Bài mới Thành viên Lịch Tìm kiếm Hỏi/Đáp | |
Ghi danh Đăng nhập |
Tâm Tình | |
Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Đời Sống - Xã Hội :Tâm Tình |
Chủ đề: Vườn TÂM LINH | |
<< phần trước Trang of 9 phần sau >> |
Người gởi | Nội dung | ||||||||||
mykieu
Senior Member Tham gia ngày: 10/Jun/2009 Thành viên: OffLine Số bài: 3471 |
Gởi ngày: 13/Oct/2014 lúc 10:09pm | ||||||||||
Family là gì? Người Mỹ đã dùng danh từ Family, trong khi người Việt chúng ta gọi là Gia Ðình. Mời bạn đọc xem một mẩu chuyện dưới đây để tìm hiểu giá trị của Family như thế nào nhé! Family là gì? Tôi va phải một người lạ trên phố khi người này đi qua. “Ồ! xin lỗi,” tôi nói. Người kia trả lời: “Cũng xin thứ lỗi cho tôi, tôi đã không nhìn thấy cô.” Chúng tôi rất lịch sự với nhau. Nhưng ở nhà thì mọi chuyện lại khác. Tối nọ, lúc tôi đang nấu bếp thì cậu con trai đến đứng sau lưng. Tôi quay người và đụng vào thằng bé, làm nó ngã chúi xuống sàn nhà. “Tránh ra chỗ khác” - tôi cau mày nói. Con trai tôi bước đi, trái tim bé nhỏ của nó vỡ tan. Tôi đã không nhận ra là mình quá nóng nảy. Khi đã lên giường, tôi nghe một giọng nói thì thầm: “Khi đối xử với người lạ, con rất lịch sự; nhưng với con mình, con đã không làm được như vậy. Hãy đến tìm trên sàn nhà bếp, có những bông hoa đang nằm ở cửa! Ðó là những bông hoa mà con trai con muốn mang đến tặng con. Tự nó hái lấy những bông hoa này: nào hoa hồng, màu vàng và cả màu xanh. Nó đã yên lặng đứng đó để mang lại cho con điều ngạc nhiên, còn con thì không bao giờ thấy những giọt nước mắt đã chảy đẫm lên trái tim bé nhỏ của nó.” Lúc này thì tôi bật khóc. Tôi lặng lẽ đến bên giường con trai và quì
xuống: “Dậy đi, con trai bé nhỏ, dậy đi! Có phải những bông hoa này con
hái cho mẹ không?” Thằng bé mỉm cười: “Con tìm thấy chúng ở trên cây
kia. Con hái cho mẹ vì chúng đẹp như mẹ. Con biết là mẹ thích lắm, đặc
biệt là bông hoa màu xanh.” Thế bạn có biết từ family có nghĩa là gì
không ? FAMILY = Father And Mother, I Love You (Nguồn: sưu tầm trên internet) Bạn có cảm động không, khi đọc xong mẩu chuyện nói trên ? Chắc hẳn là phải có rồi. Tôi nghĩ thế! Mời bạn đọc thêm một câu chuyện khá cảm động khác dưới đây, do một người bạn chuyển đến người viết:
Hãy đọc và suy ngẫm ! (Ðây là câu chuyện có thật) Một người đàn ông, trong lúc đang chùi cho láng chiếc xe hơi của anh ta, đứa con trai 4 tuổi của anh ta nhặt một hòn đá và rạch vào bên hông xe. Trong cơn tức giận, anh ta chụp lấy tay đứa con trai và đánh vào tay nó nhiều lần, mà không nhận ra rằng anh ta đang đánh bằng cái mỏ lết. Tại bệnh viện, đứa bé mất hết các ngón tay vì xương thịt giập nát. Khi đứa trẻ thấy bố nó... với đôi mắt đau buồn, nó hỏi: “Bố ơi, các ngón tay con đâu rồi?” Anh ta rất đau lòng, không nói nên lời và trở lại bên xe, đá vào chiếc xe nhiều lần. Suy sụp bởi hành động vô ý thức của mình... ngồi trước chiếc xe hơi, anh ta nhìn vào vết xước trên hông xe... thằng bé đã viết: “Con yêu bố, bố ơi!” Ngày hôm sau, người đàn ông tự tử... Giận dữ và yêu thương không có giới hạn, hãy chọn cái thứ hai ! Yêu Thương để có một cuộc sống xinh tươi và đẹp đẽ. Ðồ vật sinh ra là để Sử Dụng và con người sinh ra là để Yêu Thương... Vấn nạn của thế giới hôm nay lại là... Con người bị Sử Dụng, còn đồ vật thì được Yêu Thương!* (Nguồn: trangsurles@gmail.com) |
|||||||||||
mk
|
|||||||||||
IP Logged | |||||||||||
mykieu
Senior Member Tham gia ngày: 10/Jun/2009 Thành viên: OffLine Số bài: 3471 |
Gởi ngày: 24/Nov/2014 lúc 9:44pm | ||||||||||
Học người xưa cách đối diện với thị phi trong cuộc sống Thật khó để tìm ra cách ứng xử khi phải đối mặt với những thị phi trong cuộc sống. Nhưng trong mọi trường hợp, im lặng luôn là giải pháp tối ưu, bởi cuộc sống còn nhiều thứ để quan tâm hơn là mang trong mình sự ấm ức và bực bội chỉ vì người khác không hiểu đúng về mình.Dưới đây là 2 câu chuyện nói về cách mà người thời xưa đối diện với những thị phi. Trong một buổi nhàn hạ, vua Đường Thái Tông hỏi chuyện vị quan cận thần là Hứa Kính Tôn rằng: – Trẫm thấy khanh phẩm cách cũng không phải là phường sơ bạc. Sao lại có nhiều tiếng thị phi chê ghét như thế? Hứa Kính Tôn trả lời: –
Tâu bệ hạ. Mưa mùa Xuân tầm tã như dầu, người nông phu mừng cho ruộng
đất được thấm nhuần, kẻ bộ hành lại ghét vì đường đi trơn trợt. Trăng
mùa thu sáng vằng vặc như gương treo trên bầu trời đêm, hàng thi nhân
vui mừng gặp dịp thưởng du ngâm vịnh, nhưng bọn đạo chích lại ghét vì
ánh trăng quá sáng tỏ. Trời đất kia vốn vô tư không thiên vị, mà cơn
nắng mưa thời tiết vẫn bị thế gian trách hận ghét thương. Còn hạ thần
đâu phải một người vẹn toàn thì làm sao tránh khỏi tiếng chê bai chỉ
trích. Cho
nên ngu thần trộm nghĩ, đối với tiếng thị phi trong thế gian nên bình
tâm suy xét, đừng nên vội tin nghe. Vua tin nghe lời thị phi thì quan
thần bị hại. Cha mẹ tin nghe lời thị phi thì con cái bị ruồng bỏ. Vợ
chồng tin nghe lời thị phi thì gia đình ly tán. Tiếng thị phi của thế
gian nọc độc còn hơn rắn rết, bén hơn gươm đao, giết người không thấy
máu. Một lần, Phật đi giáo hóa ở vùng có nhiều người tu theo Bà La Môn giáo. Các tu sĩ Bà La Môn thấy đệ tử của mình đi theo Phật nhiều quá, nên ra đón đường Phật mà mắng chửi. Phật vẫn đi thong thả, họ đi theo sau không tiếc lời rủa xả. Thấy Phật thản nhiên làm thinh, họ tức giận, chặn Phật lại hỏi: – Ngài có điếc không? – Ta không điếc. – Ngài không điếc sao không nghe tôi chửi? –
Này tín đồ Bà La Môn, nếu nhà ông có đám tiệc, thân nhân tới dự, mãn
tiệc họ ra về, ông lấy quà tặng họ không nhận thì quà đấy về tay ai? – Quà ấy về tôi chứ ai. – Cũng vậy, ông chửi ta, ta không nhận thì thôi. Trong kinh Phật viết rằng, khi người ác mắng chửi người thiện, người thiện không nhận thì người ác giống như người ngửa mặt lên trời phun nước bọt, nước bọt không tới trời mà rời xuống ngay mặt người phun. Có thọ nhận mới dính mắc đau khổ, không thọ nhận thì an vui hạnh phúc. Thế nên từ nay về sau nếu có nghe thấy ai đó nói lời không tốt về mình, chớ có thọ nhận thì sẽ được an vui.
Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 24/Nov/2014 lúc 9:45pm |
|||||||||||
mk
|
|||||||||||
IP Logged | |||||||||||
mykieu
Senior Member Tham gia ngày: 10/Jun/2009 Thành viên: OffLine Số bài: 3471 |
Gởi ngày: 27/Nov/2014 lúc 10:01pm | ||||||||||
Chuyện Của Dòng Sông
(Thích Nhất Hạnh )
Thích Nhất Hạnh |
|||||||||||
mk
|
|||||||||||
IP Logged | |||||||||||
mykieu
Senior Member Tham gia ngày: 10/Jun/2009 Thành viên: OffLine Số bài: 3471 |
Gởi ngày: 27/Nov/2014 lúc 10:22pm | ||||||||||
Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 27/Nov/2014 lúc 10:23pm |
|||||||||||
mk
|
|||||||||||
IP Logged | |||||||||||
mykieu
Senior Member Tham gia ngày: 10/Jun/2009 Thành viên: OffLine Số bài: 3471 |
Gởi ngày: 16/Dec/2014 lúc 3:17am | ||||||||||
|
|||||||||||
mk
|
|||||||||||
IP Logged | |||||||||||
mykieu
Senior Member Tham gia ngày: 10/Jun/2009 Thành viên: OffLine Số bài: 3471 |
Gởi ngày: 20/Dec/2014 lúc 10:58am | ||||||||||
(ST) Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 20/Dec/2014 lúc 11:00am |
|||||||||||
mk
|
|||||||||||
IP Logged | |||||||||||
mykieu
Senior Member Tham gia ngày: 10/Jun/2009 Thành viên: OffLine Số bài: 3471 |
Gởi ngày: 24/Dec/2014 lúc 12:57am | ||||||||||
Tờ kinh bị mấtCơm mưa giông bất chợt đổ xuống. Trời đất vần vũ, gió thổi ào ào. Trong nhà mấy người đang uống trà ngắm mưa. - Cụ nhớ Ông Sáu Gù không? - Ông Sáu chùa Núi chứ gì? - Dạ, ổng mất rồi. . . .không đau gì, tự nhiên mà chết. . . . Cụ già yên lặng nhìn mưa không nói gì. Ly trà cầm trên tay đã lâu mà không uống. Chúng tôi cũng ngồi im lặng. Chỉ có tiếng gió rít trong hàng cây ngọc lan, tiếng mưa xối ào ào và tiếng chim sẻ kêu chim chíp cô đơn buồn bã. . . . Chợt cụ già đặt ly trà xuống, nhìn phía xa, nói như nói với cơn mưa chứ không phải với chúng tôi: - Ông Sáu trụ trì chùa Núi và già có kỷ niệm gắn bó không thể nào quên. Nhớ năm xưa, ta lang thang, có duyên ghé qua chùa Núi ở chơi ít hôm để lên đỉnh Hà Tụ phong luyện công với mấy người bạn tu tiên dưới thạch động Hòn Chùa. Thấy Ông Sáu là người có công phu lâu năm, nhưng còn kẹt chấp vào kinh điển nên chưa tự do tự tại được. Già vừa kính lại vừa thương. . . . Một hôm, lúc vào chánh điện thấy không có ai. Ta bèn cầm lấy cuốn kinh ông Sáu đang tụng hàng ngày, lạy Phật, khấn nguyện, rồi xé đi một tờ. . . . Chiều hôm ấy, ta nhớ trời cũng mưa to như thế này. Chùa Núi buồn thiu. Nước suối chảy ào ào, gió hú thê lương trên đỉnh Hà Tụ Phong. . . .Ông Sáu như thường lệ vào công phu. Tụng đến chỗ tờ kinh bị mất. . . .ông Sáu không tụng được nữa cứ ầm ừ trong miệng, tiếng mõ trở nên rối loạn. . . .Ta thì vừa tức cười vừa thương, vì Ông sáu vẫn không tức giận chỉ ầm ừ trong miệng mà không dám bỏ qua để tụng tiếp. . . .Đang khi ấy ta vô tình gây ra tiếng động nhỏ. Chắc Ông Sáu biết có người đang đứng sau lưng nên tay vừa gõ mõ mà miệng cứ nói một mình như phân bua với ta: - Tại mất tờ kinh chứ hống phải tui hổng biết tụng đâu đấy. . . . . Tại mất tờ kinh chứ hống phải tui hổng biết tụng đâu đấy. . . . . Nhìn ông Sáu tay vừa gõ mõ mà miệng vừa lập đi lập lại câu nói trên một cách bối rối. Ta bèn bước lại gần mà nói: - Kinh đâu có mất tờ nào. Sao không tụng tiếp đi? - Mất một tờ, sao gọi là không mất? - Tâm kinh làm sao mà mất được? hãy dùng tâm mà tụng tâm kinh. Ông Sáu giật mình quay lại nhìn ta hồi lâu rồi chấp tay đảnh lễ. Xong ông ta quay về phía tam bảo, tụng lại từ đầu. tới chỗ tờ kinh bị mất. Ông Sáu niệm hồng danh: Nam Mô A Di Đà Phật. . . .vừa gõ mõ. . . .tụng một chặp như vậy, sau đó ông Sáu tụng sang tờ kinh tiếp theo. . . . Từ đó ta có thêm một người bạn
già nơi đỉnh Hòn Chùa. Nay Ông sáu mất đi, nhưng đối với ta, ông bạn già nơi rừng
thiêng gió lộng ngày nào, vẫn sống đời đời bên cạnh chúng ta. Tiếng cụ già như vẫn còn âm vang mãi trong tiếng mưa rơi buồn thiu. Qua màn mưa trắng xóa, mơ hồ tôi như thấy ông già gù lưng, râu bạc trắng như cước, tay chuông tay mõ khoan thai, với tiếng niệm hồng danh A Di Đà giọng nẫu rặc chất người Bình Định. Mây /20/6/2011 http://duongsinh.net/kcds/b/tamlykhicong/archive/2011/06/21/to-kinh-bi-mat.aspx#.VJoHm8o7UIA |
|||||||||||
mk
|
|||||||||||
IP Logged | |||||||||||
mykieu
Senior Member Tham gia ngày: 10/Jun/2009 Thành viên: OffLine Số bài: 3471 |
Gởi ngày: 24/Dec/2014 lúc 6:07am | ||||||||||
Ly Cà Phê Đời
4/7/2011 10:17
Một ngày mới đang bắt đầu. Trên nóc chùa Bà chim sẽ kêu chim chíp, Thần Thánh thức dậy nhìn xuống phố phường tấp nập người xe. Trong công viên tượng đá đứng lặng im. Còn bên kia đường một nhà sư khất thực đang chìa tay ra, trên tay có vài đồng bạc lẻ. Dòng đời vẫn đang trôi, trôi mải miết. Thế thì nền của sự trôi này phải là cái lặng yên không dời không đổi. - Này ông Mập, có cái lặng yên đấy chăng? Tướng trạng nó là gì? Lấy cái gì để biết cái đấy? Cái hữu hạn làm sao vừa khít với cái vô hạn này? - Hề hề. . . .Thôi bỏ đi. Bộ ông không thấy phố chợ đông vui sao? - Đông quá! Vui quá! Đúng là vào chợ chơi vui hơn vào chùa. Gió thổi, cuốn vài cái lá khô lăn trên mặt đường nhựa, còn hắn thì cười hì hì mà đi vào chợ. Ở bãi giữ xe, một cô gái gục xuống, ngủ ngay trên yên xe gắn máy. Chắc đã thức suốt đêm qua. Một bà bán vé số với nụ cười rất đời, đon đả mời chào. Một người phụ nữ trẻ vô gia cư ôm con ngồi im lìm ở lối đi. Đứa bé khóc nhừa nhựa, giọng khàn đặc. Hắn cúi người xuống thật thấp, bỏ thật nhẹ, mấy đồng bạc vào cái nón lá, mỉm cười với thằng bé. Rồi nhập vào cái dòng người và để cái luồng chảy đưa đi loanh quanh khắp nơi trong chợ. Hàng hóa chất như núi, người chen chúc nhau như ong vỡ tổ. Một cậu bé bưng cái mâm trên có nhiều tô thức ăn bốc khói, đang len lỏi đi giao tận các quầy hàng, vừa đi vừa la: - Nước sôi, nước sôi. . . .Mấy bà bán hàng mời hắn mua hàng bằng tiếng Tây. Ngồi nghỉ chân. Uống một ly cà phê. Giữa chợ đời nơi dương thế. Hắn lặng yên để cái bình an đơn độc của mình lớn dần. . . .lớn dần. . .lan ra toàn thân. . .ngấm sâu. . .sâu mãi. . .xuống tận đáy tâm hồn. Nhìn cái biển người đang lao mải miết về phía trước. Chen nhau tiến lên phía trước. Nói nói cười cười giở đủ loại thủ đoạn, mánh khóe, để kiếm lợi và giành phần hơn. Hắn giật mình, chợt nhận ra cái phi lý của cuộc đời này : - Sống để làm gì? Ý nghĩa của cuộc đời này là gì? Không lý khi còn nhỏ thì lao vào học để kiếm tấm bằng. Lớn lên hì hục đi làm để kiếm tiền. Chui lòn, nịnh bợ, giả nhân giả nghĩa, để có một vị trí. Khoa chân múa tay vì lý tưởng của người khác bơm cho. Kiếm con vợ, tậu cái nhà, mua cái xe, đẻ bầy con. . . .rồi chết! Còn nếu vì lý do nào đấy, không đạt được ý nguyện này nơi cuộc đời thực, thì bèn đi tu để tìm cách thỏa mãn nơi cuộc đời ảo. Lúc còn ở ngoài đời không có cơ hội đấu tranh thì đem đấu tranh vào tu viện để giành hơn thua, chứng minh mình đúng kẻ khác là sai. . . .Những điều phi lý ấy đã thành nếp mòn và trở thành tự nhiên mà hắn và mọi người đều đang quay. . . .quay cuồng trong cái cuộc đời ảo này. . . . - Vậy sống để làm gì chứ ? Ý nghĩa của cuộc đời này là gì chứ? Hôm qua gặp mấy ông già tập dưỡng sinh đang chạy bộ ngoài đường, mồ hôi mồ kê đầy người. Hắn bèn hỏi: - Thưa các cụ, các cụ chạy để chi vậy? - Chạy để khỏe? - Dạ, khỏe để làm gì ? - Khỏe để mai chạy tiếp - Chạy tiếp để chi? - Để khỏe hơn - Khỏe hơn để chi? - Hề hề. . . .Để lại chạy tiếp Than ôi! Cái vòng luẩn quẩn của vô thức đời! - Này bạn, bạn tu để làm gì? - Để chứng ngộ? - Chứng ngộ để chi? - Để độ chúng sanh - Vậy chúng sanh họ cũng nghĩ như thế, họ sẽ tu kiểu khác để độ cho ông thì sao? Than ôi! Cái vòng luẩn quẩn của vô thức đạo! Chính cái ý muốn độ cho người khác khiến chúng ta bị phân liệt, đấu tranh, hận thù, chưa một ngày hòa hợp an vui. Này bạn, tham vọng độ người khác phải chăng là một hình thức biểu thị của Cái Tôi? Cho dù điều ấy có luôn được ngụy trang dưới khái niệm từ bi hay bác ái. - Vậy còn ông, ông Mập, ông tu để làm gì? - Này anh bạn, bạn uống ly cà phê này để làm gì? - Chẳng để làm gì. Vì muốn hưởng cái ngon, cái thú vị của nó mà uống thế thôi. - Hề hề. . . .ta cũng vậy. Cuộc đời này đối với ta như là một ly cà phê, tuy có vị đắng, nhưng uống vào cũng có điều thú vị, thơm ngon. . . Ta vì cái ngon, cái thú vị của ly Cà Phê Đời nên nhập thế rong chơi khắp nơi để uống nó, thế thôi! Ta là người thực tế, nên thay vì ngồi đấy nhìn ly cà phê và truy tìm ý nghĩa của việc uống cà phê. Thì ta bưng ly lên uống và hợp nhất với cái ngon, cái thú vị của nó, thế thôi! - Thế thì tại sao có người vẫn cho đời là bể khổ và tìm cách thoát cái khổ này? - Này anh bạn, chưa uống ly cà phê này thì bạn có biết nó ngon hay dở chăng? - Chưa thể biết được, cho dù có nghe nhà sản xuất quảng cáo cho sản phẩm cà phê của mình và suốt ngày nói theo. Thì chưa uống vẫn chưa biết được? - Thậm chí mới bắt đầu tập uống cà phê, ông chỉ thấy nó đắng và khó uống chứ chưa thấy nó ngon đâu? Phải uống lâu ngày mới cảm nhận được cái thơm ngon của thú vị của nó ẩn tàng trong vị đắng. Hề hề. . . .cũng thế, người cho Đời là Khổ, thì chắc chỉ mới tập uống Cà Phê Đời nên mới nói vậy! Mây/ 4/7/2011 . . . . . . Ly Cà Phê Đời. . . . / (Nguồn: dieuquansat.com)phải thường uống, uống quen rồi mới thấy ngon. Chứ mới bắt đầu uống sẽ thấy đắng.
http://duongsinh.net/kcds/b/tamlykhicong/archive/2011/07/04/ly-ca-phe-doi.aspx#.VJoFGso7UIA |
|||||||||||
mk
|
|||||||||||
IP Logged | |||||||||||
mykieu
Senior Member Tham gia ngày: 10/Jun/2009 Thành viên: OffLine Số bài: 3471 |
Gởi ngày: 29/Dec/2014 lúc 11:38pm | ||||||||||
MAI TÔI ĐI..(Tomorrow I'm going)
Mai tôi đi...chẳng có gì
quan trọng,
Nguồn: http://lienhoasanh.blogspot.com/2013/10/mai-toi-itomorrow-im-going.html
Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 29/Dec/2014 lúc 11:39pm |
|||||||||||
mk
|
|||||||||||
IP Logged | |||||||||||
mykieu
Senior Member Tham gia ngày: 10/Jun/2009 Thành viên: OffLine Số bài: 3471 |
Gởi ngày: 16/Jan/2015 lúc 1:22am | ||||||||||
SINH SẢN VÔ TÍNH VÀ ĐẠO PHẬT NGUYỄN TƯỜNG BÁCHTrong
lịch sử khoa học, hầu như chưa có một bước đột phá nào gây nhiều phản
ứng và tranh cãi như sự việc này. Nhiều người nghĩ ngay đến một viễn
cảnh “rùng rợn”, trong đó con người được chế tạo như những món hàng
giống hệt nhau chạy ra từ một băng chuyền công nghiệp. Ngược lại cũng
có nhiều người vội nghĩ tới tự nhân bản chính mình để sống đời này qua
kiếp khác. Có kẻ thành tâm nghĩ tới khả năng sao chép những thiên tài
của loài người để họ tiếp tục phục vụ cho nhân loại hàng trăm năm sau
đó. Cũng có người chủ trương nhân bản con người chỉ để có một “kho” lưu
chứa phụ tùng thay thế tim óc và các bộ phận, một khi chúng bị tai nạn
hay bệnh tật hủy phá. Tất cả những điều kể trên không
còn là chuyện khoa học giả tưởng trong thế kỷ 21 của chúng ta. Những
điều đó có lẽ sẽ dần dần được thực hiện, chính thức hay không chính
thức. Lý do giản đơn là lĩnh vực sinh học này quá hấp dẫn, kích thích
đầu óc con người vốn say mê nghiên cứu những điều mới mẻ. Ngoài ra nó
sẽ mang nguồn lợi tài chánh vô tận cho những kẻ đi tiên phong và đây sẽ
là động lực chủ chốt. Ngành sinh học của thế kỷ 21 đang
đứng trước một quá trình phát triển kỳ diệu. Trong thế kỷ 20, ngành vật
lý cũng có một giai đoạn tương tự. Với sự phát hiện của thuyết tương
đối trong những năm đầu và thuyết lượng tử trong khoảng những năm 30,
thế kỷ 20 đã làm một cuộc cách mạng trong ngành vật lý, đã thống nhất
nhiều khái niệm tưởng chừng như độc lập với nhau, để đưa vật lý của thế
kỷ thứ 19 từ một mức độ “trung bình” của con người đến mức bao quát,
gồm chứa cả những thế giới cực nhỏ của các hạt cơ bản đến những phạm vi
cực đại của các thiên hà. Quan trọng nhất là nền vật lý
hiện đại đã đưa thẳng con người đi đến cửa ngõ của triết học, trong đó
nhiều nhà vật lý khẳng định thế giới vật chất dường như không phải là
một đối tượng “độc lập tự nó” mà là sự cảm nhận của con người về một
thực tại khác. Thế giới vật chất chỉ là dạng xuất hiện của thực tại đó
trong ý thức quán chiếu của con người. Vì lẽ đó, sự phát triển của ngành
vật lý trong thế kỷ 21 sẽ mang nhiều tính chất “tâm linh” mà sự đồng
qui của nó với triết học phương Ðông, nhất là với Phật giáo, đã được
nhiều người thừa nhận . Khi những đối tượng nghiên cứu
thuộc phạm vi “vô sinh” như vật chất mà đã dẫn đến những vấn đề thuộc
về vai trò của “ý thức” thì ta có thể dễ dàng nhận thấy ngành sinh học
còn đặt những câu hỏi thiết thân hơn nữa với triết học. Sự sống do đâu
mà có, con người từ đâu sinh ra và sẽ đi về đâu - đó là những câu hỏi
xưa nay của nhân loại trong triết học và ngày nay bỗng nhiên trở thành
then chốt trong sinh học. Sự khám phá ra bộ gen người (Genom) hứa hẹn
một điều rất thú vị. Với Genom, người ta nghĩ rằng đã tìm
ra được tất cả những chữ cái và sẽ đọc được cuốn sách về sự sống, được
viết nên bằng những chữ cái đó. Nhiều người vội cho rằng Genom là
nguồn gốc của sự sống cũng như các hạt cơ bản là nguồn gốc của mọi vật
chất trong ngành vật lý của thế kỷ trước. Thế nhưng nếu trong ngành vật
lý đã có một sự bừng tỉnh lớn lao rằng, hạt cơ bản xem ra cũng chỉ là
dạng xuất hiện của một thực tại khác, chúng xuất hiện tùy theo cách
quan sát của con người, thì trong ngành sinh vật người ta chưa biết
Genom là nguồn gốc của mọi sự sống hay bản thân Genom cũng chỉ là dấu
vết của một thực tại khác. Thế kỷ 21 có lẽ sẽ trả lời câu hỏi đó và
nhiều nền triết học phương Ðông có thể có những giải đáp quan trọng. Một
hệ quả của sự thành tựu trong ngành sinh vật hiện nay là khả năng nhân
bản của con người bằng cách sử dụng gen người, cho nó tự phân chia,
không cần đến sự thụ tinh thông thường. Ðó là lý do mà sự sinh sản đó
được mệnh danh là “vô tính”. Mặc dù hiện nay người ta chỉ nhân bản các
động vật như bò, trừu nhưng khả năng nhân bản con người là hầu như chắc
chắn trong tương lai không xa. Câu hỏi đầu tiên và then chốt được đặt
ra là, con người được nhân bản đó là “ ai”, nó là một hay khác với con
người “bản chính”. Người ta phải đối xử thế nào, nếu một ngày nọ có một
Hitler đi dạo trên đường phố Paris? Không phải chỉ hình
ảnh Hitler mới làm ta thấy “rùng rợn” mà chỉ hình dung về một con người
bình thường thứ hai giống như bản chính như hai giọt nước đủ gây hãi
hùng trong chúng ta. Tôn Hành Giả thổi sợi lông biến thành hàng ngàn
con khỉ khác chỉ gây thú vị trong Tây Du Ký của Ngô Thừa Ân nhưng tốt
hơn nó nên dừng tại đó. Vì lẽ đó mà nhiều nơi trên thế giới đều chống
lại chuyện nhân bản con người. Thế nhưng ngoài sự sợ hãi chung chung,
có hai loại tư tưởng chính trong việc phản đối. Một là,
tư tưởng thần học cho rằng chỉ có Thượng Ðế hay Chúa mới làm chủ được
sự sống, con người không được phép giành lấy quyền sáng tạo sự sống của
Chúa. Hai là, tư tưởng duy vật cho rằng, con người nhân bản là một, là
đồng nhất với con người bản chính, vì tâm thức là sản phẩm của cơ thể.
Có kẻ trong giới đó cho rằng cơ thể “tiết” ra tâm thức cũng như não
tiết ra tư tưởng, như gan tiết ra mật. Vì thế tâm thức con người bản
sao sẽ là một với con người bản chính. Ðáng sợ thay! Vì thế mà nếu có
nhân bản thì không ai sáng tạo Hitler cho mang họa mà người ta sẽ tạo
ra một Einstein để mọi người được nhờ. Cũng vì nghĩ thế mà nhiều người
muốn nhân bản chính mình vì “mình” sẽ được sống ngàn năm. Con
người nhân bản là “ai”? Ðó là một câu hỏi không đơn giản. Người viết
bài này tự tìm cách trả lời bằng cách lục lại kinh sách của thánh nhân
và biết trước rằng vấn đề này có lẽ sẽ không bao giờ có một lời giải
chung quyết. - Này A Nan, ta đã nói, có Thức mới có
Danh Sắc. Nói như thế tức là: nếu Thức không lọt vào lòng mẹ, thì trong
bụng người mẹ đó có Danh Sắc sinh ra chăng? -Bạch Thế Tôn, không. (Trường Bộ Kinh, 15). “Danh
Sắc” là từ chỉ chung cho hai yếu tố tâm lý và vật lý mà nếu nói chi
tiết chính là ngũ uẩn. Danh Sắc là yếu tố thứ tư trong mười hai nhân
duyên và do yếu tố thứ ba, Thức, sinh ra. Không có Thức thì không có
Danh Sắc. Một bào thai muốn thành hình thì phải cần “tinh cha huyết mẹ”
làm cơ sở vật chất và một Thức sẵn sàng tham dự vào đời sống tương lai. “Cha mẹ giao hợp với nhau và người mẹ đã đến thời, nhưng nếu không có một Thức sẵn sàng gia nhập thì không có thai nhi” (Trung Bộ Kinh, 38). Như
thế tinh cha huyết mẹ chỉ là cái khung vật chất để Thức có thể nương
tựa. Còn Thức nào sẽ “tham dự” vào đó và tại sao nó tham dự là một vấn
đề nằm ngoài khả năng suy luận của người bình thường. Thế thì thai nhi
là “ai”? Ta có thể hiểu một cách sơ sài Thức đó là một nguồn năng lực có
tính cá thể và có đủ “nhân duyên” với cha mẹ để “đợi” thời điểm đó mà
tham gia vào và trở thành thai nhi. Ðiều quan trọng nhất có lẽ là giữa
nghiệp lực của cha mẹ và của Thức phải có một mối quan hệ rất sâu xa vì
Thức sẽ lấy máu mủ của cha mẹ làm cơ thể của mình và lớn lên trong môi
trường sống do cha mẹ tạo ra. Vì lẽ đó mà trong quan
điểm của đạo Phật, việc sinh con đẻ cái là một quá trình kỳ diệu của
nghiệp lực. Ðó không hề là một chuyện tầm thường, càng không phải là
một điều tình cờ, kết quả vô ý thức của hành động tính dục. Thai nhi
không phải do cha mẹ sinh ra mà thông qua cha mẹ để đến với thế giới
con người. Thai nhi không phải là một tờ giấy trắng để cha mẹ có thể vẽ
lên đó những gì mình muốn mà nó đã mang kinh nghiệm và năng lực của
một quá khứ vô thủy. Vì thế con cái có thể “già giặn” hơn cha mẹ rất
nhiều. Nó cần tinh huyết và sự nuôi dưỡng của cha mẹ vì giữa ba con
người đó có một mối liên hệ về nghiệp mà thường cả ba đều không biết và
chỉ có thánh nhân như Phật mới thấy rõ. Trong kinh sách
đạo Phật, nhất là trong “Tử Thư Tây Tạng” , ta còn tìm thấy những mô tả
cảnh tượng lúc Thức bị nghiệp lực lôi kéo vào bụng mẹ và những gì mà
nó cảm nhận trong lúc Thức gia nhập vào thân thể thai nhi. Thế nhưng
những điều này không phải là đối tượng của bài này. Ðiều cần xác nhận
nơi đây là, một thai nhi chỉ thành hình khi có Thức gia nhập và máu
huyết của cha mẹ chỉ là phần sắc thể của sinh vật. Xuất
phát từ điều đó, ta hãy thử xét điều gì xảy ra khi phôi người nhân bản
hình thành và nếu tế bào tí hon đó phát triển thành người thật thì nó
có quan hệ thế nào với con người bản chính. Như đã nói ở trên, sự hình
thành thai nhi trong điều kiện bình thường vốn đã hết sức kỳ diệu và cơ
chế đích thực của nó nằm ngoài khả năng tư duy của chúng ta. Vì thế
dùng tư duy để tìm hiểu quá trình của sự nhân bản con người - một vấn
đề hoàn toàn mới mà kinh sách chưa hề đề cập đến - lại càng là một điều
bất khả. Bài này chỉ có chút hy vọng tìm hiểu vài khía cạnh thuộc về
phạm vi suy luận của câu hỏi lớn này. Trước hết có lẽ cần
quan niệm rằng, động tác của nhà sinh vật khi đưa gen người vào một
trứng có thể được xem là hành động “tạo cơ sở vật chất” cho một sinh
vật. Dù đây là thành tựu to lớn của ngành sinh vật nhưng về ý nghĩa thì
đây “chỉ” là hành động thay tinh cha huyết mẹ của thai nhi thông
thường bằng một gen người có sẵn. Thế nhưng, muốn nó trở thành sinh vật
- dù đó là thú vật, phôi người để trở thành các tế bào chuyên môn hay
thậm chí thành một con người bản sao - thì ngoài các điều kiện môi
trường của phòng thí nghiệm, nhất thiết phải có một Thức “chịu” tham
gia. Nếu dùng từ “nhân duyên” để soi sáng thì “duyên” là
các điều kiện và khả năng kỹ thuật của nhà sinh vật, còn “nhân” chính
là một Thức sẵn sàng gia nhập. Nơi đây khả năng lý luận của chúng ta đã
bị chận đứng vì không ai biết rõ Thức tái sinh nơi đây là gì, nhưng
xem ra không phải dễ tìm được một Thức như thế vì chỉ sáng tạo con cừu
Dolly thôi mà người ta phải thử gần 300 lần nhân bản. Người ta cho rằng
xác suất để thành hình một con người nhân bản sẽ khó hơn gấp bội lần,
thai nhi sẽ sớm chết trong bụng mẹ. Từ một góc nhìn khác,
kinh sách đạo Phật cho ta biết rằng, nghiệp lực của Thức tái sinh sẽ
“lựa chọn” cha mẹ và hoàn cảnh sống, từ đó mà chịu hay không chịu tham
gia vào một “cơ sở vật chất” - tức là tinh cha huyết mẹ trong trường
hợp thông thường và gen người được cấy vào trứng trong trường hợp nhân
bản. Mặt khác, Thức, tức là năng lực sống mang tính cá
thể, vốn tràn đầy trong đại thiên thế giới, nên ở đâu cũng có sự sống
xuất hiện, nơi nào có điều kiện sống là có sinh vật. Ðạo Phật quan niệm
mỗi cấp bực của sự sống đều mang một Thức tương ứng: cấp vi trùng vi
khuẩn cũng có Thức của nó, cũng như mỗi tế bào, mỗi mô sinh vật cũng
thế, cho đến thú vật và con người, đến các loài khác mà con người không
thể trông thấy. Vì thế mà sinh vật có thiên hình vạn trạng, được sinh
ra trong bốn cách, loài sinh con, loài sinh trứng, loài sinh trong chỗ
ẩm ướt và loài hóa sinh. Như thế thì ta không lấy làm lạ
nếu có những sinh vật sẽ phát sinh từ phép nhân bản, dù sinh vật đó là
loài thú hay chỉ những tế bào có tính chuyên môn mà con người hiện đang
hy vọng dùng để chữa bệnh. Và nếu ngày nào đó có cả một con người hẳn
hoi sinh ra từ sự nhân bản thì ngoài cái rùng mình sợ hãi ban đầu, ta
cần xem đó là một con người bình thường như chúng ta. Ðó là một người
mà tinh cha huyết mẹ đã được thay bằng bộ gen của người bản chính và,
đây là điều quan trọng nhất, đã có một Thức tái sinh tham gia vào sự
sáng tạo này, cũng như một Thức đã gia nhập vào bụng mẹ lúc tượng hình
thai nhi. Thế nên, người trả lời được thai nhi là “ai” thì sẽ trả lời
được con người nhân bản là ai. Hai câu hỏi đó chỉ là một và trong chúng
ta xem ra ít có người biết câu giải đáp. Con người bản
sao sẽ rất giống với con người bản chính vì cùng một bộ gen, nhưng tâm
thức người đó không phải là tâm thức của con người bản chính. Nó cũng
có một quá khứ xa xôi riêng biệt của nó với tất cả những năng lực và
kinh nghiệm mang theo. Thế nhưng giữa nó và con người bản chính hẳn
phải có một nghiệp lực vô cùng kỳ lạ vì nó sẽ giống với người đó một
cách khủng khiếp, giống hơn hẳn hai trẻ sinh đôi cùng một trứng. Giữa
hai con người, nơi đây ta tạm gọi là bản sao và bản chính, phải có một
mối liên hệ về nghiệp mà tư duy chúng ta không bao giờ tiếp cận nổi. Khác
với quan niệm thần học, đạo Phật không thấy có một ai nắm quyền làm
chủ sự sống mà sự sống là khả năng nội tại nằm trong mỗi sinh vật. Khác
với quan niệm duy vật, đạo Phật thấy Thức tái sinh là năng lực chủ
động tạo tác thân người và cơ thể chỉ là phương tiện cho tâm thức nương
tựa và thực hiện trách nhiệm của mình, cho dù nó thực hiện một cách có
ý thức hay vô ý thức. “Tâm dẫn đầu các pháp” , dù “pháp” ở đây là một thai nhi hình thành trong tình trạng bình thường hay thông qua một thủ thuật của con người. Ðến
đây độc giả sẽ có người sốt ruột hỏi, thế thì đạo Phật cho phép hay
không cho phép thi hành phương pháp nhân bản. Bài này không dám có tham
vọng trả lời một câu hỏi đạo đức như thế, nó chỉ muốn nêu lên vài khía
cạnh hẳn còn sơ sài của vấn đề. Thế nhưng thông qua những suy nghĩ trên
đây, một yếu tố khác hiện ra rõ nét. Ðó là việc sinh con đẻ cái trong
tình trạng bình thường không hề là một chuyện tầm thường. Ðó là sự hiện
hành của một mối nghiệp lực sâu xa, là sự sáng tạo một sinh vật với
thể chất và tâm thức, một bên là của cha mẹ, một bên là của sinh vật
mới, hòa quyện với nhau trong một thể Danh Sắc thiêng liêng không gì
sánh được. Nếu con người biết kính sợ trước tác động
huyền diệu của nghiệp lực, biết cẩn trọng với một thai nhi được tạo
hình trong điều kiện bình thường thì con người được quyền bắt tay làm
những thủ thuật để sinh vật mới mẻ ra đời. Nếu con người chưa hiểu ngộ
những điều đó, chưa vươn tới mức đạo lý đó, chưa biết quí trọng sự
sống, dù của sinh vật bé nhỏ nhất, thì tốt hơn hãy thối lui, hãy học
lại những bài học vỡ lòng về đạo đức. 1Xem thêm “The Tao of Physics” của Fritjof Capra 2“The Tibetan Book of the Dead (Bardo Thodol)” của Evans Wentz 3Lời trong Kinh Pháp Cú |
|||||||||||
mk
|
|||||||||||
IP Logged | |||||||||||
<< phần trước Trang of 9 phần sau >> |
Chuyển nhanh đến |
Bạn không được quyền gởi bài mới Bạn không được quyền gởi bài trả lời Bạn không được quyền xoá bài gởi Bạn không được quyền sửa lại bài Bạn không được quyền tạo điểm đề tài Bạn không được quyền cho điểm đề tài |