Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Chuyện Linh Tinh
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Đời Sống - Xã Hội :Chuyện Linh Tinh  
Message Icon Chủ đề: THÁNG TƯ ĐEN...... VÀ TẤT CẢ.. Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 108 phần sau >>
Người gởi Nội dung
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23670
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 09/Apr/2019 lúc 2:03pm

Tấm Thẻ Bài



   

 

 

 



 

 

 

 

Mẹ qua đời tôi chưa tròn một tuổi
Sống với bà, nhờ chén nước cơm vo
Cha cải tạo, không biết đến bao giờ?
Từ giặc chiếm phải xa cha, lìa mẹ!

Tôi không được vào trường như bạn trẻ
Bởi con “ngụy” liên hệ tội của cha
Ăn không no, bà yếu sức tuổi già
Sống lây lất bo bo thay cơm cháo

Cay đắng nào hơn, tuổi vừa lên sáu
Bà qua đời trong khốn khổ, ốm đau!
Tôi lang thang bươi rác, ngủ gầm cầu
Kiếm từng bữa, ngày qua ngày tiếp nối

Lất phất mưa bay, trời chạng vạng tối
Chị hàng rong dừng gánh, ở bên đường
Cho gối xôi, mắt ấm áp tình thương...
Ôi hạnh phúc, nghẹn ngào tôi bật khóc!

Và từ đó đời bớt phần cô độc
Sống với chị, nhờ vào gánh hàng rong
Lâu lắm rồi, giữa đêm tối mùa đông!
Bờ sông vắng, tôi lên xuồng ba lá

Trước, sau xuồng có hai người khách lạ
Họ bơi nhanh từ sáng đến xế chiều
Qua những vùng thôn hoang vắng đìu hiu
Trời khuất núi, xuồng vẫn chưa ghé bến

Tôi không hỏi đi đâu, bao giờ đến?
Qua đồng xanh lác đác cụm trâm bầu
Bông súng vàng hơn hớn dưới đầm sâu
Cá nhảy ngược, dầm bơi làm quấy động

Gió vi vu, xuồng lướt êm trên sóng
Tôi lặng thinh, ngắm đếm những sao trời
Chăm chú nhìn chờ sao xẹt, đổi ngôi…
Thành Tâm nguyện, sẽ ứng linh lập tức

Tiếng ai gọi? Bàng hoàng tôi chợt thức!
“…Con ơi con, hãy tỉnh giấc đi con
Cha đây! Con tôi thân xác gầy còm
Tuổi thơ dại, sớm chịu nhiều đau khổ…”

Chị thiết tha, vuốt tóc tôi bảo nhỏ:
“…Gọi đi em, người đó chính là cha…”
Tôi ôm cha, mắt lệ mãi chan hòa!
Cha ôm tôi trong vòng tay trìu mến!

“…Ngày cha ra đi, Miền Nam giặc chiếm…
Bà qua đời rồi con sống với ai?
Nhận ra con nhờ có tấm thẻ bài
Là di vật cuối cùng cha để lại…” 

Hôm nay đây, mình tôi nơi hải ngoại!
Tuy bạn bè và đồng đội rất đông
Đoàn tựu rồi, vẫn cách núi ngăn sông…
Nhưng cùng dạ, chung lòng cho Chánh nghĩa

DƯ THỊ DIỄM BUỒN

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23670
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 10/Apr/2019 lúc 10:32am

Người Góa Phụ Giờ Thứ 25


Phạm Tín An Ninh

Tôi gặp chị trong buổi họp mặt của các anh Khóa 17 Võ Bị Đà Lạt, được tổ chức  tại một nhà hàng ở thành phố Westminster, Nam Cali, nhằm kỹ niệm 55 năm ngày mãn khóa. Vợ chồng tôi có chút cơ duyên được xếp ngồi cùng bàn với chị. Qua đôi lời chào hỏi đầu tiên, chúng tôi biết chị từ Việt Nam mới sang theo lời mời của Ban Tổ Chức, muốn dành cho chị một ân tình đặc biệt để có cơ hội gặp lại những người bạn cùng khóa Lê Lai với phu quân của chị, Cố SVSQ Đoàn Đình Thiệu.

Sau nghi thức chào quốc kỳ là một lễ tưởng niệm những vị đồng môn đã hy sinh trong không khí rất trang trọng, cảm động và mang nhiều ý nghĩa. Trên bàn thờ, phía sau những ngọn nến lung linh là hình phóng lớn của tấm bia đá tưởng niệm có khắc đậm tên 79 vị sĩ quan Khóa 17 đã lẫm liệt hy sinh trong cuộc chiến. Tấm bia này là một kỳ công được các cựu SVSQ Khóa 17 thực hiện và dựng tại Công viên Victor Memorial Veterans Park, thuộc Thành phố Greer, Tiểu Bang South Carolina, Hoa Kỳ từ tháng 6 năm 2008.

Khi chị Thiệu cùng một số cô nhi quả phụ khác của Khóa 17 được mời lên thắp hương trước bàn thờ tử sĩ và nhận món quà lưu niệm của Khóa, qua lời giới thiệu của người điều khiển chương trình, chúng tôi được biết nhiều hơn về chị. Và trong số những cô nhi quả phụ cùng đứng chung với chị chúng tôi còn nhận ra cháu Võ Hải, trưởng nam của Đại Tá Võ Toàn, vị đại tá duy nhất của Khóa, đã hy sinh cũng vào giờ thứ 25 khi Quân Đoàn I di tản, đến bây giờ chưa biết thân xác nằm  ở  nơi đâu;  và phu nhân  của Trung Tá Võ Vàng,  một cấp chỉ huy nổi tiếng trong Binh chủng Biệt Động Quân, đã bị kẻ thù sát hại dã man tại trại tù Kỳ Sơn – Quảng Nam, sau 1975.

Thiếu Tá Đoàn Đình Thiệu tử trận tại Phú Lâm vào khoảng 12giờ 30 trưa ngày 30.4.75, hơn một giờ sau lệnh “buông súng” của Tướng Dương Văn Minh. Khi ấy anh là Tiểu Đoàn Phó của Tiểu Đoàn 86 BĐQ mà Tiểu Đoàn Trưởng là Thiếu Tá Trần Tiễn San, một niên đệ Khóa 19 Võ Bị của anh.

Trước khi ra đơn vị này, Thiếu tá Thiệu phục vụ nhiều năm tại TTHL Biệt Động Quân Dục Mỹ với chức vụ Trưởng Khối Yểm Trợ. Do quyết định của Tướng Đỗ Kế Giai, Chỉ Huy Trưởng Binh chủng Biệt Động Quân, một số sĩ quan phục vụ lâu năm tại quân trường hay giữ những phần hành tham mưu được điều động hoán chuyển ra các đơn vị tác chiến.  Cuối năm 1974, đúng vào lúc Thiếu Tá Thiệu nhận lệnh hoán chuyển,  tại TTHL/BĐQ đang có Liên Đoàn 8/BĐQ vừa mới được thành lập với đa phần quân số từ các Tiểu Đoàn 7, 9, 11 Quân Cảnh giải tán bổ sung cho Binh chủng Biệt Động Quân, nên nhân tiện, ông xin ra phục vụ ở đơn vị tân lập này. Vì ở quân trường và đảm trách một phần hành tham mưu khá lâu, nên khi ra đơn vị tác chiến, ông không thể đảm nhận một chức vụ chỉ huy ngay trong thời gian ban đầu, do đó ông tìm gặp Thiếu Tá Trần Tiễn San, Tiểu Đoàn Trưởng TĐ 86 và ngỏ ý muốn được về làm Tiểu Đoàn Phó cho Thiếu Tá San, một niên đệ Khóa 19, mà lúc còn trong trường Võ Bị Đà Lạt, ông có trách nhiệm hướng dẫn, dạy dỗ với tư cách niên trưởng. Biết ông là niên trưởng lại có thâm niên cấp bậc hơn mình, Thiếu Tá San muốn giúp đỡ, nhưng rất e ngại nên đề nghị ông phải làm đơn gởi lên Thiếu Tướng CHT/BĐQ để trình bày nguyện vọng của mình. Cuối cùng ông được toại nguyện. Để nhận Thiếu Tá Thiệu về làm Tiểu Đoàn Phó cho mình, Thiếu Tá Trần Tiễn San còn phải giải quyết một vài khó khăn tế nhị khác. Vì lúc ấy Tiểu Đoàn đã có Tiểu Đoàn Phó là Đại Úy Phan Trí Viễn. Thiếu Tá San đã năn nỉ Đại Úy Viễn sang làm Trưởng Ban 3 Tiểu Đoàn và xin Liên Đoàn nhận anh Đại Úy Trưởng Ban 3 cũ về giữ một chức vụ tại BCH/ Liên Đoàn. Thông cảm cho anh, tất cả đều vui vẻ chấp nhận sự sắp xếp của anh.

Kính nể một niên trưởng có tư cách, Thiếu Tá San đã dành cho vị Tiểu Đoàn Phó nhiều ưu ái đặc biệt. Có điều đúng vào thời điểm Thiếu Tá Thiệu ra đơn vị, cuộc chiến đang ở giai đoạn khốc liệt nhất. Sau khi Mỹ bất chấp những phản đối của VNCH, đã tự cho mình ngồi ngang hàng với Cộng Sản Bắc Việt và đơn phương nhượng bộ quá nhiều điều trong Hiệp Định Paris ký kết ngày 27.1.1973, chứng tỏ ý định sớm bỏ rơi đồng minh, phủi tay cuộc chiến.  Lợi dụng điều này, Cộng quân đã ồ ạt tung nhiều sư đoàn với lực lượng chiến xa, từ miền Bắc và Lào, theo đường mòn ************ xâm nhập Nam Việt Nam, đồng loạt mở các cuộc tấn công qui mô vào các đơn vị phòng thủ của ta. Phước Long là tỉnh đầu tiên bị thất thủ vào ngày 6 tháng 1/1975  nhưng không có bất cứ dấu hiệu nào từ phía Hoa Kỳ can thiệp hay phản đối CSBV vi phạm hiệp định,. Điều này đã báo hiệu cho số phận của VNCH.

Liên Đoàn 8 BĐQ ban đầu đặt dưới quyền chỉ huy của Đại Tá Vũ Phi Hùng, với ba vị tiểu đoàn trưởng  đều là niên đệ Võ Bị của Thiếu Tá Đoàn Đình Thiệu. Thiếu Tá Nguyễn Văn Nam (K.20) TĐT/TĐ 84, Thiếu Tá Trần Tiễn San (K.19) TĐT/TĐ 86, và Thiếu Tá Nguyễn Hữu Mạnh (K.20) TĐT/TĐ 87. Thiếu Tá Thiệu chọn về làm Tiểu Đoàn Phó cho một niên đệ Khóa 19, là khóa đàn em có nhiều gắn bó và xem như học trò của Khóa 17 thời họ còn là những sinh viên sĩ quan.

Dù chưa được trang bị và huấn luyện đầy đủ, Liên Đoàn nhận lệnh của Bộ TTM di chuyển về Sài gòn để giữ an ninh trong dịp Tết nguyên đán. Liên Đoàn đặc trách phòng thủ khu vực từ QL 1 đến  QL 4, ngoại trừ TĐ 84 đặc trách một khu vực kế cận. Vào những ngày đầu tháng 4/75, Liên Đoàn 8 BĐQ thường phối họp cùng Lữ Đoàn 4 Nhảy Dù tân lập mở các cuộc hành quân vào Mật khu Lý Văn Mạnh và đã phát giác có sự hiện diện của nhiều đơn vị chính quy Bắc Việt đang hoạt động, ém  quân tại đây.

Để đề phòng cho trường hợp bị tấn công bởi các đại đơn vị này của địch, Đại tá Vũ Phi Hùng, Liên Đoàn Trưởng bàn bạc với các Tiểu Đoàn Trưởng, vạch ra một kế hoạch ứng phó khi tình hình trở nên nguy ngập, được gọi là kế hoạch “Bravo”: Các tiểu đoàn tự rút về Giáo xứ Tân Phú của Linh Mục Đinh Xuân Hải để tái phối trí và tiếp tục chiến đấu tại đây.

Khoảng hai tuần lễ sau đó, Sư Đoàn 106 BĐQ được thành lập, với vị Tư Lệnh là Đại Tá Nguyễn Văn Lộc. Đại Tá Vũ Phi Hùng, Liên Đoàn Trưởng Liên Đoàn 8 BĐQ được chỉ định giữ chức vụ Tham Mưu Trưởng, và bàn giao Liên Đoàn cho Trung Tá Chung Thanh Tòng từ BĐQ Vùng I di tản.

Ngày 27/4/75 Cộng quân mở các cuộc tấn công liên tục vào tuyến phòng thủ của Tiểu Đoàn 84 và 87. Hai vị Tiểu Đoàn Trưởng xuất sắc cùng xuất thân Khóa 20 VB đã anh dũng điều quân chiến đấu, yểm trợ cho nhau để giữ vững phòng tuyến. Lực lượng địch quá đông và có chiến xa T 54 hỗ trợ, trong khi bên ta đã có nhiều binh sĩ thương vong, đạn dược cạn dần. Đến tối ngày 29/4/75 tình trạng trở nên tồi tệ hơn nên các đơn vị đề nghị thực hiện kế hoạch “Bravo”, rút về Giáo xứ Tân Phú lập tuyến phòng thủ mới như đã dự trù. Nhưng Đại Tá Vũ Phi Hùng từ BTL/SĐ 106 cho biết kế hoạch này không thể thực hiện được nữa, vì nhiều đơn vị Cộng quân đã thâm nhập vào Sài gòn từ các hướng khác.

Trong tình huống này, vẫn không có cách nào khác hơn, sáng sớm ngày 30/4 Liên Đoàn ra lệnh bằng mọi giá phải mở đường máu lui binh về hướng Sài gòn. Tiểu Đoàn 84 của Thiếu Tá Nguyễn Văn Nam lúc ấy đang bố trí dọc theo xa lộ Đại Hàn, bị áp lực nặng nề nhất do nhiều chiến xa của địch bao vây tấn công liên tục. Tiểu Đoàn 87 của Thiếu Tá Nguyễn Hữu Mạnh rút ra từ Mật Khu Lý Văn Mạnh, mở đường cho BCH/ Liên Đoàn và Tiểu Đoàn 86 của Thiếu Tá Trần Tiễn San vừa rút ra sau cùng, vừa làm lực lượng án ngữ bọc hậu.  Cuộc lui binh rất khó khăn trong lúc bị địch quân bao vây, tấn công  từ mọi phía.

Thiếu Tá San ra lệnh cho Tiểu Đoàn Phó Đoàn Đình Thiệu thu nhặt hết số súng thặng dư bỏ vào ụ súng cối 81 ly để thiêu hủy. Pháo Đội Pháo Binh trong căn cứ BCH/ Liên Đoàn có bốn khẩu đại bác 105 ly, nhưng mỗi khẩu chỉ còn một quả đạn trong nòng. Thiếu Tá San cho lệnh bắn trực xạ vào những điểm địch quân tấn công mạnh nhất, sau đó phá hủy súng, và yêu cầu Pháo Đội rút theo BCH/ Liên Đoàn. Tiểu Đoàn phải mở đường máu để có thể thoát ra khỏi vòng vây của địch, nên tất cả thương binh đành phải bỏ lại phía sau. Trong lúc vừa điều quân vừa chiến đấu, Thiếu tá San bị thương ở mặt, phải bò đến một mô đất tạm ẩn nấp để tự băng bó.  Đúng lúc ấy,  Trung Úy Đoàn Ngọc Lợi (K.26VB), Đại Đội Trưởng ĐĐCH chạy đến báo cáo là Niên trưởng Đoàn Đình Thiệu vừa mới hy sinh bên bờ ruộng. Ông bị bắn đứt động mạch ở chân.  Mấy người lính trung thành ngỏ ý cõng ông theo, nhưng ông khoác tay, bảo “chạy gấp đi, anh không thể sống được!” Trung Úy Lợi còn cho biết, trước khi nhắm mắt ông hỏi Lợi: “Moa chết rồi ai sẽ nuôi vợ con đây?” Lúc ấy khoảng 12 giờ 30 trưa ngày 30/4, sau đúng một giờ Tướng Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng!

Sau đó Thiếu Tá San cùng nhiều cấp chỉ huy khác bị bắt đưa vào làng. Vì bị thương ở đầu, máu ra nhiều, nên anh được cho về, gia đình đưa vào điều trị tại Bệnh viện Triều Châu. Một ông chú nghe tin vào thăm, biếu anh 30.000 đồng. Anh cho người nhà tìm gặp gia đình Thiếu Tá Đoàn Đình Thiệu báo tin về cái chết của người niên trưởng. Chị Thiệu tìm đến thăm anh và hỏi kỹ địa điểm anh Thiệu đang nằm để đi tìm. Anh San chỉ dẫn, chia buồn và biếu chị Thiệu 30.000 đồng mà ông chú vừa mới cho anh.

Theo lời kể của chị Thiệu, vì tình hình lúc ấy rất hỗn loạn, tiếng súng vẫn còn nổ khắp nơi, nhiều đơn vị của ta không chịu buông súng và vẫn tiếp chiến đấu, nên chị không dám đi tìm anh Thiệu, hơn nữa chị cũng không rành đường sá ở đây,  đành phải nhờ cậu em trai, dùng xe Honda len lỏi tìm đến vị trí mà Thiếu Tá San chỉ dẫn. Cậu em tìm được xác anh Thiệu, nhưng không thể tìm được bất cứ một phương tiện nào để chuyên chở, và cũng không biết sẽ chở về đâu, trong tình thế lúc này. Cuối cùng, rất may mắn, một anh tài xế xe rác nặng tấm lòng với QLVNCH, đã vui vẻ nhận lời giúp đỡ. Sau khi đổ hết rác trên xe xuống vệ đường, theo sự hướng dẫn của cậu em chị Thiệu, nhưng cũng rất nhiều khó khăn, anh tài xế mới đưa xe đến được vị trí, nơi anh Thiệu nằm. Sau một lúc thảo luận, cuối cùng hai anh chở xác Thiếu Tá Thiệu đến Nhà Thờ Bùi Phát để nhờ giúp đỡ. Và cũng rất may mắn, đã gặp đúng một vị linh mục nhân từ. Cha Trần Quốc Phú vui vẻ nhận lời, đứng ra tẩm liệm và chôn cất Thiếu tá Thiệu ngay trong khu đất của nhà thờ.

Chị Thiệu thường xuyên đưa các con đến đây thăm viếng và xây lại ngôi mộ cho chồng. Mấy năm sau, chị xin hỏa táng, và mang tro cốt anh về thờ tại tư gia ở Mỹ Tho. Lúc Thiếu Tá Thiệu mất, anh chị có ba con, hai trai 9 và 7 tuổi, cô con gái út chưa tròn 12 tháng. Sau này, cháu trai lớn mất, cháu gái định cư ở Úc.  Hiện nay chị sống với cậu con trai thứ tại Mỹ Tho, quê hương của chị. Điều đáng ngưỡng mộ hơn, khi chồng hy sinh, chị còn khá trẻ, nổi tiếng có nhan sắc, nhưng không hề bước thêm một bước nào nữa, ở vậy nuôi dạy các con trong hoàn cảnh vô cùng khó khăn, nghiệt ngã. Cả hai cháu đều nên người, thành đạt, hiếu thảo và luôn sống với niềm tự hào về người cha Võ Bị, từng sống rất tư cách và chết hiên ngang.

Cuộc chiến Việt Nam đã gây ra biết bao đau thương tang tóc. Vào giờ thứ 25 của cuộc chiến có biết bao nhiêu người đàn bà trở thành góa phụ, biết bao đứa con thơ  trở thành cô nhi, nhiều cháu chưa hề biết mặt cha mình. Không những không được hưởng bất cứ một ân sũng nào của quôc gia khi chồng, cha hy sinh cho Tổ Quốc mà họ còn bị kẻ thù phân biệt đối xử, nhục mạ và phải đương đầu với muôn vàn khó khăn trong cuộc sống. Những người như chị Đoàn Đình Thiệu rất xứng đáng để chúng ta biết ơn và ngợi ca. Sự hy sinh nào của những người lính, hay vợ con của lính, cũng đều tiềm ẩn những ý nghĩa cao quý, cho dù những cái chết vô danh, không được truy thăng hay chôn cất theo lễ nghi quân cách. Với Tổ Quốc và lịch sử dân tộc, những hy sinh dù trong âm thầm, vẫn mãi mãi là điều bất diệt.

Viết những dòng này, xin được thay bó hoa hồng tươi thắm nhất, gởi đến Chị Đoàn Đình Thiệu và các cháu cũng như những cô nhi quả phụ khác của giờ thứ 25, lòng tri ân và ngưỡng mộ của những người một thời từng là đồng đội, là huynh đệ của phu quân các chị, người cha đáng kính của các cháu. Và xin cầu chúc những điều tốt đẹp nhất cho những người đã sẵn sàng chấp nhận những số phận nghiệt ngã, hy sinh, nhưng vẫn luôn hãnh diện có chồng, cha là lính chiến VNCH, đã dám chết cho quê hương, dân tộc.


Phạm Tín An Ninh

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23670
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 11/Apr/2019 lúc 11:07am

BÀ MẸ ĐIÊN BÁN MÁU Ở SÀI GÒN

Image%20result%20for%20BÁN%20MÁU

Khác với phần lớn loài người trên trái đất, sau 1975 tại Việt Nam, bán máu là một nguồn sinh kế tự nhiên bên cạnh mồ hôi và nước mắt. Bao nhiêu chuyện thương tâm đã xảy ra trong thời gian và trên đất nước.

Rời Việt Nam, tôi mang theo câu chuyện về một bà mẹ bỏ vùng Kinh Tế Mới về Sài Gòn tìm chỗ sống. Mẹ giăng tấm vải dầu trên góc đường Trần Hưng Đạo để che nắng che mưa cho bầy con thơ đói khổ. Mẹ bán tất cả những gì mẹ có thể bán kể cả máu của mình để mua sữa cho con và khi con chết bà trở thành người điên.

Tôi viết câu chuyện thành thơ sau khi định cư ở Mỹ. Nhạc sĩ Vĩnh Điện phổ bài thơ thành ca khúc và hát trong buổi giới thiệu Chính Luận ở Washington DC hôm 13 tháng 9 năm 2014. Sau 10 năm không hát trước công chúng, nhạc sĩ tuổi ngoài 70 tuổi ôm đàn đứng hát trong một chiều thu mưa nhẹ ở xứ người.

Sâu lắng giữa một hội trường náo nhiệt hôm đó là tiếng hát của nhạc sĩ Vĩnh Điện vọng lên từ buồng phổi đã nhiều năm thở không khí ngục tù, và trong mỗi lời thơ ông phổ có một niềm u uất của riêng anh cho quê hương, cho đồng bào khốn khổ và nỗi căm giân những kẻ đang gây ra nạn diệt chủng Việt Nam.

Những giọt nước trong veo vẫn chảy dù giữa một dòng sông đục ngầu trong mùa lũ lụt. Tương tự, với tâm tỉnh lặng, chúng ta sẽ không còn bị chi phối bởi những tiếng động, tiếng cười nói chung quanh mà chỉ còn lại trong lòng tiếng khóc than của bà mẹ điên trên “vỉa hè Đồng Khởi”.

BÀ MẸ ĐIÊN

Có lần tôi đi ngang
Qua vỉa hè Ðồng Khởi
Một bà ôm chiếc gối
Ðứng hát như người say

Khoan chết đã con trai
Mẹ còn chờ mua sữa
Mai Ba về có hỏi
Mẹ biết nói sao đây

Người biết chuyện cho hay
Chồng bà đưa ra Bắc
Từ khi con trai mất
Bà trở thành người điên

Nhà bà là mái hiên
Tấm vải dầu che nắng
Sớm chiều khoai với sắn
Heo hút với bầy con

Bà ngày một héo hon
Bỏ vùng kinh tế mới
Về Sài Gòn chen lấn
Giữa cuộc đời đắng cay

Ðứa con út ốm đau
Vẫn hằng đêm đòi sữa
Chẳng còn gì bán nữa
Ngoài giọt máu mẹ cha

Khi trời vừa sáng ra
Bà lại lên Chợ Rẫy
Lần nầy lần thứ mấy
Bà bán máu nuôi con

Trên đường về đi ngang
Ghé cửa hàng mua sữa
Bà gục người trước cửa
Suốt đêm mà không hay

Ðứa con út đang đau
Chờ mẹ về chưa tới
Qua đời trong cơn đói
Thiếu cả một vòng tay

Khi bà về tới nơi
Thì con mình đã chết
Bà ôm con lạnh ngắt
Ðứng hát như người say

Khoan chết đã con trai
Mẹ còn chờ mua sữa
Mai Ba về có hỏi
Mẹ biết nói sao đây

Ðêm qua tôi nằm mơ
Thấy mình ôm chiếc gối
Ðứng trên đường Ðồng Khởi
Và hát như người điên.

Trần Trung Đạo

Youtube:

Facebook:

https://www.facebook.com/trantrungdao/videos/vb.100000419874304/1413289248695057/?type=3&theater
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23670
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 12/Apr/2019 lúc 9:36am

gặp lại bạn xưa


Từ Bắc Âu sang Cali thăm con
Bất ngờ gặp lại mày giữa Little Saigon
người đông như hội
Hơn 30 năm rồi mày vẫn nhận ra tao
Dù bây giờ cả hai thằng đều già nua quá đỗi
Mày – thằng pilot trực thăng
một thời hào hoa sôi nổi
Giữa mùa hè 1972
đã bốc tao ra từ vùng lửa khói
giặc vây cả tuần trên đỉnh Ngok Wangk
đèo heo gió thổi
Còn tao – thằng lính bộ binh rẻ mạt hết thời
Ðầu mùa mưa 1973
dù chưa có lệnh “Mặt Trời” (1)
dám đem cả tiểu đoàn cứu mày
rớt tàu ở tuyến đầu Võ Ðịnh
Nợ nần vừa huề nhau, tao bị thương
mày bất ngờ nhận lệnh
thuyên chuyển về căn cứ Phan Rang
Chiến cuộc tiếp tục leo thang
Cho đến lúc tan hàng, hai thằng vẫn chưa kịp
kết tình tri kỷ
Sau 30 năm trên địa hình bao la nước Mỹ
Không có bản đồ mày vẫn tìm được
điểm đứng của tao
Ngày xưa, khi bay bỗng trên cao
Mỗi lần tìm tao mày đều xin cho mày
một “nàng Thúy Kiều áo đỏ” (2)
Lac. Long ơi, bây giờ Bắc Ðẩu tao còn nghe mày
năm trên năm – rất rỏ
Giọng nói của mày vẫn hào khí như xưa
Cali, tháng sáu, trời còn mưa
Ngồi trong quán cà phê
Tao cứ ngỡ như ngày nào ở bãi B15
Hai thằng chờ đến giờ G
Mày đổ quân tao vào Chu Pao, Trung Nghĩa
Ngồi giữa Kontum hoang tàn khói lửa
Tao với mày chia nhau từng ngụm cà phê
Cuộc chiến buồn lê thê
Tao leo núi lội rừng không biết ngày về
Mày đổ quân, bao vùng, coi bầu trời như
cái sân trường thời còn đi học
Một thời tung hoành ngang dọc
Có thằng nào nghĩ đến phút cuối tang thương
Tao vào tù- Mày bay tàu lần cuối ra đại dương
Ðể 30 năm mất quê, lưu lạc
Giờ ngồi đây, nhắc nhau một thời trận mạc
Mày tiếc bầu trời của mày
Tao nhớ rừng núi của tao
Ðiểm danh đám bạn bè, ai còn ai mất
Ðứa ở quê nhà khổ nghèo, thương tật
Thằng ra đi cũng đủ thứ trần ai
Ðau đớn thay, những thằng lính chưa một lần chiến bại
Mà cuối cùng phải đành đập tàu, bẻ súng
Mày uống đi – Cà phê có đường sao tao thấy đắng
Giữa Little Saigon tao bỗng nghe tiếng rừng núi lao xao
Lạc Long ơi – Tao đang ở hướng hai giờ
Mày có nhận ra tao
Mày đáp đi – Tao đã cho mày một “nàng Thúy Kiều aó đỏ” (2)

Phạm Tín An Ninh

(1) Cấp chỉ huy
(2) Trái khói màu đỏ

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7169
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 14/Apr/2019 lúc 8:40am
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23670
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 15/Apr/2019 lúc 8:47am

Tháng Tư


 



 

 

 

Tháng Tư trước như bầy chim tan tác
Bay đi hoang theo vận nước nổi chìm
Thời gian vẫn không làm sao đổi khác
Nỗi đau buồn đang ch nặng con tim 

Chim cánh mỏi bay hoài trong gió lộng
Hồn đơn phương heo hút một quê tình
Khi dừng lại thấy chiều như giấc mộng
Buốt giấc đời theo nỗi nhớ khôn nguôi

Nghe hụt hẩng bước chân về phiêu bạt
Trắng tay đời khuất cảnh giới tâm linh
Chiều vàng nắng như nỗi buồn rụng hạt
Kỷ niệm xưa đang phai nhạt hương tình

Ngày nghiêng bóng em về đâu tuổi nhỏ
Dáng thơ ngây trong đôi mắt không còn
Anh tìm kiếm sao thấy lòng nhung nhớ
Mãi khuất chìm đâu còn nữa mùa xuân

Trang nhật ký ghi thêm nhiều ấn tượng
Sóng muôn trùng xô đẩy bước trầm luân
Niềm hy vọng lăn trôi theo trăm hướng
Biết đâu tìm hạnh phúc cũng chia phân

Trời thấp thoáng bóng mây che tiền sử
Tháng Tư nầy sót đắng cảnh nhục vinh
Theo ngày tháng vẫn bước đời vong lữ
Đang trôi dần trong chiếc bóng lưu linh

Ngày mai biết còn chạm lòng yêu mến
Con đường xưa vẫn đón bước chân xa
Hay đời lạc như con thuyền không bến
Đậu hay đi cũng chẳng thấy quê nhà 

Tháng tư trước, tháng tư sau vẫn thế
Nỗi đau nào cũng nghiền nát con tim!

Trần Đan Hà

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23670
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 15/Apr/2019 lúc 9:20am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23670
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 16/Apr/2019 lúc 8:59am

Câu Chuyện Trên Biển Đông


Ông ra đi vào một đêm tối trời tại bãi biển ở phía trước nhà dòng Chúa Cứu Thế Nha Trang. Chọn địa điểm này làm nơi xuất phát cho một cuộc vượt biên quả là một việc làm táo bạo, nhưng những người tổ chức chuyến đi không phải là không có lý khi đi đến quyết định như vậy. Là vì nó tạo được sự bất ngờ, không ai có thể nghĩ một chiếc thuyền vượt biên dám ngang nhiên lấy người và khởi hành ngay tại một bãi tắm mặt tiền của thành phố. Chính yếu tố bất ngờ này đã lừa được bọn công an biên phòng giúp cho chiếc thuyền vượt biên có thể ra khơi một cách an toàn mà không bị phát hiện.

Ông được thông báo giờ giấc và địa điểm vào lúc chập tối. Tin này ông trông đợi từ lâu nhưng đã đến với ông thật không đúng lúc tí nào vì chiều hôm đó ông vừa trải qua một cơn sốt nặng. Cứ như lệ thường thì sau một cơn sốt nặng như vậy ông sẽ phải nằm trên giường cả tuần lễ hay ít ra cũng phải ba hay bốn ngày mới mong nhổm dậy được. Nhưng lần này thì khác, không những ông không thể nằm trên giường mà còn phải dấn thân vào một chuyến đi đầy bất trắc. Nếu chuyện vỡ lở ông sẽ bị bắt, bị tù tội; ông cũng có thể bỏ mạng vì cơn bệnh ông đang mang trong người hay thậm chí ông cũng có thể bị hy sinh tính mạng trên biển cả vì phong ba bão táp. Dù biết vậy ông cũng phải ra đi, không có cách chọn lựa nào khác.

Khi ông đi tù cải tạo về, không có nơi nương tựa, ông phải sống nhờ tại nhà một người bà con xa. Hoàn cảnh của ông thật bi đát: vợ bỏ đi lấy chồng khác, con cái bỏ nhà đi lang thang nay không biết ở đâu. Thấy tội nghiệp, người bà con này đã cố tìm cho ông một lối thoát bằng cách chạy vạy, mượn đầu nọ vay đầu kia để kiếm đủ tiền mua cho ông một chỗ ngồi trên chiếc thuyền vượt biển. Nếu bỏ lỡ chuyến đi này ông sẽ chẳng bao giờ trả nổi món nợ nói gì đến việc vay mượn tiền bạc để làm một chuyến đi khác. Nghĩ như vậy nên ông nhất quyết phải ra đi cho dù chuyện gì sẽ xẩy đến.

Ông mặc quần áo thật ấm và với một ít thuốc men đã chuẩn bị sẵn, ông ra khỏi nhà trong đêm tối và lần mò đến điểm hẹn. Khi ông đến nơi thì thuyền đang chuẩn bị rời bến và lúc ông vừa bước chân lên thuyền cũng là lúc cánh buồm được kéo lên để thuyền có thể ra khơi mà không gây tiếng động. Ngay sau khi lên thuyền ông chỉ còn đủ sức bò trên sàn và tìm đến một góc thuyền rồi nằm bẹp ở đó. Tuy mệt lả vì cơn sốt trở lại, tai ông vẫn nghe được tiếng sóng vỗ vào mạn thuyền khi chiếc thuyền lướt nhẹ trên mặt biển. Và đến khi chiếc máy trên thuyền được phép cho nổ thì ông cũng đoán được là con thuyền đã ra đến vùng biển an toàn, không còn sợ bị bọn công an biên phòng rượt đuổi nữa.

Sau vài ngày sống trên thuyền, ông biết được trên thuyền có mười người đàn ông kể cả ông và khoảng ba chục người vừa phụ nữ vừa trẻ con. Một cô gái trẻ thấy ông bệnh hoạn lại không có thân nhân đi theo đã tận tình giúp đỡ ông. Cô gái lấy nước cho ông uống thuốc, nấu cháo cho ông ăn và tìm đồ đắp cho ông mỗi khi ông bị lạnh. Cô gái cũng kể cho ông nghe sơ qua về gia cảnh của cô. Cô cho biết có ba người anh trai đã vượt biên trước hiện đang ở trong trại tỵ nạn ở Phi. Cha cô cũng là sĩ quan đi tù cải tạo mới về. Trước kia cha cô là một sĩ quan huấn luyện võ thuật và cũng đã từng đoạt giải vô dịch về môn bắn súng lục. Mẹ cô một người đàn bà suốt đời vì chồng vì con đã tần tảo làm đủ mọi việc lấy tiền tiếp tế cho chồng ở trong tù và lo cho con cái vượt biên. Lần này những người cuối cùng trong gia đình cô ra đi gồm cô và cha mẹ cô.

Hôm đó là ngày thư tư kể từ khi chiếc thuyền rời bãi biển Nha Trang. Trên đại dương mênh mông chỉ còn nhìn thấy trời và nước, con thuyền cứ thẳng hướng lướt tới trong lúc tiếng máy nổ giòn giã vang dội cả một vùng biển. Không ai biết ngày sau sẽ ra sao nhưng ai nấy đều nuôi một niềm hy vọng là rồi đây con thuyền sẽ cập bến an toàn và mọi người sẽ đến được nơi muốn đến, thoát khỏi cảnh sống lầm than dưới chế độ độc tài Cộng sản để bắt đầu một sống mới tại một nơi nào đó trên một vùng đất tự do.

Bỗng người ta nghe tiếng máy nổ trở nên khác lạ nhưng người tài công tỏ ra không bận tâm vì nghĩ có lẽ vì xăng đã cạn. Xăng được chuyển tới và đổ đầy bình nhưng tiếng máy nổ vẫn không trở lại bình thường, tiếng nổ cứ yếu dần yếu dần rồi tắt lịm. Bây giờ thì ai cũng nhận ra là máy bị trục trặc chứ không phải vì hết xăng. Người tài công xách đồ nghề ra sửa chữa và mặc dù đã tận lực, máy cũng không chịu nổ trở lại . Cuối cùng thì được biết máy bị gẫy mất một cơ phận nhưng cơ phận đó lại không có sẵn ở trên thuyền để thay thế. Vậy là người ta đành bó tay để mặc cho chiếc thuyền từ đó lênh đênh trên mặt biển, trôi giạt theo sóng gió chứ không còn điều khiển con thuyền đi theo hướng muốn đi được nữa.

Đã nghèo còn gặp cái eo. Từ khi thuyền hư máy, thời tiết lại trở nên khắc nghiệt hơn. Ban ngày trời nóng như đổ lửa, đêm đến thì mưa gió đùng đùng lạnh buốt thấu xương khiến nhiều người không chịu nổi đã ngã bệnh, nhất là phụ nữ và trẻ con. Xác chết đầu tiên được thả xuống biển là một phụ nữ trung niên. Khi thả xác xuống biển người ta hy vọng người phụ nữ xấu số này sẽ được an nghỉ dưới lòng đại dương; nhưng ngay khi thân xác người phụ nữ chưa kịp chìm xuống biển thì đã thấy những con cá mập xuất hiện tranh giành nhau và chỉ trong một chớp nhoáng, thân xác người phụ nữ đã bị xâu xé thành nhiều mảnh và bị cướp đi bởi những con cá mập háu đói này.

Những ngày sau đó vẫn tiếp tục có người chết. Có người không chịu cho thả xác thân nhân của họ xuống biển vì không muốn nhìn thấy cảnh đau lòng; nhưng rồi vì vấn đề vệ sinh, người ta đã quyết định là tất cả các xác chết phải được thả xuống biển để bảo đảm sức khỏe cho người còn sống. Xác chết được tiếp tục thả xuống biển đã là cớ để cho bọn cá mập quần thảo quanh chiếc thuyền chờ mồi chứ nhất định không chịu rời xa. Nhiều lúc chúng bơi sát mạn thuyền đưa cái lưng đen bóng lên trên mặt nước làm cho nhiều người sợ hãi.

Trong suốt thời gian thuyền trôi giạt trên mặt biển mọi người mỏi mắt trông chờ có một chiếc tàu nào đó chạy ngang thấy được sẽ cứu vớt nhưng tuyệt nhiên không thấy có một chiếc tàu nào xuất hiện. Tình trạng cứ như thế cho đến ngày thứ hai mươi chín thì lương thực và nước uống đã cạn hết. Đói thì còn chịu đựng được ít lâu chứ khát thì thật là khó chống chọi. Ngoại trừ một số trong đám đàn ông còn đủ sức đi lại còn hầu hết những người trên thuyền đều đã kiết sức vì thiếu nước. Người lớn, trẻ con nằm la liệt miệng há hốc chỉ còn chờ chết. Giữa lúc không còn một hy vọng nào nữa vào một buổi sáng người ta thấy một chấm đen xuất hiện trên mặt biển. Chấm đen ấy lớn dần và khi đã nhìn thấy rõ người ta nhận ra đó là một chiếc tàu không lớn lắm. Ai nấy đều mừng rỡ hy vọng sẽ được cứu sống.

Chiếc tàu từ từ cặp sát vào chiếc thuyền vượt biên. Một người đàn ông từ trên tàu nhảy xuống thuyền quan sát và sau khi được biết những người trên thuyền kiệt sức vì thiếu nước, gã đàn ông trở lại chiếc tàu và xách một can nước xuống thuyền. Lập tức nước được phân phối và như là thần dược, sau khi được uống nước mọi người trên thuyền hồi tỉnh dần dần. Những thân xác trước đó dường như không còn cựa quậy được bây giờ đã có thể cử động, đi đứng được. Sức sống đã trở lại trên những con người khốn khổ. Gã đàn ông nói ít câu với đám người trên thuyền trước khi trở lại chiếc tàu. Không có ai hiểu gã nói gì nhưng qua điệu bộ, người ta đoán gã hứa trở về tàu để đem thực phẩm và lấy thêm nước uống cho người trên thuyền. Mọi người chờ đợi.

Khoảng năm phút sau gã đàn ông trở lại thuyền và đi theo sau gã còn có 4 người nữa. Mọi người ngỡ ngàng vì trong cả năm người không thấy người nào mang những thứ mà họ đang trông đợi. Thay vì nước và thực phẩm, trên tay mỗi người đều cầm dao, búa bửa củi hay là một thanh sắt. Bây giờ mọi người đã vỡ lẽ. Thì ra bọn này là hải tặc chứ không phải là cứu tinh của họ. Một tên trong bọn có lẽ là tên đầu sỏ vì ngoài cái búa bửa củi cầm lăm lăm trên tay hắn còn có một khẩu súng lục lận ở lưng quần.

Tên này ra lệnh cho đám thuộc hạ kêu từng người đàn ông trên thuyền đứng dậy và khám xét cẩn thận. Khám xong người nào chúng cho người đó sang chiếc tàu của chúng và chỉ cho đám đàn ông ngồi tập trung tại một nơi ở phía cuối chiếc tàu. Một tên trong bọn sau khi kiểm soát thấy còn một người đàn ông đang nằm ở một góc thuyền, hắn tiến đến nắm áo lôi dậy nhưng người đàn ông không đứng dậy nổi. Tên này biết người đàn ông này quá yếu, hắn thả ông ngã quỵ xuống sàn rồi bỏ đi, có lẽ hắn nghĩ có để người đàn ông bệnh hoạn này ở lại thuyền cũng chẳng hại gì vì ông hoàn toàn không còn sức kháng cự.

Sau khi đã lùa hết chín người đàn ông trên thuyền sang bên chiếc tàu của chúng, tên đầu sỏ ra lệnh cho đồng bọn xúm vào lục soát từng người phụ nữ và trẻ con. Tiền bạc, nữ trang và bất cứ vật gì khám xét thấy chúng tước đoạt hết không chừa thứ gì. Sau khi đã vơ vét tất cả của cải trên thuyền bọn hải tặc bắt đầu giở trò bỉ ổi đối với phụ nữ.

Tên đầu sỏ nhìn thấy cô gái trẻ ngồi núp sau lưng bà mẹ, hắn xông tới nắm cô gái kéo ra. Cô gái vùng vẫy nhưng không thể cưỡng lại sức mạnh của hắn. Hắn giật phăng chiếc áo cánh cô gái đang mặc rồi dùng sức đè cô gái xuống sàn thuyền định cưỡng hiếp. Người mẹ quá sợ hãi nhưng trước cảnh tượng ấy bà không thể ngồi nhìn con gái bị tên dâm tặc hãm hại, bà nhào thẳng về hướng tên dâm tặc này quyết sống chết với hắn. Không nhân nhượng, tên hải tặc vung búa phang một búa vào đầu người mẹ khiến bà lăn ra chết liền tại chỗ. Quá uất hận và đau khổ, cô gái thét lên rồi dùng hết sức đưa hai tay định móc mắt tên đầu sỏ nhưng những ngón tay của cô gái chỉ đâm trúng một mắt của hắn khiến cho hắn đau đớn, gầm lên như một con thú dữ. Lập tức, hắn túm lấy cô gái rồi với tất cả sự hung bạo của một tên sát nhân, hắn bóp cổ cô gái cho đến khi cô gái tắt thở mới chịu buông ra.

Cảnh hỗn loạn diễn ra trên thuyền cùng với những tiếng la hét của phụ nữ và trẻ con khiến cho đám đàn ông đang ở bên chiếc tàu không cầm lòng được. Họ bảo nhau trở về thuyền cùng liều chết với bọn hải tặc. Tên đầu sỏ thấy đám đàn ông ùn ùn kéo nhau trở lại thuyền hắn liền rút súng hăm dọa nhưng không ngăn cản được những người chồng, người cha đang nóng lòng vì sự an nguy của vợ con họ. Người trở lại thuyền đầu tiên là cha cô gái.

Vừa kịp nhìn thấy vợ và con nằm chết thê thảm trên sàn thuyền, ông liền bị tên đầu sỏ nã đạn vào ngực. Dù bị trúng đạn, cha cô gái đã nhanh nhẹn nhào tới dùng một thế võ quật ngã đối thủ và đạt được khẩu súng lục từ trong tay hắn. Thấy tên đầu sỏ gặp nguy, bọn hải tặc cùng nhào tới uy hiếp cha cô gái. Nhưng cha cô gái, một người đã từng đoạt giải thiện xạ về môn bắnsúng lục đã lần lượt bắn hạ từng tên. Còn một viên đạn nữa, cha cô  gái định bắn hạ luôn tên đầu sỏ nhưng đúng vào lúc viên đạn ra khỏi nòng súng thì cha cô gái ngã quỵ. Do vậy mà viên đạn đã đi trật mục tiêu và tên đầu sỏ đã thoát chết. Quá kinh hãi và lợi dụng lúc chộn rộn, tên đầu sỏ hải tặc chạy trở về chiếc tàu, bỏ lại xác đồng bọn trên chiếc thuyền vượt biên, vội lái chiếc tàu chạy mất.

Sau khi tên hải tặc còn sống sót bỏ chạy, tình hình trên thuyền trở lại ổn định. Kiểm điểm lại thì ngoài ba người trong gia đình của cô gái bị chết, chỉ có một số ít phụ nữ khác bị thương nhẹ do chống cự với bọn hải tặc. Chưa có phụ nữ nào bị chúng làm nhục. Một cuộc dọn dẹp đã diễn ra ngay sau đó. Xác bốn tên hải tặc bị lăn xuống biển, tất cả vũ khí chúng để lại cũng bị liệng xuống biển. Xác của ba người trong gia đình cô gái cũng lần lượt được thả xuống biển trong nỗi tiếc thương và tiếng nấc uất nghẹn của những người đồng bào. Hy vọng được cứu sống đã tiêu tan bây giờ còn thêm nỗi chán chường do cảnh chết chóc vừa xẩy ra trên thuyền. Chiếc thuyền vượt biên lại tiếp tục lênh đênh trong cõi vô định.

Đến khoảng giữa trưa người ta thấy có hai chiếc tàu đang rẽ sóng chạy về phía chiếc thuyền. Một trong hai chiếc tàu đó là chiếc tàu của bọn hải tặc đã đánh phá chiếc thuyền vượt biên hồi sáng. Chiếc thứ hai chắc cũng của bọn hải tặc được gọi đến để trả thù. Mọi người nhìn nhau ngao ngán, chưa biết đối phó ra sao nhưng trong một tình thế không thể làm gì hơn được thì chỉ có nước chấp nhận tất cả, kể cả cái chết.

Hai chiếc tàu kè sát hai bên chiếc thuyền. Từ chiếc tàu của bọn hải tặc hồi sáng, tên hải tặc còn sống sót, với một mắt bị băng bó, nhảy xuống thuyền. Từ chiếc tàu thứ hai cũng có mấy người đàn ông nhảy xuống thuyền nhưng đều mặc đồng phục. Thì ra những người này là nhân viên công lực chứ không phải là hải tặc. Tên hải tặc còn sống sót lượm chiếc can nằm lăn lóc trên sàn thuyền đưa cho những nhân viên này xem như muốn chứng minh điều gì đó và hắn nói với họ những điều gì không ai hiểu. Những nhân viên này quan sát một lúc rồi cho cột chiếc thuyền vào phía sau chiếc tàu của họ và kéo vào bờ biển Thái Lan. Tại đây phụ nữ và trẻ con được chuyển đến trại tỵ nạn còn tất cả những người đàn ông đều bị tống giam để điều tra.

Cuộc điều tra không làm sáng tỏ được vấn đề vì những nhân viên thẩm vấn không chịu để ý đến lời khai của nhân chứng. Họ cứ khăng khăng cho rằng tất cả đám đàn ông Việt Nam đều là thủ phạm đã dính líu đến việc sát hại bốn ngư phủ của Thái Lan. Lập luận của họ là thuyền của những người vượt biên bị hỏng máy nên những người trên thuyền đã nghĩ đến việc giết người để cướp tàu khi những ngư phủ Thái Lan vì lòng nhân đạo đã ghé lại tìm cách giúp đỡ. Cuộc điều tra vô tình đã biến thủ phạm trở thành nạn nhân và nạn nhân trở thành thủ phạm.


*

Người đàn ông kể lại câu chuyện rành mạch mặc dầu thảm kịch đã xẩy ra từ hơn hai chục năm rồi. Sở dĩ ông nắm vững mọi chi tiết vì ông là nhân chứng của toàn bộ câu chuyện từ đầu đến cuối.

- Như vậy là bác cũng ở trong số những người bị tống giam"
- Tất nhiên rồi. Nhà chức trách Thái Lan bắt nhốt tất cả đám đàn ông chúng tôi, không chừa một ai.
- Rồi sao bác thoát khỏi cảnh tù tội"
- Còn những nạn nhân khác có được thả không"
Đám người ngồi quanh ông trong một dịp họp mặt thuyền nhân tranh nhau đưa ra câu hỏi vì muốn biết câu chuyện sau đó như thế nào. Ông nhấp một miếng nước trà rồi chậm rãi nói tiếp:
- Câu chuyện ly kỳ lắm. Các chú cứ để lão từ từ kể cho mà nghe.
Theo thói thường thì phủ bênh phủ, huyện bênh huyện, người Thái Lan dĩ nhiên phải bênh vực người Thái Lan; ở trên đời này làm gì có công lý. Từ khi bị đưa vào nhà giam, đám thuyền nhân bị oan ức tưởng đâu sẽ chẳng có cơ hội minh oan nhưng một hôm bỗng dưng được gọi lên văn phòng trại giam ký giấy tờ rồi được phóng thích và sau đó được chuyển đến trại tỵ nạn. Không ai hiểu tại sao trong lúc cuộc điều tra chưa ngã ngũ và đang hoàn toàn bất lợi cho đám thuyền nhân thì họ lại được thả. Ít lâu sau nhờ có một người Việt sinh sống ở Thái Lan đọc báo rồi kể lại thì người ta mới hiểu rõ cớ sự. Tất cả câu chuyện được bắt đầu từ việc tên đầu sỏ hải tặc trong cơn say rượu đã chém chết đứa con gái của hắn.

Bài báo kể rằng sau khi gây án mạng, tên này bị tống giam. Từ nhà giam hắn xin được phép trở về dự đám tang của đứa con gái. Trong tang lễ hắn khóc lóc và vô tình thốt ra lời lẽ than vãn rằng không phải là hắn mà chính "cô gái đó" đã khiến hắn ra tay giết hại đứa con. Lời than vãn đó đến tai một nhà báo và "cô gái đó" đã được nhà báo này khai thác, đặt thành nghi vấn, bàn luận tùm lum trên báo khiến cho giới hữu trách không thể làm ngơ. Cuộc điều tra về nguyên nhân gây ra án mạng do đó đã được tiến hành xoay quanh vấn đề "cô gái đó".

Cuộc điều tra này đã dẫn đến một vụ án mạng khác xẩy ra trên mặt biển mấy tháng trước có liên quan đến một số thuyền nhân Việt Nam hiện còn đang bị giam giữ. Trong vụ va chạm giữa chiếc tàu đánh cá của Thái Lan và chiếc thuyền vượt biên của người Việt Nam, hắn là người duy nhất sống sót trên chiếc tàu của bọn hải tặc nhưng hắn được coi là vô can trong vụ án. Mặc dầu vậy trong lòng hắn vẫn cảm thấy không được yên ổn. Sau vụ việc đó hắn không đi biển nữa nhưng hắn không thoát khỏi bị ám ảnh bởi những hình ảnh ghê rợn do hắn gây ra.

Nhiều đêm hắn giật mình thức giấc và không ngủ lại được vì những hình ảnh này cứ diễn đi diễn lại trước mắt. Hắn không thể nào quên cảnh tượng hãi hùng khi hắn bóp cổ cô gái cho đến lúc tắt thở. Khi hắn buông tay ra, hắn thấy lưỡi cô gái lè dài, hai mắt trợn ngược đầy căm phẫn như muốn nói cho hắn biết hắn sẽ bị trả thù. Nhiều lần đang ngủ hắn thấy cô gái đến lôi đầu hắn dậy hạch hỏi tội lỗi của hắn, có lần cô gái còn làm dữ buộc hắn phải đi tự thú tất cả các tội hắn đã gây ra nếu không hắn sẽ bị bóp cổ chết. Đôi khi hắn cũng muốn làm theo ý cô gái nhưng nghĩ lại nếu đi tự thú hắn sẽ lãnh một bản án nặng nề do đã trực tiếp sát hại ba mạng người Việt Nam và gián tiếp gây ra cái chết của bốn tên đồng bọn của hắn. Do thần kinh căng thẳng thường xuyên, dần dần hắn bị chứng mất ngủ, hắn không còn tìm được những giấc ngủ bình thường. Hắn vô cùng sợ hãi khi màn đêm buông xuống vì trong lúc mọi người an giấc thì đầu óc hắn cứ quay cuồng với những hình ảnh đáng sợ kia. Từ đó hắn bắt buộc phải mượn men rượu mới mong tìm được giấc ngủ.

Tối hôm đó, như thường lệ, hắn tìm đến quán ruợu và chệnh choạng ra về trong cơn say. Vừa bước vào nhà hắn ngã quỵ xuống. Hắn cảm thấy có người đến đỡ hắn dậy và bên tai hắn nghe giọng nói quen quen nhưng dụi mắt nhìn kỹ lại, hắn thấy người đang ở bên cạnh hắn chính là cô gái. Cô gái đã bị hắn hại chết thảm thương chỉ có thể trả thù hắn chứ đâu có thể xử tốt với hắn. Nghĩ vậy hắn vùng vẫy cố xua đuổi cô gái. Miệng hắn nói lảm nhảm lúc thì la lối lúc lại năn nỉ nhưng cô gái vẫn không chịu buông hắn ra. Hắn lấy hết sức xô cô gái ra để chạy xuống bếp nhưng cô gái cũng không chịu buông tha, cứ đi theo hắn. Túng thế, hắn giật phăng con dao bếp chém loạn xạ. Khi tỉnh rượu và thấy đang ở trong nhà lao hắn mới biết đã ra tay giết chết đứa con gái của hắn.

Trong cuộc điều tra của nhà chức trách hắn đã ngoan ngoãn thú nhận tất cả tôi ác đã gây ra trên biển ngày nào. Hắn thuật lại chi tiết diễn biến nội vụ, hắn khai báo rõ ràng đã giết cô gái như thế nào, đã hạ sát hai người thuyền nhân khác ra sao. Hắn cũng cung khai với nhà chức trách rằng bốn tên hải tặc đồng bọn của hắn bị giết không có liên quan gì đến những người đàn ông Việt Nam đang bị giam giữ. Hắn còn thỉnh cầu nhà chức trách trả tự do cho họ vì họ vô can.
- Nhờ vậy mà bác và những người bị giam mới thoát khỏi cảnh tù tội"
- Đúng vậy. Có người còn nghĩ không phải là tự nhiên mà hắn thỉnh cầu trả tự do cho đám chúng tôi.
- Ý bác nói là...
- Chính oan hồn cô gái đã cứu chúng tôi. 


Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7169
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 16/Apr/2019 lúc 2:51pm

THƯƠNG TIẾC...! TIẾC THƯƠNG   <<<<<


Image%20result%20for%20THƯƠNG%20TIẾC...!%20TIẾC%20THƯƠNG



Chỉnh sửa lại bởi Nhom12yeuthuong - 16/Apr/2019 lúc 2:52pm
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7169
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 17/Apr/2019 lúc 1:48pm

Chờ Mong Tờ Điện Tín

boat-people

Sau 1975 những người còn ở lại miền Nam Việt Nam không biết những ai đã nghĩ ra và những ai đã là người đầu tiên ra khơi vượt biển đi tìm tự do ? để cho dòng người đi sau tiếp nối không bao giờ ngừng nghỉ nếu các trại tị nạn không đóng cửa chấm dứt chương trình cưu mang những người vượt biển.

Ai cũng mơ ước, cũng tính đường đi tìm tự do tùy theo hoàn cảnh khả năng tài chính của mình. Bao nhiêu người đã may mắn đến bến bờ và cũng bao nhiêu người bất hạnh bỏ xác ngoài biển khơi ...

Tôi nhớ mãi một câu chuyện vượt biên dù đã mấy chục năm qua rồi .

Khỏang năm 1983 nhà tôi quay trở lại bán cà phê và nước ngọt, lúc này công nhân viên của nhà máy Z751 ( tức "Lục quân công xưởng" trước 1975) không đông đảo như nhân viên và lính tráng trước kia, nhưng khách hàng vẫn khá đông là bà con lối xóm.

Chú Bích là người hàng xóm hay ra uống cà phê tại quán tôi . Nhà chú ở trong hẻm, bước ra khỏi hẻm đi vài căn là tới qúan cà phê nên rất thuận tiện cho chú .

Lần nào ra quán chú cũng dẫn theo thằng con út tên Báu khỏang 10 tuổi và gọi cho nó một chai nước ngọt, hai bố con ngồi uống như hai người bạn, bố uống xong cà phê trước thì đợi thằng con uống xong phần chai nước ngọt hai bố con mới ra về, dù nó vừa uống vừa nói huyên thuyên với bố đủ thứ chuyện thật lâu .

Có lần hai bố con đang uống trong quán thì thằng Báu thấy ông bán cá Lia Thia cá Xiêm dắt xe đạp đi ngang qua, nó vùng chạy ra xem và đòi bố mua . Chú Bích bỏ dở ly cà phê đen nóng bước ra ngoài, ông bán cá đã đứng lại đợi khách, thằng Báu ngắm nghía đã đời từng con cá sắc màu đang bơi ngoe nguẩy trong những bịch ny lông treo tòn ten đầy trên khung giây thép cứng chở sau xe của ông bán cá rồi mới chọn cho mình 1 con cá Xiêm vừa ý, thằng bé khôn thật cá Xiêm đắt tiền hơn cá Lia Thia và đẹp hơn, trẻ con nào cũng thích.

Khi trở vào quán ly cà phê của chú Bích đã nguội tanh mà cả bố và con cùng vui. Chú thương con và chiều con lắm.

Thằng Báu giống bố, đẹp trai giống bố. Hình ảnh hai cha con đi đâu cũng có nhau đã quen thuộc với tôi cũng như với mọi người hàng xóm, ngay cả khi chú Bích mang chiếc xe đạp ra tiệm sửa xe thằng Báu cũng lót tót đi theo, tôi cũng đang chờ vá chiếc xe đạp tại đây và nghe thằng Báu nói với bố:

- Mai mốt con lớn con làm nghề sửa xe đạp, sửa xe cho bố không lấy tiền,

Lời nói ngây thơ mà chí hiếu, tôi nghe còn cảm kích nói gì chú Bích, chắc chú rất mát lòng.

Hai cha con thật thân tình và gần gũi như bóng với hình.

Chú Bích là đại úy của quân lực Việt Nam Cộng Hòa, ngày 30 tháng Tư năm 1975 chú đang nằm điều trị tại Tổng y viện Cộng Hòa.

Khi quân Việt Cộng chiếm bệnh viện và xua đuổi những thương bệnh binh chế độ cũ ra ngoài, chú trở về nhà với vết thương điều trị dở dang ....Nhưng nhờ thế mà chú không thể đi trình diện tập trung "học tập cải tạo" được,. ủy ban phường đã cho chú Bích ở nhà dưới sự quản chế của địa phương, chú Bích không thể đi đâu xa hay vắng mặt lâu được.

Mấy năm qua, từ ngày miền Nam bị "giải phóng" chú Bích chỉ ở nhà, làm việc nhà trong khi vợ chú bôn ba làm việc hết tổ hợp này đến tổ hợp khác để nuôi chồng và 3 con. Không ai hiểu vì sao chú không đi làm khi sức khỏe đã tương đối khá .

Vậy mà một hôm hàng xóm kháo nhau rằng chú Bích dẫn thằng Báu đi vượt biên. Người đời thính tai và tinh ý thật, nhà nào có ai đi vắng chẳng dấu được lâu, nếu một hai tháng không trở về thì một là đi vượt biển trót lọt, hai là chết biển hay là vào tù ...

Bởi thế có ai đó đã chế ra câu " Con đi được con nuôi má, con chết biển thì nuôi cá, và con ngồi tù thì má nuôi con "

Xóm tôi thời điểm đó đã có hai gia đình có con đi vượt biển bị mất tích.

Nhà bà Tịnh đứa con gái đi chuyến tàu chưa ra tới khơi xa đã bị đắm, nghe đồn những xác chết trôi tấp vào Mũi Né Phan Thiết, bà Tịnh đã tất tưởi ra Phan Thiết ăn chực nằm chờ thuê người đi tìm xác con gái mấy ngày mà không được..

Nhà bà Trí thì tang thương hơn, cả con và cháu là 5 người, họ ra đi biền biệt không một tăm hơi gì. Bà Trí chờ mong tin và đau khổ đến héo hon gầy rộc đi như một xác mắm khô. Nhưng bà vẫn can đảm một năm sau lại cho thằng con trai đi vượt biên tiếp, chuyến này trời không phụ lòng bà, chuyến tàu nó đi đã cặp bến bình yên.

Bà Trí từng tuyên bố với người bạn thân: " Tôi cho các con đi vượt biển để tìm tương lai, các con đi được thì dù tôi có ra chợ ăn mày hay ai mang tôi ra chợ bắn chết tôi cũng chịu "

Tôi thông cảm cho hoàn cảnh chú Bích lắm, vì gia đình tôi cũng đang "xây mộng" cho các em đi vượt biển nên cầu mong nếu tin đồn ấy là sự thật thì hai cha con chú được bình yên đến nơi đến chốn.

Chú Bích không dẫn con đến quán tôi uống cà phê suốt hai tuần lễ liền. Có lẽ giờ này hai cha con chú đang lênh đênh ngoài biển khơi rồi ?

Bây giờ thì hàng xóm đã hiểu ra, chú Bích không đi làm vì không muốn bị ràng buộc bởi công việc để dễ dàng toan tính chuyện vượt biên.

Nhà cô Bích thì cửa đóng then cài để tránh sự dòm ngó của hàng xóm và công an khu vực.

Cho đến tuần lễ thứ tư thì hàng xóm lại kháo nhau:

- Chú Bích đến đảo rồi.

- Hai cha con thật may mắn.

- Cũng may cho ông đại úy, ở nhà bị công an quản chế, cứ mỗi tháng phải ra trụ sở công an trình diện một lần, đi đâu phải xin phép, tù giam lỏng như thế ai mà chịu nổi, mấy năm qua tuy mang tiếng là hết hạn quản chế nhưng công an khu vực vẫn thỉnh thoảng đến nhà thì khác gì bị quản chế đâu.

Có bà không tin hỏi lại cho chắc ăn:

- Sao bà biết là đại úy Bích đến đảo rồi ? mà đảo nào ?

- Chẳng biết đảo nào, miễn là đến xứ tự do. Sáng qua chính mắt tôi thấy cô Bích hớn hở nấu cà ri gà, chắc mấy mẹ con ăn mừng vì được tin chồng vượt biển thành công.

- Sao bà biết cô Bích nấu cà ri gà ? bà có vào bếp nhà cô Bích không ?

Bà kia quyết liệt:

- Tôi đi chợ thấy cô Bích mua 1 con gà và bó xả ..

Một bà có mấy đứa con đi vượt biển may mắn đến nơi đã tỏ ra hiểu biết:

- Nay mai cô Bích có điện tín thì biết ngay, không đảo Bidong Mã Lai, thì đảo Galang Indonesia, không đến Songkla Thái Lan, thì đến Phi Luật Tuân, Hồng Kông ...

Thế là tin đồn bố con chú Bích đi vượt biên đến nơi và ở nhà vợ chú đã nấu món cà ri gà ăn mừng bung ra, càng lúc càng lan rộng, mấy người hàng xóm đến quán tôi uống cà phê truyền tai nhau thoải mái thì làm gì mà công an khu vực và uỷ ban phường không biết.

Công an phường đã gọi cô Bích lên để chất vấn và dọa sẽ cắt hộ khẩu chồng con cô, cô Bích một mực chối cãi nói rằng hai vợ chồng bất hòa cãi nhau rồi ông chồng giận dỗi mang thằng út đi đâu cô không hề biết.

Tới giờ phút này thì khó có thể dấu diếm được nữa, với niềm vui mừng cô Bích đã tâm sự kín đáo với vài người hàng xóm thân là chú Bích và thằng Báu đi vượt biển, hai người cùng chuyến tàu đã đánh điện tín về nên cô rất mừng, chỉ yên trí đợi điện tín của chồng gởi về thôi .

Thế là tất cả những tin đồn đều là sự thật, kể cả chuyện nhà cô Bích nấu cà ri gà ăn mừng. "Tình báo" hàng xóm thật bén nhạy .

Ngày nào cô Bích cũng mong chờ anh đưa thư đi qua, thậm chí nhà không có thư cô Bích cũng vẫy anh đưa thư để hỏi thăm là có điện tín hay thư từ gởi đến địa chỉ nhà cô không?

Chắc cô Bích e rằng anh đưa thư để thất lạc tờ điện tín của chồng cô đâu đó, vì mỗi ngày qua mà vẫn bặt vô âm tín.

Vài tháng đã trôi qua, niềm vui mừng của gia đình cô Bích đã xẹp xuống bớt, cô băn khoăn và lo lắng ra mặt, ai hỏi thăm thì cô chỉ trả lời đang chờ đợi điện tín của chồng, cô đặt nghi vấn là có thể chú Bích làm mất chỉ vàng mang theo nên không còn tiền để thư từ hay đánh điện tín nữa? Hoặc chú muốn làm gia đình bất ngờ đợi đến Mỹ mới báo tin chăng?

Cô Bích đã bám víu vào những lý do mong manh ấy để hi vọng, để đợi chờ.

Và rồi không ai dám lên tiếng hỏi thăm cô Bích về tin chồng con của cô nữa, chỉ sợ làm cô hoang mang thêm và lo lắng thêm.

Nhưng cô Bích vẫn không ngừng hi vọng, cô vẫn chờ anh đưa thư mỗi ngày đi qua nhà ...

Anh đưa thư qúa quen thuộc với địa chỉ những người trong xóm, anh hiểu thấu tim gan người ta, biết tâm lý của người ta, nhà nào có thư thường tức thư nội địa trong nước Việt Nam thì anh làm xong nhiệm vụ một cách mau chóng, chẳng trông mong gì, nhà nào có thư từ nước ngoài gởi về anh hớn hở mang tới và bao giờ cũng nhận được tiền thưởng của người nhận thư dù chưa biết trong thư nói gì.. Nhất là nhà có người đi vượt biên gởi điện tín báo tin đã đến trại tị nạn là anh càng lãnh thưởng nhiều, anh biết mình sẽ là người đầu tiên báo tin vui, anh biết cách làm người ta sốt ruột mới chìa tờ điện tín ra.

Có lần anh mang tờ điện tín cho bà Sáu hàng xóm cạnh nhà tôi, 2 đứa con bà đi vượt biên 4-5 tuần lễ mà chưa có tin, gia đình bà như ngồi trên chảo lửa, anh đưa thư thong thả chống chân xe đạp và càng thong thả mở cái túi đeo trên vai đựng đầy thư từ rồi lại thong thả nói khi cả nhà bà Sáu đã đứng trước mặt anh nãy giờ::

- Điện tín... từ Mã Lai nè ...ai ra ký tên nhận giùm.

Cả nhà bà Sáu cùng vỡ òa niềm vui mừng không cần dấu diếm, nhận tờ điện tín và dúi vào tay anh đưa thư một nắm tiền không cần đếm..

Sau này anh đưa thư sắm xe Honda loại xịn đi đưa thư chắc là nhờ anh ky cóp những bổng lộc này.

Anh đưa thư đã mang tin vui đến cho nhiều người, nhưng nhà cô Bích thì không, nhìn vẻ mặt cô Bích hi vọng và thất vọng mỗi ngày khi không có thư từ, anh đưa thư cũng mủi lòng, anh né không dám đi ngang qua nhà cô Bích nữa mà đi lòng vòng lối khác để giao thư cho được yên thân. Tôi hỏi điều này thì anh đưa thư xác nhận:

- Tôi không nỡ nhìn cô Bích thất vọng chị à, mỗi lần thấy tôi cô Bích không hỏi nữa chắc vì cô ngại đã hỏi nhiều lần mà không có gì, nhưng cô vẫn nhìn tôi với ánh mắt chờ mong ...

Tôi chỉ biết thở dài:

- Cô Bích cũng có lý chứ, biết đâu tin vui đến muộn ? Không lẽ người đi cùng tàu đến nơi mà cha con chú Bích không đến nơi.

Đã nhiều lần cô Bích đến hai gia đình họ hàng bên chồng có người thân đi cùng chuyến tàu với chồng con cô để hỏi thăm tin tức nhưng vẫn không biết gì hơn.

Rồi họ đã đi định cư ở nước ngoài do được bảo lãnh từ lâu, mà cô Bích vẫn chưa nhận được điện tín của chồng.

Điều bí ẩn ấy bao trùm lên gia đình cô Bích và hàng xóm suốt nhiều năm trời.

*******************

Năm 1991 gia đình tôi sang Mỹ định cư diện HỌ5, và hơn 10 năm sau tôi tình cờ bắt liên lạc được với người bạn thân cùng xóm tên Hằng sống ở Houston, Texas. Hằng di tản sang Mỹ từ năm 1975, Hằng là cháu ruột của chú Bích.

Sau những lần chuyện trò hỏi thăm nhau từ qúa khứ đến hiện tại kể từ khi biến cố 1975, tôi mới chợt nhớ ra và hỏi Hằng về chú Bích và đã biết sự thật đau lòng.

Chuyến tàu chở hơn 70 người đi vượt biển bị lạc hướng lênh đênh nhiều ngày trên biển, xăng dầu, thực phẩm và nước uống dự trữ hầu như cạn kiệt, thuyền trôi tự do và chờ chết chùm, không chết vì biển thì cũng chết vì đói khát, mọi người lo sợ khóc lóc và đọc kinh cầu nguyện ngày đêm tùy theo tôn giáo của mình, cả tàu tuyệt vọng và bi thảm như đại tang..Họ suy xụp cả thể xác lẫn tinh thần, đoàn người như những bóng ma trong con tàu trôi vật vờ vô định cả ngày lẫn đêm.

Chiếc tàu trôi dạt vào gần một hòn đảo thì mắc cạn, ai nấy đều mừng rỡ coi như vừa chết đi sống lại, đám đông kéo nhau lên đảo, nước ngập lên tới cổ tới ngực tùy chỗ nông sâu.

Chưa biết trên đảo có gì nhưng biết là không bị chết chìm ngoài biển khơi là mừng rồi.

Giữa cảnh chen lấn nhau lên bờ thằng Báu xảy chân ngã xuống biển, khi người ta biết và cứu được thì nó đã chết đuối rồi. Chú Bích ôm xác con lên bờ khóc lóc một cách điên dại.

Dù mệt mỏi và đuối sức, những người đồng hành cũng giúp chú Bích để xác thằng Báu vào một khe đá và lấy những tảng đá nhỏ khác che chắn lại coi như một nấm mồ.

Một nhóm khác đi dạo thử trên đảo để xem xét tình hình, họ nói đây là đảo hoang chỉ toàn là san hô và đá tảng với vài loại cây mọc thưa thớt chẳng thể tìm đâu ra lương thực hay nước uống cả.

Bây giờ đám thuyền nhân lại lo chết đói chết khát trên hòn đảo hoang vu rộng lớn này. Họ quyết định rủ nhau đi tìm chỗ nào cao ráo nhất để đốt vải, đốt áo làm khói hiệu may ra có tàu nào trông thấy mà đến cứu còn hơn ngồi chờ chết.

Mọi người đi, nhưng chú Bích không chịu địChú Bích bây giờ như một người điên, chú ngồi khư khư bên xác thằng Báu với đôi mắt vô hồn và miệng thì không ngớt lẩm bẩm một câu duy nhất:

- Cứu con tôi! cứu con tôi! cứu con tôi!

Mọi người xúm vào khuyên giải và năn nỉ chú:

- Đằng nào cháu cũng chết rồi, anh hãy đi theo chúng tôi để tìm sự sống?

Hai người cháu họ của chú cũng vừa rơi nước mắt vừa vỗ về chú như vỗ về một đứa trẻ con:

- Chú ơi, chú để xác thằng Báu ở đây, đi với tụi cháu, chúng ta phải đi khỏi nơi đây may ra sẽ sống sót ...

Nhưng chú Bích vẫn khăng khăng từ chối, chú lảm nhảm gọi tên con và khóc tu tu thảm thiết.

Thật không ngờ một người lính tác chiến từng vào sinh ra tử, chỉ sau những ngày lênh đênh trên biển với bao căng thẳng lo âu, bao suy nhược tinh thần và thể xác cộng thêm cái chết bất ngờ của thằng con thâu yêu mà người đàn ông can trường ấy bỗng hóa thành điên dại.

Không thể thuyết phục được chú Bích đoàn người để chú ở lại bên xác con và kéo nhau đi tìm chỗ khác trên đảo. Họ lôi thôi lếch thếch dắt díu nhau, bồng bế nhau, lôi kéo nhau đi trên những tảng đá nhọn gập ghềnh cả nửa buổi trời đến nỗi nhiều người chân chảy máu hay sưng vù lên ...

Tới một chỗ khá cao, tầm nhìn ra biển rộng hơn thoáng hơn thì họ dừng lại. Khi trông thấy bóng con tàu nhỏ xíu ngoài xa họ đốt áo cho khói lên liên tục nhưng chiếc tàu vẫn vô tâm không hề hay biết.

Sáng hôm sau họ tỉnh dậy sớm thì thấy một con tàu đang lù lù đến rất gần, nhiều người mừng vui qúa hét hò lên vang trời vang biển, nhiều người khác thì lo đốt áo làm khói hiệu và cả đám đông kéo nhau đứng trên những tảng đá cao nhất để giơ tay vẫy vẫy cầu cứu.

Tất cả những người trên chuyến tàu đã được cứu thoát như một phép nhiệm màụtrừ hai cha con chú Bích. Cùng đi môt chuyến tàu, cùng trải qua những gian nan nguy khốn vậy mà số phận đã nghiệt ngã với hai cha con chú, không được đến bến bờ mơ ước cùng với họ..

Có người thương tâm nói với thuỷ thủ trên tàu về trường hợp chú Bích, nhưng họ nói nếu không nhớ đích xác ở đâu thì họ không có thì giờ đi tìm được, và có những nơi trên đảo con tàu không thể đến gần vì san hô và đá ngầm.

Các thủy thủ cũng cho biết đây là đảo hoang không có con người và các phương tiện sinh hoạt khác.

Chuyến tàu của Indonesia đã đưa đoàn người vượt biển đến đảo Galang xong họ tiếp tục cuộc hành trình.

Hai người cháu họ của chú Bích đánh điện tín về cho gia đình, sau đó họ khuyên gia đình dấu kín cái chết thương tâm của cha con chú Bích trong nhiều năm, đợi thời gian như liều thuốc nhiệm màu từ từ chữa lành vết thương của gia đình người bất hạnh, mãi những năm sau này họ mới cho cô Bích biết .

Hằng đã liên lạc với hai người cháu họ ấy ở Mỹ và được biết sự thật chuyến đi vượt biên này từ họ ....

Hơn 30 mấy năm qua tờ điện tín mà cô Bích mong đợi không hề đến và không bao giờ đến.

Không ai biết tin gì về cha con chú Bích, nhưng ai cũng có thể suy đoán đoạn kết vở bị kịch là chú Bích đã chết đói chết khát bên cạnh xác con trai mình trong tình trạng tâm thần điên loạn.

Cha con chú Bích đã thoát khỏi Việt Nam, chú Bích đã thoát khỏi cảnh công an quản chế giam lỏng.

Nhưng họ chỉ đi được nửa cuộc hành trình, đã bỏ xác nơi đảo hoang.

Hai cha con chú Bích vẫn bên nhau như ngày nào nơi mái nhà xưa, nơi hàng xóm cũ.

Xung quanh hai cha con chú là biển khơi bao la. Sóng và biển sẽ ru hai linh hồn bơ vơ kia giấc ngủ ngàn đời, ngàn đời

Nguyễn Thị Thanh Dương

Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 108 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.375 seconds.