Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Chuyện Linh Tinh
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Đời Sống - Xã Hội :Chuyện Linh Tinh
Message Icon Chủ đề: Linh tinh lượm lặt Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 17 phần sau >>
Người gởi Nội dung
huong cerise
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 23/Mar/2010
Thành viên: OffLine
Số bài: 244
Quote huong cerise Replybullet Gởi ngày: 24/Nov/2011 lúc 12:54pm
 

          Văn hóa mới ở Thượng Hãi Trung Quốc

Hãng bán đồ gỗ IKEA của Thụy Điển tại Thượng Hải Trung Quốc, đang than trời vì hầu hết những chiếc giường ngủ (hàng trăm cái) trưng bầy trong cửa hàng để người mua xem lựa chọn ,hàng ngày đã bị những người dân Trung Quốc kéo nhau vào nằm dài trên đó chuyện trò với nhau hay ngủ cả buổi :

Những hộp ly giấy và cafê mà hãng để cung cấp cho người đi sắm đồ có khát nước thì uống chút đỉnh cho đỡ khát ,đã bị người dân Trung Quốc lợi dụng kéo nhau vào hàng ngày có khi lên đến 700 người một lần ,chiếm đến 80% số bàn ghế của hãng trưng bầy cho khách xem ,lấy ly giấy ,cafê ,đường sữa của hãng và thức ăn bên ngoài đem vào tổ chức lễ kết hôn của mình .

Chưa hết ,chỗ trưng bầy bàn ghế, sofa, những cặp trai gái Trung Quốc rủ nhau vào ngồi ôm hôn hít làm tình cứ như là ở nhà riêng của họ .

Không hiểu đây là một mốt “Văn Hóa Mới” , hay chỉ là thủ đoạn phá hoại  do các công ty Trung Quốc tổ chức ? Tháng trước công ty IKEA có tố cáo các công ty đồ gỗ của Trung Quốc đã ăn cắp kiểu mẫu của IKEA ...

                             
                                        Tin internet 17 /11 / 2011
 
                      


Chỉnh sửa lại bởi huong cerise - 25/Nov/2011 lúc 2:44am
IP IP Logged
huong cerise
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 23/Mar/2010
Thành viên: OffLine
Số bài: 244
Quote huong cerise Replybullet Gởi ngày: 28/Nov/2011 lúc 9:05am

VUA VỌNG CỔ HÀI  VĂN HƯỜNG

 
DR

Có lẽ vì sân khấu cải lương thường diễn những vở tuồng Tàu và tuồng lịch sử, nhân vật trong tuồng có vai Vua, Hoàng Đế, Hoàng Hậu, nên các ký giả kịch trường và khán giả ái mộ có thói quen khi thấy nghệ sĩ nào có tài ca hay, diễn giỏi mà họ cho là giỏi bực nhứt trong nghề thì họ tặng cho nghệ sĩ đó những mỹ danh có kèm chức vị Vua hay Hoàng Hậu trước cái tên chính của người nghệ sĩ đó.

Vì vậy sân khấu cải lương có Vua Vọng Cổ Út Trà Ôn, Hoàng Đế Dĩa Nhựa Tấn Tài, Vua Xàng Xê Minh Chí, Hoàng Hậu Sân Khấu Thanh Nga, Nữ Vương Sầu Mộng Út Bạch Lan, Vua Vọng Cổ Hài Văn Hường….

Nghệ sĩ Văn Hường tự giới thiệu về mình:

"Tôi là một nông dân, một nghệ sĩ rất là nông dân, nông dân ở xã nghèo, xã Long Thạnh Mỹ. Tôi mới bèn xuống dưới Saigon ở. Đó, lúc đó thì khổ sở lắm. Đó…mới là đi học ca, mà học ca là toàn anh em dìu dắt mình học, đó chẳng hạn, rồi lúc tôi ca được thì lúc đó tôi gặp anh Văn Vĩ, anh Năm Cơ, rồi gặp nhiều anh nghệ sĩ lớn tuổi mà rất là thương yêu nghệ sĩ Văn Hường, đó…thương mới bèn đưa đi đây đi đó, đám giỗ, đám cưới gì tôi ca hết, đó…lúc đó thì ca tốt rồi đó, cái bà Lệ Liễu mới mời tôi về ở giải trí trường Lệ Liễu ca, lúc đó là quán Lệ Liễu ở giải trí trường… Đó , rồi được anh em thương, rồi bà con đều thương, đó lúc đó thì có anh Viễn Châu cũng vô đó chơi, nhậu nhẹt rồi ca hát, lúc đó anh Viễn Châu thấy Văn Hường ca được quá, mới bèn mời về hợp tác với hãng dĩa, với cái bài đầu tiên của tôi ca, đó là cái bài Đêm Tân Hôn của soạn giả Viễn Châu viết.

Rồi cái lần hồi ảnh viết qua cái bài Tư Ếch đi Saigon, Vợ tôi nói tiếng Tây, Pháp Sư giải nghệ… nhiều bài lắm, bây giờ kể không hết được… Lần hồi cái rồi anh Bảy Cao cũng về đó hát…, đó anh Bảy Cao đoàn Hoa Sen, gặp Văn Hường, cũng vô ngồi nhậu nhẹt, rồi nói chuyện, đờn chơi, mới mời tôi hợp tác với đoàn Hoa Sen… Hát được mấy năm trời, kế Kim Chung thấy tôi hát được quá, bèn mời tôi hợp tác với đoàn Kim Chung. Lúc đó thì ký giao kèo hơi lớn đó… hà hà…rồi từ từ hát… đâu 9, 10 năm, mười một năm… A ký hợp đồng với Kim Chung Hát mười mấy năm…"

Thông thường, nghệ sĩ tự giới thiệu mình thì ít khi có mạch lạc và chi tiết.

Vua Vọng Cổ Hài Văn Hường tên thật là Nguyễn Văn Hường, sanh năm 1934 tại xã Long Thạnh Mỹ, huyện Thủ Đức. Cha mẹ là nông dân, có mười mấy người con mà Văn Hường là người con thứ sáu nên bạn bè gọi anh là anh Sáu Văn Hường.

Trước năm 1975, tôi sáng tác nhiều bài ca cải lương hài hước cho Văn Hường ca thu dĩa cho hãng Capitol, tôi hỏi do đâu mà anh luyện được giọng ca đưa hơi ự ự hài hước độc đáo đó. Văn Hường cho biết là vì anh nghe danh ca Tám Thưa ca rất hay nhờ cái giọng đưa hơi ợ ợ của ảnh, nhờ đó Văn Hường nảy ra sáng kiến, chế cái tiếng ự ự thay cho cái tiếng ợ ợ, cái tiếng ự ự ăn khách dữ lắm.

Nghệ sĩ Văn Hường trả lời đơn giản như vậy, vì nếp sống và cách suy nghĩ của Văn Hường rất đơn giản. Văn Hường không nghĩ là nếu gặp một bài ca vọng cổ có nội dung lịch sử như bài ca ca ngợi chiến thắng Đống Đa hay Trần Hưng Đạo Bình Nguyên hay một bài ca tình yêu như Lan và Điệp hay bài Đồi Thông Hai Mộ, Văn Hường có ự ự hay cách mấy thì thính giả cũng không cười được, mà nếu thính giả cười thì là cười Văn Hường làm hư nội dung bài ca. Ví dụ Văn Hường đã ca bài Đời là gì, thính giả chỉ mỉm cười vì nội dung trách hờn đời, chớ thính giả không cười rộ lên khi nghe anh ca những bài hài hước khác.

Muốn có một bài ca vọng cổ hài hước làm cho thính giả cười lên được, phải có một sự kết hợp chặt chẽ giữa người viết bài ca, nội dung bài ca diễu, người ca sĩ có chất giọng và kỹ thuật ca diễu kết hợp với dàn đờn đờn ăn ý với người ca. Cái lối ca dùng tiếng ự ự thay cho tiếng ơ ơ chỉ là một kỹ thuật ca góp một phần nhỏ vào cách chọc cười thính giả.

Khi khởi nghiệp cầm ca, nghệ sĩ Văn Hường được cái may mắn là gặp được soạn giả kiêm nhạc sĩ Viễn Châu. Anh Viễn Châu khám phá giọng ca lạ của Văn Hường nên viết nhiều bài ca hài để khai thác giọng ca hiếm có với nội dung viết về những trái khoáy trong xã hội từ chuyện sợ vợ, chuyện mê gái, chuyện mê tín dị đoan, đến nạn tứ đổ tường, những chuyện bình dị trong đời thường.

Lối viết khéo léo của Viễn Châu và các tác giả chuyên viết vọng cổ hài cộng với lối ca duyên dáng dễ thương của nghệ sĩ Văn Hường đã đánh trúng tâm lý của người nghe. Trong các buổi tiệc đám cưới , đám giỗ, các buổi đờn ca tài tử, người ta bắt chước Văn Hường ca : "Một vợ thì nằm giường lèo, hai vợ thì nằm chèo queo, ba vợ thì xuống chuồng heo mà nằm…." ( bài Năm con vợ), hoặc "Uống chi cho đã rồi lủi vô bụi cây cho chó ăn chè…"( bài tâm sự Ba xi đế ).

Sau bài vọng cổ vui đầu tiên Đêm tân hôn, Văn Hường được soạn giả Viễn Châu sáng tác cho rất nhiều bài vọng cổ hài hước như Tư Ếch đi chợ Saigon, Tư Ếch đại chiến Văn Hường, Tư Ếch coi cải lương, Tư Ếch coi hội chợ, Vợ tui tui sợ, Vợ tui nói tiếng Tây, Tôi mê tài xỉu, Văn Hường thua số đuôi, Pháp sư giải nghệ, Chó mực đầu cáo, Lá sớ Táo Quân…

DR

Văn Hường ca Vợ tui tui sợ của soạn giả Viễn Châu:

"Hỡi những bậc nam tử tu mi, hỡi các đấng trượng phu từ thanh niên râu chí mấy cụ già lão nhược, hãy đứng lên chung lưng đấu cật mà cùng nhau sợ vợ cho vui cửa….

Vọng cổ câu 1 … Vui nhà…Bà con lối xóm họ điệu thì họ kêu là mình thương vợ, còn họ ghét thì gọi là thờ bà…nhưng ở đời mà, hơi sức đâu bận tâm tới miệng lằn lưỡi mối, ăn no cái rồi bươi móc chuyện của người ta hoài vậy hà… Sách có câu Trị Quốc Tề Gia, phu phụ thuận hòa thì gia đạo mới yên, tơ hồng nguyệt lão se duyên, kẻ được vợ hiền còn người rinh con vợ dữ…ư…ư…

Câu 2… : Nói không phải khoe với anh Ba, chớ tôi dám chắc nội cái xóm Nancy nầy không có tay nào sợ vợ cho bằng Văn Hường sợ vợ hết á… nhưng cái sợ của tôi là cái sợ có sách có vở. Mà cái sợ vợ cao cấp, cái sợ vợ có nghệ thuật à…chứ đâu phải thứ sợ vợ tay mơ của mấy cha lục đục thường tài… vì hồi ban sơ mới lấy nhau, tôi nhè lỡ sợ nên tới ngày nay tôi tiếp tục sợ hoài…. Vậy bà con lối xóm họ đâu có thông cảm, họ xậm xì xậm xịt, họ nói là hiếu phụ nha nha… sợ vợ như là sợ…sợ…sợ…ối, nhưng mà anh Ba ôi, tôi gẫm lại thì vợ mình mình sợ, phải hông É chớ mình đâu có điên dại gì mình lại sợ vợ của người ta…

Câu 5 : Nhỏ cũng sợ mà già cũng sợ… Sách có câu sợ vợ mới nên! Tại tôi muốn ăn ở cho đúng sách Thánh hiền, chớ thân bảy thước, ai sợ gì phụ nữ…Ủa , lạm gì mà ngó tôi rồi anh cười chúm chím, làm tôi quê quáa É Anh nhớ lại mấy lần đến thăm tôi, anh đều thấy tôi mặt mày sưng húp, mắt bầm đen và lỗ mũi ăn trầu…Ạ, đó là tại con vợ tôi nó nựng tôi hơi nặng tay, nên tôi mới bể đầu… thì đâu có sao…chết chóc gì anh Ba… Sách có câu, đèn nhà ai nấy sáng, thương nhau lắm mới đánh nhau đau, lổ đầu gẫm chẳng có sao, băng keo dán lại, lấy dầu xức vô, máu ra một lát nó khô, chớ còn cãi lại thì ô hô sanh buồn.

Câu 6 : Đọ…Anh Ba thấy hông… từ vua chúa đến thứ dân, tứ khố rách áo ôm cho tới tai to mặt lớn, từ quê tới tỉnh, từ ruộng rẫy tới thị thiền, ai ai cũng sợ vợ ráo trơn ráo trọi hết, bởi vì cái vụ sợ vợ là cái sự dĩ nhiên mà anh Ba…xấu hổ gì chuyện đó … Đàn bà là sếp gia đình, Nam tử tụi mình phải rắc rắc tuân theo, Sợ nào bằng sợ vợ làm reo, nổi giận nó dám bỏ chèo queo một mình. Sách Nhị Thiên Đường có câu : Phu xướng phụ tùy, dạy một cách khác nữa là chồng phải quỳ ( oui ) khi vợ gọi, anh Ba ôi, nên hư số hệ nơi trời, vợ mình mình sợ, ai cười mặc ai.

Sau 200 bài vọng cổ hài của Viễn Châu sáng tác cho Văn Hường, có rất nhiều vọng cổ hài của các tác giả khác viết khai thác giọng ca hài của Văn Hường như bài Thằng Lãnh bán heo của soạn giả Quy Sắc – hãng dĩa Hồng Hoa, bài Văn Hường đau khổ, Văn Hường ba con vợ của soạn giả Văn Giai hãng dĩa Quê Hương, bài Già Đa dạy lái Honda, Văn Hường trúng số hụt, Ông Thần ve chai, Văn Hường làm thầy bói, Văn Hường đi Suzuki, Chàng Rễ độc đắc, Ông Táo cảilLương của hai soạn giả Yên Sơn và Nguyễn Phương hãng dĩa Capitol, bài Anh hùng náo quán bia hơi của Hoàng Việt hãng dĩa Việt Hải… đưa danh tiếng của Văn Hường đến tột đỉnh của nghệ thuật ca hài hước lúc bấy giờ.

Viết vọng cổ thật ra không khó, nhưng muốn viết hay, có tính văn học lại là chuyện khác. Người viết biết giữ đúng lề lối, đúng khung nhạc, đúng chữ đờn cuối khung và văn chưong có vần điệu là có thể sáng tác vọng cổ, nhưng viết một bài vọng cổ hài thì tác giả phải có cái nhìn sự việc độc đáo và phải biết sử dụng ngôn ngữ hài. "Nhìn sự việc độc đáo" là nhìn ra khía cạnh nào có thể châm biếm được, chọc cười người nghe, khám phá ra những hủ tục cần đả phá và phải dùng lời châm biếm nhẹ nhàng, gây cười khiến cho người nghe dù là kẻ bị châm biếm cũng phải cười mà không phật lòng, người bình thường thì tán thành lối châm biếm đó như là họ đã nhờ tác giả nói thay cho họ vậy.

Trước danh ca hài Văn Hường, có nhiều nghệ sĩ ca hài hước vọng cổ như Hề Lập ca trong tuồng Lý Chơn Tâm cưỡi củi, hề Tư Xe trong vai Lôi Nhược ca trong tuồng San Hậu, danh ca Tám Bằng ca bài vọng cổ Thầy bói nói mò, danh ca Hồng Châu ca hài bài vọng cổ Cọp cọp, Bonjour thầy Ba…các nghệ sĩ đó dùng cách ca cà lăm để tạo tiếng cười, nhưng khi đến Văn Hường thì anh biết sáng tạo, khai thác thêm giọng ca và cách ca cho phù hợp với nội dung bài vọng cổ hài, với làn hơi độc đáo, anh sử dụng cách luyến láy, nhấn nhá, kéo dài phụ âm " R ", hoặc lên giọng thật cao, ca "sét" ở những chữ mang dấu sắc, dấu hỏi, đặc biệt câu vô với chữ "Ự…Ự" lên xuống trước khi xuống chữ hò vô vọng cổ. Ngoài ra, Văn Hường còn có một làn hơi phong phú, bộ nhịp vững chắc cho phép anh tùy ý ngân nga, chạy nhảy trong bài vọng cổ hài, vốn có những câu rất nhiều chữ và không có khoản nghỉ lấy hơi trong lòng câu vọng cổ. Những sáng tạo của nghệ sĩ Văn Hường trở thành khuôn mẫu để những danh hài sau này bắt chước như Hề Sa, Hề Thanh Nam. Cho đến nay, chưa có nghệ sĩ ca vọng cổ hài nào tìm được sáng tạo mới, thoát khỏi cái khung mà Văn Hường đã định.

  Vọng cổ hài đã có một thời kỳ lên ngôi, Vua Vọng Cổ Hài Văn Hường cũng có một thời vàng son rực rỡ. Sau năm 1975, ca hài hước không thể tồn tại vì nhà cầm quyền cho là : cười như vậy là khách quan tư sản, không được phép cười nông dân vì nông dân là thành phần cốt cán của cách mạng. Phải cười có "định hướng chính trị" mà cái định hướng theo nhà cầm quyền muốn thì lại không đúng với ý muốn của người dân, vì vậy không có soạn giả nào viết được bài ca hài hước nữa, kể cả ông vua chuyên viết bài ca hài hước là soạn giả Viễn Châu cũng đành gác bút. Vậy đó, từ sau năm 1975 đến nay, vọng cổ hài hước đã bị khai tử, bị giết chết tiêu ,......


Chỉnh sửa lại bởi huong cerise - 28/Nov/2011 lúc 9:24am
IP IP Logged
lo cong
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 30/Oct/2007
Đến từ: Canada
Thành viên: OffLine
Số bài: 2596
Quote lo cong Replybullet Gởi ngày: 28/Nov/2011 lúc 2:04pm
.
 
The Chrismas Island in Australia,every year there are more than 50 millions red crabs move from the forests to the beach  for giving birth starting October to November,it will rain.The male crabs will be leaders.
 
Hàng triệu con cua di cư trên đảo Christmas
 
Đảo Christmas là một hòn đảo nhỏ của Australia ở Ấn Độ Dương, đó là quê hương của nhiều loài động vật và thực vật. Hòn đảo này có một số lượng cua đỏ khổng lồ, một loài cua đất là đặc trưng của đảo, chúng thực hiện cuộc di cư ngoạn mục từ rừng đến bờ biển mỗi năm trong mùa sinh sản.
 
Vào đầu mùa mưa (thường là tháng mười / tháng mười một), hơn 50 triệu con cua đỏ trưởng thành bắt đầu di chuyển từ rừng tới bờ biển để sinh sản. Cuộc di cư này xảy ra đồng bộ trên tất cả hòn đảo, phủ đầy các con đường. Những con đực dẫn đầu làn sóng di cư, chúng mất khoảng 5-7 ngày để tới biển. Mưa và thời tiết u ám ẩm ướt làm cho cuộc hành trình của chúng ra biển dài và khó khăn hơn.
 
 
Khi ra được đến bờ biển, sau khi giao phối, con cái đẻ trứng vào hang hốc nhỏ trên biển, và ấu trùng phát triển thành cua con. khoảng một tháng trong đại dương, cua con sẽ phát triển hoàn thiện và chúng sẽ cùng với cha mẹ mình thực hiện một hành trình dài trở về rừng.
 
Hoạt động của con người đã dẫn đến vô số con cua đỏ bị giết chết trong quá trình di cư. Cua đỏ có nguy cơ mất trước khi buộc phải vượt qua rừng đến biển bởi những chiếc xe khi qua đường. 
 
 
Để bảo vệ con cua không bị nghiền nát bởi xe, nhân viên Vườn quốc gia Đảo Christmas đã tạm thời đóng cửa một số nơi và dựng biển cấm ở một số đoạn đường.
 
Sự di cư hàng năm của cua đỏ tại đảo Christmas tạo nên đặc trưng riêng của đảo, đã trở thành điểm thu hút khách du lịch rất lớn.
 
 
 
 
 
 
 
Đ.T (Theo BB)






Chỉnh sửa lại bởi lo cong - 28/Nov/2011 lúc 2:07pm
Lộ Công Mười Lăm
IP IP Logged
huong cerise
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 23/Mar/2010
Thành viên: OffLine
Số bài: 244
Quote huong cerise Replybullet Gởi ngày: 29/Nov/2011 lúc 10:11am

  Chào anh Lo Cong . Em có thấy hình Đàn Cua di cư trên đảo Christmas , xin phép anh được gởi phụ họa  góp vui thân hữu .

*

Migration annuelle du Crabe rouge sur l’île Christmas


Plus de 50 millions de crabes migrent chaque année (à la même date) de la forêt vers la côte pour se reproduire.
La migration est généralement synchronisée sur toute l’île.

 



Chỉnh sửa lại bởi huong cerise - 30/Nov/2011 lúc 11:37am
IP IP Logged
lo cong
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 30/Oct/2007
Đến từ: Canada
Thành viên: OffLine
Số bài: 2596
Quote lo cong Replybullet Gởi ngày: 29/Nov/2011 lúc 11:11am
.
Xin cám ơn trái "cerise thơm" đã chịu khó bổ túc bài nầy. Tôi thấy bài hay đăng lên cho mọi người đọc. Tuy nhiên vì vấn đề "kỹ thuật" các hình không hiện ra! Không đủ nhẩn nại để chép lại các hình ảnh đó. Cám ơn Huong cerise đã làm dùm. Đa tạ, đa tạ.
 
 
Lộ Công Mười Lăm
IP IP Logged
huong cerise
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 23/Mar/2010
Thành viên: OffLine
Số bài: 244
Quote huong cerise Replybullet Gởi ngày: 30/Nov/2011 lúc 3:52am

 ĐẠI HOC Ở PHÁP

 
Banque%20de%20Photo%20-%20université,%20étudiants,%20
graduation,%20robes,%20
mortier,%20conseils,%20
tenue.%20fotosearch%20
-%20recherchez%20des%20
photos,%20des%20images%20
et%20des%20cliparts

        Cho dù nay mới là cuối tháng 11 nhưng những phụ huynh có con em đang học lớp 12 và có phương tiện tài chánh chắc đang lo âu xem con em sau khi tốt nghiệp phổ thông hay như ngày xưa gọi là sau khi đậu tú tài thì con em mình sẽ đi học ở đâu, trong nước hay hải ngoại, bộ môn nào là thích hợp với các cháu ? Tìm học tại các trường có tổ chức quy củ ngay trong nước đã khó mà nếu cha mẹ muốn con em đi học ngoại quốc lại càng khó khăn hơn nếu chính bản thân mình chưa từng du học bao giờ !

Như quý vị đã biết tuy số sinh viên theo học tiếng Pháp để sang Pháp du học không chiếm đa số như tại các quốc gia nói tiếng Anh như Hoa Kỳ, Úc, Anh, Canada hay ngay như cả Singapour nhưng sĩ số con em người Việt trong nước sang Pháp du học đang càng ngày càng gia tăng. Sở dĩ thế vì dù sao đại học Pháp vẫn là một trong những nơi đào tạo rất nhiều nhân tài cho thế giới ; các trường như trường Bách Khoa (Ecole Politechnique) đào tạo kỹ sư trường Thương Mại cao cấp (HEC Haute Etude Commerciale) đào tạo các chuyên viên kinh tế, trường Sư Phạm cao cấp (Ecole Normale Supérieure) đào tạo giáo sư đại học... là những lọai trường được xếp vào hàng đầu các đại học nổi tiếng thế giới.

Các Đại học và các trường lớn (Grandes Ecoles) cuả Pháp luôn luôn gắn liền với các cơ quan nghiên cứu khoa học. Những giải thưởng Nobel hay Field Pháp đạt được đã chứng minh cho thấy Pháp có một nền giáo dục đào tạo ở trình độ rất cao, một nền khoa học tiên tiến. Các trường cao đẳng hay đại học cũng liên kết chặt chẽ với các xí nghiệp lớn. Các sinh viên trước khi lãnh văn bằng tốt nghiệp của một trường kỹ sư thì họ phải đi thực tập tại một xí nghiệp liên quan đến ngành học của mình. Ví dụ như một sinh viên sắp tốt nghiệp ngành Kỹ sư Cơ khí (Ingénieur Mécanique) thì phải làm việc thực sự trong vòng 6 tháng tại một cơ xưởng chế tạo xe hơi hoặc một xí nghiệp tương đương. Một sinh viên kỹ sư ngành Kỹ thuật Địa chất (Ingénieur Géotechnique) trước khi lãnh bằng phải làm việc tại một công ty chuyên xây móng cầu, xây xa lộ hay đập nước vv... nghĩa là chuyên ngành trong những công trình xây dựng lớn.

Tuy diện tích nước Pháp kể cả các vùng lãnh thổ chỉ xấp xỉ tiểu bang Texas hay gần bằng 1/15 diện tích của Hoa Kỳ nhưng Pháp là nước có số sinh viên ngoại quốc gần 1/3 của Mỹ, đứng thứ ba trên thế giới (gần 250.000 trong đó có hơn 6000 sinh viên đến từ Việt Nam) sau Hoa Kỳ (hơn 600.000) và Anh quốc (gần 350.000) ! Có nghĩa là nước Pháp mở cửa nền giáo dục cuả họ và kiến thức tổng quát của một sinh viên được đánh giá cao so với một số các nền giáo dục khác thường dẫn dắt người sinh viên chỉ chuyên vào lãnh vực của mình mà lơ là với những gì ngoài ngành học cuả mình.

Về vấn đề học phí thì phải nói là tất cả các đại học quốc gia đều miễn phí khác hẳn với các đại học Mỹ. Những phụ huynh có con em theo học đại học tại Mỹ thường phải dành dụm từ nhiều năm trước, khi đứa bé còn nhỏ để có đủ tiền khi con vào đại học, tại Pháp không thế ! Bố mẹ chỉ phải lo ăn mặc, sách vở cho con, còn chính phủ tài trợ hoàn toàn về học phí. Sinh viên tại Pháp cho dù đến từ đâu chỉ phải trả lệ phí ghi danh cho năm học mà thôi, giống hệt một sinh viên Pháp. Đọc trong tài liệu hướng dẫn của đại học ta thấy niên khóa 2011-2012 sinh viên chỉ phải đóng :

• 177 euros cho sinh viên các năm Cử Nhân (en Licence)

• 245 euros cho sinh viên các năm Thạc Sĩ (en Master)

• 372 euros cho sinh viên các năm Tiến Sĩ (en Doctorat)

• 584 euros cho sinh viên các trường Kỹ Sư (en Ecoles d'Ingénieurs)

Số tiền này có thể du di nếu người sinh viên ghi danh những môn học thêm hoặc những khoản bảo hiểm đặc biệt. Tuy nhiên nếu sinh viên được học bổng của chính phủ Pháp thì ngay số tiền lệ phí ghi danh cũng được miễn !

Cũng nên biết là tại các trường đại học tư đặc biệt là các trường chuyên về thương mại thì lệ phí cao hơn, trung bình từ 3 đến 10.000 euros cho một năm học. Có vài trường mà học phí hằng năm có thể lên đến 30.000 euros.

Về hệ thống các đại học Pháp thì có thể tóm tắt là có 3 loại trường cho các học sinh sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông :

Hệ thống các trường Đại Học (Les Universités)

Hệ thống các Trường Lớn (Les Grandes Ecoles), các trường Thương Mại, các trường Kỹ Sư

Hệ thống các trường về Nghệ Thuật, về Kiến Trúc v.v...

Về trình độ có ba mức độ tùy theo số năm học. Chương trình Cử nhân (Licence) 3 năm sau tú tài, chương trình Thạc sĩ (Master) hoặc Kỹ sư 5 năm, chương trình Tiến sĩ (Dotorat) 8 năm với một luận án và đặc biệt trường Y khoa học 9 năm với luận án tốt nghiệp, nếu muốn đi chuyên khoa thì chương trình học còn dài hơn nữa !

Trong chương trình cử nhân, ở các đại học nếu chỉ học trong 2 năm thì có thể lấy bằng DUT (Diplôme Universitaire de Technologie), sau 2 năm học nếu muốn sinh viên có thể thi tuyển vào một Trường Lớn, hoặc nếu đi về chuyên nghiệp có thể lấy bằng BTS (Brevet de Technicien Supérieur ) sau đó có thể đi làm ngay.

Có những trường hợp đặc biệt như trong chương trình Tiến sĩ của đại học, các sinh viên Dược Khoa và Nha Khoa chỉ học 6 thay vì 8 năm. Cũng như có những bằng Thạc sĩ của các Trường Lớn phải học 6 năm thay vì 5 năm như Thạc sĩ về Quản Trị Kinh Doanh (MBA) hoặc một số các thạc sĩ chuyên ngành khác.

Những sinh viên tốt nghiệp Thạc sĩ có thể ghi danh học Tiến sĩ. Các Tiến sĩ ở Pháp thường gắn liền với môi trường nghiên cứu trên một lãnh vực đặc biệt nào đó và họ bắt buộc phải bảo vệ thành công một luận án về lãnh vực họ đã nghiên cứu trong 3 năm học. Sau khi tốt nghiệp Tiến sĩ, họ có tước hiệu là docteur mà người Việt Nam mình thường nhầm với danh xưng bác sĩ tức docteur en Médecine là những người có bằng tiến sĩ y khoa !

Như đã đề cập ở trên, các Đại Học Pháp thường là các đại học công lập, có tất cả 83 trường đại học công lập trên toàn quốc, có nghĩa là nhà nước chịu mọi phí tổn về lương các giáo sư cũng như chi phí điều hành. Số đại học tư chỉ chiếm 15%. Bằng cấp do các đại học công lập cấp phát có giá trị ngang nhau dù bất cứ ở đâu.

Các trường đại học bao trùm tất cả các lãnh vực như khoa học thì có toán, vật lý, hóa học, sinh học vv... về kỹ thuật có tin học, kỹ thuật điện, tất cả các trường kỹ sư vv... về nhân văn, về sức khỏe, về luật, kinh tế, ngôn ngữ, điều hành, thể thao vv... Đặc biệt các trường Y khoa, Dược khoa và Nha khoa thì luôn luôn làm việc chặt chẽ với các nhà thương lớn là các Trung Tâm Y Khoa Đại Học (CHU Centres Hospitaliers Universitaires) để sinh viên có thể thực tập tại chỗ.

Một chi tiết có thể hữu ích cho sinh viên Y Khoa hiện đang học tại Việt Nam trong trường hợp họ muốn đến Pháp để lấy bằng Tiến sĩ Y khoa là nếu họ có trình độ cao về tiếng Pháp (cần giấy tờ chứng minh) họ có thể thi vào các lớp tương đương với trình độ của họ tại quê nhà và nếu hồ sơ được chấp nhận, trúng tuyển các kỳ thi thì họ được học như các sinh viên Pháp.

Nước Pháp là một trong những nước có một nền văn hóa cao trên thế giới, được học tập ở đây rồi sau đó về phục vụ quốc gia là một điều nhiều người mơ ước. Chúc các du sinh viên Việt Nam tìm được một môi trường thích hợp để thăng tiến trong tương lai cho bản thân mình và hữu ích cho đất nước.

Trích : Lá thư Paris của Quế Anh từ Pháp quốc.
Ngày 27/11/2011
 


Chỉnh sửa lại bởi huong cerise - 30/Nov/2011 lúc 3:55am
IP IP Logged
lo cong
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 30/Oct/2007
Đến từ: Canada
Thành viên: OffLine
Số bài: 2596
Quote lo cong Replybullet Gởi ngày: 03/Dec/2011 lúc 8:09pm
.
 
 
   Siêu xe bus đầu tiên trên thế giới
 
Kiểu dáng giống "siêu bò" Lamborghini và không gian nội thất đủ cho 23 người ngồi là những gì cần nói về chiếc siêu xe bus công nghệ cao tại Trung Đông.Được phát triển tại Hà Lan dưới tay nhà du hành vũ trụ Wubbo Ockels và cựu chuyên gia về khí động học xế đua Công thức 1, chiếc siêu xe bus màu xanh đen, chạy bằng điện có giá lên đến 7 triệu bảng Anh (tương đương 10,824 triệu USD). Sau đó, chiếc siêu xe bus đầu tiên trên thế giới đã được chuyển đến Ả Rập bằng máy bay theo đơn đặt hàng của một tộc trưởng.
Chiếc xe bus công nghệ cao có thể hoàn thành quãng đường 121 km từ Dubai đến Abu Dhabi trong thời gian chưa đến 30 phút. Được làm từ những vật liệu trọng lượng nhẹ, bao gồm nhôm, sợi carbon, sợi thủy tinh, polycarbonate..., chiếc siêu xe bus dài 15 m, rộng 2,5 m và cao 1,65 m.
Với sức chứa 23 người, chiếc siêu xe bus mang đến không gian nội thất không hề thua kém một chiếc limousine hay chuyên cơ hạng sang. Đặc biệt hơn, chiếc xe bus đắt giá còn được trang bị 8 bộ cửa kiểu cánh chim, gợi liên tưởng đến những chiếc siêu xế. Nhờ đó, hành khách có thể ra vào xe dễ dàng hơn.
Sau khi đặt chân đến Trung Đông, chiếc xe bus đã được thử nghiệm trên đường thông thường xung quanh sân bay Abu Dhabi. Cung cấp sức mạnh cho chiếc siêu xe bus là cụm pin năng lượng mặt trời. Được biết, chiếc siêu xe bus sang trọng có thể đạt vận tốc tối đa lên đến 250 km/h. Theo Antonia Terzi, cựu chuyên gia khí động học cho đội đua BMW Williams, chiếc siêu xe bus mang đến cảm giác lái "như ôtô du lịch bình thường".
Nếu muốn một lần có cơ hội ngồi trong chiếc siêu xe bus đầu tiên trên thế giới, khách hàng phải đặt chỗ trực tuyến bằng điện thoại di động. Sau đó, họ sẽ được đón và đưa đến bất kỳ nơi nào mong muốn. Ông Brigadier General Hussein al Harethi, trưởng phòng cảnh sát giao thông Abu Dhabi, phát biểu: "Những chiếc xe chạy điện không chỉ giảm bớt tắc đường mà còn hạn chế ô nhiễm không khí. Xe điện là loại hình phương tiện giao thông mà chúng tôi muốn sử dụng hiện nay".
 
 
 
Lộ Công Mười Lăm
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 04/Dec/2011 lúc 7:57am

Giấy vệ sinh màu mè chỉ có ở Nhật Bản

ai nỡ dùng chúng vào việc... vệ sinh cơ chứ!

Xem nào, nếu như giấy vệ sinh của nhà mình chỉ có một màu trắng tinh, cùng lắm là màu hồng hoặc xanh thì ở Nhật Bản, sẽ được thấy một điều vô cùng thú vị: Giấy vệ sinh không chỉ tiện lợi trong khoản... vệ sinh hàng ngày, mà còn giúp bạn khám phá kiến thức, đọc tin tức, chơi sudoku... Hi, đúng là kiểu giấy chỉ có ở Nhật Bản!
Giấy vệ sinh đính kèm các kiến thứ về cuộc sống hoặc truyện tranh luôn.
 
Giấy vệ sinh kiêm chức năng làm báo, thước đo và cả hình thù dây kẽm gai nữa kìa, sợ quá!
 
Giấy vệ sinh kiêm chức năng chơi ô chữ sudoku luôn.
 
Woa! Giấy vệ sinh tình yêu???
 
Wai! Thoạt nhìn giấy này, ai dám dùng cơ chứ!
Giấy vệ sinh kiểu khủng bố.
Hihi! Cái này xem ra độc ác?
Giấy vệ sinh còn hướng dẫn gấp giấy origami nữa!

mk
IP IP Logged
lo cong
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 30/Oct/2007
Đến từ: Canada
Thành viên: OffLine
Số bài: 2596
Quote lo cong Replybullet Gởi ngày: 05/Dec/2011 lúc 11:13am
.
 

Ngắm nữ tỷ phú gợi cảm nhất thế giới

Được mệnh danh là "giai nhân ít scandal nhất thế giới", Ivanka, con gái rượu của tỷ phú Donald Trump, luôn khiến mọi người ngưỡng mộ vì đức tính khiêm nhường và sự giản dị hiếm có của một tiểu thư vừa xinh đẹp, vừa giàu có.


 

Đôi nét về Ivanka Trump:
Sinh ra tại thành phố New York.
Chiều cao 1,79 m.
Tổng tài sản: thừa kế khoảng 2,1 tỷ USD.
Cha là tỷ phú bất động sản tại New York Donald Trump, mẹ là ngôi sao truyền thông New York Ivana Trump.
Nghề nghiệp: Người mẫu kiêm phó chủ tịch Hội đồng quản trị tập đoàn bất động sản Trump.
Học vấn: Cử nhân quản lý Trường Wharton thuộc Đại học Pennsylvania.
Mặc dù sở hữu 140 biệt thự sang trọng và thừa kế 2,1 tỷ USD nhưng Ivanka không vì thế mà chỉ biết ỷ lại và hưởng thụ. Tiền đồ sáng lạn của cô gái 25 tuổi này có được 70% là nhờ vào sự nỗ lực của bản thân.
Ông bà Trump luôn nhất quán trong vấn đề nuôi dạy con cái cũng như việc cho con tiền. "Chúng tôi chỉ cho con gái đủ tiền sinh hoạt và tuyệt đối không chiều con quá mức"- tỷ phú Donald Trump cho hay. Bà Ivana cũng khẳng định chỉ cung cấp tiền học phí cho Ivanka, còn tất cả các khoản khác, kể cả tiền điện thoại cũng do cô tự chi trả. Mãi tới khi 7 tuổi, Ivanka mới nhận được viên kim cương đầu tiên từ cha mẹ. Cô hiểu rằng không làm mà hưởng là một điều vô cùng xấu hổ.
Vì thế, khi học trung học, Ivanka đã bắt đầu đi làm thêm bằng nghề người mẫu. Năm 16 tuổi, nhờ vóc dáng trời cho và sự cố gắng không ngừng, cô đã được nhận vào làm người mẫu chính thức của Elite.

Tháng 5 năm 1997, cô được lên bìa tạp chí Seventeen và trở thành người dẫn chương trình trong cuộc thi hoa hậu thanh thiếu niên Mỹ.

Không giống với những tiểu thư con nhà giàu thích khoe khoang tại Los Angeles như Paris Hilton, Richie, Patricia Hearst, Ivanka luôn khiêm tốn và thận trọng trong mọi hành vi của mình. Người ta ít gặp cô tại các quán bar hay sàn nhảy hay ăn mặc những trang phục không đứng đắn.

Sau khi tốt nghiệp trường Wharton danh tiếng, Ivanka vào làm việc như một nhân viên bình thường trong công ty của gia đình để tích lũy kinh nghiệm. Năm 24 tuổi, cô chính thức gia nhập tập đoàn bất động sản Trump với vai trò là phó chủ tịch hội đồng quản trị. Thẩm định, đầu tư, xây dựng...đối với cô chỉ là vấn đề nhỏ khi thừa hưởng đầu óc kinh doanh của cha cũng như kinh nghiệm chơi cổ phiếu từ năm lên 6.
Để làm tốt công việc của mình, ngày nào Ivanka cũng ở lại công ty tới khuya. Mỗi ngày cô chỉ ngủ 4 tiếng, thời gian còn lại chủ yếu là tham gia hội nghị, gặp gỡ đối tác..."Nếu tôi không hoàn thành tốt, cha tôi sẽ nổi giận"-Ivanka tâm sự.

Ngày 25/10/2009, Ivanka đã kết hôn với bạn trai Jared Kushner. Hiện cô đang sống hạnh phúc bên chồng và cậu con trai kháu khỉnh ra đời vào ngày 20/7 vừa qua.

Cho tới nay, không ai có thể phủ nhận rằng Ivanka là một trong các tiểu thư con nhà giàu ít "chảnh" và ít hư hỏng nhất thế giới.
Sầm Hoa (Theo Xinhuanet)

Lộ Công Mười Lăm
IP IP Logged
huong cerise
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 23/Mar/2010
Thành viên: OffLine
Số bài: 244
Quote huong cerise Replybullet Gởi ngày: 07/Dec/2011 lúc 3:35am

 

Nhà cổ Gò Công, lời xa xưa thuật lại

 

Men theo Quốc lộ 50 từ Long An, trên chuyến phà lặng lẽ ngắm đoạn cuối dòng Vàm Cỏ êm đềm trước khi chảy ra cửa biển Soài Rạp đổ về Biển Đông để đến với Gò Công yêu dấu. Chẳng mất công tìm kiếm nhiều, những mái nhà cổ xứ Gò Công nằm lặng lẽ rải rác khắp các con phố sẽ làm lòng người như trầm xuống vì thán phục bởi vẻ đẹp tinh tế của những kiến trúc thoạt nhìn mang dáng vẻ miền Trung nhưng lại tồn tại cả mấy trăm năm ở vùng đất miền Tây này. Và như một sự pha trộn diệu kỳ, nếp nhà của những con người vẫn ngày đêm sinh sống nơi đây sẽ khiến bạn phải thốt lên trầm trồ thán phục vì sự bền bỉ trường tồn đầy thơ mộng của nó.

Những mái nhà cổ Gò Công vững vàng trong mưa nắng

Không hoành tráng, đông đúc như phố cổ Hội An, nhà cổ ở Gò Công chỉ còn tồn tại đơn lẻ trên các đường phố hay đơn giản chỉ là trong con hẻm nhỏ. Theo các cán bộ của Sở Văn hóa thông tin Tiền Giang, ở thị xã Gò Công hiện nay còn khoảng gần 200 ngôi nhà cổ được xây dựng từ cuối thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20. Trong đó, nổi bật và có giá trị văn hóa hơn cả là những ngôi nhà của đốc phủ Nguyễn Văn Hải ở số 9 đường Hai Bà Trưng, thị xã Gò Công. Đây là ngôi nhà được xây dựng năm 1860 (cách đây 151 năm) và cũng đã trải qua mấy lần trùng tu. Tuy nhiên, hiện ngôi nhà này được chọn làm nhà truyền thống của thị xã và hầu như vẫn giữ được rất nhiều những nét văn hóa tinh hoa chạm trổ của cấu trúc ban đầu. Ngoài ra, ngôi nhà của bà Lâm Vu Liên được xây dựng cuối thế kỷ 19 cũng là một trong những kiến trúc còn tồn tại gần như nguyên vẹn tới ngày nay (được chọn làm trụ sở Thị ủy bây giờ). Bên cạnh đó, còn rất nhiều ngôi nhà cổ có giá trị với tuổi đời tương đương như thế được người dân bảo tồn và lưu giữ. Một điều lạ là các kết cấu của ngôi nhà chỉ được xây dựng bằng mật mía và gạch nung nhưng lại vô cùng bền chắc. Đa phần đều là các ngôi nhà theo kiểu ba gian hai trái với những chiếc cột bằng gỗ chạm khắc tinh xảo hoa văn rồng phượng.

Nội thất trong nhà cổ Gò Công

Ngồi trên đường Nguyễn Huệ, nhìn sang phía bên kia đường, khuất lấp giữa mấy gian hàng điện tử là hai ngôi nhà cổ nằm lặng lẽ nép mình bên nhau như một dấu tích huy hoàng của quá khứ. Mặt trời đã lên cao, nắng chiếu qua những tán lá để soi rõ những mảng rêu màu xám xịt trên nền ngói âm dương cổ kính của ngôi nhà. Bà bán hàng nước thấy tôi chăm chú nhìn ngôi nhà bèn chép miệng, đó là ngôi nhà cổ nhất của Gò Công đấy, xây dựng từ năm 1852, hiện nay do con trai ông Thành quản lý. Nhìn những mái vòm cong cong, những viên gạch in hằn dấu tích của gần 200 năm mà chúng tôi không khỏi bồi hồi. Dưới cái cánh cửa gỗ nâu màu cánh gián kia liệu đã có bao nhiêu bàn chân đã đến và đi ở ngôi nhà đó. Có lẽ, sự diệu kỳ không chỉ là ngần ấy thời gian mà cái quan trọng nhất, giờ những ngôi nhà ấy vẫn đã, đang và sẽ là tổ ấm của nhiều gia đình nhiều thế hệ sinh sống. Đó chính là ý nghĩa thực sự của những ngôi nhà cổ, một nét văn hóa đặc sắc của con người Gò Công.

theo QĐND

 

IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 17 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.141 seconds.