![]() |
![]() ![]() ![]() ![]() ![]() |
![]() ![]() |
Chuyện Linh Tinh | |
![]() |
![]() |
![]() ![]() |
<< phần trước Trang of 120 phần sau >> |
Người gởi | Nội dung | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Nhom12yeuthuong
Senior Member ![]() ![]() Tham gia ngày: 13/Sep/2009 Đến từ: Vietnam Thành viên: OffLine Số bài: 7169 |
![]() ![]() ![]() |
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Mùa vàng rực rỡ của ruộng bậc thang
Một trong những sản phẩm du lịch rất ấn tượng của Việt Nam mà vẫn chưa được quảng bá nhiều cho khách du lịch quốc tế là ruộng bậc thang.
Hãy thử đến Mù Căng Chải vào đầu vụ lúa hay vào mùa lúa chín, bạn sẽ thấy ruộng bậc thang của Việt Nam không hề thua kém gì Bali, nơi được coi là có ruộng bậc thang nổi tiếng nhất thế giới.
|
|||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
|
|||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
![]() |
|||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
lo cong
Senior Member ![]() Tham gia ngày: 30/Oct/2007 Đến từ: Canada Thành viên: OffLine Số bài: 2596 |
![]() ![]() ![]() |
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
.
Bình minh trên bãi biển Thiên Cầm![]() Sắc màu bình minh rực rỡ. ![]() ![]() Những đứa trẻ nghịch cát. ![]() Không gian tĩnh lặng. ![]() Những con thuyền nhỏ neo đậu. ![]() Bãi cát trải dài. ![]() Bãi biển sạch sẽ và vắng vẻ. ![]() Bãi biển sạch sẽ và vắng vẻ. ![]() ![]() Suối Nước Moọc Quảng Bình không chỉ có đèo Ngang, cửa biển Nhật Lệ hay di sản thiên nhiên thế giới động Phong Nha, giờ đây du khách ưa thích tìm tòi, khám phá có thêm một địa danh hấp dẫn: suối Nước Moọc.
Từ thành phố Ðồng Hới tỉnh Quảng Bình, đi theo nhánh đông đường ************ về phía bắc khoảng 60km, du khách sẽ gặp ngã ba Khe Gát. Rẽ tiếp theo nhánh tây, đi thêm khoảng 5km, du khách sẽ đến với suối Nước Moọc.
Suối Nước Moọc thuộc địa bàn xã Phúc Trạch, huyện Bố Trạch. Nếu đi bằng đường bộ, du khách sẽ xuất phát từ Chày Lập, ngang qua trạm kiểm lâm để vào Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng theo con đường ôm vòng quanh chân núi. Cũng có thể xuống bến sông đi bằng thuyền kayak.
Sông Chày là một trong những phụ lưu của sông Son, có chiều dài khoảng hơn 10 km, là một trong năm tiểu khu hệ cá quan trọng nhất của Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng. Hẳn có người nghĩ: kayak chủ yếu chỉ dành cho lữ khách ưa mạo hiểm, nhất là những người trẻ tuổi. Nhưng thật ra, kayak rất dễ tập luyện và sử dụng. Chèo thuyền kayak trên đoạn sông Chày thú vị này, du khách sẽ có cơ hội được chiêm ngưỡng, tiếp xúc thật gần với khung cảnh thiên nhiên đa dạng, phóng khoáng, nhiều biến đổi – như nhìn qua thấu kính vạn hoa, mỗi góc xoay lại có thêm những chi tiết mới lạ, hấp dẫn.
Giữa chặng hành trình, du khách có thể ghé thăm hang Tối. Cửa vào hang là một vòm cao, bên dưới chảy ngầm một động nước dài gần 6km với những phiến đá chất chồng ngổn ngang. Nước ở khoảng sông phía trước hang có màu biếc xanh thăm thẳm, sắc xanh đặc trưng của các loại khoáng chất hòa tan với nồng độ cao.
Con suối trải dài, uốn khúc quanh co, lúc ẩn lúc hiện, chảy xuyên qua khu rừng đá vôi rậm rạp. Đây là rừng nguyên sinh nhiệt đới đặc trưng hoang dã với vẻ sống động của các loài chim, màu sắc sặc sỡ của côn trùng và một quần thể thực vật đa tầng, rất nhiều giống cổ thụ, phong lan, dương xỉ, dây leo. Tuyến du lịch này cũng là chương trình du lịch sinh thái đầu tiên tại Quảng Bình; kết hợp du lịch với giáo dục môi trường, trong thế giới của hàng trăm loài động vật, thực vật trong sách đỏ Việt Nam và thế giới. Thật thú vị khi cùng nhau háo hức, len lỏi qua những tán rừng nguyên sinh, lắng nghe tiếng chim kêu vượn hú rộn ràng. Ngày đẹp trời, có thể quan sát giống voọc Hà Tĩnh giữa môi trường tự nhiên, hay đắm mình trong dòng nước mát, là nơi hợp lưu giữa suối Nước Moọc và sông Chày.
Suối Nước Moọc bao gồm nhiều dòng nước lớn nhỏ đan xen, nối kết vào nhau như mạng lưới. Hàng hàng lớp lớp những tảng cuội lớn bám rêu xanh, khuất dưới tàng cây la đà. Các nhà nghiên cứu phán đoán, suối Moọc chính là khởi nguồn cho dòng sông ngầm vĩ đại trong lòng động Phong Nha, vì lần theo từng nhánh nhỏ, bạn sẽ phát hiện chúng nhập với nhau thành ba dòng suối lớn rồi chui vào núi đá, mất dấu.
Đi ngược lên trên cao, những con nước xiết có vẻ dịu dàng hơn. Nơi thượng nguồn, nước ngưng tụ như mặt hồ lớn với nhiều phiến đá ẩn chìm, bờ cây xanh vây phủ xung quanh, núi lam mờ ở phía xa. Cuối cùng, du khách cũng sẽ tìm thấy câu trả lời cho thắc mắc về cái tên của suối. Thì ra, đây chính là một hiện tượng thiên nhiên kỳ thú: những cột nước thấp ùn ùn phun lên từ lòng đất, tuôn chảy miên man mãi không ngưng. Nước trào lên hay “nước mọc” từ đá, người địa phương đọc trại thành “Nước Moọc”, gọi quen mà thành cái tên…
Thác Bản Giốc: Kỳ quan vùng biên ải Nếu đã chọn Cao Bằng là điểm đến cho hành trình du lịch, ngay cả khi bạn đã biết rất nhiều thác, ghềnh nổi tiếng, thì thác Bản Giốc với vẻ đẹp nguyên sơ lộng lẫy vẫn chinh phục bạn với trọn vẹn cảm xúc.
Đường đến Bản Giốc là một hành trình thú vị. Bạn nên vừa đi vừa hỏi thăm bất kỳ người địa phương nào để tới đích. Thế nhưng, dường như những chỉ dẫn bỗng trở nên không cần thiết, khi từ khá xa bạn đã có thể nhận ra một vùng hơi nước trắng mờ bốc cao, với những đám mây bụi li ti. Nếu trời nắng đẹp, làn mây nước ấy còn khúc xạ lung linh, tạo nên những cầu vồng huyền ảo vắt ngang một góc trời – có cây xanh, mây xanh và núi xanh làm nền.
Phóng rộng hết tầm mắt ngắm nhìn từ trên cao, sông Quây Sơn uốn lượn êm ả như dải lụa bạc, vắt mình theo chân núi Cô Muông, qua những cánh đồng lúa xanh mướt vùng Đàm Thủy, những bãi ngô của bản Giốc. Tiếng nước đổ xuống ầm ào, âm vang, nghe như tiếng vọng muôn đời, tha thiết cuồn cuộn tuôn chảy mãi không ngừng. Từ độ cao hơn 30m, nước tung tẩy buông trên những bậc đá vôi.
Dòng sông rẽ theo những mô đá rộng với những vạt cây, bụi cỏ, phân nhánh rất tự nhiên thành ba luồng nước. Dải nước rộng phía bên trái tràn ra thành vạt ngang trên diện rộng – gọi là thác phụ – với rất nhiều “dây” nước mảnh đan xen, uốn vồng cong như bức rèm vĩ đại đầy ngẫu hứng của thiên nhiên. Phần bên phải của thác – là thác chính, địa hình thấp nhưng sức nước tuôn mãnh liệt hơn. Sông Quây Sơn ở quãng này bỗng êm lặng như gương, dường như sức tuôn chảy ầm ào của con thác hùng vĩ ngay cận kề kia cũng chỉ đủ để miên man những vòng sóng mơ màng tỏa lan, hai bên bờ là phong cảnh nên thơ với rừng, núi vây quanh, những đàn bò, đàn trâu thong dong gặm cỏ.
Khách du lịch thường thuê bè tre (tiếng địa phương gọi là mảng) để dạo một vòng quanh chân thác. Bè tròng trành trôi ra giữa dòng sông rồi áp thật sát nơi nước đổ. Ngẩng mặt lên đón những làn hơi nước mát lạnh, bạn có thể cảm nhận rất đằm, rất sâu, rất lắng vẻ đẹp quyến rũ của thác nước. Đó là thứ cảm xúc bồi hồi, choáng ngợp khi được đắm mình trong khung cảnh thiên nhiên kỳ vĩ, thâm nghiêm, hoang dã vùng biên ải.
Cách thác Bản Giốc chỉ 3km là Động Ngườm Ngao, hang động đá vôi còn nguyên vẹn vẻ hấp dẫn hoang sơ. Ngườm Ngao theo tiếng dân tộc Tày có nghĩa là hang Cọp, còn gọi là “hang giữa thung lũng đá”. Động Ngườm Ngao có chiều dài tổng cộng 2.144m, nhưng khai thác chỉ mới hơn 900m, gồm có ba cửa chính: cửa Ngườm Lồm quanh năm mát lạnh, nằm ẩn mình dưới những khối đá chân núi; cửa Ngườm Ngao cách chân núi vài trăm bậc thang và cửa Bản Thuôn phía sau núi, kề cận bản Thuôn của người Tày.
Thông thường, khi đón khách tham quan, hướng dẫn viên địa phương sẽ đưa khách đi từ cửa Ngườm Lồm và trở ra bằng cửa Ngườm Ngao, qua đó khách sẽ chiêm ngưỡng hầu hết những cảnh đẹp tuyệt vời trải khắp chiều sâu hang động. Ngoài những kiến tạo thạch nhũ hư ảo đầy gợi tưởng: hình người, cây rừng, các loài vật, nàng tiên nghiêng mình chải tóc, búp sen khổng lồ, cột chống trời, tiên ông, phật bà… nét độc đáo nhất của động Ngườm Ngao chính là những “thửa ruộng bậc thang” do sàn đá vôi bị xâm thực và phong hóa suốt nhiều triệu năm. Những cảnh quan tuyệt diệu giữa chập chùng các thung lũng đá, núi đã khiến động Ngườm Ngao cùng với thác Bản Giốc hút hồn du khách tới Cao Bằng với những cảm xúc khó tả, khó quên.
Sapa mờ ảo trong sương
Sapa (Lào Cai) tháng 4 không có hoa ban, ruộng bậc thang không xanh ngắt nhưng vẫn mờ ảo trong sương. Hình ảnh do bạn Lê Phú Nghĩa chia sẻ.
Chỉnh sửa lại bởi lo cong - 27/Sep/2010 lúc 10:17am |
|||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Lộ Công Mười Lăm
|
|||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
![]() |
|||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Lan Huynh
Senior Member ![]() Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23608 |
![]() ![]() ![]() |
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
BÀ VÀ ÔNG TRONG ĐỊA DANH VN
Tác Giả : GS Nguyễn Hữu Phước
![]() Ai về Bà Điểm, Hốc Môn, Hỏi thăm người ấy có còn hay không
BÀ và các địa danh: Bà Đập: tên một ngôi chợ thuộc xả Phước Hải, Vũng Tàu Ca dao : Anh ngồi quạt quán Bến Thành, Ông Nho, Ông Do, Ông Định, Ông Như, Ông Quyền, Ông Trang, Ông Bích, Ông Muộn, Ông Tự thuộc vùng Cà Mau/Bạc Liêu Cù lao Ông Chưởng, Vàm Ông Chưởng (Chưởng Cơ Nguyễn Hữu Cảnh); Ca dao: Ba phen quạ nói với diều Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 29/Sep/2010 lúc 4:57am |
|||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
![]() |
|||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
ranvuive
Senior Member ![]() ![]() Tham gia ngày: 02/May/2009 Đến từ: Vietnam Thành viên: OffLine Số bài: 1151 |
![]() ![]() ![]() |
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Đuông dừa: ‘Đặc sản nước Nam’Những thực phẩm làm từ dừa nhiều vô kể, nhưng những món ăn được chế biến từ con Đuông dừa thì ít ai biết đến trừ người bản xứ, món ăn được liệt vào hàng “đặc sản nước Nam”. Cây dừa là hình ảnh quen thuộc, gắn liền với đời sống của người miền Tây Nam bộ. Cây dừa không chỉ là lương thực, nguồn sống mà còn mang lại nhiều ích lợi khác như dùng lá lợp mái nhà, làm chổi, tranh trang trí, cầu khỉ, nhóm lửa vào những mùa mưa… Nôm na là không có cái gì của dừa là không dùng được.
Hầu như ở tỉnh nào trong khu vực miền Tây cũng đều có dừa, nhà nào cũng trồng dừa. Nhắc đến dừa người ta thường hình dung ra ngay tỉnh Bến Tre, đơn giản vì Bến Tre là nơi trồng nhiều dừa nhất miền Tây, những sản phẩm làm từ dừa cũng nhiều, từ đó mà có câu: “thấy Dừa nhớ tới Bến Tre…”. Những thực phẩm làm từ dừa nhiều vô kể, nhưng những món ăn được chế biến từ con Đuông dừa thì ít ai biết đến trừ người bản xứ, món ăn được liệt vào hàng “đặc sản kinh dị”. Đuông là ấu trùng của loại bọ cánh cứng như con Kiến dương, Bọ rầy, nó đặc biệt thích ăn củ hũ dừa, chúng đục phá trên các cổ hũ non mềm ở ngọn cây. Đến tuổi trưởng thành, sau khi giao phối chúng tìm cây dừa nào khỏe và tốt nhất để đục lỗ rồi đẻ trứng trong đó. Trứng phát triển thành ấu trùng trong thân cây dừa, đến khi ấu trùng lớn cỡ bằng ngón tay thì gọi là Đuông. Củ hũ là phần lõi non nhất — là phần “tủy sống” của cây dừa, nó trắng, dòn, ngọt và ngon. Nhờ vậy con Đuông có vị ngọt, béo rất hấp dẫn. Đuông có xuất thân từ cây dừa nên người ta gọi là Đuông dừa. Với Đuông, người ta có thể làm rất nhiều món khác nhau như: tẩm nước mắm ăn sống, Đuông tẩm bột chiên, Đuông rang, Đuông nướng, Đuông luộc nước dừa, Đuông nấu cháo, Đuông hấp xôi, Đuông gỏi cổ hủ dừa. Các món Đuông thường thích hợp nhất khi đi kèm với rượu trắng chát, hoặc một vài ly rượu cúc nhẹ, chứ không hợp với rượu đế có nồng độ cồn cao. Đuông cũng thường được thưởng thức theo cách nhấm nháp và hiếm khi kết hợp với các loại đồ nhắm, rau, dưa khác, …
Theo dân “ghiền” ăn thì Đuông nướng là ngon nhất, món này nhờ để nguyên con mà nướng, không tẩm ướp nên nó còn nguyên hương vị của con Đuông, một phần nhờ nướng vàng lớp da bên ngoài mà khi ăn cũng bớt cảm giác ngán. Nhưng cũng có ý kiến Đuông tẩm nước mắm mới ngon nhất vì món này dùng khi con Đuông còn sống “ngọ nguậy trong nước mắm”, ăn sống vừa “nguyên chất” vừa béo bổ. Đuông là món đặc sản ngon bổ nhưng rất quí hiếm. Dẫu biết con Đuông ngon, hấp dẫn nhưng muốn có được Đuông người ta phải hạ cây dừa xuống, chẻ ngọn ra mới bắt được nó, coi như bỏ luôn cây dừa. Kiến dương, Bọ rầy thường chọn những cây dừa phát triển tốt, trồng được năm mười năm làm nơi để đẻ trứng, nên không người nào dám hy sinh cây dừa để bắt Đuông, chỉ chờ khi thấy cây dừa nào vàng lá, rũ đọt, tức chắc chắn cây dừa sẽ chết, thì người ta mới đốn cây dừa xuống để bắt Đuông. Người ta gọi Đuông là món đặc sản “kinh dị” vì con Đuông có hình dạng như con sâu, có màu trắng sữa, mềm nhũn, thân nó có nhiều lông măng, không có chân, chỉ cử động thun ra thun vô… Khác với Đuông chà là, Đuông cau, Đuông mía, … mỗi cây chỉ có một con làm “bá chủ”, Đuông dừa làm ổ hàng trăm con trong một cây dừa, mỗi con khoét một lỗ, cứ ăn cho tới khi nào nát ruột của đọt dừa thì thôi. Cho nên, hầu như con Đuông non nào cũng ứ sữa, mập tròn và mềm nhũn.
Đuông bây giờ không còn là món “lạ” nữa, cũng chẳng là món đặc sản duy nhất của miền nào, bởi nơi nào có trồng dừa là có Đuông. Ngày xưa, Đuông là món để dâng cho vua Minh Mạng. Vì ghiền món Đuông nên nhà Vua cho thợ chạm khắc hình con Đuông trên cửu đỉnh đặt ở Thế miếu ngoài cung đình Huế. Và xem Đuông như là một sản vật lạ và quí của nước Nam… Ở Sài Gòn, một số quán nhậu có bán Đuông với đầy đủ các món, giá bán khoảng từ 15 – 30 nghìn một con, vì giá khá cao nên khi chọn món Đuông chúng ta có thể gọi một phần chỉ một con để nhâm nhi thử… Bây giờ, người ta đã sản xuất được nhiều loại thuốc dùng để tiêu diệt Đuông không cho chúng ký sinh và giết chết cây dừa. Đuông dừa ở miền Tây đã gần như “tuyệt chủng”. Còn chăng đó là Đuông bắt từ cây chà là, cây cau, hay là do những ai ghiền Đuông thèm chúng quá nên phải tìm cách nuôi chúng trong thân cây mía… mà thôi! Chỉnh sửa lại bởi ranvuive - 01/Oct/2010 lúc 8:30am |
|||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
![]() |
|||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
![]() |
|||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
ranvuive
Senior Member ![]() ![]() Tham gia ngày: 02/May/2009 Đến từ: Vietnam Thành viên: OffLine Số bài: 1151 |
![]() ![]() ![]() |
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Xuồng ba lá văn hoá sông nước Nam Bộ
Qua các làng quê vùng sông nước Nam bộ, ở đâu cũng thấy xuồng ba lá trên dọc ngang kênh rạch. Từ nhiều đời nay, phương tiện chủ yếu để đi lại, làm ăn của người dân vùng sông nước Cửu Long Giang là ghe xuồng, mà chiếc xuồng ba lá mang nét đặc trưng rất độc đáo. Cư ngụ giữa vùng sông nước, dù nhà nghèo ít nhất cũng có một chiếc xuồng ba lá.
Xưa, vùng đất sình lầy quanh năm ngập nước này đường bộ rất ít, kênh rạch thì dọc ngang. Kênh rạch đi vào tận trước cửa mỗi nhà. Mùa lũ và những đợt triều cường càng khó khăn cho người dân đi lại. Người dân vùng Đồng Tháp Mười còn nhớ câu hò quen thuộc: Dẫu xuồng ba lá lênh đênh/ Cầu tre lắt lẻo gập ghềnh khó đi/ Anh ơi chớ ngại ngần chi/ Ngồi xuồng ba lá giữa kỳ nước lên. Nơi đây, tại các vùng làm ăn, cư trú, sinh hoạt của người dân hầu như quanh năm sình lầy, ngập nước, đường bộ khó bồi đắp và hiếm hoi, chỉ có xuồng ba lá làm phương tiện đi lại hữu dụng, phổ biến ở mọi vùng quê. Từ nhà ra vườn cũng phải đi bằng xuồng. Hàng xóm đến với nhau cũng bằng xuồng. Ở những làng quê nghèo, thông dụng nhất vẫn là xuồng ba lá. Người ta gọi xuồng ba lá là đôi chân của người dân vùng sông nước Nam bộ. Và cũng như thế, còn gọi là "đi bằng tay", chỉ cần hai tay chèo xuồng là đi gần đi xa đều có xuồng nâng bước. Có những chàng trai, cô gái miệt vườn siêu nghệ, chỉ cần ngồi trên xuồng dùng hai bàn chân chèo xuồng ba lá, cho xuồng lướt nhẹ trên dòng nước trong xanh và thơ mộng. Nhà ai không sắm được xuồng ba lá, cứ như bị cột chân. Nghèo đến mấy, tối thiểu trong nhà cũng phải sắm được một chiếc xuồng ba lá.
Xuồng ba lá nguyên gốc ban đầu, theo chiều dọc chiếc xuồng, được đóng bằng ba mảnh ván phẳng, đẹp và chắc. Một mảnh rộng (to bản) hơn được dùng làm đáy xuồng, hay còn gọi là lồng xuồng. Hai mảnh hai bên làm mạn xuồng, địa phương gọi là be xuồng. Thế là ba lá. Có một nhà thơ đã viết: Chiếc xuồng ba lá quê ta/ Mảnh mai như chiếc lá đa giữa dòng/Liềm trăng sông nước cong cong/ Nhỏ nhoi mà vẫn ngược dòng lũ dâng…Riết rồi, theo bao thời cuộc và năm tháng, gỗ rừng ngày càng khan hiếm và đắt đỏ, người đóng xuồng ba lá buộc phải nghĩ cách ghép nhiều mảnh ván lại, mới đóng được chiếc xuồng, cũng vẫn gọi xuồng ba lá. Công nghệ cao hiện nay, người ta còn làm ra xuồng bằng các loại vật liệu hợp kim và vật liệu hợp chất phi kim loại. Gần đây đã thấy trên kênh rạch có khá nhiều xuồng làm bằng vật liệu compozite. Tuy làm bằng nhiều cách thức khác nhau, tác dụng của chiếc xuồng ba lá đối với người dân vùng sông nước Nam bộ vẫn nguyên giá trị, vẫn là truyền thống được kế thừa, vẫn giữ được nét độc đáo trong làm ăn và sinh hoạt của người dân nơi đây. Có một tờ báo đăng ảnh chiếc thuyền thúng trên sông, lại chú thích: "Trên sông nước Nam bộ". Như thế là nhầm lẫn với vùng ven biển miền Trung rồi. Nam bộ chỉ dùng xuồng ba lá, xuồng năm lá, không ai dùng thuyền thúng.
Nhiều người vẫn nhớ câu ca được cải biên từ một điệu lý: ... Nhà anh cách nhà em hai kinh một rạch / Anh ngó thấy em tóc dài buông hờ bà ba tím / Anh nghèo chưa sắm xuồng ba lá / Chẳng đành lội kinh dính sình sang bển gặp em / Thì mai anh sang nhà Năm Cua mượn xuồng ba lá / Đêm trăng hai đứa mình ... hò ơ .. mới thực đêm trăng ...Nay khắp vùng đồng bằng châu thổ Cửu Long Giang đã mở mang nhiều tuyến đường quốc lộ, tỉnh lộ, liên thôn, liên xã. Dọc theo hai bên bờ kênh nay cũng đường bộ, cầu bê tông, xe honđa, xe đạp chạy vèo vèo. Thế nhưng, trên kênh rạch, nhất là các bến đò, chợ nổi vẫn không thể vắng bóng xuồng ba lá. Du khách mọi miền đất nước và cả khách du lịch nước ngoài về với miền Tây Nam bộ có nhiều người muốn ngồi trên xuồng ba lá đi du ngoạn trên dòng kênh thanh bình, khỏa tay xuống dòng nước mát lành, hoặc trong đêm miệt vườn ngắm trăng soi dòng kênh lấp lánh. Khu du lịch Phù Sa (thành phố Cần Thơ) có dòng kênh dành cho du khách bơi xuồng ba lá, rất được du khách ưu chuộng. Hữu dụng là thế, thơ mộng là thế, đậm sắc miền quê là chiếc xuồng ba lá khắp các vùng Nam bộ. Một nét quê hương ai cũng lắng đọng nhớ thương, ai đi xa cũng nhớ về. |
|||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
![]() |
|||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
![]() |
|||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
ranvuive
Senior Member ![]() ![]() Tham gia ngày: 02/May/2009 Đến từ: Vietnam Thành viên: OffLine Số bài: 1151 |
![]() ![]() ![]() |
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Bộ sưu tập gốm sứ vẽ tay đắt giá
Trị giá hàng chục triệu đồng một chiếc bình, dòng gốm sứ vẽ tay đậm nét văn hóa VN chỉ được sản xuất hạn chế theo đơn đặt hàng. VnExpress.net ghi lại hình ảnh những "hàng độc" đã ra lò sau 5 năm dày công nghiên cứu.
Trị giá hàng chục triệu đồng một chiếc bình, dòng gốm sứ vẽ tay đậm nét văn hóa VN chỉ được sản xuất hạn chế theo đơn đặt hàng. VnExpress.net ghi lại hình ảnh những "hàng độc" đã ra lò sau 5 năm dày công nghiên cứu.
Khác với nhiều hãng gốm sứ nổi tiếng trên thế giới thường vẽ màu trên nhiệt độ 850 độ C, dòng gốm sứ nghệ thuật cao cấp này được nghệ nhân vẽ màu ở 1.250 độ C sau khi men sứ đã được nung đến 1.380 độ C. Đây là công nghệ làm tôn những đường nét, hoa văn vẽ tay trên tác phẩm gốm sứ, tạo không gian ba chiều làm nền cho màu sắc và hình ảnh thăng hoa.
Chỉnh sửa lại bởi ranvuive - 05/Oct/2010 lúc 9:05am |
|||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
![]() |
|||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
![]() |
|||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
ranvuive
Senior Member ![]() ![]() Tham gia ngày: 02/May/2009 Đến từ: Vietnam Thành viên: OffLine Số bài: 1151 |
![]() ![]() ![]() |
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Điệu hò ru con sống mãi với tuổi thơ
Như mọi miền đất nước trên thế giới, dân tộc nào cũng có loại hình văn học dân gian bao gồm nhiều thể loại ( huyền thoại, huyền tích, tục ngữ, câu đố, truyện cười, tuồng hài, ca dao, hò vè...) mà trong đó điệu hát – hay còn gọi là hò – ru con ( ru em ) là hình thức diễn xướng ở làng quê nào trên dải đất Việt Nam cũng có.
Hò ru con có nét giống nhau là thường dùng thể thơ lục bát ( 6-8 ) với làn điệu nhẹ nhàng, lời ca thường đệm thêm nhiều tiếng không có nghĩa xác định. Chỗ khác nhau là về trường độ, cao độ, về sắc thái âm điệu, tiếng đệm... Hò ru con có một giá trị nhất định trong kho tàng văn chương bình dân của đất nước Việt Nam mà lực lượngï thể hiện là người phụ nữ Việt Nam qua nhiều năm tháng. Hai tay cầm bốn tao nôi Chỉ với hình ảnh bốn tao nôi nhưng đã chứ đựng biết bao điều đã nói về cuộc sống, về sự hình thành nhân cách của tuổi thơ, của một đời người mà mẹ, mà chị đã gửi gắm trọn vẹn tấm lòng qua câu hò, điệu hát: Cất lên một tiếng la đà Hò ru con là hình thức diễn xướng quen thuộc của quê hương mình được truyền từ đời này sang đời khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác, nhằm biểu hiện những trạng thái tình cảm của người phụ nữ mà tuổi thơ là đối tượng trực tiếp được hưởng thụ, thưởng thức những giai điệu ngọt ngào, đằm thắm. chan chứa niềm yêu. Nghe mẹ hát, bé có hiểu gì đâu những nội dung sâu sắc của cái hồn ca dao về nhân tình thế thái, vì có lúc mẹ mượn bốn tao nôi để nói với cuộc đời, nói với người thương về một nỗi đắng cay bất hạnh hay nói về nguồn hạnh phúc tràn trề trong cõi người ta. Có phải trưa nay chị nhớ người thương (Nhớ Huế – Tô Kiều Ngân) Cũng có khi hồn đất nước đượm màu trong lời ru mẹ, nuôi dưỡng tình tự quê nhà, ý thức chống ngoại xâm trong mỗi lời ca dạy cho ta bài học về tổ quốc: Con ơi con ngủ cho lành Lời ru êm ả, tiếng mẹ, tiếng chị dịu dàng nâng giấc ngủ tuổi thơ bay vào mộng cảnh. Có giấc ngủ tốt, sức khoẻ tăng đều, có hơi thở điều hoà, tâm hồn tuổi thơ thanh thản. Và bé vẫn chưa hiểu gì trong nội dung bài hát. Chỉ có âm hưởng là lắng đọng, là chất liệu tuyệt vời giúp bé bình yên. Và chị, và mẹ vẫn cất lên nỗi đau một thời về thân phận người phụ nữ: Chàng ơi phụ thiếp làm chi Tháng Giêng, tháng Hai anh còn mê tam cúc, yêu lưọng Nỗi đau thầm nén vào lời ru và tao nôi vẫn đưa đều trong trưa, trong khuya lặng lẽ: Anh buồn có chốn thở than Đó là về một nỗi đau của chị, của mẹ trong cuộc tình sầu. Nhưng không chỉ có thế, tình mẹ, tình chị còn dành cho con, cho em nữa chứ. Cái nghĩa thiêng liêng mẫu tử; niềm khát vọng về một ngày mai con trưởng thành luôn đầy ắp trong lời ru thiết tha: Mẹ thương con ruột thắt gan bầm Mẹ hát, chị ru và có một ngày lớn khôn con hiểu: Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa Hò ru con là giai điệu sống bền cùng thời gian, cuộc sống. Nội dung những câu hò hàm súc, phong phú đề cập nhiều điều của quá khứ, hiện tại, những khát vọng, mơ ước tới tương laị..Là tình tự quê nhà dấu yêu giúp ta có niềm kiêu hãnh về dân tộc, về đất đai, xứ sở. Thương chi bằng nỗi thương con Ru em cho théc cho muồi Từ đất đai mẹ dạy con những điều nhân nghĩa, biết lao động, biết sản xuất nhằm xây dựng nước non nhà: Ai ơi uống rượu thì say Nội dung hò ru con là bản trường ca bất tận cùa kho tàng văn chương Việt. Có khi chị, mẹ hát về nhân nghĩa cuộc đời, có khi hát về đạo lý làm con, về sự thuỷ chung chồng vợ...Điệu hò thấm sâu vào tâm thức tuổi thơ, nội dung câu hò lộ dần ra theo độ tuổi. Càng lớn càng hiểu thêm điều mà mẹ, chị từng gửi gắm cho ta. Khôn ngoan theo thời gian, trưởng thành cùng câu hát. Ta biết ơn vô cùng giọng hò ru ta từ thuở nằm nôi: Lên non mới biết non cao Nhìn từ một góc đôï nào đó, điệu hò ru con là chất liệu tinh thần ban đầu của tuổi thơ. Vừa ươm mầm nhân ái, vừa chủng ngừa các bệnh tật lúc sơ sinh. Mẹ, chị đã gieo vào tâm hồn tuổi thơ những hạt giống lành về nhân ái, đạo lý làm người, về tình yêu quê hương xứ sở. Hình ảnh vầng trăng, ngọn cỏ, cánh diều, bóng dáng luỹ tre làng, dòng sông thơ ấu... tất cả những sự vật cụ thể ấy đã trở thành ý niệm sống thiết thân từ ấu thời cho đến lúc trưởng thành. Trí tuệ, tâm hồn tuổi thơ cứ thẩm thấu, thấm nhuần những giá trị tình cảm đậm đà, những món ăn tinh thần thuần khiết thiêng liêng cao cả ấy. Mong sao dù bất cứ không gian, thời gian, hoàn cảnh, địa hình... nào, người phụ nữ Việt Nam nói chung, phụ nữ Huế nói riêng cũng khôn khéo dạy con bằng những giai điệu hát ru của quê hương dân giã. Và bằng vốn liếng truyền thống văn hoá của mình mẹ và chị sẽ cho tuổi thơ được tắm mình trong ngọn nguồn ca dao đằm thắm, cho mai ngày lớn khôn sẽ trở thành những người gương mẫu, đạo đức, đóng góp cho đời nhiều công ích với nhân cách Việt Nam.
|
|||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
![]() |
|||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
![]() |
|||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
ranvuive
Senior Member ![]() ![]() Tham gia ngày: 02/May/2009 Đến từ: Vietnam Thành viên: OffLine Số bài: 1151 |
![]() ![]() ![]() |
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Nói " giọng" của người Sài Gòn
Giọng nói người Sài Gòn không sang trọng, điệu đà như giọng người dân đất Bắc, cũng chẳng trầm lắng, thanh thanh như tiếng Huế Thần Kinh, cái giọng Sài Gòn đi vào tai, vào lòng, vào cách cảm, và nỗi nhớ nhung của người Sài Gòn lẫn dân miền khác bằng sự ngọt ngào của sông nước Nam Bộ, bằng cái chân chất thật thà của truyền thống xa xưa, và bằng cả cái “chất Sài Gòn” chảy mạnh trong từng mạch máu người dân Sài Gòn. Đi đâu, xa xa Sài Gòn, bỗng dưng nghe một tiếng “Dạ!” cùng những tiếng “hen, nghen” lại thấy đất Sài Gòn như đang hiện ra trước mắt với những nhớ thương… Có dạo đọc trong một bài viết về Sài Gòn – Gia Định của nhà văn Sơn Nam, có thấy ông viết giọng Sài Gòn, cũng như văn hóa và con người Sài Gòn là một sự pha trộn và giao thoa đến hợp nhất của nhiều nơi. Đó là những người Chăm bản địa, những người khách Hoa, những người miền Trung đầu tiên đến đất Gia Định…Từ đó hình thành một loại ngôn ngữ vừa bản địa, vừa vay mượn của những người đi mở đất… Giọng người Sài Gòn được xem là giọng chuẩn của miền Nam, cũng như giọng người Hà Nội được xem là giọng chuẩn của người miền Bắc. Giọng chuẩn tức là giọng không pha trộn, không bị cải biến đi qua thời gian. Như nói về giọng chuẩn của người Hà Nội, người ta nói đến chất giọng ấm nhẹ, khi trầm khi bổng, khi sắc khi thanh, và chẳng ai phủ nhận người Hà Nội nói chuyện rất hay và “điêu luyện”. Cái “điêu luyện” ấy như thuộc về bản chất của người Hà Nội mà chỉ người Hà Nội mới có được. Nếu nói là người Việt Nam nói như hát, thì đúng ra chỉ có người Hà Nội là “nói như hát” mà thôi, họa chăng chỉ có giọng Huế của người con gái Huế trầm tư mới cùng được ví von thế…Người Sài Gòn thì khác, giọng Sài Gòn cũng khác. Không ngọt ngào …mía lùi như một số người dân Tây Nam Bộ ven vùng sông nước mênh mang chín rồng phù sa, không nặng nề cục mịch như người miền Đông Nam Bộ nóng cháy da thịt, giọng người Sài Gòn cũng ngọt, nhưng là cái ngọt thanh hơn, nhẹ hơn. Đó là chất giọng “thành thị” đầy kiêu hãnh của người Sài Gòn, chẳng lẫn vào đâu được mà dù người khác có bắt chước cũng khó lòng. Dường như qua nhiều năm cùng với đất Gia Định – Sài Gòn phù hoa trong nhịp sống, trong đổi mới và phát triển, thì giọng nói của người Sài Gòn cũng trở nên “cao sang” hơn. Dù vậy, có cái “thanh” của một vùng đất một thời là thủ phủ Nam Bộ, nhưng cũng chẳng mất đi đâu cái mộc mạc không bỏ được của cái gốc chung Nam Bộ. Giọng người Sài Gòn nói lên nghe là biết liền. Ngồi nghe hai người Sài Gòn nói chuyện cùng nhau ở một quán nước, bên đường hay qua điện thoại, dễ dàng nhận ra họ. Cái giọng không cao như người Hà Nội, không nặng như người Trung, mà cứ ngang ngang sang sảng riêng…Mà điều đặc biệt trong cách người Sài Gòn nói chuyện cùng nhau là mấy từ “nghen, hen, hén” ở cuối câu... Người miền khác có khoái, có yêu người Sài Gòn thì cũng vì cách dùng từ “nghen, hen” này. Khách đến nhà chơi, chủ nhà tiếp. Khách về, cười rồi buông một câu “Thôi, tôi dìa nghen!” - Chủ nhà cũng cười “Ừ, dzậy anh dìa hen!”. Nói chuyện điện thoại đã đời, để kết câu chuyện và cúp máy, một người nói “Hổng còn gì nữa, dzậy thôi hen!” “thôi” ở đây nghĩa là dừng lại, kết thúc, chấm dứt gì đó. Hai đứa bạn nói chuyện cùng nhau, bắt gặp cái gì vui, quay đầu sang đứa kế bên “Hay hén mậy?” bằng giọng điệu thoải mái… Giọng người Sài Gòn đôi khi diễn đạt cùng một câu nói, nhưng lại bằng nhiều cung bậc giọng điệu khác nhau lại mang ý nghĩa khác nhau. Đám nhỏ quậy, nghịch phá, người chị mắng, giọng hơi gằn lại và từng tiếng một, có chút hóm hỉnh trong đó “Dzui dzữ hen!”. Đám bạn cùng tuổi, ngồi chơi chung, cười đùa, một người nói giọng cao cao vui vẻ “Dzui dzữ hen!”…Người Sài Gòn có thói quen hay “đãi” giọng ở chữ cuối làm câu nói mang một sắc thái khác khi hờn giận, khi đùa vui như “Hay dzữuuu”, “Giỏi dzữưưu…!” Nghe người Sài Gòn nói chuyện, trong cách nói, bắt gặp “Thôi à nghen” “Thôi à!” khá nhiều, như một thói quen và cái “duyên” trong giọng Sài Gòn.
Nói một ai đó chậm chạp, người Sài Gòn kêu “Thằng đó làm gì mà cứ cà rề cà rề…nhìn phát bực!” Nghe cứ như là đùa, chẳng làm câu nói nặng nề lắm. Một người lớn hơn gọi “Ê, nhóc lại nói nghe!” hay gọi người bán hàng rong “Ê, cho chén chè nhiều nhiều tiền ít coi!”… “Ê” là tiếng Sài Gòn đó, coi gọi trổng không vậy mà chẳng có ý gì đâu, có thể nói đó là thói quen trong cách nói của người Sài Gòn. Mà người Sài Gòn cũng lạ, mua hàng gì đó, thường “quên” mất từ “bán”, chỉ nói là “cho chén chè, cho tô phở”… “cho” ở đây là mua đó nghen. Nghe người Sài Gòn nói chuyện với nhau, thường bắt gặp thế này “Lấy cái tay ra coi!” “Ngon làm thử coi!” “Cho miếng coi!” “Nói nghe coi!”… “Làm thử” thì còn “coi” được, chứ “nói” thì làm sao mà “coi” cho được nè ? Vậy mà người Sài Gòn lại nói, từ “coi” cũng chỉ như là một từ đệm, dân Sài Gòn nói dzậy mà. Ngồi mà nghe người Sài Gòn nói chuyện cùng nhau thì quái lắm, lạ lắm, không ít người sẽ hỏi “mấy từ đó nghĩa là gì dzậy ta ?” – Mà “dzậy ta” cũng là một thứ “tiếng địa phương” của người Sài Gòn à. Người Sài Gòn có thói quen hay nói “Sao kỳ dzậy ta?” “Sao rồi ta?” “Được hông ta?”…Nghe như là hỏi chính mình vậy đó, mà…hổng phải dzậy đâu nghen, kiểu như là nửa hỏi người, nửa đùa đùa vậy mà. Tiếng Sài Gòn là thế đó, nếu bạn giả giọng Sài Gòn nói chuyện, dù có giống cách mấy mà bỏ quên mấy tiếng đệm, mấy tiếng Sài Gòn riêng riêng này thì đúng là… “bạn hông biết gì hết chơn hết chọi!” Chỉnh sửa lại bởi ranvuive - 16/Oct/2010 lúc 11:06am |
|||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
![]() |
|||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
![]() |
|||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
ranvuive
Senior Member ![]() ![]() Tham gia ngày: 02/May/2009 Đến từ: Vietnam Thành viên: OffLine Số bài: 1151 |
![]() ![]() ![]() |
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Huyền thoại Lang-BianÐến Ðà Lạt, nhiều du khách không khỏi kinh ngạc trước vẻ đẹp của đồi núi chập chùng, đặc biệt là đỉnh Lang Bian hùng vĩ (còn gọi là Núi Bà) cao 2.169m, cùng rặng BiÐúp, mặc dù ngày nay Lang Bian thuộc về huyện Lạc Dương. Trong các truyền thuyết, thần thoại của các dân tộc thiểu số ở Ðà Lạt 3 rặng núi : Lang Bian, núi Khổng lồ (Nhút), và BiÐúp có mối quan hệ mất thiết với nhau và thường là nguồn cảm hứng sáng tác của nhiều văn nghệ sĩ. Riêng ngọn Lang Bian là hiện thân của mối tình trong trắng, thủy chung của một đôi uyên ương dân tộc thiểu số bản địa. Họ quyết định chọn cái chết để phản đối luật tục khắc khe và đi đến thống nhất các bộ tộc Lạch, Chil, Srê… thành dân tộc K’Ho.
Chuyện kể rằng (*) : Ngày xưa, xưa lắm, vùng La Ngư Thượng tức Ðà Lạt bây giờ đất đai phì nhiêu, cây cỏ tốt tươi, quanh năm khí hậu ngọt ngào như mùa thu. Thuở ấy, các bộ tộc ít người còn sống riêng rẽ và thỉnh thoảng vẫn xảy ra những cuộc tranh chấp về vùng đất, vùng đồi hoặc phong tục. Trên vùng Cao nguyên xinh đẹp này có 2 bộ tộc mạnh nhất là Lạch và Srê. Tộc Lạch có một tù trưởng khỏe mạnh, đẹp trai, giàu lòng thương người và có tài chinh phục thú rừng, đó là chàng Lang. Một hôm, trong bản làng có hai con voi đi lạc từ vùng La Ngư Hạ lên, rất hung dữ. Hàng chục người Lạch vây hãm mà vẫn không triệt hạ nổi. Khi Lang từ rẫy về, thấy vậy vội ra hiệu cho họ nghỉ tay, một mình chàng tìm cách chinh phục đôi voi. Sau một hồi giao đấu, Lang nắm được đuôi hai con voi liền cột chặt vào nhau làm chúng không đủ sức kháng cự nữa. Chàng bắt cả 2 quỳ xuống hàng phục. Lang không đánh đập khi chúng đã thua mà tìm lời ngọt ngào khuyên nhủ: - Ta tha chết cho 2 ngươi… bây giờ phải về làng cũ kẻo dân làng mong tìm. Từ đây không được phá phách nữa. Hai con voi cảm động rơi nước mắt, lặng lẽ bước đi ngoan ngoãn. Từ đó Lang nổi tiếng là một dũng sỹ nhân ái được cả cầm thú và bộ tộc thương yêu, kính trọng. Năm tháng dần trôi, Lang đã 20 tuổi mà vẫn chưa có vợ vì không có một thiếu nữ nào trong buôn làng cảm thấy xứng đáng bắt Lang làm chồng. Hơn nữa, Lang đang gởi trái tim mình cho một người con gái của bộ tộc khác là nàng Bian kiều diễm, con gái của tù trưởng KZềnh, thuộc bộ tộc Srê. Bian xinh đẹp thông minh và khiêm tốn. Những ngày vào rừng hái trái, kết hoa thì thiên nhiên, cây cỏ dường như tươi vui, thắm thiết hơn, chim rừng xôn xao hót líu lo. Những con thú hiền lành quây quần săn đón nàng. Các loài thú dữ thường lẫn tránh. Tuy nhiên, cũng chính vì vẻ đẹp rực rỡ đó mà hai con rắn hổ tinh đem lòng ghen ghét, tìm cách mưu hại Bian. Một hôm nọ, lũ làng Srê theo Bian đi hái quả, khi đến thác Ða Tanla – nơi các tiên nữ thường hay xuống tắm, 2 con rắn hổ tinh liền chặn đoàn người lại và tấn công, dưới sự giúp sức của 2 con cáo già và 7 con chó sói! Trong lúc Bian và lũ làng sắp bị chúng làm hại thì dũng sĩ Lang xuất hiện: - Hỡi bọn độc ác, các người không được hại người lương thiện. Thế rồi, Lang nhảy vào vòng chiến. Bầy chó sói và rắn tinh quây quanh chàng. Cuộc chiến đấu mỗi lúc một ác liệt. Cuồng phong nổi lên dữ dội. Cây rừng gãy đổ ào ào. Mặt trời chệch về hướng Tây, xuyên qua kẻ lá làm nổi bật hai cánh tay rắn chắc của người dũng sĩ. Khi hai con rắn tinh lè lưỡi, nhanh như chớp dũng sĩ Lang dùng xà gạc phớt nhanh vào đó, chúng rú lên thảm thiết. Cuối cùng, chàng đã dùng cung tên bắn vào bầy dã thú, chúng kêu lên đau đớn và bỏ chạy hoảng loạn làm náo động cả một khu rừng. Lang đi gọi đoàn Srê và nàng Bian đến. Nàng e lệ cảm ơn chàng. Từ đó dũng sĩ Lang và nàng Bian xinh đẹp, dịu hiền yêu mến nhau, cho dù khác bộ tộc và họ ở cách xa nhau mấy con suối! Có những đêm trăng sáng hai người hẹn gặp và sánh vai nhau đi dạo trên những quả đồi ở vùng La Ngư Thượng. Mỗi lần như vậy Bian thường nhắc đến buổi gặp gỡ ở thác Ða Tanla. Tin Bian yêu thương dũng sĩ Lang lan truyền rất nhanh trên Cao nguyên. Chỉ mấy lần trăng tròn, các bộ tộc vùng La Ngư Thượng đều hay tin con gái của tù trưởng KZềnh sẽ bắt chồng là tù trưởng của bộ tộc Lạch, nhưng đám cưới của Lang và Bian không thành vì ông KZềnh nói: - Bạp (cha) không chấp nhận. Tục lệ của bộ tộc ta không cho phép bộ tộc người Lạch được nhận vào người Srê. Bian nài nỉ: - Bạp là tù trưởng, Bạp có thể thay được tục lệ mà. Người Lạch cũng là người, sao không bắt chồng được? Ông KZềnh cương quyết: - Trước đây người Lạch và Srê có thù oán, cho nên con gái Srê không bắt chồng người Lạch. Yàng (Trời) đã ghi trong luật tục. Bạp không có quyền thay đổi. Bian khóc nức nở: - Thế thì Bian không bắt ai làm chồng nữa đâu. Bian sẽ trọn đời mang chiếc vòng cầu hôn của Lang. Ngày hôm sau, Bian vượt qua nhiều cánh rừng để báo tin cho Lang biết, đám cưới của họ không thành. Lang buồn rầu nói: - Ta biết hiện nay giữa các bộ tộc có nhiều luật tục vô lý mà. Chúng ta phải chống lại kẻ độc ác và những oan nghiệt ấy, Bian ạ vì nó đã làm cho ta đau khổ. Bian im lặng, cúi đầu. Nước mắt nàng tuôn trào hòa vào con thác, dòng suối trên Cao nguyên khiến chúng gầm réo suốt ngày đêm như khóc than cho mối tình tuyệt vọng của hai người. Lang và Bian ngồi yên lặng bên nhau trên đỉnh núi, hết ngày này sang ngày khác, mặc cho đêm xuống, nắng lên, sương tan, bóng xế. Họ quyết định ở bên nhau cho đến chết. Thế rồi, sau một đêm mưa gió bão bùng cả hai người đã qua đời. Tin chàng Lang và nàng Bian gục chết bên nhau để phản đối lại luật tục khắc khe, sự thù oán vô cớ giữa hai bộ tộc Lạch và Srê chẳng mấy chốc được lan truyền khắp núi rừng vùng La Ngư Thượng. Cái chết của chàng Lang và nàng Bian khiến các bộ tộc đều xót thương. Họ kéo nhau đi thành đoàn dài từ thung lũng này sang thung lũng nọ. Ông KZềnh vô cùng ân hận, bèn đứng ra kêu gọi bộ tộc Lạch, Chil, Srê hợp nhất thành dân tộc K’Ho, xóa bỏ mọi hiềm khích trước đây và cho phép con trai, con gái giữa các tộc họ được lấy nhau để sinh con đẻ cái. Mọi người quyết định lấy ngọn núi cao nhất vùng Cao nguyên xinh đẹp này để chôn cất hai người và đặt tên là Lang Bian. Từ đó, mỗi năm các bộ tộc lại tụ họp về đây để cúng tế ăn trâu, uống rượu cần và đắp mộ cho hai người. Do đó, ngọn Lang Bian mỗi ngày một cao thêm và là biểu tượng cho sự hòa hợp, thống nhất giữa các tộc dân vùng La Ngư Thượng. Người Lạch còn kể thêm rằng : Yàng cảm thương sự chung thủy của Lang và Bian nên cử một vị thần xuống trần gian chăm sóc cho hai ngọn núi nói trên. Và thần này được đặt tên là thần Lơm Biêng. Thần Lơm Biêng đắp cao ngọn Lang Bian làm trụ trời. Ðây cũng chính là nơi định cư cho dân tộc Kho Lạch. Ngày nay, nhiều già làng người Lạch kể về sự tích núi Lang Bian thường kể về phần hai, tức là phần thần Lơm Biêng xây trụ trời.… Thần Lơm Biêng khi xây có nhờ hai người bạn giúp sức: đó là ông Khổng lồ (Nhút) – cũng là tên rặng núi tiếp với Lang Bian (phía trái nhìn từ Ðà Lạt – Lạc Dương) và BiÐúp. Nhưng ông này keo kiệt, tham ăn nên bị thần Lơm Biêng cho một đạp té xuống gần biển. BiÐúp theo tiếng người thiểu số có nghĩa là té ngữa. Ba dãy núi Lang Bian, Khổng lồ, BiÐúp tuy ngày nay không nằm trong địa phận thành phố, nhưng lịch sử của nó gắn liền với lịch sử phát triển của Ðà Lạt và các dân tộc thiểu số của vùng cao nguyên tươi xanh này. Nếu có dịp du khách đứng trên Lang Bian sẽ nhìn thấy các buôn làng người Chil, người Lạch đang âm thầm, lặng lẽ bên dòng sông hay giữa các thung lũng ven những dòng suối nhỏ. Và cũng từ đây nhìn về thành phố, du khách sẽ thấy Ðà Lạt chập chùng những biệt thự, trường học, nhà thờ với tháp chuông cao vút. Cho tới hôm nay, cũng có lẽ mãi mãi về sau, Lang Bian hay núi Bà vẫn là hình ảnh sống động trong lòng các dân tộc của thành phố Ðà Lạt cũng như du khách dù chỉ là một lần chiêm ngưỡng. |
|||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
![]() |
|||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
![]() |
|||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Lan Huynh
Senior Member ![]() Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23608 |
![]() ![]() ![]() |
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
![]() |
|||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
<< phần trước Trang of 120 phần sau >> |
![]() ![]() |
||
Chuyển nhanh đến |
Bạn không được quyền gởi bài mới Bạn không được quyền gởi bài trả lời Bạn không được quyền xoá bài gởi Bạn không được quyền sửa lại bài Bạn không được quyền tạo điểm đề tài Bạn không được quyền cho điểm đề tài |