Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Tâm Tình
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Đời Sống - Xã Hội :Tâm Tình  
Message Icon Chủ đề: NHÓM 12 YÊU THƯƠNG Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 158 phần sau >>
Người gởi Nội dung
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7169
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 24/Oct/2016 lúc 8:14am

Cái Bìa Hồ Sơ Bằng Da Cam





Chỉ mới nhìn thấy cái bìa đựng hồ sơ màu cam khác với cái bìa đựng hồ sơ của những người khác trong phòng, tôi tự suy diễn rồi tự sụp đỗ trong tích tắc, nhưng rồi khi biết được sự thật của cái bìa hồ sơ màu cam này, tôi...
Sáng nọ vẫn như mọi ngày khi vào đền nơi làm việc, dựng cái chống xe và khóa cổ con ngựa sắt của mình xong, tôi ngó một vòng quanh khoảng sân trong công ty cố tìm một đứa bạn nào cũng được để cùng nhâm nhi cà phê buổi sáng với mình, vì vô quán uống cà phê cu ky một mình thì tôi có cái cảm giác lẻ loi như thế nào đó,thời may không phải chờ đợi lâu tôi gặp thằng Bỉnh tài xế của sếp vừa đến, tôi ngoắc tay và mời hắn:

-Hé lô Bỉnh, cất xe rồi ra quán cà phê với anh làm một ly cho tỉnh táo nha, mà lâu ghê anh mới có dịp mời Bỉnh đó.

Thằng Bỉnh cười hiền và trả lời tôi:

-Anh Hùng chờ em một chút, hay anh ra quán trước đi, em chuẩn bị sơ cái xe lỡ sếp hú một cái thì đi liền, chớ chậm chạp sếp nạo cho một trận mà nhiều khi bị bớt tiền lương thì tội nghiệp cho bà xã em lắm.


-Ờ cũng được, nhưng nhanh lên nghe vì anh không quen ngồi quán một mình, ngồi kiểu đó giống mấy anh chàng thất tình, hoặc giống mấy ông nhà văn nhà thơ tìm chổ yên tỉnh để lắng lòng tìm ý tưởng sáng tác.

Thằng Bỉnh dùng tay đẩy nhẹ vai tôi và nói:

-Biết rồi mà anh Hai, nhưng vô quán rồi thì đừng có cua Bé Nga bạn gái của em đó nghe, anh mà phỏng tay trên là em "Mần thịt" anh liền đó. hi .hi .

Nghe thằng Bỉnh nhắc đến tên cô Bé Nga bưng cà phê cho khách trong quán, cô bé này có cái nét rất dễ chiếm cảm tình mọi người, do hiền lành, nói năng nhỏ nhẹ và lúc nào cũng nỡ nụ cười thật tươi, nhất là cái răng khểnh đã thu hút người đối diện một cách lạ kỳ, mà khách trong quán này ai cũng được cô bé gọi bằng anh ngọt xớt, trong đó tôi cũng không ngoại lệ mặc dù tuổi đời của tôi thuộc hàng "Cứng cạy" nhưng cô bé nhí nhảnh này gọi tôi bằng anh, nói thiệt lòng vì trong giao tiếp hàng ngày so với tuổi đời chồng chất, tóc trên đầu trổ hoa râm mà được gọi bằng anh thử hỏi ai mà không thích, rồi nhờ vậy đôi khi họ thất lòng phơi phới thấy mình như trẻ lại tuổi đôi mươi như thuở nào, nhưng với tôi thì khác, vì hôm nọ cô bé Nga cũng gọi tôi bằng anh như mọi ngày, không hiểu tại sao tôi lại ứng khẩu buông ra câu nói với cái giọng khó chịu:

-Nè, nè đừng gọi chú bằng anh nữa nghe cô bé, kêu như vậy chú Hùng thấy nó kỳ kỳ, vì Nga bằng tuổi con gái đầu lòng của chú đó.

Tôi nghiệp Bé Nga đang vui vẻ nói líu lo như chim hót, vậy mà bị tôi sửa lưng một cái khiến cô bé cụt hứng rồi phân bua với tôi:

-Dạ cháu xin lỗi chú Hùng, tại bà chủ quán bắt tụi cháu phải xưng hô như vậy thì mới câu được khách thì mới có tiền trả lương cho tụi cháu, chứ kêu như vậy cháu cũng thấy kỳ kỳ y như chú nói vậy đó.

Các bạn thấy không, tôi trong sáng như vô cùng (Mèo khen mèo dài đuôi) mà thằng Bỉnh dám nghi ngờ bụng dạ của mình, tôi thầm nghĩ:

"Cái thằng Bỉnh này, vợ con đùm đề ở nhà không lo mà còn lẹo tẹo với mấy cô buôn bán làm chi cho cực thân, thằng này chưa thấy quan tài chưa đỗ lệ, bởi người đời ví von: Ham chi bóng sắc đọa đày tấm thân".

Sẳn dịp nó răn đe mình, tôi làm bộ đưa đẩy như đang rắp tâm nẫng cô hàng cà phê người tình trăm năm của hắn:

-Tao thấy tướng tá con bé Nga này hết xẩy, cá dưới sông ai vớt được nấy ăn mầy hơi đâu mầy lo, mạnh vì gạo bạo vì tiền, nhất cự ly nhì tốc độ, ý tao nói ai tấn công nhanh thì người đó chiếm được con tim bé Nga thôi.

Nói xong tôi quan sát thái độ thằng Bỉnh xem nó phản ứng ra sau, thật không ngờ gương mặt nó tự dưng buồn thiu y hệt như những người làm mất sổ mua gạo trong thời (bao cấp), thời đó nhà nào mà mất sổ mua gạo thì đồng nghĩa với việc treo niêu luôn, cả nhà bị đói là cái chắc, tôi thầm nghĩ:

"Thêm một đứa bị Thần tình ái bắn mũi tên ngay tim rồi"

Ngồi hồi lâu trong quán hai đứa tôi nói chuyện bâng quơ trên trời dưới đất, tuy nói chuyện như vậy mà hình như chẳng ai quan tâm mình nói cái gì, do mỗi người đang đeo đuổi ý nghĩ riêng của mình, mãi khi đến lúc thằng Bỉnh nó gặng hỏi tôi đôi ba lần thì cuộc nói chuyện mớt thật sự bắt đầu:

-Câu chuyện em nói đó, anh Hùng tính sao?

-Hả, hả chuyện gì, nói lại anh nghe coi

Thằng Bỉnh nó cự nự tôi:

-Vậy chứ hồn vía anh đi đâu mới về vậy, em nói có cái "Ti dô" điều động anh Xuống Huyện Tân Châu tỉnh An Giang để lo ba cái gạo xuất cảng đó, ban giám đốc chọn anh rồi, có khi chút nữa anh vô làm sẽ có quyết định điều động cho anh về sông ăn cá về đồng ăn cua luôn, cha kỳ này con người ta sướng nghe về miệt dưới xem như làm vua một cỏi rồi còn gì.

Nghe thằng Bỉnh cho hay cái tin giật gân này tôi cảm thấy bối rối vì từ khi bước chân vô làm ở công ty này đâu có lần nào tôi phải đi công tác nơi xa xôi như thế này, vậy mà giờ đây tôi phải đến cái nơi xa lạ chưa một lần đặt chân đến thì liệu Tôi có hoàn thành công việc được giao hay không? rồi ở chốn lạ nước lạ cái này mình có thích nghi được không? rồi bà xã và mấy cô con gái rượu ở nhà ai lo? bao nhiêu câu hỏi cứ lỡn vỡn trong đầu khiến tôi thấm mệt.

+ + +

- Hùng nè, Ban giám đốc công ty thấy cậu nhanh nhẹn nên cử cậu về Tỉnh để cùng đơn vị bạn hợp tác liên doanh theo dỏi thu mua, chế biến và xuất cảng gạo, ngày mai lên đường, hôm nay cậu cứ nghỉ làm về nhà chuẩn bị sáng mai khởi hành.

Vô cùng chới với khi tôi nghe sếp mình quyết định chóng vánh việc tôi phải về Tỉnh công tác, tôi nêu thắc mắc công việc và nhiệm vụ cụ thể mình phải làm khi đến nơi này, chị Giám đốc diễn giải cách thức làm việc và khích lệ tôi:

-Đó, công việc chị mới cho em biết dễ ẹc có gì đâu mà em ái ngại, nếu có khó khăn gì trong công việc cứ điện thoại về đây cho chị nhé.

Đêm ấy khi chuẩn bị xong cái ba lô tôi cứ thao thức mãi, không thể chợp mắt được có lẽ vì tôi quá lo cho công việc sắp tới, đến khi mòn mõi quá tôi thiếp đi hồi nào không hay, nếu bà xã tôi không réo lên thì có lẽ tôi làm một giấc thẳng cẳng đến trưa cũng không chừng:

-Anh Hùng, chú Bỉnh tài xế mới gọi điện nói lên công ty gấp vì sắp đến giờ lên đường rồi, tới giờ đi công tác mà ngủ xả láng vậy hả ông chằn.

Tôi lật đật vệ sinh cá nhân, mặc quần áo xong tôi quơ vội cái ba lô khoác lên vai và chỉ kịp vẫy tay chào bà xã và mấy cô công chúa của mình để tập làm thương gia thứ thiệt ở miệt sông nước vùng đồng bằng sông Cửu Long.

+ + +

Bến phà Châu Giang nơi nối liền Thị xã Châu Đốc và Huyện lỵ Tân Châu , khi chiếc Toyota Camry chở chúng tôi đi công tác đã yên vị trên con phà, trong bụng tôi đánh lô tô liên hồi do chiếc phà sắt S60 ở bến phà này chỉ dùng chở khách bộ hành và các loại xe gắn máy, hoặc xe lôi máy, xe đạp lôi vậy mà chiều hôm ấy khi hoàng hôn sắp buông xuống, trên mặt sông nước đục ngầu phù sa đang cuồn cuộn chảy, những dề lục bình kết thành bè to tướng đang nổi dập dềnh trôi theo dòng nước, vậy mà chiếc phà sắt nhỏ bé kia dám cỏng trên mình chiếc xe 4 chổ ngồi cùng gần chục chiếc xe gắn máy và sấp sỉ gần hai chục mạng người trên phà, khi chiếc phà buông mình lững lờ trên dòng sông khi đến giữa sông thì phà bị chết máy, ông tài công hoàn toàn bất lực sau một hồi cố gắng khởi động lại máy phà, mặc cho con phà trôi tự do theo dòng nước khiến mọi người trên phà ai nấy đều tỏ vẽ sợ hải vô cùng, tôi nghe loáng thoáng tiếng ai đó đang đọc kinh cầu nguyện các đấng thiêng liêng phù hộ cho tai qua nạn khỏi, chưa hết nỗi ám ảnh bởi những nguy cơ khi phà bị mất kiểm soát thì lúc này tự dưng xuất hiện chiếc ca nô đang xé nước phóng hết tốc lực chạy ngang qua con phà chở chúng tôi, từng đợt sóng của chiếc ca nô tạo ra nó làm cho chiếc phà tròng trành, trồi lên hạ xuống theo từng dợt sóng, có lúc phà chao nghiêng tưởng chùng như chúng tôi sẽ bị nhận chìm suống lòng sông đen ngòm cùng con phà già nua này, cũng còn may cho chúng tôi con phà còn đứng vững sau bao lần bị gió dập sóng dồi, con phà trôi thêm vài trăm mét rồi dừng lại do các công nhân trên phà cố gắng thả neo, gần hai giờ sau phà chúng tôi mới được một chiếc phà khác lai dắt sang bờ phía Tân Châu, khi phà cặp bến an toàn lúc này tôi mới nghe thằng Bỉnh lên tiếng:

-Trời ơi! Mình sống rồi, nãy giờ hồn siêu phách tán đâu mất bây giờ mới biết mình còn sống nè.

Thấy thằng Bỉnh kể khổ cho cái tai nạn vừa qua, nó cứ càm ràm mãi tôi bèn ghẹo nó:

-Hồn vía Bỉnh bay về quán cà phê trước công ty mình chứ đâu, làm như trong xe này ai cũng không sợ như Bỉnh sao, ai cũng run bần bật đến độ hàm răng đánh bò cạp luôn vậy đó, cũng may là tai qua nạn khỏi bằng không giờ này mình thuyên chuyển về dưới làm lính cho Hà Bá rồi.

Thằng Bỉnh nghe tôi nhắc đến cái quán cà phê ruột của nó, bởi có tật thì giật mình vì câu chuyện tình Romeo và Juliet của nó với bé Nga được nó dấu thật kín, mà lúc này tôi đang hé lộ ra trong cái không gian chật hẹp trên xe hơn nữa có bà sếp đang hiện diện, sợ bị bại lộ thì biết ăn nói làm sao cho sếp hiểu nên nó vừa đạp ga phóng xe lên bờ vừa nháy mắt với tôi ngầm năn nĩ tôi đừng bàn bạc đến cái đề tài cấm kỵ này nữa, nó phân tâm đến độ nó cho xe chạy thật nhanh qua những ổ gà trên đường làm chiếc xe dằn xốc thật mạnh khiến sếp bực mình dợt cho nó một trận nhưng nói theo kiểu móc lò:

-Ủa Bỉnh, chị nhớ công ty đã trả lương tháng náy cho em rồi mà chạy nhanh dữ vậy em, nãy giờ mọi người nhảy Lambada hoài mệt lắm em ơi.

Nghe sếp rầy rà nó bèn quay sang cười cầu tài với sếp, một tay nó giữ cái vô lăng tay kia gãi gãi cái đầu ra chiều áy náy nó nói:

-Thấy trời tối mà đường đây vô đó còn khá xa nên em tranh thủ chạy cho kịp, đến nơi khuya quá sợ bất tiện.

Thấy nó nói cũng có lý, sếp tôi đổi giận làm vui sếp nói vuốt ve nó:

-Không sao, cứ lái cẩn thận đi em trai, đường sá dưới đây chật chội hơn nữa nhà cửa cất sát mép đường, rồi không có đèn đường gì cả nguy hiểm lắm.

Bỉnh nhà ta chuộc lỗi tức thì, nó trả lời sếp có pha một chút màu sắc tiếu lâm trong đó:

-Yes Tuân lệnh Madam.

Nghe thằng Bỉnh nói với sếp như vậy tôi thấy sếp tôi tin đến sái cổ, nhưng với tôi tôi lại có cái nghĩ khác:

"Cái thằng Bỉnh này dóc tổ luôn, một là nó bị phân tâm khi nghe tôi nhắc đến quán cà phê ruột của nó, hai là nó tìm cách trả thù tôi cái tội bép xép dám khai báo sơ sơ chuyện lòng của nó cho mọi người nghe. chuyện "Thèm phở" của nó suýt chút nữa bị phơi bày ra ánh sáng khi ngoài trời tối đen như mực, có lẽ vì thế nên nó muốn dằn mặt tôi bằng cách cho mọi người nhày Lambada như sếp đã nói".

Đoạn đường từ bến phà Châu Giang vào Huyện Tân Châu dài chừng hai mươi cây số, do bị hư hỏng nhiều nên có đoạn đá xanh trải đường bị trồi lên lõm chỏm đầy mặt đường, hơn nữa do con đường này chạy dọc theo con sông nên tài xế thiếu kinh nghiệm có thể biến cho chiếc xe mình thành tàu ngầm dưới lòng sông kia cũng không chừng, nhìn hai bên đường những đoạn có nhà dân chúng sinh sống tôi thấy phần lớn họ là người ChamPa, hoặc người Khơ me do họ cất sống trên những căn nhà sàn cao cẳng, nhìn kỹ tôi thấy vùng này bà con theo đạo Hồi, vì suốt chặng đường dài tôi bắt gặp những ngôi giáo đường có mái vòm tròn tròn và nhọn hoắc, phía bên trên cùng trang trí một hình trăng lưỡi liềm...

+ + +

Đến thị trấn Tân châu cũng khá khuya, nhà dân chúng ở thị trấn đã dần đóng cửa, chỉ còn lại những quán cà phê giải khát có kèm chiếu phim truyện Video thì còn sáng đèn, Nam phụ lão ấu các nơi xúm lại xem những bộ phim kiếm hiệp, tình cảm Đài Loan, Hồng Kong, tài tử nào là Lưu Tuyết Hoa, Tần Hán... những bộ phim này cũng đã lấy đi nhiều nước mắt bà con nơi đây qua những thiên tình sử éo le do họ đóng.

Chúng tôi được phía bên hợp tác đón và đưa chúng tôi vào nhà Hàng Minh Thành, nơi này cách cửa khẩu Vĩnh Xương của Việt Nam và Cam bốt không xa lắm, nhà hàng nằm gần bờ sông về đêm gió thổi từ dưới sông lên mang theo không khí mát rượi, ban lãnh đạo của phía Tân Châu tươi cười khi dùng cơm tối với đoàn chúng tôi, dĩ nhiên cũng có bia bọt khui lốp bốp đến thật khuya chúng tôi mới được ngã lưng trên khách sạn cùng một chủ với nhà hàng nọ, nói khách sạn cho oai chứ thật ra đây là dãy nhà lầu có từng phòng riêng nhỏ bé, sẳn có máu tiếu lâm trong bụng tôi nghĩ trong bụng:

"Phòng ốc gì nhỏ xíu như các ô chuồng Bồ câu, mà giống thật cái chuồng Bồ câu nhà thằng Bỉnh Tài xế mà tôi từng gặp".

Mùi ẩm thấp, mùi dza màn lâu ngày không được phơi phóng nên có mùi rất khó chịu nhưng phải trân mình ra chịu trận vì đâu còn cách lựa chọn nào, tắm rữa xong tôi nhào lên giường đánh một giấc tới sáng cho dù trước đó tôi hơi ngán ngẫm với khách sạn không biết xếp loại mấy ngôi sao như ngành du lịch thường làm.

Sáng hôm sau khi ăn sáng và uống cà phê xong chúng tôi quá bộ đến văn phòng của đơn vị hợp tác nơi đây để xem kho hàng hóa và khu vực nhà máy xay lúa, từng dãy gạo thành phẩm được chất thành cây cao nghiệu từ dưới sàn tấm Pa lết vươn cao đến tận nóc mái tole của nhà kho, họ vừa chỉ dẩn cho chúng tôi xem kho vừa diễn giải cách thu mua hàng hóa của nông dân, cũng như cách chế biến thành hàng xuất cảng. Lần đầu tiên trong đời tôi mới chứng kiến tận mắt cơ man là gạo được tích trử nơi này, tôi thầm nghĩ với số lượng hàng hóa được thu góp dồi dào như thế này chắc hẳn đời sống bà con trồng lúa nơi đây khắm khá lắm thì phải, nhưng cuối cùng tôi bị hố một cái quá mạng khi một hôm tôi chứng kiến một vụ nhập hàng vô kho của một gia đình nông dân mang đến bán, biểu hiện thái độ không hài lòng với loại lúa này, tay trạm trưởng thu mua nói với ông Sáu người bán lúa:

-Úy mèn ơi! Ông Sáu coi nè lúa mình hôm nay độ ẩm còn cao lắm, hạt gạo bên trong lại ngã màu vàng nữa, lô này trừ hao hụt mười phần trăm nghe ông Sáu, hổng lẽ để chú chở về sấy khô lại thì tội nghiệp chú quá.

Nghe tay trạm trưởng phán một câu xanh dờn trừ mười phần trăm làm cho ông Sáu chới với, ông nói như năn nỉ tay trạm trưởng:

-Gì mà chú Hai nó trừ tui tới mười phần trăm lận, thấy công ty mấy chú bấy lâu nay làm ăn có uy tín nên tui mới chở lúa ra bán, mấy chú trừ hao hụt như vầy chuyến này dìa trỏng chắc tui đi ở đợ quá, hi... hi... chú Hai nó tính lại tỷ lệ cho tui nhờ.

Ông Sáu nói dứt lời ông đưa mắt nhìn quanh xem có ai chú ý đến việc ông đang thương thảo với tay trạm trưởng này hay không, dường như ai cũng đang tất bật với công việc vã lại tiếng hai người trao đổi cũng khó đến tay người chung quanh do tiếng máy xay lúa phía bên trong chạy ầm ầm nghe đinh tai nhức óc, ông Sáu bèn xuống nước tiếp:

-Tính lại đi chú Hai, nè chú cầm đở cái bao thơ này đi coi như tui biếu chú mua bánh cho xấp nhỏ nhà chú dùm tui nha, cái này hổng phải hối lộ gì đâu chú Hai, bồi dưỡng chút đỉnh cho vui nhà vui cửa vậy mà.

Ông Sáu nói xong không chờ phản ứng của tay trạm trưởng ông nhét đại vào túi quần tên này cái bì thư chứa tiền bên trong, Tay trạm trưởng miệng thì từ chối bài hải nhưng tay thì đẩy cái bì thư vô sâu vào túi quần tây vì sợ bị rớt ra ngoài thì uổng công làm tình làm tội ông Sáu từ ban đầu đến giờ:

Dường như cảm nhận được sức nặng của bì thư này tên trạm trưởng cười toe toét nói với ông Sáu:

-Dạ thôi được rồi ông Sáu, giờ thì trừ ông sáu một phần trăm lấy có thôi đó, chớ không thì mấy mối khác họ phân bì, tui tình cảm với ông Sáu đó, đừng nói cho ai biết vụ này nghe ông, công ty biết tui tha ông Sáu vụ này họ đuổi tui về vườn có nước đi chăn vịt thì khổ tui lắm nghe ông Sáu. Thấy tay trạm trưởng chịu "cắn câu" của mình ông Sáu như trút được gánh nặng ngàn cân xuống, ông lật đật hối thúc cân sớm để ông kịp lui ghe về cho kịp con nước, rồi cũng cái lô lúa này sau khi xay xát xong, lau bóng hạt gạo đạt tiêu chuẩn xuất cảng hắn sang tay lại cho thương lái đầu nậu bên ngoài để bỏ túi riêng hàng ngàn đô la ngon lành, mặc cho những người làm ra hạt lúa chịu trăm cay ngàn đắng khi bán được hàng hóa của mình...

+ + +

Sống làm việc nơi vùng giáp biên giới này được vài tháng, khi biết được mọi ngóc ngách trong cách làm ăn không đặt chữ tín lên hợp đồng liên doanh với đơn vị chúng tôi, bằng chiêu thức dọa dẫm buộc tôi làm ngơ cho họ mà tôi chẳng xiêu lòng, họ quay sang dụ dỗ lôi kéo tôi về phía họ, kể cả chiêu Mỹ nhân kế họ cũng không từ vì họ đã nằm lòng câu: Anh Hùng khó thoát ải Mỹ nhân chăng, nếu vậy thì chẳng sai chút nào vì từ khai thiên lập địa cho đến giờ biết bao nhiêu trang hảo hớn tiêu tan sự nghiệp vì Mỹ nhân kế, riêng tôi trong câu chuyện này may mà tôi còn chút lý trí nên thoát qua cái ải ngọt ngào này, bằng không vết xe đỗ của cửa ải Mỹ nhân dễ gì không có dấu chân tôi hằn lên nơi ấy.

Buổi trưa nọ,Thằng Hường người của bên hợp tác nó rủ rê tôi đến nhà cô bạn gái nó ở gần chợ Tân Châu, nhà cô bé này là mảnh vườn rộng có sân che phủ đầy bóng mát của những hàng cây, bước vào sân nhà cô ta tôi thấy ngay một bầy tiên nga đang ngồi sẳn trên chiếc chiếu đệm trải dước đất cạnh góc cây Me cổ thụ, trên đó đã bày sẳn những thức ăn đồ uống cây nhà lá vườn nhưng không kém phần thịnh soạn, mấy con cá lóc nướng trui thật to bày trên cái dĩa bàn to tướng đang bốc mùi thơm nức mũi, cạnh đấy dĩa rau sống đũ loại xanh um tươi rói, tô mắm nêm pha sẳn mùi thơm cũng không kém khiến ruột gan tôi cồn cào khó chịu, chưa hết, ba dĩa gà ta thả vườn luộc chín vàng ươm phía ngoài da, thịt bên trong trắng ngần như tuyết, dĩa muối tiêu chanh có vài ba lát ớt đỏ tươi tạo hình ảnh màu sắc tương phản của buổi tiệc thêm phần bắt mắt. Còn bốn cô Tiên nữ ăn mặc thật giãn dị nhưng đẹp mê hồn, tôi cứ ngỡ thằng Hường nó tuyển đâu mấy cô Tiên nữ này trên nguyệt điện xuống trần gian làm cho tôi có ý nghĩ mình là Đường Minh Hoàng của ngày xưa đang cùng bầy mỹ nữ hưởng lạc thú trên trời, đang mơ màng theo ý nghĩ viễn vông thì Thằng Hường nó lôi tôi xuống đất để bắt đầu nhập tiệc.

-Xin giới thiệu mấy em đây là anh Hùng, và đây là Thu bà xã em, còn các cô đây là bạn của bà xã em, hôm nay mình kết nghĩa Đào viên tại đây, uống không say không về.

Tôi cùng mọi người vỗ tay chào mừng sau màn giới thiệu của thằng Hường, liền khi ấy tôi thấy thằng Hường nó ôm cái bình "Nước mắt quê hương" loại năm lít, nó lần lượt rót đầy vào mấy cái ly "Xây chừng" loại ly mà ngày xưa quán cà phê người Hoa hay dùng để bán cà phê, độ nồng của rượu bốc lên mũi khiến tôi ngao ngán vì tôi không hảo loại rượu ba xi đế này, khi nốc vào ly đầu tiên tôi có cảm giác trời nghiêng đất quay tức thì, sau một hồi ăn uống, đàn ca hát xướng inh ỏi khiến đám con nít quanh đấy xúm lại xem bọn tôi diễn trò mà không tốn tiền mua vé để xem, cuộc vui nào rồi đến lúc cũng phải tàn, tôi xỉn hết biết không còn nhận ra phương hướng, nhưng trong vô thức tôi cũng lờ mờ nghe các cô tiên này bình phẩm về mình, đa số các cô đều có cảm tình với tôi vì dẫu sao tôi là khách phương xa đến.

Không còn cảm nhận về mặt thời gian, miệng tôi khô khốc, cảm giác đầu tiên sau khi tôi tỉnh lại do tôi quơ tay trong bóng đêm đụng phải vật gì mềm mềm nằm cạnh mình, tôi định thần lại xem kỹ thì ra một trong bốn cô Tiên mắc đọa sáng nay trong bàn nhậu, mà sao lại nằm chung mùng với mình trong cái "chuồng Bồ câu" nơi mình nương náu tạm thời, rồi tôi cũng nhận ra cái dụng ý chết người của thằng Hường nó nghe theo sếp nó dàn dựng lên màn kịch này buộc tôi khi đã nhúng chàm rồi thì chỉ còn biết câm miệng làm ngơ. bất chấp những thiệt hại sau này phía công ty tôi phải gánh chịu, bằng thủ đoạn này họ thật sự muốn loại tôi ra khỏi vòng chiến sinh tử này.

Trước khi trở lại Sài Gòn do thời hạn hợp tác hết hiệu lực, tôi cố tìm lại cái bông hồng có gai nằm chung mùng với mình đêm nào, sau một hồi hỏi han tâm sự, cô nàng cho biết cô được lệnh đêm đó bằng mọi giá cô phải làm cho tôi gục ngã trong vòng tay của cô, do cần tiền trang trải thuốc men cho mẹ mình cô gái chấp nhận làm việc này, nhưng khi thấy tôi thật thà, tình cảm và hơn nữa cô còn giữ được sĩ diện không nỡ đưa tôi vào tròng nên chúng tôi hoàn toàn vô can trong cái đêm tăm tối mịt mù kia, mà nếu cô gái chấp nhận làm theo sai khiến của họ thì tôi cũng không còn chút sinh lực nào để chống trả lại cái cạm bẩy ngọt ngào này. cảm ơn cô gái buôn hương nơi miền biên giới, trước khi tạ từ tôi vét trong túi trao cho cô một ít tiền để gọi là biết ơn vì nàng đã làm một việc khiến lương tâm tôi không phải dày vò do nông nổi.

Sau chuyến công tác này về công ty tôi vẫn làm công việc như trước đây, cuộc sống cứ dần trôi bổng đau đêm nọ, khi đang ngủ giật mình thức giấc tôi chợt thất một bên mắt sưng húp đau nhức vô cùng, từ một bên hông trái kéo dài lên mắt trái tôi những bong bóng nước nhỏ li ti nhưng rát bỏng, hoảng hốt trong lòng, đứa con rể tôi chở thẳng tôi vào bệnh viện, trời về khuya nằm một mình trong khoa mắt không một người chung quanh nỗi sợ hải bao trùm lên tôi, cũng may khi bên ngoài vừng hồng cũng dần ló dạng cũng là lúc Bác sĩ vào khám bệnh và chẩn đoán tôi bị Zona, một loại bệnh theo dân gian gọi là giời leo, bệnh này do một loại siêu vi trùng nó tiềm tàng trong cơ thể của mọi người, khi sức đề kháng của cơ thể yếu đi là nó bùng phát lên, Bác sĩ thấy tình trạng của tôi bà la lên:

-Anh còn may phước lắm nghe, vô đây chậm chút nữa thì cửa sổ tâm hồn anh tối tăm suốt kiếp rồi đó. Tôi sẽ thử máu cho anh và test hết các loại bệnh xem còn gì thì trị luôn cho nó dứt.

Sáng hôm sau phải nhịn ăn nhịn uống để cô y tá vào lấy máu xét nghiệm, nhìn cái ống chích có cái kim to đùng cô ý tá rút ra mấy cc máu khiến tôi xây xẩm mặt mày, cứ nhìn thấy máu là tôi hay bị trạng thái như trên, rồi thì cả phòng tôi kể cả những người điều trị ngoại trú lần lượt đưa tay cho cô y tá làm nhiệm vụ lấy máu.

Ba ngày sau, đến giờ khám bệnh và trả kết quả xét nghiệm máu, cô y tá hôm nọ mang cả chồng hồ sơ đặt lên bàn của bà Bác sĩ, trong số hồ sơ này phần đông có cái bìa màu vàng, duy nhất chỉ có một hồ sơ xét nghiệm có cái bìa màu cam, Bác sĩ gọi từng người lên khám bệnh và cho biết kết quả xét nghiệm máu, ai cũng âm tính với tất cả test kể cả HIV, còn lại một mình tôi trong phòng đối diện cùng bác sĩ tôi thầm nghĩ thôi tiêu đời mình rồi, có lẽ mình bị dương tính với HIV rồi cũng nên, cái bìa hồ sơ màu cam này nó đã tự nói lên điều đó, tôi chực nhớ lại cái đêm chung mùng với cô gái nọ, vậy là cô này cũng như bao cô gái ăn sương khác thôi, cũng không thật thà, cũng nói dóc không ngượng miệng, vậy mà hôm ấy còn dám nói với tôi hai đứa mình không có gì, tự dưng tôi thấy căm ghét cô gái có gương mặt đẹp như thiên thần nhưng tâm địa dữ như ác quỷ, vậy là cô này đã lây cái căn bệnh chết người cho mình rồi, hai chữ Sida lỡn vỡn trong đầu tôi, tôi từng nghe các cô gái bất cần đời này nói chuyện với nhau:

-Ối bị dính Sida hả, dễ ẹc cứ lấy xi măng trị là hết liền... ha ha..

Lúc này tôi hốt hoảng thật sự, vì bên đối tác hôm nào họ đã thật sự hạ gục tôi đúng theo nghĩa đen lẫn nghĩa bóng, xấu hổ, nhục nhã, hối hận, bao nhiêu cái xấu xa bây giờ đỗ dồn lên tôi cũng không oan chút nào, thế là hết trước mắt bầu trời xám xịt đang bủa vây lấy tôi, và lưỡi hái tử thần sẽ mang tôi về cỏi vĩnh hằng một ngày không xa lắm.

-Anh là Hùng phải không?

-Dạ tôi tên Hùng, tôi bị HIV rồi phải không thưa bác sĩ

-Anh học y khoa hồi nào mà biết hay quá vậy, hồ sơ này tôi còn chưa biết làm sao anh biết được?

-Tại tôi thấy mấy hồ sơ của người khác cócái bìa màu vàng đều có kết quả âm tính, còn lại mình tôi hồ sơ có bìa màu Cam vậy là Tôi bị nhiễm HIV rồi còn gì???

Không trả lời tôi, bà Bác sĩ mở hồ sơ ra xem rồi bà cười lên nắc nẻ:

-Thiệt tui sợ ông tướng này luôn nghe, Bộ ông hay léng phéng với mấy cô lắm hay sao mà có tật giật mình vậy, nè âm tính nè, bệnh viện hết bìa màu vàng thì xài tới bìa màu cam, vậy mà ông cũng đoán già đoán non nữa, thôi về phòng ăn mừng đi ông tướng. ha..ha..

+ + +

Đang từ chín tầng địa ngục bổng dưng thấy mình quay về hạ giới thử hỏi ai không mừng, tôi chạy nhanh về khoa Mắt vào ngay trong phòng bệnh tôi nhảy tung tăng lên y như những đứa trẻ được tặng bao lì xì to đùng mỗi dịp xuân về, và tôi hét lên thật to:

-Hoan hô cái bìa hồ sơ màu cam, hoan hô.

Tôi lấy hết thức ăn đồ uống của mình chia đều cho hết các anh em bệnh nằm chung phòng, tôi nghe tiếng ai đó bên ngoài nói vọng vô:

-Cha nội này chắc tưng tửng hay sao đó, khi không hét lên um sùm hoan hô cái bìa hồ sơ màu cam là cái gì, đúng là đồ ba trợn mà.

Tôi không giận câu mắng mỏ kia của ai đó, họ làm sao hiểu được cái cảm giác tuyệt trần mà tôi đang hưởng, vì tôi không vướng vào căn bệnh quái ác đang hoành hành khắp địa cầu không chừa một ai, nhớ lại gương mặt thiên thần của cô gái ở Tân Châu tôi buột miệng:

-Em gái ơi! Em thật sự là thiên thần trong lòng anh.

Hai Hùng 
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7169
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 25/Oct/2016 lúc 8:17am

Đợi Chờ

Chải lại mái tóc đen mun bóng láng đôi ba lần vậy mà thằng Luận vẫn chưa vừa ý, nó quẹt ngón tay vô hủ "Bi lăn tin" lấy ra một ít rồi xoa đều trên đôi tay, hắn lại vuốt lên mái tóc khiến cho tóc của nó láng cón làm cho tôi có cái suy nghĩ:

  "Gặp lại bạn cũ  thôi mà, tại sao thằng quỷ này làm như đi ăn tiệc ở nhà hàng vậy ta"

  Gần ba mươi phút trôi qua hắn vẫn chưa rời khỏi tấm kiếng lớn trước mặt, hết săm soi mái tóc, cái áo, cà vạt rồi đến đôi giày, nó lấy hộp "Xi ra" tân trang lại đôi giày trông thật láng cón, cuối cùng dường như không còn thấy khiếm khuyết nào nữa thì nó mới đưa mắt nhìn tôi và hỏi:

  - Ông thấy vầy được chưa? Gặp lại nàng phải chưng diện một chút chứ ăn mặc lôi thôi thì kỳ lắm.


  Nghe thằng Luận hỏi tôi mới biết, thì ra hôm nay hắn rủ rê tôi đi gặp nhỏ Hương là người trong mộng của hắn lúc trước, hắn đã thầm thương trộm nhớ cô nàng mà chưa một lần thổ lộ, những lần chạm mặt trong lớp, hoặc dưới sân trường hắn không dám nhìn thẳng vào đôi mắt bồ câu đẹp long lanh của Hương, thảo nào hôm nay đã bao năm dài xa cách hắn cố chưng diện để thu hút cái nhìn của Hương, lúc này khiến tôi liên tưởng đến cách kêu gọi bạn tình của một số loài chim, lủ chim cũng chải chuốt lông cánh rồi phô diễn những điệu múa lạ kỳ để chim mái chú ý khi đi tìm bạn tình, không muốn thằng Luận cục hứng tôi ghẹo nó liền:

  - Tui nói thiệt ông đừng buồn nghe, lần đầu tui mới thấy ông ăn mặc thật đúng model đó, đây là cơ hội cuối cùng để ông ngỏ lời với Nhỏ Hương, ông nhốt "con thỏ" vô chuồng đi, chuyến này ông mà lần lựa nữa thì coi như "rụt tùng" luôn đó nghe chưa.

  Thằng Luận nhìn tôi với đôi mắt như van nài, nó nói:

  - Tui biết rồi, không biết bao năm trời học chung trước kia, theo ông nhỏ Hương biết tui thích cô ta không? Mà nè ông Trí, xíu nữa gặp nàng ông nói phụ vô giúp tui, sao tui run quá chừng tim đập liên hồi mệt lắm.

  Thấy thằng Luận chưa chịu buông bỏ cái tính nhát như thỏ đế, ai đời nói lên tiếng lòng của mình với người mình yêu mến mà không dám mở lời, đã vậy nó nhờ tôi làm ông mai bất đắc dĩ cho mối lương duyên này, nếu suôn sẻ thì không có gì để nói, còn như sự việc không như ý muốn của nó thì chẳng những sẽ làm cho nó buồn mà tôi cũng bị "quê cơ" vì không có cái lưỡi như "Tô Tần" đễ thuyết phục được nhỏ Hương xiêu lòng với bạn tôi, tôi bèn nói với thằng Luận:

  - Tui thấy ông giống tâm trạng mấy bản nhạc Bolero sầu não quá, có bài họ diễn tả anh chàng nọ yêu mà không dám ngỏ lời, để rồi khi "ván đã đóng thuyền" nàng ta hẹn chàng kiếp sau, nghe mà buồn não nuột, thôi được rồi tui chìu ông chuyến này thôi nghe, ba cái vụ làm mai này tui ớn lắm rồi.

  Nghe tôi "phán" câu trên, thằng Luận khẻ cười, hắn còn vỗ vai tôi hắn nói:

   - Tui nhìn người không lầm chút nào, chỉ có ông là tốt nhất trong đám bạn ngày xưa, cảm ơn ông trước nghe, xong vụ này tui đền ơn ông cái đầu con heo mọi ông tha hồ mà nhậu.

  Tôi lấy tay thụi nhẹ vô ngực thằng Luận rồi nói:

  - Ông này, ông làm như tui là  "bợm nhậu" không bằng, mà trả công bằng đầu heo mọi coi sao được, chí ít cũng phải nguyên con heo mới xứng đáng công lao của tui.

Thằng Luận nó cười trừ sau câu nói của tôi, nó nói thêm:

  - Trong đời tui chưa thấy ông mai nào đòi hỏi quá đáng như ông mai này hết nghe, thôi được rồi nguyên con heo và kèm theo kết Larue con Cọp luôn ông chịu chưa?

  Rồi chừng như chực nhớ đến giờ hẹn, nó thúc giục tôi:

  - Ông Trí đẩy chiếc xe đạp vào bên hông nhà đi, tui mượn chiếc Honda 67 của cậu Năm tui rồi, họp mặt đông đủ mà đạp cái xe cà tàng của ông đến chắc mấy nàng chẳng thèm nhìn mình đâu.

Tôi đáp trả hắn ngay:

  -Ông nói quá, mấy nàng lớp mình xưa nay đâu ai có cái tánh phân biệt nghèo giàu gì đâu, à tui nhớ rồi duy nhất có bà Minh con ông phó Quận là hay kênh kiệu thôi, chứ mấy nhỏ khác ai cũng dễ thương sống hòa đồng với mọi người, nhưng những năm về cuối sắp chia tay, bà Minh cũng xuôi theo đám mình vì bả nhận ra làm "Tiểu thơ đài cát" hoài nên không ai thích giao du với bả ông nhớ không?

Nghe nhắc lại chuyện ngày xưa, tự dưng thằng Luận hứng chí nó bèn "góp vốn" thêm vào:

  - Nhắc tới bà Minh tui mới nhớ, cái hôm đầu tiên bả chạy chiếc Velosolex vô trường với gương mặt tự đắc, thấy chiếc xe mới cáu ai cũng ngước nhìn khiến cho bả càng làm điệu thêm, vui nhất khi tan trường cô nàng mới đạp có mấy vòng, xe chưa có trớn vậy mà nàng vội đẫy cái cần ra khỏi ngàm khóa máy xe, khiến xe bị khựng lại rồi ngã ngang làm cho bả té "bò càng bò niễng" thấy vậy cả đám cười rần lên, cũng tội nghiệp lúc này gương mặt bả quê một cục, hên cho bả mấy chàng học kế lớp mình chạy đến giúp, ông nhớ không ông Trí?

Tôi khẻ cười và trả lời:

- Trời chuyện đó không nhớ mới lạ à nghe ông, trong trường mình chỉ có cô nàng là có "xế nổ" thôi nên ai mà không nhớ, thôi tới giờ rồi đi nhanh kẻo muộn.
                            
                          ***

   Mùa hạ về khiến cho không khí vùng cao nguyên ngày càng khô khốc, ban ngày trời  nóng như thiêu như đốt, dưới ánh nắng chói chang của mặt trời soi rọi xuống khiến không khí như đặc quánh lại, con đường đất đỏ dẫn vào thị xã tung đầy bụi mù khi thỉnh thoảng có chiếc xe vụt chạy qua, ngồi sau lưng thằng Luận thấy nó lái chiếc xe thật điệu nghệ, bởi những ổ gà chi chít trên đường nếu không khéo thì xe lao xuống các ổ gà này, nếu nhẹ thì ê ê cái bàn tọa, còn nặng nề hơn nữa thì có thể hai đứa tôi sẽ là nhân viên " Đo đường " của Ty Công chánh, vậy mà thằng Luận lạng lách thật tài ba, thỉnh thoảng như muốn khoe cái tài này nó ngoái lại và hỏi tôi:

  - Sao, ông Trí thấy tui lái "Ngọt" ghê chưa, mấy tay yên hùng trên xa lộ ở Sài gòn gặp tui là tui cho ngữi khói hết.

  Suýt rớt khỏi yên xe chiếc Honda mấy lần, cũng may nhờ tôi bám chặt vào "eo ếch" của thằng Luận, nhưng không muốn mất lòng nên tôi bèn "xạo" với hắn cho hắn vui lòng :

  - Mình công nhận ông lái xe hay "Tuyệt cú mèo" luôn nghe, gặp mình cầm lái  thì hai đứa "Đo ván" từ lâu rồi.

  Nghe tôi khen xạo khiến hắn tưởng thật nên hứng chí hắn càng  chạy theo kiểu " bạt mạng" làm tôi xanh máu mặt, tôi càng bám víu vào lưng áo hắn, chắc cũng nhờ trời thương nên hai đứa tôi được bình yên khi đến nơi hò hẹn .

Quán cà phê có cái bảng hiệu khá lạ lẫm, chủ quán cà phê này không hiểu với mục đích gì mà đặt tên cho quán mình là  Cà phê "Đợi Chờ", trong khi dọc theo con đường này những quán cà phê mang tên thật lãng mạng như: Thạch Thảo, Mây Hồng, Suối mơ.v.v....

  Vừa dắt xe vào sân, bà chủ quán cà phê đến bên chúng tôi đon đả mời chào:

  - Hai chàng trai của tôi đi với ai, có phải người quen của mấy nàng kia không?

  Hỏi xong bà chỉ tay vào phía bên trong quán, tôi vội đưa mắt nhìn vào thấy ngay ba cô gái đang giơ tay vẫy gọi chúng tôi.

  Tôi dùng tay ra hiệu báo cho các cô nàng chúng tôi đã nhận ra họ, tôi gật đầu xác nhận với bà chủ quán, thấy vậy bà lên tiếng nói tiếp:

  - Hai em đưa xe vào phía sau, có người trông coi dùm chị nhé, chúc hai em có một buổi thật vui ở quán chị .

                               ***
   Vẫn cái tính thỏ đế không chừa, thay vì cứ hiên ngang vào quán, khi gửi xe xong thằng Luận nó đẫy vai tôi, nó nói:

  - Ông Trí đi trước đi tui theo sau, mà ông nhớ nhe, nói phụ vô giúp tôi nhé, nếu thấy chổ nào thuận tiện ông cứ nói chen vô, vì lúc còn ở nhà tui nghĩ nhiều chuyện nói với Hương, vậy mà bây giờ nó bay đi đâu mất.

Tôi nhìn thẳng vào mặt thằng Luận, tôi thấy gương mặt nó xanh mét không còn chút máu, tôi phá lên cười rồi làm bộ nói lớn tiếng cố tình cho Hương nghe:

  - Hôm nay ra mắt bên nhà gái sướng gần chết, vậy mà ông đóng kịch với tui hoài, thôi vô lẹ để mấy người đẹp chờ.

  Vừa giáp mặt các cô nàng, chưa kịp chào hỏi thì nhỏ Hương đã vội lên tiếng:

  - Hóa ra hôm nay trùng với ngày ông Luận nhà mình đi hỏi vợ hả ông Trí?

Nghe câu hỏi của Hương tôi cười thầm trong bụng rồi tự nói với mình:

"Bà Hương này trúng kế mình rồi"

  -Ừa, đúng rồi Hương ơi! Hôm nay là ngày ông Luận hỏi vợ đây, mà ông này cũng lạ nghe bà, con gái người kinh ở thị xã này thiếu gì, tự dưng ổng ưng cô người Thượng, cô ta thuộc tộc người Bana, hay Jarai gì đó, trưa nay nhà ổng lên làng Konjoret xem mắt nàng dâu nè, nhưng gặp bạn bè xưa cũ phải đặt lên hàng đầu, nên nghe mấy bà nhắn nhủ, hai đứa mình bỏ hết mọi việc đến đây đễ hầu chuyện với mấy bà nè.

  Dường như có chút thoáng buồn hiện lên đôi mắt nhỏ Hương sau khi nghe câu chuyện trên, cố trầm tĩnh Hương cười gượng:

  - Hi hi hi, lâu ngày không gặp mấy ông, tụi tui tưởng hai ông vợ con đùm đề rồi chứ. Ai dè mãi hôm nay ông Luận mới "Xuất giá", còn ông Trí có cô nào "Nâng khăn sửa túi" chưa?.

Nghe câu chuyện tưởng tượng tôi tạo ra, rồi nghe Hương đối đáp như vậy, sợ vuột cơ hội, tự dưng thằng Luận lên tiếng:

  - Hương ơi! Bà quên ông Trí là chúa tiếu lâm hả, ổng nói vậy mà bà cũng tin, Bana, Jarai gì đâu ổng ghẹo mấy bà cho vui đó, hôm nay hai đứa được nghĩ phép, qua bạn bè nhắn nhủ nên tranh thủ gặp lại mấy bà hàn huyên tâm sự cho vui.

  Gương mặt Hương như vui hẳn lên khi nghe chính miệng của Luận nói ra, Hương quay sang làm cho tôi một trận:

  - Cái ông quỷ Trí này, cái tật cà rỡn không chừa, thôi gọi cà phê đi hôm nay phe tóc dài bao cho hai ông đó.

Thấy tình hình có mòi thuận lợi, tôi dò hỏi Các cô nàng về hoàn cảnh sống, nhỏ Huỳnh xem như ván đã đóng thuyền, nàng sẽ lên xe hoa về nhà chồng vào dịp cuối năm, lúc này tôi lại nhớ một vài câu thơ của nhà thơ Hàn mạc Tử trong bài Mùa Xuân Chín, có đoạn như sau:

"Sóng cỏ xanh tươi gợn tới trời.
  Bao cô thôn nữ ở trên đồi.
  Ngày mai trong đám xuân xanh ấy.
  Có kẻ theo chồng bỏ cuộc chơi".

Giờ thì còn lại nhỏ Hương và nhỏ Ngân thì vẫn "phòng không chiếc bóng", trong đầu tôi lóe lên một ý nghĩ:

  "Sẵn dịp mai mối cho Luận, mình phải tấn công nhỏ ngân luôn, sau này có đi đâu chơi thì đủ cặp".

   Cà phê  được mang ra mùi thơm bay ngào ngạt, ở vùng biên trấn cao nguyên này loại cà phê hảo hạng do bà con người kinh trồng thành đồn điền, còn lại phần đông người thượng trồng ven đường dẫn vào các buôn làng, đến mùa đơm hoa kết trái, các con đường trắng xóa hoa cà phê nở trên cành, khi đi trên những con đường làng này tôi có cảm giác như đi vào "động  thai thai" như "Từ thức đang lạc bước vào cỏi thần thiên".

   Những giọt cà phê nâu sánh chầm chậm nhỏ xuống, nóng ruột vì cà phê chảy chậm, tôi đưa tay lấy nắp đậy cái phin ra, dự định khiều nhẹ miếng chặn trong phin lên cho cà phê chảy nhanh một chút, bổng đâu sau lưng tôi bà chủ quán giữ tay tôi lại, bà đậy cái phin cà phê lại như lúc ban đầu, kéo chiếc ghế mây của bàn kế bên bà ngồi xuống và nói:

  - Chàng trai này nóng vội quá, uống pha cà phê phải nhẫn nại một chút, gấp gáp quá cà phê chưa nở hết không ngon, các bạn biết tại sao chị đặt tên quán  là Cà phê  "Đợi Chờ"  hay không?

  Không đợi chúng tôi nêu thắc mắc, chị đã vào câu chuyện, sở dĩ chị có mặt trên vùng đất cao nguyên màu mỡ này là do cơ duyên trong một lần theo người bạn "bỏ phố lên rừng", để khám phá tình đất tình người nơi đây, lần nọ khi cùng cô bạn thân ngồi nghỉ chân trong một quán cà phê nơi phố núi, không hiểu do "ông tơ bà nguyệt" khéo se duyên hay không mà chị và anh chàng pilot quen rồi thương nhau từ đó, những lần hò hẹn hai người bay về Kontum để chị ra mắt cha mẹ bên người chồng tương lai, những tưởng con thuyền tình của hai người sẽ mãi mãi bên bến bờ hạnh phúc, nhưng định mệnh trớ trêu anh không về với chị trong một phi vụ nơi miền hỏa tuyến, suốt ngày hôm anh "gãy cánh đại bàng" chị ngồi chờ anh trong vô vọng... thế là quán cà phê do chị làm chủ sau này mang tên "Đợi Chờ" với thâm ý anh vẫn còn hiện diện đâu đó trên cỏi đời này, chị vẫn đợi anh, chờ anh trong nỗi cô đơn vô vọng.

Chị vừa kể xong câu chuyện tình buồn của mình thì chị xin phép lui vào trong quán, chừng xem lại những phin cà phê đã cạn nước tự bao giờ, lúc này chúng tôi mới thấy cái tài dẫn dắt câu chuyện khiến chúng tôi quên cái chậm chạp của giọt cà phê, chúng tôi bắt đầu mến cái quán cà phê của chị từ đó.

                           * **
     Vành đai thị xã nơi đơn vị tôi và thằng Luận đồn trú sau bao ngày yên ắng bắt đầu sôi sục không khí chiến tranh, sau buổi hò hẹn cà phê với ba cô bạn học ngày xưa rồi thì chúng tôi cũng có đôi có cặp, cái cặp "ăn khách" nhất là nhỏ Hương và thằng Luận, hai đứa khi hiểu nhau rồi chúng quấn quít như sam, còn tôi với nhỏ Ngân chắc đường nhân duyên hai đứa không chung hướng, câu chuyện tình cảm của chúng tôi như "Lục bình trôi sông" nên chúng tôi chia tay nhau, với hai đứa tôi chỉ còn đọng lại trong lòng tình bạn thời học trò đã qua.

                             ***

   Một đêm nọ đơn vị chúng tôi bị tấn công với hỏa lực mạnh của đối phương, nhờ công việc chuẩn bị phòng thủ tốt, nhờ các lực lượng phi pháo yểm trợ nên chúng tôi giữ vững phòng tuyến...

  Khi tiếng súng tan, kiểm soát lại lực lượng của đơn vị lúc này tôi mới hay tin thằng Luận đã tử trận, tôi như kẻ mất trí khi ghì xác thằng Luận bên mình, tôi đã khóc khóc thật nhiều cho thằng bạn rất đỗi thân thương, tôi trách nó:

  - Mầy hứa với nhỏ Hương những gì mầy nhớ không Luận, cặp nhẫn cưới sẽ không còn cơ hội nằm trên ngón tay của hai đứa bây rồi, mầy thất hẹn với Cha Xứ để cha làm lễ hôn phối cho tụi bây rồi, mầy không còn dịp ngồi quán cà phê Đợi Chờ để đấu láo với mọi người nữa rồi, và mầy còn nợ tao con heo quay và kết larue nữa .

  Tiếng rít của cánh quạt chiếc trực thăng tản thương lao đi khi trời còn mờ sáng, nó chở theo xác thằng Luận và số thương binh, nó đã "đi xa" thật rồi tôi thẩn thờ nhìn bầu trời rộng lớn phía trên cao, tôi liên tưởng thằng Luận đang bay nhởn nhơ với đôi cánh thiên thần, tôi chắc rằng người hiền lành như thằng Luận sẽ được Chúa dang tay đón rước.

  Ngôi mộ đất của thằng Luận nằm ven đồi cà phê cạnh nhà nó, Hương tự nguyện làm dâu con trong nhà để sớm hôm gần gũi với mộ phần người mình yêu.

                            ***
   Một ngày giữa tháng ba năm Bảy lăm, toàn bộ Kontum rụt rịch triệt thoái quân về  miền duyên hải, và rồi miền nam gãy súng khiến tôi trôi dạt vào tận Sài Gòn sống đến tận giờ.

  Gần bốn mươi năm sau, tôi có dịp trở lại nơi một thời của tuổi học trò hoa mộng, trở lại thăm những kỷ niệm còn chôn chặt trên miền cao nguyên đầy nắng gió, tôi tìm thăm lại mộ phần thằng Luận, tôi thăm lại nhỏ Hương để xem cuộc sống của nhỏ ra sao...

Tôi thất vọng hoàn toàn, những cảnh vật đã hoàn toàn thay đổi, dấu tích của một thời của ngày xưa không còn lưu lại một chút gì, ngôi mộ thằng Luận cùng đồi cà phê chẳng còn nữa, phố sá ánh điện sáng choang, con đường đầy ổ gà với bụi mịt mù cũng không còn, còn chăng dĩ vãng đầy yêu thương nằm mãi mãi trong tâm trí tôi, Nhà Luận cũng dọn đi đâu mất những người lạ hoắc lạ huơ thế chổ vào, tôi cố hỏi để tìm Hương nhưng vô vọng, bỡi căn nhà này sang tên đỗi chủ mấy đời không ai biết Hương giờ ở đâu.

Tôi lân la tìm lại con đường có quán và phê "Đợi chờ" của năm nào, thêm một lần thất vọng, đường phố nhà cửa lạ lẫm khiến tôi buồn buồn cố nhớ lại gương mặt hiền của chị chủ quán, lại lần nữa tâm trí tôi lại nhớ những câu thơ:

   Tạo hóa gây chi cuộc hí trường
   Đến nay thắm thoát mấy tinh sương
   Lối xưa xe cũ hồn thu thảo
   Nền cũ lâu đài bóng tịch dương.

                            ***
   Quay lại Sài gòn chốn phồn hoa đô hội, thời gian và công việc nơi đây nó lôi cuốn mọi người làm không ngơi tay để có miếng cơm manh áo, một chủ nhật nọ tôi thả bộ khu nhà thờ đức bà, sau một hồi tham dự thánh lễ nơi "Vương cung thánh đường" tôi ra công viên đối diện dinh Độc Lập ngày xưa để hít thở không khí trong lành buổi ban mai, vừa dựa lưng vào ghế đá thì có một người phụ nữ đội nón lá lụp xụp đến bên tôi chị ta mời:

   - Ông ơi! Mua giúp tôi thuốc lá đi ông.

Tiếng người phụ nữ thật quen thuộc, tâm trí tôi nhanh chóng nhận ra tiếng nói nhỏ Hương ngày nào, tôi dỡ nhanh cái nón lá ra, đúng là Hương ngày nào đây rồi, thật tội nghiệp Hương tiều tụy theo năm tháng, riêng Hương ban đầu hốt hoảng nhưng khi nhận ra tôi Hương òa khóc và nàng ôm tôi thật chặt. Cơn xúc động lắng xuống Hương kể lại nỗi bôn ba thống khổ khi chạy từ miền cao nguyên về tới Sài Gòn, nàng suýt bỏ mình mấy bận khi di chuyển trên liên tỉnh lộ 7B...

Tôi vuốt lại mái tóc Hương, rồi kể lại cho nàng nghe chuyến về thăm lại quê nhà cho nàng nghe, kể đến đâu cả hai chúng tôi nấc nghẹn đến đó, khiến các bạn trẻ đi ngang tưởng tôi hà hiếp Hương điều gì nên họ đứng quan sát chúng tôi với thái độ dè dặt...

                            ***
   Tôi và Hương quyết định chung sống với nhau đến cuối đời, trước ngày chúng tôi dọn về ở chung trong căn nhà nhỏ của tôi, chúng tôi lập bàn thờ thằng Luận đặt trang trọng trong gian thờ, hai đứa tôi thắp nén nhanh khấn vái vong linh thằng bạn thân ngày nào, mong nó không hờn ghen với cái hạnh phúc muộn màng của chúng tôi, Hương khấn vái thì thầm điều gì tôi không rõ, riêng tôi thì:

  - Luận ơi! Hương là vợ tương lai của mầy, tao rất mong mầy và Hương sẽ là một đôi chim liền cánh, nhưng mầy đã phụ Hương mầy bỏ đi xa không hẹn ngày về, thôi thì số phận đã an bày, hôm nay tao và Hương hai người tứ cô vô thân gặp lại nhau nơi này, tụi tao sẽ ở đây sống với mầy trong căn nhà tao, mong mầy phù hộ cho Hương và tao không còn chia ly đến cuối cuộc đời.

  Cắm nén nhanh lên bàn thờ  thằng luận xong, tôi loay hoay làm việc lặt vặt trong nhà, bổng tiếng kêu to của Hương làm tôi giật mình:

  - Anh Trí, anh Trí lên xem nhanh lên!

  Bỏ công việc dở dang phía sau tôi tức tốc chạy lên, Hương há hốc miệng chỉ tay vào lư nhang, những cây nhang chúng tôi cắm vào nó uốn tàn cong vút nhiều vòng, chưa hiểu ý Hương nói gì tôi hỏi:

  - Gì mà em la làng thấy ớn vậy?

  - Anh xem kìa, anh Luận chứng giám lòng thành của vợ chồng mình rồi đó.

Nói xong nàng kéo tôi quỳ xuống lạy tạ ơn thằng bạn thân có nghĩa khí. Tôi thầm nghĩ thằng Luận nó rất hài lòng khi tôi đứng ra bảo bọc cho Hương, tôi ngước nhìn vào di ảnh của nó, tôi thấy nó nở nụ cười thật tươi như lúc nó thử xong bộ đồ vía hôm gặp lại nhỏ Hương mấy chục năm về trước, tôi cũng cười với "nó" rồi thì thầm:

  - Cảm ơn nha bạn hiền, thôi tao sẽ cúng cho mầy con heo quay và kết bia Heniken coi như huề.

  Tôi phá lên cười, thằng Luận hình như nó cũng cười theo khiến tôi cảm thấy rờn rợn nổi da gà.

Hai Hùng SG


Chỉnh sửa lại bởi Nhom12yeuthuong - 25/Oct/2016 lúc 9:14am
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23663
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 31/Oct/2016 lúc 8:37pm

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7169
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 05/Nov/2016 lúc 2:17am
Mùa Thu Hoa Tím
Hoàng Thu Dung
https://goo.gl/joRJYI

Image%20result%20for%20Mùa%20Thu%20Hoa%20Tím%20%20%20picture
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23663
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 08/Nov/2016 lúc 10:15am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7169
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 10/Nov/2016 lúc 1:16pm
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23663
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 15/Nov/2016 lúc 1:37am
Con Rạch Nhỏ Quê Mình





 Mầy còn nhớ không ? Hồi tụi mình còn nhỏ, thời tiểu học, có ngày nào mà tụi mình không đùng xuồng con rạch trước nhà để tắm. Mầy còn nhớ con rạch đó không? Nó có cái tên cục mịch và quê mùa : rạch " Cồn Cỏ ". Người ta gọi như vậy bởi vì ở phía sông cái có một cái cồn khá lớn - gần như là một cái cù lao - làm tách con rạch ra làm hai nhánh. Có lẽ hồi xưa, trên cồn chỉ có cỏ nên họ gọi là " Cồn Cỏ ", chớ hồi thời tụi mình, trên đó thấy đầy cây cối mà một số là cây ổi " chim ăn " và cây xoài hột. Mầy bỏ xứ ra đi lâu quá, không biết còn nhớ " ổi chim ăn " và xoài hột không ? " Ổi chim ăn " là loại ổi nhỏ bằng trứng chim cút, bên trong toàn hột là hột nên không có ai trồng. Chim hay mổ ăn mấy trái chín, còn tha đi chỗ này chỗ nọ. Hột ổi rớt mọc lên cây, nhà vườn chặt bỏ để lấy đất trồng thứ khác. Còn " xoài hột " thì như tên của nó nói : trái nhỏ bằng nắm tay con nít, bên trong chỉ có cái hột lớn với chút xỉu cơm! Người ta cũng gọi là " xoài mút " bởi vì muốn ăn loại xoài đó phải lựa trái chín muồi, lột võ rồi mút cái hột với lớp cơm mỏng dánh dính chung quanh. Người lớn không ai thèm ăn bởi vì ăn không đã miệng mà mút xong một trái là hai bàn tay dơ hầy ! Chỉ có con nít là khoái ! Cho nên vào mùa xoài - cũng là mùa mưa - khi thấy trời nổi gió, trẻ con thường lội qua cồn để lượm xoài, được trái nào là đứng ngay dưới cây xoài mút lia mút lịa. Tao nhớ có lần mầy với tao cởi quần đội lên đầu rồi lội qua cồn cỏ lượm xoài. Mầy nhớ không ? Mình phải đội quần để quần xà lỏn đừng bị ướt bởi vì tụi mình " lội chó " đầu lòi ra khỏi nước. Mới nút được có mấy trái thì trời mưa ụp xuống làm hai đứa ướt ngoi. Lần đó về nhà tao bị bắt quì gối gần nửa tiếng. Tao tưởng mày là cháu đích tôn của ông Cả, được cưng nhứt nhà không ai dám rớ. Té ra hôm sau đi học, mầy kể lại mầy cũng bị ông nội mầy bắt quì cũng như tao ! Mầy coi ! Cái xã hội của mình hồi đó nó tốt như vậy. Quan quyền hay dân dã gì cũng dạy con dạy cháu na ná như nhau hết.

 Trở lại với con rạch của tụi mình. Con rạch cong cong quanh quanh chạy tuốt vô xóm chợ, chui qua cây cầu đúc của con lộ cái rồi đi mất hút ra ruộng và rừng tràm. Hai bên bờ rạch là hai con đường đất dùng cho người đi bộ và xe đạp. Nhà cửa cất dài theo hai con đường đất. Mỗi nhà nằm trong một khu vườn đầy cây ăn trái và hoa kiểng. Hai bờ, lâu lâu, được nối với nhau bằng một cây cầu khỉ. Mỗi cây cầu khỉ đều có một cái tên : cầu cây gừa ( vì nó nằm cạnh cây gừa ), cầu cây trôm ( cạnh cây trôm ), cầu bà Sáu Lộc ( nằm trước nhà bà Sáu Lộc, chớ không phải bả dựng cây cầu đó !), cầu ván ( làm bằng hai tấm ván thay vì hai cây tre ) v.v...?Tía tao nói về sau, ông nội mày bỏ tiền ra xây một cây cầu đúc, giúp cho dân chúng đi lại dễ dàng. Mầy nhớ cái cầu đúc nằm ở xóm chợ không ? Đó, cái cầu đó, đó ! Người ta gọi là " cầu ông Cả ". Không biết mầy có biết rằng ông nội mầy hồi đó được dân chúng thương lắm không ? Tía tao nói rằng ổng thôi làm " Cả " từ thời Tây lận, nhưng dân trong vùng vẫn gọi ổng là " ông Cả ". Hồi trào Việt Minh, ông nội của mầy là người chức sắc cũ duy nhứt không bị cho đi " mò tôm ". Để thấy ổng ăn ở có nhơn biết chừng nào.


 

Nói đến cầu khỉ, tao nhớ hoài chuyện bà Năm Chiện té rạch. Bả té đâu hồi tụi mình chưa sanh. Lớn lên nghe kể lại mà bắt tức cười. Mầy biết không ? Hồi xưa, rạch Cồn Cỏ chỉ có loại cầu khỉ " một cây tre ", trơn trợt khó đi ( Về sau, dân chúng cặp thêm một cây tre như tụi mình đã thấy ) Một hôm bà Năm Chiện đi tới giữa cầu, hụt chân té xuống rạch. Người ta nghe tiếng bà Năm la chói lói : " Bớ làng xóm ! Bớ làng xóm !" Rồi giọng bả bỗng thấp xuống : " Ủa mà cạn!"  Thì ra bả không biết lội, hồi té là la làng kêu cứu, chừng coi lại thấy nước mới tới lưng quần, bả té nhằm nước ròng. Bà con lối xóm nghe la, chạy ra thì thấy bà Năm Chiện lóp ngóp bò lên bờ rạch, miệng cười lỏn lẻn mắc cỡ ! Chuyện này về sau khi tao đi làm việc ở Sàigòn, tao có nghe kể nhiều lần. Họ kể " có bà đó " chớ không nói là bà Năm Chiện, và họ kể như là chuyện tiếu lâm đặt ra để cười chơi. Đâu có ai biết là chuyện tiếu lâm đó xuất xứ từ con rạch Cồn Cỏ của quê mình !

 Ở làng Nhơn Hoà Cồn Cỏ, trẻ con chia ra thành bọn để đi chơi với nhau. Bọn mình có ba đứa : thằng Đực Nhỏ, mầy, tao. Mầy còn nhớ thằng Đực Nhỏ không ? Cái thằng học dở ẹc, tánh tình thì ngổ ngáo, học chung với tụi mình nhưng lớn hơn tụi mình tới ba tuổi. Vậy mà chơi với bạn, nó tốt vô cùng. Có cái gì ăn nó cũng chia và nó hay bầy đặt trò chơi này trò chơi nọ. Nó lúc nào cũng ra vẻ đàn anh bảo vệ mầy với tao. Nó nói với bọn trẻ khác :" Thằng Cương, thằng Lân là bạn của tao, đứa nào đụng vô là biết !". Mầy có biết nó nói với tao làm sao không ? Nó nói :

" Thằng Cương hiền khô nhát hít .. Nó là cháu ông Cả chớ tụi xóm Chợ đâu có coi ra gì. Tụi nó không nể nang ai hết, bắt nạt được là tụi nó bắt nạt. Tao phải dằn mặt tụi nó trước như vậy ". Rồi nó nhìn tao :" Còn mầy thì tao khỏi lo ". Nó biết rằng tao cũng không vừa gì !


 

 

Không biết mầy còn nhớ vụ bọn mình đi ăn cắp tôm không ? Bọn mình ở xóm Cồn, gần sông cái, nên biết mặt gần hết mấy ông thợ câu. Một bữa nọ thằng Đực Nhỏ hỏi :" Tụi bây muốn ăn tôm nướng không ? ". Tụi mình hỏi lại :" Tôm ở đâu mà nướng ? Mầy câu hả ?". Nó nói :" Muốn ăn thì đi theo tao ". Nó dẫn tụi mình ra ngoài vàm, chỉ tay ra đó :" Tôm cả đống ở ngoải ". Tụi mình nói nó xí gạt nên vừa " xì " một tiếng vừa quay trở vô định về. Nó níu lại : " Thiệt mà ! Ông Hai Sầm câu tôm ổng rộng tôm ngoài đó đó ". Rồi nó giải nghĩa :" Tao thấy ổng đi câu về là ổng thả cái rọ tôm có treo cục đá xuống sông. Cái rọ có sợi dây dính vô khúc củi nổi trên mặt nước để làm dấu. Tụi bây dòm coi ". Nước đang ròng. Cách bờ độ ba thước có khúc củi nhỏ lắc lư lắc lư như muốn trôi mà bị cái gì rị lại phía dưới. Mầy nói :" Tôm của người ta, ăn cắp chúng bắt chết ". Nó cười :"  
Mình lặn xuống xin mỗi đứa một con ăn chơi. Ăn nhầm gì ? Chừng nào rinh hết cái rọ của ổng mới là ăn cắp chớ !". Ba đứa dợm bước xuống sông để lội ra đó thì tao khựng lại :" Không được ! Phải có một thằng đứng canh. Rủi có người thấy tưởng tụi mình ăn cắp cái rọ thì khổ ". Vậy là mầy được chỉ định đứng canh trên bờ. Tao lại nghĩ lại :" Không được ! Nước ròng chảy mạnh, ba con tôm, tay nào cầm tay nào lội ? ". Thằng Đực Nhỏ " Ờ " rồi ngồi bẹp xuống như cái bong bóng xì. Bỗng nó đứng phắt lên chỉ vào cái quần dài bằng vải đen nó đang mặc :" Tao cột túm ống quần lại, mình bỏ tôm vô quần rồi lội vô !". Rồi nó vừa cười ha hả vừa chạy lại mấy cây chuối hoang gần đó tét mấy sợi dây thân chuối cột ống quần. Mầy nói : " Mẹ ! Coi chừng càng tôm nó kẹp cho thấy bà !". Đực Nhỏ vừa nói vừa ra dấu :" Mình bẻ càng nó !". Tao chen vô :" Ờ? mà còn cái răng cưa trên đầu nó nữa ". Nó dứt khoát :" Thì cũng bẻ luôn !". Vậy là hai đứa tao đùng xuống sông, lội ra khúc củi, mò theo sợi dây lặn xuống. Như đã giao hẹn hồi lội ra, tao lãnh phần bắt tôm, nó lãnh phần bẻ càng bẻ răng cưa rồi " nhốt " vô quần. Đang làm tới con tôm thứ hai thì bỗng thằng Đực Nhỏ trồi lên mặt nước la làng chói lói. Tao hết hồn nắm đầu nó vừa lội vừa kéo vô bờ. Nó vùng vẫy như điên, hất tay tao ra rồi chìm xuống nước. Trên bờ, mầy nhớ không, mầy vừa nhảy đông đổng, vừa la :" Chết cha ! Thằng Đực Nhỏ bị ma da rút rồi ! Chết cha !". Vô tới bờ, tao chưa biết phải làm sao thì thằng Đực Nhỏ trồi đầu lên, mặt mài nhăn nhó, vừa lội vô vừa rên :" Đau thấy mẹ ! Trời ơi ! Rát thấy mẹ !". Chừng nó đứng lên mới thấy cái quần nó tuột xuống hai ống chân, còn hai bên bắp vế của nó thì máu me tùm lum như bị đâm bị cắt. Nó nói như mếu :" Mẹ bà nó ! Mình quên con tôm còn có cái đót giấu ở dưới đuôi nữa ! Nó búng đuôi chém tao đau thấy ba bốn ông Trời ! Tao phải lặn xuống cởi quần cho nó phóng ra sông !". Thằng Đực Nhỏ vừa nói vừa khoát nước rửa máu chừng đó mới thấy cái đùm giữa của nó còn nguyên chỉ bị thương ở đùi. Hú vía ! Thằng Đực Nhỏ sau này đi lính đánh giặc rồi chết trận ở Kontum. Nó chưa vợ chưa con, cũng may cho nó.

 
 
 


Trở về với con rạch của tụi mình. Trẻ con đi học về là nhảy ùm xuống tắm. Người lớn còn đợi nước lớn mới tắm chớ con nít thì nước lớn nước ròng gì cũng tắm được hết, bởi vì tắm lội là một trò chơi. Nhắc đến vụ tắm rạch, tao còn nhớ tới chuyện này. Chắc, tao nghĩ, mầy cũng còn nhớ. Hôm đó, mầy bận cái quần xà lỏn mới tinh của má mầy vừa may cho. Mầy sợ quần ướt nên cởi quần vắt lên cây gừa, ở truồng nhào xuống lội. Hồi thời tuổi nhỏ, tụi mình tắm ở truồng là thường. Tắm giỡn đã rồi leo lên bờ thì đứa nào đã ăn cắp cái quần mới. Mầy mếu máo khóc, tao phải qua nhà tao lấy cái quần cho mầy mượn mà mặc đi về. Hôm sau đi học, mặt mầy buồn xo. Mầy trật đít ra cho tao coi hai lằn roi đỏ ửng ! Vụ đi tắm mất quần đó, chắc mầy còn nhớ mà ! Cho dù đã mấy chục năm, hai lằn roi đó làm sao quên được ?

Vậy mà đã mấy chục năm ! Tụi mình xa lần con rạch Cồn Cỏ từ hồi lên tỉnh học trung học. Rồi xa luôn từ ngày mầy đi Tây, còn với tao thì kể cũng gần như xa luôn từ ngày tao đi lính. Mầy không biết chớ hồi tao đi lính, tao đánh giặc lì lắm. Bạn đồng đội nói tao là :" Thằng Lân ăn pháo, chỗ nào Việt Cộng bắn rát là có nó lăn tới ". Rồi tụi nó đặt cho tao cái hỗn danh " Lân pháo ", hỗn danh này tao mang tới ngày mất nước. Suốt cuộc đời nhà binh của tao, tao đánh giặc không biết bao nhiêu trận, có vào sanh ra tử, có thắng có thua? nhưng không hiểu sao tao chưa hề bị thương một lần ! Vậy mà hôm tao phải liệng súng đầu hàng vào cuối tháng tư 75, tao nghe đau điếng như vừa lãnh một viên đạn. Lần đó, tao không đánh giặc vậy mà tao lại bị thương, bị thương ở trong lòng. Vết thương đó, bây giờ, gần bốn mươi năm sau, vẫn chưa chịu lành. Mầy thấy không ? Kể lại cho mầy nghe mà tao vẫn còn rơm rớm nước mắt.

 
 
 


Bên vợ tao có cơ sở làm ăn ở Marseille. Nhờ vậy, tao mới qua Pháp theo diện đoàn tụ gia đình bên vợ. Mầy thấy không ? Cuối cùng rồi tao cũng được đi Tây như ai ! Trước khi đi, tao có về thăm Cồn Cỏ. Con rạch nhỏ bây giờ nó rộng huỵch, tại vì ghe thuyền bây giờ toàn chạy máy nên sóng đập lở bờ. Cầu khỉ được thay bằng cầu ván. Cầu Ông Cả gãy hết một chân lòi cốt sắt rỉ sét. Người ta nói hồi mới vô, mấy cha Việt Cộng thách đố nhau bắn chơi ! Cái cồn đã được một ông lớn nào đó chiếm ngụ. Ổng xây bờ kè, xây tường rào kiên cố, phía sông có cầu tàu, nhà thủy tạ, bên trong là nhà lầu kiểu cọ theo điệu Tàu. Bây giờ mầy có về mầy nhìn không ra đâu ! Người cũ chết bớt, đi bớt. Người mới, phần đông là dân cách mạng tụi mình không quen, về cất nhà lầu dài theo rạch. Tao có đến thăm con Huê, cái con nhỏ má lúm đồng tiền học chung với tụi mình đến hết lớp nhứt, đó, rồi về sau nó bán vải ở chợ nhà lồng, có năm đó trong dịp Tết nó tặng mầy một cái mu-soa thêu trước khi mầy đi Tây, mầy nhớ hôn ? Con nhỏ đó, đó! Bây giờ nó vẫn bán vải, vẫn chưa có chồng, coi hơi già hơn tao một chút nhưng vẫn còn có duyên. Nó với tao nhắc không biết bao nhiêu chuyện cũ, để lâu lâu thở dài.? Khi con Huê tiễn tao ra đến cổng, nó đứng ngập ngừng một chút rồi bỗng nói một mạch lè lẹ như tụi mình trả bài thuộc lòng thuở nhỏ :" Anh qua bên Tây, có gặp anh Cương nói em gởi lời thăm ảnh ". Nói rồi nó bỏ chạy vội vào trong, tao thấy nó đưa tay lên quẹt mắt mấy lần. Tao đứng chết trân, nhớ lại lời con Nhàn, em con Huê, nói với tao cách đó khá lâu hồi tao gặp nó bán vải ở chợ An Đông :" Anh Lân biết không ? Chị Huê thương anh Cương từ hồi còn học lớp nhứt lận !". Nó vừa nói vừa cười, tao tưởng nó nói chơi, té ra nó nói thiệt. Tao kể lại chuyện con Huê cho mày nghe, tao biết mày không làm gì được, nhưng tao vẫn kể. Để cho mầy thấy người con gái ở dưới quê mình nó thật thà trung hậu đến mức độ mà khi đã trót thương ai thì thương cho đến chết. Họ coi đó là sự tự nhiên. Cũng như, hễ đã là con rạch thì tự nhiên phải có nước lớn nước ròng.

Hồi hôm, coi télé chương trình văn nghệ đài TF1, nghe hát bài " Dòng sông tuổi thơ ", tao bỗng nhớ tới con rạch nhỏ quê mình. Rồi tao nhớ mầy Cương ơi ! Bây giờ mầy ở đâu ?

Tiểu Tử

Truyện này tôi viết theo lời yêu cầu của người kể. Ông đó nói : "Nhờ ông viết lại dùm. Biết đâu chừng thằng Cương sẽ đọc. Để nhắc nó đừng quên con rạch Cồn Cỏ, đừng quên thằng Đực Nhỏ, thằng Lân, con Huê ".


Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 15/Nov/2016 lúc 1:38am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23663
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 17/Nov/2016 lúc 5:18pm

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23663
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 19/Nov/2016 lúc 4:23pm

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7169
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 30/Nov/2016 lúc 12:30pm

Cây Giáng Sinh Sinh Đôi


Image%20result%20for%20anh%20dong%20double%20christmas%20tree


   Chị Bông nấu nướng xong chuẩn bị dọn cơm trưa mà anh Bông vẫn còn miệt mài ở trong phòng với computer. Từ lúc thức dậy anh pha ly cà phê vừa nhâm nhi vừa lên net cho tới giờ…
Anh Bông bị lay off cả tháng nay, anh rơi vào tình trạng buồn rầu và lo âu, lúc nào cũng nôn nóng tìm việc làm trên net...
    Chị nhớ năm ngoái đọc báo thấy tin một ông kia bị lay off ngay vào thời điểm gần lễ Giáng Sinh, ông ta buồn phiền thất vọng đã bắn chết cả vợ con và tự sát luôn.
    Chị Bông bỗng lo lo, chỉ sợ anh Bông cũng... dại dột như thế, chị vội len lén đi đến bên cửa phòng nhìn vào. Thì cũng vô tình là lúc anh Bông quay ra, bắt gặp thái độ thập thò của vợ, anh Bông khó chịu:
  - Em rình mò gì thế?
    Chị nói dối không quen nên lúng túng:
  - À… em… em… chỉ tình cờ đi qua thấy anh ngồi đây nên… nhìn vào… cho vui...
  - Có gì mà vui? Trông mặt em kìa, y như một người đang theo dõi một người.
    May qúa anh Bông vẫn đang ngồi bên chiếc máy computer. Thế là chị yên lòng rồi.
  - Nhưng anh làm gì mà lên net lâu thế? Tin tức ở đâu cho anh xem cả ngày chứ…
    Chị ra tới bếp vẫn tìm cách làm cho chồng vui nên léo nhéo với chồng:
  - Anh ơi, em nhờ anh xem giùm em thời tiết chiều nay nhiệt độ bao nhiêu?
    Anh Bông lạnh lùng đáp vọng ra:
  - Anh đang online tìm việc, tối qua em cũng đã coi mục thời tiết cho cả tuần rồi mà.
    Chị vẫn cố tình quấy rầy chồng:
  - Mùa Đông năm nay thời tiết bất thường lắm, có hôm nắng đẹp như mùa Thu còn ở lại, có hôm mưa dữ như cơn bão nào sắp về. Tin vào thời tiết như tin người tình bốc đồng và nông nỗi đổi trắng thay đen bất ngờ. Anh xem lại giùm em đi.
  - Thì đây, buổi chiều không mưa, nhiệt độ 60. Thật là đẹp trời, vừa lòng em chưa?
    Chị Bông nũng nịu:
  - Em coi thời tiết để em mặc quần áo ấy mà.
  - Thì có khi nào em không mặc quần áo đâu.
  - Ơ kìa, anh ăn nói lạ nhỉ…
    Dù không mấy quan tâm đến chuyện thời tiết và vợ, anh Bông cũng phải rời khỏi máy computer, trách yêu:
  - Em chỉ lắm chuyện.
    Chị Bông tươi cười:
  - Để em mặc áo khi ra ngoài đường, trời có gió thì em quàng chiếc khăn cổ sơ sơ, để gió bay phất phơ cho đẹp, trời lạnh vừa thì em khóac áo len mỏng tanh mỏng tang cho mảnh mai thơ mộng, còn trời...
  - Biết rồi, trời lạnh nhiều thì em mặc chiếc áo da ấm áp như vòng tay người tình che chở như em đã từng nói. Mà chiều nay em định đi đâu? Em lúc nào cũng nhởn nhơ trong khi...
    Anh Bông ngừng nói giữa chừng và khẽ buông tiếng thở dài, chị Bông đi vào vấn đề:
  - Nãy anh nói đang tìm việc trên net, ngày lễ ngày tết đến nơi rồi, cuối năm công ty, hãng xưởng tổng kết sổ sách, ai thuê mướn mà anh tìm việc cho mất công?
    Anh Bông vẫn buồn buồn:
  - Những ngày lễ lộc đang đến, nhu cầu sắm sửa nhiều mà anh lại không làm ra tiền, anh áy náy quá.
    Chị làm bộ dỗi hờn:
  - Hãng cho anh nghỉ việc chứ có phải anh lười biếng không làm việc đâu. Anh đừng buồn kẻo em buồn lây đấy.
    Anh Bông lại băn khoăn:
  - Còn một điều nữa, anh tiếc là chưa thực hiện được một món quà bí mật anh định dành tặng em cho bất ngờ.thì bị nghỉ việc, bây giờ anh chẳng còn lòng dạ nào mà nghĩ đến nữa.
    Chị Bông tò mò:
  - Món quà gì vậy anh? Quan trọng với anh đến thế sao? vẫn còn thiếu gì cách có thể làm vui lòng em mà, nói cho em nghe đi.
  - Em khéo dụ dỗ anh lắm, mà anh cũng khai ra cho em hiểu để anh nhẹ lòng luôn. Anh định rủ em đi cruise với anh một chuyến, hai con đem gởi bên nội, chỉ hai vợ chồng mình đi cho rảnh rang và thơ mộng, em thích chuyến hải hành dài ngày hay ngắn ngày?
    Chị Bông thản nhiên cười:
  - Cám ơn anh, nhưng anh chọn lầm quà cho em rồi, đi cruise là thứ mà em ghét nhất trên đời, cho dù bỗng dưng có cái vé miễn phí rơi vào túi mình em cũng không đi. Vì như nhỏ bạn em kể lại, nó phải mang theo thuốc say sóng, mang theo cả... mì gói vì không thích hợp với các món ăn đủ kiểu Tây, Tàu, Nhật Bản v..v…ê hề trên tàu 24/24 . Đi du ngoạn trên biển mà khổ cực như ngày xưa người ta... đi vượt biên thì đi làm gì?
  - Anh biết là em sẽ say sóng, đi Taxi em còn bị chóng mày chóng mặt mà, và em lại là người khó có thể chấp nhận các món ăn dân tộc khác ngoài món ăn quê hương Việt Nam. Nhưng anh muốn em thử cho biết với người ta.
  - Chắc anh lên net đọc mấy cái quảng cáo đi cruise làm anh mê hồn chứ gì? Em đơn giản lắm, anh muốn cảnh sông nước thì dẫn em ra hồ hay ra biển là đủ rồi, em chỉ thích… đứng trên bờ mà ngắm cảnh nước sông. Anh Bông buộc miệng:
  - Công nhận nuôi em dễ thiệt, cái gì cũng đơn giản, từ ăn uống đến cách sống.
  - Nếu thế thì anh không còn gì phải khắc khỏai lo lắng nữa nhé, cứ thong thả hưởng tiền thất nghiệp, vui đón mùa Giáng Sinh, đón năm mới. Sang năm rồi tính, anh Nam kỳ mà lo xa hơn cả em đây Bắc kỳ nữa. Anh hãy cười lên đi!
    Anh Bông mỉm cười nhưng khuấy lấp:
  - Chắc anh lây nhiễm máu Bắc kỳ nhà em từ lâu rồi, cứ ngồi không thấy một mình em đi làm anh không đành lòng. Kiếp sau tái sinh chắc anh sẽ là Bắc kỳ lo xa tính kỹ.
    Chị Bông an ủi:
  - Kinh tế toàn cầu xuống thấp, thất nghiệp như bệnh dịch lan tràn khắp nơi trên thế giới, có riêng gì anh.Tụi Tây thất nghiệp thì còn lo mất nhà mất xe, chứ đối với nhiều người Việt Nam chúng ta nhân dịp này coi như… nghỉ xả hơi. Mình sống căn cơ, có của tích lũy để dành và còn có em đây, có một đầu người đi làm vẫn vững như kiềng 3 chân.
  - Em... ngon lành nhỉ, em học đâu ra tính tự tại an nhiên thế?
  - Trong kinh Phật đấy, để tâm hồn thanh thản khỏe mạnh sống lâu còn qúy hơn bạc tiền. Chiều nay là chiều thứ Bảy chúng ta sẽ đi shopping cho mùa Giáng Sinh, sẽ có một món đặc biệt làm cha con anh bất ngờ...
    Đến lượt anh Bông tò mò:
  - Em khai trước cho anh biết được không?
  - Không, em không dễ dụ như anh mà khai trước mất linh Đi chợ với em rồi biết.
    Anh Bông bật cười:
  - Anh lúc nào cũng... dại gái, phải thua em. Nghe một Phật tử chuyên luyện kinh, nghe bài giảng Phật Pháp nói về Giáng Sinh cũng hớn hở không kém.
  - Giáng Sinh là mùa lễ của Thiên Chúa giáo và cũng là của tất cả mọi người trên thế giới. Còn 4 tuần nữa mới là ngày Giáng Sinh, nhưng mình sắm sửa sớm cho hai con vui, chúng nó xem ti vi hay đi học, ra đường phố thấy đâu đâu cũng hân hoan đón chờ ngày này nên chộn rộn lắm.
    Anh Bông vui vui:
  - Và anh đợi cái bất ngờ em sẽ mang vào trong ngôi nhà này.
    Anh chị Bông lấy nhau gần chục năm trời chị Bông vẫn không thể mang thai, đi khám bác sĩ hiếm muộn nhiều lần thì chị mới mang thai và trời thương đền bù cho chị sinh đôi ra hai thằng con trai khỏe mạnh. Thằng Tuấn và thằng Tú năm nay 9 tuổi.
    Hai đứa con ngoan ngoãn vâng lời cha mẹ, nhưng tính nết mỗi đứa mỗi khác, thằng Tuấn mạnh mẽ, hay lý sự còn thằng Tú yếu đuối hơn, ít nói hơn.
    Hồi nhỏ hai đứa đi học lớp Mẫu giáo, cô giáo cho bài tập tô màu, thằng Tú chăm chỉ tô màu xong, còn thằng Tuấn thì không. Khi chị Bông đến đón thì cô giáo kể lại với chị Bông để khuyên thằng Tuấn thì nó khoe ra để bào chữa:
  - Tôi không biết tô màu, nhưng tôi biết đếm từ 1 đến 100...
    Sợ chưa đủ thuyết phục thằng Tuấn khoe thêm:
  - Tôi biết đếm từ 1 đến một ngàn luôn.
    Cô giáo cương quyết:
  - Cho dù con biết đếm từ 1 đến một triệu thì con vẫn phải tập tô màu như em con, như mọi người.
    Đến nước này thì thằng Tuấn mới chịu thua và lo tập tô màu.
    Hai đứa đều mơ ước lớn lên sẽ vào đại học, dù nghề nghiệp thì chúng thay đổi soành soạch. Tuấn nói với bố mẹ:
  - Khi nào con vào đại học con sẽ ở trong dorm giống như cậu Tùng nhà mình.
    Còn thằng Tú thì an phận hơn nhiều:
  - Con sẽ học ở gần nhà mình và ở nhà với bố mẹ, mẹ vẫn nấu đồ ăn cho con.
    Chị Bông hớn hở nói riêng với chồng:
  - Chắc mai mốt thằng Tú có hiếu hơn thằng Tuấn anh ạ, vì nó không muốn xa nhà, xa bố mẹ.
    Anh Bông thực tế suy đoán:
  - Em à, vì thằng Tú bản tính nhút nhát sợ ma, nên không dám đi xa, không dám ở dorm một mình chỉ muốn ở nhà với cha mẹ cho an toàn, lại được mẹ cưng chiều nấu những món ngon mà nó ưa thích và mang vào tận phòng phục vụ nó khi nó bận chơi game không ra phòng ăn đúng giờ với mọi người.

****************

   Buổi chiều, vợ chồng chị Bông và hai con cùng đi mall mua sắm. Mới vào tháng 12 mà trời đất và con người như ngây ngất với ngày lễ Giáng Sinh đang đến, có lẽ niềm vui từ Lễ Tạ Ơn kéo dài cho đến giờ. Nhiều nhà đã lên đèn, đã trưng bày những hình ảnh Giáng Sinh thật đẹp ở bên ngoài hay chung quanh nhà.
Các mall các cửa hàng thì tưng bừng hẳn lên, đã dựng cây Giáng Sinh lộng lẫy, hàng hóa bày tràn ngập và khách ra vào tấp nập cho dù ngày thường hay cuối tuần.
    Chị Bông hôm nay diện chiếc quần đen bó sát và chiếc áo hoa nhỏ màu cam đỏ có sợi dây thắt nhẹ nhàng nơi lưng, nhiệt độ này đủ cho chị khoe chiếc khăn quàng tím nơi cổ.
    Hai thằng con sinh đôi cũng diện bộ cánh ưng ý của mình.
    Anh Bông đơn giản áo sơ mi bỏ vào quần.
    Vừa bước đến trước cổng mall cả nhà đã trông thấy người đứng rung chuông bên cạnh một thùng để nhận tiền. Tuấn nhanh nhẩu reo lên trước:
  - Mẹ ơi, cho con xin tiền lẻ.
    Thằng Tú cũng hào hứng:
  - Bố ơi cho con nhiều tiền, con muốn giúp người nghèo nhiều hơn năm ngoái.
    Hai thằng đã được chị Bông dạy từ hồi mới 3-4 tuổi cho đến giờ, mỗi năm vào mùa Giáng Sinh chị dẫn chúng đi mall, đi chợ, nơi nào có người đứng rung chuông xin tiền thì chị đều đưa tiền cho con, chỉ nó bỏ tiền vào thùng và khi người rung chuông nói cám ơn thì chúng sẽ lịch sự đáp lại “You are welcome”.
    Thuở lên 3 lên 5 ấy Tuấn và Tú đã không ngớt hỏi bố mẹ:
  - Mẹ ơi, những người nghèo đáng thương quá, nhà họ có cây Giáng Sinh không? Có lò sưởi để ông già Noel chui xuống cho qùa trẻ con không?
  - Bố ơi, có phải con cho tiền giúp đứa trẻ nghèo nào đó có tiền mua bánh và mua đồ chơi không?
    Cho đến năm nay hai đứa đã nhiều kinh nghiệm, đã hiểu được ý nghĩa việc chúng làm và lấy làm hãnh diện sung sướng khi ngày lễ Giáng Sinh đến, chúng được hưởng tình thương trong gia đình, chúng sẽ chia sẻ niềm hạnh phúc ấy đến những người kém may mắn, sự đóng góp dù nhỏ bé của chúng cũng có thể sưởi ấm được cõi lòng ai đó.
    Vào trong mall không khí thật náo nhiệt trong các ánh đèn màu sáng sủa, hàng hóa và quần áo thời trang của mọi người như cùng nhau khoe sắc...
    Anh Bông trông hai con trong những khi chị Bông mải mê lựa chọn quần áo cho chị và cho chồng con, thử quần áo và đổi kiểu này kiểu nọ nên thời gian mua quần áo là lâu nhất...
    Rồi chị Bông mua sắm thêm nhiều thứ đồ dùng trong nhà, càng đi càng mỏi chân thì hai con chỉ chờ mong giây phút được đến food court để ăn hàng, chúng chạy lăng xăng từ hàng này đến hàng kia, món nào cũng muốn ăn, muốn uống, cuối cùng hai đứa cũng chọn được món mình thích và bưng khay thức ăn ra bàn ngồi thưởng thức ngon lành khi xung quanh chúng người ta cũng ăn uống vui vẻ và đi qua đi lại nhộn nhịp. Hình như ai cũng rộn ràng, hớn hở hẳn lên vì những ngày lễ sắp đến này.
    Sau khi rời khỏi mall chị Bông nói chồng lái xe đến Home Depot để mua cây Thông Giáng Sinh và mua thêm các vật dụng trang trí.
    Ba cha con ngạc nhiên và không ngớt thắc mắc khi chị Bông mua 2 cây thông cùng kiểu cùng kích thước. Nhưng chị nhất định không giải thích và nói với hai con:
  - Về nhà dựng xong hai cây Giáng Sinh thì mẹ sẽ nói ý nghĩa cho hai con và bố biết.
    Cả nhà cùng xúm lại góp ý, trước hết chọn chỗ rộng rãi để hai cây thông, vì chị Bông muốn hai cây thông đứng cạnh nhau. Đó là phòng khách gia đình, vừa ấm cúng vừa riêng tư.
    Anh Bông cẩn thận kê từng cây thông cho thẳng thắn, ngay ngắn giữa căn phòng.
    Hai đứa con sung sướng đổ thùng vật dụng trang trí cây thông ra và cả nhà mỗi người một tay giăng đèn, treo giây kim tuyến , treo những hộp qùa be bé xinh xinh màu đỏ, màu xanh, những tấm thiệp lên xung quanh hai cây thông...
    Trang hoàng xong đã thấy mùa Giáng Sinh đang ở đây rồi.
    Thằng Tuấn nhắc bố:
  - Bố ơi, gần đến ngày Giáng Sinh bố chở hai đứa con đi khắp khu phố nhà mình xem đèn và hang đá nhé?
  - Ừ, bố không quên đâu, bố biết hai con thích điều ấy từ hồi nhỏ đến giờ mà.. Thế là bây giờ chúng ta đã có hai cây Giáng Sinh đẹp tuyệt trong nhà.
  - Sao năm nay mẹ lại thích 2 cây Giáng Sinh hả mẹ?
  - Giáng Sinh này nhà mình giàu hả mẹ?
  - Bố dám chắc với hai con là chỉ có nhà mình bày 2 cây thông, không có nhà nào giống mình đâu.
    Chị Bông mỉm cười trước những khuôn mặt thân yêu đang ngồi trước mặt chị và ân cần nói:
  - Hai con ơi, có phải hai con là anh em sinh đôi không? Hai con giống nhau đủ thứ, sinh cùng ngày, cùng tháng, cùng năm. Hai con ngoan ngoãn như nhau, cùng yêu thương nhau. Mẹ đã mua sắm từ quần áo, đồ dùng của hai con đều giống nhau, cha mẹ thương yêu hai con như nhau. Năm nay rất đăc biệt, chúng ta cần hai cây Giáng Sinh giống nhau trong nhà, là hình ảnh của hai con, là niềm mơ ước, là hạnh phúc của bố mẹ. Và...
    Nói đến đây chị Bông quay sang anh Bông:
  - Và với anh, em muốn nói rằng dù trong cuộc sống bất chợt vui buồn, lúc suông sẻ hay trắc trở khó khăn thì chúng mình cũng như hai cây thông kia là biểu tượng của cuộc sống, vẫn thơm tho mùi lá, vẫn xanh màu vì nhau, và nhất là vẫn đứng cạnh bên nhau.
    Anh Bông cảm động:
  - Ừ, anh hiểu rồi.
  - Vậy anh đừng buồn, đừng lo vụ đang thất nghiệp nữa nghe, trưóc sau gì anh cũng sẽ xin được việc khác thôi. Anh hứa đi...
  - Cám ơn em, anh xin hứa không để em buồn lây nữa...
    Anh Bông cười vui:
  - Hoan hô hai cây Giáng Sinh này, hai cây Giáng Sinh của bố và mẹ...
    Thằng Tú reo lên:
  - Hoan hô cây Giáng Sinh của anh em con nữa.
    Thằng Tuấn vui thích:
  - Con muốn đặt tên nó là “Cây Giáng Sinh sinh đôi”.
    Anh Bông nắm tay hai con và mỉm cười:
  - Ừ, “Cây Giáng Sinh sinh đôi” của cả nhà mình.
    Tú hỏi mẹ:
  - Mẹ ơi, thế ông già Noel sẽ phải cho quà cả hai cây Giáng Sinh hả mẹ? con sẽ đặt lá thư con gới ông Santa Claus dưới hai cây thông luôn.
    Thằng Tú vẫn ngây thơ mơ ước, vẫn tin có ông gìa Noel cho quà trẻ con trong đêm Giáng Sinh khi chúng còn đang say ngủ.
    Thằng Tuấn thì không tin nữa, vì bạn nó cũng nói ông Santa Claus chỉ có trong truyện cổ tích, nhưng nghe thằng em nói sẽ gởi thư xin quà ông già Noel thì nó lại sốt ruột, lo mất phần. Lỡ thằng bạn nó nói sai? lỡ ông già Noel vẫn có thật trên cõi đời này? Vì năm nào hai anh em Tuấn và Tú chẳng nhận được những món quà mơ ước khi buổi sáng ngày lễ Giáng Sinh chúng thức giấc và chạy ra cây Giáng Sinh đã thấy quà ông gìa Noel đem đến tặng từ lúc nào chúng không hề hay biết.
    Thằng Tuấn nói với em:
  - Anh sẽ nghĩ và viếr ra một cái list dài xin ông đủ thứ...
  - Thích qúa, em cũng thế…
    Anh Bông nhìn chị Bông, hai vợ chồng mỉm cười kín đáo nháy mắt cho nhau, vì năm nào vợ chồng chị chẳng thay mặt ông già Noel mà bí mật mua quà tặng hai con.
    Chị Bông âu yếm khuyên hai con:
  - Hai con đừng xin nhiều hoặc thứ gì hiếm có trên đời nhé, vì ông Santa Claus bận rộn với hàng triệu triệu trẻ em trên thế giới, để tiền bạc và thì giờ ông còn mua quà và đến tặng cho khắp mọi người nữa chứ.

Nguyễn Thị Thanh Dương

 



Chỉnh sửa lại bởi Nhom12yeuthuong - 01/Dec/2016 lúc 9:01am
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 158 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.434 seconds.