![]() |
![]() ![]() ![]() ![]() ![]() |
![]() ![]() |
Tâm Tình | |
![]() |
![]() |
![]() ![]() |
<< phần trước Trang of 158 phần sau >> |
Người gởi | Nội dung |
Lan Huynh
Senior Member ![]() Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23742 |
![]() ![]() ![]() |
Thằng lính bạc tình |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
![]() |
|
Nhom12yeuthuong
Senior Member ![]() ![]() Tham gia ngày: 13/Sep/2009 Đến từ: Vietnam Thành viên: OffLine Số bài: 7169 |
![]() ![]() ![]() |
Một thời Để Nhớ, Thầy Giáo Làng - Tuyển Tập Truyện Ngắn Hay #2 <<<<<<
Chỉnh sửa lại bởi Nhom12yeuthuong - 24/Apr/2015 lúc 8:37am |
|
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
|
|
![]() |
|
Lan Huynh
Senior Member ![]() Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23742 |
![]() ![]() ![]() |
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
![]() |
|
Lan Huynh
Senior Member ![]() Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23742 |
![]() ![]() ![]() |
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
![]() |
|
giodocgocong
Senior Member ![]() ![]() Tham gia ngày: 12/Jan/2011 Đến từ: Vietnam Thành viên: OffLine Số bài: 132 |
![]() ![]() ![]() |
Chuyện Tình Anh Lính Biệt Động![]()
Chồng sắp cưới của em tên Tốt, ảnh với anh Thân ở cùng xóm với em. Lớn lên, ảnh thương em, đòi ba má ảnh qua nhà em xin cưới.
Cuối cùng, em suy nghĩ, thấy mặc dù hổng hạp, nhưng ảnh cũng có thành tâm, nên em chịu lấy ảnh. Bữa làm đám nói, em có rao trước với ảnh rằng:
“Anh
quen tui từ nhỏ, anh biết tánh tui rồi, tui nói gì thì tui làm cái nấy.
Anh nói thương tui bảo bọc được đời của tui thì tui chiụ. Nhưng hễ tui
thấy anh làm hổng đúng như vậy, tui . . .bỏ anh liền đó.”
Anh Tốt thề sống thề chết là sẽ yêu thưong lo lắng cho em suốt đời, ba má ảnh cũng chịu làm chứng, nên em chịu làm đám cưới với ảnh.
Nhà em ở bên sông, nhà ảnh ở bên chợ, nên bữa đám cưới, nhà ảnh rước dâu bằng ghe. Ảnh với em và đám bạn bè ngồi chung một chiếc ghe chèo đi trước, phía nhà trai một chiếc, nhà gái một chiếc đi theo sau. Bạn bè em ai cũng chúc mừng em lấy được chồng xứng đôi, biết thương mình.
Đoàn ghe cưới chèo đi ngon lành, sắp tới nhà trai rồi, hai bên bờ bà con lối xóm đứng tụ dài dài coi đám cưới, vui lắm. Tài
công sửa soạn tấp ghe vô, anh Tài lo đốt pháo mừng, tụi bạn bè em phần
vui vẻ, phần sợ pháo rơi trúng cháy quần áo, nên chộn rộn đứng lên đứng
xuống.
Ngay
lúc đó, có một chiếc ghe máy chạy ngang, chiếc ghe lớn mà lại chạy mau
nữa nên làm sóng lớn đánh ào lên ghe cưới, nước lọt vô tùm lum, chiếc
ghe muốn lật. Tụi em la hoảng quá chừng, kiếm đồ múc nước ra, nhưng ghe
đám cưới đâu có đồ múc nước, lính quýnh một hồi, chiếc ghe bị lật luôn.
Tụi
em đều là dân quê, đứa nào cũng biết lội, nhưng mấy đứa con gái tụi em
bữa đó hổng làm sao mà lội hết mình được, vì đứa nào cũng bận áo dài gài
bông đeo nữ trang tùm lum hết. Phần em còn nhiều hơn nữa, có đôi khoen
tai má em mới cho, lại chiếc cà rá đám nói rộng rinh muốn sút nên em
hổng dám đụng mạnh, chỉ ráng thả nổi chờ có ai cứu. Em nghe trên bờ
người ta đứng coi la lối chỉ chỏ um xùm:
“Cô dâu bị chỉm, cô dâu bị chìm, cứu cô dâu cho mau . . .”
Em thấy anh Tốt đang lội ở đằng trước, em la lên:
“Anh Tốt, cứu em . . .”
Ãnh dòm lại thấy em đang chới dới mà ảnh làm như hổng thấy em hổng nghe tiếng em kêu, ảnh cứ lội riết vô bờ. Đám
con gái tụi em ráng đập tay đập chân, đứa nào cũng la cầu cứu om xòm.
Em đưa tay lên ngoắc anh Tốt một lần nữa, la thiệt lớn:
“Anh Tốt . . . Cứu em . . . Em lội hổng nổi, bị chìm rồi nè . . .”
Em há miệng lớn quá, bị nước vô miệng hụt hơi chìm luôn, thôi chết cho rồi. Bất ngờ, em thấy có bàn tay của ai đó kéo em lên, rồi ôm lấy em mà lội vô bờ. Lên tới bờ, em muốn xỉu nhưng cũng ráng dòm coi anh Tốt ở đâu? Coi ảnh có bị gì hông?Em thấy anh đang đứng trên bờ lo cởi giầy cởi áo lau người thì cũng đỡ lo. Bà con lối xóm đi coi thấy em được cứu, người ta mừng quính, la lên:
“Cô dâu được cứu rồi . . . Cô dâu xỉu rồi, mau đem vô nhà đám cứu tỉnh . . .”
Lúc đó ghe hai bên nhà trai nhà gái cũng cặp bến được rồi, ông bà già ảnh cũng nhào lên, đỡ em vô nhà đám. Ba má em lo đi lấy khăn quấn cho em, kiếm quần áo khác cho em thay, hỏi em có sao hông? Bà con chòm xóm cũng bu lại hỏi thăm em. Em chờ hoài mà hổng thấy anh Tốt đâu hết trơn, làm em tủi thân, em khóc quá chừng.
Chuyện
chèo ghe chìm xuồng ở xứ này, bữa nào cũng có, nhưng em thấy rõ ràng
anh Tốt không có lo cho em, ảnh chỉ lo cho mình ên ảnh thôi. Chính cái
miệng ảnh nói sẽ lo cho em suốt đời, vậy mà thấy em bị chìm xuồng, bỏ
luôn hồng thèm cứu; đã vậy, em lên tới bờ cũng hổng thèm chạy lại hỏi
thăm coi em có bị gì hông? Người gì mà ác nhơn ác đức quá trời đi. hỏi
sao em không buồn cho được.
Một hồi sau, cả hai gia đình tụ tập lại hết rồi, anh Tốt cũng đã thay đồ mới rồi, lúc đó ảnh mới tới hỏi thăm em.
Em có hỏi ảnh:
“Anh có thấy tui bị chìm hông? Anh có nghe tui kêu anh cứu tui hông?”
Ảnh trả lời tỉnh như không:
“Anh thấy, nhưng nghĩ rằng em biết lội, tự lội vô bờ được, đâu cần anh lo đâu!Mà hồi sau cũng đã có mấy người nhảy xuống cứu em đưa lên bờ rồi nên anh mới lo đi thay đồ đặng lát nữa làm đám cưới tiếp... Sao em không đi thay đồ đi mà còn ngồi đó, để trễ giờ rồi.”
Em giận quá chừng là giận, nói với ảnh:
“Anh lo cho tui cái kỉểu đó đó hả? Anh đã hổng cứu tui, giờ còn bắt lỗi tui sao hổng đi thay đồ hả? Nếu không có người ta cứu tui, tui chết chìm rồi, lấy ai cho anh làm đám cưới...”
Em vô trong nhà thay đồ, lấy bộ đồ thường ra bận, chứ hổng chịu bận đồ mới. Tới
khi ba má ảnh đứng lên chào bà con rồi kêu em ra lạy bàn thờ ông Tổ, em
một mình đứng lên nói với ba má ảnh và ba má em nói với chòm xóm:
“Thưa
ba má, các bác các dì, bữa nay là đám cưới của con với anh Tốt. Hồi làm
đám nói, con có thưa với ba má và anh Tốt, ảnh phải bảo bọc được đời
con thì con mới ưng ảnh. Bữa nay, con bị chìm xuồng, con kêu ảnh cứu
con, ảnh hổng thèm cứu con, lo lội lên bờ mình ên. Tới khi con được cứu
lên bờ rồi, ảnh cũng hổng thèm tới thăm, dòm ngó coi con còn sống hay
chết.
Hên là con được người ta cứu, chứ nếu không, con chết mất rồi, đâu còn đứng đây mà làm đám cưới. Cũng hên là con thấy cái bản mặt của ảnh ra sao trước khi làm đám cưới. Người như ảnh, làm sao lo cho con, bảo bọc được đời con? Con xin ba má hai bên, bỏ qua cái đám cưới này đi.”
Em day qua anh Tốt, nói với ảnh:
“Anh
Tốt, bữa đám nói, anh hứa lo cho tui, bảo bọc đời tui. Vậy mà bữa nay,
tui bị chìm xuồng, anh lo mình ên anh, hổng thèm cứu tui, cũng hổng thèm
dòm coi tui sống chết ra sao. Tui . . . hổng lấy anh nữa đâu. Nè, cà rá của anh nè, tui trả lại cho anh đó.”
Em nói một hơi, anh Tốt đứng xụi lơ, ba má ảnh cứng họng ngồi một đống, hổng nói được một tiếng. Tới khi thấy em trả lại cái cà rá, ổng bả hoảng quá, chạy lại ôm em, khóc:
Ba má em thấy em đứng sững, hổng thèm trả lời ba má ảnh. Ổng bả hổng hiểu cho em còn nổi giận la em:
“Mày dám từ hôn bữa nay hả? Thằng Tốt nó thấy mày được cứu rồi thì nó lo đi thay đồ chứ còn gì nữa mà bắt lỗi nó. Mày mà hổng chịu làm đám cưới bữa nay, tao . . .từ mày luôn đó!”
Em hổng nói gì thêm, xá ba má ảnh, ba má em rồi bỏ đi dzề.
Bà con lối xóm bu theo em, người thì nói em có lý, chồng cỡ đó bỏ đi là phải, người thì nói em xui xẻo quá. . . tùm lum hết. Em cứ lặng thinh bỏ đi một nước.
Đang đi, chợt em thấy mặt thằng Thìn, em mới hỏi nó:
Thằng Thìn chỉ người con trai đứng kế bên, đang cởi cái áo lính vắt nước cho khô:
“Thằng này nè.”
Em nhìn người con trai, xụp xuống lạy ảnh một lạy:
“Tui thiếu anh một mạng đó.”
Rồi đứng lên đi ra bờ sông kiếm ghe về nhà.
. . . . . .
Kể tới đó, Lan nắm tay Hải, cười như mắc cở.
Hải tiếp lời vợ:
“Thiếu
úy biết hông, bữa đó, tiểu đoàn được về hậu cứ nghỉ, cho đi phép 24
tiếng. Em về Cần Thơ hổng kịp nên đi theo thằng Thìn về nhà nó chơi. Về tới nhà, ba má thằng Thìn cho hay bữa nay con Lan kế bên làm đám cưới. Thằng Thìn nói với em:
“Vậy là trúng mối rồi, tao với mày đi. . . ăn ké cho vui.”
Nó dẫn em ra bờ sông, dòm nhà trai nhà gái rước râu bằng ghe, cũng ngồ ngộ.
Đang coi thì thấy có chiếc ghe máy chạy ngang, làm sóng lớn lật chìm luôn chiếc ghe cô dâu. Em thấy người ta bị té dồn cục dưới nước, lội lủm chủm, có người lội không nổi, muốn chìm, em kêu thằng Thìn:
“Mau cứu người ta, cởi giầy ra lẹ lên. . .”
Em và thằng Thìn nhào xuống sông lội một hơi, thấy một cô coi bộ muốn chìm lỉm, em lội tới đỡ đưa cô vào bờ rồi lội trở ra phụ thằng Thìn cứu thêm người khác. Tới
khi tất cả đã được cứu rồi, tụi em mới lên bờ, cởi áo cởi vớ lau mặt
lau người chờ khô. Đang đứng xớ rớ, tự nhiên có một ai đó tới kế bên xụp
xuống lạy em một lạy, làm em hoảng quá, nhẩy nai, hổng hiểu chuyện gì hết?
Khi cô đó đi rồi, thằng Thân mới cho em hay:
“Mày
hổng nhớ hả? Con nhỏ đó là . . .cô dâu đó. Nó bị chìm xuồng, chính mày
cứu nó đưa vô bờ đó. Thằng rể cũng bị chìm xuồng cùng với cô dâu, nhưng
lo lội vô bờ mình ên, hổng lo cho nó, nó tức quá, lên tới bờ, nó . . .từ
hôn, hổng thèm lấy thằng đó nữa. Nó mới đi ngang, hỏi tao ai cứu nó? Tao chỉ mày, nên mới xụp lạy mày cám ơn cứu mạng đó.”
Quần
áo khô đỡ rồi, tụi em thả bộ ra chợ ăn uống đầy một bụng, tính đi về
nhà thằng Thìn ngủ một giấc, ngày mai đi trình diện tiểu đoàn, lội tiếp.
Về ngang qua chòm cây gần bờ sông, thằng Thìn chợt thấy có bóng người đang ngồi chu hu dựa gốc cây. Nó thọc cùi chỏ em:
“Giờ này mà còn ai ngồi bờ sông coi bộ buồn hiu dzậy! Tới coi coi. . .”
Tới gần, thằng
Thìn dòm cô gái một hồi, cái mặt nó cũng buồn hiu, nói nhỏ với em:
“Coong
nhỏ Lan chớ ai, con nhỏ cô dâu hồi sáng đó. Chắc
nó đang buồn vì đám cưới của nó hổng xong nên mới ra đây ngồi đó. Mình tới
nói với nó vài tiếng cho nó đỡ buồn đi, chứ để nó buồn, nó dám . . .nhảy sông
chết, uổng công mày cứu nó hồi sáng.”
Tụi em tới nơi
nói chuyện, Lan dòm thằng Thân một cái rồi dòm tiếp ra mé sông, hổng muốn
nghe mà cũng hổng trả lời trả vốn gì hết
Một hồi sau
Lan mới nói tâm sự của mình ra: buồn vì tưởng lấy được người chồng xứng đáng
bảo bọc được cuộc đời của mình, ai dè đụng chuyện mới biết anh ta chết nhát chỉ
biết lo cho thân mình.
Lan buồn vì
tình duyên mắc cở với chòm xóm, lại bị cha mẹ từ, cô muốn bỏ xứ mà đi cho rồi
nhưng lại sợ ba má buồn nên hổng biết làm sao.
Em mới khuyên Lan:
“Cô đừng có buồn ba má. Tại ba má cô thương cô, lo cho tương lai của cô vậy thôi. Ai cũng có số mạng, biết đâu sau này anh Tốt suy nghĩ lại, sẽ biết thương biết lo cho cô.”
Lúc đó Lan mới ngó qua em, hỏi em:
“Anh là ai... mà bữa nay đi ngang đây dzậy? Anh hổng quen hổng biết gì tui, khi không nhảy xuống cứu tui . . .chi dzậy? Anh coi bộ . . .gan cùng mình đó. Hồi nãy, tôi có . . .xá cám ơn anh rồi đó, anh nhớ hông?”
Em trả lời Lan:
“Thấy ai bị nạn thì mình cứu, đâu có cần quen biết gì đâu. Đánh
trận với Việt cộng, sống chết mỗi ngày mà tui còn hổng ngán thì nhằm
nhò chi mấy cái lẻ tẻ cứu người đó mà cô phải cám ơn tui. . .
Em nói một hồi, hổng biết nói gì thêm, ngồi lặng thinh. Lan nghe tới hết, cũng ngồi làm thinh.
Thằng Thìn chạy đi đâu mất tiêu, chỉ còn em với Lan ngồi đó. Lan ngồi một hồi, ngó lên nhìn em, vui vẻ cười nói:
“Ngộ há! Anh dám nhảy xuống sông cứu tui, lại nói . . .nhằm nhò chi. Tui. . . phục anh thiệt đó. Bộ anh hổng có biết ba má anh là ai hết hả? Buồng quá dzậy! Sao hổng. . . lấy dzợ đi, có người lo cho anh?”
Em cũng cười lớn, nói với Lan:
“Tui như cục đá từ trên trời rớt xuống, hổng có bà con, hổng có cha mẹ gì ráo. . .Cái
mạng cùi của tui, tui còn lo hổng xong, nói chi tới lấy dzợ. Tui bây
giờ là . . .Tứ Hải Giai Huynh Đệ, đâu cũng là nhà, có mấy thằng bạn lính
là dzui rồi, hổng cần gì khác hết.”
Hai đứa cùng cười thiệt là vui. Lan lại ngồi bó gối suy nghĩ một hồi nữa, chợt nói với em:
“Anh Hải à, tui. . . thiếu anh một mạng, mà tôi cũng. . . phục anh lắm. Anh mới là người có thể bảo bọc cho đời tui . . .
Tụi . . .chịu anh đó . . .
Anh . . .chịu . . . tui hông?”
Em nghe cổ nói, mới dòm kỹ lại cổ. Lan coi bộ trắng trẻo, dễ thương. . .Mà cổ coi bộ cũng là. . . thứ thiệt, dám nói dám làm.
Hổng ưa ai thì dám nói hổng ưa mà thương ai thì cũng dám nói là thương. Em chịu thứ con gái như vậy, chứ hổng thích cái thứ nhỏng nhẽo làm chảnh.
Em dòm Lan, nắm tay Lan, từ từ nói:
“Tui có mình ên, không bà con chòm xóm, cuộc đời chưa biết đi về đâu, Lan dám . . .chịu tui hả?”
Lan cũng nắm lấy tay em, nói:
“Em phục ai thì lấy người đó. Anh là người hổng nói nhưng mà dám làm. Em chịu anh là như dzậy đó.”
Em vẫn còn ngại ngùng, nói với Lan:
“Anh hổng có ba má đứng làm đám cưới, ba má em. . . có chịu hông?”
Lan nhìn em, trả lời liền:
“Hễ mình thương nhau là có ông Trời chứng giám. Mấy cái chuyện nhỏ đó, để em lo cho.”
Vậy là tụi em hứa với nhau.
Lan dẫn em về ra mắt ông bà già:
“Thưa ba má, đây là anh Hải, người cứu con hồi sáng. Tụi con gặp nhau, nói chuyện với nhau hạp lắm, rồi tụi con. . . thương nhau. Con muốn . . . lấy ảnh.”
Ba má Lan cùng với bà con đã mời dự đám cưới hồi sáng đã tụ tập về nhà đông đủ, chưng hửng nhìn tụi em.
Một hồi sau, ba má Lan mới nói:
“Mới hồi sáng đây, mày từ hôn với thằng Tốt, giờ đem đứa khác về đây đòi cưới? Bộ tụi bay quen biết với nhau trước, rồi . . .dàn cảnh chọc tức ba má hay sao đây? ”
Anh Hải thưa ngày mai sẽ về Tiểu đoàn làm đơn xin cưới vợ. Chừng nào được phép, sẽ tổ chức đám cưới, mời ba má bà con lối xóm. Ba má em hổng biết làm sao nhưng thấy anh Hải hiền lành dễ thương, có gan cứu tử em thì ba má em cũng đành chấp nhận. Sẵn đồ ăn tiếp nhà trai còn dư hồi sáng, ba má em dọn ra, mời bà con . . .ăn cưới luôn, vui hết sức vậy đó. Sẵn ba má em đang vui, em cũng xin ổng bả cho em theo anh Hải về đơn vị xin chỗ ở, mai mốt được cấp nhà ở, sẽ làm đám cưới luôn.
Em đưa Lan về nhà dượng Há, dượng của Lan, và cũng là Tiểu đội trưởng của tụi em, đặng nhờ ổng giúp đỡ.
Vừa mới bước vô, dượng Há nắm cứng lấy hai người lính, giọng nói lạnh tanh:
“Tụi
bay đi đâu mà tao kiếm quá trời hổng ra. Tiểu đoàn phải đi hành quân
gấp, đang cho Quân cảnh đi kiếm hết tụi bay về đó, vô trại với tao liền
đi. Còn con Lan, sao mày lại đi chung với hai cái thằng trời đánh này?”
Lan nghe ông dượng la lối om xòm, hoảng quá, vội vàng chỉ em nói với dượng:
“Dượng à, anh Hải . . .là chồng mới của con đó. Con
. . .ưng ảnh, ba má con cũng chịu rồi, tụi con tới gặp dượng đặng nhờ
dượng làm đơn xin phép cho ảnh làm đám cưới với con đó.”
Khi nghe Lan nói, dì Há cũng đứng chắp tai sau đít dòm hai đứa tụi em, rồi cười nói:
“Hai đứa tụi bay như dzầy mới xứng. Chứ mày lấy cái thằng Tốt gà chớt đó mà coi sao cho đặng!”
Dượng Há lúc giờ mới chêm vô:
“Thấy ghe bay bị chìm, tao cũng có nhảy xuống cứu bay, lên tới bờ, nghe mày từ hôn thằng Tốt, tao . . .chịu lắm. Thằng chồng gì mà thấy con vợ bị chìm, sợ chết hổng dám cứu, lên tới bờ cũng hổng thèm dòm. Thứ chết nhát đó, đem bỏ trôi sông cho rồi chớ lấy làm chồng sao được. Khi thấy mày đi dzìa, tao thấy cái đám cưới coi như là hổng có nữa, nên tao cũng dắc dì mày đi dzìa luôn. Thằng Hải trọc này thì được lắm, nhưng mà nó đâu có bao giờ đi cua gái đâu, mà cũng hổng phải dân Bạc Liêu mình, sao mà mày . . .dzớc được nó hay dzậy?
Mà
thôi, trễ giờ rồi, xe GMC sắp lại đây rồi đó, tụi bay vô trại hết đi,
mai mốt gặp ông Thiếu úy Nam, muốn gì thì nói dzới ổng.”
Em nghe ổng hối, không biết tính làm sao:
“Nhưng mà còn con dzợ của con đây, con đâu biết để nó ở đâu bây giờ?”
Dượng Há cũng hổng biết làm sao, gấp quá rồi:
“Thì. . . đi hết vô trại đi, rồi tính sau.”
Em kiếm trong ba-lô bộ đồ Biệt Động đưa cho Lan bận vô, lấy đôi giầy và cái nón sắt cũ của dượng Há mang vô, coi cũng . . .ngầu lắm. Lan khoái chí đi tới đi lui ngắm mình trong gương.
Vừa xong là xe nhà binh chạy lại gôm hết tụi em vô trong trại.
Lan
di theo tụi em hành quân từ bữa đó, tới mấy bữa sau mới lên trình diện
Thiếu úy Nam, ổng la tụi em quá trời, nói phải trả Lan về hậu cứ trong
chuyến tiếp tế tới. . .
Nghe xong câu chuyện tình của Hải và Lan, tôi mỉm cười nhìn cả hai:
“Câu chuyện tình thật đẹp. Hai người thật xứng đôi vừa lứa.
Anh chúc cho hai em thương nhau trọn đời, sống với nhau suốt đời suốt kiếp. Anh chỉ ghé đây có bữa nay, mai lại đi nữa rồi, có thể không có dịp gặp lại hai em nữa đâu. Hai em có muốn anh giúp chuyện gì không? Anh sẽ ráng làm trong khả năng của anh.”
Hải và Lan nhìn nhau, một lúc sau, Hải ấp úng nói:
“Thiếu úy, tụi em mới gặp Thiếu úy, tự dưng. . . có cảm tình với Thiếu úy nhiều lắm. Sẵn
Thiếu úy hỏi, tụi em hổng dám, nhưng ngày mai tụi em làm đám cưới, nhỏ
nhỏ thôi, Thiếu úy có thể. . . làm anh lớn của em, đại diện bên nhà
trai, đặng tụi em làm đám cưới, được không Thiếu úy?”
- Được quá đi chứ! TÌNH LÍNH THÌ PHẢI . . .TÍNH LIỀN.
*
Đoạn chót của câu chuyện “Tình Anh Lính Biệt Động”
Ngày 10 tháng 4 năm 2010,
Chào Thiếu úy mạnh giỏi.
Vợ chồng em kiếm được Thiếu úy, thiệt là mừng hết sức. Tụi em hổng thể ngờ là có ngày kiếm ra Thiếu úy đó chớ.
Sau
bữa đám cưới của tụi em, em có hỏi xin địa chỉ để mai mốt còn liên lạc,
Thiếu úy trả lời là hổng biết mình sẽ đi tiểu đoàn nào thì làm sao mà
có KBC cho được, chỉ cần nhớ địa chỉ của tụi em thôi, để mai mốt tính . .
.
Ngày
30 Tháng Tư năm 1975, cả tiểu đoàn của em còn đang hành quân, nghe đầu
hàng, tụi em buồn muốn chết. Sau đó nghe tin các Sĩ quan của tiểu đoàn
bị đi học tập hết, tụi em coi như là không còn hy vọng gì có ngày mai
trở lại.
Ở Bạc Liêu khó sống quá, vợ chồng em lên Cần Thơ, em lo chạy xe ôm, vợ em bán quán.
Vào
khoảng năm 1989, có một bữa, em chở người ta đi ngang một công sở, em
thấy rất nhiều người tóc vàng tóc đỏ, da trắng da đen, mắt xanh biển mắt
xanh lá cây giống như em, đang đứng xếp hàng. Em cũng chạy vô coi, thì
ra chỗ đó làm hồ sơ cho con lai lính Mỹ đi Mỹ. Em đâu có biết mình lai
cái giống gì? Ba mình là ai? Nhưng cũng làm gan xếp hàng đại. Khi làm hổ
sơ cho em, người ta chỉ hỏi em tên gì? Rồi hẹn ngày tới khám sức khỏe.
Em
về nhà nói cho con Lan hay, vợ em nó mừng quá, nhưng mà lại nói là . . .
hổng chắc, vì em đâu phải con lai Mỹ đâu. Em cũng nghĩ như vậy nên
không để ý tới chuyện đó nữa. Tới bữa khám sức khỏe, em cũng đi cho
biết. Người ta chỉ nhỏ thuốc vô tóc của em, vô mắt của em để coi em có
nhuộm tóc hay là có nhuộm con ngươi hay không mà thôi, chứ hổng hề hỏi
ba em là Mỹ hay là cái giống gì?
Khoảng
ba tháng sau, em nhận được thơ, nói rằng em được chấp nhận đi Mỹ với vợ
và hai đứa con. Em như đang ở trên trời rớt xuống đất, hổng tin được
chuyện như vậy có thể xẩy ra. Rồi tụi em được đi Mỹ thiệt!
Vợ
chồng em được gia đình người bảo trợ tới định cư ở tiểu bang Minesota.
Hai đứa em lo cho hai đứa nhỏ đi học, tụi em cũng đi học luôn. Con vợ em
nó lanh lắm, học một hồi nó nói tiếng Mỹ còn giỏi hơn em nữa. Gia đình
người bảo trợ có một hãng nuôi gà, bán gà và trứng gà. Tụi em cũng
thích nuôi gà, nên theo học nghề này. Thấy tụi em siêng năng, nên ông bà
bảo trợ nhận cho tụi em làm và chỉ dẫn cho em từng chút. Tới khi ổng bả
về hưu, giao nguyên cái farm cho tụi em coi, lần hồi bán luôn cái farm
cho tụi em. Cuộc sống của tụi em từ đó được thoải mái, vững vàng.
Một
bữa, em vô trong internet đọc truyện, em thấy người nào đó tên Nguyễn
Khắp Nơi có viết chuyện “Cà Phê Nha Chuẩn Úy?” trong đó có nhắc tới thời
gian ba người Sĩ quan Biệt Động Quân đi thực tập ở Tiểu Đoàn 42 của tụi
em. Em nghi một trong ba người đó là Thiếu úy, em kêu vợ em cho nó đọc
lại cho chắc ăn. Tụi em đọc tới đọc lui ba bốn lần, chắc chắn là có
Thiếu úy ở trỏng, nên đã theo địa chỉ trong báo Việt Luận mà hỏi thăm.
Thiếu
úy gởi email trả lời cho tụi em. Đúng là Thiếu úy Đen, người đã làm đại
diện nhà trai cho em lấy vợ. Tụi em mừng quá trời, coi như ông Trời có
mắt cho tụi em được gặp lại Thiếu úy.
Thiếu
úy nói trong thơ, cỡ tháng 5 năm 2011 Thiếu úy sẽ đi thăm mẹ ở Canada,
sẵn dịp sẽ đi thăm bạn bè ở Los Angeles, tụi em mừng quá, vội vàng gởi
thơ lại liền, xin địa chỉ hotel của Thiếu úy đặng mua vé máy bay đưa hết
cả nhà tới trình diện Thiếu úy. Giờ này mới là tháng 1 năm 2011, còn
lâu lắm, tụi em mong sao cho chóng tới ngày đó đặng gặp lại Thiếu úy.
Cầu chúc Thiếu úy mạnh giỏi, giữ gìn sức khỏe.
Lê Văn Hải & Lê thị Lan.
Nguyễn Khắp Nơi
|
|
GIÓ ĐỘC GÒ CÔNG
|
|
![]() |
|
Lan Huynh
Senior Member ![]() Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23742 |
![]() ![]() ![]() |
Bức Họa Đồng Quê
![]()
ho chiếc xuồng xuôi dòng kênh, men
theo ven bờ có hàng dừa nước mọc ken dày , Đực Nhỏ thấy những quài dừa
màu nâu nhạt treo lũng lẵng phía trên thật hấp dẫn, nó ngoái đầu nhìn
lại phía đàng sau ra hiệu cho thằng Răng bẻ bánh lái rẽ sóng lủi chiếc
xuồng cặp sát vào bờ. Cột dây
neo chiếc xuồng lại, hai đứa lấy cái rựa nhỏ vắt vào sợi dây đeo quấn
quanh lưng quần, không quên đem theo cái bi đông đựng nước và hai gói
xôi vò để ăn trưa tại chổ . ![]()
Leo lên bờ trãi tấm đệm cũ xuống cạnh gốc cây Bần trên bờ kênh, hai đứa
tháo cây rựa ra khỏi sợi dây lưng rồi bỏ các vật mang theo xuống chiếc
đệm , không khí trên bờ thật dễ chịu , ánh nắng buổi ban mai chiếu xiên
qua cành lá như những vệt đèn tia Lade rọi xuống đất, móc bịch thuốc rê
vấn một điếu châm lửa rít một hơi dài , khói thuốc thật nặng khiến Đực
Nhỏ ho sặc sụa , thấy vậy thằng Răng phá lên cười :
- Cho bỏ cái tật nghe thằng quỷ , tao nói rồi mầy tập tành hút xách chi
cho cực thân , nay mai đỗ bệnh nữa thì khổ cho thân mầy đã đành mà còn
làm khổ lây người nhà nữa đó , à mà ngộ ghê há mậy tao thấy tiếng Việt
mình mấy từ chính nó hay kèm theo tiếng đệm ghê , đã hút rồi còn xách
nữa là sao ? Không lẽ hút hoài hết tiền mua thuốc , đành phải về nhà
xách đồ đem bán hay sao ta?. Bị ho gần chết mà nghe cái giọng nói móc họng của thằng Răng , Đực Nhỏ nhà ta " xực " thằng Răng liền :
- Mầy nói chuyện tào lao không hà, cái vụ hút xách là thiên hạ ví mấy
người hút ba cái á phiện , ma túy ma tuyết gì đó, chớ hút ba cái thuốc
rê này có bao nhiêu tiền đâu mà phải xách đồ nhà đem bán .
Thằng Đực Nhỏ quăng điếu thuốc rê cháy dở , nó lấy đuôi của cán Rựa dí
mạnh điếu thuốc xuống đất cho tắt hẳn , như ấm ức bị Đực Nhỏ vừa sửa
lưng thằng Răng liền hỏi : - Tao thấy hôm nay mầy rảnh ghê , đã quăng điếu thuốc thì chút xíu nó tự tắt, có gì đâu mà phải dụi nó chi cho mắc công .
- Trời đang mùa khô hanh không dụi nó tắt thì nguy hiểm lắm, mầy không
thấy gió ào ào kia sao , ông thần gió đem điếu thuốc tới cái ruộng mía
đàng kia nó bắt lửa cháy tràn lan có phải khổ không ? Còn quăng xuống
kênh thì ô nhiễm con kênh rồi sao bà con mình lấy nước mà xài .
Trố mắt nhìn thằng Đực Nhỏ , Răng nhà ta ngạc nhiên vô cùng , nó tự hỏi
thằng vì sao thằng Đực có cái hành động giống như mấy ông Môi trường
hay kêu gọi trên Ti vi , vẫn chưa tin thằng Đực nhận ra việc bảo vệ môi
trường tức bảo vệ cuộc sống bền vững cho mọi người nên nó vặn vẹo Đực
Nhỏ thêm lần nữa . - Mầy xạo ke ,
hôm rồi chở mầy qua bên kia sông chặt đám lá dừa nước ở cầu Rạch Đĩa ,
tao thấy mầy ăn mía ăn xong mầy quăng thẳng xác mía xuống sông vậy mà
hôm nay bày đặt bảo vệ môi trường này nọ nữa .
Đực Nhỏ cười hô hố sau câu bắt bí của thằnh Răng , cười xong nó liền
thể hiện gương mặt trang nghiêm như mấy ông hay phát biểu ý kiến trong
các lần hội họp trong ấp nơi chúng nó cư ngụ :
- Hôm trước là tao chưa có biết , hôm rồi bên môi trường về ấp mình
tuyên truyền vụ tình trạng ô nhiễm khắp nơi, nếu không chung tay bảo vệ
gìn giữ môi trường trong sạch thì chẳng những nó ảnh hưởng đến đời sống
hiện tại và còn vạ lây đến đời con cháu mình sau này nữa đó .
Thằng Răng định lên tiếng khen bạn mình sau câu nói chí lý của nó, bỗng
đâu một cô gái có nước da trắng hồng , mái tóc dài đen nhánh , tay phe
phẩy chiếc nón lá vừa xuất hiện đột ngột khiến thằng Răng bối rối trong
lòng cứ nhìn theo dáng cô thôn nữ mà không thốt nên lời . Đến cạnh hai đứa, cô gái cất tiếng hỏi: - Xin lỗi mấy anh ở đâu đến đây vậy, mấy anh định làm gì trong đất của nhà tui ? . Biết gặp cô chủ đất , thằng Đực vội đứng dậy đưa tay gải gải đầu ra chiều bối rối :
- Dạ thưa cô Hai , tụi tui ở ấp miệt dưới bên kia sông , từ ngã ba phía
ngoài con kênh này cô quẹo trái , cô Hai bơi xuồng áng chừng hơn cây số
một chút , nơi có bến sông bên trên có cây đa cạnh cái miễu thổ thần ,
cô Hai tới đó hỏi hai đứa tui ai cũng biết hết trọi . Cô gái cắc cớ nói : - Tui đến chổ đó có hỏi đến mãn kiếp chưa chắc gặp được hai anh , mà hổng chừng người ta nói tui ba trợn nữa cũng nên à .
Lúc này thằng Răng tự dưng nó bạo dạn hẳn lên , có thể do thấy cô gái
có cách nói chuyện cởi mở vui tánh nên cái tật nhát gái của nó tan biến
tự bao giờ , nó bèn nói chen vào :
- Anh em tui nói thiệt mà cô Hai cứ nghi ngờ hoài , bây giờ ... bây giờ
không biết làm cái gì để cô tin đây , mà hai thằng tui là người tốt
thiệt đó , nếu cô không tin cứ hỏi thằng Đực thì biết liền . Cô gái thắc mắc : - Ông Đực là ai , ở đâu làm sao tui biết mà hỏi với han ? Thằng Răng nhe răng ra cười rồi đáp: - Xí xí tui quên , nè thằng Đực là nó nè còn tui là Răng , cô đánh vần như vầy nè, Rờ á rá anh nờ rê răng đó cô hai . Cô gái nghe thằng Răng đánh vần cái tên của nó cô cười mỉm rồi nói :
- Đó bây giờ tui mới biết đường đi tìm hai anh nè , hồi nãy kêu tui đi
kiếm mà không cho biết họ tên thì tui lấy cái giống gì để hỏi cho ra mấy
anh chứ . Hai thằng bạn cùng nhau è ra cười sau câu nói của cô gái , Đực nhỏ nói nhằm để sửa lại cái lỗi sơ ý của mình :
- Tại tui quên giới thiệu tên cho cô Hai biết , nên hồi nãy cô Hai mới
nói như vậy, bây giờ nếu cô Hai đi tìm thì dễ ẹc phải không ? À có thể
nào cho hai đứa tui biết quý danh cô Hai được không để ...để ... Sau câu nói ngập ngừng của thằng Đực, cô gái không vội khai tên mình mà cô chất vấn tiếp :
- Trước khi cho biết tên tui , thì hai anh cho tui biết hai anh định
làm gì trên đất nhà tui , có khi nào mấy anh tính chặt mía nhà tui đi
bán không vậy ? đi đâu mà mang theo hai cây rựa bén ngót , tui nghi lắm
rồi đó nghe , mấy anh mà trộm mía thì liệu hồn , tía tui có tiếng vùng
này ai cũng phục hết , vì ổng là võ sư môn phái Vovinam đó . Nghe cô gái tỏ vẻ nghi ngờ thân phận mình với thằng Răng , rồi đem ông già tía ra hù dọa , Đực nhỏ nói:
- Tụi tui là người mần ăn lương thiện cô Hai ơi , hai anh em tui đi thu
mua dừa nước , thấy dừa ở đây nhiều nên tấp vô chưa kịp kiếm chủ để mua
thì gặp phải cô rồi, đâu có trộm đạo gì đâu , nếu cô không tin thì cứ
hỏi thằng Răng đây thì biết liền.
Nghe hai thanh niên nói chuyện có phần thật thà , ai đời muốn chứng
minh thân phận lại kêu hỏi đồng bọn bao giờ, cô gái nói vui :
- Tui thấy hai ông ngộ ghê chưa , hết người hỏi để làm tin mà ông này
kêu tui hỏi ông kia , rồi ông kia kêu tui hỏi ông này , vậy thì cũng như
không , ha ha ha... Sau một lúc
trao đỗi công việc và giá cả mua bán , cô Dung chủ đất ưng thuận cho
hai đứa mua hết các quài dừa nước nằm trên đất của nhà mình , gần xế
chiều thì mọi việc cũng xong , dừa chất đầy ắp trên xuồng, hai đứa tính
tiền chi trả cô chủ xinh đẹp , khi trao xấp tiền cho Dung , tay Của Đực
nhỏ vô tình chạm vào bàn tay của cô nàng khiến cả hai cảm nhận như có
luồng điện chạy khắp châu thân làm cho kẻ thì thẹn thùng người thì bẻn
lẻn , suốt đoạn đường quay trở về nhà Đực Nhỏ để cho thằng Răng tự điều
khiển chiếc xuồng , nó chẳng buồn nói với thằng Răng dù chỉ một lời ,
thấy Đực Nhỏ ngồi trước mũi xuồng với tâm trạng như đang suy nghĩ mông
lung điều gì , đễ phá tan cái không khí nặng nề thằng Răng lên tiếng
ghẹo thằng Đực bằng câu nói trỏng : - Hôm nay trời nắng chang chang vậy mà sấm sét quá trời .
Đang hồi tưởng lại bao chuyện xãy ra trong buổi sáng nay , nó không thể
nào quên được cái hình dáng của Dung , nhất là cái chạm tay với cô nàng
khiến tâm trạng Đực Nhỏ vẫn còn vươn vấn khôn nguôi trong lòng , tự
dưng thằng Răng buông ra câu nói trên khiến thằng Đực quay về thực tại
và hỏi thằng Răng bằng một giọng bực bội : - Mầy có " Đứt cầu chì " không sao tự dưng nói chuyền lãng nhách vậy ? cả buổi tao có nghe sấm sét gì đâu sao mầy lại nói vậy : Thấy thằng Đực trúng kế mình , sau tiếng cười ha hả thằng Răng nói :
- Sét đánh trúng mầy với cô Dung xinh đẹp rồi còn gì , làm sao qua mắt
điệp viên không không thấy này cho được , tao làm bộ khờ khờ không để ý
chứ tao đi guốc trong bụng mầy rồi Đực ơi ! Thằng Răng vừa dứt lời , Đực nhỏ đã chọi trái dừa nước nhỏ về phía thằng Răng , Nó vừa cười vừa nói :
- Cái thằng ma này mầy cũng ghê thiệt, người đời có câu nói đúng quá
trời " Lù khù vác cái lu mà chạy " ha ha ha , tao giấu dữ lắm mà cũng lộ
hành tung cho mầy biết. - Vậy
là mầy xác nhận tao nói trúng phóc rồi phải không ? Chút nữa về tới nơi
tao nói cho bà già của mầy biết sắp có con dâu vừa đẹp vừa giàu nữa ,
chắc bác Năm mừng lắm nghe . Thằng Đực mắc cở gương mặt đỏ rần lên , nó chọi thêm trái dừa nhỏ về phía thằng Răng rồi nói :
- Mầy đừng có điên nữa mầy ơi , chưa có cái khỉ khô gì hết mà mầy làm
như cô Dung là bồ lâu năm của tao không bằng, mầy nói sàm má tao tưởng
thiệt bả thúc ép tao cưới hỏi chắc có nước tao trốn nhà đi xứ khác quá
mậy . Hai đứa cùng cười vang sau câu nói của Đực nhỏ . * * *
Bà Năm má của Đực nhỏ đang nằm đong đưa trên chiếc võng nơi chái nhà,
trời mát mẻ bởi cơn mưa buổi sáng khiến đôi mắt bà nặng trịch lim dim
muốn ngủ , thấy thằng con từ ngoài ngỏ chạy xe vô , bà Năm lên tiếng hỏi
: - Ủa hỗm rày sao không thấy
bây với thằng Răng đi mua dừa nữa vậy , bộ cụt vốn rồi hả , hay là bây
với thằng Răng có mích lòng gì với nhau không vậy ?
- Có gì đâu má ơi ! Lúc này dừa hiếm rồi hơn nữa mối lái ở đâu về đây
tranh mua quá cở , nếu mình đeo theo cạnh tranh với họ thì sớm muộn cũng
cụt vốn thiệt đó . Còn vụ9 thằng Răng hả ? Có muốn giận nó cũng khó lắm
nha má , nó hiền như cục bột thì lấy gì mà giận với hờn .
Nghe con nói như vậy bà Năm nở một nụ cười thật hiền , trầm ngâm giây
lát chợt nhớ chuyện thằng quý tử của mình đến tuổi phải dựng vợ cho nó ,
lúc trước bà nhờ mấy bà bạn trong ấp dọ tìm nhà nào có con gái xứng lứa
vừa đôi để mai mối giùm bà , mỗi khi nhắc đến cô nào bà đều thấy thằng
Đực chê bai đủ thứ , có cô nó chê nước da không được trắng , đến khi có
cô nước da trắng hồng thì nó lại chê cô ta có chiều cao khiêm tốn , đến
lúc mấy bà bạn bà Năm giới thiệu cô gái cao ráo thì nó chê : - Thôi má ơi , con mà đứng bên cô đó bà con cười thúi đầu , ai đời con gái gì cao như tre miễu , kỳ lắm .
Thêm vài ba cô gái nữa cũng bị thằng Đực cho vào danh sách " bất khiễn
dụng" khiến mấy bà Mai muốn kiếm cái đầu heo chán nản lặn mất tăm . Có
hôm giận quá bà Năm càu nhàu : -
Bây kén chọn cho dữ vô , mấy đứa đó lấy chồng hết thì con ở giá suốt
đời nghe con , thời bình rồi trai thừa gái thiếu mà bây cứ cà rà hoài
rồi biết bao giờ tao có cháu nội để bồng đây ? Bà Năm cất tiếng hỏi :
- Hỗm rày tao nghe thằng Răng nói bây ưng con Dung con anh Sáu Càng ở
ấp trên phải không ? Con nhỏ đó nghe đâu nó giỏi dang lắm đó . Bây nói
thiệt cho tao biết đi có gì má lên đó gặp anh Sáu thưa chuyện , cơ hội
cuối cùng đó , bây liệu mà tính . Nghe Bà Năm hỏi , thằng Đực giật mình nó lầm bầm trong miệng :
" Cái thằng chúa ôn Răng này , đã dặn nó rồi đừng có bép xép vậy mà nó
cũng cho má mình hay , tao mà gặp mầy thì mầy chỉ còn nướu thôi chứ
chẳng còn cái Răng nào húp cháo nghe con ". Đực nhỏ lí nhí đáp lời bà Năm :
- Tụi con mới quen nhau có vài tháng, hai đứa đang tìm hiểu nhau , chưa
gì hết má đòi gặp bác Sáu Càng , biết Dung có ưng con không , lạng
quạng Dung cự nự con mắc công lắm đó . - Tao nhắc chừng cho bây nhớ thôi , tao thấy bà Năm hàng xóm mình cháu nội , ngoại đầy đủ nhà cửa vui quá sá , còn nhà mình ...
Bà Năm bỏ câu nói giữa chừng , bổng dưng đôi mắt bà rưng rưng ngấn lệ
khiến Đực nhỏ cuống cuồng ôm chạy đến ôm chầm lấy mẹ , đôi mắt nó cũng
đỏ hoe : - Má đừng buồn , sớm
muộn gì má cũng có cháu nội để bồng mà , con cũng muốn má có được con
dâu tốt để đỡ đần quáng xuyến mọi việc trong nhà cho má bớt phần cơ cực . Bà Năm lấy khăn lau nước mắt rồi khẻ nói :
- Cái thằng cha bây . Lâu ghê tao mới nghe bây nói được một câu nghe
mát ruột mát gan , à sắp đến 29 âm lịch tháng này đám giỗ Tía bây , má
làm mâm cơm cúng ổng , sẵn dịp con kêu thằng Răng với con Dung ghé qua
chơi cho má biết mặt nó luôn . - Dạ , má nói vậy để con kêu hai đứa tới phụ luôn cho má vui . * * *
Mấy ngày qua nhà ông Sáu Càng cứ sáng sáng có chiếc Ca nô sang trọng
ghé vào mé kênh nhà ông , vài ba người khách ngoài chợ quận đến chơi
khiến cả nhà ông Sáu lại tất bật nấu nướng các món ăn để đãi đằng khách
khứa , mấy hôm đầu thấy khách quen đến nhà chơi, do bản chất hiếu khách
nên cả nhà Dung tiếp đón thật niềm nỡ , họ vốn thân quen với vợ chồng
ông Sáu Càng từ bao đời nay , trước kia ông bà Sáu cũng có nhà phố buôn
bán ngoài chợ quận , gia đình ông Năm Hoàng là nhóm khách đến chơi nhà
ông Sáu mấy ngày qua , họ vốn cư ngụ sát bên nhà ông Sáu ngày xưa , sở
dĩ ông Năm ghé vào thăm gia đình ông Sáu ngoài cái chuyện lâu ngày cặp
bạn già có dịp hàn huyên tâm sự mà cũng là dịp cho thằng Hiền con của
ông có dịp gần gũi , tìm hiểu Dung con gái rượu của ông Sáu , nếu hai
đứa trẻ tâm đầu ý hợp thì hai ông sẽ biến tình bằng hữu thành tình sui
gia cho vui nhà vui cửa . Hiền
trước khi về thăm lại quê hương lần này với tâm trạng háo hức trong lòng
, bởi nghe tía nhắc chuyện vợ con , và nhắc lại gia đình ông Sáu Càng
thì bao nhiêu kỷ niệm xưa nó ùa về .
Trước đây Hiền và Dung cùng chung học một mái trường , do nhà cạnh nhau
nên lúc tan trường mỗi ngày hai đứa thường sánh đôi cùng nhau trở về
nhà, trên con đường đất đỏ hai bên lề có hàng cây Dầu cổ thụ làm nhân
chứng lưu giữ lại hình bóng đôi bạn học, khi về đến nhà lúc nào Hiền
cũng chờ cho cô bạn học bé bỏng khuất dạng trong nhà thì Hiền mới rảo
bước quay về . Hiền còn nhớ có lần khi trên đường tan học về gặp cơn mưa
chợt đến nó và Dung chạy vội núp mưa dưới gốc cây Dầu , hai đứa dùng
cặp che lên đầu cho khỏi ướt nhưng cũng không khỏi ướt do những cơn gió
thổi ập vào , thấy Dung run lặp cặp vì lạnh , Hiền kéo sát Dung vào ôm
lấy thân hình Dung để che chở và ngăn những hạt mưa vô tình làm ướt cô
bạn thân của mình , thoáng chút bối rối Dung e lệ xô nhẹ Hiền ra rồi khẻ
nói : - Dung cảm ơn Hiền ra tay
che chở , trời cũng bớt mưa rồi thôi mình về đi , Dung nghe nói trời
mưa lớn đứng dưới cây cao rất nguy hiểm , mình về đi anh Hiền .
Lần đầu tiên Thằng Hiền mới nghe Dung gọi mình bằng anh , từ lúc hai
đứa chơi đùa trong xóm , rồi lớn học chung nhau lúc nào hai đứa cũng gọi
nhau bằng tên , vậy mà hôm đó Dung đỗi cách xưng hô làm cho Hiền thấy
ấm ám trong lòng nó cảm thấy thật vui . - Ừ thôi mình về , em lạnh lắm rồi đó .
Kể từ hôm đó trở đi , tự dưng Hiền và Dung thấy có gì là lạ trong giao
tiếp hàng ngày giữa hai người , họ không còn cười đùa vô tư như ngày nào
, cả hai ít nói hơn , giữ kẽ lời ăn tiếng nói cũng như cử chỉ giao tiếp
hàng ngày , chúng bạn cùng lớp phát hiện ra sự thay đổi kia , tuy không
nói ra nhưng mọi người âm thầm theo dỏi thái độ của hai anh chị này.
Một hôm , giờ ra chơi các bạn túa xuống sân trường , trong lớp học chỉ
còn Dung và Hiền , hai đứa ngồi chụm đầu trao đổi nhau điều gì đó , bên
ngoài hành lang cả đám , gái có , trai có ,đang núp sau cánh cửa ở cuối
lớp , sau một hồi rình rập bất chợt con Hồng đứa ngồi cạnh Dung la toáng
lên : - Ý ông Hiền hun bà Dung kìa mấy bà ơi, hèn chi thấy hai người này ngộ ngộ ghê nha.
Cả đám cười rần rần khiến Dung và Hiền ngượng " chín cả người " khi bị
lủ bạn phá đám , nhưng Hiền cũng bình tĩnh không kém nó " quậc " lại
liền : - Mấy bà nói chuyện bá
láp quá trời hun đâu mà hun , tui hỏi Dung về cách giải bài toán thầy
cho hôm qua , có vậy thôi mà dám nói ẩu tả hả , coi chừng thụt lưỡi đó ,
mấy bà coi chừng tui nhe có ngày " ngộ sẽ páo thù " .
Nói xong Hiền cười toe toét rồi nó giơ tay vung nấm đấm về phía đám con
gái kia , Dung thì chết lặng trong người nhưng vẫn cắm cúi viết viết
như đang cố giải một đề toán hóc búa ...
Mùa Hạ năm sau Hiền từ giã mái trường thân yêu từ giã cái đám bạn thân
nhưng cái bịn rịn nhất đối với Hiền không ai khác là Dung người con gái
nết na dễ mến ... Nhiều mùa hạ
trôi qua , Hiền như cách chim trời vô định bay mãi về phương nào, không
còn tin tức gì về cho Dung , Thời gian là liều thuốc thần tiên chữa lành
mọi vết thương , Dung cũng tạm lãng quên tình yêu đầu đời , lúc nguôi
ngoa thì thằng Đực Nhỏ đóng thế vai của Hiền không kém phần xuất sắc ,
những tưởng mối tình ngây thơ giữa thằng Đực và Dung sẽ đâm hoa kết trái
, một lần nữa định mệnh trớ trêu đến với Dung từ khi cha con ông Năm
Hoàng xuất hiện ... .* * *
Thằng Đực và thằng Răng đang nhổ lông mấy con Vịt , chốc chốc hai đứa
hướng mắt ra phía ngoài cổng như đang trông ngóng điều chi , bà Năm đang
ngồi cuốn gỏi cuốn trên bộ ván kê dưới bếp, trong lòng bà khắp khởi vui
mừng , bà mừng vì năm nay bà nhất quyết làm một cái giỗ rình rang cho
ông chồng quá cố, nhưng ngoài chuyện giỗ quãi ra bà còn có dịp ngắm nhìn
cô con Dâu tương lai của mình , nghe thằng Đực nói Dung sẽ đến sớm phụ
với mẹ con bà thử hỏi làm sao bà không vui . Thấy Hai đứa ngồi nhổ lông
Vịt mà tâm trạng bồn chồn đứng ngòii không yên , nắm được tâm lý của
thằng Đực đang nóng lòng trông ngóng người yêu nên bà chủ động lên tiếng
: - Hai đứa bây đang trông con
Dung phải không ? Ối lo gì chắc nó bận gì đó tới trể một chút , nhanh
tay lên đi để tao nấu cái nồi Vịt nấu chao cúng ổng , lúc còn sống ổng
khoái nhậu cái món này lắm đó .
Dường như mỗi phút giây trôi qua thật chậm chạp đối với thằng Đực , lâu
lâu nó nhìn vào cái đồng hồ đeo tay , miệng chặc lưỡi luôn hồi , khiến
thằng Răng cũng nóng ruột theo , Răng nói :
- Cái bà Dung này có khi nào hứa lèo không mậy , nếu kẹt cái gì thì a
lô một tiếng cho người ta khỏi trông , mầy điện thoại cho bả đi kiểu này
xốt ruột gần chết. Chợt bừng
tĩnh sau câu nhắc nhở của thằng Răng , Đực nhỏ vô nhà đến bên điện thoại
bấm gọi vô số máy cầm tay của người yêu , bên kia đầu dây phát ra tiếng
thông báo : - Số máy quý khách vừa gọi hiện thời ngoài vùng phủ sóng , xin quý khách vui lòng gọi lại sau .
Chưa tin đó là sự thật thằng Đực bấm gọi lại lần nữa, vẫn câu nói như
trên khiến nó bực mình gát máy thật mạnh làm cho bà Năm ngồi gần đó cũng
giật mình , bà vội hỏi : - Vụ
gì mà bây dằn điện thoại một cái quá mạng vậy , nó mà hư chị hai bây nó
nạo sát da luôn đó . Nó mới mua cho thay cái máy cũ đó .
Không nói không rằng thằng Đực cắm đầu đi đến hai con Vịt đang nham nhở
lông trong thau nước ấm , thấy gương mặt hầm hầm của thằng Đực thằng
Răng xếp re không dám hó một tiếng . Hồi sau Đực nhỏ nói khẻ vô tai thằng Răng :
- Mầy ở nhà lo vụ hai con Vịt nhe , tao đến nhà Dung coi có chuyện gì
không ? Dung hứa với tao như đinh đóng cột , vậy mà ... vậy mà ... nó bỏ
dở câu nói và lén nhìn về phía bà Năm mà trong lòng nó nghe nghèn nghẹn
. Chống chiếc xuồng lao vun vút
trên dòng kênh , quả trời cũng phụ lòng người trời hôm ấy nổi gió thật
nhiều , chiếc ghe như bị Thần gió đang cố tình can ngăn thằng Đực khiến
đôi tay nó mõi nhừ khi cố đưa con thuyền về nơi bến mơ...
Vừa cặp xuồng vào bờ , nó nhảy phóc lên cột dây neo vào gốc Bần hôm nọ,
chưa kịp bước đi thì nó nghe tiếng xe HonDa nổ máy phía sau lưng ,
ngoái lại nhìn Đực nhỏ không tin vào mắt mình, người mà nó để lòng yêu
thương bấy lâu đang ngồi khít rịt vòng tay ra phía trước ôm lấy thân
hình gã đàn ông xa lạ . Cũng may
con lộ cách bến sông không xa lắm nhưng nhờ đám cỏ lau mọc cao lô nhô
nên Dung không thấy thằng Đực, riêng thằng Đực khi chứng kiến cảnh tượng
trên nó thấy đôi chân mình không đỡ nổi thân hình như mọi ngày , nó lão
đão ngã khụy xuống vạc cỏ gần đó , đầu óc quay cuồng thân hình nóng ran
, nó lầm thầm nói : - Thôi thế là hết ...
"Tình cũ không rủ cũng đến " , câu ví này thật đúng với Dung và Hiệp ,
qua bao năm dài cách xa tưởng đâu hình bóng đã phai nhòa theo thời gian ,
vậy mà khi gặp lại cả hai như lửa và rơm , họ đã làm cháy lại mối tình
của thời vụng dại , ông Sáu Càng và ông Năm Hoàng thành Sui gia tâm đầu ý
hợp . * * *
Chống xuồng trở về với tâm trạng chán chường , Đực nhỏ chậm rãi cho
chiếc xuồng trôi lững lờ theo con nước , nhìn phía cạnh xuồng từng dề
lục bình có màu hoa tím nhạt nở rộ đang trôi , bất giác Đực có cái suy
nghĩ : " Mình bây giờ còn thua
cả đám lục bình kia , nó trôi vậy đó mà nó kết hợp sống từng dề với nhau
, còn mình thì trơ trọi từ nay "
Xuồng trôi đi một đoạn , quẫn trí Thằng Đực nó nghĩ tìm đến cái chết ,
tâm trạng giằng xé nó liên hồi khi chiếc xuồng cặp vào bến miễu nơi nhà
nó hồi nào không hay . Lên bờ đang thờ thẩn bước đi như kẻ vô hồn , chợt tiếng chuông trống đám tang nhà ai gỏ lên từng hồi làm nó bừng tĩnh. Một bàn tay ai đó chạm vào vai làm Đực nhỏ hết hồn , quay lại nhìn bất chợt nó hỏi : - ủa ai chết mà mầy mặc đồ tang vậy Tèo ? Gương mặt thật buồn thằng Tèo bạn nó nói : - Má tao chứ ai , bả bệnh rề rà lâu rồi mới mất đêm qua .
Ghé vào nhà thằng Tèo để đốt nhang chia buồn với bạn . Khi cắm cây
nhang vào cát bát nhang Đực nhỏ nhìn vào di ảnh má thằng tèo , nó chợt
nhớ đến bà Năm mẹ mình cũng xấp xỉ má thằng Tèo, tự nhiên Đực thấy mình
vẫn còn một niềm hạnh phúc vô biên không như thằng Tèo , vì Tèo đang mất
đi một báu vật mà không thể nào tìm lại được , ý nghĩ chết chóc cũng
không còn cơ hội manh nha hiện diện trong đầu thằng Đực nữa , từ giã
thằng Tèo ra về Đực nhỏ chạy như bay về nhà như sợ bị đánh cắp báu vật
thiêng liêng của mình , đến nhà khách khứa đông đủ đang dự tiệc , không
để ý đến bất cứ ai Đực nhỏ chạy nhanh xuống bếp gặp bà Năm đang múc tô
Vịt nấu chao để đem lên đãi khách , Đực ôm chằm lấy Bà Năm nó hôn lên
mái tóc bạc phơ của mẹ mình, rồi khóc òa lên như chưa bao giờ được khóc
khiến mọi người ngạc nhiên vô cùng , bà Tám hàng xóm đang phụ trong bếp
cất tiếng hỏi : - Mầy làm cái giống gì tự nhiên khóc dữ vậy con . Bà Năm cũng chới với hỏi : - Cái gì bây khóc thảm thiết vậy , sáng giờ đang làm tự nhiên đi mất đất , mới ló mặt về nhà khóc thấy ớn vậy ? Đực nói nhỏ vô tai cho mình bà Năm nghe: - Con thương má nhứt trên đời . Nghe con nói không hiểu thằng Đực muốn cái gì nhưng bà cũng khóc theo khiến thực khách cũng ngậm ngùi trong lòng ... * * * Cồn Đất ... ngày ..thang ..nam.. Anh Đực Thương mến ! Chắc anh giận Dung đời đời kiếp kiếp phải không ? Từ buổi đầu gặp anh tự dưng Dung có cảm tình đúng như nhà thơ nào đó nói: " Cái thuở ban đầu lưu luyến ấy , nghìn năm hồ dễ mấy ai quên " .
Quen nhau mình thương yêu nhau và Dung cũng tự nhũ trong lòng sẽ làm
người con dâu tốt cho mẹ anh vui , những tưởng thời gian sẽ ủng hộ đôi
mình , chắc nhân duyên phải do ông tơ bà nguyệt se mới thành , Dung đã
đánh cắp tình cảm của anh để trao cho người khác, mong anh hiểu cho Dung
vì nguyện ước của gia đình , hơn nữa anh Hiệp là tình yêu đầu đời và
Dung đã đặt hết niềm tin vào tình yêu đó . Do định mệnh tụi Dung phải xa
nhau nay gặp lại hai đứa cảm thấy không thể để lạc nhau thêm lần nữa .
Dung không thể dối lòng để anh phải đặt hết niềm tin vào Dung nên Dung
đành xin anh và Bác vui lòng tha lỗi cho em đã phụ bạc . ...
Đọc lá thư của Dung từ thằng Răng trao lại , Đực nhỏ không còn giận dỗi
gì do nó ngộ ra duyên số do bề trên đặt để không thể nào cưỡng lại được
, Ngày cưới của Dung thằng Răng và thằng Đực cũng đến chia vui , thời
gian sau qua giới thiệu của Dung , Đực nhỏ kết hôn với cô gái thật đẹp
người đẹp nết . Có điều nàng ta sản xuất " nhi đồng " năm một khiến bà
Năm và thằng Đực ẳm bồng mệt nghỉ, nhiều lúc mấy đứa nhỏ quấy rầy chịu
hết siết bà Năm la hét om xòm , lợi dụng tình thế Đực nhỏ nói :
- Đó cũng má không , lúc trước thảnh thơi không muốn , tối ngày đòi có
cháu bồng , bây giờ tròn ước nguyện rồi má còn rên cái nỗi gì . Ha ha
ha. Bà Năm không giận bà cười và nói : - Cái thằng cha bây, tao nói vậy thôi chứ bi nhiêu đứa tao thầu hết. Ha ha ha
Hai má con bà Năm cười rân hòa với tiếng khóc của đám trẻ cộng thêm mấy
con gà cục tác ngoài sân tạo nên âm thanh hỗn độn , hình ảnh này nó
giống một bức họa đồng quê có phần vui nhộn.
Hai Hùng SG. |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
![]() |
|
Lan Huynh
Senior Member ![]() Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23742 |
![]() ![]() ![]() |
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
![]() |
|
Lan Huynh
Senior Member ![]() Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23742 |
![]() ![]() ![]() |
THẰNG BỐ VỢ TÔI
Gọi bố vợ bằng thằng là điều không ai chấp nhận được. “Tứ thân phụ mẫu”, cha mẹ vợ hay cha mẹ chồng đều phải được kính trọng, thương yêu như nhau. Cha vợ hay cha chồng đều gọi bằng cha, bằng bố. Mẹ vợ hay mẹ chồng đều được gọi bằng mẹ hay má, v.v… Trong luân lý nầy, người Mỹ khác với người Việt. Không phải là cha mẹ sinh ra mình, mà cha mẹ của vợ hay chồng, họ thêm vào chữ “in law”. Tại sao phải phân biệt cha mẹ vợ hay cha mẹ chồng? Thế mà tôi gọi bố vợ bằng “thằng”. Nếu người ta chưởi cho, mắng là đồ mất dạy, hổn láo, vô văn hóa cũng là chuyện thường. Bố vợ tôi không phải là người mất tư cách hay vô lương tâm, hay làm điều chi vô luân bại lý mà để tôi khinh thị gọi bằng “thằng”. “Ông” là người rất hiền lành! Thế mà một buổi sáng, bọn tôi ba “đứa”, những “đứa” còn sót lại trong cuộc chiến tranh tàn khốc vừa qua, nay “lưu lạc” ở xứ “Mỹ cờ hoa” nầy, ngồi uống cà-phê trong một cái quán ăn sáng ở Orange County, quán tuy không đẹp nhưng thanh lịch, cây cỏ chung quanh tươi mát đẹp đẽ, vậy mà Quang mắng tôi một câu nghe thật buồn cười: -“Mày dẹp cái trò “bố bố con con” của mày lại đi. Mày, tao với nó là bạn, bạn từ hồi còn mặc quần xà-lỏn, gọi nhau “mày mày tao tao” quen đã mấy chục năm. Bây giờ nghe mày xưng “bố con” với nó, tao không thấy buồn cười mà thấy bực mình, mất vui.” Quang gọi là “nó”. Nó là bố vợ tôi đấy, là một đứa bạn trong bọn tôi đấy. Sao gọi là “bọn tôi”? & Trước Hiệp Định Genève 1954 thành phố Saigon chỉ “rộng” tới cầu Trương Minh Giảng. Bên kia cầu, còn là vùng đất hoang, lầy lội, lau sậy mọc um tùm. Vùng đất ấy, xưa, chỉ có một xóm nhà nhỏ, của dân mò cua bắt ốc và trộm cắp. Người ta gọi đó là “Xóm Vẹc”. Hồi ấy, dân chúng tập trung sống ở trung tâm Saigon, còn như ai ở “Xóm Vẹc”, là vùng ngoại ô, mất an ninh. Dân nhậu Saigon, nhà ở Xóm Vẹc, một là nhậu cho “tới chỉ” thì ngủ lại nhà bạn. Còn như ai muốn về thì lo về sớm. Về khuya trên đường Xóm Vẹc, không chừng bị du đảng đánh cho, bị cướp tiền bạc, bị lấy xe đạp. Lỡ như ai đó nhậu chưa tới, nửa muốn ở, nửa muốn về, bạn bè sẽ có người bảo: “Thôi để cho ông ấy về, đường khuya nguy hiểm”. & Thế rồi cả triệu người di cư năm 1954. Ai gốc nông dân, người ta định cư ở vùng nông thôn, dinh điền, khu trù mật… tiếp nối cái nghề tổ tiên để lại. Ai dân Hà Nội hay thành phố ở ngoài Bắc, không quen làm ruộng thì tập trung ở Saigon hay các thành phố khác phía nam vĩ tuyến. Không còn đủ đất ở trung tâm Saigon, nên thủ đô miền Nam phình rộng ra. Ngay xứ tôi ở, Xóm Vẹc ngày xưa, nay dân di cư tập trung đông đúc. Từ phía đầu cầu Trương Minh Giảng, lên tới “Lăng Cha Cả” là chỗ người Bắc định cư. Những khu vực được nhiều người nhắc tên mới là “Xóm Bùi Phát”. Có phải họ gốc Bùi Chu/ Phát Diệm? Nhà Thờ Ba Chuông, Cư Xá Đô Thành. Nhà Thờ, Chùa và Chợ theo dân mà mọc lên. Lăng Cha Cả ở cuối đường Trương Mình Ký, ngày xưa vắng vẻ, quạnh hiu, nay thành nơi đô hội. “Cái nhà lăng” kiểu xưa, ngói âm dương, cột kèo cũ kỷ nằm chơ vơ, xa lạ trước những ngôi nhà lầu cao vài ba tầng, kiểu mới, hiện đại. Bọn tôi, cũng gốc “rân ri-cư”, – như chúng tôi thường gọi đùa chính mình -, từ năm lên năm, lên mười, lớn lên ở cái “Xóm Vẹc” thời xa xưa ấy. Tên đường Alfred Eyriaud Des Vergnes đổi thành đường Trương Minh Giảng, nối dài tới cuối đường, chỗ gần tới cổng Bộ tổng Tham Mưu Quân Đội VNCH là đường Trương Minh Ký. Chúng tôi bỏ không gọi Xóm Vẹc mà gọi theo những cái tên mới, xuất hiện cùng thời với dân di cư đến định cư ở đây. Tên “Xóm Vẹc” biến mất hồi nào mà không ai hay! Tội nghiệp hay không tội nghiệp cho một ông Tây tên Vẹc, một ông “thực dân”? Bọn tôi không dưới năm đứa, không quá mười tên, học tiểu học với nhau, đầu tiên ở cái trường tư trong xóm, do một ông giáo già người Bắc di cư, nay đã nghỉ hưu, mở lớp dạy tư tại nhà. Một phần là vì chính phủ chưa kịp mở trường cho dân di cư, một phần, học ở đây thay vì phải vào thành phố. Học ở “Trường Xóm”, chúng tôi khỏi phải đi xa, xe cộ bất tiện, tai nạn nguy hiểm. Học gần nhà, bố mẹ dễ “kiểm soát”, lại có ông thầy già nghiêm khắc, bọn chúng tôi bớt hoang nghịch. “Trường Xóm” của chúng tôi nó tương tự như trường của mấy ông đồ ngày xưa ở làng quê: Học trò đủ hạng tuổi, đủ hạng lớp… Kể theo cách ngày trước, thấp nhất là lớp Năm. Lớp nầy đông nhất, trên hai chục “đứa”. “Đứa” là học sinh nhỏ đấy. Rồi đến lớp Tư, học sinh ít hơn. Lớp Nhất là ít nhất, chỉ có mấy “anh”. “Anh” cũng là học sinh, nhưng lớn tuổi hơn bọn tôi, nên phải gọi bằng “anh” cho “phải phép”. Lớp nầy thầy dạy kỹ lắm vì năm tới phải thi vô trường công, khỏi học trường tư. Trường tư phải đóng học phí. Không kịp đóng học phí, học sinh sẽ bị đuổi học, về nhà xin tiền đóng tiếp để được học tiếp. “Tiên “học phí”, hậu học văn”. “Trường tư” thường bị mang tiếng kinh doanh hơn giáo dục. Nhưng không đóng học phí, tiền đâu trả lương cho thầy?! Được mấy năm, ông thầy già qua đời. Nghề làm thầy giáo mà: “Tổn lắm”. Bố tôi thường nói vậy. Mẹ tôi bảo làm thầy giáo “dễ bị ho lao”. Người đời thì bảo là nghề “bán cháo phổi”. Ông thầy già, sức yếu, lại nhiều năm gian khổ, dù không bị bệnh lao, ông vẫn qui tiên sớm là chuyện thường. Ổng chết rồi, bọn chúng tôi vẫn nhớ ông, và thương ông nữa, bởi ông có một điều đáng quí: Tận tâm với bọn trẻ chúng tôi, mặc dù chúng tôi vẫn ngán cây roi mây của ông, một là để thầy nhịp nhiều lần trên mặt bàn, nhắc chúng tôi im, không được nói chuyện, phải học bài làm bài chăm chỉ, và cũng “phết vào đít” thằng nào đó, cái tội nghịch trong giờ học hay đánh lộn ngoài giờ. Ông thầy già qua đời rồi, trường “Xóm Vẹc” của tôi đóng cửa. Không ai nối nghiệp ông ở cái xóm mới định cư nầy. Chúng tôi xuống học lớp Nhất ở một cái trường tư khác, trên đường Kỳ Đồng, của “ông cha nhà thờ”. Trường có lớp nầy lớp kia đàng hoàng, nhưng bọn học trò chúng tôi thì không đàng hoàng. Sau giờ học, có khi bỏ cả giờ học, chúng tôi leo “Xe Buýt Đỏ”, loại nầy vừa thay cho “Xe Buýt Vàng”, để chui vào Sở Thú chơi. Ông tuyệt vời! Những buổi lang thang trong Sở Thú. “Làm học trò nhưng không sách cầm tay! Có tâm sự đi nói cùng cây cỏ” Ông nhà thơ Đinh Hùng nói chỉ đúng có một nửa, vì chúng tôi “Có tâm sự” gì đâu!? Tới giờ, lo tìm về cho đúng giờ để “ông bô bà via” của chúng tôi vẫn nghĩ chúng tôi là những đứa học trò ngoan. Lên Trung Học, mỗi đứa chúng tôi xa nhau hơn. Đứa vào trường công, đứa vào trường tư. Gần thì Huỳnh Thị Ngà ở Xóm Chùa, vào Huỳnh Khương Ninh ở Đa-Kao, đứa xa hơn, Hưng Đạo, gần đường Trần Hưng Đạo. Bấy giờ thì tình hình Saigon “vui lắm”. Biểu tình, đá đảo, hoan hô, tuyệt thực, tự thiêu, đảo chánh, “biểu dương lực lượng”… xảy ra đều đều, tháng nào cũng có hay mỗi năm, năm bảy bận. Cũng có khi chúng tôi đi biểu tình “cho vui”, cho đời thêm “màu sắc” ![]() Đậu tú tài, được vô đại học; nhưng chiến tranh đã gần kề. Súng không còn nổ ở Bình Giả, Đắk-Tô, Ban-Hét… “xa tít mù khơi” nữa mà gần kề hơn, có khi ngay tại Saigon. Việt Cộng gài lựu đạn, mìn, khủng bố. Thế rồi chúng tôi lần lượt vô quân trường lúc nào mà ngay chính mình cũng không nhớ tới nữa. Tới tuổi rồi, không đi sao được. Với lại, mấy ông thầy đứng trên bục giảng làm chúng tôi “hứng chí” không ít: “Áo chàng đỏ tựa ráng pha, ngựa chàng sắc trắng như là tuyết in”. Chúng tôi bỗng thấy “gần gũi” với màu áo lính trận, màu xanh cây rừng, màu hoa dù, màu rong biển… Vài bữa đi học về, nghe bố mẹ hay ai đó trong gia đình nói: “Thằng X. đi Võ Bị rồi!” Rồi lại: “Thằng Y. vô Không Quân”, rồi lại “Thằng Z. đi Nhảy Dù”, “Thằng T. đi Biệt Động Quân”. Biệt Động Quân là cọp “Ba Đầu Rằn” đấy. Một hôm, gặp “Thằng bố vợ tôi”, sau nầy. Nó bảo: “Tao đi Quân Cụ”. Tôi ừ, nghĩ “Lớ ngớ như mày, ra đơn vị tác chiến, “bỏ mạng sa tràng sớm.” Nói thì nói vậy, chứ đời chưa hẳn vậy. “Đơn vị không tác chiến, có khi bỏ mạng sớm, còn như ai đánh giặc ngày nầy qua tháng khác, lại sống nhăn. Thế rồi có đứa hy sinh, có đứa bị thương, thành thương binh, có đứa bị Việt Cộng bắt. Trong bọn tôi, tôi là người bị bắt sớm nhất, tù Việt Cộng sớm nhất. Năm 1971, tôi bị chúng nó bắt ở Hạ Lào. Những đứa còn lại, đều thua tuổi tù tôi những 4 năm. Sau Ba mươi tháng Tư, chúng nói mới lục tục kéo nhau “trình diện”, “đóng tiền đi ở tù”. Xem ra, tôi là “tù trưởng” của bọn chúng. Từ Hạ Lào, Việt Cộng đưa “bọn tù binh chúng tôi” ra Bắc. Năm ký Hiệp Định Paris, tưởng chúng tha về, như các tù binh khác, nhưng không thấy động tĩnh gì cả. Sau nầy mới biết, khi Chính Phủ VNCH yêu cầu thả chúng tôi ra, bọn Việt Cộng nói chúng tôi bị bắt ở Lào là do Pathet Lào giam giữ, chúng nó không có trách nhiệm. Miệng lưỡi Cộng Sản, ghê gớm thật! Mãi tới 16 năm sau, tôi mới “được tha ra khỏi trại cải tạo”. Đó là câu ghi trong cái gọi là “Lệnh Tha”. Sau 16 năm tù, về lại xóm cũ thấy quạnh hiu. Quạnh hiu là ở lòng người! Nhà cửa thì vẫn thế, không thay đổi gì nhiều. Người tuy đông mà vắng vẻ. Thế hệ cha ông chúng tôi, hầu như “qui tiên” hết cả rồi. Thế hệ tôi thì cũng tan tác. Mười phương tám hướng chúng nó đi hết: Vượt biên, kinh tế mới, về quê làm ruộng, đi làm ăn xa. Bọn trẻ lớn lên, nhiều đứa nhìn tôi xa lạ. Tôi xa nhà đã hơn hai mươi năm. Những đứa ngày tôi ra đi, nay hơn hai chục tuổi, làm sao chúng biết tôi là ai? & Khi tôi đạp chiếc xích-lô ngang cổng nhà người bạn cũ thì một cô gái khoảng hai mươi tuổi, tất tả từ trong nhà chạy ra, tay xách, tay mang, gọi ơi ới: -“Chú Đức, chú Đức, chở cháu đi với. Tôi dừng xe lại chờ. Ra tới nơi, cô gái hỏi: -“Chú đưa cháu qua chợ Hòa Hưng được không? Cháu đi gấp, sợ trễ.” Tôi hỏi: -“Cô muốn đi đường nào? Qua ngã Tân Sa Châu hay lên Thoại Ngọc Hầu. Đi ngã Tân Sa Châu ngắn hơn.” -“Đường Tân Sa Châu xấu lắm. Lên Thoại Ngọc Hầu dễ đạp hơn.” Cô gái ngồi lên xe xong, tôi nghiêng mình lấy đà đạp xe đi. Một chốc, cô gái hỏi: -“Chú ăn gì chưa?” -“Dân Saigon không ăn sáng, chỉ uống càphê thôi. Trưa mới ăn.” -“Buổi trưa chú ăn ở đâu?” -“Không chắc ở đâu, ngang đâu tấp đấy, miễn no với rẻ thì thôi.” -“Khổ nhỉ? Chốc nữa chú uống càphê với cháu. Có chỗ nầy càphê ngon lắm.” Cô gái nói. -“Cô sợ trễ mà?” Tôi hỏi. -“Một chút không sao!” Cô ta trả lời. Một lúc cô ta hỏi: -“Chú đạp xe từ hồi nào?” -“Cải tạo về tới giờ!” Tôi trả lời. -“Sao gọi là cải tạo? Tù chớ.” Cô gái cải chính. -“Với ai quen mới gọi tù. Lỡ gặp cán bộ, gọi tù nó phê bình đấy!” Tôi nói. -“Ối giời! Bây giờ ai còn ngại gì nữa. Cán bô, Công An cũng như mình thôi, kiếm ăn cả. Cứ theo “Chính sách đường lối” thì lấy gì sống!” Cô gái trả lời. Lại một lúc, cô ta nói: -“Bố cháu cũng tù về đấy! Chú biết không?” -“Biết sao không? Ông ấy là bạn với tôi từ hồi còn nhỏ đấy! Bố cháu cũng đỡ vất vả. Mẹ cháu và chị em cháu đảm đang. Ông ấy chỉ giúp vợ việc lặt vặt.” Tôi nhới tới Hiền. Có lẽ là bố cô gái. Nó hiền đúng như tên nó. Dù có lính lác như tôi, nhưng nó ít gian khổ hơn nhiều. Nghĩ thế, tôi nói: -“Ai có gia đình cũng đỡ. Tôi tù về thì không còn ai!” -“Cháu biết, hàng xóm mà! Người trong nhà chú lần hồi đi cả. Mấy anh lớn chị lớn vượt biên. Ông cụ qua đời, ít lâu bà cụ cũng đi theo. May họ chưa lấy nhà, nhờ bà cô già.” Quả thật khi tôi tù về thì nhà không còn ai, chỉ còn bà cô già, chị của bố tôi. Bà ở góa từ khi còn trẻ, không chồng con gì cả. Trước 1975, bà vô chùa. Sau đó, thấy bố mẹ tôi cô quạnh, cô bỏ chùa về săn sóc, cơm nước cho bố mẹ tôi. Bố mẹ tôi mất rồi, Việt Cộng tính lấy nhà vì bà là chị bố tôi, chúng nại cớ bà không có quyền thừa kế, thì tôi về. Cũng may, còn được căn nhà che mưa nắng, không thì ngủ gầm cầu. Trong khi uống càphê, cô gái hỏi: -“Hồi còn trẻ sao chú không lấy vợ như ba cháu?” -“Lấy vợ sao được? Ba cháu ở “đơn vị không tác chiến”, có “chữ thọ”, lấy vợ không lo gì, chớ như bọn tôi, hành quân “mút mùa Lệ Thủy”, có ở nhà đâu. Với lại: “Lỡ khi mình không về thì thương người vợ chờ…” -“Chú cũng thơ thẩn dữ!” Cô gái cười nói. -“Thơ người ta! Với lại, hồi đó chương trình Việt Văn thơ văn nhiều lắm. Bọn tôi phải học Chinh Phụ Ngâm.” -“Cháu học sau “giải phóng”, chẳng biết gì hết! Cháu có nghe nói Chinh Phụ Ngâm, nhưng có biết gì đâu!” -“Đó là bản dịch của bà Đoàn Thị Điểm. Hay lắm. Tôi nghe ông thầy giảng mấy lần câu “Cổ lai chinh chiến địa, kỷ kiến hữu nhân hồi”, nên khi đi lính rồi, ngại tính việc lấy vợ.” Tôi giải thích. -“Câu chú đọc nghĩa như thế nào?” Cô gái hỏi. -“Những người đi chinh chiến, ít thấy trở về!” Tôi nói lại theo lời thầy giảng ngày trước. -“Đang đánh nhau với ngoài kia, mà lại dạy cho học trò như thế, cháu thấy có mâu thuẫn đấy!” Cô ta nhận xét. -“Dĩ nhiên! Nhưng mà đất nước tự do, không cấm được. Đi lính là bổn phận, không lý không cần tới văn chương!” Tôi nói. Cuối cùng, trước khi đi tiếp tới chợ, cô ta nói: -“Nói chuyện với chú vui đấy! Hay cứ mỗi sáng, chú đưa cháu sang chợ. Cháu khỏi lo trễ chợ, chú cháu mình lại uống càphê. Tiền xe cháu tính đủ cho chú.” ![]() -“Được thôi! Tôi chạy một ngày sao cho đủ mua gạo với rau muống là đủ, về nghỉ. Thành ra cũng thoải mái.” Vậy rồi, mỗi ngày, tôi đưa cô ra ra chợ. Quen dần, chiều lại thêm một “cuốc”, đón cô ta về. Công việc cứ thế diễn ra gần nửa năm. Trong khoảng thời gian đó, vì cùng xóm, có lần cô ta vào nhà thăm tôi, xem tôi ăn ở như thế nào, và bày tỏ vài ý kiến về cảnh sống của tôi: Đàn ông không vợ, sống với bà cô già. Bà cô đã già, nấu cơm bằng củi, khi chín khi khê, áo quần tôi lâu ngày không giặt, treo trên vách, thúi hoắc mồ hôi… Vì vậy, một lần cô ta hỏi tôi: -“Chú Đức! Sao chú không lấy vợ đi?” Tôi thành thật nói: -“Ai chịu làm vợ tôi bây giờ? Cô thử nghĩ đi!” Một lúc tôi lại nói: -“Nửa đời nửa đoạn, trẻ không còn trẻ, già cũng chưa già hẳn.” Rồi tôi đọc nhại câu ca dao “Lấy ai ai lấy bây giờ lấy ai!” Trẻ thì họ không thể lấy tôi, ít ra tôi cũng lớn hơn vài chục tuổi. “Nửa đời hương phấn” thì “có đũa có đôi.” Còn lại thì có ai đó góa chồng mà tay dắt tay bồng:“Em tay bế tay bồng”, đâu phải “người yêu năm cũ” để mà “thương thiếu phụ bên sông!” -“Hồi ấy chú không có người yêu?” Cô ta hỏi. -“Vâng! Tôi nói rồi! Sợ người ta “Góa phụ ngây thơ!” -“Hồi ấy tại sao chú đi lính?” Cô ta lại hỏi. -“Ai cũng đi thì mình đi. Tôi có anh bạn cùng ở Dù. Anh nó quá ba mươi, đang dạy học, bỗng tình nguyện đi lính?” Tôi nói. -“Không được miễn lính à?” -“Có đâu! Mậu Thân ở Huế, ông người Huế – thấy học trò mang khăn tang nhiều quá nên ông bỏ dạy đăng lính. Có vợ con rồi đấy.” -“Bây giờ mà chú không lấy vợ, cháu cũng không lấy chồng!” -“Sao kỳ thế?” Tôi ngạc nhiên hỏi. Cô ta chưa kịp trả lời thì xe đã tới chợ. Cô ta xuống xe, quày quả vào chợ!” & Thế rồi ngày ngày qua đi… Một hôm, tôi gợi chuyện: -“Mấy bữa nay, tôi cứ suy nghĩ hoài! Tại sao cô nói cô không lấy chồng.” -“Chú nghĩ coi! Đời bây giờ có anh thanh niên nào vừa mắt mình để lấy làm chồng! Con gái phải có “thần tượng” chứ! Cháu lớn lên, thế hệ chú và ba cháu qua rồi, vô tù hết cả rồi. Nhưng hình ảnh những người lính thời đó, vẫn còn lại trong lòng cháu. Cháu thấy thích và ngưỡng mộ khi nghĩ đến họ. Còn như đời bây giờ…” Cô ta bỏ lửng câu nói. -“Bây giờ thì sao?” Tôi giả bộ hỏi. -“Bây giờ, thời bình, cái hào hùng của người lính không còn nữa. Giữa cái hổn độn xã hội bây giờ, cháu biết tìm ai?” Cô ta tâm sự. -“Cũng có người cho cô vậy!” Tôi an ủi. -“Khó lắm chú à! Thanh niên bây giờ, muốn kiếm sống, phải lo chạy mánh.” -“Cô cho chạy “mánh” là không đứng đắn sao?” Tôi hỏi. -“Mánh là mánh mung. Mánh mung thì làm người đứng đắn thế nào được?” Cháu lấy một anh chạy mánh làm chồng sao?” Cô gái than thở. -“Gắng tìm một người không chạy mánh mà chọn làm chồng.” Tôi nói. -“Khó lắm chú à! Ai cũng phải chạy mánh hết, ai cũng phải mánh mung để kiếm sống! Muốn sống, buôn bán như cháu cũng mánh. Lấy một công nhân, viên chức, muốn sống cũng chạy mánh. Mánh với mọi người, riết rồi vợ mánh với chồng, chồng mánh với vợ. Vợ chồng coi như xong.” -“Đó là cách “quản lý xã hội” của họ đấy. Ai cũng phải có một cái gì đấy, để chính quyền coi như cái án treo, khi cần thì cho vào tù cho dễ.” -“Kinh thật chú nhỉ? Thành ra cháu không thể lấy chồng, đành chịu vậy!” Thế rồi ngày ngày qua đi… Một hôm cô ta hỏi tôi một câu, tôi cho là “động trời!” -“Cháu muốn chú cưới cháu làm vợ!” Tôi lặng người đi, vừa kinh ngạc, vừa lạ lùng. Tôi hỏi: -“Tại sao cháu nói thế?” -“Không phải cháu muốn đi HO với chú. Gia đình cháu cũng chuẩn bị đi HO như chú. Không lấy chú, không đi HO với chú, cháu đi với ba mẹ cháu. Cháu muốn chú cưới cháu vì suy đi tính lại, cháu chẳng thấy ai hợn.” -“Tại sao cháu nghĩ thế? Tuổi tác xa nhau quá mà!” -“Hai chục tuổi mà xa gì. Đàn bà mau già lắm. Mẹ cháu nói vậy. Cháu sinh vài đứa con, coi như cháu… già bằng chú. Vả lại tình yêu chú à! Cháu nghĩ cháu cũng có thể yêu chú vậy. Cháu có đọc sách Chu Tử. Tình yêu không cần tuổi tác.” -“Chú nghĩ cháu không yêu chú! Cháu chỉ thương hại!” -“Ba cháu nói người Việt giàu tình thương. Cha mẹ, vợ chồng, anh em, bà con, tất cả đều bắt đầu bằng tình thương. Ngày xưa, không yêu nhau mà lấy nhau, người ta thương nhau, rồi yêu nhau. Sau nầy người ta đổi chữ đấy chú à!” Cô gái nói. -“Đổi chữ là sao?” Chú chưa hiểu. -“Ba cháu nói hồi xưa ít dùng chữ “yêu” mà thường nói chữ thương. “Thương nhau cởi áo cho nhau…” Chớ đâu phải “Yêu nhau…” Yêu nhau là nói theo cách bây giờ. Xưa là “Thương nhau…” Ba cháu nói bản “Nắng chiều”, chú nhớ không? In đầu tiên, ông nhạc sĩ viết “Lạnh lùng nhìn anh, em nói “mến” anh.” Mà không viết “yêu anh”. Sau nầy người ta hát “yêu anh” là sai đấy! Phải không?” Thành ra, cháu có “thương hại” chú, rồi có… “yêu chú” cũng không có gì lạ cả. Con người ta, căn bản là tình thương, không phải tình yêu. Ba cháu giải thích “thương” là cho mà không đòi lại. Yêu là cho mà đòi lại. “Yêu rất nhiều song chẳng nhận bao nhiêu.” -“Cô sâu sắc đấy!” Tôi nói. -“Không phải đâu! Ba cháu giải thích cả đấy!” -“Cóc mở miệng,” (Thằng) đó mà nói là như “Cóc mở miệng”. Nói xong, tôi thấy ngại. Tôi lỡ lời, gọi bố cô ta bằng “thằng”. Một chốc, tôi nói: -“Nhưng chú thấy ngại quá! Làm sao chú có thể mở miệng xin cưới cháu với bố mẹ cháu được?” -“Chú đừng lo! Cháu sẽ nói. Cháu mở đường xong thì chú tiếp tục… rán mà đạp xe xích lô.” Cô ta nói nửa đùa nửa thật. & Thế rồi “thằng” ấy trở thành bố vợ tôi. Tôi rất thương vợ, và kính trọng bố vợ như cô ta kính trọng cha mẹ cô ta vậy. Ở địa vị người rể, tôi gọi thằng bạn thân ấy là “bố” và xưng “con” như vợ tôi vậy! Rắc rối là từ khi qua Mỹ rồi, cùng ở Orange County, lại cũng đã già, “đất khách quê người”, tình bạn cũ càng thêm khăng khít nên ít nhất, mỗi tuần, sáng Chủ Nhật, cả bọn năm bảy đứa, họp nhau uống cà-phê ở một quán quen, để kể chuyện cũ, vui đùa, chọc quê nhau, một phần vì bạn với nhau từ khi thơ ấu, một phần, cũng “quen đời lính” “lúc nào cũng vui đùa” để quên bớt… súng đạn. Đúng là thói cũ khó chừa. Cũng rắc rối là cái thằng Quang. Ngồi chung một bàn, quen như ở nhà, – vợ chồng tôi ở chung với bố mẹ vợ – nên cứ quen miệng “bố bố, con con” khiến thằng Quang chưởi tôi không ít bận, cho là gai tai nó. Tôi bỏ “họp mặt” mấy lần, khiến bọn nó nhắc hoài. Hôm qua, Lộc gọi cho tôi: -“Ê! Đức, mai chủ nhật, mày vắng mặt là tụi nó chưởi cho đấy!” -“Nhưng tao…” rồi tôi ngập ngừng. Lộc nói: -“Mày sợ thằng Quang chớ gì. Thằng chó “đập chó không ngó đằng sau”. Tù về, nó mới lấy vợ. Vợ nó trước kia góa chồng, tử trận, để lại hai con, lớn hơn nói ba tuổi. “Trai tân lấy gái nạ dòng”, có ai nói gì đâu!” Thế là tôi thủ sẵn “vũ khí”. Ngày hôm sau, đang ngồi cười đùa vui vẻ, thấy tôi “bố bố, con con” với bố vợ, Quang nói: -“Mày dẹp cái “trò bố con” của mày lại đi. Tao gai quá!” Tôi phản pháo ngay: -“Nói thật với mày. Tao thương vợ nên gọi “nó” bằng bố. Mày có thương vợ mày không? Nếu mày thương vợ thì mày gọi vợ mày bằng “Chị” hay bằng “Em? Mày nói “Em yêu chị” hay “Anh yêu em”. Trả lời đi!” Cả bọn cười ồ. Vậy là coi như xong một màn “Hài kịch thời đại”! hoànglonghải Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 18/May/2015 lúc 8:58am |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
![]() |
|
Lan Huynh
Senior Member ![]() Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23742 |
![]() ![]() ![]() |
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
![]() |
|
Lan Huynh
Senior Member ![]() Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23742 |
![]() ![]() ![]() |
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
![]() |
|
<< phần trước Trang of 158 phần sau >> |
![]() ![]() |
||
Chuyển nhanh đến |
Bạn không được quyền gởi bài mới Bạn không được quyền gởi bài trả lời Bạn không được quyền xoá bài gởi Bạn không được quyền sửa lại bài Bạn không được quyền tạo điểm đề tài Bạn không được quyền cho điểm đề tài |