Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Tâm Tình
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Đời Sống - Xã Hội :Tâm Tình  
Message Icon Chủ đề: ĐỜI SỐNG GIA DÌNH Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 126 phần sau >>
Người gởi Nội dung
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22295
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 05/Sep/2012 lúc 8:34am

Sương Mù Trong Vịnh San Francisco



M
ọi người hình như đã về hết, chỉ còn Don với chồng hồ sơ cao ngất, và xuyên qua cửa kính Don thấy Mai vẫn còn ngồi cắm cúi ở căn phòng nhỏ đối diện. Toà nhà vắng lặng, các luật sư và nhân viên đã kéo nhau xuống quán bar gần cuối phố, ăn mừng vừa thắng một vụ kiện. Họ có mời nhưng Don lắc đầu, mỉm cười đưa tay chỉ chồng hồ sơ.
Gần đây Don thấy Mai có gì như khác lạ, lúc nào cũng như buồn bã và hay ở lại muộn dù nhiều hôm công việc không có gì nhiều. Don càng ngày càng chú ý tới người đàn bà đẹp dịu dàng đó. Phải chăng là ngưòi từ tiền kiếp, Don thở dài tự hỏi bao nhiêu lần.
Vuốt mái tóc đã bạc mầu, Don lặng lẽ đứng lên gõ nhẹ cửa văn phòng của Mai trước khi đẩy cửa bước vào:
- Mandy, cô mạnh giỏi.
Mai giật mình:
- Trời ơi, ông Miller, ông biết nói tiếng Việt hả.
Don lắc đầu mỉm cười, nói bằng tiếng Anh:
- Không. Tôi chỉ biết vài câu chào hỏi thông thường. Cô vào đây làm đã mấy tháng tôi mới biết cô là người Việt. Thấy tên trong hồ sơ của cô là Mandy Lee, tôi cứ nghĩ cô là người Mỹ gốc Tàu.
Mai vui vẻ chỉ chiếc ghế cạnh bàn mời boss ngồi:
- Chỉ thỉnh thoảng tôi mới làm việc trực tiếp với ông nên ông không biết.
- Đúng vậy. Hôm nọ nghe Cathy rủ cô đi ăn phở, tôi mới đoán ra. Tôi bận quá, suốt ngày họp hành với thân chủ, chạy đi chạy về giữa văn phòng và toà án nên ít có thì giờ la cà với nhân viên.
- Tôi hiểu. Ông học tiếng Việt hồi nào?
- Lâu rồi, từ hồi tôi còn ở trong Hải Quân, trước khi được gửi qua Việt Nam làm cố vấn tại Bộ Tư Lệnh. Cô biết không, tên Việt của tôi là Đôn.
Mai bật cười:
- Ồ. Tôi không biết ông là cựu sĩ quan Hải Quân.
Don gật đầu:
- Tôi giải ngũ sau khi chiến tranh Việt Nam kết thúc, trở lại trường theo học luật và như cô biết, văn phòng này mở cũng đã được gần 30 năm. Cũng đến lúc tôi cần hồi hưu, nhường lại văn phòng này cho con trai tôi.
- Sao vậy? Trông ông còn rất trẻ mà.
- Cám ơn cô. - Chỉ mái tóc pha màu Don nói tiếp – Lo bạc cả đầu.
- Nhưng rồi ông sẽ làm gì?
- Sẽ đi du lịch, hoặc làm bất cứ điều gì tôi thích.
- Ông đã trở lại thăm Việt Nam bao giờ chưa?
- Một lần, vào năm 2004.
- Ông thích đất nước tôi không?
Don mơ màng ngước mắt nhìn lên trần nhà:
- Tôi yêu xứ sở đó, và đã có một mối tình buồn với một người đàn bà mà không bao giờ tôi quên được.
Ngừng lại một chút, cúi đầu như nhớ lại dĩ vãng, Don ngậm ngùi:
- Tôi trở lại bến Bạch Đằng, nhìn toà nhà cũ của Bộ Tư Lệnh/Hải Quân ngày xưa, nước mắt tôi nhạt nhoà. Có nhiều lúc tôi rất buồn khi nhớ lại những kỷ niệm cũ. Mandy, tôi thấy dạo này hình như cô cũng không mấy vui. Không biết là tôi có thể làm được gì cho cô không?
Mai cười buồn:
- Cám ơn ông đã quan tâm. Chuyện riêng nên tôi giữ kín, nhưng ông đã hỏi, tôi xin nói. Tôi và chồng tôi mới chia tay. Cũng chỉ là chuyện thông thường trên đất nước này, nhưng đôi lúc tôi thật buồn và xót xa.
Don ngỡ ngàng thở dài:
- Tôi không biết nói gì để an ủi cô. Ngày cô mới tới đây làm việc lúc nào tôi cũng thấy cô vui vẻ, chuyện trò ríu rít như chim trên cành. Mong là nỗi buồn rồi sẽ qua mau.
Mai yên lặng thở dài cúi đầu nhớ tới Lâm. Mai biết Lâm khi các bạn của bố mẹ cùng gia đình gặp nhau kỷ niệm 30 năm ngày họ ra trường. Các người của biển ngày tháng cũ xúm vào nhau kể chuyện xưa trong lúc bọn trẻ kéo nhau ra sân với những trò chơi. Mai đứng im lìm dưới bóng mát của một tàng cây, thẹn thùng khi Lâm tới làm quen để rồi yêu nhau. Lúc đó Mai đang học Luật còn Lâm theo bước chân của cha, tốt nghiệp trường Hàng Hải, phục vụ trên một thương thuyền xuyên đại dương. Sau lần gặp gở đầu tiên đó, những ngày tàu về bến là những ngày hạnh phúc, Lâm thường tới đón Mai trước cổng trường, đi với nhau trên những con đường dẫn ra bờ biển, ôm nhau trong vòng tay, chuyền cho nhau hơi ấm tránh cơn gió lạnh mùa đông từ ngoài biển thổi vào, và hôn nhau thật đằm thắm khi chia tay trước cổng nhà Mai.
Thấy Mai yên lặng quá lâu, Don ngần ngại:
- Xin lỗi Mandy, tôi đã gợi lại nỗi buồn, nhưng nếu nói ra được có lẽ cô sẽ thấy nhẹ nhàng hơn.
Mai cười buồn:
- Vâng để tôi kể ông nghe. Tôi lấy chồng nhưng không đành lòng sống xa bố vì tôi là đứa con độc nhất, và bố mẹ tôi đã rất khó nhọc nuôi tôi lên người. Ông biết không, tôi chưa bao giờ xa mẹ tôi hơn một ngày. Ngày cha tôi đi tù cải tạo ở ngoài Bắc, tôi chưa đầy một tuổi, mẹ từ Sài Gòn ra thăm cũng mang tôi theo, cực khổ trăm đường nhưng no đói mẹ con vẫn có nhau. Qua bên này bố mẹ tôi thức khuya dậy sớm, ngày ngày lao động vất vả trong xưởng may, tối còn mang đồ về nhà cậm cụi tới quá nửa đêm, để tôi có cơ hội học hành. Có nhiều đêm nhìn mẹ tôi cong lưng đơm nút áo tôi đã để nước mắt chảy dài.
Ngừng nói để đưa tay lau dòng nước mắt vừa ứa ra, Mai nghẹn ngào kể tiếp:
- Ban đầu chồng tôi vui vẻ sống chung với cha mẹ tôi. Chúng tôi đã có những ngày rất hạnh phúc, nhưng hai người đàn ông trong nhà ai cũng muốn làm gia trường, nên càng ngày càng bất hoà, nhất là sau khi chúng tôi có con. Bố mẹ tôi quá yêu cháu, bồng bế suốt ngày, khiến chồng tôi có cảm tưởng như là bị gạt bỏ ra ngoài cuộc sống gia đình. Một lần anh ấy cãi vã với cha tôi đến độ không còn hàn gắn được nên bỏ nhà ra ở riêng. Bố mẹ tôi muốn tôi ly dị, còn tôi, tôi biết là tôi không thể theo chồng, để bố mẹ già sống một mình.
Nuớc mắt Mai lại ứa ra. Don vỗ nhẹ bờ vai Mai, an ủi:
- Tôi biết hai thế hệ sống chung dưới một mai nhà khó có thể dung hoà, nhất là chồng cô lớn lên ở Mỹ còn bố mẹ cô vẫn theo nền văn hoá cổ truyền. Hy vọng là một ngày nào họ nghĩ lại và sẽ làm hoà với nhau.
Mai ngước nhìn Don như thầm cám ơn:
- Tôi cũng mong vậy. Còn ông, chuyện tình buồn của ông ở Sài Gòn ra sao?
Don gật gù:
- Tôi sẽ kể cho cô nghe .
Ngập ngừng một chút rồi Don mới nói tiếp:
- Có điều tôi phải xin lỗi cô trước vì giữa cô và người đàn bà tôi yêu có nhiều điểm trùng hợp ngẫu nhiên chứ tôi không có ý định làm cô khó nghĩ. Thứ nhất, tên cô ấy cũng là Mandy. Không, không phải vậy, tên Việt của cô ấy là Mẫn nhưng tôi gọi cô ấy là Mandy, và cô ấy rất thích cái tên do tôi đặt.
Năm đó là năm 1973. Tôi được chỉ định làm cố vấn cho Phòng Quân Huấn của BTL/HQ. Mandy là thư ký riêng của tôi, và cũng giống như cô, Mandy có khuôn mặt trắng hồng thật đẹp, mái tóc lơ lửng chấm ngang lưng, bàn tay với những ngón dài, và thân mình mỏng manh tưởng như là lúc nào cũng cần một bàn tay nâng đỡ. Cô ấy chỉ mặc áo dài mầu nhạt, ít khi dùng son phấn hay nước hoa thế nhưng đứng gần là thấy thoảng một mùi thơm, và tôi đã yêu cô ấy ngay tuần lễ đầu làm việc chung.
Ban đầu tôi không biết cô ấy có yêu tôi không, nhưng Mandy rất quan tâm tới tôi, bao giờ cũng nhẹ nhàng êm dịu, và chỉ cười thẹn thùng mỗi lần các sỹ quan khác trêu trọc tôi với cô ấy vì hầu như ai cũng biết tôi là kẻ si tình. Tuần lễ nào tôi cũng ghé qua đường Nguyễn Huệ, mua một bó hoa nhiều màu có lẫn một bông hồng đỏ để tặng cô ấy. Mandy nhận hoa, cắm vào chiếc bình pha lê cô ấy mang theo, và đem đặt trên bàn nơi tôi ngồi, cám ơn tôi với một nụ cười. Những lúc ấy tôi như người ngây dại, tuy thế tôi chưa bao giờ dám làm một cừ chỉ gì để biểu lộ tình yêu ngoài đôi mắt đắm đuối, vì sợ mình vụng về làm tan vỡ một tình cảm đẹp, mong manh như hạt sương.
Thỉnh thoảng chúng tôi có đi ăn trưa với nhau, và có vài lần cô ấy chia cho tôi phần ăn cô ấy mang theo, và những hôm như thế tôi thấy cuộc đời thật là hạnh phúc. Bất chấp pháo kích hay kẹt đường, ngày nào tôi cũng tới sở sớm chờ cô ấy, và những hôm trời mưa tôi được đưa cô ấy về bằng chiếc xe Jeep lùn, vì trạm xe bus khá xa nơi chúng tôi làm việc. Tôi sợ cô ấy mắc mưa ướt áo, hoặc bị cảm sẽ không đi làm được. Thú thật ngày nào cô ấy không đi làm, tôi sẽ đứng ngồi không yên, chẳng làm được việc gì cho ra hồn.
Mai bật cười khúc khích:
- Tôi không ngờ ông lãng mạn và si tình như vậy.
Don cũng mỉm cười, đưa ta vuốt nhẹ mái tóc hoa dâm:
- Lúc đó tôi chỉ mới vừa ba mươi tuổi, còn quá trẻ và … dại khờ.
- Ông có bao giờ chính thức tỏ tình với cô ấy không.
- Có chứ. Cũng mất tới mấy tháng tôi mới dám ngỏ lời.
- Rồi sao? Cô ấy …
- Cô ấy không nói, chỉ cúi đầu thẹn thùng mỉm cười, nắm chặt bàn tay tôi trên bàn. Quá hạnh phúc, tôi muốn hét lớn cho mọi người xung quanh nghe nếu cô ấy không đưa bàn tay bịt miệng tôi. Tình yêu trong sáng của chúng tôi kéo dài mấy tháng trời. Trừ những cái nắm tay, tôi chưa bao giờ được ôm hôn cô ấy. Gần đến ngày phải về nước, tôi xin hỏi cưới Mandy, và khi cô ấy gật đầu tôi muốn khóc vì sung sướng. Mandy nói tôi cần người mai mối tới nhà nói chuyện vì gia đình cô ấy rất bảo thủ. Tôi đã phải nhờ counterpart của tôi, ông trưởng Phòng Quân Huấn người Việt, dẫn tôi tới nhà Mandy, xin với cha mẹ Mandy cho phép tôi cưới cô ấy làm vợ. Nhưng cô biết không …
Don không nói hết câu, đôi mắt buồn dầu nhìn đôi bàn tay soắn vào nhau cùng với tiếng thở dài. Mai ái ngại:
- Gia đình cô ấy khó lắm hả?
- Vâng, khó lắm. Ông bố gọi tôi là “thằng Mỹ”, không nhận lời cầu hôn của tôi dù ông trưởng phòng bạn tôi cố gắng hết sức vun vào. Tôi ngồi chết lặng, không hiểu hết những gì cha cô ấy nói nhưng lòng tôi đau như dao cắt. Giá mà gia đình cô ấy đòi hỏi bất cứ điều kiện gì tôi cũng chấp thuận. Tiếc thay họ chỉ nói “không là không”, và còn tỏ ý tiễn khách bằng cách bỏ vào nhà trong. Tôi nghe tiếng Mandy khóc và tiếng la lối của ông bố. Ông bạn tôi ngượng ngùng nên kéo tôi ra về. Tôi như người mất hồn, cúi đầu lầm lũi, không biết tới người xung quanh.
- Tôi nghiệp ông quá! Thời buổi đó người Việt có thành kiến với những người con gái lấy chồng ngoại kiều nên gia đinh cô ấy chống đối.
- Tôi biết, nhưng rất đau khổ. Mấy hôm sau Mandy mới đi làm lại với đôi mắt sưng húp. Tôi thì như người đã chết mặc dù Mandy cố an ủi tôi, xin cho cô ấy thời gian để thuyết phục gia đình. Tôi là người theo đạo Tin Lành, thế nhưng chiều nào trên đường về cư xá tôi cũng ghé vào nhà thờ Đức Bà cầu nguyện. Nhưng không ai có thể cứu vớt được tình yêu của chúng tôi. Ngày tôi phải về nước, Mandy và tôi chỉ biết ôm nhau khóc khi cô ấy tiễn tôi tại phi trường. Đó là lần độc nhất tôi được ôm cô ấy trong vòng tay, thế nhưng đó lại là giây phút buồn đau nhất đời.
Mai cũng thấy dưng dưng buồn:
- Sau đó ông có liên lạc hoặc gập lại cô ấy thêm một lần?
Don gật đầu:
- Chúng tôi có viết thư an ủi lẫn nhau nhưng chỉ được vài lần rồi bặt tin nhau vì biến cố tháng Tư năm 1975. Tôi nghĩ là Mandy được toà đại sứ di tản vì làm việc cho Hoa Kỳ nhưng tôi không được tin cô ấy. Tôi đã bay sang Guam, tìm khắp các trại tỵ nạn, nhờ cả hội Hồng Thập Tự, nhưng vẫn không có kết quả gì. Quả tình tôi không biết bây giờ Mandy ở đâu, đời sống ra sao hay cũng như bao nhiêu người đã bỏ mình trên biển khi đi tìm tự do.
Mai bâng khuâng:
- Ông vẫn còn nhớ và yêu cô ấy?
- Làm sao tôi quên được. Năm năm sau tôi mới lập gia đình nhưng người tôi yêu vẫn chỉ là Mandy.
Don lại cúi đầu yên lặng. Mai chỉ biết nhẹ thở dài, không muốn khuấy động những giây phút lắng đọng. Lâu lắm Mai mới nắm nhẹ cánh tay Don an ủi:
- Tôi không biết nói gì để chia buồn với ông. Trong chiến tranh ai cũng có những mất mát. Cha tôi cũng là sỹ quan của Hải Quân Việt Nam Cộng Hoà. Cả ông bố chồng của tôi nữa. Hai người đều bị giam cầm hơn mười năm trong vùng rừng núi thượng du Bắc Việt. Họ là bạn cùng khoá, và do đó tôi đã gặp được chồng tôi, yêu anh ấy, có với nhau một đứa con nhưng rồi cũng không được sống với nhau. Ông xem, những mất mát là một phần của đời sống không tránh được. Ông đừng buồn nữa.
- Cám ơn cô nhiều lắm. May cho tôi hôm nay đã dịp chia sẻ một chút tình riêng với cô cho nhẹ lòng.
- Ông đừng khách xáo. Tôi có đề nghị này, nếu ông …
- Cô cứ nói.
- Khi không có ai khác, cho phép tôi được gọi ông bằng “Uncle Don” hay “Chú Đôn”. Đó là tập tục của người Việt chúng tôi đối với những người gần bằng tuổi của cha mẹ mình. Ông bằng lòng nhé.
- Ồ, lẽ dĩ nhiên. Tôi rất vui được cô gọi bằng cái tên thân mật ấy. Ngày xưa Mandy cũng thường gọi tôi là “Anh Đôn”.
Mai mỉm cười:
- Vậy là được rồi, bây giờ xin phép “chú Đôn”. Đã tới lúc chúng mình phải ra về, vì cũng đã khá muộn.
Don vội vã đứng dậy:
- Mới đó mà trời đã tối. Để tôi đưa cô ra bãi đậu xe vì hình như trời đang mưa. Mandy, cô cố gắng đừng buồn nữa. Mọi chuyện rồi cũng sẽ qua, và tôi … tôi lúc nào cũng quan tâm tới nhân viên, nhất là những người trẻ, tương lai của office này như cô.
Mai gật đầu, “dạ” nhỏ, theo bước chân Don ra khỏi văn phòng. Chỉ là mưa bụi không ướt áo nên Mai không vội vàng. Don mở cửa xe dùm Mai, dặn dò:
- Mandy lái xe cẩn thận nhé.
Mai gật đầu cám ơn, đưa tay vẫy chào giã từ. Don đứng nhìn theo cho đến khi xe Mai đã ra khỏi bãi đậu mới quay trở lại văn phòng, lòng mênh mang buồn vì niềm đau trong quá khứ, nhưng đồng thời cũng thấy bâng khuâng nghĩ tới Mai.
Từ ngày bà vợ qua đời Don rất bơ vơ nên lấy công việc làm vui, nhưng có nhiều lúc thấy rất trống vắng. Bây giờ sắp tới tuổi hồi hưu Don càng cảm thấy cô đơn. Don đã âm thầm nghĩ tới Mai nhiều lần nhưng vẫn giữ một khoảng cách vì biết Mai đã có gia đinh. Hôm nay nghe chuyện buồn của Mai, Don vừa thấy ái ngại, vừa thấy cảm thương. Số mệnh đưa đẩy Don gặp Mẫn và bây giờ gặp Mai, thế nhưng, Don thở dài, cuộc đời Don hình như đã được an bài.
***
Tôi trở về San Francisco sau nhiều năm vắng bóng, và nhân tiện ghé thăm người bạn cố vấn ngày xưa. Gần ba năm từ ngay dự đám cưới của Mai đã trôi qua, tình cờ hôm đó gặp lại Mai trong văn phòng Don, tôi hỏi thăm về Hậu, ba của Mai và cũng là người bạn cùng khoá Bảo Bình của trường Sỹ Quan Hải Quân Nha Trang. Bạn bè nhiều người muốn liên lạc nhưng không ai biết bây giờ Hậu đang ở đâu, kể cả Linh, thông gia của Hậu.
Mai buồn dầu cho tôi biết cuối cùng Lâm và Mai đã chính thức ly thân, còn Hậu và Linh đã tuyệt giao sau khi trách cứ nhau về nguyên nhân tan vỡ gia đình của hai đứa con. Mai cho tôi số điện thoại nhưng dặn tôi là chỉ liên lạc khi thật cần thiết vì Hậu bây giờ không muốn gặp bạn cũ, và nhất là không muốn nhắc tới chuyện con gái mình. Tôi thở dài nghĩ tới hai người bạn ngày xưa chia nhau từng hạt cơm trong tù, người kéo người đẩy chiếc xe chở đá nặng nề trên con dốc mùa đông miền thượng du Bắc Việt, thân nhau còn hơn anh em, thế mà bây giờ đã chia lià …
Trời về chiều, sương mù mờ mịt trong vịnh San Francisco.Tôi lái xe tới cầu Golden Gate, đứng nhìn ra biển Thái Bình Dương, nghe tiếng còi u buồn của một con tàu trên đường ra khơì, thẫn thờ vì những mất mát của những người thân quen. Tôi cũng nghĩ về thân thế người di tản, và bỗng dưng tôi nhớ tới bài hát cũ:
Quê tôi chìm chân trời mờ sương
Quê tôi là bao nguồn yêu thương
Quê tôi là bao nhớ nhung se buồn … ( Chung Quân)
Ước gì một ngày nào tôi lại có chốn để đi về, ước gì Lâm và Mai nối lại cuộc tình xưa, ước gì Linh và Hậu sẽ đi tìm nhau, quên hết giận hờn. Nhưng có lẽ tôi nghĩ về Don nhiều hơn cả. Qua câu truyện tôi biết là Don đã yêu Mai, như Don đã từng yêu Mẫn ngày xưa nhưng không dám tỏ tình vì bản tính nhút nhát, và vì Mai vẫn còn những ràng buộc với gia đình. Tôi ước gì Mai là người từ tiền kiếp, và số mệnh sẽ không lập lại thêm một lần để Don có những ngày vui cuối đời.
Chỉ là ước mơ, nhưng tôi biết nếu không có ước mơ đời sẽ thật buồn. Trong lúc lái xe trở về thành phố tôi cảm thấy bâng khuâng, luống tiếc những ngày vui khi bạn bè và những người yêu dấu có nhau bên đời.
Trần Quang Thiệu
August 18, 2012
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22295
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 12/Sep/2012 lúc 7:28am

Tóc May sợi vắn sợi dài

P
hượng cho xe vào garage. Trước khi bước xuống xe, nàng nhìn vào gương chiếu hậu lần cuối cùng, hất hất mái tóc vừa mới uốn ngắn, mỉm cười thỏa mãn.
Đẩy cửa vào nhà, Phượng nhí nhảnh đến trước mặt chồng hỏi :
- Mình xem em cắt mái tóc ngắn thế nầy có đẹp không ?
Cường đang đọc lại cuốn sách “Quẳng Gánh Lo Đi Và Vui Sống” của dịch giả Nguyễn Hiến Lê mang từ Việt Nam qua Mỹ bỏ nằm ụ trên kệ sách mấy năm rồi mà không có thì giờ rảnh rỗi để nghiền ngẫm. Hôm nay nhân ngày lễ, ông lấy được một tuần lễ Vacation đầu tiên sau bao năm lận đận với công việc trên mảnh đất đầy cơ hội mà cũng phải đổ khá nhiều mồ hôi nầy. Nghe vợ hỏi, Cường đăt cuốn sách lên bàn, ngước mắt nhìn vợ đang tươi tỉnh chờ đợi ở chồng một lời khen.
Tỏ vẻ khó chịu, Cường nhíu hàng lông mày rậm như hai con sâu róm bám trên đôi mắt sáng quắc đầy cương nghị mà ngày xưa lũ học trò trung học sợ ông còn hơn sợ thầy hiệu trưởng. Thấy ánh mắt chồng nhìn mình, Phượng biết ngay là ông ấy không bằng lòng. Nàng cắn môi bước vào phòng đóng cửa lại. Những giọt nước mắt tủi thân rơi lả chả trên ngực áo nàng. Bạn bè ở hãng cứ chê nàng ăn mặc quê mùa. Đầu tóc thì búi cao trông như mụ chủ tịêm cầm đồ bệ rạc ở tỉnh lẻ. Đã mấy lần Phượng xin chồng cắt tóc ngắn nhưng nhất định Cường không cho lại còn lên giọng triết lý:
- Xin em để lại cho anh chút gì Việt nam, đó là hình ảnh ngày xưa của cô bé “Phượng Hồng”. Với mái tóc dài của em đã một thời khiến cho tim anh xao xuyến.
Khi nghe chồng nhắc đến kỷ niệm thuở còn trung học ở quê nhà là nàng mềm lòng ngay. Nhưng dưới sự tác động khá mạnh mẽ của bạn bè hàng ngày tại sở làm nhiều lúc khiến cho nàng xiêu lòng. Chúng nó bu quanh, đứa bàn cách nầy, đứa cho ý kiến kiểu kia.
Con bé Kim ngắm nghía khuôn mặt Phượng hồi lâu, bảo :
- Khuôn mặt trái soan mà cắt tóc ngắn uốn úp vào sẽ tôn thêm vẽ đẹp thùy mị ra đấy.
- Con Mai, tự động xổ mái tóc Phượng xuống, gom phần tóc dài dấu phía sau gáy của nàng rồi tiếp:
- Đúng đấy, uốn theo kiểu nầy thì “Phượng Hồng” sẽ biến thành “ Phượng Đỏ có chàng tới hỏi”. Con nhỏ Mai nhái theo đầu đề cuốn tiểu thuyết của Viên Linh: “Hạ Đỏ Có Chàng Tới Hỏi” rồi cười ha hả.
Phượng cũng thường tâm sự với chúng bạn :
- Ông xã mình khó tính lắm. Từ vấn đề ăn mặc cũng như trang điểm hễ khác một chút là ông ấy cằn nhằn mãi.
- Ôi, ở Mỹ mà, Lady first. Nhỏ Kim tán vào
- Bạn cứ làm trước báo cáo sau. Biết đâu mái tóc mới làm bồ trẻ ra càng khiến cho ông giáo sư triết lại mê vợ “ngất ngư con tàu đi”.
Đã mấy tháng qua nàng cố tình tránh né. Chiều nay lũ bạn đẩy Phượng vào tiệm uốn tóc gọi là “đi tham khảo”. Cuối cùng, nàng quyết định hớt ngắn mái tóc. Quả thật, chúng nó nhận xét không sai, trông Phượng trẻ ra, tươi mát và thêm phần nhí nhảnh.
* * *
Hồi còn là học trò của thầy Cường, biết bao nam sinh mê mệt mái tóc Phượng. Mái tóc đen dày chảy mượt mà quá thắt lưng. Làn da hồng hào trắng mịn càng làm nổi bật thêm đôi mắt bồ câu đen lay láy giữa đám nữ sinh tuổi còn mơn mởn. Cái giọng “Bắc Kỳ” như chư chim hót của nàng đã làm cho lắm kẻ trồng cây si. Mấy anh chàng đệ nhất A1 đã từng làm thơ dán trước cửa lớp ca ngợi mái tóc nàng:
“Ôi, mái tóc mượt mà tràn lối mộng.
Đểu hồn thơ đậu bờ bến si mê.
Cõi trời hoang réo gọi áng mây về
Cũng lặng lẽ, tần ngần bên suối tóc...”.
Nữ sinh cùng lớp có lắm người ganh tỵ trước những câu thơ tán tỉnh đó. Riêng Phượng chẳng hề rung động. Vậy mà vài câu thơ tình của thi sĩ Nguyên Sa được đọc lên từ giọng trầm ấm của thầy Cường đã khiến cho con tim Phượng phải nhiều đêm thao thức:
“Áo nàng vàng anh về yêu hoa cúc.
Áo nàng xanh anh mến lá sân trường.
Sợ thư tình không đủ nghĩa yêu đương.
Anh thay mực cho vừa màu áo tím...”.
Từ đó, hàng tuần Phượng thay đổi đến ba màu áo. Trừ ngày thứ Hai, tất cả nữ sinh phải mặc đồng phục áo dài trắng trong buổi lễ chào cờ. Ngày kế tiếp nàng thay áo dài màu vàng, hai ngày sau đổi áo màu xanh rồi cuối tuần mặc màu tím. Bạn học cùng lớp ít người để ý nhưng có lẽ thầy Cường là người nhạy bén về Tâm lý nắm bắt được tình cảm kín đáo của cô học trò.
Lớp Đệ nhất A2 có hai nữ sinh trùng tên trùng họ. Đó là Nguyễn Thị Phượng và Nguyễn Thị Túy Phượng. Để phân biệt hai Phượng, bạn bè trong lớp gọi Nguyễn Thị Phượng là Phượng Đỏ còn Túy Phượng là Phượng Hồng. Phượng Đỏ có mái tóc cắt ngắn thoạt trông như nữ minh tinh Thẩm Thúy Hằng. Cô bé Phượng Hồng có mái tóc dài xõa kín bờ vai như nữ nghệ sĩ Thanh Nga. Cả hai cô nàng được sắp hạng hoa khôi của trường nên kỵ nhau như nước với lửa. Ngày đó Phượng Hồng yêu thầm thầy Cường. Ngược lại, Phượng Đỏ thì trề môi trước cái cung cách “rắn như thép” của ông thầy chẳng khác gì một anh chàng lính trận.
* * *
Chỉ còn hai tháng nữa là hai lớp đệ nhất dự thi lấy bằng Tú Tài. Đột nhiên trường đóng cửa và sau đó là cảnh chạy loạn. Rồi miền Nam Việt nam thay đổi hoàn toàn nếp sống theo chế độ mới. Đời sống ngày một khó khăn. Bố mẹ mất hết tiền hưu trí, Nguyễn thị Túy Phượng bỏ học theo bạn bè buôn hàng chuyến để giúp đỡ gia đình trong thời gạo châu củi quế.
Trên một chuyến xe đò đi Đà lạt, bất ngờ Phượng gặp thầy Cường, cả hai đều xúc động. Thầy trò ngồi trong một tiệm giải khát tại Định Quán lúc xe ghé vào ăn trưa. Phượng hỏi Cường:
- Thầy có bị tập trung cải tạọ như những giáo viên biệt phái khác không ?
Cường liếc nhìn những người chung quanh rồi nói nhỏ với Phượng :
- Làm sao thoát được, tôi mất hết năm năm sáu tháng lao động khổ sai trong trại tù. Ngày ra trại bị đưa lên vùng kinh tế mới Bù Gia Mập.
- Hiện giờ thầy ở đâu? Phượng hỏi.
- Tôi được người bạn giúp vốn một phần hùn lò máy đường kết tinh tại khu kinh tế mới Tân Hội thuộc tỉnh Lâm Đồng đã gần hai tháng nay.
- Thầy có mang theo vợ con lên đó?
- Tôi vẫn chưa lập gia đình.
- Thế thầy đợi đến bao giờ nữa ?
- Đến khi nào mộng ước của tôi thực hiện xong.
Cái mộng ước thầm kín của thầy Cường đã được sự tiếp tay của cô học trò ngày xưa. Hai người tổ chức vượt biển thành công và đã làm lễ thành hôn tại đảo. Hiện giờ họ đã có hai mặt con trên đất Mỹ nầy.
* * *
Cường đẩy cửa bước vào phòng thấy vợ ôm mặt khóc, ông bực mình quát to :
- Cô còn chưa thỏa mãn sao. Muốn đi thẩm mỹ viện nữa chắc ?
Phượng lấy giấy tissue lau nước mắt, nhìn chồng giận dữ :
- Tôi cấm ông hạ nhục tôi đấy nhé. Đã mười mấy năm nay tôi nhường nhịn ông đến kiệt sức rồi. Chồng nào cũng chiều vợ, chỉ có ông bắt vợ chiều chồng. Ông độc đoán, khắt khe đến tàn nhẫn.
Cường biện giải:
- Đó là nghệ thuật giáo dục con cái bằng cách mẹ cha phải làm gương cho chúng nó trong nếp sống hàng ngày.
- Ông đòi hỏi người mẹ phải sống khổ hạnh như người tu hành sao?
- Có cả tôi trong đó nữa, Cường xen vào - cô nên nhớ tôi không hề ăn chơi buông thả, trụy lạc. Tôi cố giữ cốt cách của một giáo sư ngày xưa nữa đấy, Cường gằn từng tiếng.
Phượng cười chế giễu :
- Cái đầu ông chỉ gôm lại một cục : “Giáo sư”, cái tước vị hào nhoáng mà không có thực lực ở đất Mỹ nầy. Muốn làm giáo sư đích thực hãy học lấy cho được bằng Ph.D.
Câu nầy đã xúc phạm lòng tự ái của Cường không ít. Chàng cau mặt, quay lưng đóng sầm cửa lại. Những ngày mới định cư ở đất nước nầy, chàng có ý định vào đại học để lấy bằng BS, nhưng rồi bận rộn với con cái và công ăn việc làm. Vốn liếng Anh ngữ của Cường rất giới hạn, chỉ vừa đủ giao dịch hàng ngày với những người bản xứ. Cường và vợ ghi tên vào học College được một năm nhưng cái bầu của vợ càng ngày càng lớn gây nhiều trở ngại, hai người đành bỏ học.
Phượng biết câu nói vừa rồi đã xúc phạm khá nặng nề đối với chồng. Nhưng tại ông ấy miệt thị nàng. Người vợ nào lại không muốn làm đẹp cho chồng. Với dáng hình thon gọn cùng với gương mặt thanh tú, loại áo quần nào Phượng mặc vào đều hợp cả. Những lần tham dự tiệc tùng cưới hỏi, nàng rất muốn mặc bộ áo đầm dạ hội hở vai để hợp cùng chúng bạn. Nhưng Cường nhất định không cho, buộc nàng phải mặc áo dài. Ông ấy lập luận :
- Trong các loại áo quần phái nữ trên thế giới, chỉ có chiếc áo dài Việt Nam là đẹp hơn cả. Nó vừa kín đáo vừa khoe trọn vẹn dáng nét mỹ miều của người phụ nữ.
Lần nầy thì quá lắm. Ông xem vợ như đứa học trò tiểu học, cướp hết cả quyền tự chủ. Càng nhìn cảnh bạn bè được chồng chiều chuộng, được mua sắm tự do chẳng có một ràng buộc nào, càng khiến Phượng tức tối thêm.
“Mặc kệ, muốn ra sao thì ra”, nàng nghĩ thầm, rồi lên xe dạo quanh một vòng đến nhà Mai để tinh thần bớt căng thẳng. Nàng xem như làm một “cuộc cách mạng” trong đời sống vợ chồng.
Cường nằm dài trên ghế sô-pha chờ vợ mãi đến 12 giờ khuya thì tiếng chìa khóa mở cửa lách cách vang lên. Phượng vừa bước vào nhà là bị Cường mắng ngay:
- Cô không phải là người vợ hiền, không xứng đáng là bà mẹ gương mẫu. Cô đã bị bè bạn rủ rê làm hư hỏng cả rồi !
Phượng đốp chát :
- Hư hỏng thì bỏ tôi đi. Không còn xứng đáng làm vợ ông thì ly dị !
Cường trố mắt nhìn Phượng trước thái độ thẳng thừng và cách trả đũa bất ngờ của vợ. Ông lặng lẽ lấy va-li xếp một ít áo quần mang ra xe. Phượng chẳng cần cản ngăn, chẳng cần lên tiếng hỏi. Nàng gieo mình trên ghế, tê điếng cả tâm hồn.
Cường đi rồi, mỗi buổi sáng Phượng phải dậy sớm hơn để chở con đến trường học. Chiều đi làm về phải thay Cường đến đón con. Cảnh lạnh lẽo, cô đơn đã làm cho nàng mất ngủ. Một điều đã khiến nàng khó chịu là phải trả lời dối với con : “bố có công việc cần đi xa.”
* * *
Gần một tuần lễ sau, rất bất ngờ Phượng nhận được cú điện thoại của Cúc, cô em gái từ Việt Nam gọi sang. Bên kia đầu giây tiếng Cúc vang lên khẩn cấp :
- Chị Hai ơi, chuyện gì đã xảy ra mà vợ chồng chị đi đến ly dị?
Phương ngạc nhiên hỏi:
- Ai nói với em thế ?
- Anh Cường chứ ai.
- Ông ấy gọi phôn cho em à ?
- Không, anh Cường về Việt Nam
Phượng khựng lại một giây, rồi tiếp :
- Ừ, thấy chán nhau mà phải ép mình sống chung thì trở nên cực hình.
- Hèn chi mà anh ấy bảo em gọi chị gởi đơn ly dị về Việt Nam để anh ấy ký. Sẵn dịp anh ấy tìm vợ ở đây luôn thể.
- Ôi, đầu đã hai thứ tóc, muối nhiều hơn tiêu mà đòi cưới vợ, ham hố ! Muốn làm trò cười cho thiên hạ chăng.
- Lầm to rồi chị Hai ơi, chưa gì mà đã có người bám chân anh Cường rồi đó. Họ có tiền, sẵn sàng nuôi anh ấy năm nầy qua năm khác, chỉ cần bảo lãnh họ qua được Hoa Kỳ thôi.
- Mầy nói thật hay đùa vậy Cúc.
- Chuyện một đời người em đâu dám đùa cợt với chị Hai.
- Thế con đĩ nào níu kéo thằng chả?
- Của chị buông ra thì người ta hứng có tội lỗi gì đâu mà bảo níu với kéo. Anh Hai ở đây là vàng ròng đấy, Việt kiều mà !
- Nhưng tao hỏi mầy đứa nào muốn lấy ảnh, nói nhanh ?
- Người đó có xa lạ gì với chị đâu !
- Nó tên gì ?
- Chị Phượng, Nguyễn Thị Phượng, hồi học cùng lớp với chị.
Phượng cười mũi :
- Tưởng ai, ngờ đâu con “Phượng Đỏ Mõ Dài”! Ngày đó, mỗi lần thấy ông Cường là nó trề môi trước mặt tao chê anh chàng thô kệch như nông dân.
- “Đừng tin những gì con gái nói...” Biết đâu ngày đó chị Phượng Đỏ nói ra nói vào để chị Hai tránh xa thầy Cường cho bà ấy thế chân, chẳng hạn như bây giờ vậy.
- Ông Cường về Việt Nam bao lâu rồi?
- Gần một tuân lễ. Chị Hai ơi, thế nào chị cũng phải gởi gấp đơn ly dị cho anh Cường nhé kẻo anh ấy trông.
- Hay nhỉ, mầy là em gái tao lại đi bênh vực người ngoài.
- Sao lại người ngoài. Dù thế nào đi nữa anh Cường cũng là “cựu” anh rể của em, là cha đẻ hai đứa cháu thân yêu của em bên Mỹ mà.
- Nhưng tại sao mầy xúi anh Cường lấy con quỷ Phượng Đỏ. Tao mà thấy mặt nó ở trên đất Mỹ nầy chắc tao tự tử chết để lại hai đứa con côi. Mầy nói với anh Cường lấy ai cũng được trừ cái bản mặt con đó ra. Tao sẽ không gởi đơn ly dị, ông ấy phải về Mỹ giải quyết.
- Nhưng mà chị Phượng Đỏ thúc anh Cường tổ chức buổi tiệc ra mắt đấy.
- Nhất định không được, mầy bảo ông Cường gọi điện cho tao gấp, Phượng nói như hét vào phôn rồi gác máy.
Phượng chợt thấy ân hận. Chỉ một cơn giận hờn mà sinh ra đổ vỡ. Suốt cả đêm, Phượng trằn trọc không hề chợp mắt. Nàng nghĩ đến những ngày tháng không chồng. Cảnh cô đơn, lạnh lẽo trong gia đình sẽ đưa đến hậu quả nào đây. Nhất là hai đứa con bỗng nhiên không cha khiến tim nàng quặn thắt. Mình có bước thêm bước nữa, thì lại cảnh con anh, con em, con của chúng ta. Rồi lại sinh ra những bất hòa mới.
Từ hôm đó, ngày nào Phượng cũng gọi về Việt Nam để găp Cường cho kỳ được, nhưng không có ai bắt phôn.
* * *
Đêm nay, cơn rét chợt đổ về. Ngoài đường tuyết bắt đầu rơi. Hai đứa con đã ngủ từ lâu. Phượng cố dỗ giấc ngủ để lấy sức cho ngày mai đến sở làm. Nhưng mắt nàng cứ mở thao láo hết nhìn trần nhà lại nhìn đồng hồ. Chợt tiếng điện thoại reo vang. Phượng với tay lên đầu giường bắt phôn :
- Alô, tôi nghe.
- Xin cho gặp cô Phượng Hồng.
- Anh Cường, sao anh không về, em gọi anh suốt mấy ngày nay mà chẳng ai bắt phôn.
- Thì bây giờ anh gọi lại em đây.
- Anh đang ở đâu vậy ?
- Ở trước cửa nhà.
Phượng vất điện thoại lên giường vội vàng ra mở cửa. Cường vừa bước vào nhà, chưa kịp đặt va-li thì Phượng đã nhào đến ôm lấy chồng, gục mặt vào ngực Cường khóc rấm rứt. Dòng nước mắt vừa mừng vui, vừa hối hận của vợ đã khiến cho Cường mỉm cười. Tiếng tít tít liên hồi của tổng đài điện thoại báo hiệu điện thoại chưa off. Phượng lau nước mắt nhìn chồng rồi đến tắt phôn :
- Anh về sao không báo cho em đến phi trường đón.
- Có đi đâu xa mà cần đến hãng hàng không.
- Anh về Việt Nam mà.
- Cô Phượng Hồng cản mũi kỳ đà thì làm sao Phượng Đỏ dám đụng đến thầy Cường. Đó chẳng qua là sáng kiến của Cúc, biết rõ bài tẩy của bà chị ruột mình mới được cái màn đối thoại vô cùng hấp dẫn qua điện thoại đấy chứ.
Phượng sà vào lòng chồng, bẹo vào má Cường mắng yêu “Ông già mắc dịch”, rồi hai người hôn nhau.
Ngoài trời tuyết rơi trắng xóa dưới cơn bão tuyết từ lục địa Canada thổi qua như đánh bạt cơn bão trong nhà vợ chồng Cường để trở về với cảnh yên ấm. Hạnh phúc lại được vun bồi nhờ vợ chồng hiểu rõ nhau hơn./.
Hạo Nhiên Nguyễn Tấn Ích
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22295
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 29/Sep/2012 lúc 10:32am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22295
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 12/Oct/2012 lúc 10:16pm
Mùa Đông Nào Cho Mẹ- Tác giả : Trần Đại  <<<<<



Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 12/Oct/2012 lúc 10:17pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22295
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 16/Oct/2012 lúc 7:01am
QUỲNH HOA

Bày biện nào trà, nào thuốc, nào bánh ngọt… trên bàn, ông Bằng ngồi vào ghế, mắt chăm chú nhìn chậu quỳnh chuẩn bị khai hoa. Ông nhớ rõ khi ông bắt đầu yêu là ông yêu luôn sở thích của cô ấy. Và khi kết hôn với cô ấy, tình yêu hoa như càng tăng thêm trong lòng ông. Khi quỳnh chớm nụ là hai vợ chồng đều mong giờ hoa nở. Ông nhớ một lần vợ ông kiếm được chậu quỳnh chớm nụ về, cô ấy đã khoe :
-Anh Bằng ! Em tặng anh !
Mắt cô ấy sáng lên như muốn nói điều gì nữa nhưng lại thôi.
Từng đêm họ chờ hoa nở. Chờ hoài thì có lúc cũng toại nguyện nỗi chờ mong : quỳnh khai hoa. Nụ hoa từ từ mở ra. Hương êm êm ngọt lịm. Cánh hoa trắng muốt trong đêm. Màu trắng mềm mỏng manh, nhẹ tênh. Hương hoa dìu dịu như da con gái dậy mùa.
Tình yêu của họ đẹp theo ngày tháng. Cô ấy đã ngã vào ngực ông trong đêm chờ quỳnh khai hoa. Ông vuốt tóc vợ thầm thì : “Hoa ! Anh yêu em ! Em mãi mãi là của anh !”. Ông mơ màng trong hương tóc. Chợt vợ ông reo lên : “Ồ, thơm quá ! Quỳnh khai hoa.”. Mắt cô ấy sáng lên. Cả không gian đầy hương thơm. Đêm ngời sáng. Cả không gian như nín thở khi quỳnh khai hoa. Cả đất trời như nín thở khi mắt họ nhìn sâu vào nhau. Trong đôi mắt họ ánh ngời lên màu hoa quỳnh. Trong hơi thở của họ quyện hương quỳnh thanh khiết.
*
* *
Cô ấy đã sinh cho ông một đứa con trai. Tình yêu của họ đã khai sinh một con người. Ông lấy làm hạnh phúc. Ông chạy khắp chốn tìm hoa tặng vợ. Cầm đóa quỳnh trên tay, vợ ông cười mừng : “Cảm ơn anh ! Cảm ơn anh đã hiểu lòng em”. Rồi một hôm, cơn bệnh hiểm nghèo đã đến với vợ ông. Cô ấy nắm tay ông, trăn trối : “Anh Bằng ! Kiếp này…em…lỗi hẹn…Xin anh…tha lỗi…cho…em…! Xin…”. Cô ấy vĩnh viễn bỏ cha con ông ra đi. Ông im lặng. Đôi mắt ông xa xăm như muốn nói cùng linh hồn vợ :“Hoa ơi !
Sao em nở bỏ anh ? Rồi ai cùng anh lo cho con ? Ai cùng anh ngắm quỳnh khai hoa, hở em ? Ai ? Ai ? Sao đôi ta chẳng cùng nhau đi suốt cuộc đời này? Sao vậy hở em ?”.
*
* *
Một năm, đôi lần, đợi đêm về, đợi quỳnh nở hoa, ông đến thăm mộ vợ. Cả nghĩa trang chìm lắng trong đêm. Quỳnh, ông đem tặng vợ thơm cả nghĩa trang. Đặt quỳnh hoa trên mộ vợ, ông thầm khấn : “Hoa ơi ! Anh đem quỳnh đến tặng em đây. Một chút lòng thành của anh, xin em nhận lấy. Hoa ơi ! Em có biết không ? Có đêm, một mình nhìn hoa nở, anh lại như thấy em cười cùng anh, thấy em mãi mãi ở bên anh. Giờ, sao em bỏ anh đi mãi thế ? Hoa ơi !”.
Sương đêm bàng bạc cả nghĩa trang. Đóa quỳnh trên mộ chập chờn hình bóng vợ ông. Chập chờn hương thơm của cô ấy trong không gian. Chập chờn cả tiếng vọng mơ hồ : “Anh Bằng ! Xin cảm ơn anh ! Cảm ơn anh đã hiểu rõ lòng em. Kiếp này lỗi hẹn. Xin anh tha thứ cho em !”.
Ông ngồi bên mộ như thể hóa đá. Chợt có tiếng người phụ nữ bên tai : “Xin lỗi ! Xin ông làm ơn cho tôi chút lửa !”. Ông giật mình, chợt tỉnh : “Xin lỗi, bà là…”. Trong sương đêm, giọng người đàn bà nhẹ nhàng : “Dạ, tôi tên là Hồng. Tôi đến thắp nhang cho chồng. Chẳng may hộp quẹt của tôi hết gas lúc nào tôi chẳng hay. Thế ông có lửa không ?”.Ông lấy hộp quẹt từ trong túi của mình đưa cho người phụ nữ. Giọng người đàn bà vẫn nhẹ nhàng : “Xin ông làm ơn quẹt giùm tôi !”. Ông bật lửa lên. Trong ánh hồng chập chờn khuôn mặt dịu dàng của bà ấy…
Người đàn bà cắm nhang trên mộ chồng và những ngôi mộ bên cạnh. Hương nhang hòa với hương quỳnh lan tỏa cả nghĩa trang.
*
* *
Ông cùng bà Hồng đem quỳnh trồng trên hai ngôi mộ trong nghĩa trang. Từ đó, khi quỳnh khai hoa, nghĩa trang không còn bóng đêm. Người ta thấy những khi quỳnh nở, thấp thoáng bóng dáng một người đàn ông và một người đàn bà thơm hương quỳnh hoa.

Phan Trang Hy
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22295
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 14/Dec/2012 lúc 5:22am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22295
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 18/Dec/2012 lúc 6:05am

Chuyện Chúng Mình

Nguyễn Thị Tê Hát

Tuyết Lê và Nguyễn Đình Khánh diễn đọc

https://www.opendrive.com/files?62615269_aWZnZ




Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 18/Dec/2012 lúc 6:17am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 27/Dec/2012 lúc 6:12am
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22295
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 01/Jan/2013 lúc 8:10pm

Thư gủi con



hieuthao    Những bức thư này đã được gửi đi không biết bao nhiêu lần trên net,
    Ngày đó tôi đâu hiễu gì...cho đến bây giờ lóp ngóp sau bó hơn, thấy có
    lý lại đăng lên...để mong cho các con hiểu...là tôi cũng sắp về hưu, có
    nghĩa là...gia huyền rồi.
    Mong con trẻ, nếu còn đọc được tiếng của Mẹ...hãy hiểu cho rằng.....

    “Ngày bố mẹ già đi, con hãy cố gắng kiên nhẫn và hiểu cho bố mẹ. Nếu như bố mẹ ăn uống rớt vung vãi… Nếu như bố  mẹ gặp khó khăn ngay cả đến cái ăn cái    mặc… Xin con hãy bao dung!
    Con hãy nhớ những ngày, giờ mà bố mẹ đã trải qua với con, để dạy cho con bao điều lúc thuở bé.
    Nếu như bố mẹ cứ lập đi lập lại hàng trăm lần mãi một chuyện, thì đừng bao giờ cắt đứt lời bố mẹ… mà hãy lắng nghe!

    Khi con còn ấu thơ, con hay muốn bố mẹ đọc đi đọc lại mãi một câu truyện hằng đêm cho đến khi con đi vào trong giấc  ngủ… và bố mẹ đã làm vì con.
    Nếu như bố mẹ không tự tắm rửa được thường xuyên, thì đừng quở trách bố mẹ và đừng nên cho đó là điều xấu hổ.
    Con hãy nhớ… lúc con còn nhỏ, bố mẹ đã phải viện cớ bao lần để vỗ về con trước khi tắm.

    Khi con thấy sự ít hiểu biết của bố mẹ trong đời sống văn minh hiện đại ngày hôm nay, đừng thất vọng mà hãy để bố mẹ  thời gian để tìm hiểu.
    Bố mẹ đã dạy dỗ con bao điều… từ cái ăn, cái mặc cho đến bản thân và phải biết đương đầu với bao thử thách trong cuộc sống.

    “Ngày bố mẹ già đi, con hãy cố gắng kiên nhẫn và hiểu cho bố mẹ.”
    Nếu như bố mẹ có đãng trí hay không nhớ hết những gì con nói… hãy để bố mẹ đôi chút thời gian để suy ngẫm lại và nhỡ như bố mẹ không tài nào nhớ nổi, đừng vì thế mà con bực mình mà tức giận… vì điều quan trọng nhất đối với bố mẹ là được nhìn con, đưọc gần bên con và được nghe con nói, thế thôi!
    Nếu như bố mẹ không muốn ăn, đừng ép bố mẹ!… vì bố mẹ biết khi nào bố mẹ đói hay không.

    Khi đôi chân của bố mẹ không còn đứng vững như xưa nữa… hãy giúp bố mẹ, nắm lấy tay bố mẹ như thể ngày nào bố  mẹ đã tập tềnh con trẻ những bước đi đầu đời.

    Và một ngày như một ngày sẽ đến, bố mẹ sẽ nói với con rằng… bố mẹ không muốn sống, bố mẹ muốn từ biệt ra đi.
    Con đừng oán giận và buồn khổ… vì con sẽ hiểu và thông cảm cho bố mẹ khi thời gian sẽ tới với con.
    Hãy cố hiểu và chấp nhận, đến khi về già, sống mà không còn hữu ích cho xã hội mà chỉ là gánh nặng cho gia đình!…  và sống chỉ là vỏn vẹn hai chữ “sinh tồn”.

    Một ngày con lớn khôn, con sẽ hiểu rằng, với bao sai lầm ai chẳng vướng phải, bố mẹ vẫn bỏ công xây dựng cho con  một con đường đi đầy an lành.
    Con đừng nên cảm thấy xót xa buồn đau, đừng cho rằng con bất lực trước sự già nua của bố mẹ.
    Con chỉ cần hiện diện bên bố mẹ để chia sẻ những gì bố mẹ đang sống và cảm thông cho bố mẹ, như bố mẹ đã làm cho con tự khi lúc con chào đời.

    Hãy giúp bố mẹ trong từng bước đi vào chiều…
    Hãy giúp bố mẹ trong phút sống còn lại trong yêu thương và nhẫn nại…
    Cách duy nhất còn lại mà bố mẹ muốn cảm ơn con là nụ cười và cả tình thương để lại trong con.
    Thương con thật nhiều…
    Bố mẹ…”

    Tác giả: Pierre Antoine (Việt kiều Pháp)

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 12/Jan/2013 lúc 6:31am

Tờ Khai Sanh Oan Nghiệt

Thứ Bảy, 12 tháng Giêng năm 2013 04:32
Tác Giả: Phan

danh-vo
1.
…Cha tôi đánh mẹ tôi như cơm bữa, lần cuối cùng, năm tôi 6 tuổi. Hôm đó, cha về nhà với người đàn bà son phấn chứ không xoàng xĩnh như mẹ tôi. Sáu tuổi đầu nhưng tôi đã linh cảm được đại sự xảy ra! Thay vì chạy trốn đòn như mọi lần cha về thì tôi chạy xuống bếp với mẹ để nhớ đời về trận đòn kinh khủng mà mẹ tôi phải gánh chịu. Cha đuổi mẹ ra khỏi nhà bằng những câu chửi tục tằn, những hành vi ghê sợ. Người đàn bà by Text-Enhance">kia đứng khoanh tay nhìn cha tôi đá cái lò củi đang cháy mà trên đó là nồi cơm chiều đang sôi. Có lẽ do nước cơm đang sôi làm phỏng chân vì cha đi dép chứ không phải giày nên ông nóng giận hơn bình thường và đã trút cơn thịnh nộ lên mẹ tôi một trận đòn kinh khủng. Ông đá mẹ tôi liên miên đến không đứng dậy nổi, cuối cùng là nắm tóc và giập đầu mẹ vô vách đến khi dòng máu đỏ chảy dài xuống mặt thì người đàn bà kia can ra, không cho đánh nữa. Bà ta mở bóp đầm, lấy ra cái khăn tay để hỉ mũi… chứ không phải lau máu cho mẹ tôi.

Mẹ nắm tay tôi, lom khom vì đau đến không đứng thẳng người lên được, trở lên nhà trên, mẹ xốc thằng em tôi đang ngủ dúi ở góc nhà. Mẹ vác nó lên vai, cố tha lưng nó cho đừng khóc nữa. Chúng tôi ra khỏi nhà trong bóng chiều chạng vạng. Người đàn bà kia đứng lặng nhìn theo… tương lai của bà. Con chó phân bua vài tiếng sủa, rồi quyết định chạy theo những kẻ khốn cùng.



Chúng tôi đi bộ thật gần để sang nhà bà nội. Mẹ tôi gởi chị em tôi cho bà nội để đến nhà ông y tá trong xóm băng bó vết thương vì máu chảy đầm đìa. Nội xua đuổi chúng tôi làm om xòm cả xóm. Chú Tư tôi ngoài quán nhậu, nghe chuyện trở về nhà. Ông ra lệnh cho bà nội giữ đứa con trai, (năm đó, em tôi 4 tuổi) và ra lệnh cho mẹ dẫn tôi đi đâu thì đi, đừng về nhà nữa, đừng đến đây nữa. Mẹ tôi miễn cưỡng gởi lại thằng em tôi cho bà nội, nhưng nó khóc la, không chịu rời mẹ tôi. Chú Tư táng nó một bạt tai đến sặc máu mũi, chửi tới ba đời nhà nó. Mẹ tôi không cho đánh nó nữa bằng cách ôm nó vào lòng mẹ. Chú Tư trút giận lên mẹ tôi còn tàn nhẫn hơn cha tôi. Chú đánh mẹ tôi như đánh chó. Đá lăn lông lốc trên sân… Tôi không còn khóc la nổi nữa, chỉ đứng há hốc miệng ra nhìn. Thằng em tôi thôi khóc, máu mũi nó chảy xuống đỏ cả ngực áo nó lẫn áo tôi, nó vùng ra khỏi tay tôi đang ôm nó trong lo sợ, nó dõng dạc chỉ mặt chú Tư! "Đụ má mày chú Tư." Ông, cho nó một đá văng ra ngõ, nó giẫy đàng đạch như con cá lóc bị đập đầu. Mẹ tôi bò ra ngõ, lôi thằng em tôi và gọi tôi. Chạy. Con chó chạy theo…

Đêm đó, chúng tôi ngủ sạp ngoài chợ Chồm hổm là ngôi chợ tự phát, mọc lên sau "giải phóng". Bờ sông bãi rác trước đây nhưng có lợi thế trên bờ dưới bến, thuận tiện cho việc mua bán của ghe thương hồ. Đêm xuống, mấy chiếc ghe thương hồ leo lét đèn bão và tiếng hát lời ca vang lên cùng tiếng đàn vọng cổ. Tôi quá lạnh, sợ và đói nên không ngủ được, rúc vô mẹ tôi thì thằng em không nhường hơi ấm, nó xô tôi ra. Tôi ôm con chó, khóc thút thít… rồi lịm đi.

Khuya, mấy người Phường đội, du kích, công an… đi bắt vượt biên làm náo động mấy chiếc ghe thương hồ đã yên giấc. Họ bắt chúng tôi chung với những người lạ, những người vượt biên lớ ngớ không biết chạy di đâu. Tất cả những người bị bắt, được giải về Công an Phường. Sáng hôm sau, công an nhận mặt ba mẹ con tôi là người địa phương nên thả ra chứ không đưa đi trại giam.



Mẹ dẫn chị em tôi xuống cuối chợ, mua cho mỗi đứa một trái bắp luộc và dặn ngồi ngoan ở đó để mẹ đi xin việc làm. Con chó cũng kêu đói ăng ẳng đòi phần, mẹ nhường cho nó củ khoai lang luộc là phần của mẹ. Bây giờ, tôi mới thấy trên đầu mẹ tôi được buộc lại như đeo tang, máu khô còn đầy ở mang tai và gương mặt tím bầm nhiều chỗ. Chúng tôi ăn xong, ngồi ngoan một chỗ để mẹ đi gánh nước và rửa tô cho hàng hủ tiếu. Con chó lẽo đẽo theo mẹ đi gánh nước…



Từ đó, chúng sống ngoài chợ. Tối ngủ coi đồ cho hàng hủ tiếu khỏi dọn bàn ghế về nhà như trước đây. Gia đình tôi cũng quen được ông bà Mười làm nghề thương hồ. Ong bà lên hàng là cả ghe cá mắm tới rau trái, dừa khô, khoai lang, bí đỏ… Họ mua bán trao đổi không hết hàng thì để lại cho mẹ tôi bán chợ chiều vì công việc phụ hàng hủ tiếu chỉ bán chợ sáng. Những ngày tháng ấy, tôi thấy mẹ tôi cười khi chợ vắng tanh về tối và thằng em tôi chơi với con chó nhiều hơn chơi với chị.



Chuyện ba mẹ con tôi sống ngoài chợ được đồn đến tai cha tôi và chú Tư cũng đồng nghĩa với hết yên ổn từ hôm bà nội đi chợ. Bà ngồi ăn bún thịt nướng chả giò thơm lừng. Tôi không giữ nổi thằng em như lời mẹ tôi dặn dò, nó vùng khỏi tay tôi để chạy đến bà nội xin ăn vì thịt nướng thơm lắm! Bà nội hất nguyên tô bún vô mặt nó. Bảo lượm lấy mà ăn! Chửi ba đời chín kiếp nhà nó. Nó không lượm thịt nướng chả giò dưới đất mà chỉ thẳng vào mặt bà nội! "Đụ má mày bà nội". Người dưng cười hả hê bao nhiêu thì mẹ tôi bị chú Tư ra chợ đánh cho một trận còn thê thảm hơn thế. Chiều tối hôm sau, tới phiên cha tôi ghé chợ, đánh cho mẹ tôi một trận nữa, đánh tới gẫy xương sườn. Từ đó về sau, thằng em tôi chỉ nói một câu: "Đụ má". Ai hỏi nó ăn hôn? Chơi hôn? Ngủ hôn? Đi đái hôn?... nó chỉ trả lời…! Người kẻ chợ gọi nó là "thằng Đụ má".



Chị em tôi sống nhờ cơm ông Mười nấu dưới ghe, bà Mười đưa mẹ tôi đi nhà thương chưa về. Dì Hường (cháu gọi bà hủ tiếu bằng dì, là người làm công việc gánh nước, rửa tô với mẹ tôi). Dì mua cho chúng tôi hai bộ đồ mới… là tất cả những gì tôi còn nhớ được tới hôm nay.

Ông ngoại (ông Mười) bỏ chị em tôi xuống ghe, con chó đã bị người ta bắt trộm làm thịt trong hôm mẹ tôi đi nhà thương. Chúng tôi khóc con chó quá mức nên quên khóc cho mẹ dở sống dở chết nơi đâu chúng tôi cũng không biết! Ong ngoại đưa chị em tôi về nhà ngoại ở dưới quê. Bà ngoại ở bệnh viện chờ bác sĩ "hàn xương sườn" cho mẹ tôi. Ông ngoại nói với chị em tôi như thế. Chúng tôi được ở nhà ngoại với dì Hai, (dì bị té sông hồi nhỏ nên tâm thần lãng đãng). Nhưng dì biết nấu cơm cho chúng tôi ăn, dì biết ca vọng cổ, hay lắm! Không nhớ bao lâu thì mẹ tôi cũng được ông bà ngoại đưa về quê. Từ đó, mẹ tôi làm người đi trao đổi hàng hóa từ thành phố về, thu mua đặc sản trong xóm, sắp sẵn cho ông bà ngoại về tới là lên hàng và xuống hàng, đi liền. Ông bà ngoại không phải ở lại xóm một hai hôm để mua bán, trao đổi hàng hóa với xóm làng vì đã có mẹ tôi lo.



Thương vụ của ông bà ngoại phát đạt nhờ có mẹ tiếp sức. Ông bà ngoại tôi tin là mẹ tôi đã đem may mắn đến gia đình có bốn người con gái nên làm ăn ạch đụi hoài! Từ hồi có mẹ tôi thì gia đình ông bà ngoại đã đủ Ngũ Long Công Chúa nên ai cũng ăn nên làm ra. Trừ dì Hai bị tâm thần nên không lập gia đình, còn lại các dì kế đều tự nhiên làm ăn được nên khá lên. Cả nhà ngoại thương mến mẹ con tôi đến độ ông bà ngoại gả chồng cho mẹ tôi với người đàn ông trong xóm, cũng làm nghề thương hồ và vợ chết khi sanh đứa con thứ hai cho ông. Mẹ tôi chưa đồng ý chuyện cưới hỏi thì chú Tư đã xuống tới nơi, tố cáo với công an địa phương là ông bà ngoại tổ chức vượt biên nên mẹ con tôi bị bắt lần nữa. Ông bà ngoại xạt nghiệp lần đó, phương tiện làm ăn chỉ là cái ghe thương hồ mà bị cấm hoạt động vì tội đưa người; chứa người vượt biên thì còn gì để sống! Ngoại bán ghe để chạy chọt cho họ thả chúng tôi ra.

Dì dượng ba của tôi đã âm thầm chuẩn bị cho chúng tôi ra khỏi trại giam với lệnh phải trở về Sài gòn trong ngày. Nhưng dì dượng đón chúng tôi khi xe đò rời Vĩnh Long không xa và đưa chúng tôi đi trốn trong gò mả - ngoài đồng hoang cả tuần tới hôm đi vượt biên.


2.

Chúng tôi đến đảo như mọi người vượt biên khác và khác người là ba mẹ con thui thủi, không biết có được đi định cư ở nước thứ ba vì hoàn toàn không có thân nhân ở ngoại quốc. Cơ may bất ngờ là có một gia đình vượt biên như chúng tôi, họ có thơ của thân nhân ở Pháp gởi tới trại. Trong thơ có mấy câu tiếng Pháp do đứa cháu nội của ông già vượt biên viết hỏi thăm ông nội, nhưng ông không biết đọc tiếng Pháp. Mẹ tôi dịch được sang tiếng Việt cho ông hiểu. Nhờ đó, mẹ tôi quen chú Thành. Chú giỏi tiếng Anh và làm việc cho ban lãnh đạo trại để giúp đỡ đồng bào tỵ nạn, chứ chú đi Mỹ lúc nào cũng được vì gia đình chú đã sang Mỹ từ lâu.



Ngày tháng, những gia đình vượt biên cùng chuyến đã đi định cư, chỉ còn gia đình tôi ở miết vì không người bảo lãnh đi nước thứ ba; cũng không phái đoàn nào nhận chúng tôi đi bất cứ đâu để khỏi bị cưỡng bức hồi hương. Chú Thành quyết định làm đám cưới với mẹ tôi ngay bên trại tỵ nạn. Đám cưới được Ban lãnh đạo trại tổ chức cho và có mấy phái đoàn ngoại quốc dự đám cưới nữa nên gia đình tôi đi Mỹ với chú Thành, khá dễ dàng.



Tôi không tưởng tượng được sự giàu sang của gia đình chú Thành, khi tôi tới Mỹ. Nhưng tôi không được sống trong căn nhà lộng lẫy, gọi bà cụ hiền khô là bà nội. Chúng tôi sống riêng ở một căn aparterment. Cuối tuần, chú Thành ghé thăm.

Mẹ tôi, một lần nữa lăn xả vào cuộc sống mới vì hai đứa con nhỏ. Ai cũng khen mẹ tôi giỏi giang vì tới Mỹ mấy ngày thôi đã lội tuyết đi làm cho tiệm fast-food Mỹ. Đêm, ngồi may tới khuya lơ để kiếm tiền. Từ khi mua được chiếc xe hơi cũ, cuối tuần nào mẹ cũng chở chúng tôi đến thăm bà… với quà bánh cho bà rất hậu.



Cuộc sống chúng tôi ổn định dần thì bà bị trợt té gẫy chân, phải nằm bệnh viện lâu vì giập lá lách nữa. Mẹ chú Thành có bốn người con trai thì ba người con dâu trước đây không công nhận mẹ tôi là em dâu út, nhưng bây giờ cần người vô bệnh viện với mẹ chồng thì gọi vợ Ut Thành! (Tôi đã bắt đầu biết suy nghĩ về gia cảnh của mình và hoàn cảnh của mẹ vì tôi đến Mỹ năm 10 tuổi, bây giờ đã sắp 13).



Mẹ tôi nói với chú Thành là mẹ xin nghỉ vacation, sau đó nghỉ không ăn lương để có thể chăm sóc cho bà. Nhưng mẹ nói với tôi: "Chú Thành đã cứu chúng ta, bây giờ mẹ phải giúp chú ấy. Mẹ bị buộc thôi việc vì nghỉ nhiều quá, nên không có tiền lương nữa. Cũng không có thời giờ may để kiếm tiền trả tiền thuê aparterment…" Mẹ dạy tôi may và tôi đã ngủ gục trên bàn may nhiều lần để có tiền trả aparterment, năm tôi 13 tuổi.



Khi bà được xuất viện về nhà, mẹ tôi vẫn chăm sóc bà thêm mấy tháng. Khi bà tự nói: Bà đã có thể tự túc một mình, mẹ tôi nên đi làm lại để nuôi con. Bà cho mẹ tôi một số tiền lớn lắm, có thể mua được căn nhà để ở. Nhưng mẹ tôi không lấy và trình ra giấy ly dị với chú Thành mà mẹ đã ký sẵn để trả lại tự do cho chú Thành như thoả thuận của mẹ với chú Thành từ hồi làm đám cưới bất đắc dĩ bên đảo.



Tôi với thằng em, phản đối vì chúng tôi đã thân quen với chú Thành như con với cha, dù chú không ăn ở với mẹ tôi. Tôi nhớ lần cuối đến thăm bà vào ngày cuối tuần vì mẹ tôi quyết định dời đi tiểu bang khác sinh sống. Mẹ không giải thích lý do nhưng tôi lờ mờ hiểu là mẹ muốn xa bà và chú Thành.



Hôm đó thật buồn, bà ngồi trên ghế bành và khóc. Cuối cùng, bà tuốt cái nhẫn trên tay bà mà bà nói là quà cưới của bà. Bà trịnh trọng trao cho mẹ tôi: "Bác không có con gái để trao lại cái nhẫn này nên bác cho cháu. Về chuyện của cháu với thằng Thành, nó là người tín nghĩa trong việc giúp cháu qua được Mỹ, hai đứa phải mang danh nghĩa vợ chồng trên giấy tờ mà nó thì sống độc thân mấy năm nay. Nó chờ cháu đó! Cháu cứ nhận cái nhẫn gia bảo này như cháu là người xứng đáng được bác trao lại kỷ vật của gia đình. Nếu cháu nhận thêm ý nghĩa thứ hai - là cái nhẫn đính hôn cho con trai của bác thì bác cảm ơn cháu thật nhiều."



Mẹ tôi khóc, chị em tôi cũng khóc, mẹ đưa tay cho bà đeo nhẫn vào.

Chúng tôi trở về aparterment của chúng tôi. Tôi bắt đầu suy nghĩ về tình cảm của người lớn! Tôi ước gì chú Thành đến tặng hoa cho mẹ tôi vì nhẫn đính hôn thì bà đã trao rồi. Tôi hỏi thằng em: "Mày có muốn chú Thành làm ba của mình hôn?" Nó trả lời tôi bằng cái ôm chị hai thật lâu. (Nó là người khô khan tình cảm tới lạnh lùng, nó không thích nói và chỉ thích đánh lộn.) Không ngờ, mẹ tôi khóc sau lưng chúng tôi - hôm đó là thứ bảy. Sáng hôm sau, chú Thành ghé aparterment chở chúng tôi đi chơi như chú hứa. Hai chị em tôi xin qua cây xăng - sát bên aparterment mua kẹo để mang theo ăn. Mẹ tôi đang chuẩn bị đi làm, mẹ tôi đi làm liên tu bất tận…



Lần đầu tiên, chúng tôi nói dối mẹ với chú Thành vì chúng tôi băng qua chợ Mỹ, mua một bó hoa hồng rẻ nhất (loại người ta đã bỏ ra ngoài tủ lạnh chưng hoa với bảng giá 50% off, vì tiền chúng tôi có tới đó thôi!) Chúng tôi mang về, dúi vô tay chú Thành và hai đứa đứng yên. Chú nhìn chúng tôi thật lâu sau lớp kính cận rất dày của chú… chỉ có nước mắt chảy ra. Cuối cùng, chú cũng tiến đến mẹ tôi để trao bó hoa, chú trao luôn ra cái hộp bé xíu mà xinh xắn đến tuyệt vời…

Ba mẹ tôi đã ôm nhau thật lâu - trước mặt chị em tôi - để vài năm sau - tôi có thêm đứa em cùng mẹ khác cha. Lần đầu tiên từ khi đến Mỹ, mẹ tôi bỏ việc không làm để đi chơi. Ngày chủ nhật đầu tiên trong đời chị em tôi được đi chơi với cha mẹ. Chiều về, ăn nhà hàng sang trọng để hai chị em tranh nhau cái toilet mà ói vì đứa nào cũng không quen với cao lương mỹ vị.



3.

Hai năm trước, tôi ghé thăm ba mẹ nhằm hôm ba đi câu với thằng em khác cha của tôi. Mẹ đưa tôi lá thơ viết tay có dấu Bưu điện Sài gòn chứ không phải Vĩnh Long. Tôi bình tĩnh theo phản xạ của người trưởng thành dị biệt. Tôi ngồi nghĩ về ngôi chợ Chồm hổm ở bờ sông Dương Bá Trạc…



…Nhớ ba lần về Việt Nam, gia đình tôi đều thuê xe về thẳng Vĩnh Long. Lần đầu về thăm ông bà ngoại và các dì; lần sau về xây mộ cho ông ngoại; lần cuối về xây mộ bà ngoại. Mẹ tôi về một mình trong lần thứ tư để chôn cất dì Hai đã mãn phần vì chứng tâm thần từ nhỏ của dì nên dì kém thọ. Không biết lần về một mình, mẹ tôi có ghé thăm bên nội?! Tôi không nghĩ mẹ tôi còn ghé bờ sông Dương Bá Trạc làm gì! Nhưng bằng cách nào mà bên nội biết được địa chỉ của mẹ? Tôi không hỏi, cũng không đọc thơ dù phong bì đã xé. Tôi ngồi lặng thinh, ký ức trở về năm lên 6 tuổi của mình với lòng oán hận tới ứa nước mắt. Mẹ tôi nói: "Vì lá thơ có liên quan tới con nên mẹ phải đưa cho con." Tôi ngước lên nhìn mái tóc bạc sớm của mẹ, đôi vai gầy và đôi mắt sâu… làm tôi không nói được lời oán trách nào hết! Mẹ ngồi xuống bên tôi như đêm đầu ngủ chợ, vết thương trên mang tai mẹ chỉ còn vết sẹo lu mờ, máu khô nâu đã sạch nhờ ơn chú Thành chùi rửa! Không biết mẹ có biết vết thương trong lòng tôi với em tôi không bao giờ khép miệng!



Một tuần trôi qua, tôi mất ngủ hoàn toàn vì tò mò muốn đọc lá thơ nhưng lại tự lòng không cho mình đọc. Tôi không muốn xát muối lên vết sẹo còn mưng mủ trong lòng em tôi. Tôi không muốn làm tổn thương chú Thành khi ơn chú chưa trả mảy may! Vì ở vai trò người cha kế, chú xử tệ với chị em tôi thì đã sao? Ngược lại, chú thương tôi bằng vất vả, hy sinh, chia sẻ… cho đứa con gái nhiều mặc cảm về gia đình và xuất xứ bản thân. Chú khổ sở với tánh tình hung bạo, hận thù tất cả, không tin ai ở đời… của thằng em bất trị của tôi. Không ít lần nó làm cho chú suýt vô tù, mất việc, tiền bạc tiêu tan trong những lần phải bồi thường cho những người mà nó gây hại cho người ta. (Nó đánh người vô cớ khi chợt nhớ về thù hận đâu đâu trong tuổi thơ của nó.) Nó quên tiếng Việt đến 99%! Phần trăm còn lại là câu "Đụ má". Mỗi lần nhìn mẹ tôi cắn răng chịu đựng những cơn đau nội tạng bị tổn thương khi trở trời. Nó chửi thề tiếng Việt ỏm tỏi, mắt long lên giận dữ như con chó điên! Những lúc ấy, tôi an ủi, vỗ về nó để nó đừng ra đường đánh đại - bất cứ ai mà nó thấy mặt. Chú Thành lặng lẽ săn sóc mẹ tôi hết khăn nóng tới khăn lạnh. Chú nói chơi mà tôi khóc thiệt, "Lau mòn da cũng không hết cái đau bên trong! Tụi con ngoan ngoãn nghe lời, cố gắng vươn lên… mới là cái khăn lông lau được nhức nhối trong lòng của mẹ con. Hai đứa ráng lên…"



Tôi đến nhà em tôi sau cú điện thoại nó gọi, tôi đoán được việc nó đã thu xếp trước với anh rể vì chồng tôi ít khi để tôi đi đâu môt mình trong ngày nghỉ cuối tuần. Tôi đến một mình và người vợ mới cưới của nó cũng vắng nhà vô cớ để chỉ có hai chị em tôi gặp nhau. Tôi ngồi chưa nóng ghế thì ba tôi đến - chú Thành ở trại tỵ nạn năm xưa - nay đã già, qua hai tròng kính cận thật dày, đôi mắt nhân từ độ lượng của ông vẫn như xưa - người đàn ông khuôn mẫu trong quyết định của tôi khi lập gia đình vì chồng tôi giống chú đến 90%, mười phần trăm còn lại là khoảng cách tuổi tác của hai người.



Ba chúng tôi không vào chuyện được khi chai rượu vang đã gần cạn. Chú Thành hỏi tôi: "Con đã đọc lá thơ của ba con chưa?" Tôi trả lời: "Dạ chưa"! Chú nói: "Không cần đọc nữa! Vì mẹ con đã đưa chú đọc. Chính chú nói: Cứ đưa cho con để con quyết định. Nội dung bức thơ do cha con viết, chỉ một yêu cầu: Con bảo lãnh ông ấy sang Mỹ vì thằng Thắng (em tôi) không có giấy khai sanh. Con thì có. Cha con cũng không có giấy kết hôn với mẹ con, nên chỉ mình con có tư cách bảo lãnh ông ấy sang Mỹ. Mẹ các con nhờ chú suy nghĩ giúp vì bà không lường được hậu quả chuyện này. Với lòng tin mà mẹ các con đã gởi gắm nơi chú! Chú tin mình có thể vượt qua những khó khăn của gia đình chú. Nhưng, hai con đã trưởng thành nhiều, chú muốn chính chúng con giải quyết việc riêng của gia đình riêng của các con…"



Thằng em tôi nổi giận, mắt nó long lên! Chửi thề văng tục… nó thề giết cha tôi, giết hết bên nội… rồi tới đâu thì tới nếu tôi bảo lãnh ông ấy sang đây.

Tôi biết không bàn tính được gì với em tôi, tôi với chú Thành và chồng tôi lại ngồi xuống với nhau. Hai người đàn ông đã gầy dựng lại cuộc đời tôi từ đổ nát… cũng không ai cho tôi được quyết định cuối cùng vì mỗi mình tôi có liên hệ pháp luật với quá khứ! Tôi có tờ khai sanh oan nghiệt.



4.

Tôi đi gặp mẹ để đi đến quyết định cuối cùng cho chuyện có bảo lãnh cha tôi hay không? Mẹ tôi biết trước cuộc gặp này nên có lẽ mẹ đã chuẩn bị chu đáo cho một lần nói hết với con. Tôi như người bạn của mẹ tôi nơi một góc nhà hàng xa lạ, hai người phụ nữ Việt Nam lạc lõng trong cái nhà hàng Mỹ như đôi bạn dạt trôi đến nơi này từ địa ngục trần gian. Mẹ tôi ăn mặc đẹp, nét đẹp trời cho… rồi tiếc! Nên ông ấy ganh tỵ với mẹ tôi hoài. Lâu lắm rồi, tôi mới nhìn kỹ mẹ mình bằng con mắt khách quan để hiểu thêm vì sao mẹ khổ! Người đàn bà nào không ham nhan sắc! Và đó là nguồn gốc của bất hạnh bản thân cùng những liên lụy đến đời sau… những nghĩ suy miên man trong đầu tôi không trốn chạy được ánh mắt mệt mỏi của mẹ mình. Mẹ tôi dở lại từng trang đời cho đứa con nghe như nước đã qua cầu! Cầu bao nhiêu nhịp lòng sầu bấy nhiêu…



Mẹ tôi nói: "…mẹ không trả lời những câu hỏi của con, khi con còn quá nhỏ. Đến khi nói được với con thì tự con thấy không nên hỏi mẹ nữa! Cảm ơn con đã xử sự với mẹ bằng sự chia sẻ thầm lặng đó! Nhưng hôm nay, mẹ nói hết một lần với con về xuất xứ của con và cả xuất xứ của mẹ nữa, khi định mệnh đã không buông tha mình…

Biến cố 1975 đã liệng mẹ ra khỏi Viện mồ côi với tuổi đời 16, thân xác trưởng thành hơn đồng lứa, có lẽ hai người sinh ra mẹ cũng khá đẹp đôi. Mẹ không biết đi về đâu, làm gì để sống?... Khi trong tay chỉ có vốn tiếng Pháp ở trình độ biết đọc, biết viết mà các dì Phước đã dạy cho mẹ; một chút tài may vá, thêu thùa học được trong Viện mồ côi. Mẹ với người bạn thân trong Viện đã đói khát nhiều ngày mới xin được việc ở đợ cho một gia đình mà trước mặt tiền đường là tiệm may. Người bạn của mẹ phải ở nhà dưới lo cơm nước, giặt giũ. Mẹ biết cắt may nên được bà chủ may mặc cho dễ coi để đứng tiệm ở nhà trên, dù thời ấy cũng chẳng ai may mặc gì nhiều. Tưởng cuộc đời có ăn có mặc được yên thân, ai dè ông bà chủ bảo coi nhà cho gia đình họ đi chơi Đà lạt dăm hôm. Họ không trở về nữa. Họ đã vượt biên. Công an đến niêm phong nhà cửa, tịch thu tài sản. Mẹ với người bạn bị bắt đưa về Phường để điều tra! Thuở ấy, hai đứa trẻ mồ côi đâu biết được cạm bẫy ngoài đời. Đó chỉ là cái cớ cho họ đưa hai đứa con gái mồ côi ngờ nghệch về hành lạc, chứ ai đi bắt đám con ở làm gì! Cả hai đứa bị hãm hiếp tập thể trên tầng ba của ngôi nhà lầu, bất kể ngày đêm… Hai (chị em) mẹ quyết định tự tử. Cô chị nhảy lầu trong hoàn cảnh không mảnh vải che thân. Mẹ nhảy theo không thoát vì bị níu lại. Người chị chết thảm trên lề đường đêm khuya, chắc cũng không được chôn cất gì đâu. Sáng hôm sau, họ giải mẹ lên công an quận để xoá dấu cái chết đêm qua của bạn mẹ. Từ quận giải đi tiếp đến đâu thì mẹ không biết! Chỉ biết trên xe có chú Tư của con. Dọc đường, đồng bọn của chú Tư giải cứu, cướp tù. Họ bắn nhau với công an. Trong hỗn loạn tiếng súng, chú Tư nói mẹ chạy theo chú chứ ở lại thì họ xử bắn mẹ. Mẹ chạy theo chú Tư… để ân hận suốt đời.

Chú đưa mẹ về nhà bà nội con, rồi đi biến đến mấy tháng. Mẹ không có khái niệm về một gia đình vì nhỏ lớn ở trong Viện mồ côi. Mẹ chỉ biết so sánh gia đình bà nội với gia đình tiệm may và thấy khác xa, thế thôi. (Con cứ nhớ lại năm con 16 tuổi và sự khờ khạo của mình thì mẹ khờ gấp đôi con vì mẹ ở trong Viện mồ côi nhỏ lớn. Không biết gì về đời sống bên ngoài). Có bà hàng xóm với bà nội, xúi mẹ trốn đi vì bà nội là người hành nghề chứa chấp mãi dâm, đó. Nhưng mẹ biết trốn đi đâu, khi miếng băng vệ sinh, mẹ cũng phải xin bà nội vì mẹ đâu có đồng nào trong túi để tự mua.

Mẹ ở nhà nội như con ở, trong tủi nhục cũng có cái mừng là mình không bị có thai với đám công an. Mẹ bắt đầu hiểu biết về chuyện đó từ bà hàng xóm của bà nội. Mấy dì Phước chỉ dạy mẹ phải giữ gìn vệ sinh thật kỹ, hàng tháng thôi. Các dì không dạy chuyện hơn. Nhưng ông nội con đã hãm hiếp mẹ đến có thai. Lần ông đang hãm hiếp mẹ thì chú Tư đột ngột về nhà, vô phòng. Chú, rút dao găm và đâm chết ông nội ngay trên người mẹ. Chú kéo xác ông xuống gầm giường vì đang trưa. Đến đêm, chú Tư với bác Hai của con đưa xác đi đâu thì mẹ không biết. Mẹ lên cơn sốt vì khủng hoảng tinh thần triền miên mấy ngày. Bà nội cho uống thuốc bắc, đối xử tử tế ra mà mẹ không biết? Khi biết thì đã thành kẻ giết người vì thuốc đó là thuốc trục thai. Mẹ nhớ suốt đời chỗ bờ sông mà bà nội đã ném cái thai xuống dòng nước… trôi đi.

Sau đó, mẹ lại có thai vì chú Tư hãm hiếp. Tiếp theo, chú Tư đi tù bất ngờ vì chú là người đâm thuê chém mướn. Tới bác Hai ra tù, (anh em họ vào tù ra khám như đi chợ). Bác Hai về nhà cũng bất thường như chú Tư, bác Hai cũng hãm hiếp mẹ như chú Tư. Mẹ biết mình đã có thai với chú Tư nhưng không nói ra vì sợ bà nội cho uống thuốc nữa. Mẹ không muốn giết người. Con hiểu! Khi bụng mẹ lớn rồi, mà vẫn chưa có tiền và có cách để trốn đi thì bà nội bắt uống thuốc phá thai như lần trước. Mẹ đã biết gian ngoa, nói dối từ cuộc sống dạy mình. Mẹ cầu cạnh bác Hai che chở và nói dối với bác: Cái thai trong bụng mẹ là con của bác Hai. Con ra đời như thế đó!"

(Tôi điếng người khi hình dung ra gương mặt chú Tư… lờ mờ trong trí nhớ! Gương mặt mà những khi thằng Thắng ngủ khò trên sofa… tôi nhìn mặt nó rồi nổi da gà vì vừa thương vừa giận mà tôi không bao giờ hiểu được vì sao? Tôi giải thích cho mình không thoả đáng khi nghĩ thương vì là chị em; giận vì nó gieo tai họa cho gia đình nghiêm trọng. Nó không biết thương chú Thành chút nào hết! Tôi giận nó để rồi thương trong vòng lẩn quẩn. Sao nó lại giống người đàn ông mà tôi ghê sợ nhất là chú Tư! Cha tôi là chú Tư. Còn gì cay đắng hơn trong đời tôi?!)



Qua cơn xúc động nhất thời, tôi không muốn nghe thêm về gia đình bên nội tôi nữa! Nhưng tôi nghe vì thương mẹ tôi. Tôi hiểu lòng người đàn bà được nói ra những khổ tâm sẽ dễ chịu lắm! Nên mẹ tôi nói tiếp: "Bác Hai thích mẹ thì đúng hơn thương. Những người nhà nội mà biết thương ai! Mẹ cũng không hiểu vì sao họ thích khi trong tay họ biết bao nhiêu cô gái trẻ. Bác Hai làm khai sanh cho con để phòng khi chú Tư ra tù thì không tranh chấp nữa vì mẹ đã như là vợ bác Hai. Bác đưa mẹ qua sống ở căn nhà mà mình đã từ đó ra đi…

Khi chú Tư ra tù (vượt ngục hay được thả thì mẹ không biết). Chú Tư lầm lì tới đáng sợ! Lui tới nhà mình khi bác Hai vắng nhà và hãm hiếp mẹ. Sự chống đối của mẹ hoàn toàn không có vì chỉ thiệt thân với những trận đòn không tả nổi. Mẹ thật sự không biết thằng Thắng là con bác Hai hay con chú Tư. Chỉ sau này, căn cứ vô tính tình của nó thì mẹ đoán nó là con chú Tư. Phần bác Hai con, là người nghiện rượu, xì-ke ma túy. Nên mẹ càng tin là thằng Thắng con chú Tư. Mẹ đối phó với hoàn cảnh mình là gian ngoa, nói dối… với chú Tư để bảo vệ cái thai thằng Thắng vì mẹ không muốn giết người - dù mới là phôi thai. Trong hoàn cảnh của mẹ lúc ấy, không có chọn lựa!

Chú Tư đánh bác Hai suýt chết vì bác Hai cướp mẹ trên tay chú Tư , bác Hai trở mặt tố cáo chú Tư giết ông nội tại nhà. (Sau này mẹ biết ra, ông nội cũng không phải là chồng bà nội. Ông có gia đình và chỉ lui tới với bà nội theo lối già nhân ngãi non vợ chồng. Ông là cán bộ, đã che chở cho bà nội làm ăn phi pháp. Nên chính bà nội cũng nổi ghen với mẹ vì bị ông bỏ rơi.) Trong tình thế gia đình tranh giành bát nháo đó, họ thi nhau trút giận lên mẹ là vậy! Mẹ hiểu chú Tư có tình cảm với mẹ hơn nhưng kẹt người anh tán tận, người mẹ bất nhân. Mẹ không muốn chú Tư giết bác Hai vì mình - dù họ tàn ác như nhau, nhưng là chuyện của họ! Không nên xui anh em người ta giết nhau để mình mang tội. Người ta có tàn nhẫn với mình thì để bề trên xét xử.

Sau khi thằng Thắng ra đời, bác Hai không làm khai sanh cho nó vì nghe lời người ngoài, bà nội… rồi tin nó là con chú Tư. Bác trở nên tàn độc với mẹ hơn, những lúc không tiền uống rượu, chích xì-ke, bác Hai bắt mẹ tiếp khách tại nhà để ông lấy tiền uống rượu và chích. Giai đoạn này thì mẹ đã học được cách tránh thai từ những cô gái trong nhà chứa của bà nội. Chú Tư thù bác Hai về việc bắt mẹ tiếp khách, điều đó thì mẹ biết! Nhưng chú bị người ta đâm lòi ruột trong những tranh chấp ngoài đường, cũng là việc làm ăn của chú. Chú về nhà nội nằm dưỡng thương mấy tháng. Giai đoạn đó, mẹ chỉ muốn tự tử vì tủi nhục. Nhưng hai con mình ai nuôi? Mẹ rối trí dữ lắm! Mẹ nhớ những người khách hiền lành, họ thật sự có nhu cầu giải quyết sinh lý đơn thuần. Họ thương cảm những cô gái điếm bằng những đồng tiền dấm dúi cho riêng trong khi hành lạc vì họ dư biết số tiền trả cho ông/ bà tú thì bản thân người gái đĩ đâu có bao nhiêu, thậm chí không được đồng nào trong những hoàn cảnh bị khống chế.

Mẹ chắt chiu tiền đó để chờ cơ hội dẫn tụi con trốn đi nơi khác, sống. Mẹ có mua cho chú Tư gói thuốc lá, tô hủ tiếu… không phải vì tình cảm của mẹ với chú mà đơn giản - chú là cha của tụi con. Mẹ phải có trách nhiệm với ông ấy cho tới khi tụi con trưởng thành. Suy nghĩ của mẹ lúc ấy là như thế.

Khi chú bình phục lại thì nói mẹ dẫn tụi con lên Long Khánh sinh sống. Chú sẽ giúp đỡ về tài chánh và sẽ sinh sống với mẹ như vợ chồng. Nhưng mẹ tưởng tượng ra tương lai của tụi con… thì trốn đi làm chi? Mẹ có mưu đồ trốn chạy nhưng với hai con thôi. Đó là căn nguyên của những trận đòn tàn tạ mà bác Hai với chú Tư đã trút lên mẹ.

Chuyện người đàn bà son phấn xuất hiện ở nhà mình để bắt đầu một cuộc ra đi của ba mẹ con mình, mẹ vẫn tin là Ơn trên đã cho mình một lối thoát.

Bên ngoài cửa kính của nhà hàng, lá thu bay xào xạc về đâu? những chiếc lá tụ ở một góc parking thì mục rữa theo thời gian. Tôi theo chiếc lá bay một mình trên parking mênh mông - vô định! Không còn tập trung nổi để nghe mẹ tôi nói, nhưng mẹ cứ nói như không còn cách nào dừng lại được!

Từ khi ngủ chợ thì con biết rồi. Những lần về Việt Nam thì con cũng đã có trí nhớ. Hôm nay, mẹ chỉ nói về lần mẹ về một mình. Sau khi xây mộ cho dì Hai, (là các dì muốn mẹ về chơi chứ không ai cần tiền của mẹ.) Lần đó, chú Thành đã chuyển về cho dượng Ba hai chục ngàn đô la, nên khi mẹ về tới là có hai chục ngàn và năm ngàn trong bóp tay của mẹ. Mẹ rời Vĩnh Long với tiền bạc còn nguyên vì không dì nào cho mẹ chi trả gì hết. Mẹ lên Sài gòn với tâm nguyện thực hiện những điều mình đã nghĩ trước đó. Mẹ tìm lại xóm xưa để thăm dì Hường, (Dì bây giờ khổ lắm! Con cái cũng nghèo nên không nhờ được gì. Người chồng thì y như bác Hai - xì-ke, nghiện rượu. Thiệt là khổ cho dì. Mẹ cho dì mười ngàn đô la để sửa sang lại ngôi nhà đã mục nát tới hết cỡ. Bỏ nhà bank cho dì mười ngàn đô la để dì có thể sống bằng tiền lời từ nhà bank, chứ tuổi tác chưa già nhưng sức khoẻ yếu kém của dì thì chắc chắn khổ tới chết. Mẹ có đến bờ sông để thắp cây nhang xin lỗi người anh/ chị của con, mẹ đã bỏ nó mấy chục năm trời lạnh lẽo ngoài bờ sông - dù mới là phôi thai nhưng nó đã có linh hồn.

Không ngờ dì Hường là người chị em mà Ơn trên đã ban cho mẹ. Dì nghèo vậy mà cũng đã xin lễ cầu siêu cho nó, rước vong linh nó vô Chùa để cầu siêu theo tín ngưỡng của dì. Mẹ nhớ hoài về hai bộ quần áo mà dì đã mua cho tụi con - hôm tụi con theo ngoại về quê - là tiền giành dụm của một đứa rửa tô ngoài chợ. Hôm mẹ xuất viện, ông bà ngoại phải lén đưa mẹ xuống ghe (sợ gia đình nội biết được thì không biết điều gì xảy ra cho mẹ). Vậy mà trước lúc ông ngoại nhổ sào cho ghe đi, dì Hường có mặt kịp thời. Dì đặt chồng tô đi thu gom từ những bạn hàng ở chợ xuống đất, dì xuống ghe và ôm mẹ khóc hết nước mắt. Khi ghe đã đi rồi, mẹ mới biết được dì đã lén đút hết cuộn tiền đi thu tiền hủ tiếu vô túi áo mẹ. Nghe bà ngoại nói, dì bị đòn cũng tan xương nát thịt vì tội ăn cắp số tiền đó.) Bao năm nay, mẹ cứ tâm niệm là mẹ còn thiếu người chị em một trận đòn, thiếu dì Hường cái tình nghĩa người dưng mà hơn cả ruột thịt.

Mẹ không ghé thăm bà nội hay bác Hai, vì chẳng có gì cho mẹ thăm. Nhưng dì Hường có cho mẹ hay là chú Tư đang ở tù vì vận chuyển xì-ke ma túy, chờ ngày ra pháp trường chứ không phải tù ngồi một thời gian như những lần trước. Mẹ suy nghĩ thật kỹ và tự đi thăm ông. Lúc đối mặt nhau ở nhà tù, ông nói: "Ong đã cầu nguyện cho được gặp lại mẹ một lần. Và ông đã mãn nguyện". Những câu xin lỗi của một người ăn năn thật hay giả thì mẹ không quan tâm, Mẹ chỉ nói với ông: "Tôi, không đến đây để thăm ông. Tôi đến đây chỉ để nói với ông: Những gì ông đã gây ra cho tôi thì tôi bỏ qua! Những gì gọi là giúp đỡ tôi lúc khốn khổ thì tôi trả ơn ông bằng cách cho ông biết: Hai đứa con tôi đã nên người…" Mẹ không muốn nói thêm nên ra về.

Vì mẹ không yên tâm lắm về cuộc sống của dì Hường nên đã để lại địa chỉ cho dì Hường liên lạc khi túng thiếu và cần mẹ giúp đỡ. Theo dì Hường cho biết qua thơ thì người chồng của dì đã ăn cướp hết tiền sửa nhà (nên nhà cũng chưa sửa được gì mà tiền thì đã hết). Phần tiền trong nhà bank thì ông không lấy ra được nhưng đánh đập dì mỗi tháng khi lấy ra tiền lời nhưng không đưa cho ông. Tóm lại, mẹ cũng không giúp được dì sướng hơn mà làm cho dì còn khổ hơn không có tiền. Thật là đau khổ.

Dì cũng cho mẹ biết: Sau lần mẹ vô thăm chú Tư trong tù thì ông đã tự tử chứ không đợi ngày bị đưa ra pháp trường. Mẹ không ăn năn, hối hận gì về việc đó! Biết ông là cha của tụi con, và mẹ nghĩ ông ấy đã để lại một chút con người cho con cái không quá xấu hổ về người cha - như thế cũng tốt!

Chuyện ông chồng của dì Hường đã đánh cắp địa chỉ của mẹ để đưa cho bác Hai với thoả thuận gì giữa họ thì mẹ không biết. Mẹ chỉ trình bày hết sự thật cho con quyết định có bảo lãnh bác Hai sang đây hay không? Cho con hiểu rõ hết những điều mà bao năm qua mẹ đã không nói! Con thương hay oán trách mẹ thì mẹ cam chịu khi không thể làm gì hơn được…"



Vậy là bức màn u uất về bản thân tôi đã được vén lên rõ ràng. Xét về mọi mặt… thì tôi không nên bảo lãnh bác Hai sang đây làm gì! Nhưng lòng riêng tôi cứ muốn đưa ông sang đây để ông tận mắt thấy được hạnh phúc mà mẹ tôi đang có. Để ông thấm thía tội ác mà ông đã gieo cho người vô tội thì về sau: Người hiền vẫn được trời thương, người ác vẫn bị trừng phạt. Tôi muốn ông sống thật lâu để chết mòn trong bơ vơ và đau khổ ở xứ người, hơn là để ông chết với một cơn say thuốc phiện quá liều bằng cách gởi tiền về cho ông ăn hút ngập mặt; chết vô thừa nhận như một kẻ vô lại.



Những thù oán xưa cũ đã cho tôi nghị lực để hoàn thành ý nguyện từ mỗi miếng giấp khai sanh - xét ra chẳng có giá trị gì! Tờ khai sanh như tờ giấy lộn với cái mộc đỏ của cấp Phường, là đơn vị hành chánh cấp địa phương, vừa vô nghĩa, vừa nực cười… Nhưng lòng riêng đã quyết nên tôi không ngại tốn kém. Tôi thực hiện bằng được một cuộc trả thù xứng đáng cho những gì mẹ con tôi đã chịu đựng từ mấy mươi năm qua và tới hết đời chúng tôi không chừng! Tánh tình em tôi có dịu lại từ khi Ơn trên đã sai phái người vợ hiền ngoan của nó đến giúp nó làm lại cuộc đời. Nhưng tôi biết trong lòng nó chẳng bao giờ có bình an - nhất là những lúc mẹ tôi đau đớn với nội tạng hư hao vì bị hành hạ xưa kia…



Ngày vợ chồng tôi ra phi trường đón bác Hai - với danh nghĩa cha tôi. Tôi thề không khoan nhượng trong cuộc trả thù này. Nhưng bề trên không muốn cho tôi trở thành một người độc ác. Người đàn ông răng hô, da trắng xanh đến bệnh hoạn, nói giọng Bắc đặc… thì chắc chắn không phải bác Hai tôi vì gia đình nội tôi người miền Nam. Tôi chưng hửng, không biết đối phó ra làm sao trong trường hợp mà mình không lường trước được. May là chồng tôi tỉnh táo, anh nói chuyện với tôi bằng tiếng Anh và dùng toàn tiếng lóng vì không biết ông Bắc này có biết tiếng Anh không? Chồng tôi đã bình tĩnh để suy xét:

"… Ba em (bác Hai) đã khôn hơn em tưởng! Ong qua đây làm gì cho em trả thù? Ong đã nhường chuyến xuất ngoại này cho một tội phạm trong nước hay cán bộ bị truy nã vì lý do gì đó?... thì anh không cần biết! Bác Hai ôm một đống tiền, tha hồ ăn hút ở Việt Nam, không sướng hơn sang đây cho em trả thù! Ông này đủ tiền mua một chuyến xuất ngoại và qua mặt chính quyền thì ông ấy là tay ghê gớm bên Việt Nam. Anh nghĩ, ra khỏi phi trường, ông ta sẽ bỏ trốn mình. Chuyện còn lại là chúng ta đối mặt với luật pháp ở đây là không khai báo khi đón nhận thân nhân giả mạo…"

"…. Em hết biết tính sao rồi! Anh tính toán giùm em."

Chồng tôi cho biết:

"Nếu mình tố cáo ông ấy ngay trong phi trường thì mình vô tội. Ông ấy, không phải người tốt cho mình áy náy hay hối hận gì đâu! Phần bác Hai của em bên Việt Nam cũng không yên nếu ông này không trót lọt bên đây! Có thể tay chân ông này sẽ đòi lại tiền bằng máu của bác Hai. Nhưng những người không đáng giúp này thì rất cần trừng trị…"



Tôi đồng ý với chồng tôi nên anh giả đi vô toilet để gọi cảnh sát. Ong Bắc đúng như chồng tôi tiên đoán, ông cũng giả đi toilet nhưng trốn chạy! Ông ta là tội phạm cỡ nào bên Việt Nam thì tôi thật thà không biết!



Chồng tôi đã giúp tôi qua được những rắc rối điên đầu với cảnh sát cho tới khi họ tóm được thủ phạm của một vụ lừa đảo sở Di Trú Hoa kỳ.

Nhiều lần ngồi nhớ lại chuyện ân oán này. Tôi hiểu biết hơn về lòng mình với những ân oán của con người. Tôi nghĩ… Hãy để bề trên phán quyết thay ta.



* Lời người viết.

Cảm ơn nhân vật "tôi" trong bài ghi chép của Phan. Cảm ơn bạn đã cho nhiều người suy nghĩ về tình yêu và hận thù trong những hoàn cảnh tương tự với bạn. Lớn hơn là suy nghĩ về tình yêu và hận thù trong thời đại chúng ta.

Cảm ơn nhân vật "mẹ" đã đồng ý cho phổ biến trên trang báo về cuộc đời không may nhưng kết thúc khá có hậu của bà. - Như một thông điệp chia sẻ cùng bạn đọc: Ở hiền gặp lành không bị ảnh hưởng gì từ văn minh và khoa học kỹ thuật. Con người muôn đời - gieo gió gặt bão - ở hiền gặp lành.

Chân thành cảm ơn qúy vị

Người ghi chép

Phan

Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 126 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.340 seconds.