![]() |
![]() ![]() ![]() ![]() ![]() |
![]() ![]() |
Thơ Văn | |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() ![]() |
<< phần trước Trang of 201 phần sau >> |
Người gởi | Nội dung |
Lan Huynh
Senior Member ![]() Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23809 |
![]() ![]() ![]() |
Nụ hôn đêm Giáng Sinh
– Tôi không thể ký được. Tôi phải hỏi ý kiến luật sư của tôi. – Nếu cô muốn hội ý với luật sư của cô thì chiều nay cô có thể nghỉ sớm để gặp luật sư của cô; bởi vì, ngày mai cô đến đây mà cô chưa ký thì cô sẽ không được vào phòng làm việc. – Bà xử ép tôi. Nếu tình thế đưa đến như bà nói thì tôi xin gặp ông Sếp của cơ quan này ngay chiều nay. Kelly nhấn nút điện thoại. Vì lịch sự, Mai Trâm bước đến cửa để khỏi nghe cuộc điện đàm. Chỉ một thoáng thôi, Kelly gọi: – Cô Nguyễn! Ông Lee đang có mặt tại văn phòng của ông ấy; cô có thể lên gặp ông ấy ngay bây giờ. – Ông Lee nào? Tôi muốn gặp ông Heinline, Sếp của cơ quan này. – Ông Heinline đi rồi. Ông Lee vừa thay thế ông Heinline cách nay mấy hôm. Vì tính ít trò chuyện với mọi người, Mai Trâm thầm ngạc nhiên, nhưng không nói. Vói lấy mảnh giấy bị Kelly “buộc tội”, Mai Trâm nói “Cảm ơn” rồi quay ra cửa. Nghe tiếng gõ cửa, Lee vẫn chăm chú nhìn vào computer và nói: – Vào đi. – Chào ông Lee. Lee ngẫng lên. Vừa thấy Mai Trâm, Lee thoáng giật mình, nhíu mày. Mai Trâm cũng hơi ngỡ ngàng vì thấy Lee trông quen quá. Lee nói tiếng Việt: – Chị làm ơn đóng cửa lại. Sau khi Mai Trâm đóng cửa, Lee hỏi: – Có phải chị là chị Mai Trâm, ngày xưa học… Lee chưa dứt câu, Mai Trâm đã nhớ ra: – Còn anh là Lê Bảo Toàn, ngày xưa đàn Guitar và Piano trong ban văn nghệ, đúng không? – Chị cũng là một “cây xanh giờn” chứ đâu có vừa. – Bỏ hết rồi! – Tại sao bỏ? Bỏ cái gì? – Chuyện dài dòng lắm. Còn anh chị, lên “chức” Nội Ngoại gì chưa? – Chuyện của chị dài dòng thì chuyện của Toàn cũng không thể ngắn được. Bây giờ mình giải quyết chuyện Kelly trước, nha. Mời chị ngồi. Nghe Toàn xưng tên như ngày xưa, Mai Trâm thầm vui. Sau khi nghe Mai Trâm trình bày sự việc, Toàn cười: – Toàn nghĩ chị không phải là người đầu tiên rơi vào tình cảnh này. Hiện tại kinh tế khó khăn, mấy tam cá nguyệt vừa qua công ty vẫn lỗ lã cho nên họ tìm cách để nhân viên thâm niên tự xin nghỉ việc, công ty khỏi phải trả tiền thất nghiệp và họ sẽ thuê người mới, trả lương thấp hơn. Đó là một cách tiết kiệm cho công ty chứ không phải Kelly có ý xấu với chị. – Như vậy là không công bằng. – Toàn sẽ giải quyết trường hợp của chị một cách công bằng; vì những điều chị đòi hỏi để việc làm của chị được kết quả tốt là những điều rất quan trọng để bảo đảm cho công ty sau này, nếu chẳng may, công ty bị kiểm kê. Toàn xoay người, chỉ vào computer, tiếp: – Toàn đã đọc hồ sơ cá nhân của chị; chỉ khổ một điều là tiếng Anh không có dấu mà mấy ông bà Mỹ lại không viết chữ đệm “Mai” cho nên Toàn không nghĩ Tram Nguyễn là chị. Toàn nhận thấy tìm được một nhân viên làm việc chăm chỉ, có kinh nghiệm như chị không phải dễ. Một lý do khác là, sau mấy mươi năm bặt tin, nay gặp lại chị, Toàn rất vui mừng vì Toàn được sống lại những ngày hồn nhiên của thời được bạn bè tặng biệt danh là “Toàn Antique”. Mai Trâm và Toàn cùng cười. Ngày xưa Mai Trâm được nhiều nam sinh để ý vì nàng đẹp, hiền, phong cách quý phái, nghiêm trang. Toàn được nhiều học sinh đặt biệt danh “Toàn Antique” vì Toàn “cả gan” theo đuổi và không cần che dấu sự say mê của Toàn đối với Mai Trâm – người học trên Toàn ba lớp và lớn hơn Toàn ba tuổi. Bây giờ gặp lại và được Toàn hứa sẽ giải quyết công việc một cách tốt đẹp, Mai Trâm rất vui, chào “Mr Lee”, trở về bàn làm việc của nàng. Chiều, trên đường lái xe về nhà, trong khi Mai Trâm bùi ngùi nhớ lại mảnh giấy nhỏ, chữ viết rất nắn nót “Je t’aime” , phía dưới ký tên Toàn, được gắn nơi ghi-đông xe đạp của nàng thì điện thoại cầm tay reng. Nàng nhấn nút speaker rồi “Allo” . Tiếng Toàn: – Mọi việc đã giải quyết xong. Mai chị cứ vào làm việc bình thường, xem như không có gì xảy ra cả, nhé. Theo luật lệ của công ty, Mai Trâm nghĩ câu cuối cùng của Toàn gồm hai phần: Phần đầu, không có gì rắc rối với Kelly; phần sau: không có gì xảy ra giữa Mai Trâm và Toàn, nghĩa là cả Toàn và Mai Trâm đều không nên để nhân viên trong sở nhận ra tình bạn ngày xưa giữa hai người. Tự dưng Mai Trâm cảm thấy buồn buồn. Sang Mỹ, bạn của Mai Trâm ai cũng đi học lại, chỉ riêng Mai Trâm thì phải đi làm ngay; vì Nhuận – người chồng mà Mai Trâm vừa ly dị – ngày xưa cũng như sau 1975, không cho nàng đi học. Số vốn văn hóa và kiến thức mà Mai Trâm có được là nhờ Cha Mẹ của nàng nuôi nàng ăn học cho đến khi Nhuận cưới nàng! Sự thua thiệt và những cay đắng, khổ lụy trong đời làm vợ lúc nào cũng được Mai Trâm âm thầm chịu đựng và che giấu; vì nàng nhớ lời Cha Mẹ dạy “Xấu chàng, hổ thiếp!” Do đó các con cũng như bằng hữu không ai biết gì về bề trái của Nhuận. Ngược lại, Nhuận mặc cảm và nghĩ rằng nhiều người đã hiểu rõ con người thật của chàng cho nên Nhuận thường bịa những chuyện không đâu về Mai Trâm để nói với các con và mọi người; chỉ với mục đích làm cho mọi người không có cảm tình với nàng. Vì vậy Mai Trâm thích sống thầm lặng, không muốn giao thiệp với ai cả. Sự gặp gỡ bất ngờ với Toàn chiều nay khiến Mai Trâm nghĩ ngợi mông lung. Không biết gia cảnh của Toàn hiện tại ra sao? Toàn nhắc đến biệt danh “Toàn Antique” với dụng ý gì hay chỉ là vô tình? Sự cách biệt giữa Sếp lớn và nhân viên khiến Mai Trâm nghĩ rằng nàng khó có cơ hội tìm hiểu. Như để trả lời những thắc mắc của Mai Trâm, sau khi nàng dùng cơm tối xong, điện thoại reng. Mai Trâm “Allo”. Giọng của Toàn: – Lúc chiều Mai Trâm đi về có bị kẹt xe không? Nhận thấy Toàn không dùng chữ “chị” nữa, Mai Trâm thoáng lưỡng lự rồi đáp: – Dạ, cảm ơn Boss, không bị kẹt xe. Còn Boss có bị kẹt xe hay không? – Cho xin chữ Boss đi. – Vậy thì gọi là Mr. Lee, được không ạ? – Vâng, trước mặt nhân viên khác thì nên giữ kẻ một tý; ngoài ra, cứ gọi tên như ngày xưa vậy. – Dạ. – Chiều mai Mai Trâm ở lại dự tiệc Giáng Sinh với mọi người chứ? – Dạ, ít khi tôi tham dự lắm, vì tôi không thích đám đông. – Người đã từng xuất hiện trước đám đông không biết bao nhiêu lần mà bây giờ lại không thích đám đông, lạ thật! Mai Trâm không thích đám đông vì mỗi khi cùng Nhuận xuất hiện trước đám đông lúc nào Nhuận cũng có những hành động và cử chỉ nhố nhăng để tạo sự chú ý của mọi người, làm Mai Trâm mắc cở. Đôi khi gặp người bạn cũ, biết khả năng văn nghệ của Mai Trâm, yêu cầu nàng lên sân khấu thì – trước khi Mai Trâm kịp trả lời – Nhuận đáp ngay: “Thôi, bả không thích đâu” . Nhưng, ngay sau đó, Nhuận đến xin ban tổ chức cho chàng hát một bài. Nghe Nhuận “hét” Mai Trâm chỉ biết lắc đầu, cúi mặt. “Hét” xong, Nhuận “xin khán giả một tràng pháo tay”. Trong khi mọi người vỗ tay, Nhuận vẫn còn đứng trên sân khấu, mở ví, lựa tờ giấy bạc nào “lớn” nhất, tặng ban nhạc. Trên đường trở về chỗ ngồi, Nhuận vừa đi vừa than phiền hơi lớn để nhiều người cùng nghe: “Ban nhạc này chơi tệ quá chứ gặp ban nhạc khác tui hát hay hơn nhiều!” Tư cách của Nhuận là như vậy cho nên Mai Trâm chỉ thích ở nhà. Không nghe Mai Trâm nói gì, Toàn gọi: – Mai Trâm! – Dạ. Xin lỗi. Đang bị phân tâm. – Mai ở lại, vì Toàn, nha. – Dạ, vâng. Chiều hôm sau, cạnh cây Noel rực rỡ và trong tiếng nhạc Giáng Sinh rộn rã, mọi người vừa ăn uống vừa cười đùa vui vẻ. Bất ngờ Kelly đưa cao chiếc mũ đỏ của ông già Noel vẫy qua vẫy lại rồi nói: – Xin các bạn chú ý. Xin các bạn chú ý. Im lặng. Kelly tiếp: – Giáng Sinh năm nay chúng ta có Sếp mới. Đó là niềm vui, đúng không? Mọi người cùng nhìn Toàn, cười rồi reo “Yeah!” Kelly tiếp: – Tôi đoan chắc với các bạn, nếu các bạn được nghe Sếp mới của chúng ta đàn thì bữa tiệc Giáng Sinh hôm nay sẽ vượt xa những ý nghĩa bình thường. Trong khi mọi người vừa nhìn Toàn vừa reo vui thì Toàn nhìn Kelly bằng ánh mắt ngạc nhiên, không hiểu do đâu Kelly biết được Toàn chơi đàn. Nhưng Toàn nhớ lại ngay. Cách nay hai hôm, lúc đưa đứa cháu nội, tên Joshua, đi học Piano, Toàn gặp Kelly đưa con đi học Violon. Muốn lấy lòng Sếp, Kelly tỏ ra thân mật với Joshua. Joshua vô tình cho Kelly biết rằng Joshua thích học Piano và Guitar vì Joshua muốn giống ông Nội. Kelly giữ kín chi tiết này, đợi đến hôm nay mới dành ngạc nhiên cho mọi người. Toàn bước ra, đứng giữa phòng, nghĩ rằng chàng có thể từ chối mà không ngại bị mất lòng ai: – Cảm ơn Kelly. Cảm ơn các bạn. Nhưng tôi đi làm tôi không mang đàn theo. Kelly cười lớn, khoát tay cho Ted; Ted chạy vào văn phòng lấy Guitar ra. Toàn tròn mắt nhìn Kelly: – Đàn của ai vậy, Kelly? – Tôi biết Ted đàn Guitar. Hôm qua tôi nhờ Ted đem theo Guitar cho tôi mượn. Mọi người cùng cười. Toàn so giây đàn rồi nói: – Bây giờ tôi xin đệm để các bạn cùng hát Silent Night. Okay? Im lặng. Toàn dạo một đoạn rồi bắt giọng: “Silent night…” Mọi người tiếp vào: “holy night. All is calm, all is bright…” Nhìn cây Noel rực rỡ ánh đèn và nghe một tổng hợp âm thanh không đồng nhất, Toàn cảm thấy vui vui. Thỉnh thoảng Toàn cười và lắc đầu vì vài người bắt vào không đúng nhịp. Riêng Mai Trâm, khung cảnh Giáng Sinh và âm điệu ca khúc Silent Night gợi nơi lòng nàng những buổi chiều Giáng Sinh xưa, khi Nhuận nhắn về, bảo nàng và các con thay quần áo đẹp, chờ sẵn, Nhuận sẽ về đưa Mẹ con nàng đi nhà thờ Đức Bà xem lễ và đi phố xem đèn Giáng Sinh. Nàng và các con chờ đến khuya vẫn không thấy Nhuận về. Gần sáng, Nhuận về. Mai Trâm thuật lại tình cảnh các con và khuyên Nhuận khi đã hứa với các con thì nên giữ lời để dạy cho con những bài đức dục tốt. Nhuận nạt: “Tụi nó là con tui chứ bộ tụi nó là Ông Nội tui hay sao mà bắt tui giữ lời?” Vậy là vợ chồng cãi nhau và bao giờ cũng chấm dứt bằng những cái tát, những cú đá do Nhuận “tặng” Mai Trâm. Về sau Mai Trâm mới biết lý do Nhuận không về với Mẹ con nàng là vì Nhuận bận vui say với vũ nữ, với “bồ”. Đang buồn vì kỷ niệm xưa bị khơi động, Mai Trâm thoáng giật mình vì tiếng Kelly: – Cô Nguyễn! Đi về. Nhìn quanh, mọi người tuần tự ra về, nhân viên trực đêm bắt đầu mở tất cả đèn, Mai Trâm vội vàng theo Kelly. Vừa cho xe nổ máy, Mai Trâm nhận được điện thoại của Toàn: – Mai Tâm rời phòng hội chưa? – Dạ rồi. Đang cho máy xe nổ. – Chiều nay Mai Trâm bận gì không? – Dạ, không. Toàn cần gì? – Toàn mời Mai Trâm ghé nhà thăm Lam Ngọc, bà đầm của Toàn, được không? Rất muốn làm quen với vợ của Toàn để dễ có thái độ đối với Toàn, Mai Trâm đáp: – Dạ, cho xin địa chỉ. Thấy Mai Trâm xúc động quá độ, Toàn đưa nàng rời phòng của Lam Ngọc, nhẹ nhàng khép cửa phòng lại. Sau khi dìu Mai Trâm ngồi vào xa lông, Toàn đích thân lấy một ly nước đá lạnh đem đến cho nàng. Mai Trâm đón nhận và hớp từng ngụm nhỏ. Đợi cho sự xúc động của nàng dịu xuống, Toàn bảo: – Mai Trâm ra sân sau ngắm vườn của Toàn, nha. Biết Toàn muốn tránh ánh mắt tò mò của Linda – người đàn bàn da đen giúp việc – Mai Trâm đáp: “Okay”. Thấy trên deck chỉ có một chiếc ghế, Mai Trâm hơi ngạc nhiên, nhưng nhớ lại tình cảnh của Toàn, đành im lặng. Linda đem ra một ghế cao. Toàn ngồi vào ghế cao, mời Mai Trâm ngồi vào ghế thấp: – Sau giờ làm việc và cuối tuần, đây là “giang sơn” của Toàn. Sự xúc động vẫn còn lắng động trong lòng, Mai Trâm chỉ biết thở dài. Trong khi Toàn chưa biết gợi chuyện bằng cách nào thì Linda rụt rè xuất hiện, nói nhỏ với Toàn: – Thưa ông Lee, văn phòng bác sĩ để lời nhắn trong máy điện thoại. – Cảm ơn. Tôi sẽ nghe sau. Mai Trâm tỏ ra lo lắng: – Toàn nên nghe ngay, nhỡ có gì khẩn cấp cho Lam Ngọc thì sao? Toàn chần chừ. Mai Trâm và Toàn đều có một cố tật là khi nào bị xúc động mạnh thì phát ngôn bằng tiếng Anh: – Please, Toàn. Toàn thở dài, đi vào nhà. Khi trở ra, thấy Mai Trâm nhìn chàng như chờ đợi, Toàn nói, giọng không vui: – Họ nhắc Toàn về những điều phải làm trước khi trở lại để họ theo dõi tình trạng cuộc giải phẫu vừa qua. – Tại sao Toàn bị giải phẫu? – Toàn bị Prostate cancer! – Oh, No!…No! Mai Trâm gục mặt vào lòng bàn tay, khóc. Toàn vịn vai nàng: – Mai Trâm! I’m okay. I’m okay. Với đôi mắt nhạt nhòa, Mai Trâm ngước nhìn Toàn. Toàn nhìn nàng bằng đôi mắt ửng đỏ. Nếu không thấy bóng Linda nơi cửa sổ bếp, có lẽ Mai Trâm đã chồm về phía Toàn, hug Toàn thật chặt như muốn truyền nghị lực cho người em trai. Sau phút xúc động, Toàn nói: – Toàn mời Mai Trâm về nhà với mục đích để Mai Trâm biết rõ cuộc sống của người bạn xưa, chứ không phải để Mai Trâm thương hại Toàn. – Không. Tôi cảm phục Toàn thì đúng hơn. – Nhiều khi Toàn buồn cho thân phận của mình và Toàn không thiết tha điều gì nữa. – Đừng nên bi quan, Toàn ạ! Hãy nói chuyện với các con của Toàn xem các cháu có nghĩ đến một giải pháp nào khác để cất bớt gánh nặng cho Toàn hay không? – Dạ, có. Nhưng vì khi Lam Ngọc bị stroke, nằm trong phòng hồi sinh thì ở phòng đợi Toàn nguyện rằng: Nếu ơn Trên cứu Lam Ngọc qua được cơn ngặt nghèo này, Toàn thề sẽ chăm sóc nàng đến mãn đời! – Toàn thủy chung với Lam Ngọc, đó là điều quý hóa mà không phải người đàn ông nào cũng có thể thực hiện được. Để thể hiện lòng chung thủy tuyệt đối của Toàn dành cho Lam Ngọc, tôi nghĩ Toàn không nên kết thân với bất cứ người phụ nữ nào khác. Nghĩ rằng Mai Trâm nói bóng gió xa xôi, Toàn nhìn vào mắt nàng: – Toàn không phải là Thánh. Toàn chỉ là người đàn ông bình thường. Mai Trâm không nghĩ rằng người đàn ông cũng cần một bờ vai – nhất là bờ vai của một phụ nữ mà đã hơn một lần người đàn ông đó mơ tưởng – khi tinh thần bị suy sụp hay sao? – Nhưng Toàn chưa biết gì về gia cảnh của tôi. – Hôm đầu tiên Mai Trâm gặp Toàn, Toàn đã cho Mai Trâm biết rằng Toàn đã đọc hồ sơ cá nhân của Mai Trâm rồi, nhớ không? Hơn nữa, bây giờ cũng như ngày xưa, tình cảm Toàn dành cho Mai Trâm lênh láng và trong lành như dòng suối chảy xuôi một chiều; Mai Trâm không phải đáp ứng – Lam Ngọc bị như vậy bao lâu rồi? – Khoảng hơn mười năm. – Lúc nào tôi cũng tưởng rằng cuộc đời của tôi bị vùi dập đến thê thảm. Nhưng bây giờ biết rõ hoàn cảnh của vợ chồng Toàn, tôi mới thấy rằng những gì đã đến trong đời tôi so với sự không may của gia đình Toàn thì chẳng là gì cả. Toàn đứng lên: – Thôi, ngồi đây nói toàn chuyện buồn không hà! Mời Mai Trâm vào nhà, mình đàn, hát cho vui. Mai Trâm ngồi vào xô-pha. Toàn đến bên Piano. Toàn “gõ” vài notes để bắt giọng rồi vừa đàn vừa hát: “Yêu ai, yêu cả một đời. Tình những quá khắc khe khiến cho lòng ta đau tủi cả lòng vì yêu ai mà lòng hằng nhớ…” (1) Mai Trâm đến bên Toàn, hỏi nhỏ: – Tại sao Toàn chọn ca khúc này? – Để tặng Mai Trâm. – Toàn không sợ Lam Ngọc nghe Lam Ngọc buồn à? Toàn cúi đầu, giọng khổ sở: – Lam Ngọc chỉ khác thực vật vì bà ấy tự thở được. Thế thôi! – Xin lỗi. Tôi không còn lòng dạ nào để nghe đàn nữa. Toàn cho hôm khác, nha. Vừa đậy nắp Piano Toàn vừa đáp: “Vâng.” Tiễn Mai Trâm ra cửa, Toàn hỏi: – Tối mai Mai Trâm có thể cho Toàn mời Mai Trâm đi nghe nhạc, được không? – Đến mấy clubs hít khói thuốc không tốt đâu. Vả lại tôi khiêu vũ dỡ lắm. Vừa lắc đầu Toàn vừa lấy ví ra vừa đáp: – Không. Đây là một buổi hòa nhạc quốc tế. Toàn cho Mai Trâm xem vé vào cửa buổi hòa nhạc của Yanni. Mai Trâm không nén được vui mừng: – Làm thế nào Toàn biết tôi thích Yanni? – Đây là quà của con trai của Toàn. Sau khi nghe Toàn kể về sự hội ngộ bất ngờ với Mai Trâm và hai chữ Je t’aime ngày xưa Toàn gắn lên ghi-đông xe đạp của Mai Trâm, cháu cười, ra vẻ cảm thông. Sáng nay cháu ghé sở, tặng Toàn hai vé vào cửa và “Chúc Ba tìm được nguồn vui.” Toàn và Mai Trâm cùng cười. Toàn tiếp: – Mấy giờ chiều mai Toàn có thể đón Mai Trâm được? – Tôi tự lập quen rồi. Biết Mai Trâm còn ngại ngùng, Toàn không ép, trao nàng một vé vào cửa. Nhìn khung vải màu xanh thẫm điểm những ngôi sao lấp lánh trên sân khấu, Mai Trâm tưởng như nàng có thể thấy lại vùng trời đầy sao của những ngày thơ dại. Những ngày thơ dại đó, Mai Trâm đã sống với âm thanh, với ánh sáng, với những buổi hòa đàn và những tràng pháo tay vang dội mà lúc nào Mai Trâm cũng ấp ủ trong lòng như những kỷ niệm không bao giờ nhạt phai. Khi thấy đoàn nhạc công từ từ tiến lên sân khấu, vào vị trí, phía sau nhạc cụ của mỗi người, Mai Trâm chợt cảm thấy xót xa và tội nghiệp cho những buổi hòa đàn ngày xưa! Mai Trâm thầm nghĩ, ban nhạc tầm cỡ như vậy thì nhạc trưởng thế nào cũng xuất hiện một cách rực rỡ, đầy hào quang hoặc là một cách đạo mạo với một baton(2) trên tay. Nhưng không! Yanni xuất hiện với quần trắng, giày Tennis, áo thun đen ngắn tay, mái tóc bồng bềnh, dài chấm vai. Trong từng tràng pháo tay vang dội, với dáng vẻ rất tự nhiên và đầy tự tin, Yanni cười tươi, để tay phải lên lồng ngực bên trái, cúi chào khán giả. Yanni bước vào giữa hai Keyboards, mỗi Keyboard có ba tầng, trong tư thế sẵn sàng. Vừa khi tràng pháo tay của khán giả hơi dịu xuống, Yanni phất tay trái về phía ban nhạc. Tổng hợp âm thanh trổi lên cùng lúc với bàn tay phải của Yanni lướt nhanh trên phím Keyboard. Yanni phất tay trái về hướng nào thì tất cả nhạc cụ từ hướng đó trổi lên. Thấy Yanni vừa điều khiển ban nhạc bằng tay trái và tay phải đàn theo, vừa nhún chân, lắc vai rồi nghiêng người, hất mái tóc bồng bềnh theo mỗi thì mạnh (temps fort), Mai Trâm kinh ngạc đến sửng sờ. Mai Trâm biết có những conductors(3) điều khiển ban nhạc không cần baton – như nhạc sư Mozart – nhưng vừa điều khiển bằng tay trái và hòa đàn với ban nhạc bằng tay phải thì nàng chỉ thấy một Yanni mà thôi. Giữa khi Yanni như hòa nhập, như quay cuồng theo dòng nhạc thì Mai Trâm chợt nhớ câu nói của Elvis Presley: “Music should be something that makes you gotta move, inside or outside.” Trong phần trình diễn, tất cả nhạc khúc được trình tấu đều do Yanni sáng tác. Lắng nghe một lúc, Mai Trâm nhận ra dòng nhạc của Yanni là sự phối hợp tuyệt vời của nhạc Jazz, Cl***ical và Soft Rock. Khi nghe được những giai điệu dịu dàng, thiết tha của nhạc khúc Nightingale, Mai Trâm nghiêng sang Toàn: – Toàn có nhận biết là nhạc của Yanni phản phất âm hưởng nhạc Á Đông không? – Dĩ nhiên. Yanni là dân Greece mà. Tên thật của Yanni là Yiànnis Hryssomàllis. – Sao Toàn biết hay vậy? Toàn cười, không đáp. Mai Trâm tiếp: – Tôi nghe và thích Yanni từ lâu, nhưng chưa bao giờ thấy Yanni trình diễn. – Đây cũng là lần đầu Toàn thấy Yanni. Yanni có một kỹ thuật trình diễn rất khác lạ. – Trong văn học nghệ thuật mình phải tự tìm cho mình một nét riêng. Toàn gật đầu, cười. Bản nhạc dứt. Thấy khán giả vừa vỗ tay vừa đứng lên, Mai Trâm và Toàn cũng đứng lên. Yanni lại cúi chào với bàn tay phải để lên lồng ngực bên trái. Khán giả từ từ ngồi xuống. Yanni bước sang chiếc Piano à queue. Với giọng trầm và ấm, Yanni giới thiệu nhạc khúc Felitsa mà Yanni đã sáng tác cho Mẹ. Nghe Yanni nói tiếng Anh như một người Mỹ chính gốc, Mai Trâm lại nghiêng sang Toàn: – Sao Yanni nói tiếng Anh hay quá vậy? – Yanni tốt nghiệp cử nhân Tâm Lý Học từ đại học Minesota mà. Tự dưng Mai Trâm cảm thấy buồn và xót xa cho Elvis Presley; vì trước khi trở thành thần tượng của không biết bao nhiêu triệu người trên thế giới, Elvis Presley là một chàng tài xế xe tải! Elvis Presley và Yanni chỉ giống nhau ở một điểm là cả hai đều tự học nhạc lý mà thành danh. Từ nãy giờ chỉ thưởng thức toàn nhạc hòa tấu, bây giờ nghe Yanni giới thiệu và ca sĩ Jeanette Clinger dịu dàng xuấy hiện trong chiếc áo dạ hội màu đen có những chấm kim tuyến lấp lánh, Mai Trâm nghĩ rằng mọi người sẽ được thưởng thức một ca khúc tuyệt vời. Nghe ban nhạc dạo phân đoạn đầu, Mai Trâm tự hỏi, không hiểu làm thế nào giọng của Jeanette có thể “lên” đến những âm vựt cao như vậy! Khi giọng soprano của Jeanette vang khắp hội trường thì sự tuyệt vời trong màn trình diễn này không những chỉ với tiếng ngân dài mà còn là sự bất ngờ đầy thú vị đối với Mai Trâm – Jeanette Clinger không hát mà chỉ hò theo giai điệu của nhạc khúc. Trong khi âm thanh của dàn Violon “đưa” giọng hò của Jeanette vút cao như cánh hạc chao lượn trong không gian tràn ngập ánh trăng thì âm thanh trầm trầm của dàn Violoncelle như bóng của cánh hạc chập chờn, chập chờn trên đồi thông. Đang bị giọng hò của Jeanette cuốn hút, Mai Trâm chợt cảm nhận được hơi ấm nơi cánh tay của nàng. Một cách nhẹ nhàng và từ tốn, bàn tay của Toàn chạm vào tay của Mai Trâm. Những xao xuyến nhẹ nhàng dâng lên cùng lúc với những ý tưởng đã dày vò nàng suốt đêm qua và cả ngày nay. Mai Trâm tự hỏi: Chấp nhận tình yêu của Toàn có phải là tội lỗi hay không? Các con sẽ nghĩ gì? Bằng hữu sẽ nghĩ gì? Ở tuổi này mà nàng lại vương vấn vào cuộc tình “tay ba”? Nhưng nghĩ lại, suốt mấy mươi năm làm vợ của Nhuận, Mai Trâm đã giữ được Nhuận cho riêng nàng hay không? Và nàng đã phải chia xẻ Nhuận cho bao nhiêu phụ nữ khác? Khi các con vào đại học, đứa nào thích phân khoa gì thì tự chọn lấy, có đứa nào chọn ngành theo ý muốn của Mai Trâm không? Khi lập gia đình các con cũng chủ động tất cả chứ có đứa nào hỏi ý kiến nàng đâu? Còn bằng hữu, từ mấy mươi năm qua bằng hữu đã bị Nhuận “đầu độc” tinh thần rồi; vậy thì Mai Trâm có cần ý kiến của những người bạn đó hay không? Nếu yêu Toàn mà cố tình tách rời người vợ tật nguyền của Toàn ra khỏi vòng tay bảo bọc của Toàn thì đó là tội lỗi. Còn yêu Toàn chỉ vì muốn chia xẻ nghịch cảnh của Toàn; chỉ vì muốn đem đến cho Toàn chút hạnh phúc muộn màng trong chuỗi ngày còn lại của Toàn thì… Dòng ý tưởng của Mai Trâm bị đứt đoạn vì tiếng vỗ tay vang dội. Đèn sáng. Khán giả vẫn đứng vỗ tay trong khi Yanni hơi khom người, lại để bàn tay phải lên lồng ngực, cúi chào. Sau khi choàng áo ấm cho Mai Trâm, Toàn đưa nàng ra chỗ đậu xe. Trước khi Mai Trâm bước vào chiếc SUV, Toàn nắm tay nàng: – Mai Trâm! Cảm ơn Mai Trâm đã cho Toàn những giờ phút rất cần thiết cho đời sống nội tâm của Toàn. Mai Trâm mỉm cười, im lặng. Toàn từ từ kéo nhẹ tay nàng về phía chàng. Mai Trâm tựa đầu lên vai Toàn rồi đưa tay mở cửa xe. Toàn nâng tay nàng cho đến khi nàng ngồi vào sau tay lái. Mai Trâm hạ cửa kính xuống: “Bye, Toàn”. Toàn đưa tay giữ cửa kính để cửa kính không thể quay lên rồi nhìn nàng đắm đuối. Mai Trâm hơi bối rối, nhưng không tránh ánh nhìn của Toàn. Toàn hơi chồm vào trong xe, đặt lên môi Mai Trâm nụ hôn thật dịu dàng. Ánh đèn đường soi rõ hai ngấn lệ long lanh từ đôi mắt buồn của Mai Trâm. Rời môi nhau, Toàn bịn rịn: – Drive carefully, Mai Trâm. – Take care of yourself. Take care of her too. – I love you. Xa xa, tiếng đàn rộn rã trong nhạc khúc "James Lord Pierpont": "Jingle Bells" <<<<<<
|
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
![]() |
|
Lan Huynh
Senior Member ![]() Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23809 |
![]() ![]() ![]() |
Vết Sẹo !
![]()
Mẹ ruột chúng tôi mất sau khi sinh em trai út của tôi. Chị Như, chị hai
tôi, lúc đó mới lên mười. Tôi, đứa con gái thứ hai, lên tám ốm quặt
quẹo.Sau nữa, thằng Thành, năm tuổi, tròn như củ khoai ngơ ngác đi tìm
mẹ suốt ngày. Hai năm sau cha tôi tục huyền với người phụ nữ con nhà gia
thế, một phụ nữ đẹp mới 27 tuổi. Chúng tôi gọi người này là “má”.
Cha đi làm từ sáng đến tối, giao phó toàn bộ việc chăm nom con cái cho
má tôi. Má làm trăm thứ việc không mấy khi ngơi tay. Chị em tôi no đủ,
sạch sẽ, nhà cửa chúng tôi gọn gàng, bữa cơm dọn lên lúc nào cũng nóng
sốt.
Cha tôi chung sống với má sau được ba năm thì đau nặng rồi mất. Lúc sắp
ra đi, cha không còn nói được chỉ nhìn má tôi rồi khóc.Má lúc đó trẻ
quá, đẹp quá lại chẳng phải má ruột của chúng tôi...
![]()
Cha vừa nằm xuống được mươi ngày đã có người đến đòi xiết nhà, xiết
đồ.Gia đình nhà má khăng khăng bắt má về gả chồng. Rồi một ngày kia má
kêu bán nhà, trả hết nợ rồi lặng lẽ dắt díu chúng tôi đi. Đó là năm
1978.Chúng tôi ở đậu nhà người chị họ xa của má, gọi là dì tư Tím.Dì làm
nghề ướp cá, bán cá, dì góa bụa và nghèo khó. Căn nhà của dì không khác
hơn cái chòi canh dưa là mấy, vậy mà còn chứa thêm má và bốn đứa chúng
tôi. Dì tư Tím đem biếu ba con gà mái dầu cho một người quen để xin cho
má một chân hộ lý trong bệnh viện đa khoa.
Hằng ngày, má dậy từ 3g30 sáng, vào bệnh viện nấu nước, châm nước cho
những bệnh nhân dậy sớm rửa mặt, pha sữa, pha trà để kiếm thêm chút tiền
còm mua sách vở cho chị em tôi đi học. Sáu giờ má tất tả về nhà lo cho
chúng tôi ăn sáng và đến trường. Bảy giờ má trở lại bệnh viện lau cầu
thang, lau sàn, cọ rửa nhà vệ sinh, thay trải giường cho người bệnh, gom
rác đem đi đốt… Sau năm giờ chiều, má còn nhận giặt thuê quần áo cho
những bệnh nhân khá giả.Đến tám giờ tối má mới về đến nhà, mệt rã rời.
Hôm nào mưa gió má về sớm hơn. Má mua về cho chị em tôi mỗi đứa một
trái bắp nướng hay một túi đậu nành rang thơm giòn. Mấy chị em nằm bên
má trên một manh chiếu rách, nghe má kể chuyện đời xưa.Thằng út Tài sợ
lạnh cứ ôm chặt má mà khen sao má ấm quá.Thằng Thành nhõng nhẽo đòi má
gãi lưng. Cũng có khi má dạy chúng tôi những bài hò, bài vè để cả nhà
thành một “dàn đồng ca” rất ăn ý, rất vui nhộn, mặc ngoài kia gió thổi
mưa tuôn…
Mỗi năm vào ngày giỗ mẹ tôi, má làm một mâm cơm tươm tất. Rồi má thắp
mấy nén nhang thơm, gọi hết bốn chị em tôi lại bên bàn thờ mà nói: “Đây
là mẹ ruột của các con, người đã sinh ra và nuôi nấng các con.
![]()
Tuy mẹ các con mất rồi nhưng ở trên trời mẹ các con vẫn luôn phù hộ cho
các con mạnh khỏe”. Vào ngày giỗ ba, má cũng làm như vậy. Ngày ấy cũng
như mãi tới bây giờ cũng vậy, tôi vẫn tin ba mẹ tôi ở trên trời nhìn
thấy chúng tôi.
Có một sáng người ta đưa má về. Chân má bị phỏng nước sôi do một bệnh
nhân chạy vấp vào má..Vết phỏng rất lớn. Do ăn uống thiếu thốn, sức đề
kháng yếu nên chỗ phỏng trên chân má rất lâu không lành, cứ sưng lên đau
nhức. Má mất ngủ nhiều, ốm rạc như con cò. Chị hai khóc, năn nỉ má cho
đi đổ nước thay má mà má không cho đi. Rồi má nén đau, cố lê chân đi làm
trở lại.Về sau vết bỏng ở chân má làm sẹo, một sẹo lồi nhăn nhúm chạy
từ cổ chân đến hết mu bàn chân trái.Dáng má đi không còn tự nhiên nữa.
Dì tư Tím mua được một căn nhà ở gần chợ, bán rẻ căn nhà lá cho má con
tôi. Năm đó chị hai tôi thi đậu vào Trường cao đẳng Sư phạm Cần Thơ.
Thương má cực nhọc, chị định bỏ học đi làm thuê.Má cương quyết không
cho.Chưa bao giờ má cương quyết như vậy. Thắp nén nhang trên bàn thờ ba,
má khấn (cốt cho chị hai nghe): “Con gái lớn của mình định bỏ học. Khi
về nơi chín suối, em biết nhìn anh sao đây…”.
Chị hai khóc, xin lỗi má rồi chấp nhận đi học.Hai năm sau tôi cũng vào
đại học và cũng được má sắp soạn vali quần áo cho tôi rồi đưa đi. Mở cái
vali ra nhìn mà thương má đứt ruột: ngoài quần áo, má còn bỏ vào kim
chỉ, dầu gió, tem thư, bông băng thuốc đỏ, thuốc cảm…
Dường như má có thể gói trọn sự thương yêu của má vào trong từng
thứ một. Bốn năm, chị em tôi ra trường lênh đênh tìm việc thì cũng là
lúc thằng Thành vào Đại học Luật TP.HCM và năm sau nữa là thằng Tài vào
Đại học Y Cần Thơ. Làm sao đong được sự vất vả, cực nhọc của má lúc ấy.
Lưng má còng đi, tóc đã lốm đốm bạc, da tay chai sần.
Nhiều năm trôi qua má lần lượt dựng vợ gả chồng cho ba đứa con
lớn..Thằng Tài vẫn ở với má và chưa có gia đình riêng.Giờ nó là bác sĩ
ngoại khoa của bệnh viện mà xưa má làm hộ lý.Nó tâm sự rằng hễ đi trực
đêm mà nghe tiếng rao “nước sôi đây” là giật mình thảng thốt tưởng như
tiếng má, nghẹn thắt cả lồng ngực.
Những ngày rảnh rỗi, chị em tôi dẫn lũ con về với má cho má vui. Đám
trẻ quấn quít với má không rời nửa bước. Đứa nhổ tóc sâu, đứa bóp tay,
đứa bóp chân cho bà. Một lần bé Du con tôi xoa vào vết sẹo trên chân má
mà nói: “Bà ngoại ơi, con bị phỏng tay có một chút đã đau ghê. Ngoại
phỏng nhiều vậy chắc là khiếp lắm…” Má tôi cười : “Lâu quá, ngoại quên
mất rồi”.
Một chiều mưa tôi về thăm má, nằm bên má tâm sự chuyện chồng con. Mưa
ầm ào, mưa tầm tã, tôi kêu lạnh má liền kéo mềm đắp cho tôi, tôi thì lại
đắp cho má y như lúc tôi còn nhỏ ngủ chung với má vậy. Chân tôi lạnh
tôi tìm hơi ấm nơi chân má.Tôi chạm vào vết sẹo trên cổ chân má, cái vết
sẹo đã thành thân thuộc với tôi vậy mà tự nhiên tôi rơi nước mắt.
Nghĩ lại, tôi có chồng có con, vợ chồng tôi luôn quấn quít đầm ấm…Còn
má, má chỉ được hạnh phúc làm vợ trong ba năm lẻ. Trong những năm tháng
dằng dặc sau này, chắc cũng có lúc má khát khao một hạnh phúc riêng tư,
cũng có lúc má cô đơn, mệt mỏi mà không có ai chia sẻ. Má ơi, sự lựa
chọn của má sao nghiệt ngã quá vậy !
Đã bao lần má kể cho các con tôi nghe những câu chuyện cổ tích về công
chúa, về hoàng tử, về các cô tiên xinh đẹp…Một ngày kia con tôi lớn lên,
tôi sẽ kể cho các con tôi nghe về “Bà Tiên” của chị em tôi, bà tiên tóc
bạc, dáng đi hơi khập khiễng vì một vết sẹo dài…Truyện cổ tích má viết
cho chúng tôi bằng cả sự nhọc nhằn, sự đau đớn, bằng nước mắt, mồ hôi và
bằng cả cuộc đời của má.
Lê Thúy Bảo Nhi
Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 24/Dec/2016 lúc 10:05am |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
![]() |
|
Nhom12yeuthuong
Senior Member ![]() ![]() Tham gia ngày: 13/Sep/2009 Đến từ: Vietnam Thành viên: OffLine Số bài: 7169 |
![]() ![]() ![]() |
Nắng sớm hiền từ soi cảnh vật bằng một màu vàng lợt. Ngoài đường lác đác vài người xách rỗ đi chợ trễ. Bên kia, dọc theo lộ, nhiều gia đình đã bắt đầu vác đội mấy thúng lúa ra trải trên lề rồi thong thả lấy chưn bang mỏng cho vừa đủ khoảng đường mình chiếm cứ. Bụi cám quện lên xuyên qua khe sáng thành hằng triệu triệu hột nhỏ lơ lửng trong không gian. Nhơn ngồi ngó ra chút nắng ngoài sân quán. Anh mỉm cười lướt mắt theo
dõi lằn ánh sáng liếm từ từ vô phía trước thềm. Mới đây còn cách cây
gòn giửa sân cả thước Tây bây giờ qua khỏi đã mấy gang tay. Anh nói với
mình: Nắng càng đi nhiều là thời gian bữa nay mình đã tiêu dùng nhiều.
Anh nghĩ tới số ngày mỗi người dự trữ, số ngày còn lại của đời anh. Nó
đang tiêu tan từ từ, giống như mấy tay chơi từ thành phố về nói rằng trữ
lượng thời gian đời của từng người như cục nước đá, không xài cũng hết
mà xài thì như đem ra dang nắng, càng hết mau! Sớm mơi nào trữ lượng đời
của mình cũng tiêu bớt cho những cái ngó bâng quơ chưa chắc đã đem lại
chút nào vui buồn của người tiêu thụ nhưng mà sẽ thấy thiếu thiếu khi
không xài cách đó. Như mọi bữa, những khuôn mặt quen thuộc bao năm tháng qua, những tiếng cười hay câu châm chọc đã thuộc lòng, nghe câu trước biết câu sau. Tuy nhạt phèo nhàm chán nhưng thân thiết, như là đặc trưng của đời sống ở xóm cùng nầy. Nhơn rót thêm nước trà đã trở thành lạnh lẽo vô ly dầu ly chưa cạn. Ở đây nước trà khỏi tính tiền, uống một cái “xây chừng” hay “bạc xỉu”, kêu thêm cái “tẩy” nữa thì có thể thản nhiên châm thêm miễn phí hai ba bình trà nóng cho qua thời gian ngồi chờ thời. Chị chủ không nói gì mà còn mời thêm. Tiếng chị ta đon đả với bàn kế bên: “Mấy anh cứ ngồi chơi đi đã. Còn sớm mà, ngồi cho vui quán. Chật chội gì!.…”. Thỉnh thoảng chị ngó Nhơn hỏi như săn sóc: “Thầy giáo Kỳ Nhơn bộ mất sổ gạo sao mặt mày cú xụ, không đáng ngàn bạc vậy? Đã là Kỳ Nhơn thì không được buồn à nhe!” Nhơn cười nửa mép không trả lời. Chị chỉ hỏi cho có, châm chọc người nầy người nọ để tạo không khí thân thiện đánh tan sự lặng lẽ hay tẻ nhạt của quán nhỏ ven đường, nên không cần có câu trả lời. Khách đà biết ý, chẳng ai bận lòng lên tiếng khi được hỏi. Có tiếng chưởi thề lớn họng của Tư Nổ xéo xéo bên kia đường, một tay quơ quơ phân bua với khán giả vô hình, một tay túm cái quần xà lỏn màu cháo lòng, rộng thinh chỗ hạ bộ: “Đ.M, chạy trên thóc của người ta làm văng tùm lum. Bộ chạy tránh chút xíu thì chết sao chớ. Mấy thằng cà chớn nầy chạy xe thấy phát ghét!’ Nhơn sửa lại thế ngồi, nhấp môi một ngụm nước nhỏ híu thấm giọng: “Tư Nổ lúc nào cũng ngang tàng, đường xe chạy, chiếm cứ để phơi thóc lại còn câu mâu thiên hạ qua đường. Mà có ai nghe, chỉ người ở đây nghe thôi!” Tiếng ai đó binh bổ: “Thì nhờ chút nắng vậy mà, Xe chạy nên tránh thóc lúa của người ta. ” “Nếu ai cũng phơi lúa trong sân mình thì đâu có chuyện. Đường để xe chạy đâu phải đường để phơi lúa. Coi đó, suốt con đường nầy chỗ nào cũng thóc lúa, xe cộ qua lại khó khăn, chạy văng lúa thì mất lòng nhau.” Khách khứa ngó nhau dọ ý về câu nói của Nhơn, anh tiếp: “Con nít đi bộ càng khó hơn, leo lên lề đường thì lởm chởm đá hay cỏ ướt, đi bọc ra xa lề thì nguy hiểm. Thấy tụi học trò lóng nhóng quyết định của bước đi nhiều khi lòng bất nhẫn.” Thằng Năm con bà bánh xèo không nói thêm nhưng vẫn ấm ức, nói nhỏ gì đó với ba bạn thanh niên ngồi cùng bàn. Bà chủ quán nói cho vừa lòng nó: “Bởi vậy chả mới có biệt danh là Kỳ Nhơn. Kỳ Nhơn nói hay làm gì cũng khác người ta. Tháng trước thiên hạ ai cũng mang ky nầy thùng kia hốt đá trải đường đem về lấp mấy lổ trủng sàn bếp hay sân trước sân sau thì Kỳ Nhơn bắt thằng cháu đem đổ đá lại chỗ cũ. Cái đó mới lạ hơn thiên hạ dưới đời nầy, nhưng lạ mà thấy cũng phải phải. Ít ra thằng cháu chả cũng học được điều tốt nho nhỏ.” Chị đốt nhang xá xá rồi vừa nhón chưn gắn vô lư nhang trên trang thờ vừa nheo mắt với Nhơn. “Ủa! Chị Ba đi đâu mà bận quần áo chỉnh tề, đầu tóc trơn tru coi mướt quá vậy?” Người đàn bà gần đứng tuổi hơi bẻn lẻn: “Đi đâu đâu nà! Ghé đằng Quan Âm Phật Đài thắp Phật cây nhang, sẵn đó cúng ảnh chén cơm. Mình lo làm ăn bỏ chồng hương tàn khói lạnh cũng tội.” Thằng Năm nói với bạn nhưng lớn tiếng: “Kỳ Nhơn mới dám khen đàn bà của thiên hạ là mướt, chứ tui thì cho kẹo cũng không dám!” Nhơn nghe rõ hết nhưng làm bộ không nghe. Tuổi trẻ bây giờ buồn vui thất thường, nói qua nói lại, không biết sanh giặc lúc nào. Chủ quán dặn đứa con gái coi chừng quán, dợm chưn bước ra cửa nhưng bỗng quay lại chỗ Nhơn ngồi: “Ờ mà thầy Nhơn có nghe vợ hụt của thầy gởi thơ về nói gì hay không? Nghe họ nói con Cảnh than là ở Hàn quốc cực khổ hơn ở đây nhiều. Phải ra vườn làm công chuyện tối ngày. Trời bên đó lại lạnh hơn đây. Chồng thì cộc cằn, la hét, mắng chửi. Thấy bộ dạng hùm hổ xí xô xí xào thì biết là bị chửi, nhưng đâu có hiểu nó nói con mẹ gì đâu. Hàng xóm thì kỳ thị nhún trề, cần một tiếng chào, cần được một cái cười thân thiện cũng không có. Má nó đọc thơ của con mà rớt nước mắt.” Chị ta nói một lèo dài rồi hỏi khó: “Còn chồng hụt của nó nghe vậy thì sao?” Nhơn đưa tay gảy ót. Nghe tiếng chồng hụt mình không buồn mà vui vui vì nhớ đến những lúc đi phà qua Sóc Trăng coi phim ở rạp Nguyễn Văn Kiểng, canh tới gần hết giờ phà chạy mới trở về. Hai đứa đi xe đạp quá xa, mệt thở hụt hơi nhưng mà vui hết biết. Nói làm chi những lúc trốn học đi dạo Đường Giữa hay vô Hồ Nước Ngọt tự tình. Trời ạ, mấy chục năm rồi nhớ lại cũng còn rạo rực lòng. Giờ đây quá khứ như bốc hơi, người xưa mất dạng phương trời. Nghe chuyện bi thương của vợ hụt thì cũng ứa nước mắt trong tim, nhưng biết sao bây giờ! Đời là bốn biển nước mắt mà. ![]() Anh trả lời xa xôi: “Đất nước mình khổ, mạnh ai nấy tìm cách nhảy khỏi xuồng chìm. Hi vọng! Ai nấy đều hi vọng sống sót nhưng kẻ may người rủi…” Chị Lành cố gắng làm cho giọng nói mình vui: “Nhưng tôi coi bộ thiên hạ đỏ đời thì hiếm, đen vận thì lia chia à nhe. Mà lạ! Khổ quá sao con Cảnh không bỏ về đây phức, ở bển làm chi cho thêm khổ thân?” Nhơn nghĩ nhưng không trả lời thành tiếng. Không ai qua đó mà trốn về được vì nhà chồng họ cất giấu hết giấy tờ. Tiếng tăm không rành. Đường xá không biết. Tiền bạc không ngơ. Đã vậy mà mấy ông quan chức của mình ở bển còn hù dọa nầy nọ. Làm sao mà về được? Bỏ xác xứ người trước sau thôi nếu gặp bên chồng không thương hay ác độc. Ly nước lại được đưa lên môi như để che nỗi buồn. Một chút cặn trà bình bồng ngụp lặn trên sóng gợn lăn tăn. Anh liên tưởng tới nỗi tuyệt vọng của người tình bên xứ người miên viễn. Cái xứ lạnh lẽo thuần chủng kia mắt trắng đối với những con dâu ở chưn trời nào tới cũng là chuyện đương nhiên. Thân gái tha phương mang ước mộng viễn vong về đổi đời. Niềm tin ấu trĩ như bao nhiêu triệu người ngã xuống vô ích gần nữa thế kỷ về một đất nước xanh đỏ gì gì đó nhìn bằng kính vạn hoa phóng đại. Ba tôi với cái chết trong nghèo nàn bịnh hoạn lúc cuối đời là một thí dụ. Vách bên kia có đứa con gái hát đưa em, giọng buồn não nuột: Má ơi đừng gã con xa. Chim kêu vượn hú biết nhà má đâu…. Không hẹn mà cả Nhơn và chị chủ quán đều ngó vô mắt nhau. Người đàn bà le lưỡi, rút hai vai lên cần cổ. Lại cũng tiếng thằng Năm con bà bánh xèo: “Thì con Cảnh đi má nó thế con Quê vô rồi. Hoa thơm hưởi mùi thơm cả cụm. Tài thiệt!” Cầm ly nước, xách bình trà đầy, Nhơn đứng dậy xâm xâm đi về phía bàn của bọn thằng Năm. Người trong quán chờ đợi một trận gây gổ nhưng Nhơn đưa ly lên không gian làm cử chỉ mời cả nhóm: “Xin cám ơn lời nhận xét của Năm Xứa, anh nhấn mạnh trên tỉnh từ Xứa. Huê có vẽ tội nghiệp tôi, muốn bắt đền giùm chị nó nhưng là 3, 4 năm trước cà. Còn bây giờ có thể là … ai ở nhà nấy…Lâu rồi cô ta không tới xóm nầy, mà tôi cũng ít thời giờ lên xóm trển. Từ khi cổ sanh con….” Anh uống cạn ly, rót thêm một ly nửa nói là uống giao hữu thế cho cả bàn với lý do thanh niên không thích uống trà sáng sớm, rồi tiếp: “Mình cũng chẳng tài cán gì, lại thêm sợ lỗi đạo, ngày nào Huê còn nhỏ theo tò tò anh Hai, anh Hai, bây giờ…. Cho nên mình mọi chuyện đều giới hạn dầu Dì Bảy má của Cảnh và Huê không nói gì.” Nói xong Nhơn đưa tay lên trán chào thân thiện rồi chậm rãi đi trở về bàn mình, nhích cái ghế sang qua chỗ khác chút xíu, tránh nắng. Có tiếng kèn trống đám ma từ xa lắm vọng lại nho nhỏ, len lỏi trong không gian yên tỉnh. Hình như là phía đó, phía nhà thằng Hai Trọng Xã Đội Trưởng. Vậy là nó chết rồi à? Mới phát bịnh có một tháng thôi mà. Con nhỏ con chủ quán lên tiếng nhắc mẹ: “Má đi chùa, về ghé đi đám ma chú Hai Trọng nha!” Nhơn hóng mỏ coi có gì thêm không. Chẳng thấy ai nói gì. Bà mẹ cũng không trả lời con gái, chỉ buông tiếng thở dài ứ hự không biết tiếc thương cho người chết hay một chút xẩu mình vì mất công đi đám ma. Buồn tình Nhơn ngâm nga nho nhỏ: Công danh phong lý chúc, Con nhỏ chắc không hiểu nghĩa nhưng nghe âm thanh trầm bổng chỏ miệng ra khen hay. Ngữa cổ uống hết ly nước đầy, Nhơn ngâm tiếp chuyển qua thể khác: Thậm tích công danh tàng thủy táng, “Đâu Kỳ Nhơn mầy già chữ cắt nghĩa coi mầy ngâm nga cái giống gì.” Bác Ba Sự, râu tóc bạc thếch mà coi còn sõi sau khi dựng xe trước cửa quán, chưa kịp bước vô đã lớn tiếng yêu cầu, Nhơn tằng hắng lấy giọng: “Có gì đâu bác Ba. Đó là câu cảm thán của người xưa trước cái chết. Chết đi là mọi thứ đều biến mất ráo trọi. Tất cả những gì tranh giành trước đây về tiền bạc, quyền lợi, công danh chẳng khác nào như là đuốc giơ trước gió, tắt ngúm, như là sương phơi ngọn cỏ, tiêu tan. Mất hết. Triệt buộc. Người chết có muốn đem theo cũng không tay nào mà nắm mà cầm.” “Hay! Hay! Tới luôn bác tài!” “Thần Chết kêu rồi thì những gì mình tranh giành để chất chứa đầy kho, đầy nhà trước đây đâu đem theo được đâu nà! Bỏ lại hết, chẳng khác gì của chìm xuống nước sâu hay bay theo tro bụi…” Không khí yên lặng một thời gian, bác Ba Sự kề tai Nhơn nói nhỏ: “Tao thấy con Quê ẳm đứa nhỏ dang nắng đi từ xóm dưới lên. Hỏi nó cần đi Honda ôm không tao cho có giang, nó nói cám ơn mà mắt đỏ hoe, mặt buồn hiu như bánh bao chiều. Đâu bây ra trước đường đón nó coi!” ![]() Hình như tất cả các cặp mắt đều đồ dồn vô Nhơn, thiên hạ tinh ý thiệt, từ xa xa có người đàn bà còn rất trẻ ẳm con xăm xăm tới quán. “Tô Ánh Nguyêt giao con kìa!” Cũng lại tiếng con bà bánh xèo. Hình như cái nghề nầy nó vận vô con cái khiến cho chúng nó ồn ào hay sao chớ? Huê ngồi xụp xuống dưới chưn Nhơn nói nhỏ: “Xin gởi nó cho anh, giúp em chăm lo nó, mai em lên Sàigòn cho người ta “coi mắt’, phải đi xa làm ăn. Ở đây đi làm tôm dưới An Thạnh Nam ngày có ngày không nên chẳng được bao nhiêu. Nghèo lại mang con đeo con thẹo, ăn bám má, bả nhiếc móc tối ngày chịu đời không thấu.” Nhơn ngó làn tóc rẽ của Huê: Trắng đẹp, ngày xưa mình ước ao biết là bao nhiêu lần được đưa tay vuốt lên đó, Muốn đưa tay kéo Huê lên nhưng thấy không tiện, nên chỉ đưa mắt nhìn lên cái ghế trống kế bên. Huê nói: “Em ngồi như vầy được rồi. Không dám ngang hàng với anh. Em có lỗi với anh nhiều.” Cả hai đứa tôi đều biết con bé không phải con tôi, tôi cũng chẳng có
trách nhiệm chút xíu nào trong việc thêm tay chưn của bé, tôi quyết định
không nói gì trong buổi gặp mặt hôm nay. Hãy để cho Huê nói hết. Tôi
nắm bàn tay nhỏ nhít của bé rồi ngó vô mắt của má nó. ![]() Huê nói ngay: “Nó tên Thương Thương, biết là nó ra đời sẽ thiếu tình thương nên đặt tên như vậy may ra!” Tên dễ thương của bé thì tôi biết rồi. Biết sớm hơn người khác. Đâu hồi lúc bé mới ăn đầy tháng lận. Tới bây giờ bé gần bốn tuổi mới thấy mặt. Ngồi trên cao tôi ngó xuống con Huê ngồi dưới chưn mình, tôi hất hàm kêu nó ngồi lên ghế lần nữa. Con nhỏ lắc đầu như mắc cở khiến tôi nhớ hồi hai đứa dắt nhau vô vườn ở xóm Rạch Đôi, xóm An Phú, Xóm An Thạnh 2, An Thạnh 3 hay xóm Cù Lao Nai. Bất cứ đâu cũng vậy chỉ có hai đứa trong màu xanh của cây trái xum xuê, nhiều lần mặt nó ửng hồng, mắt chớp chớp, tôi nắm tay nó biểu nhắm mắt lại, nhưng ngay lúc đó mười lần như một, tôi chợt nhớ tới con Cảnh, hai chị em có gương mặt giống in hệt nhau khiến tôi sững sờ…và tôi thở hắt ra, dẫn nó đi về . Tôi lâu nay gần như bỏ thuốc, thấy bối rối kêu Bác Ba Sự xin điếu thuốc vấn của ông ta. Con Huê đánh trống lãng nói về chuyện đám ma thằng Hai Trọng, đại ý rằng đáng kiếp người đã khiến cho chúng tôi thành dang dở. Tôi đoán biết chuyện tồi tàn nầy cả mấy năm nay khi bị Huê lạnh nhạt một cách vô lý, sau cái lần nó đi Honda quên đội nón bảo hiểm bị bắt, ỷ quen mặt, cự cải gì đó, họ đưa lên xã và nhốt nó qua đêm…. Con người hơn nhau ở chỗ biết tránh cám dỗ để khỏi làm bậy bạ hay lo phục vụ bao tử, tuân theo lòng tham lam hoặc để thân xác dẫn dắc mình rồi tới đâu tới, tính sau. Dầu sao mọi chuyện đã dĩ lỡ, với thời gian mấy năm vết thương không lành nhiều, chỉ mới kéo da non thôi giở lại chắc chắn là đau nhức. Tôi chớp mắt, nựng má Thương Thương, gật nhẹ đầu. Bác Hai Sự giải quyết bối rối cho tôi khi nói với những người bu quanh: “Thôi, không có gì mà coi, thầy Nhơn kể từ bây giờ có con, phải lo cho nó học hành. Chừng nào má nó làm ăn khá trở về thì hẵn tính ….” Thương Thương bỗng đưa tay đòi tôi ẳm, con bé giống thằng Hai Trọng hịch khuôn nhưng tôi thấy thương vô cùng, một sinh linh bé bỏng! Tôi cám ơn Trời đã hướng đời mình qua ngã làm thầy giáo dầu là thầy giáo trường làng ở vùng xa để mình khỏi góp phần làm cho đất nước hao mòn dưới sức nặng tàn nhẫn của ích kỷ mà sống bằng lương tâm công bằng. Nhớ những lần dẫn học trò đi thăm mấy địa danh lịch sử trong cù lao như chùa Đông Tây, chùa Hiệp Châu, lăng Ông Nam Hải, Quan Âm Phật Đài…tôi thích nhứt được dẫn các em qua bến phà tới đền thờ Nguyễn Trung Trực để cho các em tự nhận xét rằng có sự không công bằng khi so sánh đền thờ nhỏ bé lụp xụp thờ người anh hùng của dân tộc với đền thờ lớn hết biết của một nhân vật đương đại ở ngay kế cạnh bên. Tôi hun lên má con bé, đôi mắt nó còn long lanh ngấn nước tức tưởi mới khóc khi nảy vì đi trời nắng mệt. Thằng Hai Nổ nảy giờ trốn biệt bây giờ lớn họng như thuở nào: “Tới luôn! Hun luôn má … má nó cái chụt biểu diển cho bà con coi chơi nè!…..” *** Đã hai năm từ ngày con Huê giao bé Thương Thương, chiều chiều Kỳ Nhơn dắc con ra hóng mát trước mặt quán của chị Ba Lành, nhìn mặt trời xuống từ từ, tới khi sụp tối mới trở về. Hôm nay là ngày đưa Ông Táo về Trời, hình như số nhà sửa soạn đón Tết ở xóm An Thạnh 3 nầy cũng nhiều. Những chậu bông cúc vàng được bày biện trước thềm, những thứ lĩnh kỉnh giửa đường giửa xá được mỗi nhà dọn dẹp gọn gàng. Không khí Tết lãng đãng trong không khí, trong lòng người ở xóm cù lao xa xôi. Đang ngó xa xa từ hai phía như mỗi ngày, bỗng nhìên Thương Thương kéo chéo áo tía nó nói liếng thoắng: “Tía ơi, thấy cười ghê, ai gặp tía rước con sau đó thế nào cũng hỏi tía con hay là ông ngoại. Con nói tía ruột thì họ làm thinh.” “Tía ơi, thấy cười ghê, có một bạn con nói sao tía bạn già còn hơn ông ngoại của mình, chắc mẹ của bạn cũng già như bà ngoại mình. Con nói Mẹ của mình đẹp lắm, nhưng mẹ mình phải đi làm việc xa.” Kỳ Nhơn vuốt tóc Thương Thương. Nó trả lời thông minh lắm. Đáng lẽ nó phải nói thêm: “Bởi vậy tía mình mới có biệt danh là Kỳ Nhơn.” Bỗng nhiên Thương Thương nắm tay tía nó dặt dặt: “Tía coi cô bận áo bông kia có phải là mẹ con không?” Tiếng nó reo lên như nhiều lần mừng hụt đã qua: “Như là mẹ con tía ơi!” Kỳ Nhơn hướng mắt về phía bến phà Rạch Tráng xa xôi rồi ngó xuống Thương Thương với vẻ tội nghiệp con nhỏ. Trời chiều giáp Tết sụp tối thiệt mau. Quán chị Ba Lành đã lên đèn từ lâu. Gió từ cửa Tranh Đề bắt đầu thổi về mang theo khí lạnh trong mùi mằn mặn tạo cho lòng Nhơn nỗi xót xa riêng. Gió lạnh nhưng cái mùi đặc biệt của con sông Cồn Cọc bao nhiêu năm nay thấm vào người anh như tình tự quê hương quyện trong không khí khiến anh thấy thân thiết với ngoại cảnh chung quanh không thể nào tả nỗi. Nguyễn Văn SâmChỉnh sửa lại bởi Nhom12yeuthuong - 27/Dec/2016 lúc 12:05pm |
|
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
|
|
![]() |
|
Nhom12yeuthuong
Senior Member ![]() ![]() Tham gia ngày: 13/Sep/2009 Đến từ: Vietnam Thành viên: OffLine Số bài: 7169 |
![]() ![]() ![]() |
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
|
|
![]() |
|
Lan Huynh
Senior Member ![]() Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23809 |
![]() ![]() ![]() |
Bánh Chưng Mùa Xuân Cũ
Ngày xưa ở Việt Nam nhà chị Bông đã từng gói bánh chưng mỗi khi tết đến, chị Bông không đi chợ Hạnh Thông Tây gần nhà mà đi chợ Xóm Mới xa hơn một chút để mua lạt tre và lá dong, chợ nằm khu dân cư toàn là người Bắc di cư, họ vẫn giữ nhiều phong cách sống và hình dáng cũ, vẫn có những bà gìa vấn khăn hay chít khăn mỏ qụa cắp rổ ra chợ, có ông gìa ngồi trước cửa nhà trong khu chợ hay trước các gian hàng hút thuốc lào với ống điếu với điếu cày là những nét Bắc kỳ hay hay. Chị thích đi chợ Xóm Mới vì thế. Chợ Xóm Mới bán lá dong rất nhiều, gía lại rẻ, nhìn các bà nội trợ người Bắc xúm xít chọn lựa lá dong chị Bông nghĩ bánh chưng và người Bắc không thể nào rời xa nhau, cũng như chị Bông, mùi bánh chưng thơm lá dong chị đã quen thuộc từ tấm bé.. Chị Bông đã phải tất bật từ sáng sớm để đãi đậu xanh, hấp chín gĩa nhuyễn xong nắm thành từng nắm tròn, rồi vo gạo nếp trộn đều với tí muối để ráo nước. Đến phần thái thịt heo và ướp tiêu muối cho đềủ Lá dong đã rửa sạch và lau khô từ hôm qua. Tất cả nguyên vật liệu gói bánh chưng đã sẵn sàng Nhưng người gói là ông anh họ chứ không phải chị Bông, anh Xây gói bánh chưng rất khéo, không cần khuôn chỉ gói bằng tay mà vuông vức đều đặn cái nào ra cái ấy. Chị Bông đã lăng xăng gần bên anh Xây để lúc thì mang thêm lạt tre, thêm lá dong, lúc thì chuyển những bánh đã gói xong sang một chỗ khác cho gọn, và nhất là để tiếp tế ly nước chanh cho anh uống thấm giọng, anh vừa gói bánh vừa chuyện trò râm ran với cả nhà, hết chuyện tết nhất từ đời xưa đến đời nay thì lại sang chuyện thế sự cuộc đời, chuyện nào chị Bông cũng thích nghe cả, cái tật thích nghe chuyện từ hồi bé chị Bông từng bị mẹ mắng:? Này Bông, trẻ con không được hóng chuyện ?.. Những ngày gần tết và những bận rộn ấy thật vui và đáng yêu. Buổi tối luộc bánh chưng lại có những bận rộn khác, những niềm vui khác.. Khi bánh chín anh Bông vớt ra bày lên một chiếc bàn và chồng chất vật nặng đè lên bánh để cho bánh mau khô ráo. Thế là chị Bông đã có những chiếc bánh chưng ngon lành để biếu họ hàng và bày lên bàn thờ nhà mình trong 3 ngày tết. Ngày nay ở Mỹ món bánh chưng không thiếu trong các tiệm food to go, hàng ngày nhìn thấy nó, nhưng chị Bông vẫn mơ đến chiếc bánh chưng to đẹp vào dịp tết, vẫn nôn nao khi nhớ lại cảnh gói bánh chưng của những mùa Xuân đã qua. Chị Bông đã nghĩ về món bánh chưng khi chỉ còn một tuần nữa là đến tết, tết ở hải ngoại không vui như ở quê nhà nhưng chẳng người Việt nào có thể quên được, vẫn sắm sửa, vẫn đầy đủ bánh trái, nghi thức. Hàng năm chị vẫn mua bánh chưng tại chợ Việt Nam hay đặt mua nơi các hội tôn giáo, nhà thờ, nhà chùa, các hội đoàn cộng đồng người Việt đứng ra gói bánh chưng để gây qũy.. Tết năm nay chị Bông bỗng muốn sống lại cảm giác gói bánh chưng, muốn tìm lại những kỷ niệm ngày nào, chị không phải tỉ mỉ ngồi đãi một chậu to đầy ắp đậu xanh nữa, vì đậu xanh ở đây đã bóc vỏ sẵn, còn mọi thứ khác vẫn thế, thay vì rửa và lau lá dong thì là lá chuốịđông lạnh, thay vì buộc bánh bằng lạt tre thì buộc bằng dây ni lông.. Ông anh họ hiện sống ở Mỹ nhưng anh ở khác tiểu bang chẳng trông mong gì nhờ vả, chị Bông sẽ tự tay gói bánh chưng theo cách chỉ dẫn trên net thật đơn giản dễ dàng.. Đúng lúc sáng nay cô em dâu vừa gọi phone nhắc nhở: - Chị Bông ơi, có đặt mua bánh chưng nhà thờ không để em cùng mua luôn ? Chị Bông từ chối: - Nghe này, năm nay chị sẽ gói bánh chưng và em khỏi cần mua, chị sẽ tặng. Em dâu người miền Nam thật thà nghĩ sao nói vậy, nó ngạc nhiên và nghi ngại: - Từ ngày em làm dâu nhà chị chưa thấy chị gói bánh chưng bao giờ, em chỉ thấy chị thích ăn bánh chưng thì nhiều. Gói bánh chưng ngày tết chứ không phải gói cái bánh ít bé xíu bằng nắm tay đâu, chị gói được không hay lại làm hư nếp hư đậu? - Em đừng làm lòng chị? lung lay, chị đã nghiên cứu cách gói bánh chưng trên net rồi. Em dâu định cúp phone, chị Bông vội khoe thêm: - Chị gói bánh chưng và bánh tét nữa đó, chị sẽ tặng nhà em đủ hai thứ này. Em dâu lại ngạc nhiên lần nữa: - Hôm nay chị nói toàn chuyện ?động trời., gói bánh chưng lại thêm bánh tét. Bánh tét khó gói lắm à nghen, đòn bánh tét vừa dài vừa tròn. - Làm gì mà em kinh ngạc ghê thế?, chị sẽ gói cả hai thứ, bánh chưng vuông, bánh tét dài tròn như em nói, nhà nào có vợ chồng hai miền Nam Bắc như nhà em chẳng hạn chị sẽ biếu chiếc nọ chiếc kia cho đề huề. Em ơi, bây giờ chúng ta muốn lấp sông vá biển gì thì cứ lên net là có sẵn hết. - Chị liều mạng ghê, chỉ xem trên net mà ?dám gói bánh chưng và còn ý định biếu tặng bà con bạn bè nữa chứ. - Em nói chị ?liều mạng? theo tiếng miền Nam của em, tiếng Bắc chị là ?cả gan? chứ gì, không sao chị đã tính kỹ rồi, nếu bánh ngon thì biếu người ta, nếu bánh dở thì chị sẽ?để dành làm món bánh chưng chiên cả nhà ăn dần trừ cơm, chẳng thiệt hại gì cả? Bây giờ đến lượt chị Bông nghi ngại mất tự tin, trên net chỉ dẫn rõ ràng và dễ dàng coi vậy chắc gì chị làm được vậy? .Chị thường xem những show nấu ăn trên ti vi thấy mấy tay đầu bếp chẳng cần dùng đũa hay thìa để xào nấu, họ chỉ cầm tay chảo và hất những món trong chảo cho thấm gia vị và trộn đều vào nhau thật dễ dàng và ngoạn mục, có lẽ đó là bí quyết làm cho món ăn ngon thêm nên chị đã bắt chước khi làm món tôm rim, chị hất chảo lên thì tôm và gia vị ?nhảy tung toé ra khỏi chảo làm chị phải lau chùi bếp và chừa luôn không dám làm thử lần thứ hai. Anh Bông chứng kiến cảnh ấy đã thẳng thừng nói: - Thôi em ơi, anh xin em đấy. Anh thấy em dùng đũa xào nấu mà có khi đồ ăn, dầu mỡ, mắm muối còn văng ra ngoài thì tài cán gì mà lắc chảo, hất chảo bắt chước các tay đầu bếp chuyên nghiệp trên ti vi . Chị Bông đã quen bị chồng chê nên khỏi cần bào chữa vì ăn ở bao nhiêu năm chồng đã hiểu vợ qúa rồi, cũng như mẹ chị ngày xưa đã hiểu con gái, bà thường mắng con gái xớn xác hậu đậu làm cái gì cũng sai sót rơi vãi chẳng nên thân. Tuy nhiên chị được chút an ủi là bố chị đã bênh ? Tại bà chiều nó cái gì cũng không cho nó động tay vào còn than trách gì nữa?. Nghe vợ nói phone với cô em dâu xong anh Bông cũng ngạc nhiên như cô em dâu: : - Hàng năm nhà mình vẫn đặt bánh chưng của nhà thờ ăn ngon vừa miệng, sao năm nay em lại nổi hứng muốn làm cho mệt cả thân. Chị Bông thoáng mơ màng: - Em tìm niềm vui trong dĩ vãng mà, món bánh chưng của mùa Xuân xưa goị theo kiểu thơ văn hay âm nhạc là ?Hương Xưa? đấy anh, cảnh gói bánh chưng ở nhà mình em chưa bao giờ quên, chỉ khác là thay vì nhờ anh Xây gói bánh chưng bây giờ người gói là em. Anh Bông lập lại và cười ruồi, lửng lơ: - Người gói là em?? Chị Bông vênh mặt cũng lập lại: - Người gói là em. đấy. Thì sao ?? Và người luộc bánh chưng vẫn là anh, anh sẽ sống lại cảm giác ? Anh Bông ngắt lời: - Biết rồi, anh sẽ sống lại cảm giác bận rộn và mất ngủ cho tới khi nấu xong nồi bánh chưng . - Nhưng chúng ta sẽ có những chiếc bánh chưng ngon như ngày ấy với nhân bánh cho nhiều đậu xanh, nhiều thịt heo lại là thịt heo tươi thì sẽ ngon gấp mấy lần bánh đặt mua ấy chứ. Gạo nếp, đậu xanh, thịt heo ướp đã bày ra bàn. Chị Bông để tờ giấy chị đã ghi chép lại từ trên net cách gói bánh chưng bánh tét ngay trước mặt và bắt tay vào việc, chị sẽ cố gắng, sẽ gói bánh bằng tất cả tâm tình. Bắt đầu là bánh chưng, chị đặt hai lớp là chuối lên nhau và đổ nếp, trải đều ra trước khi bỏ nhân đậu nhân thịt vào, nhưng chị không sao gói nó vuông vức được, chị sửa đầu này thì đầu kia lá chuối rách ra, chị phải ?bổ sung thêm nhiều lá chuối cuối cùng ra cái bánh chưng chỗ dày chỗ mỏng và to tổ bố, nhưng chị cũng mừng, còn hơn càng gói càng rách lá chuối và gạo, đậu, thịt tuy không có chân mà cứ chạy ra ngoài. Chị Bông phải tạm dừng gói bánh để gọi phone cầu cứu ông anh họ ở phương xa::: - Anh Xây ơi, chỉ gấp cho em cách gói bánh chưng . Ông anh gìa nghễnh ngãng: - Ai đấy? Cô vừa bảo gì? Chị Bông phải giới thiệu thân thế cho ông anh họ gìa cả nhanh chóng nhận ra mình: - Em Bông đây, Nguyễn thị Bông đây, là vợ của em họ anh, anh chỉ em cách gói bánh chưng ngay bây giờ đi, nhanh lên, nhanh lên??? Anh Xây vẫn tuổi gìa đủng đỉnh: - À, thì ra cô Bông ?Cô để tôi nghĩ ngợi đã, tôi đang ngủ trưa đùng một cái cô đánh thức tôi dậy, cô hỏi vội vã như đi bắt cướp bảo tôi trả lời ngay sao được. - Sao ngày xưa anh gói bánh chưng cho nhà em nhanh thế, vèo một tí là xong một cái, em ngồi nhìn anh gói mà ngưỡng mộ luôn. Cho em xin lỗi cú phone đột ngột vì nếp đậu thịt đang nằm chờ đây. ? Anh Xây thở dài: - Cô ơi, hãy nhớ là thuở ấy tôi còn tương đối trẻ, gần 30 năm đã qua rồi cô nhé. Năm nay tôi đã gìa yếu tay run, mắt mờ, đầu óc thì lơ mở.? Chị Bông cũng thở dài: - Em quên mất, em cũng già còn nói chi anh, vậy anh bình tĩnh chưa? Anh tỉnh ngủ chưa? Em đang gói bánh chưng đây nè, em đặt lá chuối mấy lớp mà vẫn không gói được anh ơi. Hay là trên net nó ?lừa mình, người ta nói mạng ảo không nên tin nó, có bao nhiêu trò lừa bịp từ đơn giản đến tinh vi chúng ta cần cảnh giác. Anh Xây mắng mỏ: - Cũng tuỳ, trên net nó lừa cô cách gói bánh chưng thì nó được gì ? sao cô ác mồm ác miệng thế hử? Sao cô vô ơn bội nghiã thế hử? trên net nó giúp chúng ta bao nhiêu là kiến thức lợi ích, bao nhiêu thứ hay ho tiên.nghỉ. Chị Bông nhắc nhở: - Anh ơi, giờ này không phải lúc anh sưa? sai em, mà là anh chỉ em gói bánh chưng.kia mà. - Chuyện nào phải ra chuyện nấy đã, cô ăn nói vô duyên thế bảo sao tôi im lặng cho được. Bây giờ là bánh chưng đây, thế cô đặt lá chuối làm sao đến nỗi mấy lớp lá còn rách hử? - Hay tạỉlá chuối rổm kém chất lượng hả anh? Thời buổi này đến thực phẩm cũng gỉa dối độc hại nữa là? - Cô chỉ được cái đổ vạ, hết bảo trên net lừa cô lại bảo tại lá chuối. Cô phải đặt lá chuối ngược chiều nhau, cái ngang cái dọc, lá to ở dưới, lá nhỏ hơn để trên, cô nghe rõ chưa? Chị Bông kêu lên: - Trên net cũng chỉ dẫn thế mà em? quên mất cứ đặt là chuối trên dưới cùng chiều. Hèn chi gói đến đâu lá rách đến đó.? Anh Xây lo ngại dặn dò: - Cái tính cô xớn xác thế, ba chớp ba nhoáng thế phải tập trung tinh thần khi gói bánh chưng nhé kẻo lại quên bỏ đậu bỏ thịt vào bánh chưng.. - Vâng, em sẽ không để tâm tư đi lạc bốn phương tám hướng nữa, chỉ nhìn thẳng vào trước mặt với nếp đậu thịt.. Bóc cái bánh chưng ngày tết mà thiếu đậu hay thiếu thịt thì chẳng vui tí nào.. Ông anh họ cẩn thận: - Cô còn thắc mắc gì thì hỏi luôn đi, đêm qua tôi mất ngủ nên trưa nay mệt qúa muốn ngủ bù, cô đừng gọi lần nữa nhé. - Vâng chúc anh ngủ ngon. À quên, nhưng làm sao cho bánh đều vuông vức hả anh? - Cô phải dồn nếp vào mỗi góc lá cho đừng xô lệch và ấn mạnh cho đều bốn góc bánh. - Vâng chúc anh ngủ ngon. À quên, em hỏi anh lần nữa là anh có biết gói bánh tét làm sao cho vừa dài vừa tròn không? Anh Xây gắt lên: - Cô đang hỏi cách gói bánh chưng lại tạt sang bánh tét, tôi có là thánh đâu mà cái gì cũng biết. Cô hỏi gì mà hỏi lắm thế?!! Chị Bông cụt hứng lí nhí: - Vì chốc nữa em sẽ gói bánh tét nên sẵn hỏi luôn ấy mà. Thôi, chúc anh ngủ ngon, Ông anh họ cằn nhắn và khẳng định: - Cô chúc tôi ngủ ngon mấy lần mà chưa cho tôi ngủ, bây giờ tôi ngủ đây, cô mà gói không xong cũng đừng gọi tôi, tôi thề không bốc phone đâu.. Ông anh họ đã gìa, đã đổi tính, càng ngày càng khó tính khó nết, anh không là người đàn ông trung niên vui tính hay đùa hay kể chuyện trong lúc gói bánh chưng giùm nhà chị Bông như ngày xưa nữa. Chị Bông xếp lá chuối theo chiều ngang rồi chiều dọc của lá, tiếp tục gói bánh theo chỉ dẫn của anh Xây, cái bánh gói xong trông đỡ xấu hơn cái đầu tiên nhưng vẫn không thể nào vuông đều cho được. Sang tới gói bánh tét cũng chẳng khá hơn gì, cũng tốn lá cho bánh khỏi lòi nếp ra ngoài.. Có lẽ khả năng gói bánh của chị chỉ tới đó không khá hơn được. Đang gói thì thiếu lá chuối, thật là một cực hình khi chị phải bỏ dở dang nếp đậu thịt để lái xe ra chợ mua thêm bịch lá chuối, rồi rửa rồi lau.? Càng gói càng mệt, càng gói bánh càng dở, càng xấu, những cái bánh tét sau cùng chị làm ?trả nợ qủy thần?cho mau hết gạo, cái thì mập cái thì gầy trông như một đàn heo con cùng cha khác mẹ chẳng cái nào giống cái nào. Gói xong bánh chị Bông vừa mệt vừảchán, nỗi hào hứng ban đầu biến mất, cảm giác và kỷ niệm xưa chẳng thấy đâu, chị Bông chỉ thấy mắt mình hoa lên, lưng đau mỏi và hai tay rã rời, chị Bông chỉ muốn leo lên giường nằm nghỉ xả hơi cho sướng thân. . May có anh Bông phụ một tay, anh phụ trách mục nhóm bếp và luộc bánh. Anh đã nhóm bếp sẵn sau vườn với cái nồi to tổ chảng chị Bông mượn từ nhà một người quen dùng để luộc bánh. Khói bốc lên nghi ngút, chị Bông lo ngại dặn chồng: - Anh bớt khói lửa được không? Em nghe nói có người luộc bánh chưng ngoài vườn khói bốc lên và hàng xóm nó gọi 911 đấy.. Phiền lắm. - Nếu lửa không lớn thì làm sao chín nồi bánh.. Để anh vừa nấu bánh vừa khấn cầu trời Phật vậy. - Em đi ngả lưng một chút đây. Trên net và anh Xây cũng nói phải luộc bánh ít nhất 8 tiếng đồng hồ mới chín, anh nhớ canh chừng lửa và chế thêm nước sôi vào nồi bánh mỗi khi nó vơi dần anh nhé. Chị Bông nhìn đồng hồ: - Bây giờ là 4 giờ chiều, khoảng 12 giờ đêm nay thì bánh chín, anh gọi em dậy nhé, mình ?gỉa bộ đón giao thừa bên nồi bánh chưng xanh cũng thú vị đấy. Chị Bông vào nhà tắm rửa mát mẻ xong chị nằm xuống giường, giấc ngủ đến dễ dàng vì chị qúa mệt mỏi. Trong bóng đêm chị Bông tỉnh dậy chợt nhớ ra nồi bánh chưng đang luộc ngoài vườn chị vội vàng vùng ngồi dậy, nhưng anh Bông đã nắm tay chị lại: - Em định làm gì? Đang là nửa đêm? Chị Bông hoảng hốt nửa tỉnh nửa còn mê ngủ: - Nồi bánh chưng của em, nó ra sao rồi? anh bỏ mặc nó và đi ngủ đấy hả? đã 12 giờ đêm chưa? Chúng mình cùng đón giao thừa anh ơi?. - Em nói mơ gì thế? Làm như em đang chờ đón giao thừa nơi quê nhà ngày nào? Hãy nằm xuống đây, anh đã hoàn thành tất cả rồi và vừa mới vào giường, lúc nãy 12 giờ đêm bánh chín anh vào thấy em ngủ say qúa anh không nỡ gọi em dậy bánh chưng bánh tét của em anh đã vớt ra và xếp trên bàn đàng hoàng và nhất là mọi thứ vẫn êm tĩnh chẳng có hàng xóm nào kêu 911, chẳng có người nào của city đến hỏi tại sao vườn nhà mình bốc khói và đỏ lửa cả. Chị Bông thở phào nhẹ nhỏm và tỉnh ngủ:: - Thế anh có bóc cái bánh nhỏ em làm để nếm thử chưa? - Chưa, suốt 8 giờ đồng hồ anh cho thêm củi và đổ nước thêm mấy chục lần, sái cả tay, còng cả lưng, hơi nóng từ bếp lửa, từ nồi bánh bốc lên rát cả mặt thử hỏi còn sức nào mà bóc bánh ăn thử. Em ngủ tiếp đi sáng ra hai vợ chồng mình cùng ra ngắm và ăn thử bánh chưng.. - Thì ra em đã ngủ lu bù từ lúc chiều đến giờ, mệt qúa em chẳng biết gì cả. - Khi anh vào giường em đang nằm mợ luôn miệng kêu lên mừng vui ?bánh chưng ơi, bánh chưng ơỉ Chị Bông bồi hồi nhớ lại: - Em nằm mơ thấy cái tết xưa, nhà mình đã luộc một nồi bánh chưng, những cái bánh chưng xếp đầy trên bàn tại một góc bếp nhà mình, em đem biếu họ hàng và nhà mình ăn tết còn dư để dành đến ra giêng chiên lên ăn dần.. Em đã gặp lại cảm giác và mùa Xuân vui tươi trong qúa khứ rồi anh ơi - Cả ngày hôm nay bánh chưng nó ám ảnh em mà Chị Bông lại nằm xuống dỗ tiếp giấc ngủ khi trời gần sáng, lần này trong giấc ngủ chập chờn và nao nức chờ sáng chị Bông lại mơ thấy bánh chưng, những chiếc bánh do chính tay chị làm đã được bóc lá, bày ra đĩa, bánh chín mềm thơm tho mùi gạo nếp và mùi đậu mùi thịt đậm đà với hạt tiêu cay y như những chiếc bánh ngày xưa.. Chị Bông dậy trong khi anh Bông còn ngủ, chị đi ra vườn sau trong buổi sớm mai trong lành và se lạnh, chị đã thấy những chiếc bánh chưng bánh tét đủ mọi hình thù nằm yên trên chiếc bàn nhỏ trong patio, tất cả bánh đã nguội và khô ráo, chị Bông tìm chiếc bánh chưng nhỏ nhất mang vào nhà. Chị bóc lá cắt bánh ra và ăn thử, bánh ngon như chị đã thấy trong giấc mơ, chị Bông mừng rỡ chạy vào phòng gọi chồng: - Anh ơi dậy mà ăn điểm tâm với bánh chưng mới ra lò đêm qua. Anh Bông còn ngái ngủ: - Em làm gì mà hò hét lên như nhà khoa học vừa phát mình ra một điều vĩ đại thế?. - Em sung sướng thật đấy, vĩ đại thật đấy vì cả đời em chưa biết gói bánh chưng là gì thế mà lần đầu tiên lại thành công vừa ý.. Anh Bông thấy vợ hào hứng qúa đã tỉnh ngủ, anh ngồi dậy: - Chúc mừng em nhà ?phát minh? ra những chiếc bánh chưng, bánh tết đủ kiểu đủ cỡ. - Tuy ngoại hình không đẹp mắt, bánh chưng thì cái vuông cái méo, bánh tét thì cái ngắn cái cao nhưng tấm lòng nó như tấm lòng em thật nhiệt tình thơm ngon.. Anh Bông nịnh vợ: - Vì em gói bánh với tình quê nên có tâm hồn em làm gia vị chiếc bánh thêm ngon.. Chị Bông vui vẻ: - Hôm nay em sẽ mang bánh tặng gia đình em mình và chị bạn thân, những người này sẽ thông cảm cho những chiếc bánh chưng bánh tét xấu của em. Phải là chỗ thân tình mới nhận được món qùa xấu bên ngoài ngon bên trong của em đấy nhá? Anh Bông đi vào phòng tắm đánh răng rửa mặt, chị Bông lo chuẩn bị món bánh chưng để hai vợ chồng cùng ăn thử công lao của mình.. Ngoài khung cửa sổ gío vẫn se lạnh, mây vẫn trôi chậm âm u của mùa Đông chưa qua và mùa Xuân chưa đến nhưng chị Bông đã thấy một mùa Xuân khác, có nắng nhiệt đới ấm áp rực rỡ, có hoa Xuân nở tưng bừng. Những chiếc bánh chưng mới làm hôm nay chị sẽ bày ra đón Tết. Ở quê người mà hương vị bánh chưng vẫn thơm ngon của những mùa Xuân cũ, của đất trời quê xa. Nguyễn Thị Thanh Dương |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
![]() |
|
Lan Huynh
Senior Member ![]() Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23809 |
![]() ![]() ![]() |
Từ Dạo Đó....Mùa Xuân
- Ủa! sao mẹ không để cái này chung với cái bà nội mới làm nè. Minh Lý đưa ngón tay lên môi: - Suỵt! đừng nói lớn, coi chừng bà nội nghe. Con không thấy đòn giò thủ mẹ làm xấu tệ sao? một đầu to, một đầu nhỏ, đâu có vừa vặn, chắc tay và đẹp như của bà nội. - À há! Bé Mỵ che miệng cười khúc khích. Bà Ban đang xếp dĩa trái cây vào mâm cũng thấy vui lây. Bé Mỵ không phải cháu của bà. Minh Lý không phải là con dâu của bà và căn nhà này cũng không phải là nơi chốn của bà mà sao bà nghe lòng mình ấm lạ. Bao năm rồi, vào những ngày cuối cùng của một năm, chưa có lần nào bà chuẩn bị đón tết với tâm tư náo nức như hôm nay. Chợt nhớ tới Quang, đứa con trai duy nhất của mình, bà nghe xót đắng trong lòng. Giờ này, ở nơi xôi xa đó, không biết Quang có chợt nhớ đến bà, một người mẹ đã khóc cạn nước mắt vì con mà ăn năn tự hỏi “mẹ tôi giờ ra sao?”. Tự dưng nỗi buồn kéo ập đến làm tay chân bà Ban bải hoải. Ngồi xuống ghế, bà mơ màng hình dung đứa cháu nội của mình qua hình ảnh liếng thoáng của bé Mỵ. Bà nhớ, lúc vợ chồng bà đến Mỹ, Quang vừa hai mươi tuổi, rất ngoan ngoãn, suốt ngày chăm lo học hành. Năm hai mươi lăm tuổi, Quang tốt nghiệp đại học hạng cao nên tìm được việc làm tốt. Ba năm sau, Quang lập gia đình với cô bạn học cũ. Đó là một cô con gái xinh xắn, hiền lành, chỉ qua lần tiếp xúc đầu tiên bà cảm thấy rất hài lòng. Hơn một năm sau đứa cháu nội gái mũm mĩm, dễ cưng ra đời, bà vui mừng khi nhìn thấy con trai mình có một gia đình ấm êm, hạnh phúc. Chẳng bao lâu, chồng bà bất ngờ qua đời sau cơn bạo bệnh ngắn ngủi. Bà suy sụp hoàn toàn trong sự mất mát không thể đền bù. Từ đây, còn ai cận kề hôm sớm cùng bà khi thằng con đã có một mái ấm của riêng nó. Bà khóc như mưa trong ngày tang chế vì tiếc thương chồng, vì nghĩ đến sự đơn độc, quạnh hiu mà mình sắp phải chịu đựng. Nhưng trời còn thương, nên bà được con trai rước về ở chung và cô con dâu hiếu thảo đã chăm sóc, lo lắng cho bà như mẹ ruột. Bà Ban cũng là người biết lẽ phải, nên cư xử với con dâu thật mềm mỏng, chân tình. Chẳng những không bắt bẻ khi có điều trái ý mà còn luôn cám ơn con dâu, vì nó vẫn giữ được nề nếp xưa cũ để bà được an hưởng tuổi già. Và nỗi sung sướng lớn lao nhất là đứa cháu nội ngày đêm quấn quýt bên bà, thỏ thẻ những lời ngây ngô rất đáng yêu. Nhưng rồi những ngày tháng tuyệt vời ấy chẳng còn nữa khi con trai của bà bắt đầu đam mê cờ bạc. Bà không biết Quang lao đầu vào trò giải trí tai hại này từ lúc nào cho đến khi Tuyến nghẹn ngào kể lể: “Mẹ ơi! bao nhiêu tiền con dành dụm lâu nay, anh Quang làm tiêu tan hết rồi”. Bà lảo đảo ngồi xuống ghế, lắp bắp hỏi: “Nó lấy tiền cho ai?…”. Tuyến gục xuống, nấc lên: “Ảnh không cho ai hết mà đem nướng sạch trong sòng bài”. Trời ơi! con trai bà có máu ham mê cờ bạc của ba bà sao? Từ nhỏ, bà đã chứng kiến cảnh người mẹ tội nghiệp của mình xỉu lên, xỉu xuống mỗi khi tới kỳ lãnh lương mà ba của bà trở về nhà với khuôn mặt thiểu não, vì tất cả tiền bạc đã thua rỗng túi. Mẹ bà xác xơ, gầy gò theo từng năm tháng trôi qua với cảnh túng bấn, nghèo đói, con cái lếch tha, lếch thếch. Còn người cha vô trách nhiệm thì trốn chui, trốn nhũi mỗi khi có người đến đòi nợ bằng thái độ hung hãn. Rồi một đêm, chừng như không thể chịu đựng hơn nữa, mẹ bà bồng bế năm đứa con thơ, trốn về quê, ở nhờ nhà một người bà con xa, nơi mà ba bà chưa một lần biết đến. Và từ đó, chị em bà trở nên những đứa trẻ mồ côi cha dù ba vẫn còn đó. Nhìn đứa cháu nội ngây thơ đang nằm ngửa trên giường, cong hai chân lên, một tay cầm bình sữa, một tay nắm lấy bàn chân đong đưa, đùa giỡn một mình, bà nghe nhói đau trong lồng ngực. “Tuyến à! con đừng giận, để mẹ rày thằng Quang. Nó thương vợ thương con lắm, chắc nó sẽ nghe lời mẹ mà bỏ bài bạc”. Tuyến lắc đầu với khuôn mặt đầm đìa nước mắt: “Mẹ có biết con đã năn nỉ, khuyên can anh Quang cả năm nay rồi không? Lúc trước, con cũng nghĩ như mẹ, nhưng đến bây giờ con mới biết, tình yêu thương và bao dung cũng như sự kiên nhẫn và tận lực của con đã thua ma lực của sòng bài. Quang từng hối hận, từng ôm con khóc lóc xin lỗi, nhưng chỉ được vài hôm thì đâu lại vào đó. Những lần Quang đi biền biệt cả tuần không về nhà là đi đánh bài và ở luôn trong sòng bài, chứ không phải đi công tác cho hãng như con đã dối mẹ. Bao nhiêu tiền bạc con dành dụm bấy lâu trong ngân hàng, Quang lén con rút ra hết. Chiếc xe, không phải bị ăn cắp như Quang đã nói với mẹ mà anh ấy cầm cho người ta rồi không có tiền chuộc lại. Bây giờ, Quang còn giả mạo chữ ký của con để thế chấp nhà, lấy tiền đánh bài. Quang nói, anh muốn có tiền đánh trận cuối để gỡ lại những số tiền đã thua rồi sẽ không bao giờ trở lại sòng bài nữa. Con quỳ xuống van xin Quang hãy thương mẹ, thương vợ con mà tỉnh táo lại. Hãy quên số tiền đã thua, đã mất, cố gắng đi làm để có tiền trả nợ, hầu giữ căn nhà này cho cả gia đình có chỗ trú thân. Nhưng Quang đã bị con ma cờ bạc nhập, mắt anh long lên sòng sộc như người sắp nổi điên, hất con ngã xuống đất, chạy bay ra cửa. Mẹ ơi! con chịu đựng hết nổi rồi. Con phải làm sao bây giờ?” Bà choàng tay ôm lấy đứa con dâu đáng thương, hai mẹ con khóc tức tưởi trước ánh mắt ngơ ngác của đứa cháu nội vừa mới mừng sinh nhật ba tuổi hồi tháng trước. Hai ngày sau, giữa lúc bé Vicky lên cơn suyễn phải đi cứu cấp, Quang xuất hiện với khuôn mặt hốc hác tiều tụy, sức lực gần như cạn kiệt, nhưng cũng quyết liệt dành lấy chiếc xe của Tuyến để đem đi cầm. Lúc đó, con trai bà chẳng khác nào con thú nổi điên, chỉ làm sao để lấy được món mình đang cần chứ không chút lo lắng đến tính mạng của con. Hai ngày sau, với dáng vẻ rã rời, đau khổ, Quang trở về nhà ngay lúc bà đang run rẩy đọc từng dòng chữ nhòe nhoẹt nước mắt của Tuyến. “… Xin lỗi mẹ, con đành phải mang cháu nội của mẹ ra đi, vì con của con không thể sống với một người chồng không có lương tâm, chỉ biết thoả mãn niềm đam mê của riêng mình chứ chẳng màng đến sự sống chết của đứa con bé bỏng”. Quang đổ xuống như một thân cây bị cơn giông quật ngã. Bà cũng dở sống, dở chết vì bỗng dưng mất đi một đứa con dâu mà bà thương như con đẻ và đứa cháu nội bà quý hơn ngọc, hơn vàng. Vài tháng sau, căn nhà bị tịch thu vì Quang không có tiền trả nợ. Bà phải đến ở trọ nhà người bạn già, còn Quang lây lất nay nơi này, mai nơi khác. Nhưng cũng nhờ cú sốc quá lớn này mà Quang thức tỉnh và sau một thời gian cần mẫn làm việc, Quang thuê được một chỗ ở tươm tất cho hai mẹ con. Kể từ ngày Tuyến ra đi, Quang bỏ hết mọi việc, kể cả thú đam mê bài bạc, đi khắp nơi để tìm kiếm vợ con. Bà xót xa trong lòng khi nhìn nét ủ rủ, sầu thảm của con, nhưng cũng mừng thầm, vì nhờ vậy mà Quang không còn nghĩ đến chuyện cờ bạc. Ba năm sau, Quang đem về cho bà một cô con dâu mới. Uyên, một phụ nữ kém sắc diện, nhưng cũng hiền lành, chân thật như Tuyến. Uyên có một đứa con riêng lớn hơn cháu nội của bà ba tuổi. Thôi! cũng không sao, bà chỉ mong Quang tạo lập một gia đình khác và qua kinh nghiệm cay đắng đã trải qua, Quang sẽ biết nắm giữ hạnh phúc trong tay mình. Nhưng chỉ được hai năm vui vẻ, ấm êm, ma lại đưa lối, quỷ lại dẫn đường cho Quang một lần nữa lao đầu vào thú đam mê cũ. Tiền bạc, của cải Uyên dành dụm được nhờ thời gian nghề nail phát đạt không cánh mà bay mất, nợ giăng tứ phía, chủ nợ gọi điện thoại chửi bới mỗi ngày. Và ngay lúc Uyên qua đời vì căn bệnh nan y khám phá muộn màng cũng là lúc Quang bước vào trại tù vì tội lừa đảo và giựt nợ. Căn nhà -tưởng là nơi cho bà và bé My che nắng, che mưa khi không còn người thân thuộc nào ở chung quanh- cũng bị ngân hàng tịch thu. Sau nỗi đớn đau, vật vã cùng cực bà đành dắt đứa cháu nội không phải ruột thịt của mình đến ngôi chùa mà khi còn khá giả Uyên đã cúng dường rất nhiều để xin tá túc. Nhờ Trời Phật độ nên những người quen biết với Uyên tận tình giúp đỡ hai bà cháu trong đó có vợ chồng Minh Lý. Biết rõ hoàn cảnh đáng thương của bé My, Minh Lý ngỏ ý muốn xin đứa bé mồ côi này làm con nuôi, vì hai vợ chồng cô kết hôn đã tám năm mà trông ngóng mãi vẫn chưa có tin vui. Lời đề nghị thật nhẹ nhàng nhưng là một cú sốc nặng nề khiến bà Ban xây xẩm mặt mày. Đành rằng bé My không phải là con của Quang, nhưng hơn ba năm chung sống, bà đã thương yêu quấn quýt lấy nó khác nào đứa cháu nội của chính mình. Hơn thế nữa, khi Quang không còn ở cạnh bà thì bé My là một niềm an ủi lớn lao, một sự ấm áp vô cùng cần thiết. Xa nó, cuộc sống của người đàn bà già nua, cô độc như bà sẽ hiu quạnh, buồn thảm đến chừng nào. Nhưng… nếu giữ bé My lại, tương lai nó sẽ ra sao khi bà không đủ khả năng để cho con bé một nơi trú ẩn an toàn, một cuộc sống đầy đủ. Bà khóc rưng rức trước sự lựa chọn thật đau lòng. Dẫu sao, bà Ban cũng không phải là con người ích kỷ chỉ biết nghĩ cho mình, nên sau một đêm thức trắng cầu nguyện, bà dỗ dành cháu gái: - Bà nội già rồi, không còn sức lực để đi làm kiếm tiền nuôi con. Con nghe lời bà về sống với cô Minh Lý để được cơm no, áo ấm, học hành tới nơi, tới chốn. Bé My vừa lắc đầu, vừa nắm tay bà, nước mắt ràn rụa trên khuôn mặt nhăn nhó, méo xệch: - Không! nội ở đâu thì con ở đó, con không muốn xa nội. Tiếng khóc não nuột của đứa bé chưa đầy mười tuổi khiến Minh Lý xốn xang trong lòng. Vốn ngoan ngoãn, hiền lành nên cuối cùng bé My cũng nghe lời bà Ban. Nhìn theo cái dáng dấp bé bỏng của đứa cháu thơ vừa miễn cưỡng bước đi, vừa quay đầu nhìn lại với bàn tay đưa lên gạt nước mắt không ngừng, bà Ban tưởng chừng như hai chân mình sụm xuống vì mất đi lẽ sống duy nhất còn sót lại. Một tuần sau Minh Lý phải trở lại chùa khi nghe sư cô báo tin bà Ban bệnh nặng và không chịu ăn uống gì cả. Đứng trước hình ảnh tiều tụy của một người đàn bà đang tuổi về chiều mà phải hứng chịu nhiều đắng cay, nghiệt ngã của số phận, Minh Lý gọi điện thoại bàn tính với chồng và quyết định đưa bà Ban về nhà để hai bà cháu họ được sống gần nhau. Không thể tả hết nỗi mừng vui của bé My. Con bé không còn ngồi khoanh tròn ở góc giường khóc rấm rức như mọi ngày mà nhảy tưng lên, hét vang: - Con cám ơn, cám ơn mẹ Lý nhiều lắm. Tiếng gọi mẹ đầu tiên của bé My khiến Minh Lý nhìn nhau rơm rớm nước mắt. Như thoát khỏi cơn mê, bà Ban chấp tay xá dài với hai hàng nước mắt chảy quanh. - Bà cháu tôi mang ơn cô cậu suốt đời. *** Hữu ngồi vào ghế, bàn tay vỗ nhẹ trên cái bụng tròn vo, miệng xuýt xoa: -Trời ơi! con cần nhịn ăn cho ốm bớt mà sao dì Năm làm đồ ăn ngon vầy con chịu sao thấu. Từ ngày dì Năm về đây con lên gần mười “bao” rồi. Kiểu này chắc con chết sớm. Minh Lý vừa xếp khăn ăn, vừa liếc xéo chồng: - Hôm nay là mùng một Tết phải kiêng cử, không được nói năng lạng quạng mà xui xẻo cả năm, phải không bà nội? Hai chữ bà nội làm rúng động trái tim cằn cỗi của người đàn bà trong một thời gian không dài lắm đã phải mất đi hai đứa con dâu. Bà nhớ , ngày xưa Tuyến cũng thường dùng hai chữ thân thương này để gọi bà. Và bà chợt hiểu, tình cảm của Minh Lý dành cho bà không chỉ đơn thuần là thứ tình của một người ban ơn và một người thọ ơn mà trong đó có chút ngọt ngào, ấm áp của tình quyến thuộc. Nước mắt ứa ra trong niềm hạnh phúc đến thật bất ngờ khiến bà thầm nghĩ, dù cả đời còn lại bà có quỳ lạy Trời Phật suốt ngày đêm cũng không bao giờ đủ để tạ ơn đấng thiêng liêng. - Mẹ ơi! con muốn Tết hoài để ngày nào mình cũng được đi chùa hái lộc, đi hội chợ xuân xem văn nghệ, đánh lô tô và được ăn nhiều món ngon như hôm nay. Hữu nhanh nhẩu: - Đúng… đúng, ba cũng muốn như vậy. Để xem, hình như từ ngày có bà nội về đây, ba hết “được” ăn mì gói, món tuyệt chiêu của mẹ Lý… - Thôi ông ơi! xạo quá đi. Minh Lý gạt ngang, nhưng âm thanh giọng nói lại chở đầy niềm vui. Niềm vui bắt đầu từ ngày căn nhà vắng vẻ này đón thêm hai thành viên, một già, một trẻ để Minh Lý cảm nhận được mùa xuân bắt đầu từ dạo đó Ngân Bình |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
![]() |
|
Lan Huynh
Senior Member ![]() Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23809 |
![]() ![]() ![]() |
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
![]() |
|
Lan Huynh
Senior Member ![]() Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23809 |
![]() ![]() ![]() |
Quê cũ!
Thưa Nam Bộ là vùng đất mới!..Là con út cưng của dòng sông Cửu Long hùng vĩ. ![]() Gọi là con út cưng vì bao nhiêu phù sa mà dòng sông nầy ky cỏm mang theo từ thượng nguồn, tuốt bên Tây Tạng, năm dài chày tháng đều cho con Út cưng hết ráo! Bằng cách bồi đắp vùng hạ lưu nầy. ![]() Được vổ béo nên Nam Bộ trở nên màu mỡ, cứ lớn dần ra, cứ từ từ mỗi năm một chút, lấn ra phía biển Đông. Nói vùng đất mới nhưng Nam Bộ đã trọng tuổi, so với vùng đất khác là trẻ nhưng cũng khoảng 5.000 năm rồi đó. ![]() Mùa nước nổi,nước dâng lên, tràn mênh mông. Mùa nước kiệt, nước rút đi, cạn quéo. Chỉ còn phù sa, con tôm, con cá ở lại trong những ao, bàu, rạch, xẻo, lung để dâng hiến cho người. (Xắn quần em lội qua lung. Quần em tuột xuống anh hun chỗ nào?) Quá đã! Thưa! Con người bao giờ cũng đi sau thiên nhiên một bước! Trước khi ông bà mình ngoài Bắc, ngoài Trung vào đây lập nghiệp thành chòm, thành xóm; chưa có chánh quyền gì ráo thì: “Mắm trước, đước sau, tràm theo sát. Sau hàng dừa nước mái nhà ai”. Cây mắm giữ vai trò tiên phong trong việc lấn biển. Mắm, đước và tràm mọc ngay khi trái rụng xuống nước và bám vào đất, giữ đất, giúp đất được bồi đắp lấn từ từ ra biển Đông. ![]() Ngoài mắm, đước, tràm, còn biết bao cây hoang dại khác đã gắn bó lâu đời với người dân quê lam lũ, như: bần, quao, dừa nước, đủng đỉnh, mù u… ![]() Có ‘hàng dừa nước’ dọc theo hai bờ sông, rạch để bà con mình có lá lợp nhà để ở, bước đầu định cư, định canh mới được. An cư; lạc nghiệp! ![]() Để người viết có thời thơ dại, ôm bập dừa tập lội, quậy nước đùng đùng trong con rạch sau nhà ngoại. ![]() Để ông ngoại nổi dóa lên, vác cây roi đánh ngựa, rượt mấy thằng cháu ngoại trai khỉ khọn, chạy té khói luôn trong tiếng la rầy ỏm tỏi vọng theo sau: “Tao đố tụi bây đó nhe!” He he! ![]() Ông bà mình thoạt kỳ thủy lưu lạc vào đây, đất mênh mông bạt ngàn nên làm ruộng, làm rẫy! Một công rẫy bảy công ruộng! Làm rẫy cực gấp bảy lần làm ruộng! Cực quá nên ông bà mình mới lên liếp, lập vườn cây ăn trái cho nó ‘phẻ’! Làm vườn là ngon rồi đó nhe! Bỡi: “Mẹ mong gả thiếp về vườn. Vậy mà cách đây gần nửa thế kỷ, đi Sài Gòn học, mới xáp xáp vô ‘ve’ mấy tiểu thơ khuê các của cái đất Sài Thành; hỏng em nào chịu tui hết ráo. Còn xì xầm sau lưng, gọi tui là dân vưỡn tức dân miệt vườn. ![]() Tui cự lại: “Ê miệt vườn có gì tệ đâu em?” Nó còn có cái văn minh miệt vườn đó nhe! Hỏng nghe nhà văn Sơn Nam ổng ca tụng quê tui lên tới chín tầng mây sao? Dẫu vậy hỏng có em nào chịu nghe tui thuyết phục hết ráo… để tui đưa nàng về vườn mới chết! ![]() Thưa! Rồi đêm nay xa quê đã chừng ấy năm, đêm nằm không ngủ được, cứ trằn trọc riết! Quê người lưu lạc mà cuối năm lại không về, tui nhớ cái quê xưa, quê cũ của mình quá đỗi. Tui nhớ cái đất Mỹ Tho! Có những điều mà hồi xưa tui thấy tự nhiên như cơm mình ăn, nước mình uống… giờ gẫm lại…mới thấy lạ! Chẳng hạn như: Cái đất Mỹ Tho của tui sao có quá nhiều làng, xã có tên bắt đầu bằng chữ Tân, nghĩa là mới! ![]() Như: Tân An, Tân Hương, Tân Lý Đông, Tân Lý Tây, Tân Hòa Đông, Tân Hòa Tây, Tân Hội Đông, Tân Hội Tây, Tân Đức Đông, Tân Đức Tây, Tân Phú Đông, Tân Phú Tây… và biết bao là Tân nữa. Tại sao ông bà mình xưa khoái cái Tân quá vậy chớ? Nghĩ ra rồi! Ông bà mình khoái đặt tên vùng đất mới là ‘Tân’ vì trong tận cùng thâm tâm của nhũng người lưu lạc, vì thời cuộc hay vì chén cơm manh áo, phải bỏ quê cha đất tổ mà đi nhưng trong lòng bao giờ cũng dàu dàu nhớ thương về quê cũ. Thưa! Người Mỹ hay Úc cũng vậy thôi! Cũng khoái chữ Tân mà tiếng Anh gọi là ‘New’! Như một tiểu bang của Úc đây, có thành phố lớn nhứt là Sydney, cũng có tên là New South Wales… Láng giềng, cách biển, của Úc là: New Zealand. Rồi lang mang qua tới tận Huê Kỳ có New York, New England, New Orleans, New Hampshire… Thưa! Bà con ta từ ngoải vào, cứ xuôi theo hai nhánh sông Tiền và sông Hậu mà lập xóm, lập làng. Rồi lập phố bán để bán buôn hàng nông sản. Mỗi phố chợ nầy cách nhau trên dưới 60 cây số, là một ngày đi độ đường sông. Lịch sử đã ghi lại rằng: Năm 1679, những người Tàu, phản Thanh phục Minh thất bại bèn đùm túm nhau xuống tàu vượt biển xuôi Nam. Và tên Ba Tàu, có người nói, là bắt đầu từ đó chăng? Chúa Nguyễn đã cho khoảng ba ngàn người Minh Hương, mà Dương Ngạn Địch cầm đầu, về định cư vùng đất mới Mỹ Tho, cùng với những lưu dân người Việt từ miền ngoài vào khẩn hoang, lập nên ‘Mỹ Tho đại phố’, trở thành một trong hai trung tâm thương mại sầm uất Nam Bộ lúc bấy giờ (trung tâm còn lại là Cù lao Phố, Biên Hòa). Khi ‘Mỹ Tho đại phố’ ì xèo thì Bến Nghé chỉ mới là một khu chợ nhỏ, còn Cần Thơ hầu như chưa có gì. Mà vùng đất nào giàu, trù phú là thường hay bị ăn cướp. Mỹ Tho đại phố đã hai lần chịu cảnh tang thương như thế! Lần đầu vào năm 1785, quân Xiêm theo Nguyễn Ánh tràn sang. Phố xá bị tàn phá, của cải bị cướp bóc nên Mỹ Tho đại phố trở nên tiêu điều. Anh hùng áo vải Tây Sơn, Nguyễn Huệ đã đánh cho bọn xâm lược một trận nên thân tại khúc sông Rạch Gầm-Xoài Mút vào đêm 19 rạng 20 tháng 1 năm 1785 làm chúng phải kinh hồn táng đởm, hồn phi phách tán, bỏ thuyền dông lên bờ, chạy tuốt về nước Xiêm La. Dẫu vậy, nhưng do bị quân Xiêm cướp bóc tàn phá, Mỹ Tho đại phố chỉ còn lại một đống tro tàn. Thương nhân ở đây hầu hết đều chuyển lên làm ăn ở Sài Gòn – Bến Nghé… Lần thứ hai vào năm 1968, Mỹ Tho đại phố lại bị tàn phá là Tết Mậu Thân. Đã gần 50 năm rồi mà tưởng chừng như mới hôm qua. Năm ấy, trường Trung học Nguyễn Đình Chiểu cuối năm trước khi học trò về nghỉ ăn Tết, mấy Thầy có cho chút đỉnh tiền còm để mấy ‘trò’ viết Giai Phẩm Xuân cho trường mua thèo lèo cứt chuột và xá xị con cọp BGI để liên hoan. Tui có góp một bài…Viết về cái gì lâu quá nên quên mất tiêu rồi. Chiều liên hoan, có mấy ’em’ bên trường Nữ Lê Ngọc Hân qua tham dự. Ôi! Con gái 17 bẻ gãy sừng trâu; huống hồ gì trái tim của một chàng trai mới vừa bể tiếng, râu măng lún phún vài cọng trên cằm chớ! Ngồi kế một em mặc áo dài trắng, tay raglan, vải tetron mỏng dính như cánh con chuồn chuồn mà tim mình đập thùng thình như cái trống đình hôm lễ cúng kỳ yên… (Ôi người em muôn năm cũ! Giờ em phiêu bạt đến phương nào?) ![]() Chỉ mười ngày sau buổi liên hoan đó là tui phải chui vào hầm trốn; vì VC dùng cối 82 của Trung Cộng pháo kích vào trung tâm Mỹ Tho đại phố để bắt đầu trận đánh Tết Mâu Thân, dù đã hứa hẹn sẽ 7 ngày hưu chiến. Từ Cầu Vĩ hoặc Hóc Đùn, chỉ cách trung tâm Mỹ Tho, chừng hai cây số đường chim bay, đạn súng cối 82 ly, sau tiếng ‘đề pa’ cái bụp, là bay vo vo vào! Trước khi tiếp đất, kêu xè xè, rồi nổ ùng oàng, phang miểng bay rào rào trên mái ngói. Cả nhà co rúm lại trong hầm ba lớp cát, chìm sâu dưới mặt đất mà cầu Trời khẩn Phật cho pháo không rớt ngay hầm… Tối mùng Một, Tết Mậu Thân, cả ba tiểu đoàn VC đã áp sáp vào xã Mỹ Phong và Đạo Thạnh, hai xã vùng ven của Mỹ Tho. Thiết đoàn 6 Kỵ binh Thiết giáp, có xe lội nước M113, trấn giữ ở đầu Giếng Nước. Tiểu đoàn 32 Biệt Động Quân trấn giữ phía bên kia Cầu Đài Chiến Sĩ, cuối đại lộ Hùng Vương, để bảo vệ an ninh cho Tổng thống Nguyễn văn Thiệu về quê vợ ăn Tết… Nên Mỹ Tho còn sống sót! ![]() Dẫu vậy cả Bến xe mới và dọc hai bờ Giếng nước đều tan hoang hết. Nhà dân cháy hơn 3000 cái trong điêu tàn. Mãi tới Mồng 7 Tết, sau khi lính Sư Đoàn 7 vào giải tỏa, người dân chạy loạn ra dầy đặc ở Vườn hoa Lạc Hồng mới được trở về nhà cũ coi còn sót lại gì không? Xác người dân, già, trẻ vẫn còn nằm chết còng queo theo hai bên lộ, trong những vũng nước, đã sình lên mùi tử khí hòa trong khói vẫn còn nghi ngút cháy! Không phải chỉ riêng Mỹ Tho bị tàn phá mà cả miền Nam… Từ Huế, Sài Gòn, Bến Tre… đều chịu cùng chung thảm nạn. Thưa cứ 12 năm, chúng ta lại có một năm Thân. Năm rồi là Bính Thân và phải chờ tới 12 năm nữa, mới lại tới năm Mậu Thân, sau 60 năm; nhưng trong đầu người viết đêm cuối năm, quê người viễn xứ, lại hiện lên những hình ảnh bi thảm năm nào mà nhạc sĩ Hoài Linh đã viết “Tám nẻo đường thành” để khóc cho Sài Gòn trong cơn đổ nát. Mỹ Tho đại phố cũng vậy thôi! ![]() “Bé thơ ơi! Bé thơ ơi! Nín đi đừng khóc/ Xót xa nhiều trào thêm nước mắt/ Chiến tranh nào mà không tan nát. Khói lên cao trắng tay mau dân nghèo lơ láo/ Mẹ bồng con giờ về đâu/ Nhìn vành tang, con quấn ngang đầu!” Melbourne cuối năm, quê người, nhớ lại thời quê cũ! Nhớ Tết Mậu Thân! Nhớ Mỹ Tho, quê mình, vẫn đứng vững trước AK 47 và B40 nhưng bi thảm thay chỉ 7 năm sau đó: Mất nước! ![]() Nên có thơ rằng: “Nguyễn Đình Chiểu của thời áo trắng/ Mỹ Tho mình- sớm nắng, chiều mưa/ Súp lê xa bến phà Rạch Miễu/ Chung thủy Mỹ Tho, em vẫn chờ. Lạc Hồng, cây đa đà trốc gốc/ Trôi rồi ra biển tuổi xuân anh/ Cái thời tuổi trẻ anh yêu dấu/ Đã chết lâu rồi bởi chiến tranh! Ôi! Tết Mậu Thân! Tết Mậu Thân/ Bót Số Tám qua mùa xuân loạn/ Xác ai đây? Xác của ai đây?/ Chết còng queo, chết chẳng toàn thây/ Bến Xe, Giếng Nước, tan hoang cháy!/ Trường ta, xao xác lá me bay! 72 hè! 72 rực cháy!/ Đạn thù bay! đất nước bời bời!/ Trùng trùng, điệp điệp, dân chạy giặc/ Trường xưa, lớp cũ, anh đành thôi/ Ba năm lính trận, anh vẫn nhớ/ Trưng Trắc: Mỹ Tho, em vẫn chờ…/ Thưa xa quê đã quá xá là lâu nhưng lòng tôi vẫn mong một ngày trở lại. ![]() Đêm nay đốt lò hương cũ, ly rượu buồn của kẻ tha hương nhìn về phía bên kia biển, người viết vẫn còn hy vọng đất nước mình ngày nào đó sẽ có tự do: “Mỹ Tho! Em đón anh về/ Trăm thương, ngàn nhớ tư bề Mỹ Tho!”
đoàn xuân thu. Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 14/Jan/2017 lúc 9:19am |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
![]() |
|
Nhom12yeuthuong
Senior Member ![]() ![]() Tham gia ngày: 13/Sep/2009 Đến từ: Vietnam Thành viên: OffLine Số bài: 7169 |
![]() ![]() ![]() |
BẰNG LĂNG TÍM ![]()
Mối tình mới lớn của tôi với cô nữ sinh Gia Long thắm thiết từ hàng
bằng lăng bên dòng sông ở quê nội cô, làng Tân Vạn.Mỗi cuối tháng cô
theo cha về thăm nội, là mỗi cuối tháng tôi lẻo đẻo xe gắn máy 20 cây số
dài theo bóng người yêu thầm.Tôi say mê ngắm nàng với áo tím, thơ thẩn
bên bờ sông dưới bóng những cây bằng lăng đang bảng lảng trổ bông tím
rịm Nàng vịn cành, ngắt vài cánh hoa tươi ép vào cuốn lưu bút ngày
xanh.Hình ảnh đó cứ theo tôi ngày tháng từ thuở đó tới giờ, dù cuộc tình
vừa chớm đã vội đứt không lâu trong đầy cay đắng.Trái tim tôi chịu một
vết sẹo lớn , thỉnh thoảng lại lở loét không lành.
Hồi đó, đã 18 mà tôi còn nhát gái, chỉ dám ngắm nàng xa xa.Mãi tới lúc
nàng hiểu tôi có tình cảm qua cử chỉ nhát nhúa, lời nói run rẩy, ú ớ mỗi
khi gặp nàng? Nàng tiến một bước đề nghị chúng tôi cùng đi bên nhau,mỗi
lần về, sau ngày học thêm buổi tối .Vậy mà tôi chỉ thấy vui ra mặt, giữ
trong lòng,chớ hàng ngày vẫn không dám nói một lời nào ngụ ý yêu
đương.Năm đó chúng tôi sửa soạn thi tú tài .Hè nghỉ học rồi , mạnh trò
nào nấy ôn tập bài vở tới tấp .Một ngày hè cuối tuần ,em nàng mang tới
cho tôi mảnh giấy nhỏ. Nàng nhắn riêng muốn gặp tôi một buổi dưới quê ,ý
là cho tôi nghỉ ngơi ,thong thả trí óc một chút.Tôi vội vã xin phép mẹ,
theo em nàng về quê.Trái tim nhảy nhịp yêu đương nồng nàn , vội vã.
Người lớn đều đi khỏi như nàng có cơ hội .Cô em đi nấu cháo gà đải , có
ý để hai chúng tôi có thì giờ riêng tư với nhau .Nàng nói nàng biết tôi
yêu nàng đã lâu ,trách sao không nói ra, cũng nói thương tôi lắm, nét
khả ái , học giỏi mà hiền lành.Nói điều nàng rất quan tâm là ý tưởng của
tôi về tương lai.Lòng tôi chắc quá sung sướng , hớ hênh bài tỏ hết ,nào
là muốn học y khoa, muốn xuất ngoại.Nàng có vẻ suy tư, nhưng chỉ nhỏ
nhẹ , lẩm bẩm :em rất muốn khuyến khích anh.Rồi nàng nói :đợi kết quả
sau khi mình thi đi anh.Kỳ thi, tôi đậu tú tài 1 , chuyển môn khoa học
để sau khi đậu tú tài 2 , được chọn học ngành y.Trớ trêu nàng lại
rớt.Rồi năm sau tôi đậu tú tài 2 , nàng lại rớt nữa .Bổng dưng nàng
tránh mặt tôi , dù trước đó cả năm cũng khó gặp nhau vì nàng vào nội trú
ở trường, mà thỉnh thoảng tôi chỉ có thể gởi thơ tay được cho nàng
những lời thương nhớ từ bạn nàng ở ngoài.
Trong khi tôi lo vào đại học ,thì được thiệp cưới nàng lấy chồng .Kèm
với thiệp cưới cho em gái tôi là thiệp báo và lá thơ dài cho tôi , xin
lỗi quyết định dứt tình của nàng là không nở ngăn chặn tương lai của tôi
, và nghe lời cha mẹ; tương lai của nàng chỉ sẽ là một cô giáo dạy trẻ
tầm thường
Tối hôm lễ cưới tôi đưa em gái tôi đi dự , ngồi suốt buổi tối ngoài xe
với tấm lòng tan nát , nứt nở với mối tình đầu đổ vỡ , trái tim chai
sạn.Mãi sau, tôi mới thắm thía hơn sự đau khổ tới thế nào .
Sau nầy mỗi khi thấy hoa bằng lăng là lòng tôi đau xót với hình ảnh ban
đầu không xóa mờ.Vã chăng thấy hoa tím nào tôi cũng nghĩ tới nàng .Gần
50 năm rồi , bây giờ nàng con bồng cháu bế, tóc hẵn bạc màu .Mối tình
xưa chắc chỉ còn mang máng trong lòng.
Nhưng lòng tôi , cho tới bây giờ màu tím chiếc áo dài, màu tím hoa bằng
lăng , hay bất cứ màu tím nào cũng tràn trề gợi nhớ.Nó vẫn sâu đậm, nứt
nẻ làm vết sẹo trái tim tôi thêm rướm máu.
Bằng Lăng Tím
Hôm xưa tôi tới tìm người,
Hoa bằng lăng nở tím trời yêu thương.
Tôi lở thương người thích hoa màu tím
Nên phải chăng hồn tím rịm tình buồn.
Nhớ người theo từng chiều tím buông.
Trông ngóng người , tím vườn cỏ lạ.
Rừng oải hương tím thơm mùa hạ,
Đồi heather tím nhạt chân trời.
Thường bơ vơ, tím ngắt tình người,
Từng lang thang , tím chiều biển cả.
Tà áo tím nào cũng xui lòng rộn rã
Hồn vật vờ , tim tím mối yêu thương.
Lén mong tìm trên khắp nẽo đường,
Bóng dáng ai bên dòng sông thuở nhỏ.
Hoa bằng lăng, tím một thời thương nhớ.
Hoa bằng lăng ,tím cả dấu chân quen.
Bao năm rồi người có trở về tìm
Ép hoa tím trong tập thơ tình cũ.
Đủ chứa chan trọn tâm tình tôi ấp ủ
Chương Hà
Chỉnh sửa lại bởi Nhom12yeuthuong - 15/Jan/2017 lúc 7:24am |
|
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
|
|
![]() |
|
Lan Huynh
Senior Member ![]() Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23809 |
![]() ![]() ![]() |
Tìm Con![]()
Qua khỏi Cầu Sơn, Thị Nghè (Hàng Xanh), gã để chiếc xe đạp từ từ trôi
xuống dốc, rồi quẹo vào xóm trên con đường gập ghềnh những mô đất và
những vũng nước dơ bẩn. Gã lắc chiếc chuông đồng nhỏ treo tòn teng dưới
ghi đông xe để báo hiệu cho mọi người biết, ra mua kẹo kéo, mua vé số
hoặc dò số. Ðôi khi, theo thói quen, đang đạp xe trên đường vắng, gã
cũng thò ngón tay út xuống cái chuông, khều cho nó kêu leng keng, chẳng
vì mục đích nào cả. Gã chuyên bán kẹo kéo và vé số. Phía sau xe là một
thùng có cục kẹo lớn, khi bán kẹo, gã kéo ra một khúc nhỏ, bẻ gãy và
trao cho khách. Cục kẹo lớn đó, gã bán cả ngày cũng chưa hết. Phía trước
xe gã treo một mớ đồ chơi trẻ con bằng nhựa. Những con thú, chiếc kèn,
cây súng... đủ màu sắc. Khi có người mua, gã mở hộp kẹo ra. Phần nắp có
một cái khung để một trái banh nhỏ. Ai mua kẹo cũng được bắn một phát
súng hơi, nhắm vào trái banh, nếu bắn rớt trái banh thì ngoài khúc kẹo
còn trúng thưởng một món đồ chơi. Trẻ con và cả người lớn đều thích trò
chơi nầy. Ít người bắn trúng vì viên đạn là một nút điên điển nhẹ, khi
rời nòng súng là đi chệch hướng ngay. Gã còn bán vé số, số đề nữa. Mỗi
ngày có đến năm bảy tỉnh mở số, kết quả được gã chép vào một miếng giấy
nhỏ, treo trước xe cho người ta tiện dò số. Khoảng bốn, năm giờ chiều,
sau khi các đài phát thanh công bố các lô trúng, gã đến huyện đề nhận
tiền trúng giao cho người may mắn.
Người gã cao lớn, râu ria mọc chơm chởm trên khuông mặt lầm lì. Khi nói,
cả hàm râu quanh miệng gã chuyển động giống mấy con sâu róm khổng lồ
cựa quậy. Hai vai rộng, chân tay dài lòng khòng, người hơi gập về phía
trước. Ðôi mắt vừa u uẩn vừa vô hồn, như không thấy gì ngay cả khi đối
đáp với ai. Chỉ với bọn trẻ nít, gã mới trở nên linh động, vui vẻ. Gã
rất tử tế với chúng, có khi tặng kẹo cho những đứa không có tiền. Buổi
sáng và giờ tan trường, gã bán kẹo trước cổng các trường học. Gã thường
móc trong túi áo ra hình chụp một đứa bé khoảng năm, sáu tuổi và hỏi bọn
trẻ “Các em có thấy đứa nào giống như thằng nhỏ nầy không?” Bọn trẻ tò
mò nhìn hình đứa bé và lắc đầu. Có đứa hỏi “Nó là con của chú hả?” Gã
gật đầu “Con chú nhưng bị thất lạc mấy năm nay rồi. Bây giờ chắc nó lớn
lắm, cỡ các cháu. Mấy cháu đây, có cháu nào là con nuôi của gia đình nào
không?” Bọn trẻ nhìn nhau lắc đầu.
Buổi chiều gã hành nghề trong mấy xóm lao động, có khi vào các chợ, rồi
đưa tấm hình thằng nhỏ ra hỏi hết người nầy đến người kia “Có thấy thằng
nhỏ nầy không? Nó là con tôi, bị thất lạc...Tôi tìm nó.” Lúc đầu ai
cũng ái ngại, lắc đầu và an ủi gã “Không thấy! Khi nào gặp nó, tôi sẽ
báo cho chú.” Không rõ gã quên hay vẫn hi vọng, chỉ vài hôm sau, gã lại
hỏi câu đó ngay với người hôm trước. Riết rồi, thấy gã từ xa, người ta
đã nói thay gã “Có thấy thằng nhỏ nầy không? Nó là con tôi...”
Gã đi tù cải tạo, mười năm sau mới về. Mấy năm đầu trong tù, không được
thư trả lời của vợ, gã biết vợ gã đã bỏ gã. Gã không bận tâm, nhưng
thằng con của gã, “Không biết bây giờ ra sao?” Gã viết thư cho người
hàng xóm, hỏi thăm tình hình gia đình mình, người ta trả lời rằng, vợ gã
đã bán nhà đi đâu không rõ. Người ta không muốn nói sự thật. Khi ra tù,
về Sài Gòn, gã ở nhờ nhà một người bạn tù, hành nghề bán kẹo kéo, đi
khắp nơi trong thành phố, la cà vào cả những nơi đĩ điếm, xì ke, ma túy,
cướp giật, kinh tế mới... tìm con. Gã cũng có vào xóm nhà cũ, hỏi thăm.
- Có phải nhà nầy, trước đây có thằng nhỏ tên Mạnh không? Biết bây giờ nó ở đâu không? Có người nhờ tôi tìm nó giùm.
Người ta không nhận ra gã nên vô tình trả lời.
- Ôi, thứ đàn bà thối thây. Nó rước thằng ăn cướp về, đuổi thằng nhỏ đi.
Sau bán nhà đi mất tiêu, không thấy lai vãng. Cha nó chắc ở tù đã về
rồi, nhưng không thấy về đây.
Trước kia gã cao to, đẹp đẽ, bây giờ tiều tụy, thêm râu ria khiến gã
thành lạ hoắc. Có lẽ con gã cũng vậy, mười năm rồi, thằng bé đã lớn,
chắc gì nhận ra nhau, nhưng gã tin chắc là sẽ tìm được nó. Gã tìm vài
cậu trẻ, hỏi tuổi, để nhớ dáng dấp những đứa cùng tuổi con gã, đứa cao
lớn nhất và đứa gầy còm nhất. Khi thấy đứa nào khoảng đó, gã đi sau lưng
và gọi lớn “Mạnh!” Nếu cậu ta quay lại, tim gã như muốn nhảy ra khỏi
lồng ngực, người run lập cập, thở không ra hơi “Có phải cháu tên Mạnh
không?”, rồi gã hỏi tiếp những câu hỏi về cha mẹ, nơi ở của cậu ta. Khi
biết không phải gã rối rít xin lỗi.
Một ý nghĩ khiến gã bủn rủn tay chân “Con ta đã chết rồi?” Thế là gã
lang thang vào các nghĩa địa, đi tìm tên Mạnh ở các mộ bia. Gã cầu mong
vợ gã còn chút lương tâm, cho con gã một tấm bia có khắc tên nó.
Thời bấy giờ, khoảng giữa thập niên 1980, trong các nghĩa địa, người
sống thường ở chung với người chết. Họ từ vùng kinh tế mới bỏ về thành
phố. Vài miếng tôn cũ gối trên tấm bia ở các mộ xây xi măng, che quanh
bằng những miếng cạt tông, những miếng ni lông... là thành một nơi trú
ngụ tạm ổn vì người chết không phàn nàn hay đuổi người sống đi.
Thế rồi ở nghĩa trang Ông Tạ, gã tìm thấy một ngôi mộ đất, có một tấm
bia, đúng hơn, một miếng gỗ, cắm trước mộ, chỉ ghi một chữ Mạnh bằng dầu
hắc. Gã đi hỏi những người sống quanh đó, và được trả lời.
- Ở đây đã có lệnh dời mộ nên họ chôn lén. Nghe nói đó là thằng nhỏ bụi
đời, bịnh hoạn gì không biết, nằm chết trước chùa, người ta khiêng ra,
tìm mộ nào đã được đào lên, dời đi, họ bỏ đại xuống, lấp đất rồi bỏ đi.
Nghe mấy người chôn nó nói nó tên Mạnh nên ông làm đường lấy dầu hắc
viết tên nó vào miếng ván, cắm ở đó, hi vọng thân nhân sẽ tìm ra mà lo
dời đi. Cả năm rồi mà chẳng ai hỏi han, săn sóc gì đến.
- Tôi có thằng con bị thất lạc. Nó cũng tên Mạnh. Chắc là nó rồi.
Gã đi mượn một cái cuốc về làm cỏ, đắp đất thêm cho ngôi mộ. Rồi gã đi
mua đồ cúng. Một gói thịt quay, mấy ổ bánh mì, một bó hoa, nhang đèn,
một xị rượu và mấy cái li, chén nhỏ. Gã dùng cái chén, đổ đất vào, làm
chỗ cắm nhang, hai chiếc li lật úp thành chân đèn, cắm hai cây đèn sáp
lên. Gã đặt tất cả trước mộ, thắp nhang đèn, quì xuống lầm thầm khấn.
- Ba đang cúng lạy con đây. Con có biết không? Con thương yêu của ba!
Khấn đến đấy, gã nghẹn lời, cố tự kìm chế nhưng nước mắt vẫn ứa ra. Gã
cứ quì như thế, trông giống một tượng đá. Những gia đình kinh tế mới
sống rải rác trên các ngôi mộ gần đó chẳng quan tâm. Họ đã chai đá với
đói khổ, bịnh hoạn, tử biệt sanh li. Gia đình đi kinh tế mới nào mà
không có người chết vì bịnh, vì đói khổ. Chính họ cũng muốn chết quách
cho rảnh nợ đời.
Ðến gần tối, gã rót rượu ra hai chiếc li.
- Con uống với ba cho vui. Không sao đâu! Ba cho phép con uống mừng ngày
ba và con gặp nhau. Con say với ba một bữa. Con kể cho ba nghe. Con
sống như thế nào khi con chỉ mới sáu bảy tuổi mà không có ba bên cạnh?
Tuổi đó con phải được ba đặt trên vai, công kênh đưa đi chơi. Ði ăn quà
rong, đi mua đồ chơi, chứ đâu phải để lăn vào đời. Con làm sao để sống?
Sống đói, sống khổ, bị người ta đánh đuổi như con chó hoang cho đến khi
con kiệt sức và gục ngã...
Gã ngồi lầm bầm một mình, rồi rót rượu uống tiếp. Cho đến khi say khước,
gã lấy cái áo đi mưa sau yên xe đạp mặc vào rồi nằm lăn ra ngủ. Người
ta phải đem chiếc xe đạp vào “nhà”, giữ giùm cho gã.
Từ đó, mỗi chiều gã thường ra mộ với một ít thức ăn và rượu. Gã trải tờ
báo ra, để đồ ăn lên, thắp nhang và gọi vong linh thằng con cùng nhậu
nhẹt với gã.
Nhưng một buổi chiều, đi bán kẹo về, gã thấy có mấy người lạ hoắc đứng chung quanh mộ con gã bàn tán. Gã băng tới .
- Mấy ông bà biết người nằm dưới nầy sao?
- Vâng. Nó là con tôi. Tôi la nó có mấy câu mà nó bỏ nhà lên Sài Gòn,
làm thằng bụi đời. Bây giờ đang tính chuyện bốc mộ nó về quê, nhưng mộ
mới quá, không tiện. Cũng không biết khi nào nghĩa trang nầy mới bị cào
bằng đây? Vài năm nữa thì hay quá!
- Nó tên gì?
- Tên Mạnh.
- Tôi lại tưởng con tôi. Tôi cũng có thằng con tên Mạnh đi bụi đời, tìm
cả năm nay mà không thấy đâu! Nhưng sao anh biết chắc nó là con anh?
- Thì nhà chùa còn giữ đôi dép của nó. Tôi nhận ra ngay. Người ta tả lại áo quần nó mặc khi nó chết, đúng là nó rồi.
Gã chỉ kịp nói hai tiếng cám ơn rồi đạp xe đi thẳng. Vậy là con gã chưa chết, gã còn hi vọng.
Gã bắt đầu lại chương trình tìm con như trước đây. Một hôm gã tâm sự
chuyện tìm con với một ông già sửa giày ở đầu hẽm Cô Bắc trên đường Võ
Di Nguy.
- Tôi lạc thằng con, không biết cách nào tìm nó. Tôi đi nát cả Sài Gòn nầy, cả năm trời mà vẫn không gặp.
- Vì sao ông lạc mất con? Mấy năm nay rồi?
- Tôi đi tù lúc nó mới sáu tuổi. Mười năm sau, đi tù về, tìm không ra! Nghe nói nó bị đuổi ra khỏi nhà lúc nó sáu bảy tuổi.
- Mười năm thì nó đã mười mấy tuổi rồi. Có gặp nó, cha con cũng không nhận ra nhau đâu.
- Ông có cách nào chỉ tôi tìm gặp nó không?
Ông già cười.
- Ông vừa đi vừa kêu tên nó, như mấy bà mẹ lạc con trong chợ vậy.
- Tôi hỏi từng đứa nhỏ mà vẫn không thấy!
- Nó tên gì?
- Lê Mạnh.
- Thường ở nhà gọi nó là gì?
- Cu Tí.
- Nó đi bụi đời lúc sáu, bảy tuổi, làm sao nó biết tên nó là Mạnh? Ông
có gặp nó, nói tên Mạnh, nó cũng không biết đâu. Ông phải tìm thằng Tí
hoặc Cu Tí.
Gã vỡ lẽ, gãi đầu cười.
- Tôi ngu quá! Ông không nói, biết khi nào tôi mới tìm ra nó. Cám ơn ông nhiều lắm. Chào ông.
- Khoan đã! Ði đâu mà vội. Ngồi đó tôi chỉ cách cho. Nhà ông ở vùng nào?
- Vùng nầy. Ða kao, Tân Ðịnh...
- Nếu còn sống, chắc chắn thằng nhỏ làm gì cũng lai vãng vùng nầy. Có
thể nó tấp vô với xóm kinh tế mới đường Hai Bà Trưng. Ban ngày đi kiếm
sống, ban đêm về đó ngủ. Tôi chỉ ông cách nầy. Ông kiếm một miếng bìa
nhỏ, ghi lên đó mấy chữ “Tí, ba đi tù cải tạo đã về. Ngày...tháng...lúc 7
giờ sáng con đến đây gặp ba.” Ông để ngày lơi ra một chút, khoảng tháng
sau, thì nó mới biết được. Ông đưa cái bảng đó cho tôi, mỗi buổi đi
làm, tôi treo nó ở đây. Nếu còn sống, làm gì nó cũng tìm đến.
- Tôi sợ nó không biết chữ, làm sao đọc cái bảng đó.
- Trong xóm kinh tế mới ai cũng biết chữ cả. Họ sẽ bảo nó. Mà dù nó có ở
ngoài Sài Gòn hay trong Chợ Lớn, người khác cũng sẽ cho nó biết. Ông
yên tâm đi. Nó ra đời sớm, gì nó cũng cần phải biết để xoay xở, đối phó
mà sống còn. Ông có học, con ông nó không ngu khờ đâu. Biết đâu chỉ mấy
hôm là nó đến hỏi tôi về cha nó cũng nên.
Ðến ngày hẹn, gã đến hẽm Cô Bắc rất sớm, nhưng dựng xe đạp phía đối
diện, ngồi nhìn qua bên kia đường. Lúc đó khoảng hơn năm giờ sáng, đường
phố còn vắng, chỉ mấy hàng cà phê vỉa hè đã bày bàn ghế ra cho khách đi
làm sớm tấp vô, uống li cà phê, hút điếu thuốc rồi vội vã lên xe. Gã
thấy trên hiên nhà đầu hẽm có mấy người nằm ngủ. Dân kinh tế mới đụng
đâu ngủ đó nên gã không quan tâm, chỉ chờ đến giờ hẹn, hi vọng con gã sẽ
đến.
Trời sáng dần, có một cậu đi xe gắn máy, dừng lại nhìn giáo giác một lúc
rồi bỏ đi. Tướng nó cao lớn, mặt vuông, lầm lì. Gã hi vọng thằng nhỏ đó
là con gã. Nó đi xe gắn máy ắt không đến nỗi khổ. Nếu gã biết đúng đó
là con mình, có thể gã sẽ không nhận nó là con, nếu nó muốn, để cuộc
sống yên bình của nó không bị phiền nhiễu.
Gần đến bảy giờ, thằng nhỏ lại đến, dừng xe. Gã định nhỏm lên, đến gặp
nó thì nó nhìn đồng hồ rồi lại bỏ đi. Mấy người ngủ vỉa hè kia cũng lồm
cồm ngồi dậy. Hóa ra đó là những cậu trẻ khoảng mười lăm, mười sáu, có
cả đứa độ hai mươi tuổi. Ðứa nào cũng dơ dáy, ốm nhom, đen thùi, mặt mũi
vừa láu cá vừa gian xảo. Có đứa còn ngủ, bị đứa khác kêu dậy. Rồi thì
cả bọn bảy tám đứa ngồi một dãy trên thềm nhà người ta, chúng bắt đầu
trò chuyện, cười nói và dòm chừng hai bên đường. Gã vẫn ngồi yên bên nầy
đường, chờ thằng bé đi xe gắn máy.
Ông già sửa giày từ trong hẽm đi ra với chiếc xe đạp chở lỉnh kỉnh đồ
nghề. Bọn trẻ ùa đến. Chúng vây quanh ông già hỏi gì đấy. Ông già giơ
hai tay lên trời và lắc đầu...
Ðột nhiên gã hiểu hết mọi chuyện. Những đứa trẻ đó đều tên Tí, đều có
cha đi tù cải tạo và mẹ chúng đã để chúng đi bụi đời. Ða số những bé
trai Việt Nam đều được cha mẹ gọi là Tí, Cu Tí khi còn bé, dù tên chúng
trong giấy khai sinh khác nhau.
Gã đứng dậy, băng qua đường và kêu lên.
- Ba đây Tí ơi! Ðứa nào cũng là con ba cả. Ba đây nè, các con về với ba...
Phạm Thành Châu
|
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
![]() |
|
<< phần trước Trang of 201 phần sau >> |
![]() ![]() |
||
Chuyển nhanh đến |
Bạn không được quyền gởi bài mới Bạn không được quyền gởi bài trả lời Bạn không được quyền xoá bài gởi Bạn không được quyền sửa lại bài Bạn không được quyền tạo điểm đề tài Bạn không được quyền cho điểm đề tài |