Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Chuyện Linh Tinh
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Đời Sống - Xã Hội :Chuyện Linh Tinh  
Message Icon Chủ đề: Việt Nam- Về tất cả Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 117 phần sau >>
Người gởi Nội dung
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22314
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 29/Jun/2021 lúc 12:54pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22314
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 03/Jul/2021 lúc 12:46pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22314
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 06/Jul/2021 lúc 3:43pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22314
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 10/Jul/2021 lúc 8:42am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22314
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 12/Jul/2021 lúc 9:15am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22314
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 14/Jul/2021 lúc 9:17am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22314
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 15/Jul/2021 lúc 9:25am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22314
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 17/Jul/2021 lúc 12:37pm

Nhớ Mùa Hoa Sầu Riêng Năm Ấy

      Không biết rằng cây sầu riêng đã có mặt trên miền đất Nam bộ từ bao giờ. Một số lão nông tại đây cho biết từ những năm 1970 họ đã thấy những cây sầu riêng. Và cũng chừng ấy, cây sầu riêng đã ăn sâu vào ký ức của nhiều người, đặc biệt là những mùa hoa nở.

4161%201%20NhoMuaSauRiengAnhThu%20NCaliST

      Dân gian có câu: “Sầu riêng ai khéo đặt tên, Ai sầu không biết, riêng em không sầu”. Loài cây đặc biệt này mang đến cho người dùng những cảm xúc thật ấn tượng. Mùi sầu riêng mạnh hơn mùi mít, người thích thì khen là thơm, ai không ưa thì cho là mùi “khó chịu”. Nói gì thì nói là hễ đã “chịu ăn” sầu riêng rồi thì thấy nó ngon-bùi-béo-thơm và nghiền luôn.

4161%202%20MuaSauRiengAnhThu%20NCali

      Theo các tài liệu, cây sầu riêng có tên khoa học là Durio Zibethinus, hay Durio Capparis thuộc họ thảo mộc Malvacées hay Bombacacerae, cùng họ với cây gòn – gạo, cây bông vải. Bổ tách trái sầu riêng ra, bên trong có nhiều múi như trái gòn, trái bông vải. Một số nguồn tài liệu còn cho rằng, cây sầu riêng nguyên thủy mọc ở rừng Malaysia, người ở đây gọi là cây Djoerian. Người Tàu sang Malaysia buôn bán, họ mang hạt về trồng tại Ấn Ðộ, Thái Lan, Campuchia. Ðến khi người Pháp chiếm Nam Kỳ, có một số nhà truyền giáo Gia Tô theo vô xứ Lái Thiêu, và những nhà truyền giáo này đã mang nhiều giống cây trái lạ từ các xứ khác vào đây, trong đó có cây sầu riêng.

4161%203%20MuaSauRiengAnhThu

      Đó là những tài liệu ghi chép về cây sầu riêng, nhưng trong tâm hồn những người Việt yêu sầu riêng đã về những miệt vườn sai trái, hình ảnh sầu riêng là những cây khá cao lớn, có cây còn cao hơn 20m. Lá hình bầu hơi dài, hoa mọc ở nhánh, trái to, vỏ có gai rất nhọn. Trái cho nhiều múi, mỗi múi có từ 1 đến 5 hột như hột mít. Một lớp cơm sầu riêng bao bọc bên ngoài hạt sầu, vàng ươm, thơm ngọt. Mỗi đêm trăng nằm ngủ, nghe tiếng “bịch” sau vườn là sáng mai thế nào lũ trẻ cũng nghĩ ra bao nhiêu món ngon: ăn tươi, làm bánh, nướng gà… Với những đứa con miền Tây, mỗi mùa hoa sầu riêng nở với thứ mùi thơm đặc trưng là những ký ức không thể nào quên về một thời gian khó, về sự chắt chiu cần mẫn của những người thân.

4161%204%20MuaSauRiengAnhThu

      Cây sầu riêng trổ bông ba đợt trong một năm. Mùa sầu riêng hoa trổ bông, nở rộ ban đêm nên sáng ra cánh hoa và nhị hoa rụng trắng khắp vườn. Thế nên, cứ sáng sáng vườn cây sầu riêng lại nhuộm một màu trắng tuyệt đẹp, thơm mùi hoa sầu riêng. Má tôi và chị gái lại nhanh tay gom từng rá nhị hoa sầu riêng. Thế rồi, trưa đó, gia đình chúng tôi là có món hoa sầu riêng xào cực ngon và bùi. So sánh với giá xào thì món này hơn vài bậc về độ thơm ngon. Cũng có lúc hoa sầu riêng nở lại mang đến cho chúng tôi nhiều cảm xúc lẫn lộn khi trúng mùa gió nghịch. Khi đó, cả nhà không ai bảo ai, không thể ngủ được khi lo cho những cánh hoa mỏng manh bị rụng và cây bị gãy nhánh, thu nhập của gia đình đôi khi lại phụ thuộc vào rất nhiều bởi một cơn bão.

4161%205%20MuaSauRiengAnhThu

      Trồng sầu riêng khổ lắm bởi nó là cả một nghệ thuật đòi hỏi nhiều kỹ thuật, kỹ năng và cả tình yêu đối với loại cây này. Sầu riêng là loại cây rất khó tự thụ phấn do hoa sầu riêng là hoa lưỡng tính nhưng thời gian tung phấn và nhận phấn không cùng một lúc, nếu trong vườn chỉ trồng một cây hoặc một ít cây mà không trổ hoa cùng đợt thì tỷ lệ đậu trái cũng kém. Tía chúng tôi thường trồng một giống sầu riêng nhưng nhiều cây hoặc trồng vài giống sầu riêng theo một tỷ lệ nhất định xen lẫn nhau trong vườn để sự thụ phấn chéo xảy ra giúp cây đậu trái nhiều hơn, trái lớn hơn và năng suất cũng cao hơn.

4161%206%20MuaSauRiengAThu

      Giờ đây khoa học hiện đại hơn, nhưng trong ký ức của những đứa con vườn sầu riêng không gì vui hơn bằng việc hằng đêm cả nhà lại kéo nhau đi thụ phấn cho cây. Theo lý giải của tía tôi là việc làm này để tăng tỉ lệ đậu trái và bằng kinh nghiệm của mình, ông cũng có thể phán đoán thời điểm nào là thụ phấn phù hợp mà không cần các thiết bị hiện đại.   Sau này, khi nghiên cứu các tài liệu, hóa ra sầu riêng có hạt phấn kết thành khối và dính, do đó không thể tung phấn nhờ gió. Vì vậy một số loài côn trùng hoặc dơi cũng có thể hữu ích cho việc truyền phấn ở sầu riêng để tăng đậu trái. Một số người trồng đã giúp cây thụ phấn thêm bằng tay khi lấy hoa từ buổi chiều, thu nhị của cây cần lấy hạt phấn cho vào lọ, ủ cho đến lúc nhị tung phấn. Vậy nên, khi mỗi đợt hoa ra, canh thời điểm, khoảng 21-22h đêm, chúng tôi lại lọ mọ chong đèn ra vườn và sử dụng cọ mịn quét vào bao phấn để hạt phấn bám vào cọ và dùng cọ này quét lên núm nhụy của cây cần thụ phấn bổ sung. Cũng chính vì vậy, tỉ lệ đậu trái tốt hơn, tạo được trái sầu riêng đầy đặn, không bị lép do thụ phấn không hoàn toàn và còn định được vị trí muốn để trái trên cây.

4161%207%20MuaSauRiengAThu

       Tỉa hoa cũng là một công đoạn cần khá nhiều kinh nghiệm. Sau khi cây ra hoa, cần tỉa bớt hoa, chỉ giữ lại từng khóm hoa xa nhau để tập trung dinh dưỡng cho số hoa còn lại phát triển khỏe, đậu trái tốt và bảo đảm trái không va chạm nhau gây khó khăn trong chăm sóc. Sau khi đậu trái, tùy thuộc vào giống, độ lớn của tán và sức khỏe của cây mà tiến hành tỉa bớt trái. Đối với cây có đường kính tán từ 7-8m, mạnh khoẻ cũng chỉ giữ lại 70-100 trái/cây.
       Mới đầu tháng 8, lũ đã về sớm hơn cùng kỳ các năm trước. Tại các huyện đầu nguồn của 2 tỉnh An Giang, Đồng Tháp, con nước “son” đang ào ạt tràn đồng. Tía má tôi lại đợi qua mùa nghịch thì sẽ bắt đầu sử dụng các biện pháp để kích thích sầu riêng ra hoa. Vậy là lại một mùa hoa sẽ đi qua.

Anh Thư
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22314
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 20/Jul/2021 lúc 9:43am

Rượu Đế Trong Dân Gian Tây Nam Bộ

4154%201%20RouuDeTrongDanGianMTNBBTuyPhuong%20TNgST

      Khó có thể biết được rượu ra đời từ lúc nào, ở đâu, chanson nói về rượu, về tác dụng chữa bệnh, về văn hóa uống rượu thrê tất cógi các nh Ở Việt Nam, rượu gắn với sinh hoạt cộng đồng, với các nghi lễ, hội hè, đình đám, với những lời thề ước,nhưng nếu uống rượu quá đà cũng gây nhiều phiền lụy…
      Chính vì vậy, chẳng biết tự bao giờ, rượu đã đi vào đời sống văn hóa của người bình dân và bằng cách này hay cách khác trong đó có người dân đồng bằng sông Cửu Long
1-Rượu Gò Đen

4154%202%20RuouDeBTP%20TN

1- Theo Cơ sở văn hoá Việt Nam của Trần Quốc Vượng (chủ biên), Nxb Giáo Dục, H. 2006, phần được coi là Tây Nam Bộ có diện tích khoảng 4.000 km2, chủ yếu là vùng ng bằng số đảo (lớn nhất là đảo Phú Quốc) cùng một vài dãy núi thấp ở phía Tây An Giang, Kiên Giang. Lịch sử hình thành vùng  này gắn liền với bước chân những người mở bờ cõi thế kỷ XVII – XVIII
       Gắn liền với đời sống sinh hoạt hàng ngày thức uống của họ ngoài nước mưa, nước giếng, họ còn dùng trà hay các thứ rễ cây, lá cây pha nước để giải khát. Rượu cũng là loại đồ uống không thể thiếu đối với người lao động bình dân. Rượu là đồ uống, nhưng không phải là nước, chức năng của nó không đơn thuần chỉ là giải khát, và đương nhiên rượu cũng được chế biến kỳ công hơn là nước có sẵn từ tự nhiên. Xét về góc độ văn hóa, rượu đã tạo nên một đặc trưng thú vị!
2- Cách Nấu Rượu:

4154%203%20RuouDeBTP

       Để có được rượu ngon tuyệt hảo người ta phải chăm chút từng hạt nếp, cục men, từng động tác chưng cất, pha chế để được loại rượu ngon nhất. Chọn nếp là bước quan trọng đầu tiên. Muốn được rượu trong thì nếp phải ”rặt”, tuyệt đối không được lộn hạt gạo nào. Thường là nếp mỡ và nếp mù u và nếp than đen tuyền, … Sau khi chọn nếp ngon, đem nấu thành cơm nếp, để nguội (còn âm ấm) thì rắc men vào (giã nhuyễn) vào ủ kín. Men rượu nguyên thủy được mài rễ thảo mộc hoặc men bí truyền chế từ các vị thuốc bắc: quế khâu, đinh hương, trần bì, quế chi, đại hồi cộng thêm nhãn lồng, trầu hương… Sau ba đêm, men đã lên, người ta chan nước vào ủ kín lại như lúc đầu, để thêm ba đêm sau nữa thì nấu.
       Lò nấu rượu đắp bằng đất sét. Cơm rượu được cho vào trã (loại nồi bằng đất nung lớn), dùng rơm, rạ, cũi khô đun lên, hỗn hợp cơm rượu có nước bay hơi, người ta cho hơi nước ấy gặp lạnh (nước lạnh này chứa trên cái diệm sành) thì ngưng lại thành giọt rượu, cứ thế hứng vào chai, ve, can nhựa, …
      Lúc trước nấu bằng rơm, trấu nên phải mất cả ngày trời mới xong một mẻ rượu, nay nấu bằng than đá nên nhanh hơn, chỉ cần khoảng 4 tiếng đồng hồ là xong (một tiếng đun sôi, 3 tiếng chưng cất rượu).

4154%204%20RuouDeBTP

       Rượu lấy được lúc đầu gọi là rượu gốc, nước trong veo, cao độ, cứ thế dần về sau nước rượu nhạt dần. Khi nấu xong, tùy theo yêu cầu và mục đích dùng người ta pha “nước gốc” và “nước ngọn” chung vào nhau, cũng có khi để nguyên rượu gốc mà dùng, hay pha thêm nước cho nồng độ lạt bớt đi!
       Xin được nói thêm ngày nay, nhiều người đã thay nếp bằng gạo để nấu rượu, chất lượng của loại rượu này đương nhiên thấp hơn so với nguyên thủy!
3 -Tên Gọi Các Loại Rượu:

4154%205%20RuouDeBTP

       Rượu nấu bằng nếp như chúng tôi đã miêu tả nên tên gọi đầu tiên của nó là rượu nếp. Dân gian còn gọi bằng nhiều tên khác như rượu trắng, rượu đế, …
       Rượu trắng là dựa vào màu sắc của nước rượu. Cũng loại rượu ấy, nhưng nhiều người nấu nếp than (loại nếp hạt đen) làm cơm rượu (xin nói thêm cơm rượu này cũng là cơm nếp ngon, được vò viên tròn nhỏ cỡ đầu ngón chân cái, ủ men, chan nước đường, dùng ăn chơi lũ nhàn nhã, thức ăn này có loại men riêng, còn “cơm rượu” dùng để nấu rượu ít người “ăn nổi” bởi nồng độ men của nó “nặng” hơn nhiều!), nghiền nát cho thêm nước có đường vào pha chung tạo thành loại rượu có màu hồng sẫm, được gọi là rượu nếp than.

4154%206%20RuouDeBTP

      Rượu nếp than đậm đặc rồi chôn xuống đất, … mấy tháng đào lên uống ngon hơn nhiều lần, dân nhậu gọi là “lão tửu”!
Rượu trắng, rượu nếp than còn có những tên gọi khác: rượu đế, nước mắt quê hương!
       Tên gọi rượu đế được nhiều bậc lão nông tri điền miệt này giải thích rằng: Đầu thập niên 1860, Pháp đến xâm chiếm vùng Sài Gòn – Gia Định, sau đó lấn dần toàn cõi Nam kỳ lục tỉnh. Chúng ngang nhiên “cấm người bản xứ nấu rượu” nhưng lại buộc dân ta uống “rượu Tây!”. Bà con ta tất nhiên là không chịu để bọn thực dân đô hộ lộng quyền nên quyết định … nấu rượu lậu.
       Rượu lậu vừa rẻ lại vừa ngon hơn rượu của Nhà nước thực dân, cơm rượu được cho vào các hũ sành rồi đem giấu trong những lùm tranh, lùm đế ở xa nhà, hoặc khi thấy Tây đoan đến bắt, nghe động thì bê tất cả nồi rượu, bình rượu chạy vội dấu dưới đồng cỏ hoang dại mọc toàn cây đế, một loài cây giống cỏ năn, cỏ lác, cỏ tranh, hay lau sậy mọc cao vút đầu. Từ đó, dân gian gọi rượu này là rượu đế! Nhưng xem ra không mấy bợm nhậu hiểu tường tần nguyên lai của hai tiếng rượu đế này. Họ chỉ gọi rượu đế là rượu vua. Dân nhậu tự xưng là con Ngọc Hoàng, mà con Ngọc Hoàng thì không phải sợ ai cả!

4154%207%20RuouDeBTP

       Đặc sản rượu đế có rượu đế Gò Đen. Gò Đen là một địa danh Bến Lức, tỉnh Long An. Rượu đế Gò Đen có từ thời Pháp thuộc. Vì sao Gò Đen lại được coi là ”đệ nhất tửu”? Truyền rằng, trước đây, dân Gò Đen nấu rượu bằng tất cả cái tâm.
       Người Gò Đen cẩn thận trong các bước nấu rượu. Nếp được ngâm đến ngày thứ bảy thì mới bắt đầu cất rượu. Rượu đế Gò Đen dễ nhận biết. Dân sành rượu thường dùng cách lắc chai để nhận biết rượu ngon hay dở. Rượu ngon khi lắc chai sẽ nổi bọt và phân thành 3 tầng rõ rệt, bọt lại chậm tan.
       ”Mỹ tửu” Gò Đen ”chinh phục” người uống bởi rượu trong như nước mưa. Mỗi khi rót rượu vào ly, tiếng rượu chảy, vị cay nồng đã đủ làm say, làm khao khát lòng người uống.
Để đánh giá chất lượng rượu, người bình dân miệt này còn truyền tai câu hát:

4154%208%20RuouDeBTP

      Rượu đế được đem ngâm với bìm bịp (một loài chim mà theo kinh nghiệm dân gian là một phương thuốc có tác dụng bổ thận tráng dương), gọi là rượu bìm bịp, ngâm với con tắc kè (loài bò sát, đã được thẩm định là có chức năng chữa bệnh gân cốt) gọi là rượu tắc kè, … Tương tự thế, rượu đế ngâm với chuối hột (trái chuối hột chín, loại chuối rừng cho trái nhỏ, vỏ dày, nhiều hột đen, được đem về ép phơi khô, nướng sơ qua lửa than rồi cho vào keo đổ rượu đế vào ngâm) một tháng sau, rượu có màu đỏ au, gọi là rượu chuối hột; rượu ngâm với rễ nhàu, hoặc trái nhàu chín tạo nên màu vàng nhạt, gọi là rượu nhàu! (Nhàu ở đây còn được bợm nhậu chơi chữ, uống vô … nhào luôn!)
       Riêng rượu rắn thì có nhiều loại tam xà, ngũ xà, nhiều khi người sành điệu chỉ ngâm trong hủ duy nhất một con … hổ mang chúa! Rượu ngâm thuốc bắc cũng rất đa dạng, những năm gần đây dân miệt này cũng rất hảo loại … Minh Mạng thang!
      Ngoài những thứ rượu đế ngâm hoặc để nguyên chất uống, nhiều người còn ngâm rượu để bóp chân tay, gân cốt, … thứ này không phổ biến, thường chỉ có các thầy thuốc nam, hoặc các thầy dạy võ mới sử dụng!
4_ Rượu Trong Lễ Nghi, Phong Tục:
       Đối với người miệt sông nước, bất cứ nghi lễ nào cũng không thể thiếu … rượu!
Đối với đời người, lễ đầy tháng, thôi nôi cho trẻ con mới sinh cũng dùng rượu để cúng mười hai mụ bà, mười ba đức thầy, cầu mong cho trẻ mau lớn, khỏe mạnh!
       Trong lễ cưới, hỏi của nam nữ thanh niên, rượu luôn luôn có mặt. Cách đây gần thế kỷ, khi đi mời khách đến dự đám cưới, đám hỏi, nhiều gia đình khá giả, hiểu lễ nghĩa thường cho người mặc áo dài, chít khăn đóng, mang theo mâm trầu rượu đến nơi thì kính cẩn rót rượu mời gia chủ và sau đó mới trình thưa chuyện. Ngày nay, trong thiệp hồng báo tin vui, người ta vẫn dùng câu … Vui lòng đến dự tiệc RƯỢU, chung vui cùng gia đình chúng tôi, …. Trong mọi hoạt động lẽ nghi của đám cưới, đám nói, luôn luôn có một chiếc bình nhỏ và hai chiếc chung nhỏ (gọi là mâm trầu rượu). Muốn nói gì, thưa chuyện gì chủ lễ đều phải rót rượu để trình rồi mới thưa chuyện, …
Cũng từ đó mà đôi tân lang tân giai nhân vui mừng ra mặt khi dâng chung rượu cho đấng sanh thành:

4154%209%20RuouDeBTP

       Trong lễ tang, rượu cũng được dùng cúng tế, lễ cúng đám giỗ thì sau ba tuần rượu, hai tuần trà mới được … lên mâm! Khi đốt áo quần vàng mã, đồ đốt cháy hết người ta rưới vào đó ít rượu với tâm niệm để người dưới suối vàng … nhận lễ!
       Trong các lễ hội cúng đình, cúng miễu, rượu cũng luôn luôn có mặt, và giữ vai trò quan trọng về mặt nghi lễ! (Trừ lễ Phật ở chùa, bởi rượu là thứ giới cấm của Phật giáo)

4154%2010%20RuouDeBTP

5 Rượu Để Uống
       Như chúng tôi vừa nói, rượu chủ yếu là để uống. Các hình thức uống rượu, mục đích của việc uống rượu vốn rất đa dạng, phong phú.
5.1. Uống rượu … một mình: chỉ một người, một bình rượu đế nhâm nhi để giản gân cốt sau một ngày đào mương, vét cỏ, làm vườn, cấy ruộng, … Hay người trong cuộc có chuyện buồn đau trong đời không thể bày tỏ cùng cộng đồng, người ta cũng mượn rượu để giải khuây.
       Hồ Xuân Hương ngày trước đã có câu thơ nổi tiếng miêu tả tình cảnh đó: Chén rượu hương đưa say lại tỉnh (Tự tình)
Rượu càng uống cảng tỉnh, mới là nỗi đau lên đến tận cùng!
5.2. Rượu uống với bạn bè để vui vẻ: dân gian thường nói trà tam rượu tứ. Uống rượu, ít khi một mình. Thường mâm rượu có hai, ba, bốn, … thậm chí cả … chục người cùng nhau “nâng ly, cạn chén”. Người dân miệt sông nước Cửu Long có đặc tính hào phóng mỗi khi rượu đã vào. Có khi lúc đầu mâm rượu bày trước cửa sân nhà chỉ vài người, sau một hồi, … gặp bất cứ ai đi ngang (không phân biệt quen hay lạ) đều được gia chủ mời vô … uống! Chuyện cười ra nước mắt cũng xảy ra: những vị khách “trên trời rơi xuống” này, uống đã, say lăn ra ngủ. Khi tỉnh lại cả chủ lẫn khách không ai nhận ra ai, bởi họ chẳng … quen nhau!
       Mỗi khi có khách ở xa đến chơi thì gần như chắc chắn sẽ có … nhậu, bởi khách đến nhà không gà thì vịt, vậy mà!
Đồ ăn, thức nhấm sang thì:

4154%2011%20RuouDeBTP

        Nhiều lúc cao hứng chỉ vài cần vài con khô cá sặc, khô cá trê, thậm chí chỉ là trái chuối chát, trái khế, trái me dốt với chén mắm ruốc, vài cục muối, mấy trái ớt, … họ cũng nhậu được!
Về chỗ nhậu thì trong nhà, ngoài vườn, trên bờ mương, đầu ruộng, … miễn là có chỗ ngồi được là xong.
       Ở miệt này, thường uống bằng ly (loại dùng uống trà), kích cỡ lớn nhỏ khác nhau. Uống rượu cũng có nhiều cách. Chơi nguyên táo, tức là uống cạn cả ly; cưa hai cho đậm đà tình nghĩa, tức là người trước uống nửa ly, người sau uống nửa ly còn lại. Theo cách uống này, thì ai lớn tuổi hơn được kính trọng mời uống, người nhỏ hơn uống sau. Có khi, để tỏ rõ sự sòng phẳng trong bàn nhậu họ tự giao ai bưng ly nấy uống, như vậy đỡ tốn tiền đò! (tức chuyển tới chuyển lui)
        Nếu như ở nhiều nơi ngoài miền Bắc trong mâm rượu, mỗi người được “phân” một chung, rượu rót đầy ai muốn uống sao thì tùy lượng, còn ở vùng này ít khi uống rượu cách đó, cả mâm chỉ dùng chung một ly. Bàn rượu cử “chủ xị” làm người cầm chai rót và chuyền. Chủ xị thường phải công bằng, chuyền cho đủ và không được quên ai, kỵ nhất là “quên mình” (nếu xảy ra, sẽ bị coi là ăn gian, bị phạt nặng). Muốn “từ chức”, chủ xị phải tự uống 3 ly, ai cãi chủ xị, nếu sai cũng bị phạt 3 ly, nếu chủ xị (tức bỏ qua ai đó trong mâm), sẽ bị phạt, … Uống rượu thì phải cạn đáy, ai uống còn sót lại chút ít, bị cho là “kê tán” … sẽ bị cười, bị mất danh của … người nhậu!
       Ai đến sau, hoặc về trước cũng bị phạt theo “luật” vào ba, ra bảy (đi trễ uống liên tiếp 3 ly, về trước thì phải “nốc” … 7 ly!), …
Đánh giá tửu lượng, dân ăn nhậu truyền nhau bài vè:

4154%2012%20RuouDeBTP

       Xem ra, đây chỉ là bài vè dùng để chế nhạo người có tửu lượng yếu, mới có bảy, tám, … ly đã bước, đã quỳ! Sự thật, có người tửu lượng đến 1 – 2 lít là chuyện … thường! (đương nhiên còn tùy theo chất lượng nồng độ của rượu nữa!)
       Ngoài uống, rượu còn dùng pha với để tắm cho trẻ con mà dân gian cho là phòng gió độc, chóng trúng nước! Rượu dùng để tẩy rửa những nơi có mùi xú khí!
6 - Mấy Điều Suy Ngẫm
6.1 Những Nét Đẹp
        Rượu trở thành “đối tượng” để người hiện tại giao tiếp với người khuất mặt. Mượn men rượu nhờ thánh thần chứng kiến con cháu hiện tiền làm ăn, chung sống vẹn tình trọn nghĩa.
        Giúp con người thêm mạnh mẽ giữa vùng hoang vu thời mở cõi, giúp con người khuây khỏa tinh thần,
        Rượu thắt chặt tình thâm thủ túc, bằng hữu, người lạ hóa quen, nhiều khi nhờ một ly rượu … tình cờ.
        Trong bữa rượu sự công bằng, nét đẹp trọng tình giữ nghĩa vẫn còn được lưu giữ qua từng ly rượu mời, rượu uống.
Rượu giúp con người thêm khỏe mạnh nếu uống với lưu lượng vừa phải, hợp lý.
Rượu cũng mang lại những giá trị kinh tế cho người miệt đồng. Hèm rượu được nông dân dùng nuôi heo tăng thêm thu nhập, nhiều gia đình thoát nghèo nhờ mô hình đó...
6.2. Những Mặt Hạn Chế
Không phải nói nhiều, dân gian đã cảnh báo ngay:

4154%2013%20RuouDeBTP

       Điều thường gặp là “rượu vào, lời ra”, nói nhiều, nói dài nhưng không ý thức hết điều đã nói, gây chuyện “đa ngôn đa quá” (nhiều lời thì càng nhiều lầm lỗi). Chí ít, cũng phiền nhiễu đến người xung quanh:

4154%2014%20RuouDeBTP

       Say be bét không làm chủ được mình, gây rối trật tự, … thậm chí dẫn tới phạm pháp, để lại những hậu quả không lường!
        Nhiều người, mượn rượu để đánh giá con người "nam vô tửu như kỳ vô phong" một cách cực đoan, khích bác, vô lý, gây mất đoàn kết!
        Uống rượu không điều độ, bỏ công ăn việc làm, hao tiền tốn của thiệt hại không nhỏ về kinh tế. Dân gian phê phán những con người ấy, thế này :

4154%2015%20RuouDEBTP

        Hay : Về sức khỏe, rượu gây nhiều tác hại nghiêm trọng cho sức khỏe cho con người, các chứng bệnh nan y phần lớn có nguyên nhân do rượu gây nên

4154%2016%20RuouDeBTP

        Không thể tách rượu ra khỏi đời sống, nó đã trở thành nét sinh hoạt độc đáo, thú vị mà người bình dân tạo nên. Vấn đề là làm sao người dùng “tỉnh táo” sử dụng nó một cách hiệu quả và hợp lý nhất!
Bùi Túy Phượng
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22314
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 27/Jul/2021 lúc 7:51am

Chính quyền chậm trễ _ dân tự chạy xe máy về quê tránh dịch

 BM

Người dân nhiều địa phương đã tìm mọi cách, từ đi bộ, đạp xe đến đi xe máy, rời Sài Gòn để tránh dịch. Câu hỏi nhiều người đặt ra là: Chính quyền ở đâu?

 

Trong những ngày gần đây, hình ảnh những đoàn người chạy xe máy rời Sài Gòn đã gây xôn xao dự luận. Rất nhiều người trong số này là người gốc Thừa Thiên-Huế đang sống tại Sài Gòn, địa phương đang ở giữa đợt bùng phát dịch Covid-19 nghiêm trọng nhất cả nước.

 

Ông Nguyễn Xuân Sơn, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông, Tổ trưởng tổ tuyên truyền về phòng chống dịch Covid-19 tỉnh Thừa Thiên-Huế, trả lời báo chí:


BM


"Sau khi rà soát thì việc đăng ký số lượng quá nhiều. Một số đăng ký theo phong trào với mong muốn được duyệt, một số đăng ký về toàn bộ gia đình, một số có gia đình ở Sài Gòn rồi nhưng vẫn muốn về để tránh dịch, một số muốn về thăm thân… Vì vậy, Sở đang xác minh trường hợp nào cấp bách để đón về trước. Trong giai đoạn này sẽ ưu tiên các đối tượng: người cao tuổi, có bệnh, phụ nữ có thai, trẻ nhỏ đi theo, người bán vé số, làm thuê... đối tượng dễ tổn thương vì dịch bệnh. Sở sẽ có thông báo sau khi có kết quả phê duyệt".

 

Vạn lý hồi hương


BM


Trên trang cá nhân, nhà báo Hoàng Xuân viết: "Người Huế ở Sài Gòn, Đồng Nai, Bình Dương đang phải chạy về quê bằng xe máy. Đụng đâu nghỉ đó, mang theo cơm nước, chọn bóng râm nằm, không ghé đâu, không mua bán đâu để tránh dịch cho mình và cho người."


Quãng đường từ Sài Gòn về Huế dài khoảng 1.000 km, tùy theo tuyến đường. Hành trình này đi xe máy trung bình mất hai ngày. Đó là một hành trình gian nan đối với những công nhân, lao động tự do, người làm thuê… nghèo vốn đã mất việc, mất thu nhập từ nhiều ngày qua. Đó cũng là một hành trình tạo ra nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh lớn, khi hàng trăm người không được kiểm soát về y tế có thể đi lại, tiếp xúc với người khác dọc hành trình thiên lý của mình, dù rằng nhiều người tuyên bố họ sẽ tự "giãn cách" để phòng dịch.

BM

Người Huế ở Sài Gòn, Đồng Nai, Bình Dương đang phải chạy về quê bằng xe máy. Đụng đâu nghỉ đó để tránh dịch cho mình và cho người

 

Bà Hoàng Xuân liên hệ với các địa phương khác: "Bình Định quê nội mình, Đà Nẵng, Thanh Hóa đón dân quê mình về bằng máy bay, Hà Tĩnh, Nghệ An thuê nguyên đoàn tàu, Quảng Nam đón bằng máy bay và xe, lập danh sách ưu tiên người già yếu, bịnh, phụ nữ, trẻ em..."

 

Rồi bà đặt câu hỏi: "Huế có đón công dân của mình về không? 'Cả nước yêu thương ôm Huế vào lòng', thế còn Huế, Huế có yêu thương ôm chính người dân của mình vào lòng không?"


BM


Một người dùng Facebook có tên Hương Phạm viết: "Thời sống chung với Covid-19 rồi mà chưa chuẩn bị tinh thần gì cả. Không có phương án đón người là sao? Không có các kịch bản, các phương án dự phòng thì lại toang thôi."

 

Không chỉ có người dân Thừa Thiên-Huế mới tự tìm đường về quê. Trong những ngày qua, nhiều câu chuyện tương tự đã được báo chí và cộng đồng mạng phản ánh.


BM


Vào lúc 7 giờ sáng 9/7, bốn mẹ con bà Nguyễn Thị Hương đã khởi hành đạp xe từ huyện Trảng Bom ở tỉnh Đồng Nai hướng về quê nhà Nghệ An. Với tốc độ trung bình 28km mỗi ngày trên những chiếc xe đạp "cà tàng", họ phải mất hơn một tháng mới tới nơi. May thay, sau khi đạp được 282km, họ đã được hỗ trợ cho đi tàu lửa từ TP Phan Rang-Tháp Chàm ở tỉnh Ninh Thuận về quê.

 

Hồi giữa tháng 7, hàng chục người lao động đã từ Bình Định đi bộ hướng về quê là huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi trong tình trạng đói khát. Họ nằm trong số hàng trăm người dân tộc thiểu số tại Quảng Ngãi đi làm ăn ở các tỉnh lân cận phải đi bộ về quê trong đợt này.


BM


Báo Công an Nhân dân ngày 22/7 dẫn lời ông Phạm Văn Thái ở huyện Ba Tơ, kể: "Chờ cả tuần không có xe, đồ ăn cũng hết nên bà con mình quyết định đi bộ. Từ 5 giờ sáng hôm kia, bà con xuất phát, đến tối thì tụm lại ngủ ven đường. Bây giờ mới đặt chân lên đất Quảng Ngãi".


BM


Nhiều người dân tự tìm đường về quê cũng đã rơi vào tình thế tiến thoái lưỡng nan: tỉnh nhà không tiếp nhận mà Sài Gòn cũng chặn đường trở lại. Báo Tuổi Trẻ ngày 24/7 đưa tin rất nhiều người dân quê Bến Tre trên đường từ Sài Gòn về quê bị chặn lại tại các chốt kiểm tra trên quốc lộ 1, đoạn giáp ranh Sài Gòn - Long An và buộc phải quay đầu.


BM


Tờ báo này dẫn lời một người dùng Facebook viết: "Chào mọi người! Sáng nay mình đi về Bến Tre. Mình đã chuẩn bị giấy tờ đầy đủ nhưng đến đoạn Long An thì tất cả mọi người đều không được qua. Và khi quay lại Sài Gòn thì lại có một chốt tại huyện Bình Chánh không cho mình vào."

 

Tại sao đón chậm?

 

Sau khi dịch bệnh bùng phát dữ dội tại Sài Gòn, một số địa phương đã tổ chức đón người dân của mình về. Tỉnh Quảng Nam, TP Đà Nẵng… đã tổ chức xe, máy bay để đón người, dù chưa đón hết được nhưng cũng đã giúp cho những trường hợp cần kíp nhất có cơ hội về quê. Trong khi đó, một số tỉnh khác lại chậm trễ trong việc này.


BM


Tại Thừa Thiên-Huế, Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh Covid-19 tỉnh này đã có thông báo UBND tỉnh quyết định tổ chức đón công dân trở về quê, dự kiến đợt 1 từ ngày 20/7 đến 25/7, đón khoảng 300 công dân từ SÀI GÒN về bằng tàu hỏa.

 

Tuy nhiên, báo Thanh Niên ngày 24/7 cho biết đến thời điểm bài báo đăng, Thừa Thiên-Huế vẫn chưa chính thức đón được người nào như kế hoạch công bố, trong khi đã có hơn 10.000 người đăng ký trở về quê.

 

Tờ báo này dẫn lời ông Nguyễn Xuân Sơn, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông, Tổ trưởng tổ tuyên truyền về phòng chống dịch Covid-19 tỉnh Thừa Thiên-Huế, cho biết:

 

"Sau khi rà soát thì việc đăng ký số lượng quá nhiều. Một số đăng ký theo phong trào với mong muốn được duyệt, một số đăng ký về toàn bộ gia đình, một số có gia đình ở Sài Gòn rồi nhưng vẫn muốn về để tránh dịch, một số muốn về thăm thân… Vì vậy, Sở đang xác minh trường hợp nào cấp bách để đón về trước. Trong giai đoạn này sẽ ưu tiên các đối tượng: người cao tuổi, có bệnh, phụ nữ có thai, trẻ nhỏ đi theo, người bán vé số, làm thuê... đối tượng dễ tổn thương vì dịch bệnh. Sở sẽ có thông báo sau khi có kết quả phê duyệt".


BM


Do Sài Gòn đang là vùng dịch, mọi người đi từ địa phương này tới các nơi khác đều phải thực hiện xét nghiệm, cách ly y tế theo thời gian quy định. Một số địa phương do chưa chuẩn bị được phương án đón dân, cụ thể là các phương án về cách ly, xét nghiệm, chăm sóc y tế… cho số công dân hàng ngàn, thậm chí hàng chục ngàn người hồi hương, nên đã chậm trễ trong việc đón người.


       BM



Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 117 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.395 seconds.