![]() |
![]() ![]() ![]() ![]() ![]() |
![]() ![]() |
Sức Khỏe - Y Tế | |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() ![]() |
<< phần trước Trang of 190 phần sau >> |
Người gởi | Nội dung |
Nhom12yeuthuong
Senior Member ![]() ![]() Tham gia ngày: 13/Sep/2009 Đến từ: Vietnam Thành viên: OffLine Số bài: 7169 |
![]() ![]() ![]() |
30 cách giảm nguy cơ bệnh tim và đột qụy
Chúng
ta ít chết hơn vì các tiến bộ kỹ thuật và y học hiện đại, nhưng tương
li khỏe mạnh của chúng ta có tránh được nguy hiểm bằng phẫu thuật tim?
Có cần người theo dõi bệnh án? Có sống khỏe hơn bằng tim nhân tạo? Thiết
tưởng là “không”. Tránh được các bệnh về tim mạch là tốt nhất. Có thể
“vất vả” để chuyển từ nguy cơ cao mắc bệnh tim mạch sang nguy cơ thấp.
Điều này hoàn toàn khả thi nếu bạn
biết thay đổi cách sống, và bạn có thể tránh được nhiều nguy cơ mắc các
bệnh về tim mạch! Đây là 30 bí quyết khả dụng: 1. Đi xe đạp mỗi ngày 20 phút. Các
nhà nghiên cứu Đức nghiên cứu 100 người bị tức ngực nhẹ, còn gọi là
đau thắt ngực, họ tập thể dục mỗi ngày 20 phút với đạp xe tại chỗ hoặc
được bác sĩ “làm vệ sinh” động mạch (angioplasty). Họ thấy rằng mỗi năm
sau khi làm việc này thì có 21 người bị bệnh tim mạch, đột qụy, hoặc
các vấn đề khác, so với chỉ có 6 người bị trong số những người đạp xe
đạp. Hãy nhớ rằng nếu bạn bị đau thắt ngực, bạn chỉ nên tập thể dục với
sự theo dõi của bác sĩ. 2. Ăn sô-cô-la đen. Dù
bạn tin hay không thì “sự thật vẫn là sự thật”. Một số nghiên cứu cho
biết rằng sô-cô-la đen có thể tốt cho tim của bạn! Hiệu quả tốt có thể
do các hóa chất trong sô-cô-la là các flavonoid, chúng giúp các động
mạch linh động. Các thành phần khác trong sô-cô-la cũng có thể làm cho
các động mạch không bị đông máu và ngăn cản LDL (cholesterol xấu) không
bị ô-xít hóa, khiến cho nó ít có thể biến thành bệnh. Sô-cô-la đen cũng
giàu magnesium và chất xơ. Nhưng nên tránh dùng sô-cô-la sữa, vì loại
này nhiều bơ béo và dễ làm tăng mức cholesterol. Mỗi tuần nên ăn
sô-cô-la vài lần. 3. Uống mỗi ngày 1 lon bia. Một cuộc nghiên cứu công bố trên tạp chí Journal of Agricultural and Food Chemistry cho
biết rằng những người uống ít bia mỗi ngày có thể giảm mức
cholesterol, tăng lượng máu của các chất ô-xít hòa làm mạnh tim, và
giảm mức fibrinogen, loại protein góp phần làm đông máu. Dĩ nhiên là
rượu đỏ có thể còn tốt hơn. Hãy chọn bia hoặc rượu đỏ, đừng “chơi” cả
hai thứ. 4. Bổ sung vitamin B mỗi buổi sáng. Các
nhà nghiên cứu yêu cầu 200 đàn ông và đàn bà dùng kết hợp 3 loại
vitamin B (folic acid, vitamin B6, và vitamin B12) hoặc dùng giả dược
sau phẫu thuật mở động mạch, họ thấy rằng mức homocysteine (chất liên
quan tăng nguy cơ bệnh tim) giảm 40% ở những người dùng các loại
vitamin. Nhóm dùng giả dược không thấy thay đổi. Ngoài ra, nhóm dùng
vitamin còn có mạch máu “thông thoáng” hơn những người dùng thuốc bọc
đường. 5. Kiểm soát giấc ngủ. Nếu
bạn nghe tiếng ngáy của mình (hoặc nếu có người cho biết bạn ngủ ngáy
nhiều), hãy đến bác sĩ để khám. Có thể bạn bị chứng ngưng thở khi ngủ
(sleep apnea), một chứng bệnh khiến người ta ngưng thở hàng trăm lần
mỗi đêm. Nó có thể dẫn đến cao huyết áp và các vấn đề khác, thậm chí là
gây nguy cơ đau tim và đột qụy. 6. Ngủ đêm sớm. ĐH
Harvard nghiên cứu 70.000 phụ nữ và thấy rằng những người ngủ ít hơn 7
giờ đồng hồ mỗi đêm sẽ có nguy cơ bị bênh tim. Các nhà nghiên quan
ngại rằng việc thiếu ngủ làm tăng các hormone gây stess, tăng huyết áp,
và ảnh hưởng mức đường máu. Tuy nhiên, cũng không nên ngủ hơn 9 giờ
đồng hồ. Cuộc nghiên cứu tương tự cũng cho thấy phụ nữ ngủ từ 9 giờ đồng
hồ trở lên mỗi đêm cũng sẽ tăng nguy cơ bệnh tim. 7. Ăn cá. Một cuộc nghiên cứu công bố trên tạp chí Journal of the American Medical ***ociation cho
thấy rằng phụ nữ ăn cá ít nhất mỗi tuần 1 lần có thể giảm nguy cơ đau
tim hoặc tử vong vì bệnh tim hơn những người chỉ ăn cá mỗi tháng 1 lần.
Các cuộc nghiên cứu khác cũng cho thấy lợi ích tương tự đối với đàn
ông. Một cuộc nghiên cứu khác quy mô hơn cho thấy việc thường xuyên ăn
cá làm giảm nguy cơ kết thớ tâm nhĩ (atrial fibrillation) khiến nhịp
tim thất thường, chứng này gây nhiều trường hợp đột tử. 8. Ăn sáng bằng ngũ cốc ít nhất mỗi tuần 4 lần. Một cuộc nghiên cứu đăng trên tạp chí American Journal of Clinical Nutrition,
các khoa học gia ĐH Harvard thấy rằng phụ nữ ăn 23g chất xơ mỗi ngày –
đa số từ ngũ cốc – giảm 23% nguy cơ bị bệnh tim so với những người chỉ
ăn 11g chất xơ. Ở nam giới, việc ăn nhiều chất xơ làm giảm nguy cơ
bệnh tim 36%. 9. Hạt lanh (flaxseed) hoặc yaourt. Ăn
thêm bột hạnh lanh (flaxseed) hoặc yaourt hằng ngày, bạn sẽ hấp thu
khoảng 2g a-xít béo omega-3. Omega-3 là chất béo tốt giúp ngăn ngừa
bệnh tim và nguy cơ tử vong vì nhịp tim thất thường. 10. Món rau trộn với dầu hạt lanh. Món ngon này chứa 7g a-xít béo omega-3, đó là cách tốt để cải thiện sức khỏe tim mạch. 11. Uống trà. Có
thể dùng trà đen hoặc trà xanh. Cuộc nghiên cứu của Hà Lan cho thấy
chỉ có 2,4% trong 5.000 cư dân Rotterdam uống mỗi ngày vài tách trà bị
bệnh tim trong vòng 6 năm, so với 4,1% ở những người không uống trà.
Phân tích 17 cuộc nghiên cứu về việc uống trà cho thấy uống mỗi ngày 3
tách trà có thể giảm nguy cơ bệnh tim 11%. 12. Ăn trái phỉ (hazelnut). Mỗi
ngày chỉ cần ăn 40g trái phỉ có thể giúp bạn giảm nguy cơ bị bệnh tim
mạch. Xay nhuyễn trái phỉ và bỏ vào món cá hoặc thịt gà rồi đem hấp. 13. Ăn rau, đậu. Các
nhà nghiên cứu thuộc ĐH Tulane thấy rằng những người ăn đậu có thể
giảm nguy cơ bệnh tim khoảng 22% so với những người chỉ ăn ít rau, đậu. 14. Ân ái phu thê. Đây
là hoạt động thể lý tốt cho tim mạch. Các nhà nghiên cứu thuộc ĐH
Bristol thấy rằng những người sinh hoạt tình dục ít nhất mỗi tuần 2 lần
sẽ ít bị đột qụy hoặc các vấn đề về tim mạch hơn những người không
thường xuyên làm “chuyện ấy”. Các nhà nghiên cứu nói: “Những người
tuổi trung niên nên biết rằng thường xuyên sinh hoạt tình dục giúp giảm
nguy cơ đột qụy, giảm nguy cơ bị chứng động mạch vành. Nam và nữ đều
có lợi”. 15. Uống aspirin. Các
nhà nghiên cứu thuộc ĐH Bắc Carolina thấy rằng hằng ngày uống aspirin
giúp làm giảm tỷ lệ bệnh tim gần 1/3 ở những người có nguy cơ cao bị
bệnh tim (vì hút thuốc, béo phì, cao huyết áp hoặc các yếu tố gây nguy
cơ khác). Hãy tham vấn bác sĩ. 16. Ăn mỗi ngày ít nhất 15 trái anh đào. Các
cuộc nghiên cứu cho thấy rằng chất anthocyanin (hóa chất thảo mộc) có
trong trái anh đào (cherry) giúp làm giảm lượng a-xít uric trong máu –
a-xít uric gây đau tim và đột qụy. Hãy ăn trái anh đào hoặc uống nước
ép trái anh đào vào buổi sáng. 17. Ăn rau-củ-quả hằng ngày. Thực
hiện như vậy bạn có ít nhất 300 mcg chất folate. Nghiên cứu của ĐH
Tulane ở New Orleans thấy rằng những người hấp thu nhiều folate sẽ 20%
nguy cơ bị đột qụy và giảm 13% các bệnh về tim mạch so với những người
chỉ hấp thu 136 mcg vitamin B mỗi ngày. Hãy ăn cam (55 mcg), rau bina
(58 mcg trong 1 chén), rau diếp (62 mcg trong 1 chén), hoặc cà chua (27
trong 1 chén). Lúa mì chứa nhiều a-xít folic, dạng folate tổng hợp,
ước tính có 100 mcg mỗi ngày đối với chế độ ăn uống trung bình. 18. Ăn mỗi ngày 1 trái cam. Ăn
cam có lợi cho sức khỏe vì cam chứa nhiều vitamin C. Các cuộc nghiên
cứu cho thấy cam có thể giúp làm giảm đột qụy, nhất là nếu bạn hút
thuốc. Chán ăn cam? Hãy thay thế bằng trái dâu, bông cải, hoặc ớt
chuông (loại ớt lớn không cay), các loại này đều giàu vitamin C. 19. Uống nước cam vắt thay cho soda. Mùa
thay đổi khiến cơ thể dễ bị dị ứng, tổn thương. Viêm nhiễm mãn tính
liên quan bệnh tim, do ảnh hưởng thực phẩm. Các nhà nghiên cứu thuộc ĐH
Quốc gia New York thấy rằng uống nước ngọt có glucose có thể gây viêm
nhiễm, nhưng uống cam vắt thì không sao. Có thể đó là do vitamin C đề
kháng viêm nhiễm, và cam chứa nhiều flavonoid có thể tăng sức đề kháng.
Hãy uống nước cam vắt chứ đừng ham nước ngọt. Các cuộc nghiên cứu khác
về cam vắt cũng thấy giúp tăng lượng folate (bảo vệ tim mạch) gần 45%
và giảm lượng homocysteine (loại làm hại tim mạch) khoảng 11%. 20. Uống 1 ly nước lớn sau mỗi 2 giờ. Nghiên
cứu của ĐH Loma Linda ở California thấy rằng phụ nữ uống hơn 5 ly
nước lớn mỗi ngày có thể giảm nguy cơ tử vong vì đau tim 50% so với
những người chỉ uống 2 ly. Điều này có thể do nước giúp máu lưu thông
tốt, giảm tỷ lệ đông máu. Nước tác dụng tốt nhất là cải thiện mạch máu,
soda không thể làm được. 21. Nấu thức ăn với gừng hoặc nghệ mỗi tuần 2 lần. Gừng và nghệ có khả năng chống viêm nhiễm, mà viêm nhiễm chính là tác nhân chính gây đau tim. 22. Đi vệ sinh ngay khi có nhu cầu. Các
nhà nghiên cứu thuộc ĐH Đài Loan thấy rằng bàng quang đầy có thể khiến
tim đập nhanh và tạo căng thẳng cho động mạch vành, làm chúng phải co
thắt nhiều, có thể dẫn đến đau tim. 23. Nghỉ ngơi cuối tuần. Các
nhà nghiên cứu thuộc ĐH Pittsburgh phân tích các dữ liệu của hơn
12.000 người trung niên và thấy rằng những người nghỉ ngơi đều đặn giảm
nguy cơ tử vong vì bệnh tim khoảng 1/3. Sử dụng điện thoại di động
hoặc laptop nhiều, và làm việc nhiều sẽ khiến bạn căng thẳng, không tốt
cho tim mạch. Cuối tuần hãy “quẳng gánh lo đi và vui sống”. 24. Đi xe hơi được đóng kín cửa và bật máy điều hòa. Điều
này giúp bạn không tiếp xúc với chất ô nhiễm. Nghiên cứu của ĐH
Harvard cho thấy điều đó giúp làm giảm cái gọi là “giúp thay đổi nhịp
tim” hoặc khả năng phản ứng của tim đối với nhiều hoạt động và căng
thẳng. Nhịp tim thay đổi có liên quan tỷ lệ tử vong vì bệnh tim do ô
nhiễm. Thiết tưởng cũng nên biết rằng Việt Nam là 1 trong 10 nước có
mức ô nhiễm nhất thế giới! 25. Luôn có chai multivitamin (đa sinh tố) trong nhà và sử dụng khi ăn sáng. Sau 6 tháng bổ sung vitamin hàng ngày, bạn có thể giảm viêm nhiễm đáng kể. 26. Mối quan hệ. Một cuộc nghiên cứu công bố trên tạp chí Heart cho
thấy rằng mối quan hệ thân thiết với người khác (người thân, người
yêu, người bạn,…) có thể giúp làm giảm 50% nguy cơ bị bệnh tim ở những
người bị bệnh tim. 27. Chú ý những điều cơ bản. Hai
cuộc nghiên cứu công bố hồi mùa hè 2003 cho thấy rằng hầu như những
người chết vì bệnh tim đều có ít nhất 1 hoặc vài yếu tố nguy cơ chung
như hút thuốc, tiểu đường, cao huyết áp, hoặc cao cholesterol. 28. Tập thể dục hàng ngày và bổ sung L-arginine (giàu a-xít amino), vitamin C và E. Nghiên cứu công bố trên tạp chí Proceedings of the National Academy of Sciences cho
thấy rằng việc tập thể dục vừa phải làm giảm chứng xơ vữa động mạch
(atherosclerosis). Tập thể dục và bổ sung vitamin có tác dụng điều phối
trong việc tăng mức sản sinh ô-xít nitric, loại bảo vệ nhiều chứng
bệnh về tim mạch. 29. Nếu bạn thấy mệt mỏi khi thức dậy buổi sáng
hoặc chán ngay cả các hoạt động bình thường, hãy đến bác sĩ để khám.
Có thể là bạn trầm cảm, mà trầm cảm sẽ làm tăng nguy cơ bệnh tim. 30. Nuôi chó. Chó không chỉ là con vật trung thành mà còn khả năng cải thiện tim mạch của chủ nhân. Chó thân thiện như người bạn, thế nên nó có thể giúp bạn giảm nguy cơ đau tim và các bệnh về tim mạch. st. |
|
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
|
|
![]() |
|
Lan Huynh
Senior Member ![]() Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23789 |
![]() ![]() ![]() |
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
![]() |
|
Lan Huynh
Senior Member ![]() Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23789 |
![]() ![]() ![]() |
THỨC ĂN HÀNG NGÀY VÀ SỨC KHOẺ 1) Nhức đầu ư ? - Ăn cá : Ăn nhiều cá vào, dầu trong cá giúp ngừa nhức đầu . Gừng cũng thế, nó làm hạ nhiệt và cơn đau 2) Bị sốt sốt mùa cỏ khô, sốt mùa hè - Ăn sữa chua (ya ua ) : Ăn nhiều sữa chua trước mùa phấn hoa . Cũng thế, hàng ngày ăn mật ong tại vùng bạn ở 3)Tránh đột quỵ - Uống trà: Tránh mỡ đọng vào thành động mạch bằng cách uống trà thường xuyên (Chính ra thì trà làm giảm sự thèm ăn và kìm hãm sự tăng cân …Trà xanh còn tốt cho hệ thống miễn nhiễm của chúng ta nữa .) 4) Bị chứng mất ngủ - Mật ong : Dùng mật ong như là 1 thứ thuốc làm đỡ đau và giảm thống. 5) Suyễn – Ăn hành : Ăn hành giúp sự co thắt của cuống phổi dễ dàng hơn (hồi tác giả còn bé , người mẹ đã làm 1 túi hành và đặt vào ngực con , giúp cơ quan hô hấp diều hoà và thực sự là có làm cho dễ thở Hơn) 6) Viêm khớp – Cũng an cá nữa: Cá Hồi , cá Ngừ, cá Thu, và cá Mòi thực sự là làm giảm viêm khớp (Cá có dầu omega tốt cho hệ thống miễn nhiễm của chúng ta) 7) Rối loạn bao tử / Ăn không tiêu? – Chuối và Gừng : Chuối sẽ làm ổn định bao tự. Gừng thì trị chứng buồn nôn và uể oải buổi sáng . 8) Nhiễm trùng/Viêm bọng đái? – Hãy uống nước cốt Nam việt quất ( Cranberry juice) 9) Xương xóc có vấn để – Ăn dứa !!!: Chất Man-gan trong dứa có thể giúp tránh nứt, gãy xương . 10) Rối loạn tiền kinh nguyệt – Ăn sản phẩm từ bắp: Phụ Nữ có thể tránh được ảnh hưởng của thời tiền kinh nguyêt. Nó cũng làm giảm sự phiền não, âu lo, và bải hoải . 11) Rối loạn trí nhớ – Ăn con Hàu : Hàu cung cấp rất nhiều chất kẽm cần thiết giúp phát triển chức nang trí tuệ. 12) Bị nhiễm lạnh ư? – Ăn tỏi: Tỏi đánh tan nghẹt mũi (nhớ là tỏi cũng làm giảm lượng mỡ trong máu nữa) 13) Ho ư? – Dùng ớt đỏ cay !! Một chất căn bản tương tự thấy trong thuốc ho nước (xi-rô) cũng thấy trong ớt đỏ. Dùng ớt cay với liều lượng thích hợp sẽ làm khích thích bao tử 14) Ung thư vú? – Ăn lúa mì , cám , và bắp cải: Giúp duy trì khích thích tố nữ ở mức thích hợp 15) Ung thư phổi – Ăn các loại rau củ màu cam và xanh đậm !!! Chất giải dộc tốt là Bê ta caro tin, 1 dạng của vi ta min A được tìm thấy trong rau củ xanh đậm và cam . 16) Ung loét bao tử - Cũng chữa bằng bắp cải nữa !!! Bắp cải có chứa các hoá chất giúp làm lành ung loét bao tử và ruột . 17) Tiêu chảy – Ăn táo: Nướng 1 trái táo cả vỏ đến khi tao trỏ màu nâu rồi ăn, để chưa tiêu chảy (Chuối cũng tốt cho bệnh này) 18) Bị tắc nghẽn động mạch – Ăn trái bơ: Chất béo đơn không bão hoà trong trái bơ làm giảm lượng mỡ trong máu (cholesterol) 19) Bị cao máu (áp suất máu cao) – Ăn cần Tây và dầu Ô liu (Olive): Dầu ô liu cho thấy là làm giảm áp suất máu . Cần tây chứa hoá chất cũng làm giảm áp suất máu . 20) Lượng đường trong máu không cân bằng? – Ăn rau bông cải xanh (Broccoli) và đậu phộng . Chất Crôm ( Cr , hoá chất thứ 24) trong rau bông cải xanh và đậu phộng giúp điều hoà lượng đường trong máu và lượng In-su-lin 21) Trái Ki -Wi: Bé mà khoẻ - Đây là 1 nguồn dồi dào pot***ium (Kali , K , hoá chất thứ 19) , magnesium (Ma nhê, Mg, hoá chất thứ 12), 22) Táo: Một quả Táo mỗi ngày thì không cần phải đến bác sĩ nữa . Dù là trong 1 quả táo lượng Vitamin C thấp, nhưng có chất antioxidants & flavonoids làm gia tăng hiệu quả của Vitamine C, thế nên nó giúp là m giảm nguy cơ ung thư ruột già, truỵ tim, và đột quỵ 23) Dâu Tây: Trái cây phòng bệnh . Dâu Tây có năng lực trong việc antioxidant nhất trong các loại trái và bảo vệ cơ thể khỏi nguy cơ ung thư, tắc nghẽn mạch máu (Thực ra là bất cứ loại dâu nào cũng totvì^' chứa rất nhiều chất anti-oxidants giúp chúng ta trẻ Lâu … Dâu xanh (blueberries) là loại tốt nhất và rất hiệu quả trong lãnh vực bảo vệ sức khoẻ. Nó hoá giải tất cả những chất căn bản tấn công cơ thể chúng ta . 24) Cam: Loại thuốc ngọt ngào nhất . Dùng 2 đến 4 quả cam mỗi ngày có thể ngừa cảm lạnh, giảm cholesterol, chống và trị sạn thận cũng tốt như là làm giảm nguy cơ ung thư ruột kết . 25) Dưa Hấu: Món giải khát mát nhất , gồm 92% là nước . Nó cũng chứa 1 hàm lượng lớn glutathione giúp tăng khá năng miễn nhiễm của chúng ta . Nó cũng là nguồn cung cấp lycopene – yếu tố chống ung thư. Các chất dinh dưỡng khác cũng tìm thấy trong dưa hấu như Vitamin C & Pot***ium . Dưa hấu cũng có những diếu tố căn bản (nguồn SPF thiên nhiên) giúp cho da khoẻ mạnh , bảo vệ da khỏi những tia cao tần . 26) Ổi và Đu Đủ: Được giải quán quân về nguồn cung cấp Vitamine C . Ổi cũng giàu chất sơ giúp chông táo bón . Đu đủ thì nhiều carotene, rất tốt cho mắt. Cũng tốt cho no hơi sình bụng khó tiêu. 27) Cà Chua: Rất tốt như một biện pháp phòng ngừa cho đàn ông , tránh tình trạng kiệt sức từ sự suy nhược của cơ thể . st. Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 27/Nov/2013 lúc 10:28am |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
![]() |
|
Nhom12yeuthuong
Senior Member ![]() ![]() Tham gia ngày: 13/Sep/2009 Đến từ: Vietnam Thành viên: OffLine Số bài: 7169 |
![]() ![]() ![]() |
bài thuốc hữu hiệu để giảm máu cao; mỡ, cholesterol..Một độc giả tốt lành giới thiệu bài
thuốc quí, chính đương sự cũng như mẹ và em đã uống trong 3 tháng qua,
kết quả trông thấy. Sau đây là lời của đương sự:
“Xin giới thiệu cách hữu hiệu nhất để chữa bệnh máu cao, mỡ cao, cholesterol mà tôi đã làm cho chính tôi cũng như em gái và mẹ già của tôi trong 3 tháng qua. Kết quả như “Thần dược”. Dễ dàng, không tốn kém và bảo đảm sức khỏe…. Chất liệu: 1- Tỏi ta (100 gr) 2- Đậu trắng (white bean) (100gr) Cách làm: Đậu trắng rửa sạch, tỏi bóc vỏ rửa sạch. Cho chung vào nồi với 2 lít nước. Nấu sôi, hạ lửa nhỏ, ninh thật lâu (khoảng 3 tiếng thì nước sẽ cạn, còn lại chừng 1/8 của 2 lít nước (chừng một chén ăn cơm). Cách ăn: Quấy đều tỏi và đậu, rồi ăn hết. Mỗi tháng ăn một lần. Bảo đảm sau 2 lần kết quả thấy rõ đến 100%. *** (Cũng có lời khuyên rằng nếu huyết áp bạn tăng quá cao, cao đến độ đáng sợ, thì nên ăn một tuần 2 lần – bạn có thể nấu sẵn 1 lần cho 2 phần ăn của một tuần, phần còn lại để dành trong tủ lạnh và hấp ấm lên ăn cho lần thứ 2. Một khihuyết áp của bạn giảm xuống đến độ bình thường, bạn nên ăn mỗi tháng 1 lần để điều độ huyết áp lại. Hiệu quả cho người tặng bài thuốc này: Đầu năm nay tôi đi thử tổng quát hàng năm. Lần đầu tiên trong đời, áp huyết tăng vọt cách lạ thường, chưa từng thấy: 147/93. BS quýnh lên sợ tôi sẽ bị vỡ mạch máu não như Thân Phụ của tôi trước đây. BS cho 2 loại thuốc để uống mỗi 20 ngày, không được tự ý bỏ, hoặc ngưng trước khi tái khám trong 2 tuần lễ kế tiếp. Tôi buồn lắm, vì biết chắc nếu uống thuốc này tức là phải uống for life (cả đời), không được tự ý bỏ. Thình lình tôi lên Internet và đọc được bài thuốc này. Chiều hôm đó tôi mua tỏi, đậu trắng về nấu ngay không chần chờ thêm nữa. Sáng hôm sau khi thức dậy, tôi thấy nhẹ nhàng, không đau đầu như mọi khi. Tai và mặt không thấy đỏ ửng và nóng bừng bừng như ngày hôm trước. Tôi mừng quá, nhưng chưa nói ra với ai cả. Tôi mượn máy đo áp huyết của mẹ tôi rồi tự đo xem như thế nào? Tôi thấy ngay huyết áp hạ xuống còn 135/87. Thời gian này tôi có mua thuốc hạ áp huyết theo toa BS cho nhưng KHÔNG UỐNG 1 viên nào cả. Hai(2) tuần sau tái khám, BS rất ngạc nhiên và nói là thuốc đã worked good (kết quả tốt), áp huyết 130/85. BS bảo tôi trở lại sau 2 tuần tức là 1 tháng sau khi tôi uống tỏi và đậu trắng. Tôi vẫn không nói cho BS biết là tôi không uống thuốc BS đã cho toa. Lần này thì áp huyết là 120/80. Thế rồi 2 tháng sau tôi trở lại BS và áp huyết của tôi là 100/76. BS bảo, great news!!!(tin mừng lớn). Tôi không thể giấu BS được nên đã nói ra là tôi chưa uống thuốc Tây BS cho, nhưng tự chữa bằng tỏi và đậu trắng. BS tròn 2 mắt, há miệng thật to và không biết phép lạ nào đã xảy ra cho tôi. Vừa qua tôi tái khám và độ áp huyết vẫn ở 100/76, tức là 4 tháng qua áp huyết không thay đổi, đúng như lời người đàn bà đã truyền bí quyết này trên Internet. Có lẽ nhờ tỏi và đậu trắng mà tôi không có Cholesterol, Sugar trong máu cũng như tim, gan, thận, Pot***ium…rất tốt. Tôi đã làm cho cả mẹ và em của tôi cũng uống.. Em tôi đo còn 120/80, mẹ tôi đo còn 110/65. Cả 2 mới uống thử 2 lần thôi. Đặc biệt là tỏi nấu với đậu trắng uống xong không nghe tanh, hôi gì cả. Hơi thở vẫn trong sạch và mồ hôi cũng không khác biệt. N/A (Boston) (20-6-09) dùng tỏi chữa huyết áp caoTỏi cũng là một loại dược liệu. Ảnh:
S.T Hè năm 2008, nhân dò tìm tư liệu y học, tôi tình cờ bắt gặp trên
blog của phóng viên Thiên Lương “Bài thuốc chữa huyết áp cao từ tỏi và
đậu trắng”. Bài viết vốn được đăng nhiều kỳ trên báo Khoa học &
Đời sống năm 2004 này kể rằng: nhà văn Vũ Thị Thường 75 tuổi, rất ngạc
nhiên khi gặp bà bạn trước đây bị huyết áp cao nhưng nay trở lại bình
thường. Cũng bị huyết áp cao tối đa trên 161mmHg, bà Thường áp dụng
bài thuốc đơn giản của bạn, và bảy tháng nay bà giữ được huyết áp ổn
định ở mức 120 – 117/78 – 72 mmHg mà không hề phải uống tây dược.
Bà Thường giới thiệu bài thuốc như sau: Nguyên liệu: 100g tỏi ta, 100g đậu trắng có mài trắng, to hơn hạt đậu đen một chút. Hai lít nước.
Chế biến và sử dụng: tỏi bóc vỏ, đậu
vo sạch, cho tất cả vào 2 lít nước, ninh nhừ còn 1/8 lượng nước ban
đầu thì cho vào rây chắt lấy nước uống hết (có thể ăn luôn xác). Uống
như vậy mỗi tháng một lần đều đặn (hoặc 1 tuần uống 2 lần nếu huyết áp
vọt tăng lên quá cao!).
Thấy bài thuốc đơn giản, nguyên liệu
tốt, và phần lớn phản hồi của người áp dụng tích cực nên tôi thử thực
hiện. Do không tìm được thứ đậu trắng đúng như bà Thường mô tả ở
Paris, nên tôi đành mua loại đậu trắng to gấp đôi hạt đậu đen. Với
lại, sợ mỗi tháng một lần thuốc có thể tiêu hao theo bài tiết, tôi nấu
như định lượng nhưng chia làm hai, để dành phân nửa trong tủ đá để sử
dụng hai lần/tháng. Thuốc béo, sền sệt như chè, ban đầu có thể ngán
nhưng khi quen khá dễ uống.
Sau khi uống lần đầu tôi thấy huyết
áp giảm rõ rệt, giảm nhiều hơn sau lần thứ hai. Nhịp tim vốn cao tuột
hơi thấp do tôi vẫn tiếp tục uống Moduretic và Diltiazem mỗi ngày như
bác sĩ tây quy định. Trong cuộc khám định kỳ tháng 9.2008, bác sĩ rất
ngạc nhiên khi thấy huyết áp của tôi “bỗng dưng” xuống dưới 110/80 và
nhịp tim hơi thấp. Đo đi đo lại nhiều lần, bác sĩ quyết định cho tôi
bỏ thử Diltiazem hai tuần, nếu ổn thì bỏ luôn. Và tôi đã được bỏ luôn
Diltiazem từ tháng 9.2008 đến nay, chỉ còn uống Moduretic nhưng huyết
áp vẫn chỉ dao động trong khoảng 115 – 135/75-90. Tim ổn định.
Thấy thuốc hiệu nghiệm trên vợ,
chồng tôi vốn sinh trưởng bên Tây, rất không quen với đông dược, bèn
uống thử vì huyết áp anh cũng cao như tôi (và cả cao mỡ), hàng ngày
phải uống Adalat và Mediator. Kết quả là bác sĩ vô cùng thắc mắc không
hiểu tại sao huyết áp cả hai vợ chồng châu Á này “bỗng dưng” tốt đẹp,
cho phép anh bỏ Mediator từ tháng 12.2008 đến nay.
Hoàn toàn đồng ý với nhà văn Vũ Thị
Thường rằng: “Có thể với ai đó bài thuốc này không hợp nhưng đậu trắng
và tỏi thì vô hại”, tôi đã giới thiệu thuốc với mười người thân thiết
và có chín phản hồi tích cực, chỉ một trường hợp ung thư tiền liệt
tuyến uống vào bị tiêu chảy nên không uống tiếp.
Thuốc rẻ tiền, đơn giản, chỉ một
điều băn khoăn là việc nấu thuốc hơi lỉnh kỉnh (thí dụ dễ khét khi
thuốc cạn) cho người không có thời gian…
Tài liệu sưu tầm
TIN VUI CHO CÁC BẠN CÓ CHOLESTEROL CAO Không biết "tin vui" này chính xác được bao nhiêu nhưng it does hurt to try :) Các bạn thân mến, Tôi có người bạn đi công tácc ở Nhật ( Japan ), có dịp may gặp một nguoi Nhật chỉ cho cách trị CHOLESTEROL dễ dàng.
Người bạn tôi đang có CHOLESTEROL gần 500. Bác sĩ cho thuốc uống và bắt kiêng cử ăn uống hàng ngày. Rất may đã gặp một người Nhật họ chỉ cho cách trị CHOLESTEROL như sau: Ăn cá ORANGE ROUGHY (trong giong nhu ca Hong, xem attachment), cá nầy không thấy bán ở chợ Vietnam hay chợ Chinese, nhung có bán tại chợ Mỹ hay Costco, di nhiên ở Costco bán rẽ hơn chợ Mỹ ở ngoài.
![]() Bạn chỉ cần ăn ORANGE ROUGHY FISH trong 2
ngày liên tiếp, mỗi lần ăn 1 pound. Cá hấp hay nấu chín rồi ăn hết 1
pound cá cho một lần. Chỉ ăn cá thôi, không ăn với cơm hay các thứ
khác, tuy nhiên để cho đở ngán, bạn có thể ăn chung với ít lát táo
xanh (green apple). Bạn nên ăn vào buổi tối và vào hai ngày cuối tuần,
vì sau khi ăn 2 pounds cá xong, không bi đau bụng, nhưng bạn sẽ được
CLEAN UP sạch chất dầu mở trong người bạn qua đường đại tiện. Sau khi
đi xong, bạn sẽ nhìn thấy rất nhiều dầu mở được trút xuống toilet
bowl, giống như bạn đổ một chai dầu vào trong đó vậy..
Chi cần 2 pounds ORANGE ROUGHY FISH thôi là CHOLESTEROL của bạn sẽ hạ xuống '0'. Sau đó bạn đi thử máu và khám Bác Sĩ, chắc chắn Bác Sĩ của bạn sẽ rất ngạc nhiên và sẽ hỏi bạn là bạn đã dùng thuốc gì để CHOLESTEROL của bạn xuống bình thường như vậy. Thế rồi 3 hoặc 5 tháng sau, bạn lại ăn 2
pounds ORANGE ROUGHY FISH giống như lần trước để xổ tất cả dàu mở
'CHOLESTEROL' trong người ban ra, nghĩa là bạn chỉ cần ăn ORANGE
ROUGHY FISH vài ba lần một năm là an toàn rồi.
Xin các ban phổ biến tin vui nầy đến bạn bè và người thân để không còn lo âu về CHOLESTEROL nữa.
5 thực phẩm là giảm mỡ máu hiệu qủa (cholesterol) Mỡ trong máu là một con bệnh đáng sợ, bởi nó hoàn toàn không có biểu hiện nhưng Gía đỗ xanh giúp đẩy cholesterol ra ngoài Đổ xanh vốn dĩ là một thực phẩm chống cholesterol rất tốt. Gía trong qúa trình lên mầm, vitamin C có thể cao gấp 6. 7 lần so với hàm lưọng vốn có trong đậu xanh. Đại lương vitamin C có thể thúc đẩy cholesterol bằng lượng bài tiết, ngăn chặn cholesterol tích tu trong động mạch. Chất sơ trong đỗ xanh có thệ giúp thanh trừ các chất cặn bã trong cơ thể, còn có thể kết hợp với cholesterol trong cơ thể, đồng thời chuyển hoá cholesterol thành acit cholic bài trừ ra ngoài cơ thể, từ đó mức đo cholesterol sẻ gỉam xuông. Gía, đỗ xanh có vị ngọt mát, giàu lượng nước. Đó là món ăn kèm theo những món ăn chính như thịt cá, sẽ giảm chất mỡ và không ngán. Táo, hấp thụ cholesterol dư thưà Táo là traí cây giảm chất mỡ mà trong chúng ta không bao giờ ngờ đến. Tác dụng giảm mỡ bắt nguồn từ chất pectin phong phú trong táo. Đây là một loại chất sơ tan trong nước. Có thề kết hợp với acit mật, giống như bọt biển hấp thụ Cholesterol dư thừa và giúp tẩy trừ ra khỏi cơ thể.
Chất pectin còn có thể kết hợp với các chất khác như vitamin C, đường để giảm thấp
cholesterol, từ đó tăng cường giảm mỡ maú trong cơ thể.
Ngoài ra táo phân giải ra acit acetic cũng có lợi cho qúa trình trao đổi phân giải của cholesterol và chật béo trung tính. Cá hồi, giảm triglycerides (chất béo trung tính) Trong cá hồi hàm chứa aict béo có thể giảm thấp mực triglycerides trong máu, đồng thời co thể tăng cường tính đàn hồi cho huyết quản. Trong các loại cá nước ngọt , cá chép cũng là cá có thể giới thiêu được là một loại cá cũng giống cá hồi, giàm máu mở.
Cá chép mặc du hàm lượng mỡ khá cao. nhưng phần mỡ beó không tai hại, có thể bài trừ những phần tử rác rười ở trong huyết quàn, giàm thấp cholesterrol. Thịt gà bỏ da có thể giảm chất béo So sánh với các thịt như bò, lợn, dệ thì thịt gà một loại thịt hiền nhất. Rất hợp cho những người giữ chỉ só cholesterol bình thường. Tuy thế, khi ăn thịt gà thì cần phãi bỏ da. vì đo là phần chứa nhiều mỡ nhất. Lạc, peanut, đậu phọng Hàm chứa phong phú sterol thục vật. Lạc( peanut, đậu phọng) chắc chắn sẻ dánh bạc cholesterol sang một bên. vhd sưu tầm 25-2-2012 |
|
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
|
|
![]() |
|
Lan Huynh
Senior Member ![]() Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23789 |
![]() ![]() ![]() |
Ăn gì để hạ huyết áp?
Bệnh cao huyết áp liên quan chặt chẽ đến việc ăn uống. Khoa học đã chứng minh, một số thức ăn thường ngày có tác dụng làm hạ huyết áp, bài viết này liệt kê ra để giúp người bệnh thực hiện chế biến món ăn phù hợp: Cá: Cá là một trong những thức ăn động vật tốt nhất của người bệnh cao huyết áp, cá là “lương thực” cho não, ăn cá phòng trị bệnh mạch máu, tim - não đã được khoa học chứng minh. Cá chứa nhiều acid nucleinic, cung cấp cho cơ thể nhiều vitamin và chất khoáng, đặc biệt là nguyên tố canxi, kẽm, iod, sắt, mangan… giúp duy trì huyết áp ở trạng thái bình thường. Cá ao, cá sông và cá biển đều có giá trị làm thuốc, ăn cá biển một cách thích đáng càng tốt hơn. Hàu (Mẫu lệ): Có vị mặn, chát, tính hơi hàn. Các nhà y học hiện đại Trung Hoa nghiên cứu cho thấy, thịt hàu chứa nhiều nguyên tố kẽm, mỗi 100g hàu tươi chứa 9,39mg kẽm. Thường ăn thịt hàu giúp phòng trị bệnh cao huyết áp và não trúng phong (tai biến mạch máu não). Tôm khô: Tôm khô giàu chất dinh dưỡng, vị ngọt, tính ấm, là vật phẩm quý giá dùng bổ thận tráng dương. Hàm lượng canxi trong tôm rất cao, mỗi 100g tôm khô chứa 991mg canxi, cao nhất mà không có thức ăn nào có thể so sánh được. Do vậy, thường ăn tôm khô, giúp bổ sung canxi, phòng ngừa cao huyết áp. Tỏi: Vị cay, tính ấm. Tỏi chứa allycin và selen, cùng giúp hạ huyết áp. Các chất chính trong tỏi là tinh dầu với các sulfur và polysulfur de vinyle, là thành phần tạo ra mùi tỏi, giúp làm giảm chất béo trong huyết thanh và trong gan, gây ra một chuỗi phản ứng sinh hóa liên hoàn, làm huyết áp giảm xuống. Selen ngăn tiểu cầu tích tụ và phòng ngừa máu đông, trợ giúp cho huyết áp bình thường. Cho nên, các chuyên gia kiến nghị, người bệnh cao huyết áp vào mỗi sáng lúc bụng đói ăn 1-2 tép tỏi ngâm giấm đường, nhất định đạt hiệu quả trong việc ổn định huyết áp. Củ hành: Vị ngọt, cay, tính bình. Củ hành chứa nhiều canxi, thường ăn củ hành giúp bổ sung canxi, có tác dụng hỗ trợ giảm huyết áp. Các nhà khoa học còn khám phá rằng, củ hành chứa prostaglandins và thành phần kích hoạt hoạt tính của fibrin tan trong máu. Những thành phần này là chất giãn mạch, giúp làm giảm áp lực của động mạch và giãn mạch vành, bên cạnh còn tác dụng tiêu hủy các chất gây tăng huyết áp như catecholamine… vừa hạ huyết áp, vừa làm cho huyết áp ổn định. Hành: Vị cay, tính ấm. Hành chứa prostaglandins A1 tựa như chất kích tố. Có tác dụng hạ áp nhất định, hơn nữa chứa nhiều kali và canxi, giúp ích cho việc hạ áp. ![]() Cúc hoa: Vị cay, đắng, tính hơi hàn. Các thành phần tinh dầu, flavonoid… có tác dụng hạ áp nhẹ. Câu kỷ tử: Vị ngọt, tính bình. Có chứa lyciumanid, bêta-caroten và nhiều vitamin, bảo vệ thần kinh thị giác, giảm áp, điều tiết chức năng miễn dịch cơ thể. Người ta thường nói: “Muốn đổi can phong, tất thường ăn câu kỷ”. Rau cần: Tính mát, vị ngọt, cay, có tác dụng thanh nhiệt bình can, lương huyết khu phong. Rau cần chứa nhiều chất hạ áp, làm mạch máu trương nở, huyết áp tụt xuống. Có thể dùng riêng để vắt nước cốt, thêm một ít đường đen, uống chung với nước chín nguội, hay lấy phần rễ giúp hạ áp mạnh để sắc uống, ngày 2 lần, huyết áp tụt xuống thấy rõ. Lá cần chứa thành phần hạ áp ngang bằng với thân rễ, không nên bỏ đi. Có 2 loại: Rau cần khô và rau cần nước, cần khô tác dụng hạ áp hơn cần nước. Cà dái dê: Tính mát, vị ngọt, có tác dụng mát máu thông kinh lạc, chứa vitamin A, nhóm B, C, P. Chức năng đặc thù là giảm tính giòn và tính thẩm thấu của các mao mạch, tăng cường sức gắn kết và sức tu chỉnh của các mao mạch và tế bào, có tác dụng phòng ngừa chảy máu do vỡ mạch, làm cho các mao mạch luôn giữ ở trạng thái bình thường. Là thức ăn huyền diệu phòng trị bệnh cao huyết áp, bệnh mạch máu tim-não. Cà chua: Tính bình, vị ngọt, chua, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, lương huyết bình can, hạ áp. Cà chua chứa các thành phần bêta-caroten, vitamin P… có hiệu quả nhất định đối với người bệnh cao huyết áp do xơ cứng động mạch và vi mạch giòn yếu, kể cả người bệnh mạch vành, và người bệnh cao mỡ máu. Người bệnh cao huyết áp hàng ngày kiên trì ăn 2 quả cà chua sống, giúp ích nhiều trong việc phòng trị bệnh. Dưa hấu: Vị ngọt, tính mát. Dưa hấu ngoài việc không chứa chất béo ra, dịch quả dưa hấu hầu như chứa đủ các thành phần dinh dưỡng theo nhu cầu của cơ thể. Thành phần đường trong dưa có tác dụng hạ áp, hạt dưa và vỏ dưa đều có tác dụng hạ áp. Bí đao: Là thức ăn nhiều kali, ít natri, giúp hạ áp, lợi tiểu, vị nhạt, tính mát. Thường ăn bí đao giúp ích nhiều cho người bệnh cao huyết áp, bệnh thận và béo phì.. Tàu hũ ki: Là chế phẩm từ đậu, giá trị dinh dưỡng cao. Vị ngọt, tính mát, giúp giảm cholesterol, được xem là thực phẩm sức khỏe cho người bệnh cao huyết áp, xơ cứng động mạch. Đậu hà lan: Là thức ăn điển hình nhiều kali, ít natri, một thực phẩm phòng trị cao huyết áp. Vị ngọt, tình bình. Do vậy, người bệnh cao huyết áp nên ăn đậu hà lan, tác dụng hạ áp sẽ tốt hơn. Đậu xanh: Có tác dụng thanh nhiệt giải độc, tiêu thũng lợi thủy. Vị ngọt, tính mát. Thường ăn đậu xanh và chế phẩm đậu xanh giúp thông kinh mạch, hạ áp. Món giá đậu xanh xào thích hợp cho người bệnh cao huyết áp và bệnh mạch vành vào mùa hè, thu. st. Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 14/Dec/2013 lúc 10:17pm |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
![]() |
|
Lan Huynh
Senior Member ![]() Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23789 |
![]() ![]() ![]() |
ĐỂ CÓ SỨC KHỎE TỐT ![]() Có người đã nói: “Sống một cách khỏe mạnh không phải là một nghệ thuật ta phải học, mà đó là một khuynh hướng bẩm sinh ta phải trở về với nó”. Á Đông ta quan niệm “nhân chi sơ, tính bản thiện”. Khởi thủy, mọi sự đều tốt đẹp. Sau khi sanh, mẹ tròn, con vuông. Con lớn lên theo nhịp điều hòa của tạo hóa. Nếu không có những ngoại cảnh ngang trái, những vi phạm luật thiên nhiên, thì con người cứ thuận buồm xuôi gió cho tới khi đi vào miền vĩnh cửu với sự chết. Nhưng, vì những ngoại cảnh không tốt, những phung phí, vô độ, con người không còn cái lành mạnh bẩm sinh. Người ta đau yếu, bệnh hoạn. Người ta không vui với cuộc đời và người ta vội vàng đi tìm kiếm con đường trở lại cái an bình ban đầu: những bài học Vệ Sinh Thường Thức, những quy luật sống, những kiêng khem, vận động....Ðể có một Sức Khỏe Tốt.
Ta vẫn thường nghĩ rằng, không khuyết tật,
không cao huyết áp, tiểu dường, Theo Tổ Chức Y Tế Thế Giới, Khỏe mạnh bao gồm sự gắn bó của ba khía cạnh: thể chất vẹn toàn, tâm thần ổn định và gia đình xã hội hài hòa. Một cơ thể không có bệnh tật nhưng phần hồn thì luôn luôn tiêu cực bi quan thì liệu có khỏe mạnh được không. Ấy là chưa kể nếu gia đạo bất an, bằng mặt không bằng lòng với lân bang, chòm xóm. Làm sao mà ăn ngon ngủ yên, làm sao mà chẳng thường trực “vui là vui gượng kẻo mà”..
Tổ chức The American Chúng tôi xin cùng quý vị khai triển, áp dụng những lời nhắn nhủ này, như là một quyết tâm đầu năm Dương Lịch 2006 và Âm Lịch Bính Tuất.
1- Cần có sự khám sức khỏe tổng quát theo định kỳ.
Rất cần thiết nhưng nhiều khi chúng ta cũng
hay quên. Chiếc xe hơi, làm bằng kim loại bền chắc, hàng năm
đều được chính quyền nhắc nhở mang đi kiểm soát để có thể
lưu hành trên trục lộ, cũng như lâu lâu phải tự động mang
tới bác thợ máy để chỉnh trang a- Mục đích là để tìm ra những bệnh có thể chữa được mà triệu chứng chưa lộ diện và điều chỉnh những yếu tố nguy hiểm có thể gây ra bệnh. Đồng thời cũng để bác sĩ hiểu rõ tình trạng sức khỏe chung của mình. b- Bao lâu khám tổng quát một lần. Tùy theo tuổi và điều kiện sức khỏe của mỗi người. Sau đây là đề nghị lịch trình cho những người không có triệu chứng bệnh: Từ 18-24 tuổi thì cứ mỗi 5 năm; sau 30 tuổi thì mỗi 3 năm; tuổi 40-60 thì cách năm khám một lần; ngoài 60 tuổi thì nên khám tổng quát hàng năm. Có nhiều ý kiến cho rằng khám hàng năm cho mọi người cũng tốt thôi. c- Cần sửa soạn gì trước khi đi khám. Ghi những điều gì mà mình muốn hỏi bác sĩ, những khó khăn triệu chứng bệnh trạng, thuốc men đang uống. Giả dụ là mình bị đau bụng thì ghi rõ đau bao lâu, lúc nào thì đau, đau kéo dài lâu mau, đau có di chuyển từ chỗ này sang chỗ khác, làm gì để bớt đau, có yếu tố nào làm đau tăng lên....Vì nhiều khi gặp thầy thuốc, quá xúc động lại quên đi vài điều. d- Bác sĩ sẽ làm gì. Bác sĩ sẽ hỏi tình trạng sức khỏe, bệnh cũ, bệnh mới, quá trình giải phẫu, tai nạn đã có, thói quen tốt xấu trong đời sống, bệnh tình của thân nhân trực hệ, thuốc đang uống, dị ứng với thuốc hoặc môi sinh... Sau đó là phần khám tổng quát toàn cơ thể. Sự khám này được thực hiện một cách hết sức chuyên môn, đầy nhân tính và tôn trọng người bệnh. Chiều cao, sức nặng, huyết áp, nhịp tim được ghi nhận. Cũng như Đông Y, bác sĩ sẽ áp dụng phương thức Vọng,Văn,Vấn, Thiết để chẩn bệnh. Nghe nhịp tim, phổi, nắn bụng, nhìn mắt, khám tai, cuống họng, miệng. Đây là một cuộc khám xét từ đầu tới chân, không sót một cơ quan, địa điểm nào. Ở nữ giới, còn khám ngực, tử cung; nam giới, khám nhiếp tuyến. Rồi sẽ có việc thử máu, nước tiểu, và nếu cần, chụp hình quang tuyến phổi. e- Phần thảo luận. Sau khi có đủ các dữ kiện về tình trạng sức khỏe của người bệnh, bác sĩ sẽ cho ta biết kết quả, rồi cho toa thuốc. Đây là lúc ta cần hỏi bác sĩ tất cả những thắc mắc về bệnh trạng của mình, kết quả thử nghiệm, có phải uống thuốc không, uống trong thời gian bao lâu, phản ứng thuốc, có cách chữa nào khác ngoài dược phẩm, bao giờ phải trở lại để tái khám. Người được coi như lương y tốt là người bỏ nhiều thì giờ cắt nghĩa tường tận cho bệnh nhân và trả lời những câu hỏi một cách vui vẻ, cởi mở. Cũng trong dịp khám tổng quát này, ta nên hỏi bác sĩ về chủng ngừa các bệnh xem có cập nhật không. Như là viêm gan A, B, phong đòn gánh, yết hầu, sưng phổi.Và nhớ chích ngừa Cúm mỗi cuối năm. Việc khám tổng quát chỉ giản dị có vậy nhưng mang lại cho ta rất nhiều lợi ích, nhất là tránh được những bệnh trầm kha. 2- Hãy đừng ghiền thuốc lá Tác dụng độc hại của thuốc lá thì ai cũng biết, ngay cả quý vị hiện đang liên tục “nhớ nhà châm điếu thuốc”. Vì hậu quả của cái món “khói vàng bay lên cây” này đã được chứng minh cụ thể. So với không hút thuốc, người ghiền thuốc lá có tỷ lệ tử vong vì ung thư phổi 22 lần nhiều hơn; gấp đôi bị tai biến não; 10 lần nhiều hơn bị nghẹt phổi mãn tính; và nhiều nguy cơ bị ung thư miệng, cuống họng, thanh quản, tụy tạng hơn. Chẳng thế mà trên mỗi bao thuốc lá đều có một lời nhắn nhủ, cảnh cáo: hút thuốc lá có thể gây ung thư phổi, có hại cho sức khỏe, gây bệnh tim mạch, ảnh hưởng tới thai nhi. Tại mọi quốc gia, ngân quỹ công tư đã tốn cả nhiều tỷ bạc để chữa những bệnh gây ra vì thuốc lá. Ðồng thời các công ty sản xuất thuốc lá đang bị kiện bồi thường cả vài trăm tỷ mỹ kim thiệt hại do thuốc lá gây ra cho nhân loại cũng như cho tài sản quốc gia. Nếu bỏ được thì ta nên cố, dù biết rằng khó khăn vì đây là một thói quen nó vương vấn, như ta thường nói: “Nhớ ai như nhớ thuốc lào, đã chôn điếu xuống, lại đào điếu lên”. Ghiền thuốc lá thì lại dễ tái diễn vì thuốc bán sẵn khắp nơi, trình bày hấp dẫn, quảng cáo mời chào ân cần. Trên thị trường có bán nhiều dược phẩm giúp ta cai thuốc lá. Hoặc giản dị là dùng diệu kế “thuốc xin thì hút, thuốc mua thì đừng” để giảm thiểu số lượng thuốc hút trong khi lập kế hoạch giã từ nicotine. 3- Uống rượu vừa phải thôi Tranh luận, nghiên cứu về ích lợi của rượu với sức khỏe đã diễn ra rất hào hứng, nhưng kết luận chính xác chưa được thống nhất. Sau một cuộc nghiên cứu kéo dài 12 năm trên nhiều triệu người, Hiệp Hội Ung Thư Hoa Kỳ, đưa ra một kết luận là uống rượu vừa phải dường như có tác dụng tốt vào bệnh tim mạch. Một số các nhà chuyên môn y học cũng cho là một người uống một, hai drinks mỗi ngày thì ít bị bệnh tim mạch hơn là người không uống. Một drink tương đương với 150 cc rượu vang, 50 cc rượu mạnh 80 độ, hay 360cc rượu bia. Nhưng theo nhiều nhà chuyên môn khác thì nếu chưa bao giờ uống, có lẽ cũng chẳng nên bắt đầu để hy vọng có điều tốt. Vì ta nên nhớ là rượu ít có giá trị dinh dưỡng, lại nhiều calories, nên được dự trữ trong cơ thể dưới dạng mỡ. Ðồng thời rượu cũng làm tiêu hao các sinh tố B, C, K và chất kẽm, pot***ium, magnesium là những chất rất cần trong cơ thể. Và uống nhiều rượu làm tăng các bệnh ung thư vú, trực tràng; dễ gây ra tai biến mạch máu não, xơ gan, ung thư thực quản cũng như là nguyên nhân của nhiều trường hợp tự tử, giết người, gia phong rối loạn. Nam vô tửu như kỳ vô phong. Nhưng gió mạnh thì cờ cũng rách bươm; mà rượu nhiều thì gan cũng xơ cứng, da vàng bụng trướng. 4- Hãy để ý tới sức nặng cơ thể Sức nặng cơ thể thay đổi tùy theo tuổi tác, cao thấp và cấu trúc bộ xương. Người trưởng thành cao 5f10 nên nặng từ 160-170 lbs là vừa. Để đáp ứng nhu cầu căn bản cho cơ thể làm việc, ta cần từ 1800 đến 2500 Calories cho 24 giờ. Ăn nhiều mà không vận động, năng lượng dư thừa chuyển thành dự trữ mỡ làm ta béo mập, gây nhiều bệnh cũng như làm giảm tuổi thọ. Muốn tính lượng calorie trong thức ăn cũng không khó: Từ năm 1990, đạo luật về nhãn hiệu dinh dưỡng đã được ban hành, mục đích giúp ta chọn thức ăn theo ý muốn. Trên nhãn hiệu, nhà sản xuất thực phẩm phải ghi rõ thành phần các chất dinh dưỡng, số lượng calorie cũng như những gia vị trong món ăn. Giản dị như các cụ ta thì cứ “Ăn ba phần đói, bẩy phần no” là tốt hơn cả. Vừa còn hơi thèm thuồng món ăn mà lại nhẹ bụng, đi lại dễ dàng. 5- Canh chừng lượng cholesterol trong máu Có ba thành phần cholesterol trong máu mà ta cần lưu ý. Tổng số cholesterol, HDL và LDL. Lý tưởng nhất là khi lượng cholesterol toàn phần ở dưới 200mg/dl. Từ 200 tới 239mg/dl, ta cần ăn kiêng khem chất béo. Trên 240mg thì cần phải uống thuốc cho hạ xuống. Cholesterol cao gây ra bệnh xơ cứng động mạch đưa đến bệnh tim mạch, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não. HDL trung bình là 45 mg/dl và càng cao càng tốt; LDL thuộc loại xấu, dưới 130 mg/dl thì được chứ cao trên 160 mg/dl cần được điều trị hạ thấp. Ta có thể tự đo cholesterol với các thuốc thử bán ở chợ tốn chừng 15-20 đồng. Nếu cholesterol cao thì ăn thịt không có mỡ, thịt gà bỏ da; dùng dầu thảo mộc; nướng hoặc hấp, đừng chiên; ăn nhiều cá, trái cây, rau, đậu. 6- Cần biết giá trị dinh dưỡng của thực phẩm Đa số thực phẩm bầy bán đều mang một nhãn hiệu ghi rõ giá trị dinh dưỡng. Từ một gói mỳ khô, một bình sữa, lon nước ngọt đều có. Chỉ cần dành ra vài phút đọc là ta có thể chọn lựa thức ăn thích hợp và tránh được nguy cơ mắc các bệnh về tim, cao huyết áp, béo mập, bệnh tiểu đường và vài loại ung thư. 7- Dành thì giờ cho có lúc nhàn rỗi và đi du lịch Cơ thể làm việc quần quật suốt 365 ngày thì cũng nên dành ít tuần đi đây đi đó, nghỉ xả hơi. Hàng năm, dân bản xứ tiêu gần hai trăm tỷ mỹ kim cho việc đi du lịch. Giải trí và du lịch là một trong những ưu tiên hàng đầu trong đời sống của họ. Đi coi biểu diễn thể thao, cắm trại, đi câu cá, đi săn bắn cho thư giãn tâm hồn sau những ngày cực nhọc với công kia việc nọ. Đi du lịch để cho biết đó biết đây cũng như để có một đời sống riêng tư, quên hết mọi việc ở thế gian trong một thời gian ngắn. Đấy cũng là một cách bảo trì bộ máy con người để sống và sinh hoạt hữu hiệu. 8- Thích nghi với những sức ép, căng thẳng trong đời sống hàng ngày Xã hội đầy dẫy những khó khăn, trở ngại, bực mình, những hỉ, nộ, ái, ố, lạc. Quan trọng là làm sao ta thích nghi được với chúng để mà sống. Sự thích nghi này tùy thuộc vào khả năng đối phó, đương đầu của mỗi cá nhân. Ta sẵn sàng giải quyết vấn đề, nếu không được thì rút lui, quên nó đi. Đấy là chiến thuật mà khoa học mệnh danh là “Fight or Flight response”. Á châu ta thì “Tẩu vi thượng sách” hoặc “chín bỏ làm mười”. 9- Sắp xếp một chương trình vận động cơ thể Có nhiều lý do để không vận động cơ thể: Tôi không có hứng thú tập.Tập làm tôi đói, tôi phải ăn nhiều hơn rồi tôi mập. Tập làm lông nheo mắt tôi hư, phấn son loang lổ. Chạy treadmill nhỡ dạ con của tôi nó tuột ra ngoài thì sao! Nhưng chỉ có một lý do để ta phải vận động: nếu ta muốn sống MẠNH, sống VUI. Cần phải có một chương trình tập luyện thích hợp với mình rồi dành thì giờ để thực hiện, coi sự tập như một thiết yếu hàng đầu, một người bạn đồng hành. 10- Biết tự lượng khả năng và giới hạn sức khỏe của mình Các cụ bảo: biết người, biết mình. Sức trói gà không chặt mà đòi tỷ thí võ đài với Mike Tyson thì chắc là bị knock out xuống tận đất đen. Ghép nối mạch máu tim hai ba lần mà đòi chạy marathon thì đi xe nhà đòn Tobia còn mau hơn. Thành ra, xin cứ liệu cơm gắp mắm. Kết luận Đấy là một số “quyết tâm thực hiện” tối thiểu để có một sức khỏe lành mạnh do một tổ chức y tế uy tín ở Hoa Kỳ đưa ra. Chúng tôi chắc nó có một giá trị hướng dẫn nào đó. Riêng với tiết mục thứ bảy thì người viết thích thú nhất. Có điều kiện để nhàn hạ và đi du lịch đều đều thì chúng tôi xin ký cả mười đầu ngón tay. Bác sĩ Nguyễn Ý Ðức |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
![]() |
|
Lan Huynh
Senior Member ![]() Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23789 |
![]() ![]() ![]() |
BÀN CHÂN VÀ SỨC KHOẺ...
Thí dụ : 8 Lợi ích của đi bộ Đi bộ mỗi ngày 30 phút sẽ đem lại cho bạn những tác dụng không ngờ đối với sức khoẻ thể chất và tinh thần. - Nên mang dép, giày hay những đồ bảo vệ đôi chân khác khi sử dụng phòng tắm chung, phòng thay đồ hoặc toilet. Bởi đó đều là những môi trường sống thích hợp giúp các loại vi khuẩn và nấm phát triển. - Luôn rửa chân và giữ cho chúng được khô ráo mỗi ngày. Có thể sử dụng phấn bột dùng để thoa vào chân, giúp hút hết hơi ẩm. Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng bột ngô để hút ẩm. - Thay tất mỗi ngày. Không nên đeo tất từ ngày này qua ngày khác. Nên chọn những đôi tất có chất liệu thoáng. Mồ hôi chân chính là điều kiện thuận lợi giúp các loại vi khuẩn và nấm sinh sôi nảy nở. - Luôn cắt tỉa móng chân cẩn thận, đều đặn, theo dáng ngón chân, không nên để quá dài. - Không nên dùng chung các dụng cụ cắt tỉa móng chân. Do đó bạn hãy hạn chế cắt, tỉa, sơn hay ngâm móng chân ở tiệm. - Đeo giày và tất vừa với cỡ chân. Không nên chọn những đôi tất hay đôi giày quá chật sẽ rất dễ bị nấm móng. - Thường xuyên rửa chân bằng nước và xà phòng. Giảm phù nề đôi bàn chân khi mang bầu - Uống nhiều nước: 70% trọng lượng cơ thể bạn là nước, nước được xem như là một loại chất "xúc tác" giúp các phản ứng hóa học trong cơ thểđược thực hiện. Việc uống đủ lượng nước cho cơ thể trong giai đoạn bầu bí càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Theo các chuyên gia, mỗi ngày trung bình bạn cần uống tối thiểu 6 - 8 cốc nước. Nước sẽ giúp cơ thể thanh lọc những độc tố gây hại. - Tránh không vận động trong một thời gian dài: Khi đang bầu bì bạn không nên đứng im một chỗ trong một thời gian dài. Bởi lẽ nó sẽ khiến các chất lỏng dồn xuống dưới, điều này đồng nghĩa đôi chân sẽ càng trở nên phù nề nặng hơn. - Nhiệt độ cao không tốt trong giai đoạn mang thai: Nhiệt độ cao không có lợi cho bà bầu vì nó sẽ làm giảm lượng nước trong cơ thể. - Áp dụng một chế độ ăn uống cân bằng: Điều này rất quan trọng đối với thai phụ, nó không chỉ giúp đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé mà nó còn giúp bạn giảm nguy cơ bị sưng phù đôi bàn chân. Ăn bổ sung các loại thực phẩm giàu protein như đậu, bơ, cá, thịt... Nên hạn chế các loại đồ uống có chứa cafein và cồn, bởi chúng không chỉ là những loại đồ uống gây hại cho thai nhi, mà còn gây nên chứng phù nề ở cơ thể thai phụ. Mẹo "trị" chai bàn chân Chai chân tuy không phải là một bệnh và cũng không ảnh hưởng đến sức khỏe, nhưng rõ ràng bạn sẽ không thể dễ chịu chút nào với những vết chai cứng nhắc, vướng víu, có khi gây đau đớn. Các biện pháp đơn giản nhưng hiệu quả sau đây sẽ giúp bạn nhanh chóng cải thiện tình hình. - Lấy cùi hay nước ép của trái đu đủ bôi lên vùng da sần. - Dùng một chiếc khăn mềm hay bông gòn thấm nước cốt chanh rồi sau đó thấm và chà xát nhẹ nhàng lên chỗ sần. - Dùng bột nghệ trộn lẫn với mật ong đắp lên chỗ chai. - Dùng một củ hành sống rửa sạch, giã nát, đắp lên chỗ chai rồi dùng vải buộc lại (nên dùng vải xô, thoáng). Sau một ngày, bỏ chỗ đắp ra rửa sạch, sau đó lại đắp tiếp hành đã giã nát vào vết chai. Mỗi ngày chỉ cần đắp hành vào vết chai một lần. - Cũng có thể lấy một cây hành (đã bỏ lá), một củ tỏi tím bóc bỏ vỏ ngoài rồi giã nhuyễn, đắp vào chỗ chai, lấy vải buộc lại. Làm theo cách này sau 6 - 7 ngày vết chai sẽ biến mất. - Đi chân trần trên cát có thể làm bong lớp tế bào chết một cách tự nhiên. Nếu có thể bạn hãy thường xuyên đi bộ trên cát biển để có thể ngăn ngừa chai chân. Nếu đã thử nhiều cách mà không có kết quả, bạn có thể nhờ đến sự giúp đỡ của bác sĩ. Đặc biệt người bị bệnh tiểu đường nếu có chai chân nên đến gặp bác sĩ, không nên tự chữa ở nhà vì có thể có những biến chứng gây nguy hiểm. st. |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
![]() |
|
Nhom12yeuthuong
Senior Member ![]() ![]() Tham gia ngày: 13/Sep/2009 Đến từ: Vietnam Thành viên: OffLine Số bài: 7169 |
![]() ![]() ![]() |
12 BÍ QUYẾT LOẠI BỎ BỆNH TIỂU ĐƯỜNG ĐƠN GIẢN
Dưới đây là 12 bí quyết loại bỏ bệnh tiểu đường đơn giản được đăng trên tạp chí Prevention. 1 - Có bạn đờiTình yêu và gia đình không chỉ là nơi muốn đến, chốn mong về mà còn giúp mang lại nhiều sức khỏe cho bạn, như tránh xa bệnh tiểu đường. Một nghiên cứu xuất bản trên tạp chí Diabetes Care cho thấy, phụ nữ sống độc thân có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao gấp 2,5 lần so với những phụ nữ có tình yêu hoặc gia đình. Ngoài ra, theo nghiên cứu của tổ chức Annal of Behavioral Medicine thì những người có hôn nhân hạnh phúc có nồng độ đường huyết khỏe mạnh hơn rất nhiều so với những người độc thân hay những gia đình không hạnh phúc. Điều này có ý nghĩa rất lớn vì nó giúp ngăn chặn bệnh tiểu đường và các bệnh liên quan khác. Khảo sát cũng phát hiện những người độc thân có mối quan hệ xã hội rộng thì nồng độ đường huyết khỏe mạnh hơn so với những người ít quan hệ. 2- Giảm cânNghiên cứu của Hiệp hội tiểu đường Mỹ cho biết, ngay cả những người béo phì cũng giảm được 70% nguy cơ phát bệnh tiểu đường nếu họ giảm được 5% trọng lượng cơ thể, kể cả khi không tập thể dục thể thao. Ví dụ nếu bạn nặng 80 kg, thì bạn chỉ cần giảm 4 kg cũng có tác dụng. Nhưng lời khuyên tốt nhất vẫn là nên đưa cân nặng về mức trung bình. Để giảm cân hiệu quả, bạn cần tăng cường tập luyện nhằm đốt cháy lượng mỡ thừa, có lối sống lành mạnh, tăng cường ăn rau, củ, quả và hạn chế những thực phẩm nhiều mỡ. 3 - Ăn giấmMột nghiên cứu của Đại học bang Arizona, Mỹ cho biết, những người bị tiểu đường tuýp 2 hoặc những người nguy cơ cao sẽ có nồng độ đường huyết thấp hơn nếu họ ăn khoảng 2 thìa giấm ngay trước bữa ăn giàu carbonhydrate (tinh bột). “Giấm có chứa axit axetic nên có thể khử hoạt tính một số enzyme tiêu hóa tinh bột, làm chậm quá trình tiêu hóa carbonhydrate”, tiến sỹ Carol Johnson, người dẫn đầu nghiên cứu cho biết. Thực sự, giấm có tác dụng như thuốc hạ đường huyết Precose đang bán trên thị trường. Nếu như bạn khó ăn giấm thì có thể trộn giấm với salad hoặc cho vào các món ăn. Chúng đều có tác dụng kiềm chế bệnh tiểu đường hiệu quả. 4 - Đi bộ nhiều nhất có thểHãy đi bộ thật nhiều mỗi
ngày. Bạn sẽ khỏe mạnh hơn ngay cả khi bạn không giảm được cân nào. Đó
là kết luận của các nhà khoa học Phần Lan. Họ đã nghiên cứu ở những
người luyện tập khoảng 4 tiếng mỗi tuần, tức 35 phút mỗi ngày, kết quả
là giảm được 80% nguy cơ tiểu đường. Họ cũng phát hiện thấy, những phụ
nữ làm việc tới mức đổ mồ hôi nhiều hơn một lần/tuần thì giảm được nguy
cơ mắc bệnh tiểu đường 30%. 5 - Ăn nhiều ngũ cốcĂn nhiều ngũ cốc không chỉ
giúp bạn có thân hình đẹp mà còn làm giảm nguy cơ ung thư vú, tiểu đường
tuýp 2, huyết áp cao và đột quỵ. Gạo lứt có tác dụng giảm nguy cơ tiểu
đường tuýp 2, nhưng ngũ cốc nguyên hạt (chưa xay bỏ vỏ) như kê, đậu,
ngô, lúa mì còn tốt hơn. Các chuyên gia Đại học Harvard (Mỹ) đã theo dõi trên 39 nghìn nam giới và 157 nghìn nữ giới khỏe mạnh. Kết quả cho thấy những người ăn gạo lứt 2 lần trở lên mỗi tuần giảm 11% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2, so với những người ăn chưa tới một lần mỗi tháng. Việc ăn thay thế 50g gạo trắng bằng cùng lượng gạo lứt mỗi ngày giảm được 16% nguy cơ mắc bệnh. Còn thay thế 50g gạo trắng bằng cùng lượng ngũ cốc nguyên hạt mỗi ngày giảm tới 36%. 6 - Cà phêNếu bạn là người có nguy cơ
mắc bệnh tiểu đường thì bạn nên là người nghiện cà phê. Khi nghiên cứu
trên 126 nghìn phụ nữ và đàn ông, các nhà nghiên cứu ở Trường y tế cộng
đồng Harvard phát hiện, những người nghiện cà phê, tức uống trung bình
khoảng 6 ly mỗi ngày, có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 thấp hơn
từ 29 đến 54% so với những người ít khi uống. Uống từ 4-5 ly cà phê
giảm được 29% nguy cơ, uống 1-3 ly mỗi ngày thì tác dụng giảm đi một
chút. Theo các nhà khoa học, chính thành phần caffeine trong cà phê đã mang lại tác dụng này. Nó đã giúp tăng cường trao đổi chất trong cơ thể sau khi uống. Hơn nữa, cà phê cũng giàu kali, magie, chất chống oxi hóa nên giúp tế bào hấp thụ đường tốt. 7 - Hạn chế đồ ăn nhanhCác nhà nghiên cứu ở Trường
đại học Minnesota, Mỹ sau khi nghiên cứu trên 3.000 người có độ tuổi
18-30, trong vòng 15 năm đã phát hiện thấy, những người ăn nhiều đồ ăn
nhanh dễ mắc bệnh tiểu đường. Khi bắt đầu nghiên cứu,
những người tham gia này có trọng lượng cơ thể bình thường, nhưng sau
khi ăn mỗi tuần 2 lần ăn đồ ăn nhanh thì cơ thể của họ đã nặng hơn 4,5
kg và tỷ lệ kháng insulin cao gấp đôi so với những người ăn ít hơn một
lần/tuần. Cần nhắc lại rằng, thừa cân và kháng insulin là hai thủ phạm
chính dẫn tới tiểu đường tuýp 2. Nghiên cứu cũng phát hiện thấy, nhiều món fast-food (chà bông, xúc xích, lạp xường, gà rán, khoai tây chiên, bánh humberger...) có chứa nhiều carbohydrates tinh chế và chất béo không tốt cho sức khỏe, điều này có thể làm tăng nguy cơ tiểu đường ngay cả khi cân nặng của bạn ổn định. Lời khuyên của các chuyên gia là hãy hạn chế đồ ăn nhanh tới mức tối đa và nên tự nấu ăn với khẩu phần ăn hợp lý. 8 - Tăng cường ăn rau hạn chế thịt đỏPhụ nữ ăn thịt đỏ (như thịt bò, thị cừu...) 5 lần mỗi tuần có nguy cơ bị tiểu đường tuýp 2 cao hơn 29% so với những người ăn ít hơn mỗi tuần một lần, đó là kết luận của các nhà nghiên cứu ở Bệnh viện phụ sản Brigham, Anh sau khi nghiên cứu ở 37.000 phụ nữ. Nghiên cứu cũng cho biết, ăn thịt đã chế biến sẵn như thịt muối xông khói, xúc xích ít nhất 5 lần mỗi tuần thì nguy cơ tiểu đường tăng 43% so với những người ăn ít hơn mỗi tuần một lần. Thủ phạm gây ra nguy cơ này? Các nhà khoa học nghi đó là cholesterol trong thịt đỏ và những chất phụ gia trong thịt chế biến sẵn. 9 - Thêm gia vị quế vào món ănCác nhà nghiên cứu Đức nghiên cứu ở 65 người trưởng thành mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 và cho họ ăn thực phẩm có chứa 1g bột quế hoặc chất vô hại(placebo) 3 lần mỗi ngày và kéo dài trong vòng 4 tháng. Kết quả là người ăn quế giảm được lượng đường trong máu khoảng 10% trong khi đó chất vô hại chỉ giảm được 4%. Hợp chất trong quế kích thích hoạt động của các enzyme để kích hoạt cơ quan thụ cảm insulin. Ngoài ra, loại gia vị này còn giúp hạ thấp cholesterol, và triglycerides, một loại mỡ máu có thể góp phần tăng nguy cơ tiểu đường. 10 - Thư giãn tâm hồnKhi bạn căng thẳng, cơ thể
của bạn có những hành động rất xuất sắc, đó là điều lý giải tại sao
nhiều khi áp lực lại tạo ra đột phá cho cấp dưới. Nhưng thường xuyên
căng thẳng sẽ gây ra nhiều vấn đề. Lý do là căng thẳng làm cho tim đập
nhanh hơn, hơi thở gấp gáp hơn và dạ dày co thắt lại. Nó cũng khiến
nồng độ đường huyết tăng mạnh. “Dưới áp lực căng thẳng, cơ thể bạn sẽ rơi vào tình trạng 'chống hoặc bỏ chạy' hay còn gọi là phản ứng stress cấp tính. Từ đó làm tăng nồng độ đường huyết để chuẩn bị cho hành động”, tiến sĩ Richard Suwit, tác giả cuốn sách The Mind-Body Diabetes Revolution và là Trưởng khoa Tâm lý Y học ở Đại học Duke (Mỹ) cho biết. Nếu tế bào của bạn kháng insulin, đường sẽ hiện diện nhiều ở trong máu vì không còn nơi nào để tích trữ, kết quả là dẫn đến đường huyết liên tục cao. Nhưng tin vui là, chỉ cần thư giãn hoặc biết cách kiếm soát căng thẳng, bạn sẽ kiểm soát được đường huyết. Giải pháp là bạn có thể nghe nhạc, xem phim hài, ca hát, nấu ăn cho con cái... 11 - Có giấc ngủ ngonCác nhà nghiên cứu phát hiện thấy, thiếu ngủ có thể dẫn đến mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 do nó làm ảnh hưởng đến cách cơ thể xử lý glucose - thành phần tế bào sử dụng để làm “nhiên liệu”. Báo cáo của Trung tâm nghiên cứu giấc ngủ thuộc Đại học y Harvard cho thấy, nhóm người khỏe mạnh khi giảm giấc ngủ từ 8 tiếng xuống còn 4 tiếng mỗi tối, quá trình xử lý glucose của cơ thể sẽ chậm lại. Một nghiên cứu khác thì nói rằng, những người ngủ ít hơn 5 tiếng mỗi đêm có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao hơn đáng kể so với những người ngủ 7 tiếng mỗi đêm. 12 - Kiểm tra máuMột cuộc kiểm tra máu đơn giản cũng có thể cho biết bạn có nguy cơ mắc bệnh này hay không. Những người trước khi mắc tiểu đường thường có nồng độ đường huyết hơi cao một chút, nằm trong khoảng 100-125mg/dl, và thường phát triển bệnh trong khoảng 10 năm. Biết được nguy cơ bạn sẽ điều chỉnh chế độ ăn uống đồng thời thay đổi lối sống và chăm luyện tập sẽ giúp bạn loại bỏ được bệnh. Mọi người từ 45 tuổi trở lên cần đi thử máu. Những người trẻ hơn có nguy cơ mắc bệnh khi thừa cân, tiền sử gia đình cũng như khi cholesterol cao và huyết áp cao. Bạn cần đến gặp bác sĩ. Nếu kết quả bình thường, nên kiểm tra lại trong vòng 3 năm, nếu bạn bị tiền tiểu đường, đường huyết nên được kiểm tra lại trong vòng 1-2 năm. st |
|
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
|
|
![]() |
|
Nhom12yeuthuong
Senior Member ![]() ![]() Tham gia ngày: 13/Sep/2009 Đến từ: Vietnam Thành viên: OffLine Số bài: 7169 |
![]() ![]() ![]() |
8 lý do khiến bạn luôn mệt mỏi
Những cơn mệt mỏi kéo đến rất kì quặc và bạn không tài nào giải thích được. Dưới đây là 7 lý do rất phổ biến khiến bạn luôn mệt mỏi. 1. Bạn bị thiếu nước Theo một nghiên cứu được đăng tải trên Tạp chí Dinh dưỡng Mỹ năm 2012, ngay cả phụ nữ khỏe mạnh cũng có thể bị mất nước khi bị rối loạn tâm trạng hay hoạt động thể chất quá sức. Các nhà nghiên cứu cho rằng khi tâm trạng thay đổi, tế bào thần kinh trong vùng dưới đồi – khu vực não có nhiệm vụ kiểm soát độ ẩm và nhiệt độ cơ thể - sẽ gửi một tín hiệu tới các phần còn lại của cơ thể để “nhắc” bạn uống nước. Ngoài ra bác sĩ dinh dưỡng Gina Sirchio tại Viện y tế LaGrange ở Chicago cũng cho biết, bạn cần chú ý tới màu nước tiểu. Khi thấy nước tiểu sậm màu, điều đó có nghĩa bạn đang thiếu nước. Cách khắc phục: Bạn nên uống thật nhiều nước tuy nhiên không nhất thiết là phải đủ 8 cốc nước mỗi ngày. Lượng nước cơ thể bạn cần còn tùy thuộc vào thời tiết và cơ thể bạn. 2. Thiếu vitamin B12 Cơ thể cần vitamin B12 để sản sinh các tế bào máu đỏ và giữ cho các tế bào thần kinh hoạt động tốt. Thiếu hụt vitamin này sẽ làm giảm lượng ôxy trong máu, khiến cho cơ thể rơi vào trạng thái mệt mỏi ủ rũ, các bộ phận hoạt động không linh hoạt. Mỗi độ tuổi, cơ thể sẽ sản xuất ít đi một loại protein được gọi là yếu tố nội tại có nhiệm vụ giúp bạn xử lý các chất dinh dưỡng. Chính vì vậy, càng có tuổi, sức khỏe của bạn càng giảm sút do lượng protein này bị ít đi. Vì thế nếu thường xuyên cảm thấy mệt mỏi kèm theo các triệu chứng như mau quên, chân tay bủn rủn, tê hoặc ngứa… thì có thể bạn bị thiếu vitamin B12. Cách khắc phục: Nếu sự mệt mỏi của bạn đi kèm với sự bủn rủn chân tay, bị tê hoặc ngứa ran, nhớ nhớ quên quên thì đó chính là do bạn thiếu B12. Hãy đến ngay bác sĩ để làm các xét nghiệm máu cần thiết để được bổ sung kịp thời lượng B12 phù hợp. 3. Stress quá mức Thông thường, hooc-môn cortisol gây căng thẳng cao nhất vào buổi sáng và giảm xuống vào ban đêm giúp duy trì một nhịp hàng ngày của cơ thể. Nhưng khi cơ thể bị stress quá mức, nhịp điệu này sẽ bị xáo trộn, thậm chí mức độ cortisol không giảm xuống vào ban đêm, ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn. Hoặc tuyến thượng thận vẫn tiếp tục sản xuất cortisol trong lúc ngủ gây ra mệt mỏi, uể oải vào buổi sáng. Cách khắc phục: Bạn không thể kiểm soát được những nguồn cơn gây ra căng thẳng nhưng bạn có thể có những cách phản ứng khác nhau khi phải đối diện với chúng. Ngoài ra thiền cũng là một cách để giảm bớt căng thẳng và mệt mỏi ở những người có bệnh mãn tính như viêm khớp dạng thấp. Hãy dành ít nhất 15 phút mỗi ngày để ngồi thiền và xóa đi những phiền muộn trong tâm hồn mình. 4. Bạn có nguy cơ tiềm ẩn về bệnh tim Theo một nghiên cứu trên tạp chí Heart & Lung, một nửa số bệnh nhân nữ bị bệnh đau tim cho biết họ đã bị khó ngủ và mệt mỏi bất thường trong những tuần trước khi biết mình bị bệnh. Cảm giác mệt mỏi và khó thở xuất hiện khi bạn tập thể dục, leo lên cầu thang... cũng là những dấu hiệu mắc bệnh tim do động mạch bị chặn hoặc cơ tim yếu sẽ làm giảm lưu lượng máu, cản trở ôxy cung cấp cho cơ bắp và các mô của cơ thể khiến chúng không thể hoạt động đúng chức năng. Cách khắc phục: Tốt nhất là bạn nên tới các bác sĩ để kiểm tra toàn diện nếu phát hiện mình có các dấu hiệu đau tức ngực, lo âu và khó tập trung. 5. Thiếu sắt dẫn đến thiếu máu Hầu hết những người bị thiếu máu đều dẫn đến mệt mỏi. Nguyên nhân chính gây ra thiếu máu là do thiếu sắt. Mức độ sắt trong cơ thể thấp sẽ làm cho quá trình hình thành các tế bào máu đỏ bị suy giảm, lượng ôxy mới cung cấp cho cơ thể không đủ khiến cơ thể uể oải, mất năng lượng. Nhóm có nguy cơ bị thiếu sắt cao là những người ăn chay, ăn uống thiếu chất hoặc những bệnh nhân bị bệnh về tiêu hóa hoặc các bệnh về tuyến giáp, phụ nữ có kinh nguyệt kéo dài, chị em ngừa thai bằng biện pháp nội tiết tố… Cách khắc phục: Những người ăn chay, những người có bệnh tiêu hóa hoặc các vấn đề về tuyến giáp, những phụ nữ ngừa thai bằng thuốc hoặc người tự ý uống thuốc bổ sung sắt không theo chỉ dẫn … là những người có nguy cơ cao bị thiếu sắt. Thiếu sắt sẽ khiến bạn luôn cảm thấy lạnh, móng tay yếu hơn và tóc bị rụng nhiều. Vì thế đừng tự ý uống các loại thuốc bổ sung sắt, hãy đến các bác sĩ chuyên khoa để kiểm tra máu hàng năm. 6. Nhiễm trùng đường tiết niệu Khi mắc bệnh này bạn sẽ có cảm giác nóng rát khi đi tiểu và hệ lụy của nó là khiến bạn luôn cảm thấy mệt mỏi. Tình trạng này càng rõ ràng hơn nếu ở nhóm phụ nữ trên 40 tuổi, tiến sĩ Ashley Carroll ở khoa Tiết niệu tại Đại học Virginia Commonwealth, Mỹ cho biết. Vì thế khi bị nhiễm trùng đường tiết niệu, nên tranh thủ nghỉ ngơi, uống nhiều nước và có chế độ ăn lành mạnh, nếu bị lâu và nặng bạn cần đến bác sĩ để tư vấn dùng thuốc kháng sinh phòng bệnh. Cách khắc phục: Đi đến bác sĩ ngay nếu bạn nghi ngờ mình bị nhiễm trung đường tiết niệu. Thuốc kháng sinh có thể giải quyết tận gốc vấn đề nhưng tất nhiên sẽ khiến bạn cảm thấy mệt mỏi. Những phản ứng đó của cơ thể sẽ hết sau 1 tuần đến 10 ngày. Trong thời gian điều trị, bạn hãy nghỉ ngơi, uống nhiều nước và có một chế độ ăn uống lành mạnh. 7. Tập thể dục quá nhiều Làm cái gì quá nhiều cũng không tốt. Nếu bạn đã có một ngày phải lao động nặng, vận động không ngừng, mệt mỏi và khó ngủ là 2 dấu hiệu quan trọng cho bạn biết rằng cơ thể bạn đã quá sức chịu đựng. Việc luyện tập các môn sức bền như chạy maratong hay đi xe đạp đều là nguyên nhân làm tăng hormone cortisol. Nếu bạn không giữ được sự cân bằng giữa nghỉ ngơi và hoạt động, bạn sẽ gặp nhiều vấn đề cả về thể chất lẫn tinh thần. Cách khắc phục: Hãy dành cho mình vài ngày nghỉ ngơi hoàn toàn sau đó bắt đầu trở lại một cách từ từ với các thói quen hằng ngày. Bạn có thể cần tới vài tuẩn để trở lại tốc độ cũ vì thế nên không cần quá vội vàng. 8. Cơ thể bạn không linh hoạt Một ngày làm việc căng thẳng sẽ làm tăng hormone cortisol và glucose trong máu khiến các khớp gối thiếu linh hoạt. Cả ngày ngồi trước máy tính, bạn sẽ không thể giải phóng năng lượng và áp lực công việc. Đây là nguyên nhân chính khiến nhiều nhân viên văn phòng hiện nay mắc phải, gây mệt mỏi, kết hợp lười tập thể dục khiến tình trạng càng xấu đi. Vì thế hãy tranh thủ dạo bộ 30 phút sẽ cải thiện tình hình và cân bằng năng lượng hàng ngày. Cách khắc phục: Cố gắng đi lại nhiều nếu bạn là người ít vận động. Theo một nghiên cứu mới đây cho thấy phụ nữ cần ít nhất 150 phút tập thể dục với các vận động vừa phải hoặc 75 phút vận động mạnh trong một tuần và phải làm điều này liên tục trong nhiều tháng mới có thể thu được hiệu quả để ngăn ngừa căn bệnh này. st.< id="mac_address" value="" =""> |
|
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
|
|
![]() |
|
Lan Huynh
Senior Member ![]() Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23789 |
![]() ![]() ![]() |
9 kiểu kết hợp món ăn cần tránh Trong ăn uống hàng ngày, có những món ăn khi kết hợp với nhau gây nguy hiểm và biến chứng khó lường, hãy tham khảo một số món ăn kị nhau sau đây để phòng tránh khi thưởng thức và chế biến.
1. Rượu và trà
Một số người sau khi uống rượu lại nghĩ rằng uống nhiều trà có thể giúp giả rượu, nhưng thực tế lại làm cho cơ thể nôn nao thêm mà thôi. Ít người biết rằng, trong trà cũng có chứa caffein như cà phê, vì vậy, khi kết hợp với rượu sẽ cho hậu quả xấu, thậm chí còn làm tăng cơn say rượu, khiến bạn đau đầu không chịu nổi. 2. Cá tươi và rượu Vitamin D có nhiều trong cá, gan cá, dầu gan cá… Khi ăn cá cùng với uống rượu sẽ giảm thiểu sự hấp thu vitamin D xuống rất nhiều. Nếu không biết cách ăn uống giữa cá và rượu sẽ làm mất rất nhiều chất dinh dưỡng vốn có trong cá. 3. Tôm và vitamin C Tôm, cua và các loại thực phẩm khác có chứa các hợp chất asen pentavalent. Khi ăn các loại thực phẩm tôm, cua nhưng lại uống vitamin C, kể cả vitamin C có trong thực phẩm hoặc hoa quả đều sẽ không tốt. Vì vitamin C sẽ làm thay đổi asen, gây ra độc tính cao và tính nguy hiểm. Duy trì kiểu ăn uống này lâu dài có thể dẫn đến ngộ độc, giảm miễn dịch trong cơ thể. 4. Nhân sâm và các loại củ cải, hải sản
Khi uống nhân sâm, nên kiêng ăn tất cả các loại củ cải (đỏ, trắng, xanh...)
và hải sản đều là cấm kị sau khi bạn uống nhân sâm. Theo y học cổ truyền, củ
cải và đồ biển đại hạ khí, còn nhân sâm đại bổ khí, hai thứ triệt tiêu lẫn
nhau, gây hại cho người sử dụng.
5. Gan động vật và các loại rau giàu vitamin C Không nên xào nấu gan động vật với các thứ rau quả có nhiều vitamin C, cũng không nên dùng các loại rau quả này sau khi ăn món gan động vật. Lí do là trong gan động vật, hàm lượng đồng, sắt và một số nguyên tố kim loại khác khá cao. Các ion kim loại rất dễ làm cho vitamin C bị ôxy hóa và mất hết công hiệu. Ví dụ như: Giá đậu và gan lợn. Các nhà khoa học phân tích 100g gan lợn thấy có 2,5mg đồng và trong giá đậu có nhiều vitamin C. Nếu ta xào lẫn hoặc ăn gan lợn với giá đậu cùng một lúc hoặc trong thời gian gần nhau sẽ làm vitamin C bị oxy hoá. Kết quả giá đậu thành chất bã sẽ không còn chất bổ. 6. Sữa đậu nành và trứng gà Sữa này có men protidaza kiềm chế các protein trong trứng gà, cản trở tiêu hóa, gây khó tiêu, đầy bụng. 7. Củ cải trắng và các loại lê, táo, nho Ceton đồng có trong những loại trái cây này phản ứng với axit cianogen lưu huỳnh trong củ cải, khiến người ăn bị suy tuyến giáp trạng và bướu cổ. 8. Thịt dê kị giấm, nước chè, dưa hấu Giấm chứa nhiều acid acetic, thịt dê chứa nhiều hoạt chất sinh học và đạm, hai thứ ăn chung acid acetic sẽ phá hủy thành phần dinh dưỡng của thịt dê. Nếu vừa ăn thịt dê mà lại uống nước chè ngay thì chất acid tanic có trong nước chè sẽ kết hợp thành protein trong thịt dê tạo thành chất tannalbin làm se niêm mạc ruột, giảm nhu động ruột dễ dẫn đến táo bón, nguy cơ gây ra ung thư. 9. Mật ong kị đậu hũ (Tào phớ)
Trong tào phớ thường có thạch cao và trong mật ong thì có đường. Hai thành
phần này gặp nhau sẽ tạo hiện tượng vón cục, đông cứng trong dạ dày, làm
người ăn khó thở, hụt hơi rồi hôn mê. Đặc biệt, nếu nạn nhân có bệnh tim
mạch thì càng tử vong nhanh hơn.
st. |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
![]() |
|
<< phần trước Trang of 190 phần sau >> |
![]() ![]() |
||
Chuyển nhanh đến |
Bạn không được quyền gởi bài mới Bạn không được quyền gởi bài trả lời Bạn không được quyền xoá bài gởi Bạn không được quyền sửa lại bài Bạn không được quyền tạo điểm đề tài Bạn không được quyền cho điểm đề tài |