Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Lịch Sử - Nhân Văn
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Văn Học - Nghệ thuật :Lịch Sử - Nhân Văn
Message Icon Chủ đề: Tết miệt vườn Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 2
Người gởi Nội dung
nqtuan2910
Groupie
Groupie
Avatar

Tham gia ngày: 24/Oct/2007
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 65
Quote nqtuan2910 Replybullet Gởi ngày: 07/Nov/2007 lúc 4:33am

Chào anh Lộ Công Mười Lăm !

 - Tuấn gởi anh 2 tờ gia phả khổ A1, anh có thể in (plot) A2 cũng được; trong này đã cập nhật dữ liệu các vị cho đúng tên ! Vì nhiều Ngánh nên lúc viết thì có thể thiếu sót. Tờ gia phả kiến Họ Trần là kiến họ quốc thích với vua Thiệu Trị, rất quí chưa có ai có ngoài thân tộc, Tuấn đã ghi và vẽ lại bằng autocad đã gởi cho nhà thờ Họ Trần ở TT. Gò Công. Còn gia phả Họ Lộ Công; đã được cập nhật theo ông Trương văn Bào. Được phép của thừa kế Họ Trần cháu ngoại Dương Hữu Trí (1952) cho ghi lạ lý do bà con xa đầu ông Cố. Anh vào photoshop mà in ra.
 
- Lúc xưa nhà ông Cai tổng Hạt, đối diện xéo nhà ông Nội Tuấn, công cấy thường tụ hợp đong lúa gạo, nay là công viên Trương Công Định. Ông Cai tổng Hạt; và ông Phủ Châu văn Quới (Ngánh này vai cháu của Nội tôi; nên khi thấy em vợ lấy cháu ông giận mà bỏ bà thứ nhì). Ông nội có nhiều bà vì bà chánh(nội Tuấn) đẻ ra rồi chết liên tục nên ông mới tìm con trai nối dòng.
 
- Còn chùa Thiên Thai - Bà Rịa ! hình như Tuấn có nghe nhưng để hỏi chính xác lại, Ngánh này thừa kế là ông Nguyễn văn Hảo là con bà Cả Nguyễn Thanh Tòng nhũ danh Trần thị Trọng mà cháu ngoại là gái chưa biết rõ tông tích. Tuấn có sưu tầm chữ nho và chụp hình mộ của bà Thị dưới chân cầu Sơn Qui, bà tên là Trần Quốc thị Bính mẹ của bà Trần thị Trọng - bà Cả Tòng, bửa Tuấn có vô e-mail nhắn Trang Thanh Lan là Nguyễn thị Lệ Liễu (con dòng 2 của ông Cả Tòng) vì mộ của nội Tuấn và di tích cố sơ của ông Cả Tòng tại Ao ông Đốc(mé trong là xóm bà Lễ). Lúc xưa cha Tuấn còn sống ghi lại nhiều lắm; Tuấn đi tìm dần dần ra thêm.
 
- Bửa anh cho thông tin về các vị Tổ ở Thanh Vĩnh Đông, cũng hé sáng được một ít về kiến họ liên quan bên nội Tuấn, xưa thuờng quan niệm "Môn đăng hỗ đối"...


Chỉnh sửa lại bởi nqtuan2910 - 07/Nov/2007 lúc 9:18am
nqtuan2910
IP IP Logged
nqtuan2910
Groupie
Groupie
Avatar

Tham gia ngày: 24/Oct/2007
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 65
Quote nqtuan2910 Replybullet Gởi ngày: 07/Nov/2007 lúc 9:09am
Chào anh LC M Lam !
 
- Tích của vị lập chùa HT Thiên Thai- Vũng Tàu, do bà Trần thị Trọng là vợ ông Cả Nguyễn Thanh Tòng mộ của ông tại hướng Cầu Đúc chạy tới ngã tư, chạy thẳng quẹo phải là Ao ông Đốc (gần mộ Nội tôi) trước là làng chiêu hồi. Đến nay cháu ngoại gái là Phan thị Tím không biết chính xác tên của bà vì tổ tiên không ghi lại???. Cô Tím tính hỏi e-mail của anh, tôi ngại thông tin vì anh chưa biết cô là ai.
 
- Mẹ: bà Trần thị Trọng- bà Cả Tòng là Trần thị Huỳnh mà dân gian ở đây gọi là bà Thị, lúc xưa bà linh lắm hay hiện ra làm cho dân đi qua nghênh ngang sợ mà không nhát (theo sử liệu của kiến họ Trần thì tên là Trần Quốc thị Bính-vợ thứ 3 của ông Trần văn Lý tự Phước- đời 6 (ô. Sờ) tham khảo tờ gia phả họ Trần, thì ông Dương Hữu Trí cho dữ liệu còn phải nghiên cứu và xem xét; còn đây là dữ liệu chính xác do chít (cháu Sơ cung cấp) phía trái từ dốc cầu Sơn Qui đi xuống, đối diên bên kia là chùa Long Đức. Di tích này nghe ông Từ quản lý Lăng Hoàng Gia, được chánh quyền hiện nay xem di tích lịch sử. theo hậu bối kể lại vì bà không phải kiến họ Phạm, nên khi khi mất an táng bên ngoài. nqtuan có chụp hình di tích mộ bà và nhờ người Hoa viết lại chữ nho theo y như di tích. Đây là tư liệu trích trong gia phả "NGUYỄN DUY TỘC THẾ PHỔ" do cha tôi viết dàn bài và tôi sưu tầm tập hợp kết nối lại cho khớp. Có dịp nqtuan sẽ e-mail dữ liệu này !
 
     



Chỉnh sửa lại bởi nqtuan2910 - 07/Nov/2007 lúc 8:30pm
nqtuan2910
IP IP Logged
lo cong
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 30/Oct/2007
Đến từ: Canada
Thành viên: OffLine
Số bài: 2596
Quote lo cong Replybullet Gởi ngày: 08/Nov/2007 lúc 12:45am
Chào anh Tuấn,
Vui quá: cô Tím là em cô Trắng và là con bà  Hường...
Giống như con cai tổng Hạt tên: Én, Nhạn, Sắc, Sãnh, Cút, Oanh, Loan, Trỉ.... Con ông chủ Tùng tên Bá, Trắc, Gỏ, Cẩm lai...
Gia dình tôi thì 12,13, 14, 15.....
 
Noi chơi vậy chớ nếu cô Tím muốn email tôi thì anh cứ cho. Chắc cô ta muốn hỏi gì đó.
Thân.
 
Lộ Công Mười Lăm
IP IP Logged
nqtuan2910
Groupie
Groupie
Avatar

Tham gia ngày: 24/Oct/2007
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 65
Quote nqtuan2910 Replybullet Gởi ngày: 11/Nov/2007 lúc 10:43am
Chào LC Lam,
- Bửa thứ bảy 10-11, Tuấn có lại nhà vợ chồng Cô Tím có nhắn về vấn đề HT. Thiên Thai, bà của anh họ Nguyễn còn thực tế bà bên này là Trần thị Huỳnh (kêu bà Từ Dụ bằng Cô lớn) có một con là Trần thị Trọng (mang họ mẹ) nghe kể là bà cu-ki một mình; bà Trọng có chồng là ông Nguyễn Thanh Tòng- Hương cả, ông Tòng có thêm nhánh con sau cháu nội là ca sĩ Trang Thanh Lan. Mộ bà Cả Tòng- nhũ danh Trần thị Trọng tại khu đất dưới chân cầu Sơn Qui, đã bị lạn mất.
 
- Hai ông bà có một người con trai là Nguyễn văn Hảo người lập mộ cho Bà Thị (tài liệu này đã gởi cho anh) ông Hảo có con là bà Hường có con là cô Trắng(bên Mỹ); cô Tím (sắp đi HO.) chồng là Nguyễn Hữu Trí Dai uy VNCH(có chụp hình cô Tím bửa nào thuận tiện gởi anh.
 
- Anh thấy ông bà xưa đặt tên có vần: Huỳnh (vàng); Trọng; Hảo (tốt); Hường (hồng); Trắng-Tím. Đặc biệt ngánh này ít con, xưa nghe ông bà nói cu-ki một mình.
 
- Trở lại vấn đề anh hỏi ngánh Họ Nguyễn? Trùng khớp phát chẩn xây chùa và che giấu HT. Thiên Thai người Huế, một bên Họ Nguyễn, một bên Họ Trần. Tài liệu này tôi đã ghi chép đã nhờ người Hoa viết và dịch y nguyên văn có chụp hình lưu vào gia phả nội bộ. Đây là ngánh bên bà nội Tuấn (theo note của cha tôi) Khi nào anh tìm dữ liệu chính xác tôi sẽ gởi anh các bút tích chữ nho.
 
- Nếu anh sưu tầm thêm bút tích cho Tuấn biết rõ hơn hầu tìm ra gốc-gác tổ tiên(vì lúc ông cố tôi mất nội tôi mới 15 tuổi, ông anh mới 20 tuổi làm sao ghi nhớ được gì theo như Tuấn bây giờ ý thức làm được các quyển phả đã ở tuổi 48 (2002)) Anh Lăm có liên lạc được với Lê thị Kim Hằng ở Canada chưa? Tôi cũng đang tìm gốc thỉ tổ cho rõ hơn(vì vác bậc cao niên đã quá vãng).
- Anh Lăm, vị mà mặc áo đứng trước mộ Ô. LC Hội có phải là LC Bích?
Thân mến
 
nqtuan2910
IP IP Logged
lo cong
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 30/Oct/2007
Đến từ: Canada
Thành viên: OffLine
Số bài: 2596
Quote lo cong Replybullet Gởi ngày: 11/Nov/2007 lúc 3:10pm
Chào anh Tuấn,
Bà nội tôi, NT Lẩm ngày xưa có răng đen (người nam làm gì có răng đen! chỉ có người bắc và trung mới có) . Lý do là lúc bà nội tôi có thai ba tôi thì bà cố tôi đang dấu HT Thiên Thai trong nhà. HT làm thuốc dưỡng thai và nhuộm răng cho bà nội tôi. Sau dó bà cố tôi xây chùa cho HT ra ở ngoài Vủng Tàu.
Lúc bà cố tôi mất HT Thuên Thai không về, nên bà dì tôi là NT Lúa (em bà nội tôi) có đăng một bài thơ trách móc ông ta dử lắm!
Bà cố tôi (vợ ông NV Tá) rất được dân làng kính trọng nên lúc mất chỉ có 79 tuổi, mà Làng cho thêm 1 tuổi (để đủ 80) để được đánh trống trong đám táng.
 Về hình mộ LC Hội chụp tháng janvier rồi, tôi là người mà anh tưỡng là anh LC Bích vì anh Bích đã mất mấy năm rồi.
Mấy hôm nay bận rộn chưa liên lạc với LT K Hằng. Có gì lạ sẽ thông báo cho anh sau.
Chúc anh và gia đình nhiều sức khỏe và hẹn lần sau.
15
Lộ Công Mười Lăm
IP IP Logged
Phanthuy
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 01/Jun/2007
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 960
Quote Phanthuy Replybullet Gởi ngày: 14/Nov/2007 lúc 12:59am
Nghe hai anh kể chuyện dòng họ gia phả của những người nổi tiếng Gò Công ngày xưa mà PT cũng có biết vài người nên rất thích. Toàn là Ông Phủ ông Huyện Bà Phán Bà Hội đồng... giống chuyện của nhà văn Hồ Biểu Chánh quá hà ! Hóa ra 2 anh Lo Cong và Nguyễn Tuấn có bà con với nhau hả? 
PhanThuy-CA
IP IP Logged
nqtuan2910
Groupie
Groupie
Avatar

Tham gia ngày: 24/Oct/2007
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 65
Quote nqtuan2910 Replybullet Gởi ngày: 14/Nov/2007 lúc 3:23am

- Đúng rồi Phan Thủy ơi ! Lâu quá không thấy bạn lên forum. Bà con lòng vòng ở gò-Công thời các vị nội của Tuấn.

- À Phan Thủy có nhắc đến vấn đề "Gà nướng đất sét"? Tuấn đọc sách và xem phim lâu lắm lúc tuổi thanh niên nói về Vi Tiểu Bảo ngồi ăn gà nướng đất sét kiểu Trung Nguyên bên Tàu, tức là vo đất sét bọc hết gà dùng rơm đốt lửa nướng, xong rồi bóc võ đất sét trút xiêm y của chú gà cùng bộ đồ lòng, nướng kiểu này thuở xưa rất sạch vệ sinh, rất thơm ngon! Vi Tiểu Bảo cùng nhóm anh hùng Thiên Địa Hội vừa ăn và nhìn trăng-sao trên trời tưởng nhớ những anh hùng đã khuất vì sự nghiệp "phản Thanh, phục Minh" và cũng gần đến Trung Thu. Lúc xưa Tuấn nghe kể số 13 là số xui bên Tàu đời vua Phổ-Nghi, bên ta có vua Bảo-Đại của đời thứ 13. Tuấn đọc Tam Quốc Chí, Tào-Tháo cho khử hết những người mang họ Mã, nhưng thực tế dòng của họ Tư-Mã-Thiên (người đã tìm mộ thật trong 71 mộ giả của Tào-Tháo ở một dòng suối nước xoáy rất mạnh) Tư Mã Thiên (rất thông minh hay chữ) đọc bài thơ viết nếu ngăn được dòng suối thì sẽ tìm được ngôi mộ chính, đúng như vậy. Trước quân binh vào thì bỉ chém đứt chân tay vì dưới dòng suối đó có một hệ thống tận dụng nguồn nước để hoạt động các máy chém dùng thủy lực.
 
- Chuyện kể được biết như vậy có thể còn khiếm khuyết, Tuấn củng mê đọc sách lắm Tàu lẫn ta : Tam Quốc Chí, sách học làm ngừơi của Nguyễn Hiến Lê, Bình Nguyên Lộc, sách của Tự lực văn đoàn. Sau năm 1975 nhờ những quyển sách "Quẳng gánh lo đi"- Dale Canergie, 'Con đường hạnh phúc"(la rue du bonheur) của Vincent Pauchet, "Sans famille"của Victor Hugo "Dans famille"của Hector Malot (lâu quá rồi tên tác giả có thể viết lộn). Nói không phải khoe là mọt sách nhé !
 
- Thấy bài viết về "Nhà thương ở Gò-Công" của Phan Thủy, đọc rất xúc tích mộc mạc và giản dị vô cùng, xem qua rất "pro"... như là một nhà văn chuyên nghiệp. Nhà thương ấy bây giờ dời về hướng đi Tân Hòa, nhà thương mới qui mô 200 giường bệnh. Xứ Gò-Công mình nước mặn,mà Mỹ-Tho được lo nhiều đường xá trơn tru còn đường của xứ mình ổ gà nhấp nhô lên xuống, nhưng sao mình vẫn yêu Gò-Công không thể tả được.
 
Hẹn gặp Phan Thủy nhé ! Hàn huyên chuyện quê hương Gò-Công, Họ Phan
 


Chỉnh sửa lại bởi nqtuan2910 - 17/Nov/2007 lúc 6:28am
nqtuan2910
IP IP Logged
Phanthuy
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 01/Jun/2007
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 960
Quote Phanthuy Replybullet Gởi ngày: 16/Nov/2007 lúc 1:24am
Cảm ơn anh Quốc Tuấn thật nhiều. Anh đọc sách nhiều quá nên trông anh có vẻ  như là 1 pho sách toàn thư đầy kiến thức , PT rất mừng trong Hội Gò Công chúng ta có 1 người giỏi sưu tầm , thích tìm tòi trở về nguồn gốc , trở về cái Chân Thiện Mỹ bằng cách thích đọc những loại sách Yêu nước , Học Làm Người như vậy ! Rất thú vị khi nghĩ có ngày được đàm đạo với anh về các vấn đề nhất là về lịch sử, văn học.
PhanThuy-CA
IP IP Logged
lo cong
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 30/Oct/2007
Đến từ: Canada
Thành viên: OffLine
Số bài: 2596
Quote lo cong Replybullet Gởi ngày: 01/Feb/2013 lúc 1:19pm
 
Thấy chủ đề "TẾT MIỆT VƯỜN" nên chép bài nầy lên đây để nếu có bạn trẻ nào thích tiếng Anh đọc cho vui, và hiểu thêm về VĂN HÓA của VIỆT NAM.
 
 
 

Vietnamese New Year Customs

 

1. Clean and decorate the home

Homes are often cleaned and decorated before New Year’s Eve. Children are in charge of sweeping and scrubbing the floor. The kitchen needs to be cleaned before the 23rd night of the last month. Usually, the head of the household cleans the dust and ashes (from incense) from the ancestral altars. It is a common belief that cleaning the house will get rid of the bad fortunes ***ociated with the old year. Some people would paint their house and decorate with festive items.

Vietnamese%20New%20Year%20Customs%20-%20trang-tri

2. Literally means “getting new clothes”

This is often the most exciting part of the Vietnamese New Year among children. Parents usually purchase new clothes and shoes for their children a month prior to the New Year. However, children cannot wear their new clothes until the first day of the New Year and onward. The best outfit is always worn on the first day of the year.

Vietnamese%20New%20Year%20Customs%20-%20vietnamese-new-year

3. Farewell ceremony for the Kitchen Gods (Ong Tao)

Seven days (the 23rd night of the last lunar month) prior to Tet, each Vietnamese family offers a farewell ceremony for Ong Tao to go up to Heaven Palace. His task is to make an annual report to the Jade Emperor of the family’s affairs throughout the year.

Vietnamese%20New%20Year%20Customs%20-%20tao-quan

4. New Year’s Eve

However, in a literal translation, it means “P***age from the Old to the New Year”. It is a common belief among Vietnamese people that there are 12 Sacred Animals from the Zodiac taking turn monitoring and controlling the affairs of the earth. Thus, Giao Thua (New Year’s Eve)is the moment of seeing the old chief (Dragon for 2000) end his ruling term and p*** his power to the new chief (Snake for 2001). Giao Thua is also the time for Ong Tao (Kitchen God) to return to earth after making the report to the Jade Emperor. Every single family should offer an open-air ceremony to welcome him back to their kitchen.

Vietnamese%20New%20Year%20Customs%20-%20giaothua

5. The Aura of the Earth

Giao Thua is the most sacred time of the year. Therefore, the first houseguest to offer the first greeting is very important. If that particular guest has a good aura (well respected, well educated, successful, famous, etc.), then the family believes that they will receive luck and good fortune throughout the year. The belief of xong dat still remains nowadays, especially among families with businesses.

6. Apricot flowers and peach flowers

Flower buds and blossoms are the symbols for new beginning. These two distinctive flowers are widely sold and purchased during Tet. Hoa Mai are the yellow apricot flowers often seen in Southern Viet Nam. Hoa Mai are more adaptable to the hot weather of southern regions, thus, it is known as the primary flower in every home. Hoa Dao are the warm pink of the peach blossoms that match well with the dry, cold weather from the North. Tet is not Tet if there is no sight of Hoa Mai (south) or Hoa Dao (north) in every home.

Vietnamese%20New%20Year%20Customs%20-%20hoa-dao

7. Giving away red envelopes (filled with lucky money)

This is a cultural practice that has been maintained for generations. The red envelopes symbolize luck and wealth. It is very common to see older people giving away sealed red envelopes to younger people. Before the younger ones could receive the envelopes, they have to perform a certain greeting. Here is a sample of a greeting I might have to say to the Professor:
-Thưa thầy, năm mới, con xin kính chúc thầy được dồi dào sức khỏe và gia đình an khang thịnh vượng! (Dear teacher, this New Year, I am respectfully wishing for you to have an abundance of strength and physical wellness, and your family to live in peace and prosperity).
Reciprocally, the older ones would return good advice and words of wisdom, encouraging the younger ones to keep up with the schoolwork, live harmoniously with others, and obey their parents.
This greeting ritual and Li Xi is also known as Mung Tuoi, honoring the achievement of another year to one’s life.

Vietnamese%20New%20Year%20Customs%20-%20bao-li-xi

8. Making offers for the Ancestors

This ceremony is held on the first day of the New Year before noontime. The head of the household should perform the proper ritual (offering food, wine, cakes, fruits, and burn incense) to invite the souls of the ancestors to join the celebration with the family. This is the time families honor the souls of their ancestors and present the welfare of the family.

...........................

 
 
 
 


Chỉnh sửa lại bởi lo cong - 01/Feb/2013 lúc 1:47pm
Lộ Công Mười Lăm
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 2
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.113 seconds.