Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Tâm Tình
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Đời Sống - Xã Hội :Tâm Tình  
Message Icon Chủ đề: NIỀM TIN & HY VỌNG&GƯƠNG TỐT&CHIA SẼ Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 136 phần sau >>
Người gởi Nội dung
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 10/Apr/2012 lúc 7:47am
 

                   5 tỷ phú khác người khiến thế giới ngả mũ:-*:-*:-*

Không mua những biệt thự đắt tiền hay những phi cơ hạng sang, không chi hàng triệu USD cho một bữa tiệc sinh nhật… mặc dù có trong tay hàng chục tỷ USD. Đó là những gì cả thế giới ngưỡng mộ ở họ.

5%20tỷ%20phú%20khác%20người%20khiến%20thế%20giới%20ngả%20mũ

Dưới đây là 5 tỷ phú “khác người” nhất thế giới:
1. Warren Buffet
Theo ước tính năm 2011, tổng tài sản của “ông vua" chứng khoán - nhà lãnh đạo tài ba của tập đoàn Berkshire Hathaway hiện nay khoảng 50 tỷ USD. Luôn nằm trong danh sách những tỷ phú giàu nhất thế giới suốt 20 năm qua, nhưng nhà đầu tư cổ phiếu vĩ đại nhất vẫn sống trong ngôi nhà 3 phòng ngủ ở giữa thị trấn Omaha trị giá 31.500 USD mà ông đã mua sau khi lập gia đình 50 năm trước. Ông nói rằng, mọi thứ ông cần là ở trong ngôi nhà đó, và cơ ngơi này thậm chí còn không có tường hay hàng rào. "Đừng mua quá những gì bạn thực sự cần và khuyến khích con cái bạn hành động và suy nghĩ tương tự"- Buffet chia sẻ. Warren tự lái xe và không thuê vệ sĩ. Ông chưa bao giờ đi bằng máy bay riêng, mặc dù ông sở hữu một hãng máy bay tư nhân lớn nhất thế giới. Buffet không mang theo điện thoại di động, cũng không có máy vi tính trên bàn. Ông luôn nhấn mạnh: "Những người hạnh phúc nhất không cần thiết phải có những thứ tốt nhất. Họ chỉ đơn giản thưởng thức những thứ họ có".
2. Carlos Slim

Trong suốt 10 năm qua, Carlos Slim đã nhiều lần vượt qua “ông vua phần mềm” Bill Gates để dẫn đầu danh sách Những tỷ phú giàu nhất thế giới. Tuy nhiên, điều mà người ta đánh giá cao ở tỷ phú người Mexico gốc Châu Á này không chỉ bởi số tài sản khổng lồ ông đang sở hữu mà còn bởi lối sống hết sức giản dị, khiêm tốn. C.Slim không bao giờ hãnh tiến hay khoe khoang sự giàu có của mình. Ông không có những chiếc ô tô đắt tiền hay đồ trang sức quý hiếm, ăn vận rất khiêm nhường và không bao giờ tốn tiền với những đồ hàng hiệu. Trong khi làm việc, C. Slim mang những chiếc đồng hồ rẻ tiền có gắn thêm máy tính. C. Slim sống giản dị quá mức bình thường. Phòng làm việc của ông được bố trí giống như bất cứ một nhân viên bình thường nào. Một ngày ông làm việc tới 14 tiếng, nhiều khi quên cả ăn. C. Slim vẫn giữ những cuốn sổ mà trong đó cha ông đã bắt ông ghi lại cách chi tiêu số tiền 5 peso mỗi tuần khi xưa. Ông vẫn thích dùng bút và giấy chứ không dùng máy tính. Ngôi nhà của ông ở Mexico City chỉ có 6 phòng ngủ và một bể bơi nhỏ, treo các tác phẩm nghệ thuật của một số họa sĩ, nhà điêu khắc trứ danh mà ông ưa thích như: Renoir, Van Gogh, Rivera và Rodin. Nhà tỷ phú vĩ đại luôn tôn thờ nguyên tắc: "Hãy loại bỏ những sự dư thừa ngay cả trong những lúc dễ dàng nhất của cuộc đời mình, vì điều này sẽ giúp ta ổn định trong những giai đoạn gặp nhiều khó khăn lớn nhất".
3. Ingvar Kamprad
Có lẽ ít người biết rằng, cha đẻ của thương hiệu nổi tiếng Thụy Điển IKEA - tỷ phú đồ gỗ Ingvar Kamprad còn được mệnh danh là “tỷ phú tiết kiệm”. Tuy liên tục được ghi tên trong danh sách những người giàu nhất thế giới, nhưng tỷ phú người Thụy Điển vẫn chọn cho mình lối sống giản dị, bình dân.



Khi sắm ôtô, Ingvar Kamprad không chọn mua loại Ferarri, Porscher hay ít nhất cũng là chiếc Mercedes như các thương gia thành đạt khác. Ngược lại, người ta thấy ông vô cùng hài lòng với chiếc xe Volvo vào loại xoàng xĩnh. Ngoài ra, ông vẫn đi máy bay với loại vé phổ thông và thường mua hàng giảm giá. Thậm chí, Người dân làng Elmtary Agunnaryd, quê của Ingvar Kamprad vẫn luôn ấn tượng về việc mỗi lần ông về quê lại vào tiệm cắt tóc làng với giá 5 Euro như những người nông dân nghèo. Ông cho rằng như thế một mặt là tiết kiệm, mặt khác cũng tạo điều kiện để mình có dịp hòa chung với những người dân bình thường mà ông coi đó là thượng đế của mình.
4.Chuck Feeney
Với phương châm “Sống để làm việc, chứ không phải để làm giàu”, “tỷ phú không tiền” của Mỹ - Chuck Feeney luôn là một trong những tấm gương sáng về lối sống giản dị và tiết kiệm. Sinh ra ở New Jersey trong một gia đình viên chức Ireland - Mỹ, Feeney là người đồng sáng lập ra chuỗi Cửa hàng mua sắm miễn thuế (DFS)- chuỗi cửa hàng bán lẻ miễn thuế lớn nhất thế giới.

Ông thích kiếm tiền nhưng lại không muốn sở hữu chúng, nên nhiều năm liền đã bí mật làm từ thiện phần lớn khối tài sản khổng lồ trị giá hàng tỷ USD. Trong khi đó, Chuck Feeney vẫn đeo đồng hồ giá 15 USD, đi máy bay vé hạng bét, cũng chẳng có nhà hay xe hơi riêng. Để nói về những điều tâm huyết của mình, Feeney luôn tâm đắc câu tục ngữ của người Xentơ “Không có túi đựng tiền trong tấm vải liệm”.
5. Frederik Meijer

Người sáng lập chuỗi cửa hàng tạp hóa lớn nhất vùng Trung Tây- Frederik Meijer mặc dù không sở hữu những khối tài sản khổng lồ như những vị tỷ phú ở trên nhưng ông vẫn được coi là tỷ phú bình dân và giản dị nhất thế giới. Với tổng tài sản ước tính khoảng 5 tỷ USD, Meijer vẫn đi 1 chiếc xe hơi bình thường cho đến khi nó không còn chạy được nữa. Khi đi du lịch hay đi công tác, ông luôn thuê những nhà nghỉ giá rẻ với dịch vụ đơn giản…
st.
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22274
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 08/May/2012 lúc 8:58pm
Lòng Tốt - Xin kể cho bạn một câu chuyện có thật...   

http://www.gfxninja.com/wp-content/uploads/2010/06/01590_mupebaydreams_1280x800.jpg
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 22/May/2012 lúc 4:21am
 
CHUYỆN MỘT NGƯỜI BẠN HỌC
Phạm Tín An Ninh
        

Trước khi vào đệ tam Võ Tánh, hai thằng cùng học một lớp bên trường Văn Hóa. Năm đệ ngũ, niên học khai giảng hơn hai tuần thì cô Hương, giám thị, dẫn một người vào lớp. Mới đầu, từ cô Tùng Linh, giáo sư hướng dẫn, đến học trò, không ai nghĩ là anh ta sẽ là học sinh vào lớp đệ ngũ này. Người cao lớn, vạm vỡ, đẹp trai, mái tóc bồng bềnh, mặc một cái áo sơ mi sọc đậm, ngắn tay, xăn cao, quần sans-pli bó ống với cái nịt to bản và đôi giày da bóng đi kêu lộp cộp. Lại còn cái kính đen dắt trên dây nịt nữa chứ. Một cuốn tập cuốn tròn trong túi sau.
  Cả lớp tròn mắt ngạc nhiên khi nghe cô Hương, giới thiệu anh ta là học trò mới, từ xa đến.  Cái tên nghe cũng lạ: Lâm Ni. (Sau này mới biết anh ta gốc Tàu Chợ Lớn, cha Tàu mẹ Việt. Gia đình giàu có. Cha anh làm chủ một công ty xuất nhập cảng. Vì không kiểm soát được anh, nên gởi anh ra Nha Trang ở với ông cậu, là chỉ huy phó quân trường Đồng Đế. Ba má anh tin tưởng ông cậu nhà binh này sẽ đưa thằng con cưng của mình đi vào nề nếp. Cùng với không khí mát mẻ, hiền hòa của thành phố biển này sẽ làm nó hiền lành ngoan ngoãn hơn).

Cô Tùng Linh chỉ cho Lâm Ni vào ngồi chung bàn với tôi ở phía sau. Anh chào tôi bằng cái rờ đầu rất kẻ cả. Tuần đầu anh im lặng, ít nói chuyện với ai. Mà có lẽ cũng chẳng có ai muốn làm quen với anh ta, ngoại trừ Trần Bá Hòa, người vui tính mà nghịch ngợm nhất lớp. Nhưng chỉ một tuần lễ sau là không khí cả lớp thay đổi hẳn. Mấy nàng nữ sinh ngồi phía trước liên tục bị bắn giây thun từ phía sau lưng, thi nhau quay ra phía bàn tôi chửi rủa. Có lần cô Linh đang viết trên bảng đen bị lạc đạn, cả lớp phải nín thở. Một lần khi thầy Nguyễn Đức Nhơn đang gọi điểm danh, thình lình cả lớp như chợ vỡ, khi mấy người đẹp phát hiện một đám chuột con đỏ hỏn nằm dưới hộc bàn. Ai cũng biết tôi là thằng gốc nhà quê, hiền lành. Nhưng vì ngồi chung bàn với Lâm Ni nên "có chửi cùng chia, có cười cùng hưởng". Nói vậy chứ chưa có bà chị nào quay xuống bàn tôi để nở nửa nụ cười, mà chỉ toàn là những cái liếc sắc như dao, và tiếng rủa lùng bùng trong miệng chưa kịp phát ra thành tiếng. Tôi bực mình anh ta nhưng không dám phản ứng.
Có lần tôi nhìn anh ta tỏ ra bực dọc, tôi liền bị một cái cú đầu. Dưới mắt anh, lúc nào tôi cũng là thằng nhóc con. Nghĩ thân phận nhược tiểu nên tôi đành im lặng chịu đựng bên cạnh một đại cường. Nhưng tới một ngày, chiến tranh cũng phải bùng nổ, khi anh ta mượn rồi làm mất luôn cuốn vở "kiểu mẫu" (mà sau khi ở trường về tôi phải ngồi hằng giờ cặm cụi viết lại, uốn nắn từng chữ bằng nhiều thứ màu mực), tôi đã ném vào người anh tất cả mấy cuốn sách mà tôi có trong tay, giữa đám học trò trong lớp. Kỳ lạ, lần này anh lại cười hiền khô, ôm tôi và bảo "xin lỗi toa nghe! " Đã thế ngày hôm sau anh còn mang cho tôi một bịch mấy trái thanh long. Từ hôm đó hai thằng xích lại gần nhau hơn một chút.
 
Cả trường biết anh, và có lẽ chẳng có ai ưa anh - tôi đoán thế - vì anh chạy một chiếc xe gắn máy hiệu Gobel màu đen mới toanh, trên bình xăng có vẽ hình con ó xòe đôi cánh, cái ghi-đông thật dài, ống pô được tháo bỏ phần hãm thanh nên nổ inh ỏi. Nghe nói tối nào anh cũng đi học võ ở võ đường của thầy Trọng Đãi. Có lần chính anh kể với đám tụi tôi, anh vào Judo Club để học lấy đai đen thì lại gặp thầy Trần Thanh Lý, dạy toán, cũng đang học trong đó, anh bèn rút lui. Khi ấy thầy Lý còn trẻ, nhưng anh nể thầy lắm. Mặc dù thầy Lý chưa hề phạt anh, bởi trong tất cả các môn học, môn toán và anh văn là anh giỏi nhất. Có lần thầy Lý còn gọi đùa anh là Lâm Bưu. Lúc ấy nhiều thằng trong đám tụi tôi chưa biết Lâm Bưu là gã trời đất nào, cũng cười theo. Nghe Lâm Ni kể là ông già của anh ta có cái mũi rất thính trong thương trường. Ông tin chắc là Mỹ thế nào cũng đổ quân vào Việt nam, nên mướn thầy dạy kèm anh văn cho con mình từ năm Lâm Ni mới vào đệ thất. Còn toán là nhờ cái thông minh và lanh lợi mà trời đã ban cho anh ta để bù vào mấy cái tật khác.

Lâu lâu, bọn tôi nghe Trần Bá Hòa thông báo là Lâm Ni hẹn đấu "pạc-co" với băng Lò Heo, băng thằng Điền, hay băng thằng Liên nào đó ở Xóm Mới. Mấy lần đám tụi tôi cũng tò mò theo Trần Bá Hòa đi xem, mới biết Lâm Ni võ nghệ cao cường mà còn có tinh thần võ sĩ đạo kiểu Nhật Bản nữa. Lúc nào cũng nhường cho đối thủ tấn công trước, và khi đối thủ ngã xuống, anh không thèm tấn công, mà còn đỡ đứng dậy. Trong khi những tay này đã từng chơi xấu anh sát ván bao lần trước.

Anh ở nhà ông cậu ruột, một biệt thự trên đường Yersin, nhưng bạn bè thường thấy anh chở đào chạy vòng vòng ngoài đường Duy Tân, bờ biển. Có khi còn thấy chiếc xe Gobel của anh dựng cả ngày trước Bar Thu Thủy ở đường Hoàng Tử Cảnh.

Sang năm đệ tứ, không hiểu là vì mọi người đã quá quen cảnh cũ người xưa, hay là chính anh ta thay đổi, tự dưng "lòng chợt từ bi bất ngờ ", không thèm phá phách nữa, nên một số bắt đầu làm thân với anh. Mấy bà chằng lúc trước bây giờ cũng có nàng đã cười nửa miệng với anh ta. Tôi bây giờ lại là thằng thân nhất với Lâm Ni. Những ngày nghỉ cuối tuần hay ngày lễ, anh đến nhà trọ chở tôi lên Phú Vinh, thăm khu vườn nuôi gà của anh Khanh, trưởng lớp. Khi ấy anh Khanh đã có vợ hai con. Có lần anh ta còn dám lấy xe jeep của ông cậu tới chở bọn tôi đi lên Thành thăm cô bạn Tuyết Phượng ở bên kia cầu Phú Lộc, nhưng mới đến Mã Vòng bị quân cảnh chặn lại hỏi giấy. Cả đám phải vào ngồi trong đồn để chờ ông cậu của Lâm Ni cho người đến nhận xe và nhận người luôn.

Có lẽ tôi có duyên nợ gì với Lâm Ni. Ngày thi trung học đệ nhất cấp, vì tên cùng vần N, nên tôi lại bị xếp ngồi bên cạnh anh ta. Tí nữa thì tôi khốn khổ. Môn toán và anh văn, không cấn nháp nhiết, anh ta làm một cái vèo, nộp bài ra trước nhất. Nhưng mấy môn khác, tôi làm chưa xong, thì anh thò tay qua chộp. Chút nữa là ông giám thị bắt được, tôi hú vía. Kỳ thi ấy cả hai thằng đều đậu.
 
Từ hôm ấy, anh ta càng thân với tôi hơn. Cứ vài ngày là chạy xe lại nhà tôi, chở tôi đi xuống quán số 1 duới bờ biển ăn bò bảy món, đi Cầu Đá ăn phở gà trước khi tôi về quê nghỉ hè.

Quê tôi ở ngoài Vạn Giã, vào Nha Trang tôi ở trọ nhà ông chú, một hiệu buôn, trước ở đường Độc Lâp, bên rạp ci-né Moderne của ông Bác Ái, sau chuyển về đầu đường QL 1 trước Ty Thông Tin. Chú thím tôi hơi nghiêm khắc, nên không muốn bạn bè tôi lui tới nhiều. Hơn nữa ông bà chỉ có một đứa con gái rượu, xinh gái, gọi tôi bằng anh nhưng lớn hơn tôi hai tuổi và học trên tôi một lớp, bên trường Lê Quí Đôn, nên ông bà cũng muốn "kín cổng cao tường" một chút. Lần đầu tiên Lâm Ni tới tìm tôi, ông bà nhìn anh ta từ trên xuống dưới, rồi bảo là tôi không có ở nhà. Thực ra lúc ấy tôi đang ngồi phía trong phòng khách. Thấy Lâm Ni tới tôi định chạy ra, nhưng nghe ông bà bảo vậy tôi im luôn. Sau này tôi dặn Lâm Ni cứ dựng cái xe gắn máy phía trước ngồi chờ, thấy chiếc xe là tôi chạy ra.

Về quê nghỉ hè chưa tròn một tháng, thì chú tôi nhắn ba tôi đưa tôi vào Nha Trang gặp ông có chuyện gấp. Vào đến nơi, vừa bước vào nhà tôi mới tá hỏa. Ông chú hò hét chửi tôi một trận xối xả, rồi bảo ba tôi tìm một chỗ khác cho tôi ở sau mùa hè.  Không biết tài tán gái thế nào mà chưa đầy một tháng Lâm Ni đã cua được cô con gái cưng của ông chú tôi, mà tôi chẳng hề hay biết. Tôi bực anh ta nhưng cũng phục anh ta sát đất. Mà cũng xui cho anh - phải nói xui cho chính tôi mới đúng- Ông chú tôi là dân Nha Trang chính hiệu nhưng chưa hề biết nước biển Nha Trang ngọt mặn ra sao. Tôi nghĩ có lẽ cái lý do chính là ông không muốn cho bất cứ ai nhìn thấy cái bụng phệ hơi quá khổ của ông. Vậy mà hôm đó, có mấy ngưới bạn từ Sài-Gòn ra bàn chuyện làm ăn. Nể tình, ông mới chiều khách đưa họ đi biển tắm. Bất ngờ khi bước vào Quán số 3 bên bờ biển thì ông thấy một cặp tình nhân đang ôm nhau say đắm. Ông giận đến không biết mình đang ăn món gì trong miệng khi khám phá đôi tình nhân kia là cô con gái cưng của ông và thằng bạn trời đánh của tôi, cháu ông.

Tôi mất mẹ từ nhỏ, nên Ba tôi cưng lắm, chưa hề la tôi một tiếng. Vậy mà hôm đó ông la tôi một trận. Câu cách ngôn "gần mực thì đen gần đèn thì sáng" hồi xửa hồi xưa, cũ như trái đất, được ông đem ra giảng tới giảng lui mấy lần, măc dù tôi cố gắng hết sức để bào chữa cho Lâm Ni; nào anh ta là con nhà giàu và tử tế, bên ngoài như thế chứ học hành giỏi, nào là hiền lành và tốt bụng lắm. Nhưng tôi đành đứng chịu trận khi ông chú tôi lỡ nóng dại mồm dám xác nhận ngay trước mặt bà thím là chính ông ta gặp Lâm Ni mấy lần trong Bar Thu Thủy, và dưới Grand Hôtel. Tôi nghĩ tối hôm đó chắc ông cũng mệt với bà. Nói thì nói vậy, chứ gì thì ông chú cũng nể ông già tôi, và cũng cần tôi để làm cho ông mấy bài toán cộng trừ, tính lời lỗ mỗi ngày, nên sau khi ông hết giận, rồi đâu cũng vào đó.

Bị chửi quá nên tôi cũng giận Lâm Ni, định bụng sau hè vào phải dũa cho chàng ta một trận và nhất định nghỉ chơi với anh ta để vào Võ Tánh yên ổn mà lo học hành.
Ngày nhập học, khi đang ngơ ngác tìm lớp, thì có người vỗ vai. Quay lại, thì đúng là Lâm Ni. Anh ta vào Tam B còn tôi vào Tam C. Gặp lại trong giờ ra chơi, tôi kéo Lâm Ni ra ngoài, thụi vào bụng mấy cái, kể lại chuyện tôi bị ông chú đuổi. Anh ta không thèm an ủi tôi một tiếng mà còn bảo tôi lên nhà ông cậu ở với anh ta. Thực ra chàng ta cũng là một thằng tốt bụng, nhưng tôi nghĩ thầm nếu tiếp tục quen với Lâm Ni sẽ còn gặp phiền phức nữa, nên kể từ hôm ấy tôi lánh mặt anh ta.  Vào Võ Tánh, dường như Lâm Ni cũng thay đổi nhiều. Mặc đồng phục và cắt tóc tai đàng hoàng. Nhưng bây giờ đi học bằng chiếc Vespa mới toanh. Chắc là phần thưởng thi đậu của ông già. Lâu lâu tôi thấy anh đứng ngoài cửa sổ lớp Tam C của tôi trêu ghẹo mấy người đẹp ngồi trong lớp.
Cái lớp Tam C của tôi sao hiền lành quá. Chắc là thiên hạ chuẩn bị để làm người lớn, hay là các bà chị trong lớp vừa đẹp vừa hiền như ma soeur, nên không còn tên nào muốn làm ma quỷ nữa. Ba năm ở Võ Tánh trôi qua rất êm đềm, như mặt nước hồ thu, không còn lại trong tôi điều đặc biệt nào đáng nhớ.

Ngày nhập học lớp Đệ Nhất, tôi có ý tìm nhưng không thấy bóng dáng của Lâm Ni. Tôi nghĩ chắc chàng ta rớt tú tài 1, nên sang trường khác học lại. Sau đó, tôi nghe mấy người học cùng lớp với Lâm Ni bảo là anh ta đậu tú tài 1 kỳ hai, nhưng đã theo ông cậu thuyên chuyển đi nơi khác. Tôi thoáng một chút bùi ngùi, khi nghĩ là chẳng bao giờ còn gặp lại anh ta.

Ba năm sau tôi vào quân trường Thủ Đức. Ra trường được chuyển ra một đơn vị tác chiến lưu động ở Ban Mê Thuột, (mà lính tụi tôi thường gọi là xứ Buồn Muôn Thuở, hay là Bụi Mù Trời) làm trung đội trưởng.  Trong một cuộc hành quân phối hợp, tiếp viện cho một chi đoàn thiết quân vận bị phục kích tại Quãng Nhiêu, sau khi giải tỏa tình hình, tiểu đoàn tôi rút về, trung đội tôi được lệnh ở lại tăng phái cho một đại đội Biệt Động Quân. Thấy tôi có vẻ lo âu khi trung đội phải ở lại một mình giữa chiến trường khói lửa chưa tan, ông tiểu đoàn trưởng bảo:

- Chú mày yên chí, Đại đội BĐQ này khá lắm, thằng đại đội trưởng này đánh đấm có tiếng trong binh chủng mũ nâu đó.

Khi dắt trung đội hơn hai chục thằng lính, nửa kinh nửa thượng, đến trình diện đại đội BĐQ, tôi sửng sốt khi nhận ra ông đại đội trưởng chính là Lâm Ni. Tôi đứng nghiêm đưa tay chào:

- Tôi đem trung đội tới trình diện trung úy.

Lâm Ni nhận ra tôi ngay. Anh ta hét lên:

- Có phải mày là thằng Ninh không.? Đ.m. trung úy cái con c.., tao là Lâm Ni đây, mày không nhận ra sao? Rồi anh ta ôm tôi quay mấy vòng.

Giải tỏa tình hình xong, trung đội của tôi tiếp tục được đặt dưới quyền của Lâm Ni, nhận lệnh ở lại tìm kiếm một số chiến binh thất lạc và giữ an ninh cho quân cụ lên kéo mấy chiếc M113 bị bắn cháy và hư hại về Ban Mê Thuột. Tối hôm ấy Lâm Ni giữ trung đội tôi đóng quân chung với ban chỉ huy đại đội của anh. Một điều chưa từng xảy ra cho một đơn vị tăng phái. Hai đứa uống hết bi đông rượu đế, nhắc lại bao nhiêu kỷ niệm vui buồn thời còn đi học. Anh nhớ từng tên thầy cô giáo và bạn bè lúc trước. Anh ân hận đã phá phách nghịch ngợm làm buồn lòng thầy, bạn. Anh bảo tôi, ngay sau khi rời Võ Tánh là anh đi lính ngay. Anh thích đời quân ngũ và hy vọng nó sẽ làm thay đổi cuộc sống của một thằng nhà giàu vô tích sự như anh. Khi biết anh chọn BĐQ, cha mẹ anh giận và buồn lắm, nhờ ông cậu, bây giờ làm lớn trong Bộ TTM, rút anh về, nhưng anh nhất quyết chối từ. Trước khi đi ngủ, anh ta còn hỏi tôi:

- Con nhỏ em mày, con gái ông chú của mày ở Nha Trang đó, bây giờ theo thằng cốt đột nào rồi? rồi cười ha hả.

Hai hôm sau chúng tôi có lệnh di chuyển vị trí, và phải bung rộng ra phòng thủ. Lâm Ni cho trung đội tôi xuống đóng trong một cái đồn bên chân cây cầu sắt (của một đơn vị địa phương quân bỏ lại) để giữ cây cầu khỏi bị phá hoại trước khi quân cụ lên kéo hết mấy chiếc thiết giáp bị hư. Cây cầu cách ngọn đồi, nơi đặt ban chỉ huy của Lâm Ni khoảng hai cây số.

Gần hai giờ sáng, trung đội tôi bất ngờ bị tấn công. Địch áp dụng chiến thuật cổ điển tiền pháo hậu xung. Sau mấy loạt 82 ly, chúng ào ạt tấn công. Trung đội tôi có vài người bị thương sau đợt pháo kích đầu tiên, nhưng tất cả đều chống trả mãnh liệt. Tôi chỉ kịp cầm ống liên hợp máy PRC 25 báo cáo với Lâm Ni là đơn vị tôi bị tấn công mạnh, cần ngay pháo binh và một lực lượng tiếp ứng, đánh từ phía sau lưng địch. Lâm Ni bảo tôi cứ bình tĩnh yên tâm chiến đấu, anh ta sẽ gọi pháo binh và gởi ngay một bộ phận tiếp ứng. Không ngờ lực lượng địch khá đông. Chúng tôi bắn ngã tên này thì tên khác lại xông lên. Chúng đã dùng bêta phá mấy lớp rào bên ngoài rồi hô xung phong. Pháo binh ta cũng bắt đầu rót xuống bên ngoài. Lúc này tôi chiến đấu hoàn toàn như một khinh binh. Quả lựu đạn cuối cùng tôi vừa mới ném ra, cũng là lúc một vài tên địch đã xâm nhập vào phía bên trong hàng rào phòng thủ. Khi đạn đã cạn, chúng tôi chuẩn bị đánh cận chiến, thì nghe được tiếng súng bạn khắp nơi bên ngoài và tiếng hò hét: Biệt Động sát ! Địch vội vàng tháo chạy, hai tên đặc công vào bên trong bị chúng tôi bắt sống. Tạm thời kiểm tra đơn vị: 3 chết, 7 bị thương. Chưa kịp gọi máy báo cáo, thì toán biệt động quân đầu tiên vào bên trong, võng theo một thương binh. Nghe một sĩ quan BĐQ gọi máy xin trực thăng tản thương khẩn cấp vì "đại bàng bị thương nặng", tôi giật mình chạy đến chiếc võng: Lâm Ni mặt đầy máu và thở rất nhẹ. Tôi lay anh ta:

- Lâm Ni ơi, có làm sao không ? Ninh đây.

Dưới ánh đèn pin yếu ớt, gương mặt anh ta xanh xao, mở hé mắt nhìn tôi. Đôi môi rung động như muốn nói với tôi điều gì. Tôi đưa tay sờ lên môi anh, như là tôi đã hiểu những gì anh muốn nói.

Vị thiếu úy BĐQ vỗ vai tôi:

- Đúng ra đâu có phải nhiệm vụ của trung úy, tôi bảo ông nên ở lại, vì chúng tôi chỉ đi có một trung đội và toán thám báo, nhưng ông đã lệnh cho ông đại đội phó ở lại và ông trực tiếp dẫn đầu toán thám báo chạy bay tới đây, xông ngay vào sau lưng địch mà đánh. Tội nghiệp chỉ có ông bị thương.

Trực thăng tản thương tới, tôi bế Lâm Ni lên, nắm chặt tay anh trước khi máy bay cất cánh. Tôi bùi ngùi lo lắng khi biết là anh đã vì tôi mà bị thương, cầu nguyện cho anh qua khỏi hiểm nghèo.

Lần ấy anh còn sống, nhưng phải nằm điều trị ở QYV hết 4 tháng, còn để lại mấy vết sẹo trên cổ, và vì bị thương ở thanh quản, nên giọng nói của anh bị khàn đi. Sau đó đơn vị của anh có lệnh chuyển lên Pleime, Pleiku. Tôi có liên lạc thăm anh vài lần trên hệ thống vô tuyến.

Bẵng đi một thời gian, đầu mùa hè 72, đơn vị tôi đang hành quân ở mật khu Lê hồng Phong, Phan Thiết, thì có lệnh về phi trường Sông Mao để được không vận toàn bộ lên Kontum. Chiến trường đang tới hồi quyết liệt. Trong một lần chuyển quân hoán đổi vị trí phía bắc Kontum tôi bất ngờ gặp lại Lâm Ni. Lúc này anh đã mang lon Thiếu tá và nắm một tiểu đoàn BĐQ. Hai thằng chỉ kịp ôm nhau chửi thề vài câu. Chưa kịp nói lời chia tay, thì mỗi thằng đã mỗi ngả.

Cuối năm 1972, khi hiệp định Paris vừa ký xong, địch quân chưa trở cờ. Hai bên tạm thời hưu chiến kiểu da beo. Các đơn vị tham chiến được chuyển về các vị trí dưỡng quân. Tiểu Đoàn của Lâm Ni được về Hàm Rồng. Đơn vị tôi thì về Đồi Đức Mẹ, Pleiku.
Đêm tiểu đoàn Lâm Ni làm lễ tái xuất quân tại Hàm Rồng được tổ chức rất hùng tráng. Lâm Ni có mời tôi đến dự. Buổi tiệc ra quân kết thúc bằng một chương trình văn nghệ khá đặc sắc, do biệt đoàn văn nghệ trung ương từ Sài Gòn ra, phối hợp với các toán văn nghệ tâm lý chiến QĐ II đảm trách. Tôi ngồi hàng ghế đầu với Lâm Ni. Khi có một nữ ca sĩ từ Pleiku lên hát bài Chiều Trên Phá Tam Giang, Lâm Ni rất cảm động. Cô tên Giáng Vân, có khuôn mặt khá xinh, phảng phất buồn, và giọng hát trầm ấm thiết tha. Bài hát vừa chấm dứt, Lâm Ni bước lên nắm tay cô cám ơn và bất ngờ cởi tặng cô chiếc đồng hồ Longine mới toanh mà anh vừa mới mua từ Sài Gòn, khi được bảy ngày phép về thăm cha mẹ anh.  Đêm đó tôi ở lại với Lâm Ni. Anh kể là cha mẹ anh cứ năn nỉ anh đổi về Sài Gòn. Ông bà sẽ lo cho anh về BTL Cảnh Sát hoặc bất cứ nơi nào ở Sài Gòn, anh muốn. Ông bà cũng đưa anh đến thăm gia đình một người Tàu, có cô con gái làm chủ một nhà hàng, mà ông bà định hỏi cưới cho Anh. Ông bà nôn nóng có đứa cháu đích tôn nối dõi. Nhưng anh chỉ im lặng. Rồi khi bị hỏi quá, anh hứa cho Anh ba năm nữa. Anh bảo tôi, đời lính sống nay chết mai, vợ con làm gì cho vướng chân vướng cẳng.

Đầu năm 73, trong trận tái chiếm căn cứ Charlie, tôi bị thương nặng, phải nằm điều trị hơn hai tháng ở QYV Pleiku. May mà chưa bị cưa mất chân phải. Lâm Ni có ghé lại thăm tôi một lần vội vã, khi có dịp về Pleiku họp hành quân. Khi chia tay, anh rút từ túi quần sau ra một xấp tiền đưa cho tôi:

- Tiền ba tháng lương của tao, mày cầm lấy mà gởi cho vợ con mày. Mày đông con. Tao độc thân, suốt cả năm sống ở trong rừng, lỡ có chết, tiền không ai xài uổng lắm.

- Tôi từ chối, nhưng Anh nhét xấp tiền vào dưới chiếc gối tôi nằm.

Sau đó tôi được theo học một khóa tham mưu tại Long Bình. Mãn khóa, được điều về Phòng hành Quân QĐ II. Lâm Ni thì vẫn nay đây mai đó, nhưng chúng tôi vẫn thường liên lạc hỏi thăm tin tức nhau trên hệ thống vô tuyến. Một lần khi bay bao vùng, biết anh vừa lên trung tá, tôi đáp xuống thăm, và mang mừng anh ta chai Hennessy, loại rượu anh thích nhất. Anh bảo, BCH/BĐQ dự định đưa anh ra nắm một Liên Đoàn ngoài vùng 1 thay cho anh Liên Đoàn trưởng vừa tử trận, nhưng tình hình ở đây đang nguy ngập, nên anh chưa rời đơn vị được.

Tháng 3/75, ngay sau khi Ban Mê Thuột mất, tôi may mắn đuợc theo BTL Tiền Phương. Nói là Tiền Phương nhưng lại đóng ở Nha Trang và một đôi khi ở Khánh Dương.
Có lệnh bỏ Kontum và Pleiku. Tiểu Đoàn BĐQ của Lâm Ni là một trong những đơn vị được chỉ định đi đầu, mở đường cho đoàn quân di tản từ Pleiku xuống Tuy Hòa theo tỉnh Lộ 7. Một kế hoạch triệt thoái tồi tệ nhất trong lịch sử chiến tranh Việt Nam, kéo theo sự sụp đổ cả miền Nam.

Tôi được chỉ định làm trưởng toán, dùng một hợp đoàn trực thăng bay đi liên lạc và hướng dẫn những toán quân thất lạc trong rừng. Ngày N+3, trong lúc chiến trường ác liệt và tồi tệ nhất, tôi may mắn liên lạc được Lâm Ni trên tần số không lục. Tôi tìm mấy bãi đáp tương đối an toàn, giục Lâm Ni đến đó để tôi bốc. Nhưng anh ta từ chối, bảo là mặc dù tiểu đoàn của anh bị tan tác, quân số chỉ còn gần một trung đội, nhưng anh không thể bỏ anh em vào lúc này.

Không ngờ đó cũng là lần cuối cùng tôi nghe giọng nói của Lâm Ni. Năm 1977, trong một trại cải tù ở Sơn La, tôi gặp lại một sĩ quan của Lâm Ni lúc trước. Anh ta là sĩ quan duy nhất trong đơn vị còn sống sót. Anh cho biết là khi bị địch vây và kêu buông súng đầu hàng, Lâm Ni đã bắn tới viên đạn cuối cùng. Anh tự sát bằng một quả lựu đạn loại tấn công, và đã chết chung với một đám địch quân định vây bắt anh.

Mùa hè năm ngoái, tôi có cô con gái út lấy chồng bên London. Cả nhà tôi sang đó dự tiệc cưới do nhà trai khoản đãi. Sau đám cưới, vợ chồng cô con gái đi Thái Lan hưởng tuần trăng mật. Chúng tôi muốn ở lại London ít hôm để xem vài thắng cảnh và đến thăm gia đình một người bạn học cũ của bà xã tôi ở thành phố Birmingham, cách London chừng ba giờ lái xe. Cậu rể nhờ một người bạn chí thân, một bác sĩ trẻ khá bảnh trai, và cũng là phụ rể trong đám cưới, làm tài xế và hướng dẫn viên cho chúng tôi. Hơn nữa nhà cậu ta cũng ở Birmingham.
 
Ngày cuối cùng, trước khi rời khỏi Birmingham, cậu ta mời chúng tôi ghé lại nhà để dùng một bữa cơm với gia đình. Nói là gia đình, nhưng thực ra chỉ có hai mẹ con thôi. Cậu bảo thế.  Trới nóng như lửa đốt, lại biết chúng tôi đang đói, cậu ta gọi cell- phone về nhà bảo bà mẹ chuẩn bị thức ăn sẵn. Về đến nhà, cậu ta vội vã đi lấy khăn, hường dẫn chúng tôi vào phòng tắm rửa mặt, rồi chạy vào bếp phụ mẹ. Vào phòng ăn, khi chúng tôi kéo ghế ra chưa kịp ngồi thì bà mẹ bưng thức ăn ra vui vẻ chào, và xin lỗi vì bận tay nên không ra cổng đón được. Thấy người đàn bà này có nét giống một người nào đó mà tôi đã gặp, tôi cố gắng lục lọi ký ức, nhưng vẫn không nhớ ra.

Khi cơm nuớc xong, bà mời chúng tôi lên phòng khách uống nước và ăn tráng miệng. Nhìn một tấm ảnh phóng lớn treo trên vách. Lại là một người lính. Tôi tò mò bước lại xem và sững sờ khi người trong ảnh chính là Lâm Ni.  Sau một lúc hàn huyên, tôi mới nhận ra người đàn bà này chính là cô ca sĩ tâm lý chiến có tên Giáng Vân, trong đêm làm lễ tái xuất quân của đơn vị Lâm-Ni trên Hàm Rồng lúc trước. Một cô ca sĩ tâm lý chiến, mà ngày xưa nhiều kẻ đánh giá chẳng ra gì, chết chồng từ thuở mới 20, có nhan sắc, trải qua bao nhiêu khốn khổ, vậy mà không hề bước thêm một bước nào, ở vậy nuôi con học hành thành đạt, đức hạnh nên người. Điều bất ngờ hơn, cậu thanh niên dễ thương, tốt bụng, đón đưa chúng tôi mấy ngày hôm nay, cũng là người bạn chí thân của thằng rể chúng tôi, lại là giọt máu duy nhất của Lâm Ni còn lại trên thế gian này.
Tôi có hỏi về ông bà nội cháu, Giáng Vân cho biết là sau khi chạy từ Pleiku về, cô phải nằm bệnh viện cho đến mấy tháng sau ngày miền Nam thất thủ, nên đã phải sinh non, may mà mẹ tròn con vuông. Khi sanh cháu xong, chị có đi hỏi thăm cha mẹ Lâm Ni, nhưng đuợc mấy người láng giềng cho biết là ông bà đã đi về Trung quốc.

Tôi bùi ngùi nghĩ tới Lâm Ni, người bạn học có nhiều duyên nợ với tôi, đã gây cho tôi một vài phiền muộn, nhưng cũng đã để lại trong tôi biết bao điều xúc động. Không hiểu, ở một nơi xa xăm nào đó, anh có biết là tôi đã bất ngờ gặp lại vợ con anh. Cũng có thể chính anh đã linh thiêng đưa tôi đến đây. Một nơi xa lạ, ngàn trùng cách biệt với quê hương, với Nha Trang. Nơi mà một thời, anh đã có biết bao kỷ niệm với thầy với bạn và nhất là với tôi, thằng bạn nhóc tì của anh ngày trước. Ông bà già của Lâm Ni chắc không ngờ là mình đang có một đứa cháu đích tôn trên thế gian này, mà trước đây ông bà đã từng mơ ước.

Trước khi từ biệt vợ con Lâm Ni, tôi đứng lặng lẽ một mình trước tấm ảnh của anh, ôn lại bao nhiêu chuyện cũ rồi buộc miệng thì thầm hai câu thơ quen thuộc:
Những người muôn năm cũ,
Hồn ở đâu bây giờ ?
Từ trong tấm ảnh, dường như Lâm Ni đang nhìn tôi mỉm cười.

 

CHUYỆN MỘT NGƯỜI BẠN HỌC
phạmtínanninh

(1C Võ Tánh 62)
Ghi chú của người viết: Bài viết này xin được gởi đến chị Lâm Ni và cháu Lâm Bình như một món quà muộn màng. Bạn bè Võ Tánh, nếu có ai quen biết và còn nhớ đến Lâm Ni, muốn hỏi thăm vợ con anh, xin liên lạc với người viết. Cám ơn.
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22274
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 30/May/2012 lúc 4:02am
NGƯỜI KHÁCH TRỌ HỮU TÌNH NHƯNG BẠC NGHĨA


Rialto là một thành phố nhỏ khô cằn, thiếu nước, chỉ có 93,000 dân nằm trong quận San Bernadino, California, giữa hai freeway 15 và 25. Hơn một nửa dân cư ở đây là những người gốc Mễ di dân, một phần năm là dân gốc Phi Châu. Thu nhập bình quân mỗi người chỉ khoảng $13,375.00 mỗi năm, và 13%  dân chúng ở đây sống dưới mức đói nghèo của nước Mỹ, trong khi tỷ lệ tội ác lại cao hơn những thành phố khác mà thành phố lại không đủ ngân sách thuê nhân viên cảnh sát. Rialto cũng có nhiều “group home kids” mà chúng ta gọi nôm na là “viện mồ côi”. Tại đây nhiều em học sinh bỏ học vì cha mẹ quá nghèo hay không biết Anh ngữ, phần lớn các em không có một máy computer ở nhà nên việc học rất khó khăn.
 
Gần đây, một nhóm người Việt gồm có bác sĩ, thầy cô giáo, sinh viên và tu sĩ cư ngụ trong vùng San Bernadino, đã chọn Rialto để thiết lập một trung tâm giáo dục, khởi đầu trong phạm vi nhỏ mang tên là H.O.M.E. tuy mang danh nghĩa là “Mái Ấm” nhưng theo các sáng lập viên đây là mấy chữ viết tắt của “House of Méditation & Education”. Theo người trưởng nhóm, họ muốn chọn Rialto là vì trong vùng, đây là một thành phố nghèo nhất trong vùng, nơi mà trẻ em lêu lổng, nghèo khó cần dân chúng góp tay với chính quyền địa phương để giúp đỡ. Trẻ em có thể đến đây học hay xử dụng computer, được hướng dẫn làm home work hay đọc sách. Sau giờ học ở trường, nếu trẻ em gọi nhau “Go home!” chính là về mái ấm này. Cha mẹ đi theo con cũng được dự phần chỉ dẫn về computer hay hỏi han việc học của con em. Tất cả đều do những thiện nguyện viên làm việc không công. Chính cô bác sĩ trưởng nhóm sau khi tốt nghiệp, chỉ muốn đi làm bán thời gian để còn thời gian lo cho... các em, cô đã trải qua mười lăm năm vất vả lo cho con ăn học, nay con đã vào đại học, là lúc cô muốn trả nợ đời. Trên nước Mỹ, bao nhiêu người trong chúng ta đã làm được những việc như thế?
 
Trong một buổi họp cộng đồng Việt Nam tại một địa phương miền trung Hoa Kỳ, một vị linh mục đã có can đảm phát biểu thẳng thắn với đồng hương như  sau: “Trong thành phố này, người Mỹ: - giàu có hơn Quí Vị rất ít, - giàu có bằng Quí Vị không bao nhiêu, - nghèo hơn Quí Vị rất nhiều. Nhưng lòng bác ái của người địa phương rất rộng rãi, không có công tác từ  thiện nào mà họ không góp công góp của, không như người Việt chúng ta.

-Thưa Cha! Vậy thì Cha nghĩ, 8 tỷ một năm gởi về Việt nam không phải là tiền từ thiện hay sao?
Có điều chúng ta chỉ lo cho quê hương, họ hàng, còn ở  đây chúng ta chỉ là người khách trọ.
 Cộng đồng người Việt ở Mỹ đã gọi nhau quyên góp tài chánh, đem tiền về giúp Việt Nam đã quá nhiều, nhưng việc người Việt tỵ nạn giúp nước Mỹ thì quá ít, phải nói là rất vô tình. Những nghĩa vụ như tuân hành luật pháp, đi lính, đóng thuế, chúng ta đã làm đủ, nhưng hình như chúng ta vẫn sống trên đất Mỹ không gì khác hơn là một... du khách, hay là một người tình “vẫn đi bên cạnh cuộc đời” không hề lưu tâm để ý gì đến những chuyện chung quanh. Người Mỹ khen chúng ta thành công trong vấn đề học vấn và  thương mãi. Có bằng cấp thì có job thơm, thương mãi thành công thì trở nên giàu có, điều đó có nghĩa gì với đất nước đã cưu mang chúng ta, nếu chúng ta chưa dùng sở học, sự giàu có để giúp đỡ, đền đáp được gì cho đất nước này. Ở nam Cali, nơi có người Việt tại quốc ngoại đông nhất, mỗi năm chúng ta lại thấy có một bữa cơm cho người khó khăn hay một  buổi phát túi ngủ  cho vài trăm người vô gia cư, có lẽ vẫn còn quá ít ỏi.
 
Sau nhiều cuộc chiến tranh có người Mỹ tham dự hay không, nước Mỹ đã giang tay đón nhận nhiều dân tộc đến sinh sống tại Hoa Kỳ. Ðể “trả ơn”, nhiều  tổ chức Hồi giáo ở Mỹ đã quyên góp tiền gởi về ủng hộ cho khủng bố Al-Qaida, tổ chức đã muốn tận diệt nước Mỹ. Nhiều di dân Trung Cộng và cả Ðài Loan đã trở thành gián điệp cao cấp cung cấp cho quốc gia họ những bí mật về quốc phòng hay kinh tế của nước Mỹ, một cảnh “nuôi ong tay áo”. Những người này khi nhập tịch đã tuyên thệ trung thành với nước Mỹ cũng như chúng ta, nhưng xem việc nước Mỹ như việc của hàng xóm, không muốn can thiệp hay đóng góp, thậm chí cũng không muốn đi bầu cử.
 
Chúng ta đã thấy chính phủ Mỹ can thiệp cho nhiều người mang các sắc tộc khác nhau trong nhiều tình huống khó khăn, nguy hiểm, chỉ vì họ là công dân Mỹ. Cựu Tổng thống Bill Clinton vừa từ Bắc Hàn trở về Mỹ sau khi đã thành công trong việc cứu hai cô phóng viên Laura Ling gốc Trung Hoa, và Euna Lee, gốc Ðại Hàn. vì tội "xâm phạm lãnh thổ Bắc Hàn." Nếu các bạn là công dân đi du lịch, làm việc hay thậm chí buôn ma tuý, nước Mỹ chắc không bao giờ bỏ các bạn.
 
Ở quốc gia nào, việc mở rộng du lịch cũng nhắm mục đích thu ngoại tệ, nhưng trong phạm vi khách du lịch Việt Nam sang Mỹ thăm bà con, ít người đem tiền đến để giúp nước Mỹ phồn thịnh, mà ngày về túi đầy đô la  nhờ viện trợ của các công dân Mỹ, trong khi công dân Mỹ thì dành dụm tiền đem về cố hương giải sầu. Rồi đây khi trái gió trở trời, chúng ta gặp hoạn nạn nước Mỹ đã bên cạnh chúng ta. Một tiếng kêu cấp cứu trong đêm, một cơn truỵ tim, một cơn bão lốc hay lụt lội, chúng ta đều được cứu giúp tận tình. Nước Mỹ cũng nghèo, cũng có nhiều vấn nạn nhưng quả thật lòng ta đôi khi cũng dửng dưng.
 
Chúng ta phát động nhiều lần quyên góp để giúp cho trẻ em nghèo ở Việt Nam , xem như bà con ruột thịt, mà quên người hàng xóm khốn khó bên cạnh chúng ta. Mỗi năm vào mùa lạnh, nhiều kẻ không nhà đã chết trên đường phố Los Angeles hay New York, nhiều trẻ em bụi đời, nhà tù thiếu niên không ai thăm viếng, những nhà dưỡng lão thiếu một lời hỏi han. Cộng đồng người Việt chưa hề thấy có một công tác xã hội nào hữu hiệu để giúp ngay nước Mỹ, nơi chúng ta đang sống. Chúng ta thường tự hào là người Việt trọng điều nhân nghĩa, sống có thủy có chung, nhưng nhiều khi vẫn cư xử như người khách trọ vô tình.
st.


Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 09/Jun/2012 lúc 6:39am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22274
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 09/Jun/2012 lúc 7:01am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22274
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 11/Jun/2012 lúc 2:26pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 13/Jun/2012 lúc 6:43am
 
 
Giờ trả bài tập làm văn luôn là giờ sôi động nhất vì thầy giáo thường đọc cho cả lớp nghe hai bài, bài được điểm cao nhất và bài có điểm thấp nhất.

 Tất nhiên, bài cao điểm được những tràng pháo tay và bài điểm thấp là những trận cười, chưa kể sau đó còn hình thành nên nhiều giai thoại từ những câu mà thầy nhận xét là "què, cụt, thiếu sức thuyết phục...".

 Và giai thoại này đôi khi còn lan truyền ra cả các lớp khác mà tác giả của nó chỉ còn cách là lấy cả hai tay mà che mặt lại. Cả lớp đứa nào cũng hồi hộp khi xấp bài trên tay thầy đã vơi nhiều rồi mà bài của mình còn chưa thấy đâu.

 Hôm nay, như thường lệ, thầy mở cặp lấy xấp bài ra là cả lớp nhấp nhỏm. Với đề ra là "Hãy kể lại một kỹ niệm sâu sắc của em", thầy đã nói rằng lớp có bốn mươi học sinh thì chắc chắn sẽ có bốn mươi kỷ niệm khác nhau, không như khi chứng minh trích đoạn nào đó bị thầy chê là đơn điệu, chúng tôi thường chống chế " Thầy ơi, học cùng nhau thì làm sao mà dẫn chứng không trùng lập nhau được."

 Khác thường, là thầy đưa xấp bài cho trưởng lớp chỉ giữ lại một bài. Chỉ một! Đứa nào cũng nhón người nghểnh cổ cho cao lên một chút để cố nhìn cho ra tên của ai và được mấy điểm nhưng không được. Bài hay nhất? Dở nhất?

 Giỏi văn nhất lớp là Kim Chi. Nhưng rồi dự đoán của chúng tôi tiêu tan khi Kim Chi với tay nhận bài của mình từ tay trưởng lớp. Vậy là thầy giữ lại bài dở nhất rồi! Cả lớp chuyển ánh mắt nhìn về phía Cường với tiếng cười khúc khích. Cường thường có những câu văn kiểu như " Đi một ngày đàng học một sàng khôn, vậy nên chúng ta phải đi nhiều ngày hơn nữa"...Nhưng rồi Cường cũng nhận được bài của mình.

 Vậy thì của ai? Hay? Dở? Làm sao biết trước được bài sẽ đọc lên hôm nay là của ai! Trời, môn văn...Có khi bài trước mới được 6 điểm với lời phê " Lối hành văn trong sáng, nên đọc nhiều để dẫn chứng phong phú hơn" thì bài sau nhận được ngay điểm 4 với lời phê " Quá lan man dông dài!" Điểm bảy môn văn của thầy là một ước mơ xa! Ngay cả Kim Chi cũng nói vậy.

 Chúng tôi nhìn theo tay của trưởng lớp cho đến khi bài cuối cùng được phát ra. Chỉ mình Dũng là chưa có. Không hẹn mà cả lớp đều ngạc nhiên nhìn về phía Dũng, tác giả bài văn trên tay thầy.  Tránh cái nhìn của cả lớp, Dũng ngoảnh ra cửa sổ. Không thấy mặt Dũng nhưng có thể thấy rõ hai vành tai và cổ của Dũng đỏ ửng.

 Dũng là học sinh trường huyện mới chuyển về lớp tôi được hai tháng nay. Không có gì nổi trội, nơi Dũng cái gì cũng bình thường và chưa có gì tỏ vẻ ra là đặc biệt về môn văn cả. Vậy mà điểm 8. Phải, điểm 8! Chúng tôi nhìn rõ số 8 đỏ chói trong ô điểm khi thầy đưa tay sửa lại cặp kính trên sống mũi, cử chỉ quen thuộc mỗi khi thầy xúc động. Giọng thầy trầm trầm:

 "Kỷ niệm sâu sắc nhất của em là khi nhận được thư của ba em.

   Nhà em nghèo lắm nhưng ba má cho em ra phố học để sau này em có thể làm được điều gì đó tốt đẹp hơn. Cho em ra phố, ngoài việc phải kiếm tiền làm thêm để có tiền trang trải chuyện học hành của em, ba em còn phải làm những việc mà khi ở nhà em có thể đỡ đần được cho gia đình. Chưa bao giờ ba má viết cái gì cả. Hồi em còn ở nhà, mỗi khi cần viết thư về quê hay viết đơn từ là em viết..."

 Thầy ngừng đọc, nhìn cả lớp:

- Các em, thầy sẽ viết lại nguyên văn lá thư của ba bạn Dũng lên bảng cho chúng ta cùng đọc.

Một chuyện lạ! Tất cả chúng tôi hồi hộp tò mò từng chữ hiện ra dưới tay thầy.

 "Con iu thươn của ba. Chìu hôm qua ba kiu người báng con heo đễ có tiềng gưởi cho con con nhớ nhà khôn? Cã nhà nhớ con nhìu lấm cố họch nge chừn nào mùa màn song ba má xẻ ra thăm con"

 Lá thư vọn vẹn có 45 chữ.

Khi thầy quay lại thì Dũng đã úp mặt xuống bàn, hai vai run run. Mắt thầy cũng hoe đỏ.

Cả lớp im phăng phắc trước lá thư đầy lỗi chính tả trên bảng, lá thư yêu thương và gởi gấm của một người cha vốn chỉ quen với cày cuốc lần đầu cầm bút viết thư cho con.

st.


Chỉnh sửa lại bởi Nhom12yeuthuong - 13/Jun/2012 lúc 6:53am
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22274
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 15/Jun/2012 lúc 3:58pm
Cách Chia Hai Đồng Bạc

Hình minh họa
Chú bé Lula ,sinh ra vào tháng 10 năm 1945,tại 1 gia đình nông dân ở Ba-Tây ( Brazil- Vì nhà nghèo ,nên từ lúc mới 4 tuổi ,thằng nhỏ đã phải đi bán đâu-phụng ngoài đường ,nhưng vẫn quần áo tả tơi ,và thiếu ăn . Sau khi được lên tiểu học ,lúc đó đã dọn lên thủ đô Rio de Janeiro,sau buổi học chú bé thường hay cùng với 2 người bạn cùng lứa đi đánh giầy ở đâu đường ,hôm nào không có khách ,thì coi như là nhịn đói.
Năm 12 tuổi ,vào 1 buổi xế chiều ,có 1 người khách ,là chủ 1 tiệm giặt ủi và nhuộm áo quần đến chiếu cố, 3 đứa trẻ chạy lại chào hàng. Ông chủ tiệm nhin vào 3 cặp mắt van xin khẩn khoản đó ,không biết quyết định chọn đứa nào. Cuối cùng ông ta nói : Đứa nào cần tiền nhất ,thì tôi cho nó đánh giầy ,và sẽ trả công 2 đồng „
Công đánh 1 đôi giầy chỉ có 20 xu ,2 đồng đúng là 1 món tiền rất lớn .3 cặp mắt đều sáng lên.  
Một đứa nhỏ nói : từ sáng đến giờ cháu chưa được ăn gì cả ,nếu không kiếm được tiền hôm nay ,cháu sẽ chết đói !“
Đứa khác nói: „ Nhà cháu đã hết thức ăn từ 3 ngày nay, mẹ cháu lại đang
bệnh,cháu phải mua thức ăn cho cả nhà tối nay, nếu không thì lại bị ăn đòn…“ .

Cậu Lula nhìn vào 2 đồng bạc trong tay ông chủ-tiệm ,nghĩ ngợi 1 lúc, rồi nói : “Nếu cháu được ông cho kiếm 2 đồng này ,thì cháu sẽ chia cho 2 đưá đó mỗi đứa 1 đồng !!”
Câu nói của Lula làm Ông chủ Tiệm và 2 đứa nhỏ kia rất là ngạc nhiên.
Cậu giải thích thêm: “Tụi nó là bạn thânnhất của cháu, đã nhịn đói hết 1 ngày rồi ,còn cháu thì hồi trưa còn ăn được ít đậu phụng,nên có sức đánh giầy hơn chúng nó, Ông cứ để cháu đánh đi ,chắc chắn Ông sẽ hài lòng”
Cảm động trước câu nói của thằng nhỏ,Ông chủ tiệm đã trả cho hắn 2 đồng bạc
,sau khi được hắn đánh óng đôi giầy.Và thằng nhỏ Lula giữ đúng lời , đã đưa ngay cho 2 đứa bạn mỗi đứa 1 đồng.

Vài ngày sau, Ông chủ Tiệm đã tìm đến thằng nhỏ Lula, nhận chú bé cứ sau buổi tan học là đến học nghề ở tiệm giặt nhuộm của ông ta ,và bao cả bữa cơm tối .
Tiền lương lúc học nghề tuy là rất thấp ,nhưng so với đánh giầy thì khá hơn rất nhiều.
Thằng bé hiểu rằng :Chính vì mình đã đưa tay giúp đỡ những người khốn đốn
,nên mới đem đến cho mình cơ hội làm thay đổi cuộc đời.

Từ đó ,miễn là có khả năng,chú bé Lula không ngần ngại giúp đỡ những người sống khốn khổ hơn mình.
Sau ,Lula nghỉ học đi làm thợ trong 1 nhà máy, để bênh vực cho quyền lợi của những người thợ ,cậu ta tham gia vào công-đoàn ,năm 45 tuổi ,Lula lập ra đảng Lao-Công.
Năm 2002 ,trong cuộc ứngcử tổng-thống ,khẩu hiệu của Lula là : Ba bữa cơm no cho tất cả những người trong quốc gia này .Và đắc cử làm Tổng Thống xứ Brazil.Năm 2006 đắc cử nhiệm kỳ 2 ,cho 4 năm tới.
Trong 8 năm tại chức, Ông ta đã thực hiện đúng lời mình đã hứa :
-93% trẻ em và 83% người lớn ở nước này được no ấm.Thực hành đúng tâm niệm : giúp đời !!
Và nước Ba-tây dưới sự lãnh đạo của Ông đã không còn là "con khủng long nhai cỏ" mà đã trở nên "Con mãnh sư Mỹ Châu". Và xây nên nền kinh tế đứng thứ 10 trên thế giới.
Luiz Inácio Lula da Silva : đó là tên của vị tổng thống vừa giải nhiệm vào 31.12.2010 này .
Sưu tầm nguồn internet
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 18/Jun/2012 lúc 9:04am
Lên đường vượt biển nuôi con
La Quốc Tâm

Ba tôi mất đã 7 năm rồi. Mỗi lần đến dịp Father's Day và ngày giỗ của ba là tôi nhớ ba tôi nhiều hơn.

Hình kỷ niệm tác giả với ba. (Hình: La Quốc Tâm cung cấp)

Cuộc đời của ba trải qua nhiều gian nan cực khổ, nhưng chưa bao giờ thấy ba than thân trách phận. Ba phục vụ 20 năm trong quân đội cho đến khi mất nước thì đi cải tạo tận ngoài Bắc. Sau hơn 8 năm, ba trở về với gia đình trong tấm thân tiều tụy.

Vì tương lai của con cái, ba mẹ bàn sao đó mà ba tôi lại lên đường vượt biển để lo cho đám anh em tôi bên đây. Ba tới Mỹ vào giữa thập niên 80 khi tuổi ngoài 50, không nghề chuyên nghiệp, chỉ có hai bàn tay trắng, và 4 đứa con còn trong tuổi đi học.

Ba được giới thiệu đi làm chạy máy mài kiếng, một việc làm với đồng lương rất ít. Nhưng ba vui vẻ nhận làm. Hàng ngày ba phải lấy hai tuyến đường xe bus để tới hãng. Mùa Ðông trời phủ tuyết, ba tôi cũng lặn lội ra trạm xe bus cho kịp đúng giờ để đến hãng. Nhiều lúc từ cửa sổ của khu apartment, tôi nhìn hình ảnh người cha già cắm cúi đi làm, cầm trong tay cái túi giấy màu nâu mà trong đó chỉ là hai lát bánh mì kẹp với thịt nguội.

Ba tôi rất hiền và ít nói. Có một lần ba tôi phẫn nộ la người anh cả tôi là không được nghỉ học. Anh tôi lúc đó đang học đại học, muốn nghỉ học một thời gian để phụ với ba lo cho mấy đứa em bên đây và cố gắng gởi tiền về cho mẹ để lo vượt biên cho đám em còn ở Việt Nam. Sau đó, ba giải thích là ba lo được, ba xin làm thêm giờ phụ trội và làm cả ngày Thứ Bảy nữa. Việc học hành đối với ba tôi là điều rất quan trọng.

Những lúc hãng cho lên lương thêm 0.25-0.50 cents một giờ, ba tôi vui lắm. Khoảng hai hay ba tháng, ba biểu người anh lớn chở ba với tụi tôi đi Chinatown, ở New York. Trước là gởi tiền về cho mẹ ở Việt Nam, sau là dẫn anh em tôi đi ăn phở. Nhớ lần đầu tiên ba kêu tô phở cho tôi, sao lại có giá sống, rồi rau một dĩa riêng? Thấy tôi quá bỡ ngỡ không biết bỏ rau. Ba tôi chọc tụi tôi, “Hồi ở Việt Nam mỗi buổi sáng không có ăn phở à?” Ba tôi thừa biết rằng cha thì đi tù, mẹ với bảy con còn nhỏ, thì có cơm ăn là phước đức ông bà rồi nói chi đến tô phở. Ba nói xong thì ba và tụi tôi cùng cười.

Ngày tháng sống bên ba thật êm đềm, tụi tôi không cần phải lo việc đi làm kiếm tiền vì có ba lo hết mọi thứ. Rồi một đứa, hai đứa và cả bốn anh em tôi đều ra trường.

Khi tụi tôi thành đạt thì ba đã già rồi, không sống được với con cháu bao lâu. Tôi chưa trả được và không bao giờ trả được công đức sinh thành dưỡng dục của ba.

Mất ba, là mất một điểm tựa rất lớn trong đời tôi.

Bây giờ điều tôi có thể làm cho ba vui là lo cho các con tôi như ba đã từng lo cho anh em tôi. Câu “bỏ đời bố để củng cố đời con” tôi đọc đâu đó, đã nói lên được rất nhiều về ba tôi.

Nhớ ba mùa Father's Day 2012

Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 04/Jul/2012 lúc 12:22pm
TÔI YÊU NƯỚC MỸ
Dư Thị Diễm Buồn

4th-of-jiy-fireworks-art-museum-philadelphia




Khi quê hương rơi vào tay Cộng sản

Từng lớp, lớp người hớt hãi bôn đào

Vượt biển khơi, trời thịnh nộ thét gào

Sấm gầm gừ, sóng ầm ầm giận dữ!

 

Kể từ đó chúng tôi đời lữ thứ

Tạm dừng chân hoang đảo, nước tự do

Thuyền nhân thoát nạn, đỡ sợ. bớt lo

Liên Hiệp Quốc với tấm lòng hoan hỷ

 

Chín tháng sau, gia đình tôi vào Mỹ

Nhà bốn người, chồng vợ cùng hai con

Xứ lạ quê người, buồn tủi héo hon…

Thương nhớ cha mẹ, họ hàng chòm xóm

 

Nhớ bờ sông cây bần nhiều đom đóm

Xuồng câu tôm le lói bóng đèn chông

Giọng hò lơ cô lái thả xuôi dòng

Trẫy chợ xa, trời nửa đêm về sáng

 

Thời Cộng Hòa không ai buồn cấm cản

Sĩ, nông, công, thương tự chọn đời mình

Có người vào trường đào tạo chiến binh

Công, tư, chức, kẻ bán buôn, ruộng rẫy…

 

Dân miền Nam sống ấm no thoải mái

Trường dạy nghề, thầy lớp học sẵn sàng

Đường tiến thân cho lớp trẻ thênh thang

Vì tương lai, tiền đồ dân tộc Việt…

 

Khi xuống phi trường Mỹ rồi mới biết

Vợ, chồng, con ốm đói như thây ma

Đôi dép mòn, bộ đồ cũ dính da

Hải đảo bịnh đau, héo mòn sức kiệt

 

Ở nước Mỹ mọi điều, đều khác biệt

Vóc dáng, nụ cười, tiếng nói… ngu ngơ

Trong bao giấy, vỏn vẹn bốn hồ sơ

Không của cải, không đồng xu dằn túi!

 

Xứ người giàu sang … nghe lòng buồn tủi!

Cho kẻ quyết tâm chạy trốn quê hương

Bởi Cộng nô không cùng lối, chung đường

Đổi tự do, sống còn trong cõi chết!

 

Tháng lại năm qua… xứ người mày miệt!

Có việc làm, đỡ phiền não băng khoăng

Nếp sống hài hòa, vượt những khó khăn

Con trẻ vô tư, đến trường chăm học…

 

Tâm hồn chúng thảnh thơi, hồng tuổi ngọc

Sống vững vàng với bằng cấp chuyên môn

Gia đình an vui, thoải mái tâm hồn…

Lòng ngay thẳng, không nghĩ suy tạp nhạp

 

Có như thế thân tâm luôn an lạc

Gẫm cuộc đời như gió thoảng mây bay

Ngày đến đây chỉ có trắng đôi tay!

Siêng năng, mới hòa đồng dân bản xứ!

 

Nước Mỹ trợ giúp người nghèo mọi thứ

Có tự do, có bình đẳng, nhân quyền…

Được mở hãng xưởng, những việc tư, riêng…

Miễn đừng phạm pháp, hoặc phiền người khác

Mỹ trong tôi, là bầu trời ấm mát

Là tấm lòng của biển độ thế nhân

An ổn, tâm linh, sức khỏe. tinh thần…

Vì như thế… nên tôi yêu nước Mỹ!

Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 136 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.383 seconds.