Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Chuyện Linh Tinh
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Đời Sống - Xã Hội :Chuyện Linh Tinh
Message Icon Chủ đề: Bao giờ ĐH Bách khoa lại phải “chạy” Gởi trả lời Gởi bài mới
Người gởi Nội dung
Guests
Guest
Guest

Quote Guests Replybullet Chủ đề: Bao giờ ĐH Bách khoa lại phải “chạy”
    Gởi ngày: 18/Dec/2010 lúc 10:22pm
Nhiều trường ĐH trước kia nằm ở bên lề TP, giờ Hà Nội phát triển và mở rộng, nó thành ra lại ở khu vực trung tâm và nằm trong diện phải di dời đến điểm mới. Vậy nếu 50 năm sau, địa điểm mới đó lại trở thành trung tâm, liệu trường có phải “chạy” lần nữa?

Hà Nội đang thực hiện chủ trương cải tạo và di dời gần 50 cơ sở y tế - giáo dục ra khu đất mới “nhằm giảm mật độ dân số khu vực trung tâm, nâng cao chất lượng sống cho cư dân đô thị”. Câu chuyện có vẻ như đã được bàn thảo kỹ lưỡng của các cấp chính quyền nhưng vẫn chưa thuyết phục được nhiều nhà chuyên môn trong lĩnh vực quy hoạch kiến trúc. Để tìm hiểu thêm, xin giới thiệu bài viết của KTS Ngô Doãn Đức - Phó chủ tịch Hội Kiến trúc sư Việt Nam về vấn đề này.

Chuyện di dời nhiều trường đại học ở trong trung tâm thành phố để đáp ứng sự phát triển… đã trở thành một chủ trương, đặc biệt sau khi Hà Nội được mở rộng, có quỹ đất giành cho các trường đại học. Sự bàn thảo đã diễn ra ở một số đơn vị liên quan nào đó, kết quả là đã có việc lựa chọn ra danh sách các cơ sở y tế - giáo dục phải cải tạo hoặc phải di dời. Nguyên nhân phải di dời đã được nói rõ, “nhằm giảm mật độ dân số trung tâm, nâng cao chất lượng sống cho cư dân đô thị”. Câu chuyện di dời dường như đang được thực hiện một cách bài bản nhưng thực tế có một số vấn đề cần phải được xem xét kỹ lưỡng.

Rõ ràng đất không thể để không

Lịch sử  xây dựng Hà Nội đã được 1000 năm. Trường đại học đầu tiên của Hà Nội là Quốc Tử Giám vẫn còn tới bây giờ. Rồi các trường ĐH Dược, ĐH Y, ĐH Bách khoa, ĐH Quốc gia, ĐH Sư phạm… được hình thành theo chuỗi thời gian, tạo nên một hệ thống các cơ sở giáo dục tại Hà Nội. Tên tuổi, vị trí, kiến trúc của nhiều trường… đã trở thành thương hiệu của mỗi trường, song hành cùng đời sống xã hội.

Chưa kể, hệ thống các cơ sở giáo dục đó đã trở thành những địa chỉ, gắn với Hà Nội. Chắc chúng ta chưa từng nghe thấy trường Oxford, Havard… tính đến chuyện di dời? Chưa và nhiều khả năng là không bao giờ, vì thành phố Cambridge nếu không còn trường Havard sẽ không còn là Cambridge.

Người ta nói đã có những tiêu chí để xem xét di dời các cơ sở y tế - giáo dục ở Hà Nội. Vậy tiêu chí đó dựa trên cái gì, căn cứ vào đâu, đã được sự đồng thuận của phần đông dư luận chưa? Tôi cảm thấy có điều gì đó còn đại khái, có đến gần nửa số trường và cơ sở y tế nêu trong danh sách là không nên di dời đi nơi khác nên cần phân tích cho thấu đáo hơn. Di dời đi, rõ ràng đất không thể để không. Vậy dùng đất làm gì, nhà ở à, văn phòng chăng, hay cái gì khác? Nếu di dời trường để giảm mật độ dân số thì xin hỏi, nhà chung cư, văn phòng làm việc hay trung tâm thương mại… không đông người sao?

Thêm nữa, ở phương án trường di dời đi một phần và xây thêm cơ sở mới: khi đó ông Hiệu trưởng sẽ ngồi đâu để chỉ đạo cả hai? Giảng viên sẽ phải đi cả chục cây số từ cơ sở 1 tới cơ sở 2 để giảng bài? Rõ ràng với điều kiện của Việt Nam, điều đó là chưa thực tế.

Bệnh viện cũng có tính chất tương tự. Dù là cấp trung ương hay của địa phương thì đều là những cơ sở khám chữa bệnh phục vụ cho dân sinh với nhiều đối tượng và với cự ly nhất định. Nhiều bệnh viện đã có lịch sử tồn tại hàng trăm năm, trở thành dấu ấn gắn liền với lịch sử phát triển đô thị Hà Nội. Phát triển bệnh viện tư nhân sẽ thành một xu thế tất yếu, sẽ góp phần giảm tải cũng như nâng cao chất lượng khám chữa bệnh trước nhu cầu ngày một tăng. Thay việc phải di dời, cần cải tạo và nâng cấp trang thiết bị, như ở các cơ sở y tế, bệnh viện Bạch Mai, Việt Đức, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương… cùng với phát triển mạng lưới khám bệnh tư nhân có uy tín là cách làm nên suy tính kỹ lưỡng.

Bao giờ trường ĐH Bách khoa phải “chạy” tiếp?

Đối với trường hợp của Trường đại học Bách khoa Hà Nội, do Liên Xô thiết kế, quy hoạch, giúp Việt Nam xây dựng trường từ những năm 1956. Lúc đó, địa điểm của trường là ở ngoài trung tâm thành phố.  

Khuôn viên ban đầu của trường tới 40-50 ha, giờ chỉ còn gần 30 ha. Hiện có một phường là phường Bách khoa có đông dân cư trú trên đất trước đây vốn là đất của trường, bản thân trường Bách khoa phát triển đến nay lại thiếu đất. Nếu đặt vấn đề cải tạo có dám tính đến việc di dân để trả lại khuôn viên hay là để phát triển tiếp lại đề xuất phương án “chạy” trường?
Sao không nghĩ tới việc trả lại không gian cho trường này một cách nghiêm túc? Thực ra, thời gian qua, chúng ta đã làm hỏng đi cơ ngơi của một trường ĐH vốn có quy mô khá lớn và được quy hoạch một cách khoa học, bài bản. Không nên nghĩ chuyện cải tạo đơn thuần hoặc di d

Chỉnh sửa lại bởi lovelychip1590 - 18/Dec/2010 lúc 10:24pm
IP IP Logged
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.094 seconds.