Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Chuyện Linh Tinh
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Đời Sống - Xã Hội :Chuyện Linh Tinh  
Message Icon Chủ đề: Việt Nam- Về tất cả Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 121 phần sau >>
Người gởi Nội dung
ranvuive
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 02/May/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 1151
Quote ranvuive Replybullet Gởi ngày: 24/Dec/2009 lúc 3:49am


Hôn lễ Việt Nam tuy ban đầu chịu ảnh hưởng nặng nề theo Chu Công lễ, về sau dần dà cải thiện theo phong tục tập quán và văn hóa riêng của dân tộc ta. Hôn lễ Việt Nam từ đây thiên về xã hội tính, dành nhiều thoải mái cho trai gái hơn và chuyện cấu kết thông gia cũng không nặng nề câu nệ theo tín ngưỡng và phép tắc, giáo điều Khổng Mạnh. Cho nên tới cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, hôn lễ trong đời sống Việt Nam có tính cởi mở nhiều và ngày càng giản lược nhưng thân hòa, ý nghĩa hơn.
Bắn tin Sau khi người con trai đã tìm hiểu và đã có ý kén người con gái làm bạn trăm năm, bố mẹ chàng trai nhờ người đưa tin cho bố mẹ cô gái có ưng chịu hay không ưng chịu thì cho tin lại. Về tục bắn tin này, luật ta xưa có nói rằng: "Trước khi đi hỏi, nhà con gái phải làm hôn thư, kể rõ hai người ấy có bệnh tật gì không, con vợ cả, hay con vợ lẽ". Ngày nay lệ lập "hôn thư" không còn nữa, đôi bên chỉ nói miệng cho nhau. Trước đây, một đôi gia đình sang trọng khi cưới xin phỏng theo sách "Văn Công gia lễ" làn hôn thiếp bằng giấy hồng đào, có kê đồ lễ vật, nhưng đây đây chỉ là trường hợp rất hãn hữu.
Dạm ngõ hay xem mặt Có nhiều cặp trai gái, đã gặp gỡ nhau rồi mới lấy nhau, nhưng việc hôn nhân do cha mẹ định , nên có nhiều đôi trai gái không hề biết mặt nhau; Lễ "chạm ngõ" để chàng trai xem mặt cô gái, và cũng là dịp để cô gái thấy rõ người phối ngẫu tương lai của mình. Lẽ tất nhiên tin đi, mối lại phải nhờ ông mai bà mai. Ông bà mai thường nói hay cho cả hai bên, đôi bên cũng nhân lễ "chạm ngõ"để xác nhận lời nói của ông mai bà mai. Trong lễ "chạm ngõ", đôi bên thường khơi ra những câu chuyện để tìm hiểu chú rể cô dâu, nhất là nhà trai. Muốn tìm biết cô dâu trong lúc ở nhà mình, nhà trai nhìn cô dâu trong công việc làm, xét cô dâu trong cử chỉ. Trong cuộc hôn nhân việc "chạm ngõ" chỉ làm theo tục lệ, đôi bên họ đều tin ở ông mai, bà mai. Giờ đây lễ "chạm ngõ" chỉ còn là một lễ theo hình thức vì khi đôi bên trai gái đã hiểu nhau lắm, không cần phải tới ngày "chạm ngõ" mới biết nhau.
Ăn dặm hay vấn danh Lễ này ngày nay không còn . Theo tục lệ, khi ông mai bà mai đã được nhà gái trả lời ưng thuận hôn nhân, liền báo tin cho nhà trai biết. Kế đó, ông hoặc bà mai dẫn mấy đại diện của nhà trai tới nhà gái với lễ vật, thường gồm cau trầu, chè rượu. Trong dịp này, nhà trai xin tờ "lộc mệnh" của cô dâu, tức là giấy ghi ngày sinh tháng đẻ.
Ăn hỏi hay nạp tệ Sau lễ ăn dặm rồi, ông hoặc bà mai liên lạc với nhà gái để ấn định ngày ăn hỏi.
Đến ngày ấn định ông hoặc bà mai dẫn nhà trai mang lễ vật tới nhà gái. Nhà gái nhận lễ ăn hỏi tức là chính thức công nhận sự gả con gái cho nhà trai, và kể từ ngày ăn hỏi, đôi trai gái đã nghiễm nhiên đã trở thành đôi vợ chồng chưa cưới. Lễ ăn hỏi gồm cau, rượu, chè (trà) và bánh trái. Những gia đình xưa thường dùng bánh cặp nghĩa là gồm hai thứ bánh tượng trưng cho âm dương. Những cặp bánh thường dùng trong lễ ăn hỏi là bánh xu xê và bánh cốm, bánh xu xê tượng trưng cho Dương, bánh cốm tượng trưng cho Âm, hoặc bánh chưng và bánh dày, bánh chưng vuông là Âm, bánh dày tròn là Dương. Thường thường cùng kèm với bánh chưng và bánh dày thường có quả nem. Bánh cốm, bánh xu xê, bánh chưng, bánh dày và cả quả nem nữa dùng trong lễ ăn hỏi đều được đựng trong hộp giấy màu đỏ hoặc bọc trong giấy đỏ, màu đỏ chỉ sự vui mừng. Cũng có gia đình thay vì các thứ bánh trên, dùng xôi gấc và lợn quay...
Những lễ ăn hỏi của nhà trai mang tới, nhà gái đặt một ít lên bàn thờ gia tiên. Khi lễ ăn hỏi xong, bánh trái, cau, chè được nhà gái "lại quả" cho nhà trai một ít, còn nhà gái dùng để chi cho họ hàng, thân bằng quyến hữu. Trong việc chia bánh trái, cau, chè cau phải chia theo số chẵn, nhưng kiêng chia hai quả, nghĩa là mỗi nơi từ bốn quả cau, bốn lá trầu trở lên. Con số chẵn là số dương, số lẽ là số âm dùng trong việc cúng lễ. Việc chia bánh trái, cau, chè sau lễ hỏi có ý nghĩa nhà gái muốn báo tin cho họ hàng bạn bè biết là con gái mình đã đính hôn. Theo lối mới bây giờ, cũng chia bánh trái, thường có kèm theo những tấm thiếp của đôi bên hai họ báo tin đính hôn của đôi trẻ. Nếu ngày nghênh hôn không xa ngày hỏi, trong thiếp sẽ ghi rõ lễ cử hành vào ngày nào. Trong trường hợp này có khi cùng với thiếp "báo hỷ" lại có thiếp mời tiệc cưới.
Việc chia đồ lễ ăn hỏi, nhà gái thường nhờ các cô gái trong họ hoặc bạn bè chia giúp. Khi nhà trai dẫn lễ ăn hỏi tới nhà gái, nhà gái thường làm cơm thếch đãi. Sau lễ ăn hỏi đôi bên kể là giao kết gắn bó với nhau rồi. Tuy vậy ngày xưa các cặp vị hôn phu và hôn thê cũng không được phép gặp nhau, trừ trường hợp đặt biệt lắm đôi bên cha mẹ mới cho phép. Phong tục ngày nay đổi khác, sau lễ ăn hỏi đôi trai gái thường gặp nhau luôn. Từ lễ ăn hỏi đến lễ cưới, xưa kia có khi hàng hai ba năm, nhưng ngày nay thời gian đó thường được rút ngắn, có khi chỉ vài ba ngày. Chính ngày xưa, các cụ vẫn khuyên các chàng trai đã hỏi vợ thì cưới ngay để tránh sự bất trắc của thời gian. Ca dao có câu:
"Cưới vợ thì cưới liền tay
Chớ để lâu ngày lắm kẻ gièm pha
"
Lễ ăn hỏi xong đôi bên trai gái chờ lễ cưới là xong nhưng theo tục xưa, có nhiều nhà gái đã nhận ăn lễ hỏi của nhà trai cũng không cho cử hành lễ nghênh hôn sớm, có khi vì cô gái còn quá nhỏ tuổi, có khi vì cha mẹ thương con vì không muốn con sớm phải về nhà chồng...
Lễ nghênh thân Lễ này còn gọi là lễ nghênh hôn vì chính trong lễ này chú rể phải tới nhà bố vợ để đón cô dâu. Bởi vậy, lễ nghênh thân còn gọi là lễ đón dâu.
Sau ngày ăn hỏi, trước ngày đón dâu, nhà trai phải tới đằng nhà gái xin cưới. Sở dĩ phải xin cưới vì tục xưa hỏi vợ xong, khi đôi trẻ còn quá nhỏ tuổi, lễ cưới không cử hành ngay. Nhà trai muốn làm lễ cưới phải cho nhà gái biết và xin cưới. Việc xin cưới thường do môi nhân làm trung gian nói thẳng với nhà gái, nhưng cũng có khi nhà trai trao thư cho nhà gái.
Người xưa tránh lễ nghênh hôn trong thời kỳ có tang, hoặc bên trai hoặc bên gái. Khi có tang thì phải đợi mãn tang, tức là sau ba năm mới được làm lễ cưới. Thời gian chờ đợi lâu nên có trường hợp hai bên phải làm lễ cưới gấp rút để "chạy tang" thường là:
- Lễ cưới tiến hành ngay trong khi người bệnh (ông bà nội ngoại, cha mẹ hai bên) đang hấp hối.
- Lễ cưới trước hay ngay sau khi phát tang.
Thời xưa, khi nhà trai xin cưới, nếu nhà gái thuận thì trả lời cho nhà môi giới, tức là ông bà mai, nhưng sự trả lời này còn bao gồm việc thách cưới, nghĩa là nhà gái đòi nhà trai trong lễ đón dâu phải có những đồ lễ gì, bao nhiêu. Thách cưới, nhà gái thường đòi với số lượng yêu cầu thường là trầu rượu, cau, trà , bánh trái, gạo, heo, đồ trang sức, y phục cho cô dâu và cả tiền mặc nữa. Chuyện thách cưới giống như người ta trong cuộc mua bán một món đồ vật, cho nên mơi có từ "gả bán". Nhà gái nhiều khi thách cưới quá nhiều, nhà trai phải xin rút xuống. Nhà gái "giơ cao đánh khẽ", tuy thách nhiều nhưng khi nhà trai xin rút vẫn ưng thuận. Ta có câu:"Gả con đâu phải bán trâu" và cũng có câu "Thương con ngon của" để tỏ rằng tuy nhà gái có thách cưới nhưng nhà trai vẫn xin được. Tuy vậy, cũng có cuộc hôn nhân phải tan vỡ vì bố mẹ cô dâu thách cưới quá nhiều nhà trai không lo đủ. Ngày nay, nhà gái linh động hơn và "tâm lý" hơn nên có nhiều nhà giàu không thách cưới nhưng lại nói "làm sao coi được thì thôi". Câu này cũng là một lối thách cưới nửa vời, khiến đối phương vẫn thường lo ngại. Thế nào mới là "coi được" chứ?


Chỉnh sửa lại bởi ranvuive - 29/Dec/2009 lúc 1:30am

IP IP Logged
ranvuive
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 02/May/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 1151
Quote ranvuive Replybullet Gởi ngày: 29/Dec/2009 lúc 1:25am
 
 


 
 
Tết Nguyên Đán hay Tết Cả là lễ hội cổ truyền lớn nhất, lâu đời nhất, có phạm vi phổ biến rộng nhất, từ Nam Quan đến Cà Mau và cả vùng hải đảo, tưng bừng và nhộn nhịp nhất của dân tộc. Từ những thế kỷ xa xưa thời Lý, Trần, Lê, ông cha ta đã cử hành lễ Tết hàng năm một cách trang trọng.

Tết Nguyên Đán là khâu đầu tiên và quan trọng nhất trong hệ thống lễ hội Việt Nam, mà phần "lễ" cũng như phần "hội" đều rất phong phú cả nội dung cũng như hình thức, mang một giá trị nhân văn sâu sắc và đậm đà. Việc ông cha ta xác định Tết Cả đúng vào thời điểm kết thúc một năm cũ, mở đầu một năm mới theo âm lịch, là một chu kỳ vận hành vũ trụ, đã phản ánh tinh thần hòa điệu giữa con người với thiên nhiên (Đất-Trời-Sinh vật), chữ NGUYÊN có nghĩa là bắt đầu, chữ ĐÁN có nghĩa là buổi ban mai, là khởi điểm của năm mới. Đồng thời, Tết cũng là dịp để gia đình, họ hàng, làng xóm, người thân xa gần sum họp, đoàn tụ, thăm hỏi, cầu chúc nhau và tưởng nhớ tri ơn ông bà, tổ tiên.

Xét ở góc độ mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên. Tết - do tiết (thời tiết) thuận theo sự vận hành của vũ trụ, biểu hiện ở sự chu chuyển lần lượt các mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông - có một ý nghĩa đặc biệt đối với một xã hội mà nền kinh tế vẫn còn dựa vào nông nghiệp làm chính. Theo tín ngưỡng dân gian bắt nguồn từ quan niệm "Ơn trời mưa nắng phải thì ", người nông dân còn cho đây là dịp để tưởng nhớ đến các vị thần linh có liên quan đến sự được, mất của mùa màng như thần Đất, thần Mưa, thần Sấm, thần Nước, thần Mặt trời... người nông dân cũng không quên ơn những loài vật, cây cối đã giúp đỡ, nuôi sống họ, từ hạt lúa đến trâu bò, gia súc, gia cầm trong những ngày này.

Về ý nghĩa nhân sinh của Tết Nguyên Đán, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng trước hết đó là Tết của gia đình, Tết của mọi nhà. Người Việt Nam có tục hằng năm mỗi khi Tết đến, dù làm bất cứ nghề gì, ở bất cứ nơi đâu, kể cả những người xa xứ cách hàng ngàn kilômét, vẫn mong được trở về sum họp dưới mái ấm gia đình trong 3 ngày Tết, được khấn vái trước bàn thờ tổ tiên, nhìn lại ngôi nhà thờ, ngôi mộ, giếng nước, mảnh sân nhà, nơi mà gót chân một thời bé dại đã tung tăng và được sống lại với bao kỷ niệm đầy ắp yêu thương ở nơi mình cất tiếng chào đời. "Về quê ăn Tết", đó không phải là một khái niệm thông thường đi hay về, mà là một cuộc hành hương về nơi cội nguồn, mảnh đất chôn nhau cắt rốn.

Theo quan niệm của người Việt Nam, ngày Tết đầu xuân là ngày đoàn tụ, đoàn viên, mối quan hệ họ hàng làng xóm được mở rộng ra, ràng buộc lẫn nhau thành đạo lý chung cho cả xã hội : tình gia đình, tình thấy trò, con bệnh với thầy thuốc, ông mai bà mối đã từng tác thành đôi lứa, bè bạn cố tri, con nợ và chủ nợ... Tết cũng là dịp "tính sổ" mọi hoạt động của một năm qua, liên hoan vui mừng chào đón một năm với hy vọng tốt lành cho cá nhân và cho cả cộng đồng. Nhưng rõ nét nhất là không khí chuẩn bị Tết của từng gia đình. Bước vào bất cứ nhà nào trong thời điểm này, cũng có thể nhận thấy ngay không khí chuẩn bị Tết nhộn nhịp và khẩn trương, từ việc mua sắm, may mặc đến việc trang trí nhà cửa, chuẩn bị bánh trái, cỗ bàn, đón tiếp người thân ở xa về... Đối với các gia đình lớn, họ hàng đông, có quan hệ xã hội rộng, đông con cháu, dâu rể, thì công việc chuẩn bị càng phức tạp hơn.

Theo tập tục, đến ngày 23 tháng chạp là ngày đưa tiễn ông Táo về trời để tâu việc trần gian, thì không khí Tết bắt đầu rõ nét. Ngày xưa dưới thời phong kiến, từ triều đình đến quan chức hàng tỉnh, hàng huyện đều nghĩ việc sau lễ "Phất thức" (tức lễ rửa ấn, rửa triện). Ở cấp triều đình, trong lễ nầy có sự hiện diện của nhà vua, các quan đều mặc phẩm phục uy nghiêm. Xem thế đủ biết rằng ngày tết được coi trọng như thế nào. Sau đó, các quan cất vào tủ, niêm phong cẩn thận. Không một văn bản nào được kiềm ấn, mọi pháp đình đều đóng cửa. Con nợ không thể bị sai áp, các tội tiểu hình không bị trừng phạt, tội nặng thì giam chờ đến ngày mồng 7 tháng giêng (lễ khai hạ) mới tiến hành giải quyết. Như vậy, Tết Cả kéo dài từ ngày 23 tháng chạp (một tuần trước giao thừa) đến mồng 7 tháng giêng (một tuần sau giao thừa).

Không biết Tết cổ truyền của dân tộc xuất hiện từ bao giờ, nhưng đã trở nên thiêng liêng, gắn bó trong tâm hồn, tình cảm của mỗi người dân Việt Nam. Những tục lệ trò vui trong dịp Tết, chiếc bánh chưng xanh, mâm ngũ quả trên bàn thờ gia tiên, cành đào, chậu quất khoe sắc trong mỗi gia đình đã trở thành một phần hình ảnh của quê hương để mỗi người Việt Nam dù sống ở nơi đâu mỗi độ xuân về lại bồi hồi nhớ về đất nước với bao tình cảm nhớ nhung tha thiết. Làm sao quên được thuở ấu thơ cùng đám trẻ con ngồi vây quanh nồi bánh chưng sôi sùng sục chờ giờ vớt bánh! Làm sao có thể quên được những phiên chợ Tết rợp trời hoa!

Ngày Tết chính thức bắt đầu từ giao thừa. Đây là thời điểm thiêng liêng nhất trong năm, thời điểm giao tiếp giữa năm cũ và năm mới, thời điểm con người giao hòa với thiên nhiên, Tổ tiên trở về sum họp với con cháu. Cúng giao thừa xong cả nhà quây quần quanh mâm cỗ đã chuẩn bị sẵn, uống chén rượu đầu tiên của năm mới, con cái chúc thọ ông bà cha mẹ, người lớn cho trẻ em tiền quà mừng tuổi đựng Trong những bao giấy đỏ. Sau lễ giao thừa còn có tục đi đến đền chùa làm lễ sau đó hái về một nhánh cây đem về gọi là hái Lộc, hoặc đốt một nén hương rồi đem về cắm trên bàn thờ gia tiên gọi là Hương Lộc. Họ tin rằng xin được Lộc của trời đất thần phật ban cho thì sẽ làm ăn phát đạt quanh năm. Sau giao thừa người nào từ ngoài đường bước vào nhà đầu tiên là người "xông nhà", là người "tốt vía" thì cả nhà sẽ ăn nên làm ra, gặp nhiều may mắn, vì vậy người xông nhà thường được chọn trong số những người bạn thân.

Tết là dịp để con người trở về cội nguồn. Ai dù có đi đâu xa vào ngày này, cũng cố trở về quê hương để được sum họp với người thân dưới mái ấm gia đình, thăm phần mộ tổ tiên, gặp lại họ hàng, làng xóm. Ngày Tết cũng làm cho con người trở nên vui vẻ hơn, độ lượng hơn. Nếu ai có gì đó không vừa lòng nhau thì dịp này cũng bỏ qua hết để mong năm mới sẽ ăn ở với nhau tốt đẹp hơn, hoà thuận hơn. Có lẽ đó là ý nghĩa nhân bản của Tết Việt Nam


Chỉnh sửa lại bởi ranvuive - 29/Dec/2009 lúc 1:29am

IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7169
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 31/Dec/2009 lúc 9:11pm
 
 
TPHCM: Hân hoan đón Tết Tây

 

Tối 31/12/2009, tại TPHCM đông đảo người dân đã xuống đường chào đón Tết Dương lịch 2010.
 
Từ 18h, tại nhiều tuyến đường trung tâm như Nguyễn Thị Minh Khai, Điện Biên Phủ, Võ Thị Sáu (Q.3), Lý Tự Trọng, Đồng Khởi, Lê Thánh Tôn… (Q.1) đã đông  nghẹt người, các phương tiện đi qua đây đều bị kẹt cứng.
 
Đặc biệt tại các tuyến đường như: Lê Duẩn, Nguyễn Huệ, Lê Lợi, khu vực chợ Bến Thành, công viên 30- 4, hệ thống đèn nháy được trang hoàng rất lộng lẫy thu hút hàng nghìn người đến xem.
 

Tại khu vực công viên 23-9, từ ngày 26/12 đã khai mạc lễ hội chào năm mới 2010 với nhiều chương trình biểu diễn nghệ thuật, ẩm thực các vùng miền, cùng với rất nhiều gian trưng bày triển lãm về những thành tựu phát triển kinh tế - xã hội của các quận huyện trong thành phố và những mục tiêu hướng đến trong năm 2010. Lễ hội tiếp tục diễn ra cho đến hết ngày 3/1/2010.

 
Chương trình ca nhạc “Ngọt ngào sắc xuân” tại sân khấu ngoài trời trên đường Lê Duẩn cũng thu hút nhiều người xem.

Phải có vé mới được vào xem chương trình ca nhạc “Ngọt ngào sắc xuân”, nhiều người đành ngồi bệt xuống đất và xem qua... màn ảnh rộng

Tại trung tâm chợ Bến Thành, một sân khấu ca nhạc lớn đã được dàn dựng thu hút rất nhiều người dân, chủ đề sân khấu là TP.HCM đón chào năm mới 2010 và hướng về 1000 năm Thăng Long – Hà Nội.
 
Ngay giữa sân khấu chính trên đường Nguyễn Huệ, thành phố đã cho xây dựng một quả cầu ánh sáng với nhiều màn hình rộng ghi lại những thành tựu nổi bật của thành phố trong năm 2009. Đây cũng là “trung tâm” của đêm “giao thừa” tại TP.HCM.
 
Từ 18h, tất cả các ngã đường đổ về đường Nguyễn Huệ - sân khấu trung tâm đều đã được phong toả không cho các phương tiện qua lại, chỉ có người đi bộ được lưu thông. Do vậy, người dân đến tham quan phải gửi xe ở các khu vực lân cận để bộ hành.

 

Không có chỗ gửi xe, nhiều người phải ngồi ngay trên xe để chờ đón thời khắc “giao thừa”

 

Đó là lí do khiến các điểm giữ xe càng thêm “sốt” giá. Cùng với các điểm giữ xe khu vực quanh công viên 30-4, công viên 23-9, Nhà văn hoá Thanh Niên… nhiều điểm giữ xe mới mọc lên vẫn không đáp ứng đủ nhu cầu của người đến gửi. Rất nhiều người đành phải dựng xe trên các vỉa hè và ngồi một chỗ trông xe.
 
Rút kinh nghiệm kẹt xe như những năm trước, năm nay nhiều người đã tập trung tại các khu vực như Bến Nhà Rồng, bến Bạch Đằng (Q.1) và cầu Thủ Thiêm để hóng gió, thưởng ngoạn.
 
Do trong nội thành mọi tuyến đều đường tắc nghẽn, nên nhiều người dân đã đổ về khu vực ngoại thành khiến cho các tuyến đường lân cận như Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Pasteur… cũng bị kẹt nghiêm trọng.

Kẹt xe nghiêm trọng tại các tuyến đường khu vực trung tâm

Phòng CSGT TPHCM cho biết, lực lượng cảnh sát TP đã phối hợp với lực lượng cảnh sát các quận, phường, tỏa đi các tuyến đường trực cả đêm, tránh tình trạng kẹt đường.
 
Tại các tuyến đường dễ xảy ra nạn đua xe trái phép, đặc biệt ở đại lộ Đông Tây, lực lượng CSGT và CSCĐ được phân bố đông, nhằm giảm thiểu tối đa tình trạng trên.
 
Tại khu vực Kí túc xá (KTX) ĐHQG, Chào mừng VNU 15 năm xây dựng, mừng KTX 10 năm trưởng thành, kết hợp với Hội mừng xuân 2010, nhiều chương trình đã được tổ chức dành cho sinh viên (SV).

 

Hàng nghìn SV KTX ĐHQG ngồi bên nhau trong thời khắc "giao thừa"

 

 Từ 14h chiều, tại đây có buổi liên hoan các món nướng dành cho SV, nhiều gian hàng trưng bày các sản phẩm, vật dụng với giá ưu đãi, thu hút đông đảo các SV tham gia. Bên cạnh đó có buổi giao lưu doanh nghiệp với SV; đại diện lãnh đạo các trường chúc tết SV...

 Trong khuôn khổ ngày Hội xuân 2010, bắt đầu từ 18h tại KTX diễn ra "Đêm hội văn hóa" với chương trình văn nghệ (ca hát, múa, diễn kịch... ) giao lưu giữa SV các trường.

0h ngày 1/1/2010, hàng nghìn SV trong KTX đã ngồi bên nhau để đón thời khắc giao thừa.

Trong khi đó, tại khu vực đường Nguyễn Huệ, càng về thời khắc giao thừa, lượng người đổ về ngày một đông khiến tuyến đường gần như chật ních.

 

Qủa cầu ánh sáng tại sân khấu trung tâm phát sáng báo hiệu thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới trong niềm hân hoan của đông đảo người dân thành phố

 

Không khí ngày càng náo nhiệt khi mọi người cùng đồng ca với ca sĩ Mỹ Linh trình bày ca khúc “Hoa cỏ mùa xuân”.
 
Trong thời khắc những giây cuối cùng của năm, tất cả mọi người cùng hướng về những màn hình rộng trên quả cầu ánh sáng và đếm ngược thời gian.
 
Tuy nhiên, ngay sau thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, nhiều người đã thất vọng ra về ngay lập tức vì không có màn bắn pháo hoa như mọi người dự đoán. Dòng người đổ về các ngả đường dẫn đến tình trạng kẹt xe cục bộ xung quanh khu vực trung tâm.
 

 

 

Rất nhiều rác dọc các tuyến đường trong “đêm giao thừa”

 

 

Đến 1h ngày 1/1/2010, hầu hết người dân thành phố đã ra về, trong khi đó, rất nhiều người nước ngoài vẫn tập trung thành từng nhóm ngồi bên đường uống bia và cười đùa vui vẻ
 
Trên đường phố, đội công nhân vệ sinh đã bắt đầu dọn dẹp hết sức khẩn trương ngay khi lễ hội đón năm mới kết thúc để sáng ngày đầu tiên của năm mới, thành phố có một bầu không khí sạch đẹp. 

 

 
Nguồn : bee.net.vn


Chỉnh sửa lại bởi Nhom12yeuthuong - 31/Dec/2009 lúc 9:18pm
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23779
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 01/Jan/2010 lúc 3:09am

Đón năm mới với Duyên dáng Việt Nam 21

Cập nhật ngày: 1:50pm, 1/01/2010
Tối 31/12, tại nhà hát Hòa Bình TPHCM đã diễn ra chương trình ca múa nhạc thời trang sôi động mang tên Duyên dáng Việt Nam 21 quy tụ gần 300 nghệ sỹ nổi tiếng trong nước và hải ngoại.
 

Thật tiếc khi ngay trong đêm đầu tiên của Duyên dáng Việt Nam 21, chương trình đã gặp vài sự cố nhỏ. Ví như phần biểu diễn của Phạm Quỳnh Anh, khi đang hát, cô buộc phải xin lỗi khán giả tạm dừng để ban nhạc chơi lại nhạc dạo; Phần biểu diễn của Trúc Lam - Trúc Linh thì sân khấu “chết” khá lâu - có lẽ là có sự trục trặc về phần nhạc đệm.

Duyên dáng Việt Nam năm nay có với chủ đề “Chào Việt Nam”, hội tụ hầu hết những gương mặt tiêu biểu của sân khấu nhạc nhẹ và thời trang vài năm qua. Với khoảng 300 nghệ sỹ xuất hiện trên sân khấu, đây thực sự là chương trình được đầu tư lớn dù rằng chưa có tiết mục nào cực kỳ đặc biệt như khán giả kỳ vọng

Sự  xuất hiện của 4 diva Thanh Lam - Hồng Nhung - Mỹ Linh - Trần Thu Hà đã không tạo được dấu ấn mạnh mẽ như kỳ vọng của những người làm chương trình. Ngoại trừ Thanh Lam vẫn hừng hực lửa, thì 3 diva còn lại đều rất tròn trịa, với những bài hát cũ (Hà Trần - Dòng sông mùa thu, Hồng Nhung - Tình xa, Mỹ Linh - Trở về dòng sông tuổi thơ).

Theo ý tưởng của chương trình, thì show diễn sẽ chia 2 phần. Phần 1 Trở về kỷ niệm 15 năm chương trình Duyên dáng Việt Nam, với những dấu ấn của chương trình này. Phần 2 Chào Việt Nam với những phong cách mới, bài hát mới và tập hợp các ca sỹ trẻ. Nhưng sự thực thì có đến 4/5 các ca khúc xuất hiện trong chương trình đều rất cũ và các ca sỹ cũng rất… hiền. Có lẽ sự chỉn chu của chương trình đã khiến cho các nghệ sỹ ngần ngại. Ai cũng muốn tiết mục của mình nhẹ nhàng, vừa phải. Và vì lượng ca sỹ quá đông nên chương trình trở thành một show diễn quá dài. 

Một khán giả tên Nam, quận 10, TPHCM chia sẻ:  “Chương trình được dàn dựng đẹp nhưng xem hơi mệt, vì các màn diễn quá dài, giống như một số chương trình DVD tại hải ngoại mà phần hòa âm lại không xuất sắc bằng. Ba bộ sưu tập thời trang là quá nhiều và sân khấu này thực sự không phù hợp với trình diễn thời trang.”

Tiết mục của Phạm Quỳnh Anh được coi là gạch nối giữa 2 phần của chương trình nhưng đã không thành công như ý đồ của ê kíp dàn dựng. Phần biểu diễn của Trúc Lam - Trúc Linh cũng gặp sự cố, khi các vũ công và ca sỹ đứng sẵn tại sân khấu khá lâu, phần nhạc đệm mới nổi lên. Cặp song ca này cùng với Linda Trang Đài cho khán giả cảm nhận, nếu mà hát live thì họ sẽ rất vất vả và khán giả cũng vất vả không kém nếu muốn hiểu lời bài hát. Tiểu phẩm hài của Hoài Linh - Chí Tài - Cát Phượng có ý tưởng hay nhưng kịch bản lại quá đơn sơ.

Dù còn một số sai sót đáng tiếc, nhưng không thể phủ nhận nỗ lực của tất cả các nghệ sỹ khi tham dự chương trình này và chính sự nỗ lực đó đã giúp các nghệ sỹ để lại tình cảm đẹp trong lòng khán giả. 
 

Trúc Lam - Trúc Linh


Thanh Lam

Đức Tuấn- Ánh Tuyết- Anh Khoa


Phạm Quỳnh Anh (giữa)


Anh Khoa


Mỹ Linh


Linda Trang Đài

Hồng Nhung


Hoài Linh - Cát Phượng

Hồ Ngọc Hà

Trần Thu Hà
Các “chân dài” tham dự chương trình

Đàm Vĩnh Hưng
Mỹ Tâm

Thanh Thảo

Các ca sỹ trẻ


Phạm Quỳnh Anh

 

Tin và ảnh: Nguyên Phan



Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 01/Jan/2010 lúc 3:10am
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23779
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 06/Jan/2010 lúc 10:38pm
Về Quy Nhơn thỏa bước chân phiêu lãng
Ẩn sau những ồn ào, náo nhiệt của nhịp sống đô thị, còn có một Quy Nhơn xanh, hiền hòa, lãng mạn và đẹp đến nao lòng, bạn đọc Phạm Kim Sơn chia sẻ.
 

Quy%20Nhơn
Bãi Tiên Sa - Ghềnh Ráng.
Quy%20Nhơn
Bãi Trứng - Ghềnh Ráng.
Quy%20Nhơn
Biển Quy Nhơn về đêm, lung linh huyền ảo dưới ánh đèn.
Quy%20Nhơn
Công viên biển.
Quy%20NHơn
Những bãi cát vàng trải dài.
Quy%20Nhon
Đường phố sạch sẽ, yên bình.
Quy%20Nhon
... và cũng không ồn ào.
Quy%20Nhơn
Hoàng hôn khuất bóng trên bãi biển Quy Nhơn.
mưu%20sinh
Mưu sinh trên đầm Thị Nại, nhìn từ cầu Nhơn Hội.


Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 06/Jan/2010 lúc 10:42pm
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23779
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 09/Jan/2010 lúc 3:54am
a
 

Bất ngờ hoa anh đào trên đất Sa Pa

Cập nhật ngày: 7:52pm, 7/01/2010
Lên vùng du lịch Sa Pa (tỉnh Lào Cai) dịp này nhiều du khách trẻ bất ngờ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp hoa anh đào Nhật Bản khoe sắc.
 

Đây là những cây hoa anh đào Nhật Bản được di thực vào Việt Nam và được trồng trong khuôn viên UBND huyện Sa Pa tháng 10/2003 nhân kỷ niệm 100 năm hình thành vùng đất du lịch nổi tiếng miền núi phía bắc Việt Nam. 

Mời bạn đọc cùng chúng tôi ngắm hoa anh đào Nhật Bản nở rực rỡ vào những ngày đầu năm 2010.













Theo Dân trí
IP IP Logged
ranvuive
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 02/May/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 1151
Quote ranvuive Replybullet Gởi ngày: 12/Jan/2010 lúc 10:12am
 
 
Tục treo tranh Tết Đông Hồ
 
 
Cách đây chưa lâu, tranh Đông Hồ còn chiếm một góc chợ quê những phiên áp Tết. Trên bến Hồ có hàng dãy thuyền cắm sào chờ ăn tranh. Người ta treo tranh Hồ không cần khung đẹp, không cần tường trát phẳng, bởi thời đó còn phổ biến nhà tranh vách đất, phên liếp, cửa mành. Đơn giản gài tranh vào liếp hoặc lấy que tre thay đinh để ghim tranh lên vách trát bằng bùn trộn rơm. Nhưng nhà nào cũng có tranh, bất kể giàu nghèo thế nào.
 

 
Nhà thơ Tố Hữu có câu thơ nhớ mãi: Ta còn nghèo phố chật nhà gianh/ Nhưng cũng đủ vài tranh treo Tết (Bài ca xuân 61). Như vậy treo tranh Tết đâu phải chỉ làm sáng nhà, mà việc đó hẳn phải có nguyên do văn hoá tâm linh nào đó chứ?

Trở lại làng nghề Đông Hồ vốn đâu chỉ làm nghề tranh điệp. Làng làm nghề hàng hoá phục vụ nhu cầu tâm linh là chính, mà tranh thờ chỉ là một nhánh của làng nghề mà thôi. Nghề này có thể có từ thời Cao Biền chiêu dân lập ấp nên các làng thuộc xã Song Hồ (Thuận Thành - Bắc Ninh ngày nay). Hàng mã cũng phục vụ cho ngày Tết. Người ta sắm hàng mã cho ông bà ông vải, bày gọn một góc bàn thờ, chờ hết Tết thì hoá vàng cho các cụ. Sau ngày hoá vàng là hết Tết, mọi người bắt đầu ra đồng làm ăn bình thường. Ngày cúng tất niên người ta cũng đốt một ít vàng mã để các cụ có quần áo mới, có tiền giắt lưng đi chơi xuân. Quan niệm dương sao âm vậy mà. Ngày Tết nhà nào cũng lo trừ tà ma quỷ quái để mọi điều hên may đến, bước sang năm mới có nhiều lộc mới. Mà để trừ tà ma thì dân ta có nhiều cách lắm. Trồng cây nêu. Đốt pháo, dán bùa và treo tranh. Đó là tranh Chung Quỳ, nhân vật có tài trừ ma bắt quỷ thời Đường. Ngày Tết hay ngày tiết Đoan Ngọ mồng 5 tháng 5 người ta treo tranh này thì ma quỷ không dám đến. Người ta cũng treo cả tranh hai vị thần là Thân Thư và Uất Luật vẽ trên hai miếng gỗ đào ở hai bên cửa ra vào nữa.

Tranh Đông Hồ có đến mấy bức tranh vẽ trâu, như tranh cưỡi trâu che lá sen, cưỡi trâu thổi sáo. Trâu tuy thuộc 12 con giáp, lại rất thân thuộc với người nông dân, vì con trâu là đầu cơ nghiệp. Nhưng treo tranh trâu ngày Tết đâu phải vì bộ 12 con giáp, bởi tranh Hồ không có tranh rắn, thỏ (dê), hổ, ngựa... Tranh trâu có ý nghĩa văn hoá tâm linh khác kia. Ngày xưa người ta có tục cưỡi lên mình trâu đánh cho trâu chạy lồng lên. Làm thế là để xua đuổi khí âm lạnh lẽo để đón khí dương ấm áp của mùa xuân về. Theo Kinh Dịch, tháng Giêng là quẻ Thái, gồm ba hào âm ở trên, ba hào dương ở dưới. Âm dương cân bằng, mà khí dương thì bốc lên, khí âm thì chìm xuống, hai thứ khí cân bằng ấy giao hoà là điềm tốt, vạn vật sinh sôi nảy nở phát triển. Trâu là biểu tượng của đất, thuộc âm. Các tháng một, chạp âm thịnh, dương chỉ mới chớm nảy nở, tiết trời lạnh lẽo u ám. Đến tháng giêng âm dương mới cân bằng, tuy nhiên tiết trời còn lạnh lắm, người ta đánh cho trâu chạy là có ý xua đuổi khí âm đi cho khí dương về là thế. Người nghệ nhân dân gian Đông Hồ khi vẽ tranh trâu đã có sự sáng tạo đưa thêm những thứ khác vào tranh làm cho tranh sống động hơn ,gần gũi hơn với người ta, và trong đó có cả cái ý yêu quý con trâu là đầu cơ nghiệp nữa. Trong sách Lễ kí, thiên Nguyệt lệnh có câu: Xuất thổ ngưu dĩ tống hàn khí là ghi lại việc này và trở thành mẫu mực cho các tập tục đón xuân của những vùng chịu ảnh hưởng của Nho giáo, trong đó có nước ta.

Bên cạnh tranh trâu là tranh gà. Gà thuộc dương. Trâu đuổi khí âm đi thì gà lại gọi khí dương đến. Bộ tranh gà Đông Hồ có đến sáu bảy mẫu. Ngoài những con gà trống uy dũng gọi mặt trời lên còn có cả tranh gà mái mẹ con đông đúc. Đó là cái ấm cúng về mặt gia đình, xã hội, bổ sung cho cái ấm cúng của thiên nhiên là khí dương của mùa xuân.

Với ý nghĩa văn hoá tâm linh như vậy nên Tết đến xuân về nhà nào cũng sắm tranh treo là vì thế. Nghệ nhân Đông Hồ còn sáng tạo ra nền điệp để tranh có độ xốp và ấm hơn về màu sắc. Dòng tranh thờ nền điệp trở nên độc đáo riêng, khác hẳn dòng tranh thờ có nguồn gốc từ Trung Quốc khác. Điều này đã được nhà thơ Hoàng Cầm khi viết về quê hương có câu thơ khái quát cao: Màu dân tộc sáng bừng trên giấy điệp (Bên kia sông Đuống).

Ngày nay cái ý nghĩa văn hoá tâm linh của việc treo tranh Đông Hồ ngày Tết đã bị mai một, ít người hiểu được điều đó, người ta vẫn treo tranh, treo cả ảnh, nhưng thuộc đủ các đề tài, và mục đích chính chỉ là làm sáng nhà, thay đổi cảnh bên trong căn nhà mà thôi. Cảnh góc chợ quê tấp nập chọn tranh Tết không còn, cảnh hàng dãy thuyền chờ ăn tranh không còn, và nhánh tranh làng nghề Đông Hồ chỉ còn hai gia đình làm, nhưng không dành để bán ngày Tết nữa. Trong đó gia đình nghệ nhân Nguyễn Đăng Chế đã phát triển tranh Đông Hồ lên tầm cao mới, tranh nhiều mẫu mã, nhiều kiểu dáng đáp ứng được với cơ chế thị trường, do đó dòng tranh điệp này vẫn còn được bảo tồn trong thời hội nhập mạnh mẽ hiện nay.

http://thegioitoi.com/main.php?asin=...ate=7&idsub=76
 

 

IP IP Logged
ranvuive
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 02/May/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 1151
Quote ranvuive Replybullet Gởi ngày: 16/Jan/2010 lúc 11:33am
 
VĂN HOÁ GIAO TIẾP CỦA NGƯỜI VIỆT NAM - CÁC ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN TRONG VĂN HOÁ GIAO TIẾP CỦA NGƯỜI VIỆT NAM
 

Bản chất con người chỉ bộc lộ ra trong giao tiếp. Chữ "nhân" với nghĩa là "tính người" bao gồm chữ "nhị" và bộ "nhân đứng" - tính người bộc lộ trong quan hệ giữa hai người.

Trước hết, xét về thái độ của người Việt Nam đối với việc giao tiếp, có thể thấy được đặc điểm của người Việt Nam là vừa thích giao tiếp, lại vừa rất rụt rè.

Người Việt Nam nông nghiệp sống phụ thuộc lẫn nhau và rất coi trọng việc giữ gìn các mối quan hệ tốt với mọi thành viên trong cộng đồng, chính đó là nguyên nhân dẫn đến việc coi trọng giao tiếp. Sự giao tiếp tạo ra quan hệ : Dao năng liếc thì sắc, người năng chào thì quen. Sự giao tiếp củng cố tình thân : áo năng may năng mới, người năng tới năng thân. Năng lực giao tiếp được người Việt Nam xem là tiêu chuẩn hàng đầu để đánh giá con người : Vàng thì thử lửa, thử than - Chuông kêu thử tiếng, người ngoan thử lời.

Vì coi trọng giao tiếp cho nên người Việt Nam rất Thích Giao Tiếp. Việc thích giao tiếp này thể hiện chủ yếu ở hai điểm:

Từ gốc độ của chủ thể giao tiếp, người Việt Nam có tính thích thăm viếng. Đã là người Việt Nam, đã thân với nhau, thì cho dù hàng ngày có gặp nhau ở đâu, bao nhiêu lần đi nữa, những lúc rảnh rỗi, họ vẫn tới thăm nhau. Thăm viếng nhau đây không do nhu cầu công việc ( như ở Phươg Tây) mà là biểu hiện của tình cảm, tình nghĩa, có tác dụng thắt chặt thêm quan hệ.

Với đối tượng giao tiếp thì người Việt Nam có tính hiếu khách. Có khách đến nhà, dù quen hay lạ, thân hay sơ người Việt, dù nghèo khó đến đâu, cũng cố gắng tiếp đón một cách chu đáo và tiếp đãi một cách thịnh tình, dành cho khách các tiện nghi tốt nhất, các đồ ăn ngon nhất : Khách đến nhà chẳng gà thì gỏi, bởi lẽ đói năm, không ai đói bữa. Tính hiếu khách càng tăng lên khi về những miền quê hẻo lánh, những miền rừng núi xa xôi.

Đồng thời với việc thích giao tiếp, người Việt Nam lại có một đặc tính hầu như ng­ược lại là rất rụt rè - điều mà những người quan sát nước ngoài rất hay nhắc đến. Sự tồn tại đồng thời hai tính cách trái ngược nhau (tính thích giao tiếp và tính rụt rè ) này bắt nguồn từ hai đặc tính cơ bản của làng xã Việt Nam là tính cộng đồng và tính tự trị :

Đúng là người Việt Nam xởi lởi, rất thích giao tiếp, nhưng đó là khi thấy mình đang ở trong phạm vi của cộng đồng quen thuộc, nơi tính cộng đồng (liên kết) ngự trị. Còn khi đã vượt ra khỏi phạm vi của cộng đồng, trước những ng­ời lạ, nơi tính tự trị phát huy tác dụng thì người Việt Nam, ngược lại, lại tỏ ra rụt rè. Hai tính cách tưởng như trái ngược nhau ấy không hề mâu thuẫn với nhau vì chúng bộc lộ trong những môi trường khác nhau, chúng chính là hai mặt của cùng một bản chất, là biểu hiện cách ứng xử linh hoạt của người Việt Nam.

Xét về quan hệ giao tiếp, nguồn gốc văn hóa nông nghiệp với đặc điểm trọng tình đã dẫn người Việt Nam tới chỗ lấy tình cảm - lấy sự yêu sự ghét - làm nguyên tắc ứng xử : Yêu nhau yêu cả đường đi - Ghét nhau, ghét cả tông ti họ hàng; Yêu nhau cau sáu bổ ba - Ghét nhau cau sáu bổ ra làm mười; Yêu nhau củ ấu cũng tròn - Ghét nhau bồ hòn cũng méo; Yêu nhau mọi việc chẳng nề - Dẫu trăm chỗ lệch cũng kê cho bằng; Yêu nhau chín bỏ làm mười....

Nếu trong tổng thể, người Việt Nam lấy sự hài hòa âm dương làm nguyên lí chủ đạo nhưng vẫn thiên về âm tính hơn, thì trong cuộc sống người Việt Nam sống có lí có tình nhưng vẫn thiên về tình hơn. Khi cần cân nhắc giữa tình với lí thì tình được đặt cao hơn lí : Một bồ cái lí không bằng một tí cái tình; Đưa nhau đến trước cửa quan - Bên ngoài là lí, bên trong là tình. . .

Với đối tượng giao tiếp, người Việt Nam có thói quen ­ưa tìm hiểu, quan sát, đánh giá. Tuổi tác, quê quán, trình độ học vấn, địa vị xã hội, tình trạng gia đình (bố mẹ còn hay mất, đã có vợ/chồng chưa, có con chưa, mấy trai mấy gái,...) là những vấn đề người Việt Nam thường quan tâm. Thói quen ưa tìm hiểu này (hoàn toàn trái ngược với người phương Tây!) khiến cho người nước ngoài có nhận xét là người Việt Nam hay tò mò. Đặc tính này - dù gọi bằng tên gọi gì đi chăng nữa - chẳng qua cũng chỉ là một sản phẩm nữa của tính cộng đồng làng xã mà ra.

Do tính cộng đồng, người Việt Nam tự thấy có trách nhiệm phải quan tâm đến người khác, mà muốn quan tâm thì cần biết rõ hoàn cảnh. Mặt khác, do phân biệt chi li các quan hệ xã hội, mỗi cặp giao tiếp đều có những cách xưng hô riêng, nên nếu không có đầy đủ thông tin thì không thể nào lựa chọn từ xưng hô cho thích hợp được.

Tính hay quan sát khiến ng­ười Việt Nam có được một kho kinh nghiệm xem tướng hết sức phong phú : chỉ cần nhìn vào cái mặt, cái mũi, cái miệng, con mắt,... là đã biết được tính cách của con người. Chẳng hạn, riêng về xem người qua con mắt đã có các kinh nghiệm : Đàn bà con mắt lá dăm- Lông mày lá liễu đáng trăm quan tiền; Người khôn con mắt đen sì, Người dại con mắt nửa chì nửa thau, Con lợn mắt trắng thì nuôi - Những người mắt trắng đánh hoài đuổi đi, Những người ti hí mắt lươn - Trai thì trộm cướp, gái buôn chồng người; Trên trời Phạm Nhan, thế gian một mắt.

Biết tính cách, biết người là để lựa chọn đối tượng giao tiếp thích hợp : Tùy mặt gửi lời, tùy người gửi của; Chọn mặt gửi vàng. Trong trường hợp không được lựa chọn thì người Việt Nam sử dụng chiến lược thích ứng một cách linh hoạt : ở bầu thì tròn , ở ống thì dài ; Đi với Bụt mặc áo cà sa, đi với ma mặc áo giấy.

Tính cộng đồng còn khiến cho người Việt Nam, dưới gốc độ chủ thể giao tiếp, có đặc điểm là trọng danh dự : Tốt danh hơn lành áo; Đói cho sạch rách cho thơm; Trâu chết để da, người ta chết để tiếng. Danh dự được người Việt Nam gắn với năng lực giao tiếp : Lời nói ra để lại dấu vết, tạo thành tiếng tăm, nó được truyền đến tai nhiều người, tạo nên tai tiếng. Không phải ngẫu nhiên mà từ "tiếng" trong tiếng Việt, từ nghĩa ban đầu là "ngôn ngữ" (vd: tiếng Việt ), đã được mở rộng ra để chỉ sản phẩm của ngôn ngữ ( vd: tiếng lành đồn xa, tiếng dữ đồn xa), và, cuối cùng, chỉ cái thành quả mà tác động của lời nói đã gây nên - đó là "danh dự, uy tín" (vd: nổi tiếng).

Chính vì quá coi trọng danh dự nên người Việt Nam mắc bệnh sĩ diện : ở đời muôn sự của chung - Hơn nhau một tiếng anh hùng mà thôi; Đem chuông đi dấm nước người - Không kêu cũng đấm ba hồi lấy danh; Một quan tiền công, không bằng một đồng tiền thưởng . ở chốn làng quê, thói sĩ diện thể hiện trầm trọng trong tục lệ ngôi thứ nơi đình trung và tục chia phần. Các cụ già tám mươi, tuy ăn không được, nhưng vì danh dự ( sĩ diện), vẫn có thể to tiếng với nhau vì miếng ăn : Một miếng giữa làng, bằng một sàng xó bếp. Thói sĩ diện đã tạo nên giai thoại cá gỗ nổi tiếng.

Về cách thức giao tiếp, người Việt Nam ưa sự tế nhị, ý tứ và trọng sự hòa thuận.

Lối giao tiếp ưa tế nhị khiến người Việt Nam có thói quen giao tiếp "vòng vo tam quốc", không bao giờ mở đầu trực tiếp, nói thẳng vào vấn đề như người phương Tây. Truyền thống Việt Nam khi bắt đầu giao tiếp là phải vấn xá cầu điền, hỏi thăm nhà cửa ruộng vườn. Cũng để tạo không khí, để đưa đẩy, người Việt Nam trước đây có truyền thống "miếng trầu là đầu câu chuyện". Với thời gian, trong chức năng "mở đầu câu chuyện" này, "miếng trầu" từng được thay thế bằng chén trà, điếu thuốc, ly bia...

Để biết người đối ngoại với mình có còn cha mẹ hay không, người Việt Nam thường hỏi : Các cụ nhà ta vẫn mạnh giỏi cả chứ? Để biết người phụ nữ đang nói chuyện với mình có chồng hay không, người Việt Nam ý tứ sẽ hỏi : Chị về muộn thế liệu anh nhà( ông xã) có phàn nàn không? Còn đây là lời tỏ tình rất vòng vo của ng­ời con trai Nam Bộ - nơi mà người Việt có tiếng là bộc trực hơn cả : Chiếc thuyền giăng câu, Đậu ngang cồn cát, Đậu sát mé nhà, Anh biết em có một mẹ già, Muốn vô phụng dưỡng, biết là đặng không? ( Ca dao).

Lối giao tiếp "vòng vo tam quốc" kết hợp với nhu cầu tìm hiểu về đối tượng giao tiếp tạo ra ở người Việt Nam thói quen chào hỏi - "chào" đi liền với "hỏi" : "Bác đi đâu đấy?", "Cụ đang làm gì đấy ?"... Ban đầu, hỏi là để có thông tin, dần dần trở thành một thói quen, người ta hỏi mà không cần nghe trả lời và hoàn toàn hài lòng với những câu "trả lời" kiểu : "Tôi đi đằng này một cái" hoặc trả lời bằng cách hỏi lại : Cụ đang làm gì đấy? Đáp : Vâng ! Bác đi đâu đấy?

Lối giao tiếp ưa tế nhị, ý tứ là sản phẩm của lối sống trọng tình và lối tư duy coi trọng các mối quan hệ (tư duy biện chứng). Nó tạo nên một thói quen đắn đo cân nhắc kĩ càng khi nói năng : Ăn có nhai, nói có nghĩ; Chó ba quanh mới nằm, người ba năm mới nói; Biết thì thưa thốt, không biết thì dựa cột mà nghe; Khôn cũng chết, dại cũng chết, ai biết thì sống; Người khôn ăn nói nữa chừng, Để cho kẻ dại nữa mừng nữa lo,...Chính sự đắn đo cân nhắc này khiến cho người Việt Nam có nhược điểm thiếu tính quyết đoán. Để tránh phải quyết đoán, và đồng thời để không làm mất lòng ai, để giữ được sự hòa thuận cần thiết, người Việt Nam rất hay cười. Nụ cười là một bộ phận quan trọng trong thói quen giao tiếp của người Việt; có thể gặp nụ cười Việt Nam vào cả những lúc ít chờ đợi nhất.

Tâm lý trọng sự hoà thuận khiến người Việt Nam luôn chủ trương nhường nhịn : Một sự nhịn chín sự lành; Chồng giận thì vợ bớt lời - Cơm sôi nhỏ lửa có đời nào khê

Người Việt Nam có một hệ thống nghi thức lời nói rất phong phú.

Trước hết, đố là sự phong phú trong hệ thống xưng hô bằng các từ chỉ quan hệ họ hàng. Hệ thống xưng hô này có các đặc điểm : Thứ nhất, có tính chất thân mật hóa (trong tình cảm), coi mọi người trong cộng đồng như bà con họ hàng trong một gia đình. Thứ hai, có tính chất xã hội hóa, cộng đồng hóa cao - trong hệ thống từ xưng hô này, không có cái "tôi" chung chung. Quan hệ xưng hô phụ thuộc vào tuổi tác, địa vị xã hội, thời gian, không gian giao tiếp - chú khi ni , mi khi khác. Cùng là hai người, nhưng cách xưng hô có khi đồng thời tổng hợp được hai quan hệ khác nhau : Chú - con, bác - con, bác - em, anh- tôi,... Lối gọi nhau bằng tên con, tên cháu, tên chồng; bằng thứ tự sinh ( Cả, Hai, Ba, Tư...). Thứ ba, thể hiện tính tôn ti kĩ lưỡng: Người Việt Nam xưng và hô theo nguyên tắc xưng khiêm hô tôn (gọi mình thì khiêm nhường, còn gọi đối tượng giao tiếp thì tôn kính). Cùng một cặp giao tiếp, nhưng có khi cả hai đều cùng xưng hô là em và đều cùng xưng là em và đều gọi nhau là chị. Việc tôn trọng, đề cao nhau dẫn đến tục kiêng tên riêng : người ta chỉ gọi tên cái ra để chửi nhau; đặt tên con cần nhất là không được trùng với tên của những người bề trên trong gia đình, gia tộc cũng như ngoài xã hội. Vì vậy mà trước đây có tục nhập gia vấn húy (vào nhà ai, hỏi tên chủ nhà để khi nói nếu có động đến từ đó thì phải nói lệch đi).

Nghi thức lời nói trong lĩnh vực cách nói lịch sự cũng rất phong phú. Do truyền thống nặng về tình cảm và linh hoạt nên người Việt Nam không có những từ cảm ơn, xin lỗi khái quát dùng chung cho mọi người trường hợp như người phương Tây. Cũng như trong xưng hô, đối với mỗi người ta có một cách cảm ơn, xin lỗi khác nhau : Con xin chú (Cảm ơn khi nhận quà), Chị chu đáo quá, Anh tốt quá (cảm ơn khi được quan tâm), Bác bày vẽ quá (cảm ơn khi được tiếp đón nồng hậu), Quý hóa quá (cảm ơn khi có khách đến thăm), Anh quá khen (cảm ơn khi được khen),...

 
Theo http://www.danangpt.vnn.vn

IP IP Logged
Hoang_Ngoc_Hung
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 16/Jan/2008
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 1332
Quote Hoang_Ngoc_Hung Replybullet Gởi ngày: 16/Jan/2010 lúc 11:17pm

Cách xưng hô trong giới trẻ đang... loạn!?

(net)


Có lần một người nước ngoài  vào một trường đại học, vì biết tiếng Việt, anh ta vô cùng ngạc nhiên  và hỏi người đi cùng: "Có phải các bạn trẻ ở xứ bạn lập gia đình  khá sớm?".

 

Chả là anh ta nghe các bạn sinh viên  cứ gọi nhau: "Vợ ơi" hay "Chồng ơi" một cách thoải mái ngay trong hành lang của trường, nơi nhiều người đang ngồi truy cập  Internet  bằng laptop của mình.


Một bà mẹ kể rằng có lần bà giật mình khi nghe cô con gái  rượu nói chuyện qua điện thoại  với bạn mà cứ xưng "chồng chồng, vợ vợ" khiến bà hết hồn và hỏi: "Con nói chuyện với ai vậy?". Cô gái  đáp: "Con nói chuyện với thằng bạn thân ấy mà!". Bà hỏi tiếp: "Nó là gì của con?". Cô gái  bảo chỉ là bạn bình thường thôi chứ không có bồ bịch gì hết. Bà mẹ nghe giận quá bèn lên lớp cho con mình một trận.


Cũng có nhóm bạn cùng tuổi chơi thân và tự tiện "phân vai" nào người là mẹ, là cha hay là vợ, là chồng rồi xưng hô với nhau cứ như trong... một gia đình  khiến người ngoài nghe thấy loạn cả lên...


Một chàng trai trẻ kể rằng, lần đầu tiên anh đến nhà cô bạn, người mà anh thầm yêu với những dự định nghiêm túc... Thế nhưng anh kinh ngạc khi thấy một cháu bé khoảng 3 tuổi gọi cô bạn gái  của anh bằng... má và cô gái  giải thích với anh rằng đó là con của người chị. Vị thế ấy lẽ ra cháu bé phải gọi cô bằng dì mới đúng.


Chưa hết ngạc nhiên  thì lát sau một người đàn ông  dắt xe vào nhà và cháu bé ào ra mừng rỡ, ríu rít gọi bằng ba. Cô gái  liền giới thiệu  đó là anh rể. Cháu bé thì vẫn hồn nhiên chạy qua chạy lại giữa "ba" và "má" khiến chàng trai cảm thấy mình như người thừa.


Cách xưng hô của người Việt  Nam vô cùng phong phú và khá rạch ròi, chỉ nghe cách xưng hô người ta biết ngay mối quan hệ  giữa hai người đang đối thoại. Chuyển đổi cách xưng hô là chuyển đổi cả một mối quan hệ, là sự chuyển biến tình cảm...


Cho nên các bạn gái  hãy hết sức cẩn thận, nếu không sẽ bị xem là vô duyên, bị hiểu lầm và cũng có thể bị xem là thiếu nề nếp, thiếu văn hóa. Những từ xưng hô như cha, mẹ hay vợ, chồng là thiêng liêng không thể xưng hô bừa bãi hay mang ra đùa giỡn một cách quá trớn...

hoangngochung@ymail.com
IP IP Logged
Hoang_Ngoc_Hung
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 16/Jan/2008
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 1332
Quote Hoang_Ngoc_Hung Replybullet Gởi ngày: 16/Jan/2010 lúc 11:19pm

Ngôn ngữ gia đình tràn ngập công sở
 

***

“Mẹ ơi, cho con tạm ứng mấy lít tiền công tác phí”. “Chồng ơi, đi ăn trưa cùng vợ nhé”... Những kiểu xưng hô thân mật trong gia đình giờ đây được vận dụng triệt để nơi công sở.
 

Không biết từ bao giờ, chị Hằng - một kế toán luống tuổi, dáng người hơi đậm trở thành “mẹ” của một loạt nhân viên “choai choai” trong công ty. Người này xưng mẹ, người kia gọi u, cứ như giữa họ có mối quan hệ ruột thịt vậy. Hễ có việc động đến kế toán, mọi người đều chăm chăm sang nhờ mẹ Hằng. Lâu dần thành thân, có chuyện gì khúc mắc, nhiều người cũng chạy vào tỉ tê với mẹ. Hồi mới vào công ty, Trang cũng “choáng” với cách xưng hô thân mật ấy nhưng rồi chính cô cũng gọi chị Hằng là mẹ từ lúc nào không hay. Trang kể: “Gọi như thế cũng thân thiết hơn và chị em làm việc với nhau trong công ty cảm giác ấm áp hơn”.

 

Điều đặc biệt là chị Hằng dường như cũng thấy vui với cách gọi ấy và tự xác định phải có trách nhiệm với “các con”. Mỗi khi công ty có dịp liên hoan, chị Hằng đều đứng ra lo liệu, từ việc chọn quán ăn, chọn món đến đặt chỗ, fix số người tham gia… sao cho đúng sở thích của mọi người. Chẳng ai chê trách mẹ Hằng mà ngược lại, mỗi khi mẹ khuyên, mẹ nhắc nhở hay phê bình khi chưa hoàn thành công việc, mọi người luôn vui vẻ nhận lỗi mà không hề cảm thấy khó chịu.

 

Là lái xe cho công ty nhiều năm, cũng lớn tuổi so với các anh em đồng nghiệp nên anh Quý được mọi người tôn làm “bố”. Nhất là mấy cậu thanh niên, đi đâu cần đến xe là lại nhấc điện thoại gọi cho bố Quý. Mỗi lần công ty có dịp tụ tập ăn uống, cậu nào cũng tranh thủ “con mời bố một chén”. Lâu dần thành quen, trong công ty, tính sơ sơ bố Quý đã có đến vài chục người con.

 

Nếu như với những người lớn tuổi, cách xưng hô “bố” “mẹ” vừa thể hiện sự thân thiết nhưng cũng không kém phần tôn trọng thì giữa lớp trẻ với nhau, ngoài cách xưng hô anh, chị em đơn thuần, họ còn có những cách gọi mới. Tiêu biểu cho xu hướng này là kiểu gọi “vợ - chồng” thân mật ở công ty Nga. Công ty có bao nhiêu nam thanh nữ tú thì có bấy nhiêu cặp “vợ chồng” tương xứng, cứ như kiểu đã hẹn nhau từ kiếp trước để hôm nay làm nên những cặp đôi lứa xứng đôi.

 

Cứ nhìn Linh và Huy, nghe họ gọi nhau thì không ai nhịn được cười nếu biết rằng trên thực tế họ chỉ đơn thuẩn 100% là đồng nghiệp không hơn. Lúc thì Linh lên tiếng “Chồng ơi, đi ăn sáng với vợ”, “chồng hôm nay mệt hay sao mà mặt mày ỉu xìu thế”… Khi khác lại nghe tiếng Huy “vợ ơi, đi ăn không”… cứ như họ là một gia đình thực thụ.

 

Vào công ty chưa đầy 5 tháng nhưng Nga cũng nhanh chóng bị ghép đôi với một anh chàng cao lêu nghêu ở phòng công nghệ, theo chủ trương các chị cùng phòng đưa ra: “Có đôi có cặp cho vui”. Vốn chẳng có tình ý gì nên Nga cũng gọi cho vui miệng. Được cái, công ty tổ chức đi ăn uống, chơi bời ở đâu, Nga cũng yên tâm là có “xe ôm” đèo. Gọi nhau nhiều rồi thành thân, có lúc vào họp hành, không ít người vẫn lỡ miệng “thằng chồng em”, khiến sếp cũng phá lên cười.

 

Thế nhưng, với nhiều bạn trẻ lần đầu tiên đi làm, lần đầu tiếp xúc với đời sống công sở, họ lại gặp không ít khó khăn về cách xưng hô. Sinh năm 87 lại là nhân viên mới toanh, Hương không biết phải xưng hô thế nào với trưởng phòng hơn cô hẳn 2 giáp. Ban đầu tính gọi chú, xưng cháu nhưng chưa kịp mở miệng, Hương đã thấy cô lễ tân cũng trẻ chẳng kém gì mình vào nhờ sếp ký lại xưng anh em ngọt xớt. Thế là Hương cũng đành xưng anh với người đàn ông chỉ kém bố mình có vài tuổi. Cũng may là hiểu được ý Hương, trưởng phòng lên tiếng trước: “Tôi lớn tuổi hơn bạn nhiều nhưng là nơi công sở, để tiện cho công việc, bạn cứ gọi tôi là anh, không có gì phải ngại”. Sau này quen rồi, các chị cùng phòng giải thích với Hương rằng “Cứ anh em mà xưng hô, trong công việc ai cũng như ai, anh em, họ hàng gì mà đòi chú với cháu”. Buồn cười với câu nói tếu táo ấy nhưng Hương cũng nhận thấy, gọi là anh em có nhiều cái tiện hơn.

 

Hằng rất giỏi ngoại ngữ. Mỗi lần đi phỏng vấn, cô bé chỉ mong sao nhà tuyển dụng phỏng vấn bằng tiếng Anh, mà được người nước ngoài phỏng vấn thì… càng tốt. Hễ biết người Việt phỏng vấn là cô bé lại nhăn nhó, chỉ muốn bỏ không apply vào công ty đó nữa. Hỏi ra mới biết, cô ngại không biết phải xưng hô thế nào cho phải vì đa phần những người phỏng vấn cô từng gặp đều lớn tuổi, xưng chú, bác cũng dở mà gọi anh cũng không xong. “Như tiếng Anh thật tiện, dù già hay trẻ, cũng chỉ xưng hô “I” và “you”, không phải lo vấn đề tuổi tác”.

 

http://dantri.com.vn/c133/s133-355500/ngon-ngu-gia-dinh-tran-ngap-cong-so.htm

Theo Zing
hoangngochung@ymail.com
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 121 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.375 seconds.