Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Âm nhạc
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Văn Học - Nghệ thuật :Âm nhạc
Message Icon Chủ đề: Những bài hát của N S Hoàng Phương Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 3 phần sau >>
Người gởi Nội dung
chigocong
Groupie
Groupie


Tham gia ngày: 28/Jul/2008
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 58
Quote chigocong Replybullet Gởi ngày: 24/Aug/2008 lúc 12:50am
       Liên Khúc Hoa  (NS Hoàng Phương- Thanh Sơn)
IP IP Logged
chigocong
Groupie
Groupie


Tham gia ngày: 28/Jul/2008
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 58
Quote chigocong Replybullet Gởi ngày: 24/Aug/2008 lúc 12:51am
          Chung Một Dòng Sông
IP IP Logged
chigocong
Groupie
Groupie


Tham gia ngày: 28/Jul/2008
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 58
Quote chigocong Replybullet Gởi ngày: 24/Aug/2008 lúc 12:59am
       Bài viết thật hay của Thủy Lan Vy (thylanthao )     
 
HOÀNG PHƯƠNG, NHAC SĨ LỚN LÊN TỪ BIỂN   ::
*-(viết cho Hoàng Phương, nhạc sĩ nằm xuống tại Gò Công )
Năm 1983, đầu tháng 7, tôi về tới Gò Công sau hơn 8 năm trong lao tù Cộng Sản, nhìn lại quê nhà sau cảnh thương hải biến vi tang điền, lòng tôi không thể không chua xót, một số người quen cũ gặp lại không dám nhìn; một số bạn bè không biết nghĩ sao đã nói thẳng với tôi " Ai biểu hồi đó ham làm quan ..." Chỉ có mẹ và chị luôn nhìn tôi bằng cặp mắt trìu mến thương yêu, còn Ba tôi thì luôn nhìn tôi với đôi mắt thật xa xôi, từ di ảnh quyện đầy nhang khói ....
Tôi lủi thủi ở nhà phụ bếp núc, chăm sóc lại miếng đất quanh nhà, rảnh rổi tôi đọc lại những quyển sách năm xưa mà chị tôi còn lén giữ lại được, hoặc bùi ngùi nghe Mẹ, nghe Chị kể chuyện đổi đời từ khi giặc miền Bắc vào chiếm miền Nam ... Bạn bè năm cũ cũng có đứa từ Sài Gòn xuống tận nhà thăm tôi, với chút ít quà cáp tặng tôi, vợ một anh tài xế cũ của tôi đã dúi ít tiền vô túi cho tôi...Thật là cảm động với những ân tình đã làm cho tôi trằn trọc nhiều đêm .Trằn trọc vì thấy con đường đi đầy chông gai, cát bụi thỉnh thoảng vẫn nở được một vài nụ hồng xinh tươi. Trong xã hội Cộng Sản mỗi lần mở radio chỉ nghe toàn những lời tuyên truyền chói tai; nhạc thì âm thanh chát đắng, phảng phất mùi Trung Quốc Liên Sô, như dao, như kéo chọc vô màng nhỉ người nghe.
Bè bạn thỉnh thoảng rũ rê đi uống cà phê ở quán Sóc Dừa, nằm trong dãy phố 12 căn, cạnh hồ nước tỉnh, chúng tôi thường hay lựa bàn khuất lấp mà ngồi, bên ly cà phê đen,với vài điếu thuốc lá lẻ để lắng nghe âm thanh nhẹ nhàng từ 2 chiếc loa, tuy cũ kỹ mà sao nghe êm dịu quá ..." Ðêm qua ngửi mùi hươ.ng. Mùi hoa sứ nhà nàng.Hương nồng hoa tình ái. Ðậm đà đây đó gọi tên ..., để rồi lại ngạc nhiên " Dưới nắng hồng tôi đi giữa Gò Công. Ðất như cao trời như thấp lại trong khoảng không, trên sóng biển chập chùng, chỉ còn lại bóng mẹ hiền Gò Công - Mẹ là tình Mẹ biển đông - yêu nước dòng sông Cửu Long - Trong gian nan giông bão bao ngày - thời gian im sương trắng mái đầu- Trùng khơi cơn sóng thì thầm - Từng đêm như lời mẹ ru - Tình yêu quê hương thiết tha ....”
Không dằn được tính tò mò, tôi hỏi bạn bè : "Tại sao quán nầy dám xài nhạc ...nhẹ?"Bạn bè cho biết, tác giả là Hoàng Phương, ca sĩ đang hát là Bảo Yến và Nhã Phương, đây là loại nhạc quê hương nhà nước cho hát ...
Gò Công tỉnh nhỏ nên người Gò Công cố cựu nói tên ra ai cũng biết. Bạn bè còn giải thích thêm với tôi rằng:"Hoàng Phương là Hoàng sửa đồng hồ, ở tiệm vàng Kim Thành đó. Dòng nhạc của Hoàng Phương, với điệu Boléro chuyên chỡ những lời nhạc mang nhiều địa danh Gò Công, rất dễ thu hút người nghe gốc Gò Công như tôi .
Giữa năm 1985 tôi được "xã chế " ( chữ của cộng sản ) nghĩa là được phục hồi quyền công dân ( có ai thích làm công dân Cộng Sản ?!)khỏi phải đi trình diện công an hàng tuần. Tôi trở lên Sài Gòn, Dù sao đất Sài Gòn cũng dễ sống và tránh được tai mắt công an hơn là ở tỉnh nhỏ, nơi mà nhất cử nhất động đều lọt vào mắt cú vọ Công An ...
Ðiều tôi rất ngạc nhiên là, hầu hết các quán càphê ở Sài Gòn đều phát ra dòng nhạc của Hoàng Phương, với 2 giọng ca Nhã Phương và Bảo Yến. Phải chăng lời nhạc của Hoàng Phương đã chinh phục hầu khắp mọi người ở thời điểm nầy? Tôi cảm thấy lòng vui rộn rã vì dân Gò Công, ngoài Lê Dinh, bây giờ lai có thêm Hoàng Phương nữa, mà đặc biệt Hoàng Phương đã ghi đậm nhiều địa danh vào lòng thính giả như Phú Thạnh Ðông , cầu Cá Thu , Biển Tân Thành , Gò Công .
"Ði qua cầu Cá Thu -Nhìn giòng sông bối rối -Rung rinh chùm hoa sứ - Bóng nhỏ em cuối trời....
"Xanh xanh bên đồng lát -Vàng lúa đồng hương bay- Ðiện sáng soi đêm dài -Ðường Phú Ðông tương lai ...
Trở lại Sài Gòn sau những ngày lao tù Cộng Sản, với một chuổi thời gian cầm bút rồi cầm súng. Tuy ít bệnh bậy nhưng sức lực lại dưới trung bình nên lao vào một xã hội không cần chữ nghĩa và đạo lý tôi tự cảm thấy thật lạc lõng ... Tìm được đồng tiền để đổi lấy chén cơm là cả một sự cố gắng mà bây giờ nghĩ và nhớ lại tôi còn thấy kinh hoàng, cho nên, dù có cảm xúc trước dòng nhạc của Hoàng Phương tôi cũng không chú tâm lắm, có dịp thì nghe, không có dịp thì thôi, Không phải một nhu cầu của tôi trong thời buổi gạo châu củi quế nầy.
Năm 1992, tôi chuẩn bị ra đi theo diện H. O, nên tôi cố ý đi tìm mua các băng nhạc Gò Công của Hoàng Phương nhưng, thời của Hoàng Phương đã qua, những băng nhạc đó không thể nào tìm ra được( vì lúc đó Hoàng Phương chưa ra CD ) Tôi muốn mang theo hành trang một ít hình ảnh Gò Công, bởi tôi tự biết với lòng, ra đi lần nầy sẽ khó có dịp trở về lại vì tôi nguyện, chỉ trở về lại khi nào cờ đỏ được thay bằng lá cờ vàng, lá cờ mà tôi đã từng chào kính suốt gần ba mươi năm dài, dù tôi biết Mẹ tôi rồi đây sẽ mỏi mòn trông đợi đứa con trai út, theo từng ngày, từng tháng cô đơn, trong tuổi già xế bóng ...
Thỉnh thoảng bên đất trời xa lạ nầy tôi có nghe lại nhiều lần nhạc của Hoàng Phương, bản Hoa Sứ Nhà Nàng , Chuyện tình rau muống biển , Nhớ Biển Gò Công...Cuối năm 1989, Hội Ái Hữu Gò Công ở Cali có trích gửi 200 Mỹ Kim, đưa anh Nguyễn Văn Nhựt mang về Xóm Cầu Muống ( xã Tân Thành ) trao tận tay Hoàng Phương, đang sống rất nghèo trong một chòi lá dựng tạm trước nhà người cha ruột ... Anh Nhựt và Hoàng Phương có chụp ảnh đăng trên đặc san Gò Công phát hành tại Cali...
Một người Anh, cũng là một người thầy ( nguyên hiệu trưởng trường trung học đệ nhị cấp, trước 75 ) từng có những năm đầu đời trong nghề dạy học tại nhiệm sở là trường tiểu học Tân Thành và từng là thầy dạy học của "con nhạn trắng Gò Công "Phương Dung và Hoàng Phương đã thư báo tin cho tôi hay ... Hoàng Phương đã vĩnh viễn từ bỏ cõi đời trong cảnh nghèo túng vào tháng 10 năm 2002 .
Người báo tin Hoàng Phương mất, đã rất hãnh diện có được 2 người học trò, dù không thành đạt trên đường học vấn nhưng bằng một khả năng riêng tư, đã đưa tên tuổi Gò Công đến với mọi người .Tôi đã hứa với Anh, tôi sẽ viết một bài về Hoàng Phương nhưng mà nợ áo cơm đã choán mất hết thời gian trong ngày, hy vọng với chút rảnh rang cuối tuần tôi sẽ cố gắng giữ lời hứa với anh ...
Hoàng Phương tên thật là Hoàng, sinh năm 1943, trong một gia đình khá giả tại xóm Cầu Muống, ,xã Tân Thành, cách tỉnh Gò Công khoảng 17 km, Xóm Cầu Muống nằm cách bãi tắm biển Tân Thành khoảng 2 Km rưởi, theo con lộ đá quẹo tay mặt về hướng Ðèn Ðỏ. Ðây là một xóm với nhà dân cư rải rác cất dọc theo hai bên trục lộ. Xóm nầy hiện nay đang trên đà phát triển.Thuở nhỏ Hoàng học trường tiểu học sơ cấp Tân Thành rồi Trường Nam Tiểu Học tỉnh Gò Công, thi rớt vào đệ thất trường công lập, Hoàng học đệ thất trường Bán Công Gò Công, niên khóa 1961 - 1962 Hoàng học xong lớp đệ tứ, buồn đời, bỏ học ( Hoàng không phải đi lính vì có đôi chân không đều ) đi học nghề sửa đồng hồ và học nghề thợ bạc .... Hoàng đã nghĩ và thấy rằng..". Sách vở ích gì cho buổi ấy..." nên quyết tâm học làm thợ và Hoàng đã thành công. Năm 1970 ở tỉnh Gò Công Hoàng có tiệm sửa và bán đồng hồ, có tiệm vàng, có 3 căn phố, có xế hộp, có chiếc Lam láng cóon... chiều chiều chạy diễu trên phố , làm cho đám sĩ quan trẻ nhìn theo, với đồng lương lính thì chỉ ... đi bộ muôn đời .
Trường Nam Tiểu Học Gò Công lúc bấy giờ có một thầy dạy nhạc, Thầy tốt nghiệp trường Vô Tuyến Ðiện nhưng thích dạy nhạc, Lúc đó thầy chưa nỗi tiếng lắm, chỉ mới có vài bản nhạc đầu tay như bản " Làng anh làng em ." đó là nhạc sĩ Lê Dinh .... Thời đó mỗi khi có chương trình văn nghệ là đôi uyên ương Lê Dinh và Kim Quyên ( giáo viên thể dục trường nữ ) thường song ca, đem lại nhiều ngưỡng mộ cho dân Gò Công, trong số người ngưỡng mộ có Hoàng ... Thầy Lê Dinh rời Gò Công năm 1959, lên làm việc tại đài phát thanh Sài Gòn, bắt đầu sáng tác đều tay và nỗi tiếng luôn từ đó .. .
Hoàng Phương, cho đến gần sập tiệm mới ra mắt bản nhạc đầu tay " Hoa Sứ Nhà Nàng ".. lúc đó Hoàng Phương có nhiều tiền nên tự in lấy. Trước 75 tên tuổi Hoàng Phương hầu như chỉ có người Gò Công thích nhạc mới biết ...
Giặc từ Bắc vô Nam ...tạo cho miền Nam đão lộn đẫm ướt nước mắt ...Vợ xa chồng, con mất cha, gia đình ly tán, đạo đức suy đồi ... Có rất nhiều người mẹ chiều chiều ra trước hiên mà đôi mắt buồn vời vợi trông ngóng đứa con trai bị tù đày không biết ở phương trời nào ...! Hoàng Phương cũng không chạy thoát cảnh đổi đời, tiền của làm ra bằng công sức, phút chốc bị bọn cướp ngày thu sạch, người dân miền Nam thật thà quá , dễ tin quá, nên đã... mất tất cả ...Có người thấy Hoàng chọn tên Hoàng Phương đã kết luận là Hoàng chịu ảnh hưởng của dòng nhạc Boléro của nhạc sĩ Trúc Phương nên đã chọn chữ Phương làm bút hiệu cho mình để tỏ lòng ngưỡng mộ nhạc sĩ Trúc Phương ...
Hoàng Phương giao du rộng, chơi với bạn bè chí tình cũng là một tay nhậu có hạng; số lại đào hoa, mặc dù chân đi khập khểnh nhưng có lẽ lời nhạc đã thu hút được nhiều thiếu nữ đang xuân, ( xóm đạo phía bên kia cầu Long Chiến, Tỉnh Gò Công có một kiều nữ đã tự vận chết vì Hòang Phương .)
Sau năm 1975 Hoàng Phương dám bán vàng, mua cây Organ để tiếp tục sáng tác nhạc. Ðầu năm 1985, Cộng quyền Gò Công có nhờ Hoàng Phương viết một bản nhạc ca ngợi truyền thống " kách mệnh "của giặc Cộng Gò Công , Hoàng Phương viết bản " Gò Công Hồng Trang sử " viết theo điệu Boléro đại ý ca tụng truyền thống kháng chiến của anh hùng Trương Công Ðịnh và căn cứ kháng chiến chống Pháp của ngài ở Ðám Lá Tối Trời trong làng Gia Thuận ...Lời ca tụng Hoàng Phương đã tránh né chỉ nhắc đến chiến công của người anh hùng dân tộc ...Một điểm son của Hoàng Phương ( Ở điểm nầy tôi cũng xin được nhắc đến người soạn giả tài ba trong địa hạt cải lương, đó là soạn giả Yên Ba, Anh nguyên phục vụ trong Trung Ðội Văn Nghệ Hoa Tình Thương thuộc Tiểu Ðòan 50 CTCT, KBC 3858, sau ngày sập tiệm anh về sống tại Hoà Ðồng, Gò Công, Cộng quyền có nhờ anh viết cho một kịch bản để trình diễn, cá nằm trên thớt không thể không tuân lời, nhưng vì liêm sĩ anh đã không thể nào bẻ cong được ngòi viết, nên đã viết phất phơ cho có lệ, Cộng quyền chê dỡ và thôi không để ý tới anh nữa.Thật là đáng khen phong cách của người cầm bút Yên Ba )Lời nhạc Phương viết không " rực đỏ "theo yêu cầu của người nhờ viết. Hoàng Phương nhìn trang sử hồng vào khoảng thời gian 1860 ...Phương được tiền bản quyền, Phương lên Sài Gòn nhờ Quốc Dũng soạn hòa âm và nhờ Bảo Yến ca ( lúc đó Nhã Phương đã nỗi tiếng còn Bảo Yến chưa ai biết đến )Phương đã tốn tiền gấp 5 gấp 7 lần tiền lãnh được từ bản quyền để thực hiện băng nhạc và cũng từ đó tên tuổi Bảo Yến được nhiều người biết tới bên cạnh Nhã Phương .
Sau nầy Hoàng Phương tung ra một loạt bài viết về Gò Công và ca sĩ Bảo Yến hát trọn album và lần lượt số nhạc tung ra thị trường lên tới 3 hay 4 albums... suốt từ Nam ra Bắc, các quán càphê, nhà nhà, đâu đâu cũng nghe nhạc Hoàng Phương. Bài " Hoa Sứ Nhà "nàng cũng được tái hòa âm và phối khí lại thêm đậm đà hương sắc và được phổ biến rộng rãi hơn với nhiều ca sĩ nỗi danh .
Trước khi Hoàng Phương chết một vài hôm ...ở Long An, có một buổi ca nhạc được trực tiếp truyền hình, ca sĩ Giao Linh từ Mỹ về hát bài "Ðôi Mắt Quê Hương" của Hoàng Phương ( Trong một CD, bài nầy được hát bởi ca sĩ Phương Hồng Quế ).
Báo Ấp Bắc của tỉnh Tiền Giang có loan tin Hoàng Phương qua đời và gọi Phương là nhạc sĩ lãng mạn ... Thực ra Hoàng Phương có cách ăn chơi rất hào sảng, thật lòng với bạn bè, cách chơi có tính cách công tử ( Kiểu công tử Bạc Liêu )... Sản nghiệp tạo dựng trước năm 75 ngoài một số bị Cộng quyền tịch thu, số còn lại Phương đổ vào việc ra băng nhạc và ăn nhậu ... tiêu tan hết cả sự nghiệp ... Qua 4 đời vợ chính thức với 4 dòng con, những năm đói rách sau cùng Phương sống với người vợ hết mực yêu thương chồng, gốc người Tăng Hòa có với Phương 2 con trai dưới 10 tuổi; người đàn bà nầy mưu sinh bằng nghề chạy honda ôm, lấy tiền nuôi người chồng ...lãng tử. Một tấm lòng thật hiếm có khi Hoàng Phương không còn gì cả từ tiền bạc cho tới sức khỏe...Tấm lòng của người vợ nầy thật cao cả và đáng quý...!
Lần nhận được số tiền gửi tặng của hội Gò công, ở Cali, coi như là tiền tác quyền của CD " Gò Công Quê Hương Thương Nhớ "trong đó có 5 bản nhạc của Phương, Phương ra chợ Gò Công, quy tụ bạn bè nhậu một trận say bí tỉ ... Những ngày cuối đời Phương bị sơ gan, tóc rụng gần hết, răng cỏ lưa thưa ... Một người bạn vào thăm, Phương thều thào bảo thèm ăn miếng bánh ngọt... Thương cho Phương, đang nghèo khổ lại ốm đau! Mấy ngày sau Phương chết ... Ðám tang được tổ chức tại xóm Cầu Muống ... người cha đứng ra lo chôn cất ... nước mắt lúc nào cũng chảy xuống ...
Sinh ra từ một xóm nằm trên bờ biển ... Tai của Phương đã từng nghe tiếng sóng biển rì rào từ thuở sơ sanh ...biển gắn bó với Phương , Biển thật gần gủi và thật quen thuộc với Phương ...
Trong bài Biển Tím Phương đã viết ..."Mỗi chiều chiều biển tím mênh mông- Cả tình yêu thăm thẳm đợi chờ - ....
Thuyền rời bến, bến buồn tim tím- Tiễn thuyền đi bến ngẩn ngơ chiều - hàng phi lao bên bờ nhân chứng - bàn tay che dõi mắt thuyền về
Với bài Chuyện Tình Rau Muống Biển .. Ai có tới biển Tân Thành mới thấy sắc hoa trắng có nhụy màu tim tím của loài rau muống biển, hoa to hơn hoa của rau muống thường, cánh mỏng manh lả mình theo gió và Phương đã thi vị hóa chuyện tình “-Có chàng trai tên Biển cùng yêu thương cô Muống chân tình - Biển mãi mê đi tìm nguồn cá - Con nước vô tình cuốn Biển đi xa - Muống âu sầu rồi chết bên bờ ...”
Có nhiều đêm không tiền mua dầu đốt đèn. Phương trải chiếu ra sân, ngồi ôm đàn, dưới ánh trăng mờ ảo, mắt của Phương thật xa xôi, hình như tai Phương đang nghe tiếng sóng gọi, tiếng sóng như thì thầm, như thôi thúc người nhạc sĩ hãy mang lời ca của mình ra đi với sóng; tiếng sóng rì rào như hứa hẹn thật nhiều với một người đang sống thiếu thốn đủ mọi thứ; nhưng Phương ở gần biển chứ Phương... không đi với biển, Chấp nhận một cuộc sống nghèo để thử nhìn xem cuộc đời rồi sẽ đi về đâu ...!!
Con người tài hoa lại có số tử vi mang cung mệnh đào hoa nên ngoài 4 người vợ chính thức có con ( Một người vợ tên Nguyễn Thị Tám có với Phương 8 đứa con ), Phương còn nhiều mối tình nhỏ khác ...Phương có người yêu dạy học ở Cầu Cá Thu, Phương viết bản "Thương một người ở xa "...-Về nông trường Phú Ðông - Rừng tổ quốc mênh mông - Sóng rì rào ca hát -Tình yêu em rất cao “
Trải qua một cuộc chiến quá dài, thử hỏi, có người con Việt Nam nào không mơ đến chuyện thanh bình thật sự trên quê hương ..Xóm Cầu Muống thời chiến tranh cũng rất hoang sơ tiêu điều vì lửa đạn.( khoảng đầu thập niên 60, Ðại Ðội Biệt Ðộng Quân biệt lập của Ðại Úy Sơn Thương(Trung Tá, Dân Biểu Quốc Hội, chết trong lao tù Cộng Sản) từng đóng tại đây để truy lùng giặc Cộng ). Sau ngày tang thương tháng tư ... Phương về lại quê xưa dù không bằng lòng với hòa bình trong vòng tay Cộng Sản ... Phương cũng đã viết, có thể Phương đã viết cho thuận hoàn cảnh sống, viết không thực với lòng mình lắm “...-Từng đêm như lời Mẹ ru - Tình yêu quê hương thiết tha - tình yêu non sông gấm hoa- Ðất nước ơi ngày vui thái bình -Nay con về nghe biển lại hò reo ...”
Bàng bạc trong lời ca của Phương ta luôn nghe thấy tiếng sóng biển rì rào, tiếng sóng như lời ru của Mẹ mà Phương đã được nghe từ thuở còn nằm nôi, đã được đùa với sóng từ tuổi thiếu niên , được nhìn thấy sóng đầy uy lực mạnh bạo từ ngoài khơi tiến vào bờ theo mỗi đợt thủy triều ...
...
Thế là hết một đời nhạc sĩ. Lời ca còn đây mà người viết đã vĩnh viễn ra đi. Những ca sĩ, những Ông Bà bầu ca nhạc...có được đồng tiền thu từ nhạc của Hoàng Phương, chắc hẳn là không cần biết đến cái chết âm thầm trong nghèo khổ của Phương ...Họ lại càng không cần biết đến vợ con Phương đang sống bần hàn tại xóm Cầu Muống, thuộc xã Tân Thành, Huyện Gò Công Ðông
...
Chiều nay, nhớ tới Hoàng Phương, tôi mở CD " Gò Công Thương Nhớ "của hội Ái Hữu Gò Công tại Cali phát hành, tôi nghe lại mấy bản của Hoàng Phương ... Chuyện tình rau muống biển , Chung một giòng sông , Nhớ biển Gò Công , Chiều trên biển Gò Công và Mẹ Gò Công ...có 3 bản do " Con nhạn trắng Gò Công" hát ...Một CD nhạc gồm những sáng tác viết về Gò Công của 3 nhạc sĩ gốc người Gò Công : Lê Dinh( Canada), Hòang Phương ( Gò Công)và Nguyễn Hữu Tân( Sacramento).
Ngoài những bản nhạc trên, ca sĩ Bảo Yến còn ca những bản : Ði trên bải biển Gò Công , Biển Thức , Em Gái ngủ trưa , Ðôi mắt quê hương .. Rất tiếc tôi không thuộc nhiều đề tựa các tác phẩm của Hoàng Phương nên không thể kể hết được ra đây ...
Lời nhạc của Hoàng Phương r?ấ chân tình bình dị, dễ thấm vào lòng người nghe, nhất là những người từng sống và từng đến thăm Gò Công.
Những ngày bắt đầu vào đông trên đất người xa xứ ... Lòng người ly hương cảm thấy như se lại khi nhìn lịch thấy năm tàn tết đến, trong nỗi buồn thương nhớ quê hương tôi viết cho Phương với tất cả lòng biết ơn của một người sinh quán tại Gò Công, Cám ơn Phương đã đưa tên Gò Công thân thương đến với mọi người, trên khắp nẻo đường đất nước ...cũng như trên đất lạ, quê người ..
Nếu cõi Vĩnh Hằng là có thật, cầu mong, Phương được thanh thản ...

Viết tại Kỳ Đà Động,Houston Mạnh Ðông

Thủy Lan Vy


Chỉnh sửa lại bởi chigocong - 04/Sep/2008 lúc 10:31pm
IP IP Logged
chigocong
Groupie
Groupie


Tham gia ngày: 28/Jul/2008
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 58
Quote chigocong Replybullet Gởi ngày: 24/Aug/2008 lúc 1:36am
IP IP Logged
chigocong
Groupie
Groupie


Tham gia ngày: 28/Jul/2008
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 58
Quote chigocong Replybullet Gởi ngày: 24/Aug/2008 lúc 1:38am
IP IP Logged
chigocong
Groupie
Groupie


Tham gia ngày: 28/Jul/2008
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 58
Quote chigocong Replybullet Gởi ngày: 24/Aug/2008 lúc 1:41am

       Cánh Diều Kỷ Niệm

http://www.nhacso.net/Music/Song/Tru-Tinh/2008/03/05F657C4/

IP IP Logged
chigocong
Groupie
Groupie


Tham gia ngày: 28/Jul/2008
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 58
Quote chigocong Replybullet Gởi ngày: 24/Aug/2008 lúc 1:43am

        Anh Về Tình Đẹp Quê Hương

http://www.nhacso.net/Music/Song/Tru-Tinh/2008/02/05F6549D/

IP IP Logged
lo cong
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 30/Oct/2007
Đến từ: Canada
Thành viên: OffLine
Số bài: 2596
Quote lo cong Replybullet Gởi ngày: 24/Aug/2008 lúc 2:19pm
 
Bài hát "Mùi Hương Dạ Lý" nghe hay quá. Cám ơn nhiều.
Tối hôm qua cây Dạ lý Hương sau nhà ra bông thơm phức, phải đóng cửa sổ lại để mùi hoa không vào nhà quá nhiều. Không biết sao năm nay cây nầy sung sức ra bông nhiều quá. Đã chiếc ra gần một chục cây để tặng các người quen. Hoa nầy không chịu lạnh nên mùa đông phải đem vào trong nhà, đến mùa hè mới đem ra ngoài.
Một lần nữa, cám ơn nhiều.
Lộ Công Mười Lăm
IP IP Logged
chigocong
Groupie
Groupie


Tham gia ngày: 28/Jul/2008
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 58
Quote chigocong Replybullet Gởi ngày: 25/Aug/2008 lúc 5:31am
       Những bài hát mới của NS Hòang Phương chưa tìm được :  Biển khóc, Hương bâng khuâng, Tình hạ buồn, Tìm em quán Phượng, Bươm bướm ngày thơ, Em vẫn chờ, Kiếp tơ tằm, Mộng tàn, Mùa nhạn trắng, Tình hè.......
IP IP Logged
gcvn95
Groupie
Groupie
Avatar

Tham gia ngày: 19/Jun/2007
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 60
Quote gcvn95 Replybullet Gởi ngày: 04/Sep/2008 lúc 8:27am
Di sản một nhạc sĩ nghèo
Wednesday, September 03, 2008
medium_vn_040908_disan_5.jpg

Bà Mộng Vân và đứa con trai út của nhạc sĩ Hoàng Phương.

medium_vn_040908_disan_1.jpg

Những nhạc phẩm do chính nhạc sĩ Hoàng Phương viết.

Ghi chép và hình: Trần Tiến Dũng

Nhạc sĩ Tuấn Khanh hỏi chúng tôi: “Ngày 2 Tháng Chín tới có muốn chạy đi đâu đó để khỏi nhức đầu không?”. Ở Sài Gòn này, với những vấn nạn đến nghẹt thở, chuyện trốn đi đâu đó trong những ngày lễ đã trở thành thói quen của nhiều người.

Chúng tôi đi về hướng Cần Ðước-Gò Công. Trên quốc lộ 50, chúng tôi có chung ý nghĩ: Thời thực dân Tây, con đường này có lẽ tốt hơn!

Ngoài nhạc sĩ Tuấn Khanh, cùng đi với chúng tôi có nhạc sĩ Tuấn Kiệt, cả ba quyết định đi thăm gia đình nhạc sĩ quá cố Hoàng Phương, một nhạc sĩ không chỉ nổi tiếng ở xứ Gò Công, với những người dân bình dị phương Nam, ngay từ buổi đầu xuất hiện những ca khúc của ông đã là chất men ươm tình tự vùng đồng bằng và làm sống lại giai điệu Bolero.

Ngôi nhà của cố nhạc sĩ nằm ven con đê biển Tân Thành - huyện Gò Công Ðông, tỉnh Tiền Giang. Ðó là một ngôi nhà nhỏ, mái tôn, vách gạch nhưng chưa tô xi măng, nền đất. Ðể biết cảnh nhà nghèo ở Việt Nam, người ta chỉ cần đặt chân vào một ngôi nhà có nền bằng đất. Mùa mưa, nền sụt lún bốc mùi ẩm mốc như đất hoang, mùa nắng dù có mang giày, hai bàn chân cũng nóng hầm hập. Lúc chúng tôi tới nhà người nhạc sĩ quá cố, những con chuột, trùn đất và thậm chí cả một con lươn cùng xuất hiện ngay trong nhà giống như để “chào khách”.

Bà Mộng Vân, người vợ góa của nhạc sĩ đón chúng tôi. Bà mặc cái áo màu trắng, màu vải trắng và những nhánh bông bằng nhựa trang trí trên bàn thờ cố nhạc sĩ Hoàng Phương bỗng nhiên trở thành trang trọng, một kiểu trang trọng chỉ có lúc đón khách của người nghèo miền Nam. Bà Mộng Vân nói: “Mấy anh ra sau nhà rửa mặt cho khỏe, rồi tôi dọn cơm, chờ mấy anh từ sáng đến giờ”. Bữa cơm mà bà định mời chúng tôi chắc không phải là bữa ăn trưa, cũng không phải là bữa ăn chiều, chỉ đơn giản là cơm vì sợ khách đường xa mới tới đói bụng.

Gia cảnh một nhạc sĩ tài hoa

Nhạc sĩ Hoàng Phương mất đi để lại cho bà Vân hai đứa con trai, cậu con trai lớn năm nay mười bảy tuổi, không đủ tiền đi học nên lên Sài Gòn kiếm việc làm. Cậu con trai nhỏ mười hai tuổi, đang chờ mẹ chạy cho đủ năm trăm ngàn đồng đóng tiền nhập học đầu năm. Bà Mộng Vân kể: “Tôi chạy xe Honda ôm từ hồi ảnh còn sống, cái nghề này bữa đực, bữa cái, kiếm ra tiền để ăn là may lắm rồi, nuôi được một đứa ăn học đã hết hơi”. Cả xóm ven biển này biết chuyện ngoài nghề chạy xe ôm, bà Vân còn đi cào nghêu, làm cỏ mướn.

Lúc xe gắn máy Trung Quốc chưa tràn vào Việt Nam, nghề chạy xe ôm cũng tạm đủ sống, còn bây giờ, nhà nào cũng có xe nên một người đàn bà chạy xe ôm như bà Mộng Vân khó mà có thể cạnh tranh nổi với người khác để kiếm sống. Bà Vân cho biết: “Ðôi ba ngày mới có người kêu chở đi Mỹ Tho, Sài Gòn, ngán đường xa, tai nạn nhưng cũng phải đi, có bữa về khuya giật mình vì sợ. Bị cướp hay tai nạn chết luôn thì không nói gì, lỡ bị thương tật thì khổ cho con”.

Tiền tác quyền cứu đói

Chúng tôi hỏi thăm, bà Mộng Vân cho biết, thỉnh thoảng bà có nhận được vài ba trăm ngàn tiền tác quyền trả cho các ca khúc của nhạc sĩ Hoàng Phương. Với bà, tiền tác quyền giống như một thứ ân huệ, được một số ca sĩ nổi danh và giàu có ban phát. Tuy bà cũng biết qua về quyền sở hữu trí tuệ, theo đó nhạc sĩ hoặc thân nhân nhạc sĩ đã quá cố đương nhiên được nhận lợi tức từ lao động nghệ thuật của người chồng nhưng bà vẫn cứ gọi những ca sĩ, những trung tâm sản xuất băng đĩa nhạc, tất cả những người đưa tiền tác quyền cho bà là người tử tế. Bởi họ không đưa thì bà cũng chịu. Bà kể: “Tôi không dám kể tên anh ca sĩ đó đâu, sợ phiền người ta. Tuy nhiên lúc hát bài của chồng tôi, ảnh có mời tôi lên ký hợp đồng đàng hoàng. Ảnh niềm nở lắm! Rồi lúc mẹ con tôi khổ quá chạy lên Sài Gòn để hỏi tiền, ảnh lánh mặt hoài, tôi đi tới, đi lui mấy bận mới được gặp ảnh, mặt ảnh hầm hầm, ảnh ngồi trong xe hơi, kêu đệ tử đưa cho tôi năm trăm ngàn. Tôi ngại lắm, nhưng vì khổ quá nên đành nhận mà tủi thân muốn khóc”.

Không chỉ ở lĩnh vực âm nhạc, chuyện trả tiền tác quyền trong thị trường nghệ thuật của Việt Nam nói chung đã và sẽ luôn luôn là một vấn nạn. Có một nhà văn nổi tiếng ở hải ngoại từng nhận xét: “Ðó là nỗi nhục nhã chung của cả nền văn hóa nghệ thuật Việt Nam”.

IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 3 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.094 seconds.