Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Chuyện Linh Tinh
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Đời Sống - Xã Hội :Chuyện Linh Tinh
Message Icon Chủ đề: Linh tinh lượm lặt Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 17 phần sau >>
Người gởi Nội dung
huong cerise
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 23/Mar/2010
Thành viên: OffLine
Số bài: 244
Quote huong cerise Replybullet Gởi ngày: 15/Dec/2011 lúc 3:21am

*

1001 kiểu ông già Noel siêu hài hước

Các bạn có thể tưởng tượng khi ông già Noel cầm súng pose ảnh ở Arizona, bơi cùng cá mập ở Nhật Bản và biến thành một zombie ở Mexico City.

Ông già Noel thích cảm giác mạnh, tham gia nhảy cầu trên bãi biển Kuta, thuộc Denpasar, Indonesia.

Viên cảnh sát Ramiro Hinojas diện trang phục ông già Noel để điều phối giao thông giữa phố ở thành phố Manila, Philipine vào ngày 6/12 vừa qua. Không những vậy chú ấy còn nhảy nhót rất xì-tin nữa chứ.

Một thợ lặn muốn mang cảm giác mới lạ cho ngày Giáng sinh, nên anh đã vận trang phục của ông già Noel đỏ chói để cùng chơi đùa với con cá mập có tên Hachibei, dài gần 5m tại thủy cung Hakkeijima Sea Paradise thuộc thành phố Yokohama vào ngày 13 / 11 vừa qua.

Hix, ông già Noel mà như zombie, dù có đi phát quà miễn phí cho trẻ em chắc chúng cũng không dám nhận mất thôi. Ông già Noel zombie xuất hiện trong sự kiện Zombie Walk ở Mexico City, cùng với 9.600 người khác cũng hóa thân thành zombie.

Chán tuần lộc rồi, các ông già Noel thi chạy maraton ở Liverpool nước Anh. Quãng đường dài 5 km của cuộc thi ngập tràn các ông già Tuyết, một số mặc áo màu xanh thay vì màu đỏ, bởi lẽ họ muốn ủng hộ cho đội bóng Everton, chứ không phải Liverpool.

Một sự kiện ngập tràn ông già Tuyết khác, 250 ông. Họ cùng trổ tài trượt tuyết tại khu nghỉ dưỡng Sunday River Ski Resort, Maine, Mỹ.

Nếu đến Bangkok, Thái Lan vào ngày 2/12 vừa qua, tại một thủy cung, các ấy cũng đã có dịp chứng kiến ông già tuyết bơi lội tung tăng cùng bầy cá biển.

Ông già Noel ở Yongin, Hàn Quốc, lại gây ngạc nhiên với bầy cừu cùng mặc đồ theo chủ đề Giáng sinh, thật tông suyệt tông quá đi.

Hình ảnh thân thiện của ông già Tuyết nay còn đâu, khi ông tự tin vác khẩu súng pose ảnh cùng câu lạc bộ Những người thích súng ống ở Arizona.

Mặc đồng phục ông già Noel đi khám mắt có được giảm giá không nhỉ. Một người đàn ông Mỹ đã gây chú ý tại phòng khám ở Memphis, Tenn vào ngày 6/12 vừa qua.

Sưu Tập

IP IP Logged
lo cong
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 30/Oct/2007
Đến từ: Canada
Thành viên: OffLine
Số bài: 2596
Quote lo cong Replybullet Gởi ngày: 15/Dec/2011 lúc 9:23pm
.
 
 

10 tấm ảnh thiên tai ấn tượng 2011

Núi lửa rực đỏ bầu trời Chile, bão bụi như ngày tận thế ở Mỹ hay một cậu bé chìm nghỉm giữa nước lũ Thái Lan là những hình ảnh thiên tai khó quên trong năm 2011.

Luxury%20houses%20teeter%20on%20the%20edge%20after%20landslides%20in%20Redcliffs%20near%20Christchurch%20on%20February%2027,%202011,%20after%20a%206.3%20earthquake%20devastated%20New%20Zealands%20second%20city%20and%20surrounding%20towns%20on%20February%2022.%20The%20quake%20caused%20more%20damage%20than%20the%207.1%20magnitude%20quake%20that%20hit%20the%20city%20on%20September%204,%202010%20and%20has%20killed%20at%20least%20146%20people.
Những ngôi nhà nằm cheo leo bên miệng vực sau trận động đất ở Redcliffs, gần thành phố Christchurch, New Zealand, hôm 22/2. Cơn địa chấn mạnh 6,3 độ richter đã cướp đi gần 150 sinh mạng người dân nơi đây. Ảnh: AFP
Ô tô mắc kẹt 12 tiếng đồng hồ trong bão tuyết ở Chicago, Mỹ, hồi tháng hai năm nay. Đây là trận bão tuyết lớn thứ ba từng quét qua thành phố này. Ảnh: chicagotribune
Bức ảnh ghi lại khoảnh khắc cơn sóng thần tràn vào bờ biển Nhật Bản. Thảm họa kép động đất-sóng thần đã nhấn chìm cả vùng đông bắc Nhật Bản và làm 20.000 người mất tích, đồng thời phá hủy các lò phản ứng của nhà máy điện hạt nhân Fukushima I, dẫn đến cuộc khủng hoảng hạt nhân tồi tệ nhất trong lịch sử Nhật Bản. Ảnh: majiroxnews
Cột khói đen khổng lồ bốc lên ngùn ngụt từ một nhà máy bị cháy sau trận động đất và sóng thần ở Sendai, Nhật Bản hôm 11/3. Ảnh: Reuters
Ngày 5/7, người dân Arizona, Mỹ chứng kiến một trong những trận bão bụi kinh hoàng nhất suốt nhiều năm qua. Những cơn gió quét lớn với vận tốc 95km/h đã tạo ra một bức tường bụi khổng lồ cao đến 3.000 nuốt gọn thủ phủ Phoenix và sa mạc Arizona. Ảnh: AFP
A%20cloud%20of%20ash%20billowing%20from%20Puyehue%20volcano%20near%20Osorno%20in%20southern%20Chile,%20870%20km%20south%20of%20Santiago,%20on%20June%205,%202011.%20Puyehue%20volcano%20erupted%20for%20the%20first%20time%20in%20half%20a%20century%20on%20June%204,%202011,%20prompting%20evacuations%20for%203,500%20people%20as%20it%20sent%20a%20cloud%20of%20ash%20that%20reached%20Argentina.%20The%20National%20Service%20of%20Geology%20and%20Mining%20said%20the%20explosion%20that%20sparked%20the%20eruption%20also%20produced%20a%20column%20of%20gas%2010%20kilometers%20%28six%20miles%29%20high,%20hours%20after%20warning%20of%20strong%20seismic%20activity%20in%20the%20area.
Bầu trời miền nam Chile rực đỏ khi núi lửa Puyehue thức giấc hôm 5/6. Lần phun trào đầu tiên trong suốt 50 năm qua của núi lửa Puyehue đã khiến 3.500 người dân phải sơ tán và tạo ra những đám mây khói bay sang tận Argentina. Ảnh: AFP
Một trận lũ quét tồi tệ nhất trong vòng 40 năm qua đã bất ngờ tấn công thành phố cảng Genoa, thành phố lớn nhất ở bờ biển phía bắc Italy hôm 5/11. Một phần ba lượng mưa trung bình hàng năm đã đổ xuống Genoa chỉ trong vòng 6 giờ, làm ít nhất sáu người thiệt mạng. Hàng trăm xe ô tô bị nước lũ cuốn trôi, dạt vào nhau và bị phá hủy hoàn toàn. Ảnh: AP
Một con đường bị chia làm 5 đoạn đứt gãy sau khi cơn bão Irene đánh vào bờ đông nước Mỹ hồi cuối tháng 8. Cơn bão đã làm ít nhất 21 người thiệt mạng và gây thiệt hại ước tính 7 tỷ USD. Ảnh: mushahed
Một cậu bé chìm nghỉm giữa dòng nước lũ ở tỉnh Nonthaburi, Thái Lan nhưng vẫn cố với tay lên để giữ những tờ tiền khô ráo. Ảnh: AFP
Xe cộ bị nước lũ quây tròn trong vòng xuyến tại tỉnh Ayutthaya, Thái Lan. Cơn lũ lịch sử mạnh nhất trong nửa thập kỷ đã quét qua miền trung và bắc Thái Lan từ tháng 7 và kéo dài cho đến tận bây giờ. Ít nhất 600 người Thái Lan đã thiệt mạng, hàng triệu người bị ảnh hưởng và hàng tỷ USD bị mất trắng khi cơn lũ này vẫn chưa đi qua. Ảnh: AFP
Anh Ngọc
__._,_.___
Lộ Công Mười Lăm
IP IP Logged
huong cerise
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 23/Mar/2010
Thành viên: OffLine
Số bài: 244
Quote huong cerise Replybullet Gởi ngày: 18/Dec/2011 lúc 8:36am

Bugarach ,nơi  cứu nhân loại  thoát khỏi  ngày tận thế của lịch Maya: "21.12.2012" !


Theo sự đồn đãi về ngày tận thế của lịch Maya sắp xảy đến vào ngày Mùa Đông "21.12.2012" , làng Bugarach ( vùng Aude) Miền Nam Pháp là một trong những nơi có thể cứu sống nhân loại.

Nhiều người từ khắp nơi trên thế giới đã đổ xô đến Bugarach từ cuối năm 2010. Ông thị trưởng được báo tin là các công ty du lịch của Mỹ đã tổ chức rầm rộ các chuyến du lịch để dự phòng cuộc lánh nạn mai sau. Cuối tháng 11.2010, Hội đồng thị xã nhóm họp khẩn cấp để đáp ứng với tình thế. Một tờ báo địa phương " L'Indépendant" tường thuật các sự việc nơi trang đầu. Thế là từ đó, các cơ quan truyền thông, báo chí trong nước cũng như ngoại quốc đều gởi phóng viên đến làm phóng sự tại chỗ. 


Trong các dịp lễ, hàng ngày có đến hàng trăm xe hơi chở khách đến viếng thăm làng, có hơn 150 chiếc đậu tại chỗ. Du khách nhiều khi quá tò mò, hỏi thăm dân làng quá mức không chịu nỗi.

Nhiều cặp " dở hơi" còn đóng lều cắm trại ở gần "triền núi linh thiêng ". Cơ quan "Miviludes", đặc trách về các giáo phái" lên tiếng báo động coi chừng hiện tượng nầy, e rằng họ đang có âm mưu "đặt đại bản doanh" nới đây. Giá cả bất động sản tại đây đã tăng lên gấp 3, 4 lần.

Cơ quan an ninh Pháp (Renseignements Généraux) cho biết có các giáo phái như Raëlisme, Bannière de La Paix đã cho người tậu đất đai, nhà cửa tại Bugarach rồi. Ông thị trưởng, Jean - Pierre Delord ( 35 tuổi), tỏ ý lo ngại không đối phó xuể khi đến ngày 21.12.2012 với các "tín đồ cuồng tín", và phải nhờ đến quân đội giữ gìn trật tự.

Sở dĩ có hiện tượng huyền bí nầy, là vì từ lâu, "đỉnh núi Bugarach" cao nhất ( 1230 m) dãy núi Corbières , được gọi là " núi lật ngược " vì những "tầng lớp địa chất già nhất" lại nằm ở trên các "lớp non" sau khi dãy núi Pyrénées ( giữa Tây Ban Nha và Pháp " nổi lên.


Trước khi có " hiện tượng tận thế 21.12.2012", nhiều huyền thoại về Bugarach đã được lưu truyền như " người hành tinh xây cất các căn cứ không gian của họ trong lòng núi" , ở dưới đỉnh Bugarach. Theo lời ông thị trưởng, ông đã chứng kiến nhiều cuộc leo núi từ một đến hai trăm người, và có bà đã cho ông biết là không còn thụ thai nữa sau khi lên đến đỉnh núi.

Ngoài ra, trong các vùng lân cận, nhiều lâu đài Cathares ( cuối thế kỷ XI) bị giáo hội Thiên Chúa tiêu diệt, kho tàng chôn kín ở Rennes Le Château, và nhất là truyện " Da Vinci Code " còn làm cho Bugarach đượm thêm vẻ "huyền bi".

Để chế diễu nhóm " cuồng tín " , ông thị trưởng cho in " carte postale/ post card ) với " vật lạ bay " ký tên David Vincent, anh hùng phim truyện " Les Envahisseurs/ Những kẻ xâm lăng ". Bán chạy như tôm tươi.

Nhiều người buôn bán tỏ ý không tin tưởng về lợi ích của những " du khách hiếu kỳ " nầy. Họ đến rất nhiều, rồi đi qua, không mua sắm, ăn uống chi hết. Nhưng, từ vài năm nay, giá bất động sản tăng quá nhanh.

                                                                                Tin Paris

IP IP Logged
huong cerise
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 23/Mar/2010
Thành viên: OffLine
Số bài: 244
Quote huong cerise Replybullet Gởi ngày: 25/Dec/2011 lúc 12:37pm

*

                 

Pháp : khuyên phụ nữ tháo túi nâng ngực để đề phòng ung thư

Bộ%20trưởng%20Y%20tế%20Pháp%20Xavier%20Bertrand%20%28REUTERS%29

       Bộ Trưởng Y Tế Xavier Bertrand 

Thanh Hà

Ngày 23/12/2011, bộ trưởng Y tế Xavier Bertrand đưa ra lời kêu gọi trên trước đe dọa ung thư do rò rỉ chất silicon trong các túi nâng ngực của hãng Poly Implant Prothèse (hiệu PIP) sản xuất. Riêng tại Pháp có 30 000 phụ nữ sử dụng sản phẩm này và túi nâng ngực của PIP được bán ra tại 60 quốc gia trên thế giới.

Bộ trưởng Y tế Pháp Xavier Bertrand nhấn mạnh : « đây chỉ là một lời khuyến cáo không mang tính bắt buộc ». Tại Pháp đến nay đã có 9 ca tử vong vì ung thư vú và cả 9 nạn nhân đều đã sử dụng túi độn ngực của hãng PIP. Trước mắt giới y khoa chưa xác định được liên hệ giữa việc sử dụng túi nâng ngực do tập đoàn PIP sản xuất với cái chết vì ung thư của 9 phụ nữ nói trên. Tuy nhiên bộ Y tế Pháp khuyên những người dùng túi độn ngực nên kiểm tra và giải phẫu để tháo túi độn. Chi phí dự trù lên tới 60 triệu euro sẽ do quỹ an sinh xã hội của nhà nước đài thọ.

Từ ngày hôm qua 23/12/2011 Cảnh sát quốc tế Interpol phát lệnh truy nã Jean Claude Mas, 72 tuổi, sáng lập viên tập đoàn sản xuất túi độn ngực PIP.

Hiện có khoảng 300.000 phụ nữ toàn thế giới đã sử dụng túi độn của PIP. Thị trường nước ngoài của PIP chủ yếu là tại các nước Mỹ Latin như Brazil, Venezuela, Argentina. Còn tại Châu Âu thì PIP đáp ứng nhu cầu của các thị trường như Anh và Đức. Năm 2007/2008 đã có khỏang 100 phụ nữ Anh đâm đơn kiệm tập đoàn PIP vì túi nâng ngực bị vỡ làm thất thoát chất silicon.

Cơ quan đặc trách về vấn đề an toàn y tế của Pháp AFSSAPS đến nay đã phát hiện hơn 1000 ca túi nâng ngực bị vỡ. Trong số đó có 386 trường hợp phức tạp, gây khó khăn cho việc giải phẫu để vất bỏ túi độn ngực.                 

IP IP Logged
lo cong
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 30/Oct/2007
Đến từ: Canada
Thành viên: OffLine
Số bài: 2596
Quote lo cong Replybullet Gởi ngày: 27/Dec/2011 lúc 6:37pm
.
 
 
 
 

Vẻ đẹp mà đến trong mơ cũng khó kiếm tìm.

Cách bang Texas, Mỹ khoảng 37km, hồ nước Hamilton được ví như cảnh sắc thiên đường dưới hạ giới với nhiều điểm độc đáo. Hamilton Pool gồm cả hồ nước dưới mặt đất và trên mặt đất các teen ạ. Bên trên hồ là một thác nước cao 15m tuyệt đẹp làm phong cảnh thêm huyền ảo. "Thiên đường" này đã hình thành cách đây hàng ngàn năm do hệ quả của quá trình một vòm đá vôi bị xói mòn và sụt lở. Nguồn nước của hồ được dẫn từ dòng sông ngầm Pedernales gần đó.
 
 


Chỉnh sửa lại bởi lo cong - 27/Dec/2011 lúc 6:39pm
Lộ Công Mười Lăm
IP IP Logged
huong cerise
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 23/Mar/2010
Thành viên: OffLine
Số bài: 244
Quote huong cerise Replybullet Gởi ngày: 01/Jan/2012 lúc 10:56am

Toàn thế giới tạm quên những khó khăn thường nhật để chào đón năm 2012

 
Mừng%20năm%20mới%20tại%20đại%20lộ%20Champs%20Elysée,%20Paris.%20Ảnh%20chụp%20vào%20thời%20khắc%20vừa%20sau%20giao%20thừa,%20đã%20bước%20sang%20ngày%2001/01/2012.
Mừng năm mới tại đại lộ Champs Elysée, Paris. Ảnh chụp vào thời khắc vừa sau giao thừa, đã bước sang ngày 01/01/2012.
REUTERS/Benoit Tessier

Với hy vọng là năm mới sẽ mang lại nhiều niềm vui hơn so với năm cũ, đặc biệt là tại những nơi đang phải cố gắng khắc phục hậu quả thiên tai hay khủng hoảng kinh tế, lễ đón giao thừa hôm qua đã được tưng bừng tổ chức trên khắp các lục địa.

Có lẽ Châu Á – Thái Bình Dương – khu vực ít bị khủng hoảng kinh tế nhất trong năm qua là nơi đón mừng năm mới linh đình nhất. Từ Úc với màn bắn pháo hoa hoành tráng thường niên đã rọi sáng vùng vịnh Sydney, trước hơn 1,5 triệu khán giả, cho đến Đài Loan, Bắc Kinh, Seoul hay Hồng Kông, cũng với pháo hoa rực rỡ kết hợp với ánh sáng laser nghệ thuật…

Riêng tại Việt Nam, theo thông lệ từ nhiều năm nay, các đường phố chính tại các thành phố lớn như Hà Nội hay Thành phố ************ đều trang hoàng lộng lẫy, với chợ hoa, đại nhạc hội, lễ đếm ngược để hàng triệu người có dịp cùng nhau đón mừng năm mới dương lịch, kèm theo là những màn bắn pháo bông.

Đặc biệt năm nay, không khí mừng năm mới dương lịch ở Việt Nam có vẻ rộn ràng hơn, trong bối cảnh cả nước cũng đã bắt đầu chuẩn bị đón Tết cổ truyền mà năm nay mồng một sẽ rơi vào ngày 23 tháng Giêng.

Trong toàn cảnh mừng vui chung đó, người dân một số nước châu Á bị thiên tai nặng nề trong năm cũng tranh thủ dịp này để cầu mong những điều tốt đẹp hơn cho tương lai.

Đó là trường hợp của Nhật Bản, đã bị thảm họa kép động đất và sóng thần ngày 11/03 vừa qua, nối tiếp theo là tai họa đến từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima. Đó cũng là trường hợp của Thái Lan, vẫn còn phải gánh chịu hậu quả của trận lũ lụt nặng nề nhất trong hàng chục năm nay, đã làm cho hơn 800 người chết, hay Philippines, với cơn bão Washi cũng đã làm cho cả ngàn người thiệt mạng…

IP IP Logged
huong cerise
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 23/Mar/2010
Thành viên: OffLine
Số bài: 244
Quote huong cerise Replybullet Gởi ngày: 02/Jan/2012 lúc 3:10am

*

Du lịch theo dấu vết « Người tình » của Marguerite Duras tại Việt Nam

Một%20cảnh%20trong%20phim%20Người%20tình.
Một cảnh trong phim Người Tình  ( L'Amant )

Thụy My

Những người yêu thích tác phẩm « Người tình » (L’Amant ) của Marguerite Duras có thể làm một chuyến du lịch đến thăm những địa điểm trong phim và truyện, đồng thời khám phá khung cảnh sông nước miền Tây, bằng một chuyến du lịch đường sông, trên con tàu cũng mang tên « L’Amant ».

Như chúng ta đã biết, cuốn tiểu thuyết nổi tiếng mang tính tự truyện « Người tình » (L’Amant) của nữ văn sĩ Pháp Marguerite Duras, đã đoạt giải Goncourt và dịch ra 43 thứ tiếng, được đạo diễn Jean-Jacques Arnaud dựng thành phim. Bộ phim này quay tại Việt Nam, bắt đầu khởi quay từ năm 1986, đến năm 1990 mới hoàn thành.

Tác phẩm kể lại câu chuyện tình của một thiếu nữ Pháp 15 tuổi, với một thanh niên người Việt gốc Hoa giàu có, từ một cuộc gặp gỡ bất ngờ trên chuyến phà Vĩnh Long – Sa Đéc. Đây cũng là chuyện tình của tác giả với ông Huỳnh Thủy Lê, thuộc một gia đình đại điền chủ ở Sa Đéc.

Tàu du lịch "L'Amant" (DR).

Kể từ năm 2009 đến nay, những người yêu thích tác phẩm « Người tình » có thể làm một chuyến du lịch đến thăm những địa điểm trong phim và truyện, đồng thời khám phá khung cảnh sông nước miền Tây, bằng một chuyến du lịch đường sông. Công ty du lịch Long Giang ở Thành phố ************ thường xuyên tổ chức các tour du lịch trọn gói ba hoặc năm ngày, trên con tàu cũng mang tên « L’Amant », thu hút nhiều khách du lịch từ các nước .

IP IP Logged
huong cerise
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 23/Mar/2010
Thành viên: OffLine
Số bài: 244
Quote huong cerise Replybullet Gởi ngày: 03/Jan/2012 lúc 3:34am

*

  

Chuyện tình Việt – Pháp – Hoa bên bờ sông Tiền

(Phunutoday)- Nhiều người đã đọc tiểu thuyết “Người tình” (L’Amant, tiểu thuyết nổi tiếng thế giới của nữ văn sĩ người Pháp Marguerite Duras) và xem bộ phim cùng tên được chuyển thể từ chính cuốn tiểu thuyết “Người tình” bởi đạo diễn nổi tiếng Jean-Jacques Annaud.

Nhưng còn ít người biết rằng, đó không chỉ là chuyện tình Pháp – Hoa trên đất Việt, mà là chuyện tình Việt – Pháp – Hoa, và hiện tại câu chuyện tình này đang trở thành giá trị văn hóa lịch sử lớn, góp phần phát triển du lịch ở vùng đất miền Tây Nam bộ,  Marguerite Duras lúc trẻ
 
 Thị xã Sa Đéc (nay thuộc tỉnh Đồng Tháp) và thành phố Mỹ Tho (nay thuộc tỉnh Tiền Giang) nằm hai bên bờ sông Tiền, cách nhau khoảng 70 cây số. Gia đình chàng trai Huỳnh Thủy Lê “anh ở đầu sông” nơi thị xã Sa Đéc đã kết thông gia với gia đình cô Nguyễn Thĩ Mỹ “em ở cuối sông” bên bờ sông Tiền thành phố Mỹ Tho.  Thế nhưng, trong khi gia đình hai bên chuẩn bị cho cuộc hôn nhân, thì bất ngờ một cô gái người Pháp (là tác giả của tiểu thuyết “Người tình”) xuất hiện. Sự xuất hiện của cô gái Pháp tuy có làm chao đảo, nhưng vẫn không làm tổn hại đến cuộc hôn nhân đã hẹn ước ở hai bên sông Tiền, mà sự xuất hiện đó đã là cơ duyên cho sự ra đời sau này một tác phẩm văn học lừng danh trong thế giới Pháp ngữ và trở thành giá trị lớn của vùng đất Tây Nam bộ cho đời sau.

Sự ra đời của một cuốn tiểu thuyết lừng danh

Một ngày cuối năm 1971 giữa thủ đô Paris tráng lệ của nước Pháp. Nữ văn sĩ đang được độc giả nước Pháp và cả thế giới Pháp ngữ yêu mến Marguerite Duras soạn lại các tác phẩm trong một đời viết văn của mình.

Nữ văn sĩ 57 tuổi này có thói quen sống lại với các tác phẩm của mình mỗi lần năm cũ sắp kết thúc, năm mới sắp đến. Trước mặt bà là những cuốn tiểu thuyết mà bà đã rút ruột viết ra trong gần 30 năm cầm bút.

Bà Duras dừng lại hồi lâu với cuốn tiểu thuyết L’Amant, bởi nó mang hơi thở của mối tình rất đẹp của bà với một chàng trai người Pháp cũng trong một chiều cuối năm. Bỗng chuông điện thoại nhà bà reo vang, chiếc điện thoại giả cổ theo kiểu Tướng Charles De Gaulle từng sử dụng phát lên những tiếng chuông như tha thiết, như giục giả.

Bà Duras chợt thấy hồi hộp, tim đập mạnh, bà cũng không hiểu lý do tại sao, có lẽ tiếng chuông điện thoại trong một chiều cuối năm vang lên giữa tĩnh lặng đã làm rung động trái tim của người phụ nữ nổi danh là đa cảm này.

Nhấc điện thoại, bà Duras vẫn còn hồi hộp chờ nghe thông điệp từ bên kia đầu dây. Giọng người đàn ông có vẽ đã lớn tuổi, phát âm không thuật chuẩn giọng Pháp, có thể là người nước ngoài, cụ thể là vùng Đông Á bởi đặc thù của cách phát âm theo lối ngôn ngữ đơn âm.

Người đàn ông bên kia đầu dây cũng lịch sự hỏi thăm có phải bà là nữ văn sĩ Marguerite Duras, là câu hỏi mà bà rất thường nghe mỗi khi nhấc điện thoại. Sau khi biết chắc là bà Duras, giọng nói trong điện thoại bỗng trở nên thổn thức hỏi bà: “Bà có nhận ra ai đang nói chuyện điện thoại với bà không?”.

Tất nhiên là bà Duras không thể nhận ra, vì đã hơn 40 năm có hơn bà không nghe lại giọng nói ấy, ngày trước là giọng sang sảng của một thanh niên trẻ trung, khỏe mạnh, giờ là giọng khàn đặc của một cụ già, thỉnh thoảng chen vào tiếng ho sù sụ. 

Bà Duras bỗng thấy chân tay run rẩy, đứng không còn vững, khi từ đầu dây bên kia nói rành mạch: “Anh là Huỳnh Thủy Lê ở Sa Đéc – Việt Nam 42 năm trước nè, em còn nhớ không?”. Là một nữ văn sĩ rất nhanh nhạy với từ ngữ, tế nhị trong ứng xử, nhưng trước tình huống quá bất ngờ và xúc động, bà Duras không biết phải nói gì, miệng chỉ ấp úng những lời thừa thải: “Ôi, anh Thủy Lê, làm sao anh biết số điện thoại của tôi…”.

Ông Thủy Lê trả lời: “Em là nhà văn nổi tiếng, có khó gì chuyện tìm xin số điện thoại của em”. “Thế anh đang ở đâu, anh từ Trung Hoa gọi cho em phải không?”, bà Duras hỏi.

Khi ông Huỳnh Thủy Lê trả lời rằng, ông đang gọi điện thoại ngay tại Paris, bà Duras chỉ còn biết thốt lên: “Ôi chúa ơi, cảm ơn chúa đã cho đời con còn có được ngày này, con còn có thể gặp được người đàn ông này”.

Họ lặng lẽ đi bên nhau bên bờ sông Seine. Dòng sông thơ mộng chảy ngang qua Paris này thường dành làm nơi hẹn hò của những đôi tình nhân trẻ, còn người lớn tuổi ở Paris thường đi dạo trong những công viên dưới chân tháp Effel. Thế nhưng, bà Duras lại hẹn gặp ông Thủy Lê bên bờ sông Seine tình tứ, tất nhiên là có lý do của bà. Ngay khi vừa gặp nhau, ông Thủy Lê đã rưng rưng đôi mắt mờ đục của tuổi già và nói: “Anh vẫn yêu em, trọn cuộc đời anh vẫn yêu em”.

Bà Duras cũng bất chợt thốt lên những câu nói tương tự. Họ đứng tựa vào nhau, hai mái đầu đã trắng màu sương tuyết nhưng hai trái tim thì vẫn nóng hổi, thổn thức.

Dòng sông Seine mùa đông mặt nước lặng lờ trôi, không một gợn sóng, nhưng trong tâm tưởng của đôi tình nhân già đứng trên bờ sông lại ào ạt sóng nước sông Cửu Long, sóng nước đập vào mạn phà Mỹ Thuận chạy ngang dòng sông Tiền, trong một ngày cuối năm nước đổ như thác từ phía thượng nguồn…


Cô nữ sinh Marguerite Duras tuổi 15 rời chiếc xe đò Sa Đéc – Sài Gòn, bước xuống phà, đứng tựa vào lan can phà nhìn nước sông Cửu Long chảy siết mang theo những đám lục bình trôi tản mạn.

Chàng trai Huỳnh Thủy Lê cũng bước ra khỏi chiếc Limuosine màu đen sang trọng tiến đến mạn phà nơi cô gái Tây đang đứng…Để rồi một mối tình dữ dội và lãng mạn đã đến với chàng thương gia người Hoa và cô nữ sinh người Pháp…Chia tay với ông Thủy Lê trên bờ sông Seine, bà Duras trở về nhà cả đêm không thể ngủ, hình ảnh mối tình đầu của bà nơi xứ thuộc địa Đông Dương xa xôi cứ ào ạt tràn về như nước sông Cửu Long năm nào.

Đối với những người cầm viết, nhất là những nhà văn nữ, những khoảnh khắt cảm xúc cao độ như thế thường cho ra những tác phẩm hay, và bà Duras cũng không bỏ qua cơ hội tuyệt vời này.

Quyển tiểu thuyết “Người tình” (L’Amant, Nhà xuất bản Les Éditions de  Minuit năm 1984) đã ra đời trong hoàn cảnh như thế và nhanh chóng chinh phục độc giả Pháp vốn rất tinh tế với văn chương, ngay sau khi xuất bản nó đả trở thành cuốn sách “best seller” (bán chạy nhất) với 2,4 triệu bản, đoạt giải Goncourt - một giải thưởng danh giá của văn học Pháp.

Quyển tiểu thuyết cũng nhanh chóng được phổ biến rộng rãi trong thế giới Pháp ngữ và trên toàn thế giới, nó đã được dịch ra 43 thứ tiếng, tất nhiên là có cả tiếng Việt, và được dựng thành phim cũng rất nổi tiếng.

Tiếng sét ái tình trên sông Tiền

Phà Mỹ Thuận một ngày cuối năm năm 1929. Con đường thiên lý từ Sài Gòn đi về vùng sông nước miền Tây Nam bộ phải qua rất nhiều sông rạch, hầu hết đều đã được bắc cầu, duy chỉ có hai nhánh sông Tiền và sông Hậu của dòng sông Cửu Long rộng mênh mông là vẫn phải “lụy phà”. Mãi cho đến năm 2000 chiếc phà Mỹ Thuận mới kết thúc vài trò lịch sử của nó khi chiếc cầu Mỹ Thuận – cầu dây văng hiện đại đầu tiên của Việt Nam – nối liền hai bờ sông Tiền.

Sau đó 10 năm, phà Cần Thơ cũng kết thúc sứ mạng lịch sử kéo dài gần 100 năm của nó khi cây cầu Cần Thơ lớn nhất nước thông xe. Ngày ấy, vào cuối thập niên 1920, xe đò “lục tỉnh” phải đợi qua phà Mỹ Thuận trung bình 1 giờ/chuyến.

Trên chuyến xe đò Sa Đéc – Sài Gòn ngày hôm ấy, giữa những “anh Hai”, “chị Ba” đậm chất nông dân miền Tây đi Sài Gòn vì một chuyện gì đó, người ta thấy có một cô gái Tây ra dáng nữ sinh với chiếc cặp bên người, mái tóc buộc hai nhánh, đội chiếc nón rộng vành. Xe đò xuống phà Mỹ Thuận, phà rời bến, trên xe tiếng gà vịt lao xao, từng giỏ trái cây chất đầy trên nóc xe.

Cô gái Tây rời khỏi xe, đến đứng tựa vào lan can phà, hít thở không khí trong lành, cặp mắt mơ màng nhìn dòng sông Cửu Long “sông dài cá lội biệt tăm”.

Cô tên Marguerite Duras, con gái của một bà giáo là hiệu trưởng trường tiểu học ở Sa Đéc.

Đó là bà Marie Donnadieu, Hiệu trưởng trường L’ecole Primaire De Jeunes Filles De Sadec, nay là Trường Tiểu học Trưng Vương thị xã Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp. Đây là ngôi trường cổ nhất Đồng Tháp. Quê cô  ở tận Paris nước Pháp, sau khi cha mẹ cô chia tay, mẹ cô đã dắt 3 đứa con nhỏ qua xứ thuộc địa Đông Dương để dạy học theo chủ trương truyền bá văn hóa Pháp sang các nước thuộc địa.

Đến Sài Gòn, mẹ cô tình nguyện về một tỉnh miền Tây xa xôi để dạy học và bà đã dắt các con đến thị xã Sa Đéc, nơi đó có một ngôi trường tiểu học xập xệ, thiếu thốn mọi bề để dạy học. Thuở ấy ở Sa Đéc mới có trường tiểu học, muốn học cao hơn phải đến Mỹ Tho, Cần Thơ hoặc lên Sài Gòn.

Học hết tiểu học, Duras được người mẹ là giáo viên nghèo gửi lên học trung học ở Sài Gòn, nơi bà có người bạn thân làm hiệu trưởng. Duras có 2 người anh, không ai chịu học hành gì nhiều, trong đó có một người bị nghiện hút, là nỗi khổ tâm của mẹ cô, vì vậy người mẹ khắc khổ đã quyết tâm cho đứa con gái út học hành đàng hoàng.

Hậu thế phải mang ơn bà Marie Donnadieu rất nhiều, vì nhờ sự quyết tâm của bà cho cô con gái Duras học hành đàng hoàng mà sau này thế giới có một nữ văn sĩ tài năng, đóng góp vảo kho tàng văn học của nhân loại nhiều tác phẩm có giá trị.

Trên chiếc phà Mỹ Thuận chạy ngang sông Tiền vào cái ngày cuối năm 1929 tiền định ấy, ngoài chiếc xe đò chạy bằng than đá cổ lỗ nói trên, còn có chiếc xe hơi sang trọng hiệu Limuosine.

Thời ấy, vào cuối thập niên 1920, xe hơi nhãn hiệu Limuosine nổi tiếng của Mỹ mới nhập vào Đông Dương chưa tới 10 chiếc, ở miền Tây Nam bộ chỉ có vài chiếc, trong đó công tử Bạc Liêu Trần Trinh Huy cũng tậu một chiếc ngay từ đợt đầu tiên.

Chiếc Limuosine màu đen trên chiếc phà Mỹ Thuận qua sông Tiền ngày hôm ấy không phải của công tử Bạc Liêu đang nổi tiếng về ăn chơi trên đất Nam kỳ, mà là của một “công tử” khác cũng trên đất “Nam kỳ lục tỉnh”, nhưng ít giàu có và không nổi tiếng bằng, đó là ông Huỳnh Thủy Lê, con trai út của ông chủ chành gạo Huỳnh Thuận giàu có nhất nhì tỉnh Sa Đéc.

Là người gốc Hoa, ông Huỳnh Thuận không khởi nghiệp làm giàu bằng ruộng lúa như những đại điền chủ khác ở miển Tây Nam bộ, ông đã tận dụng lợi thế của người Hoa trong kinh doanh thương mại để kinh doanh lúa gạo, cả mua bán trong nước và xuất khẩu.

Ông có chành gạo lớn nhất Sa Đéc, nơi tập trung lúa gạo để chuyển đi bán ở Bắc kỳ và Trung kỳ, cũng như đưa về cảng Nhà Rồng để xuất khẩu ra nước ngoài. Phất lên với nghề kinh doanh, xuất khẩu gạo, ông Huỳnh Thuận xây dựng nên những dãy phố sầm uất ở thị xã Sa Đéc để cho thuê, rồi ông về khu người Hoa ở Chợ Lớn xây dãy phố cũng với mục đích cho thuê.

Chỉ riêng ở Sa Đéc, ông Huỳnh Thuận đã có hàng trăm căn phố, ông trở thành người giàu có nhất nhì tỉnh Sa Đéc thời đó. Cậu con trai út Huỳnh Thủy Lê được ông Huỳnh Thuận chọn nối nghiệp trao cho toàn bộ gia sản. Vì vậy mà ông Thủy Lê thường xuyên đi lại giữa Sa Đéc và Sài Gòn để quán xuyến chuyện làm ăn của gia đình bằng chiếc xe Limuosine màu đen sang trọng.

Năm ấy ông Huỳnh Thủy Lê đã 27 tuổi, nhưng vẫn chưa lập gia đình, thời đó như thế là quá đứng tuổi, là hiện tượng lạ của một đàn ông thuộc gia đình giàu có. Ông Thủy Lê lập gia đình trễ là có nguyên nhân của nó, cách đó gần 10 năm gia đình ông đã hứa hôn cho ông với 1 cô gái trẻ, nổi tiếng xinh đẹp ở Mỹ Tho, tên là Nguyễn Thị Mỹ.

Bà Mỹ nhỏ hơn ông gần 10 tuổi, vì vậy ông phải đợi cho vị hôn thê “đủ lớn” để làm đám cưới. Trong chuyến đi từ Sa Đéc đến Sài Gòn ngày hôm ấy, ông Thủy Lê cũng dự định ghé qua Mỹ Tho để thăm gia đình nhạc gia và nhìn mặt người vợ chưa cưới.

Đang ngồi nghĩ ngợi về những thương vụ làm ăn đang chờ đợi ở Sài Gòn và nghĩ cách chào hỏi gia đình nhạc gia ở Mỹ Tho sau vài giờ nữa, bất ngờ ông Thủy Lê nhìn thấy một bóng sắc giai nhân nổi bật lên trong đám đông người bộ hành nghèo khó trên phà.

Cô gái có nước da trắng, tóc nâu vàng, dáng người cao ráo, có thể cô không phải là người Việt hay người Hoa, mà là người Pháp.

Cô gái mặc chiếc đầm màu sáng, đội chiếc nón rộng vành, mặt hướng theo dòng sông, không quan tâm gì đến cảnh xô bồ trên phà. Là người nổi tiếng đứng đắn, không thuộc loại “mèo mả gà đồng”, nhưng hình ảnh cô gái đứng tựa lan can phà nhìn dòng nước chảy xuôi chợt làm trái tim ông Thủy Lê rung động.

Ông như bị tiếng sét ái tình, như bị thôi miên, đã lặng lẽ mở cửa xe đến đứng bên cô gái. Không nhiều lời, chỉ vài câu “tán tỉnh” của ông Thủy Lê, họ bỗng thấy như thân quen từ thuở nào, nhất là khi chợt nhận ra họ cùng ở thị xã Sa Đéc, sống gần nhau “hai nhà cuối phố”.

Ông Thủy Lê đề nghị và cô gái Duras chấp nhận, cô trở về chiếc xe đò lấy chiếc va li nhỏ và chiếc cặp học trò mang qua chiếc Limuosine màu đen để đi cùng người đàn ông mới quen về Sài Gòn. Tất nhiên là trên quảng đường từ Mỹ Thuận về Sài Gòn, ông Thủy Lê cũng đã “quên” ghé lại Mỹ Tho thăm nhạc gia và người vợ chưa cưới như đã dự tính.

Sau đó, tình yêu lãng mạn và dữ dội giữa cô nữ sinh trường dòng người Pháp mới 15 tuổi rưởi và chàng thương gia giàu có người Hoa lớn hơn 12 tuổi đã kéo dài gần 2 năm trong bí mật.

 Dù yêu nhau đắm đuối, thường xuyên chìm đắm trong sự hòa điệu của đôi trái tim và trong những cơn mê thể xác, nhưng họ không thể công khai mối quan hệ của mình, mà luôn sống trong lo lắng, ngờ vực, sợ hãi... bởi những mâu thuẫn xã hội sâu sắc, giữa sự ngăn cách về chủng tộc và thứ tầng xã hội.
Còn có một nguyên nhân quan trọng khác làm ông Thủy Lê không thể vượt qua những rào cản vô hình để sống trọn vẹn với tình yêu, đó là cuộc hôn đã hứa hẹn gần 10 năm với 1 cô gái Việt ở thành phố Mỹ Tho.

 Có thể đối với Marguerite Duras, mọi rào cản đều có thể bị san bằng, bởi cá tính mạnh mẽ và sự “nổi loạn” của tuổi trẻ, nhưng với Huỳnh Thủy Lê thì lại khác, nền giáo dục Nho học hàng ngàn đời đã không cho phép chàng vì tình yêu mà vượt qua tất cả những định chế của gia đình, dòng tộc, xã hội.

Sau khoảng một năm rưỡi, cuộc tình của họ đã kết thúc trong nước mắt khi ông Thủy Lê phải đi đến cuộc hôn nhân đã được an bày từ gần 10 năm trước, còn Duras cùng gia đình lên tàu trở về cố hương bên trời Tây xa xôi.

 Trước ngày rời Sài Gòn, Duras đã đến ngôi nhà nơi cô từng sống những tháng ngày em đềm bên người tình, nhưng ông Thủy Lê đang bận lo đám cưới ở tận miền Tây.

Sau này khi viết tiểu thuyết “Người tình”, bà Duras đã kể lại khoảnh khắc này bằng những trang sách đẫm nước mắt:“Khóc mà không để cho mẹ nàng và người anh kế của nàng nhìn thấy nàng đang buồn, không để cho họ nhìn thấy gì hết, là thói quen giữa họ với nhau”.

Ngày hôm sau, khi ra bến tàu, Duras cố nấn ná, kiếm tìm trong vô vọng hình bóng người đàn ông đã mang đến cho cô cả niềm hạnh phúc và nỗi khổ đau, cô ước mong được nhìn thấy ông 1 lần cuối cùng trong đời.

Duras đâu ngờ rằng, ông Thủy Lê đã ra bến tàu tiễn cô, để nhìn thấy cô 1 lần cuối cùng trong đời, nhưng ông không để cô biết, mà đứng lặng lẽ trong con đường nhỏ cạnh bến tàu để làm 1 cuộc chia ly.

 Thật kỳ diệu, khi chiếc tàu nhổ neo rời bến, Duras cũng đứng tựa vào lan can tàu như đã đứng trên phà Mỹ Thuận ngày nào, mắt hướng vào bờ, nhờ vậy mà cô đã nhận ra ông Thủy Lê đứng nép bên chiếc Limuosine màu đen quen thuộc trong con đường khuất để dõi theo bóng tàu. Chỉ vài giây ngắn ngũi, họ thậm chí còn không kịp đưa tay chào nhau, chiếc tàu đã khuất bóng.

Ông Thủy Lê phải vội vã quay về lo đám cưới, còn Duras lênh đênh trong cuộc hành trình dài 1 tháng rưởi, với những cơn vật vã do say sóng và với nỗi buồn thiên cổ vì yêu! Bà Duras đã kể lại trong cuốn tiểu thuyết “Người tình”: “Chiếc xe to lớn của chàng ở đó, dài và đen với người tài xế mặc chế phục trắng đàng trước. Chỗ đó chỉ cách chỗ đậu xe của hãng tàu thủy Messageries Martimes một con đường nhỏ, riêng biệt.

Đó là điều mà nàng đã nhận ra. Đó chính là chàng ở phía sau, chỉ đủ trông thấy hình dáng, bất động, kiệt sức. Nàng tựa người vào lan can tàu, giống như lần đầu tiên, trên phà. Nàng biết chàng đang nhìn nàng, nàng cũng đang nhìn chàng, nàng không thể nhìn thấy chàng nữa nhưng nàng vẫn nhìn về phía cái hình dáng của chiếc xe đen. Rồi sau cùng thì nàng không thể nhìn thấy nó nữa. Bến cảng nhòa đi, rồi đến đất liền”.

Rơi vào quên lãng

Ông Huỳnh Thủy Lê trở về Sa Đéc để chuẩn bị cho 1 đám cưới lớn nhất từ trước đến giờ trong cái thị xã nhỏ bên bờ sông Tiền này. Đám cưới giữa ông với cô gái vùng đất “miệt vườn” cây lành trái ngọt Mỹ Tho kéo dài suốt 3 ngày, trở thành ngày hội của người dân Sa Đéc, nhưng trong lòng của chú rể thì như “một nửa hồn tôi chết”.

Ngày ông rước cô dâu trẻ đẹp Nguyễn Thị Mỹ từ Mỹ Tho về Sa Đéc ngang qua phà Mỹ Thuận, cô dâu luôn tươi vui trong bộ áo dài vải gấm và bó hoa cưới rực rở, còn chú rể cố giữ nét mặt không biểu hiện cảm xúc.

Tình cờ, cô dâu bước xuống xe, cũng đến đứng tựa vào lan can phà để khuây khỏa sau đoạn đường dài tù túng trong chiếc Limuosine, ở ngay tại nơi mà cô nữ sinh Marguerite Duras đã đứng ngày trước…

Trong tiệc cưới của mình, ông Thủy Lê uống thật nhiều rượu, uống như chưa bao giờ ông được uống, mọi người cho rằng vì ông quá vui trong ngày vui của mình, nhưng có lẽ chỉ một mình ông biết là trong những chén rượu chảy tràn có chứa những hương vị gì: hạnh phúc hôn nhân, tình yêu, nỗi buồn, đau khổ…?

Không biết bên trời Tây người con gái có tên Duras có đau buồn kéo dài hay không, còn ở trời Nam, chú rể mới là thương gia Thủy Lê đã sớm nguôi ngoai chuyện tình buồn để trở về với công việc quán xuyến toàn bộ sản nghiệp và cơ ngơi làm ăn do cha là ông Huỳnh Thuận giao lại cho đứa con trai út sau khi nó đã thành gia thất.

Rồi “chim quyên quen trái nhản lồng”, ông Huỳnh Thủy Lê và bà Nguyễn Thị Mỹ đã trở thành đôi vợ chồng đầm ấm, hạnh phúc hơn người, là hình ảnh mơ ước của bao người dân Sa Đéc và khu người Hoa ở Chợ Lớn.

Bà Mỹ đã sinh cho ông Thủy Lê tổng cộng 5 đứa con, 3 gái, 2 trai. Họ sinh ra trên nhung lụa, lại được nền giáo dục nề nếp của gia đình, nên tất cả đều thành đạt. Người con gái giữa Huỳnh Thủy Anh của họ từng là hoa khôi của một trường trung học ở Chợ Lớn, cô về làm dâu của ông Trần Văn Hương, nguyên thủ tướng của chính quyền Sài Gòn cũ, từng có 1 tuần lễ làm tổng thống chế độ Sài Gòn cũ sau khi Nguyễn Văn Thiệu từ chức.

Hiện tại, các con của ông Lê đều sống ở nước ngoài, trong đó Huỳnh Thủy Tiên là GS.TS - Giám đốc Bệnh viện Nhi ở bang Califonia (Mỹ), Huỳnh Thủy Hà là giảng viên trường ĐH Sorbonne (Pháp.

Năm 1972 ông Trần Thủy Lê qua đời ở tuổi 70, đám ma của ông có ông thông gia là Trần Văn Hương đáp máy bay từ Sài Gòn về đưa tang. Chuyện tình, chuyện cuộc đời của người đàn ông nổi tiếng trên đất Sa Đéc tên Huỳnh Thủy Lê tưởng như đã đi vào quên lãng, nếu như 1 năm trước ngày qua đời ông không có chuyến đi Pháp để gặp lại người con gái trên phà Mỹ Thuận năm nào.

Cuộc gặp ở Paris, bên bờ sông Siene đã giúp cho tiểu thuyết, sau đó là bộ phim “Người tình” ra đời. Để rồi từ đó, thị xã Sa Đéc, nơi ông Huỳnh Thủy Lê và bà Marguerite Duras từng sống và từng yêu nhau, như được phủi lớp bụi thời gian, trở nên  lung linh sống động, trở thành điểm du lịch hấp dẫn của du khách trên khắp thể giới.
   
  Huỳnh Thũy Lê       
 
       và năm người con lúc trẻ ( ảnh sưu tầm thêm trên net )
 
        


Chỉnh sửa lại bởi huong cerise - 03/Jan/2012 lúc 10:24am
IP IP Logged
lo cong
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 30/Oct/2007
Đến từ: Canada
Thành viên: OffLine
Số bài: 2596
Quote lo cong Replybullet Gởi ngày: 03/Jan/2012 lúc 1:41pm
 
Cám ơn huong cerise đã đưa bài "Chuyện tình Việt – Pháp – Hoa bên bờ sông Tiền". Bài nầy viết rất hay nói lại một sư thật đã xảy ra cách đây trên 80 năm.
Đoạn nói về hai mái đầu trắng màu sương tuyết đi cạnh nhau bên bờ sông Seine làm nhớ lại những hình ảnh đã thấy mỗi lần sang Paris.
Chuyện tình nầy cũng đã được ghi lại trước đây trên diễn đàn nầy trong chủ đề "Người tình, the lover, l'amant".
Bài của Phunutoday có nói là gia đình cô Tư Mỹ ở Mỹ Tho nhưng tôi xin nhắc lại là mẹ cô là bà nguyễn thị Marie, chị của bà phủ Hạc (Inée) và bà Đốc phủ Chỉ. Bà cũng là cháu của bà Đốc phủ Hải. Tất cả thuộc gia đinh Huỳnh Đình Ngươn (rể của bà Trần thị Sanh), Gò Công.
Bà Marie có chồng là một dược sỉ tại Mỹ Tho. Ngôi nhà bà hiện giờ vẫn còn ở gần chợ củ Gò Công.
Xin nói thêm rằng sau khi người tình củ Huỳnh Thủy Lê mất, bà Marguerite Duras có viết thêm một cuốn tiểu thuyết khác với tựa đề là "L'Amant de la Chine du Nord" (Người tình "Bắc Trung quốc", tức là Mản Châu, chứ không phải là người Minh hương, vì thời bấy giờ nhà Thanh đã cai trị nước Tàu), để tiếp theo câu chuyện tình nầy.
 
 
 
 
 


Chỉnh sửa lại bởi lo cong - 03/Jan/2012 lúc 2:28pm
Lộ Công Mười Lăm
IP IP Logged
huong cerise
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 23/Mar/2010
Thành viên: OffLine
Số bài: 244
Quote huong cerise Replybullet Gởi ngày: 04/Jan/2012 lúc 10:38am

*

Một số hình ảnh trong phim NGƯỜI TÌNH được treo trong căn nhà.


                          Huỳnh Thủy Lê và vợ Nguyễn Thị Mỹ

... Lần gặp gỡ sau cùng, cô gái có cho chàng biết, gia đình nàng quá túng bấn, đành phải trở về Pháp tìm sinh kế khác. Chàng tặng nàng chiếc nhẫn kim cương.  ( tạp chí Hồn Việt )

 ... Bước vào gian trong là thế giới của gia đình Người tình. Hai căn phòng gỗ hai bên với họa tiết cây trúc thanh mảnh. Chút rờn rợn của căn nhà quyền lực ấy còn sót lại trên chiếc phản gỗ khảm xà cừ nơi ông Huỳnh Thuận ép con mình từ bỏ tiếng nói của con tim để cứu vớt một danh gia sắp hết thời. Sau đêm nghiệt ngã của đời mình, Huỳnh Thủy Lê đã thành hôn với tiểu thư Nguyễn Thị Mỹ, người Gò Công (Tiền Giang) nổi tiếng về giàu có.  ( Báo Người Lao Động )
 
 
 La%20Tour%20Eiffel%20et%20le%20Pont%20Alexandre%20III,%20au%20centre%20et%20dans%20le%20fond,%20le%20Palais%20de%20Chaillot
 Bến sông Seine , nơi hò hẹn của M. Dumas và Huỳnh Thũy lê ở Paris.

Chỉnh sửa lại bởi huong cerise - 06/Jan/2012 lúc 8:48am
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 17 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.188 seconds.