Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Quê Hương Gò Công
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Văn Học - Nghệ thuật :Quê Hương Gò Công
Message Icon Chủ đề: Bắc Cầu Nổi Gởi trả lời Gởi bài mới
Người gởi Nội dung
Hoa Xuan
Admin Group
Admin Group
Avatar

Tham gia ngày: 01/Feb/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 54
Quote Hoa Xuan Replybullet Chủ đề: Bắc Cầu Nổi
    Gởi ngày: 01/Mar/2009 lúc 1:43pm
    Người GòCông thường hay gọi là bắc Cầu Nổi thay vì nói là phà Mỹ Lợi. Nghe tin là sau này sẽ bắt cầu ngang qua sông , lòng nghe tiếc tiếc , nhớ nhớ một cái gì đó. Mời các bạn nghe kể chuyện :
                   Phà chiều.
        
Chuyến phà sớm mặt nước sông yên tĩnh,
         Tình học trò hò hẹn chuyến xa quê,
         Tình trong mắt yêu trong tim thầm kín,
         Giữ chẳng trao dù bao lượt đi về.

         Chuyến phà trưa nước bên trong bên đục,
         Gió đẩy đưa sông bồi lở hai bên,
         Đời riêng đời như sông dài uốn khúc,
         Lạ nhau rồi dù đường chẳng thay tên.

         Chuyến phà chiều nắng nghiêng soi mặt nước,
         Triều chưa lên sông cạn hóa thành gần,
         Giữa dòng sông hai chuyến đi xuôi ngược ,
         Vẫy tay mừng như gặp lại người thân.
     
         Phà đi chậm nhưng đi về hai lối,
         Chợt nhận ra một ánh mắt quen quen,
         Vừa đủ xa để không nghe tiếng gọi ,
         Vẫy tay chào, chưa đủ để mà quên.
HP
IP IP Logged
Hoang_Ngoc_Hung
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 16/Jan/2008
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 1332
Quote Hoang_Ngoc_Hung Replybullet Gởi ngày: 01/Mar/2009 lúc 10:03pm
Chuyện vui đầu năm nẵm ở bến phà Mỹ Lợi
Lê Du An

17 giờ ngày 4--2006, sau khi thăm một người bạn ở thị xã Gò Công, trên đường về chúng tôi đến phà Mỹ Lợi. Phà Mỹ Lợi nằm trên sông Vàm Cỏ Đông, nối hai huyện Cần Đước của Long An và Gò Công Đông của Tiền Giang.

Quán giải khát sát mép nước ở bến phà Mỹ Lợi.

Bến phà đông hơn ngày thường bởi hôm nay những người về quê ăn Tết trở lại thành phố để làm việc. Sau khi mua vé, chúng tôi được “nhốt” vào nhà chờ. Lượng khách nhiều và chật như nêm cối.

Bốn phía nhà chờ là rào sắt. Ai cũng ngóng ra giữa dòng sông để mong nhìn thấy chuyến phà từ bờ Bắc cập bến bờ Nam, cùng chung tâm trạng nôn nóng được sớm trở về TPHCM trước lúc lên đèn.

Bất ngờ, nhiều người la hốt hoảng: “Cứu, cứu lấy thằng bé !”. Mọi người dồn hết về một hướng và ai nấy đều la toáng lên nhưng không ai có thể tiếp cứu bởi cửa đã khóa chặt. Thì ra, bên ngoài hàng rào sát mép sông có một quán giải khát; bà lão chủ quán rất cao tuổi đang lóng ngóng tay chân, miệng không thốt nên lời. Cháu của bà đang học mẫu giáo đã trợt chân rơi xuống nước.

Trong lúc gần như vô vọng, một người đàn ông trung niên đã nhảy ùm xuống dòng nước xiết lội ra nắm lấy thằng bé đưa vô bờ đồng thời làm một vài động tác cho cháu bé tỉnh lại rồi lẳng lặng giao lại cho bà lão. Người đàn ông nở một nụ cười rồi quay đi.

Mọi người có mặt chứng kiến sự việc diễn ra trong chớp nhoáng và ai nấy đều ngẩn ngơ. Sau đó, mọi người được mở cổng để tiếp tục hành trình. Trên chuyến phà, câu chuyện râm ran về người đàn ông nghĩa hiệp không ngại hiểm nguy ra tay cứu giúp được bàn tán mãi cho đến khi chiếc phà cập bến. Có người trách Ban Quản lý bến phà đã để quán giải khát chông chênh như thế tồn tại trong nhiều năm nay. Rồi ai về nhà nấy nhưng tôi tin trong tâm thức mỗi người, câu chuyện về người đàn ông tốt bụng làm việc nghĩa trong dịp đầu năm mới sẽ là một món quà Tết vô giá cho mọi người.

LÊ DU AN

hoangngochung@ymail.com
IP IP Logged
Hoang_Ngoc_Hung
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 16/Jan/2008
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 1332
Quote Hoang_Ngoc_Hung Replybullet Gởi ngày: 01/Mar/2009 lúc 10:04pm

(net)

Chỉnh sửa lại bởi Hoang_Ngoc_Hung - 01/Mar/2009 lúc 10:05pm
hoangngochung@ymail.com
IP IP Logged
Hoang_Ngoc_Hung
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 16/Jan/2008
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 1332
Quote Hoang_Ngoc_Hung Replybullet Gởi ngày: 01/Mar/2009 lúc 10:10pm
Thay phà Mỹ Lợi bằng cầu 800 tỉ đồng: Gần Sài Gòn lo thất nghiệp
Thứ tư , 2 / 4 / 2008

Việc đi lại giữa Gò Công và TP.HCM sẽ thuận lợi hơn khi có cầu, nhưng tác động từ dự án này đến đời sống người dân ở Gò Công cũng nghiêm trọng hơn

 

Thông tin tập đoàn Golden (Hong kong) đầu tư xây cầu Mỹ Lợi bắc qua sông Soài Rạp nối liền quốc lộ 50 (từ TP.HCM về Gò Công, Tiền Giang) đã làm không ít người dân ở khu vực này vui mừng vì có thêm cơ hội làm ăn. Thế nhưng bên cạnh đó nhiều người lại lo lắng trước nguy cơ mất nhà, mất đất khi số phận phà Cầu Nổi chấm dứt sẽ kéo theo những dự án công nghiệp hoá vùng đất nghèo khó này.

“Kéo” Gò Công sát lại TP.HCM

Ông Nguyễn Hữu Chí, chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang cho biết sẽ đầu tư khoảng 800 tỉ đồng thay thế phà Cầu Nổi để “kéo” Gò Công gần với TP.HCM, biến vùng đất lâu nay chỉ sản xuất nông nghiệp và nuôi thuỷ sản này thành một khu vực phát triển công nghiệp, dịch vụ năng động. Tuy dự án cầu Mỹ Lợi mới khởi động nhưng nhiều nhà đầu tư trong, ngoài nước đã nhắm đến vùng ven biển này. Đã có gần 6.000ha đất ở các địa phương ven biển quanh năm nghèo khó như Tân Thành, Vàm Láng, Gia Thuận, Bình Đông, Bình Xuân… được đăng ký thuê để xây nhà máy đóng tàu, bến cảng, kho bãi dịch vụ, khu đô thị mới, khu công nghiệp hoá dầu, cụm công nghiệp và dịch vụ du lịch biển. Hiện tổng công ty công nghiệp tàu thuỷ Vinashin đã tiếp nhận 280ha đất để xây nhà máy đóng tàu biển và đang san lấp hơn 100ha. Các nhà đầu tư còn lại cũng đang xúc tiến các thủ tục để hoàn thành dự án.

Bộ Giao thông vận tải cũng đã đồng ý khởi công mở rộng quốc lộ 50 từ TP.HCM về Gò Công từ tháng 4.2008 và tỉnh Tiền Giang đang xúc tiến mở rộng thị xã Gò Công thành trung tâm kinh tế xã hội, công nghiệp, dịch vụ, đô thị vùng duyên hải của tỉnh. Thị xã này sẽ mở rộng với quy mô hơn 10.000ha, dân số gần 100.000 người. Về phía tây, bộ Giao thông vận tải cũng đồng ý xây tuyến tránh quốc lộ 50 (khỏi khu vực thị trấn Chợ Gạo) và bắc thêm một cầu mới qua kênh Chợ Gạo. “Cùng với phát triển công nghiệp dịch vụ, các địa phương vùng Gò Công sẽ phải phát triển nông nghiệp, thuỷ sản gắn với công nghiệp chế biến, công nghệ sinh học để hướng đến thị trường TP.HCM và xuất khẩu, khai thác du lịch biển, du lịch sinh thái”, ông Chí nói.

Nếu bây giờ tỉnh không chú trọng xây dựng cơ sở vật chất đào tạo tay nghề cho cư dân địa phương thì khi các nhà máy đi vào hoạt động, lao động địa phương sẽ không có bất cứ cơ hội nào để vào làm việc

Người mừng, kẻ lo

Ông Năm Hổ, chủ doanh nghiệp ở thị xã Gò Công cho biết mỗi lần muốn về TP.HCM ông phải theo quốc lộ 50 đi vòng lên Mỹ Tho rồi ra quốc lộ 1. Tuy xa hơn đi đường Cầu Nổi, Cần Đước, Cần Giuộc trên 40km nhưng ông thấy vui vì “con” Toyota cá mập ông mới sắm không “bị thương” vì đường xấu và khỏi mất thời gian chờ phà lâu lắc. “Sắp tới có cây cầu thì nhà nước nên làm lại quốc lộ 50. Đường sá, cầu cống ngon lành thì dân Gò Công về TP.HCM sẽ đi đường này, tiết kiệm bộn tiền trong tình hình giá cả tăng cao”, ông Năm Hổ nói.

Bên cạnh niềm vui của nhiều người vì có thêm cơ hội làm ăn khi việc đi lại giữa Gò Công và TP.HCM thuận lợi hơn, cũng có nhiều lo lắng khi tỉnh quyết định phát triển công nghiệp ở vùng duyên hải Gò Công. Đặc biệt là chủ trương phát triển công nghiệp tàu thuỷ và công nghệ hoá dầu đã đặt những người nuôi thuỷ sản ở đây trong thế đối mặt với ô nhiễm công nghiệp. Bên cạnh đó, việc thu hồi gần 6.000ha đất xây dựng các nhà máy sẽ làm hơn 40.000 người lâm cảnh mất nhà cửa, đất đai, tư liệu sản xuất. Mặc dù ông Chí cam kết sẽ ưu tiên giải quyết tái định cư, đào tạo nghề và vận động các doanh nghiệp thu nhận lao động địa phương vào làm việc trong các nhà máy nhưng đến nay các địa phương vùng Gò Công vẫn chưa có động thái gì trong giải quyết vấn đề dân sinh, học nghề cho những người đã bị và sẽ bị mất đất đai, nhà cửa.

Gánh nặng xã hội nhãn tiền

Lâu nay nhắc đến vùng Gò Công (gồm huyện Gò Công Đông, Gò Công Tây và thị xã Gò Công) người ta chỉ nhớ đến những mùa khô gay gắt, ruộng đồng nứt nẻ. Dù đến nay thu nhập bình quân đầu người của xứ này đã vượt lên gần 6,4 triệu đồng/năm, GDP toàn vùng đạt hơn 3.800 tỉ đồng/năm, chiếm hơn 26% GDP toàn tỉnh nhưng xứ “ba Gò” vẫn là vùng đất nghèo nhất tỉnh, mùa mưa ngập úng, mùa nắng phải đối mặt với khô hạn, nước mặn xâm nhập, thiếu nước ngọt. Cho nên các nhà hoạch định chính sách của Tiền Giang đã cho rằng đây là cơ hội đổi đời cho dân vùng Gò Công.

Công nghiệp hoá để phát triển vùng duyên hải Gò Công là chuyện phải làm. Nhưng giải bài toán ô nhiễm công nghiệp và ổn định dân sinh cần được xem là thách thức hàng đầu đối với những người có trách nhiệm của tỉnh. Ông Nguyễn văn Mỹ, giám đốc trung tâm giáo dục thường xuyên huyện Gò Công Đông cho biết trình độ dân trí ở các địa phương trong vùng dự án còn thấp, “nếu bây giờ tỉnh không chú trọng xây dựng cơ sở vật chất đào tạo tay nghề cho cư dân địa phương thì khi các nhà máy đi vào hoạt động, lao động địa phương sẽ không có bất cứ cơ hội nào để vào làm việc. 40.000 người không có đất đai tư liệu sản xuất, không có công ăn việc làm và thu nhập ổn định sẽ trở thành gánh nặng xã hội”, ông Mỹ âu lo.

Hùng Anh

(Theo SGTT )


Chỉnh sửa lại bởi Hoang_Ngoc_Hung - 01/Mar/2009 lúc 10:11pm
hoangngochung@ymail.com
IP IP Logged
Nam Map
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 21/Jan/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 109
Quote Nam Map Replybullet Gởi ngày: 02/Mar/2009 lúc 7:05am
Cô Gái Bán Bánh Dừa
Trên Phà Mỹ Lợi,
Cầu Nổi, Gò Công.
 
Ngang qua phà Mỹ Lợi
Gặp cô bán bánh dừa
Hỏi con bao nhiêu tuổi?
Sao đầu trần giữa trưa?
 
Dạ năm nay con 9
Phụ mẹ bán bánh dừa
Ngoại già nua sanh bệnh
Giúp dùm con chú mua
 
Bánh thơm mùi quê cũ
Quay đi mắt lưng tròng
Trả nhiêu đây cho đủ?
Thôi về đi mẹ trông
 
Cám ơn chú con về
Phà chưa cập cầu xưa
Ơi con đừng lật đật
Nón che đầu kẻo mưa
 
Cô bán đà khuất bóng
Sao ta còn ngẩn ngơ?
Lòng nôn nao gợn sóng
Từ Thức về? Hay mơ?
 
Soi Rạp chiều gió lộng
Bóng thuyền nghèo lưa thưa
Sua đủa bay theo bước
Muốn đầu trần ướt mưa
 
Ngó chùm bông điêng điểng
Bỗng nhớ rổ tơ hồng
Dế cơm nhai ngọt ngất
Đọt lức đỡ đói lòng
 
Rùa con, nòng nọc cóc
Rau dừa quến chân xa
Chuột nhà còn trốn mất
Đành nuốt đỡ ốc ma  (tù Hương Mỹ)
 
Bánh dừa ăn đắng miệng
Ơi cô bán bánh ơi!
Lắng lòng ta lữ thứ
Đâu đây tiếng ầu ơ...
 
" Ví dầu cầu ván đóng đinh
Cầu tre lắc lẻo gập ghình khó đi
Khó đi mẹ dắt con đi
Con thi trường học mẹ thi trường đời "
 
Đừng ru, buồn quá người ơi!
Xui hồn ma cũ mơ đời năm xưa.
Kìa ai ! đường nhỏ đẫm mưa ,
Bạn bè về đủ? Hay chưa kịp về?
 
kỹ niệm 20 năm tha hương, về thăm Gò Công lần đầu. 
IP IP Logged
LanH
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 01/Nov/2008
Thành viên: OffLine
Số bài: 596
Quote LanH Replybullet Gởi ngày: 02/Mar/2009 lúc 9:57pm
Trích nguyên văn từ Năn Mập
 
Bánh thơm mùi quê cũ
Quay đi mắt lưng tròng
Trả nhiêu đây cho đủ
Thôi về đi mẹ trông....
 
Quay đi mắt lưng tròng
Lưng tròng đâu không thấy
Mà lệ nầy lại rơi
Rơi bao nhiêu cho đủ....
 
 
IP IP Logged
Nam Map
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 21/Jan/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 109
Quote Nam Map Replybullet Gởi ngày: 03/Mar/2009 lúc 11:57am
Lệ đã đổ quá nhiều...
Ơi đất nước tiêu điều,
Ai mơ ngày sáng lạn?
Bên vách ngả, tường xiêu.
IP IP Logged
LanH
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 01/Nov/2008
Thành viên: OffLine
Số bài: 596
Quote LanH Replybullet Gởi ngày: 03/Mar/2009 lúc 10:01pm
CryCryCry
 
Lệ đã đổ quá nhiều
Ôi đất nước tiêu điều...
Rồi mai nầy Trời sáng
Dựng lại vách, tường siêu...
 


Chỉnh sửa lại bởi LanH - 03/Mar/2009 lúc 10:07pm
IP IP Logged
loiquan
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 22/Jan/2008
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 121
Quote loiquan Replybullet Gởi ngày: 14/Mar/2009 lúc 1:53am
~::Trích Dẫn nguyên văn từ Nam Map

Cô Gái Bán Bánh Dừa
Trên Phà Mỹ Lợi,
Cầu Nổi, Gò Công.
 
Ngang qua phà Mỹ Lợi
Gặp cô bán bánh dừa
Hỏi con bao nhiêu tuổi?
Sao đầu trần giữa trưa?
 
Dạ năm nay con 9
Phụ mẹ bán bánh dừa
Ngoại già nua sanh bệnh
Giúp dùm con chú mua
 
Bánh thơm mùi quê cũ
Quay đi mắt lưng tròng
Trả nhiêu đây cho đủ?
Thôi về đi mẹ trông
 
Cám ơn chú con về
Phà chưa cập cầu xưa
Ơi con đừng lật đật
Nón che đầu kẻo mưa
 
Cô bán đà khuất bóng
Sao ta còn ngẩn ngơ?
Lòng nôn nao gợn sóng
Từ Thức về? Hay mơ?
 
Soi Rạp chiều gió lộng
Bóng thuyền nghèo lưa thưa
Sua đủa bay theo bước
Muốn đầu trần ướt mưa
 
Ngó chùm bông điêng điểng
Bỗng nhớ rổ tơ hồng
Dế cơm nhai ngọt ngất
Đọt lức đỡ đói lòng
 
Rùa con, nòng nọc cóc
Rau dừa quến chân xa
Chuột nhà còn trốn mất
Đành nuốt đỡ ốc ma  (tù Hương Mỹ)
 
Bánh dừa ăn đắng miệng
Ơi cô bán bánh ơi!
Lắng lòng ta lữ thứ
Đâu đây tiếng ầu ơ...
 
" Ví dầu cầu ván đóng đinh
Cầu tre lắc lẻo gập ghình khó đi
Khó đi mẹ dắt con đi
Con thi trường học mẹ thi trường đời "
 
Đừng ru, buồn quá người ơi!
Xui hồn ma cũ mơ đời năm xưa.
Kìa ai ! đường nhỏ đẫm mưa ,
Bạn bè về đủ? Hay chưa kịp về?
 
kỹ niệm 20 năm tha hương, về thăm Gò Công lần đầu. 

Buồn quá !

Cù lao Lợi Quan thương nhớ
IP IP Logged
Hoa Xuan
Admin Group
Admin Group
Avatar

Tham gia ngày: 01/Feb/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 54
Quote Hoa Xuan Replybullet Gởi ngày: 08/Jun/2009 lúc 7:01pm
       Bắc Cầu Nổi , bến phía nam.
 
 
Nhìn và đọc chuyện bây giờ , nhớ lại hồi đó...
  Đi từ phía GC ,xe vào khúc đường cong đã thấy con sông ,ruộng rẫy hai bên năng suất không cao ,nhìn vào trong thấy cây bần ,cây vẹt ,cây đước ở mấy chổ ngập nước .Thấy khu nhà ở là tới bến phà ,cái cổng tạm chỉ là một thanh gỗ dài có thể nâng lên hay hạ xuống để các xe cộ di chuyển vào khu chờ đợi . Sát bờ là cái cổng thấp chỉ mở ra khi có phà cặp bến , nghe tiếng kẻng báo thì người trực cổng sẽ mở cổng cho phép xe xuống phà theo thứ tự to -nhỏ sao cho có thể chứa được nhiều nhất; người đi bộ đứng phía phải sau 1 cổng nhỏ hơn được cho xuống phà sau cùng,[ chỉ những người già yếu ,bệnh hoạn mới được cho ngồi trên xe]
  Tôi còn nhớ  chiếc cầu ngắn nối từ bờ sông tới chổ "trái nổi" -là nơi phà neo dây để đi và đến -cầu có một chân cầu cố định sát bờ sông ,những tấm ván gổ đóng thưa nên con nít đứa nào cũng sợ khi nhìn thấy nước sông bên dưới qua các khe hở, các cô yểu điệu thì có khi phải gặp rắc rối vì kẹt gót giày .Nước lớn thì cầu không dốc nhiều nhưng khi nước ròng thì độ dốc rất lớn,xe chạy xuống  từ từ ,có người hướng dẫn và cũng đề phòng rủi ro xảy ra vì chỗ cho xe lên xuống phà rất hẹp .
  Xe đò GC hồi thời đó chật chội ,khách chờ phà có dịp xuống đi bộ ,uống ly nước ,ăn tô cháo lòng nóng rôi  xuống phà ,đứng nhìn sông nước thấy mát mẻ hơn .Hàng quán phía GC không nhiều bằng phía Cần Đước- nhưng đặc biệt hay có bán cua ,ốc len,sơ-ri,bánh ít ,bánh tét ,bánh dừa, ...Xe vừa ngừng thì có nhiều đứa bé tới mời chào ,chúng thường chỉ cầm trên tay vài chùm bánh dừa , xấp giấy số hoặc một hộp giấy đựng các loại "gum".Đứa nào lanh lợi thì theo khách chuyện trò ,phụ giúp mua vé qua phà ,phụ xách giỏ , dắt tay các em bé ...nhờ vậy khách ít khi nở từ chối mua vài cái bánh hay cây "gum ".Bến phà phía Gò Công đặc biệt vào mấy tháng gần Tết thuờng có bán  lạp xưỡng ;Lạp xưỡng cầu nổi hơi to nhưng ngắn, ít mỡ , màu tươi , phơi thành từng xâu dài ở phía trước gian hàng nhìn từ xa như một tấm rèm đặc biệt .
  Người đi bộ qua phà phải mua vé riêng , ngay cả người đi xe 2 bánh cũng phải mua 2 vé , một cho xe -một cho người .Phòng bán vé cũng là văn phòng trực chiếm gần phân nửa diện tích nhà chờ đợi -Nhà chờ có mái tôn  vuông  vức cở hơn 5m mỗi cạnh,chỉ có  vách tường xây cao non 1m ở sát bìa phải để kê 1 băng gỗ dài,khách chỉ vào mua vé rồi trở ra ngoài đứng chờ trong khu vực cấm mua bán nhưng thực sự lúc nào cũng có vài gánh hàng nhỏ hoặc vài ba cái sạp gổ bán lặt vặt mấy thứ "ăn liền".Khách thì nôn nóng muốn qua phà ngay còn người bán hàng thì ngược lai, khách chờ càng lâu thì hy vọng bán được khá hơn !Hàng ăn tại bến phà phía GC không đắt khách có lẽ vì đường đi từ chợ GC ra Cầu Nổi quá gần -12km- khách ít khi ăn uống , chỉ có các người đi buôn chuyến hàng ngày thì hay mua cơm dĩa bưng xuống phà để ăn .
  Nhớ ngày còn nhỏ ,mỗi lần đi qua phà tôi có cảm giác như được xuống tàu đi du lịch ,nhìn mặt sông nước đầy mà tưởng tượng ... không biết biển rộng đến cỡ nào !
  Rồi cầu mới sẽ bắc qua sông , đường về trung tâm GC sẽ mở rộng,đường rẽ đi về 2 phía Đông Tây của trục lộ cũ cũng sẽ phát triển hơn...Thay đổi...
  Đọc các bài về Cầu Nổi với  cảm xúc của người xa xứ ,nhớ lại bao chuyến đi về gần như mỗi tuần suốt gần 3 năm trời trước 1975 ,ngang qua bến phà có khi còn gặp  và nói chuyện đôi câu với cô chủ gánh cháo lòng-là bạn thời tiểu học của tôi.Đọc bài thơ "Cô gái bán bánh dừa" thấy như sống lại khoảng thời gian cuối thập niên 90- cả nhà tôi thường đi về SG-GC bằng xe gắn máy,quen mặt nên cứ đến bến phà phía Cần Đước là có một cô bé luôn tự nguyện mua dùm  vé qua phà ,có khi phà sắp rời bến ,thấy từ xa nó đã lo báo trước cho  tôi cứ chạy xe xuống phà rồi nó sẽ đem vé xuống sau .
  Mở lại trang cũ , đọc hai chữ " Buồn quá "thấy như còn thiếu thiếu một cái gì  sau khi đọc những thông tin, những cảm xúc ,những kỷ niệm khi nhắc về "bắc Cầu Nổi ".
  Tản mạn đôi điều thay lời tạm biệt của một đề tài về Gò Công.
  Xin kịp nhắn giùm lời thăm hỏi với bến bắc Cầu Nổi ngày nào , kẻo rồi không còn !
 


Chỉnh sửa lại bởi Hoa Xuan - 08/Jun/2009 lúc 8:47pm
HP
IP IP Logged
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.133 seconds.