Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Âm nhạc
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Văn Học - Nghệ thuật :Âm nhạc
Message Icon Chủ đề: VĂN HƯỜNG Gởi trả lời Gởi bài mới
Người gởi Nội dung
Hoang_Ngoc_Hung
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 16/Jan/2008
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 1332
Quote Hoang_Ngoc_Hung Replybullet Chủ đề: VĂN HƯỜNG
    Gởi ngày: 27/Feb/2009 lúc 6:05am
hoangngochung@ymail.com
IP IP Logged
Hoang_Ngoc_Hung
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 16/Jan/2008
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 1332
Quote Hoang_Ngoc_Hung Replybullet Gởi ngày: 27/Feb/2009 lúc 6:08am

Soạn giả Viễn Châu: Văn Hường và Tư Ếch... 

TTC - Xuống trạm xe buýt gần bưu điện Trần Hưng Đạo, tôi đi bộ vô hẻm Nguyễn Cảnh Chân hướng về phía chùa Phật Ấn.  

Đang đứng săm soi mấy chậu phong lan trên gác, vừa trông thấy tôi, ông Viễn Châu mau mắn:

- Vô đây. Nhà “tui” đây!

Một cháu bé ra mở cửa rào và đưa tôi lên gác, nơi ông làm việc. Gian phòng bé nhỏ ông làm nơi sáng tác có một cái tủ kiếng lớn, bên trong đựng đầy những vở tuồng cải lương và bài ca vọng cổ, tất cả đều được đóng bìa cứng và mạ vàng thật đẹp.

Trên tường, treo bên cạnh cây đờn tranh là những hình ảnh và kỷ niệm chương của chương trình “Vầng trăng cổ nhạc”, “Những cánh chim không mỏi”, bằng xác nhận kỷ lục “Người viết vọng cổ nhiều nhất VN”. Chính giữa là chân dung của ông Viễn Châu với nét bút ký họa, dưới ký tên “Cù Huy Hà Vũ thân tặng”. Quanh bức chân dung là những kim khánh mừng thọ của các nghệ sĩ Út Bạch Lan, Bạch Tuyết, Vũ Linh, Lệ Thủy, Phương Hồng Thủy. Đặc biệt kim khánh lưu niệm của nghệ sĩ Minh Phụng có hàng chữ thật to: “MÃI MÃI NHỚ ƠN BA BẢY”.

Tôi bắt đầu vào chuyện:

- Thưa bác! Nhân dịp cuối năm, cháu đến thăm bác với lời chúc sức khỏe, nhân dịp này xin phép được hỏi bác vài câu.

- Cháu cứ hỏi. Bác biết bao nhiêu trả lời bấy nhiêu (lại cười).

 - Thưa bác! Những bài vọng cổ cũng như thể loại Tân cổ giao duyên của bác từ đào kép cải lương cho đến giới mộ điệu cổ nhạc, ai cũng ưa thích. Sau đó là vọng cổ hài. Bác cho biết bác viết thể loại này vào lúc nào, và trường hợp nào bác nảy sinh cảm hứng để sáng tác ?

- Người đem đến cho tôi cảm hứng viết vọng cổ hài là... nghệ sĩ Văn Hường!

- Bác gặp chú Văn Hường vào năm nào?

- Cuối năm 1960, lúc đó tôi cộng tác với hãng đĩa hát ASIA của ông Ngô Văn Đức. Một tối nọ, tôi với ông Đức đến quán Lệ Liễu, ở Thị Nghè, để nghe đờn ca cổ nhạc, luôn tiện tìm giọng ca mới, tình cờ gặp Văn Hường. Khi nghe anh ca bài vọng cổ “Tâm sự người cha”, tôi rất ngạc nhiên và thích thú. Với lời lẽ nghiêm nghị của một người cha hiền từ, trách mắng đứa con ngỗ nghịch, Văn Hường đã làm thính giả vô cùng khoái trá, nhứt là với lối xuống cung hò của câu đầu bài vọng cổ với cách luyến láy “ự ư...” của anh rất lạ, có duyên vô cùng!

Rời quán nghệ sĩ, trên đường về, tôi bàn với ông Đức nên mời Văn Hường thu tiếng cho hãng nhà, ông Đức đồng ý ngay. Tôi vỗ tay: “Vậy là chú Văn Hường trúng số!”.

Trưa hôm sau, tôi lên tìm nhà Văn Hường ở gần cư xá Thanh Bình vùng Xóm Gà - Bà Chiểu.

Vừa trông thấy tôi, Văn Hường từ trong nhà chạy ra ôm tôi và reo lên: “Thầy!”. Khi nghe tôi mời vào thu thanh cho hãng ASIA - tức hiệu đĩa Hồng Hoa - Văn Hường sốt sắng nhận lời ngay.

Sau khi từ giã Văn Hường, tôi về nhà ngồi vào bàn viết luôn một mạch xong bài vọng cổ hài.

Ba hôm sau, Văn Hường được hãng ASIA mời vào thu thanh. Vừa cầm bài ca lên đọc, anh cười to và lắc lắc vai tôi:

- “Đã” quá anh Bảy ơi!

Thế rồi chưa đầy một tiếng đồng hồ, Văn Hường đã thu xong bài vọng cổ hài đầu tiên với tựa “Đêm tân hôn”.

Một tuần sau, đĩa “Đêm tân hôn” vừa tung ra thị trường đã được giới mộ điệu đón nhận hết sức nồng nhiệt. Các đại lý từ thành phố đến các tỉnh tranh nhau đặt hàng. Công nhân ép đĩa làm việc liên tục cả ngày lẫn đêm. Được trớn, tôi viết thêm cho Văn Hường bài “Tư Ếch đi Sài Gòn”.

Lần này, thì đúng là sóng gió nổi lên trong làng cổ nhạc. Tôi liền đề nghị với ông Ba Đức ký hợp đồng độc quyền dài hạn với Văn Hường. Ông Ba Đức đồng ý ngay. Thế là mấy hôm sau, Văn Hường được mời vào hãng ký tên vào bản hợp đồng có giá trị 1 năm với số bạc 100.000đ. Và rồi mấy tuần sau, anh em nghệ sĩ thấy Văn Hường chễm chệ trên chiếc ôtô Citroen kiểu thể thao tà tà dạo phố oai hết chỗ nói.

- Thưa bác Bảy, ngoài những bản vọng cổ, bác Bảy có viết những chập văn ngắn cho Văn Hường trổ tài ca diễn?

- Có chớ. Tôi có viết những vở cải lương hài cho Văn Hường đóng chung với các nghệ sĩ Ba Vân, Hoàng Mai, Trần Văn Trạch, Phi Thoàn, Tùng Lâm, Túy Hoa, Túy Phượng qua các vở: “Nồi nào vung nấy”, “Hai chàng rể hụt”, “Hội yêu vợ”, “Hội sợ vợ”, “Đại hội vua hề”...

 Tôi nhìn bác:

- Bác Bảy trông nghiêm trang, ít nói nhưng lại hay đem đến cho bà con những nụ cười rất ý nhị.

Ông Viễn Châu lại đốt thuốc:

- Tôi muốn đem đến mọi người, mọi giới một niềm vui nho nhỏ để thần kinh bớt căng thẳng vì công việc bộn bề giữa phố phường chật hẹp đầy khói bụi và... xe cộ!

Thấy trời đã gần tối, tôi đứng lên:

- Xin chào bác và cám ơn bác với buổi gặp gỡ hôm nay. Chúc bác năm mới luôn mạnh khỏe.

HÀ CẨM GIANG



Chỉnh sửa lại bởi Hoang_Ngoc_Hung - 27/Feb/2009 lúc 6:12am
hoangngochung@ymail.com
IP IP Logged
Hoang_Ngoc_Hung
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 16/Jan/2008
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 1332
Quote Hoang_Ngoc_Hung Replybullet Gởi ngày: 27/Feb/2009 lúc 6:13am
Chuyện đời danh hài:
Tư Ếch về quê cắm câu
 
Vợ chồng nghệ sĩ Văn Hường - Ảnh: H.Đ.N

 15/02/09

Trong số các danh hài được liệt vào hàng quái kiệt thì Văn Hường hầu như ngồi riêng một chiếu, bởi ông chỉ chuyên vọng cổ hài, không đụng hàng với ai...

Phải vòng xe mấy tua trên đoạn đường trước đây có Quán nghệ sĩ Văn Hường ở Linh Xuân (Thủ Đức, TP.HCM), nơi từng nhiều lần đến thăm ông; quán đã hạ bảng, cửa đóng im lìm. Người hàng xóm mách: “Ổng về mở quán ở đường Hàng Tre - Long Thạnh Mỹ rồi”.
 
Lại chạy ngược xuôi hết gần buổi sáng tôi mới tìm ra cái Quán nghệ sĩ Văn Hường mới cáu nằm sâu hút trong con đường đất đỏ lồi lõm phía sau Khu công nghệ cao Q.9.

Ông đón tôi với nụ cười hồn hậu: “Sau hơn mười năm ở Linh Xuân, vợ chồng chú mới dọn về đây trước Tết. Cái nhà 240m2 này là do con cái và anh em, bạn bè ở Long Thạnh Mỹ giúp xây trên đất hương hỏa. Già rồi, giờ về quê cắm câu thôi...”.

Văn Hường sinh năm 1934 ở chính vùng quê này, nhưng thời niên thiếu đã phải lên Sài Gòn lặn lội kiếm sống với đủ thứ nghề, từ đi bán hạt dưa cho đến ở đợ. Tuy nhiên, do có thời gian theo bạn bè đi đờn ca tài tử khắp vùng Bưng 6 xã (nay là Q.2 và Q.9) nên ông có thêm nghề tay trái: đi ca.

Được thầy Mười Phú nhận vào lò cổ nhạc của thầy ở Cầu Bông, đến năm 23 tuổi, Văn Hường lại được nữ danh ca Lệ Liễu nhận vào ca tài tử trong quán Lệ Liễu thuộc Giải trí trường Thị Nghè. Đến giờ, Văn Hường vẫn còn nhớ những bài vọng cổ đầu đời mà các nhạc sĩ Văn Vĩ, Năm Cơ đã từng đàn cho ông ca:  Chồng già vợ trẻ, Nhớ mẹ hiền, Đổng Kim Lân phò ấu chúa... Và rồi theo thời gian, Văn Hường đã tạo được tên tuổi nhờ vào giọng ca mùi.

 

Nghệ sĩ Văn Hường thời trẻ (ảnh nhân vật cung cấp) và lúc già

Tuy nhiên giọng ca mùi vẫn không sao ngoi lên làm kép vì tiêu chuẩn thước tấc hơi bị khiêm tốn. Chính soạn giả Viễn Châu đã có một sáng kiến đổi đời với Văn Hường khi ông phát hiện ở giọng ca của “chú lùn” này có một duyên hài bẩm sinh.

Viễn Châu đã viết bài Đêm tân hôn cho Văn Hường ca vào 1959, đến nay đã tròn nửa thế kỷ. Bài ca qua diễn xuất của Văn Hường thành công hết sức bất ngờ nên sau đó, soạn giả Viễn Châu đã sáng tác riêng cho Văn Hường một loạt vọng cổ hài có tên Tư Ếch: Tư Ếch đi Sài Gòn, Tư Ếch đại chiến Văn Hường, Tư Ếch coi cải lương, Tư Ếch đi hội chợ... Và Văn Hường đã được khán giả gọi chết danh Tư Ếch.

Rồi như cá gặp nước, Văn Hường được các hãng đĩa Hồng Hạnh, Asia, Continental, Quê Hương, Việt Nam... níu kéo, mời ghi âm tới tấp. Dạo đó, giọng ca của Văn Hường nổi lên như một hiện tượng. Đến nỗi không chỉ có soạn giả Viễn Châu viết bài ca cho Văn Hường mà các soạn giả khác cũng ồ ạt sáng tác gần 200 bài vọng cổ hài chỉ để cho Văn Hường ca. Có thể kể: Tôi không sợ vợ, Năm con vợ, Vợ tui nói tiếng Tây, Hẹn nàng nơi cửa hậu, Vợ tui mê tân nhạc, Vợ tui - tui sợ, Vợ tui đẹp ác, Tôi mê tài xỉu, Lệnh xé xác, Tề Thiên đại thánh, Lá sớ Táo quân, Tại tui tuổi Sửu, Tiền bạc - bạc tiền, Chó mực đầu cáo, Tui thua số đuôi... (của Viễn Châu); Văn Hường ba vợ, Vợ tui lấy Mỹ, Văn Hường đau khổ (của Văn Giai); Tựa tuồng sân khấu, Chuyến xe cuối tuần, Văn Hường đi Suzuki, Ánh sáng đô thành, Chúc tân hôn, Sài Gòn “tuýt”, Nỗi buồn của tôi, Văn Hường trúng số hụt, Tiền nằm trong hẻm (của Yên Sơn); Võ Đại Lang bán phở, Tarzan nổi giận (của Xuân Phát); Thằng Lãnh bán heo (của Quy Sắc); Tai nạn Honda (của Yên Trang)...

Quả thật, với lớp khán giả trung niên, ai đã từng nghe Văn Hường ca vọng cổ thì không khỏi có cái cảm giác “mùi đã cái lỗ tai” khiến phải nở bung những nụ cười ý vị. Đó là thời kỳ hoàng kim của Văn Hường.

Sau giải phóng, Văn Hường tham gia đoàn Thống Nhất - Tây Ninh, rồi về đoàn Sống Chung - TP.HCM cho đến năm 1983 thì phải bỏ hát vì bệnh tật. Gia đình ông đã chuyển chỗ ở nhiều nơi: Trần Xuân Soạn - Q.7, Tân Quy Tây - Nhà Bè, cư xá Thanh Bình - Bình Thạnh, Linh Xuân - Thủ Đức... Tuy vậy, dù nhổ sào chèo tới nơi đâu ông cũng ráng mở một quán có đờn, có ca - gọi là Quán nghệ sĩ cho đỡ nhớ sân khấu...

Trong ngôi nhà mới của nghệ sĩ Văn Hường ở số 54 Hàng Tre,  phường Long Thạnh Mỹ, cũng có một sân khấu nhỏ, một cây organ và vài cây guitar điện. Tôi hỏi  buổi tối ở đây có đông khách không, ông cười buồn: “Mình mới dọn về đây nên chưa mấy người biết, chỉ có anh em bạn bè lâu lâu ghé qua. Tại nhớ sân khấu nên cũng bày ra cho có vậy mà. Mỗi lần có khách thì mới kêu đám con cháu, em út tới đốt đèn, so dây: Anh Thư, Văn Tài (con nhạc sĩ Văn Vĩ), Thanh Hòa (con danh ca Ngọc Cầm). Vợ chồng tôi có 5 con nhưng chỉ có Thanh Tùng là nhạc công organ, vợ Tùng là Thanh Trúc đoạt HCV Giọng ca cải lương của Đài truyền hình Bình Dương... Mở cái quán này, tuy ở chỗ hẻo lánh nhưng mình không phải trả tiền mặt bằng, mà đám em út, cháu chắt cũng có nơi biểu diễn, có thêm chút tiền thưởng của khách mộ điệu. Lâu lâu hứng chí, mình cũng lên sân khấu làm bậy mấy câu... Cũng có nơi mời, như chương trình Vầng trăng cổ nhạc, nhưng tôi không dám nhận lời. Hơi của ông già 76 tuổi làm sao còn ngon lành được, cứ sợ làm người nghe thất vọng, nên... thôi!”.

Hà Đình Nguyên



Chỉnh sửa lại bởi Hoang_Ngoc_Hung - 27/Feb/2009 lúc 6:16am
hoangngochung@ymail.com
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 14/Apr/2010 lúc 11:04am
Tua tuong san khau - Vien Chau & Van Huong<<<XIN BẤM VÀO
 
HÌNH NẦY COPY CỦA THẦY HOÀNG NGỌC HÙNG


Chỉnh sửa lại bởi Nhom12yeuthuong - 14/Apr/2010 lúc 11:16am
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.126 seconds.