Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Tâm Tình
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Đời Sống - Xã Hội :Tâm Tình  
Message Icon Chủ đề: NIỀM TIN & HY VỌNG&GƯƠNG TỐT&CHIA SẼ Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 146 phần sau >>
Người gởi Nội dung
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7169
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 11/Apr/2016 lúc 4:50am

Thiên Chúa Rất Buồn



Sau biến cố 11 tháng 9 năm 2001 tại Mỹ, con gái của một vị giảng thuyết nổi tiếng được mời trả lời phỏng vấn trên truyền hình và người hướng dẫn chương trình đã hỏi cô ta như sau:
Tại sao Thiên Chúa lại có thể để xảy ra một thảm họa khủng khiếp như vây?

Câu trả lời của thiếu nữ này thật là thâm thúy.“Tôi nghĩ là Thiên Chúa rất buồn vì điều đó, ít nhất là Ngài cũng buồn bằng chúng ta. Từ bao năm nay, chúng ta đã yêu cầu Ngài đi ra khỏi trường học, khỏi chính phủ và khỏi đời sống của chúng ta. Ngài là người ‘quân tử’ nên đã lẳng lặng rút lui.

Làm sao chúng ta có thể mong Chúa ban ơn lành và che chở chúng ta khi chúng ta đã khẩn thiết xin Ngài để mặc chúng ta một mình ?
Về những biến cố mới xảy ra như tấn công khủng bố, bắn giết trong trường học, chiến tranh …, tôi nghĩ rằng mọi sự đã bắt đầu với Madeleine Murray O’Hare, khi bà ấy than phiền là không nên đọc kinh trong trường học nữa. Và chúng ta đã đồng ý.

Rồi lại một người khác lại có ý kiến là chúng ta không nên đọc Kinh Thánh nơi trường học, cũng chính quyển Kinh Thánh trong đó dạy chúng ta: ‘Chớ giết người, chớ trộm cắp, yêu thương tha nhân như chính bản thân mình, v.v.’, và chúng ta cũng đã đồng ý.

Sau đó bác sĩ Benjamin Spock lại nói là chúng ta không được đánh con cái mình khi chúng làm gì xấu, vì chúng ta có thể làm sai lệch nhân cách bé nhỏ của chúng và làm cho chúng không biết tự quý trọng bản thân mình nữa. Con trai của chính vị bác sĩ ấy khốn thay đã tự tử. Người ta lại nói rằng một chuyên viên chắc chắn phải biết mình nói gì, còn ông ấy nói với chúng ta điều gì thì chẳng quan trọng, và chúng ta cũng đồng ý luôn.

Bây giờ chúng ta lại tự hỏi là tại sao con chúng ta lại không có lương tâm, tại sao chúng không phân biệt được thiện ác, và tại sao chúng ta có thể nhẫn tâm giết chết một người lạ, một người thân hay chính mình.

Có thế sau khi suy nghĩ chín chắn, chúng ta đi đến kết luận: chúng ta gieo nhân nào thì sẽ gặt quả ấy.

Thật kỳ lạ là con người có thể vứt bỏ Chúa một cách dễ dàng rồi sau đó lại tự hỏi tại sao thế giới biến thành địa ngục.

Thật kỳ lạ là chúng ta lại có thể tin những gì báo chí nói mà lại nghi ngờ những gì Kinh Thánh nói.

Thật kỳ lạ là chúng ta gửi cho nhau những chuyện vui cười qua email và chúng được truyền đi tiếp như lửa rơm, nhưng khi gửi những thông điệp về Thiên Chúa thì chúng ta lại đắn đo suy nghĩ trước khi gửi đi tiếp.
Bạn cười à?

Thật kỳ lạ là khi bạn gửi đi thông điệp này, có thể bạn không gửi đi cho nhiều người lắm trong danh sách của bạn, vì bạn không biết họ có tin Chúa không hoặc họ sẽ nghĩ gì vể bạn.

Thật kỳ lạ khi chúng ta lại lo sợ người đời nghĩ sao về chúng ta hơn là những gì Thiên Chúa nghĩ về chúng ta.

Hãy chia sẻ thông điệp này nếu bạn nghĩ nó đáng đáng gửi đi. Nếu không, bạn cứ vứt nó đi, cũng chẳng ai biết đâu.
Nhưng nếu bạn cắt đứt chuỗi suy nghĩ này, thì đừng than phiền về tình trạng tồi tệ của thế giới chúng ta đang sống nhé!

Sưu tầm
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23789
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 12/Apr/2016 lúc 10:44am

Một Đòn Nhu Đạo 


Một buổi tối sau một ngày làm việc với rất nhiều “sì trét,” như lối nói nghe thấy rất nhiều ở trong nước ngày nay, tôi đi ăn ở một tiệm ăn quen. Tiệm lúc ấy đang đông khách, tôi và người bạn được đưa tới ngồi ở một bàn gần góc tiệm. Nhưng vừa kéo ghế ngồi xuống thì tôi đã thấy ngay là không ổn, bữa tối có nhiều phần sẽ không yên lành. Cách bàn của chúng tôi một bàn khác có 5 hay 7 khách người lớn và thêm vào đó là 3 thiếu niên. Những thiếu niên này chừng 8 hay 9 tuổi, rất ồn ào. Chuyện ồn ào là chuyện rất thường trong các tiệm ăn mà những thành phần gây ồn ào lại không phải là các thiếu niên như trong tiệm ăn tối hôm ấy. Thường là những người lớn. Không hiểu những người này tại sao không biết điều chỉnh cái volume to nhỏ của họ như trong các máy khuếch âm. Lúc nào những cái ampli ấy cũng được mở to hết cỡ như những chương trình tiếp vận cải lương hồi trước hào phóng cho cả xóm nghe. Trong những lần được nghe chuyện miễn phí như thế, nhiều người trong chúng ta thường chỉ biết cố gắng chịu đựng cho qua cơn... cơ cực, ăn cho nhanh rồi về nhà đau khổ tiếp. Quyền của chúng ta, quyền được bình an cho xong bữa ăn như ông Trời cũng tránh không ra đòn trong lúc đang dùng bữa.
Ông Trời đã nương tay với chúng ta biết bao nhiêu lần trong khi nhiều, rất nhiều, người khác chung quanh chúng ta thì lại không nhẹ nhàng với chúng ta bao giờ cả.

Người lớn nhiều người như vậy đó. Còn 3 đứa trẻ trong tiệm ăn hôm ấy cũng không một chút nhẹ tay với đám khách chút nào. Ba đứa gồm 2 trai và một gái, không phải chỉ to tiếng cời đùa la thét, mà còn nhảy lên nhảy xuống, coi góc tiệm như chỗ chơi đùa của chúng. Tôi quay sang ngó những người lớn ngồi ở bàn. Chắc họ cũng thấy khuôn mặt khó chịu của tôi mà tôi phải tập luyện nhiều năm mới có được. Tôi nhìn họ. Họ nhìn tôi. Như thế là có “eye contact,” không có ai né ai hết. Lũ trẻ vẫn tự nhiên đùa nghịch như ở nhà của chúng. Chúng tôi đọc menu và gọi mấy món cho bữa tối. Lũ trẻ thì vẫn “business as usual,” vẫn bình thản ồn ào. Tôi nghĩ chắc những người lớn dùng bữa cũng sắp xong nên cố chịu đựng thêm ít phút nữa, cả bàn sẽ ra về, và “bình an dưới thế” sẽ đến với “người thiện tâm.”

Nhưng khi nhà hàng đem thức ăn đến bàn chúng tôi thì “bình an dưới thế” vẫn chưa chịu đến. Chúng tôi bắt đầu ăn. Tiếng la hét, tiếng cười nói rất lớn vẫn làm xao động cả một góc tiệm ăn. Tôi và người bạn muốn nói với nhau vài ba chuyện mà cũng không được. Tiếng ba đứa bé vẫn ào ào lấn sang, át giọng chúng tôi. Chúng vẫn nhảy lên nhảy xuống như đang ở nhà hay đang ở sân chơi. Ngồi chịu đựng thêm một lúc thì tôi thấy sự chịu đựng của tôi cũng chỉ có hạn. Tôi quyết định phải làm một cái gì thay vì “suffer in silence” như các nhà quí phái Ăng Lê, để “carry on,” đau đớn chịu đựng để và chịu trận một cách theo kiểu các “British gentlemen.” Tôi muốn cứu vãn bữa ăn tối của chúng tôi, không thể ngồi tiếp để “keep calm and have a cup of tea” như tôi đã học được của người Anh mấy chục năm trước. Tôi không thể có một “cuppa” để chịu đau khổ (suffer in silence) trong im lặng được. Sức người có hạn.

Tôi đứng dậy, bước tới bàn của mấy thiếu niên nọ, và nói (hơi lớn một chút) : “Hey kids! Be quiet will you?”
Lũ trẻ im ngay. Cả một góc tiệm không còn một tiếng động nào. 
Tôi trở lại bàn và tiếp tục bữa tối.
“Bình an dưới thế” đã đến với “người thiện tâm (?).” Khoảng ít phút sau, tôi thấy những người khách ở bàn đó ra về. Tôi biết cả bàn đi ngang qua bàn chúng tôi. Tự nhiên tôi tưởng tượng những người ấy có thể ghé lại bàn của chúng tôi và... cho tôi một trận. Có thể lắm chứ. Họ có thể rất bực bội về chuyện tôi to tiếng với mấy đứa nhỏ. Họ thấy bị xúc phạm khi tôi lớn tiếng la mắng, dậy dỗ con của họ, việc mà họ nghĩ chỉ có họ mới có quyền làm. Họ đi qua bàn chúng tôi ngồi, ra quầy trả tiền. Tôi nghĩ như thế là xong chuyện. Không có gì rắc rối như tôi đã nghĩ. Như thế là xong một bữa tối. Tôi nói lên được sự bực bội của tôi. Gia đình của mấy đứa bé bị tôi... cho một trận đáng đời. Tưởng như thế là hết chuyện.

Nhưng bỗng một người đàn ông tuổi trạc ngoài bốn mươi tiến đến bàn chúng tôi. Ông chào tôi, gọi tôi bằng “chú,” xin lỗi về chuyện ồn ào của mấy đứa nhỏ làm phiền tôi trong bữa ăn. Tôi cầm tay, vỗ vai ông nói với ông là không có chi. Tôi xin lỗi đã (hơi) lớn tiếng với lũ nhỏ trước mặt ông. Tôi nghĩ đáng lẽ ông đã gây sự với tôi, cự nự việc tôi la mắng các con của ông. Nếu thế, chắc chắn tôi đã phải đôi ba lời phải quấy với ông. Nhưng việc đó bỗng trở thành không cần thiết. Tôi thấy hơi ngượng trước mấy câu nói của ông. Chúng tôi ngồi ăn tiếp mặc dù tôi bắt đầu thấy tiếc về sự to tiếng của tôi. Đúng lúc ấy thì một người đàn ông khác, cũng từ cái bàn ấy đến bàn của chúng tôi và cũng nói đôi ba lời giống hệt như người đàn ông trước đó. Và tôi cũng đứng dậy, nói với ông là tôi tiếc là đã (hơi) lớn tiếng với mấy đứa nhỏ.

Tôi ngồi xuống tiếp tục bữa tối, lòng nhẹ nhàng hẳn. Những người trong cái bàn ấy đi về. Những bực bội tan biến hết. Bữa tối bình yên trở lại cho “người thiện tâm.”

Ít phút sau, ông chủ nhà hàng lại bàn chúng tôi và cho biết những người khách đó đã “mời” chúng tôi và đã trả tiền cho bữa tối của chúng tôi!
Tôi thấy nghẹn ở cổ. Những lời xin lỗi của hai người đàn ông ấy đã quá đủ, đã làm cho người đàn ông đáng tuổi cha chú của hai ông ân hận biết bao nhiêu về cái thái độ to tiếng đó. Hai ông không cần phải giáng thêm một đòn khác mà người đàn ông này không cách chi đỡ được.

Trong nhu đạo, tôi là người ra đòn. Đối phương đã không trả đòn, chỉ né nên đòn của tôi chỉ đánh vào thinh không. Một bàn tay làm sao vỗ thành tiếng.
Quê cùng mình và xấu hổ hết sức. Tôi không hỏi để biết tên hai ông để cám ơn hai ông. Nhu đạo là nhu thắng cương. Tôi ra đòn, hai ông dùng nhu khiến tôi thua liểng xiểng nhớ đời. Bài học thật khủng khiếp.
Thì ra vẫn còn nhiều người tử tế chung quanh chúng ta.

Bùi Bảo Trúc
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23789
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 13/Apr/2016 lúc 6:21am

Cuộc Đối Thoại Thú Vị Giữa Mẹ Chồng Châu Á Và Châu Âu


Sự khác biệt văn hóa giữa châu Á và châu Âu .Dưới đây là cuộc đối thoại giữa hai người mẹ chồng điển hình của hai châu lục. Hãy đọc xem họ khác nhau như thế nào nhé.

Mẹ chồng châu Á: Con dâu tôi thật nhẫn tâm.
Mẹ chồng châu Âu: Sao vậy?
Mẹ chồng châu Á: Nó còn dám hỏi tôi có muốn đến sống ở viện dưỡng lão không?

Mẹ chồng châu Âu: Viện dưỡng lão cũng rất tốt ah, bây giờ tôi cũng đang sống ở đó.

Mẹ chồng châu Á: Đó là nơi mà những người già không nơi nương tựa mới đến ở. Tôi đã nuôi nấng con trai trưởng thành nên người như bây giờ, con dâu kết hôn với con trai tôi còn chưa chăm sóc cho tôi được ngày nào lại còn hỏi tôi muốn đi đến nhà dưỡng lão! Nếu tôi đi thì chẳng phải thành trò cười cho bạn bè và người thân sao?

Mẹ chồng châu Âu: Không đúng. Con dâu kết hôn với con trai bà là để cùng nhau chung sống với nó, vậy tại sao lại phải chăm sóc cho mẹ chồng? Nếu như con dâu cần chăm sóc mẹ chồng, vậy thì ai sẽ chăm sóc phụ thân của con dâu đây? Nhất là chúng ta giờ đã ở vào một độ tuổi nhất định, sống ở những căn hộ dưỡng lão là một điều rất thuận tiện. Làm sao mà bị người đời cười được? Nếu bà không muốn đi, có thể trả lời không! Thông cảm và hiểu lẫn nhau mới là điều quan trọng nhất.

Mẹ chồng châu Á: Con bé đã trở thành con dâu trong nhà vậy cũng chính là người nhà, tất nhiên cần phải chăm sóc cho tôi. Tôi đã đến độ tuổi này, nên cùng an hưởng tuổi già và sống vui vẻ cùng với con cháu. Sống trong nhà dưỡng lão, vừa cô đơn vừa trống vắng, chẳng phải quá đáng thương sao?

Mẹ chồng châu Âu: Con dâu kết hôn với con trai rồi sao lại có thể trở thành người của chúng ta? Người ta đã trưởng thành, lại cũng không phải do chúng ta dưỡng thành, cũng không hề tiêu tốn của chúng ta một đồng nào? Hơn nữa cũng đã vất vả sinh cháu cho chúng ta, vậy vì cớ gì lại bắt con dâu phục vụ? Huống hồ bà vẫn sống cùng với con trai? Điều đó không được, tôi mà sống cùng con trai hơn 2 tuần là sẽ không thoải mái, sẽ chịu không nổi.  

Mẹ chồng châu Á: Sống cùng con mình vui vẻ biết bao sao bà lại nói là không thoải mái?

Mẹ chồng châu Âu: Con trai tôi 18 tuổi đã rời nhà sống tự lập. Nó về thăm nhà vài ngày tôi rất hoan nghênh. Nhưng nếu sống ở nhà một thời gian dài, đặc biệt đưa cả vợ và con đến. Cuộc sống của tôi sẽ bị ảnh hưởng nhiều.

Mẹ chồng châu Á: Tôi không hiểu, sống cùng con cái mình lẽ nào không thoải mái cho được? Chúng ta là bậc trưởng bối, những chuyện của chúng lẽ nào chúng ta không được tham gia?

Mẹ chồng châu Âu: Thứ nhất, con chúng ta đã 18 tuổi rồi, đã là một người trưởng thành, nên biết tự lập. Thứ hai, chúng cũng cần phải  có sự riêng tư, tôi ở cùng với chúng chắc chắn không thoải mái.

Mẹ chồng châu Á: Phương tây các bà thật kỳ lạ, cái này cũng không được, cái kia cũng không được. Vậy lẽ nào cứ phải sống trong nhà dưỡng lão mới là “được”?

Mẹ chồng châu Âu: Tôi có cuộc sống của tôi, con trai tôi có cuộc sống riêng của nó. Nó đã kết hôn và tự có gia đình nhỏ của riêng mình. Tôi chắc chắn không thể làm “người thứ ba” xen vào cuộc sống của chúng.

Mẹ chồng châu Á: Những điều bà nói nghe có vẻ tốt! Nhưng bà nuôi nấng nó lên thành người. Nó kết hôn rồi, chúng cũng nên có hành động nào đó để báo đáp công sinh thành?

Mẹ chồng châu Âu: Báo đáp? Báo đáp như thế nào?

Mẹ chồng châu Á: Tất nhiên là đón chúng ta về sống cùng với chúng, khiến chúng ta có thể yên tâm an hưởng những năm cuối đời. Nhưng dù sao, bà cũng dọn vào nhà dưỡng lão sống rồi, nên bà không nhận được phúc phận này. Thế con dâu bà có đưa tiền cho bà không?

Mẹ chồng châu Âu: Cho tôi tiền? Tại sao?

Mẹ chồng châu Á: Đó là biểu hiện của tấm lòng hiếu thảo!

Mẹ chồng châu Âu: Không, không, không! Tôi không cần con dâu cung cấp tiền cho tôi. Tiền của chúng nên để dành để nuôi dưỡng các cháu. Số tiền đó có thể giúp con trai cùng trả các khoản tiền vay. Nếu có nhiều tiền hơn thì để chúng cùng đi du lịch nghỉ dưỡng, chúng có thể tự lo cho mình là tôi rất hạnh phúc rồi. Tôi không cần chúng phải phụng dưỡng tiền cho tôi.

Mẹ chồng châu Á: Tôi nhận thấy con dâu bà thật thoải mái và dễ chịu, không cần phải chịu bất cứ trách nhiệm nào.

Mẹ chồng châu Âu: Trách nhiệm? Con dâu không cần phải có bất kỳ trách nhiệm nào với tôi.

Mẹ chồng châu Á: Không có trách nhiệm? Nếu bà không có tiền, bà sẽ không cần con dâu lo cho bà?

Mẹ chồng châu Âu: Tôi có tiền lương hưu, hơn nữa các khoản nợ tôi đã sớm trả xong. Tôi có đủ tiền để dưỡng già.

Mẹ chồng châu Á: Nếu bà mắc bệnh, lẽ nào không cần con dâu giúp đỡ?

Mẹ chồng châu Âu: Nếu tôi bị bệnh, viện dưỡng lão sẽ tự khắc đưa tôi đến bệnh viện.

Mẹ chồng châu Á: Nếu bà phải nhập viện, nếu cần người trông nom, lẽ nào không cần con dâu bà?

Mẹ chồng châu Âu: Người phương tây chúng tôi không có văn hoá con dâu phải trông nom mẹ chồng. Con dâu vốn đã có công việc của riêng mình, lại còn thêm rất nhiều công việc nhà, chỉ cần con dâu đến thăm tôi, thế là tôi đã thấy vui rồi. Tôi sinh con trai, là bởi vì tôi yêu nó, tôi chưa bao giờ hy vọng rằng con trai sẽ lấy một người mà người đó sẽ phải chăm lo cho tôi trong những năm cuối đời. Chúng đang ở giai đoạn phải dốc sức làm việc vất vả nhất trong cuộc đời, có quá nhiều việc để làm như: phải nỗ lực làm việc chăm chỉ, cần phải “chăm sóc” cho gia đình nhỏ hạnh phúc của mình, cần phải tận hưởng cuộc sống.

Mẹ chồng châu Á: Tôi cũng yêu con trai tôi, và tôi cũng biết rằng nó đang phải ở giai đoạn khó khăn làm việc chăm chỉ. Vì vậy, tôi mới muốn sống với chúng, để giúp chúng nuôi dạy con cái nên người.

Mẹ chồng châu Âu: Bà còn chăm cháu! Thật không thể tin nổi!

Mẹ chồng châu Á: Tại sao?

Mẹ chồng châu Âu: Chăm sóc con cái là trách nhiệm của cha mẹ, điều đó có liên quan gì tới bà? Con dâu bà mới là mẹ chúng, con trai và con dâu bà mới có quyền quyết định mọi việc hay tương lai cho cháu.

Mẹ chồng châu Á: Con dâu làm sao có thể hiểu được nuôi dạy con cái như thế nào! Con trai tôi đều do tôi nuôi lớn, do đó việc chăm sóc các cháu tôi chắc chắn phải biết rõ hơn chúng chứ.

Mẹ chồng châu Âu: Bà nói vậy không đúng rồi, hồi xưa khi bà nuôi dưỡng con trai, nếu mẹ chồng của bà xuất hiện và yêu cầu bà phải thế này phải thế kia thì bà có thoải mái không? Cháu là do chúng sinh ra, nên tôn trọng và không nên can thiệp vào cách nuôi dạy của chúng.

Mẹ chồng châu Á: Tôi hiểu rồi – Bà sớm đã đuổi chúng ra khỏi nhà, đến cháu bà cũng không muốn chăm sóc. Bà không có tình người, bà quá ích kỷ, thảo nào bà chỉ có thể sống ở viện dưỡng lão.
Mẹ chồng châu Âu: Tôi chắc là bị bà làm cho hồ đồ rồi. Bà nói bà yêu con trai mình nhưng lại làm phiền cuộc sống của chúng ở khắp mọi nơi. Bà nói rằng bà muốn giúp chúng giảm bớt những áp lực của cuộc sống, nhưng lại muốn chúng phải phụng dưỡng bà. Tất cả điều này có phải chỉ vì chống lại tuổi già?

Bà mẹ châu Âu thở dài, nhìn người mẹ châu Á đang làm mình thành lú lẫn và tiếp tục nói :

1. Con trai chúng ta chỉ là một người đàn ông bình thường, không phải như bà nghĩ rằng nó tuyệt vời nhất. Nó lấy vợ không phải là cô gái đó muốn “trèo” vào gia đình bà, do đó chúng ta cần quý trọng con dâu.

2. Con trai chúng ta lười biếng như thế nào, người làm mẹ như chúng ta lẽ nào không biết? Do vậy đừng lấy lý do con trai của chúng ta bận rộn mà cần con dâu phải làm hết việc nhà. Nó không phải đang bận trò chuyện trên facebook thì là chơi trò điện tử. Chắc hẳn trong tâm bà đều rõ.

3. Đừng để con dâu phải giống như bà, chăm sóc con trai mình. Cậu ấy là con trai bà, là chồng của con dâu bà. Con dâu chỉ có thể coi con trai bà là chồng chứ không thể coi chồng là con để chăm sóc được.

4. Đừng nên nói điều không tốt về con dâu trước mặt con trai bà, nếu bà làm vậy chỉ khiến chúng không thể ngừng các cuộc tranh cãi dường như vô tận. Khi chúng không thể chịu đựng được nữa, vậy kết cục của những cuộc cãi vã này là gì? Chính là ly hôn, nếu như đó là vì bà mà chúng ly hôn, vậy thì chẳng phải lỗi của những bậc làm cha làm mẹ như chúng ta rất lớn ư?

5. Những ngày tháng con dâu sinh và chăm sóc đứa bé, bà có thể không giúp đỡ, cũng có thể nói bà không có nghĩa vụ phải làm vậy. Nhưng hãy nhớ, khi bà cần sự chăm sóc, xin bà cũng đừng nhớ tới con dâu, bởi vì con dâu bà cũng không có nghĩa vụ phải như vậy.

6. Bà cũng đừng nghĩ rằng khi con dâu bà bắt con trai bà phải làm một chút việc nhà, thì là làm tội cậu ấy. Gia đình vốn gồm có 2 thành viên, và cậu ấy có nghĩa vụ phải chia sẻ, gánh vác cùng vợ.

7. Đừng bao giờ kể rằng nhà ai đó có con dâu tốt thế nào, có tốt đến mấy cũng là nhà người ta. Bà cũng không nghĩ, nếu bà muốn có một người con dâu tốt thì trước tiên cần phải làm một người mẹ chồng tốt?

8. Đừng nghĩ rằng bà đối xử tốt với con trai bà, thì con dâu sẽ phải nợ bà. Nếu bà muốn thu hồi nợ, thì cũng phải tìm đúng chủ nợ. Nếu bà hy vọng con dâu nên hiếu thuận với bà, quan tâm đến bà, thì cũng mong bà đối xử tốt với con dâu, dùng tâm đổi tâm. Chứ không phải là mình có nhu cầu, thì đòi hỏi người khác phải thoả mãn yêu cầu của mình.

9. Cũng đừng suốt ngày nghĩ tới nhà bố mẹ đẻ của con dâu có bao nhiêu tiền, có bao nhiêu nhà đất, có nhiều đến đâu cũng không có liên quan gì tới mình, có quay vòng đến đâu cũng không đến lượt mình.

10. Khi con dâu về nhà mẹ đẻ, mua đồ cho bố mẹ mình, thì bà hãy nhớ đừng nên ghen tị. Bởi vì họ đã phải chi trả rất nhiều cho con dâu bà.
Người phụ nữ khi đã lập gia đình, họ sẽ trở thành khách đối với gia đình mình và thành người ngoài đối với gia đình chồng. Cô ấy sẽ mất đi tất cả, vậy rốt cuộc điều cô ấy nhận được là một người cấp phép cho mình?  
Nếu như bà cũng không yêu con dâu, thương nó, bảo vệ nó, vậy thì có phải nó sẽ trở thành một đứa trẻ mồ côi không nơi nương tựa?

Hơn nữa nếu người chồng thường xuyên nói với vợ mình rằng: hãy đối xử với mẹ anh thật tốt, mẹ đã nuôi anh khôn lớn không dễ dàng chút nào. Nhưng lại không hề có một người chồng nào nói: mẹ ơi, mẹ đối xử với vợ con tốt một chút, vợ con đã phải rời xa bố mẹ cô ấy để đến sống ở nhà chúng ta, đó không phải là một điều dễ dàng chút nào. Do đó chúng ta phải đối xử tốt với cô ấy???

Đến đây thì bà mẹ châu Á không trả lời mà chỉ trầm ngâm suy nghĩ. Nếu là bạn, bạn sẽ có cách nghĩ như thế nào?
Chắc hẳn câu truyện trên đã giải khai rất nhiều khúc mắc trong quan hệ giữa mẹ chồng và nàng dâu hiện nay. Hy vọng rằng sau khi đọc được những điều này, sẽ càng có nhiều những gia đình vốn có quan hệ mẹ chồng – nàng dâu phức tạp trở nên đầm ấm và hạnh phúc hơn nữa.



My My/ Epoch Times
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7169
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 14/Apr/2016 lúc 8:08am

Can Đảm Đối Diện Sự Thật

Vì muốn cứu cô con gái bị bệnh máu trắng, hai vợ chồng đã nói ra một bí mật đau lòng… Đọc xong câu chuyện, bạn có thể tha thứ cho người đàn ông da đen nọ không?

Cuối năm 2002, trên một số trang báo của Ý đã xuất hiện một thông báo tìm người rất đặc biệt:

Ngày 17/5/1992,
Ở bãi đậu xe đường số 5, khu thương nghiệp thành phố Avenue, một người phụ nữ da trắng bị một chàng trai da đen cưỡng hiếp. Không lâu sau, người phụ nữ kia đã sinh ra một bé gái da đen. Cô và chồng đã không chút do dự mà gánh vác trách nhiệm nuôi dưỡng bé gái này.
Tuy nhiên điều không may chính là, hiện tại cô bé bị bệnh máu trắng, cần phải làm phẫu thuật cấy ghép tủy gấp, ba ruột của cô bé chính là niềm hy vọng duy nhất để cứu sống cô, hy vọng người năm xưa sau khi đọc được lời nhắn này, hãy mau chóng liên hệ với bác sĩ Adrew làm việc tại bệnh viện Elizabeth.

Bản tin tìm người này đã dấy lên một làn sóng dư luận trong xã hội
Tiêu điểm thắc mắc của mọi người chính là: “Người da đen này sẽ đứng ra hay không?”.
Hiển nhiên anh ta sẽ phải đối mặt với hai sự lựa chọn, nếu đứng ra, anh ta sẽ đối mặt với việc mất hết danh dự, gia đình tan nát; nếu giữ im lặng, anh ta một lần nữa sẽ phạm phải tội lỗi… không thể tha thứ được.
Đây là một câu chuyện có thật, và câu chuyện này sẽ có kết cục như thế nào? Đối diện với một kẻ cưỡng gian… Bạn có tha thứ cho anh ta không? Xin hãy xem tiếp…

Cô bé bị bệnh máu trắng liên quan đến một bí mật …
Ở một khu dân cư thuộc thành phố Foyer nước Ý, Marda 35 tuổi là người phụ nữ luôn bị mọi người xì xào bàn tán. Bởi cô và chồng cô Peters đều là người da trắng, nhưng trong hai đứa con của họ, lại có một đứa là da đen.
Hiện tượng kì quặc này đã khiến cho những người hàng xóm bên cạnh không khỏi cảm thấy tò mò, Marda luôn cười nói với họ rằng, do bà nội của mình là người da đen, ông nội là người da trắng, nên đứa con gái Monica mới xuất hiện sự lại giống như vậy.

Để tìm tủy xương thích hợp, bí mật này không còn che đậy được nữa…
Mùa thu năm 2002, cô bé da đen Monica liên tục bị sốt cao. Cuối cùng bác sĩ Andrew chuẩn đoán Monica bị bệnh máu trắng, biện pháp chữa trị duy nhất là làm phẫu thuật cấy ghép tủy.
Bác sĩ phân tích: “Hết thảy những người có quan hệ huyết thống với Monica, hãy đến bệnh viện để làm xét nghiệm tủy xương, bởi những người như vậy là dễ dàng tìm được mẫu tủy thích hợp nhất, cả nhà và người thân họ hàng của hai bên, tốt nhất đều nên đến bệnh viện để làm xét nghiệm”.

Nghe thông báo này, mặt Marda bỗng tái nhợt, nhưng vẫn bảo cả nhà đến làm xét nghiệm tủy xương, kết quả không có ai thích hợp cả.
Bác sĩ lại nói với họ, tình huống giống như Monica, tỉ lệ để tìm được tủy thích hợp thật sự là rất nhỏ.
Bây giờ vẫn còn một biện pháp hữu hiệu nhất, chính là Marda và chồng cô sinh thêm một đứa bé nữa, lấy máu trên cuống rốn của đứa bé này truyền cho Monica.
Hai vợ chồng này nghe xong, im lặng một hồi lâu… Cuối cùng họ nói: “Cho chúng tôi thời gian suy nghĩ”.

Thật không ngờ…
Buổi tối Thứ Hai, bác sĩ Andrew đang trực ban, bỗng cửa phòng bị đẩy ra, là vợ chồng Marda.
Marda cắn chặt môi, chồng cô Peter nắm chặt lấy tay cô, vẻ mặt nghiêm túc nói với bác sĩ: “Chúng tôi có một chuyện muốn nói với ông, nhưng ông hãy hứa là sẽ giữ bí mật cho chúng tôi, bởi vì đây chính là bí mật lâu năm của vợ chồng chúng tôi”.
Ông bác sĩ trịnh trọng gật đầu.

Hai vợ chồng nói ra bí mật giấu kín lâu nay…
“Chuyện xảy ra vào tháng 5/1992. Lúc đó, con gái lớn của chúng tôi Jelena đã được 2 tuổi, Marda làm việc trong một quán ăn, đến 10 giờ tối mỗi ngày mới được về nhà.
Buổi tối hôm đó trời mưa rất to, khi Marda tan ca trở về thì trên đường đã gần như không còn ai nữa.
Khi đi ngang qua một bãi đậu xe bị bỏ hoang, Marda nghe thấy sau lưng có tiếng bước chân, cô sợ hãi quay đầu lại nhìn, thì thấy một chàng trai da đen đang đứng phía sau cô. Anh ta tay cầm một khúc cây, đánh cô ngất đi, và làm nhục cô.
Đợi đến khi Marda tỉnh lại, loạng choạng trở về nhà thì đã hơn một giờ sáng, tôi lúc đó tựa như đã phát điên lên, xông ra ngoài để tìm người da đen kia tính sổ, nhưng từ sớm đã không có một bóng người nào ở đó cả.
Buổi tối hôm đó, hai vợ chồng chúng tôi ôm nhau khóc thảm thiết, cả bầu trời dường như đều đã đổ sập xuống”.
Kể đến đây, mắt của Peter ướt nhòe.
Anh kể tiếp: “Không lâu sau đó, Marda phát hiện mình đã mang thai.
Chúng tôi vô cùng sợ hãi, lo sợ rằng đứa con này chính là của người da đen kia. Marda muốn phá bỏ cái thai này đi, nhưng lòng tôi vẫn ôm một tia hy vọng, biết đâu đứa bé trong bụng này chính là con của chúng tôi thì sao.
Cứ như vậy, chúng tôi đã thấp thỏm chờ đợi mấy tháng.
Tháng 3/1993, Marda hạ sinh một bé gái, là da đen. Chúng tôi đã hoàn toàn tuyệt vọng, cũng từng nghĩ rằng sẽ đem đứa bé này giao cho viện mồ côi, nhưng mỗi lần nghe thấy tiếng khóc của nó, chúng tôi lại không nhẫn tâm.
Chúng tôi quyết định sẽ đối xử tốt với cô bé này ……….
Nói cho cùng thì Marda cũng đã mang thai nó, nó cũng là một sinh mệnh mà. Tôi và Marda đều là những tín đồ Cơ Đốc thành kính, sau cùng chúng tôi đã quyết định nuôi dưỡng nó, đặt tên cho nó là Monica”.

Khóe mắt của bác sĩ Andrew cũng đã cay cay, ông cuối cùng đã hiểu vì sao đôi vợ chồng này lại sợ sinh thêm một đứa con như vậy.
Ông gật đầu tựa như đang suy nghĩ: “Nếu đã như vậy, dẫu cho ông bà có sinh thêm 10 đứa nữa, cũng rất khó sinh ra được đứa bé có tủy xương thích hợp với Monica!”
Ông nhìn Marda, như thử thăm dò, nói:  “Ông bà phải tìm được cha ruột của Monica, nói không chừng tủy xương của anh ta, hoặc tủy xương của con cái anh ta có thể thích hợp với Monica”.
“Nhưng… ông bà có bằng lòng để cho anh ta xuất hiện trong cuộc đời mình lần nữa hay không?”

Marda nói: “Vì con, tôi bằng lòng tha thứ cho anh ta, nếu như anh ta chịu bước ra để cứu đứa bé, tôi thề sẽ không khởi tố anh ta”.
Bác sĩ Andrew không khỏi chấn động sâu sắc bởi tấm lòng lòng thương con của người mẹ này.
Bản tin tìm người đặc thù này đã dấy lên một làn sóng hiến tủy khắp cả nước. Nhưng trong biển người mênh mông, huống hồ chuyện đã nhiều năm như vậy, biết đi đâu để tìm tên cưỡng gian năm xưa?
Marda và Peter suy nghĩ hết lần này đến lần khác, quyết định dùng hình thức giấu tên, để đăng một bản tin tìm người trên báo.

Tháng 11/2002, trên các tạp chí thành phố Foyer đều đăng một bản tin tìm người đặc biệt như miêu tả ở trên, bản tin khẩn cầu kẻ cưỡng gian đó hãy bước ra, vì đó là hy vọng cuối cùng đối với mạng sống của bé gái bị bệnh máu trắng đáng thương kia.

Bản tin vừa được đưa ra đã gây nên tiếng vang mạnh mẽ trong xã hội. Thùng thư và điện thoại của bác sĩ Andrew mỗi ngày đều không thiếu những cuộc gọi khắp nơi trong nước, mọi người tranh nhau dò hỏi người phụ nữ này là ai, họ rất muốn được gặp cô, hy vọng có thể chung tay giúp đỡ cô.
Nhưng Marda đã cự tuyệt sự quan tâm của mọi người, cô không muốn tiết lộ họ tên của mình, càng không muốn để cho người khác biết Monica chính là con gái của kẻ cưỡng hiếp kia.

Nếu như bạn là người da đen kia, bạn sẽ làm thế nào?
Lúc này giới truyền thông đối với kết cục của sự việc này đã tiến hành thảo luận trước. Các trang của tờ La Mã bình luận: “Người đàn ông da đen này sẽ xuất hiện không? Nếu như người đàn ông da đen này dũng cảm bước ra, vậy chúng ta sẽ nhìn nhận và đối đãi anh ta như thế nào? Pháp luật của chúng ta nên trừng phạt anh ta như thế nào?”

Anh ta vì tội ác của ngày hôm qua mà nhận sự trừng phạt, hay là vì sự dũng cảm của ngày hôm này mà nhận được lời tán dương?
Tin tức Foyer tiếp tục được đăng tải:  “Nếu bạn là người đàn ông da đen đó, bạn sẽ làm thế nào?”
Những thảo luận này, đã khởi lên một làn sóng tranh luận khó cả đôi đường đối với quần chúng độc giả rộng lớn.

Tình mẹ thương con này đã cảm động vô số người, cũng đã tình cờ giúp đỡ những bệnh nhân khác
Cai ngục ở vùng đó cũng tích cực giúp đỡ Marda. Họ đã cung cấp danh sách tội phạm từ sau năm 1992 cho bệnh viện, bởi người da đen trong thành phố này rất ít, vậy nên, kể từ 10 năm trước thì tội phạm da đen cũng không nhiều.
Họ nói với Marda rằng: “Mặc dù có một số tội phạm năm đó không phải vì phạm tội cưỡng hiếp và bị tuyên án, nhưng cũng có khả năng từng làm qua những chuyện như vậy”.

Có những người đã ra ngục rồi, có một số người vẫn còn ở trong ngục, Marda và Peter đã kết nối liên lạc với những người này,  không ít tội phạm đã bị tình mẹ thương con của cô làm cho cảm động, bất luận là người da trắng hay da đen, họ đều tự nguyện trình báo để làm xét nghiệm tủy xương, hy vọng có thể hiến tủy cho Monica, nhưng trong số họ cũng không có tủy xương thích hợp.
Rất nhiều tội phạm năm đó đều bày tỏ sự chân thành và quan tâm sâu sắc, họ đều cung cấp manh mối cho vợ chồng Marda.
Nhưng đáng tiếc thay, họ đều không phải là người da đen cưỡng hiếp năm đó.

Câu chuyện này cũng đã làm cảm động rất nhiều người dân, không ít người tự nguyện làm xét nghiệm tủy, để xem tủy xương của bản thân mình có thích hợp hay không.
Người tình nguyện càng lúc càng nhiều lên tạo thành một làn sóng hiến tủy của những người tình nguyện tại thành phố Foyer, làn sóng ấy đã cứu được khá nhiều sinh mệnh của những người bị bệnh máu trắng, nhưng Monica lại không nằm trong số những người may mắn này.
Marda và Peter vẫn hồi hộp lo lắng mà chờ đợi người da đen kia xuất hiện…

Hơn hai tháng trôi qua, người này vẫn không xuất hiện
Hai vợ chồng thấp thỏm không yên, nghĩ rằng, cũng có thể người đàn ông da đen kia đã không còn trên cõi đời này nữa?
Cũng có thể đã rời khỏi quê nhà, từ lâu đã không còn ở Ý nữa rồi?
Cũng có thể anh ta không muốn hủy hoại cuộc sống của chính mình, nên không muốn bước ra?…
Nhưng bất luận như thế nào, chỉ cần Monica còn sống một ngày, họ sẽ không từ bỏ hy vọng tìm kiếm người đàn ông da đen kia.

Người đàn ông bí ẩn…dần hé lộ
Sau khi bản tin tìm người đặc thù này xuất hiện trên trang báo ở thành phố Napoli, trong lòng ông chủ 30 tuổi của một nhà hàng cao cấp bắt đầu dậy sóng.
Anh là người da đen, tên Achlia.
Ngày 17/5/1992, trong cuộc đời anh đã trải qua một đêm mưa tầm tã tựa như ác mộng, anh chính là người được nhắc đến trong câu chuyện trên.
Không ai có thể ngờ được rằng Achlia thắt lưng bạc triệu của ngày hôm này từng là một người rửa chén bị người ta sai tới sai lui. Bởi cha mẹ mất sớm, một người không được ăn học nhiều như anh đã phải lăn lộn kiếm sống từ rất sớm.
Người thông minh chăm chỉ như anh chỉ mong sao dùng sự cần cù lao động của mình có thể đổi lấy tiền bạc và sự tôn trọng của người khác, nhưng trớ trêu thay ông chủ của anh là người phân biệt chủng tộc, dẫu cho anh cố gắng thế nào, vẫn luôn phải chịu đánh đập chửi mắng từ ông ta.

Hôm đó là sinh nhật lần thứ 20 của Achlia
Anh dự định sẽ nghỉ làm sớm để đón mừng sinh nhật của mình, không ngờ trong lúc loay hoay đã vô tình làm rơi một cái đĩa, ông chủ túm chặt lấy cổ anh bắt anh phải nuốt hết những mảnh vỡ đó. Achlia căm phẫn dâng trào đã cho ông ta một đấm, rồi xông ra khỏi quán.

Anh vẫn chưa hết căm hận và quyết tâm báo thù người da trắng, buổi tối trên đường trời mưa tầm tã dường như không có một bóng người đi lại, trên bãi đậu xe anh gặp Marda, xuất phát từ sự báo thù về phân biệt chủng tộc, anh đã vô tình cưỡng gian người phụ nữ vô tội đó.

Sau sự việc, Achlia trong lòng thấp thỏm không yên. Ngay tối hôm đó, anh đã dùng số tiền đón sinh nhật của mình mua vé xe lửa đến thành phố Napoli, rời xa khỏi thành phố này.
Về sau, Achlia kiếm được một công việc thuận lợi ở nhà hàng của một người Mỹ, đôi vợ chồng người Mỹ đó rất quý tính cách thông minh cần cù của anh, còn đem cô con gái Lina gả cho anh, về sau thậm chí còn giao cho anh quản lý toàn bộ công việc kinh doanh của nhà hàng.

Sự day dứt trong tâm lúc nào cũng đè nặng lên tâm hồn anh
Mấy năm trở lại đây, anh không chỉ phát triển nhà hàng thành một nhà hàng cao cấp sang trọng kinh doanh thịnh vượng, mà còn có được ba đứa con đáng yêu.
Trong mắt người nhà và người làm, Achlia thật sự là một ông chủ tốt,  người chồng tốt và người cha tốt.

Vậy mà trong lòng anh vẫn không sao quên được tội ác năm xưa mà mình đã phạm. Anh luôn cầu nguyện với Thượng Đế xin Người hãy phù hộ người phụ nữ đã từng bị anh làm hại kia, hy vọng cô có thể bình an vô sự sống một cuộc sống hạnh phúc, và không bị tổn hại bởi những gì tội lỗi anh đã gây nên. Nhưng anh trước giờ chưa từng đem bí mật trong lòng này nói với bất kỳ người nào cả.

Buổi sáng hôm đó, Achlia đã đọc đi đọc lại bản tin đó đến mấy lần, trực giác mách bảo rằng anh chính là kẻ cưỡng gian được tìm trên tờ báo đó. Anh không bao giờ nghĩ đến rằng, người phụ nữ đáng thương đó cuối cùng đã mang thai và đã nuôi dưỡng đứa con vốn không thuộc về mình.

Cả ngày hôm đó, Achlia mấy lần muốn gọi điện thoại cho bác sĩ Andrew, nhưng mỗi lần điện thoại còn chưa quay xong anh liền vội cúp máy. Trong lòng Achlia đang giãy giụa đau đớn, nếu như đứng ra thừa nhận tất cả, mọi người sẽ biết được quá khứ xấu xa nhất của anh, những đứa con sẽ không còn yêu thương anh nữa, anh sẽ mất đi gia đình hạnh phúc và người vợ xinh đẹp, cũng sẽ mất đi sự tôn trọng của xã hội đối với mình.

Hết thảy những thứ này là kết quả anh đã không ngừng nỗ lực phấn đấu trong suốt mấy năm nay, vất vả lắm mới có được!
Buổi tối hôm đó, khi đang ăn cơm, mọi người trong nhà  đều bàn luận về những tin tức có liên quan đến Marda trên báo chí như những lần trước. Người vợ Lina nói: “Em thật sự rất khâm phục người phụ này, nếu như đổi lại là em, em sẽ không có can đảm để nuôi dưỡng con gái do mình bị cưỡng hiếp rồi sinh ra, em càng khâm phục người chồng của cô ấy, anh ta quả thật là một người đàn ông đáng được tôn trọng, lại có thể chấp nhận một đứa con như thế”.

Achlia im lặng nghe những lời đàm luận của vợ rồi đột nhiên hỏi: “Vậy em nhìn nhận kẻ cưỡng hiếp đó như thế nào?”
Người vợ lòng đầy căm phẫn nói: “Em tuyệt đối không thể tha thứ cho hắn ta được, năm xưa đã làm sai rồi, vào thời khắc then chốt của bây giờ, hắn ta lại rụt cổ trốn tránh. Hắn ta thật đúng là quá đê tiện, quá ích kỷ rồi, thật là quá ghê tởm! Hắn ta đúng thật là con quỷ hèn nhát!”

Achlia ngơ ngác lắng nghe, muốn đem tất cả sự thật nói với vợ. Buổi tối hôm đó, do cậu con trai 5 tuổi không chịu ngủ, Achlia lần đầu tiên đã đánh nó một bạt tai. Đứa con trai vừa khóc vừa nói: “Ba là người ba xấu xa, con sẽ không còn quan tâm đến ba nữa. Ba không phải là ba của con nữa”.
Trong lòng Achlia xung đột mạnh, anh ôm chặt con vào lòng, nói: “Ba thật sự xin lỗi, ba sẽ không bao giờ đánh con nữa đâu. Tất cả là lỗi của ba, con hãy tha thứ cho ba, được không?”. Nói đến đây, nước mắt Achlia không ngừng trào ra.

Đứa con sợ quá, dường như nó cũng hiểu chuyện, vội lấy tay lau nước mắt và an ủi Achlia: “Được rồi, con tha thứ cho ba. Thầy giáo dạy rằng, đứa bé biết sai mà nhận lỗi mới là đứa bé ngoan”.
Achlia cả đêm trằn trọc không sao ngủ được, anh cảm thấy bản thân mình dường như đang bị dày vò dưới địa ngục, những khung cảnh trong đêm mưa gió tội ác đó và hình bóng của người phụ nữ kia không ngừng đan xen xuất hiện trước mắt, và dường như anh còn nghe thấy tiếng khóc và tiếng gọi đau thương của người phụ nữ kia nữa. Anh không ngừng tự hỏi chính mình: “Mình rốt cuộc là người tốt, hay người xấu đây?

Nghe thấy hơi thở đều đều của người vợ đang nằm bên cạnh, anh liền mất đi dũng khí để nói ra mọi chuyện.
Ngày hôm sau thần sắc anh cực kỳ tiều tụy, trong lòng càng lúc càng nặng trĩu…
Người vợ rất nhanh đã nhận ra sự khác thường nên quan tâm hỏi han chồng.
Buổi sáng khi đi làm, các nhân viên đều chào hỏi anh thân thiết: Chào ngài tổng giám đốc! Anh sắc mặt tiều tụy chào lại họ, trong lòng cảm thấy toàn là xấu hổ và nhục nhã. Achlia cảm thấy bầu trời dường như đã đổ sụp xuống rồi!

Tình thương của người cha bùng lên
Mấy ngày sau, Achlia không cách nào im lặng được nữa, anh liền gọi điện thoại ẩn danh cho bác sĩ Andreew bằng điện thoại công cộng. Anh cố hết sức để giọng nói của mình trông thật bình tĩnh: “Tôi rất muốn biết bệnh tình của cô bé bất hạnh kia”.
Bác sĩ Andrew trả lời rằng, bệnh tình của cô bé đó rất nghiêm trọng, cuối cùng ông còn thương cảm rằng: “Không biết con bé có thể đợi được đến ngày cha ruột của nó xuất hiện hay không”.
Lời nói này đã chạm đến tận đáy lòng Achlia, tình thương của người cha đã bùng lên từ nơi sâu thẳm trong tâm hồn anh, cô bé đó dù sao cũng là cốt nhục của mình!

Anh quyết định bước ra để cứu Monica, anh đã phạm sai lầm một lần rồi, bây giờ không thể phạm sai lầm tiếp nữa.
Buổi tối hôm đó, anh lấy hết can đảm để nói với vợ tất cả. Cuối cùng anh nói: “Anh rất có khả năng chính là cha ruột của đứa bé đó! Anh phải đi cứu con bé!

Vợ anh bàng hoàng, căm phẫn, thương tâm, trái tim như vỡ vụn ra khi nghe hết tất cả những điều này rồi nói: “Anh là đồ dối trá!
Buổi tối hôm đó, cô đã dắt theo ba đứa con, lái xe đến nhà ba mẹ. Khi cô đem hết bí mật của Achlia kể lại với ba mẹ, đôi vợ chồng này lúc đầu cũng vô cùng tức giận, nhưng sau khi nghe xong đã rất mau chóng lấy lại bình tĩnh.

Họ nói với con gái rằng: “Chúng ta nên tức giận về hành vi của Achlia trong quá khứ. Nhưng con có từng nghĩ qua hay chưa, anh ấy có thể bước ra, cần có dũng khí lớn đến dường nào, điều này chứng minh rằng lương tâm của anh ta còn chưa mất đi. Con là hy vọng chồng con là một người từng phạm sai lầm, nhưng bây giờ có thể sửa đổi? Hay là muốn một người chồng mãi mãi chỉ biết chôn vùi quá khứ tàn ác?
Cô đã im lặng không nói gì cả. Ngày hôm sau, trời vừa sáng Lina vội trở về bên cạnh Achlia, nhìn thấy Achlia cặp mắt đỏ hoe, Lina kiên định nói : “Achlia, anh hãy đến chỗ bác sĩ Andrew đi! Em sẽ đi cùng với anh!

Trong tuyệt vọng luôn xuất hiện ánh sáng hy vọng
Ngày 3/2/2003, vợ chồng Achlia đã liên lạc được với bác sĩ Andrew. Ngày 8/2, vợ chồng Achlia vội đến bệnh viện Elizabeth, bệnh viện đã làm xét nghiệm DNA và kết quả là anh thật sự chính là cha ruột của Monica.

Khi biết được người đàn ông da đen đã làm nhục mình cuối cùng đã dũng cảm bước ra, những giọt nước mắt hạnh phúc không ngừng lăn dài trên má Marda.
Cô đã căm hận Achlia trong suốt 10 năm, nhưng thời khắc này đây cô lại vô cùng cảm động.

Tất cả đều được tiến hành cực kỳ bí mật. Để bảo vệ đời tư của vợ chồng Achlia và vợ chồng Marda, bệnh viện đã không nói ra tên thật và thân phận của họ cho báo chí mà chỉ thông báo với kí giả rằng đã tìm được cha ruột của Monica.
Thông tin này đã khiến toàn bộ người dân thành phố quan tâm đến sự kiện này phấn khởi, họ không ngừng gọi điện thoại và viết thư cho bác sĩ Andrew, nhờ ông gửi sự tha thứ và lòng tôn kính của họ đến người da đen này: “Anh ấy từng là tội nhân, nhưng giờ đây anh ấy là một anh hùng!

Đối mặt, đó mới là sự cứu vãn và chuộc tội thật sự
Ngày 10/2, vợ chồng Marda yêu cầu được gặp mặt Achlia. Lúc đầu, anh không có dũng khí gặp họ, nhưng Marda cầu xin hết lần này đến lần khác nên anh mới dám nhận lời.

Ngày 18/2, dưới sự sắp xếp bí mật của bệnh viện, Marda gặp Achlia trong phòng khách của bệnh viện. Đầu tóc của anh vừa mới cắt, khi nhìn thấy Marda, bước chân nặng nề khó bước, sắc mặt tái nhợt hẳn lên. Marda và chồng bước đến, nắm chặt lấy tay anh, ngay tức khắc 3 người khóc không thành tiếng, nước mắt của ba người hòa lẫn vào nhau.

Rất lâu sau, Achlia nghẹn ngào nói: “Xin lỗi, xin lỗi, xin hãy tha thứ cho tôi! Câu nói này tôi đã chôn sâu trong lòng suốt hơn 10 năm nay rồi, hôm nay cuối cùng đã có cơ hội để nói với chị”.
Marda nói: “Cảm ơn cậu đã có thể bước ra. Cúi xin Thượng Đế phù hộ, tủy xương của cậu đã cứu sống con gái tôi!
Ngày 19/2, bệnh viện xét nghiêm xương tủy đối với Achlia, may mắn thay nó hoàn toàn thích hợp với Monica!
Bác sĩ xúc động nói: “Đây thật sự là kì tích!
Ngày 22/2/2003, thời khắc mà mọi người chờ đợi từ lâu cuối cùng đã đến, xương tủy của Achlia được cấy ghép vào trong thân thể của Monica.

Một tuần sau đó, Monica khỏe mạnh xuất viện. Vợ chồng Marda đã hoàn toàn tha thứ cho Achlia, mời anh và bác sĩ Andrew đến nhà họ làm khách. Nhưng ngày hôm đó  Achlia lại không đến, anh nhờ bác sĩ Andrew mang đến một lá thư.
Trong thư anh vô cùng day dứt nói rằng:
Tôi không thể quấy nhiễu cuộc sống bình yên của anh chị lần nữa. Tôi chỉ hy vọng Monica và anh chị sẽ sống hạnh phúc bên nhau, nếu như anh chị có khó khăn gì, xin hãy nói với tôi, tôi nhất định sẽ giúp đến cùng! Đồng thời, tôi cũng rất cảm kích Monica, từ một ý nghĩa khác mà nói, là con bé đã cho tôi một cơ hội để chuộc tội, là con bé đã cho tôi có được những khoảnh khắc vui vẻ của nửa cuộc đời còn lại. Đây chính là món quá mà con bé đã tặng cho tôi!
Đây quả thật là một câu chuyện xung đột tâm can, xúc động lòng người…….

Có lẽ bạn cũng đã từng làm sai, đi lầm đường, nhưng chỉ cần có lòng sửa lỗi thì bạn có thể “bình thản mà đối mặt với tương lai”!

Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23789
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 21/Apr/2016 lúc 7:43am

Bill Gates: “It Makes Sense To Believe In God” / Bill Gates: “Tin Chúa Là Khôn Ngoan” 


Bill Gates, the richest man in the world, revealed in a recent interview: “It makes sense to believe in God”, and “it’s at least a moral belief”. Such a declaration by one of the most famous men in the world is a very good news for humanity. 

Bill Gates, người giầu nhất thế giới, gần đây đã tiết lộ trong một cuộc phỏng vấn: “Tin Chúa là khôn ngoan”, và “ít nhất đó là một niềm tin đạo đức”. Một tuyên bố như thế của một trong những người nổi tiếng nhất thế giới là một tin tốt lành đối với nhân loại.
Ngày 13/03/2014, tạp chí Rolling Stone đã có một cuộc phỏng vấn dài đối với Bill Gates về nhiều vấn đề nổi cộm trong thế giới ngày nay [1]. Kết thúc cuộc phỏng vấn là hai câu hỏi sau đây:
1/ Ông là một nhà công nghệ, nhưng rất nhiều công việc ông làm với quỹ từ thiện mang một chiều kích đạo đức. Phải chăng suy nghĩ của ông về giá trị của tôn giáo đã thay đổi trong những năm qua?
2/ Ông có tin vào Chúa không?
Câu trả lời của Bill Gates có lẽ đã làm cho những người vô thần rất thất vọng. Ngược lại, những người có đức tin tôn giáo vui mừng, đặc biệt vì ông nhấn mạnh: “các hệ thống đạo đức tôn giáo là cực kỳ quan trọng (The moral systems of religion are super important)”.

Sau đây là bản lược dịch một trong số những bài báo tường thuật cuộc phỏng vấn của Rolling Stone: “Bill Gates Reveals Family Goes to Catholic Church: It Makes Sense to Believe in God” (Bill Gates tiết lộ gia đình ông đến nhà thờ Công giáo: Tin Chúa là khôn ngoan) của Stoyan Zaimov trên tờ The Christian Post ngày 14/03/2014 [2].

Bill Gates tiết lộ: Tin Chúa là khôn ngoan

Bài của Stoyan Zaimov
Bill Gates, người giầu nhất thế giới, tiết lộ trong một cuộc phỏng vấn gần đây rằng gia đình của ông đi đến một nhà thờ Công giáo và rằng đạo đức tôn giáo tạo nhiều cảm hứng cho công việc từ thiện của ông. Ông cũng chia sẻ những suy nghĩ cá nhân của ông về Chúa và về những vấn đề nổi cộm mà thế giới ngày nay đang phải đối mặt.

Trả lời phỏng vấn của tạp chí Rolling Stone ngày 13/03 (sẽ ra mắt trên báo giấy ngày 27/03), Bill Gates nói: “Tôi nghĩ rằng các hệ thống đạo đức tôn giáo là cực kỳ quan trọng. Chúng tôi nuôi dạy con cái theo phương pháp của tôn giáo; các con tôi tới nhà thờ Công giáo nơi Melinda tới đó và tôi cũng tham gia vào đó. Tôi đã rất may mắn, và do đó tôi hàm ơn sự may mắn đó và phải cố gắng giảm thiểu sự bất công trên thế giới. Đó chỉ là một chút đức tin tôn giáo. Tôi muốn nói, ít nhất đó là một niềm tin đạo đức”.
Khi được hỏi liệu ông có tin Chúa hay không, ông đáp: “Tôi nghĩ tin Chúa là khôn ngoan, nhưng tôi không biết đích xác cái gì trong cuộc đời chúng ta làm cho chúng ta hành động khác với niềm tin đó” [3].

Đồng thời ông nói ông tán thành với những người như Richard Dawkins rằng “nhân loại cảm thấy cần thiết phải có những tưởng tượng về sự sáng tạo của Chúa” [4]. Ông nói: “Trước khi chúng tôi bắt đầu hiểu về bệnh tật và thời tiết và về những vấn đề như thế, chúng tôi đã tin theo những giải thích sai lầm về những thứ đó. Hiện nay khoa học đã tham dự một phần – không phải tất cả – vào những lĩnh vực mà tôn giáo đã từng giải quyết”.

Ông nói tiếp: “Nhưng bí mật và vẻ đẹp của thế giới thật vô cùng đáng kinh ngạc, và không có một sự giải thích nào của khoa học có thể giải thích được tại sao nó xẩy ra như thế. Nói rằng điều đó hình thành bởi những con số ngẫu nhiên thì xem ra, bạn biết đấy, đó là một cách nhìn không hợp lý cho lắm” (cười).

Theo danh sách tỷ phú trên tạp chí Forbes 2014, nhà sáng lập Microsoft đã giành lại được vị trí giầu nhất thế giới với tổng giá trị tài sản lên tới 76 tỷ dollars. Tuy nhiên, người tạo nên cuộc cách mạng về công nghệ của Microsoft đã rời bỏ chức chủ tịch tập đoàn này để tập trung vào việc làm từ thiện của ông. Năm 2000, ông thành lập Quỹ Bill & Melinda Gates, một tổ chức được xếp hạng như một trong những tổ chức từ thiện quảng đại nhất thế giới.

Quỹ này đã hiến tặng tiền bạc và khởi động các chương trình vì nhiều mục đích khác nhau trên toàn thế giới. Quỹ này có một cơ quan mang tên Global Health Division (Chi nhánh Sức khỏe Toàn cầu) nhắm mục tiêu vào việc đẩy mạnh tiến bộ khoa học và công nghệ tại các nước đang phát triển, một chương trình mang tên Global Developments (Phát triển Toàn cầu) dành cho việc phát triển nông nghiệp, xử lý nguồn nước và vệ sinh, các dịch vụ tài chính dành cho người nghèo và các chương trình giáo dục tại Mỹ.
Bill Gates thể hiện niềm lạc quan rằng bệnh bại liệt, một căn bệnh mà quỹ từ thiện của ông tập trung cứu giúp nhiều nhất, sẽ bị xóa bỏ hoàn toàn, và rằng về căn bản đến năm 2035 sẽ không còn có nước nghèo nữa, ông chỉ ra những bài học thành công trong vấn đề này như Brazil, Mexico, Thái Lan và Indonesia.

Điều ông lo lắng nhất trong 50 năm tới là vấn đề thế giới cần phải làm nhiều hơn nữa để giải quyết tình trạng biến đổi khí hậu, chủ nghĩa khủng bố trên phạm vi rộng và giải quyết những mối lo về sức khỏe toàn cầu.

Ông nói: “Tôi biết nếu mọi em bé được khỏe mạnh, mọi con đường được làm mới, thì sẽ đưa một đất nước đi trên một con đường tốt đẹp hơn như thế nào, nhưng tôi không phải một chuyên gia để biết làm thế nào để giải quyết vấn đề bất ổn định và chiến tranh sẽ dấy lên lúc này hoặc lúc khác. Tôi mong ước có một phát minh hoặc một tiến bộ nào đó để sửa chữa tất cả những thứ bất ổn đó. Có thể một số sự kiện thực sự tồi tệ sẽ xẩy ra trong vòng 50-100 năm tới, nhưng hy vọng là không có một sự cố nào trong số đó sẽ gây ra cái chết ở mức một triệu người (trở lên) mà bạn không dự kiến trước được từ một bệnh dịch, hoặc một vụ khủng bố hạt nhân hoặc sinh học”…..


Bình luận của PVHg’s Home

Năm 1995, cũng với câu hỏi “Ông có tin vào Chúa hay không?”, Bill Gates trả lời: “Tôi không biết liệu có Chúa hay không, nhưng tôi nghĩ các nguyên lý tôn giáo hoàn toàn có căn cứ vững chắc” (I don’t know if there is a God or not, but I think religious principles are quite valid) [5].

Với câu trả lời đó, giới vô thần vội vàng ghép Bill Gates vào danh sách “những người vô thần nổi tiếng” (celebrity atheists), bất chấp việc ông thể hiện một thái độ trân trọng đối với tôn giáo. Một số khác coi ông là người theo thuyết bất khả tri (agnosticist). Thậm chí có người mô tả ông như một người mê mải làm ăn, không bận tâm tới tôn giáo, vì có lần ông phát biểu: “Riêng về vấn đề phân phối dự trữ thời gian thì tôn giáo không hiệu quả cho lắm. Tôi còn hàng đống việc phải làm vào sáng chủ nhật”.
Nhưng họ nhầm.

Theo Wikipedia, “khi Gates còn trẻ, gia đình ông thường xuyên tham dự lễ của Đạo Hợp nhất Tin Lành (Protestant Congregational church)”. Đó là lý do để sau này, ngay cả khi ông chưa có một quan điểm rõ ràng về Chúa, ông luôn luôn coi hệ thống tôn giáo là quan trọng. Đó là điều không bao giờ có ở một người vô thần.
Và bây giờ, Bill Gates đã thể hiện quan điểm rõ ràng hơn: “Tin Chúa là khôn ngoan”!

Căn cứ theo những gì ông tiết lộ trong cuộc phỏng vấn của Rolling Stone, có bài báo đã viết: “Bill Gates theo Đạo Công giáo La Mã” (Bill Gates follows Roman Catholicism). Không nghi ngờ gì nữa, sự thay đổi của Bill Gates theo hướng tích cực một phần lớn là kết quả của cuộc hôn nhân giữa ông với Melinda French, một người công giáo thuần thành.
Theo nhiều trang tiểu sử, họ sống với nhau hạnh phúc, đến nay đã có 3 người con. Nhưng còn hơn thế, họ là một đôi bạn tri kỷ, cùng đọc một số sách rồi thảo luận với nhau, cùng nhau theo đuổi một lý tưởng cao quý – lý tưởng chia sẻ tình yêu thương với tha nhân, đúng như lời Chúa dạy.


Năm 1994, khi nghe tin Bill Gates cưới Melinda, một nhân viên trong công ty mà ông làm chủ, tôi nói với bạn bè: “cô Melinda này may mắn quá”. Gần đây, khi biết Melinda đóng vai trò lớn lao trong việc “lôi kéo” chồng con vào những sinh hoạt tôn giáo và từ thiện, tôi lại nói với bạn bè: “ông Bill Gates này may mắn quá”.

Một người bạn vô thần nói với tôi rằng Bill Gates thay đổi chỉ vì Melinda, thay vì bởi chính Bill Gates muốn thay đổi. Tôi trả lời: “Này bạn, những người như bạn không thể hiểu được những giá trị thiêng liêng và cao quý. Người theo Đạo chúng tôi nghĩ rằng đó là ý Chúa – Chúa muốn một người như Bill Gates phải có ĐẠO, như thế sẽ có ích cho nhân loại nhiều hơn. Melinda chính là một sứ giả của Chúa đấy”.


Melinda Ann French sinh năm 1964 tại Dallas, Texas. Là con gái thứ hai trong bốn người con của ông Raymond Joseph French Jr., một kỹ sư về hàng không, và Elaine Agnes Amerland, một phụ nữ nội trợ. Melinda là một người Công giáo thuần thành, từng là học sinh xuất sắc của trường công giáo St. Monica Catholic School, có 2 bằng cử nhân của Đại học Duke, cử nhân khoa học computer và cử nhân kinh tế, và một bằng thạc sĩ quản trị kinh doanh cũng của đại học đó.

Sau khi lấy chồng, bà đã dâng hiến đời mình cho sự nghiệp từ thiện, san sẻ tình yêu thương với đồng loại, thực hành tôn chỉ của công giáo là yêu thương tha nhân. Bà tự nhắc nhở mình và nhắc nhở mọi người rằng “Chúng ta phải lưu ý đến việc làm thế nào sử dụng ánh sáng này chiếu trên chúng ta” (We have to be careful in how we use this light shined on us). Đó là ánh sáng của Chúa – ánh sáng soi rọi cho chúng ta biết giá trị đích thực của con người là gì và đâu là đích để chúng ta hướng tới.

PVHg 16/10/2015

 CHÚ THÍCH
[1] http://www.rollingstone.com/culture/news/bill-gates-the-rolling-stone-interview-20140313
[2] http://www.christianpost.com/news/bill-gates-reveals-family-goes-to-catholic-church-it-makes-sense-to-believe-in-god-116166/#GimkFG4QbByglw03.99
[3] Nguyên văn: “Tôi không biết đích xác quyết định nào trong cuộc sống của bạn mà vì nó bạn làm khác (với đức tin của bạn).
[4] Không rõ câu nói của Richard Dawkins được nói ra trong hoàn cảnh nào, nhưng Richard Dawkins là một người vô thần, nên tôi nghĩ ý của Dawkins là con người vốn yếu đuối, kém cỏi nên cảm thấy cần thiết phải có Chúa như một Đấng hộ mệnh, và do đó, Chúa chỉ là kết quả của trí tưởng tượng. Nhưng với những gì Bill Gates đã nói trong cuộc phỏng vấn, ta có thể hiểu rằng Bill Gates sử dụng ý kiến của Dawkins theo nghĩa ngược lại: sự tưởng tượng về sự sáng tạo của Chúa quả thật là hết sức cần thiết, vì khoa học không thể giải thích được sự kỳ diệu và vẻ đẹp của thế giới, và vì tin vào Chúa là khôn ngoan – tin vào Chúa thì con người sẽ biết khiêm tốn hơn và sống đạo đức hơn.
[5] http://www.celebatheists.com/wiki/Bill_Gates

Phạm Việt Hưng




Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 21/Apr/2016 lúc 7:45am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7169
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 23/Apr/2016 lúc 2:33pm

CHỈ BÁN GIẤC MƠ.


Bên sông Hoài, dịp trăng rằm mỗi tháng, có hai bà cháu bày hai cái mẹt từ chập tối, mỗi cái mẹt có chừng mươi , mười lăm cái hoa đăng giấy be bé.
Khách phương xa đi ngang qua, ghé ngồi bên rồi hỏi:- Hai bà cháu bán cái gì đấy?
Cô bé ngước lên nhìn khách , trả lời : Dạ, giấc mơ đấy ông ạ.
-Giấc mơ ?
-Dạ, ông cho cháu năm ngàn một cái. Ông thả đèn xuống sông này, giấc mơ của ông sẽ thành ạ.



Khách thấy vui trong lòng, liền rút ví lấy tiền mua một cái, bước mấy bước, gập người thả xuống sông Hoài. Một đốm sáng lững lờ trôi, chạm vào một đốm khác, như những con mắt của sông đêm, nhấp nháy hồi lâu rồi nhắm lại.
Hai bà cháu bán hoa đăng vẫn ngồi chỗ cũ. Khách quay lại hỏi:- Này cháu, ông thả đèn rồi mà có thấy gì đâu?
-Thấy gì cơ ?
-Thì giấc mơ của ông đã thành đâu ?
Bà lão ngồi bên nhìn ông khách một lát, thoáng ngập ngừng rồi nói:- Phải có niềm tin, ông ạ. Ông mua giấc mơ mà chẳng có niềm tin thì cũng bằng không.
-Thế bà có bán niềm tin không, tôi mua một ít ?
-Ông đi khắp thế gian này cũng chẳng tìm ra người bán niềm tin đâu !




Chỉnh sửa lại bởi Nhom12yeuthuong - 23/Apr/2016 lúc 2:42pm
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7169
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 25/Apr/2016 lúc 8:03am

Về Một Nơi Trở Về Đã Mất


Tôi, tên thuyền nhân thoát chết nhờ được tàu vớt giữa sóng biển Đông cuồng nộ trong một ngày hè gần gần hai mươi lăm năm về trước, đã rời quê hương ra đi nhưng không bao giờ nghĩ rằng sẽ không có ngày trở lại. Hồi ấy nghe những lời đồn đại xa gần tôi còn mơ mộng hão huyền rằng biết đâu khi ra đến nước ngoài sẽ gặp những tổ chức kháng chiến phục quốc, trong đó có thể có những người lính đã từng một thời chiến đấu bên nhau. Có người đã đi xa hơn khi cho rằng người Mỹ không bao giờ bỏ rơi miền Nam. Họ chỉ tạm thời rút lui để sẽ trở lại trong một thời điểm khác. Họ sẽ giúp những tổ chức phục quốc như họ đã từng giúp nhóm kháng chiến Cuba. Lắm người còn tự ví việc bỏ nước ra đi của người Việt Nam giống như cuộc lưu vong của người Do Thái xưa kia. Thôi thì trăm ngàn luận điệu và tin tức khác nhau.

Khi đặt chân đến trại tị nạn, tôi bàng hoàng nhận ra tất cả những gì tôi mong đợi chỉ là mơ. Đây chỉ là một nơi người tỵ nạn tạm trú trong thời gian chờ đợi đi định cư ở một quốc gia khác. Không hề có một bóng dáng của người hùng phục quốc hay dấu hiệu của các tổ chức kháng chiến nào tại nơi tôi đang ở.

Thời gian ngắn sau đó, tôi được xuất trại lên đường đi Mỹ. Thực tế phũ phàng ở trại tị nạn vẫn chưa làm tan vỡ giấc mơ tôi. Tôi vẫn còn nghĩ đến hình ảnh của một bưng biền đâu đó với những anh hùng áo vải Lam Sơn thời đại cùng tụ về dưới bóng cờ thiêng. Tôi lang thang la cà đó đây, tham gia các sinh hoạt cộng đồng, các cuộc biểu tình tranh đấu cho tự do nhân quyền tại Việt Nam, các cuộc biểu tình phản đối chánh sách đàn áp người tỵ nạn của một vài quốc gia Đông Nam Á. Lúc nào tôi cũng nghĩ rằng mình phải làm một cái gì để khỏi phụ lòng tin của người ở lại. Tôi chẳng buồn đi học lại vì nước đã mất nhà đã tan thì có học chăng cũng chẳng ích gì. Ngày qua ngày, để tạm quên nỗi buồn của người chiến bại, tôi đọc thơ Cao Tần, nghe Sài Gòn Vĩnh Biệt của Nam Lộc và Hát Trên Đường Tạm Dung của Phạm Duy. Đến bây giờ, gần hai mươi lăm năm sau, tôi vẫn còn nhớ những câu thơ bi tráng của Cao Tần như:

“Năm thằng khùng họp nhau bàn chuyện lớn
Gánh sơn hà toan chất thử lên vai”


“Ngày ngày phóng xe như thằng phải gió
Đêm về nằm vùi nước mắt chứa chan”


Tôi cũng thấy mình có những đêm dài nằm vùi mà nước mắt chứa chan. Không biết nhân vật trong thơ Cao Tần khóc vì cái gì nhưng tôi khóc vì nhớ Sài gòn và tiếc thương cho đời lính của mình chưa lên đã xuống. Rồi thời gian trôi và tôi cam đành nhận nơi này làm quê hương thứ hai, ngày đi làm, tối đi học ở một trường đại học cộng đồng và cứ thế yên phận với kiếp sống tha phương cầu thực.

Đúng như người ta nói, Mỹ đã không vĩnh viễn rời bỏ Việt Nam. Vào những năm tám mươi, họ đã trở lại nhưng không với tư thế của kẻ mạnh mà trở lại để tìm kiếm, đào bới hài cốt quân nhân Mỹ đã bỏ mình trong chiến trận. Con đường thông thương mỗi lúc một mở rộng thêm để rồi sau khi lệnh cấm vận được giải tỏa, Mỹ chánh thức bắt tay với kẻ cựu thù để mở ra một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên của giao thương và hợp tác. Người tị nạn Việt Nam, sau những năm tháng dài sống trong nỗi nhớ thương da diết, bấy giờ đã có cơ hội trở về thăm lại quê hương. Người đi mỗi lúc một đông để những người ở lại, trong đó có tôi, cảm thấy như có một cái gì rất thôi thúc, giục giã, xâu xé. Đôi lúc tôi cũng đã muốn theo chân họ mà về, nhất là về để thăm mẹ đã quá già nua. Nhưng rồi những xung đột liên tiếp trong tâm linh đã xóa tan ý muốn trở về Việt Nam của tôi. Tôi còn nhớ những câu thơ chất phác nhưng rất thâm thúy của ai đó mà tôi đọc được trên một tờ báo Việt ngữ:

“Quên sao được ngày ra đi tủi nhục
Có thẳng lưng ngẩng mặt hãy quay về

Đừng học thói chàng Thúc Sinh thuở trước

Hể nhớ quê là kiếm lối thăm quê”

Và tôi vịn vào những câu thơ này như một niềm an ủi vô biên. “Quên sao được ngày ra đi tủi nhục!” Tôi nhất định không về. Trong khi người ta đi tìm lại quê hương hiện thực, tôi tìm lại quê hương trong mơ và qua hình ảnh, tin tức. Người ta nói Việt Nam đã thay da đổi thịt. Có người về thăm một lần, trở lại với tâm trạng ngao ngán như mất mát tất cả. Nhưng cũng có rất nhiều người đi lại thường xuyên. Có cả những người mang tiền về đầu tư và mua vui trên thân xác những thiếu nữ tuổi chỉ đáng con cháu họ. Với những người này, chắc hẳn quê hương thực sự đã là:

“Quê hương là chùm khế ngọt
Cho con trèo hái mỗi ngày”


Với tôi và những người đồng cảm khác, có lẽ quê hương của thời thơ mộng trước bảy mươi lăm đã chết. Quê hương của tuổi nhỏ cởi truồng tắm mưa, của những cánh diều, con đường đất, ngọn khói lam, mái nhà tranh ọp ẹp, cây cầu khỉ cong vẹo, con đò lặng lờ khuấy nước trên sông, đã chết. Quê hương trong hiện thực vẫn còn đó nhưng quê hương trong ký ức đã không còn. Những trăn trở, ray rứt trong hồn tôi bỗng một ngày kia dâng lên như cuồng lũ khi tôi đọc được những vần thơ bi thiết của Hoàng Định Nam trong bài
Nơi Trở Về Đã Mất:

“Mai có về giữa mùa trăng phiêu lãng
Cũng đã xa rồi mộng ban sơ

Cũng đã nghìn trùng trong mắt cũ

Giữa lòng nhau là cả vạn bến bờ

Một chén tương phùng dẫu rằng chẳng thiếu
Còn ấm lòng không ngọn lửa cố tri
Tâm hồn ta không còn như ngày cũ
Thì chút tro tàn có theo gió bay đi
Mai có về con đường năm xưa
Cố nhân đã đi vào cổ tích…”

Nhân vật trong bài thơ này hay chính người sáng tác ra nó chắc cũng chưa một lần về thăm lại Việt Nam. Vì thế nên nhà thơ đã viết “Mai có về…”. Về để thấy con người tuy gần trong gang tấc nhưng cách xa nghìn trùng vì giữa lòng nhau là cả vạn bến bờ. Lòng kẻ ở, hồn người đi chắc không ai còn nguyên vẹn như xưa thì thôi kỷ niệm chắc cũng chỉ là chút tro tàn chực chờ bay đi theo gió. Theo những dòng thơ của thi nhân, tôi hình dung ra tôi, một gã thuyền nhân lạc loài của hơn hai mươi năm trước, quay về với một nơi trở về đã mất, bơ vơ, ngơ ngác. Ở một đoạn khác, Hoàng Định Nam viết:

“Mai có về soi bóng Thu giang
Tắm bến sông An Trường, Hà Mật

Nước có rửa sạch đôi chân cát đất

Thì lòng ta cũng đã bụi giang hồ”


Thi nhân đã nói giùm tôi những gì tôi chưa và không nói được vì không đủ khả năng diễn đạt. Tôi, không như nhà thơ hay nhân vật trong thơ, đã không được cái vinh hạnh sinh ra trên quê nghèo xứ Quảng, nhưng nơi này chính là nơi mà cha tôi đã sinh ra và lớn lên, là nơi ông bà tổ tiên tôi đã nằm xuống, là nơi mà dòng họ bên nội tôi hiện vẫn còn sinh sôi nẩy nở. Cảm ơn ba tôi đã cho tôi phân nửa dòng máu Quảng để tim tôi còn được đập chung nhịp đập với con tim những người sinh ra trên vùng đất cằn cỗi nhưng giàu tình người và dào dạt ý thơ. Nếu không tình nguyện gia nhập quân đội chắc tôi đã không biết gì về đất Quảng. Gót giày sô nhà binh đã cho tôi có cơ hội về thăm quê nội năm 1974 khi đi thực tập Rừng Núi Sình Lầy với liên đoàn 12 Biệt Động Quân. Tôi đã may mắn được đi qua khắp cùng xứ Quảng, từ Tam Kỳ, Tiên Phước đến Mộ Đức, Đức Phổ, Sơn Hà. Đó cũng là lần đầu và lần cuối tôi được đến quê cha. Đến nay đã gần ba chục năm, hình ảnh xưa mỗi ngày một nhạt, còn chăng là loáng thoáng những bóng núi lam trên bán đảo Sơn Trà nổi lên giữa vùng trời nước mịt mùng xanh thẫm và núi đồi trùng điệp của những chiến trường tôi đã đi qua. Mấy ngày phép quá ngắn ngủi không đủ để tôi thấy hết bộ mặt phố phường Đà Nẵng. Tôi chỉ còn nhớ lơ mơ con đường Hùng Vương với những dãy phố trệt, lầu cao thấp lỏn chỏn và chợ Cồn, chợ trời huyên náo. Tôi cũng chẳng có dịp ghé qua phố cổ Hội An hay những vùng quê xa như Vĩnh Điện, Phong Thử, những địa danh mà thuở sinh tiền ba tôi thường nhắc đến. Bây giờ nếu tôi có về thăm quê cha thì chắc cũng giống như nhân vật trong thơ Hoàng Định Nam:

“Ta lạc lõng giữa thị thành Đà Nẵng
Ta bơ vơ trong phố cổ Hội An…”

Lạc lõng và bơ vơ nhưng có lẽ cũng không chua xót và ngậm ngùi hơn:

“Đường Nam Phước có phẳng phiu hơn trước
Nhưng lòng người gập ghềnh từ chinh chiến ly tan…”


Chiến tranh và những hậu quả của nó chắc chắn đã làm đổi thay toàn diện nhiều thứ, trong đó cái tàn hại nhất phải nói đến là lòng người. Chưa chắc tôi và người thân tôi còn nhận ra nhau, hay nếu có nhận ra không biết người ta có còn nhìn tôi bằng cái nhìn của mấy mươi năm trước. Trong một bài thơ khác, bài “Câu Lâu ngày về”, Hoàng Định Nam đã nói giùm tôi nỗi niềm u uẩn này:

“Thời thế đổi thay, người cũng chia, phân
Tôi đi giữ nước thành quân bán nước

Người sợ vạ thân hoan hô xâm lược

Tôi tội đồ được ra vẻ khoan dung.”


Thời niên thiếu tôi không ở xứ Quảng nên chẳng biết đến những địa danh mà nhà thơ nhắc đến như Câu Lâu, Gò Nổi, Đông Bàn, Cẩm Lậu, Thi Nhơn…Rất may tôi đã được nhìn thoáng qua dòng sông Thu và sông Hàn trong những giây phút ngắn ngủi năm 1974. Nếu tôi đã từng lớn lên trên mảnh đất này chắc tôi cũng quặn thắt lắm khi trở về để đối diện với những đổi thay:

“Lần trước tôi về, nước quặn Câu Lâu
Tôi đứng bên ni, bên tê Gò Nổi

Lòng tôi ngập tràn bóng ngày xuống vội

Tôi đứng trên cầu hiu hắt ngó sang

Tôi xưa hồn nhỏ mà sông mênh mang
Chiếc cầu sắt đen ngày đi chưa có
Đưa tôi qua sông con đò năm nọ
Đã trôi về đâu lòng ngẩn ngơ sầu”

Nước quặn hay lòng người quặn? Có lẽ cả hai. Chắc không có từ ngữ nào diễn tả nỗi lòng người xa xứ sát thực bằng chữ “quặn”, như trong trường hợp này. Đã thế, bóng ngày còn sụp xuống như bóng hoàng hôn của một kiếp người. Nhân vật trong thơ (hay chính là thi nhân? ) đứng đó nhìn hiu hắt về ngôi làng mà anh đã chôn bao nhiêu kỷ niệm buổi thiếu thời, nhìn hoài, tìm mãi để rồi thở dài ngao ngán:

“Chẳng biết ghé đâu dù là quê cũ
Tôi tìm vô vọng sợi khói lam xanh

Không cả tiếng gà cục tác mái tranh

Nào đâu mùi thơm nồi cơm chín tới”


Đoạn thơ nhắc tôi nhớ đến hình ảnh đàn chim lạ trên ngọn cây phong sau nhà tôi mùa hè năm ngoái. Mấy chú chim với màu sắc thật đẹp, không rõ là loại chim gì, bay đến làm tổ trên ngọn cây. Hai chú chim ríu rít tha từng cọng rơm cọng cỏ đâu đó bay về tằn mằn tẳn mẳn bện nên cái tổ nhỏ nhắn xinh xinh ngay giữa một cháng ba chót vót trên cây, chung quanh là những nhánh nhóc với đầy ắp lá. Chừng như bọn chúng đang xây tổ uyên ương để chuẩn bị cho sự ra đời của những chú chim non. Đúng như tôi dự đoán, vài tuần sau đó ngọn cây nhộn nhịp hẳn lên với những tiếng kêu chiêm chiếp và cây cành xao động thường xuyên với sự ra vào của những con chim lớn, chắc là cha hay mẹ gì đó của những chú chim con. Lũ chim đã chọn mảnh đất sau nhà tôi làm quê hương và chiếc tổ trên ngọn cây phong là căn nhà ngập tràn hạnh phúc của chúng. Nhưng rủi thay, một trận mưa giông thật to ập đến bất ngờ vào một buổi chiều đã làm gảy nhiều nhánh cây nơi có chiếc tổ chim xinh xắn. Sau cơn giông, tôi nhìn lên cây thì chỉ thấy có khoảng trời xanh lồ lộ phía sau cái cháng ba mà không thấy cái tổ chim đâu nữa. Nhìn quanh quất, tôi chợt nhận ra nó đã bị gió thổi văng vào một góc sân, nằm trơ trọi như làm chứng cho một cuộc bể dâu. Tôi nhặt chiếc tổ chim vẫn hãy còn nguyên vẹn và bắc thang leo lên để nó lại chỗ cũ trên cây với hy vọng bầy chim sẽ trở về. Tôi cũng không biết mấy con chim non có sống sót sau trận bão ấy không? 

Hàng ngày tôi ngó mông trên bầu trời như để tìm bóng dáng những chú chim xinh đẹp dễ thương đang tìm về tổ cũ. Mãi đến vài hôm sau, có hai cánh chim trông rất giống bầy chim đã làm tổ nơi đây bay đến ngay phía trên ngọn cây, đảo lượn nhiều vòng như để tìm kiếm một cái gì. Sau đó chúng bay vụt đi, mất hút giữa khung trời xa thẳm để từ đó tôi không bao giờ thấy chúng nữa. Tôi nghĩ chắc đúng là hai con chim ấy, chúng trở về để tìm lại mảnh vườn cũ, cái tổ xưa. Mảnh vườn và cái tổ vẫn còn đó, nhưng chắc có một mất mát lớn lao nào đó khiến chúng nhận ra rằng chúng đang tìm về một nơi trở về đã mất. Người viễn khách trong thơ Hoàng Định Nam đã “tìm vô vọng sợi khói lam xanh” như những chú chim tìm vô vọng một cái gì đó rất thân yêu với chúng. Và tôi biết rằng, với những đổi thay sau hơn hai mươi lăm năm, quê hương Việt Nam của tôi ngày mai nếu tôi trở lại chắc chắn sẽ không là quê hương của tôi như trong ký ức. Người trong thơ Hoàng Định Nam đã xót xa và thất vọng đến độ anh ta phải:

“Tôi đứng trên cầu nhìn qua làng cũ
Tôi chẳng sang sông để khỏi chạnh lòng”


Nếu tôi là nhân vật trong thơ thì chắc tôi cũng không thể làm gì khác hơn. Qua sông chi nữa để phải đối diện với những sự thật phũ phàng, thôi thì cứ đứng bên ni nhìn sang bên tê để còn tự an ủi rằng biết đâu sự đổi thay không tang thương đến như mình nghĩ. Ở một đoạn khác, Hoàng Định Nam viết:

“Tôi đứng trên cầu ráng đỏ chân mây

Bên kia sông vùng tuổi thơ mất dấu

Tìm hoài đâu ra Đông Bàn, Cẩm Lậu

Thi Nhơn, Phú Lộc cũng đã thay tên

Tôi đứng nơi đây hồn xuống, chiều lên
Khóc cuộc đời mình như thuyền đã đắm…”

Nếu mai kia mốt nọ tôi có về thăm lại Sài Gòn, nơi tôi đã sinh ra và lớn lên, chắc tôi sẽ nhìn thấy mình qua hình ảnh của người viễn khách trong thơ. Có lẽ tôi cũng sẽ đứng trên một chiếc cầu nào đó trên sông Sài Gòn nhìn qua bên kia sông để hình dung ra vùng tuổi thơ đã mất dấu của mình. Có lẽ tôi cũng sẽ tìm hoài nhưng tìm đâu ra những góc phố đầy ắp kỷ niệm của thời trai trẻ vì chính cái tên gọi quen thuộc của thành phố cũng đã đổi thay. Sài Gòn hôm nay đã được quân chiến thắng mặc cho một cái áo sặc sỡ với đầy màu sắc lố lăng. Ngay cả ngôi trường cũ của tôi cũng bị người ta biến thành một cái gì Tàu không ra Tàu, Tây không ra Tây, Việt không ra Việt để đến nỗi một bạn đồng môn còn ở lại quê hương đã phải có cảm giác như “chết điếng” khi về thăm lại trường xưa. Sài Gòn hôm nay với vũ trường, khách sạn, nhà hàng, cao ốc – những thứ mà ngày xưa quân chiến thắng gọi là trụy lạc và phồn vinh giả tạo – đua nhau mọc lên như nấm. Một góc thành phố được tô son trát phấn cực kỳ lộng lẫy để thu hút du khách và cũng để nhà nước làm phương tiện tuyên truyền.

Hai mươi bốn cái Tết trên quê hương thứ hai lạnh giá càng làm tôi khát khao thèm thuồng một cái Tết quê nhà, một cái Tết thật đẹp và ấm áp như những cái Tết của thời thơ ấu. Có lúc mềm lòng vì sự dày vò mãnh liệt của nỗi nhớ quê hương, tôi đã muốn dẹp quách hết những gì chất chứa trong lòng, những mâu thuẫn ý thức hệ, những căm thù vẫn còn âm ỉ để làm một chuyến trở về thăm lại quê hương. Nhưng rồi cứ nghĩ đến về để nhìn thấy lá cờ máu tung bay trên những nóc nhà thành phố là tôi không chịu được. Về để nhìn thấy biết đâu trong những người chung quanh có những kẻ đã cướp của gia đình tôi, bắn giết người thân tôi là máu trong tim tôi lại sùng sục sôi lên. Làm sao tôi có thể trở về khi mà cái chế độ đã làm tôi liều chết ra đi vẫn còn ở đó. Về để làm gì và để tìm lại được những gì hay chỉ để khơi lại vết thương lòng, và tại sao tôi lại phải về một nơi trở về đã mất?

Vũ Đình Trường
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7169
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 28/Apr/2016 lúc 7:24am

Ngày Này, Năm 1975... 


Năm nay tôi 80 tuổi. Vợ tôi thường nói với mấy con: ”Ông bà mình nói người già hay sanh tật, đúng quá! Bây coi: ba bây bây giờ sáng nào uống cà phê xong cũng lại đứng trước tấm lịch tháng treo ở phòng khách, nhìn trầm ngâm một chút rồi lấy bút gạch tréo ô vuông đề ngày hôm qua ! Chi vậy hổng biết ? Hỏi ổng thì ổng nói gạch để nhớ rằng đến ngày nầy tháng nầy mình vẫn còn trôi sông lạc chợ ! Trời đất ! Định cư ở Pháp từ hơn ba mươi năm chớ phải mới đây đâu mà đi gạch lịch từng ngày ! Ổng còn nói gạch để coi chừng nào mình mới thôi gạch để về lại Việt Nam “

Câu nói của tôi là sự thật nhưng vì vợ tôi không hiểu nên cho là tôi già sanh tật ! Làm sao giải thích được mỗi lần tôi gạch tréo một ngày như vậy tôi có cảm tưởng như là tôi vừa nhích lại gần quê hương một chút – một chút thôi – đủ để nuôi hy vọng thấy một ngày nào đó mình vẫn còn sống mà trở về…

Sáng nay, cũng giống như mọi ngày, tôi cầm bút gạch tréo ô vuông ngày hôm qua. Ô vuông ngày hôm nay đập vào mắt tôi làm tôi giật mình: ngày nầy, năm 1975 ! Tôi bỗng nhớ ra, nhớ rõ, những gì đã xảy ra ngày đó, nhớ như in. Rồi sợ “cái ngày đó” nó vuột khỏi ký ức vốn đã quá hao mòn của tuổi già, tôi vội vã lấy giấy bút ghi lại…

* * *

…Hồi thời trước 75, tôi làm việc cho một hãng dầu ở Việt Nam, phụ trách nhập cảng xăng dầu từ Singapore vào kho dầu Nhà Bè để cung ứng cho thị trường dân sự và quân sự miền nam Việt Nam. Vì trong xứ có giặc nên thị trường quân sự chiếm 60%, trong đó xăng máy bay dẫn đầu. Các bạn tôi trong quân đội giải thích cho tôi biết rằng ở chiến trường miền nam sự yểm trợ của không lực là quan trọng nhứt. Do đó, tôi luôn luôn theo dõi sát tình hình dự trữ xăng máy bay ở các kho dầu miền nam, từ kho Nại Hiên Đà Nẵng dẫn xuống kho Cần Thơ thông qua kho lớn ở Nhà Bè…

Vào cuối tháng 3 năm 1975, sau lịnh triệt thoái cao nguyên, tình hình quân sự trở nên ồ ạt. Sợ trở tay không kịp, tôi còm-măng Singapore một tàu xăng máy bay. Hay tin nầy, hãng bảo hiểm có hợp đồng với hãng dầu tôi làm việc đánh điện phản đối, không cho tàu dầu qua Việt Nam viện cớ tình hình bất ổn. Đánh điện qua, đánh điện lại, cù cưa cả tuần họ mới bằng lòng cho tàu dầu qua, với điều kiện phải có hộ tống của Navy Mỹ họ mới cho tàu vào sông Sàigòn để cập kho Nhà Bè !

Tôi báo cáo với ban giám đốc vì lúc đó ở kho lớn Nhà Bè trữ lượng xăng máy bay chỉ còn đủ có bày ngày tác chiến của không quân. Ban giám đốc chấp thuận điều kiện của hãng bảo hiểm. Tôi vội vã gọi điện thoại lại cơ quan yểm trợ Mỹ để xin họp khẩn. Ông trưởng sở trả lời: ” Tôi sẽ đến ngay văn phòng ông. Cho tôi mười phút ! “. Tôi quen ông nầy – tên W, thường được gọi là ” Xếp ” – nhờ hay đi họp chung. Ông ta dễ thương nhã nhặn, biết chút đỉnh tiếng Pháp nên lần nào gặp tôi cũng nói :” Bonjour ! çà va ?” ( Chào ông ! Mạnh hả ?)

Xếp W đến văn phòng tôi với hai người phụ tá. Tôi đã làm sẵn hồ sơ nên sau khi mời ngồi, tôi trao ngay cho họ để họ dễ theo dõi những gì tôi sẽ trình bày. Mười phút sau, tôi kết luận xin can thiệp gấp để tàu dầu xăng máy bay của hãng tôi được hộ tống, không quên nhắc lại điểm chánh yếu là trữ lượng xăng máy bay chỉ còn đủ để chiến đấu trong vòng có bảy bữa !

Nghe xong, Xếp W xin phép bước ra ngoài gọi radio về trung ương. Một lúc sau, ông trở vào, nét mặt và giọng nói vẫn tự nhiên như chẳng có gì quan trọng hết: “Rất tiếc ! Chúng tôi không giúp được ! Thôi ! Chúng tôi về ! “. Tôi đang nghe nghẹn ngang ở cổ thì ông W vỗ vai tôi nói nhỏ bằng tiếng Pháp: “Allez vous en ! ” ( Ông hãy đi, đi ! ) Ra đến cửa phòng, ổng ngừng lại nhìn tôi, gật nhẹ đầu một cái như để chào nhưng tôi nghĩ là ổng muốn nhắc lại câu nói cuối cùng ” Allez vous en ! ” (Ông hãy đi, đi ! ) …

Tôi ngồi bất động, nghe tức tràn lên cổ vì thấy mình bất lực quá và cũng nghe thương vô cùng cái quê hương nhỏ bé của mình, nhược tiểu đến mức độ mà khi cần nắm tay để kéo đi theo thì ”họ” dán… đầy đường cái nhãn ”hai bàn tay nắm lấy nhau” để chứng tỏ sự thật tình ” khắn khít “, rồi khi không còn cần nữa thì cứ tự nhiên buông bỏ không ngượng tay giấu mặt, vì biết mười mươi rằng ” thằng nhược tiểu đó không làm gì được mình ” !

Tôi ráng kềm xúc động, bước qua phòng họp của ban giám đốc, chỉ nói được có mấy tiếng: ”Chánh quyền Mỹ từ chối !“. Sau đó, tôi đánh điện qua Singapore, cũng chỉ bằng một câu: ”Không có hộ tống“. Họ trả lời ngay: ” OK ! Good Luck ! ” (Nhận được ! Chúc may mắn ! ) Hai chữ cuối cùng, trong hoàn cảnh nầy và vào thời điểm nầy, nghe sao thật đầy chua xót !

Thấy mới có ba giờ chiều, nhưng không còn lòng dạ đâu để ngồi lại làm việc nên tôi lái xe về nhà. Tôi lái như cái máy, cứ theo lộ trình quen thuộc mà đi. Về đến trước nhà, tôi bỏ xe ngoài ngỏ, đi bộ vô. Vợ tôi chạy ra, ngạc nhiên: ” Sao về vậy anh ? “. Tôi không nói được gì hết, chỉ gục đầu vào vai vợ tôi rồi bật khóc . Vợ tôi chưa biết những gì đã xãy ra nhưng chắc nàng đoán được rằng tôi phải đau khổ lắm mới phát khóc như vậy. Cho nên nàng vừa đưa tay vuốt vuốt lưng tôi vừa nói, giọng đầy cảm xúc: “Ờ…Khóc đi anh ! Khóc đi ! “
Ngày đó, tháng tư năm 1975…Đúng là ngày nầy !

TIỂU TỬ
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7169
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 30/Apr/2016 lúc 10:10am

Khi Con Người Muốn Làm Con Bò 


(Câu chuyện thật của một bác sĩ ở Việt Nam sau ngày 30-4-1975)

Tôi là một bác sĩ y khoa. Thời chiến ở miền Nam, hầu hết các bác sĩ đều phải vào quân đội, nhiệm vụ săn sóc sức khỏe cho quân nhân và gia đình, đôi khi làm dân sự vụ khám bệnh miễn phí cho người dân. Trên mặt trận, ngoài việc điều trị thương binh, có lúc tôi gặp bộ đội hoặc cán bộ cộng sản bị thương và bị bắt, tôi vẫn chăm sóc cho họ mà không cần biết trước mặt mình là ai, bạn hay thù.

Sau  ngày 30 tháng 4 năm 1975, như số phận nổi trôi của đất nước, như hoàn cảnh của hầu hết người dân miền Nam, tôi được lệnh phải trình diện chính quyền mới được gọi là “chính quyền cách mạng” để được đi “cải tạo” trở thành “người mới xã hội chủ nghĩa”. Theo thông cáo của ủy ban quân quản, các sĩ quan như tôi cần mang theo tiền bạc đủ cho 30 ngày ăn. Mọi người hăm hở tranh nhau “đăng ký” mong rằng đi sớm sẽ về sớm trong vòng một tháng.

Sau thời gian dài được gạn lọc, tra hỏi, và khi đã hoàn tất “9 bài học căn bản” tôi được tàu đổ bộ cũ của hải quân VNCH đưa từ Trà Nóc (Cần Thơ) xuống vùng U Minh, thuộc An Giang Rạch Giá Cà Mau với nhiệm vụ dựng lên những lán trại dành cho các toán tù cải tạo khác xuống trụ lâu dài. Chỗ ở chúng tôi là những căn chòi xiêu vẹo mất nóc, xung quanh trống trơn dựng trên các mô đất cao chống ngập, chúng tôi phải cấp tốc sửa chữa che mưa che nắng, đêm đêm rắn bò dưới chiếu nằm không dám nhúc nhích.

Mỗi ngày chúng tôi phải rời trại thật sớm lên rừng tràm xa 5 cây số và trở về trước 5 giờ chiều. Ở đây trời sập tối rất nhanh, muỗi  bay vo vo trên đầu như chuồn chuồn, chúng liều mạng bám vào da thịt hút máu không thể đuổi kịp. Mỗi ngày mỗi người chúng tôi phải mang về nhà 3 cây tràm từ 5 đến 10 thước, bề tròn khoảng một ôm nhỏ dùng làm cột trại chờ đón các toán khác.

Rừng tràm U minh dầy đặc, ẩm thấp, tối tăm, đầy rẫy sinh vật rắn, rết, bò cạp.. cực độc. Đường lưu thông chỉ là những con kinh rạch ngang dọc được đào trước đây sâu tới ngực, ngang cỡ vài mét, lâu ngày không xử dụng nước màu đen sẫm như nước cống, bốc mùi sình hôi hám, ruồi nhặng bay vo ve.

Chúng tôi chui vào rừng đẫm nước màu đỏ của cây tràm, dùng rựa đốn mỗi người 3 cây, cùng xúm nhau kéo từng cây ra bờ kinh. Trong rừng có loại dây leo gọi là dây “trại” giống  như dây mây, dẻo dai, tôi dùng bó 3 cây thành một rồi đẩy xuống lòng kinh. Tuy nặng nhưng cây nổi dưới nước, tôi quàng vào cổ rồi cố sức kéo bồng bềnh theo dòng kinh, chẳng khác gì con trâu kéo cày bì bõm dưới ruộng nước.

Một hôm trời mưa tầm tã, tôi trầm mình dưới dòng kinh hôi hám cố kéo khối cây về trại cho kịp ngày. Trên bờ, hai bộ đội du kích lầm lì tay cầm súng AK như sẵn sàng nhả đạn vào bất cứ tù nhân nào có ý trốn trại.

Lúc đó tôi cảm thấy buồn và nhục. Một người bình thường cũng không thể bị đối xử như vậy huống chi một bác sĩ như tôi. Ít ra trong xã hội tôi cũng giúp ích được cho bệnh nhân, chăm sóc sức khỏe cho nhiều người, chưa nói được kính trọng, nâng niu.

Vậy mà hôm nay dưới chính quyền được gọi là cách mạng, hứa hẹn mang hạnh phúc ấm no về với nhân dân, sự thật phũ phàng cho thân phận người dân miền Nam được xếp vào thành phần “Ngụy”, từ nông thôn đến thành thị, tất cả đều hưởng một cuộc “đổi đời” đích đáng. Tôi không cầm được giọt nước mắt, nước mắt chan hòa lẫn với nước mưa lạnh giá, cố nuốt trôi đi nỗi chua xót đắng cay của kiếp con người.

Cùng lúc ấy trên bờ kinh có đàn bò đang gặm cỏ. Những con bò thư thái, bình yên hình như chúng không biết cảnh đau lòng xung quanh, của loài người mà chúng từng hợp tác kéo cày sản xuất lúa gạo; chúng vẫn ung dung, lâu lâu ngước nhìn những con người đang hì hục kéo cây tràm dưới dòng kinh rồi tiếp tục cúi đầu nhai cỏ.

Trước cảnh đàn bò ăn cỏ, cảnh bộ đội cầm AK sẵn sàng nhả đạn, nhìn số phận của mình và các bạn tù, tự nhiên tôi có ý tưởng muốn được đổi đời, một cuộc đời mới hạnh phúc hơn: tôi muốn được trở thành con bò để được tự do gặm cỏ, lâu lâu ngước nhìn thế thái nhân tình mà không phải lo âu, tủi nhục như chúng tôi hiện nay.

Một làn gió mạnh thổi tạt qua. Những hạt mưa nặng trĩu làm da mặt tôi buốt rát, tôi chợt tỉnh. Tôi đang là con người, đang được “cải tạo” để trở thành người của xã hội mới.

Năm 1979 khi ca sĩ Joan Baez phỏng vấn trên đảo tỵ nạn ở Nam Dương, tôi thuật lại câu chuyện “muốn làm con bò” ở trên cùng một số câu chuyện mà tôi trực tiếp kinh nghiệm dưới chế độ ở Việt Nam sau 1975. Joan Baez cũng hỏi nhiều người tỵ nạn khác. Tất cả đều thuật lại những câu chuyện tương tự nhưng khác hoàn cảnh, tất cả đều nói lên tiếng nói như nhau: chế độ ở Việt Nam sau 1975 thật sự chỉ là một chế độ tàn bạo, nhà cầm quyền khéo léo che dấu từ nay đã lộ rõ. Người ca sĩ từng hoạt động phản chiến, từng ca ngợi Hà Nội và Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam, từng chống Hoa Kỳ có mặt tại miền Nam đã phải cảm động, bà đã thức tỉnh, bà cùng nhiều trí thức trên thế giới đăng thư ngỏ trên tờ Washington Post phản đối nhà cầm quyền Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam làm bừng tỉnh lương tâm nhân loại.

Hôm nay tôi viết lại câu chuyện này trên đất nước người, không còn phải cực khổ như xưa, nhưng tôi có thể hình dung được vẫn còn biết bao nhiêu đồng bào của tôi tại quê nhà đang muốn được làm con bò như tôi trước đây.


Hoàng Lân
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23789
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 01/May/2016 lúc 10:38pm

Mẹ ghẻ con chồng


 Năm nay nó vừa tròn sáu tuổi, một thằng nhóc lầm lì, ít nói. Mái nhà tranh lụp xụp nằm hiu quạnh giữa đồng là nơi chui ra chui vào của hai cha con. Từ nhỏ, đã nhiều lần nó gặng hỏi cha, rằng má đâu. Nhưng câu trả lời khi là một ánh nhìn xa xăm lên bầu trời, khi chỉ là một làn khói thuốc toả bay, khi lại là vẻ mặt trầm ngâm đầy khắc khổ. Rồi dạo nọ, dưới ánh trăng rằm, cha nó chỉ tay lên trời, chỗ những chòm sao lung linh đang toả sáng. Má con đó!

– À té ra má con ở trên trời. Dzậy mà bữa giờ cha không nói.

Nó nhìn đăm đắm lên trời, cố hướng mắt nhìn rõ nơi má nó đang đứng. Ra vẻ thích thú. Một chốc, rồi mặt xị xuống

– Cha ơi, sao má không xuống đây chơi với con.
– Con phải thiệt ngoan. Lớn lên, cha sẽ kêu má zìa. Nghen!

Vừa dứt lời, người đàn ông vội đưa tay lên dụi mắt, ngăn dòng lệ chực trào. Đã gần sáu năm rồi, kể từ ngày má nó bỏ hai cha con mà đi. Hình ảnh xưa cũ hiện về. Mùa mưa lũ, nước trắng xoá phủ khắp cánh đồng. Gia đình ba người lái ghe vào bờ tránh lũ. Bỗng ghe gặp vòng xoáy, chìm xuống. Trong cơn hoảng loạn, ông chỉ kịp với lấy thằng bé đang khóc thét. Dòng nước dữ đã cuốn người vợ thân yêu của ra xa rồi chìm nghỉm. Hình ảnh lưu lại chỉ là một cái với tay vô vọng.

Sáu năm trôi qua, ông một mình nuôi con. Cảnh gà trống nuôi con, vừa làm cha, vừa làm má. Gánh nặng mưu sinh đã hằn những nếp nhăn trên gương mặt hốc hác. Thương thằng nhỏ không được lớn lên trong tiếng ru ầu ơ như chúng bạn, thương bản thân thiếu hơi ấm một người đàn bà. Nhiều đêm, ông nằm trằn trọc tới sáng. Dẫu vậy, chưa một lần ông nghĩ tới chuyện đi thêm bước nữa. Vì hình ảnh người vợ quá cố vẫn là điều không thể thay thế trong trái tim ông.

Rồi một ngày, nó về nhà, người lem luốc như vừa cày xong thửa ruộng.

– Mấy đứa trong xóm dám kêu má con chết rồi. Con kêu má đang ở trên trời mà không đứa nào thèm tin. Còn cười nữa :%28

Nó vừa kể, vừa đưa tay quệt ngang giọt mồ hôi trên trán.

– Ít bữa cha dắt má về chơi với con, cho tụi nó biết tay, cha heng.

Cha nó không nói gì, chỉ gật gật. Tối đến, ông bắt gặp nó đang hứng xô nước, rồi ngồi thủ thỉ, chốc chốc lại ụp mặt vào xô. Thấy ông, mặt nó rạng rỡ, khoe vội.

– Con đang ngồi nói chuyện với má nè cha. Rồi nó chỉ tay. Má nè. Ông ngoại nè. Bà ngoại nè.

Cúi mặt xuống, ông chỉ kịp thấy mặt trăng và những ánh sao đang nhảy múa xập xình trong xô nước.

Ngày kia, khi mặt trời chưa kịp qua cây sào, cha nó bước về nhà, tay dắt theo một người đàn bà.

– Tèo! Ra đây coi cha đem má zìa cho con nè!

Đang ngái ngủ, nhưng nó vẫn kịp nhận ra người này

– Cha xạo con. Đây là dì Bảy. Không phải má!

Rồi nó vọt chạy ra vào trong nhà, úp mặt xuống gối, khóc nứ nở. Nó có lần gặp dì Bảy ở đầu xóm. Nghe nói Dì ở một mình, tính hiền lành tốt bụng. Nhưng hôm nay tự nhiên thấy ghét dì quá chừng, ghét cả cha nữa. Nghĩ tới má đang ở trên trời, nó chỉ muốn chạy lên ôm chầm lấy má mà khóc. Hơi ấm người mẹ là điều quá xa xỉ với nó ngay lúc này.

Từ ngày nhà có thêm người, nó suốt ngày chỉ ngồi ru rú trong phòng. Chỉ đến tối mới chịu ra ngoài, ngước lên trời nói chuyện với má. Dì Bảy càng tỏ ra quan tâm, nó càng không đoái hoài. Dì ra chợ sắm cho nó bộ áo đẹp, nó chẳng thèm đụng tới Bữa ăn, nó chỉ ăn cơm trắng. Dì gắp miếng cá vào chén, nó vùng vằng hất tung chén, cơm vung vãi khắp nơi.

– Dì không phải má con!

Rồi bỏ vào phòng, mặc kệ cha và dì đứng sau với ánh mắt ái ngại. Cái cảm giác bị cha phản bội cứ bám theo nó như hình với bóng.

Tụi nhỏ trong xóm không biết học từ đâu, suốt ngày rêu rao

Mấy đời bánh đúc có xương
Mấy đời dì Bảy lại thương thằng Tèo

Vậy mà nó chẳng thèm đuổi đánh tụi nó như bình thường. Vì nghe người ta nói cha đem dì Bảy về làm mẹ ghẻ nó. Càng nghĩ, càng thấy tủi thân.

*****************

Người đàn ông vừa châm điếu thuốc, vừa thở dài đầy mệt mỏi. Thương con thiếu hơi ấm một người mẹ. Vậy mà từ ngày nhà có thêm bóng dáng một người đàn bà, tình cảm cha con dường như có một bức tường vô hình ngăn cách.
Nhìn thái độ thằng Tèo đối xử với dì Bảy, ông không nỡ trách con mình. Số ông lận đận một đời, chỉ mong sao sau này thằng Tèo lớn lên, nó sẽ hiểu cảm giác của ông lúc này.

Dì%20ghẻ%20con%20chồng

Dì ghẻ con chồng

Thương cảnh hai cha con sống thui thủi một mình giữa đồng, hoàn cảnh mình cũng đơn chiếc, nhận lời góp gạo thổi cơm chung. Xóm làng dị nghị, lời ra tiếng vào. Cả đời khổ cực, khổ thêm nữa cũng chịu được. Chỉ mong một lần được cảm nhận hơi ấm tình thương gia đình.

*****************

Vừa nghĩ, dì Bảy vừa tranh thủ hâm nóng lại thức ăn, sợ tối Tèo tỉnh dậy đói bụng, còn có cái ăn. Mấy hôm nay nó chẳng ăn uống gì ra hồn.

Đêm về khuya, gió lạnh thổi về buốt cả con tim. Tiếng con quốc kêu gọi bầy càng khiến khung cảnh trở nên thê lương, buồn da diết. Một mái nhà nhỏ, ba con người, ba tâm trạng khác nhau. Mọi thứ vẫn còn quá bỡ ngỡ.

Mùa lũ. Nước từ thượng nguồn đổ về, cuốn hết tất cả những gì ngang qua. Người người ai nấy lo ràng buộc lại nhà cửa, phòng khi nước lên đột ngột, không kịp trở tay. Đêm đến, cả cánh đồng phủ một màu trắng xoá toàn nước là nước. Người đàn ông chạy vội từ sau hè vào

– Chắc phải vào trong xóm trú thôi, ở ngoài này e không ổn.

Giọng trầm đục của người đàn ông bị át bởi tiếng hú của gió bão, tiếng rít ầm ầm của dòng nước chảy xiết. Ba người vội vàng thu gom đồ đạc, khép nép bước lên chiếc ghe đã buộc sẵn phía trước nhà. Ghe bơi được nửa chặng thì vướng vào thân cây trôi dạt từ phía thượng nguồn. Đang loay hoay gỡ ra thì bỗng một con gió to ào tới, chiếc ghe lật nhào, cuốn ba người xuống nước. Nó bị cuốn theo dòng nước dữ. Nhanh như cắt, cha và dì Bảy bơi vội theo…

Biết bao nhiêu cánh rừng bạt ngạt đã bị thiêu huỷ dưới bàn tay con người. Giờ đây con người phải gánh chịu hậu quả do chính họ gây ra. Hối hận có lẽ đã quá muộn.

Tỉnh dậy, bên tai vẫn còn tiếng kêu thảng thốt của cha. Mắt nó nhoà đi, bụng cồn cào khó chịu. Kịp nhận ra hai cha con đang nằm trên bãi cỏ cạnh bờ đê. Không có dì Bảy. Qua lời kể trong tiếng nấc nghẹn của cha. Khi nó sắp chìm vào dòng nước, dì Bảy kịp với tay chụp lấy chân nó. Hai dì cháu vật lộn một hồi chiến đấu với cơn lũ. Chưa kịp bơi tới bờ thì dì kiệt sức. Cũng may cha nó kịp ôm nó vào. Còn dì…

Lặng nhìn khung cảnh trắng xoá. Giọng nó yếu dần

– Dì ơi…

Nhật Thuận
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 146 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.434 seconds.