Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Quê Hương Gò Công
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Văn Học - Nghệ thuật :Quê Hương Gò Công  
Message Icon Chủ đề: GÒ CÔNG...VỀ TẤT CẢ Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 216 phần sau >>
Người gởi Nội dung
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7169
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 29/Jun/2011 lúc 8:43am

THƯƠNG VỀ GÒ CÔNG

Lê Dinh
Thanh Tuyền
 


Chỉnh sửa lại bởi Nhom12yeuthuong - 29/Jun/2011 lúc 8:50am
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7169
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 01/Jul/2011 lúc 10:40am
Ngon lắm Mắm Gò Công
 
Mắm Gò Công bình dị mà ngon da diết, có loại một thời từng là sản vật tiến vua...
Từ lâu, xứ Gò Công, Tiền Giang đã nổi tiếng về mắm. Nhiều người bảo, mắm là món ăn thi vị và đầy nghệ thuật.

Ngon đặc biệt mắm tôm chà

Mắm tôm chà có vị ngọt đậm, thanh và rất thơm. Bình thường mắm ửng màu son. Lúc nêm gia vị, bạn thử vắt vào ít chanh, khuấy đều. Tức thì, chén mắm thơm phưng phức và dậy màu hồng tươi, tựa má thiếu nữ nhà quê đang e thẹn khi nhắc đến chuyện tình. Đồng thời bạn giã ít tỏi, ớt, đường, tùy khẩu vị, hòa vào mắm. Vậy là ngon “quá cỡ thợ mộc” rồi! Mắm này rất môn đăng hộ đối với thịt ba rọi luộc, xắt vừa gắp. Thêm mấy xấp bánh tráng và đám rau xanh làm "phụ dâu", bảo đảm thực khách sẽ say…mồi!

Muốn mắm có vị béo thanh, bạn gia vào ít nước luộc thịt. Được biết, trước nguyên liệu làm mắm này toàn tôm đất mùa có nhiều gạch son. Loại tôm này thịt chắc và gạch rất béo. Công phu hơn, người ta chọn những con chưa đẻ hoặc chuẩn bị đẻ, chúng đang mập “nương nưỡng”. Vệ sinh xong, người ta chế cho chúng uống ít rượu đế khử tanh và mau “đỏ mặt”. Rồi họ cho chúng vào cối quết, gia thêm muối, ớt, tỏi, đường. Kế đó, họ để mớ tôm vừa quết nát lên rổ cảu dày mắt, dùng tay chà mạnh cho thịt tôm nhuyễn như bột.


3 loại mắm: còng, tôm, ruốc

Phần vỏ “xảm xảm” bị đổ đi. Sau đó, họ đem phơi nắng bột tôm trên mâm, đĩa bàn hay trên ván lót ni-lông khoảng 10 - 15 ngày cho mắm chín và đặc lại. Lúc mắm “chín”, sẽ tỏa hương thơm phức cả xóm.

Đặc biệt, những bậc cao niên ở đây cho biết, phải đợi lúc con nước ròng mới cho mắm vào hũ keo. Họ giải thích rằng, lúc này không khí đã được “tắm rửa sạch sẽ” nhờ lực hút của thủy triều, thế nên “mẻ” mắm tôm chà sẽ sạch và ngon hơn.

Nay tôm đất đã khan hiếm, người ta tận thu cả tôm bạc tự nhiên. Tuy nhiên thịt tôm bạc không chắc và gạch ít béo hơn tôm đất. Tại thị xã Gò Công có hai thương hiệu làm mắm tôm chà ngon: Kim Sa và Bà Hai.

Tác giả Huỳnh Minh, trong quyển “Gò Công Xưa”, kể rằng: “một dạo dân Sài Gòn dùng mắm tôm chà, bơ lạt trét lên bánh mì xăng – huýt, đãi trong những buổi tiệc trà, cocktail. Người ngoại quốc ăn thử một miếng khoái khẩu rồi ăn quên thôi, ngạc nhiên không hiểu đó là caviar hay thứ pa-tê gì ngon như vậy”.


Mắm tôm chà

Lọ lem mắm còng chà

Những ai chưa nếm qua mà chỉ thoạt trông mắm này thì sẽ bớt thiện cảm ngay. Bởi mắm đen đúa lắm. Song vị mắm rất bùi. Nhà báo Ngữ Yên, tác giả quyển “Người ăn rong” cao hứng cho rằng mắm còng ngon ngang ngửa mắm tôm chà. Cũng chính anh chế ra món bánh tráng cuộn trứng chiên vừa chín tới, với ít dưa leo non, rau muống, chấm mắm còng. Một món bình dị nhưng dân sành ăn đã hưởng qua thì khó quên. Đồng thời, hợp “gu” mắm này còn có các loại rau trái dại: đọt choại, ráng, bần sẻ, bần ổi.

Rau thì luộc vừa chín tới, trái đem trần qua nước sôi. Tất cả cộng hưởng nên vị ngọt bùi và gợi nhớ cái “hồn” ẩm thực khẩn hoang.

Mắm ruốc béo

Béo không phải do người chế biến gia vào dầu hoặc mỡ, mà do con ruốc tự béo. Loại ruốc này rất nhỏ, mình trắng phau, giữa đầu có một vạch đỏ nhạt. Mùa thu hoạch ruốc ở Gò Công từ khoảng cuối tháng Chạp đến nửa đầu tháng Ba. Ruốc nguyên liệu mua về thường lộn xộn, người làm phải lựa ra.

So với mắm ruốc Vũng Tàu, thì mắm ở đây bắt mồi hơn nhiều. Mặt khác mắm ruốc rất dễ ăn. Xoài cát xanh hoặc xoài tượng vừa hái trên cây xuống, rửa xả mủ, xắt miếng vừa cầm, chấm ít mắm ruốc này thì ngon đã đời lắm!

Theo TTO
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23787
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 03/Jul/2011 lúc 10:14am
Đường về quê hương
Phương Dung
 


Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 03/Jul/2011 lúc 10:15am
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7169
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 06/Jul/2011 lúc 10:28am
HỦ TIẾU GÒ CÔNG



Chỉnh sửa lại bởi Nhom12yeuthuong - 06/Jul/2011 lúc 10:29am
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23787
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 09/Jul/2011 lúc 9:34am
MẮM CÒNG GÒ CÔNG
 


Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 09/Jul/2011 lúc 9:51am
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7169
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 09/Jul/2011 lúc 3:11pm
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7169
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 12/Jul/2011 lúc 8:46am
NỔI BUỒN GÁC TRỌ
Phương Dung
 


Chỉnh sửa lại bởi Nhom12yeuthuong - 12/Jul/2011 lúc 8:54am
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7169
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 19/Jul/2011 lúc 12:51am
Di tích lịch sử dân tộc: Chiến Lũy Pháo Đài

Xem%20hình
Chiến Lũy Pháo Đài
Chiến Lũy Pháo Đài
Luỹ Pháo Đài thuộc ấp Pháo Đài, xã Phú Tân, huyện Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang. Di tích nằm ngay Cửa Tiểu trên cù lao Phú Tân nên đường đi đến chủ yếu bằng đường thuỷ hoặc đường bộ.

Để bảo vệ Cửa Tiểu, năm Minh Mạng thứ 15 (1834) triều đình nhà Nguyễn cho xây dựng tại đây một Bảo bằng đất gọi là Đồn Từ Linh, chu vi 60 trượng (378mét), cao 5 thước 5 tấc (2,57 mét), mở hai cửa. Năm Thiệu Trị thứ 3 và thứ 7 (1834-1847) được sửa chữa lại.

Sau khi thành Định Tường thất thủ, tháng 4 năm 1861 Trương Định về Tân Hoà xây dựng căn cứ kháng Pháp. Đồn Từ Linh được sử dụng làm chiến luỹ, gọi là Chiến Luỹ Pháo Đài, có trang bị súng thần công loại lớn (vị trí đặt khẩu thần công trước kia nằm tận ngoài giữa hai hướng cửa thành Tây và Tây Bắc cạnh đầu bờ sông Cửa Tiểu và rạch đồn chừng 60m).

Luỹ Pháo Đài xung quanh là thành đất đắp cao, dày có 06 cạnh cân đối khá đều nhau, thành hình lục lăng (lục giác), diện tích khoảng 3.000m, trên thành đất trồng me, chính giữa có cây trôm to và giếng nước. Theo hướng Đông-Nam pháo đài có một gò tròn cao 21m, đường kính 15-20m. Đó là Gò Thổ Sơn có thể đó là đài quan sát của nghĩa quân. Bao bọc bên ngoài thành luỹ là rừng kè, đước, dừa nước, bần. Dưới lòng sông, để bảo vệ cửa sông và ngăn chặn tàu chiến của địch có ủi bải xung phong lên bờ. Đồng thời, làm tàu địch giảm tốc độ làm bia cho những khẩu thần công và đẩy địch dạt sang bờ Trại Cá cho nghĩa quân tiêu diệt, cho nên Trương Định đã đổ đá hàn một đoạn theo chiều rộng của sông Cửa Tiểu trước chiến luỹ về hướng Tây mặt khẩu thần công chừng 120m đến 150m gọi là Đập đá hàn, ngày nay Đập đá hàn vẫn còn và đã được đánh dấu để tàu bè ra vào không vướng phải (theo truyền thuyết sông Cửa Tiểu hồi ấy hẹp hơn bây giờ).

Suốt cả quá trình tồn tại, Chiến Luỹ Pháo Đài đã cùng nghĩa quân trấn giữ một cửa biển quan trọng của đồng bằng sông Cửu Long. Qua đó cho chúng ta thấy ông cha ta ngày xưa đã có tầm nhìn chiến lược về quân sự khi xây dựng căn cứ để bảo vệ vùng trời, vùng biển của quê hương tổ quốc.

  
Chiến Lũy Pháo Đài

Năm 2000 Sở Văn hóa -Thông (nay là Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch) Tiền Giang đã tiến hành xây dựng nhà bia di tích Luỹ Pháo đài. Nhà bia với kiến trúc trông rất xinh đẹp, thoáng mát và trang nghiêm với chiều cao 9,4m rộng 84m2, mái ngói, cột bêtông, nền tôn cao 2m so với mặt đất và đã tiến hành phục hồi 02 súng thần công. Để nơi đây trở thành một điểm mà nhân dân và du khách đến thăm viếng-hồi tưởng lại một quá trình dựng nước và giữ nước của cha ông.

Di tích Luỹ Pháo Đài được đưa vào tuyến tham quan truyền thống với các cụm di tích quốc gia khác ở Gò Công như Đền thờ Trương Định, Nhà Phủ Hải, Đám lá tối trời.

Chiến Luỹ Pháo Đài là di tích lịch sử dân tộc, được Bộ Văn hóa-Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia năm 1987./.

PV   
(Theo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch - tiengiang.gov.vn)


 


Chỉnh sửa lại bởi Nhom12yeuthuong - 19/Jul/2011 lúc 12:52am
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23787
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 22/Jul/2011 lúc 12:54pm
CHUYÊN XƯA CHƯA ĐỌC
 
Đất lành Gò Công (Kỳ IV): Huỳnh Phúc Hiệp - Tuổi thơ dữ dội
 

 
Xem%20hình
Phúc Hiệp tỏa sáng giúp U-21 Tiền Giang đăng quang tại giải toàn quốc 2006.
Phúc Hiệp tỏa sáng giúp U-21 Tiền Giang đăng quang tại giải toàn quốc 2006.
Bảy, tám tuổi đầu, “nó” đã biết ra những cây câu ở thị xã Gò Công đứng đợi để phụ đẩy những chiếc xe hàng chở than, cây trái lên dốc để người ta cho chút tiền lẻ. Mười tuổi trong khi chúng bạn cắp sách đến trường thì “nó” lang thang khắp hang cùng, ngỏ hẻm và “một chữ bẻ đôi” cũng không biết.

Thằng bé có dáng người gầy gò đen nhẻm với gương mặt lầm lỳ đó sẵn sàng lao vào bất cứ vụ “oánh” nhau với bất kỳ thằng nhóc lớn xác nào nếu sự uất ức bùng phát. Mười một tuổi thằng bé ấy bước vào “Mái ấm tình thương” của Thị xã Gò Công…Đó là những nét phác thảo về tuổi thơ của “nó” – tiền đạo Huỳnh Phúc Hiệp.

Bụi trần sớm lấm lem

Nói một cách ngắn gọn, tuổi thơ của Huỳnh Phúc Hiệp ít nhiều là người ta liên tưởng đến thân phận của cậu bé Oliver Twist của nhà văn Charles Dicken. Sinh năm 1988, mới 3 tuổi, cha mẹ Phúc Hiệp đường ai nấy đi, người mẹ đi xứ khác về tận miệt Cà Mau lập gia đình mới.

Còn người cha thì sau đó chìm vào men rượu cùng những trận say bí tỷ, “quên” luôn tránh nhiệm nuôi nấng, dạy dỗ đứa con sớm chịu mất mát và “quăng” thằng nhỏ cho người chị ruột. Khốn nỗi, người cô Hiệp hoàn cảnh quá khó khăn với nghề bán lạt cây dừa nước (dùng để lợp mái nhà), kiếm được bữa nào ăn bữa nấy nên Hiệp cũng chẳng được ngó ngàn là mấy.

Cứ thế Hiệp lăn lóc, lớn lên như cây cỏ dại. Bảy, tám tuổi đầu thay vì như đứa trẻ khác vào lớp bi bô “i, tờ”, Hiệp lang thang khắp hang cùng, ngõ hẻm, chợ búa ở thị xã Gò Công nhỏ bé và tất nhiên nó cũng tiếp thu rất nhanh các mánh lới, những trò ma mãnh ở chốn vỉa hè. Tám tuổi, Hiệp biết ở những cây cầu bắc qua sông ở Gò Công thường rất dốc, xe chở hàng hoá gặp khó khăn khi đi lên.

Vì vậy thằng nhỏ thường hay đứng đợi ở chân cầu chờ những chuyến xe để phụ đẩy lên dốc rồi chờ người ta cho vài đồng bạc lẻ hoặc nhanh tay “thó” những món đồ. Bụi trần sớm nhuộm lem luốc nên Hiệp cũng chẳng ngại ngần gì lao vào các trận “oánh” nhau chí chết với với bọn trẻ con khác để giành giật món đồ hay mỗi khi cơn uất ức bùng phát.

Thời gian cứ trôi đi, Hiệp trải qua cuộc sống “êm ả” của một thằng bé bụi đời cho đến năm 11 tuổi, trong một lần “ra tay” bất thành, Hiệp đã được đưa vào “Mái ấm tình thương” của TX Gò Công.

Vào trong “Mái ấm”, Hiệp dần quy củ hơn nhưng đã quen với cuộc sống “hoang dã” nên thằng bé cũng cảm thấy chật hẹp, buồn bã. Hiểu được điều này, các cô trong Mái ấm cho phép thằng bé mỗi chiều được ra ngoài chơi và đó chính là cơ duyên đưa Hiệp đến với bóng đá.

Đi lòng vòng chơi, địa chỉ Hiệp thường tìm đến là sân banh nhỏ của thị xã và “nó” thường hay đứng ở ngoài nhìn vào trong xem các thằng nhỏ khác tập luyện với ánh mắt thèm thuồng và “canh me” khi quả banh lọt ra ngoài. Cứ mỗi lần thấy banh lọt ra, thay vì quăng trả, Hiệp lại dùng chân dắt banh lòng vòng để “lừa” đứa trẻ ra lấy banh.

Nhiều lần như thế, lũ trẻ cứ bị Hiệp “lừa” suốt, không lấy được banh nên quay lại “méc” thầy là HLV Trung “bà Bao”. Thấy lạ, ông Trung “bà Bao” để ý và phát hiện năng khiếu tiềm ẩn của Hiệp nên nhận luôn thằng bé vào lớp học. Hiệp đã đến với bóng đá bằng cách như thế.

Một thời gian ngắn, cùng với 5-6 cầu thủ nhí triển vọng của TX Gò Công (trong đó có Nguyễn Thành Long Giang), Huỳnh Phúc Hiệp đã được HLV Trung “bà Bao” gửi lên TP Mỹ Tho theo lớp năng khiếu do Sở TDTT Tiền Giang đào tạo. Ngày lên tỉnh, Hiệp vẫn chưa thuộc hết mặt 24 mặt chữ cái.

Chú “ngựa hoang” trong nỗi buồn lặng lẽ

Lên Mỹ Tho tập luyện, ăn ở tập trung ở lớp do HLV Đỗ Văn Minh đảm trách nhưng Phúc Hiệp vẫn chưa “thuần” hẳn. Có lần thằng nhóc thấy tù túng quá nên tự ý xách đồ đạc, đón xe về Gò Công rồi ở lỳ không lên, báo hại HLV Đỗ Văn Minh phải xuống tận nơi đón về.

Ông Minh nhớ lại: “Quản lý rất sắp nhỏ cực nhưng Hiệp là đứa tôi khiến tôi mệt nhất vì nó vừa “lỳ” lại cục tính nên phải uốn nắn từ từ”. Ở Mỹ Tho, Hiệp bắt đầu học…lớp 1 khi tuổi đã bước vào tuổi 12. Đây là điều khiến Hiệp rất mặc cảm với chúng bạn nhưng “nó” vẫn cố gắng theo.

Được gần 2 năm tập ở Mỹ Tho, năm 2002, cùng với Long Giang, Nhật Tân, Quốc Anh…, Phúc Hiệp được Sở TDTT Tiền Giang gửi lên Trung tâm HLTTQG 2 (Thủ Đức, TP.HCM) trong chương trình đào tạo đội U.15 QG phía Nam do HLV Hồ Thu, Ngô Lê Bằng phụ trách.

Nhớ về cậu học trò, HLV Ngô Lê Bằng nói: “Trong lũ trẻ, biết Hiệp có gia cảnh đặc biệt nên nhiều lúc khuyên bảo, nói chuyện, tôi cũng khéo léo tránh nói đến chuyện gia đình vì sợ Hiệp tủi thân khi so sánh với bạn bè”.

Còn ông Nguyễn Thành Sáng, cha của Long Giang, cho hay: “Hiệp với thằng Giang cùng dưới Gò Công lên nên vợ chồng tôi rất thương. Mỗi lần lên Thủ Đức thăm con thì bao giờ cũng mang 2 đôi dép, 2 bàn chải…cho thằng Giang 1, thằng Hiệp 1 để chứ nó có bao giờ được ở nhà gửi cho cái gì đâu. Khi xem đội thi đấu ở lứa U.14, 15, Hiệp vẫn còn chất “bụi đời” lắn, bao giờ nó cũng là đứa…cãi trọng tài hăng nhất”.

Chuyển lên Thủ Đức, Phúc Hiệp vẫn tiếp tục đi học nhưng do học trễ “nó” không theo chung lớp với các bạn trong đội ở TT HLQG 2 mà cứ mỗi buổi tối phải đạp xe ra ngoài để học lớp bổ túc. Khốn nỗi, học đến lớp 5, Hiệp (15 tuổi) bắt đầu nhổ, cao vọt lên và khiến Hiệp trở nên “nổi bật” hẳn giữa những đứa bạn kém mình đến 4-5 tuổi. Điều này làm Hiệp càng mặc cả, cộng với việc tập luyện mệt mỏi, Hiệp đã bỏ lớp.

15 tuổi, cũng là năm mà lần đầu tiên Hiệp biết được mặt người mẹ ruột. Thế nhưng với nỗi buồn, sự thiếu thốn tình cảm đã vượt quá ngưỡng cùng tuổi tuổi thơ dữ dội, dày dạn bụi trần, Hiệp gần như ‘trơ” khi gặp lại mẹ.

Đối mặt thử thách đầu tiên trong sự nghiệp

Cuộc sống cơ cực, giông bão nhưng trong phạm trù chuyên môn, Huỳnh Phúc Hiệp lại rất thuận buồm xuôi, gió. Năng khiếu bẩm sinh, sự tinh quái, nhạy bén và đặc biệt lỳ lợm, Hiệp sinh ra để làm một thợ săn bàn thắng. Cứ theo từng độ tuổi lớn lên, Hiệp bao giờ cũng là chân sút chủ lực của tuyển U.15, 18, 20 của quốc gia hay ở đội Tiền Giang.

VCK U.21 2006 tại Đà Nẵng đánh dấu sự thăng hoa của Phúc Hiệp khi anh trở thành nhân tố quan trọng giúp Tiền Giang lên ngôi vô địch.

Cứ thế, sang năm 2007, Hiệp đã có 1 suất ở tuyển Olympic VN tham dự vòng loại Olympic Bắc Kinh và anh đã có 2 bàn thắng, trong đó có bàn thắng tuyệt đẹp ấn định tỷ số 2-0 vào lưới O.Lebanon (bàn trước là vào lưới O.Afghanistan).

Như con thuyền no gió băng băng lướt tới, Hiệp lại có tên trong danh sách ĐTQG dự Asian Cup 2007. Câu chuyện của câu bé gian khổ ngày nào trước mắt dường như chỉ toàn màu hồng.

Nhưng không, sau khi mùa giải hạng Nhất 2007 kết thúc, cũng là lúc người hâm mộ thấy cái tên Phúc Hiệp vắng dần trong danh sách triệu tập tuyển U.23 hay ĐTVN. Điều gì đã xảy ra cho Hiệp ?

Ở đội Tiền Giang, trong giai đoạn 1, Hiệp ra sân thường đá chính và cũng hay ghi bàn. Tuy nhiên, điều này đã không như thế ở giai đoạn 2, Hiệp vài lần được xếp đá dự bị cho Thanh Khiêm.

Thế nhưng, với một cầu thủ cầu thủ còn quá trẻ, lại mang trong đầu tư tưởng của một “tuyển thủ”, cộng với chất “bụi đời”, một lổ hổng kiến thức quá lớn và không có người thân chỉ bảo, Phúc Hiệp đã phản ứng với những cư xử không đúng mực khiến BHL, lãnh đạo phật ý.

Vậy là Hiệp chết dí trên ghế dự bị ở Tiền Giang và hệ luỵ của nó ảnh hưởng đến sự nghiệp của anh trên “tuyển”.

Phạm sai lầm nhưng bản chất Hiệp là một người hướng thiện. Hiểu ra được sự bồng bột và những hệ luỵ không tốt, Hiệp rất buồn. Nhìn người đồng đội chí cốt Long Giang xách túi ra Nhổn mà lòng Hiệp quặn thắt.

Lên Mỹ Tho tiễn Long Giang, nhìn Hiệp buồn bã, ông Nguyễn Thành Sáng cũng xúc động và khuyên Hiệp hết lời: “Con cố gắng lên, đừng bao giờ nản trước thử thách, nếu nản là sẽ thua”.

Nghe những lời này, mắt Hiệp hoe hoe đỏ nhưng trong đó ánh lên sự quyết tâm. Nhất định là thế, đây mới chỉ là thử thách đầu tiên trong sự nghiệp, Huỳnh Phúc Hiệp nhất định sẽ vượt qua nhưng đã từng vượt qua những giông bão trước đây

M.L   
(Theo 24h)




Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 22/Jul/2011 lúc 12:55pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23787
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 24/Jul/2011 lúc 8:49pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 216 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.379 seconds.