![]() |
![]() ![]() ![]() ![]() ![]() |
![]() ![]() |
Tâm Tình | |
![]() |
![]() |
![]() ![]() |
<< phần trước Trang of 4 phần sau >> |
Người gởi | Nội dung | |||
Hoàng Dũng
Senior Member ![]() ![]() Tham gia ngày: 08/Nov/2008 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 592 |
![]() ![]() ![]() |
|||
Top Ten phát biểu ấn tượng nhất
năm 2010
1. “Nghiêm ở đây không có nghĩa sai là “chặt chém” ngay, như vậy thì hết người, không có người để làm… cứ dẹp đi thì bầu không kịp!”- Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng.
2. “Làm người có khó không các cháu? Có khó không? Thế tóm lại có làm được không?”- Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh hỏi các cháu học sinh trong ngày khai trường. 3. “Thánh Gióng công lao là như thế, tài năng là như thế, nhưng mà không màng chức vụ, danh lợi, không đòi hỏi ai cảm ơn cả, không đòi hỏi phong chức phong tước gì cả, đánh giặc xong là thanh thản về trời để sống một cuộc đời vui thú điền viên, một cuộc đời thanh thản” – Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết. 4. “Nếu ai đó nói rằng công tác tổ chức đại lễ còn hạn chế thì đó là do nhận thức chưa tốt”- Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thế Thảo nói về thành công của đại lễ nghìn năm. 5. “Các nước có chỉ số IQ cao đều xây đường sắt cao tốc”- Ông nghị Trần Tiến Cảnh. 6. “Tôi không nghĩ đến việc tạo dấu ấn cá nhân”- Bộ trưởng Giáo dục- Đào tạo Phạm Vũ Luận. 7. “Chúng tôi không có trách nhiệm gì mà phải chịu trách nhiệm”- Bộ trường KH & ĐT Võ Hồng Phúc trả lời chất vấn về trách nhiệm trong vụ việc Vinashin. 8. “Tôi tin rằng Thủ tướng không quên lời dạy đó của Bác Hồ… Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có thể là một trong những người nắm bắt được xu hướng phát triển thời đại và đáp ứng được yêu cầu của nhân dân, đất nước”- Giáo sư Vũ Khiêu. 9. “Về mặt lý thuyết là an toàn”- Bộ trưởng Tài nguyên – Môi trường Phạm Khôi Nguyên trấn an dư luận về độ an toàn của hồ chứa bùn bauxite Tây Nguyên. 10. “Tôi hứa chấm dứt ghép nhiều bệnh nhân một giường chỉ là câu chuyện truyền miệng tầm phào thôi”- Bộ trưởng Y tế Nguyễn Quốc Triệu. Ngoài ra, bạn đọc Dân Làm Báo xin góp vào Top những phát biểu ấn tượng nhất năm 2010 với phát biểu của Bí thư Đà Nẵng Nguyễn Bá Thanh khi nói về tình hình Biển Đông : “Giờ giữa mình với TQ tranh chấp trên Biển Đông, mình chỉ vùng biển đó nói của mình, hắn nói của hắn. Thôi thì …tránh cha chỗ khác đi chứ vô chi mấy chỗ đó cho nó bắt rắc rối lên thêm. Nó bắt hồi cũng thả ra thôi” Và ấn tượng hơn khi ông Bí thư Thanh cao hứng khoe tiếp : đã từng “dùng một lúc… năm, sáu trăm chiếc tàu đánh cá HÚC MẸ vào giàn khoan của nó (Trung Quốc), nó phải nhổ giàn khoan mà chạy..” Quân Hại Nhân Dân. 8CL. |
||||
Đầy ly cạn , ru đời biệt xứ
Cạn ly đầy , quên kiếp lưu vong |
||||
![]() |
||||
Hoàng Dũng
Senior Member ![]() ![]() Tham gia ngày: 08/Nov/2008 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 592 |
![]() ![]() ![]() |
|||
Nghe thêm tại link dưới đây : ( copy và paste ) http://www.truyenhinhvietnam.tv/viewArticle.php?article_id=1541 . Chỉnh sửa lại bởi Hoàng Dũng - 22/Dec/2010 lúc 9:14pm |
||||
Đầy ly cạn , ru đời biệt xứ
Cạn ly đầy , quên kiếp lưu vong |
||||
![]() |
||||
Phanthuy
Senior Member ![]() ![]() Tham gia ngày: 01/Jun/2007 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 960 |
![]() ![]() ![]() |
|||
Hoang` Dũng ơi, cho PT ké bài này nha vì đọc thấy thấm quá nên muốn gửi cho các bạn xem.
Thấy gì về đất nước từ một người bán xôi?
Tôi có một cái nhìn rất khách quan, xin đừng trách tôi tại sao không về VN nữa.
Tại vì nơi ấy tôi không tìm thấy được tình người. Bé.
Có một hình ảnh mà tôi lúc nào cũng thấy hài hước đến...đau lòng. Đó là hình ảnh những người bán xôi bên vỉa hè thành phố "xanh, sạch, đẹp" của chúng ta.
Đó là những người bán xôi sáng. Họ đeo khẩu trang để bán xôi. Khẩu trang che kín mặt chỉ hở hai đôi mắt. Một thành phố bụi bặm, quá nhiều rác thải và một không khí ô nhiễm ở mức độ cao. Vì thế, những người bán xôi phải đeo khẩu trang để bảo vệ sức khoẻ cho họ. Nhưng những bát xôi thì không thể đeo... khẩu trang. Một hình ảnh quá hài hước, quá đau lòng và thật xấu hổ. Tôi nói vậy không ngoa một chút nào. Hình ảnh này cho chúng ta thấy một điều cơ bản về lối sống của con người trong thành phố này nói riêng và của xã hội của chúng ta nói chung. Đó chính là thói ích kỷ. Bây giờ, người ta yêu cái cây trên ban công như một báu vật nhưng lại tàn phá những cánh rừng. Người ta yêu sự sạch sẽ chiếc xe hơi của họ nhưng lại ngồi trong xe ném rác ra ngoài đường. Người ta mua những chiếc máy lọc nước hoặc rửa rau quả công nghệ cao nhưng lại đầu độc những dòng sông, những ao hồ. Người ta mua cả ngàn đô la một con chim để chăm sóc như chăm sóc một ông vua nhưng lại vác súng sắn các loại chim trong thành phố. Người ta vượt đèn đỏ để được nhanh thêm một phút nhưng lại không mảy may nghĩ đến tính mạng của một người qua đường... Và thế, những người bán xôi đeo khẩu trang chống ô nhiễm nhưng lại bán xôi có bụi bẩn cho người khác. Họ đeo khẩu trang vì sức khoẻ họ và họ cứ bán "xôi bẩn" cho người khác vì tiền vào túi họ. Chuyện người bán xôi đeo khẩu trang chỉ là một hình ảnh dễ thấy để nói lên hiện trạng của một lối sống ích kỷ trong xã hội của chúng ta. Những hình ảnh về sự ích kỷ của con người trong xã hội chúng ta mà tôi đề cập ở trên là những hành động ích kỷ dễ thấy. Nhưng bên cạnh đó là thói ích kỷ ẩn danh và được khoác lên bởi một chiếc áo có thương hiệu "từ thiện". Đó là những cách tài trợ này, giúp đỡ kia, đấu giá nọ...Thói ích kỷ còn thể hiện cả trong cách thức "phê và tự phê". Thói ích kỷ này mới tinh xảo làm sao và vô cùng thâm hậu. Nếu chúng ta bỏ công ra để phân tích thì chúng ta sẽ thấy thói ích kỷ đang lan tràn trong xã hội ta. Chúng ta không cần nhìn đâu xa để biết thực sự đời sống của một xã hội nào đó đang như thế nào. Chúng ta chỉ cần quan sát ngày ngày trên phố là chúng ta biết được xã hội đó luật pháp có nghiêm không, còn người có yêu thiên nhiên và bảo vệ môi trường không, con người có còn tình yêu con người không, con người có vô cảm không, con người còn bao nhiêu phần trăm nhân tính...Tôi đặt những câu hỏi như thế nghĩa là tôi đang gián tiếp gửi một bản thông cáo đen về nhân tính con người rồi. Nếu những ai phản bác lại tôi thì trước khi phản bác hãy ngồi một mình trong ngôi nhà sang trọng của bạn và suy ngẫm một cách công tâm một lần thôi, chỉ một lần thôi và không cần thêm một lần khác nữa về sự thật lối sống của con người hiện nay. Một lần thành thật thôi. Tôi chỉ xin như thế. Thảo Dân/TuanVietNam Chỉnh sửa lại bởi Phanthuy - 08/Jan/2011 lúc 8:21pm |
||||
PhanThuy-CA
|
||||
![]() |
||||
Hoàng Dũng
Senior Member ![]() ![]() Tham gia ngày: 08/Nov/2008 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 592 |
![]() ![]() ![]() |
|||
Đâu Là Sự Thật ?
(Thắc mắc của các sinh viên trẻ đang sống trong lòng VNXHCN) Giới trẻ
chúng tôi, thành phần lớn lên sau chiến tranh không hiểu biết lý do tại
sao đã có cuộc chiến Ðông Dương lần thứ 2 (1954-1975), mà báo chí ngoại
quốc thường gọi là chiến tranh Việt Nam (Vietnam War).
Chúng tôi đã được học tập dưới hệ thống nhà trường xã hội chủ nghĩa (XHCN) về lý do tại sao có cuộc chiến tranh Việt Nam qua những cụm từ như “chế độ khát máu Mỹ-Diệm”, ”miền Nam bị Mỹ, Nguỵ kìm kẹp”, “đánh cho Mỹ cút đánh cho Ngụy nhào”, “ách thống trị thực dân kiểu mới của Mỹ”, “giải phóng miền Nam” v.v… Nhưng ngày nay, với sự phổ biến của công nghệ thông tin, chúng tôi đã biết nhiều hơn trước. Về lý do tại sao đã có và do ai gây ra cuộc chiến Việt Nam 1954-1975, hoàn toàn không phải như chúng tôi đã được tuyên truyền trong nhà trường. Tuy nhiên, chúng tôi cũng còn vài thắc mắc rất đơn giản. Kính mong các bác, các chú, là những người đã và đang phục vụ cho đảng và nhà nước Việt Nam và những người vẫn khư khư cho rằng chiến tranh Việt Nam là cần thiết để “giải phóng miền Nam” thoát khỏi sự “kìm kẹp của Mỹ, Ngụy” v.v giải thích giùm: 1. Sau năm 1954, sau chiến thắng Ðiện Biên Phủ, Hiệp định Geneve đã được ký kết ngày 27/10/1954 chấm dứt chiến tranh Ðông Dương lần thứ nhất. Trong thời gian chủ tịch Ho-Chi-Minh (HCM) lãnh đạo chính quyền miền Bắc, tại sao 1 triệu người miền Bắc đã phải lên tàu đua nhau bỏ chạy vào miền Nam để cho “Mỹ - Diệm kìm kẹp” mà không ở lại cùng nhà nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà và chủ tịch HCM? Số 1 triệu người này có thể còn nhiều lần hơn nếu nhà nước không dùng bạo lực ngăn chặn, không cho họ ra đi! Tại sao, ngoại trừ một số các cán bộ đảng viên cộng sản (CS) tập kết ra Bắc, người dân miền Nam lại không đua nhau chạy ra Bắc theo chế độ CS của chủ tịch HCM, mà tuyệt đại đa số cứ nhất quyết ở lại cho “Mỹ - Diệm kìm kẹp”? Theo hiệp định Geneve thì lúc đó mọi người được hoàn toàn tự do lựa chọn đi ra miền Bắc hay ở lại miền Nam cơ mà?? 2. Tại sao hồi còn chiến tranh Việt Nam (trước 30/4/1975), mỗi khi có giao tranh giữa quân đội miền Nam (VNCH) và bộ đội “giải phóng” thì dân chúng đều chạy về phía có lính miền Nam trú đóng, chứ không chạy về phía bộ đội “giải phóng”? Nếu dân miền Nam bị “Mỹ, Ngụy kìm kẹp”, cần phải được “giải phóng”, thì lẽ ra họ phải hồ hởi mà chạy về phía các “đồng chí bộ đội”, tay bắt mặt mừng và cám ơn “được giải phóng”, chứ sao lại bồng bế nhau mà chạy trối chết để xa lánh các “đồng chí” ấy? Ðua nhau chạy vế phía có lính miền Nam để tiếp tục bị “kìm kẹp”, không lẽ họ ngu đần đến nỗi chỉ thích bị “Mỹ, Ngụy kìm kẹp” chứ không muốn được “giải phóng” à? 3. Năm 1975, sau khi chiến tranh chấm dứt, “bộ đội giải phóng” chiếm toàn bộ miền Nam, đất nước thống nhất, Mỹ đã cút, Ngụy đã nhào. Tại sao dân miền Nam lại lũ lượt trốn chạy ra đi, bất chấp nguy hiểm, bão tố, cá mập, hải tặc mà vượt Biển Ðông; bất chấp các bãi mìn, hay bị Khơ-me Ðỏ chặt đầu; để bằng đường bộ băng qua Campuchia sang Thái Lan? Theo ước tính của các cơ quan truyền thông, thông tin quốc tế thì hơn 1 triệu người đã đi bằng hình thức này (h**p://archives. cbc.ca/id- 1-69-324/ l....ty/boat_ people). Chúng tôi đã được học tập là “Mỹ- Diệm đã ban hành đạo luật 10/59 tố Cộng, diệt Cộng, lê máy chém đi khắp miền Nam”, nào là “bè lũ tay sai quân phiệt Nguyễn Văn Thiệu”, nào là “ghi khắc tội ác dã man của đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai”… v.v…. Khi học xong, đọc hay nghe những dòng chữ như thế, thì chúng tôi nghĩ, chắc hẳn chế độ ở miền Nam dù với Diệm hay Thiệu thì cũng tàn ác kinh khủng lắm, thế nhưng tại sao lại suốt từ 1954 cho thời điểm ngày “Giải phóng” 30/4/1975 - 20 năm trời, không hề có hiện tượng người dân miền nam từ bỏ, trốn khỏi miền Nam để xuống tầu đi vượt biên? Thay vì đến khi bộ đội ta từ miền Bắc vào Nam “giải phóng”, lẽ ra phải ở lại mừng vui, thì họ lại kéo nhau ra đi là thế nào? Thế thì có tréo cẳng ngỗng không? Tại sao hàng ngàn dân miền Bắc, nhất là từ Hải Phòng, đã có kinh nghiệm sống dưới sự lãnh đạo của Bác và Ðảng hơn 20 năm, cũng bỏ miền Bắc XHCN, vượt vịnh Bắc Bộ sang Hong Kong mong có cơ hội được sống với thế giới tư bản, chứ nhất định không ở lại miền Bắc XHCN “tươi đẹp, thiên đường”? 4. Năm 2005, sau khi hoà bình đã về trên quê hương được 30 năm, đảng CS đã lãnh đạo đất nước được 30 năm, (chính quyền Sài Gòn chỉ lãnh đạo miền nam có 20 năm thôi, 1954-1975), thì tại sao dân chúng vẫn còn lũ lượt tìm cách rủ nhau ra đi. Trai thì đi lao động cho nước ngoài, rồi tìm cách trốn ở lại, gái thì cắn răng chịu đựng tủi nhục lấy toàn đàn ông (già cả, tàn tật, hết thời, …) của Ðài Loan, Singapore, Ðại Hàn, để có cơ hội thoát khỏi Việt Nam??? Tại sao du học sinh, thành phần gọi là tương lai của đất nước vẫn luôn tìm mọi cách (ngay cả khi chưa học xong) để ở lại nước ngoài, như lập hôn thú (giả có mà thật cũng có) với người Việt hải ngoại, chứ nhất định không chịu trở về Việt nam??? 5. Những năm gần nay, những người Việt trước nay đã trốn đi vượt biên, chạy theo để “bám gót đế quốc”, là “rác rưởi trôi dạt về bên kia bờ đại dương”, là “thành phần phản động”, là “những kẻ ăn bơ thừa, sữa cặn” như nhà nước Việt Nam vẫn từng đã nói. Nay được chào đón hoan nghênh trở về Việt Nam làm ăn sinh sống và được gọi là “Việt kiều yêu nước”, “khúc ruột ngàn dặm”? Có đúng họ “yêu nước” không? Tai sao họ không dám từ bỏ hoàn toàn quốc tịch Mỹ, Pháp, Canada, Úc, xé bỏ hộ chiếu nước ngoài và xin nhập lại quốc tịch Việt Nam và vĩnh viễn làm công dân nước Cộng Hoà XHCN Việt Nam??? 6. Trong bộ môn lịch sử chương trình lớp 12, chúng tôi được giảng dạy rằng, “Mặt trận Giải phóng Miền Nam” thành lập ngày 20/12/1960 với mục tiêu “đấu tranh chống quân xâm lược Mỹ và chính quyền tay sai, nhằm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước”. Theo như chúng tôi tìm hiểu, năm 1961 khi Ngô Ðình Diệm ký Hiệp ước quân sự với Mỹ, thì miền Nam lúc ấy chỉ có các cố vấn Mỹ và một ít quân mang tính yểm trợ (US Support Troopes) với nhiệm vụ chính là xây dựng phi trường, cầu cống, đường xá… Mỹ chỉ bắt đầu đưa lính vào miền Nam từ năm 1965, sau khi lật đổ và giết Ngô Ðình Diệm do cương quyết từ chối không cho Mỹ trực tiếp can thiệp quân sự. Quân Mỹ thực sự đổ quân vào miền Nam sau sự kiện vịnh Bắc Bộ năm 1964. Vậy thì vào thời điểm 20/12/1960, làm gì có bóng dáng lính Mỹ nào ở Miền Nam, làm gì đã có ai xâm lược mà chống??? Các bác,
các chú chống ai,
Chống cái
gì vào năm 1960 ???
Chỉnh sửa lại bởi Hoàng Dũng - 11/Jan/2011 lúc 7:43pm |
||||
![]() |
||||
mykieu
Senior Member ![]() Tham gia ngày: 10/Jun/2009 Thành viên: OffLine Số bài: 3471 |
![]() ![]() ![]() |
|||
Hoàng Dũng :
"Hỏng Biết Hỏi Ai???????"
mk trả lời nè Hoàng Dũng ơi :
-- HỎI CHỦ TỊCH UBND THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT ! TẠI SAO NÊN NỖI NÀY !?
RỒI LẠI PHẢI TỐN... 2 TỶ !
NHƯNG....
LIỆU CÓ DỪNG LẠI CON SỐ NÀY !?
![]() ![]()
|
||||
mk
|
||||
![]() |
||||
Hoàng Dũng
Senior Member ![]() ![]() Tham gia ngày: 08/Nov/2008 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 592 |
![]() ![]() ![]() |
|||
Có
người đi ăn phở giá một tô US$35.
Có người đi bán máu để kiếm vài đô mà bị đuổi về. Đây là sự thật ở đây, mời bạn đọc : 08/02/2011
- 12:28 AM
Những ngày
tết vẫn có những người nghèo khổ tìm đến đây với hy vọng bán được thứ
duy nhất bán được để tồn tại.
Những
ngày tết, tại BV Truyền máu và huyết học (quận 5) lại tấp nập kẻ đứng
người ngồi. Gọi là “chợ” vì có kẻ bán, người mua. Nhưng nơi đây chỉ duy
nhất một “người mua” là bệnh viện.
Hàng trăm người nuôi hy vọng bán được máu để có vài trăm ngàn
đồng.
Ảnh: NGUYỄN DÂN
Ngày
đầu năm buồn...
Hầu hết
mọi người đến đây là để bán tiểu cầu - một thành phần trong máu. Bán
tiểu cầu vừa được nhiều tiền hơn (450.000 đồng so với 200.000 đồng nếu
bán máu) vừa phục hồi nhanh hơn. Chỉ một tháng là đã tái tạo lại lượng
tiểu cầu đã mất và người bán lại có cơ hội... bán tiếp. Vì tiểu cầu chỉ
có thể lưu trữ trong năm ngày nên khi có nhu cầu, bệnh viện mới mua.
Người bán phải qua một vòng tuyển khám sức khỏe, người nào “đậu” mới
được bán. 7 giờ sáng, bệnh viện mở cửa nhưng chỉ mới hơn 6 giờ,
trước cửa đã nhốn nháo người đến đăng ký. Ai cũng áo quần lam lũ, khuôn
mặt bồn chồn, hồi hộp.
Sáng mùng
hai tết Tân Mão chỉ toàn những người “thi đậu”… bán máu. Những gương
mặt hôm trước lo âu thì sáng nay tươi tắn hơn. Có lẽ họ nghĩ đến món
tiền sắp được nhận từ việc bán sẽ giúp họ cải thiện trong
những ngày tết. Đó là chị Đặng Thị Loan (45 tuổi, XVNT, Thị Nghè),
giặt đồ mướn, mỗi ngày giặt hai, ba thau đồ được khoảng 40.000-50.000
đồng. Nhà có một mẹ già 83 tuổi và hai con trai nghiện ngập, mỗi
khi lên cơn lại đánh mẹ đòi tiền. Đó là anh Huỳnh Quốc Trung (44 tuổi, An
Nhơn, Gò Vấp), một mình gà trống nuôi con 11 tuổi. Anh Trung ở
nhà mướn, chạy xe ôm nhưng thu nhập ngày có, ngày không. Đó là bà
Nguyễn Thị Thu Hà (63 tuổi, Vườn Lài, Tân
Bình), nghèo đói, không biết chữ, rời Cà Mau lên TP.HCM cùng con gái
làm phụ hồ. Cô con gái bị lừa gạt, có con rồi bị bỏ rơi đã để lại cho
bà đứa cháu nhỏ và bỏ đi biệt tích. Bà nuôi cháu và sống bằng nghề giữ
trẻ thuê, tiền công 600.000 đồng/tháng chỉ đủ để trả tiền nhà. Mỗi tháng
bà đều đặn đến đây bán chỉ để nhận được 450.000 đồng cho hai bà cháu
sống qua ngày…
Những
mảnh đời rách nát
Nguyễn
Thành Nhân, một người đàn ông khiếm thị ngồi buồn rầu. Hằng ngày, anh
dò dẫm đi bán vé số, nhiều lần bị những kẻ vô lương tâm lợi
dụng sự mù lòa lừa đổi những tờ vé số giả. Cùng quẫn đành phải đi bán
máu nhưng không được chấp nhận do không đủ tiêu chuẩn về sức khỏe. Anh
kể mẹ anh vừa mất được bốn tháng. Căn nhà tình thương phường xây cho
cha mẹ bị cậu em út chiếm, đuổi anh ra khỏi nhà. Không tiền, không chỗ ở
lại gần như mù lòa… anh đành lang thang xin ăn.
Một
giọng vang lên tại bàn đăng ký “Chị mới đến tháng trước, chưa
đến ngày hẹn sao bây giờ đã đến rồi?”. Người phụ nữ nghe vậy
tiu nghỉu lầm lũi quay về. Cũng như chị, có khá nhiều người
vì sự nghèo khổ mà bất chấp sức khỏe để đi bán dù chưa đủ
thời gian phục hồi. Bà Ngô Kim Hương (50 tuổi, quận 8), buôn bán ế
ẩm cụt vốn, lần này bà quyết chuyển sang bán xôi mặn, vốn cần khoảng
400.000 đồng nhưng không tiền, đành liều năn nỉ bán máu dù đã bị bác sĩ
từ chối vì thiếu hồng cầu!
Những
người “thi đậu” cũng không khá hơn. Niềm vui vì nhận được số
tiền bán máu chưa bao lâu thì phải lo đến “những con kền kền”
trước bệnh viện, đó là những kẻ cho vay nặng lãi lợi dụng sự quẫn
bách của kẻ khác để kiếm chác. Chị Võ Thị Thái (40 tuổi,
Tiền Giang) kể: “Buổi sáng em đón xe lên đây, mượn của họ
100.000, lãi 30.000 đồng/ngày mà không bán được tiểu cầu, chỉ
bán máu, được 200.000 đồng. Trả nợ họ luôn cả lãi, trừ tiền xe
đi về em chỉ còn lại một nửa”.
Bác sĩ
thẩm định Ngọc Huyền nói: “Thương họ lắm nhưng không biết làm
sao. Có những người van xin mình để được bán nhưng cơ thể họ
yếu quá làm sao mình lấy được. Có những người lên đây trót
mượn tiền mà không bán được, mình đành cho họ tiền để họ trả
nợ chứ không thì họ làm sao sống được với bọn “đầu gấu”
này”.
Sài Gòn
những ngày tết sạch sẽ và yên tĩnh, mọi người gặp nhau với
những lời chúc tốt đẹp. Ngoài kia tiếng chiêng trống của một
đám múa lân rộn rã. Thế mà trong này vẫn có những người nghèo khổ
phải nhốn nháo xin bán từng giọt sức của mình.
NGUYỄN
DÂN |
||||
![]() |
||||
mykieu
Senior Member ![]() Tham gia ngày: 10/Jun/2009 Thành viên: OffLine Số bài: 3471 |
![]() ![]() ![]() |
|||
|
||||
mk
|
||||
![]() |
||||
Hoàng Dũng
Senior Member ![]() ![]() Tham gia ngày: 08/Nov/2008 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 592 |
![]() ![]() ![]() |
|||
http://www.youtube.com/v/7X7poQAz9Hs?version=3 ( Bấm vào những links dưới để xem hình ảnh tự thiêu ) Cập nhật : Phản đối cướp đất, kỹ sư Phạm Thành Sơn tự thiêu trước UBND Đà Nẵng Posted on Tháng Hai 19, 2011 by Báo Dân
Trưa ngày 17/02/2011, kỹ sư Phạm Thành Sơn đến UBND TP Đà Nẵng khiếu nại lần cuối cùng, nhưng đáp lại vẫn là những cái lắc đầu vô cảm của của chính quyền. Quá uất ức, lo sợ gia đình rơi vào thế cùng đường, anh Sơn đã dừng xe ngay trước trụ sở UBND Đà Nẵng để tự thiêu. Toàn cảnh vụ tự thiêu thương tâm của kỹ sư Phạm Thành Sơn trước UBNDTP Đà Nẵng - Ảnh Facebook Tiêu Diêu Ngọn lửa bùng lên đã thiêu rụi chiếc xe cùng nạn nhân, lực lượng công an được điều động tỏ ra vô cảm, không nỗ lực dập tắt đám cháy là một phần nguyên nhân dẫn đến cái chết của người kỹ sư trẻ Phạm Thành Sơn. Ngay sau vụ tự thiêu diễn ra, chính quyền Đà Nẵng đã định hướng dư luận bằng cách lệnh cho báo chí đưa tin đây chỉ là một “tai nạn nổ bình xăng hy hữu”. Trơ trẽn hơn, chính quyền địa phương đã thông báo cho người dân rằng kỹ sư Sơn là một người mắc bệnh tâm thần. Việc tiếp xúc với thân nhân nạn nhân đều bị giám sát hoàn toàn, khắp tuyến đường Ngô Quyền dẫn đến ngôi nhà số 737 của nạn nhân đều bị công an chìm nổi túc trực. Ảnh facebook Tiêu Diêu Bạn đọc danlambao có nick “Một Người dân ở đường Ngô Quyền” cho biết : Tôi vừa đi ngang qua nhà anh Sơn: 737 Ngô Quyền. 16h30 ngày 19.2.2011 Cáo phó ghi: Tên Phạm Thành Sơn Các giao lộ gần nhà anh Sơn có rất nhiều Công an áo xanh, áo vàng, và thường phục – với các loại xe mô tô Công An. Ngay sát lễ tang cũng có rất nhiều người mặc thường phục ngồi trên xe máy, và lảng vảng tới lui, không biết họ là người “lạ” hay “quen”. Gia đình và khách đến viếng đang được Công An “chăm sóc đặc biệt”. Lễ tang một “tai nạn” thật đặc biệt !!! Một chính quyền tráo trở ! Một bạn đọc khác cũng xác nhận : Dường như tất cả “xe ôm” ở Đà Nẵng đều tập trung về đường Ngô Quyền, vừa dừng xe đã bị hỏi giấy tờ… Nguồn tin dấu tên hiện đang công tác trong chính quyền TP Đà Nẵng cũng xác nhận về trường hợp tự thiêu của kỹ sư Phạm Thành Sơn, người hiện đang công tác tại công ty cao su Đà Nẵng. Thương tâm từ dự án tham nhũng Từ khi Đà Nẵng bắt đầu các kế hoạch “Chỉnh trang đô thị” dưới sự lãnh đạo của Bí thư Thành Ủy Nguyễn Bá Thanh, bộ mặt TP tuy đã thay đổi đáng kể, nhưng kéo theo là một lượng lớn những người dân oan bị mất đất, mất nhà, ngày đêm oan khuất thấu trời. Với cách điều hành độc đoán của Nguyễn Bá Thanh, chính quyền địa phương đã răm rắp làm theo một cách máy móc, bất kể hậu quả gây ra, miễn là đạt được chỉ tiêu. Bộ máy chính quyền Đà Nẵng thường xuyên tham gia vào các dự án có mùi tham nhũng. Những dự án bốc mùi tham nhũng có sự tham gia của chính quyền Đà Nẵng Nguyên tác của Nguyễn Bá Thanh : lãnh đạo địa phương nếu không hoàn tất được chỉ tiêu, tiến độ kế hoạch đề ra sẽ bị cách chức. Vì vậy, những nhân viên dưới quyền ông ta thường bất chấp mọi thủ đoạn để được giữ ghế. Dự án Cầu Rồng vốn là một dự án tham nhũng ngay từ khâu giải phóng mặt bằng, nhưng để giữ ghế và đẩy nhanh tiến độ công trình, chính quyền Đà Nẵng đã thẳng tay đẩy người dân vào thế đường cùng dẫn đến thảm cảnh thương tâm như trên. Hành động tự thiêu của người kỹ sư trẻ Phạm Thành Sơn là ngọn lửa báo động cho những chính quyền chỉ biết bám theo đồng tiền dơ bẩn mà tước đoạt quyền sống của nhân dân, như một so sánh sau đây của BBT Đàn Chim Việt : “một vụ tương tự diễn ra tại Tunisia đã làm bùng nổ cuộc cách mạng dẫn tới sụp đổ của chế độ độc tài và xu hướng lan rộng sang các cước lân cận. Theo chân Tunisia, nhân dân Ai Cập đã đứng lên giật sập chế độ độc tài 30 năm đè nén đất nước này.” * Bài viết hôm 18/02 trên danlambao có nêu tên nạn nhân không chính xác, tên đúng của nạn nhân là Phạm Thành Sơn. Xin chân thành cảm ơn bạn đọc tại đường Ngô Quyền – Đà Nẵng đã giúp xác minh. Vì những khó khăn trong việc tiếp cận với thân nhân nạn nhân, danlambao xin chân thành cáo lỗi cùng bạn đọc vì sai sót này Chỉnh sửa lại bởi Hoàng Dũng - 19/Feb/2011 lúc 7:10pm |
||||
![]() |
||||
Hoàng Dũng
Senior Member ![]() ![]() Tham gia ngày: 08/Nov/2008 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 592 |
![]() ![]() ![]() |
|||
Tự thiêu Đà Nẵng – Mập mờ bưng bít thông tin Posted on Tháng Hai 20, 2011 by truongthondlb1
UBND TP Đà Nẵng nằm trên đường Bạch Đằng, đây là đường 1 chiều. Theo nguyên tắc, xe hai bánh khi lưu thông thường phải đi sát lề bên phải. Hình ảnh gửi đi cho thấy, nạn nhân và xe bốc cháy nằm bên trái theo hướng lưu thông, sát lề phía trụ sở UBND, cho nên không thể có chuyện “đang đi trên đường thì tự nhiên xe bốc cháy dữ dội ” như bản tin của TTXVN đưa tin:
Chiếc xe của anh Sơn đang bốc cháy ngay trên sát VỈA HÈ. Anh Sơn không có “điều khiển đang đi TRÊN ĐƯỜNG”. Đây là điểm quan trọng. Nếu một người đang lái xe máy, mà xe “tự nhiên bốc cháy” thì xác xuất sẽ hốt hoảng, cả người lẫn xe chúi ngã xuống lòng đường và cháy. Khó mà có chuyện anh Sơn dừng xe từ lề bên phải tấp qua lề bên trái trước cửa trụ sở UBND T/p để rồi xe thì cháy rụi ở lề đường và anh thì bị cháy trên vỉa hè. Câu tường thuật quan trọng nhất của bài báo “Anh Sơn điều khiển đang đi trên đường thì tự nhiên xe bốc cháy dữ dội khiến anh Sơn chết tại chỗ” và “xác nạn nhân nằm cạnh xe máy” vừa không đúng sự thật, vừa ngô nghê. Dân Làm Báo mời các bạn xem lại toàn bộ quang cảnh hiện trường:
Điểm cần ghi nhận là bài báo hoàn toàn không nhắc gì đến nơi xảy ra vụ việc là ngay trước trụ sở UBND TP Đà Nẵng. * Trong khi đó, Báo Lao Động đăng tải bài báo cùng nhan đề và nội dung: Điểm “khác biệt” duy nhất từ bản tin này là cái hình ảnh mà nhà báo ta dùng là “Ảnh chỉ mang tính minh họa” trong khi hình ảnh thật đang được loan tải khắp nơi nơi:
* Trong khi đó thì trên trang Thanh Niên Online với bài Chưa xác định nguyên nhân vụ cháy người và xe máy:
Do đã có sự chỉ đạo từ trên xuống, báo chí chỉ có thể trông chờ ông đại tá cho biết sự tình điều tra. Vậy thì công an nói sao nhà báo sẽ đăng tin như vậy. Nhưng mà nghe ông đại tá Lợi nói: “đám cháy rất dữ dội, một số người dân tri hô anh Sơn nhảy xuống sông“. Sông đây là sông Hàn, nằm bên kia đường một chiều đối diện với trụ sở UBND TP Đà Nẵng. (xem hình bản đồ ở đầu bài viết). Nhìn hình ảnh lẫn cả video clip người dân dừng xe lại xem, bên kia lửa cháy, con đường thênh thang như thế, anh Sơn làm sao nhảy xuống sông? Mới vào trận ông Sơn đã nói láo. Điều nói láo của ông cũng mâu thuẫn luôn với điều tường thuật láo của TTXVN từ phần trên: “Anh Sơn điều khiển đang đi trên đường thì tự nhiên xe bốc cháy dữ dội khiến anh Sơn chết tại chỗ” Bài này không có hình ảnh cũng chẳng có… “minh họa đính kèm” và cũng hoàn toàn không nhắc gì đến hiện trường nơi xảy ra vụ việc là ngay trước trụ sở UBND TP Đà Nẵng. Cũng xin nhắc lại, nhân vật Nguyễn Văn Lợi – đại tá – chánh văn phòng CA TP Đà Nẵng, người “đoán mò theo chỉ đạo để tuyên bố khả năng vụ cháy là do sự cố”- cũng chính là nhân vật nói dối không biết ngượng mồm trong vụ đàn áp các giáo dân Cồn Dầu hồi năm 2010. * Báo Đất Việt thì thông tin “chắc nịch” hơn bằng cái tít đầy ấn tượng – Xe máy nổ bình xăng, chủ xe chết tại chỗ:
Vậy là “khả năng vụ cháy là do sự cố” đã được Đất Việt xác nhận bằng nhan đề “Xe máy nổ bình xăng, chủ xe chết tại chỗ”. Và chết tại chỗ chứ chẳng có chuyện nhảy xuống sông Hàn. Nhưng ông đại tá Lợi thì lại nói thêm điều không đúng sự thật: “sự việc diễn ra vào thời điểm đường rất vắng người, nên có rất ít người chứng kiến sự việc trên” . Hình ảnh, video mà Dân Làm Báo đã loan tải chứng minh hùng hồn rằng ông Lợi nói láo.Việc nói láo này nhằm mục đích bịt miệng nhân chứng, chỉ có vài người thấy và đó sẽ là những nhân chứng của công an. Còn bất kỳ ai khác sẽ là ngụy tạo, giả dối, không có mặt ở hiện trường. Bài báo này đề cập “mém mém” đến địa điểm nhạy cảm của hiện trường “các lực lượng chức năng xác định chiếc xe cháy ngay cạnh cột điện chiếu sáng số 83 sát mép đường (đoạn trước UBND thành phố Đà Nẵng)”. Tình trạng của anh Sơn là: “xác nạn nhân nằm cạnh xe máy”. * Tại đại bản doanh thông tin của Công An Thành phố Đà Nẵng của Đại tá Nguyễn Viết Lợi, tin được đăng ngắn ngủi Về vụ tai nạn trên đường Bạch Đằng:
Công an Đà Nẵng cũng hoàn toàn không nhắc gì đến hiện trường nơi xảy ra vụ việc là ngay trước trụ sở UBND TP Đà Nẵng. Nhưng trong bản tin này lại cho thấy từ chuyện anh Sơn chết liền tại chỗ, xác nạn nhân nằm cạnh xe máy, chuyển sang ông đại tá chánh văn phòng công an láo rằng “một số người dân tri hô anh Sơn nhảy xuống sông“, bây giờ thì là “TỰ GÂY TAI NẠN giao thông làm xe máy bốc cháy, nạn nhân bỏng nặng. Sau khi được đưa vào bệnh viện cấp cứu, nạn nhân đã tử vong“. Bỏ qua sự khác biệt giữa nguồn tin chết ngay tại chỗ và chết tại bệnh viện. Công an Đà Nẵng đã gián tiếp xác nhận sự kiện anh Sơn đã tự thiêu qua dữ kiện “TỰ GÂY TAI NẠN giao thông làm xe máy bốc cháy” này. Cả guồng máy công an, mật vụ, truyền thông của đảng đang ra sức bưng bít, bóp méo thông tin nhằm ngăn chận ngọn lửa Phạm Thành Sơn!
đọc thêm tại đây : hình ảnh lẫn cả video clip |
||||
Đầy ly cạn , ru đời biệt xứ
Cạn ly đầy , quên kiếp lưu vong |
||||
![]() |
||||
Hoàng Dũng
Senior Member ![]() ![]() Tham gia ngày: 08/Nov/2008 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 592 |
![]() ![]() ![]() |
|||
Từ Mohammed Bouazizi đến Phạm Thành SơnVũ Đông Hà (danlambao) – 11 giờ 30 sáng ngày 17 tháng 12 năm 2010, từ thành phố xa xăm Sidi Bouzid, ngay trước tòa nhà trắng 2 tầng của trụ sở thành phố, một người thanh niên 29 tuổi bán hoa quả bằng xe đẩy đã thắp lên một ngọn lửa bằng chính thân xác của mình. Ngọn lửa bùng lên bởi sự uất hờn, bất công chồng chất khi nguồn sống của gia đình anh bị tịch thu, khi tên cảnh sát tát tai, nhổ nước bọt vào mặt và nhục mạ người cha đã qua đời của anh. Ngọn lửa ngày 17 tháng 12 đã bùng lên thành cuộc cách mạng của thế kỷ 21. Độc tài Zin el Abidine Ben Ali sụp đổ trong 10 ngày sau 23 năm thống trị. Độc tài Hosni Mubarak ra đi trong 18 ngày sau 30 năm cai trị. Chàng trai nghèo khó người Tunisia ấy trở thành “thánh tử đạo” trong con tim của hàng triệu người. Trung Đông dậy sóng. Tunisia, Egypt, Bahrain, Libya, Yemen, Iran, Jordan, Iraq, Djibouti, Algeria, Sudan, Syria, Kuwait… hàng ngàn người vượt qua sự sợ hãi xuống đường mang theo ngọn lửa đổi đời. Ngọn lửa từ thân xác của người thanh niên bán hoa quả đã bùng lên thành ngọn lửa Tự Do của thế kỷ. Anh tên là Mohammed Bouazizi. Anh tự thiêu vào ngày 17 tháng 12. * 12 giờ 30 trưa ngày 17 tháng 2 năm 2010, từ thành phố thân yêu Đà Nẵng, ngay trước tòa nhà 3 tầng màu vàng của trụ sở UBND TP, một kỹ sư công nghệ thông tin 31 tuổi đã thắp lên một ngọn lửa bằng chính thân xác của mình. Ngọn lửa bùng lên bởi sự uất ức, căm phẫn khi mọi khiếu nại về tình trạng cướp đoạt, tham nhũng bởi giới cầm quyền trong âm mưu giải phóng mặt bằng đã được trả lời bằng những cái đầu vô cảm. Cái chết của người thanh niên thành phố cảng đang làm xôn xao cả nước, khắp nơi trên cộng đồng mạng từ trong ra ngoài nước. Ngọn lửa từ thân xác anh đang làm bùng lên nỗi uất hận sẵn có bao nhiêu năm của những người dân oan nghèo khó bị chà đạp, cướp đoạt bởi những kẻ nhân danh giải phóng mặt bằng. Anh tên là Phạm Thành Sơn. Anh tự thiêu vào ngày 17 tháng 2. * Bộ máy công an mật vụ Việt Nam lên cơn sốt. Mọi giao lộ dẫn đến nhà anh ở số 737 trên đường Ngô Quyền đầy đặc áo xanh áo vàng, công an chìm nổi túc trực. Mọi tiếp xúc với thân nhân của anh đều bị giám sát hoàn toàn. Lễ tang của cái gọi là “sự cố tai nạn” đã được Bộ Công An đưa lên tầm quốc sách: Ngọn lửa Phạm Thành Sơn không thể trở thành ngọn lửa Mohammed Bouazizi! Bộ máy tuyên truyền của đảng rầm rập lên khuôn bằng thủ thuật xưa cũ là bưng bít song hành cùng bóp méo. Hệ quả của nó là những bất cập thông tin, lộ hàng láo khoét trên các trang báo lề phải. Từ chuyện xe máy nổ bình xăng đến tự gây tai nạn giao thông, từ tự nhiên bốc cháy chết tại chỗ, đến tri hô nhảy xuống sông, sang đến chết ở bệnh viện… Tại địa phương, chính quyền thông báo cho người dân là anh Phạm Thành Sơn bị bệnh tâm thần. Trên mạng, công an mạng ngày đêm ào ạt xả rác trên các diễn đàn phản hồi với những luận điệu tương tự. Chính sách bịt và bóp được áp dụng ở tầm quốc sách: Ngọn lửa Phạm Thành Sơn không thể trở thành ngọn lửa Mohammed Bouazizi! * Chỉ có toàn dân Việt Nam mới có thể quyết định số phận của ngọn lửa Phạm Thành Sơn. Từ một vùng đất xa xôi, những người dân Tunisa đã quyết định không thể để ngọn lửa Bouazizi trở thành ngọn khói mờ ảo, vô danh, mất hút trong bóng đêm của lịch sử buồn bã. Họ đã biến những nỗi đau đớn, rát bỏng, uất hờn của Bouazizi thành ánh sáng lịch sử chiếu rạng cả cõi Trung Đông. Họ đã không để cái chết của Bouazizi trở thành một hàng chữ nhỏ trong bản báo trạng ngàn trang của tội ác độc tài. Họ đã biến nó thành những khẩu hiệu giương cao cho cả thế giới thấy: Chết có ý nghĩa hơn là sống vô nghĩa. Và họ đã không chết nhưng đã được bắt đầu sống một cuộc đời có ý nghĩa. Chính họ đã làm cho ngọn lửa Bouazizi đạt được trọn vẹn ý nghĩa của nó. Còn chúng ta và ngọn lửa Phạm Thành Sơn? Quyết định nằm ở mỗi người. Tự do có giá phải trả. Freedom is not free. Những bài học của Tunisia, Ai Cập đã quá đủ để cho chúng ta thấy sự kỳ diệu của lịch sử chỉ xảy ra trong tích tắc so với chiều dài của nó. Những gì xảy ra ở quãng trường Giải Phóng của thành phố Cairo đã đủ để cho thấy kết quả cuối cùng là sức mạnh cộng hưởng vô song của hàng trăm ngàn con người nhỏ bé, yếu đuối, từng sợ hãi và nhu nhược trước cường quyền. Chỉ có khác là một ngày họ quyết định đi theo tiếng gọi, không phải của ai khác, mà là tiếng gọi từ con tim và lương tâm của chính họ, từ nhịp đập của mạch máu yêu nước đang sùng sục thúc hối. Họ bước khỏi căn nhà ảm đạm và mang theo ngọn lửa của Mohammed Bouazizi hừng hực sáng trong tâm hồn. Và họ đã tìm thấy được ánh sáng Tự Do. Mohammed Bouazizi. Anh tự thiêu vào 11 giờ 30 sáng, ngày 17 tháng 12 trước trụ sở thành phố Sidi Bouzid – Tunisia. Phạm Thanh Sơn. Anh tự thiêu vào 12 giờ 30 trưa, ngày 17 tháng 2 trước trụ sở UBND thành phố Đả Nẵng – Việt Nam.
This entry was posted in Uncategorized.
Bookmark the permalink.
Be the first to like this post. 7 Responses to Từ Mohammed Bouazizi đến Phạm Thành Sơn
Chỉnh sửa lại bởi Hoàng Dũng - 19/Feb/2011 lúc 10:22pm |
||||
Đầy ly cạn , ru đời biệt xứ
Cạn ly đầy , quên kiếp lưu vong |
||||
![]() |
||||
<< phần trước Trang of 4 phần sau >> |
![]() ![]() |
||
Chuyển nhanh đến |
Bạn không được quyền gởi bài mới Bạn không được quyền gởi bài trả lời Bạn không được quyền xoá bài gởi Bạn không được quyền sửa lại bài Bạn không được quyền tạo điểm đề tài Bạn không được quyền cho điểm đề tài |
Ngọn lữa Bouazizi đã cháy bùng lên ở Bắc phi đốt cháy hàng loạt chế độ độc tài tại đó. Nhưng không lan sang được VN, vì ở VN không có độc tài: không phải. Dân VH sống tự do:không phải. Vì dân VN hèn, các cậc trí giả trùm chăn hết rồi. CHÁN THIỆT CHO DÂN vn.