![]() |
![]() ![]() ![]() ![]() ![]() |
![]() ![]() |
Tâm Tình | |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() ![]() |
<< phần trước Trang of 147 phần sau >> |
Người gởi | Nội dung |
Lan Huynh
Senior Member ![]() Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: Online Số bài: 23816 |
![]() ![]() ![]() |
![]()
Năm em lên ba, bố tôi bỏ lại người vợ trẻ và hai đứa con thơ lên đường tập kết.
Tôi hơn em sáu tuổi. Chín tuổi con nhà nghèo khôn lắm, tôi đủ khôn để thấy khuôn mặt mẹ buồn hiu hắt, những tiếng thở dài và những giọt nước mắt âm thầm của mẹ trong đêm. Chín tuổi, tôi đã biết mình là người nam độc nhất trong gia đình, đã biết ẩm bồng đút cơm cho em và vỗ về em mỗi khi em khóc. Chín tuổi, tôi đã biết tắm rửa, thay áo thay quần cho em, cõng em đi chơi và dỗ cho em ngủ. Mỗi ngày, trời sập tối mẹ mới gánh hàng về, ba mẹ con ngôì ăn cơm bên ngọn đèn dầu , tôi và em hỏi han, an ủi mẹ. Mẹ kể cho chúng tôi nghe chuyện chợ búa như đang nói chuyện với người lớn, tôi ngồi nghe, nhìn đôi vai gầy của mẹ, nhìn mái tóc và đôi bàn tay khô của mẹ, mà thấy thương mẹ vô cùng. ![]()
Tôi phải bỏ học ở nhà hai năm để trông chừng em. Mẹ có một sạp bán rau
cải ở chợ Cồn. Gọi là sạp chứ thực ra chỉ là một ô đất nhỏ, sáng mẹ ra
đi thật sớm, lúc trời còn mờ sương, buổi trưa mẹ về nhà lo cho chúng tôi
ăn, nằm nghỉ ít phút rồi trở dậy sửa soạn cho chuyến chợ chiều. Một
tuần bảy ngày, mẹ đi đi về về trong nỗi cô đơn. Năm em vừa tròn năm tuổi thì mẹ cho em vào mẫu giáo, tôi cũng trở lại trường, đám bạn cũ của tôi nay đã hơn tôi hai lớp, ngồi xung quanh tôi bây giờ là những khuôn mặt lạ, kém tôi hai, ba tuổi. Tôi là học trò lớn nhất và học khá nên được làm trưởng lớp. Gần cuối năm học lớp nhì, tôi nói với mẹ lên xin thầy Hiệu trưởng cho tôi được thi nhảy tiểu học. Thầy bằng lòng. Tôi cắm cúi học luyện thi và kết qủa là tôi đã đỗ được bằng tiểu học năm đó. Vào lớp đệ thất trường Trần quốc Tuấn, tôi tiếp tục học ngày, học đêm, năm đệ ngũ tôi thi nhảy một lần nữa lấy bằng Trung học. Đến niên học đệ tam thì tôi đã bắt kịp đám bạn cũ, tôi hân hoan nhập bầy chung với đám bạn ngày xưa. Đây là giai đoạn mà tôi cần tiền để mua sách học và may thêm quần áo, thời tiểu học và trung học đệ nhất cấp thì mặc sao cũng được, nhưng bây giờ đã lên đệ nhị cấp rồi, đã bắt đầu biết đỏ mặt khi nhìn những đứa con gái trường nữ, thỉnh thoảng đã biết theo bạn tập uống cafe, phì phà điếu thuốc. Tiền mẹ cho không đủ, tôi bắt đầu công việc kèm trẻ tư gia để kiếm thêm tiền. Học trò của tôi là mấy cô cậu đệ thất đệ lục, nghĩa là cũng chỉ bé thua tôi vài tuổi . Ba mẹ con tôi vẫn ngày ngày đi về căn nhà nhỏ, căn nhà vẫn không thay đổi một chút nào từ ngày bố bỏ mấy mẹ con để ra đi. ![]()
Hết năm đệ tam, tôi nộp đơn thi Tú Tài phần nhất. Tôi đậu bình thứ. Một
lần nữa, mọi người ngạc nhiên, nhưng tôi biết sức học của mình, tôi biết
mẹ buôn bán tảo tần, tôi thấy những năm tháng gần đây mẹ trở bệnh hoài,
mỗi sáng mẹ lục đục dậy thật sớm nấu cơm để dành cho anh em tôi, rồi
lặng lẽ mang đôi quang gánh lên vai, những tối ngồi trâm ngâm bên ánh
đèn dầu nhìn anh em tôi học bài và những đêm khuya mẹ trở mình húng hắng
ho. Tôi thương mẹ và em đến ứa nước mắt, và càng thương mẹ thương em,
tôi càng học như điên, như cuồng. Tôi ước gì Bộ Giáo dục cho tôi thi hai
bằng tú tài cùng một lúc. Nhìn mái tóc mẹ đã lớm chớm sợi bạc, nhìn
lưng mẹ mỗi ngày mỗi như còng xuống, nhìn hai vai gầy của mẹ mà lòng
quặn đau, và cứ thế, tôi vùi đầu vào sách vở... Em đã bắt đầu tuổi lớn, đã bắt đầu tuổi mộng mơ con gái, đã bắt đầu bước vào "tuổi ngọc", nhưng tội nghiệp, biết nhà mình nghèo, biết mẹ mình buôn thúng bán bưng, biết anh mình vẫn chiều chiều đi kèm trẻ kiếm thêm tiền và cặm cụi học đốt giai đoạn cho chóng thành tài. Biết thế nên em ít khi nào xin mẹ, xin anh tiền may áo mới, hai chiếc áo dài trắng đủ cho em thay đổi. Em lớn lên thiếu tình của bố, nên tôi "quyền huynh thế phụ". Nhiều lúc nhìn mẹ , nhìn em, tôi vẫn không hiểu tại sao bố lại đành đoạn dứt áo ra đi. Tôi thi đỗ Tú Tài toàn phần năm 18 tuổi, và ra Huế học Đại học Văn khoa. Mẹ ở một mình với em ở Đà nẳng. Mỗi cuối tuần, tôi theo xe đò về thăm mẹ và em, đến sáng thứ hai trở lại trường. Ở Huế, tôi tiếptục công việc kèm trẻ tư gia. Với số tiền nhỏ nhoi kiếm đuợc, tôi phụ mẹ một ít nuôi em. ![]()
Qua sinh nhật thứ 13 của em mấy tháng, một chiều mẹ bỏ buổi chợ, về nhà
than nhức đầu, tưởng là cảm nhẹ, mẹ sai em cạo gió và nấu cho mẹ bát
cháo hành. Khuya đó mẹ lên cơn sốt, lảm nhảm nói mê, sáng hôm sau em
nghỉ học chở mẹ vào nhà thương và nhờ người nhắn tin ra cho tôi ở Huế. Lật đật trở vào Đà nẳng bằng chuyến xe đò chót. Trời tối đã lâu, không kịp ăn uống, từ bến xe tôi đi thẳng đến bệnh viện. Trong căn phòng nhỏ, dưới ánh đèn vàng mờ đục, mẹ nằm thiêm thiếp trên giường bệnh, còn em đang ngồi ngủ gà ngủ gật cạnh giường. Đứng yên lặng nhìn mẹ xanh xao bất động, và khuôn mặt thơ dại của em, trong giấc ngủ hai khoé mắt vẫn còn long lanh giọt lệ, tôi nghe lòng mình quặn thắt . Đánh thức em dậy, em ngơ ngác dụi mắt vài giây. Nhận ra tôi, em nhào tới ôm chầm và oà lên khóc, em cho hay là từ lúc đưa mẹ vào đây, mẹ chỉ tỉnh lại một vài phút vào khoảng giữa trưa, sau đó mẹ hôn mê trở lại. Tôi an ủi em, rồi cùng em ra văn phòng bệnh viện. Cô y tá trực cho hay mẹ bị đứt một tỉnh mach ở đầu. Tôi bàng hoàng như bị ai nện một nhát búa vào ngực. Cô y tá bùi ngùi nhìn em, đôi mắt xót xa ... Tối đó, anh em tôi cùng ở lại với mẹ, em mệt mỏi, nên chỉ một thoáng là đã ngủ say. Trong giấc ngủ mệt nhọc, thỉnh thoảng em ú ớ mẹ ơi, mẹ ơi rồi nức lên mấy tiếng. Tôi nghe như dao cắt trong lòng. Suốt đêm không ngủ, tôi cứ ngồi nhìn mẹ nằm im lìm và bên chân mẹ em ngủ chập chờn. Tôi tự nhủ thầm với mình đừng khóc, đừng khóc ... nhưng sao nước mắt vẫn cứ trào ra, một tay ve vuốt bàn tay xanh xao của mẹ, một tay nắm lấy bàn tay nhỏ bé của em, tôi để mặc cho hai giòng nước mắt chảy nhạt nhoà trên má. Mẹ thở hơi cuối cùng lúc năm giờ sáng, mẹ không tỉnh lại để trăn trối với hai con một lờigì. Mẹ đi trong yên lặng. Tôi nắm bàn tay mẹ và thấy tay mẹ lạnh dần. Tôi đánh thức em dậy. Hai anh em hôn lên trán mẹ gỉa từ. Em vuốt mắt mẹ. Mắt mẹ nhắm hờ. Em ôm chặt hai tay mẹ, ủ vào lòng mình miệng kêu lên nho nhỏ: mẹ ơi, mẹ ơi... Em khóc lặng lẽ, áp mình vào ngực mẹ nước mắt em tuôn ràn rụa làm ướt đẩm cả vạt áo me bạc màu . Những tiếng kêu nghẹn ngào của em như những viên đạn bắn thẳng vào tim, tôi ngồi bất động nhìn mẹ, nhìn em, lòng đau như muối xát. Tội nghiệp mẹ tôi, tội nghiệp em tôi. Em mới mười ba tuổi ... Chôn mẹ xong, tôi bỏ học. Còn lòng dạ nào mà học nữa. Nhưng em thì phải trở lại trường. Bán đi căn nhà nhỏ xiêu vẹo và gom tóm tất cả vốn liếng của mẹ để lại, tôi đưa hết số tiền cho mẹ của Minh, một người bạn thân tôi. Minh có Hân, cô em gái cùng tuổi , cùng lớp với em. Tôi gửi em đến đó ở và đi học với Hân, cũng may, bố mẹ Minh coi anh em tôi như con. Tôi dặn dò em đủ điều . Số tiền tôi gởi cho mẹ Minh đủ để trả tiền ăn ở của em trong hai ba năm. Tôi còn đưa thêm cho em một ít để em mua sách vở, may áo quần, tiêu vặt. Tôi ôm em và hứa với lòng, hứa với vong hồn mẹ là sẽ lo lắng, sẽ bảo bọc em cho đến trọn đời . Tôi vào trường Võ bị Đà Lạt năm 20 tuổi, lương sinh viên sĩ quan ít ỏi, tôi tiết kiệm không dám xài nhiều, để dành gởi về cho em mỗi tháng. Tôi dặn em viết thư mỗi tuần kể cho tôi nghe chuyện học hành. Tôi bắt em hứa là không bao gi dấu tôi một điều gì dù nhỏ bé. Em ngoan ngoãn vâng lời. Mỗi năm tôi được về phép một lần, hai anh em quấn quýt không rời. Tôi đưa em đi thăm mẹ. Chúng tôi lặng yên cầm tay nhau quỳ bên mộ mẹ, nước mắt lưng tròng. Em lớn lên và ngày càng giống mẹ. Cũng khuôn mặt và cái nhìn nhẫn nhục, cũng đôi mắt xa xăm buồn hiu hắt. Bình thường em rất ít nói, có lẽ không cha, mồ côi mẹ qúa sớm và anh lại ở xa đã làm em rụt rè. Cũng may, bên cạnh em vẫn còn có Hân. Lễ mãn khoá của tôi, em và Hân cùng lên tham dự, lúc này, em đã thi đổ vào trường Sư phạm Qui Nhơn, hai năm nửa em sẽ trở thành cô giáo, tôi hãnh diện giới thiệu em và Hân với các bạn mình. Nhìn dáng em thẹn thùng e ấp, tôi thấy lòng mình rạt rào thương em. Tôi thầm gọi mẹ, mẹ ơi, hai con của mẹ đã trưởng thành và đã nên người. Ra trường, tôi chọn binh chủng nhảy dù, có lẽ cũng chỉ vì tôi thích màu mũ đỏ. Em vào học và ở nội trú trong trường sư phạm. Tôi thấy mình yên tâm hơn. Mỗi tháng, tôi vẫn gửi về cho em một nửa tiền lương lính của mình để trả tiền phòng, tiền ăn. Tôi biết con gái cần nhiều thứ hơn con trai, như áo quần, son phấn... Em vẫn viết thư cho tôi mỗi tuần như em đã làm trong mấy năm qua. Em kể chuyện học hành, chuyện bạn bè, em lo sợ là tôi đi tác chiến nhở có ngày bố con gặp nhau ở chiến trường, làm sao nhận ra nhau, em không nói thêm, nhưng tôi cũng hiểu, tên đạn vô tình, nếu nhỡ.... Hai năm em học Sư Phạm trôi qua thật nhanh. Em bây giờ đã là một cô giáo trẻ. Em được đổi về dạy tại một trường tiểu học gần thị xã Phan Rang. Em thuê nhà chung với hai cô giáo khác. Mỗi ngày ba cô giáo ngồi xe lam đi đến lớp, chiều về cả ba cùng quây quần nấu nướng . Em viết thư cho tôi và khoe có quen với Tuấn, một Sĩ quan Hải quân đồn trú ở Phan rang. Em khen Tuấn hiền lành, ít nói. Em kể thêm là Tuấn chỉ còn có mỗi một mẹ già. Chiến tranh ngày thêm khốc liệt, đơn vị tôi hành quân liên miên, có khi cả năm chúng tôi mới được về hậu cứ một lần. Tôi bị thương hai lần trong cùng một năm. Tôi dấu em, không cho em biết sợ em lo lắng. Trong những tuần lể nằm bệnh viện và ở hậu cứ dưỡng thương, tôi bắt đầu viết bài đăng trên các báo và tạp chí. Tôi kể lại những trận đụng độ kinh hoàng giữa đơn vị tôi và giặc Cộng, tôi kể lại những "kỳ tích" của bạn tôi, của Mễ, của Lô .... Sau một lần bị thương nhẹ ở tay, tôi lấy mấy ngày phép ra Phan Rang thăm em. Em mừng rỡ ôm lấy anh, nhưng khi thấy cánh tay băng bột em xót xa bật khóc. Tôi an ủi em là biết đâu sau chuyến bị thương này tôi sẽ được về làm việc hậu cứ. Ngày hôm sau, nghe tin, Tuấn đến thăm . Thoạt nhìn, tôi đã có cảm tình với Tuấn, đúng như em nói, Tuấn trông rất hiền lành. Trong suốt tuần lể ở Phan rang, em vẫn phải đi dạy, nhưng may là có Tuấn, mỗi ngày Tuấn tới chở tôi đi ăn sáng , trưa Tuấn và tôi lang thang ra chợ bạ gì ăn đó đợi giờ ba cô giáo đi dạy học về. Buổi tối, em đi ngủ sớm, Tuấn ngồi lại nói chuyện với tôi cho tới khuya. Bên ly cafe, tôi kể cho Tuấn nghe chuyện của mình. Những hình ảnh yêu dấu, xót xa như một cuộn phim củ quay chầm chậm. Tôi rưng rưng kể lại ngày mẹ mất. Tuấn lấy tay chùi mắt, trong đêm tối, tôi thấy mắt Tuấn long lanh ... Bảy ngày phép cũng trôi nhanh. Tôi trở về Saigòn, lòng cảm thấy vui và nhẹ nhàng vì đã có dịp gặp Tuấn. Tôi tin Tuấn sẽ không làm khổ em. Ba tuần sau, tôi nhận được thư Tuấn, trong thư Tuấn kể về gia đình (mặc dù tôi đã nghe em kể trong các lá thư). Tuấn muốn tiến tới với em. Tuấn xin phép được đưa mẹ Tuấn đến gặp tôi. Tuấn hứa là sẽ săn sóc và thương yêu em. Đọc thư Tuấn tôi ứa nước mắt vì mừng. Mừng cho em may mắn không gặp những trắc trở trên đường tình ái, mừng cho em gặp được một người chồng hiền hậu. Tôi viết thư cho em và Tuấn, bảo hai em lo thế nào cho tiện, chỉ cố làm sao cho giản đơn vì cả hai đứa cùng nghèo . Bốn tháng sau, Tuấn và em làm đám cưới, nhà gái ngoài tôi còn có thêm mấy thằng bạn trong đơn vị, ông hiệu trưởng, thầy cô giáo và rất đông học trò. Nhà trai ngoài mẹ Tuấn, mấy gia đình anh chị họ còn thêm một số bạn bè Hải quân cùng đơn vị. Nhìn em súng sính trong bộ đồ cưới , tươi cười đứng bên cạnh Tuấn, tôi gọi thầm mẹ ơi, mẹ ơi, về đây dự đám cưới của em. Tôi theo đơn vị lội thêm hai năm nửa ở vùng giới tuyến, thì "tai nạn" xảy ra. Trong một lúc nóng giận vì thấy ông xếp của mình sao ngu và bẩn quá, tôi không giữ được lời và đã xúc phạm đến ông, kết quả là tôi bị đưa ra hội đồng kỷ luật và tống ra khỏi binh chủng nhảy dù. Sau một thời gian ba chìm bảy nổi, tôi đổi về cục Tâm lý Chiến, thời gian này tôi đã khá nổi tiếng , những bút ký chiến trường về Tết Mậu Thân, Bình Long. An Lộc ... đã làm vinh danh binh chủng cũ của tôi. Tôi được giải thưởng văn học với bút ký "Mùa hè đỏ lửa". Tiền thưởng và tiền bán sách tôi gửi hết cho em. Tuấn và em dùng tiền này mua được một căn nhà nhỏ ở ngoại ô Phan rang, gần trường em dạy. Mới ngày nào đó còn thẹn thùng nấp bên vai Tuấn mà bây giờ em đã mấy con. Mỗi dịp rãnh rỗi tôi lại ra Phan Rang ở chơi với em, với cháu. Tôi ôm cháu, hôn vào hai má phúng phính, hít vào phổi mùi thơm của trẻ thơ mà thấy lòng mình dịu lại, những cay đắng, cực nhọc của đời theo tiếng cười lanh lãnh dòn tan của cháu mà bay xa, bay xa. Tôi nhìn hai vợ chồng em, nhìn bầy cháu nhỏ lẫm chẫm quây quần bên chân mẹ mà lòng vừa vui mừng vừa hãnh diện. Tôi ao uớc mẹ tôi nhìn thấy được cảnh này. ![]()
Biến cố tháng 4/75 tới như một định mệnh oan nghiệt, cả Tuấn và tôi đều
phải ra trình diện cải tạo. Em ở lại một mình với một bầy con nhỏ, đứa
lớn nhất chưa đầy sáu tuổi và đứa nhỏ nhất còn nằm trong bụng mẹ. Trong
trại, tôi cứ đứt ruột nghĩ về em và bầy cháu nhỏ. Mẹ của Tuấn đã qúa
già, làm sao lo phụ với em đây. Rồi em còn phải lo lắng về số phận
chồng, số phận anh. Tôi quay quắt như như ngồi trên đống lửa, tôi nghĩ
đến lời hứa với vong hồn mẹ hôm nào mà lòng đau như xé, con đã thất hứa
với mẹ, mẹ ơi, con đang ở đây tù tội thì làm sao lo được cho em ... Năm 76 tôi bị đưa ra Bắc. Tôi mất liên lạc với em và Tuấn từ tháng 5/75. Làm sao em biết tôi ở đâu mà thư từ thăm gửi. Không biết em có biết Tuấn ở đâu không, trại tù mọc lên như nấm từ Nam ra Bắc. Hồi còn ở trong Nam, từ Trảng lớn, qua Suối máu , đâu đâu tôi cũng cố dò hỏi tin Tuấn nhưng vô hiệu. Tù nhân đông qúa ... Trại cải tạo Sơn La, sau đợt cho viết thư về gia đình đầu tiên, ba tháng sau tôi nhận được thư em. Thư em đến tay tôi vào giữa năm 77. Hơn 2 năm 1 tháng tôi mới nhìn lại nét chữ của em. Run run bóc thư, mắt tôi cay nồng, nhạt nhoà. Em cho hay là Tuấn đang cải tạo ở Long Thành, Tuấn có thư về và cho biết vẫn bình an, mẹ Tuấn dạo này yếu lắm vì cụ đã quá già, em vẫn đi dạy, hai cháu nhỏ ở nhà với bà nội, hai cháu lớn theo mẹ vào trường, em cho hay đứa con gái út em đặt tên Tâm, Trần thị Minh Tâm, cháu sinh ngày 12 tháng 9 năm 75, gần 4 tháng sau ngày bố cháu và bác cháu vào tù. Gần cuối thư, em báo tin là bố còn sống và hồi đầu năm 76 có tìm đến gặp em, làm sao bố tìm ra địa chỉ thì em không biết, nhưng hôm ấy bố đến, bố tự giới thiệu tên mình. Em ngỡ ngàng, ngày bố ra đi em mới tròn ba tuổi, hơn hai mươi năm sau gặp lại làm sao em nhận được , bố xoa đầu đám cháu ngoại đang trố mắt nhìn nguời đàn ông lạ, bố hỏi về anh, về Tuấn, khi em hỏi lại bố là làm sao để biết anh và Tuấn đang bịgiam giữ ở trại cải tạo nào, bố lắc đầu không nói gì. Bố cho hay là bố đang có gia đình ở Bắc, ngoài ấy bố có thêm hai trai và hai gái. Đứa trai lớn nhất thuaem bốn tuổi. Bố mang vào cho em hai mươi ký gạo và một chục cam. Bố ở chơi một ngày rồi bố trở về Hà nội. Lúc bố về em có tặng bố cái radio-c***ette của anh cho ngày nào. Bố thích lắm, bố hưá sẽ đến thăm anh trong trại tù. Từ hồi trở ra Bắc dến giờ bố chưa liên lạc lại với em, và em cũng không có địa chỉ của bố ở ngoài ấy. Tôi đọc thư lòng thấy phân vân, tôi cũng như em, không hình dung ra nổi bố tôi hình dáng mặt mủi ra sao, hai mươi mấy năm, tôi tưởng bố tôi đã chết. Tháng 12 năm 77, tại trại cải tạo Sơn La, bố đến thăm tôi. Đứng trong văn phòng viên sĩ quan trưởng trại một người đàn ông trung niên, tóc muối tiêu và gương mặt xương. Bộ áo quần dân sự khá thẳng thớm, và sự lễ phép của tên đại úy truởng trại tiết lộ về điạ vị không nhỏ của người này. Thấy tôi vào, viên trưởng trại quay qua nói nhỏ một câu gì đó rồi bước ra ngoài. Tôi im lặng đứng nhìn người đàn ông xa lạ . Bố đến bắt tay tôi, tự xưng tên mình, bố gọi tôi bằng anh, bố kể là đã gặp em ở Phan Rang, bố hỏi tôi học tập thế nào, bố không hề nhắc đến mẹ, có lẽ ông đã biết về cái chết của mẹ. Bố nói là có đọc văn tôi. Tôi ngồi yên nghe bố nói, sau cùng , bố đứng dậy, móc trong xách ra một gói nhỏ bảo đó là đường và thuốc lá, trao cho tôi, khuyên tôi cố gắng học tập tốt để sớm được khoan hồng. Tôi nhìn vào mắt bố, lòng thấy dững dưng. Tôi bắt tay bố rồi về lại lán mình. Đó, cuộc hội ngộ của bố con tôi sau hơn hai mươi năm là thế đấy. Chắc cuộc tái ngộ giữa bố với em cũng tẻ nhạt như thế. Có cái gì đó ngăn cách, có cái gì đó phân chia, có cái gì đó tôi không hiểu và không diễn tả được. Bây gi tôi hiểu vì sao cái tin quan trọng đến thế mà em lại chỉ đề cập một cách ngắn ngủi ở cuối thư. Lần đó là lần đầu và cũng là lần duy nhất tôi gặp bố trong suốt 13 năm lang thang trong các trại tù biệt giam miền Bắc. Tháng 12/78, chuyển trại lên Yên Bái, tôi nhận thêm được hai lá thư của em, trong bức thư gần nhất, em viết vào tháng 8/78. Em cho hay tình trạng rất khó khăn, phụ cấp đi dạy không đủ nuôi một mẹ già và bốn con thơ, em đã bán lần mòn hết những đồ trang sức và luôn cả những đồ vật trong nhà. Em vẫn chưa đi thăm nuôi Tuấn được một lần nào. Không thể để bốn cháu nhỏ ở nhà cho bà nội vì cụ bây giờđã quá yếu, mỗi buổi ăn, Uyên, cháu lớn phải đút cho bà. Ngoài ra, mỗi tối, từ lúc chạng vạng em và Hoàng, hai mẹ con phải ra đầu ngõ, ngồi bán bắp nướng đến khuya để kiếm thêm tiền đong gạo. Em than là dạo này mất ngủ, sức khoẻ yếu lắm, em sợ nhở có mệnh hệ nào ... Tôi thẩn thờ cả buổi vì bức thư em, ngày xưa tôi chỉ lo cho có mỗi mình em, còn bây giờ em phải lo cho bốn đứa con thơ và một mẹ già, kể luôn người chồng và ông anh đang tù tội là bảy, bảy cây thập giá đời đang đè nặng lên đôi vai gầy guộc, nhỏ bé của em. Tôi viết thư về an ủi , khuyên em cố gắng, tôi vỗ về em là có thể Tuấn sẽ được tha về sớm với em, với cháu, vì Tuấn đi hải quân và lon còn thấp, không có tội với cách mạng nhiều. Rồi tôi viết thêm cho em hai ba lá thư nữa mà vẫn không thấy hồi âm. Lòng tôi cồn cào, nóng như lửa đốt, những ngày dài tù tội, tôi không nghĩ đến cái đói, cái khổ của mình mà chỉ nghĩ đến em và mấy cháu, không biết giờ này, em và bốn cháu thơ dại đang có gì ăn ? Tháng 6/79, một sáng trên đường lên rừng đốn nứa, tôi nghe loáng thoáng câu chuyện giữa các bạn tù. Họ nghe từ các bà vợ đi thăm nuôi kể lại, rằng ởPhan Rang có một chị có chồng đang đi cải tạo, chị chết đi, để lại bốn con thơ, đứa bé nhất mới lên ba, còn đứa lớn nhất chưa đầy chín tuổi. Tội nghiệp, họ hàng nội ngoại không có một ai. Tôi bỗng dưng thấy lạnh toát cả sống lưng, lại gần hỏi thêm thì người bạn tù cho hay là nghe nói chị ấy làm nghề cô giáo, có chồng sĩ quan hải quân đang đi tù cải tạo ở đâu đó trong Nam. Nguời chồng, trung úy hải quân trước cũng đóng ở Phan Rang. Trần Nguyên Tuấn, hải quân trung uý Trần Nguyên Tuấn . Tôi thấy đất trời đảo lộn, tôi thấy mặt trời nổ tung trong óc, tôi hụt hơi, miệng há hốc đứng như trời trồng giữa núi rừng Yên Bái, bên cạnh tôi tiếng nguời nói lao xao. Tôi không nghe gì hết, tai tôi lùng bùng, mắttôi mờ đi, tôi đang nhìn thấy xác em nằm co quắp trên manh chiếu, bốn đứa cháu của tôi, cháu Minh Tâm chưa đầy ba tuổi đang lấy tay lay lay xác mẹ, cháu lớn Thu Uyên chưa đủ chín tuổi đang ôm chân mẹ khóc lóc ủ ê, hai đứa kia, Hoàng và Châu ngơ ngác đứng nhìn. Trời tháng 6 mùa hè Yên bái mà sao tôi thấy thân mình lạnh buốt. Tôi tê dại, tôi hoá đá, tôi không còn cảm xúc, tôi muốn hét lên cho tan vỡ cả vũ trụ này. Trong lung linh màu nắng vàng buổi trưa Yên Bái, tôi thấy bóng em nhập nhoà, chập chờn. Em của tôi, đứa em côi cút của tôi .... ![]()
Mũi súng AK thúc vào cạnh sườn, người vệ binh chắc cũng ngạc nhiên không
hiểu sao bỗng dưng tôi đứng như trời trồng giữa lộ. Anh quắc mắt nhìn
tôi dò hỏi, tôi không nói gì, im lặng nhập vào dòng tù. Nước mắt chảy
dài trên hai má hóp, tôi bước đi như kẻ mộng du ...
PHAN NHẬT NAM Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 21/Jan/2015 lúc 9:25am |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
![]() |
|
Nhom12yeuthuong
Senior Member ![]() ![]() Tham gia ngày: 13/Sep/2009 Đến từ: Vietnam Thành viên: OffLine Số bài: 7169 |
![]() ![]() ![]() |
Chân dung "người đàn ông vất vả nhất nước Mỹ" Trong suốt 10 năm qua, ông James Robertson hàng ngày đều đi bộ 66 cây số từ nhà đến công xưởng và từ công xưởng về nhà. Ông Robertson sống ở Detroit nhưng làm việc ở tận Rochester Hill, Michigan, Mỹ. Hành trình đi bộ của người đàn ông này bắt đầu từ hơn 10 năm trước khi ông bán đi chiếc xe hơi duy nhất của gia đình. ![]() Dù mưa hay tuyết, ông Robertson vẫn đi bộ đều đặn hàng chục cây số mỗi ngày Mỗi sáng, ông đều đi bộ 33km đến công xưởng và chiều tối lại cuốc bộ về, bất kể nắng hay mưa. Công việc tại nhà máy nhựa ông Robertson đang làm chỉ nhận được 10.5 USD/giờ (tương đương 225 nghìn đồng) và với mức thu nhập đó, ông không thể mua nổi một chiếc xe hơi. Tại ngôi làng hẻo lánh mà ông đang sống, chẳng có tuyến xe bus nào đưa ông đến gần nơi làm việc, cũng chẳng có đồng nghiệp nào ở gần đấy để cho ông già khắc khổ đi nhờ xe, bởi vậy, ông Robertson cứ cuốc bộ như vậy ngày này qua ngày khác. Ông Tood Wilson, giám đốc nhà máy nhựa nơi ông Robertson làm việc cho biết: "Ông ấy đã làm vậy từ rất lâu rồi, có những hôm mưa lớn, vài anh chàng chỉ ở cách nhà máy 10 phút đi xe cũng đòi nghỉ, nhưng ông Robertson vẫn có mặt". Những đồng nghiệp tại nhà máy đã nhiều lần định cho Robertson mượn tiền để mua xe, nhưng ông không nhận. Một số người cho biết, ông lão 56 tuổi có vẻ thích việc đi bộ như thế hằng ngày. Chia sẻ về việc đi bộ hàng chục cây số mỗi ngày, ông Robertson cho biết "Tôi thường lẩm nhẩm những bài hát mà tôi yêu thích khi đi bộ, tuy không phải là người sùng đạo, nhưng mỗi khi về đến nhà, tôi đều cảm ơn Chúa vì mình vẫn an toàn". Thực chất, quãng đường từ nhà ông đến công xưởng của ông dài 45km, nhưng khi đi bộ được hơn nửa đường ông Robertson sẽ được ngồi xe bus khoảng 10km. Mỗi đêm, ông xuống xe bus lúc 1 giờ sáng và tiếp tục đi bộ thêm 8km để về nhà. Mặc dù vất vả, nhưng ông Robertson nói ông yêu đồng nghiệp và công xưởng như gia đình, thế nên chưa bao giờ ông có ý định tìm công việc khác gần nhà hơn. Sau khi tờ báo địa phương đăng bài về những chuyến đi ngoan cường của mình, ông Robertson đã nhận được nhiều lời đề nghị giúp đỡ, một số người còn muốn mua tặng xe cho ông. Sau khi được biết thông tin về người đàn ông đi bộ 66km mỗi ngày, cậu sinh viên Evan Leedy đã đi vận động quyên góp được hơn 42.000 USD (tương đương 894 triệu đồng) để mua xe cho ông Robertson. Thậm chí một đại lý bán xe ở Detroit đã hứa sẽ tặng ông chiếc Chevrolet đời mới để đi làm. |
|
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
|
|
![]() |
|
Nhom12yeuthuong
Senior Member ![]() ![]() Tham gia ngày: 13/Sep/2009 Đến từ: Vietnam Thành viên: OffLine Số bài: 7169 |
![]() ![]() ![]() |
Cho tôi ôm trái tim Việt Nam Kính tặng nhà văn Tiểu Tử Hôm nay, thứ Sáu, ngày nghỉ thường lệ của tôi. Thay vì đến thăm má tôi và thu dọn nhà cửa. Tôi làm một việc hơi khác thường. Nhét chiếc võng vào ba lô, kem chống nắng, thêm bình nước lọc, vài trái cây, bọc hột điều, gói khăn giấy, cùng một quyển sách, món quà tôi mới nhận được hôm kia, do một anh bạn bên Pháp gởi qua. Tôi lái xe vào khu công viên quốc gia, trực chỉ vùng Wattamoolla. Lựa một chỗ khuất, có bóng mát, biển mở ra bạt ngàn trước mắt. Hai bên là núi chập chùng ngọn gần ngọn xa, một mình với thiên nhiên tĩnh lặng. Cột dây võng vào hai gốc cây, tôi dành ngày hôm nay để đọc sách, tập truyện ngắn “ Bài ca vọng cổ” của Tiểu Tử.
![]() Chỉnh sửa lại bởi Nhom12yeuthuong - 05/Feb/2015 lúc 10:06am |
|
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
|
|
![]() |
|
Nhom12yeuthuong
Senior Member ![]() ![]() Tham gia ngày: 13/Sep/2009 Đến từ: Vietnam Thành viên: OffLine Số bài: 7169 |
![]() ![]() ![]() |
BÀI CA VỌNG CỔ
Tác giả: Tiểu Tử Người đọc : Nghê Lữ http://k007.kiwi6.com/hotlink/dgzrn1rfzc/B...u_NgheLudoc.mp3 ![]() |
|
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
|
|
![]() |
|
Nhom12yeuthuong
Senior Member ![]() ![]() Tham gia ngày: 13/Sep/2009 Đến từ: Vietnam Thành viên: OffLine Số bài: 7169 |
![]() ![]() ![]() |
Made in Vietnam
Tiểu Tử Tung Sơn diễn đọc http://www.mediafire.com/?e1ml7im757icwe0 Chỉnh sửa lại bởi Nhom12yeuthuong - 06/Feb/2015 lúc 11:38am |
|
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
|
|
![]() |
|
Nhom12yeuthuong
Senior Member ![]() ![]() Tham gia ngày: 13/Sep/2009 Đến từ: Vietnam Thành viên: OffLine Số bài: 7169 |
![]() ![]() ![]() |
Bà Nội![]()
ảnh minh họa
Chuyện xảy ra hơn hai mươi năm trước. Trong cửa hàng Walgreens tôi nghe mẫu đối thoại giữa ba bà cháu, bà nói tiếng Việt còn hai đứa cháu nói tiếng Mỹ. Tuy nhiên sự trò chuyện lại trơn tru như giữa ba người cùng chung ngôn ngữ. Điều đó thật lạ lùng đối với tôi trong những năm tháng mới đến nước Mỹ, nhưng sau một thời gian dài sống ở đây điều đó trở thành bình thường – đôi khi trong gia đình tôi cùng vậy mà thôi!
Người đàn bà nói rặt giọng miền Nam, tiếng bà to và rổn rảng như
không cần để ý những người Mỹ xung quanh thỉnh thoảng quay lại nhìn ba bà cháu
và mỉm cười. Câu chuyện xoay quanh việc hai đứa cháu đòi mua đồ chơi mà bà thì
luôn luôn từ chối.
Đứa bé trai khoảng bảy tám tuổi tóc nâu vàng, người mảnh khảnh và
đứa bé gái nhỏ hơn tóc vàng hoe, mắt xanh trông rất xinh xắn. Qua sự đối đáp giữa
bà cháu tôi biết đứa con trai tên Jimmy, đứa con gái là Annie và bà là Grandma
(không biết bà nội hay bà ngoại).
Tôi mỉm cười làm quen:
- Hai đứa cháu của chị dễ thương quá!
Bà trề môi nhún vai:
- Dễ thương nhưng thương không dễ đâu cô, nhất là thằng Jimmy này,
lỳ như quỷ. Con Annie thì đỡ hơn một chút.
Hai đứa nhỏ ngẩng đầu nhìn tôi, chúng hiểu bà nói gì nên mặt Jimmy
xụ xuống ra vẻ không bằng lòng.
Tôi hỏi:
- Cháu nội hay ngoại hả chị?
- Cháu nội, mệt lắm cô ơi! Già rồi mà cũng chẳng được yên, con một
mà cháu đàn (!)
Tôi thấy hơi tức cười vì bà thật sự chưa già mấy và có hai đứa
cháu mà gọi là đàn thì cũng quá đáng.
Jimmy thấy bà đang nói chuyện với tôi liền lợi dụng cơ hội năn nỉ:
- Grandma! Mua cho con chiếc xe đi!
Bà nạt nộ:
- Nói mẹ mầy mua cho, bà không có tiền đâu!
- Grandma, Please! Ba con sẽ trả lại cho bà mà.
Thấy thằng bé long lanh nước mắt tội nghiệp quá, tôi vội nói:
- Để tôi mua cho cháu, không sao đâu chị!
Bà xua tay nói:
- Cô đừng làm vậy, tôi mua cho nó. Để tôi kể chuyện cho cô nghe. Khổ
lắm cô à.
Bà bằng lòng cho Jimmy lấy chiếc xe rồi bắt đầu kể lể:
- Tôi qua đây từ năm bảy mươi lăm, hai vợ chồng chỉ có thằng Quân
là con trai độc nhất. Thành phố này bây giờ còn có người Việt chứ hồi đó hiếm
hoi lắm. Quân học hành ra trường rồi có bạn gái Mỹ, nó đòi cưới con Dial mà vợ
chồng tôi không chịu. Con gái lấy chồng Mỹ thì được chứ con trai thì không xong
cô ạ! Lấy vợ Mỹ không nuôi con riêng cho chúng thì cũng chuẩn bị ly dị rồi nuôi
con mình mà thôi! Đâu phải vợ chồng tôi khắc nghiệt hay phân biệt chủng tộc mà
đó là thực tế cô à.
Tôi nói:
- Nhưng chị cũng nên thông cảm cho Quân vì hồi đó đâu có nhiều con
gái Việt Nam ở đây nên cậu ta lấy Mỹ cũng đúng thôi. Vã lại, dân tộc nào chẳng
có kẻ xấu, người tốt, miễn sao có tình yêu là được rồi!
Bà nhún vai:
- Tình yêu à, tình yêu cũng không bằng tình nghĩa đâu cô. Mới đầu
tôi cũng nghĩ giản dị như cô mà thôi nhưng sau này tôi mới biết mình lầm to. Vợ
chồng tôi cố cản ngăn cũng không được, chúng nó yêu nhau nên tự ý ra riêng sống
với nhau rồi mới làm đám cưới. Hai đứa con Jimmy, Annie ra đời, mới đầu cũng hạnh
phúc lắm nên vợ chồng tôi rất mừng và hơi hối hận vì mình đã có thành kiến với
những cô dâu Mỹ. Quân làm có tiền nên rất rộng rãi với vợ con, hơn nữa vợ chồng
tôi cũng còn đi làm nên cũng chẳng mong chờ gì ở con trai, lòng cha mẹ mà cô.
Không biết cô nghĩ sao chứ ngày xưa ông bà mình hay nói:
Không chồng đi dọc, đi ngang
Có chồng cứ giữ một đàng mà đi.
Nếu vô phước gặp người chồng trai gái, rượu chè, bài bạc không nói
làm chi chứ nếu có phước gặp người chồng như thằng Quân con tôi thì còn ức hiếp
gì mà đi sớm, về tối phải không cô. Con Dial đă từng nói là nó yêu thằng Quân
nhất cuộc đời nó từ quá khứ, hiện tại và cho đến tương lai. Hừ! Tình yêu bất diệt
mà và chính cô cũng vừa nói về tình yêu đó!
Tôi thấy hình như bà bắt đầu nổi nóng khi nói đến hai chữ tình
yêu:
- Yêu nhau, mà yêu nhau đến bao lâu mới được chứ! Vợ chồng ở với
nhau phải có tình nghĩa chứ, bộ hết yêu nhau rồi bỏ nhau hay sao! Con Dial bắt
đầu than buồn vì chỉ ở nhà chơi và đề nghị chồng nó mỗi tuần phải có một ngày
cho bạn bè. Chúng đồng ý với nhau mỗi ngày thứ bảy con Dial muốn đi đâu thì đi,
còn thằng Quân đem con về gởi cho vợ chồng tôi rồi muốn đi đâu tùy ý. Tôi biết
là cuộc tình đã bước vào giai đoạn cuối rồi nhưng chẳng muốn nói ra. Và y như
thế, chỉ một năm sau tụi nó lôi nhau ra tòa ly dị. Con Dial có bạn trai khác-
dĩ nhiên là người Mỹ- Nó còn mồm năm, miệng bảy nói còn yêu thằng Quân nhưng vì
có những điều không hợp nên đành xa nhau.
Tôi mắng cho con Dial một
trận. Tôi nói cô muốn bỏ con tôi thì cứ bỏ, đừng nói chuyện không hợp nhau. Cô
nghĩ coi cô quen và ăn ở với con tôi gần hai năm rồi mới cưới nhau chứ đâu phải
ngày một, ngày hai gì. Vợ chồng đâu phải ai cũng hợp nhau. Ba thằng Quân với
tôi có hợp nhau đâu. Ổng thì cả ngày không nói một câu, còn tôi thì lép nhép suốt
buổi. Tôi ghét nhất đàn ông hút thuốc lá biểu ổng cai thì ổng tuyên bố: nếu tôi
bảo đảm bỏ thuốc lá sống được một trăm tuổi thì ổng bỏ. Còn nếu không thì thôi,
ổng thà bỏ vợ chứ không bỏ hút thuốc. Tôi thì gọn gàng, vén khéo suốt ngày còn ổng
thì luôn bừa bãi, ưa bày vẽ lung tung cho tôi dọn dẹp. Vậy mà chúng tôi đã sống
chung gần bốn mươi năm rồi có đem nhau ra tòa ly dị nhau đâu! Tự do luyến ái rồi
tự do bỏ nhau, không tình yêu thì cũng còn tình nghĩa chứ!
Bà ngừng lại phút giây cho cơn giận nén xuống rồi nói tiếp:
- Thằng Quân có job tốt nên được giữ con, mà thật ra con Dial cũng
đâu có cần nuôi con. Nó đã có bồ trẻ nên không muốn hai cháu tôi làm phiền cuộc
tình của nó. Tôi giận tím ruột thằng con không nghe lời cha mẹ nhưng biết sao
đây! Nhìn hai đứa cháu nội lòng tôi đứt từng khúc cô ạ!
Tôi hỏi:
- Rồi Quân đem con về nhà ở với chị à?
- Mới đầu tụi nhỏ ở với cha nhưng sau thấy cảnh gà trống nuôi con cực
khổ quá nên vợ chồng tôi mang hai đứa cháu về nuôi phụ cho cha nó đi làm. Ý tôi
muốn giúp nó một thời gian đến khi tụi nhỏ tạm lớn rồi trả lại cho cha nó thôi,
chứ vợ chồng tôi cũng khá già rồi làm sao mà kham cho nổi.
Tôi gật gù ra vẻ đồng tình:
- Anh chị tính vậy cũng phải, dù gì cũng là con cháu mình bỏ qua
sao được. Làm cha mẹ mà …
Bà vội xua tay ngăn tôi:
- Cô khoan nói đã vì câu chuyện chưa hết đâu. Chưa đầy một năm sau
thì thằng Quân đòi cưới vợ khác.
- Vợ người Mỹ nữa à?
- Không, lần này nó đòi cưới người Việt. Cô này đã xinh đẹp lại là
con nhà đàng hoàng, đi qua Mỹ theo diện H.O.
Tôi reo lên:
- Như vậy là may mắn quá rồi. Xin chúc mừng anh chị.
Bà lắc đầu quầy quậy:
- Khoan, khoan! Cuộc đời không đơn giản như cô nghĩ đâu. Bởi nhà
người ta đàng hoàng nên đời nào cho con gái tơ kết hôn với người đàn ông đã có
vợ Mỹ và hai đứa con lai như Quân. Mới đầu gia đình họ phản đối dữ lắm, nhưng
sau thấy tụi nó yêu nhau quá (cũng là yêu!) và con nhỏ đòi tự tử nên họ phải bấm
bụng mà gả con. Hai vợ chồng tôi từng đau đầu vô cùng vì cái đám cưới này cô ạ.
Ôi, vô số lời ong tiếng ve.
- Vậy là chị phải nuôi hai đứa cháu nội luôn rồi!
Grandma vội “A” lên một tiếng thích thú:
- Cô cũng tâm lý quá chừng! Còn đường nào mà trốn, mình cũng phải
biết điều một chút chứ. Con người ta là gái tơ lấy kẻ góa vợ (!) đã có hai con,
không lẽ bắt nó nuôi cả gà trống lẫn gà con lai Mỹ à. Con dại cái mang mà cô.
Đây hổng phải cháu bà nội, tội bà ngoại mà là cháu bà đầm, gông bà nội.
Lối nói chuyện của bà làm tôi tức cười quá. Giọng bà chợt nhỏ xuống:
- Con vợ sau của Quân người Huế nên nó ghen dữ lắm! Nó cứ hỏi lui,
hỏi tới về con vợ Mỹ hoài à.
Tôi phản đối:
- Vợ nào chả ghen chồng chứ đâu riêng gì người Huế. Chị người Nam
ngó bộ chị không biết ghen sao?
- Ậy, để tôi nói cô nghe. Tôi người Nam nên khi ghen thì la lối om
sòm rồi thôi, vậy mà dễ chịu. Còn người Huế họ ghen câm lặng, ray rức hay ngắt
véo, càm ràm khó chịu lắm cô ơi! Mà dù
gì mình là mẹ chồng cũng phải thông cảm cho con dâu chứ. Bắt nó thiệt thòi quá
coi sao được phải không cô? Đi ra, đi vô hầu mấy đứa con lai Mỹ nó chịu sao thấu.
- Tôi hoàn toàn đồng ý với việc làm của chị. Tuy nhiên, thú thật với
chị rằng dù không phải là người Huế nhưng khi ghen tôi cũng hay càm ràm, ngắt
véo khó chịu lắm!
Tôi hỏi tiếp:
- Quân có hạnh phúc với người vợ sau không?
- Chắc cũng hạnh phúc nếu con vợ bớt ghen một chút xíu, nhưng nói
nào ngay có thương mới ghen chứ, phải không cô! Dù sao cũng người Việt mình mà
cô. Nó sạch sẽ, nấu nướng giỏi. Nó nấu bún bò Huế ngon và cay thì phải biết, mà
nó giả ớt cũng cay lắm, nghe nói mấy người đàn bà hay ghen đều giả ớt cay như
thế cả.
Điều này thì tôi dơ tay đầu hàng, không có ý kiến. Tôi nghĩ vậy
nhưng không nói ra vì còn mãi nghe lời bà nội kể chuyện.
- Ý cha! Thằng Quân tôi đẹp trai lắm, cao to còn hơn Mỹ -nó giống
ông nhà tôi y chang- nên mới lọt vào mắt xanh con Dial. Con vợ sau ăn rồi lo
canh chồng nên đâu có thì giờ mà lê la khắp nơi như con vợ Mỹ. Nói gì thì nói
chứ ta về ta tắm ao ta vẫn hơn cô ạ. Tụi nó cũng có con với nhau rồi, thấy con
Bambi được cha mẹ lo lắng đầy đủ tôi cũng mừng mà cũng nghĩ thương cho thằng
Jimmy và con Annie này.
Bà rươm rướm nước mắt đưa tay vuốt tóc đứa cháu gái rồi nói với
Jimmy thật ngọt ngào (lầu đầu tiên tôi thấy bà ngọt ngào như vậy):
- Bà nội giận mẹ mầy nên nói vậy chứ thật ra bà không ghét tụi bây
đâu. Con hiểu không Jimmy?
Thằng bé gật đầu lia lịa:
- Con hiểu grandma! Con vẫn được mua thêm một chiếc xe nữa, phải
không grandma?
- Ừ, còn Annie thích con búp bê nào thì lấy đi bà mua cho đó.
Hai đứa bé đồng thanh tương ứng:
- Cảm ơn Grandma!
Theo tôi bà nội là một người miền Nam thẳng thẳn và tốt bụng, nghĩ
sao thì nói ra vậy. Bà mang nặng tâm sự đa đoan, những cuộc hôn nhân của người
con trai đã đem đến cho bà quá nhiều phiền toái, bực bội. Những tình cảm thương
yêu, hờn giận mâu thuẫn, xung đột nhau trong tư tưởng của bà. Cách diễn đạt ý
nghĩ, sự biểu lộ tình cảm và lối trò chuyện của bà như những nhân vật trong tuồng
tích cải lương nào đó. Cũng có thể bà bị ảnh hưởng nhiều về nền văn hóa cải
lương miền Nam với nhiều tình tiết éo le, bi đát mà bây giờ chính bà là một
nhân vật sống thực. Bà giận đó, thương đó rồi cũng dễ dàng rơi nước mắt. Trong
câu chuyện bà luôn luôn thanh minh rằng mình không hề phân biệt chủng tộc hay địa
phương, nhưng theo tôi sự phân biệt đã có sẳn trong bà tự bao giờ. Sự phân biệt
đó không phải hoàn toàn vô lý nhưng nó đã có ảnh hưởng đến sự cảm nhận hạnh
phúc hay đau khổ của chính bà mà bà dường như không bao giờ biết đến.
Tôi an ủi:
- Chị à, chẳng qua cũng là số phận mà thôi. Vợ chồng có duyên, có nợ
mới sống với nhau được lâu. Thôi thì dù sao bây giờ Quân cũng có một mái gia
đình hạnh phúc mới, đó cũng là điều đáng mừng rồi.
Bà cười nhạt:
- Còn tôi thì sao?
What’s about me?
Grandma đã hỏi cái câu mà tôi đã nghe quá nhiều lần từ những nhân
vật trong phim ảnh hay tiểu thuyết. Những nhân vật thường là vai chính hay bị bỏ
quên khi người ta mãi say sưa đi quá xa trong những phân tích hay suy luận nào
đó!
Bà nội nói tiếp:
- Ông trời cũng thật oái ăm, nếu là duyên nợ sao không cho vợ sau
thằng Quân qua Mỹ sớm độ vài năm để con Dial đừng phá đời con trai tôi chứ (!)
- Nếu như vậy làm sao chị có hai đứa cháu lai xinh đẹp như Jimmy,
Annie.
-Cô không biết đó thôi, thằng Quân đẹp trai lắm, Jimmy chưa chắc lớn
lên đẹp trai bằng cha nó.
Tôi chọc đùa bà:
- Con Annie thì sao, ai có được mái tóc vàng óng như nó.
- Cô không biết đó thôi, con Bambi của thằng Quân với con vợ sau
này còn đẹp hơn con Annie nữa. Trời ơi thấy thương lắm. Con gái Việt Nam mà, lớn
lên đẹp mặn mà phải biết.
Hai đứa nhỏ cũng hiểu bà nói gì nên nét mặt phụng phịu không vui.
Annie nảy giờ im lặng bỗng lên tiếng:
- Grandma nói xấu về tụi con, con không thích đâu.
Grandma vội vàng giả lả:
- Bà nội chỉ nói vậy thôi, chứ hai đứa bây cũng đẹp lắm! Đứa cháu
nào bà cũng thương như nhau thôi.
Điều này thì hai đứa cháu
có quyền không tin Grandma cũng như tôi không tin vậy thôi.
Khi tôi sắp từ giã bà còn hỏi thêm:
- Cô có con trai không?
Tôi gật đầu, và bà nói tiếp:
- Nhớ đừng cho nó lấy vợ Mỹ nghe, con gái lấy chồng Mỹ thì được.
Tôi nói thiệt đó, tin hay không là tùy cô thôi. Lấy vợ Việt Nam là ngon nhất,
đàn ông Mỹ bây giờ cũng khôn lắm cứ tìm vợ Việt mà cưới. Còn mình đâu có ngu
hơn họ, tại sao không tìm vợ người mình.
Theo tôi, ngu hay khôn cũng khó có thể nói trong tình yêu hay
trong hôn nhân. Những người làm cố vấn hoặc giải đáp những thắc mắc về tình yêu
đôi lứa là những người ưa ly dị hay có đời sống tình cảm sóng gió nhất.
Lên xe ngồi rồi, tôi nhìn ba bà cháu dắt díu nhau đi trong bãi đậu
xe. Một bà già Việt Nam thuần túy và hai đứa cháu mắt xanh, tóc vàng côi cút. Một
Grandma tốt bụng nhưng tính khí bất thường, giận đó rồi thương đó. Bà và hai đứa
cháu không có một chút lỗi lầm nào trong cuộc hôn nhân dị chủng giữa Quân và
Dial, vậy mà ba bà cháu lại chịu thiệt thòi nhất. Lòng tôi dấy lên một nỗi ngậm
ngùi thương cảm. Bóng ba bà cháu mất hút trên con đường vắng về khu Apartment gần
đó. Tôi tự hỏi có bao giờ Quân hay Dial trông thấy cảnh này không?
Hơn hai mươi năm sau, trong một tiệm bán quần áo phụ nữ tôi lại
nghe mẫu đối đáp khác của hai bà cháu. Vẫn cái giọng đàn bà miền Nam rổn rảng
năm xưa nhưng lần này cái giọng Mỹ trầm ấm là của một người đàn ông trẻ khác:
- Grandma không thích cái áo này sao?
- Không, tao không thích đâu vì màu sắc nó lòe loẹt quá! Vợ mầy thì
được.
- Không, vợ con không thích loại áo này đâu, nó kín mít như áo của
bà sơ.
Xen vào đó là giọng nói miền Bắc của một cô gái trẻ:
- Jimmy ơi, em thấy cái này hợp với bà nội nè!
- Ừ phải đó, đúng là con gái Bắc Kỳ, nó chọn cái áo này bà vừa ý liền
hà!
Tôi quay lại thì thấy chính là Grandma ngày nọ. Hơn hai mươi năm
trôi qua, giờ tóc bà đã bạc trắng, bà đã già đi nhưng nét sắc sảo và giọng nói
vẫn còn mạnh mẽ như xưa. Còn Jimmy, thằng bé con ốm yếu năm nào bây giờ đã là một
người thanh niên cao lớn, đẹp trai với đôi mắt nâu buồn tuyệt đẹp.
Tôi xúc động khi gặp lại bà cháu Grandma như gặp một người thân
thiết trong gia đình. Tôi vội chạy đến chào bà:
- Chị còn nhớ em không?
Bà nhìn tôi rồi “À” lên một tiếng:
- Nhớ! Chúng ta gặp nhau lâu lắm rồi trong cửa hàng ở Midtown. Cô
trông cũng không thay đổi gì mấy, chỉ già đi chút ít. Ối! Thời gian mà, mình
không già thì làm sao tụi nhỏ lớn lên được phải không cô.
Hoàn toàn đúng, Grandma nói mà. Không có gì thay đổi chỉ già chút
ít thôi, hơn nữa nếu mình không già thì làm sao tụi nhỏ lớn lên được cơ chứ.
Trong khi đang tôi gật gù ra vẻ tâm đắc với những phát biểu của bà
nội thì Grandma vui vẻ tiếp lời:
- Tôi nhớ cô vì nhớ hoài lời cô nói năm xưa.
Tôi hơi ngạc nhiên hỏi lại:
- Nói gì hả chị?
- Cô đã nói nếu thằng Quân gặp con vợ Việt sớm hơn thì tôi đâu có
hai đứu cháu xinh đẹp như Jimmy và Annie.
Cô nói đúng, nếu thằng Quân không gặp con Dial thì tôi chẳng có gì
để phiền trách. Cũng chẳng có những ngày buồn hay vui với hai đứa cháu của tôi.
Nhất là khi ông nhà tôi qua đời. Tôi sẽ cô đơn biết bao nhiêu khi không có
Jimmy hay Annie. Quân đã có mái gia đình hạnh phúc với vợ đẹp, con ngoan, mà
khi hạnh phúc thì làm sao nó còn nhớ đến tôi. Rồi chỉ còn tôi với hai đứa cháu
vui buồn hủ hỉ với nhau. Người đời hay nói mẹ gà con vịt, còn chúng tôi là bà
gà cháu vịt.
Lối ví von của Grandma làm tôi muốn cười ồ lên, nhưng tôi vội bụm
miệng lại khi thấy bà nội vừa nói vừa ứa nước mắt. Tôi để cho bà khóc vì tôi biết
vui buồn đối với bà cũng như cánh của con chuồn chuồn mà thôi, không bao giờ tồn
tại lâu đâu.
Mà thật vậy, chỉ phút giây sau bà tươi tỉnh kể lể:
- Con nhỏ nói tiếng Bắc kia là vợ mới cưới của thằng Jimmy. Jimmy
khôn lắm nó không lấy vợ Mỹ đâu dù bao nhiêu đứa con gái Mỹ theo nó sát nút. Cô
thấy nó bảnh trai dữ không, thằng Quân cha nó sao sánh bằng.
Tôi cười hỏi vặn lại:
- Sao ngày trước chị nói Jimmy không bằng một góc của ba nó?
- Ý da, tôi nói vậy vì tôi đâu có ngờ khi lớn lên thằng cháu tôi đẹp
dữ dội vậy. Mà nói nào ngay mấy đứa lai chúng đẹp lắm, cô nhớ con Annie không,
nó có chồng rồi.
- Chồng Mỹ hén?
- Ừa, tôi nói với cô rồi mà. Con gái lấy chồng Mỹ thì được, nó sanh
đứa con gái thấy thương lắm, lai mà cô.
Tôi chọc ghẹo bà:
- Chứ không phải con gái Việt đẹp mặn mà như con gái của Quân sao?
-Thì mỗi đứa nó có cái vẻ đẹp khác nhau chứ cô. Bambi con
thằng Quân lớn lên cũng đẹp lắm, nó có bạn trai người Saigon hiền lành lắm. Người
Nam mình mà cô.
- Chị không khuyên nó nên lấy chồng Mỹ sao?
-Trời ơi, tôi có khùng đâu mà ngăn cản, người Việt lấy người Việt
thì còn gì để nói. Trong nhờ đục chịu mà cô. Nè, mà cô thấy vợ mới cưới của thằng
Jimmy ngộ không? Nó gốc người Bắc đó, khôn ngoan, dịu ngọt lắm. Ông nội nó là
người Bắc di cư 54 à nghen. Nó nấu bún chả chiên ngon thì phải biết.
Tôi cười cười:
- Nó giả ớt cay không?
Grandma cười ngặt nghẽo:
- Ý cô hỏi nó có ghen không chớ gì?
- Thì cũng đâu đó.
Bà nội bỗng nhỏ giọng:
- Ớt nào mà chả cay, có điều không đến nổi xé lưỡi. Ghen mà vẫn ngọt như mía lùi. Người Bắc mà,
mà là loại người Bắc gia giáo đó chứ không phải bá vơ đâu. Ăn nói nhỏ nhẹ khôn
ngoan, biết chìu chồng và chìu tôi nữa. Thằng Jimmy tìm ra đứa nào hơn được.
Ôi bà nội, Grandma vẫn có đầu óc phân biệt chủng tộc, mang nặng
thành kiến địa phương như mấy chục năm trước nhưng nói nào ngay -tôi dùng ngôn
ngữ miền Nam dễ thương của bà – Grandma rất nhân hậu tuy nói hơi nhiều. Nếu xếp
bà vào loại khẩu xà tâm phật thì hơi quá đáng một chút. Bà là một người đàn bà
có nhiều tiên kiến cùng phán đoán thiên lệch và cũng chính bà đã phải chống đối
và tìm cách thỏa hiệp với những điều đó để đời sống dễ dàng hơn, tốt đẹp hơn.
Với tôi, bà không hẳn là một bà nội miền Nam tầm thường hay tuệch
toạc. Bà kể chuyện có lớp lang, duyên dáng pha đôi chút trào phúng của nền văn
học dân gian và con đường bà đi trong cuộc đời đã chẳng có gì đáng tiếc hay sai
trái.
Trong khi tôi đang miên man trong những ý nghĩ về Grandma thì bà
kéo tôi về thực tế:
- Cô ở gần đây không?
- Cũng quanh đây, còn chị?
- Tôi không còn ở Midtown nữa. Thằng Jimmy ra trường có job ngon
nên mua cái nhà to đùng ở Lakeland, nó nói phải bưng bà nội đi theo nó suốt đời.
Cô biết nó nói sao không?
- Nói sao?
- Bên Mỹ này không có luật bắt bà nội phải nuôi cháu nhưng Grandma
vẫn nuôi. Bên Mỹ không có luật bắt cháu
phải nuôi bà nội già nhưng nó vẫn nuôi. Jimmy muốn làm giống như Grandma vậy
mà. Nó nói thì mình nghe vậy thôi, được ngày nào hay ngày ấy. Nó cũng còn vợ
con nữa.
- Chắc vợ nó cũng chẳng đến nỗi nào đâu.
Bà giả giọng Bắc:
- Ối dào! Làm sao biết được cơ chứ. Mà có gì thì vô Nursing Home ở,
tại sao phải sợ. Họ sao mình vậy! Có người còn đòi về Việt Nam để gởi nắm xương
tàn với tôi thì không bao giờ cô ạ! Cô nghĩ coi con ruột, cháu ruột còn chưa ra
chi hơi sức nào mà tin mấy đứa cháu nhà cô, nhà cậu, nhà chú, nhà bác. Không tiền
thì chỉ có nước đi chỗ khác mà chơi.
- Chị hay về Việt Nam không?
Bà lắc đầu quầy quậy:
- Không, cách đây hơn hai mươi năm thì có, lúc đó cha mẹ còn sống.
Bây giờ thì không vì có nhiều điều phức tạp lắm mà nói ra họ ghét! Họ cho mình
là kẻ phản phúc, vong bản.
A! Bà nội lại còn nói chuyện quốc gia, đại sự nữa chứ. Bỗng dưng
tôi tò mò muốn biết bà nghĩ gì về quê hương hay dân tộc. Tôi do dự giây lát rồi
rào trước đón sau:
- Chị ơi, gặp nhau chỉ có hai lần mà sao nghe chị nói chuyện vui và
hay quá! Em nói thật lòng đó, nay xin hỏi chị một câu, nếu không phải chị bỏ
qua cho nhé!
- Được cô cứ hỏi đi.
- Chị có bao giờ có ý kiến gì về đất nước mình không?
Bà nội làm thinh nhìn tôi im lặng. Tôi hơi quê vì biết mình hố to
và đi quá xa, đáng lẽ tôi không nên hỏi bà như vậy. Bà là một người đàn bà bình
dân, phạm vi của bà lẩn quẩn trong mái gia đình với con và cháu. Đừng bắt bà phải
trả lời về những việc vượt xa tầm suy nghĩ của bà.
Khoảng im lặng kéo dài hơi lâu. Tôi vội lên tiếng từ giã:
- Thôi, em xin phép chị nhé! Hẹn gặp nhau lần khác sẽ được nghe chị
kể thêm nhiều chuyện hay và mới lạ. Chúc mừng chị có cháu dâu ngoan và sớm có
chắt để bồng.
Bà nội vui vẻ nói:
- Tôi cũng chúc cô được mọi điều như ý trong năm mới này vì chỉ còn
hơn vài ba tuần nữa là Tết ta rồi.
Tôi cảm ơn rồi quay lưng đi, chưa được vài bước đã nghe bà kêu giật
ngược lại:
- Này cô, tôi chưa trả lời câu hỏi của cô. Tôi nói điều này nó hơi
kỳ và ác nữa nhưng khổ nổi đời tôi chưa bao giờ làm thinh khi được người khác hỏi
tới.
Phàm già trẻ, có học hay không học, trí thức hay bình dân cũng có
đôi khi nghĩ ngợi về đất nước mình cả. Mà cô ơi, trong khi người ta vẫn lấy làm
hân hạnh, sung sướng và tự hào khi bị người khác đè đầu, đè cổ thì mình còn nói
hay suy nghĩ làm chi cho mệt sức. Nước đổ đầu vịt mà cô. Thôi thì đời ta ta cứ
lo, đường ta ta cứ đi là ăn chắc.
Tôi trân trối nhìn bà. Ôi ba nội, ôi Grandma, thật là một người
đàn bà độc đáo mà tôi đã hân hạnh được gặp trong cuộc đời này/.
Mimosa Phương Vinh
|
|
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
|
|
![]() |
|
Lan Huynh
Senior Member ![]() Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: Online Số bài: 23816 |
![]() ![]() ![]() |
Tôi Xin Đưa Em Đến Hết Cuộc Đời
Khi gả về nhà anh, chị mười sáu, anh lên năm tuổi. Anh là con độc đinh, cha mẹ
quý hơn vàng, chỉ tiếc anh quá nhiều bệnh tật.
1. Cảnh nghèo
Ông nội ở ngoài buôn bán nhỏ, gom được tí tiền. Bà nội tin Phật, một lòng thành
kính, một lần bà nội xin được một quẻ xăm giữa miếu ngụt khói hương, nói phải
cưới một cô vợ hơn tuổi cho thằng cháu đích tôn thì nó mới qua được vận hạn.
Bà nội đương nhiên tin vào lời Phật dạy chúng sinh nơi khói hương vòng quanh chuông
chùa ngân nga, bởi thế ông bà nội bàn tính, đưa lễ hậu, kháo tin quanh vùng
tìm mối nhân duyên cho anh.
Nhà chị năm miệng ăn, trông vào mấy sào ruộng bạc màu, chỉ đủ miếng cháo, mùa
đông, cha chị vì muốn kiếm thêm ít đồng ra đồng vào, theo người ta lên núi đập
đá, tiền chưa kiếm được, nhưng bị đá vỡ dập lưng, tiêu hết cả gia sản, bán sạch
cả lương thực, bệnh không khỏi.
Hằng ngày cha chị chỉ có thể nằm trên giường, muốn chết mà chẳng chết cho. Hai
đứa em trai còn chưa đủ tuổi lớn. Nỗi khổ sở của gia đình, nỗi ai oán của mẹ,
làm những năm thời con gái của chị mang một gánh nặng tâm tư.
Vì thế bà mối đến, réo rắt: “Gả cô nhà đi, tiền thì để dưỡng bệnh cho cha, còn
đỡ đần được tiền tiêu trong nhà”.
Mẹ chị lắc đầu, nào có ai muốn đẩy đứa con gái thơ dại của mình vào lò lửa? Nhưng
chị xin: “Mẹ, cho con đi nhé, chỗ tiền ấy có lẽ chữa khỏi cho cha!”.
Tiếng kèn đón dâu thổi váng đầu ngõ trước ngôi nhà nhỏ của chị. Bố chị nằm trên
giường tự đấm ngực mình; Con gái phải đem đổi tuổi thanh xuân, chấp nhận lấy
một người chả xứng với mình chỉ vì cứu tôi và cứu gia đình này thôi ư!
Mẹ chị chảy nước mắt, tự tay mình cài lên tóc con gái cây trâm gài. Chị mặc áo
đỏ đi giày thêu cúi lạy cha mình , tự buông tấm khăn đỏ che đầu mình, nước mắt
lúc đó mới chảy ra, trộn phấn má hồng.
Từ đó, số phận cuộc đời chị và hôn nhân giao cả về tay một đứa con nít vô
tri.
......................................
2. Cười xót xa
Bà mẹ chồng trẻ tuổi không phải là người khắt khe khó tính, bố chồng ở xa cũng
chẳng cần chị tam khấu cửu bái, lạy chào dạ vâng. Anh vâng lời mẹ gọi chị là
chị gái.
Hằng ngày, chị ngoài việc giúp mẹ chồng chăm ruộng rau và làm xong việc nhà, thì
cắt thuốc cho chồng, sắc thuốc, may áo cho chồng, giặt giũ, cho chồng chơi,
cho chồng ngủ, có lúc, anh ho suốt đêm, sốt cao, chị thức cả đêm chườm khăn hạ
sốt, cho anh uống nước, uống thuốc.
Trong tim chị, chị coi anh như một đứa em trai.
Hàng xóm láng giềng gặp chị, chị thường cúi đầu lặng lẽ, không nói, vội vã đi
qua. Không biết là ứng với quẻ xăm của Phật, hay nhờ chính sức mình mà anh vượt
qua được bệnh tật, dưới sự chăm chút của chị, anh lần lượt chiến thắng mọi cơn
bệnh tật lớn nhỏ: Ho gà, viêm màng não, lở loét v.v…
Dần dà, những tình cảm anh dành cho chị vượt quá tình cảm dành cho mẹ mình. Giữa
những kẽ hở lúc bận rộn, hoặc khi anh đã ngủ say, chị thường khóc nước mắt nóng
rồi thờ thẫn tự hỏi mình: “Đây là hôn nhân của mình ư, đây là chồng của mình
ư?”.
Đến tuổi đi học, chị may cho anh một chiếc túi xách, dắt tay anh đến lớp. Những
đứa trẻ trong và ngoài thôn thường vây lấy chị hát to: “Cô con dâu, cô con dâu,
làm cái gì? Tắt đèn, thổi nến, lên giường…”
Chị không biết trong lòng mình là nỗi đau hay nỗi buồn, cúi gằm xuống, mặt đỏ
lên rồi trắng bệch, trắng rồi đỏ. Một buổi tối, anh nằm trong chăn nói:
“Chị ơi, em yêu chị!”.
Chị lại là vợ. Vợ lại là chị. Chị nhìn gương mặt ngây thơ non nớt của anh, im
lặng. Lần đầu tiên chị cười đau khổ.
........................................
3. An ủi nhỏ nhoi
Cha anh ở ngoài buôn bán nhiễm phải thói cờ bạc, chỉ vài ngày mà thua sạch bách
bao gia sản tích cóp khổ sở lâu nay.
Sau khi bố mẹ chồng chửi bới cãi vã ầm trời, bố chồng chị dứt áo bỏ nhà ra đi,
từ đó không ai gặp lại ông nữa, nghe người ta nói khi đó ông bị lính bắt đi
làm phu. Lúc đó trên người mẹ chồng chị còn vài thứ trang sức, cầm đi đổi lấy
vài đồng tiền.
Mẹ chồng và chị bàn nhau mua lấy ba mẫu đất. Không thể mượn người làm nữa rồi,
mẹ chồng con dâu xoay ra xắn ống quần lên lội ruộng, ngày còn ở nhà chị từ nhỏ
đã giúp cha mẹ làm ruộng, khổ sở gì chị cũng đã nếm trải qua. Chỉ khổ cho bà mẹ
chồng chị xưa nay chưa từng phải trồng lúa bao giờ.
Một nhà vốn giàu có bỗng chốc hóa bần cùng, đàn ông bỏ đi không tăm tích, bà mẹ
chồng vừa đau vừa hận, lại thêm việc làm ruộng nặng nhọc, làm bà kiệt quệ, ốm
rồi không dậy nổi. Trước lúc lâm chung, bà kéo tay chị, gần như van vỉ nói:
“Nó hãy còn nhỏ dại, xin cô chăm sóc nó, nếu cô muốn ra đi, xin hãy đợi lúc nó
trưởng thành”.
Chị nắm chặt tay anh. Từ đó, số mệnh của anh lại bị chị dắt đi.
Chị là người phụ nữ trọng tình nghĩa, chưa từng hứa gì, nhưng chị vẫn cùng anh
như cũ. Từ đó về sau, ngay cả chính chị cũng không nhận ra mình rốt cuộc là vợ,
là chị hay là mẹ của anh?
Chị quần quật không ngày không đêm, làm việc để anh tiếp tục đi học. Cuộc sống
của họ trôi qua khổ nhọc nhưng bình lặng giữa tình chị em sâu nặng, tình yêu bao
la như tình mẫu tử bền chặt.
Khi anh tốt nghiệp trung học thi đỗ vào một trường Đại học Sư phạm, chị thay anh
thu xếp hành lý, lại một lần nữa đưa anh tới trường.
Chị nhìn cậu con trai trẻ măng vừa qua tuổi dậy thì, do chính tay mình nuôi lớn
từ nhỏ đến giờ, chị chỉ dặn anh hãy cố mà học hành, ngoài ra chị không nói thêm
điều gì nữa.
Nhưng anh vẫn nói: “Chị, chờ tôi quay về nhé!”.
Tim chị đập nhẹ một nhịp, nhưng mặt vẫn bình thường, có điều khóe miệng ẩn một
nụ cười hân hoan rất nhẹ mà người khác khó nhìn thấy. Khóe cười ấy không phải
vì câu nói của anh, mà vì những gì chị bỏ ra, đã được đáp đền lần đầu.
............................................
4. Kiếp này
Chị vẫn làm ruộng như trước, nhịn ăn nhịn mặc dành tiền gửi đi.
Hai năm đầu, nghỉ hè và nghỉ Tết anh đều về quê giúp chị làm việc. Nhưng năm thứ
ba đại học, anh viết thư về nói: Chị đừng gửi tiền nữa. Và kỳ nghỉ tôi cũng
không về nữa đâu. Tôi muốn ra ngoài kiếm việc làm thêm, đỡ gánh nặng cho chị.
Lúc đó chị đã 29 tuổi.
Ở quê, người như chị đã là mẹ của mấy đứa con. Người trong làng đều bảo, chị nuôi
anh lớn khôn, lại còn cho anh thoát li đi học, thế coi như là đã quá tốt với
anh rồi, chị già hơn anh mười một tuổi, thôi đừng chờ chồng nữa.
Bây giờ anh đã đi xa, ở ngoài thế giới bao nhiêu xanh đỏ tím vàng, biết chồng
mình có về nữa hay là không về nữa!
Chị cũng không biết trong lòng mình là đang thủ tiết, giữ đạo phu thê: Dù sao
thì mười mấy năm trước chị cũng là một cô dâu gả cưới đàng hoàng về nhà anh; hay
là mình đang vì câu nói trước ngày anh lên đường đi xa: “Chị, chờ tôi quay về
nhé!”; hay là chị đang lo âu như người mẹ không yên tâm về đứa con nhỏ của
mình đang ở xa; chị cứ chờ.
Chị cứ giữ sự yên tĩnh và ít lời như mấy chục năm nay đã từng.
Cuối cùng cũng đã đến lúc anh tốt nghiệp. Anh quay về. Anh đã là một người đàn
ông trưởng thành có phong cách và khí chất, dáng dấp một người đàn ông nho
nhã hiểu biết.
Còn chị, dãi nắng dầm sương, gương mặt nhọc nhằn lao khổ đã sớm bay hết những
nét đẹp thời trẻ, là một người đàn bà nhà quê đích thực.
Trong lòng chị chỉ còn coi anh là một đứa em trai thân yêu. Chị không dám ngờ
anh đã nói với chị: “Chị, tôi đã trưởng thành, giờ chúng ta có thể thành
thân!”.
Chị nhìn anh, như đang nằm mơ, chị sợ mình đang nghe nhầm. Anh cũng là một người
đàn ông trọng tình trọng nghĩa như chị?
Chị cười, tự đáy lòng dâng lên miệng cười rạng rỡ, cũng để rơi xuống những giọt
nước mắt đẹp đẽ nhất đời người.
...........................................
5. Xin lỗi
Anh ở lại thị trấn dạy học, chị ở nhà làm ruộng. Họ có với nhau một con trai một
con gái.
Sau này, anh đến khu mỏ dầu dạy học, lên chức hiệu trưởng một trường Trung học
nhờ vào bằng cấp và kinh nghiệm dạy học của mình. Vì hộ khẩu, con cái vẫn để ở
nhà cho chị nuôi nấng. Sau khi nhập được hộ khẩu, anh về quê đưa vợ con lên trường.
Các giáo viên trong trường đến giúp hiệu trưởng dọn nhà. Có một giáo viên bộc
tuệch chạy ra nói:
“Hiệu trưởng, sao anh đón mẹ và em trai lên ở mà không đón cả chị nhà và các
cháu luôn?”.
Một sự im lặng bao trùm, mọi người đều ngoái đầu nhìn chị. Lúc ấy, mặt chị sượng
trân trân, không biết nên nói gì, chị cười méo mó, nhìn anh biết lỗi. Anh ngoái
đầu nhìn chị, nói với tất cả mọi người với giọng chắc nịch:
“Chị các chú đây. Có cô ấy mới có tôi ngày hôm nay, thậm chí cả tính mạng
tôi”.
Chị nghe anh nói, mắt chị dâng lên toàn là nước mắt.
.........................................
6. Năm tháng như bài ca, tình yêu như ngọn lửa
Bây giờ chị đã bảy mươi hai, vì làm việc nặng nhọc quá nhiều, sức khoẻ kém, bệnh
phong thấp làm chị đi tập tễnh. Anh sáu mươi mốt, đã về hưu từ lâu.
Hai năm nay họ dọn về khu nhà này ở, nếu hôm nào trời không mưa gió, hoặc ngày
quá lạnh, đều có thể gặp bóng dáng họ ở khu sân chơi, bồn hoa; chị nắm gậy chống,
anh đỡ một bên, đi chậm chạp từng bước một về phía trước, như đang dìu một đứa
trẻ tập đi, chăm sóc như thế, ân cần như thế.
Những người biết chuyện của họ đều nhìn theo, cảm động bởi mối tình sâu nặng và
bền chặt của anh và chị, mang nghĩa đủ tình đầy đi dọc một kiếp người. Anh
nói:
“Cô ấy mang cho tôi sinh mệnh, cho mẹ tôi sự ấm áp, cho tôi một mái nhà, bây giờ,
tôi dành nửa cuối đời tôi chăm sóc cô ấy”.
|
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
![]() |
|
Lan Huynh
Senior Member ![]() Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: Online Số bài: 23816 |
![]() ![]() ![]() |
![]()
Bác sĩ Khoa trở về lúc sáu giờ. Cả nhà đang ăn sáng. Mọi người ngạc
nhiên nhìn chàng. Chưa bao giờ Khoa tỏ ra mệt nhọc như buổi sáng hôm
nay. Mặt chàng hốc hác tái xanh, chỉ qua một đêm mà râu ria tua tủa. Bà
Lan mẹ của Khoa giục con rửa mặt rồi ra dùng bữa sáng. Khoa nói chàng
chỉ muốn ngủ thôi. Chàng vào phòng, để nguyên quần áo và cả đôi giày,
ngã lên giường ngủ vùi.
Đêm qua đối với Khoa thật là một đêm căng thẳng tột độ. Mười hai giờ khuya, xe của bệnh viện đến nhà đón chàng. Có một người vừa được chuyển tới viện trong tình trạng nguy kịch. Đến nơi Khoa nhận ra ngay nạn nhân bị xuất huyết nội trầm trọng. Người bệnh được chuyển ngay vào phòng giải phẩu. Mọi phương tiện y khoa được dùng vào việc cứu mạng. Ngọn đèn mổ được hạ xuống thật thấp .Với cặp mắt tinh tế và bàn tay lành nghề, chỉ trong một thời gian ngắn, Khoa đã tìm ra chỗ chảy máu và ngăn chặn kịp thời. Sau đó là những giờ phút đầy căng thẳng và lo âu. Một cuộc chiến đấu giành giựt mạng sống giữa thần chết và con người. Huyết áp rất thấp, không còn đo được nữa. Cái ngực trần của y để ý lắm mới thấy hơi thở nhấp nhô . Sắc mặt hắn trắng bệt như một thây ma. Y đang đứng giữa ranh giới của sự sống và cái chết. Màn huỳnh quang của chiếc máy tim mạch vẽ nên con đường ngoằn ngòeo ma quái như muốn đùa cợt với Khoa . Có khi nó chỉ là một đường thẳng màu xanh mắt mèo. Gợn lên yếu ớt những làn sóng lăn tăn. Có khi nó ngập ngừng muốn tắt rồi loé lên để lại phía sau chiếc đuôi dài mờ nhạt dần như chiếc sao chổi. Trái tim nạn nhân mệt mỏi thoi thóp, rã rời. Hình như trong lúc này chỉ với sự ham sống mãnh liệt thôi thúc cho nó làm việc. Trái tim Khoa cũng kiệt sức, chàng sắp ngã quỵ như con người bất hạnh kia. Không còn cách nào khác, chỉ còn cách tiếp huyết. Khổ thay trong kho loại máu của hắn không còn một giọt. Định mệnh cũng đã sắp đặt mọi chuyện. Chính Khoa là người có cùng một nhóm máu với y. Khoa quyết định truyền trực tiếp. Đây là một kỹ thuật đầy bất trắc nhưng cũng có nhiều ưu điểm vì nó kịp thời. Trường hợp này chậm có nghĩa là không thể cứu vãn. Chàng bắt tay vào việc ngay. Một chiếc ống nối liền động mạch giữa hai người. Nhờ áp huyết của chàng cao nên một dòng máu được đẩy qua người bị nạn. Cái ống nhựa hoá thành chiếc cầu sáng ngời nhân ái được mở ra. Chừng vài mươi phút sau, như ngọn đèn được tiếp thêm dầu, trên màn huỳnh quang con đường lại hoạt động, trái tim bệnh nhân bắt đầu lấy lại sức lực. Những mũi nhọn sắt nét bắt đầu xuất hiện, đều dần . Trái tim vừa trải qua mấy giờ thử thách lần hồi trở lại công việc quen thuộc của nó. Thưc là kỳ dị, trái tim Khoa cũng như vừa được tiếp sức. Phút chốc chàng cảm thấy khoẻ khoắn lạ thường. Đến lúc này Khoa mới có thời gian quan sát bệnh nhân. Hắn là một người đàn ông cỡ bốn mươi tuổi, trước đây chắc là cường tráng, giờ đây thì bệnh hoạn đã làm cho hắn tiều tuỵ bạc nhược. Nhưng trên khuôn mặt của y vẫn còn cái gì đó phảng phất tính cách ngang tàng dữ dội. ![]()
Trời gần sáng, mấy người tham gia ca mổ thực sự mất sức, chỉ có Khoa,
hai con mắt sáng quắc, chàng không thấy mệt mỏi buồn ngủ. Có một điều
khá lạ là hai chân tuy chẳng có việc gì lại mỏi nhừ. Cho tới lúc này
hình như phần thắng có vẻ nghiềng phía chàng. Khoa tự thưởng cho mình
một diếu thuốc, chàng đi chầm chậm ra vườn. Trời mát lạnh. Khoa bỗng
chốc thấy mình thoát hẳn ra khỏi ca mổ. Đã bốn giờ sáng, phương đông da
trời sáng lên nhè nhẹ. Rồi thì lần đầu tiên trong đời Khoa mới biết được
thế nào là màu xanh của một nền trời mà tiểu thuyết thường mô tả. Rõ
ràng là một màu xanh nước biển thẫm chuyển dần sang màu xanh trứng sáo
rất tươi. Khoa ngạc nhiên vì trong sân bệnh viên có một xe công an. Rất nhiều người võ trang đứng cạnh canh phòng mổ và rải rác khắp nơi. Khoa ngồi xuống ghế đá. Một người đến xin mồi lửa. Người này nói :“ Xưa nay tôi cứ tưởng nghề y là một nghề nhàn. Ai ngờ đêm nay chứng kiến bác sĩ làm việc tôi mới thấy hết được sự khổ nhọc. Bác sĩ đem hết tâm trí và cả máu của mình để giữ gìn trái tim một con người. Nhưng tất cả công lao của bác sĩ sẽ là công dã tràng!”. Khoa ngạc nhiên hỏi: - Anh nói sao? - Cái quả tim mà bác sĩ nâng niu giành giật với tử thần, cuối tháng này, người ta sẽ bắn vỡ tung nó ra! - Tại sao ? - Hắn là một tử tội ! ![]()
Khoa chỉ mới ngã lưng một lúc lại có chuông điện thoại reo vang. Bà Lan
nói :“ Lại có chuyện nữa rồi. Tội nghiệp con tôi, nó mới chợp mắt chưa
đầy mười lăm phút”. Khoa vùng dậy, chàng tỉnh ngủ ngay. Chàng nghĩ :
cũng may chưa cởi quần áo; chàng lên xe phóng ngay tới bệnh viện. Cô Hoà
y sĩ trực nói ngay :“Áp huyết trụt, không đo được, tim muốn ngừng, thân
nhiệt giảm…” Khoa cầm cổ tay lạnh ngắt của bệnh nhân, bấm những ngón
tay thật mạnh chàng mới nhận được những rung động mong manh tưởng như tơ
nhện. Mạch hắn nhảy theo cái kiểu mà người xưa thường nói như chim sẻ
mổ thóc, vài ba cái rồi ngưng . Khoa rùng mình , chàng liên tưởng tới
tiếng gó cửa của tử thần . Chàng lao ngay vào công việc cứu tử. Mọi
người, mọi phương tiện đều được sử dụng đến. Chàng lại ngồi trước màn
huỳnh quang của chiếc máy tim mạch. Trái tim nhọc nhằn giống như con
ngựa già không còn đủ sức kéo chiếc xe nặng qua dốc. Đã có lúc chàng
phải thầm dỗ dành nó :“ Gắng lên, gắng lên, không được ngã quỵ tim ơi!”.
Kỳ diệu thay, con tim như một võ sĩ sắp ngã sập trên đài, được tiếng
reo hò cổ vũ dùng hết tâm lực cố sức vùng lên . Nhưng cũng không thể kéo
dài mãi cái tàn lực này. Trên màn huỳnh quang vẽ nên những đường mờ
nhạt vô nghĩa. Là một người làm công tác khoa học, chàng không tin vào
bất cứ phép lạ nào, thế mà giờ đây chàng lại thầm kêu gọi những sức mạnh
vô hình giúp chàng trong giây phút cực kỳ khó khắn này. Giây phút mà
chàng cảm thấy cô đơn hơn cả. Bao nhiêu thành tựu của khoa học, bao
nhiêu con người, bao nhiêu trí tuệ đã không đem lại kết quả chắc chắn
nào cả. Tính mạng của hắn như chiếc bong bóng xà phòng không biết vỡ lúc
nào. Muốn cứu hắn phải có thêm máu. Chàng quyết định một lần nữa lại
phải cho máu. Y sĩ Hoà ngần ngại:“Anh mới cho máu đêm rồi. Con người mà
pháp luật cho là không đáng sống đó có đáng cho anh hy sinh hay không?”
Khoa không nghe, nói như ra lệnh :“ Nhanh lên ! Truyền trực tiếp, không
còn cách nào khác”. Hai trăm phân khối, cô Hoà dừng lại. Khoa bảo:Thêm
nữa. Ba trăm phân khối, Hoà lại dừng, Khoa không chịu. Đến bốn trăm thì
Khoa thấy choáng váng, Khoa toan ngồi dậy thì lại bị ngã vật xuống . Trái tim con bệnh như cánh đồng bị khô hạn được tiếp nước. Nó uống no nê và hồi phục nhanh chóng. Cái đường xanh mắt mèo trên màn huỳnh quang bắt đầu sắc nét, chạy một cách tự tin đều đều từ trái sang phải như một đoàn quân diễu hành sau chiến thắng. Chàng thấy đói. Đã hơn hai mưoi bốn giờ qua chưa có gì trong bụng. Hoà mua cho Khoa bánh mì. Chàng vừa ăn vừa nhìn cái ngực bệnh nhân thở sâu và đều, chưa bao giờ có bữa ăn ngon như hôm nay . Da mặt hắn đã ửng chút màu hồng, hắn đã lấy lại thần sắc. Khoa ngồi trên ghế và ngủ với một niềm vui . Sáng hôm sau Hoà lay chàng dậy và nói hắn đã tỉnh. Hắn nằm trên giường, mắt nhìn trần nhà, nét mặt như trải qua một giấc mơ dài. Hắn còn đang ngơ ngác thì vụt nhớ lại tất cả: Hắn là ai ? Và đang ở trong hoàn cảnh nào. Hắn hoảng hốt, cố vùng dậy, vết mổ rỉ máu, Khoa thét lên :“Đè hắn xuống, cột chân tay laị”. Hắn chỉ mới đủ sức thì thào. Câu nói đầu tiên hắn thốt ra đói với Khoa là :“Đồ bác sĩ gớm ghiếc bất nhân”. Khoa yên tâm trở về, chàng dặn y sĩ Hoà có gì kêu chàng ngay. Tới nhà, vợ chàng là Nga trách móc: - Anh làm việc suốt ngày đêm, bỏ bệnh nhân ở nhà, họ chờ mãi không được giận dỗi bỏ đi nơi khác cả. Ông giám đốc Tân tỏ ý bất bình. Ổng nói anh xem thường bệnh nhân, ông ta đã chọn bác sĩ khác để điều trị cái bệnh phì nộn rồi . Còn bà thương gia Nguyễn chờ anh mấy buổi không được cũng đã tức giận bỏ đi tìm người khác chữa cái bệnh dị ứng với chất kem dưỡng da của bà ta. Cô Nguyệt Minh cũng trách anh hứa chữa bệnh mụn trứng cá mà anh không chịu giữ lời hứa . Người ta đã mách cho tôi biết tất cả công việc anh làm mấy ngày nay. Thật là một việc làm hết sức …vô duyên ! Đến lúc này Khoa mới thấy thế nào là mỏi mệt. Chàng vào phòng tắm xối nước thật nhiều. Trong khi tắm cái hình ảnh trên màn huỳnh quang ghi lại hoạt động trái tim như một đoàn quân chiến thắng với những chiếc dáo nhọn nhô lên rất đều diễu hành từ trái sang phải làm cho chàng quên hết cả nhọc nhằn bực bội. Chàng huýt sáo một khúc quân hành và muốn nhào tới bên vợ để chia sẻ niềm vui. Nhưng Khoa kịp dừng lại ngay vì thấy vẻ mặt bất bình, nặng như chì còn đọng trên khuôn mặt mới tô phấn của Nga. Chàng tiu nghỉu quay ra . Sau khi ăn một bữa ăn sáng thật ngon miệng Khoa thấy bồn chồn, không thể làm một việc gì khác. Chàng lại phóng xe vào bệnh viện. Bà Lan và Nga nhìn theo ngao ngán lắc đầu. Đến nơi chàng vào ngay phòng hồi sức. Vừa thấy chàng hắn cựa quậy dữ dội gào lớn :“Đi đi, đồ ác quỷ, vô lương tâm, tao mà thoát được thì đừng hòng giở mạng”. Khoa thấy vui vì có vẻ hắn đã khoẻ thật rồi. Chàng xem lại tất cả những dụng cụ đặt cạnh giường hắn . Cái ống tháo chất cặn từ vết mổ vẫn làm việc tốt, nó để thoát ra những giọt nước hồng. Chàng sờ chiếc trán thô, nhầy nhụa mồ hôi, hắn không bị sốt, nghĩa là chưa có dấu hiêụ nhiễm trùng. Đang khi Khoa chăm sóc bệnh nhân thì giám đốc bệnh viện tới. Ông nhìn Khoa một cách trách móc và nói giọng nghiêm khắc :“ Thôi như thế là qúa đủ. Tôi không chấp nhận anh sử dụng quá nhiều dụng cụ , thời gian và những người ở đây cho trường hợp này”. Khoa gật đầu, Chàng laị nghĩ :Phải có thuốc kháng sinh loại mạnh, để thế này không yên. Chàng kê đơn thuốc rồi nhờ cô Hoà đi mua . Hoàng ngạc nhiên thấy chàng cởi chiếc đồng hồ ra trao nhờ cô bán lấy tiền mua thuốc. Trong khi Hoà đi mua thuốc, Khoa tiếp một người lạ. Vị khách bắt tay chàng, hai người kéo nhau ra vườn. Khách tự giới thiệu là luật sư bào chữa cho Ngô Kiếm tử tội, người đang được chàng săn sóc. Ông cũng đã làm mọi cách để kéo dài sự sống cho hắn. Khoa thầm nghĩ : À thì ra tên hắn là Ngô Kiếm, và cho tới bây giờ ta mới có một đồng minh là cái ông luật sư này. Ông luật sư cho biết ở toà dưới toà trên ông đều thất bại. Hiện chỉ còn hy vọng vào đơn xin khoan hồng. Khoa lễ phép hỏi : - Thưa, có hy vọng gì không ? - Còn nước còn tát, hy vọng hay không tôi không thể xác định. - Thưa ông thế tôi phải làm gì bây giờ ? - Hắn càng nhanh bình phục thì càng chóng ra pháp trường. Bác sĩ liệu lấy mà hành động. Theo tôi thì để cho hắn chết bệnh còn hơn . Lúc đầu Khoa tưởng ông luật sư là đồng minh với chàng, nhưng lời nói của ông ta làm chàng thất vọng, luật sư từ giã. Khoa thừ người không muốn đứng lên. Biết làm sao bây giờ ? Vào thời gian đó cũng là lúc y sĩ Hoà cho tử tội Ngô Kiếm biết sự thật về con người mà hắn đã nguyền rủa là “bác sĩ bẩn thỉu vô lương tâm”. Nghe xong hắn chết lặng cả người. Chẳng khác gì hắn nghe tuyên án tử hình một lần nữa . Hắn nhìn lên trần nhà cắn răng lại , không thốt được một lời. Trong tâm hồn hắn một cơn bão ân hận nổi lên hoành hành dữ dội. Hắn nghĩ : Ngô Kiếm này một đời ngang dọc, xưng hùng xưng bá và cũng gặp lắm kẻ xưng hùng xưng bá. Ôi, tới lúc cuối đời mới gặp được người hùng thực sự. Tiếc thực, làm sao để đền đáp ơn người. Tự tử cho chàng khỏi bận tâm ư ? Xoàng lắm, cách đó của mấy mụ đàn bà. Vượt ngục để tìm cách trả ơn ư ? Chưa chắc đã xong lại còn làm luỵ cho chàng . Ngô Kiếm nghĩ ngợi hồi lâu rồi hắn bật cười khoái trá . Tới phút chót người ta mới biết Ngô Kiếm này đền ơn đáp nghĩa ra sao ! Khoảng tháng sau ông luật sư tìm gặp Khoa. Chàng không đủ can đảm hỏi kết quả việc xét đơn xin khoan hồng. Ông ta nhìn chàng lắc đầu. Thế là hết. Khoa bàng hoàng cả người. Chàng nhìn xuống đất bước thẫn thờ… ![]()
Về sau những người tiếp xúc với Ngô Kiếm kể lại rằng : Từ khi rời bệnh
viện trở về phòng giam tử tội, hắn thay đổi hẳn. Hắn không còn những cơn
cuồng loạn hung hăng như trước nữa. Hắn bình tĩnh chờ đợi ngày cuối
cùng. Thậm chí hắn còn trở nên yêu đời, yêu người. Hắn cười và chào hỏi
tất cả những người ở ngoài song sắt. Buổi sáng hôm ấy hắn dậy sớm như để vĩnh biệt mặt trời. Trên đường ra pháp trường thái độ hắn khá ung dung. Điều yêu cầu cuối cùng của hắn và được hội đồng thi hành án và đội hành quyết chấp nhận là, hắn nói : - Tội tôi nặng lắm, không thể khác được. Nhưng tôi đã được cứu sống hơn một lần. Tôi dành lời cuối cùng để cảm phục và biết ơn người thầy thuốc đã để lại dòng máu của ông trong trái tim tôi . Tôi xin được nhận những viên đạn, với chỉ một yêu cầu cuối cùng, đừng nhắm vào quả tim. Quả tim này không phải của tôi. Nó là của một người hùng !!!
QUÝ THỂ Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 16/Feb/2015 lúc 9:41am |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
![]() |
|
Nhom12yeuthuong
Senior Member ![]() ![]() Tham gia ngày: 13/Sep/2009 Đến từ: Vietnam Thành viên: OffLine Số bài: 7169 |
![]() ![]() ![]() |
CHÚC TẾT
![]()
Chúc mọi người Vui Vẻ như Chim Sẻ,
Khỏe mạnh như Đại Bàng,
Giàu sang như chim Phụng,
Làm lụng như chim Sâu,
Sống lâu như Đà Điểu.
Chúc mọi người đẹp như Hoa Hồng Thành công như hoa Cúc Hạnh phúc như hoa Mai Phát tài như hoa Pháo Độc đáo như hoa Lan An khang như hoa Huệ Trí tuệ như hoa Sen st. |
|
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
|
|
![]() |
|
Nhom12yeuthuong
Senior Member ![]() ![]() Tham gia ngày: 13/Sep/2009 Đến từ: Vietnam Thành viên: OffLine Số bài: 7169 |
![]() ![]() ![]() |
Những Người "Gom" Tết Trên Bãi Rác
Cận Tết Nguyên đán, số
người mưu sinh bằng nghề lượm ve chai ở bãi rác Khánh Sơn (Đà Nẵng) lên đến hơn
100. Không kể ngày đêm, họ chờ đợi những chuyến xe chở đầy rác, hy vọng nhặt
thêm được ít vỏ chai, lon bia... gom góp tiền cho gia đình.
![]()
Bình quân
mỗi ngày bãi rác Khánh Sơn (phường Hòa Khánh Nam, quận Liên Chiểu, Đà Nẵng) tiếp
nhận hơn 700 tấn rác thải của người dân toàn thành phố. Lượng rác thải tăng lên
gấp đôi dịp Tết và đây chính là nguồn tăng thêm thu nhập cho hơn 100 người làm
nghề lượm ve chai hàng chục năm qua ở bãi rác này.
![]()
Họ có mặt ở
bãi rác từ khoảng 4h sáng và chỉ về nhà khi những chuyến xe rác cuối cùng vào
bãi. Dù được nhắc nhở phải đứng cách xa xe đổ rác 2 m, chỉ được nhặt rác khi xe
đã rời đi, nhưng nhiều người bất chấp. Xe môi trường vừa đổ rác xuống bãi,
hàng chục người đã vây lại, cố bới tìm những "chiến lợi phẩm". Một
ngày lao động trên bãi rác, mỗi người có thu nhập từ 150 đến 200.000 đồng. Trước
đây bãi rác đầy ruồi nhặng, từ năm 2008 đến nay nhờ công nghệ xử lý tốt, bãi
rác đã giảm hẳn được mùi hôi và côn trùng.
![]()
Những bao
nylon chứa đầy rác bị xé tung. Đôi bàn tay của những người cào rác nhanh nhẹn
lượm những thứ tái chế để bỏ vào chiếc sọt đặt bên cạnh. Ông Hà Văn Thái, Giám
đốc Xí nghiệp Quản lý bãi rác và xử lý chất thải Đà Nẵng (thuộc Công ty Môi trường
đô thị Đà Nẵng) cho biết, Tết đến lượng rác lớn nên nhiều người nhặt ve chai
xuyên đêm.
![]()
Tổng diện
tích của bãi rác này là 38 ha. Rác sau khi xử lý được lấp lại bằng đất, những
người nhặt rác cứ theo những nơi đổ mới tìm đến. Niềm vui với họ là những đòn
gánh nặng trĩu vỏ lon bia, chai nhựa...
![]()
Ông Thái
cho biết, về nguyên tắc là cấm người dân nhặt rác. Tuy nhiên, do những người
này dân trí thấp, không có nghề nghiệp ổn định nên Xí nghiệp đã tạo điều kiện
cho họ mưu sinh. Họ phải làm đơn đăng ký, cam kết chấp hành chủ trương của
thành phố. Số đơn lên đến hơn 500.
![]()
Nhiều
lần, người nhặt rác lượm được giấy tờ tùy thân, sổ đỏ và liên hệ với
người bị mất để trả lại. Ba trường hợp nhặt được súng đã bàn giao cho
công an.
![]()
"Cực
quá mới đi làm nghề này, dù vẫn biết dễ bị bệnh tật", một phụ nữ chia sẻ
và đề nghị được giấu tên vì sợ bạn bè của con biết mẹ phải đi nhặt rác dễ nảy
sinh kỳ thị.
![]()
Rác sau đó
được phân loại kỹ lưỡng để bán cho người thu mua ngay tại bãi. Theo ông Thái, đề
phòng một số người lợi dụng bãi rác để đánh bạc nên phía Xí nghiệp đã phối hợp
với công an tuyên truyền, nhắc nhờ người dân.
![]()
Ông Trần
Bác Trạc cột lại bao tải rau nhặt được từ bãi rác Khánh Sơn. Ông Trạc lên bãi
rác này được 4 năm nay để lượm rau xanh hay cơm thừa về nuôi đàn lợn 50 con.
"Mỗi ngày lên đây đàn lợn của vợ chồng tôi dư thức ăn. Rau và cơm mang về
thì nấu lại kỹ lưỡng. Dù biết cực khổ nhưng cũng gắng làm để dành dụm ít tiền
cho tuổi già", ông nói.
![]()
Những bữa
cơm hay thức ăn nhanh như bánh, ngô luộc... được những người lao động nghèo ăn
ngay trên bãi rác. Một vài hàng quán tạm bợ được dựng lên để bán đồ ăn từ sáng
sớm đến tối khuya. "Rác nhiều hơn nên thu nhập cũng nhỉnh hơn chút ít,
tích góp thêm chút mua cho con đồng bánh chưng ngày Tết. Tôi ráng làm đến đêm
giao thừa rồi nghỉ tết vài ngày", một phụ nữ cho hay.
![]()
Phía trước
những người nhặt rác là vỏ chai hay chiếc dép rách ở cái nơi mà nhiều người
không dám lại gần. Sau lưng họ là gánh nặng mưu sinh, nhưng vui hơn là những
gánh ve chai nặng trĩu gom góp bữa cơm cho gia đình.
Nguyễn
Đông
|
|
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
|
|
![]() |
|
<< phần trước Trang of 147 phần sau >> |
![]() ![]() |
||
Chuyển nhanh đến |
Bạn không được quyền gởi bài mới Bạn không được quyền gởi bài trả lời Bạn không được quyền xoá bài gởi Bạn không được quyền sửa lại bài Bạn không được quyền tạo điểm đề tài Bạn không được quyền cho điểm đề tài |