![]() |
![]() ![]() ![]() ![]() ![]() |
![]() ![]() |
Tâm Tình | |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() ![]() |
<< phần trước Trang of 72 phần sau >> |
Người gởi | Nội dung |
Lan Huynh
Senior Member ![]() Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23622 |
![]() ![]() ![]() |
|
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
![]() |
|
Lan Huynh
Senior Member ![]() Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23622 |
![]() ![]() ![]() |
NẾU MẸ TRẺ LẠI .Tôi vội vàng bỏ vào giỏ xách quả cam và miếng bánh bông lan để chuẩn bị đi thăm mẹ. Nursing Home chỉ cách nhà 15 phút lái xe rất tiện cho tôi đến thăm mẹ mỗi ngày. Tưởng rằng về hưu tôi sẽ có
nhiều thì giờ thong thả hơn để thăm mẹ thế mà vẫn thường có lý do bận
rộn, không chuyện này thì chuyện kia, lần nào cũng hấp ta hấp tấp.
Hôm nay tôi vừa đi dự đám sinh nhật cháu một người bạn nên về nhà trễ, thế là đi thăm mẹ cũng trễ theo.
Ký tên ở ngoài bàn security ngay cửa ra vào của Nursing Home xong tôi vào thang máy lên lầu hai.
Bước vào phòng mẹ thấy hai
chiếc giường trống vắng, mẹ tôi và bà “bạn” cùng phòng vẫn chưa về,
chắc là hai bà đang ở phòng ăn hoặc phòng khách.
Không biết cố tình hay ngẫu
nhiên mà họ sắp xếp hai bà già Châu Á nằm chung phòng, bà kia người
Philippines, nhưng dù bà là người gì, mỹ đen, mỹ trắng, mỹ da đỏ hay Ả
Rập thì cũng chẳng ảnh hưởng gì đến nhau vì cả hai bà đều mất trí, ngơ
ngẩn, chẳng ai nói với ai một lời nào..Hai giường nằm gần nhau, chỉ cách
nhau một tấm màn mà hai thế giới xa xăm vời vợi..
Tôi đến phòng ăn thì thấy mẹ
vẫn đang ngồi trong chiếc xe lăn bên sát bàn ăn, trên bàn là những mẩu
bánh mì sandwich xé nhỏ nằm trong vũng sữa lênh láng, mẹ tôi đã bốc mẩu
bánh mì từ vũng sữa ấy bỏ vào miệng nhai, nhưng có lẽ bà chẳng biết là
đang ăn cái gì.
Sữa từ bàn chảy vào áo mẹ, sữa dính nhoe nhoét trong bàn tay mẹ. Thấy mà thương.
Mấy năm mẹ nằm trong Nursing
Home, hầu như ngày nào tôi cũng đến thăm mẹ nên từ nhân viên an ninh
ngoài cửa đến supervisor và các nhân viên chăm sóc người gìa người bệnh
trong này ai cũng quen mặt tôi
Thấy vẻ mặt bất bình không vui của tôi người nhân viên đứng gần đó vội trình bày:
– Bà ấy vừa làm đổ ly sữa ra bàn tôi bận phía này nên chưa kịp lau.
Bao giờ họ cũng có lý do chính
đáng, những người gìa người bệnh trong Nursing Home nếu không mất trí
nhớ thì cũng lẩm cẩm, cũng ốm đau có ai hiểu gì, có ai còn sức mà lên
tiếng trách chê, cho nên họ được chăm sóc thế nào tùy theo lương tâm hay
tâm trạng vui buồn của những nhân viên chăm sóc này mà thôi.
Tôi đẩy xe lăn đưa mẹ về
phòng, đi qua mặt bà Ann. người cùng phòng với mẹ tôi. Bà Ann đang ngồi
gục đầu trong xe lăn trông thật tội nghiệp, bà Ann khoảng 80 tuổi, trẻ
hơn mẹ tôi gần chục tuổi mà tình trạng sức khỏe chẳng khá hơn là bao, bà
cũng bị mất trí nhớ, cõi mê âm u, cõi tỉnh thì chỉ trong phút giây mơ
hồ huyền hoặc.
Thỉnh thoảng tôi gặp con gái
bà đến thăm, chúng tôi nói chuyện tôi được biết bà Ann trước kia là dược
sĩ. Nhìn nét mặt sáng sủa thông minh của bà tôi đã hình dung ra cô
dược sĩ xinh đẹp của mấy chục năm về trước. Chắc cô Ann đã từng có những
hạnh phúc, tiền bạc trong tay, nhưng giờ đây là bà Ann lú lẩn chẳng
biết gì
Có lần tôi hỏi bà Ann, bà là
dược sĩ phải không, gương mặt đờ đẫn ấy nhìn tôi rồi gật đầu, giây phút
hiếm hoi mong manh ấy bà Ann đã chợt nhận ra mình..
Mẹ tôi cũng thế, từ một cô gái xinh đẹp đã làm say đắm nhiều chàng trai bây giờ là bà gìa ngớ ngẩn.
Về đến phòng tôi mới phát giác
ra mẹ đã “làm xấu” đầy trong tã lót, thế là tôi đỡ mẹ nằm lên giường để
lau chùi và thay tã lót cho mẹ..
Kể từ khi gởi mẹ vào Nursing
Home tôi đã làm được nhiều việc như những nhân viên chăm sóc đã làm, tôi
thay được khăn trải giường, thay tã lót ngay lúc mẹ tôi nằm trên
giường.
Tôi đã quen với mùi gìa, mùi hôi thối, mùi bẩn, mùi thuốc men của các cụ gìa…
Chính tay tôi lau chùi vệ sinh
cho mẹ nếu gặp đúng lúc như thế này, hoặc mỗi khi vào thăm mẹ, trước
khi ra về tôi đều lau chùi lại mặt mũi, mình mẩy mẹ cho thật sạch sẽ thì
mới yên tâm..
Mẹ nằm ngoan ngoãn như một đứa
trẻ để yên cho tôi chăm sóc. Khi xong việc tôi sẽ cho mẹ ăn bánh bông
lan hay vài múi cam đã bóc hết các lớp vỏ.. Bà không còn răng, móm mém
nhai và nuốt được tí nào hay tí ấy.
Khi tôi đang đút mẩu bánh bông lan thì đột nhiên mẹ cầm lấy tay tôi giọng reo vui:
– Cái vòng đẹp qúa, cho …em đi
Nãy đi đám sinh nhật về tôi
chưa kịp tháo dây chuyền, tháo vòng tay thế mà mẹ gìa mất trí của tôi
cũng nhận ra,.mẹ lắp bắp vòi vĩnh tiếp:..
– Cho em … cái vòng tay đi, em… muốn đẹp.
Tôi bất ngờ qúa, hiếm khi mẹ
cất tiếng nói, hôm nay mẹ lại nói được hai câu và xưng “em” với chính
con gái của mẹ. Thật ngộ nghĩnh và đáng yêu.
Có điều gì sâu thẳm trong tâm hồn gìa nua mất trí ấy vừa le lói thức dây?
Tôi chiều mẹ tháo chiếc vòng
tay đeo vào cổ tay gầy guộc của mẹ. Bỗng dưng tôi chạnh lòng, cổ tay này
xưa kia mẹ đã đeo bao nhiêu lần chiếc vòng tay để làm đẹp rồi..
Tuổi gìa gần đất xa trời mẹ
vẫn có nét đẹp của tuổi, khuôn mặt thanh thoát, chân tay dài thon thả.
Vậy mà cả đời mẹ hình như chưa được hưởng hạnh phúc..
Được đeo chiếc vòng tay mẹ có vẻ hài lòng ăn hết miếng bánh bông lan và ăn thêm vài miếng nữa.
Chỉ vài phút sau thì mẹ quên cả chiếc vòng và nhắm mắt đi vào giấc ngủ
Tôi tự hỏi mẹ có thấy gì trong giấc ngủ không, một quãng đời thanh xuân của mẹ?
Tôi lấy lại chiếc vòng vì luật trong Nursing Home các bệnh nhân không được đeo trang sức.
Khi tôi đang chuẩn bị ra về
thì người nhân viên đẩy xe lăn bà Ann về phòng, anh ta trải lại giường
và đỡ bà Ann lên nằm, bà co rúm người lại trong hai cánh tay mạnh khỏe
của người nhân viên. Hình như bà Ann cũng biết mắc cỡ bên người khác
phái lạ lẫm. ![]() Cô Ann dược sĩ trẻ trung ngày
xưa làm sao hình dung ra được cảnh này, cô sẽ thành một bà gìa bệnh
hoạn, tàn tạ, mọi sinh hoạt đời thường của cuộc sống hoàn toàn lệ thuộc
vào người khác.
***********************
Tôi về đến nhà chồng tôi hỏi thăm như thường lệ:
– Mẹ vẫn khỏe chứ em.
Tôi khoe
– Nhưng hôm nay có một
chuyện lạ anh ạ, mẹ thấy em đeo vòng tay mẹ thích lắm đòi đeo và xưng
“em” với em, Hay là mẹ bắt đầu…tỉnh trí hả anh?
– Có thể nhìn cái vòng đeo tay vùng ký ức của mẹ bất chợt lóe lên một hình ảnh xa xưa nào đó.
– : Ừ nhỉ… ngày xưa mẹ em hay diện, đeo vòng tay…
Chồng tôi trêu đùa:
– Ngày xưa mẹ em đẹp thế mà con gái mẹ ích kỷ không cho mẹ đi lấy chồng.
Chồng tôi vẫn đùa thế, nhưng lần này lòng tôi chợt đau khi nhớ lại nét mặt vui mừng của mẹ được tôi đeo chiếc vòng tay
Mẹ tôi lấy chồng năm 20 tuổi,
là con gái duy nhất trong một gia đình giàu sang được cha mẹ hết mực
thương yêu chăm sóc. Sinh được hai chị em tôi, năm mẹ mới 24 tuổi thì
cha tôi qua đời vì bạo bệnh, mẹ mang hai con về ở chung với cha mẹ
Ông bà ngoại tôi nề nếp và cổ hũ phong kiến, nghiêm ngặt khuyên con gái góa của mình phải ở vậy thờ chồng nuôi con.
Bà ngoại luôn “tâm lý chiến” thủ thỉ với mẹ tôi:
– Con còn muốn gì nữa,
danh vọng tiền tài và con cái con đều có đủ. Chồng con mất đi thiên hạ
vẫn gọi con là bà bác sĩ, con có gia tài của chồng để lại, con có hai
con xinh đẹp đủ nếp đủ tẻ. Nếu con tái gía thì liệu có giữ được mãi
những điều này không? Hai con của con sẽ khổ vì cha ghẻ, sẽ hờn giận mẹ
đã san sẻ tình thương cho người khác, con có yên tâm mà hưởng hạnh phúc
với chồng mới không??.
Người góa phụ xinh đẹp trẻ
trung đã được nhiều chàng trai dòm ngó, họ đến nhà thăm mẹ thì đến lượt
ông ngoại tôi ra tay ngăn cản bằng hành động.
Khách ngồi nói chuyện với mẹ
thì ông cầm chổi lông gà ….phất bụi trên tủ, trên kệ trước mặt khách hết
sức lộ liễu khiến không ai dám ngồi lâu. Thậm chí khi họ chào ông để ra
về ông ngoại đã đáp lại không cần nể nang lịch sự gì cả:
– Phải, mời anh về .
Tôi lớn dần lên và về phe với ông bà ngoại nhất định không muốn mẹ đi lấy chồng, chỉ muốn mẹ mãi là của riêng mình
Năm tôi lên 10 đã biết cầm
chổi lông gà phất lên mặt tủ thờ ngoài phòng khách để…đuổi khách của mẹ
về. Tôi còn nhớ có ông tên Thảo, là một thanh niên có học thức, con nhà
giàu chưa từng lấy vợ, yêu mẹ tôi và sẵn sàng chấp nhận gá nghĩa đá vàng
với người góa phụ hai con.
Thế mà ông bà ngoại tôi vẫn không hề cảm động, giữ vững lập trường muốn con gái ở vậy thờ chồng nuôi con suốt đời..
Tôi ghét ông Thảo không thua
gì ông bà ngoại đã ghét. Mỗi lần nghe mẹ nhắc tên ông Thảo là mặt tôi
sưng xỉa lên và tôi khóc ầm ĩ làm mẹ phải năn nỉ dỗ dành..
Mẹ tôi đã buồn, đã khóc vì cha
mẹ và con cái ngăn cản. Cuối cùng tình cảm gia đình vẫn cao hơn tình
riêng,. mẹ tôi từ chối lời cầu hôn của người mình yêu để sống cho trọn
vẹn tiết trinh với người chồng qúa cố, làm đẹp lòng cha mẹ và con cái..
Tuổi xuân của mẹ lặng lẽ trôi
qua , hai chị em tôi lớn lên có nghĩa là mẹ đã gìa đi, tôi nào biết mẹ
tôi đã từng khóc thầm vì cô đơn, vì khao khát một tình yêu với mối tình
không bao giờ đến đoạn cuối như mong muốn của mẹ.
Năm cuối cùng trung học, trong
một dịp theo trường đi cắm trại ở Vũng Tàu tôi đã quen một anh,. Anh
chàng lính hải quân hào hoa đẹp trai, tàu anh đang cặp bến Vũng Tàu
Anh đã làm quen với tôi khi tôi đang ngồi trên bờ biển nghịch cát . Anh ngồi xuống cạnh tôi:
– Chào cô bé, cho anh chơi chung với nhé…
Tôi ngỡ ngàng chưa kịp đáp thì anh tiếp:
– Em muốn gì cứ…sai anh, anh sẽ làm cho em..
Tôi lấy lại bình tĩnh và chanh chua bắc kỳ::
– Anh xây giùm em căn nhà trên cát và bắt giùm em mấy con dã tràng..
– Ôi, cô bé mắng anh hão huyền chứ gì, không cho anh làm quen chứ gì.
Anh cũng là Bắc kỳ nên qúa
hiểu con gái Bắc. Anh cứ lì thế mà chẳng công dã tràng tí nào cả, chẳng
phù du như xây nhà trên cát gì cả, cuối cùng anh đã quen được tôi, xin
địa chỉ nhà và hứa khi nào về Sài Gòn anh sẽ đến thăm tôi.
Trời…quả báo tôi. Hôm anh hải
quân đến nhà, bà ngoại tôi nhìn anh chăm chăm từ đầu đến chân với vẻ ác
cảm như nhìn một ….quân thù, làm như chàng thanh niên xa lạ này sẽ đến
bắt cóc đứa cháu gái xinh của bà.
Ông ngoại lại cầm chổi lông
gà….phất bụi trên tủ thờ ngoài phòng khách như những năm xưa đã đuổi
khéo khách của mẹ tôi làm tôi vô cùng ái ngại thương cho bộ quần áo hải
quân trắng toát của chàng và thương chàng đang lúng túng không dám nói
năng gì vì có ông bà ngoại lù lù đứng gần. . .
Chàng chịu hết nổi bèn đứng dây kính cẩn chào ông bà ngoại tôi:
– Xin phép ông bà cháu về ạ.
Ông ngoại đáp thẳng thừng, câu nói y chang như ngày xưa với bạn trai của mẹ tôi:
– Phải ! mời anh về
Bà ngoại thì “tử tế” hơn, dặn dò::
– Ừ, cháu về chạy xe cẩn thận nhé.
Khách về rồi ông bà ngoại mắng
mẹ tôi đã không để ý đến con gái, nó chỉ theo trường đi cắm trại ở biển
Vũng Tàu vài hôm đã…dắt về nhà một thằng hải quân chẳng biết nguồn gốc
lai lịch con cái nhà ai Thế lỡ nó đi cắm trại trong rừng dắt về nhà…một
thằng mán thằng mường chúng ta cũng phải tiếp à…
Rồi ông bà ngoại đe dọa tôi
liệu cái thần hồn học cho bằng được cái nghề dược sĩ hay bác sĩ như
người cha qúa cố của tôi rồi mới được lấy chồng..
Nhưng mối tình đầu của tôi với
anh hải quân càng ngày càng thắm thiết, tôi khóc lóc, tôi đe dọa tự tử
và đe dọa…sẽ bỏ nhà đi theo anh ta. Thế là ông bà ngoại đành chịu thua
đứa cháu gái bướng bỉnh..
Mẹ tôi thì dịu dàng nói với tôi:
– Con làm đúng khi bảo vệ tình yêu của mình, như mẹ lỡ một đời…
…………………………………………………………………
Tôi trở về hiện tại khi chồng tôi cầm tờ tuần báo từ phòng trong đi ra :
– Em đang nghĩ gì thế, anh đọc cho em nghe một mẩu tìm bạn bốn phương nè.
– Biết rồi, em đọc mục này thường xuyên.
– Anh cũng đọc thường
xuyên, nhưng hôm nay anh bỗng suy nghĩ ra một điều. Này nhé một bà goá
phụ 65 tuổi đang cô đơn cần tìm một người đàn ông nếu hợp sẽ …dìu nhau
đi nốt quãng đường còn lại.
Tôi bật cười châm biếm:
– Dìu nhau là phải rồi
vì cả hai cùng già, cùng lạng quạng đi đứng không vững. Sao đã ở vậy
đến tuổi 65 mà không tiếp tục cho hết đời luôn nhỉ, lại còn…dở chứng??
– Ban đầu anh cũng
nghĩ như em, nhưng bây giờ thì khác, người ta tìm nhau để cuộc sống
không cô độc lẻ loi, mà cô độc lẻ loi thì buồn tuỉ lắm em ơi. Khi ta có
đôi, đi đâu ở đâu ta cũng nghĩ ở nơi kia vẫn có người chờ đợi ta về sẽ
thấy đời ấm cúng hẳn lên.
Tôi băn khoăn:
– Có phải anh suy nghĩ
thế khi lúc nãy em vừa kể anh nghe mẹ em chợt tỉnh ra trong giây lát
khi bà thấy cái vòng đeo tay của em, món trang sức ngày xưa bà thường
dùng làm dáng, làm đẹp không?
– Chính thế. Ngày ấy
mẹ em mới 24 tuổi, trẻ đẹp và nồng nàn tình xuân,.thế mà hết cha mẹ đến
con cái đã ngăn cản bà tái gía. Em có lỗi một phần trong cuộc đời mẹ cô
độc thiếu vắng một người đàn ông, một vòng tay âu yếm, một bờ vai nương
tựa ..
Tôi nói như rên rỉ:
– Nghe anh nói em đau lòng qúa ! em thật đáng tội..
Hình ảnh mẹ tôi ngày xưa hiện
ra khi tôi độ lên 10, mẹ tôi xinh đẹp hay làm duyên làm dáng đeo chiếc
vòng tay bằng cẩm thạch lên nước trong xanh.
Thì ra hôm nay trong tiềm thức sâu thẳm lãng quên của mẹ tôi chút kỷ niệm nào đó vẫn còn..Bất giác mắt tôi cay cay…
Chồng tôi giục :
– Thôi em đi tắm, thay đồ rồi nghỉ ngơi, hôm nay em về muộn để anh sẽ thu gom quần áo em thay và đi giặt ….
Thật ấm áp khi bên cạnh tôi
luôn có người đàn ông cùng chung vui buồn, chăm sóc lo lắng cho nhau.Thế
mà mẹ tôi đã không có những tình cảm này suốt cả một cuộc đời son trẻ..
Tôi đã từng hiểu ra điều này
suốt bao nhiêu năm từ khi tôi lấy chồng, hạnh phúc êm ấm bên chồng. Đôi
khi tôi thấy lòng áy náy thương mẹ, hối hận ngày xưa tôi đã ngăn cản mẹ
lấy chồng, nhưng tôi lại tự an ủi và kiêu hãnh mẹ là người phụ nữ thanh
cao lý tưởng trong mắt mọi người, là người mẹ tuyệt vời, người mẹ đáng
kính nể và ngưỡng mộ của chị em tôi.
Chưa bao giờ tôi cảm thấy ân hận và bị dày vò như ngày hôm nay.
Nếu như tôi cũng cô đơn như
mẹ, nếu như đời tôi không có một người đàn ông yêu thương bên cạnh, cuộc
đời sẽ chông chênh và buồn lắm.
Ngày xưa tôi yêu anh và lấy
anh làm chồng thật xứng đáng, ông bà ngoại tôi đã lo ngại “thằng hải
quân” đi lênh đênh khắp nơi, mỗi bến bờ quen một cô, cháu sẽ khổ cả đời.
Nhưng ông bà đã đoán sai rồi, tiếc rằng ông bà ngoại không sống đến
ngày nay để thấy anh hải quân của tôi vẫn là người chồng, người cha
tốt..
Anh đi vào phòng tắm ôm ra một rổ quần áo dơ để vào phòng giặt. Thấy tôi vẫn ngồi yên anh ngạc nhiên đến gần:
– Em sao thế?
Tôi ngước lên nhìn anh, đôi mắt cay cay đã long lanh giọt nước mắt:
– Anh ơi, anh có biết em đang nghĩ gì không? Nếu…nếu…. mẹ trẻ lại như xưa…
Anh nghe lầm nên hỏi ngược lại:
– Nếu em trẻ lại như xưa hả?
vậy em còn muốn yêu anh nữa không? Hay lại chê “Thằng hải quân lông
bông” như ông bà ngoại em đã chê ? Đến bây giờ anh vẫn nhớ cái cảm giác
khi lần đầu gặp ông bà ngoại em, nếu tàu anh ra khơi có …đụng độ tàu
địch ngay trước mặt anh cũng chưa bối rối đến thế..
– Anh nghe kỹ đây,
không phải em mà là mẹ em. Nếu mẹ trẻ lại như xưa, khi em 10 tuổi em sẽ
không bắt chước ông ngoại cầm chổi lông gà phất buị trên tủ để đuổi
khách của mẹ đâu, em sẽ không đành hanh ghét ông Thảo đâu, em sẽ bảo mẹ
đi lấy chồng. Em ân hận lắm. Ôi, nếu mẹ trẻ lại…. nếu mẹ trẻ lại….….
Anh hiểu ra, an ủi tôi:….
– Chúng ta không thể
lấy lại qúa khứ, em đừng tự trách mình như thế, hãy sống với hiện tại,
chăm sóc mẹ tận tình để báo hiếu mẹ đã hi sinh cả một thời xuân xanh
nuôi con khôn lớn.
Tôi lau nước mắt mỉm cười:.
– Vâng, chiều mai em
vào thăm mẹ, em lại đeo vào tay mẹ chiếc vòng này để mẹ có khoảnh khắc
vui như thiếu phụ còn xuân đang làm đẹp cho mình, cho người tình mình
thương mến, dù chỉ là một niềm vui ngớ ngẩn.
Chồng tôi nhắc nhở:
– À, em nhớ thăm bà Ann bên
cạnh luôn nhé, con cái bà bận rộn không vào thăm thường xuyên như em.
Biết đâu bà Ann cũng cần có ai đó bên cạnh để chợt nhớ ra mình là ai và
được vui trong phút giây như mẹ em…
Nguyễn Thị Thanh Dương.
Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 23/May/2016 lúc 2:14pm |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
![]() |
|
Lan Huynh
Senior Member ![]() Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23622 |
![]() ![]() ![]() |
Một ngày ở Nursing Home
Họ ngạc nhiên khi thấy tôi không đề cập đến những địa danh nổi tiếng: như Las vegas, Hollywood, Disney-land, những tòa nhà chọc trời cao nhất thế giới hoặc những cái Mall rộng lớn đi cả ngày chưa hết, những viện bảo tàng, những đại lộ thênh thang, chồng chéo lên nhau như những sợi mì.... Tôi đã hưởng một chuỗi ngày dài thật tuyệt vời,với biết bao điều mới lạ, hiện đại, tối tân mà từ trước đến giờ tôi chưa hình dung hay tưởng tượng ra nổi. Thế mà khi trở về Việt Nam, tâm trí tôi chỉ còn lắng đọng một điều làm tôi ưu tu, trăn trở, ray rức: cái Nursing Home mà mẹ chồng tôi đang sống. Chặng cuối cùng của chuyến du lịch, chúng tôi đã ở Los Angeles mười lăm ngày để thăm viếng mẹ chồng. Hằng ngày, chúng tôi phải chuyển hai chuyến xe bus, Garden Grove, Westminster, Bolsa và bao nhiêu đại lộ nữa mà tôi không nhớ hết tên, đưa chúng tôi gần trạm cuối cùng của lộ trình. Chúng tôi phải đi bộ khoảng năm trăm mét để đến khu dưỡng lão của một tổ chức tư nhân. Đó là một khoảng đất rộng, nằm khuất sau đại lộ Hungtington hai con đường, cách bờ biển Hungtington chưa tới hai cây số. Một nơi yên tĩnh, vắng vẻ, với hai hàng cây sồi đưa vào cái ngõ cụt. Gồm ba dẫy nhà trệt, ghép thành hình chữ U, nó êm dịu với những cánh cửa sơn màu xanh da trời, nổi bật màu sơn trắng của những bức tường, với những khung kính to trong suốt, lịch sự và trang nhã, bằng những tấm màn voan trắng che rủ. Những khóm hoa hồng, cẩm tú cầu được trồng một cách mỹ thuật trước hàng hiên, dưới cửa sổ, tạo cảm giác vui tươi, hưng phấn khi ngồi trên bộ bàn ghế để phơi nắng hoặc hóng mát dưới tàng cây. Khi vợ chồng tôi đến nơi, kim đồng hồ của phòng trực chỉ 8 giờ 30 phút, bác sĩ và y tá đang đi từng phòng kiểm tra sức khỏe cho các cụ già. Mẹ chồng tôi tươm tất, sạch sẽ trong bộ quần áo mới thay, nét mặt tươi tỉnh. Họ đã làm vệ sinh cá nhân cho bà từ sáng sớm, trước khi dùng điểm tâm. Mâm thức ăn sáng chưa dọn, còn để trên bàn. Cô y tá người Việt vào kiểm tra huyết áp, đo lượng đường trong máu, rồi rót nước, bỏ thuốc vào miệng bà, ân cần thăm hỏi. Mẹ chồng tôi không còn nhiều trí nhớ để trò chuyện. Bà hờ hững trả lời những câu hỏi không chính xác, mạch lạc. Những ngày đằng đẳng ở đây đã làm bà trở nên câm lặng. Trái ngược với thuở sinh thời, bà nổi tiếng là người nói nhiều. Ánh mắt vô hồn, lúc nào cũng nhìn lên trần nhà và tách biệt với cảnh vật chung quanh. Thời gian đầu cách đây mười bảy năm, cô em chồng đã bảo lãnh bà sang Mỹ. Bà đã sống một mình trong một căn phòng mà chính phủ ưu tiên cho người già thuê. Ban ngày bà ở đó, chiều đến con cháu thay phiên đón về nhà ăn, ngủ, tắm rửa. Sáng hôm sau lại tiếp tục, như một em bé đi nhà trẻ, đều đặn từ tháng nọ sang năm kia. Gần đây, do tuổi tác quá cao (93 tuổi), bà bị té gãy xương đùi, không thể đi lại được,và không thể tự lo vệ sinh cá nhân, nên cô em chồng sau khi bàn tính với các anh chị đã quyết định đưa bà vào đây. Anh em chúng tôi như bị dồn vào ngõ cụt, tiến thoái đều lưỡng nan. Khó tìm một giải pháp vẹn toàn, con đường nào cũng trắc trở, chông gai. Phải chăng là do số phận, do định mệnh hay do nghiệp lực? Cuối cùng phải tự an ủi và chấp nhận, đó là quy luật đời thường mà xã hội đặt ra để giải quyết. Lúc chưa sang Mỹ, tôi rất có thành kiến không mấy tốt đẹp và phản đối việc đem gửi cha mẹ vào viện dưỡng lão. Giờ đây tôi mới biết rằng tôi hiểu chưa thấu. Luật pháp ở đây không cho người già yếu và trẻ con ở nhà một mình. Thuê người giúp việc thì không có, hoặc rất là đắc đỏ. Con người ở đây chịu rất nhiều áp lực về công việc làm ăn, tiền bạc. Để đáp ứng nhu cầu vật chất gọi là thiên đường của sự hưởng thụ, người ta phải đánh đổi bằng những món nợ khổng lồ, mà người ta truyền miệng nhau: "không mắc nợ không phải là người Mỹ", đánh đổi sự mất mát tình cảm, đổ vỡ hạnh phúc gia đinh, có khi luôn cả sinh mạng. Những tấm gương hiếu thảo của thầy Mẫn Tử Khiên trong Nhị Thập Tứ Hiếu: "thờ cha sớm viếng khuya hầu" sẽ không có chỗ đứng trong thời khóa biểu của các người con ở thời hiện đại này. Chỉ có những viện dưỡng lão mới đáp ứng những lỗ hổng mà người con không thể lấp đầy được. Ở đây, chỉ cần một cái nhấn chuông là có bác sĩ, y tá, điều dưỡng, sẵn sàng đáp ứng, giải quyết điều mình yêu cầu. Mẹ chồng tôi kêu đau bụng, là có ngay hai cô điều dưỡng người Mễ cao to, khỏe mạnh bồng bà đặt lên cái ghế dành cho người khuyết tật, đẩy vào nhà vệ sinh. Tiểu tiện thì tự do thải vào tả lót, đến giờ họ đi thay. 10 giờ sáng và 3giờ 30 phút chiều, các cụ được tập trung ở phòng giải trí. Những chiếc xe lăn được đẩy tới, xếp thứ tự quanh chiếc bàn dài. Họ tham gia những trò chơi đố chữ, chuyền banh, những trò chơi vận động tay chân, nghe nhạc, xem tivi, và kết thúc bằng bánh ngọt hay trái cây với nước giải khát. 11 giờ 30 và 5 giờ chiều các cụ tập trung ở phòng ăn. Những mâm thức ăn dư thừa năng lượng. Ai không thích ngồi tại đây, thì yêu cầu mang vào phòng. Những chiếc xe lăn được đẩy tới, xếp quanh cái bàn tròn. Bàn này có tám người, ba người đàn ông và năm người đàn bà. Chỉ có mẹ chồng tôi là người Việt. Ông Mỹ đen trên bốn mươi tuổi, bị tai biến mạch máu não, tay không cử động được, nên người điều dưỡng phải đút cho ông và hai bà kế bên. Tôi đặc biệt chú ý đến một bà Mỹ trắng, tuổi trên độ "thất thập cổ lai hi", nét mặt thanh tú, dáng người thon nhỏ, mảnh mai. Thời con gái chắc bà được xếp vào hàng mỹ nhân. Đôi mắt to và buồn. . . . đôi mắt như biết nói, khi đối diện với một người nào. Ngày đầu tiên, bà nhìn tôi cười và chỉ mẹ chồng tôi hỏi "tôi là gì". Tôi trả lời là “con dâu”. Câu chuyện giữa tôi và bà chỉ dừng lại ở những câu xã giao thông thường. Vốn liếng Anh ngữ nghèo nàn của tôi, không cho phép tôi tìm hiểu sâu hơn nữa. Hoặc nếu bà có tâm sự, tôi cũng không thể hiểu hết được. Một bữa, tôi thấy bà không chịu ăn, bà ngồi trầm ngâm, rồi những giọt nước mắt liên tục tuôn trào trên gò má xanh xao. . .Bà khóc nức nở. Những người bạn cùng bàn an ủi, làm bà càng khóc to hơn. Tôi nắm tay bà, lau nước mắt và đút cho bà ăn. Bà vẫn khóc như một đứa trẻ. Liên tiếp ba ngày như vậy. Tôi được biết qua cô y tá người Việt, là lâu rồi con bà không đến thăm. Hình ảnh tôi đút cơm cho mẹ chồng, làm bà nhớ con và chạnh lòng buồn tủi. Những ngày sau cùng, tôi không dám đưa mẹ chồng ra phòng ăn. Tôi không dám nhìn bà khóc thêm nữa. Lòng tôi cũng xao động, nước mắt tôi cũng chảy dài. Bởi tôi là người rất nhạy cảm và dễ xúc động. Tôi rón rén ra nhìn. Bà ngồi đó, đôi mắt xa xăm, tư lự. Chắc chắn bà đang nghĩ về con bà. Biết bao câu hỏi, đang quay cuồng trong tâm trí: sao lâu rồi con không đến, bận rộn hay có sự bất trắc gì đã xảy ra? Bà vừa lo, vừa buồn, rồi giận, rồi thương, nhớ, làm bà không tự chủ, đè nén những cảm xúc của mình. Chắc chắn, không biết bao nhiêu lần, cuốn phim dĩ vãng của một thời vàng son đã lần lượt, thường xuyên quay lại trong ký ức của bà. Bà nhớ đến người chồng quá cố, nhớ những đứa con bà hết lòng thương yêu, nhớ những ngày đầm ấm hạnh phúc, nhớ những lo toan, thăng trầm trong cuộc sống. Giờ này con bà có biết bà đang mỏi mòn trông đợi hay không? Ở đây, cái viện dưỡng lão này chỉ giúp người già cải thiện, bù đắp những thiếu sót về vật chất, mà con cái không thể hoàn thiện được. Bác sĩ, y tá, thức ăn, thuốc men, máy móc, chỉ giúp họ hết đau đớn về thể xác. Cái tensionmètre chỉ đo được chỉ số huyết áp giao động trong ngày, các máy móc kỹ thuật cao phát hiện những tổn thương sâu trong cơ thể. Tất cả những thứ đó không giải quyết, chữa trị được những đau đớn tinh thần, những giao động tâm lý, những khắc khoải triền miên của lòng khát khao yêu thương. Đó là căn bệnh trầm kha mà không máy móc, bác sĩ, y tá nào chữa trị được. Đó là thứ thức ăn linh nghiệm và hiệu quả mà con người đã mỏi mòn tìm kiếm và chưa bao giờ thấy no đủ. Mẹ chồng tôi có sáu người con: bốn trai hai gái. Một mình bà nuôi nấng sáu người con khôn lớn trưởng thành. Giờ đây khi tuổi tác chồng chất, sáu người con không chăm sóc được một mẹ già. Dù rất thương mẹ, dù biết công đức sinh thành dưỡng dục, sâu rộng như trời biển; nhưng không thể nào làm tròn bổn phận, bởi những tất bật, căng thẳng và đa đoan của cuộc sống. Bên Mỹ có ngày Mother's day và Father's day. Việt Nam có ngày Vu Lan-Bông hồng cài áo. Ai còn cha mẹ thì cài một đóa hoa cẩm chướng đỏ hay hoa hồng đỏ. Ai mất mẹ thì cái một bông cẩm chướng trắng hay hoa hồng trắng. Một hình ảnh biểu trưng, chọn một ngày để nhắc nhở những ai diễm phúc còn có mẹ, để mà yêu thương và trân quý. Với tôi một ngày trong một năm như thế là quá ít ỏi. Chẳng khác nào hạt muối trong đại dương. Mỗi ngày, ít lắm mỗi tuần, tệ lắm mỗi tháng, ta phải tự cài lên áo một hoa hồng đỏ, qua một món quà mà mẹ yêu thích: cái bánh, củ khoai, trái chuối, ly sữa... một lời thăm hỏi ân cần, một câu nói ngọt ngào, một ánh mắt ấm áp chan chứa yêu thương, một cử chỉ âu yếm, quan tâm, lo lắng. Đó là đóa hoa hồng đỏ, đã tự nở trên áo của ta, không đợi đến ngày Vu Lan được mọi người nhắc nhở. Em chồng tôi, đều đặn mỗi ngày ghé thăm mẹ, với những món quà mà bà mẹ Việt Nam yêu thích. Mỗi tuần cô cài đủ bảy hoa hồng đỏ thắm. Bảy ngày hạnh phúc và luôn thầm cảm ơn cái đặc ân còn có mẹ để mà tự nguyện và hiến dâng. Thế mà mẹ chồng tôi vẫn không chịu đựng được sự trống vắng, cô đơn khi không có sự đồng cảm giữa những người xa lạ và ngôn ngữ bất đồng. Lúc nào bà cũng muốn về nhà, khẩn khoản muốn về nhà. Cùng phòng với mẹ chồng tôi là một bà cụ người Bắc năm 54, mới đưa vào ba hôm. Người con gái lấy chồng lính Mỹ, đã bảo lãnh bà sang đây mười mấy năm về trước. Bà chỉ còn da bọc xương, lưng còng gần 90 độ. Bà nằm co quắp như con tôm luộc chín. Bà không còn đủ sức để ngồi lâu. Bà chỉ ăn cháo và uống sữa. Buổi trưa, người con gái đem cháo đến đút cho bà, phát hiện đầu bà không ngẩng lên được. Cô ta hốt hoảng la toáng lên: "tại sao bà không ngẩng đầu lên được, tụi nó đã làm gì bà? Có phải tụi nó giật đầu, giật tóc bà không ? Để tôi đi hỏi cho ra lẽ?". Bà không còn hơi sức mà trả lời. Từ khi bà đến nằm trên cái giường này, tôi chưa nghe bà nói gì ngoài tiếng thều thào yếu ớt: "cho con về nhà, con muốn về nhà". Bà nhìn tôi cầu cứu, tôi nắm bàn tay khô đét, lạnh ngắt và hỏi bà cần gì. Bà chỉ nói một câu đó, lập đi, lập lại không biết bao nhiêu lần. Bà tới đây từ một cái viện dưỡng lão khác, mà cô con gái chê là tệ quá. Cô ta sốt ruột vì thấy mẹ mình suy sụp nhanh chóng. Cô phản ứng lồng lộn. Lòng thương mẹ mù quáng làm cô thốt ra những câu nói không tế nhị. Bác sĩ và xe cấp cứu đến, người ta đưa bà vào bệnh viện lớn để rà soát lại cơ thể. Căn phòng chỉ còn lại một mình mẹ chồng tôi. Sớm mai thức giấc, nhìn quanh một mình Đó là những câu hát não nùng, thật chua chát và đắng cay mà nhạc sĩ Lam Phương đã viết cho số phận của mình vào cuối đời, với những dư chứng của bệnh tai biến mạch máu não. Chúng tôi về lại Việt Nam, với linh tính biết đây là lần cuối cùng chúng tôi còn thấy mẹ. Buổi chia tay đẫm nước mắt và đau buồn trĩu nặng tâm tư. Mười ngày sau, vào một đêm cuối mùa hạ 2006, mẹ chồng tôi đã vĩnh viễn không mở mắt nhìn cái trần nhà, mà mấy tháng ròng rã bà ít khi rời nó. Bà ra đi trong sự an giấc của mọi người, âm thầm lặng lẽ không một ai hay biết. Còn biết bao bà mẹ khác cũng đã và sẽ ra đi trong cô đơn tẻ lạnh như thế này. Tất cả con cháu ở rải rác ở nhiều tiểu bang đau đớn khi nhận được tin khủng khiếp này. Cô em chồng tức tưởi vì bà không đợi cô. Chỉ vài tháng nữa cô sẽ nghĩ hưu non, sẽ đem mẹ về nhà phụng dưỡng. Cô đã không điều đình được với Thần Chết. Mọi người câm lặng chịu đựng. Trong thâm tâm ai cũng trăn trở, ray rứt, xót xa vì biết bao điều chưa thực hiện: "địa ngục chứa đầy những dự định tốt đẹp". Làm sao cân bằng lại tâm lý, tìm lại an bình, một khi lòng cứ khắc khoải bởi những dằn vặt, ăn năn. Thời gian trôi theo sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật. Người ta đã chế tạo ra nhiều thứ... kể cả người máy, nhưng có một thứ họ không chế tạo được là trái tim người mẹ. Con người vẫn ăn ngủ, làm việc, theo cái đà tiến hóa. Không biết đủ, không vừa lòng, họ có thể bị con lốc cuốn trôi theo cái thảm họa đua đòi vật chất. Nếu không cảnh giác không dừng lại đúng lúc, họ sẽ là một thứ nô lệ mà suốt cuộc đời họ không hề biết hạnh phúc đích thực là gì. Quên bản thân, quên quyến thuộc, quên luôn cả tử thần đang rình rập, chờ đợi, bất cứ lúc nào cũng có thể cướp đi sinh mạng vốn đã mong manh trong từng hơi thở. Tại ai? Tại con người? Tại xã hội hay tại ta sinh lầm thế kỷ? Nguyên Thúy |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
![]() |
|
Nhom12yeuthuong
Senior Member ![]() ![]() Tham gia ngày: 13/Sep/2009 Đến từ: Vietnam Thành viên: OffLine Số bài: 7169 |
![]() ![]() ![]() |
GƯƠNG CAO NIÊN CANADAThời Báo/ TorontoMột cụ bà 85 tuổi vừa tốt nghiệp trung họcKamloops, British Columbia: 70 năm trước, cụ bà Theresa Walkerhọc xong lớp 7 và bỏ học. Vào ngày 6 tháng 6 vừa qua, cụ Walker năm nay 85 tuổi, đã nhận bằng tốt nghiệp lớp 12, ở thành phố Kamloops, tỉnh bang British Columbia. Theo cụ Walker, thì cụ đã trở lại trường học khoảng 1 năm trước, với những nỗi lo là cụ đã quên gần hết. Cụ cũng đã kể là trong 1 năm trở lại trường, nhiều lần cụ trốn không muốn gặp thầy giáo, nhất là trong những buổi học về môn toán. Cụ Walker đã theo học chương trình giáo dục tiếp nối qua hệ thống trường ở Kamloops và Thompson. Theo cụ Walker thì cụ rất thích đi học, nhưng cụ đã buộc phải nghỉ học sau năm lớp 7, vì bố mẹ ly dị. Một ông 65 tuổi, tập hít đất 200 ngàn lần trong một nămTignish, Prince Edward Islands: Cách đây 10 năm, ông Danny McDonald thường chạy bộ 18 cây số mỗi buổi sáng, trước khi ănsáng. Nhưng kể từ khi ông bị bể mắt cá chân, không chạy được nữa thì ông đã hít đất hàng ngày, thay thế cho việc chạy bộ. Mỗi sáng, trước khi bắt đầu làm việc, ông McDonald đã làm vài trăm cái hít đất khai bữa. Theo lời ông Danny, thì buổi sáng có nhiều người muốn hút thuốc hay uống cà phê, nhưng cái khoái của ông buổi sáng là tập thể dục. Hàng ngày ông cũng đến phòng tập thể dục, tập khoảng 1 tiếng rưỡi một ngày. Những năm trước, ông Danny McDonald đã hít đất từ 120 ngàn lần đến 150 ngàn lần một năm. Nhưng bắt đầu từ năm nay, mục tiêu của ông là 200 ngàn cái hít đất một năm( 550 lần một ngày) Hít đất theo những khuyến cáo của mạng MDHealth.com thì sẽ giúp cho gia tăng sức mạnh, ngăn ngừa bệnh đau lưng lower back, ngăn ngừa bệnh loãng xương, và đối với phe liền ông thì giúp gia tăng số lượng kích thích tố testoterone. Một cụ ông 91 tuổi, nâng tạ ở mức kỷ lụcCalgary, Alberta: Trong cuộc tranh tài nâng tạ ở thành phố Calgarycó tên là the Western Canadian 100% Raw Powerlifting Competition, có một cụ ông 91 tuổi đã nâng tạ ở mức kỷ lục.Cuộc tranh tài diễn ra vào ngày cuối tuần 4 tháng 6. Cụ Alan Day, đến tranh tài từ thành phố Victoria, tỉnh bang B.C., đã nâng tạ nặng 144 pounds(65.3 ký lô),một kỷ lục cho những người ở tuổi trên 90. Cụ Alan Day cho biết cụ tập tạ từ năm cụ 25 tuổi và liên tục cho đến bây giờ. Cụ cho phóng viên đài CBC biết là từ năm 25 tuổi cho đến nay, cụ tập tạ một tuần 3 lần và tập tạ là một thú vui của cụ. Cụ thiết lập một phòng tập tạ tại căn hầm trong nhà của cụ. Theo ông Gary Abbott là người huấn luyện cho cụ, thì ngoài việc tập tạ, cụ Day còn là một người nấu ăn rất giỏi. Cũng theo huấn luyện viên Abbott thì cụ Day còn mạnh hơn những thanh niên 20 tuổi, vì cụ nâng tạ gần bằng sức nặng của cụ, trong khi 90 phần trăm những thanh niên ở tuổi 20, không nâng tạ bằng sức nặng của họ được. Mục tiêu trong tương lai của cụ Day là vào ngày sinh nhật tương lai thứ 100 của cụ, cụ có thể nâng tạ nặng 100 pounds./. |
|
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
|
|
![]() |
|
Lan Huynh
Senior Member ![]() Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23622 |
![]() ![]() ![]() |
Tình giàThời
trai trẻ, tôi thấy nhiều ông bà già, đã già gần sụm bánh chè mà vẫn còn
lấy nhau. Tôi vừa ngạc nhiên, vừa nực cười, tự nghĩ “già rồi còn làm
ăn” gì Hồi đó, nghe Ngoại nói, tôi không phản đối, nhưng không tránh được tức cười thầm. Tôi muốn hỏi: “ông Ngọai mất lâu rồi, bà Ngoại có muốn yêu ai nữa không?” Nghĩ là vậy, nhưng tôi chẳng có gan đồng nên không dám hỏi. Bây giờ tôi đã sáu lăm, có mười đứa con, với đàn cháu nội, ngoại gần bốn mươi đứa. Tôi đến Mỹ, vừa mười sáu năm. Tôi nhớ rõ như vậy là năm tôi đến Mỹ cũng là năm bà Nội bà Ngoại lũ cháu qua đời. Tôi quạnh quẽ từ đó. Ở vào cái tuổi xấp xỉ năm mươi mà “mồ côi”, lại mồ côi vợ trên cái xứ dư thừa vật chất, nhiều cám dỗ nầy. Lòng tôi rất khó chịu và phải tranh đấu thường xuyên trước sự cám dỗ quái ác kia. Tôi chịu đựng như vậy gần tám, chín năm. Thời gian ấy là một chuỗi
dài đáng kinh sợ cho một con người còn sung mãn về thể lực, nhưng lại
thiếu thốn về Sau khi viết nội dung lời rao tìm bạn, gởi cho tờ tạp chí địa phương.
Trở vào phòng, lòng tôi cảm thấy vui vui, đứng trước gương ngắm nghía,
tôi thấy Ngày tạp chí Kiến Thức Phổ Thông Dân Việt phát hành, đúng vào ngày
hẹn tôi đến phòng mạch nha sĩ, nên quên phức nó đi. Khi về, tôi vừa bước
vào nhà thấy trên chiếc sofa đôi ở phòng khách, vợ chồng thằng con Út
đang ngồi bên nhau. Đứa cháu nội ba tuổi chạy tới chạy lui bên cha mẹ
nó. Thấy tôi, chúng nhìn tôi rồi ngó nhau tủm tỉm cười có nhìn tôi rồi
ngó nhau tủm tỉm cười có vẻ khác lạ. Tôi làm như không quan tâm định
bước vào phòng thì vợ thằng Út nói: Trong khi tôi đưa tay lấy cuốn tạp chí từ tay con dâu Út thì thằng chồng nó nhìn tôi cười, nói: Tôi mở tờ báo, chọn mục “Tìm bạn bốn phương”, dò lời rao của mình, đọc nhẩm: Đọc xong, tôi nhìn nó, hỏi: Trong khi thằng con Út tôi cười ngặt nghẽo, thì vợ nó vừa cười vừa đáp thay chồng: Tôi bật cười vì lời châm chọc của tụi nó. Và tôi chợt nghĩ, cái tư
tưởng của thằng Út nhà tôi, “để ngắm khi vui và…” Sao mà nó giống hệt
với cái ý của Tôi không nhớ rõ bao lâu, dường như hai tuần sau thì phải, tôi nhận
được bốn lá thư của “những người bạn gái cùng cảnh ngộ như tôi”. Trong
đó có một lá “Ngày.. Tôi là cựu nữ sinh trường trung học Gia Long ngày xưa, sau khi tốt
nghiệp đại học, lập gia đình với một thương gia xuất nhập cảng và đã tan
vỡ từ năm Đó là sự thật của lòng tôi. Tôi không dám viết gì nhiều hơn sợ làm phiền ông chăng? Vả lại, việc làm đầu tiên bao giờ cũng khó, khi ta chưa biết đường đi nước bước của nó. Dù sao tôi cũng rất mong nhận được thư ông một ngày gần đây để chúng ta có dịp hàn huyên cùng nhau trong những lúc cô đơn buồn thảm… Xin phép ông cho tôi dừng bút. Hẹn những cánh thư sau sẽ dài và vui vẻ hơn. Thành thật chúc ông nhiều may mắn trên đường đời. Người bạn mới của ông Tôi đọc đi đọc lại lá thư nhiều lần. Nội dung của nó làm tôi thích
thú. Người đẹp trong trang thư có những đặc điểm tương đồng về học lực,
hoàn Khi gởi tấm ảnh đến “cô Cử” gần bốn mươi năm về trước, tôi cẩn thận
chọn một tấm ảnh vừa ý nhất, “bô trai” nhất rồi cặm cụi viết vào đó,
“Trao Lan Đối lại, tôi cũng nhận được tấm ảnh của người thương. Trong ảnh, dưới
lăng kính lúp, tôi thấy người phụ nữ xinh đẹp, tuổi trên dưới năm mươi,
mặc thời trang, mái tóc dài chảy xuống ngập bờ Tôi rất thích thú vì ước vọng của mình đã đạt thành. Tôi viết thư cho
nàng, hẹn ngày gặp mặt. Hôm sau, tôi nhận được hồi đáp. Nàng viết: Nhớ anh nhé, giờ ấy, ngày ấy nha anh! Đọc thư xong, tôi thấy lòng rộn ràng khôn tả. Nói ra sợ lũ trẻ chúng
cười, chẳng hiểu sao lòng tôi lúc bấy giờ rạo rực y chang như hồi mới
biết yêu lần Tôi ngắm gương, tóc hơi dài, tôi đi cắt ngay. Chỉ còn khoảng mười tám
tiếng đồng hồ nữa là chúng tôi gặp nhau. Tôi chọn sẵn bộ veston đẹp
nhất, chiếc cà vạt xinh nhất, tìm quanh không biết cái kẹp cà vạt biến
đâu rồi. Tôi phóng xe ra tiệm, nhân tiện đi rửa luôn chiếc xe. Tôi định bước ra cửa, thằng Út đang ngồi vừa xem TV vừa uống cà phê
sáng. Nó thấy tôi ăn mặc tươm tất, dáng điệu lăng xăng, bèn cười hỏi: Vậy mà nó còn cười tiếp: Rồi nó ôm con nó vào lòng nói nựng: Nói xong nó nhìn tôi cười, đứng lên dang rộng hai tay hát: Tôi không biết nó “sáng tác” lời ca quỷ quái đó hồi nào. Nhưng qua
lời nó “dặn dò” đứa cháu nội, tôi biết chắc một điều là nó đã lén đọc
thư Lan Hương gởi cho tôi. Đúng là “thằng con chết bầm”! Mới đặt tay vào
nấm cửa, tôi lại nghe con dâu nói với chồng nó: Đúng là con dâu của tôi hiếu thảo, khôn ngoan ra phết. Nó biết nói
những lời làm vừa ý “ông già chồng”. Tôi bước ra ngoài, kéo cửa ập lại.
“Hổng dè, con vợ thằng Út coi vậy mà biết điều. Đúng Trời Đông năm nay thật lạnh, lạnh dai dẳng, lạnh lạ lùng. Lòng tôi
thì khác, ấm áp làm sao! Tôi lên xe nổ máy. Chỉ gần ba mươi phút nữa, nó
– chiếc xe, sẽ có người đẹp ngồi chiếc ghế bên cạnh “lão tài xế”. Xe vào Exit chỉ dẫn, tôi lấy tờ giấy hướng dẫn lộ trình thủ sẵn trong
túi ra xem, bất ngờ tay lái chao đảo, chiếc xe hơi lệch trên đường. Tôi
nhẩm đọc, Xuống xe, cẩn thận như chàng trai đi làm rể trước khi vào cổng nhà nhạc gia, tôi vuốt ve áo quần cho thẳng thớm, giữ thái độ bình thản, sửa tướng, “đường bệ” đi vào. Ngôi nhà thật sang trọng, theo lời dặn của người đẹp, không cần bấm chuông, tôi gõ nhẹ vào cửa. Chỉ tiếng gõ đầu, cánh cửa mở ra. Nàng chờ sẵn. Trước mắt tôi, người đàn bà khoảng sáu chục, vóc người mảnh khảnh,
làm da trắng ngần, mặc đầm dài, trang điểm nhẹ, nét quý phái biểu hiện
trên gương mặt mà nét thanh tú ngày nào còn phưởng Tôi hỏi: Tôi hơi giật mình, thoáng chút ngỡ ngàng. “Bà cụ” trước mặt tôi
phưởng phất nét đẹp người trong ảnh mà Lan Hương đã gởi tôi, nhưng thể
chất già hơn Đúng là nàng đã dối. Nhưng tôi chẳng dối nàng là gì! Khi gởi ảnh nàng
tôi cũng lựa, chọn tấm ảnh “bô nhất” chụp hơn mười năm trước. “Đúng là
vỏ quýt Tôi không biết nàng nói thật hay là để trách khéo tôi, “anh cũng như
em thôi, vậy mà còn trách người ta.” May thay! nàng đã giúp tôi trả lời: Lan Hương khoe vành môi không son bóng mọng Tôi chết lịm vì những lời ngọt ngào ấy, nhưng tôi không buồn vì mái đầu trọc của nàng, ngược lại tôi xúc động, lòng cảm thấy rưng rưng đón nhận mối chân tình của người “lão bà” đáng yêu đáng quý nầy. Thái Quốc Mưu Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 30/Jun/2016 lúc 8:04am |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
![]() |
|
Lan Huynh
Senior Member ![]() Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23622 |
![]() ![]() ![]() |
Giấc Mộng Về Hưu![]() Bà lìa đời đúng vào ngày ông chính thức nghỉ việc để về hưu, chắc bà
muốn hưởng nhàn một mình một cõi nơi bên kia thế giới để lại giấc mộng
nghỉ hưu mà ông đã lên kế hoạch từ lâu nay chỉ còn một mình ông với nỗi
buồn ngơ ngẩn. ********** Ông bắt đầu lại cuộc sống độc thân khi tuổi đời đã 66, là một người
khoẻ mạnh và nhiều tình cảm, ông muốn về thăm lại Việt Nam sau 25 năm xa
cách. 25 năm qua hai vợ chồng ông cùng làm việc chăm chỉ, chẳng những
đã giúp cho con trai một món tiền mua nhà khi nó cưới vợ, ông bà cũng có
một căn nhà, một ít vốn, và lương hưu này nọ của ông, cộng với 401k…
mỗi tháng gần 2000, tha hồ cho ông hưởng một cuộc đời phong lưu. ********* Mối tình không biên giới kể cả về tuổi tác và khoảng cách địa lý, chỉ
sau 9 tháng đã thành sự thật, cô Bưởi được sang Mỹ đoàn tụ với chồng. Nguyễn Thị Thanh Dương Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 01/Jul/2016 lúc 9:33am |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
![]() |
|
Lan Huynh
Senior Member ![]() Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23622 |
![]() ![]() ![]() |
PHÚC ẤM CON BAN
![]() Tôi đến Mỹ rất trễ, đến từ một quốc gia thứ ba, nên ba mươi năm sau ngày mất nước tôi mới đặt chân lên xứ cờ hoa. Văn hóa và hệ thống xã hội nơi đây có những khác biệt so với nơi tôi đã sống, và điều dễ thấy nhất là nếp sống của xã hội Mỹ như vội vàng, cạnh tranh, và tấp nập hơn, so vơi nơi tôi đã sống, êm đềm và lặng lẽ. Người Việt ở đó ít hơn, nếp sống và sinh hoạt của gia đình còn mang nhiều nét truyền thống của nơi chôn nhau cắt rún. Người ta rất thân tình và chân tình khi bắt gặp nhau nơi công cộng, giáo đường hay chùa chiền. Và nhất là những lúc được thông báo có người Việt từ nước khác tới định cư, là những người già, những người có phương tiện, tình nguyện đưa đón, hướng dẫn các thủ tục nhập cư, những giấy tờ cần thiết cho một đời sống mới. Có lẽ đất Mỹ, nơi tôi đang sống, có cái khung cảnh xa lạ hơn, vì những núi đồi trùng trùng điệp điệp, đôi lúc cho tôi cái cám giác như đang đi trên đèo Ngoạn Mục, quảng đường từ Phan Rang lên Đà Lạt một thủa nào. Cảm giác êm ái đó làm tôi liên tưởng tới khu đồi mà dòng Donbosco tọa lạc, nơi có hoa Anh đào nở rộ mỗi bận Xuân về, màu hoa rực rỡ giữa núi đồi hùng vĩ đầy thơ mộng của cao nguyên. Cũng đã mấy chục năm bỏ lại quê hương, bỏ cả những chiều lộng gió của núi rừng Đà Lạt và Di Linh, không hiểu những nơi chốn ấy bây giờ đã thay đổi ra sao, màu chè xanh của Bảo Lộc còn xanh như màu xanh ngày cũ, khu chợ Hoa Đà Lạt, hay bờ Hồ Xuân Huơng còn dương liễu rũ xuống ven bờ, mà những hồn thơ ngày đó đã ví von như mái tóc thề của mấy cô sơn nữ cao nguyên. Bao nhiêu đã mất, bao nhiêu còn giữ, bao nhiêu còn nhớ được trong tâm trí của trang lứa chúng tôi. Cái mất mát hẳn nhiên đã làm chúng tôi đau đớn xót xa, nhưng chưa chắc đã bằng những chua chát, bẽ bàng, mà trang lứa chúng tôi phải gánh chịu trong cuộc sống tuổi già trên đất nước xứ người. Tôi đến Mỹ như đã nói là rất muộn màng so với nhiều đồng đội, và những người bạn thân tình thủa nào cũng đã tản lạc mỗi đứa một nơi, và ở đây , trong vòng 50 dặm vuông hay vài trăm dặm dài, tôi cô đơn không bè bạn. Mỗi ngày, ngoài việc nhổ cỏ vườn sau, nhặt lá vườn trước, đưa đón bốn cô cháu đi học, tôi chỉ còn biết đi bộ, nhìn đồi núi nối tiếp nhau trên thành phố này để mơ mộng về núi rừng quê tôi, nơi mà hàng chục năm tôi và đồng đội chung sống, có khi gian nan, mà cũng có lúc thật thơ mộng. Và rồi trong một trường hợp ngẫu nhiên, tôi đã gặp được bác Thụy, một người Việt Nam cô độc, cũng lạc lõng đến nơi này như tôi. Cũng là một thói quen như nơi tôi đã từng sống, hễ gặp được người nào mà tôi đoán là dân nước tôi, thì tôi không ngại ngùng đến làm quen, và câu hỏi đầu tiên của tôi thường là "Ông nói được tiếng Việt nam không ? " Nếu người đó trả lời họ là người Việt thì tôi nhất định rất vui mà hỏi chuyện. Tôi quen bác Thụy cũng trong trường hợp tương tự. Từ lần gặp đó, tôi hay tìm tới bác vào mỗi cuối tuần hoặc là những khi bác gọi tôi đến, và lúc nào bác cũng mở đầu bằng câu "chúng nó đi cả rồi ", ý của bác là các con đã đi làm hết. Tình thân của chúng tôi từ đó ngày càng thân thiết hơn, bác kể cho tôi 12 năm trong quân đội, phục vụ cho một đơn vị Quân Báo, hoạt động trên lãnh thổ Quân Đoàn I, bị thương nhiều lần, nhưng lần nào cũng may mắn qua khỏi. Bác đến Mỹ không thuộc diện HO, vì thời gian bác được thả, Phòng công tác nước ngoài thuộc công an Sài Gòn ở 161 Nguyễn Du, Quận I, còn đóng cửa, nên bác vượt biên, bị bắt cho đến khi chương trình HO được thực hiện, bác vẫn còn ở trong tù, do vậy bác đến Mỹ theo chương trình Đoàn Tụ, con gái bảo lãnh hai vợ chồng nên không được hưởng một trợ cấp nào của chính phủ Mỹ như diện HO, tất cả đều do thân nhân bao bọc. Thời gian ở lại Việt Nam, bác đi dạy học, cũng như trước khi động viên bác là một giáo sư dạy Vật Lý tên tuổi tại Sài Gòn, lương giáo viên tuy không khá, nhưng cũng đủ cho hai vợ chồng bác sống tạm qua ngày, nhất là bác được các trung tâm chuyên Lý mời cộng tác, nên dạy cả sáng, chiều và tối. Vả lại mỗi năm, các con bác gởi cho một vài trăm đô la vào dịp Tết, hai vợ chồng lại dành dụm mua một chỉ hay 5 phân vàng hầu dùng cho việc ma chay sau này, cho đến năm 2003, con gái bác viết thư báo tin cho biết là đã làm hồ sơ bảo lãnh cho ba má, bác cũng chẳng hy vọng gì, vì thời gian đợi chờ dường như đã quá mòn mỏi, vả chăng tuổi đã cao, đi đâu cũng chỉ kiếm hai bữa cơm mà thôi, nên gần như vợ chồng bác không nghĩ tới chuyện ra đi, cho đến năm 2006, bác được gọi bổ túc hồ sơ, rồi cuối năm đó, bác được phỏng vấn, theo bác kể thì có lẽ vì lợi tức của con gái bác cao, nên họ cho đi nhanh và rồi đầu tháng 4 năm 2007 bác được sang Mỹ theo diện đoàn tụ gia đình, nhưng tính cho đến nay, bác vẫn chưa hội đủ điều kiện thi nhập quốc tịch Hoa Kỳ. Thời gian đầu sống với con cái vui vẻ lắm, vì còn mới, tình cảm còn mới, mọi thứ còn mới và còn mới là còn vui vẻ, rồi từ từ bác được một người quen giới thiệu đi làm ***embler cho một hãng điện tử, lương $10/ giờ, hai vợ chồng già thật là hạnh phúc, cứ cuối tuần là hai ông bà rủ nhau đi WaltMart hay Target mua áo quần và đồ chơi cho các cháu, nhưng rồi kinh tế ngày càng suy thoái, sau gần hai năm làm ***embler, bác mất việc làm, không có cách nào xin được việc khác, vả chăng, những người trẻ còn chưa xin ra việc làm thì ông già 63 tuổi như bác dễ gì tìm được việc, nên bác đành xin tiền thất nghiệp, và được hưởng thất nghiệp hai năm, khoảng thời gian này bác cho biết rất là buồn, suốt ngày vợ chồng cứ mong cho hai đứa cháu đi học về để chơi với cháu cho đỡ buồn, rồi thì cứ vườn sau sân trước, vợ chồng thi nhau nhặt cỏ, tưới cây, hay lên đồi lượm những viên đá hình dáng đẹp đem về lót quanh mấy bụi hồng cho hết thời gian. Bác cũng hăm hở đi tham gia sinh hoạt các hội đoàn, như hội người già, Hội SQ/TBTD, nhưng rồi tiền trợ cấp thất nghiệp hết, và khó khăn đến với bác bây giờ là tiền đổ xăng, bác không biết xin ai hai chục bạc để mua xăng, bác nói, một đôi khi bỗng dưng nghe thèm một tô phở, nhưng cũng không cách nào có được. "Ông ạ, có đêm tôi không ngủ được chỉ vì nghĩ tới mùi ngò gai và rau quế bỏ vào tô phở mà chảy nước miếng hoài không ngủ nổi, thèm như là thèm được ăn đường lúc ở trong trại tù". Tình cảm con người hình như rất mỏng manh, không phải bền chắc, và rất dễ gãy đổ, từ tình vợ chồng, cha con hay anh em, và nghèo đói là mối đe dọa nghiêm trọng nhất đối với tình cảm. Cổ nhân cũng đã từng nói "phú quí sinh lễ nghĩa, bần cùng sinh đạo tặc", cái gì người ta bảo "tiền tài như phấn thổ, nghĩa trọng như thiên kim" có chăng, chỉ là trong đạo đức kinh hay sách vở của Thánh hiền mà thôi. Không có tiền, nguyên lý nào cũng bị bỏ quên, đạo đức nào cũng dư thừa, và tình cảm nào cũng mai một. Đặc biệt là ở một xã hội mà mọi nền tảng đều lấy lợi nhuận làm chuẩn. Con cái ở nhà cha mẹ thì hạnh phúc, cha mẹ ở nhà con cái thì nhẫn nhục và hy sinh. Con cái ở chung với cha mẹ là tự nhiên, nhưng cha mẹ ở chung với con cái lại ưu phiền, vì lúc nào cũng phải nhìn mặt mũi con cái, phải xem chừng nó vui buồn bất chợt ra sao. Muốn mở cái TV cũng phải lựa lúc nó vui vẻ, muốn mở cái CD nghe nhạc cũng tùy thời cơ nó buồn hay giận, lại còn phải coi sóc con cái cho chúng, nhỏ thì cho đi tiêu đi tiểu, rửa đít, cho ăn, tắm giặt. Lớn thì đưa đón tới trường, có khi còn bị chưởi mắng, đành chỉ biết cúi mặt giấu nước mắt đi. Họa hiếm lắm, chúng cho vài ba trăm bạc vào dịp lễ nào đó thì lại coi như phúc ấm chúng ban cho. Con cái ở nhà cha mẹ thì hạnh phúc, cha mẹ ở nhà con cái thì nhẫn nhục, chính là chỗ này. " Theo luật bên nầy, chủ nhà có quyền gọi cảnh sát đến bắt buộc người thuê phải ra đi, nếu người chủ đã thông báo cho người thuê hai lần bằng thư. Ba không trả tiền nhà, nhưng con cũng coi ba như người thuê nhà, đây là lần thứ hai con yêu cầu ba dọn ra, ba đừng ép con phải gọi cảnh sát ". Tôi đọc đến đây, bỗng nhiên nước mắt tôi trào ra, bác nhìn tôi và nấc lên thành tiếng, bác cũng bật khóc. Tôi ôm hai vai bác và nói "Hãy yên tâm, không có luật như vậy đâu, nếu cô ấy gọi cảnh sát, bác có thể nói cô ấy ngược đãi người già, con bác chỉ hù bác thôi". Và rồi bác bắt đầu kể cho tôi nghe hết tự sự. Thoạt đầu là gạo, chúng nó than phiền, "nhà người ta một năm chỉ tốn hai bao gạo thôi, sao nhà mình mỗi tháng một bao", Tôi mở casette ngồi ngoài garage nghe nhạc, ngoài garage thì nóng, tôi mở cửa bên hong ra cho bớt nóng, nó đóng lại, và bảo mở cửa chuột chạy vào nhà. Tôi hiểu ý là nó sợ tốn điện, tôi tắt casette vào nhà. Ông cũng biết, ở bên này, người già chỉ lấy cái TV làm bạn, nhưng nó mắng vào mặt tôi và bảo không biết xài thì đừng xài, TV cứ mở hoài chịu sao nổi, thế nào cũng có ngày TV bị cháy. Mỗi ngày, chúng nó đi làm về trễ, có khi 7:30 hay 8:00 tối mới về đến nhà, và tôi đều cố gắng ăn trước để không chạm mặt chúng nó trong bữa ăn, ăn trước thì thú thật chỉ ăn sơ sài cho no bụng thôi, thức ăn của chúng tôi không dám đụng vào, vợ tôi thì chờ cho chúng ăn hết đã, cái gì còn lại bà ấy mới ăn, chúng tôi chỉ dám ăn những thức ăn thừa thãi mà thôi. Công việc lặt vặt trong nhà như lau dọn, rửa chén bát, đưa đón các cháu, chúng tôi đều làm hết, nhưng nó bảo với tôi là tội nghiệp thằng chồng nó phải còng lưng gánh hai ông bà già. Những ngày nghỉ, hay cuối tuần, vợ chồng con cái chúng đi ăn tiệm, những năm đầu khi cháu út chưa thể gởi đến trường, thì chúng còn gọi vợ tôi đi ăn với chúng, những ngày lễ Tết cũng tặng quà cho vợ tôi, nhưng từ khi cháu út lớn rồi, chúng cũng lơ là với vợ tôi luôn, cho đến sau này, chúng lạnh lùng đến như bỏ mặc, vợ tôi buồn quá đành đi tìm chỗ giữ trẻ ở một tiểu bang khác, nên ông tới nhà không thấy vợ tôi là vậy. Bác lấy dưới gối ra một lá thư khác đưa cho tôi, bác bảo lá thư không có một chút tình người, thú thật tôi không dám đọc hết, nhưng trong trí tôi như vẫn in sâu những dòng này "ba người ta chết thì con cái khóc lóc tiếc thương, nhưng nếu ba chết con sẽ thở ra một cách nhẹ nhõm. Con thật không muốn bảo lãnh ba sang Mỹ đâu, chỉ vì bắt buộc mà thôi, Ba hãy dọn ra đi để còn một chút gì gọi là tự trọng ". Tôi cũng tự hỏi mình, bác đi đâu bây giờ? Một đồng bạc cũng không có, bà con, bạn bè cũng không luôn, bác dọn đi đâu? trong khi bác lại chưa phải là công dân Hoa Kỳ, làm cách nào để có thể xin trợ cấp, tôi đành an ủi bác, thôi bác cứ yên tâm, điều quan trọng bây giờ là hãy nhịn, nhẫn nhục đó mà, cứ coi như ngày nào bác bị bắt tại mặt trận, Việt cộng hành hạ bác kiểu gì, nhục mạ bác ra sao, bác cũng ngậm bồ hòn, thì nay, với con gái, bác ngậm lại bồ hòn một lần nữa đi rồi từ từ hãy tính. Một ông già tóc đã bạc hết rồi, nước da đã ngã màu đồi mồi, tay chân đã lọng cọng, dễ gì xin được một việc làm trên một đất nước đầy dẫy nhân lực và cạnh tranh. Tôi biết có rất nhiều cơ quan, tổ chức thiện nguyện, sẵn lòng tiếp những người khó khăn, nhưng với hoàn cảnh của bác, thật không có tổ chức nào có thể giúp đỡ, vì có tổ chức nào có nhà cửa, cơm áo, để cung cấp cho bác trong lúc này, nhất là trong thời kỳ kinh tế suy thoái, ngân sách các cơ quan, giáo dục, y tế hay xã hội... đều bị cắt giảm. Và tôi chỉ còn một con đường để đi, đó là dẫn bác tới Sở Xã hội, để xin cấp thẻ EBT (Electronic Benifits Transfer), tức là mỗi tháng, Sở Xã Hội bỏ vào trong thẻ EBT $200 USD cho bác mua thực phẩm, gạo rau cá thịt, nước uống, trái cây... Nhận được thẻ EBT bác liền hỏi nhân viên Xã Hội là có thể mua ngay thức ăn được không? Và thực phẩm là những thứ gì? Người người Cán Sự Xã Hội nhìn tôi, tôi dịch lại lời bác và nói thêm rằng, bác không có gì ăn từ hôm qua cho đến nay. Người cán sự xin phép đi ra một lúc, rồi quay trở lại đem theo phần ăn trưa của cô để tặng bác. Quả thật tôi cũng xúc động rơm rớm nước mắt khi nói câu đó với người cán sự. Đúng là một miếng khi đói, bằng một gói khi no, bác cúi đầu cám ơn người Cán Sự Xã Hôi mà như muốn khóc. Tôi đem bác đi mua thực phẩm để hướng dẫn bác cách dùng thẻ EBT. Lần mua thử nghiệm đầu tiên của bác là 2 ổ bánh mì và 2 hộp cá Sardines rồi bác và tôi ra parking chui vào xe ngồi ăn bánh mì cá hộp. Tôi thật không hiểu rõ những tư tưởng nào đã đến với bác, nhưng mà nỗi xúc động của bác thì tôi biết là rất mãnh liệt, vì nước mắt bác đã chảy đến nỗi dùng hết một hộp khăn giấy của tôi để trong xe, tôi ngồi yên để bác khóc và suy nghĩ về mình, không hiểu có một lúc nào đó tôi lại như bác hôm nay. Trên đất nước tạm dung này, những người già đã trở thành gánh nặng cho con cái, những người già đã bị lãng quên hay bị xua đuổi của gia đình, mà xã hội dù có nhân đạo tới đâu cũng khó kham nỗi với số người cao niên ngày càng nhiều. Một lần tôi đưa bác đi tái khám bệnh phổi, tôi ngồi chờ bác ở phòng đợi thật lâu, và khi bác trở ra cùng với một vị bác sĩ người Việt còn trẻ, vị bác sĩ này lấy ví ra 3 tờ bạc 20 đồng và nói "cháu chỉ còn bao nhiêu tiền mặt, nhưng cháu có một căn phòng trống trong Building này, có Microwave, khi nào bác cần thì gọi cho cháu, bác hãy nhớ là bác còn chúng cháu ở đây. Ông quay sang nhìn tôi và dặn chú làm ơn để ý tới bác này với, người già nào cũng có một nỗi khổ khi sang đây." Suốt quãng đường về tôi cứ mãi suy nghĩ về người bác sĩ đầy lòng nhân ái ấy. Y thuật và y đạo, điều nào được người ta coi trọng hơn trên đất nước này. Tôi hỏi bác Thụy về vị bác sĩ ấy, được biết ông ta tên là DR. Albert H. Lee, chuyên khoa về phổi, là bác sĩ đang làm việc tại hai bệnh viện lớn ở thành phố này, và rất được bệnh nhân quý trọng cả về chuyên môn lẫn đạo đức. Bác Thụy cho biết, thường ngày bác dậy rất sớm vì không ngủ được, có đêm bác chỉ ngủ 3 tiếng đồng hồ, rồi cứ suy nghĩ lung tung về chuyện đời, chuyện gia đình, về thời gian đi tù cải tạo, thời gian đi dạy dưới chế độ cộng sản. Bác kể sau khi được thả ra tù, vì tốt nghiệp đại học trước 1975, nên bác không bị đuổi đi Kinh Tế Mới, mà được kêu đi dạy. Là một giáo sư dạy Lý Hóa nhiều năm, kinh nghiệm đặc biệt về phương pháp dạy Luyện thi, nên các Trung Tâm Luyện thi dạy ngoài giờ đều mời bác cộng tác, bác dạy cả sáng, chiều và tối, nhờ đó mà gia đình bác có được cuộc sống tương đối so với những anh em khác đi học tập về, và các con bác cũng từ đó mà học đến nơi đến chốn trước khi ra nước ngoài. Trước ngày sang Mỹ, bác bán đi căn nhà, thu gom tài sản lại, cũng đựoc vài ba chục ngàn đô la, đều đem cho con hết, bây giờ nếu quay về, không còn nhà để ở, và biết lấy gì làm kế sinh nhai, vì tuổi đã cao rồi, làm sao xin được việc làm, đó là chưa nói tới những phiền toái khác từ xã hội, thật là tiến thoái lưỡng nan, bác tâm sự. Có một buổi trưa tôi tìm tới bác, chứng kiến bữa cơm trưa gọn gàng của bác mà mủi lòng, một tách uống cà phê đong đầy Oat Meal, đổ vào một tô lớn, rót nước nóng từ bình thủy ra, khuấy đều chừng 2 phút, chờ nguội và ăn, không cần nước mắm hay xì dầu, hoặc một loại gia vị nào khác. Bác bảo từ khi có thẻ EBT, tôi không còn lo thiếu xì dầu nữa, nhưng nhịn được cái gì hay cái đó, với lại bác sĩ bảo ăn mặn cũng không tốt. - Bác ăn như thế này mỗi ngày sao ? - Vâng, chỉ vậy thôi, tôi đâu có cần gì thêm, chỉ cần một căn phòng nhỏ, đủ đặt một cái giường là được rồi, thế nhưng đời tôi quả là cùng khổ, mà thực ra tôi đâu có cầu sống lâu, sống thọ, sống không có gì vui, thì chết đâu có gì buồn, sở dĩ tôi vẫn đi bác sĩ là vì tôi sợ đau đớn, cũng như tôi không đủ can đảm để tự tử, còn chết ư, tôi nghĩ tới rất thanh thản, trên đời tôi không còn gì mê luyến thì chết đi tôi đâu có gì tiếc nuối, chỉ cầu sao cho được chết thật nhanh, không đau đớn, đó là nguyện vọng duy nhất còn lại của tôi. Thường thường bác hay kể cho tôi về những bữa cơm dã chiến của bác, như bữa ăn của những người lính ngoài mặt trận. Bác mua một cái bếp gas nhỏ bỏ trong túi vải mang theo bên mình mỗi khi đi bộ, một bình thủy nước sôi, một tách cà phê Oat meal, một cái tô và muổng. Buổi trưa ngồi vào một góc nào đó trong Park, nơi người ta cho phép nướng BBQ, bác mở hộp cá ra, hâm nóng bằng bếp gas chừng 2 phút, rồi đổ nước sôi trong bình thủy vào tô và khuấy Oak meal lên ăn, bác chỉ về nhà vào xế chiều, làm thức ăn tối và nấu nước sôi đổ vào bình thủy, chuẩn bị thức ăn cho ngày hôm sau, và những việc này luôn luôn làm xong trước khi con gái bác về nhà, ăn chiều xong, bác lại chui vào căn phòng nhỏ dấu mình trong đó, để không phải gặp mặt con gái nghe nó nói nặng nói nhẹ và đuổi nhà. Bác tâm sự rằng, đôi lúc muốn ôm mấy đứa cháu một chút, nhưng thật rất khó, vì chúng nó sợ má la, lâu lâu con cháu lớn lén vào phòng ông, đưa ngón tay lên môi làm dấu với ý bảo ông im lặng, ngồi chơi với ông một lúc rồi chạy ra. Có những khi chúng nó vào phòng ông, má nó biết được là la mắng chúng liền. Ông cháu gặp nhau như đi thăm tù cải tao, thật là một hoàn cảnh đặc biệt hiếm hoi. Nghe bác kể lại, tôi đành tìm cách an ủi bác, kể cho bác nghe về những đứa cháu phá phách của tôi, mọi thứ trong phòng tôi mỗi ngày được xếp theo một kiểu, computer của tôi được load đầy các games "comp của ông ngoại dễ xài hơn, con thích games trong comp của ông ngoại hơn”thế là cái computer của tôi bận dài dài, chỉ trừ khi chúng đi học. Cho nên chơi với cháu chưa hẳn là hạnh phúc đâu bác ạ. Bác kể cho tôi những bữa cơm chấm xì dầu thật cảm động. Mới đầu bác hỏi tôi :”Ông có bao giờ mút xì dầu chưa "? Tôi trả lời là tôi không hiểu ý bác. Bác kể lại vào những tháng bác chưa có thẻ EBT, bác ăn cơm với xì dầu hiệu đậu nành, nhưng không dám chan vào chén cơm, chỉ hai miếng cơm mới nhúng đầu đủa vào chén xì dầu một lần và mút lấy đầu đũa, vì nếu chan vào chén cơm hay mút nhiều lần thì sẽ hết mất, không có tiền mua nữa. Những ngày tháng ấy, anh Hồng, ngày xưa ở Biệt Động Quân, và một thời làm Chỉ Huy Trưởng Căn Cứ Rừng Lá, trước ngày mất nước anh về Phủ Thủ Tướng, mỗi lần ghé thăm, anh thường mua xì dầu, rau muống, broccoli cho tôi, tôi còn nhớ mãi, bây giờ anh move đi xa rồi, cách đây cũng vài ba tiếng lái xe nên anh không thường tới nữa, mà cũng tội nghiệp, anh ấy cũng chỉ sống với mấy trăm đồng tiền già mà thôi, nhưng khi nào tới cũng đưa tôi đi ăn phở, hay có khi anh mua sẵn 2 tô phở mang đến đây hai anh em cùng ăn. Nghĩ lại, chỉ có những người lính mới thương nhau và đùm bọc nhau trên đất nước tạm dung này. Ông biết không, vào những ngày tháng đó, có khi tôi rất thèm bánh tráng có vừng đen, hay cơm trắng và xì dầu, mà phải là xì dầu đậu nành, đủ cho tôi ăn không sợ hết. Những đêm nằm không ngủ được, tôi lại ao ước có được một ổ bánh mì của chợ Vons để ăn, tôi thèm mùi thơm của bánh mì chưa kịp nguội, hoặc giã đã nguội đi, tôi lại thèm vị ngọt của bánh khi nhai còn thấm trên đầu lưỡi của mình, thèm đến chảy nước miếng. Nghe bác kể, tôi thực sự không cầm được lòng mình, lại nghĩ tới thời gian đi tù cải tạo, tôi cũng đã từng thèm được ăn một bữa khoai mì cho thật no, và chỉ mơ ước ngày được thả về, tôi sẽ bảo vợ mua khoai mì cho tôi ăn một bữa cho đã thèm. Khi thiếu thốn, con người sẽ thèm đủ thứ, cho nên nghe bác kể, tôi thực sự hiểu được cảnh ngộ ấy, và hiểu được sâu xa nỗi lòng của bác, chỉ có một điều mà không ai ngờ được, đó là sống trong một siêu cường bậc nhất, mà người dân chỉ thèm một ổ bánh mì khong cũng không có để ăn, cái ước mơ nhỏ nhoi ấy đã ở dưới mức tầm thường rồi, vì kể cả những người vô gai cư trên thành phố này, cũng không ai có một ước mơ như bác Thụy. Có ai quanh đây đang lâm vào tình cảnh của bác hay không tôi không rõ, cũng có thể có người bị gia đình hắt hủi, con cái bỏ rơi và xua đuổi, nhưng đến một đồng xu dính túi cũng không có thì tôi không tin. Rồi một ngày bác nhờ tôi chở đi xin việc, bác đọc được một mẫu rao vặt đăng tin cần một người đứng tuổi, có sức khỏe, để săn sóc một ông già 83 tuổi, bị bệnh mất trí, bao ăn ở, tiền lương sẽ thương lượng. Tôi chở bác tới địa chỉ tìm gặp chủ nhà, cô chủ nhà tiếp chúng tôi và hỏi : - Chú xin hay chú này xin ? - Tôi, bác nhanh nhẩu trả lời. Chủ nhà dẫn chúng tôi đến phòng ông cụ, cô cho biết ông cụ đã quên hết mọi thứ, cần giúp ông cụ ăn uống, đi tiêu, đi tiểu, thay quần áo, và tắm cho ông cụ. Mọi sinh hoạt của ông cụ đều cần được giúp đỡ, nhất là về đêm, ông cụ hay thức dậy đi quanh quẩn trong nhà một mình, những lúc như thế cần có người bên cạnh, đề phòng khi ông cụ bị té. Nhiều khi ông cụ đi tiêu, đi tiểu trong quần mà không biết. Và cô hỏi: - Chú có thể giúp ba tôi được không ? Hay chú làm thử vài ngày, vì có người nhận làm nhưng một hay hai ngày sau lại bỏ vì không chịu được tính tình của ông cụ. - Không đâu, tôi làm được, tôi rất thích người già và trẻ con, cô cứ để tôi làm. - Vâng, vậy chú có bằng lái xe không cho cháu xem thử? Bác lấy bằng lái xe đưa cho cô chủ, cô ta xem xong rồi trả lại bác, cô nói, ba cháu nặng 65 ký Không hiểu chú có thể đỡ nổi không, chú làm thử một vài ngày đi, nếu không được, cháu vẫn tính lương cho chú. Lương tháng là $800, bao ăn ở, mỗi tuần nghỉ một ngày, tốt nhất là thứ 7, cái giường phía trong là của ba cháu, chú nằm giường ngoài. Thức ăn hàng ngày cháu nấu sẵn để trong tủ lạnh hay trên bếp, chú muốn ăn thứ gì cứ ăn tự nhiên. Mỗi ngày ba cháu uống 12 loại thuốc, ăn cơm trưa, chiều, sáng. Ba cháu uống cà phê, khi chú pha cà phê, nên để nguội rồi mới đưa cho ba cháu, vì ba cháu thích khuấy cà phê bằng ngón tay rồi mút. Thuốc thì cháu sẽ viết tên, liều lượng, giờ uống để trên bàn, chú cho ba cháu uống đúng giờ là được rồi. Sau khi chủ nhà và bác bàn bạc công việc xong, tôi chở bác ra về, hẹn thứ 2 tuần tới là bắt đầu đi làm. Thoạt đầu bác có vẻ rất vui vì tìm được công việc, nhưng một lúc sau, tôi thấy bác khóc, bác như bị hụt hơi cứ nấc lên từng tiếng, tôi lo sợ nên tìm cách đưa bác vào một shop bên đường, đậu xe lại và hỏi bác : - Sao bác lại buồn? - Con người ta thì thuê người săn sóc cho cha, còn tôi thì bị đuổi ra khỏi nhà đi chùi đít cho thiên hạ, ông nghĩ xem có tủi không ? Nói xong câu này bác lại khóc lên thành tiếng. Tôi ngồi im để bác khóc cho hết cơn xúc đông rồi mới bảo bác, mỗi người có một số phận, một đoạn trường, và một nỗi niềm phải gánh, không ai có thể có hạnh phúc hoàn toàn, chỉ có ông cụ 83 tuổi ấy mới thực sự hạnh phúc, vì ông đã quên hết mọi sự, đã không còn biết mọi sự. Làm cha mẹ, được con cái yêu thương, gia đình hòa thuận dĩ nhiền là điều tốt. Nỗi đau khổ bị con cái bỏ rơi hay xua đuổi chưa hẳn đã lớn hơn nỗi đau đớn khi phải nhìn thấy con mình dửng dưng với cha mẹ. Không hiểu bác có nghĩ như tôi không ? Bây giờ ở là mùa Hè, rải rác đó đây, trên những đồi hoang quanh nhà tôi đã trổ lên vài chùm hoa dại, màu vàng như hoa Cúc, càng làm tôi nhớ đến quê hương mình, như ngày Thu trên rừng núi cao nguyên, những khóm Quỳ hoang cũng nở vàng như vậy trên những triền đồi, và càng nhớ đến người sĩ quan thám báo bây giờ không phải đang nhật tu trận liệt, hay chăm sóc một đồng đội kém may mắn, mà là đang chăm sóc một cụ già mất trí... Du Tử Nguyễn Định |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
![]() |
|
Nhom12yeuthuong
Senior Member ![]() ![]() Tham gia ngày: 13/Sep/2009 Đến từ: Vietnam Thành viên: OffLine Số bài: 7169 |
![]() ![]() ![]() |
Điếu thuốc rê đã gần hết, chỉ còn hơn nửa đốt ngón tay. Ông Đạo cẩn-thận nhón lấy và đưa lên miệng. Ông hút một hơi dài. Đốm lửa ngầm ở đầu điếu thuốc, theo làn hơi, hừng đỏ và ngún cháy phần còn lại một cách nhanh-chóng. Ông bỏ mẩu thuốc vào cái gạt tàn, khẽ nhấp một chút trà, rồi quay nhìn vợ. Dường như ông cảm thấy hơi đăng-đắng ở cuống họng. Lòng ông tê-tái. Có lẽ nào sau bao năm chung sống, cùng chia-sẻ ngọt-bùi, đắng-cay mà mai này hai vợ chồng lại đem nhau ra tòa xin ly-dị? Vợ chồng ông Đạo qua Mỹ đã gần tám năm. Đây là khoảng thời-gian mà ông bà cảm thấy dài nhất trong đời mình. Người ta thường nói có phúc mới đông con, nhiều cháu. Ông bà được sáu người con: Một trai, năm gái, và đều đã lập gia-đình. Cô con gái nào cũng sinh cho ông bà năm ba đứa cháu ngoại. Riêng người con trai vì đi lính, lập gia-đình muộn, nên mới được hai. Tuy đông con, nhiều cháu như thế mà hai ông bà lại sống thật cô-đơn vào những năm cuối cùng của kiếp người. Con cháu ông bà còn ở lại Việt-Nam. Người con trai mất-tích sau ngày giải-phóng. Ông bà đem thằng cháu đích-tôn đi vượt biển, hy-vọng nó sẽ có phương-tiện ăn học nên người hầu nối dõi tông-đường sau này. Thật không may, thằng nhỏ mất khi thuyền vừa đến Thái-Lan. Ông bà rất ân-hận về việc làm của mình. Mặc-cảm bất-hiếu với dòng-họ mỗi ngày mỗi lớn. Ông bà hằng cầu-nguyện Đất Trời phù-hộ cho người con trai còn sống. Có thế, ông bà mới còn chút mặt mũi nhìn lại tổ-tiên sau này. Tuổi trẻ của ông Đạo giống như ngọn lửa ngầm ở đầu điếu thuốc mà ông hút khi nãy. Nó đã nhiều lần rực-rỡ cháy đỏ trong thời-gian ông đi làm cách-mạng, và lụi tàn khi ông nhận chân ra lý-tưởng vì dân, vì nước mà ông hằng tranh-đấu chỉ làm lợi cho một số người. Ông giã-từ cuộc đời cách-mạng và về làm một ông giáo ở một làng quê hẻo-lánh bên bờ biển Thái-Bình. - Này ông... * - Bà chưa đi gặp cô Trang, à? * Chào thầy Hồ Cốc xong Ông Đạo chống
gậy bước từng bước vội-vàng về hướng văn-phòng của Trang. Ông không còn
nghi-ngờ gì nữa. Thầy Hồ Cốc cũng đã nói những điều như vợ ông đã mơ
thấy đêm hôm trước. Ngục-Thu-Yên Chỉnh sửa lại bởi Nhom12yeuthuong - 13/Jul/2016 lúc 11:05am |
|
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
|
|
![]() |
|
Nhom12yeuthuong
Senior Member ![]() ![]() Tham gia ngày: 13/Sep/2009 Đến từ: Vietnam Thành viên: OffLine Số bài: 7169 |
![]() ![]() ![]() |
Một Ngày Không Thể Quên <<<<<<
|
|
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
|
|
![]() |
|
Nhom12yeuthuong
Senior Member ![]() ![]() Tham gia ngày: 13/Sep/2009 Đến từ: Vietnam Thành viên: OffLine Số bài: 7169 |
![]() ![]() ![]() |
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
|
|
![]() |
|
<< phần trước Trang of 72 phần sau >> |
![]() ![]() |
||
Chuyển nhanh đến |
Bạn không được quyền gởi bài mới Bạn không được quyền gởi bài trả lời Bạn không được quyền xoá bài gởi Bạn không được quyền sửa lại bài Bạn không được quyền tạo điểm đề tài Bạn không được quyền cho điểm đề tài |