Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Chuyện Linh Tinh
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Đời Sống - Xã Hội :Chuyện Linh Tinh
Message Icon Chủ đề: XE NGỰA - CÁ KÈO Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 2
Người gởi Nội dung
Hoang_Ngoc_Hung
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 16/Jan/2008
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 1332
Quote Hoang_Ngoc_Hung Replybullet Gởi ngày: 02/Mar/2009 lúc 10:31pm

Chiếc xe thổ mộ và nỗi ngậm ngùi!

TTCN - Sài Gòn trước năm 1960. Anh cả tôi và tôi dắt díu nhau từ quê Sa Đéc lên Sài Gòn bươn chải kiếm sống. Nơi đây đã ghi khắc trong tôi bao kỷ niệm mà mỗi lần nhắc nhớ lại, tôi không tránh khỏi bồi hồi; trong đó có hình ảnh một chiếc xe.

Đó là chiếc xe thổ mộ lướt trên đường phố Sài Gòn năm xưa, với người đánh xe ngựa trung niên lam lũ chất phác cùng một con ngựa khôn ngoan, khỏe đẹp. Đã có vài cách giải thích cái tên gọi “xe thổ mộ” song vẫn chưa xuôi tai, chưa thuyết phục. Chiếc xe ngựa kéo có cái tên gọi lạ lẫm này đến với hai anh em tôi hồn nhiên, thân thiết như người bạn chí tình, gắn bó với tôi trong niềm vui, chia sẻ cùng tôi bao nỗi niềm của kẻ tha phương cầu thực.

Thường xuất phát từ vùng ngoại thành Gia Định, Củ Chi, Hóc Môn, Bà Điểm… chiếc xe xuôi ngược trong nội thành. Ẩn nhẫn, khiêm hòa, xe thổ mộ “hòa mạng” trên đường Sài Gòn không mấy khó khăn,  lại không bị cạnh tranh ác liệt vì thời đó chưa đông dân, chưa có cảnh “loạn xe cộ” ồn ào như ngày nay. Chiếc xe thổ mộ nhỏ, thô sơ có cái mui khum khum giống như mui chiếc ghe bầu thường qua lại trên sông nước quê tôi (không giống nấm mộ như cách người ta giải thích từ “thổ mộ”- nghe ớn quá!). Xe được đóng bằng ván gỗ, đôi bánh to rộng vành cũng bằng gỗ; bao quanh bánh xe là lớp cao su dày cứng.

Xe có thể chở 8-10 hành khách, hoặc chở hàng hóa rau cải bông hoa độ vài ba trăm ký. Xe không có băng ghế cho khách ngồi, chỉ gọn lỏm một sàn xe trải lên chiếc chiếu bóng. Khách đi xe cùng nhau “an tọa” trên sàn xe, túm tụm co chân bó gối suốt hành trình.

Phần đông khách đi xe thổ mộ - với giá cước rẻ nhất - là các bà, các chị buôn gánh bán bưng, một số công nhân lao động, các học sinh nghèo nhà ở xa trường lớp, và những người rỗng túi, không đủ tiền sắm nổi chiếc xe đạp cà tàng làm chân đi. Trong số hành khách... khổ hạnh này, có hai anh em tôi. Anh cả tôi và tôi là khách “trung thành”, “ái mộ” nồng nhiệt xe thổ mộ, vì sớm chiều phải nhờ xe tiếp bước đi vào đời để có miếng cơm manh áo và dành dụm chút ít gửi về giúp cha mẹ già chật vật ở quê.

Chiếc xe thổ mộ còn ghi đậm một kỷ niệm không tan biến suốt đời tôi. Trong một buổi chiều mưa lất phất, thành phố chưa lên đèn, anh cả tôi vội vã leo lên chuyến xe cuối trong ngày. Chiếc xe thổ mộ ấy đã đưa anh tôi đến vùng ngoại thành xa xôi để vào khu kháng chiến! Anh tôi bí mật ra đi nhờ một chiến sĩ liên lạc bí mật dẫn đường, mà sau đó tôi được biết là chú đánh xe thổ mộ quen thuộc có nét mặt khắc khổ, có đôi mắt trong sáng, nụ cười hồn hậu.

Sau đó không lâu, từ chiến trường anh nhắn tin về, động viên tôi rời Sài Gòn trở lại quê nhà tham gia hoạt động phụ nữ Đồng Tháp, vừa tiện cho tôi được gần gũi chăm sóc gia đình phần nào. Anh em tôi tin qua thư lại cho nhau thường xuyên. Tôi được biết anh vào đơn vị chiến đấu mới vùng ven đô Sài Gòn, rất hăng say và quả cảm. Lá thư nào anh cũng nhắc nhở tôi học tập, rèn luyện tư tưởng phẩm cách để hoạt động cách mạng hữu hiệu. Phần cuối thư bao giờ anh cũng nhắn: “Khi nào em cưới chồng, phải báo cho anh biết liền em nhé. Sẽ có quà mừng đặc biệt cho em gái cưng đấy”.

Thế rồi hung tin bất ngờ đến với tôi: sau hai năm ở chiến khu Sài Gòn, anh cả tôi đã anh dũng hi sinh trong một trận chống càn ác liệt. Đau đớn tột cùng đến với tôi là anh tôi ngã xuống mà chưa kịp nhận tin vui lễ thành hôn của em gái mình!

Sau năm 1975, tôi trở lại đất Sài Gòn - TP.HCM đã hoàn toàn giải phóng. Tìm lại dấu xưa tôi chỉ biết bùi ngùi... chen lẫn tự hào. Anh cả tôi đã góp phần xương thịt cùng với đồng bào yêu nước để xây dựng nên một Sài Gòn - TP.HCM hôm nay phồn vinh, rạng rỡ. Cho tới nay, sắp kỷ niệm 30 năm giải phóng Sài Gòn, xương cốt của anh cả tôi vẫn chưa tìm thấy. Di ảnh của anh được đặt lên bàn thờ cạnh ảnh cha mẹ tôi và ngày lễ thương binh liệt sĩ 27-7 hằng năm trở thành ngày cúng giỗ tưởng niệm anh...

Anh tôi đã ngã xuống trong tư thế một chiến sĩ anh hùng, vậy mà cho tới nay vẫn là một... chiến sĩ vô danh. Còn hình ảnh chiếc xe thổ mộ thân yêu với anh em tôi nay đã lùi xa ra khỏi đường phố Sài Gòn; thỉnh thoảng tôi chỉ còn bắt chợt gặp lại nó trong tranh ảnh hay trên phim.

Ghi lại kỷ niệm không quên này, tôi kính cẩn thắp nén nhang thơm tưởng niệm anh cả tôi, anh Nguyễn Ích Tài, mà đời đời tôi mãi không nguôi tiếc thương.

MAI PHƯƠNG



Chỉnh sửa lại bởi Hoang_Ngoc_Hung - 02/Mar/2009 lúc 10:40pm
hoangngochung@ymail.com
IP IP Logged
Hoang_Ngoc_Hung
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 16/Jan/2008
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 1332
Quote Hoang_Ngoc_Hung Replybullet Gởi ngày: 02/Mar/2009 lúc 10:46pm

.XE THỔ MỘ

Nhạc sĩ: Tiến Luân
Ca sĩ: Quốc Đại.
 
 
 
 
 
 


Chỉnh sửa lại bởi Hoang_Ngoc_Hung - 02/Mar/2009 lúc 10:50pm
hoangngochung@ymail.com
IP IP Logged
Hoang_Ngoc_Hung
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 16/Jan/2008
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 1332
Quote Hoang_Ngoc_Hung Replybullet Gởi ngày: 02/Mar/2009 lúc 10:51pm

 

NGỰA và HOA

Tuý Hà

Xe thổ mộ chở hoa ra chợ Tết

Từ những làng quê  đường đất gập ghềnh

Chú ngựa già một đời mõi vó

Chỉ thấy một đường

theo nhịp roi rung.

Trên lưng còm

Vết hằn chất chứa

Đã bao ngày xương xẩu vẫn hoài đau.

Xe thổ mộ , dầm sương dãi nắng

Chở hương hoa sắc thắm đến cho đời.

Gánh gánh gồng gồng

Muôn hoa chen sắc

Khoác áo mùa Xuân làm đẹp phố phường.

Khách đến chợ Hoa, đông vui náo nhiệt,

Riêng lảo ngựa già dừng vó buồn buồn hiu.

Ngựa chở đến người những niềm vui mới

Giữa chợ đời trong héo ngoài tươi.

Vạn vạn cành hoa vươn dài phố chợ

Vạn vạn đời hoa u ẩn thẩn thờ.

Khi người vui đem hoa vào lọ cắm

Là đời hoa từng phút héo dần .

Hoa hôm trước trong bình pha lê tinh khiết

Vài hôm sau trong thùng rác nặng mùi .

Hoa tức tưởi giận người hay giận ngựa,

Thật ra thì hoa-ngựa khác gì nhau

Một bên mãi oằn lưng kiệt sức

Và cả đời chỉ một hướng đi

Một bên là hoa tươi thơm ngát

Vừa phải chia xa sinh lực đất trời.

***
 
Phải chi hoa cứ trên cành sung mãn

Tàn cánh rơi kết trái cho người .

Và ngựa  vui giữa đồng xanh hoang dã

Trên thảo nguyên , tung vó tự do .

Hí lộng cuộc đời  sá gì nắng gió

Góp công vào chiến sử

vẫn thơm danh .

Hoa rũ xuống

Níu bờm ngựa mõi

Em và anh không níu được bờ môi .

 ***

Xe thổ mộ chở hoa ra chợ bán

Niềm vui người , sao đau đớn trong ta.

Ai cũng biết nâng cành hoa biếc

Lại hững hờ thân phân ngựa già đau.

Ai cũng muốn vui xuân hoa mới

Quên ngựa hồ mãi nhớ bắc phong .

 ***

Xe thổ mộ vẫn chở hoa ra chợ

Và ngựa già vẫn lặng lẽ  Thu đông .

Hoa và ngựa hai phận đời cách biệt

Như em và anh

Hai đuờng thẳng song song .

 

 

hoangngochung@ymail.com
IP IP Logged
Hoang_Ngoc_Hung
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 16/Jan/2008
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 1332
Quote Hoang_Ngoc_Hung Replybullet Gởi ngày: 02/Mar/2009 lúc 10:55pm

hoangngochung@ymail.com
IP IP Logged
Hoang_Ngoc_Hung
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 16/Jan/2008
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 1332
Quote Hoang_Ngoc_Hung Replybullet Gởi ngày: 02/Mar/2009 lúc 11:00pm
thumbnail

Phố lẩu cá Kèo

Cá kèo hay cá bống kèo (danh pháp khoa học: Pseudapocryptes elongatus) là loại cá sông thuộc họ Cá bống trắng (Gobiidae), phổ biến ở miền Tây Nam Bộ, thịt cá mềm, được dùng để chế biến ra nhiều món ăn như lẩu cá kèo...
 
Cá kèo Nam Bộ dài khoảng 15cm, to bằng ngón tay, hình dáng cũng như độ nhớt của cá kèo rất giống con cá trạch ở miền Bắc.

Đây là loại cá sống phụ thuộc vào thiên nhiên, nên chúng có hương vị rất riêng biệt. Thịt cá nạc và thơm, hoà lẫn vị ngọt đắng đắng của gan cá, tạo nên món ăn đặc sản của miền Nam mà không nơi nào có được, đó là món lẩu cá kèo.

Cá kèo là món lẩu bao giờ cũng được để sống nguyên con. Bởi vì xương, vẩy, ruột và mật cá đều ăn được, chỉ cần chà sạch lớp nhớt bên ngoài cảu da cá bằng tro hoặc muối, rồi chờ cho nước lẩu sôi, bỏ cá vào là thưởng thức ngay. Nước lẩu cá kèo được nấu bằng lá giang, một loại lá có vị chua chua chát chát (loại lá gần giống lá chè, nhưng chỉ có ở miền Nam), làm tăng thêm vị đậm đà của nước lẩu và khử đi mùi tanh, dung hoà vị đắng của mật, gan cá. Rau ăn lẩu cá kèo ngoài rau muống, rau cải, rau nhút, còn có rau đắng, loại rau đặc trưng của miền Nam có vị đắng gắt, nhưng thiếu nó, lẩu cá kèo sẽ mất ngon. Cá kèo còn đang nóng phải được chấm với loại nước mắm nguyên chất có vài lát ớt thái mỏng thì mới mặn mà và làm nổi bật lên tính chất đồng quê của cá kèo.

Sài Gòn có một con phố lẩu cá kèo nằm từ đường Sư Thiện Chiếu đến đường Bà Huyện Thanh Quan, quận 3. Đó là những quán chuyên phục vụ các món ăn, món nhậu chế biến từ cá kèo như: quán lẩu Bà Huyện, quán lẩu Số 10, quán Mưa Rừng, quán Sóc Trăng… Chiều chiều, khi những tia nắng cuối cùng của thành phố trôi dần vào giấc ngủ, lúc này phố lẩu cá kèo trở nên nhộn nhịp sôi động hẳn, bởi tiếng người nói cười, tiếng cụng bia, tiếng nhạc rộn ràng hoà cùng hương thơm của những hàng quán nằm san sát nhau, thật thú vị và hấp dẫn. Bạn hãy thử một lần đến đó để chiêm ngưỡng không khí vui nhộn và thưởng thức những món ăn ngon, lạ nơi con phố ẩm thực đặc trưng Sài Gòn.

Địa chỉ:

- Quán 87: 87 Bà Huyện Thanh Quan, Q.3, ĐT: 9307687

- Quán Sóc Trăng : Sư Thiện Chiếu, Q.3, ĐT: 9300636

- Quán Số 10: Sư Thiện Chiếu, Q.3, ĐT: 9308089
hoangngochung@ymail.com
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 2
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.109 seconds.