Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Thơ Văn
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Văn Học - Nghệ thuật :Thơ Văn  
Message Icon Chủ đề: TRUYỆN HAY CHỌN LỌC Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 200 phần sau >>
Người gởi Nội dung
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23637
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 27/May/2021 lúc 1:28pm

Vì kiếp trước Em đã làm khổ Đàn Ông

 image

Tôi trở về nước lần này không phải để du lịch, mà để hoàn tất các thủ tục để đi định cư ở Vương Quốc Hòa Lan. Xa quê hương chỉ một thời gian ngắn, ngày trở về lòng tôi đã bồi hồi xúc động khi nhìn thấy lại quê hương Miền Nam… huống chi những người xa quê nhà đã trên bốn mươi năm vẫn chưa một lần trở về, thì nỗi thương nhớ quê hương sẽ làm cho họ khắc khoải biết bao nhiêu.

 

Hôm nay là ngày đầu tuần nên người đến làm hồ sơ tại Chi Cục Thuế của quận…  không đông. Tôi là người cuối cùng của buổi chiều hôm nay khi đồng hồ chỉ ba giờ hai mươi phút.


Tôi nhìn ông Chi Cục Trưởng, người sẽ ký xác nhận tôi không thiếu thuế với nỗi lo lắng. Tôi lo vì nếu bị trục trặc thì công việc làm ăn buôn bán bên kia cũng sẽ bị đình trệ theo. Trước khi đến đây tôi được người quen khuyến cáo: “Nếu muốn mau lẹ cô phải chịu cái thủ tục gọi là đầu tiên. Luật pháp của đảng là vậy. Luật pháp của đảng đã dung túng cho một số đông các cán bộ làm giàu bằng những thủ đoạn bất chánh...” 


Tôi hít một hơi thật dài cho không khí vô đầy buồng phổi để lấy can đảm nói ra điều mà, nếu người được đề nghị muốn bắt chẹt thì người đề nghị là tôi sẽ gặp rất nhiều điều phiền toái. Có khi còn bị ở tù nữa. Tôi nghĩ: “Ông ta là người ký xác nhận cho mình, thì mình phải nói, phải hỏi… để mọi việc được trôi chảy…”Nhớ lại lời người quen trước khi đến đây… “… Đất nước này người dân nào cũng phải biết đến bốn chữ ‘thủ tục đầu tiên.’


image

Note: hình trong bài là minh họa


Người có tiền còn mua được những cán bộ có chức cao và những cán bộ có quyền thế một cách dễ dàng. Các viên chức cán bộ nhà nước người nào cũng khoái tiền và thèm gái cũng như danh vọng nên xã hội từ ngày…” Mấy mươi năm trôi qua rồi mà người nghèo thì vẫn còn nghèo mà người giàu thì càng giàu hơn  Nếu tôi rụt rè không dám nói không dám hỏi thì không chừng lại là điều thất sách.

 

 **

Đó là người đàn ông còn trẻ, tuổi của ông khoảng ngoài ba mươi. Gương mặt của ông đầy đặn và trí thức. Nghĩ vậy nên tôi mạnh dạn lên tiếng hỏi:

 

“Thưa ông, hồ sơ xác nhận của em có cần phải bổ túc giấy tờ gì thêm nữa không ạ?”

 

Người đàn ông ngước mặt lên nhìn tôi và nói:

 

“Không em. Không thiếu gì cả. Tôi chỉ...”

 

Tôi mạnh miệng nói lên điều thông thường vẫn xảy ra ở nước Việt Nam tôi:

 

“Ông giúp em, em sẽ đền ơn ông xứng đáng.”

 

Người đàn ông tỏ vẻ bối rối nên vội vàng nói:

 

“Không, không phải vậy đâu em…”

 

Có lẽ ông thấy tôi nhìn ông với vẻ lo lắng. Ông nói ngay để tôi yên tâm:

 

“Hồ sơ xác nhận không thiếu thuế của em hoàn toàn… tốt. Tôi sẽ giải quyết ngay bây giờ cho em. Tôi… tôi muốn hỏi em một đôi câu. Em có thì giờ nóí chuyện không?”

 

“Dạ thưa ông, em không bận việc gì cả. Ông muốn hỏi gì em xin ông cứ hỏi.”

 

Ông hơi chồm về phía trước và nói như chỉ để tôi nghe thôi:


image


“Tôi mới từ Ba Lan về làm việc ở đây chưa lâu. Tôi thắc mắc... có phải đây là phong trào, hay do từ những nguyên nhân nào mà các người phụ nữ Việt Nam bây giờ lại cứ tìm mọi cách để được lấy chồng Việt Kiều, hoặc, lấy chồng người nước ngoài trong khi ở Việt Nam mình cuộc sống cũng đã khá hơn xưa nhiều rồi. Luật pháp cũng đã rõ ràng và dễ dãi hơn xưa nhiều rồi.”


“Dạ, em hiểu ý ông. Vì ông làm việc ở đây chưa được bao lâu mà ông phải giải quyết nhiều hồ sơ của các thiếu nữ xin đi định cư ở các nước, nên vì vậy mà ông nghĩ người phụ nữ Việt Nam chúng em kiếm chồng ngoại quốc hay kiếm chồng Việt Kiều là phong trào… có phải vậy không thưa ông?”

 

Ông nhếch môi cười rồi nói:

 

“Em thông minh lắm.”

 

“Thưa ông, theo em nghĩ thì… phong trào chỉ bùng phát trong một thời gian rồi lại sẽ chìm xuống. Còn đây là... từ bao năm qua và cho đến khi nào mà xã hội vẫn không thay đổi, người dân vẫn không có tự do và vẫn chịu quá nhiều điều bất công thì, chừng đó người phụ nữ Việt Nam chúng em vẫn sẽ bỏ nước để theo chồng đến phương trời xa và, như vậy xem như sẽ là thông lệ. Điều mà ông nói về những đổi thay, tuy đó cũng là sự thật, nhưng, đó lại chỉ là mặt nổi thôi ông ạ. Nếu ông thật sự muốn biết, muốn nghe, và đừng… dị ứng với những gì em nói thì em sẽ nói cho ông biết tại sao em, tại sao người phụ nữ Việt Nam lại thích lấy chồng Việt Kiều hoặc lấy chồng ngoại quốc, hơn là lấy những người đàn ông trong nước.”


image


“Em là người phụ nữ thông minh và lại có sắc nữa. Tôi rất muốn được nghe từ chính miệng một người phụ nữ Việt Nam thông minh như em nói cho biết về điều đó lắm. Tôi rất hiểu câu chuyện em sắp nói sẽ có những điều… đụng chạm đến chính trị. Nhưng, tôi rất muốn được nghe. Tôi đảm bảo với em sẽ không có chuyện … dị ứng ở đây.”

 

“Vậy em xin được bắt đầu thưa chuyện cùng ông. Thưa ông, ngày em vừa bước chân lên bậc thềm trung học, em rất thích thơ văn nên cũng thuộc truyện Kiều của Ngài Nguyễn Du. Với cái tuổi chưa đủ khôn ngoan, nhưng em đã có nhiều lần xúc động đến rơi nước mắt để khóc thương cho một kiếp người. Khóc thương cho người cũng là vì em lo sợ cho số phận của chính mình. Ngài Nguyễn Du đã viết:

 

image

 

Như ông đã nhìn thấy, em cũng có dáng người cao ráo và cũng có nhan sắc trên trung bình… Chính vì vậy mà em thường lo sợ cho số phận em sẽ phải bị gian truân bởi câu hồng nhan bạc phận luôn theo em như là một ám ảnh.

 

Gia đình em trước kia thuộc thành phần lao động. Ba em là Hạ sĩ quan trong quân đội Miền Nam và bị thương tật. Mẹ em vừa buôn bán vừa lo việc nội trợ. Thế rồi… cuộc sống của gia đình em đã không còn được bình thường nữa khi chiến tranh chấm dứt… nhiều năm và em được ra chào đời, và, cho đến một ngày thì cả gia đình em bị tai nạn. Dưới sự bảo bọc của dì em, em được đến trường. Em được học hành đến nơi đến chốn. Và, em đã lớn dần lên theo năm tháng. Khi em đến tuổi trưởng thành và người đàn ông đầu tiên đến với em là anh chàng kỹ sư mới ra trường. Ngày ấy em cũng vừa bước qua tuổi mười tám được một tuần. Dáng người anh dong dỏng cao và khỏe mạnh. Anh có cái sống mũi cao với hàm răng trắng muốt, cùng đôi mắt to với cái nhìn thật hiền hậu. Đó là những điều đáng ghi nhớ nhất trong lần đầu em gặp anh. Người dì của em nói: “Người ta con nhà giàu lại học giỏi và có nghề nghiệp vững vàng. Chắc chắn cuộc sống của con sẽ được hạnh phúc và sẽ không phải bươn bả chạy kiếm  miếng ăn từng bữa.” Em đã nghĩ, thế là ông trời đã sắp đặt cho em có một cuộc sống thanh cao khi đem đến cho em một người đàn ông mà các cô gái hằng mơ ước.


image


Chúng em chung sống với nhau thật hạnh phúc được một năm thì, em khám phá ra anh ấy đã phản bội em khi có nhiều đêm anh nói phải làm thêm cho kịp công việc mà cấp trên đã giao. Nhưng, em đã tìm hiểu cho cặn kẽ và em biết rất rõ ràng những lần đó anh đã đi ngủ với những cô gái bán bia  ôm. Em vô cùng thất vọng. Anh đã ngoại tình. Ông có hiểu điều đó đã làm cho em đau khổ đến như thế nào không? Em đã có tất cả mọi thứ mà các phụ nữ khác mơ ước: Một gia đình với người chồng có học và có tài. Chồng em được mọi người nể trọng.

 

Nhưng, đồng thời em cũng có người chồng đa tình. Mặc dù anh đã phân trần: “Công việc ở xứ này bắt buộc phải thù tiếp nhau trong những quán bia ôm để bàn công việc và để được ký những hợp đồng. Em đã là vợ thì em phải thông cảm cho anh. Anh hứa sẽ không bao giờ phụ em.” “Em phải thông cảm cho anh ấy được thường xuyên - mỗi tháng khoảng hai hoặc ba đêm - ngủ với gái để có được những hợp đồng? Còn nếu như em không thông cảm thì sao?” Em đã hỏi lại anh ấy như vậy. Và, thế là em đã nhận được những trận đòn đến sưng mình, đến thâm tím mặt mũi. Anh ấy đã có hành động của hạng người đứng đầu đường xó chợ. Anh ấy không còn yêu em thì hãy để anh ấy đi tìm hạnh phúc mới và niềm vui bên những chai bia…”


image


Ông ngắt lời tôi:

 

“Anh ấy đánh em bằng vật gì hay chỉ bằng tay?”

 

“Dạ, anh ấy đấm và đá em liên tu bất tận chứ không dùng vật gì cả.”

 

“Một người có ăn học và đã thành tài mà hành động như vậy thì chắc chắn phải có người đàn bà khác… như thế nào đó chứ không thuần là gái bia ôm đâu. Nếu vì gái bia ôm mà hành động như vậy thì… đáng bỏ lắm. Tôi nghĩ vậy.”

 

“Dạ, lúc đó em chỉ nghĩ anh ấy vì bạn bè rồi bị cô gái bia ôm nào đó hớp mất hồn chứ em không nghĩ… như ông. Bây giờ nghe ông nói và em nghĩ… có lẽ như vậy thì đúng hơn.”

 

“Rồi sau đó em gặp người… bây giờ?”


“Dạ thưa ông, em chưa được cái ‘may mắn’ như vậy ngay đâu. Trong lúc em đau khổ vì hạnh phúc gia đình bị đổ vỡ thì, em đã gặp người đàn ông thứ hai. Người này cũng có địa vị trong xã hội và đã qua một đời vợ. Em dường như đã cảm nhận được hạnh phúc trở lại bởi sự chân thật của anh. Em đã lấy lại được niềm tin để tiếp nối cuộc sống tưởng như đã chấm dứt vĩnh viễn rồi. Nhưng, rồi tất cả đã dừng lại và em lại bỏ ra đi khi mọi việc còn chưa kịp bắt đầu. Em không hiểu gì cả. Người đàn ông thứ hai này cũng vì bia ôm với bạn bè mà đã phụ em.


image


Bây giờ em tin chắc một điều là, chín mươi chín phẩy chín mươi chín phần trăm người đàn ông Việt Nam sống trong nước đều thích nhậu và ngoại tình. Em không muốn dì em và bất cứ người thân nào biết về cuộc sống thật của em. Em không thể nói gì về hai người đàn ông đã trải qua đời em. Tất cả chỉ là sự nín nhịn giả dối. Em chấp nhận thua thiệt và, nỗi buồn đau đã theo em suốt thời gian dài mà chẳng thiết phải ra khỏi nhà không phải vì thiếu những nơi để đến chơi, bởi em bây giờ có thể vui chơi thỏa thích. Cũng chẳng phải vì em không có bạn bè, bởi em có thể tìm ra bạn bè. Đau buồn và âu lo như một thứ tâm bệnh khiến em từ từ thích sự cô đơn. Hoảng sợ, em quyết định phải tạo cho mình một cuộc sống giàu có với nghề mua bán bất động sản.”

 

Ông nhướng đôi con mắt lộ vẻ ngạc nhiên:

 

“Em có học qua ngành nghề đó à?”

 

“Dạ. em có học hai năm về kinh doanh… Em… em hợp tác với một người đàn ông đang có văn phòng hẳn hoi làm nghề mua bán bất động sản. Và… người đàn ông này sau đó là người đàn ông thứ ba trong đời em.’

 

Ông ngã lưng ra phía sau và hỏi với cái hé môi như cười nửa miệng:

 

“Cũng chưa phải là người… trăm năm?”

 

“Dạ… chưa. Người thứ ba này bằng tuổi em nhưng chưa lập gia đình vì mải mê công việc cũng như luôn lo lắng chăm sóc cho người mẹ già, người thân duy nhất của anh trên thế gian này.


image


Anh thật hiền và có hiếu với mẹ. Anh ấy đã dịu dàng đưa em vào một chân trời mới, ấm áp, vị tha và đầy tình người. Anh thật kỳ diệu. Anh luôn tỏ ra chân thành, si mê và nồng nhiệt. Em luôn được thương yêu, nâng niu và trân trọng. Em được sống trong tình yêu thương và hạnh phúc... Rồi đột ngột anh buông tay thả cho em rơi từ thiên đường hạnh phúc xuống địa ngục của khổ đau. Em thật xót xa khi phát giác ra, anh cũng đã có nhiều lần đi vô khách sạn với gái bán bia ôm. Em khao khát tình yêu nhưng bây giờ em đã vô cùng thất vọng. Trong cái ký ức từ những lần giao thiệp của em với những người đàn ông có tư cách, có ăn học cao hay thấp thì, tất cả họ đều ngoại tình. Những người đàn ông có tiền ở xứ này, tất cả đều muốn - đều tạo cơ hội để ngoại tình. Tất cả đều thích gặp gỡ nhau bên bàn rượu, trong các quán bia ôm để bàn công việc làm ăn chân chính hay bất chính.

 

Buồn quá em đã tìm đến với điều mà trước kia em vẫn đả kích. Em đi xem bói. Người xem cho em là người cũng có tiếng tăm. Em không hề nói là em đã có qua ba đời chồng, thế nhưng người này quả quyết em đã chung sống như vợ chồng với ba người đàn ông. Người đó quả quyết, em sẽ gặp người đàn ông thứ tư; người đang sống ở nước ngoài trong một dịp mà em không ngờ. “Cô sẽ chung sống với người thứ tư này như là một sự trả nợ… cho kiếp trước. Số của cô đã định như vậy. Cô phải chấp nhận vì kiếp trước cô làm khổ đàn ông quá nhiều, nên kiếp này cô phải trả.”

 

Em không tin lời người thầy bói. Nhưng, trước đó em đã nguyện là sẽ không bao giờ lấy chồng là người ở trong nước nữa. Nếu phận số của em may mắn, em sẽ lập gia đình với người Việt đang sống ở nước ngoài. Bằng không thì, em chấp  nhận ở vậy cho đến hết cuộc đời này.

 

image


Cuộc sống của em cứ lẳng lặng trôi qua với công việc em đang làm và rất bận rộn. Một ngày kia, sau một ngày làm việc khá mệt mỏi và, nếu như em phải nấu ăn nữa thì… có lẽ em cũng chẳng ăn được bao nhiêu. Nghĩ vậy nên em đi ăn ở tiệm. Trong một lúc em ngước mặt nhìn lên thì, em thấy người đàn ông trẻ đang nhìn em. Hắn ngồi đối diện em và cách em một cái bàn trong quán Ngon tọa lạc tại số 160 đường Pasteur quận 1. Hắn mặc áo hở ngực có chi chít những lỗ nhỏ như muốn khoe bộ ngực nở nang mà, mới nhìn thoáng qua thì ai ai cũng phải nghĩ ngay đây là chàng công tử ăn chơi cũng thuộc loại có hạng trong thành phố. Ngồi hai bên trái và phải của hắn, là hai cô gái rất dễ dàng để mọi người nhận ra ngay, đó là hai cô gái điếm chỉ vì cách chưng diện và những lời đối thoại. Có một điều gì đó làm cho em cảm thấy thú vị vô cùng khi một tay ăn chơi nghĩ em cũng là gái điếm. Hắn đứng lên bước qua bàn em xin được làm quen.


Hắn nói những điều gì đó nhiều lắm, nhưng em không trả lời. Em chỉ nhìn hắn và cười thôi. Em cười là vì em tội nghiệp cho hắn quá. Hắn sẽ không bao giờ hiểu được tại sao một con điếm đẹp đi ăn một mình như thể đang đi kiếm khách, vậy mà lại dửng dưng từ chối trả lời những câu hỏi của hắn. Thế rồi sau đó hình như em loáng thoáng nghe như hắn nói hắn mới từ ngoại quốc trở về thăm quê hương. Và, em nghe như hắn nói hắn đang sinh sống ở Hòa Lan nữa. Gương mặt, lời nói và thái độ của hắn làm cho em tự tin và nghĩ rằng, hắn thành thật muốn quen em. Em cho hắn số điện thoại cầm tay và hắn trở về lại bàn với hai cô gái điếm của hắn. Hắn kín đáo trả năm đô la Mỹ cho bữa ăn tối của em.


Nếu quả hắn là Việt Kiều thật thì, em cũng nên quen thử xem hắn xử sự ra sao. Còn nếu không phải thì cũng không sao cả, vì em đã có mất mát gì đâu mà phải sợ chứ, phải không ông? Nếu hắn là Việt Kiều thì cách ăn mặc như thế cũng có thể thông cảm được chứ phải không ông?”

 

“Đúng vậy em à, Việt kiều trẻ ăn mặc như thế nào nhìn cũng… xem được. Rồi… em và anh Việt kiều đó diễn tiến ra sao?”


“Ngày hôm sau hắn điện thoại xin được gặp em tại một nhà hàng sang trọng. Hắn đến trước giờ hẹn để đón em. Em nhìn ngay mặt người đang đứng trước mặt em và tự hỏi: Đây là người, là hắn của đêm hôm qua đã đi ăn với hai cô gái điếm đây sao?


image


Ba người đàn ông trong nước đã “giúp” em biết ăn, biết nói và, đã cho em thấy quan tài nên em biết như thế nào rồi. Nhưng, với hắn em quyết tâm sẽ không để mình phải học thêm một bài học gì ở nơi hắn cả. Khi ăn món khai vị vừa xong, hắn nói ngày mai hắn sẽ trở về lại Hòa Lan. Em nghĩ, câu kế tiếp hắn sẽ rủ em đi khách sạn đồng thời với những lời hứa hẹn sẽ… đưa em lên mây. Trong khi chờ món ăn chính đưa ra, hắn đưa cho em một phong bì và nói: “Trong phong bì này có địa chỉ của anh và năm trăm euro. Nếu em muốn gặp lại anh và quen anh… lâu dài thì em mua vé máy bay qua thăm anh, rồi anh sẽ hoàn tiền vé lại cho em. Bằng ngược lại... buổi gặp hôm nay sẽ là kỷ niệm… đẹp cho anh.”

 

Có tiếng hát của người phụ nữ vừa cất lên bản dân ca với tiếng đệm đàn piano. Nhà hàng không lớn lắm nhưng cũng theo phong trào “hát cho nhau nghe.” Em không nói gì và chờ đợi. Đây là lần đầu em ngồi ăn uống với Việt kiều. Những mất mát và thua thiệt trong đời sống hôn nhân của em, thật khó mà chịu đựng nổi nếu như em không thử trắc nghiệm với một người đang sống ở nước ngoài, mà, theo những gì em được biết thì những người này về đây chỉ là để hưởng thụ. Hưởng thụ vật chất và, hưởng thụ thân xác người phụ nữ. Những sự phòng ngừa cho bản thân tuy cũng rất cần thiết nhưng không quan trọng, vì bản thân em đã có kinh nghiệm qua ba lần dang dở.


image


Chương trình nhạc mới bắt đầu nên hắn kêu thêm rượu. Người hầu bàn đem ra cho em dĩa tôm. Tôm tươi được ướp gia vị thật tuyệt ngon. Hắn chỉ ăn rau trộn và nói sợ bị mập. Em vừa ăn vừa quan sát hắn. Hắn ngồi đó, thản nhiên nhìn về phía sân khấu mà không tỏ thái độ nào. Chính điều này khiến em bỗng nhiên có đôi chút cảm tình với hắn. Em đẩy dĩa tôm đến truớc mặt hắn. “Tôm ngon quá. Anh ăn một chút với em cho vui.”


Hắn là người trầm tĩnh, dễ thương và vui tính. Hắn nói hắn đem về Việt Nam rất ít tiền nên chỉ đưa được cho em ngần ấy thôi. Em không nói nhiều mà chỉ nghe. Em sợ rồi em sẽ hỏi hắn, thế mà anh cũng cần phải có đến hai cô gái điếm ngồi bên anh sao? Như  vậy không phải anh nghĩ em chỉ đáng giá năm trăm euro hay sao?  Mắt hắn nhìn em chằm chằm nhưng không phải cái nhìn thèm  muốn.

 

Em và hắn từ giã tại ngay nhà hàng đó. Và, em hứa sẽ liên lạc lại với hắn khi nào em quyết định đi Hòa Lan. Hơn tháng sau em thu xếp công việc rồi báo tin cho hắn biết em sẽ qua Hòa Lan. Qua điện thoại em cũng nói thẳng cho hắn biết, em qua Hòa Lan là để cho biết cuộc sống của hắn như thế nào. Hắn vui vẻ nói: “Rất mong chờ đón em.”


image


Phi trường Schiphol Amsterdam của Vương quốc Hòa Lan sáng hôm đó có nhiều nắng, nhưng nhiệt độ chỉ mười bảy độ C nên em cảm thấy lạnh vô cùng.

 

Anh ấy ăn mặc thật đẹp, miệng cười thật tươi, đón em ngay cổng ra và trao cho em bó hoa thật đẹp. Anh hỏi: “Em đi máy bay có bị mệt lắm không? Anh vui mừng chào đón em đến thăm anh và thăm đất nước này.”

 

Em nói thật:

 

“Cám ơn anh đã cho em bó hoa thật đẹp. Em… ngồi quá lâu trên máy bay nên cũng có hơi... ê mông, nhưng em không mệt. Anh à. Vì đi gấp quá nên em không kịp mua quà tặng anh làm kỷ niệm. Vả lại… em chỉ mang theo mình được hơn năm mươi đô Mỹ thôi. Em chưa biết...”

 

Hắn nghe em nói như vậy thì lộ vẻ mặt sửng sốt thật sự. Hắn nói: “Em nói gì mà lạ vậy. Anh mời em tất nhiên là anh phải lo cho em. Nói theo như bên Việt Nam mình là lo cho em từ A đến Z. Em yên tâm đi. Bây giờ mình ra xe rồi về nhà nghỉ hay em muốn đi ăn...”

 

Câu nói của hắn làm em thật sự xúc động. Em nói: “Trên máy bay họ cho ăn nhiều quá rồi anh à. Em no quá. Về nhà trước để xem cái tổ ấm của anh ra sao đã.”

 

Hắn nhìn em và cười thật hiền: “Anh... Anh chỉ có tấm lòng chân thật và trái tim để yêu một mình em thôi, ngoài ra anh không có gì cả.”

 

Hắn đưa em đi lấy xe rồi chạy thẳng một mạch về nhà.”

 

“Chuyện em đem theo chỉ có năm mươi đô Mỹ… là thật?”


image


“Dạ thưa ông, đó là sự thật. Việt Kiều thì cũng có nhiều thành phần chứ không phải ai ở nước ngoài thì đều giống nhau cả. Hắn... Anh ấy và em quen biết nhau chưa được bao ngày nên cũng cần nhiều thử thách lắm. Em tin anh ấy muốn quen em thật nên em không sợ khi chỉ mang theo người có ngần ấy tiền. Ông nghe em kể về người đàn ông Việt Kiều Hòa Lan của em đến đây, có lẽ ông sẽ nghĩ, đây là anh chàng có đầy ắp tiền trong tủ sắt hoặc trong ngân hàng mặc sức mà lấy ra tiêu xài, muốn tiêu xài bao nhiêu thì tiêu, phải vậy không thưa ông?


Hoàn toàn khác hết ông ạ. Anh ấy cũng có chiếc xe bốn chỗ ngồi để đi làm. Anh ấy cũng có căn nhà mới mua nhưng còn phải còng lưng ra trả đến mấy chục năm nữa mới xong. Trong nhà thì trống trơn không có đến một vật gì gọi là đáng giá gọi là cho ra hồn ra vía gì cả. Sàn nhà lót cây thì mới lót chưa được đến phân nửa đành phải ngưng lại vì hết tiền. Máy giặt thì cũ rích. Máy xấy quần áo thì... đang còn ở ngoài tiệm đợi chừng nào có tiền sẽ đem về. Cũng may là còn có cái giường nệm cũ chứ không thì... Đó! Đó là những hình ảnh thê thảm của ngày đầu em bước chân vô căn nhà của một người Việt Kiều. Và, đúng như anh ấy đã nói với em ngoài phi trường, “Anh chỉ có tấm lòng chân thật và con tim dành để yêu một mình em thôi. Ngoài ra anh chẳng có thứ gì khác.”


image


Trong những ngày ở bên nhau, em rất cảm phục tư cách của anh ấy. Em rất cảm động về cách đối xử của anh ấy. Đúng như nhiều người phụ nữ ở trong nước đã nói với nhau là, đàn ông Việt Nam sống ở ngoại quốc biết thương yêu chiều chuộng và tôn trọng người phụ nữ, dù đó là người phụ nữ ở bất cứ quốc gia nào. Cho đến ngày cuối cùng ở Hoà Lan em vẫn chưa trả lời dứt khoát là sẽ về chung sống với anh ấy. Em như con chim đã bị thương nhiều lần nên chỉ cần một vật gì đó đưa ra trước mặt, dù vật đó là cành hoa thật đẹp cũng làm cho em hoảng sợ. Sau một tuần. Em chia tay anh ấy để về lại Việt Nam. Em xin anh ấy hãy cho em một thời gian để suy nghĩ. Và, hai tháng sau anh ấy và em tổ chức đám cưới thật lớn tại nhà hàng Caravelle Sài Gòn với sự có mặt đông đủ của gia đình và bạn bè của anh ấy. Bên đàn gái chỉ có dì của em hiện diện thôi.


image


Khi về ở hẳn với anh ấy, em mới thấy anh ấy nói đúng. Anh là người chì có trái tim để yêu mình em thôi chứ anh ấy chẳng có gì cả. Về sống với anh ấy được hai tuần, em nhận ra, anh ấy chỉ có hai bộ quần áo đẹp để mặc trong những dịp như… gặp em lần đầu tại bữa ăn trong nhà hàng có nhạc sống. Quần áo làm đám cưới anh ấy mướn. Để có tiền sửa nhà và đi Việt Nam, anh ấy đã làm đám cưới giả với cô gái nước nào đó đang sống bất hợp pháp ở Hòa Lan. Anh ấy không có tiền mà lại còn có một cái tính xấu rất lớn. Tính ba hoa. Tính hay nổ. Anh thường khoe khoang những điều không có thật mà nhiều khi em phải thẹn đến đỏ mặt. Anh ấy học hành chưa đến đâu, thế mà anh ấy lại nổ từng được một nhà băng lớn mướn làm một dự án, một công trình gì đó rất quan trọng.


Em không ngờ một cô gái khá xinh đẹp như em lại cứ phải luôn gặp những người đàn ông… kỳ quái. Nhưng, anh ấy khác những người đàn ông trước kia của em là vì anh thương yêu em thật sự… thế thôi. Lúc này em mới chợt nhớ đến lời của vị thầy bói năm nào nên em chỉ biết thở dài chấp nhận vì phần số của mình đã định như vậy rồi. Nếu em muốn thay đổi thì người kế tiếp không chừng sẽ còn tệ hại hơn. Em phải tìm cách để từ từ sửa đổi anh ấy. Và, em tin em sẽ sửa đổi được anh để anh trở thành người ăn ngay nói thật. Anh ấy phải làm ăn thật sự chứ không phải chỉ trong trí tưởng tượng. Đầu tiên em mở một cửa tiệm để buôn bán đồ trang sức phụ nữ bằng đá quý. Em chọn được một cửa hàng khá rộng rãi ở bãi biển du lịch nổi tiếng. Anh ấy sẽ trông coi cửa hàng và tiếp khách. Còn em, em sẽ đi đến các quốc gia trong vùng Châu Á để tìm mua hàng. Công việc mới bắt đầu nhưng lại khá suôn sẻ nên … em về lại đây để hoàn tất hồ sơ chuyển qua sinh sống luôn với anh ấy.”

 

“Em sẽ nhận giấy tờ ngay ngày hôm nay. Thế… khi nào thì em lên đường?”

 

“Dạ, khoảng mười ngày cho đến hai tuần.”

 

“Tôi… tôi cũng mừng cho em. Quả thật người phụ nữ Việt Nam từ bao đời rồi vẫn luôn chịu nhiều những thiệt thòi.”

 

“Theo em, người phụ nữ Việt Nam mãi mãi vẫn là người biết thương yêu chồng con và lo gìn giữ hạnh phúc gia đình luôn được  bền chắc. Nếu có thay đổi tính nết là do ở người đàn ông Việt  Nam quá khinh thường người phụ nữ mà ra. Dù không tiền nhưng  vẫn thích đàn đúm ăn nhậu. Rượu là một trong những nguyên  nhân làm gãy đỗ hạnh phúc, làm tan nát mái ấm gia đình, làm  chia ly tan vỡ những mối tình đẹp và thơ mộng, và, làm mất phẩm  cách. Xã hội Việt Nam với sự giáo dục đã xuống cấp nên đạo đức  cũng đã suy đồi trầm trọng đến khó mà một sớm một chiều vực  dậy được.


image


Ngày nào người đàn ông Việt Nam ở trong nước nhận biết được sự tai hại của rượu, biết giữ gìn đạo đức và phẩm cách, biết quý trọng người phụ nữ, biết chu toàn bổn phận của người chồng người cha trong gia đình… thì chừng đó người phụ nữ Việt Nam mới thật sự chấm dứt cảnh bỏ xứ Việt đến sinh sống nơi xứ lạ.”

 

“Em vừa nói rượu là một trong những nguyên nhân làm gãy đỗ hạnh phúc gia đình. Vậy những nguyên nhân khác nữa là gì?”


image


“Dạ, nhà cầm quyền này đã sai lầm khi đàn áp mọi tôn giáo và khủng bố những con chiên, những thiện nam tín nữ để mong mọi người từ bỏ đạo và trở thành người vô thần. Nhà cầm quyền này đang ra sức cố phá bỏ những nơi thờ phượng. Nhưng, một khi con người đã không còn niềm tin ở tôn giáo thì con người sẽ dễ dàng làm việc ác, thường xuyên phạm vào tội ác mà không hề lo sợ bị trừng phạt bởi Thượng Đế. Ông còn làm việc ở đây lâu và ông sẽ được dịp chứng kiến mỗi ngày con người gây ra những tội ác man rợ không khác gì thời loài người còn ăn lông ở lỗ. Nhà cầm quyền này thường có những hành động lỗ mãng đối với các viên chức của các chính phủ mà họ có bang giao. Nói theo cố nhà văn Duyên Anh thì, “Họ lập đi lập lại những giáo điều khốn kiếp của chủ nghĩa và mệnh lệnh đê tiện của lãnh tụ. Giống hệt phát xít, người mác xít mắc chứng nan y. Đó là ung thư óc. Ung thư óc biến họ thành con người tự tôn sùng mình một cách buồn cười. Với họ, cộng sản là quê hương của loài người, chủ nghĩa của họ bách chiến bách thắng, giai cấp của họ siêu việt. Khi họ nhân danh chủ nghĩa phát biểu một cái gì, cho một quyền lợi nào, ở bất cứ đâu, họ đều vinh danh cái tuyệt đối đúng của họ và xác định nó là chân lý. Mọi bất đồng, mọi phản kháng bị chụp mũ chống đối, bị chụp mũ phản động. Nói về giai cấp vô sản, lãnh tụ luôn luôn ngậm nước hoa phun vào giai cấp của mình từ tóc xuống đến móng chân. Nhưng, khi phê bình giai cấp đối kháng, nhất là giai cấp tiểu tư sản, thì họ cũng thừa khả năng ngậm nước cầu tiêu để vấy nhơ, để bôi nhục.”


image


“Em tin lời vị thầy bói năm nào đã nói với em nên kiếp này em phải bị nhiều điều trái ngang. Kiếp sau em vẫn muốn làm người Việt Nam. Khi đó chắc chắn cái đảng cộng sản này đã bị tận diệt từ lâu lắm rồi… phải không ông?”

 

Ông nhoẻn miệng cười nhưng không phát ra thành tiếng. Ông nói:

 

“Qua câu chuyện của em, nếu chúng ta tin vào kiếp luân hồi là có thật thì… cũng vì kiếp trước em đã làm khổ đàn ông nhiều nên kiếp này em phải trả… đúng như vị thầy bói nào đó đã xem cho em. Tôi chưa thấy người phụ nữ nào được may mắn gặp toàn những người có ăn học và có bằng cấp cao… Thế mà. Tôi chúc em nhiều may mắn và được hạnh phúc với người thứ tư này. Thỉnh thoảng nếu em có trở về thăm lại quê hương thì… đến đây thăm tôi nhé.”

 

Tôi bắt tay ông từ giã với sự xúc động. Lần đầu tiên tôi gặp và nói chuyện thoải mái với người cán bộ cộng sản thật cởi mở. Phải chi quê hương Việt Nam của tôi toàn những viên cán bộ như ông Chi Cục Trưởng này thì… Ngoài đường vẫn còn nắng nhưng không nóng. Người qua lại trên đường phố vẫn đông đúc mà người nào mặt cũng tươi vui như thể họ đang mừng cho tôi, một người phụ nữ mà chiều nay đã nói ra được cái đau khổ mà phần đông những người phụ nữ Việt Nam phải chịu đựng từ bao đời qua vì những thói hư tật xấu của những người đàn ông Việt.


image

 

Trời Saigon buổi chiều nay sao tôi thấy đẹp quá. Đẹp vô cùng.

 

 

 

Topa _ Hòa Lan

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23637
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 28/May/2021 lúc 7:54am

Thằng Đẹt 


Ba má nó đẻ nó ra có tên có tuổi, nhưng nó sanh thiếu tháng, lớn lên lại thiếu ăn thường xuyên, nên thân thể nó không phát triển. Hồi nhỏ bị đẹn ban khỉ, ông thầy thấy nó nhỏ con, không hỏi tên mà cứ gọi “thằng Đẹt”, ở nhà gọi theo, gọi riết thành quen, bây giờ ai cũng gọi nó là “thằng Đẹt”.

Sáng nay thằng Đẹt qua nhà thằng Đồng chơi, giờ này đã trưa mà nó muốn luôn bên đây, nó sợ cái âm thanh sát phạt bài bạc ở trong nhà nó hiện giờ, nên không muốn về ăn cơm. Mà cũng không được, nếu nó ở lì, má nó kiếm thấy sẽ bắt nó về, chắc lát nữa nó sẽ trốn ra đầu ngõ, gần chỗ rạp hát Văn Hoa có xe bánh mì của Dì Hai Huê. Hiện giờ trong túi nó còn được hai đồng, có thể nó sẽ mua được khúc bánh mì bỏ vô bụng, không phải về nhà. Bánh mì cá, dì Hai bán tới năm đồng, nhưng nhiều lần dì Hai bán rẻ cho nó, hai đồng chỉ chan được nước cá thôi. May quá, tờ hai đồng có chiếc tàu buồm má cho mấy bữa trước, nó để dành được tới bây giờ.

Thằng Đồng với thằng Đẹt là bạn học cùng lớp ở trường trung học tư thục Văn Hiến ngoài đầu ngõ xóm Vạn Chài đường Trần quang Khải. Hai đứa cùng đang nghỉ hè chờ tháng tám này bắt đầu đóng tiền ghi danh vô học lớp đệ tứ. Ba của thằng Đồng là y tá trong bệnh viện, làm việc suốt cả tuần, nên tiền đi học thì thằng Đồng không phải lo. Riêng thằng Đẹt vẫn còn đang hồi hộp, không biết mùa tới nó có được đi học không, ai sẽ cho nó tiền đóng học phí tháng đầu tiên để nó được bước chân vào lớp?

thằng Đẹt đi bán vịt ở chợ Tân Định, tiền lời hàng ngày không đong đủ gạo cho anh em nó ăn, nó có năm anh em gồm hai trai ba gái. Năm ngoái nhờ trong lớp nó được xếp hạng nhứt đều đều, và nhờ nhà trường có chương trình miễn giảm học phí cho học sinh giỏi, nên nó mới còn đi học cho tới hết năm, chứ hai đứa em trai kế đã phải nghỉ học từ lâu. Trong mỗi bữa cơm, anh em nó chẳng hề thấy thịt cá, hai đứa em gái nhỏ nhất cũng chẳng khi nào có kẹo bánh gì, thì má nó lấy tiền đâu đóng học phí năm tới cho nó đây?

Ba nó thì nó không mong. Ổng không hút thuốc, không uống rượu, “mèo mỡ” cũng không, nhưng mà trong tứ đổ tường có một thứ ổng ham mê cả đời, đó là bộ bài Tây. Ổng làm trong ngành cảnh sát lưu thông ở ngoài Tổng Nha. Cứ mỗi khi đến phiên nghỉ là ổng bày sòng “cắt tê”, có khi đánh ở trong xóm, có khi đánh ở ngay trong nhà nó. Những trận “sát phạt” có khi chỉ hai ba ngày, cũng có khi kéo đến cả tuần, nhưng những người tham gia, không hề thấy ai bị mệt mõi gì cả. Nghe má nó nói ba nợ nần dữ lắm, lương tháng của ba đã bị người ta cấn nợ cả năm rồi, như vậy làm sao ổng có tiền cho nó đóng học phí?

Hiện tại, với chính sách của Tổng Thống Ngô đình Diệm vào những năm trước, kể cả năm đầu tiên của đệ nhị Cộng Hoà, ai làm công chức hay cảnh sát như ba nó, thì một người đi làm đã có đủ tiền nuôi cả vợ con. Vậy mà chỉ riêng gia đình nó, cũng là gia đình cảnh sát chính ngạch, lại rơi vào cảnh nghèo túng, bần cùng, cũng chỉ vì bao nhiêu tiền bạc, ba nó đều đem nướng sạch vào các canh bạc đỏ đen. Nghe người lớn kể lại, ba má nó đã bán nhà chạy nợ không biết bao nhiêu lần. Từ khi nó mới sanh đến nay, gia đình nó bao phen bồng bế, chạy từ Cây Gõ sang Chợ Đuổi, chạy tuốt qua Thị Nghè, chưa trụ được ở Khăn Đen Sui Đờn thì một lần nữa phải chạy sang dựng nhà ở Trần quang Khải.

Nhà của nó bây giờ chỉ là một căn nhà sàn vách ván mái lá, nhỏ xíu, 4 mét 6 mét, được dựng trên một bãi lầy nước đọng quanh năm. Dù chỉ là căn nhà nhỏ, nhưng nó vẫn mơ ước, căn nhà này sẽ là mái ấm, ba má nó đừng bán nhà đi đâu nữa, để nó có cơ hội gầy dựng kỷ niệm về gia đình, anh em của nó cũng có được một nơi để vui đùa thoả thích, khi ba bận đi làm, má bận đi bán.

Nhưng suốt hai ngày nay, trong phiên nghỉ của ba, cái giường ngủ nhỏ xíu của ba má nó, phải oằn mình chịu đựng những trận sát phạt của những con bạc, thay phiên nhau lui tới, ngày cũng như đêm. Những người đến đánh bạc chỉ chú tâm vào những tờ tiền và những con bài, họ không cần biết đến nhu cầu ngủ nghỉ của chính họ, họ mặc kệ tình hình xã hội chính trị xảy ra ở bên ngoài. Việc của họ, thắng thì cười toe toét, còn thua thì lo chạy nợ mượn tiền gỡ gạc, vậy thôi.

Những ngày này, sinh hoạt của mẹ và anh em nó phải gom lại ở gian phía trước chừng 1 mét bề ngang, sinh hoạt nhếch nhác dơ bẩn, hàng ngày chịu đựng khói thuốc và những tiếng ồn ào chửi bậy tục tằn từ “sòng” bài bên trong. Không có khổ sở nào hơn là suốt mấy đêm liền “gia đình nhỏ” của nó, ai cũng gần như thức trắng.

Chuyện “gầy sòng” như thế này không chỉ là thỉnh thoảng, mà rất là thường xuyên, có khi một tháng đến ba bốn lần, riết rồi nó không có cảm giác được sống trong một gia đình. Nó thèm ăn một bữa cơm đúng nghĩa là bữa cơm gia đình, nhưng việc đó không bao giờ có được.

Thằng Đẹt năm nay đã 15, đã bắt đầu bước vào tuổi trưởng thành. Nhờ những bài vở nó được học ở trong lớp, và ở trên báo chí truyền thanh, nó đã biết suy nghĩ về xã hội, về thân phận của con người. Nó bắt đầu ghét cay ghét đắng bộ bài Tây mà hàng ngày nó phải nhìn thấy, ghét luôn những con người đến nhà nó đánh bạc, vì nó nghĩ, chính những người này là nguyên nhân đem đến cho gia đình nó sự bần cùng, nghèo đói.

Thằng Đẹt đang loay hoay suy nghĩ ở trước cửa nhà thằng Đồng, thì nghe thằng Đồng nói, má mầy cho thằng em đi kiếm mày kìa.  Nó vội đi nhanh ra đầu ngõ rạp Văn Hoa mua bánh mì chan nước cá. Có hai đồng may ra chỉ trốn được một bữa, nhưng một bữa cũng đỡ được một bữa, còn hơn hôm nay phải về nhà ăn cơm, để nghe họ hò hét, sát phạt nhau trong sòng bài.

 

                                          *****

Thằng Đẹt đang chờ mua bánh mì, thì thằng Đồng lẽo đẽo đi tới, Không biết nó tới đây làm chi, ai mượn đâu mà nó tới? Thằng Đồng cười nói:

-Tao biết mày sẽ ra đây. Mày đi theo tao ra chợ hông?

-Đi làm chi. Tao đang mua bánh mì mà.

-Bỏ đi. Má với con nhỏ em của tao bữa nay phụ người ta bán quán cơm. Ra ngoải, tao bao mầy ăn cơm.

Nghe cũng có lý, Thằng Đẹt nói với dì Hai cho nó gửi đó, không mua bánh mì nữa, rồi theo thằng Đồng ra tuốt ngoài chợ Đakao.

Ba của thằng Đồng là người Miên rặt, lấy má nó là người Việt, cho nên gọi hai anh em thằng Đồng là Miên lai thì không sai. Thằng Đồng tên là Danh Đồng, còn em gái nó là Danh Pha, chỉ thua nó có một tuổi. Thằng Đồng vạm vỡ sức vóc bao nhiêu thì còn con Pha lại ốm o gầy mòn bấy nhiêu. Chưa bao giờ thằng Đẹt hỏi con Pha, rằng tại sao mầy mới học tới lớp nhì lại nghỉ học sớm vậy? Vì rất thân với thằng Đồng, thường xuyên đến nhà chơi, nên thằng Đẹt cũng quen biết con Pha, quen theo kiểu con nít, thỉnh thoảng rủ bắn thun nhảy lò cò.

Con Pha hơi nhỏ con, nước da ngâm, tóc rủ loà xoà, cột dây thun làm thành đuôi gà vụng về lơ lửng phía sau ót, thằng Đẹt nhìn thấy, nó cảm nhận có một chút gì đó rất ngây thơ, trong sáng. Đôi khi thằng Đẹt liếc qua con Pha, thấy nó dễ thương, muốn liếc thêm cái nữa, nhưng chỉ có vậy thôi. Hình ảnh ngây thơ của con Pha, nó cũng quên đi nhanh chóng, như con nít có khi mê đánh đáo, có khi lại tụ năm đi thả diều.

Thằng Đẹt theo thằng Đng bước vội ra chợ Đakao, hai đứa đi thật nhanh, vì sợ bị má thằng thằng Đẹt rượt theo kịp, bắt nó về. Qua khỏi chợ, kế bên nhà thờ Phan tây Hồ có cái quán cơm cũng hơi bự. Má thằng Đng đang bưng cơm cho khách trong tiệm, vừa thấy hai đứa bước vô, bèn hỏi:

-Thằng Đẹt hôm nay đi đâu đây? Vô ăn cơm với thằng Đng luôn con.

Thằng Đng hỏi:

-Con Pha đâu má?

-Em nó rửa chén phía sau. Thôi con với thằng Đẹt ngồi đây chờ, để má vô nói với bà chủ làm cơm cho hai đứa. Mấy con ăn cơm thịt kho hột vịt nha.

Trên băng ghế, thằng Đng ngồi sát bên trong, thằng Đẹt hí hửng ngồi kế bên, bỏ dép ngồi xếp bằng trên băng ghế, vì thường ngày nó ngồi ăn cơm dưới đất, nên khi ngồi trên bàn ăn, thòng chân xuống đất, nó không quen.

Hai đứa ngồi chờ một hồi, chừng vài phút thì con Pha chậm rải bưng hai dĩa cơm, từ phía sau bước lên. Thằng Đồng hỏi em:

-Mày ăn cơm chưa, ngồi ăn luôn đi.

-Em ăn ở đằng sau ri. Anh ăn đi.

Con Pha bưng đĩa cơm quay sang thằng Đẹt:

-Cơm của mày nè Đẹt.

Thằng Đẹt đưa tay nhận dĩa cơm, kéo sát vô, cầm muỗng mút đưa lên miệng. Nó ăn chậm, từng muỗng, từng muỗng, mắt len lén nhìn con Pha. Chợt nó nghe con Pha nói:

-Mày ngó tao sao ăn? Ăn cho no đi Đẹt, hồi nào tới giờ mày chưa ăn cơm ở đây lần nào.

-Tao đâu ngó gì đâu. Tại cơm ngon quá.

-Ngon thì ăn nhiều nhe. Hết tao múc cái khác cho.

Con Pha nó cứ nhìn thằng Đẹt ăn mà không để ý đến thằng anh của nó. Dường như trong hình vóc trẻ thơ của con Pha, cũng đã có chút ít dáng vẻ của thiếu nữ rồi. Nó nhìn thằng Đẹt ăn, không biết là nó nhìn vì cái tình cảm lãng đãng của lứa tuổi con gái dậy thì, hay là nó đang thương hại cho một đứa con trai có số phận nghèo hèn bèo bọt.

Thằng Đẹt khi bị con Pha bắt gặp nhìn lén, nó mắc cỡ, ăn mà cứ cúi gầm, không dám tiếp tục nhìn lén con Pha. Dù mang tiếng sang năm đã lên tới lớp đệ tứ, mà người thằng Đẹt vẫn như con nít, vẫn khô đéc, ốm nhom. Gia đình nó thì túng thiếu, bẩn chật. Nó nằm mơ thấy toàn ác mộng, làm sao nó dám có giấc mơ về gia đình hạnh phúc, hay mơ về một khung trời hoa mộng xa xôi nào. Nó biết là bên phía đối diện, có con Pha đang cười với nó, nhưng nụ cười của con Pha rồi sẽ giống như bọt nước, cũng sẽ tan biến, cũng chỉ là ảo ảnh mà thôi.

Ăn được gần nửa dĩa cơm, thằng Đẹt chợt nghe tiếng con Pha hỏi:

-Đẹt mày vẫn mặc cái áo này sao?

Thằng Đẹt ngừng ăn, mắt nhìn xuống vai áo.

Trời ơi! Trong lòng thằng Đẹt có một nỗi thẹn thùng dâng lên, nỗi thẹn thùng giống như ngọn sóng thần, ào ạt cuốn trôi đi hết những nụ cười vô tư thời thơ dại. Nó đỏ bừng mặt vì mắc cỡ. Nó mắc cỡ tựa như nó đang có một vấn đề gì riêng tư mà đã bị con Pha nhìn thấy. Lúc trước, khi chơi chung với nhau trong xóm, con Pha cười nhạo điều gì nó cũng đâu có quan tâm. Nhưng hôm nay, lần đầu tiên trong đời nó biết xấu hỗ với con Pha. Thật ra, điều làm nó xấu hỗ, cũng chẳng phải riêng tư bí mật gì cả, đó chỉ là bộ quần áo nó đang mặc trên người.

Bộ quần áo này, thằng Đẹt đã có lâu rồi. Từ trước đến nay, nó vẫn mặc bộ quần áo này, vẫn qua lại nhà con Pha, nói năng đùa giỡn với anh  em con Pha, nhưng có gì đâu đáng để ý? Chỉ đặc biệt hôm nay, có một cái gì đó đang thay đổi, một điều gì đó trong lòng nó không còn chút bình thường. Chính nó cũng không hiểu tại sao, chỉ một câu nói của con Pha, mà có thể làm nó xấu hỗ, đến mức nó muốn đào lỗ chun xuống đất? Hai bàn tay nó loay hoay vô nghĩa, vừa ngước lên nhìn con Pha, thì nó vùng đứng dậy, bỏ lại dĩa cơm đang ăn dở, chạy vội ra đường trước con mắt ngạc nhiên của con Pha và thằng Đồng. Con Pha có thể lờ mờ đoán ra được lý do nó bỏ chạy, nhưng thằng Đồng thì không.

Cái lý do mà nó xấu hỗ bỏ chạy cũng thật đơn giản. Số là má nó đã xin lại được chừng một chục bao vải đựng bột mì “USAID” đã dùng xong, người ta định vất đi. Má nó đem về cắt ra thành vải, vải dày và thô, nhưng vừa khổ may. Hàng chữ in còn nguyên không thể tẩy, điều này má nó không cho là quan trọng. Má nó nhờ Cô Năm, là cô ruột của thằng Đẹt, đang làm nghề thợ may, may cho ba đứa con trai mỗi đứa hai bộ quần áo. Áo thì kiểu sơ-mi tay ngắn, quần đùi dài tới gối, luồn lưng thun.  Má nó may những bộ quần áo bằng bao bột mì này, để anh em nó mặc cho được lành lặn, thay thế những bộ quần áo cũ, lâu ngày đã bị sút chỉ, sờn thủng lỗ. Thằng Đẹt mỗi ngày đều mặc bộ quần áo này (chỉ trừ khi đi học, nó có một bộ tây để thay), từ trước đến nay nó đâu có cảm thấy gì, nhiều khi còn hài lòng với độ bền chắc, khó rách, của một loại quần áo mới, rất phù hợp với việc chạy nhảy leo trèo của tuổi con nít mới lớn.

Vậy mà bộ quần áo trên người nó hôm nay, trước mặt con Pha, đã biến thành nỗi xấu hỗ khó lường.

Từ quán cơm, nó lửng thửng quay về nhà như người mất hồn. Nước mắt rơi giọt vắn giọt dài. Hôm nay nó chợt nhận ra có những nỗi bất hạnh trời chỉ mang đến cho một số người. Khi đến nhà, nó nhìn thấy mấy đứa em còn đang ăn cơm mỗi đứa một tô, thức ăn sơ sài với chút rau. Nó không thể cầm lòng, chạy vô bếp ngồi khóc một mình.

Đến lúc này thì nó mới hiểu thế nào là số phận. Số phận thì không ai muốn, và không ai có thể thay đổi được một cách dễ dàng.

 

                                                  *******

Thằng Đẹt vì xấu hỗ nên không gặp anh em thằng Đồng đã hơn mười ngày rồi. Mấy hôm trước thằng Đồng qua nhà kiếm nó, nó cũng trốn miết trong buồng không chịu ra gặp. Hôm sau thì nhà thằng Đồng có giỗ, buổi chiều má thằng Đồng sai con Pha xách gà-mên vịt nấu chao, đem qua biếu ăn lấy thảo. Má của thằng Đẹt sai chính thằng Đẹt sớt đồ ăn, đem rửa gà-mên trả lại cho con Pha. Thằng Đẹt không dám cãi lời, nhưng vì không có thời gian đi kiếm bộ đồ khác, nên nó vẫn cứ mặc bộ quần áo bao bột mì ra gặp con Pha. Cũng chính bộ quần áo này, nhiều ngày qua nó bị tủi thân, nhưng hôm nay thì không. Nó nghĩ rằng nó không cần phải tránh né nữa. Gia đình nó nghèo, đó là một thực tế ai cũng biết mà. vẫn cứ mặc như thế, nếu bị con Pha khinh khi, thì nó sẽ không chơi với con Pha nữa, cũng sẽ không chơi với thằng anh của con Pha luôn.

Thằng Đẹt cầm gà-mên bước ra, tay đưa trao gà-mên cho con Pha, nhưng mắt thì nhìn chỗ khác. Con Pha chụp cổ tay nó:

-Mày làm gì mà hổng qua nhà tao chơi? Cái áo này may đẹp mà, sao mày mắc cỡ?

Thằng Đẹt quay nhìn con Pha bẽn lẽn:

-Mày nói thiệt hả? Hổng chê tao hả?

-Ừ.

Có cái gì chận ngang cổ họng thằng Đẹt, rồi lại chạy tuốt lên con mắt làm nó nghe cay cay. Nó thấy con Pha mỉm cười, rồi nó cảm thấy trái tim nó cũng mỉm cười theo. Nó không biết hôm nay có ai cột dùm con Pha cái lọn tóc đuôi gà, sao mà thẳng thóm, nhìn thấy đẹp quá đi. Dù qua một khoảng cách, nó vẫn nghe được hương thơm của tóc con Pha, hương thơm của một tình bạn ngây thơ, thoảng chút ngạt ngào.

Đến lúc này con Pha vẫn chưa buông tay nó ra. Cũng may là má thằng Đẹt không thấy. Con Pha về rồi mà thằng Đẹt vẫn đứng chết trân một chỗ.

 

                                                *****

Trưa nay má thằng Đồng sang nhà thằng Đẹt, kiếm ba má nó có chuyện gì đó. Hôm nay chỉ có má thằng Đẹt ở nhà, ba nó đã đi gầy sòng ở nhà khác. Thằng Đẹt rất buồn khi phải nghe má thằng Đồng nghiêm giọng:

-Anh Tư khi mượn vợ chồng tôi số tiền đó, nói là chỉ mượn tạm, hẹn tới tháng lãnh lương sẽ trả lại vợ chồng tôi. Vậy mà bốn năm tháng rồi anh chị có trả đồng nào đâu. Tôi không biết chừng nào anh chị mới có tiền?

Cái câu hỏi: “Chừng nào anh chị mới có tiền?” đã như muối xát vào trái tim của thằng Đẹt. Nó không hiểu tại sao đến nước này mà ba nó vẫn tiếp tục đi đánh bài, nhắm mắt với hoàn cảnh “con đói, nợ đòi”? Dường như khi sa vào đam mê không lương thiện, thì người ta quên hết bổn phận.                      

Cuối cùng thì má thằng Đồng cũng phải ra về vì má thằng Đẹt không phải là người đi mượn tiền, và cũng không thể làm cách nào có tiền để trả lại cho má thằng Đng. Thằng Đẹt đến nay vẫn còn tuổi con nít, nó không thể can dự vào chuyện tiền bạc của người lớn, nhưng trước tình hình hơi căng thẳng của hai gia đình, nó hơi phân vân, việc qua lại chơi đùa của nó với anh em thằng Đồng, không biết có bị ảnh hưởng gì không?

Bao nhiêu suy nghĩ ám ảnh, đến tối, thằng Đẹt đến nhà thằng Đồng, len lén gõ cửa. Má thằng Đồng bước ra, vẫn vui vẻ kêu nó vô nhà. Thằng Đẹt mừng lắm. Thấy nó tới, thằng Đồng cũng thật là vui, thằng Đẹt thấy con Pha đứng ở nhà sau ngó lên, miệng cười tươi tắn, nó đang bận ở dưới rửa chén. Một lúc sau con Pha cũng lên cùng chơi với hai đứa con trai, nó cắt vải kết áo đầm cho búp bê, thằng Đồng và thằng Đẹt chơi cờ ca-rô, rồi lại chơi trò chơi kéo tay.

Sau khi thằng Đẹt bị thằng Đồng kéo tay “đo ván” mấy cuộc, thì con Pha bất ngờ nhảy vô đòi kéo tay với thằng Đẹt. Chắc nó muốn cho thằng Đẹt thắng một cuộc để không phải buồn vì kéo tay thua hoài. Nhưng ai dè kéo tay với con Pha, thằng Đẹt cũng cố tình thua luôn. Con Pha không chịu, cứ đấm vô lưng thằng Đẹt:

-Mầy sao xạo quá nè!

Mấy đứa cười hề hề tới hơn 10 giờ mà thằng Đẹt vẫn chưa về nhà ngủ.

*****

Một sự kiện đã xảy ra thật là kinh khủng, kinh khủng nhất trong cuộc đời mười mấy năm non dại của thằng Đẹt. Sự kiện đó giống như một quả bom nổ tung mối dây tình cảm của gia đình nó và gia đình thằng Đồng. Nó đang rất là lo lắng vì cả tháng nay, nó không cách nào gặp được mặt thằng Đồng và cả con Pha nữa.

Sự kiện xảy ra khi  ba của thằng Đồng, một lần nữa, sang nhà thằng Đẹt để hỏi ba của ba nó về số nợ ổng còn thiếu. Hôm đó ba của thằng Đẹt không chịu hứa hẹn ngày trả nợ, khiến hai người đã lớn tiếng với nhau, và trong một phút không kềm lòng, hai người đã ẩu đả nhau. Việc ẩu đả làm cho mối quan hệ hai gia đình bị tổn thương trầm trọng, ba của thằng Đẹt không hề chi, nhưng ba thằng Đồng bị thương nhẹ. Ba thằng Đồng đã nói với nhiều người chứng kiến hôm đó, là gia đình ông sẽ dọn đi nơi khác, không còn muốn cư ngụ trong khu vực xóm Vạn Chài này nữa.

Khi thằng Đẹt nghe được lời tuyên bố của ba thằng Đồng, nó vô cùng lo lắng. Nó muốn gia đình thằng Đồng cứ ở đây hoài, để nó được hàng ngày chơi chung với thằng Đồng và con Pha. Anh em thằng Đồng từ lâu gần như đã là những người thân, dù không phải ruột rà, của thằng Đẹt. Nó hình dung, khi đang chơi chung với nhau, ba đứa như những cánh bướm trong một khu vườn, đang cùng tung cánh bay lượn. Đàn bướm nào cũng  rất sợ những trận gió lớn, những cơn bão tố, có thể làm cho chúng bị tan tác, tách lìa nhau.

Từ hôm người lớn xảy ra chuyện, nhà thằng Đồng đóng cửa im ỉm. Ban ngày ba má thằng Đồng không còn cho thằng Đồng ở nhà một mình, nó phải đi với con Pha ra phụ việc ngoài tiệm cơm. Còn ban đêm, nhà nó khoá chặt cửa rào, làm như có ý không cho thằng Đẹt ra vào dễ dàng như lúc trước.

Thời gian càng trôi, thằng Đẹt càng đứng ngồi không yên. Hôm nay khi trời chập tối, nó lại chạy qua nhà thằng Đồng lần nữa, rồi cũng phải quay về vì không thể vô nhà. Nếu sự liên hệ của chúng nó bị cha mẹ thằng Đồng nhẫn tâm cắt đứt, lẽ nào cũng nhẫn tâm không cho thằng Đẹt được gặp lại thằng Đồng, và con Pha một lần, để nói lời từ giả hay sao?

Trong lúc trong lòng bối rối tơ vò, thằng Đẹt cũng nhận ra một điều, nó là bạn của cả hai đứa, nhưng sao hỗm nay thằng Đẹt ít nhớ tới thằng Đng hơn là nhớ đến con Pha. Cái gương mặt ngây thơ của con Pha nó cứ hiện lên trong đầu thằng thằng Đẹt hoài. Hình ảnh những lần trò chuyện, bắn thun, lò cò, kéo tay với con Pha vẫn còn hiện hữu, mà chắc cũng sẽ hiện hữu trong lòng nó không dứt, đến mãi mãi về sau.

Trở về nhà rồi, nhưng thằng Đẹt chưa vội vào nhà. Nó ngồi tại thềm ba, trong lòng nặng trĩu bao suy nghĩ. Nó nghĩ đến gia đình, tới cái số phận bần cùng đói kém, vì cha ham mê bài bạc, không biết nó sẽ còn mang nặng đến bao lâu. Rồi nó nghĩ đến con Pha. Hồi nhỏ nó chưa hiểu, bây giờ mới bắt đầu hiểu được tình cảm bạn bè, thì đã phải lìa xa. Càng nghĩ nó càng buồn, càng nhớ, và rồi lại tức mình. Nó tức mình tại sao nó vẫn cứ còn tuổi con nít như thế này? Phải chi nó với con Pha đều đã là người lớn, nó sẽ được quyền kết bạn với con Pha. Làm bạn khi đã là người lớn, nếu có hoàn cảnh nào không thể gặp nhau, thì vẫn có thể còn thư từ thăm viếng. Chứ cứ còn là con nít như thế này, chỉ biết lệ thuộc vào gia đình, rủi như hai đứa không được gặp nhau nữa, thì đành chịu, không có cách nào hơn.

Thằng Đẹt cảm thấy rất tủi thân. Nhưng tủi thân thì có ích gì? Có lẽ rồi nó cũng phải gát lại hết những lo âu, buồn phiền tuyệt vọng. Tất cả sẽ chỉ là một đoạn đường u buồn quá khứ mà nó vừa trải qua mà thôi.

Nhưng mà, ồ, ai đang đi tới sao giống con Pha quá. Dưới ánh sáng trăng lờ mờ, hiện rõ dần cái miếng vải bị tuột sợi chỉ lệch xuống trên rảnh vai, của cái áo tay phng mà con Pha thường mặc. Nó dụi dụi con mắt để nhìn cho rõ hơn. Đúng là con Pha đang thoắt hiện trên con đường hẽm chật hẹp, đi rất nhanh về phía nhà nó, gương mặt thật buồn.

 

                                                 *****

Thằng Đẹt vụt chạy về hướng con Pha đang đi, con Pha nhìn thấy nó cũng chạy tới, và thằng Đẹt ôm chầm lấy con Pha. Con Pha đứng yên trong vòng tay của nó, thằng Đẹt nghe được những xung động trên người con Pha, dường như con Pha đang thút thít khóc. Chỉ trong phút giây, nó vội buông con Pha ra vì cũng sợ rủi có người đi ngang qua nhìn thấy, nói với má con Pha thì con Pha sẽ bị đòn.

Mà lạ chưa. Nó vừa buông con Pha ra thì thấy con Pha nức nở khóc nhiều hơn, khóc thành tiếng. Dù tiếng khóc thật nhỏ nhưng dường như đang vang dội, buốt nhói lòng dạ thằng Đẹt. Con Pha cứ khóc, không nói lời nào. Thằng Đẹt cũng không hỏi. Thằng Đẹt mơ hồ hiểu được lý do con Pha khóc, cái lý do con Pha đi tìm nó giữa đêm tối mịt này. Nhìn con Pha khóc, nước mắt thằng Đẹt cũng không giữ được, nó cứ tràn ra đọng ướt hai bên khoé mi.

Con Pha ngước lên nhìn nó, má ướt đẫm, muốn nói gì đó mà không thể nói được thành tiếng. Thằng Đẹt cũng không thể nói được một lời nào an ủi con Pha. Vì dường như bất cứ một lời nào được thốt ra vào lúc này, đều sẽ đưa đến sự đau đớn, mà chắc chắc, ở la tuổi còn thơ, cả hai đứa, chưa từng trải qua, chưa từng chịu đựng.

Con Pha cứ thút thít. thằng Đẹt cứ yên lặng, lát sau hỏi rất khẽ:

-Mai mày dọn nhà hả?

Con Pha nhìn thằng Đẹt không trả lời, chỉ khẻ gật đầu rồi hai tay bụm mặt cố ngăn chận những tiếng nấc đang thoát ra từ trong cổ họng. Thằng Đẹt đứng chết lặng nhìn con Pha, đầu nóng ran, hồn tan nát. Nó cảm thấy lồng ngực đang co dúm lại, những ưu tư không thể cầm nén, trái tim nó bật khóc và nó cũng bật khóc.

Thời gian đang đi thật chậm, tiến dần đến khoảnh khắc chia lìa. Không gian chung quanh tĩnh mịch, tối đen, tối như không còn hy vọng tái hợp, vui đùa, như những ngày tháng cũ.

Ngày mai thì thằng Đẹt không còn có thể gặp lại con Pha nữa rồi. Những cánh bướm tung tăng nó từng tưởng tượng, đã thật sự bị một cơn gió lốc dập vùi.

Con Pha đưa khuỷu tay lên, quẹt ngang mi mắt ướt sủng, rồi hai tay chụp lấy hai cánh tay của thằng Đẹt bóp chặt:

-Tao về.

Con Pha cố giữ hai cánh tay của thằng Đẹt thật lâu, rồi từ từ buông ra, quay lưng đi, trong khi thằng Đẹt đúng thẩn thờ nhìn theo, tê dại.

Qua làn nước mắt, thằng Đẹt cố nuốt cho bằng hết vào lòng, cái hình ảnh mái tóc đuôi gà cột thun lệch lạc của con Pha, khi nó lầm lũi bước đi trong đêm tối. Mái tóc loà xoà, vụng về, dễ thương đó, thằng Đẹt biết rằng trọn đời nó, không có cách nào có thể có cơ hội nhìn lại được.


TỪ SƠN 

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23637
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 04/Jun/2021 lúc 11:04am

SaiGòn, hoa phượng , đại dịch

 

Cuối Tháng Tư, phượng đã rực đỏ từng chùm xao xác. (Hình minh họa: Thao Le Hoang/Unsplash)

Cuối Tháng Tư, lạ lùng, chưa phải là mùa Hè mà Sài Gòn nóng như đổ lửa. Những cây phượng đã rực đỏ từng chùm xao xác, và ve sầu cũng bắt đầu kêu vang.

Những tháng ngày Sài Gòn lặng im sắp sửa kết thúc và nhịp sống ồn ào thân thuộc đang chuẩn bị rục rịch trở lại, dẫu chưa hẳn hoàn toàn, nhưng cũng đủ cho nhiều gương mặt khấp khởi vui sau bao ngày tháng sống trong âu lo, sợ hãi.

Mình đã tự hỏi, vì sao năm nay phượng lại nở sớm đến vậy? Phải chăng phượng cũng như người, nôn nao về những ngày tháng bình thường của một thành phố đầy khói và bụi, của tiếng còi inh ỏi mà mọi khi ai nấy đều nhíu mày khó chịu?

Có những điều thiết thân bạn từng ghét bỏ nhưng khi nó rời khỏi đủ lâu, bạn lại nhận ra mình yêu nó đến nhường nào. Cũng giống như có những người bạn không nghĩ họ có vai trò quan trọng gì trong cuộc đời mình, thậm chí phiền phức, nhưng khi họ bước ra khỏi đời bạn, bạn sẽ cảm thấy hẫng hụt và nuối tiếc.

Đại dịch dạy cho ta nhiều bài học lớn; về lòng kiên nhẫn, cũng như phân hóa thêm rõ rệt giữa người giàu và người nghèo; nhưng cũng đồng thời cho thấy một bức tranh nhân ái của giữa người và người kể cả lúc khó khăn nhất: từ “cây ATM” gạo miễn phí, nhà hàng miễn phí hay siêu thị 0 đồng, đủ khiến lòng ấm lại và tin tưởng rằng, nếu mai lỡ như mình trở nên khốn khó thì vẫn không bao giờ cùng đường, không có gạo để ăn…

Mình biết những ngày phục hồi kinh tế với bản thân mình sắp tới sẽ rất vất vả, gian nan, nhưng mình tin là mình sẽ làm được. Còn nếu chẳng may thất bại, hứa là vẫn sẽ mỉm cười vì ít nhất đã nỗ lực tới phút cuối cùng và luôn giữ được tinh thần lạc quan (dù lắm lúc cũng lung lay và muốn gục ngã); như hoa phượng vẫn rực nở giữa muôn vàn khó khăn của một mùa đại dịch COVID-19 thảm họa của loài người.

Ngày mai nhé, chúng ta sẽ gặp lại nhau, Sài Gòn ơi! I miss you so much!

Xác phượng và xác cây…

Mấy hôm nay, Sài Gòn đầy xác phượng. Xác hoa rơi và cả xác thân cây bị chặt đốn để tránh ngã chết người. Có người bảo, chặt thế là đúng, vì biết đâu lỡ có thân cây nào đó nghiêng mình ngã vào ai đó khác nữa, nhất là đã bắt đầu vào mùa mưa. Có người lại bảo chỉ cần gia cố cây là được, và kiểm tra kỹ xem thân cây có bị mối mọt hay rỗng ruột không, chứ “thảm sát” thế, buồn lắm. Còn đâu “hàng ghế đá xanh tàn cây góc sân trường.”

Mặc dù cũng thương cây nhưng mình thường ít khi tham gia vào những cuộc tranh luận này, vì mình hiểu, chẳng có gì là toàn vẹn tuyệt đối, chỉ là nên chọn cách đỡ gây thiệt hại nhất mà thôi. Kiểu như yêu anh hay yêu anh ta, hay chẳng yêu ai, đằng nào thì ít nhất cũng sẽ có một người buồn.

Mình nhớ đợt con đường mình yêu nhất Sài Gòn là Tôn Đức Thắng bị hủy diệt hàng cây, mình đi qua mà cứ ngơ ngẩn vì mới ngày nào còn ra đó ngồi cà phê nghe chim hót, ngắm lũ sóc chuyền cành mà quay đi ngoảnh lại đã sạch bóng cây xanh.

Rồi người Sài Gòn phải tập quen dần với nó, quen với việc cái nắng bể đầu và con đường như người con gái trần trụi phơi mình dưới cái nắng 40 độ, vì những điều vĩ đại hơn, là công trình công cộng cho cư dân thành phố. Rồi sẽ có nhiều cây mới được trồng lại, rồi thời gian và công việc sẽ đủ nhiều để khiến bạn và mình quên chuyện cái cây con con…

Cuộc sống là vậy, mùa Hè của Sài Gòn năm 2021, một người cũ, một chuyện đã lâu… rồi tất cả sẽ chỉ còn là những ký ức vụn vặt, tựa những thước phim chớp nhoáng hiện ra, trong những cái nhắm mắt, để nhớ về.

Mười hai năm trước, cũng vào Tháng Năm, mình lơn tơn đi kiếm mặt bằng, rồi làm quán ở Sài Gòn. (Hình minh họa: Khang Võ)

Lạc quan Tháng Năm đại dịch

Tháng Năm, trời Sài Gòn đã bắt đầu mưa nhiều.

Hôm qua, khi đang ngồi cà phê, bỗng trời như trút nước, ngập cả đoạn đường khiến mình mới nhớ ra là mình làm nghề kinh doanh nhạc sống này mười hai năm rồi. Mười hai năm trước, cũng vào Tháng Năm, Sài Gòn cũng mưa nhiều như thế này, mình lơn tơn đi kiếm mặt bằng, rồi làm quán, mà giờ ngoảnh đi ngoảnh lại thấy đã bắt đầu già mất rồi.

Tháng Năm cũng là sinh nhật người cũ, hồi đó năm nào mình cũng nhớ, mà năm nay thì quên luôn. Đúng là khi người ta có nhiều thứ để nhớ khác thì cũng sẽ có lúc cái cũ bị lãng quên, tự nhiên nó thế thôi!

Mấy ngày nay đầu tắt mặt tối với nhiều công việc không tên, nỗ lực quay trở lại sau mùa dịch; cũng không biết năng lượng đâu mà làm nổi, trộm vía trời thương nên bốn quán tuy không được như trước dịch nhưng cũng không đến mức quá tệ. Nhiều điều không may mắn có đến lúc này cũng chỉ là thêm một chút phụ gia cho cuộc sống thêm phần thú vị. Nghĩ lạc quan thế cho vui.

Thôi thì cứ cố gắng hết sức, mọi thứ trời xanh khắc sẽ có cách an bài, nhỉ!

Thời thanh xuân

Sài Gòn đã vào mùa Hạ. Buổi trưa, đi ngang vài con đường vắng, tiếng ve kêu inh cả tai như một khúc nhạc lộn xộn. Mấy cơn mưa đầu mùa đã kịp ghé qua, phượng chớm nở, còn điệp vàng đã rực khắp đường.

Một thời cấp ba, mỗi khi Hè về, mình hay vào sân trường chơi, như một thói quen; ghét ơi là ghét tiếng ve vì râm ran đau hết cả đầu; cũng không cảm nhận rõ ràng về tình yêu trường lớp gì lắm.

Mãi đến tận nhiều năm sau này, sống ở Sài Gòn, cứ mỗi lần thấy màu hoa phượng, cây điệp vàng, lũ chò nâu (là mấy loại cây trồng ở trường mình) cùng tiếng ve inh inh là lại thấy nao lòng; nhớ thiệt nhớ thương thiệt thương cái thời ngu ngơ như hột cơm nguội, sống hồn nhiên, yêu cũng hồn nhiên chẳng lo nghĩ gì nhiều ngoài chuyện hôm nay bài kiểm tra có được cao điểm không.

Người ta hay bảo sống đừng nên phải nói giá như, ước gì cho thời gian trở lại, nhưng nói thiệt, chắc đời mình, đó là mấy từ mình nói nhiều nhất đó. Chắc do mình yêu cái thời tuổi trẻ ngốc nghếch của mình quá nên có quá nhiều lần, như hôm nay, ước sao vẫn còn mặc áo trắng, quần tây cắp sách tới trường rồi xanh mặt mỗi lần bị gọi lên trả bài.

Ai cũng có một thời thanh xuân!

Một thời cấp ba, mỗi khi Hè về, mình hay vào sân trường chơi. (Hình minh họa: Min An/Pexels)

Phố xa

Mình nghe bài hát “Phố Xa” này năm lớp 1. Lúc đó thiệt sự, thấy bài này dễ nghe dễ thuộc chứ không cảm nhận rõ ràng lắm. Sau này, lớn hơn, đi xa nhiều, mỗi lần nghe lại bài này, lại có nhiều cảm xúc khác nhau.

Có lần, mình nghe bài này khi đang ngồi ở Đà Lạt, mình đã tự nhủ trời ơi, mình nhớ Đà Lạt của mình quá. Mình nhớ một Đà Lạt thời vẫn còn cấm xây nhà cao tầng, bước xuống xe Thành Bưởi sau 6 tiếng đồng hồ là quéo chân vì lạnh. Mình nhớ Đà Lạt của những ngày phóng mắt chỉ thấy thông là thông, quẳng xe không sợ mất. Phố xa là xa vậy đó. Là khi mình ở trong lòng phố mà vẫn nhớ phố.

Lại có lần, mình nghe “Phố Xa” ở một quán quen Sài Gòn. Hôm ấy trời mưa lất phất. Mình mới nhận ra, phố thì vẫn ở đó thôi, vẫn con đường cũ, hàng cây xưa, chiếc quán năm nào, chỉ có người là đi mất rồi. Mình khác, mọi thứ đều khác… phố xa là phố không có người thương bên cạnh.

Có người hay muốn quên đi tình cũ, có người lại chọn cách ôm hết vào lòng mọi thứ, chẳng phải muốn quay lại ngày xưa hay sống trong dĩ vãng mà đơn giản, những gì từng thuộc về mình, dù xấu hay tốt, buồn hay vui cũng nên gìn giữ, trân trọng và đáng để nhớ.

Sài Gòn đã vào Tháng Năm, tháng của cái nóng mùa Hè oi ả và những cơn gió mát rượi mang theo mùi của lá cây, khói bụi, và cả mùi của nỗi nhớ. 

(Hà Thanh Phúc)

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23637
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 05/Jun/2021 lúc 7:27am

Thèm 

Saigon%20Night%20Market,%20Vietnamese%20Street%20Food%20/%20Food%20trip%20in%20Saigon%20/%20%20District%201,%20Ho%20Chi%20Minh%20City%20-%20YouTube



Mày  biết không ? Bây giờ tao đi làm bằng xe đạp. Tụi bây đừng cười. Tao không giỡn đâu. Hồi xưa, hồi trước 1975,  trong bọn mấy đứa tụi mình, tao là thằng tếu nhứt. Tao hay kể chuyện tiếu lâm, hay bịa chuyện này chuyện nọ để chọc cười, để phá phách cho vui với nhau. Nên tụi bây thường nói: “Coi chừng ! Nó nói cái gì mình phải xin keo coi có đúng không, rồi hãy tin”. Hồi đó, khác. Bây giờ, khác. Tụi bây đi hết rồi, chỉ còn mình tao kẹt lại. Nói thiệt hay nói dóc đều không còn ý nghĩa gì nữa, cũng không còn giá trị gì nữa đối với tao. Bởi vì không còn ai để giỡn, không còn lòng dạ đâu để giỡn, và cái cười của tao đã vượt biên đâu mất từ lâu…
         
Điều ngộ nghĩnh là, bây giờ, bất cứ chuyện gì tao kể ra chắc chắn tụi bây đều không tin ráo ! Bởi vì tụi bây đã di tản trước ngày 30 tháng tư 1975, không thấy không biết những gì đã xảy ra ở trong nước, làm sao mà tin ? Vả lại “những gì đã xảy ra” đã không xảy ra theo quy luật thông thường. Tất cả đều bị xáo trộn, đảo lộn một cách nghịch lý đến nỗi tao là người sống trong đó mà lắm khi tao phải tự hỏi: “Làm sao có thể như vậy được ?”. Vậy mà nó đã “như vậy được” tụi bây à ! Khó tin nhưng có thật ! Cho nên, những gì tao viết ở đây cho tụi bây hoàn toàn là những chuyện có thật mà… khó tin đó.
         
Ngoài ra, trong cuộc sống hằng ngày, tao cứ phải nghe ra rả nói láo nói dóc, cứ phải luôn luôn nói láo nói dóc… Nào là “Đã vượt chỉ tiêu 150%” (Chỉ tiêu là con số đã được ấn định trước cho mức sản xuất, không biết là bao nhiêu, nhưng thấy tháng nào cũng vượt, năm nào cũng vượt, nghành nào cũng vượt – tao phải… dịch những chữ mới rõ ràng ra như vậy cho tụi bây hiểu, bởi vì bây giờ mình không còn nói giống như hồi trước nữa). Nào là “Đã hồ hởi phấn khởi đi làm nghĩa vụ” nghĩa là đi làm cái nghĩa vụ gì đó một cách… khoái trá sôi động bởi vì biết chắc rằng không đi cũng không được. Nào là “Hoàn toàn nhất trí” ( Bây giờ không  nói nhứt nữa, mà nói  nhất. Nghe… cách mạng hơn ), nghĩa là “đồng ý hoàn toàn”, cho nó rồi, kẻo không thì… kẹt lắm. Mọi người đều “nhất trí” hết mà mình không “nhất trí” thì nó… lòi ra coi không giống ai. Thành ra “nhất trí” cũng có nghĩa là “phải làm như mọi người”. Tụi bây hiểu chưa ? Nào là “Làm việc rất là năng nổ”. Tao nghĩ chắc khỏi cần dịch. Tụi bây cứ nghe “nó… lốp bốp” là đoán ra cái nghĩa của nó rồi. Đại khái là làm việc giống như có cờ phất trống khua, có loa trên loa dưới ồn ào, còn lè phè suốt buổi hút thuốc uống trà là chuyện khác… vân vân và vân vân… Kể không hết !
        
 Sau bao năm dài sống trong môi trường như kể trên, “cái thèm” rất lớn của tao là được sống thật, nói thật. Cho nên, viết cho tụi bây giống như tao được… giải phóng. Vậy những gì tao kể ra đây, tụi bây khỏi phải xin keo !
         
Bây giờ, tao đi làm bằng xe đạp. Vẫn làm ở sở cũ. (Còn được làm việc ở sở cũ là may đó nghen. Nhiều người bị đổi đi nơi khác xa hơn và thường thì ở một ngành nghề không dính dấp gì với phần chuyên môn của mình hết. Cách mạng mà !). Cái xe hơi con cóc , tao đã cho nó lên nằm trên bốn gộc cây để bán lần bán hồi bốn bánh xe, cái bình điện, cái đề-ma-rơ… Hầu như tháng nào tao cũng phải bán một món gì trong nhà, bởi vì lương của tao cộng với những gì vợ tao và hai con gái lớn kiếm được hằng tháng… không đủ sống. Tình trạng đó bắt đầu từ sau hai “trận” Nhà Nước đổi tiền.
         
Đạp xe riết rồi cũng quen. Khoảng cách trên mười cây số từ nhà đến sở, tao coi như “pha”. Chỉ bực mình là xe đạp của tao hay sút sên khi nó “nhảy” ổ gà. Mà đường sá bây giờ, ổ gà ở đâu nó… lòi ra nhiều quá. (Người ta nói Mỹ rút đi, để lại toàn là đồ giả không – tao nghe sao chép vậy !). Cho nên, ở nhiều đoạn đường, tao lái xe tránh ổ gà giống như người say rượu ! Vậy mà có hôm vẫn cứ sút sên vì “nhảy” ổ gà, cho nên, vào tới sở hai tay tao thường lấm lem dầu, đất, mà áo quần thì ướt đẵm mồ hôi.
         
Bây giờ, tao làm việc “thông tầm”, nghĩa là làm suốt tới chiều rồi về sớm không có về nhà ăn cơm nghỉ trưa như hồi trước. Vì vậy, mỗi sáng tao mang theo một lon ghi-gô cơm với vài miếng cá mặn để ăn tại bàn viết buổi trưa. Chiều về sớm, tao có bổn phận nấu cơm làm đồ ăn – những món tầm thường như hột vịt luộc hột vịt chiên…vv – bởi vì giờ đó vợ con tao còn kẹt ở tổ may thêu tuốt trong Gò Vấp. Ờ…bây giờ tụi nó cũng đạp xe đi làm xa như tao và cũng đi hằng ngày như tao. Đổi đời mà….
         
Mỗi sáng đi làm, lúc nào tao cũng đem theo cái giỏ đi chợ treo tòn ten ở ghi-đong, giống như đi chợ chớ không giống đi làm ! Bởi vì trong sở thường hay… bất thần bán cho nhân viên (gọi là “phân phối” chớ không gọi là “bán”, nghe có vẻ như được… cho, nhưng mình phải trả tiền !) cá, rau cải… vv. Tuy không nhiều và không được lựa chọn vì phải… bắt thăm trúng lô nào lấy lô đó, nhưng rẻ hơn ngoài chợ thành ra cũng đỡ. Cho nên, đi làm việc mà ngày nào cũng nhóng nhóng hỏi thăm “coi bữa nay có phân phối gì không ?” và chiều về đến nhà, thằng con tao – thằng út đó, tụi bây nhớ không ? bây giờ nó lớn đại rồi – chạy ra mở cổng lúc nào cũng hỏi: “Bữa nay có mua được gì không ba ?”. Và hôm nào thấy trong giỏ có đồ gì để ăn là mắt nó sáng rỡ. Tội nghiệp, sống trong sự thiếu thốn triền miên, có đứa nhỏ nào, có người lớn nào mà không nghĩ đến miếng ăn ?
         
Bây giờ, tao hút thuốc lá vấn tay. Tao tự vấn lấy. Không phải tao muốn lập dị mà vì tao không đủ tiền mua loại thuốc điếu kỹ nghệ thông thường (Ờ ! Nghèo đến nước đó. Tụi bây có tin không ? ) Mới đầu, tao vấn thuốc rê Gò Vấp. Nó nặng muốn… tét phổi ! Về sau, tao bắt chước thiên hạ mua thuốc lá Lạng Sơn đã xắt sẵn – nghe nói là giống thuốc Virginia, mấy ông ngoài Bắc bảo thế ! – đem trộn với thuốc Gò Vấp, hút thấy được. Vậy là mỗi khi muốn hút, tao cứ tà tà xé một miếng giấy quyến, tà tà rứt một miếng thuốc kéo cho dài dài ra khi để lên lòng giấy, rồi đặt hết tâm tư vào mấy ngón tay (của cả hai bàn tay đang chụm đầu lại nâng nhẹ giấy và thuốc !) để ém, lận, cuốn, xe… cho điếu thuốc được tròn đều trước khi đưa lên lưỡi liếm. Xem thật “ung dung nhàn hạ”. Giống như một nghi thức. Và tao có quyền tà tà vấn thuốc như vậy bất cứ ở đâu, bất cứ lúc nào: trong khi làm việc, trong các buổi hội họp học tập, và cả ngay trước mặt ông xếp của tao nữa (Bây giờ gọi là “thủ trưởng”, nôm na là “cái đầu đứng đầu”. Còn cái đầu có cái gì trong đó hay không lại là chuyện khác). Cho nên, hút thuốc vấn – đối với tao – giống như là một cách thoát tục, cái “tục” quá… tục mà tao đang sống bây giờ. Tuy nhiên, sao tao vẫn nghe thèm điếu thuốc ba số năm là loại thuốc mà mấy chục năm tao đã hút ! Làm như mùi vị của nó còn nằm ở đâu trong máu trong xương. Nhiều đêm trở giấc, tao nghe thèm ray rứt, thèm chảy nước mắt !
         
Chiều hôm qua, trên đường về nhà, đạp xe tới chợ Tân Định thì trời bỗng đổ mưa. Tao tấp vô đụt mưa dưới mái hiên tiệm nước nằm ở góc đường dọc hông chợ (tao quên tên) và đường Hai Bà Trưng. Lúc đó, cỡ gần năm giờ (đồng hồ tay, tao đã bán từ lâu, nên từ lâu, tao chỉ… đoán giờ thôi !). Trong tiệm thấy lai rai có người ăn uống.
         
Tao đã đứng sát vào vách vậy mà gió cũng tạt mưa vào ướt hết phía dưới chân. Một lát, tao nghe lạnh chân. Rồi tao nghe đói. Cái đói đến một cách đột ngột, giống như nó chui từ dưới chân chui lên. Hồi nãy đạp xe trên đường, tao có thấy đói đâu, mặc dù  buổi trưa tao chỉ ăn có một lon ghi-gô cơm với ít mắm ruốc – dĩ nhiên là tao có uống thật nhiều trà, thứ này, loại thường thôi, trong sở ( Bây giờ gọi là “cơ quan”) có chị nhân viên tối ngày cứ châm đầy bình cho mình uống “líp” – Vậy mà bây giờ tao lại thấy đói. Có lẽ tại vì lỗ mũi tao nghe mùi hủ tiếu, mùi mì. Ờ… tụi bây không biết chớ từ lâu rồi – tao không nhớ là bao nhiêu lâu, nhưng chắc là lâu lắm – tao chưa được ăn mì. Bây giờ đứng đây, bên đường ngang hông chợ Tân Định, phía trên gió, vậy mà vẫn “đánh hơi” rõ mồn một mùi nước lèo của xe mì nằm bên đường Hai Bà Trưng, phía dưới gió, rõ như hơi của nước lèo đang bốc lên ngay trước mũi ! Tao nuốt nước miếng.
         
Thèm quá ! Tao thèm ăn ngay một tô mì ! Thọc tay vào túi quần, tao đụng hai tờ giấy bạc. Móc ra xem thì ra là hai đồng. Tao chỉ có ngần đó thôi ! Nhưng hai đồng, đủ để ăn một tô mì rồi ! Thì ăn… đại một tô cho nó đã ! Tao dợm bước vào tiệm nước bỗng nhớ lại vợ tao hồi sáng khi trao cho tao hai đồng đó, có dặn: “Chiều, anh ghé chợ Cây Quéo mua 6 cái hột vịt và nửa giỏ rau. Về, anh bắc nồi cơm bỏ vô luộc trước. Chừng mẹ con em về, em làm nước mắm rồi dầm cho nhà ăn.” Hình ảnh cả nhà tao 7 đứa quây quần bên “nửa giỏ rau và 6 cái hột vịt” và hình ảnh tao một mình ngồi ăn tô mì… làm tao khựng lại. Tô mì mà tao muốn ăn, thèm ăn, là cả một bữa ăn của gia đình ! Tao không thể đổi được. Thà là tao nhịn thèm. Thà là tao chịu đói để về ăn chung với vợ con. Ăn thứ gì cũng được, ít nhiều gì cũng được, dở ngon gì cũng được. Miễn là ăn chung với tụi nó. Để thấy rằng cuộc đời tao bây giờ chỉ còn lại có tụi nó là quí thôi ! Tao nghe thương vợ thương con vô cùng. Và tao cũng nghe thương thân tao vô cùng…
         
Tao đứng yên nhìn ra mưa bỗng nghe hai má của mình ướt ướt. Tao đưa tay lên vuốt mặt mà nghĩ rằng mình vuốt nước mưa trên má…
 
      (Trên đây là lá thơ viết lỡ dở, của ai viết cho ai tôi không biết. Thơ viết trên giấy tập học trò, chữ nhỏ li ti, nhưng đẹp và rõ nét. Tình cờ, tôi nhìn thấy nó trong xấp giấy gói hàng của bà bán xôi đầu ngõ Ngô Tùng Châu, vì tò mò nên tôi xin.Về nhà, đọc thơ mà lòng nghe rưn rứt. Rồi thắc mắc tại sao người viết không gởi đi, để nó phải ra nằm chung với giấy vụn gói hàng ? Một phần vì vậy mà tôi đã mang nó theo khi tôi vượt biên, để bây giờ tôi chép lại gởi đăng đây đó với hy vọng có người đọc và nhận ra thằng bạn còn kẹt lại mà viết cho ông ta ít hàng, đại khái : «  X. ơi ! Tao nè ! Tao đã đọc được thơ mầy… » Chỉ bao nhiêu đó thôi, tôi cũng thấy mãn nguyện).

Tiểu Tử


Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 05/Jun/2021 lúc 7:30am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23637
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 08/Jun/2021 lúc 11:48am

Nhớ Về Những Chuyến Xe Lam

Saigon%20of%20the%201960s:%20The%20tale%20of%20Lambros%20-%20VnExpress%20InternationalTop%2010%20unique%20means%20of%20transport%20in%20Vietnam%20tourism%20|%20FD%20Mag
Ký%20ức%20xe%20lam%20-%20Báo%20Gia%20Lai%20điện%20tử%20-%20Tin%20nhanh%20-%20Chính%20xácNgắm%20xe%20lam%20ba%20bánh%20cổ%20độ%20100%20triệu%20tuyệt%20đẹp%20-%20VietNamNet

 _______________

Nhớ về nhũng chuyến xe Lam – Đã có một thời hoàng kim mà trên khắp các tuyến đường từ Bắc chí Nam xe lam làm “bá chủ”.

Những chiếc xe lam bây giờ có lẽ là đã quá xa lạ với những người dân thành thị ngày nay. Nhưng đã có một thời, một thời hoàng kim mà trên khắp các tuyến đường từ Bắc chí Nam xe lam làm “bá chủ”.
Xe lam bắt nguồn từ tên gọi của dòng sản phẩm Lambretta của Italia, là một phương tiện giao thông công cộng phổ biến ở Việt Nam từ rất lâu, dành cho người lao động bình dân. Các loại xe này do công ty cơ giới Innocenti chế tạo. Các dòng xe này lần lượt được nhập vào Việt Nam Cộng Hòa vào giữa thập niên 1960 để thay thế xe thổ mộ vẫn còn được lưu hành vào khoảng thời gian đó.
Tuy là loại xe khách hay xe chở hàng có cấu trúc tương tự như xe tuktuk , hiện vẫn là phương tiện giao thông phổ biến tại một số nước trên thế giới như Sudan, Bangladesh, Ấn Độ, Thái Lan…
Xe thùng nhỏ có 3 bánh xe, gồm một cabin cho tài xế ngồi lái phía trước và một thùng xe để chở khách hay chở hàng phía sau. Tên gọi này có nguồn gốc từ các dòng xe 3 bánh Lambretta FD (dung tích xy lanh 123 và 150 cc), FLI (175 cc) và sau đó là Lambro 200, 550 (đều 198 cc) của hãng Innocenti, Italy.
Các dòng xe này lần lượt được nhập vào miền Nam Việt Nam từ đầu thập niên 1960 để thay thế xe ngựa thồ vẫn còn được lưu hành vào khoảng thời gian đó.
Các xe này được nhập ở dạng không đóng thùng, và tuỳ công năиg chở người hay chở hàng sẽ được đóng thùng sau khi nhập vào nước. Bên cạnh đó, một số xe có kiểu dáng tương tự nhưng của các hãng khác (như Vespa của hãng Piaggio – Ý,…) ít gặp hơn, cũng được gọi là xe lam. Bên cạnh đó, một số xe có kiểu dáng tương tự nhưng của các hãng khác (như Vespa…), ít gặp hơn, cũng được gọi là xe lam. Trong số gần 35.000 chiếc Lambro 550 xuất xưởng thì có 17.000 chiếc được xuất sang thị trường Thổ Nhĩ Kỳ và Việt Nam.
Thuở ban đầu khi mới xuất hiện, bên hông thùng xe kéo phía sau có dập nỗi chữ Lambretta, hay Vespa nhưng dần về sau thì có kèm theo một con số như “Lambro 150, Lambro 175, Lambro 200, Lambro 500, Lambro 550’’… Đây cнíɴн là nguyên nhân ra đời từ “Xe lam” trong hệ thống giao thông đường bộ Việt Nam.
Trong thời kỳ cнιếɴ тʀᴀɴн loạn lạc vào những năm đầu 1960 thì việc mua được một chiếc xe lam cũng không phải là dễ.
Chỉ cho đến những năm 1966-1967, khi mà cнíɴн phủ Việt Nam Cộng Hòa tiến hành chương trình “Hữu sản hóa” với mục đích là cung cấp phương tiện di chuyển , chuyên chở công cộng cho giới công nhân nghèo, thợ thuyền và để phát triển hệ thống hạ tầng giao thông vận tải, kèm theo đó là việc tiến hành cho vay vốn trả góp mua xe lam và xe taxi để hành nghề thì lúc đó xe lam mới bắt đầu phát triển. Vì vậy mà bên hông xe của nhiều chiếc xe lam thời kỳ này, ngoài nhãn hiệu xe, chúng ta sẽ thấy thêm một hàng chữ “Hữu sản hóa, đợt Tự chủ”.
Tuy rằng lúc bấy giờ, xe lam đã xuất hiện khá nhiều nhưng việc sử dụng trong thành phố vẫn chưa phát triển mạnh vì vẫn còn một đối thủ “nặng ký”: xe ngựa. Đến cuối năm 1970, đợt “Hữu sản hóa” cuối cùng đã thay xe lam vào chỗ của xe ngựa. Có thể nói năm 1970 là năm kết thúc của xe ngựa và cũng là năm bắt đầu cho thời kỳ của xe lam.
Giá một chiếc xe lam vào thập niên 60 khoảng 30 cây vàng nhưng đem lại nhiều lợi nhuận cho người chủ xe (theo lời 1 chủ xe: “Chạy một ngày, ăи cả tháng chưa hết”). Đặc biệt, sau khi thống nhất năm 1975, các phương tiện cơ giới khác bị thiếu xăиg hoặc thiếu phụ tùng thay thế không sử dụng được, thì xe lam được dùng làm phương tiện phổ biến rẻ tiền và bước vào thời vàng son.
Lúc đó, chỉ riêng thị xã Biên Hòa, có 6 hợp tác xã xe lam với khoảng 1.000 đầu xe đăиg ký chở khách cнíɴн thức, với hàng triệu lượt khách mỗi năm, vì vậy mà có thời Biên Hòa được ví như là “thủ phủ xe lam”.
Và thời đại vàng son nhất của xe lam cнíɴн là thời kỳ sau khi đất nước thống nhất năm 1975, khi các phương tiện khác thiếu phụ tùng thay thế hoặc thiếu xăиg để hoạt động thì chiếc xe lam lại cнíɴн là phương tiện khá hữu hiệu để duy trì việc chuyên chở trên khắp dải đất hình chữ S, nhờ vào tính năиg sử dụng cùng với giá thành hoạt động khá rẻ. Lấy ví dụ như ở Biên Hòa lúc đó đã có 6 hợp tác xã xe lam với gần 1000 đầu xe được đăиg ký để chở khách và vận chuyển hàng hóa trên khắp miền Nam. Vì vậy mà có thời Biên Hòa được ví như “thủ phủ xe lam”. Ngoài ra xe lam còn được đưa ra miền Bắc để phục vụ chuyên chở hành khách và hàng hóa.
Tuy thùng sau xe được gắn để chở khách, nhưng nếu thùng sau hết chỗ, các bác tài sẵn sàng ngồi khép nép lại một tí để có thể chở thêm được 2-3 khách. Xe thì thiết kế cho 8-10 người ngồi nhưng khi đến Việt Nam, cũng như bao loại xe khác, xe lam vẫn phải “cõng” một số lượng khách gấp đôi, có khi gấp 3 trọng tải cho phép. Có khi khách còn ngồi lên cả nóc xe. Và cнíɴн việc này lại làm nảy sinh thêm một điều vô cùng thú vị đó là khi đi xe lam, khách phải ngồi khép chân lại. Và khi xe thắng gấp thì các “cặp gối” đối diện nhau sẽ chạm vào nhau. Nếu “hên” thì sẽ được chạm gối với những cô nữ sinh trên chuyến xe về chiều với quần lụa trơn, mát rười rượi. Nếu đi ngay ngày “xui” phải ngồi với mấy cô bán hàng chợ thì bao nhiêu mùi chợ búa nó dính hết cả vào người. Và cũng giống như xe buýt ngày nay, chuyện “chiếc bóp biết bay” vẫn luôn xảy ra nếu như không cảnh giác.
Và một điều đặc biệt ở Sài Gòn là cứ khoảng 10 năm thì sẽ có một vài loại xe bị hạn chế sử dụng và dần biến mất. Xe lam là một trong số những trường hợp đó. Từ năm 2004, sau khi Nghị định 23/2004/NĐ-CP ban hành (Nghị định quy định về niên hạn sử dụng đối với các loại ô tô tải và ô tô chở người tham gia giao thông trên hệ thống đường bộ), xe lam bị hạn chế và dần bị cấm hẳn. Thay cho xe lam là loại xe tải cỡ nhỏ Daihatsu (thường gọi là xe Da-su) với tính năиg vượt trội cả về tốc độ lẫn trọng tải so với xe lam. Tại TP.HCM hiện nay còn xuất hiện thêm cả loại xe tải 3 bánh xuất xứ từ Trung Quốc, hình dáng gần giống với xe lam ngày ấy.
Xe lam, trong tiềm thức của nhiều người thành thị vẫn là một chút gì đó còn lại của Sài Gòn thuở xa xưa, thuở mà những tiếng “bành… bành’’ của xe lam là tiếng mà mọi người dân thành thị đều cảm thấy quen thuộc, thuở mà những bài hát về những mối tình chóng nở nhưng vội tàn trên những chuyến xe lam xuất hiện và rồi làm lay động lòng người như trong bài hát “Chuyến xe lam chiều” của Vinh Sử:
“…
Trên chuyến xe lam đông người chiều nay
Nghe từng cô đơn nỗi niềm chua cay
Còn đâu một chuyến xe lam
Ngày nao mộng ước vô vàn
Nay kỷ niệm em một mình mang…”
Đã có một thời, một thời hoàng kim mà trên khắp các tuyến đường từ Bắc chí Nam xe lam làm “bá chủ”. Và cũng đã có một thời, xe lam trở thành một phần trong cuộc sống của mọi người con Sài Gòn. Một thời xa xăm chỉ còn lại trong ký ức.
-ST-
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23637
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 11/Jun/2021 lúc 12:22pm

ÁNH MẮT NGƯỜI CHA    <<<<<

của Phạm Thanh, diễn đọc Thanh Phương

Ngọn%20Cỏ%20Gió%20Đùa%2019/24%20Hồ%20Biểu%20Chánh-%20Thanh%20Phương%20đọc.%20-%20YouTube



Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 11/Jun/2021 lúc 12:30pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23637
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 12/Jun/2021 lúc 8:46am

Tại Sao Ba Không Dùng Internet? 



Xã hội càng phát triển, con người ngày càng có nhiều tiện nghi. Nhưng chúng ta dường như quá phụ thuộc vào internet và ngày càng xa rời nhau… 

Câu chuyện tại nhà Bank

Sau khi phải tốn cả tiếng đồng hồ với cha tôi tại nhà bank chỉ để cho ông cụ chuyển một số tiền, tôi nói:

-Tại sao mình không dùng internet, ba?

-Tại sao phải qua internet? Ông hỏi lại.

-Tại vì mình sẽ không tốn hàng giờ vô bổ ở đây. Không chỉ nhà bank, ba có thể đi shopping mua bất cứ thứ gì từ internet. Mọi chuyện đều dễ dàng.

– Nếu vậy thì ba sẽ không cần ra khỏi nhà ư?

-Đúng vậy, -Tôi cao hứng kể tiếp- Bất cứ món gì ba muốn, Amazon có thể mang đến tận cửa cho mình.

 Và những lời sau đây của cha tôi đã làm tôi chợt tỉnh

-Con thấy không, từ khi vô đây ba đã có dịp gặρ gỡ chuyện trò 4 người bạn cũ. Có dịp trao đổi với nhân viên nhà bank, và họ bắt đầu biết ba là ai. Ba đang ở một mình. Đây là nơi ba sẽ cần đến. Ba muốn gặp mặt từng người họ để tạo sự quan hệ cá nhân với nhau. Ba có đủ thì giờ để làm việc này.

Con còn nhớ hai năm trước ba bị bệпh nặng, ông chủ tiệm tạp hóa đầu đường đã đến thăm ba ngay tại giường?

Một lần khác mẹ con bị vấp té khi đang đi bộ trên đường. Một người bán hàng gần đó đã mau chóng dùng chính xe của anh ta chở mẹ về đúng nhà mình.

Ba làm sao có được sự quan tâm giúp đỡ đó nếu phải mua tất cả online trên internet?

Đó là lý do tại sao ba muốn giao dịch với người ta, giữa những con người với nhau chứ không phải chỉ bằng những cái máy tính. Ba thực sự muốn biết “con nguời” thật ba đang cần đến, trao đổi trong đời sống, không phải chỉ thuần túy là một người “bán hàng”.

Amazon đâu thể cung cấρ tất cả những thứ đó cho ba, phải không?

Khoa học và kỹ thuật không ρhải là đời sống con ạ.

Chúng ta cần có thời gian nhiều hơn giữa con người với nhau, không phải giữa con người và những cỗ máy vô tri.

Thai NC

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23637
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 14/Jun/2021 lúc 9:56am

NGƯỜI XƯA GIẤU MẶT




ĐIỆP MỸ LINH

Hoa quay lại nói với Chi:

-Về bên đó gặp bồ sau. Nhớ đừng nói lại với ai về việc “cha cà chớn”, có vợ đẹp, con ngoan mà còn đi “tù ti tú tí”, nha!

Chi cười, “Okay”. Quay lại, Chi chưa kịp hỏi hai cháu nội – Paul và Diana – xem hai cháu đã chọn được món quà nào ưng ý chưa thì Luân, con trai của Chi, học trường Bà Sơ từ nhỏ, hỏi:

-Măng! Đi “tù ti tú tí” là đi đâu?

Paul và Diana đến bên Chi vừa khi Chi đáp lời Luân:

-Là đi “có bồ có bịch” đó mà.

Paul và Diana chỉ nghe được “lỏm bỏm” tiếng Việt chứ không hiểu. Paul hỏi Chi bằng tiếng Anh:

-“Ba Noi”! Đi “co bo co bit” là đi đâu?

Chi đáp bằng tiếng Anh:

-Con còn con nít, đừng hỏi.

Paul nắm tay Diana, kéo đi:

-Đi, Diana! “Ba Noi” không nói thì anh em mình đi “co bo co bit”.

Chi và Luân cùng phát âm một lúc “No!”. Hai đứa bé đều tròn mắt, hết nhìn “Ba Noi” lại nhìn Daddy. Chi dịu dàng:

-Người lớn mới được “có bồ có bịch”, hiểu chưa?

Paul kéo tay Luân:

-Đi, Daddy! Daddy đi với chúng con thì chúng ta có thể “co bo co bit”.

Luân cười lớn:

-Your Mommy không cho Daddy “co bo co bit” đâu.

Paul lắc đầu:

-Chịu thua tiếng Việt!

Thấy bốn người Việt mà đối thoại nửa Tây nửa Ta, nhiều người chung quanh đều cười. Ngại bị để ý, Chi nói nhỏ với Luân:

-Mình đi chỗ khác, con!

Vừa đi được một khoảng ngắn, chợt nghe thoang thoảng trong không gian tiếng Guitar văng vẳng một tình khúc quen thuộc, Chi chậm bước, lắng nghe. Chi nhận ra tiếng Acoustic Guitar không phải từ radio hoặc youtube. Một thoáng sau, tiếng hát vang lên nho nhỏ, khàn khàn:

“Some say love it is a river that drowns the tender reed.

Some say love it is a razor that leaves your soul to bleed…”(1)

Chi dừng bước. Theo tiếng hát, Chi cảm thấy nặng lòng vì niềm thương nhớ người xưa cuồn cuộn trở về. Chi bước chầm chậm về hướng phát ra tiếng hát. Vừa lúc đó vợ của Luân xuất hiện, hỏi bằng tiếng Anh:

-Măng đi đâu vậy? Con xong chuyện rồi. Măng đi ăn trưa với chúng con.

-Măng chưa đói. Hai con với các cháu đi ăn đi; ăn xong trở lại đây đón Măng.

-Con sẽ điện thoại cho Măng khi chúng con ăn xong. Okay?

Chi chưa kịp đáp thì nghe tiếng Paul:

-“Ba Noi”! “Ba Noi” đi “co bo co bit” phải không?

Chi lắc đầu, cười, khoát tay ra hiệu cho con cháu lên chiếc xe thuê.

Vừa qua khỏi vài gian hàng, Chi thấy vài người ngoại quốc đang đứng quanh một người đàn ông. Tiếng hát và tiếng đàn phát xuất từ nơi này:

“…Some say love, it is a hunger, an endless aching need.

I say love, it is a flower, and you it's only seed…”(2)

Khi còn cách mấy người ngoại quốc vài bước, Chi thấy một người Á-Đông, tóc thưa và bạc phơ, ngồi trên chiếc ghế xếp. Ông mặc áo thun, quần ngắn. Cạnh Ông là chiếc nạn gỗ. Đến gần, Chi thấy đôi chân và gương mặt của Ông đầy sẹo. Trước mặt Ông là một ghế nhựa; trên ghế để chiếc mũ cũ, xấp vé số và một tấm bìa dày, ghi: “Xin vui lòng tự chọn vé số và cho tiền vào chiếc mũ này. Please select the ticket(s) of your choice and put the payment into this hat”. Ông ôm chiếc Guitar cũ, say sưa theo tiếng hát xót xa của chính Ông:

“… And the night has been too lonely. And the road has been too long.

And you think that love is only for the lucky and the strong...”(3)

Theo tiếng hát của ông bán vé số, Chi tưởng như nàng có thể thấy lại được hình ảnh Tuấn và nàng bước chầm chậm trên bờ cát mịn trong những chiều Hè lộng gió bên bờ biển xưa.

Những lúc đi bên nhau, “hai đứa” thường im lặng. Thỉnh thoảng “hai đứa” nhìn nhau, cười. Khi nào mỏi chân, “hai đứa” ngồi bên gốc dừa và Tuấn thường “ngân nga”:

“Some say love, it is a river, that drowns, the tender reed.

Some say love, it is a razor, that leaves, your soul to bleed…”

Chi nũng nịu:

-Sao anh cứ hát bài này hoài, nghe buồn quá!

Tuấn chỉ im lặng, thở dài.

Không thể nào Chi hiểu được tiếng thở dài của Tuấn. Đã nhiều lần, tại nhà Chi, Tuấn gặp nhiều “cây đại thụ” đang cố chinh phục tình cảm của Chi. Thời gian đầu, khi mới quen Chi tại nhà người Chú, Tuấn đã được Tuyết – con của người Chú – cho biết rằng gia đình Chi rất khó và Chi cũng là một cô gái rất khó chinh phục. Tuyết lại bảo, những “cây đại thụ” đang cố chinh phục Chi đều theo học đại học tại Saigon. Tuấn tự nhủ chàng phải cố chinh phục Chi trong mùa Hè này; nếu không, hết Hè, Chi sẽ trở vào Saigon học, Tuấn không an tâm.

Dù đã mấy mươi năm qua, Chi cũng vẫn chưa quên được buổi chiều thứ Bảy, lúc gia đình sửa soạn cúng Ông Ngoại của Chi thì Khánh đến thăm. Trong số những người theo đuổi Chi, Bà Ngoại và Ba Má của Chi đều biết Khánh là người ít nói và hiền nhất. Chi cũng hiền và ít nói. Gia đình thầm mong Chi “chịu” Khánh thì sau này vợ chồng Khánh Chi sẽ thuận hòa/hạnh phúc.

Khánh và Chi cùng ngồi vào xa-lông trong khi Bà Ngoại, Ba Má và anh em của Chi đều phụ với bà giúp việc chưng dọn hoa quả và bưng thức ăn lên bàn để cúng ông Ngoại của Chi. Chi nhận thấy Khánh tỏ ra hơi lúng túng, không ngờ chàng đến không đúng lúc. Khánh và Chi vừa thăm hỏi được vài câu thì một chàng mặc quân phục trắng xuất hiện. Chi giới thiệu:

-Thưa anh Khánh, đây là anh Tuấn, sinh viên sĩ quan Hải-Quân.

Xoay sang Tuấn, Chi tiếp:

-Thưa anh Tuấn, đây là anh Khánh, sinh viên Y Khoa.

Vừa bắt tay Tuấn, Khánh vừa tỏ thái độ thân thiện:

-Hay quá! Anh cả của tôi cũng là Hải-Quân. Tôi vào Saigon học, ở nhờ nhà anh ấy đấy.  -Anh của anh tòng sự tại đâu ạ?

-Bộ Tư Lệnh.

Tuấn cảm thấy bất an, vì nghĩ rằng “gốc” của Khánh rất “bự”! Tuấn để mũ “kết” lên bàn, xin lỗi Khánh để ra nhà sau chào Bà Ngoại, Ba Má và anh em của Chi.

Thấy anh em của Chi phụ bưng thức ăn lên bàn để cúng, Tuấn cũng vui vẻ bưng thức ăn, phụ với mọi người. Đợi Bà Ngoại, Ba Má và anh em của Chi và Chi thắp nhan, khấn vái xong, Tuấn nói:

-Thưa Ngoại, thưa hai Bác, cho phép con thắp nhan cúng Ông Ngoại với.

Khánh và Chi đều bất ngờ, nhìn nhau. Chi cảm thấy tội nghiệp Khánh vô cùng; vì Khánh không thể che giấu được sự lúng túng của chàng! Nhận ba cây nhan từ tay Má của Chi, Tuấn đứng nghiêm, lâm râm khấn nguyện.

Sau khi gia đình cúng xong, Khánh nghĩ rằng – và hy vọng rằng – thế nào Ba Má của Chi cũng sẽ mời Tuấn và chàng dùng cơm. Nhưng, vừa khi đó, Tuấn nói một cách rất chân thành:

-Thưa Ngoại, thưa hai Bác, tháng này con chưa lãnh lương; Ngoại với hai Bác cho con ăn cơm với.

Khánh không thể ngồi nán lại được giây phút nào nữa!

Hành động của Tuấn hôm đám giỗ ông Ngoại chiếm ngay cảm tình của gia đình Chi; nhưng cũng vẫn chưa chinh phục được Chi.

Vài tuần sau, không biết có phải do sự sắp đặt của Tuyết hay không, Chi được mời đến nhà Tuyết tham dự văn nghệ “bỏ túi”.

Trong số sinh viên và học sinh tham dự văn nghệ “bỏ túi” tại nhà Tuyết dường như ai cũng để ý đến bộ quân phục tiểu lễ của Tuấn. Nhiều nam sinh viên và học sinh còn hỏi thăm Tuấn về thể lệ và điều kiện để được thi vào Hải-Quân. Đến phần văn nghệ, mọi người đều “xung phong” ca hát. Tuấn vẫn ngồi lặng yên cho nên Chi không biết Tuấn có khả năng văn nghệ hay không. Bất ngờ một anh nói vào micro:

-Từ nãy giờ học trò tụi mình ‘hét’ đủ rồi. Bây giờ mời “ông nhà binh”. Các bạn đồng ý không?

Mọi người vỗ tay. Tuấn từ từ đến bên Piano, mở nắp đàn rồi xoay lại nói với mọi người:

-Thưa các bạn, tôi xin hát tình khúc La Fontain Des Amours của John William để tặng các bạn và riêng tặng một người đã cho tôi diễm phúc được chia xẻ những giờ phút đầm ấm trong bữa cơm giỗ ông Ngoại.

Chi ngạc nhiên, nhìn Tuyết. Tuyết giả vờ:

-Ảnh ăn giỗ ở đâu tao đâu biết.

Vừa nghe Tuấn dạo phân đoạn đầu, Chi nhận ra Tuấn có ngón đàn piano rất tuyệt. Tuấn “bắt” vào:

Prés de la fontaine.

La fontaine des amours.

Si ton cœur est en peine,

Tu vas te pencher un jour…”

Chi bàng hoàng, nhận ra giọng ca của Tuấn rất thiết tha, rất ngọt ngào. Tuấn vẫn say sưa theo tiếng hát, vờ như chẳng để ý đến Chi:

… Je l'aime et qu'elle m'aime aussi.

Et dans l'eau qui chante Tu vois danser un beau jour…”

Vừa hồi tưởng đến đây, Chi nhận ra ông bán vé số chuyển sang tình khúc Việt-Nam:

“Chiều nay một mình đi trên đường cũ.

Nhìn mây lặng lờ trôi theo làn gió.

Tôi nhớ chiều nào đã xa xôi,

hai đứa mình thường bước song đôi

khi nắng giăng tơ vàng khắp lối…”(4)

Chi tự hỏi, làm thế nào một ông bán vé số lại có ngón đàn Tây Ban Cầm “nhuyển” và lại chọn những tình khúc tuyệt vời đến như thế? Bất ngờ điện thoại cầm tay của Chi “rung”. Chi “Allo”. Giọng Luân:

-Chúng con ăn rồi. Măng đang ở đâu?

-Sao ăn nhanh vậy? Măng đang đứng nơi gốc cây bàng, cách chỗ hồi nãy khoảng ba bốn gian hàng.

-Dạ, hai đứa nhỏ đòi ăn McDonald’s, chúng con mua đem theo. Con thấy cây bàng rồi. Chúng con tới ngay. Có bác Hoa tìm Măng nữa đó.

Chi “Okay”, cúp điện thoại. Vừa bước về ông bán vé số Chi vừa mở ví, có ý lấy tiền cho vào mũ của ông bán vé số vừa khi chiếc xe thuê dừng lại. Chi cầm ít tiền lẽ, chưa kịp biếu ông bán vé số, chợt thấy Hoa vội vàng mở cửa xe, reo vui:

- Chi! Bồ biết tui mới gặp ai không?

Chi lắc đầu. Hoa tiếp:

-Tui gặp Tuyết hồi trước cùng học ở Văn Khoa với bồ đó.

-Rồi sao? Có tin gì về anh Tuấn không?

-Có. Tuyết nói anh Tuấn bây giờ cơ cực lắm…

Chi chụp vai Hoa:

-Bồ biết, mấy mươi năm qua tôi liên lạc với hầu như tất cả các Hội Hải-Quân ở ngoại quốc để hỏi về anh Tuấn mà không ai biết cả!

-Làm sao người ta biết được mà hỏi! Anh Tuấn “của bồ” vẫn còn ở Việt-Nam!

-Tại sao anh Tuấn không xin đi diện H.O.?

-Tôi quên hỏi Tuyết chuyện đó. Có thể số năm anh Tuấn bị ở tù không đúng tiêu chuẩn của Mỹ. Ai biết được. Nè, địa chỉ của “chàng”, tìm gặp “chàng” mà hỏi. Tui đi nhen. Về bển gặp.

-Tại sao bồ không rủ Tuyết đến gặp tôi?

-Tuyết phải trở về kinh tế mới ngay, vì đó là chuyến xe chót.

-Cảm ơn bồ nhiều, nha!

Cầm mảnh giấy do Hoa trao, Chi xúc động quá, lòng rộn ràng, quên bẳng tiếng hát và ông bán vé số.

Xe chạy được một khoảng ngắn, Chi nhận ra mấy tờ bạc còn trong tay, vội thốt lên: “Oh, no!” Luân hỏi:

-Măng bị gì vậy?

-Măng quên cho tiền ông bán vé số.

Từ ngày Bố qua đời, lúc nào Luân cũng chăm lo cho Chi và cố gắng làm vui lòng Mẹ. Luân bảo tài xế quay lại gốc cây bàng. Xe quay trở lại. Gốc cây bàng còn đó nhưng ông bán vé số không còn!

 

******

Cảm thấy áy náy trong lòng, Tuấn cầm tay Lụa, tha thiết nói với Lụa mà cũng như tự dặn lòng hãy cố quên bóng dáng xưa:

-Lúc nào anh cũng biết ơn và hết lòng yêu em. Nếu không có tình thương yêu của em, anh nghĩ không thể nào anh có thể vượt qua được nghịch cảnh.

Lụa nguýt yêu Tuấn:

-Thôi đi! “Dợ” chồng bao nhiêu năm rồi mà anh cứ nói cái giọng đó “woài”, nghe “ghét” “wá” hà!

Hai vợ chồng cùng cười. Lụa tiếp:

-Anh coi “diết” thơ ra “nước ngoài”, tìm mấy ông Hải-Quân xin giúp đỡ để có tiền mổ cườm mắt; anh để lâu “wá” coi chừng bị mù đó.

-Anh thuộc vào lứa con muộn màng của đại gia đình Hải-Quân cho nên chẳng quen biết ai. Những thằng cùng khóa đa số kẹt lại; những thằng đã vượt biên thì anh không biết địa chỉ. Nhưng, em à! Anh còn đi khập khểnh, còn thấy lờ mờ, còn bán vé số kiếm lời phụ với em thì anh còn may mắn hơn nhiều thương binh Việt Nam Cộng Hòa bị tàn phế nặng nề. Anh nghĩ như vậy để tự cảm thấy mình còn “may mắn”!

Đã quen với tính tự lập và an phận của Tuấn, Lụa lắc đầu:

-Bởi “dậy”, sinh hai thằng con có khác anh chút nào đâu!

-Khác chứ.

-Khác gì, nói coi!

-Anh thích âm nhạc; hai đứa nó không thích.

-Thời buổi này bươn chải đầu ngược đầu xuôi còn không đủ sống mà anh đòi dạy tụi nó đờn ca, ích lợi gì?

-Ích lợi chứ sao không?

-Ích lợi gì?

-Nhờ anh đàn hát mà em thương anh. Em đem hạnh phúc đến cho anh và em cho anh hai thằng con “ngon lành”.

-Còn anh cho em hai thằng con cao, to, đẹp trai giống anh.

-Mặt anh như vầy mà đẹp trai nỗi gì nữa, em!

-“Xời”, mặt anh mà “hỏng” như “dậy”, anh đâu thèm lấy em!

-Nói bậy rồi! Anh lấy em vì anh thương em mà em cũng thương anh nữa, phải không?

Lụa cảm thấy bồng bột yêu chồng, giọng nũng nịu:

-Ai nói “dới” anh tui thương anh “dậy”?

-Em chứ ai. Đừng làm bộ quên, “cô nương”! Thôi, anh vô nghỉ một chút.

Trong khi Tuấn đi vào sau tấm màn, ngả lưng lên manh chiếu, Lụa cảm thấy lòng bồi hồi nhớ lại thời mới lớn, ra chợ phụ Mẹ bán cháo lòng để nuôi em trai đi học; vì Ba đã tử trận. Khi đi ngang ông bán vé số – nhiều người cho biết rằng Ông là sĩ quan Hải Quân “Ngụy”, bị thương vào cuối tháng Tư năm 1975, khi đơn vị của Ông trấn thủ tại Thảo Cầm Viên, bên nay cầu Thị Nghè – nghe giọng hát nghẹn ngào của Ông, Lụa cảm thấy “buồn muốn chết”!

Thỉnh thoảng, nếu cháo bán không hết, Mẹ của Lụa dừng lại, múc cho ông bán vé số một tô. Mấy lần đầu, ăn xong, Ông đưa tập vé số, bảo Mẹ con của Lụa lấy vé số “trừ” tiền tô cháo. Mẹ từ chối. Ông bảo nếu Mẹ không lấy vé số thì Ông sẽ không dám ăn cháo nữa. Từ đó, Mẹ đành lấy một vé số mỗi khi múc cháo cho Ông. Và cũng từ đó Ông mới cho biết Ông tên Tuấn.

Đôi khi nghe Tuấn hát tiếng gì chứ không phải tiếng Việt, Lụa hỏi. Tuấn bảo tiếng Anh, nếu lời ca bằng tiếng Anh; nếu lời ca bằng tiếng Pháp, Tuấn đáp đó là nhạc Pháp. Nghe như vậy, Mẹ hỏi dò về hoàn cảnh gia đình của Tuấn. Tuấn bảo chỉ còn ông chú bị tù, nhà cửa, tài sản của chú bị “cách mạng” tịch thu và gia đình bị đuổi đi kinh tế mới. Hiện tại, ban ngày Tuấn bán vé số, tối ngủ ở ga xe lửa. Mẹ mời Tuấn về ở chung trong căn nhà “ọp ẹp”, mỗi tối dạy cho Lụa và đứa con trai học. Từ đó, tình cảm nảy sinh trong lòng Tuấn và trong lòng Lụa…

Lụa chưa kịp hồi tưởng lại những lời văn hoa khi Tuấn ngõ lời yêu thương thì chiếc xe xích lô dừng gần cửa. Chi bước xuống, quay lui, dặn bác xích-lô chờ. Chi đi về hướng Lụa. Đến cửa, Chi nhìn Lụa, mỉm cười, gật đầu chào. Lụa chào lại. Chi hỏi:

-Thưa, có phải đây là nhà của ông Tuấn không ạ?

Đã được Tuấn dặn trước, Lụa đáp:

-Tuấn nào, tui “hỏng” biết.

Chi mở ví, nhìn lại địa chỉ trên mảnh giấy mà Hoa đã đưa lúc xế trưa rồi hỏi:

-Dạ, có phải địa chỉ nhà này là 701/15/34/96 hay không, thưa bà?

Nhận ra giọng “Huế lai” của Chi, Tuấn ngồi giậy, lắng nghe, lòng nát tan! Trong những mảnh vụn của trái tim tan vỡ, Tuấn nhận ra có nhiều mảnh sậm màu; vì hằn rõ niềm ăn năn Tuấn dành cho Lụa – người vợ mộc mạc đã hết lòng thương yêu chàng!

Lụa đáp:

-Phải. Nhưng “hỏng” có ai tên Tuấn ở đây hết.

Nghĩ có thể, vì hoàn cảnh, Tuấn phải đổi tên, Chi hỏi:

-Nếu không có người tên Tuấn, bà làm ơn cho tôi gặp người đàn ông ngụ tại địa chỉ này, được không ạ?

-Ảnh đi làm chưa “dìa”.

-Bà vui lòng cho biết bao giờ ông về để tôi trở lại?

-Trời Đất! Tui nói ở đây “hỏng” có ai tên Tuấn mà bà “hỏng” tin tui sao?

-Dạ, không phải tôi không tin bà; nhưng tôi xin được gặp người đàn ông ngụ tại địa chỉ này, may ra ông ấy biết tin ông Tuấn.

Vì đã được Tuấn căn dặn và cũng vì ngại sẽ khó đối đáp với Chi, Lụa trở nên cứng rắn:

-Ông chồng tui lo làm ăn đầu tắt mặt tối, không quen biết ai đâu, bà đừng mất công. Xin lỗi, tui phải đi nấu cơm chiều để ảnh “dìa” ảnh ăn.

Nói xong, Lụa đóng cửa lại trước ánh mắt thất vọng của Chi!

 

******

 

Bác xích-lô đạp chầm chậm dọc bờ biển. Mặt trời khuất dần trên đỉnh núi xa. Khi xích-lô chạy ngang Trung Tâm Huấn Luyện Hải-Quân, Chi cúi mặt, thở dài, lòng chĩu nặng xót xa!  

Xích-lô đến gần cuối đường Trần Phú, Chi ra dấu cho bác xích-lô dừng lại. Chi trả tiền rồi chầm chậm đi xuống bờ cát. Gần đến mé nước, Chi cúi xuống xách đôi dày và đếm từng bước dọc bờ biển xưa.

Đi được một đoạn ngắn, Chi dừng bước, nhìn ra khơi. Biển lặng. Quanh nàng, ngoài tiếng sóng òa vỡ lao xao, không còn một âm thanh nào khác. Trong bóng chiều cô tịch, Chi tưởng như thấy được hình bóng Tuấn, mặc quân phục tiểu lễ trắng, chờn vờn trong những tia nắng hắt hiu cuối trời. Trong thinh lặng, Chi tưởng như có thể nghe được tiếng hát nồng nàn của Tuấn vang vọng trong không gian:

“…Nhớ, nhớ đêm nào trên bến hoàng hoa

hai đứa kề nhau, không nói một câu,

như thầm mơ ước, ước mơ dạt dào,

như thầm hẹn nhau mùa sau…

Tôi vẫn đi, lòng thương nhớ…” (6)

Chữ “nhớ” cuối bài được Tuấn hát cao hẳn một bát trình – octave – và ngân dài như bất tận, như xoáy sâu vào tâm thức u hoài của Chi.

Xa thật xa, cuối tầm mắt không còn thơ dại của bà, Chi thấy hình ảnh Tuấn nhạt dần, nhạt dần trong khi bóng hoàng hôn len lén trở về, phủ kín khung trời thân yêu!

 

ĐIỆP MỸ LINH

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23637
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 16/Jun/2021 lúc 2:08pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23637
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 17/Jun/2021 lúc 8:30am

Ngày của Cha _ Father’s Day

 BM

Trên toàn quốc Hoa Kỳ, ngày vinh danh người cha là ngày Chủ Nhật của tuần lễ thứ 3 trong tháng Sáu.

 

Tại sao vinh danh người cha? 

 

Từ thuở xa xưa, người cha, người đàn ông, vốn là cột trụ của gia đình: phải gánh vác những công việc nặng nhọc như săn bắn, làm nhà, cày bừa, và bảo vệ kẻ cướp.  Tục ngữ Việt có câu: “Con không cha như nhà không nóc”. 

 

Công lao của người cha như vậy không phải là nhỏ nên phải có một ngày vinh danh người cha cho con cái có dịp tỏ lòng biết ơn.  Người cha nào cũng có một cảm xúc mạnh khi bắt đầu làm cha:

 

BM

 

Ở Hoa Kỳ, ai là người đầu tiên vận động nhìn nhận Ngày của Cha?


BM


Cách nay một thế kỷ, cô Sonora Dodd gốc ở Washington là người đầu tiên có ý nghĩ vận động cho Ngày Của Cha khi cô lắng nghe lời thuyết giảng về Ngày của Mẹ vào năm 1909 và cô tự hỏi tại sao lại không có một ngày tương tự cho người cha?


BM


Nguyên cha của cô là ông William Smart, một cựu chiến binh của Cuộc Nội Chiến Nam Bắc Mỹ, đã ở vậy nuôi con khi vợ của ông qua đời lúc bà sinh hạ người con thứ sáu trong một trại miền quê ở miền đông Washington.  Khi trưởng thành, cô Sonora cảm thông sâu xa về lòng vị tha của cha trong hoàn cảnh gà trống nuôi con.  Cô nghĩ cha cô đã phải là người hết lòng tận tụy và hy sinh tất cả cho hạnh phúc của các con.  Cha cô qua đời vào tháng Sáu, vì vậy cô chọn cử hành Ngày Của Cha đầu tiên tại Spokane, Washington vào ngày 19 tháng 6, 1910.  Và cuộc vận động cho Ngày Của Cha bắt đầu từ năm đó.


BM


Ngày vinh danh người cha được nhìn nhận muộn màng (54 năm sau) so với ngày vinh danh người mẹ. 

 

Ngày Của Mẹ được nhìn nhận vào năm 1914, còn Ngày Của Cha được nhìn nhận vào năm 1968 tuy Tổng Thống Calvin Coolidge đã ủng hộ ý kiến nhìn nhận Ngày Của Cha từ năm 1924


*

 

Người Xưa quan niệm  về vai trò của người cha như thế nào ?


BM


Nhân loại hầu hết khởi sự cuộc sống theo chế độ mẫu hệ, nghĩa là, con cái chỉ biết có mẹ mà không biết tới cha là ai. 


Chẳng bao lâu sau đó, khi trí khôn bén nhạy hơn, cả người nam và người nữ cùng cảm thấy sự gắn bó yêu thương đặc biệt với nhau bắt đầu nảy nở và người nữ cần có sự che chở trung thành của người nam nên dần dần chế độ mẫu hệ chấm dứt nhường chỗ cho chế độ phụ hệ ra đời và cuộc sống có phân công rõ rệt: đàn ông lo săn bắn, đàn bà hái quả và trông nom con cái.  Từ đó, địa vị đầu đàn của người đàn ông càng ngày càng được củng cố thêm vì thể lực mạnh mẽ hơn.

 

Chế độ phụ hệ hình thành là một bước tiến dài trong cuộc sống của nhân loại.  Con cái được bảo vệ, được chăm lo đầy đủ và chu đáo hơn.  Trách nhiệm của người đàn ông, người cha, nặng nề hơn, tình yêu thương trong bầy từ đó cũng nảy nở, gắn bó nhiều hơn, và cuộc sống trở nên vui tươi hơn.  Do đó có câu tục ngữ “đàn ông làm nhà, đàn bà tạo tổ ấm” (man makes a house, woman makes a home).


BM


Tình cha con cũng như tình mẹ con là thiêng liêng phát xuất từ máu mủ nên trong lương tâm của cha mẹ cũng như con cái đều có tiếng gọi thiết tha của yêu thương và của nhu cầu tìm đến nhau để chia sẻ.  Do đó, cha mẹ nào cũng hết lòng lo cho con, nhưng mỗi người chăm sóc và tỏ tình yêu thương một khác.  Người mẹ ngọt ngào và khéo léo hơn trong việc cho con ăn uống; người cha ít ngọt ngào nhưng khôn ngoan hơn trong việc dạy bảo con.  Con cái sẽ không thể nào quên được những tình thương trọn vẹn của cả cha lẫn mẹ.  Lúc còn trẻ dại, chúng cảm thấy cha mẹ là nơi nương tựa, là tổ ấm của chúng, và chúng bắt chước y chang những gì cha mẹ làm.  

 

*

 

Chữ Hiếu của dân tộc Việt thể hiện như thế nào?

 

Người Việt chúng ta có tục thờ cúng tổ tiên, ông bà để tỏ lòng hiếu đạo.  Ca dao có câu:

 

BM


Chữ Hiếu của người Việt được nói tới từ thời Các Vua Hùng khoảng 2500 Trước Tây Lịch.

 

Huyền Thoại Tiên Dung và Chử Ðồng Tử: Tiên Dung là con gái của Vua Hùng thứ III.  Chử Ðồng Tử là người làng Chử Xá; cha chết đi để lại cho cái khố để che thân thì Chử lại lấy liệm cho cha đỡ lạnh. Tiên Dung du hành đến tắm ở Bến Chử Gia; Chử không kịp chạy đi nơi khác nên bị phát hiện nằm dấu mình trong đống cát chỗ Tiên Dung đang tắm.  Cảm động vì lòng hiếu của Chử; lại vì tấm thân con gái đã vô tình phơi bày trước mắt chàng trai họ Chử, công chúa cho đó là do Trời định, nên chấp nhận kết duyên với Chử.  Tuy nhiên Vua Cha không tán thành hành động của Tiên Dung.  Sau đó họ Chử tu Ðạo Tiên và dùng phép lạ để cứu nhân độ thế, rồi hai vợ chồng cùng lên Cõi Tiên.  Sự tích trên nói lên sự kiện là chữ hiếu và chữ tiết đã là nền tảng của văn hóa Việt được coi trọng hơn cả tinh thần giai cấp.  Ðền thờ Tiên Dung và Chử Ðồng Tử hiện còn tại làng Chữ Xá, nay là xã Dạ Hoa, Sơn Nam.


BM


Ðạo Phật và Ðạo Khổng sau này du nhập nước ta giúp những tình cảm thiêng liêng và những giá trị đạo đức xã hội căn bản được phát huy sâu rộng hơn.  Ðây là một vài tư tưởng của cổ nhân đáng suy ngẫm. 

 

Khổng Tử nêu lên đạo làm cha: “Cha mẹ nuôi con mà không dạy là không yêu con.  Dạy mà không nghiêm cũng là không yêu con vậy.  Cho nên nuôi con thì phải dạy; dạy thì phải nghiêm; nghiêm thì phải siêng; siêng thì tất làm nên được.” 

 

Như vậy, phải nên hiểu nghiêm là gì?  Có lẽ nên hiểu nghiêm là nghiêm cả với chính mình chứ không chỉ nghiêm với con.  Nghiêm với chính mình tức là mình phải làm gương tốt trước.  Cũng trong ý nghĩa đó, người Mỹ có câu: “Ðừng lo con cái không nghe lời mà hãy coi chừng chúng đang nhìn những điều mình làm.”

 

Ngày nay cha dạy con, có nên tỏ ra nghiêm khắc không?

 

Quan niệm về dạy con thay đổi theo thời gian và theo môi trường (chính trị, văn hóa, và giáo dục).

 

Lối giáo dục con cái nghiêm khắc đã lỗi thời.  Chính vì tránh hậu quả tai hại của lối giáo dục nghiêm khắc mà nhiều đạo luật và các tổ chức bảo vệ trẻ em đã được hình thành.  Thời nay, không còn áp dụng câu nói: “Yêu con cho đòn cho vọt, ghét con cho ngọt, cho bùi.” nữa.


BM


Ở Việt Nam vào cuối thế kỷ thứ 19, mặc dầu văn hóa Pháp đã được nhiều thanh niên nam nữ đón nhận, tinh thần thủ cựu của Nho Giáo vẫn còn mạnh, đặc biệt là tính nghiêm khắc vẫn còn trong nhiều người cha trong việc dạy con, đặc biệt là con gái, vì sợ mang tiếng là “vô giáo dục”, và người cha vẫn còn chiếm địa vị độc tôn trong gia đình.

 

Nhưng, chính quan niệm giáo dục nghiêm khắc là một nguyên nhân làm cho con cái ít muốn gần gũi và tâm sự với người cha và nó càng làm tăng thêm tính hướng ngoại tự nhiên của con cái đối với cuộc sống ngoài ngưỡng cửa gia đình.

 

Người Mỹ cũng đề cao vai trò người cha và con cái nên phải vinh danh người cha.  Có những câu đáng suy ngẫm như sau: 


BM


·        Cha tôi là ai; điều đó không quan trọng.  Ðiều quan trọng tôi nhớ cha tôi là ai. (Anne Sexton)

·        Một người cha hơn cả trăm thầy giáo (tục ngữ Anh)

·        Con ngoan biết làm cha vui.   (A wise son maketh a glad father, Old Testament)

·        Người con nào biết vinh danh cha sẽ sống thọ (He that honoureth his father shall have a long life).

·        Một nhu cầu lúc còn nhỏ thật vô cùng cần thiết cho tôi là sự che chở của một người cha (Sigmund Freud).

 

Có mười điều răn đối với một người cha Mỹ là:


BM



Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 200 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.621 seconds.