![]() |
![]() ![]() ![]() ![]() ![]() |
![]() ![]() |
Chuyện Linh Tinh | |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() ![]() |
<< phần trước Trang of 121 phần sau >> |
Người gởi | Nội dung | |
Lan Huynh
Senior Member ![]() Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23798 |
![]() ![]() ![]() |
|
Nếu xếp hạng các món ăn phổ biến nhất Sài Gòn thì ốc có lẽ là đề cử số một. Không chỉ len lỏi trong từng con hẻm nhỏ mà ngoài đường lớn vẫn không khó tìm ra một quán ốc để dừng chân. Nghêu, sò, ốc, hến tưởng chừng là món dân dã, ăn khi lỡ bữa cho vui lại tạo thành một nét văn hóa ẩm thực riêng của người Sài Gòn hiện nay. ....... ....... Quán ốc là từ gọi chung, bởi ở đó còn có nhiều loại hải sản khác. Rủ nhau đi ăn ốc cũng là để thưởng thức một thế giới nhuyễn thể thân mềm và giáp xác phong phú, từ nghêu, sò, ốc, hến, đến cua, ghẹ, mực, tôm, thậm chí cả trứng vịt lộn. Nếu món ốc miền Bắc phần nhiều được chế biến theo khuynh hướng cân bằng âm dương bằng cách hấp gừng, tần thuốc bắc, xào sả, lá chanh… như một món ăn chơi buổi chiều dân dã thì người Sài Gòn ăn ốc “hoành tráng” hơn. Có đủ cách chế biến để món ốc luôn hấp dẫn, từ hấp, luộc, xào, chiên, rang đến nướng, đút lò… với đủ thứ gia vị như tỏi, hành, tiêu, ớt, rau răm, sả, gừng, húng quế, phô mai, trứng cút, rau muống… Muốn ăn béo đã có ốc len xào dừa, ốc dừa xào bơ, sò điệp nướng phô mai. Ăn khô chọn ốc nướng mọi như ốc hương, ốc đỏ, ốc nhung, ốc bông, ốc tỏi hoặc càng ghẹ rang muối, ăn đến đỏ bừng miệng, bỏng lưỡi vì cay mà vẫn không muốn ngừng. Các món nướng mỡ hành như sò lông, sò điệp, chem chép, sò dương, sò lụa… thơm mùi hành lá xào qua mỡ luôn được các thực khách ưu tiên lựa chọn. Ăn để húp nước ốc xùm xụp thì chọn nghêu, ốc móng tay, chem chép, ốc bươu, ốc gạo hấp hay xào gừng sả. Món ốc đồng (nước ngọt) xem ra bị thất sủng hơn - điều rất khác biệt so với nhiều địa phương khác như Hà Nội, Huế - nhưng vẫn đủ cả hấp, xào lẫn nhồi thịt. Ai thích chua ngọt thì chọn món ốc, hột vịt lộn xào me, còn người ưa thưởng thức hương tỏi thơm lừng đã có các món ốc cháy tỏi. Riêng thực khách ghiền món đậm đà gia vị thì chọn ốc giác, ốc hương, ốc đỏ xào sa tế… ....
.... Trong cái đa dạng của cách chế biến còn có sự biến hóa vô chừng của người cầm xoong chảo. Chẳng hạn đĩa ốc xào tỏi luôn mềm thơm, vừa lẫy ốc vừa quệt mút nước xào mặn ngọt sền sệt, nhưng nếu là cháy tỏi, rang tỏi thì món ăn lại hấp dẫn ở lớp tỏi và muối được xóc đến khô rang, bám quanh thân ốc. Thế nên người ta mới có thú vui vừa ăn ốc, vừa ngậm vỏ để vân vê lớp tỏi muối ớt sần sùi mà quyến rũ kia. Ngay cả những thứ ngọt và béo như sữa tưởng chừng như khó lòng hợp rơ với ốc mà cũng khó yên bụng người ăn lại làm nên thương hiệu ốc Mắm Sữa (đường Bùi Hữu Nghĩa, Bình Thạnh). Nước chấm được pha từ sữa, nước tỏi ép, mắm và ớt dầm, đủ vị mặn, ngọt, chua, cay. Vượt qua cảm giác ngần ngại ban đầu, thực khách sẽ rất dễ ghiền. Món gì ở quán này cũng có thể chấm với mắm sữa, từ sò điệp chiên trứng cút, sò điệp phô mai đến các món ốc xào tỏi, rang me. Lạ lùng là vị thơm ngọt của sữa tưởng chừng đối chọi với ốc (món lạnh) lại khiến cho thịt ốc trở nên béo ngọt lạ thường, tạo mùi vị rất riêng.
.......... ..... Người Sài Gòn đôi lúc không xem ốc như món quà vặt, ăn chơi mà có thể ăn thay cho cơm trưa, cơm chiều. Kéo nhau vào quán ốc, ít khi ai gọi một hai đĩa, ăn nhanh rồi về. Ít nhất thì cũng phải “khám phá” gần hết thực đơn, hoặc thậm chí là sáng tác thêm những món mới do chính mình nghĩ ra, sau đó mua thêm ổ bánh mì quệt nước xốt ốc để bổ sung tinh bột. Dân Sài Gòn có thể rủ nhau đi ăn ốc từ đầu sáng hoặc vào buổi trưa, bởi còn có không ít quán ốc thành danh nhờ bán “nghịch giờ” như thế. Đơn cử như ốc Đào (hẻm 212 Nguyễn Trãi, quận 1). Khách hàng chủ yếu của quán đa phần là giới văn phòng, quần áo chỉn chu thế mà trưa vẫn chen chúc vào quán ngồi hút ốc thay cơm ngon lành. Nhìn dàn xe đến quán toàn hiệu sang như SH, @, Dylan và thậm chí ngồi xe hơi riêng, hay taxi đi ăn ốc mới thấy sức quyến rũ ngọt ngào của nơi này. Quán ốc Đào nổi danh với những món ốc cay như ốc hương rang muối ớt, cay xé lưỡi mà khách vẫn bốc không ngừng tay, hoặc món ốc dừa bơ cay, hấp dẫn bởi nước bơ vừa cay vừa béo, rất kích thích vị giác. Ngay cả những món chua - mặn truyền thống như nghêu hấp sả, ghẹ rang me… cũng dễ thèm hơn nhờ chút vị cay đặc trưng của hương vị ốc kiểu Đào. Sang giàu hay nghèo khó, nhưng bước vào quán ốc thì mọi người đều bình đẳng như nhau. Không hiếm để bắt gặp hình ảnh những ca sĩ, diễn viên, nhân vật nổi tiếng cũng tìm một góc trong quán ốc để lẫy ốc say sưa. Danh sách những quán ốc bình dân mà nổi tiếng ở Sài Gòn không hiếm, giá ốc cũng vô chừng. Nơi bình dân thì 15-20 ngàn đồng một dĩa. Các quán ốc có tiếng thì giá từ 30-40 ngàn đồng. Mỗi quán đều có sở trường riêng, chẳng hạn ăn ốc bươu xào tiêu, nghêu hấp tiêu sả thì đến quán ốc Nguyễn Thị Minh Khai (đối diện Bệnh viện Từ Dũ, quận 1), quán ốc góc đường Kỳ Đồng - Trương Định (quận 3) nổi danh với nước chấm sền sệt với vị cay nồng thơm mùi nước mắm tinh khiết, lại có hậu ngọt và một chút chua từ chanh càng thêm dậy mùi. Ốc Như (ngã tư Điện Biên Phủ - Nguyễn Thiện Thuật, quận 3) ngon nhờ khẩu vị ngọt và béo, ốc Vân chợ Bến Thành giá cao thuộc hàng top nhưng lúc nào cũng đắt khách nhờ chất lượng thuộc… hàng tuyển, luôn tươi rói và ngon lành. Nổi danh còn có ốc Gái (6B6 Hùng Vương, quận 10), Phúc Ốc (27 Tú Xương, quận 1), ốc Hương Phát (93 Bùi Hữu Nghĩa, quận 5), quán 174 (174 Nguyễn Thiện Thuật, quận 3), Quý Thành (293 Nguyễn Tri Phương, quận 10), ốc dốc cầu Văn Thánh (quận Bình Thạnh), ốc hồ bơi Cộng Hòa (quận Tân Bình), ốc Bảo (16/47 Nguyễn Thiện Thuật, quận 3)... Ngoài ra còn có không ít những phố ốc, xóm ốc như phố ốc Nguyễn Thiện Thuật (quận 3), hẻm ốc Trần Hưng Đạo (quận 1), xóm ốc Sinh viên (Phan Văn Hân, quận Bình Thạnh), ốc Xóm Chiếu (quận 4), xóm ốc Cao Thắng (quận 3), làng ốc bờ kè kéo dài suốt từ đường Đinh Tiên Hoàng đến tận Trương Định, Nam Kỳ Khởi Nghĩa, đâu đâu cũng thấy quán ốc bành trướng. Và vì cái sự phong phú và đặc sắc ấy, sẽ chẳng ai có lý do gì để không hồ hởi gật đầu mỗi khi có lời mời rủ đi ăn ốc, để thưởng thức một nét văn hóa ẩm thực bình dân mà độc đáo của đất Sài Gòn…+ DNSGCT.
P/s: Quán mới.
.... Ốc Việt 212/ 2B Nguyễn Trãi, hẽm lớn sát bên rạp Galaxy.
Với ý tưởng mang món dân dã vào nhà hàng, ốc Việt an điềm tọa lạc trong ngõ vắng yên tĩnh giữa trung tâm thành phố, giữa không gian nhiều cây xanh mát mẻ. Không có sự bát nháo và dơ dơ thường thấy như ở nhiều quán ốc Sài Gòn. Chủ quán chăm chút đến từng chi tiết nhỏ, như kim băng lể ốc với đầu kim là những con thú nhỏ màu sắc ngộ nghĩnh đựng trong bao giấy cẩn thận, đĩa gỏi xoài chua chua ngọt ngọt để dành cho khách nhấm nháp đưa cay khi chờ đợi các món ốc, ly trà gừng thơm lừng để giúp khách ấm bụng khi các món ốc đều thuộc tính hàn... .............
Ốc Việt chỗ ngồi đẹp, khung cảnh trữ tình, giá hơi méc.
Mấy món ốc nhìn ngon quá trời, nhưng tui thích ngồi ăn trong quán sạch sẽ hơn, chứ hông có thích ngồi lề đường bụi bặm tí nào. Cứ đọc mấy cái phóng sự về vệ sinh an toàn thực phẩm mà cứ rợn hết cả người. Tốt nhất là cứ vào nhà hàng mà ăn vì nhà hàng thì phải có giấy vệ sinh an toàn thực phẩm nên thà mắc hơn một tí mà mua cái sự an tâm. Haizzz, nhìn mấy đĩa ốc mà thèm nhỏ dãi ..... Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 18/Nov/2010 lúc 4:29pm |
||
![]() |
||
ranvuive
Senior Member ![]() ![]() Tham gia ngày: 02/May/2009 Đến từ: Vietnam Thành viên: OffLine Số bài: 1151 |
![]() ![]() ![]() |
|
NẾP NGHĨ VÀ LỐI SỐNG CỔ TRUYỀN CỦA CƯ DÂN HAI MIỀN NAM - BẮC
Châu thổ sông Hồng và đồng bằng Nam Bộ là hai vùng văn hóa tiêu biểu của văn hóa Việt Nam.
- Châu thổ sông Hồng là đồng bằng lớn nhất, nơi tập trung dân cư mà chủ yếu là người Việt, trình độ phát triển kinh tế, xã hội cao so với các vùng khác của Việt Nam. Nơi đây được coi là đất gốc, quê hương của dân tộc Việt, văn hóa Việt. - Đồng bằng Nam Bộ được coi là đất mới, nơi vươn xa của cộng đồng người Việt trong quá trình phát triển. Nhiều nhân tố để tác động và tạo nên sự thống nhất trong đa dạng của các vùng văn hóa ở Việt Nam. 1. Về môi trường tự nhiên: - Bắc Bộ chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, hàng năm có 4 mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông. Châu thổ đã được khai thác từ lâu đời, mật độ dân cư cao, vừa "xa rừng" vừa "nhạt biển". - Nam Bộ là đồng bằng "trẻ", mới được khai thác, khí hậu nhiệt đới với hai mùa: Mưa và nắng nóng, mật độ dân cư thấp, chịu nhiều ảnh hưởng của biển và thuỷ triều. 2. Về yếu tố lịch sử: - Bắc Bộ là đất gốc, có lịch sử lâu đời gắn với sự hình thành và phát triển của dân tộc Việt, của nhà nước Việt Nam, ý thức lịch sử của cư dân rất sâu đậm. - Nam Bộ là vùng đất mới khai thác của người Việt (từ thế kỉ XVI) trong quá trình "Nam tiến". 3. Về cư dân: - Châu thổ Bắc Bộ là vùng đất sinh tụ chủ yếu của người Việt, chỉ nơi trung du hay bán sơn địa mới pha tạp một phần nhỏ cư dân dân tộc Mường, do vậy yếu tố tộc người khá thuần nhất. Là nơi có mật độ cư dân cao nhất của Việt Nam. - Nam Bộ là nơi chung sống giữa người Việt (là chủ yếu) với người Hoa, Khơ me và Chăm. Do vậy, quá trình giao lưu, hòa hợp về nhân chủng và văn hóa diễn ra phức tạp hơn. Mật độ cư dân nhiều nơi ở Nam Bộ còn thấp, đất rộng, trù phú. 4. Về giao lưu với bên ngoài: - Châu thổ Bắc Bộ là nơi sớm có giao lưu đặc biệt sâu đậm với Đông Á, mà tiêu biểu là Trung Quốc. Sau này là Pháp, Nga là rất đáng kể. - Nam Bộ là ngã ba của các luồng giao lưu với các nền văn hóa cổ ở vùng hải đảo Đông Nam Á. Ảnh hưởng sâu đậm của văn hóa Ấn Độ, các giao lưu với Căm Pu Chia, Thái Lan, Malaixia và Inđônêxia. Đồng thời ảnh hưởng của văn hóa Pháp, Mỹ. Những sắc thái thích ứng với môi trường của cư dân hai miền:
=> Cư dân hai miền về cơ bản là cư dân canh tác nông nghiệp, trồng lúa, hoa màu, nhưng: - Cư dân châu thổ Bắc Bộ canh tác lâu đời trên mảnh đất cổ, do sức ép dân số, thiếu lương thực, nên họ sớm đi vào thâm canh, đắp đê ngăn lũ, lấn biển và Nam tiến để mở rộng diện tích. Sau lưng họ là "rừng thiêng nước độc", phía trước mặt là "biển cả bao la", dù họ là cư dân miền núi tiến xuống, nhưng chất "thuần nông", "xa rừng, nhạt biển" được biểu hiện rõ nét. - Cư dân Nam Bộ sống trong điều kiện đất rộng người thưa, tài nguyên phong phú, quảng canh là chính, nên họ làm ruộng theo kiểu "cầu may", bởi họ còn nhiều nguồn lợi khác về tôm, cá, chim chóc, thú rừng... nên có câu "làm chơi ăn thật". Sông nước là môi trường chung cho cả hai miền, nhưng sông nước, kênh rạch Nam Bộ điển hình hơn. Do ảnh hưởng của mùa nước, nên quy định luôn nhịp điệu làm ăn của cư dân Nam Bộ cùng với phương tiện đi lại bằng thuyền, ghe. Rừng tràm, rừng ngập mặn, đầm lầy có mặt hầu hết mọi nơi, nên chất rừng, chất biển của cư dân Nam Bộ là điển hình. => Tâm lý sản xuất của cư dân Bắc Bộ có xu hướng "hướng nội" nhiều hơn: Ta về ta tắm ao ta Dù trong dù đục, ao nhà vẫn hơn -----> Đa số là tự cung, tự cấp. Lúa mùa này giữ lại đến mùa sau, thừa mới đem bán để chi tiêu. => Trái lại, cư dân Nam Bộ có xu hướng "hướng ngoại", họ không "co cụm" trong cái vỏ làng xã, gia đình như Bắc Bộ. Họ chỉ giữ lại thóc gạo đủ ăn, còn đem bán kiếm lãi, nếu thiếu gạo thì mua, theo kiểu "gạo chợ nước sông". -----> Họ năng động, cởi mở, nhạy bén với thị trường, có thể thay đổi hướng, đối tượng kinh doanh, miễn sao đáp ứng nhu cầu thị trường và có thu lợi. Quan hệ xã hội: Người dân Việt Nam đều có chung cơ cấu Gia đình - Làng - Nước. Tuy nhiên, ở Bắc Bộ, yếu tố này sâu đậm hơn, nhất là dấu ấn quê hương, đất đai, mồ mả tổ tiên, đình làng, cây đa, bến nước nơi con người gắn bó với cộng đồng nơi cư trú. Nên, cố kết cộng đồng cao, chi phối cách tổ chức làng xã theo kiểu mặt tập: Các gia đình ở sát cạnh nhau, làng có hàng tre bao bọc, có cổng làng, có lễ hội, có nơi vui chơi cộng đồng... vừa "một giọt máu đào hơn ao nước lã" vừa "bán anh em xa mua láng giềng gần" khiến con người gắn bó chặt chẽ với nhau, khó lòng dứt bỏ ra đi. Cư dân Nam Bộ chủ yếu là những người dân ly tán, xuất phát điểm là những người rời bỏ quê hương từ miền Bắc, từ miền Trung vào Nam để sinh cơ lập nghiệp. Nên họ là những "con người tứ xứ". Vào đến nơi, họ khai phá theo kiểu "tiền viên hậu điền" (trước có nhà, sau có ruộng), miễn sao có đất canh tác, chứ không cư trú mặt tập như ngoài Bắc. Làng ấp Nam Bộ không có ruộng công mà chỉ có ruộng tư, đình là nơi thờ Thành Hoàng, nhưng lễ nghi không chặt chẽ, làng không có rào tre, không có cổng làng ngăn cách... quan hệ bạn bè, bạn hữu dựa trên sự tương hợp về thân phận, tính cách, sở thịch rất bền chặt và điển hình. Ăn, mặc, ở, đi lại:
Hai miền cùng mặc kiểu gần giống nhau: Áo cánh (miền Bắc), áo bà ba (miền Nam). Tuy nhiên, ngoài Bắc chọn màu nâu, Nam Bộ chọn màu đen. Phụ nữ Bắc Bộ vấn khăn, trùm khăn mỏ quạ, phụ nữ Nam Bộ thì chải tóc, búi tóc sau gáy và quấn khăn rằn (tiếp thu từ người Khơ Me). Nhà cửa của người Việt ở Nam Bộ và Bắc Bộ đều nhà trệt. Nhưng, nhà Nam Bộ có cấu trúc "hai gian ba chái", đa số xây cất sơ xài, tạm bợ, bằng tre, nứa, phên vách, lợp lá dừa và họ ít chú ý đến xây dựng, mua sắm, mặc... mà chủ yếu dồn vào việc chi tiêu ăn uống. Nhà cửa của người Việt ở Bắc Bộ thường kiên cố, quy củ theo khuôn viên, thường "5 gian", 2 gian đầu hồi là buồng ngủ của vợ chồng và để đồ, còn 3 gian giữa là nơi thờ cúng, sinh hoạt chung. Tâm lý của họ là lo củng cố nhà cửa "thứ nhất làm nhà..." và "an cư mới lập nghiệp". Các món ăn khác nhau rõ rệt: Ở Bắc Bộ từ lâu, việc ăn đã thành nghi thức: Ăn cưới, ăn khao, tiếp khách, ăn cỗ... tính chất giao tiếp thể hiện rõ trong ăn uống (ăn trông nồi, ngồi trông hướng, lời chào cao hơn mâm cỗ, sống về mồ mả chứ không vì cả bát cơm, miếng ăn là miếng nhục...). Nam Bộ thì không cầu kì, tỉ mỉ, không đi vào thưởng thức tinh tế của lối sống, cách ăn theo kiểu người Huế hay người Bắc Bộ. Họ thiên về dư dật, phong phú, ít chú ý đến cách nấu, cách bày, tới mĩ cảm trong ăn uống. Người Nam Bộ ăn nhiều, ăn no, ăn thoải mái. Trong khi ăn, họ quan tâm đến quan hệ con người với con người, chứ ít chú ý đến thiên nhiên, cảnh đẹp... nơi ăn, uống như Huế... Người Nam Bộ ưa ăn hàng quán, người Huế và người Bắc Bộ ưa ăn cùng gia đình, trong khung cảnh gia đình, do kinh tế phát triển và nhân tố đó góp phần tạo nên sắc thái riêng trong giao tiếp ăn uống của người Việt ở Nam Bộ. Về đời sống tinh thần, tính cách và tâm lý: - Nếu người Việt ở Bắc Bộ chịu ảnh hưởng của Nho giáo, những lề thói, khuôn phép, những phân biệt thứ bậc, tôn ti trong gia tộc và ngoài làng xã khá nặng nề, thì người Việt ở Nam Bộ điều này phần nào bớt phiền toái và nhẹ nhàng hơn. Ở đó, ảnh hưởng của Nho giáo trong đời sống tinh thần thường thể hiện trong giáo dục, quan hệ thầy trò, nề nếp gia phong... - Người Việt ở Bắc Bộ rất hiếu học với ước vọng đổi đời nên nảy sinh tâm lý yêu kính người có học và ưa sống nội tâm. - Người Việt ở Nam Bộ ít có ước vọng đổi đời bằng chữ nghĩa, họ không ưa trầm tư, suy ngẫm mà sống cởi mở, chan hòa, ưa hành động hơn là nghĩ ngợi. Ở họ, thứ phương tiện giao tiếp chính là nói và truyền miệng: Nói vè, nói thơ, nói tuồng, ca cải lương... nên người dân Nam Bộ rất ưa ca hát, thích ca hát. - Do hoàn cảnh lịch sử, điều kiện tự nhiên nên người dân Bắc Bộ cần cù, vượt khó, tính cố kết cộng đồng cao, tuy nhiên giữa cá nhân với cá nhân thì thường "bon chen, kèn cựa", bình quân, đồng loạt, cào bằng... hay suy tư, nội tâm và ít bộc lộ nên đời sống ít sôi nổi, nên khó khăn trong tiếp thu cái mới. - Người Việt ở Nam Bộ thì ý thức cộng đồng, từ gia tộc đến làng xã có phần suy kém hơn, ở họ sớm khẳng định cá nhân và cá tính. Họ chú ý đến bản thân nhiều hơn là chú ý đến người khác, nên ít bon chen, ít quan tâm đến dư luận. Họ ưa mạo hiểm, thích phiêu bạt nay đây mai đó, coi nghĩa khí làm đầu, thích kết bạn huynh đệ với những người có nghĩa khí, hào hiệp, trọng nghĩa khinh tiền tài. Mến khách, sẵn sàng nhường áo xẻ cơm khi quý trọng, thông cảm. Họ cư xử chan hòa, dễ kết thân, hòa đồng, không sỹ diện, trung thực, thẳng thắn, ít rào đón, vòng vo, thích kết thân với bạn bè chè chén, ăn chơi xả láng, ồn ào. Sẵn sàng tiếp nhận cái mới, nhạy cảm với cái mới nhất là việc làm ăn và vui chơi giải trí... |
||
![]() |
||
![]() |
||
Nhom12yeuthuong
Senior Member ![]() ![]() Tham gia ngày: 13/Sep/2009 Đến từ: Vietnam Thành viên: OffLine Số bài: 7169 |
![]() ![]() ![]() |
|
Miền Trung: Âm ỉ nỗi đau sau lũ lịch sử06.48am 26-11-2010
|
||
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
|
||
![]() |
||
Lan Huynh
Senior Member ![]() Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23798 |
![]() ![]() ![]() |
|
![]() |
||
ranvuive
Senior Member ![]() ![]() Tham gia ngày: 02/May/2009 Đến từ: Vietnam Thành viên: OffLine Số bài: 1151 |
![]() ![]() ![]() |
|
Văn hoá trong tên gọi của người Việt
|
||
![]() |
||
![]() |
||
Lan Huynh
Senior Member ![]() Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23798 |
![]() ![]() ![]() |
|
BÀ ĐẦM GIÀ VÀ ANH VIỆT NAM ![]() Hôm đó, trên đường về nhà, tôi gặp một người đàn ông Pháp cỡ bốn mươi tuổi ăn mặc đàng hoàng, kè theo hỏi: - Xin lỗi ! Ông là người Tàu hay người Việt Nam ? Tôi dừng lại, ngạc nhiên, trả lời: - Tôi là người Việt Nam. Ông ta mừng rỡ: - Vậy, có phải trưa hôm qua, ông đã đỡ một bà cụ té ở chỗ này không ? Tôi càng ngạc nhiên thêm: - Không! Tôi không có đỡ ai hết! Tôi trả lời mà nghĩ đến mấy chuyện ra tay cứu người rồi mang vạ vào thân vì sau đó nạn nhân quay lại thưa người cứu mình đã lấy tiền lấy đồ … v v … Có lẽ đoán được ý nghĩ của tôi nên ông ta mỉm cười ôn tổn nói ; - Ông yên tâm ! Không có chuyện gì rắc rối hết. Tôi chỉ muốn tìm người Việt Nam đã đỡ mẹ tôi thôi. Bà cụ đó là mẹ của tôi, thưa ông. - Vậy à ! Nhưng mà tôi nói thật : hôm qua, vào giờ này tôi có đi qua đây, không thấy ai té hết. Mà… bà cụ có sao không ? - Cám ơn ông, Mẹ tôi không có sao hết. Rồi, không đợi tôi hỏi, ông kể lại những gì mà mẹ ông đã kể cho ông nghe… Hôm qua, bà cụ đi thăm một bà bạn. Bà đi qua lối này để về nhà. Đây là ngõ đi tắt duy nhứt dẫn qua khu nhà bà ở. Khi đến khoảng đất trống có bốn trụ đèn đường, bà trợt chân té. Lúc đó, cũng có mấy người hấp tấp qua lại, họ quay đầu nhìn nhưng rồi bỏ đi luôn. Một người đàn ông Á đông, đã đi qua rồi, thấy vậy chạy trở lại đỡ bà đứng lên, lượm cái xắc da mang chéo vào người bà, ân cần hỏi bà có sao không ? Bà bước thử vài bước, nói không sao, rồi kể rằng già rồi, đi thì được, chỉ có ngồi xuống đứng lên mới là khó. Ông ta tỏ vẻ ái ngại, bước lại cập tay bà nói để dìu bà về. Hai người đi như vậy một lúc, bỗng bà hỏi ông người Tàu hả, ông trả lời rằng mình là người Việt Nam. Mắt bà sáng lên, bà nói bà có bà bạn năm nào cũng đi du lịch Việt Nam vào dịp đầu năm, bả nói xứ ông đẹp lắm rẻ lắm, dân chúng hiếu khách dễ thương … Đến một đoạn đường ngắn, bà cụ bỏ tay ông Việt Nam, bước một mình vừa đi vừa nói tôi đi được ông khỏi lo, tôi ở đường Colette gần đây, còn ông, ông ở đâu ? Ông đó nói tôi ở khu xa hơn, phía bên kia trường học, ngày nào cũng đi và về bằng ngã này. Bà cụ đi một đỗi nhìn lại thấy ông Việt Nam còn đứng nhìn theo coi bà cụ có thật sự đi một mình được không ! Tối đó, bà kể chuyện cho người con nghe, rồi sực nhớ ra, bà nói: “Chúa ơi ! Tao quên nói cám ơn ông ta !”. Vậy là bà cụ bắt người con hôm sau ra lối đi tắt chận hỏi từng người Á đông để tìm ngưởi Việt Nam đã đỡ bà chỗ “khoảng trống có bốn trụ đèn”, tìm để chỉ nói lời cám ơn mà bà đã quên nói hôm qua ! Kể xong, ông nắm tay tôi siết nhẹ. Rồi ông nhìn tôi, mắt đầy thiện cảm, nói: “Cám ơn !”. Tôi bước đi, lòng lâng lâng hãnh diện, mặc dầu tôi biết rằng lời cám ơn đó không phải cho tôi mà là cho chung hai chữ “Việt Nam” … Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 04/Dec/2010 lúc 6:42am |
||
![]() |
||
lo cong
Senior Member ![]() Tham gia ngày: 30/Oct/2007 Đến từ: Canada Thành viên: OffLine Số bài: 2596 |
![]() ![]() ![]() |
|
Bài nầy hay quá LanH ơi.
Tôi cũng vừa từ vùng ngoại ô Paris về. Thấy cảnh tuyết trắng ở Paris, đường sá trơn trợt, người đi bộ dễ bị té, nên hình dung ra được cảnh nầy. Nhưng tôi không gặp bà Đầm già nầy.
Chỉnh sửa lại bởi lo cong - 04/Dec/2010 lúc 3:58pm |
||
Lộ Công Mười Lăm
|
||
![]() |
||
Lan Huynh
Senior Member ![]() Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23798 |
![]() ![]() ![]() |
|
CHUYỆN TRƯỚC CỔNG CHÙA BÀ
![]() Năm 2006, vợ tôi về Việt Nam lo ma chay cho má tôi. Sau đó, bả được mấy đứa cháu chở đi Châu Đốc viếng Chùa Bà. Cúng vái xong, ra đến cổng chùa thì có một đám bé gái độ mười hai mười ba tuổi bu lại chen lấn nhau xin tiền. Một đứa đứng gần vợ tôi, có vẻ lanh lợi nhứt, xè tay nói một hơi có ca có kệ: “Ngoại ơi ngoại! Ngoại cho con 5000 đồng, con cầu nguyện Bà cho con gái ngoại lấy được chồng Đài Loan! Ngoại ơi ngoại! Ngoại cho con 5000 đồng, con ... ” Trên đường về, vợ tôi miên man suy nghĩ về mấy đứa nhỏ đó: không có tiền để đi học, còn quá nhỏ để có một cái nghề, và chắc nhiều đứa - rất nhiều đứa - chỉ ước ao lấy được chồng Đài Loan khi mình lớn lên một chút ! Rồi vợ tôi thở dài ... Nghe kể mà tôi thấy thương quê hương tôi vô cùng. Trước đây, dù có nghèo đi mấy cũng chưa bao giờ tệ đến như vậy! Viết lại chuyện này mà tôi nghe rát từ đáy lòng rát lên khóe mắt ... Tiểu Tử Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 05/Dec/2010 lúc 9:56am |
||
![]() |
||
Nhom12yeuthuong
Senior Member ![]() ![]() Tham gia ngày: 13/Sep/2009 Đến từ: Vietnam Thành viên: OffLine Số bài: 7169 |
![]() ![]() ![]() |
|
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
|
||
![]() |
||
ranvuive
Senior Member ![]() ![]() Tham gia ngày: 02/May/2009 Đến từ: Vietnam Thành viên: OffLine Số bài: 1151 |
![]() ![]() ![]() |
|
Tục nhuộm răng đen và quan niệm xưa về cái đẹp.
Tục nhuộm răng của người Việt có từ hàng nghìn năm trước, một phụ nữ đẹp trong quan niệm của người Việt xưa là phải có "răng láng hạt huyền". Việc nhuộm răng rất phức tạp và có những thứ thuốc gia truyền được giữ bí mật. Hình ảnh quả dưa hấu bổ đôi đã thành biểu tượng của người đẹp má đỏ hồng, răng đen tuyền. Nó đã đi vào câu ca dao quen thuộc: Lấy chồng cho đáng tấm chồng, Bõ công trang điểm má hồng răng đen. Hay: Một thương tóc bỏ đuôi gà, Hai thương ăn nói mặn mà có duyên, Ba thương má lúm đồng tiền, Bốn thương răng láng hạt huyền kém thua. "Những cô hàng xén răng đen cười như mùa thu tỏa nắng" trong thơ Hoàng Cầm là nét đẹp của người con gái Kinh Bắc, cũng là nét đẹp của người Việt xưa. Ca dao có câu: Răng đen ai nhuộm cho mình Cho duyên mình đẹp, cho tình anh say. Thường thì trai gái khoảng 10 tuổi khi đã thay răng sữa là có thể nhuộm răng. Việc nhuộm răng phải tuân theo từng bước sao cho răng đạt mầu đen bóng. Đầu tiên vắt nước chanh vào cánh kiến đã được tán nhỏ, rồi ngâm kín trong vòng bảy ngày. Khi cánh kiến đã tan, lấy chất bền bệt ấy bôi lên hai mảnh lá dừa hoặc lá cau rồi ấp vào răng. Động tác này phải làm buổi tối, trước khi đi ngủ, sau khi đã xỉa răng, cọ răng sạch sẽ. Trong khoảng dăm hôm, khi ăn phải tránh nhai để mầu nhuộm khỏi phai. Khi thấy răng có mầu đỏ già, mầu cánh kiến thì bôi thuốc đen. Thuốc răng đen được pha trộn bởi phèn đen và cánh kiến, bôi một, hai miếng là đen kịt. Sau cùng lấy sọ dừa đốt cho chảy nhựa rồi phết nhựa vào răng. Động tác cuối cùng này gọi là giết răng, làm cho mầu đen đã nhuộm khó phai. Thời gian qua đi, ăn uống nóng lạnh, chua cay làm mầu đen của răng nhạt dần. Với đàn ông chỉ phải nhuộm một, hai lần. Còn phụ nữ mỗi năm lại nhuộm một lần. Nhuộm tới lúc 30 tuổi mới thôi. Năm quan mua lấy miệng cười Mười quan chẳng tiếc tiếc người răng đen. Răng đen đi liền với má lúm đồng tiền, tóc bỏ đuôi gà, áo dài tứ thân, khăn mỏ quạ. Răng đen cũng đi liền với miếng trầu. Ăn trầu càng làm cho răng đen thêm óng. Miếng cau khô xé nhỏ, cọ răng thêm sạch, mầu đen thêm bền. Để có một hàm răng đen bóng phải trải qua một quá trình phức tạp. Người bình dân thường nhuộm theo phương pháp đơn giản, rẻ tiền. Nhưng giới quý tộc quan lại thì nhuộm theo những phương pháp thuốc gia truyền có khi được giữ bí mật. Vì vậy ở Huế, nơi tập trung vua và các ông hoàng bà chúa cùng các quan lại, còn lưu giữ được nhiều công thức chế thuốc nhuộm răng, cũng như các thứ thuốc để duy trì mầu đen bóng của răng. Ở nông thôn xưa, thường có người làm nghề nhuộm răng đi từ làng này sang làng khác, gọi là "thầy nhuộm răng". Ở Huế lại có các "bà thầy" để nhuộm răng cho các bà mệnh phụ. Người đó mang theo các thứ thuốc, còn đồ nghề thì rất đơn giản có thể tìm tại chỗ, đó là tre để chẻ tăm và lá cây để phết thuốc lên. Huế nổi tiếng vì có những phương thuốc gia truyền, nên thuốc ở đây được bán ra khắp miền Bắc. Theo truyền thuyết, tục nhuộm răng đen ở người Việt có từ thời cổ đại xa xôi, đi cùng với tục xăm mình và ăn trầu. Trải qua một nghìn năm đô hộ của Trung Hoa, mặc dầu kẻ thống trị bắt người Việt ăn mặc theo phong tục phương Bắc, người Việt vẫn không chịu từ bỏ những tập tục xưa, coi việc nhuộm răng đen là yếu tố văn hóa để phân biệt với các tộc người khác. Đến cuối thế kỷ trước, khi tiếp xúc với người Pháp, mặc dầu bị đô hộ, nhưng người Việt Nam vẫn không từ bỏ niềm tự hào về hàm răng đen của mình. Tuy nhiên, sang đến thế kỷ 20, nhất là từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất, Việt Nam đã bước vào một thời kỳ biến đổi xã hội sâu sắc. Vào đầu những năm của thế kỷ này, nhiều phụ nữ đã cạo hàm răng đen được nhuộm từ năm lên 15, để trở thành người phụ nữ mới, tham gia vào cuộc cải cách xã hội, với các phong trào đòi nữ quyền, giải phóng đất nước. Hàm răng đen đã bị đẩy lùi vào dĩ vãng, nhưng ở nông thôn có nơi nó vẫn được duy trì. Tạo hóa làm nên cái đẹp cho muôn loài. Nhưng chính con người mới đặt ra những quan niệm, những chuẩn mực về cái đẹp. Chỉ có sự tiến triển của xã hội, của nền văn minh sẽ từ từ làm biến đổi tất cả. Cái tốt, cái đẹp sẽ thắng thế, dẫu chỉ là chuyện cái răng, cái tóc của con người. |
||
![]() |
||
<< phần trước Trang of 121 phần sau >> |
![]() ![]() |
||
Chuyển nhanh đến |
Bạn không được quyền gởi bài mới Bạn không được quyền gởi bài trả lời Bạn không được quyền xoá bài gởi Bạn không được quyền sửa lại bài Bạn không được quyền tạo điểm đề tài Bạn không được quyền cho điểm đề tài |