Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Thơ Văn
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Văn Học - Nghệ thuật :Thơ Văn  
Message Icon Chủ đề: TRUYỆN HAY CHỌN LỌC Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 201 phần sau >>
Người gởi Nội dung
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7169
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 01/Jun/2017 lúc 10:44pm

Mộ Gió   <<<<<


Image%20result%20for%20Mộ%20Gió
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23787
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 03/Jun/2017 lúc 8:57am

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7169
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 08/Jun/2017 lúc 8:45am

Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7169
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 13/Jun/2017 lúc 10:06am

Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7169
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 15/Jun/2017 lúc 9:01am

Image%20result%20for%20happy%20fathers%20day

Cha già gửi con gái nhân Father’s Day!

Trai mà chi" Gái mà chi"
Con nào có nghĩa có nghì thì hơn.

Đây là thư của người cha già gửi con gái nhân ngày Father’s Day, được viết với rất nhiều xúc động. Theo nội dung bài viết, tác giả là một vị cao niên đã 80 tuổi: cựu sĩ quan VNCH, cựu tù chính trị, cựu thuyền nhân, vượt biên tới Mỹ năm 1987 . Bài viết được chuyển tới bằng e-mail, mong tác giả sẽ có thêm những bài viết mới và vui lòng bổ túc chi tiết tiểu sử và địa chỉ liên lạc.

Father's Day...

Con gái của Ba,

Còn bốn tháng nữa con tròn 56 tuổi. Nhưng trong lòng Ba con vẫn còn trẻ như tuổi 15. Ba nhớ lại cũng ngày nầy 18 năm về trước, cha con mình đùm túm dắt nhau đi vượt biên rồi sang Mỹ.

Ba nói là "đùm túm" vì hồi đó Ba từ trại tù cải tạo về thì con đã gần 40 tuổi. Khổ. Nghèo. Nhìn con gái Ba héo úa dung nhan mà Ba khóc ròng. Tại ba! Tại Ba hết thảy! Làm con gái của một "sĩ quan nguỵ" nên từ trường Đại Học ra con không có việc làm. Hàng ngày, ngồi ở góc chợ Bàu Hoa vùng Ngã Tư Bảy Hiền-Sài Gòn để bán từng tô bún mắm. Cứ ba tháng một lần lặn lội ra Bắc thăm Ba.

Năm 1975 Mẹ con mới 50 tuổi. Người vẫn nghĩ rằng Ba chỉ đi "học tập ít ngày". Thành ra, nghe Ba đi Bắc, Mẹ con bị shock. Cộng thêm bệnh cao huyết áp sẵn có Mẹ còn "nhất định nằm một chỗ!".Thế là con gái của Ba vừa lo cho Mẹ, vừa lo cho Ba. Ba ở tù 8 năm thì Mẹ con mất. Phải đến 4 năm gian khổ đời con nữa Ba mới được trở về.

Buổi tối đoàn viên ấy, cha con mừng mừng tủi tủi. Nhìn ảnh Mẹ con vẫn như tươi cười Ba tan nát cả lòng. Nhưng biết nói làm sao" Vận mệnh cá nhân mình gắn liền với vận mệnh quốc gia dân tộc.

Cả thời tuổi trẻ của Ba hầu như đi khắp 4 vùng chiến thuật. Mẹ con cứ bồi hồi theo dõi đường Ba đi. Không biết mình sẽ thành goá phụ lúc nào. Thời gian ở nhà của Ba rất ít. Con là con đầu lòng. Lại là con gái. Cảm ơn con gái của Ba. Một đứa con gái có lòng hiếu thảo. Trong một lần thăm nuôi tại trại tù, con kể Ba nghe: Từ nhà mình tới chợ Bàu Hoa chừng non 1 cây số. Sáng nào con cũng bày hàng bún mắm ra. Mùi mắm kho thơm lừng. Có cả tôm thẻ lột, thịt quay, cà tím. Có cả những rau nhúc, cây bông súng, rau đắng, húng cây, giá sống và bắp cải bào. Khách hàng đông lắm! Con còn cười vui nói với Ba:

Khi nào Ba về con sẽ mở một tiệm bún mắm và rau VÂN KHANH cho Ba ngồi thu tiền.

Ba nghe với lòng se sắt.

Con gái của Ba,

Trớ trêu thay, lúc Ba về con đã là con gái lỡ thì. Ba buồn lắm. Nhờ ơn Thượng Đế mình vượt biên một lần trót lọt. Ba đặt chân đến đất Mỹ vào cái tuổi người ta sắp nghỉ ngơi. Chính vì vậy mà con lại khổ vì Ba. Con không muốn Ba đi làm ca đêm giữa trời rét buốt. Con nói cái lạnh miền Bắc Việt Nam đã cứa nát thịt da Ba cả chục năm trời cũng đủ lắm rồi. Ba hãy để con lo. Nhưng Ba đâu đành lòng như thế.

Buổi sáng con ra khỏi nhà là Ba cũng đi. Tiệm giặt ủi gần nhà mình quá mà. Ba nhận phần việc ủi và xếp quần áo. Đi tới đi lui xem máy giặt nào ngưng. Máy sấy nào đồ đã khô. Chỉ vậy thôi. Một ngày, tính ra Ba đi cũng gần 5 cây số. Tội ngiệp con gái của Ba. Lúc người ta báo tin Ba bị xỉu thì con khóc ròng. Ba về nhà ở không và cho con nuôi tiếp. Thật người xưa nói đúng! "Trẻ cậy cha, già cậy con" mà.

Vân Khanh con,

Cho đến một buổi chiều, con đưa về nhà một trung niên trẻ. Trung niên mà Ba cho là "trẻ". Vì Ba thấy diện mạo anh ta cũng dễ nhìn. Ba mừng vì con của Ba rồi cũng có một bến đợi để neo thuyền. Ba cầu mong cho con hạnh phúc.

Chồng của con cũng là chiến hữu của Ba. Gia cảnh cũng không may mắn giống như Ba. Vợ anh đã chết trong lần đi thăm chồng. Cả chiếc xe lăn xuống vực. Từ đó anh dở dở ương ương. Qua Mỹ rồi anh vẫn sống như người mộng du. Cho tới ngày gặp con. Tình yêu thật là kỳ diệu! Chẳng những khiến cho con gái của Ba trẻ lại mà anh chàng "dở hơi" kia cũng chừng như mới cải lão hoàn đồng. Cứ 4 giờ khuya , anh thức dậy đi bỏ báo. Tới 9 giờ sáng về. Nghỉ ngơi rồi 5 giờ chiều đi vào hãng. 1 giờ đêm mới trở về nhà. Ba cảm ơn Thượng Đế lần nữa vì con có người chồng hiền lành và độ lượng. Chứ vào tuổi của Ba không bị đưa vào nhà dưỡng lão là hiếm lắm. Con nhớ gia đình Bác Th. không" Hai bác cưới vợ cho anh Cảnh từ lúc còn ở Việt Nam . Vậy mà qua Mỹ rồi Bác Thanh bị cô dâu xem như gánh nặng. Nhất định đòi anh Cảnh phải đưa Mẹ vào Nursing home cho đến chết.

Vân Khanh con,

Cả một thời trẻ tuổi của con đã dành để sống cho cha mẹ. Bây giờ con hãy sống cho con đi. Ba rất cảm động mỗi lần khách đến thăm nhà con hay nói: vợ chồng con có phước lắm nên suýt soát tuổi 60 mà vẫn còn có cha để phụng dưỡng. Phải ! Hồi đó ba khó nghĩ mỗi lần nghe người ta cho rằng sự sống con người tính theo công thức: 5 năm, 6 tháng, 7 ngày. Nghĩa là ở tuổi đời 5 bó, tuổi thọ tính theo năm. Đến 6 bó thì tính theo tháng , mà 7 bó thì tính theo ngày. Ba đã 80, chắc phải tính theo giờ quá!

Cảm ơn vợ chồng con đã chăm sóc Ba mỗi ngày. Con nói: Ba ơi ! Với chúng con ngày nào cũng là Father's Day cả. Ba thật có lỗi với con. Hồi đó Ba vẫn buồn thầm trong lòng khi mẹ con sinh con là con gái. Ông Nội con sợ Ba chết trận thì không có con trai nối dõi tông đường. Còn nếu Ba già mà yếu đau thì con là gái không thể chăm cho Ba được. Ca dao có câu:

"Trai mà chi Gái mà chi

Con nào có nghĩa có nghì thì hơn".

Nói đến đây Ba chợt nhớ loáng thoáng câu chuyện "Tấm đắp mông ngựa" mà Ba đã đọc từ rất lâu:

Chuyện kể:

Một người cha đã đem cả gia tài còn lại của mình cưới cho con cô vợ giàu, trẻ đẹp. Một thời gian đầu sống vui. Rồi những đứa cháu nội lần lượt ra đời. Người cha mỗi ngày một già yếu. Người con trai rất yêu và nể vợ. Dần dần quên đi trong nhà còn có người cha. Mùa Đông lạnh lẽo mà sức già chịu không thấu những ngày giá tuyết phũ phàng.Trong khi những con ngựa nuôi trong chuồng thì được giữ ấm bằng những tấm đắp mông. Đến chừng không thể chịu đựng được nữa người cha bèn gọi con trai để nói rằng:

- Con ơi , hãy cho cha một tấm đắp mông ngựa đễ cha dễ ngủ vì mùa Đông nầy lạnh quá!

Con dâu nghe được bèn nói với chồng:

- Anh hãy lấy tấm đắp cũ ngoài sân kia mà cắt cho cha một nửa.

Người con trai làm theo lời vợ. Trong lúc cố dùng sức cắt đôi tấm đắp ra thì đứa con nhỏ đến gần, hỏi:

-Cha ơi, sao không cho ông Nội cả tấm đi" Cha cắt ra làm chi "

Người cha trả lời:

- Để dành con à.

Hôm sau, người con trai thấy đứa con mình cũng đem tấm đắp mông ngựa khác cắt ra làm đôi. Người con trai giận dữ hỏi:

- Con làm cái gì vậy" Tại sao con cắt nó ra"

Đứa con nhỏ đáp:

- Nửa tấm nầy con cho ông Nội. Còn nửa nầy để dành khi nào cha già con sẽ cho cha.

Người cha giật mình hối hận. Từ đó, hết lòng chăm sóc cha mình cho đến cuối cuộc đời.

Vân Khanh,

Ba ước ao những người cha khác cũng có con hiếu thảo như con gái của Ba. Ba rất tự hào về con. Trong lúc có biết bao gia đình, cha mẹ ngậm đắng nuốt cay vì những đứa con Việt Nam sống theo kiểu Mỹ. Rất tự do! Thậm chí đã khước từ hai chữ HIẾU KÍNH cha mẹ, làm cho các bậc sinh thành hàng ngày sống "nước mắt chan cơm" thì Ba đã được vợ chồng con hết lòng chăm chút từng miếng ăn, giấc ngủ.

Người xưa nói: "Hiếu thuận huờn sinh hiếu thuận tử. Ngỗ nghịch huờn sinh ngỗ nghịch nhi". Ba ước nề nếp gia đình mình là như vậy.

Ba của con,
Hoàng Yến
Cha già gửi con gái nhân Father’s Day!

Trai mà chi" Gái mà chi"
Con nào có nghĩa có nghì thì hơn.

Đây là thư của người cha già gửi con gái nhân ngày Father’s Day, được viết với rất nhiều xúc động. Theo nội dung bài viết, tác giả là một vị cao niên đã 80 tuổi: cựu sĩ quan VNCH, cựu tù chính trị, cựu thuyền nhân, vượt biên tới Mỹ năm 1987 . Bài viết được chuyển tới bằng e-mail, mong tác giả sẽ có thêm những bài viết mới và vui lòng bổ túc chi tiết tiểu sử và địa chỉ liên lạc.

Father's Day...

Con gái của Ba,

Còn bốn tháng nữa con tròn 56 tuổi. Nhưng trong lòng Ba con vẫn còn trẻ như tuổi 15. Ba nhớ lại cũng ngày nầy 18 năm về trước, cha con mình đùm túm dắt nhau đi vượt biên rồi sang Mỹ.

Ba nói là "đùm túm" vì hồi đó Ba từ trại tù cải tạo về thì con đã gần 40 tuổi. Khổ. Nghèo. Nhìn con gái Ba héo úa dung nhan mà Ba khóc ròng. Tại ba! Tại Ba hết thảy! Làm con gái của một "sĩ quan nguỵ" nên từ trường Đại Học ra con không có việc làm. Hàng ngày, ngồi ở góc chợ Bàu Hoa vùng Ngã Tư Bảy Hiền-Sài Gòn để bán từng tô bún mắm. Cứ ba tháng một lần lặn lội ra Bắc thăm Ba.

Năm 1975 Mẹ con mới 50 tuổi. Người vẫn nghĩ rằng Ba chỉ đi "học tập ít ngày". Thành ra, nghe Ba đi Bắc, Mẹ con bị shock. Cộng thêm bệnh cao huyết áp sẵn có Mẹ còn "nhất định nằm một chỗ!".Thế là con gái của Ba vừa lo cho Mẹ, vừa lo cho Ba. Ba ở tù 8 năm thì Mẹ con mất. Phải đến 4 năm gian khổ đời con nữa Ba mới được trở về.

Buổi tối đoàn viên ấy, cha con mừng mừng tủi tủi. Nhìn ảnh Mẹ con vẫn như tươi cười Ba tan nát cả lòng. Nhưng biết nói làm sao" Vận mệnh cá nhân mình gắn liền với vận mệnh quốc gia dân tộc.

Cả thời tuổi trẻ của Ba hầu như đi khắp 4 vùng chiến thuật. Mẹ con cứ bồi hồi theo dõi đường Ba đi. Không biết mình sẽ thành goá phụ lúc nào. Thời gian ở nhà của Ba rất ít. Con là con đầu lòng. Lại là con gái. Cảm ơn con gái của Ba. Một đứa con gái có lòng hiếu thảo. Trong một lần thăm nuôi tại trại tù, con kể Ba nghe: Từ nhà mình tới chợ Bàu Hoa chừng non 1 cây số. Sáng nào con cũng bày hàng bún mắm ra. Mùi mắm kho thơm lừng. Có cả tôm thẻ lột, thịt quay, cà tím. Có cả những rau nhúc, cây bông súng, rau đắng, húng cây, giá sống và bắp cải bào. Khách hàng đông lắm! Con còn cười vui nói với Ba:

Khi nào Ba về con sẽ mở một tiệm bún mắm và rau VÂN KHANH cho Ba ngồi thu tiền.

Ba nghe với lòng se sắt.

Con gái của Ba,

Trớ trêu thay, lúc Ba về con đã là con gái lỡ thì. Ba buồn lắm. Nhờ ơn Thượng Đế mình vượt biên một lần trót lọt. Ba đặt chân đến đất Mỹ vào cái tuổi người ta sắp nghỉ ngơi. Chính vì vậy mà con lại khổ vì Ba. Con không muốn Ba đi làm ca đêm giữa trời rét buốt. Con nói cái lạnh miền Bắc Việt Nam đã cứa nát thịt da Ba cả chục năm trời cũng đủ lắm rồi. Ba hãy để con lo. Nhưng Ba đâu đành lòng như thế.

Buổi sáng con ra khỏi nhà là Ba cũng đi. Tiệm giặt ủi gần nhà mình quá mà. Ba nhận phần việc ủi và xếp quần áo. Đi tới đi lui xem máy giặt nào ngưng. Máy sấy nào đồ đã khô. Chỉ vậy thôi. Một ngày, tính ra Ba đi cũng gần 5 cây số. Tội ngiệp con gái của Ba. Lúc người ta báo tin Ba bị xỉu thì con khóc ròng. Ba về nhà ở không và cho con nuôi tiếp. Thật người xưa nói đúng! "Trẻ cậy cha, già cậy con" mà.

Vân Khanh con,

Cho đến một buổi chiều, con đưa về nhà một trung niên trẻ. Trung niên mà Ba cho là "trẻ". Vì Ba thấy diện mạo anh ta cũng dễ nhìn. Ba mừng vì con của Ba rồi cũng có một bến đợi để neo thuyền. Ba cầu mong cho con hạnh phúc.

Chồng của con cũng là chiến hữu của Ba. Gia cảnh cũng không may mắn giống như Ba. Vợ anh đã chết trong lần đi thăm chồng. Cả chiếc xe lăn xuống vực. Từ đó anh dở dở ương ương. Qua Mỹ rồi anh vẫn sống như người mộng du. Cho tới ngày gặp con. Tình yêu thật là kỳ diệu! Chẳng những khiến cho con gái của Ba trẻ lại mà anh chàng "dở hơi" kia cũng chừng như mới cải lão hoàn đồng. Cứ 4 giờ khuya , anh thức dậy đi bỏ báo. Tới 9 giờ sáng về. Nghỉ ngơi rồi 5 giờ chiều đi vào hãng. 1 giờ đêm mới trở về nhà. Ba cảm ơn Thượng Đế lần nữa vì con có người chồng hiền lành và độ lượng. Chứ vào tuổi của Ba không bị đưa vào nhà dưỡng lão là hiếm lắm. Con nhớ gia đình Bác Th. không" Hai bác cưới vợ cho anh Cảnh từ lúc còn ở Việt Nam . Vậy mà qua Mỹ rồi Bác Thanh bị cô dâu xem như gánh nặng. Nhất định đòi anh Cảnh phải đưa Mẹ vào Nursing home cho đến chết.

Vân Khanh con,

Cả một thời trẻ tuổi của con đã dành để sống cho cha mẹ. Bây giờ con hãy sống cho con đi. Ba rất cảm động mỗi lần khách đến thăm nhà con hay nói: vợ chồng con có phước lắm nên suýt soát tuổi 60 mà vẫn còn có cha để phụng dưỡng. Phải ! Hồi đó ba khó nghĩ mỗi lần nghe người ta cho rằng sự sống con người tính theo công thức: 5 năm, 6 tháng, 7 ngày. Nghĩa là ở tuổi đời 5 bó, tuổi thọ tính theo năm. Đến 6 bó thì tính theo tháng , mà 7 bó thì tính theo ngày. Ba đã 80, chắc phải tính theo giờ quá!

Cảm ơn vợ chồng con đã chăm sóc Ba mỗi ngày. Con nói: Ba ơi ! Với chúng con ngày nào cũng là Father's Day cả. Ba thật có lỗi với con. Hồi đó Ba vẫn buồn thầm trong lòng khi mẹ con sinh con là con gái. Ông Nội con sợ Ba chết trận thì không có con trai nối dõi tông đường. Còn nếu Ba già mà yếu đau thì con là gái không thể chăm cho Ba được. Ca dao có câu:

"Trai mà chi Gái mà chi

Con nào có nghĩa có nghì thì hơn".

Nói đến đây Ba chợt nhớ loáng thoáng câu chuyện "Tấm đắp mông ngựa" mà Ba đã đọc từ rất lâu:

Chuyện kể:

Một người cha đã đem cả gia tài còn lại của mình cưới cho con cô vợ giàu, trẻ đẹp. Một thời gian đầu sống vui. Rồi những đứa cháu nội lần lượt ra đời. Người cha mỗi ngày một già yếu. Người con trai rất yêu và nể vợ. Dần dần quên đi trong nhà còn có người cha. Mùa Đông lạnh lẽo mà sức già chịu không thấu những ngày giá tuyết phũ phàng.Trong khi những con ngựa nuôi trong chuồng thì được giữ ấm bằng những tấm đắp mông. Đến chừng không thể chịu đựng được nữa người cha bèn gọi con trai để nói rằng:

- Con ơi , hãy cho cha một tấm đắp mông ngựa đễ cha dễ ngủ vì mùa Đông nầy lạnh quá!

Con dâu nghe được bèn nói với chồng:

- Anh hãy lấy tấm đắp cũ ngoài sân kia mà cắt cho cha một nửa.

Người con trai làm theo lời vợ. Trong lúc cố dùng sức cắt đôi tấm đắp ra thì đứa con nhỏ đến gần, hỏi:

-Cha ơi, sao không cho ông Nội cả tấm đi" Cha cắt ra làm chi "

Người cha trả lời:

- Để dành con à.

Hôm sau, người con trai thấy đứa con mình cũng đem tấm đắp mông ngựa khác cắt ra làm đôi. Người con trai giận dữ hỏi:

- Con làm cái gì vậy" Tại sao con cắt nó ra"

Đứa con nhỏ đáp:

- Nửa tấm nầy con cho ông Nội. Còn nửa nầy để dành khi nào cha già con sẽ cho cha.

Người cha giật mình hối hận. Từ đó, hết lòng chăm sóc cha mình cho đến cuối cuộc đời.

Vân Khanh,

Ba ước ao những người cha khác cũng có con hiếu thảo như con gái của Ba. Ba rất tự hào về con. Trong lúc có biết bao gia đình, cha mẹ ngậm đắng nuốt cay vì những đứa con Việt Nam sống theo kiểu Mỹ. Rất tự do! Thậm chí đã khước từ hai chữ HIẾU KÍNH cha mẹ, làm cho các bậc sinh thành hàng ngày sống "nước mắt chan cơm" thì Ba đã được vợ chồng con hết lòng chăm chút từng miếng ăn, giấc ngủ.

Người xưa nói: "Hiếu thuận huờn sinh hiếu thuận tử. Ngỗ nghịch huờn sinh ngỗ nghịch nhi". Ba ước nề nếp gia đình mình là như vậy.

Ba của con,
Hoàng Yến



Chỉnh sửa lại bởi Nhom12yeuthuong - 15/Jun/2017 lúc 9:25am
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7169
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 16/Jun/2017 lúc 7:54am

Như Núi Như Non

Image%20result%20for%20Như%20Núi%20Như%20Non

Tôi có một tuổi thơ đầy bất hạnh từ lúc lên 6.

Mẹ tôi mất vì bạo bịnh, sau khi cha tôi làm ăn thất bại trở về với đôi bàn tay trắng. Cha, đau buồn u uất bởi những biến cố liên tục, lao vào cơn say bất tận, tỉnh thì thử thời vận qua những cuộc sát phạt đỏ đen, tạo nên những con nợ tứ phương, mặc cho đứa con mồ côi mẹ non nớt như tôi ngơ ngác giữa chợ đời xuôi ngược. Biết trách ai, chỉ biết rằng từ đó số phận tôi chuyển qua ngã rẽ… mịt mù!

Theo lệnh cha, khi người vì công việc không thể cạnh tôi, tôi bắt buộc phải thay đổi địa chỉ cư trú nhanh như chong chóng. Ăn nhờ ở đậu từ nhà các cô bác, các gia đình dì dượng, anh chị họ xa, ngỡ ruột rà mà chẳng chút thân thiết ràng buộc… tựa như tầm gửi, xui xẻo bám nhầm vào nhánh èo uột của thân cây mục dễ gẫy dễ tàn.

Cuộc sống ấy khó khăn với tôi biết dường nào!

Chẳng ngac nhiên khi tôi ra đời rất sớm với nhân dáng, suy nghĩ và hành động già dặn hơn số tuổi. Người ta nói người nào có vẻ bọc ngoài càng bướng bỉnh, ương nghạnh, tính khí khó chịu và lạnh lùng, thì bản chất của họ rất mềm yếu và cô đơn, không biết tôi có phải là một trong số loại người đó không?

Tôi tự đề ra thời khắc biểu nghiêm khắc làm việc như người máy, không biết mệt, mục tiêu, tôn chỉ là thăng tiến bằng con đường nhanh nhất, tạo ra thành tích đáng kể là thành công. Lại quan niệm, tiền là thứ vật chất, tiên quyết thắng hết mọi khó khăn trên đời, nếu không phải thì mẹ tôi đã không sớm bỏ tôi vì không đủ bệnh phí, khi cơn bệnh còn có khả năng chạy chữa, cha tôi tránh được sự nợ nần đến thân bại, và kết cuộc đưa đến một gia đình vốn rất hạnh phúc như bát sữa thơm đầy ngọt ngào bỗng bị hất đổ tan tành!

Tôi, tâm nhạy cảm, hồn bị tổn thương do những mảnh vỡ ký ức khiến vết rách khó lành miệng, cứ mãi rỉ máu dầu đã trải qua bao năm tháng thăng trầm như đã nêu trên, ám ảnh canh cánh cả lúc đêm nằm, nên tình cảm đối với cha tôi có gì đó rất xa cách, hững hờ, nếu không nói là đầy những thống hận.

Tuy nhiên, tôi không đến nỗi quá tệ hại, dẫu không liên lạc, cố né bất kỳ cơ hội gặp gỡ và chối từ hết thảy những lời trần tình, giải thích của cha, nhưng khi tự lập, có tài chánh, lập tức tôi tìm cách thanh toán hết nợ nần cho cha, còn gởi chi phí sinh hoạt rất rộng rãi đều đặn đến người qua qua địa chỉ cố định, những bổn phận khác tôi viện đủ lý lẽ để tự biện minh mình không khả năng mà làm tròn vì tôi còn bận… trăm công ngàn việc…

Hình như số phận cũng không mỉm cười với tôi! công việc của tôi đang ngon trớn vận hành bỗng dưng nổi sóng ba đào, người cộng tác bất ngờ phản bội, làm giấy tờ giả mạo, thất tín, lừa lọc, rồi ôm tiền cao chạy xa bay.

Cả một sự thất bại đắng cay lớn về cách nhìn người, nhầm lẫn tiên đoán sự việc, nhức nhối thế thái nhân tình, tình cảnh này hẳn như y hệt ngày xưa mà cha đã đối đầu với con đường cùng. Thoáng chạnh lòng, tôi nghĩ đến cha, chợt nghiệm ra và thấu được lý lẽ, phản ứng của nỗi đau khổ mà cha đã từng…

Sắp mất hết! công ty của tôi, máu huyết công sức của tôi, đang đứng trên bờ vực thẳm… tôi cũng như sắp chết đến nơi, ai cứu vãn được?

Trong lúc bấn loạn rối rắm đầu óc, tôi lại nhận thêm tin bất ngờ rúng động tâm can, cha tôi đột ngột bị kích tim, qua đời rất nhanh, không có con cái bên cạnh, người họ hàng gần còn lại theo di nguyện của cha hỏa tang ngay, tôi chẳng về kịp.

Than ôi! Cha đã mang mầm bệnh một thời gian lâu truớc đây, tuyệt nhiên im lặng vì không muốn phiền toái bận tâm tôi gây dựng sự nghiệp.

Cái di chúc mà luật sư đưa cho tôi kèm theo số tiền rất lớn chắt chiu tặn tiện gồm từ lương lao động chân tay cật lực của cha trong thời gian dài mà tôi có hay có biết , trong đó cộng thêm vào những món tiền tôi gởi cho sinh hoạt phí, ông chưa bao giờ dám chạm đến ngay từ đầu, như là món quà, phòng khi tôi bị vấp ngã, có thể xoay sở gầy dựng lại cuộc đời, cha cũng trối trăn rằng ông luôn nhớ đến tôi, vì hoàn cảnh mà cha con chia cách, hối tiếc nhiều đã để tôi chịu thiệt thòi, thiếu thốn tình thương từ tấm bé…

Khi tôi kịp hiểu ra thì cha đã không còn nữa trên đời.

Chén cơm tang muộn, con xin dâng cha và cúi đầu tạ tội cùng cha đã chịu đơn độc lẻ loi bên bữa ăn, cuối ngày, đoạn tháng, hết năm, ngong ngóng tuyệt vọng bóng con như cánh chim sương biền biệt phương trời! Chén trà trễ kính cha, con sám hối không đủ phận bên cha thăm hỏi, săn sóc thuốc thang tận tình khi cha ốm đau, bệnh tật…

Cha ơi ! cũng chỉ vì lòng sân hận, tự ái bướng bỉnh, nông nỗi hờn giận trẻ con, đã khiến con ngu muôi tự cột vào cái tội bất nghĩa, vô nhân…

Hối hận biết mấy, nỗi đau thống thiết có dầy vò, ăn năn thế nào thì cũng quá muộn màng!

Ôi! Nói sao cho hết cái tình sâu lắng như đại dương, cao cả như núi như non ấy của cha.

Nén hương lòng, thưa cha, xin người tha thứ tận cùng sự bất hiếu thân con cả… đời còn lại này!

Hồng Thúy

Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7169
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 19/Jun/2017 lúc 6:50am
Đò Dọc   <<<<<

Image%20result%20for%20Đò%20Dọc

Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7169
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 21/Jun/2017 lúc 9:48am
Made in Vietnam     <<<<<<

Image%20result%20for%20Made%20in%20Vietnam%20-%20Tác%20giả%20Tiểu%20Tử%20|%20Nghe%20Truyện%20Ngắn

Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7169
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 22/Jun/2017 lúc 7:38am
Làm Thinh    <<<<<<

Image%20result%20for%20lonely%20old%20man%20walk%20down%20beach
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7169
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 23/Jun/2017 lúc 8:46am

MANG SÁO SANG SÔNG



Anh làm công nhân ở thành phố, về gặp ba mẹ Xoan, xin cho cô đi cùng anh.

Đắn đo, ba mẹ Xoan cũng bằng lòng, dầu gì hai người quen nhau cũng lâu, nay mai về thành người một nhà, lên thành phố kiếm thêm tí đỉnh cho sau này, nhân tiện trông coi nhau cũng tốt.
Anh làm thợ bảo trì trong công ty may, xin cho cô vào làm cùng anh. Nhà trọ, cơm công nghiệp nhưng vui, ngày ngày thấy nhau. Chủ nhật cùng nhau nấu mấy món quê cho đỡ nhớ nhà. Anh ngồi ôm đàn, tựa lưng vào bức tường lám nhám:
- Anh tính rồi, cứ vầy, tết về mình thưa ba mẹ xin cưới.
- Cái rồi ở trên này luôn đi, về quê buồn chết, lại nghèo nữa.

Xoan bẻ ngọn rau muống bung búng, anh quăng cây đàn tới phụ, mới có mấy tháng mà cô nông dân đen nhẻm gầy gò đã như khoác áo mới. Xoan mập ra, vẫn còn đen nhưng da dẻ căng mịn, bớt mụn. Ở quê suốt ngày ngoài đồng ngoài ruộng, da nào chịu nổi ánh mặt trời.
Lương hai đứa cộng lại, dành ra chút ít mua mắm muối, xà phòng, còn lại cất lo cho sau này. Tết này về cưới, không chừng sang năm có em bé, một nhà ba người khối chuyện cần lo, Xoan nghe anh nói về kế hoạch, cười hiền :
- Làm sao làm, đừng nghèo là được.

Là thợ bảo trì, anh đi khắp xưởng, ngõ ngách nào cũng biết. Anh thường đi ngang góc kẹt phía trái xưởng, nhà vệ sinh nữ hướng ấy, ra vào phải đi qua cái cột bêtông to, không nhìn thấy được người đứng phía sau. Nơi ấy là nơi thằng chuyên gia hay lôi mấy đứa con gái vào làm trò mèo. Chỉ là giỡn hớt, là đụng chạm.
Thằng chuyên gia này rất biết “mềm nắn rắn buông”, đứa con gái nào hiền hiền, sợ sệt là nó làm hoài. Cũng có mấy đứa con gái táo tợn, xoay ngược lại sàm sỡ nó, nó xanh mặt. Đàn bà con gái một khi đã nổi xung lên thì khó lường.
Anh nghe tiếng con gái nho nhỏ:
- Đừng, kỳ quá!
Tiếng nói quen quen, anh hít giọng đằng hắng, thấy Xoan từ phía sau chạy ù qua, mặt mũi còn đỏ lựng. Xoan còn không nhận ra anh. Anh nhìn theo dáng Xoan thấy mái tóc cô rôi rối, không biết ánh mắt thằng chuyên gia đang hậm hực nhìn mình.
- Em không biết thằng ấy trong người toàn máu “dê” hả?
Xoan ấm ứ, lát sau mới nói:
- Người ta có làm gì đâu.
Anh hậm hực:
- Em còn đợi nó làm hay sao? Em đi hỏi khắp xưởng coi có ai mà nó không nham nhở? Đến bà bầu nó còn chẳng tha nữa là.
Xoan không nói gì, trưa cũng không nấu cơm. Lần đầu tiên anh với Xoan giận nhau, chủ nhật đầu tiên anh không có cơ hội nói về kế hoạch nay mai của mình.

Xoan cắt phăng mái tóc dài óng ả, thay vào đó là tóc ngắn hơi xoăn có màu ánh vàng. Xoan nói da cô hơi ngăm nên phải nhuộm tóc sang vàng cho da sáng hơn. Anh không quen mái tóc ngắn, lại không dám nói gì.
Những cô gái trong xưởng, trong xóm trọ hầu như cô nào cũng có chút sửa soạn, không thể bắt Xoan quê mùa mãi được. Mới hơn nửa năm mà cô đã dần lột bỏ lớp áo nhà quê, cách nói chuyện cũng khác. Có lần nào đó, cô còn nhắc đến đám cưới nhưng với giọng chán chường:
- Làm hoài, ngày nào cũng tăng ca đến chín mười giờ mà có thấy đồng tiền nào. Mai này cưới rồi, có con, chắc chết.
Anh bảo làm sao mà chết, ba mẹ mình ở quê còn khổ hơn, thế mà vẫn con vẫn cái, vẫn vui vẫn vẻ, có chết đâu.
'Xoan vặc lại:
- Nhưng sống lắt lay, sống mòn sống chán thì nói làm gì?
- Sao mà lắt lay?
Xoan im lặng, sáng sáng cô không hấp cơm nguội rủ anh sang ăn nữa. Bữa sáng thay bằng khoai lang, bánh mì, xôi đậu đen đậu phộng. Chủ nhật Xoan theo bạn đi chơi, đi siêu thị. Cô nói cô phải sống hết khoảng thời gian còn độc thân. Mai kia chồng con vào rồi như trâu buộc dây, bò rọ mõm, có muốn cũng chẳng chơi được. Anh ở nhà, đi chợ nấu ăn rồi chờ Xoan, cuối cùng một mình ăn bữa cơm nguội lạnh.

Trong xưởng có tin đồn thằng chuyên gia đã chài được một em. Tối hôm trước còn thấy nó chở em gái kia đi chơi. Người ta không biết tên, chỉ tả như ấy, như vậy. Họ còn cá xem em này “trụ” được mấy ngày.
Anh hỏi Xoan, cô chối:
- Đâu phải mình em tóc ngắn.
- Tối đó không tăng ca, em nói đi chợ đêm với bạn, nhưng cô bạn em lại về nhà.
- Anh theo dõi em à? - Xoan vặc lại - Anh với em chưa ràng chưa buộc, em đi đâu là quyền của em.
Anh im, ngay cả khi đã ràng đã buộc, mà lòng người ta đã gửi nơi khác cũng đành thua nữa là.
Anh gọi điện về cho ba mẹ Xoan, ông ba Xoan nói làm anh sững hồn:
- Vợ mày, mày không quản được, méc tao chi?

Xoan tránh mặt anh, hai đứa ở cùng khu nhà trọ mà cứ như đứa bên này đứa bên kia địa cầu.
Có máy bị sự cố, sếp réo qua bộ đàm kêu tổ bảo trì đến gấp. Anh đang ở sau xưởng, chạy tắt qua bãi cỏ, nơi đổ vải vụn. Chợt anh sững người, cạnh đống vải cao, Xoan và thằng chuyên gia say sưa, hổn hển. Đang giờ làm, thế mà hai người họ vẫn tìm được thời gian và không gian riêng.
Xoan giật mình chui ra khỏi vòng tay thằng chuyên gia, vội vàng chạy vào xưởng. Thằng chuyên gia nhìn anh nhâng nháo, sẵn cái cờ lê, anh vung tay..

Thằng chuyên gia nằm viện nửa tháng, Xoan ngày đêm túc trực. Anh bị đuổi việc vì dám hành hung chuyên gia, tiền hai đứa dành dụm Xoan nói phải lo thuốc men cho người ta. Anh thần người, tiếc tiền một phần, còn người là còn của, nhưng người cũng còn đâu? Nghe nói nếu không nhờ Xoan nói đỡ thì anh đã phải ngồi tù.
Sắp hết năm, kế hoạch của anh tưởng gần mà xa tít tắp. Trong kế hoạch, không có chi tiết anh thất nghiệp và Xoan cặp kè với thằng chuyên gia. Chiều qua còn thấy Xoan mặc áo hai dây màu hường ngồi sau xe thằng chuyên gia, da Xoan ngăm, mặc màu hường nhìn chói mắt gì đâu.

Sáo đã sang sông rồi...

Hòa Nguyên
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 201 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.541 seconds.