![]() |
![]() ![]() ![]() ![]() ![]() |
![]() ![]() |
Chuyện Linh Tinh | |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() ![]() |
<< phần trước Trang of 121 phần sau >> |
Người gởi | Nội dung | |||||||||||||||||||
Nhom12yeuthuong
Senior Member ![]() ![]() Tham gia ngày: 13/Sep/2009 Đến từ: Vietnam Thành viên: OffLine Số bài: 7169 |
![]() ![]() ![]() |
|||||||||||||||||||
Xem Việt Nam trong "bộ sưu tập" đồi chè vòng quanh thế giớiChắc hẳn ai cũng cảm thấy nao lòng trước vẻ xanh mát khi lạc bước vào những khu vườn chè này.Chè (hay trà) có nguồn gốc từ châu Á và là một thức uống thanh lịch được rất nhiều người ưa chuộng. Chè là loại cây ưa ẩm nên các cánh đồng trồng chè tập trung chủ yếu ở vùng nhiệt đới, tại các nước châu Á như Ấn Độ, Trung Quốc, Việt Nam... Bên cạnh những cánh đồng chè nổi tiếng ở châu Á thì chè cũng được trồng ở các quốc gia châu Mỹ và châu Phi. 1. Việt Nam Chè tại Việt Nam cũng là một loại thức uống vô cùng được ưa chuộng. Cây chè ở Việt Nam được trồng phổ biến và cũng là một sản phẩm xuất khẩu lớn của nước ta. ![]() Hình ảnh về những đồi chè xanh mướt ở miền Bắc cũng được coi như một hình ảnh đặc trưng của đất nước ta, điển hình là những đồi chè ở Phú Thọ, Mộc Châu, Thái Nguyên... ![]() ![]() Thật là thiếu sót nếu ta không nói đến những đồi chè xanh mơn mởn của vùng đất Mộc Châu, Sơn La. Dù vào mùa đông lá rụng cành khô nhưng vùng cao nguyên này vẫn được phủ một sắc xanh tuyệt đẹp của những đồi chè. Chè cũng là loại cây kinh tế chính của vùng với sản phẩm chè nổi tiếng khắp cả nước. ![]() Những vườn chè ở đây có vẻ đẹp tuyệt vời chẳng kém bất kì nơi đâu. Bên cạnh giá trị kinh tế, những đồi chè cũng là điểm đến thu hút khách du lịch từ khắp nơi muốn chiêm ngưỡng vẻ đẹp giản dị, thuần phác của vùng nông thôn Việt Nam. 2. Ấn Độ Là một trong những đất nước sản xuất chè lớn nhất thế giới chỉ sau Trung Quốc, Ấn Độ sở hữu những vườn chè tuyệt đẹp thu hút vô vàn khách du lịch đến thăm mỗi năm. ![]() ![]() Nằm bên dưới chân núi, ẩn sau lớp sương mù của dãy Himalaya là một trong những khu trồng chè nổi tiếng nhất Ấn Độ, đồi chè Darjeeling. Khu vực nằm ở độ cao 1.800 đến hơn 2.000m này từng là một khu rừng trống. Nhưng chính quyền đã nhập cuộc và biến nơi đây thành một khu vực trồng chè thương mại bởi điều kiện khí hậu ở khu vực vô cùng mát mẻ và thanh bình. ![]() Mặc dù có diện tích trồng chè giới hạn chỉ 20.000ha nhưng chè Darjeeling mang một hương vị đặc biệt cuốn hút với hương thơm tinh tế làm say lòng người. Hương vị của nó được người ta ví như là loại Champagne của thế giới trà vậy. 3. Nhật Bản Chắc không ai còn xa lạ gì với nghệ thuật uống trà của người Nhật hay còn gọi là trà đạo. Trà của Nhật Bản đặc biệt với hương vị riêng, thơm và hơi đắng. Và Nhật Bản cũng là nơi sở hữu những vườn chè xanh ngát tuyệt đẹp. ![]() Đến thăm thành phố trà của Nhật, Wazuka, bạn sẽ được chiêm ngưỡng những vườn chè khác biệt với những luống cây được trồng thẳng tắp, ngăn nắp tạo nên những vườn chè đặc biệt không thể tìm thấy ở nơi nào khác. ![]() Wazuka cũng là thành phố duy nhất ở Nhật giữ được truyền thống trồng và sản xuất chè qua hơn 800 năm qua. Trà của vùng được đánh giá là một trong những loại trà truyền thống ngon nhất Nhật Bản. ![]() Với hơn 300 gia đình cống hiến hết mình để giữ gìn truyền thống, thành phố này là điểm đến của vô vàn những người yêu chè trên khắp cả nước. Hàng năm, thành phố cũng tổ chức một lễ hội chè - Chagenkyo Matsuri, thu hút hơn 6.000 du khách đến đây để thử các loại chè địa phương cũng như các sản phẩm từ chè khác. 4. Trung Quốc Thưởng thức trà được coi là một trong những truyền thống lâu đời và chè cũng là một trong những biểu tượng của đất nước đông dân này. Một trong những khu vực trồng chè nổi tiếng nhất Trung Quốc là vùng Giếng Rồng, thuộc thành phố Hàng Châu, thủ phủ tỉnh Chiết Giang. ![]() Nơi đây được coi là nơi có loại chè ngon nhất Trung Quốc - trà Long Tỉnh. Với truyền thống trồng chè hơn 1.000 năm, chè ở vùng này có 4 đặc điểm hơn hẳn những loại chè khác: màu xanh lục bảo của lá chè, mùi thơm đặc biệt, hình dáng lá chè và hương vị chè sắc nét, sảng khoái. ![]() Trà Long Tỉnh vào thời nhà Thanh đã được coi là loại trà của hoàng thất, được nhiều đời vua chúa vô cùng ưa thích. ![]() Khu vực Giếng Rồng ngày nay tập trung nhiều ngôi làng và vườn chè khác nhau. Nơi đây còn có một ngôi đền chè và một bảo tàng về chè độc nhất của Trung Quốc. 5. Kenya Kenya là quốc gia châu Phi nổi tiếng xếp thứ 3 thế giới về sản xuất chè. Chè cũng là nguồn hàng xuất khẩu mang về nguồn thu ngoại tệ lớn thứ ba cho Kenya, chỉ xếp sau du lịch và hoa quả. ![]() Phần lớn những khu vườn trồng chè đều tập trung trên các cao nguyên xung quanh thung lũng Rift, kéo dài qua nhiều thành phố khác nhau như Nyeri, Bomet, Kiambu... Nằm về phía Tây thung lũng Rift, thị trấn Kericho là nhà của loại chè được đánh giá là ngon nhất Kenya. Không giống như địa hình chung của Kenya khá khô cằn, với lượng mưa cao và mật độ dày đặc, lại nằm ở trên cao, Kericho thực sự là nơi lý tưởng để trồng và sản xuất chè. ![]() Chè được sản xuất tại đây nổi tiếng với màu sắc tươi sáng hấp dẫn, hương vị mát và kết cấu lá phù hợp. Chính bởi chất lượng chè ngon nên chè ở thung lũng Rift trở thành nguồn cung cấp chè của công ty trà nổi tiếng. 6. Sri Lanka Là nhà sản xuất chè lớn thứ tư trên thế giới, Sri Lanka sở hữu vô số các đồn điền chè rộng lớn. Vùng Nuwara Eliya nằm cách thủ đô Colombo 160km nổi tiếng hơn cả với đồi chè xanh ngát, trải dài tới tận chân trời. ![]() Với độ cao 2.000m so với mực nước biển, nơi đây có khí hậu ôn hòa, mát mẻ rất thích hợp để những người dân Sri Lanka chăm chút và cho ra đời những sản phẩm chè tuyệt hảo. ![]() Những luống chè ở Nuwara Eliya rộng khoảng 1m được quy hoạch trên các ngọn đồi thoai thoải. Hoa chè có màu trắng ngà, năm cánh bọc quanh một tâm tròn với nhị hoa vàng. ![]() Những cư dân Sri Lanka yêu chè và luôn tỉ mẩn trong từng công đoạn trồng, chăm sóc chè đến hái, sao, vò, lên hương chè... Với họ, để có được một sản phẩm hoàn hảo thì ngoài nguyên liệu tốt cần phải có sự cẩn thận, tinh tế của người làm. |
||||||||||||||||||||
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
|
||||||||||||||||||||
![]() |
||||||||||||||||||||
Nhom12yeuthuong
Senior Member ![]() ![]() Tham gia ngày: 13/Sep/2009 Đến từ: Vietnam Thành viên: OffLine Số bài: 7169 |
![]() ![]() ![]() |
|||||||||||||||||||
7 món ngon vỉa hè thành phố Thanh HóaBạn hãy thưởng thức những món ăn dưới đây để cảm nhận nét riêng trong văn hóa ẩm thực đường phố nơi đây. Nem chua là đặc sản nổi tiếng của mảnh đất quê Thanh. Từ chiếc nem chua cổ truyền, người dân Thanh Hóa sáng tạo ra rất nhiều loại và cách chế biến, thưởng thức khác nhau. Nem chua là thức quà mang thương hiệu quê Thanh. Có nhiều loại nem như nem dài, nem oản, nem cối, nem vuông… khác nhau ở hình thức và khối lượng, tùy mục đích sử dụng nhưng không thay đổi hương vị đặc trưng. Cũng có nhiều biến tấu cho món nem như nem thính, nem cuốn, nem nướng, nem rán… Mỗi loại lại mang đến cho người ăn những cảm nhận khác nhau. Bạn có thể tìm đến nhà nem Gốc Đa, Cương Dũng, Vũ Linh, nem bà Thường, bà Năm hay trên vỉa hè các phố Đinh Lễ, Tô Vĩnh Diện, Ngọc Trạo… để thưởng thức. 2. Bánh khoái tép nồi gang Bánh khoái có vẻ giống bánh xèo Nam bộ về cách chế biến nhưng nguyên liệu thì khác, mang nét đặc trưng của xứ Thanh, bao gồm rau cần, bắp cải, thì là thái sợi nhỏ và tép tươi. Bánh khoái chấm cùng nước mắm pha chua ngọt và sung ghém rất hợp vị. Đôi khi người ta thay tép tươi bằng trứng gà để đổi vị. Giá từ 5 – 8 nghìn đồng/ chiếc. Bạn có thể ăn đến no, bụng vẫn thòm thèm mà không thấy chán. Ăn bánh khoái ngon nhất vào buổi chiều khi tan sở. Bạn có thể dễ dàng tìm thấy ở các phố Trường Thi, Đào Duy Từ, Hàn Thuyên, chợ Vườn Hoa… Chả tôm là món ăn độc đáo và lạ miệng với những thực khách phương xa. Cách làm khá cầu kỳ và tỉ mỉ. Bạn có thể ăn ở Nhà Thờ, phố Lê Thị Hoa, Hàng Than, Cầu Bố hoặc chợ Vườn Hoa. Tôm bột tươi sau khi mua về rửa sạch, bỏ vỏ, rút chỉ đất ở sống lưng và giã nhuyễn bằng cối đá. Để cho nhân có màu hồng đẹp mắt, người ta giã cùng một lượng gấc vừa đủ, sau đó trộn cùng thịt ba chỉ bằm đã được xào vàng cùng hành, tỏi để tạo thành hỗn hợp nhân. Bánh được gói bằng bánh phở vuông nhỏ bằng lòng bàn tay, xếp vào vỉ, đem nướng trên bếp than hoa. Vị bùi ngọt của nhân tôm cùng vị chua dịu của dưa góp lẫn chút cay cay của ớt tươi và rau sống thanh mát tạo nên hương vị khó quên cho món ăn. Xuất cho 2 người ăn khoảng 30.000-40.000 đồng. Bánh cuốn Thanh Hóa mềm, dai và thơm hương rất riêng. Người Thanh Hóa có thể thưởng thức một đĩa bánh cuốn ngon, rẻ ở khắp nơi trong thành phố. Bột làm từ thứ gạo dẻo thơm, nên kể cả khi nguội bánh vẫn ngon như thường. Người Thanh Hóa ăn bánh cuốn cùng chả nướng than hoa. Ảnh: wordpress.com Người Thanh Hóa thường ăn bánh cuốn buổi sáng. Nếu muốn ăn bất kỳ thời điểm nào trong ngày, bạn có thể ghé đường Tống Duy Tân, Trần Phú, Lê Quý Đôn… Chùa Thanh Hà, phố Bến Ngự là địa chỉ quen của những thực khách trót mê mẩn món ốc mút và các món từ ốc. Giá cho mỗi đĩa ốc các loại là 10 nghìn đồng, không tăng từ nhiều năm nay. Vị đậm đà của ốc được tẩm ướp gia vị kỹ lưỡng cùng mùi sả ớt thơm nức mũi sẽ là một trải nghiệm khó quên với những ai mới thưởng thức lần đầu. Vị cay nồng đằm đằm của món ăn sẽ khiến bạn bị “xúc động” đôi chút. Bánh mỳ Nam Hà phố Trường Thi bao gồm một chuỗi cửa hàng bán bánh mỳ gia truyền. Bánh mỳ ở đây mang thương hiệu riêng, hương vị không đổi suốt hơn 20 năm qua. Nhân bánh rất đa dạng để bạn lựa chọn, ngon nhất phải kể đến bánh mỳ kẹp nem chua rán, kẹp bò khô, thịt quay… Chỉ 10 – 15 nghìn, bạn sẽ có ngay một chiếc bánh tràn trề nhân và ruốc. Điều làm nên sức sống lâu bền cho bánh mỳ Nam Hà là tất cả nguyên liệu của quán đều được chọn lựa kỹ lưỡng, đảm bảo tươi ngon và nước sốt gia truyền. Không khác nhiều so với cách làm bánh ít, bánh nếp ở các nơi. Bánh ích có hình tròn, bên trong là nhân tôm thịt, ăn cùng mắm chế chua ngọt, rất mềm và ngon. Chỉ với 7 nghìn đồng mỗi chiếc, bạn chỉ cần ăn 2 – 3 chiếc là đã no bụng rồi. Được bán nhiều ở các chợ Vườn Hoa, Tây Thành hoặc một vài quán vỉa hè trên phố Đinh Lễ, bánh ích luôn hấp dẫn người ăn và thường hết hàng sớm. Chỉnh sửa lại bởi Nhom12yeuthuong - 15/Jul/2014 lúc 2:49am |
||||||||||||||||||||
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
|
||||||||||||||||||||
![]() |
||||||||||||||||||||
Nhom12yeuthuong
Senior Member ![]() ![]() Tham gia ngày: 13/Sep/2009 Đến từ: Vietnam Thành viên: OffLine Số bài: 7169 |
![]() ![]() ![]() |
|||||||||||||||||||
Quán cà phê tái hiện gia đình trung lưu Sài Gòn xưaNằm trong khu chung cư cũ trên đường Lý Tự Trọng (TP HCM), quán bài trí nội thất mộc mạc bằng những vật dụng thời ông bà để lại.
Với căn hộ rộng khoảng 100 m2, kiến trúc sư Nguyễn Hữu Đạt Sanh đã hiện thực hóa tâm ý của chủ quán là anh Nguyễn Hoàng bằng phong cách nội thất vừa thân quen lại vừa có nét mới lạ. Đây là dự án chủ quán thực hiện để thể hiện tình yêu với Sài Gòn. Từ chiếc tivi, các bộ bàn ghế đến chiếc quạt trần đều tái hiện khung cảnh sinh hoạt thường ngày của một gia đình trung lưu trước năm 1975. Mỗi khi đẩy cửa bước vào quán, khách sẽ có cảm giác quay ngược thời gian trở về Sài Gòn thủa nào.
Chỉnh sửa lại bởi Nhom12yeuthuong - 15/Jul/2014 lúc 10:18pm |
||||||||||||||||||||
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
|
||||||||||||||||||||
![]() |
||||||||||||||||||||
Nhom12yeuthuong
Senior Member ![]() ![]() Tham gia ngày: 13/Sep/2009 Đến từ: Vietnam Thành viên: OffLine Số bài: 7169 |
![]() ![]() ![]() |
|||||||||||||||||||
Ngôi biệt thự hiện lên với vẻ hoang sơ, huyền bí Mờ ảo trong sương sớm. Vẫn giữ nguyên nét kiến trúc xưa. Với những con đường uốn lượn bao quanh... ... kích thích trí tò mò của những ai ưa khám phá Trạm phát sóng được xây dựng theo kiểu biệt thự. Nét uốn lượn tôn lên sự quyến rũ cho Mẫu Sơn Ngỡ ngàng trước cảnh tiên nơi trần thế. Sự kết hợp hoàn hảo của màu sắc.. Nhờ độ ẩm cao, thời tiết quanh năm mát mẻ... không khí trong lành ...Du khách có thể tận hưởng cảnh đất trời từ trên cao xen kẽ những ngôi biệt thự tráng lệ. Chỉnh sửa lại bởi Nhom12yeuthuong - 19/Jul/2014 lúc 7:04am |
||||||||||||||||||||
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
|
||||||||||||||||||||
![]() |
||||||||||||||||||||
lo cong
Senior Member ![]() Tham gia ngày: 30/Oct/2007 Đến từ: Canada Thành viên: OffLine Số bài: 2596 |
![]() ![]() ![]() |
|||||||||||||||||||
Dinh Độc-Lập Saigon và thuyết Phong-Thủy Lời giới thiệu : Ông Trần Lê Quang, tốt nghiệp trường Cầu Đường (École des Ponts et Chaussées, Paris) của Pháp. Trở về nước, ông đã làm Tổng Giám Đốc Công Quản Hỏa Xa trong 5 năm (1951-1956), làm Bộ trưởng Bộ Công Chánh trong 4 năm, từ cuối năm 1956 đến cuối năm 1961, rồi làm Bộ trưởng Bộ Cải-Cách Điền-Điạ trong 3 năm, cho tới đầu năm 1964. Trong khi tại chức Bộ-Trưởng Công-Chánh, ông đã khởi xướng nhiều dự án quan trọng tại miền Nam Việt-Nam, như Thủy-Điện Danhim, Xa-lộ Saigon-Biênhoà, Dự-Án đem nước sạch từ Sông Đồng-Nai, Biên-Hoà cung-cấp cho Thủ-Đô Saigon/Chợ-Lớn, Nhà máy Xi Măng Hà-Tiên, Đường bay dài 3,000 m. bằng béton tại Phi-Trường Tân-Sơn-Nhứt/Saigon với đặc-tính kỹ-thuật thích-nghi cho máy bay phản-lực hạng nặng, ngày nay còn đang sử-dụng nguyên-trạng không thay đỗi, ngoại trừ Ga Hàng-Không đã được canh-tân, v.v… Ngày 2 tháng 10 năm 1960, Ông được Tổng Thống Ngô Đình Diệm giao trọng-trách Bộ Đặc-Trách Cải-Tiến Nông-Thôn. Bộ này bao gồm trách-nhiệm của Phủ Tổng-Uỷ Dinh-Điền trước-kia thuộc Phủ Tổng-Thống, hai bộ cũ, là Bộ Canh-Nông, Bộ Cải-cách Điền-Địa, và Ngân-Hàng Nông-Nghiệp. Sau khi Tổng thống Ngô Đình Diệm bị sát hại hồi cuối năm 1963, Ông thôi việc Chính-Phủ. Sang đến năm 1964, ông được ra nước ngoài và làm việc với Liên Hiệp Quốc, cơ quan UNDP (United Nations Development Program), vào giữa năm 1965 với tư cách chuyên-viên. Địa bàn hoạt động của ông bắt đầu tại nước Phi-Châu Congo-Kinshasa, sau đó và phần lớn tại vùng Trung-Đông (Middle East) với các quốc gia Ả Rập tại điạ-phưong, như Lebanon, Syria, Jordanie, v.v. Ngoài ra ông cũng đã làm việc trong 3 năm với cơ quan Phát-Triển Kỹ-Nghệ của Liên-Hiệp-Quốc, UNIDO (United Nations Industrial Development Organization) tại Vienne, Áo-Quốc. Hiện nay ông Trần Lê Quang và gia đình sinh sống tại Mountain View, California. Ông Trần Lê Quang với tư cách là Bộ Trưởng của Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa trước kia, hẳn phải rất quen thuộc với Dinh Độc Lập, là nơi làm việc và cư ngụ của Tổng thống Ngô Đình Diệm. Trong bài viết, tác giả đã nêu lên vài khía cạnh rất độc đáo, rất ít người biết về sự tích Dinh Độc Lập. Đào Viên Dinh Độc Lập Saigon và thuyết Phong Thủy *** Dinh Độc-Lập, thời Pháp-thuộc gọi là Palais Norodom, là tư-dinh của Quan Thống-Đốc (Gouverneur) của Thuộc-Địa Pháp tại phần Nam của nước Việt-Nam, mà Pháp-thuộc gọi là Cochinchine Palais Norodom được bắt đầu xây-dựng năm 1868 do Thống-Đốc Pháp Lagrandière, với sự thiết-kế của Kiến-Trúc-Sư Pháp Hermite, để thay-thế một Dinh củ bằng gổ đã có từ trước. Vật-liệu xây-cất, phần lớn nghe đâu nhập-cảng từ nước Pháp, ngoại trừ một miếng đá xanh lớn, đem tới từ Biên hoà, trong đó KTS Hermite có cho chôn cất để làm kỷ-niệm, vài đồng-tiền vàng của Pháp, thời Napoléon. Palais Norodom thời Pháp thuộc Palais Norodom thời Pháp thuộc Tên « Palais Norodom », có lẽ là vì Dinh nằm tại đầu một Đại-Lộ mà Pháp-thuộc gọi là Boulevard Norodom. Ngoài ra, Dinh không có liên-hệ nào với Vua Norodom của nước láng giềng Kampuchéa. Sau thời Pháp-thuộc, tức là sau trận-chiến Điện-Biên-Phủ ngày 05 tháng 7 năm 1954, Hiệp-Định Genève phân chia lãnh-thổ Việt-Nam làm đôi. Chánh-Phủ Việt-Nam Cộng-Hoà tiếp-thu phần Việt-Nam phía Nam Vĩ-Tuyến số 17. Palais Norodom được Chính-Phủ VN tiếp-thu và đổi tên lại là Dinh Độc-Lập, làm nơi tư-dinh, trước-tiên cho Thủ-Tướng, rồi sau đó cho Tổng-Thống Việt-Nam Cộng-Hòa. Ngô-Đình-Diệm là Tổng-Thống đầu-tiên của Việt-Nam Cộng-Hoà, cư-ngụ tại Dinh Độc-Lập. Dinh Độc Lập thời VNCH Dinh Độc Lập thời VNCH Tôi được biết lần đầu tiên, thuyết Phong-Thủy liên-quan tới Dinh Độc-Lập trong trường-họp sau đây : Năm 1957, nhân-danh Bộ-Trưởng Công-Chánh của Chính-Phủ Việt-Nam Cộng-Hòa, tôi phụ-trách quản-lý chung với Viện-Trợ Mỹ, Dự-Án thiết-kế và xây-cất Xa-Lộ Saigon/Biên-Hòa. Chuyên-viên Mỹ phụ-trách thiết-lập sơ-đồ của Xa-Lộ đề-nghị vị-trí cho đầu Xa-Lộ tại Saigon, là tại đầu Đại-Lộ Thông-Nhất (trước đó là Đại-Lộ Norodom, sau năm 1975 đặt tên lại là Đại-Lộ Lê-Duẩn), gần Vườn Thú/Bách-Thảo Saigon. Vi-trí đó có thể kết-nối dễ-dàng, xuyên qua Vườn Thú, với cầu Sông Saigon, cách đó không xa. Hơn nửa, vi-trí đầu đường Norodom/Thống-Nhứt khá rộng-rãi, có thể giúp trang-bị một đầu Xa-Lộ với 4 lằn xe phân-đôi và các đường xe ra-vào cần-thiết, rất huy-hoàng và thuận-lợi. Khi tôi đem trình cho T.T. Diệm ý-kiến về vị-trí đầu Xa-Lộ như nói trên, Ông phản-kháng ngay, cho rằng nếu như vậy Xa-Lộ sẽ đâm thẳng vào Dinh Độc-Lập, tại đầu kia của Đại-Lộ Thống-Nhứt. Đó là một sự-kiện tối-kỵ theo thuyết Phong-Thủy cho một Dinh của Tổng-Thống. Tưởng cũng nên nhắc lại là Palais Norodom đã có từ hồi thời Pháp-thuộc, và Đại-Lộ Norodom từ lâu đã đâm thẳng ngay vào mặt tiền của Dinh. Nhưng Pháp-thuộc lẽ cố-nhiên không bị chi-phối bởi thuyết Phong-Thủy, nên tình-thế Dinh bị một Đại-Lộ đâm ngay vào giữa Dinh, không thành vấn-đề đối với Pháp-Thuộc. Đối với Việt-Nam và thuyết Phong-Thủy, tuy trở-ngại nói trên đã có từ lâu, nhưng chưa bao-giờ được Chính-Phủ Việt Nam hay T.T. Diệm nêu ra, hoặc tìm cách giải-quyết, trước khi hôm có vấn-đề Xa-Lộ Saigon-Biên/Hoà như nói trên. Tôi phải trở lại thu-xếp với các chuyên-viên Viện-trợ Mỹ, tìm một vị-trí khác cho đầu Xa-Lộ. Rốt cuộc, chúng tôi phải chọn đầu Đường Phan-Thanh-Giản tại Dakao (nay là Đường Điện-Biên-Phủ). Rất tiếc, đường Phan-Thanh-Giản là một đường rất chật hẹp (ngày nay đường Điện-Biên-Phủ là đường một chiều), không thế nào mở rộng thêm ra mặt đường phía Saigon, để thích-nghi trang-bị cho một đầu Xa-Lộ, với các tiện-nghi ra vào cần-thiết. Hơn nữa đoạn Xa-Lộ kế-tiếp, phía bên Gia-Định/Bà-Chiểu, từ Kinh Thị-Nghè cho tới cầu Sông Saigon, phải đi theo một vòng khá dài, xuyên qua một khu dân-cư lúc bấy giờ rất đông-đúc. Sự-kiện đó thế nào cũng sẽ gây nhiều trở-ngại cho tốc-độ tương-đối cao, của các xe luu-chuyển trên một Xa-Lộ. Sau năm 1975, khu dân-cư đông-đúc phía Gia-Đình/Bà-chiểu nói trên được giải-toả và mở rộng ra, trang-bị cho một đầu Xa-lộ khác, Xa-Lộ Sô-Viết/Nghệ-Tỉnh, đi từ một đường khác, Nguyễn-Thị Minh-Khai, từ Saigon hướng về Thủ-Dầu-Một, để dùng chung với Xa-Lộ hướng về Biên-Hoà. Nhờ đó, sự lưu-thông ngày nay trên Xa-lộ Saigon/Biênhoà, tại khu Gia-Định/Bà-Chiểu, cũng may được cải-thiện một phần nào. T.T Diệm khánh thành Xa Lộ Biên Hòa TT. Diệm khánh thành Xa Lộ Biên Hòa Nhưng phía Saigon, đầu đường Điện-Biên-Phủ vẫn còn chật-hẹp như củ. Sự trở-ngại đó khiến cho ngày nay, các xe đi từ Saigon, muốn vào đầu Xa-lộ tại Cầu Sông Saigon, thay vì theo đầu đường Điện-Biên-Phủ, thường đi vòng quanh trên đường Tôn-Đức-Thắng cạnh Sông Saigon, qua sau Sở Ba-Son, rồi theo đường Nguyễn-Hữu-Cảnh, một đường chật-hẹp, xây cất rất thô-sơ khi xưa, triền-miên bị sụp lở, trước khi tới được Cầu Sông Saigon và đầu Xa-Lộ. Tuy-nhiên, sự phản-kháng nói trên của TT. Diệm, thật-sự chỉ là một trở-ngại đầu tiên mà thôi, do thuyết Phong-Thủy gây ra cho Dinh Độc-Lập. Dinh Độc-Lập còn phải trải qua nhiều giai-đoạn gian-truân khác nữa, trong thời-gian kế-tiếp cho tới ngày nay. Ngày 27-02-1962, Dinh Độc-Lập phải đương-đầu với một vụ ám-sát hụt: Hai Sĩ-quan Không-Quân Việt-Nam, Phạm-Phú-Quốc và Nguyễn-Văn-Cử, bay trên 2 máy bay Skyraider đầy bon đạn, thay vì đi dội bom trên các chiến-khu Việt-Cộng tại phía Bắc Saigon, lại quay máy bay trở lại trên không phận Thủ-Đô. Hai đương-sự dội bom phá sập lầu phía tay trái của Dinh Độc-Lập, nơi tư-dinh của Ông Cố-Vấn Ngô-Đình-Nhu. Ông Ngô-Đình-Nhu và gia-đình may ra thoát nạn, chỉ bị trầy-trụa sơ-sài. Vụ ám sát hụt đó nhắm vào Ông Cố-Vấn Ngô-Đình-Nhu, vì Tổng-Thống Diệm cư-ngu và làm việc bên lầu phiá tay mặt, rõ ràng không phải mục-tiêu của cuộc dội bom. Kiến trúc sư Ngô Viết Thụ Dinh Độc-Lập phải phá-hủy toàn-vẹn, để xây-cất mới trở lại. Sự việc thiết-kế và công-trình xây-cất Dinh Độc-Lập mới, trao cho Kiến-Trúc-Sư Ngô-Viết-Thụ. Nhưng công cuộc xây-cất Dinh mới cũng phải mất cả hai năm, năm 1964 mới xong. Trong khi chờ đợi, tư-dinh của Tổng-Thống Ngô-Đình-Diệm phải tạm-thời di-dời qua Dinh Gia-Long. Một tâm-sự của KTS Ngô-Viết-Thu, nay đã qua đời, được một ông bạn ghi-nhớ và thuật lại như sau: Ngô-Viết-Thụ cho biết, khi Ông sáng-tạo sơ-đồ của Dinh Độc-Lập mới, đương-sự có ý-định thiết-kế Dinh với nhiều tầng lầu ngang, dài, giống nhau, như hình Hán-Tự chữ “Vương”. Theo ý-nghĩa của Ngô-Viết-Thụ, “Vương” là “Vua”. Nhưng KTS Thụ cũng cho biết rằng Ông cố-ý cho thêm ngay ở giữa tầng cuối, một tầng-thượng nhỏ, như một nét phẩy trên đầu chữ Hán-Tự “Vương”, để chữ Hán-tự đó trở thành một Hán-Tự khác, là chữ “Chủ”, không còn có nghĩa là “Vua” nữa. Xem 2 chữ Hán-Tự “ “Vương” và “Chủ” dưới đây. Ý-kiến của Ngô-Viết-Thụ là các nhân-vật chính-trị Việt-Nam, nếu có cơ-may cư-ngụ tại Dinh Độc-Lập mới, thì chỉ là những người “Chủ-Nhà” tạm-thời mà thôi. Các đương-sự phải hành-xử thế nào với dân-gian và thời-cuộc tại Việt-Nam, mới mong về sau được trở thành « như một nhà Vua ». Tôi tò-mò tra-cứu lời tiên-đoán theo thuyết Phong-Thủy nói trên của KTS Ngô-Viết-Thụ, để hiểu thêm ý-đồ của đương-sự. Sau đây, xin trình kết-quả sơ-lược để các bạn được biết cho vui. Chữ Hán-Tự ”VƯƠNG” có hình 3 hàng gạch ngang, bằng nhau và một cột gạch đứng ở giữa. “Vương” có nghĩa là « Vua ». Nhưng nếu thêm vào phía trên một nét phẩy, thì chữ “VƯƠNG” trở thành chữ Hán-tự “CHỦ”: Chữ Vương và chữ Chủ Chữ Vương và chữ Chủ Tin-tưởng của Ngô-Viết-Thụ rõ-ràng bị ảnh-hưởng bởi thuyết Phong-Thủy. Tại Trung-Quốc, cũng như tại Việt-Nam hồi xưa, dư-luận thường cho rằng ân-huệ được làm Vua, là một ân-huệ “Trời cho”, có thể truyền lại trong trật-tự cho con cháu kế-vị của nhà Vua, hay cho người thừa-kế được lựa chọn. Nhưng nếu thêm trên đầu Chữ Hán-Tự “VƯƠNG” một nét phẩy, thì chữ đó trở-thành Chữ Hán-Tự “CHỦ”, như Chủ-Nhà, Chủ-Tịch, Chủ-Sự, Dân-Chủ, v.v. Các chức-vụ “CHỦ” thông-thường không phải là “Trời cho”, mà là “Người cho”. Các đương-sự thụ-hưởng chức-vụ “Người cho” đó, phải hành-xử thế nào với thành-viên của cộng-đồng liên-hệ, mới được hưởng chức-vụ “CHỦ”, mà cộng-đồng đó giao cho, thông-thường trong một thời-gian có hạn mà thôi. Đó chẳng qua là yếu-tố căn-bản của một chế-độ “Dân-Chủ”. Ý-nghĩ của Ngô-Viết-Thụ có lẽ bị ảnh-hưởng phần-nào do thuyết Phong-Thủy của Trung-Quốc thời xưa, hợp lại với nguyên-tắc Dân-chủ hiện-đại. Luôn-tiện khi nói tới Dinh Độc-Lập và thuyết Phong-Thủy, tôi cũng nhớ lại T.T. Diệm cũng là người tin-tưởng khá nghiêm-túc thuyết Phong-Thủy. Tôi có cơ-hội chứng-kiến trước đó, một câu chuyện khác nửa. Khi đi kinh-lý với Ông tại vùng Dĩ-An, phía Bắc Thủ-Đức, cạnh nghĩa-trang của gia-đình Hui-Bổn-Hỏa. T.T. Diệm yêu-cầu tôi tìm cách chuyển-hướng một con suối nhỏ chạy dài theo nghĩa-trang nói trên, với mục-tiêu theo tin-tưởng Phong-Thủy của T.T. Diệm, là để phá-tan tài-sản của Hui-Bổn-Hỏa, một Hoa-Kiều mà T.T. Diệm đa-nghi là đã làm giàu tại Việt-Nam, nhờ những sự thông-đồng tiêu-cực với thực-dân Pháp. Đó là một trường-hợp cục-bộ, độc-đáo của T.T. Diệm, áp-dụng thuyết Phong-Thủy trong hoạt-động chính-trị! Trở lại sự-tích Dinh Độc-Lập, trên thực-tế không có nhân-vật chính-trị nào tại Việt-Nam đã cư-ngụ tại Dinh Độc-Lập, mới hay cũ, được lâu dài và an-toàn: Dinh Độc Lập bị phá xập với bà Ngô Đình Nhu Dinh Độc Lập bị phá sập với bà Ngô Đình Nhu 1/- T.T. Diệm, tuy đã cư-ngụ tại Dinh củ gần 8 năm, nhưng không có cơ-hội sử-dụng Dinh Độc-lập mới, vì Dinh chưa xây-cất xong sau khi Dinh củ bị bom phá sập năm 1962. T.T. Diệm đã phải tạm-thời di-dời tới Dinh Gia-Long. Rồi năm 1963, Ông bị đảo-chánh và bị ám-sát. 2/- Trong khoảng thời-gian ngắn, chỉ 3 tháng sau khi T.T. Ngô-Đình-Diệm bị đảo-chánh, chủ-mưu cuộc đảo-chánh, Đại-Tướng Dương-Văn-Minh tự phong cho mình chức-vụ Tông-Thống VN. Nhưng lúc bấy giờ Dinh Độc-Lập mới còn đang xây-cất, chưa xong. Đại tướng Nguyễn Khánh Đại tướng Nguyễn Khánh 3/- Đại-Tướng Nguyễn-Khánh “Đảo-chánh Chĩnh-lý” Đại-Tướng Dương-Văn-Minh hồi đầu năm 1964. Lúc bấy giờ Dinh Độc-Lập vẫn còn đang xây-cất. Do đó, Đại-Tướng Nguyễn-Khánh cũng chưa chiếm-ngự được Dinh Độc-Lập mới. 4/- Tổng-Thống Nguyễn-Văn-Thiệu có lẽ là người cư-ngụ tại Dinh Độc-Lập mới được lâu-dài hơn ai hết, tôi không nhớ bao nhiêu năm. Nhưng rốt-cuộc, Ông cũng phải từ-chức, rồi hối-hả rời khỏi Dinh Độc-Lập, xuất-dương ra nước ngoài khi Quân-Đội Bắc-Việt tràn-ngập xâm-chiếm miền Nam Việt-Nam, hồi cuối tháng 4, năm 1975. 5/- Đại-tướng Dương-Văn-Minh, lúc bấy giờ được hối-hả bổ-nhiệm trở lại cương-vị Tổng-Thống, vào những ngày sôi-động cuối-cùng, cuối tháng 4 năm 1975. Nhưng Đại-Tướng DV Minh chỉ chính-thức sử-dụng Dinh Độc-Lập trong một hai ngày mà thôi, trước khi Quân-đội Bắc-Việt phá-tung của sắt trước Dinh Độc-Lập ngày 30-04-1975, truất-phế T.T. Dương-Văn-Minh ngay tại Dinh Độc-Lập. Quân đội Bắc Việt phá cửa sắt Dinh Độc Lập Quân đội Bắc Việt phá cửa sắt Dinh Độc Lập 6/- Rồi từ đó về sau, Bắc-Việt cải-trang Dinh Độc-Lập thành một nơi hoàn-toàn vô-dụng, chỉ để tiếp du-khách trò chơi mà thôi, cho tới ngày nay. Không lạ gì một Kiến-Trúc-Sư như Ngô-Viết-Thụ, thường suy-luận và bị ám-ảnh bởi thuyết Phong-Thủy trong sự-nghiệp thiết-kế và xây-cất nhà-cửa và dinh-thự. Những mơ-ước dân-chủ của Ngô-Viết-Thụ là tất-nhiên và đáng khen. Rất-tiếc, Ngô-Viết-Thụ là một nhân-tài kiến-trúc, có nhiều khả-năng chuyên-nghiệp, thường suy-luận và có ý-nghĩ độc-đáo. Nhưng đương-sự không may, không có điều-kiện thuận-lợi để đóng-góp xây-cất nhiều công-trình hữu-ích cho Việt-Nam, vì chiến-tranh triền-miên và ác-liệt tại nước nhà. Có phải chăng, đó là một hậu-quả của sự tiên-đoán Phong-Thủy của KTS Ngô-Viết-Thụ đã hình-thành: Rốt-cuộc không có nhân-vật nào cư-ngụ tại Dinh Độc-Lập đã hành-xử thích-nghi với cư-dân và thời-cuộc tại Việt-Nam, để trở-thành “một nhà Vua” và truyền ngôi trong trật-tự cho con cháu, hay người thừa-kế hợp-pháp. Tiếc cho công-trình xây cất Dinh Độc-Lập của Ngô-Viết-Thụ, một Dinh-thự khá ngoạn-mục tại Việt-Nam, nay trở-thành một công-trình hoàn-toàn vô dụng. Ngô-Viết-Thụ là một KTS có tài, một trong số rất hiếm các KTS được đào-tạo tại Trường Kiến-Trúc danh tiếng Paris, và được đặc-biệt tưởng-thưởng “Khôi-Nguyên Roma”. Những KTS Pháp được tưởng-thưởng “Khôi-Nguyên Roma” như Ngô-Viết-Thụ, đều được gởi đi tu-nghiệp trong nhiều năm tại thủ-đô Roma, Ý-Đại-Lợi, để hấp-thụ ý-thức và truyền-thống của các công-trình kiến-trúc huy-hoàng của Văn-Minh La-Tinh khi xưa. Rồi sau đó, các đương-sự thường được bổ-nhiệm vào nhiều trọng-trách trong chính-phủ Pháp, hay thành-công vẻ-vang trong sự-nghiệp kiến-trúc dân-sự, xây-cất nhiều dinh-thự ngoạn-mục tại nước Pháp, hay trên thế-giới ! Dinh Độc Lập hiện nay Dinh Độc Lập hiện nay Không may cho Ngô-Viết-Thụ, Ông phải hành-nghề tại Việt-Nam trong một môi-trường chiến-tranh triền-miên và ác-liệt, làm cho tài-năng kiến-trúc của Ngô-Viết-Thụ chỉ vỏn-vẹn tồn-tại trên đất Việt, là Dinh Độc-Lập/Saigon, mà ngày nay đang trở-thành một công-trình hoàn-toàn vô-dụng, chỉ để cho du-khách ngoại-quốc thăm-viếng trò chơi mà thôi, một cách thiếu nghiêm-túc cho một công-trình, mà trước đó là Dinh của một Tổng-Thống Việt-Nam. KS. Trần Lê Quang Chỉnh sửa lại bởi lo cong - 20/Jul/2014 lúc 10:10pm |
||||||||||||||||||||
Lộ Công Mười Lăm
|
||||||||||||||||||||
![]() |
||||||||||||||||||||
Nhom12yeuthuong
Senior Member ![]() ![]() Tham gia ngày: 13/Sep/2009 Đến từ: Vietnam Thành viên: OffLine Số bài: 7169 |
![]() ![]() ![]() |
|||||||||||||||||||
Thăm làng chài đẹp nhất thế giới ở vịnh Hạ Long
![]()
Làng chài Cửa Vạn đã được website du lịch Journeyetc.com đưa vào danh sách 16 ngôi làng cổ đẹp nhất thế giới (năm 2012). Tiêu chí để chọn ra những ngôi làng xuất hiện trong danh sách này là chúng phải cổ kính, có vẻ đẹp duyên dáng, và lưu giữ được nền văn hoá truyền thống đặc trưng. Journeyetc.com đã chọn Cửa Vạn bởi nơi đây hội tụ cả ba yếu tố quan trọng nhất này. Với chủ trương nhằm trả lại cảnh quan và môi trường cho di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long, tháng 6/2014, UBND TP. Hạ Long đã di dời ngư dân các làng chài lên bờ. Làng chài Cửa Vạn vẫn được giữ gìn, bảo tồn phục vụ du lịch, gồm 12 nhà bè (lớp học, nhà văn hoá và một số nhà bè còn mới, đủ tiêu chuẩn của ngư dân). Những hình ảnh và thông tin về Cửa Vạn của “ngày hôm qua” thật thanh bình và tràn đầy sức sống… Tại làng chài nổi Cửa Vạn, có hơn 300 hộ dân đang sinh sống chủ yếu bằng nghề chài lưới. Các hộ dân tại đây dựng các nhà bè nằm men theo rìa các đảo đá. Làng chài nằm cách xa bờ có khi hàng chục km bên những vách núi như những thung lũng trên biển. Ở đó, những ngôi nhà bè nằm liền kề nhau, nhỏ nhắn, xinh xắn. Không tiếng còi xe náo nhiệt như trên bờ, chỉ có tiếng ngư phủ í ới gọi nhau hỏi thăm nhau, tiếng dầm gõ mạn thuyền đuổi cá sau núi vọng lại. Các thế hệ người làng chài cả đời sinh sống trên thuyền và gắn bó với biển. Họ coi con thuyền là nhà, biển là quê hương, gắn bó với Vịnh Hạ Long cả về tâm hồn và thể xác. Trẻ con ngay từ 4 – 5 tuổi đã biết cầm mái chèo tập bơi. Trong những gia đình ngư dân trên vịnh Hạ Long, tất cả mọi thành viên đều ra khơi. Trẻ nhỏ mắc mồi thả câu, lớn hơn một chút chèo mui, kéo lưới. Trưởng thành, lấy vợ lấy chồng thì sẽ vừa chèo vừa giăng lưới, thả câu vừa dạy bảo con em đánh bắt tôm cá… Những điều kiện ấy khiến người dân chài sống quần tụ với nhau và gắn bó với biển. Mọi hoạt động làm ăn, sinh sống, sinh hoạt văn hoá tinh thần cả cuộc đời họ, từ khi sinh ra đến khi nhắm mắt xuôi tay đều diễn ra trên môi trường sông nước. Tạm biệt Cửa Vạn, tạm biệt một làng chài xinh đẹp! Hẹn gặp lại trong một màu áo mới! Chỉnh sửa lại bởi Nhom12yeuthuong - 07/Aug/2014 lúc 10:59am |
||||||||||||||||||||
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
|
||||||||||||||||||||
![]() |
||||||||||||||||||||
Lan Huynh
Senior Member ![]() Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23784 |
![]() ![]() ![]() |
|||||||||||||||||||
Về An Giang thăm rừng tràm Trà Sư
Hành trình xuôi về An Giang thăm rừng tràm Trà Sư, nơi có hệ sinh thái điển hình nhất cho vùng ngập nước phía Tây sông Hậu sẽ tạo dấu ấn trong lòng du khách với những trải nghiệm thú vị như: lướt tắc ráng băng rừng, tham gia hái sen, hái ấu, chài cá và thưởng thức các đặc sản của mùa này… Tắc ráng là phương tiện di chuyển độc đáo trên sông nước của người miền Tây. Trải nghiệm đi xuồng ba lá khiến nhiều người, nhất là khách nước ngoài thích thú. Trà Sư là nơi sinh sống của hơn 70 loài chim tiêu biểu của vùng ngập nước. Từng mẻ lớn cá linh được người dân tập kết bên cầu Tha La. Bông điên điển và các loại rau dân dã là món dùng kèm không thể thiếu của lẩu mắm cá linh Nam bộ. Vào mùa lũ, mọi sinh hoạt của người dân đều gắn liền với con nước mênh mông. Hình ảnh lũ trẻ chăn trâu chơi trên đồng nước đầy dung dị và sinh động. Người dân chài quăng mẻ lưới điệu nghệ như những đóa hoa trên mặt sông yên ả. Khung cảnh miền Tây đẹp huyền ảo nhất lúc hoàng hôn xuống trên hàng cây thốt nốt. Đặc biệt, bạn còn có thể tham gia hoạt động hái sen, củ ấu trên khúc sông Vàm Nao. |
||||||||||||||||||||
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
||||||||||||||||||||
![]() |
||||||||||||||||||||
Nhom12yeuthuong
Senior Member ![]() ![]() Tham gia ngày: 13/Sep/2009 Đến từ: Vietnam Thành viên: OffLine Số bài: 7169 |
![]() ![]() ![]() |
|||||||||||||||||||
Du lịch miền Tây Sông nướcMiền Tây gắn liền với hệ thống sông rạch chằng chịt và những cánh đồng thẳng cánh cò bay của Đồng Bằng Sông Cửu Long, là điểm đến dành cho những ai muốn tìm sự yên bình của một miền quê và nét giản dị của con người nơi đây.Du Lịch Miền Tây là hành trình đến với sông nước miệt vườn, môi trường sinh thái và sự trải nghiệm nét văn hóa lúa nước đặc sắc...![]() Chợ nổi là một trong những địa điểm thu hút khách Du Lịch nhất Cần Thơ. Nơi đây chủ yếu bán sỉ, nhưng cũng có nhiều người bán lẻ. Chợ Cái Răng trong hình là chợ nổi lớn nhất, bắt đầu hoạt động từ tờ mờ sáng tới 9h. Vì vậy, nếu muốn sống trong không khí sôi động nơi đây, bạn phải dậy từ khá sớm. ![]() ![]() Một góc chợ nổi khi chiều xuống ![]() Phong cảnh thiên nhiên thanh bình và con người bình dị của vùng đồng bằng sông Cửu Long ![]() Phong cảnh trữ tình miền sông nước ![]() ![]() Cây cầu khỉ nét đặt trưng của miền Tây sông nước Với những tiềm năng từ cảnh quan thiên nhiên đến các hoạt động văn
hóa đặc trưng kể trên, nếu biết khai thác tốt nhất định du lịch miền
Tây Nam Bộ sẽ phát triển nhanh, trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, đóng
góp cho sự phát triển của nền Du Lich Miền Nam nói riêng và kinh tế - xã hội của vùng và cả nước.
![]() Vẻ đẹp dịu dàng của con gái miền Tây ![]() |
||||||||||||||||||||
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
|
||||||||||||||||||||
![]() |
||||||||||||||||||||
Lan Huynh
Senior Member ![]() Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23784 |
![]() ![]() ![]() |
|||||||||||||||||||
Bãi biển An Bàng – Thiên đường “thầm lặng” của Hội AnKhác với sự sôi động của bãi biển Cửa Đại, sự tĩnh lặng, vắng vẻ của An Bàng sẽ khiến bạn thấy yêu nó ngay từ lần đầu tiên. Cách đây vài năm, khi đặt chân đến Hội An lần đầu tiên, tôi chỉ biết tới biển Cửa Đại. Bãi biển nằm cách xa trung tâm phố Hội với con đường dài đẹp như tranh vẽ, đông đúc ken chặt người mỗi lúc xế chiều và lúc nào cũng thơm nức mùi cá đuối nướng, mùi mực hấp… Một năm sau đó, tôi quay lại, nhưng lần này tôi chọn An Bàng làm điểm đến hàng chiều của mình. Trong mắt tôi từ đó cho tới tận bây giờ, An Bàng vẫn là một trong những bãi biển đẹp và mang nhiều cảm giác bình yên nhất. Biển An Bàng gần hơn Cửa Đại một chút, đi taxi chỉ tầm 10 phút đi đường thẳng. Ấy thế nhưng An Bàng vắng vẻ hơn hẳn Cửa Đại. Bãi Cửa Đại lúc nào cũng cho chúng ta cảm giác sôi động và thừa mứa niềm vui với những tiếng hò hét phấn khích của những nhóm bạn trẻ đang nô đùa dưới làn sóng. An Bàng lại khác. Sau một quãng đường đạp xe không dài, bạn sẽ nhìn thấy từ xa một màu xanh ngọc hun hút. Nhưng phải đến lúc đi bộ qua những hàng quán bên ngoài, đặt chân xuống lớp cát trắng mịn và bước xuống bãi biển, tâm hồn bạn mới thực sự bị ngợp trước những gì đang trải ra trước mắt mình. Bãi biển rộng, tràn sắc xanh của trời, của nước, như những nét bút đầy phóng khoáng được vẽ lên trên một tấm toan to. Bãi cát trải dài vô tận như một dải lụa màu trắng ngà. Nhưng điều tuyệt nhất, đó là bãi biển lúc nào cũng vắng, vọng tiếng sóng rì rào chứ không ồn ã như Cửa Đại. Bạn sẽ hỏi, bãi biển vắng thì có gì vui? Đúng, thật ra là chẳng có gì vui nếu bạn không tìm được niềm vui từ chính cái vắng vẻ đó. Tôi thì đã chán ngán cái đông đúc, chật hẹp của những bãi biển khác rồi. Thành ra tôi mê mệt cái tĩnh lặng của nơi này và tôi tin nhiều bạn trẻ khác cũng vậy. Nhưng nói thế không phải là An Bàng hoàn toàn hoang vu. Ở An Bàng vẫn có những quán hải sản, quán nước mà bạn chỉ đi bộ qua thôi là sẽ có người chạy ra mời mọc bạn với những ưu đãi nghe là thèm. Nhưng đừng bị những lời ngọt ngào đó mê hoặc nhé. Bởi lẽ chỉ cần đi bộ xa xa một chút thôi (thường thì là đi từ cửa chính vào sẽ rẽ tay trái) là bạn sẽ tìm thấy những quán bar xinh xắn do người nước ngoài mở. Dấu hiệu của chúng thường là những chiếc bean bag đủ màu, những chiếc chòi nho nhỏ với gối đệm rực rỡ được bày biện trên bãi cát. Để rồi khi lạc trong chúng, bạn sẽ không thôi trầm trồ bởi sự xinh xắn và thú vị mà chúng tạo nên cho khung cảnh quanh mình. Bạn biết đấy, ai trong chúng ta có thể cầm lòng trước một chiếc giường đơn với nệm tím, đặt dưới chiếc ô cọ trên một bãi cắt trắng phau? Hay một chiếc sofa với khung tre nứa và đệm phủ vải lanh nhìn thẳng ra biển? Chỉ nghĩ đến việc nằm phơi mình trên những chiếc giường, chiếc ghế xinh xinh đó, đọc một cuốn sách hay, bật một vài bản nhạc xập xình sôi động và nhâm nhi cốc nước dừa mát lạnh cũng đủ khiến bất cứ ai trong chúng ta thấy sự vắng vẻ thật sự là một đặc ân. Nhưng nói vắng vẻ vậy thôi, chứ thật ra cảm giác được đến An Bàng cùng bạn bè của mình mới thật là tuyệt nhất. Vì biển vắng nên bạn có thể thỏa thích nô đùa mà chẳng ngại ánh mắt của ai, có chăng chỉ là vài người khách Tây thấy thú vị bởi những trò đùa của các bạn. Sóng ở An Bàng cũng lớn và mạnh (chưa đủ mạnh để cuốn bạn ra khơi xa đâu, đừng vội hoảng hốt), giúp bạn thỏa thích với những trò nhảy sóng, chơi bóng ném. Đặc biệt, ở An Bàng còn rất nhiều quán bar cho mượn hoặc thuê ván lướt sóng nữa. Và các bạn biết đấy, sau những giờ bơi đến mệt nhoài với lũ bạn nghịch như quỷ, chúng ta vẫn có thể lết lên bờ, nằm ườn ra những cái ghế xinh đó, chờ cho đến khi gió biển làm người bạn khô hẳn, xung quanh văng vẳng tiếng nhạc từ một quán cafe có nhạc sống ở gần đó. Và rồi bạn cảm thấy niềm hạnh phúc ngập tràn trong từng tế bào của mình. Tất nhiên, tôi sẽ không đặt một sự so sánh ở đây và nói An Bàng tuyệt hơn Cửa Đại. Mỗi bãi biển đều có một điều khiến trái tim chúng ta phải yêu, phải nhớ. Nhưng tôi tin rằng, đến An Bàng, cảm giác được lạc vào một thiên đường mà chỉ có mình cùng vài ba người khách du lịch khác tận hưởng sự yên tĩnh, ngọt ngào của biển khơi là một cảm giác tuyệt vời mà tôi nghĩ rằng ai trong chúng ta cũng nên thưởng thức ít nhất một lần. Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 29/Aug/2014 lúc 7:38am |
||||||||||||||||||||
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
||||||||||||||||||||
![]() |
||||||||||||||||||||
Lan Huynh
Senior Member ![]() Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23784 |
![]() ![]() ![]() |
|||||||||||||||||||
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
||||||||||||||||||||
![]() |
||||||||||||||||||||
<< phần trước Trang of 121 phần sau >> |
![]() ![]() |
||
Chuyển nhanh đến |
Bạn không được quyền gởi bài mới Bạn không được quyền gởi bài trả lời Bạn không được quyền xoá bài gởi Bạn không được quyền sửa lại bài Bạn không được quyền tạo điểm đề tài Bạn không được quyền cho điểm đề tài |