Người gởi |
Nội dung |
ranvuive
Senior Member
Tham gia ngày: 02/May/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 1151
|
 Gởi ngày: 24/May/2009 lúc 11:23am |
Nhạc hòa tấu - Hoa trinh nữ
|
IP Logged |
|
ranvuive
Senior Member
Tham gia ngày: 02/May/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 1151
|
 Gởi ngày: 24/May/2009 lúc 11:28am |
|
IP Logged |
|
ranvuive
Senior Member
Tham gia ngày: 02/May/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 1151
|
 Gởi ngày: 24/May/2009 lúc 11:59am |
CON YÊU MẸ !!!
Con yêu mẹ vì mẹ đã mang nặng đẻ đau để sinh ra con trên cõi đời này. Không những chỉ 9 tháng 10 ngày, mà cả cuộc đời mẹ luôn gánh phần cơ cực để con có được hình hài khỏe mạnh.
Con yêu mẹ vì trong những lúc con ốm nặng, mẹ đã túc trực bên con, lo lắng cho con đến sụt ký. Mẹ đút cho con từng viên thuốc, muỗng cháo, muỗng cơm. Khi con than thuốc đắng, mẹ dỗ dành bằng việc cho con một cây kẹo thơm lừng.
Con yêu mẹ vì mẹ là lá chắn vĩ đại, che chở con trước những xô bồ trong cuộc sống này. Khi con bị bạn bè ăn hiếp, mẹ bênh vực. Khi con sợ những chuyện viển vông, mẹ an ủi, dỗ dành, giải thích cho con hiểu để thôi không sợ nữa.
Con yêu mẹ vì dù có đói khổ, mẹ vẫn bảo rằng no để con ngon miệng, no bụng. Dù có lạnh, mẹ vẫn bảo rằng không vì con cần ấm để ngủ ngon trong cái mùa đông cứa da cứa thịt. Dù có buồn, mẹ vẫn bảo rằng vui vì sợ con lo lắng, phân tâm trong trong cuộc sống.
Con yêu mẹ, vì ánh mắt mẹ nhìn con dịu dàng nồng ấm hơn cả vầng trăng sáng đêm rằm. Con hạnh phúc vô cùng vì được tắm mình trong đôi mắt mẹ. Và dẫu con có đi bất cứ nơi đâu trên trái đất này, ánh mắt ấy vẫn dõi theo từng bước chân con.
Con yêu mẹ vì mỗi khi con bước chân đi xa, mẹ lại nhắc nhở: “Không có mẹ bên cạnh, con phải tự biết chăm sóc bản thân. Khi giao tiếp thì một câu nhịn chín câu lành, với mọi người phải kính trên nhường dưới… nghe con”.
Con yêu mẹ vì những lần con vấp ngã, mẹ là người duy nhất đỡ con lên, tiếp cho con sức mạnh trên quãng đường chông gai, khúc khuỷu phía trước. Và nhờ có sự nâng đỡ của mẹ, con đã tự tin hơn để khám phá, vượt qua những trở ngại trong cuộc sống mà đi đến đích thành công.
Con yêu mẹ vì chỉ có mẹ là người dang rộng vòng tay chờ đón ngày con trở về trong lặng lẽ buồn phiền. Và khi ấy, con biết rằng cuộc đời con đã không phải như ngày hôm nay nếu lời dạy bảo của mẹ hôm nào thật sự con lưu tâm.
Con yêu mẹ vì mẹ là “kho tàng sách vô giá” đã dạy con nhiều điều hay lẽ phải. Là “con đường” dẫn con đến những chân trời mới, khám phá nhiều điều kỳ thú. Là “bài đồng dao” mà con vẫn in sâu trong ký ức tuổi thơ, mãi mãi sẽ không quên…
Tấm lòng của mẹ là biển cả bao la đối với con, và con hiểu rằng không có ai thương con hơn mẹ. Ôi, mẹ kính yêu của con. Con yêu mẹ hơn tất cả mọi thứ trên cõi đời này và vì mẹ chính là mẹ của con.
|
IP Logged |
|
ranvuive
Senior Member
Tham gia ngày: 02/May/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 1151
|
 Gởi ngày: 24/May/2009 lúc 12:07pm |
Một thế gian thênh thang
Nguyễn Ngọc Tư
Cái hộp thư tôi đang xài có một kiểu gửi thư rất buồn cười: gởi cho chính mình. Những gì cho là quan trọng, tôi đính kèm vào thư, gởi đến… tôi. Lúc nào cần, dù đang ở bất cứ đâu, vào mạng internet được là lấy tư liệu xuống được. Bởi có quá nhiều thứ có thể trao thân gởi phận theo kiểu đó nên tôi cũng siêng viết thư cho tôi. Cũng có khi thư không kèm theo tệp tin nào, nội dung gọn lỏn chỉ vài chữ, “Cố lên, đừng chán”, “Buồn làm chi tui ơi…”, “mùa mưa đi ngang qua cửa sổ…”, “người thấy vậy mà xa…”. Chúng thảng hoặc vu vơ, bất chợt, ngớ ngẩn, như thể không có ý nghĩa gì.
Nhiều bữa kiểm tra hộp thư chỉ thấy chỏn lỏn thư mình, chữ cười trong “buồn cười” rơi đi mất. Việc đọc của chính mình có chút nào xốn xang có chút nào cay đắng, nhất là những thư không kèm theo tư liệu. Nó nói lên một sự thật là ta đã mất niềm tin và khả năng chia sẻ vui buồn với người khác. Sống rúc vào chính mình, tựa vào chính mình để đứng dậy, vịn những lời nhắn ngẩn ngơ của mình để đi qua miền ưu phiền.
Nghĩ, cái anh lập trình ra cái vụ thư gởi cho mình này hoặc quá chu đáo, hiểu đến tơ tóc nhu cầu của người dùng hoặc đã từng cô đơn, thấu đến tơ tóc của cô đơn. Nên anh ta biết được vào những lúc nhân gian vắng rợn, có người ngồi chờ không thấy ai viết thơ cho mình, mà mình thì cũng không biết viết cho ai, bởi có những chuyện không tìm được người, không tin được người, không chờ được người để san sẻ, cô ta bèn viết gởi chính mình.
Như có người mua hoa bằng tay này rồi tặng tay kia.
Như có người đứng giữa núi kêu lên để nghe tiếng mình vọng lại.
Như có người lang thang ngoài vườn vắng để thủ thỉ những bí mật, những nỗi đau mà ôm kín trong lòng họ sẽ vỡ tung ra mất.
Dù là kiểu cổ điển như đào hố chui xuống tâm tình với đất hay hiện đại như cái hộp thư điện tử tôi đang xài thì cũng giống nhau, rằng những bờ vai, những bàn tay, những ánh mắt cảm thông trìu mến đôi khi không có giá trị. Và càng ngày càng mất giá trị. Không cần thiết. Con người đã thừa mạnh mẽ (hay thừa u uất?) để sống mà không tha thiết bầy đàn.
Chỉ là một bữa nào đó, khi tự điền tên tôi vào chỗ “người nhận”, thấy mình như đang uống một ly chua xót đầy, ủa, sống sao mà tới nông nổi này, thế gian thênh thang vậy mà không có ai tri âm hết? Nói theo kiểu dân gian là kiếm không ra một người bạn để… làm thuốc.
|
IP Logged |
|
ranvuive
Senior Member
Tham gia ngày: 02/May/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 1151
|
 Gởi ngày: 24/May/2009 lúc 8:31pm |
Lời ca khúc: Hoàng hôn ấm áp
Đôi khi em không hiểu vì sao, em ra đi để cuộc tình phôi phai
Bỏ lại một mình anh lẻ loi thao thức đêm dài
Khi cơn đau đã lắng quá rồi,đôi khi em vẫn tự hỏi lòng rằng giờ này có khi nào ta vẫn còn nhớ bao lời yêu đã trao
Dù cuộc tình mình nay đã xa thật xa nhưng anh không quên bao nhiêu chiều ấm áp
Mình tựa đầu ngồi ngắm hoàng hôn mơ giấc mơ hồng
Dù giờ này mình anh lẻ loi trong hoàng hôn.Nhưng anh tin sẽ đến một ngày không xa
Mình lại về,về đây với nhau sưởi ấm hoàng hôn
Chỉnh sửa lại bởi ranvuive - 24/May/2009 lúc 8:38pm
|
IP Logged |
|
ranvuive
Senior Member
Tham gia ngày: 02/May/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 1151
|
 Gởi ngày: 24/May/2009 lúc 8:41pm |
BÍ MẬT VƯỜN LỆ CHI |
|
Thể loại |
: |
Chính kịch |
Tác giả |
: |
Hoàng Hữu Đãn |
Đạo diễn |
: |
NSƯT Thành Lộc |
Sản xuất |
: |
Huỳnh Anh Tuấn |
Diễn viên |
: |
Hữu Châu, Thanh Thủy, Hồng Ánh,NSƯT Thành Lộc, Hoàng Trinh, Tuấn Khôi, Minh Trí, Đại Nghĩa, Mỹ Duyên, Hương Giang ... | |
|
Cùng đi với vua Lê Thái Tông trong chuyến đi tuần ở Hải Dương có Nguyễn Thị Lộ, người thiếp của Nguyễn Trãi. Vua yêu quý cô vì sắc đẹp, văn chương hay... Ngài đã thức suốt đêm với người đẹp này tại Lệ Chi viên trước khi băng hà. Triều đình quy cho Nguyễn Thị Lộ tội giết vua, Nguyễn Trãi và gia đình bị án tru di tam tộc. Bí mật vườn Lệ Chi dưới cách nhìn lịch sử, thể hiện những khuất tất của câu chuyện này.
Chỉnh sửa lại bởi ranvuive - 24/May/2009 lúc 8:43pm
|
IP Logged |
|
ranvuive
Senior Member
Tham gia ngày: 02/May/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 1151
|
 Gởi ngày: 24/May/2009 lúc 8:50pm |
|
|
|
|
|
|
NSƯT Thành Lộc, một trụ cột của sân khấu Idecaf | | | | | |
Nhắc đến sân khấu Idecaf (Số 24 Lê Thánh Tôn và số 7 Trần Cao Vân, quận 1, TP.HCM) người yêu kịch nói đều xem đây là sân khấu lý tưởng để thỏa mãn nhu cầu thưởng thức nghệ thuật. Những vở chính kịch chất lượng, những chương trình thiếu nhi và cả những vở hài kịch nhẹ nhàng nhưng nội dung sâu sắc, ý nghĩa đã làm những người xem khó tính nhất cũng hài lòng. |
Sân khấu kịch Idecaf ra đời vào thàng 09.1997 với vở "Khoảng khắc tình yêu" đã nhanh chóng gây tiếng vang bởi chất lượng nghệ thuật, nội dung kịch bản sâu sắc, dàn diễn viên nổi tiếng và quan trọng nhất là thái độ phục vụ, tôn trọng khán giả của nhân viên phục vụ lẫn diễn viên của vở. Chỉ sau một thời gian ra mắt, sân khấu Idecaf trở thành một địa chỉ quen thụôc của khán giả mê kịch. Sau 6 năm hoạt động (tính đến hết tháng 12.2003), Idecaf đã dàn dựng 47 vở kịch dành cho người lớn, 15 vở kịch thiếu nhi, 6 chương trình ca múa nhạc kịch thiếu nhi "Ngày xửa... ngày xưa" và phối hợp với với Đài truyền hình TP.HCM dàn dựng chương trình "Chuyện ngày xưa". Hơn sáu năm hoạt động, Idecaf đã đạt 2.649 suất diễn quả là một con số không nhỏ khi tình hình sân khấu nói chung đang trong tình trạng kén chọn khán giả.
|
Sáu năm trôi qua nhưng người yêu kịch vẫn nhớ và nhắc đến Idecaf với những vở diễn gắn liền với tên tuổi sân khấu này như một thương hiệu: Xóm nhỏ Sài Gòn, Khúc nguyệt cầm, Bí mật vườn Lệ Chi, Tin ở hoa hồng, Người trong bóng tối, Mười hai bà mụ, Tám người đàn bà, Người đàn bà đức hạnh... Một điều không thể phủ nhận để tạo yếu tố thành công ở sân khấu kịch Idecaf đó là dàn diễn viên tài sắc, tâm huyết với nghề. Ông Huỳnh Anh Tuấn, giám đốc Công ty sân khấu nghệ thuật Thái Dương chính là nhịp cầu nối kết và quy tụ một dàn diễn viên mà bất cứ sân khấu kịch nào cũng "thèm". Đó là Nghệ sĩ ưu tú (NSƯT) Thành Lộc, NSƯT Kim Xuân, NSƯT Thành Hội, Hữu Châu, Minh Nhí, Trung Dân... đến các diễn viên trẻ đang khẳng định tên tuổi của mình như: Hương Giang, Hoàng Trinh, Mỹ Duyên, Hồng Ánh, Minh Trí, Nguyễn Sơn, Thiện Hùng... Với dàn diễn viên "như mơ", chất lượng nhiều kịch bản đã được nâng lên rất nhiều. Idecaf đã mạnh dạn mời những đạo diễn, tác giả, họa sĩ thiết kế, nhạc sĩ nổi tiếng tham gia dàn dựng vở như: các Nghệ sĩ nhân dân Phạm Thị Thành và Doãn Hoàng Giang, các NSƯT Trần Minh Ngọc, Đoàn Bá, các hoạ sĩ Lê Văn Định, Nguyễn Văn Tòng... |
Rất chân thành, giám đốc Huỳnh Anh Tuấn cho biết: "Tôi chỉ là người đứng ra tổ chức nhưng tôi rất may mắn được nhiều anh em có tâm, tài cộng tác. Chính họ đã truyền "lửa", truyền nổi đam mê nghệ thuật cho tôi giúp tôi làm tốt hơn công việc của mình". Nhưng để quản lý những nghệ sĩ để họ cùng chung một chí hướng là một điều không hề đơn giản. Thông thường mỗi người một ý nhưng nghệ sĩ có khi một người mười ý, giám đốc Huỳnh Anh Tuấn đã phải "hóa giải" để tất cả cùng bắt tay nhau, cùng nhau nhìn về một hướng: hết lòng vì nghệ thuật, vì khán giả. Anh Tuấn giải thích khá đơn giản: "Tôi không có bí quyết gì cả, ai cũng có cuộc sống riêng, ai cũng có cá tính riêng; dĩ nhiên nghệ sĩ rất nhạy cảm nên họ "đặc biệt" hơn một chút. Tôi đến với họ như người bạn chân tình, cái gì chưa thông thì tháo gỡ, giải thích bằng cả cái tâm và trách nhiệm". Có chứng kiến một ngày làm việc của Anh Tuấn với diễn viên và cán bộ công nhân viên của Idecaf mới thấy hết đam mê, nhiệt huyết và sự hòa đồng của lãnh đạo và nhân viên, không có một phân biệt, khoảng cách nào hết. "Làm nghệ thuật là thế", anh Tuấn giải thích.
Sân khấu Idecaf hướng đến mọi khán giả, nhưng chính khán giả đã chọn Idecaf không chỉ để giải trí mà còn đòi hỏi ngày càng cao về tính thẩm mỹ, nghệ thuật. Chính vì thế, ban giám đốc công ty luôn đặt ra tiêu chí hàng đầu là chất lượng vở diễn phải gắn liền đạo đức diễn viên. Hàng năm, công ty đều chọn những diễn viên trẻ từ các trường nghệ thuật để bồi dưỡng thêm tạo gương mặt mới, kế thừa lớp diễn viên đàn anh, đàn chị. Công ty đã tính việc nâng cao chất lượng các vở diễn, xây dựng các thể loại nhạc kịch để phục vụ yêu cầu thưởng thức nghệ thuật đa dạng của khán giả. Đến nay Idecaf được đánh giá là sân khấu kịch thu hút đông khán giả nhất hiện nay ở TP.HCM. Mỗi xuất diễn ở Idecaf hầu hết đều kín chỗ và có những vở đã bán vé hết trước cả tuần. |
Vở"Đại tốt" thu hút khán giả trong dịp Tết Giáp thân |
|
Sân khấu kịch Idecaf cũng là đơn vị đầu tiên giảm 50% giá vé cho sinh viên học sinh và duy trì đến nay; tính đến nay đã có gần 1.000 xuất kịch diễn phục vụ sinh viên với 400.000 lươt người xem; 70 xuất diễn kịch, rối cho trẻ em đường phố, thiếu nhi có hoàn cảnh khó khăn. Liên tục trong 6 năm qua, sân khấu Idecaf cũng đã tặng tiền, quà, gạo... cho các bệnh viện, Trường mù Nguyễn Đình Chiểu, Cô nhi viện, Trung tâm nuôi dưỡng người già, tàn tật... với số tiền trên 400 triệu đồng, xây nhà tình nghĩa và tặng tập vở cho trẻ em nghèo tại Phước Tân, Bình Phước. |
Nhiều vở diễn của sân khấu kịch Idecaf đã đoạt giải cao trong các hội hội sân khấu toàn quốc và thành phố. Sân khấu kịch Idecaf đã trở thành một thương hiệu, một địa chỉ quen thụôc của người yêu kịch nói, chính là từ những vịêc làm thầm lặng kể cả những hy sinh của một tập thể yêu nghề và trân trọng nghề nghiệp. Thành quả hôm nay chính là sự trân trọng của khán giả dành cho họ.
Chỉnh sửa lại bởi ranvuive - 24/May/2009 lúc 8:52pm
|
IP Logged |
|
ranvuive
Senior Member
Tham gia ngày: 02/May/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 1151
|
 Gởi ngày: 24/May/2009 lúc 8:57pm |
“Cánh đồng bất tận” tạo nên cơn "sốt vé" hiếm hoi của sân khấu kịch |
|
|
|
“Cánh đồng bất tận” tạo nên cơn "sốt vé" hiếm hoi của sân khấu kịch
"Cánh đồng bất tận" (kịch bản, đạo diễn: Minh Nguyệt) đang gây cơn sốt tại sân khấu 5B (TP.HCM). Đêm diễn thứ hai vào tối chủ nhật (22/2) cũng đã cháy vé. Ngay cả chính đạo diễn cũng không thể tìm thêm chiếc vé nào nữa để mời bạn bè. Được biết, sau hai đêm giới thiệu, "Cánh đồng bất tận" sẽ đợi đến tháng 4, khi nghệ sĩ Thanh Thủy đi nước ngoài trở về mới tiếp tục công diễn.
 ảnh minh họa
Sân khấu không có phông màn, được cách điệu đơn giản bằng chiếc ghe, cái bục hình tròn và một màn ảnh rộng trải dài theo chiều dài sân khấu với con sông dài mênh mông cùng âm nhạc réo rắt.
Với bốn nhân vật chính: Út Vũ, Nương, Điền và Sương, Cánh đồng bất tận đã mang lại nhiều nỗi niềm với những người đã và chưa từng đọc qua tác phẩm Cánh đồng bất tận của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư.
Nội dung vở kịch kể về cuộc sống của ba cha con người chăn vịt lênh đênh trên vùng sông nước mênh mông từ năm này qua tháng nọ. Cuộc sống rày đây mai đó trên chiếc ghe làm hai đứa trẻ cô đơn, thất học, khiến cả ba cha con trở thành người không bình thường.
Sau sự ra đi của người vợ yêu dấu, Út Vũ đã không còn tin vào bất kỳ điều gì tốt đẹp. Anh hận đời, hận đàn bà nên lấy cuộc mây mưa với những người phụ nữ khác trả thù đời, để rồi sau đó bỏ rơi họ như vợ anh từng bỏ rơi cha con anh.
Càng lớn Nương càng giống mẹ nên bao nhiêu u uất, nhớ thương, hận thù, Út Vũ trút cả vào đứa con gái. Giận cha, Nương từ chối luôn tiếng gọi cha. Thằng con trai út là Điền thương cha, nhớ mẹ, suốt ngày đêm cứ mơ thấy mẹ. Hai chị em đùm bọc nhau trong cảnh tả tơi vì thiếu tình yêu thương của gia đình.
Sự xuất hiện của cô gái điếm làm cuộc sống của hai chị em bừng sáng. Sương được hai chị em giúp đỡ khi cô bị đánh ghen dã man, bị vợ của tên đàn ông mua vui trút cả chai keo dán sắt vào cửa mình.
Có “chị Sương” - cách gọi trìu mến của hai chị em, cuộc sống của Nương và Điền vui hơn. Sương thương hai đứa nhỏ bằng tình thương của người mẹ, người chị. Cô thương cả người đàn ông thô lỗ, cộc cằn lúc nào cũng be bét rượu. Nhưng trong mắt Út Vũ, Sương chỉ là con đĩ.
Hình ảnh người đàn ông trung niên luôn say sưa, lầm lì, mở miệng là chửi rủa lúc nào cũng ám ảnh cô gái điếm. Trong mắt cô, ba cha con Út Vũ cần phải trở lại cuộc sống bình thường của con người.
Sương chịu nhục lăn xả vào Út Vũ, cắn răng chịu đựng khi bị anh mắng mỏ, đánh chửi. Cuộc đời Sương đi làm gái từ năm 13 tuổi, không gia đình, không nhà cửa, bị người đời xua đuổi nhưng trong Sương, niềm tin vào cuộc sống tốt đẹp vẫn mạnh mẽ. Cô tin sâu thẳm trong Út Vũ vẫn còn tình cảm tốt đẹp của con người.
Chiếc ghe cứ rong ruổi đưa ba cha con Út Vũ, cô gái điếm và bầy vịt đi hết cánh đồng này qua cánh đồng khác trong sự mênh mông đến bất tận của xứ sở ruộng đất cò bay thẳng cánh. Sự rong ruổi của nó như thách thức số phận, thách thức vào niềm tin yêu của con người.
Những ngày có Sương, hai đứa nhỏ học được bài học vào niềm tin cuộc sống. Sương gieo vào lòng chúng nỗi khao khát được yêu thương.
Út Vũ tự nhận mình không có xứ sở để khỏi phải trở về làng. Nương cô đơn trong nỗi buồn của đứa con gái vừa trở thành thiếu nữ, Điền đau đáu nỗi nhớ về người mẹ đã xa. Ba tâm hồn lạc loài được tấm lòng nhân ái của cô gái điếm làm hồi sinh sự sống...
Kịch bản của vở diễn Cánh đồng bất tận không khốc liệt như trong tác phẩm văn học của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư. Đạo diễn Minh Nguyệt đã cho Nương đủ mạnh mẽ để tự bảo vệ cuộc đời mình và đứa em trai yếu đuối.
Và người cha, ngay khi bừng tỉnh dậy sau cơn mê dài, đã vùng lên để trở lại cuộc sống con người. Chính lúc ấy thì mũi dao oan nghiệt của tên cướp cạn đã cắt đứt sự trở về của anh nhưng nó mở ra một con đường tươi sáng cho hai đứa trẻ khi anh tin tưởng trao hai con cho người phụ nữ mà anh chỉ gọi là “con đĩ”.
Nương, Điền sẽ được Sương dẫn về làng cũ. Hai đứa trẻ sẽ được học hành, sẽ có bạn bè, có tình thương yêu của bà con xóm giềng. Cái nhìn đau đáu của Út Vũ cùng những giọt nước mắt hiếm hoi lăn dài trước khi ra đi sẽ là hành trang cho ba người ở lại…
Các nghệ sĩ tham gia vở kịch gồm có: Khánh Hoàng trong vai Út Vũ, Thanh Thủy trong vai cô gái điếm tên Sương, Cát Phượng đảm nhận hai vai: Nương và người vợ, Hoàng Thành vai Điền… vở kịch dài hai giờ đồng hồ đã mang lại cho người xem những rung cảm tuyệt vời về nỗi cô độc của một kiếp làm người.
|
|
IP Logged |
|
LanH
Senior Member
Tham gia ngày: 01/Nov/2008
Thành viên: OffLine
Số bài: 596
|
 Gởi ngày: 26/May/2009 lúc 12:07am |
Hoa tím lục bình
Đám lục bình nở hoa tim tím. Theo gió về xa đến thuở nào. Xuân đã vơi rồi, xuân khép kín ... ngùi thương tiếc chi ? Bông Lục Bình - Hương Lan. nhạc Hà Phương ... www.thonhacviet.com/hoatrongnhac/lucbinh.html - Cached
Chỉnh sửa lại bởi LanH - 26/May/2009 lúc 12:07am
|
IP Logged |
|
ranvuive
Senior Member
Tham gia ngày: 02/May/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 1151
|
 Gởi ngày: 27/May/2009 lúc 2:43am |
Nhạc cụ_ Trống Đồng |
Là nhạc khí tự thân vang, chi gõ của dân tộc Việt. Trống Đồng được đúc bằng đồng cả vành và tang trống. |
|
Theo cách phân loại của F.Heger, Trống Đồng có 4 loại chính:
Loại 1 là loại Trống Đồng lớn, cổ xưa nhất. Ngôi sao ở giữa mặt trống thường có 12 cánh. Một số trống có tượng cóc ở mép mặt trống. Thân trống phần trên phình ra, phần giữa thắt lại và phần dưới choãi ra, có 4 quai.
Loại 2: Có cả loại lớn và vừa. Ngôi sao ở giữa mặt trống thường có 8 cánh. Mặt trống chờm ra khỏi tang. Rìa mặt trống có từ 4 - 8 tượng cóc, có 2 quai, trang trí hoa vǎn hình hoa lá đối xứng hoặc hình học.
Loại 3: Thường là loại vừa và nhỏ. Ngôi sao có 12 cánh hoặc 8 cánh, có 4 tượng cóc ở mép trống, thân trống phần trên và dưới hình viên trụ, phần giữa thon lại, quai nhỏ.
Loại 4: Đường kính mặt trống thường có kích thước trung bình 50 cm, cao 45 - 50 cm. Mặt trống phủ vừa sát đến thành thân trống, ngôi sao ở giữa mặt trống 12 cánh. Thân trống chia ra 2 phần: Phần trên phình ra đỡ lấy mặt trống, phần dưới hình viên trụ tròn có 4 quai. Hoa vǎn trang trí hình động vật: Rồng, Khỉ, không có tượng cóc trên rìa mặt trống. Trống được đúc bằng hợp kim đồng, nhưng tiếng không trong, không vang xa như trống đồng loại 1.
Trống Đồng được gõ bằng dùi có mấu hoặc bọc vải da. Người đánh trống tay phải cầm dùi đánh vào mặt trống, tay trái cầm một thanh tre gõ vào tang trống tạo ra rất nhiều âm sắc khác nhau:
- Khi đánh vào núm giữa (được đúc dầy hơn), âm thanh nghe có cảm giác trầm hơn so với các vị trí khác.
- Đánh vào vành hoa vǎn cho cảm giác trong, vang.
- Khi đánh vào các con cóc, âm thanh phát ra sắc, gọ, ngắn.
Âm thanh Trống Đồng vang, khoẻ, hùng tráng. Trống Đồng được sử dụng trong Đường thượng chi nhạc (Thời hậu Lê), trong dàn Nhã nhạc thế kỷ XV, XVI và trong dàn nhạclễ thể kỷ XVIII. Hiện nay chỉ còn thấy trong đời sống vǎn hóa các dân tộc Khơ Mú, Lô lô và dân tộc Mường thường sử dụng Trống Đồng với tư cách là một nhạc cụ trong tang lễ. Trống Đồng là một hiện vật vǎn hóa tiêu biểu mà cha ông ta đã để lại. Là một nhạc khí quan trọng trong nền âm nhạc dân tộc cổ truyền Việt Nam.
|
Chỉnh sửa lại bởi ranvuive - 27/May/2009 lúc 2:44am
|
IP Logged |
|