![]() |
![]() ![]() ![]() ![]() ![]() |
![]() ![]() |
Thơ Văn | |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() ![]() |
<< phần trước Trang of 201 phần sau >> |
Người gởi | Nội dung |
Lan Huynh
Senior Member ![]() Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23798 |
![]() ![]() ![]() |
- Má nói gì con chưa hiểu rõ? *** *** **** Ông Tư đang cằn nhằn bà Tư: *** *** *** Gia đình con gái và con trai bà Tư đã
đến đông đủ, họ ăn mặc chỉnh tề đẹp đẽ, năm đứa cháu nội ngoại xúm lại
coi con gà tây của bà Tư vừa nướng xong bày ra bàn, chắc chúng đang tò
mò so sánh có bằng mẹ chúng đã từng làm không? Nguyễn Thị Thanh Dương |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
![]() |
|
Lan Huynh
Senior Member ![]() Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23798 |
![]() ![]() ![]() |
Năm nào chị Bông cũng bận rộn cho bữa
tiệc Lễ Tạ Ơn, năm nay chị có mời hai gia đình bạn thân nên càng bận rộn
hơn. Ngoài việc chính là nướng con Gà Tây to tướng, chị phải làm vài
món phụ khác xung quanh con gà Tây thật đúng điệu và đặc sắc. Các bạn
hứa hẹn mỗi nhà mang đến vài món ăn Việt Nam cũng đình đám lắm, nào thịt
bò nướng lò, cá hấp hành gừng, cua lột tẩm bột… Chắc sau bữa tiệc Tạ Ơn
này chị lại phải ăn kiêng cho vơi bớt chất bổ béo trong người thôi. Dịp
lễ tết vui nhiều mà cũng… tai hại nhiều. ******************** Bữa tiệc Thanksgiving đông vui bắt đầu
lúc 5 giờ và tàn cuộc lúc gần 7 giờ chiều. Hai gia đình người bạn của
chị Bông cũng cần về nhà nghỉ ngơi để chuẩn bị cho buổi mua sắm Black
Friday. Bạn bè với nhau có khác, họ cũng nao nức đi mua sắm như chị
Bông. |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
![]() |
|
Lan Huynh
Senior Member ![]() Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23798 |
![]() ![]() ![]() |
Tôi không nhớ được mùa Giáng Sinh năm ấy tôi bao nhiêu tuổi, nhưng chắc chỉ độ lên mười. Có lẽ đó là một mùa Giáng Sinh khá buồn và ảm đạm vì các anh chị tôi đi làm, đi học xa chưa về kịp, ở nhà quạnh quẽ chỉ còn hai mẹ con. Thời thơ ấu, tôi thèm lắm những bóng đèn xanh đỏ chớp nháy trên cây Giáng Sinh, một hang đá bằng giấy quết mực đen với những tượng Thánh xinh xinh bằng đất nung. Nhưng mộng ước ấy xa vời lắm đối với một đứa trẻ mười tuổi quá bé bỏng, trong lúc mẹ tôi xoay sở lo cho các con cơm ăn áo mặc là một gánh nặng nhọc nhằn, trên đôi vai bé nhỏ của người đàn bà góa bụa. Là một đứa trẻ con, nhưng dường như ông Trời đã cho tôi một tâm hồn khá nhạy cảm để âm thầm tìm niềm vui cho mình từ những nhỏ nhoi nhất. Bởi vậy, đêm Giáng Sinh năm ấy dù không có đèn sao nhấp nháy, những trái châu xanh đỏ, nhưng tôi đã biết dùng những chiếc kẹo đủ màu để treo lên nhánh cây dương xỉ nhặt được trong khu nhà thờ, khi người ta đến đó trang hoàng hang đá cho mùa Giáng Sinh. Duy nhất một ngọn nến trắng bập bùng, ánh sáng lung linh hắt lên tường bóng một cành cây và một bóng người. Ngọn nến trắng đêm ấy đã làm cho cành cây và cái bóng của đứa trẻ thơ như lớn hơn, in lên tường chập chờn một giấc mơ tuyệt vời ấm áp. Tôi không nhớ được hết cảm giác đó vì thời gian qua đi khá lâu, nhưng cảm nhận về ngọn nến trắng thời thơ ấu đã giúp tôi vượt qua nhiều nỗi buồn, mỗi khi lẻ loi, thất vọng, tôi vẫn cứ nhớ hoài ngọn nến trắng mùa Giáng Sinh năm tôi mười tuổi. Tôi còn nhận được một món quà đặc biệt của bà hàng xóm, bạn của mẹ tôi, cho đến bây giờ dù thời gian qua đi mấy chục năm, tôi vẫn hình dung ra được hình dáng và mùi vị của nó: một củ khoai lang nướng. Món quà Giáng Sinh nghèo nàn của bà hàng xóm quê mùa thật vừa bụng tôi lắm, dù rằng mẹ tôi có làm vài món ăn đặc biệt cho ngày Lễ. Tôi mơ màng nhìn ngọn nến lung linh soi lên cây Giáng Sinh của tôi, cứ gọi như vậy vì nó là niềm vui có thể làm được của một đứa trẻ con mười tuổi, củ khoai nướng gói trong mảnh lá chuối còn nóng hổi, mùi mật ngọt của khoai bốc lên thơm lừng, mùi rơm rạ hình như còn ủ trong lớp vỏ khoai cháy xém. Nụ cười trìu mến trên khuôn mặt hiền lành của bà hàng xóm, khi đưa cho tôi món quà Giáng Sinh nghèo nàn ấy. Cho đến bây giờ tôi vẫn nhớ khuôn mặt quê mùa, chân thật của bà, củ khoai lang nướng đêm Giáng Sinh ngày thơ ấu đã theo tôi vào đời. Khi trưởng thành, những lúc bụng đói mắt cay, đời gặp lúc gian nan, buồn tủi, tôi cũng nhớ củ khoai nướng, nhớ mùi khoai lang nướng. Khi sung sướng hạnh phúc ở quê người, đời no đủ những cao lương mỹ vị, tôi cũng nhớ mùi khoai nướng. Phải chăng trong tôi vẫn vấn vương thứ TÌNH NGƯỜI nhỏ nhoi ấy, không thể mua được bằng tiền... -2- Tôi yêu đóm lửa ngọn nến trắng từ hồi còn thơ ấu, chắc là ngọn nến sáng mùa Giáng Sinh năm xưa cũng đi theo tôi đến những chặng đường còn lại của đời người. Có một câu chuyện tôi sắp kể ra đây, đó là câu chuyện của ông cụ Rôbéctô tôi có dịp gặp ở ngôi nhà nguyện. Mỗi ngày, sau Thánh Lễ buổi sáng, mọi người đã lục tục ra về, ngôi nhà nguyện đóng kín cửa như chìm trong yên lặng và bóng tối, chỉ còn lại duy nhất một ngọn nến trắng trên bàn thờ. Ánh nến hắt lên tường những chấm sáng lung linh, soi lên bức tượng Đức Mẹ bồng con bằng thạch cao trắng toát. Nến trắng và tượng trắng, tất cả chỉ là một màu trắng nhưng nghe trong thinh lặng chút bình an tràn ngập tâm hồn. Tôi ngồi lại một lúc giữa những hàng ghế chỏng trơ không còn ai, nhìn chăm chăm lên ngọn nến. Tôi ở lại một mình chỉ vì thích đóm lửa nhỏ nhoi của ngọn nến, say sưa nhìn đóm lửa lay lắt tỏa ánh sáng hắt hiu xuống chiếc khăn trải bàn cũng màu trắng, trong cái tĩnh lặng của tâm hồn. Tôi không cầu nguyện gì đâu, nhưng cảm giác bình yên khi nhìn ánh sáng của cây nến trắng đã rất đủ. Chắc hẳn trong mỗi đời người ai cũng có lúc thèm sự yên tĩnh của tâm hồn. À không, ở dãy ghế bên kia còn một ông già Mễ Tây Cơ, ông vẫn quỳ im lặng nhìn lên ngọn nến như tôi vậy, nhưng khác hơn là miệng ông mấp máy cầu nguyện. Mặt ông héo quắt với chòm râu bạc, đôi mắt đăm đăm nhìn lên ngon nến, nét mặt thành khẩn như đang cố bám lấy một niềm hy vọng nơi bức tượng Thánh trên bàn thờ. Buổi sáng nay đi ngang công viên để đến nhà nguyện, tôi đã nhìn thấy mùa Đông trở về, một rừng lá vàng khô xôn xao đuổi nhau lăn xuống cuối dốc, trơ lại những nhánh cây khô, treo trên đó là những thân tầm gửi đang đong đưa theo gió sớm. Buổi sáng đầu mùa Đông mang theo chút giá buốt, khu công viên chỉ lác đác dăm người đi bộ, và những cây hoa dại có một sức chịu đựng dẻo dai, nở những bông hoa li ti trên bờ cỏ ven đường. Khi ngọn nến tàn là lúc ấy tôi với ông già Mễ cùng ra khỏi ra nguyện. Ánh sáng leo lét của ngọn nến cháy bập bùng rồi gần như lả xuống trong lòng chiếc bình thủy tinh trong suốt, y như cái ngoẹo đầu cuối cùng của một người khi từ giã cõi đời. Ông già Mễ mỉm cười chào tôi trước sân nhà nguyện, ở đấy có một vườn hoa nhỏ và hai băng ghế dài đặt song song đối diện nhau. Có khi tôi cũng ngồi lại một chút để nhìn vẩn vơ lũ chim sẻ đang nhảy nhót trên sân tìm mồi, bỗng đồng loạt bay ào lên khi thấy có bóng người bước tới. Đôi khi tôi và ông Rôbéctô hay trao đổi vài câu chuyện nhỏ, cái miệng móm mém của ông phều phào kể cho tôi nghe những nỗi buồn nho nhỏ trong gia đình, ông hay đi nhà thờ để cầu nguyện cho đứa cháu đang đi lính ở phương xa. Khi biết tôi ở lại một mình cũng chỉ vì thích ánh sáng lung linh của ngọn nến trắng, và câu chuyện mùa Giáng Sinh thời thơ ấu, ông RôBécTô cảm động lắm. Đôi mắt ông hấp háy, nhòa ướt qua giọng nói khàn khàn ẩm đục. Mùa Giáng Sinh đến, trời bắt đầu lạnh hơn, tôi có ý nghĩ chuẩn bị một món quà cho ông bạn già vong niên trước ngày Lễ Giáng Sinh. Có gì đâu, tôi lại nhớ đến củ khoai lang nướng bà hàng xóm tặng tôi đêm Giáng Sinh, bây giờ nghe ông Rôbéctô thích vài món ăn Việt Nam, tôi nghĩ đến chuyện tặng ông một hộp cơm rang và chục cái chả giò tôm thịt. Chẳng có gì hơn bằng một món quà đáp ứng đúng sự ưa thích của người nhận, ông Rôbéctô cảm động lắm khi nhận món quà của tôi buổi sáng trước Lễ Giáng Sinh vài hôm, tôi thấy đôi mắt ông nhòa lệ khi nắm lấy tay tôi nói phều phào những lời cảm ơn. Tôi không nghĩ đến việc cho đi để nhận lại một món quà thật dễ thương của ông Rôbéctô vài hôm sau đó. Khi tan buổi lễ, ông gặp tôi trước sân nhà nguyện, với một gói giấy hoa thật đẹp, thì ra ông già đã nhờ cô con gái mua hộ cho tôi một món quà thật xinh: đó là chiếc áo len màu hồng nhạt. Vẫn cái giọng Mễ Tây Cơ lùng bùng những thanh âm nằng nặng, ông nói rằng món quà này thật là thích hợp cho tôi, người phụ nữ Á Đông có dáng dấp nhỏ nhắn và nước da trắng trẻo. Quả thật chiếc áo len màu hồng khi mặc vào đã làm tôi như trẻ lại hằng chục tuổi. Món quà của ông Rôbéctô đã thắp lại trong tôi ngọn nến sáng mùa Giáng Sinh năm nào, với củ khoai lang nướng khi tôi là cô bé lên mười thuở ấy... Ông Rôbéctô đã qua đời vài năm nay, ông chết vì bịnh ung thư phổi. Những năm cuối của cuộc đời, ông không đến được nhà nguyện mỗi ngày, nhưng trước khi chết ông vẫn mong được gặp lần cuối khuôn mặt yêu thương của những người Việt ông quen biết. Rất tiếc là tôi không thường gặp ông sau này, nhưng tôi biết ông ra đi rất êm ả. Người ta kể rằng trong những giây phút cuối cùng của đời người, ông chỉ xin đốt lên cho mình một ngọn nến... -3- Những ngày cuối năm với những cơn mưa mùa Đông làm ẩm ướt không gian, đất trời như nặng trĩu một nỗi sầu da diết. Trong căn nhà vắng lặng, bóng chiều hình như đến vội với những giọt mưa rả rích ngoài hiên. Trời rét lắm, gió và rét khiến những chú chim sẻ nhiều chuyện không ríu rít như mọi ngày, chúng rủ nhau vào trốn gió sau bụi mía, lả mình vào hàng rào đang rung rung những chiếc lá úa. Những con chim sẻ mùa Đông trông thật dễ thương, xù lông ra tròn quay như một cụm len màu nâu xám biết nhảy nhót. Góc vườn nơi cửa sổ nhà bếp rất khuất gió, bụi mía sắp tàn như một mái nhà tranh trống trước hở sau, che tạm cho một gia đình nghèo khổ. Sau cơn mưa, trời chuyển qua những đợt gió lạnh buốt xương, tôi đứng từ trong nhà nhìn ra khung cửa kính nhà bếp, tò mò nhìn mấy chú chim sẻ núp dưới vòm lá mía. Cũng đỡ buồn lắm khi ngắm nhìn bầy chim sẻ mùa Đông, y như những đứa trẻ bụi đời trên vỉa hè thành phố một đêm mưa nào đó, rúc vào nhau trong tấm chiếu trải bên lề đường, cuộn tròn lại với nhau đưới tấm chăn bẩn. Mấy con chim sẻ cũng khôn ngoan rủ nhau tụ vào một chỗ, có con đang co ro ngủ gật, có con mắt láo liên, thỉnh thoảng lại lách chách bay lên tàu lá như vừa tìm được một con mồi đỡ lòng cho ngày Đông buốt giá. Nhu cầu ăn để sống vẫn bắt nó phải tìm mồi dù đôi cánh lảo đảo trong gió rét như muốn rơi xuống thảm cỏ, trông thật tội nghiệp. Đứng trong nhà nhìn qua lớp cửa kính trong suốt, ở góc phòng chớp tắt những chiếc đèn nhấp nháy trên cây Giáng Sinh, tôi thấy con chim bé bỏng đang vỗ vỗ đôi cánh nhỏ, rồi gõ cái mỏ nhỏ xíu lên mặt kính, cũng tò mò nhìn tôi, làm như nó cũng thèm thuồng được vào trú ẩn trong căn nhà có ánh đèn ấm áp. Tôi chia xẻ được gì đây? Người và chim là hai thế giới khác hẳn nhau, và có lẽ dù được cho ăn no, chú chim sẻ vẫn không thích thú gì khi bị con người giam chú vào cái lồng chim chật hẹp. Những chú chim sẻ mùa Đông như những búp len xậm màu, xếp hàng xúm xít vào nhau để trốn gió sau rặng mía ven bờ rào, lại dẫn đưa tôi đến một khía cạnh khác của con người, mà ở câu chuyện này tôi vẫn thấy cái đẹp nhỏ nhoi của Tình Người ấm áp biết bao nhiêu. Đó là câu chuyện của hai người vô gia cư, hay là chuyện "lá rách đùm lá nát" đã làm thức dậy chút bâng khuâng trong tâm hồn những quả tim chai đá. -4- Một buổi tối mùa Đông trước ngày Lễ Giáng Sinh, trời mưa phùn, rét như cắt ruột. Đường phố vắng xe qua lại, phía xa là những ánh đèn màu rực rỡ chớp tắt quấn trên những thân cây ven đường. Suốt một tuần sắp lễ Giáng Sinh, thời tiết bỗng dưng âm ỉ rét, những đợt gió lạnh từ hướng Bắc thổi về, người có việc ra đường co ro trong những chiếc áo ấm dày cộm và khăn phu la quấn quanh cổ. Hình như người ta ngại đi ra đường vào một tối trời mưa như vậy, chỉ còn một vài cửa hàng bán "fast food" và cà phê là còn mở cửa, có dăm người khách ngồi im lặng trầm ngâm trước khay thức ăn ăn uống uể oải. Khách đến tiệm vào giờ này có lẽ là những kẻ xa nhà, thiếu một bếp lửa hồng để sưởi ấm cõi lòng cô quạnh, ngày giáp Lễ thường sau giờ làm việc, ai nấy hối hả về nhà chuẩn bị đón mừng lễ Giáng Sinh. Người phụ nữ bán hàng đang dọn dẹp mấy thứ lặt vặt, mong đến giờ đóng cửa để đi về, vì chỉ còn mấy tiếng đồng hồ nữa là đến nửa đêm. Bà nghĩ đến hai đứa con đi học xa vừa về nhà với mẹ mấy hôm nay, đã lâu lắm người mẹ chỉ mong được gặp các con trong những dịp Lễ Tạ Ơn hay mùa Giáng Sinh, và bà đã chuẩn bị những món ăn truyền thống mùa Giáng Sinh cho các con từ mấy ngày hôm trước. Gia cảnh đơn chiếc vì năm ngoái người chồng đã qua đời sau một tai nạn, bà vẫn ở một mình trong căn chung cư cũ kỹ, những ngày gió mưa căn nhà nhỏ như càng ẩm ướt, lạnh lẽo. Ngay khi ấy, cánh cửa tiệm bật mở đem theo một làn gió buốt lạnh vào trong tiệm ăn, hai người đàn ông chùm đụp trong những tấm chăn bẩn bước vào tiệm. Người phụ nữ nghĩ đó là hai người khách cuối cùng, vì bà cũng nhớ ra đó là hai người đàn ông nghèo khổ, không có một mái nhà, chỗ trú của họ là cái gầm cầu ngoài xa lộ đi về hướng Galveston. Thỉnh thoảng họ có dắt nhau đến đây, trông họ có vẻ là hai anh em, người đàn ông lớn tuổi trông vẻ mặt rất ngây ngô như một đứa trẻ chậm phát triển. Trong hai người đàn ông ấy, ông già gương mặt đờ đẫn, ngờ nghệch nhìn thế giới xung quanh ông như nhìn một thế giới khác, thời gian đã cày lên khuôn mặt ông những nếp nhăn chằng chịt, bộ râu hung hung nay đã xám ngoét, bết vào nhau như một cụm rơm bẩn. Người đàn ông kia trẻ hơn, có đôi mắt màu xanh lơ trông hiền lành như màu biển, co ro trong chiếc áo rét bằng dạ xám bẩn và cũ. Họ rét lắm, chằng đụp lên người những quần áo và chăn bẩn, bốc lên một mùi hôi. Ngoài trời, cơn mưa phùn mùa Đông như những chiếc kim khâu luồn từng giọt căm căm vào xương tủy, gió nhiều hơn mưa, mưa và gió lại là hai vị Thần nguy hiểm của những người bần cùng, nghèo khổ. Hai người đứng xếp hàng chờ đợi. Người đàn ông trung niên vét mãi hết túi này đến túi kia được một nắm hào lẻ, chưa đầy một đồng bạc nhưng cũng đủ mua một ly cà phê nóng. Theo quy định của cửa hàng, khách vào tiệm phải mua một món gì mới được phép ngồi lại. Trời rét ngọt ở bên ngoài, nhưng trong tiệm thật ấm vì có máy sưởi, quần áo của hai người đàn ông nghèo khổ toát ra một mùi hôi khiến những người trong tiệm phải nhăn mặt. Mua xong ly cà phê, họ vội vã dẫn nhau vào cái bàn xa nhất, như sợ rằng mùi hôi trên quần áo, cái nheo nhóc, bẩn thỉu của thân phận người nghèo cũng sẽ làm những người xung quanh khó chịu. Người phụ nữ bán hàng để ý nhìn hai người "homeless" mà chỉ mua có một ly cà phê. Khi nhận ly cà phê trên tay bà, người đàn ông trẻ hơn vội vã đưa cánh tay dìu người đàn ông già đi về chiếc bàn trong góc tối. Hình ảnh đó khiến bà xúc động, một người "không có gì" cũng đang cố sức giúp một người" không có gì" gượng đứng trên cõi đời đầy đau khổ, khi họ nhường cho nhau ủ đôi bàn tay lạnh cóng vào ly cà phê nóng còn bốc khói. Người đàn ông trẻ hơn đẩy ly cà phê vào đôi tay ông bạn già đang run rẩy, rồi một chốc người kia lại đẩy ly cà phê sang phía người đối diện, họ cứ chuyền tay nhau ly cà phê nóng còn bốc khói mà không uống ngụm nào. Họ cần một chút ấm trong đêm nay, mà cơn gió tháng chạp lạnh lẽo đã luồn vào gầm cầu trống trải khiến họ rét run bần bật. Thời tiết và thời gian là đôi bạn đồng hành ác độc đè lên đôi vai họ một cách nghiệt ngã, để họ không còn sức chịu đựng mà chống chỏi cơn giá rét mùa Đông như những năm trước. Người phụ nữ đứng trong quầy hàng, như bứt rứt trước cái khổ của đồng loại. Dù sao bà cũng có một mái nhà để chui ra chui vào, dù sao bà cũng có hai đứa con, và lát nữa đây khi tiệm đóng cửa, con bà sẽ đến đón mẹ về nhà để đón mừng ngày Lễ Giáng Sinh. So sánh giữa hai cái khổ, bà vẫn thấy mình hạnh phúc hơn hai người đàn ông "homeless" kia. Không biết nghĩ sao, bà móc túi tìm vài đồng bạc lẻ, và thật sung sướng khi đóng vai một người khách, bà có đủ tiền mua tặng cho hai người đàn ông nghèo khổ một khay thức ăn nóng hổi. Bà bưng khay thức ăn đến cái bàn của hai người đàn ông, với một nụ cười dịu dàng và câu chúc "Giáng Sinh Vui Tươi", bên chiếc khay còn thêm một ngọn nến trắng cắm trong cái ly nhỏ bằng thủy tinh trong suốt, bà vừa mua nó hồi trưa nay tại một tiệm chín mươi chín xu để buổi tối đặt trên bàn ăn, đốt lên ngọn lửa giáng sinh ấm áp mừng ngày xum họp trong gia đình. Hai người "homeless" ngỡ ngàng nhìn người phụ nữ. Người đàn ông mắt màu xanh lơ có chòm râu bạc nhìn chăm chăm vào khuôn mặt của người phụ nữ tốt bụng, nói lời cảm ơn nghẹn ngào với đôi mắt rưng rưng. Ông đẩy khay thức ăn qua cho người bạn già ngớ ngẩn của mình, bằng ánh mắt thương yêu trìu mến. Ngọn nến mà người đàn bà tốt bụng vừa đốt lên để mừng Giáng Sinh, cho họ một cảm giác tuyệt vời hạnh phúc, vì họ đang tận hưởng được sự trân trọng như những con người bình thường trong xã hội. Sau khi ăn xong khay thức ăn, người đàn ông trẻ tuổi dọn dẹp rồi lại dìu người bạn già ra khỏi tiệm ăn. Đi qua chỗ người phụ nữ, ông ta ngước đôi mắt xanh và mấp máy một lời chúc tốt lành nhất mùa Giáng Sinh đến người phụ nữ, họ mỉm cười với nhau. Đã tới giờ đóng cửa, hai kẻ cùng khổ không nhà ấy dẫn nhau trở về cái dạ cầu, nơi trú ẩn của họ hằng bao nhiêu năm nay, họ xin người đàn bà cho họ mang theo ngọn nến trắng. Bụng đã no, lòng đã ấm vì tình người như một món quà Giáng Sinh quá bất ngờ, vừa rơi xuống từ Trời để họ biết là vẫn còn những tấm lòng tử tế trên cõi đời này. Người phụ nữ cũng sửa soạn ra về, mang theo trong lòng một niềm vui nhỏ nhoi mà thật là ấm áp. Đôi mắt xanh hiền hậu của người "homeless" nhìn bà lúc nãy trông quen quá, dường như bà đã nhìn thấy ở đâu? Sau một phút nghĩ ngợi, bà chợt "à" lên một tiếng nhỏ. Phải rồi, đó là đôi mắt tượng Chúa treo trên vách nhà nguyện, ngồi giữa một bầy trẻ thơ đang ríu rít đứng xung quanh. -5- Người ta kể cho tôi nghe một câu chuyện khác, lần này thì tôi nhớ ra ông Tom, người đưa thư da đen quen thuộc vùng ngoại ô SouthEast. Ông Tom gốc gác người Phi Châu, da đen bóng, tổ tiên ông bao đời đã từng sống nơi vùng đầm lầy Lousiana, người du lịch đó đây có thể thấy bên ven đường đi Baton Rouge, đài kỷ niệm những bước chân đầu tiên của người nô lệ da đen trên xứ Mỹ. Ông Tom làm nghề phát thư cho khu vực này khá lâu, từ khi hàng cây sồi ven đường còn bé tý, những căn nhà khang trang thuở ấy nay đã cũ kỹ, và chủ nhân những căn nhà ấy bây giờ có thể là một bà cụ già đi không vững, đám trẻ đã đi đâu mất, chỉ còn những tiếng chim ríu rít trên rặng sồi là còn y nguyên. Ông Tom biết hết những căn nhà trên con đường River, biết cả những căn nhà lần lượt đổi chủ, và những phụ nữ xinh đẹp dễ thương năm nào, nay bước vào tuổi già còn lại một mình trong khu nhà êm ả đầy bóng cây râm mát. Ông Tom thân với cụ Mary nhất, cũng từ cái hôm ông bị một con chó trong khu vực ra được cổng rào, rượt ông chạy trối chết rồi vấp chân vào bậc xi măng bên vệ đường, ngã lăn ra trước cổng nhà cụ Mary, đúng vào lúc bà cụ ra mở thùng thư để lấy thư như thường lệ. Bà cụ nhìn người đưa thư da đen ái ngại, rồi bà mời ông vào ngồi nghỉ trên chiếc ghế đá ở sân trước, trong khi ông Tom chưa hoàn hồn vì cái ngã đau làm đầu gối ông bị trầy trụa, rướm máu. Bà cụ Mary vào nhà, lúc trở ra bà bưng cho ông một ly nước cam, với một túi vải đựng dăm thứ thuốc sát trùng và băng cá nhân. Bà dịu dàng bảo ông Tom vén ống quần lên cho bà xem vết thương, nhẹ nhàng lau vết thương cho ông rồi băng lại cẩn thận. Ông Tom cảm thấy dễ chịu quá, trước kia ông vẫn ngấm ngầm cho rằng đâu đó là sự chia cách của màu da, của con người giữa những tầng lớp xã hội, và những đau buồn của dĩ vãng từ đời tổ tiên khiến ông có ít nhiều mặc cảm với người da trắng. Hai người mỉm cười với nhau, chỉ có thế mà ông Tom nhớ mãi vì hôm ấy là một ngày đẹp nhất của mùa thu... Từ đó họ thành đôi bạn vong niên của nhau. Ông Tom cũng biết thêm bà cụ Mary sống cu ky có một mình, con cháu bà ở một thành phố khác, từ khi cụ ông qua đời thì bà Mary cô quạnh thêm vì vắng người hủ hỉ. Mỗi ngày đem thư đến khu vực này, ông Tom luôn mong thấy khuôn mặt và nụ cười hiền lành của bà bạn vong niên ra lấy thư, hôm nào vắng bà cụ là ông Tom lại cảm thấy không yên bụng. Năm nay mùa Giáng Sinh lại đến. Mùa Đông rét hơn mọi năm, hay là ông Tom nay đã yếu để thấy rằng cơn gió mùa Đông Bắc bỗng dưng lại khắc nghiệt hơn những năm trước. Sau mùa Giáng Sinh ông Tom sẽ có những ngày nghỉ phép, ông về thăm lại anh em của mình ở vùng đầm lầy Lousiana, ông sẽ trở về khu nhà tồi tàn, cũ kỹ nhưng ấm áp tình thương gia đình. Trước khi đi, ông Tom sẽ nói cho bà Mary biết những ngày ông đi vắng, và ông cũng mong rằng con cháu bà sẽ về xum họp với bà trong những ngày nghỉ lễ cuối năm. Những ngày cuối năm bận rộn, ông Tom lái xe đem đầy nhóc những cánh thiệp Giáng Sinh, thùng thư nào cũng có những cánh thiệp mang đầy lời chúc tốt đẹp, nhưng hai ngày qua mà thùng thư của bà Mary vẫn còn nguyên, không thấy bà lấy thư như mọi khi. Ông Tom lái xe đi rồi lại băn khoăn nghĩ ngợi mãi, không yên lòng chút nào cả. Bà bạn già của ông không biết đi đâu, ra sao? Lúc trước mỗi lần đi vắng đôi ngày, bà có nói cho ông Tom biết, nhưng lần này ông chỉ nghe bà khoe người con trai sẽ về thăm, lũ cháu đi nghỉ Đông với bạn bè ở miền Bắc. Chắc chắn là bà Mary ở trong nhà, nhưng lý do nào mà thùng thư của bà hai hôm rồi vẫn chưa lấy? Đáng lẽ ông Tom lái xe về Bưu Điện khi đã bỏ hết thư trong ngày, nhưng nghĩ sao ông lại quành xe về nhà bà cụ Mary, và ông rón rén mở cánh cổng rào thấp, hồi hộp gõ cửa chờ đợi. Ông gõ năm, bảy lần, ông bần thần trong dạ, linh tính cho ông biết bà bạn già không đi đâu, nhưng chẳng biết vì sao bà không mở cửa. Tuổi già sống một mình như bà cụ Mary là chấp nhận tất cả nỗi cô đơn, buồn rầu, hiu quạnh, chưa kể những cơn bịnh đến bất ngờ không chống đỡ được. Ông Tom định bỏ đi nhưng lòng không an ổn, ông nhớ lại buổi chiều thu hôm nào bà Mary đã lật đật lấy cho ông một ly nước cam, đã lau chùi băng lại vết thương trầy trụa trên đầu gối ông, đã cho ông một nụ cười hiền dịu nhất của tình nhân loại. Không nghĩ gì nữa, ông Tom quyết định gọi "emergency" để báo cáo về sự vắng mặt của bà bạn già dễ mến của mình. Khi người ta phá cửa vào nhà, bà Mary chỉ còn thoi thóp thở, nằm bất động trên giường với khuôn mặt xanh lướt... Câu chuyện của người đưa thư da đen cứu sống một người đàn bà già nua cô độc trong căn nhà ở đường River, người ta có đưa lên chương trình truyền hình địa phương buổi tối áp lễ Giáng Sinh. Chẳng biết có ai nghĩ gì về những nỗi buồn đầy ắp trong cuộc sống thường ngày, hay chỉ có ông Tom đang cầu nguyện cho bà bạn già mau bình phục. Nguyên Nhung Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 05/Dec/2016 lúc 11:40am |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
![]() |
|
Nhom12yeuthuong
Senior Member ![]() ![]() Tham gia ngày: 13/Sep/2009 Đến từ: Vietnam Thành viên: OffLine Số bài: 7169 |
![]() ![]() ![]() |
GÁNH KHỔ ĐAU
![]()
Tôi đi đến thành phố này vì công việc cần, thành phố cách nơi tôi ở gần
một giờ lái xe. Khi xong việc thay vì về nhà ngay vì bao nhiêu công việc
ở nhà đang đợi tôi, không hiểu sao tôi cứ lái xe đến những con đường
quen thuộc cũ dẫn đến địa chỉ quen thuộc cũ: “Cầu Vồng” Day Care.. Tôi xuống xe và bước vào trong, sau 6 năm tôi mới trở lại đây như một người khách lạ, nơi mà có thời tôi từng thân quen gần gũi hàng ngày, coi như một phần của cuộc sống mình với những đứa trẻ thuộc mọi thánh phần gia đình nhưng đứa nào với tôi cũng đều đáng yêu. Bà Kimbly chủ tiệm Day Care nhận ra tôi, vui vẻ chào đón hỏi thăm và cho phép tôi thoải mái tự do đi thăm từng lớp của nhóm trẻ, gồm 3 nhóm, nhóm tuổi đi học do người của Day Care đưa đón về, nhóm tuổi Toddler và nhóm baby. Các cô chăm sóc trẻ hầu hết thay đổi mấy lần, chỉ có mình bà Ruth là vẫn còn trông nhóm baby như thời tôi còn làm ở đây, bà cũng yêu trẻ con và tha thiết với nghề lắm. Chúng tôi ôm nhau mừng rỡ, tôi rối rít hỏi Ruth về những đứa trẻ của nhóm Toddler cũ của tôi, nhất là thằng bé Kevin thì được biết nó đã thôi gởi từ lâu vì mẹ nó không có tiền trả cho day care, bà ngoại nó cũng không có tiền trả luôn, bà ngoại còn lo chuyện của bà đi chơi hay hủ hỉ với ông bồ gìa. Có lần ông bồ chở bà tới day care, ông lái chiếc mô tô hai bánh to kềnh càng, mặc áo sát nách khoe những hình xâm đầy hai cánh tay, bà ngồi phía sau ôm eo ông và chiếc mô tô phóng như đua xe trên đường. Bà ngoại còn vui với tình như thế thì làm sao trông nom cháu dài lâu cho được. Tội nghiệp thằng bé, chẳng biết sẽ ra sao khi quanh nó, những người thân gần nhất của nó có cuộc sống không hay ho tốt lành gì. Tôi thơ thẩn bước ra mé ngoài, bên hông của day care là khu cho trẻ con chơi ngoài trời, những ghế đu cầu tụt giờ này không có ai. Tôi đã vui bao nhiêu lần với những đứa trẻ của tôi khi nhìn chúng chạy nhảy chơi đùa, khi nghe chúng cười và cả khi chúng cãi nhau khóc mếu. Ngày ấy tôi là cô gái độc thân, chọn nghề trông trẻ vì yêu thích trẻ con. Ban đầu tôi làm trong nhóm baby, sau chủ đổi tôi sang nhóm toddler, những đứa trẻ chập chững biết đi. Tôi còn nhớ như vừa mới hôm qua, một ngày làm việc của tôi bắt đầu từ 8 giờ sáng, cho các em ca hát, những giọng ngọng nghịu vì chưa phát âm chuẩn nghe buồn cười và thật đáng yêu, rồi để các em chơi với nhau cho đến 9 giờ thì tôi và các em cùng dọn dẹp sạch sẽ và chuẩn bị ăn sáng, xong là cho trẻ ra chơi ngoài trời. Đến 11 giờ trưa là ăn Lunch. Các em sẽ tự ăn một mình, khi cần thiết lắm tôi mới giúp đỡ, như khi chúng vụng về làm rơi vãi hay lười biếng không chịu ăn. Có đứa ăn nhanh, vét sạch dĩa như lau chùi đĩa, có đứa ăn chậm chạp, lí nhí từng chút một, dĩa đồ ăn vẫn còn đầy vậy mà khi thấy các bạn mang dĩa bỏ vào thùng rác, nó cũng hí hửng bưng cả dĩa bỏ vào thùng rác, chỉ khổ chốc nữa về nhà bụng lại đói meo, cha mẹ nó phải mất công lo cho nó ăn uống. Những lúc thế tôi luôn thấy mình có lỗi với trẻ và cha mẹ trẻ, tự hứa lần sau phải để ý đến nó không để tình trạng biếng ăn và vứt cả dĩa đồ ăn vào thùng rác nữa. Ăn trưa xong để các em chơi một lúc tôi bảo từng em đi tiểu để chuẩn bị đi ngủ, đứa nào tôi huấn luyện được biết chắc nó không đái dầm thì tôi không mặc diaper, đứa nào hay tè khi ngủ thì tôi không thể bỏ qua, phải mặc diaper đàng hoàng, có thế tôi mới yên tâm cho chúng nằm cạnh nhau như một bầy cá khô nằm ngay ngắn trên mẹt trong một buổi chợ. Chúng bắt chước nhau cùng nhắm mắt và cùng vô tư đi vào giấc ngủ trưa, không hề trăn trở băn khoăn như người lớn. Tôi thích ngắm những khuôn mặt ngây thơ ấy và luôn hạnh phúc mỉm cười một mình với ý nghĩ sau này tôi cũng sẽ có con, con tôi cũng sẽ dễ thương như những đứa trẻ mà tôi đang hàng ngày chăm sóc… Đến 1-2 giờ trưa thì chúng lần lượt thức giấc, có đứa ngoan, có đứa khóc nhè, tôi phải ôm vào lòng vỗ về dỗ dành mới nín. Chỉ một lát sau là chúng tỉnh ngủ hẳn, lại vui chơi với nhau chẳng để tôi phải dỗ lâu. Tôi cho lũ trẻ ăn snack lúc 3 giờ chiều và chơi cho đến giờ cha mẹ đón về là kết thúc một ngày làm việc của tôi bên cạnh các thiên thần bé nhỏ. Trẻ con lắm cái thông minh thật ngộ ngĩnh, tôi vẫn nhớ thằng bé Brian lúc còn làm nhóm baby, khi ấy Brian mới biết bò, cứ mỗi chiều nó nhìn thấy bóng mẹ ngoài cửa đang đi vào trong để đón nó về nhà là thằng bé bò thoăn thoắt đến cái baby Basket và bò vào nằm chễm chệ chờ mẹ xách về. Ai cũng kinh ngạc và cười vui vì hành động khôn ngoan đáng yêu của bé Brian. Thằng Holden của nhóm biết đi, khi mẹ nó đón về bế nó trên tay, lần nào nó cũng giơ tay chào tôi và không quên nhắc nhở: - Đưa giấy tờ cho mẹ tôi! Đó là giấy tờ của người giữ trẻ báo cáo cho cha mẹ về sự ăn ngủ của trẻ trong thời gian một ngày ở day care. Có một con bé 2 tuổi thấy mẹ chưa tới đón cứ đòi gọi phone cho mẹ, tôi phải chiều đưa phone cho nó, con bé ra điều hiểu biết, bấm số lung tung và luôn miệng “hello” nói chuyện với người mẹ trong phone. Cuối cùng nó chán nản trả lại phone vì mẹ không nói gì cả. Tôi làm việc ở Day Care “Cầu Vồng” được 2 năm thì quen anh, cô bạn thân của tôi giới thiệu anh họ của nó. Hương hết lời khen về tôi nào hiền ngoan, phúc hậu, chăm chỉ làm việc và ngược lại Hương cũng đề cao người anh họ của mình là người tử tế có công ăn việc làm và đang muốn tìm một mái ấm gia đình. Chúng tôi gặp nhau và thích nhau ngay, cả hai như tìm được đúng người mình mong ước, nên chẳng bao lâu sau chúng tôi làm đám cưới. Gia đình anh có mặt cả bên Mỹ, đông đủ cha mẹ anh chị em, còn tôi chỉ có mẹ và hai anh em sống ở Mỹ. Khi tôi bắt đầu mang thai, tôi vẫn đi làm ở day care. Tôi muốn mang hình ảnh những đứa bé xinh xắn, khỏe mạnh quanh tôi vào trong bào thai của mình. Con tôi dù bé trai hay bé gái cũng sẽ khỏe và xinh, cũng sẽ lớn lên từng ngày với bao cử chỉ và hình ảnh phát triển bình thường mà tôi đã thấy nơi những đứa bé tôi đã gần gũi trong 2 năm qua. Khi siêu âm biết bào thai là con trai thì tôi tập trung vào những đứa bé trai nhiều hơn, nào thằng Brian thông minh từng bò thoăn thoắt và nằm vào rổ đợi mẹ xách về, nào thằng Kevin tóc vàng đẹp trai sáng láng và dáng to cao mạnh mẽ dù theo lời bà ngoại nó khi lần đầu mang đứa trẻ sơ sinh đến gởi ở Day Care “Cầu Vồng” đã tâm sự mẹ nó và anh chàng người yêu đều nghiện rượu, nghiện thuốc lá nặng, họ phải đi cai rưọu mà bà thì không thể chăm sóc cháu nên gởi vào day care . Ôi, cái thằng Kevin, thằng bé thiên thần của tôi và của cả day care, vì ai cũng yêu thích nó, cứ tưởng rằng cả cha mẹ đều nghiện rượu nặng và hút thuốc lá cả ngày thì sẽ ảnh hưởng không tốt cho bào thai đến chừng nào, vậy mà đẻ nó ra hoàn toàn khỏe mạnh, lại thông minh hơn nhiều đứa trẻ khác cùng lứa tuổi. Sau mỗi giấc ngủ trưa, Kevin thức dậy, bao giờ nó cũng hớn hở lôi tấm chăn mền của nó ra cho tôi gấp lại, vì nó biết tôi phải làm công việc ấy, trong khi có đứa trẻ khác còn đang khóc nhè trong đống chăn gối chưa chịu ngồi dậy. Cho đến tháng thứ bảy của bào thai thì tôi mới xin thôi việc ở Day Care “Cầu Vồng” để ở nhà nghỉ ngơi chờ sinh em bé thiên thần của chính vợ chồng tôi. Chúng tôi đã cùng nhau đi mua sắm đồ cho baby, tối nào nằm ngủ anh cũng âu yếm đặt tay lên bụng tôi và thì thầm: - Con trai ơi, bố chúc con ngủ ngon nhé. Tôi và anh cùng háo hức chờ mong kết qủa tình yêu của mình chào đời. Đó là thằng Cu Tí giống anh từng nét trên khuôn mặt đến cả hai bàn tay và hai bàn chân thì làm sao anh không vui mừng và càng cưng qúy con. Tôi thấy mình qúa hạnh phúc. Nhưng hình như có sự bất thường nào đó, thằng cu Tí hiền lành qúa đổi, chậm chạp phản ứng và nhất là chưa nói được một tiếng nào dù đã gần 3 tuổi. Ban đầu chúng tôi tưởng con chậm nói. Cho đến khi bác sĩ khám nghiệm và nói thằng cu Tí bệnh Autism thì vợ chồng tôi tưởng như cả đất trời cùng xụp đổ. Tôi và anh cùng đau đớn, cùng xót xa, thương con và thương cho cả chính mình. Trong hoàn cảnh nào người ta cũng phải đứng dậy và đi tiếp cuộc đời mình, tôi dần dần chấp nhận gánh khổ đau trên vai, nhưng anh thì không, anh luôn luôn mặc cảm tủi hờn vì gánh nặng ấy. Khi giao thiệp với bạn bè ở xa, anh luôn tránh né đề cập tới đứa con kém may mắn của mình. Tôi đã nhiều lần khuyên chồng: - Mỗi người có một số phận, chúng ta và con có muốn thế đâu? Và có gì là xấu xa đâu? Anh cứ thành thật nói về đứa con mang bệnh của mình khi bạn bè thăm hỏi có lẽ sẽ giúp anh thanh thản hơn vì đã chia sẻ được nỗi đau với người khác. Anh đã gay gắt cười nhạt: - Càng nói tới càng buồn thêm chứ thanh thản cái gì? Thà quên phức cho rồi ! Có lẽ anh và tôi hai quan niệm, hai suy nghĩ khác nhau, chứ tôi biết anh cũng đau xót cho con lắm, nhưng anh vẫn không chịu chấp nhận nó. Anh rơi vào trầm cảm, uống rượu nhiều và đi chơi hoang nhiều đêm. Một mình tôi vất vả chăm lo cho thằng cu Tí. Tội cho con qúa, nó có biết gì đâu mà bị cha lạnh nhạt hờn giận. Người cha thất vọng chán chê và hạnh phúc gia đình có lúc như chiếc lá khô trên cành mong manh trước gío. Cái điều tôi lo sợ đã đến, một ngày anh nghiêm chỉnh nói chia tay tôi, vì anh muốn có con để nối dõi, anh có người đàn bà khác và sẽ lấy cô ấy. Tôi van xin anh đừng đi, chúng ta có thể có đứa con khác nếu anh muốn vì tôi vẫn có thể mang thai nhưng anh không tin, anh lo ngại tôi lại đẻ ra một đứa trẻ mang mầm bệnh giống như thằng cu Tí. Những người sinh con bệnh Autism thì sác xuất đứa con sau dễ bị bệnh Autism hơn người có con bình thường. Không ai giữ được kẻ muốn ra đi, tôi tuyệt vọng để mất anh, mất người cha của đứa con bất hạnh của tôi. Chúng tôi li dị khi thằng Cu Tí lên 3 tuổi. Mẹ tôi đang sống với gia đình anh trai tôi, trông vài đứa cháu nội, thấy hoàn cảnh tôi bà đành phải gĩa từ con cháu để về sống với mẹ con tôi, để gánh vác cùng tôi mọi nhọc nhằn đau khổ. Còn anh lấy vợ khác và dọn đi tiểu bang khác để xa cách hẳn qúa khứ đã làm anh không vui. Hơn 1 năm sau tôi nghe tin anh đã có một đứa con trai khỏe mạnh bình thường, điều đó càng làm anh tin tưởng rằng nguyên nhân thằng cu Tí bị bệnh Autism là do chính tôi gây nên, anh quyết định chia tay là đúng rồi. Mẹ anh cũng lập trường như anh, bà bênh con trai nói rằng tại tôi nên mới sinh ra đứa con bệnh, bằng chứng là con trai bà lấy vợ khác đã có con bình thường. Bị chồng bỏ rơi, bà mẹ chồng còn tàn nhẫn lên tiếng oán trách tôi. Tôi chìm ngập trong oán hận và đau khổ. Tôi biết có vài cặp vợ chồng trẻ khỏe mạnh như vợ chồng tôi, khi sinh đứa con đầu lòng cũng bị bệnh tâm thần, Down Syndrome.. Ngược lại nhiều cha mẹ cuộc sống trác táng hư hỏng, bệ rạc cả tinh thần và thể xác thí dụ như cha mẹ thằng bé Kevin ở Day Care “Cầu Vồng” ai có ngờ nó là đứa trẻ khỏe mạnh cùi cụi và thông minh lém lỉnh? Tại sao chồng tôi, gia đình chồng tôi không hiểu điều ấy ? Hương biết chồng tôi và bên nhà chồng tôi đã sai trái. Nó thường xuyên đến thăm mẹ con tôi và an ủi cũng làm tôi vơi bớt tủi hờn. Còn anh bặt tăm kể từ ngày chia tay. Bỗng dưng cách đây vài hôm tôi nhận được thư anh, báo sẽ về nhà gặp tôi nói một chuyện quan trọng. Tôi chợt nhớ ra ngày anh hẹn gặp mặt là ngày hôm nay, nên vội vã quay vào trong Day Care chào tạm biệt mọi người để lái xe về nhà. Khi tôi về đến nhà thì anh chưa đến, mẹ tôi đã cho thằng cu Tí ăn xong. Tội nghiệp mẹ cũng vất vả lây vì mẹ con tôi, thằng cu Tí 6 tuổi mà nào đã biết gì ngoài nghịch phá và la hét khi tức giận. Ngày còn làm việc ở day care trông cả chục đứa trẻ cũng không làm tôi mệt mỏi căng thẳng bằng trông một đứa trẻ bệnh Autism con mình, giờ ăn giấc ngủ của tôi bị xáo trộn vì con, có lần tôi bị nhức đầu muốn nằm nghỉ một lát mà cũng không xong, thằng cu Tí đòi ăn cơm với trứng, nó lôi cái chảo dưới gầm tủ ra và để lên bếp, nó bật bếp lên tôi nghe mùi cháy khét vội hớt hãi phóng ra tắt bếp kịp thời, dĩ nhiên sau đó tôi phải làm món trứng cho nó mới được yên thân.dù người thì đang mệt mỏi ốm đau.. Nhờ có mẹ, tôi có thể nghỉ ngơi đôi chút, hai mẹ con tôi thay phiên nhau trông cu Tí, thay phiên nhau nghỉ ngơi. Tôi có thể ra khỏi nhà cho công việc này nọ, như đi bác sĩ, đi chợ, đi làm giấy tờ …nếu không, chắc phải gởi con tạm cho ai đó mà lòng dạ chẳng yên. Mẹ tôi nét mặt vui vui khoe: - Mẹ đã nấu bữa cơm chiều tươm tất mời ba thằng cu Tí luôn, nó ở xa đến thăm con, chúng ta vừa ăn cơm vừa chuyện trò, cha con nó gần nhau phút nào hay phút ấy. Rồi mẹ tôi dặn dò: - Chắc nó cũng ân hận và thương xót con nên không thể bặt tăm mãi được.Vợ chồng mặn nồng cách mấy khi chia tay cũng là người dưng nhưng tình cha con máu mủ đời đời không chối cãi được, con đừng gây gỗ cãi vã chẳng ích lợi gì. Chuyện đời nếu người đời không hiểu thì có trời đất thiêng liêng hiểu ai đúng ai sai. - Vâng, bây giờ con chai đá rồi, không tức giận mà cãi nhau đâu .Coi như duyên số con và anh ấy bấy nhiêu. Con cũng nghĩ thế, nếu anh ấy còn chút lương tâm thì cứ để anh ấy thể hiện, đỡ tủi cho cu Tí. Mẹ tôi an ủi một câu quen thuộc từ mấy năm nay: - Nếu ta biết chấp nhận thì gánh khổ đau sẽ nhẹ bớt con à.: Anh đã đến sau 3 năm chia tay. Trông anh tươi tỉnh và trẻ trung so với tôi héo hon xơ xác gìa trước tuổi, vậy mà tôi tưởng tượng ra anh sẽ đến với bộ dạng thểu não, rầu rầu vì ân hận, vì day dứt thương đứa con bất hạnh và thương người vợ cũ lầm lũi tất bật cả ngày đêm vì con. Tôi mời anh ngồi xuống ghế, anh chẳng hỏi han gì đến thằng cu Tí mà nhanh chóng rút túi ra đưa cho tôi một xấp tiền mặt: - Số tiền này là 10 ngàn đô, của tôi, bà nội và mấy anh chị em tôi đóng góp đưa cô phụ giúp nuôi thằng cu Ti, cô nhận lấy cho chúng tôi yên lòng. Thì ra anh có day dứt, có ân hận, nhưng anh vẫn muốn dứt khoát chối bỏ đứa con kém may mắn bằng món tiền này, anh “mua” sự bình yên tâm hồn bằng những đồng tiền này. Tôi bỗng thản nhiên hơn bao giờ: - Thôi, anh không cần phải làm thế đâu. - Kìa, sao cô lại từ chối tấm lòng của chúng tôi dành cho thằng cu Tí, cô đâu có giàu có gì, chúng tôi muốn phụ giúp cô chút đỉnh mà… Anh ngập ngừng rồi hứa nước đôi: - .Nếu sau này có điều kiện thì tôi sẽ gởi thêm tiền cho cô… tôi cũng có gia đình riêng phải lo … Tôi lạnh lùng: - Tôi và Cu Tí đều được hưởng trợ cấp của chính phủ cũng đủ sống rồi, nó có biết gì đâu mà cần tới những đồng tiền này, ngoài… Tôi định nói:” ngoài tình yêu thương mà mấy người đã không dành cho nó ” nhưng tôi đã kịp dừng lại, chẳng cần nói ra điều ấy làm gì khi trái tim họ đã không còn cảm xúc... Anh biết tính tôi, đút món tiền vào túi và tức giận : - Cô thật không biết điều, đừng có trách chúng tôi không lo cho nó. Vậy mình cô gánh hết cái nghiệp của cô đi.. Anh ra khỏi nhà thì mẹ tôi mới từ trong phòng bước ra. Lúc này tôi mới ôm lấy mẹ oà khóc nức nở: - Mẹ ơi, mẹ đã nghe thấy hết rồi đấy. Mẹ vỗ về tôi như khi tôi còn bé: - Mẹ hiểu rồi. Thôi đừng buồn con ạ. Thà rằng anh ta đến tay không nhưng tha thiết thương nhớ con, muốn gặp nó thăm nó chúng ta còn vui hơn là anh ta mang đến một món tiền để phủi tay đứa con như phủi tay một món nợ vừa trả xong.. Những lời nguyền rủa cay độc của anh tôi đã nghe nhiều lần rồi không làm tôi khóc được nữa. Tôi khóc vì thất vọng vì tủi cho con. Tôi biết là anh sẽ không bao giờ đến đây nữa. Chút lương tâm nhỏ bé cuối cùng của anh rồi cũng sẽ tan biến theo thời gian, theo dòng đời.
Nguyễn Thị Thanh Dương Chỉnh sửa lại bởi Nhom12yeuthuong - 10/Dec/2016 lúc 1:57pm |
|
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
|
|
![]() |
|
Lan Huynh
Senior Member ![]() Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23798 |
![]() ![]() ![]() |
Chị Bông gõ cửa nhà 904B, tiếng con chó con sủa lên ầm ĩ hình như là
mừng rỡ hơn là đe dọa và tiếng chân của nó cào cào vào cửa như muốn giục
giã chủ nhà mở cửa nhanh cho khách vào. **************** Hôm nay chị Bông lại có dịp ra khu duplex để lấy tiền nhà Katie cùng vài nhà khác. Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 12/Dec/2016 lúc 11:07am |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
![]() |
|
Lan Huynh
Senior Member ![]() Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23798 |
![]() ![]() ![]() |
|
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
![]() |
|
Lan Huynh
Senior Member ![]() Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23798 |
![]() ![]() ![]() |
Vẫn Còn Xứng Đôi![]() Tình yêu ấy, khi em hai mươi tuổi, Chúng tôi đi dọc theo bờ sông, gió buổi
chiều nhẹ lay động những ngọn cỏ ven bờ. Nhà anh ở bên kia sông, qua cây
cầu Tứ Quý, bên ấy có những vựa củi, nhưng nhà anh không có vựa củi nào
cả, cha mẹ anh chỉ đi làm thuê cho người ta, bổ củi hay khuân vác củi
cho những khách hàng. Tôi thất vọng nhìn anh ta và ước gì mình
đủ sức mạnh và đủ can đảm…đạp anh ta rớt xuống giường cho rồi! Anh ta
vẫn tiếp tục ngủ và ngáy khò, dễ dàng như con thuyền tách bến đương
nhiên trôi ra sông. Đêm tĩnh lặng, buồn chán, tôi cũng mệt mỏi dần thiếp
đi lúc nào không hay. Nguyễn Thị Thanh Dương |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
![]() |
|
Lan Huynh
Senior Member ![]() Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23798 |
![]() ![]() ![]() |
Lời thưa trước: Đây chỉ là một câu chuyện hư cấu, nên nếu có sự trùng hợp nào đó thì cũng là ngoài ý muốn của người viết. Xin thông cảm! Lúc đó khoảng 6 giờ chiều ngày 19 tháng 2
năm …, tại Cầu Ga, Huế nhiều người đang đứng lố nhố dọc thành cầu, thêm
nhiều người nữa từ các hướng đang đổ xô đến xem cho biết những người
kia đang tụ tập làm cái giống gì ở đó. Trên cầu xe xích lô, xe đạp hình
như đang ngừng cả lại . Hai bên bờ sông ngay chân cầu, già trẻ lớn bé,
đàn ông có đàn bà có trong chớp nhoáng đến rất đông như họ đang bị một
lực lượng thần bí nào thúc đẩy. Tất cả đang chong mắt nhìn xuống giữa
sông, nơi một thanh niên đang trồi lên hụp xuống như đang tìm kiếm cái
gì. Một vài tiếng kêu lên: Một số tiếng cười lẻ tẻ cất lên rồi chìm đi trong nhạt nhẽo vì bị giọng nói đầu tiên át đi: Không cần người đó nói thì mọi người cũng đã chứng kiến những gì đang xãy ra. Người thanh niên sau khi hụp lặn nhiều lần trong nước sâu đã tìm được và đang vừa ôm một cô gái vừa bơi vào bờ bên nầy của Cầu Ga. Những nhành cây phượng vĩ hai bên bờ đang theo gió đung đưa trong buổi chiều tà để lại những hình ảnh mơ hồ ướt lướt thướt trên mặt nước dọc bờ sông. Không nề nhọc mệt, cậu ta thực hành ngay
những động tác cứu cấp, đặt nạn nhân nằm xuống đẩy cho nước trong người
cô ra hết rồi làm hô hấp nhân tạo. Một, hai, ba, thụp. Một, hai, ba,
thụp… Ðám người bu lại để xem, ai cũng hồi hộp trông chờ và đầy bụng
thắc mắc. Không hỏi đương sự được thì họ vấn đáp với nhau. Thôi thì họ
gán cho đương sự đủ thứ lý do để nhảy sông. Nhảy sông để tự tử rõ ràng
có vẻ hợp lý nhất. Tiếng thanh niên kêu lên chiến thắng: “Có thế
chứ!” Những tiếng bàn tán chợt thay đổi với những âm thanh vui mừng hớn
hở oà vỡ như một bản hợp ca trong không gian: Nạn nhân được xe Cứu Thương đưa vào bệnh viện ngay lúc đó, có người thanh niên đi theo, bỏ lại đám đông với nổi ấm ức vì những thắc mắc chưa được giải toã. Cảnh sát hình như lúc nào cũng chờ việc xong rồi mới tới thổi còi inh ỏi cho vui. Ðang lúc nửa tỉnh nửa mê, Nàng nghe xen lẫn trong những rên khóc vì đau đớn mơ hồ như có tiếng ai thoảng bên tai, đùa giỡn: Giọng nói khác có vẻ đứng đắn hơn: Người ta (chắc là vị bác sĩ) vạch mí mắt Nàng ra xem, cầm tay bắt mạch, lấy ống nghe tim rồi hoan hỉ thốt lên: Chàng dạy văn chương và triết ở trường
nam Pellerin, chiều đó bận thảo luận giáo trình với thầy hiệu trưởng nên
ra về hơi trễ. Nhà chàng ở đường Nguyễn Huệ, hướng Bắc của Cầu Ga.
Ðáng lẽ về nhà phải đi ngược lại nhưng không hiểu sao hôm đó chàng lại
cảm thấy nóng lòng, chỉ muốn đi về hướng Nam, phía bờ sông để hóng mát.
Nhờ thế chàng thấy được nàng nhảy sông, và may đã cứu nàng kịp. Không
ai biết người nhà của nàng là ai nên chàng đành phải làm người nhà tạm
thời. Chẳng biết sao vừa mới gặp mà chàng đã cảm thấy Nàng rất thân
thiết. Ðịnh mệnh xui khiến chàng đến đúng lúc để cứu Nàng? Tất cả nhìn
bên ngoài giống như hành động hiệp nghĩa vô vị lợi, nhưng chàng tự
biết, ngoài thứ tình lân mẫn dành cho một nạn nhân bất hạnh, còn có một
thứ gì mãnh liệt hơn thế cuốn hút chàng… Nhìn người con gái thân hình
ẻo lả, khuôn mặt đẹp xanh xao trước mặt mà chàng cảm thấy lạ lùng, nửa
xa lạ, nửa như đã từng thân quen từ lâu. Nhiều lần chàng muốn bỏ đi mà
không nỡ. Chàng thắc mắc không biết nàng đã gặp phải chuyện bất hạnh
gì đến nỗi phải tự tử như thế. Không nén được cảm thương cho kẻ khốn
khổ đang nằm bất lực trước mắt mình, chàng cầm tay nàng vuốt nhẹ, thì
thầm: Lúc “bị” chàng cứu sống nàng còn trách
oán tại sao người ta không để nàng chết đi cho hết khổ, nhưng bây giờ
khi tay mình nằm trong bàn tay ấm áp của người ta, tai mình nghe những
lời chân thành thiện ý của người ta, nàng cảm thấy nếu trách móc người
ta thì quá bất nhã. Mà người ta có lòng tốt thế ai lại nở làm người ta
lo âu. Bất biết mình đang ở đâu và quanh mình còn có những ai, nàng
thổn thức thủ thỉ: Chàng rất mừng khi thấy nàng đã lai
tỉnh, không khỏi cảm thấy vui khi nàng đã thổ lộ chuyện riêng tư. Không
cần phải là một giáo sư triết và tâm lý học như chàng, ai cũng có thể
biết những người tâm lý bị khủng hoãng nếu họ giải tỏa được tâm sự thì
lòng sẽ nhẹ nhàng bình tỉnh hơn. Chàng càng vui khi biết nàng vẫn còn
“độc thân.” Nàng nói giọng Bắc lai lai Huế nghe thật dễ thương. Mong
là chuyện thất tình theo thời gian nàng sẽ khuây nguôi. Chàng vội an
ủi: Nhìn thấy cặp mắt tròn xoe trên khuôn
mặt thư sinh trắng trẻo khôi ngô của chàng, nàng chợt nhớ mình đã ăn nói
kỳ cục. Ráng mỉm cười, nàng nói: Nàng nói cũng đúng; ai nỡ làm buồn lòng gia đình thêm trong hoàn cảnh như thế này? Thế nên chàng đưa giấy bút cho nàng viết thư. Nhìn lại mình, tóc tai áo quần vẫn còn ướt nhẹp, và bỗng nhiên cơn mệt mỏi hình như đã chờ đợi sẵn từ đâu kéo đến làm tay chân chàng rã rời. Cả một ngày dài dạy học, rồi thảo luận về giáo trình với thầy hiệu trưởng, rồi lặn hụp giữa dòng sông, rồi trãi qua những giờ phút căng thẳng tranh đấu với tử thần để giành lại mạng sống cho nàng….Cơ thể cũng như thần kinh chàng có quyền làm reo! Trước khi ra về chàng không quên gữi gắm
nàng với y tá. Chàng nghĩ cũng nên làm thử một trắc nghiệm tâm lý xem
thử nàng có còn ý muốn bi quan hay không. Chàng than mông lung: Thấy nàng khóc, chàng tiếp: Nàng cúi mặt than: Linh tính cho chàng hay nàng đã gặp một
cảnh ngộ éo le trầm trọng chứ không đơn giản. A! Vị bác sĩ ấy luôn
gọi nàng là “Bà”. Thế là… Chàng đã đoán được hiện trạng của nàng và
thấu hiểu tại sao nàng liều mình. Nhìn vào đôi mắt đẹp có hai hàng lông
mi dài cong vút chứa đầy sầu muộn, chàng nói nho nhỏ nhưng giọng nói
rất quả quyết: Những lời đầy chân tình của chàng làm
nàng cảm kích vô cùng. Giữa lúc cô đơn tuyệt vọng chàng chẳng những đã
cứu vớt thân xác nàng mà còn xoa dịu tâm hồn nàng cho khỏi những khổ đau
quay quắt. Biết chàng lo ngại gì, nàng hứa: Theo địa chỉ ghi trên thư, chàng đến nhà nàng khi trong nhà chỉ còn ánh đèn ngủ mờ mờ. Tiếng dép lẹp xẹp kéo lê ra cửa khi chàng vừa gõ 2 tiếng và rồi một giọng đàn bà hỏi ra: “Ai đấy?” Chàng đáp: “Có phải đây là nhà cô Ngân? Cô ấy nhờ tôi đưa thư.” Cửa mở hé ra và một thiếu phụ trung niên tóc vấn cao kiểu đàn bà Bắc xuất hiện bên trong cửa với vẻ mặt đầy hoang mang. Chàng đưa vội thư của nàng cho thiếu phụ, miệng nói: “Hồi trưa ngẫu nhiên gặp, cô Ngân nhờ cháu giao thư này để ở nhà khỏi lo. Cô ấy bảo sẽ về vài ngày tới. Cháu xin phép về vì trời cũng đã khuya quá rồi.” Không đợi bà ấy cám ơn, chàng vội vàng cỡi xe Honda chạy mất. Vì suốt một ngày mệt mỏi nên giáo sư Hoàng Ngọc Hà đêm đó đã ngủ một giấc mê man. Ngày hôm sau vì bận dạy học nên đến chiều chàng mới đi thăm cô Ngân. Chàng tìm mua một ít thức ăn ngon xong rồi mới phóng xe mang đến bệnh viện. Chàng cảm thấy hồi hộp vì ý nghĩ sắp được gặp lại người con gái xinh đẹp hiền lành mà mới gặp chàng đã cảm mến. Chàng nghĩ chắc cô sẽ vui khi thấy chàng mang quà đến cho cô. Bước chân vào phòng Cấp Cứu, không thấy cô đâu, chàng khựng lại. Đến văn phòng cạnh đó hỏi thăm thì được thư ký cho hay: - Sáng hôm nay cô ấy đã bỏ đi mà không báo cáo cho chúng tôi biết. Cô ấy có để lại một bức thư trên giường bệnh cho một người nào đó tên là Hoàng Ngọc Hà. Nghe xong những lời đó, chàng cảm thấy đầu óc choáng váng, tay thả hộp cơm mới mua xuống đất lúc nào không hay. Chàng vội đáp: Ngồi vào một chiếc ghế ở ngay phòng đợi, chàng lo lắng mở tấm giấy ra đọc: Ông Hà kính mến, Trước hết em xin cám ơn ông đã cứu vớt
em trong lúc tuyệt vọng, nhờ đó cũng cứu vớt được một bào thai em còn
mang trong bụng. Dù bố nó là một kẻ bạc tình nhưng nó lại chẳng có tội
tình gì, em không nên vì lỗi lầm của mình mà làm liên lụy đến con. Em
cũng không muốn làm cho mẹ và anh chị em phải xấu hổ vì em nên sẽ không
về nhà. Hôm qua em đã suy nghĩ kỹ; em đã may mắn được người mách bảo
một nơi em có thể sống tạm để chờ ngày sinh nở. Ðọc xong lá thư trần ngắn ngũi, chàng cảm thấy bàng hoàng. Thế là cô ấy đã bỏ đi, không biết đi đâu với một bào thai trong bụng! Nỗi xót thương cho số phận không may của cô cùng với tình cảm vừa mới chớm khi gặp mặt làm cho chàng sững sờ ngơ ngẫn, như kẻ vừa đánh mất một vật gì rất thân rất quý. Chàng suy nghĩ mãi về câu “những người bạn giấu mặt” mà cô Ngân nói đến trong thư, có phải cô ấy bị tâm thần không đây? Càng nghĩ thì càng lo thêm. Mùi ê-te, thuốc men, máu mủ, tình trạng nặng nề và tiếng rên la không dứt của đám bệnh nhân trong phòng cấp cứu, cùng với màu xám xịt buổi chiều tối đang chụp xuống bên ngoài làm chàng cảm thấy cuộc đời sao quá bi thương! Trời mới sáng đó mà nay đã tối, cũng như mối tình cảm của chàng, chả lẽ vừa bắt đầu mà đã phải kết thúc rồi hay sao? Chỉ mới vài tháng lấy vợ mà bác sĩ Sở đã thấy lòng rất buồn phiền. Ông đang ray rứt với kỷ niệm của những ngày tháng cũ. Suốt 7 năm dài đi học ở trường Ðại Học Y Khoa Huế rồi thực tập nội trú ở bệnh viện gần đó ông đã ăn cơm tháng ở nhà bà Thức, mẹ Ngân. Người ta học Y vì lý tưởng cứu nhân độ thế, vì muốn làm “lương y như từ mẫu”, còn ông thì khác, mặc dầu khi tốt nghiệp ông cũng đã đưa tay lên ngực thốt lên lời thề Hippocratic. Khi ông bắt đầu đến ở thì Ngân còn đi tu, sang năm thứ hai thì cô bỏ nhà dòng để hoàn tục, và sau đó thì mọi người đã bắt gặp hai người họ đang âu yếm nhau. (Chẳng biết ông có biết chuyện tình của hai người đã mang lại cho gia đình nầy bao nhiêu hy vọng vì cứ tưởng rằng nhà họ sẽ được hãnh diện với thiên hạ, khi có rễ là bác sĩ, bây giờ đang rất ngỡ ngàng buồn thảm?) Cả gia đình đã đối đãi với ông rất tốt. Cô Ngân đã chăm sóc cho ông từng ly từng tí chẳng khác một người vợ hiền. Ngân vừa đẹp vừa hiền. Ngoài vẻ thuỳ mị, có thể nói cả thành phố Huế khó tìm ra ai xinh đẹp hơn Ngân. Nhưng sau khi tốt nghiệp trở về Sài Gòn, ông đã bị cám dỗ bởi sự hào nhoáng, xe hơi nhà lầu, nữ trang đắt tiền của Hương, con một ông chủ hãng xuất nhập cảng giàu có. Ông đã xáp lại với Hương. Khi mà bố mẹ giàu có của Hương hứa xa hứa gần sẽ mở phòng mạch và dưỡng đường cho ai lấy con họ thì ông càng bị mê hoặc, quyết chí bỏ người tình nghèo để cưới Hương ngay. Không cần phải nói ai cũng biết đám cưới đã diễn ra linh đình như thế nào. Ðôi vợ chồng mới đi hưởng tuần trăng mật ở Âu châu một tháng và khi họ trở về thì một phòng mạch đã được mở sẵn cho ông ở đường Thoại Ngọc Hầu, ngay Chợ Ông Tạ. Nhờ là con một trong gia đình nên ông không bị động viên vào làm quân y. Ông đã đi làm ở phòng mạch được tháng nay. Vì phòng mạch mới không có nhiều thân chủ nên ông có nhiều thì giờ để mà mơ mộng. Cũng khoảng 6 giờ chiều ngày 19 tháng 2, năm …, khi ông đang chìm vào giấc ngủ ngồi trên ghế ở phòng mạch thì hình ảnh Ngân chợt hiện lên. Ngân đang vùng vẫy trong vùng nước sâu thẳm, đang chới với nhìn về phía ông và cất lên tiếng kêu tuyệt vọng: -Anh Sở ơi! Mẹ con em xin vĩnh biệt anh. Chúc anh được hạnh phúc với tình yêu mới! Ông huơ huơ tay ngăn cản, miệng la ú ớ: -Ngân ơi! Đừng làm thế! Ngân, Ngân! Ðừng làm thế tội nghiệp! Thế rồi khi thấy nàng chìm mất dưới dòng nước biếc, ông hoảng hốt và tỉnh thức. Tâm thần đang hoang mang ông càng hoảng hốt hơn khi thấy Hương đang đứng trước mặt nhìn mình với ánh mắt lạ lùng thắc mắc. Ông cố trấn tỉnh, nói dối với vợ rằng ông ngủ gật và thấy ác mộng. Nhưng từ đó cơn ác mộng này đã ám ảnh ông ngày đêm. Ông thường nghĩ rằng những bà con máu mủ, những người có liên hệ vợ chồng hay những kẻ yêu nhau sâu đậm thường tơ tưởng tới nhau có thể có tâm linh tương thông và thần giao cách cảm. Chuyện ông nằm mơ chẳng lẽ là sự thật? Ngân cùng đứa con mới tượng hình khi ông rời bỏ Ngân đã chết mất dưới dóng sông ấy rồi hay sao? Hôm nay cách hôm đó chừng hơn một tuần,
ông Sở trong tư thế sẵn sàng, đang ngồi trong phòng khách xem TV, chờ vợ
về để cùng đến nhà nhạc gia, ông bà chủ Hãng Xuất Nhập Cãng Cơ Khí Rồng
Vàng. Ông Tiến, ông nhạc của ông hẹn gặp hai vợ chồng để bàn chuyện
mở một dưỡng đường ở Biên Hòa cho ông cai quản. Chiếc đồng hồ
Grandfather bằng gỗ sồi đứng trong góc nhà đã đánh từ 8, 9, 10, đến 11
tiếng mà vẫn chưa thấy Hương đâu cả. Quả lắc vẫn lắc qua lắc lại thả ra
những tiếng tic, tắc như đang chạy đua càng lúc càng căng thẳng với
nhịp tim và các tế bào thần kinh của ông, cho đến khi ông chịu thua và
gục xuống trên ghế salon. Những tiếng đing, đong vang lên ầm ỉ cùng với
tiếng giày lộp cộp làm ông giựt mình tỉnh dậy. Vợ ông đang chân nam
đá chân xiêu đi vào. Ông dụi mắt muốn cằn nhằn, nhưng lại chỉ dám than: Hương sật sừ: Chừng như Hương đã xỉn lắm vì mặt mày đỏ gay, giọng lè nhè. Ông vội chạy đến đỡ vợ đưa vào phòng. Cô nằm xuống là ngáy khò khò . Ông lấy khăn ướt lau mặt cho cô. Thứ bảy này người làm về thăm nhà từ sớm nên không có ai để sai bảo. Lau đi một lượt, lau lại thêm lượt nữa với nước ngâm đá lạnh cho giã rượu. Ðèn điện bỗng nhiên sáng lên cho ông thấy rõ… Trời ơi! Thì ra cô không có lông mày! Lông nheo thì rơi cả ra trên gối, mặt cô lại rỗ hoa! Những vết sẹo cắt, vá, sữa chữa vẫn còn đầy trên mắt mũi miệng, mà cái sống mũi hình như hơi bị lệch về bên trái! Ðây là vợ của ông sao? Sau mặt nạ son phấn, gương mặt thật của vợ ông là thế này hả trời? Dù sao, cũng nên cỡi bỏ giày dép áo quần cho cô ta cái đã! Vất vả lắm mới mở được những nút áo kiểu cách bên ngoài. Ðồ lót bên trong rít rát mồ hôi làm sao ngủ được? Thôi thì ráng cỡi ra cho luôn, dùng khăn ướt lau cho sạch vậy. Chiếc nịt vú vừa bung ra thì chèng đéc ơi! Bộ ngực mà lâu nay ông hay sờ mó, chiếc lớn chiếc nhỏ, chiếc cao chiếc thấp như một anh hề đang làm miệng méo để cười nhạo ông. Cụp mắt buồn bả nhìn xuống thì lại thấy cái bụng vun cao như đã có bầu 4, 5 tháng rồi vậy. Xây xẩm cả mặt mày. Nhớ lại từng lúc từ ngày cưới…Hèn gì lúc nào cô cũng “tương kính như tân”, kín đáo e lệ như con gái, không cho ông mở đèn lúc vợ chồng gần nhau…Thì ra là thế! Ông phân vân, lưỡng lự một lúc rồi đem chăn gối ra nằm ngoài salon suy nghĩ. Hình ảnh của một tương lai huy hoàng khi ông làm chủ một dưỡng đường tầm cỡ ở Sài Gòn lớn lao, đẹp đẽ, hấp dẫn hết sức!… “Thôi thì ráng mà làm ngơ! Còn Ngân, mai mốt giàu có rồi ta sẽ cho mẹ con nó mỗi tháng ít tiền cũng có sao đâu.” Ông thở dài nhủ thầm. Ðang mơ thấy mình làm hoàng tử trong cung vàng điện ngọc, ông tiếc nuối biết mấy khi chợt nhận ra có tiếng Hương kêu thét từ phòng trong. Ông chạy vào và đụng nhằm vợ ông đang chạy ra. Hai người ngã lăn đùng ra sàn. Cũng may là sàn nhà lót thảm nên không đến nổi. Khi đỡ vợ dậy, ông thấy cô toàn thân vẫn còn đang run rẫy. Cô lập cập: -Có ma anh Sở ơi! Có đến mấy con lận. Cứ thay phiên nhau chí chóe bên tai em. Buộc lòng ông phải ôm cô để trấn an: -Làm gì có ma. Chắc em thấy ác mộng thôi. -Không phải là ác mộng vì lúc đó dường như em đã tỉnh rồi. Em nghe có tiếng nói chuyện, rồi tiếng cãi nhau nữa. Rồi cô hất tay ông ra, nhìn ông với ánh mắt khinh bỉ lẫn oán trách. Cô hét lớn: -Người ta nói rằng mẹ con cô Ngân nào đó vì ông mà suýt chết. Ông là kẻ tham phú phụ bần không có lương tâm. Ông đã thề với Trời Ðất sẽ lấy cổ làm vợ, ông đã lấy cổ có bầu rồi bỏ cổ. Trong cơn tuyệt vọng cổ đã tự tử suýt chết đuối. Cũng may cho mẹ con tôi! Nếu mẹ con cổ mà chết thì chắc chúng tôi sẽ bị quả báo vì ông. Ông làm gì mặc ông, đừng có liên lụy đến chúng tôi. Sao ông dám mang ma quỷ vào nhà tôi để dọa nạt tôi thế này? Cho ông ở đây đi, tôi muốn về nhà cha mẹ tôi lập tức! Nếu không vì sợ ma chắc cô đã bỏ đi một nước. Bỉu môi, khinh thị, ghen tương, không muốn nhìn mặt ông Sở nữa nhưng lại không dám nặng lời hơn. Phải chăng vì dù sao, ổng vẫn là ông chồng bác sĩ đẹp trai khiến cho cô hãnh diện với chúng bạn và hơn nữa, cô cũng còn nhớ vì sao cần ông ta cưới gấp. Cô bây giờ cũng đâu dám đi đâu một mình! Thoạt nghe Hương nói những lời đó, ông
Sở giựt mình tái mặt, định thú thật hết với cô để xin cô tha thứ, nhưng
chợt nhớ đến cái bụng lùm lùm của cô vừa mới thấy lúc nãy, ông như quả
bóng ứ hơi chỉ muốn nổ tung ra. Ông chỉ mới cưới cô được 2 tháng, đã
chỉ gần nhau rất hạn chế trong một tháng khi đi hưởng tuần trăng mật.
Từ đó chưa hề nghe cô nói gì về việc thai nghén, như thế nghĩa là sao?
Cô đã luôn viện cớ trong người bần thần mệt mỏi. Là một bác sĩ, ông
nghĩ rằng cô đã sớm cấn thai với mình mà chỉ vì mắc cỡ không muốn nói,
nên cũng giả ngơ thôi…Thấy ông nhìn chằm chằm vào bụng mình, Hương chợt
nhớ khi mình thức dậy thân thể trần truồng nên cũng hơi biến sắc, nhưng
chỉ trong thoáng chốc, nét mặt đã trơ ra có vẻ bất cần đời như cũ. Với
giọng vẫn còn run nhưng không thiếu vẻ oai vệ, cô ra lệnh: Từ mấy tháng nay đã tập nghe lệnh của cô như dân nghe lệnh quan (hay vì ga lăng của dân Tây chả biết), ông Sở luôn răm rắp tuân lệnh. Nhưng ông lập tâm sẽ nhịn nhục hết mình, rồi sau sẽ hay. Ông ra nhà xe lấy xe đưa cô đi. Phần Hương, từ nhà ra, dù muốn dù không, cô vẫn phải theo sát bên ông. Ma quái hình như đang tràn ngập cả không gian. Hình như chúng đang hiện diện nơi từng lùm cây ngọn cỏ, hiện hình thành những bóng đen múa may, vẫy tay ngoắc cô, chạy đến chụp cô, muốn ám hại cô bất cứ lúc nào. Tất cả cũng tại vì ông Sở! Chừng một năm sau đó, nhân dịp vợ chồng chị của chàng từ Saigon ra Huế để xin con nuôi, giáo sư Hà đã tháp tùng theo họ. Thì ra ở Huế, ngay gần nơi chàng dạy học có một tổ chức thiện nguyện do một số người công giáo có lý tưởng rất cao đẹp tổ chức mà chàng không hay. Tổ chức này chẳng những từng đi kiếm thai nhi bị phá bỏ khắp nơi đem về chôn ở một nghĩa địa riêng gọi là “Nghĩa Trang Anh Hài” ở làng Ngọc Hồ, quận Hương Trà, Tỉnh Thừa Thiên, mà họ còn lo nuôi những bà mẹ bất đắc dĩ để họ đừng phá thai chờ đến ngày họ sinh nở rồi sau đó lo việc kiếm cha mẹ nuôi cho những đứa bé sơ sinh do những bà mẹ này sinh ra. Chị chàng có người bạn ở Huế, nhờ người bạn đó mới biết đến tổ chức này và hôm nay hai vợ chồng hiếm muộn này mới ra đây để kiếm con nuôi. Ði theo vợ chồng chị, chàng không khỏi nhớ đến Ngân và thầm tiếc rằng mình đã không biết nơi đây từ trước để đưa đường chỉ lối cho nàng. Bây giờ bóng chim tăm cá biết đâu mà tìm! Dù chỉ gặp nàng bất quá mấy tiếng đồng hồ và chỉ trao đổi với nàng ít câu nhưng chàng vẫn cứ nhớ đến hình dáng và giọng nói nét nhìn của nàng không nguôi. Văn phòng của tổ chức này chỉ là một căn
phòng nhỏ nằm trong khuôn viên của một nhà thờ. Phòng chỉ rộng khoảng
10m vuông, với một chiếc kệ gỗ có nhiều ngăn để hồ sơ bên vách trái và
một cái bàn làm việc bên góc phải với 5, 6 chiếc ghế cũ kỷ. Trên vách ở
giữa có treo hình Ðức Mẹ Maria tay bồng Chúa Hài Ðồng, bên trái xa
chiếc kệ gỗ là bản thông báo về những sinh hoạt của hội, kết quả của
những công tác trong tháng. Bên phải phía bàn làm việc là bản tuyên bố
về mục đích hoạt động của hội. Rải rác đó đây là những bảng tri ân
những nhà hảo tâm đã đóng góp tài lực cho hội. Ðang khi chàng đi xem
những bảng tri ân trong khi chờ đợi gặp người của hội thì chợt nghe
giọng chào êm tai: Chàng không thể tin vào mắt mình. Hèn
gì mấy hôm nay con mắt trái giựt lia! Chẳng phải Ngân đang đứng trước
mắt chàng là gì? Ngân đẹp đẽ, nõn nà, hồng hào, tươi trẻ, dáng dấp
trang nhã dù ăn mặc rất mộc mạc đơn sơ. Chàng nhìn nàng và nàng cũng
tròn mắt nhìn chàng, cả hai không giấu được vẻ kinh ngạc. Vợ chồng chị
cũng lạ lùng khi nghe chàng reo lên: Dáng điệu e ấp ngại ngùng, nàng đáp nhỏ chỉ đủ cho chàng nghe: Rồi nàng e lệ mời mọi người ngồi lại để
bàn chuyện. Theo lời nàng thì Hội được một số người hảo tâm cũng như hội
đoàn từ thiện hải ngoại đóng góp tài trợ nên những cha mẹ nuôi nào gặp
lúc nào đó thiếu điều kiện vẫn có thể yêu cầu Hội tiếp tay trong việc
nuôi dạy đứa con nuôi sau này. Những bà mẹ của các bé này phần nhiều là
bất đắc dĩ mà phải sinh con nên sau khi sinh không còn muốn ai biết
được họ từng có con, thế nên cha mẹ nuôi không cần lo bị đòi con lại.
Ngân nhìn sang Hà thẹn thùng giải thích: Sau đó, Ngân đã hướng dẫn ba người đi gặp những đứa trẻ trong trại. Gọi là trại nhưng thực ra chỉ có một dãy nhà gồm 4 phòng nhỏ, hai phòng có để những chiếc nôi, giường nhỏ, trong đó có 7, 8 em bé đang nằm giữa ít nhiều đồ chơi như bong bóng, lúc lắc. Bên ngoài là một sân rộng có hàng rào bao quanh với chừng mười trẻ lớn nhỏ tuổi từ 2 đến 5 đang chơi đùa với những xích đu, ngựa gỗ, và cầu xoắn bằng mũ được bơm lên, dưới sự giám thị của vài vị nữ tu. Trông chẳng khác chi một tiểu viện mồ côi. Ông bà Hải (vợ chồng chị của Hà) đã quyết định xin một bé trai hơn một tuổi (bằng bé Hạnh, con của Ngân) người Việt, trong đám trẻ trắng có, đen có, vàng có còn nằm trong nôi, mà theo lời Ngân thì người mẹ của bé đã bỏ đi ngay sau khi sinh bé, không còn liên lạc nữa. Hà đã kể với anh chị về hoàn cảnh của Ngân nên ông bà Hải rất thương cảm và rất muốn giúp đỡ. Họ đã đề nghị Ngân nên theo họ vào Sài Gòn để Ngân có thể tiếp tục nuôi con mà không sợ dư luận của thiên hạ địa phương đàm tiếu. Bà Hải đang dạy học ở một trường tiểu học gần bệnh viện Chợ Rẫy và bà có thể xin một chân giáo viên cho Ngân ở đó. Thật là một may mắn bất ngờ! Ngân tự nhủ và rất cảm kích lòng tốt của bà Hải. Dĩ nhiên là Ngân nhận lời và mong chóng xa được nơi chốn đã gây cho nàng lắm nổi sầu đau. Nàng thương mẹ, nhớ anh chị em, nhưng suốt từ dạo ấy đến nay chỉ dám gửi tin về chứ chưa bao giờ dám về nhà gặp gỡ họ! Nhà ông bà Hải rộng rãi lại có người làm, vừa nấu ăn vừa giúp trông nom đứa con hai ông bà mới nuôi cùng bé Hạnh con của Ngân. Vậy nên khi Ngân ở đây để đi dạy học rất là thuận tiện. Bà Hải đối xử với mẹ con nàng rất thân thiết nên lòng nhớ gia đình và nỗi buồn về thân phận qua 3 năm cũng đã nguôi ngoai. Phương chi giáo sư Hà thỉnh thoảng vẫn vào ra thăm viếng và gọi điện thoại ân cần thăm hỏi đều đều nên tâm trạng Ngân cũng đã lạc quan dần. Khí hậu Sàigon hình như thích hợp với hai mẹ con nên Ngân càng ngày càng nõn nà và con bé Hạnh con nàng càng ngày càng thấy đỡ xanh xao. Ðang giảng bài toán đố cho học trò trong
lớp 5 thì Ngân phải ngưng lại vì thấy ông giám thị trường đang hấp tấp
chạy vào. Không có được vẻ bình tỉnh cố hữu, ông nói giọng run run: Ngân bàng hoàng choáng váng, tất tả thuê xe thồ chạy đến bệnh viện Chợ Rẫy, trí óc hoang mang tưởng tượng đến cảnh tượng hãi hùng, con nàng bị xe tông nằm trong vũng máu, rồi còn bao nhiêu hình ảnh kinh khủng khác nữa…Nàng thầm cầu khẩn Ơn Trên che chở cho con nàng. Xe Honda ôm chạy len lỏi qua giòng xe cộ nhiều khi rất chậm làm lòng nàng nóng nảy vô cùng. Ðường phố Sài Gòn cứ như thế này thì chắc gì con nàng tới kịp bệnh viện để cho người ta cứu chữa! Nàng đâm ra ghét người đi lại, ghét luôn xe cộ, oán cả Sài Gòn. Tuông vào phòng Cấp Cứu, nàng đão nhanh
mắt tìm con. Không thấy đâu cả. Ngân thất sắc, vội hỏi y tá. Y tá
cho hay con bé mới vừa được đẫy vào Phòng Giải Phẫu. Từ đâu đó chị
người làm và ông bà Hải cùng nhau chạy tới. Không để cho Ngân kịp hỏi,
chị người làm đã vội kể: Bà Hải tiếp câu chuyện: Ðang hối hả chạy tìm cách xin phép đi
vào phòng mỗ với con, Nàng đụng nhằm phải người nào đó làm cả hai người
suýt ngã. Nàng lấp bấp xin lỗi: Ngân nhìn lên và sững người khi thấy ông Sở, người mà số mệnh bắt nàng đụng nhằm, đang đứng trước mặt mình trong áo mũ y sĩ giãi phẫu, tay còn cầm khẩu trang chưa kịp mang lên. Tiếng ông Sở hỏi: Ðến lúc này Ngân mới oà khóc, vừa chạy về phía văn phòng vừa trả lời: Ông Sở thảng thốt: Ông Sở ấp úng vội vàng bảo Ngân: Bác sĩ ra lệnh tăng cường lượng oxygen
khẩn cấp, yêu cầu phụ tá dùng máy hút sạch máu mũ quanh vùng mỗ rồi tay
thoăn thoắt cố may lại những chỗ cắt trong ruột ngoài da, nhưng.. Tiếng nói của người y tá nghe như tiếng sấm, tiếng của tử thần thâu hồn đoạt mạng cả con lẫn mẹ, nàng ngã lăn ra đất bất tỉnh nhân sự. Vì sao mà bé Hạnh phải chết? Có phải vì phát hiện bệnh quá trể để cho máu mũ trong ruột thừa bị vỡ tràn ra nhiễm trùng đường ruột như bệnh viện nói, hay là vì việc thay đổi bác sĩ giải phẫu từ bác sĩ Sở qua bác sĩ Minh bất ngờ làm chậm trễ việc mỗ xẻ, làm bé Hạnh phải chịu ảnh hưởng của thuốc mê lâu hơn gây nên cái chết thương tâm? Bác sĩ Sở và bác sĩ Minh phải là những người hiểu rõ nhất. Bác sĩ Minh biết; từ 1972, sau khi Hãng Xuất Nhập Cảng Cơ Khí Rồng Vàng của nhà bố vợ bị thua lỗ, chuyện xây dựng dưỡng đường không thành, ông Sở phải vào làm khoa giải phẫu ở bệnh viện này cùng với ông. Hể mỗi lần có ca nào khó ông Sở đều tìm đủ cách sang qua cho ông, để chỉ thực hiện những ca dễ dàng mà thôi. Ông ta từng tâm tình với ông về chuyện tình của mình, lẫn chuyện gia đình, bảo rằng đã lấy nhầm một người vợ hư thân mất nết, bị vợ cắm sừng mà chẳng biết nói sao, vì chính tại ông tham phú phụ bần, nay ân hận thì đã muộn. Biết ông Sở nhiều buồn phiền nên ông cũng muốn giúp đỡ, nhưng dù ông nể tình không nói thì giám đốc bệnh viện cũng đã lưu ý đến vấn đề này. Vì bé Hạnh mà Ngân đã cố sống, cố quên đi những nhục nhã khổ đau của một đứa con gái chữa hoang. Nay bé Hạnh mất đi, đúng lúc thủ phạm của những bất hạnh của mẹ con nàng xuất hiện. Sự gặp gỡ này chỉ càng làm cho lòng nàng đau đớn đến giá băng, oán hận đến cháy lòng. Khi ông Sở ngay trước bộ mặt sưng sỉa của cô Hương, ôm xác bé Hạnh tuông đôi dòng lệ mà nói với nàng: “Anh sẽ chung sống với em, rồi sẽ cho em nhiều đứa con khác. Xin em đừng buồn nữa!” dù thái độ đó có làm nàng thỏa mãn tự ái, xoa dịu bớt nỗi ấm ức bấy nhiêu năm qua, nàng vẫn chỉ còn thấy nơi ông một tên đểu giả, một kẻ dối lừa mà nàng nên khinh nên hận mà thôi. Không nói tiếng nào, nàng giành lại xác con, lạnh lùng bỏ đi. Trong buổi chiều tà chỉ còn vương ít chùm tia nắng quái len lỏi qua những chiếc lá úa héo hắt còn sót lại trên những cành phong đang run rẫy trong gió dọc lối ra, Ngân thất thểu ôm xác con nặng nề lê bước ra khỏi bệnh viện. Bóng cây hay bóng hai mẹ con ngã ra sau dài ngoằng tối tăm trông càng lê thê thê lương. Người mẹ thỉnh thoảng nghiêng nghiêng đầu như đang chăm chú lắng nghe tiếng ai thì thầm chuyện gì ở bên tai…. Ái Hoa |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
![]() |
|
Lan Huynh
Senior Member ![]() Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23798 |
![]() ![]() ![]() |
Những Cây Nến... “Đen”![]() Cuối cùng thì ông cũng “”được” về hưu như người ta, đóng lại 40 năm
ròng rã mệt nhoài trong công xưởng, hối hả đi về theo những chuyến xe
tất bật ngược xuôi dòng đời. Thời giờ xin dành hết thời gian cho bà, người vợ đầu gối tay ấp chung thủy nghĩa tình bao năm vất vả quán xuyến trong ngoài cho đại gia đình này. Một chuyến du lịch hải hành trọn gói dài ngày bên Âu Châu, ước mơ thầm kín của bà từ lúc còn tóc xanh, có một ngày thật gần sẽ trở thành hiện thực. Viễn ảnh đẹp đẽ của những bờ biển trong veo trải dài cát trắng, núi non thiên nhiên hùng vĩ, những con đường thơ mộng trong công viên của thành phố hoa lệ… chỉ được nghe ca tụng, giờ nằm trong tầm tay với, ông cảm thấy hài lòng với món quà hấp hôn đầy ý tình, thi vị sẽ gây cho bà nhiều ngạc nhiên thích thú lắm đây! Vui! Mùa Giáng Sinh sắp tới, kéo dài bắc cầu sang đến ngày lễ nghỉ mừng
Năm Mới, ông lại nôn nao mong chóng gặp lại gia đình các con, chúng nó
tất cả hẹn nhau tụ tập về đây, một công đôi chuyện, vừa hưởng ngày nhàn
nhã lễ hội vừa dự tiệc họp mặt đại gia đình sau bao năm hẹn mà trớt quớt
vì công tác bất ngờ hay có chuyện bận rộn bên vợ hay bên chồng thình
lình của đứa này, đứa kia… Bà cũng như ông, ra vào cứ giở hoài tờ lịch, tẩn mẩn đếm đi đếm lại số ngày xuống dần sẽ đoàn viên cả nhà, rồi lại lui cui ghi chép thêm vào sổ tay thật kỹ càng những thứ bất chợt nảy sinh trong việc chuẩn bị những bữa cơm thân mật đông đủ gia đình với món ruột của tụi nhỏ, kể ra thôi cũng đã thèm cho kẻ mê ăn, này nhé… món bánh xèo Nam quyện nước dừa béo ngậy đổ chảo nóng giòn rụm, món bún thang Bắc đậm đà mắm tôm, bún bò giò heo Trung cay xé lưỡi, dặm thêm món bột lọc tôm chấy nồng đượm, món phở đặc trưng với mùi ngò gai rau quế thân thuộc v…v ngoài ra những món ăn vặt, ăn chính kiểu Tây Mỹ cho đám cháu không thể nào thiếu trong thực đơn. Bấy nhiêu cũng đủ chiếm trọn thời giờ của bà nội trợ đảm đang. Việc dọn dẹp trang hoàng nhà cửa, giao hẳn cho ông, coi như đã gần xong, cây thông dựng lên chỉ thiếu mấy trái cầu thủy tinh đủ sắc để tăng phần lộng lẫy bên cạnh những giây đèn hoa giăng rực rỡ, chiếm cứ một diện tích không nhỏ nơi góc nhà, và dự định sẽ để lâu qua hết tuần đầu của năm mới. Lễ lớn mà! Ngày vui gần kề, thương bà quá! hẳn vì sự chộn rộn lo lắng, trông chờ nên giấc ngủ xáo trộn sinh bần thần, sớm ra lại lăng xăng việc nhà viêc chợ, nên khó tránh dạo này hay quên thứ này không nhớ thứ nọ, vì thế ông cũng bở hơi tai khi kiêm thêm nhiệm vụ sai vặt liên tu bất tận của bà. Rồi một sáng, nét phờ phạc mệt mỏi của bà hiện rõ. Ông phải lên tiếng khuyên bà ngừng công việc, nghỉ ngơi ngay, cứ thủng thỉnh mà làm có thi đua chi đâu mà vội, chứ điệu này khi con cháu về, bà đổ bệnh thì mất vui, nhưng Bà chỉ ậm ừ, rồi bỏ ngoài tai, dễ giận không chứ? Ông nói đâu có sai! để rồi một tối, chuyện lớn xảy ra. Bao ngày bà nằm lại nhà thương để chờ kết quả định bệnh, là bấy ngày ông tất tả tới lui bệnh viện. Không ngờ cú té ngã mà sinh chuyện to thế, cứ tưởng là bà mệt do thiếu ngủ, trễ ăn bỏ bữa gây tụt huyết áp hay thiếu máu chi đó, chỉ cần khám cho thuốc rồi về tịnh dưỡng, chứ biết đâu… Nhìn bà không khoẻ trên giưòng bệnh, ống nước biển truyền lủng lẳng
trên đầu giường, cái kim to, dấu mình dưới mảnh băng keo dán, rúc vào
mạch máu tay nổi bầm tím thịt da làm ông cũng thấy như thân mình cũng bị
châm, đau cách gì! Coi bộ bà chẳng nhớ chút gì chuyện té xỉu ở nhà mỗi khi hỏi đến, bà ngơ ngác trả lời không đâu vào đâu, lơ mơ đầu óc… ông bất giác sợ tái người khi nghĩ bà có phải phát bệnh lú lẫn “ăng dai mơ” rồi chăng? hay khi té, nói dại, đập đầu xuống nền nhà, chạm dây thần kinh nào nên mới ra cớ sự. Thế nhưng khi ngoài cửa sổ, những sợi tuyết bám đặc kín vào mặt kính như tấm màn bông, vọng tiếng nhạc lễ hội vui tươi phát ra khe khẽ từ radio của người nuôi bệnh cạnh bên lén mang vào cho người thân nghe bớt nhớ nhà, thì như có phép lạ khiến ký ức tưởng đã ngủ quên đâu đó trong bà bỗng trỗi dậy, đánh thức mách bảo trái tim của người mẹ thương con, tấm lòng yêu cháu của người bà ngoại, bà nội như bà, phút chốc giác quan trở nên mẫn tiệp, năng lượng đầy đủ tiếp sức cho tỉnh táo đầu óc, thấp thỏm câu hỏi thăm ông mọi sự vật sự việc, đề cập công chuyện nhà, nhắc chừng ông đừng báo vội cái tin không hay, tuị nó lo, đằng nào… con cháu cũng sắp về rồi, chậm biết càng tốt. Không biết ông trấn an bà hay là tự nhủ lấy mình hãy lo cho sức khoẻ trước đi… mọi việc khác không quan trọng nữa, gác hết qua bên. Mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên, thấm thía quá! Ừ! đúng là cận ngày lễ Giáng sinh, nhưng sao chẳng còn những háo hức đón chờ khi thấy tình trạng của bà bây giờ. Ông nghe như tiếng thở dài của ai đó kéo theo tiếng chặc lưỡi ảo não giữa cái không khí đầy mùi thuốc của nhà thương, buồn thêm… lại buồn! Ông bước thấp bước cao ra khỏi cửa bệnh viện với đầu óc hỗn mang cùng cực, không tin vào chính tai mình sau khi nghe bác sĩ chuyên khoa thần kinh chẩn đoán và thông báo cái hung tin đến điên đảo đất trời, bà phải nằm lâu trong nhà thương để chờ ngày lên lịch mổ… chỉ lấy ra… một phần… cái bướu trong não. Ác thay! là một bướu… độc, đang phát triển rất nhanh. Số mệnh tàn nhẫn vậy sao? Trong cùng cực bi quan, ông quên hẳn rằng tấm thân tứ đại con người vốn phải chiụ sự chi phối của vòng sinh bệnh lão tử, và mọi sự trên cõi gian này chỉ là ngắn ngủi, tạm thời, nhưng nhất thời cú sốc thình lình, không chịu nổi, cảm xúc dằn vặt đau đớn cứ thế mỗi lúc dâng từng hồi trong lòng ông với tiếng kêu tuyệt vọng. Bệnh của bà… bất trị! Mai này… không có bà, đời ông còn gì là hạnh phúc nữa, biết sống sao đây? Trời ơi! đau quá, đau nát tim, xé lòng, hô hấp cứ như thắt lại, không hít thở nổi, tưởng như nỗi tê dại gậm nhấm trong từng mạch chảy làm đông cứng toàn thân ông, muốn té quỵ! Sắc sẫm hoàng hôn kéo dần chụp úp cảnh vật mọi nẻo đường. Bóng ông đổ dài lê thê với bước chân nặng chịch in rõ trên nền tuyết trắng xóa rã rượi mênh mang. Gió u u vô tình thổi buốt đến đỉnh đầu không nón, tràn xuống cổ không quấn khăn, ghim vào ngón tay xương xẩu già nua như nhánh khô thời gian, vạn vật theo ông rùng cả mình. Lạnh điếng! Bước vào nhà, căn phòng tối om như hôm bà té, lạnh lẽo không có chút sưởi nhiệt, sinh khí. Thì ra chính sự ảnh hưởng của cái bướu, hình ảnh mọi sự vật xung quanh bị thu hẹp hẳn lại khác thường trong tầm nhìn của bà, không gian chỉ còn lờ mờ thấp nhỏ trong khung tranh tối tranh sáng, nửa chừng nửa vời. Bà không biết nan bệnh đã phát, tưởng cơ thể mình bị nóng, hỏa xông, hoa mắt, nhất thời không tỏ, cũng không nói ra sợ chồng con bận tâm, tự nghĩ cách đơn giản là cắt ngắn bớt thân nến đi là có thể thấy trọn vẹn ánh sáng thắp lên từ ngọn của nửa cây nến. Trời ơi! tội nghiệp làm sao! Ôi! Những ngọn nến… “đen”… sẽ chẳng có cơ hội được thắp lên nữa. Quỹ thời gian của chủ nhân chúng đã dần cạn kiệt đến nơi. Ông mặc cho nước mắt, nước mũi, tự do thả tuôn như suối cuồng bão nổi đẫm ướt trên những cây nến …đen… cụt đầu. Ông ôm mặt nấc lên từng hồi rưng rức, tức tưởi như đứa trẻ ngoan bỗng nhiên vô cớ bị người tước mất trên tay vật yêu quý nhất đời mình. Thế là hết… mất… hết cả rồi! Vô thường! Hồng Thúy Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 20/Dec/2016 lúc 1:22pm |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
![]() |
|
Nhom12yeuthuong
Senior Member ![]() ![]() Tham gia ngày: 13/Sep/2009 Đến từ: Vietnam Thành viên: OffLine Số bài: 7169 |
![]() ![]() ![]() |
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
|
|
![]() |
|
<< phần trước Trang of 201 phần sau >> |
![]() ![]() |
||
Chuyển nhanh đến |
Bạn không được quyền gởi bài mới Bạn không được quyền gởi bài trả lời Bạn không được quyền xoá bài gởi Bạn không được quyền sửa lại bài Bạn không được quyền tạo điểm đề tài Bạn không được quyền cho điểm đề tài |