![]() |
![]() ![]() ![]() ![]() ![]() |
![]() ![]() |
Tâm Tình | |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() ![]() |
<< phần trước Trang of 135 phần sau >> |
Người gởi | Nội dung |
Lan Huynh
Senior Member ![]() Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23789 |
![]() ![]() ![]() |
Nếu Vợ Chồng Mình Trúng Số
Tôi tò mò, tỉnh cả ngủ:
Tôi hớn hở tiếp:
Tôi lo ngại:
Anh ta năn nỉ:
Chồng tôi thở dài:
Anh ta vội vàng ngắt lời tôi:
Tôi chợt băn khoăn: Tôi thừa hiểu anh ta ra ghế sofa ngủ, đó là kết qủa của bao phen vợ chồng xung khắc cãi nhau. Chưa hết, anh ta còn buông lại một câu hù dọa quen thuộc mà tôi đã nghe hàng trăm lần: – Tôi thề là kiếp sau không lấy vợ, cụ thể là không lấy cô, cô nghe rõ chưa? Tôi gào lên: – Tôi cũng thề, thà tôi là gái già, gái ế còn hơn là lấy anh. Anh nghe rõ chưa? Giường rộng thênh thang, tôi nằm xoải tay xoải chân đủ kiểu để cố dỗ giấc ngủ muộn, được tí nào hay tí ấy, và tôi biết chắc rằng ngày mai tôi lại vác cái bộ mặt hốc hác đến hãng để tiếp tục công việc nhàm chán hàng ngày và nhìn bản mặt khó ưa của của thằng cai không biết đến bao giờ, trừ khi nó bỏ việc đi nơi khác hay một ngày nào đó nó trúng gió chết ngắc. Nguyễn Thị Thanh Dương
|
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
![]() |
|
Lan Huynh
Senior Member ![]() Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23789 |
![]() ![]() ![]() |
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
![]() |
|
Lan Huynh
Senior Member ![]() Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23789 |
![]() ![]() ![]() |
Trông Trẻ![]() “Cần người baby sit ở tại nhà, trông 3 đứa trẻ 7, 6, và 5 tuổi, làm vài công việc vặt. Có phòng riêng, lương hậu hỉ. Xin mời ”. Đọc hàng loạt mục cần người đến nhà giữ trẻ, tôi dừng lại ở đây, sao mà thích hợp với tôi đến thế, tôi đang tìm một nhà có đông trẻ con để đến giúp việc, vì tôi cô đơn quá đổi. Cái nghề baby sit này tôi đã nghĩ tới với rất nhiều hứng thú sau những tháng năm dài mấy lần vấp ngã trong cuộc đời. Tôi gọi phone ngay: – Hello, chào chị, tôi có đủ điều kiện để xin làm baby sit cho nhà chị đây. Giọng hớn hở bên kia đầu dây: – Chị trẻ không? Khỏe không? Em có 3 thằng con trai quậy dữ lắm, đến nỗi bác Ba hiện thời đang baby sit tụi nó chịu không thấu, bác quá mệt đòi thôi việc nên em mới đăng báo kiếm người thế vô, bác Ba làm nốt 2 tuần nữa cho tròn tháng rồi mới ra… Chị ta nói dài quá tôi phải ngắt lời : – Tôi hiểu rồi, năm nay tôi 40 tuổi, sức khỏe tốt. Được không? – Vậy thì tốt quá, coi như em nhận lời mướn chị, bữa nào mời chị đến nhà, coi những công việc bác Ba làm sao chị làm vậy. Tôi đồng ý, hai tuần nữa tôi lại có một cuộc sống khác. Một cuốn tiểu thuyết có bao nhiêu trang buồn vui thì cuộc đời tôi cũng có bấy nhiêu trang. Tôi là một đứa trẻ không có cha ngay từ trong bụng mẹ, nghèo khổ và lam lũ tôi sống với mẹ bữa đói bữa no trong một xóm lao động ở Việt Nam, năm tôi 12 tuổi mẹ tôi bị bệnh chết, không thân bằng quyến thuộc. Tôi bơ vơ. Tôi được một bà hàng xóm tốt bụng mang tôi đến một gia đình họ hàng của bà. Đó là chủ hãng nước mắm ở bến Chương Dương, Sài Gòn, để tôi làm việc vặt gì thì làm, mục đích chính là họ nuôi tôi làm phước. Ông bà chủ có hai người con gái tuổi mười tám đôi mươi, đa số tôi làm việc vặt cho hai cô. Biết thân phận mình tôi làm việc rất chăm và ngoan ngoãn nên cả ông bà và hai cô đều thương. Được sống ở thành phố, bên cạnh hai cô chủ, tôi phổng phao khoẻ mạnh và đầu óc khôn ra, những sinh hoạt của họ cũng cho tôi nhiều kiến thức. Lúc nào rảnh hai cô thay phiên nhau dạy tôi học chữ. Tôi quý mến ông bà chủ hãng nước mắm lắm, tôi hay nói với ông bà con mong mau lớn con sẽ khuân nước mắm từ kho ra xe, ông bà đỡ phải mướn người ta. Nhưng chưa đến cái ngày tôi được làm công việc đó để đền ơn đáp nghĩa chủ, thì năm 1980 cả nhà ông bà tổ chức vượt biên, và tôi nghiễm nhiên đã là một thành viên của gia đình họ nên cũng được đi theo. Năm đó tôi 18 tuổi. Sang đến Mỹ tôi vẫn tiếp tục làm người giúp việc cho họ. Vài năm sau hai cô học hành xong và lập gia đình, cuộc sống của tôi vẫn êm đềm theo gia đình chủ, nhưng hai cô nói tôi không thể suốt đời làm thuê làm mướn cho nhà cô mãi được, tôi đã trưởng thành cần có một cuộc sống riêng, có vợ có chồng như người ta. Hai cô thương tôi mà nói thế, chia tay hai cô tôi buồn lắm và không tự tin chút nào, vừa xấu vừa không trình độ thì ai dám lấy tôi? Thế mà có người thương tôi, lấy tôi, làm tôi vừa mừng vừa ngạc nhiên, anh quê ở Long Đất, Vũng Tàu, làm tài công chở người vượt biên từ ghe nhỏ ra ghe lớn, một hôm anh liều mình lên ghe lớn đi luôn, qua đây tứ cố vô thân. Anh cũng bơ vơ. Gia đình ông chủ hãng nước mắm ở California, còn tôi và chồng rủ nhau về tiểu bang Texas, nghe nói cũng đông người Việt Nam và nhà cửa thì rất rẻ so với Cali. Sau này tôi hỏi chồng tôi với vẻ cảm động và vô vàn biết ơn rằng em xấu, em quê mùa thế tại sao anh lấy em, anh yêu em ở điểm nào ? Anh đáp thản nhiên thời điểm đó ít người Việt Nam, đàn ông thì thừa, đàn bà thì thiếu, thà lấy em còn hơn ở giá, chứ có yêu thương gì đâu! Sự thật mất lòng, nhưng chứng tỏ là anh thành thật, thôi thì “bèo dạt mây trôi” gặp nhau, cho đời bớt buồn, bớt khổ. Chúng tôi an phận sống bên nhau và mong muốn có một đứa con, nhưng chờ hoài hết năm nọ, năm kia, hai vợ chồng tôi mới đi bác sĩ để biết một sự thật đau lòng tôi không có khả năng sinh con. Chồng tôi thất vọng, chán nản sinh ra nhậu nhẹt say sưa, một hôm tôi biết được anh đã ăn ở với một cô gái, và cô đang mang bầu, tôi hiểu phận mình thua thiệt, tự nguyện rút lui, trả anh cho cuộc đời mới đang mở ra cho anh. Vài năm sau tôi lập gia đình với một ông lớn tuổi, bị vợ bỏ, ông chấp nhận hoàn cảnh tôi, không cần con cái, hình như ông dị ứng với vấn đề này, ông nói con cái ở Mỹ chỉ là một lũ mất dạy. Tôi an lòng sống với ông, tưởng sẽ được hạnh phúc cho đến tuổi già. Nhưng ông bị chết đột ngột vì bệnh tim, không kịp một lời trăn trối, nhưng cũng kịp để lại cho tôi một món tiền khá lớn phải trả nợ cho credit card, không biết ông đã vay mượn từ lúc nào, mang tên hai vợ chồng, chỉ để đánh cá football (sau này tôi mới biết đó chính là nguyên nhân ông bị vợ bỏ, con khinh, và vất va vất vưởng như lục bình trôi sông rồi tấp vào đời tôi, để tôi phải trả một giá rất đắt cho cái hạnh phúc mà tôi chưa hề được hưởng). Tôi đã cần cù đi làm lương vài đồng một giờ trong vài năm để trả món nợ đó, tôi suy luận theo thuyết nhà Phật, có lẽ kiếp trước mình mắc nợ ông ta? Bây giờ nợ trả hết rồi, tôi không oán hận gì ông đâu, ông hãy thanh thản an giấc ngàn thu, chỉ mong rằng kiếp sau nếu có tái sinh , dù lấy ai cũng xin ông chừa thói cờ bạc, chừa đánh cá football cho vợ con ông nhờ. Vừa xấu người, vừa xấu số, qua hai đời chồng mà chẳng được gì ngoài thất vọng khổ đau. Tôi quyết tâm an hưởng cuộc sống độc thân, tưởng rằng sẽ thanh thản mà sao buồn thế! đơn độc thế! Đôi lúc tôi muốn quay về tìm hai cô chủ cũ đang sống ở California, nhưng lại tự ái, và phụ lòng tin tưởng của người ta nên đành thôi. Tôi cũng là một người đàn bà như bao nhiêu người đàn bà khác, cũng thèm khát một mái gia đình, những đứa trẻ thơ, để được săn sóc chúng, thương yêu chúng. Thế là tôi nghĩ đến nghề baby sit, tôi muốn được ở tại nhà chủ, sống hàng ngày với họ, để hưởng lây không khí gia đình, để gần gũi những đứa trẻ mà đáng lẽ tôi cũng có. Tôi đã đến nhà cô chủ mới để quan sát tình hình, vợ chồng chú An giới thiệu tôi với bà Ba và 3 đứa trẻ rồi họ vội vã rời khỏi nhà, họ đang kinh doanh một nhà hàng lớn rất đông khách nên bận túi bụi, việc nhà cửa, con cái giao phó hết cho người baby sit. Lần đầu nhìn 3 thằng ranh tôi đã thích, còn chúng nhìn tôi với vẻ tò mò. Hôm nay ngày nghỉ nên chúng ở nhà đủ, bà Ba vừa làm việc vừa nói chuyện với tôi, bà hơn 65 tuổi, nhưng chưa có quốc tịch nên chưa được hưởng tiền già. Ôi, ở cái tuổi này mà phải quản lý 3 thằng vừa ăn khoẻ vừa nghịch ngợm như thế kia thì mệt thật! Tôi bỗng thấy mình còn trẻ quá, sẽ đủ sức làm nữ tướng điều khiển 3 thằng lính quèn đó. Tôi tiếp tục công việc của bà Ba không khó khăn gì, sáng dậy lo cho 3 đứa đi học, trưa lần lượt đón về, chiều nấu cơm, tắm rửa cho chúng, rồi dọn dẹp nhà cửa… Tôi vừa nghiêm vừa thân thiện để chúng không ăn hiếp và không quá sợ tôi. Ai như bà Ba muốn làm cái gì cũng phải năn nỉ nào ăn cơm đi, nào tắm đi, nào thay đồ đi.v.v… rồi bà thương, chúng nó đâu cần cái tình thương hứa hẹn của bà để phải đánh đổi những trò chơi hứng thú của chúng. Mỗi lần cho lũ trẻ tắm là một cuộc chơi “trốn tìm” và “đuổi bắt” đầy ngoạn mục, quần áo dơ thay ra, chúng không để vào rổ trong phòng tắm mà cố tình quẳng vào kẹt tủ, gầm giường, hay góc bếp cho bà Ba tìm mệt nghỉ, bà Ba đi khắp nhà tìm quần áo dơ của chúng như tìm chiến lợi phẩm sau một cuộc giao tranh. Xong, thì 3 thằng lại xổng mất, bà phải chạy từ phòng nọ đến phòng kia, từ tầng lầu xuống tầng dưới, và ngược từ tầng dưới lên tầng lầu để tóm chúng lôi vào phòng tắm… Bà mệt và căng thẳng đến nỗi có đêm bà thấy ác mộng, 3 đứa chạy nhảy bừa bộn trong phòng tắm, nước văng tung toé, nước tràn lan lênh láng, trôi bà đi khắp nhà… Giật mình tỉnh dậy người bà còn đẫm mồ hôi, bà không tin là mình vừa ngủ mê, lò dò bật đèn ra phòng tắm, thấy mọi sự yên tịnh bình thường bà mới yên tâm vào ngủ tiếp. Khi bố mẹ chúng ra khỏi nhà, căn nhà rộng 4,000 sqft, đẹp đẽ sang trọng, trên khu đất rộng, vườn tược xinh tươi, hàng tháng có người đến làm vườn cắt cỏ này là của tôi, tôi tha hồ ra mà đi trên cỏ non xanh mướt, ngắm hoa lá, nhìn chim bay… Những giây phút thú vị đó, tôi tin chắc rằng vợ chồng cô chủ chưa bao giờ biết đến. Vào nhà tủ lạnh đầy ngập đồ ăn, tôi muốn ăn, muốn bày món gì có mà trời biết. Tôi đã làm những món ăn, bánh trái khiến lũ trẻ thích mê, tôi kể cho chúng nghe những đứa trẻ bằng tuổi chúng đang ở Việt Nam, đang thiếu ăn, thiếu mặc, hay không được học hành gì cả… tôi kể về tuổi thơ nghèo khổ của tôi, chúng cảm động nghe tôi kể như nghe chuyện cổ tích, tôi dạy chúng phải biết quan tâm và giúp đỡ người khác, biết nhường nhịn thương yêu nhau. Dần dần 3 đứa đều quý mến tôi, ngoan ngoãn nghe lời tôi, chúng không nghịch phá nữa, tự mình làm những gì có thể được, tôi không phải hầu hạ chúng như bà Ba, trái lại tôi còn sai chúng làm được khối việc vặt, khi quần áo đã sấy khô, chúng gấp lại, của đứa nào đứa nấy mang về phòng, chúng vui thích vì được tự tay xếp quần áo vào tủ theo ý mình. Tôi sai chúng nó lấy báo cho tôi đọc hay rót nước cho tôi uống là chuyện thường tình ở nhà, không biết bố mẹ chúng nhìn thấy có xót ruột không? Chứ chúng làm với tất cả lòng hăng hái, mà tôi cũng thương yêu chúng biết bao nhiêu, không phải là nhiệm vụ của một baby sit đâu, mà bằng tấm lòng của một người mẹ. Tôi và 3 đứa trẻ đã có những ngày êm đềm hạnh phúc, những bữa cơm chiều đầm ấm, những buổi trưa 3 đứa thì ngủ, còn tôi nằm khểnh nghe nhạc, thảnh thơi như một kẻ vô công rỗi nghề, tôi mở máy nghe Chế Linh và Tuấn Vũ, hai giọng ca mùi mẫn là thần tượng của tôi, họ hát bài gì tôi cũng thuộc dù tôi không nhớ tên tác giả, nhưng chắc chắn là không có nhạc Trịnh Công Sơn, dù ai cũng khen nhạc ông ta, có nhiều câu nhạc của Trịnh công Sơn nghe “mơ hồ” quá tôi không hiểu nổi: “Tóc em từng sợi nhỏ rớt xuống thành hồ nước lênh đênh.” Hay “Mưa vẫn mưa bay trên tầng tháp cổ. Dài tay em mấy thuở mắt xanh xao…” thà cứ cụ thể, huỵch toẹt như “Đời tôi cô đơn nên yêu ai cũng cô đơn…” hay “Đêm đêm một mùi hương, mùi hoa sứ nhà nàng…” nghe mà thấm tới tim tới phổi, nghe mà rơi lệ. Nằm nghe nhạc đã, tôi ngủ thiếp đi, tỉnh dậy 3 đứa trẻ vẫn nằm ngủ bên tôi trong căn nhà sạch sẽ thơm tho, chẳng có chuyện gì phải làm, tôi vẩn vơ nghĩ tới vợ chồng cô An, không biết ngay giây phút này họ đang làm gì nhỉ ? Tội nghiệp ! Chắc chú An đang bù đầu trong khói bếp mịt mù, trước kia chú có thuê đầu bếp, nhưng đứa thì làm mình làm mẩy, đi trễ về sớm, đứa thì chuyên môn ăn cắp mang về nhà toàn những món đồ biển đắt tiền. Thế là chú vừa là ông chủ vừa kiêm luôn chức đầu bếp cho chắc ăn, khỏi phải trả tiền công đầu bếp mà lại quản lý được cả đám nhân viên dưới bếp, không thất thoát hao phí đồ ăn, thực phẩm. Còn cô An cũng bù đầu không kém, như tất cả những người Châu Á làm kinh doanh, khâu tiền nong thì chỉ có ngưòi nhà hay chính chủ nhân quản lý, cô An ngồi trong quầy thu tiền, mỗi ngày phải mỉm cuời không biết bao nhiêu lần, phải Hello, Thank you với không biết bao nhiêu người, kể cả những người có bộ mặt đáng ghét nhất. Chín mười giớ tối cô chú An mới về tới nhà, tắm rửa và hỏi thăm con cái qua loa xong là lăn vào phòng ngủ, nếu có động đất hay trời sập chắc họ cũng không biết. Làm gì cô chú An dám mơ tới một giấc ngủ trưa thanh bình nhàn hạ như tôi? Nằm nghe nhạc lâm ly sướt mướt như tôi? Làm chủ nhà hàng, khách tới ăn tấp nập, nhưng cô chú An thường không ăn nổi những món ăn của mình, ngày nào cũng ngửi, cũng nhìn thấy, họ ngán quá rồi, cô An thường mang đồ ăn do tôi nấu ở nhà , tôi làm món dưa cải muối chua với củ hành đỏ thật thơm ngon, cô An rất thích. Từ ngày làm baby sit, ăn, ở, chủ bao nên đồng lương tôi hầu như không dùng tới, dư được bộn tiền, tôi không có họ hàng gần xa ở Việt Nam để mà giúp họ. Tôi nghĩ đến những đứa trẻ nghèo – như tôi ngày xưa – và muốn đồng tiền của tôi được hữu ích tôi liên lạc với một ngôi chùa ở Việt Nam, thông qua đó, hàng tháng tôi gởi tiền về để chùa mang đến những Cô nhi viện, những Nhà nuôi trẻ em khuyết tật, cho các em được thêm manh áo mới, thêm miếng ăn ngon. Nếu quả thật kiếp này làm điều lành kiếp sau được hưởng thì tôi mong sẽ có một mái gia đình và những đứa con như 3 thằng mà tôi đang baby sit là đủ rồi, chẳng mong giàu có sang trọng gì. Một hôm cô An mang về một tờ báo xuất bản ở Việt Nam, do người bạn cô mới đi chơi Việt Nam và mang về. Cô An chỉ cho tôi bài viết về một bà người Việt sống ở Mỹ có lòng từ tâm, hàng tháng gởi cả ngàn đô về Việt Nam để giúp các trẻ em nghèo. Cô An chặc lưỡi: – Làm điều thiện mà dấu tên, ngu thật. Người ta đâu biết mình là ai, thì hãnh diện với ai đây? Rồi cô so sánh, nửa đùa nửa thật: – Chắc bà này giàu lắm mới chi ra như thế. Mà có giàu hơn tôi được không? Mỗi ngày nhìn vợ chồng cô An ra đi, lao vào cuộc sống, tôi biết họ kiếm ra rất nhiều tiền, bằng sức lực mồ hôi và bằng cả sự khôn ngoan sống ở đời như cô An đã từng hãnh diện khoe với tôi, chị biết không, buôn bán kiếm lời là chuyện dĩ nhiên, ngoài ra phải biết kiếm thêm, mỗi bill tính tiền ăn của khách đều cộng thuế, nhưng tôi đâu có ngu mà khai thật lợi tức của mình với sở thuế, nên hầu hết tiền lời, tiền thuế của người ta trả đều vô túi mình. Còn tôi, lương tháng 1,200 đồng, không kiếm thêm
được đồng nào như vợ chồng cô chủ. Nhưng nếu so sánh giữa tôi và họ ai
giàu hơn? Thì …tôi chứ ai! Vì tôi còn có tiền phân phát cho người khác.
Và ai sướng hơn? Thì… cũng tôi chứ ai! vì tôi có niềm vui khi đã mang
lại niềm vui cho người khác… Nguyễn Thị Thanh Dương
|
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
![]() |
|
Lan Huynh
Senior Member ![]() Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23789 |
![]() ![]() ![]() |
Chiếc chìa khóa trong tay
Vì có ý thích làm thương mại, nên vợ chồng anh dọn về Houston mua một tiệm “dry clean”. Cơ sở nầy trị giá hơn hai trăm ngàn đô la. Thuần đã trả tiền “down” một trăm hai mươi ngàn, trong số đó anh đã phải vay mượn của họ hàng đến một trăm ngàn. Nhờ chịu khó, siêng năng, nên trong hơn một năm, Thuần đã làm ăn khấm khá, trả được một phần tư số nợ. Hai vợ chồng đã thoả thuận với nhau, sẽ cố gắng làm việc cật lực trong hai năm để thanh toán hết số nợ còn lại. Kim – vợ Thuần – phụ trách nhận hàng và ủi quần áo. Thời gian đầu, Kim làm việc siêng năng, nên chỉ cần mướn thêm hai người thợ. Nhưng khoảng sáu tháng nay, khi bà chị vợ vừa ly dị chồng dọn về ở chung thì thảm kịch bắt đầu xảy ra. Chị có nghề nail, có vốn mở tiệm nail, thu nhập khá, nên cuộc sống thoải mái về vật chất. Chị lại có bệnh thích “shopping”, nên lôi theo Kim vào cuộc với những buổi mua sắm, tiêu xài không mệt mỏi. Và đó cũng là lý do mà Kim đòi Thuần phải mướn thêm người làm, viện cớ để con đi học bằng xe buýt không tốt, vì tụi nhỏ hay đánh lộn, còn đứa kia thì còn nhỏ quá, gửi nhà trẻ tội nghiệp, nên Kim muốn ở nhà săn sóc con chu đáo hơn. Thôi thì đủ lý do để Kim khỏi phải bước chân đến tiệm nữa. Vậy là bao nhiêu công việc từ nhận hàng, giao hàng, nghe điện thoại đến phụ với thợ ủi, thợ giặt, Thuần đều phải làm tất. Nhiều lúc Thuần cảm thấy mệt mỏi, vì phải làm việc nhiều giờ, nhưng anh cũng không có ý mướn thêm thợ, vì có quá nhiều khoản phải chi tiêu. Nào là trả nợ, nào là phải thay máy mới, vì một số máy cũ bị trục trặc hoài làm cho công việc bị đình trệ, khiến khách hàng than phiền. Dù vậy, Thuần cũng tự an ủi, thôi thì… Kim ở nhà cơm nước chắc cũng tươm tất hơn, chứ không như trước kia, ngày nào cũng cơm tiệm, không cơm tiệm thì mì gói, bánh mì. Nhưng thực tế hoàn toàn khác với ý nghĩ của Thuần. Có hôm, đóng cửa tiệm về đến nhà, bếp núc lạnh tạnh vì Kim đi “shopping” chưa về. Khi về đến nhà thì Kim lại bảo “Ðã ăn ở ngoài với chị Thu rồi”. Thuần tức giận đến nghẹn cổ nhưng phải nín thinh, chẳng lẽ lại mắng vợ vì miếng ăn? Có những lần không nén được cơn giận, Thuần lớn tiếng than phiền thì Kim lại mắng mỏ Thuần: “Ðàn ông gì mà nhỏ mọn, đụng chút lại kể lể, khó chịu”. Trong gia đình, từ trước đến nay, Thuần giao cho Kim toàn quyền quản lý tài chánh, thế là cô lại càng được tự do mua sắm không hề xót của. Quần áo, giày dép chất đầy tủ. Kim không ngại mua một chiếc áo đầm với giá năm sáu trăm đôla để đi đám cưới, trong khi Thuần phải cần kiệm từng chục, từng trăm cho những chi phí của tiệm. Rồi không biết từ lúc nào, Kim lại đua đòi với bạn bè, đòi sắm xe mới, mà phải là hiệu xe “xịn” cho thiên hạ “lác mắt”. Thuần nhất định phải trả hết nợ, tu bổ máy móc mới cho tiệm xong xuôi rồi mới nói đến chuyện mua sắm. Thế là hai vợ chồng cãi nhau một trận kịch liệt. Sau đó, không nghe Kim nhắc đến chuyện xe cộ nữa. Bỗng nhiên gần đây, Kim lại lấy cớ tiền lời đang xuống và khăng khăng đòi mua nhà mới. Thuần lại phải nhắc cho Kim nhớ là nợ nần vẫn chưa trả hết. Lần này, Kim không hề nao núng, cô nói, nếu Thuần không đồng ý mua nhà thì cô và bà chị sẽ đứng tên chung để mua. Và rồi ngày nào Thuần cũng phải nghe cái “điệp khúc” mua nhà mới. Anh cố gắng phân tích những khó khăn cuả gia đình và kế hoạch tiết kiệm tài chánh, để phát triển cơ sở làm ăn. Thuần cố gắng nói điều hơn thiệt cho vợ nghe, nhưng kết quả chỉ là những trận cãi vã xem chừng còn lớn hơn trước. Thương con, Thuần không muốn ngày nào cũng gây gổ làm cho chúng buồn bã, sợ hãi nên đành nhịn nhục. Rất nhiều lần, Thuần trở về nhà sau một ngày làm việc vất vả, lại phải mò vào bếp tự mình kiếm miếng ăn, trong khi Kim thản nhiên, chăm chú dán mắt trên TV, xem như không hề có mặt Thuần trong căn nhà này. Chúa Nhật vừa rồi, Thuần đến tìm tôi và tâm sự suốt buổi chiều. Thuần cho biết anh đã quá mệt mỏi, nên có thể sẽ không tiếp tục chịu đựng tình trạng nầy. Anh chán nản đến nỗi không còn muốn làm việc nữa, thậm chí đến cái tiệm mà ngày trước anh vẫn náo nức mơ ước và quyết chí mua cho kỳ được, bây giờ anh cũng muốn buông xuôi. Thuần nói, anh sẽ để lại tất cả cho Kim và đi đến một nơi nào đó thật xa để tìm sự yên tĩnh. Tôi cảm thấy ái ngại cho hoàn cảnh của bạn nên nhẹ nhàng khuyên bảo: – Thuần nên nghĩ lại, dù sao hai đứa con cũng còn nhỏ, vả lại vợ chồng yêu thương nhau hàng chục năm đâu có dễ dàng dứt bỏ. Thuần suy nghĩ một lúc rồi nói: – Thật ra… cũng không biết tôi có còn yêu Kim hay không, khi những mâu thuẫn ngày càng trầm trọng và con người cô ấy ngày càng tệ. Trước đây, tôi cũng đã từng khuyên Thuần tìm cơ hội để nói chuyện một cách rõ ràng với vợ về những bất đồng đang xảy ra giữa hai người. Thuần nói anh đã cố gắng rất nhiều lần, nhưng không bao giờ cô ấy chịu lắng nghe. Kết quả chỉ là cãi vã và giận hờn nhau thôi. Tôi tự hỏi “Nếu gia đình đổ vỡ, những đứa trẻ thơ vô tội ấy sẽ ra sao?”. Tôi băn khoăn mãi mà đành bó tay trước nỗi buồn to lớn của bạn mình. Bạn thân mến, Ðọc xong câu chuyện ngắn ngủi trên đây, người ngoài cuộc sẽ có đủ sáng suốt để lạnh lùng tuyên bố “Gặp vợ như vậy bỏ quách cho xong. Thứ đàn bà không biết thương chồng thì còn lưu luyến làm gì!”. Có người sẽ hỏi “Không biết cô Kim sắc nước hương trời đến đâu mà anh chàng Thuần phải chịu đựng như thế? Bây giờ, thiên hạ về Việt Nam cưới vợ ào ào, muốn chọn vợ cỡ nào cũng có. Trẻ không thiếu, mà đẹp cũng có thừa. Không cưới thật thì cưới giả, cũng kiếm rủng rỉnh vài chục xấp bỏ túi tha hồ ăn chơi. Chứ ai lại khờ như anh Thuần này!” Nếu là anh em của Thuần, chắc ai cũng nghĩ như thế. Không có gì sai nếu chúng ta chỉ giải quyết mọi vấn đề về mặt lý. Ðặt sự công bằng và trách nhiệm làm căn bản để giải quyết thì Thuần ly dị cô vợ nầy cũng không có gì quá đáng. Nhưng đã là con người thì ta còn một chữ Tình khó mà biết đâu là ranh giới. Thuần đã đắn đo, chịu đựng người vợ không trách nhiệm đến mức nầy cũng đã đáng cho ta thán phục. Có những trường hợp chúng ta cho rằng quá kỳ dị với cái nhìn của mình, đến độ bất bình muốn “tuốt kiếm giang hồ hành hiệp!” Chúng ta sẽ không bao giờ hiểu được tại sao một người đàn ông đẹp trai, trí thức, địa vị, giàu có, giao thiệp rộng rãi, con cái đã lớn khôn thành tài, mà từ năm nầy, sang năm khác lại chấp nhận sống với một người vợ đã từng ngoại tình. Bà chẳng xinh đẹp gì lại còn đanh đá, chua ngoa, đã năm lần bảy lượt, lớn tiếng mạt sát ông trước mặt bạn bè vì những chuyện không đâu, vậy mà ông tiếp tục sống một cuộc sống mà ông thường cho rằng “chết còn sướng hơn”. Riêng trường hợp anh Thuần trong câu chuyện kể trên, người viết nghĩ rằng, nếu đủ cứng rắn hơn, anh có nhiều cơ may để xây dựng lại hạnh phúc đang lung lay, vì sự thiếu trách nhiệm của vợ. Anh không nói, nhưng tôi tin rằng, có lẽ vì quá được nuông chiều, nên cô ấy mới ỷ lại và sinh ra cớ sự. Anh Thuần đang làm chủ nguồn thu nhập, anh có đủ sức mạnh để thay đổi cách sống của vợ. Có thể chỉ vì sự nông nổi do cái nhìn vào lối sống của người chị hoặc bị quáng mắt vì những hào nhoáng của bạn bè chung quanh mà cô Kim đã xao lãng bổn phận làm vợ, làm mẹ. Hãy giúp Kim sáng mắt và cho cô ấy một cơ hội bằng cách đóng cửa tiệm giặt vài hôm, để cảnh cáo rằng, có thể tiệm sẽ đóng vĩnh viễn và sẽ không còn gì hết nếu mọi sự không thay đổi. Còn như cô Kim vẫn chứng nào tật nấy thì… không còn gì để anh phải bận tâm. Chìa khóa để mở lại cánh cửa hạnh phúc đang nằm trong tay anh. Hãy mở đi, trừ phi ổ khóa bị hư! Đặng Hiếu Sinh
|
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
![]() |
|
Lan Huynh
Senior Member ![]() Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23789 |
![]() ![]() ![]() |
Còn chăng, lối quay về?![]()
------------------
– Em phải theo dõi cho kỹ, coi chừng ba gọi điện thoại cho bồ nhí giống ba của Chúc đó nha. Hai đứa con gái rút vai, le lưỡi.
Ông Hiền cảm thấy nhột nhạt, nên sau vài câu giả lả, chẳng ăn nhập vào đâu, ông cười gượng gạo rồi đi vào phòng.
Mấy tháng trước ông cũng nghĩ như thế, nhưng bây giờ ông mới thấy,
mười con số chênh lệch giữa thật và giả có thể nhận ra dễ dàng, dù ông
đã đề phòng bằng câu than thở “nhiều người nói anh trông già hơn tuổi”.
Nhưng hôm nay còn một chuyện quan trọng hơn mà ông phải làm, là chọn
sẵn bộ quần áo trẻ trung, hợp thời trang để chuẩn bị cho cuộc tao ngộ
thật ly kỳ mà vừa nghĩ đến ông đã cảm thấy nôn nao.
Tựa đầu vào chiếc ghế bành rộng lớn, ông Hiền nhắm nghiền đôi mắt,
muốn ngủ một giấc cho quên đời, nhưng sao tất cả những gì vừa xảy ra,
như một cuốn phim quay chậm, cứ lần lượt trôi qua trí nhớ của ông.
Oan gia nghiệp chướng gì đây, hỡi trời?
Bây giờ, ông Hiền mới nhớ lại lời nhận xét của ông Vịnh về trò chơi nguy hiểm này.
Nhưng trăm phần nguy hiểm là ở chỗ gặp mặt. Vì “người tình ảo” mà ta
không hề biết tên thật, tuổi thật có thể là “bà tám” nào đó trong sở
làm mà ta rất ghét.
Vậy mà… lần này, coi như ông Hiền rơi vào ổ kiến lửa. Vốn đã “cay” ông từ trước, nay Mỹ sẽ có dịp rêu rao khắp cùng thiên hạ.
Mấy mươi năm qua, ông đã sống một cuộc sống gương mẫu, cẩn thận trong
từng lời ăn tiếng nói, từng cử chỉ hành động – những thứ thể hiện tư
cách của một con người – giờ đây, chỉ một phút mê muội tất cả đã tan
thành mây thành khói.
Mấy mươi năm chung sống, vợ ông chưa một lần lớn tiếng cãi vã, cằn
nhằn ông như những người đàn bà khác. Ông có khác chi một ông vua không
ngai, được chìu chuộng, phục tùng hết mức. Rồi đây số phận của ông sẽ ra sao? Ông Hiền cảm thấy trên cổ mình như có một bản án nặng trịch đang treo trên đó. Án
tử hay án tù ông vẫn chưa biết, nhưng chỉ nghĩ đến những giọt lệ đau
đớn, bẽ bàng của vợ và ánh mắt oán trách của con, ông thấy mọi vật chung
quanh mình dường như đang sụp đổ tan tành. Ngân Bình
Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 16/Jun/2020 lúc 7:32am |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
![]() |
|
Lan Huynh
Senior Member ![]() Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23789 |
![]() ![]() ![]() |
Cha tôi
Cha tôi thời trai
trẻ
Thằng Đực Lớn làm gì
cũng được
Ngày Father’s Day
|
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
![]() |
|
Lan Huynh
Senior Member ![]() Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23789 |
![]() ![]() ![]() |
Bố tôiKhác với đa số bạn bè, trong gia đình, chúng tôi luôn đứng về phe bố, bởi vì bố rất hiền lành nên cứ bị mẹ lấn quyền. Tôi thường hay nghe các bà bạn của mẹ nói, đàn ông Việt Nam cứ quen thói chồng chúa vợ tôi. Nhưng về nhà, theo dõi mãi, tôi chỉ thấy mẹ “chúa” chứ nào phải bố. Việc gì bố cũng cười hệch hạc rồi bỏ qua. Thấy thế, mẹ lại hay lên chân bắt nạt bố. Có lần mẹ bảo bố: – Anh dời bụi sả ở cuối vườn ra phía hông nhà giùm em. Trông nó cứ tùm lum thế nào, ngứa mắt quá. Trời nóng như đổ lửa, bố cũng phải xách cái xẻng, hì hục bứng bụi sả to tướng để chuyển đi theo “lệnh” của mẹ. Tuần sau, trong lúc mấy bố con đang chơi Domino hào hứng thì mẹ bước vào phòng, hét toáng lên: – Bụi sả đang tốt lành, sao khi không anh lại dời nó đi mà không hỏi em? – Thì em bảo dời mà! – Hồi nào… Bố vừa dán mắt vào con cờ, vừa cười khoái chí vì đã hạ được chị Thoa, không chú ý đến khuôn mặt đằng đằng sát khí của mẹ. Thế là “soạt”…. Mẹ vói tay, đẩy hết mấy con cờ xuống đất: – Có ai nghe tôi nói không? Mấy chị em tôi nhanh chân chạy vào phòng, chỉ còn bố ở lại đối diện với “bà chằn”. Tôi nghe bố nói: – Thì hôm trước, chính em bảo anh dời chứ ai! – Người ta bảo anh dời bụi bạc hà, chứ có bảo anh dời bụi sả đâu! Chẳng nghe bố trả lời, chỉ nghe tiếng mẹ đay nghiến, tru tréo đến điếc tai. – Tội bố. Chị Bích vừa nói, vừa xô cửa phòng đi ra. – Có con làm chứng, hôm ấy mẹ nói bụi sả, chứ không phải nói bụi bạc hà! Mẹ nạt ngang: – Này! đừng có bênh bố mày mà ăn nói lếu láo nhé! – Con cũng nghe nữa. Có thêm chị Thoa lên tiếng, nên mẹ xìu xuống: – Mai mốt nói gì tao phải thâu băng, không thôi bố con mày cứ bênh nhau chầm chập. Thế là mẹ thua. Bố nheo mắt thay lời cám ơn hai cô con gái cưng dám liều mình cứu bố. Lần khác, mẹ lái xe vào garage, không biết lái thế nào mà quẹt vào cửa xe của bố. Rõ ràng là mẹ lấn “lane” vậy mà mẹ la lối: – Anh đậu xe cái kiểu gì mà chàng hảng thế này? Bố chạy ra xem. Sau khi quan sát tình hình, bố thừa biết là “địch quân” đã phạm lỗi, nhưng lại ngoan cố đổ thừa, nên cười cười, nói: – Ừ thì tại bố già rồi, mắt mờ nên chẳng thấy “lane” nào ra “lane” nào hết. Bố định bụng nói thế cho mẹ vui mà quên giận, không ngờ mẹ “quê một cục” nên phản pháo bừa bãi: – Có muốn chê con này già thì cứ bảo đừng nói xa nói gần. Tôi biết rồi, chỉ có Kiều Linh mới trẻ mới đẹp, chứ đây đã sáu lứa rồi còn gì … Tiếp theo đó là mẹ trút cơn ghen đã âm ỉ lâu ngày. Bố nhìn chúng tôi, đưa hai tay lên trời, lắc đầu ngao ngán. Khi đụng đến cơn ghen của mẹ thì bố con tôi phải chịu thua. Nhớ có lần cô Trâm nói với mẹ: – Em thấy con nhỏ Kiều Linh có vẻ thân mật, ngọt ngào với anh Chí lắm, chị coi chừng đó nghe. Mẹ cười tự tin: – Ai muốn thân, muốn ngọt với ông ấy thì cứ tự nhiên. Ðây không phàn nàn gì cả. Thấy mẹ vui vẻ, dửng dưng, mấy chị em tôi bu nhau trêu ghẹo bố mẹ. Chị Bích ra vẻ “khẩn trương”: – Mẹ phải ăn diện nhiều vào, con thấy cô Kiều Linh mướt lắm đấy. Mẹ hừ một tiếng chẳng nói gì. Chị Thoa thêm vào: – Cô Trâm bảo, ngày hôm qua cô Kiều Linh mời bố đi ăn trưa, thế bố có đi không? Bố gật gù ra chiều thích thú: – Ai mời thì bố đi, đời nào bố lại bỏ qua một dịp may hiếm có. Mấy đứa con gái nhao nhao lên phản đối bố. Bố cười ha hả rồi bắt sang chuyện khác. Chị em tôi, ai cũng biết là bố nói đùa, vì chúng tôi đâu lạ lùng gì tính tình của bố. Bao giờ bố cũng coi trọng gia đình và luôn làm gương tốt cho con cái noi theo. Thế nhưng, đâu ai biết mẹ lại để tâm câu nói ấy của bố. Một lần, cả nhóm trong văn phòng đi ăn trưa, dĩ nhiên có cả cô bạn đồng nghiệp Kiều Linh của bố. Không ngờ hôm đó mẹ đi chợ, tình cờ nhìn thấy, thế là mẹ cũng vào nhà hàng, chọn ngay chiếc bàn đối diện với bàn của bố mà ngồi. Thấy mẹ, bố đứng lên, mời mẹ sang ngồi cùng. Mẹ chẳng thèm trả lời, chẳng thèm chào hỏi ai, cứ thẳng mặt cô Kiều Linh mà ném một cái nhìn lạnh lùng. Bố quê lắm nhưng chẳng biết làm sao. Không lẽ bỏ bạn, sang ngồi với vợ. Mà bỏ vợ, ngồi với bạn cũng không xong. Thế là bố đứng dậy, mang bụng đói, đi thẳng một mạch ra cửa. Tối hôm đó, mẹ giận, bỏ cơm, khóa chặt cửa phòng, không cho bố vào, khiến bố phải ngủ chèo queo ngoài sofa. Rõ ràng, không phải lỗi của bố, vậy mà bố cứ phải xin lỗi mãi mẹ mới bỏ qua. Ðó chỉ là những chuyện vặt vãnh, nên bố chẳng lấy đó làm phiền. Nhưng một vấn nạn lớn cho bố là sự xung khắc giữa bà nội và mẹ. Từ thuở nhỏ, chị em chúng tôi đã nghe mãi câu chuyện bà nội không đồng ý cho bố cưới mẹ, nên ngày đám cưới bà không đến tham dự. Chuyện đã mấy mươi năm, chị Bích năm nay đã hai mươi bảy tuổi mà mẹ vẫn nhai đi, nhai lại hoài không thấy chán. Mỗi khi cãi vã, mẹ lại mang chuyện cũ ra để hành hạ, dằn vặt bố. Bố lúc nào cũng phải xuống nước năn nỉ “chuyện đã mấy mươi năm, mẹ đã già rồi, xin em để cho mẹ được yên”. Bố càng xuống nước, mẹ càng làm dữ. Mẹ càng làm dữ thì bố lại càng phải nhịn. Nhưng lần này thì lại khác. Người ta bảo nhất quá tam, mà bố phải đợi đến những hai, ba mươi lần “tam” mới chịu phản pháo. Hôm đó, nghe tin bà nội ốm, bố định gửi một ít tiền cho bà thì mẹ gắt gỏng, – Bà đã có tiền già cần gì phải gửi. Bố nhỏ nhẹ: – Biết là bà có tiền, nhưng dù sao cũng chứng tỏ được chút lòng hiếu thảo của mình. Nghe thế, mẹ chua chát: – Tôi không cần hiếu thảo với người đối xử với tôi không ra gì. Bố từ tốn: – Sao em cứ để mãi trong lòng những chuyện đã qua. Chuyện nào có thể quên được thì quên đi cho nhẹ nhàng. Mẹ cười nhạt: – Ai chết thì chết, chứ tôi nhất định không quên. Nghe đến đây thì bố thật sự nổi xung thiên. Bố nhất định kết tội mẹ trù cho bà nội chết. Thế là một trận đấu khẩu ác liệt xảy ra. Mấy chị em tôi rút vào phòng, mỗi đứa ngồi một góc buồn xo, đến khi nghe tiếng Bảy vừa khóc, vừa mếu máo gọi bố, cùng lúc với tiếng cửa đóng thật mạnh và giọng mẹ rít lên: – Ði đi, đừng bao giờ trở về nữa. Chị em tôi nhìn nhau rơi nước mắt. Tội bố. Bố hiền lành mà chẳng bao giờ được yên. Một bên là mẹ, một bên là vợ, chẳng ai nhường ai, nên bố phải gánh hết những lời trách hờn, đắng cay. Bố đi suốt đêm đó không trở về. Gọi cho bố thì mới hay bố bỏ điện thoại ở nhà. Chị em tôi cứ trằn trọc, chờ tiếng mở cửa. Mãi đến sáng hôm sau, vừa thiếp đi thì chuông nhạc reo. Mấy chị em bật dậy, ùa đến, kê sát tai vào điện thoại để nghe tiếng bố. Giọng bố như nghẹt mũi. Chắc bố khóc. Minh Thi nói nhỏ, rồi chăm chú theo dõi nét mặt của chị Bích. Chẳng thấy chị nói gì, chỉ dạ, dạ vâng, được đấy bố, rồi tắt máy chẳng thèm biết đến mấy đứa em đang nôn nóng, chờ đợi để được nói chuyện với bố. Với vẻ nghiêm trọng chị Bích nói: – Ngày mai bố sẽ xin nghỉ phép hai tuần, sang Boston ở với bà, và bố chỉ trở về khi nào mẹ thật sự biết lỗi. Bố dặn, chị em mình đừng cho mẹ biết bố có gọi về. Lần này, bố phải cứng rắn để mẹ sửa đổi và đừng xúc phạm đến bà nữa. Chị Thoa gật gù: – Ðúng rồi, mình phải giúp bố. Thế là mấy chị em xúm lại, xì xầm bàn tính kế hoạch với tâm trạng hớn hở khi nghĩ đến những ngày sắp tới, gia đình sẽ vui vẻ, ấm êm hơn sau “biến cố vĩ đại” này. Buổi sáng, đứa nào cũng dọn một bộ mặt rầu rĩ khi bước ra khỏi phòng. Bảy thì cứ nhìn ra cửa tỉ tê: – Con muốn bố! Mẹ im lìm chẳng nói. Cả ngày hôm đó, căn nhà như không còn sinh khí dù là ngày cuối tuần. Sau bữa ăn, mấy chị em rút về phòng, mẹ nằm dài trên sofa trong phòng khách xem TV. Tôi biết mẹ đã bắt đầu nao núng – vì từ xưa đến giờ, có cãi nhau thế mấy, bố cũng chẳng bao giờ đi đâu – nhưng cũng bởi tự ái, nên mẹ chẳng hé môi hỏi chúng tôi câu nào. Một tuần trôi qua, bố vẫn liên lạc hằng ngày với chị Bích vào những giờ chị rời chỗ làm đi ăn trưa. Bố nói bố nhớ nhà, nhớ chị em chúng tôi, nhất là Bảy, cậu con trai út. Bố muốn về, nhưng chị Bích nói, bố phải kiên nhẫn để chờ xem thái độ của mẹ ra sao. Sang tuần lễ thứ hai, giữa bữa cơm, mẹ buông đũa, rưng rưng nước mắt: – Mẹ buồn lắm, chẳng có đứa nào thương mẹ. Chị em tôi im lặng, không một ai lên tiếng. Mẹ phân bua tiếp: – Ngày xưa mẹ bị đối xử ghẻ lạnh, tàn tệ và đau khổ đến chừng nào tụi con làm sao biết hết … Chị Bích ngắt lời mẹ: – Chúng con đã xin mẹ bao nhiêu lần, hãy bỏ qua chuyện cũ, sao mẹ cứ nhắc mãi làm cho bố đau lòng. Nếu bây giờ, bố phê phán, chỉ trích bà ngoại trước mặt tụi con, mẹ có buồn, có đau không? Tôi đang chờ câu trả lời quen thuộc của mẹ “bà Ngoại tốt lành chứ không ác độc, xấu xa như bà ấy”. Nhưng không, lần này mẹ chỉ im lặng khóc rưng rức. Một lúc sau, mẹ ngập ngừng dò hỏi: – Có đứa nào gọi bố không? Chị Thoa lắc đầu, mặt ra vẻ thảm não: – Bố bỏ điện thoại ở nhà, biết bố ở đâu mà gọi. Bố cũng tệ thật, đi đâu thì cũng phải gọi về nhà cho biết tin chứ. Con có nói chị Bích gọi điện thoại cho bà, hỏi xem có bố ở đó không, nhưng chị bảo mẹ đã cấm nên chị không dám gọi…. Mẹ bật khóc. Tối đó, chị Bích gọi điện thoại kể cho bố nghe và dặn bố đợi thêm một tuần nữa hẳn về. Sang tuần lễ thứ ba, bố trở về ngay lúc mẹ đang bị cảm nặng. Sự xuất hiện của bố làm mẹ mừng rỡ đến nỗi không che giấu được sự xúc động. Dù không nói, nhưng ánh mắt của mẹ khiến chị em tôi tin rằng, thảm kịch sẽ không xảy ra nữa. Bởi bây giờ thì mẹ biết, bố tuy hiền nhưng cũng có lúc đanh thép lắm. Bố trở về, mẹ hết bệnh, cả nhà ăn mừng bằng một bữa B.B.Q ngoài sân. Thấy mẹ cứ sai bố đủ chuyện, chị Thoa nói: – Bảy phải ăn nhiều để lớn lên có sức khỏe làm việc nhà cho vợ nhá. Mẹ đang mắt nhắm, mắt mở trong khói nướng mịt mù cũng quay sang lên tiếng: – Ðứa nào vào nhà này là phải hầu Bảy. Quý tử của mẹ chứ có phải đồ bỏ đâu. Tôi giả vờ thắc mắc: – Vậy sao mẹ không hầu bố? Mẹ chưa kịp trả lời thì bố đã nhẹ nhàng: – Tại vì Bảy là đồ quý, bố là đồ bỏ. Chị Thoa thở dài, nói nhỏ: – Bà mà thấy cảnh này chắc đau lòng lắm. Chị làm ra vẻ đau khổ, nhưng sau đó lại ngoắc mắt nhìn mẹ, rồi nhìn Bảy, nói tiếp: – Con trai hưởng đức mẹ. Sau này trời trả báo, Bảy nhất định sẽ bị vợ hành ra trò. Có chạy đàng trời cũng không khỏi nắng đâu em ạ! Bảy
đang gặm đùi gà, mặt cứ ngớ ra, chẳng biết có hiểu gì không, bởi tiếng
Việt của “chàng” không đầy lá mít. Còn mẹ tôi thì liếc ngang liếc dọc,
vì biết mấy con “nữ tặc” này chẳng bao giờ đứng về phe mẹ Ngân Bình
|
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
![]() |
|
Lan Huynh
Senior Member ![]() Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23789 |
![]() ![]() ![]() |
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
![]() |
|
Lan Huynh
Senior Member ![]() Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23789 |
![]() ![]() ![]() |
Tên trộm trong ngày lễ Cha
Tên trộm nhìn cánh cửa chống trộm màu xanh đậm có kẹp tờ giấy quảng cáo trước mặt, hắn rất tự tin mình sẽ mở được ổ khóa này trong vòng chưa đầy mười giây. Quả nhiên, khi chỉ mới thầm đếm đến tám, hắn đã mở cửa bước vào cứ như nhà mình…
Hắn thỏa mãn nhìn quanh phòng khách: đầy đủ đồ gia dụng, có cả những thứ hàng nhập khẩu từ nước ngoài, có vẻ như gia đình này khá là giàu có, chuyến này không phí công rồi.
Hắn khoái trá đi vào phòng ngủ, theo kinh nghiệm của hắn thì người ta thường hay để những thứ quý giá ở đó.
“David, David, con về rồi đó à?”, đột nhiên có tiếng ông già phát ra từ trong phòng ngủ, sau đó, một ông cụ run run bước ra ngoài, suýt chút nữa thì va phải hắn.
Hắn giật mình hoảng sợ, suy nghĩ đầu tiên đó là phải chuồn ngay. Nhưng hắn đã bị ông túm được, phải làm sao bây giờ?
Ông cụ sờ sờ mũi, miệng hắn, sau đó rất vui sướng nói: “David, đúng là con rồi, có phải là vì hôm nay nghỉ lễ nên con về thăm bố không?”
Hắn giả vờ bình tĩnh, thì ra là một ông già mù, ông ta không nhìn thấy gì, đúng là ông trời giúp hắn rồi. Hắn liếc qua tấm lịch trên tường, thảo nào, hôm nay là Ngày của ba xem ra là ông ấy nhớ con trai lắm rồi.
Hắn dùng giọng mũi đáp: “Ừm… ừm”
“David à, hai cha con ta nửa năm chẳng gặp được mấy lần, lần trước con về nhà là vào dịp Tết ấy nhỉ.”
“Chẳng phải là do con bận hay sao.” Hắn nhận ra là mình không cần phải giả giọng, ông cụ có vấn đề về tai nên hoàn toàn không hề nhận ra giọng hắn.
Hắn hỏi: “Sao bố không lấy tờ quảng cáo nhét ở cửa nhà mình, con còn tưởng là bố... không có ở nhà.”
“Gần đây chân bố đau nên hai ngày nay không ra khỏi nhà.”
“Bệnh xương khớp sao ạ, người cao tuổi thường dễ bị bệnh, bố cần phải đi lại hoạt động nhiều hơn. Tại sao bố không gọi cho con?”
“ Bố gọi rồi, nhưng vừa mới bắt máy thì con nói là đang họp nên gác máy luôn. Bố không trách con, bố biết là con bận, bố đoán hôm nay là Ngày của Cha hẳn là con về thăm bố phải không?”
Bỗng hắn nhìn thấy một sợi tóc bạc của ông cụ từ trên rơi xuống đất, trái tim hắn có chút lay động, hắn nói: “ Bố ngồi xuống đi, con xoa bóp cho bố “.
Ông cụ ngồi xuống sô pha, hắn vừa xoa bóp bắp chân cho ông cụ vừa nói động tác này gọi là thả lỏng gân.
Ông cụ vốn đang u uất bỗng vui hẳn lên.
Có vẻ như ông đã cô đơn rất lâu rồi. Ông nói rất nhiều, nhiều nhất là về David, hễ nói đến con trai là ông giống hệt như một cái bóng đèn cũ được thắp sáng vậy.
Nhờ vậy hắn đã biết được tình trạng của David, anh ta đi làm ở thành phố, hiện đã là trưởng phòng, cả ngày bận rộn giống như một chiếc xe chạy trên đường cao tốc vậy, rất khó dừng lại nghỉ ngơi.
Một lúc lâu sau, ông cụ vẫn còn đang nói, hắn cảm thấy hơi phiền, chuyện gì đây chứ, đi trộm đồ, kết quả lại “trộm” trúng một ông già.
Ông cụ lo lắng hỏi: “Con phải quay về làm việc rồi sao?”
Hắn nói, trời sắp tối rồi. Nói xong, hắn nhớ ra là mắt ông cụ không nhìn thấy, bèn nắm lấy tay ông “ Bố thử giơ tay ra ngoài cửa sổ xem, trời về tối gió thu sẽ có cảm giác rét đấy.”
Ông cụ không nỡ xa con: “Khi nào thì con lại đến thăm bố?”
Hắn nói, khi nào có thời gian rỗi sẽ đến.
Trước khi đi, hắn nhìn quanh căn nhà, hắn cũng không thể ra về tay trắng được, hắn phải lấy được một thứ gì chứ, đó là quy tắc của kẻ trộm.
Lúc này thì chợt có người gõ cửa, hắn lo lắng liếc nhìn cánh cửa, ông cụ nói hắn mở cửa xem thử là ai.
Hắn làm theo, nhìn qua mắt mèo trên cửa, hắn thấy người giao hàng nên liền yên tâm nói vọng vào nhà: “ Bố ơi, giao hàng cho bố “.
Ông cụ nói hắn nhận giúp ông.
Người giao hàng đi rồi, hắn giúp ông cụ mở gói hàng ra, bên trong là một món quà, một xấp phiếu mua hàng và một tờ giấy.
Hắn để xấp phiếu mua hàng sang một bên rồi đọc tờ giấy: “ Bố ơi, con thật sự bận quá, không thể về nhà đón lễ cùng bố được, con có gửi cho bố một xấp phiếu mua hàng, bố muốn mua gì thì mua đó. David gửi bố.”
Hắn chợt giật mình, con trai của ông cụ gửi cho ông ấy một xấp phiếu mua hàng, chứng tỏ ông cụ này không hề bị mù, vậy thì tại sao ông ấy lại…??? Hắn quay lại nhìn ông cụ bằng ánh mắt nghi ngờ.
Ông cụ như thể vừa làm chuyện gì có lỗi với hắn, nói: “Xin lỗi, ta không cố ý lừa con đâu, ta thật sự quá buồn chán, rất muốn có một người để trò chuyện, nếu ta không giả vờ bị mù thì sao cháu chịu ở lại chứ? Cháu thấy rồi đấy…”
Nói xong, ông cụ nhét xấp phiếu mua hàng vào tay hắn rồi nói: “Đây xem như là quà cảm ơn vì ngày hôm nay. David bảo ta muốn mua gì thì mua, nhưng mà ta không thiếu gì cả, chỉ thiếu người ở bên trò chuyện thôi. Chàng trai trẻ, cảm ơn cháu, dù cháu là ai, ta chỉ biết là hôm nay cháu đã cùng ta trải qua một buổi chiều rất vui vẻ.”
Tên trộm trả xấp phiếu lại cho ông cụ, hắn nhìn ông nghĩ đến bố mình ở quê, trong lòng cảm thấy rất rối ren, ngổn ngang cảm xúc.
Hẳn là bố cũng đang nhớ hắn, nếu biết bây giờ hắn là một tên trộm, chắc là bố sẽ rất đau lòng.
Chỉ là, trước khi đi cũng phải lấy một thứ mới được chứ.
Lúc này, hắn nhìn thấy tờ giấy quảng cáo ở khe cửa, bèn đưa tay lấy rồi tạm biệt ông cụ: “Thưa ông, ông phải chăm sóc bản thân nhé, khi có thời gian cháu sẽ lại đến trò chuyện cùng ông”.
Lần đầu tiên hắn cảm ơn cuộc gặp gỡ kỳ lạ trong lúc đi ăn trộm.
Lần đầu tiên hắn vui vẻ rời khỏi căn nhà mà không có thứ gì bị mất.
Lần đầu tiên hắn mang theo tờ giấy quảng cáo “tuyển dụng” bước vào cuộc sống mới.
Minh Ngọc |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
![]() |
|
Lan Huynh
Senior Member ![]() Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23789 |
![]() ![]() ![]() |
Người Đi Cùng Bạn Lâu Nhất Cuộc Đời Là Ai ?![]()
Hãy luôn trân trọng những người thân của
bạn, đặc biệt là người sẽ đi cùng bạn lâu nhất trong suốt cuộc đời.
Cuộc đời này, bạn sẽ gặp gỡ và quen biết rất nhiều người nhưng có
người cứ đi cứ đi rồi đến lúc cũng rời xa bạn, có người cứ nói cứ nói
rồi cũng đến lúc tình cảm nhạt dần, còn có những quen biết lâu dần rồi
cũng thay đổi.
Người chỉ đi cùng bạn một đoạn đường có thể có rất nhiều nhưng người có thể đi cùng bạn cả cuộc đời lại chẳng được mấy ai.
Cuộc đời này người bên bạn lâu nhất không phải là bố mẹ và con cái, cũng
không phải anh em hay bạn bè càng không phải đồng nghiệp hay người yêu,
mà là nửa kia, là người bạn đời của bạn, đó mới là người sẽ chung sống
bên bạn suốt đời.
![]()
Bạn bè dù có chân thành cũng không thể bên bạn mãi mãi, bố mẹ dù có
tốt cũng không thể luôn ở bên bảo vệ bạn, con cái có thân thiết cũng
không thể sống mãi bên cạnh bạn, anh em dù có là máu mủ thân thiết cũng
không thể ở bên bạn mỗi ngày, chỉ có vợ chồng người mà ta vẫn gọi là bạn
đời mới có thể chung sống, bên bạn sớm chiều.
Bố mẹ đã đưa chúng ta đến với thế giới này, hết lòng yêu thương chúng
ta mà không cần báo đáp. Nhưng rồi sẽ đến một ngày họ sẽ già đi, bệnh
tật ốm yếu, sau cùng rồi sẽ rời xa không thể tiếp tục ở bên chúng ta
nữa.
Chúng ta mang con cái đến với thế giới này, chúng ta vẫn luôn cố gắng
chăm sóc thật tốt cho chúng. Nhưng rồi chúng sẽ dần trường thành kết
hôn sinh con, có gia đình của riêng mình nên cũng sẽ không thể ở bên
chúng ta mãi được.
Anh chị em là những người thân thiết với chúng ta nhất, là người chảy
chung một dòng máu với chúng ta, chăm sóc lẫn nhau cùng nhau lớn lên.
Nhưng rồi họ cũng sẽ lần lượt lập gia đình, khi ấy chỉ có thể thi thoảng
đến thăm hỏi lẫn nhau chứ không thể luôn ở bên chúng ta như ngày còn bé
nữa.
Bạn bè là những người mà ta tình cờ gặp gỡ, rồi ở bên cùng ta vui
chơi cười nói, không có bất kì mối quan hệ huyết thống nào, theo thời
gian tình cảm ấy có thể cũng sẽ phai nhạt dần, đôi khi có thể chấm dứt
vì một mâu thuẫn nào đó.
Bạn bè không thể lúc nào cũng ở bên giúp đỡ chúng ta. Người thực sự ở
bên chúng ta lâu nhất, cùng chúng ta già đi chỉ có một người duy nhất
là người bạn đời của chúng ta mà thôi.
![]()
Hãy đối xử thật tốt với nửa kia của mình
Chung sống bên nhau từ khi còn trẻ, về già giúp đỡ dựa dẫm vào nhau,
cùng nhau nuôi dạy con cái, quãng thời gian hai người ở bên nhau này có
lẽ cũng là dài nhất trong cuộc đời họ.
“Khi còn trẻ ở bên yêu thương chăm sóc lẫn nhau, khi về già vẫn ở bên
không rời”, chỉ đến khi già đi con người ta mới thực sự hiểu rõ câu nói
này, câu nói mà khi còn trẻ ta không thể nào không hiểu được.
Bố mẹ đã không còn nữa, con cái đều đã lập gia đình, họ hàng thân
thiết thì ở xa, bạn bè cũng mỗi người một nơi, chỉ có vợ chồng sẽ luôn ở
bên nhau, anh ấy sẽ cùng bạn đi tản bộ, cô ấy sẽ ở bên chăm sóc cho
bạn.
Anh là bờ vai vững chãi của em, em sẽ trở thành chiếc gậy để anh vịn vào, cùng nhau chúng ta sẽ đi hết những ngày tháng còn lại.
Hãy thật trân trọng người bạn đời của bạn, khi còn trẻ vì bạn đối xử
tốt với cô ấy nên cô ấy mới ở bên bạn không rời. Khi còn trẻ bạn đối xử
chân thành với anh ấy nên anh ấy mới hết lòng yêu thương bạn.
Đừng đánh mất người vợ người vẫn luôn yêu thương bạn nhất, cũng đừng
để mất đi người đàn ông yêu thương bạn nhất, vì suy cho cùng họ chính là
người sẽ ở bên bạn lâu nhất trong cuộc đời này.
Mỗi khi nhìn thấy những cụ ông cụ bà với mái tóc bạc dìu nhau đi bộ,
một cách tự nhiên trong lòng tôi cảm thấy ngưỡng mộ vô cùng. Họ đã cùng
nhau trải qua bao sóng gió cuộc đời nhưng vẫn như xưa ở bên nhau không
rời.
Hãy trân trọng mối nhân duyên vợ chồng bởi “Tu trăm năm mới đi chung một chiếc thuyền, tu nghìn năm mới nên duyên vợ chồng.”
Giữa vợ chồng phải có sự giúp đỡ và dựa dẫm lẫn nhau mới có thể tôn trong lẫn nhau suốt đời.
Trên đời này, vợ chồng là mối quan hệ khiến con người ta gắn bó với
nhau lâu dài nhất, có sự trợ giúp của nửa kia hai người cùng nhau vượt
qua biết bao thăng trầm, ngọt ngào, lãng mạn của cuộc đời để viết nên
một câu chuyện đơn giản mà hạnh phúc.
![]()
Một cặp vợ chồng bình thường có thể ở bên nhau mấy chục năm, hai bên
là chỗ dựa, là sự tin tưởng, càng là động lực sống của nhau
1, Luôn biết cách khen ngợi lẫn nhau.
2, Luôn lắng nghe ý kiến của nhau.
3, Hãy cố gắng bình tĩnh lại khi xảy ra tranh chấp cãi vã vượt ngoài tầm kiểm soát.
4, Luôn thẳng thắng đối mặt, tán thưởng lẫn nhau.
5, Hãy cho nhau những cái ôm hay nụ hôn an ủi khi gặp phải khó khăn.
Vợ chồng sống chung sẽ khó tránh khỏi những lúc xảy ra mâu thuẫn
tranh chấp, nhưng bác sĩ tâm lý từng nói một cặp đôi có cuộc hôn nhân
thành công luôn biết cách tâm sự chia sẻ và nắm bắt một vài mẹo nhỏ khi
chung sống cùng nhau.
Bạn và nửa kia của mình đã thực hiện được như 5 bí quyết nêu trên chưa? st.
|
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
![]() |
|
<< phần trước Trang of 135 phần sau >> |
![]() ![]() |
||
Chuyển nhanh đến |
Bạn không được quyền gởi bài mới Bạn không được quyền gởi bài trả lời Bạn không được quyền xoá bài gởi Bạn không được quyền sửa lại bài Bạn không được quyền tạo điểm đề tài Bạn không được quyền cho điểm đề tài |