![]() |
![]() ![]() ![]() ![]() ![]() |
![]() ![]() |
Chuyện Linh Tinh | |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() ![]() |
<< phần trước Trang of 121 phần sau >> |
Người gởi | Nội dung | ||||||||||||||
lo cong
Senior Member ![]() Tham gia ngày: 30/Oct/2007 Đến từ: Canada Thành viên: OffLine Số bài: 2596 |
![]() ![]() ![]() |
||||||||||||||
Mời xem một show của Festival HUẾ !
Festival Huế 2010: Hùng dũng xông pha cùng thủy binh thời Nguyễn TTO - Tối 7-6, “Cuộc thao diễn thủy binh thời các chúa Nguyễn” - một trong những chương trình Festival Huế 2010 được chờ đợi nhất - đã diễn ra hoành tráng, mang đậm dấu ấn văn hóa lịch sử bên bờ sông Hương.
Chương trình có sự tham gia của hơn 1.000 diễn viên không chuyên gồm sinh viên, học sinh, bộ đội, trung tâm võ thuật… và cả người dân Huế, Bình Định. Đêm nghệ thuật gồm ba chương: chương 1 tái hiện các lễ nghi truyền thống mang dấu ấn tâm linh từ hình ảnh những chiếc thuyền tượng trưng trong “Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa”, gợi nhớ những thủy binh đã ngã xuống nơi đầu nguồn con sóng, tạo ra các giá trị văn hóa vật chất, tinh thần của dân tộc, chống lại kẻ thù ngoại xâm. Chương 2 tái hiện hình ảnh tập luyện của thủy binh thời chúa Nguyễn của những đạo binh hùng dũng xông pha. Chương 3 là những màn diễu hành của thủy binh trên sông nước, thể hiện những kỹ năng trận mạc bằng các đội hình lướt sóng trong đêm… dưới sự chứng kiến của văn võ bá quan. Chương trình quy mô này là một điểm nhấn mới mẻ cho Festival Huế 2010, đánh dấu những chặng đường khai phá và trấn thủ kinh đô Thuận Hóa - Phú Xuân xưa. Những màn diễu binh, bài trận hoành tráng và kịch tính đã thổi vào lòng người xem khí thế hào hùng, sục sôi của tinh thần yêu nước từ các thủy binh thời các chúa Nguyễn, thu hút hàng nghìn người đứng bên hai bờ sông theo dõi. Một số hình ảnh TTO ghi nhận trong tối nay:
HOÀNG THẠCH VÂN - NGÔ PHƯỚC TUẤN
Chỉnh sửa lại bởi lo cong - 10/Jun/2010 lúc 11:39pm |
|||||||||||||||
Lộ Công Mười Lăm
|
|||||||||||||||
![]() |
|||||||||||||||
lo cong
Senior Member ![]() Tham gia ngày: 30/Oct/2007 Đến từ: Canada Thành viên: OffLine Số bài: 2596 |
![]() ![]() ![]() |
||||||||||||||
Lộ Công Mười Lăm
|
|||||||||||||||
![]() |
|||||||||||||||
Lan Huynh
Senior Member ![]() Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23665 |
![]() ![]() ![]() |
||||||||||||||
![]() Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 17/Jun/2010 lúc 7:28am |
|||||||||||||||
![]() |
|||||||||||||||
Lan Huynh
Senior Member ![]() Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23665 |
![]() ![]() ![]() |
||||||||||||||
SÔNG NƯỚC CỬU LONG
http://www.biethet.com/tin/song-nuoc-cuu-long_tin351784.html
![]() Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 19/Jun/2010 lúc 9:25am |
|||||||||||||||
![]() |
|||||||||||||||
Lan Huynh
Senior Member ![]() Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23665 |
![]() ![]() ![]() |
||||||||||||||
![]() Bản Giốc - Con thác quyến rũ nhất Việt Namhttp://www.biethet.com/tin/ban-gioccon-thac-quyen-ru-nhat-viet-nam_tin352748.html Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 21/Jun/2010 lúc 3:44pm |
|||||||||||||||
![]() |
|||||||||||||||
mykieu
Senior Member ![]() Tham gia ngày: 10/Jun/2009 Thành viên: OffLine Số bài: 3471 |
![]() ![]() ![]() |
||||||||||||||
Bản Giốc - Con thác quyến rũ nhất Việt Nam12.51pm 21-06-2010
![]() Bản Giốc (huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng) không chỉ là con thác quyến rũ nhất Việt Nam. Nó còn ẩn chứa những điều, mà nếu ai chưa đi, thì đừng nên đến. Bởi nếu đến, nó sẽ níu chân người… Hai chiếc bè nứa có mái che nằm bên phần đất Việt Nam là những dấu hiệu hiếm hoi của hoạt động khai thác du lịch mà Trùng Khánh đang bắt đầu… Sự kiện này có thể sẽ là cột mốc đánh thức vẻ đẹp của con thác quyến rũ nhất Việt Nam mà bấy lâu, nó vẫn như một thiếu nữ đang ngủ quên giữa núi rừng. Hoang sơ và quyến rũ có thể là những ngôn từ chưa đủ để nói hết sức hấp dẫn của con thác nằm chốt giữ cửa ngõ biên giới Việt – Trung nơi thủ phủ đất hạt dẻ Trùng Khánh.
Một Bản Giốc nguyên sơ dưới nắng. Một Bản Giốc mờ ảo hơi nước khúc xạ với ánh mặt trời chiếu thẳng đứng. Dòng nước tuôn trắng xóa như như dải tóc mềm mại của người thiếu nữ, và xanh ngát màu cây sừng sững trên mỏm núi đầu thác. Và, dòng Quây Sơn nơi thượng nguồn trở thành khúc nhạc dịu dàng cho những cảm hứng tuôn chảy, khi hòa mình vào với thiên nhiên hoang sơ như chưa từng khai phá…
Theo VNN
|
|||||||||||||||
mk
|
|||||||||||||||
![]() |
|||||||||||||||
ranvuive
Senior Member ![]() ![]() Tham gia ngày: 02/May/2009 Đến từ: Vietnam Thành viên: OffLine Số bài: 1151 |
![]() ![]() ![]() |
||||||||||||||
Cái ngon, cái "duyên" của chè Huế nằm ở đâu nhỉ?
Từ lâu, chè dường như đã trở thành món ăn dân dã đầy quen thuộc đối với người Việt chúng ta, đặc biệt là với teens bọn mình nhỉ? Các bạn có biết, ở mỗi miền trên đất nước, món chè lại có nét đặc trưng riêng không? Ví như chè Hà Nội thì mộc mạc, thơm hương, chè Sài Gòn lại phong phú, đa dạng, còn Huế thì sao nhỉ? Bởi người ta vẫn thường nói “ Hà Nội có 36 phố phường còn Huế có 36 món chè”, vậy hẳn là chè Huế phải đặc biệt lắm? Ở Huế, người ta thường chia chè ra làm hai loại là chè cung đình và chè hẻm? Nếu như chè cung đình nổi tiếng cầu kì trong cách thể hiện và thưởng thức thì chè hẻm lại đơn giản và bình dị hơn rất nhiều. Nhưng cho dù có là chè gì đi nữa, thì mỗi loại chè ở Huế đều mang trong mình nét đặc trưng riêng của xứ Huế, đó là sự tỉ mỉ, chăm chút của người nấu. Những người con gái Huế dường như đã dồn hết cái sự dịu dàng của mình vào trong từng chén chè, thế nên chè Huế thấm vào cảm giác của người thưởng thức một cách nhẹ nhàng, chậm rãi... Và khi đã thấm vào rồi thì nó sẽ còn đọng lại rất lâu khiến cho ai được thưởng thức một lần thì cứ nhớ mãi thôi… 36 món chè, mỗi loại một phong vị riêng biệt, không hề lẫn vào nhau. Ví như, chè bắp mang hương thơm mát lành như những cánh đồng lúa chín thì chè hạt sen long nhãn lại man mát giống như cơn gió nhẹ thoảng qua… Và các bạn có biết, để tạo được hương vị đặc trưng của vùng quê Huế nghèo, người ta phải chọn những hạt bắp non còn ngậm sữa từ tận Cồn Hến rồi nấu với đường thành thứ chè vừa dẻo vừa có vị ngọt non tơ. Nhưng trước đó, bắp phải được xắt mỏng, đun với nước sôi có bỏ thêm lá dứa thật thơm. Chưa hết đâu nhé, sau đó, người ta còn phải tắt bếp gần một tiếng rồi mới có thể bỏ đường vào được, rồi lại đun... cứ thế đến khi bắp chín mềm, dẻo thơm hương lá nếp. Có lẽ, với người ở vùng khác sẽ chẳng đủ kiên nhẫn để nấu cho được một nồi chè đúng gốc Huế. Đến những loại chè cầu kỳ hơn như chè hạt sen, chè nhãn bọc hạt sen…người ta cũng phải chọn lựa kĩ lưỡng từng hạt sen tươi từ hồ Tịnh Tâm mà ngày xưa vua chúa thường dùng để ướp trà rồi bỏ vỏ, soi tim, rửa sạch, hấp chín và rim đường chứ không phải là bỏ thẳng vào nồi đun mới nước như ở những nơi khác. Thế nên chè hạt sen ở Huế bao giờ cũng bở tơi, chín mềm nhưng không bị vỡ hạt. Nhãn lồng thì phải bỏ vỏ, xoi hạt, rửa sạch rồi mới cho hạt sen đã rim đường vào thay thế cho hạt nhãn. Chuyển sang công đoạn nước đường thì cũng cầu kì không kém, phải làm sao để nước thật trong và đường để nấu cũng không phải là đường cát thông thường, họ thích dùng đường phèn hơn, bởi đường phèn cho vị ngọt thanh hơn đường cát mà. “Độc nhất vô nhị” của xứ Huế phải kể ngay đến món chè bột lọc thịt heo quay hay gọi ngắn gọn đi là chè thịt quay. Cũng là chè bột lọc thông thường nhưng qua bàn tay tỉ mỉ của người dân xứ Huế, người thưởng thức có thể cảm nhận được sự tinh tế của món chè khi nhai nhè nhẹ viên bột… trong cái cảm giác dai dai, dòn dòn pha lẫn vị ngọt thanh thanh của đường phèn thì bất ngờ bạn sẽ nhận ra vị béo nhẹ, vị đậm đà của vị thịt quay đấy! Vị của thịt trộn lẫn với vị ngọt chè làm thành một thứ mùi vị rất lạ miệng. Ăn hay lắm! Một viên chè chỉ cần một mẩu thịt nhỏ xíu thì có nấu cả vài chục chén chè cũng chẳng tốn đến nửa lạng thịt vậy mà bằng sự sáng tạo tuyệt vời, người Huế đã tạo nên một món chè món chè mang phong cách "rất Huế" – dù nghèo nhưng vẫn rất sang. Và đương nhiên, món chè lạ này luôn được sắp hàng đầu trong thực đơn những món ăn ngọt của bữa cơm mang phong cách cung đình. Còn nữa, ở Huế vẫn còn một món chè cũng rất nổi tiếng nữa, đó là chè đậu ngự. Đậu ngự thì có rất nhiều nơi trồng nhưng dường như chỉ có đậu ngự ở Huế mới có được một hương vị nổi bật rất riêng và những hạt đậu đó cũng làm nên một món chè riêng của vùng đất cố đô. Với bàn tay khéo léo của mình, các bà, các chị nhẹ nhàng bóc tách lớp vỏ lụa bám sát hột đậu và cả mầm ở giữa hạt rồi cho vào đun cùng với nước dừa cho đến khi đậu vừa chín rồi vớt riêng ra cho vào bát. Sau đó đường mới được cho vào xoong nước dừa để đun sôi thật kĩ. Cuối cùng, nước dừa đường mới được đổ ngập trong bát đậu đã đươc xếp khéo léo. Bởi vậy, chè đậu ngự ở Huế thơm lắm! Bùi và rất ngọt nữa. Và có lẽ, nếu đã được một lần thưởng thức chè ở Huế, chắc hẳn bạn sẽ còn bị “hút hồn” bởi chén nước ướp hương sen được dùng sau khi thưởng thức chè… Cũng chỉ là một cốc nước ướp hương sen bình thường mà thôi nhưng ngồi giữa không gian êm đềm của Huế, hương sen đó dường như trở nên dịu dàng hơn, thanh khiết hơn và tự nhiên hơn... Để kết lại, bọn tớ chỉ muốn nhắn gửi đến các bạn rằng: nếu có dịp đến Huế, bạn hãy thử cảm giác ngồi nép trong một con hẻm nhỏ, nếm từng miếng chè thanh ngọt và ngắm nhìn không gian của xứ Huế mộng mơ xem… chắc chắn bạn sẽ cảm thấy yêu lắm! |
|||||||||||||||
![]() |
|||||||||||||||
![]() |
|||||||||||||||
ranvuive
Senior Member ![]() ![]() Tham gia ngày: 02/May/2009 Đến từ: Vietnam Thành viên: OffLine Số bài: 1151 |
![]() ![]() ![]() |
||||||||||||||
Hoa hoàng hậu nhuộm vàng Nha Trang Đến phố biển Nha Trang mùa này, chắc hẳn du khách sẽ bị mê hoặc bởi màu vàng ươm của hoa hoàng hậu được trồng rải rác trên những cung đường đẹp ở phố biển. Bạn Cát Minh chia sẻ. Loài hoa xuất phát từ Sri Lanka và có nhiều tên gọi khác nhau như bò cạp nước, muồng vàng, Oasaka, xuân muộn, hoàng yên. Cứ độ tháng 4 đến tháng 7, những cung đường như Hàn Thuyên, Trần Phú, Quang Trung, Hoàng Hoa Tháp, Phan Bội Châu… nơi thành phố biển phủ lên một màu vàng ươm, sáng rực của hoa hoàng hậu. ![]() Hoa kết thành từng chùm nặng trĩu và rủ xuống. ![]() Hoa nở rộ, chen cả lá thành từng chùm như những chiếc chuông gió. ![]() Hoàng hậu đong đưa trong gió tuyệt đẹp. ![]() Loài hoa này lại tỏa mùi thơm thoang thoảng hấp dẫn. ![]() Từng chùm cong cong quyến rũ. ![]() Điểm hẹn của đôi nam nữ. ![]() Cuốn hút nữ sinh. (VnExpress)
|
|||||||||||||||
![]() |
|||||||||||||||
![]() |
|||||||||||||||
ranvuive
Senior Member ![]() ![]() Tham gia ngày: 02/May/2009 Đến từ: Vietnam Thành viên: OffLine Số bài: 1151 |
![]() ![]() ![]() |
||||||||||||||
Quanh chuyện chọn quốc hoa Việt Nam
Đã nói quốc hoa là nói loài hoa tiêu biểu cho đất nước đó. Đây không phải chuyện ra vườn hái một bó hoa cắm vào lọ của nhà mình theo sở thích riêng, mà là loài hoa đại diện cho tinh thần dân tộc, văn hóa dân tộc. Hiện đang có một cuộc bầu chọn, tranh luận khá sôi nổi về quốc hoa trên các diễn đàn mạng. Có diễn đàn lấy hẳn chủ đề “Vote cho quốc hoa” (bầu cho quốc hoa). Sau đây là vài ý kiến: Không thể chọn cả cụm
Nếu chọn đào- sen-mai làm đại diện cho ba miền Bắc-Trung-Nam thì quốc hoa chẳng hóa là biểu tượng của Mặt trận Tổ quốc hay sao? Tác giả Đông A muốn có một tập thể ba loại hoa đại diện. Và để củng cố ý kiến của mình tác giả nêu, Trung Quốc từ dự kiến nhị quốc hoa (mẫu đơn-mai) đến tứ quốc hoa (mẫu đơn - mai - cúc - súng) hoặc ngũ quốc hoa (mẫu đơn- mai- lan- cúc- súng). Không thể chọn bộ ba để giành việc đi trước họ trong sáng tạo. Còn việc đa hoa trong quốc hoa thì tác giả Thủy Trúc (Tiền Phong số 169) đã cung cấp cho chúng ta biết, người Indonesia chọn đến ba loại hoa làm quốc hoa, họ sáng tạo bộ ba từ năm1990. Ta có đua thì cũng chạy sau cả thập kỷ. Thiết nghĩ, chọn quốc hoa phải dựa trên nhiều yếu tố khách quan từ thực tế đến văn hóa của dân mỗi nước. Đây không phải cuộc đua tranh. Việc này không vội được, mà cần đưa dự kiến, thu nhận phản hồi của người dân trên cơ sở phân tích kỹ lưỡng. Ý kiến cho rằng nên chọn đào, đào đại diện xứng đáng vì nó nằm ở thủ đô, nghe cũng không ổn. Đã là quốc hoa thì phải không lạ lẫm với người dân mọi miền. Còn mai thì ở Bắc có mai trắng, Nam có mai vàng, thêm mai tứ quý, nhưng các loại hoa này không phổ thông và cũng chỉ định ở từng vùng miền. Tác giả Đông A cho rằng, người Ấn Độ đã chọn sen làm quốc hoa, nếu ta muốn làm phiên bản mờ nhạt thì đi mà chọn sen. Thiết nghĩ, chẳng nên hờn dỗi cực đoan thế. Bởi theo tác giả, hoa sen trong tâm thức Ấn Độ (Hindu) là thứ hoa thần thánh, linh thiêng. Còn với dân ta, hoa sen gần gũi với mọi nguời (nhất là nông dân) cả ba miền. Nói như Chuyện về sen thì sen thực là quý: Sen có mặt ở khắp ba miền tổ quốc. Dân Nam ta là dân lúa nước. Sen giống lúa, kết hoa từ bùn đen. Lúa cho cái ăn, sen cho sắc thái văn hóa. Sen cao sang mà lại bình dị, gần gũi. Sen đã vào văn hóa Việt trong các trang trí, không bị lẫn với bất cứ loại hoa nào. Hơn nữa hình ảnh sen dễ vẽ, biểu trưng sen càng trở nên gần gũi với dân tộc ta. Viết đến đây tôi chợt nhớ câu thơ trong bài Đất nước của Nguyễn Đình Thi: Nước Việt Nam từ máu lửa/rũ bùn đứng dậy sáng lòa. Đó là hình ảnh sen, hình ảnh một dân tộc bất diệt. |
|||||||||||||||
![]() |
|||||||||||||||
![]() |
|||||||||||||||
ranvuive
Senior Member ![]() ![]() Tham gia ngày: 02/May/2009 Đến từ: Vietnam Thành viên: OffLine Số bài: 1151 |
![]() ![]() ![]() |
||||||||||||||
Thăm ngọn hải đăng cao nhất và cổ xưa nhất Việt Nam
Hải đăng Kê Gà là ngọn hải đăng cao nhất và cổ xưa nhất Việt Nam, nằm trên một hòn đảo thuộc xã Thuận Quý, thuộc huyện Hàm Thuận Nam, cách thành phố Phan Thiết 30 km về hướng Tây Nam. Có nhiều giải thích về tên gọi Kê Gà hay còn gọi là Khe Gà. Cách giải thích phổ biến nhất là vì mũi đất này có khe giống đầu mỏ của một con gà. Một cách giải thích khác cho rằng ngày xưa ở đây có nhiều gà rừng sinh sống. Thời Pháp thuộc, khi vẽ bản đồ hành chính người ta ghi là Kéga, theo cách phát âm của người Pháp, về sau quen gọi là Kê Gà. Nhìn từ đất liền qua những bãi đá, đảo hải đăng vô cùng quyến rũ. Mỗi khi bình minh hay hoàng hôn, hải đăng Kê Gà trở nên đẹp tuyệt vời bởi sự phản chiếu của ánh sáng với bãi đá vàng tạo nên những khung cảnh huyền hoặc. Gần các phiến đá lớn nước sâu, có rất nhiều loại cá và du khách vẫn có thể câu được cá lớn tại đây.
Theo lịch sử hàng hải ở khu vực này, mũi Kê Gà xưa kia được coi là một vị trí cực kỳ hiểm yếu của vùng biển từ Phan Rang đi Vũng Tàu. Vào các thế kỷ trước, đã có nhiều thuyền buôn qua lại nơi đây và bị đắm. Chính vì thế, người Pháp đã nghiên cứu và cho xây dựng ngọn hải đăng Kê Gà
Cuối năm 1898 hải đăng Kê Gà, do kiến trúc sư người Pháp Snavat thiết kế, được hoàn thành và đưa vào hoạt động năm 1900. Như vậy tính đến nay ngọn hải đăng này đã 110 tuổi, được xem là ngọn hải đăng "già" nhất Việt Nam. Hòn đảo, nơi xây dựng ngọn hải đăng, có diện tích khỏang 5 ha. Trên đảo có hàng ngàn hòn đá hoa cương vàng màu sắc tuyệt đẹp, thiên hình vạn trạng và cả trăm cây sứ đại thụ to lớn. Ngọn tháp hải đăng hình bát giác, xây trên đỉnh cao nhất của đảo. Tháp đèn xây bằng đá cao 35 m, độ cao toàn bộ từ tầm ngọn đèn đến mặt biển là 65 m (tương đương với tòa nhà cao 12 tầng). Kích thước cạnh của tháp rộng 3 m, đỉnh rộng 2,5 m, chiều dày tường tháp từ chân tháp đến độ cao 6m là 1,6m, càng lên cao độ dày càng giảm từ 1,5m và mỏng nhất ở đỉnh tháp là 1m. Trên ngọn tháp có bóng đèn lớn 2.000W, có bán kính quét sáng 22 hải lý (tương đương 40 km).
Bên trong hải đăng có 183 bậc thang xoắn ốc bằng thép cùng hàng chục bậc tam cấp dẫn lên đến đỉnh đèn. Chiếc cầu thang xoáy ốc này thực sự là một tác phẩm tuyệt đẹp mà không một nhiếp ảnh gia chuyên hay không chuyên nào đến đây có thể bỏ qua. Trên tháp có một balcon rộng, từ đây, khách tham quan có thể nhìn toàn cảnh cả vùng trong gió biển lồng lộng. Đứng nơi đây nhìn ra, choáng ngợp bởi mênh mông biển trời và gió, bạn sẽ vừa nhận ra sự nhỏ bé của mình, vừa ý thức được sức mạnh con người trước thiên nhiên. Thanh Nhàn |
|||||||||||||||
![]() |
|||||||||||||||
![]() |
|||||||||||||||
<< phần trước Trang of 121 phần sau >> |
![]() ![]() |
||
Chuyển nhanh đến |
Bạn không được quyền gởi bài mới Bạn không được quyền gởi bài trả lời Bạn không được quyền xoá bài gởi Bạn không được quyền sửa lại bài Bạn không được quyền tạo điểm đề tài Bạn không được quyền cho điểm đề tài |