![]() |
![]() ![]() ![]() ![]() ![]() |
![]() ![]() |
Chuyện Linh Tinh | |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() ![]() |
<< phần trước Trang of 121 phần sau >> |
Người gởi | Nội dung | |||||||||||||
ranvuive
Senior Member ![]() ![]() Tham gia ngày: 02/May/2009 Đến từ: Vietnam Thành viên: OffLine Số bài: 1151 |
![]() ![]() ![]() |
|||||||||||||
Mẫu Sơn huyền ảo Từ Hà Nội, đi xe bus tuyến Hà Nội - Lạng Sơn tại Cửa Đông hoặc đi từ bến xe Gia Lâm, đến Lạng Sơn bạn có thể thuê xe máy để lên Mẫu Sơn. Địa danh này cách thị xã Lạng Sơn khoảng 30km về phía Đông Bắc, nằm ở độ cao 1.541m so với mực nước biển. Gọi chung là “Mẫu Sơn” nhưng kỳ thực, nơi đây là một quần thể núi vây quanh, gồm hàng trăm ngọn núi lớn nhỏ. Ngay dọc đường đi, bạn sẽ bị chinh phục bởi vẻ đẹp xanh ngời, nhấp nhô như vô vàn lớp sóng lượn. Dãy này xếp dãy kia, miên man, chập chùng tiếp nối. Trong lòng thung lũng, những vạt cây vươn cao, mây thấp la đà như khăn mỏng quấn xung quanh những rặng thông xanh một màu khó tả. Bạn cũng có thể gặp và giao lưu ngẫu hứng với những người dân tộc Dao, Tày, Mông, Nùng... với trang phục thổ cẩm “nguyên chất” hoặc đã “pha” một chút “thời đại công nghiệp”. Những người lặng lẽ gùi rau hay vác củi đi bộ thong thả trên những con đường quanh co ôm gọn sườn núi sẽ sẵn sàng tiếp chuyện, chỉ đường cho bạn với nụ cười rạng rỡ. Đây cũng chính là lý do bạn nên chủ động các phương tiện để đến Mẫu Sơn hơn là đi theo tour cố định về thời gian, sẽ không có dịp lang thang, rong ruổi, khám phá những điều thú vị. Ở đây, vào mùa đông khách du lịch sẽ thấy đồng bào dân tộc căng những tấm bạt “dã chiến” bán dăm ba thứ rau củ, hoa trái, đặc sản Mẫu Sơn. Những bà, những chị, những em nói tiếng Kinh chưa sõi, thẹn thùng che mặt khi khách chụp ảnh. Dạo quanh những cái “chợ chồm hổm” kiểu này, bạn có thể mua được mật ong khoái, bọng ong còn nguyên sữa non, những cụm phong lan rừng hay những mớ rau rừng non ngọt, tươi xanh vừa mới hái.
Năm 1923, bác sĩ người Pháp Opilot đến Mẫu Sơn xây dựng biệt thự nghỉ dưỡng. Sau đó, khá nhiều biệt thự của các quan chức Pháp đã mọc lên ở đây. Những công trình này đến nay chỉ còn là di tích. Giá lạnh của thời tiết và rong rêu của thời gian đã phủ lên chúng những gam màu trầm mặc. Nhiệt độ trung bình ở Mẫu Sơn là 15,5°C. Mùa đông, nơi đây luôn có mây mù bao phủ, những ngày sương giá còn có tuyết rơi. Mùa hè, nắng vàng rực rỡ trong cái lạnh se se như dát mật. Còn mùa xuân, cả vùng Mẫu Sơn hồng rực trong sắc hoa đào. Không khí trong lành, nhẹ nhõm và thiên nhiên phóng khoáng, nguyên sơ nên Mẫu Sơn là nơi lý tưởng để nghỉ ngơi và thư giãn sau những ngày làm việc căng thẳng. Nhà nghỉ ở Mẫu Sơn cũng sẵn, quây quần theo cụm trên đỉnh núi. Những người kinh doanh du lịch ở đây rất quý du khách từ xa tới nên thân tình như người nhà. Tuy giá cả vừa phải nhưng thức ăn ở nơi này không phải khi nào cũng có sẵn, bạn nên đặt trước với nhà nghỉ hoặc mang đồ ăn từ dưới phố lên. Các món ăn đặc sản Lạng Sơn bạn nên thử qua cho biết là: lợn quay, vịt quay, ếch hương, gà nướng than cỏ tranh, cơm lam, thịt kho lá mắc mật, su su, rau ngót rừng, hoa chuối…
Nếu nghỉ đêm lại Mẫu Sơn, bạn có thể thư giãn và ngâm mình trong bể tắm lá thuốc dân tộc của người Dao, ăn tối và thưởng thức trà San Tuyết. Bạn cũng nên mua vài gánh củi của người dân tộc để đốt lên ngọn lửa trại ấm áp. Giữa thiên nhiên hoang sơ, gió núi lạnh tái tê, nhấp ngụm rượu Mẫu Sơn được chưng cất từ nước suối và những vị thuốc gia truyền, bạn sẽ có những giây phút phiêu lãng khó quên. Chỉnh sửa lại bởi ranvuive - 01/Sep/2010 lúc 11:03am |
||||||||||||||
![]() |
||||||||||||||
![]() |
||||||||||||||
ranvuive
Senior Member ![]() ![]() Tham gia ngày: 02/May/2009 Đến từ: Vietnam Thành viên: OffLine Số bài: 1151 |
![]() ![]() ![]() |
|||||||||||||
'Ngôi nhà điên' ở Đà Lạt Ở Đà Lạt, ngoài những danh lam thắng cảnh nổi tiếng và con người hiền hòa thì ngôi nhà quái dị tọa lạc tại số 3 Huỳnh Thúc Kháng thật sự thu hút, chinh phục mọi du khách đặt chân đến nơi này. Biệt thự Hằng Nga hay còn gọi là Crazy house (Ngôi nhà điên), một công trình kiến trúc đặc biệt tại thành phố Đà Lạt vừa được People’s Daily bình chọn là một trong 10 ngôi nhà kỳ dị nhất thế giới. Đây là một trong những quần thể kiến trúc đặc biệt và lạ mắt, được xây dựng từ năm 1990 trên khuôn viên rộng gần 1.900 m2 thể hiện nội dung: trong lòng các gốc cây và các phiến đá bị cưa cụt con người vẫn có thể tạo ra những gian phòng ấm cúng, tiện nghi, thậm chí cả những tòa lâu đài huyền bí và hấp dẫn.
Công trình này ban đầu có tên là biệt thự Hằng Nga, sau đổi thành Crazy house, Ngôi nhà mạng nhện hay Ngôi nhà kỳ dị vì tên gọi cũ bị một số nơi khác sử dụng theo. Crazy house đã gây tranh cãi trong giới kiến trúc và các cơ quan chính quyền cũng như sự chú ý đặc biệt của du khách trong suốt 18 năm qua. Nó không theo trường phái kiến trúc nào, hoàn toàn tự do như chính chủ nhân của nó. Trông ngôi nhà như những gốc cây, hang động giữa rừng già nhưng bên trong lại có những căn phòng đủ tiện nghi như một khách sạn hạng sang. Ngôi nhà hấp dẫn du khách bởi những ô cửa lồi, lõm, những góc cạnh, đường cong uốn lượn, những hình thù kỳ lạ...
Phá cách với lối kiến trúc theo trường phái thể hiện cá tính, ngôi nhà trông tựa như những gốc cây hoặc một phần cơ thể của những con thú hoang dã. Những ô cửa sổ lồi lõm xếp đặt có vẻ thiếu “ngăn nắp” nhưng nhìn kỹ thì như những con mắt của thú rừng. Từ trên cao, du khách có thể ngắm nhìn khu vườn trong biệt thự qua một tấm mạng nhện khổng lồ bằng sắt ở ngay lối vào. Bước tiếp qua những bậc thang xoắn quấn quanh gốc cây, du khách được chiêm ngưỡng và khám phá những căn phòng ấm cúng với hình thù đặc trưng của thiên nhiên như hốc cây, thân tre, quả bầu, cọp, gấu, đại bàng, kangaroo, chim trĩ...
Các căn phòng được thiết kế gọn trong hai thân cây cổ thụ (bằng bê tông), tạo cảm giác như đang lạc vào khu rừng kỳ lạ và bí hiểm. Đêm về, nếu ngủ trong các căn phòng này, nhìn thẳng lên trần nhà có thể thỏa thích ngắm nhìn trăng sao... Một du khách nước ngoài đã ghi vào sổ lưu niệm rằng đây là tòa lâu đài độc đáo, khác thường và hoang tưởng nhất Việt Nam, nếu không nói là của vùng Đông Nam Á.
Tiến sĩ - kiến trúc sư Đặng Việt Nga, chủ nhân ngôi nhà thì chia sẻ, thiên nhiên đang bị tàn phá từng ngày, bằng tiếng nói của kiến trúc, chị muốn kéo con người trở về với thiên nhiên, gần gũi và yêu mến nó chứ không phải hủy diệt... Biệt thự Hằng Nga cũng thể hiện sự sáng tạo, phong cách sống và làm việc của chị. Đó là ở mỗi con người đều có lòng khát khao hướng đến độc lập và tự do.
Kiến trúc sư Đặng Việt Nga tốt nghiệp ĐH Kiến trúc Matxcơva (1959-1965), từ 1969 đến 1972 tiếp tục học và lấy bằng tiến sĩ tại Nga. Bà sống và làm việc tại Đà Lạt từ năm 1983 đến nay. Bà cho biết rất yêu Đà Lạt. Chính phong cảnh đẹp, không khí trong lành, con người hiền hòa và sự yên tĩnh nơi đây đã ảnh hướng lớn đến quyết định thực hiện ngôi nhà. Bà muốn ở lại đây đến cuối đời và thực hiện ước mơ của mình bằng sự đam mê trong sáng tạo nghệ thuật kiến trúc.
Năm nay đã ngoài tuổi 70, nhưng bà Việt Nga vẫn tâm huyết để theo đuổi những ý tưởng “lập dị” của mình. Bà đang tiếp tục hoàn thiện các hạng mục dở dang như: nhà rông Tây Nguyên với nhiều màu sắc sặc sỡ dựa theo mô-típ trang phục của phụ nữ các dân tộc, hệ thống cầu thang dây leo, phòng triển lãm tranh, ảnh, kiến trúc của các nghệ sĩ Lâm Đồng bên trong dãy núi. Bà mong ước mở rộng diện tích quần thể kiến trúc này lên 9.000 m2, biến nơi đây thành khu bảo tồn thiên nhiên thực thụ, xen lẫn những công trình kiến trúc đặc trưng của núi rừng Đà Lạt. Để thực hiện được ý tưởng này, bà cho biết cần một số vốn khoảng 100 tỷ đồng.
Yêu thiên nhiên và đam mê sáng tạo nghệ thuật kiến trúc, sống với tâm huyết và ước mơ cho đời bằng chính sự nổ lực không mệt mỏi và tài năng của mình, tiến sĩ – kiến trúc sư Đặng Việt Nga luôn tìm ra một lối đi riêng cho mình, dám nghĩ dám làm , cống hiến và góp phần tô đẹp thêm cho cao nguyên Đà Lạt. |
||||||||||||||
![]() |
||||||||||||||
![]() |
||||||||||||||
mykieu
Senior Member ![]() Tham gia ngày: 10/Jun/2009 Thành viên: OffLine Số bài: 3471 |
![]() ![]() ![]() |
|||||||||||||
Những công trình vừa hoàn thành như cầu Phú Mỹ, Nguyễn Văn Cừ, hay những con đường mới được khánh thành: Đại Lộ Đông Tây, Nguyễn Văn Linh... là thành tựu nổi bật mà TP HCM đạt được trong 10 năm qua. >> 'Trục Hồ Tây - Ba Vì nên đặt là đường Độc lập' >> Bò tót hung dữ tấn công người dân >> Sài Gòn tắc nghẽn trong đêm bắn pháo hoa Cuộc triển lãm ảnh về những thành tựu phát triển hạ tầng giao thông công chính TP HCM (2000-2010) thu hút hàng trăm người đến xem, trong đó có không ít các vị khách quốc tế. VnExpress.net đã ghi lại một số hình ảnh trong buổi triển lãm.
![]() Cầu Phú Mỹ là cầu dây văng biểu tượng của TP HCM vượt qua sông Sài Gòn nối từ đường Nguyễn Văn Linh (quận 7) sang khu đô thị mới Thủ Thiêm (quận 2) đã được thông xe hoàn toàn vào tháng 3. Tác giả: Võ Chí Trung. ![]() Sau nhiều lần trễ hẹn, cuối tháng 4/2009, cầu Nguyễn Văn Cừ đã được thông xe. Đây là một trục giao thông kết nối khu vực trung tâm thành phố với các đô thị mới phía Nam. Tác giả: Giản Thanh Sơn. ![]() Đại Lộ cao tốc đoạn TP HCM. Đây là tuyến đường cao tốc đầu tiên của Việt Nam dành cho ôtô, đã được thông xe ngày 3/2. Tác giả: Giản Thanh Sơn. ![]() Một trong những thành tựu khác của giao thông thành phố là Đại Lộ Nguyễn Văn Linh - Khu đô thị Phú Mỹ Hưng. Đại lộ là trục giao thông đô thị huyết mạch dài và bề thế nhất TP HCM đã được đưa vào sử dụng, sau 11 năm xây dựng. Tác giả: Nguyễn Ngọc Hải. ![]() Nằm trên Đại lộ Nguyễn Văn Linh, cầu Ông Lớn bắc qua con rạch Ông Lớn. Đây là cây cầu có kết cấu cầu vòm ống thép nhồi bê tông lần đầu tiên sử dụng ở Việt Nam. Tác giả: Giản Thanh Sơn. ![]() Nút giao thông tiếp giáp Đại Lộ Đông Tây và đường cao tốc TP HCM -Trung Lương nhìn từ trên cao. Tác giả: Giản Thanh Sơn. ![]() Đường Rừng Xác, nối nối trung tâm TP HCM với huyện Cần Giờ ra biển Đông. Việc đầu tư xây dựng tuyến đường với 3 làn xe này nhằm tạo tiền đề phát triển cửa ngõ Đông Nam thành phố. Tác giả: Giản Thanh Sơn. ![]() Khu đô Thị Phú Mỹ Hưng hiện được xem là kiểu mẫu đô thị mới tốt nhất tại Việt Nam. Tác giả: Ngô Đức Cần. ![]() Công viên Công Trường Mê Linh nằm ngay trung tâm quận 1. Tác giả: Nguyễn Hồng Nga. Quốc Thắng Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 04/Sep/2010 lúc 6:45pm |
||||||||||||||
mk
|
||||||||||||||
![]() |
||||||||||||||
ranvuive
Senior Member ![]() ![]() Tham gia ngày: 02/May/2009 Đến từ: Vietnam Thành viên: OffLine Số bài: 1151 |
![]() ![]() ![]() |
|||||||||||||
CHỢ ĐỒNG XUÂN - NÉT VĂN HÓA TRÀNG AN
Khi nhắc tới Hà Nội, du khách sẽ nhớ đến Đồng Xuân - một chợ ra đời và gắn liền quá trình phát triển thương mại của đất Thăng Long. Nơi đây không đơn thuần là điểm giao thương mà còn có giá trị văn hóa, tinh thần phản ánh cuộc sống sinh hoạt của người dân Hà Nội xưa.
Khi người Pháp xây dựng cầu Long Biên thì buôn bán phát triển nhanh do có vị trí đắc địa về đường bộ, đường thủy và đường sắt. Năm này qua năm khác, chợ Đồng Xuân ngày càng phát triển trở thành điểm thăm thú của người dân Hà thành và người nơi khác đến Hà Nội. Từ khi ra đời, chợ Đồng Xuân đã trở thành trung tâm buôn bán sầm uất bậc nhất ở Hà Nội.
Chợ Đồng Xuân nằm trong khu phố cổ, phía tây là phố Đồng Xuân, phía bắc là phố Hàng Khoai, phía nam là phố Cầu Đông, phía đông là ngõ chợ Đồng Xuân. Cổng chợ nhìn sang phía tây, phía trước là một khoảng trống nhỏ. Phía Bắc có quán Huyền Thiên (sau đổi thành chùa Huyền Thiên). Ngay sát sau chợ là chợ Bắc Qua. ở góc Tây Bắc của chợ có đài Cảm tử, kỉ niệm ngày Toàn quốc kháng chiến. Năm 1890 chính quyền Pháp mới bắt đầu xây dựng chợ Đồng Xuân. Chợ được thiết kế tương đối đơn giản: Các bộ khung bằng sắt, lợp tôn mái chảy, diện tích khoảng 6500 m2 . Toàn bộ gồm 5 dãy nhà và được phân theo các vòm cuốn mặt trước, bên trong phân cách bởi các đường đi giữa các vòm (mỗi vòm chợ dài 52m, khung thép cao 19m, rộng 25m). Mặt tiền theo kiến trúc Pháp, gồm năm phần hình tam giác có trổ lỗ như tổ ong, lợp mái tôn.
Do nằm ở vị trí thuận lợi là gần bến sông và trung tâm đầu mối của các mặt hàng nông sản, gần khu phố cổ với các mặt hàng thủ công truyền thống nên sau khi xây dựng xong, chợ trở thành một điểm buôn bán sầm uất và thu hút sự chú ý của giới thương nhân nước ngoài. Trong thời gian này, chợ là nơi đặt văn phòng thương mại của một số thương nhân người Pháp, Ấn, Việt. Không bao lâu, chợ Đồng Xuân phát triển mạnh thành đầu mối giao dịch hàng hoá lớn của Hà Nội và chiếm vị trí chỉ đạo các hoạt động kinh tế của thành phố Hà Nội và chi phối cả khu vực miền Bắc khi đó.
Chợ Đồng Xuân hơn 100 năm sau đã được xây lại, xong được ít lâu thì ngày 14/07/1994 lại bị hoả hoạn lớn do chập điện, phải làm lại lần nữa, chợ vẫn còn lưu giữ những nét căn bản của hình dáng cũ. Năm 1995, chợ Đồng Xuân lại được cải tạo một lần nữa với số vốn đầu tư lên đến 68 tỉ đồng. Chợ được xây dựng thành 3 tầng với tổng diện tích mặt bằng xây dựng là 28.968m2, tổng diện tích kinh doanh là 22.245m2. Riêng tầng 1 vẫn mang hình hài vóc dáng cũ của chợ xưa. Chợ Đồng Xuân hiện nay cao ba tầng, kích thước rộng 73,5m, dài 130,5m, có khu giao dịch, bán hàng, phần chợ Bắc Qua xây mới trên móng cũ có gia cố cẩn thận, bảo tồn mặt tiền chợ Đồng Xuân cũ, nhiều cầu thang, lối đi thoáng đãng với ba lối vào phía trước, 3 lối vào phía sau, 2 lối vào phía hông (có cầu thang bê tông), 2 cầu thang ngoài trời lên chợ Đồng Xuân - Bắc Qua, 5 cầu thang lên các tầng trên và một hệ thống thang máy hiện đại. Giữa hai chợ Đồng Xuân và Bắc Qua có lối thông thương bằng cầu thang, cầu nối, có dải phân cách phòng cháy chữa cháy, đường ô tô xung quanh toàn khu chợ. Có khu tắm gội, vệ sinh ở các tầng, có mái hứng gió, bể chứa nước to xây ngầm, các cột cứu hoả, trụ cứu hoả, hệ thống phun nước tự động khi cháy, nhiều cửa từ chợ ra đường phố.
Hiện nay không chỉ những người mua bán hàng hoá tìm đến chợ Đồng Xuân để giao thương, nhiều khách du lịch trong và ngoài nước khi đi du lịch ở Hà Nội thường đến thăm quan và mua sắm ở chợ Đồng Xuân. Khu chợ nằm ngay trong khu phố cổ, không xa các phố nổi tiếng bán đồ lưu niệm, hàng thời trang, như phố Hàng Ngang, Hàng Đào, Hàng Bông, Hàng Gai…Lại gần khu di tích Đền Ngọc Sơn… rất tiện cho một chuyến thăm quan ở khu trung tâm thành phố. Không chỉ là nơi buôn bán huyên náo, nhộn nhịp nhất Hà Thành, chợ Đồng Xuân còn chứa đựng nhiều giá trị văn hóa, tinh thần phản ánh cuộc sống, sinh hoạt của người dân kẻ Chợ xưa và cũng là điểm đến không thể thiếu của mỗi du khách khi dừng chân ở Hà Nội. Hay nói như nhà văn Băng Sơn: “Ai có dịp về Hà Nội, nếu chưa đi chợ Đồng Xuân thì coi như mới biết một phần nhỏ, một góc bé, hoặc chưa đến Hà Nội”.
|
||||||||||||||
![]() |
||||||||||||||
![]() |
||||||||||||||
Nhom12yeuthuong
Senior Member ![]() ![]() Tham gia ngày: 13/Sep/2009 Đến từ: Vietnam Thành viên: OffLine Số bài: 7169 |
![]() ![]() ![]() |
|||||||||||||
Xích lô - Nét văn hóa Việt Nam
Chỉnh sửa lại bởi Nhom12yeuthuong - 11/Sep/2010 lúc 10:37am |
||||||||||||||
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
|
||||||||||||||
![]() |
||||||||||||||
Lan Huynh
Senior Member ![]() Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23786 |
![]() ![]() ![]() |
|||||||||||||
Du lịch Thác Pongour (Lâm Đồng)
(thongtin247) -
Thác Pongour là một ngọn thác nổi tiếng đẹp mơ màng, hùng vĩ, hoang dã nhất của Nam Tây Nguyên. Do đó, nếu đến Đà Lạt khách không thể quên được thác Pongour. Thác Pongour thuộc huyện Đức Trọng, cách huyện lỵ 20km và xa trung tâm thành phố Đà Lạt 50 km. Trên quốc lộ 20 Đà Lạt - Sài Gòn, đến xóm Trung (phía núi Chai) rẽ về phía tay phải đi một quãng đường đất dài độ 8 km du khách sẽ đến được thác Pongour mà người dân địa phương gọi là thác Bảy Tầng hay là thác Thiên Thai. Về tên gọi Pongour có hai giả thuyết như sau: Thứ nhất, Pongour là do tên người Pháp phiên âm từ tiếng dân tộc bản địa (K'ho: Pon - gou (với nghĩa là ông chủ vùng đất sét trắng). Qua một số tài liệu địa chất học của người Pháp, vùng này có nhiều kaolin. Như vậy, Pongour có nghĩa là ông chủ hay ông vua xứ Kaolin. Giả thuyết thứ hai hiện nay khá phổ biến, được nhiều người nhắc đến: Pongour xuất phát từ ngôn ngữ K'ho có nghĩa là bốn sừng tê giác (Pon: bốn, gou: sừng). Giả thuyết này lấy từ môt truyện cổ trong kho tàng truyện cổ K'ho - Chàm, Churu. Nội dung truyện cổ ấy như sau: Ngày xưa vùng đất Phú Hội - Tân Hội - Tân Hà ngày nay do nàng Ka Nai làm chủ. Ka Nai là một tù trưởng nữ xinh đẹp, trẻ, có sức mạnh hơn cả thanh niên dũng sĩ K'ho - Churu. Nàng lại có tài chinh phục thú rừng, đặc biệt là loại Tây u (tê giác) (Rơmis). Do đó, trong bộ lạc của nàng có đến bốn con tê giác khác thường. Ka Nai thường dùng bốn con tê giác ấy để khai phá núi rừng đồi suối và đánh giặc bảo vệ buôn làng. Thuở ấy, giặc Prenn (người Chàm) ở Panduranga (Ninh Thuận ngày nay) thường lên quấy phá, bắt bớ dân địa phương về vương quốc Chăm để làm phu, làm xâu (một hình thức nô lệ), hoăc đi lính chống lại người Yuan (Kinh). Một lần, dân tộc của bộ tộc Ka Nai bị lính Prenn bắt đi khá nhiều. Căm giận trước cảnh ấy, Ka Nai đã kêu gọi các bộ tộc Tây Nguyên như Sré, Mạ, Nộp... nổi dậy chống người Prenn. Nàng đã tự mình cưỡi tê giác cùng với đoàn quân Tây Nguyên xuống đánh phá vương quốc Panduranga để báo thù. Ka Nai đã chiếm được bốn thành của người Prenn, cứu được hàng trăm dân K'ho bị người Prenn bắt làm nô lệ trước đây. Nhưng qua chiến thắng này, Ka Nai thấm thía nỗi nhân tình thế thái: một số người K'ho Mạ đã theo giặc Prenn, chịu làm xâu, tớ cho người Prenn chứ không chịu về Tây Nguyên - quê hương cũ, mặc dù nhiều người K'ho Mạ ấy đã có gia đình tại quê nhà. Đau buồn và tức giận trước nghịch cảnh ấy, Ka Nai quyết trừng trị những ai bội nghĩa quên tình. Và, sau đó nàng phải xây dựng lại cuộc sống cho buôn của nàng. Ka Nai cùng bốn con tê giác ngày đêm ủi núi san đồi để tạo dựng một "vương quốc thủy chung" cho người K'ho của nàng. Pongour là dấu vết bốn con tê giác cắm xuống núi rừng Tây Nguyên để mở ra một kỷ nguyên văn hóa cho các dân tộc tại đây. Thác Pongour có lịch sử từ nhiều người, nhiều giai đoạn và ngày nay có ngày kỷ niệm. Đó là dịp trăng tròn đầu tiên của mùa ấm áp, núi rừng khởi sắc để làm ngày "kỷ niệm" cho bộ tộc của nàng. Trong những năm 60 của thế kỷ này, nhiều người Hoa ở Tùng Nghĩa (Đức Trọng) nhân tết Nguyên Tiêu (rằm tháng Giêng) thường tổ chức các cuộc viếng chùa miếu, lăng tẩm, các thắng cảnh, các di tích lịch sử kết hợp với phong tục của dân bản địa (K'ho, Churu) và người các dân tộc di cư 1954 (Thái, Thổ, Tày, Nùng...) cùng đặt ra lễ thác Pongour (thường gọi là thác Thiên Thai). Vào rằm tháng Giêng âm lịch hàng năm từng đoàn người từ các thị trấn Liên Nghĩa, Cao Bắc Lạng, Lục Nam... của Đức Trọng và các vùng Brơtel, Phú Mỹ, Lạc Sơn, Bằng Tiên, Ngọc Sơn, Đinh Văn... của Lâm Hà nườm nượp trẩy hội thác Pongour. Trong dịp này, nam thanh nữ tú Bắc Nam, Kinh-Thượng, Hoa-Việt, Thái-Tày... đều rộn rã du xuân, hồ hởi vượt qua bảy tầng thác Pongour, mong vào được chốn Thiên Thai. Đây là dịp mà người ta không còn phân biệt Kinh-Thượng. Họ tự trao đổi tâm tình, tìm hiểu và yêu mến nhau. Tục truyền rằng: những ai không thành thật, không chung thủy, những kẻ bất tín, bội thề đã đến thác Pongour, thì ít khi được trở về; nàng Ka Nai nổi giận, do đó sai Yàng Pongour giữ lại những ai thuộc diện người nói trên tại dòng thác Pongour để nàng dạy cho họ những bài học về con người ... Có người không dám đến Pongour là vì thế. Nhưng đến Đà Lạt mà không đến thăm Pongour thì cũng như chưa đến Đà Lạt, chưa thấy được vẻ mơ màng hoang dã của Nam Tây Nguyên. Và những ai trong sáng thì có ngại gì. Những năm gần đây du khách đến trẩy hội Pongour ngày càng nhiều và thật vui mừng là hàng ngàn du khách lên Đà Lạt đến thăm Pongour đều bình an trở về. Phải chăng Yàng Pongour đã thẩm định đích xác lòng người? Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 13/Sep/2010 lúc 11:15pm |
||||||||||||||
![]() |
||||||||||||||
ranvuive
Senior Member ![]() ![]() Tham gia ngày: 02/May/2009 Đến từ: Vietnam Thành viên: OffLine Số bài: 1151 |
![]() ![]() ![]() |
|||||||||||||
Áo tứ thân, khăn mỏ quạÁo tứ thân, khăn mỏ quạ - nét duyên dáng của phụ nữ Kinh Bắc Cho đến nay, vẫn chưa ai biết rõ được nguồn gốc chính xác của chiếc áo tứ thân, nhưng nếu ngược dòng thời gian tìm về cội nguồn, hình ảnh chiếc áo dài tứ thân Việt với hai tà áo thướt tha trong gió đã được tìm thấy qua các hình khắc trên mặt trống đồng Ngọc Lũ cách nay khoảng vài nghìn năm. Theo truyền thuyết kể lại, khi cưỡi voi xông trận đánh đuổi quân Hán, Hai Bà trưng đã mặc áo dài hai tà giáp vàng, che lọng vàng. Rồi do tôn kính Hai bà, phụ nữ Việt tránh mặc áo hai tà mà thay bằng áo tứ thân. Một lý do khác xem chừng cũng cũng có vẻ hợp lý là thời trước kỹ thuật còn đơn giản, thô sơ và mộc mạc, không thể dệt vải theo khổ lớn được, nên người ta phải ghép bốn mảnh vải lại mới có thể tạo ra được một chiếc áo dài - áo dài tứ thân.
Áo tứ thân gồm hai vạt trước rộng như nhau, thường buộc vào nhau. Khi mặc áo tứ thân phải thắt lưng bằng dải lụa màu, hay các "ruột tượng" - một cái bao hình ống dài có thể đựng tiền và vài thứ lặt vặt rồi buộc rút hai đầu lại.Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, áo dài tứ thân cũng trôi nổi nhưng vẫn tồn tại và không thể bị xóa bỏ. Rồi chịu ảnh hưởng và thay đổi theo thời gian, trong khoảng từ thế kỷ 17 đến thế kỷ 19, để có dáng dấp trang trọng và mang vẻ quyền quý hơn, phụ nữ nơi thành thị đã biến tấu kiểu áo ngũ thân từ chiếc áo dài tứ thân nhằm thể hiện sự giàu sang cũng như địa vị xã hội của người phụ nữ, đồng thời chiếc áo ngũ thân cũng là biểu hiện của ngũ hành: Kim - Mộc - Thủy - Hỏa - Thổ. Đi theo áo tứ thân phải có chiếc yếm, cái khăn mỏ quạ, chiếc nón quai thao, góp phần tạo nên bộ "quốc phục" của quý bà thời xưa theo các chị, các em đến những nơi đình đám.
Khăn vuông mỏ quạ... Khăn vuông mỏ quạ Trang phục nữ Kinh Bắc là phải kể đến áo năm thân, may bằng the, lụa, yếm cổ viền, bao thắt lưng xanh, váy sồi rủ hình lưỡi trai, chân đi dép cong.... tưởng như thế cũng là đủ, vậy mà còn một chi tiết nhỏ, nhưng rất quan trọng đến mức không thể thiếu, đó là "khăn vuông mỏ quạ". Khăn vuông mỏ quạ không hẳn ai biết hát quan họ cũng biết chít; mà dẫu có biết chít cũng chưa chắc đã đẹp. Có người đã nói: Khăn mỏ quạ phải chít sao cho vừa, hợp với khuôn mặt, tạo cho khuôn mặt (khi chít khăn) như hình chiếc búp sen. Nếu chít cái Mỏ quá cao, trông nó điêu, nếu để cái Mỏ thấp quá, khuôn mặt trở lên đần, tối tăm.... Muốn chít khăn Mỏ quạ cho đẹp, trước tiên phải "biết quấn tóc trong một khăn vấn tóc, vòng tròn lại và đặt ngay ngắn lên đầu, hơi xệ và hình bầu dục về phía gáy, ghim lại". Nhưng quan trọng hơn là khăn vuông đem gấp sao cho khéo và cân đối (gấp chéo thành hình tam giác) bẻ hình mỏ quạ sao cho chính giữa đường ngôi trên đầu, bắt hai góc khăn về hai phía tai rồi thắt múi ở gáy. Thực ra khăn vuông mỏ quạ không đơn thuần chỉ là công cụ trang phục trên đầu người thiếu nữ, mà hẳn là công việc nghệ thuật làm đẹp cần có ở người con gái Kinh Bắc. Chợt nhớ:.... Có ai đó đã từng thốt lên: Nhìn em khăn vuông mỏ quạ,
Để anh trong dạ tơ vương. Nhìn em khăn vuông mỏ quạ Để anh hoá đá vì người.... Chỉnh sửa lại bởi ranvuive - 15/Sep/2010 lúc 10:36am |
||||||||||||||
![]() |
||||||||||||||
![]() |
||||||||||||||
Lan Huynh
Senior Member ![]() Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23786 |
![]() ![]() ![]() |
|||||||||||||
Ngắm ruộng bậc thang trong mùa tuyệt đẹp
Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 17/Sep/2010 lúc 10:08pm |
||||||||||||||
![]() |
||||||||||||||
ranvuive
Senior Member ![]() ![]() Tham gia ngày: 02/May/2009 Đến từ: Vietnam Thành viên: OffLine Số bài: 1151 |
![]() ![]() ![]() |
|||||||||||||
Tối cuối tuần đi chợ đêm ngắm
không khí Trung thu Chỉ còn vài ngày nữa là tới Rằm Trung Thu, không khí chuẩn bị cho ngày rằm đang nhộn nhịp khắp nơi. Trên khu phố cổ, đặc biệt là phố Hàng Mã, Lương Văn Can hay khu chợ đêm cuối tuần càng đặc biệt đông đúc hơn nữa khi dịp cuối tuần các bố mẹ tranh thủ cho con đi chơi, đi mua quà trước. Mời các bạn cùng aFamily dạo một vòng chợ đêm để cùng cảm nhận không khí của ngày Rằm Trung Thu sắp đến nhé! Tối thứ 7, chợ đêm rất đông, mạn Cầu Gỗ đã hết chỗ gửi xe, aFamily phải
gửi xe ở tận bưu điện thành phố. Ngỡ là dở hoá ra lại hay, vì quanh khu vực này
cũng khá là đẹp. Ở trung tâm thương mại Tràng Tiền plaza đã có rất nhiều đèn
lồng đỏ được treo lên, buổi tối đèn sáng rất lung linh.
![]() ![]() ![]() Cười lên nào, bố chụp cho con trai
nhé! ![]() Chụp xong hai bố con cùng xem lại ảnh coi đã đạt yêu
cầu chưa... ![]() Ở một góc khác lại là ba mẹ còn ngồi ngắm những quả
cầu nhấp nháy. Hạnh phúc đôi khi chỉ giản dị thế này
thôi! Xuống phía dưới một chút, trước tượng đài cảm tử quân và dưới chiếc đồng
hồ đếm ngược, không khí đã rộn ràng hơn hẳn với nhiều em học sinh đang diễn tập
cho màn múa rồng múa lân để biểu diễn đêm trung thu. Rất nhiều người hiếu kỳ
dừng lại để xem khiến đoạn đường này bị tắc một lúc khá lâu.
![]() ![]() Úi, sợ chưa này!!! Chợ đêm - vẫn như mọi khi, rất nhiều món đồ chơi bắt mắt được bày
bán...
![]() ![]() Nhưng hôm nay còn có thêm cả những món đồ dành riêng cho Trung Thu nữa, như
những chiếc mặt nạ này chẳng hạn
![]() Hay những chiếc bờm cài tóc rất xinh cho các cô bé đáng yêu
![]() ![]() Bé trai thử hoá
thân thành chú hề với chiếc mũi to tướng ![]() ![]() ![]() Các bé gái thì
lại rất mê những đôi cánh thiên thần đủ màu sắc và kiểu dáng.
![]() Giữa phố Hàng
Mã dường như đã hình thành hẳn một cái chợ bán đèn ông sao. Thế mới biết dù
hiện đại tới đâu thì chiếc đèn ông sao vẫn là thứ không thể thiếu mỗi dịp tết
trung thu. ![]() ![]() Dòng người cuồn cuộn vẫn tiếp tục đổ về phố Hàng Mã
![]() Những chiếc đèn lồng đỏ rực cả dãy phố:
![]() ![]() ![]() Đâu đó giữa những bộn bề, háo hức, rộn ràng... có một cậu bé ngồi bán những
quả bóng phát sáng....
![]() Bác bán hàng hình như hôm nay "được mùa", cười rất tươi
![]() Trong khi ở một góc khác, bác bán hàng này có vẻ như chưa bán được gì nhiều
hôm nay:
![]() Đêm dần về khuya, mọi người bắt đầu tản về những tổ ấm của mình. Trên phố
chỉ còn vài cậu bé ra về từ buổi diễn tập ồn ào dưới tượng đài cảm tử
quân; aFamily cũng xin được khép lại chuyến "bát phố" tại đây.
![]() Chúc các bạn độc giả, những lời
chúc tốt lành nhất cho một mùa trung thu tràn đầy hạnh phúc, niềm vui và những
tiếng cười. |
||||||||||||||
![]() |
||||||||||||||
![]() |
||||||||||||||
mykieu
Senior Member ![]() Tham gia ngày: 10/Jun/2009 Thành viên: OffLine Số bài: 3471 |
![]() ![]() ![]() |
|||||||||||||
Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 23/Sep/2010 lúc 4:51am |
||||||||||||||
mk
|
||||||||||||||
![]() |
||||||||||||||
<< phần trước Trang of 121 phần sau >> |
![]() ![]() |
||
Chuyển nhanh đến |
Bạn không được quyền gởi bài mới Bạn không được quyền gởi bài trả lời Bạn không được quyền xoá bài gởi Bạn không được quyền sửa lại bài Bạn không được quyền tạo điểm đề tài Bạn không được quyền cho điểm đề tài |