Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Chuyện Linh Tinh
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Đời Sống - Xã Hội :Chuyện Linh Tinh  
Message Icon Chủ đề: Việt Nam- Về tất cả Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 121 phần sau >>
Người gởi Nội dung
hoangngochung
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 27/Nov/2010
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 513
Quote hoangngochung Replybullet Gởi ngày: 14/Mar/2013 lúc 3:48am
hung0989077120@ahoo.com
IP IP Logged
lo cong
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 30/Oct/2007
Đến từ: Canada
Thành viên: OffLine
Số bài: 2596
Quote lo cong Replybullet Gởi ngày: 15/Mar/2013 lúc 9:01pm
 
 

Chuyện về những rạp cinéma của thành phố Sài Gòn 60 năm về trước.

Phim ảnh là một hình thức nghệ thuật/giải trí ra đời từ xưa và luôn chiếm vị trí thiết yếu trong danh mục "sở thích của tôi". Trải qua nhiều thập kỷ, thú xem phim gắn liền với quá trình hình thành và phát triển của xã hội - con người. Những rạp cinéma này từng chứng kiến hành trình thay da đổi thịt của nền điện ảnh nước nhà giữa phố thị Sài Gòn phồn hoa.

Để hiểu hơn về nét đẹp của kiến trúc xưa ở Sài Gòn nóí chung và hoài cổ chút cảm giác của ông bà ta thời ấy khi bước chân vào rạp chiếu phim như thế nào, hãy cùng chúng tớ thưởng thức chùm ảnh các rạp chiếu phim ở Sài Gòn trước 1975.


Rạp Cathay ở Sài Gòn, hình chụp có lẽ vào thời Pháp thuộc.


Rạp Nguyễn Văn Hảo, một trong những rạp chiếu phim sớm nhất do người bản xứ gây dựng nên.


Góc bên phải hình chụp này chính là rạp EDEN, một trong những rạp cinéma có thâm niên lâu nhất. 
Rạp EDEN hoạt động từ thời pháp thuộc cho đến tận năm 1975.


Rạp Văn Cầm


Rạp Casino Đa Kao, sau năm 75 đổi tên thành rạp Cầu Bông. Hình có lẽ chụp vào thập niên 60.


Mặt tiền của rạp Casino Đa Kao và những paneau affiche quảng cáo phim đang chiếu: 
Một phim Western điển hình.



Rạp Đại Nam, đây là rạp hiện đại nhất trước khi rạp REX được xây dựng.


Rạp Cao Đồng Hưng


Nụ cười hồn nhiên của em bé răng sún bán kẹo cao su trước cửa một rạp chiếu bóng. 
Tấm bảng phía sau em có ghi: phụ đề chữ việt – Technicolor.


Rạp Casino Sài Gòn và afiche của một bộ phim kiếm hiệp.








Các affiche trước rạp Casino Sài Gòn.




Bạn có thể thấy khách sạn REX và rạp REX nhìn từ trên cao. 
Vị trí và kiến trúc của rạp REX rất gần với rạp REX tại thủ đô Paris của Pháp.


Mặt tiền của rạp REX, khánh thành năm 1962 và là rạp chiếu phim hiện đại nhất Đông Nam Á vào thời điểm đó.


Rạp REX chụp vào ban ngày, thời điểm đang công chiếu phim: James Bond chống lại Dr. NO.


Trước cửa rạp Nguyễn Văn Hảo vào thập niên 60.


Rạp Lê Ngọc trong khu Chợ Lớn, đang chiếu bộ phim kiếm hiệp: Lưỡi kiếm Ân Tình.


Rạp Long Vân

"Hòn ngọc Viễn Đông" có rất nhiều rạp chiếu phim nổi tiếng là vậy, nhưng có 1 điều thật sự bất ngờ ấy là: Cinéma cổ nhất Việt Nam lại tọa lạc giữa thủ đô Hà Nội. Trước khi kết thúc bài viết này, chúng mình cùng trở về đất Hà Thành năm 1920 để ngắm rạp phim cổ xưa nhất nhé!


Đây là hình ảnh về rạp cinéma cổ xưa nhất tại Việt Nam: 
Rạp Pathé do người Pháp xây dựng tại Hà Nội vào năm 1920.
==================================================================
Rạp Alliance Française – 6 Thái Văn Lung, quận 1.
Rạp Alliance Française giờ là rạp chiếu phim Nghiệp Thắng. Ảnh: Hòn Ngọc Viễn Đông
Rạp của Trung Tâm Văn Hóa Pháp chiếu toàn phim Pháp không có phụ đề Việt ngữ, hiếm khi thấy người Việt đi xem. Mặc dù mấy ông Tây rất ghét Mỹ, nhưng đôi khi có chiếu phim Mỹ.
Rạp Cinéma Catinat – đường Nguyễn Thiệp
Rạp Catinat nằm trong con đường nối liền đường Tự Do (Đồng Khởi) sang đường Nguyễn Huệ. Đây là rạp chiếu phim thường trực đầu tiên ở Việt Nam, và tất nhiên cũng là rạp chiếu phim thường trực đầu tiên ở Đông Dương.
Rạp Catinat chỉ chiếu lại những phim các rạp lớn chiếu rồi nên giá vé rất rẻ, giá vé đồng hạng 10 đồng, rạp còn bán 1 tập 10 vé giá 80 đồng, mua nguyên tập khán giả lợi được 20 đồng. Rạp xi-nê thuộc loại ‘tí hon’ này về sau chuyển đổi thành phòng trà ca nhạc với nhiều tên như Au Chalet rồi Đêm Màu Hồng, nơi ra mắt của ban nhạc Phượng Hoàng thời kỳ trước khi nhập với ca sĩ Elvis Phương.
Trên đường Tự Do (Đồng Khởi) có hai rạp được xem là xưa nhất và đẹp nhất là Majestic và Eden.
Rạp Eden quay mặt về hướng công viên. Ảnh: Internet
Rạp Eden nằm trong khu thương xá mua sắm Hành lang Eden (P***age Eden) nổi tiếng. Đến rạp, khán giả có thể đi vào từ phía đường Tự Do, Lê Lợi hay Nguyễn Huệ đều được cả. Cả hai rạp đều được xây dựng rất đẹp theo kiểu kiến trúc cổ điển của các nhà hát Paris, có chia lô để phân biệt giữa hạng cao cấp với hạng bình dân. Thời gian đầu khán giả toàn người Pháp và những người bản xứ giàu có, sau đó dần dần mở rộng cho tất cả các tầng lớp khán giả. Không ai ngờ người Việt đón nhận loại hình mới mẻ này quá nồng nhiệt, đến mức chỉ chưa đến chục năm sau, khán giả đến rạp xem phim chỉ toàn người bản xứ. Chẳng mấy chốc các chủ rạp người Pháp đã phải chuyển nhượng hoàn toàn việc kinh doanh rạp chớp bóng lại cho người Việt. Rạp chớp bóng nhanh chóng trở thành ngành kinh doanh cực kỳ béo bở, và phát triển với tốc độ kinh hồn.Chỉ cần làm chủ một rạp, chỉ sau vài năm đã có thể… xây thêm một rạp khác! Mà rạp hồi đó, sức chứa ít nhất từ 700 – 1000 chỗ là chuyện bình thường.
Ở Sài Gòn, chỉ duy nhất rạp Eden này mới có hai balcon. Thông thường, khi xem xi-nê tại đây, ngồi balcon 1 là hay nhất vì nhìn xuống vừa tầm mắt không mỏi cổ và không bị cái đầu của người ngồi hàng ghế trước che khuất tầm nhìn. Balcon 2 của rạp Eden thì nhỏ hơn và vì quá cao nên nhìn sâu xuống màn ảnh muốn cụp cái cổ nên phần đông khán giả chẳng màng để ý đến sự hiện hữu của nó, ngoại trừ dân đào kép Sài Gòn ‘yêu nhau đi trời hôm tối rồi’ thì chiếu cố rất nhiệt liệt và gọi đó là ‘pigeonnier’ (chuồng bồ câu).Ca sĩ Pháp Dalida đã có lần xuất hiện tại rạp Eden ‘bằng xương bằng thịt’ khi cô đến Sài Gòn.
Rạp Eden sau đó trở thành một phần trở thành phòng trà Tiếng Tơ Đồng, rồi bị xóa sổ hoàn toàn để trở thành Trung tâm mua sắm Eden Mall, và nay cũng đóng cửa để xây dựng khu thương mại.
Rạp Majestic – 13, 15, 17 Đồng Khởi, quận 1.
Rạp Majestic hiện nay là nhà hàng Maxim’ Nam An. Ảnh: Hòn Ngọc Viễn Đông
Majestic cũng là rạp hạng sang và đẹp. Rạp này nằm sát bên khách sạn Majestic ở cuối đường Tự Do gần bến Bạch Đằng, đối tượng xem phim chủ yếu là người Pháp.
Rạp đã ngưng hoạt động từ trước 1975. Nơi đây được xây thành vũ trường Maxim tầng trên và sân khấu trình diễn ca vũ nhạc kịch tầng dưới do nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ phụ trách. Dường như sau 1975 có thời gian thuộc quyền khai thác nhà hàng của nghệ sĩ Bảo Quốc (*).
Rạp REX – góc đường Lê Lợi & Nguyễn Huệ
Rạp REX xưa và nay. Ảnh: Hòn Ngọc Viễn Đông
Ngày trước, miệt Sài Gòn (các quận trung tâm TP.HCM ngày nay) có nhiều rạp hát. Sang trọng nhất là rạp Rex trên đường Nguyễn Huệ
Rạp Lê Lợi – 112 Lê Thánh Tôn, quận 1.
Rạp Lê Lợi hiện nay là phòng trà Không Tên. Ảnh: Hòn Ngọc Viễn Đông
Rạp gần chợ Bến Thành, chuyên chiếu phim cũ nhưng tuyển chọn toàn phim hay và chỉ chiếu trong 1, 2, hoặc 3 ngày rồi đổi sang chiếu phim khác. Tuy nhiên, nếu hụt xem phim nào thì khán giả cứ kiên nhẫn chờ đợi, một thời gian sau thế nào phim đó cũng sẽ được chiếu lại. Cái hay là lịch chiếu phim được niêm yết trước để khán giả có thể chọn ngày đi xem.
Rạp Lê Lợi có thể nói là rạp duy nhất ở Sài Gòn chiếu phim theo phương thức này, một ít rạp khác có bắt chước phần nào nhưng rồi cũng không theo được hoặc sau đó phải thay đổi cách làm khác. Khách hàng thường xuyên của rạp Lê Lợi là những sinh viên, học sinh vì rạp chiếu phim cũ nhưng lại hay và giá vé rất nhẹ. Thời đó, đi học ngày hai buổi nên buổi chiều nào chán hoặc lười học bọn trẻ, trai cũng như gái, rủ nhau ‘cúp cua’ đi xem xi- nê ở rạp này. Cũng chính vì rạp này có nhiều nữ sinh đến xem nên các chị em rất hay bị thả dê tại đây.
Sau 1975, rạp Lê Lợi trở thành vũ trường, bar và liên tiếp thay đổi chủ. Nay là phòng trà Không Tên.
Rạp Casino Saigon – đường Pasteur
Rạp Casino Saigon hiện nay đã bị đập để xây dựng cao ốc. Ảnh: Internet
Casino Saigon là rạp hạng nhì, thuộc loại trung bình nên giá vé nới hơn rạp hạng nhất.
Ngay bên cạnh Casino Saigon có hẻm Casino nổi tiếng không kém gì rạp xi-nê Casino. Phim chiếu ở Casino có thể dở hoặc hay tùy theo sở thích của người xem nhưng có điều ghé vào hẻm Casino người ta sẽ hài lòng với các món ‘khoái khẩu’ mang hương vị đất Bắc.
Chủ nhân của các quán trong hẻm Casino đa số là dân ‘Bắc kỳ di cư’ nên có những món ‘tuyệt cú mèo’ như bún chả, bún thang, bún riêu, bánh tôm và dĩ nhiên là phở… Các quán tại đây không thuộc loại sang nhưng giá tiền lại hơi đắt, có lẽ vì nằm ngay trung tâm Sài Gòn. Hẻm Casino thuở ấy rộn rã nam thanh, nữ tú ra vào suốt ngày, nhất là mỗi chiều thứ bảy, cả ngày chủ nhật, sau khi cùng dòng người “bát phố”. Bây giờ “Hẻm Casino” chỉ còn là một trong vô vàn những nơi ăn uống của thành phố đông dân nhất nước này. Hoặc bạn có thể đổi món bằng cách băng qua đường Lê Lợi để thưởng thức dĩa bò bía đi kèm với nước mía Viễn Đông thì còn gì bằng.
Rạp Casino Saigon sau đổi tên là Vinh Quang. Năm 2011 bị đập bỏ và thành làng ẩm thực Vũng Tàu. Hiện tại đang là 1 công trình xây dựng cao ốc.
Rạp Vĩnh Lợi – 121 Lê Lợi, quận 1.
Rạp Vĩnh Lợi hiện nay là sàn giao dịch chứng khoán. Ảnh: Hòn Ngọc Viễn Đông
Đi tới ngã tư Lê Lợi và Công Lý (Nam Kỳ Khởi Nghĩa) là rạp Vĩnh Lợi, bên cạnh Bệnh viện Sài Gòn. Rạp Vĩnh Lợi nổi tiếng trong giới ‘bê-đê’ vì đây là nơi bạn có thể bị bất ngờ vì một bàn tay xờ xoạng của một chàng ‘gay’ ngồi ngay bên cạnh. Khoảng đầu thập niên 60, có xảy ra một vụ nổ lựu đạn trong rạp, may mắn gần Bệnh viện Sài Gòn nên các nạn nhân chỉ cần bước vài bước được cấp cứu ngay. Nếu như Casino Saigon có nước mía Viễn Đông thì rạp Vĩnh Lợi có quán cơm Thanh Bạch cũng nổi danh không kém.
Rạp Vĩnh Lợi chuyển thành showroom xe hơi của hãng Daewoo rồi nay thành sàn giao dịch chứng khoán.
Hướng về chợ cũ, đi ngang qua các hàng bánh mì nổi tiếng để đến đường Tôn thất Đạm, bạn có thể vào xem phim bình dân ở rạp Nam Việt. Rạp nhỏ và rất nóng nực.
Đi một đoạn ngắn tới đường Công Lý (cũng góc Lê Lợi) ta thấy rạp Asam mà dân Saigon thường gọi là “Á sẩm”. Sau đó có lẽ chủ rạp thấy tên “Á sẩm” mất gốc quá nên đổi lại là Hồng Bàng cho nó đúng điệu Giao chỉ. Ném về phương diện phim ảnh và cơ sở thì rạp này “ngang cơ” với Casino Saigon. Còn về tiết mục phụ diễn ăn uống, nếu Casino Saigon có nước mía Viễn Đông thì Hồng Bàng có tuyệt chiêu suông Thanh Thế rất nổi tiếng trong giới có tâm hồn ăn uống.
Rạp Hồng Bàng (còn có tên là Asam hay Á Sẩm) nằm trên góc đường Lê Lợi và Nam Kỳ Khởi Nghĩa (trước là đường Công Lý). Sau 1975 cũng chịu chung số phận với rạp Nam Việt một phần vì ế ẩm, chủ sở hữu không chịu đầu tư, nâng cấp nên khán giả vào rạp xem phim hay bị nóng nực, ghế ngồi bị hư hỏng nhiều lại thêm rệp, chuột…, phần vì những rạp này nằm nơi chợ búa nên rất nhiều những khán giả là trẻ con hay nhưng người sống quang đó vào xem. Chính vì nhà gần nên việc đi xem phim không được xem trọng, những khán giả này ăn mặc xuề xòa, nói năng ồn ào thậm chí bọ trẻ còn chạy giỡn om xòm giữa và leo treo qua các hàng ghế gây mất mỹ quan và ảnh hưởng đến không khí xem phim của các khán giả đứng đắn khác.
Băng qua đại lộ Hàm Nghi thì có rạp Cathay trên đường Nguyễn Công Trứ
Rạp Kim Châu – 15, 17 Nguyễn Thái Bình, quận 1.
Rạp Kim Châu nay là nhà hát cải lương Bông Sen. Ảnh: Hòn Ngọc Viễn Đông
Cách đó không xa là rạp Kim Châu trên đường Nguyễn Văn Sâm (nay là Nguyễn Thái Bình), góc Hàm Nghi,  tương đối còn mới và chiếu phim cũng “xịn” lắm. Sau 1975, rạp Kim Châu còn hoạt động một thời gian, sau là sân khấu kịch của nghệ sĩ Hồng Vân, nay là nhà hát Bông Sen chuyên diễn cải lương.
Tiếp tục đi về hướng cầu Ông Lãnh gần chợ Dân Sinh có rạp chiếu bóng nhỏ tên là Kim Đô.
Rạp Đại Nam - 79 Trần Hưng Đạo, quận 1.
Rạp Đại Nam xưa và nay. Ảnh: Hòn Ngọc Viễn Đông
Phim chiếu tại Đại Nam có cả phim Tàu (Đài Loan, Hồng Kông), nổi bật nhất là Mùa Thu Lá Bay với đôi trai tài gái sắc Đặng Quang Vinh và Chân Chân. Đó là thời tiểu thuyết của nữ văn sĩ Quỳnh Giao, ăn khách không kém truyện võ hiệp hấp dẫn của Kim Dung như Cô gái Đồ Long, Anh hùng xạ điêu, Lục đỉnh ký… (13)
Rạp Đại Nam nay trở thành khách sạn Đại Nam.
Rạp Long Thuận - 10 Trương Định, quận 1
Rạp Long Thuận nay là trụ sở 1 công ty thiết bị điện. Ảnh: Hòn Ngọc Viễn Đông
Tôi cá với các bạn vào coi phim ở rạp Long Thuận (ngang ga xe lửa Saigon phía đường Lê Lai) mà dám ngồi ghế đàng hoàng. Tại sao lọa vậy? Thưa vì đó là mật khu của rệp. Hổng biết chúng theo con đường nào mà tràn ngập rạp. Từ chân ghế, mặt ghế, thành ghế đến lưng ghế, chỗ nào tụi nó cũng đóng chốt hết. Muốn an toàn thì phải ngồi chồm hổm kiểu cán ngố vào nhà hàng, mà bố ai ngồi chồm hổm trong suốt 2 tiếng đồng hồ cho nổi. Thôi thì tránh rệp không xấu mặt nào vậy.
Rạp Long Phụng - 234 Lý Tự Trọng, quận 1
Rạp Long Phụng. Ảnh: Hòn Ngọc Viễn Đông
Nằm trên đường Gia Long (bây giờ là Lý Tự Trọng) là rạp “chuyên trị” dòng phim thần thoại ca-vũ-nhạc Ấn Độ. Thuở ấy mấy bà mấy cô thuộc lứa tuổi U.50, U.60 thường là khán giả “ruột” của rạp này với những phim được xuất xưởng từ Ấn Độ đưa sang. Nhiều người vẫn coi đi coi lại mãi những phim như: “Tình Chị Duyên Em”, “Hồn Người Xác Rắn”…
Có thể Long Phụng chuyên về phim Ấn vì địa điểm của rạp rất gần với Chùa Chà Và trên đường Trương Công Định chăng? Nam tài tử Ấn Độ ăn khách nhất thời đó là Rama Rao, ông này sau thời 80-90 làm Thống đốc bang Pradesh thuộc miền Nam nước Ấn.
Rạp Kinh Đô - Lê Văn Duyệt
Năm 1960 rạp xi-nê Kinh Đô được xây mới trên đường Lê Văn Duyệt, chỗ nhìn sang Trụ sở Tổng liên đoàn Lao công Việt Nam. Rạp Kinh Đô mới khá hiện đại và đẹp. Máy chiếu phim và máy lạnh đều thuộc loại mới nhất. Khoảng năm 1961, Tòa Đại sứ Hoa Kỳ mướn rạp Kinh Đô làm nơi chiếu phim cho nhân viên và gia đình làm việc ở Sài Gòn đến xem.
Năm 1962 có 1 vụ nổ bom plastic trong rạp. Có thể nói đây là vụ đánh bom đầu tiên tại Sài Gòn. Sau vụ nổ, Tòa Đại sứ Hoa Kỳ không mướn rạp Kinh Đô nữa và rồi rạp này được phá đi, khu đất đó xây một tòa nhà là trụ sở USAID với nhiều tầng lầu.
Rạp Olympic - 97 Nguyễn Thị Minh Khai, quận 1.
Rạp Olympic nay là trung tâm văn hóa TPHCM. Ảnh: Hòn Ngọc Viễn Đông
Trên đường Hồng Thập Tự, giữa đường Lê Văn Duyệt và ngả ba Bùi Chu, có rạp chiếu bóng lớn tên Olympic, thường chiếu các phim ca nhạc với các tài tử Holywood nổi danh như: Gene Kelly, Frank Sinatra, Fred Aster, Ginger Roger, Esther William, và ban nhạc mambo với ông nhạc trưởng lúc nào cũng có chú chó Chihuahua trong túi áo… Đến khoảng 1954 gánh hát Kim Chung di cư từ ngoài Bắc vào đóng đô tại đây một thời gian dài.
Rạp Olympic sau 1975 đã trở vũ trường rồi hiện nay là Trung tâm Văn Hóa TPHCM.
Đi về khu vực chợ Thái Bình có khá nhiều rạp.
Rạp Thanh Bình - 343 Phạm Ngũ Lão, quận 1.
Rạp Thanh Bình hiện nay là cao ốc International Plaza. Ảnh: Hòn Ngọc Viễn Đông
Rạp Thanh Bình sau này sửa sang lại thật lịch sự. Khi sửa lại mang tên là rạp Quốc Tế.
Đây là rạp mà tôi từng được xem bộ phim màn ảnh đại vĩ tuyến đầu tiên thời gian sau 1975, phim “Ta nói chuyện cùng, em nhé”. Và đây cũng là rạp mà bộ phim “Samson và nàng Dalilah” được nhà nước Cách mạng cho phép được chiếu lại như là một loại phim tư liệu. Dù là phim cũ thế nhưng phim cũng gây được cơn sốt vé khủng khiếp khi hàng nghìn người chen chúc nhau để mua cho được vé vào xem suốt thời gian công chiếu.
Rạp Khải Hoàn ngay góc Cống Quỳnh và Phạm Ngũ Lão
Rạp Khải Hoàn giờ là trung tâm điện máy. Ảnh: Hòn Ngọc Viễn Đông
Rạp này thường chiếu phim Tây. Coi được nhưng kẹt cái thiếu máy lạnh, ai vào xem cũng cứ muốn… ‘yêu nhau cởi áo cho nhau’.
Nơi đây thường hay chiếu những phim đặc dị như phim: “Cây Nhân Sinh”, “Con Quỷ Đường Nhà Xác”, “Dracula”… thường câu khách bằng việc treo bảng “Cấm trẻ em dưới 18 tuổi”
Rạp Khải Hoàn “chia” cho Nhà hát Giao hưởng Nhạc Vũ Kịch, giờ đã trở thành trung tâm điện máy.
Rạp Quốc Thanh - 271 Nguyễn Trãi, quận 1.
Rạp Quốc Thanh hiện nay trở thành Trung tâm giải trí văn hóa Quốc Thanh. Ảnh: Hòn Ngọc Viễn Đông
Nằm đối diện Tổng Nha Cảnh sát Quốc gia. Rạp khá khang trang, sau trở thành sân khấu cải lương mà đoàn Dạ Lý Hương đóng đô thường trực.
Tân Định – Đakao
Rạp Asam Đakao- Đinh Tiên Hoàng, khu Đa Kao
Rạp này đã dẹp quá lâu rồi, ít ra là vào khoảng từ giữa đến cuối thập niên 50. Rạp nằm trong một hẻm nhỏ trên đường Đinh Tiên Hoàng gần góc đường Phan Thanh Giản. Gần đó có tiệm mì Cây Nhãn nổi tiếng một thời. (2)
Trường hợp rạp xưa, cổ lỗ, không có khách cũng xẩy ra với rạp xi-nê Asam ở Dakao nằm trên đường Ðinh Tiên Hoàng gần Mì cây Nhãn. Nếu từ Casino Dakao đi lại thì rạp Asam nằm bên lề phải, còn Mì Cây Nhãn nằm xéo bên lề trái. Vào khoảng năm 1965 rạp Asam cũng bị phá đi và cũng lại xây chung cư. (3)
Rạp Casino Đakao
Rạp Casino Đakao xưa và nay. Ảnh: Hòn Ngọc Viễn Đông
nay đổi tên là rạp Cầu Bông, ở vòng cung đường Đinh Tiên Hoàng chạy tới Cầu Bông thuộc phạm vi quận Bình Thạnh.
Rạp Văn Hoa Đakao - đường Trần Quang Khải
Rạp Kinh Đô & Kinh Thành ngày nay. Ảnh: Hòn Ngọc Viễn Đông
Chỉ cách nhau chưa đầy ba phút đi bộ, mà khu Tân Định có đến hai rạp ciné. Bên hông chợ là Tân Định là rạp Mô-Đẹc và mặt trước của chợ là rạp Kinh Thành. Hai rạp bình dân này thay phiên nhau chiếu phim Ấn Độ và phim cao bồi. Để thay đổi không khí, thỉnh thoảng lại mời các gánh cải lương hay Hồ Quảng về trình diễn, làm nghẽn cứng cả xe cộ lưu thông vào những giờ sắp mở màn hay vãn hát.
Việt Long – 19 Cao Thắng, quận 3
Khu vực Bàn Cờ, đi dài theo đường Cao Thắng, bạn có thể vào coi rạp Việt Long (còn gọi là rạp Capitol) ngay ngã ba với Trần Quý Cáp (nay là Võ Văn Tần) cũng thuộc loại khá. Rạp từng chiếu phim The French Connection do diễn viên Michale Caines đóng. Năm 1964, rạp bị đánh bom. Năm 1970, đổi tên thành Thăng Long và tồn tại đến ngày 16/03/2012 bị phát hỏa do bất cẩn của các thợ hàn trong quá trình sữa chữa rạp. Hiện rạp đang được lên kế hoạch xây mới hoàn toàn.
Nam Quang – 147 Cách Mạng Tháng Tám, quận 3
Rạp Nam Quang hiện nay. Ảnh: Hòn Ngọc Viễn Đông
Nếu đi về hướng Trần Quí Cáp (nay là Võ Văn Tần) sẽ gặp rạp Nam Quang nằm ngay góc với đường Lê Văn Duyệt (nay là CMT8), chéo góc với chợ Đũi. Rạp thuộc loại bình dân.
Đại Đồng (Sài Gòn) – 130 Cao Thắng, quận 3
Rạp Đại Đồng hiện nay. Ảnh: Hòn Ngọc Viễn Đông
Nếu đi tiếp trên đường Cao Thắng sẽ thấy rạp nhỏ mang tên Đại Đồng, chuyên chiếu phim cũ nhưng khá chọn lọc, giá cả thật nhẹ nhàng, địa điểm rất thuận tiện. Hơn nữa, gần rạp này còn có nhiều quán ăn bình dân như bò viên, bò bía nên khi tan xuất hát có thể ghé vào đây kiếm món gì đó cho ấm bụng. Xin nhắc các đấng mày râu, hẻm Đại Đồng còn có khu ‘chị em ta’ nên có thể… một công đôi việc!
Long Vân – 643 Điện Biên Phủ, quận 3
Rạp Long Vân xưa và nay. Ảnh: Hòn Ngọc Viễn Đông
Quẹo qua đường Phan Thanh Giản (nay là Điện Biên Phủ) về hướng ngã bảy, nơi tọa lạc rạp Long Vân thuộc loại kha khá. Rạp lúc nào cũng đông khán giả, chắc nhờ ở ngay trung tâm nhân mãn của Saigon: cư xá Bàn Cờ, cư xá Đô Thành, chung cư Minh Mạng.
Rạp Thanh Vân – 360A CMT8, quận 3
Rạp Thanh Vân ngày nay. Ảnh: Hòn Ngọc Viễn Đông
Trên đường Lê Văn Duyệt ngoài hai rạp Kinh Đô và Nam Quang ở vùng Sài Gòn thì đi lên Tân Bình còn có rạp Thanh Vân.
Sau 1975, rạp hát Thanh Vân vẫn còn hoạt động một thời gian, sau đó không hoạt động nữa và mặt bằng được cho thuê. Sau đó vài năm được nghệ sĩ Phước Sang đã thuê và mở lại thành rạp chiếu phim Thanh Vân như xưa. Nhưng rạp hát chỉ chiếu phim do chính Phước Sang sản xuất, hầu như chỉ thu hút khách vào dịp Tết Nguyên Đán, còn trong năm thì khá vắng.
Rạp Thanh Vân hiện nay là Nhà hát giao hưởng vũ kịch thành phố.
Rạp Minh Châu - Lê Văn Sỹ, quận 3
Vị trí rạp Minh Châu ngày nay. Ảnh: Hòn Ngọc Viễn Đông
Rạp Minh Châu nằm trên đường Trương Minh Ký (nay Lê Văn Sỹ), gần nhà thờ Nam Vườn Xoài. Thập niên 60 rạp hát Minh Châu tên là Văn Lang, đóng cửa một thời gian dài, sau đó mở lại lấy tên mới là Minh Châu.
Mỹ Đô – góc Trần Nhân Tôn và Vĩnh Viễn, quận 10
Rạp Mỹ Đô ngày nay là rạp chiếu bóng Vườn Lài. Ảnh: Hòn Ngọc Viễn Đông
Khu quận 10 gần ngã bảy, đường Vĩnh Viễn là rạp Thành Chung (Vườn Lài) mà khán giả vào xem có cái “thú đau thương” là nếu trời nóng thì tắm hơi, còn trời mưa thì tắm nước từ nóc rạp dột xuống.
Hùng Vương -286 Lê Hồng Phong, quận 10
Rạp Hùng Vương hiện nay là Hãng Phim Trẻ. Ảnh: Hòn Ngọc Viễn Đông
Kha Lạc - 200 Nguyễn Tri Phương, quận 10
Rạp Kha Lạc nay là khách sạn. Ảnh: Hòn Ngọc Viễn Đông
Rạp Kha Lạc chuyên chiếu phim Tàu. Thập niên 60 thì bị đập và chuyển thành nhà ở.
CHOLON
Từ Sài Gòn đi trên đường Trần Hưng Đạo và Đồng Khánh (nay là Trần Hưng Đạo B) về phía Chợ Lớn sẽ bắt gặp rất nhiều rạp. Vì những rạp này nằm giữa khu Sài Gòn và Chợ Lớn nên chiếu cả phim Tây lẫn phim Tàu.
Oscar -
Rạp cũng thuộc loại khá.
Palace – 890 Trần Hưng Đạo B, quận 5
Rạp Palace ngày nay là rạp Đống Đa. Ảnh: Hòn Ngọc Viễn Đông
Chuyên chiếu phim Pháp-Mỹ “nước ba, nước bốn”. Về sau, các rạp này chuyển sang chiếu phim quyền cước Hong Kong cũ.
Lido – Trần Hưng Đạo B, quận 5
Rạp Lido bị đập khá lâu và hiện nay là bãi giữ xe. Ảnh: Hòn Ngọc Viễn Đông
Rạp này có một lịch sử khá ly kỳ. Rạp nằm trong vùng Chợ Lớn cạnh Đại Thế Giới cũ chuyên chiếu phim Âu Mỹ trong khi các rạp chung quanh đều chiếu phim Tàu. Đến cuối thập niên 60, rạp ngưng hoạt động để cho Mỹ mướn làm khu cư trú và câu lạc bộ. Sau năm 1975, rạp hoạt động chiếu phim trở lại và chỉ mới gần đây, rạp đã bị đập phá ra để nhường chỗ cho một công trình xây dựng nhà cao tầng hay gì đó.
Hào Huê -
Rạp Hào Huê sai 1975 đổi tên là rạp Nhân Dân. Hiện nay bỏ không và bán cafe ở tầng trệt. Ảnh: Hòn Ngọc Viễn Đông
Lệ Thanh A – 25 Phan Phú Tiên, quận 5
Rạp Lệ Thanh A hiện nay. Ảnh: Hòn Ngọc Viễn Đông
Rạp khá sang trọng. Chuyên chiếu phim tình cảm Đài Loan mới nhập vào Sài Gòn. Trong đó, phim kinh điển Mùa thu lá bay thu hút đông đảo khán giả.
Rạp Lệ Thanh A hiện nay là địa điểm tập trung của nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật như: Trung tâm năng khiếu múa Lệ Thanh, đoàn kịch TPHCM, câu lạc bộ khiêu vũ
Tân Việt – 252 Trần Hưng Đạo B, quận 5
Rạp Tân Việt ngày nay. Ảnh: Hòn Ngọc Viễn Đông
Chuyên chiếu phim Pháp-Mỹ “nước ba, nước bốn”. Về sau, các rạp này chuyển sang chiếu phim quyền cước Hong Kong cũ
Hoàng Cung – Triệu Quang Phục
Rạp Hoàng Cung ngày nay là Cơ sở 2 Trung tâm văn hóa quận 5. Ảnh: Hòn Ngọc Viễn Đông
Rạp này thuộc loại “hạng bét” chuyên chiếu phim kiếm hiệp cũ mèm
Samtor -  153, 161 Lương Nhữ Học, quận 5
Rạp Samtor nay là cao ốc Sao Mai. Ảnh: Hòn Ngọc Viễn Đông
Còn rạp mạt hạng Samtor trên đường Triệu Quang Phục chuyên chiếu phim kiếm hiệp “nát nước” tệ hơn. Đã đập trước 75
Đại Quang – 63, 65 Châu Văn Liêm
Chuyên chiếu “nước nhất” phim quyền cước mới nhập từ hãng SB (Shaw Brother) và Gia Hòa bên Hong Kong. Giá vé xem phim mới mắc mỏ.
Rạp Đại Quang nay là rạp Cinema 3B. Ảnh: Hòn Ngọc Viễn Đông
Victory Lê Ngọc – 102 Châu Văn Liêm, quận 5
Rạp Victory Lê Ngọc trước và sau 1975. Ảnh: Internet
Cùng với rạp Đại Quang. Rạp Lê Ngọc chuyên chiếu “nước nhất” phim quyền cước mới nhập từ hãng SB (Shaw Brother) và Gia Hòa bên Hong Kong. Giá vé xem phim mới mắc mỏ nhưng được cái tương đối sạch sẽ và có chút trật tự.
Năm 1973, rạp Lê Ngọc chiếu ra mắt phim Đường Sơn đại huynh với ngôi sao Lý Tiểu Long đóng vai chính. Khán giả ùn ùn tới rạp, mua vé xem từng suất phim trình diễn võ nghệ Lý Tiểu Long. Kế tiếp, rạp Lê Ngọc công chiếu các phim Tinh võ môn, Mãnh long quá giang, Long tranh hổ đấu, Trò chơi sinh tử đều do Lý Tiểu Long thủ diễn vai chính. Phim nào cũng gây tiếng vang lớn. Ăn khách mạnh. Lý Tiểu Long trở thành hiện tượng điện ảnh trong lòng người hâm mộ Sài Gòn – Chợ Lớn.
Rạp Victory Lê Ngọc sau 1975 đổi tên là rạp Toàn Thắng và tiếp tục chiếu phim. Hiện nay đã bị đập.
Phi Long – 59, 61 Xóm Củi, quận 8
Rạp Phi Long nay là nhà sách Lý Thái Tổ thuộc công ty Fahasa. Ảnh: Hòn Ngọc Viễn Đông
Khu vực Xóm Củi có rạp Phi Long thuộc loại bình dân học vụ chuyên chiếu phim đánh kiếm, ca múa, phép thuật Ấn Độ. Tuy nhiên tôi thích nhất cái màn xe ngựa uýnh trống tùng xình quảng cáo, 2 bên thành xe gắn 2 tấm paneau bành ky vẽ những cảnh action của phim đang trình chiếu. Xe chạy khắp phố phường, ngựa phi nhịp nhàng theo tiếng trống trong khi đám con nít rượt theo 2 bên xe hò hét vang trời để xin cho được tờ program đủ màu xanh đỏ trắng vàng.
Đô Thành – bên hông chợ Kim Biên
Rạp Đô Thành ngày nay. Ảnh: Hòn Ngọc Viễn Đông
Khu vực cầu Ba Cẳng có rạp hát Đô Thành chuyên chiếu phim quyền cước mới.
Hồng Liên – 259 Hậu Giang, quận 6
Rạp Hồng Liên nay là trung tâm giải trí Hồng Liên. Ảnh: Hòn Ngọc Viễn Đông
Rạp ban đầu tên là rạp Tân Lạc, khoảng thập niên 60 đổi tên là Hồng Liên. Rạp Hồng Liên chuyên chiếu “nước ba, nước bốn” phim quyền cước Hong Kong. Rạp này chuyên chiếu phim Tàu chuyển âm tiếng Việt. Đặc biệt của rạp này là rất nhiều con nít được người lớn dắt theo
Tân Bình – 146 Minh Phụng, quận 6
Rạp Tân Bình hiện nay là nhà sách Cây Gõ thuộc công ty Fahasa. Ảnh: Hòn Ngọc Viễn Đông
Rạp Tân Bình chuyên chiếu phim Ấn Độ nói tiếng Việt, có nam nữ tài tử xinh đẹp. Nam tài tử đánh kiếm, hóa phép như thần, nữ tài tử vừa múa vừa hát bằng giọng của nữ nghệ sĩ sầu não Út Bạch Lan.
Mỗi khi rạp Tân Bình có phim Ấn Độ mới như “Sữa rừng thay sữa mẹ”, “Tarzan về thành” vừa có ca vũ nhạc Ấn Độ, lại có nữ tài tử Ấn Độ hát 6 câu vọng cổ bằng giọng Út Bạch Lan. Phải ghi nhận sáng kiến của công ty chuyển âm Mỹ Phương.
Rạp Tân Bình sau này đổi tên thành rạp Cây Gõ chuyên diễn cải lương. Khi thời cực thịnh của cải lương đã qua và đi vào thoái trào, rạp chuyển đổi công năng và hiện nay là nhà sách Cây Gõ thuộc công ty Fahasa.
Hương Bình – Bình Tiên
Rạp Hương Bình bị bỏ hoang khá lâu sau 1975. Ảnh: Hòn Ngọc Viễn Đông
Còn rạp hạng bét Hương Bình chỉ chiếu phim “nát nước” quyền cước Hong Kong
Quốc Thái – 1557 Ba Tháng Hai, quận 11
Rạp Quốc Thái hiện nay cũng đang bị đập. Ảnh: Hòn Ngọc Viễn Đông
Quận 11 có rạp hát bình dân Quốc Thái chuyên chiếu phim Pháp-Mỹ cũ mèm.
GIA ĐỊNH
Văn Cầm (Phú Nhuận) - 222, 224 Phan Đình Phùng, quận Phú Nhuận
Rạp Văn Cầm xưa và nay. Ảnh: Internet & Hòn Ngọc Viễn Đông
Qua khỏi Tân Định là đến Phú Nhuận, trên đường Võ Di Nguy (nay là Phan Đình Phùng) đi về hướng Gò Vấp, bên tay phải là rạp Văn Cầm. Đây là rạp nhỏ nhưng để cạnh tranh khoảng đầu năm 1970 được sửa lại có máy lạnh.
Cẩm Vân – 287 Phan Đình Phùng, quận Phú Nhuận
Rạp Cẩm Vân hiện nay là chi nhánh của trường CĐKTĐN. Ảnh: Hòn Ngọc Viễn Đông
Đi thêm một chút bên tay trái gần ngã ba Nguyễn Minh Chiếu (nay là Nguyễn Trọng Tuyển) là rạp Cẩm Vân. Rạp Cẩm Vân có lẽ ngưng hoạt động từ sau 1975 và nay là cơ sở của trường Cao đẳng Kinh tế Đối Ngoại.
Cao Đồng Hưng – 475 Bạch Đằng, quận Bình Thạnh
Rạp Cao Đồng Hưng xưa và nay. Ảnh: Hòn Ngọc Viễn Đông
Nếu xuôi về hướng Gia Định theo đường Chi Lăng (nay là Phan Đăng Lưu) tới Lăng Ông sát bên chợ Bà Chiểu là rạp Cao Đồng Hưng. Sau 75 là rạp Gia Định, nay là nhà sách Thiêu Nhi thuộc công ty FAHASA.
Đại Đồng (Gia Định)
Rạp Đại Đồng (Gia Định) ngày nay. Ảnh: Hòn Ngọc Viễn Đông
Lạc Xuân - 220 Nguyễn Văn Nghi, quận Gò Vấp
Rạp Lạc Xuân nay là nhà sách Lạc Xuân. Ảnh: Hòn Ngọc Viễn Đông
Rạp Lạc Xuân nằm trên đường Gia Long (nay là Nguyễn Văn Nghi). Rạp chiếu toàn phim cũ và cái projecteur chắc của Tây để lại nên phim cứ sọc rằn làm nhức mắt người xem.
Đông Nhì – 524, 526 Lê Quang Định, quận Gò Vấp
Rạp Đông Nhì ngày nay là 1 shop thời trang. Ảnh: Hòn Ngọc Viễn Đông
Rạp Đại Lợi – 91b2 Phạm Văn Hai, quận Tân Bình
Rạp Đại Lợi hiện nay là trung tâm mua sắm giải trí Unique. Ảnh: Hòn Ngọc Viễn Đông
Rạp Đại Lợi nằm trên đường Thoại Ngọc Hầu (nay là Phạm Văn Hai) sát chợ Ông Tạ.
Rạp Tân Mỹ – 2/3 Trần Xuân Soạn, quận 7
Rạp Tân Mỹ ngày nay. Ảnh: Hòn Ngọc Viễn Đông
Chiếu phim một thời gian rồi chuyển qua diễn cải lương. Sau trở thành cơ sở của một xí nghiệp đông lạnh. Hiện nay đã bị đập và bỏ hoang thời gian dài.


  

Lộ Công Mười Lăm
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23779
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 20/Apr/2013 lúc 8:10am

Sa Pa đẹp kỳ ảo qua ống kính nhiếp ảnh gia Thái Lan

Nhiếp ảnh gia người Thái Lan Anan Charoenkal đã ghi lại những khoảnh khắc tuyệt đẹp về Sa Pa trong chuyến thăm Việt Nam.

 Những thửa ruộng bậc thang đẹp như tranh vẽ ở Sa Pa.

 Sa Pa bước vào mùa lúa chín.

Sương sớm hòa lẫn với ánh nắng ban mai.

Bạt ngàn một màu vàng ươm của lúa chín. 

st.

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
lo cong
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 30/Oct/2007
Đến từ: Canada
Thành viên: OffLine
Số bài: 2596
Quote lo cong Replybullet Gởi ngày: 28/Apr/2013 lúc 6:38pm
 
 
Tiệm cà phê ở VN rất đa dạng, vì là XứĐỉnhCaoTríTuệ nên đầu óc giới kinh doanh rất sáng tạo, tìm đủ mọi cách để làm vừa lòng khách chơi. Hiện nay ở Hà Nội có Cà phê RÈM (đã giới thiệu đến qúy thân hữu hôm qua), nay xin giới thiệu Cà Phê NẰM ở Saigon. Qúy vị Vịt Kìu có về Saigon  nên tham quan cho biết mùi đời; còn các bạn ở Saigon  cũng nên trải nghiệm 1 lần cho biết cà phê lạ ở thành Hồ.




Ở Sài Gòn có bao nhiêu quán cà phê... nằm ngủ được? Hãy tưởng tượng một buổi trưa nắng, sau khi làm việc mệt nhoài, bạn tấp vào một quán cà phê máy lạnh và chợt nhận ra rằng: giá như được nằm xuống đánh một giấc. Và đấy là lúc là bạn ao ước có một quán cà phê... nằm.
Hẳn nhiều người sẽ ngạc nhiên, đi cà phê sao lại... nằm?! Nhưng bởi là Sài Gòn, nên việc đáp ứng cho nhu cầu này của bạn dường như đã gần trở nên phổ biến. Thật ra, tư thế nằm ngồi, ngủ hay không ngủ trong một quán cà phê là quyền của khách.




Khách đã vào đây…
Cà phê "nằm" ngày càng thu hút được các bạn trẻ đến gặp gỡ, làm việc...
Nơi tập trung nhiều quán cà phê nằm nhất có thể kể đến là khu vực quận Bình Thạnh. Mỗi quán có một kiểu bày biện “giường ngủ” cho khách khác nhau. Có quán tận dụng những chiếc ghế lưng tựa cao để khách “ngả người”; quán có hẳn nệm gấp giữa nền để ngồi, khi cần ngủ “thượng đế” có thể giăng ra làm gường; hay có nhiều quán còn công phu hơn, làm những chiếc bọc lớn chứa các hạt xốp ở trong để khách thỏa sức “lăn lê”.



Địa điểm lý tưởng để thư giãn, đọc sách...
Thậm chí cà phê “nằm” còn trở thành chỗ ăn ngủ và chỗ làm thường xuyên của nhiều bạn. Tố Hương, nhân viên bất động sản bộc bạch: “Thành quen rồi, giờ chỉ ra mấy quán cà phê nằm mình mới làm được việc. Hôm nào chỉ làm việc trên máy tính là mình “đóng đô” quán cà phê. Cũng ngộ, với khoảng 50.000 đồng mà được cả ăn trưa, uống nước và ngủ thoải mái”. 
Quán cà phê còn là nơi hết sức lý tưởng cho nhiều cặp uyên ương. Ít nhất là họ giải quyết được khâu mệt mỏi, chán 
chường vì không biết đi đâu. Mạnh Huy, (quận Gò Vấp) bày tỏ: “Trước đây, cuối tuần đi chơi là mình và bạn gái lại vật và vật vờ lang thang giữa đường. Có lúc còn ra ghế đá ở công viên… ngủ. Giờ có quán cà phê nằm thế này, vừa có chỗ tâm tình, vừa được ngủ còn gì bằng”. 
Tuy nhiên, không ít đôi uyên ương lại trở thành “cái gai” của nhiều người khi… quá thả sức thể hiện tình cảm ở những quán cà phê “thuận tiện” thế này. Như Tố Hương bày tỏ sự bức bối: “Bực nhất khi vào một số quán cà phê nằm là thấy cảnh nhiều đôi trai gái tự nhiên như ở nhà mình không bằng. Đúng là có thể thoái mái nằm ngủ nhưng dù sao đây cũng là chốn đông người”.



Nhưng cũng có trường hợp quá ... vô tư. Các bạn Duy Tân sành điệu cafe ở Saigon có ý kiến gì không xin cho biết ?
Chính vì vậy, để giữ “môi trường” cho số đông khách hàng, nhiều quán cà phê nằm đặt ra các quy định khá khắt khe như không được nói chuyện quá lớn, không hút thuốc, không được có những hành vi “ảnh hưởng” đến những người xung quanh… 
Anh Huấn, chủ một quán cà phê nằm trên đường D2 cho hay: “Mở cà phê nằm mục đích là để đáp ứng nhu cầu nghỉ ngơi của khách hàng. Tuy nhiên, cũng nhiều bạn trẻ tận dụng sự thuận này để thể hiện tình cảm quá đà. Để không làm ảnh hưởng “đen” đến quán, chúng tôi đều mạnh tay nhắc nhở. Và không ít lần nhiều đôi… được mời ra khỏi quán”.Sài Gòn: Nằm... uống cà phê 
Hẳn nhiều người sẽ ngạc nhiên, đi cà phê sao lại... nằm?! Nhưng bởi là Sài Gòn, nên việc đáp ứng cho nhu cầu này của bạn dường như đã gần trở nên phổ biến. Thật ra, tư thế nằm ngồi, ngủ hay không ngủ trong một quán cà phê là quyền của khách. Nhưng ở đây chúng tôi muốn nói đến những quán cà phê mà việc khách nằm, ngủ trưa ở đó được xem như là một việc... chấp nhận được, không bị ai đánh giá, cũng không bị ai làm phiền. 
Đầu tiên là quán Le Fenetre Soleil - tầng 2, 135 Lê Thánh Tôn, quận 1 - Cửa sổ mặt trời. Dân sành với cà phê nằm bình chọn, đây là quán rất rất dễ thương bởi phục vụ tốt và gần như là điểm hẹn của rất nhiều người trẻ... thiếu ngủ. 
Quán nằm trên một căn gác biệt thự cổ kiểu Pháp góc đường Nam Kì Khởi Nghĩa - Lê Thánh Tôn. Quán có hẳn một chiếc giường căng rèm tím trông rất lãng mạn. Ngoài ra còn có những bộ sopha vải cùng nhiều gối ôm, trong nền nhạc nhẹ nhàng kiểu Norah Jones, thật là một điều kiện lý tưởng để... ngủ. Những “cửa sổ mặt trời” rèm trắng, màu hoa chuối cam tươi, màu sen hồng phớt nụ... cùng không gian trong căn biệt thự cổ liệu đã đủ để ru bạn vào một giấc mơ đẹp?! 
Le Petit Cafe trên đường Hai Bà Trưng (189 Hai Bà Trưng, quận 3) là một điểm hẹn lý tưởng. Phòng VIP trên căn gác nhỏ có hẳn một dãy giường dài êm ái chất đầy gối ôm. Dưới sàn trải thảm là nhiều túi nằm hạt xốp rất êm, rất... dễ ngủ. Trần nhà quét sơn đen có hệ thống đèn màu li ti trông như một bầu trời đêm kì thú. Ban ngày, nắng tràn qua dãy rèm mỏng vào ô cửa sổ màu trắng xinh xinh cũng gây nhiều cảm xúc lạ thường. Buổi trưa vào Le Petit uống xong ly nước rồi ngủ một giấc là điều cực kì... có lý. Phải chăng vì thế mà trong menu có ghi thêm khoản “Lưu lại quá 3 tiếng tính thêm phí phục vụ”! 
Himiko café (88 Huỳnh Tịnh Của, phường 8, quận 3) thực ra là một visual art saloon, nhưng cũng khá thích hợp nếu bạn muốn tìm một không gian yên tĩnh để nghỉ ngơi buổi trưa. Quán vắng, ghế nệm êm, gối êm, nền nhạc Leonard Cohen dìu dặt. Tông màu đen đỏ rất “art”, không khí trong quán khá dễ chịu, thoải mái vì mọi người chỉ dành cho nhau một sự quan tâm vừa phải. 
Không gian ba quán cà phê trên đều nhỏ xinh, ấm cúng nên bạn có thể yên tâm rằng giấc mơ mình không “đi lạc” quá xa. Giá nước hơi cao (khoảng từ 30.000 đồng) nhưng cũng chấp nhận được khi ở đó, bạn có những phút giây nghỉ ngơi thoải mái, dễ chịu. 
Tất nhiên, Sài Gòn còn rất nhiều quán cà phê như thế nữa. Sổ địa chỉ của những quán cà phê nằm sẽ là một bộ sưu tập dài hơi. 
Lộ Công Mười Lăm
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23779
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 24/May/2013 lúc 11:10pm

Những con đèo huyền thoại ở Việt Nam

Với độ hiểm trở và vẻ đẹp thiên nhiên mê đắm, đèo Pha Đin hay đèo Ô Quy Hồ luôn là điểm đến đầy "huyền thoại" dành cho dân "phượt".

Đèo Mã Pí Lèng (Hà Giang)

Đây là cung đường chạy dài 20km uốn quanh đỉnh núi Mã Pí Lèng cao 2.000m, nối liền thị xã Mèo Vạc với Đồng Văn. Đoạn đèo này nổi tiếng với những cung đường uốn lượn như con rắn vắt mình từ ngọn núi này sang ngọn núi khác.

Con đường chạy qua đèo Mã Pì Lèng có tên gọi là đường Hạnh Phúc, được hàng vạn thanh niên xung phong thuộc 16 dân tộc của 8 tỉnh miền Bắc Việt Nam xây dựng từ năm 1959 – 1965. Tại đoạn đường đèo, các nhân công đã phải treo mình trên dây giữa các vách đá để thi công trong suốt 11 tháng.

Từ năm 2009, vùng núi Mã Pí Lèng đã được công nhận là di tích danh lam thắng cảnh quốc gia. Theo đó, đèo Mã Pí Lèng được coi là khu vực di sản đặc sắc về địa chất và cảnh quan. Đỉnh đèo là một trong những điểm quan sát toàn cảnh vào loại đẹp nhất ở Việt Nam.

Đèo Ô Quy Hồ

Với chiều dài gần 50km, đèo Ô Quy Hồ là con đèo giữ kỷ lục về độ dài tại vùng núi Tây Bắc. Đây cũng là một trong số những cung đường đèo hiểm trở và hùng vĩ vào bậc nhất Việt Nam.

Con đèo này nằm trên tuyến quốc lộ 4D cắt ngang dãy Hoàng Liên Sơn, đèo nối liền hai tỉnh Lào Cai và Lai Châu với đỉnh đèo ở độ cao 2.000m chính là ranh giới giữa hai tỉnh.

Tên gọi Ô Quy Hồ xuất phát từ tiếng kêu da diết của một loài by Text-Enhance">chim, gắn với huyền thoại về câu chuyện tình yêu không thành của một đôi trai gái. Bên cạnh đó, đèo Ô Quy Hồ cũng được gọi là đèo Hoàng Liên, do vượt qua dãy núi Hoàng Liên Sơn, hoặc đèo Mây do trên đỉnh đèo quanh năm mây phủ.

Đỉnh đèo Ô Quy Hồ nằm giữa mây núi ngút ngàn còn được gọi với cái tên Cổng Trời. Những năm trời lạnh, đỉnh đèo có thể phủ kín băng tuyết.

Trước by Text-Enhance">kia, đoạn đèo này còn gắn với câu chuyện về những con hổ thần rình bắt người qua lại nên rất ít người dám vượt qua. Ngày nay, tuyến đường đèo đã được nâng cấp nhiều nên trở thành một cung đường xe cộ đi lại khá đông đúc.

Đèo Pha Đin

Đèo Pha Đin có độ dài 32km với điểm cao nhất là 1.648m. Tên gọi đèo Pha Đinnguyên gốc xuất xứ từ tiếng Thái, nghĩa là “Trời và Đất”, hàm nghĩa nơi đây là chỗ tiếp giáp giữa trời và đất.

Đèo Pha Đin vừa nổi tiếng hiểm trở, vừa là nơi có khung cảnh đẹp mê hồn. Trên lưng chừng đèo thường mịt mờ mây phủ, dưới chân đèo là những bản làng lác đác. Tuy nhiên, khi lên đến gần đỉnh đèo thì hầu như không còn nhìn thấy bản làng nào mà chỉ còn nền trời xanh thẳm và núi rừng hùng vĩ như hòa quyện làm một.

Đèo Khau Phạ

Đây là con đèo dài nhất trên tuyến quốc lộ 32 với độ dài trên 30km. Và cũng là một trong những cung đường đèo quanh co, dốc đứng thuộc hàng bậc nhất Việt Nam.

Đèo nằm ở khu vực giáp giới giữa huyện Văn Chấn và huyện Mù Cang Chải của tỉnh Yên Bái, đi qua nhiều địa danh nổi tiếng như La Pán Tẩn, Mù Cang Chải, Tú Lệ, Chế Cu Nha, Nậm Có... ở độ cao từ 1.200m đến 1.500m so với mực nước biển.

Khung cảnh nhìn từ đèo Khau Phạ đẹp nhất vào mùa lúa chín (tháng 9 - tháng 10). Khi lúa trên chân ruộng bậc thang Tú Lệ chín vàng là thời điểm mà nhiều khách du lịch mạo hiểm chinh phục đèo để chiêm ngưỡng cảnh sắc thiên nhiên tuyệt đẹp này.

Ngoài những thửa ruộng bậc thang trải dài miên man, nằm bên cung đường đèo quanh co của Khau Phạ còn cả những cánh rừng già mang đậm nét nguyên sơ, lưu giữ được nhiều loại động thực vật quý hiếm.

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23779
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 08/Aug/2013 lúc 2:32pm

Ai là người lập ra 36 phố phường Hà Nội?

image
Trong nhiều tác phẩm văn học, âm nhạc, truyền hình hiện nay, chúng ta thường nghe đến cụm từ “Hà Nội 36 phố phường” nhưng xuất xứ và những thông tin liên quan đến nó không phải ai cũng biết.

Về băn khoan này, giáo sư sử học Lê Văn Lan đã từng đưa ra ý kiến như sau: 
Chúng ta đang có 2 văn bản đều có tên: Hà Nội 36 phố phường, thực ra là 2 bài thơ - đúng hơn là hai bài vè - đều có tên là Hà Nội 36 phố phường. Một bản kể: Phồn hoa thứ nhất Long thành/36 phố rành rành chẳng sai… Bản kia cũng là Hà Nội 36 phố phường nhưng lại kể: Phồn hoa thứ nhất Long Thành/Phố giăng mắc cửi chạy quanh bàn cờ…

image

Nếu cộng các tên phố có trong các bài Hà Nội 36 phố phường thì thấy có tất cả có hơn 50 phố. Văn bản có tên 36 phố phường ấy ra đời vào cuối thế kỷ 19, gây ấn tượng lớn nhưng không nên hiểu đó là sự đánh dấu của việc ra đời Hà Nội 36 phố phường, bởi Hà Nội 36 phố phường là điều không có trong lịch sử. Hà Nội chỉ có 36 phường vào thời Lê và có hơn 50 phố bắt đầu bằng chữ “Hàng” ở cuối thế kỷ 19.

image
Vì sao mọi người hay nhắc tới câu Hà Nội 36 phố phường? Có lẽ “công tích” thuộc về nhà văn Thạch Lam. Tác phẩm Hà Nội 36 phố phường của Thạch Lam quá nổi tiếng, nên dù không là sự thật lịch sử thì vẫn được mọi người đón nhận.
Và người ta vẫn dùng Hà Nội 36 phố phường như 5 cửa ô của Văn Cao hay Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội của Nguyễn Đình Thi. Tác dụng của Văn học nghệ thuật là cực kỳ lớn. Rất tiếc là khoa học chưa can dự để trả lại tính chính xác của các thông tin này bên cạnh tính hấp dẫn của nó.

image
Một trong các số các bài ca về 36 phố phường được ghi trong sách Việt Nam thi văn hợp tuyển của Dương Quảng Hàm có nôi dung như sau:
“Rủ nhau chơi khắp Long thành/Ba mươi sáu phố rành rành chẳng sai:/Hàng Bồ, hàng Bạc, hàng Gai,/Hàng Buồm, hàng Thiếc, hàng Hài, hàng Khay,/Mã Vĩ, hàng Điếu, hàng Giầy/Hàng Lờ, hàng Cót, hàng Mây, hàng Đàn,/Phố Mới, Phúc Kiến, hàng Ngang,/Hàng Mã, hàng Mắm, hàng Than, hàng Đồng,/Hàng Muối, hàng Nón, cầu Đông,/Hàng Hòm, hàng Đậu, hàng Bông, hàng Bè,/Hàng Thùng, hàng Bát, hàng Tre,/Hàng Vôi, hàng Giấy, hàng The, hàng Gà,/Quanh đi đến phố hàng Da,/Trải xem hàng phố, thật là cũng xinh./Phồn hoa thứ nhất Long thành,/Phố giăng mắc cửi, đường quanh bàn cờ/Người về nhớ cảnh ngẩn ngơ/Bút hoa xin chép vần thơ lưu truyền”.
Xét theo ghi chép của sách sử thì 36 phố phường được đặt ra từ thời vua Lê Hiển Tông với mục đích duy nhất là thuận tiện hơn trong việc giữ gìn an ninh, trật tự. Theo sách Đại Việt sử ký tục biên, vào tháng 12 năm Mậu Thìn niên hiệu Cảnh Hưng thứ 9 (1748) triều đình “hạ lệnh chia bên trong kinh thành làm 36 khu, mỗi khu đặt một quan coi giữ việc tuần phòng, khám xét. Lại định phép ty tộc đoàn (liên kết các gia tộc ở gần nhau cùng giữ an ninh). Tiếp đó lại chia làm 9 điện, mỗi điện có 4 khu, mỗi khu đặt một viên chánh khu.

image
Trong tác phẩm Vũ Trung tùy bút của danh sĩ sống vào giai đoạn cuối thời Lê đầu thời Nguyễn là Phạm Đình Hổ cho biết cụ thể hơn về điều này: “Kinh thành Thăng Long chia ra 36 phường, mỗi phường đặt một người phường trưởng. Lại đặt ra phủ Phụng Thiên có quan Phủ doãn, quan Thiếu doãn kiêm coi cả việc tuần phủ và việc liêm sát, đốc suất hai huyện Thọ Xương và Quảng Đức, mỗi huyện có quan Huyện úy cai trị. Toàn thành thì cử một quan trọng thần sung chức Đề lĩnh tứ thành quân vụ, phân ra chánh phó hai dinh, chuyên coi việc cấm phòng, xét hỏi.
Song đất kinh thành đông đúc, nhà ở liễn nhau, thường có hỏa hoạn, lại nhiều những kẻ đầy tớ nhà quan, du đãng cờ bạc, gây chuyện đánh nhau, cãi nhau, cùng là những kẻ vô lại trộm cắp, nhiều lắm không thể kể xiết được, chẳng khác gì lục hải khi xưa là nơi bể cạn, vật sản rất nhiều, mà lại không thiếu một hạng người nào cả.

image
Đời Trịnh An Đô Vương (tức Trịnh Cương- TG), Nguyễn Công Hãng làm Thượng thư cầm quyền chính, mới chia hai huyện ra làm tám khu, mỗi khu đặt một người trưởng khu và một người phó khu; lại chia ra năm nhà là một tị, hai tị là một lư, mỗi lư cũng có một lư trưởng; bốn lư là một đoàn, mỗi đoàn đặt một quản giám, hai quản điểm, dưới quyền người khu trưởng và trực thuộc quan Đề lĩnh. Đó là phỏng cái ý cổ nhân bảo trợ phù trì lẫn nhau.
Phàm những việc phòng hỏa, phòng trộm và nhất thiết những việc giao dịch thuế má đều ủy trách cho khu trưởng, đoàn trưởng cả. Bởi vậy, những con nhà khá giả coi thường, không thèm ra làm, chỉ để cho những côn đồ trong các xóm chợ ra làm. Bọn chúng cùng những kẻ ti thuộc quan Đề lĩnh thông nhau làm càn, rất phiền nhiễu cho dân phố. Ôi! “Sinh nhất sự bất như trừ nhất hại” (thêm ra một việc không bằng bớt đi một tai hại) lời nói ấy rất đúng.

image
Theo lệ cũ, chốn kinh thành không phải chịu thuế dung, thuế điệu, chỉ tính từng dãy nhà, không cứ nhà quan hay nhà dân, hàng năm mỗi nhà phải chịu một suất đi sửa sang đắp lại nền cắm cờ tướng, dọn cỏ chung quanh cung đình, cung ứng các việc kiến trúc. Họ phải thay phiên nhau sắm đủ dây đòn, câu liêm, thang tre, bó đuốc, thùng gánh nước để theo quân quan Đề lĩnh đi túc trực các nơi điếm canh, phòng khi sai khiến; công việc rất là phiền nhiễu. Song tóm lại không tiền là không xong, chỉ làm nặng túi kẻ gian hoạt.

image
Tuy bảo rằng “phù bản ức mạt” (bồi đắp gốc rễ, ngăn chặn ngọn cành), nhưng cũng không phải là biện pháp tốt của đời thái bình. Đến thời vua Gia Long nhà Nguyễn, trong một số sách dư địa chí như cuốn “Các tổng, trấn, xã danh bị lãm”, “Hoàng Việt dư địa chí”… cho biết tên của 36 phường.
Cụ thể, ở huyện Thọ Xương có 18 phường gồm: Yên Thọ, Hà Khẩu, Báo Thiên, Đông Hà, Đồng Xuân, Đông Tác, Đông Các, Cổ Vũ, Xã Đàn, Đồng Lạc, Thái Cực, Diên Hưng, Khúc Phố, Phục Cổ, Phúc Lâm, Kim Hoa, Hồng Mai, An Xá. Mười tám phường còn lại thuộc huyện Vĩnh Thuận là: Bích Câu, Quảng Bá, Thuỵ Chương, Yên Thái, Hoè Nhai, Tây Hồ, Nghi Tàm, Nhật Chiêu, Trích Sài, Võng Thị, Bái Ấn, Yên Lãng, Công Bộ, Thạch Khối, Hồ Khẩu, Thịnh Quang, Yên Hoa và Quan Trạm.

image
Vào năm Tân Mão (1831) vua Minh Mạng tiến hành cuộc cải cách lớn, trong đó có việc phân chia và đặt tên mới theo địa giới hành chính cấp tỉnh; lúc này Thăng Long xưa được sáp nhập với một số khu vực khác thành tỉnh Hà Nội với diện tích rộng hơn, gồm 4 phủ, 15 huyện so với Thăng Long xưa.
Trong số 15 huyện của Hà Nội vẫn có 2 huyện Thọ Xương và Vĩnh Thuận thuộc phủ Hoài Đức, 36 phố phường đều nằm trong địa phận hai huyện này. Sách “Hoàng Việt dư địa chí” in vào năm Qúy Tị(1833) cho biết như sau: “Phủ Hoài Đức, xưa là phủ Phụng Thiên có hai huyện, 13 tổng, 249 thôn phường. Huyện Thọ Xương: 18 phường. Huyện Vĩnh Thuận (xưa là huyện Quảng Đức): 18 phường”.
Trải qua thời gian và biến thiên của lịch sử, phố phường Hà Nội xưa đã thay đổi nhiều về tên gọi, số lượng cũng như diện tích nhưng một số vẫn giữ nguyên tên cũ như gợi nhắc cho những tâm hồn hoài niệm về một Hà Nội trong quá khứ.

image

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23779
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 17/Aug/2013 lúc 10:47am
Quê Nghèo  <<<<<<
Phạm Duy
Thái Thanh




Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 17/Aug/2013 lúc 11:07am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 19/Aug/2013 lúc 11:46pm



Khu phố cổ Hà Nội 

hay

Hà Nội 36 phố phường

***

Tập%20tin:Ancient%20Quarter.jpg
Cuối thế kỷ 19



Tập%20tin:Www-hn1980s-ancient-quarter-v1.jpg
Cho đến năm 1980




Khu phố cổ Hà Nội – Wikipedia 



Hình%20thu%20nhỏ


Hình%20thu%20nhỏ



Tập%20tin:Tonkin%20-%20Hanoï%20-%20Phố%20Hàng%20Mắm.jpg
Phố hàng Mắm, khoảng năm 1905



Tập%20tin:Hanoi%20le%20marche%20aux%20bronzes.jpg
Hàng bán đồ đồng



Tập%20tin:Hanoï%20-%20Rue%20des%20Radeaux.jpg
Phố hàng Bè



Tập%20tin:Ma%20May.jpg
Nhà cổ phố Mã Mây



Tập%20tin:Phố%20Hàng%20Bồ.JPG
Phố Hàng Bồ ngày nay




Chợ Đồng Xuân xưa



Tập%20tin:Dong%20Xuan%20market.jpg
Chợ Đồng Xuân nay




Ô Quan Chưởng






***



Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 19/Aug/2013 lúc 11:48pm
mk
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7169
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 27/Aug/2013 lúc 1:53pm

Những khoảnh khắc tuyệt đẹp của Việt Nam trên báo Nga


Nằm trong loạt bài mang chủ đề "Những khoảnh khắc đẹp từ khắp mọi nơi trên thế giới", trang mạng Livejournal đã giới thiệu với độc giả một chùm ảnh phong cảnh đặc sắc của Việt Nam được thực hiện bởi nhiếp ảnh gia Hoàng Nam. Bộ ảnh này được chụp ở rất nhiều nơi khác nhau trên khắp đất nước Việt Nam như Lăng Cô, An Giang, Lâm Đồng, Nha Trang, Bạc Liêu, Đà Lạt...

Bộ ảnh của Hoàng Nam đã chiếm được cảm tình của đông đảo độc giả Nga, khiến họ không thể không xuýt xoa, thậm chí nhiều người còn bày tỏ mong muốn được đến thăm Việt Nam một lần.

http://img-hcm.24hstatic.com/upload/2-2012/images/2012-05-12/1336810761-nh-dep--1-.jpg


Sóng nước An Giang

http://img-hcm.24hstatic.com/upload/2-2012/images/2012-05-12/1336810761-nh-dep--4-.jpg

http://img-hcm.24hstatic.com/upload/2-2012/images/2012-05-12/1336811280-nh-dep--2-.jpg

http://img-hcm.24hstatic.com/upload/2-2012/images/2012-05-12/1336811280-nh-dep--3-.jpg

http://img-hcm.24hstatic.com/upload/2-2012/images/2012-05-12/1336810761-nh-dep--5-.jpg

http://img-hcm.24hstatic.com/upload/2-2012/images/2012-05-12/1336810761-nh-dep--6-.jpg


Thu hoạch vụ mùa trên cánh đồng An Giang

http://img-hcm.24hstatic.com/upload/2-2012/images/2012-05-12/1336810761-nh-dep--7-.jpg

http://img-hcm.24hstatic.com/upload/2-2012/images/2012-05-12/1336811280-nh-dep--8-.jpg


Kéo lưới lúc hoàng hôn

http://img-hcm.24hstatic.com/upload/2-2012/images/2012-05-12/1336811280-nh-dep--9-.jpg


Nụ cười tươi trên môi cô gái đẹp ngày mùa

http://img-hcm.24hstatic.com/upload/2-2012/images/2012-05-12/1336810840-nh-dep--10-.jpg

http://img-hcm.24hstatic.com/upload/2-2012/images/2012-05-12/1336811280-nh-dep--11-.jpg

http://img-hcm.24hstatic.com/upload/2-2012/images/2012-05-12/1336810840-nh-dep--12-.jpg


Sếu đầu đỏ trên cánh đồng

http://img-hcm.24hstatic.com/upload/2-2012/images/2012-05-12/1336810840-nh-dep--13-.jpg

http://img-hcm.24hstatic.com/upload/2-2012/images/2012-05-12/1336811280-nh-dep--15-.jpg

http://img-hcm.24hstatic.com/upload/2-2012/images/2012-05-12/1336810840-nh-dep--14-.jpg


Phan Thiết

http://img-hcm.24hstatic.com/upload/2-2012/images/2012-05-12/1336810949-nh-dep--16-.jpg


Nha Trang

http://img-hcm.24hstatic.com/upload/2-2012/images/2012-05-12/1336810949-nh-dep--17-.jpg


Lăng Cô, Huế

http://img-hcm.24hstatic.com/upload/2-2012/images/2012-05-12/1336810949-nh-dep--19-.jpg

http://img-hcm.24hstatic.com/upload/2-2012/images/2012-05-12/1336811280-nh-dep--18-.jpg

http://img-hcm.24hstatic.com/upload/2-2012/images/2012-05-12/1336810949-nh-dep--20-.jpg


Lâm Đồng

http://img-hcm.24hstatic.com/upload/2-2012/images/2012-05-12/1336810949-nh-dep--21-.jpg


Hậu Giang

http://img-hcm.24hstatic.com/upload/2-2012/images/2012-05-12/1336811356-nh-dep--24-.jpg

http://img-hcm.24hstatic.com/upload/2-2012/images/2012-05-12/1336811356-nh-dep--26-.jpg

http://img-hcm.24hstatic.com/upload/2-2012/images/2012-05-12/1336811035-nh-dep--22-.jpg


Đà Lạt

http://img-hcm.24hstatic.com/upload/2-2012/images/2012-05-12/1336811035-nh-dep--23-.jpg


Bạc Liêu

http://img-hcm.24hstatic.com/upload/2-2012/images/2012-05-12/1336811035-nh-dep--25-.jpg

http://img-hcm.24hstatic.com/upload/2-2012/images/2012-05-12/1336811035-nh-dep--27-.jpg

http://img-hcm.24hstatic.com/upload/2-2012/images/2012-05-12/1336811035-nh-dep--28-.jpg

 

http://img-hcm.24hstatic.com/upload/2-2012/images/2012-05-12/1336811091-nh-dep--29-.jpg

http://img-hcm.24hstatic.com/upload/2-2012/images/2012-05-12/1336811091-nh-dep--30-.jpg


Cô gái chèo thuyền ở rừng tràm Trà Sư

Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23779
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 04/Sep/2013 lúc 2:59am
Sài Gòn ngập trong 'biển nước đen'



Cơn mưa kéo dài đến cuối giờ chiều nay (3/9) đã làm rất nhiều tuyến đường ở Sài Gòn bị ngập nặng, giao thông và sinh hoạt của người dân bị tê liệt hoàn toàn.


Nước từ cống ùn lên trong cơn mưa tại đường Đồng Đen (Q.Tân Bình).


Thời điểm nước dâng cũng là lúc học sinh tan trường nên nhiều phụ huynh phải bì bõm dắt xe đưa con về.


Khi xe ô tô chạy qua, hàng loạt xe máy dựng 2 bên đường bị sóng đánh ngã.


Một phụ nữ không giữ được chiếc xe chết máy trong lúc dắt bị sóng đánh ngã, chỉ còn thấy tay cầm.


Rất nhiều nhà và hàng quán ở đường Đồng Đen bị nước tràn vào, mọi hoạt động kinh doanh bị tê liệt.


Tại đường Hòa Bình (Q.11), tình trạng ngập nặng kéo dài nhiều giờ.


Xe máy bị ngập gần hết yên.


Xe đạp cũng chịu chung số phận.


Biết đường Hòa Bình bị ngập nặng nhưng nhiều người vẫn "bơi" qua đoạn đường này về nhà.


Giao thông bị tê liệt. Một chiến sĩ CSGT điều tiết giao thông tại ngã 3 Hòa Bình - Khuông Việt.


Nước chảy như suối từ đường Hoà Bình vào khu du lịch Đầm Sen.


Nước tràn vào nhà dân ở đường Hòa Bình, các sinh hoạt bị ảnh hưởng nghiêm trọng.




Người dân có nhà trên đường Hòa Bình vất vả chống nước tràn vào nhà. Họ bức xúc: "Sống giữa TP lớn nhất nước mà không khác gì bên bờ sông. Điệp khúc mưa - ngập luôn xảy ra ở đoạn đường này".




Dù đã che chắn cẩn thận nhưng không thoát khỏi dòng nước đen ùn vào nhà.


Chiếc xe ô tô tự nổi giữa biển nước đen ngòm, bốc mùi hôi thối.


Một bạn trẻ chụp chiếc xe của mình bị chết máy ở đường Hòa Bình để làm kỷ niệm.



Enlarge this image Click to see fullsize
Xe buýt cũng không thoát khỏi cảnh chết máy, nước dâng đến hết bánh xe.


Nước ngập ghế chiếc by Text-Enhance">taxi, tài xế ra ngoài đứng... quay phim.


Chiến sĩ CSGT giúp người dân đẩy xe trên đường Hòa Bình.


Dịch vụ sửa xe thu bội tiền.


Đên 20h tối, nước vẫn chưa rút. Người dân vẫn phải bì bõm lội nước.





Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 04/Sep/2013 lúc 3:04am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 121 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.324 seconds.