Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Tâm Tình
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Đời Sống - Xã Hội :Tâm Tình  
Message Icon Chủ đề: ĐỜI SỐNG GIA DÌNH Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 135 phần sau >>
Người gởi Nội dung
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23787
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 11/Feb/2015 lúc 2:03pm
Tết Này Anh Trở Về    <<<<<
Hồ Trường An
NVS diễn đọc  






Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 11/Feb/2015 lúc 4:02pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23787
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 16/Feb/2015 lúc 4:57pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7169
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 19/Feb/2015 lúc 11:51am
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23787
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 21/Feb/2015 lúc 12:36pm

Trái Đất Vẫn Quay



Avatar

Ở trên đời này việc gì cũng có thể xảy ra, biết như thế rồi nhưng có những sự việc diễn ra mà chúng ta vẫn không thể nào tin đó là sự thật. Mà nói cho cạn cùng thì sự thật vẫn là sự thật dù ta muốn hay không muốn chấp nhận, cuối cùng thì mọi người cũng phải thỏa hiệp với muôn vàn sự vô lý để cho đỡ đau đầu, để cho đời sống dễ dàng hơn và dĩ nhiên trái đất vẫn quay.

Tin động trời như một quả bom phát nổ trong cộng đồng người Việt ít ỏi ở một thành phố thuộc Hiệp Chủng quốc Hoa Kỳ. Ít người chưa hẳn đã ít chuyện, nhưng điều đó cũng chẳng có chi quan trọng, đã là đồng bào với nhau thì dại gì mà không nói tiếng mẹ đẻ cho đã cái miệng. Ở đời này không gì sung sướng bằng được nói ngôn ngữ cuả chính dân tộc mình. Ở sở, ở chốn công cộng, ngay đối với hàng xóm cũng hót tiếng Mỹ, tiếng Anh cả ngày. Vậy thì khi có điều hay, lẽ xấu dại gì không nói tiếng Việt với nhau. Nhiều chuyện ư? Có gì phải mắc cỡ, người mình ở đây ai cũng bị kết tội là nhiều chuyện cả, những sắc dân khác chắc gì họ không nhiều chuyện như dân Việt Nam mình? Who cares?

Tin động trời là cô Được lấy chồng Mỹ. Ở Hoa Kỳ mà lấy chồng Mỹ thì có chi là lạ dù cô đã bước vào tuổi 50 hơn 5 năm rồi, ở xứ Mỹ này đàn bà 60, 70 tuổi còn kết hôn rầm rầm mà có chết ai đâu! Trái đất vẫn quay.
Chuyện là thế này: cô Được là vợ ông Lắm, Được Lắm lấy nhau mấy năm trước khi đi qua Mỹ theo diện H.O. và có với nhau ba mặt con ( trai có, gái có, mà chết cũng có). Cô Được cũng như phần đông phụ nữ khác ưa kể lể, khóc lóc mỗi khi có chuyện“cơm không lành, canh không ngọt” với ông chồng:
    - Thật là tệ bạc, ở với nhau bao nhiêu mặt con, sống có chết có, mà ổng đối với tôi cũng chẳng ra chi, nhiều khi tôi muốn bỏ cho rồi nhưng chỉ thương mấy đứa nhỏ, sợ chúng buồn!

Mọi người đều biết tuy hai vợ chồng có tên ghép là Được Lắm nhưng đời sống hạnh phúc gia đình họ không được lắm. Nói thì nghe vậy thôi chứ cũng chẳng ai bận tâm đến gia đình Được Lắm nhiều, bởi họ cũng chẳng có gì đặc biệt trong cộng đồng người Việt ở thành phố này. Mà con cái họ cũng chẳng có gì xuất sắc hay quậy phá ai, ở xứ này đôi khi con cái làm cho cha mẹ nổi tiếng, đại khái như: nhà ông Hùng có ba người con ra Bác Sĩ, bà Lệ Hoa có đứa con gái thi đậu Hoa Hậu trong thành phố, anh Jimmy Tư có thằng nhỏ được nhận vào làm City Hall sáng nay. Hay tệ hơn như: nhà ông Peter Kiệt có thằng con đi tù vì cạy cửa tiệm tạp hóa  cô Cindy, con bà Ba Lê bị nghi là đốt tiệm ăn để kiếm tiền Insurance…vân vân và vân vân.

Tuy không “được lắm” qua lời than thở của cặp vợ chồng Được Lắm nhưng họ vẫn sống với nhau được 18 năm từ khi dắt díu nhau qua định cư ở Hoa Kỳ (chưa kể thời gian ở Việt nam). Ông Được đi làm ở công ty nào đó, ông thuộc loại đàn ông ưa chải chuốt, ăn mặc bảnh bao khi xuất hiện trước đám đông và ưa tỏ vẻ là một con người trí thức, đặc biệt ông rất ghét Việt Cộng vì đã ở tù hơn 5 năm trong trại cải tạo. Ghét đến nổi mỗi khi xem đài truyền hình từ Việt Nam thấy người xướng ngôn viên mặc đồ vest, thắt cà vạt đang nói thao thao thì ông gầm lên:
    - Đồ khỉ trong rừng bò ra mà cũng bày đặt đóng bộ, chải đầu, trông chẳng giống ai!
Những lúc đó cô Được vội lên tiếng:
    - Thì kệ người ta, mắc mớ chi đến ông, ông không thích thì đừng coi.
Ông Lắm la to:
     - Bà biết gì, tôi cứ coi mà chửi thì tôi cứ chửi, có được không? Thằng nào, con nào có quyền cấm tôi coi, có quyền cấm tôi chửỉ?
Vậy là vợ chồng gấu ó, to tiếng vì những chuyện đâu đâu. Có người góp ý rằng: việc gì phải xem đài truyền hình phát từ Việt Nam, ở xứ này không coi đài Mỹ được thì thiếu gì đài truyền hình Việt Nam Hải Ngoại.

Ông Lắm đôi lúc cũng tham gia những công việc cộng đồng nhưng ông góp ý nhiều hơn là làm. Ông khuyên mọi người phải làm thế này, thế nọ, chỉ trích anh đó, chị kia làm không đúng nguyên tắc, không hợp lý nhưng đến khi người ta yêu cầu ông làm việc gì thì ông có ngay lý do để từ chối. Nói tóm lại, ông là kẻ thích nói hơn thích làm. Trong gia đình, lúc nào ông cũng phàn nàn cô Được là một người đàn bà không có học, không hiểu biết, không nói được một câu tiếng Mỹ cho ra trò, ý ông nói không xứng đáng với ông. Ông học hành, khoa bảng đến đâu không ai biết, ông làm gì dưới chế độ cũ mà bị đến 5 năm tù cũng không ai hay. Nhưng qua lời tâm sự của cô Được thì cuộc hôn nhân giữa cô và ông Lắm không được gia đình tán thành nhưng cô làm theo lý lẽ của con tim vì cô  thương ông, một người tù cải tạo về nhà bị vợ ruồng bỏ mà cô Được thì chưa có đời chồng nào. Cô lấy ông khi ông còn nghèo, lúc ấy chưa ai biết mình sẽ được đi Mỹ theo diện H.O.

Lý lịch cô Được thì ai cũng biết vì tính cô thật thà, ưa tâm sự nhất là những lúc vừa cãi nhau với chồng xong. Cô xuất thân từ một gia đình buôn bán, đông con, cô học đến lớp năm thì không thích đến trường nữa, không phải vì nhà nghèo mà vì thích đi buôn. Cô khoe lúc nhỏ đi buôn ra đường không ai dám ăn hiếp vì cô rất đanh đá, dữ dằn đã từng đánh lộn để giành hàng. Giọng cô the thé, có âm điệu cao nên chắc chắn chửi lộn sẽ là người thắng cuộc. Cô còn kể có nhiền lúc đi buôn xa phải đóng thuế cho quân Giải Phóng Miền Nam nữa, mọi người le lưỡi khi nghe nói có lần cô bị bắt bởi Lực Lượng An Ninh Việt Nam Cộng Hòa vì bị nghi ngờ tiếp tế cho Cộng Sản. Sau đó cô Được than van, kể lể, khóc lóc rằng phải đi buôn giúp cha, giúp mẹ chứ cô không hề tham gia vào một tổ chức nào, họ thấy tội nên chở cô về nhà và từ đó cô sợ không dám buôn xa nữa (theo cô thì lính Việt Nam Cộng Hòa tử tế.) Cô Được không có xu hướng chính trị nào cả, đời cô chỉ biết buôn bán, làm ăn, lo cho chồng, cho con, thế thôi. Cô chỉ biết Tổng Thống Ngô Đình Diệm khi theo cha mẹ vào Nam, biết ông ************ là Bác của Cộng Sản Việt Nam, biết Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu, biết Ông Nguyễn Cao Kỳ. Thời kỳ còn ở Việt Nam sau năm 75, cô phải lo làm ăn để giúp gia đình trong lúc khốn khổ nên cũng chẳng biết ai là Nguyễn Văn Linh, ai là Tôn Đức Thắng. Qua Đến Mỹ cô biết ông Bill Clinton, ông Bush và nay là ông Obama, thế là đủ, đủ với cô nhưng không đủ với chồng cô cho nên cô hay bị chồng phàn nàn là kém hiểu biết.

Tuy nhiên, cô Được là một người đàn bà chăm chỉ, ngoài công việc làm ở hãng cô còn nấu nướng, làm bánh trái bỏ cho các tiệm Việt Nam. Cô không se sua quần áo, không son phấn, giầy dép nọ kia như những phụ nữ khác, cô ăn mặc giản dị, sạch sẽ mà thôi. Nói về nhan sắc thì cô chẳng đẹp, chẳng xấu, không đen mà cũng chẳng trắng, chẳng cao, chẳng lùn mà hình như cô cũng chẳng chú ý cái vẻ bề ngoài của mình nhiều lắm, chỉ có một lần cô làm cho mọi người cười bò ra khi cô tuyên bố:
     - Nếu có tiền tôi sẽ qua mỹ viện Hạnh Phước bên Texas để nâng bộ ngực!
Mọi người đều biết cô chỉ nói thế, chứ dù có tiền cô cũng chẳng làm điều đó, cô suốt đời chỉ lo cho chồng con chứ ít khi nghĩ đến bản thân mình. Sở dĩ cô tuyên bố như vậy vì có lần ông Lắm bồ bịch lăng nhăng với một người đàn bà nào đó, ông còn làm thơ để tặng cho người yêu của ông. Người đàn bà kia lấy làm hãnh diện vì quen được một người trí thức như ông nên đem những bài thơ tình đi khoe lung tung. Chuyện tình đổ bể ra, cô Được ghen tuông gấu ó chồng, cô chửi tình địch một trận nên thân và nói với mọi người:
    - Con Kim Hoa có gì đẹp hơn tôi mà ổng mê mệt làm thơ tặng cho nó chứ. Đối với vợ con thì keo kiết từng đồng, mở miệng ra là chửi mắng thô lỗ mà đối với gái thì ngọt ngào, lịch sự, rộng rãi. Lại còn thơ với thẫn.
Rồi cô bu lu, bù loa khóc lóc:
    - Tôi làm đầu tắt, mặt tối lo cho chồng, cho con mà ông nào biết, còn con Kim Hoa là một con đàn bà chuyên đi dụ khị đàn ông để lấy tiền ăn diện, ở thành phố này ai mà chẳng hay. Nó có làm ăn gì đâu, ở nhà ăn food stamps thì được bao nhiêu mà nó cứ phây phâp ăn diện, tiền ở đâu ra, tiền ở đâu ra?

Ông Lắm nói cô Kim Hoa là người có học, hiểu được thơ văn cho nên ông làm thơ tặng, còn vợ ông là kẻ ngu dốt thì làm gì biết đến văn chương, chữ nghĩa, chỉ biết có tiền mà thôi. Có người góp ý: Nếu biết cô Được không cùng trình độ thì ông đừng lấy cô làm vợ. Hơn nữa ngày ông đi tù về bị vợ bỏ, còn cô Được chưa bao giờ có chồng mà chịu về làm vợ một người nghèo xơ, nghèo xác vì cô thương hại cho hoàn cảnh của ông mà thôi chứ không phải cô ế ẩm gì! Kẻ nói qua, người nói lại làm ồn ào, mỏi miệng vô số đồng bào ta trong cộng đồng người Việt.
Một ngày kia cô Kim Hoa tuyên bố một câu rất ư là độc đáo (hay độc ác):
     - Ông Lắm yêu tôi ghê lắm, ổng chê vợ ổng có bộ ngực xẹp lép như đàn ông!
Như vậy là hết nói, cô Được nhất định đòi ly dị, phải ly dị người đàn ông bạc bẽo này. Tuy nhiên một thời gian sau thì mọi việc trở nên êm dịu, ông Lắm và cô Kim Hoa nói tiếng giã từ nhau, gia đình Lắm Được không còn ồn ào như xưa. Cô Được chỉ có ý định đi nâng bộ ngực vì câu nói của người tình địch chứ “Ý nghĩ chưa bao giờ đi đôi với hành động”. Người ta lại thấy cô làm lụng quần quật suốt ngày, nấu nướng suốt ngày và hình như đã quên đi lỗi lầm một thuở của ông chồng trí thức.

Rồi ông Lắm bước vào tuổi 62, ông về hưu non ở nhà chơi computer hay đi đó, đi đây để có dịp phê phán người này, kẻ nọ nhiều hơn. Mới đầu người ta còn nghe, nhưng nghe nhiều quá (nhất là nghe phê bình) thì mọi người đều chán ông, ông không còn bạn nhiều nữa vì ai cũng thua ông. Hơn nữa trên đất nước người ai ai cũng bận rộn nhiều lắm, người đi làm kiếm tiền, người lo nhà cửa vườn tược, cũng có người lo chuyện cộng đồng, nhà thờ, chùa chiền nhưng đa số thì thích làm hơn nói cho nên ông trở nên cô đơn vì chẳng có tri âm. Một ngày kia, ý tưởng về Việt Nam nhen nhúm trong đầu, ông muốn về thăm quê hương sau hơn 20 năm cách biệt, hơn nữa ông còn mẹ già, anh em bên đó!

Trước kia cô Được có về thăm nhà một lần khi mẹ đau yếu thì ông phản đối dữ lắm, ông thề rằng thà bỏ thây xứ người chứ không thèm về với Cộng Sản, ông chê vợ là đàn bà không biết gì về vong quốc hận, thích làm khúc ruột ngàn dặm xa xôi, thích làm Việt Kiều hồi hương, áo gấm về làng ... Cô Được nói:
     - Thôi ông đừng nhiều lời, tôi về đây là về thăm nhà, thăm mẹ đang đau yếu, đó là bổn phận của một người con, một người chị. Tháng sau tôi qua Mỹ lại, chứ tôi chẳng phải là đứa ngu đần hay bị bệnh tâm thần mà muốn làm khúc ruột ngàn dặm hay trăm dặm gì ráo. Tôi cũng chẳng muốm làm Việt Kiều hồi hương con khỉ khô gì, ngày nào sống với cộng sản khổ như con chó tôi vẫn còn nhớ mà!
Tính cô Được bình dân nghĩ sao nói vậy, cô chẳng cần văn vẻ, thanh tao gì ráo. Bây giờ đến lượt ông Lắm đòi về Việt Nam làm cô hơi ngạc nhiên, cô nói:
    - Sao lúc trước tôi về thăm mẹ tôi ông chửi như tát nước, bây giờ ông lại đòi về là nghĩa làm sao?
Ông hơi quê quê nên dịu giọng:
    - Tôi chẳng ưa gì bọn Việt Cộng mà về, nhưng ngặt nổi mẹ cũng gần đất xa trời nên dù sao cũng ráng  thăm bà cụ một chuyến, hơn nữa bây giờ tôi về hưu rồi nên đi đứng cũng thong thả.
    - Ông nói vậy cũng đúng, để tôi gom góp cho ông một ít tiền về thăm nhà nhưng ông định đi bao lâu?
    - Độ sáu tháng thôi!
Cô Được dảy đành đạch như đỉa phải vôi:
     - Ông nói cái gì, sáu tháng à? Ông đi chi mà lâu vậy hay định về kiếm con nào?
Ông cũng gầm lên:
     - Thôi bà đừng ghen tuông bậy bạ nữa, có con ma nào ở bên đó chứ!
Ông tỏ vẻ tức giận nhưng nếu tinh ý một chút cô Được sẽ nhận thấy một thoáng tươi cười làm sáng khuôn mặt vốn lúc nào cũng khó đăm đăm của ông. Nói thì nói vậy thôi chứ cô Được vẫn đưa một số tiền cho ông về Việt Nam, đó là chưa kể món tiền ông dấu riêng cho mình.

Ông đi độ hơn hai tháng thì mặt mày cô Được có vẻ ủ ê hơn thường ngày, mặc dầu có ai hỏi cô cũng trả lời suông suông như chẳng có gì xảy ra, nhưng nhìn nét đăm chiêu của cô ai cũng đoán có sự bất thường trong chuyến về thăm quê hương của ông Lắm. Và chuyện phải đến đã đến, cô Được bắt đầu than thở với mọi người rằng chồng cô đã có vợ bé ở Việt Nam, người này thua ông đến 20 tuổi, ông mua nhà cho cô vợ bé và tuyên bố sẽ không qua Mỹ nữa, ông đã dự trù mọi việc để chuyển tiền hưu về Việt Nam cho mình. Thông tin này do một người em trai của cô Được đang sống ở quê nhà cho cô hay (vì ngày xưa ông Lắm và cô Được ở cùng chung thị trấn). Ông Lắm còn nói xấu cô đủ điều, ông vẽ cho mọi người trong thị trấn biết cái chân dung của người đàn bà Việt Nam khi qua Mỹ. Ở đây đàn bà là thứ nhất, con chó thứ nhì rồi thứ ba mới đến đàn ông! Đàn bà khi qua đây thì lo học tiếng Anh, lái xe, thi vào Quốc Tịch với hy vọng kiếm được một ông Mỹ và bỏ chồng. Cô Được qua lời tả oán của ông Lắm trở thành một người đàn bà có nanh, có sừng, coi chồng như thằng ở trong gia đình và ông là một người đàn ông rất ư tội nghiệp (tội nghiệp hay tội chưa xử thì chỉ có ông biết mà thôi).

Cô Được khóc lóc, chửi rũa cho mòn hơi, khản cổ rồi ra vào nhìn chiếc computer ông Lắm đã ôm ấp ngày đêm. Bây giờ cô mới hiểu trong thời đại văn minh này người ta có thể ngoại tình bằng chiếc máy quỷ quái kia, tiếc rằng vì cô bận rộn cũng có, lười biếng cũng có nên không kiếm soát được ông chồng trí thức. Ông đã tìm bạn bốn phương trên Internet và hẹn hò trước khi về Việt Nam.
Khi cô tru tréo, khóc lóc thì lũ con nói:
     - Chỉ tại Mom thôi, làm biếng, làm nhác vì học computer có chi là khó. Làm chả giò, bánh cuốn còn khó hơn, thôi để tụi con giúp Mom tìm bạn trên Internet cho đỡ buồn!

Lũ trẻ chỉ nói vậy chứ chúng nào hiểu nổi đau khổ của người vợ bị phản bội và chúng nào hiểu sự khó khăn của người không có một chút kiến thức nào trước một hệ thống computer phức tạp. Khóc chán, buồn chán cô bắt đầu nhìn mình trong gương và ngộ ra rằng vì mãi lo cho chồng, cho con mà cô đã quá thờ ơ với dung nhan của mình. Ông trời cho cô một nhan sắc bình thường nhưng cô không bị tật nguyền hay thiếu sót gì, vậy sao cô không trao dồi, tô điểm thêm cho mình trở thành một người đàn bà quyến rũ hơn. Cô đã bị chồng bỏ, ôi còn đau đớn nào hơn. Cô bắt đầu nhìn những người đàn bà son phấn, ăn diện xung quanh mà trước đây cô rất có ác cảm, cô cho họ là làm điệu quá, có chồng rồi còn làm điệu với ai ngó bộ muốn kiếm thêm ông nữa hay sao. Cô phê bình họ, còn bây giờ họ thương hại cô. Trời ơi nhục này rửa mấy sông cho sạch.

Cô Được bắt đầu cắt ngắn mái tóc và đi xăm bộ lông mày hơi thưa thớt của mình. Cô bỏ những áo quần cũ kỹ rồi mặc vào những bộ quần áo có màu sắc tươi trẻ, gọn gàng hơn, chỉ chừng đó mà trông cô xinh  hơn trước kia rất nhiều và dĩ nhiên trái đất vẫn quay đều. Cô bắt đầu nhìn vào sự thật và không cần dấu diếm mọi người về sự tan nát mái gia đình mình, cô kể chuyện ông Lắm có vợ bé, ở luôn Việt Nam và không quên kèm theo một câu:
      - Chị có quen ai thì làm mai cho tôi một ông nhé!
Đàn ông Việt Nam bị vợ bỏ hay vợ chết ở thành phố này cũng có nhưng dân ta vốn vô cùng sĩ diện, thà rằng về Việt Nam cưới vợ chứ không thèm của thừa người khác. Chà! Với quan niệm này thì thật khác xa đàn ông Mỹ Quốc.
Cô Được vẫn cô đơn. Có người hỏi chuyện thì mới té ngửa ra là trên giấy tờ cô Được, ông Lắm đã ly dị mấy năm nay, cô dùng một địa chỉ khác để khai thuế cho mấy đứa con còn đi học. Ông Lắm hiểu biết quá, ma mãnh quá nên đã lừa nhà nước để kiếm tiền thêm và tệ hại hơn nữa là mình ông đứng tên cái nhà đang ở, bây giờ ông đi biệt thì Bank kéo nhà, như vậy cô Được chẳng còn gì ráo.

Cô Được dắt díu con đi mua cái nhà khác, vậy là cô lọt vào mắt xanh (xanh thật chứ không phải nghĩa bóng) của ông hàng xóm, ông ta là một Cựu Chiến Binh Hoa Kỳ từng tham chiến ở Việt Nam vợ chết, con cái ở nhà riêng. Brian đã ở Việt Nam nên rất thích người Việt, ông giúp cô Được cắt cỏ, làm hàng rào còn cô trả ơn bằng cách biếu ông chả giò, bánh xèo, gỏi cuốn những món Brian rất thích nên đôi khi ông vẫn vào tiệm Việt Nam để ăn. Cô còn giúp ông dọn dẹp nhà cửa vì tính cô rất ngăn nắp, sạch sẽ, Ông mời cô đi xem phim Good Morning VietNam vì ông cho biết bạn bè nói ông giống hệt tài tử Robin Williams, nếu quả thật như vậy thì ông tuy không đẹp trai lắm nhưng cũng duyên dáng, dễ thương, có tầm vóc thích hợp với đàn bà Á Đông. Cô Được chẳng biết Robin Williams là ai nhưng rất là thích thú vì đây là lần đầu tiên cô đi xem phim ở trong rạp sau hơn 20 năm đến nuớc Mỹ. Sau đó thỉnh thoảng Brian còn mời cô đi ăn cá nướng, đi uống café …những điều mà chưa bao giờ ông Lắm thực hiện với cô sau hai mươi mấy năm tình nghĩa vợ chồng. Cô Được thấy mình văn minh lên một tí và quên đi ông chồng bạc bẽo, về ngôn ngữ giữa hai người có đôi chút khó khăn nhưng cũng chẳng sao vì Brian đã từng quen với cách phát âm nặng nề và lối dùng từ bình dân của người mình. Có lần gặp một vị thầy tu ở chùa quen cô nói:
     - Brian, I know that Buddha! (Brian ơi, tôi quen ông Phật kia!)
Thì Brian cũng hiểu là cô muốn nói gì! Có người còn quả quyết rằng khi người Mỹ thích mình thì mình nói gì họ cũng hiểu, mà lúc  không ưa mình thì dù có hiểu họ cũng nói:
     - I don’t understand!
Đặc biệt là Brian không bao giờ cười chê loại tiếng Mỹ ba rọi của cô mà còn khen mới chết chứ:
     - Em thông minh lắm, nói được tiếng Mỹ, chứ tôi ở Việt Nam bao năm mà có biết nói tiếng Việt đâu! Tôi sẽ giúp em học thêm ngôn ngữ của đất nước Hoa Kỳ.

Rồi Brian cầu hôn cô Được, con cái cô cũng chẳng chống đối gì. Cô chấp nhận nhưng không chịu làm đám cưới lớn vì sợ người ta cười, cô không đòi may áo cưới mà chỉ tổ chức một buổi tiệc nhỏ cho đám con cô biết con cháu của Brian, cho cô biết anh chị em  Brian từ các Tiểu Bang khác đến. Trong Màu Tím Hoa Sim, thi sĩ Hữu Loan có câu thơ bất hủ, độc đáo để nói về cô dâu:
     - Ngày hợp hôn, nàng không đòi may áo cưới,
Tôi mặc đồ quân nhân, đôi giày đinh bết bùn đất hành quân.
Nàng cười xinh xinh bên anh chồng độc đáo …
Cô Được cũng chỉ mặc một chiếc áo đầm màu xanh giản dị, một chút son trên môi, một chút chì than trên mắt mà cô trông lại quá xinh xắn trong nụ cười rạng rỡ làm cho mọi người đều ngạc nhiên. Hóa ra cô không phải là một người đàn bà xấu, còn đẹp là khác, mà chỉ tại bấy lâu nay cô không biết làm cho mình đẹp thôi.

Quả bom đã nổ trong cộng đồng người Việt bé nhỏ, cô Được lấy chồng Mỹ nhưng có cái lạ  chẳng ai cười chê cô dù đó là những người đàn bà nhiều chuyện nhất hay những người đàn ông khó khăn nhất, họ còn nói đáng đời ông Lắm. Hai nhà ở gần nhau nên cô vừa nấu nướng cho chồng mới lại cũng có thể đem thức ăn qua cho con, dọn dẹp nhà cửa cho chúng, cô vẫn làm việc suốt ngày nhưng bây giờ cuối tuần người thấy cô diện đầm đi coi phim, đi nghe nhạc với chồng.

Cô dẫn Brian đi chùa, đi dự Tết Cộng Đồng, đi ngày kỷ niệm của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, đi tham dự văn nghệ giúp Thương phế Binh Việt Nam Cộng Hòa. Những điều đó không bao giờ xảy ra khi cô còn là vợ ông Lắm vì ông chê cô quê mùa, ít học không xứng đáng đi với ông ra ngoài công chúng.

Khi quả bom không ngòi bùng nổ trong cộng đồng (nhưng trái đất vẫn quay!) thì những ông đàn ông bắt đần nhìn vợ mình kỹ hơn, dĩ nhiên vợ các ông ai cũng đẹp và sang hơn cô Được. Cô Được còn lấy Mỹ huống chi là vợ mình, không giữ, không chìu có ngày mất vợ như chơi!

Những người đàn bà bắt đầu so sánh nhan sắc, trình độ học vấn của mình với cô Được, dĩ nhiên ai cũng thấy mình duyên dáng, trí thức hơn cô Được. Cô Được còn lấy Mỹ được huống chi là mình, cái gì cũng vừa phải  thôi chứ, nhất định không để cho chồng ăn hiếp nữa.
Cô Được thì nghĩ rằng trời phật thấy mình khổ quá, thân phận hèn mọn quá nên cuối đời ban cho ông chồng hiền lành, tốt bụng biết thương vợ, chìu vợ.
Còn ông Lắm ở Việt Nam thì nghe nói có chuyện lộn xộn với bà vợ trẻ, cô ta đòi ông phải lo giấy tờ đưa cô qua Mỹ.
Trong một ngày đi dự tiệc ở nhà người Việt Nam, khi cô Được đang lo phụ giúp nấu nướng ở dưới bếp, Brian đã tâm sự với một người đàn ông như sau:
     - Chưa bao giờ đời tôi hạnh phúc như hôm nay, Được vừa xinh đẹp lại vừa giỏi dang, cô ta lại có khổ người thon thả, cô ta sạch sẽ, ngăn nắp và biết nấu ăn ngon. Suốt ngày chỉ biết lo cho chồng, cho con chứ ít khi nghĩ đến mình, lại còn biết làm ra tiền nữa, tìm đâu ra một người đàn bà hơn Được?
     - Còn vấn đề ngôn ngữ ông có gặp khó khăn gì không?
     - Dĩ nhiên có đôi chút khó khăn nhưng có chi là quan trọng. Biết nhiều, nói nhiều thêm điên cái đầu, đàn ông chúng ta không thích đàn bà nói nhiều có phải không? Hơn nữa là vợ chồng với nhau tôi chỉ vẽ cho cô ta mấy hồi.

Những đức tính Brian nói về cô Được hình như người đàn bà Việt Nam nào cũng có. Người đàn ông Việt Nam bổng  giật mình sửng sốt khi nghĩ đến vợ mình ở nhà ngày nào cũng lui cui trồng hoa, nhổ cỏ, quét dọn trước sân. Còn ông Mỹ hàng xóm thì lúc nào cũng ra vào liếc ngó bằng hai con mắt đa tình, xanh thẫm.

Ông đi làm cả ngày nên ít có thì giờ để ý đến vợ nhưng ông tin chắc rằng vợ ông đẹp và sang hơn cô Được nhiều lắm. Cô Được còn lấy Mỹ được huống chi vợ ông, suy nghĩ lan man một hồi ông thấy tim mình đập loạn xà ngầu trong lồng ngực vì thực ra tim ông có vấn đề không ổn từ lâu. Người đàn ông đổ mồ hôi hột dù trời không nóng lắm, ông nghĩ đến cuốn phim Love story mà ngày xưa ông đi coi với vợ thuở họ còn là tình nhân. Ông thích nhất cái cảnh Ali Macgraw nũng nịu nép đầu vào ngực Ryan o’Neal. Ali Macgraw thật dễ thương duyên dáng và hao hao giống vợ ông, cũng mái tóc đen dầy, đôi lòng mày rậm, thân hình dong dỏng cao như thế.

Ông nghĩ đến lão hàng xóm Mỹ trắng có đôi mắt đa tình, chắc cũng cùng thế hệ với ông, thế hệ Love Story. Ông thấy vợ ông giống Ali Macgraw lẽ nào gã kia không thấy, hơn nữa gã ta lại có nét của Ryan O’Neal mà ông thì tuyệt nhiên không có. Lòng ông dấy lên một niềm tức giận vu vơ lẫn đôi chút hối hận vì câu chuyện buổi sáng này. Ông đã la lối, giận dỗi vợ vì chờ bà trang điểm quá lâu:
     - Lẹ lên rồi đi cho tôi nhờ, hơn 60 tuổi rồi, có con ma nào nhìn mà son với phấn!
 Bà mỉm cười:
     - Sao ông biết không có con ma nào nhìn. Ma mắt xanh, tóc vàng thiếu gì! Cô Được còn có ma cõng huống chi tôi.
Trời ơi! Quả bom Được Lắm đã nổ tung rồi. Trời ơi! Nếu một ngày vợ ông lấy Mỹ, người vợ đã ở với ông hơn 40 năm với một đàn con, đàn cháu. Chuyện gì không có thể xảy ra và dĩ nhiên trái đất vẫn quay. Trái đất vẫn quay. Ông cảm thấy mình quay theo trái đất/.

Mimosa Phương Vinh





Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 21/Feb/2015 lúc 1:52pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7169
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 27/Feb/2015 lúc 11:42am

BẾN SÔNG QUÊ



Your%20Pictures%20-%20Glow:%20sunset%20with%20birds%20flying%20towards%20sun


Hình như tiếng chim vịt kêu chiều nay hơi sớm, khi những vạt nắng vàng hiu hắt của buổi chiều tà còn trải dài trên các ngọn bần, trâm bầu ven sông làm cảnh vật càng thêm quạnh quẽ, mấy bụi ô rô cốc kèn ven kênh lâu lâu vang lên mấy tiếng sột soạt của mấy con cá thòi lòi phóng lướt qua đu ổi nhau kiếm ăn. Con nước bắt đầu lớn, nước từ sông cái chảy vào kênh Cái Sâu lờ đờ bình lặng, từng vạt lục bình trôi dạt vào kênh điểm xuyến vài chùm bông tim tím làm cảnh vật bớt buồn tẻ, đơn điệu. Lâu lâu một vài trái bần già rụng xuống dòng kênh nghe lỏm bỏm, trong không gian trầm lắng đó người ta lại nghe tiếng đờn vọng cổ cất lên từ trước nhà Năm Can, tiếng đờn như ai oán, nhớ thương chất chứa bao niềm tâm sự. Nhiều lần con Là đứa con gái lớn của Năm Can nói:
-Tía cứ đờn mấy cái bài đó buồn thấy mồ, đờn bài nào vui vui chút tía ơi. Mỗi lần nghe tía đờn, con với thằng Chi thêm nẩu ruột nẩu gan đây nè. Tía nhớ má hoài có ích gì chứ, má không về nữa đâu tía ơi, má bỏ cha con mình lâu rồi tía biết không?
Tiếng con bé như nghẹn lại ở câu cuối, rồi nó quày quả bước vào chái bếp để nhóm lửa nấu cơm. Mỗi lần nghe con Là cằn nhằn, lòng Năm Can như chùng xuống. Tiếng đờn vụt tắt, không gian như chìm vào khoảng không vắng vẻ. Những ngày xưa cũ êm đẹp như dần hiện ra trước mắt anh. Lúc nhỏ mắt anh cũng bình thường như những đứa trẻ khác trong xóm, cũng vui đùa, trèo nhảy, bơi lội nhưng sau một cơn phát ban cấp tính mắt anh mờ dần rồi mù hẳn, cuộc đời anh chìm vào bóng tối lúc bảy tuổi. Suốt ngày anh chỉ còn quanh quẩn trước khoảng sân nhỏ nơi bến sông trước nhà trong nổi cô đơn, buồn tẻ nhưng rồi nổi buồn mất đi ánh sáng cũng dần trôi qua , Năm Can bắt đầu tập làm quen với cuộc sống đầy bóng tối. Mất cái nầy th ì ông tr ời bù cho anh cái khác, anh nhanh chóng học được những cái mà ngay cả người sáng mắt cũng chưa chắc học nhanh được. Anh thông thuộc từng con đường, ngõ ngách trong thôn xóm, từng luồng nước chảy và là một tay sát cá có hạng, chỉ cần nghe tiếng cá quẩy, tiếng cá đớp bóng nước Năm Can biết ngay là loại cá gì và chưa bao giờ anh để lọt lưới một con cá nào. Anh còn có một tiếng đờn vọng cổ mượt mà không phải ai cũng có được.
Số là trong một lần đi bắt cá , Năm Can nghe được tiếng đờn vọng cổ của một người nào đó bên kia kênh, anh đâm ra mê mẩn, bỏ cả buổi bắt cá leo lên bờ kênh men theo tiếng đàn để nghe cho rõ hơn. Mấy lần như thế đã làm cho ông thầy đờn chú ý, thấy thằng bé có vẻ đam mê lại mù nên ông tỏ ra thương cảm hỏi nó có muốn học đờn không ông sẽ dạy. Dĩ nhiên là Năm Can mừng rỡ đồng ý ngay. Sau nầy khi hai thầy trò trở nên thân thiết, ông mới kể cho nó nghe ông là ông thầy đờn từng đờn cho những đại ban như Dạ Lý Hương, Kim Chưởng… nhưng cải lương đã qua thời hoàng kim của nó, lần lượt từng gánh cải lương dù nổi tiếng cuối cùng cũng phải tan đàn xẻ nghé, ông đành ngậm ngùi trở về quê sinh sống. Thấy Năm Can có vẻ sáng dạ, ông đã dốc hết sở trường để dạy thằng bé. Chẳng phụ công sức ông thầy, Năm Can chỉ trong một thời gian ngắn đã có thể trình diễn thuần thục những bài bản vọng cổ như khốc hoàng thiên, trăng thu dạ khúc, tam xuân, phụng hoàng, kim tiền bản, vọng kim lang, văn thiên tường, phi vân điệp khúc… các điệu lý như lý giao duyên, lý con sáo, lý cái mơn…làm ông thầy đờn phải hết sức ngạc nhiên. Khi thấy không còn gì để dạy thằng bé nữa ông đã tặng cây đờn ghi ta phím lõm mà ông vô cùng yêu quí đã gắn bó nhiều năm với ông cho cậu học trò với lời khuyên cậu học trò từng từ bỏ ước mơ của mình.
Cuộc đời anh như trải qua bước ngoặc mới khi anh gặp Lụa. Tối hôm đó trời mưa to nước chảy xiết, đang ngồi trong nhà anh nghe hình như có tiếng ai kêu cứu ngoài kênh. Không kịp suy nghĩ anh chạy ào ra kênh. Theo tiếng kêu anh đã đưa được một cô gái đang chới với giữa dòng nước chảy xiết lên bờ, vừa lên được bờ cô gái đã vật vã hỏi mẹ tôi đâu, hãy cứu mẹ tôi với. Anh lại phải nhảy xuống dòng kênh theo tiếng động anh đã đưa được bà mẹ lên bờ an toàn. Hỏi ra mới biết họ là hai mẹ con đi gặt lúa mướn ở Ngã Sáu đang chèo về quê ở Thới Lai đến đây bất ngờ gặp mưa to, nước chảy xiết nên ghe lật. Cảm ơn cứu mạng, tuy biết anh bị mù nhưng là người tốt bụng lại chịu thương chịu khó, cô gái tên Lụa cũng cảm thấy thương mến anh nên người mẹ vui lòng gả con gái mình cho anh.
Từ ngày có gia đình, Năm Can càng siêng năng hơn nữa, ngoài việc mò cua bắt cá, trong thôn xóm có đám tiệc nào người ta cần thợ đờn giúp vui anh cũng vui vẻ tham gia để kiếm thêm thu nhập cho gia đình. Tuy không khá giả nhưng gia đình cũng đủ ăn dủ mặc. Sống với nhau tám năm có hai mặt con. Con Là bảy tuổi, thằng Chi bốn tuổi, Năm Can tưởng cuộc đời mình như thế quá đầy dủ rồi không còn mơ ước gì hơn. Thế mà một sự việc bất ngờ xảy ra làm đảo lộn cuộc sống gia đình anh, trong một lần về quê đám giổ, Lụa đã không trở về. Năm Can cho người về quê vợ tìm kiếm nhưng người vợ từ chối trở về sống cuộc đời nghèo khổ bên người chồng mù lòa, tật nguyền. Anh như đột quỵ sau biến cố ấy, nhưng còn hai con nhỏ phải làm sao đây. Năm Can chỉ còn gởi gắm tâm sự mình qua tiếng đờn mỗi khi chiều xuống.

*

Năm Can bỗng dừng tiếng đờn lên tiếng:
– Là hả con? Về rồi sau không vào nhà nấu cơm đi. Thằng Chi đi học sắp về rồi đó. Chưa có cơm ăn đói bụng tội nghiệp nó.
Vẫn không nghe thấy tiếng động đậy gì của con nhỏ, hơi ngạc nhiên, cảm thấy có điều gì đó không bình thường, Năm Can căng tai nghe ngóng:
– Có chuyện gì thế Là? Hình như có ai đến nhà mình phải không con?
Con Là ngập ngừng giây lát, giọng nó nấc nghẹn:
– Má về rồi đó tía ơi.
Năm Can cảm thấy thời gian như dừng lại, lổ tai lùng bùng, không gian im ắng. Anh nghe tiếng con Là nói như thúc giục:
– Tía đó, má muốn nói gì thì nói đi tôi không biết đâu.
Năm Can chợt nghe tiếng khóc của người đàn bà mà từ lâu anh tưởng không bao giờ còn nghe được nữa:
– Anh Năm ơi! Em là Lụa đây. Em về đây xin anh tha thứ những lỗi lầm mà em gây nên. Anh trách mắng, làm gì em cũng được, em chỉ xin anh cho em được ở lại lo lắng cho anh và lo cho hai con được không anh?
Nhìn khuôn mặt khổ sở đầy vẻ ăn năn của má, con Là bỗng cảm thấy thương má nó quá. Mới đây thôi nó còn giận má biết bao nhiêu, giờ đây bao nhiêu nổi ấm ức, buồn đau mà nó phải chịu đựng từ ngày má nó bỏ đi như tan biến mất. Nó nhớ lại việc gặp lại má ở ngoài chợ chiều nay, khi vừa bán xong mớ cá mà tía nó mò bắt được, khi vừa bước ra khỏi chợ xã đi về phía mé sông để lấy xuồng chèo về nhà thì từ phía bên đường một người phụ nữ đưa tay ngoắc ngoắc kêu:
– Là! Là! Qua đây cô có chuyện muốn nói.
Con Là ngoái lại, đó là cô Út, người hàng xóm quen với gia đình nó có gia đình ngoài chợ xã. Là bước sang, cô ta kéo Là vào trong nhà, vừa đi vừa nói:
– Là vào đây, cô nói cái nầy cho nghe.
Con Là hơi ngạc nhiên khi thấy cử chỉ hơi lạ của cô Út nhưng nó cũng ngoan ngoãn đi theo. Vào nhà nó thấy một người đàn bà gương mặt quen quen đang nhìn nó. Là hơi ngờ ngợ thì cô Út đã nói:
– Má con đó, má con đã về muốn gặp con, con nói chuyện với bả đi.
Rồi quay sang người đàn bà, cô ta nói luôn:
– Con Là đó chị. Thôi hai mẹ con trò chuyện đi, tôi ra ngoài nầy một chút.
Cô Út vừa nói vừa quay lưng bước ra cửa, con Là trong giây phút bở ngở sửng sốt, nó cũng quay lưng lại bước theo, người đàn bà chạy vội tới nắm lấy tay Là khóc:
– Là ơi! Má đây con, má đã về đây rồi nè, con tha lỗi cho má nghe con, con ơi.
Nói đến đây người đàn bà khóc ngất. Con Là vùng vằng giựt cánh tay ra khỏi tay người đàn bà, nói giận dỗi:
– Má tôi sao? Má tôi đã mất lâu rồi. Má về đây để làm gì? Để làm khổ tía con tôi lần nữa phải không?
– Là ơi! Má biết mình có lỗi nhiều lắm. Con hãy cho má theo con về nhà để xin tía con tha thứ. Má muốn về chuộc lại lỗi lầm đã gây nên, được lo lắng cho con và thằng Chi được không con?
Con Là nhìn người đàn bà, người mà nó từng gọi là má, mặt lạnh tanh không biểu lộ cảm xúc gì, nhưng thật ra trong lòng nó lay động dữ lắm. Nó muốn ôm chầm lấy mẹ mình, sà vào lòng mẹ khóc ngon lành, được kể lể nổi mong nhớ, chờ đợi mẹ nó ngày nào đó trở về với tía con nó. Nỗi quắt quay chờ đợi ngày càng mòn mõi, hụt hẫng cạn dần đi khi mỗi ngày nhìn thấy cái cảnh tía nó chiều chiều ngồi trước cửa trước bến sông gảy đàn hát những bản vọng cổ buồn thê thiết làm nó càng giận mẹ nó nhiều hơn. Nó sẳng giọng:
– Tôi không biết. Má về mà nói với tía đi, xem tía có tha thứ cho má không rồi hẳng tính. Tôi và thằng Chi sống không có má lâu rồi cũng quen, chỉ tội cho tía mà thôi…
Con Là như biết mình lỡ lời nên không nói nữa, nhìn má nó ái ngại, chua xót. Má nó đưa cánh tay lên quẹt nước mắt, giọng sụt sùi:
– Má biết má có lỗi với tía con con nhiều lắm Là ơi.
Con Là không thấy tía nó nói năng gì, gương mặt cũng không lộ vẻ gì cả, nó không biết tía nó đang suy nghĩ gì, nó đâm ra lo lắng:
– Tia! Tía nói gì đi chứ, tía tha lỗi cho má được không tía?
– Vậy chớ con kêu tía phải làm gì đây? Kêu má con vào lo cơm chiều đi, thằng Chi đi học sắp về rồi đó.
Hiểu ý tía, con Là nắm lấy tay má nó kéo vô nhà:
– Vào nhà đi má, tía chịu rồi đó.
Lắng nghe tiếng chân của hai má con Là xa dần, lòng Năm Can bỗng dâng lên một niềm vui khôn tả. Từ ngày má con Là bỏ đi lòng anh như chết hẳn, anh cũng muốn chết quách đi cho rồi nhưng ngặt còn hai đứa con nhỏ không biết tính sao. Thương con còn nhỏ dại anh đành nuốt nổi đau vào bụng, tìm quên trong công việc, trong tiếng đờn. Nào ngờ ông trời chắc còn thương tía con anh nên mẹ con Là biết tìm về.
Năm Can ngước mặt nhìn ra bến sông. Anh biết con nước giờ nầy đã đứng lớn và sắp chuẩn bị cho đợt nước ròng. Một tiếng chim vịt kêu nhưng lần nầy anh không còn cảm thấy buồn tẻ lẻ loi nữa, hình như nó đã tìm được bạn tình. Từ nay căn nhà nhỏ của anh sẽ lại đầy ắp tiếng cười như ngày xưa, và anh chợt cười một mình trong bóng chiều chập choạng.
Một ngọn gió chợt thổi qua bến sông, đem lại luồng không khí mát dịu trong lành cho một ngày sắp hết và chuẩn bị cho một ngày mới an lành sẽ đến.

Nguyễn An Bình




Chỉnh sửa lại bởi Nhom12yeuthuong - 27/Feb/2015 lúc 11:46am
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23787
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 04/Mar/2015 lúc 4:06pm

Chú Tư Cầu   <<<<<<

Lê Xuyên

Nam Anh, Kiều Loan, Chân Như diễn Ðọc



Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 04/Mar/2015 lúc 4:43pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7169
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 12/Mar/2015 lúc 7:46am
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23787
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 23/Mar/2015 lúc 9:41am

MỘT GÓC ÐỜI TỊ NẠN

 

  Sedona%20Arizona%20Airport 

 

Vợ chồng tôi và bốn đứa con qua Mỹ theo Chương trình Tái Ðịnh Cư Cựu Tù Cải Tạo đợt HO8. Vì là diện “đầu trọc”, không có bạn bè thân nhân bảo lãnh, nên được phân bổ đến tiểu bang còn thưa dân của Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ: Arizona. Hội thiện nguyện đón gia đình tôi tại phi trường Phoenix và đưa đến ở trong căn apartment hai phòng, cách thủ phủ của tiểu bang ba mươi phút lái xe.

 

            Nhờ theo mấy khóa luyện Anh ngữ trước khi ra đi, nên con tôi đứa nào cũng bập bẹ được tiếng Mỹ. Chỉ qua vài ngày “nhập gia” là chúng nó kết bạn với một nhóm Mỹ con cùng dãy chung cư. Mấy hôm sau, cả đám tự động mang đến nhà tặng chiếc TV màu 9 inches còn xài tốt. Con tôi mừng như được trúng số.            

                                           

         Ngày còn ở Việt Nam, cha mẹ không sắm nổi truyền hình dù là loại rẻ tiền đen trắng, nên hàng đêm chúng phải qua nhà láng giềng xem ké. Phiền một nỗi là ông cán bộ cằn nhằn mang bụi đất vào làm dơ cái nền nhà tráng cement mà ông lau chùi hàng ngày lên nước láng bóng. Hai đứa con nhỏ của ông đưa từ Hà Nội về cứ để lưng trần nằm lăn trên nền mà ngủ. Sau nầy, để tránh cái đám trẻ con hàng xóm làm dơ nhà, mỗi lần mở truyền hình là ông đóng chặt cửa lại.

    

 

      

 Mục sư Hồ là người Việt duy nhất đến thăm chúng tôi nhiều lần. Một hôm, ông ngỏ ý chở cả nhà đi xem thủ phủ  của Tiểu bang và đến vườn hái nho.  

Nghe đuợc hái nho là lũ con tôi mắt sáng lên. Chúng vội vã vọt lên xe chẳng cần đợi mời lần thứ hai.  

 

Sáu mạng người ngồi trong thùng phía sau xe truck có mui. Trên đường đi, gió nóng quạt vào mặt như đến gần ngọn núi lửa khiến tôi nhớ đến truyện Tây Du Ký, đọan thầy trò Tam Tạng sắp phải băng qua ngọn hỏa diệm sơn, Tề Thiên Ðại Thánh phải mượn quạt ba tiêu của Thiết Phiến công chúa quạt cho tắt lửa để Ðường Tăng tiếp tục trên con đường thỉnh kinh.

 

Mục sư Hồ không có quạt ba tiêu nhưng xe ông có máy lạnh. Tiếc rằng máy lạnh của xe pickup chỉ dành trong phòng lái nên sáu đệ tử của ngài bị nhốt trong  thùng sau xe mệt ngất ngư vì cơn nóng thiêu người.  

Nắng tháng Tám nám trái bưởi ở Việt Nam, có nghĩa gì so với cái nóng không có độ ẩm của vùng sa mạc nầy. Mồ hôi bị bốc hơi ngay từ trong lỗ chân lông nên làn da khô khốc.

 

Xe chạy về hướng Tucson, mất hơn một giờ thì rẽ vào đường tắt, cánh đồng nho hiện ra xanh ngút mắt.

 

            Mục sư liên hệ với chủ nhà vườn, mỗi người nhận một con dao nhỏ và chiếc giỏ đựng nho. Lần đầu tiên trong đời, chúng tôi mới nhìn thấy tận mắt những chùm nho chín mọng đong đưa trên cành. Tha hồ ăn và tha hồ hái. Người nào cũng cố hái cho thật nhiều mang về nhà bỏ tủ lạnh để dành ăn cho đã đời, ngàn năm một thuở mà!

 

Tôi nghĩ thầm: “Người Mỹ rộng rãi thật, nho còn đẹp thế nầy mà đã cho vào hái mót.”

 

            Thằng Út nhà tôi thích quá, vui như sáo. Bụng đói và khát mà được ở giữa vườn nho thì khỏi chê vào đâu. Nó ham hố ăn ngấu nghiến không ngừng nghỉ, những trái nho chín mọng, ngọt lịm cứ liên tiếp ngốn vào mồm. Ðược một lúc, bỗng cu cậu ôm bụng, mặt tái xanh, ngã quỵ xuống gốc nho, mắt trợn trừng. Ông Mục sư hoảng hốt vội vàng vác nó lên vai định đưa vào phòng người coi vườn  cấp cứu, chợt nó mữa thốc mữa tháo trên ngực áo ông, rồi từ trong quần shorts của nó chảy dầm dề phân lỏng, tuôn cả trên lưng áo của vị mục sư khả kính.    

              

Sau khi ộc ra hết cả số nho đã lên men trong dạ dày, cu cậu khỏe lại ngay. Tội nghiệp cho vị Mục sư  phải đứng tắm ngoài trời bằng vòi nước tưới cây và “bác tài xế Mục Sưphải mặc bộ đồ ướt lái xe về nhà.

 

            Tập trung số nho của gia đình hái được là 30 pounds, tiền phải trả là 60 đô, chúng tôi nhìn nhau ngỡ ngàng.  Mục sư Hồ không nói rõ ràng là đi mua nho tự hái ngoài vườn, khiến chúng tôi cứ tưởng đi hái mót nho như ở quê nhà mót bắp, mót dưa.

                                    

Hẳn nhiên là không có tiền để mua, nhưng bù lại, người nào cũng được đầy một bụng nho, chỉ trừ thằng Cu Út đã trả lại hết cho chủ vườn.

 

Với tấm lòng hào hiệp, Mục sư chi ra 10 đô-la mua nho biếu chúng tôi mang về. Vị chủ chiên đã “tốn than còn tan lưỡi cày!” Ngài đành bỏ luôn cuộc thăm viếng thủ phủ Phoenix.


xi-nghiep-xuong-may-ao-thun-nam-nu-gia-re

 

Hai tuần lễ sau, hội thiện nguyện giới thiệu vợ chồng tôi vào làm hãng may áo quần ở một thành phố khác, cách nhà nửa giờ chạy xe trên xa lộ. Nếu đi bằng xe bus phải qua nhiều trạm mất cả tiếng rưỡi đồng hồ.

 

Chán nản và thất vọng, tôi không còn tinh thần để lập nghiệp trên vùng đất khô cằn đầy những cây xương rồng và khí hậu khắc nghiệt nầy.

 

Dò la tin tức, tôi biết được một số bạn bè đi trước đã đến đây rồi bỏ đi. Một hôm, tình cờ tôi nhặt được một lá thư viết dở dang trong ngăn kéo bàn nơi phòng khách. Tôi nhận ra người gởi là Phan Anh Tuấn HO7, bạn cùng quê sang đây trước tôi hai tháng. Trong thư anh báo cho thân nhân sẽ bỏ tiểu bang nầy sang Florida. Theo ngày tháng trong thư, Tuấn rời khỏi căn apartment đúng một tuần lễ trước khi tôi tới.  Như vậy, gia đình tôi là kẻ kế thừa căn nhà anh thuê nửa chừng.    

 

Tôi như người ở giữa đại dương mênh mông, chẳng biết hướng nào tìm. Một hôm, bất ngờ tôi bắt gặp trong cuốn sổ tay có ghi số phôn của Huỳnh thị Phương Thanh là bạn học với em gái tôi hồi còn ở quê nhà. Hiện giờ gia đình Thanh đang định cư tại miền Bắc tiểu bang California. Nhờ điện thoại của người láng giềng, tôi liên lạc ngay và may mắn gặp được cả hai vợ chồng. Họ hứa sẵn sàng giúp đỡ, nếu gia đình tôi di chuyển đến thành phố San Jose. Như người sắp chết đuối chụp được phao, chúng tôi mừng vô hạn.

 

Ông Mục sư Hồ rất cảm thông sự khó khăn của gia đình tôi Và chính ông đã giúp tôi hoàn thành ý nguyện đi tìm một vùng đất khác.



 

Phương tiện di chuyển là loại xe bus xuyên bang. Ðúng hai mươi ngày kể từ khi đặt chân trên miền đất cực nam nước Mỹ, chúng tôi lại gánh gồng hành lý lên xe bus Greyhound thẳng đến quận hạt Santa Clara nằm về hướng tây bắc Hoa Kỳ.

   

*  *  *

 

        Vượt gần hai ngàn kí lô mết, qua một ngày một đêm, chuyến xe bus sau cùng đến thành phố San Jose vào trưa Ch nhật. Vợ chồng Thanh đã có mặt lúc xe vừa cập bến, chúng tôi mừng rơi nước mắt.

 

 Căn nhà Thanh biệt lập, có rào gỗ chung quanh gồm năm phòng rộng rãi. Chủ nhà dành cho gia đình tôi một phòng trên lầu ở tạm, đợi đến ngày đầu tháng sẽ dọn vào một căn apartment hai phòng do người cậu của Thanh đứng tên mướn hộ.

 Chỉ còn một ngày nữa là chúng tôi dọn đến căn nhà thuê, bỗng người cậu báo tin chủ apartment hủy bỏ hợp đồng mướn nhà với lý do gia đình sáu người không thể ở hai phòng.

 

       Tôi vô cùng lúng túng. Thời gian ở đậu nhà Thanh không thể lâu hơn được nữa, mà tìm mướn nhà khác thì phải chờ đầu tháng sau.

 

Lục tìm cầu may trong báo Việt ngữ mục nhà cho  thuê, may mắn tôi phát hiện một căn apartment hai phòng còn trống, Thanh vội vàng điện thoại hẹn người quản lý cho tôi đến xem nhà.

 

       Từ thành phố Milpitas đến San Jose, tôi và thằng con trai lớn thay nhau chở trên chiếc xe đạp đòn dông không có ba-ga gắn phía sau.  Người địa phương nhìn cha con tôi ôm nhau trên chiếc xe đạp với cặp mắt kinh dị. Ðối với họ, có lẽ đây là hiện tượng lạ lùng đầu tiên mà họ mục kích. Chúng tôi vô tình đùa cợt với luật lệ đi đường ở Mỹ và gây khó chịu cho những người kỳ thị giới đồng tính.

 

Chúng tôi di chuyển như thế nhiều lần trên những con đường tấp nập xe hơi mà chưa lần nào gặp cảnh sát và cũng may mắn là không chạy lạc ra ngoài freeway. Sau nầy có ông bạn HO, còn chân ướt chân ráo như tôi, đi xe đạp bên rìa xa lộ bị gió cuốn hút ra giữa đường, dòng xe cán  nát thân thể ông còn chiếc xe đạp bị văng trở lại vào lề đường.



 

Khu apartment nằm gần đường Senter, phía sau là con suối cạn. Người thuê trước  vừa dọn đi cách một  ngày. Chúng tôi quyết định mướn căn apartment hai phòng nầy với gía 650 đô-la mỗi tháng.Tiền deposit cũng 650 đồng được ông chủ nhà là một bác sĩ Việt Nam cảm thông cho khất lại tháng sau mới nộp.

 

Không chờ đợi chủ nhà quét dọn, sơn sửa mà vợ chồng cùng con cái  tự chà rửa phòng tắm, vách tường và bếp núc, chỉ yêu cầu chủ nhà kêu thợ giặt thảm mà thôi.    

                   

Ðêm đầu tiên vợ chồng tôi ở lại căn nhà mới thuê.

 

Hai căn đối diện dảy nhà tôi đều là người Việt. Bà Chín Nam Bộ mang biếu chúng tôi một tấm đắp cũ. Ông Bang Bắc Kỳ 54 cho bốn gói mỳ ăn liền, hai cái chén và hai đôi đũa. 

                   

Ðược sự giúp đỡ của hai người láng giềng trong cơn túng quẫn,  lòng chúng tôi vô cùng cảm kích và củng cố thêm lập trường người Việt mới tị nạn nên chọn tiểu bang có đông đồng hương là cần thiết.

          

Ðêm đó, vợ chồng tôi ôm nhau ngủ trên sàn nhà với tấm đắp vừa làm chiếu vừa làm mền, cuộn tròn như cặp sâu trong trái kén mà xót xa nhớ về quê hương.

 

Trước khi qua Mỹ, chúng tôi không ngờ lại có những ngày tháng gian truân đến thế.

*  *  *



 Người mới đến định cư cảm thấy đỡ cô đơn nhờ vào những nơi tập trung thường xuyên của đồng hương, như địa điểm cà phê bình dân ở trong khu chợ Senter, có tên rất thời thượng: Quán Cà-phê HO. Nơi đây được coi là đất tụ hội để tìm gặp bạn bè cũ, để học hỏi kinh nghiệm của những người đi trước, để được giới thiệu các loại dịch vụ cần thiết như  bán xe, mua xe, học li xe... và để biết tin tức ở quê nhà.

 

Một hôm, tôi đạp xe lần mò tìm đến cà phê HO. Một quán giải khát bình dân đúng nghĩa, bàn ghế đơn sơ, khách hàng mộc mạc, đậm đà tình quê hương. Kêu ly cà phê đen ngồi nhâm nhi trong một góc, tôi nghe rầm rì những mẩu đối thoại với nhau:

 

       - “Nầy, đằng ấy còn nhớ thằng H. không? Nó tù cùng trại với bọn mình đó. Vợ nó vượt biên qua Mỹ hồi năm 82. Vừa rồi nó qua đợt HO 5, nghe nói ngày H. tới phi trường, cô vợ đến chúc mừng và trao cho nó một phong bì đựng 500 đô-la rồi quay lưng thản nhiên bước lên chiếc xe lộng lẫy có người đàn ông Mỹ ngồi chờ sau tay lái. Lòng H tê tái. Một khắc sau, người đại diện hội thiện nguyện bảo trợ mời H. lên xe. Nhìn cảnh vật qua màn lệ mà H. tưởng bầu trời  Mỹ quốc phủ lớp sương mờ.

                                                                                                             

- “Sao chuyện xảy ra giống tiểu thuyết quá vậy. Ông qua đây lâu rồi mà có nghe tin tức gì  về thằng R.  cùng phố với bọn mình không?”

 

        - “Trên đất nước mênh mông nầy mà cậu tưởng như ở ngã ba Long Khánh của cậu đấy. Nó đi HO mấy?”

 

         - “HO 6, ở quê mình đồn reo về chuyện vợ nó mới qua Hoa Kỳ chưa đầy năm mà đã bỏ chồng, bỏ con theo thằng triệu phú da đen.

 

        - “Ôi, cứ tưởng bở, bộ Mỹ nó khoái mấy bà vợ đói cơm lâu ngày từ trên rẫy bắp, đồi sắn ở quê nhà hay sao? Ðó chẳng qua là đòn tuyên truyền của VC bôi xấu anh em HO mình đấy. Cậu nhớ hồi bọn mình còn trong tù, mấy anh “áo vàng” tuyên bố: “Số đàn bà con gái chạy qua Mỹ đều  bị “bè lũ đế quốc” dồn vào một nơi làm điếm cho lính GI. Mấy anh chồng đau quá, kéo nhau biểu tình đòi trả về Việt Nam, nhưng Ðảng và nhà nước ta đâu có chịu nhận...”

           

       Như thế đấy. Lần đầu tôi đến thăm tiệm cà phê HO, quả thật tiếng đồn không sai. Nơi đây được mệnh danh là “Hãng thông tấn Senter”.



Kinh%20nghiệm%20chọn%20nơi%20Học%20Lái%20Xe%20Ô%20tô

                         

Nhờ người bạn mới quen tại quán cà phê HO giới thiệu cho tôi ông thầy “dạy lái xe tư gia”.Với giá giúp đỡ người đồng hương, ông thầy lấy công 250 đô tập cho từng người, đến khi đậu được bằng lái.

 

Sau khi đưa cha con tôi đến DMV thi lấy bằng viết, ông cho thực tập ngồi sau tay lái, mỗi ngày vài tiếng đồng hồ trong vòng một tuần lễ. Thằng con lớn của tôi thi lần đầu là đậu ngay. Riêng tôi đã từng lái xe dodge, xe jeep gần chục năm trong quân đội thế mà qua lần thứ năm mới p***. Ông thầy dạy lái với khuôn mặt thảm não bắt tay tôi.

 

Ông bảo:

 

“Không phải chúc mừng anh đậu mà chúc mừng anh khỏi phải ghi tên vào trường dạy lái chuyên nghiệp chính thức.”   

                      

Luật thi lái xe ở Cali, cứ ba lần thi lái không đậu phải thi lại bằng viết và tiếp tục thi ba lần nữa. Thấy tay lái qúa yếu,vị chủ khảo có thể bắt buộc thí sinh phải ghi tên học tại trường lái xe chuyên nghiệp. Hú hồn, nếu không, tôi phải mất bộn tiền và tốn thêm thời gian để tiếp tục học lái xe tại trường.

 

Trước khi từ giã, tôi bắt tay ông thầy dạy lái, vừa ngỏ lời cảm ơn vừa chúc mừng ông thầy thoát được “của nợ” đã hành ông mất bảy lần lui tới Nha L Vận.

 

Nhờ kinh nghiệm chua chát về tôi mà sau nầy ông thầy tăng tiền dạy lái gấp đôi cho ông HO nào tự xưng mình lái xe lâu nhất và hay nhất ở Việt Nam.

 

*  *  *


 

Vợ tôi được bà láng giềng giới thiệu học nghề nấu ăn trên xe lunch, một phương tiện bán thức ăn lưu động tại các hãng xưởng. Sáng sớm bà chở giúp nhà tôi đến hãng IFCO, chiều về chịu khó lên xe bus. Dù học nghề, nhưng được chủ trả 40 đô mỗi ngày. Cuối ngày phải rửa xe, lau chùi các tủ kính, bếp nấu, tính ra còn khổ hơn người thợ chính. Lương trả cho cook chính mỗi ngày 80 đô, khi xe về đến bến là cook thảnh thơi lái xe về nhà.   

                        

Fast%20Food%20Trailer

        

   

Vợ tôi làm suốt mười hai tiếng đồng hồ trên xe lunch, đã nhọc mệt mà chiều về còn phải đứng ngoài trời lạnh đón xe bus qua hai ba trạm. Vì vậy, tôi nghĩ đến chuyện mua xe, một mặt đưa đón vợ, một mặt cho con tôi có phương tiện đi làm và đi học.   



                                     

Một hôm, bất ngờ tôi nhận được thơ của Trần Chung, một thuộc cấp cũ gởi thơ thăm và có nhã ý lấy vé máy bay mời chúng tôi qua tham quan vùng Houston, nơi anh có ngôi chợ bán seafood. Anh còn đề nghị tôi nên chuyển gia đình qua vùng đó ở, anh sẵn sàng giúp đỡ “ông thầy”.

                                       

Ðược tin đó, vợ chồng cô Thanh góp ý kiến là thay vì ông bạn cho tiền mua vé máy bay khứ hồi từ Cali sang Texas, chỉ xin họ cho mượn 2000 đô-la để mua chiếc xe, hầu có phương tiện cho cả nhà đi lại, rồi trả góp từng tháng một.

 

Bà chủ chợ Trần Chung là bạn cùng quê với vợ tôi, ông chồng là nhân viên của tôi khi chưa mất nước, cả hai đều thân tình cả. Họ qua đây từ năm 79, có mấy cơ sở làm ăn vững vàng  ở Houston. Nghe lời góp ý của Thanh, chúng tôi “hồ hởi” gọi điện thoại ngay.


 

Cú phôn xuyên bang đối với gia đình đang ăn trợ cấp cũng xót xa lắm. Bà chủ chợ nhận điện thoại, nghe tiếng vợ tôi, bà vui mừng rối rít. Bà hỏi thăm đủ người, nào là bà nội ông ngoại, các bà dì ông dượng của bà ấy rồi đến láng giềng, cả cái nhà thờ của ông chồng để lại cho đứa cháu kêu bác ruột  có sửa sang đẹp đẽ không, ngày chạp mả hàng năm đều gởi tiền về mà nó tổ chức có rình rang không?.. Chờ cho bà bạn cũ nghỉ lấy hơi, vợ tôi mới dám mở lời mượn tiền mua xe. Bà bạn bảo:

 

- “Ồ tiếc chưa, phải chi gia đình bồ qua đây trúng mùa xuân, lúc ấy chợ mình đông khách hàng lắm, gặp mùa nầy chợ nào cũng ế ẩm cả. Ðể mình hội ý với ông xã rồi trả lời bồ sau. Phôn cúp, mất trọn một giờ gọi long-distance, nhưng niềm hy vọng chỉ còn năm mươi phần trăm ở người chồng.

 

Nhà tôi thao thức chờ đợi tiếng phôn “độ trì” từ thành phố Houston, nhưng vẫn im re. Tôi nghĩ có thể người bạn bận rộn công việc ở chợ nên đã quên khuấy lời khẩn khoản của vợ mình. Vì vậy, tôi đánh liều gọi điện qua để được trả lời dứt khoát. Lần nầy tôi không nghe giọng líu lo của vợ chồng bạn tôi mà chỉ nghe tiếng nói chắc nịch của tổng đài báo cho biết số điện thoại đó không xài nữa.

 

Vợ chồng Thanh sống trong xã hội Mỹ đã mười mấy năm mà đưa ý kiến mượn tiền là đùa cợt trên sự đau khổ của người chưa am tường đời sống thực tế ở đây. Không biết nên trách người hay tội nghiệp cho bản thân mình. Vợ tôi nước mắt đầm đìa, khóc vì tủi phận.

 

Bà kể lể:

           

- “Ngày trước nó đi buôn quân tiếp vụ bị quân cảnh hốt, chạy tới trường mình đang dạy đòi mượn tiền, phải bỏ lớp về nhà vét sạch đưa cho nó, giờ trong cơn túng quẫn nơi quê người nó lại làm ngơ”.

 

Tôi sùng máu nạt vợ:

 

- “Bà có điên không mà kể lể ngược đời. Hồi đó bà cho nó mượn nhiều lắm là năm chục ngàn, còn ở đây hai ngàn đô-la tính ra trên hai mươi triệu đồng Việt Nam đó, sợ bà mới qua không trả nổi nên người ta làm lơ là đúng thôi.

 

Bà chủ xe lunch muốn giữ vợ tôi làm với bà lâu dài nên cho chúng tôi mượn 1050 đô mua chiếc xe Supra hai cửa, đời 81 bị tông móp bên hông tay lái.

 

Con tôi chê xe bị tai nạn trốc sơn loang lổ. Tôi giải thích:

 

- “Giai đọan đầu khó khăn, mình cần xe đi, đâu cần xe đẹp. Người ta nói hiệu xe nầy bền lắm, đi cả chục năm nữa vẫn còn tốt chán, vả lại, nó vừa với túi tiền của gia đình mình”.

 

Nghe tôi sắm xe, nhiều người khuyên mới có bằng lái phải mua bảo hiểm hai chiều. Nghe rồi chỉ ậm ừ chứ tôi biết cóc gì về chiều với hướng.

 

Sau khi làm xong thủ tục ở nha lộ vận, tôi vội đến văn phòng bảo hiểm của ông chủ người Việt, nguyên là bạn học với vợ tôi. Vị chuyên viên đầy kinh nghiệm nầy khuyên tôi chỉ nên mua insurance một chiều rưỡi thôi, lý do xe cũ và tiết kiệm tiền. Anh giải thích:

 

“Bảo hiểm chiều rưỡi là khi xe anh tông xe người ta thì hãng bảo hiểm của tôi sẽ bồi thường cho xe phía bên kia và nếu xui xẻo xe người khác đụng xe anh mà xe họ không mua insurance, thì bảo hiểm của tôi sẽ đền cho anh”.

  

Tôi đồng ý.

   

Tính tới tính lui trên máy điện toán, anh bạn kéo ra tờ giấy dài như lá sớ. Phần tổng cộng một năm bảo hiểm phải đóng 1250 đô.

 

Chân tay rã rời, tôi thì thào bên tai vị chuyên viên bảo hiểm :

 

“Tiền mua chiếc xe có 1050 đô, sao bảo hiểm tới 1250 đô”?

 

Anh ôn tồn giải thích:

 

- “ Hiệu Supra là loại xe thể thao, cha con anh mới có bằng lái và cậu con trai hai mươi hai tuổi, đó là ba yếu tố khiến tiền mua bảo hiểm phải cao. Tuy nhiên, không phải đóng một lần mà có thể đóng từng tháng một  cộng thêm tiền lời.”     

     

Tôi ôm đầu ra về thông báo với bà xã. Ngày hôm sau nhà tôi mượn về 150 đô-la đóng tháng bảo hiểm đầu tiên.

 

Buổi sáng, tôi đưa vợ đi làm từ lúc bốn giờ, rồi vội vã quanh về cho hai con lớn đi làm hãng điện tử. Cái job điện tử nghe kêu thật. Ông bà ngoại đọc thơ thấy cháu mình mới qua Mỹ mà sao học hành giỏi quá, chưa được bao lâu mà đã đạt được cái nghề điện tử!      

                                       

Một giờ 3 đô, ngày làm tám tiếng vị chi là 24 đô. Một tháng hai muơi ngày tính ra làm được 480 đô chưa trừ thuế. Ông bà ngoại bên nhà nhẩm tính lương mỗi đứa cháu hàng tháng gần năm triệu bạc Việt nam. Con gái, chàng rể rồi đây sẽ giàu to ở xứ người, ông bà mừng rơn đi khoe cùng bà con láng giềng.

 

Giàu đâu chưa thấy, nhưng tiền trợ cấp vừa đúng sáu tháng là bị cắt bớt, chỉ còn cái check 650 đô với 108 đồng food stamps cho mỗi tháng dành cho cha mẹ và đứa con út dưới mười tám tuổi.

 

*  *  *

 

Từ ngày về đây, gia đình tôi ở tầng lầu, tầng dưới vắng vẻ không người ở, nhưng đêm đến lại thường nghe tiếng khua động. Những tiếng cộp cộp, bình bịch như có người đục vách, tiếng lào xào như tiếng nước chảy.

                       

Vợ tôi thầm thì: “Ma ông à”.

                                                                                           

Tôi áp nạp:

 

 “Ngủ đi, mai còn đi làm, thợ sửa nhà đấy. Ở Mỹ nguời ta làm việc đâu kể ngày đêm.”  

          

Lâu ngày rồi cũng quen tai, vả lại, những tiếng động đó cũng không xảy ra thường xuyên.

                             

Có những  buổi sáng đi làm sớm, chúng tôi hay bắt gặp cặp nam nữ thiếu niên người Á đông ngồi ôm nhau trên ban-công tầng gác đối diện.

 

Bà xã tôi thắc mắc:

 

“Con nhà ai mà trốn cha trốn mẹ yêu đương sớm thế?”

 

Như thường lệ, sáng đúng bốn giờ là tôi phải chở vợ đi làm. Xe vừa ra khỏi đường hẻm, chợt một cảnh sát mặc sắc phục chận lại. Ông ra lệnh vợ chồng tôi ra khỏi xe, đồng thời đưa hai tay lên đầu. Họ đẩy chúng tôi úp mặt trên nắp ca-pô xe, rồi bắt đầu lục soát trên người, trong xe. Xong, họ chụp hình cả người lẫn xe.   

 

Sau cùng họ hỏi chúng tôi đi đâu. Câu trả lời rất rõ ràng của tôi là đi làm. 

 

 Ông ta khoát tay bảo lên xe, không cho bật đèn sáng. Ra khỏi khu vực, chúng tôi mới thấy xe cảnh sát đậu rải rác trên những con lộ gần khu chung cư của chúng tôi ở.

 

Khi tôi quay về, mọi người trong khu chung cư hầu như đều thức dậy, kẻ đứng lấp ló trong cửa, người ra hẳn ngoài sân, mắt hướng về căn apartment của tôi. Cảnh sát mặc thường phục đang lục soát tầng dưới nhà, một số khác, vũ khí cầm tay xục xạo dọc theo con suối cạn.

 

           Ông Bang láng giềng đang đứng hút thuốc trước mái hiên ngoắc tôi lại nói nhỏ vào tai:

 

“Một ổ cướp có súng, khiếp thật. Chúng nó đục vách nhét hàng điện tử lấy trộm được, khoét sàn bên trong tủ đựng áo quần bỏ cả vũ khí vào trong đó. Tôi đếm được mười thằng, toàn dân da màu bị còng tay, nghe đâu một thằng chạy thoát. Cặp trai gái thường ôm nhau ngồi trên ban-công lúc về sáng cũng có mặt trong số đó.  Hàng điện tử chúng cướp ở đâu mà nhiều đến khiếp, chất đầy một xe van, vậy mà chưa hết, cảnh sát còn tiếp tục tháo vách lục tìm.” Tôi thật sự bàng hoàng. Từ chỗ ngạc nhiên đến lo sợ. Mấy tháng trời sống trên hang kiến lửa mà chẳng hay biết gì cả. Xế trưa, một cảnh sát Mỹ gốcViệt đến nhà tôi.   

 

Ông ấy hỏi:

 

- “Cái nhóm băng đảng ở tầng dưới hoạt động đã gần một năm rồi mà gia đình ông không hay biết gì sao?”   

 

Tôi trung thực trả lời:

 

-“Chúng tôi là những người tỵ nạn mới sang, thuê căn nhà nầy chưa đầy bảy tháng.”

 

            Ông cảnh sát nhìn tôi một chặp lâu như để dò xét rồi tiếp tục tra vấn:

 

-“Bảy tháng sống ở đây, ông không phát hiện được một hiện tượng nào khác lạ?”

                   

Tôi thẳng thắn:

 

-“Chúng tôi bận rộn suốt ngày, hết chỗ làm part time rồi đến trường học, thì giờ đâu mà để ý đến những sinh hoạt của người khác.”     

                          

Khi ông cảnh sát đi rồi tôi mới giật mình. Tay nầy nghi mình bao che hoặc tiếp tay cho bọn cướp. Trái lại bọn cướp nhìn tôi như là mật báo viên. Hang ổ bị phá vỡ, tự nó đã chĩa mũi dùi vào kẻ ở tầng trên. Ðúng là một cổ hai tròng!  

 

Chiều tối cùng ngày, lực lượng FBI lại đột nhập vào căn gác đối diện nhà tôi, bắt thêm được ba tên người Mễ Tây Cơ và tịch thu ba khẩu súng ngắn.

 

 Ðêm đó, tôi bàn với vợ và hai đứa con lớn là phải dọn nhà đi gấp, chần chờ là chúng đến nhà “phơ” hết cả đám. Ðồng đảng chắc chắn sẽ nghi gia đình mình mật báo cho lực lượng an ninh hành tung của chúng. Nghe tôi phân tích, mọi người đều sợ xanh máu mặt.

 

Chỉ trong vòng hai ngày là chúng tôi lặng lẽ dọn nhà không báo trước. Ra đi âm thầm trong đêm, bỏ lại tất cả những vật dụng nặng nề, bỏ cả tiền deposit, nghĩa là bỏ của chạy lấy người.

 

* * *

 

Mấy tháng sau, nhân cuối tuần, tôi ghé vào quán cà-phê HO để kiếm tờ báo Việt ngữ, bất ngờ gặp người bạn láng giềng hồi ở apartment của ông bác sĩ. Ông Bang bắt tay tôi mừng rỡ, nói:

 

- Ông may mắn thật.

 

- Chuyện gì thế? tôi ngạc nhiên hỏi.

 

Bang thì thầm:

 

“Ông dọn nhà đi là có cặp vợ chồng già và đứa cháu nhỏ đến mướn ngay. Người vợ bị bệnh thần kinh tê liệt. Ông biết không, đúng một tuần lễ, vào nửa đêm, bọn chúng xông vào căn gác ông ở cũ gặp người mướn mới, hỏi ông chồng:

 

- Các người mướn nhà nầy bao lâu?

 

- Chúng tôi đến đây chưa đầy tuần lễ, ông cụ trả lời.

 

- Mấy người có biết gia đình người mướn trước dời đi đâu không?

 

- Già cả lại bệnh hoạn, tụi tôi làm sao biết được.

 

           Chúng kéo bà lão tê liệt rớt xuống sàn nhà, giật tấm đắp xem mặt thằng nhỏ đang ngủ, mở cửa tủ áo quần lục soát, xong chúng nhìn mặt từng người trong nhà một lần chót rồi vội vã ra xe đang nổ máy chờ.

 

Sáng hôm sau ông già kể lại cho hàng xóm nghe sự việc đêm qua mà chẳng biết chuyện gì đã xảy ra trước kia trong nhà ông đang ở.

 

Ông Bang nhìn tôi với ánh mắt như ngưỡng mộ một vị anh hùng, tiếp:

 

- “Bà con cả khu apartment đều phục ông là người can đảm. Nói không phải chỗ xin ông bỏ qua cho, chỉ có người cộng tác viên gan lì như ông mới dám đưa gia đình đến sống trà trộn với bọn cướp. Mà phải có người như ông may ra xã hội nầy mới diệt hết được những băng đảng tôị phạm. Từ ngày tiểu trừ được bọn cướp, chúng tôi mới thở phào nhẹ nhõm và luôn luôn nhớ ơn ông.”

 

Nghe đến đó, tôi sợ tháo mồ hôi. Chính những người bạn láng giềng còn nghi tôi là người của FBI, huống hồ bọn cướp làm sao nghĩ khác đi được! Và tôi tự nhủ sẽ không bao giờ trở lại cái khu “Thông Tấn Xã Senter” nầy nữa. Ðến đấy biết đâu, chẳng có ngày mang họa vào thân!


Hạo Nhiên Nguyễn Tấn Ích



Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 23/Mar/2015 lúc 11:05am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7169
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 27/Mar/2015 lúc 7:11am
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23787
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 05/May/2015 lúc 8:27am


Chị là người Biên Hòa, quê hương của một vùng đất hiền lành nổi danh 'Xứ Bưởi". Vùng đất nhiều cây trái ngọt thơm được bồi đắp bởi dòng dông Đồng Nai. Một dòng sông dịu dàng như bà mẹ miền Nam chân quê tảo tần siêng năng mưa nắng. Bà má Biên Hòa với áo bà ba và cái nón lá thật chân chất dễ thương.

Dòng sông chứa nhiều mầu mỡ đã làm lên đất Trấn Biên địa linh nhân kiệt. Đã cho chị lớn lên với cuộc sống bình dị không nhiều bon chen như những người dân nơi khác phải đấu tranh vất vã để đổi lấy miếng ăn.

Vùng đất quê hiền lành như tính tình người Biên Hòa điềm đạm không xảo trá điêu ngoa, không lừa lọc hơn thua, êm ả như dòng sông Đồng Nai dịu dàng của chị.

Nhà Bè nước chảy chia hai

Ai về Gia Định Đồng Nai thì về.

Thật ra chị sinh ra và lớn lên ở một vùng quê không hề có sông nước. Chỉ đất đỏ và bạt ngạt cao su nối đuôi nhau thẳng tấp mênh mông. Tuổi thơ của chị không phải bơi thuyền trên sông hay nhảy tùm xuống sông Đồng Nai để tắm như nhiều bạn bè sinh sống tại tỉnh lỵ Nơi chị ở chỉ có những con suối nhỏ len vào những làng ,ấp và mảnh vườn của ba má chị tạo dựng. Con suối nước trong veo, có thể nhìn thấy đáy và những con cá bơi qua lại hưởng một đời sống bình an.

Thế nhưng, thêm một điều oái oăm là lúc bé chị chỉ được ra ngắm dòng suối đó khi nào có ba má hay có anh bên cạnh. Sự giữ gìn quá đáng không cho con gái tắm sông, tắm suối đã làm chị như con ốc thu mình trong vỏ cứng chẳng dám phiêu lưu. Chị không hề biết bơi dù là một kiểu bơi tệ nhất để có thể không bị chìm. Cái thuở người ta tin một cách kiên quyết là sông suối luôn có Ma Da và Hà Bá . Những tên thần giữ nước rất ham thích đàn bà con gái. Chỉ tắm vào buổi trưa hay chạng vạng là có thể mắc "Thằng Bố" để rồi ngẩn ngơ điên điên khùng khùng cho đến hết đời. Chị là con gái tuyệt nhiên không được ra sông suối một mình. Đó là lệnh và đó đó ra nội quy của gia đình.

Thế đó con suối nhỏ hiền hòa cũng không thể là bạn bè, là chất nước mát tưới lên tuổi thơ của chị. Cho chị có nhiều kỷ niệm tắm suối ,lông rông hay bơi lội nhởn nhơ như bạn bè ở quanh các thôn xã khác. Đó là điều ân hận nhất mà chị mang vào đời cho tới bây giờ. Chị hay khuyến khích cho các con phải tập cho các cháu chị tập bơi ngay từ nhỏ. Chị nhìn chúng tung tăng bơi qua về thích thú mà sung sướng. Đôi khi ở hồ bơi, chúng lôi chị xuống hồ và bảo chị tập bơi. Nhưng chị sợ. nỗi lo sợ, nhút nhát lại trở về như bản tính của chị. Và chị buông tay để làm một bà già  tệ nhất. Tệ hơn cả một người nhà quê thực thụ ở miền sông nước quê mình.

Con sông Đồng Nai chảy ra biển lớn, đưa người Biên Hòa đi khắp bốn phương. Trên đoạn đường đời mỗi người trôi theo số phận của mình. Có người biết bơi giỏi, có kinh nghiệm sẽ là những người về đích bình an, xuôi chèo mát máy. Có người chỉ biết bơi sơ sơ, thì mệt hơn, đuối hơn khi về tới đích. Ba chìm bảy nổi chín cái lênh đênh sẽ vùi dập những người không biết bơi. Để khi được vớt lên, sự sống còn là những bi ai trong đời sống. Con sông đời mỗi người mỗi khác và mỗi dòng sông cũng nghiệt ngã khác nhau. Có con sông nhiều ghềnh thác dữ dằn như sông Hồng của một bài văn tả rất thật của Khái Hưng trong chuyện "Anh phải sống". Chị nhớ đó là bài thuyết trình mà chị đắt ý nhất lúc học Trung Học. Chị hòa mình vào nhân vật , chị thấy những đợt sóng, những khúc củi khô trôi lềnh bềnh. Chị thấy người chồng đang ra sức lôi vợ. Và chị thấy đôi mắt của người đàn bà đầy tuyệt vọng chợt sáng lên quyết liệt khi buông tay chồng ra để dặn dò " Thằng Bò, cái Nhớn, cái Bé. Không! Anh phải sống!".

Thế đó, chị nhập vào vai trong cốt chuyện để thuyết trình trước các bạn thuở còn học đệ ngũ và cảm giác đó vẫn còn mỗi khi chị nghĩ đến một dòng sông. Phải chăng khi mình tắm trong dòng sông nào thì mình sẽ nhớ mãi dòng  sông đó. Chị chưa hề tắm sông, tắm suối, nhưng dòng sông đời thì chị đã trải qua. Con sông đời mỗi người sẽ là một chuổi chuyện dài từ lúc sinh ra cho đến khi xuôi tay nằm xuống. Có lúc êm đềm, nhẹ nhàng như thuở còn ngây thơ cắp sách đi học. Có lúc gợn sóng lăn tăn nhưng đầy thơ mộng của thuở vào yêu. Có lúc rộn ràng đầy những tiếng cười của một thời hạnh phúc. Cũng có lúc gặp ghềnh đá sóng vỗ chập chùng phải cố hết sức để vượt qua. Càng ra ngoài xa hơn, càng về gần biển cả sông càng gặp sóng to gió cả. Như khi vào tuổi tráng niên phải vất vả đấu tranh để đổi lấy miếng ăn. Cuối cùng rồi cũng ra biển lớn để hòa tan vào một quần thể vô cùng, vô biên của tạo hóa.

Chị hay ngồi soi rọi lại đời mình và mỗi chặng đường đời cho chị nhiều điều thú vị  mỗi khi nghĩ lại. Mỗi một giai đoạn đi qua là một chặng đường sông nước khác. Con sông từ khởi thủy nó cũng không biết mình sẽ đi đến đâu và qua những nơi nào. Cái đến phải đến, tới nơi nào con nước cũng lướt qua. Có gian truân trở ngại cách mấy rồi thì cũng nước chảy qua cầu mà thôi. Mỗi giai đoạn cuộc đời con người vẫn phải sống, phải tranh đấu, phải đứng lên giải quyết. Đoạn đường càng chông gai càng có nhiều nhiều kinh nghiệm. Câu nói "Nước chảy đá mòn" là còn nói lên sự chịu đựng dẽo dai của con người để vượt qua để khắc phục tất cả khó khăn để sinh tồn.

Chị lại nhớ đến sông Ô Lâu nơi quê hương của chồng. Con sông quê đó  nó cho chị cảm giác khác con sông Đồng Nai quê hương chị.. Khi chị xuống chợ Biên Hòa qua khu chợ cá để theo đò về bên kia sông là đất Hóa An thăm gia đình người anh. Ngồi trên chiếc đò máy nổ bành bạch để qua sông chị lại nghĩ đến khúc sông đời. Bên này sông là gia đình chồng, bên kia sông là gia đình anh ruột. Một nơi mình phải giữ lời ăn tiếng nói, một nơi mình có những đứa cháu dễ thương, một người anh máu mủ. Chỉ cách một bờ sông không khí cũng khác đi nhiều. Chị thả bộ xuống bờ sông, những khối cát được cần trục xúc lên xe tải ầm ầm chuyển đi nhiều nẻo. Chị thương dòng sông bị rút ruột, bào mòn thành hầm hố, đầy nguy hiểm cho lũ cháu tắm sông hàng ngày.

Nhìn qua bên kia cây cầu Mới dẫn về thị xã, xe cộ nối đuôi nhau chạy liên tục. Thành phố đô hội bao giờ cũng bon chen nhiều nguy cơ, cạm bẫy nhiều hơn chốn thôn quê mộc mạc chơn chất.

Con sông Ô Lâu lại khác. Nó hiền lắm, êm đềm lắm. Đứng ở bờ sông bên đây có thể nhìn qua bên kia bờ, thấp thoáng người ta đang tắm hay lấy nước. Giòng nước sông Ô Lâu rất trong và không hề có một tí sóng. Nó lặng lẽ trôi, điềm đạm trôi đi mãi không về. Thỉnh thoảng những chiếc đò máy chở khách đi chợ Mỹ Chánh về chạy qua hay cập bến. Các Mụ, O  xuống đò líu lo những âm hưởng miền Trung nặng trịch. Hàm răng nhuộm đen nhánh, điếu thuốc lá Cẩm Lệ to đùng làm xệ cả đôi môi. Và tiếng cười cũng e dè, nhẹ nhàng như giữ lại một chút gì đó cho riêng mình.

Các mụ, các O là những người phụ nữ miền trung chịu đựng dẽo dai. Họ sống kín đáo như những con đường dấu kín dưới hai hàng tre  trúc được trồng bao bọc con đường. Ở trên những cành lá giao nhau như một cái vòng cung . Và con đường là một ngõ sâu hun hút. Họ kín đáo như hai hàm răng nhuộm đen đều răng rắc, rất khít để nói như không muốn hở môi. Họ cẩn thận che đậy  như cái rỗ đi chợ được phủ kín bằng tấm lá chuối chặt ở trong vườn không cho ai biết những gì họ đã mua gì bên trong.

Đời sống và khí hậu khắc nghiệt cho họ một đầu óc tính toán thiệt hơn để sinh tồn. Sáu tháng trời tốt để làm việc, họ ra hết sức mình trên mãnh đất khô cằn của cha ông để lại. Họ trồng khoai, ngô ,sắn, đậu ớt, thuốc lá xen kẻ  vụ mùa khi đất gieo mạ đã được nhổ đi cấy ngoài ruộng. Không để một tấc đất bỏ hoang. Họ trồng chăm chút, tỉ mỉ và thiết tha với nó.

Họ phơi khô, cất kỹ khoai, đậu, ớt, thuốc lá và nhất là mắm ruốc. Từng hủ, từng hủ mắm ruốc đậy thật kín để dùng cho mùa đông và mùa lụt. Những ngày trời rét không thể  ra đồng làm việc, hay nước lụt dâng lên trắng xóa mọi nơi, những thực phẩm khô cất giữ sẽ cứu đói cả gia đình. Chị đã ngạc nhiên khi về nơi này khi bắt gặp họ cuốn những lá thuốc đầy bụi thành một cục to tướng và hút thật say sưa. Có những chị còn rất trẻ, rất đẹp, nhưng điếu thuốc to đùng trên môi đã xóa đi những nét mỹ miều. Con sông đời của các chị, các o là như vậy. Yên phận, bình lặng, kín đáo nhưng khi có dịp để bùng lên thì thật khủng khiếp không đoán được hậu quả. Có đi hội họp ở hợp tác xã nông nghiệp mới nghe các o , mệ sắc bén trong từng câu nói, hơn thua từng chút trong công việc và miệng lưỡi cũng thật đáng sợ.

Chị mới thấy rõ ràng chỉ có đàn bà con gái miền Nam mới thật là hiền hòa, chơn chất. Miền Nam đất đai mầu mỡ trồng trọt dễ dàng, thức ăn dư thừa  nên tấm lòng họ cởi mở, có sao nói vậy không đãi bôi để được lòng người. Dường như phụ nữ miền Nam không cần đấu đá nhau nhiều vì miếng cơm manh áo. Khi họ nóng giận họ la lớn, nói hết những gì họ nghĩ. Rồi thôi, không để bụng, không thù dai. Như mưa nắng hai mùa, rõ ràng, sạch sẽ.

 Trở lại chuyện con sông  Ô Lâu làng quê chồng chị.Mỗi buổi sáng sớm hay chiều tối những chiếc ghe lưới cá đua nhau gõ lốc cốc, lốc cốc rộn ràng một khúc sông. Hai hoặc một chiếc ghe nhỏ gỏ thanh tre liên tục để gây tiếng động dồn cá vào một vòng tròn và người ta tung lưới để bắt. Những con cá còn đang tha hồ bơi lượn hốt hoảng lúng túng sa vào lưới. Giảy đành đạch để hít thở không khí của loài người và chào cuối cùng cuộc sống sông nước êm ái của đời mình.

Nhưng! Đừng tưởng sông Ô lâu hiền, đẹp mà bình an hơn sông Đồng Nai mà lầm. Con sông đồng Nai quê nhà của chị vậy mà không hề tràn bờ vào phá làng phá xóm. Con sông Ô Lâu thì khác. Chỉ một cơn gió nồm thổi về, trời vần vũ là báo hiệu con sông nổi giận. Nước từ đầu nguồn đổ về miên man tràn ngập. Chỉ vài giờ thôi nhà cửa sẽ ngập trong màn nước lũ. Ngồi trên chiếc giường đã được chồng lên bao nhiêu là gạch nhìn qua cửa sổ chỉ thấy một màn nước trắng xóa, những tàu lá dừa và lá chuối phất phơ trên mặt nước, như bàn tay tuyệt vọng đưa lên vẫy gọi một vị cứu tinh. Những trai làng chặt thân cây chuối từ chiều tối khi đoán con nước sẽ về, họ bện thành những bè chuối và chèo đi thăm hỏi. Bè chuối vào cửa trước và lại lui ra như đang bơi trên con sông nhỏ. Sau mấy ngày ngập lụt, con nước từ từ rút xuống, mọi người tất bật dọn dẹp nhà cửa tổng kết thiệt hại để rồi lại chuẩn bị thức ăn cho một cơn hồng thủy khác.

Dòng sông đời cũng vậy. Đôi khi nhìn rất phẳng lặng nhưng bên trong đấu đá thù hận khôn lường, bao nhiêu mưu mô chỉ chực đưa ra triệt hạ đối phương.Mỗi trở ngại  con người phải chống chọi bằng nhiều cách. Phải tùy theo hoàn cảnh chặt dạ kiên trì để chân cứng đá mềm vượt qua sóng gió.

Con sông đời của chị đã trải qua 66 năm ghềnh thác. Từ một con bé tóc hớt cua như con trai cùng các anh thảy lỗ, bắn bi . Con bé hay khóc nhè mỗi khi ngủ dây. Con bé chỉ biết rừng cao su lộng gió trơ cành, không hề biết cảnh phồn hoa thị tứ. Bây giờ con bé ấy đã vượt bao nhiêu núi đồi, quốc gia lớn nhỏ, xuyên đại dương ngồi bấm máy để viết cho dòng sông nhỏ của mình. Tóc đã bạc vì nước thời gian gội đi bao nhiêu thanh xuân tuổi trẻ. Con bé ấy đã là một bà  già nhiều suy tư về cuộc đời và sự vật.

Chị lại thấy mình may mắn vô cùng khi hiện diện nơi này để con sông cuối cùng về biển cả không bị ghềnh thác cheo leo. Con sông đời của chị đã có nơi bình yên trao gửi trước khi nhập vào lòng đại dương bao la của tạo hóa và biến mất giữa trần đời.

Con sông cuối cùng cũng được bình yên mỗi ngày vui cùng gió mát trăng thanh, nghe hương đồng cỏ nội reo vui hai bên bờ. Chị cũng vậy. Cuộc sống chị bây giờ yên ấm quá. Những sớm mai dìu chồng đi qua side walk vòng quanh khu nhà ở. Những vĩa hè đi bộ sạch sẽ, những đoạn đường công viên  rợp bóng cây xanh. Ngồi xuống ghế nghe chim muông hót trên cành, nhìn các cháu vui đùa hay xem những người trẻ chơi Basketball cười vang  yêu đời. Chị thấy mình thật hạnh phúc và chị thật lòng tri ân đất nước này đã cho chị cuối đời bình an không chộn rộn lo âu vì miếng cơm manh áo. Không phải nghe, phải thấy, phải đối diện với những cảnh đời lừa lọc, gian manh, người bóc lột người.

 Người già ăn bao nhiêu, mặc bao nhiêu và sống bao nhiêu đâu cho những ngày còn lại. Thế nhưng nuốt một miếng cơm vào bụng mà lòng thấy vui. Mặc chiếc áo mà không sợ ngoài kia mưa gió lạnh lùng. Ngủ một giấc an bình không sợ ai gỏ cửa làm khó. Nhất là khi nằm xuống không sợ con cái phải vất vả nợ nần để trang trải cho cái xác vô tri  thì thật là phước báo cuối đời.

Dòng sông nào cũng về biển cả. Cuộc đời của mỗi con người rồi cũng kết thúc. Chị chỉ mong được nhìn thấy nụ cười thương yêu của người thân,con cái, bạn bè khi nghĩ tới chị và như vậy con sông đời chị thật thoải mái hòa nhập vào hư không để giữ lại một nụ cười.

Nụ cười bình an trước khi nhắm mắt.

Nguyễn thị Thêm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 135 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.398 seconds.