![]() |
![]() ![]() ![]() ![]() ![]() |
![]() ![]() |
Quê Hương Gò Công | |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() ![]() |
<< phần trước Trang of 215 phần sau >> |
Người gởi | Nội dung |
Lan Huynh
Senior Member ![]() Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23652 |
![]() ![]() ![]() |
Hoa Trái Vườn Nhà
Các con thương yêu, ![]() Bây giờ trời vào Ðông. Cái lạnh buốt làm cho mẹ nhớ đến những ngày nắng ấm quê hương. Quê ngoại con là mt tỉnh không xa đô thành Saigon lắm được bao quanh bằng hai dòng nước ngọt mặn điều hòạ Mẹ vẫn tự hào được sinh trưởng trên mảnh đất mặn tình vấn vương kỷ niệm hào hùng nầỵ Mẹ tưởng chừng như không bao giờ rời khỏi quê mình để dấn thân vào nơi xa lạ với bốn mùa xuân hạ thu đông. Các con cũng được ra đời ở đấy, đu đưa kẽo kẹt trên võng từ thuở ấu thơ, đêm ru bằng nhạc muỗi vo ve, tập tành yêu gánh nước từ lúc chập chững biết đi, bập bẹ nóị p Con còn nhớ vườn nhà với hàng cau tây thẳng tấp sai quằn buồng " đầu rồng đuôi phượng le te, mùa đông ấp trứng mùa hè nở con ". Trái cau xinh xắn đổi màu như câu đố " bà già mặc áo đỏ, trẻ nhỏ mặc áo xanh ". Lá cau uyển chuyển uốn mình như những nàng vũ nữ " ballet " theo điệu nhạc lúc nhặt khi khoan, dồn dập rn rã hay êm đềm dưới chiếc đũa thần của nhạc trưởng gió. Tàu cau con thường dùng làm xe kéo, lá cau con tập tướt làm kèn hoặc gấp hình chim cò, cào cào châu chấụ.., ng nghĩnh khéo tay ghê ! Nếu con biết sự tích trầu cau, quà biếu xin trong lễ cưới hỏi ngày xưa, các con sẽ hiểu ngay quan niệm đẹp thời trước môi đỏ má hồng điểm tô bằng vôi cau trầu đó . ![]() Phía trước nhà là hàng rào bông bụp, loại cánh to hay loại lồng đèn. Trẻ con thích ngắt đọt bụp cắm vào cằm hay quanh miệng làm râu, thứ " hàm râu cá chốt là hàm râu dê " đùa phá ghẹo nhau . ![]() Giữa vườn là hai cây bạch mai chiếu thủy đơm hoa được uốn tỉa thành hình hai chim hạc xòe cánh nhìn nhau, đượm sương tỏa ngát hương thơm buổi sáng. Gần đấy cụm bông giấy không mùi khoe sắc thắm quyện lấy hương " bạch hạc " thơm lừng tua tủa hoa trắng vươn cao như chiếc lộng vinh quị Cạnh cổng vào hoa sứ cùi nhiều màu, trụi lá khi trổ hoa, miền Bắc gọi là hoa đại, khác hẳn với sứ tây thanh tao đài các, cánh trắng thơm ngát dịu mà các cô thường hái hoa cài lên mái tóc hay ép vào tập sách, tên chữ là ngọc lan, thi vị như hoa . ![]() Bên hè nhà ngoại trồng vài loại ổi," ổi sẻ" khá to hơn "ổi ô rô " khó trồng ít trái, "ổi xá lị" tuyệt ngon, vua không ngai của giống cây nầỵ Con hay lén dùng móng tay bấm nhẹ vào trái ổi xanh hái nhanh chẳng chịu chờ cho chín tuy không dám ăn nhiều vì nhớ lời ngoại dặn :" Ổi ăn chặt bụng lắm, khó tiêu ", nhưng buồn miệng thèm chua vẫn là cái khoái tiêu khiển của tuổi trẻ vườn quê đó. Có những buổi trưa hè lng gió, con vi chạy ra tìm me chín rụng sau vườn. Chưa phân biệt được tên như " me ván " bản to , trái cong như chiếc lưỡi liềm, "me đậu phng " mắt nhỏ, ít chua, có lần con hỏi mẹ : " Me nầy là me Tây, me Mỹ hay me dốt vậy mẹ ? ". Mẹ bật cười tự nhủ : "Con bé con nầy đã đọc hay nghe chuyện tiếu lâm nầy ở đâu rồi " . Mẹ khẽ " cốc" đầu con nhẹ bảo : "Thường chỉ có dừa Xiêm, chuối Tâỵ Còn me dốt là me vừa bắt đầu chín ." Me chua mà quẹt với mắm tôm chà Gòcông chỉ hình dung thôi đã thèm chảy nước miếng. Lần ra phía sau vườn, hàng tre thẳng tấp cao vút uốn theo chiều gió, vi vút như tiếng tra roi của các hiệp sĩ thúc quân ra trận. Lạ thật tre không hoa không trái mà lại có con vì " tre tàn thì măng mọc " . Không phải là người mà cũng có mắt có râu như câu đố xuất mc nầy : " Ông già ổng chết đã lâu, Con mắt trao tráo hàm râu vẫn còn ." Tre lại mọc sát nhau, chặt khó đứt bứt chẳng được, rì rào như xóm làng quây quần thân thiện bảo vệ đám măng non hình ngọn núi nhỏ xinh xắn bất khuất vươn lên . Nhìn gốc tre già tua tua rễ, ống tre khô vẫn còn mắt trừng trừng như chứng nhân lịch sử hay của lương tâm. Mẹ vẫn nghĩ tre sao mà anh hùng gan dạ lạ, sống thì không chịu cúi luồn, co rút, luôn phất cờ pháo lệnh, chết đi dù có bị đốt thiêu quyết không " than " chỉ trở thành tro bụi mà thôị Con còn nhớ, có lần gần Tết, con khệ nệ vác cây cần móc có lồng thọc vú sữạ Cẩn thận, chăm chú con đưa trái vào cửa lồng quay vòng giật mạnh. Tưởng đâu trái ngọt lọt vào trong, thế mà đôi lúc ương ngạnh nó tự gieo mình xuống đất vỡ tung . Sữa trắng tuôn trào trắng ngần như giòng sữa mẹ ngọt ngào thơm. Trái nầy mà không khéo ăn, miệng tay dính nhựa, vẽ hề thật buồn cười mà cũng không dễ cọ rửa rứt ra đâụ Thế mà thử nếm mt lần rồi thì không muốn dứt, bứt mỏi cả tay mà chẳng chịu ngưng. Con có thấy tên hoa trái quê mình thường gợi hình đượm tình lẫn ý như chùm rut, mảng cầu, đu đủ, vú sữa, sung, caụ... Các con thương! Vườn nhà quê ngoại đưa con vào kỷ niệm đất tổ quê cha, xác định ci nguồn vì bây giờ lắm lúc các con suy tư tự hỏi :" Ở đây, mình là ai ?" Người Á châu ta không thể đổi mặt mày để giống người Âu Mỹ được cũng như người Phi châu không biến đổi nổi màu dạ Ở xứ người con vẫn là ngoại quốc, tị nạn, ăn bám ở nhờ, về nước là ngoại kiều " rủng rỉnh" tương laị Hãy chấp nhận cuc sống với những qui luật riêng biệt hay bất biến . Cái nhìn của người khác đôi khi cũng là gánh nặng phải vác mà lắm lúc cũng phải biết quẳng đị Thế giới quả thật là mt thực thể hòa đồng trong khác biệt, Ðông Tây chẳng hạn như hai cánh tay trái phải bám vào thân. Mỗi nước dân như hoa trái vườn nhà bổ túc điểm tô quả đất xanh muôn màu xoay chuyển. Trần Thành Mỹ Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 07/Jun/2014 lúc 5:02pm |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
![]() |
|
Lan Huynh
Senior Member ![]() Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23652 |
![]() ![]() ![]() |
Nhớ ao làng đầy nước mưa ngày trước, Nơi tập trung bao sức sống quê mình. Tập gánh gồng yêu nước như bóng hình, Không có nước sinh vật nào sống nổi. Tiếng nghiến răng trước mưa của chú Cóc, « Cậu Ông Trời » đài khí tượng dự trù. Dàn nhạc kèn đồng ếch nhái ảnh ương, Ca tụng thiên nhiên lúc hồi sinh kỳ thú. Nước nổi tràn đồng cá bơi trên cạn, Bờ con trơn trợt « chụp ếch » liên hồi. Kẽo kẹt hàng tre huơi ngọn hô hào, Cố đứng lên dù trời còn giông bão ! Ôi mưa quê tôi ướp da thấm thịt, Gội ưu phiền tẩy mặc cảm hèn quê. Ngẩng đầu cao cùng trời đất nguyện thề, Cố xứng đáng làm con người đúng nghĩa ! Trời mưa dai như thử lòng chung thủy, Giông tố mịt mù rèn luyện kiên trì. Gầm sét động viên tinh thần tự chủ, Suối Cam lồ tăng sinh lực diệu kỳ. Mưa mỗi quê có vị sắc tình riêng, Nét tiêu biểu trong bức tranh tổ quốc. Ðiều thần kỳ bí ẩn của hồn thiêng, Cái vô thường của cuộc đời vạn vật. Cơ trời xưa nay đố ai đoán thấu, Chuyện mất còn thấy đó lại tiêu tan. Ơn mưa móc ban ai người ấy hưởng, Tham lam chi rồi cũng đến ngày tàn. Nắng với mưa hai mặt đời phải trái, Tương phản nhau nhưng bổ túc nhau luôn. Sau cơn mưa trời quang đảng thới lai, Sáng hy vọng niềm tin tăng ý sống. ! Trần Thành Mỹ Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 09/Jun/2014 lúc 10:03am |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
![]() |
|
Lan Huynh
Senior Member ![]() Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23652 |
![]() ![]() ![]() |
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
![]() |
|
Lan Huynh
Senior Member ![]() Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23652 |
![]() ![]() ![]() |
Theo Gió Mây Ngàn <<<<
Lê Dinh Minh Thảo trình bày Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 12/Jun/2014 lúc 3:10pm |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
![]() |
|
Lan Huynh
Senior Member ![]() Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23652 |
![]() ![]() ![]() |
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
![]() |
|
Lan Huynh
Senior Member ![]() Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23652 |
![]() ![]() ![]() |
Về đâu mái tóc người thương <<<<Cẩm Ly & Phương Dung ...Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 15/Jun/2014 lúc 10:54pm |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
![]() |
|
Lan Huynh
Senior Member ![]() Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23652 |
![]() ![]() ![]() |
Nắng Hạ.
Một buổi Hạ về đi dưới nắng, Hàng cau quê ngoại dáng nghiêng nghiêng, Bầu trời xanh ngắt và mây trắng, Chầm chậm trôi như bước ngoại hiền. ![]() Ngày xưa còn bé mình chung xóm, Cò chập, ô quan, những cánh diều, Tàu cau rơi rụng anh hăng hái, Làm bác phu xe chẳng tính tiền. Kéo em qua xóm nhỏ, đường mòn, Dẫu cho nắng Hạ trải đầu thôn, Anh nghe vui vẻ làm sao ấy, Bởi tiếng cười em mát cả lòng. Hàng cau còn đó theo năm tháng, Em đã là cô gái mặn mà, Tháng bảy, bảy mươi - anh ra trận, Rồi tình mình mỗi lúc một xa. Hàng cau qua mấy mùa binh lửa, Xơ xác buồn giữa nắng ban trưa, Chinh nhân trở lại trên đường vắng, Không biết ... Người ta có đợi chờ ? Ngoài sân nhảy múa nghìn hoa nắng, Cô gái với tay hái lá trầu, Buồng cau bên cạnh còn tươi lắm, Cám ơn người vẫn đợi chờ nhau! Ngoại giơ tay che nắng để nhìn, Nụ cười móm mém rất là quen, Em buông rơi rổ trầu đang hái. Nắng Hạ trưa nay mát cả thềm! Hoàng Yến Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 17/Jun/2014 lúc 1:03pm |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
![]() |
|
Nhom12yeuthuong
Senior Member ![]() ![]() Tham gia ngày: 13/Sep/2009 Đến từ: Vietnam Thành viên: OffLine Số bài: 7169 |
![]() ![]() ![]() |
Về Lại Gò Công . Hôm nào về lại Gò Công, Sao em không ghé đất Giồng hả em? Nhắc! Mà thôi! Chắc đã quên! Bốn mùa thương nhớ tròm trèm trăm năm. Khóc cho những bước thăng trầm, Cười trôi tiếng nấc âm thầm vào tim. Em về Giồng Tháp mà xem. Vườn xưa xơ xác bên thềm trăng tan Đêm qua trong giấc mơ màng, Dáng ai tha thướt rộn ràng tình quê, Cám ơn em! Đã trở về ! Hoàng Yến Chỉnh sửa lại bởi Nhom12yeuthuong - 19/Jun/2014 lúc 3:01pm |
|
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
|
|
![]() |
|
Lan Huynh
Senior Member ![]() Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23652 |
![]() ![]() ![]() |
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
![]() |
|
lo cong
Senior Member ![]() Tham gia ngày: 30/Oct/2007 Đến từ: Canada Thành viên: OffLine Số bài: 2596 |
![]() ![]() ![]() |
Marguerite Duras: Muốn là người Việt nhưng bị ‘lưu đày’ ở Pháp Thời thơ ấu và niên thiếu ở Việt Nam in hằn trên cuộc đời của tác giả Người tình, dù bà phải vĩnh viễn rời xa nơi này năm 17 tuổi. Duras nói tiếng Việt như hơi thở, và luôn nghĩ mình là người da vàng. Trong đời, Duras luôn xem mình như người lai giữa da trắng và da vàng, thậm chí còn thấy mình thuộc về Việt Nam hơn là Pháp. Nhưng xét về dòng máu, bà là người Pháp 100%, không hề lai. Tại sao? 2014 là một năm đặc biệt, đánh dấu năm sinh thứ 100 của nữ văn sĩ nổi tiếng thế giới (1914-2014). Một cuộc tọa đàm về “Tuổi thơ của Marguerite Duras tại Việt Nam” vừa được tổ chức tại tại L'Espace, Hà Nội với sự tham gia của của GS văn học người Pháp Catherine Bouthors-Paillart (Đại học Paris 6). Sắp tới, trong Những ngày văn học châu Âu tại Hà Nội, các nhà văn nữ châu Âu cũng được vinh danh, trong đó nổi bật là Duras. GS văn học Catherine Bouthors-Paillart đọc một bài viết xúc động của Marguerite Duras về bản sắc Việt Nam trong con người bà “Đứa trẻ Việt” trong gia đình Pháp Marguerite Duras sinh năm 1914 tại Sài Gòn. Bố mẹ bà là người Pháp sang Đông Dương làm việc. Từ năm 1913 đến 1917, gia đình họ sống ở Sài Gòn, sau đó chuyển đến Hà Nội. Người bố qua đời năm 1921 vì bệnh truyền nhiễm. Người mẹ cùng 3 con đến sống ở Vĩnh Long 4 năm, rồi chuyển đến Sa Đéc. Họ nghèo, GS Bouthors-Paillart nói trong tọa đàm vừa qua: “Một điều lạ lẫm với người dân thuộc địa: một gia đình da trắng nghèo khổ, ở dưới đáy xã hội không khác gì người bản xứ. Họ luôn có cảm giác mình là người thua cuộc và bị cô lập”. Chính Duras sau này cũng kể lại như vậy. Trong bài phỏng vấn Những nơi Marguerite Duras đã đi qua (1977), Duras nói “Chúng tôi là người Việt Nam, cô thấy đấy, hơn là người Pháp. Đó là điều bây giờ tôi mới vỡ lẽ ra”. Bà sinh ra đã chơi những trò chơi Việt Nam, với những đứa trẻ Việt Nam, bà nói tiếng Việt như là một bản năng, đến nỗi “không cần phải học”. Cảm giác này được mô tả rõ ràng trong tiểu thuyết Người tình nổi tiếng của nữ văn sĩ. Vì quá chú ý đến câu chuyện tình đầy đam mê, đôi khi người đọc có thể bỏ qua điều này, nhưng trong suốt cuộc đời mình, Duras đã nhiều lần nhắc lại đến nỗi không ai có thể lờ đi. Bìa tiểu thuyết Người tình. Trong cuốn sách không chỉ có một câu chuyện tình, còn có cuộc đời của những người da trắng nghèo khổ ở thuộc địa Thiêng liêng Việt Nam Có 2 lý do để Duras tự coi mình là người lai hoặc người Việt Nam: ngôn ngữ (nói tiếng Việt) và đặc tính tự nhiên. Nhưng là người lai ở thuộc địa khi đó là cấm kỵ và không hề có địa vị xã hội. Duras và người “anh nhỏ” (thực ra là em trai bà) thích ăn cơm hơn bánh mỳ, thích cá kho nước mắm hơn là thịt, thích cháo hoa của các gánh hàng rong và đặc biệt thích ăn xoài đến no căng bụng, dù mẹ bà đe dọa về bệnh dịch tả. Thậm chí, anh em bà cảm thấy xa lạ với chính người mẹ, một phụ nữ Pháp da đỏ hồng, tay và chân to thô kệch. Còn anh em bà gầy gò, da vàng, mắt xếch. Đó là những đặc điểm cơ thể của người bản địa. Năm Duras 15 tuổi, bà đi học tú tài và học rất giỏi. Nhưng bà lại thấy sợ hãi khi phải đối mặt với lớp học toàn học sinh da trắng. Khi nhắc lại điều này, Duras cho thấy bà đã suy nghĩ từ điểm nhìn của người Việt Nam chứ không phải là người Pháp. Việc Duras coi mình là người lai chứng tỏ thứ bà dành cho Việt Nam còn trên cả tình yêu, bà muốn là người Việt để hiểu được nỗi đau của dân tộc Việt Nam khi đó. Cũng giống như sau này, bà từng nói muốn là người Do Thái để hiểu được nỗi đau diệt chủng của người Do Thái trong Thế Chiến 2. Dù tiếng mẹ đẻ của Duras trên danh nghĩa là tiếng Pháp, nhưng ngôn ngữ gốc của bà là tiếng Việt, thứ tiếng của những bài hát ru bà đã nghe trong thời thơ ấu và đã ngấm vào máu bà. Theo GS Bouthors-Paillart, Duras dù viết văn bằng tiếng Pháp nhưng cũng thể hiện văn phong tiếng Việt khá nhiều. Bà đã viết ra thứ tiếng Pháp nhẹ hơn, ít từ hơn và được đơn giản hóa, do ảnh hưởng của tiếng Việt. Rời Việt Nam về Pháp năm 17 tuổi (có nhắc đến trong tiểu thuyếtNgười tình), đối với Duras là một cuộc lưu đày vĩnh viễn. “Có lẽ tôi bị giam lỏng từ khi ở Pháp” - bà nói năm 1974. Nỗi đau Việt Nam đó, từ khi về Pháp, bà đã cố chôn chặt trong lòng. Chỉ sau tuổi 60 (những năm 1970), bà mới mở lòng nói về quá khứ. Mi Ly Marguerite Duras sống đam mê, yêu hết mình và viết mãnh liệt! TRẦN HUYỀN SÂM Marguerite Duras là một nữ văn sĩ lừng danh và kỳ lạ vào loại bậc nhất nước Pháp. Độc giả Paris tôn sùngnàng về tài năng văn chương và điện ảnh, nhưng cũng bái phục nàng về chuyện ái tình. M.Duras là một Alexis Zorba – con người hoan lạc, sống hết mình, yêu hết mình cho đến tận hơi thở cuối cùng… Tôi, người đàn bà mang gương mặt khoái lạc Với M.Duras, tình yêu là ân sủng của thượng đế. Khoái cảm tính dục là một món quà tuyệt vời mà thượng đế ban tặng loài người. Vậy thì, sống, đó là sự hưởng thụ khoái cảm. Niềm ham sống của con người chỉ có thể tồn tại, khi còn cảm nhận được ân sủng tuyệt vời này. Viết và yêu là hai trạng thái song tồn trong cuộc sống của Duras. Tôi, người đàn bà mang gương mặt khoái lạc. Đó là một cách nói của Duras, như một tín hiệu để hướng người đọc vào văn chương của bà - một thế giới luôn tràn đầy nhục cảm. Và, cũng là một tuyên ngôn: viết, là sự hiển lộ niềm khoái lạc thân xác và giải phóng nỗi cô độc, dồn nén, ứ đầy. Bạn đừng đánh đồng quan điểm của bà với tinh thần hiện sinh và lối sống trụy lạc của giới trí thức Pháp. Trước khi bước vào thế giới ái tình của M.Duras, chúng ta đừng quên, M.Duras từng là một chiến sĩ cộng sản, từng hoạt động hết mình trong phong trào kháng chiến chống Đức quốc xã vào thế chiến II. Bà là bạn thân và đã cùng sát cánh bên François Mitterrand (Tổng thống Pháp 1981-1995) trong những tháng ngày cam go nhất. Bà làm hết mình, từ việc bán báo, nấu cơm cứu tế, kể cả việc tra tấn tù nhân. Dường như, những nghệ sĩ lớn của Pháp đều là những nhà hoạt động xã hội, những chính trị gia. Marguerite Duras (1914-1996) Văn chương của M.Duras tràn đầy nhục cảm thân xác. Mỗi cuốn tiểu thuyết là một sự thể nghiệm thân xác bằng nghệ thuật ngôn từ. Tính tự thuật - nếm trải đàn bà này, đã tạo sự tò mò, thú vị của độc giả khi tiếp xúc với những trang văn của M.Duras. Dù ở ngôi thứ nhất - je, hay ngôi thứ ba - elle, người đọc vẫn nhận ra một Duras yêu đương cuồng nhiệt, say đắm, đớn đau thân xác trong văn chương. Tất nhiên, cội nguồn cho sự tiềm tàng năng lượng tính dục còn là chất man dại của phương Đông. Người Pháp thích M.Duras vì cái chất man dại-Annam này: làn da ngăm ngăm, mái tóc đồng thau nhức nhối, ẩm ướt, đôi mắt âu sầu, quyến rũ, gợi cảm. Đó là chính là hơi thở của đất, là mùi và màu của sông nước miền nhiệt đới đã ngấm vào Duras qua 18 năm sống ở Đông Dương –Việt Nam. Bản nhạc thân thể: thanh sạch, vô tội Chủ nghĩa tự yêu mình (narcissisme), tự say mê và tụng ca thân xác, đó chính là gương mặt của nữ sĩ Duras. Sau khi mất (1996), phần lớn bạn bè và những người tình của bà đều thừa nhận: M.Duras là người đàn bà say mê khoái lạc. Sống, là chinh phục và hưởng thụ khoái lạc. Image Mỗi tác phẩm là một bản nhạc thân thể. Vô tận. Ám ảnh. Nhưng đẹp và thanh sạch tuyệt vời. Hình như, văn chương giữa hai bờ thế kỷ này, khó tìm được những trang mô tả tình dục đẹp như trước? Tình yêu không còn thiêng liêng, say đắm. Đồng tính, thủ dâm, loạn luân, tất cả phô ra trên trang sách một cách thô tục, trần trụi, trơ trẽn… Văn chương hậu hiện đại, về cơ bản, mô tả sự bất lực tính dục hơn là niềm say mê tính dục. Ở M.Duras, tính dục đứng cao hơn thân xác. Đó là một thứ mỹ học của tính dục. Đẹp, thuần khiết, vô tội. Có lẽ, đó không chỉ là kỹ thuật viết. Đó còn là bản năng viết - của đàn bà. M.Duras viết bằng hơi thở gấp gáp, si mê, cuồng loạn của những cuộc tình. Bà luyến láy ngòi bút trong niềm đam mê vô tận đó. Ngập ngừng, ngưng đọng, trì hoãn trong câu chữ, rồi tuôn chảy ào ạt như những đợt sóng tình. Duras đã tạo ra những khoảng trống, khoảng trắng, khoảng lặng trên trang viết. Đẹp và quyến rũ một cách lạ thường. Xin dừng lại ở Người tình (L’Amant) – tác phẩm viết về tính dục đẹp nhất của Duras. Trong tiểu thuyết, màn làm tình của cô bé da trắng mười lăm tuổi rưỡi với chàng trai Trung Hoa được mô tả cận cảnh. Màn này tái đi tái lại trên văn bản như một điệp khúc ái ân say mê, vậy mà người đọc không cảm thấy sự thô tục: “Cô không nhìn anh. Cô sờ người anh. Cô mơn man sự êm dịu của giới vật, của làn da, cô vuốt ve màu vàng cốm, điều mới lạ chưa từng biết đến. Anh rên rỉ, anh khóc. Anh ở trong một tình yêu tệ hại. Anh vừa khóc vừa yêu cô. Ban đầu là một sự đau đớn. Và rồi cái đau bị lấn át, bị thay đổi, dần dần bứt rễ, bị cuốn về phía hoan lạc, ôm chặt lấy cô.Biển cả vô tận, chỉ biết không có gì sánh được...” Bao nhiêu cuộc tình, bao nhiêu tháng năm qua đi, để có thể giữ lại những trang viết như vậy về mối tình đầu tiên? Ngay cả khi Duras đã về già, ở tuổi ngoài 60, ngồi viết lại mối tình đầu đời này, giọng văn vẫn đam mê, dồn dập. Nhân vị - đàn bà: say đắm với tình nhân, ngọt ngào, tận tụy với người bạn đời… Phá vỡ quan điểm hôn nhân duy nhất - một định chế xã hội trói chặt cuộc đời người phụ nữ trong thế giới vô vị, nhàm chán, M.Duras đã mặc khải cái tôi- đàn bà bằng những cuộc tình tự do. Cũng như một George Sand ở lâu đài Nohant thế kỷ XIX, vây quanh Marguerite Duras ở phố Saint-Benoit là những người đàn ông trí thức - nghệ sĩ, chính trị gia(1). Đó là những năm 1943-1945, một thời hoạt động cách mạng gian truân, nguy hiểm nhưng sôi nổi, đầy nhiệt huyết của Duras. F.Mitterrand - cựu Tổng thống Pháp từng sống trong ngôi nhà của Duras, và nhờ nơi đây, ông đã làm nên một sự nghiệp chính trị huy hoàng. Marguerite Duras 66 tuổi và người tình Yann Andrea 28 tuổi Đây cũng là thời kỳ đàn bà nhất của M.Duras. Tuổi 30. Đẹp, quyến rũ và say mê. Thông minh, kiêu hãnh và gợi cảm. Duras làm chao đảo đàn ông Paris thời bấy giờ. Cũng phải nói rằng, đàn ông Pháp nhìn nhận phụ nữ có phần khác đàn ông Việt Nam. Họ rất thích người đàn bà ở tuổi ngoài 30. Họ cho rằng, đó là một thứ quả không quá xanh, và cũng không quá chín. Đậm đà. Bí ẩn. Vô tận… Còn đàn ông Việt Nam, lại thích những thứ quả xanh tơ? (Hình như vậy!). Và cái văn hóa “thích” này của đàn ông phương Đông đã khiến cho cuộc đời của một người đàn bà rút ngắn lại như khoảnh khắc của cánh hoa phù dung? M. Duras đã sống đúng nghĩa cái nhân vị- đàn bà, ở cái tuổi Entre trente âges, để sau này, viết đúng nghĩa của một nhà văn. Trong số chính trị gia nói trên, Robert Antelme và Dionys Mascolo đều là những người tham gia hoạt động trong phong trào kháng chiến chống phát xít Đức, dưới sự chỉ đạo của François Mitterrand. Cả hai đều yêu quý nhau và đều được Duras say mê. Một bên là Robert Antelme, với danh nghĩa là người chồng có hôn thú - hợp pháp; bên kia là người tình si mê, nửa bí mật, nửa công khai. Robert yếu ớt về thể xác, tận tụy về tâm hồn, Dionys cuồn cuộn đam mê thân xác. Nàng trở thành câu chuyện xì căng đan ở phố Saint-Benoit, và làm xôn xao cả kinh thành Paris vào thời bấy giờ. Thông minh, bản lĩnh và quyến rũ, vì vậy cả Robert và Dinoys đã say mê nàng, và trên hết, khuyến khích tài năng sáng tạo của M.Duras. Còn Duras? Nàng chăm sóc Robert như một người mẹ, ân cần, dịu dàng, nhẫn nại. Tôn thờ Dionys như một người tình tuyệt vời. Không ai làm tình tuyệt vời như Dionys – Duras thổ lộ. Kết cục của cuộc tình say mê này là M.Duras đã có con với Dionys - đứa con mà nàng khao khát từ lâu. Robert đã ra đi một cách cao thượng. Và, họ vẫn là hai người bạn trai sống chết cùng nhau, dù cho, sau này, Duras tiếp tục những cuộc phiêu lưu tình ái… Khoái cảm tính dục có thể hóa giải tuổi tác, nỗi cô đơn và cưỡng lại cái chết? Với M.Duras, tình yêu xuyên màu da, xuyên sắc tộc và xuyên tuổi tác. Qua Duras, các phạm trù đạo đức, các định chế xã hội trở nên nát vụn. Mối tình kỳ dị, đam mê, tốn nhiều bút mực của công luận, đó là chuyện tình cuối đời giữa Duras với chàng sinh viên khoa triết Yann Andréa nhỏ hơn bà gần 40 tuổi. Lúc này, Duras đã ở tuổi 66, còn chàng trai chỉ mới 28. Từ tôn sùng, ngưỡng mộ, đến bị chinh phục và si mê, Yann Andréa đã ở lại trong chốn hoàng cung ái tình của Duras cho đến trọn đời(2). Nóng bỏng, đam mê, run rẩy như mối tình đầu tiên, Yann đã làm trỗi dậy tất cả niềm khao khát sống, khao khát sáng tạo ở người đàn bà này. Họ chốt chặt bên nhau trong niềm đớn đau lạc thú. Thế giới ngưng đọng. Thượng đế mỉm cười. Bất chấp thời gian. Bất chấp không gian. Marguerite Duras 66 tuổi và người tình Yann Andrea 28 tuổi Với mối tình kỳ lạ này, bật ra hai điều cần suy ngẫm: Thứ nhất, tình yêu và khoái lạc, là yếu tố quan trọng nhất để thăng hoa nghệ thuật. Nếu không có Yann, có thể M.Duras chỉ là một người đàn bà nát rượu, sống trong huyễn tưởng của những khát vọng bị lụi tàn. Xét trong khoảng thời sống với Yann, M.Duras đã viết rất dồi dào, mãnh liệt. Hầu như, những tác phẩm quan trọng nhất, Duras sáng tác sau năm 1980, kể từ cuộc tình định mệnh, dấn thân này. Tác phẩm L’Amant viết về mối tình đầu tiên ở Việt Nam, nhưng cái hơi thở gấp gáp, nồng say đó đã được Duras tái hiện trong cánh tay người tình là Yann. Yann là người đọc đầu tiên, cũng là người chữa bản thảo tác phẩm nổi tiếng này. Hàng loạt cuốn tiểu thuyết, kịch bản sân khấu, điện ảnh của Duras được viết từ cảm hứng cuộc tình với Yann. Cần mẫn, ái mộ, Yann vừa là người tình vừa là đứa con bé bỏng, người thư ký tuyệt vời nhất. Thứ hai, mối tình đam mê thân xác này đã đánh đổ một luận đề sinh học về phụ nữ. Rằng, đàn bà ngoài 50 “chẳng là gì nữa cả”. Trên thực tế, đàn bà là một thế giới bí ẩn, bất ngờ và tiềm tàng hơn đàn ông rất nhiều. Những luận đề khoa học và cái nhìn định kiến của đàn ông, khiến cho phụ nữ bị nhốt trong những huyễn tưởng có tính lừa mị. Duras như một dòng thác, một hang động vô tận để Yann ngụp lặn trong thế giới đó. Bà nhào nặn Yann trong tay cánh tay tình ái và trong những trang viết tràn đầy nhục cảm… Yann, em yêu anh. Tạm biệt. Đó là câu cuối cùng, nàng nói với người tình Yann để đi về thế giới bên kia. Và biết đâu, còn phiêu lưu trong một chốn trường tình mới? Cũng không chừng. Như cách nói kiêu hãnh, khiêu khích của Duras đối với đàn ông Paris… Sống đam mê. Viết trong im lặng. Marguerite Duras là một kiểu hiện sinh - nữ quyền đáng khâm phục. Sống và thể nghiệm hết mình về cái nhân vị đàn bà, Duras đã làm nên một sự nghiệp văn học lẫy lừng - một huyền thoại trên văn đàn Pháp. Miên man giữa nghĩa trang Montparn***e, Paris để tìm mộ “nàng”, tôi tự hỏi: liệu phụ nữ Việt Nam có thể sống như Duras, viết như Duras và tận hưởng một miền khoái lạc như Duras? (1) Laure Adler, Marguerite Duras, Gallimard, 1998. Đây là một công trình chuyên khảo sinh động nhất về cuộc đời của M. Duras của nữ tác giả Laure Adler (sinh năm 1950, là nhà báo, nhà văn nổi tiếng ở Pháp). Một hôm, trong căn nhà trọ, bà phát hiện ra cuốn Un barrage contre le Pacifique (Đập chắn Thái Bình Dương) trong đống sách đổ nát. Cuốn sách đã tác động sâu sắc đến Laure Adler. Và rồi, bà quyết định gặp tác giả, và gắn bó với Duras từ đó. Cuốn sách viết dưới dạng tiểu sử, nhưng sinh động và thuyết phục bởi những nhân chứng sống. (2) Yann Andréa, sinh năm 1952 ở Yann Lemée, là một nhà văn Pháp. Yann sống với Duras 16 năm (1980-1996) và là người tình cuối, đam mê nhất của Duras. Sau khi Duras mất, hầu như Yann mất phương hướng và chìm trong rượu. Anh viết cuốnCet amour – là (1999) để nói về những năm tháng bên Duras. Bạn có thể vào trang tư liệu của M.Duras để nghe cuộc trao đổi trực tiếp giữa Yann Andréa với độc giả truyền hình Pháp, qua: Yann ANDREA parle de son amour pour Marguerite DURAS qui se confondait avec celui de son écriture "c'était p***ionnant et épuisant", http://www.ina.fr/art-et-culture/litterature/video/I04254778/yann-andrea-a-propos-de-son-amour-pour-marguerite-duras.fr.html Chỉnh sửa lại bởi lo cong - 21/Jun/2014 lúc 8:22pm |
|
Lộ Công Mười Lăm
|
|
![]() |
|
<< phần trước Trang of 215 phần sau >> |
![]() ![]() |
||
Chuyển nhanh đến |
Bạn không được quyền gởi bài mới Bạn không được quyền gởi bài trả lời Bạn không được quyền xoá bài gởi Bạn không được quyền sửa lại bài Bạn không được quyền tạo điểm đề tài Bạn không được quyền cho điểm đề tài |