Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Tâm Tình
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Đời Sống - Xã Hội :Tâm Tình  
Message Icon Chủ đề: MƯỜI ĐIỀU RĂN NGƯỜI GIÀ Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 72 phần sau >>
Người gởi Nội dung
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23809
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 04/May/2020 lúc 8:35am

8 Dấu Hiệu Rõ Nhất Cho Thấy Cơ Thể Đang Dần Lão Hóa

(Ảnh: Shutterstock)

Bạn có biết những dấu hiệu nhận diện cơ thể lão hóa? Nếu bạn quan sát thấy cơ thể có những thay đổi này thì hãy chú ý: dung mạo hốc hác hơn, đi bộ cũng thở dốc, nhấc vật nặng khó khăn, mắc đi vệ sinh nhiều lần vào ban đêm…


1. Thị lực mờ, nước mắt giảm

Nhìn chung, cơ thể người sau tuổi 40 thì các mô mắt bắt đầu lão hóa, có thể xuất hiện các triệu trứng như đục thủy tinh thể, thoái hóa điểm vàng, làm thị lực suy giảm. Ngày nay, do tác động của việc sử dụng thời gian dài máy vi tính, điện thoại di động… khiến tình trạng lão hóa mắt có thể trầm trọng hơn và sớm hơn, nhiều người thậm chí chỉ khoảng 30 tuổi nhưng đã xuất hiện hội chứng khô mắt và khó chịu.
Nếu bạn thấy bản thân có các triệu trứng như tầm nhìn mờ, giảm nước mắt, khô mắt, và thậm chí hoa mắt thì có thể là dấu hiệu lão hóa, nên sớm đi khám bác sĩ, tránh sử dụng bừa bãi thuốc nhỏ mắt.
Để làm chậm lão hóa mắt, tất cả các nhóm tuổi đều nên chú ý đến khoa học trong sử dụng đôi mắt, hãy thường xuyên tập thể dục cho mắt; sau khoảng một giờ, hãy cho mắt ​​nhìn xa từ 5 đến 10 phút; trong ăn uống hãy lưu ý bổ sung thực phẩm bổ mắt để trì hoãn lão hóa cho mắt, chẳng hạn như dùng nhiều  hơn đậu Hòa Lan hay bắp ngô giàu zeaxanthin và lutein.

2. Ù tai

Thính lực bắt đầu suy giảm từ khoảng 50 tuổi, và sau 60 tuổi có có thể bị ù tai, lãng tai. Nhưng cuộc sống hiện đại với tình trạng thường xuyên sống trong môi trường tiếng ồn, nhiều người có thói quen dùng tai nghe, hay hát karaoke… khiến hiện tượng lão hóa đối với nhóm dân số trẻ rõ ràng hơn. Một nghiên cứu của Anh thậm chí đã phát hiện ra rằng, người sử dụng tai nghe trong một thời gian dài thậm chí có thể bị suy giảm thính lực trầm trọng sớm hơn 30 năm. Nếu cảm thấy tai nghe của mình không còn được tốt như trước đây, hãy hiểu rằng có nhiều khả năng thính giác bạn đã suy thoái.
Nhóm người độ tuổi trung hay lão niên, nếu thấy tai nghe có vấn đề thì hãy kịp thời dùng máy trợ thính.
Đối với các bạn trẻ, nên kiểm soát âm lượng tai nghe không vượt quá 60 decibel, và không sử dụng quá 3 giờ mỗi ngày. Không nên lạm dụng tai nghe.

3. Cảm giác đầu ngón tay không còn nhạy

Sau 60 tuổi, độ nhạy cảm của tế bào cơ thể sẽ suy giảm nhiều, khả năng cảm nhận kích thích bên ngoài (ấm hay lạnh) sẽ chậm chạm hơn, đặc biệt là ở các đầu mút vòng tuần hoàn như đầu ngón tay, ngón chân. Một số bệnh tình sẽ tăng thêm những vấn đề trầm trọng, chẳng hạn như bệnh tiểu đường, đột quỵ… trong lâm sàng từng có người bệnh tiểu đường dù chân dẫm phải đinh mà không có cảm giác gì.
Kiến nghị, đối với nhóm người trung lão niên mắc tiểu đường, hãy điều trị bệnh tiểu đường mãn tính một cách khoa học dưới sự hướng dẫn của các bác sĩ; chú ý đến dự báo thời tiết mỗi ngày, tùy theo thời tiết mà điều chỉnh cách mặc đồ dày hay mỏng; chú ý đến chăm sóc bàn tay và bàn chân, chọn giày vừa chân, trước khi ngâm chân nước ấm hãy kiểm tra độ ấm của nước, thử bằng phần mu bàn tay là hay nhất, tránh bị bỏng.
Đối với những người trẻ tuổi, mấu chốt để trì hoãn xúc giác lão suy sớm là phòng ngừa những bệnh mãn tính do béo phì gây ra, nên giảm muối cao, đường cao, giảm chế độ ăn giàu calo và tăng tập thể dục.

4. Vận động chưa lâu đã thở dốc

Hoạt động sinh hoạt hàng ngày thì không sao, nhưng dễ hụt hơi khi thể dục thể thao, có người cho rằng đây là hệ quả của thời gian dài không tham gia thể dục thể thao, nhưng nhiều khi cũng là dấu hiệu của lão hóa.
Trong những trường hợp bình thường, sau 50 tuổi chức năng tim và phổi bắt đầu suy giảm, với thực trạng ngày nay bệnh tim mạch, bệnh hệ hô hấp (hen suyễn, viêm phế quản mãn tính…) ngày càng trẻ hóa, những vấn đề này xuất hiện ngày càng nhiều hơn ở nhóm dân số trẻ.
Người già cần hiểu được thực trạng lão hóa chức năng tim và phổi của mình, cần biết “bản thân đã già”, khi vận động thể dục thể thao chớ so sánh với tuổi trẻ, nên vận động nhẹ nhàng như đi bộ, bơi lội, tập thái cực quyền; nên chú ý việc kiểm soát nhịp tim tối đa theo công thức “170 trừ độ tuổi”, chỉ cần cơ thể hơi đổ mồ hôi và cảm thấy thoải mái hơn sau khi tập thể dục là được.
Đối với người trẻ tuổi, tập thể dục thể thao đều đặn là cách tốt để trì hoãn sự lão hóa sớm của tim và phổi.

5. Hay bị táo bón

Thông thường, các cơ quan tiêu hóa như dạ dày, đường ruột bắt đầu lão hóa sau tuổi 50, so với độ tuổi 30 thì khả năng tiêu hóa và hấp thụ có thể giảm tới 25%. Sự suy giảm nhu động dạ dày-ruột làm cho người trung niên và người cao tuổi dễ bị chứng khó tiêu và táo bón.
Trong xã hội hiện đại, những người trẻ bị táo bón đã trở nên phổ biến hơn, đây là biểu hiện của lão hóa đường ruột sớm, điều này phần nào quan hệ mật thiết với thói quen ăn không khoa học và ăn quá thiếu chất xơ.
Nhóm người trung và lão niên nên chú ý đến việc kiểm soát lượng thức ăn, không ăn quá nhiều; trong trường hợp đại tiện ra máu hoặc chất nhầy thì hãy sớm đi khám kiểm tra đường ruột.
Phương pháp phòng ngừa táo bón: uống nhiều nước để đảm bảo độ ẩm đường ruột tốt nhất có thể; phải chú ý ăn trái cây và rau quả làm sao để cung cấp đủ chất xơ, chẳng hạn như táo, bắp cải, cần tây; tập thể dục thường xuyên để tăng cường nhu động cho đường tiêu hóa.

6. Không làm chủ được đường tiểu

Có những phụ nữ bị triệu trứng không kiểm soát được đường tiết niệu, nhiều khi chỉ một tiếng ho hay hoạt động hơi mạnh là bị rò rỉ nước tiểu. Đừng lo lắng khi bị những triệu chứng này, đây có thể là hệ quả của đường tiết niệu bị lão hóa, đặc biệt là nhóm người sau 50 tuổi.
Đối với nam giới, nguyên nhân chính xảy ra vấn đề này là do tình trạng phì đại tuyến tiền liệt; các vấn đề tiết niệu của nữ giới chủ yếu do cơ vòng bàng quang, do lão hóa gây ra.
Khuyến nghị nhóm người trung lão niên không nhịn tiểu để phòng ngừa tình trạng suy giảm chức năng tiết niệu trầm trọng hơn; đối với nam giới nên hạn chế ngồi lâu để tránh lưu thông máu tuyến tiền liệt tắc nghẽn, tăng tốc độ phì đại tuyến tiền liệt; đối với phụ nữ phải thường xuyên thay đổi đồ lót, chú ý giữ gìn sạch sẽ cơ thể để ngăn ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu; 1 – 2 tiếng trước khi đi ngủ nên hạn chế thức ăn lỏng để đảm bảo chất lượng giấc ngủ; tạo thói quen tắm ngồi trong nước ấm để hỗ trợ bảo vệ chức năng đường tiết niệu.

7. Bắt đầu đãng trí, hay quên

Nghiên cứu cho thấy, tế bào não bắt đầu suy giảm từ tuổi 20; đến sau 40 tuổi sẽ giảm tăng tốc khoảng 10.000 tế bào một ngày; trí nhớ và khả năng tính toán suy giảm rõ rệt sau tuổi 60. Tóm lại, đãng trí hay quên là một trong những dấu hiệu cho thấy não bộ đang bắt đầu già đi.
Đối với nhóm người lớn tuổi, để kéo dài sức khỏe não hãy chịu khó nghiên cứu tìm tòi tùy theo sở thích, đọc nhiều sách báo; ngoài ra hãy chịu khó giao tiếp nhiều hơn, tham gia vào các hoạt động nhóm người tuổi già; ghi lại những việc bản thân cần làm trong ngày vào sổ tay để giúp giải phóng áp lực ghi nhớ cho não.
Đối với những người trẻ tuổi và trung niên, chuyên cần động não và giữ cho tâm trí vui vẻ là cách hay để trì hoãn quá trình lão hóa của não.

8. Đau khớp khi di chuyển vật nặng

Một nghiên cứu của Anh đã phát hiện rằng hiện tượng thoái hoá khớp bắt đầu xảy ra từ 35 tuổi, nhưng nói chung chúng ta không cảm thấy được rõ ràng. Với độ tuổi ngày càng tăng, phụ nữ sau tuổi 50 và nam giới sau  tuổi 60, chất xương loãng sẽ đẩy nhanh tiến độ lão hóa xương và khớp.
Khi có hiện tượng đầu gối đau mỏi khi bê vật nặng, hoặc thậm chí cột sống cong về phía trước, có thể là dấu hiệu của tình trạng lão hóa xương. Nhiều người trẻ ở tuổi 20 – 30 không quan tâm đến việc bổ sung canxi hoặc tập thể dục, dẫn đến tình trạng bệnh loãng xương xuất hiện sớm hơn.
Đề nghị chú ý đến bổ sung canxi, mỗi ngày một ly sữa bò hoặc sữa chua, nếu cần thiết có thể dùng viên canxi theo hướng dẫn của bác sĩ; chịu khó tập thể dục để làm chậm quá trình lão hóa; mỗi ngày hãy cho cơ thể tắm nắng Mặt trời từ 15 – 20 phút (tốt nhất vào sáng sớm) để cơ thể tổng hợp vitamin D, thúc đẩy sự hấp thụ canxi; nên chú ý tránh những tư thế không tốt cho vai, cổ, cột sống thắt lưng ngay từ khi còn trẻ; phòng ngừa béo phì để tránh các khớp xương phải gánh nặng quá mức gây lão hóa sớm.
st.
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23809
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 04/May/2020 lúc 8:38am

5 Con Đường Rút Lui Khi Tuổi Tác Xế Chiều


Khi về già, có người sống những tháng năm vui vẻ, có người lại u uất muộn phiền. Tổng kết lại thì không gì ngoài việc bạn đã chuẩn bị con đường lui bước tốt đẹp cho mình chưa?

Khi về già, cũng là lúc chỉ còn lại khoảng thời gian cuối cùng trong đời người, bạn đã có con đường lui của mình chưa? Sau đây là 5 gợi ý thú vị giúp bạn luôn thảnh thơi khi tuổi tác xế chiều:

Con đường thứ 1: Có một thân thể mạnh khỏe.

Điều này quan trọng nhất, bất kể có tiền hay không, khi có một thân thể mạnh khỏe thì đã có những năm tuổi già hạnh phúc.

Có thân thể mạnh khỏe sẽ không gây thêm phiền phức cho con cháu.

Có thân thể mạnh khỏe sẽ không đem tiền tặng cho bệnh viện.
Có thân thể mạnh khỏe, thì bản thân mới có niềm vui.
Thế nên, bất kể lúc nào, có thân thể mạnh khỏe mới là con đường lui tốt đẹp nhất đời người.
Khi bạn có tuổi càng cần chú ý, cái gì cũng của người khác, chỉ thân thể mới là của mình, đó là cái mình phải đem đi.
Ở trong nhà không bằng hoạt động. Bình thường cần chú ý những thông tin mà thân thể biểu lộ. Đối với thân thể nhất định phải chăm chút, định kỳ kiểm tra sức khỏe, chớ tự làm khó mình.
Cần xem nhẹ tất cả, tâm tĩnh lại rồi thì bệnh tật sẽ tránh xa.Có sức khỏe súng ống mới Sài được .Súng tốt,bà xã hài lòng là nhất.

Con đường thứ 2: Bên mình có người dìu bước.

Đó chính là người chung gối, là bạn đời. Có tuổi rồi, có bạn đời bầu bạn mới là phúc.

Dân gian thường nói: “Con cháu đầy nhà cười ha hả, chẳng bằng một người bạn già bên thân”. Hay như câu: “Con chăm cha không bằng bà chăm ông”.

Đây không phải thứ tình cảm oanh liệt hoành tráng gì, chỉ là cùng trò chuyện, bình thản, nhẹ nhàng, đó mới khiến trái tim xúc động nhất.
Có người bạn đời biết yêu, biết thương, cùng đi hành quân nơi chiến trường đông Bắc đó mới là con đường tốt nhất.

Con đường thứ 3: Cuộc sống cần có quy luật

Con người có tuổi nhất định phải sống có quy luật. Nghỉ ngơi, ăn uống, vui chơi, ngủ nghê, v.v.. cần phải có thời gian của mình. Bởi vì các ‘linh kiện’ trên thân mình đều đã lão hóa, chẳng thể chịu nổi sức tàn phá của bất quy luật. Ăn uống không được chè chén thỏa thê. Trưa nhất định cần ngủ. Với bạn khiêu vũ chơi bài cũng cần có.

Kết giao bạn bè là rất quan trọng, người có tuổi cũng nên có nhóm của mình, chớ khép kín mình, nhưng kết giao nhất định phải cẩn thận. ( Hãy tránh xa người hay nổ,cuồng , ưa nói láo...chuyên ăn của người )

Chớ kết giao với người có lòng dạ hẹp hòi. Nên tìm người tuổi tác tương đồng, cơ ngộ tương tự, có cùng niềm vui sở thích để cùng chia sẻ, có thể giúp nhau giải buồn phiền. Như vậy niềm vui cũng đủ rồi.
Con đường thứ 4: Dành đủ tiền chi tiêu cho mình

Việc này rất quan trọng, chớ đem hết tiền cho con cháu. Có tiền rất quan trọng.

Nếu xảy ra bất trắc gì thì đã có đủ tiền xử lý. Khi có việc cần dùng đến tiền, tự mình lấy ra, không phải ngửa tay xin con cháu, bạn bè 

Có tiền ra ngoài, đáng tiêu thì tiêu, đi du lịch một chuyến, mua bộ quần áo đẹp. Khi tâm tình vui vẻ thì mới cảm thấy được đã không cô phụ bao năm tháng đã qua.
Con đường thứ 5: Một trái tim vui vẻ

Con cháu đều bận rộn, chúng ta chớ làm phiền chúng. Chúng ta nghỉ hưu rồi, nhất định phải tìm niềm vui của riêng mình.

Tuổi tác này là quý báu nhất, do đó cần hưởng thụ cuộc sống.

Hát ca, nhảy múa, du lịch, dạo chơi, thăm thú, v.v.. xem còn có những phong cảnh đẹp nào mà mình chưa xem, nếu điều kiện cho phép thì hãy đi thực hiện. Nhất định cần trân quý quãng thời gian cuối cùng.
Nước mắt ai người ấy lau, chẳng ai có thể khóc thay mình được…
Sao cứ phải làm vui lòng người khác? Chi bằng sống cho mình vui vẻ, khiến cuộc sống cực khổ thành những ý thơ, khiến thế giới bạc tình thành thâm tình, như thế mới là có bản lĩnh.

Ban đầu, chúng ta đến với thế giới này là vì buộc phải đến; cuối cùng, chúng ta rời khỏi thế giới này cũng vì buộc phải đi. Quá trình giữa buộc phải đến và đi này, thì chúng ta lại có thể tự lựa chọn sống tùy theo cái tâm mình.
Đời người quả thật chẳng dễ dàng: đắng cay khổ cực, vui buồn hợp tan, chúng ta vẫn cứ phải sống tiếp và sống tốt.. Sao cứ phải làm vui lòng người khác? Chi bằng sống cho mình vui vẻ, khiến cuộc sống cực khổ thành những ý thơ, khiến thế giới bạc tình thành thâm tình, như thế mới là có bản lĩnh.

Cách sống khác nhau, kết quả khác nhau
Nếu cuộc sống của bạn lấy tiền làm trung tâm, thì bạn sẽ sống rất khổ cực.
Nếu cuộc sống của bạn lấy phụ nữ làm trung tâm, thì bạn sẽ sống rất mệt mỏi.
Nếu cuộc sống của bạn lấy ái tình làm trung tâm, thì bạn sẽ sống rất đau thương.
Nếu cuộc sống của bạn lấy leo cao làm trung tâm, thì bạn sẽ sống rất phiền muộn.
Nếu cuộc sống của bạn lấy khoan dung làm trung tâm, thì bạn sẽ sống rất hạnh phúc.
Nếu cuộc sống của bạn lấy tri túc làm trung tâm, thì bạn sẽ sống rất vui vẻ.
Nếu cuộc sống của bạn lấy cảm ơn làm trung tâm, thì bạn sẽ sống rất thiện lương.

Khi bạn phải nằm trên giường bệnh, thì bạn sẽ chẳng còn sợ gì nữa.

Lúc đó ai cũng sợ bạn. Bạn bè sợ bạn mượn tiền. Cha mẹ sợ bạn chữa trị không khỏi. Bạn đời sợ bạn khiến họ mệt mỏi. Lãnh đạo sợ bạn không thể trở lại công việc, vội tìm người thay thế. Bác sỹ sợ bạn không đủ tiền viện phí, thường đối chiếu tiền còn dư để dừng thuốc.

Đến lúc đó, nóng nảy và ngạo nghễ đều đã biến mất.

Thế nên, nhất định phải chăm sóc tốt bản thân mình. Tất cả đều không phải là của mình, duy nhất thân thể là của mình. Quan trọng nhất chỉ có sức khỏe, học cách chăm sóc bản thân, yêu quý bản thân.
Khi bạn mệt, sẽ có người nói: “Mệt rồi thì đừng làm nữa”. Nhưng không làm không có tiền, thì có ai cho bạn không?

Khi bạn bị bệnh, sẽ có người nói: “Uống thuốc đi”. Nhưng có ai thực sự mua thuốc cho bạn không?

Khi bạn nói điện thoại hỏng rồi, sẽ có nhiều người nói: “Hỏng rồi đổi cái mới”. Nhưng có ai thực sự đổi điện thoại mới cho bạn không?

Khi bạn gặp khó khăn, sẽ có nhiều người nói: “Không sao”. Nhưng thực sự có ai giúp bạn không?
Không nên chỉ nghe người ta nói, mà nên xem họ làm thế nào.

Cố gắng lên, bạn không cố gắng thì không ai có thể cho bạn cuộc sống mà bạn mong muốn.

Có những việc nghĩ thoáng ra bạn liền minh bạch.

Trên thế giới này, bạn chính là bạn.

Bạn đau, chỉ mình bạn đau. Bạn mệt, chỉ mình bạn mệt. Có người cảm thông với bạn, thì cũng làm thế nào? Cuối cùng thu dọn tàn cuộc vẫn là dựa vào chính bạn.
Thế nên, cần ghi nhớ, có những người mình có thể kỳ vọng, nhưng không được ỷ lại. Lúc nào cũng tự răn mình, cố gắng, kiên cường.
Trời mưa đường ướt trơn, tự mình ngã tự mình bò dậy
Đường đời ai người ấy đi, mệt hay không chỉ mình mình biết rõ.
Nước mắt ai người ấy lau, chẳng ai có thể khóc thay mình được.
Đừng buộc chặt chuyện xưa không tiến bước, đừng dựa vào những người đã giúp mình.
Khi có người lơ là bạn, chớ đau thương. Mỗi người đều có cuộc sống của riêng mình, không ai có thể luôn bên bạn được.
Người muốn đi thì không thể nào giữ nổi, người giả ngủ thì gọi thế nào cũng không dậy

Mỗi người đều gắng sức có được cuộc đời hoàn mỹ. Nhưng trên đời không có thứ gì tuyệt đối hoàn mỹ.

Mặt trời lên đến đỉnh đầu, lập tức ngả về tây. Trăng tròn liền sang khuyết. Thế nên, có khiếm khuyết mới là vĩnh cửu, không hoàn mỹ mới gọi là cuộc đời.

Kỳ thực, cảnh giới đẹp nhất chính là hoa nở chưa hết, trăng tròn chưa đầy.

Biết cúi đầu thì mãi mãi không va đầu.
Biết nhường bước thì mãi mãi không lùi bước.
Người đi tìm sự khiếm khuyết của mình mới có được sự hài lòng.
Người nhận biết hạnh phúc mới có được hạnh phúc.

st.
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23809
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 12/May/2020 lúc 8:48am
Nỗi đau của tuổi già


Bà%20ở%20lại%20trông%20cháu%20giữa%20dịch%20corona,%20con%20rể%20tỏ%20thái%20độ%20hỗn%20hào%20...
 Ở đây, chúng ta không bàn chuyện đau nhức, cao máu, tiểu đường...nữa, vì đã có quá nhiều vị bác sĩ quan tâm tới tuổi già trên đất Mỹ này rồi. Những loại đau trên đã có thuốc và có chính phủ Mỹ trả tiền, nhưng có những thứ đau khác không có thuốc chữa và cũng không ai kê vai gánh vác giùm. 

Báo OC Register thứ sáu tuần trước có đăng tin một ông già bị người ta đem bỏ trước cổng một ngôi chùa ở thành phố Westminster. Ông lặng lẽ ngồi trước hiên chùa suốt ngày. Cảnh sát đến mang ông vào bệnh viện tâm thần. Ông không có trong người bất cứ một thứ giấy tờ nào để biết được ông là ai, ở đâu. Ông không nói một lời nào, chỉ biết lặng lẽ, đôi khi cười một mình như một người mất trí. Ông là một người châu Á, Việt Nam cũng chưa chừng, như vậy ông không phải sinh ra ở đây, hay từ trên trời rơi xuống như cô bé Maika trong một tập phim Tiệp Khắc. Vậy là có người chở ông tới và bỏ ông lại đây, không ai ngoài con cái hay thân thích của ông. Lâu nay thỉnh thoảng người ta thấy có những thiếu phụ sinh con rồi đem con bỏ vào thùng rác, nhưng chưa thấy ai đem cha mẹ vứt bỏ ngoài đường. Ông già chỉ cười vu vơ, trí nhớ của ông đã suy kiệt, nếu không ông sẽ đau khổ biết chừng nào? 
Trước đây người ta kể chuyện có người chở bà mẹ già bỏ ở cây xăng, tôi không tin, tưởng là chuyện đùa, nhưng bây giờ thực sự lại có người “ đem cha bỏ chùa ”.
Cũng lại câu chuyện của một người già...

Tháng trước, trong một dịp đưa người thân đi Việt Nam, tại quầy vé China Airline ở phi trường Los Angeles tôi đã chứng kiến một cảnh khá đau lòng. Trong khi mọi người đang xếp hàng trình vé, cân hàng thì một bà cụ người Việt cứ loay hoay lúng túng trước quầy vé với các thứ giấy tờ vương vãi, bề bộn trên sàn nhà. Bà ngồi bệt xuống đất hết móc túi này đến túi nọ, vẻ mặt lo lắng. Một nhân viên an ninh phi trường thấy tôi cũng là người Á Đông, ngỏ ý muốn tôi lên giúp bà cụ. Nhân viên quầy vé cho biết bà có vé máy bay, một visa nhập cảnh Việt Nam nhưng không có p***port hay thẻ xanh. Tôi giúp bà moi từ đống giấy tờ ra chỉ thấy một cái hộ chiếu của Việt Nam cấp cách đây mười mấy năm khi bà đến Mỹ đã hết hạn và một cái ID của bà do tiểu bang Florida cấp. Bà mới từ Florida đến phi trường LOS mấy giờ trước đây một mình và trình giấy tờ để lên máy bay đi Việt Nam.
Cuối cùng, bà cũng lên được máy bay, nhưng bà sẽ không bao giờ có thể trở lại Florida nữa vì trong tay bà không có p***port của Hoa Kỳ, không thẻ xanh, không “entry permit”. Đây là trường hợp một bà mẹ già, quê mùa bị con cái “mời khéo” về Việt Nam. Tội nghiệp cho bà đã ngồi trên máy bay năm sáu tiếng đồng hồ để đến phi trường LAX, sắp tiếp tục chặng đường về Việt Nam nhưng không biết là mình không thể trở lại Mỹ và lòng bất nhân của con cái. 

Hình ảnh bà già này cứ ám ảnh tôi mãi. 
Bà vụng về, quê mùa, có lẽ cũng chẳng giúp ích được gì cho con cái mà chỉ thêm gánh nặng. 
Thôi để cho bà đi, khi biết mình không trở lại Mỹ được thì chuyện đã rồi. 
Tuổi bà có nằm lại trên quê hương cũng phải, sống chẳng giúp ích gì được cho ai, chết ở đây bao nhiêu thứ tốn kém. 
Hai vợ chồng sang Mỹ từ hai mươi năm nay, đi làm nuôi con, mua được căn nhà đã pay off. 
Khi các con đã có gia đình ra riêng thì ít năm sau ông cụ cũng qua đời. 
Thấy mẹ hiu quạnh trong một căn nhà khá 1ớn, mà giá nhà đang lên, các con bàn với mẹ bán nhà đi rồi về ở với các con. Bà mẹ bán nhà, thương con chia đều cho mỗi đứa một ít, còn dăm nghìn dắt lưng, rồi về ở với con. Bà không biết lái xe, không biết chữ nghĩa, cũng không biết trông cháu làm home work, nên cha mẹ chúng phải nhờ người đưa đón. Bà thích nấu ăn, gói bánh, kho cá, nhưng sợ nhà hôi hám, con cái không cho. Lúc đầu thì chẳng sao, lâu dần mẹ thành gánh nặng. 
Buổi chiều, đứa con gái xô cửa trở về nhà, thấy mẹ đang gồi xem TV, nó hất hàm hỏi:
 -“Có hiểu gì không mà thấy má ngồi coi suốt ngày vậy?” 
Có lúc chuông điện thoại reo, đứa con nhấc máy, bên kia không biết ai hỏi gì, trước mặt bà già, nó trả lời nhát gừng:
-“Bả ấy đi khỏi rồi!” 
Một bà mẹ khác, ở chung nhà với một đứa con nhưng nhờ một đứa con khác đưa đi bác sĩ. 
Xong việc, nó đưa mẹ về rồi lẹ lẹ dọt xe đi làm. 
Bà già vào tới cửa, móc túi mãi không tìm ra cái chìa khóa nhà. Bà không có chìa khóa, không cell phone, cũng không biết tiếng Anh, bà sợ sệt không dám gõ cửa hàng xóm. Bà ngồi đó, trên bục cửa cho tới chiều, khi đứa con ở chung nhà đi làm về, thì bà đã kiệt sức vì khô nước, phân và nước tiểu đầy mình. 
Đời xưa, người ta kể chuyện trong một gia đình, có hai vợ chồngï đối xử với ông cha già đã run rẩy của mình tệ bạc, cho cha ăn trong cái “mủng dừa”. 
Một hôm hai vợ chồng đi làm về thấy đứa con nhỏ của mình đang hì hục đẽo một cái gáo như thế, được cha mẹ hỏi, nó “thành thật khai báo” rằng “để dành cho cha mẹ lúc về già”.
Đâu phải ai nuôi con cũng nghĩ tới lòng cha mẹ, cũng như nhớ chuyện “trồng đậu có đậu, trồng dưa có dưa”.


Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 12/May/2020 lúc 8:55am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23809
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 14/May/2020 lúc 8:55am
Buồn Cho Cái Tuổi Già


Bất cứ một ai trong chúng ta; rồi cũng lần lượt sắp hàng như vầy thôi

Bên này ( dân Mỹ và Âu Tây ) có lời khuyên:
– Không mua nhà lớn; để con cháu thỉnh thoảng đến thăm có nơi ở, hãy xài tiền đó đi.  Cứ để chúng thuê khách sạn vì đó là lý do người ta xây khách sạn ( …that is what hotel for ).
– Nên ở gần con để tiện thăm viếng, nhưng không quá gần; để chúng lợi dụng đem con đến gởi hằng ngày.  Hãy để chúng mướn babysitter. Nên nhớ là bạn đã làm xong bổn phận của mình từ lâu rồi. Bây giờ là thời gian riêng tư của bạn và người phối ngẫu ( … you have paid your due ).
SỰ THẬT: Cha mẹ và con cái
Lạc quan hay bi quan ? Hay cần phải có cái nhìn triết lý ?
     Bài nên đọc để hiểu rằng mình chỉ nên lo cho con cái xong bổn phận rồi;  thì đừng bao giờ trông cậy ở chúng điều gì. Mình hãy sẵn sàng khi già không còn làm việc nổi; thì vào nursing home như vậy thì mình sẽ bớt  khổ.  Đời sống này ai cũng giống như vậy mà thôi! Mình cũng còn có phúc hơn rất nhiều người là bên này mình được hưởng trợ cấp dù có làm việc hay không cũng được và có cả housing nữa; vậy thì chả nên bi quan; mà nên chấp nhận những gì cuộc đời đã dành sẵn cho mình rồi!..  Không chừng tới khi già lại cùng các bạn đồng tuổi vào ở chung một nursing home; thì lại còn vui nữa đấy!
     Mời quí vị đọc và nhớ để đời sống của hai thân già bớt khổ…..!!!!! Quí vị thấy những cặp vợ chồng có 9, 10 người con, dù là kỹ sư, bác sĩ, họ vẫn khổ vì con cái bạc bẽo!!! Nói chi quí vị chỉ có 1, 2, 3, hay 4 hay 5 con!

     Chính bản thân tôi đã gặp  nhiều cha mẹ khổ vì sự bạc bẽo của con cái ở xứ Mỹ này ! Con họ là những người có học, giầu có, nhưng họ vẫn phải đi ” share” phòng hay “get line ” sau lưng tôi; để xin nhà ” low  income “…  
     Bài đọc sau rất chính xác và thiết thực. Xin quí vị đọc và nhớ dùm tôi cho đời mình bớt khổ; vì chính những đứa con mà mình đã suốt đời hy sinh cho chúng nên nguời. Tôi đã đọc được 1 bài rất hay: Nếu lỡ sanh con thì : vui với con khi chúng còn nhỏ. Lo cho chúng hoc hành nên người, và khi chúng trưởng thành, có gia đình rồi; thì quên chúng đi để sống. Và đây là điều quan trong : Đừng trông mong chúng báo hiếu , kẻo thất vọng nặng nề…!!!!??? ( sách nói nhé ).
     Trong truyện cổ, người ta có kể chuyện một ông phú hộ và bốn người con trai. Khi bốn người con này lớn lên lập gia đình, ông phú hộ này đem một phần gia tài chia cho bốn người con, phần còn lại vợ chồng ông giữ để dưỡng già. Mấy năm sau khi vợ ông qua đời, mấy người con sợ rằng ông sẽ tìm vợ mới, lúc có con, gia tài này phải chia cho những đứa con khác. Chúng bàn với nhau thuyết phục cha, về ở với mình, săn sóc cha thật chu đáo, sung sướng; để ông không cảm thấy cô đơn, khỏi cần phải tục huyền. Ðược ít lâu, chúng thuyết phục ông phú hộ chia hết tài sản  cho chúng. Bùi tai và thấy không cần giữ riêng cho mình một tài khoản nào, ông đồng ý đem gia tài chia hết cho bốn đứa con.
     Sau đó ông đến ở với đứa con thứ nhất, nhưng đứa con này nghe vợ, chỉ được ít hôm, bảo ông đến ở nhà đứa em kế. Cứ như thế, không ở được với đứa con nào. Không một đồng xu dính túi, người cha bị bỏ rơi, phải đi khất thực từng nhà. Bấy giờ cây gậy cũng còn có ích hơn là những đứa con. Cây gậy đó có thể giúp ông già xua đuổi những con chó, dò dẫm  trên đường, tránh những vũng nước và giúp ông những lúc yếu chân sắp ngã.
     Câu chuyện này sao giống câu chuyện của một bà mẹ ở Quận Cam.  Sau Tháng Tư 1975, hai vợ chồng đem một đàn con vượt biển sang Mỹ. Trong nhiều năm, ông bà vừa nuôi con khôn lớn, ăn học thành tài, dựng vợ gả chồng cho con, vừa tậu được một căn nhà khang trang trong vùng Bolsa. Sau khi người chồng qua đời ít lâu, bà vợ được con cái thuyết phục nên bán ngôi nhà đi, chia đều cho các con rồi về ở với con cháu cho đỡ cô đơn. Bà nghe theo, và cũng lần lượt ở với nhiều đứa con, chịu cảnh bạc đãi và cuối cùng bà quyết định phải rời khỏi nhà những đứa con ấy. May thay, trên đất Mỹ, bà già cô đơn này còn có chỗ nương tựa, đó là một món trợ cấp nhỏ và ngôi nhà “housing; ” mà chính phủ đã đành cho bà. Nếu  ở một xứ sở khác, chắc bà cũng cần đến một cây gậy.
     Những đứa con mua nhà mới có thể đã không tính đến một chỗ cho cha mẹ già khi xế bóng, nhưng tôi biết nhiều bậc cha mẹ khi luống tuổi, con cái lập gia đình đi xa cả rồi, mà vẫn giữ cái nhà cũ nhiều phòng, với ý nghĩ dành cho con lúc trở về thăm viếng. Tôi có một người bạn được con trai bảo lãnh sang Mỹ, nhưng chỉ ít lâu sau cô con dâu muốn chồng bán căn nhà đang ở và đi mua lại một cái nhà nhỏ hơn, lấy lý do để tiết kiệm cũng là lý do để cha mẹ chồng phải dọn ra.

     Cha mẹ đối với con lúc nào cũng hết lòng. Mẹ có thể lăn vào lửa để cứu con, cha có thể đổ mồ hôi nhọc nhằn; để đứa con có được một nụ cười hạnh phúc, nhưng những đứa con, khi đã có gia đình riêng của mình, không giữ được sự chăm sóc, lo lắng cho đời sống của cha mẹ. Người mẹ nào cũng mỗi đêm kéo chăn đắp cho con, sờ trán con, hạnh phúc theo từng nụ cười của con, nhưng bây giờ con ở xa, thời giờ dùng để gọi điện thoại về thăm cha mẹ đôi khi cũng hiếm hoi.
     Ông Chu Dung Cơ nói về mối liên hệ giữa cha mẹ già và con cái:
“ Cha mẹ thương con là vô hạn, con thương cha mẹ là có hạn. Con bệnh cha mẹ buồn lo. Cha mẹ bệnh con đến nhòm một cái, hỏi vài câu thấy thế là đủ; rồi rút lui êm ả.
     Con tiêu tiền của cha mẹ thoải mái, cha mẹ tiêu tiền của con chẳng dễ chút nào.
     Nhà của cha mẹ là của con. Nhà của con không phải là nhà cha mẹ. Ốm đau trông cậy vào ai? Nếu ốm đau dai dẳng có đứa con hiếu thảo nào ở bên giường đâu (cứu bệnh sàng tiền vô hiếu tử)”.
     Và lời khuyên đối với các bậc cha mẹ là: “ Khác nhau là như vậy! Người hiểu đời coi việc lo cho con là nghĩa vụ, là niềm vui không mong báo đáp. Chờ báo đáp là tự làm khổ mình. ”
     Cũng có nhiều con cái nuôi cha mẹ. Luận Ngữ chép, Tử Du hỏi về đạo hiếu. Khổng Tử đáp: “Ngày nay người ta cho nuôi cha mẹ là hiếu, ngay cả đến chó ngựa kia, người ta cũng nuôi, nhưng nếu nuôi mà không kính hiếu cha mẹ; thì có khác chi! ”.  Người già không khác những đứa trẻ, nhiều khi hay tủi thân, hờn dỗi và dễ phiền muộn, con cái có thể cho cha mẹ ăn  uống, hầu hạ cha mẹ khuya sớm, nhưng rất khó biết đến nỗi buồn của cha mẹ lúc về già.
     Người thợ hớt tóc cho tôi biết về con cái của ông, cả hai đứa con đều có nhà riêng, cùng ở trong quận Cam, nhưng không mấy khi chúng điện thoại hỏi thăm ông. Tháng trước, ông bệnh, nằm nhà một tuần lễ; mà cũng chẳng đứa con nào ghé qua thăm.. Ông nói thêm: “ Chỉ trừ lúc nào chúng cần nhờ đến ông việc gì đó ”, và buồn bã kết luận: “Ở Mỹ này, có chín  đứa con, cha mẹ già bệnh cũng phải vào nursing home thôi! ”

     Tuy vậy, nursing home ở Âu Mỹ,  mang tiếng là văn minh, hiện đại, nhưng liệu rằng đây có phải là nơi yên ổn cho những ngày cuối cùng của tuổi già không? Tại các viện dưỡng lão trên đất Mỹ mỗi năm có hàng chục nghìn trường hợp khiếu nại vì cách đối xử của nhân viên như bỏ bê, đánh đập, đại tiểu tiện, ói mửa mà không dọn dẹp, không cho uống nước, tệ hại nhất là đối với những bệnh nhân Alzheimer. Năm ngoái, phúc trình của Bộ Y Tế Minnesota cho ta thấy chỉ trong vòng 5 tháng đã có 15 trường hợp bệnh nhân mất trí nhớ bị hành hạ, trong đó có những vụ như bị chọc ghẹo liên tục, bị nhổ nước bọt vào miệng. Phải chăng nhà dưỡng lão, chặng cuối đời của người già là chốn địa ngục có thật trên trần gian như thế!

     Vậy thì con cái có hiếu tâm, xin cầu nguyện cho các đấng sinh thành sớm ra đi trước khi họ trở thành những người mất trí lú lẫn, nằm suốt ngày một chỗ, tiêu tiểu không kiểm soát được. Thấy cha mẹ lớn tuổi mà còn minh mẫn, mạnh khỏe nên mừng, mà thấy cha mẹ ra đi nhẹ nhàng, trước khi phải chịu những cảnh đau lòng của tuổi già lại càng mừng hơn.
     Tuy vậy, rất nhiều gia đình người Việt trên xứ người có được niềm an ủi là họ có những đứa con Việt Nam, nhất là những đứa con của một gia đình nghèo khó, lớn lên trong chiến tranh và thông cảm được nỗi thiệt thòi bất hạnh của cha mẹ.
Vòng đời của chúng ta

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23809
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 28/May/2020 lúc 7:16am

Hâm nóng tình già


Painet%20Licensed%20Rights%20stock%20photo%20of%20retired%20couple%20enjoying%20...

 

Chị Bông gởi tâm sự cho chị Ngân Bình phụ trách mục “Tình Chàng Ý Thiếp” của một tuần báo.

 

Chị than thở chuyện tình cảm hai vợ chồng già nhà chị lúc nào cũng xung khắc cãi nhau.
Ông ấy lát gạch vườn sau chỗ cao chỗ thấp làm chị Bông vấp ngã mấy lần đã không biết điều xin lỗi còn mắng vợ xớn xác.


Chị Bông tiết kiệm ngân quỹ gia đình, ở nhà chuyên mặc đồ thừa của con gái thì ông ấy nói quần áo ngắn cũn cỡn, váy màu mè xanh đỏ như bà bóng …
Chị Ngân Bình khuyên rằng tình vợ chồng bao năm đã cũ mòn rồi, như nồi phở để nguội mất ngon chị cần phải hâm nóng lại.

Chị Bông bèn mạo muội gọi phone chị Ngân Bình để nghe lời khuyên cụ thể hơn:
– Hâm nóng tình già cách nào hả chị?
Chị Ngân Bình hùng hồn:
– Chị hãy làm một chuyến đi xa, nhân dịp này vừa thăm con cháu vừa tạo khoảng cách cho ông chồng chị cảm thấy trống vắng, thương nhớ chờ mong.
Chị Bông lo lắng:
– Nhưng… lỡ kết quả ngược lại là chị… chịu trách nhiệm nghe.
Ðến lượt chị Ngân Bình lo lắng:
– Ủa, tôi đã giúp chị lời khuyên mà còn  chịu trách nhiệm… vụ gì ??
– Tôi thấy mấy ông già vắng vợ, xa vợ dễ ngã lòng lắm, chồng tôi được tự do một mình lỡ ông ấy ra vào mấy quán cà phê đèn mờ có mấy cô tre trẻ phục vụ thì tình vợ chồng nhà tôi không những hâm nóng còn cháy khét luôn đó.
Chị Ngân Bình tự tin:
– Tưởng gì. Bao năm qua chồng chị vẫn ngoan hiền thì làm gì dám “đổi đời” ghê gớm thế…

Chị Ngân Bình nói đúng, có lẽ tình vợ chồng mấy chục năm đã cũ mòn, đã giết chết tình yêu thuở thanh xuân nên người ta đối đãi với nhau không cần gìn giữ, không cần làm đẹp lòng nhau nữa.
Ðằng nào cũng là vợ là chồng, xung quanh vòng vây nào con cháu, nào tiền bạc, nào đạo lý, thân nhân họ hàng, bè bạn gần xa, những sợi dây vô hình buộc chặt cuộc đời họ bên nhau khó đứt lìa.

Chị Bông thèm được chồng trân trọng quý mến, thèm được chồng nâng niu yêu thương như thuở ban đầu, cái tình cảm đã mất đi từ lúc nào không hay sau mấy chục năm chồng vợ khi tuổi đời chồng chất.
Nhất định chị sẽ hâm nóng lại tình già nguội lạnh theo lời khuyên của chị Ngân Bình, tình cũ sẽ làm cho mới lại, chị sẽ “đi xa” một khoảng thời gian để anh Bông thấy vợ là cần thiết.


Chị tuyên bố cho chồng bất ngờ xem phản ứng anh thế nào:
– Em sẽ đi tiểu bang California thăm con gái và cháu ngoại.
Anh chẳng ngạc nhiên, chẳng “xót xa” vì vợ sắp đi xa mà còn hào hứng tán thành:
– Phải đấy, phải đấy, bà nhớ con nhớ cháu muốn đi thì cứ việc đi.

 

Chị Bông chạnh lòng nghĩ thầm: “Ðã thế tôi sẽ đi thật lâu cho ông biết thế nào là… tình xa nhé”.
Chị mua vé máy bay đi California 2 tháng. Anh Bông vui vẻ chở vợ ra phi trường và dặn dò:
– Nếu tôi… quên thì gần ngày về bà phone nhắc tôi ra phi trường đón nha.
Trời ơi, thì ra chồng chẳng chờ mong ngày vợ về sao? Ai lại có thể quên ngày… đoàn tụ nhỉ?

Chị Bông tưởng lúc chia tay sẽ bịn rịn lưu luyến. Nhưng anh Bông luôn miệng giục giã:
– Bà vào trong sớm đi cho thoải mái.
Rồi anh Bông hăng hái xách phụ vợ cái túi xách khi chị đứng xếp hàng chờ kiểm hành lý.
Cứ làm như anh muốn tống một của nợ đi cho khuất mắt.

Chỉ có gia đình con gái là bất ngờ thôi. Con gái đón chị Bông về nhà và phân bày:
– Mẹ đột ngột đến thăm, con vội sửa soạn phòng, không biết có thiếu sót gì không?
– Mẹ muốn làm… bất ngờ cho con cháu vui mà, mẹ nhớ con cháu quá nên đến thăm và ở hai tháng đấy.
Con rể cảm động:
– Thật vui khi có mẹ đến chơi, các cháu sẽ tha hồ vòi vĩnh bà kể chuyện và nấu nướng món nọ món kia.

Thế là một công đôi việc, vừa thoả lòng thăm con cháu chị Bông vừa tạo không gian khoảng cách xa nhà để nơi kia chồng sẽ nhận ra vắng mụ vợ già cũng trống trải biết bao.
Nhưng ở với con cháu mới được 5 tuần lễ chính chị Bông đã cảm thấy nhớ nhà, nhớ tất cả những gì liên quan đến đời sống quen thuộc hàng ngày của mình, chị nhớ khu phố mình ở, nhớ cả chợ búa thường đi mỗi cuối tuần.
Chị Bông bảo con đổi vé máy bay về nhà sớm. Chị quyết định không báo cho chồng biết, chị lại muốn chồng bất ngờ, 5 tuần lễ xa nhau đủ cho chồng thấm thía nhớ thương.

Về đến phi trường chị Bông hồi hộp và sung sướng gọi taxi chở về nhà.
Căn nhà thân yêu đây rồi, chị tưởng tượng khi cánh cửa mở ra chồng sẽ mừng rơn ôm chầm lấy vợ, chị sẽ cảm động rưng rưng nói một câu nũng nịu tình tứ:
-Em nhớ anh nên về sớm đó. Anh có nhớ em không?
Anh sẽ như ngày xưa lãng mạn ngọt ngào nói một câu đã đọc được trong tiểu thuyết:
– Những ngày không em đời anh là hoang vu sa mạc.

Nhưng không, anh Bông đứng sững sờ nơi cửa không thốt nên lời. Chị Bông phải lên tiếng:
– Anh kinh ngạc và chết lặng như vừa thấy người từ cõi chết trở về vậy hả? Em, Bông đây mà.
Bây giờ anh mới… hồi tĩnh và hỏi một câu vô duyên:
– Sao bà về sớm thế?

Chị Bông chưa kịp đáp anh thêm câu vô duyên khác:
– Ði thăm con cháu thì ở lại vài tháng cho đã đời đi. Về làm chi…
Chị Bông biết tính “ăn ngay nói thẳng” của chồng, xưa nay nghĩ sao nói vậy không hình thức bề ngoài cho vừa lòng vợ nhưng chị vẫn cụt hứng.
Nhìn nét mặt của chồng chị Bông nghi ngờ:
– Anh sao thế? Nhìn mặt anh như chưa tỉnh một cơn mê, cứ làm như em có tội với anh khi bất chợt về nhà sớm vậy đó.
– Chứ còn gì nữa…
– Trời ơi… anh có chuyện gì mờ ám hả? Hả?
– Tôi đang… nghe những bản nhạc tình Bolero bà về không đúng lúc.

Bây giờ chị Bông mới để ý lắng nghe tiếng nhạc vọng ra từ trong phòng, giọng Hoàng Oanh đang tha thiết năn nỉ ỉ ôi: “Chỉ hai đứa mình thôi nhé… đừng cho trăng nép sau hè… chỉ hai đứa mình thôi nhé… trần gian thanh vắng tứ bề…”
Chị Bông gắt:
– Nhạc gì thì cũng là nhạc, liên quan gì đến chúng ta?
– Có chứ. Bà bình tĩnh đừng tưởng tượng quá xa xôi, nghe tôi nói những lời chân thật từ đáy lòng đây.
Nhờ bà đi vắng dài hạn tôi bỗng như anh chàng trẻ tuổi độc thân, chẳng nấu nướng gì cả, cơm hàng cháo chợ mà bà vẫn chê bai toàn là gia vị độc hại, bột ngọt, dầu mỡ muối đường không tốt cho sức khỏe ấy, nhưng lạ và ngon khác với cơm bà nấu.

Tôi đã có những ngày tự do thoải mái, muốn ăn gì thì ăn, đi đâu thì đi, làm gì thì làm mà không sợ bị bà xía vô hoạnh họe cấm cản hay liếc dọc liếc ngang vào ra lẩm bẩm.
Lúc nào rảnh nằm nghe những bản nhạc tình cảm Bolero tâm hồn tôi lãng mạn, ướt át chơi vơi cảm xúc. Ðang mơ màng thế cho nên thấy bà đột ngột trở về, đứng lù lù nơi cửa tôi không… giật mình sao được.
Chị Bông giận hờn:
– Em hiểu rồi, thì ra anh đang quay về lứa tuổi hai mươi thương nhớ vu vơ đấy… “Chỉ hai đứa mình thôi nhé” bảo đảm là không có hình bóng của em, vì người ta chỉ thương nhớ những gì đã mất, còn những thứ đã đạt được trong tay như em đây có đi xa, đi vắng hay…tiêu đời luôn càng tốt phải không anh?

Anh Bông chẳng thèm dỗ dành vợ mà tỉnh bơ nói tiếp:
– Thí dụ… ngày đó tôi không lấy được bà thì bà mãi mãi là người trong mộng của tôi.
Tình yêu thời tuổi trẻ và tuổi già khác nhau xa, ngày xưa hai chúng mình cứ nôn nóng đòi làm đám cưới gấp, một ngày không có nhau là một ngày hoang phí. Nhưng bây giờ có khi vắng xa nhau một ngày là một ngày dễ chịu, dễ thương…

Anh xuống giọng tràn đầy tình cảm:
– Cám ơn bà đã vắng nhà mấy tuần cho tâm hồn tôi trẻ lại. Tóm lại lâu lâu mình cũng cần “chia xa” cho… tình gần nhau hơn.
Chị Bông khen:
– Em mới đi vắng vài tuần mà anh đã ảnh hưởng Bolero quá chừng, ăn nói lãng mạn hẳn ra.
Có xa cách mới biết nhớ thương nhau, đó là mục đích của em, em sợ tình nguội lạnh nhạt phai nên đã hâm nóng tình già, tình cũ của chúng mình.
Coi như em vắng nhà là đã tặng anh một giấc mộng thanh xuân, tuy ngắn ngủi nửa vời…

– Giấc mộng nào chẳng dở dang nửa vời, có bao giờ chúng ta ngủ mơ đầy đủ một câu chuyện đâu.
 Có bà bên cạnh là tôi trở về thực tế rồi, bây giờ tôi có nghe thêm hàng trăm bài nhạc tình Bolero mùi mẫn cũng chẳng chạnh lòng nổi, chẳng mộng mơ nổi. Ðể tôi đi tắt nhạc và chiều nay tôi khỏi lái xe đi ăn cơm tiệm, bà nấu gì tôi ăn nấy.
Chị âu yếm nói với chồng:
– Hôm nay em sẽ nấu cho anh một bữa cơm ngon sau 5 tuần lễ xa nhà nhưng không phải chỉ bằng thịt cá rau củ gia vị hành ngò. Ðố anh biết là món gì?
Anh Bông tươi cười:

– Bà làm như bà là cô giáo và tôi là thằng học trò nhỏ của bà để bà “đố vui để học” hả.
Tôi nghe bà nói hàng trăm lần rồi, bà nấu bằng tất cả tâm tình của bà chứ gì.
Tôi hiểu bà từ đời nào, cũng như bà đã hiểu tôi từ kiếp nào. Cám ơn bà đã hâm nóng tình già, tuy cũ mòn theo thời gian nhưng nó vẫn còn đấy đi đâu mà mất.

Nguyễn Thị Thanh Dương


Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23809
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 01/Jun/2020 lúc 1:02pm

Căn nhà cuối cùng


Flower%20Pictures%20|%20Rose%20garden%20design,%20Beautiful%20gardens,%20Cottage%20...


Ðài Việt Nam trên ti vi đang quảng cáo rầm rộ nhà quàn Mây Chiều – một nhà quàn lớn và nổi tiếng trong thành phố – sẽ chiêu đãi hai bữa ăn chiều tại nhà hàng Thiên Thai vào tuần lễ này để giới thiệu chương trình giảm giá mới của họ.
Giá đất mộ huyệt và service tang lễ giảm 20%.

Nhà quàn thật là thâm thúy. Ðầu tháng Mười, đầu mùa Thu, thời tiết dịu dàng lại, mây gió hiu hiu làm người ta dễ chạnh lòng liên tưởng đến mùa Thu cuộc đời. Chắc người tham dự sẽ đông lắm.

Anh chị Bông cũng sẽ đi tham dự. Hai vợ chồng từ bấy lâu nay vẫn muốn chu tất cho “căn nhà” cuối cùng của cuộc đời mình, mà ai cũng cần phải có, không muốn cũng không xong.


5 giờ chiều Chủ Nhật anh chị Bông đến nhà hàng Thiên Thai đã thấy khá đông người, nhìn quanh hầu hết toàn là những ông bà tuổi chiều tà.
Có vài người trẻ trẻ chắc là đi tham dự để “mua nhà” cho cha mẹ già hay người đau bệnh mà quỹ thời gian không còn là bao.

Anh chị Bông ngồi vào một bàn với những người xa lạ. Các bà “chiều tà” nhưng ai cũng ăn diện và trang điểm tươi như hoa, cứ tưởng như các bà đang đi ăn đám cưới hay sinh nhật bạn bè.
Mua mộ phần là để đấy và ai cũng ước mơ mình sống lâu trăm tuổi..

Người ta nói chuyện với nhau về nhà cửa con cháu, về tuổi già và cái chết.
Mọi người đồng quan điểm mình lo trước hậu sự là đỡ phiền cho con cháu sau này.
Anh chị Bông thì nói với nhau chuyến này chắc sẽ mua hậu sự với giá rẻ đây.

Tiệc tàn anh chị Bông ra lấy hẹn với chị Tiên một nhân viên nhà quàn. Hẹn nhau đi xem đất nghĩa trang và mua service vào ngày mai.
Từ ngày sang định cư ở Mỹ gia đình chị Bông đã mấy lần dọn nhà và hai lần mua nhà.

Chị Bông vốn nhát gan sợ ma, tiêu chuẩn khi đi thuê nhà hay mua nhà  ngoài chuyện gần chợ búa, điều quan trọng nhất là phải ở chốn sáng sủa đông vui, mặc dù chị Bông luôn cảm xúc thích thú với những cảnh vắng vẻ hoang sơ, bóng cây thâm u, đường dài cô quạnh, sông nước đìu hiu…

Căn nhà đầu tiên chị Bông mua nằm đối diện một trường tiểu học, sáng trưa chiều người ta chở con đến và đón con về thật đông đúc nhộn nhịp, dù hàng ngày chị Bông phải hứng chịu cảnh kẹt xe ngay trước cửa nhà, nhưng nhìn lũ học trò giờ ra chơi chạy đùa vui vẻ, giờ tan học chúng tung tăng ra về là chị yên tâm và vui lây.

Vài năm sau chị Bông muốn đổi nhà khác rộng rãi hơn. Lần này anh Bông lại phải chiều theo vợ, căn nhà chị Bông chọn phía sau có một khu apartment lớn.
Chị Bông đã sang tận nơi xem khu apartment ấy, số người thuê đông, trẻ con chạy chơi trong các sân cỏ apartment náo nhiệt chẳng thua kém gì khu trường tiểu học của căn nhà trước .

Mỗi lần ra vườn sau ngắm hoa lá cành xong chị Bông đều nhìn qua khe hở hàng rào, phóng tầm mắt sang khu apartment và hài lòng lúc nào cũng có kẻ đi người lại, thỉnh thoảng còn có xe police lượn qua.
Ðôi lúc cao hứng chị Bông… ước gì được trở lại cái thuở đi thuê mướn nhà chị sẽ chọn nơi “lý tưởng”này.
Hàng xóm của chị Bông nhiều người Mễ, mà gia đình Mễ vốn truyền thống ở chung nhiều người, nhà nào cũng xe cộ đậu tràn lan từ trước cửa và tràn xuống lề đường.

Thế là căn nhà chị Bông được ưu ái bao quanh bằng các hàng xóm Mễ và hàng xóm khu apartment.
Hết nghe nhạc tiếng Spanish phía trước thì có nhạc giật gào thét của mấy chú mấy cô Mỹ đen phía sau. Chưa kể thỉnh thoảng còn được nghe những tiếng cãi nhau từ apartment, giọng Mỹ đen thật tốt, âm thanh sang sảng vượt khoảng cách không gian, vượt hàng rào gỗ vọng sang nhà chị Bông. Vui lắm.

Trưa Thứ Hai anh chị Bông đến nhà quàn Mây Chiều gặp chị Tiên. Nhà quàn này anh chị Bông đã đến vài lần thăm viếng tiễn đưa người quá cố nên chẳng xa lạ gì.
Nhưng bước chân vào chốn này chị Bông luôn cảm giác ớn lạnh với tông màu nâu  của nhà quàn, từ cánh cửa, bàn ghế đến những bức tranh treo tường.
Những thứ không biết nói đã đành mà cả mấy nhân viên tiếp khách, hình như cũng ít nói, họ lịch sự từ tốn, đi đứng và ăn nói nhẹ nhàng làm như sợ…đánh thức những hồn ma đang nằm trong nhà quàn hay đang yên nghỉ trong nghĩa trang rộng lớn ngoài kia, quanh nhà quàn này.

Vợ chồng chị Bông được mời vào một phòng tiếp khách, đi qua hai hành lang hẹp im ắng, chị Tiên cẩn thận dặn dò coi chừng va đầu vào một cái kệ ở góc tường. Lời dặn không thừa vì chị Bông trông thấy một quan tài mở sẵn trong một căn phòng mở cửa nên vội vã đâm sầm bước nhanh.
Chị Tiên thấy và trấn an:
– Chị đừng sợ. Quan tài trưng bày cho khách xem ấy mà, không có xác người nằm trong ấy đâu.

Chị Bông run sợ mà vẫn tò mò:
– Khiếp quá, sao lại để quan tài trong phòng khách. Thế chị làm ở nhà quàn có… thấy ma bao giờ chưa?
– Ma thì chưa thấy hình bóng nó ra sao nhưng có thấy hiện tượng ma rồi.
Tôi thường làm việc ở nhà quàn đến 7 giờ chiều mới về, có một buổi chiều muộn tôi đang say sưa làm cho xong một số việc tồn đọng bỗng nghe tiếng trẻ con cười nói ngoài cửa.
Tôi nói vọng ra “các cháu đừng làm ầm ĩ quá nhé” thì chúng im ngay. Tôi nghĩ chắc cha mẹ chúng đang cầu kinh bên phòng chapel nên chúng chạy ra ngoài chơi. Lại nghe tiếng trẻ con cười nói khúc khích, tôi lại nhắc nhở cho chúng im.
Nhưng đến lần thứ ba nghe tiếng chúng cười nói nữa tôi không kiên nhẫn chịu trận vì không thể làm việc được, liền mở cửa ra ngoài thì không gian hành lang vắng tanh, chẳng thấy một đứa trẻ con nào và tôi bước sang phòng chapel mới biết nãy giờ chẳng có ai trong ấy. Tôi hoảng sợ vội cuốn gói ra về ngay lập tức dù công việc còn dở dang…

Chị Bông rùng mình:
– Ma trẻ con đấy, chúng nghịch ngợm dọa nạt chị ngay trước cửa phòng làm việc.
– Ừ, từ ngày ấy là tôi đổi giờ giấc làm việc, ra về sớm từ 5 giờ chiều. Vào mùa Thu và mùa Ðông chiều tối rất nhanh, tôi cũng rời khỏi nhà quàn…rất nhanh.

Chị Tiên sẵn đà kể tiếp:
– Làm ở nhà quàn 15 năm nhưng tôi ít khi dùng restroom trong nhà quàn, mỗi lần cần là tôi… chạy sang tiệm 7. Eleven bên kia đường gần nhà quàn để đi nhờ.
Có lần một nhân viên nhà quàn vào restroom và cô ta thất thanh chạy bay ra ngoài hét to lên “Có Ma”.
Khi cô vào cuộn giấy toilet tissue trong restroom không người mà vẫn đang tự động rolling thả một đống giấy xuống sàn nhà.

Chị Bông tò mò hỏi thêm:
– Thế những nhân viên khác có sợ ma không chị?
– Hầu hết ai cũng yếu bóng vía khi làm trong nhà quàn, thế nên chỉ một thời gian ngắn là họ thôi việc, nhà quàn phải thường xuyên tuyển nhân viên là thế. Mấy nhân viên chúng tôi bảo nhau khi làm việc một mình trong phòng nên mở nhạc cho có âm thanh, có tiếng động, vì hồn ma chỉ hiện về nơi  vắng vẻ, im ắng. Thế là từ đó tôi luôn mở nhạc khi làm việc…

– Vậy chị vừa làm việc vừa tha hồ nghe nhạc tình Bolero.
Chị Tiên giãy nảy lên:
– Ấy chết. Ngồi một mình nghe nhạc Bolero thở than ảo não. Thí dụ như Chế Linh ai oán rên rỉ “Nếu mai anh chết em có buồn không? Sao em không đến khi anh còn sống. Anh xin ngôi mộ đẫm lệ tình nồng…” thì hồn ma nào chịu ngủ yên, “chàng” nào đó sẽ thương nhớ hiện hồn về. Bởi thế tôi toàn mở nhạc kích động huyên náo dù chẳng thích nghe loại nhạc này bao giờ.

Chị Bông khen:
– Chị Tiên thật can đảm khi làm việc cho nhà quàn. Tôi thà thất nghiệp ăn mì gói chứ không đi làm nhà quàn đâu.
– Cô nhân viên trang điểm xác chết mới can đảm, gan dạ chị ạ, cô ta làm việc một mình trong phòng với mấy xác chết, trang điểm người này xong đến người kia. Cô cận kề, sát mặt với mặt người chết để đi từng màu sắc phấn son cho khuôn mặt tái nhợt, thâm tím hay méo mó, sứt mẻ biến dạng vì bệnh hoạn vì tai nạn được trở về bình thường và tươi tắn lại.
– Chị ơi, thí dụ ai mà bảo tôi ngủ chỉ một đêm trong bất cứ căn phòng nào của nhà quàn, sáng ra cho tôi 100 ngàn đồng tôi cũng từ chối ngay lập tức.

Anh Bông nghe chuyện nãy giờ mới lên tiếng nhắc nhở vợ:
– Không ai thừa thì giờ và thừa tiền để thách đố bà như thế đâu. Chúng ta đi mua đất huyệt mà bà làm như đi phỏng vấn chị Tiên chuyện rùng rợn ở nhà quàn.
Chị Tiên vội trở về với công việc:
– Nào mời anh chị ra ngoài đợi tôi lấy xe đưa anh chị đi một vòng nhìn tận mắt nghĩa trang rộng lớn của chúng tôi trước khi anh chị chọn mảnh đất nào.

Chị Tiên lái xe chiếc xe màu đen của nhà quàn đưa khách đi một vòng quanh nghĩa trang, giới thiệu những khu đất trống chưa chôn và những khu mồ mả đã chôn. Chôn kiểu hỏa táng an táng và lần đầu tiên chị Bông nghe đến kiểu chôn nổi trên mặt đất. Khi chết cũng mỗi người mỗi ý thích không ai giống ai.

Anh chị Bông đang đứng trước một khoảnh đất mới bên cạnh một bóng cây khá to cao, đối diện bên kia là dãy hàng rào gỗ sân sau của khu nhà cư dân, khu nhà có lầu kiểu dáng khá đẹp sang.

Không biết mặt mũi chủ nhân những căn nhà sát khu nghĩa trang nhưng chị Bông cũng thầm khâm phục và ngưỡng mộ họ đã dám mua nhà nơi này, từ cửa sổ lầu nhìn sang hay chỉ cách một hàng rào gỗ với vài chục bước chân là hàng xóm của họ, những mồ mả hàng hàng dãy dãy.
Chị sẽ chọn nơi này, có người sống ở gần là có sự đông vui.

Anh Bông hiểu ý vợ:
– Mua “căn nhà” cuối cùng bà cũng chọn chốn đông vui.
Chị Bông thở dài:
– Cho dù lúc ấy em có tiêu diêu miền cực lạc nhưng em vẫn sợ vắng vẻ cô đơn.
Chọn xong đất vợ chồng chị Bông lại lên xe theo chị Tiên trở lại văn phòng để làm giấy tờ.

Thấy một chiếc xe rác nhỏ đậu trong một lô đất nghĩa trang, hai người công nhân đang nhặt hoa trên từng ngôi mộ vứt vào thùng rác gần đó.
Chị Bông hỏi và chị Tiên giải đáp:
– Mỗi năm hai lần vào đầu tháng Tư và đầu tháng Mười nghĩa trang lại vứt bỏ hoa cũ trên mộ. Thân nhân biết trước hoặc lấy hoa về hoặc lại mua hoa mới đặt lên mộ cho sáu tháng kế tiếp.
Hoa trên mộ cho vui lòng người dưới mộ và vui mắt người sống. Dĩ nhiên là hoa nhựa để chịu đựng thời tiết nắng mưa.

Vào văn phòng chị Tiên liệt kê giá cả đất đai, bia mộ và hàng chục thứ khác mới thấy bao nhiêu thứ tốn kém từ nhỏ nhặt nhất nhà quàn cũng đều tính vào người chết với giá đắt hơn ngoài chợ.
Mang tiếng là được giảm 20% nhưng giá thành vẫn cao, giảm giá chỉ là cách quảng cáo chào hàng để thu hút khách hàng mà thôi. Hèn gì chủ nhà quàn nào cũng giàu có.

Ðời người chỉ một lần chết mấy ai tính toán thiệt hơn, biết là đắt cũng đành chấp nhận.
Chị Bông hỏi chị Tiên:
– Cái chết có thể đến bất cứ lúc nào, ngày mai ngày kia nhưng cũng có thể một hai chục năm nữa.
Nếu lúc ấy nhà quàn Mây Chiều đã chật kín và đóng cửa thì tôi có mất “nhà” không?
Tôi nghe nói khi nghĩa trang đã kín hết chỗ thì chủ nghĩa trang sẽ giao cho thành phố quản lý. Nghĩa trang thuộc về thành phố, thành phố cắt cỏ chăm sóc nghĩa trang như chăm sóc cảnh quan đường sá.

Chị Tiên khẳng định:
– Ðúng thế. Nhưng mấy chục năm nữa nhà quàn Mây Chiều vẫn còn đất chôn, vẫn hoạt động và…chờ anh chị.
– Tôi thấy nhà quàn “Greenwood” trong thành phố này vừa đóng cửa nên lo xa thế thôi.
Anh Bông góp ý:
– Chắc họ đóng cửa vì kinh doanh không hiệu quả. Nhà quàn Mây Chiều vừa to lớn vừa khôn khéo, họ quan tâm đến cộng đồng rộng lớn của người Việt Nam ở đây nên đã thuê mướn  nhân viên người Việt như chị Tiên để thu hút khách hàng Việt và họ đã thành công.

Giấy tờ giá cả xong xuôi anh chị Bông ra về sau khi đã hẹn ngày gặp chị Tiên lần nữa để trả tiền.
Nếu trả góp thì phân lời là 2 chấm.  Anh chị Bông không muốn đến cuối đời còn “trả góp” làm giàu cho chủ nợ nên sẽ trả tiền mặt.
Hai vợ chồng ra xe chị Bông than thở:
– Mình mua nhà mấy lần, lần nào em cũng vui thích khi được đi xem nhà và chờ mong ngày dọn vào, nhưng lần mua “nhà” cuối cùng của chúng ta thì trái lại em chẳng tha thiết gì mà thấy lòng nao nao buồn.
– Bà buồn vì tiếc tiền phải không? Món tiền mua căn nhà cuối cùng cũng bằng tiền mua căn nhà đầu tiên của chúng ta khi mới đến Mỹ đấy.
Chị Bông trầm tư:
– Cũng tiếc tiền nhưng chỉ là chuyện nhỏ. Em đang nghĩ đến căn nhà hiện thời của chúng ta, cái phòng ngủ rộng thênh thang, cái phòng tắm sạch sẽ sáng láng…
Em nghĩ đến khu vườn sau đầy hoa hồng vào mùa Hè, mùa Thu, nghĩ đến patio chiếc chuông gió đong đưa.
Căn nhà em đã ưng ý với hàng xóm xung quanh. Vậy mà cũng chỉ là nơi ở tạm, rồi một ngày nào đó em sẽ từ giã nó để dọn vào căn nhà…cuối cùng này.
Anh Bông vụng về chia sẻ:
– Người ta ở lâu đài, biệt thự rồi cũng lìa đời, cũng bỏ nhà cửa ra đi. Bà tiếc gì căn nhà quèn của chúng ta.

Anh Bông lái xe từ từ trong nghĩa trang để hai vợ chồng cùng nhìn ngắm nơi chốn mà một ngày nào đó hai vợ chồng sẽ gởi nắm xương tàn.
Nhìn những dãy mộ, mộ bia nằm, mộ bia đứng, mộ cao, mộ thấp. Họ là ai, bao nhiêu tuổi, thành phần giàu nghèo sang hèn thế nào chị Bông làm sao biết được. Nhưng chị biết chắc một điều họ sẽ là hàng xóm trăm năm của chị.
Chị Bông lại thấy từ xa hai anh công nhân vẫn đang nhặt hoa trên mộ vứt vào thùng rác.


Rồi chị Bông sẽ vào ở đây, “căn nhà” cuối cùng chị vừa mua xong.  Ngày nào đó không phải như những lần dọn vào nhà mới như trước kia chị  đã từng hớn hở vui tươi, lần cuối cùng này chị sẽ không tự dọn vào được. Ai sẽ đưa chị vào nhà? và trên nấm mộ ai sẽ đặt cho chị bó hoa?
Họ có nhớ mỗi chu kỳ 6 tháng nhà quàn sẽ dọn dẹp hoa cũ và có ai sẽ mua hoa mới đặt lên mộ, lên trước cửa căn nhà vĩnh cửu của chị không?

Nguyễn Thị Thanh Dương


Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 01/Jun/2020 lúc 1:24pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23809
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 02/Jun/2020 lúc 8:13am

Tình Như Lá Thu


Fun%20Fall%20Activities%20for%20Seniors%20-%20Comforting%20Home%20Care%20by%20Phoebe

Tới tháng Ba năm nay là bà tròn tám mươi mốt tuổi. Nhưng với mái tóc nhuộm đen nhánh, với hàng lông mày được xâm theo hình lá liễu cong cong, với cặp môi tô son đỏ – màu của sự gợi cảm, người đối diện nghĩ rằng bà chừng bảy mươi lăm là cùng.

Vốn là nhà thời trang nổi tiếng của thành phố Sài Gòn trước đây, bà cố gắng ăn uống điều độ và tập thể dục hàng tuần để thân hình không phì nhiêu cũng không nhão nhét.
Trời cũng không phụ lòng mong đợi của bà. Càng nhìn bà, người ta càng kinh ngạc, cứ tưởng thời gian đã quên đi, không hề nhớ tới sự hiện hữu của bà trên cuộc đời này.

Cách đây tám năm, chồng bà mất. Mất chồng ở tuổi bảy mươi ba đúng là một bi kịch.
Ban ngày bà loay hoay đi ra đi vào một mình, ban đêm bà trằn trọc không ngủ vì nhớ tiếng ho nhè nhẹ của ông, nhớ tiếng dép lẹp xẹp trên sàn gỗ, nhớ tiếng nước chảy vào ly thủy tinh mỗi khi ông rót trà…
Mất chồng ở tuổi bảy mươi ba, bà không khóc lóc như những phụ nữ trẻ tuổi, bà chỉ bàng hoàng trong im lặng, đôi mắt bà ráo hoảnh nhưng đôi môi bà cứ run run như muốn gọi tên ông.

 

Rồi những ngày tháng lạnh lùng kinh khủng đó đóng chặt lại và trở thành quá khứ sau khi bà gặp ông Luân trong một tiệc cưới cháu ngoại của người bạn.
Hôm đó bà ngồi bên cạnh một người đàn ông có mái tóc bạc được hớt cao gọn ghẽ, có giọng nói chậm rãi nhưng ấm áp, có sự quan tâm chăm sóc đặc biệt tới bà khiến bà cảm thấy lạ lùng trước điều đó.

Ông Luân chỉ phục vụ một mình bà, thỉnh thoảng ông gắp thức ăn để vào trong chén của bà, ông hỏi bà ngon miệng không, ông lựa những phần gỏi bắp cải không có ớt vì sợ bà cay, thậm chí ông thận trọng lột vỏ từng con tôm xú luộc rồi đưa bà ăn.

Bà cảm kích nên hỏi tên ông, hỏi tuổi ông. Ông không giấu diếm, ông nói ông đã bảy mươi bảy tuổi rồi.
Bà nhìn ông cười, ánh mắt lẳng lơ:
-Bảy mươi bảy tuổi còn yêu được không nhỉ?
Ông Luân cũng nheo nheo mắt nhìn bà, cười đáp lại:
-Sao lại hỏi vậy? Cứ yêu thử đi rồi biết.

Tối hôm đó bà đi lòng vòng trong cư xá nửa tiếng đồng hồ để suy nghĩ thật chín chắn rồi quyết định gọi điện thoại cho ông..
Chuông vừa reng lên một tiếng ngắn là ông mở máy trả lời liền, cứ như suốt cả buổi tối ông chỉ làm mỗi một việc là ngồi rình cái điện thoại, đợi nó reng lên là bấm nút “A-lô” ngay.

Ông hỏi bà đang làm gì, bà nói bà đang đi bộ trong cư xá. Ông nói ông sẽ đến để cùng đi bộ với bà. Bà không tin lắm, nhưng chỉ cười cười.
Vậy mà ông đến thật. Ông đưa cho bà một ly giấy to tướng đựng đầy bắp rang, bà chìa tay cầm lấy và trong một thoáng bà cứ ngỡ vẫn còn đang ở tuổi mười tám đôi mươi.
Bà hít một hơi dài rồi ngước lên nhìn ông bằng đôi mắt có hàng trăm vì sao trời đang lấp lánh trong đó.

-Em thấy bắp rang ở đây không thơm như bắp rang ở Sài Gòn.
-Ừ, bắp rang trên con đường Hai Bà Trưng thơm mùi bơ. Anh nhớ mỗi lần đi ngang xe bắp rang bơ là phải dừng lại, mua một gói, rồi vừa đi vừa ăn vì không thể nhịn thèm nổi.

Bà cười khẽ. Giọng cười của bà dù có khàn đi nhưng nghe cũng còn quyến rũ lắm.
-Có những món ăn ngày xưa em thích mê tơi, thí dụ món ốc leng xào dừa, ngày nào em cũng phải ăn một dĩa đầy mới đã, còn bây giờ mới nhìn thấy là ngao ngán liền. Em không hiểu tại sao nữa.
-Vì bây giờ mình trưởng thành hơn, mình hưởng thụ cũng nhiều hơn nên cơ thể cảm thấy không cần thêm nữa.
Chỉ mới vài năm trước anh còn khoái ngồi uống bia với bạn bè, tối nào cũng phải một chai ướp lạnh mới ăn cơm được, nhưng từ sau lần anh bị ói ra mật xanh phải vào bệnh viện, nghe nhắc tới bia hay nhìn thấy chai bia là anh xanh mặt liền.

Không khí ban đêm lành lạnh nên bà đi sát vào người ông, nép vai bà bên vai ông, nhưng bà vẫn cố ý đút hai bàn tay vào trong túi áo khoác để có một lần vải ngăn cách giữa hai người. Ông Luân nhận ra điều đó. Ông tìm ngón út của bà và giữ chặt nó một lát trong tay ông.
Xuyên qua lớp vải dày của chiếc áo khoác, bà vẫn cảm nhận được sự rung động nhẹ nhàng của người đàn ông có độ tuổi đã chấm tới con số bảy mươi bảy.

Bà im lặng, không rụt ngón tay lại, để mặc cho trái tim đột nhiên thay đổi nhịp đập rộn ràng như pháo nổ ngày Tết. Bà cần tình yêu như đũa có cặp, bà cần một người đàn ông bên cạnh bà như dép có đôi.
Bà sẵn sàng thú nhận bên tai ông điều đó mà không cảm thấy xấu hổ.

Ông Luân có tiền hưu, có tiền con cái chu cấp, có tiền tiết kiệm trong ngân hàng nên cứ đến cuối tuần là ông dẫn bà đi ra khỏi thành phố, tận hưởng một không gian vắng lặng chỉ có hai người.
Những nụ hôn hiếm hoi ông dành cho bà thật nồng nàn trên trán, trên má, nơi khóe môi..

Bà cũng đáp lại cuồng nhiệt, bà ôm ghì lấy đầu ông, vừa hôn vào mép tai ông vừa vò vò mái tóc bạc được hớt cao gọn ghẽ.
Ông Luân thích thú trước tình cảm của bà, bấu bấu những ngón tay có móng hình vuông được cắt ngắn vào vai bà.
Họ ngồi trên băng ghế đá âu yếm nhau mười lăm, hai mươi phút giữa khung cảnh thiên nhiên lãng mạn, tĩnh mịch và đồng lõa.
Tình yêu mà họ dành cho nhau chỉ có vậy thôi, có muốn hơn nữa thì cũng không được bởi vì ở tuổi bảy mươi bảy, khả năng tình dục của ông đã hết rồi – đã chết rồi!

Hai người thuê một ngôi nhà gỗ ở bìa rừng để họ có thể lái xe đến đó bất cứ lúc nào họ muốn.
Chiều cuối tuần, ông Luân ngồi bên bờ suối câu cá, bà ngồi bên cạnh nép vào ông, theo dõi từng con cá vô tư lượn lờ qua qua lại lại nhưng chẳng con cá nào tỏ vẻ thích miếng mồi trùn sống đang ngo ngoe của ông.

Thỉnh thoảng bà cười tủm tỉm khi thấy ông sốt ruột thở dài vì cá không cắn câu.
Bà đặt bàn tay phải của bà lên đùi ông như khích lệ, thấy vậy ông cũng đặt bàn tay trái của ông lên bàn tay bà và giữ thật lâu.
Đột nhiên bà nhổm người lên chỉ xuống dòng suối, khuôn mặt bà hớn hở với giọng nói vang vang như xé toạt sự yên tĩnh của thiên nhiên:
-Kìa, cá dính câu rồi kìa anh! Giựt lên đi! Giựt lên đi!

Ông Luân dùng cả hai tay giựt chiếc cần lên cao, miệng nở nụ cười thật rộng khi nhìn thấy một con cá đang vùng vẫy dữ dội nơi đầu sợi dây.
Bà mở nắp máy chụp hình ra và chụp ông vài tấm hình cùng với “chiến lợi phẩm”.
Sau đó ông vụng về loay hoay gỡ con cá tội nghiệp ra khỏi chiếc lưỡi câu và nhẹ nhàng thả nó xuống nước. Con cá sung sướng quẫy mạnh cái đuôi, lướt sang chỗ khác sau khi bị một phen hoảng hốt.

Hai ông bà sống hạnh phúc với nhau được ba năm thì ông Luân tỏ ý muốn đi du lịch sang Canada để thăm con cháu. Bà vui vẻ để ông ra đi.
Nhưng sau đó con cháu ông viện cớ ông đã tám mươi tuổi rồi, sức khỏe yếu kém lại bị thấp khớp nên họ không cho ông quay trở về với bà nữa.

Khi nghe ông thông báo tin tức đó qua điện thoại, bà chưng hửng – nhưng đành thở dài cam chịu.
Một lần nữa bà chấp nhận cảnh cô đơn, nhưng lần này sống cô đơn ở độ tuổi bảy mươi sáu, ở độ tuổi bà nhận ra mình đang già đi thật nhanh, là điều bà không thể quen thuộc nổi.

Tạo hóa đã sinh ra muôn vật sống phải có đôi, có cặp, bà không thể sống trái với quy luật sinh tồn của Tạo hóa. Bà cần một người đàn ông, cho dù người đàn ông đó đang lọm thọm chống gậy ở tuổi tám mươi thì ông cũng vẫn là một người đàn ông!

Trong một buổi tiệc cưới của đứa cháu ngoại của một người bạn khác, bà tình cờ ngồi bên cạnh ông Nguyện và một lần nữa duyên số lại kết hợp hai ông bà với nhau.
Tuổi tám mươi nhưng ông Nguyện còn khỏe mạnh, còn lái xe được và đi đứng thẳng thớm chứ chưa đến nổi phải vịn tường lết đi từng bước.

Ông Nguyện sống một thân một mình, đám con lớn có vợ có chồng ra riêng hết chẳng thèm ngó ngàng tới cha gìa thỉnh thoảng cuối tuần bọn họ ghé vào thăm ông, hỏi han mấy câu:
“Ba có mạnh giỏi không?”, “Ba có cần ăn uống gì không?”, rồi lên xe dông đi mất.

Thấy tội nghiệp ông, bà mở lời đề nghị:
-Anh dọn qua ở với em luôn đi.
Ông nhìn bà, ngỡ ngàng rồi lắc đầu:
-Cảm ơn em, nhưng anh không muốn làm phiền em đâu.
-Phiền gì mà phiền? Coi như anh với em góp gạo nấu cơm chung. Anh nấu cơm thì em rửa chén. Em quét nhà thì anh lau nhà.
Ông bóp bóp bàn tay bà, giọng nói tràn ngập cảm xúc:
-Cảm ơn em. Để anh thu xếp rồi anh sẽ trả lời em sau.

Nhưng rồi ông Nguyện giải quyết theo cách khác, ban ngày ông ở nhà bà, ban đêm ông về nhà ông, họ sẽ sống với nhau không hẳn như hai người tình mà là như hai người bạn, dù sao “tương kính như tân” vẫn hơn “thân quá hóa lờn”.
Bà lắc đầu chịu thua, đành phải làm theo quyết định của ông. Nhưng rồi bà lại thấy ý kiến đó hay ho và thú vị.

 

Buổi sáng ông lái xe đến, nhẹ tay mở cửa và bước vào trong nhà cùng với một món ăn điểm tâm cho hai người.
Tính bà thích trang điểm kỹ lưỡng cho nên sau khi son phấn lượt là xong bà mới bước ra khỏi phòng ngủ để đón ông.
Bà quàng tay ôm cổ ông và đi vào bếp pha cho ông một tách cà phê nóng, pha cho bà một tách sữa ca cao.
Nơi bàn ăn, chỗ ngồi của ông phải là chiếc ghế đối diện với bà, ông không bao giờ muốn ngồi ở chỗ khác cho dù đó là chiếc ghế đặt bên cạnh bà.
-Tại sao kỳ cục vậy anh?
-Kỳ cục gì đâu? Tại vì anh thích vừa ăn vừa ngắm em vừa nghe em nói. Nhan sắc của em vẫn còn mượt mà và trẻ đẹp trong mắt anh. Giọng nói của em vẫn còn ngọt ngào và êm ái trong tai anh.

Bà biết ông nói thật. Người đàn ông ở lứa tuổi nào cũng có thể nói dối hoặc nói cho qua chuyện, nhưng khi đã bước qua tuổi bảy mươi, họ chỉ thích nói thật. Bởi vì nếu hôm nay họ không nói thật lòng, biết đâu ngày mai họ chẳng còn cơ hội để làm điều đó nữa.

Bà và ông Nguyện ngồi đối diện nhau, vừa nhâm nhi ăn sáng vừa rủ rỉ nói chuyện. Chuyện tuyết rơi ở New York. Chuyện hoa mộc lan nở tím trên cành. Chuyện mấy con quạ kêu ầm ĩ mỗi khi kéo nhau bay ngang qua mái nhà.
Chuyện ông Bill đi lượm chai trong bồn rác để mang đi bán kiếm vài đồng. Họ ăn xong bữa sáng rồi mà câu chuyện vẫn chưa dứt.

Buổi trưa nếu bà làm biếng nấu nướng thì ông đi bộ tới tiệm cơm ở bên kia đường để mua hai hộp cơm mang về. Sau đó ông cầm bịch rác to tướng mang ra khỏi nhà, lững thững đi tới bồn rác ở cách nhà khoảng bốn trăm thước, vừa đi vừa hít thở cho tiêu cơm.
Buổi chiều hai ông bà rủ nhau đi lòng vòng quanh cư xá để tập thể dục. Họ bước chầm chậm trong ánh nắng chiều vàng vọt, trong sự im lặng và tĩnh mịch của buổi hoàng hôn.
-Anh có thấy lạnh không anh?
-Không, em. Anh mặc đủ ấm rồi em.
-Một lát nữa mình ăn tối với cái gì nong nóng nghen anh.
-Nếu em thích ăn mì vịt tiềm thì anh đi mua cho.
-Mì vịt tiềm của tiệm Lục Đỉnh Ký ăn được lắm đó anh.
-Ừ. Lát nữa anh đi mua về cho em.

Ông Nguyện chìu chuộng bà như thuở vẫn còn đôi mươi, còn bà thì mềm mỏng và dịu dàng như cô thiếu nữ mười tám. Họ nói chuyện thủng thẳng với nhau, không cáu kỉnh cũng chẳng giận hờn, cứ hết lòng “tương kính như tân” với nhau.
Khi bà mệt thì ông đứng sau lưng bà, bóp vai, bóp lưng. Khi ông mệt thì bà đỡ ông nằm xấp xuống, xoa dầu, cạo gió cho ông.

 Bà nương vào ông, ông tựa vào bà, họ cần có nhau như đũa phải có cặp, dép phải có đôi, không cần biết ngày mai ngày mốt ai sẽ là người ra đi trước, ai là người khóc ai trước, ai sẽ là người tiễn đưa ai trước.
Sau bữa ăn, bà đứng trong khung cửa sổ nhìn theo ông tay cầm bịch rác to tướng, đi chầm chậm tới bồn rác. Mái tóc ông bạc trắng như cước làm trái tim bà gợn lên chút xót thương.

Sống với nhau hơn gần hai ngàn ngày (chỉ là ngày thôi, không hề có đêm) bà nhận được biết bao sự chăm sóc tự nguyện mà ông dành cho bà.
Bữa điểm tâm sáng nóng hổi. Bữa cơm trưa nhẹ nhàng với dĩa trái cây ngọt ngọt, chua chua.
 Bữa ăn tối nóng sốt dưới ngọn đèn chùm màu vàng cùng với một ly rượu chát nhỏ chia đôi.

Những hình ảnh ấm cúng giữa ông với bà như cuộn phim quay chậm cứ hiện về rõ mồn một trong trí óc khiến có lúc bà mỉm cười một mình khi vân vê tấm rèm vải trong tay, chờ đón ông đẩy cửa bước vào trong nhà.
Tình yêu của người già mong manh như chiếc lá úa vàng trong mùa thu. Lúc đó những chiếc lá khô quắt queo lại chỉ dính một chút xíu vào cành cây chực chờ một cơn gió nhẹ thoảng qua là rơi rụng lả tả.

Bà hiểu điều đó nên rất trân quý tình yêu, tình bạn của ông Nguyện dành cho bà. Đi đâu (đi shopping, đi mua sắm) bà cũng năn nỉ ông đi theo, để bà được nắm tay ông, để bà có thể làm bộ hỏi ý kiến ông về món đồ muốn mua, để bà được hưởng cảm giác bà vẫn là một nhân vật quan trọng, quan trọng nhất trong đôi mắt ông.

Tới tháng Ba năm nay là bà tròn tám mươi mốt tuổi. Còn ông Nguyện thì được tám mươi lăm.
Già thì già, họ vẫn cảm thấy hạnh phúc – hạnh phúc hơn một tỷ người khác – cho dù hạnh phúc đó vẫn được họ đếm từng ngày sau mỗi buổi sớm mai thức dậy…

Nguyễn Thị Bích Nga
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23809
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 12/Jun/2020 lúc 8:24am
Tuy sống chung với nhau, nhưng đôi lúc hình như họ không còn hiểu nhau được nữa mặc dù hai vợ chồng cùng sử dụng một thứ ngôn ngữ!
Tây gọi đây là solitude à deux còn người mình thì văn chương hơn nói đó là nỗi cô đơn đồng sàng dị mộng.
Ông ở nhà trước, thì bà ở nhà sau, bà ở dưới bếp thì ông ở trên lầu, ông gõ laptop thì bà ôm TV, ông ăn trước thì bà ăn sau, bà đi phố thì ông ở nhà, bà nói nhiều thì ông nín thinh hay ngược lại,v.v.
Các nhà phân-tâm-học nói gì về hiện tượng nầy?

Vậy vợ chồng có thể  nào hoàn toàn hiểu nhau được hết không?Làm sao có được sự đồng cảm?
Câu trả lời là có, nhưng có lẽ ở lúc ban đầu, lúc còn mới toanh mà thôi. Về lâu về dài thì có thể hơi khó khăn hơn vì cuộc tình cũng đã nguội lạnh đi phần nào theo năm tháng cũng như những chiều chuộng mơn trớn, những săn đón ân cần đã không còn như xưa nữa.
Đây chỉ nói chung chung chớ người gõ cũng không dám quơ đũa cả nắm đâu!
Cũng có những cặp cũng còn rất mặn nồng tình nghĩa, tuy thỉnh thoảng có hơi khắc khẩu đôi chút cho vui cửa vui nhà vậy thôi và sau đó lại làm lành trở lại.
Nhà phân tâm học Jacques Lacan đã trả lời một cách mĩa mai cho những cặp vợ chồng mà sự bất-hòa xảy ra kinh niên như sau: “Họ chỉ có thể nghe và hiểu nhau hơn khi họ la hét với nhau mà thôi”.
(Jacques Marie Émile Lacan April 13, 1901 – September 9, 1981) was a French psychoanalyst and psychiatrist who made prominent contributions to psychoanalysis and philosophy, and has been called 'the most controversial psycho-analyst since Freud)

Vậy vợ chồng có thể hiểu nhau được không? Làm sao có được sự đồng cảm?

Helène Fresnel  đã phân tích vấn nạn trên qua bài viết Hommes et femmes peuvent il s’entendre? Đăng trong tạp chí Psychologies no 297 juin 2010.


               Xí cái bản mặt thấy mà PHÁT ghét!–-Solitude à deux- cô đơn đồng sàng dị mộng
Mới có sống chung vợ chồng được có 45 năm thôi
Bây giờ như cặp khỉ già, Nhưng mà vẫn cứ “mình à, mình ơi

Dưới đây là bài phỏng dịch của tác giả-
-/Không thể nào hiểu nhau được nữa
Theo nhà phân tâm học nổi tiếng S. Freud, thì không thể nào có được một người chồng hoàn toàn 100% là đàn ông, cũng như không thể nào có một người vợ hoàn toàn 100% là đàn bà được!
(Sigmund Freud (6 May 1856 – 23 September 1939), was an Austrian neurologist who founded the psychoanalytic school of psychiatry).
Trong mỗi người của họ, chồng cũng như vợ, đều có hình bóng của một người khác phái tính.
Cái hình bóng trong vô thức của chồng là một người thuộc phái nữ, còn trong vô thức của người vợ có ẩn hiện cái bóng của một người thuộc phái nam!

-/ Bà quá bí mật, ông phải câm nín
Trong một cặp vợ chồng không phải chỉ có hai người mà thôi, nhưng thật ra phải có tới bốn người lận (?)!
Hai người thật ở phía trước sân khấu và hai cái bóng của họ ở phía sau hậu trường.
Hai vợ chồng đều mong muốn có thể chôn mất đi hai cái bóng nói trên để họ có thể tự khẳng định phái tính của họ.
Marie Laure Colonna, một nhà phân tâm học thuộc trường phái Jung (pschyanaliste jungienne)
nói rằng: “Với tư cách là một người đàn bà, tôi yêu người đàn ông nào gần gũi với phần đàn ông trong vô thức của tôi, đó có thể là cha hay cũng có thể là phần nam tính của mẹ mình.
Ngược lại ở người đàn ông thì họ yêu người đàn bà nào gần gũi nhất với hình bóng người phụ nữ trong vô thức của họ, và đó có thể là mẹ, là chị, hay cũng có thề là phần nữ tính của cha mình...”
Trong mỗi người đàn ông lúc nào cũng có mẫu người đàn bà ẩn núp trong vô thức  (inconscience) và điều nầy ảnh hưởng không ít vào việc tạo ra nhân cách của chính họ.
Đối với người đàn bà thì họ cũng có cùng một mô hình tạo lập nhân cách như ở người đàn ông.

Hiện tượng lưỡng tính tâm lý bisexualité psychique đã giải thích phần nào sư thu hút với người kia cũng như lòng ước muốn “nghe nhau”, nhưng than ôi, đó cũng chưa đủ để chúng ta, vợ và chồng, có thể phải hiểu nhau và đồng cảm với nhau được.
Người kia luôn luôn thoát ra khỏi ta và cuộc sống của hai người đôi khi đượm vẻ trật nhịp sâu xa.

Lý thuyết của Carl Gustav Jung (1875-1961): Trích dẫn
 Carl Gustav Jung là người cùng thời với Freud, một nhà phân tâm học tại Zurich. Lúc đầu, Jung là môn đệ trung thành của chủ thuyết Freud (Freudianism) sau khi tiếp xúc với Freud tại Áo, vào năm 1907. Nhưng sau đó, ông từ chối hoàn toàn chủ thuyết của Freud, cho rằng đó là lý thuyết dục tính đã bị đồng hóa bởi dục tính cá nhân của Freud; và do đó, ông nỗ lực xây dựng một lý thuyết mới, gọi là "tâm lý trị liệu".

Theo đánh giá của Calvin S. Hall và Gardner Lindzey, trong "Theories of Personality" (32), thì Jung luôn luôn sáng tạo trong cách phân tích tâm lý của mình. Với ông, cái tự ngã (personality) như là một tổng thể bao gồm các mặt của đời như: ý thức, vô thức, cảm thức, cá nhân, xã hội, nữ tính, nam tính, nhân tính, thú tính, tri giác, trực giác v.v..., tất cả tính chất đó được xem như là tác năng của một "trục nhân tính" (axis of the personality). Do đó, theo Jung, trong nam giới có chứa những nữ tính, trong nữ giới có chứa những nam tính. Tương tự như thế đối với những thú tính (animal nature) và nhân tính (personality) trong cùng một con người.

Và cũng từ đó, Jung phân tích bệnh lý qua các hội chứng như: dồn nén (repression), mặc cảm (oedipe), giận dữ, tức tối (truculent), trầm mặc (inhibited), qui kỷ (egocentric), đa cảm (hyperémotivité) v.v... đều xuất sinh từ ý thức tự ngã, những ấn tượng, tri giác, ký ức, cảm xúc... đã qua và bị dồn nén vào vô thức tạo thành những xung năng (pulsion) gây nên trạng thái bất bình, bất an, bực tức, căng thẳng cho dòng chảy của tâm lý. (33)
Mặc dù Jung phê bình Freud, như vừa đề cập ở trên, nhưng chúng ta thấy lý thuyết của Jung nhằm vào các hiện tượng tâm lý nhiều hơn là bản chất của tâm lý như ở tâm lý học Freud. Tuy nhiên, lý thuyết của cả Freud và Jung đều là những dấu ấn vàng son, đặc sắc trong lịch sử tâm lý học hiện đại”.

-/ Tại sao người chồng không bao giờ thố lộ ra những nỗi niềm chất chứa trong lòng?
Theo nhà phân tâm học Marie Laure Colonna cho biết: « chúng ta tiến hóa trong một xã hội phụ hệ société patriarcale, trong đó sức mạnh và sự cường tráng virilité không cho phép người chồng  biểu lộ ra ngoài những cảm xúc, nhũng tình cảm yếu hèn của anh ta.
(Marie Laure Colonna: DEA de philosophie, Paris IV, Sorbonne – 1983. Psychanalyste didacticienne à la SFPA - Société Française de Psychologie Analytique – 2002).

Nét văn hóa trong xã hội loài người đã thôi thúc ông phải cắt đứt hết mọi tình cảm cá nhân.
Ông phải câm nín, tịnh khẩu, vì không còn biết phải nói ra bằng ngôn từ nào nữa.
Ông phải đè nén những cảm xúc cá nhân của mình vào trong hố sâu của vô thức. Mỗi khi những tình cảm nầy trỗi dậy, ông không còn biết cách nào để thốt ra bằng lời được.
Nói chung, ông chỉ còn có cách là rút vào cố thủ trong sự câm lặng, và nếu có một vấn đề nào đó xuất hiện ra thì ông ta không có khả năng nói ra thành tiếng được.
Thế giới nội tâm làm cho ông lo ngại, cảm thấy mình bị đe dọa và tâm thần bất ổn.

-/ Bà nói nhiều, ông nín khe
Theo nhà phân tâm họcYves Despelsenaire thì sự câm nín của người chồng lúc người vợ chờ mình nói có nguyên nhân là vì ông ta bị nghẹn lời á khẩu.
 “ Trước mặt người đàn bà, người đàn ông cảm thấy như họ đang đứng trước mặt một nỗi bí ẩn của sự ham muốn désir và khoái lạc jouissance.”
Trong người chồng, người vợ đã có chỗ đứng thật rõ rệt rồi, nhưng người vợ thì không phải như vậy.
Vợ chờ chồng nói, chờ trả lời nhưng làm sao anh ta nói gì được trước một người đàn bà quá mưu lược (?)  (intrigante). Bà ta đã làm ông nghẹn lời (?).

 «L’univers de l’intériorité les angoisserait, leur apparaitrait menaçant, déstabilisant. Le psychanalyste Yves Depelsenaire observe pour sa part  que si les hommes restent silencieux quand les femmes attendent qu’ils leur parlent, c’est parcequ’elles les laissent sans voix. «  Face à la femme, l’homme est quand même devant l’énigme d’un désir et d’une jouissance. Chez lui, elle est localisée. Pas chez elle. Que voulez vous qu’il dise à cette partenaire si intrigante? Elle le laisse interdit. »
Trước mặt một người đàn bà quá lấn át, người đàn ông nói chung, thường có khuynh hướng trốn chạy. Họ đè nén tình cảm vào bên trong và làm như thế họ có cảm giác tăng cường được nội lực của mình qua sự câm nín.

Theo Marie Laure Colonna, 80% trao đổi giữa vợ chồng không thông qua bằng lời nói (non verbale) nhưng nhờ vào các cảm quan (perception) mà chúng ta có thể hiểu nhau được.
Khi người chồng thương yêu vợ mình, anh ta không cần phải nói ra nhưng sẽ chứng tỏ bằng hành động: anh ta lăn xả vào bếp, xào nấu, rửa chén, múa lân, chia sẻ sinh hoạt với vợ mà không cần phải nói đến hoặc kể công (?), ngoại trừ mấy năm đầu lúc mới gặp nhau, anh ta hơi màu mè nên thích khoác bộ áo hiệp sĩ hào hùng…

Theo các nhà tâm lý học, sự sai lầm của các bà vợ là tại sao theo đuổi chồng mình bằng ngôn từ để rồi anh ta vọt mất…Nhưng nếu vậy thì nghĩ cho cùng, khỏe cho cả ông lẫn bà, tránh cái cảnh chiến tranh lạnh hoặc cái cảnh…đồng sàng dị mộng và không còn trói buộc nhau nữa!
Và, tự do ôi, ta lại chào mi một lần nữa trong cuối đời!

-/ Đàn ông khác đàn bà


Bà nói nhiều, ông câm nín. Đúng lắm, nhưng không phải lúc nào cũng như vậy đâu.
Rất nhiều giả thuyết khoa học cho rằng đó có thể là do nguyên nhân thuần túy sinh học mà ra.

Các nhà khảo cứu của University of Sheffield ở Anh Quốc cho biết, giọng nói của quý bà và quý cô được cấu tạo bởi những làng sóng âm thanh rất phức tạp. Não bộ của quý ông đòi hỏi phải có nhiều cố gắng mới hiểu được. Về lâu về dài não bị mỏi mệt vì vậy các ông không còn nghe thấy được gì hết.

Theo  Allan & Barbara Pease, tác giả của quyển sách bestseller «Why men don’t listen & women can’t read maps», thì ngày xa xưa, cách nay lối mười ngàn năm, đàn ông phải đi săn trong rừng nên có thói quen phải giữ sự im lặng, ít nói để săn. Đàn bà ở nhà lo trông nom nhà cửa, lo trong lo ngoài, vừa la hét con cái và cũng vừa phải giao tế với xóm giềng nên bắt buộc cần phải nói nhiều và nói thường xuyên.
Và về lâu về dài theo thời gian các đặc tính tiêu biểu trên đã gắn vào não bộ của người đàn ông và của người đàn bà cho đến ngày hôm nay.


Allan Pease còn nói rằng não của đàn ông chỉ program để làm mỗi lần một việc mà thôi. Họ chỉ sử dụng có một bán cầu não (thường là phía trái) để suy nghĩ. Mỗi khi ngừng xe lại để đọc bản đồ là họ cần phải vặn nhỏ cái radio xuống rồi mới có thể đọc được.
Đang xem TV mà bà xã hỏi thì có ông nào nghe đâu. Bởi vậy lúc các ông xã đang lái xe, các bà xã đừng nên nói đừng nên hỏi gì hết vì có thể nguy hiểm đó!

Ngược lại ở đàn bà, mỗi khi suy nghĩ họ thường sử dụng cả hai bán cầu não phía trái và phía phải, và nhờ vậy các bà có thể dễ dàng làm được nhiều việc cùng một lúc.
Đàn bà có thể vừa đọc sách và vừa nghe radio hoặc vừa làm bếp nấu nướng vừa nói điện thoại.

Các bạn có để ý không, trong các siêu thị ở quày trả tiền thường các cô thu ngân viên, mắt vừa nhìn các món hàng, tay thì bấm máy lia lịa, đôi khi vừa làm vừa trả lời khách hàng hoặc vừa viết và vừa nói điện thoại kẹp nơi cổ.
Nếu được hỏi thình lình phía nào là tay phải, phía nào là tay trái, các bà thường hay lộn nếu họ không nhìn vào chiếc nhẫn đeo trên tay.

Các ông thường phàn nàn các bà là miệng thì biểu người ta quẹo trái nhưng trong đầu họ thật sự muốn mình quẹo mặt.
Đàn ông thán phục Đàn bà về cách bắt chuyện giữa đám đông hay trong các buổi tiệc. Mặc dù toàn là khách lạ nhưng các bà vẫn có cách trao đổi với nhau về đủ thứ chuyện, người này khen qua người kia khen lại, nói đẩy đưa quên thôi…

Các bà cho rằng các ông thường hay lạnh nhạt về tình cảm, ít thố lộ tâm sự và có vẻ kín đáo e dè trước đám đông. Các bà nghĩ rằng Đàn bà có nhiều tình cảm hơn Đàn ông, còn các ông thì cho rằng bọn họ cũng rất tình cảm nhưng ít bộc lộ ra ngoài.
Tuy nhiều lúc thấy người Đàn ông im lặng nhưng thật sự chính lúc đó họ nói một cách âm thầm cho chính họ! Đàn ông không thích ai cho mình ý kiến nầy nọ.
Sự ít nói của người Đàn ông có thể được người Đàn bà hiểu lầm là mình không còn được thương nữa (?). Nhưng cũng có ông lại thích nói nhiều, nói uyên thuyên khi được người khác phái hỏi chuyện và quên hẳn đi một nửa của mình bên cạnh!
Đối với chuyện chăn gối, các bà thường trách các ông thiếu sự lãng mạn, sao chỉ muốn vụ đó một cách nhanh chóng, sau đó thì quay lăn ra ngủ khò quên cả người ta nằm bên cạnh. Còn các ông đôi khi trách các bà hơi thụ động và thiếu sáng kiến.

Nói tóm lại, theo Allan Pease thì men want to have sex but women want to make love.

Đàn ông thường trách đàn bà thường hay nói nhiều, nói đay nghiến nagging, hay chê bai và nói móc lò và cũng như thường hay đem chồng ra so sánh với người khác quá. Thậm chí có khi còn chê bai chồng mình trước mặt con cái và người lạ.
Nói chuyện mới đã đành đi, đàng này chuyện cũ đã được nói nhiều lần rồi các bà vẫn có thể hâm nóng lại và đem ra nói nữa, nói mãi.
Ở người Đàn bà, các dữ kiện, tín hiệu, thông tin bên ngoài được cất giữ trong não của họ một cách khá lộn xộn. Cách duy nhất để các bà đem vấn đề ra ngoài là phải nói nó ra và nhìn nhận nó.

Bởi vậy Đàn bà nói nhiều hơn Đàn ông là lẽ thường. Các bà cần nói ra để bớt căng thẳng tinh thần, để làm giảm stress. Các ông phải ráng mà nghe thôi và đừng bao giờ đề nghị một giải pháp nào hết cho vấn đề mà các bà tuôn ra. Các bà chỉ cần có người ngồi nghe chớ không phải các bà muốn tìm cách giải quyết vấn đề đâu.
Ở Đàn bà, việc nói chuyện và việc tâm sự là cách duy nhất để họ dễ làm bạn với nhau. Tuy cả ngày đã đi shopping với bà bạn, mà khi vừa về đến nhà các bà cũng còn chuyện để nói với nhau qua điện thoại cả tiếng đồng hồ nữa.
Các ông mỗi khi cần nói chuyện là họ đi thẳng vào vấn đề. Ở người Đàn ông các tín hiệu thông tin bên ngoài được cất giữ riêng rẽ trong những ngăn riêng biệt trong não. Cuối ngày các ông đem nó ra ngoài rất dễ dàng để giải quyết (?).

Các bà cũng có những khổ tâm riêng, phải giải quyết phần lớn những gánh nặng một mình thí dụ như, vừa phải lo cho chồng vừa lo cho con, vừa sắp đặt nhà cửa cho sạch sẽ ngăn nắp vừa lo chu toàn ngân quỹ của gia đình, nên bà có nhiều stress, và có khi cũng cần phải nói ra để mong được chia sẻ cho nhẹ…gánh. Nhưng có ông có tật hay quên hoặc toàn hứa lèo hứa cuội, nên bắt buộc các bà phải nói nhiều, nói mãi. Tại sao cùng là đàn ông mà có người vầy người khác!  Có bà gánh chịu một mình không xuễ lại đâm ra quẫn trí, và gây ra nhiều cảnh đổ vỡ tan nát cả mái ấm gia đình mà chúng ta đã từng đọc trên báo chí!

Nhưng việc nói nhiều, nói mãi của các bà thường làm các ông bực mình không ít, Tây gọi đây là những irritants, hay sự hành hạ về tinh thần rất nguy hiểm đã tạo ra những cảnh dở khóc dở cười như chúng ta đã từng nghe thấy!
Thế giới ta-bà là đó! Hỉ nộ aí ố là đây!
Nhưng nếu các bà im lặng, thì các ông phải đề phòng là có điều chẳng lành sắp xảy ra đó, còn tệ hơn nữa là các bà phớt tỉnh ăn glê, không thèm đếm xĩa đá động gì đến các ông và xem các ông như nơ pa không có, đó là dấu hiệu sắp rã hùn rồi, đố tránh khỏi!

-/ Bộ xúi dại hả?
Tại sao bà nói nhiều quá vậy? Tại sao ông hổng chịu nói gì hết? Đó là những câu mà nhà tâm lý học Leven Migerode nghe kể mỗi ngày trong trung tâm tư vấn vấn đề hạnh phúc vợ chồng của ông ta tại Vương quốc Bĩ.
 (Psychologist, trainer in couple and family therapy at uzleuven. Brussels Area, Belgium).
Sau vài chục năm sống chung với nhau nhiều cặp vợ chồng có khuynh hướng ít nói hơn xưa. Họ chỉ trao đổi với nhau vài lời lúc nào thật cần thiết mà thôi.

Tình huống nầy càng trở nên đậm nét hơn khi cả hai đều nghĩ hưu và bắt buộc phải ở bên nhau suốt ngày suốt đêm, suốt tháng, suốt năm. Đây có thể là ác mộng của nhiều cặp vợ chồng già, cả ông lẫn bà.
Theo Giáo sư L. Migerode, có nhiều cặp vợ chồng tuy nói ít, nhưng họ vẫn cảm thấy hạnh phúc bên nhau.
Thật ra, sự im lặng tự nó chẳng phải xấu hay tốt. Tất cả còn tùy thuộc vào cách hành xử của mỗi người.
Nhiều người nói nhiều quá nhưng không bao giờ biết lắng tai nghe người kia nói gì.

Một cuộc tranh cải xây dựng cần phải được ngắt đoạn bằng sự im lặng: để nghe, để người kia trình bày, để suy tính kỹ càng những gì mình muốn nói ra…Mỗi cặp phải biết tìm cho họ cách hành sử modus vivendi nào thích hợp nhất.
Ngược lại, chúng ta phải tự đặt câu hỏi khi mình cố né tránh những đề tài có thể đưa đến khẩu chiến.

Theo Giáo sư L. Migerode, những cuộc gây lộn, khẩu chiến tơi bời tới tấp rất cần thiết trong một mối giao tiếp lành mạnh. Chúng sẽ giúp làm sáng tỏ vấn đề, phơi bày nỗi lòng, tuôn ra hết bực dọc ấm ức trong lòng, xóa tan những hiểu lầm nhau và cũng giúp cả hai vợ chồng xả xú bắp được phần nào để có thể khởi đầu lại một cách tốt đẹp.
(En effet, les conflits et échanges verbaux musclés font partie d’une relation saine. Une bonne scène de ménage désamorce les conflits sous jacents et de repartir sur une base saine).
Câu hỏi cần được đặt ra đây là, liệu ông chồng hay bà vợ có cảm giác và có biết được con người thật của vợ mình hay chồng mình lúc hai người mới lấy nhau không?
Câu trả lời thường thấy là có.

Thông thường thì chúng ta lựa chọn người hôn phối qua một nét hay một tánh nết nào đó và cũng chính cái tánh nết đó lâu ngày làm chúng ta bực mình.
Mấy ông bà già trầu đôi khi dám nói tại thằng chồng hay con vợ bị con đó hay thằng đó cho ăn bùa mê thuốc lú gì đó, nên chẳng tính hơn tính thiệt gì cả!

Một ông chồng hay một bà vợ, ít nói, hướng nội introverti, lúc đầu đã bị mê hoặc một cách mù quán tính nói nhiều, chép chép, lanh lợi của người kia nhưng ngày nay thì không thể chịu đựng nỗi tánh ý đó nữa.
Cũng có thể có trường hợp theo thời gian một người ít nói ngày xưa, nay lại trở nên hoạt bát và nói nhiều extroverti.
Người ta tự hỏi phải chăng chính những thái độ của chúng ta đã khiến người kia phải thay đổi.

Thông thường trong đời sống lứa đôi, cả hai người hôn phối đều có khuynh hướng xác định hình ảnh của người kia và của chính mình. Kết quả là họ phóng đại hình ảnh đó một cách quá lố, méo mó và họ có thể tạo ra những vấn đề không có thật.
Thật sự ra, người ít nói có thể không hẳn là nói ít như người ta tưởng, và người nói nhiều cũng không thể nói họ hoạt bát như mọi người đều lầm tưởng đâu.
Thật ra, Đàn ông ít nói, Đàn bà ham nói.

Nhưng không phải lúc nào cũng như thế đâu. Mỗi một nhân cách có thể có nhiều bộ mặt. Có thể bà ham nói extroverti lại nín khe và ông ít nói introverti lại thao thao bất tuyệt trước một vấn đề trúng tủ nào đó và nhất là nếu người hỏi là người khác phái (?), thật không tài nào hiểu được!
Bởi vậy nên có nhiều trường hợp ông ăn chả bà ăn nem và lại đi vào cái vòng lẩn quẩn mãi không có exit.
Người ta tự hỏi có phải một cặp vợ chồng lý tưởng cần phải có một người ít nói và một người nói nhiều, đúng theo luật bù trừ trong tâm lý học chăng?
Phức tạp, vô cùng phức tạp lắm!

Kết luận
Vậy, bạn muốn có được một người vợ hay người chồng lý tưởng hả?
Điều kiện trước tiên bạn phải là một người chồng hay người vợ lý tưởng trước đã!
Mà lý tưởng là gì?
Thật ra không là gì cả!
Vậy là không có!

Đàn bà quá bí mật, quá phức tạp và quá mâu thuẩn đến đổi nhà phân tâm học Freud phải thốt lên rằng “ Đàn bà họ muốn gì?” (que veut la femme?Was will das Weib).
Một câu hỏi quá lớn, khó có ai có thể trả lời chính xác được!
Và cũng không thấy có câu hỏi tương tợ cho Đàn ông!
Và cũng chính Đàn ông cứ mãi xông xáo đâm chém nhau để đi tìm, chiếm đoạt Đàn bà của mình để rồi sau cùng thốt lên:
«Phải chăng đàn bà muốn là Trời muốn» (Ce que femme veut Dieu le veut)

Đã mang lấy nghiệp vào thân
Cũng đừng trách lẫn trời gần trời xa
Thiện căn ở tại lòng ta 
Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài

(Kim Vân Kiều)
Ai cũng biết như vậy rồi mà cũng vẫn còn ham!
Thôi thì cùng nhau ráng chịu riết rồi cũng quen!

Vợ chồng ai cũng vậy, sau một thời gian dài sống chung thì thế nào tâm tánh cũng phải thay đổi chút chút…Chịu đựng nhau được hay không là chuyện riêng rẽ của từng gia đình và từng cá nhân mỗi người.
Vấn nạn ông hay bà nói nhiều, cằn nhằn (nagging), chì chiết (tiếng bên nhà hiện nay) là thực đơn của rất nhiều cặp vợ chồng trên thế giới.
Tuổi càng già, thực đơn càng phong phú các bà các ông ơi.
Không thể phê phán ai đúng ai sai được. Chuyện gì cũng phải có nguyên nhân hết. Đàn bà nhìn vấn đề khác hơn đàn ông. Đây là một chân lý bất di bất dịch từ thời vô thủy vô chung (from time immemorial).

Vợ chồng già như cặp khỉ già
 “…Cãi nhau tôi lại với mình giận nhau
Nhưng mà giận chẳng được lâu

Giận nhau hôm trước hôm sau lại hòa

Nhìn mình tôi bật cười xòa

Nhìn tôi mình lại lăn sà vào tôi

Chúng mình như đũa có đôi
Có đôi để gọi “mình ơi, mình à !”
Bây giờ như cặp khỉ già
Nhưng mà vẫn cứ “mình à, mình ơi …”

                               Tú Lắc
Mừng 45 năm ngày Thành Hôn Feb 1975- 2020-

Mời nghe                           
Khánh Ly & Elvis Phương - Niệm Khúc Cuối (Ngô Thụy Miên) PBN 94
 https://www.youtube.com/watch?v=JOFBt65TQUw

Nguyễn Thượng Chánh


Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 12/Jun/2020 lúc 8:33am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23809
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 22/Jun/2020 lúc 8:47am

Bố muốn về nhà


bo%20muon%20ve%20nha

Ông Ðê mở mắt thức dậy sau giấc ngủ trưa, hôm nay là thứ mấy và bây giờ là mấy giờ ông cũng không biết.
Ở đây ngày nào cũng như ngày nào, ông là người già trí óc lúc nhớ lúc quên bên cạnh những người già khác, bệnh hoạn, lú lẫn, thì ngày tháng có nghĩa gì đâu.

Ông ngồi dậy nhìn sang giường bên cạnh ông Mỹ già đã thức từ lúc nào. Ông Ðê thản nhiên hỏi bằng tiếng Việt Nam:
– Ông ngủ trưa có ngon không?
Ông Mỹ vốn mất trí nhớ khá nặng lại không hiểu tiếng Việt nên cũng thản nhiên và ngu ngơ đáp lại dĩ nhiên là bằng tiếng Mỹ:
– Ông muốn đi ăn dinner không, ông đói bụng chưa ?

Hai ông già chung phòng trong nursing home vẫn nói chuyện với nhau trời ơi đất hỡi chẳng ai hiểu ai như thế. Cả hai đều vui vẻ y như vừa xong một cuộc trò chuyện tâm đầu ý hợp..

Ông Ðê tìm chiếc gậy để đi ra ngoài, chiếc gậy này con gái ông mua 20 đồng trong cửa tiệm bán dụng cụ, đồ dùng y khoa cho người già, có thể điều chỉnh cao thấp tùy ý và đầu gậy có bọc cao su khó trơn trượt để cho ông nương tựa.
Ông Ðê lúc nào cũng hướng về phía cổng nursing home dù ông biết là cánh cửa  đã khóa cùng với người nhân viên ngồi canh cổng,  không bao giờ  ông có thể đi ra ngoài, nhưng ông được nhìn qua tấm cửa kính cảnh vật bên ngoài, ở nơi nào đó ông đã từng có một mái nhà.

Thẫn thờ đứng rất lâu nhìn ra ngoài ông Ðê lại dò dẫm chống gậy bước về phòng, đi qua phòng khách hay các hành lang ông thấy vài người già như ông, mỗi người một vẻ, một kiểu, lặng lẽ ngồi gục đầu trong xe lăn, hay lò dò từng bước đi walker
Về chiếc giường của mình ông Ðê lại nằm xuống, mắt mở thao láo, ông rất hồi hộp lo lắng sợ mình ngủ quên mấy đứa nhân viên bất ngờ đến dựng ông dậy để đưa ông …xuống phòng tắm hay phòng ăn dù ông đang say sưa ngủ đến đâu, dù ông không muốn tắm, dù ông chẳng muốn ăn, nhưng chúng nó làm việc ăn lương cứ đúng giờ là làm nhiệm vụ.

Sáng hôm sau con gái ông đến, ông mừng rỡ túm lấy áo con nài nỉ:
– Con ơi… đưa bố về nhà đi.
Con gái an ủi:
– Thì con đến đón bố về thăm nhà chơi với con cháu đây.
Ông kể lể và khóc, không biết vì mừng vui hay vì tủi thân, nhưng giọng điệu ông tỉnh táo hẳn ra:
– Bố thèm món ăn Việt Nam, thịt kho, cá kho, rau luộc chấm với nước mắm…bố thèm nhiều thứ lắm.
Con gái nhắc nhở:
– Con biết rồi. Bố nhớ mang hai hàm răng giả vào để  ăn cơm cho ngon miệng. Về nhà con sẽ làm thịt ba rọi luộc chấm với nước mắm như ngày xưa bố từng nhắm rượu...
– Thế hả con… mẹ mày  làm cho bố chén nước mắm giằm tỏi ớt đậm đà ngon lắm.
Những ngày ấy đã qua lâu rồi. Vợ ông mất cả chục năm nay, vậy mà mỗi lần nhắc lại ông đều tưởng như mới ngày hôm qua, hôm kia..

Bà mất, căn phòng housing trợ giúp thuê ở apartment chỉ còn lại một mình ông tiếp tục sống, một mình tuy buồn nhưng ông thảnh thơi tự do như ý .
Ông đi bộ ra chợ Việt Nam ở bên kia đường, thích ăn gì thì mua về nấu. Ông vẫn nhớ món thịt ba rọi luộc chấm nước mắm của vợ mà ông dù có làm cũng không ngon bằng bà làm.

Nhà con gái ở gần, cách 10 phút lái xe, vẫn thường đến thăm và phụ giúp ông nhiều việc vặt như nấu nướng, giặt giũ  hay dọn dẹp nhà cửa cho đến khi con gái ông nhất quyết bắt ông phải dọn vào ở trong nursing home này.

Ông Ðê năm nay vừa đúng 90 tuổi, về thể chất ông “khỏe mạnh” so với tuổi, không bệnh hoạn ngặt nghèo, chỉ có tội chân tay run rẩy yếu ớt nhưng ông vẫn  đi đứng được, về tinh thần ông nửa nọ nửa kia, lúc tỉnh nói năng bình thường, lúc lú lẫn nói không đâu vào đâu, chẳng nhận thức gì cả.
Ông không thể tự chăm sóc bản thân được nữa.

Con gái ông đã suy nghĩ tính toán cặn kẽ, nhà chị có 4 phòng đã đủ cho 4 người, hai vợ chồng và hai đứa con. Vợ chồng chị đều đi làm, hai đứa con đi học, không thể mang bố già về ở chung, lấy ai chăm sóc?
Với lại chị quan niệm để bố trong nursing home còn có y tá theo dõi tình trạng sức khỏe, ăn uống hợp lý cho tình trạng từng người.
Thỉnh thoảng chị ghé thăm bố như ngày hôm nay.

Ông Ðê hớn hở chống gậy lê bước theo con gái ra xe, như một đứa bé vui mừng náo nức sắp được mẹ chở đi chơi công viên.
Con cháu vui vẻ đón ông về nhà, hai đứa cháu ngoại từng được ông bà chăm sóc đón đưa từ lúc lọt lòng đến khi đi học nay đã lớn phổng phao, đứa 15 đứa 17.
Thỉnh thoảng ông vẫn lú lẫn hỏi chúng là…con cái nhà ai. Cũng may lúc tỉnh ông vẫn nhớ ra và nói tên từng đứa

Con gái thu xếp cho ông một phòng vì ông sẽ ở nhà hai ngày cuối tuần
Bữa cơm đầu tiên về nhà đã được dọn ra, có bát đũa sạch đẹp, có napkin, có mảnh báo trải sẵn, có chai bia lạnh mới lấy trong tủ lạnh ra và có món ông ưa thích là canh mồng tơi nấu tôm khô giã nhỏ, có thịt ba rọi luộc thái mỏng chấm nước mắm nguyên chất giằm tỏi ớt.

Con gái chỉ mảnh báo dặn dò:
– Bố nhai gì không được thì nhả ra để vào tờ báo này, đừng vứt xuống sàn nhà sinh ra kiến, gián đấy. Còn napkin này bố lau tay.
Lúc bố  còn ở apartment, phòng ăn, góc bếp đầy gián, chúng tự do sinh sôi nẩy nở chẳng thuốc nào tiêu diệt nổi dù chị đã thay đổi mua nhiều loại thuốc diệt gián khác nhau..

Tuy dặn dò kỹ lưỡng thế chị vẫn… ngồi canh chừng kẻo bố trí óc lãng đãng hoặc quen tay vứt thẳng rác xuống sàn nhà như bấy lâu nay.
Ăn cơm xong ông tráng miệng miếng bánh đậu xanh Bảo Hiên Rồng Vàng. Từ đầu đến cuối toàn là những món mà ông ưa thích.

Con gái ông ngồi tiếp thức ăn cho bố. Chị kiên nhẫn ngồi đợi ông ăn đến miếng cuối cùng. Khi ông vừa ăn xong thì chị đã nhanh nhẩu:
– Bố ra chỗ sink kia rửa tay súc miệng.
Ðích thân con gái rửa tay và đưa nước ấm cho bố súc miệng, chị nhắc nhở từng chút một:
– Bố rửa tay xà bông xong tháo răng giả ra súc miệng vài lần cho sạch sẽ.
Chị  rửa sạch bộ răng giả cho bố và ngâm vào hộp nước.

Khi ông Ðê vào restroom vừa ra thì tức khắc con gái chạy bay vào để… lau chùi, chị biết chắc thế nào bố chị đi tiểu cũng vương vãi ra sàn nhà như chị từng thấy khi bố ở apartment trước kia, nếu không lau sạch mùi khai sẽ bốc lên và người khác giẫm vào là bôi bẩn ra cả nhà.
Buổi tối con gái trải sẵn giường gối cho bố, đưa tận tay bố chiếc remote control ti vi và chỉ dẫn:
– Ðây là các đài ti vi Việt Nam. Bố tha hồ mở  xem khi nào muốn ngủ thì tắt đi. Chúc bố ngủ ngon nhá.

Ông nằm đắp chăn xem ti vi ngoan ngoãn như một đứa trẻ
Chị yên chí ra ngoài và làm việc của mình, đến khuya chị sắp sửa vào phòng ngủ của mình thì bắt gặp bố già vừa lẻn vào bếp  xong vội vã trở về phòng ngủ, chị ngạc nhiên…dí theo bắt gặp bố đang bóc thanh bánh đậu xanh Bảo Hiên Rồng Vàng bỏ vào miệng ăn ngon lành như người đang đói khát.
Chị giãy nảy lên:
– Trời ơi, nửa đêm bố còn mang bánh ngọt vào phòng ngủ để ăn, sẽ sinh ra gián kiến bố biết chưa?
Với lại bố đã súc miệng rửa tay rồi, bây giờ phải…làm lại tất cả.

Ông trở thành lú lẫn cáu kỉnh:
– Thôi, thôi, để cho tao yên, tao đi ngủ đây.
Và ông nhất định từ chối rửa tay súc miệng, nằm trùm chăn phản đối con gái tới cùng. Ông đã chiến thắng.

Suốt hai ngày cuối tuần con gái quá căng thẳng vì cứ phải liếc mắt để ý từng hành động của bố, ông làm gì cũng vương vãi rơi đổ không canh chừng sao được, chưa kể phải trả lời hàng chục lần các câu hỏi của bố giống như nhau mà mỗi lần hỏi xong ông lại quên và…hỏi nữa.
Vất vả nhất là …bắt bố vào phòng tắm, bố không chịu để con cái tắm giùm, bố tự ái tao còn tay còn chân không phải nhờ đứa nào.

Chị đã pha sẵn thùng nước ấm, xà bông gội đầu, xà bông tắm để gần kề, một chiếc ghế con cho bố ngồi tắm, khăn áo mới sạch sẽ để bố thay…
Vậy mà 10 phút sau bố tinh tươm quần áo mới ra khỏi phòng tắm và khoe rằng bố đã… lau chùi mình mẩy đủ sạch rồi, khỏi cần tắm rửa làm gì… tốn nước.
Không biết bố “lau chùi” kiểu nào mà thùng nước ấm còn nguyên.

Chị lại chịu thua như tối qua đã thua bố khi ông không chịu rửa tay sau khi ăn bánh trong phòng ngủ.
Chỉ có nhân viên trong nursing home làm việc thẳng thừng may ra bố mới chịu nghe. Với lại bố không biết tiếng để nói năng cãi cọ với họ được.

Con gái đang soạn đồ cho bố trở lại nursing home thì ông chống gậy ra ngoài sân từ lúc nào, chị vội vã đi tìm thì thấy ông đang đi mãi phía xa, chị chạy lại cầm tay bố:
– Bố đi đâu thế, làm con hết hồn tưởng bố đi lạc…
Giọng ông dõng dạc:
– Về nhà.
Con gái dỗ ngọt:
– Ðúng rồi, con đang chuẩn bị đưa bố trở về nhà, về nursing home của bố .
Ông tỉnh táo hơn bao giờ, tuôn ra một tràng… thống khổ:
– Bố không về nhà của con đây, không về nursing home kia. Bố về nhà của bố, về căn nhà housing ở apartment kìa, nơi ấy bố được quyền sống theo ý bố.
Ở nursing home là một nhà tù, họ khóa cửa, có người canh cổng. Buổi trưa bố đang ngủ, họ giở thốc tấm chăn lên một cách phũ phàng để…. bắt bố đi tắm cho bằng được.
Bố chưa đói nhưng tới giờ ăn cũng bị đưa xuống phòng ăn cho bằng được. Họ không cần biết cảm xúc bố ra sao, họ cho gì ăn nấy, bố không có quyền đòi hỏi thứ mình muốn. Hỏi, đời còn gì vui?

Về nhà con chơi lại là nhà tù thứ hai, tuy con cháu thương yêu chăm sóc nhưng bố cảm thấy luôn bị theo dõi rình rập, nhất cử nhất động của bố đều bị con cháu bám theo, chỉ huy bố từng li từng tí chỉ để giữ gìn sạch sẽ cái nhà này. Hỏi, đời còn gì là hai chữ tự do?
Nói xong ông bật khóc như đứa trẻ, là lúc trí óc ông lẩn thẩn ngu ngơ mà vẫn khẳng định:
– Ðể bố về nhà… về nhà của bố…

Nguyễn Thị Thanh Dương
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23809
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 26/Jun/2020 lúc 12:39pm

338 -LK -Hởi các BẠN GIÀ -Vui sống trọn từng ngày- HD   <<<<<

Older%20couple%20photoshoot%20in%20Glencoe%20Scotland%20–%20Rosmond%20&%20John%20...


Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 26/Jun/2020 lúc 12:40pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 72 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.270 seconds.