Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Tâm Tình
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Đời Sống - Xã Hội :Tâm Tình  
Message Icon Chủ đề: ĐỜI SỐNG GIA DÌNH Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 126 phần sau >>
Người gởi Nội dung
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22293
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 30/May/2015 lúc 7:35am
Cũng đành bứt sợi dây câu     <<<<<<
Nguyễn Ngọc Tư




Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 30/May/2015 lúc 7:49am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22293
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 03/Jun/2015 lúc 8:23am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22293
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 04/Jun/2015 lúc 12:11pm
Đừng Bỏ Em Một Mình  <<<<<<

Em%20đừng%20cố%20tỏ%20ra%20mạnh%20mẽ!%202

Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 04/Jun/2015 lúc 12:43pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 08/Jun/2015 lúc 8:04pm
Ở một nơi sung sướng



Cô Laura từ trên lầu bước xuống đã thấy mẹ ngồi thù lù nơi bàn ăn gần cửa sau, bà đang ngó xuyên qua cửa kính đăm đăm?

- Ủa, sao má dậy sớm thế? Con thức giờ nào cũng thấy má thức trước con rồi..

Bà Tư Nhiều trả lời con gái:

- Má gìa cả ngủ là bao nhiêu, sao hôm nay con dậy sớm? mới có 8 giờ?

Cô Laura ra bếp lục đục vừa làm vừa đáp:

- Tùy bữa ...mà con dậy sớm một chút thì giờ thong thả hơn?


Two%20coffee%20cups%20with%20heart%20shapes.


Một lát sau cô bưng ra bàn 2 ly cà phê sữa nóng mới pha và 2 chiếc bánh bao cô mới hâm lại nóng hổi:

- Má ăn điểm tâm với con...

Bà Tư Nhiều nhìn ly cà phê sữa và chiếc bánh bao với vẻ ơ hờ:

- Cái bánh bự thế kia má ăn sao hết, nội ly cà phê sữa cũng đủ no bụng gìa rồi.

Cô Laura cằn nhằn:

- Má thiệt tình, sướng mà không biết hưởng, ở Việt Nam có cà phê sữa, có bánh bao cho má ăn không?


serenella65:

prettylittleflower:

%28via%20ashleysaidthat%29

Cô nhìn theo hướng mẹ nhìn, qua khung cửa kính nhà ăn, ngoài kia một buổi sáng rạng rỡ, cây hoa Hồng leo quanh hàng rào trên deck và có hai con chim đang líu lo rồi chắp cánh bay đỉ

Cô tò mò hỏi:




- Nãy giờ má nhìn hai con chim đó hả?

- Ừ, má thấy nó vui qúa, cứ bay đi rồi quày lại líu lo, rồi lại baỷ

Cô Laura quen miệng luôn bắt đầu câu bằng chữ ?ôi? dù câu vui hay buồn:

- Ôi, chim trời cá nước mà má? nó bay đi khắp trời có gì lạ !

Bà Tư Nhiều không dám nói những điều mình đang nghĩ sợ cô con gái la, bà quậy ly cà phê sữa và uống vài ngụm rồi cầm chiếc bánh bao lên ăn cho con gái vừa lòng. Lòng bà như mọi ngày lại xót xa tự hỏi không biết sáng nay con cháu bà ở Việt Nam đang làm gì ? Có cái gì ăn sáng bỏ vào miệng không?

Cô Laura uống sữa ăn bánh bao xong lên lầu thay quần áo và xách giỏ đi xuống:



- Thôi con đi làm, hôm nay má nấu món cá kho với thịt ba rọi nghe, anh Nhàn thích món cá kho của má.

- Sao con bỏ cá ra ngoài nhiều thế? Trong tủ lạnh còn nồi thịt kho trứng từ hôm kia ăn chưa hết mà?

- Ôi, đồ ăn đã hai ngày rồi, ăn không hết thì đổ đi cho rộng tủ. Nhà này không thích ăn lại đồ cũ má ơỉ


Nấu%20món%20thịt%20kho%20trứng%20thơm%20ngon%201


Món thịt kho trứng mang tiếng là đã hai ngày mà thực tế ăn có là bao. Buổi chiều hôm đó cô Laura đi làm về, chắc gặp ngày hên đắt hàng, tiền tip nhiều cô cao hứng ghé vào nhà hàng mua mấy hộp đồ ăn mang về nhà, thế là nồi thịt kho trứng thành ế ẩm, thành đồ cũ..

- Thật là uổng phí, ở Việt Nam người ta không có mà ăn.

- Ôi, đồ ăn ở Mỹ rẻ rề má khỏi lo. Có khi một khách tiền tip cho con kho mấy nồi thịt trứng luôn.

Cô Laura đi ra cửa, cô là người cuối cùng rời khỏi nhà, vì nghề làm nail của cô đi trễ về trễ, cửa tiệm 9 giờ sáng mở cửa cho đến 9 giờ tối. Chồng và hai con kẻ đi làm người đi học trước rồi. Cô quay đầu dặn dò trước khi khép cửa:

- Má ở nhà cứ nằm xem ti vi, thích ăn gì thì mở tủ lạnh. Vui hưởng nhàn nghe má?

Bà Tư Nhiều còn lại một mình lại thở dài khi nhìn thấy hai con chim bay lượn ngoài sân. Chúng tự do sung sướng hơn bà, muốn đậu muốn bay đâu tùy thích.

Còn bà thì chỉ ngồi đây hay quanh quẩn trong nhà và lúc nào cũng thấp thỏm lo lắng chỉ sợ xảy tay xảy chân té ngã thì mang họa cho con vì thỉnh thoảng cô Laura nghiêm trọng nhắc nhở bà:

- Má nhớ giùm con má đang là khách sống ở Mỹ không có quyền lợi chi, huỵch toẹc ra là má không có bảo hiểm sức khỏe, nếu bị tai nạn gì phải vô bệnh viện là coi như con sạt nghiệp đó?

Bà Tư Nhiều đã sợ hãi và cẩn thận hỏi:

- Má sẽ ráng giữ gìn, nhưng rủi má bị cảm cúm, nhức đầu, đau lưng, đau bụng có sao không con?

- Ôi, ba cái bịnh vặt này thì không sao tránh khỏi, tiền khám bác sĩ con lo được.

Rồi cô trấn an mẹ hay trấn an cho chính mình:

- Má chỉ ráng cẩn thận trong vài tháng thôi, con tin là vài tháng nữa luật sư sẽ lo xong giấy tờ cho má định cư hợp pháp ở Mỹ nên không cần mua bảo hiểm diện du lịch làm chi cho tốn tiền, vì mua diện này mắc mỏ lắm. Khi má được hợp pháp hóa rồi thì chúng ta khỏi lo vụ ốm đau hay tai nạn gì nữa, con sẽ có cách xin thẻ khám bệnh rẻ tiền hay miễn phí cho má...

Cho nên bà Tư Nhiều tự cho quyền bà cao lắm là chỉ ốm đau vặt vãnh thôi, ngoài ra tuyệt đối không được vì bất cứ lý do gì phải vào bệnh viện.

Bà Tư Nhiều nào có muốn sống ở Mỹ, bà đang ở Việt Nam với gia đình người con trai lớn tên Hiền kể từ ngày chồng bà qua đời.

Vợ chồng Hiền nghèo lắm, Hiền nghề nghiệp không ổn định, nay thì làm phụ hồ, mai kia mốt nọ chạy xe ôm, còn vợ Hiền thì bán rau ngoài chợ, hai vợ chồng làm không đủ nuôi hai đứa con và bà mẹ chồng nếu không có món tiền 200 đô la Mỹ hàng tháng cô Laura từ Mỹ gởi về mục đích để nuôi má, báo hiếu cho má.

Cô Laura theo chồng đi Mỹ do nhà chồng bảo lãnh từ nhiều năm nay, cô muốn bảo lãnh mẹ sang Mỹ sinh sống nhưng bà Tư Nhiều từ chối, nhà có hai đứa con, gia đình cô Laura ở Mỹ đầy đủ hạnh phúc là bà an tâm rồi, bà chỉ muốn sống với gia đình con trai, họ nghèo khổ có bà ở bên may ra đỡ đần được chút công kia việc nọ cũng vui. Vợ chồng Hiền đi ra ngoài kiếm tiền thì bà ở nhà trông cháu, nấu cơm hay chăm nom nhà cửa.

Cô Laura gởi tiền về dặn anh trai và chị dâu phải lo cho mẹ được ăn ngon mặc đẹp, cho mẹ được hưởng sung sướng tuổi già...

Không hiểu cô nghe tin ?thèo lẻo? từ ai, từ đâu mà cô cho rằng cả nhà anh Hiền ăn bám vào đồng tiền cô gởi về nuôi mẹ, mẹ cô vẫn ăn đói ăn thèm, vẫn áo cũ sờn vaỉ

Thế là cô Laura gọi phone ngon ngọt thủ thỉ với bà Tư Nhiều, làm đơn bảo lãnh cho bà Tư Nhiều sang Mỹ diện du lịch thăm con cháu chỉ 3 tháng thôi và bà sẽ trở về Việt Nam.

Sang đến nơi thì cô Laura tuyên bố sẽ giữ bà ở lại Mỹ luôn, cô sẽ mướn luật sư lo cho mẹ định cư hợp pháp, cô Laura không muốn mẹ ở Việt Nam cực khổ, đồng tiền cô gởi về bị lợi dụng, mang tiếng là nuôi mẹ mà nuôi cả nhà anh Hiền.

Bà Tư Nhiều đã mấy lần lên tiếng giải bày:

- Con nghe hàng xóm xấu miệng làm chi? Nghe má nè, 200 đô con gởi về là má tự nguyện đưa vợ thằng Hiền lo chi phí trong gia đình, có miếng ngon miếng dở cả nhà cùng ăn, chớ má ăn một mình sao đành? quần áo cũ chưa rách chưa mòn má tiếc rẻ má mặc chớ vợ chồng Hiền không hề o ép má, thay vì má mặc quần áo mới thì má nhường cho hai thằng cháu nội . Chúng là anh chị của con, là cháu của con mà?

- Ôi, nhưng con không ưa ...con dâu của má, bà vợ anh Hiền hay cằn nhằn má lắm, hồi còn ở Việt Nam con biết qúa mà?

Bà Tư Nhiều bênh vực con dâu:

- Má biết từ ngày đó con đã không ưa chị dâu rồi. Chuyện chị dâu em chồng hay mẹ chồng nàng dâu nhà nào chẳng có, không ít thì nhiều. Cuộc sống có lúc vui buồn đụng chạm là thường, nhưng vợ Hiền đâu dám hỗn hào gì với má?

Mấy tháng trôi qua rồi, đã qúa hạn 3 tháng ở Mỹ của bà rồi, chẳng biết vụ cô Laura nhờ luật sư tới đâu? mấy lần bà Tư Nhiều đòi về Việt Nam thì cô Laura gắt gỏng phản đối như pháo chuột nổ liên hồi một tràng:

- Má à, con mang má sang đây để hưởng đời sung sướng, nhà cao cửa rộng, mọi thứ tiện nghi, đồ ăn thức uống đầy trong tủ lạnh, má tha hồ mặc quần lành áo tốt, lên xe hơi có máy lạnh. Ngán đồ ăn nhà thì vào nhà hàng có đủ món ngon mà khi ở Việt Nam con chắc là má từng thèm và ao ước mà dễ gì có được. Không lẽ má từ chối ở một nơi sung sướng như thế này, từ chối lòng báo hiếu của con mà trở về Việt Nam sống với anh Hiền trong căn nhà xập xệ và túng thiếu mọi bề nữa sao?

Cô Laura bồi thêm để làm lung lạc cõi lòng bà mẹ:

- Má về là con cúp luôn tiền trợ cấp gia đình anh Hiền, má nghe lời con ở lại thì con sẽ thương tình thỉnh thoảng gởi tiền về giúp đỡ họ.

Bà Tư Nhiều không dám hó hé than phiền nữa, chỉ biết cầu mong vụ nhờ luật sư không thành để bà được trở về Việt Nam sống với gia đình thằng con trai.

Bà mở tủ lạnh lấy ra nồi thịt kho trứng, những cục thịt heo xắt to kho rệu, những trái trứng kho đi kho lại săn cứng đậm đà nước màu nước thịt, miếng ăn ngon thế này mà đổ đi sao đành..

Bà lại chạnh lòng nghĩ tới vợ chồng Hiền và hai thằng cháu nội Tèo và Tẹo. Người ăn không hết kẻ lần không ra, cuộc đời sao có nhiều nỗi trớ trêu.

Bà Tư Nhiều trút mớ thịt kho trứng vào một hộp nhựa và dấu kín sau mấy bó rau trong một góc tủ lạnh. Nếu vợ chồng cô Laura mà thấy đồ cũ là vứt thẳng tay vào thùng rác, bà tiếc lắm. Nhưng bà đã có cách của bà, vài ngày nữa bà sẽ nấu trở lại món thịt kho trứng, sẽ kho đồ cũ chung với đồ mới nồi thịt vẫn ngon lành, bà đã mấy lần "qua mặt" con kiểu này để tiết kiệm cho con mà nó nào hay biết.

Không phải bà chỉ tiếc mớ thịt kho trứng này, mà tiếc từ một ít cá kho vụn hay vài con tép rang còn sót trong nồi, bà đều lấy ra bát đậy lại dấu trong tủ lạnh để bà ăn dần, cũng là cách tiết kiệm cho con và đỡ phí của trời.

Không hiểu sao con gái bà sống từ bé tới lớn là con nhà nghèo thứ thiệt, từng túng thiếu từ miếng ăn cái mặc mà sang Mỹ đổi tính đổi nết sống làm sang và hoang phí thế ? Chồng nó làm nghề thợ tiện không biết lương hướng bao nhiêu, còn nó làm nghề nail một tuần 6 ngày sáng đi tối về, kiếm đồng tiền cũng đầu tắt mặt tối vất vả ..Vậy mà vợ chồng nó không biết sống tiết kiệm đồng tiền mình lao động làm ra, đồ ăn dư cũng bỏ, quần áo mặc chán cũng bỏ. Phải chi những thứ bỏ đó mà giúp cho nhà anh Hiền nó được thì đỡ khổ biết mấy.

Bà lấy bịch cá chim mà con gái đã lấy ra từ tủ lạnh và để sẵn trong bồn rửa bát. Bà rửa lại cá từ trong ra ngoài cho sạch máu cá, hết mùi tanh, bà khứa mỗi con cá làm hai, rồi để ra rổ cho ráo nước. Xong bà thái thịt ba chỉ, thái củ hành, củ tỏi và ớt thật nhuyễn?

Món cá kho của bà ngon vì công phu hèn gì chồng cô Laura không thích, miếng cá vừa mềm vừa béo nhờ thấm mỡ thịt ba rọi và thơm mùi gia vị hành tỏi gừng tiêu ớt?

Bây giờ bà Tư Nhiều mang cá ra ngoài sân sau để kho bằng bếp ga, vì con bà dặn không được kho cá trong nhà sợ mùi hôi.

Căn nhà to lớn sang trọng này vợ chồng cô Laura mua gần 500.000 đồng, nhà có 4 phòng ngủ đều trên lầu, ở dưới là 2 phòng khách, nhà bếp và phòng ăn lắp kính cao từ trần nhà xuống tới dưới. Khi bức màn to dài vén sang một bên là căn phòng bếp, phòng ăn lồng lộng sáng ngời nguồn ánh sáng từ bên ngoài hắt qua cửa kính.

Ngồi tại bàn ăn là nhìn ra cái deck rộng sàn lót gỗ láng đẹp sau nhà..?

Cái deck có hàng lan can sơn màu trắng mỹ miều, có hoa hồng leo thơ mộng, có cái chuông gió mơ màng ở một góc sân. Từ đây có thể ngó sang những phía sau nhà hàng xóm, cũng cửa kính to cao lồng lộng, cũng cái deck lịch sự và đẹp như nhau

Các deck nhà hàng xóm trang trí đủ kiểu, trồng cây hoa leo hay hoa trong bồn, có nhà bày bộ bàn ghế dưới một tấm dù rộng màu sặc sỡ để chủ nhân thỉnh thoảng ra ngoài ngồi uống trà hóng gío. Có nhà thì bày lò nướng BBQ với bàn ghế để vừa nướng thịt vừa ăn uống ngoài trời

Nhưng cái "deck" nhà cô Laura thì thực tế, có bếp gaz để kho cá, chiên chả giò và những món đồ ăn có mùi

Bà Tư Nhiều còn thực tế hơn nữa, bà mang quần áo ra phơi la liệt trên lan can mỹ miều đó, những quần áo bà đã giặt bằng tay và đem phơi nắng cho đỡ tốn điện máy giặt máy xấy. Mấy cái quần đen, mấy quần lót và áo lót của bà bay phất phơ ở sân nhà con bà chẳng liên quan đến ai, vậy mà nhà hàng xóm bên cạnh sang gặp vợ chồng Laura phê bình sao đó nên cô Laura không cho bà Tư Nhiều phơi quần áo trên lan can hay bất cứ nơi nào ngoài deck, cô bảo làm thế là mất vẻ sang đẹp của khu gia cư.

Nhưng khi các con đi làm bà vẫn ?lén lút? mang ra sân phơi vài cái nồi, cái soong, cái thớt, con dao mới rửa hay rẻ rách bà mới lau nhà cho mau khô và sạch sẽ, bà để dưới thấp, dưới sàn để khuất mắt nhà ông hàng xóm Mỹ ?nhiều chuyện? kia, rồi bà canh chừng đồ vừa khô là nhanh chóng mang vào nhà, có trời mới biết bà đã vi phạm luật làm mất vẻ sang đẹp của khu gia cư này. Bà qua mặt được ông hàng xóm Mỹ và qua mặt con bà thật dễ dàng.

Bà Tư Nhiều đi đứng từ trong bếp và mở cửa ra ngoài deck nhiều lần, lần nào cũng rất cẩn thận, từ lúc bắt đầu kho cá cho đến khi nồi cá để lửa liu riu mới vào ngồi yên trong nhà, bà chỉ sợ vấp ngã mang tai họa đến cho con gái.

Con gái bà tên Lành, sang Mỹ nó đổi thành Laura. Lần đầu tiên bà Tư Nhiều nghe con khoe tên mới đã mắng con gái:

- Tên Lành ý nghĩa tốt lành tử tế sao mày đổi thành "Lo ra" cho khổ vậy con ? không lẽ mày cứ "Lo ra" cả đời ??

Cô Lành hãnh diện:

- Tên Mỹ con là Laura, một cái tên đẹp của phái nữ, ai biểu má dịch thành "Lo ra" kiểu Việt Nam làm chi.

Bà Tư Nhiều thắc mắc luôn thể:

- Còn cái sân sau của nhà con sao con gọi là "cái đách, cái đếch" gì đó, nghe phách lối qúa chừng.

- Ôi, má ơi là má, tiếng Mỹ mà má cứ dịch qua tiếng Việt Nam nghe không giống ai. Cái deck là cái sân sau nâng cao có lót sàn này nè, má hiểu thế là đủ rồi.

- Nhà ở Mỹ cầu kỳ qúa, lót sàn cho tốn tiền và dưới gầm sinh ra ẩm thấp dơ bẩn là hang ổ côn trùng rắn rít chứ đẹp đẽ gì? Thà sân đất như ở Việt Nam lấy chổi tre quét xoèn xoẹt mấy nhát là sạch sẽ tinh tươm.

Cô Lành phải khen:

- Ôi, má nhà quê chưa từng ở Mỹ mà nói trúng phóc, nhiều cái deck thấp thì sưới sàn có khi là nơi trú ẩn của rắn rết. Nhưng deck nhà mình cao và thoáng thì vẫn sạch đẹp má khỏi lo.

Bà Tư Nhiều đang ngồi chơi đợi nồi cá kho thì tiếng điện thoại reo vang, bà ra cầm máy lên, cô Laura những lúc ở tiệm nail chưa có khách cô hay gọi về nhà "canh chừng" mẹ lắm, cô không lo chuyện mẹ buồn hay vui mà chỉ lo mẹ có bất ngờ tai nạn gì không.

Nhưng lần này không phải cô Laura như bà nghĩ mà là tiếng của Hiền con trai bà từ bên Việt Nam:

- Má hả má? Con Hiền nè ...

Bà Tư Nhiều mừng rỡ lắp bắp:

- Ừ má đây...má đây con..

- Ở Mỹ cuộc sống vật chất đầy đủ chắc giờ đây má vui và khỏe lắm hả má ? Vậy là tụi con mừng rồi.

Bà không nỡ làm con trai buồn lây nên cười gượng:

- Ừ, con đừng lo cho má ...thế các con, các cháu khỏe không? Công việc làm của con có đều đặn không?

Hiền trả lời theo thứ tự câu hỏi của mẹ:

- Cả nhà vẫn khỏe má, lúc này phụ hồ không có việc mà chạy xe ôm cũng ế ...

Giọng bà Tư Nhiều chùng xuống lo âu:

- Vậy các con sống ra sao ?

- Thì cơm rau và vài trái trứng luộc dầm nước mắm nước tương cũng xong. Mà biết rồi đó nhà con cực khổ đã quen ..

- Trời ơỉbên này hiện giờ có dư nửa nồi thịt kho trứng, có cả bịch bánh bao và nhiều thứ bánh trái khác trong tủ lạnh ê hề, ước gì má gởi về bển được cho các cháu má ăn?

Bà chép miệng tự than thở:

- Hồi má còn ở nhà chúng con được hưởng lây đồng tiền con Lành gởi cho má nên cũng đỡ khổ. Từ hôm má đi Mỹ đến giờ đã mấy tháng mà con Lành không cho đồng nào má cũng đoán ra được cảnh nàỷ

Bà Tư Nhiều hứa liều:

- Để chiều con Lành về má hỏi xin nó vài trăm gởi giúp con qua cơn ngặt nghèo. Thôi con cúp máy đi cho đỡ tốn tiền, bữa nào má kêu con Lành mua cho má mấy thẻ điện thoại gọi về Việt Nam thì con tha hồ nói chuyện.

- Khoan má, có thằng Tèo muốn hỏi thăm nội nè..

Ôi, thằng Tèo cháu đích tôn của bà, năm nay nó 14 tuổi, nó giống cha nó đẹp trai chỉ mỗi tội con nhà nghèo. Thằng Tèo học chăm lắm, phải chi nó được sống ở Mỹ như hai đứa con của Lành thì đẹp trai, giỏi giang chớ nào thua kém chi. Bà thương cho cháu và tội cho cháu qúa.

Thằng Tèo hãnh diện khi thấy bà nội đang ở Mỹ thật le lói, nó nào biết bà nội nó ngày ngày ngồi chèo queo bó gối trong căn nhà vắng như một tù nhân, suốt từ sáng cho đến chiều mới có người về trò chuyện đôi câu..

Tèo hí hửng xin ngay:

- Nội ơi ...nội gởi cho con quần "din" áo thun nghe nội, con khóai hàng ngoại, hàng USA lắm

Bà Tư Nhiều chưa biết trả lời sao thì thằng cháu ngây thơ xin tiếp:

- Nội ơi, nội mua cho con cái máy vi tính đi, bạn con nói mày có bà nội, có cô ruột ở Mỹ mà không có máy vi tính là quê một cục?

Bà Tư Nhiều nghe lùng bùng đầy tai và khó khăn lắm mới trả lời cho thằng cháu thân yêu của bà:

- Vụ quần áo thì nội lo được, còn máy vi tính thì con đợi nội hỏi ...cô Lành...

Vừa nói bà Tư Nhiều vừa nghĩ tới một tủ đầy quần áo của hai thằng con cô Lành, thỉnh thoảng chúng chê đồ hết ?mô đen? bỏ đi, cô Lành đem đi cho chỗ từ thiện nào đó. Bà lại ngậm ngùi thương thằng Tèo qúa chừng. Bà ngậm ngùi nhưng thực tế nhắc cháu:

- Tèo ơi ...thôi con cúp máy đi cho đỡ tốn tiền...

Thằng Tèo ham vui:

- Nội kể con nghe nơi nội ở đi, sung sướng lắm phải không nội? nhà cô Lành mấy từng lầu? nhà cô Lành có mấy xe hơi?

Bà Tư Nhiều sợ con bên Việt Nam tốn tiền điện thoại mà vẫn phải chiều cháu:

- Qua đây nội chỉ thấy nhà trệt hay nhà 2 từng chứ không ngất ngưỡng nhiều từng như ở Việt Nam. Nhà cô Lành có 2 từng, 1 trệt và 1 lầu, nhà cô Lành có 3 xe hơi.

- Trời ơi, đã qúa, số nội có phước được hưởng mấy thứ này nha.

Bà Tư Nhiều lại xót ruột nhắc nhở:

- Tèo ơi, thôi con cúp máy đi cho đỡ tốn tiền.

Thằng Tèo vẫn đang hào hứng không để ý đến lời của bà nội nó:

- Nội ở Mỹ có ăn đồ Mỹ không nội ? chắc nước Mỹ siêu thế đồ ăn ngon hơn đồ ăn Việt Nam hả nội ? nội kể mấy đồ ăn Mỹ cho con nghe đi ...

Bà Tư Nhiều trả lời tóm gọn câu hỏi tùm lum của thằng cháu:

- Người mình ăn đồ mình vẫn là ngon nhứt.

Lần này giọng bà năn nỉ:

- Tèo ơi, thôi con cúp máy đi cho đỡ tốn tiền !!

Thằng Tèo cằn nhằn:

- Nội kỳ ghê, con đang khoái nghe chuyện bên Mỹ mà nội nãy giờ cứ kêu con cúp máy cho đỡ tốn tiền hoài. Vậy chớ xóm cô Lành ở có nhiều Mỹ lắm hả nội? rồi nội không biết tiếng Mỹ làm sao nói chuyện với người ta?

Bà lại chiều cháu, trả lời câu hỏi tào lao của nó:

- Hàng xóm ở Mỹ mạnh ai nấy sống đâu như bên Việt Nam mình có chòm xóm sớm hôm đụng mặt nhau. Tèo ơi, thôi con cúp máy đi cho đỡ tốn tiền.

Lần này cái điệp khúc ?Tèo ơi, thôi con cúp máy đi cho đỡ tốn tiền? đã hiệu nghiệm, thằng Tèo đành chịu thua vì giọng rên rỉ của bà nội. Tèo sợ bà quên nên cố lập lại:

- Dạ con sẽ cúp máy, nội nhớ mấy thứ con xin hồi nãy nghe, quần "din" áo thun và cái máy vi tính.

Bà Tư Nhiều chợt nhớ ra vội níu kéo lại:

- Khoan, khoan Tèo ơi đừng cúp máy, nghe nội dặn nè, con nhớ đừng đạp xe từ Gò Vấp nhà mình xuống Chợ Cầu thăm bà ngoại nữa, đường xá xe cộ đông đúc nguy hiểm lắm, con gọi điện thăm ngoại con được rồi.

- Dạ, con biết rồi. Trước khi đi Mỹ nội đã dặn dò con điều này mấy chục lần rồi.

Nói xong thằng Tèo ngoan ngoãn cúp máy.

Bà Tư Nhiều thương cháu, lo cho cháu, bà sơ nó bị ...xe đụng nên dặn dò nó thế vì tai nạn xe cộ bên Việt Nam xảy ra qúa nhiều chứ bà không có ác ý chia rẽ tình bà cháu của Tèo với bên ngoại.

Từ ngày sang Mỹ bà Tư Nhiều có nói con gái mua cho mấy cái thẻ điện thoại gọi về Việt Nam, bà gọi dần, nói chuyện với con trai, con dâu hỏi thăm từ sui gia cho đến họ hàng xa lối xóm gần. Thẻ hết rồi nên bà đành chịu để con trai gọi sang như hôm nay. Nó đã nghèo lại tốn tiền điện thoại làm bà xót xa cả ruột gan...

*****************

Bà Tư Nhiều ở Mỹ hơn 6 tháng thì văn phòng luật sư gởi thư cho cô Laura thông báo là mục đích không thành. Thế là tan vỡ bao hi vọng của cô Laura và làm cô tốn kém tiền bạc, khi thì vài trăm khi thì bạc ngàn, đụng tới luật sư thì không tránh khỏi tốn tiền hao của là vậy, họ tính tiền từ cuộc nói chuyện phone tham khảo hay khi cô thư ký đánh máy văn bản. Thời giờ của họ tính ra tiền mà.

Bà Tư Nhiều mừng thầm nhưng cô Laura cố vớt vát nói với mẹ:

- Anh phụ tá luật sư người Việt Nam có gợi ý cho con là nếu má ?kết hôn thì sẽ giải quyết ca này mau lẹ nhất, thành công nhất. Để con kiếm cho má một ông gìa nào vừa cô độc vừa ?khờ khờ, dụ ổng làm giấy tờ cho má.

Bà Tư Nhiều giật mình phản đối:

- Úy trời thần ơi ...má gần 70 tuổi còn lấy chồng làm trò cười cho thiên hạ hả ?

Cô Laura cũng nản chí rồi, cho dù má cô có đồng ý thì kiếm một ông gìa khờ đâu phải dễ, mà chi trả kiểu "dịch vụ" tốn 30 ngàn đô thì qúa đắt, cô chẳng dại gì bỏ ra.

Hơn 6 tháng ở Mỹ bà Tư Nhiều chẳng béo tốt tươi vui gì mà trái lại trông bà còn u ẩn hao mòn đi, cứ cái đà này thì bà càng ở lại Mỹ sẽ càng tiêu đời sớm.

Bà than mệt mỏi và thỉnh thoảng chóng mặt càng làm cho cô Laura lo ngại vội đưa bà đi khám bác sĩ. Kết qủa bà Tư Nhiều bị cao huyết áp và có triệu chứng trầm cảm làm cô càng lo sốt vó ...

Cô Laura đâu biết rằng hàng ngày mẹ cô đã lặng ngồi nơi bàn ăn nhìn ra cửa kính dõi theo mây trời trôi, dõi theo bóng chim bay từ giờ này đến giờ kia mà cõi lòng buồn vời vợi, bà thương nhớ khung trời cũ, khu xóm xưa, bà mong được trở về Việt Nam ở chung nhà với con với cháu, miếng ăn ngon là khi tâm bà vui, còn hơn sống ở Mỹ ban ngày con cháu đi vắng bà ngồi thui thủi ăn bát cơm đầy cá thịt mà nuốt như mắc nghẹn.

Cả ngày bà chỉ quanh quẩn ngồi thừ người nơi bàn ăn hay đi ra phòng khách, hay mở cửa bếp ra cái deck sau nhà như một người tù không được vượt qúa giới hạn vòng đai giam giữ.

Cô Laura đã phải chịu thua vội thu xếp ngày giờ cho bà trở về Việt Nam., kẻo đùng một cái bà trở bệnh nặng thì bao nhiêu chuyện phiền hà và tốn kém sẽ xảy ra.

Thật kỳ diệu, khi biết tin này bà Tư Nhiều sinh động hẳn lên, bà nói chuyện nhiều hơn .

Bà hớn hở hỏi cô Laura :

- Con xem quần áo của hai thằng con có món nào chúng chê, chúng chán thì cho má mang về Việt Nam cho thằng Tèo, thằng Tẹo.

Thế là bà có cả va ly quần áo còn rất tốt mà con cô Laura mới mặc qua vài lần, thậm chí có cái còn chưa mặc vào lần nào, quần áo đủ loại có cả quần "din" áo thun như thằng Tèo ao ước.

Rồi bà lựa lúc cô Laura vui vẻ bà hỏi thêm:

- Con xem hai thằng con của con có ...dư cái máy vi tính nào thì cho má đem về Việt Nam cho thằng Tèo thằng Tẹo..

Cô Laura dãy nảy:

- Trời ơi, cái gì của nhà này má cũng muốn mang về cho thằng Tèo thằng Tẹo của má.

Tuy miệng cô Laura đong đỏng thế nhưng tâm cô cũng mở:

- Thôi, để con mua tặng anh em thằng Tèo thằng Tẹo một cái máy vi tính mới tinh, để mỗi khi chúng xài là biết ơn cô Lành nó.

Bà cầu cạnh thêm:

- Con à, con ráng nhín cho má vài trăm mang về cho anh chị con, lúc này công ăn việc làm bết bát lắm.

Cô Laura đồng ý mà còn thòng một câu mát mẻ:

- Con sẽ làm vui lòng má để má làm vui lòng con trai con dâu. Coi như má sang đây du lịch một chuyến cho biết nước Mỹ, cảnh sống ở Mỹ và mang qùa về cho con cháu của má ở Việt Nam

Bà Tư Nhiều sung sướng ra mặt, vừa được trở về nơi chốn cũ vừa mang qùa là mang bao niềm vui cho con cho cháu bà.

- Má cám ơn con., anh chị con hay tin này cũng mang ơn con không hết ...

Cô Laura cũng có cảm giác sung sướng thoải mái như thế. Suốt mấy tháng qua cô đã thấp thỏm lo lắng đủ thứ, lo hồ sơ nhờ luật sư giúp mẹ cô định cư, và lo nhất là trong thời gian bà ở đây chỉ sợ xảy ra đại sự phải vào bệnh viện.

Bây giờ cô Laura mới hiểu ra một điều đơn giản mà sung sướng hạnh phúc cho cả đôi bên, thà mỗi tháng cô gởi 200 đô về Việt Nam nuôi má là xong bổn phận báo hiếu lại còn được tiếng giúp đỡ gia đình anh trai vì họ ăn ké vào những đồng tiền đó, và thỉnh thoảng cô gởi riêng cho nhà anh Hiền chút tiền họ mừng vui biết bao nhiêu.

Nhìn mẹ tươi vui và lăng xăng sửa soạn hành lý cho ngày trở về Việt Nam. Cô Laura chân tình nói với mẹ:

- Má ơi, con đã biết ở nơi nào là nơi sung sướng hạnh phúc của má rồi.

Nguyễn Thị Thanh Dương

Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22293
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 20/Jun/2015 lúc 10:52am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 21/Jun/2015 lúc 8:54pm

Tâm Sự Người Mất Vợ


Có thời ông Tư thường hay đùa, trêu chọc bạn bè rằng: “Đời người đàn ông có hai lần sung sướng: Lần cưới vợ, và lần vợ chết. “Bây giờ vợ chết, ông mới ý thức được cái câu đùa nghịch đó vô cùng bậy bạ và bất nhân, không nên nói. Có lẽ anh chàng nào nghĩ ra câu nầy là kẻ độc thân, chưa có kinh nghiệm chết vợ. Ông ân hận và tự giận mình.

Sau khi chết vợ, ông như mất hồn, lãng đãng, trí óc để trên mây. Nhiều lần trên đường về nhà, ông đi lạc, lái xe qua khỏi nhà rồi mà không biết. Ngày xưa, ông hay bực mình mỗi khi được bà nhắc nhở đi lối nầy, quẹo góc kia, và bà cũng nổi nóng la nạt ông mỗi khi đi lạc đường. Bây giờ, mong được nghe lời cáu kỉnh gây gổ đó, mà không có được. Ông thở dài và đau nhói trong tim như có vật nhọn đâm vào. Không thể ngờ, vợ ông không còn trên đời nầy nữa. Bây giờ bà nằm ngoài kia, nghĩa địa hoang lạnh âm u. Không còn chầm chập kiểm soát từng hành động của ông để mà phê bình sửa sai.

Mở cửa, bước vào nhà, ông nói lớn như khi bà còn sống: “Em ơi! Anh đi làm về.” Trước đây, nếu không nghe tiếng trả lời, ông chạy vụt lên lầu tìm vợ. Bây giờ, ông lẳng lặng đến thẳng bàn thờ, thắp ba cây nhang, lạy bốn lạy. Ông thầm nghĩ, người ta chỉ lạy vợ khi vợ đã chết rồi, tại sao không ai lạy vợ khi vợ còn sống? Dù có gây nên tội lỗi tầy đình, cũng không ai lạy vợ bao giờ.

Ông nhìn tấm hình màu, ảnh bán thân của bà, có nụ cười thật tươi, hai vành môi uốn cong, đôi mắt sáng tinh anh, có ánh tinh nghịch. Ông thấy bà còn đẹp lắm, nét đẹp dịu dàng. Thế mà bao nhiêu năm nay, ông không hề biết, và chưa một lần nhìn ngắm kỹ cái nhan sắc của vợ. Sống lâu ngày bên nhau, thấy nhau, nhưng quên nhìn ngắm, chỉ thấy hình thể tổng quát của nhau. Cũng như nhiều ông có vợ thiếu nhan sắc, cũng không bao giờ biết vợ họ xấu. Những ông lấy được vợ đẹp, lâu ngày, cũng chẳng còn biết vợ mình là đẹp. Nhiều bà đi xâm môi, xâm lông mày xong, về nhà, ông chồng cũng không hề biết có sự thay đổi trên mặt vợ.

Ông Tư gieo mình nằm vật ra tấm ghế bành, hai tay ôm mặt khóc rưng rức như đứa bé đi về vắng mẹ. Tiếng khóc buồn bã vang dội trong căn phòng vắng. Ông ước sao chuyện thật hôm nay là một giấc mộng dữ, để khi ông thức dậy, thấy còn có bà bên cạnh. Có thể ông sẽ bị vợ cằn nhằn trách móc một điều gì đó như thường ngày, nhưng thà còn có những phiền hà của vợ, còn hơn là nằm đây một mình.

Ông đã khóc như thế cả tháng mấy nay, mỗi lần đi làm về. Bước vào căn nhà vắng vẻ lạnh lẽo, không còn bóng dáng người vợ thương yêu, làm trái tim ông se sắt, tâm trí ông trống rỗng mịt mờ. Nỗi đau cũng tan dần theo giòng nước mắt, rồi ông thiếp đi trong một giấc ngủ buồn, ngắn. Khi thức dậy, ông nhìn quanh, đâu đâu cũng có bóng dáng, có kỷ niệm với bà. Tất cả đều còn đó. Vật dụng, đồ đạc của bà trước khi chết, vẫn còn để y chỗ cũ, giữ nguyên trạng. Ông không muốn thay đổi chuyển dịch gì cả. Trên bàn trang điểm, vẫn còn chiếc lược nằm nghiêng nghiêng, thỏi son dựng đứng, hộp phấn, những chai thuốc bôi tay cho mịn da, tất cả đều không xê dịch, không sắp xếp lại. Ông tưởng như hương tay của bà còn phảng phất trên từng món vật dụng.

Mỗi bữa ăn, không còn ai thúc hối, hò hét dục ông ngồi vào bàn ngay, sợ cơm canh nguội lạnh. Bây giờ, ông tha hồ lần lửa, không tha thiết đến bữa cơm. Có khi chín mười giờ mới bắt dầu ăn, qua loa cho xong, miệng nhạt phèo. Thường ông để thêm chén dĩa đũa muỗng đầy đủ cho bà. Rồi thì thầm mời vợ ăn, tưởng như bà còn sống, ngồi đối diện và cùng chia vui hạnh phúc trong từng giây phút của thời gian. Ông có ảo tưởng như bà còn ngồi đối diện, đang lắng nghe ông nói. Hôm nay bà làm biếng phê bình, không mắng trách khi ông làm rơi cơm canh ra bàn. Với cách đó, ông tự dối lòng, để có thể nuốt trôi những thức ăn, mà vì buồn chán, ông không còn cảm được hương vị ngon ngọt.

Nhiều khi thức giấc nửa đêm, vòng tay qua ôm vợ, ôm vào khoảng trống, ông giật mình thảng thốt, chợt hỏi thầm, bà đi đâu rồi? Khi chợt nhớ bà không còn nữa, nước mắt của ông chảy ra ướt cả gối. Có khi úp mặt khóc rưng rức, khóc cho đã, cho trái tim mủn ra, và thân thể rã rời. Chiếc giường trở thành trống trải, rộng thênh thang. Ông vẫn nằm phía riêng, bên kia còn để trống, dành cho bà. Ông ôm hôn cái gối, mùi hương của bà còn phảng phất gợi bao kỷ niệm của tháng ngày hạnh phúc bên nhau. Khi không ngủ được, ông bật đèn nằm đọc sách, bây giờ ông không sợ ai cằn nhằn, ngăn cấm đọc sách giữa đêm khuya. Trước đây, nhiều khi ông tha thiết thèm đọc vài trang sách trước khi đi ngủ, mà vợ cứ cằn nhằn mãi, làm ông mất đi cái thú vui nầy. Bây giờ ông nhận ra vì thương chồng, sợ ngày hôm sau ông buồn ngủ, mệt, nên bà ngăn cản, bảo là chói mắt không ngủ được.

Ông tiếc, vợ chồng đã hay cãi vã những chuyện không đâu, chẳng liên quan gì đến ai, mà làm mất đi cái vui, cái hòa hợp của gia đình. Có khi chỉ vì tranh luận chuyện con khỉ bên Phi Châu, mà đi đến to tiếng, giận hờn, khóc lóc, làm vợ chồng buồn giận nhau, dại dột như hai đứa trẻ con ngu dại.

Tại sao phải gắt gỏng, đâu có được gì, mà làm nhau buồn. Bây giờ muốn nói lời ân hận, thì làm sao cho bà nghe được. Ông tự xét, ông là một con người tệ mạt, thiếu hiểu biết. Khi có hạnh phúc trong tay thì không biết trân trọng, để đến khi mất đi, mới ân hận, mà không còn kịp nữa.

Nếu được làm lại, ông sẽ đối xử với bà tử tế hơn, nói nhiều những lời êm ái dịu dàng. Sẽ không nổi giận khi bà làm chuyện ngang phè, sẽ nhường nhịn bà nhiều hơn, và sẽ phớt tỉnh mỗi khi bị bà chê bai, mai miả. Nhất là bày tỏ cái lòng ông, nói ông yêu thương bà, yêu thương lắm lắm. Đâu có gì ngăn trở, mà những ngày bà còn sống, ông không nói được những điều đó. Ông chợt nhớ có ngưòi viết rằng, vợ chồng phải đối xử như ngày mai thức dậy sẽ không còn nhau. Vì chẳng ai được sống mãi, và cũng không biết chắc chuyện gì sẽ xảy ra trong giờ sắp tới, cho ngày hôm sau. Cuộc đời con người vốn bấp bênh trong định mệnh.

Lấy kinh nghiện đó, nhiều lần nói với những người bạn mà vợ chồng còn được sống bên nhau, cho họ biết rằng, họ đang có hạnh phúc quý báu, nên họ nên trân trọng giữ gìn, kẻo mai đây, khi chiếc bóng, thì tiếc thương cũng đã muộn màng. Đa số có lắng nghe, và tin lời ông là đúng, nhưng họ quên phứt ngay sau đó, và không thực hành điều hiểu biết.

Mẹ ông mất trước vợ sáu tháng. Ông cũng buồn, thương. Nghĩ rằng mẹ già thì chết là chuyện thường tình. Nhưng khi mất vợ, ông cảm thấy đau đớn và buồn khổ vô cùng tận. Buồn hơn mất mẹ mười lần. Ông tự cảm thấy xấu hổ, vì mất mẹ mà lại không đau buồn bằng vợ chết! Có phải ông đã thương vợ hơn thương mẹ chăng? Có phải ông là đứa con bất hiếu? Ông cũng không biết, và không so sánh được hai cái đau vì mất mát. Nhưng rõ ràng, ông đã ngã gục khi chết vợ

Có khi quẩn trí, ông muốn chết theo bà. Sao cuộc sống vô vị quá chừng. Rồi mai mốt cũng già, bệnh, đâu có thoát được cái chết. Chết bây giờ, nếu còn linh hồn, thì còn gặp lại vợ ngay. Nhưng ông sực nhớ nhiều lần bà nói không muốn gặp ông lại trong kiếp sau. Bà đâu có thù ghét ông mà nói câu đó nhỉ. Nói chi cho ông đau lòng lúc nghe, và còn đau cả đến tận bây giờ. Ông nghe nói, có một loài chim, khi một con chết đi, thì con kia ngày đêm kêu thương, bỏ ăn bỏ ngủ, than gào cho đến chết. Chim còn chung tình đến thế, mà ông thì còn sống, còn ăn, còn ngủ, còn đi làm, còn giữ tiền bạc. Chẳng bằng được loài chim sao?

Trong căn nhà nầy, đâu đâu cũng có dấu vết của bà. Mở tủ đựng ly chén ra, ông đứng nhìn xem, bên trong sắp đặt thứ tự, gọn gàng. Có những thứ mà bây giờ ông mới thấy, và không biết công dụng nó làm gì, khi nào thì dùng đến. Bà đã mua sắm, sắp đặt cẩn thận. Ông cầm một cái ly, biết vật nầy đã có bàn tay vợ đụng đến, ông ghé môi hôn, tưởng đang hôn bàn tay bà. Ba bộ ấm pha trà xinh xắn, bà mang về trong dịp đi du lịch bên Nhật, để cho ông thù tiếp bạn bè. Bà thương ông đến như vậy đó.

Hơn cả chục chai rượu nho, rượu mạnh trong tủ kiếng, cũng do một tay bà mua. Bà không biết uống, nhưng hễ nghe ai khen rượu ngon, rượu quý, thì bà cũng cố mang về cho chồng một vài chai. Ông thường dặn nếu không biết uống rượu thì đừng mua, vì khẩu vị của mỗi người khác nhau. Cũng như mình khen mắm nêm thơm ngon, nhưng cho Tây ăn, thì họ bịt mũi mà oẹ ra. Bây giờ đứng đây, đưa tay sờ vào những chai rượu màu nâu sẫm, lòng ông đầy ân hận, đáng ra lúc đó, ông phải nói những lời tử tế ngọt ngào cám ơn, và bày tỏ cái hân hoan với tình thương chăm sóc của vợ. Những khi đó, ông đã nói những lời chân thật như đất ruộng, làm phụ tấm lòng yêu thương của bà. Ông định nhấp vài hớp rượu để tưởng nhớ đến ơn vợ, nhưng rồi đặt chai xuống, và thì thầm hai câu thơ của Vũ Hoàng Chương: “Em ơi! lửa tắt bình khô rượu. Đời vắng em rồi say với ai?” Mắt ông cay cay, tim đập sai nhịp.

Tủ áo quần của bà còn nguyên vẹn đó. Những chiếc áo giản dị, màu sắc khiêm tốn. Bà phải chờ cho đến khi bán hạ giá thấp nhất mới dám mua. Bà cần kiệm, không dám hoang phí. Đi đám cưới, tiệc tùng, bà không cần phải thay đổi áo mới, kiểu nầy, kiểu kia. Bà nói: “Ngay cả ông chồng, còn chưa nhớ được kỳ trước mình mặc áo nào, màu gì, huống chi thiên hạ. Họ đâu có dư thì giờ mà vớ vẩn nhớ đến cách phục sức của cả trăm người trong bữa tiệc. Mà dù cho họ có nhớ đi nữa, cũng không sao, đâu có gì quan trọng. Chắc cũng chẳng ai chê mình không có áo quần mới khi tham dự tiệc tùng.” Cái đơn sơ giản dị chân thành của bà làm ông thương và mến phục.

Áo quần của ông, cũng do bà tìm tòi mua giúp. Khi thấy cái áo quần tốt, màu sắc trang nhã, giá cả tương đối được, bà hối hả kêu ông chạy gấp đến tiệm thử liền. Ngay cả áo quần lót, vớ, cà-vạt, cũng do bà mua cho ông. Bà đem áo quần đã cũ sờn vất đi, thay vào các thứ mới. Ông cứ tự nhiên dùng, chưa bao giờ biết kích thước đúng của chính ông. Đã có bà lo hết. Bây giờ không còn bà, ông mới thấy rõ ràng hơn những gì đã nhận được xưa nay mà vô tình không nghĩ đến. Cầm chiếc quần được lên lai trong tay, nhìn đường kim mũi chỉ cẩn thận, ông thấy rõ tình thương của bà gói ghém trong đó. Áo quần mùa đông, mùa hè của ông cũng được bà sắp xếp riêng từng ngăn cẩn thận. Bà đã cho giặt sạch, kỹ lưỡng trước khi được treo xếp vào ngăn tủ áo quần, để dành mặc vào mùa sau. Từ khi có bà trong đời, ông mất dần đi khả năng tự lo, tự lập mà ông vô tình không biết.

Ông nhớ những khi tham dự tiệc tùng, trong lúc ăn uống, khi có chút rau, thịt mắc vào kẽ răng, không dùng lưỡi cạy ra được, bà nhìn ông, biết ngay. Bà len lén mở ví, kín đáo chuyền tay cho ông một cây tăm bọc trong giấy. Ông xem đó như chuyện tự nhiên. Cũng có khi ông quay qua bà hỏi khéo: “Em còn cây tăm nào không?” Bà mở ví, đưa cho ông ngay. Trong lúc ăn, có món ngon vừa ý, bà thì thầm nhắc ông. Hoặc khi lấy thức ăn, bà chọn cho ông miếng ngon nhất. Những lúc đó, ông hơi ngượng, liếc mắt nhìn quanh bàn. Phần ông, thì cứ dặp đại, chưa bao giờ phân biệt miếng ngon, miếng dở. Gắp được cục xương không dính chút thịt cũng cứ vui. Trong bữa ăn, khi thấy ly nước của ông cạn, bà châm, thêm, ông hoàn toàn không quan tâm đến.
Bà biết rõ ông ưa thích món ăn gì, để mỗi ngày nấu nướng. Khi nghe ông khen món nào đó, thì hôm sau, bà nấu ngay cho ông ăn. Ông chỉ lờ mờ nhận ra hảo ý của bà, nhưng không biết nói một câu nịnh cho vui lòng vợ.

Nhiều lần ông bà rủ nhau đi du lịch xa, ông có nhiệm vụ lên mạng mua vé máy bay, đặt khách thuê sạn. Thế là xong. Phần bà lo cho tất cả các mục còn lại. Từ áo quần thường, áo lạnh, áo ngủ, đồ lót, vớ, giày phụ, dép, bàn chải răng, kem, kiếng phụ, tăm, thuốc cấp cứu, thuốc dùng ngừa bệnh, điện thoại di động, giây cắm điện thoại, máy hình, máy điện toán xách tay và các thứ phụ tùng cần thiết. Danh sách của bà đủ bốn mươi tám món. Bà cũng không quên mang theo một ít thức ăn khô, phòng khi lỡ đường. Nhiều khi thấy va-li căng kè, nặng nề, ông gào to: “Đi chơi chứ đâu phải là dọn nhà? Sao không mang theo cả cái tủ lạnh cho tiện.”

Một lần đi Âu Châu, cuộc đình công kéo dài, điện tắt và trời bão tố. Ông bà bình tâm nằm trong khách sạn, không chút nao núng, vì đã có sẵn một ít thức ăn khô mang theo. Thường trước khi đi, bà đọc kỹ và kiểm soát lại chuyến bay, lộ trình, các hãng đưa đón, khách sạn, ngày giờ của các ‘tua’ du lịch. Bà bắt ông xuất trình giấy thông hành, căn cước, thẻ tín dụng, tiền bạc, kiểm soát lại từng chút một, để khỏi quên bất cứ vật gì. Ông cảm thấy khó chịu vì bị vợ xem như đứa trẻ con. Nhưng khi vợ mất rồi, ông đi xa mà để quên đủ thứ, nghĩ lại càng thương bà hơn.

Ông thường ham mê xem các trận đấu thể thao. Nhiều lần ông đang đi chơi với bạn, bà sợ ông bỏ mất trận đấu, kêu điện thoại nhắc nhở: “Anh nhớ chiều nay 5 giờ có trận chung kết bóng rổ đó nghe!” Ông cám ơn bà, và thu xếp về cho kịp giờ khai đấu.
Từ khi có gia đình, ông phụ thuộc quá nhiều vào vợ. Không có bà, ông như rơi xuống một vực sâu, tối tăm mù mịt, ngày tháng tẻ nhạt. Không gian và thời gian dường như thành trống rỗng.

Mỗi chiều tan sở, ông bâng khuâng không biết đi đâu,về đâu cho đỡ thấy quạnh hiu. Khi vợ còn sống, phải lo về ngay, không dám ngồi quán cà phê lai rai, về nhà vợ hạch hỏi không dám trả lời thật. Có khi ông điện thoại cho bạn, hỏi chiều nay ông đến chơi được không, và xin được ăn cơm tối. Bạn biết ông đang buồn, đơn lẻ, nên thường niềm nở chấp nhận. Nhiều lần, ông mua một vài món ăn ở tiệm, đem đến nhà bạn góp vào mâm cơm chiều và sau bữa ăn, uống trà, cà phê. Ngồi trong ghế bành, đôi khi không nói gì, cầm tờ báo lật qua lật lại, thế mà thấy bớt cô đơn trong lòng yên ổn. Rồi cũng phải về cho gia chủ đi ngủ. Ông ra xe, nỗi buồn lại dấy lên thấm thiá. Trời đất như rộng thênh thang. Đường về nhà hiu quạnh. Nghĩ đến căn nhà trống vắng, lòng ông rưng rưng.

Mỗi khi mở tủ lạnh tìm thức ăn, thấy trống không, chẳng có thứ gì ăn được. Vài ba cây trái đã đen điu thồi? rữa thối. Mấy bó rau đã đổi màu đen, khô quéo. Chai nước lọc cũng cạn. Không còn gì. Trong nhà không có bàn tay đàn bà, thì xem như chẳng còn có cái gì cả. Ông thầm thán phục những người bạn độc thân. Không biết làm sao họ có thể sống sót đến tuổi già, mà vẫn vui vẻ, yêu đời, nói cười. Họ đã làm gì cho tiêu tán quãng thời gian trống rỗng sau giờ tan sở nhỉ?

Như một thói quen, những chiều tan sở, ông chạy thẳng ra nghĩa địa, thơ thẩn bên mộ bà. Trong nghĩa địa hoang vắng nầy, ông thấy bớt cô đơn hơn là về nhà một mình. Cắm vài bông hoa, thắp nén hương. Rồi ngồi trò chuyện, như khi bà còn sống. Nói đủ thứ chuyện, nói nhiều hơn cả khi ông bà còn bên nhau. Ông độc thọai, và ông cứ tin ở dưới lòng đất, bà đang lắng nghe ông tâm sự. Khi có người lạ đi đến gần, ông hơi xấu hổ, nói nhỏ lại, chỉ thì thầm thôi. Ông sợ thiên hạ lần tưởng ông đau bệnh thần kinh. Rồi ông hát cho bà nghe. Hát những bài kỷ niệm, mà ngày trước, ông bà cùng song ca trong những buổi “Karaoke” tổ chức tại nhà bạn bè. Tai ông, vẫn còn văng vẳng giọng bà thánh thót hoà lẫn với tiếng hát trầm ấm trên môi ông. Ông hát từ bài nầy qua bài khác đến khô ran cả cổ. Nhiều khi ông nằm dài trên cỏ, bên tấm bia mộ ngang bằng, nhìn lên trời cao mênh mông và tưởng tượng có bà đang thân thiết nằm bên cạnh. Nghe được cả hơi thở của bà. Hơi thở có mùi hương quen thuộc của ngày nào. Ông thèm nghe vài lời cằn nhằn trách móc của bà.

Khi bóng đêm bắt đầu phủ xuống trên nghĩa địa, ông mới uể oải đứng dậy ra về. Ông nấn ná không muốn khu mộ, nhưng vốn yếu bóng viá và sợ ma, không dám ở lại khi đêm đen bao trùm khu nghĩa địa hoang vắng. Ông thì thầm: “Ngày mai anh sẽ đến thăm em.” Có những ngày chủ nhật, ông cứ mãi thơ thẩn quanh khu mộ. Ông nhận ra rằng, bây giờ ông yêu thương yêu vợ hơn nhiều lần khi bà còn sống. Tình cảm ông tha thiết, nồng nàn hơn xưa rất nhiều.
Mùa đông mưa dầm dề, gió thốc từng cơn trên nghĩa địa trống trải, ông trùm áo mưa, ngồi co ro run rẩy trong buốt giá bên mộ bà. Ngày nghỉ ông ngồi từ sáng đến trưa, từ trưa đến chiều. Tâm trí miên man mơ hồ vô định.

Chỉ mới một năm thôi, ông hốc hác, gầy rộc, vì mãi miết đắm chìm trong thương nhớ, khổ đau. Nhiều người khuyên ông nên đi bác sĩ tâm lý để điều trị, để tránh sa vào tình trạng suy sụp trầm trọng.
Ông nghĩ, bác sĩ cũng không giúp gì được khi trong lòng ông thương nhớ bà. Bác sĩ không thể làm bà sống lại, không thể làm phép lạ cho ông quên buồn.

Một buổi sáng khi nắng vàng rực rỡ nhảy múa trên khu nghĩa địa, gió mát mơn man cỏ cây, tiếng chim kêu văng vẳng. Ông Tư rầu rĩ mang bó hoa hồng đến đặt lên mộ bà, định than vãn vài câu cho bớt nỗi buồn thương không dứt được trong lòng. Ông ngạc nhiên thấy một tờ giấy cuộn tròn trong bình đựng hoa. Ông giật mình, ô kià, lạ chưa, có nét chữ của bà. Ông mở tờ giấy ra đọc. Một bài thơ của ai chép tay chữ viết giống hệt nét chữ bà. Những chữ h, chữ g và cả cách đánh dấu hỏi ngã. Ông run run đọc:
Đừng đứng khóc lóc bên mồ em. Bởi em đâu còn dưới đó nữa. Em đang là ngàn gió bay cao trên đồng nội, là ánh dương quang lóng lánh giữa biển trời. Em đang tắm trong mưa thu mát dượi. Em đang trên cao, ngàn sao của giải ngân hà. Và một sáng mai kia, tiếng chim đánh thức anh. Thì hãy biết đó là tiếng em kêu anh. Thôi đừng khóc bên mồ em, chúng ta sẽ gặp lại nhau sau…”

Ông đọc đi đọc lại đến ba lần, và chợt nhớ ra đây là lời bản nhạc phổ từ bài thơ của bà Mary Elizabeth Frye viết trong cơn xúc động trên một mẫu giấy vụn. Trước đó bà Frye nẩy chưa hề bao giờ làm thơ. Bài thơ nầy về sau rất nổi tiếng, phổ biến rộng rãi trên khắp thế giới, được phỏng dịch ra hàng chục ngôn ngữ khác nhau. Ông đã từng nghe trong các đám tang người Mỹ. Nhưng khi đó, ông chẳng hề để ý. Bây giờ được đọc lại, ông thấm thiá và ngộ ra: Đúng. Bây giờ bà đâu còn nằm dưới đó nữa. Bà đang ở trên miền cực lạc. Bà đang sung sướng trong một thế giới khác, không có khó khăn, vất vả, không giận hờn ganh ghét, không có chiến tranh giành giựt, và không phải “Đổ mồ hôi trán mới có được miếng cơm vào mồm.” Thế thì, tại sao lâu nay ông phải âu sầu thương tiếc khóc lóc. Ông đã tự làm khổ ông, tự đọa đày trong vũng đau thương. Nếu bên kia thế giới mà bà biết được ông khổ sở rầu rĩ như thế nầy thì bà vui hay buồn? Ông tự hỏi, ông đau đớn vì thương bà hay tự thương mình? Bà đang hưởng lạc phúc, thì ông phải mừng, chứ sao lại sầu khổ? Nếu ông tự thương mình, thì phải chống tay đứng dậy, làm cho ngày tháng còn lại nầy được vui vẻ, hạnh phúc và lành mạnh hơn là chìm đắm trong tối tăm mịt mù. Ông đến trước bia mộ và thì thầm: “Đúng, em đâu còn nằm dưới lòng đất nầy nữa. Thân xác là cát bụi phải về với cát bụi. Không còn là em nữa. Em đã bay cao với gió trên mây vàng long lanh, đang rong chơi nơi thiên đường cực lạc. Anh phải biết mừng cho em. Phần anh, phải đi nốt tháng ngày còn lại trên hành tinh nầy với những bước chân vững vàng, vui vẻ và hạnh phúc cho riêng mình. Đó là bổn phận cấp thiết đối với bản thân.”

Ông lái xe ra về, lòng nhẹ thênh thang. Con đường có nắng vàng reo vui, cây cỏ xanh ngắt yêu đời. Tiếng nhạc vui rộn rã vang vang trong xe, ông đã tìm được ý nghiã cho tháng ngày vắng bóng vợ. Ông tin rằng, nếu chết là chưa hết, chưa vĩnh viễn tan biến, thì ông sẽ gặp lại bà trong tương lai, ở một nơi an bình hạnh phúc hơn ở cõi trần thế nầy. Nhưng nếu chết là hết, là xong, thì cũng khỏe. Bà đã khoẻ, và mai đây ông cũng sẽ theo bước bà tan vào hư không.

Về nhà, ông ngồi vào bàn, lập một chương trình sinh hoạt mới cho ngày tháng còn lại. Trước đây ông không dám về hưu vì sợ cô đơn, sợ không có việc chi làm bận rộn rồi sinh ra quẩn trí mà phát bệnh. Nhưng bây giờ, ông đã có một chương trình năng động, phủ kín thời gian trong tuần, còn sợ không đủ thì giờ để thực hiện. Nhưng không sao, với ông thì thi hành được chừng năm mươi phần trăm cũng đã là thành công rồi.

Mỗi sáng ông dậy sớm, đi đến phòng tập thể dục, chạy bộ trên dây?, cử tạ, bơi lội, tập yoga, tắm nước nóng. Sau đó họp bạn già uống cà phê, bàn chuyện trời đất thời thế. Về nhà đọc vi thư bạn bè, giải quyết các công việc lặt vặt. Rồi ngủ ngay một giấc ngắn. Tự nấu nướng lấy, mặc dù có thể đi ăn tiệm, hoặc mua thức ăn về. Ông học cách nấu ăn trong liên mạng vi tính. Đọc bốn năm bài dạy khác nhau, rồi chọn lựa, kết hợp, tìm ra cách nấu hợp với khẩu vị mà ông nghĩ là ngon nhất. Từ đó, ông ghiền xem truyền hình dạy nấu ăn, Ông nấu được những món ngon tiếp đãi bạn bè.

Có một bà góa ỡm ờ đề nghị: “Anh nấu ăn ngon thế nầy, mà ăn một mình cũng buồn và uổng quá. Hay là nấu cơm tháng cho em đi, mỗi ngày tới bữa em đến ăn. Hôm nào anh bận, thì báo trước, em sẽ đi ăn tiệm.”
Ông cười lịch sự đáp: “Cám ơn chị quá khen và đề nghị. Xin cho tôi suy nghĩ lại, xem có đủ sức phục vụ chị không, rồi sẽ trả lời sau.”
Ông bóng bẩy nhấn vào hai chữ ‘phục vụ” làm bà kia đỏ mặt e thẹn. Ông không thể tưởng tượng nổi có người nào đó thay thế được vợ ông. Mỗi khi nói chuyện thân thiết với bà nào đó, mà trong lòng ông có dấy lên một chút cảm tình, thì ông thấy như mang tội với người vợ đã khuất, ông đã thiếu chung thủy. Cứ áy náy mãi.

Ông tham gia các chương trình du lịch xa, đi chơi trên du thuyền. Ông gặp nhiều bạn bè, đàn ông, đàn bà, cùng vui chơi. Tham dự các trò đùa tập thể trên du thuyền. Nhiều bà góa thấy ông cô đơn, nhắm muốn tung lưới bắt mạng, nhưng ông cũng đủ khôn ngoan để né tránh. Ông nói với bạn bè rằng, mình già rồi, khôn có lõi, không còn ngu ngơ dại dột như thời trai trẻ, để nhắm mắt chui đầu vào tròng.

Đôi khi ông cũng muốn có bạn gái, có chút chất “mái”, dù không làm gì được, nhưng mơ hồ thấy có sự thăng bằng nào đó trong tâm trí.
Ông đã cùng bạn bè tham gia các chuyến du lịch xa, Âu Châu, Ấn Độ, Phi Châu. Bây giờ còn đủ sức để đi, có điều kiện tài chánh thong thả, tham gia kẻo mai mốt khi yếu bệnh, khỏi luyến tiếc. Đi theo đoàn đông đảo bạn bè, thì giờ rất sát, eo hẹp, làm ông không kịp nghĩ, kịp buồn.

Trên du thuyền, gia đình người bạn giới thiệu bà Huyền cho ông, bà đẹp, duyên dáng, hơi trầm tư, đôi mắt mở to như khi nào cũng ngạc nhiên ngơ ngác, cánh mũi thon, môi hình trái tim chúm chím. Bà Huyền xa chồng đã hơn ba năm. Lòng ông Tư mơ hồ dấy lên chút cảm tình vì bà đẹp, hiền thục, ít nói. Mấy lần hai người ngồi gần nhau trong bữa ăn. Bà Huyền hé lộ một chút tâm sự riêng tư cho ông nghe, rằng bà may mắn chạy thoát đến Mỹ vào năm 1975, bà lặn lội thân cò nuôi chồng theo đuổi đại học trong bao nhiêu năm. Nhờ may mắn trong thương trường, tiền bạc có thời vô như nước. Gia đình vui vầy tràn đầy hạnh phúc. Rồi tai họa đổ xuống, chồng bà say mê một cô nhỏ tuổi hơn con gái ông, cô nầy làm công cho cơ sở thương mãi của gia đình. Ông chồng li dị bà để vui duyên mới. Bà nói rằng, chẳng trách gì ông, một phần cũng lỗi tại bà không phòng xa, để cho ông chồng và cô gái có dịp tiếp xúc thường xuyên. Lửa gần rơm thì phải cháy. Chia đôi gia tài, bà cho ông cơ sở kinh doanh, bà không cần làm nữa, tài sản có thể sống đến khi già chết.

Ông Tư cũng cảm mến bà Huyền vì cái giọng nói dịu dàng ngọt ngào, trái tim nhân áí, và tâm từ bi của bà cùng tấm lòng cao thượng. Khi nhắc đến ông chồng cũ phản bội mà không thù hận, không gay gắt giận hờn.

Bà Huyền biết kiên nhẫn lắng nghe, tôn trọng ý của người khác, dù có khi bất đồng quan điểm. Ông Tư cảm thương cho một người đàn bà biết điều như thế mà gặp phải hoàn cảnh không may. Cái tình cảm trong lòng ông đâm mầm nhú mộng êm ái. Đôi khi ông cũng giật mình, sợ trái tim ông yếu đuối, đổi cái quan hệ bạn bè với bà Huyền thành tình yêu. Ông không muốn mang mặc cảm phản bội bà vợ bên kia thế giới. Nhưng cũng là chuyện lửa gần rơm, mối giao hảo thân thiết của ông với bà Huyền càng ngày càng khắng khít. Đã có vài lần ông toan tính thổ lộ cho bà Huyền mối tình cảm chân thành của ông, nhưng rồi vốn nhát, nên lại thôi. Ông tự cười, đã chừng nầy tuổi, trên đầu tóc trắng nhiều hơn tóc đen, mà vẫn còn nhút nhát như thời mười sáu tuổi. Cuối cùng, chính bà Huyền đã mở đường dẫn ông vào cuộc tình già. Khi ông đi gần đến quyết định mời bà Huyền về sống chung, thì bạn bè can gián, cho ông biết bà Huyền là một trong ba người đàn bà nổi danh đanh đá độc ác nhất của thành phố nầy. Ai cũng biết, mà chỉ riêng ông Tư không biết mà thôi. Ông không tin một vài người, nhưng phải tin khi nghe nhiều người khác nói. Ông quyết tâm tìm hiểu, và vô tình gặp ông Duẫn là người chồng cũ của bà Huyền trong một buổi họp mặt. Ông lân la đến làm quen. Thấy ông Duẫn hiền khô, không rượu, không trà, không cả cà phê thuốc lá, và nói năng lịch sự dịu dàng. Bạn bè lâu năm của ông Duẫn cũng xác nhận anh nầy là một ‘ông Phật đất’. Hoàn toàn không hề có chuyện gian díu với một người đàn bà nào. Bà Huyền cũng không nuôi ông Duẫn một ngày trong đời như bà nói, bà đã đặt chuyện, cứ nói mãi, nên tin là có thật.
Ông Tư mạnh dạn hỏi thẳng Duẫn: “Anh nghĩ sao, nếu tôi cưới bà Huyền, vợ cũ của anh?”
Ông Duẫn gãi đầu, và nói ngập ngừng: “Ô… ô, không nghĩ sao cả. Đó là chuyện riêng của bà ấy với anh. Tôi không can dự gì. Chúng tôi đã ly hôn lâu rồi. Tại sao anh hỏi tôi câu đó?”

Ông Tư hạ giọng: “Không phải tôi xin phép anh, mà tôi muốn hỏi ý kiến của anh về bà ấy. Nhận xét của riêng tôi, thì bà Huyền là một người đoan trang, trinh thục, hiểu biết, có trái tim nhân ái. Nhưng theo nhiều người khác thì đó là một trong ba bà ác độc nhất của thành phố nầy. Có thật vậy không?”

Ông chồng cũ của bà Huyền ngững mặt lên trời mà cười ha hả: “Khoan khoan, đừng nói thế mà tội cho người ta. Phần tôi, nếu không nói tốt cho bà ấy được, thì cũng không có quyền nói xấu. Tôi không dám có ý kiến gì cả. Có thể bà ấy không hợp với tôi, nhưng lại hợp với người khác. Có thể tại tôi bất tài, không tạo được hạnh phúc cho gia đình. Biết đâu, bà ấy với anh đồng điệu, hai người có thể tạo nên thiên đàng dưới trần thế nầy.”

Ông Tư ngại ngần và chùn chân, âm thầm lảng xa dần bà Huyền. Bà nầy biết được ý định, mắng ông Tư một trận nên thân, chưởi ông hèn nhát, bần tiện, keo kiết, không đáng xách dép cho bà. Ông Tư nghe xỉ vả chưởi mắng mà mừng húm. May mà chưa có cam kết gì với bà Huyền. Từ đó, ông đâm ra có thành kiến với bất cứ người đàn bà nào muốn tiếp cận với ông.

Ông Tư đã hết suy sụp tinh thần, tự tổ chức cho ông một đời sống có ý nghĩa, có nhiều niềm vui nhỏ nhặt trong đời sống, tránh xa mọi phiền toái của thế gian. Trong nhà ông treo một tấm biển lớn, chữ viết theo lối bút họa, ghi lời của một người bạn:
Có thì vui. Không cũng vui. Được mất đều vui.”

Tràm Cà Mau
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 25/Jun/2015 lúc 1:37pm
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22293
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 11/Jul/2015 lúc 9:16am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 12/Jul/2015 lúc 9:58am

Chuyện Giữa Khuya 


Tác giả sinh năm 1957, cư dân Santa Ana, công việc: làm nail. Tham gia viết về nước Mỹ từ 2011, với bút hiệu Hữu Duyên Nguyễn và bài "Cám Ơn Bố", bà đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2012. Sau đây là bài viết mới nhất của bà.
* * *
Trời đã khuya. Tôi cố dỗ giấc ngủ để sáng mai còn dậy sớm đi làm. Mấy câu thơ ấy thuộc lâu rồi bỗng dưng hôm nay trở về trong trí. Lúc chiều, tôi lỡ dại ăn một miếng Pizza, uống nửa lon Coca nên giấc ngũ bỏ đi chơi. Hết lăn qua rồi lộn lại trên giường, hai mắt cứ mở to không khép được. Đếm từ một đến một trăm mấy lượt vẫn không tác dụng gì. Ngày mai đã đầu tháng mười một, nhanh thật.

11:30PM, tiếng trò chuyện rì rầm ở phòng bên vọng sang, khi lớn khi nhỏ, khi nghe rõ khi chỉ nghe âm thanh lên xuống.

- “E…hèm…ngày mai đi lĩnh tiền, con dự định mua gì chưa?”
“Dạ rồi, bố ạ…”

Bố chồng và chú em chồng tôi vẫn chưa ngủ, họ đang bàn tính vụ gì thế nhỉ? Hai chữ “lĩnh tiền” kích thích sự tò mò, tôi vểnh tai nghe ngóng. Có tiếng xoẹt xoẹt khô khan, hình như chú em mở bóp.
“Còn vụ này mới quan trọng nè. Bố tính trước đi, nếu… (hạ giọng nghe không rõ). Bố định thế nào?
“Trước tiên mình sẽ mua căn nhà.”- Bố lên giọng.
- “Bố muốn mua nhà ở thành phố nào?”- Chú em ân cần.
“Dĩ nhiên phải mua ở Westminster hay Garden Grove cho gần khu Việt nam.” - Giọng Bố hồ hởi.

Tôi có nghe lầm không đây? Tai tôi đủ thính không nhỉ? Bố có tiền và định mua nhà ư? Tôi có nằm mơ không? Chuyện này thật bất ngờ. Chú em chồng và ông Bố chồng tôi ở chung một phòng, nhiệm vụ chú lo chăm sóc Bố, từng ly cà phê, tách trà, bửa ăn sáng. Căn phòng nhỏ chỉ đủ hai cái giường, một cái tivi ngay chính giữa, một cái bàn, vừa bày sách vở của chú em, vừa thuốc men, báo chí của ông Bố. Tiền già của Bố và tiền học chính phủ giúp cho chú em, mỗi người góp phân nửa đóng tiền nhà với vợ chồng tôi, còn bao nhiêu thì tiêu xài lặt vặt. Hai cha con hủ hỉ cũng vui, hết nghe Radio thì xem tivi. Ông Bố thường chia sẻ cho thằng con những ngày ở tuổi thanh niên, lúc được phong quan tiến chức kể cả thời gian ở tù cải tạo. Chú em chia sẻ lại những bè bạn, trường lớp hàng ngày, những quán cà phê hay những nhà hàng hoặc những món ngon ở đâu bán. Ở Mỹ như vậy là thuộc loại nghèo. Đúng, họ đâu dám đi ăn tôm hùm hay ăn “all you can eat của Nhật” vì những thứ đó thuộc loại xa xỉ. Mơ ước được đổi đời, hai bố con ngày nào cũng chung tiền mua mấy tờ vé số. Chẳng lẽ họ trúng số rồi. Tôi vểnh tai, thở nhè nhẹ, mong nghe rõ hơn: 
“Bố muốn mua nhà mấy triệu? Mua sắm xong còn lại cho bà con dòng họ mỗi người chút đỉnh, và gửi nhà băng cho Bố lấy lãi hàng tháng xài.” - Giọng chú em vẫn đều đều.
“Ừ… nhưng…(hạ giọng nghe không rõ?) con nghĩ sao?”
“Chuyện đó tính sau. Kế tiếp là mua ngay cho Bố chiếc xe đời mới, số tự động, bố lớn tuổi rồi mà lái xe số tay hoài nguy hiểm lắm.”
“Cũng được, lái xe đời 2014 thử xem sao, mà phải mua xe Toyota cho Bố nhé, và …….(nghe không rõ).”- Bố cười khùng khục trong cổ.
“Đừng Bố, mình ở Mỹ, xài đô la Mỹ phải mua xe Mỹ để ủng hộ Mỹ chứ Bố.”- Chú em phản đối.
“Xe Mỹ nghe nói mau hư lắm, chiếc xe thắng tay này của Nhật anh con mua cho Bố đã mười sáu năm rồi, chạy được hai trăm ngàn mile mà vẫn còn tốt chán.”
“Bố không thấy xe của anh Hai sao? Xe Ford của Mỹ đó chạy hơn hai trăm mile rồi vẫn im ru. Mười ba năm qua, anh lái xuyên bang mấy lần mà có hề gì đâu.”

Im lặng, chắc Bố suy nghĩ đến cái xe, tôi thầm nghĩ chú em đúng quá. Phải, nếu ai cũng ùn ùn mua xe Nhật thì hãng xe Mỹ đóng cửa sớm. Kéo theo một loạt những gì liên quan đến nền kinh tế Mỹ. Vợ chồng tôi có hai chiếc xe Mỹ, một chiếc Taurus năm 2002 và một chiếc Van 2001 vẫn còn chạy bình thường, chiếc nào cũng hơn hai trăm ngàn mile mà máy vẫn im ru.

Mọi người cứ rủ nhau mua xe Nhật, có một thời gian mấy hãng xe Mỹ ở Michigan đóng cửa, thất nghiệp hàng chục ngàn công nhân viên chức, kinh tế xuống trầm trọng. Nghe nói bây giờ lên lại rồi, cũng mừng. Chồng tôi bảo: “Xe Mỹ body cứng chắc hơn xe Nhật lại mạnh vì đa số sáu máy, nhưng hơi bị hao xăng. Mà cũng hao bao nhiêu đâu? Phải cho nghành xăng dầu buôn bán được nữa chứ!” 
“Bố ngủ chưa Bố?” – Chú gọi khe khẻ.
“Chưa. Con ngủ chưa?”-
“Con thức nên mới hỏi Bố nè. Nhớ lại lúc còn ở Việt nam khổ quá Bố nhỉ. Có chiếc xe đạp cà rịch cà tang hai bố con chở nhau đi tùm lum hết, hi hi.”

Chú em lại nhớ về những ngày khổ sở ở Việt Nam. Chú thường hay nhắc chuyện khó quên trong thời gian ăn bo bo, khoai độn. Tôi nhớ nhấtchuyện con heo: “ Năm ấy Bố còn học cải tạo ngoài Bắc, mẹ đi mua bán lung tung đủ thứ để nuôi đàn con bảy đứa. Ngày cháo, ngày cơm vậy mà các con cũng lớn khoẻ, tạ ơn Trời. Một hôm mẹ mang về con heo con vừa rã bầy (thôi bú ) của bạn mẹ bán trả góp. Mẹ nói: “ Ráng nuôi đến Tết bán có tiền kha khá cho các con ăn Tết và đi thăm nuôi Bố”. Mẹ phân công em lo cho heo ăn ngày hai bửa. Người còn không có ăn no, lấy gì dư ra mà cho heo ăn! Thức ăn của heo chỉ là nước lạnh, vài hạt muối và một nắm rau thái nhỏ. Nói rau cho sang chứ thực ra là khúc gốc già của cọng rau muống, già đến nỗi bức không đứt, khúc non người ăn, khúc già heo ăn, ha… ha. Nuôi được một tháng mà con heo chẳng lên ký nào! Nó ốm hơn lúc mới mang về vì bị tiêu chảy liên miên. Còn nhớ có lần Mẹ sai em mang thau thức ăn ra cho nó,em vừa bưng tới cửa chuồng chưa kịp để xuống thì nó đã chồm lên cái thau làm đổ cả ra đất. Em bật cười khi thấy nào là rau, cám, mấy hột cơm bám đầy đầu nó, mặt mũi nó tèm nhem. Cười chưa dứt mẹ đã ra tới bên cạnh thế là mẹ kéo vào đánh cho mấy roi tội không làm tròn bổn phận “cho heo ăn”. Em bị đòn vì nó mà lỗi tại nó chứ đâu phải tại em. Giận quá, em định đánh lại nó cho đỡ tức. Khi nó thấy em cầm cây chổi lông gà đến cửa chuồng, dường như hiểu chuyện nó rút vào vách, mũi “hịch, hịch, hịch” như muốn báo động với mẹ, ai nói ngu như heo, nó khôn quá đi (mọi người cười vang nhà.) Thế là em không đánh nó, vả lại em nghĩ: cái đít của em còn có chút thịt cho mẹ đánh, còn nó, nó chỉ có da với xương đánh chắc nó sẽ gảy xương nên em thôi. Nó ốm đến độ, nếu không nhìn vào hai lỗ tai thì ai cũng tưởng đó là con chó con hay con mèo! Ha… ha. Nghe chú kể mọi người cười đến chảy nước mắt, thời đó khổ thật…

Tiềng rì rầm bên phòng lớn hơn một chút:
“Mua nhà mới ở cho sướng nhé Bố. Mấy chục năm nay ở nhà cũ hoài, chán ghê.” - Hình như chú thở dài.
“Ừ, cho con kiếm nhà đấy. Con chịu là Bố chịu.”- Giọng Bố nhẩn nha.
“Phần trang trí nội thất thì để cho thằng Minh bạn con lo. Nó có mắt thẩm mỹ lắm. À, bố thích nhà sơn mầu gì?”- Chú em hào hứng.

Im lặng, (chắc Bố đang nhớ xem màu sơn nào đẹp nhất). Nếu tôi có quyền chọn lựa tôi sẽ chọn màu vàng chanh cho nó sáng, xung quanh phòng khách và phòng ăn sẽ gắn kiếng thuỷ cho có vẽ rộng hơn. Lỡ giận hờn nhìn vào thấy bản mặt khó coi thì bớt giận hi, hi. Có nhà mới, sướng thật, tôi mừng quá. Ông xã ngáy khò khò bên tai, tôi nghĩ thầm: “Chắc ổng biết mà ổng dấu mình, ngày mai nhéo mấy cái cho đau điếng mới được nha ông xã.”
“Con thích màu gì?”- Bố hỏi lại sau một lúc suy nghĩ.
“Dạ, con thích màu hồng cho ấm áp. Con thấy nhà Mỹ họ hay sơn màu hồng. Được không Bố?”
“Bố thích màu xanh mạ non cho tươi. Nhưng cũng phải hỏi ý kiến mọi người, vì Bố đâu sống đời mà chọn theo ý Bố.”- Bố lớn giọng.
“Không sao đâu Bố, cứ làm theo ý Bố vì nhờ có Bố tụi con mới được qua Mỹ. Bố đã chịu đói khổ khi ở tù rồi. Bây giờ phải ưu tiên cho Bố chọn”- Chú cười.

Lại im lặng, có lẽ hai người đang hình dung về căn nhà…? Bố ngáp dài.
“Á… à…Thật Bố cũng không bao giờ nghĩ rằng mình còn sống sót sau mười hai năm bị đày đọa ngoài Bắc. Chúng nó ác thật con ạ…”
“Dạ, Bố có kể cho gia đình nghe rồi, ghê quá Bổ nhỉ?”- Chú em ậm à.
“Ừ, lúc bấy giờ, quá đói khổ, tranh nhau từng con cào cào, con châu chấu, con sâu, con bọ để mà ăn cho có chất tươi vào người…Nếu Bố cuốc lên được con sâu đất thì Bố chia cho bạn Bố phân nửa, cả hai bỏ vội vào miệng nhai ngấu nghiến, nuốt thật lẹ, vì sợ chúng nó bắt gặp chúng nó cướp của mình đó con. Khốn thật”
“Ăn tanh không Bố? Chắc con ói quá…í…ẹ…” (có tiếng ụ..a của chú em)
“Lúc đấy ăn ngon hơn ăn tôm nướng bây giờ đấy, không có con gì mà các Bố tha, con nào nhúc nhích là ăn cả”
“Kể cả gián hả Bố?”
“Gián cũng không có cơ hội sống sót…”
“Oẹ, thôi Bố đứng nói nữa con ghê quá Bố”- Giọng chú xìu xuống.

Bố như quên hiện tại, đang chìm vào dĩ vãng, giọng đều đều:
- “Sấm Trạng Trình có một câu đã ứng nghiệm vào thời đó.”
“Con biết câu gì rồi”. Chú em hắng giọng đọc luôn câu sấm:
“Năm trăm đổi lấy một đồng. Người khôn đi học mà thằng ngu dạy đời!”

Bố khen chú nhớ giỏi rồi không cần biết chú có nghe hay không? Bố lại mơ màng về những ngày tù đày. Các câu chuyện này chúng tôi thuộc hết. Đêm nay Bố lại kể chuyện “Tiên học lễ, hậu học văn”: “ Bạn Bố bắt được con két, nuôi đến khi biết nói, nó học được câu “Biết rồi, nói mãi” (Trong phòng Bố người Bắc nhiều nên các bác hay nói với nhau câu ấy khi muốn kết thúc một vấn để gì.) Sau một ngày lao động các Bố được tập trung học chính trị vào buổi tối: Học để biết Bác và Đảng thương dân như thế nào? Chủ nghiã Các-Mác ra sao? Học để sớm giác ngộ cho được khoan hồng v…v…Con két cũng được theo vào lớp học. Khi anh Cán bộ đứng giảng thao thao trên bảng, chú két đập cách gào lên: “Biết rồi, nói mãi. Biết rồi, nói mãi…” Cả phòng không nín được cười, tiếng cười bị tắt trong cổ họng, dồn xuống bụng ai nấy đều cong người ôm bụng nhưng mặt thì cố ngẩn lên nhìn Cán bộ.

Anh ta tức tối, nhìn về hướng con két: “Bóp mõm nó mang lên đây. Đồ vô lễ.” Thế là con két bị thu nạp, mà các Bố lại bị một bài giảng lễ nghiã: “Các Bác có trình độ cao, các Bác có biết câu “Tiên học lễ, hậu học văn” không?”. Cả phòng im lặng vì đang nghĩ thương con két ngày mai sẽ bị lột da. Anh Cán bô cao giọng: “Các bác quên rồi sao Tiên ở trên trời còn phải học lễ. Hậu ở trong cung còn phải học văn nữa đấy…” Anh ta còn chưa dứt lời mọi người đã cười sặc sụa, cười mà không nén được nên phải sặc. Khổ thế mới nói, ngu mà lên làm thầy.”
- Hi…hi….hi- Chú bụm miệng cười. 

Có tiếng mở cửa phòng, chắc Bố đi ra ngoài. Khi Bố trở vào, chú em giật giọng:
“Bố nè, Bố nghĩ xem nên mua nhà lầu hay nhà trệt?” – Nãy giờ chú vẫn đang đeo theo căn nhà.
“Nhà trệt tốt hơn, mọi người cùng ở chung một tầng dễ dòm ngó nhau.”- Bố khục khặt ho…
“Ngày mai Bố đi Bác sĩ nhớ khai bị ho nhé Bố”- Chú em nhắc.
“Ối giời…Không cần khai, ổng nghe húng hắng ho là ổng biết rồi. Ông Trung Chỉnh này tưởng chỉ hát giỏi thôi mà còn là Bác sĩ giỏi nữa đấy”

Im lặng, có tiếng rót nước. Hình như chú em ngồi dậy:
“Bố có cần trà nóng không?”
“Không, chỉ một vài ngụm nước lọc là thấm giọng rồi con ạ”
“Nếu mua nhà trệt thì phải kiếm nhà năm phòng ngũ và ba phòng tắm hả Bố? Mới đủ ở cả gia đình” – Chú tính toán
“Dĩ nhiên rồi, hay là mình mua đất rồi xây lên cho vừa ý. Con nghĩ sao?”- Bố gợi ý.

Có tiếng vỗ tay nhè nhẹ đủ nghe.
“Ý kiến Bố hay thật. Mua đất xây được thì tốt, mình xin phép xây năm phòng M***ter Bedroom. Hí hí, sướng thật”-

Không nghe Bố nói gì, chú em tiếp:
- Xây hồ bơi, và phòng tập thể dục như các câu lạc bộ để thuận tiện tập tành giữ gìn sức khoẻ nhé Bố.
Bố ậm ừ.

Tôi mừng rơn, mua đất xây nhà là ước mơ của tôi bao lâu nay. Xây một phòng khách lớn, phòng gia đình xem Tivi. Cái Tivi phải thật to, gắn vào tường, không thể thiếu dàn âm thanh xịn để hát Karaôkê cho hay và khi xem phim thì tiếng động vang như ở rạp. Nhà bếp phải có hệ thống hút mùi mạnh để khi nấu lẫu mắm không bị hôi nhà. Phòng v ệsinh trang bị toàn bộ tối tân, vòi nước rửa tay chỉ cần đưa tay vào là tự động nước chảy như ở trong mall. Bồn cầu ngồi phải có nút bấm cho xoa bóp phần mông và nước xịt rửa đít tự động, khỏi dơ tay. Ôi, mỗi tháng họp mặt gia đình, bạn bè một lần. Xây năm phòng M***ter Bedroom là số một rồi. Phòng ai nấy lo giữ gìn lau dọn vừa khoẻ lại vừa sang trọng, quý phái ai thích gì thì tự trang trí lấy khỏi ý kiến ý cò gì cho mệt. Hi Hi
“Còn vụ xe, Bố muốn màu đen cho sang nhé.”
“Dạ, Bố muốn gì cũng chìu hết, Bố là ưu tiên một đấy, nhưng…mua xe Mỹ nhé Bố, bày tỏ lòng yêu nước mà Bố, nước Mỹ tốt với mình quá Bố thấy không? Vả lại mình là công dân Mỹ phải ủng hộ Mỹ!” - Chú em vẫn kiên nhẩn thuyết phục Bố mua xe Mỹ.
“Ái dà…Thì cũng được, xe Mỹ hay Nhật gì cũng là phương tiện cho mình đi thôi. Quan trọng là nước nào giúp mình, con nói đúng. Quyết định vậy đi”

Chú em vỗ tay reo nhỏ:
“Quyết định vậy đi. Cứ thế mà làm nhé Bố. Good night Bố”- 

Im lặng, Tôi nghĩ: Chắc chắn Bố và chú em đã trúng số! Ố là la…trúng số rồi, trúng số rồi. Nhưng trúng bao nhiêu? Trúng hồi nào? Đã lĩnh tiền chưa? Sao mình không biết? À, hình như Bố nói thứ hai lĩnh tiền. Tôi mừng rơn, thế nào cũng sẽ có Iphone, I Pat và cái Computer mới của Đaị hàn sắp sản xuất cuộn tròn lại được mà nhẹ nữa. Nghe ông xã nói hình như cấu tạo toàn bằng chất gel. Nếu có được cái laptop đời mới ấy mình sẽ siêng viết truyện hơn, ôi sung sướng quá. 

Phòng bên im lặng, đồng hồ chỉ 3:40 AM. Tôi lăn qua, lộn lại trong căn nhà mới rồi ngũ thiếp đi với cái láptop cuộn tròn.

****
8:00 AM.
“Good morning” – Tôi chào chú em khi chú đang pha cà phê cho Bố.
“Good morning chị. Chị chuẩn bị đi làm hả?”- Chú nhìn tôi.

Tôi nghĩ thầm chắc chú sẽ bật mí cho mình biết đây. Tôi nhìn chú cười… Trời đất, mắt chú thâm quầng, mặt hốc hác.
“Đêm qua chú không ngủ được, có mệt lắm không?”- Tôi quan tâm.
“Sao chị biết, em thức đến gần bốn giờ sáng mới ngũ, nên hơi mệt.” – Chú ngạc nhiên hỏi lại.
“Chị nghe Bố và chú nói chuyện.”- Tôi bí mật.

“Chị nghe hết rồi hả?” – Chú giật mình.
“Hình như Bố và chú dự định mua nhà và xe mới phải không?”- Tôi hạ giọng, liếc vào phòng sợ Bố biết thì bảo tôi nhiều chuyện.
“Dạ đúng, tai chị thính quá nhỉ. Chị cũng không ngủ được đêm qua?”- Chú ngạc nhiên.

Tôi kéo chú ra phòng khách.
“Nói thật cho chị mừng với, em và Bố trúng số hả?”
“Cái gì?”- Chú hỏi lại như nghe không rõ.
“Thôi đừng dấu chị. Chị nghe hết rồi, trúng bao nhiêu vậy?”- Tôi tò mò.
“Đâu có.”- Chú tỉnh bơ.

Tôi nghĩ có lẽ Bố bảo dấu. Nghe nói ai trúng độc đắc cũng dấu kỹ lắm rồi dọn đi tiểu bang khác sống để mọi người không biết mình trúng số. Lạ nhỉ giống như “lấy thúng úp miệng voi” vậy. 
“Không trúng số vậy sao tính mua nhà, mua xe tùm lum?” -Tôi chưa chịu thua.
“Chị ơi, chị nghe mà nghe thiếu ba chữ “nếu trúng số” ha…ha …ha.”- Chú em bật cười, vừa đi vừa ngoái lại nhìn.

Miệng tôi méo xệch, nguýt chú một cái dài cho đỡ quê… 

Nguyễn Thị Hữu Duyên
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22293
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 19/Jul/2015 lúc 9:49pm
Đứa Con Của Biển    <<<<<<
Trần Trung Đạo
Thanh Phương diễn đọc


Little%20boy%20play%20on%20the%20beach


Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 19/Jul/2015 lúc 9:56pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 126 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.408 seconds.