Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Chuyện Linh Tinh
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Đời Sống - Xã Hội :Chuyện Linh Tinh  
Message Icon Chủ đề: Việt Nam- Về tất cả Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 121 phần sau >>
Người gởi Nội dung
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23789
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 05/Mar/2010 lúc 3:48am
Mây núi Sa Pa đẹp như tranh thủy mặc
Trong hai ngày gần đây (mồng 7 và 8 Tết) các du kháchđã được chiêm ngưỡng vẻ đẹp ngất ngây trên cả tuyệt vời của mây núi Sa Pa đẹp như tranh thuỷ mặc.
 

Sân mây - nếu trời nắng sẽ thấy đỉnh Phan xi păng (cao nhất Đông Dương)
 
 
 
 
 

Sau lưng là suối Mường Hoa
 
 
 

Cầu qua suối Mường Hoa

Chuẩn bị lội suối nha !


Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 05/Mar/2010 lúc 3:50am
IP IP Logged
Hoang_Ngoc_Hung
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 16/Jan/2008
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 1332
Quote Hoang_Ngoc_Hung Replybullet Gởi ngày: 13/Mar/2010 lúc 11:13pm

COI KỊCH

Thứ Bảy, 23/01/2010
,

 - Hơn nửa triệu khán giả nhí của chương trình Tiếng nói trẻ thơ  đã được xem kịch miễn phí trên sân khấu là sân trường, sân đình, phòng bệnh viện, bãi thả bò, ngựa...

Dự án sân khấu Tiếng nói trẻ thơ (Children’s voice) dành cho trẻ em nghèo, khuyết tật được Quỹ hợp tác và phát triển quốc tế Thụy Điển tài trợ, với sự tham gia của ba đơn vị Nhà hát Tuổi Trẻ (Hà Nội), Nhà hát Kịch TP.HCM, Nhà hát kịch sân khấu nhỏ 5B TP.HCM, đã kết thúc 3 năm thực hiện.

Sân khấu là những chiếc bàn học ghép lại. Hơn nửa triệu khán giả thiếu nhi ở nhiều miền đất nước đã được xem kịch miễn phí. Ảnh: Hoàng Duẩn

Hơn nửa triệu trẻ em trên khắp mọi miền đất nước đã được xem kịch miễn phí từ chương trình. Người trong cuộc, đạo diễn Hoàng Duẩn (Nhà hát Kịch TP.HCM) ghi lại những câu chuyện xúc động từ chương trình, và những suy tư về sân khấu dành cho thiếu nhi.

Con sẽ về xin lỗi ba mẹ

Vở diễn Chuyện hai đứa trẻ kết thúc, cậu trai công tử giận ba mẹ bỏ nhà đi bụi trở về với gia đình, còn cậu bé bụi đời thứ thiệt vẫn ngồi trong đêm khuya khoắt chờ mẹ như đã chờ 14 năm qua. Sân trường tiểu học Minh Đạo, TP.HCM vang lên những tiếng thút thít. Khán giả nhí mắt đỏ hoe. Thầy cô cũng khóc. Quên cả nắng nóng.

Tôi hỏi rằng đã có bạn nào từng "mượn" tiền ba mẹ mà "quên" không xin phép như nhân vật trong kịch. Chẳng ai trả lời. Nhưng rồi có những cánh tay đưa lên. Thú nhận: "Con đã từng lấy tiền của ba mẹ để chơi games, ba mẹ chỉ la chung chung vì không biết ai lấy. Con sẽ về nói thật và xin lỗi, chắc ba mẹ sẽ không đánh đòn đâu". Hứa hẹn: "Em sẽ không bao giờ lấy tiền của ba mẹ nữa". Hối hận: "Em sợ mất ba"... Tan trường, tôi nhìn thấy một vài cô, cậu bé chạy ra ôm ba, mẹ đến đón và khóc, như thể sợ họ tan biến mất.

Khán giả nhí khóc ngon lành khi xem vở Chuyện hai đứa trẻ. Ảnh: Hoàng Duẩn

Một giáo viên trường tiểu học Kim Đồng tâm sự rằng rất bất ngờ khi thấy học sinh của mình... đi nhặt rác trên sân trường sau khi xem xong vở Chuyện của Tí về đề tài môi trường. Hiệu trưởng trường Nguyễn Du thừa nhận: "Có khi chúng tôi lên lớp dạy về một vấn đề nào đó hàng tháng trời, thậm chí cả năm trời, nhưng không tác dụng bằng một buổi biểu diễn!".

Hiệu quả đã vượt qua mục tiêu nghe to tát ban đầu của chương trình rằng "nâng cao quyền hưởng thụ sân khấu cho trẻ em". Có trường còn đề nghị trợ giúp kinh phí để thực hiện tiếp những buổi diễn tương tự.

Đề nghị dựng vở có... nhiều tiền và bánh mì

Trong những lần đi thực tế, chúng tôi gặp nhiều thiếu nhi ở các mái ấm, nhà mở. Những đứa trẻ xuất thân từ đường phố chịu nhiều thiệt thòi, rụt rè, đa nghi và bí ẩn này đã kích thích chúng tôi phải dựng vở về chúng. Chẳng hạn, một cậu bé rất ghét ngày 16/7 vì đó là ngày mà em bị cha dượng và mẹ bỏ ngoài đường...

Thưởng thức kịch trong bệnh viện với dịch truyền trên người. Có những em hôm nay còn ngồi xem kịch, hôm sau đã không còn nữa. Ảnh: Hoàng Duẩn

Đáng nhớ là những "đơn đặt hàng" của các em để chúng tôi dựng kịch. Có cô bé đặt hàng làm vở cần có đầy đủ cha mẹ, ông bà nội, vì em bị bỏ rơi trước cổng chùa Diệu Giác khi còn rất nhỏ, chưa biết cha mẹ mình là ai. Có em đề nghị dựng kịch trong đó đơn giản chỉ cần có nhiều bánh mì và nhiều tiền. Có em đề xuất làm tiếp phần hai của vở Chuyện hai đứa trẻ vì thích nhân vật chính cũng hành nghề đánh giày giống mình.

Những câu chuyện thực tế này giúp chúng tôi hiểu thế giới trẻ thơ hơn. Chương trình Tiếng nói trẻ thơ được thực hiện bởi chính các em, từ các em, chứ người lớn không áp đặt trẻ làm theo điều mình muốn.

Tìm "nhà" để "hát" cho thiếu nhi

Chương trình Tiếng nói trẻ thơ đã mang nhà hát đến với thiếu nhi, tìm nhà hát để diễn cho các em. "Nhà hát" ở khắp nơi, từ sân trường đến sân chùa, sân đình, từ phòng bệnh viện ra ngoài bãi thả bò, ngựa... Bỗng một ngày những nghệ sĩ vừa quen vừa lạ đứng ngay trước mặt mình, khán giả nhỏ tuổi tưởng như một giấc mơ. 

Sàn diễn dã chiến dựng ngay trên bãi chăn thả ngựa. Ảnh: Hoàng Duẩn

Ngược lại, đó là niềm vui khi chúng tôi được đến với các em thiếu nhi ở nhiều miền đất nước. Khán giả của chúng tôi không chỉ có những em ở các nhà mở, trong các ngôi chùa, ở miền sông nước hay cao nguyên. Đó còn là những em nhỏ ở những bệnh viện, xem kịch với đầy những dây nhợ trên người, hôm nay còn cười nói theo kịch nhưng ngày mai đi mãi không về.

Quan điểm về khái niệm nhà hát nhìn từ góc độ của những người làm sân khấu như chúng tôi có lẽ đã thay đổi. Nhà hát không nên là có nhà rồi mới nghĩ đến chuyện hát, mà nên là tìm nhà để hát cho trẻ xem, nghe.

Tôi đã chứng kiến ở đất nước Thụy Điển, người ta còn diễn kịch cho trẻ em mới... 6 tháng tuổi xem, vừa xem, vừa bú bình, vừa khóc, nghệ sĩ cứ diễn... Ngoài 140 nhà hát chuyên biểu diễn cho thiếu nhi, họ còn có nhà hát lưu động đi diễn khắp nước.

TP.HCM hiện có 3 triệu trẻ em, mà không có riêng một nơi diễn dành cho thiếu nhi, nói gì đến trẻ em vùng xa xôi...

Những tiếng khóc và những nụ cười

 

Những nụ cười răng sún khi xem kịch trong chương trình Tiếng nói trẻ thơ. Ảnh: Hoàng Duẩn

 

Trong suốt hơn 300 suất diễn ở nhiều địa phương, trường học, bệnh viện, nhà chùa, mái ấm, những người thực hiện chương trình Tiếng nói trẻ thơ ở Nhà hát Kịch TP.HCM không thể nào quên các khán giả đặc biệt của mình.

Say sưa với thế giới của các nhân vật trong vở kịch, khán giả nhí quên mất mình đang ngồi trên sân trường hay giữa bãi cỏ, dưới trời nắng hay mưa. Các cô cậu bé hết cười nắc nẻ rồi lại khóc như mưa theo những tình huống kịch.

Đó là những khán giả nhiệt thành, đam mê và lịch sự nhất. Sân khấu dã chiến, nhưng không có cảnh khán giả lôi điện thoại ra nghe trong lúc diễn viên đang diễn, không có chuyện người xem mắt dõi theo tình huống kịch mà miệng nhai kẹo cao su, như vẫn thường thấy trong những nhà hát hiện đại ở thành thị.

Bà Emma Thompson, đại diện của Hiệp hội sân khấu quốc tế tại Thụy Điển, đơn vị tham gia thực hiện dự án, chia sẻ: "Nhìn những giọt nước mắt, nụ cười và sự cộng hưởng nhiệt tình từ các em thiếu nhi trong suốt các vở diễn, tôi thấy dự án Tiếng nói trẻ thơ đã thành công ngoài dự kiến".

 

Nụ cười của khán giả học trò thành phố...

 

Mô%20tả%20ảnh. Mô%20tả%20ảnh.
... đến khán giả nhí trong bệnh viện và trẻ miền cao.

 

Mô%20tả%20ảnh. Mô%20tả%20ảnh.
Cười tít cả mắt...

 

Mô%20tả%20ảnh. Mô%20tả%20ảnh.
... cong cả lưỡi.

 

Mô%20tả%20ảnh. Mô%20tả%20ảnh.
Thật sảng khoái.

 

Bé gái vừa xem kịch vừa khóc nức nở.

 

Mô%20tả%20ảnh. Mô%20tả%20ảnh.
Dụi mắt, lau mũi.

 

Mô%20tả%20ảnh. Mô%20tả%20ảnh.
Con gái khóc, con trai cũng rơi nước mắt.

 

Mô%20tả%20ảnh. Mô%20tả%20ảnh.
Buồn và lo âu.

 

Mô%20tả%20ảnh. Mô%20tả%20ảnh.
Cậu bé bưng mặt che nước mắt, cô bé khóc vã cả mồ hôi.

 

Ba đơn vị tham gia dự án Tiếng nói trẻ thơ đã thực hiện hơn 700 suất diễn. Nhà hát kịch sân khấu nhỏ huy động 100 diễn viên tham gia, xây dựng 10 vở như Sau cơn mưa, Tiếng hát dòng sông, Về đâu..., diễn gần 200 suất. Nhà hát Kịch TP.HCM đã diễn hơn 300 suất với kịch mục đa dạng hơn: kịch nói (vở Chuyện hai đứa trẻ), rối đen (Vì sao thuồng luồng hóa rồng), kịch câm, rối cạn.

Đạo diễn Sengupta Rudraprasad, giám đốc nhà hát Nandikan, Ấn Độ sau khi xem vở Vì sao thuồng luồng hóa rồng trong chương trình Tiếng nói trẻ thơ, đã tỏ ra khâm phục cách làm sân khấu cho thiếu nhi của đồng nghiệp Việt Nam. Ông đã xin kịch bản của vở kịch mà mình cho rằng "vấn đề đưa ra rất gần gũi với cuộc sống" để về nước dàn dựng trên sân khấu nhà hát Nandikan.

  • Đạo diễn Hoàng Duẩn

hoangngochung@ymail.com
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 14/Mar/2010 lúc 5:24pm
 
Không thể hiểu nỗi .
Hồ Xuân Hương nay còn đâu !
 
 
Cry
mk
 

 

From : Sung Truong* Vinh Nguyen* Nghinnguyen * An Hoang* Loc Tran


Hồ Xuân Hương Đà Lạt không còn nữa!
 

Con đường băng qua hồ
( Hông Nhà Thuỷ Tạ  qua nhà Hướng Đạo)
 
 
 

Sau khoảng 1 tháng thi công, con đuong tạm băng qua hồ
đã hoàn thành và các loại xe đã chính thức lưu thông vào sáng 
 5-3-2010.
 

Ngày 31-01



 
 
Ngày 2-2

 
 
ngày 4-2


 
Ngày 19-2


 
Ngày 2-3



 
Ngày 5-3


 
 
 
Từ phía nhà hàng Thanh Thủy nhìn qua.


Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 14/Mar/2010 lúc 5:32pm
mk
IP IP Logged
lo cong
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 30/Oct/2007
Đến từ: Canada
Thành viên: OffLine
Số bài: 2596
Quote lo cong Replybullet Gởi ngày: 14/Mar/2010 lúc 7:45pm
 
 
Rất tiếc !!!
 
UnhappyAngry
 
 


Chỉnh sửa lại bởi lo cong - 14/Mar/2010 lúc 7:45pm
Lộ Công Mười Lăm
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 14/Mar/2010 lúc 8:16pm
 
 
Nếu vì lý do "thuận tiện giao thông" cho các công trình  nào đó ( !? ) , sao không chọn giải pháp LÀM CẦU BẮT NGANG QUA HỒ , như cầu Thê Húc ( Hồ Gươm , Hà Nội ) !? .
Cầu Thê Húc nối bờ hồ Gươm và đền Ngọc Sơn ,
Chiếc cầu mới của HXH nối bôi bờ.
 
Chiếc cầu đẹp sẽ là nơi cho du khách thưởng lãm vẽ đẹp của HXH trên mặt ... nước.
Lúc sương mai tinh mơ hay sương chiều hoàng hôn, giăng giăng mặt hồ.
Tuyệt lắm chứ !
 
Hồ Xuân Hương giờ đây chỉ còn là hoài niệm !
 
 
Cry
 


Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 14/Mar/2010 lúc 11:50pm
mk
IP IP Logged
Hoang_Ngoc_Hung
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 16/Jan/2008
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 1332
Quote Hoang_Ngoc_Hung Replybullet Gởi ngày: 14/Mar/2010 lúc 10:56pm

Tháo cạn nước hồ Xuân Hương để nạo vét, sửa chữa

Ngày 22/1, TP Đà Lạt (Lâm Đồng) đã tiến hành xả toàn bộ nước trong hồ Xuân Hương để triển khai dự án nạo vét, sửa chữa hồ. Công việc này đang được đông đảo người dân thành phố Đà Lạt và du khách đặc biệt quan tâm.
Hồ Xuân Hương thơ mộng của Đà Lạt sẽ được hút sạch nước và sửa chữa trong hơn 1 năm. (Ảnh: avala.vn)
 
UBND thành phố Đà Lạt cho biết: Việc tháo cạn nước hồ Xuân Hương trong dịp này sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến cảnh quan, môi trường... cũng như hoạt động du lịch của Đà Lạt. Tuy nhiên do yêu cầu phải nạo vét hồ, sửa chữa đập và xi phông nhằm mở rộng đường vào trung tâm Đà Lạt nên phải làm ngay.

 

Theo dự án đã được phê duyệt, tỉnh Lâm Đồng chi hơn 63 tỉ đồng để nạo vét, sửa chữa hồ; trong đó hơn 42 tỉ đồng để xây mới hệ thống xi phông xả lũ của hồ (gồm 12 ống xi phông lớn thay cho 14 ống nhỏ hiện nay), mặt đập của hồ đang là đường vào trung tâm thành phố (người Đà Lạt quen gọi là cầu ông Đạo) sẽ được mở rộng từ 7m hiện nay lên 15m, đủ cho 4 làn xe lưu thông và 7,2m lề đường trồng hoa, cỏ.

 

Riêng phần nạo vét, sửa hữa taluy bờ hồ, thành phố Đà Lạt sẽ nạo vét lòng hồ Xuân Hương và 4 hồ lắng xung quanh hồ Xuân Hương với tổng khối lượng nạo vét khoảng 315 nghìn m3 bùn, đất. Dự kiến việc nạo vét hồ, sửa chữa xi phông, làm cầu... sẽ hoàn thành trước Tết âm lịch năm 2011.

 

Do hồ Xuân Hương nằm ngay giữa trung tâm TP Đà Lạt nên việc nạo vét, sửa chữa hồ sẽ ảnh hưởng rất lớn đến mọi hoạt động của Đà Lạt. Vì vậy, UBND thành phố đã đưa ra các phương án về điều chỉnh luồng tuyến giao thông, xử lý bụi... nhằm đảm bảo hạn chế đến mức thấp nhất những tác động xấu đến Đà Lạt trong thời gian thi công.

 

Giải đáp thắc mắc vì sao không để qua Tết Nguyên đán 2010 hãy xả nước hồ, ông Trương Văn Thu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng cho biết: vì thời gian thi công không thể trong một năm nên phải làm sớm, nếu làm sau Tết Canh Dần thì đến Tết Nguyên đán 2011 cũng không thể hoàn thành.

 

Đây là lần thứ 3 hồ Xuân Hương được nạo vét, sửa chữa. Năm 1985 hồ được nạo vét lần đầu; lần thứ hai trong 2 năm 1997 – 1998.

 

Phan Văn Đông

 TTXVN

hoangngochung@ymail.com
IP IP Logged
Hoang_Ngoc_Hung
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 16/Jan/2008
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 1332
Quote Hoang_Ngoc_Hung Replybullet Gởi ngày: 14/Mar/2010 lúc 11:00pm

Xây dựng đường tạm ngang qua hồ Xuân Hương

(SGGP). – Chiều 29-1, Công ty 508, thuộc Tổng Công ty Xây dựng công trình giao thông 5 (đơn vị nâng cấp, mở rộng đập, cầu Ông Đạo) đã bắt đầu làm đường tạm băng ngang qua hồ Xuân Hương (Đà Lạt).

 
Đường có chiều dài khoảng 220m nối khu vực ngã 3 đường Đinh Tiên Hoàng – Bà Huyện Thanh Quan với đường Trần Quốc Toản (đoạn cây xăng bờ hồ); mặt đường rộng 7m được trải đá cấp phối, gồm 2 làn xe lưu thông (xe 2 bánh, xe thô sơ và ô tô du lịch). Đường tạm thay thế cho cầu Ông Đạo đang nâng cấp.  

N.VIÊN

hoangngochung@ymail.com
IP IP Logged
Hoang_Ngoc_Hung
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 16/Jan/2008
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 1332
Quote Hoang_Ngoc_Hung Replybullet Gởi ngày: 14/Mar/2010 lúc 11:07pm
Hồ Xuân Hương thành công trường
Xả cạn nước từ trước Tết Nguyên Đán, hồ Xuân Hương Đà Lạt giờ thành một công trường mênh mông. Khoảng 100 tỷ đồng sẽ được chính quyền sở tại đầu tư để nâng cấp danh thắng quốc gia này. Đập nước xy-phông và cầu Ông Đạo ngay ngõ vào thành phố sẽ được mở rộng từ 7m lên 15m để giải quyết nạn ùn tắc giao thông cục bộ thường xuyên diễn ra vào các dịp lễ tết. Một đường lưu thông tạm đã được đắp giữa hồ Xuân Hương chia đôi lòng hồ vì theo dự kiến cầu Ông Đạo sẽ bắt đầu cấm lưu thông từ ngày 5.3.2010. Thành hồ sẽ được gia công và 315 nghìn m3 bùn đất sẽ được nạo vét.
 
Chính quyền địa phương dự kiến sẽ hoàn tất công trình trong vòng một năm và trả lại cảnh quan danh thắng hồ Xuân Hương kịp trước Tết Nguyên Đán 2011. Trong thời gian đó, Đà Lạt sẽ là thành phố bụi.
Trần Đức Tài
 
 
Lòng hồ Xuân Hương Đà Lạt trong năm nay
sẽ là đại công trường

.

Lòng hồ hiện thời được chia đôi bằng một con đường đắp tạm
để lưu thông và xe cơ giới nặng lên xuống công trường
Mặt đập nước ở chân cầu Ông Đạo đang được bốc dở
chuẩn bị mở rộng mặt đường bên trên và lắp đặt
12 ống xy-phông lớn thay cho 14 ống nhỏ hiện nay.
Dự kiến một năm mới hoàn thành
.

Công trình công viên ấp Ánh Sáng dưới chân cầu Ông Đạo
xây dựng tốn hàng chục tỷ để chào mừng Festival Hoa 2005
giờ thành bãi vật tư cho công trình mới.
Bùn ở hồ Xuân Hương đã bắt đầu được nạo vét
với tiến độ chậm dù theo dự kiến phải hoàn thành việc nạo vét trong vòng 3 tháng trước khi mùa mưa đến
.

Mỗi ngày có khoảng 400 lượt xe tải 10 tấn
chuyên chở bùn dưới lòng hồ mang đi đổ tại hai bãi thải
ở ngoại ô. Ước tính phải nạo vét 315 nghìn m3 bùn đất
Công trình hồ Xuân Hương nằm ngay trung tâm
thành phố Đà Lạt nên bụi mịt mù suốt các tuyến đường
khi xe tải chuyên chở bùn nạo vét từ lòng hồ lưu thông trên phố

_______________________
dalathoa
hoangngochung@ymail.com
IP IP Logged
Hoang_Ngoc_Hung
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 16/Jan/2008
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 1332
Quote Hoang_Ngoc_Hung Replybullet Gởi ngày: 14/Mar/2010 lúc 11:18pm

Trương Phúc Ân

AI ĐÃ ĐẶT TÊN CHO HỒ XUÂN HƯƠNG  Ở ĐÀ LẠT

Hồ Xuân Hương - một hồ nước xinh đẹp và thơ mộng của thành phố hoa Đà Lạt đã trở thành đề tài bất tận cho nghệ thuật và làm say lòng tao nhân, mặc khách.

***

Thế nhưng, xung quanh việc giải thích tên hồ hiện nay có đến hai cách: Người thì cho rằng rằng Xuân Hương là “hương thơm của mùa Xuân”, vì trước đây cứ đến mùa Xuân đi dạo ven hồ người ta ngửi thấy mùi thơm nên người dân Đà Lạt đặt cho hồ nước xinh đẹp này cái tên thi vị đó. Người thì nói, tên của hồ được mượn từ tên nữ sĩ Hồ Xuân Hương, bà chúa thơ Nôm…

        Để hiểu rõ lai lịch hồ Xuân Hương chúng ta hãy ngược dòng lịch sử. Thực tế, hồ Xuân Hương - thắng cảnh xinh đẹp bậc nhất của thành phố Đà Lạt trước năm 1893 chỉ là một vũng nước nhỏ có dòng suối nhỏ róc rách chảy qua và là nơi trú ngụ bao đời của đồng bào dân tộc thiểu số Lat, Chil mà người ta gọi là suối Lat. Thế rồi, thời thế đổi thay, sau khi Bác sĩ A.Yersin tìm ra Đà Lạt, đến năm 1919 trong chương trình xây dựng thành phố, Toàn quyền P.Doumer đã chỉ thị cho kỹ sư công chánh Lapbbé ngăn dòng suối Lat tạo thành hồ tại khu vực từ nhà Thuỷ tạ đến quán Hướng đạo cũ. Năm 1923, chính quyền Pháp lại cho xây thêm một đập bằng đất phía dưới đập Hướng đạo tạo thành hai hồ và đặt cho hồ một cái tên nghe thật “kêu”: Grand Lac - Hồ Lớn. Tháng 3-1932 một cơn bão lớn đi qua làm cả hai đập bị vỡ. Năm 1934 -1935, kỹ sư Trần Đăng Khoa đã thiết kế, xây dựng lại một đập khác bằng đá lớn hơn. Đó là cầu Ông Đạo ngày nay (Ông Đạo là Quản đạo Phạm Khắc Hoè, một vị quan thay mặt triều đình Huế quản lý và giải quyết việc hành chính tại địa phương được người dân kính trọng đặt tên cho cầu).

Đến năm 1953, người Pháp rút dần khỏi Đà Lạt và giao chính quyền cho người Việt quản lý. Bên cạnh Thị trưởng còn Hội đồng Thành phố do dân bầu gồm các ông: Trần Quang Khải, Nguyễn Vỹ, Lê Văn Bình, Hoàng Trí, Trần Quốc Anh, Phạm Trọng Lương, Nguyễn Văn Huyền, Vũ Văn Bách, Phan Xứng. Hội đồng Thành phố (ngày 1-3-1953 và ngày 26-4-1953) đã phải họp đến mấy phiên mới đi đến quyết định đổi tên tất cả các địa danh, đường phố, hồ nước ở Đà Lạt từ tiếng Pháp sang tiếng Việt bằng cách dịch từ tiếng Pháp sang tiếng Việt, hoặc lấy tên các danh nhân văn hoá và danh nhân lịch sử mà đặt.

Lúc bấy giờ, ông Nguyễn Vỹ - Chủ tịch Hội đồng Thành phố (nhà báo, chủ bút tạp chí Phổ Thông) là người đã đề xướng lấy tên nữ sĩ Xuân Hương thay cho cái tên Grand Lac (Hồ Lớn) mà người Pháp đã đặt, vì ông Vỹ cho rằng cái tên “Hồ Lớn” không thể hiện được sự xinh đẹp, thơ mộng, lãng mạn của hồ nước, mà chỉ có thể lấy tên nữ sĩ Xuân Hương - bà Chúa thơ Nôm, một người con gái nước Việt tài hoa là xứng đáng nhất. Lời đề nghị đó đã được Hội đồng Thành phố chấp nhận. Trong biên bản cuộc họp Hội đồng Thành phố lúc bấy giờ có ghi rõ chi tiết này. Theo đó, danh sách hàng chục con đường, hồ nước của Đà Lạt lúc bấy giờ đã chính thức được đổi tên từ tiếng Pháp sang tiếng Việt. Cùng với Grand Lac thành hồ Xuân Hương là Lac des soupris thành hồ Than Thở; Vallée D’amour thành Thung lũng Tình yêu …và hàng chục con đường và thắng cảnh khác.

Qua đó cho thấy cách giải thích của một số người cho rằng hồ Xuân Hương có nghĩa là “Hương mùa Xuân” là không có căn cứ. Bởi lẽ việc thay đổi tên gọi của địa danh cũng như thay đổi tên khai sinh của một con người, phải căn cứ vào văn bản pháp lý công quyền.

§         Tháng 10-1984, UBND tỉnh Lâm Đồng đã cho sửa sang lại hồ Xuân Hương. Trong 6 tháng liền nước hồ được xả cạn, đáy hồ được hàng vạn thanh niên Đà Lạt đổ bao mồ hôi công sức nạo vét, nhằm làm tăng thêm vẻ đẹp cho thành phố.

§         Ngày 6-11-1988, Bộ Văn hoá Thông tin đã ra Quyết định số 1288 công nhận hồ Xuân Hương là một trong 464 thắng cảnh cấp quốc gia. Nhưng sau đó, dần theo năm tháng, do thiếu ý thức bảo vệ và trước tác động xấu, phần lớn hồ Xuân Hương bị bồi lấp làm mất đi vẻ nên thơ quyến rũ vốn có của hồ.

§         Ngày 20-6-1996, UBND tỉnh Lâm Đồng đã giao cho Sở Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn cùng UBND Thành phố Đà Lạt lập dự án nạo vét và sửa chữa lại hồ Xuân Hương và công trình xi phông tháo lũ với tổng dự toán lên tới 20 tỉ đồng.

§         Ngày 1-7-1997, công trình chính thức được khởi công. Sau hơn ba tháng khẩn trương, cuối tháng 9-1998 hồ Xuân Hương được đóng nước và trả lại vẻ đẹp thơ mộng như năm 1935. Hàng trăm cây mai anh đào, liễu, tùng được trồng quanh hồ. Có thể nói đây là lần chỉnh trang lớn nhất từ trước đến nay. Trong dịp Festival Hoa Đà Lạt 2005 hàng trăm cây mai anh đào cũng đã được chính quyền thành phố trồng thêm bên hồ, nhằm tăng vẻ quyến rũ cho thắng cảnh xinh đẹp này.

       Chợt nghe trong gió mấy vần thơ mà thi sĩ Hàn Mặc Tử từng ngất ngây khi đứng trước hồ Xuân Hương:

“Ai hãy lặng thinh chớ nói nhiều

 Để nghe dưới đáy nước hồ reo

 Để nghe tơ liễu run trong gió

 Và để nghe trời giải nghiã yêu ”…

 

Hồ Xuân Hương đã làm tăng thêm vẻ yêu kiều, duyên dáng cho thành phố hoa Đà Lạt. Nếu không có hồ Xuân Hương, có lẽ Đà Lạt sẽ đơn điệu, cô quạnh và lạc lõng với những rừng thông. …Một trăm mười lăm mùa xuân trôi qua, hồ Xuân Hương đã chứng kiến bao thăng trầm, biến động ….

hoangngochung@ymail.com
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 14/Mar/2010 lúc 11:48pm
 
 
 
 
Cám ơn Thầy Hoàng Ngọc  Hùng .
 
HXH Dalat , được nạo vét lòng hồ trước đây, dân DL vui mừng.
 
Sáng nay, được thông tin (email từ thân hữu , mk vội search Google kiểm tra lại ) .
Đồng thời, người bạn tại Đà Lạt xác nhận nguồn tin "DL , HXH không còn nữa" là đúng . Nghe buồn quá  . 
Nhất là những ai đã có thời gian dài sống tại TP này ( trước 1975 ) càng xót xa !
 
Mong chỉ là TẠM.
Mấy "ông này"... cái gì cũng... có thể !
mk ... run theo ! Smile
Hy vọng sau 1 năm, mọi người lại đuoc thưởng thức nét đẹp nguyên thủy HXH bên ly cafe Thủy Tạ ( dù cafe Thủy Tạ không ngon lắm ).
 
Không còn Hồ Xuân Hương , làm sao còn ... Dalat , Thầy Hùng nhỉ !Smile
 
 
Đa tạ ,
 


Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 14/Mar/2010 lúc 11:53pm
mk
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 121 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.336 seconds.