền mờ mờ bên song, mắt người tình một trời mênh mông, gợi bao nhiêu cho cùng…” Tui cũng nhớ Sài Gòn như mấy ổng vậy; nhưng nhớ nhứt là cái đường Da Bà Bầu mà trên đường đó, ông Nhạc trẻ Trường Kỳ hồi xưa, sau qua Canada viết báo, từng nói nhà tui ở đấy đó nhe. Chu cha người ta ở mấy con đường đẹp và thơ như Duy Tân, Tự Ðức hoặc giàu như ở Tú Xương, người ta khoe là quá phải. Ổng ở đường Da Bà Bầu mà ổng cũng khoe? Dà xin tầm chương trích cú để thỏa mãn cái óc tò mò của một tay nhiều chuyện như tui, Da Bà Bầu hổng phải là da của bà bầu đâu. Mà là quán của một bà tên Bầu (hay đang có bầu) dưới gốc một cây Da. Bà con miền Nam mình gọi là cây Da; bà con miền Bắc 54 mình, như ông Trường Kỳ gọi là cây Ða. Nếu cho ổng đặt tên thì Da Bà Bầu nó sẽ thành Ða Bà Bầu (để thiên hạ tưởng rằng đàn bà con gái trên đường nầy ai cũng ôm một bụng bầu hết ráo… thì càng thêm báo…) Cây Da thân lớn, tàn lớn, chống mưa bão phẻ re hè! Nếu cây Da không nằm cạnh bến sông là khó lòng trốc gốc lắm; nên bà Bầu mở cái quán dưới tàn cây Da nầy vừa mát vừa phẻ trong cái nóng, bức của cái đất Sài Gòn. Cây Da trốc gốc trôi rồi! Em xa người nghĩa đứng ngồi không an. Hay cây Da trước miễu, ai biểu cây Da tàn… Bao nhiêu lá rụng thương chàng bấy nhiêu! Dù sau 75, cây Da tàn và chàng đã bỏ nàng,vọt mất tiêu qua Hoa Kỳ, lấy em Mỹ ‘đen’ nào rồi . *** Xa quê từ độ đứt phim, lúc buồn tình bà con mình hay đem cuốn phim cũ ra mà chiếu lại Vàm Kinh Cũ, nếu em xưa ở gần một bến sông… Còn anh nào dân chợ, đi đường lộ đá xanh đã quen chưn, thì chiếu Con Ðường Cũ. Nên tui cũng bắt chước viết về con đường tình ta đi lại bị rầy. Chẳng qua khi viết bài về: “Ðề ơi lúc chiều về mình đánh con dê . Mà sao đề lại xổ con kê (tức con gà) hỡi đề!” tui có nhắc tới đường Trần Hưng Ðạo B mà bị rầy quá xá. Ông bạn văn của tui vốn là bà con, cháu chít chừng mấy mươi đời vương của Trần Thượng Xuyên, ở Cù lao Phố, Biên Hòa! Vì ủng hộ Nguyễn Ánh nên bị nhà Tây Sơn dợt cho một trận lên bờ xuống ruộng. Ðại Phố điêu tàn phải chạy về Chợ Lớn làm ăn buôn bán tiếp. Thằng chả khó giàn trời mây đi. Đó là cái đường Ðồng Khánh, thời mình, (chớ hổng có ông Trần Hưng Đạo B nào hết ráo) chạy từ đường An Bình mút chỉ vô tới Chợ Lớn. “Tui sanh đẻ ở đó nè ông Nội!” Bán tín bán nghi hổng có ông Trần Hưng Đạo B sao ‘quan anh’ dám đặt tên đường hè? Tui bèn kiếm ông Vương Hồng Sển, ông Bình Nguyên Lộc tới ông Sơn Nam. Toàn là những ‘bồ’ kiến thức về đường phố Sài Gòn mà ngộ cái là… hổng có ông nào sanh đẻ tại Sài Gòn hết ráo?! Ông Vương Hồng Sển dân Sóc Trăng! Ông Bình Nguyên Lộc dân Ðồng Nai, Biên Hòa (Lộc của ổng là con nai đó bà con ơi)! Còn ông Sơn Nam (không ở trên núi) mà tuốt miệt Gò Quao, Rạch Giá! Thời Tây chiếm đóng! Sài Gòn và Chợ Lớn bị ngăn cách bởi một vùng đầm lầy. Từ Sài Gòn vô Chợ Lớn, đi đường Route Haute (Ðường Cao) tức đường Hồng Thập Tự, chạy trên đồi cao, nối với Route B***e (Ðường Thấp), chạy ven đầm lầy, tức đường Nguyễn Hoàng vào những năm 60. Mãi tới ngày Mùng 9 Tháng Chạp năm 1913, Tây lục lộ mới làm xong con đường thứ hai, đặt tên là Ðại lộ Sài Gòn- Chợ Lớn băng qua vùng đầm lầy. Cuối năm 1916, Ðại lộ nầy đổi tên là Ðại lộ Galliéni, tên một viên tướng Tây có công trạng với Thực dân Pháp vừa mới đi chầu ông bà ông vải bắt đầu từ đại lộ Bonnard (tức đường Lê Lợi, trước chợ Bến Thành), chạy tới đường An Bình, nối với đường des Marins, tên thời Tây, sau đó chánh phủ mình đặt tên là đường Ðồng Khánh! (Mấy ‘quan anh’ không khoái Vua Ðồng Khánh nhà Nguyễn nên đổi tên khúc đường nầy là Trần Hưng Ðạo ![]() để tiếp tục đi vào Chợ Lớn. Do đó nếu anh bạn văn Tàu lai của tui hổng chịu tên Trần Hưng Ðạo B thì anh cự mấy ‘quan’! Sao lại quay qua cự tui hè? *** Tên đường là chuyện lớn, chuyện quan trọng, chớ không phải là chuyện giỡn chơi. Vì nó có cất giữ biết bao nhiêu là kỷ niệm của những người con xa quê, viễn xứ như chúng ta. Anh bạn văn, đường Ðồng Khánh, hỏi tui Tết nầy có về Sài Gòn ăn Tết hay không? Tui trả lời: “Tui chỉ về khi nào không còn đường Trần Hưng Ðạo B nữa mà phải là đường Ðồng Khánh mới được!” Chi vậy? Vì tên đường năm cũ, tui mới quen, mới thuộc, mới biết đường lại nhà anh, kiếm tiền lì xì và nhậu chơi…Còn cầm bằng tên đường cũ mất rồi mà tui ham vui về, sợ đi lạc, bị xe bắt chó bắt thì tội nghiệp cho con vợ của tui phải đi thêm bước nữa, mỏi cẳng lắm nhe anh! Đoàn Xuân Thu Melbourne Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 15/Apr/2022 lúc 9:29am |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
![]() |
|
Lan Huynh
Senior Member ![]() Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23618 |
![]() ![]() ![]() |
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
![]() |
|
Lan Huynh
Senior Member ![]() Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23618 |
![]() ![]() ![]() |
Người tìnhAlbert trở về với giấy giải ngũ vì “Thương tật” nhưng tuyệt nhiên không một vết thương trên người hoặc trong người; chỉ biết khi hoàn tất hồ sơ giải ngũ, cô bác sĩ nói “Cả trung đội bị nhiễm hóa chất”. Lúc ở chiến trường Baghlan, Bắc Afghanistan, anh có nghe phong phanh: Không quân đã thực hiện những nhiệm vụ mật, thả hóa chất triệt tiêu không khí trong các hang đá ngầm của khủng bố Taliban. Ðiều này đã ảnh hưởng tới trung đội viễn thám Ranger của Albert, và chính anh. -oOo- Tại khu nhà săn sóc người già Malden. – Chào ba, con Albert đây. Ông Donovan chưa già lắm, mới 61 tuổi, nhưng ở một mình, bị bệnh lãng, không ai săn sóc, nên nhân viên lo cho người già đưa ông vô sống ở khu này. Ông nằm trên giường, đôi mắt đục, thất thần, nhìn vào khoảng không trước mặt, thì thầm: – Al…b…ert! – Không có hy vọng gì cho trí nhớ của ông… Cô y tá nhún vai, tiếp: – …cả những chuyện bữa nay và xa xưa, có thể ngày khác ông sẽ nhớ, bất thường lắm. Albert hôn tay ông, xách ba lô ra cửa, cô y tá nói theo: – Tôi có nghe ông gọi tên anh vài lần. Melrose không thay đổi gì lắm sau 5 năm anh ra đi, chỉ thêm một ít tiệm ăn nhỏ và vài dãy condo quanh mấy cái hồ, vẫn yên lặng nhẹ nhàng, vẫn những bà già, ông già chậm chạp mua thịt trong siêu thị, tà tà dắt chó băng qua đường, vẫn các cô gái trắng hồng tung tăng tóc đuôi ngựa chạy dọc khu rừng với con đường vòng lên xuống mỗi sáng. Albert xin ngủ đêm miễn phí tại YMCA, ban ngày tìm việc làm. 6 giờ sáng, anh ghé Home Depot, đợi người ta tới kêu làm việc mỗi ngày, như cắt cỏ, khuân vác, dọn vườn, chuyển hàng, dọn nhà. Cả tuần nay, anh dọn vườn, trồng hoa, cắt cỏ cho một gia đình người Do Thái. Ông chủ nhà nói: – Anh cắt các lùm cây thấp quá, tôi bớt thù lao. Albert: – Vợ ông muốn như vậy. – Nhưng tôi là người trả tiền, tôi bớt anh $20. – Không sao… Ông chủ nhà trả $50, Albert bỏ vô túi. Anh bật cười: – … nhưng các lùm cây vẫn thấp… như ông! Anh bỏ đi. Hôm sau, vẫn các người tìm việc hằng ngày, tụ tập trước Home Depot. – Hê! Anh cần việc làm. Cô gái Tàu từ trong chiếc BMW trắng hỏi. – Tôi? Albert chỉ vô mình. – Ừ! Anh. – Tôi cần làm việc. – Anh biết làm gì? – Làm vườn, dọn nhà, khuân vác, lau chùi nhà, cắt cỏ, dắt chó đi chơi… Vệ sĩ, nhân viên an ninh và bắn súng, nếu cần! Cô Tàu cười thật tươi: – Ok! Lên xe. Công việc đầu tiên là lau chùi 2 chiếc xe BMW du lịch và chiếc Mercedes G-550; dọn sạch sẽ tầng hầm 2 phòng ngủ, cắt cỏ chung quanh căn nhà 4,000 feet vuông với vườn cỏ chạy thẳng tới hồ Ell, Melrose. Cô Tàu ra vườn, đưa 6 lon bia: – Chắc anh đã mệt, cần nước men, mời. Cô để bia và cái phong bì trắng xuống bàn: – Cám ơn, ngày mai tôi cần sơn lại hàng rào và trồng hoa Tulip trước nhà. – Cám ơn, tôi sẽ tự đến, 8 giờ sáng. Cô Tàu vô nhà, Albert khui lon bia lạnh, mở phong bì. Anh cầm 3 tờ $100, áp vô ngực, thở một hơi mạnh: “Ðây là món tiền lớn nhất có được từ khi giải ngũ”. 4 giờ chiều, Albert đã xong việc, anh tưới sơ vườn Tulip. – Hello! Cô Tàu hé cửa, gọi: – Anh vô đây. 1 đĩa sashimi, 1 đĩa sushi, 1 đĩa sò nằm trên quầy bếp. Cô Tàu: – Ngồi đi. Anh uống gì? – Cái gì cũng được. – Hibiki 17, scotch Nhật? Cô Tàu lấy chai rượu, rót 2 ly nhỏ. – Với đá? Mỗi ly 2 cục đá. – Tôi thấy anh làm việc quá ngon lành, nên mời chầu rượu. Tôi là Lã Nương, Mỹ gốc Trung Quốc. Cụng ly, Albert lấy con sò lạnh, gắp miếng cá thu trắng óng mỡ. – Tôi là Albert, Hạ sĩ, lính bắn tỉa, TQLC Mỹ giải ngũ… Lã Nương quay lưng bước tới tủ lạnh. – …26 tuổi, độc thân, Con trai duy nhất của ông Donovan, hiện ở Nhà Dưỡng bệnh người già. Cô quay lại: – Tôi biết về anh, nên muốn mướn anh làm việc. Albert há miệng, bỏ miếng cá trên đũa xuống đĩa. – Việc gì? – Tài xế cho tôi và cho công ty nhập cảng hoa từ Mễ Tây Cơ, Trung Mỹ về. Chiều đó Albert xong chai Hibiki và Lã Nương mời “hái” cái hoa của cô cả buổi tối. Sáng mai chở Lã Nương đi nhận hoa từ phi trường Logan. Ðời Albert lên một nấc. Với số lương ngon lành $6,000 một tháng, mỗi ngày Albert tự đi giao hoa cho 20 tiệm bán hoa trong vùng M***achusetts, đưa Lã Nương đi ăn nhậu, mua hàng hiệu, làm tóc, làm da, mát xa. Lã Nương quen biết, giao thiệp rộng nên thường ghé nhiều nơi thăm hỏi bạn bè và đôi khi Albert ở lại, nhậu qua đêm, vui vẻ “hái” hoa Lã Nương. Albert đã dành dụm mua được căn condo 2 phòng ngủ nằm dọc bờ hồ Spot ở Melrose. Ngoài những khi làm việc, anh trốn hẳn trong căn condo yên tịnh, nhìn ra bờ hồ với khu rừng bao chung quanh đầy tiếng chim hót. Hồ Đắc Vũ -oOo- – Hello ba! Ông Donovan nắm tay thằng con trai: – Al… Bert. – Con đây! Ông vẫn nhìn vào khoảng không trước mặt, thì thầm: – Ba muốn nhìn thấy hồ Sunapee, khu rừng thông và căn nhà trong rừng… – Ðược! con sẽ dành thì giờ chở ba về đó thăm. Ðầu mùa Thu này! Ông Donovan cười, chảy nước mắt. Phone. – Albert! Tôi cần anh sớm ngày mai. -oOo- 7 giờ sáng ngày mai, Lã Nương không mặc gì trong bộ áo ngủ mỏng, ngồi ở bàn với 2 phần ăn sáng. – Anh chạy xuống Orlando, Florida, giao mấy thùng hoa cho đám cưới lớn của người bạn Ý. – Ngay bây giờ? – Không gấp, ăn sáng xong. Albert ăn sáng, bộ áo ngủ bày hàng tốn thêm anh 30 phút với cái “hoa” Lã Nương. – Hello Lã Nương, tôi đã tới nơi. – Anh đợi đến 7 giờ tối, giao tại nhà hàng đám cưới, tôi sẽ text địa chỉ, chạy thẳng về Georgia, tới địa chỉ này, nhận hoa, sáng mai về. Ok? Mọi chuyện êm xuôi, Albert đi tới nơi, về tới chốn. Sáng hôm sau, Albert vừa vô nhà, Lã Nương bước ra, đưa chiếc remote xe hơi. – Chiếc BMW X3 mới tinh trong nhà xe là của anh. – !!! – Ðó là tiền thưởng cho chuyến giao và nhận hàng vừa rồi, hôm nay anh được nghỉ ngơi. – Cám ơn Lã Nương. -oOo- Albert ra nhà xe, lấy chiếc X3, chạy thẳng tới nhà già. – Tôi có thể đưa ba tôi chạy một vòng, về nhà ăn trưa, và đưa ông trở lại đúng 5 giờ chiều? Cô y tá cười: – May cho anh! Ổng đã nhớ lại Albert là đứa con trai duy nhất của mình Albert chở ba, chạy một vòng Boston, ra tới bờ sông Charles. – Sông Charles đó ba! Ông Donovan nheo mắt: – Ba muốn nhìn thấy hồ Sunapee và căn nhà gỗ mà… Albert ôm ba: – Ðược! Con sẽ đưa ba về đó. Phone: – Hello! Albert, ngày mai có việc. Hồ Đắc Vũ -oOo- Cũng đúng 7 giờ sáng ngày mai, cũng 2 phần ăn sáng trong quầy bếp, nhưng Lã Nương mặc bộ đồ da Armani bóng lưỡng. 2 người ăn sáng. Lã Nương: – Có việc khó khăn cho tôi. Albert cắt miếng thịt nguội, bỏ vô đĩa trứng cho Lã Nương, 2 lát thịt heo sấy, miếng thịt Ham dày cho mình. – Ngày mai mình đi New York, giao 5 thùng hoa khô… – Hoa khô? Albert hỏi. – Hoa đã sấy khô, được làm màu như thật, dùng cho sân khấu, cho nên… Lã Nương, uống ly cam tươi, tiếp: – … mình phải tới nhà kho của công ty kịch nghệ Broadway, nằm ngay cảng New York. Albert nói: – Thì tôi đưa cô tới. – Nhưng đây là đám Ý khó tin. Lã Nương nắm tay Alber: – Tôi cần anh giúp… – Thì giúp. – … Với tài bắn tỉa của anh. Albert khựng lại: – Tôi phải làm gì? Lã Nương nói từng tiếng: – Tôi và người cận vệ của công ty sẽ tới đó với mấy thùng hàng bằng xe van, anh trốn trong một xe van khác, cách đó 300m, với khẩu súng bắn tỉa nhà nghề Ruger 22LR Black. Lã Nương chậm lại: – Nhắm tia hồng ngoại vô ngay trán tên Ý đầu sỏ, là người nhận hàng và chung tiền, sau khi người cận vệ giao hàng… – Tôi sẽ bắn nó? Albert hỏi. Lã Nương cười lạnh: – Không! Tôi sẽ chỉ cho nó thấy đốm đỏ hồng ngoại ngay trán, nếu nó giở trò… – Hay! – Nhưng anh phải bắn ngay nếu nó rút súng. Người cận vệ lo phần còn lại. Albert suy nghĩ: “Tôi muốn quên đi, không đụng chạm tới vũ khí, mong có cuộc sống bình yên sau mấy năm chiến trận, tôi muốn làm một người bình thường vui với ba mình trong những ngày ngắn ngủi còn lại của ổng nhưng…” – Ðược! Vì sự tử tế của cô đã dành cho tôi, tôi sẽ giúp cô chuyện này. Và đúng như kịch bản của Lã Nương. Nhà kho tối thui, cảng New York. Thằng Ý Ronaldo: – Ê Tàu! Bỏ hàng vô chiếc van bên hông tao. Lã Nương ra hiệu, người cận vệ chuyển 5 thùng hoa khô vô chiếc van. – Ê, mì Ý! Chung tiền. Lã Nương chỉ mặt thằng Ý nhóc con: – Bỏ bao tiền vô chiếc xe bên hông tao. Thằng cận vệ đen bước tới, bỏ xách tiền vô xe. Lã Nương la lớn: – Ê, mì Ý, thấy đốm đỏ trên trán mầy không? Thằng đen quay qua, nó thấy rõ ràng đốm đỏ trên trán thằng Ý, chỉ tay: – Ronaldo, Ronaldo! Mẹ, có đốm đỏ ngay trán… Coi chừng, con Tàu chơi thiệt! Lã Nương: – Mầy cục cựa là khỏi tốn tiền hớt tóc. Biến đi! Mọi chuyện êm xuôi. Tối đó, tại phố Tàu Boston, căn condo trên nóc ngân hàng Shanghai. Lã Nương và 2 người bạn Tàu từ Hong Kong: – Chúng tôi cám ơn anh. Họ rót chai Louis 13, đưa cao. Cạn ly. Lã Nương kéo Albert ra ban công. Cô chỉ tay: – Albert! Anh thấy cái penthouse trên nóc của tòa nhà kia? Albert: – Thấy. Cô ôm anh. – Của anh từ bây giờ. Albert dọn về căn penthouse đẹp, sang như thường thấy trên tạp chí Playboy. Anh hưởng cuộc sống xa hoa, yên ả trên tầng lầu 20, với cái két sắt giấu trong tường dầy $300,000 tiền mặt. Anh phone: – Cám ơn Lã Nương. – Ðó là thù lao cho những gì anh đã giúp em, tối em tới. Lại một đêm hái “hoa”. -oOo- Albert đang ngồi bên ông Donovan. Mấy hôm nay ông vui, khỏe, máu và đường đã xuống mức bình thường, đặc biệt là: – Albert! Con nhớ căn nhà gỗ… Albert ngắt lời: – Có các cửa sổ màu trắng, nằm ở khu rừng thông quanh hồ Sunapee… Donovan: – Ba hay chèo chiếc kayak đi câu cá. Mẹ con xông khói những con cá hồi lớn cho mùa Ðông. – … Và con có món cá hồi sốt tiêu… – Ba muốn tới đó… Phone. – Hello! Albert, có chuyện cần. – Ok, tới ngay. Anh quay qua ôm ba. – Con sẽ đưa ba về thăm hồ Sunapee, căn nhà gỗ… Con có việc bây giờ. -oOo- Tại căn penthouse của Albert. Lã Nương và Wok, tay cận vệ người Trung Quốc, mặt lầm lì, xanh xao như dân chơi thuốc phiện chuyên nghiệp đã ngồi ở bàn. Albert cắt đĩa xúc xích bò, blue cheese, ô liu tươi mang tới, anh lấy chai Glenfiddich 21, rót 3 ly có đá. Lã Nương: – Ngày mai, 8 giờ sáng, chúng ta đi nhận 2 thùng hoa ở Paterson, New Jersey. – … Và tôi làm tuồng bắn tỉa hù tụi nó? Albert cười, Lã Nương: – Không! Wok là người bắn tỉa, canh cho tôi và anh tới nhận hàng. Cô cạn ly rượu, ăn miếng blue cheese. – Ðó là hầm cầu xe lửa, khu hẻo lánh… Lã Nương mở túi xách, đưa cho Albert khẩu Ruger SR40c nhỏ gọn: – Anh xài cái này, sẽ không có chuyện đấu súng như trong phim, vì chúng ta chỉ là những người buôn bán hoa. – Vậy mang súng theo làm gì? Albert hỏi. – Ðây là bọn nông dân Nga, loại đầu trộm đuôi cướp, thấy mình mang tiền mặt, nhiều lúc cướp luôn, tôi đã bị năm trước. Cô rót 3 ly rượu đầy. – Anh chỉ mang trong người, đề phòng tụi nó giở trò. Wok cũng vậy, tụi mình lấy hàng bỏ lên xe, mình chạy một mạch tới casino Foxwoods, ăn tối, đánh bài một đêm, sáng mai về Boston. Ok? Từ Paterson, băng đường rừng, Wok, treo người trên một cây thông cao, cách hầm xe lửa chừng 300m, thủ khẩu bắn tỉa Ruger 22LR Black, Albert và Lã Nương tới chỗ hẹn. Lã Nương nhá đèn hiệu. Trong hầm, chiếc Land Cruiser chạy chậm ra, ngừng lại. Người đàn ông ốm, mặc bộ quần áo công nhân màu xanh, bước tới khoe 2 tay, chứng tỏ không vũ khí, và không có ai thêm. – Tôi để hàng trên mui xe, cô mang tiền tới lấy. Lã Nương mang va ly tiền, Albert đi sau. Cô đặt trên mui xe. Trong nháy mắt, người đàn ông Nga cúi xuống, rút khẩu shotgun giấu sau lưng chĩa vô mặt Lã Nương. Cô thụp người, Albert phóng qua. Tiếng bụp khô khan của Ruger 22LR Black thổi bay nắp sọ của gã Nga, máu, não, văng tung tóe, từ cửa sau, khẩu M-18 ló ra, nhả đạn, Lã Nương lăn một vòng, 4 tiếng súng Ruger SR40c của Albert đã tắt đài khẩu M-18, thằng nhóc Nga nằm vắt mình qua thành cửa. Lã Nương chụp 2 thùng hàng, chạy tới xe, Albert chạy theo, cô bỏ hàng ở ghế sau, la lớn: – Chạy lẹ! Albert ngồi vô xe, mở máy, phóng. Xe ra khỏi khu vực, chạy về Foxwood. Albert: – Tôi không nghĩ rằng chúng ta giết địch thủ trong chuyện buôn bán hoa, Lã Nương tôi muốn cô nói rõ chuyện mình làm… Lã Nương cười: – Tấp vô bên đường. Xe ngừng bên đường. – Chúng tôi buôn bán cần sa, bạch phiến, các loại thuốc ma túy, ngụy trang dưới những thùng hoa, anh muốn biết gì nữa? Albert thở một hơi dài. “Tôi không muốn tìm một cái chết tồi tệ khác, ngoài chiến tranh, tôi không muốn tham gia trò chơi này!” Albert bước tới: – Lã Nương, đây là lần cuối cùng, tôi không muốn tiếp tục. – Ðâu có gì nguy hiểm cho anh. Thù lao lớn. – Xin cám ơn, không! Tôi muốn có công việc bình thường, để sống như một người bình thường. Mắt Lã Nương rực lên tia sáng kỳ lạ: – Anh dứt khoát không hợp tác? Ðược, lên xe! Albert ngồi vô ghế, cài dây belt, bấm máy. Trong một phần trăm giây, anh không kịp nghe tiếng bụp khô khan của khẩu Ruger 22LR Black bắn tỉa quen thuộc. Cái đầu của Albert nổ tung như trái dưa hấu. -oOo- Lã Nương rót 2 shot Mao Ðài, kéo tay sát thủ Wok ra ban công, cô chỉ tay. – Wok! Anh thấy cái penthouse trên nóc của tòa nhà kia? Wok: – Hầy! Cô ôm anh: – Của anh từ bây giờ. -oOo- “Albert rước ba mình ra xe. – Mình chạy lên hồ Sunapee, thăm căn nhà ngày xưa. Ông Dovan cười rạng rỡ. – Tuyệt quá Albert! Ba cám ơn con…” Nhưng… Albert không bao giờ tới, ông Donovan cũng không bao giờ có dịp nhìn lại hồ Sunapee và căn nhà gỗ trong rừng của mình. Albert bây giờ là hồn ma bóng quế, sống vất vưởng ngay chỗ ngừng của xa lộ I-84 từ New Jersey về casino Foxwood. HĐV |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
![]() |
|
Lan Huynh
Senior Member ![]() Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23618 |
![]() ![]() ![]() |
Một chuyện tình.
Lúc còn dưới tiểu học, bài tập làm văn nào cũng bắt đầu bằng hai chữ nhân dịp, kể chuyện nầy tôi cũng xin “nhân dịp”.
Nhân dịp được thất nghiệp, máu giang hồ nổi lên, tôi bèn rủ một người bạn làm một chuyến du lịch vòng quanh nước Mỹ để thăm bạn bè. Bạn tôi có số nhờ vợ. Vợ chồng hắn có một tiệm chạp phô bán gạo, mắm, ớt, tỏi đủ thứ bà rằng. Vợ hắn cưng hắn rất mực, hễ hắn làm gì có vẻ lao động chân tay là bị cự ngay “Không ai mượn làm chuyện đó, tránh ra!”. Đúng là hắn tốt nghiệp “ngạch cai trị”! Hắn muốn gì, vợ hắn đều răm rắp tuân lịnh một cách vui vẻ. Còn tôi thuộc loại tứ cố vô thân, chẳng có vợ con, nhà cửa gì nên rất thảnh thơi.
Chúng tôi ở miền Đông Bắc Hoa Kỳ, dự định đi xuống miền Nam, vòng qua Cali, rồi lên phía Tây Bắc.
Lúc đó vào cuối năm âm lịch, khoảng tháng Hai dương lịch mà tuyết và gió lạnh vẫn chưa bớt, nhưng càng về phương Nam, trời ấm dần. Trạm đầu tiên cũng là trạm chính mà tôi cố ý ghé là nhà Hùng ở tiểu bang Georgia. Vợ chồng Hùng đã chờ sẵn ở phi trường đón chúng tôi về nhà. Hôm đó đúng vào ngày ba mươi Tết, trời đã về chiều, gió hơi lạnh lại lất phất mưa, giống hệt những ngày giáp Tết ở miền Trung Việt Nam. Nhà Hùng không lớn lắm nhưng có vườn cây cảnh rất đẹp, đứng trên lầu nhìn ra giòng sông phía xa, bên kia là những đồi cây xanh, lờ mờ trong sương như một bức tranh Tàu. Hai đứa tôi được giành cho hai căn phòng nhỏ trên lầu. Tắm rửa xong thì đã sẵn một bàn đồ nhậu ở sân thượng mà Hùng gọi là tiệc đón Giao Thừa. Vợ Hùng làm đồ nhậu rất tuyệt. Nhớ lại sau ngày sập tiệm bảy lăm ở Sài Gòn, mấy tay hành chánh chạy được về cũng khá đông, thường được Hùng mời về nhà nhậu mấy bữa trước khi đun đầu vô rọ cải tạo. Hùng làm ở Bộ Kinh Tế nên thời gian đầu vẫn được “lưu dung”, sau khi mấy cậu việt cộng quen việc rồi thì được đuổi về, dù sao cũng thoát được nạn đi tù.
Vợ Hùng, người Bắc, rất khéo chế biến món ăn. Cô ta vẫn như trước kia, thỉnh thoảng dưới bếp chạy lên canh chừng, xem thiếu món gì thì tiếp tế. Cô có một đức tính rất quí là chẳng bao giờ bỏ vào tai những gì chúng tôi nói với nhau. Bây giờ lớn cả rồi, chuyện lăng nhăng không còn thú vị nữa. Chúng tôi thích nói chuyện mĩa mai, thâm thúy hơn. Sau hơn hai mươi năm chúng tôi mới gặp nhau, ôn lại bao kỷ niệm, từ những ngày sống trong ký túc xá ở đường Trần Quốc Toản cho đến khi ra trường mỗi đứa một nơi. Chúng tôi chỉ kể lại những chuyện vui, chuyện oái ăm thôi. Thực ra, ở tù rồi ra tù, đâu cũng vậy, chẳng có gì đáng buồn. Ngay cả việc tôi bị vợ bỏ cũng chẳng làm tôi quan tâm, tuy nhiên bạn bè thường rất ngại, không muốn nhắc đến chuyện đó, tưởng như thế là lấy cây mà chọt vào vết thương lòng của tôi khiến tôi đau đớn lắm. Ai cũng coi tôi như kẻ ngã ngựa, bỏ vợ thì được chứ vợ bỏ đúng là mất mặt nam nhi. Ngày tôi qua xứ Mỹ, có được số điện thoại, tôi gọi cho Hùng, vợ Hùng mừng lắm cứ giành điện thoại hỏi tôi đủ điều, nhưng khi nghe tôi bảo “Bị vợ bỏ rồi” là không hỏi nữa. Đàn bà rất tò mò chuyện nầy, vợ Hùng coi bộ ấm ức muốn biết vì sao tôi bị vợ bỏ “Bây giờ vợ tôi ở đâu, có chồng khác là ai”.
Tôi biết tâm lý đó nên khi rượu đã ngà ngà, tôi bảo.
– Tôi biết bà Hùng muốn nghe chuyện tôi bị vợ bỏ ra sao. Bây giờ tôi kể, coi như món quà tôi tặng bà, để bà khỏi thắc mắc hoài tội nghiệp.
Cô ta làm bộ miễn cưỡng.
– Cái ông nầy! Ai lại đi nghe chuyện đời tư của người ta.
– Bộ bà không muốn nghe sao. Thì thôi, tôi kể nho nhỏ cho phe đàn ông nghe.
– Ông nầy… Cứ coi như chuyện đùa. Nhưng ông kể chứ không ai ép đâu nhé!
– Nhưng bà đã lo cho mấy đứa nhỏ ăn chưa, hay bắt chúng nhịn miệng đãi khách.
– Có cô chúng lo rồi. Đáng lẽ cho cô ấy và các cháu lên chào hai bác, nhưng vì hai bác còn mệt nên để ngày mai.
– Được rồi ngồi xuống đấy, tôi kể, nhưng hơi dài dòng một chút.
Tôi quen vợ tôi trong một tiệc cưới của một người bà con ở Đa Lạt. Lúc đó tôi học năm thứ hai Đốc Sự Hành Chánh. Tiệc cưới nào cũng giống nhau, nhưng mình là người ở Sài Gòn náo nhiệt, lên Đa Lạt tự nhiên thấy khác liền, cảnh đẹp mà buổi tối thật yên tĩnh. Tôi được xếp ngồi cạnh một cô gái coi cũng đẹp, nhưng điều làm tôi chú ý là vẻ điềm đạm, chín chắn của cô. Cô thường yên lặng như chìm đắm vào một ý nghĩ nào đó. Tôi gợi chuyện thì được biết cô đang học luật ở Sài Gòn. Chúng tôi trao đổi nhau địa chỉ trước khi ra về, nhưng ngay lúc đó trời đổ mưa. Tôi hỏi cô ta về bằng gì, cô bảo có người nhà đem xe đến đón. Từ nhà hàng ra cổng phải qua một vườn hoa, tôi hỏi cô xe hiệu gì, màu gì để tôi ra xem chừng, hễ xe đến tôi sẽ báo, cô khỏi phải ra vào ướt át. Cô bảo nhà có ba chiếc xe nhỏ nên không biết xe nào sẽ đến đón. Thời đó, ai sắm được một chiếc xe du lịch đã là sang trọng rồi, đằng nầy gia đình cô có đến ba chiếc ắt phải giàu và đông người lắm.
Hôm sau tôi đến thăm cô. Đó là một ngôi biệt thự rất xinh, trên đồi thông trông ra hồ Xuân Hương thật nên thơ. Cô sống một mình, phía sau là gia đình người quản gia và nhà để xe. Cô bảo còn gia đình người chị nữa nhưng đã đi Đức nghỉ hè rồi vì người chị có chồng dân Đức. Sau đó về Sài Gòn cô hay đến ký túc xá trường Hành Chánh thăm tôi. Chúng tôi thường đưa nhau đi ăn quà rong, xem ciné giống như những cặp tình nhân khác.
Tính cô ít nói, ít khi biểu lộ tình cảm. Vậy mà chúng tôi cưới nhau không phải do tôi ngõ ý mà là cô ta. Tôi nhớ năm đó, sau hôm thi tốt nghiệp xong tôi và cô đi xem phim ở rạp Rex. Phim dở quá, chúng tôi nói chuyện rì rầm với nhau. Đột nhiên cô hỏi “Ra trường rồi anh có định lấy vợ không”.
“Về các tỉnh buồn lắm, có lẽ phải kiếm một cô vợ”.
“Anh có định cưới em không”.
“Không! Bồ bịch nhau thì được”.
“Sao vậy”.
“Vì gia đình em giàu quá, người ta bảo anh đào mỏ, vả lại em dư sức lấy kỹ sư, bác sĩ, chọn anh làm gì”.
“Em không hiểu ý anh muốn nói gì!”.
“Em sung sướng quen rồi, nếu theo anh về tỉnh lẻ, có khi về các quận thôn quê, em chịu sao thấu”.
“Anh đừng lo chuyện đó. Hay là anh chê em, hay là anh đang yêu ai”.
“Anh không chê em, anh cũng yêu em nữa, nhưng yêu ít hơn một người khác”.
Cô tò mò một cách bình tĩnh
“Em có thể biết được người đó là ai không và chuyện hai người đi tới đâu rồi, có định cưới nhau không”.
“Đúng ra là chuyện một người chứ không phải hai người. Anh yêu cô ta hơn hai năm rồi, trước khi gặp em nữa kia, nhưng cô ta không đáp lại vì cô đang có người yêu. Thực ra anh được gặp và nói chuyện có một lần thôi, còn những lần khác chỉ ngồi trong quán bên đường nhìn cô ta . Anh tưởng quen với em sẽ quên được cô ta vì em đẹp hơn, nhưng rồi chẳng có gì thay đổi trong tình yêu của anh”.
“Anh yêu thì cứ yêu nhưng đừng hy vọng gì, đừng phá đám người ta. Ngoài ra còn có người nào anh có cảm tình nhất”.
“Sau đó là em”.
“Không chê em, cũng có yêu em nữa, anh lại thấy cần một người vợ, vậy anh chọn ai”.
Tôi ngạc nhiên trước lối lý luận thẳng thắn và thực tế của cô. Lúc bấy giờ tôi không có một chút ý niệm gì về gia đình cả vì giấc mơ của tôi về một ngày được sống với người con gái tôi yêu đơn phương kia chỉ là không tưởng.
Thế là chúng tôi cưới nhau. Hôm ra trường, chọn nhiệm sở ở Bộ Nội Vụ, vợ tôi dặn, cố chọn cho được tỉnh Lâm Đồng. Chuyện đó quá dễ vì tôi đậu cao, nhiều ưu tiên hơn các bạn, nhưng tôi thắc mắc thì vợ tôi kể rằng. Chị cô có chồng dân Đức, họ đang thầu vận chuyển tất cả những gì của quân đội Đồng Minh từ các hải cảng miền Trung lên Cao Nguyên, làm chủ hàng mấy chục chiếc xe tải. Họ còn có cả một hệ thống đại lý phân bón và thuốc sát trùng cho toàn miền Trung. Nay thấy cô em lập gia đình, cô chị nhường cho em các đại lý từ Dầu Dây, Long Khánh lên đến Di Linh, Đức Trọng.
“Nhưng anh không quen hoạnh họe hay năn nỉ ai cả!”.
“Anh khỏi làm gì, chỉ cần các cán bộ xã, ấp biết anh là chồng em là đủ, còn mọi việc để em”.
Tôi nghe có lý nên làm theo như lời vợ tôi dặn. Tôi làm trưởng ty Hành Chánh tỉnh Lâm Đồng. Những dịp tỉnh họp quận, xã tôi vui vẻ chào hỏi mọi người, có khi mời họ uống cà phê, ăn điểm tâm nhưng tuyệt nhiên không đả động gì đến chuyện làm ăn của vợ tôi. Chúng tôi dọn lên Đà Lạt, mỗi tuần tôi về nhà một lần. Vợ tôi sinh được một thằng con rất kháu khỉnh. Công việc kinh doanh của vợ tôi cũng chẳng có gì vất vả, thỉnh thoảng cô đi một vòng các đại lý để thăm viếng, tìm hiểu còn mọi việc có nhân viên lo cả.
Chúng tôi sống với nhau được ba năm thì xảy ra vụ sập tiệm năm bảy lăm. Trước vụ di tản chiến thuật từ Cao Nguyên về, tôi được thư của vợ tôi từ Sài Gòn nhắn tôi về gấp, tòa đại sứ Đức sẽ đưa cả gia đình lên máy bay, tên tôi đã có trong danh sách chuyến bay rồi. Sau đó tôi lại được liên tiếp hai lá thư cầm tay nữa. Tôi viết trả lời vì bận việc, nếu không về kịp gia đình cứ đi trước, đừng lo cho tôi. Thực ra Đà Lạt, Lâm Đồng đâu có bị tấn công, công việc các ty, sở tòa Hành Chánh lúc đó cũng chẳng ai cần nữa, nhưng tôi không rời nhiệm sở. Sau nầy tôi mới biết, không phải chỉ riêng tôi, biết bao đơn vị hành chánh, cảnh sát, quân đội…cấp chỉ huy đã chạy đâu mất tiêu mà người chiến sĩ vẫn không rời vị trí chiến đấu cho đến khi gục chết vẫn không hề ân hận điều gì.
Họ cảm thấy đất nước lâm nguy, bi đát đến độ chỉ biết đem thân ra chống đỡ một cách tuyệt vọng, quên cả bản thân, cha mẹ, vợ con. Khi tôi về thì tất cả đã đi rồi. Tôi đi tù, và bây giờ ngồi đây. Chuyện chỉ có thế.
Vợ Hùng có vẻ bất mãn.
– Nhưng ông phải tìm cho ra vợ con chứ. Ông không thương vợ con ông à”.
– Thương chứ, nhưng tìm vợ con để làm gì. Mỗi người đã có một số phận. Cứ để cho vợ tôi coi như tôi đã chết rồi. Hơn hai mươi năm không có tin tức chồng, dù thương yêu bao nhiêu, cô ta cũng không thể làm hòn vọng phu được. Còn thằng con, có thể mẹ nó bảo rằng tôi đã chết hoặc người cha sau nầy là cha ruột của nó. Ở bên Đức chắc chắn họ sung sướng, thế là tôi yên tâm. Làm xáo trộn sự yên tĩnh của họ chẳng có lợi cho ai cả.
Mọi người yên lặng như đang tưởng niệm đến bao mối tình, bao gia đình tan nát vì chiến tranh. Và trong không khí yên bình của một đêm cuối năm ở xứ người, bỗng xôn xao trong tâm tưởng hình ảnh đất nước thân yêu năm nào trong những ngày khói lửa tang thương…
Vợ Hùng chợt lên tiếng.
– Theo ông kể thì chẳng biết vợ ông có thương yêu ông không nữa?
– Lúc đầu tôi cũng phân vân như thế. Nhưng càng về sau, sống với nhau, tôi mới hiểu tấm lòng của vợ tôi. Người con gái dù có yêu ai bao nhiêu cũng không bao giờ tỏ tình trước, vậy mà cô ta dám gợi ý cho tôi cưới cô, nhưng khi biết được tim tôi đã gởi cho người khác, tuy tranh đấu được tôi trong vòng tay, nhưng cô không bao giờ biểu lộ tình cảm nữa. Cô đã dâng tôi cả trái tim, tâm hồn và cả cuộc đời nữa, nhưng chỉ nhận được ở tôi cái bản năng, cái lương tri của một người chồng có học, đứng đắn thế thôi. Tôi thấy mình ở tù là đáng đời, chẳng phải vì việt cộng trả thù mà chính Trời phạt tôi đã phụ một tấm chân tình. Tôi không xứng đáng với tình yêu của cô ta. Hạnh phúc trong tay không chịu hưởng lại chỉ tơ tưởng đến một bóng hình xa xôi, vô vọng. Tôi vừa đau đớn vừa cầu mong cô yêu được người chồng sau nầy.
– Nhưng theo ông kể, ông chỉ gặp cô gái kia chỉ một lần mà lại yêu say mê, dai dẳng như thế, chuyện cũng khó tin.
– Chính tôi cũng không hiểu mình nữa. Có lẽ Trương Chi giải thích được vì sao anh ta chỉ gặp Mỵ Nương có một lần mà thất tình đến độ quả tim hóa đá luôn.
– Ông thử kể cô ta hương trời sắc nước ra sao và gặp trong trường hợp nào.
– Chuyện chẳng có gì ly kỳ nhưng hơi rắc rối. Tôi nhớ lễ Giáng Sinh năm đó, tôi cùng vài người bạn đi nhà thờ Đức Bà xem người ta đi lễ. Tất cả các lối đến nhà thờ đều cấm xe cộ nên ngang chợ Bến Thành chúng tôi gửi xe đi bộ, chen lấn với mọi nguời tìm ngắm người đẹp. Một lúc sau tôi bị lạc mất bạn. Đang nhướng cổ tìm kiếm, bỗng tôi thấy một cô gái cũng đang ngơ ngác nhìn quanh, có lẽ cô cũng lạc bạn như tôi.
Trong mắt tôi, cô nổi bật như đóa hoa rực rỡ giữa đám cỏ dại. Chẳng phải cô đẹp nhưng có những nét đặc biệt mà tôi tưởng như quen biết, thân yêu từ lâu lắm. Da cô ngăm ngăm, hai mắt đen nhánh dưới đôi lông mày rậm, khi tôi đến gần, cô nhìn tôi với tia nhìn sáng rực như quật mạnh vào nơi sâu kín nhất tâm hồn khiến tôi ngất ngây. Tôi rung động cả thần trí lẫn thể xác, như chết chìm trong một hạnh phúc tái ngộ đâu từ kiếp trước. Giây phút bất chợt đó, tôi biết tôi đã yêu.
Trang phục cô màu đen, tóc ngang vai, cô cài trên tóc một đóa hoa vàng, không rõ hoa giấy hay hoa nhựa, hai tai cô cũng có hai đóa hoa vàng nhỏ. Hình ảnh đầu tiên đó đến bây giờ vẫn còn nguyên trong trí tôi. Khi tôi đến gần cô thì giòng người như đặc cứng. Cô bị xô đẩy và muốn thoát ra khỏi đám đông một cách tuyệt vọng.
Tôi đến phía sau cô đẩy những cậu thanh niên vừa la cười vừa giả vờ ngã vào người cô. Chúng tưởng tôi là người thân của cô nên lảng ra. Hai tay tôi giăng ra như một cái khung và cô ở giữa được an toàn. Chúng tôi trôi theo giòng người. Cô biết tôi bảo vệ cho cô nhưng không nói gì. Thỉnh thoảng cô khựng lại, ngã vào ngực tôi. Đầu cô vừa tầm mũi tôi, tôi nhận được mùi thơm con gái ngọt ngào từ mái tóc, từ người cô toát ra. Giòng người càng chen lấn, cô càng như nằm trọn trong vòng tay tôi, nhưng tuyệt nhiên tôi không có một ý nghĩ vẫn đục nào. Cô thân yêu, quý giá và cao sang đến độ tôi tưởng mình là tên nô lệ được hân hạnh bảo vệ cho một nữ hoàng.
Buổi tối hỗn độn như thế mà tôi thấy thế gian vắng lặng chỉ còn mình tôi với cô ta mà thôi. Mùi thơm đó, làn da mềm mại của lưng cô, ngực cô, cánh tay cô cứ vương vấn mãi trong tôi thành một ước ao mãnh liệt đến bơ vơ vì tuyệt vọng.
Khi chúng tôi thoát ra khỏi đám đông, cô quay lại nhìn tôi mỉm cười. Đời tôi chưa bao giờ thấy một nụ cười đẹp và làm tôi sung sướng đến như thế, và đó là lần duy nhất tôi được ân sủng tuyệt vời cô ban cho. Rồi cô bước nhanh hơn như muốn rời tôi. Tôi vẫn đi theo, cô quay lại nói “Cám ơn”. Tôi cố đi song song với cô và hỏi “Cô đi nhà thờ phải không”. Cô gật đầu, tôi nói “Cho tôi đi theo với”. “Để làm gì”. “Để cầu nguyện với Chúa”. “Cầu nguyện gì”. “Cầu nguyện cho chúng mình yêu nhau”. Cô quay nhìn tôi, lắc đầu “Không được đâu! Tôi có người yêu rồi”.
Tôi kêu lên “Thôi chết! Tôi làm sao sống nổi đây!”. Cô làm thinh đi nhanh hơn nữa. Biết là cô chán tôi vì câu tán tỉnh rẻ tiền đó nên tôi đi chậm lại, tần ngần nhìn theo cô đang khuất dần vào đám đông.
Thế là tôi thành kẻ thất tình. Chiều nào tôi cũng ra đường Lê Lợi, quãng từ chợ Bến Thành đến đường Tự Do, đi lang thang lên xuống để hy vọng mong manh gặp lại cô. Trước kia tôi cũng có thói quen lang thang như thế, ghé nhà sách Khai Trí tìm một quyển sách, vô quán cà phê ngồi nhìn thiên hạ qua lại, bây giờ tôi được thêm cái thú chờ mong.
Đôi khi tôi đến cả nhà thờ Đức Bà, đứng dưới tượng Đức Mẹ lầm thầm cầu nguyện “Lạy Mẹ cho con gặp lại nàng, chỉ một lần nữa thôi, con nhớ nàng lắm!”. Tôi không phải con chiên công giáo, nhưng hình như Đức Mẹ nghe thấy và thế là tôi được gặp cô ta lần thứ hai. Hôm đó tôi ra chợ Bến Thành coi thiên hạ sắm Tết. Từ xa, chỉ thấy dáng người tôi biết ngay là cô ta rồi. Cô đi với bạn trai, cô mặc áo màu xanh nhưng vẫn đeo đôi hoa vàng. Lần nầy tôi quyết theo cô đến nhà. Cũng may, chỗ gửi xe của tôi và cô gần nhau nên tôi theo cô về đến quận Tư. Hóa ra là nhà người bạn học mà tôi có đến vài lần nhưng tôi chỉ đứng ngoài chờ hắn vào lấy gì đó trước khi đi chơi với nhau. Lẽ ra với người khác đó là dịp bằng vàng để được làm quen với cô ta, nhưng vì biết cô đã có người yêu lại thêm mặc cảm cô chẳng thèm để mắt đến tôi nên tôi không dám đến nhà người bạn ấy nữa, sợ cô ta gặp tôi, nhớ ra, rồi kể lại chuyện tán tỉnh lăng nhăng của tôi, chỉ thêm xấu hổ chứ chẳng được gì.
Nhưng tôi không thể quên được cô nên mỗi chiều tôi vào một quán cà phê trước nhà cô chờ ngắm cô đi học về, khi thì với người yêu, khi thì một mình. Trong đời dù trai hay gái, ai cũng trải qua vài mối tình bất ngờ, đơn phương như thế nhưng rồi cũng sẽ quên đi vì đó chỉ là tiếng kêu vô vọng. Duy với mối tình nầy tôi không bao giờ quên. Sau nầy ra trường đi làm việc nơi xa nhưng có dịp về Sài Gòn tôi lại ghé quán cà phê ngồi nhìn qua nhà cô. Có lẽ cô đã theo chồng nhưng tôi vẫn tưởng tượng rằng cô vẫn còn ở trong đó, vẫn đi lại, nói năng, sinh hoạt bình thường.
Đó là cách để tôi đỡ nhớ cô, để mơ tưởng được nhìn thấy cô. Ngay cả khi đi tù về, tôi hành nghề đạp xích lô, mỗi khi ngang trước nhà cô là tôi gác xe ngồi nhìn vơ vẩn, làm như đang chờ khách. Dù tôi biết nhà đã đổi chủ từ lâu nhưng khi đến nơi thân yêu mơ hồ ấy tôi cảm thấy cuộc đời lẻ loi của mình như có một chút an ủi, một chút vui.
Nếu nói rằng mỗi người một định mệnh thì đúng là tôi sinh ra chỉ yêu có mình cô ta thôi.
Mọi người vẫn yên lặng. Vợ Hùng phê bình một câu.
– Tưởng ông kể chuyện tình lâm ly, gay cấn lắm, không ngờ chẳng có gì cả. Thế ông có biết bây giờ cô ta ở đâu, ra sao không?
– Câu đó tôi định hỏi vợ chồng bà.
– Cái ông nầy! Vợ chồng tôi có dính dáng gì đến người ông yêu đâu.
– Sao không. Đó là cô Mai, em gái ông Hùng chứ ai.
Vợ Hùng trợn mắt lên vì ngạc nhiên. Hùng gật gù bảo.
– Tớ nhớ ra rồi, lúc ở trường Hành Chánh, tớ có nghe hình như có cậu nào yêu em tớ, tớ không để ý, hóa ra là cậu
– Tôi vượt cả nghìn cây số xuống đây chỉ cốt hỏi một câu là bây giờ cô Mai ra sao? Chiến tranh, ly loạn… Tôi chỉ sợ cô gặp chuyện không may.
– Chồng cô là thiếu tá nhảy dù, tự tử chết trong trại Hoàng Hoa Thám ngày ba mươi tháng tư năm bảy lăm. Hai đứa con tốt nghiệp đại học, đã lập gia đình, hiện cô sống một mình.
Vợ Hùng bảo tôi “Chờ đấy!”, rồi vội vả xuống lầu. Một lúc sau, cô đi lên và nói lớn.
– Cô ấy đang ở bên Việt Nam, ông có dám về tỏ tình một lần nữa không?
– Tôi ước được gặp cô ta một lần nữa, cho đỡ nhớ. Lúc đó có lẽ tôi sẽ liều mạng bảo với cô rằng “Tôi yêu cô”. Thế là tôi mãn nguyện rồi. Còn chuyện cô đáp lại, coi bộ khó vì lúc trai trẻ còn bị làm ngơ, bây giờ thì hi vọng gì.
– Nhưng cô ta cũng lớn tuổi rồi, sợ ông không nhận ra nữa đấy.
– Làm sao tôi quên được đôi mắt và miệng cười. Chỉ cần thấy dáng người sau lưng, tôi tin mình sẽ nhận ra cô ngay.
Đã hai mươi năm chúng tôi mới có dịp nhậu nhẹt, cười nói thoải mái với nhau. Tôi không biết uống rượu, chỉ một lon bia là đã mơ màng rồi, nhưng tối đó tôi uống hơn chục lon, quả là một kỷ lục. Có điều sau đó tôi phải chạy vào phòng vệ sinh ói thốc tháo ra. Tôi chỉ kịp giật nước, rửa mặt qua loa là mắt tối sầm lại, đứng không vững, các bạn vội dìu tôi lên giường. Người tôi toát mồ hôi, nằm bẹp, nhưng một lát sau cũng cảm thấy một bàn tay dịu dàng dùng khăn nóng lau mặt tôi rồi đắp mền cho tôi.
Sáng hôm sau tỉnh dậy, người vẫn còn ngầy ngật, đầu nhức nhối khó chịu. Tôi nghe tiếng vợ Hùng dặn dò ai đó ở dưới nhà.
– Khi ông ấy dậy nhớ chỉ viên thuốc trên bàn rồi pha cho ông ấy một ly cà phê, hỏi có ăn cháo không thì nấu. Tụi nầy đi chợ độ một giờ sau sẽ về. Tôi giao ông ấy cho cô trách nhiệm đấy nhé!
Có tiếng đối đáp nho nhỏ rồi tiếng cười rộ lên, tiếng chân xa dần ra phía sân nhà.
Tôi dậy đánh răng, rửa mặt xong lần xuống bếp. Nhà vắng hoe, trên bàn ăn có ly nước lạnh và viên thuốc. Tôi ngồi xuống uống thuốc rồi dùng tay xoa xoa mặt, miết mấy ngón tay lên lông mày cho bớt nhức đầu. Bỗng tôi nghe tiếng nói.
– Anh uống cà phê nhé!
Tôi ngẩn lên thấy một người đàn bà quay lưng về phía tôi đang vặn bếp ga, tiếng lửa cháy phì phì nho nhỏ.
– Dạ, chị cho xin một ly.
– Anh ăn cháo nhé!
– Dạ không, cám ơn chị.
– Gớm, lúc tối các ông nhậu nhẹt… Sao mà lắm thế.
Tôi lừ nhừ trả lời.
– Bạn bè lâu ngày mới gặp nhau.
Người đàn bà mặc đồ đen, nhìn sau lưng dáng thon thả, tóc hơi ngắn, đôi vai nhỏ. Tôi chợt rúng động tâm thần, người run lên.
– Cô Mai!
Cô quay nhìn tôi, môi mím lại như đang dọa nạt một em bé, nhưng đôi mắt cô sáng lên một nụ cười trìu mến, long lanh niềm vui. Hai tai cô vẫn y nguyên hai đóa hoa vàng, giống như hoa mai, loại hoa chỉ nở vào dịp Tết ở quê nhà. Cô nói chậm rãi.
– Từ nay em cấm anh không được uống rượu nhiều nữa.
Sau nầy cô ta kể với tôi rằng cô đã khóc khi rình nghe tất cả.
Phạm Thành Châu |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
![]() |
|
<< phần trước Trang of 158 phần sau >> |
![]() ![]() |
||
Chuyển nhanh đến |
Bạn không được quyền gởi bài mới Bạn không được quyền gởi bài trả lời Bạn không được quyền xoá bài gởi Bạn không được quyền sửa lại bài Bạn không được quyền tạo điểm đề tài Bạn không được quyền cho điểm đề tài |