![]() |
![]() ![]() ![]() ![]() ![]() |
![]() ![]() |
Sức Khỏe - Y Tế | |
![]() |
![]() |
![]() ![]() |
<< phần trước Trang of 190 phần sau >> |
Người gởi | Nội dung |
Lan Huynh
Senior Member ![]() Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23798 |
![]() ![]() ![]() |
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
![]() |
|
Lan Huynh
Senior Member ![]() Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23798 |
![]() ![]() ![]() |
"Hãy Để Thức Ăn Là Thuốc Của Bạn, Đừng Để Thuốc Là Thức Ăn Của Bạn"Bạn có biết, trong thực tế, các cơ sở y tế chỉ có khả năng hỗ trợ người bệnh phục hồi 25% sức khỏe, 75% còn lại do chính người bệnh dùng chính sức lực của mình để sửa chữa và tái tạo. Ví dụ, trong khâu trị liệu, phục hồi chức năng sau gãy xương, bệnh nhân phải tập luyện chăm chỉ thì cơ bắp phát triển trở lại bình thường và đầy đủ, dù bác sĩ vật lý trị liệu giỏi đến đâu cũng không có cách nào làm thay bạn. Điều này đặc biệt đúng với chế độ ăn kiêng. Bác sĩ có thể đưa ra lời khuyên hữu ích, nhưng kiêng đến mức độ nào, điều đó hoàn toàn phụ thuộc vào chính bạn. Muốn khỏi ốm thì phải biết mình đang ăn gì, có no hay không, sau khi ăn xong cơ thể sảng khoái và tràn đầy năng lượng, hay uể oải, buồn ngủ, hoặc thậm chí có các phản ứng bất lợi như dị ứng và tiêu chảy. Do đó, chọn thực phẩm rất quan trọng, ăn những gì phù hợp với bạn, và thực phẩm đó sẽ trở thành liều thuốc bổ tốt nhất cho bạn. Khi bạn vừa ăn, vừa sử dụng điện thoại, xem tivi, lơ đãng, không biết mình đang ăn gì, không biết nguyên liệu có tươi không, có no không. Nếu ăn như vậy trong thời gian dài, tâm trí của bạn sẽ mất kết nối với cơ thể, và bạn sẽ không nhận thức được sự mất cân bằng trong tất cả các khía cạnh. Vì vậy, cơ thể phải sử dụng các phương thức mạnh hơn để nhắc nhở bạn, làm cho bạn đau, làm cho bạn nôn, khiến bạn khó chịu. Từ bỏ "thức ăn tối""Thức ăn tối" là gì? Những thực phẩm chế biến sẵn có nhiều chất phụ gia, nêm nhiều gia vị, hư hỏng, không tươi ngon và vô hình chung đều là thực phẩm sậm màu. Thỉnh thoảng bạn có thể ăn chúng, nhưng nếu chúng chiếm một tỷ lệ lớn trong chế độ ăn uống hàng ngày của bạn, thì tốt nhất là bạn nên điều chỉnh lại. Ví dụ, nếu vị ngọt tự nhiên của trái cây hoặc mật ong có thể thay thế cho vị ngọt của saccharin và aspartame (các chất làm ngọt nhân tạo), thì gánh nặng cho cơ thể chắc chắn sẽ được giảm bớt. Ăn nhiều thực phẩm thiếu lành mạnh cho sức khỏe buộc chúng ta phải vận động nhiều hơn để chuyển hóa chúng. Người đang khỏi bệnh thường có chức năng tiêu hóa, trao đổi chất, giải độc kém; nên lựa chọn thực phẩm ăn uống cẩn thận để giảm can nhiễu, hao tổn không đáng có, đồng thời dành phần lớn sức lực cho việc tự chữa bệnh. 3 yếu tố chính khiến tế bào có thể chuyển hóa thành ung thưNếu bạn là người hay cười, vị tha, hài hước, thì bạn đã âm thầm tích góp cho bản thân những vốn liếng quan trọng đối với khả năng chống ung thư. Chỉ cần trái tim và cảm xúc không mất kiểm soát, cộng với kiến thức chăm sóc sức khỏe và luyện tập không ngừng, thì tế bào ung thư cũng có thể được chuyển hóa. Có ba yếu tố chính khiến một số lượng lớn tế bào trở thành ung thư và đột biến thành bệnh: · Dinh dưỡng kém. · Tâm trạng hay buồn chán. · Cách suy nghĩ có xu hướng tiêu cực. Không khó để ngăn ngừa ung thư, miễn là loại bỏ được ba yếu tố tiêu cực trên. Nói cách khác, đó là chăm sóc tốt cho thể chất, tinh thần và tâm hồn về mọi mặt. Vậy, nếu bạn đã bị ung thư thì sao? Việc chăm sóc tất cả các khía cạnh của cơ thể, tâm trí và tâm hồn cũng đều quan trọng như nhau. Có rất nhiều trường hợp lâm sàng chỉ ra rằng, người mắc ung thư sau một quá trình điều trị thích hợp, cũng cần thay đổi tư duy, thay đổi thói quen và tính khí cũ. Điều chỉnh tâm trí theo cách này, nhiều người có thể khỏi bệnh một cách kỳ diệu. Đừng phớt lờ những tác hại mà tâm trí gây ra cho cơ thể. Các chuyên gia đã phân loại mối quan hệ giữa cảm xúc bên trong với ung thư, và nhận thấy rằng tức giận, cảm xúc tiêu cực và ung thư dạ dày có một mức độ tương quan nhất định. Đối với sự bất an và không tin tưởng vào bản thân, nó có thể dẫn đến bệnh ung thư hạch. Biểu hiện của ung thư vú như thế nào? Người có tính tình u uất, hay xung đột với người thân và người khác, thuộc nhóm rủi ro cao. Nếu hiện tại bạn thường hủy hoại cơ thể và khiến bản thân không hạnh phúc, thì trong tương lai, tâm trí và tâm hồn của bạn sẽ quay ngược lại để "phản bội", thay đổi cơ thể, hủy hoại bạn và khiến bạn phải chịu đựng đủ thứ rắc rối cũng như đau đớn. Hãy loại bỏ lần lượt ba yếu tố gây ung thư trên, làm dịu tâm trạng và chăm sóc cơ thể bạn nhé! Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 30/Dec/2021 lúc 9:53am |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
![]() |
|
Lan Huynh
Senior Member ![]() Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23798 |
![]() ![]() ![]() |
Tối Qua Quá Chén, Sáng Nay Vật VờSay xỉn hoặc quá chén là sau một chầu “túy lúy càn khôn”, liên tục “dô! dô!” với bạn bè vào tối hôm trước thì sáng hôm sau thấy trong người vật vờ khó chịu mệt mỏi, tiếng Anh gọi là Hangover, tàn dư của quá chén. Hangover không những ảnh hưởng tới sức khỏe mà còn ảnh hưởng tới nếp sống và việc làm. May mắn là sau 24 giờ, đa số tàn dư hangover này cũng tự hết đi. Nhưng hangover tiếp nối hangover thì lại là có chuyện chẳng lành. Tại sao lại có hangover Cho tới bây giờ vẫn chưa có một giải thích khoa học nào về tại sao lại bị hangover cũng như tại sao có người nhậu đã đời mà sáng hôm sau vẫn tỉnh bơ đi làm, coi như chẳng có chuyện gì xảy ra vào đêm hôm trước. Mà có người chỉ mới ngà ngà vài ba ly thì sáng hôm có những dấu hiệu của hangover. Những dấu hiệu đó là gì? Triệu chứng của hangover có thể là nhức đầu, bơ phờ mệt mỏi, buồn nôn, tiêu chảy, khát nước, mất ngủ, nhạy cảm với ánh sáng và âm thanh, tim đập nhanh, tay chân run rẩy, kém tập trung, lên cơn kinh phong, lạnh người, ngẩn ngơ sững sờ thậm chí bất tỉnh… Tại sao có khó khăn như vậy Nguyên nhân chính của hangover chưa được xác định nhưng sự thiếu nước, thay đổi hormone và tàn dư của các chất do sự phân hủy rượu có thể là thủ phạm gây ra các triệu chứng kể trên. Chẳng hạn chất cồn trong rượu làm xáo trộn các hóa chất trong não khiến cho giấc ngủ kém bình an cũng gây ra tình trạng vật vờ. Sau đây là một vài giải thích. 1. Vì rượu là chất làm lợi tiểu, người say xỉn đi tiểu nhiều đưa tới khô nước trong cơ thể. Mà khô nước lại đưa tới khô miệng, khô da, mệt mỏi, khó ngủ, nhức đầu, chóng mặt, táo bón… Nguyên do là rượu chặn sản xuất hormone chống tiểu tiện của nang thượng thận, thận tăng thải nước ra khỏi cơ thể qua sự tiểu tiện. Cứ mỗi 250 cc rượu uống vào thì thận loại ra từ 800-1000 cc nước tiểu. Tác dụng lợi tiểu này chỉ chấm dứt khi chất rượu hoàn toàn tan biến. 2. Vì tiểu tiện nhiều, chất pot***ium trong máu giảm. Chất K lại cần cho các chức năng của thần kinh và cơ bắp, tim mạch. Khi thiếu chất này, người say xỉn bị nhức đầu, mệt mỏi, buồn nôn. Thêm vào đó, vì cơ thể giảm nước, não bộ cũng giảm một chút khối lượng, màng óc bị kéo theo khiến cho nhức đầu gia tăng. 3. Rượu làm giảm đường trong máu khiến ta run rẩy, đổ mồ hôi, ngất xỉu. Lý do là gan bận giải quyết chất rượu không điều hòa glucose được. 4. Rượu khiến sức để kháng của cơ thể suy yếu, mau mệt; 5. Rượu kích thích dạ dày, khiến cho sự tiêu hóa bị rối loạn, chậm tiêu và muốn nôn ói. 6.
Rượu khiến ta buồn ngủ, nhưng giấc ngủ không yên, nhiều ác mộng, đứt đoạn. Bộ ai cũng bị hangover hay sao? Kết quả nghiên cứu tại Boston University School of Public Health vào năm 2008 cho hay khoảng 30% người uống nhiều rượu có thể không bị hangover, còn 70% kia thì vật vờ hành trông thấy. Thường thường thì ai uống nhiều cũng bị, nhưng nặng nhẹ khác nhau. Tùy thuộc ở tạng và sức chịu đựng của mỗi người. Một số hoàn cảnh khiến hangover nhiều hơn là: 1. Dạ dày mà trống trơn thì chất rượu chuyển sang máu mau hơn và gây ra khó chịu nhanh và nhiều hơn. 2. Say xỉn mà lại liên tục “khói vàng bay lên mây”, phì phả thuốc lá thì khó khăn càng trầm trọng. 3. Nếu bố mẹ say xỉn thì con cái cũng chịu nhiều dấu hiệu khó khăn hơn, do gene di truyền. 4. Tùy theo màu của rượu. Trong sự lên men, hóa chất congener được tạo ra. Chất này làm cho rượu có màu hấp dẫn hơn và cũng là chất gây ra hangover nhiều hơn. Các loại rượu như Bourbon, Scotch, Brandy, Taquina, Red wine thường nhiều congener hơn là Vodka, Gin… 5. Người mập mạp ít bị hangover hơn người gầy, người tuổi cao thì cũng nhiều hangover hơn trai tráng thanh niên. 6. Có ý kiến cho rằng vị ngọt của rượu gây ra nhiều hangover, có thể là vì rượu ngọt nên ngọt miệng uống nhiều. 7. Phụ nữ dễ bị vật vờ hơn nam vì gan quý bà kém hóa giải chất rượu so với nam nhân cũng như vì chất lỏng trong cơ thể quý bà ít hơn ở nam giới. Như vậy thì hangover có hại không Có chứ. Ngắn hạn thì kém tập trung, hay quên, tay chân vụng về, mắt nhìn lệch lạc, tới sở thì chỉ muốn ngủ, lơ là công việc mà lái xe lại hay gây tai nạn. Tiếp tục hangover thì sức khỏe suy giảm vì tác hại của rượu như là ung thư gan, miệng, suy dinh dưỡng, thân hình tiều tụy, trí nhớ khi còn khi mất… Vậy phải làm gì để chữa hangover Không có thuốc tiên để giải rượu nhưng thời gian có thể tiếp tay, vì thường thường sau 24 giờ cơ thể có thể hóa giải các tàn dư khó chịu gây ra do sự quá chén. Nếu vì chào mời quá thắm thiết thì “đề cao cảnh giác”, uống cầm chừng, vừa nhâm nhi uống vừa ăn thực phẩm, như các cụ ta xưa kia trà dư, tửu hậu. Gan có khả năng chuyển hóa một lon bia trong 1 giờ. Nếu nhịp uống cách xa nhau sẽ giúp gan làm việc hữu hiệu hơn. – Uống vừa phải, đừng quá sức chịu đựng của cơ thể. – Viện National Institute on Alcohol Abuse and Alcoholism khuyên rằng phụ nữ không nên uống quá 1 drink/ngày còn nam giới không nên uống quá 2 drinks/ngày. Một drink là 12 ounces beer, 5 ounces vang và 1 ½ ounces rượu mạnh 80 độ. Nên nhớ là người nhỏ con kém chịu đựng với tác dụng của rượu hơn là người to con. – Cứ hai ly rượu thì uống một ly nước để bớt uống rượu và tránh khô nước cho cơ thể. – Đừng uống rượu khi bụng đói. Trước khi đi phó hội, làm một bữa ăn lót dạ với nhiều tinh bột hoặc chất béo để giảm tốc độ hấp thụ của rượu ở dạ dày. Trong tiệc, nên ăn món ăn có nhiều tinh bột và hơi béo một chút. – Giới hạn uống rượu có màu đậm vì chất congener kích thích mạch máu và tế bào não khiến cho dấu hiệu của hangover trầm trọng hơn lên. – Tránh nước có gas vì gas làm cho rượu hấp thụ vào máu mau hơn. – Có ý kiến cho là uống cà phê để giải rượu. Cà phê có nhiều caffeine là chất kích thích có thể giúp giảm mệt mỏi. Nhưng khi tác dụng của cà phê hết thì người hangover lại thấy mệt mỏi hơn. Hơn nữa, cà phê lại là chất lợi tiểu giống như rượu, khiến cho người say mất nhiều nước hơn và sẽ làm tình trạng hangover trầm trọng hơn. Nói chung, uống cà phê không giải quyết được các dấu hiệu khó chịu do uống rượu nhiều gây ra. Thế làm gì để tránh hangover? Phương thức hay nhất là xa lánh rượu hoặc uống một cách vừa phải. – Bí quyết của dân chúng vùng Địa Trung Hải là uống một thìa dầu Olive trước khi đi dạ tiệc, để trì hoãn sự hấp thụ rượu ở bao tử. – Uống một ly nước lớn trước khi đi ngủ. Để một ly nước ở đầu giường để khi thấy khát, khô miệng là uống ngay. – Rượu giảm glucose trong máu khiến ta cảm thấy đói, run rẩy và yếu sức. Do đó, nhiều người cho là thực phẩm nước uống chứa đường fructose của trái cây hoặc mật ong giúp hóa giải rượu mau hơn. – Ăn uống đầy đủ vì thực phẩm sẽ cung cấp sự thất thoát của muối khoáng và pot***ium của cơ thể do rượu gây ra. – Nghỉ ngơi thoải mái nếu có thể. – Không nên uống thuốc chống nhức đầu Tylenol vì thuốc này thường gây tác dụng không tốt đối với gan. Nếu quá nhức đầu, có thể uống viên Ibuprofen, Advil. – Cà phê có thể giúp làm nhẹ nhức đầu vì tác dụng co mạch máu. Tác dụng này hóa giải tác dụng giãn mạch máu gây ra nhức đầu. Một vài viên thuốc chống acit có thể giảm cồn cào bao tử. – Một bát súp rau thịt giúp bổ sung sinh tố khoáng chất thiếu hụt vì nhậu đêm trước mà không ăn cơm. – Nếu thấy run tay, đau bụng hoặc có máu trong chất ói thì đi bác sỹ ngay vì có thể là đã bị ngộ độc rượu, cần được chăm sóc tức thì. Kết luận Kinh nghiệm của các cụ ta là “phòng bệnh hơn chữa bệnh”, cho nên tránh quá chén là điều cần làm. Cực chẳng đã mà phải “phó hội bàn rượu” thì cứ một rượu một nước, kèm theo thức ăn là có thể tránh được vật vờ vào sáng hôm sau, có phải không bà con nhỉ?
Bác Sĩ Nguyễn Ý Đức |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
![]() |
|
Lan Huynh
Senior Member ![]() Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23798 |
![]() ![]() ![]() |
10 cách đơn giản chống lão hóa cho khớp gối Các bài tập vận động mạnh, chẳng hạn như quần vợt, bóng rổ, chạy, nhảy và một số lớp tập luyện tim mạch giúp duy trì xương chắc khỏe, nhưng cũng có thể khiến khớp gối của bạn bị lão hóa sớm. Khớp gối có thể là khớp đầu tiên bị thoái hóa khi bạn già đi. Khớp gối là một khớp quan trọng có thể tồn tại suốt đời nếu được chăm sóc thích hợp.
Khớp gối là khớp hoạt dịch của cơ thể. Với mỗi bước đi, khớp gối chịu gấp rưỡi trọng lượng của cơ thể bạn, và khi bạn chạy hoặc nhảy, áp lực phải chịu đựng nhiều hơn nữa.
Dưới đây là một số cách để bảo vệ khớp gối và làm chậm tác động của quá trình lão hóa:
1_ Tiếp tục vận động
Tập thể dục giúp tăng cường các cơ hỗ trợ khớp gối của bạn và giữ cho chúng lỏng lẻo và linh hoạt.
2_ Duy trì cân nặng hợp lý
Tăng thêm khoảng 10kg trở lên sẽ khiến đầu gối của bạn bị ảnh hưởng rất nhiều.
Nếu bạn đang thừa cân, thì việc giảm một lượng nhỏ cân nặng cũng có thể tạo ra sự khác biệt về sức khỏe và chức năng của khớp gối.
3_ Chọn giày dép phù hợp Những đôi giày thích hợp, vừa vặn với khả năng nâng đỡ tốt là điều mà khớp gối của bạn mong muốn.
Dép tông không có hỗ trợ và có thể là nguyên nhân trực tiếp gây đau gối.
Giày cao gót làm thay đổi đáng kể sinh học của cơ thể bạn, đặc biệt là cơ học của đầu gối và chân – và không theo chiều hướng tốt.
4_ Tăng cường các cơ hỗ trợ khớp gối. Cơ
tứ đầu đùi ở mặt trước đùi và gân kheo ở mặt sau tham gia vào quá trình
uốn cong và duỗi thẳng khớp gối. Các cơ này chạy từ xương chậu đến dưới
gối. Tăng cường sức mạnh các cơ đó đóng một vai trò quan trọng trong
việc ngăn ngừa đau gối.
Nghiên cứu đã ghi nhận rằng tăng cơ hỗ trợ đầu gối có thể hiệu quả như phẫu thuật điều trị một số trường hợp đau khớp gối. Bạn có thể tìm kiếm chương trình trợ giúp phù hợp thông qua một nhà vật lý trị liệu hoặc huấn luyện viên thể thao.
5_ Kết hợp các bài tập có tác động cao và tác động thấp.
Mặc dù tập thể dục rất tốt trong việc giữ khớp gối khỏe mạnh, nhưng các hoạt động có tác động mạnh có thể làm mòn sụn, mô liên kết dạng sợi đóng vai trò như một tấm đệm giữa xương của bạn.
Các bài tập có động tác mạnh, chẳng hạn như quần vợt, bóng rổ, chạy, nhảy và một số lớp tập luyện tim mạch giúp duy trì xương chắc khỏe, nhưng chúng cũng có thể khiến đầu gối của bạn bị lão hóa sớm.
Một chiến lược tốt là kết hợp một số hoạt động có tác động cao với bài tập ít gây nhức xương khớp hơn, chẳng hạn như đi xe đạp, đi bộ hoặc bơi lội để giữ cho khớp gối cử động và cơ bắp khỏe mạnh mà không gây thêm sự hao mòn không cần thiết trên sụn của bạn.
6_ Duy trì phạm vi chuyển động của đầu gối Điều này có nghĩa là khả năng duỗi thẳng và uốn cong đầu gối hết công suất. Di chuyển đầu gối hết mức phạm vi chuyển động của chúng giúp tránh cứng và mất khả năng vận động khi bạn già đi.
7_ Quỳ gối trên nệm
Quỳ gối trong thời gian dài trên bề mặt cứng có thể gây kích ứng hoặc làm hỏng lớp đệm, lớp đệm bảo vệ nhỏ chứa đầy gel hoạt dịch ở khớp gối của bạn.
8_ Tránh đứng trên bề mặt cứng hoặc ngồi xổm trong thời gian dài
Cả hai đều là một công thức làm đau và tổn thương đầu gối.
9_ Giữ khớp gối khỏe mạnh thông qua chế độ ăn uống của bạn Ăn nhiều rau, ngũ cốc nguyên hạt và protein dễ hấp thu như cá, và tránh thực phẩm chế biến sẵn và chất béo bão hòa sẽ giúp hạn chế tình trạng viêm nhiễm.
10_ Đừng bỏ qua các cơn đau khớp gối Hãy nghĩ đến châm cứu hoặc vật lý trị liệu khi bạn bị đau gối.
Các nhà nghiên cứu ghi nhận rằng châm cứu có thể là một phương pháp điều trị hiệu quả cho nhiều loại đau khớp gối. Nó hoạt động bằng cách giảm viêm tại chỗ, tăng tuần hoàn và giảm đau.
Nếu bạn bị thương ở đầu gối, châm cứu cũng có thể giúp đẩy nhanh quá trình chữa bệnh. Và vật lý trị liệu là một cách tuyệt vời để tăng cường sức mạnh cho đôi chân của bạn, tăng tính linh hoạt và giữ cho khớp gối của bạn vận động. Điểm mấu chốt là khớp gối sẽ thoái hóa khi bạn già đi. Tuy nhiên, với một chút cẩn thận và một chút vận động, bạn sẽ giúp khớp gối khỏe mạnh và linh hoạt hơn.
Cô Lynn Jaffee là một bác sĩ châm cứu được cấp phép và là tác giả của quyển sách “Các bước đơn giản: Cách Châm cứu để có sức khỏe tốt hơn”.
Lynn Jaffee _ Thu Ngân |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
![]() |
|
Lan Huynh
Senior Member ![]() Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23798 |
![]() ![]() ![]() |
Người Đã Tiêm 3 Mũi Vắc Xin Có Triệu Chứng Nhiễm Omicron Như Thế Nào?Triệu chứng nhiễm Omicron ở người đã tiêm 3 mũi vắc xin. Số lượng bệnh nhân nhiễm Omicron dù đã tiêm 3 mũi vắc xin chưa nhiều và chỉ bị đau họng, mỏi cơ. Liều vắc xin tăng cường là vũ khí lợi hại trong cuộc chiến chống lại Omicron. Tuy nhiên, mọi người vẫn có thể nhiễm biến thể mới và gặp các triệu chứng dù đã tiêm 3 mũi vắc xin Covid-19. Đó là nhận định của bác sĩ Craig Spencer, người đang làm ở tuyến đầu chống dịch Covid-19 ở Mỹ. Ông đã tiết lộ các triệu chứng khó chịu của Omicron xuất hiện ở những bệnh nhân đã tiêm 3 mũi vắc xin. Biến thể này được chứng minh phần nào tránh được các kháng thể sinh ra sau khi tiêm 2 mũi vắc xin. Tuy nhiên, bằng chứng mới nhất cho thấy, việc tiêm liều tăng cường thúc đẩy khả năng bảo vệ lên ít nhất 70%. Ngoài ra, Omicron dường như có các triệu chứng bệnh nhẹ hơn, điều này một phần do miễn dịch có từ vắc xin. Tuy nhiên, một người đã tiêm 3 liều vắc xin vẫn có nguy cơ nhiễm Omicron. Khi đó, người bệnh có thể bộc lộ các triệu chứng ở dạng nhẹ hơn. Theo bác sĩ Spencer, bệnh nhân chủ yếu bị đau họng. "Một số người mệt mỏi, đau cơ. Không có tình trạng khó thở, hụt hơi. Tất cả đều hơi khó chịu, nhưng ổn", bác sĩ Spencer chia sẻ.
Các triệu chứng chính của Omicron Một số biểu hiện giống như cảm lạnh đã được ghi nhận ở những người bị nhiễm biến thể Omicron. Các nhà khoa học theo dõi Ứng dụng Nghiên cứu triệu chứng Covid-19 đã phân tích các ca bệnh tại London, tâm chấn của Omicron ở Anh. Họ so sánh với dữ liệu vào tháng 10 khi Delta là chủng virus chiếm ưu thế. Phân tích không tìm thấy sự khác biệt rõ ràng giữa triệu chứng của Delta và Omicron. Chỉ có 50% số bệnh nhân trải qua 3 triệu chứng cổ điển là sốt, ho, mất khứu giác hoặc vị giác. Năm triệu chứng hàng đầu của cả 2 biến thể là sổ mũi, đau đầu, mệt mỏi, hắt hơi, đau họng. Thêm vào đó, một số người còn có tình trạng chán ăn và sương mù não (trí nhớ suy giảm, mất tập trung). st Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 07/Jan/2022 lúc 10:53am |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
![]() |
|
Lan Huynh
Senior Member ![]() Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23798 |
![]() ![]() ![]() |
Cảm Thấy Khỏe Hoặc Yếu![]() 1- Khỏe Mạnh là thế nào? Đôi khi chỉ một chữ giản dị ta có thể định nghĩa theo nhiều cách khác nhau. Quý vị có thể dùng cách định nghĩa của World Health Organisation như: “Sức khỏe là trạng thái của cơ thể với sự toàn vẹn về thể chất, tâm thần và toàn hảo về xã hội chứ không phải chỉ không có bệnh và tật nguyền”. Một cách khác để định nghĩa sức khỏe bằng cách dùng những chữ đo được như quý vị thấy mình khỏe mạnh khi thân nhiệt, huyết áp và các chỉ số khác đều bình thường. Nhưng các con số này cũng thay đổi tùy theo tình trạng sinh học của từng người: Cái gì có thể bình thường với người khác nhưng với quý vị thì chúng lại không bình thường. Đối với nhiều lý thuyết gia về y học, định nghĩa hợp lý nhất đều có tính cách tương đối. Với họ, sức khỏe đối với một quản thủ thư viện làm việc yên lặng hàng ngày trong khi đó sức khỏe lại có ý nghĩa khác đối với một công nhân kiến trúc. Nói một cách khác, để được khỏe, quý vị không cần theo một tiêu chuẩn nào. Quý vị chỉ cần làm tất các nhu cầu của một ngày. Đôi khi triệu chứng của bệnh rất rõ rệt: thân nhiệt lên cao, mửa, ngất xỉu- chắc chắn là cơ thể của quý vị phản ứng lại với vài khẩn cấp. Trong các hoàn cảnh khác, bệnh không rõ rệt lắm. Bác sĩ của quý vị có thể sẽ yêu cầu làm một số thử nghiệm để xem có gì bất thường. Thí dụ: mức độ đường trong nước tiểu quá cao đôi khi có thể là dấu hiệu của bệnh tiểu đường. Nói một cách tổng quát, tình trạng sinh lý học bị rối loạn khi quý vị bị bệnh. Một vài cơ chế kiểm soát không hoàn toàn tốt ở trẻ mới sinh vì các cháu mới thoát ra từ một môi trường được bảo vệ quá chu đáo cho nên không cần chăm sóc kỹ. Cơ chế bảo vệ sẽ bắt đầu nhưng trong khi đó giảm nhiệt độ ở trong phòng có thể làm giảm thân nhiệt của bé một cách đáng kể. Lạnh cũng rất nguy hiểm đối với người cao tuổi. Ban đầu, các bác sĩ tương lai có thể tạm thời bị bệnh tưởng, một sự quá lo lắng về sức khỏe của mình mặc dù là mình vẫn bình thường. Lần đầu nghe thấy nói về một bệnh nguy hiểm, sinh viên y khoa cho rằng họ có thể bị bệnh đó và họ có thể tưởng tượng đã tìm ra các dấu hiệu của bệnh. Nhiều người biết chi tiết về một bệnh cũng có thời gian bị bệnh này. Nhưng trường hợp hiểm nghèo của bệnh tưởng, được định nghĩa như một ám ảnh với các dấu hiệu về cơ thể và các bệnh với nhiều than phiền về thể chất, là một phản ứng thần kinh về những lo âu hoặc khó khăn. Khi có ám ảnh về sức khỏe mà bắt đầu quên các thú vui khác thì điều khôn ngoan là kiếm lời khuyên của nhà chuyên môn. Nhưng cần phải phân biệt bệnh tưởng với sự quan tâm bình thường. Đó là điều tự nhiên và có ích để thấy các dấu hiệu của chính mình và cho bác sĩ hay. Ngoại trừ khi quý vị mắc bệnh tưởng, sau khi khám bệnh mà vẫn khỏe mạnh quý vị sẽ yên lòng.Nhưng người có bệnh tưởng ít khi chấp nhận lời an ủi. Họ tin là bác sĩ đã bỏ qua một bệnh trầm trọng nào đó hoặc đã đánh lừa họ để tránh sự thực đau lòng. Một đôi khi người có bệnh tưởng có lòng tin ở bác sĩ một thời gian ngắn. Sau đó họ tin là bệnh lại xuất hiện đôi khi tập trung vào các sợ hãi bị bệnh và nhiều khi vào một bệnh mới. Nguồn gốc Hy Lạp của chữ psyche và soma là tâm trí và cơ thể và rối loạn thần kinh tâm trí là bệnh trong đó tâm trí có ảnh hưởng lên cơ thể. Một cách chính xác hơn, đó chính là một cơn đau về thể chất thực gây ra do một phần hoặc toàn phần bởi một cảm xúc mất ý thức bất tỉnh hoặc các yếu tố tâm lý khác. Các bác sĩ cũng chưa hoàn toàn biết là làm sao mà cảm xúc lại có thể gây ra tổn hại cho một bộ phận cơ thể, nhưng đó là chuyện có thật. Không giống như trong bệnh tưởng, trong đó bệnh là do tưởng tượng, một người bị bệnh tâm thần cơ thể là có bị bệnh thật. Thường thường bệnh tâm thần cơ thể có thể chữa khỏi bằng cách điều chỉnh các vấn đề tâm lý đã gây ra bệnh. Đó là chỗ nứt trên da hay niêm mạc lót đường tiêu hóa, nhức đầu và hồi hộp hoặc đôi khi các bệnh như ung thư… Nếu quý vị giống như nhiều người, họ sợ tới bệnh viện và thích khỏe mạnh hơn là ốm. Nhưng những người khác thích tới bệnh viện, thích hỏi ý kiến bác sĩ với nhiều lý do không đáng nói. Bác sĩ thần kinh tâm trí gọi đó là hội chứng Munchausen hoặc bệnh giả tạo. Giả tạo là giả mạo và người với hội chứng Munchausen là giả vờ và nói dối. Người mắc hội chứng Munchausen là những người giả vờ ốm đau để được chăm sóc y tế. Họ thường làm cho mình mắc những triệu chứng kinh khủng bằng cách tự gây thương tích hoặc tự tiêm chất độc vào cơ thể để liên tục đến bệnh viện chữa trị. Điều họ muốn là tìm kiếm sự chú ý và chăm sóc. Người thường giả vờ ốm đau, đến các cơ sở y tế khác nhau, các bác sĩ khác nhau để được chăm sóc. Họ thích gây sự chú ý bằng cách tự gây thương tích cho bản thân. Coi hồ sơ y tế của bệnh nhân sẽ có dấu hiệu thường xuyên đi khám bệnh, bỏ ra rất nhiều chi phí cho xét nghiệm, kiểm tra, điều trị mặc dù bản thân không có bệnh. Bệnh nhân thường được điều trị tâm thần lâu dài. Texas – Hoa Kỳ
Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 08/Jan/2022 lúc 9:19am |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
![]() |
|
Lan Huynh
Senior Member ![]() Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23798 |
![]() ![]() ![]() |
Vì sao bạn thường xuyên thức dậy lúc 3 giờ sáng?Nếu cơ thể bạn quá phụ thuộc vào đường, hoạt động chuyển hóa sẽ bị rối loạn và khiến bạn thức giấc vào ban đêm. Việc bạn thường xuyên thức dậy lúc 3 giờ sáng thường do lượng đường trong máu giảm và lượng hormone căng thẳng trong máu tăng.
Những bữa phụ vào ban đêm có thể giúp bạn không bị thức giấc lúc sáng sớm trong thời gian ngắn, nhưng không phải là giải pháp lâu dài. Cách tốt nhất là giảm thiểu căng thẳng tinh thần hàng ngày đồng thời thay đổi chế độ ăn uống để cơ thể không bị phụ thuộc quá mức vào đường. Có một hiện tượng rất phổ biến khiến nhiều người phải thức giấc với cảm giác khó chịu như sau: dễ dàng đi vào giấc ngủ nhưng lại bất chợt thức dậy trong trạng thái kích động và bồn chồn vào sáng sớm. Hiện tượng này gây ra cảm giác uể oải lúc thức giấc và có thể kéo dài từ 1 – 2 giờ trước khi chìm vào giấc ngủ trở lại. Chúng tôi gọi đó là “giấc ngủ không phục hồi” trong y học tích hợp.
Nguyên nhân khiến bạn thường xuyên thức dậy giữa khuya
Có hai cách giải thích vì sao bạn thường xuyên thức dậy lúc 3 giờ sáng. Đông y cho rằng chính khí của con người đạt mức cao nhất từ 1 đến 3 giờ sáng, Đây cũng là thời điểm gan hoạt động mạnh nhất trong ngày. Việc chúng ta thức dậy vào khoảng 3 giờ sáng, tức là vào cuối giờ hoạt động của gan, cho thấy rằng lá gan đang phải làm việc gắng sức để loại bỏ các tác nhân gây căng thẳng về mặt tinh thần và [các độc hại] từ môi trường.
Những vấn đề căng thẳng tích tụ từ những ngày trước chưa được giải quyết thường xuất hiện một cách rõ ràng trong giấc mơ với cảnh tượng kỳ quái và đáng lo ngại vào sáng sớm. Chỉ điều này thôi cũng có thể đánh thức chúng ta với trái tim và tâm trạng bồn chồn. Tây y cho rằng cơ thể thực hiện phần lớn quá trình điều chỉnh và giải độc trong lúc ngủ. Mặc dù có sự khác biệt quan trọng giữa lý luận của Đông y và Tây y, nhưng Tây y, nhưng cả hai mô hình y học này đều công nhận gan có khả năng thải bỏ các chất độc hại ra khỏi cơ thể.
Gan giữ vai trò dự trữ glycogen như một nguồn nhiên liệu nhanh chóng cung cấp năng lượng cho quá trình chuyển hóa giữa các bữa ăn. Lượng glycogen có thể cung cấp glucose trong khoảng 12 giờ. Sau đó cơ thể sẽ phân hủy mô mỡ (chất béo trong cơ thể) và giải phóng ceton để làm nhiên liệu. Nhờ cơ chế chuyển hóa linh hoạt và lành mạnh, quá trình này có thể diễn ra liền mạch và việc nhịn ăn trong vài giờ không phải là vấn đề đáng lo ngại. Nhưng nếu hoạt động chuyển hóa chỉ phụ thuộc vào nguồn năng lượng đến từ đường thì sẽ tạo thành gánh nặng cho cơ thể. Theo đó, tuyến thượng thận sẽ giải phóng hormone cortisol để tăng lượng đường trong máu.
Vì vậy, lượng đường trong máu giảm là nguyên nhân căn bản gây ra việc thức giấc vào ban đêm.
Điều này là vì gan cần tiêu hao năng lượng nhiều hơn để loại bỏ độc hại gây ra bởi những giấc mơ [do căng thẳng tâm lý vào ban ngày] cũng như các hóa chất độc hại.
Cho dù là nguyên nhân gì, tuyến thượng thận đều sẽ tăng tiết cortisol và các hormone catecholamine (epinephrine và norepinephrine) để cung cấp thêm nguồn năng lượng cho gan.
Những hormone kích thích mạnh này chắc chắn sẽ đánh thức ngay cả những người ngủ ngon nhất. Tất nhiên, khi chỉ số đường máu ổn định, cơ thể sẽ không cần tiết ra đến những hormone này. Vì vậy, giữ mức đường máu ổn định là chìa khóa để duy trì giấc ngủ sâu.
Ổn định lượng đường trong máu để duy trì một giấc ngủ sâu Có một cách đơn giản để ổn định lượng đường trong máu: Ăn bữa tối sớm và thay thế bữa ăn nhẹ trước lúc đi ngủ bằng một muỗng cà phê mật ong nguyên chất, một lát thịt gà tây hoặc một muỗng dầu dừa.
Bạn hãy thử từng món riêng biệt và xem loại nào có tác dụng ngăn chặn việc thức giấc vào ban đêm. Hoặc loại nào sẽ mang lại hiệu quả trong việc đốt cháy chất béo thay vì phụ thuộc vào nguồn nhiên liệu từ đường.
Trong số những phương cách trên, ceton từ dầu dừa là có hiệu quả tốt nhất. Tuy nhiên, nếu không hiệu quả, mật ong thô có thể sẽ là thứ duy nhất giúp ích trong trường hợp này. Quá trình đốt cháy protein chẳng hạn như một lát gà tây chậm hơn so với đường nhanh trong mật ong thô, nhưng cuối cùng gan vẫn có thể chuyển protein thành đường nhờ một quá trình gọi là gluconeogenesis. Một số người có đáp ứng tốt nhất với chế độ ăn nhiều protein. Một lát gà tây sẽ giúp họ duy trì nhu cầu trao đổi chất đồng thời cung cấp nguồn dồi dào acid amin tryptophan, tiền thân của hormone melatonin gây ngủ.
Những bữa phụ hàng đêm này có thể hỗ trợ giấc ngủ trong thời gian ngắn và phục hồi năng lượng cho các hoạt động ở gan, nhưng mục tiêu dài hạn phải là không cần ăn nhẹ trước khi ngủ mỗi đêm.
Loại bỏ những căng thẳng của ban ngày để có giấc ngủ sâu vào ban đêm Viết nhật ký trước khi đi ngủ được coi như là một cách trút bỏ những muộn phiền trong ngày. Đồng thời thực hiện chế độ ăn uống gồm các thực phẩm ít carbohydrate và thực hành phương pháp nhịn ăn gián đoạn thường xuyên hơn để cơ thể thích nghi với việc đốt cháy chất béo thay vì protein.
Với các cách thức trên, bạn sẽ kiểm soát được các hormone căng thẳng và lấy lại được giấc ngủ ngon.
Việc hiểu rõ sự khác biệt về chức năng của lá gan trong Đông y và Tây y sẽ là chìa khóa để giải quyết vấn đề giấc ngủ toàn diện như một chứng rối loạn chuyển hóa. Và nếu biết cách tận dụng những gì tốt nhất của cả Đông y và Tây y, bạn sẽ có một giấc ngủ sâu giúp tái tạo nguồn năng lượng.
Brandon LaGreca, LAc, MAcOM, là một bác sĩ châm cứu được cấp phép ở bang Wisconsin. Ông là tác giả của “Ung thư và bức xạ EMF: Cách bảo vệ bản thân khỏi tác nhân gây ung thư thầm lặng của sự ô nhiễm điện” và “Ung thư, Căng thẳng và Tư duy: Tập trung trí óc để có khả năng chữa bệnh và phục hồi”.
Brandon LaGreca _ Thiên Vân |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
![]() |
|
Lan Huynh
Senior Member ![]() Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23798 |
![]() ![]() ![]() |
Tương Tác Giữa Thuốc Và Thực Phẩm![]() Từ lâu , người ta đả biết rằng một vài loại thức ăn , hoặc thức uống có thể ảnh hưởng đến sự hấp thụ và tác dụng của thuốc sử dụng . Khoa học gọi đây là hiện tượng tương tác ( interaction ) giửa thực phẫm và dược phẫm . Tác dụng của món thuốc có thể bị thay đổi, như nó có thể bị gia tăng , suy giãm , hoặc bị vô hiệu quá . Một số phản ứng phụ ( effets indésirables , side effects ) củng nhân đó mà xuất hiện ra . Liều lượng thuốc sử dụng , tuổi tác , sức nặng của bệnh nhân , nam hay nử , ăn lúc nào , uống thuốc lúc nào củng như tình trạng sức khỏe đều là nhửng nhân tố có thể ảnh hưởng và chi phối hiện tượng tương tác . Một vài thí dụ điển hình ( Trong thực tế còn rất nhiều loại dược phẫm không được nêu ra ở đây ) 1- Các loại thuốc kháng sinh trị nhiễm trùng Penicillin ( Amoxicillin, Ampicillin) , Erythromycine : tránh ăn hay uống những thứ có tính chua hay acid , như nước trái cây , nước cam ,cà tomate , café . Dùng nhửng loại thực phẫm nầy sẻ làm tăng độ acid của bao tử và làm giãm tác dụng của thuốc . Nên uống lúc bụng trống , nghỉa là 1 giờ trước , hoặc 2 giờ sau khi ăn .Trường hợp bị xót bao tử thì nên ăn một chút thức ăn lúc uống thuốc . Tetracycline , Ciprofloxacin ( Cipro) : tránh ăn , hay uống nhửng thực phẫm có chứa nhiều calcium , như sữa , crème glacée , fromage , và yogourt .Củng không nên uống chung với các loại vitamins hay supplements có chất sắt .Với nhửng loại thức ăn nầy , thuốc sẽ bị kém tác dụng đi . Nếu uống chung với café , Coca Colas , trà , chocolat , sẻ làm gia tăng nồng độ caffeine trong máu lên nhiều ,và gây kích thích , bồn chồn . Củng không nên uống chung với các loại thuốc làm giãm độ chua của bao tử thường được gọi là antacids như Maalox , Mylanta …. Metronidazole ( Flagyl ) trị nhiễm trùng đường ruột và đường sinh dục : tránh rượu vì có thể làm xót dạ dầy , làm đỏ mặt ( flushing ) , nhức đầu , đau bụng và nôn mửa . Các loại Sulfonamides , như Sulfamethazole + Trimetroprim ( Bactrim , Septra ) : tránh rượu vì có thể làm nôn mửa . Nên uống lúc bụng trống . Nếu cãm thấy khó chiụ , thì có thể ăn một chút gì đó . 2- Các loại thuốc chống nhiễm trùng do nấm ( antifungals ) Griseofulvin ( Grifulvin) , Ketoconazole ( Nizoral) : tránh uống chung với sữa, fromage, yogourt , cà rem, và củng không nên dùng cùng một lúc với các loại thuốc antacids . Tránh uống rượu, vì sẻ bị đỏ mặt , nhức đầu , đau bụng và nôn mửa . 3- Các loại thuốc chống đau nhức có codeine và narcotique Codeine + Acetaminophen ( Tylenol avec Codeine ), Morphine, Oxycodone +Acetaminophen( Percocet ) , Meperidine ( Demerol ) : Không nên uống rượu cùng 1 lúc với thuốc , vì sẻ làm gia tăng sự ngầy ngật và buồn ngủ , rất nguy hiểm nếu phải lái xe hay sử dụng máy móc …. Nên uống thuốc lúc bụng đầy để khỏi làm xót bao tử 4- Các loại thuốc làm giãm viêm sưng và làm giãm đau nhức . Acetylsalicylic ( Aspirin) ,Ibuprofen(Advil , Motrin ), Naproxen, Feldene vv…nên uống lúc bụng đầy hay uống với sửa để khỏi xót dạ dầy . Tránh dùng chung với rượu hay với các loại nước trái cây có tính chua . Rượu có thể làm hại gan và tăng nguy cơ xuất huyết bao tử . Tốt nhất là nên dùng các loại Aspirin có áo bọc bên ngoài ( buffered Aspirin , enteric coated Aspirin ) để không làm hại bao tử . Acetaminophen ( Tylenol , Tempra ) không hại bao tử , muốn có hiệu quả cấp thời ,nên uống lúc bụng trống . Tuy nhiên đối với nhửng người nào thường hay uống rượu ,củng có thể bị hại gan và xuất huyết bao tử. Đối với các thuốc nhóm Corticosteroide trị viêm sưng , ngứa ngái , như Dexamethasone , Hydrocortisone, Prednisone, Triamcinolone vv… , nên tránh rượu để khỏi làm xót bao tử. Các loại thuốc nầy có khuynh hướng giử nước cho nên cần tránh nhửng thức ăn có chứa nhiều muối sodium . . Nên dùng nhửng thực phẫm nào có nhiều calcium như sữa chẳng hạn . Uống thuốc lúc bụng đầy để không xót bao tử . 5 - Các loại thuốc trị bệnh tiểu đường . Ví dụ Chlopropamide ( Diabinese ) : Tránh rượu vì có thể làm đỏ mặt và gây nôn mửa . Tránh nhửng thực phẫm chứa nhiều bột đường ( carbohydrate ) nhưng lại chứa ít chất xơ . Tốt hơn hết nên theo lời chỉ dẩn của bác sĩ và dược sĩ . 6 – Các loại thuốc chống suy nhược tinh thần ( trầm cảm ) thuộc nhóm IMAO Phenelzine ( Nardil) có thể tương tác với chất Tyramine hiện diện trong một số các loại fromage cứng , chocolat , gan bò , gan gà , rượu chát ,trong trái avocado và trong các loại saucisse khô . Bệnh nhân bị nôn mửa , áp huyết động mạch gia tăng, và có thể bị tai biến mạch máu não . 7- Các loại thuốc an thần khác như Paroxetine ( Paxil) , Sertraline ( Zoloft) Fluoxetine ( Prozac ) : có thể uống lúc bụng trống hay bụng đầy . Tránh rượu . 8 - Các loại thuốc chống lo âu phiền muộn ( Anti anxiety drugs) Lorazepam ( Ativan) , Diazepam (Valium) , và Aprazolam ( Xanax ) : Tránh sử dụng máy móc vì sẻ bị ngầy ngật , và phản ứng chậm lại lúc lái xe . Café ngược lại sẻ kích thích, gây bồn chồn, và làm giãm sự công hiệu của thuốc . 9 – Các loại thuốc antihistamines chống dị ứng Diphenhydramine ( Benadryl ) , Chlorpheniramine ( Chlor-Tripolon ) , Loratadine ( Claritin ) , Brompheniramine ( Dimetane ), và Asternizole ( Hismanal ) : Nên uống lúc bụng trống để tăng hiệu quả của thuốc . Không uống chung với rượu , sẻ làm tăng sự ngầy ngật và buồn ngủ . Các loại sirop để trị ho cảm có chứa chất Dextromethorphane ( Sirop Balminil DM ) củng không nên được uống chung với rượu . 10 – Các loại thuốc làm giãn nở phế quản và trị hen suyển Theophylline ( Theo- Dur) , Aminophylline ( Phyllocontin ) , không nên dùng nhửng thứ gì có caffeine ( trà ,café , Coke , Pepsi vv…) Vì thuốc và caffeine đều kích thích hệ thần kinh trunh ương . Tránh rượu vì có thể bị nhức đầu và nôn mửa . Theophylline , thức ăn nhiều chất béo làm tăng chất thuốc trong cơ thể lên , còn ngược lại với thức ăn nhiều bột dường sẻ làm giãm chất thuốc xuống . Các loại thuốc trị bệnh tim và tuần hoàn A - Thuốc lợi tiểu ( Diuretics ) giúp đem nước ra ngoài cơ thể , và có 2 nhóm : Nhóm làm mất Pot***ium, như Furosemide ( Lasix) và Hydrochlorithiazide ( HydroDiuril) : tránh dùng thực phẫm có nhiều muối sodium ( thịt nguội , bacon, đồ hộp , bột ngọt ) vì chúng sẻ làm thất thoát pot***ium ra ngoài, gây xáo trộn các điện giải, và có hại đến sức khoẻ . Nhóm giử pot***ium, như Tramterene ( Dyrenium) ,và Spironolacton ( Aldactone) : tránh dùng thực phẩm có chứa nhiều pot***ium như chuối , trái cây khô , mọng lúa mì , nước cam ( 2-3 ly ) , sung khô , hoặc sử dụng nhửng chất thay thế muối ( salt substitude ) có chứa nhiều pot***ium . Sự thặng dư pot***ium rất có hại cho tim , làm nó đập không đều . B- Thuốc làm giản nở mạch, giãm áp huyết và điều hòa nhịp tim . Catopril ( Capoten) , Enalapril ( Vasotec ) ,Nitroglycerine ( Nitrostat ), Atenolol ( Tenormin ) , Hydralazine ( Aprelosine ) , Methyldopa ( Aldomet ) và Metoprolol ( Lopressor ) : cần giãm thực phẫm có nhiều muối sodium . Tránh rượu , vì áp huyết có thể hạ xuống quá thấp . Capoten có thể làm tăng chất pot***ium trong cơ thể , rất hại cho nhịp đập của tim , bởi vậy cần nên tránh dùng nhửng thực phẫm có nhiều pot***ium như chuối , cam và rau cải có lá thật xanh lúc uống thuốc nầy . Thức ăn có thể làm giãm việc hấp thụ của thuốc Capoten , nên uống 1 giờ trước khi ăn hoặc 2 giờ sau khi dùng bửa . Đối với thuốc Digoxin , nếu ăn quá nhiều chất xơ và chất pectin ( có trong các loại jelly ) , sự hấp thụ của thuốc có thể bị giãm đi . C - Các thuốc làm giãm cholesterol Thuờng được gọi chung là “Statins” . Tác dụng chính là làm giãm loại cholesterol xấu ( LDL ) . Một vài loại thuốc củng có thể giúp kéo chất béo triglyceride xuống nửa . Thí dụ : Atorvastatin ( Lipitor ) , Simvastatin ( Zocor ) , và Lovastatin ( Mevacor ) , Pravastatin ( Pravachol) . Mevacor và Pravachol nên được uống vào bửa cơm tối để tăng sự hấp thụ của món thuốc . Tránh uống nhiều rượu vì có thể hư gan . Các thuốc làm loảng máu và thuốc kháng đông ( Anticoagulant) Warfarin ( Coumadin ) : vitamin K làm đông máu nên có ảnh hưởng ngược lại với các loại thuốc kháng đông . Nếu uống Coumadin thì nên tránh dùng nhửng thực phẫm có chứa nhiều vitamin K như cải broccoli , rau mồng tơi ( spinach ) , turnip , bông cải ( cauliflower ) , cải brussel ( brussel sprouts ) . Ngoài ra nếu có uống thêm supplement vitamin E với liều lượng lớn trên 400 IU thì coi chừng nguy hiểm vì nó có thể làm gia tăng sự xuất huyết . Các thuốc trị bệnh dạ dầy và ruột Cimetidin ( Tagamet ) , Ranitidine ( Zantac ) , Famotidin ( Pepcid ) là nhửng thuốc trị loét bao tử bằng cách giãm độ chua acid của cơ quan nầy . Tránh rượu , café và thuốc lá . Đối với nhửng thuốc antacids làm giãm độ chua của dạ dầy như thuốc Mylanta và Maalox , nên tránh dùng chung với sửa , crème glacée , fromage và yogourt . Các thuốc nhuận trường và thuốc xổ . Lạm dụng nhửng thuốc loại nầy sẻ dẩn đến tình trạng cơ thể có thể bị mất các vitamins A,D,E, K , chất khoáng Pot***ium , Sodium , và các dưởng chất do thực phẫm mang vào . Nếu sử dụng loại dầu huile minérale để làm thuốc xổ thì sẻ bị mất đi các vitamin hòa tan trong chất béo , như các vitamins A,D,E K .
Cẩn thận với nước bưỡi. Nước bưởi ( grapefruit juice ) , củng như bưởi trái có thể làm gia tăng gấp bội mức độ hấp thụ của một số thuốc vào trong máu , đồng thời củng kéo theo nhửng phản ứng bất lợi nguy hiễm . Cam và chanh không thấy có ảnh hưởng nầy . Sau đây là nhửng thí dụ : *- Thuốc trị cao áp huyết : Felodipine ( Plendil) , Nifedipine ( Adalat) , Nimodipine (Nimotop ) *- Thuốc làm giãm cholesterol : Simvastatin ( Zocor) , Lovastatin ( mevacor ), Atorvastatin ( Lipitor ) . *- Thuốc làm giãm sức miển nhiễm dùng ở nhửng ca ghép bộ phận : Cyclosporine ( Neoral) *- Thuốc trị lo âu , mất ngủ, suy nhược tinh thần : Diazepam ( Valium), Triazolam ( Halcion) , Carbamazepine ( Tegretol) , Trazodone ( Desyrel) , Chlomipramine ( anafraninl ) . *- Thuốc trị dị ứng : Astremizole ( Hismanal ). *- Thuốc trị Sida : Saquinavir ( Fortovase ) Nên uống thuốc với nước gì ? RƯỢU : là thứ cần nên tránh nhất lúc uống thuốc . Rượu thường làm đỏ mặt , , nhức đầu , ói mửa , tim đập nhanh, làm ngầy ngật , gây buồn ngủ thêm . Các loại thuốc trị dị ứng củng như nhửng loại thuốc có chứa morphine đều không được uống chung với rượu . NƯỚC NGỌT CÓ GAZ : ví dụ Pepsi , Coke vv…đều có tính làm tăng nhanh thời gian loại thải thuốc ra ngoài bao tử . CAFÉ : Một số thuốc có thể làm chậm lại sự biến duởng của café trong gan , vì vậy tác dụng của chất caffein tồn tại rất lâu trong cơ thể ,và gây ra một số phản ứng phụ bất lợi như làm tim đập nhanh và làm mất ngủ . SỮA : Calcium trong sữa sẻ kết hợp với Tetracycline để tạo thành 1 hổn hợp không hấp thụ được . TRÀ : Các hoạt chất của trà sẻ kết hợp với các chất sắt trong thuốc để tạo nên 1 hổn hợp không thể hấp thụ được . Tránh uống các supplement có chứa chất sắt với nước trà . NƯỚC LẠNH : Uống thuốc với 1 ly nước lạnh là tốt nhất .
KẾT LUẬN : Đại học Laval , Quebec gần đây đả thực hiện 1 cuộc thăm dò về cách sữ dụng thuốc ở giới cao niên . . Kết quả thật đáng ngại : 70% không hiểu rỏ nhửng lời chỉ dẩn ghi trên lọ thuốc , trong số nầy 50% không tôn trọng cách dùng thuốc củng như thời gian trị liệu . Hậu quả là 20% bệnh nhân điều trị ở bệnh viện đều có nguyên do bắt nguồn từ thuốc mà ra …như dùng thuốc không đúng cách , dùng không đúng liều lượng chỉ dẩn , phản ứng phụ quá mạnh vv… Ngăn ngừa sự tương tác xảy ra , không có nghỉa là phải nhịn ăn , hay nhịn uống . Điều quan trọng ở đây là cần phải biết rỏ là mình có thể ăn những gì, lúc nào có thể ăn được và lúc nào có thể uống được . Muốn biết rỏ, không gì tốt hơn là nên hỏi và nghe theo lời chỉ dẩn của bác sĩ và dược sĩ . /. Tài liệu tham khảo : - FDA , Food & Drug Interactions - R. Elaine Turner , Interaction between Grapefruit Juice and Prescription Drugs - Alice Jane Hendle , Effects of Foods and Nutrients on Drugs
Montreal , May 17 , 2004 Nguyễn Thượng ChánhChỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 11/Jan/2022 lúc 10:24am |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
![]() |
|
Lan Huynh
Senior Member ![]() Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23798 |
![]() ![]() ![]() |
Vì sao tinh dầu lại hữu hiệu hơn vào mùa đông?Vào mùa đông, bạn tiếp xúc với nhiều chất ô nhiễm trong nhà hơn, cộng với chứng rối loạn cảm xúc theo mùa phát sinh và các vấn đề sức khỏe có sẵn trầm trọng hơn. Lúc này, liệu pháp tinh dầu càng tỏ ra hiệu quả.
Trong một thập kỷ qua, tinh dầu đã trở nên phổ biến và được sử dụng rộng rãi trong trị liệu. Tất nhiên, bạn có thể sử dụng tinh dầu vào bất kỳ mùa nào, nhưng vào mùa đông, tinh dầu lại càng hữu hiệu hơn vì những lý do dưới đây.
Trước hết, khi nhiệt độ lạnh hơn, mọi người thường dành nhiều thời gian ở trong nhà hơn, đồng nghĩa với việc tiếp xúc nhiều hơn với các chất ô nhiễm trong nhà. Các chất ô nhiễm hóa học có thể từ hệ thống thông gió, các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi thải ra từ bàn làm việc bằng gỗ công nghiệp, đồ nội thất, thảm, keo dán, sơn, chất vệ sinh dùng cho máy móc văn phòng và nước hoa.
Ngoài ra còn có một số mối nguy sinh học như vi khuẩn gây bệnh, bào tử nấm mốc và lông động vật.
Mùa đông cũng khiến chúng ta ít tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, dễ dẫn đến chứng rối loạn cảm xúc theo mùa (SAD.) Ngoài ra, khi nhiệt độ lạnh hơn và khô hơn, các vấn đề sức khỏe có sẵn như đau nhức cơ xương khớp và các vấn đề về da có thể trở nên trầm trọng hơn. Người phụ nữ hít hơi nước ấm, có hoặc không có tinh dầu, giúp làm dịu và làm loãng dịch nhầy bên trong đường hô hấp.
Vì vậy, tinh dầu với những lợi ích dưới đây sẽ giúp bạn vượt qua mùa đông khó khăn.
· Thanh lọc không khí trong nhà · Hỗ trợ chức năng miễn dịch khỏe mạnh · Cải thiện tâm trạng và hỗ trợ cho cảm xúc hạnh phúc của bạn · Hỗ trợ sức khỏe cơ xương khớp · Cải thiện sức khỏe làn da · Hỗ trợ hệ thống hô hấp · Hỗ trợ cân bằng tiêu hóa · Có thể giúp cải thiện giấc ngủ
Bạn có thể sử dụng máy khuếch tán tinh dầu, cho tinh dầu vào nước tắm, hoặc xông hơi. Bạn đã sẵn sàng để trải nghiệm nhiều lợi ích của tinh dầu chưa? Nếu vậy, hãy chuẩn bị để được tiếp thêm năng lượng và tiếp thêm sinh lực trong mùa đông này. Derek A. Henry, Người sáng lập Học viện phát triển thịnh vượng và Chữa lành Thân thể, đã dùng chế độ dinh dưỡng, thực phẩm bổ sung và lối sống toàn diện để làm sáng tỏ một cách tự nhiên 13 tình trạng bệnh kinh niên mà các chuyên gia y tế thông thường hoặc các chuyên gia y học thay thế không thể giải quyết.
Derek A. Henry _ Thu Anh |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
![]() |
|
Lan Huynh
Senior Member ![]() Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23798 |
![]() ![]() ![]() |
"Lâm Sàng" Nghĩa Là Gì?![]() "Thưa Bác Sĩ Tôi đôi khi nghe hay đọc những chuyện về y học thấy chữ “lâm sàng”
được sử dụng như “thử nghiệm lâm sàng”, “khám sức khỏe cận lâm sàng”, hay là
“chết lâm sàng”. Tôi tra một số tự điển,
sách báo nhưng vẫn hiểu rất mơ hồ về từ này. Xin Bác sĩ giải thích từ
ngữ này bằng những ngôn từ bình dân để cho người bình dân như tôi dễ hiểu. Đồng
thời xin Bác sĩ cho những ví dụ minh họa cho giải thích một cách dễ hiểu. Cũng xin Bác sĩ liệt kê những
cụm từ có từ “lâm sàng” này thường được dùng cho mọi người, không phải cho giới
chuyên môn.
Xin cảm ơn Bác sĩ."
Bác sĩ Hồ Văn Hiền trả lời: Lâm sàng Hôm nay, nhân bàn đến từ ngữ "lâm sàng" chúng ta sẽ bàn về dạy y khoa bằng tiếng Việt ở Việt nam, và một khía cạnh quan trọng nữa của y khoa hiện đại là vấn đề thực nghiệm và y khoa lâm sàng. Trong chữ "lâm sàng" có lâm nghĩa là đến gần, vào một hoàn cảnh nào đó: như lâm nguy, lâm bồn (thai phụ sắp sinh), lâm bệnh, lâm chung (chung = đoạn cuối, sắp đến đoạn cuối cuộc đời, chết). “Sàng” có nghĩa là cái giường, ở đây chỉ giường của người bệnh. Lâm sàng là từ chúng ta dùng để dịch từ tiếng Pháp “clinique” trước đây, lúc các trường y khoa còn dạy bằng tiếng Pháp. Đến khoảng thập niên 1960's , dưới thời Thủ Tướng Nguyễn Cao Kỳ ở miền Nam, trường y khoa Sài gòn mới bắt đầu chuyển một phần dạy bằng tiếng Việt. Trường Y khoa Đại học Huế dạy bằng tiếng Việt ngay từ lúc mới mở cửa (1957) với khoa trường là bác sĩ Lê Khắc Quyến, một người có khuynh hướng cấp tiến và hoạt động chính trị phe tả hơn là các vị giáo sư của trường y khoa Sài gòn. Lúc trường y chuyển qua dạy bằng tiếng Việt, một trong những từ chúng tôi học đầu
tiên là “lâm sàng”. Đa số các từ điển tiếng Việt hay Anh Việt hiện nay đều
định nghĩa "lâm sàng " không chính xác lắm đối với cách dùng của từ
"clinical" trong y khoa/y tế hiện nay. Trong những tự điển trước 1970
không thấy từ này, và các từ điển dịch "clinic' cũng không đầy đủ hay sái
nghĩa. Có lẽ những nhà làm tự điển không hiểu lắm về cách tổ chức của các nhành
y tế.
Tiếng Pháp, “clinique”, tiếng Anh “clinical” chỉ những gì xảy ra bên giường người bệnh, nói giản dị là lúc khám bệnh. Do từ Hy lạp cổ "kline" là cái giường. Hippocrates (460-377 TTC), sinh ra ở đảo Kos, gần 100 năm sau khi Khổng tử ra đời, ông tổ ngành Tây Y tiên phong trong ngành chữa bệnh căn cứ trên quan sát người bệnh trực tiếp và lý luận trên cơ sở của những "triệu chứng" mà mình thấy, nghe, sờ và ngữi được. Hippocrate bị ảnh hưởng bời triết lý của Pythagore (nhà toán học Hy Lạp) theo đó “Thiên nhiên” gồm 5 yếu tố (elements) : nước, đất, gió và lửa; do đó học thuyết thời đó cho rằng cơ thể chúng ta gồm năm chất lỏng (fluids) hay dịch (humors) khác nhau tạo nên: mật đen, mật vàng, đàm (nhớt) và máu. Người chữa bệnh có nhiệm vụ tái lập sự quân bình giữa các chất lỏng đó. Có lẽ cũng tương tự nhưng chắc không chi tiết như bên Đông phương, muốn giữa sự quân bình giữa âm và dương, lục phủ (Tiểu Trường, Ðại Trường, Ðởm, Vỵ, Bàng Quang, Tam Tiêu), ngũ tạng (tâm, can, tỳ, phế, thận). Tuy nhiên, điểm quan trọng ở đây là lý luận căn cứ trên những điều quan sát trên người bệnh, khác với cách chữa bệnh căn cứ trên niềm tin tôn giáo, hay ma thuật. Y học cũng như khoa học thời cổ đại (antiquity) của Hippocrate bị thất truyền sau khi văn minh Hy lạp và La Mã suy tàn. Qua thời trung cổ, cách chữa bệnh có tính cách tôn giáo và tín điều là chính. Y khoa lâm sàng chỉ phát triển trở lại sau thời kỳ Phục Hưng Renaissance), với sự khám phá lại các kiến thức "cổ điển" của thời cổ đại, loại bỏ quan niệm về các dịch ("humors") và các ngành cơ thể học, hoá học, phẫu thuật được phát triển. Qua thế kỷ thứ 17, kiến thức về sinh lý (cách cơ thể được điều hành như thế nào) mở rộng, và người ta chú trọng nhiều hơn đến phần thục hành y khoa, bên giường bệnh (bedside clinical practice), nghĩa là quan sát các biểu hiện của cơn bệnh, dùng những kiến thức về cơ thể học, sinh lý học để suy xét nguồn gốc bệnh. Chúng ta có thể bàn thêm một chút về cách làm việc "lâm sàng" của các thầy thuốc đông y ở Đàng Trong (của Chúa Nguyễn) vào thế kỷ thứ 17 được linh mục Alexandre de Rhodes, người tiên phong tạo ra chữ viết quốc ngữ, kể lại. Phương pháp "lâm sàng" của họ khác phương pháp của tây phương: thầy thuốc "bắt mạch" rồi chẩn đoán trước, không để bệnh nhân khai bệnh trước như trong tây y. Người thầy thuốc được học theo kiểu cha truyền con nối và có nhiều sách bí truyền. Thầy thuốc bắt mạch bằng 3 ngón tay (cho 3 phần cơ thể: đầu, dạ dày và bụng), mất chừng 15 phút đắn đo suy tính, rồi tiết lộ cho bệnh nhân biết anh ta bị những triệu chứng gì, bệnh ra sao. Nếu thầy thuốc nói không đúng thì bị đuổi đi, không trả tiền vì bệnh nhân hết tin tưởng, nếu nói đúng thì bệnh nhân tin tưởng để cho chữa bệnh mình, nhưng chữa hết xong mới trả tiền. Theo kinh nghiệm bản thân của Alexandre de Rhodes thì các bác sĩ Viêt thời đó không thua gì các bác sĩ ở châu Âu. Sau mấy ngàn năm, y khoa của Hippocrate chuyển biến và phát triển thành Tây Y hiện nay, trên nền tảng của quan sát, suy luận và thực nghiệm, và vai trò quan trọng của các khoa sinh-y học (biomedical sciences). Hiện nay những gì liên hệ trực tiếp đến người bệnh thì gọi là lâm sàng (clinical). Ví dụ bác sĩ hỏi câu chuyện về bệnh tình (bệnh sử, history), ghi nhận những triệu chứng (symptoms) như bệnh nhân khai mệt, đau đầu, buồn nôn, có tính cách chủ quan; và khám trên người bệnh nhân để phát hiện những dấu hiệu (signs) khách quan như da có mụn, tim đập loạn nhịp, khối u trong bụng, là những biểu hiện ghi nhận khách quan do người không phải người bệnh quan sát mà ghi nhận. Những dấu hiệu đó được gọi là dấu hiệu lâm sàng (clinical signs). Chẩn đoán bệnh căn cứ vào quá trình khám này được gọi là chẩn đoán lâm sàng (clinical diagnosis). Tuy nhiên, bác sĩ còn có thể có những phương tiện để tìm hiểu thêm về bệnh nhân. Cách đây mấy chục năm, phòng mạch bác sĩ có thể có những phương tiện đơn giản như: máy ly tâm để quan sát cặn nước tiểu qua kính hiển vi, lấy đàm, nhớt để nhuộm màu và tìm trong đó có vi trùng hay không, hoặc có máy soi quang tuyến (X Ray), ví dụ để xem bệnh nhân có nám phổi hay không, vv và thường những xét nghiệm đó bác sĩ hay y tá tự làm lấy, gần chỗ người bệnh nằm, cho nên tiếng Pháp gọi những kết quả thử nghiệm đó là “paraclinique” (do: para=bên cạnh, clinique=giường bệnh). Chúng ta dịch là “cận lâm sàng”. Tuy nhiên, trong tiếng Anh, ít khi dùng từ ngữ "paraclinical". Ở Mỹ, thông thường người ta ít dùng từ paraclinical. Bác sĩ thế hệ trẻ có huynh hướng giảm bớt phần hỏi, khám trực tiếp người bệnh vá chú trọng hơn (the một số người thì là quá nhiều) quá nhiều vào kết quả "cận lâm sàng", tốn kém hơn trước nhiều. Bác sĩ thường nói đến những ngành "cận lâm sàng" như: "lab work"= thử máu, thử vi trùng (ví dụ cấy máu [blood culture] xem có vi khuẩn mọc không), thử di truyền [genetic testing], biopsy (sinh thiết). "Pathology" (ngành bệnh học, tìm các thay đổi của bệnh gây ra trên các mô, tế bào quan sát bằng kính hiển vi, ngày xưa ở Sài gòn gọi tắt là "ana-path, do tiếng Pháp anatomie pathologique=cơ thể bệnh lý. Các hoạt động như chụp quang tuyến, làm CT, MRI, siêu âm (ultrasounds), được gộp trong khoa "hình ảnh y khoa" (medical imaging). Bác sĩ quang tuyến, phần lớn đọc các phim, hình ảnh, không "đụng" tới bệnh nhân, cũng có thể có những hoạt động lâm sàng; ví dụ bác sĩ quang tuyến can thiệp (interventional radiologist) có thể nhờ CT, siêu âm hướng dẫn chọc vào ngực, bụng bệnh nhân để hút mủ, lấy mẫu sinh thiết để thử nghiệm. Một trong những phương pháp giảng dạy y khoa là các “hội nghị đối chiếu lâm sàng và bệnh học” (tiếng Pháp: confrontation clinico pathologique). Các bác sĩ, nội trú trình bày các nhận xét về lâm sàng và đề nghị một định bệnh (diagnosis) suy luận từ các quan sát đó. Sau đó, bác sĩ về bệnh học (pathologist, cơ thể bệnh lý) trình bày kết quả của phòng thí nghiệm như sinh thiết (biopsy) hay kết quả giải phẫu tử thi (autopsy), nghĩa là giải đáp của câu hỏi ban đầu là người bệnh mắc bệnh gì, nguyên nhân gì gây ra các triệu chứng lâm sàng. Một số từ ngữ hay dùng: 1. Chết lâm sàng (clinical death), tim bệnh nhân ngưng đập (cardiac arrest), bệnh nhân ngưng thở. Tuy nhiên, với các phương pháp hồi sức hiện nay, có thể đảo ngược "chết lâm sàng" trong một số trường hợp (CPR: cardiopulmonary resuscitation). 2. Clinic: phòng
khám bệnh tư, phòng ngoại chẩn của một bệnh viện. Đôi khi một clinic là một cơ
quan lớn gồm cả nhiều bệnh viện, phòng khám, phòng thí nghiệm, ví dụ Mayo
Clinic do bác sĩ William Mayo và các người con mở ra ở Rochester, Minnesota cuối
thế kỷ thứ 19, và hiện nay là một trong những hệ thống chữa bệnh và khảo cứu y
khoa lớn nhất thế giới, nhân viên gồm trên 50,000 người và gần 4000 bác sĩ mọi
ngành. Cleveland Clinic ở Cleveland, tiểu bang Ohio cũng là một bệnh viện giáo
dục y khoa vĩ đại, lợi tức gần 10 tỷ đô la/ năm, và chi nhánh ở nhiều tiểu bang
Mỹ, Canada và Trung Đông. Lúc đầu, chỉ là một phòng mạch tư của một bác sĩ giải
phẫu vào cuối thề kỷ thứ 19.
3. Theo nghĩa rộng, clinic cũng được dùng trong một số lãnh vực ngoài y tế: như "legal clinic"chỉ những văn phòng giải quyết, tư vấn về các vấn đề luật pháp. 4. Ở Mỹ, người khám và chữa bệnh không phải luôn luôn là bác sĩ y khoa: có những người chuyên về tâm lý trị liệu (psychologist), nurse practitioner; nhân viên điều dưỡng được huấn luyện khám bệnh và điều trị, thường dưới sự giám sát của bác sĩ y khoa, phụ tá bác sĩ "physician ***istant" (PA). Từ "clinician" có lúc được dùng để bao gồm hết các nhóm người có nhiệm vụ "lâm sàng" khám và chữa bệnh ở trình độ, lãnh vực khác nhau. 5. Trong bệnh viện Mỹ, sinh viên y khoa được thực hành khám bệnh nhân trong 2 năm cuối gọi là 2 năm lâm sàng (clinical years, clinical rotations) sau khi đã hoàn tất 2 năm đầu về khoa học căn bản, gọi là 2 năm tiền lâm sàng (preclinical years).Các bác sĩ tình nguyện dạy không thù lao cho sinh viên y khoa và bác sĩ đang thực tập (interns, residents, fellows/ hay doctors in training) được trường y khoa phong tước vị giáo sư phụ tá giáo sư (clinical ***istant professors), phó giáo sư (clinical ***ociate professors), giáo sư lâm sàng (clinical professor). Clinical = “lâm sàng” để phân biệt với ban giảng huấn cơ hữu toàn thời gian, chính quy (tenure track faculty) ăn lương của trường, nặng về khảo cứu hơn là dạy học. Tóm lại, chúng ta có thể dùng định nghĩa của Tự điển Merriam Webster: Clinical:
1) relating to or based on work done with real patients 2) of or relating to the medical treatment that is given to patients in hospitals, clinics, etc. 3) requiring treatment as a medical problem 4) of or relating to a place where medical treatment is given 5) of or relating to a clinic Lâm sàng:
1) liên hệ đến hoặc căn cứ trên nghiên cứu trên người bệnh thật. 2) thuộc về hoặc liên hệ đến chữa trị y khoa được cung cấp cho bệnh nhân trong bệnh viện, phòng khám, vv 3) cần được chữa trị như là một vấn đề y khoa. 4) thuộc về hoặc liên hệ đến một nơi ở đó người ta chữa bệnh (trị liệu) Bác sĩ Hồ Văn Hiền https://www.voatiengviet.com
Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 15/Jan/2022 lúc 8:36am |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
![]() |
|
<< phần trước Trang of 190 phần sau >> |
![]() ![]() |
||
Chuyển nhanh đến |
Bạn không được quyền gởi bài mới Bạn không được quyền gởi bài trả lời Bạn không được quyền xoá bài gởi Bạn không được quyền sửa lại bài Bạn không được quyền tạo điểm đề tài Bạn không được quyền cho điểm đề tài |