Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Tâm Tình
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Đời Sống - Xã Hội :Tâm Tình  
Message Icon Chủ đề: ĐỜI SỐNG GIA DÌNH Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 135 phần sau >>
Người gởi Nội dung
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23786
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 04/Nov/2020 lúc 11:25am

Dạy vợ...!

 

 

 

Ngồi xuống đây anh nói vợ nghe!
Đừng cãi nữa để mình mang thêm tội.
Sống ở đời phải biết đâu nguồn cội.
Kính ông bà là để đức cho con.
Rồi mai đây khi cha mẹ chẳng còn.
Lấy ai để sớm hôm mình chăm sóc.
Nhìn di ảnh thương mẹ rồi bật khóc!
Hối hận vì chẳng trọn đạo dâu con.
Mẹ già rồi đâu còn thuở vàng son.
Đừng chấp mẹ mà tội thêm em nhé!
Đừng để bụng những lời nói của mẹ.
Tuổi già thường lẩm cẩm lắm em ơi!
Mẹ giờ đây đã gần đất xa trời.
Còn trẻ đâu để mà minh mẫn nữa!
Cả một đời mẹ chạy ăn từng bữa.
Củ sắn, củ khoai, anh khôn lớn nên người ...!
Giờ đây mẹ đã gần tuổi mười mươi.
Thường người già có phần hơi dơ bẩn.
Phận làm con chúng mình nên kiên nhẫn.
Chớ buông lời nói mẹ - mà sai thêm!
Mắt mẹ mờ vì mất ngủ hằng đêm.
Nếu vụng về em nên cầm tay mẹ.
Sao đứng nhìn rồi buông lời nặng nhẹ ...!
Con chúng mình có học được gì không ...?
Em đã yêu và lấy anh làm chồng.
Thì mẹ của anh cũng là mẹ em, em nhé!
Mẹ không sinh và nuôi em từ tấm bé.
Nhưng là mẹ anh và bà nội con em!
Hãy tịnh tâm ngồi suy nghĩ lại xem.
Rồi mai đây mình cũng già như mẹ.
Nếu con mình chúng buông lời nặng nhẹ.
Mình có buồn có tủi lắm hay không ?
Bởi cuộc đời tựa như một dòng sông.
Chảy quanh co rồi ra dòng biển cả.
Đừng để khi mẹ nằm trong đất đá.
Mới thấy mình có tội với mẹ cha ...!


(st)
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23786
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 18/Nov/2020 lúc 3:00am

Hôn Nhân Buồn Chán


hôn%20nhân
Những ngày này, tôi đang bất mãn về cuộc hôn nhân của mình, người chồng sáng sáng ra khỏi nhà từ lúc tôi chưa ngủ dậy, tối khuya mới trở về, nhưng thu nhập chẳng khá khẩm gì, tình cảm thì cứ nhạt dần, không còn khái niệm tặng quà, cũng chẳng còn niềm vui mỗi khi chồng đi làm về…

Khi nghe nỗi niềm tâm sự của tôi, mấy cô bạn gái thân nghiêm túc phân tích vấn về rồi kết luận: “Sống với nhau nhạt nhẽo như vậy thì nên giải thoát sớm đi”.
Chia tay hội chị em, trên đường về nhà, tôi bắt đầu suy nghĩ về việc ly hôn.

Bước vào nhà, nhìn căn phòng đơn giản mấy năm rồi không có gì thay đổi, tôi bỗng cảm thấy chán chường khó tả. Đón con về, nó đánh đổ cả sữa xuống sàn nhà, rồi nó bày bừa đồ chơi khắp nơi khiến căn nhà đã chật chội càng thêm bừa bộn. Tôi chỉ lo thu dọn cái bãi chiến trường ấy cũng đủ mệt bở hơi tai.

Đang vội vàng nấu cơm thì chuông điện thoại réo rắt, chồng báo tối nay về muộn, cả tuần nay anh ấy không về nhà ăn tối lấy một bữa. Tôi bực mình, thò tay nắm hai quai nồi định bắc xuống bếp thì bị rớt, tay tôi bị bỏng rộp cả lên. Miếng nhựa chống bỏng ở quai nồi đã rụng ra từ lâu, tôi đã nói với chồng năm lần bảy lượt, nhưng mãi vẫn chưa sửa.

Tôi tắt bếp, bước vào phòng, soi vào gương, đôi mắt trong trẻo ngày nào nay bỗng trở nên mờ nhạt và lấm tấm nếp nhăn.
Cuộc sống gia đình thật đáng sợ, đã bao lâu rồi tôi không chăm sóc cho bản thân mình, mọi thứ chỉ xoay quanh căn hộ bé xíu và cậu con 3 tuổi.
Tôi cần phải thoát khỏi cuộc sống vô nghĩa này, nhanh chóng rời xa khỏi đây.

Hai tiếng sau chồng tôi về, không thấy có cơm trên bàn, chỉ thấy tôi ngồi một mình trong bóng tối.
– Sao chưa nấu cơm?
– Sao phải nấu cơm? Tôi nấu đủ rồi, từ nay trở đi sẽ không nấu nữa. Sống thế này tôi không chịu được. Chúng ta ly hôn thôi.
– Anh nghe nhầm phải không? Em nói lại xem nào!
Lúc này con trai tôi bỗng cất tiếng khóc, anh ta chạy vội vào trong phòng bế con và cho nó uống sữa, ngạc nhiên hỏi dồn: “Sao đang sống tử tế lại đòi ly hôn?”. Tôi cười khẩy.

Tối đó, tôi cố ý ngủ riêng. Theo kinh nghiệm của các cô bạn, ly hôn không đơn giản, nhiều thứ ràng buộc như tình cảm, tài sản, thói quen, vì thế nhất định phải có nghị lực mới làm được.
Để có thể tiến hành thuận lợi, tôi cần thực hiện 3 điều:
Thứ nhất không nấu cơm nữa, tách sinh hoạt của hai người ra.
Thứ hai không ngủ chung, không cho cơ hội làm lành.
Thứ ba, kinh tế riêng rẽ.

Nằm trên ghế sofa mãi mà không sao ngủ được, tôi bật dậy viết đơn ly hôn. Tôi người Bắc, chồng người Nam, cùng nhau đến thành phố biển này, mua được căn nhà đứng tên tôi.
Chồng tôi có một cửa hàng làm ăn có vẻ không khá lắm, nhưng dù sao đó cũng là tài sản của anh ta. Như vậy chia ra tôi sở hữu căn nhà, anh ấy lấy cửa hàng cũng là hợp lẽ. Con trai tôi nuôi, anh ta gửi tiền trợ cấp hàng tháng là ổn.

Hôm sau, khi đưa cho anh ta tờ đơn ly hôn:
– Tôi muốn tự do!
Anh ta ngây người ra, tôi sốt ruột giục:
– Anh ký đi! – nói xong tôi liền cảm thấy mình có phần hơi quá đáng, liền đổi giọng
– Lẽ nào anh không thấy chúng ta là người của hai thế giới? Chia tay tốt cho cả anh lẫn tôi…

Một tuần sau, anh gọi điện cho tôi và nói:
– Anh ký rồi, chiều nay cùng ăn với nhau một bữa nhé. Vẫn chỗ cũ, anh sẽ đưa đơn cho em.
Hết giờ làm việc, tôi đi đến nhà hàng ven biển mà chúng tôi thường đến.
Mấy hôm không gặp, trông anh gầy đi, ánh mắt ưu tư, râu đã được cạo nom sáng sủa hơn.
Anh lặng lẽ đẩy cái phong bì đến trước mặt tôi, bỗng tôi thấy cay cay mắt, trong lòng có một cảm giác hoang mang khó tả.
– Đã đến rồi thì gọi chút gì ăn nhé, có thể đây sẽ bữa cơm cuối cùng của chúng ta.
Anh quay ra gọi người phục vụ:
– Cho một suất cơm thịt bò xào ớt, một bát canh ngao.
Đây đều là những món tôi thích nhất. Tôi ngồi im, anh bỗng nói với tôi:
– Bữa cơm cuối cùng này em có thể gọi cho anh món anh thích ăn không?

Tôi bỗng bối rối, tôi chẳng biết anh thích ăn món gì. Trước giờ anh đều rất dễ tính, món nào cũng ăn được, món nào cũng thấy ăn ngon lành.
– Anh thích món gì? Chẳng phải anh luôn ăn giống em hay sao?
Anh lại mỉm cười, nói chậm rãi:
– Thực ra, ngần ấy năm, anh luôn ăn những món mình không thích. Em quên rồi sao, anh là người miền Nam, anh thích chế biến kiểu miền Nam, hơi ngọt chút. Anh cũng thích ăn cay nhưng em không thích nên đành thôi.

Nghe anh nói, mặt tôi nóng bừng. Đúng là tôi chưa từng nghĩ đến việc hỏi anh thích ăn món gì. Lần đầu tiên biết anh thích ăn ngọt lại là lúc ly hôn, thật nực cười. Tôi muốn ứa nước mắt nhưng cố kìm lại.
– Anh quyết định rồi, nhà, cửa hàng, mọi đồ đạc trong nhà đều thuộc về em, anh chỉ mang theo mấy quyển sách và vài bộ quần áo thôi.
– Anh định đi đâu?

Hình như tôi thực sự chưa từng suy nghĩ nghiêm túc rằng chúng tôi sẽ sống như thế nào sau khi ly hôn.
– Bố mẹ và bạn bè anh ở miền Nam luôn giục anh về quê làm ăn. Nhưng do em thích biển nên anh chiều theo em. Ở đây gió biển mang mùi tanh của cá, ăn đồ biển anh cũng không thích, công việc cũng chẳng sáng sủa gì, đã làm em thiệt thòi…
– Anh nói gì thế? Em không phải ly hôn vì những thứ đó.
Tôi không ngăn được nước mắt.

– Ly hôn xong anh sẽ về Nam. Sau này em sống một mình nuôi con sẽ vất vả. Anh để lại tất cả cho em. Cửa hàng dạo này kinh doanh cũng khá hơn trước, em lấy tiền đó tích lại, đừng tiêu linh tinh, để phòng khi cần có cái mà tiêu.
– Vậy anh thì làm thế nào?
– Đàn ông quăng đâu chả sống, không như đàn bà con gái, cả tin lương thiện, dễ bị tổn thương.
Tôi bỗng trào nước mắt.

“Đừng khóc!” – Anh đặt tay lên vai tôi, cử chỉ quen thuộc, vậy mà không hiểu sao lúc sống bên nhau tôi lại không hề nhận thấy tình cảm của anh.
– Anh phải đi rồi. Em biết không, mỗi lần gia đình bên em tụ họp đông vui anh đều cảm thấy trống trải. Anh cũng rất nhớ ba mẹ, họ cũng già cả rồi…

Tôi bỗng thấy mình quá vô tâm. Anh là người đàn ông tốt, vậy mà đến tận giây phút này tôi mới biết sống với tôi, anh đã phải che giấu những cảm xúc không vui, những điều không hợp, chỉ vì tôi.
– Sao anh không nói những điều này sớm hơn?
– Anh muốn em sống vui vẻ, không phải bận lòng vì những việc vặt ấy.
Tôi thẫn thờ, một lúc sau tôi nói:
– Anh… Anh có thể không đi không?

Chúng tôi bước ra khỏi nhà hàng, bên ngoài gió biển rất mát, tôi ngồi sau xe của anh đi về nhà. Tôi ôm chặt lấy anh, cảm thấy thật hạnh phúc.
Sự việc vừa rồi đã cho tôi một bài học. Sau khi kết hôn, những lo toan chuyện cơm áo gạo tiền khiến người ta ngày càng không có thời gian quan tâm tới nhau, nhưng đó thực ra không phải vì họ đã thay lòng đổi dạ, mà bởi cuộc sống cần phải vậy.
Nếu mỗi người biết nghĩ cho người kia một chút, bao dung và nhường nhịn lẫn nhau một chút, gia đình sẽ êm ấm, hạnh phúc.

Xã hội ngày nay ly hôn càng ngày càng dễ, chính vì thế, chúng ta càng cần trân trọng, giữ gìn hôn nhân phải không các bạn?

 st.

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23786
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 19/Nov/2020 lúc 4:57pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23786
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 21/Nov/2020 lúc 1:35pm

Mừng Lễ Tạ Ơn


Một%20câu%20chuyện%20cảm%20động%20nhân%20Lễ%20Tạ%20Ơn
Ngày Thanksgiving đang tới. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của Lê Ngọc Anh là chuyện lễ tạ ơn đầu tiên trên đất Mỹ. Tác giả là cư dân Wisconsin nhưng hiện đang thăm Nam Cali, viết "Mừng Lễ Tạ Ơn / Happy Thanksgiving” như một chia xẻ về những ngày sống trên Nước Mỹ. Mong bà tiếp tục viết.

* * *

Lễ Tạ Ơn đầu tiên của gia đình tôi trên đất Mỹ tại Thành Phố Westminster, Nam California, cách đây mười chín năm. Lúc đó chúng tôi mới đến Mỹ được vài tháng.

Hãng của chồng tôi, nhân dịp lễ tặng nhân viên mỗi người một con gà tây to tướng. Tôi tần ngần trước con gà tây, không biết phải thanh toán nó như thế nào đây? Nướng ư? Không xong, vì cái lò nướng của nhà tôi quá cũ kỹ, nó không chịu làm công việc đó. Sau một hồi vận dụng đầu óc, tôi đi đến quyết định nấu cary gà tây, nhưng mà nồi đâu mà nấu cho hết. Lại phải diễn một màn đi mượn nồi... Xóm tôi ở chung quanh phần đông là dân H.O., nên mượn một cái nồi to đúng cỡ cũng không khó. Ra chợ Mỹ gần nhà, mua khoai tây và các thứ linh tinh cũng tạm đủ gia vị để nấu cary.

Cuối cùng, tôi cũng giải quyết được con gà tây khổng lồ đã làm khổ lòng tôi không ít, vì tôi phải đánh vật với nó khi chặt ra thành những miếng nhỏ để nấu. Món cary nấu xong được phân phối tới cửa nhà của hàng xóm, kèm theo một nụ cười và một câu nói mang âm hưởng năn nỉ: "Các bác ăn dùm! Cảm ơn!". Có lẽ thấy khuôn mặt tôi thành khẩn quá, cộng vào đó không nấu mà cũng có ăn, nên ai cũng hoan hỉ đón nhận. Thật là mừng hết lớn vì sợ ế. Phần còn lại được lũ bạn học của con trai tôi chiến đấu sạch sẽ, còn tấm tắc khen ngon và bảo đây là lần đầu tiên chúng nó được ăn cary gà tây. Tôi nói: "Không có lần thứ hai đâu các con!". Dù làm một lễ Tạ Ơn không theo đúng truyền thống và ý nghĩa của người bản xứ, nhưng chúng tôi đã cũng đã có một mùa Thanksgiving đáng nhớ.

Lễ Tạ Ơn gần đây nhất của chúng tôi vào khoảng thời gian năm ngoái - 2011, là lễ Tạ Ơn đầu tiên của vợ chồng tôi ở xứ tuyết Wisconsin với gia đình con trai. Trong một đêm trước lễ Tạ Ơn hai ngày, tôi cảm thấy mệt và khó thở, toàn thân run bần bật như người mắc mưa, đo áp huyết thì thấy cao kinh khủng. Tôi đánh thức chồng con dậy, con tôi nói phải gọi 911 ngay.

Chỉ trong chốc lát toán cấp cứu địa phương đã có mặt, tiếp đến là xe cấp cứu và toán nhân viên y tế của bệnh viện cùng tới kịp thời. Sau khi khám nghiệm, họ quyết định chở tôi vào ngay bệnh viện. Họ đã làm tất cả các cuộc xét nghiệm. Các bác sĩ và y tá cùng rất ân cần và dịu dàng. Với vốn Anh Ngữ của thời Trung Học, tôi yêu cầu họ nói chầm chậm, nếu nhanh quá sẽ không lọt vào lỗ tai của tôi. Họ cười thông cảm và thong thả giải thích tình trạng sức khoẻ của tôi, cùng cách thức theo dõi bệnh trạng và việc sử dụng thuốc men.

Từ lúc cấp cứu cho đến lúc xuất viện, họ không hề hỏi đến bảo hiểm hay bất cứ thứ gì ngoài họ tên của tôi, ngày tháng năm sinh, và địa chỉ. Cấp cứu bệnh nhân là ưu tiên số một. Trước khi tôi ra về, các bác sĩ và y tá trong phòng tới chúc mừng tôi sẽ có một lễ Tạ Ơn vui vẻ tại nhà và yên tâm chữa bệnh. Những cái bắt tay, những vòng tay ôm ấm áp tình người đã thể hiện đúng tinh thần "Lương Y Như Từ Mẫu". Họ với tôi là những người không cùng tiếng nói, không cùng sắc tộc, nhưng họ đã đối xử với tôi với đầy tình nhân ái.

Qua sự việc trên, tôi bỗng thấy... nhớ Mẹ. Ngày còn bé tôi ít gần Mẹ vì bà bận bịu buôn bán. Sau khi thôi học ở nhà giúp Mẹ trông nom cửa hàng thì tôi mới thực sự gần gũi Mẹ. Thời thiếu nữ của tôi ở Pleiku, tôi học được ở Mẹ nhiều điều bổ ích cho đời sống. Mẹ tôi học rất ít, nhưng bà là người có kiến thức và có những suy nghĩ rất cấp tiến so với những người cùng độ tuổi của bà. Mẹ tôi thường nói sống ở đời điều quan trọng là phải biết nhớ ơn, biết tôn trọng, và biết cảm thông. Cửa tiệm nhà tôi ở ngay cổng Chợ Mới Pleiku, người người qua lại rất tấp nập vào buổi sáng, nhưng vào buổi trưa thì vắng khách. Tôi thường hay nhổ tóc sâu cho Mẹ, bà chỉ cho tôi xem tướng người ta qua từng bộ phận trên khuôn mặt. Đó là những kinh nghiệm mà bà đã tích lũy qua sự tiếp xúc với nhiều người. Sau này tôi đem ra áp dụng và được khen là đã đoán đúng tính tình của mọi người.

Bài học đầu tiên Mẹ dạy là phải biết nhớ ơn. Bà nói những gì mình có được như nhà, xe, tiền bạc,..là do khách hàng đem tới. Buôn bán giống như đi làm dâu trăm họ, mình phải biết làm vừa lòng khách và tôn trọng khách, bất kể họ là thành phần nào trong xã hội. Không bao giờ đánh giá khách hàng qua quần áo hoặc bộ dạng của người ấy.

Có nhiều người khi nhắc tên ca sĩ hoặc nghệ sĩ, thường hay kêu con nọ thằng kia. Mẹ tôi nói các cụ ngày xưa không coi trọng nghề xướng ca, nhưng mình không nên gọi họ là con ca sĩ X hát hay quá, hoặc thằng nghệ sĩ Y diễn vui quá... Phải tôn trọng họ, vì họ mang tiếng hát và niềm vui đến cho chúng ta. Phải gọi họ là cô nọ hay anh kia.

Lễ Tạ Ơn của nước Mỹ gợi cho tôi nhớ nhiều những chuyện đã xẩy ra trong đời sống chung quanh mình. Nhớ ơn ai, không phải đợi đến ngày lễ Tạ Ơn trong năm mới thể hiện, nhưng dù sao đó cũng là ngày nhắc nhở mình "ăn trái nhớ kẻ trồng cây" như các cụ già thường nói. Có những điều mình chợt quên, ngày lễ này gợi lại cho mình nhớ phải làm một cái gì để thể hiện lòng biết ơn. Cũng có những điều tuy đơn giản, nhưng rất giá trị trong đời sống, mình có được và hưởng được, nhưng mình không biết trân quý. Buổi sáng thức dậy, ánh nắng xuyên qua khung cửa sổ, kéo bức mành lên tôi thấy những con sóc nhỏ nhanh nhẹn chạy nhẩy trên mặt đất và những cành cây thật dễ yêu. Hàng cây sau vườn, lá bắt đầu chuyển màu và tạo thành một bức tranh có màu sắc đẹp lạ lùng đối với tôi. Lá rụng bay trong gió buổi trưa rơi xuống đất, vang lên âm thanh sào sạc, gợi cho tôi cảm nhận mùa thu đã về, và cũng cho tôi biết thế nào là mùa thu, một mùa thu đúng nghĩa.

Xin đa tạ đất trời cho tôi thấy rõ rệt bốn mùa trong năm, cây xanh, mưa mát, nắng chói, lá vàng, lá đỏ, và tuyết trắng. Cảm ơn mưa cho xanh lá. Cảm ơn nắng lên sau nhiều ngày mưa ướt át. Cảm ơn gió thổi lá thu bay cho thi sĩ làm thơ và nhạc sĩ viết những bài hát hay cho đời thưởng thức. Cảm ơn trăng huyền ảo trải xuống hàng cây khô ven đường. Cảm ơn mùa xuân cho cỏ cây hoa lá đơm bông, làm vui đất trời và làm vui con người. Cảm ơn những khắc nghiệt của cuộc đời, cảm ơn những đổi thay đau lòng nhưng đã giúp tôi được trưởng thành hơn. Xin cảm ơn những người bạn đã cho tôi hiểu thế nào là tình bạn, một tình bạn chân thành. Bạn đã cho tôi những tình cảm ấm áp, cùng dìu dắt nhau qua những ngõ hẹp của cuộc đời. Những người thiếu phụ đôi mươi thay chồng săn sóc và dạy dỗ con, vừa làm mẹ và vừa làm cha, sống mòn mỏi trong những năm tháng dai dẵng đợi chờ..."Ngày về xa quá! Người ơi...!".

Ngày hôm nay, dù ý nguyện chưa đạt, nhưng tôi bằng lòng với những gì đang có, vì tôi tin rằng mỗi người đều có một định mệnh đã được an bài, không phải muốn là được. Xin tạ ơn Trời Phật, tạ ơn Thượng Đế đã cho con những hạnh phúc đơn sơ mà quí giá, đã cho con một đức tin, một chỗ dựa tinh thần để con vững chãi bước về phía trước.

Xin tạ ơn quê hương Việt Nam đã cho tôi biết bao nhiêu kỷ niệm. Dù buồn, dù vui, và dù đau xót, quê hương Việt Nam vẫn nằm sâu thẳm trong trái tim tôi. Cùng xin tạ ơn quê hương mới, nơi dung thân của những người ra đi mà vẫn mang theo quê hương Việt Nam trong từng nỗi nhớ...!!! Cũng chỉ vì hai chữ "Tự Do".

Lê Ngọc Anh
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23786
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 23/Nov/2020 lúc 5:14pm

Truyện ngắn Tờ Khai Sanh Oan Nghiệt - <<<<<

Phan | Kim Quyên .

Kỳ%207:%20Đi%20tìm%20giấy%20khai%20sinh%20từ%20thời%20Pháp%20thuộc!%20|%20Reatimes.vn



Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 24/Nov/2020 lúc 3:06pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23786
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 24/Nov/2020 lúc 2:53pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23786
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 25/Nov/2020 lúc 10:30am

NẺO QUAY VỀ




Từ hôm ở thành phố trở về quê Năm Râu cứ như người mất hồn, ông làm đâu quên đó khiến công việc hàng ngày không đâu vào đâu, bữa nọ ông kéo mấy bao lúa đem ra sân để phơi,  mới cào ra được một ít trên sân rồi ông  bỏ thí ra đó để vào nhà ngồi trầm ngâm bên ly trà nóng, ban đầu bà xã của ông cứ cho rằng ông nghỉ mệt một chút rồi sẽ tiếp tục công việc, ai dè Trời đang nắng chang chang tự dưng mây đen kéo về và trút xuống trận mưa thật to khiến cho lúa trong bao và lúa trên sân ướt sũng, thiên hạ có câu “Bạo phát thì bạo tàn” ý câu này nôm na là việc gì xảy ra nhanh chóng thì cũng tàn phai nhanh không kém, cơn mưa này cũng vậy nó trút nước ào ào rồi ngưng đột ngột, các đám mây đen tan biến nhường lại ánh nắng chói chang của Trời già, thấy thóc lúa ướt nhẹp mà ông Năm bình chân như vại, bà Năm từ nhà sau chạy lên la lớn lên:
 – Mèn ơi! Sao ông để ba cái lúa ướt hết  ráo rồi, ông có bệnh hoạn gì trong người không, để tui nhờ Cô Sáu Thuốc Nam hốt cho ông mấy thang nghe ông.
 Chưa kịp để cho ông Năm trả lời, bà Năm vác cái bồ cào rồi chạy nhanh ra đống lúa xới lên cho mau khô nhằm tranh thủ ánh nắng chói chang kia.
  Lúc này ông Năm cũng tĩnh hồn, ông đứng bật dậy và chạy nhanh ra phụ vợ để cố phơi cho khô đóng lúa ngoài sân.
 Đến gần bên bà Năm, dường như biết mình có lỗi nên ông nói nhỏ :
 – Mình ơi! Tui không có bệnh hoạn gì hết, tại tui đang nghĩ cách làm ăn, nhà mình không được khá như lối xóm, nên tui quên phức cái đống lúa ngoài sân.
Nghe ông Năm nói vậy, một niềm thương cảm dâng lên trong khóe mắt, bà Năm an ủi chồng :
 -Ôi thôi kệ nó đi ông ơi, nhà mình sống (dậy) được rồi, (dợ) chồng mình có con Mén thôi, nay mai nó theo chồng thì cho con nó mớ vốn làm của hồi môn, còn tui với ông cháo rau qua ngày là (dui dẻ)rồi ông lo chi cho sanh bịnh.
 Nghe vợ mình nói vậy ông Năm thấy nghẹn ở trong lòng, ông cảm thấy mình thật có lỗi với người vợ hiền lành và tốt bụng của mình, rồi ông  thầm trách ông Long bạn của mình
 – Cũng tại cái ông Long này hết thảy, nếu không có ổng thì mình đâu có ra nông
 nỗi như vầy ….
 Ông Năm Râu dần hồi tưởng lại những việc vừa trải qua…
                                 ***
 Hôm đám giỗ tía mình, vì đây là giỗ đầu nên ông Năm mời làng trên xóm dưới đủ hết, thậm chí bạn bè ở xa như ông  Long ở trên Sài gòn ông Năm cũng chẳng quên, mà quên làm sao được khi Năm Râu và ông Long là đôi bạn chí cốt, hai người đã là bạn từ thời tóc còn để ba vá và ở truồng tắm mưa, do hoàn cảnh sống nên ông Long đành đoạn bỏ lại dòng sông quê nghèo, bỏ lại cây cầu khỉ cạnh nhà nơi đây Năm Râu cùng Long cùng thi nhau đứng trên cầu (phong rong) xuống con kênh nước đục ngầu phù sa để tắm mát những trưa hè êm ả .
  Bà con tề tựu đông đủ, các bàn tiệc không còn một chỗ trống, Năm Râu ngồi cạnh ông Long sau một hồi khi đã ngà ngà say, ông Long nỗi hứng  buộc miệng nói nhỏ vô tai Năm Râu:
 – Ê mầy Năm, từ lúc tao lên Sài gòn tới giờ mày chưa bao giờ lên thăm tao, sẳn chuyến này tao (dìa) đây, mầy thu xếp theo tao lên (trễn) một chuyến đi, (dui) lắm mầy ơi.
Nghe ông bạn “nối khố” của mình rủ rê và hứa hẹn đủ điều, nào là có những nhà hàng bán các món thuộc về cao lương mỹ vị, mà suốt đời chắc chắn Năm Râu chưa từng nếm qua, rồi những nơi vui chơi thư giãn thú vị, kể lể một hồi ông Long còn “đế” thêm một câu:
-Còn một món “Đặc sản” nữa nghe mậy, lên đi mầy sẽ thấy tao nói không sai bao giờ.
  Có sẳn hơi men trong người với gương mặt đỏ gay như chú gà nòi, hưng phấn trong lòng Năm râu hưởng ứng tức thì:
-Đi thì đi, nào giờ cứ quanh quẩn nơi đây tối ngày cứ sông nước, cá mắm , lúa má cũng ngán tới cổ rồi, nhưng tao phải đem theo bao nhiêu tiền mới được.
  Nghe câu hỏi dè dặt của Năm Râu, ông Long nói :
– Mầy đem hờ một ít theo dằn túi thôi, lên đó tao lo hết, yên chí đi ông ơi!
Nghe ông Long nói vậy Năm râu vui trong bụng bèn hứa chắc như đinh đóng cột:
 – Rồi, theo mầy luôn, ngày (mơi) mình lên đường hả mậy, lâu lâu (dìa) chơi vài bữa cho (dui , có chuyện gì không mà  mầy (dìa) gấp quá chừng (dậy).
   Ông Long phân bua:
  – Công việc nhiều lắm, tao đi xuống đây thì trên đó thiếu tao coi như rắn mất đầu.
  Năm râu càng phục lăn thằng bạn mình sau câu nói của ông Long, Năm râu lẩm bẩm trong miệng:
  -Thằng Long ngày xưa khờ tổ mẹ, vậy mà bây giờ làm ăn coi bộ “ngon cơm” ghê .
  Thấy Năm Râu thừ người ra mà miệng nói thì thầm điều gì, ông Long khiều nhẹ Năm Râu rồi nói :
 – Khi không đang vui tự dưng thấy cụt hứng vậy, mầy đang nói lén gì tao phải không ?
  Năm Râu cười khì rồi đáp:
  -Mần gì có, tao đang nghĩ điều tốt về mầy không đó, mầy không tin tao thề đứa nào nói dóc cho Chó cắn cả đám đi.
 Nãy giờ ngồi cái bàn sau lưng sát với Năm Râu, bà Quận nghe Năm Râu thề thốt kiểu giả ngộ như vậy bà bèn xía vô:
 – Năm nè, bây thề cái giống gì khôn thấy tía luôn, bây nói dóc thì Chó cắn mình ên bây thôi, chứ mắc gì cắn cả đám, mà bây thề thốt tầm bậy coi chừng có ngày nghe bây, ai đời nhà kế bên trại nuôi Chó “Bẹc giê” mà thề kiểu đó gặp giờ linh chó sút chuồng cắn bất tử là “Rụt tùng” luôn nghe con.
  Nghe bà Quận nói vậy, Năm Râu hứng chí phá lên cười, rồi tìm cách “Trả đủa” lại bà Quận:
  -Con công nhận cô Quận ghiền quánh bài “Cắt tê” dữ nhe, cô nói gì cũng hay chêm vô mấy chữ của bài bạc quá, mà làm gì để cho “Rụt tùng” được cô Quận, nếu thấy Chó sút chuồng thì lo “dọt” cho lẹ coi như huề tiền đó cô.
  Bà Quận chưa buông tha cho Năm Râu:
  -Ờ cho bây dễ ngươi nhe, “Đi đêm có ngày gặp ma đó”, bây ỷ y có ngày Chó cắn bây sứt…..
  Bà Quận bỏ dở nửa chừng câu nói trên, nhưng một bà già trầu ngồi bên cạnh hiểu câu nói của bà Quận nên bà khiều nhẹ bà Quận rồi bà lên tiếng:
  -Mèn ơi, bà Quận này nói chí phải đa nghe, Năm Râu mầy lớ quớ mấy con “Bẹc giê” bên kia nó táp trúng chỗ ngặc là mất giống luôn nghe bây.
 Nghe hai ” Lão bà bà” tấn công mình quá mạng, Năm Râu mắc cỡ đỏ mặt bèn im thin thít, lúc này mọi người trong đám giỗ hiểu chuyện nên cùng xúm lại lại cười giòn tan khiến không khí của đám giỗ ở làng quê thêm phần sôi động, khi đám giỗ tàn tiệc bà Năm bèn chất vấn ông:
  -Hồi nãy ông nói gì mà để Cô Quận với cô Sáu rầy rà dữ (dậy).
  Năm Râu muốn quên chuyện nói chơi lúc nãy nên gạt phắc đi:
  -Ôi thôi bỏ đi bà ơi, có cái khỉ khô gì đâu, tui nói giỡn mà hai (cổ) cứ chuyện bé xé ra to đó mà.
  Bà Năm nhắc nhở:
  – Cũng cái tật cà rỡn không chừa, ông đó nghe cái tật lớn hơn cái tuổi rồi, ông mà nói chơi kiểu đó hoài mai mốt có sui gia chắc họ “dông” mất tiêu quá .
 Năm Râu càu nhàu:
  – Ôi nhằm nhò gì bà ơi, bà (hông) nghe người ta nói hả, một nụ cười bằng mười thang thuốc bổ kìa, tui cà rỡn có hại cho ai đâu, thiên hạ cười rân trời đó bà thấy chưa?.
 Bà Năm nghe nói vậy cũng xuôi lòng nhưng cũng ráng vớt vát:
 – Nhưng cũng tùy chuyện ông ơi, nói chơi riết có ngày gặp người khó chịu bắt lỗi bắt phải là mệt lắm đa nghe.
 -Tui biết rồi, bà đừng xàm ràm nữa, nghe nhức xương lắm bà ơi. À mà nè, ông Long rủ tui lên Sài gòn với ổng một chuyến đó, bà chịu khó bao giàn ở nhà ít bữa nghe bà.
 Bà Năm nghe chồng mình nói vậy, liền trả lời :
  – Phải đó ông cũng nên đi một chuyến cho thoải mái đầu óc đi, tội nghiệp ông tối ngày lo quần quật với ruộng đồng hoài buồn chết ông ơi.
 Nghe bà vợ đồng ý cho mình xả hơi vài hôm, Năm Râu vui mừng ra mặt ông đến sát bên bà rồi choàng qua ôm ghì lấy khuôn mặt bà Năm, ông đặt lên những nụ hôn thật nồng nàng, bà Năm mắc cỡ đỏ mặt và la lên oai oái:
 -Ông già Năm hôm nay làm cái giống gì thấy ớn (dậy), ông làm ( hoảng tiều) con Mén nó thấy nó cười chết luôn bây giờ .
 -Sợ gì bà ơi, giờ này  con Mén nó còn ngoài ruộng chứ đâu đây mà bà sợ….
                              ***
 Lâu lắm rồi Năm Râu mới được ngồi xe hơi, về đến Sài gòn thay vì ghé về nhà ông Long trước, nhưng trên đường đi Năm Râu thấy ông Long ghé tai nói nhỏ gì đó với tài xế, chừng mười phút sau xe ghé vào một quán nhậu ven sông có các nhà chòi bằng tranh tương đối kín đáo.
  Vừa xuống xe ông Long được hai cô gái trẻ măng từ bên trong chòi là nhào ra để dìu ông vào trong chòi, chới với khi thấy các cô gái này sao bạo dạn quá, Năm Râu nhớ ông Nội mình hay dạy câu
 “Nam nữ thọ thọ bất thân”, khi thấy tình cảnh ông Long như vậy khiến Năm Râu ái ngại trong lòng, đang nghĩ ngợi sự việc xảy ra bất ngờ trên Năm Râu bị hai cô gái khác đếm ôm choàng qua vai và buông lời cợt nhả :
  -Anh Hai (dô) đây tụi em chăm sóc phục hồi sức khỏe cho anh từ A tới Z luôn, cam đoan anh Hai không hài lòng không lấy tiền.
 Năm Râu phát hoảng lấy đôi tay gân guốc của mình để gỡ cánh tay của các cô gái kia, lạ thay Năm Râu không thể nào thực hiện được, bởi khi gỡ được tay cô này thì cô còn lại bám thật chặt, cuối cùng Năm Râu thất thủ khi hai cô gái ghị đè Năm Râu ngồi xuống bộ Salon, đối diện bên kia ông Long cũng được hai cô gái dùng khắn lông lau mặt, hình ảnh này giống y như các cô nuôi dạy trẻ chăm sóc cho các em nhỏ học ở các trường Mẫu giáo.
 Đồ ăn thức uống được dọn ra ê hề do hai cô gái bên phía ông Long gọi, lúc này Năm Râu thật sự kinh hoàng vì với ngần ấy thức ăn với sáu người trong cái chòi này không thể nào ăn cho hết, chưa kể bia bọt các cô khui (lóc bóc) không ngừng, uống chừng vài lon bia, khi hơi men bắt đầu ngấm thì Năm Râu không còn e dè như lúc ban đầu, hai cô gái biết bắt đầu “Cá cắn câu” nên một cô nọ ôm Năm Râu cứng ngắc, cô ta ỏng ẹo :
 -Ông xã, ông xã tên gì cho bà xã biết đi.
 -Bà xã kêu Anh Năm nhe, lúc nãy kêu anh Hai là trật lất rồi đó.
 Cô gái lấn tới:
– Bà xã biết rồi, ông xã cho hun một cái.
 Chẳng cần Năm Râu đồng ý, cô ta ghì chặc Năm râu rồi hôn tới tấm khiến Năm Râu ngây ngất trong lòng.
 Cô gái còn lại ra đòn tiếp:
 -Ông xã lo (dợ) lớn không hé, bỏ bê (dợ) nhỏ coi chừng (dợ) nhỏ nghỉ chơi ông xã nhe.
 Năm Râu nghe vậy liền dùng tay quàng ngang eo ếch cô nàng và hôn lên má cô gái những nụ hôn thật dài.
 Bên kia ông Long cũng được hai em chăm sóc nhiệt tình hơn Năm Râu nhiều, vì các cô này biết tỏng tòng tong ông Long là “chủ xị” của buổi tiệc hôm nay, dĩ nhiên các cô sẽ được ông Long “Boa” cho số tiều hậu hĩnh  khi tàn tiệc.
 Hết bốn thùng bia được khui ra uống liên tục, Năm Râu và Ông Long bắt đầu quờ quạng thì các cô nháy mắt nhau đỗ bia chảy đầy dưới sàn nhà ướt lai láng.
 Cô (dợ) lớn của Năm Râu bắt đầu trổ mòi:
 -Ông xã, má của tụi mình đang nằm nhà thương, tội nghiệp má ăn uống thiếu thốn và thiếu tiền thuốc men nữa, (dợ) rầu gần chết đây nè, ông xã cho chút đỉnh cho má mình (dui) nha ông xã.
 Đầu óc lúc này hưng phấn nhưng khó kiểm soát được hành động nên Năm Râu nói ngay:
 – Chuyện nhỏ bà xã, gửi má mình hai triệu nhe cưng .
 Nói xong Năm Râu móc bóp xỉa cho cô nàng bốn tờ năm trăm ngàn mới cáu khiến cô gái mừng như trúng số, cô cầm tiền rồi hôn tùm lum chỗ trên người Năm Râu khiến ông ta nhột nhạt uốn éo thân người trong thật mắc cười.
 Cô (dợ) nhỏ cũng dùng chiêu  khóc bài “con cá sống vì nước” khiến Năm Râu mũi lòng xỉa tiếp ba tờ Năm trăm ngàn cho ả nọ .
 Ông Long ngồi bên kia thấy Năm Râu chơi xộp quá, nên nháy mắt làm ám hiệu để Năm Râu đừng mắc mưu hai “bóng hồng” nọ, nhưng Năm Râu mắt đã mờ lí trí cũng đi chơi đâu mất nên chuyện ra ám hiệu của ông Long coi như “Dã tràng xe cát biển Đông”.
  Chén thù chén tạc một lúc sau Năm Râu “quắc cần câu” và đành “Thuyền chìm tại bến”, báo hại ông Long huy động các cô gái cạo gió sức dầu cho uống nước chanh để cho nhanh chóng tĩnh táo….
                               ***
 Nằm nhà ông Long một đêm, hôm sau Năm Râu tức tốc đón xe đò tốc hành quay về quê nhà, mặc dù ông Long cố giữ lại để còn đi dạo chơi nhiều nơi trong Thành phố.
 Ngồi trên chiếc xe đò trong lòng ngổn ngang vì phần giận mình quá chén để các cô gái lợi dụng moi tiền, phần thì mắc cỡ với tấm chân tình của bà Năm, Năm Râu tự hứa với lòng không bao giờ léo hánh tới những quán nhậu mái chòi tranh trá hình kia lần nào nữa, khi về đến nhà bà Năm ngạc nhiên hỏi:
 – Ủa bộ có chuyện gì sao mới đi hôm qua thì hôm nay trồi đầu về rồi,  bộ hai ông xích mích điều gì hả, còn như không phải vậy chắc là ông nhớ tui phải (hông).
  Năm Râu cười gượng, có xích mích gì đâu bà ơi, nhớ bà thì cũng có, nhưng kỳ thực tui thấy không khỏe trong mình mên tui kiếu (dợ) chồng ông Long tui (dìa) nhà cho an tâm bà ơi …
                                 ***
  -Bà ơi! Lúa khô rang hết rồi kìa , mừng ghê. Ra phụ tui xúc đem vô bồ đi bà.
 – Ủa sao ông hay quá (dậy), lúc nãy tui thấy nó còn (giốt giốt), tui tưởng cầu đến ngày (mơi) phải một nắng nữa chứ, ai dè khô rang rồi, ông hôm nay giỏi thiệt đó đa.
 Nghe bà Năm khen mình ông Năm rất vui mừng, vì ông đã cố công cào tới lui miết trong nắng mới có kết quả như trên, ông thầm nghĩ trong bụng coi như để chuộc lại cái lỗi lầm vừa qua, tuy bà Năm không biết mảy may vụ trên, và ông hứa với lòng :
 -Từ nay tui tởn tới già, đừng đi nước mặn mà Hà ăn chân.
 Vừa xúc lúa vô bao “cà ròn” vừa ngắm mây trời trong xanh trên cao, bất chợt Năm Râu nhìn thấy đôi chim Câu nhà ông bay lượn trở về tổ ấm sau một ngày kiếm ăn nơi xa, lúc này Năm Râu cười thầm bởi ông ta ví mình như cánh chim Câu kia sau một thời gian “Kiếm ăn” cũng đã quay về tổ ấm của mình như đôi chim này.

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23786
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 26/Nov/2020 lúc 5:00am
ĐÓA HỒNG MUỘN





Ly dị vợ rồi, ở một mình ên chịu sao thấu, đàn ông tuổi nào cũng cần phải được nâng khăn sửa túi. Lại có người hù dọa, già mà sống đơn độc, tuổi thọ sẽ teo lại ngắn ngủn. Không may đêm khuya đổ bệnh, nằm trơ mỏ như chó ốm, không có ai gọi cấp cứu, nghe khiếp quá, bác bèn về Sài gòn cưới vợ.

Cô Kim kém bác mười tám tuổi, khoảng cách chắc ăn, bác sẽ không hụt hẫng trong chuyện chăn gối. Dù cô có một đời chồng, hai đứa con, không sao, điều quan trọng là cô còn trong độ tuổi ăn chơi bốn mùa. Cũng tại cái vụ bốn năm mùa chơi không ra chơi loạn lạc, lại thêm tính xấu của bác gái, dồn bác vào đường cùng phải ly dị.

Cô Kim ngoan, siêng năng, chìu chồng, ai cũng khen làm bác nở mũi. Dạo mới qua Mỹ, cô đi học ESL kiếm vài trăm trợ cấp, thỉnh thoảng cô có thêm mấy buổi bán hàng trong chợ VN, có tháng cô thu vô gần một ngàn đô.

Cô muốn kiếm tiền nhiều hơn, báo đăng cần người trông người già, bao ăn ở năm ngày, nghỉ hai ngày cuối tuần, lương tháng 1,200$. Sau khi liên lạc với chủ nhân và hẹn ngày gặp mặt, cô báo với bác, anh à, em vừa tìm được việc làm…, cuối tuần em về nhà với anh.

Em tính rồi, làm việc ở đó em có tiền nhiều hơn lúc trước, ăn ở nhà chủ bớt được tiền chợ nhà mình. Em sẽ phụ anh trả tiền điện nước, gửi một ít về cho các con, phần còn lại để dành cho tụi mình sau này.

Anh cho phép em đi làm chỗ này được không?

Cô nói năng nhỏ nhẹ, lễ độ như thế, làm sao bác có thể hẹp hòi từ chối được, vả lại cô đi làm chứ có đi chơi đâu mà bác can ngăn. Để trấn an bác, cô thỏ thẻ, em sẽ nấu sẳn thức ăn cho anh cả tuần, mỗi ngày anh chỉ mang ra hâm nóng thôi. Nếu anh có rủ thêm bạn đến ăn cho vui thì báo trước, em sẽ nấu dư ra.

Giời ạ, bác rinh cô qua đây đâu phải vì cái ăn. Cơm canh ba món nóng hổi vợ già của bác nấu ngon hơn hàng quán ngoài phố, tại bà cụ «hết hạn sử dụng», trái nết khó ưa, nên bác mới tìm đến cô. Bây giờ cô biến mất năm ngày trong tuần, bác thiệt thòi quá. Nói ra sợ người ta cười chê, già ham vui, lại kém nhân ái, nếu cô làm nhiều tiền, bác phải vui với cô, sao lại ích kỷ chỉ nghĩ cho riêng mình.

Thấy bác suy tư, cô sốt ruột, anh nghĩ sao. Bác phân trần, anh ngại em không quen việc, ở nhà người lạ đâu có thoải mái, chủ nhà đối xử ra sao, để em đi làm, bạn bè biết được họ sẽ chê trách anh.

Cô nài nỉ, anh cứ đưa em đến gặp chủ nhà đi, nếu họ đàng hoàng em mới nhận việc, thôi cứ thế mà làm nhe anh.

Cô nói như ra lệnh, bác đành gật đầu, thầm mong chủ nhà sẽ là người khó ưa, bà cụ nằm liệt giường khó chịu, cô sẽ tự động rút lui.

Trời không chìu ý bác, buổi gặp gỡ hai bên thật suông sẽ, cô chủ nhỏ nhẹ lịch sự, bà cụ tám mươi tuổi, không liệt giường liệt chiếu, hơi đãng trí nhưng rất hiền.

Từ dạo cô Kim đi làm xa, bác mong thời gian qua mau, đến cuối tuần vợ chồng bác trùng phùng hủ hỉ thời kỳ vợ chồng son. Thời gian lặng lẽ trôi mặc cho bác sốt ruột, rồi bác nghe ấm ức, nghèn nghẹn, có vợ cũng như không.

Hai ngày về nhà với bác, cô ưu tiên lên mạn chát với các con bên Sàigòn, sau đó cô đi chợ cho nhà, ghé qua dịch vụ gửi tiền cho các con. Nhân tiện, cô mua thêm bột, thịt, tôm, lá chuối, làm bánh này bánh nọ, đến thứ hai cô giao hàng cho khách bên xóm cô trông nom bà cụ, coi như kiếm chút đỉnh cho đầy hầu bao.

Với chừng đó việc phải làm, nghĩa vụ lúc màn đêm buông xuống, có lúc quá mệt mỏi, cô xù luôn. Chuyện chăn gối bỗng rối bời như như dạo bác gái bước vào quỷ đạo khô cằn sỏi đá, vụ này mà kéo dài, coi như bác chết héo.

Bác giận lắm nhưng không biết làm sao để giải bày tâm sự, bác bèn «ngủ chay» hai cái week end liền tù tì, để biểu lộ sự phản kháng của bác.

Xui quá, cô không hề hay biết kiểu phản đối lặng lẽ của bác, cô tiếp tục lặng lờ «trốn việc». Tội nghiệp cô, hai ngày nghỉ cô làm việc như trâu chứ có được xả hơi đâu. Đấu tranh ôn hòa không hiệu quả, bác mời cô họp hội nghị hai người, nhắc lại nhiệm vụ làm vợ của cô. Một tuần bác hy sanh năm ngày để cô kiếm tiền, cô phải xử sự cho đáng mặt quân tử của bác chứ, bác bỏ ngang buổi họp, ra phòng khách để tránh giọt nước sắp tràn ly.

Cô Kim nhanh nhẫu chạy theo bác, em xin lỗi, em tham công tiếc việc, vô tình bỏ quên anh, em xin đền bù thoả đáng. Phải thế chứ, bác hài lòng lắm, cô ăn đứt bác gái ở điểm này, dễ bảo, vợ chồng son có khác.

Gần đến ngày đi thi quốc tịch, cô chăm chỉ ôn bài, và xin nghỉ một tuần để chuẩn bị cho cuộc thử thách lớn trong đời cô. Lấy chồng, theo chồng đi Mỹ, chỉ mới là bước đầu của giấc mơ Mỹ, phải mang các con, rồi sau đó anh chị em qua hết bên này, như vậy mới bỏ công cô lấy chồng già.

Tính cô thật thà, có sao nói vậy người ơi, nên cô trình bày kế hoạch dài hạn của cô cho bác nghe. Sau năm năm lấy bác và có quốc tịch, cô bảo lãnh các con, mười mấy năm sau là gom đủ đại gia đình cô «quy mã» (qua Mỹ).

Đến lúc đó cô tha hồ relax, vui chơi với bác, bác nghe lạnh buốt con tim. Vậy là bác phải trường kỳ chờ đợi cô Kim, giá trước khi cưới, cô Kim bộc bạch giải bày giấc mơ Mỹ của cô, bác đâu bị «hố hàng» như bây giờ.

Hồ sơ bảo lãnh cô nhờ văn phòng luật sư lo giúp, chi phí cô trả, không làm phiền bác. Chỉ có khoảng «trăng mờ bên chiếu» là không điều độ, cô xin khất nợ, lo cho gia đình xong, cô sẽ trả gấp bội. Tự nhiên bác lên hàng chủ nợ, món nợ khó đòi, vì thời gian qua rồi làm sao lấy lại được, bác tự an ủi, bù lại, bác có vợ trẻ, le lói với đời.

Bác là việt kiều may mắn, cưới người chân thật như cô thật hiếm. Tiền bạc sòng phẳng, cô không tơ hào tiền hưu của bác, cô tự lo cho gia đình cô, biết điều như cô là nhất xứ thung lũng hoa vàng của bác rồi.

Ngày các con qua Mỹ, cô không ngủ được, giấc mơ Mỹ đã đạt được một nửa, cảnh mẹ con trùng phùng cảm động đến rơi nước mắt, bác cũng rơi lệ, xót phận mình từ nay bấp bênh vô bờ bến.

Cô xin nghỉ việc trông nuôi bà cụ, chạy xuôi ngược lo cho các con hội nhập vào cuộc sống mới, và tìm việc làm gần nhà, có hôm quá bận, cô mua cơm hộp cho cả nhà ăn.

Lúc mới qua, cô bận đi làm xa, bác đành chờ cuối tuần vớt vát chút đỉnh, tuy anh đầu sông em cuối sông, nhưng rồi chúng mình lại bù đắp cho nhau. Bi chừ cô ở nhà với bác, một nách hai con, quay cuồng với cuộc mưu sinh hàng ngày, bác không giúp một tay thì thôi chứ làm sao than thở được. Mà than cái gì, mẹ con người ta sum họp, người ngoài còn chung vui, bác là chồng, là ba ghẻ, là người nhà, sao lại buồn phiền được.

Ngày các con của cô có nghề và ra riêng sinh sống, trả lại lâu đài tình ái cho hai người, bác mừng như con nít được ăn kẹo kéo. Chuyến này sướng nhé, nhà chỉ có hai đứa mình, bác tha hồ kéo dài hạnh phúc đến vô tận.

Bác lại mơ nữa rồi, anh em bên nhà cứ réo cô liên tục, cô lên mạn chát và ra tay nghĩa hiệp. Cảnh này thấy quen quen, y chang dạo bác chán ngán bà vợ già, lên mạn giao lưu với anh em của bác bên Sàigòn.

Cô lại thành thật khai báo với bác, Chúa thương cho em qua Mỹ (cô theo bác vô đạo Chúa), cho em cơ hội kiếm tiền, và chu toàn bổn phận với các con, bây giờ xin anh cho phép em lo cho anh em còn lại bên nhà.

Cô thủ thỉ, anh hai của em nói, thầy trụ trì chùa gần nhà mẹ em bảo, em lấy hết phần phước của anh em, nên em được đi Mỹ, có cơ hội làm giàu. Nghĩ lại em thấy áy náy, tại em hưởng phúc mà họ phải ở lại sống nghèo khó.

Không biết thầy chùa nghĩ sao mà phán một câu xanh rờn, khiến cô cảm thấy mình có tội tày đình. Thầy tìm ở đâu ra thuyết nhân quả siêu đến độ, làm siêu lòng những người như cô, may mắn định cư ở hải ngoại, cảm thấy mình phạm đủ thứ tội. Nào là tội vượt biên suýt mất mạng, tội đi Tây, đi Mỹ, đi Úc, tội cày siêng giàu lẹ.

Để giải oan nghiệp chướng, mỗi người tự tìm cách tạo phúc phần cho kiếp sau, cô Kim có cách của cô.

Mười mẩy năm sau, sau khi theo bác qua Mỹ, cô Kim thực sự hoàn thành nhiệm vụ với các con và gia đình.

Anh em cô đã định cư bên Mỹ, nghiệp chướng thầy trụ trì phán quyết lúc trước, nay đã được giải oan.

Hú hồn, chuyến này bác hạnh phúc thật sự rồi nhe, hết đường đi bán than, nói ra mắc ghẹn chứ được tích sự gì.

Ngày đó chúng mình cưới nhau, cô mới bốn mươi tuổi. Bây giờ cô đang bước vào thời kỳ đáng sợ nhất đời người phụ nữ, sức yếu vì lao lực quá nhiều, tính nết cũng theo đó mà nỗi chứng, buồn vui vật vờ vô cớ.

Bác khuyên cô đi làm part time cho vui, chứ cô đâu cần tiền như lúc trước. Căn nhà của bác đã pay off, điện, nước, ăn uống đâu có là bao so với tiền hưu của bác, cô ngoan lắm, gật đầu một cái rụp.

Sau bao nhiêu năm làm việc như goulag ở Xi Bê Ri, thân xác cô bắt đầu làm nũng cô, cô bị đau lưng, loét bao tử, cao máu... Tuy nhỏ tuổi hơn bác, nhưng sức khoẻ của cô kém bác đến cả một con giáp. Bác ngao ngán nhận ra, lúc cô thanh thản trở về bên bác, cũng là lúc khả năng ăn chơi bốn mùa của cô sắp cạn kiệt.

Cũng tại phụ nữ xứ mình quen sống vì người khác mới ra nông nỗi. Bác là người giúp cô thực hiện giấc mơ Mỹ, và cũng là nạn nhân của giấc mơ đó. Biết sao bi giờ, ước mơ của người này, là ác mộng của người kia, như hai mặt của chiếc mề đai.



Sống với bác, cô thấy trống vắng, thiếu các con, nhớ anh em. Cô chợt ngộ ra, cô chưa hề yêu bác, cô cảm mến, cảm phục lòng tốt của bác, vị cứu tinh của cô, chỉ vậy thôi. Và không ngăn được tình cảm của mình, ngoài giờ làm việc, cô chạy đến với các con, hoặc ghé nhà anh em, cô có rủ, nhưng bác không đi với cô.

Bây giờ bác giận cô thật đấy, nhưng biết nói gì đây, tình cảm là chuyện tự nguyện, làm sao có thể ghi sổ để bắt người ta trả góp. Xét cho cùng, cô Kim cũng chả phạm lỗi gì trầm trọng đến độ bác phải ly dị, như đối với bác gái lúc trước. Cô đảm đang việc nhà, chí thú làm việc kiếm tiền, yêu con, yêu anh em, chỉ chưa yêu bác đắm đuối thôi.

Mà tình yêu phải có thời gian nuôi dưỡng, mười mẩy năm qua cô bù đầu với những nhiệm vụ phải hoàn tất, từ nay bác kiên nhẫn mài sắt đi, có ngày bác sẽ được cô Kim yêu thương.

Bác nản quá, càng ngày cô càng xa cách bác, đồng sàng mà dị mộng. Bác đã hơn bẩy mươi, bác không đủ kiên nhẫn chờ đợi tình yêu của cô. Ly dị, bác có nghĩ đến, nhưng lý do ngớ ngẩn, chỉ vì chưa được yêu, ông già dị hợm. Mà cô Kim chắc cũng không đồng ý ly dị. Mười mấy năm nay, cô quen sống ở nhà bác, chia tay với bác, cô biết đi đâu, mọi người đã êm ấm, đâu dễ gì họ dành cho cô một góc nhỏ trong căn nhà hạnh phúc của họ.

Hôm qua các con của bác gọi điện thoại, ba nhớ thắp nén nhang ngày giỗ má, năm nào cũng chỉ một câu ngắn gọn, nhưng lần này bác thấy khác.

Bác lên Oak Hill, với bó hoa hồng đỏ sậm, đặt trước mộ bia bác gái, khói nhang bay lượn lờ. Nụ cười phúc hậu của bác gái, an nhiên, như cười với mọi người đi ngang qua mộ phần người quá cố.

Bác lướt ngón tay lên bờ môi trên tấm bia lạnh ngắt, bác lại thấy ấm lòng, bốn mươi năm tình cũ, tưởng đã lùi xa mất rồi, nay bỗng trổi dậy trong lòng bác.

Số vợ bác hẫm hiu, lúc sống với nhau, vợ bác chỉ nghe những lời chê trách, già sinh tật, trái nết. Điều tệ nhất khiến bác ly dị vợ, bác gái chưa thật lòng yêu thương anh em của bác, khiến hai người xung khắc nhau.

Vậy bác đã yêu thương anh em cô Kim chưa, nếu bác thật lòng yêu họ, chắc bác không buồn như bây giờ.

Lúc sống bên nhau, bác chưa bao giờ tặng hoa cho bà vợ cũ, đóa hồng hôm nay như lời tạ tội muộn màn. Vai bác run lên, giọng bác tắc nghẹn, «Tôi thật bất công với mình».

Đoàn Thị


Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23786
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 28/Nov/2020 lúc 11:13am

Vẫn cám ơn cuộc đời

  • How%20to%20order%20Thanksgiving%20dinner%20online%20from%20retailers


May qúa hôm nay tiệm hơi vắng khách, thì có bữa nọ bữa kia, chứ ngày nào cũng nhiều việc, khách mang quần áo tới sửa và chị làm luôn tay thì giờ đâu mà ngồi nghĩ ngợi, rầu rầu như thế này?

Chị vừa luôn cái gấu quần vừa miên man nhớ tới câu chuyện sáng sớm nay, lúc chị đang chuẩn bị làm đồ ăn sáng cho con ăn đi học thì phôn reo, chị biết ngay, giờ này chỉ có mẹ chị bên Việt Nam gọi sang thôi. Thằng Nhẫn chắc cũng nghĩ như chị, nó chạy ra bốc phôn thì đúng là bà ngoại nó gọi, nó mở speaker cho mẹ cùng nghe:

- Chào bà ngoại, bà ngoại có khỏe không?

- Bà khỏe lắm, thế cháu có gì vui kể cho bà  nghe đi?

Thằng bé 8 tuổi mà triết lý như một ông cụ :

- Đời có gì vui đâu ! Có hai mẹ con buồn lắm bà ơi!

Chỉ có thế mà bà ngoại đã mau nước mắt, khóc nghèn nghẹn trong phôn, chị bảo con ra ăn sáng và cầm phôn nói chuyện với mẹ, mẹ chị lại nài nỉ như đã từng nài nỉ:

- Con tính lẹ đi, hai mẹ con về Việt Nam sống, gần mẹ, gần anh chị em ấm áp tình thương của gia đình, mẹ sẽ cho con cái cửa tiệm tạp hóa này dư sức nuôi sống hai mẹ con cả đời, cần gì ở Mỹ mà cô đơn lạnh lẽo vậy con?

Chị vẫn khẳng định:

- Con đã dứt khóat nói với mẹ rồi, con sẽ sống ở Mỹ và nuôi thằng Nhẫn cho tới khi nó khôn lớn nên người cho người ta biết.

Mẹ chị lại sụt sùi khóc và nói chuyện thêm một lúc nữa, cho đến giờ chị đi làm bà mới đành dứt phôn.

Chị thương con và thương mẹ mình qúa, tự trách chỉ vì mình không dấu kín được sự khổ đau trong lòng mà làm khổ lây tới những người thân yêu nhất. Cái câu chị thường thốt ra than van mỗi khi nói chuyện với mẹ hay bất cứ ai “Đời có gì vui đâu” đã thành một điệp khúc quen thuộc làm thằng Nhẫn học thuộc lòng từ lúc nào, và nó bắt chước mẹ cũng nói y như thế mỗi khi có ai hỏi chuyện.

Chị đang sống yên lành với gia đình ở Việt Nam thì Phê từ Mỹ về, hai người chưa hề có một kỷ niệm thân thương dù thuở nhỏ học cùng trường, ở cùng xóm. Anh phiêu du qua Mỹ lâu lắm và trở về tìm cách tiếp cận chị để nói đã từng thương trộm nhớ thầm chị, muốn cưới chị mang sang Mỹ, làm chị bất ngờ và sung sướng cảm động qúa. Nhan sắc chị trung bình, là cô giáo, ngoan hiền, con nhà khá gỉa mà duyên số lận đận vẫn độc thân chiếc bóng ở lứa tuổi ngoài ba mươi.

Nay có Việt Kiều Mỹ về cưới, anh Phê đẹp trai, ăn nói có duyên nên ai cũng khen chị có phước, có phần. Chị thầm cám ơn trời Phật độ trì cho chị nên duyên, cám ơn cuộc đời đã run rủi cho anh Phê còn nhớ đến chị, về hỏi cưới chị.

Sang Mỹ, chị chưa vui hưởng hạnh phúc là bao, khi vừa chớm đậu thai là lúc anh Phê trở mặt, nói ra một sự thật phũ phàng. Anh đã có người yêu là một cô gái xinh đẹp, cô gái bỏ anh, nên anh hận đời về Việt nam cưới vợ… để trả thù. Nay cô người yêu lại quay về, nên anh Phê sẽ chia tay chị để đoàn tụ với người yêu dấu. Anh sợ trách nhiệm nên nằng nặc bắt chị đi phá thai để sự chia tay rảnh rang không còn gì liên quan, dính líu nữa.

Chị đau đớn kinh hãi, anh đã coi chị như một món hàng, một trò đùa, khi thích thì mua về, chán thì đổi ý. Bỗng dưng đang lúc bụng mang dạ chửa, mới chân ướt chân ráo đến Mỹ  thì  bị bỏ rơi, chị hết lời khuyên ngăn anh Phê, năn nỉ anh Phê hãy vì thương đứa con trong bụng mà ở lại với chị, chị vẫn muốn sống suốt đời bên anh. Nhưng người đàn ông vẫn lạnh lùng, anh ta có yêu thương gì chị đâu mà cảm động.

Thế là chị ở lại căn apartment một mình và nhất quyết giữ bào thai trong bụng, vì chị không nỡ đang tâm phá hủy một mầm sống. Ban đầu anh em bên chồng thấy việc làm bất nhân của Phê ai cũng xót xa, xúm vào giúp đỡ chị, sau khi li dị, chị sinh con, họ giúp chị xin hưởng tiền trợ cấp nuôi con nhỏ… chứ chị không bao giờ thèm thưa kiện để mong sự trợ cấp của người chồng, người cha vô lương tâm ấy. Chị hận cuộc đời, hận Phê lắm, đặt tên cho thằng con trai của mình là Nhẫn, có hai ý nghĩa, một là chửi thằng chồng ăn ở nhẫn tâm, hai là khuyên mình nên nhẫn nhịn chịu đựng mọi gian khổ trong cuộc đời.

Tình thương của anh em bên chồng chỉ có hạn, họ cũng thưa thớt thăm nom khi chị đã dần dần tự lập được, còn Phê biệt tăm biệt tích không một lần hỏi thăm chị hay đứa con, dù chỉ là qua phôn, nghe nói anh ta đã cưới được cô người yêu và họ đang sống  bên nhau.

Tất cả hình đám cưới của hai người chị mang ra cắt lìa hình ảnh của Phê và vứt vào thùng rác, chỉ giữ lại hình chị vì không nỡ cắt xé hình ảnh của chính mình. Chị cấm con không được hỏi về cha khi nó có chút khôn lớn, tò mò hay thắc mắc. Có lần thằng Nhẫn nhìn thấy tấm hình Phê còn sót lại mà chị quên chưa cắt đi, nó hỏi:

- Mẹ ơi, có phải cha con đây không?

Chị gắt với con:

- Mẹ đã dặn con là không được gọi tiếng “cha” rồi mà.

Thằng bé thông minh, vội… sửa lại:

- Mẹ ơi, “chú” này bây giờ ở đâu ?

- Mẹ không biết. Coi như ông ta chết rồi, con đừng bao giờ hỏi mẹ điều này nữa nghe?

Từ đó trở đi thằng Nhẫn đã hiểu mẹ nó oán hận cha nó, nên không bao giờ hỏi tới nữa, mà nó cũng chẳng quan tâm làm gì đến một người cha chưa bao giờ tìm gặp nó hay trò chuyện với nó dù chỉ một câu.

Tám năm trôi qua kể từ khi thằng Nhẫn chào đời, chị đi làm vất vả ở hãng xưởng, sau này mới xin được việc làm trong một tiệm sửa quần áo của người Việt nam, thời gian du di hơn để chị có thể lo cho con, và đồng lương khá hơn, nhưng bù lại chị phải làm việc nhiều hơn, ở lại tiệm trễ  hơn. Ở đời chẳng có quyền lợi nào cho không ai cả.

Mãi sau này, khi không thể dấu mẹ, dấu gia đình của mình mãi được, chị mới kể hết sự thật, làm mẹ chị mủi lòng, thương con thương cháu, bà đòi sang Mỹ thăm hai mẹ con.

Đó là những ngày mùa Xuân tươi đẹp, mẹ chị đến Mỹ thấy phố phường lộng lẫy, chợ búa của Mỹ hay của người Việt nam đều sầm uất, đông vui, thấy hoa lá nở, thấy cỏ xanh non ngoài đường, ngoài sân nhà…Nhưng người mẹ gìa dày dạn kinh nghiệm đời vẫn nhận thấy sự u uẩn, cô đơn của mẹ con chị, nơi căn apartment bé nhỏ nghèo nàn.

Sống ở Mỹ nhà nào biết nhà nấy, chị có một hai người bạn thân nhưng thỉnh thoảng mới đến nhà nhau. Có bà ngoại căn phòng ấm cúng hơn, vui hơn. Thằng Nhẫn được bà ngoại cưng chiều nó sinh động hẳn lên, không lặng lẽ bên mẹ như thường ngày nữa.

Những ngày vui qua mau, ngày bà ngoại lên đường về lại quê hương, tại phi trường thằng Nhẫn ôm cứng bà, nó đòi theo bà về dù chẳng biết Việt nam là nơi đâu, chị phải gỡ con ra cho bà ngoại tất tưởi quay đi, cả ba người hôm ấy đều khóc nghẹn ngào.

Chị thấy mắt mình cay cay, ướt mi, chỉ nhớ lại chuyện cũ thôi mà cũng mau nước mắt qúa. Chị đã luôn xong hai gấu quần rồi, những lúc rảnh thế này bà bạn gìa nhiều chuyện Jessie không đến mà tán dóc, hôm chị bận làm, bà đến nói hết chuyện nọ đến chuyện kia, làm chị mải nghe mấy lần đâm cả kim vào tay.

Tiệm sửa quần áo nằm trong một town nhỏ, có nhiều ông bà gìa tuổi đã về hưu, các ông bà hay lẩn thẩn đi shopping tiệm quần áo cũ, rồi tha về nay cái áo sứt chỉ, mai cái quần dài ống  v..v.. thế là bèn mang đến tiệm sửa, tốn 10 - 15 đồng là thường, trong khi món hàng họ mua chỉ vài ba đồng bạc. Khi đến ngày hẹn lấy đồ, họ mặc thử với vẻ hào hứng thích thú lắm, hôm nào chị quên không đúng hẹn là có bà còn hờn giận, làm như đó là cái áo duy nhất để bà mặc, không có nó thì không xong.  Đến tuổi gìa, người ta bỗng trở nên trẻ con vớ vẩn thế đấy.

Bà Jessie là một trong những “đứa trẻ con lớn tuổi” ấy, luôn kiếm cớ mang cái áo hay cái quần cũ đến sửa để được tán dóc với chị, và tẩn mẩn ngồi giúp chị gấp đống quần áo của khách mang đến, một gìa một trẻ trở thành đôi bạn. Tiếng Anh chị không nhiều, bà Jessie hiểu điều đó, bà nói chuyện với chị bằng những từ thông dụng đơn giản nhất, đủ để hai bên đối đáp và hiểu nhau. Sao mà linh thiêng thế, chị đang nghĩ tới bà Jessie thì bà đã lò mò đẩy cửa bước vào:

- Chào baby của tôi (bà vẫn âu yếm gọi chị như thế)

- Chào Jessie, khỏe không?

Bà cười móm mém:

- Tôi vẫn đủ khỏe để ăn một bữa gà Tây của Thanksgiving sắp tới đây.

Chị reo lên và nồng nhiệt:

- Bà nhắc tôi mới nhớ, chiều nay tôi phải ghé chợ mua gà tây cho Thanksgiving chứ, thằng con tôi thích ăn gà tây nướng lắm. Bà Jessie, bà đến nhà tôi trong bữa Thanksgiving này nhé?

Bà gìa có vẻ cảm động, bà gật gù:

- Chỉ có hai mẹ con thấy vắng vẻ qúa, nhất định tôi sẽ đến.

Là một bà gìa Mỹ độc thân cô đơn nên bà Jessie rất thông cảm và thương cho hoàn cảnh mẹ độc thân của chị. Bà mến người phụ nữ Việt nam trẻ mà chịu khó và hiền lành này chỉ sau mấy lần đến sửa quần áo và chuyện trò.

Thêm một người khách bước vào, là một người đàn ông Việt nam trung niên, tiệm sửa quần áo rất ít khách Việt nam nên người khách này bước vào là chị nhớ ra ngay, anh đã đến cách đây vài ngày..

Chị mau mắn:

- Anh lại bị đứt cúc áo nữa hả?

Anh bối rối, ấp úng:

-  Không… không… Lần này anh khệ nệ mang theo một gói gì có vẻ nặng lắm, với vẻ e dè, anh ngập ngừng nhìn chị và nói:

- Tôi xin lỗi đã đột ngột đến đây, không phải để sửa quần áo gì cả, mà là…mà là…

Chị ngạc nhiên nhìn anh, và nhớ lại hình ảnh lần đầu tiên anh mang cái áo sứt cúc đến nhờ chị đơm lại, công việc qúa đơn giản nên chị không tính tiền mà chỉ làm giúp anh, với suy luận có lẽ vợ anh bận rộn nên anh mới phải mang ra tiệm. Hôm ấy anh đã dịu dàng nhìn chị bằng ánh mắt biết ơn, không phải vì chị không tính tiền, mà vì anh cảm động  thì đúng hơn.

- Vâng, anh cứ tự nhiên, tôi có thể giúp gì được cho anh?

- Chị ạ, hôm nọ chị làm cúc áo cho tôi mà không lấy tiền làm tôi ngại qúa, sẵn hôm nay hãng cho mỗi công nhân một con gà tây nhân dịp lễ Thanksgiving, tôi mang đến…tặng gia đình chị.

Chị ngạc nhiên, buộc miệng:

- Sao anh không để ở nhà dùng? Tôi chỉ có hai mẹ con…ăn gì hết con gà tây to như thế này?

Anh càng bối rối hơn:

- Tôi… thì chỉ có…một mình, lại chẳng biết nấu nướng gì.

Hai người ngỡ ngàng nhìn nhau, giây phút ấy nhanh chóng có một sự cảm thông vô hình và bỗng cả hai cùng bối rối. Bà Jessie không hiểu tiếng Việt nam, nhưng chứng kiến sự kiện, bà cũng đoán gìa đoán non ra câu chuyện, nên góp ý với chị:

- Chị đang cần mua một con gà tây thì tại sao không nhận món quà này nhỉ?

Người khách Việt nam mừng rỡ:

- Bà ấy cũng nói thế, mong chị nhận cho tôi vui.

- Vâng, cám ơn anh, tôi đã mời bà Jessie này đến ăn lễ Tạ Ơn với mẹ con tôi. Nếu như anh không bận thì cũng xin mời anh luôn.

Lần này gương mặt anh càng vui mừng hơn:

- Thật hân hạnh cho tôi. Nhân dịp này tôi phải Tạ Ơn cuộc sống run rủi cho tôi đã bước vào cửa tiệm này và được làm quen với chị và với bà Mỹ dễ thương kia.

Bà Jessie làm quen với người khách mới:

- Tôi tin chắc là chị này sẽ làm món gà tây khéo lắm, vì may vá cũng khéo tay, chị ấy là một người bạn tốt của tôi đấy.

Anh nói với bà Jessie:

- Hôm nay tôi cũng được là bạn của cô ấy và cả bà nữa. Chúng ta sẽ gặp nhau hôm Thanksgiving nhé.

Anh lấy ra một mảnh giấy, một cây bút trong túi, và hỏi địa chỉ nhà chị, ghi ghi chép chép cẩn thận, như chỉ sợ ghi sai thì sẽ không thể nào gặp được chị nữa, rồi anh cũng không quên cho địa chỉ và tên của anh.

Anh chào ra về rồi mà chị vẫn thấy lòng lâng lâng khi nghĩ đến ngày Thanksgiving đang tới…

Kể từ ngày chia tay với người chồng tàn nhẫn ấy, chị hận đời, hầu như chẳng muốn quen ai, dù có một hai đám do bạn bè thân tình giới thiệu nhưng đôi bên đều không hợp nhau nên chẳng đi đến đâu. Vậy mà chẳng hiểu sao lần đầu thấy anh mang cái áo đứt cúc đến tiệm chị đã chạnh lòng, và tỉ mỉ làm cho anh khật kỹ, để lần sau anh khỏi phải mang đến tiệm nữa. Đơn giản chỉ thế thôi, chứ chị nào biết gia cảnh nhà anh. Chị nôn nao nghĩ  đến bữa tiệc Tạ Ơn, sẽ làm những món gì, vì năm nay không chỉ có hai mẹ con chị. Chắc chắn bà Jessie và anh ấy sẽ đến, trong ánh mắt anh ấy, chị đã đọc thấy lời hứa hẹn như thế.

Chị bỗng thấy cuộc đời vẫn còn niềm vui, vẫn còn ý nghĩa. Chị vẫn phải cám ơn cuộc đời này, dù đã mang đến cho chị những đau thương, mất mát, nhưng lại cho chị niềm hi vọng, đợi chờ khác.

- Tôi thấy anh ta có vẻ vui mừng khi được làm bạn với chị đấy. Anh ta có vẻ cô độc làm sao !

Bà Jessie nhận xét như một bà gìa chưa bao giờ lẩm cẩm. Chị trìu mến nhìn bà :

- Thôi nào, Jessie, hãy nói cho tôi biết cần làm những gì cho bữa ăn lễ Tạ Ơn của chúng ta đi.

Bà gìa hăng hái:

- Đúng rồi, tôi sẽ giúp chị được nhiều việc lắm, để tôi lấy tờ giấy ghi ra những thứ chúng ta cần mua và cần làm cho ngày Tạ Ơn thật vui này chứ.

Nguyễn Thị Thanh Dương



Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 28/Nov/2020 lúc 11:14am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23786
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 02/Dec/2020 lúc 6:13am

Đèn Đang Đỏ Ông Ơi!


Traffic%20Signals%20Rules%20-%20What%20to%20do%20at%20a%20Yellow%20or%20Red%20Flashing%20Light%20|%20%20Driving%20School

Tác giả tên thật là Tô Văn Cấp, sinh năm 1941, cựu sĩ quan VNCH, cựu tù công sản, định cư tại Hoa Kỳ theo diện H.O. 1, hiện làm việc tại học khu Ocean View. Ông đã góp nhiều bài viết về nước Mỹ, bài nào cũng cho thấy tấm lòng. Sau đây là bài viết mới nhất.

Khi tôi đang viết bài này thì xảy ra một tai nạn xe rất thương tâm trong khu parking chợ Á Đông, đối điện Phước Lộc Thọ khiến một tử thương và một bị thương. Chưa biết lỗi phải về ai, nhưng bị tử nạn trong parking! Thật là kinh hoàng cho cả hai phía.

Ngày xưa, chứng kiến những cái chết xẩy ra bất cứ lúc nào và ở đâu, đang ăn, đang ngủ, đang đi… đều chết, chết chưa kịp tản thương thì chết banh xác lần thứ 2, nhưng chúng tôi không run sợ, vì đó là nhiệm vụ. Nhưng nay thấy ngừơi tử nạn mà sao thương tâm thế! Thương tâm vì người chết khi đang đi chơi, đi chợ, đi mua sắm giữa thủ đô an ninh và thanh bình! Đồng hương không chết vì súng đạn của địch quân mà vì xe hơi của đồng hương.

Xưa chúng tôi không sợ đạn đồng mà sao bây giờ run rẩy trước những xe hơi sang trọng nghênh ngang giữa phố thị và ghê tởm khi thấy đèn đỏ nó vẫn nhấn ga.

Tôi đến tham dự buổi họp với hội VB vào lúc 2 PM Chủ Nhật tại phòng họp LHCCS nằm trên đường First (giữa Euclid & Ward). Từ hướng Phước Lộc Thọ, trên đường Bolsa, tôi chạy xe đến địa điểm họp, khi gần tới đường Ward, tôi đổi sang lằn (lane) trái để chuẩn bị vào vị trí họp nắm phía bên kia đường First, đèn giao thông hướng di chuyển của tôi vẫn màu xanh nên tôi ung dung tiếp tục chạy, khi qua được 1/2 đường Ward rồi thì tôi hoảng hồn chợt thấy một minivan từ hướng Nam phóng nhanh đâm thẳng vào hông phải của xe tôi! Phản ứng cấp thời, tôi vội nhấn chân ga vọt tới, may mà phía trước không có xe nào, liếc nhanh phía sau, tôi thấy và nghe chiếc minivan thắng “kít”, bốc khói và rồi từ từ lùi lại phía sau.

Tuy không nghe tiếng đụng chạm gì nhưng tim đập loạn xạ khiến tôi gần như bị ngộp thở nên tôi phải lái xe vào lằn chờ, (2 vạch vàng đứt quãng ở giữa đường) để ôm ngực thở dốc, một phản ứng tự nhiên, tôi đưa tay lên làm dấu thánh giá, miệng lẩm bẩm: “cám ơn Chúa Phật đã che chở cho con tai qua, nạn khỏi”, dù tôi là con chiên không ngoan đạo.

Chân run run bước xuống ngó dung nhan cái xe, tôi chỉ thấy một vệt dài như phủi bụi bên hông phải, tôi lại ôm ngực thở và lại lẩm bẩm cám ơn trời Phật, và sau đó tôi đi trở lại chỗ xe minivan đậu với ý định cám ơn người lái, vì nếu họ chạy nhanh hơn tí nữa thôi, chỉ cần 1/15 giây là đời tôi tiêu tùng rồi! Vừa lúc đó, đèn giao thông đã đổi màu và xe minivan đi tới. Tôi nhận ra người lái là một đồng hương độ tuổi tôi, tôi mỉm cười vẫy tay chào ngừơi đồng hương vừa tha mạng sống cho tôi.

Thật sự thì tôi đã thoát tai nạn trong một đường tơ, nếu không được ơn trên phù hộ thì... dẫu không chết, cũng tàn tật, mà không tàn tật thì xe tan nát, dù phải trái gì chăng nữa thì cũng gặp bao nhiêu phiền toái sau mỗi vụ xảy ra tai nạn hao tài tốn thời gian, người phất lên là kẻ khác, là bảo hiểm, là cái quảng cáo hứa sẽ “đòi bồi thường tai nạn tối đa”!

Tôi cũng chẳng hiền lành gì khi vẫy tay chào người thấy “đỏ” mà vẫn nhào vô, nhưng nhờ vừa đọc được ở đâu đó cái luật “xả rác” nên tôi áp dụng ngay. Luật “xả rác” là khi một xe rác chạy trên đường mà để bay rác tứ tung, bay lên cả người mình (chuyện này chỉ có ở thành Hồ chứ Mỹ không có) thì vất cái rác đó đi ngay, chớ để nó trên người hoặc đem nó về nhà. Cái ông lái xe vựơt đèn đỏ kia đã xả rác bẩn lên ngừơi tôi, thì phải vứt nó đi ngay, nếu tôi còn giận ghét, chửi thề, gào thét tiếng Đức, tức tôi đã để rác trên người, còn mang nó về nhà làm ô nhiễm môi trường thơm tho ấm cúng của gia đình.

Thưa tài xế xe minivan màu silver tại ngã tư First & Ward lúc 1giờ 44:

- “Đèn đỏ anh ơi”. Thấy đỏ mà nhào vô là gặp muôn vàn rắc rối đấy.

Đã nói thì nói cho hết, cũng vẫn chuyện vượt đèn đỏ.

Trước đó, lúc 5 PM chiều Thứ Bẩy 4/5, tôi dừng đèn đỏ tại ngã ba Hoover & Garden Grove, khi đèn xanh đã lên, tức là tôi được phép đạp ga, nhưng vì thấy một xe từ hướng đường Western đang phóng tới với vận tốc nhanh nên tôi vẫn đạp thắng khiến xe đằng sau tôi nhấn còi inh ỏi, liếc kinh chiếu hậu, tôi nhận ra là một đồng hương. Đồng hương thì mặc đồng hương, vì theo luật an toàn giao thông, dù đèn xanh bật lên, nhưng chúng ta vẫn phải quan sát khi thấy thật an toàn mới đi. Quả nhiên nhờ tiếng còi inh ỏi của xe sau tôi khiến xe đang phóng tới đạp thắng muốn cháy bánh xe, khói bốc lên, mùi khét lẹt, và xe đó đã lết thêm 2/3 đoạn đường, nếu tôi thấy đèn xanh mà nhấn ga thì 101% tai nạn đã xảy ra. Dù xe kia vượt đèn đỏ, nhưng lỗi phải theo luật an toàn giao thông và miệng lữơi luật ..thì chưa biết lỗi về ai?

Lỗi về ai thì đều thiệt hại cả, không lẽ muốn tạo cho nền kinh tế Quận Cam tăng mạnh bằng cách giúp các văn phòng luật sư hay các tiệm sửa xe có nhiều khách hàng. Cái xe thắng lại giữa đường trứơc mặt tôi là Honda Accord màu xám, chủ nhân là một sắc dân đầu đen trông giống tôi, có thể nghe tôi nói nên tôi mỉm cười lớn tiếng: “đèn đỏ ông ơi”.

Ngày xưa ở quân trừơng, khi trên thềm bắn kéo cờ đỏ là khóa sinh đang tập bắn đạn thật, người ngoài chớ bén mảng tới gần. Khi ra bờ biển, thấy cờ đỏ kéo nên, tức sóng to gió lớn, nguy hiểm, cờ đỏ là lệnh cấm tắm, cấm bơi, cấm chơi xúc cát. Vậy thì đèn giao thông màu đỏ là cấm chạy, điều này ai cũng biết, nhưng sao cứ vi phạm? Vào trường bắn có cờ đỏ, bạn chết một mình, tắm biển có cờ đỏ, hà bá đón mình ông, xông vào chỗ có “cờ đỏ” mà ôm đầu máu là ông chịu một mình ông, nhưng vượt đèn đỏ là ông giết ngừơi khác! Tội lắm ông ơi!

Sai một li, đi một dặm, vội vàng một giây, hối hận suốt đời, vì gây tai nạn chết người và chết mình. Ai cũng biết điều đó nhưng sao vẫn vi phạm?

Lý do có thể là do ma men dẫn lối, quỷ đưa đường, hoặc chúng ta, người lái đang buồn phiền, bị ai đó cấm cản điều gì khiến ông suy nghĩ mông lung mà không chú ý khi lái xe. Hai đồng hưong của tôi không sợ đèn đỏ mà tôi đã nói ở trên hẳn là có điều buồn phiền gì đó mà không thấy đỏ, hoặc thấy đỏ mà nghĩ chín hoặc trong quá khứ tuổi trẻ đã từng hăng “tiết vịt” không sợ màu đỏ? “I can you”.

Tôi xin nêu lên một trường hợp cụ thể khác của cô em, cô ấy tâm sự:

“Cách đây mấy hôm, em cũng bị một lần chết hụt vì có tên vượt đèn đỏ, em không nhìn rõ là đàn ông hay đàn bà, vì lúc đó em run như cầy sấy, tim đập thình thịch đến nỗi tai em cũng nghe được, tay chân tê liệt... phải ngồi một lúc lâu mới tỉnh hồn. Từ đó em tự hứa khi đèn xanh bật lên, em nhìn hai bên rồi đếm 1,2,3...xong mới bắt đầu chạy”.

Nói người thì cũng phải nghĩ đến ta, đôi khi chỉ thấy lông, lông mi, lông mày của ngừơi mà không thấy cái xà nhà trước mắt mình, xin “thú tội” cùng đồng hương những lần tôi “lái ẩu”.

Tôi đang chọn mấy bó rau muống trong chợ, vì người ra lệnh đang bị táo bón, mà táo bón thường do nguyên nhân trán nhăn của người lớn tuổi, thì tôi nghe cell reo, tiếng bà bạn hỏi tôi đang ở đâu? Có bận gì không? Tôi nói không bận chi cả, đang mua báo ở khu chợ ABC thì nàng nhờ mua hộ vài ly chè táo soạn (lại cũng táo) và mời ghé ăn bún riêu..

Quá đã, bạn gái thì thích... ăn chè, còn tôi hảo ngọt nên dễ thông cảm nhau, thế là “việc nhà thì nhác, việc chú bác thì siêng”, tôi quên béng việc mua rau muống theo lời ngừơi dặn mà vội vàng đi mua chè mang đến cho nàng. Cũng cần nói thêm rằng đây chỉ là tình bạn thôi, ở tuổi “cổ lai hy” như tôi thì bạn gái cũng giống bạn trai, không kỳ thị giới tính. Vui trong lòng, vui vì được giúp đỡ người cô đơn nên tôi huýt sáo, ngồi vào xe, vội vàng mở máy, đạp thắng, vào số de, ngó bên phải, liếc bên trái rồi nhả thắng, nhấn ga và nghe cái “kịch”...

“Kịch”, đuôi xe tôi đã đụng vào xe ai rồi!

Rõ ràng là tôi đã cẩn thận ngó bên phải trước rồi ngó bên trái sau rồi mới de lui, nhưng không ngờ khi tôi ngó sang bên trái thì từ bên phải một xe di9 tới và cứ tiến tới dù đèn đuôi xe tôi đang đỏ, thế là đầu đít đụng nhau! Tôi bước xuống xe, lắc đầu chán nản, lời qua tiếng lại, phải trái giao cho bảo hiểm lo, nhưng tôi muốn nói: “đèn ...đít tôi đỏ, ông ơi”.

Câu nói: “để bảo hiểm lo” là đúng, luật bắt chúng ta đóng bảo hiểm, đóng năm này qua năm khác để phòng khi chẳng may xẩy ra tai nạn thì cứ an tâm, “để bảo hiểm lo”. Nói là nói vậy để tự trấn an mình, tự an ủi mình rằng “của đi thay người”. Nhưng mấy ai mà bình tĩnh nổi, ai mà không buồn phiền lo lắng, cái chuyện bảo hiểm tăng vài chục trong tương lai không khó chịu bằng “nỗi buồn đụng xe”, nó cứ đeo đẳng kéo dài theo mình mãi, nó kéo theo nỗi buồn lây sang không khí sinh hoạt chung của cả gia đình.

Đang hí hửng với niềm vui sắp tới, chỉ vì vội vàng mà sinh tối tăm mặt mày vì những rắc rối sau vụ đụng xe. Lỗi phải của ai hạ hồi phân giải, chỉ biết hiện tại là mất một niềm vui nên nỗi buồn càng tăng cao, tôi đấm ngực ăn năn, lẩm bẩm:

“Phải chi đừng vội vàng, phải chi cứ lựa rau muống, phải chi đừng nghe theo tiếng gọi của bạn. .. phải chi và phải chi..., phải chi người kia thấy đèn đuôi xe tôi đỏ, tức tôi de lui thì ngừng lại nhường một tý, vội vàng chi khiến gây ra nhiều phiền toái, xẩy ra rồi mới hối tiếc”.

Không ai muốn chuyện cọ quẹt xẩy ra ở các parking cả, nhưng nó vẫn xảy ra, chỉ vì thiếu kiên nhẫn, thiếu thân thiện và thiếu nhường nhịn nhau. Tôi chứng kiến nhiều vụ cọ nhau trong parking, tuy không đến nỗi nguy hiểm, nhưng nhiều rắc rối, lỗi phải khó phân.

Thông thường khi de xe thì ai cũng ngó bên phải, bên trái rồi đạp thắng, gài số de, nhả thắng, từ từ nhấn ga. Khốn nỗi vừa lui ra được một chút thì thấy xe bên phải, bên trái phóng tới thì chúng ta phải làm gì? Bực mình lắm, nhưng buộc phải ngừng lại.

Sau khi nhường đường, chúng ta tiếp tục de lui, lại có người đẩy “shopping car” đi tới! Lại phải ngừng. Shopping Car vừa đi qua, vừa nhấn ga thì ông bà đi bộ vượt đuôi! Thế là miệng than thầm: “trời ơi” rồi đạp thắng! Cứ như vậy mãi gây nên cảnh giao thông lộn xộn, vài phút sau ta mới đựơc nhấn ga đi thẳng, thở phào nhẹ nhõm như vừa thoát khỏi bát quái trận đồ.

Khi de xe, ngồi bên trong, tầm quan sát rất hạn chế nên chúng ta rất khó thấy hết khoảng cách an toàn xung quanh nên rất sợ, rất ngại đụng phải người đi bộ phía sau xe. De xe trong parking khó khăn là thế! Vậy mà khi tôi đi bộ, thấy đèn xe đít đỏ, tức họ muốn de lui, lẽ ra tôi phải thông cảm, phải dừng lại, lấy tay ra hiệu cho “lui đi bác tài” thì trái lại tôi lại cứ thản nhiên đi luồn lách phía sau xe đang de ra, hoặc ngang nhiên đi lung tung trong parking với ý nghĩ người đi bộ có quyền tuytệt đối.

Cùng là một ngừơi, nhưng sao tôi lại có thái độ khác nhau giữa hai vị trí khác nhau, mà thái độ nào cũng có vẻ ích kỷ. Khi ngồi trong de xe thì tôi mong xe khác nhường, nhưng khi lái hay đi bộ ở ngoài thì lại không thông cảm những khó khăn của ngừoi de xe mà cứ bước tới, không biết nhừơng. Nếu vội thì ta đi vòng ra trước đầu xe, băng ngang đầu xe đang chạy ...lui thì có sao đâu, cả hai, trong ngoài đều vui vẻ.

Ôi nỗi buồn parking có trăm chuyện để nói, ngàn chuyện để phiền, nhưng nếu chúng ta phiên-phiến, nhường nhịn nhau trong giây lát thì mọi chuyên sẽ êm đẹp, vui vẻ cả làng. Xin đừng “xả rác” ở parking, kể cả rác thật lẫn rác “thái độ”.

Chuyện parking có một lần vui có vạn lần sầu thì chuyện bên lề đường, nơi ra vô parking, cũng đau đầu không kém. Đã một lần tôi từ Parking chợ Mỹ Thuận đi ra đường Magnolia, dừng xe ngay giữa lối ra vào với ý định quẹo trái vế hướng Bắc, hướng đường Westminster. Đây là lối duy nhất vừa đủ cho 2 xe ra vào, xe ra buộc phải ôm sát mé phải để quẹo tay phải đi về hướng Nam và nhường phần khoảng trống mé tay trái để xe khác có thể đi vào, nhưng tôi lại đậu nghênh ngang ở giữa driway, cứ tưởng như nó là của riêng, khiến xe muốn vào không đủ khoảng trống để quẹo vô nên phải dừng lại trên lộ! Một xe dừng kéo theo hai ba bốn xe phía sau, vì họ muốn đi thẳng nên họ bực mình, họ lách ra đi tới nên tôi vẫn không dám đi ra, vẫn đứng ỳ cản lối. Đã có vài người bóp còi, bóp... là đúng, sau vài lần nghe còi chói tai, dù da mặt dầy cỡ nào đi nữa mà nghe tiếng còi là biết họ ch.. nên tôi bèn bóp lại một phát rồi đành quẹo xuôi Nam.

Đã bao giờ quý vị gặp trường hợp bị cản lộ một cách vô duyên do thái độ vô duyên, ích kỷ của người lái xe từ parking đi ra giao lộ như tôi kể trên đây chưa? Đã bao giờ bạn muốn vào parking nhưng bị một xe xịn cản lối mà ngừơi ngồi lái đang vênh mặt ngắm trăng giữa ban ngày chưa? Và gặp như thế thì bạn nghĩ gì? Tôi gặp nhiều lần lắm rồi, vậy mà khi tôi từ parking đi ra không biết nhường phần đường trên lối ra vào cho người khác thì thật ích kỷ, đáng xấu hổ thật.

Cái thằng tôi lái xe như thế đấy, ích kỷ như thế đấy thì trách chi ngừơi “vô ý” vượt đèn đỏ. Muốn không có người vựơt đèn đỏ thì chính mình, khi từ parking muốn đi ra các giao lộ, dù quẹo trái hay quẹo phải thì mình đều phải ôm sát mé tay phải, ôm cho sát vào, ôm càng sát càng tốt để vui lòng ngừoi đối diện, để khỏi làm phiền các xe khác đang chạy trên lộ.

Chưa hết, ở cái tuổi mắt có cườm nên lái xe không được nhanh lắm, nếu không muốn nói là như ba-ba bò, vậy mà tôi lại khoái lái trên các làn (lane) đường mé trái. Một lần lái trên đường Brookhurt, con đường có nhiều làn, tôi cứ ung dung cưỡi ngựa xem hoa trên làn trái, nghe tiếng còi và một xe phía sau lách sang phải, thoáng thấy một anh “khoái ăn đậu” nhìn tôi, đưa ngón tay lên trời rồi cúp ngang đầu xe tôi, tôi khoái chí cười, tưởng hắn khen tôi lái xe “number one”, nhưng khen mà sao hắn lại cúp ngang đầu xe tôi? Mà khi khen, người ta phải đưa ngón tay cái lên chứ, trường hợp này không phải, chắc nó trách tôi lái chậm trên làn đường dành cho xe chạy nhanh, làn đường mé tay trái.

Chưa hết đâu nhá, già rồi mà đôi khi tôi còn háo thắng hơn trẻ con, một lần từ đường hẻm chạy ra giao lộ chính, tôi chạy với vận tốc cao vào giao lộ chính, dĩ nhiên là đầu xe phải ló ra rồi tôi mới thắng lại để quan sát cho rõ, một xe đang chạy trên giao lộ tưởng tôi vọt ra, họ sợ quá phải lách sang làn trái, suýt gây tai nạn cho xe chạy phía sau, cùng chiều.

Nếu tai nạn xẩy ra giữa 2 xe đang chạy trên đường, về luật pháp, tôi vô can, vì tôi dừng đúng luật, có đụng chạm gì ai đâu? Nhưng thực tế, chạy với tốc độ nhanh, thò đầu ra quá lố chính là nguyên nhân tạo ra phản xạ bất ngờ cho người trên đường buộc phải sang lane để tránh đụng xe trước mắt mà không biết có xe đang chạy sau lưng. Có độc giả nào đã gặp trường hợp này chưa? Nhiều lắm. Vì vậy một đề nghị rất an toàn là khi nào chuẩn bị vào giao lộ chính, chúng ta nên chạy chậm lại, dừng đúng lúc đúng nơi, rồi sau đó muốn ngó phải ngó trái thì từ từ nhích tới, đừng chạy kiểu “hù” thiên hạ như tôi là tội lắm, tội tới đời con đấy bà con ơi.

Hiện nay trên làn sóng phát thanh 1480 AM, mỗi đầu giờ lại phát lên lời kêu gọi đồng hương thương đồng hương, nhắc lại những lỗi vi phạm mà tôi kể ở trên và kết luận: “Hãy chứng tỏ chúng ta là người lái xe lịch sự”. Ước mong các làn sóng phát thanh khác cũng có một phút làm việc hữu ích như thế.

Lái xe lịch sự, chứ không phải lái xe rác, dù bạn lái corolla, honda, toyota, “con-mẹc”, lexus v.v.. mà lái ẩu, không biết nhường nhau thì chính là lái xe rác vậy, từ lái xe rác đến nhà xác không xa là bao nhiêu.

Hãy chứng tỏ chúng ta là ngừoi lái xe lịch sự, vẫy tay chào nhau, cừơi với nhau, “cười lên đi cho thêm tình thân ái.”

PhilaTo
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 135 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.410 seconds.