Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Lịch Sử - Nhân Văn
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Văn Học - Nghệ thuật :Lịch Sử - Nhân Văn
Message Icon Chủ đề: Đức Từ Dũ Gởi trả lời Gởi bài mới
Người gởi Nội dung
dangtrung1977
Newbie
Newbie
Avatar

Tham gia ngày: 02/Apr/2013
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 6
Quote dangtrung1977 Replybullet Chủ đề: Đức Từ Dũ
    Gởi ngày: 02/Apr/2013 lúc 1:48am
Vụ đào mộ Hoàng thái hậu tại Huế
Ở tuổi 90, cụ Vương đã khóc khi hay tin lăng mộ của Hoàng thái hậu Từ Dũ tại Huế bị kẻ trộm đào tìm đồ xưa, dẫn đến việc nấu chảy những báu vật lấy lên từ đáy mộ...
Hồn Thái hậu chứng giám!
Trong số di cảo cụ Vương để lại có 8 trang dày đặc ghi những bức xúc đau buồn của cụ về vụ đào trộm lăng mộ bà Từ Dũ gần 30 năm trước. Cụ khóc trước hết vì bà Từ Dũ là bậc mẫu nghi thiên hạ, một người được nhà Nguyễn cũng như dân chúng đương thời kính trọng bởi sức lan tỏa của lòng nhân ái và đức độ của bà.
Là người đẹp sinh ra ở gò Sơn Quy (nơi có thế phong thủy cát tường trên đất Gò Công, Tiền Giang mà tên gọi ấy do vua Tự Đức đặt), được Thuận Thiên Cao hoàng hậu (vợ vua Gia Long) tấn cung năm 14 tuổi để hầu hoàng trưởng tử Miên Tông. Những ngày vui qua mau và tiếp đến là những ngày buồn dằng dặc khi bà phải khóc chồng qua đời (vua Thiệu Trị), khóc con trai duy nhất mất trước bà (vua Tự Đức).
Một chuỗi dài những cảnh tang thương diễn ra khiến bà "Khóc chạy loạn buổi binh Pháp xâm nhập cung nội, khóc từ giã vua trẻ Hàm Nghi, khóc các vua non Dục Đức, Hiệp Hòa, Kiến Phước, Đồng Khánh... Nước mắt có bao nhiêu cũng không đủ chảy cho cảnh ngộ đau thương của bà". Cụ Vương viết tiếp: "Khi áo quan đã đậy, xác bà chôn vùi đã ngót gần trăm năm (bà mất 1902), lăng mộ bị đào trộm, xác linh bị phạm, trang sức quý giá bị thủ tiêu, nấu chảy, tôi biết lấy lời nào để ghi lại sự sơ hở của chúng ta ngày nay, hồn linh thái hậu xin chứng giám!".
Vụ đào mộ trên xảy ra năm 1983, xử chung thẩm 1988 - 1989, được thông tin qua bài điều tra của Nguyễn Đắc Xuân. Sau bài đăng trên báo, sáng hôm sau, một bạn trẻ đến nhà cụ xin thưởng ngoạn những cổ vật quý hiếm trong bộ sưu tập của cụ Vương nhân tiện bạn ấy đã mang theo bài báo đưa cụ. "Tôi đọc bài này mà nước mắt cứ tuôn... và tự trách sống làm chi để nghe thấy những việc thương tâm như vậy", cụ Vương viết.

Điếu thuốc lào Viên Long (8 cạnh) vẽ 8 con rồng uốn tròn trong mây
Khóc cho tuổi già vô dụng
Rồi ngay hôm ấy, cụ viết một bài khá dài: "Khóc cho tuổi già vô dụng" nhắc lại nguyên văn một đoạn của Nguyễn Đắc Xuân viết: "Những báu vật bị hành quyết: thực hiện quyết định của Tòa án Tối cao tổ chức hội đồng hóa nghiệm (không có đại diện cơ quan văn hóa) - cụ Vương giải thích: "Hóa nghiệm, theo tôi hiểu là nấu chảy nữ trang vô giá, chỉ lấy vàng nguyên chất để tiện thu nạp vào kho Nhà nước... bất chấp vàng ấy là nữ trang trong Đại nội do thợ khéo đời thế kỷ XIX để lại, cũng như những vật ấy do bọn trộm đào mộ lấy trong lăng của bà hoàng thái hậu Từ Dũ. Sển này, chỉ khóc cho tuổi già bất lực, không muốn sống để thấy việc trái cựa như vậy nữa...".
Kết quả hóa nghiệm đã thu được: "Vàng 13 lượng 9 chỉ 5 phân, Bạc 0,010kg, Ngọc 1.890 cara. Tất cả số vật chất này đưa qua công ty vàng bạc bán được 23.326.122đ (thời giá lúc đó 2.300.700đ/1 lượng). Số vàng ngọc bị rỗ, có cái bán 4.000đ, có cái chỉ bán được 2.000đ (tương đương 1 lon bia). Lấy số tròn là 23.300.000đ..." (Nguyễn Đắc Xuân).
     
Mặt trước (ảnh trên) và sau của đĩa sứ ký kiểu thời vua Thiệu Trị (chồng bà hoàng Từ Dũ)
Cụ Vương bộc bạch: "Đọc đến đây lòng tôi bị cảm kích quá độ, tôi khóc ngay hay là nước mắt cứ tuôn trào, xin độc giả niệm tình dung thứ để trích ra đây đoạn cuối của bài anh học trò cũ Nguyễn Đắc Xuân...". Rồi cụ trích: "Dưới con mắt của người làm văn hóa thì đó là một thiệt hại không thể nào bù đắp được - những báu vật ấy góp phần biểu thị cho nền văn hóa vật chất của dân tộc ta thế kỷ XIX, là những báu vật vô giá".

Ở góc độ nhân văn thì "Đó là một sự xúc phạm thô bạo tài năng của người nghệ sĩ, của người thợ làm nên tác phẩm để đời, đã không được tôn trọng bằng vàng", nghĩa là xem giá trị các báu vật của tiền nhân để lại kém thua trị giá của vàng thời nay, nên đã nấu chảy ra vàng để tiện gửi ngân hàng? Dấu hỏi không lời đáp và cụ thẫn thờ nói một mình: "Buồn quá Xuân ơi...".
Phạm Đăng Trung
IP IP Logged
lo cong
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 30/Oct/2007
Đến từ: Canada
Thành viên: OffLine
Số bài: 2596
Quote lo cong Replybullet Gởi ngày: 05/Mar/2016 lúc 7:09pm


Bà Phạm Thị Hằng quê Gia Định, con gái Quốc công Phạm Đăng Hưng, bà là quí phi của vua Thiệu Trị, khi con bà là Hồng Nhậm (Tự Đức) lên ngôi, triều đình muốn tấn phong Bà làm Thái hậu, bà từ chối, mãi đến 10 năm sau (1858), bà còn nói: “Tăng thêm uy danh cho đẹp, chỉ tăng thêm thất đức của ta mà thôi... Ta chỉ mong các quan văn võ trong triều, hết sức giúp vua trong chức vụ mình, ta thấy được sự thái bình của đất nước, thì không có cái vui nào hơn”. Đến năm 1870, bà tròn 80 tuổi, vua Tự Đức nài nỉ, bà đồng ý và căn dặn: “tiến hành thật đơn giản và ít tốn kém”.

     Thái hậu Từ Dũ (còn gọi là bà Từ Dụ) dù không nhúng tay việc triều chính, nhưng bà luôn theo dõi chính sự, khi nói chuyện với con (vua Tự Đức), bà hỏi: “Trong triều, con thấy các quan lại thế nào?”. Vua Tự Đức bẩm: “Nguyễn Tri Phương, Vũ Trọng Bình, văn võ kiêm toàn, trung thành thẳng thắn”.

Thái hậu bảo: “Nếu được nhiều người như Nguyễn Tri Phương, Vũ Trọng Bình, để đặt ở mỗi tỉnh một người thì quốc sự dân sinh rất nhiều điều tiến ích. Thật hận cho bọn tham lam quá nhiều... Họ không biết là của bất nghĩa không mấy đời thì hết sạch, con cháu sẽ cùng khốn, bị thiên hạ cười chê. Sao bằng làm nhân nghĩa để đức lâu dài”.

     Người hầu thấy 2 ngọn nến (bạch lạp) còn một nửa, đem 2 cây nến mới sắp sửa thay. Bà Từ Dụ nhỏ nhẹ bảo: “Con định thay cây bạch lạp mới đấy à?! Ta xét mình không làm được gì có ích cho nước nhà, sao lại cậy thế là mẹ vua để tiêu xài xa xỉ?! Một sợi tơ, một hạt gạo, đều là mồ hôi công sức của dân, không được coi thường mà hoang phí!”.

     Phạm Phú Thứ, vì thẳng thắn dâng sớ can gián vua, mà bị giáng xuống làm lính. Chờ dịp Tự Đức vào hầu; Bà bảo: “Ông Phạm dâng sớ khuyên con, ông ấy được cái gì?”.

- Không được gì. Nhưng làm tôi mà trách vua, thì quá đáng.

- Thế khi làm lính ông ta có hận gì không?

- Dạ, con không nghe chuyện ấy.

- Thế thì người này đáng trọng lắm. Dâng sớ trách vì lo vua, muốn vua được tốt. Ông ấy lo vua mà bị nạn, không giận hờn. Con nên nghĩ lại nghe con!. Do lời khuyên của mẹ. Vua Tự Đức, xuống chiếu gọi Phạm Phú Thứ hồi kinh, phục chức. Quả thực Phạm Phú Thứ lo đất nước và giúp vua rất nhiều.

     Theo thói thường một người làm quan cả họ được nhờ, nhưng một hôm có người họ Phạm từ Gia Định ra Huế, xin vua chức tước, bà nghe vậy, gọi vua bảo: “Người trong họ của mẹ, không có công lao gì thì không được ban cho tước lộc. Hễ có ai làm điều gì trái phép nước thì cứ nghiêm trị như thường để làm gương công minh cho dân trong nước biết”.

     Thái hậu thích xem sử sách, nên thường đêm vua Tự Đức đọc sách cho mẹ nghe. Khi đọc về Hán sử, các vua nước Tàu: Tần Thuỷ Hoàng, Hán Cao Tổ... và các nhân vật trong Tam Quốc Chí, như: Lưu Bị, Tào Tháo, Khổng Minh... sau những lời bình luận về đạo đức hay thất đức, về tài lãnh đạo, cách đối xử với dân chúng của mỗi nhân vật. Thái hậu khuyên vua, hãy nhìn những ưu khuyết của người xưa, từ đấy rút ra bài học về cái đạo trị nước của người làm vua.

     Vua Tự Đức cho đoàn hát bội Thanh Bình vào triều, diễn “Tuồng Phàn Lê Huê” để mẹ vui. Diễn viên cố sức biểu diễn xuất sắc, đúng nguyên bản của nước Tàu. Nhưng Thái hậu xem lại không vui. Bà bảo ngưng còn gọi vua và đoàn nghệ nhân đến bảo: “Sao biểu diễn cái trò thất đức như vậy, con giết cha, em giết anh, thì còn gì đạo lý nữa?! Nước mình khác nước người ta; mình không được bắt chước người Tàu, đầu độc bá tánh làm điều vô đạo đức! Nên sửa lại”. Vua nhận lỗi.

     Bà Từ Dũ, khi nghe tin giặc Pháp chiếm 3 tỉnh Nam Kỳ, quân ta bị hao quân tổn tướng. Bà khóc thảm thiết và nhịn ăn mấy ngày liền.

Năm 1883, vua Tự Đức băng, để di chiếu tôn bà làm Từ Dụ Thái hoàng thái hậu. Sau đấy nước nhà loạn lạc, đến năm 1885, vua Hàm Nghi mới làm lễ tấn tôn cho bà theo di chiếu. Bà mất năm 1902, hưởng thọ 92 tuổi.



Cảm niệm: Từ Dũ Thái Hậu


Từ Dũ, bảo vua thương mến dân!

Xót xa non nước, lúc gian truân!

Khuyên vua đức trị, lo nòi giống

Chính sự, dặn dò giữ nghĩa nhân!

Nguyễn Lộc Yên



Chỉnh sửa lại bởi lo cong - 05/Mar/2016 lúc 7:13pm
Lộ Công Mười Lăm
IP IP Logged
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.094 seconds.