Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Chuyện Linh Tinh
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Đời Sống - Xã Hội :Chuyện Linh Tinh  
Message Icon Chủ đề: NHÀ HÀNG GÒ CÔNG Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 96 phần sau >>
Người gởi Nội dung
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22108
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 23/Dec/2021 lúc 9:00pm

Cơm Chửi Sài Gòn...

Sài%20Gòn%20nhậu%20suốt%2024%20giờ%20|%20Nongdan24g%20-%20Nông%20dân%2024%20giờ

Hà Nội có bún chửi thì Sài Gòn cũng có Cơm chửi nè.

Chất khí khái hào hiệp nghĩa tình của người Sài gòn không thể lẫn với vùng miền nào khác được.

Hãy xem một quán cơm ở Sài gòn "chửi" khách nè.


Trưa nắng chang chang, hai thằng tour guide vô quán cơm bình dân ven đường kiếm miếng cơm.

Quán cơm đông nghẹt, dân văn phòng, dân lao động, tài xế taxi, cả đám thợ xây dựng ở công trường gần đó cũng xúm vô.

" Ăn chi đây hai huynh ?"

" Một thịt kho hột vịt, một cá kèo kho tộ !"

" Uống gì đây ?"

" Một nước suối , một C2 !" 

Rất nhanh, hai dĩa cơm bốc khói kèm hai chén canh rau đay được mang ra .

Ông chủ quán, mình xăm loang lổ, mặc cái quần lửng xệ gần tụt khỏi đít, áo ba lổ lửng thửng ra nói :

" Cơm đủ rồi heng , canh khuyến mãi hổng lấy tiền !

Còn...nước uống thì ...đù má...mấy ông văn phòng mà đèo mịa, hổng biết gì chơn ! Nước suối Aqua là cái quần què gì, tụi Pepsi lấy nước phông tên đóng chai cho mấy ông uống chớ gì ? Còn C2 nhiễm chì trên mạng nói đầy, cả thế giới biết mà mấy ông .. éo biết ! Trà đá miễn phí uống thì uống hổng uống thì đi chổ khác mua, ở đây hổng bán.

Để tiền đó mua giùm bà già kia tờ vé số kìa ! Mà đù má, mua làm phước thôi, éo trúng đâu, đừng ăn thua dzới nhà nước !

Hai thằng quay qua thấy bà già ...già ơi là già lưng còng, cầm sấp vé số mời, thằng guide hỏi :

" Ngoại ! Ngoại ăn cơm chưa ? Con mời ngoại dĩa cơm ?"

Thằng chủ quán bụng phệ xăm mình lại xía dzô :

" Hai ông trả thêm mười ngàn thôi tui làm cho bả dĩa cơm chớ hỏi gì ! Cứ kêu ra người ta ăn chớ màu mè ... què hoài !

Quay ra sau gã kêu to : " Tụi bay , đứa nào lấy khứa cá hú kho, lựa xương kỹ ra cho bà già nhen bây, bả mắc xương giãy đành đạch là mang họa nha ! Múc tô canh chua cá.

Nè, bà già ! Cảm ơn hai thằng công tử bột này rồi ra chổ cái quạt kia ngồi ăn cho mát ! Bữa nào chắc tui xuống lột da mấy thằng con bà quá ! Ăn rồi nhậu mà để bà cực khổ như dzầy...!

 

Đù má ! Sài gòn cũng có cơm chửi nhen !

 

Do Thuong Viet

Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 23/Dec/2021 lúc 9:05pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22108
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 10/Jan/2022 lúc 9:25am

Ngày Của Phở


Pho%20Anh%20Vu%20|%20Vietnamese%20Restaurant%20North%20York%20Ontario

Tính ra tôi đã viết về phở nhiều lần. Chắc chẳng còn chi để viết thêm. Vậy mà lại… phở. Ngày 12/12/2021, vào internet, tìm vào Google bỗng thấy hoa mắt. Chuyện thật sao ta! Cái doodle thường ngày bỗng thay đổi. Hình vẽ cách điệu tô phở nằm giữa chanh ớt, hành ngò, quế hồi đinh. Bộ tây cũng là đệ tử của phở như mình sao? Tây đầm ăn phở là chuyện thông thường. Cứ vào tiệm phở là thấy liền. Nhưng tôn vinh phở bằng cái doodle rất phở của Google quả là chuyện lạ. Đọc hàng chữ phía dưới thấy lý do tại sao Google bỗng tôn vinh phở. “Việt Nam tuyên bố ngày 12/12 là ngày truyền thống của món ăn dân tộc. Đây là một món súp thơm tho với nước dùng đầy mùi vị, hành ngò tươi, thịt thái mỏng, thường là bò hay gà. Cái làm cho món phở nổi bật là một quá trình nấu phở công phu để đạt được nhiều hương vị trong nước phở rất trong. Các thành phần như gừng nướng, hạt thì là, hồi, quế được cho vào nước dùng để tạo thành hương vị cho từng tô phở”.

Doodle này xuất hiện, ngoài phiên bản Việt Nam, còn nơi các phiên bản của 16 nước khác gồm: Áo, Bulgaria, Canada, Tiệp Khắc, Phần Lan, Pháp, Đức, Hy Lạp, Hung, Iceland, Do Thái, Lithuania, Ba Lan, Thái Lan, Anh và Mỹ. Nhìn kỹ danh sách thấy chỉ có một nước Á châu là Thái Lan, kể cũng lạ. Nhất là không có Nhật Bản.

Ẩm thực Nhật được thế giới biết đến nhiều, nhất là món sushi. Vậy mà Nhật đã có riêng “Ngày của Phở”. Đó là ngày 4/4 hàng năm. Tại sao lại vào ngày tháng này? Vì số 4 phát âm theo tiếng Anh là “Four”, có âm giống “phở”, khiến người ta dễ ghi nhớ. Năm 2016, Công ty Acecook của Nhật Bản đã đề nghị “Hiệp Hội Những Ngày Kỷ Niệm” của Nhật công nhận ngày 4/4 là ngày của Phở. Ngày 2/4 cùng năm, hiệp hội này đã trao giấy chứng nhận “Ngày của Phở” tại thành phố Suita, tỉnh Osaka. Nữ diễn viên nổi tiếng Ayaka Miyoshi, người dẫn chương trình Ai Matsu, tài tử hài Yasue Michi và Ai Sakai đã tới dự lễ. Tháng 4 là tháng hoa anh đào tại Nhật, du khách tới Nhật rất đông khiến cho ngày của phở được nhiều người biết tới. Ngay sau buổi lễ, công ty Acecook đã đưa món phở ăn liền vào bán tại hệ thống các cửa hàng tiện lợi ở Nhật. Tuy là phở ăn liền nhưng công ty cũng đã rất thận trọng trong quá trình sản xuất để có được món phở giống với phở tại Việt Nam. Bánh phở được làm từ gạo Việt Nam, nước phở được nghiên cứu, thử nghiệm và sản xuất theo hương vị của những tiệm phở ngon nổi tiếng tại Việt Nam.

Phở ăn liền chẳng bao giờ bằng phở tại tiệm. Phở lạc loài ra ngoại quốc, trừ những nơi có đông người Việt, thường là phở lai căng. Phở Việt tại Nhật không là ngoại lệ. Nhưng vào tháng 3 năm 2019, gần ga Ikebukuro ở thủ đô Tokyo, tiệm phở Thìn được khai trương, lôi kéo được thực khách sành ăn. Chủ nhân là anh Kenji Sumi. Anh này đã sang Việt Nam nhiều lần và rất mê phở. Lần đầu vào năm 2015, phở đã nắm chân cẳng anh. Anh tự nhủ: “Một ngày nào đó, hương vị này sẽ có mặt tại Nhật Bản”. Ba năm sau, anh trở lại Hà Nội, lưu lại một thời gian để học nấu phở. Sư phụ phở của anh là ông chủ phở Thìn, thứ phở có tiếng tại Hà Nội. Lòng ái mộ phở của anh đã làm ông Nguyễn Trọng Thìn cảm động. Ông bằng lòng qua Nhật để hỗ trợ anh trong bước đầu mở tiệm phở. Hai người đi khắp nơi để tìm những nguyên liệu khả dĩ nấu được tô phở không thua kém phở Thìn tại Hà Nội. Từ ngọn rau thơm rau mùi tới những loại thịt bò có tại địa phương. Ngày 9/3/2019 phở Thìn Lò Đúc tại Tokyo khai trương. Quán nằm dưới tầng hầm của một tòa nhà gần ga xe điện, chỉ tiếp được 20 khách một lúc, được trang trí kiểu Việt Nam với những bức hình lớn chụp quang cảnh Hà Nội treo trên tường và đặc biệt nhất là mở nhạc Việt Nam. Trên bàn có bày hũ tương ớt, lọ tiêu, dấm ớt như ở Hà Nội. Ăn được tô phở Thìn Tokyo không phải dễ. Khách xếp hàng dài chờ. Có người được húp phở, có người phải ra về mà bụng vẫn vắng hương vị phở. Vì nhà hàng thường hết nước phở trước giờ đóng cửa. Những ngày đầu anh chủ quán lọng cọng chỉ nấu được khoảng trăm tô. Những ngày sau lên tới 150 tô. Chẳng ngày nào tiệm trụ được tới giờ đóng cửa. Toàn phẹc-mê-bu-tích trước. Thực khách có tới 80% là người Nhật. Chỉ khoảng 20% là người Việt. Giá của một món ăn Nhật như ramen, sushi, cơm lươn hay sashimi khoảng một ngàn yen. Một tô phở thường ở Thìn Tokyo chỉ bán với giá 840 yen, tô lớn 940 yen. Nếu khách muốn thêm rau mùi phải chi thêm 150 yen, trứng 60 yen. Thành công ngay từ khi khai trương đã khiến anh Kenji hứng chí tính đường đi trong tương lai. Anh nói với báo chí: “Ở Việt Nam, mọi người thường ăn sáng với món phở và có thể đến một lúc nào đó phở cũng sẽ xuất hiện trong bữa ăn sáng ở Nhật”. Người Việt ở Nhật dĩ nhiên phải tìm đến phở Thìn để hy vọng thưởng thức được tô phở giống ở Việt Nam. Một thực khách tên Nhi nhận xét: “Sau khi xếp hàng dài và đành phải về vì quán hết phở sớm, tôi trở lại quán vào bữa sau và may mắn hơn được ăn phở. Bát phở ở đây có vị phở hơn những vị phở khác ở Nhật, đặc biệt nhất là bánh phở. Sợi phở mềm, thơm mùi gạo chứ không cứng như tại những quán khác”.

Ông Nhật Kenji Sumi cẩn trọng với phở như thế nào thì ông Tầu Đới Vỹ Cường cũng y như vậy. Đọc được hai cuốn sách “Gia Vị” và “Khải Nguyên Đường” viết về ẩm thực Việt Nam, ông kết với món phở. Ông qua Sài Gòn và yêu mến ngay thành phố này vì nơi đây có những nét giống với Thượng Hải: sầm uất, đông đúc và không ngừng phát triển. Nhưng nghe nói phở Việt đã theo chân những người di tản qua Mỹ, ông theo chân phở tới các tiệm phở Việt Nam bên ngoài Việt Nam. Không chỉ những người Việt xa quê hương mới tìm tới phở mà nhiều người ngoại quốc cũng ghiền phở. Sức quyến rũ của phở đã khiến ông không ngần ngại quyết định mở tiệm phở tại Trung Hoa lục địa. Ông muốn phở của ông không quá xa với phở chính gốc của Việt Nam nên ông thuê một người Hong Kong gốc Việt làm bếp trưởng. Ông đắn đo khi chọn tên tiệm. Tiếng Trung Hoa không có âm nào phát âm như chữ “Phở” của Việt Nam nên ông đặt tên theo ý riêng của ông: Saigon Funyo. Ông nghĩ chữ Funyo gần với Phở nhất. Tiệm phở khởi nghiệp của ông được khai trương tại Vô Tích, quê hương ông. Chuyện đầu tiên ông chú ý là nguyên liệu. Cái chi có thể nhập cảng từ Việt Nam, ông không ngần ngại mua. Thứ tới là trang trí tiệm với những tấm hình chụp tại Việt Nam và nhân viên được mặc áo dài, đội nón lá. Ông hãnh diện cho biết: “Tôi cùng với sáu nhân viên thiết kế qua tận Hà Nội để khảo sát, vào các thôn trang để coi những làng truyền thống nấu phở như thế nào”. Ông Cường cho biết: “Phở Việt Nam rất khác với các món mì của Trung Hoa. Thứ nhất bánh phở được làm bằng bột gạo trong khi sợi mì được làm bằng lúa mạch. Thứ hai, mùi vị phở Việt thanh đạm, ít dầu mỡ và có nhiều loại rau ăn kèm, còn mì vùng Chiết Giang hoặc ở tỉnh Sơn Tây nhiều dầu mỡ hơn”.

Bắt mạch thị trường, ông tin tưởng sẽ thành công vì người dân Trung Quốc ngày nay đã biết chú trọng tới vấn đề sức khỏe, thích các món thanh đạm. Giới thanh niên cũng chú trọng nhiều tới cách ăn uống bổ dưỡng, ít chất dầu mỡ. Họ thích những món nhẹ, nhiều rau xanh nên phở phù hợp với nhu cầu của giới trẻ ngày nay. Hiện hệ thống phở của ông Đới Vỹ Cường đã lên tới con số 9 tiệm. Các đầu bếp chính của các chi nhánh đều được ông cho qua Việt Nam để trau giồi thêm cách nấu phở.

Các nước Á châu khác như Đại Hàn, Thái Lan, Singapore cũng đều có sự hiện diện của phở. Không hiểu tại sao Google chỉ phổ biến doodle phở tại phiên bản Thái Lan và 15 quốc gia ngoài châu Á. Chẳng lẽ vì phở của Việt Nam nổi tiếng hơn tại các quốc gia Tây phương? Mới đây, vào tháng 3 năm 2021, đài truyền hình CNN đã liệt kê 20 thứ súp ngon nhất trên thế giới trong đó có món phở của Việt Nam. Họ không xếp hạng nhưng hài tên theo mẫu tự . Tên của “beef Pho Vietnam” đứng thứ hai. Tôi thấy trong danh sách có các món bouillabaisse của Pháp, caldo verde của Bồ Đào Nha, gazpacho của Tây Ban Nha, gumbo của Mỹ, mì bò Lan Châu của Trung Quốc, menudo của Mễ, moqueca de camarão của Brazil, tom yum của Thái Lan, tonkotsu ramen của Nhật.

Phở hầu như có ở mọi nơi. Có lần qua hòn đảo nhỏ chút xíu Iceland, tôi đã thấy nhà hàng phở do một người Việt miền Bắc làm chủ. Trong một clip trên Youtube, tôi thấy có món phở tại Alaska băng giá. Đường đi của phở chắc phải nhờ một người Việt thuộc loại chân chạy điểm cho hết mặt. Đó là nhà văn Đỗ Khiêm. Ông là một hiện tượng trong văn học hải ngoại với cuốn “Cây Gậy Làm Mưa”. Ký sự của ông này đọc vừa thú vị, vừa bổ cho kiến thức, vừa cười bể bụng với văn phong mà nhiều người gọi thân mật là “cà chớn”. Tôi mới được đọc mấy dòng tiểu sử hết sức chịu chơi của ông Đỗ Khiêm trên facebook của Dung Le: “Bố mẹ tống qua Tây du học từ 1969 khi chưa nứt mắt, 1974 lộn cổ về Việt Nam, vì thích đồ bông, đăng Biệt Cách 81 bị chê vì cận, có Tú Tài bên Tây, học hành vớ vẩn viện này, viện nọ rồi drop, từ biệt các em lông vàng, lông nâu, lông đen, lông quăn, no hair … vung vít, bú xua la mua. “Áo bào thay chiếu anh về đất / Sông Sài Gòn, cầu Bình Triệu gầm lên khúc độc hành”. Quê độ, chàng bèn đi sư 25, binh nhì thôi nhé, bố là cố vấn tư pháp tổng thống Thiệu, đồn điền, khách sạn… các kiểu, nên chàng được bố câu về tổng y viện Cộng Hòa dưỡng chim tới ngày mất nước. Không sợ chết, thích đồ bông, chịu khổ (binh nhì sư 25 mà) nên đổ lệ, lần này đứa con hoang đàng trong Thánh Kinh rét, “thừa lệnh song thân” ở tổng y viện Cộng Hòa tắm truồng phơi chim cho tướng Lê Minh Đảo xem lúc ông ghé thăm thương bệnh binh, vừa làm chồng một em đĩ đóng đô gần đó”.

Ông thần bán trời không văn tự này đã đặt chân trên khắp ngõ ngách của trái đất này. Mới đây, ông viết một bài rất đặc biệt về phở: “Nửa Thế Kỷ, Rong Ruổi Ăn Phở Khắp Thế Gian”. Ai cũng biết nơi nào có nhiều người Việt định cư là nơi đó có phở. Pháp và Mỹ đi tiên phong. Từ khi nào, ông Đỗ Khiêm biết hết. Qua Pháp từ năm 1969 nên ông rành phở tại Paris. Đầu năm 1971, nhà hàng Lạc Hồng trên đường Monsieur le Prince ở Quận 5 có món phở “trong một cái bát ăn cơm bé, có tí nước lèo và mấy cọng bánh tôi không còn nhớ rõ là sợi mì hay sợi bún, bên trên đặt hai lát thịt bò tái”. Tiệm Lạc Hồng của nửa thế kỷ trước nay có tên mới là Saigon d’Antan (Sài Gòn Xưa). Nhưng phở ngon nhất Paris là một tiệm không tên nằm trên đường Claude Bernard, chỉ có 7 hoặc 8 chỗ ngồi. Mỗi ngày bà chủ nấu một nồi, bán hết là phẹc-me-bu-tích, bất kể giờ giấc. Vì chỗ ngồi chật hẹp nên mua mang về là tiện nhất, rủi là nhà hàng này không có shipper Grab hay Uber Eats, tới hộp đựng cũng không có luôn, khách phải mang gà men đến, mỗi phần nước lèo là một chai nước hay chai rượu 75 cl. Không thích thì đừng tới, có ai mời đâu, tuy ông bà chủ lớn tuổi ở đây rất dễ thương và lịch sự”. Tiệm này đã đóng cửa từ khoảng hai chục năm trước. Hình như ông bà chủ về nước, các con không muốn nối nghiệp tái nạm gầu. Công thức nấu phở được các con bố thí cho bàn dân thiên hạ bằng cách dán luôn trên cửa. Sau đó, khi có internet họ tặng miễn phí trên mạng.

Tại Mỹ, tiệm phở đầu tiên nằm tại vùng ngoại ô Washington DC, quận Arlington, tiểu bang Virginia. Đó là Phở 75, ngày nay vẫn còn. Nhưng phở ngon nhất nằm ở đâu? “Vào thời điểm 1978, tiệm phở được coi là ngon nhất Arlington, tức là ngon nhất miền Đông, tức là ngon nhất nước Mỹ và ngon nhất thế giới vì cái gì nhất Mỹ thì nhất thế giới là đương nhiên, cũng không có tên (hay là tôi lại quên nữa rồi). Nó ở phía đường 50, mở cửa cuối tuần và chỉ có ba cái bàn bé tí, tức là 5 hay 7 chỗ ngồi, phải xếp hàng mà đợi. Sau khi xếp hàng sáng sớm trong mưa phùn gió rét miền Đông Bắc nước Mỹ thì ăn cũng ngon thật chăng như lời khen tụng? Tôi đến ăn được đúng một bận. Bà nấu phở lúc đó là một cụ, có lẽ sau khi cụ quy tiên thì dẹp tiệm, tôi không rõ tích”.

Đó là những tiệm phở xung kích ở Pháp và Mỹ. Đôi chân hay đi của ông nhà văn họ Đỗ đâu có đứng yên tại chỗ. Ông chỉ cho chúng ta những tiệm phở nơi khỉ ho cò gáy như Phở 24 ở khu thương xá Lotte tại thủ đô Djakarta của Nam Dương. Ginza Ginza ở phố Ortakoy-Besiktas ở Thổ Nhĩ Kỳ mới đây cũng có phở do một cô người Việt bán. Phở ở Lào là một món… Lào, có một cục thịt trâu nằm bồng bềnh trong bát. Manila, thủ đô của Philippines, hồi tôi ở vào năm 1973 không có phở. Muốn ăn phở chỉ có nước nấu ở nhà. Nhưng từ cuối thập niên 1990, ông Đỗ Khiêm cho biết có dăm ba tiệm phở Hòa. “Tôi đến ăn vào lúc 12 giờ trưa, nhà hàng vừa mới mở, tôi gọi phở, anh phục vụ mang nước đến rồi chuồn ra ngoài. Năm phút sau thấy anh hấp tấp trở về, tay cầm một bịch ngò gai”. Tại đường Alor của thủ đô Kuala Lampur, Mã Lai, có tiệm phở Saigon. Đèo heo hơn nữa cũng có phở. “Ta có thể đến một thành phố buồn như chấu cắn là Bandar Seri Begawan (Brunei) hay Malé (Maldives) mà gọi phở thì sẽ bất bình vì tại sao phở lại có bò viên và lại có cả giá sống, thế còn ra gì thể thống phở thành Nam!”

Theo chân ông hay đi Đỗ Khiêm, chúng ta biết được tài xâm lăng của phở. Tín đồ của phở như tôi dĩ nhiên rất mừng khi thấy vương quốc tái nạm bành trướng khắp thiên hạ như vậy. Nếu có một “Ngày của Phở” là điều hợp lý. Nhưng đã có tới hai “ngày của phở”, một vào ngày 4/4 do một công ty Nhật đặt ra, một vào ngày 12/12 do báo Tuổi Trẻ trong nước chủ trì. Có điều hơi buồn là ngày của Nhật có từ năm 2006 trong khi ngày của Việt Nam có sau đó một năm, vào năm 2007.

Ngày của phở năm nay được tổ chức tưng bừng với nhiều trò vinh danh phở. Ông Tiến Chỉnh có cách mừng riêng. Ông này chắc nhiều người (nhất là phái nữ) biết. Vừa chơi đàn trong ban The Spotlight trước đây, vừa là tài xế máy bay, vừa đẹp trai vừa hiền lành, đào hoa số một. Tới nay, tuổi đã tri thiên mệnh, ông post hình hầu như hàng ngày trên facebook, hình nào cũng ngả ngớn bên các bóng hồng còn tươi tắn mặt hoa da phấn. Ông là em ruột của hai ông bạn thân của tôi, gặp ông từ thời ông còn ở tuổi teen, nên không cách chi mà không ngậm bồ hòn vui với ông. Ông là fan của phở Dậu đã nửa thế kỷ. Mừng ngày của phở năm nay, ông chơi luôn ba ngày liền tù tì tới ăn phở Dậu. Chuyện này thì tôi phải bất bình. Tôi cũng… Dậu như ông. Nhưng hình như lâu lắm rồi tôi không tới được nơi chôn vùi bao nhiêu kỷ niệm. Từ một thời, rất xa!

Song Thao


Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 10/Jan/2022 lúc 9:28am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22108
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 14/Jan/2022 lúc 11:14am

Vịt 

 
Hướng%20Dẫn%20Nấu%20Bún%20Măng%20Vịt%20Nóng%20Hổi,%20Cực%20Ngon

Vào một tiệm ăn Việt, mở tờ thực đơn, nếu có món bún măng vịt là có tôi. Tôi đã nghiện món tủ này đủ nơi đủ chỗ bên Canada cũng như bên Mỹ.

Bên Mỹ, nhất là khu Little Saigon thì khỏi nói. Hầu như tiệm nào cũng có, tiệm nào cũng ngon. Không biết có phải vì ăn thịt vịt hay quên không mà tôi không nhớ tên một tiệm nào ở khu thủ đô của người Việt hải ngoại này. Có lẽ vì tiệm nào cũng sêm sêm như nhau. 

Tại Portland, đất của ông Từ Công Phụng, cũng có tiệm bán bún măng vịt rất ngon. 



Ông nhạc sĩ này dẫn tôi tới ăn nên tôi cũng chẳng cần nhớ tên tiệm. Bún măng vịt ngon thịt phải dày, mềm và đậm đà nhưng quan trọng là, theo khẩu vị của tôi, thịt phải để riêng trong một đĩa gỏi có nước mắm gừng. Chính đĩa gỏi này mới làm nên sự nghiệp của bún măng vịt. 

Thiếu nó là vất đi. Tại Vancouver, Canada, có nhiều tiệm đạt được tiêu chuẩn này. Nhưng tại Montreal chúng tôi thì hầu như không có tiệm bún măng vịt nào ra hồn. 

Trước khi có dịch Covid, có một tiệm mới mở trên đường Saint Laurent đạt được mức bún măng vịt ngon. Sau thời gian đóng cửa vì dịch, tiệm phẹc-mê-bu-tích vĩnh viễn luôn.

Bí%20quyết%20để%20làm%20ra%20món%20bún%20măng%20vịt%20chuẩn%20vị%20nhà%20làm


Thịt vịt không phải thứ hiếm ở Montreal. Tại các chợ tây cũng như chợ Việt, vịt của Lac Brome bán ê hề. Lac Brome chỉ cách thành phố Montreal chừng một tiếng lái xe là nơi nuôi vịt quy mô. 

Thành lập vào năm 1912, họ chuyên nuôi giống vịt Bắc Kinh. Vịt Bắc Kinh?

Dân Việt Nam có lẽ không quên chuyến viếng thăm chính thức Trung Quốc của Tổng Thống Nixon vào năm 1972. Sau đoàn bóng bàn Mỹ qua Trung Quốc thi tài với đội bóng bàn Trung Quốc, sau những cuộc đi đêm của Kissinger, Nixon đã chính thức qua tận hang rồng đánh thức con rồng đỏ trỗi dậy. 

Nixon đã dễ dãi phản bội các đồng minh Việt Nam, Lào và Kampuchia, tống Trung Hoa Dân Quốc ra khỏi Liên Hiệp Quốc để cho Trung Cộng thay thế. Chuyện mặt trái mặt phải của chính trị bỏ qua một bên, chúng ta nói chuyện…vịt. 

Thủ Tướng Trung Cộng Chu Ân Lai đã nồng nhiệt tiếp đón Nixon bằng các buổi yến tiệc sang trọng. Các món bày trên bàn tiệc được các tiệm ăn của người Hoa tại New York “sao y bản chánh” ngay tức khắc. Dân Mỹ ào ạt kéo tới ăn theo tonton. 

Theo đúng thủ tục ngoại giao, Nixon đãi lại bằng một bữa tiệc sang trọng khác. Vì máy bay không có chỗ nên Tổng Thống Mỹ không mang được dàn đầu bếp của tòa Bạch Ốc đi cùng, Họ phải nhờ đầu bếp địa phương nấu. 

Chỉ có món tráng miệng gồm rượu sâm banh và cam California là sản phẩm của Mỹ. Thực đơn bữa tiệc do Mỹ đãi này bị vịt ngự trị. Nhìn vào thực đơn bảy món, tôi thấy đã có tới ba món vịt. 

Đó là: vịt ăn chơi bốn món, vịt Bắc Kinh và súp xương vịt. Nixon nói với báo chí ông thích nhất món vịt trong chuyến công du này. Báo New York Times tường thuật lại các nhà hàng người Hoa tại Nữu Ước không bỏ qua dịp may này. 

Một chủ nhà hàng đã trả lời phóng viên: “Nixon là người quảng cáo vĩ đại nhất cho món vịt Bắc Kinh. Bây giờ ai cũng muốn ăn thử!”.

Năm 2008, tôi đã tới Bắc Kinh và ăn vịt Bắc Kinh tại một nhà hàng thuộc loại lớn. Họ khua chuông gõ mõ cho món này phát khiếp. Khi mang món này tới bàn, họ tổ chức như một đám rước nhỏ. 

Có phèng la khua inh ỏi dẫn đầu, tiếp theo là một cái bàn có bánh xe trên có vịt quay được đẩy theo, cuối cùng là anh bếp trưởng và các tiếp viên. Anh bếp múa dao trổ tài xắt từng miếng da vịt vàng đỏ giòn tan ra thành những miếng vuông như quân cờ. 

 

Khi ăn, da vịt được gói vào trong miếng bánh bột, thêm hành tươi và nước sốt. Nhờ Nixon, vịt lên ngôi cho tới bây giờ. Đãi khách sang nhất định phải có con vịt chủ trì! Vài lần có dịp ăn vịt Bắc Kinh tại Montreal, Paris và Niagara, món này cũng được trình diễn dềnh dang như vậy. 

 

Muốn khua chiêng gõ trống cách nào, tôi cũng chẳng ham. Nhìn vào món vịt Bắc Kinh như thấy có khuôn mặt Nixon lồng vào, cách chi mà ngon nổi!

 

Vịt là…ân nhân của người. Xả thân làm miếng ngon cho đời, vịt còn vạch gan đem lại cho nhân gian một món nhậu hết xảy, món foie gras. Lac Bromon cũng có món gan béo này nhưng quê hương của foie gras phải là vùng Périgord của miền Nam nước Pháp. 

 

Năm 2012, tôi đã có dịp đặt chân tới thánh địa Périgord và đã ghi lại trong một bài du ký : “Không biết cái tên Périgord có gợi nhớ được nơi bạn đọc điều chi không? 

 

Đó là...quê hương của món foie gras nổi tiếng của Pháp. Foie gras ăn với bánh mì Paris thì không chê vào đâu được. Tôi nhấn mạnh bánh mì Paris! Cô em tôi, dân Paris đã nửa thế kỷ, nhất định cho là bánh mì Paris ngon nhất, bánh mì dưới Provence thua xa. 

 

Cái miệng tôi là cái miệng...Canada nên không bén nhậy như vậy được. Bánh mì Pháp là tôi thấy ngon rồi. Ít nhất cũng ngon hơn bánh mì Canada. Bên Canada, gần Montreal có vùng Lac Brome cũng làm foie gras nhưng sao bì được với thứ chính tông của tây.

 

Périgord lại là thánh địa của foie gras nên khi tới đây tôi đã vào đúng hang ổ. Ngay từ khi ghé vào một quán ăn bên đường, tôi đã thấy có món vịt hầm. Tôi là loại hảo...vịt nên order ngay một thố.

 

Ngon tuyệt tuy thường ngày cái miệng tôi chỉ thích món bún măng vịt thôi. Vậy rồi trong thời gian ở vùng này nhà hàng nào cũng thấy món vịt, giá khá rẻ, tôi cứ hân hoan...bơi! 

 

Tới Périgord mới biết đây là đất vịt. Phố phường rặt một thứ cửa hàng bán foie gras. Foie gras được làm bằng gan vịt hoặc ngỗng. Vịt có bộ gan nhỏ xíu nên chẳng biết phải bao nhiêu gan mới làm được một hộp foie gras. 

 

Vậy là con người giở trò. Họ tạo nên những con vịt có bộ gan lớn hết cỡ. Tôi đã được coi những video chiếu công đoạn..to gan này. 

Họ nhồi nhét cho vịt ăn bằng những chiếc ống nhét thức ăn cho diều của vịt căng phồng lên. Dĩ nhiên trong thức ăn có những chất ...bổ gan.   Đúng ra là những chất tạo mỡ cho gan. 

 Thành ra ăn foie gras bảo đảm sẽ giầu cholesterol! 

Thấy những chú vịt bị nhồi thức ăn mới thấy cái ác của con người.

Vậy nên giới bảo vệ súc vật mới phản đối. Họ đã thành công ở nhiều nơi. Ngay tại Âu châu, 35 nước đã cấm chế biến foie gras nhưng vẫn được bán và tiêu thụ. Chỉ còn năm nước vẫn sản xuất thứ món ăn ngon nhưng ác này. Đó là: Bỉ, Bảo Gia Lợi, Tây Ban Nha, Hung và, dĩ nhiên, Pháp. 

Luật lệ của Pháp nhấn mạnh: “Foie gras được bảo vệ như một di sản văn hóa và ẩm thực của Pháp”. Ngay tại chính giữa Périgord có bức tượng ba chú vịt bằng đồng đứng ngơ ngác nhìn người qua lại. Đây là tác phẩm của điêu khắc gia Francois Xavier Lalanne. Thấy ba chú vịt dễ thương này trong tôi dâng lên niềm ân hận: 

Sao ta cứ thịt vịt mà thích! 

 

Lỗi không phải tại tôi mà tại...VỊT.    Ai bảo chúng bay ngon thịt!”.

Thịt vịt ngon, ít nhất có một người là tôi thấy như vậy. 

Nhân tâm tùy dạ dầy, ai nghĩ khác ráng chịu. Nhưng cái thứ chui qua phía dưới của vịt cũng là món ngon. 

                 Đó là món trứng vịt lộn. 

Dân ta rất hẩu món này nhưng lại không được ghi điểm như một món ăn gốc Việt như phở, chả giò hay bánh mì thịt. Trứng vịt lộn mang quốc tịch Philippines. 

Dân Phi gọi là balut. Tôi đã có thời gian ở Manila khá lâu vào năm 1973 nên đã quen với balut. Khi mặt trời khuất lấp là dân bán balut, tiếng Phi gọi là mangbabalot, xuất hiện. Tôi chưa bao giờ gọi mua trứng vịt lộn của các anh chị bán balut vì không mặn mà với món này lắm nên ngày nay, sau gần nửa thế kỷ, không còn nhớ nhiều về món này tại thủ đô Manila. 

 

Đây là một món ăn đường phố rẻ tiền mà người Phi rất mến mộ. Balut nằm nơi các quầy bán tại các góc đường, nhà ga, bến cảng, tiệm ăn, trong chợ hoặc trước các bar rượu, tiệm hát disco. 

 Balut thường sánh vai với đậu phọng luộc. 

Tôi không hiểu sao họ cho hai món này đi chung với nhau. 

Nhưng tôi vẫn nhớ tiếng rao “balut” vang lên thăm thẳm trong màn đêm của những người đội những chiếc thúng trên đầu hoặc chở trên những chiếc xe đạp cọc cạch. 

Người bán balut thường để trứng trong những chiếc thúng có đậy giấy báo hoặc miếng đan bằng cói, phía dưới có một lớp cát để giữ nóng.

Dân Phi chớp tay trên món mà nhiều nước Đông Nam Á đều có tuy hột vịt lộn không phải là sáng kiến của nước này. Họ bắt chước Trung Hoa. 

Từ năm nào, dân Trung Hoa đưa món ăn phổ thông này vào Philippines là một nghi vấn. Người thì bảo từ năm 1565, người thì cho là từ năm 1885. Bỏ qua đi chuyện này vì không quan trọng. 

Quan trọng là kể từ khi dân Phi hẩu món này thì balut theo gót chân của dân Phi đi khắp mọi nơi với “bản quyền” của người Philippines. Thế giới hầu như không biết tới pongtea khon của Kampuchia, trứng vịt lộn của Việt Nam hay Thái Lan, Lào tuy chúng chỉ là một.

Gọi là một nhưng chúng khác nhau chút đỉnh. Khác về thời gian ấp trứng. Philippines thường cho ấp từ 11 đến 17 ngày, Kampuchia từ 18 đến 20 ngày, Việt Nam từ 19 đến 21 ngày. Càng dài ngày, trứng càng trưởng thành, lông lá đen xì. 

Khác về gia vị kèm theo. Dân Philippines ăn kèm với muối, ớt, tỏi, giấm trong khi chúng ta muối, tiêu, chanh và một thứ không thể thiếu là rau răm. 


Trứng vịt lộn không có rau răm chẳng ra cái thể thống chi. 

Đã không ngon miệng lại còn thiếu cân bằng. Các thầy lang Việt giải thích: trứng vịt lộn mang tính hàn, có tác dụng tu âm, dưỡng huyết, chữa được nhiều bệnh như suy nhược, yếu sinh lý, đau đầu, chóng mặt “bổ tựa nhân sâm”. 

Rau răm có vị cay nồng, mùi thơm hắc, tính ấm, tác dụng ấm bụng, chống đầy hơi. Vì ăn trứng vịt lộn cường dương nên kèm với rau răm để giảm...hùng khí. Có vậy mới cân bằng âm dương!

 

Dân tây phương ít người biết ăn hột vịt lộn. 

Nhiều anh Mỹ trước đây tới Việt Nam có thể ăn cả mắm tôm nhưng vẫn kính nhi viễn chi với hột vịt lộn. 

Trông chú vịt con lông lá nằm co ro trong trứng nhiều anh phát khiếp chạy có cờ. Nhưng trên truyền hình Mỹ có những chương trình gọi là “truyền hình thực tế” chuyên khai thác những món ăn thuộc loại ghê gớm như Fear Factor, Hell’s Kitchen, The Amazing Race, Survivor. 

Tôi có coi những chương trình này. Họ khai thác nỗi sợ của con người để kéo khán giả. Rắn rết, bọ cạp bò lổn ngổn, họ nuốt tuốt.

Hột vịt lộn là chuyện nhỏ. Cũng đã có nhiều nơi tại Mỹ họ tổ chức những cuộc thi ăn trứng vịt lộn. Tại một cuộc thi ở New York do nhà hàng Phi Maharlika bảo trợ, người thắng giải đã ăn 40 balut trong 5 phút. Tại hội chợ Filipino American Festival ở New Jersey, có người đã tạo kỷ lục ăn 20 balut trong 2 phút 22 giây.

Chuyện chi cũng phải có điều độ. Thường tôi chỉ ăn 2 trứng là thấy đủ. Có nhiều bà, chẳng thi thố chi, nhưng quá thích trứng nên ăn một lúc tới 5 hoặc 6 trái. Đó là chuyện tôi đã từng chứng kiến. 

Còn nghe nói thì có bà làm một lúc chục trứng là sự thường.

Tôi phải thú thực, ăn hột vịt lộn thì ăn, nhưng tôi không hẩu vụ này lắm. Nhìn bào thai vịt, phần lớn đã có lông, tôi đã phải vặt đám lông đi nhưng vẫn không thấy mạnh dạn khi bỏ vào miệng. 

Tôi không có máu Tây trong người còn cảm thấy vậy, mấy anh Tây chạy có cờ là phải. Nhưng bà đầm Sydney Kramer thì khác. Bà là ký giả của báo Business Insider, được bà Nicole Ponseca, chủ nhà hàng món Phi Maharlika tại New York, mời tới ăn món balut. 

Bà ăn thấy ngon nên làm một cuộc thí nghiệm nhỏ. Bà mang Balut về tòa báo cho các đồng nghiệp ăn thử. Họ xúm vào coi. 

Bà phóng viên Dina Spector phát ngôn: “Con bọ chứ không phải trứng!”. Bà Kramer khuyến khích mọi người ăn thử. 

Ông phóng viên Kevin Smith la làng: “Tôi cảm thấy như đang diễn trong Fear Factor!”. Khi bà đưa “biến cố” này lên mặt báo mạng trong bài “Chúng Tôi Ăn Balut – Món Ăn Lạ Nhất Tìm Thấy Ở New York” đã có tới 12 triệu người vào coi. 

Người thích, người chê. Nói chuyện người thích trước. 

Đó là phe ta! Ivo Purwanto, người Indonesia, nơi cũng thời món hột vịt lộn, gây sự: “Mỗi đất nước có những phong tục và lối sống khác nhau. Tại Ý Đại Lợi,  bạn có thể bị đánh nếu thêm Thơm vào Pizza nhưng người Mỹ thì cho đó là chuyện thường”. 

Cô Trúc Phương, dân Mít ta, đồng tình: “Món ăn này rất phổ biến tại Đông Nam Á, như Việt Nam và Philippines. Nó là thức ăn hoàn toàn bình thường như thịt gà, thịt vịt với chúng tôi. Nếu bạn chưa từng ăn thử, không có nghĩa là món ăn này kỳ lạ. Hãy bình tĩnh và tôn trọng nền văn hóa của những quốc gia khác”. 

Phe CHÊ cho đây là món ăn “độc ác” và “gớm ghiếc”.

Kể ra dưới con mắt của người tây phương, chuyện nấu chín bào thai vịt này không chấp nhận được cũng phải. Họ yêu thú vật. 

Con chi cũng thấy ngộ nghĩnh ôm ấp được. 

Từ khỉ, heo, tới trăn rắn. Họ yêu chó nên không hiểu nổi tại sao chúng ta lại ăn thịt chó. Chó là để cho mấy em đầm ôm chứ không phải để ngả rựa mận. 

Tôi không có máu ghen nhưng vẫn ghét chó là vì chuyện “chướng mắt” này. Tuy không mặn mà với hột vịt lộn, dù mấy ông Phi bảo đây là món “Viagra” thiên nhiên, nhưng tôi thấy Balut đã ăn thua chi. 

Món tiết canh vịt mới kinh hồn. 

Vậy mà tôi thích. Sụn thịt vịt trộn lẫn trong tiết hãm bằng nước mắm, gan mề thái nhỏ và các loại rau thơm cắt sợi rắc lên trên. Và đậu phọng rang giã nhỏ phủ trên cùng. Mới nhìn đã thích, như một bức tranh đầy màu sắc, ăn thấy ngon thấu trời. 

Cứ tưởng tượng mấy anh Tây chị Đầm thấy mồm miệng đỏ chót như ma cà rồng có chạy te không. 

Bảo đảm chạy lẹ hơn thấy Balut.

 Món chi từ vịt cũng ngon. Thiệt thấy thương cái dáng lạch bạch!


Song Thao



Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 14/Jan/2022 lúc 11:23am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22108
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 22/Jan/2022 lúc 2:49pm

Cá Biển, Mùi Tanh Đầy Ma Mị…


Cá%20biển%20tươi%20bán%20ở%20đâu%20tại%20Hà%20Nội?

Mùi tanh thường được hiểu theo nghĩa tiêu cực (tanh hôi, tanh tưởi…), thậm chí theo nghĩa bóng. Hiểu như thế, thì cũng hơi oan cho mùi tanh.

Có lần tôi ghé vào quán bún cá ngoại ô Phan Rang, dọc quốc lộ. Quán nhà lá lụp xụp, bàn bên cạnh là vài ngư dân đang nhậu đầu cá ngừ hấp. Hơi cá bay ra, trời mưa tầm tã… Lần đầu tiên trong đời, tôi cảm nhận mùi cá ngừ thật dễ chịu, ấm áp… Chữ “tanh” trong đầu tôi đã được hiểu theo nghĩa khác. Đó là câu chuyện của hơn 20 năm về trước. 

Chỉ dân vùng biển mới có được cá biển tươi, và mùi tanh của cá đã trở thành nghệ thuật ẩm thực dân dã. Kho cá biển cũng phải để nước xâm xấp, hơi cá bay ra mới thưởng thức được mùi tanh của cá biển. Đó là chưa kể mùi tanh còn thấm vào từng thớ thịt của cá.

Dân đồng bằng, vùng núi làm gì có được cá biển tươi. Phương tiện vận chuyển, bảo quản hồi xưa đâu như bây giờ. Hồi nhỏ, tôi thường thấy những ngư dân Phan Thiết nướng cá nục, cá thu kẹp vào hai thanh tre, quẩy đi bán dạo ở Sài Gòn. Bảo quản thô sơ như vậy đó; đá cục đá vảy thuộc hàng xa xí phẩm với ngư dân. Xài urê, dân quê chưa nghĩ tới. Mùi tanh của cá lúc về tới phố đã khác, nên phải được khử bằng cách kho cạn, cho trà, thêm giấm, thêm chanh…

Như vậy, mùi tanh cá biển là một chuỗi dài. Mùi tanh lúc cá còn tươi khác, lúc kém tươi khác. 

Mùi tanh tinh tế của cá biển

Cá biển vừa đánh bắt có mùi vị của biển, chưa có mùi tanh. Một thời gian ngắn sau, cá mới bắt đầu tanh, một mùi tanh dễ chịu, và dễ ghiền. Chỉ có dân sành điệu mới biết thưởng thức mùi tanh của cá biển. 

Cá để lâu hơn nữa, mùi tanh chuyển dần sang mùi ươn do quá trình phân hủy. Tới cỡ này, mùi vị cá coi như thua. 

Về mặt khoa học, mùi tanh của cá từ lúc chưa thành hình cho đến khi thành mùi ươn thối được giải thích như sau:

Nước biển có nồng độ muối khoảng 3%, nhưng nồng độ tốt nhất của các khoáng hòa tan bên trong tế bào không được quá 1%. Do đó, để tạo cân bằng dịch bên trong và ngoài tế bào, các loại tôm cua sò mực bạch tuộc… chứ chẳng riêng gì cá phải thu hút các acid amin và amin vào bên trong tế bào để chống đỡ với độ mặn của nước biển. 

Một trong các amin đi vào bên trong tế bào có tên là trimethylamine oxide (TMAO). Chất TMAO không có mùi vị gì cả. Đó là lý do vì sao cá vừa đánh bắt chỉ có mùi vị của biển, chưa có mùi tanh.

Tuy nhiên, theo thời gian từ khi cá “tử vong”, chất TMAO chuyển dần thành chất trimethylamine (TMA) do tác động của enzyme và vi khuẩn trên bề mặt cá. Chính chất TMA tạo ra mùi tanh của cá. Vậy đó, hai chất TMAO và TMA chỉ khác nhau có chữ “oxide” thôi mà đã sanh mùi “khó ngửi”.

Cá chết càng lâu, TMA tạo ra càng nhiều, mùi tanh càng nồng. Dân vùng biển, ăn toàn cá tươi nên thưởng thức được mùi tanh thoang thoảng của cá và hương vị rong rêu của biển. 

Vi khun trên b mt cá là th phm gây chuyn hóa cht TMAO thành TMA, nên chính lp da cá, mang cá, đu cá là nơi có mùi tanh nht nếu cá đ lâu. 

Tiếng Anh gọi mùi tanh của cá là fishy odor. Đó là nói về thực phẩm, các bạn ngành Y không nên liên tưởng “fishy odor” sang bệnh lý đấy nhé. 

Còn khi cá đã chuyển qua giai đoạn ươn thối, cộng thêm mùi tanh tưởi thì gọi là stale, stinking odor, dân dã hơn là ill-smelling.

Khi ươn thối xảy ra là đã có sự can thiệp tích cực của vi khuẩn gây hư (spoling bacteria) rồi. Đó là quá trình phân hủy (decomposition). Lúc đó, cơ thịt của cá bị phân rã dần, nước rỉ ra nhiều, dinh dưỡng chẳng còn, mà lại  phát sanh nhiều hợp chất bốc mùi ươn thối. Khoa học đã chỉ ra những chất gây thối có gốc amin như skatole, putrescine, có gốc lưu huỳnh như cadaverine, hydrogen sulfide, và còn các hợp chất ammoniac nữa… Những thứ này mới là chánh phạm, còn mùi tanh do mức TMA quá cao chỉ góp phần vào cái mùi khó ngửi này thôi. 

Giai đoạn cuối của sự ươn thối là thế, chứ giai đoạn đầu phân hủy thì chưa đến nỗi. Ở thời gian đầu, mức dinh dưỡng vẫn còn tạm xài được, cơ thịt cá mới chỉ lỏng lẻo đôi chút, mùi đôi chút Dân làm nước mắm ở những vùng có thời tiết không thuận lợi thường ủ chượp cá với muối ở giai đoạn này để cá dễ lên men, phân giải đạm, chứ còn đã ươn thối ở giai đoạn giữa hay cuối thì protein còn được bao nhiêu nữa đâu mà lên men phân giải đạm. Cá ươn thối như thế làm mắm còn không được, nói gì đến làm nước mắm. Người đời miệt thị nước mắm truyền thống dơ dáy, mất vệ sinh… vì làm từ cá ươn thối. Nói thế thì oan ức cho dân làm mắm. Tình không có, mà lý cũng chẳng thông. 

Thế còn cá nước ngọt thì sao?

Cá nước ngọt sống trong vùng nước… “ngọt”, không mặn, nên không cần huy động TMAO hay các acid amin vào trong tế bào để cân bằng áp lực muối.

Thật ra thì cá nước ngọt cũng có TMAO, và cũng bị chuyển hóa thành chất gây mùi tanh là TMA, nhưng số lượng rất ít, nên mùi tanh không nhiều. Nhưng một khi để cá đến giai đoạn cuối của sự ươn thối, thì cá sông hay cá biển đều có mùi khó ngửi ngang ngửa nhau. 

Cá nước ngọt sống ở kênh hẹp, sông cạn hay nuôi trong ao hồ, nước ít lưu thông, nên thịt cá có hương vị ngai ngái của mùi bùn. Mùi bùn là do hai chất geosmin và methylisoborneol có trong khuẩn lam (blue-green algae) mà cá ăn. Những chất này tập trung ở da và phần thịt sẫm của cá.

Dân Tây, dân Mỹ không mặn mà lắm với cá nước ngọt, mà thích ăn cá biển hơn. Họ thích mùi tanh hơn mùi bùn chăng? Không ưa mùi bùn chỉ là phần nhỏ thôi. Phần lớn họ thích là do vị của thịt cá biển đậm đà hơn. Sao vậy?

Thì cũng do cá biển huy động các acid amin và amin vào tế bào để tránh áp lực độ mặn của nước biển. Chính các acid amin như glycine, glutamate… đã tạo ra vị ngọt thịt cho cá. 

Sau này dân Mỹ mới tập tành ăn cá nước ngọt vì giá rẻ. Đó chính là catfish. Loại cá này được nuôi nhiều ở bốn tiểu bang nông nghiệp phía Nam. Nuôi trong ao hồ thì không thể tránh được ít nhiều mùi bùn. Thế là đụng hàng với cá tra của Việt Nam.

Tôi gọi thẳng là cá tra, chứ hồi đó cá basa xuất qua Mỹ chiếm tỉ lệ rất thấp, chỉ khoảng vài phần trăm. Mấy ông bà xuất cảng cá sang Mỹ nhập nhằng gọi cá tra là cá basa, thành thử vụ kiện được gọi là “Basa antidumping” (Chống phá giá cá basa). Em làm, chị lãnh đủ.

Cá tra nuôi bè trên sông, nước chảy xiết nên cơ thịt trắng, không vướng mùi bùn. Sau này cải tiến, nuôi đăng quầng, nghĩa là nuôi ao, gần sông lớn, dẫn nước ra vào giữa sông và ao, thành thử chất lượng ngang ngửa với cá tra nuôi bè, giá thành lại rẻ hơn. Hồng nhan còn bạc mệnh, huống chi cá ngon mà lại rẻ, nên cá tra dính “chưởng” chống phá giá của Mỹ cũng là chuyện… đời. 

Thuế chống phá giá không rẻ đâu, có khi lên cỡ 45 %, tùy lượng xuất và bán phá giá nhiều hay ít. Và đến nay fillet cá tra xuất vào Mỹ vẫn còn ăn “chưởng” này. Ít người biết, một phần tiền thuế “chống phá giá” được trả người cho người nuôi catfish. Cần câu cá biến thành cần câu chống phá giá. Nông dân Mỹ sướng chỗ đó.

V kin cá tra coi vy ch mt thi ni đình đám lm, cũng hai mươi năm trôi qua ri. Thế gii hiếu k theo dõi v kin con nhà giàu bt nt con nhà nghèo, ri mua fillet cá tra ăn th chơi cho biết. Đng bng Mekong tr thành vương quc cá tra t đó. Gii khoa hc quc tế cũng nhp cuc, yêu cu phi ghi nhãn ph chú cá tra theo danh pháp khoa hc: Pangasius hypophthalmus. Chơi nhp nhng tên gi vi thế gii không được, thì nhp nhng vi anh em trong nhà. Các siêu th trong nước bán cá tra nhưng vn ghi nhãn là fillet cá basa, đu hũ ba sa, cá viên basa… Dân b xí gt ngt xt, mà cơ quan hu trách vn vô tư. D tính thit!

Vương vấn mùi tanh của cá

Cá không mùi tanh, còn gì là cá. Mùi tanh là thuộc tính của mọi sinh vật dưới nước: cá, tôm, cua, mực, ghẹ… đều có mùi tanh, ngay cả rong biển cũng thế, chỉ là ít hay nhiều. Rồi mùi tanh này quyện với mùi “nền” (body) của sinh vật đó, tạo ra mùi đặc trưng riêng. Cá có mùi tanh của cá, tôm có mùi tanh của tôm… Mà vị cá biển cũng đậm đà hơn cá sông. 

Cá biển về tới đồng bằng, mùi tanh đã nồng. Dân miệt này khử mùi tanh bằng chất chát của trà, chất chua từ chanh, giấm, sấu, me… Chất chát trong trà là tannin có thể “còng” (tạo phức) với chất tanh TMA của cá. Chất chua của chanh giấm có tính acid sẽ vô hiệu hóa tính kiềm của chất tanh TMA để nó khỏi bay hơi, không ngửi thấy mùi tanh. 

Dân đồng bằng, từ đời này qua đời nọ khử mùi tanh riết, rồi thành thói quen ẩm thực, không chịu được mùi tanh cá biển. Vậy mà lại khoái ăn cua ghẹ. Mùi tanh từ cua ghẹ luộc đâu kém gì mùi tanh cá biển. Vất vả ăn xong được con cua, lại phải rửa tay bằng nước trà. Chất chát chưa đủ, còn phải đưa thêm vài lát chanh acid vào trà nữa. Xài hết cách mà cả vài giờ sau mùi tanh cua ghẹ ở tay mới chịu bay đi. Có người mách, dùng giá sống chà tay, khử mùi sẽ hiệu quả hơn. Tôi ít ăn cua ghẹ, nên chưa thử, không rõ đúng sai. Ai không tin, thử cái chơi cho biết. 

Thưởng thức được mùi tanh của cá biển phải là những người điệu nghệ về ẩm thực. Dân đồng bằng nấu canh chua cá lóc, cá bông lau, chứ dân vùng biển đâu chịu nấu canh chua cá thu, cá ngừ… Họ trân trọng gìn giữ mùi tanh của cá. 

Những đứa con của biển cả, dù tha phương cầu thực nơi nào vẫn tơ tưởng đến hương vị của nồi cá kho xâm xấp nước, phải thế không?

Vũ Thế Thành

Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 22/Jan/2022 lúc 2:52pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22108
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 15/Feb/2022 lúc 3:56pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22108
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 08/Mar/2022 lúc 9:55am

Cơm%20Chiên%20Hoàng%20Hậu%20-%20Tlnet

Cơm Gà Hải Nam

Học%20Nấu%20Cơm%20Gà%20Hải%20Nam%20Mở%20Quán%20Kinh%20Doanh

Cơm Tấm Bì Sườn Nướng

Cơm%20tấm%20sườn%20chả%20trứng%20|%20Món%20ngon%20mỗi%20ngày%20-%20Hướng%20dẫn%20những%20cách%20làm%20bánh%20%20ngon%20nhất

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 12/Mar/2022 lúc 8:17am


Tôi là dân Nam kỳ, sanh đẻ ở Sài Gòn, mặc dù ông cố nội tôi là dân « trôi sông lạc chợ », như bà nội tôi thường nói, từ Bắc vô Nam vào cuối Thế Kỷ thứ 19.

Tôi nhớ, mỗi khi đi thăm ai ở xa lúc trở về, bà tôi thường than « Ở xa biệt mù, xa thấy ông cố nội bây ! »

Cho đến năm 1954, trong gia đình tôi chẳng nghe ai nói đến món PHỞ mà chỉ nói đến món HỦ TÍU, và ít khi ăn hủ tíu nấu ở nhà, nếu muốn ăn thì đợi đến chiều tối khi nghe tiếng gõ « cắc, cắc, … cắc, cắc… » của thằng bé người Hoa đi rao bán dạo hủ tíu mì thì ra kêu và nó bưng các tô hủ tíu thịt heo, nóng hổi, thơm phức mùi nước lèo xương heo, giao tận nhà trên một mâm gỗ. Ăn xong nó đến thu lại tô, chén, mình khỏi rửa, hoặc đến các xe bán mì hủ tíu ở góc phố ngồi ăn tại chỗ hay xách « gà- mên » đến mua đem về nhà ăn.

Tôi thích ăn hủ tíu, ngày Chủ Nhật nào tôi cũng đạp xe ra đường Bonard ở trung tâm Sài Gòn, gần nhà sách Vĩnh Bảo (sau năm 1954 đường nầy được đặt tên là Lê Lợi) ăn hủ tíu tôm cua ở tiệm Phạm Thị Trước, ăn kèm với một bánh « pâté chaud ». Quê bà nội tôi ở quận Cai Lậy tỉnh Mỹ Tho nên hủ tíu Mỹ Tho khô hay ướt tôi đều ưa và ngay cả món hủ tíu Nam Vang khô được dọn ra với chén nước lèo bên cạnh, có tim, gan, lòng heo tôi cũng mê lắm, nhất là ăn kèm với một bánh « dàu cháo quảy ».

Nhưng dù là loại hủ tíu nào ta đều ăn với giá sống được bỏ vào tô khi nước lèo còn sôi nóng.

Tôi không thích mì vì ăn mì vào là bị nhức đầu, khó chịu. Sau nầy, lớn lên tôi mới hiểu tại sao, khi biết rằng muốn cho mì tươi được dai sau khi luộc, người Tàu đã cho nước tro (pot***e KOH, hydroxyde de pot***ium, Pot***ium hydroxide) vào khi nhồi bột, khi ta luộc mì ta thấy sợi mì nó nhớt nhợt, phải nhúng vào nước lạnh để rửa sạch nước nhớt đó mới ăn đưọc. Chính hóa chất nầy đã gây ra triệu chứng nhức đầu đó.

Món PHỞ tôi chỉ biết sau năm 1954, khi cả triệu bà con miền Bắc « vô » Nam.

Sẵn dịp, tôi có vài hàng nhắc sơ qua trường Trung Học Petrus Ký, có thể nói là trường trung học lớn nhất miền Nam thời bấy giờ. Trường được xây cất trên một diện tích rất lớn giáp ranh với bốn con đường mang tên Nancy (Cộng Hòa), 11ème R.I.C (Nguyễn Hoàng), Église (Trần Bình Trọng) và Thành Thái. Trước năm 1945, ngoài 2 dãy lớp học chính hai tầng được nối nhau bằng một giảng đường nhỏ và khu nhà vệ sinh, trường còn có bốn dãy lầu ba tầng dành cho sinh viên nội trú ở, có thư viện, phòng ăn cho hàng trăm học sinh, phòng học vẽ, phòng học nhạc, phòng y tế, sân vận động, … Các môn thể dục thể thao, vẽ, âm nhạc là bắt buộc, điểm của các môn đó được tính vào tổng số điểm cuối năm để lên lớp.

Niên khóa 1954-1955, tôi học năm thứ Tư (ngang với lớp Đệ Tứ) cùng lúc trường Trung Học Chu Văn An ngoài Bắc được di chuyển vô Nam và đặt tạm trong hai dãy lầu ba tầng, trước kia là khu nội trú của trường Petrus Ký.

Học sinh của hai trường đi vào hai ngả khác nhau và hai trường được ngăn bởi các cuộn dây kẽm gai như trại lính. Mỗi ngày khi dẫn xe đạp vào các dãy nhà để xe sát với hai dãy lớp của trường Chu Văn An, chúng tôi nghe tiếng ồn ào đùa giỡn của các học sinh Chu Văn An mà cảm thấy nó xa lạ làm sao. Anh bạn ngồi cùng bàn với tôi, tạm gọi là Lân, cũng như một số các bạn khác thường nói với nhau « tụi Bắc kỳ Phở tái om sòm quá ! » Tôi không hiểu tại sao, vì trong lớp tôi có các bạn mà cha mẹ là người Bắc đổi vô Nam làm việc, học chung với chúng tôi cả mấy năm trường, sao không ai dùng danh từ đó để chỉ họ.

Trước hết tôi phải biết: « Phở tái » là gì ?

Tôi hỏi anh Tuấn bạn thân nhất lớp của tôi, dân « Bắc kỳ cũ », và anh trả lời nếu tôi muốn biết thì anh dẫn đi ăn cho biết, nhưng anh cũng nói sơ là nó giống như hủ tíu nhưng nước lèo được nấu với xương bò, thêm gia vị như quế, hồi và thịt cũng là thịt bò, chớ không phải thịt heo.

Một sáng Chủ Nhật anh hẹn với tôi đi ăn phở. Tiệm phở là một căn phố khá lớn, trước mặt tiền có sân rộng, bàn ghế sạch sẽ, nằm trên đường Trần Quí Cáp.

Tuy mới 8 giờ sáng nhưng khách ngồi ăn khá đông, chúng tôi tìm được hai chỗ bên trong gần nồi nước lèo và thùng nước sôi luộc bánh phở nên mùi mỡ bò và thịt bò bốc lên làm tôi hơi khựng lại, không muốn ăn thử như dự tính, nhưng đã lỡ đâm lao thì phải theo lao. Tôi vừa ngồi xuống với anh Tuấn thì một cô gái khoảng 15 tuổi, có lẽ là con gái của bà chủ quán ngồi chỗ thu tiền, vì tôi nhận thấy hai người đều đeo bông tai giống nhau, đến hỏi chúng tôi một cách lễ phép, với giọng Bắc khác với giọng Bắc của anh bạn Tuấn của tôi, vì giọng anh đã bị lai quá nhiều giọng Bến Nghé.

– Chào các anh, hai anh đã chọn chưa ? Tái, chín, nạm, gân, sụn, nước béo, …?

Cô ta nói một hơi. Tôi bối rối, không hiểu hết ý nghĩa những món mà cô vừa giới thiệu nên nhìn anh Tuấn để cầu cứu. Anh nhìn tôi và chưa kịp trả lời thì tôi trực nhớ mục đích của mình khi đòi đi ăn phở nên trả lời ngay:

– Xin cô cho tôi phở tái.

Khi cô ta hỏi tiếp lớn hay nhỏ thì vì lý do là tôi chỉ muốn ăn thử cho biết nên trả lời là tô nhỏ. Anh Tuấn cười và hát: « Học sinh là người hủ tíu ăn hai ba tô » vậy mà ăn phở chỉ ăn có một tô, mà lại tô nhỏ, mắc cỡ chết đi thôi, phải vậy không cô ?

Cô gái có vẻ sốt ruột nhưng mỉm cười với cái câu đùa của anh Tuấn.

Anh Tuấn thì bảo là cho anh ta một tô phở « tái nạm » lớn !

Nhìn trên bàn tôi thấy có dĩa rau quế, một hũ tương, vài trái ớt đỏ và hai miếng chanh xanh. Vài phút sau anh chạy bàn bưng ra hai tô phở nóng hổi, mùi vị thơm phức, có vẻ hấp dẫn.

Tôi nhìn tô phở và giật mình khi thấy các miếng thịt bò còn đỏ tươi màu máu, tôi la lên:

– Ê ! Tuấn ơi, thịt bò còn sống !

Anh Tuấn bật cười và nói:

– Thì mầy trộn nó lên, vì mầy muốn ăn tái, thịt không luộc hay nấu thiệt chín mà thịt còn sống xắc lát và để thẳng vào tô. Khi ăn, nước lèo trong tô còn nóng sôi, mầy trộn thịt xuống dưới nó sẽ chín.

Tôi làm y như anh ta nói và nước lèo trở nên màu hồng nhạt như da mặt của cô gái chào khách khi nãy. Tôi lại trộn bánh phở lên xuống hai lần nhưng lộ vẻ thất vọng.

– Mầy tìm cái gì vậy ? Anh Tuấn hỏi.

– Giá, sao không thấy giá ? Tôi đáp và anh ta bật cười thành tiếng:

– Phở Bắc chứ có phải hủ tíu đâu mà đòi giá !

Tôi lặt vài lá rau quế, nặn chút chanh xanh, thêm một khoanh ớt đỏ rồi lấy đũa gắp bánh phở cọng với một lát thịt tái đưa vào miệng. Thịt mềm nhai chung với rau quế, húp một muỗng nước lèo nóng thơm mùi gừng, vị, hồi, cọng với một thoáng vị chua của chanh xanh làm tôi thích quá ! Tôi làm thinh ăn để thưởng thức cái món đặc biệt nầy mà tôi mới nếm lần đầu. Tội húp đến muỗng nước lèo cuối cùng trong tô và nói trong bụng: « Tiếc quá phải hồi nãy mình kêu tô lớn. » Ăn xong tôi giành trả tiền và lúc ra bên ngoài anh Tuấn hỏi tôi ăn được không, có thích không, tôi đáp:

– Ngon, nhưng mùi vị hoàn toàn khác hủ tíu.

– Tất nhiên rồi ! Anh đáp, xong rồi cười nói tiếp:

Hủ tíu với Phở tuy hai mà một, Phở với Hủ tíu tuy một mà hai.

***

Từ lúc đó trong đầu tôi nảy ra ý kiến nếu có dịp sẽ kéo đội bóng đá của lớp tôi đi ăn phở sau trận duợt bóng sáng Chủ Nhật, thay vì đi ăn cơm tấm bì hay hủ tíu như thường lệ, vì tôi biết một số các bạn trong đội bóng, trong đó có anh Lân, thường diễu cợt « Bắc kỳ phở tái » nhưng chưa bao giờ nếm món đó và để họ thấy « Phở tái » rất ngon.

Rồi một buổi sáng Chủ Nhật trước Lễ Phục Sinh, tôi khoe với các đồng đội đá bóng là tôi có đi ăn phở ở một quán trong xóm Bàn Cờ, gần trường Petrus Ký, rất ngon và mời tất cả kéo đến đó ăn sáng. Nhưng nhìn vẻ mặt của các bạn có vẻ hơi lạnh nhạt với lời đề nghị của tôi, nên tôi nói tiếp đặc biệt cô gái tiếp khách con của bà chủ quán đẹp và nói năng dễ thương nữa.

Chỉ cần có thế, sau trận duợt bóng, khoảng 9 giờ sáng, chúng tôi 6 đứa con trai ở lứa tuổi 15, 16, kéo đến tiệm phở nói trên và tôi giữ vai trò hướng dẫn.

Mới bước vào quán, anh chàng Lân, hậu vệ trên sân, cao lớn nhất trong bọn tôi, dán chặt cái nhìn vào cô gái tiếp khách. Sau khi chúng tôi an vị, các thủ tục chào khách, giới thiệu món ăn, được cô lặp lại y như lúc tôi đến ăn với anh Tuấn một cách hoàn hảo. Tất nhiên tôi gọi phở tái cho toàn đội, vì mình có biết các món kia ngon dở như thế nào đâu. Rồi trong khi ăn, những câu « thịt bò còn sống » hay « sao không có giá sống » hay « dọn cho giá sống » lại vang lên và tất nhiên tôi lặp lại các lời giảng của anh Tuấn hôm nọ: nào là « trộn thịt bò còn sống xuống dưới cho nó chín » hay « đây là Phở Bắc chớ có phải hủ tíu đâu mà đòi giá sống », … Trong suốt bữa ăn anh chàng Lân cứ tìm cách hỏi han cô gái chiêu đãi và cứ mỗi khi cô ta nói gì là anh ta cứ trêu cô và đáp « Vâng ạ ! » Nhân đó tôi mới biết là cô học trường Nữ Trung Học Trưng Vương, ngày Chủ Nhật nghỉ học ở nhà giúp bố mẹ tiếp khách.

Trường Chu Văn An chỉ tạm trú một thời gian ngắn, sau đó được dời về trường sở mới cất. Hai dãy lầu ba tầng, cơ sở tạm của trường Chu Văn An, được lấy làm trại lính Công An Xung Phong của Bình Xuyên, rồi sau là Trường Đại Học Sư Phạm.

Chúng tôi cắm đầu học thi bằng Thành Chung hoặc bằng Brevet hoặc cả hai và thi tuyển lên lớp Seconde (lớp Đệ Tam). Đội bóng đá năm xưa không còn nữa. Anh Lân và các bạn trong đội bóng đá nguời thì đi sang Pháp du học, các người còn lại thì lên các lớp Seconde khác nhau.

Kể từ đó, trong lớp tôi có thêm các bạn mới, kể cả nữ, vì trường Nữ Trung Học Gia Long thời đó chỉ có tới lớp Đệ Tứ, vài người từ ngoài Bắc mới vào, và không còn nghe ai đùa giỡn với câu « Bắc kỳ phở tái » nữa.

Sau Tú Tài anh Lân và tôi đều vào học ở Đại Học Khoa Học khít bên trường Petrus Ký vì trường Đại Học Khoa Học được thành lập nhưng không có cơ sở nên chủ yếu lấy hai dãy nội trú ba tầng khác của trường Petrus Ký để làm lớp học, cùng phòng thí nghiệm, và xây thêm một số cơ sở như văn phòng, các phòng thí nghiệm, một giảng đường nhỏ và một giảng đường lớn ở ngay cửa vào.

Anh Lân theo học lớp PCB (Physique Chimie Biologie) để soạn thi vào trường Y Khoa, còn tôi thì học lớp MPC (Mathématiques Physique Chimie) để lấy bằng Cử Nhân Lý Hóa.

Nghề nghiệp, hoàn cảnh đất nước, gia đình, tách rời bạn cũ, không có dịp gặp nhau, bặt tin tức.

Rồi một ngày kia, gần chục năm sau, trong tiệc cưới của một người bạn gái lấy chồng là một bác sĩ quân y, tôi thấy một cặp khách trẻ nắm tay nhau đi vào, tìm bàn để ngồi, tôi nhận ra ngay ông chồng là chàng Lân đá banh năm xưa. Tôi đứng lên đi đến gần và gọi: « Lân ! » Anh ta quay lại, nhận ra tôi, hai đứa mừng rỡ siết tay, Lân giới thiệu bà vợ:

– Vợ tao nè ! « Bắc kỳ Phở tái », Hi… hi… hi!… Anh ta cười.

– Xin chào anh. Vợ anh chào tôi.

– Chào chị ạ ! Tôi bắt chước Lân khi xưa, nháy giọng Bắc để đáp lại, và chúng tôi bật cười vui vẻ.

Tôi nhận ra đó là cô con gái của bà chủ tiệm phở khi xưa và được biết cô ta vừa tốt nghiệp trường Dược, hai người vừa làm đám cưới vài tháng trước.

Lân hỏi tiếp:

– Còn mầy thì sao, vẫn ăn Hủ tíu chứ ?

Tôi chưa vội trả lời và mời hai vợ chồng Lân đến bàn chỗ hai vợ chồng tôi ngồi, tôi giới thiệu bà xã tôi và nói:

– Tao chọn Bún bò Huế !

TRẦN HỮU CHÍ

Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22108
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 16/Mar/2022 lúc 7:50am

Tré, Món Ăn Bình Dân Độc Đáo Bình Định

Tré,%20món%20ăn%20bình%20dân%20độc%20đáo%20Bình%20Định%20|%20Đặc%20sản%20địa%20phương%20|%20Báo%20ảnh%20Dân%20%20tộc%20và%20Miền%20núi

Có lẽ tré là món ăn hơi đặc biệt của Bình Định và miền Trung. Đặc biệt từ hình thù, tên gọi không giống ai; nhưng cũng đặc biệt ở chỗ là hương vị của nó làm cho người ta khó quên khi đã một lần thưởng thức.

Không ai biết và cũng không có tài liệu nào ghi chép món tré ở Bình Định, ở miền Trung có tự bao giờ trên mâm cỗ mọi nhà; nhưng đã từ lâu tré là món gia truyền của nhiều nhà thường làm trong dịp tết đến xuân về để thiết đãi khách thân quen. Dần dần tré là món khoái khẩu của nhiều người trong các tiệc rượu, từ đó tré ngày càng phổ biến ở Bình Định và một số tỉnh thành miền Trung. Hiện nay tré đã trở thành đặc sản và có nhiều đại lý, nhiều thương hiệu tré ra đời; được bán ở nhiều địa phương trong nước.

Không ít khách bộ hành ngang qua Bình Định thắc mắc, tại sao ở một số quán hàng ven đường hay treo những bó rơm nho nhỏ, xinh xinh thành chùm là thứ gì. Có người cho rằng, những bó rơm là những cán chổi nhỏ, nhưng sao lại túm 2 đầu? Tìm hiểu ra mới biết, đằng trong của những bó rơm mộc mạc làng quê ấy là món ăn ngon khó cưỡng khi đã đặt lên đĩa

Tré%20-%20món%20ngon%20độc%20đáo%20đất%20Bình%20Định

Tré được kết thành chùm

Cách đây hơn 20 năm, ngày đầu tôi đến sinh sống tại Bình Định, vào dịp Tết Nguyên đán tôi đến thăm nhà một đồng nghiệp. Bánh mức ngập bàn, nhưng anh ấy không mời, chỉ mang ra một bó rơm cột chặt bởi dây nhựa, miệng bảo: “Để mình mở cây tré hai anh em ta làm mấy ly rượu Bàu Đá nhé!”. Tôi không nhớ là mình đã uống bao nhiêu ly rượu với anh bạn đồng nghiệp để “nhắm” hết món ngon, lạ, độc đáomà lần đầu tiên tôi được thưởng thức; chỉ biết hôm đó hai anh em “quắc cần câu” bởi vị ngon ngọt của thịt, sật giòn của da sụn, vị nồng thơm của riềng, tỏi, thính … từ món tré.

Làm%20sao%20để%20ăn%20và%20làm%20đúng%20điệu%20tré%20Bình%20Định,%20món%20ăn%20dân%20dã%20ngày%20Tết

Trong lớp rơm là vỏ áo bằng lá ổi, làm cho tré đượm thêm mùi vị

Có không ít người cho rằng, món tré miền Trung có thể sánh với “nem công chả phụng”, hoặc là món không thể thiếu trên những mâm cỗ sang trọng của người miền Trung, nhất là người Bình Định. Thật ra, tré là món ngon bình dân, được nhiều người ưa chuộng. Nó bình dân từ hồn cốt, hình thức bên ngoài và cả nguyên liệu bên trong.

Người ta chọn thịt đầu heo (người ta cho là thịt đầu ăn không tốt, nhà khá giả ít dùng tới nên giá thường rẻ) một ít bì, một phần nhỏ thịt ba chỉ. Chuẩn bị các gia vị: mè, tiêu hạt, riềng, thính, tỏi, bột nêm, muối trộn sẵn. Thịt đầu cả phần “tai mũi miệng” đem xát muối cho trắng và khử mùi rồi rửa sạch, luộc chín, nhúng nước lạnh cho thịt được giòn và sau này không kết dính; thái mỏng đều trộn với gia vị. Công thức nêm nếm, tẩm ướp là bí quyết gia truyền của mỗi người làm tré. Rơm để gói tré lấy từ thân lúa đập lấy hạt bằng tay, phơi khô cột lại từng bó rơm (rạ) lớn để trữ. Rơm được làm sạch lá còn lại những sợi suông óng; chọn lá ổi vừa già tới, ngâm nước rửa sạch, chùi kỹ; dây lạt buột được chẻ mỏng từ thân tre …những phụ kiện này chỉ ở nông thôn mới có.

Khâu gói tré được coi là công đoạn quan trọng, đòi hỏi sự khéo léo của người làm. Tré Bình Định phải được gói trong lá ổi, bọc thêm lớp nilon; sau đó lựa một nắm rơm, cột chặt một đầu, cho xòe đều đặt gói tré vào giữa, cho sợi rơm phủ đều bên ngoài rồi nắm chặt, cột dây bên ngoài bằng lạt tre hay dây nhựa và túm chặt đầu còn lại, lúc này cây tré thành hình quả gòn, dùng kéo cắt bằng 2 đầu phần rơm thừa rồi kết nhiều cây tré lại thành chùm treo gian bếp, đợi 2-3 ngày sau, tré được lên men tự nhiên, chín đều và bắt đầu có vị chua nhè nhẹ, vị nồng của riềng, tỏi là bắt đầu ăn được.

Tré%20Là%20Gì%20❤️%20Nguồn%20Gốc%20&%20Cách%20Làm%20Món%20Tré%20Trộn%20Bình%20Định

Tré đã được bóc vỏ cho lên đĩa

Khi ăn, người ta sẽ lột lớp áo bằng rơm và lớp nilon ở ngoài, dùng đũa đánh tơi các miếng thịt với nhau, đem bày ra đĩa đối với bữa tiệc có nhiều món và tré thường là món khai vị. Cũng có khi tré là món nhậu độc nhất thì người ta thường để phần áo (lá ổi) lại, đặt lên đĩa, nhậu tới đâu lột vỏ lá ổi tới đó. Để tăng thêm hương vị hấp dẫn cho món ăn, người ta ăn bánh đa quấn với các loại rau sống (rau thơm, dưa leo, đu đủ bào mỏng, chuối chát…), bánh đa nướng, dưa chua, dưa món, củ kiệu, chấm với nước mắm tỏi ớt hoặc tương ớt. Nhìn có vẻ đơn giản nhưng tré Bình Định lại có hương vị hấp dẫn, khiến cho bất kỳ ai từng một lần thưởng thức đều không thể nào quên được các cung bậc hương vị từ chua, cay, nồng, ngọt... Và lúc này người ta khó quên một thứ đặc sản khác đi kèm, đó là chai rượu Bàu Đá trong veo, cay nồng, sủi tăm, được nhét kỹ bằng nút lá chuối để chuyển tải và đánh thức tất cả vị giác và khứu giác người thưởng thức.

Vào những dịp gần Tết, món tré lại càng được ưa chuộng hơn ngày thường. Đối với người dân Bình Định, đây là món ăn gói gọn tất cả hương vị đồng nội, những gì thân thuộc nhất của quê hương xứ sở. Chính vì vậy, trong những ngày lễ Tết, món tré đã trở thành món ăn quen thuộc trên mâm cỗ của mỗi người dân Bình Định. Còn ngày thường, chỉ cần một đĩa tré thêm chai rượu Bầu Đá đúng chất, vậy là bữa nhậu đã xôm tụ và khó tàn cuộc.

Ngày nay, tré được nhiều người ở Bình Định sản xuất với số lượng lớn để làm đặc sản. Tại xã Phước Lộc, huyện Tuy Phước (xứ sở của đặc sản nem Chợ Huyện nổi tiếng) có nhiều lò sản xuất tré bán cho nhiều đại lý trong cả nước và bán theo đơn đặt hàng. Với giá cũng rất bình dân, từ 17.000đ - 25.000đ/cái tré, lại để được hàng tháng trong ngăn mát tủ lạnh nên nhiều người ở xa đặt mua số nhiều để dùng và làm quà cho bạn bè, người thân.


Minh Châu



Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 16/Mar/2022 lúc 7:53am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22108
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 27/Jul/2022 lúc 3:42pm

Đi Chợ Ăn Hàng 

Hình minh họa 

Trước năm 1975, Sài gòn có nhiều chợ, tuy khác tên và địa điểm, nhưng hình thức xây dựng và cách tổ chức bán hàng như nhau. Một cái nhà thật lớn không có vách, chỉ có mái che, gọi là nhà lồng chợ, với các gian hàng cố định bán đủ thứ từ vải vóc, kim chỉ, đến thịt, cá, trái cây. Bên ngoài nhà lồng, có vô số người buôn gánh, bán bưng, sạp rau, hàng bánh trái, hàng ăn.v.v. Chợ không có nhà lồng là chợ trời hay chợ chồm hổm.

Một sáng đẹp trời, chúng ta theo chân các bà nội trợ ra chợ. Bà nào cũng thế, đều ghé các sạp, gánh bán thức ăn để thưởng thức trước khi mua đồ về nấu cơm. Bởi thế, ca dao có câu:

“Đi chợ thì hay ăn qùa.

 Chồng yêu, chồng bảo về nhà đỡ cơm”.

Từ xa, mùi hương chiên xào lan tỏa mời mọc. Đó là sạp bánh xèo, bánh khọt. Hai thứ nầy thường được bán chung. Một thau bột gạo được pha sẵn với nước theo tỉ lệ gia truyền sao cho bánh giòn, màu hơi vàng vì có bột nghệ, thêm nước cốt dừa, hành lá xắt nhuyễn. Khi chảo mỡ đã nóng ( phải dùng chảo gang cho bánh dễ tróc ), người bán dùng cái vá đổ bột một vòng trên thành chảo, từ từ cho bột trôi xuống đáy chảo, rồi cầm chảo lên đảo nhiều vòng để cho bánh được tráng đều và mỏng. Lúc bột chảy vô chảo, nghe tiếng kêu: xèo... xèo.. ( vì thế mà có tên “đổ bánh xèo” ). Đây là giai đoạn quyết định ngon hay dở. Bánh ngon phải mỏng, giòn rụm. Cho thêm củ hành tây, giá, đậu xanh luộc chín, tép, thịt ba rọi xào sẵn.v.v. rồi đậy nắp đợi chín. Khi bánh vàng, vỏ bánh được tách khỏi chảo dễ dàng, bánh được xếp đôi lại là xong. Khách ăn tới đâu, đổ tới đó nên bánh nóng. Người ăn dùng lá sà lách, cuộn với rau thơm và một phần cái bánh, rồi chấm nước mắm tỏi ớt, giấm, đường,  trước khi thưởng thức. Pha nước mắm cho ngon là một yếu tố thu hút khách. Thịt heo béo, đậu xanh bùi, rau cải tươi mát, bánh giòn, nước mắm chua ngọt với đồ chua. Tất cả cái ngon nằm trong miếng bánh xèo. Dân ăn bánh xèo chuyên nghiệp thích ăn bánh xèo với đọt lụa ( lá xoài non ) và lá cải con ( do nhà vườn tỉa bớt khi trồng ). Đọt lụa có vị chát, lá cải hơi nồng, không hiểu tại sao hai thứ đó làm cho món bánh xèo trở nên ngon tuyệt.

Bánh khọt được đổ trên cái khuôn bằng đất nung, với 8-10 lỗ trũng tròn đường kính cở 10cm, sâu 2cm. Cùng một thứ bột với bánh xèo nhưng bột bánh khọt không pha bột nghệ nên màu trắng, thêm mấy cọng giá cắt nhỏ, hành lá xắt nhuyễn. Người bán dùng một đoạn thân của tàu lá chuối, làm dụng cụ thoa mỡ vào khuôn. Bánh ngon thì vỏ phải giòn rụm, phần ruột béo ngậy với con tép. Ăn với rau sống và nước mắm pha như bánh xèo. Bánh khọt nhỏ nên người ăn có thể cuốn cả cái bánh bằng lá rau sà lách.

Một cái bàn cao với mấy cái ghế. Một bếp than hồng âm ỉ với vỉ thịt nướng đang chảy mỡ xèo xèo. Mùi thơm ngào ngạt. Đó là gian hàng bún thịt nướng, bì bún, bì cuốn, gỏi cuốn. Các sợi bún được xổ tung ra cho cảm giác nhiều, rồi bày trong cái tô trẹt, mấy miếng thịt ba rọi ướp gia vị, sả, ươm mỡ thơm phức, rau thơm đủ loại xắt nhuyễn, gíá, dưa leo, đậu phọng rang đâm nhỏ và một món không thể thiếu: tóp mỡ thắng với hành lá. Ăn với nước mắm pha, tỏi, ớt, đường và đồ chua.

Thay vì thịt nướng, rải một lớp bì lên tô bún, ta có món bì bún. Các thứ khác y hệt.

Bì cuốn Người bán cuốn bì bằng bánh tráng mỏng thường gọi là bánh tráng nhúng nước. Bì được trộn sẵn gồm thịt, da heo chiên vàng và thính. Sà lách, rau thơm đủ thứ được bày lên miếng bánh tráng, rồi rải một lớp bì và cuốn lại. Cuốn khéo thì cuốn bì thật chặt, không đổ tung khi ăn. Chấm cuốn bì vào chén nước mắm pha với đồ chua. Bánh tráng rất dẻo, thịt, da heo thấm gia vị, rau nồng, nước mắm ngon. Ăn xong một cuốn, lại muốn cuốn nữa.

 Có bà con với bì cuốn, là gỏi cuốn vì cả hai thứ đều dùng bánh tráng mỏng. Gỏi cuốn có thịt ba rọi luộc, mấy con tép nhỏ lột vỏ, bún, rau thơm, hẹ. Nước chấm là tương đen được pha chế với cháo nếp sền sệt, thêm đậu phọng rang đâm nhỏ. Tương qúa ngon làm cho người ăn lẫn lộn, không biết cái nào ngon: gỏi cuốn hay tương.

Chả giò được cuốn tại chỗ với bánh tráng mỏng và nhưn trộn sẵn. Nhưn gồm có củ sắn, cà rốt, bún tàu, nấm mèo, thịt heo bằm, hành, tỏi, tiêu. Chả giò sau khi chiên, phải giòn, nhai kêu rôm rốp, mới đạt độ ngon. Có hai cách ăn chả giò: 1/ Dùng sà lách và rau thơm gói cuốn chả giò rồi chấm nước mắm pha tỏi, ớt với đồ chua. 2/ Chả giò được cắt ra từng khoanh nhỏ cở 2cm, ăn với rau thơm, bún, dưa leo, giá sống, nước mắm pha. Cách nào cũng khiến người ăn sảng khoái.

Bánh cống, bánh vá hay giá làm từ bột gạo và đậu nành, thêm đậu xanh hột nấu chín, giá cắt nhỏ, tép (nếu được tôm đất Gò Công thì tuyệt). Bánh vá dùng cái vá làm khuôn nên bánh tròn, hơi dẹp. Bánh cống dùng khuôn hình trụ nên cái bánh cao hơn. Sau khi chiên, bánh rất giòn. Gói miếng bánh bằng lá sà lách, kèm rau thơm, chấm nước mắm pha tỏi, ớt. Nhai kêu rôm rốp thì mới ngon. Bánh cống là một thành phần không thể thiếu trong món bánh ướt chả lụa Sài gòn.

Các ổ bánh mì cũ 1,2 ngày, được tận dụng trong món bánh mì chiên tôm. Ổ bánh mì được chia đôi theo chiều dài, sau đó cắt xéo từng đoạn ngắn cở 10-15cm. Rồi cho bánh mì vào thau bột gồm có bột mì, bột gạo, bột năng, trứng gà được pha trộn theo bí quyết riêng. Một, hai con tép bày trên mặt. Chảo dầu sôi nhè nhẹ. Cho bánh vào chiên vàng đều hai mặt. Mùi thơm lan tỏa. Vớt ra cho ráo dầu. Bánh ngon thì giòn rụm do cách pha bột và không hút dầu (dùng bánh mì cũ). Phết tương đen được pha chế sẵn. Cắn một miếng lại muốn cắn tiếp. Miếng bánh với phần ngoài giòn tan trong miệng với vị béo, ngọt, mặn, cay. Phần trong vẫn giữ độ dai của bánh mì. Tất cả cho ta hương vị tuyệt vời.

Tùy theo mùa, món bún măng vịt có thể được nấu với măng tươi hay măng khô. Tô bún với giá, ngập nước lèo nóng hổi, vị ngọt thanh, mùi thơm hấp dẫn. Thêm rau thơm, bắp chuối, bắp cải xắt mỏng tùy thích.Thịt vịt được luộc theo bí quyết sao cho mềm vừa, còn độ dai khi nhai. Măng giòn, thấm gia vị nhờ được xào trước khi cho vào nồi nước lèo. Thịt vịt chấm nước mắm gừng ngon qúa cở, ăn mà quên thở.

Gánh bún riêu cua với nồi nước dùng đỏ ao, lớp gạch cua nổi lềnh bềnh. Cua đồng được giả nhỏ lấy nước ngọt, nấu với cà chua, tròng trắng trứng, mực và tôm khô.v.v. Để được đúng hương vị, người bán nêm mắm tôm vào nồi nước dùng. Một cái tô bún, đầy nước dùng với mấy miếng tàu hủ chiên, gạch cua, hành phi, hành lá xắt nhuyễn. Ăn với rau thơm và một thứ không thể thiếu: rau muống chẻ. Sợi rau muống được bào mỏng, cuộn tròn như lọn tóc, nhai rất giòn. Nhìn thực khách xì xụp với tô bún riêu, ai không thích mùi mắm tôm cũng thử một lần cho biết. Coi chừng bị ghiền đó nghen.

Nồi cháo lòng đang sôi nhẹ trên bếp than. Cháo được nấu bằng gạo rang, rất nhừ, hơi lỏng.Trên mặt cháo có nhiều hành tây nổi lềnh bềnh. Mùi thơm tỏa nhẹ xa xa. Một mâm chứa đồ lòng luộc vừa chín tới để giữ độ dai. Tô chất đầy trên sạp. Khách ăn, ngồi quanh trên những cái bàn ngồi thấp. Tô cháo có đồ lòng như gan, tim, lưỡi, bao tử, phèo (ruột non), được xắt thật mỏng, thêm giá sống, gừng sợi, hành lá, ngò và tiêu hoặc ớt. Một món không thể thiếu: dồi. Dồi là những khúc ruột già, chứa đầy huyết, lỗ tai, sụn cuống họng, rau thơm, nấm mèo, bún tàu, sả, gia vị. Dồi được chiên cho vàng rồi xắt thành khoanh mỏng. Tùy ý  khách, giò cháo quẩy được thêm vào tô cháo lòng. Cháo ngọt và sậm màu nhờ có huyết nước (huyết hậu). Thêm đồ lòng giòn, béo ngậy, nhứt là miếng dồi nhai nghe sừng sực. Cái ngon của tô cháo lòng thấu tận tâm cang.

Một món mà các bà bầu hay rủ nhau ăn, đó là bánh canh giò heo vì họ cho rằng giò heo giúp tạo nhiều sữa cho sãn phụ. Bởi vậy, gặm giò heo là chánh, còn ăn bánh canh là phụ. Người bán có bí quyết luộc giò heo như thế nào để cho da và các sợi gân vẫn giòn. Cái ngon từ đó mà ra. Sợi bánh làm từ bột gạo pha bột năng, lớn như chiếc đủa, có độ dẻo và dai đủ để thuyết phục người ăn khó tính nhứt.

Món gì vừa ăn với nước cốt dừa (ngọt) vừa chan nước mắm tỏi ớt (mặn)? Đó là bánh tằm bì. Những sợi bánh như con tằm, trắng tinh, làm từ bột gạo, bột nếp, bột năng. Bánh dẻo có vị béo, mặn, ngọt, chua, cay. Bì dai, giòn. Nước mắm ngon. Ăn với giá, rau sống, dưa leo. Tất cả cho hương vị thơm ngon, ăn một lần nhớ mãi. 

Bò kho là món ăn khoái khẩu của nhiều người. Nồi bò kho với nước hơi sệt, màu đỏ tươi, mùi thơm thoang thoảng. Bò kho ăn kèm với bánh mì baguette thì tuyệt. Nhưng hủ tíu bò kho là món ăn phối hợp của người Việt: hủ tíu gốc Tàu, bò kho gốc Việt. Tô hủ tíu với giá, hẹ trụng sơ trong nước sôi. Nước bò kho được rưới lên ngập bánh. Cái ngon nằm ở chỗ: thịt bò gân được hầm cho mềm, gân không dai, vẫn giữ cái giòn khi nhai. Thêm hành lá xắt nhuyễn. Đậu phọng rang đâm nhỏ. Mấy lá rau quế. Tất cả tạo nên cái béo, đậm đà, cay cay, giòn tan của tô hủ tíu bò kho. Có người ăn bò kho với muối, tiêu, chanh. Thêm vị mặn, chua, nồng, khiến bò kho càng ngon.

Chợ nào cũng có gian hàng bán heo quay, vịt quay của người Tàu. Nhưng món bánh hỏi thịt heo quay lại do người Việt chế biến. Người ăn, tay cầm lá sà lách cuốn miếng bánh hỏi thoa mỡ hành, thịt heo quay, rau thơm, rồi chấm nước mắm pha tỏi ớt để thưởng thức. Có ai thắc mắc hỏi: cái gì ngon ở đây? Hơi khó trả lời. Phải nói là tất cả những thứ trong cái cuốn đã làm cho món nầy trở nên hấp dẫn.

Những năm 1958-1960 trở đi, các chợ ở Sài gòn đã chứng kiến sự xuất hiện của một món ăn mà sau nầy trở nên vô địch. Đó là Phở. Tiền thân là phở gánh. Giờ đây, phở ở cố định một góc chợ. Khách ăn có ghế ngồi đàng hoàng. Phở với mùi hương mời gọi, vị vẫn ngon như phở gánh ngày nào, khách nườm nượp. Một chân trời mới được mở ra: tái, nạm, gầu, gân, sách.v.v. Nhiều quán phở ở chợ ngon hơn phở tiệm.

Cùng với phở, bánh giò đem đến một hương vị lạ, ngon miệng cho dân Sài gòn. Bột bánh làm từ bột gạo pha bột năng. Nhưn gồm thịt heo nạc bằm, bún tàu, nấm mèo, củ hành tây, tiêu, gia vị. Bánh có hình dáng như bánh ít miền Nam. Gói bằng lá chuối rồi hấp. Bánh dẻo, nhưn thơm, ngon ngọt khiến ta ăn hết bánh lúc nào không hay.

Sạp cơm tấm ở các chợ thường nhỏ, không bề thế như các quán cơm tấm vỉa hè. Chủ yếu là bán cho bạn hàng ở chợ. Nhưng cũng có đủ món như bì chả, sườn nướng, cơm cháy mỡ hành.

Người Sài gòn ai cũng biết tiệm giò chả Phú Hương nổi tiếng trên đường Hiền Vương. Nhưng món chả lụa, chả quế có mặt nhiều ở chợ sau năm 1954, có thể ngon hơn. Người bán chiếm chỗ ngồi nhỏ, khiêm tốn. Một cái thúng đựng mấy đòn chả. Chả lụa trắng tinh, dai, giòn. Và một món đặc biệt đối với dân Sài gòn: chả quế. Lớp chả quế dầy cở 1cm, có màu nâu, bọc lấy ống tre dài chừng 1m. Sau nầy có người dùng ống nhôm, ống đồng. Khi có người mua,  người bán dùng dao bén cắt chả từng miếng để cân cho khách hàng. Chả lụa, chả quế, dai, gìòn, béo, thơm phức, ăn với bánh mì baguette thì có gì bằng.

Gánh bán bánh bèo kiểu Sài gòn. Bánh đã được hấp sẵn trên những chén nhỏ. Người bán sắp từng cái bánh thành một lớp trên dĩa,  trét đậu xanh nhuyễn, rưới tóp mỡ hành lá, tôm chấy. Thêm bì nếu thích. Rưới nước mắm tỏi ớt với đồ chua là xong dĩa bánh bèo hấp dẫn. Bột bánh bèo dẻo, đậu xanh bùi, mỡ heo béo, nước mắm chua ngọt, khiến người ăn xong một dĩa, muốn thêm dĩa nữa.

Bánh bèo ngọt với bột pha đường, hấp từng chén nhỏ, lớp đậu xanh, rắc mè và chan nước cốt dừa. Vị ngọt, béo, bùi đều có đủ.

Chợ nào cũng có sạp cơm bình dân, bán cho bạn hàng trong chợ hay thợ thuyền ăn trưa. Tuy là bình dân nhưng có nhiều món để chọn lựa. Tôm càng kho tàu, thịt kho nước dừa, sườn nướng, món xào.v.v. Hơn nữa, thức ăn được thay đổi mỗi ngày. Một em nhỏ giúp đưa cơm cho từng sạp trong chợ. Đây là loại cơm dĩa. Ai ăn tại chỗ thì đã có mấy cái ghế đẩu. Các bà nội trợ không chú ý đến sạp cơm vì nó không phải là thứ “ăn chơi ngon hơn ăn thiệt”. 

Mặc dù đường Tôn thọ Tường, Chợ lớn nổi tiếng với các xe heo quay, vịt quay, nhưng hai món nầy chợ nào cũng có. Chỗ nào ngon hơn thật khó so sánh. Điều quan trọng là các quày heo quay, vịt quay tại các chợ vẫn mở mỗi ngày, chứng tỏ nó có cái ngon riêng biệt. Da nở phồng, giòn, không mặn. Thịt thấm ngũ vị hương. Heo quay ăn với cơm, bánh mì, bánh hỏi, bún.v.v. Mỗi thứ có cái ngon riêng. Điều thú vị là heo quay do người Tàu chế biến, nhưng người Việt ăn heo quay với nước mắm tỏi ớt thì cái ngon thật khó tả. Trong khi đó, người Tàu Chợ lớn dùng mật ong làm nước chấm khi ăn heo quay.

Các bà đã đi một vòng chợ. Bụng đã no. Bây giờ, qua hàng bánh mua về cho lũ trẻ.

Bánh canh ngọt. Đây là món chè với sợi bánh canh làm bằng bột gạo, rất dẻo. Nước đường ngọt, thơm mùi lá dứa, gừng sợi cay cay. Khi ăn thêm nước cốt dừa và mè: béo ơi là béo.

Bánh ít có hình kim tự tháp, gói bằng lá chuối, làm từ bột nếp hay khoai mì mài ra. Nhưn đậu xanh hay dừa nạo ngào đường với đậu phọng. Bánh bột nếp thì dẻo. Bánh khoai mì dai, nhai sừng sực.

Bánh ít trần. Đúng như tên gọi, cái bánh trần trụi, không được gói bằng lá chuối, chỉ có lớp bột nếp trắng tinh bao bọc nhưn đậu xanh tán nhuyễn. Bánh giống viên chè trôi nước. Trên mặt bánh có ít tôm chấy. Bánh dẻo, đậu xanh béo nhờ trộn mỡ hành. Ăn với nước mắm pha tỏi, ớt.

Bánh tét hình ống, dài cở 20-25cm, đường kính khoảng 10cm, được gói bằng lá chuối với nếp trộn đậu đen hay đậu trắng, dừa nạo, muối. Ở giữa là đậu xanh tán nhuyễn bao bọc miếng mỡ heo. Bánh được buộc thiệt chặt bằng dây lác trước khi luộc. Bánh tét ngon thì lớp nếp phải nhừ, đậu xanh bùi, dừa và mỡ béo.

Bánh tét chuối có đặc điểm là chuối xiêm chín muồi thay cho nhưn đậu xanh, không có cục mỡ. Khi nấu chín, ruột chuối có màu đỏ, nước mật chuối thấm vào nếp khiến cho vị thêm ngọt ngào.

Bánh lá dừa gần giống như bánh tét nhưng được gói bằng lá dừa nước. Cái bánh lớn bằng cườm tay. Vỏ bánh là miếng lá dừa được quấn thành hình trôn ốc. Sau khi luộc, vỏ lá đổi thành màu vàng tươi. Kế đó là lớp nếp trộn đậu đen hay đậu trắng và xác dừa, giữa là nhưn đậu xanh. Khi ăn cứ xoay miếng lá ngược vòng trôn ốc. Hương vị thơm ngon như bánh tét nhưng không béo bằng vì thiếu mỡ.

Bánh chuối hấp. Món nầy chỉ ngon khi làm bằng chuối xiêm chín muồi, trộn bột năng rồi đem hấp. Bánh được xắt miếng cở 2-3 ngón tay. Ăn với nước cốt dừa, bột báng, đậu phọng rang đâm nhỏ.

Bánh cam làm từ bột nếp pha bột gạo, nước cốt dừa, có mè ngoài mặt bánh. Nhưn đậu xanh tán nhuyễn. Bánh tròn như bánh rán miền Bắc nhưng hơi dẹp. Chiên cho vàng đều hai mặt. Bánh thơm phức, dẻo, giòn, béo ngậy.

Nói tới bánh đúc làm tôi nhớ hai câu:

“Mấy đời bánh đúc có xương.

 Mấy đời dì ghẻ mà thương con chồng”.

Bánh đúc có và không xương khác nhau như thế nào? Ai biết xin chỉ giùm.

Bánh đúc bán ở chợ được hấp sẵn trước ở nhà, làm bằng bột gạo pha bột năng, có lá dứa nên có mùi thơm thoang thoảng. Người bán xắn từng miếng bánh cho vào dĩa, thêm một nhúm mè rang, rồi rưới nước đường trước khi đưa dĩa cho khách.

Bánh da lợn rất đặc biệt, bởi có nhiều lớp dính với nhau sau khi hấp chín: lớp lá dứa màu xanh, lớp đậu xanh màu vàng, lớp dừa màu trắng đục. Làm từ bột năng pha với bột gạo, nước cốt dừa, lá dứa, đậu xanh tán nhuyễn. Miếng bánh thơm mùi lá dứa, vanille, dẻo và dai đến độ khi cắn miếng bánh có thể kéo dài, khó đứt.

Có một thứ xôi chỉ bán ở chợ (một vài chợ không có), ít thấy ở các gánh xôi đầu hẻm: xôi vị. Đây là loại xôi được ép thành miếng gồm nhiều lớp dính nhau như bánh da lợn. Lớp lá dứa màu xanh, lớp đậu xanh tán nhuyễn vàng ươm, lớp lá cẩm màu nâu. Mặt ngoài có mè. Xôi vị có mùi thơm của lá dứa, vanille và tai vị (hồi). Xôi dẻo, ngon, béo nhờ nếp chọn lọc, nước cốt dừa, đậu xanh bùi.

Cháo trắng hột vịt muối. Không hiểu tại sao món nầy chỉ bán sau khi chợ đã dẹp, nhứt là bán về đêm, đón toàn khách quen đi chơi khuya về đói bụng. Không phải chợ nào cũng có. Tròng trắng hột vịt muối rất mặn. Tròng đỏ lạt hơn và có dầu. Cháo rất nhừ, đánh tan cái mặn của hột vịt. Người ăn chỉ còn cảm thấy vị bùi, béo. Có quán bán thêm món củ cải trắng ngâm nước mắm và đường. Cháo và củ cải mặn, ngọt, giòn, hai thứ quyện vào nhau khiến thực khách ăn quên thôi, khi đứng lên đi không nổi.

Chúng ta đã đi một vòng chợ với nhiều món ăn ngon. Cám ơn những đầu bếp vô danh đã tạo nên cái ngon cho xã hội. Các bà nội trợ ra về mà bên tai còn văng vẳng 

“Trời sanh mỗi vật mỗi ngon

Từ từ cái miệng, chồng con nó nhờ ”.         

Giờ đây, qua bao nhiêu biến đổi của thời cuộc, với sự lạm dụng của hóa chất, chắc gì các món ăn còn giữ được hương vị như ngày xưa. Tôi tự hỏi cái ngon của món ăn Sài gòn có còn hay đã mất theo lẽ vô thường của thế gian?

 

Nguyễn Đan Tâm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22108
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 18/Aug/2022 lúc 10:34am

Cơm Gà Hải Nam

Cơm%20Gà%20Hải%20Nam%20%28Hainan%20Chicken%20and%20Rice%29%20Recipe%20-%20YouTube



Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 18/Aug/2022 lúc 10:35am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 96 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.305 seconds.