![]() |
![]() ![]() ![]() ![]() ![]() |
![]() ![]() |
Tâm Tình | |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() ![]() |
<< phần trước Trang of 159 phần sau >> |
Người gởi | Nội dung | |||
Lan Huynh
Senior Member ![]() Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23789 |
![]() ![]() ![]() |
|||
Người bạn thân ![]() Tôi và Huyền quen nhau khi hai đứa bước chân vào Trung Học tức là lớp Đệ Thất hồi thập niên 60, tình bạn đó kéo dài đến ba mươi năm sau cho đến một ngày. Một ngày đã gây ấn tượng mạnh mẽ trong tâm hồn tôi và tôi mang theo trong cuộc hành trình viễn xứ một nỗi đắng cay mỗi lần nghĩ đến. Có những kỷ niệm con người không biết chôn dấu nơi nào trong vùng ký ức để có thể sống bình yên và nhẹ nhàng hơn là cưu mang những cục bướu xấu xí mà cuộc đời đã cố ý hoặc vô tình trao tặng cho ta. Huyền là một người bạn gái có đôi mắt thật đẹp, đôi mắt sâu đen thâm thẫm trên gương mặt thon dài với nụ cười hiền dịu đã mang đến cho tôi bao nhiêu tình cảm bạn bè êm đẹp. Tôi, Huyền thân nhau và chia xẻ với nhau nhiều kỷ niệm vui buồn trong những năm đầu Trung Học. Những người xung quanh, bạn bè và gia đình thường gọi chúng tôi là Đôi bạn Chân Tình. Tôi và Huyền cũng lấy làm thích thú khi được gán cho một cái tên dễ thương như vậy để diễn đạt tình bạn bè thân thiết giữa hai đứa chúng tôi. Tình bạn của chúng tôi đơn sơ, chân thành và vô tư chứ không có gì là cao siêu hay nhuốm sắc thái triết lý như Narcissus and Goldmund một tác phẩm nổi tiếng của Hermann Hesse được chuyển qua Việt Ngữ bằng cái tên Đôi Bạn Chân Tình. Số là thời đó người ta hay dùng những danh từ trong văn chương, nghệ thuật để ví von và đặt tên cho những nhân vật hay sự kiện trong đời thường. Gặp một người đàn ông có đôi mắt đẹp đi kèm với bộ râu duyên dáng thì họ gọi đó là Bác Sĩ Zivago. Nghe một tiếng chuông rung thì đó là Chuông Gọi Hồn ai (For whom the bell tolls của Hermingway) hay Giã từ vũ khí ( Farewell to the arms) để nói đến một anh lính đã giải ngũ vân vân và vân vân Chúng tôi học trường Việt Anh- Dalat. Ngôi trường nằm trên đường Hải Thượng bên con suối chảy về Cam Ly. Nữ sinh trường Việt Anh mặc đồng phục màu tím hoa cà và nam sinh mặc áo len màu huyết dụ. Những màu sắc dễ gây những tình cảm thơ dại, êm đẹp trong tuổi học trò. Con suối Cam Ly trong những chiều mưa lớn thường mang lụt lội vào tận lớp học, đó là thời gian vô cùng sung sướng cho bọn học trò chúng tôi vì được nô đùa, nghịch nước và ngày mai khỏi phải đến trường. Ai học trường Việt Anh đều biết cây đào tiên nằm bên chiếc cầu ở đường Hải Thượng đằng trước cổng trường. Học sinh trai gái, lớn bé cùng từng có lúc leo lên cây để vặt trái xanh, trái chưa kịp chín. Cây cầu là nơi nam sinh làm điểm hẹn để đánh lộn, để trả ân oán giang hồ và là nơi nữ sinh đứng tựa vào lan can mà mơ mộng vu vơ. Thầy Hiệu Trưởng luôn luôn cầm chiếc roi mây đi vòng vòng trong sân trường, những tay cao bồi gan góc, tóc tém, giầy mõ vịt cồm cộp đều ngán cây roi cuả thầy. Nữ sinh lớp lớn mang guốc gót sắt Dakao đi qua sân Basketball mới tráng xi măng chưa kịp cứng thì vừa cười, vừa chạy khi thấy thầy xăm xăm đi tới. Nữ sinh đầu đánh rối tổ quạ mà không thuộc bài thì con roi mây sẽ xỉa xói không thương tiếc trên làn tóc kia. Thầy Hiệu Trưởng nghiêm khắc là thế mà chẳng thấy ai ghét thầy cả, tôi chưa bao giờ thấy một sự việc nào đáng tiếc xảy ra trong những năm học trường Việt Anh. Học sinh luôn luôn kính trọng và vâng lời thầy giáo. Có nhiều Giáo Sư nổi tiếng đã đi qua Dalat và ghé trường Việt Anh dạy vài ba năm: thầy Nguyễn Đình Chung Song, thầy Tam Ích, thầy Phạm Công Thiện, nhạc sĩ Hoàng Nguyên, Họa Sĩ Duy Liêm, thầy Bửu Sao, thầy Đào Quang Huy, thầy Lê Phổ, thầy Nguyễn Tường Thiết … Tôi và Huyền cùng bạn bè đã có những ngày tháng thật vui tươi thơ mộng dưới mái trường Việt Anh, muà hè đối với chúng tôi luôn luôn rất dài vì ai cũng muốn mau gặp lại bạn bè ở lớp học. Những dịp cuối năm khi anh đào bắt đầu trỗ hoa hồng thắm xung quanh Hồ Xuân Hương và những ngọn đồi trong thành phố được thắp vàng rực rỡ bởi loài Dã Quỳ, là chúng tôi nôn nao chạy ra nhà sách Nhật Tân để mua thiệp Giáng Sinh tặng cho nhau. Ông chủ nhà sách Nhật Tân là một người đàn ông vui tánh, dễ chịu nên những giờ ra chơi chúng tôi hay la cà đến làm phiền ông. Ngoài thời gian ở trường, những chiều thứ bảy tôi lại đến nhà Huyền chơi cho đến tối mịt mới về. Vì tôi và Huyền thân nhau quá nên cuối cùng thì cha mẹ tôi và cha mẹ Huyền cũng quen nhau luôn. Những kỷ niệm giữa chúng tôi không làm sao mà kể cho xiết. Qua thời trung học mỗi người có một cuộc sống khác nhau nhưng cũng không phải vì thế mà chúng tôi xa cách, chúng tôi vẫn gặp nhau hàng tuần và kể cho nhau nghe những diễn tiến tình cảm riêng tư cuả hai đứa. Huyền có người yêu trước nhưng tôi lại lấy chồng trước Huyền. Tôi theo chồng đi xa nhưng vẫn thường xuyên liên lạc với người bạn gái cũ. Sau 75, hai đứa đều kẹt lại ở Việt Nam. Chồng tôi đi tù cải tạo, tôi phải lo cho con dại nên cuộc sống rất khổ sở, còn Huyền vẫn độc thân nên đời sống dễ thở hơn tôi nhiều, có rất nhiều lúc tôi thèm được sống như Huyền, nhưng thật ra mỗi người có một cái số nên mình có muốn cũng chẳng được. Cuộc đời tôi cứ đi mãi vào những lối chông gai trong khi cuộc đời Huyền ngày lại thêm sáng lạn. Tôi không ganh tị với người bạn gái thân thiết nhưng nhiều lúc cũng tủi thân muốn khóc khi so sánh với Huyền. Chị em đi nước ngoài gần hết nên Huyền cứ tà tà nhận quà bán lấy tiền xài và để dành. Khi ba mẹ qua đời thì Huyền đã hưởng trọn gia tài của cha mẹ để lại. Tôi thỉnh thoảng vẫn đến nhà bạn chơi nhưng vì lòng tự trọng tôi không bao giờ than thở để nhận sự giúp đỡ của bạn mình. Tôi và Huyền cùng tuổi, Huyền vẫn chưa lập gia đình khi con gái đầu lòng của tôi đã bước vào tuổi thiếu nữ. Chúng tôi rất nhiều lần nhắc lại chuyện xưa rồi cười bò càn với nhau, những lúc ấy lòng tôi chợt ấm lại, tạm quên đi những nỗi đọa đầy của thực tế. Cho đến một ngày, một ngày bắt đầu sau những ngày và những đêm muộn phiền, lo lắng. Tôi làm ăn thất bại, phải đi mượn một chỉ vàng từ một người bạn hàng và đã đến thời hạn phải trả lại cho người ta. Thật ra, một chỉ vàng không phải là một món nợ lớn nhưng khi đã kẹt rồi thì không biết đào đâu cho ra. Sau nhiều đêm suy nghĩ nát óc tôi nhớ đến Huyền, tôi tin chắc rằng Huyền có thể giúp đỡ tôi trong cơn túng ngặt này. Tên Huyền đã giúp tôi thoát khỏi những lo âu từ cả tuần nay làm tôi mất ăn, mất ngủ. Tôi như kẻ chết đuối vớ được chiếc phao và thấy lòng thoải mái, nhẹ nhàng biết là bao. Bạn tôi sẽ giúp tôi thôi. Với lòng tràn đầy phấn khởi và hy vọng tôi tìm đến nhà Huyền, ngồi trên tấm phản bóng láng trong căn bếp rộng rãi quen thuộc lòng tôi tràn ngập những kỷ niệm xa xưa. Tôi đã từng đến đây không biết bao nhiêu lần trong suốt quãng đời thiếu nữ. Căn bếp có khung cửa sổ mở ra khu vườn sau với những tàn lá chuối xanh mướt. Tôi thích ngồi lắng nghe tiếng lá chuối bị xé rách trong gió khi những tia nắng buổi chiều xiêng xiêng trên khung cửa. Căn bếp nhà Huyền luôn mang đến cho tôi những cảm giác thân thuộc và quyến luyến mà tôi tin rằng có nói ra bạn tôi cũng không thể nào hiểu được. Bạn tôi là một người con gái đẹp với đôi mắt u uẩn như ẩn chứa một đời sống nội tâm dồi dào. Đôi mắt sâu đen như một bí mật lạ lùng thách thức sự khám phá của tha nhân, nhưng thật ra đó là một điều trái ngược hoàn toàn mà có lẽ chỉ những người bạn thân như tôi mới hiểu. Bạn tôi là một người rất giản dị đến hiền lành, không thích sự rắc rối và nhất là không mơ mộng như tôi. Tôi nhớ hồi còn đi học Huyền sợ nhất là môn Việt Văn, cô ta hay phàn nàn: - Huyền chẳng biết viết gì cả, cái đầu như đeo đá vậy, còn bồ viết gì mà nhiều thế? Tôi thành thật giải thích cho Huyền: - Chẳng có gì là khó, Huyền nghĩ sao thì cứ viết đại ra giấy nháp rồi sau đó sửa lại cho gọn gàng là được rồi. Tụi mình đâu phải là văn sĩ mà cần phải viết cho hay! - Nhưng mình không nghĩ ra được điều gì thì làm sao mà viết đây? Tôi trố mắt nhìn Huyền kinh ngạc vì tôi không biết Huyền nói đùa hay nói thật. Tuy vậy chúng tôi vẫn rất thân thiết, bạn bè chơi thân nhau đâu cần phải giống nhau. Tay vân vê trên mặt phản bóng lọng tôi bắt đầu trình bày cho Huyền nghe những khó khăn về tiền bạc và mong bạn giúp đỡ bằng cách cho tôi mượn một chỉ vàng. Tôi kết luận: - Là bạn bè thân thiết từ mấy chục năm nay nhưng mình không dám làm phiền Huyền, nhưng bây giờ kẹt quá không biết chạy đâu ra. Mình hứa sẽ trả lại trong một thời gian rất ngắn. Huyền xua tay: - Không sao đâu mình sẽ cho bồ mượn nhưng bây giờ thì chưa có sẳn, chiều mai sáu giờ bồ đến đây nhé! Tôi mừng rỡ như buồn ngủ mà gặp chiếu manh nên cảm ơn Huyền rối rít. Cái gánh nặng đè trĩu trên vai cả tuần nay trong phút chốc đã được Huyền cất xuống hộ. Tôi cảm thấy hạnh phúc vô cùng trên đường trở về nhà. Ngày hôm sau chưa đúng sáu giờ tôi đã hí hửng đến nhà Huyền.Theo thói quên từ ngày còn bé tôi vào nhà bằng cửa bếp. Huyền không có ở đó nên tôi phải vòng lên phòng khách vừa đi tôi vừa kêu tên bạn tôi thật to. Sau cùng tôi gặp Huyền đang ngồi trên Sofa, tôi hơi ngạc nhiên trước thái độ im lặng của Huyền không buồn đáp lại tiếng kêu của tôi nhưng tôi vẫn giả lả nói: - Con khỉ, ngồi ở đây mà không lên tiếng làm tao kêu rát cả họng! Huyền cười nhạt mà không nói gì cả. Tự nhiên tôi linh cảm có một điều bất thường nào đó. Một khoảng im lặng nặng nề giữa hai người bạn, hình như sự im lặng này chưa bao giờ có giữa tôi và Huyền trong suốt mấy chục năm nay. Tôi vẫn đứng ló ngớ trong căn phòng khách quen thuộc trước mặt bạn tôi. Mắt tôi dừng lại trên chiếc đồng hồ treo tường có con ngựa bằng gỗ mun đen bóng trên đỉnh. Con ngựa với tư thế cất hai vó trước từ mấy chục năm nay không hề biết mỏi mệt. Còn tôi, cái con bé mười hai tuổi ngày nào bây giờ đã và đang bị đời hành hạ, đọa đày không chút xót thương. Tôi, người nữ sinh nhí nhảnh, yêu đời ngày nào bỗng trở thành một mụ đàn bà nghèo nàn đến đây để vay mượn bạn mình. Tôi không ngồi xuống ghế - bạn tôi cũng quên mời tôi ngồi – cố đánh tan khoảng trống nặng nề khá dài giữa hai đứa tôi nói: - Huyền hẹn mình sáu giờ nhưng mình đến sớm một chút vì trời bây giờ mau tối quá sợ không có xe về. Huyền vẫn lặng thinh nhìn bâng quơ đâu đâu. Một cảm giác ngượng ngùng, quê quê làm tôi thấy nóng bừng mặt mũi. Hay là bạn tôi đã quên mục đích của tôi đến đây, hay là bạn tôi đã quên lời hứa ngày hôm qua. Thật là buồn cười đến độ ngớ ngẩn khi nghĩ như vậy nhưng dù sao đi nữa thì tôi cũng đã đến đây và bạn tôi thì cứ im lặng. Cho nên tôi phải ngập ngừng nhắc lại cho bạn tôi nhớ: - Hôm qua mình có nói với về sự khó khăn tiền bạc, mình kẹt quá nên phải đến đây mượn tạm một chỉ vàng. Huyền đã hứa hôm nay sẽ cho mình mượn! Mình lấy danh dự bạn bè thân thiết từ mấy chục năm nay để hứa là mình sẽ hoàn trả lại Huyền trong một thời gian rất ngắn. Tôi xin thề có trời chứng giám: chưa bao giờ có sự khó khăn khi phải nói chuyện với người bạn thân của mình như hôm nay bởi lẽ rằng tôi đang cầu cạnh bạn tôi. Tôi lại có ý nghĩ cay đắng rằng mình hơi hèn hèn làm sao ấy, tất cả đã trở thành lố bịch, kịch cỡm mà nguyên nhân chính là vì sự im lặng của bạn tôi. Nếu bạn tôi cứ cười, cứ nói như Những Ngày Xưa Thân Ái của Phạm Thế Mỹ thì tôi, con bạn thân một phần tư thế kỷ của Huyền đâu có nghẹn ngào không nói nên lời trong giây phút này. Cuối cùng thì người bạn chân tình của tôi cũng phải mở miệng một cách bất đắc dĩ: - Hôm qua mình có hứa nhưng bây giờ thì không có, vì con em dâu mình – con Hương vợ thằng Dũng- đã đi mua hàng hết rồi. Tôi cảm thấy căn phòng khách nhà Huyền tối sầm lại, tôi còn có cố vớt vát trong vô vọng: - Như vậy là mầy không có một chỉ vàng cho tao mượn hả Huyền? Huyền trả lời lạnh nhạt, giọng thật sắc: - Tao đã nói với mầy là con em dâu tao đi mua hàng hết rồi mà! Tôi còn nhớ Dũng là em của Huyền, đứa con trai có khuôn mặt tròn đầy như cái hột vịt mà ông Tây già gần nhà Huyền đặt tên cho Dũng ngày xưa. Thằng Hột Vịt đã có vợ hồi nào tôi không biết và tôi lại cũng chẳng biết con Hương vợ thằng Hột Vịt là ai. Tôi chỉ biết Huyền là người bạn chí thân đã từ chối giúp đỡ mình trong cơn ngặt nghèo, túng quẫn, điều đó làm tôi thấy tủi thân muốn khóc. Con ngựa đen trên đỉnh chiếc đồng hồ hình như mỏi mệt muốn hạ vó xuống, tôi thẫn thờ nhìn nó rồi nhìn Huyền. Bạn tôi vẫn ngồi đó, hai con mắt đen và sâu trên khuôn mặt thanh tú, xinh xắn nhưng nụ cười đã biến mất tự bao giờ. Nét mặt bạn tôi trở nên lạnh lùng đến độ tàn nhẫn làm trái tim tôi co thắt lại, một khoảng cách vô hình, một sự tan nát, đổ vỡ nào đó làm tôi lao đao như chực bổ nhào xuống đất. Bất chợt tôi cảm thấy sợ hãi khi bắt gặp một thoáng độc ác nào đó trong đôi mắt đẹp của người bạn chân tình. Tôi biết là không thể lay chuyển được bạn mình nên chào từ giã: - Thôi, mình về nghe Huyền! Giọng tôi run run ướt sũng nước mắt. Nét mặt Huyền vẫn lãnh đạm hơn bao giờ cả: - Ừ mầy về đi! Bước ra khỏi nhà Huyền tôi khóc oà lên một mình, sự tủi nhục dâng đầy trong tâm hồn. Tôi không cần chú ý đến những người qua lại nhìn tôi một cách lạ lùng, khó hiểu. Từ đường Hoàng Diệu tôi băng qua Hải Thượng, nhìn vào ngôi trường Việt Anh nơi tôi, Huyền và bạn bè đã có những thời gian êm đẹp với biết bao là kỷ niệm thân thương. Cây đào tiên vẫn còn bên chiếc cầu vắt ngang giòng suối. Cái cầu trở nên bé nhỏ lại và con suối thì cạn queo. Tất cả đã thay đổi như tình bạn giữa tôi và Huyền. Tất cả đã thay đổi một cách xấu xí và tàn bạo sau cuộc đổi đời trên quê hương chúng ta. Đèn đường đã thắp, nên tôi có thể vừa đi vừa khóc mà không ai nhìn thấy trong không gian nhá nhem tranh tối, tranh sáng. Tôi mỏi mệt lê bước lên đường Duy Tân dẫn đến khu Hòa Bình, những chuyến xe cũng nặng nề leo lên dốc. Hình như tất cả đều cố gắng một cách vô vọng, rã rời trong cái thế giới độc ác, tối tăm này. Tôi bỗng muốn lao đầu vào một chiếc xe đang vun vút chạy về hướng tôi. Ý định ấy làm tôi thấy nôn nao một cách kỳ lạ, sự gọi mời của cái chết như một hứa hẹn bình an vĩnh cửu. Chết. Chết. Thế là xong. Hết lo, hết nghĩ, hết buồn, hết phiền, hết tủi nhục, hết đau thương và nhất là ngày mai khỏi bị đòi nợ, khỏi bị chửi bới. Nhưng tôi chợt bừng tỉnh lại khi nghĩ đến những con mắt tròn xoe và đôi má bầu bĩnh của mấy đứa con. Các con tôi đang chờ mẹ ở nhà, tôi phải trở về lo cho chúng buổi cơm tối, nếu tôi chết rồi các con tôi sẽ ra sao. Tôi lại bắt đầu khóc nức nở trên chuyến xe trở về nhà, khóc vì thương con, vì tủi nhục, vì tình bạn bè, vì tình đời thay đổi. Khi bước xuống bến xe lam, khu chợ nhỏ bé đã bắt đầu náo nhiệt vì những hàng quán bán thức ăn, nước uống buổi tối. Có một đứa nhỏ nào đó nắm lấy bàn tay và kêu tên tôi một cách mừng rỡ. Tôi nhìn xuống và nhận ra đó là thằng Tý con của cô bán sữa đậu nành ở góc bến xe. Thằng Tý nhìn tôi tò mò rồi xịu mặt lại: - Cô Quyên, sao cô khóc? Nó kéo tay tôi lại quán rồi kêu mẹ rối rít: - Mẹ ơi cô Quyên khóc, mẹ ơi cô Quyên khóc. Hạnh, cô chủ quán mẹ của Tý chạy ra nhìn tôi ngạc nhiên, ái ngại. Hạnh chỉ là một người bạn sơ giao ngoài chợ trong khi buôn bán, làm ăn, cô là công chức bị sa thải sau năm 75. Tuy tôi không thân thiết với Hạnh nhiều nhưng bản tính hiền hòa, vui vẻ của Hạnh cũng làm tôi cảm mến. Trông thấy Hạnh tôi lại òa lên khóc làm thằng Tý cũng mếu máo khóc theo. Hạnh kéo tay tôi vào quán vừa nói: - Thôi vào đây uống ly sữa nóng rồi kể cho em nghe chuyện gì đã xảy ra cho chị. Tôi nghẹn ngào nói: - Nhục lắm Hạnh à! Chỉ có một chỉ vàng thôi mà một đứa bạn thân quen hơn ba mươi năm cũng từ chối. Mình chỉ muốn chết đi cho rồi vì xấu hổ, nhục nhã làm sao! Tôi vừa khóc, vừa kể cho Hạnh nghe đầu đuôi câu chuyện. Nghe xong Hạnh thở dài rồi nói: - Thôi chị đừng buồn nữa, sáng mai ra đây em cho chị mượn rồi bao giờ có thì trả lại em cũng được. Tôi nhìn Hạnh chưng hửng như không tin ở cái lỗ tai của mình nữa, thằng Tý nãy giờ ngồi hóng chuyện mắt đỏ hoe khóc theo tôi bỗng la lên: - Đúng rồi, đúng rồi, mẹ cho cô Quyên mượn đi, cho cô khỏi khóc nữa nghe mẹ! Hạnh nạt con: - Im đi, con nít biết gì mà nói leo. Đi chỗ khác chơi. Tôi ấp úng hỏi lại: - Ngày mai Hạnh cho mình mượn à? Hạnh cười xòa: - Hẹn ngày mai chị lại đâm ra sợ nữa! Ngày mai là ngày không bao giờ có. Thôi cho chị mượn ngay bây giờ để tối nay chị ngủ cho ngon! Hạnh vừa nói, vừa tháo chỉ vàng trên ngón tay trao cho tôi. Tôi cầm chỉ vàng ngơ ngẩn, bàng hoàng như từ trên cung trăng rơi xuống trong tiếng cười và vỗ tay của thằng Tý. Tôi cảm động quá nước mắt lại có dịp tuôn trào không dừng được, tôi nghẹn ngào nói lời cảm ơn Hạnh. Tý nhìn tôi khó hiểu rồi phụng phịu lầu bầu: - Sao cô Quyên lại khóc nữa hả mẹ. Sao khóc hoài vậy!
- Mình về Việt Nam gặp con Huyền nó gởi lời thăm bạn và trách dữ lắm. - Trách sao? - Nó nói Quyên là đứa tệ bạc. Đã là Đôi Bạn Chân Tình mà ra đi không một lời thăm hỏi nó, qua Mỹ sống sung sướng quá nên quên hết bạn bè ngày xưa. Tôi cay đắng nói: - Nói Huyền cứ coi như Quyên đã chết rồi sau cái buổi chiều cuối cùng mình đến nhà nó. Sống ở Mỹ mình chẳng giàu sang hơn ai nhưng không phải nhục nhã đi vay mượn từ người bạn chí thân mà bị từ chối đến nỗi chỉ muốn lao đầu vào xe hơi tự tử. Con Quyên chết rồi! - Quyên nói gì mình chẳng hiểu gì cả, thế là sao? - Thôi Tuyết Sơn ơi, có nói ra bạn cũng không hiểu được đâu! Bạn đi lâu rồi làm sao hiểu được những gì đã xảy ra cho tụi này sau cơn lốc tàn bạo đổ xuống miền Nam sau 75. Nỗi thống khổ, đoạn trường này chỉ có ai qua cầu mới hay bạn ạ. Tuyết Sơn lặng thinh bên kia phone. Tôi bỗng nhớ đến hai con mắt sâu đen, tuyệt đẹp của người bạn thân thuở nọ. Người bạn chân tình ngồi vắt vẻo trên sofa với nét mặt lạnh lùng tàn nhẫn và tôi đứng lớ ngớ đâu đó, trong căn phòng khách ngập tràn kỷ niệm xa xưa. Con ngựa gỗ mun đen đưa cao vó trên đỉnh chiếc đồng hồ treo tường. Hơn ba mươi mấy năm tôi đã từng trông thấy nó không có gì thay đổi. Vậy mà lần cuối cùng nhìn thấy: con ngựa hình như muốn hạ hai vó xuống vì mệt mỏi, chán chường. Nếu tôi lao đầu vào chiếc xe đang chạy trên dốc Duy Tân sau lời từ chối quyết liệt của người bạn thân trong buổi chiều nhá nhem ấy. Tôi rùng mình khi hồi tưởng lại. Ôi đôi bạn chân tình ngày nào, Narcissus đã ngồi bên Goldmund trong những giây phút cuối cùng với thương yêu và đau đớn trong trái tim tan nát. Còn tình bạn giữa tôi và Huyền thật là mỉa mai khi nó được gán cho những danh từ hoa mỹ, văn vẻ trong những ngày xưa êm đềm đó. Không có gì xứng đáng, không có gì chua xót cho bằng. Huyền lại trách tôi quên bè bạn. Dư vị đắng cay ngày xưa còn tràn đầy trong cổ họng làm tôi muốn khạc nhổ nó ra ngoài. Tôi chợt hiểu vì sao người ta phải chửi thề, rất tiếc tôi là một người đàn bà và lại là một người đàn bà không quen chửi thề. Tôi nuốt tất cả vào lòng và quặn đau mỗi lần phải nhớ đến. Tôi không thể là người hiền lành hay dễ thương khi nghĩ về Huyền người bạn thân ngày xưa của tôi. Thật đáng tiếc, tất cả đã tan vỡ một cách quá phủ phàng. Người ta hay nói bạn là người ở lại với ta khi tất cả đã quay lưng. Goldmund đã thều thào với Narcissus trong những giây phút cuối cùng của đời sống: You give me your love in this moment when I have nothing left. I accept it and I thank you for it. Còn tôi và Huyền, người bạn chân tình của tôi ơi! Mimosa Phương Vinh |
||||
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
||||
![]() |
||||
Lan Huynh
Senior Member ![]() Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23789 |
![]() ![]() ![]() |
|||
Duyên Không Số
Thúy vào trại trước khá lâu, nên quen chỉ được hai ba tháng ngắn ngủi, gia đình nàng có giấy lên đường định cư tại Mỹ. Đêm trước ngày Thúy rời trại lên đường định cư trúng vào dịp trăng tròn Trung Thu nên Ban chấp hành trại có tổ chức một buổi Văn nghệ gọi là vừa mừng Trung Thu, vừa tiễn chân những người may mắn sắp được qua Mỹ xây dựng lại tương lai. Buổi Văn nghệ, Thúy nhận lời hát giúp vui một bản. Nàng yêu cầu tôi đệm đàn Guitar cho nàng lần cuối để ghi lại một kỷ niệm chung cho hai đứa. Đêm đó, hai chúng tôi được giới thiệu là “Lê Uyên và Phương của Thái Lan”. Thúy hát thật xuất thần, và tôi tuy lần đầu trình diễn trước đám đông nhưng cũng hoàn thành nhiệm vụ. Nói nào ngay, chỉ có một cái Micro nhỏ xíu cho ca sĩ nên khán giả chỉ nghe và ngắm “Lê Uyên” Thúy nức nở với bản nhạc “Ngăn Cách” chứ đâu ai thèm để ý tới “Phương” ThaiNC khép nép đứng sau lưng ôm đàn mà làm chi ! Nói thiệt, nhiều khi tôi còn không nghe được tiếng đàn của mình nữa là khán giả. Sau khi bản nhạc chấm dứt trong tiếng vổ tay vang dội với những tiếng “Bis !” “Bis!”. Có tên còn nêu đích danh bản nhạc ruột của Thúy ra yêu cầu “Huyền Thoại Người Con Gái… đi Thúy ơi”. Tiếng hoan hô và yêu cầu rầm rộ làm Thúy cao hứng quay lại nói với tôi “Huyền Thoại Người Con Gái nghe Thái ” Vậy mà tôi đành lòng nói “Không” với Thúy thật phủ phàng, và không để cho Thúy kịp hỏi tại sao, tôi bước một mạch xuống sân khấu làm Thúy cũng ngỡ ngàng. Thúy có thể hát không cần đàn, nhưng có lẽ cũng mất hứng nên bước xuống theo không hát thêm một bài nào nữa. Sáng sớm hôm sau tôi muốn gặp Thúy để nói vài lời giải thích, nhưng lúc này mọi người đều bận rộn tiễn đưa nhau. Thúy cũng vậy, nên hai chúng tôi không có một phút nào nói chuyện riêng với nhau được. Xe đã bắt đầu lăn bánh rời cổng trại mà tôi vẫn chưa nói được lời nào. Thúy ngồi ngay cửa sổ nhìn xuống xe thấy tôi đứng. Nàng vẩy tay chào không nói một lời, mặt buồn rười rượi. Không biết Thúy buồn vì giận tôi, hay buồn vì đang từ giã người bạn một thời khốn khó bên nhau, và tương lai không biết khi nào sẽ gặp lại.
Chúng tôi mất liên lạc từ đó mãi đến hôm nay. Ba mươi bốn năm đăng đẵng. Thúy đã là… bà Ngoại của đứa cháu xinh xắn. Không hiểu sao chúng tôi vẫn còn nhận ra nhau mới kỳ lạ ! Hàn huyên thăm hỏi một hồi, bắt đầu nhắc đến cái đêm Văn nghệ năm xưa đó. Nỗi niềm tâm sự chất chứa bao nhiêu năm của tôi bây giờ mới được giải bày. Ngày đó, tôi chưa kịp nói cho Thúy biết rằng, tay đàn Guitar của tôi còn non yếu lắm. Tôi chỉ mới biết đàn sơ sơ vài bản nhạc tủ và một vài điệu Slow hay Boléro ruột là còn vỏ vẻ chút đỉnh, còn ngoài ra là tôi ấm ớ ngay. Đại khái với những thằng không biết đàn thì tôi là thằng chột làm vua mà thôi. Lúc đó, người biết đàn thực sự và đầy đủ căn bản nhạc lý là anh Dũng. Anh Dũng hơn tụi tôi khoảng 6, 7 tuổi, là Trưởng ban Thư viện kiêm trưởng Ca đoàn nhà thờ của trại, anh là anh cả của cả bọn tôi. Nghe nói anh có hôn thê vượt biên trước và đang chờ anh ở Mỹ. Anh Dũng thương và coi tụi tôi như em. Những khi ngồi hát hò Văn nghệ bỏ túi với nhau, những bài căn bản dễ dàng, anh Dũng biết tôi có thể đệm được thì anh để cho tôi chơi. Còn những bài nhanh và khó thì anh ấy đỡ hết. Trông bề ngoài thì có vẻ như tôi và anh ấy chia nhau đàn, chứ đâu biết anh ấy là sư phụ, và tôi chỉ đáng làm học trò. Cả Thúy cũng không nhận ra điều này. Nàng thấy rằng mỗi lần họp mặt ca hát, bản nào nàng ca cũng có người đàn theo, lúc thì tôi, lúc thì anh Dũng, đâu có gì trở ngại. Cho nên, bản nhạc “Ngăn Cách” chơi theo điệu Boston chậm, và tôi có chuẩn bị trước nên có thể đệm theo dễ dàng, chứ còn bản “Huyền thoại người con gái” này thuộc loại kích động và nhanh, tôi lại chưa chuẩn bị. Bể dĩa là cái chắc ! Nhưng khi đó tôi không đủ can đảm thú nhận mình không biết. Chỉ nói một chữ “không” trơ trụi như vậy bảo sao Thúy không trách và buồn cho được ? Tôi biết, nhưng thà để cho Thúy trách rồi sẽ giải thích sau chứ không dám gồng mình đàn cho nàng ca. Câu chuyện là vậy đó. Thời gian qua thỉnh thoảng ngồi nhớ lại những lỗi lầm thời trai trẻ, tôi vừa tức cười vừa bứt rứt vì chuyện này. Nghe tôi nói xong, Thúy cười an ủi. - Thôi Thái quên chuyện đó đi. Thúy biết lâu rồi. Thông cảm, thông cảm. Tôi ngạc nhiên - Sao Thúy biết ? Nàng hỏi lại : - Biết ông xã Thúy là ai không ? - Ai ? - Anh Dũng chứ ai. Anh ấy nói cho Thúy biết chuyện của Thái từ lâu rồi. Tôi chưng hửng. Tại sao anh Dũng lại thành chồng của Thúy được nhỉ ? Không phải là ngày đó anh ấy đã có hôn thê chờ ở Mỹ hay sao ? - Duyên số hết Thái ơi - Thúy kể : … Không ai ngờ được anh Dũng và Thúy cùng về định cư một Tiểu bang, chung Thành phố, rồi lại vô Đại học chung trường nữa chứ. Thuở đó khi anh Dũng qua tới nơi thì hôn thê cũ của anh không chờ đợi được, đã ôm cầm sang thuyền khác. Tụi này gặp. Anh ấy thương Thúy, Thúy cũng thương ảnh, rồi… cưới nhau. Vậy mà đã 27, 28 năm. Bây giờ tụi này làm ông Ngoại bà Ngoại rồi đó nghen. Ôi ! Duyên số ! Duyên số ! Họ đúng là Duyên số. Còn tôi, Hic ! Tôi là Duyên... không số. ThaiNC |
||||
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
||||
![]() |
||||
Nhom12yeuthuong
Senior Member ![]() ![]() Tham gia ngày: 13/Sep/2009 Đến từ: Vietnam Thành viên: OffLine Số bài: 7169 |
![]() ![]() ![]() |
|||
Thằng Té Giếng![]() Khi hè đến lúc lũ học trò tạm thời xa rời bảng đen phấn trắng, cứ sáng nào cũng vậy thằng Cu Sì con của bà Mười quán trong xóm tôi nó đem con Diều giấy ra bãi đất này, nó canh chừng khi có cơn gió thổi ùa đến nó tung tăng chạy lấy trớn để đưa cánh Diều của mình bay lên bầu trời trong ánh nắng ban mai, chẳng mấy chốc con Diều của thằng Cu bay lên trên cao, khi con Diều no gió làm căng cứng sợi dây, thằng Cu cột sợi dây Diều vào trụ đá ong của một ngôi mộ cổ rồi ngồi say xưa ngước nhìn theo cánh Diều của mình. Lần lượt những đứa khác trong xóm ra nhập cuộc với thằng Cu, nhiều con Diều được bay lên cao với đủ màu sắc vui mắt, thời ấy con Diều thường được chúng tôi làm bằng giấy bóng bao tập, loại giấy này rất dai khó rách và có đủ màu xanh đỏ tím vàng .v.v.. Nên đứa nào cũng thích, hơn nữa khi nó lướt gió chuẩn bị bay lên cao thì tiếng giấy bóng của con Diều kêu loạt soạt âm thanh đó rất quen thuộc nên có lúc đứa nào trong bọn đã nói đùa: - Tiếng đuôi Diều tung tăng trong gió rất quen, ông Bảy Mù xóm mình khi nghe âm thanh này ổng còn nhận ra huống hồ gì người sáng mắt. Nhưng đâu phải đứa nào cũng có tiền để mua giấy bóng để làm Diều, chẳng hạn con Diều của thằng Cu Sì được làm bằng giấy nhật trình mà nó xin Ông Sáu Bi, ông Sáu thấy nhà nó khá nghèo nên lôi mấy tờ báo có tên Trắng Đen ra cho nó để làm Diều, vậy đó mà con Diều của Thằng Cu Sì cũng bay lên cao, có điều tụi tôi không thấy nó thanh thoát như những con Diều làm bằng giấy bóng của mình, rồi có lần tôi ghẹo thằng Cu: - Cu Sì nè, con Diều nhật trình của mày là Diều nhà nghèo, Diều tụi tao là Diều nhà giàu nè biết không?. Thằng Cu Sì nghe vậy nó lấy làm tức tối trong bụng nhưng nó cũng "Xực" laị tôi tức thì: - Kệ Tao, Diều nghèo mà bay cao hơn Diều nhà giàu của tụi bây, quê ế... Bấy giờ cục tức trong bụng thằng Cu Sì chuyển sang tôi hồi nào không hay, bởi con Diều nó thật sự đang làm trùm bầu trời sáng hôm ấy. * * * Cả bọn đang sung sướng nhìn con Diều của mình khoe sắc thắm trên bầu trời trong veo, khi thấy Diều mình bay thấp hơn của đứa khác thì không ít thằng thả thêm dây được quấn quanh cái lon sữa bò, những lúc tình cờ có vài chú chim bay gần con Diều cả bọn la lên: - Coi chừng đụng, coi chừng đụng. Có đứa nghe nói vậy bèn cãi lại: - Đụng sao được mà đụng, tui bây làm như mấy con chim ngu lắm vậy đó. Nó biết tránh chứ bộ, tao chưa bao giờ thấy chim đụng Diều bao giờ . Diều chúng tôi đang bay ngon lành thì tự dưng trời đứng gió một cách đột ngột, làm cho cả đàn Diều từ từ hạ cao độ khiến cả đám nhóc chúng tôi thâu dây Diều một cách nhanh chóng nếu không muốn con Diều của mình đáp xuống ngọn cây gòn phía xa trong kia... * * * Một buổi chiều nọ, bầu trời dịu bớt nắng, trên trời cao mây nhẹ bay, những ngọn gió trong lành mơn man thổi, cả đám chúng tôi cùng tụ tập lại nơi sân thả Diều như mọi hôm, điều làm tôi ngạc nhiên nhất là hôm ấy thằng Cu Sì nó cầm trên tay con Diều hết sức đặc biệt khiến cả đám nhóc chúng tôi đều trầm trồ kêu lên : - Ồ Diều của thằng Cu hôm nay là ông nội của Diều nhà giàu nữa nghe tụi bây. - Đúng rồi... Đúng rồi... Con Diều của thằng Cu được làm bằng giấy bóng kiếng màu đỏ, loại giấy bóng để dán vào các loại đèn Trung Thu, giấy này rất mắc tiền, "Giàu có" như bọn tôi có mơ cũng không có tiền để mua loại giấy bóng kiếng này khoác lên cánh Diều của mình, không hết thắc mắc sao thằng Cu đủ khả năng chơi trội như thế này tôi bèn lân la đến bên thằng Cu gặng hỏi nó: - Cha ơi, hôm nay mầy có con Diều bảnh quá há, bao nhiêu tiền con này (dậy)? Mầy cho biết để tụi tao mần giống mầy cho vui, hôm trước tao nói Diều mầy nhà nghèo là nói chơi chớ tao không có ác ý đâu nha, mầy đừng giận. Tự nhiên thằng Cu nổi sùng nó (dợt) tôi liền một khi: - Mầy chê tao nghèo thì có, tụi bây ỷ nhà giàu hay chọc ghẹo tao, tao méc ba tao rồi, ba tao mới làm con Diều này để so với Diều nhà giàu tụi bây nè. Thằng Thành đứng gần bên nghe thằng Cu nói như vậy nó tức lắm bèn lên tiếng: - Diều mầy hôm nay ngon rồi há, vậy có dám thả thi với Diều tao không? Thằng Cu Sì nói mạnh miệng: - Tao sợ mầy chắc, cá liền sợ gì, Diều đứa nào bay cao hơn thì đứa đó thắng, đứa nào thua thì chung cho đứa thắng hai cắc bạc mầy chịu không? Thằng Thành nóng máu đáp lại: - Chịu liền. Thằng Phương làm chứng nghe, rồi tao với mầy đi ra thả liền, tao giao trước thua là phải chung tiền liền không được ăn gian đó. Không hiểu thằng Thành nó nghĩ ngợi điều gì, nó nói tiếp: - Hai cắc của tao nè, tiền mầy đâu đưa thằng Phương giữ luôn cho chắc ăn. Tôi chưa kịp nhận lời sẽ làm chứng cho cuộc thi thả Diều do hai con ngựa non háu đá bày ra, thì hai đứa đưa tôi giữ bốn cắc bạc, lúng túng vô cùng vì tự dưng hai thằng này giao cho tôi giữ tiền cá cược của hai đứa nó làm tôi bối rối không biết cất giữ ở đâu, bởi quần áo tôi đang mặc trên người không có cái túi nào, bí quá tôi đàng cuộn bốn cắc bạc này lại trong lưng quần tà lỏn, lúc này thì hai đứa nó cùng nhau vác con Diều của mình chạy nhanh về phía hàng cây gòn phía bên trong để bắt đầu cuộc tỉ thí một mất một còn, phía bên ngoài tôi và mấy đứa bạn ngồi trên thành mấy ngôi mộ đá ong để quan sát hai đứa nó. Chừng như canh được ngọn gió vừa thổi đến hai đứa lấy trớn vừa chạy vừa thả dây Diều, con Diều của Thằng Cu Sì dường như bay nhanh và cao hơn, theo tôi có lẽ do Diều của nó làm bằng giấy kiếng rất mỏng nhẹ nên dễ bay hơn. Đang mải mê theo dõi hai cánh Diều bổng tôi nghe đau nhói dưới chân, thì ra lo xem Diều tôi quên bẵng về mình khiến lũ muỗi lợi dụng cơ hội hiếm có xúm lại vươn vòi chích lia lịa làm tôi ngứa ngáy vô cùng, khi giải quyết xong đám muỗi trong tích tắc khi tôi nhìn lên thì lúc này chỉ còn trơ trọi lại một mình thằng Thành, nó vẫn đang cắm đầu chạy về phía chúng tôi để thả cho cánh Diều của mình bay thật cao, nó cũng không ngờ chỉ còn lại mình nó trên đường đua, còn Thằng Cu Sì thì biến mất cùng con Diều màu đỏ của nó, tôi bèn la lên: - Thằng Cu trốn đâu mất rồi bây ơi! Chắc nó sợ thua thằng Thành nên trốn mất rồi, có đứa nào thấy không?. Cả đám chúng tôi nhốn nháo, có đứa còn nói: - Có khi nào ma giấu nó không tụi bây, mai mốt thả Diều buổi sáng đi, bây giờ sắp tối rồi tao sợ quá. Chúng tôi thật sự cuống cuồng, tỏa ra khắp khu đất để tìm thằng Cu, thằng Thành lúc này nó cũng thu con Diều xuống và chạy lại hỏi: - Tao với thằng Cu chạy một lượt, cuối cùng tao vượt lên phía trước, đến chừng tụi bây la lên tao mới biết thằng Cu Sì biến đâu mất. Chúng tôi chia nhau đi quanh khu đất, vừa tìm vừa kêu: - Cu Sì ơi! Mầy ở đâu? Thôi nếu sợ thua thì khỏi cần cá nữa, về nhanh lên trời tối rồi ... Cu ... Sì .. Õi ..... Chợt nghé tiếng ai đó rên và kêu cứu: - Cứu... Cứu tui... với... Tất cả chúng tôi hướng mắt đến nơi phát ra kêu, chợt hiểu ra điều gì thằng Thành vội nói: - Cái giếng lạn, chết rồi thằng Cu đang dưới giếng đó tụi bây ơi. Thế là cả đám nhóc chúng tôi lao nhanh về cái giếng Lạn, quanh miệng giếng một vệt cỏ bị vật gì kéo ngã rạp về một phía, dấu vết để lại chỉ ra rằng có ai đó đã rơi xuống cái giếng lạn này, mà tiếng kêu cứu ban nãy phát ra thì đích thị tiếng kêu của thằng Cu mà thôi, tôi chụm hai bàn tay lại làm cái loa và thét lớn xuống giếng: - Có ai dưới đó không? Cu ơi Cu! Có tiếng nói thều thào vọng lên từ đáy giếng khiến chúng tôi mừng khôn siết: -Tao dưới đây nè, mau cứu tao, tao sợ lắm!. Bầu trời sụp tối thật nhanh, cố lắm nhưng chúng tôi không thể nhìn thấy diện mạo của thằng Cu Sì lúc bấy giờ, nhưng tôi chắc rằng nó đang mang một tâm trạng vô cùng sợ hãi. Tôi nói với thằng Thành : - Ông chạy nhanh về báo cho ông Mười biết tin thằng Cu bị té giếng đi, nhớ nhắc ông mười đem theo đèn, cái thang, và dây thừng nữa nghe . Thằng Thành chạy u một mạch về báo hung tin , trong khi chờ đợi người đến giải cứu cho thằng Cu , chúng tôi phải lên tiếng nói chuyện liên tục với thằng Cu nhằm giúp nó trấn tỉnh lại: - Mầy có sao không Cu Sì. Con Diều nhà giàu của mầy đâu rồi?. Nghe thằng Đực nhỏ hỏi han thằng Thành như vậy , thằng Quỳnh nó lên tiếng: - Trời, trời, giờ này mà còn hỏi con Diều, may mà nó không bị chuyện gì, chớ không thì... Thằng Quỳnh bỏ dở câu nói giữa chừng, sở dĩ nó không dám nói hết ý, vì có lần nọ trong xóm tôi có nhà bị mất trộm cặp gà nòi, thiên hạ đang đứng bàn tán xôn xao thì thằng Quỳnh nó khều nhẹ vai thằng Thành rồi nó nói: - Thành nè! Ông sáu bị mấy thằng mắc dịch chôm cặp gà nòi, nhà mầy cũng có gà nòi hổng chừng nó bị thỉnh luôn rồi đó nghe mậy. Thần khẩu hại xác phàm, đúng y chang câu nói của Thằng Quỳnh, mấy chú gà nòi úp trong cái bội ngoài sân dưới gốc cây trứng cá nhà thằng Thành cũng tự dưng không cánh mà bay, khiến thằng Thành "đay nghiến" thằng Quỳnh: - Miệng mầy ăn mắm ăn muối nói linh như Miễu vậy đó, làm ơn mai mốt đừng có ứng khẩu nói như vậy nữa nghe ông. Bởi vậy lần này thằng Quỳnh nó "thắng" cái miệng nó lại kịp thời, chớ không thì có khi nó lại bị thằng Thành "quở" cái miệng ăn mắm ăn muối lần nữa thì có nước độn thổ luôn. * * * Đang ngồi ngoài sân nhà nhâm nhi mấy ly ba xi đế cùng với mấy ông bạn già trong xóm, ông Mười Quán chuẩn bị dốc cái ly mắt trâu rượu đế sóng sánh nước trong veo như mắt mèo vào miệng, bổng tiếng kêu thất thanh từ xa của thằng Thành đang réo tên ông khiến ông chựng lại chưa kịp thưởng thức cái cay nồng của ly đế Gò Đen chánh hiệu, ông vội lên tiếng: - Ông Mười đây, có chi mà bây la cái miệng bài hải vậy Thành, vô đây đi con. Hổn hển thở, thằng Thành sà ngay vào cái bàn nhậu của ông Mười, nó lật đật thế nào không biết làm văng dĩa khô mực nướng bốc mùi thơm lừng rơi ngay xuống đất cạnh bàn nhậu khiến mấy ông đệ tử lưu linh nổi giận mắng mỏ thằng Thành: - Cái thằng này thiệt... là hậu đậu nghe bây, có gì thì từ từ nói, bộp chộp làm rớt bà nó dĩa khô mực của tụi tao rồi, giờ tính sao đây? Thằng Thành như biết lỗi nó lắp bắp nói: - Dạ con xin lỗi mấy ông vì Thằng Cu Sì nó.... Thằng Thành chưa dứt câu, thì tiếng ông Tám Ngàn the thé vang lên: - Suỵt... suỵt ... Đi ... Đi, trời đất, con chó nhà bà ba Cá nó lũm mấy con khô mực rồi mấy ông ơi. Ông Hai Nghĩa nghe vậy phán một câu làm cho mấy ông nhậu "mất lửa": - Ôi thây kệ anh Tám ơi, mình nhậu hoài, nhậu hà rầm ăn mồi đủ thứ hết rồi, lâu lâu cho con Mi Lu nhà bà ba nó "Hưởng Sái" chút đỉnh có sao đâu?. Ông Mười nãy giờ nghe hết trơn lời đối đáp của các bạn già, nhưng ông chẳng buồn quan tâm đến việc đó, ông nói: - Trời mấy ông làm ơn ngưng nói chuyện chút đi, Thành ơi! Thằng Cu Sì làm sao vậy con, nói cho ông Mười nghe coi. -Dạ. Dạ Cu Sì rớt xuống giếng lạn ở khu đồng mả rồi ông Mười ơi, mấy bạn nói ông đem thang tre, dây thừng ra cứu gấp Bà Mười đang cầm cây chổi tàu cau quét gom lá cây lại thành đống và đốt để un ba cái đám muỗi đang bay vo ve trong sân, mùi khói đốt lá nghe quen thuộc vô cùng bởi vùng này ngày ấy chưa có xe đổ rác trong các xóm nhỏ, còn rác ở các chợ thì được mấy chiếc xe bò gom chất đầy nhóc vun lên khỏi thành xe phía sau, để tránh cho rác rơi rớt dọc đường mấy ông đánh xe bò dùng mấy chiếc chiếu cũ đậy lên trên rồi dùng dây kẽm cột các góc chiếc chiếu vào thùng xe thật chặt, mà thời ấy xe bò chở rác chỉ được phép chở vào ban đêm cho đến mờ sáng, bọn nhóc chúng tôi thích nhất cùng nhau đu phía sau xe bò khi đoàn xe này đi qua thôn xóm, hôm nào không vui trong bụng mấy ông chủ xe bò đổ quạu rầy rà và không cho chúng tôi đeo bám vào thùng xe bò, có ông còn lấy cây roi thật dài dùng để trị mấy chú bò ương ngạnh, họ quất ngược về phía sau có hôm mấy thằng nhóc bị trúng phải ngọn roi này đau thấu trời buông tay nhảy xuống rồi dọt thẳng vào các hẻm nhỏ bên đường, còn hôm nào vui thì mấy ông chủ cho bọn tôi đu xe thả cửa rồi thậm chí cho chúng tôi nào chuối, ổi để cả đám cùng ăn..., khi nghe thằng Thành nói thằng Cu Sì té giếng lạn, bà quăng cây chổi xuống đất rồi vừa thúc hối vừa trách móc ông Mười: - Ông Mười ơi ông Mười, lo đi cứu thằng Cu dìa liền kìa, thôi dẹp bàn nhậu là vừa, ông chẳng để ý gì thằng Cu, nó lêu lỏng cả ngày, vậy mà ông ngồi nhậu cho được á. Nghe "Sư Tử Hà Đông" của ông bạn già đang "làm hùm làm hổ" với ông mười, mấy ông nọ bèn rút lui không kèn không trống vì sợ ngồi hồi lâu bị vạ lây thì phiền phức vô cùng. Thấy Bà vợ nóng ruột với tin thằng quý tử bị té giếng mà lớn tiếng với mình, phần thì có tật "nể vợ", phần thì thấy chiến hửu đã rút khỏi trận địa, hiện chỉ còn mình ta với Địch nên ông Mười cũng không thèm đôi co với bà làm gì, ông mười quay sang hỏi thằng Thành cớ sự ra sao mà thằng nhỏ nhà ông té xuống cái giếng lạn Thằng Thành kể lại câu chuyện cho vợ chồng ông Mười quán nghe, rồi nó nhận định: - Phải chi tụi con đừng thi nhau thả Diều thì đâu có chuyện rắc rối này há ông Mười. Ông bà Mười lôi ra cái thang, sợi dây thừng, có cả cây đèn khí đá, khi ra khỏi sân nhà mình bà Mười chực nhớ mới nói vọng vào nhà: - Phát ơi! Ra trước coi nhà đi con, nhớ coi chừng đống un nghe phát, dẹp dọn chổ tía bây nhậu luôn dùm ổng đi con. Thằng Phát là em kế của Cu Sì từ sau nhà bếp chạy vội lên nhà trên, nó lớn tiếng dạ trước khi mọi người bên ngoài sân đi khuất . * * * Từ đàng xa chúng tôi thấp thoáng thấy ông bà Mười và thằng Thành xuất hiện, trong lòng chúng tôi lúc bấy giờ như trút được gánh nặng ngàn cân trên vai vì ông bà Mười đến vừa đúng lúc, do thằng Cu Sì nó quá mệt mỏi và chưa kịp hoàn hồn sau cú ngã từ mặt đất xuống đáy giếng, tiếng là cái giếng lạn không sâu có điều bị rơi xuống bất tử cũng làm thằng Cu Sì bị trầy trụa khắp người, dưới đáy giếng tiếng nó rên hừ hừ vọng lên phía trên khiến cả đám chúng tôi cũng thấy xốn xang trong lòng, bởi bất lực khi thấy thằng Cu lâm nạn mà chẳng làm gì được cho nó. Ông Mười lao nhanh về cái giếng lạn, đến nơi ông ra lệnh cho chúng tôi: - Tụi con xê ra xa xa một chút, vì bu lại đây nhiều người quá thì bên dưới thiếu dưỡng khí thì nguy hiểm cho thằng Cu Sì vì nó sẽ bị ngạt thở đó mấy con. ![]() Trở lại chuyện thằng Cu Sì, khi bà Mười huơ huơ đèn tìm thằng Cu, phía bên dưới nó cảm động khi thấy mẹ mình bên trên nó mếu máo nói: - Con sợ lắm má ơi, chút nữa về nhà nói ba đừng đánh con tội nghiệp nghe má. Bà Mười nghe Cu Sì năn nỉ làm bà cũng mủi lòng, nghèn nghẹn bà nói: - Không sao đâu con, má sẽ nói với ba dùm cho, con bị như vầy ba má thương không hết chứ làm sao đánh con cho được. Ông Mười thả cái thang xuống dựa vào thành giếng, ông leo xuống nhanh chóng, chỉ chốc lát thằng Cu Sì được ông dìu nó lên khỏi cái giếng, tiếng vỗ tay rần rần của bọn nhóc quanh đây vang lên, rồi cả bọn đồng thanh hô to: - Hoan hô ông Mười đi tụi bây, ông Mười hay quá giống y như anh hùng người Dơi vậy đó. Bà Mười mừng muốn rơi nước mắt khi nghe chúng tôi tung hô ông Mười như hai anh em Bat Man và Rô Bin trong phim người Dơi thỉnh thoảng chiếu trong vô tuyến truyền hình nằm ở băng tầng thuộc đài Mỹ ở sài gòn, bà Mười bắt đầu pha trò làm cho cuộc giải cứu thêm phần sinh động: - Cha... cha mấy con không công bằng nghe, bà đây ganh tị đó, ông Mười bây được hoan hô như người Dơi, thì bà Mười này cũng có công cứu thằng Cu Sì thì chí ít ra bà cũng là Miêu nữ chớ, sao không hoan hô bà vậy mấy con. - Hoan hô bà Mười, hoan hô, hoan hô... * * * Sau lần tai nạn đó thì râm ran tiếng đồn trong xóm, mấy người lớn họ bàn tán với nhau: - Mấy bà biết không? Mấy người té giếng giống Thằng Cu Sì trong xóm mình đó, sau này người ngợm ăn nói cư xử không ra gì, có khi bị khật khùng cũng không chừng. Hoặc khờ khờ như thế nào đó. Trong số mấy bà buôn chuyện hôm ấy có người không đồng ý với nhận xét trên: - Chị Hai nói sao chớ, đâu phải ai té giếng rồi cũng khờ khờ (mad mad) hết đâu. Thực hư tiếng đồn đãi này trúng trật như thế nào thì cái đám bạn của thằng Cu Sì và cả tôi chưa thấy nó có cái biểu hiện như lời đồn đãi kia, có điều một bữa nọ trong lần chơi đánh đáo ăn tiền, sau một hồi chơi thì thằng Cu Sì nó khai ra nó đã thua cháy túi, có nghĩa là nó không còn một cắc trong người, vậy là chúng tôi phải nghỉ, cả đám quay quần dưới gốc cây khế già, đứa thì đếm tiền đứa thì tranh thủ uống nước cũng có vài đứa nằm bẹp người xuống đất, tụi nó nằm gối đầu chổ gốc cây khế nổi trên mặt đất , liền khi ấy ông Bảy cà Rem đẩy chiếc xe cà rem dừng ngay chổ bọn tôi đang tụ tập, thằng Quỷnh là thằng ăn nhiều nhất trong trò chơi đánh đáo, nó chạy đến mua ngay năm cắc cà rem đậu xanh, ông Bảy đút tiền vào cái học tủ bên dưới rồi ông mở nắp thùng cà rem lôi ra một bẹ cà rem lạnh bóc khói, ông lấy con dao nhỏ cắt làm mấy cục, ông ghim một cục khá to đưa cho thằng Quỳnh, thằng Quỳnh cầm lấy và liếm cục cà rem một cách ngon lành, rồi lần lượt đứa nào cũng mua, có điều hổng có ai chơi sang bằng thằng Quỳnh, thậm chí có đứa mua chỉ một cắc bạc, khiến ông Bảy càm ràm: - Một cắc bạc khó bán lắm, ít ra phải hai cắc, mà thôi thấy mấy đứa thèm quá ông bán luôn cho bây, chứ bán vậy ông không có lời đâu. Quanh đi quẩn lại chỉ còn thằng Cu Sì là không mua cà rem, tôi mới chực nhớ nó nói đã thua hết tiền, dự tính cho nó mượn hai cắc để cùng ăn cho vui, nhưng Thằng Quỳnh lẹ miệng kêu: - Nè Cu Sì lại đây tao cho mầy cắn một miếng nè. Cu Sì đang bí xị vì đứa nào cũng có cà rem để ăn, còn nó đang nhìn các bạn ăn một cách ngon lành, nó nuốc nước miếng ừng ực, tiếng thằng Quỳnh mời mọc làm cho Cu Sì phấn chấn hẳn lên, nó vội đến rồi cắn ngay một góc bẹ cà rem trên tay thằng Quỳnh, do Cu Sì cắn miếng hơi to khiến thằng Quỳnh la lên: - Cái thằng này kỳ ghê. Kêu cắn một miếng mà cắn cho dữ vô, không cho mầy ăn nữa. Lúc này thằng Cu Sì tự ái nổi lên: - Hỗng cần, tao mua tao ăn thôi Nói xong nó lận cái lưng quần lôi ra một nắm bạc cắc mới tinh được gói kỹ trong cái bọc nylon, nó còn cẩn thận ràng hai sợi dây thun gói bạc cắc cho chắc ăn. Thấy gói bạc cắc của thằng Cu Sì ai nấy cũng trầm trồ, thằng Cảnh bèn nói: - Cái thằnh té giếng này xạo ke, còn cả đống tiền vậy mà lúc nãy dám nói hết tiền. Lúc này tôi mới chực nhớ lại câu chuyện hôm nọ mấy bà trong xóm bình luận về tính khí của những người té giếng, như vậy hôm ấy tôi biết được cái thằng té giếng trong xóm tôi nó không ngu ngơ khù khờ chút nào, mà trái lại nó khôn trật đời qua chuyện ăn chực cà rem của thằng Quỳnh. Rồi cái bằng chứng hùng hồn chứng minh lời đồn đãi nọ ít ra cũng có trường hợp ngoại lệ, sau này khi đến tuổi trưởng thành, có nghề nghiệp làm nghề bọc nệm ghế salon cho các nhà thầu nên phúc chốc Cu Sì ăn nên làm ra khá dã hơn những đứa bạn cùng thả diều ngày xưa. Giờ đây khi ai gán cho ai cái tên "đồ té giếng" để ám chỉ người không bình thường, thì theo tôi chưa chắc đó là những tay càn dỡ trong cuộc sống, ai mà cố cãi lại tôi sẽ dẫn họ đến gặp "Cu Sì đại gia" đã từng té giếng một thời vậy mà hắn đang sở hửu một gia tài to lớn mà chưa chắc người "chưa từng té giếng" có được. Hai Hùng SG |
||||
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
|
||||
![]() |
||||
Nhom12yeuthuong
Senior Member ![]() ![]() Tham gia ngày: 13/Sep/2009 Đến từ: Vietnam Thành viên: OffLine Số bài: 7169 |
![]() ![]() ![]() |
|||
Chuyến Đi Kỷ Niệm
Tôi được một Công ty du lịch nhận vào làm, nói thật trong lòng tôi lúc ấy "Mừng hết lớn" vì đang "Bảy nghề" mà có được một công việc tương đối nhàn hạ, được chu du miễn phí đây đó trên mọi miền đất nước thì thử hỏi còn hạnh phúc nào hơn thế nữa. Ngày đầu vào nhiệm sở nhận việc, tôi hơi thiếu tự tin vì bị thất nghiệp thâm niên nên bao nhuệ khí trong tôi nó đà tan biến tự bao giờ, mở cửa văn phòng của sếp lớn tôi rụt rè như đứa trẻ mới chập chững bước vào lớp đầu cấp bậc tiểu học. Tâm trạng các cháu bé mẫu giáo bị chuyển đổi trạng thái thật đột ngột vì đang được các cô nuôi dạy trẻ chăm nom cho từ miếng ăn giấc ngủ, làm gì trong lớp cũng được các cô thay nhau để mắt đến, chạy giỡn trong lớp nếu lỡ bị té thì bao giờ cũng được các cô vỗ về an ủi, thoa dầu xoa bóp chỗ vết đau, khi vào lớp một, cái lớp đầu cấp tiểu học ngày nay mọi việc liên quan đến bản thân các em đều phải tự làm không còn cảnh được nuông chìu tha hồ nũng nịu thì bảo sao các cháu không khỏi hụt hẫng. Trước mắt tôi là sếp bự nhất trong công ty, mọi người gọi ông một cách thân mật như người trong nhà, một cũng anh Tư mà hai cũng Anh Tư khiến tôi lấy làm lạ cách xưng hô nơi công sở này hơi lạ so với thời trước đây ở miền nam của đất nước mình, tôi chợt nghĩ thầm "Ai sao mình vậy" nên tôi cũng khẻ gật đầu rồi nói: - Dạ tôi xin chào anh Tư. Tôi rất mừng vì được công ty tuyển dụng, tôi sẽ bằng hết khả năng để hoàn thành mọi công việc được giao. Sếp lớn hết nhìn tôi từ đầu đến chân, rồi nhìn ngang liếc dọc để coi tướng của tôi có hạp với công việc hay không? sau một lúc ngắm ngía dường như cũng tạm thời chấp nhận ngoại hình của tôi, sếp bắt đầu phỏng vấn: - Cậu tên Hùng phải không, Cậu Hải ở công ty có giới thiệu về cậu cho tôi nghe, nay tôi hỏi cậu một số việc nhé, cậu nghe nói tuổi Tỵ Phải không, Quý Tỵ mới đúng chứ. Tuổi này mạng Thủy, Trường Lưu Thủy tức con sông chảy dài, tuổi cậu tốt đấy hạp với tôi rồi, có điều sao tôi thấy gương mặt cậu dường như không vui, ý là tôi nói cậu thiếu nụ cười, đã làm nghề du lịch là phải có nụ cười thật tươi mới được. Vừa dứt lời, sếp lớn cất tiếng gọi người lao công vừa bước ngang ngoài cửa. - Cô Hai nè, cho chúng tôi 3 ly cà phê đá nghe. Một ly ít đường thôi nghe cô. Người lao công gật đầu rồi đi khuất, sếp tiếp tục giảng "Mô ran" cho tôi và thằng Hải nghe: - Cậu Hùng phải tập cười như mấy cô gái chàng trai bên Thái lan vậy đó, du lịch phải vậy chứ mặt khó đăm đăm như vậy sao làm du lịch được. Đẫy hai ly cà phê đá cho tôi và thằng Hải xong, sếp Tư phán tiếp: - Thôi coi như tôi chấp nhận cậu Hùng vào làm cho công ty mình, về nhà cậu đứng trước gương tập cười đi, ai đời làm du lịch mà mặt ngầu thế kia thì sao mà làm, anh nói thế phải không Hải?. Thằng Hải bạn tôi nghe sếp Tư chịu cho tôi vào làm nó mừng ra mặt, nó vội lên tiếng: - Dạ anh Tư nói chí phải, cái thằng này để em về sẽ nhắc lại nó cái vụ gương mặt cười mới được. Dường như cuộc phỏng vấn đã xem như hoàn thành, chúng tôi đứng dậy xin phép sếp Tư ra ngoài, chưa ra khỏi cửa chừng như nhớ ra điều gì sếp gọi giật ngược hai đứa tôi lại: - Ờ nè Hải, Hùng. Nhớ bổ sung cái lý lịch và hồ sơ xin việc cho phòng tổ chức nhe. Mà sao hai cậu có cái tên gì mà ngộ thế. Công ty có Hải Rồi bây giờ có thêm Hùng nữa, nay mai đi ký hợp đồng với các đối tác chắc họ "Hãi hùng" luôn quá. Ha ha ha. Biết sếp Tư nói giỡn cho vui, chúng tôi cùng cười tươi rói, một nụ cười thả ga trên gương mặt tôi sau bao tháng ngày ở không ăn bám gia đình, tưởng đâu chỉ có vậy thôi sếp Tư còn bồi thêm câu nữa: - Sau này hai cậu có dịp đi công tác chung, hoặc tết nhất các cậu chúc tết nhà ai thì làm ơn để cậu Hùng vô trước rồi mới đến cậu Hải nghe. Thiệt tình bây giờ nghe tên hai cậu mà tui còn "Hãi Hùng" huống chi người ta. Ha ha ha... Ra khỏi công ty thằng Hải chở tôi đến quán nhậu bình dân gần chợ, sau vài chai larue 33, tôi và nó chếnh choáng hơi men rồi thì rượu vào lời ra thằng Hải nói với tôi: - Ông Tư coi vậy chứ ổng vui tánh lắm mầy ơi, có điều ổng là người của "âm lịch". - Mầy nói người của âm lịch là sao, tao thiệt tình không hiểu Hải ơi. Thằng Hải bưng ly Larue lên hớp một ngụm, vẫn cầm cái ly trên tay nó nói nhỏ cho tôi nghe: - Là mê tín dị đoan đó thằng quỷ. Có vậy mà không biết. Tuần nào tao nghe nói ổng hay đi coi tử vi, bói toán. Chuyện linh ứng hay không tao chưa thấy, nhưng tin tưởng thái quá thì cũng không nên, nhiều khi mất cơ hội làm ăn nữa đó. Tôi phản lại ý thằng Hải: - Người ta thường nói có thờ có thiêng, có kiêng có lành Hải ơi, ông Tư làm vậy cũng đâu có hại gì, kệ nó niềm tin của mỗi người mà miễn sao đừng đụng chạm đến quyền lợi của người khác là được rồi. Thằng Hải chưa chịu thua nó cố nói: - Đành vậy, cái gì cũng vừa vừa phải phải thôi, làm thái quá cũng khó coi lắm mầy ơi. Thôi bỏ vụ đó đi. Dô nè trăm phần trăm nghe mậy. Trả tiền chầu nhậu đó, trước lúc chia tay thằng Hải nhanh chóng nhét vào túi áo tôi vài trăm bạc gọi là "cứu trợ" bạn bè cho qua thời bĩ cực. Tôi thầm biết ơn thằng Hải vô cùng vì nó biết tôi đang tiền khô cháy túi mà ra tay cứu giúp kịp thời, bất chợt tôi liên tưởng đến luật nhân quả mà tôi thường nghe bà nội kể cho mình nghe thuở nhỏ, bà nói con người có kiếp đời trước, kiếp hiện tại, kiếp đời sau, nhất nhất khi ta hành động. Cư xữ với ai đó việc gì đều có nhân quả không sai chạy, làm ác sẽ gặp ác. Ăn hiền ở lành thì được quả vị tốt, thú thật lúc đó nghe bà nội nói thì biết vậy chứ tôi cũng chưa hiểu thấu đáo nhân quả là gì, sau này tôi có nghe một số người còn bày bác nhân quả hoặc ở hiền gặp lành chỉ là câu nói cho thuận nhĩ mà thôi, ở Hiền gặp lành thì tại sao có gia đình thật hiều từ mà tai ương đến với họ liên tục, còn những người dữ dằn, đâm thuê chém mướn, gạt gẫm thiên hạ đủ đường, hoặc tham quan ô lại thì nhà cao cửa rộng xênh xang mũ áo vậy thì câu ở hiền gặp lành không thuyết phục cho lắm, sau này tôi có nghe các bậc cao minh của nhà Phật thuyết giảng về luật nhân quả, tôi chợt hiểu không phải làm ác hiện tại thì gặp liền quả báo. Hiện tại họ giàu có là do phước báu của đời trước trổ quả. Còn việc ác đời này có khi trả quả ngay như tù tội... còn không sẽ trổ quả kiếp sau. Thôi thì xin tạm gác việc nhân quả lại đây để cùng tôi đi tiếp câu chuyện còn dài phía trước các bạn nhé. * * * Vào sáng nọ khi vào đến bàn làm việc, mở máy tính ra xem mấy E.mail khách hàng gửi đến, thôi thì đủ thứ Mail đặt tour, thư rác, thư làm quen. Thư Quảng cáo, nhắc nợ, v.v. Đang tập trung trả lời các E-mail theo thẩm quyền của mình thì Cô lao công đứng phía bên ngoài đang gõ cửa và ra dấu cho tôi sếp lớp gọi tôi có việc cần. Bước vào phòng sếp tôi thấy đâu gần năm sáu vị khách lạ, nói lạ là do tôi gặp họ lần đầu chứ với công ty và sếp Tư thì họ đà nhẵn mặt. Tôi gật đầu chào mọi người rồi tìm một chổ ngồi khiêm tốn cho thân phận mình và chờ lệnh sếp Tư. Trao đỗi điện thoại với khách xong, sếp Tư giới thiệu các vị khách kia cho tôi biết, cứ đến vị nào tôi gật đầu đến đó rồi sếp nói: - Các anh đây là những người từng trãi trong ngành báo chí, văn chương và Du Lịch, anh muốn Hùng tháp tùng đi cùng các anh đây đễ khảo sát tour du lịch vì tương lai đơn vị mình sẽ liên kết với các nơi đưa khách đến các địa phương thăm viếng nghỉ ngơi mua sắm, nhất là về du lịch văn hóa nữa. Các vị này khi gặp vài lần thì tôi mới biết họ là Nhà văn Sơn Nam, một cây đại thụ trong dòng truyện về vùng đất miền nam trù phú, ông có nhiều tác phẩm để đời được dựng thành phim ảnh chiếu trên màn ảnh vô tuyến truyền hình cho bà con thưởng lãm. Một vị Tiến sĩ Dân Tộc Học, Nguyễn Tiến Hữu một việt kiều ở Tây Đức về. Một ông Minh Đăng Khánh nhà báo chuyên viết về văn học tình tự quê hương, còn những lãnh vực khác của ông viết thì tôi không được rõ cho lắm. Cuộc họp hôm đó nói chung là vui vẻ thiết thực góp phần cho du lịch nơi địa phương tôi làm việc. Nhà văn Sơn Nam trong lúc cao hứng về những dự án du lịch của công ty tôi ông góp ý: - Qua thấy mấy chú có khu đất ven sông đẹp quá. Có nhà hàng nổi thì thuận lợi rồi. Sau này khi có khách ở bên ngoài về thăm quê hương thì nên có những món ăn truyền thống của Người Việt, chẳng hạn như cá Tai tượng chiên xù, cá rô bí chiên giòn lấy bánh tráng cuốn rạu sống chấm mắm nêm thì tuyệt cú mèo. Các vị còn lại cũng góp nhiều ý rất hay và thiết thực cho công việc kinh doanh về du lịch. Sau cuộc họp sếp Tư quyết định cho chúng tôi làm một nhóm khảo sát tour như nói trên... * * * Đúng ngày ấn định cho cuộc hành trình năm ngày bốn đêm của đoàn khảo sát tour Sài Gòn - Nha Trang - Đà Lạt, trước ngày lên đường đêm ấy tâm trạng tôi háo hức vô cùng, vùng đất Nha trang thì ít nhiều tôi cũng đã từng ăn ở nơi đây một thời gian và cũng đôi ba lần qua lại thành phố xinh tươi này. Tôi háo hức vì đây là chuyến vùng cao nguyên Lăng biang của Đà lạt mộng mơ, vùng đất mà tôi chỉ được biết qua sách báo, qua truyền hình nên chuyến đi này nó khiến tôi háo hức muốn nhanh chóng đặt chân lên là điều dễ hiểu. Sáng tinh mơ khi lủ gà trong chuồng chưa kịp gáy sáng là tôi đã có mặt tại điễm hẹn, chừng ít phút sau các vị khách cũng hiện diện, có điều thật tiếc cho đoàn khảo sát do bận việc bất ngờ nên Nhà văn Sơn Nam không tham dự, có lẽ người tiếc nhất là tôi vì tôi dự định trên con đường thiên lý tôi sẽ có dịp hỏi han ông về các câu chuyện ông sáng tác và cũng để học hỏi nơi ông những vốn sống của ông biết đâu sau này tôi có dịp cần đến. (Nay nhà văn Sơn Nam đã thành người Thiên cổ rồi). Anh Châu một tài xế lão luyện đưa chúng tôi bon bon trên đường xa lộ Sài gòn, ra đến quán Phở Tàu Bay ngoài xa lộ chúng tôi vô ăn sáng, trong khi ăn Tiến sỹ Hữu chỉ vào mấy tô chén muỗng bằng nhựa đựng thức ăn của quán, ông nói: - Việt Nam mình bây giờ xài đồ nhựa nhiều quá, bên Đức họ loại bỏ hết chỉ sử dụng đồ dùng Thủy tinh. Giấy. Sành sứ, inox, mây tre lá thiên nhiên, các loại đồ nhựa rất độc. Tôi nghe ông nói tôi cứ ngớ người ra, vì vừa hết thời bao cấp được xài mấy thứ đồ gia dụng bằng các loại nhựa đủ màu sắc bắt mắt thì ai nấy cũng mừng, nào ai biết được trong đó dẫy đầy các hóa chất, chứa thức ăn lâu ngày không tốt cho sức khỏe con người, bài học đầu tiên tôi học nơi vị này là thế đó. Xe tiếp tục lên đường, quốc lộ 1 mạch máu nối liền Sài gòn ra các tỉnh miền trung miền bắc đang được sửa chữa lại, ổ gà, ổ voi, ổ khủng long đầy đường, xe dằn xốc liên hồi khiến tô phở vừa ăn xong đã được tiêu hóa cấp kỳ, anh Châu là dân hút thuốc đôi ba lần ghiền quá anh định đốt điếu thuốc cho qua cơn buồn ngủ nhưng anh đành nén lại vì sợ ông Việt Kiều Tây Đức sửa lưng thì mất vui, bởi đi xe đông người nếu hút thuốc trên xe là điều khiếm nhã. Qua Dầu giây đến Xuân Lộc, Long khánh, nơi mấy chục năm trước trận thư hùng giữa hai miền Nam bắc trong thời binh lửa, một thời đau thương của dân tộc Việt Nam sao mãi hận thù. ![]() Mùi nước mắm từ đâu theo gió tràn vô xe nghe ngột ngạt, trong tôi có ý nghĩ hài hước tôi bèn ghẹo anh Châu tài xế: - Anh Châu ơi! Tui nghe người ta đố ông Mù đi xe đò ngang đây là địa danh gì, thì ông Mù nói trúng phóc luôn, Thành phố Phan Thiết chứ đâu mà bày đặt đố, nghe mùi là biết liền mấy ông ơi. Anh Châu cười cười rồi nhấn ga dọt lẹ cho qua khỏi vùng đất có "mùi thơm" trứ danh này. Trưa hôm ấy chúng tôi ghé một nhà hàng gần chợ để dùng cơm, thức ăn ngon, tươi, lạ miệng, nhất là dĩa nước mắm y để chấm các loại cá vớt trong tô canh ra, nó đậm đà vô cùng nên khi thấy người phục vu đi ngang qua tôi khiều anh ta lại và hỏi nhỏ: - Anh vui lòng cho hỏi thăm, nước mắm này rất ngon, nhà hàng mua ở đâu vậy? Rất nhiệt tình anh ta chỉ tay ra ngoài cửa chính rồi nói: - Đó anh, cái cô mập mạp mặc áo xanh là chủ đó, anh muốn mua bao nhiêu cũng có. Được cái "tuy dô" có nơi bán đặc sản tôi phấn chấn vô cùng. Tôi thầm đếm số người quen thân để liệu định mua đủ số chai về biếu làm quà nhằm lấy le mình cũng đi du lịch nơi xa như ai. Bà bán nước mắm đon đả mời chào hàng hóa, thậm chí bà còn khui một chai cho tôi lấy ngón tay út chọt vào để thử nước mắm số một la mã của Phan Thiểt, nếm xong tôi mới thấy anh chàng hồi nãy giới thiệu không ngoa chút nào, vậy là tôi trút hầu bao ra mua ba thùng, khi đang trả tiền tôi bổng thấy anh Châu tài xế nháy nháy mắt ra hiệu liên tục mà tôi chẳng hiểu anh ta muốn nói điều gì với mình, hai ông khách đi cùng cũng người mua vài thùng như tôi, cả ba người mua đều hả hê vì có quà quý về cho bạn bè. Lúc chất mấy thùng nước mắm phía sau cái cốp xe, anh Châu nói nhỏ với tôi: - Tui nháy muốn lòi con mắt ra hiệu kêu đừng mua mà chú em mầy cứ mua, tụi này nó bán đồ ba trợn không hà. Đem về nhà hai bữa nó bốc mùi thúi rùm có nước đỗ xuống cống chứ ăn uống gì được, tui mà la lên tụi nó thù oán mai mốt ra đây nó nhớ số xe thì coi như xong đời chiếc xe của tui luôn. * * * Thị xã Phan Rang tháp chàm ngấp nghé phía đàng xa, hai bên đường bà con trồng ngút ngàn các loại Nho, Nho xanh, Nho đỏ đầy trái mọc trên giàn, anh Châu tài xế giới thiệu qua tiếng gió gào thét ở ô cửa kính của xe: - Nho mùa này nhiều lắm, tối nay mình ngủ ở khách sạn Ninh Chữ tui sẽ đãi mọi người uống rượu Nho Phan Rang nghe, ngon lắm đó, có điều so với loại vang của Pháp, của Mỹ thì quả thật không bằng, nhưng Làm được vang như vậy thì cũng hay lắm rồi, uống rượu Vang Ninh Thuận nhậu với con Dông nữa thì còn gì bằng. Tôi không biết con Dông là con gì, vì đây là lần đầu tiên mới được nghe nói đến, anh Châu tỏ ra một hướng dẩn viên du lịch kiêm tài xế nói một cách rành rọt: ![]() Con đường từ thành phố Phan Rang di vào Ninh Chữ không xa lắm, hai bên cũng mênh mông ruộng muối, chẳng mấy chốc xe đến khu du lịch Ninh Chữ, chúng tôi đi khảo sát không nhằm mùa du lịch nên nơi đây khá vắng khách, chỉ dăm ba chiếc xe loại mười sáu chổ ngồi chở khách ra nghỉ dưỡng, còn lại thì lát đát vài cặp tình nhân là người dân bản đi từ Phan Rang chạy Hon Đa vào tắm biển khi chiều họ lại quay ra. Nhận phòng xong chúng tôi ào ra biển ngay, thời tiết oi nồng nhưng nước biển thì mát rượi vỗ về da thịt khiến chúng tôi khỏe hẳn lên, đêm ấy chúng tôi uống rượu vang, ăn con Dông chiên, nướng, trộn gỏi thật ngon. đêm về khuya chúng tôi lại phải ghi ghi chép chép khi ngã lưng đồng hồ trên tường điểm đúng 2 giờ. Sáng hôm sau tôi và anh Châu thức sớm, ra biển sớm hít thở không khí trong lành với làn gió mát miên man thổi thật là khoái chí, xa xa các ngư dân bủa lưới bắt cá ven bờ, tôi với anh Châu chạy đến phụ kéo mảnh lưới dài ngoằn, thu lưới xong tôi thấy đủ thứ cá, mực tươi, sao biển, tôm tép nằm trong lưới, những ngư dân có thân hình vạm vỡ thấy thành quả không tệ họ mừng ra mặt khiến chúng tôi cũng vui lây. Mặt trời lên cao, nắng chói chang, khi vào đến nơi bán đồ lưu niệm khu du lịch Ninh Chữ, thấy những cái xách tay được người đồng bào Chăm, Ninh Thuận dệt với những hoa văn lạ lẫm vô cùng, tôi với anh Châu vào hỏi mua và được cô bán hàng trông thật đẹp ra chào mời: - Mấy anh mua giúp nhé, đây là sản phẩm của làng dệt Mỹ Nghiệp làm ra, ở đây tụi em bán dùm họ không có lời đâu, giá rẻ thôi, chỉ có hai mươi lăm ngàn đồng một cái, mua về tặng cho bồ là hết ý luôn. Thấy cô gái đẹp ăn nói cũng khá dịu dàng tôi với anh Châu liền mua mỗi người hai cái, tôi còn bông đùa với cô ta: - Tụi anh chưa có bồ, mua về không biết tặng cho ai đây, hay em làm bồ tụi anh được không? Cô gái đang vui nghe tôi nói liền chuyển sang làm mặt lạnh như tiền, hầm hầm không nói không rằng thối tiền xong cô ta ngoe nguẩy đi vào bên trong không thèm đếm xĩa hai tên dê xồm không đúng lúc. Anh Châu thấy vậy liền nói: - Cô này cũng làm cao ghê hé chú mầy. Tôi đáp: Phải chi tui nói làm bồ mình tui không chừng cô ta ok, kêu làm bồ cả hai đứa mình cô ta không rủa xả mình là may phước lắm rồi anh ơi. Ăn sáng xong anh Châu đưa chúng tôi đi thăm làng dệt Mỹ nghiệp, Làng đồng bào Chăm nhà cửa thấp, nhưng khang trang gọn ghẽ, những người phụ nữ ngồi bên khung cữi toàn bộ động tác dệt đều làm bằng đôi tay, không một máy móc dệt nào được đưa vào đây, tôi thầm phục tài khéo léo của các cô, các bà ở đây vì họ đã góp cho đời những mảnh vải đẹp khiến du khách phương xa một khi đã đến nơi này thì dù khó tính đến đâu cũng mua một vài sản phẩm đem về. Nhìn nơi chưng bày những sản phẩm đã được hoàn thành, tôi cùng anh Châu thấy mấy túi xách y hệt cái mình vừa mua nơi bán quà lưu niệm ở khách sạn Ninh Chữ, tôi bước vô hỏi giá một bác đứng bán bên tủ kiếng: - Cho cháu hỏi bác, túi xách này ở đây mình bán bao nhiêu tiền một cái. - Ở đây giá bốn chục một cái không bớt. - ủa sao ngoài khu Du lịch bán có hai mươi lăm vậy bác, bác có nói lộn không. - Hai lăm thì mấy chú ra đó mua đi, ở đây bốn chục. Tôi với anh Châu lật đật rút lui có trật tư, trong bụng tôi lẫm nhẫm: "Giờ thì mới thấy câu Đắc đồng ế chợ là chính xác" Chào tạm biệt thị xã Phan Rang với lòng không vui, câu chuyện nói thách khi bán hàng cho du khách là điều rất tai hại cho phát triển du lịch vậy mà... tôi đành bỏ ngỏ ý này không dám lạm bàn thêm, xe lao vun vút qua làng gốm Bàu Trúc, một địa danh chuyên làm ra những sản phẩm đất nung bằng thủ công nhưng không kém phần bắt mắt. chúng tôi đi đây đó, đi xem các tháp chàm, ghé thăm hỏi han nhà một số đồng bào Chăm, xong xuôi chúng tôi thẳng tiến Nha Trang. * * * Cuối ngày hôm ấy khi mặt trời khuất sau dãy núi phía Tây thì chiếc xe cà tàng của anh Châu cũng bò ra đến thành phố biển nha Trang. Chúng tôi vào nghỉ chân ở khách sạn Hữu nghị, khách sạn này nằm trên trục lộ chính của thành phố Nha trang xinh đẹp, trút bỏ lớp bụi đường sau một ngày vất vả trên con đường thiên lý, có vài người bạn của anh Minh Đăng Khánh là cư dân Nha trang thứ thiệt, (tôi nói thứ thiệt là ám chỉ các anh này là người chào đời tại Nha trang) mời chúng tôi dùng cơm tối, xe chạy loay quanh mấy con đường sau cùng chúng tôi dừng chân một nhà hàng ngoài một đảo nhỏ trong thành phố, chung quanh nước bao quanh, gió thổi man mát, bên những dĩa Hải sản, nào là sò, tôm, cua, cá, mực các anh cho chúng tôi ăn no nốc, cách gọi của miền nam là cho ăn thả dàn. Trong khi ăn tôi nhìn quanh quấc thấy về phía xa xa là cầu xóm bóng một cây cầu nổi tiếng từ lâu của thành phố này, rồi những nhà hàng khách sạn khác trong vịnh Nha trang cũng đèn hoa rực rở, khung cảnh trong vịnh thật yên bình... ![]() Về khuya gió càng lạnh, chúng tôi từ giã những người bạn quý của anh Minh Đăng Khánh, trở về khách sạn chúng tôi ghi ghi chép chép lại những điều mắt thấy tai nghe trong ngày, sau này chúng tôi cùng thuyết trình từng người theo nhận xét riêng của mình, nằm xuống tôi nhanh chóng chìm vào trong giấc ngủ sau một ngày "Bầm giập". Sáng hôm, sau khi cà phê và ăn sáng tôi mới thấy phong cách của người dân sống bên Tây Đức lần nữa, số là chút nữa chúng tôi sẽ đi thăm Hồ cá Trí Nguyên nên muốn ăn uống cho nhẹ nhàng để khi đi tàu ra đảo cho nhẹ cái bụng, chúng tôi ăn bánh mì và hột gà Ốp la, ai cũng chừa lại chí ít là cái ruột bánh mì, riêng chú Hữu, ông vét cái dĩa sạch bóng, vừa ăn hết miếng cuối cùng chú Hữu ôn tồn nói: Bên Đức nói riêng các nước phương tây nói chung khi ăn thì không bao giờ để thức ăn thừa mứa, nó trở thành thói quen tốt cho mọi người, ai phung phí thức ăn bị phạt rất nặng, tôi thấy đây là thói quen tốt, người Việt mình nên học hỏi, vì đa phần tiệc tùng ở nước ta thì thịt cá ê hề ăn không hết cũng cứ gọi, cứ trả tiền, lãng phí vô cùng. Khi thăm hồ cá Trí Nguyên xong chúng tôi trở về khách sạn nghỉ để lấy sức ngày mai "Leo đèo" sang Đà Lạt. * * * Còn cách chân đèo Ngoạn mục chừng hai cây số, anh Châu ghé lại cây xăng ven đường châm đầy bình để bắt đầu chinh phục ngọn đèo hiểm trở bật nhất cao nguyên Trung phần, trong khi đỗ xăng chúng tôi nghe Loáng thoáng dân địa Phương bàn tán với nhau: - Chết hết trơn, không ai sống sót. - Ghê vậy, nghe nói xe đó là đoàn chuyên gia người Nhật, xe lao thẳng xuống vực sâu. ![]() ![]() Mỗi xe 6 hoặc 8 khách là họ cho xe chạy, đường lên có lúc dốc dựng đứng, một bên là vực thẳm chỉ cần sơ suất nhỏ coi như về "Cỏi Niết bàn" hoặc "Lên Thiên Đàng" trong nháy mắt. Bao nhiêu sợ sệt tan biến hết khi ta lên đến đỉnh, khí rời mát rượi, mây trắng bay thấp lè tè, sương mù bao phủ, nếu trời quang mây tạnh thì phóng tầm mắt ra xa ta sẽ thấy khu vực suối vàng, suối bạc, thấy đỉnh núi mà truyền thuyết tình yêu của Lang và Biang, hai bọ tộc thù hận nhau gây nên cái chết của hai trẻ yêu nhau... Khi xe leo đèo chúng tôi đã sợ phát khiếp, khi xuống đèo thì nỗi sợ tăng lên mấy chục lần, ngồi sau thùng xe chúng tôi chỉ có cầu nguyện và cầu nguyện, chắc thần rừng, thần núi Đà Lạt rũ lòng thương nên chúng tôi được bình an khi hạ sơn, khi bước ra khỏi chiếc xe mắc dịch này tôi tự hứa sẽ không có lần thứ hai ngồi lên những cổ quan tài di động này. Sau khi viếng phần lớn thắng cảnh Đà Lạt, chúng tôi cũng ham vui ghé những lò mức, lò rượu, lò bánh trái mua những phẩm vật nơi này về làm quà biếu, khi về đến Sài Gòn, ra chợ Sài Gòn hỏi giá thì câu "Đắc đồng ế chợ" được lặp lại lần nữa, tôi rút ra bài học ngẫm lại có lý: "Khi đi du lịch đừng nên bỏ tiền ra mua sắm các sản vật địa phương bày bán, vì lúc nào cũng mắc hơn chợ Sài gòn, vì họ chuyên móc túi khách du lịch, họ biết rằng làm như thế sẽ hại cho địa phương mình, nhưng thói thường là vậy, ai chết mặc ai, tiền thầy, thầy bỏ túi" * * * Còn nhiều địa danh thú vị nữa, nếu tôi kể dông dài e không còn sức, thôi thì xin kết thúc đột ngột chuyến đi lại, xin hẹn lần khác sẽ cùng quý vị đi lòng vòng các vùng khác trên quê hương mình nhé. Hai Hùng SG Chỉnh sửa lại bởi Nhom12yeuthuong - 16/Jul/2016 lúc 9:40am |
||||
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
|
||||
![]() |
||||
Nhom12yeuthuong
Senior Member ![]() ![]() Tham gia ngày: 13/Sep/2009 Đến từ: Vietnam Thành viên: OffLine Số bài: 7169 |
![]() ![]() ![]() |
|||
|
||||
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
|
||||
![]() |
||||
Lan Huynh
Senior Member ![]() Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23789 |
![]() ![]() ![]() |
|||
Em đã gặp anhNgôi nhà to lớn màu đá xám nằm trong khu dân cư lịch sự, cùng một
thành phố, chỉ cách nhà tôi vài zip code nên tôi tìm không khó khăn gì. Nguyễn Thị Thanh Dương |
||||
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
||||
![]() |
||||
Lan Huynh
Senior Member ![]() Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23789 |
![]() ![]() ![]() |
|||
Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 28/Jun/2016 lúc 10:05pm |
||||
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
||||
![]() |
||||
Lan Huynh
Senior Member ![]() Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23789 |
![]() ![]() ![]() |
|||
TUỔI DẠINgày nào cũng vậy, tan học về khi tắm rửa cơm nước xong, tôi thả bộ đến xóm trên để ráp lại với lủ trẻ nơi này bày trò mghijch ngợm, cái khoảnh sân nhà ông Sáu là nơi lý tưởng để cả đám nô đùa, vì nơi đây nó rợp bóng mát bởi tàn của những cây Vú sữa được trồng khá gần nhau, ở đây được bày nhiều trò chơi do thằng Cảnh cầm đầu, nào là chơi ăn ô quan, chơi trò trốn tìm, đánh bông vụ ( con quay), bắn bi, đá cầu, dá dế . v.v… Nhưng cái trò đám con trai hồi đó thích nhất là chơi u và chơi Rồng rắn lên mây, sở dĩ cái đám ” Đực rựa” mê trò này vì có dịp để nắm tay mắm chân thậm chí ôm eo ếch các cô nàng trong xóm mà không bị xem là “Dê xồm” , vì trò này bắt buộc phải có những động tác như vậy mới thành trò chơi, cũng thành thật mà nói mấy cô nàng ngày xưa tuy to xác mà trong tâm hồn thật hồn nhiên vô tư trong các trò chơi, thậm chí các nàng khi nắm tay nắm chân hoặc ôm eo ếch thì giữ thật chặt, vì các nàng ta sợ nắm hoặc ôm lỏng lẻo sẽ bị vuột ra thì sẽ thua phía bên kia khiến cho đám con trai ngượng ngùng, đám con trai tuy tinh ranh phá phách kèm theo chút tò mò nên có thằng trong bọn biết thằng này ,thằng kia có lúc làm bộ quá trớn té vào các nàng để có điều kiện khám phá cái cảm giác thơm ngất ngây mùi bồ kết trên mái tóc dài của các nàng, cái hương thơm toát ra từ làn da mái tóc của các cô nàng làm cho cả bọn khoái chơi cái trò “Chung đụng” này là vậy. * * * Từ lúc có thêm vài ba gia đình dọn về cư ngụ trong xóm, cả nhóm chúng tôi thầm mừng bởi lẽ từ đây sẽ có thêm vài ba đứa trong số gia đình này nhập bọn để cùng đi học cùng chơi với mọi người , trong số họ có gia đình của cô Hai chạy nạn chiến cuộc từ một tỉnh miền núi về đây, tôi công nhận cô Hai là một người thật giỏi giang, một thân một mình mà cô lo cho cả bầy con sáu đứa an học đến nơi đến chốn, Mai con gái lớn của cô Hai nàng cũng giỏi giang không kém mẹ, thấy mẹ nhà đơn chiếc bởi cha của mình tử trận nơi chiến trường ví như căn nhà mất đi trụ cột có thể xiêu vẹo và sụp đổ lúc nào không hay, ý thức của đứa con gái đầu lòng , Mai vùa đi học vừa làm thật chăm chỉ khiến đứa nào trong nhóm cũng phải kính nể, và điều làm cho cả đám con trai thật sự kính nể là nàng Mai nhà ta học rất giỏi vì lúc nào bảng vinh dự trong lớp nàng ta đều nằm ở ngôi vị “Bá chủ võ lâm” thử hỏi làm sao chúng tôi không phục… Mai về ở cũng gần cả tháng, tôi cố lân la làm quen mãi nhưng chưa có dịp thuận tiện, vì khi đi học về cô nàng ôm cái cặp trước ngực, nàng đi thật nhanh về nhà , từ xa xa tôi nhìn đôi tà áo dài trắng của nàng phất phới bay trong gió , tôi liên tưởng nàng như cánh bướm trắng vờn bay, biết được trong lòng tôi đang cố đeo đuổi làm quen với Mai, thằng Cảnh bạn tôi nó bèn này tôi một ” Chiêu thức” để lấy tình cảm với Mai, tôi thấy cũng hợp lý bà hợp với hoàn cảnh thời bấy giờ nên tôi nghe theo lời thằng “Quân sư” , nhưng tôi cũng làm bộ nói như không quan tâm lắm đến chuyện này để thằng Cảnh nó không có cớ ghẹo tôi sau này, tôi nói với nó : -Ái chà , ông bày cách này tui thấy cũng có lý à nghe, nhưng …. Tôi chưa kịp bày tỏ hết sự e ngại thì bị thằng Cảnh nói chặn họng tôi liền: – Ông này ngộ ghê, cái vụ này tui áp dụng rồi, lúc trước mần quen với nhỏ Thúy tui áp dụng y chang kiểu này nè Nóng ruột muốn biết kết quả ra sao, tôi bèn cướp lời nó: – Vậy là em Thúy quen với ông bằng cách này đó hả, chắc ăn không ông, ông xúi dại , nàng Mai mà lắc đầu thì có nước tui độn thổ nghe ông . Thằng Cảnh nó lườm tôi bằng cặp mắt ” mang hình viên đạn” , nó nói: – Thôi , nếu ông ngại thì thôi đi, ông muốn làm quen kiểu nào thì tự lo, coi như tui chưa nói gì hết nhe. Bết cái tánh hờn mát của thằng quỷ này lớn hơn cái tuổi của nó nhiều, chơi với nhau hàng ngày ai nói gì không vừa ý nó hay làm mặt giận, tôi bèn nói: – Nói vậy thôi, cảm ơn ông không hết chứ có gì đâu mà nghi ngại, ngày mai tui áp dụng liền : ( Thằng Cảnh nó bày kế cho tôi, mua một phong bánh in nhân đậu xanh ở tiệm tạp hóa của cô Ba bán trong xóm, gói ghém cẩn thận rồi viết vài dòng chữ kèm theo bảo đảm nàng Mai sẽ nhận lời làm quen,vì đâu có cô gái nào mà không hảo ngọt). Vài ngày sau, tôi chắt mót được một ít từ số tiền tôi được ba má cho đi học mỗi ngày, vậy là dư sức mua một phong bánh in và có thể mua được thêm cái kẹp tóc màu hồng có con Bướm trang trí bên trên, chưa có mua quà cho nàng mà tôi đã thấy vui sướng lâng lâng trong lòng rồi, khi mua xong phong bánh in và cây kẹp tóc, lúc này tôi mới lúng túng không biết trao cho Mai bằng cách nào, lúc này tôi mới thấy mình lơ đễnh không hỏi kỹ càng cách thức trao cho Mai bằng cách nào, chặn đường đưa tận tay thì thú thật tôi không có thừa can đảm để thực hiện, mà nhờ trung gian thì không nên vì sẽ ” Lộ bí mật”, suy đi nghĩ lại chỉ còn một cách tự mình thực hiện … Tôi canh giờ nàng học bài xong Mai sẽ ra sau nhà để lo cơm nước cho gia đình, chắc chắn phía nhà trên chẳng còn ai, tôi rón rén đến bên cửa sổ , may là cửa sổ nàng không đóng tôi nhìn vào bên trong , giật mình vì có thằng Bình em nàng nó đang nhìn tôi , thời may Bình lúc này còn nhỏ và nói chuyện chưa rành nên tôi cũng tạm yên tâm, tôi có nhoẻn miệng cười với Bình cho nó đừng sợ hãi khóc thét lên bất tử, lại thêm một cái may nữa thằng Bình nó cười với tôi, cười với một kẻ lạ hoắc,.. Tôi đặt phong bánh in và cây kẹp tóc cùng một lá thư ngắn bày tỏ ý muốn làm quen, tim tôi lúc này nó đạp thình thịch trong lòng ngực vì hồi hộp , lúc này mà Mai xuất hiện bất chợt chắc tôi sẽ vỡ tim mà chết vì sợ sệt. Cố nén lòng tôi đưa tay ra hiệu chào từ giả thằng Bình rồi cười với nó lần nữa và Bình cũng cười với tôi khiến tôi thấy vui vui trong lòng vì đã làm trót lọt mưu tính của riêng mình … Hôm sau nàng đi học về , vẫn tha thước trong tà áo trắng học trò, tôi đạp xe đến gần Mai và cố tình đạp thật chậm , tôi nín thở và tưởng tượng sẽ nghe được tiếng gọi tên mình thốt ra từ cửa miệng của nàng, thời gian trôi thật chậm tôi cố đợi chờ, chừng nghe tiếng của thím xẩm đang gánh cái gánh chè la lên tôi mới hoàn hồn : – Cái thằng nhỏ này, chạy xe “li lâu”, để con mắt lên trời hả, may thôi “lụng” tui té xỉu rồi “ló” . Tôi lật đật nói lời xin lỗi thím rồi nhấn ” pê đan” vọt thẳng về nhà trông thật bẽ bàng, chừng tỉnh táo lại tôi tự đặt câu hỏi , bánh và thư có tới tay nàng không? Nếu tới tay nàng rồi, bánh in đã ăn rồi sao không trả lời thư hoặc nói lời gì với tôi cho phải phép, nàng làm thinh có nghĩa là có thể nàng không thích tôi nên cố tình làm lơ, hoặc có thể món quà không đến tay của màng, nếu thất lạc thì quà đó ai đã cưỡm mất rồi, tôi bèn nghĩ ra cái kế để kiểm tra lại thật sự món quà ở đâu , nàng có sử dụng rồi mà làm lơ với tôi chăng, nghĩ là thực hiện ngay , tôi nóng ruột muốn tìm ra đáp số cho ” bài toán” này, chờ đến trưa khi mọi nhà đều nghỉ trưa, tôi đến nhà nàng, tôi chạy ngay đến thùng rác để bên hông nhà , tôi dùng cái que nhỏ lục tung cái thùng rác ra xem coi có cái chứng tích gì của phong bánh in hoặc tờ giấy gói quà thì sẽ hiểu được vấn đề, ” Dã tràng se cát biển đông” đó là ám chỉ cho hành động moi thùng rác nhà của Mai, tôi thất vọng không thấy gì ngoài rác của gia đình Mai bỏ ra, tôi thất thiểu ghé nhà thằng Cảnh, đến trước nhà tôi bắt gặp nó đang nhai mấy cái bánh in đậu xanh, dưới chân nó cái kẹp màu hồng nằm chỏng chơ, cạnh đấy đúng là lá thư của tôi viết bị ai vò nhàu nát, tôi hiểu ra sự việc bèn nhào tới cốc lên đầu thằng Cảnh một cái khiến nó đau điếng, tôi lên tiếng trách nó : – Ông ngon quá há, quà tui tặng cho Mai mà ông dám ” chôm chỉa” về đây ngồi ăn ngon lành vậy hả? Tuy đang bị đau vì cái cốc của tôi, thằng Cảnh cũng lên tiếng phân bua: – Ai nói ông tui chôm chỉa quà của ông tặng cho Mai. Thấy bị “bắt tận tay, day tận mặt” mà thằng quỷ này còn lên tiếng chối bài hãi, giận qúa tôi lớn tiếng với nó : – Cái này là cái gì đây ông , sờ sờ ra đó ông còn chối nữa hả , nghỉ chơi với ông luôn, bạn gì xấu hoắc. Thay vì bực tức khi bị tôi mắng xối xả, vậy mà nó vẫn cười thành tiếng, nó nói với tôi : – Ông bình tĩnh nghe tui nói nè , ông tặng quà cho Mai đúng không? Tôi hỏi vặn lại nó : – Ừa thì sao nữa ? – Mai nhận rồi, nhưng Mai không xài, Mai đem lại đây nói Mai tặng cho tôi, nói xong nàng bỏ thí trên bàn rồi quầy quả quay về, màng không xài thì tui xài cũng vậy thôi đúng không, còn phân nửa phong bánh in kia chừa ông đó ăn đi cho hạ hỏa ông ơi! . Thế là đã rõ , Mai đã gián tiếp cho tôi biết nàng không chấp nhận tình bạn với tôi, khỏi nói chắc mọi người cũng hiểu, tôi buồn đau vô cùng , nhìn đâu cũng thấy bầu trời u ám, tôi không tha thiết với mọi việc chung quanh nữa ,ánh mắt của Mai nhất là nụ cười thật tươi và không kém phần duyên dáng nó đã hốt hồn tôi trong cái nhìn đầu tiên khi nàng chính thức cư ngụ trong xóm tôi , sau này lớn lên tôi mới biết mình lần đầu bị “sét đánh” là đây. Dân gian mình câu ” Thua keo này, bày keo khác”, tôi nỗ lực rất nhiều lần để cố lọt vào đôi mắt xanh của Mai nhưng càng ngày càng vô vọng , vậy là tôi mang cái bệnh thất tình từ dạo ấy, tôi học hành bắt đầu sa sút, khi biết được tình trạng của tôi mắc phải, ba tôi giận dữ ông cho đã bố tôi một trận bằng cây ” chả lông gồi” đau điếng, sau trận đòn này dường như hiểu được tình cảm và nỗi đau trong lòng tôi, ba lấy lời khuyên giải. – Tụi con còn nhỏ , chuyện bạn bè yêu đương sẽ ảnh hưởng việc học , con Mai nó làm vậy phải rồi con cũng đừng buồn, nhà Mai nghèo , đông anh chị em nó cố gắng học hành đỗ đạc để sau này còn phụ cho thím Hai nữa, yêu đương sớm qúa không nên con ạ. Nghe ba tôi phân tích về Mai như thế,chẳng những tôi không để tâm ghét bỏ nàng, vì nàng chẳng thèm đoái hoài gì đến tấm chân tình của tôi mà tôi còn cảm phục Mai nhiều hơn. * * * Tôi lên đường nhập ngũ, đi chinh chiến miệt mài nơi những vùng xa tít tận miền trung nắng gió, nhớ nhà, nhớ bạn bè trong xóm nhỏ thân yêu, dĩ nhiên trong lòng tôi cũng còn chổ để chứa cái tình đơn phương với cô bạn nhỏ ngày nào, nhưng cuộc chiến khốc liệt khiến tôi tạm quên những chuyện buồn nơi miền hậu tuyến, một hôm tôi được một phong thư, phong thư mà tôi nghĩ chẳng bao giờ mình sẽ vinh hạnh có được, Mai gửi cho tôi một lá thư kể về tình hình hậu phương, chuyện xóm làng , chuyện những đứa bạn thuở nhỏ , đọc thư của Mai tôi thấy mình sống lại tuổi còn thơ, như cuộn phim chiếu chậm , tôi đã khóc khi hay tin vài ba đứa bạn đã ” Ra đi” không hẹn ngày về, và tôi đã khóc trong Hạnh phúc nàng cố tình đối xử tàn tệ với tôi không phải nàng không hiểu tình tôi, mà nàng đã nói y như ba tôi phân tích sau trận đòn bằng chổi lông gà , tôi xúc động thật sự, tôi không thể là người tình của nàng , nhưng tôi có vị trí đặc biệt trong trái tim nàng, là một người anh kính mến của nàng . * * * Miền Nam gãy súng, cuộc sống hàng ngày của mọi gia đình bị đão lộn, gia đình của cô Hai trở về quê sinh sống, riêng Mai thì theo bạn đi định cư nơi xứ người quanh năm giá rét, tôi trở về sống lại nơi xóm nhỏ ngày nào, mỗi lần có dịp đi nganh căn nhà cũ của Mai nó làm lòng tôi lại xao động như Thuở nào. Được tin cô Hai mang căn bệnh ung thư giai đoạn cuối, tôi thẩn thờ cả ngày, tuy không bà con họ hàng gì với cô nhưng đã từ lâu tôi xem cô như mẹ mình, nên tôi thật sự sốc khi nghe hung tinh này, tôi lật đật vào bệnh viện thăm cô , mấy chục năm gặp lại mừng mừng tủi tủi, cô nằm trên giường bệnh mặt vẫn tươi cười cho dù tóc trên đầu cô rụng sạch nhẵn, cô nói đùa với tôi một câu khiến tôi già hai thứ tóc trên đầu mà phải bẻn lẻn vô cùng: – Bây giờ bây còn thương con Mai không? Mầy là thằng rể hụt của cô đó. Tôi xúc động tột cùng với câu nói đùa của cô, bởi vì rốt cuộc cũng đã hiểu được tấm chân tình tôi dành cho cô và cho cả gia đình Mai bấy lâu, từ giả cô tôi ra về với tâm trạng buồn vui lẫn lộn trong người. Cô Hai .mất một chiều cuối đông sau ba ngày tôi gặp cô nơi bệnh viện, cô ra đi rất thanh thản không chút vướng bận, vì cô đã dốc hết sức để nuôi nấng , dạy dỗ cho đàn con yêu dấu thành đạt nên người, trong đó có Mai cô em gái của tôi đang là một khoa học gia danh tiếng nơi xứ người. Cô Hai ơi! Con chúc cô ” an giấc ngàn thu” nơi miên viễn cô nhé. Sài gòn chiều buồn 28.6.2016 Hai Hùng SG
|
||||
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
||||
![]() |
||||
Nhom12yeuthuong
Senior Member ![]() ![]() Tham gia ngày: 13/Sep/2009 Đến từ: Vietnam Thành viên: OffLine Số bài: 7169 |
![]() ![]() ![]() |
|||
![]()
Đã hơn 20 năm
tôi chưa một lần trở lại quê nhà, dù bao lần hẹn với người thân trong gia đình
ít nhất cũng phải có một lần gặp lại. Nếu không có Đại Hội trường xưa của
tôi tổ chức tại Melbourne bên Úc châu, tháp tùng nhiều anh chị đồng môn tham dự
thì chắc chuyện về thăm gia đình cũng chỉ là một giấc mơ.
Khi ngồi trong
phi cơ chờ hạ cánh xuống phi trường TSN, tôi cảm thấy hơi hồi hộp dù đã nhủ
lòng không có gì phải lo lắng. Nỗi vui mừng khi sắp gặp lại gia đình, chuẩn bị
sẵn những gì phải "đối phó" sau nhiều năm dài xa quê hương. Suốt đoạn
đường bay khá dài, trò chuyện cùng một cặp vợ chồng trẻ cũng từ Hoà Lan về thăm
nhà. Tuy mới quen, khi biết đây là lần đầu tôi trở lại quê hương anh ta
tò mò hỏi
- Chị có thể
cho biết cảm tưởng của chị khi về lại quê nhà?
Cảm tưởng ư?
Nhiều lắm chứ, cả nỗi suy nghĩ vẩn vơ nếu như có điều gì không vui xảy tới. Suy
nghĩ một chút tôi trả lời anh ta:
- Ngày tôi đi
trời còn mờ sương, nay trở về trời đã hoàng hôn. Như một giấc mộng dài. Tôi
đang nghĩ đến gia đình, đến niềm vui xum họp sau hơn hai mươi năm mà may mắn là
các anh, chị tôi còn sống cả.
Đặt chân xuống
phi trường Tân Sơn Nhất, tôi như chạm mặt với một bức tường băng giá, xa lạ và
lòng lại tràn ngập nỗi lo sợ vẩn vơ. Mãi tới khi qua khỏi những thủ tục phiền
phức, có người muốn tôi đưa một chút gì đó mà họ gọi là "chút quà cho quê
hương", ra ngoài gặp lại bao người thân trong gia đình tôi mới thở phào nhẹ
nhõm. Tuy nhiên, những ngày về thăm nhà tôi không ghi lại gì ngoài những khúc
phim và hình ảnh, nhưng trong tâm tôi mỗi một nơi tôi đến đã ghi đậm bao nhiêu
cảm xúc buồn, vui ...
Sài Gòn
Hơn hai mươi
năm trở lại, Sài Gòn về đêm trời vẫn oi bức. Vây xung quanh là người thân ra
đón, tôi ngỡ ngàng nhìn mấy đứa cháu nay cũng già đi với thời gian, trách nào
tôi cũng già đi khi mấy đứa cháu ngày tôi ra đi mới ngoài hai mươi tuổi, nay
tôi về đã ngoài bốn mươi, đã lập gia đình và với một thế hệ tiếp nối chào đời
có vài đứa cháu đã tốt nghiệp Đại Học. Tình cảm của tôi đối với các anh, chị
trong nhà, với lũ cháu thân yêu ngày nào không thấy có chút đổi thay
trong mắt nhìn của tôi, lại cảm thương hơn khi hiểu những đưá cháu một thời
sinh ra đã chịu bao thiệt thòi trong nỗi nhọc nhằn, đắng cay với cha mẹ sau
ngày chiến tranh chấm dứt, hiện tại vẫn vất vả để mưu sinh.
Đêm Sài Gòn
đèn màu chấp chới, những con đường mới mở sau này thuộc vùng phi trường TSN
ngày xưa, khi tôi ra đi chỉ thưa thớt nhà cửa và đồng ruộng, nay thành phố xá
nhà cửa san sát. Người ta đi đâu mà đông vậy? Lòng đường chật chội hay trước
hàng hiên của mỗi căn nhà, hình như vẫn bán buôn một thứ gì đó. Sau này tôi mới
nhận ra vẻ phồn thịnh này tiêu biểu cho một nền kinh tế èo uột, người dân bán
mua, mua bán lẫn nhau để tìm cách sống, giữa một thành phố vật giá leo thang,
khó tìm nổi công ăn việc làm vững chắc.
Chiếc taxi đưa
tôi trở về căn nhà của người anh cả trong một ngõ hẻm chật không thể nào rộng
hơn được nữa. Tuy là hẻm nhỏ nhưng ven bờ rào vẫn phảng phất mùi nguyệt quế, trời
nhấp nháy sao đêm, dịu bớt đi chút nóng bức và khói bụi của thành phố đông người.
Anh chị tôi vẫn còn thức chờ tôi về, tôi cứ nhớ mãi một ngày nửa đêm về sáng
cách đây hơn 22 năm, khi tiễn tôi và gia đình ra đi anh đã bật lên khóc hù hụ .
Nay trở về, anh tôi già quá, miệng móm mém vì mất đi những chiếc răng, lần
này thì anh không khóc mà chỉ lặng nhìn cô em út sau hơn hai mươi năm biền biệt
cách xa . . .
Đêm đầu tiên về
thăm nhà, Sài Gòn ban đêm vẫn hầm hập nóng dù máy lạnh chạy rì rì và quạt quay
đều đều. Nhà chật nên tôi rủ bà chị ruột ngủ chung cho vui, chị em rù rì chuyện
trò mãi mà chưa ngủ được, bao nhiêu buồn vui hơn hai mươi năm xa cách. Chị già
đi nhiều, thanh âm của "cô giáo gìa" trầm đi như nốt nhạc buồn.
Tuy vậy tôi vẫn nhìn ra sự thương yêu, trìu mến săn sóc của chị dành cho
tôi như ngày còn thơ dại, và nhớ cả thời gian chị em tôi phải vật lộn để mưu
sinh giữa chợ đời đen bạc. Chị là nhân vật cô giáo bán chợ Trời trong câu chuyện
"Lá Thư Gửi Thầy Giáo Cũ" tôi viết đã lâu, bóng dáng một cô giáo gầy
gò, ngồi bệt trên mảnh ny lông trải bên hiên phố chợ vẫn còn đó. Với anh, chị
trong nhà, mỗi người đều được tôi ghi lại thành một câu chuyện, mà sao chuyện
nào cũng buồn đến rơi lệ ...
Mấy lần thức
giấc trong đêm, sớm tinh sương tôi mới chập chờn đi vào giấc ngủ. Ấy là nhờ tiếng
chuông, tiếng mõ, tiếng tụng kinh từ nhà hàng xóm vọng sang, hình như trong các
ngõ hẻm ở Sài Gòn luôn luôn có tiếng động, không trẻ con chạy chơi thì cũng là
tiếng rao hàng của mấy gánh hàng rong. Nhớ tiếng rao hàng của Sài Gòn năm nao,
tôi lại chợt nhớ đến một người bạn cũ, cái thời "cạn ao thì bèo xuống đất"
ở nhiều thập niên trước, chúng tôi gặp nhau bên lề đường gió bụi để ... mưu
sinh. Chị kể lúc kinh tế gia đình xuống đã phải bưng thúng xôi rao bán khắp
hang cùng ngõ hẻm. Ngặt từ bé đến lớn chị là "em là gái trong song cửa",
nên đâu biết rao hàng làm sao. Bưng thúng xôi đi vào con ngõ tối om, nhìn trước
nhìn sau không thấy ai chị mới dám cất tiếng rao "Ai ăn xôi không?"
thì tự nhiên nghẹn lời, nước mắt rơi lả chả. Chao ơi là tội, trở về Sài Gòn hôm
nay, nhớ tiếng rao hàng của những người mua gánh bán bưng, tôi lại nhớ đến
chị ấy, không biết giờ này phiêu bạt nơi đâu?
Bình minh Sài
Gòn trời oi bức, mới rạng đông mà người rít chịt mồ hôi báo hiệu một ngày nắng
gắt. Chị tôi rủ đi ra đầu ngõ ăn phở, tôi muốn thưởng thức lại hương vị Phở Sài
Gòn năm xưa xem thế nào. Cũng tạm được, chỉ buồn cười là phở Sài Gòn bây giờ lại
ăn với rau ngò om, loại rau chỉ dùng để nấu canh chua. Cố nuốt cho xong tô phở
nhỏ tôi hiểu đất Sài Gòn vật giá đắt đỏ, muốn bán một tô phở cho người bình dân
dĩ nhiên là chủ tiệm phải tính toán kỹ chi ly từng miếng thịt. Tôi không quan
tâm về miếng ăn và rất cảm thông khi hoàn cảnh sống chỉ cho phép ... có thế
thôi!
Quay về nhà bần
thần trước mấy va ly đồ đạc ngổn ngang, tôi lại phải chuẩn bị hành lý cho chuyến
bay tối qua Úc. Úc đang vào thu, Sài Gòn lại nóng chảy mỡ, trong va ly chèn đầy
nhóc quần áo ấm , tới đây tôi thấy toát mồ hôi, mệt rã rời ... khi nghĩ tới
lúc phải bước chân vào phi trường, với những thủ tục hải quan rắc rối . . .
Hai tuần lễ ở
Úc, hội ngộ Trường Xưa với các anh, chị đồng môn, được hưởng những ngày vui thật
trọn vẹn với các anh, chị dù rất nhiều người tôi chưa gặp bao giờ. Nửa tháng trời
ở bên Úc, là đúng nửa tháng tôi được thăm nửa vòng nước Úc. Đó là người ta bảo vậy,
vì các tiểu bang của Úc đều nằm lòng vòng theo bờ biển, ở giữa là sa mạc nắng
cháy nên nước Úc rộng thênh thang mà không có người ở.
Thế rồi sau
chuyến Úc Du, sau đại hội được lang thang trên các nẻo đường, từ Melbourne một
ngày bốn mùa nóng lạnh nắng mưa, đến Sydney khí hậu ấm áp mặc dù bấy giờ là mùa
thu nước Úc, chúng tôi còn được đến Brisbane biển xanh trời xanh tuyệt đẹp.Hai
tuần rong chơi để tận mắt nhìn thấy sự hiền hoà, thân ái của người bản xứ, được
gặp lại hai người bạn cũ cùng xóm từ những ngày còn nhỏ, quay về Sài Gòn đến
phi trường TSN, trong lòng lại luấn quấn một điều gì mù mờ không rõ rệt
Ai ngờ lần trở về này lại là lần cuối cùng anh em tôi được sống gần nhau để nói
nốt những câu chuyện dở dang ...
Ngoài những
chuyến du lịch ngắn ngày, tôi thích về nhà với anh tôi, tuy căn nhà chật chội
những cảm thấy được che chở ấm áp. Chị gái tôi từ Long Xuyên lên. Buổi chiều
khi cơm nước xong, một lũ cháu lớn, nhỏ ngồi vây quanh nghe các ông, bà nói
chuyện. Riêng tôi kể chuyện về nước Mỹ xa xôi, chuyện của đời thường với sự thật
100% về cái xứ sở mà mọi người cứ tưởng chỉ toàn "mật và sữa".
Nước Mỹ đâu phải thiên đàng nhưng nó cũng không phải hoả ngục, cũng "tay
làm hàm nhai" nhưng cơ hội thường mở cửa cho người chịu khó và kiên nhẫn sống
một cách lương thiện, được bảo vệ và hít thở bầu không khí tự do tuyệt vời.
Thời gian đó sức
khoẻ anh tôi đã xuống dốc, với những đêm khó ngủ vì chứng tim mạch hành hạ. Nhờ
có tôi về thăm, nên anh có vẻ khoẻ lên nên cả nhà ai cũng mừng, những bữa cơm
đơn sơ trong gia đình ngon hơn nhà hàng dù thật là giản dị. Lại nhớ đến những bữa
cơm dưa cà của mẹ tôi thời thơ ấu, cái vui không phải vì "cao lương mỷ vị"
mà vì cái tình đầm ấm của một gia đình đoàn tụ.
Sau bữa cơm tối
cả nhà quây quần bên nhau nói chuyện cũ.Trong mỗi hồi tưởng, anh nhắc nhiều về
căn nhà cũ nơi chôn nhau cắt rốn ở phố Cửa Tiền, Sơn Tây, những lần hành quân
giày "sault" bê bết bùn sình, và cả những khuôn mặt đồng nghiệp báo
chí, hay đồng đội cùng làm việc chung ngày xưa trong đời lính, anh tôi chẳng
quên ai. Mấy đứa cháu nội, ngoại của anh lại há hốc mồm ra nghe các ông bà nói
chuyện. Đối với chúng cũng giống như chuyện đời xưa, mà nào có xa xôi gì, chỉ mấy
chục năm trước thôi sao lại giống như chuyện cổ tích. Việt Nam bây giờ không
còn khói lửa chiến tranh, mà chỉ còn là khói bụi ngập đường, đâu tìm ra được
cái êm đềm của "đường xưa lối cũ" với những tà áo dài tung bay trên
hè phố.
Chuyện hai chị
em tôi cũng buồn. Chị kể cảnh một cô giáo nghèo, lắm khi trên mâm cơm chỉ duy
nhất có một cái hột vịt giầm nước mắm để chấm rau. Mỗi năm tiêu chuẩn phân phối
mỗi người 2 mét vải, may được cái quần thì không có cái áo. Mấy đưá cháu lại
hít hà, miệng há ra vì ngạc nhiên quá đỗi. Một đưá cháu ngoại của anh quay qua
hỏi mẹ nó:
- Thật không mẹ?
Mẹ nó là đưá cháu
gái gọi tôi bằng cô, gật đầu trả lời con giọng cũng bùi ngùi:
- Thật đó, tại
bây giờ con no đủ rồi nên không thấy được cảnh đó đâu. Hồi đó bằng tuổi con mẹ
đã phải nghỉ học ở nhà vì trường huyện xa quá, phải học thêu may đan lát tiếp
ông bà ngoại kiếm cơm". Rồi nó đánh trống lảng: "Thôi con đừng hỏi nữa
..."
Giọng cháu nghẹn
ngào vì nỗi khổ ngày xưa hiện về như một cuộn phim buồn. Tôi nhìn cháu mà đứt
ruột, nghèo là cái tội đổ lên đầu người dân một thời tưởng như chuyện cổ tích.
Những đưá cháu ngoan ngoãn của các anh, chị tôi, trưởng thành từ cái khổ, như
cái ách của con trâu cầy buộc lên cổ người trên thửa ruộng cằn khô.
Thời gian thấm
thoát qua đi, một năm rưỡi trôi qua là lúc anh tôi cũng "rũ bụi trần"
về với ông bà, cha mẹ bên kia thế giới. Buồn vì mất đi người anh thân yêu, ngày
tôi còn nhỏ anh phụ mẹ nuôi em, một người anh đúng nghĩa "Quyền Huynh Thế
Phụ", mỗi lần nghĩ về anh tôi lại chảy nước mắt. Nhận lá thư chia buồn của
một người bạn, đọc mấy câu "Sống Gửi Thác Về" tôi chợt giựt mình
"ngộ" ra chữ VỀ nghĩ ngợi mãi và vơi bớt nỗi buồn, thì ra anh tôi chỉ
Về với mẹ, với cha, với cội nguồn, "Lá Rụng Về Cội" là thế!
Nghe gia đình
kể lại trong những ngày cuối đời, lúc tỉnh lúc mê anh đã nhiều lần nhìn về di ảnh
của mẹ tôi trên bàn thờ mà gọi "mẹ, mẹ" biết bao nhiêu lần. Chẳng biết
người ta thế nào, nhưng với anh thì tôi cho rằng từ thuở còn trẻ dại cho tới
khi trưởng thành, anh luôn gần gũi mẹ nên lúc nào cũng con đâu mẹ đó. Dân nhà
binh, mỗi lần thuyên chuyển đi đơn vị mới anh tôi luôn mang mẹ và em theo, bởi
vậy đời tôi cũng trôi nổi theo bước chân người anh là Lính, biết nhiều nơi chốn
hay nếp sống của người dân miền sông nước.
Ngoài ra trong
những ngày cuối đời ấy anh cũng hay gọi tên các em, trong khi đã có một bầy
con, cháu bộn bề. Phải chăng đến giây phút ấy trong tâm hồn mỗi người, vẫn có
những lúc quay về quá khứ, nhớ về mái ấm gia đình trong đó có hình bóng những
người thân yêu của mình. Chết chưa phải là hết, triết lý theo tôn giáo nào thì
chết chỉ có nghĩa là tiếp nối về một nơi nào đó Bình An, rất mù mờ như khói
sương. Tôi vẫn nghĩ như vậy và hy vọng anh tôi gặp lại những người thân, những
đồng đội của anh đã yên nghỉ từ lâu.
Nhắc chuyện cũ
về mẹ tôi, năm mẹ mất cũng là những năm gạo châu củi quế, hôm nào mấy đứa cháu
đi "ruộng" đem về được rổ ốc béo là bà biến chế ngay thành món ốc nấu
khế cho cả nhà được một bữa ngon cơm. Khi mẹ mất, chị em tôi tìm và giữ
được hai chiếc áo cũ của mẹ, lẳng lặng chia nhau kỷ vật thân thương nhất của
người mẹ hiền tảo tần chắt chiu nuôi con ăn học. Chị tôi giữ cái áo cánh nâu
còn hằn những nếp nhăn bạc màu hai bên nách áo, tôi giữ chiếc áo dài màu cánh
dán mẹ tôi vẫn mặc đi nhà thờ, những đường chỉ cũng bạc màu với thời gian.
Ngày anh tôi mất,
chị nghĩ đến chuyện giao lại tấm áo kỷ niệm của mẹ cho đưá cháu đích tôn của mẹ
tôi, đứa con trai đầu lòng của anh tôi mà bà nội đã nâng như trứng, hứng như
hoa khi cháu mới chào đời, nay cũng là một nhà giáo. Tấm áo ấy được phủ lên
quan tài của anh tôi, như muốn nói với anh rằng: "Cuối cùng thì mẹ cũng
đón anh về, anh cũng được ôm trong vòng tay yêu thương của mẹ."
|
||||
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
|
||||
![]() |
||||
Nhom12yeuthuong
Senior Member ![]() ![]() Tham gia ngày: 13/Sep/2009 Đến từ: Vietnam Thành viên: OffLine Số bài: 7169 |
![]() ![]() ![]() |
|||
- Eo ơi! giờ chào cờ hôm nay sao mà
dài thế? Tự dưng hôm nay lại có thêm tiết mục tưởng niệm gì nữa. Vô
duyên tệ. Ấy chết bà Hiệu trưởng lại phát biểu ý kiến nữa rồi. Đúng là
lắm chuyện dài hơi... ** Vừa vào đến lớp tôi vội đưa tay lục
trong hộc bàn. Ơ hay! tôi mò từ trái sang phải, từ đầu đến cuối hộc bàn
nhưng cũng chẳng tìm thấy ma nào trong đó. Tôi cúi xuống nhìn trong
hộc bàn xem có sót chỗ nào không. Tôi và Oanh trợn mắt nhìn nhau. Chưa
bao giờ chúng tôi thấy hộc bàn của mình sạch đến thế. Tôi bực mình ké
sang mấy hộc bàn khác xem có bị bọn nó chôm chỉa không. Đang lay-hoay
tìm kiếm, bỗng dưng có ai chọi vật gì lên đầu tôi nghe cái cốc. Đang
bực bội, định lượm vật đó chọi lại. Tôi hết hồn: "Chết chưa! Thì ra là
cục phấn". "Mối tình đòi đoạn vòi tơ Tôi nhanh miệng: Tôi vội vã đi thật nhanh đến trường.
Đêm qua vì mãi mê đọc truyện đến gần 3 giờ sáng tôi mới tắt đèn đi
ngủ. Sáng nay thức dậy, người mệt đừ, không kịp ăn điểm tâm, để bụng
đói ôm cặp đến trường. Khi đến nơi cổng trường đã đóng chặt. Nhìn sân
trường vắng tanh, tôi đứng lấp ló phập phồng lo sợ. Thoáng thấy người
gác cổng tôi mừng quýnh gọi nhỏ: "Cô bé, Đọc đến đây, tôi tức giận vò nát lá thơ. Oanh la: "Này nhá, thứ nhất tôi không có bà con, họ hàng gì với anh hết, đừng có hết nhận làm cô rồi lại nhận làm bé. Khó nghe hơn nữa là ghép hai chữ đó chung vào, vừa già vừa trẻ nghe thật chói tai, đọc thật gai mắt. Thứ hai đừng có lộn-xộn. Đồ tui để đó ai biểu xí-xọn làm chi. Mai mốt tui nuôi kiến vàng cho ai hết táy máy tay chân. Còn nữa, chữ viết của anh hết đá đông lại đá tây. Đúng là người sao văn vậy. Thật là ba-đá quá mà..." *** Thế là bắt đầu từ đó, thơ qua, thơ
lại. Hộc bàn là thùng thơ bí mật của chúng tôi. Có lúc tôi còn nhận
được vài món quà nhỏ như cốc, ổi, chùm ruột, me dốt. Ngọc-Oanh lo: *** Đã mấy hôm rồi thùng thơ bí mật trống
rỗng, lạnh tanh. Tôi bồn-chồn không biết hắn ra sao. Ngọc-Oanh cũng
lo. Một tuần, rồi hai tuần lặng lẽ trôi qua. Tôi bắt đầu thấy giận.
Ngọc-Oanh định viết thư tôi cản: Xuân-Phương |
||||
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
|
||||
![]() |
||||
<< phần trước Trang of 159 phần sau >> |
![]() ![]() |
||
Chuyển nhanh đến |
Bạn không được quyền gởi bài mới Bạn không được quyền gởi bài trả lời Bạn không được quyền xoá bài gởi Bạn không được quyền sửa lại bài Bạn không được quyền tạo điểm đề tài Bạn không được quyền cho điểm đề tài |