Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Chuyện Linh Tinh
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Đời Sống - Xã Hội :Chuyện Linh Tinh  
Message Icon Chủ đề: NHÀ HÀNG GÒ CÔNG Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 96 phần sau >>
Người gởi Nội dung
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22154
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 20/Feb/2020 lúc 8:02am

Cá Ngát

2400%201%20CaNgatVLiem

     Cá là đặc sản của dân miền quê Nam Việt, người bình dân quen gọi là Miệt Vườn hay Lục Tỉnh. Riêng ở Miền Tây Nam Việt, có rất nhiều loại cá, không sao kể hết! Nói chung thì có 2 loại: Cá Sông, còn gọi là cá nước ngọt (fresh water fish hay river fish) và Cá Đồng. Cá Sông thì có: Cá Bông Lau, cá Mè (ngon nhất là cá Mè Vinh), cá Phèn, cá Bống (ngon nhất là cá Bống Mú), cá Lòng Tong, cá Chốt, cá Ngát, v.v... Cá Đồng thì có: Cá Lóc, cá Trê (silure), cá Rô, cá Sặc, v.v...

     Bài này, người viết xin đề cập đến cá Ngát. Trong các loại Cá Sông, cá Ngát là loại cá rất hiếm và ngon. Đặc biệt, cá Ngát ở hang thì mới ngon tuyệt vời. Ai có ăn qua một lần cá Ngát ở hang thì mới biết hương vị ngọt và đậm đà của nó. Và chắc chắn là phải nhớ mãi, nhớ suốt đời.

     Ở quê tôi (Vũng Liêm) có hai loại nước: nước ngọt và nước lợ. Nước ngọt vào mùa khô và mưa, từ tháng 4 cho tới tháng Chạp (tức tháng 12). Nước lợ hay lờ lợ (pha lẫn giữa 2/3 nước ngọt và 1/3 nước mặn, từ biển Ba Động xuôi theo sông Cửu Long chảy vào), từ đầu tháng Giêng cho tới cuối tháng Ba. Dường như cá Ngát thích nghi với nước lợ hơn là nước ngọt. Cá Ngát con (còn nhỏ) thì sống ở ngoài sông hoặc rúc vào trong những đống Chà; còn cá Ngát lớn (to) thì tìm hang trú ẩn ở bãi sông. Tôi không biết rõ bằng cách nào mà cá Ngát đào được hang ở bãi sông. Cái hang lớn hay nhỏ, dài hay ngắn là tuỳ thân hình và sức lực của nó.

     Có một lần tôi nhìn thấy tận mắt cái hang của con cá Ngát ở bãi sông trước nhà tôi. Hôm ấy vào khoảng tháng 6 hay tháng 7, mực nước sông Vũng Liêm rút thật sát để lòi cái bãi rộng chừng 5, 6 thước (tính từ bờ sông). Ba tôi đã phát hiện cái hang của con cá Ngát (nằm trên mực nước ròng một tí) và theo dõi nó từ lâu nên ông kêu mấy người lực điền tới phụ bắt nó. Miệng hang của con cá Ngát to bằng cỡ bốn bàn tay người lớn chụm lại, đường kính khoảng non 3 tấc. Cái hang có 2 miệng, tức khi cá vào ở đầu này thì lúc ra ở đầu kia, vì cá Ngát không thể trườn thụt lùi được.

2400%202%20CaNgatVLiem

( Hình Minh Họa )

     Ba tôi ra công bít một đầu miệng hang bằng cái lồng tre thật chắc, bên ngoài phủ thêm một cái vợt bằng nylon thật to để tránh trường hợp con cá Ngát tông cái lồng rồi chui đi mất. Ba tôi bảo 2 thanh niên đứng giữ miệng hang đó. Ở miệng hang kia, Ba tôi cùng 2 thanh niên khác dùng đồ thụt có cán bằng tre thật dài để thúc đẩy con cá Ngát trườn ra ngoài miệng hang. Độ chừng phải mất cả tiếng đồng hồ thì con cá Ngát (có lẽ đã bị ngộp) mới chịu trườn ra miệng hang để đầu hàng vô điều kiện. Lúc ấy, cả 5 người xúm lại bợ con cá Ngát lên bờ. Tôi ước chừng con cá Ngát này dài khoảng 1 thước và nặng khoảng 5, 6 kí lô.

     Hôm ấy, chúng tôi có một bữa cơm thật ngon miệng với cá Ngát kho tộ và cháo cá Ngát cốt dừa; còn người lớn thì có một bữa nhậu tuyệt vời với các món nhậu đậm đà và khoái khẩu như: Canh chua cá Ngát, Cá Ngát hấp gừng hành, và cà-ri cá Ngát. Lẽ dĩ nhiên là phải có ít nhứt 1 lít rượu đế Vũng Liêm để phe đàn ông thấm giọng và đưa cay.

     Sau đây, người viết xin lược sơ qua kích thước, trọng lượng, hình dạng và đặc tính của con cá Ngát. Cá Ngát có kích thước và trọng lượng như sau:

     - chiều dài: từ một gang tay (cá con) tới 1 thước tây (cá to ở trong hang).

     - đường kính: từ 2 lóng tay (cá con) tới hơn 1 gang tay người lớn (cá to ở trong hang).

     - cân nặng: từ 10 gram (cá con) tới 5, 6 kí lô (cá to ở trong hang).

2400%203%20CaNgatVliem

   Hình dạng (hình thù) và đặc tính của cá Ngát:

     - hình thù giống như cá Trê trắng.

     - có 3 ngạnh, sắc bén và cứng.

     - thịt không dai như cá Trê trắng.

     - thịt dẽo và dẻ hơn cá Bông lau.

     - da xậm hơn cá Bông lau và cá Trê trắng.

     - đuôi dẹp như cá Trê.

     - không có vải, da trơn như cá Trê.

     Dân sành điệu thường làm các món ăn và món nhậu bằng thịt cá Ngát (nếu tìm mua được cá Ngát ở trong hang thì càng qúi), như:

     - Cháo cá Ngát cốt dừa

     - Cá Ngát xào lăn

     - Cà-ri cá Ngát

     - Cá Ngát hấp gừng hành

     - Canh chua cá Ngát (và Trứng )

2400%204%20CanhChuaCaNgatVLiem

     - Cá Ngát kho tộ

2400%205%20CaNgatKhoToVLiem

     Ở bài khác, người viết sẽ cống hiến qúi độc giả cách thức làm các món ăn và món nhậu kể trên bằng thịt cá Ngát ở trong hang (xin đọc bài “Cá Ngát: Các món ăn và món nhậu tuyệt vời” của cùng tác giả trong số báo sau).

     Có đi xa khỏi Việt Nam và lưu vong ở xứ người thì ta mới thấy nhớ nhung các món ăn Miệt Vườn rất độc đáo của ta – nó vừa ngon vừa bổ khỏe, hương vị thật đậm đà, ngon miệng... Tôi đã có một lần (lần đầu tiên) ăn thịt cá Ngát cách đây gần 60 năm mà nay vẫn còn cảm thấy hương vị đậm đà ở đầu lưỡi mỗi khi nhắc tới nó! Ngon ơi là ngon! Nhớ ơi là nhớ!

Vĩnh Liêm

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22154
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 11/Mar/2020 lúc 10:40am

Image%20result%20for%20thit%20bo%20xao%20la%20vang


Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 11/Mar/2020 lúc 10:42am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22154
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 15/Mar/2020 lúc 7:42am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22154
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 28/May/2020 lúc 8:09am

Xa Quê Nhớ Nước Mắm


Cách%20làm%20nước%20mắm%20tỏi%20ớt%20ngon%20sao%20cho%20tỏi%20ớt%20nổi%20lên%20mới%20siêu%20...


Một cô ký giả Mỹ chuyên viết về ẩm thực so sánh nước mắm Thái Lan và nước mắm Việt Nam thế này: Cả hai đều làm từ cá cơm (anchovy), nhưng nước mắm Thái mặn hơn và có mùi “nặng” hơn.


Cô Mỹ này nhận xét trật. Trật không phải do lưỡi của cô, mà trật vì cô so sánh con gà với con vịt.

Nước chấm làm từ cá thì nhiều nước làm: Thái Lan, Mã Lai Á, Lào, Cam Bốt, Trung Cộng, Phi Luật Tân, Nam Dương, Nam Hàn…
Người Nhật còn lấy cả mực làm nước chấm.
Cá nào cũng đem làm nước mắm được hết. Về mặt khoa học, đó chỉ là “chặt” nhỏ protein của cá thành acid amin do tác dụng của enzyme trong ruột cá, từ đó mới tạo ra hương và vị đặc trưng của nước mắm.

Nước mắm mỗi nơi mỗi vẻ

Hầu hết nước chấm làm từ cá của nước Châu Á có độ đạm khoảng 10, và họ quen với hương vị nước mắm như thế.
Một vài loại nước mắm Thái có độ đạm khoảng 20, nhưng Việt Nam chuộng nước mắm đạm cao, có khi lên tới 30 – 40 độ.

Thái Lan và Việt Nam thường dùng cá cơm, một loại cá biển, nhỏ cỡ ngón tay trỏ để làm nước mắm. Nhưng có cả hơn trăm loại cá cơm, phân bổ mỗi vùng mỗi khác. Mỗi loại khi làm sẽ cho ra nước mắm có vị có hương khác nhau.
Ở Việt Nam có khoảng 6-7 loại cá cơm: Cơm than, cơm đỏ,sọc tiêu, sọc chì, sọc phấn,… nhưng chỉ có 3 loại đầu được dùng nhiều vì cho phẩm chất nước mắm ngon hơn.

Cũng một loại cá cơm, nhưng cá mỗi vùng lại ăn rong rêu khác nhau. Rồi cá mùa này gầy, cá mùa khác béo, năng suất ra đạm (phân rã cá) cũng khác.
Tùy theo cách làm và cũng tùy thuộc loại cá, mà thời gian lên men kéo dài 4-6 tháng, có khi kéo dài cả năm hoặc hơn.

Hơn nữa thời tiết khí hậu mỗi nơi mỗi khác, ảnh hưởng rất nhiều đến việc hình thành hương vị nước mắm. Chính cái “nắng gió” trời cho quanh năm này mà nước mắm Phan Thiết, Nha Trang trở nên lẫy lừng.
Với Phú Quốc, ông Trời còn biệt đãi hơn nữa, vì ngoài thời tiết, cá cơm vào mùa to béo tươi ngon, chượp ra đạm nhiều. Chỉ có điều phải chượp lâu, có khi hơn cả năm, mà chượp lâu hương mắm càng đậm đà.
Những vùng khác yếu thế hơn, nhưng họ cũng biết đối phó với thời tiết, để có được những kỹ thuật làm nước mắm khác nhau, và cứ thế cha truyền con nối.

Có thể ép đạm, nhưng không thể ép hương

Nước mắm đạm cao thì thời gian ủ chượp phải lâu hơn, nhưng “chân lý” này không phải lúc nào cũng đúng.
Người ta có thể dùng thêm enzyme để thúc đẩy sự phân giải protein cá thành đạm amin nhanh hơn, từ một năm còn 6 tháng, có khi nhanh hơn.
Mà cũng tùy nguyên liệu nữa: Cá nhỏ, cá dập nát phân giải nhanh hơn, cá tươi cá còn nguyên phân giải chậm hơn…

Nhưng hương thì khác, hương cần thời gian ủ chượp khá lâu, một năm hoặc hơn, để vi khuẩn kỵ khí phân giải chất béo và protein thành các chất dễ bay hơi để tạo ra mùi hương đặc trưng của nước mắm, và vị nước mắm cũng “đầm” lại, cái mà người ta gọi là hậu vị (after-taste) của nước mắm.

Nước mắm Thái hầu hết đều sử dụng thêm enzyme để tăng tốc lên men, ra nước mắm nhanh.
Họ cần năng suất, nhưng hương chưa kịp ngấu sẽ có mùi hơi ngai ngái.

Cách làm nước mắm của người mình thường có tỷ lệ muối cao (3 cá 1 muối), còn các nước khác tỷ lệ muối ít hơn.
Muối ít, lên men nhanh hơn, ra nước mắm lẹ hơn, và dĩ nhiên hương cũng kém hơn… Còn muối cao thì thời gian ủ chượp lâu hơn, có khi cả năm hoặc hơn, nhưng hương nước mắm ra đậm đà hơn.
Nước mắm truyền thống “thứ thiệt” của Việt Nam thường hơi mặn hơn là vì thế.

Công nghiệp ép truyền thống

Làm nước mắm truyền thống thì quanh năm vất vả, nắng mưa dãi dầu, chăm mấy cái thùng còn hơn chăm heo đẻ, nhưng làm nước mắm công nghiệp thì nhanh cái rẹt, mỗi ngày ra cả vài chục ngàn lít là thường. Chỉ cần mua nước mắm thấp đạm về pha loãng, rồi thêm phụ gia hóa chất, đóng chai dán nhãn là xong.

Vị nước mắm là do acid amin do phân giải từ cá mà ra. Nước mắm công nghiệp chỉ cần cho thêm các chất tạo vị như bột ngọt, siêu bột ngọt (I+G)…
Hậu vị của nước mắm là do đủ loại acid amin từ cá tạo thành. Nước mắm công nghiệp làm gì có hậu vị.

Màu nước mắm là do chuyển hóa các chất đường, lipid và protein trong cá mà thành.
Nước mắm công nghiệp chỉ cần thêm màu nhân tạo caramel, carmine, Brown HT…

Hương nước mắm là do nhiều chất dễ bay hơi hợp thành do phân giải cá mà ra. Nước mắm công nghiệp chỉ cần thêm hương nhân tạo. Hương cốm, hương nhài, hương nếp… Hương cà cuống còn nhái được, thì nhái hương nước mắm là chuyện… nhỏ.
Độ sánh của nước mắm là do protein tan trong nước tạo gel. Nước mắm công nghiệp chỉ cần thêm chất tạo sệt (thickening agents) như CMC, xathan gum…

Độ mặn của nước mắm phải cao để ức chế vi khuẩn gây hư (spoilage bacteria).
Nước mắm công nghiệp không cần mặn cao, vì đưa thêm chất bảo quản benzoate, sorbate vào.
Còn muốn mặn dịu hơn nữa thì thêm đường hóa học như aspartame và acesulfam K.

Độ đạm (tổng) nước mắm là protein cá phân giải. Nước mắm công nghiệp là nước mắm đạm thấp pha loãng.
Muốn tăng độ đạm muôn vàn thủ thuật, tử tế thì bổ sung đạm từ lúa mì (protein được thủy giải để dễ hòa tan), bá đạo thì thêm nước phụ phẩm bột ngọt…

Nước mắm công nghiệp ngọt đầm hương dịu, sóng sánh màu hổ phách, nói chung, thích gì chiều nấy.
Vì thêm các phụ gia hóa chất được phép dùng trong thực phẩm, nên nước mắm công nghiệp về mặt an toàn thực phẩm, không có gì đáng than phiền. Còn bá đạo đến cỡ nào cũng tùy nhà sản xuất.

Nước mắm hải ngoại

Tôi có thể nói, nước mắm “Made in Thái Lan” ở bên Mỹ hay bên Châu Âu đa số là nước mắm công nghiệp.
Thực ra nước mắm Thái cũng có loại zin, nhưng cũng chỉ cỡ 20 độ đạm là cao do khẩu vị của dân họ đã quen như thế. Còn nước mắm truyền thống Việt Nam loại ngon khoảng 30-40 độ đạm.

Ở nước ngoài, khai báo về độ đạm thường “nấp” vào trong cái bảng nhỏ xíu gọi là “thành phần dinh dưỡng” (nutrition facts) dưới dạng protein.
Con số này phải chia cho 6,25 mới ra độ đạm. Người tiêu dùng hầu như không để ý chuyện này.

Có hãng quảng cáo, chỉ có anchovy extract (nước cốt cá cơm) và muối, nhưng lại có thêm đường ăn (sugar). Mấy nhà thùng nước mắm truyền thống Việt Nam mà biết chuyện “nước mắm có đường” chắc phải bở vía.
Có đường, chỉ vài ba tháng nước mắm sẽ xuống màu, mất hương.
Thế thì nước mắm đó là gì? Hoặc là dùng đường hóa học, hoặc là xài phẩm màu và hương nhân tạo.

Đến chơi nhà bạn bè ở nước ngoài, tôi thấy nhiều bà xài nước mắm Thái. Sao vậy, chê nước mắm Việt à? Không phải, tôi xài nước mắm Thái cho an toàn.
An toàn thiệt không?
Cục Khoa Học Y Tế (DMS-Thái Lan) năm 2013, đã khảo sát phẩm chất mắm với 471 mẫu của 118 nhà sản xuất nước mắm trên thị trường Thái.
Kết quả ghi nhận 45,4% mẫu không đáp ứng tiêu chuẩn. Đa số có độ đạm thấp hơn so với ghi nhãn, hàm lượng acid glutamic (bột ngọt) cao, và đáng ghi nhận là 4,5% chứa chất bảo quản benzoate trên mức cho phép.

Loại nước mắm pha (mixed fish sauce), hay gọi theo kiểu Việt Nam là nước mắm công nghiệp, vi phạm nhiều hơn.
An toàn thực phẩm là chuyện vô vàn, rủi ro có thể xảy ra bất cứ chỗ nào, chỉ có thể hạn chế mà thôi. Xuất được chai nước mắm vào Mỹ, vào Châu Âu cũng chẳng dễ gì qua được đôi mắt sấm sét của cơ quan thẩm quyền bản xứ.

Trở lại câu chuyện cô ký giả Mỹ so sánh nước mắm Thái và nước mắm Việt. Dựa trên hình ảnh mà bài báo minh họa, cô ký giả đã không nhận ra rằng, cả 2 chai nước mắm đều sản xuất tại Thái Lan.
Nước mắm Thái mà cô nếm là nước mắm zin, khoảng 20 độ đạm, nên có vị hơi mặn và hơi nồng.
Còn chai nước mắm Việt (Made in Thailand) là nước mắm công nghiệp, nên ít mặn và dịu là đúng rồi.

Nhìn về đường cố lý…

Đầu thập niên 80 của thế kỷ trước, một người Việt tại Mỹ đã đăng ký nhãn hiệu nước mắm Phú Quốc tại đây, và cho đến nay vẫn dùng thương hiệu Phú Quốc thoải mái.
Công ty này mua nước mắm sản xuất tại Thái Lan, vận chuyển qua Thẩm Quyến hay Hồng Kông gì đó và đóng chai tại đấy, rồi xuất đi tứ phương.
Nước mắm Phú Quốc thứ thiệt là thế này hay sao?

Hiện công ty này cũng có một xưởng làm nước mắm với quy mô nhỏ tại Phú Quốc.
Nước mắm sau đó được xuất đi đâu đó để pha chế và đóng chai. Theo quy định về Chỉ Dẫn Địa Lý, nước mắm Phú Quốc phải được sản xuất và đóng chai dán nhãn ngay tại Phú Quốc.

Không riêng gì Phú Quốc, Phan Thiết cũng đã có Chỉ Dẫn Địa Lý cho nước mắm. Không đơn giản chỉ là đóng chai tại nguồn, mà nguyên liệu làm nước mắm phải là cá loại gì, đánh bắt ở đâu, phẩm chất muối thế nào, ủ chượp ra sao, thùng chượp bằng gỗ loại gì,….
Và phải chịu sự kiểm soát lẫn nhau về tuân thủ quy định này mới được phép dán nhãn Chỉ Dẫn Địa Lý, chứ không phải cứ nước mắm sản xuất tại Phú Quốc hay Phan Thiết là được dán nhãn ấy.

Ai muốn mua nước mắm truyền thống thì căn cứ vào logo Chỉ Dẫn Địa Lý mà mua.
Còn độ đạm, theo tôi cỡ 25 – 30 độ là tuyệt rồi. Còn chai nào ghi “nước mắm nhĩ” hay “nước mắm cốt” thì quên đi. Quảng cáo xạo đó!

Nước mắm nhĩ giống như thóc giống. Có ai mang thóc giống đi rao bán bao giờ. Thực ra, độ đạm của nước mắm nhĩ cũng chẳng cao.
Được trời đãi, cá cơm mập ú như ở Phú Quốc, mà “nhĩ” ở đây cũng chỉ cỡ 30 độ.
Muốn nâng độ đạm, phải đem phơi và đổ lại vào thùng chượp để rút thêm đạm trong cá.

Không phải chỉ có nước mắm Phú Quốc hay Phan Thiết mới là ngon. Nước mắm mỗi vùng mỗi miền đều có hương vị riêng của nó.
Anh bạn tôi, quê Quảng Trị, lưu lạc xứ người, mỗi lần ăn thịt heo luộc, bánh bột lọc, bánh ướt, …lại nhớ nước mắm Mỹ Thủy.
Cái tên nước mắm vùng miền nghe lạ hoắc, vậy mà anh ta lại nhớ da diết.

Nước mắm không chỉ là hương và vị, nó còn mang theo cả ký ức của tuổi thơ, của một thời bình yên chỉ biết ăn và học.
Hương vị nước mắm thấp thoáng trong lời của bản nhạc “… Nhìn về đường cố lý, cố lý xa xôi…” (Thuyền Viễn Xứ, Thơ: Huyền Chi, Nhạc: Phạm Duy).
Xa quê mà dùng nước mắm công nghiệp thì buồn lắm, phải không?

Vũ Thế Thành
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22154
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 03/Jul/2020 lúc 12:02pm

THÚ ĂN PHỞ


BEST-EVER%20PHO%20RECIPE%20-%20YouTube



Năm đầu của thế kỷ mới, bạn bè vùng quận Cam kháo nhau về món phở của một ông đầu bếp tài tử cả đời mê phở.


Thoạt tiên, ông chỉ nấu phở vào cuối tuần để đón tiếp tại nhà một số thân hữu gốc gác Hà Nội thời năm cửa ô xưa, ba mươi sáu phố phường với Thạch Lam trong Tự Lực Văn Đoàn.

Chúng tôi thường gọi điện thoại rỉ tai nhau, nhỏ to rủ rê. Ai đến muộn là hết phần.
Ngôi nhà của ông nằm trên một con đường nhỏ, đâu đó thuộc thị xã Garden Grove mà nay qua thời gian, tôi không còn nhớ rõ vị trí.


Thế nhưng tôi vẫn dễ dàng hình dung ra cái bàn gỗ khá rộng, trải tấm nilông có những ô vuông màu xanh, kê ở gian ngoài, liền với phòng khách bên tay phải và bếp bên tay trái.

Từ chỗ ngồi, khách ăn phở có thể nhìn thấy ông đứng thong thả thái thịt bên cạnh nồi nước dùng thoảng bay mùi thơm của phở, cái mùi đậm mà không nồng, cái mùi luôn pha lẫn với kỷ niệm, cào khẽ lên trí nhớ thực khách về một điều gì mơ hồ, ray rứt.

Mặt bàn trải khăn nhựa trống trơn, không có một thứ gì khác khi những tô phở được chính chủ nhân trịnh trọng đưa ra.
Quen miệng thì gọi bằng tô, chính ra là bát phở, như người Hà Nội thế kỷ 20 vẫn gọi như thế.
Bát phở không sâu quá, cũng không to quá mà thanh cảnh, không có những thứ tạp nhạp phải chừa lại, vừa vặn cho một lần ăn để còn thòm thèm.

Thái thịt cũng là một nghệ thuật, từ kích cỡ to nhỏ lẫn bề dầy, phải miếng nào ra miếng đó tùy loại: tái, chín, gầu, nạm, mỗi miếng thịt là niềm tự hào trong bàn tay nâng niu của người nghệ sĩ.

Phở ở tư gia của ông đầu bếp Bắc Kỳ không có món ăn kèm nào khác, chỉ có hành trần, chanh, ớt, hạt tiêu xay.
Có bà người nam theo bạn đến ăn, chờ mãi không thấy đĩa rau húng, ngò gai và giá, bèn hỏi. Ông hàng phở tài tử như một sinh vật quý hiếm còn sót lại của thành phố Tháp Rùa, tủm tỉm cười, lễ phép trả lời: “Thưa bà, phở nhà tôi không có những thứ này. Lần sau, mời bà xuống phố Bolsa.”

Lúc ra về, bà khách hậm hực than phiền với người dẫn đường: “Lần sau? Đâu có lần sau nào nữa? Phở không giá, không rau, mà gọi là phở?”
Chủ nhân nghe kể lại cùng với lời yêu cầu nên dọn giá và rau cho thực khách, ông vẫn cứ tủm tỉm cười: “Ăn phở mà đòi rau với giá, sao gọi là phở?”

Ở ngôi nhà nhỏ trên con đường tĩnh mịch của thị xã Garden Grove vài năm đầu thế kỷ 21, có những cuối tuần đông vui bằng hữu gọi nhau đi ăn phở như thế.
Từ sáng đến chập tối, ngót hai trăm tô phở hết nhẵn.
Ðược ít lâu, ông không nấu nữa, tắt bếp, xếp bàn ghế vào gara. Gặp ông, hỏi thăm, ông bảo “Nhọc rồi, không làm nữa.”

Khách ăn quen, đâm nhớ. Trong cái nhớ, hình như có cả những góc phố Hà Nội-Sàigòn trước và sau 1954. Có cả hình ảnh những đứa bé trai hay gái một thời háo hức theo bố mẹ đi trên những vỉa hè lờ mờ bóng tối để đến cái xe phở lắc lư ngọn đèn câu trên một quãng đường Saigon nay cũng đã chia xa.
Một ông hàng phở chân truyền khác, chạy giặc từ Bắc vào Nam, gầy guộc, mặc cái tạp dề cháo lòng đứng sau mấy miếng thịt bò treo lủng lẳng, cái tủ kính nhỏ đựng những sợi phở trắng muốt và bên nồi nước dùng sôi khẽ, thỉnh thoảng mùi phở thơm theo tay ông dở cái nắp đậy, bay lên, làm ấm cả một khoảng đêm mát lạnh.

Thế sự thăng trầm, thoắt cái hơn mười năm. Bỗng dưng một hôm thấy báo đăng quảng cáo tiệm Phở mới khai trương, cung cách nghe chừng quen quen của hàng phở tại gia cũ.
Bấm đốt tay tự hỏi: “Chả lẽ thêm cả chục tuổi thọ nữa rồi mà giờ đây ông đầu bếp mê Phở năm nào lại bớt nhọc?”
Có lẽ ông bớt nhọc thật vì đích thị ông là chủ nhân tiệm phở vừa chính thức khai trương trong khu thương xá mới mở bên ngoài Little Saigon.

Ngay cửa vào, ông bầy cái gánh phở bằng gỗ, to đùng, bề thế. Nó gọi dậy trong tôi một ký ức khác. Nó gọi dậy cái bóng đen lù mù, lầm lũi chuyển động, chút lửa hồng cháy dưới bước chân trần in lên mặt đường vắng những tối mùa đông ở cái thành phố Huế thương yêu của tôi.

Không ai đoán ra nó là cái gì cho đến khi hàng phố sắp sửa đi ngủ, chợt nghe lảnh lót tiếng rao “phớ...”
Chừng như ông đầu bếp tiệm phở này cũng từng trải qua một tuổi thơ đứng ngồi đâu đó, xì xụp húp đến cặn bát nước phở nóng và thơm đến tê đầu lưỡi để đến bây giờ ông vẫn chưa quên?

Tiệm phở rình rang đón khách của ông bài trí khá cầu kỳ so với các tiệm phở khác. Tranh tường, hoa lụa xum xuê, ghế với tựa lưng cao tạo sự riêng tư cho thực khách tuy thực đơn của tiệm chỉ giản dị có độc một món phở bát.

Ông đầu bếp chủ nhân phải tự tin lắm mới xâm mình chấp nhận phương thức kinh doanh độc chiêu này.
Từ nhà riêng ra đến chợ đời, ông mới thấm ngấm thực tế chua cay giữa “chiêu đãi” và “sản xuất cho số đông.”

 

Nhập gia tùy tục, tuy tiệm phở đã lập tức nhượng bộ khách hàng với tương đen, tương đỏ, rau húng, ngò gai, giá chín, giá sống bày trên bàn nhưng những buổi đầu, khách ăn phải chờ quá lâu, bánh phở thì nhũn, cà phê dọn trong tách không có đĩa lót và thực khách phải nháo nhác đi ra chỗ để đũa muỗng, tự lấy cho mình.
Chủ nhân ông trông phờ phạc, thương tiếc đứa con tinh thần của mình bị thay hình, đổi dạng và con đường tươi nắng trong lòng ông giờ đây rã rời hoa lá.
Ngày một, ngày hai, ông thắc mắc, ông lắng nghe, quan sát, sửa chữa. Tại sao bát phở chóng nguội khi khách chưa ăn đến thìa cuối?
Tại nhúng bánh không kỹ. Tại sao miếng thịt chín không dậy hương, thơm đến tận kẽ răng?
Tại thái mỏng, không đúng độ dầy.
Mấy cái anh Mễ tập việc này làm như máy nhưng không bằng máy mà tam sao thất bổn, lúc này lúc kia, đâu có cái hồn Việt Nam, đâu có “tâm tình gởi theo ý thơ” lúc nào cũng đầy cảm hứng và có cái trau chuốt của người đầu bếp đưa ẩm thực lên hàng nghệ thuật?

Ðội ngũ phục vụ thì đa phần là con cháu, từ lóng ngóng đến quen việc hơn, rồi dần dà cũng tạo được sự hài lòng cho khách.
Sáng sớm cho đến 8 giờ tối, tiệm lúc nào cũng có người đến ăn ngồi kín nhiều bàn, cuối tuần phải chờ.

Nói về ăn uống, mỗi người một khẩu vị khác nhau. Người thích tô phở đầy tú ụ, nồng nàn hương hoa hồi và quế, những cái bong bóng chất béo loáng trên mặt nước dùng và người ăn tự do nêm gia vị theo sở thích.

 Ăn lấy no, lấy thỏa, căng bao tử là đứng lên lo làm việc khác. Người thích không phải tô mà là bát phở, chẳng lấy thịt đè người, miếng tái cần ngọt, miếng chín cần mướt mát, đậm đà, miếng vè gầu cần dòn, miếng gân cong như bánh tráng mỏng, miếng nạm cần lượn lờ tí mỡ dắt ở vòng ngoài, bánh phở phải mượt và đủ dai để không đứt, nước phở phải trong...vv...Chao ôi, nhiều cái phải quá!

Bát phở ngon, thậm chí chỉ cần gia vị một múi chanh nhỏ. Sợ béo mà vắt tới 2 múi là hỏng.
Phở của một thời Hà Nội chân truyền và thanh lịch không bao giờ có cái vị ngọt lợ của bột ngọt thời công nghệ ngày nay.
Trái lại, vị ngọt của phở bắc nguyên thủy là sự giao duyên mộc mạc, gắn bó, có đằm thắm song cũng có cái đậm đà sắc sảo của xương thịt tẩm vào mắm muối, làm nên mùi vị quyến rũ riêng biệt của nó tựa như mùi vị người tình, nếm trải một lần là ghi khắc mãi mãi trong tâm khảm, xa cách bao nhiêu khi gặp lại, vẫn nhận ra cố nhân và thấy lòng thổn thức.

Thế nên, đi ăn phở thường là để bắt đầu hay kết thúc một ngày không vội vã, là nhẩn nha quay về cái thềm nhà cũ, tìm lại mùi hương xưa khua rộn ràng trong trí nhớ, nhâm nhi miếng thịt, cọng phở, lát hành, thả trôi mình trên giòng thời gian bảng lảng.
Hôm qua, hôm nay, ngày mai, chỉ còn giây phút này một giấc mơ thôi...

Có lẽ chính cái cung cách ăn phở như vừa mô tả đã thúc đẩy người đầu bếp nghiệp dư tận tụy kia không cưỡng được ý nghĩ di chuyển cái bếp nhỏ ở nhà ông ra tiệm lớn sau mười năm nghiền ngẫm, thận trọng hỏi lòng.

Giờ đây, vài lần hiếm hoi tôi ghé lại tiệm khi thành phố hoàng hôn đã lên đèn, thấy ông gọi con cháu pha cho ông một ly cam vắt.
Dưới vành mũ lưỡi trai che hết vầng trán hằn dấu vết thời gian, tôi không biết ông buồn hay vui, chỉ thấy trên khuôn mặt ông nụ cười tủm tỉm muôn thuở.
Ông gật gù đoan chắc: “Cứ từ từ... Cứ kiên tâm. Người ta sẽ hiểu, sẽ thưởng thức nét tinh tế của cái món ăn mang nặng tình tự dân tộc này.”

 Xuôi giòng năm tháng, Phở có mặt khắp nơi, trong mọi tình huống lịch sử hiểm nghèo và gian nan nhất.
 Ở khu chợ chiều heo hút bên bờ sông Ðáy, làm ấm lòng những bà mẹ tản cư chạy chợ, thách đố với tử thần.
Phở lẫm liệt theo chân đoàn người di tản vượt Thái Bình Dương, chinh phục nước Mỹ, vượt Ðại Tây Dương chinh phục Âu châu.

Bàn về mối tình son sắt của ông với phở, tôi định hôm nào hỏi xem ông có thuộc thơ Nguyễn Bính không?
...”Thầy u mình với chúng mình chân quê,
Hôm qua em đi tỉnh về,                                            

Hương đồng cỏ nội bay đi ít nhiều...”

Cho tới nay, trải hơn ba thập niên phố xá của người Việt di tản phát triển không ngừng tại quận Cam, duy nhất chỉ có thương hiệu PHỞ 86 của chị Quốc trên đường Brookhurst, thành phố Westminster, thành công đáng nể với thực đơn Phở Only làm vừa lòng người sành điệu.

Bùi Bích Hà


Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 03/Jul/2020 lúc 12:04pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22154
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 23/Jul/2020 lúc 9:06am

Ngụ ngôn của phở


Phở%20|%20One%20of%20the%20Saturdays%20we%20were%20in%20SF,%20our%20friend%20David%20t…%20|%20Flickr


Sau những ngày cách ly xã hội, một trong những thứ mà người Việt nói đến nhiều nhất có lẽ là "phở".

Tôi thức dậy vào cuối tuần. Ở trong bếp dưới lầu, mẹ đang hát. Chiếc muôi của bà kêu vang bên chiếc nồi và âm thanh đều đặn của con dao chặt trên thớt gỗ đã mòn.


Rất nhiều năm đã trôi qua, tôi vẫn nghe thấy chúng, cả những âm thanh lách cách của bát đĩa vang lên bên tai. Mùi phở trở thành một phần bí mật của tâm hồn.

Hơn chục năm sau, tôi vừa tốt nghiệp trường UC Berkeley, Mỹ và đi du lịch châu Âu. Người bạn cũ rủ tôi đến một nơi bí ẩn tại Bỉ. Chúng tôi xuống tàu giữa hư không, phía bắc Brussels, và đi trong nửa giờ.

Vượt qua đồng cỏ và trang trại, chúng tôi tiến vào một khu rừng. Một lâu đài với cây cầu nối nó băng qua một con hào.
Những bức tượng La Mã trên bãi cỏ. Tôi dừng lại, nghe một mùi thơm phức tạp. Tôi đã mong đợi nó. Bay lơ lửng trong không khí, quế và đinh hương, nước mắm và hoa hồi, nước dùng thịt bò.
Có người đang làm phở.

Vào buổi chiều hè đó, đứng trên một con hào trước khi được vẫy gọi vào một lâu đài châu Âu, tôi tưởng như mùi hương cay nồng và thơm ngát đã lan tỏa khắp châu lục.
Tôi đã thấy một cái gì đó gần với trải nghiệm ngoài cơ thể. Mùi thời thơ ấu Việt Nam của tôi đã phủ lên một cảnh quan mới, ngay lập tức, tôi cảm thấy hạnh phúc và hoài cổ, cố gắng nắm bắt cảm giác thú vị của cuộc phiêu lưu kỳ lạ này.

Tôi theo bạn xuống những bậc đá để đến một nhà bếp có thể chứa 30 đầu bếp làm việc. Ở phía xa trong gian bếp rộng lớn, một phụ nữ châu Á thanh lịch vào giữa những năm 30 tuổi chào chúng tôi bằng nụ cười duyên dáng. Cô nói bằng tiếng Việt: "Có em đây. Chị đã chờ đợi và chờ đợi. Chị nghĩ hai em bị lạc trong rừng".

Khi bày lên trước mặt chúng tôi tô phở, cô kể câu chuyện của mình. Từng là giáo viên cấp ba ở Sài Gòn, cô mất việc sau chiến tranh.
Một đêm nọ, cô và chị gái trốn lên chiếc thuyền đông đúc ra biển. Một tàu buôn Bỉ đón đoàn người. Hai chị em phải sống trong tầng hầm của một nhà thờ ở thị trấn bên ngoài Brussels.

Ngày nọ, bá tước địa phương, người đã hy vọng trở thành một linh mục nhưng bị gia đình ông ngăn cản, thấy cô khi ông đang cầu nguyện trong nhà thờ. Họ nhìn nhau. Cô ngập ngừng, còn bá tước đã yêu.
Họ cưới nhau.

Bây giờ, là mẹ của hai đứa con có dòng máu quý tộc, đôi khi cô thấy mình lướt qua những chiếc gương mạ vàng dọc theo hành lang lâu đài và rùng mình, tự hỏi: "Đó là ai? có phải tôi không?".
Người phụ nữ ấy đã đem thứ nước dùng vô song và thiêng liêng đến lâu đài cổ giữa rừng châu Âu. Hương hoa hồi, thảo quả, đinh hương, quế, gừng và hành tây nướng, món súp được ninh ở nhiệt độ vừa phải cho đến khi thịt mềm, tủy thấm.
 Nó truyền cảm hứng cho niềm đam mê. Nó đặc hữu hóa Việt Nam như một ngụ ngôn ẩm thực.

Ngày nay, nếu bạn gõ từ "phở", bạn sẽ thấy hàng chục nghìn lượt tìm kiếm giống mình. Hàng trăm đầu bếp đưa ra công thức nấu món ăn và các nhà văn, nhà phê bình nhiệt tình công bố các bài viết, các học giả còn công bố cả bài báo học thuật về nguồn gốc của nước phở.
Công ty Campbell Soup năm 2002 đã lấy công thức nước dùng món ăn để đưa ra sản phẩm nước dùng phở đóng hộp nhắm vào người mua là các quán ăn, nhà hàng.
Ngay cả Food Network cũng có các đầu bếp dạy khán giả cách làm phở. Thậm chí, ngôn ngữ Mỹ còn sinh ra một từ mới: Phomance. Theo New York Times, nó được sử dụng vui nhộn, mô tả mối quan hệ tình cảm quá gần gũi với món ăn Việt Nam.

Nhưng món súp này đến từ đâu?
Điều mà gần như chắc chắn, nó đến từ phía Bắc Việt Nam, cụ thể là Hà Nội, khoảng một thế kỷ trước.
Cây hồi sao có nguồn gốc từ tây nam Trung Quốc được kết hợp với nước mắm Việt Nam để tạo cho phở hương vị đặc trưng của nó.
Hành tây Pháp được sử dụng để làm ngọt nước dùng. Bạch đậu khấu đến từ Ấn Độ, bánh phở chắc chắn là từ Trung Quốc.

Tuy nhiên, ở Việt Nam, thịt bò hiếm khi được sử dụng cho đến khi người Pháp đem nó đến đây vào cuối những năm 1800.
Điều ít ai chắc chắn hơn là hành trình của nó đã thế nào. Có học giả tranh luận rằng từ này xuất phát từ tiếng Pháp "feu" hay "pot-au-feu" - có nghĩa "lửa cháy" hay một từ chỉ món ăn dạng lẩu.
Người thì bảo nó có nguồn gốc từ "fen" - tiếng Trung chỉ món bún.

Mỗi khi đại gia đình của tôi tụ tập bất cứ khi nào, ở Mỹ, Canada, Pháp hay Anh, để tổ chức lễ cưới hay thương tiếc cho sự ra đi của một người họ hàng, "Phở talk" thường đứng đầu danh sách các chủ đề đàm thoại.
"Em đã ở Athens năm ngoái và anh đoán xem em đã ăn gì? Phở ạ". Một ai đó sẽ bắt đầu.
Và một người khác sẽ thách thức: "Thật à, anh đã ăn phở rất ngon ở thành phố Jakarta".

Và vì vậy, các câu chuyện ồn ào và phóng đại. Kiểu như: "Tôi tình cờ ở khu vực ngoại ô Sydney và đọc thấy có bảo tàng đang triển lãm về phở. Tôi đã đi, tất nhiên. Họ phục vụ phở bên trong bảo tàng bởi một hàng phở từ Sài Gòn để tái tạo món ăn đường phố ngày xưa. Rồi tôi tình cờ gặp lại cô giáo P. từ trường Lê Qúy Đôn. Anh có thể tin được không?
Tất nhiên, thầy trò rủ nhau ăn phở. Cách Sài Gòn rất xa, ba thập kỷ sau, ngồi trên một chiếc ghế gỗ đơn sơ, cười đùa giống như thời trẻ..."

Biết một thành phố xa xôi đang phục vụ những món tủ của người Việt cũng giống như chứng kiến niềm hy vọng thịnh vượng của người Việt nơi hải ngoại.
Bất cứ nơi nào có người Việt mình, ở đó có phở. Chúng tôi kể chuyện phở như câu chuyện tự hào dân tộc.
Một món ăn đặc trưng của Việt Nam rất có thể có cả ảnh hưởng của Pháp và Trung Quốc, nhưng đó là cái mâu thuẫn của văn hoá.
"Feu" hay "fen", "phở" là thứ không thể phai mờ của bản chất Việt chính vì nó kết hợp ảnh hưởng nước ngoài.

Giống như đất nước có lịch sử bị chinh phục bởi các thế lực và người dân phải liên tục thích nghi để sinh tồn, món phở có nguồn gốc từ rất nhiều di sản song vẫn giữ được hương vị đặc trưng của Việt Nam.

Kể từ khi chiến tranh Việt Nam kết thúc, món ăn cũng như người Việt di cư trở thành một âm vị toàn cầu.
Thế giới thanh bình trong ngôi biệt thự Pháp xa xưa của chúng tôi đã hoàn toàn mất đi, giờ chỉ có thể trở về trong hồi tưởng.
 Nhờ có phở, nhiều người Việt di cư đến mọi nơi tìm thấy một cảm giác an ủi khi biết rằng hương phở ngon lành cũng đã lan tràn cả thế giới.

Andrew Lâm


Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 23/Jul/2020 lúc 9:10am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22154
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 10/Aug/2020 lúc 3:29pm

CÁI TĨN NƯỚC MẮM LÀM PHÉP


Có%20ai%20còn%20nhớ%20nước%20mắm%20tĩn%20không?%20|%20Những%20thằng%20già%20nhớ%20mẹ
                
                             Đã lâu lắm rồi, những  cái Tĩn đựng nước mắm thân thương của ngày xưa không còn được ai trong chúng ta nhìn thấy nữa, những người được sinh ra từ thập niên sáu mươi trở về trước mới biết và có xài qua cái tĩn này.

 

 Nói về nguồn gốc xuất xứ của loại Tĩn nước mắm  theo các ông bà lớn tuổi kể lại nó có nguồn gốc từ vùng đất Phan Thiết, vùng đất này đã làm ra các loại nước mắm ngon bán đi khắp các tỉnh ở miền nam.

 

 Nước mắm nơi đây được ủ chượp trong những thùng gỗ lớn bởi những con cá cơm tươi rói ngoài biển đem về, họ pha với tỷ lệ muối hột một cách hài hòa theo công thức gia truyền, cho ra lò những Tĩn nước mắm thơm ngon nức mũi.

 

 Để tiện lợi cho vận chuyển nước mắm bán đi các nơi, các nhà sản xuất xài cái Tĩn bằng đất nung được tráng men bên trong, mỗi Tĩn đựng áng chừng năm lít nước mắm. 

 

 Khi thời gian ủ chượp đã hoàn thành, lúc này họ chiết nước mắm ra cái Tĩn để tiện lợi cho vận chuyển và buôn bán.

 

 Nắp đậy của cái Tĩn cũng bằng đất nung, họ nặn ra cái nắp có dạng hình tròn dẹp dẹp vừa khít miệng của cái Tĩn, sau đó họ lấy hỗn hợp vôi để niêm phong cái nắp lại cho kín , sau đó dán miếng giấy vuông vuông có in tên của nhà sản xuất . ( bên ngoài cái Tĩn nước mắm, họ quét một lớp vôi trắng dầy, có pha với a dao để lớp vôi bám chặt vô bên ngoài cái Tĩn, họ dùng dây lá Buông đan lại thành cái quai xách cái Tĩn chắc chắn cho dễ khiêng đi )

 

 Mua cái Tĩn này về nhà xong, khi muốn xài thì ta cứ lấy sóng lưng con dao phay gõ nhẹ chung quanh cái nắp, vôi trám nắp sẽ nứt ra, dĩ nhiên có một ít bụi vôi nhuyễn rơi vô nước mắm bên trong nhưng không có hại gì, khi ta giở cái nắp Tĩn nước mắm thì mùi thơm ngào ngạt bay ra thơm lừng, lúc này lấy cái vá nhỏ thọt vô múc ra một ít vô chén, các bạn chỉ cần bới một tô cơm nóng chan lên đó một ít nước mỡ heo, rồi rưới ít nước mắm vô tô cơm trộn đều lên, đơn giản chỉ có vậy mà tô cơm đó mấy đứa con nít con nhà nghèo ngày xưa ăn một cách ngon lành.

 

 Tui nói sơ về cái Tĩn để cho bà con mình nhớ lại, cho thế hệ sanh sau này biết lịch sử của cái Tĩn nước mắm như thế nào bởi vì hồi đó chưa xài bình Nylon và chai thủy tinh như bây giờ.

 

 Nãy giờ nói về nước mắm, nhưng cái chính là tui sẽ kể câu chuyện về cái "Tĩn nước mắm làm phép" của bà Mười, một người trong xóm của tui ngày xưa...

                         ***

 Xóm tui ngày đó là xóm lao động nghèo, nhà Bà Mười ngày  xưa thuộc hàng khá giả, vì chỉ cần nhìn vô căn nhà của bà cũng đủ biết.

 

 Nhà bà thuộc loại nhà xây kiểu thời Pháp thuộc, kiến trúc căn nhà cũng đơn giản, nhưng tường nhà được xây dầy hai mươi ( Bề dài của viên gạch thẻ nằm ngang), bên ngoài được tráng bằng lớp vôi vữa trộn với hỗn hợp "Ô Dước" rất chắc chắn và được quét vôi màu vàng đất.

 ( Năm Tết Mậu Thân 1968, bà con trong xóm thường chạy qua nhà bà Mười trú ẩn để tránh đạn lạc khi chiến tranh lan tỏa đến đây, vì tường nhà bà rất dầy, đã vậy bà còn lấy bộ ván gỗ Mun  dầy hơn mười phân làm nóc hầm "Trảng xê", nên mọi người thấy rất an toàn).

 

 Bà Mười vào những năm này đã lớn tuổi lắm rồi, với dáng người nhỏ nhắn, hay nhai trầu với đôi môi móm mém, bà Mười tánh cũng khó giàn trời, suốt ngày tui thấy bà cứ quanh quẩn ngoài vườn để làm cỏ , trồng cây, chăm sóc những ngôi cổ mộ bằng đá Ong, một hôm nọ trời nắng chang chang, tui thấy bà ngồi nghỉ mệt và uống nước dưới gốc cây khế cổ thụ trong vườn, tui với thằng Thành con ông Chín Tắc xi lân la đến nói chuyện với bà, vừa cầm cái nón lá phe phẩy quạt mát, bà thấy hai đứa tui vừa trờ tới bà liền hỏi:

 

 -Chèn ơi cũng hai đứa bây nữa hả,  lọ mọ vô đây hôm nay tính hái trái gì nữa vậy, hôm qua mấy cây ổi sẻ trái chín oằn cây, đứa nào vô hái thiếu điều hết ráo, bây nói tao nghe coi.

 

Nghe bà Mười truy vấn, tui với thằng Thành tái mặt tưởng bà đã biết "đạo chích" là ai rồi, Thành lật đật khai luôn:

 

-Tại tụi con thấy ổi chín nhiều quá bà Mười ơi, tụi con không hái thì mấy con chim, con sóc nó cũng ăn hết. 

 

 Bà Mười nghe vậy bà la nó liền:

 

-Bây nói giả ngộ ghê, con chim con sóc nó ăn thì theo lẽ tự nhiên của trời đất, hơn nữa nó không biết tiếng người, còn bây muốn hái thì vô nhà hỏi bà Mười một tiếng thì bà đâu có tiếc rẻ gì, bây tự tiện vô vườn hái vậy bà hông vui chút nào.

 

 Biết mình làm phiền lòng bà Mười hai đứa tui  xin hứa lần sau không dám làm vậy nữa .

 

 Chưa hết bực dọc, bà Mười hỏi vặn lại:

 

 - Bà Mười hỏi thiệt, hai đứa bây hôm nay vô vườn tính "đại náo" gì nữa, đâu nói thiệt một bữa bà nghe coi.

 

Cái thằng quỷ Thành thay vì trả lời cho bà Mười, nó lại đưa mắt ngó lên nhánh  cây khế với gương mặt thèm thuồng, những chùm khế ngọt của bà Mười nó chín vàng ươm đang  đong đưa trước gió.

 

Bà Mười đoán ra ý định của hai thằng tui, bà nói:

 

-Thì ra hai đứa đang rình rập mấy chùm khế chứ gì, bữa kia thằng Năm ( Chú Năm con bà) hái cho bây cả rổ rồi, ăn chưa đã họng hả bây, đợt khế này cô Ba Huê lò bánh Ú dặn rồi, để cổ hái về "sênh mứt" bán tết, chờ đợt sau nó chín rồi bà cho bây mặc sức mà hái.

 

Nghe bà Mười nói vậy, không hiểu tại sao gói muối ớt đang cuộn trong lưng quần "Tà lỏn" của thằng Thành rớt xuống đất.

 

 Bà Mười thấy vậy bà cười ngất rồi nói :

 

 - Cha chả đi hái trộm khế mà còn chuẩn bị sẵn muối ớt để chấm nữa hả hai ông con, Kiểu này tao méc chú Chín với chú Năm mới được.

 

 Nghe bà Mười hăm méc tía của mình, tui với thằng Thành sợ tái mặt, vì hai ông già tía này ông nào cũng có cây roi giắt trong vách lá ở nhà, nếu biết tụi tui làm điều xằng bậy thế nào cũng được ăn "Bánh tét nhưn mây" ê cả đít.

 

 Thấy diện mạo thất thần của hai thằng tui, bà Mười nói:

 

-Tao mới hù bây chút xíu mà bây sợ dữ thần ôn vậy hả, mơi mốt đừng phá phách nữa nghe hai ông con, thôi dìa đi.

 

 Hai đứa cám ơn bà rối rít, không chậm trễ giây nào, hai đứa tui nhanh chóng chạy ra khỏi khu vườn của bà Mười tức thì .

                         ***

  Đã nhiều hôm trôi qua, khi cả đám tụi tui cùng chơi đùa trước sân nhà bà Mười, tuyệt nhiên tụi tui không thấy bà Mười xuất hiện xua đuổi như mọi lần, thắc mắc trong lòng nên khi gặp chú Năm đi uống rượu mới về, tui chận chú lại hỏi thăm:

 

- Chú Năm ơi, bà Mười đi đâu mấy bữa nay tụi con không gặp.

 

 Với cái giọng lè nhè do say rượu, chú Năm nhướng mắt lên hỏi:

 

 - Bây là thằng Phương con anh Năm phải không?, bà Mười bịnh mấy bữa rồi, nằm trong nhà kia chứ đâu, mà mấy đứa nè chịu khó xích ra gần đồng mả mặc sức chơi, để yên tĩnh cho bà Mười nghỉ ngơi tụi con, chừng nào bà Mười khỏe tụi con vô đây chơi nha .

 

 Mấy đứa bạn tui đồng thanh:

 

- Dạ , tụi con nghe lời chú Năm.

 

Thấy đám con nít trong xóm dễ thương, chú lấy tay cản lại trước khi tụi tui cùng nhau đi ra phía đồng mả, chú nói:

 

 - Vậy phải dễ thương hông, chú thổi một bản nhạc tặng cho mấy đứa nè, nghe xong rồi hẳn đi.

 

Nói xong chú rút trong lưng quần cây kèn "Ác mô ni ca" đưa lên miệng, chú bắt đầu thổi bản cầu "sông Kwai" nghe mê ly vô cùng, chú vừa thổi kèn, tay vừa biểu diễn bấm các lổ kèn cho ra những âm thanh thật lảnh lót và kiêu hùng, hết bản nhạc đó hình như hứng chí chú tặng thêm bài nữa, "Tình anh lính chiến" nghe cũng oai hùng không kém, khi chú vừa dứt tiếng kèn thì cả đám bạn tui vỗ tay tán thưởng rần rần, chú Năm hoảng  vía vì thấy đám nhỏ vổ tay lớn quá có thể làm kinh động đến bà Mười, chú Năm ra hiệu cho tụi tui mau chóng giải tán để trả lại sự yên tĩnh cho bà Mười dưỡng bịnh ...

                      ***

  Dạo ấy trò chơi của con nít cũng đa dạng lắm rồi, nào là tạt hình ( Những hình ảnh được in trong tấm giấy khá dầy, đủ thứ hình ảnh như zoro, Batman, hoặc hình ảnh chim chóc , cây cảnh, hoặc cao bồi, một tờ giấy cỡ A4 như bây giờ cắt ra được khoảng hai mươi bốn tấm hình đều nhau, rồi bó lại từng cọc để dành chơi với nhau, ví dụ như vích hình cho tờ ngửa chồng lên tờ nằm sấp là ăn, rồi tạc hình cùng nhau đậu vô bao nhiêu tấm, rồi chồng vô một cọc bỏ chính giữa cái vòng hình vuông được vẽ dưới đất hoặc nền xi măng, cách đó chừng mười bước chân có kẽ một đường làm cái vạch, đứng ngay chỗ mức này dùng chiếc dép cao su "tạt" vô đống hình kia, ai tạt được nhiều hình ra ngoài thì được hưởng phần đó )

 

 Mấy tay "Xì Thẩu" ở Chợ lớn ngày xưa cũng nhanh nhạy với thị trường đồ chơi cho con nít lắm, để có lợi nhuận họ liên tục ra những mẫu mã đồ chơi, lần nọ họ ra làm những hình người, hình thú bằng nhựa màu sắc rất đẹp khiến đám tụi tui cũng thích thú vô cùng, có hôm chơi thua hết cả bọc hình ( đựng trong bịch nylon, giắt vô lưng quần) , tui và vài đứa phải ngồi ngoài coi chúng bạn chơi mà lòng buồn vô hạn, mỗi bữa đi học được hai ba cắc bạc, phần uống nước phần mua đồ chơi, nên khi thua sạch thì tiền đâu để mua đồ  chơi để chơi tiếp với đám bạn. 

 

Câu thiên hạ nói tui thấy y chang 

" Bần cùng sanh đạo tặc", bí tiền mua đồ chơi quá, mà xin tiền thêm dễ gì ở nhà cho, để có tiền nên đêm nọ khi con trăng hạ tuần leo lét trên bầu trời, tui rủ rê thằng Thành làm chuyện "Động trời" vô cùng....

 

 Bà Mười nằm bịnh gần chục ngày, bà Hai đồ chay là chị em cùng xóm ghé qua thăm, không biết hai bà bàn bạc với nhau điều gì mà sáng hôm sau, thím Năm con dâu của bà Mười qua nhà ông Tư Tĩn (ông chuyên mua ve chai lông gà lông vịt, Tĩn nước mắm ông cũng mua luôn, khi Tĩn nhiều gần đủ xe Cam nhông, ông Tư bán lại cho các chành ve chai lớn khác để họ bán cho các lò nước mắm ngoài Phan thiết tận dụng lại, Tĩn còn nắp sẽ mua giá cao hơn Tĩn không nắp) để mua một cái Tĩn nước mắm đã xài rồi, thím Năm đem về rửa sạch sẽ đem ra gần bàn ông thiên úp xuống cái cọc do chú năm đóng sẳn, chiều đến bà Hai đồ chay mời một ông Thầy ở một chùa nào đó vùng chợ Cây Thị đến làm phép, nghe bà Hai nói cái Tĩn này dùng để trấn ếm vong nào đó đang làm bà Mười bị bịnh, thời gian làm phép phải nửa tuần trăng mới linh nghiệm..

 

 Vậy mà cái Tĩn nước mắm không cánh mà bay mất tiêu sau vài ngày làm phép, thím Năm lo âu sợ mất cái Tĩn kia bà Mười khó hết bịnh, bà Hai đồ chay thì rủa xả cái quân nào bất nhơn "Thỉnh" mất cái Tĩn kia...

 

Rinh cái Tĩn qua bán cho ông Tư được hai đồng, tui được một đồng, thằng Thành một đồng, vậy là có tiền để mua đồ chơi, tuy vậy khi mua cái Tĩn, ông Tư cứ ngắm nghía lật tới lật lui, làm như cái Tĩn này quen mắt với ông lắm, vì ông hỏi :

 

 -Cái Tĩn này ở đâu bây có, sao giống cái Tĩn tao bán cho cô Năm Dâu bà Mười lắm nghe.

 

 Điếng hồn khi bị ông Tư "Điểm huyệt" , hai đứa cố giữ vững lập trường, Tui nói:

 

 -Nhà con mua lâu rồi ông Tư ơi, nay hết nước mắm nên má con cho đem bán.

 

Chắc thấy đôi co với hai thằng nhóc chẳng ăn thua gì, ông Tư rút hai đồng trả cho xong.

 

 Ông Tư đem cái Tĩn nọ ra úp chung lên đống Tĩn ông để bên hông nhà.

 

 Mất cái Tĩn đang làm phép Thím Năm buồn lắm, thím qua nhờ bà Hai đồ chay mời thầy về làm phép lại khi thím mua cái Tĩn khác.

 

 Thím Năm đứng bên hông nhà ông Tư để lựa cái Tĩn nào đẹp như cái Tĩn hôm rồi, tự nhiên như có thần linh xui khiến thím bốc trúng ngay chóc cái Tĩn mà ông Tư mua của hai thằng tui bán cho ông.

 

 Thím Năm cầm trên tay săm soi cái Tĩnh, chợt thím thấy dấu vết nhà sư làm phép còn lưu lại trên hông cái Tĩn, thím vô nhà hỏi ông Tư liền:

 

 - Ông Tư, cái Tĩn này hôm rồi con mua của ông nè, đang làm phép cho má chồng con mà đứa nào nó thỉnh mất tiêu, con nhìn được là nhờ dấu làm phép đây nè.

 

 Đến phiên ông Tư:

 

- Chèn ơi ! Thằng Phương với thằng Thành bán cho tui đó cô Năm, tui nghi hỏi tụi nó rồi vậy mà tụi nó cứ một hai là của nhà nó, thím coi quá lắm hông.

                     ***

 Khỏi nói các bạn cũng biết đoạn kết câu chuyện ta sao rồi, nhưng để tui kể luôn cho tròn câu chuyện.

 

 Thím Năm bỏ ra hai đồng chuộc lại cái Tĩn đang làm phép, chiều đó thím Năm ghé nhà hai thằng tui méc, ba tui với ông Chín giận run, thế là hai cây roi mây tha hồ liếm đít hai tên trộm đau thấy tía luôn.

 

 Mấy đứa bạn trong xóm biết chuyện này , tụi nó xúm lại ghẹo hai đứa tui thiếu điều muốn độn thổ .

 

 Hai đứa được gia đình dắt qua nhà để xin lỗi bà Mười và thím Năm, bà Mười gặp hai ông "Thần nước mặn" bà liền nói :

 

- Chèn ơi. Bây hôm nay dám hái luôn "Cái Tĩn làm phép" của bà nữa hả, thiệt quá lắm rồi, mơi mốt cấm tiệt không cho qua vườn tao chơi nữa.

 

 Hai đứa tui cúi mặt trong lòng rất hối hận, tay lỡ nhúng chàm thì tiếng xấu sẽ theo mình muôn đời, qua lần đó về sau tụi tui không còn dám tái phạm và quyết tâm học hành để trở thành người tốt sau này, bà Mười tuy hăm he tụi tui mẻ răng, nhưng rồi bà cũng để cho qua vườn nhà bà chơi với chúng bạn, qua đó tui thấy lòng vị tha của bà Mười to lớn vô cùng .

                        

 Mấy chục năm dài đăng đẳng trôi qua, vậy mà câu chuyện "Cái Tĩn nước mắm làm phép" nó thỉnh thoảng vẫn len lén đưa tui quay về bến mộng ngày xưa.

Hai Hùng SG

Viết xong chiều mưa 6.8.2020

Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 10/Aug/2020 lúc 3:31pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22154
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 13/Aug/2020 lúc 11:24am



Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 13/Aug/2020 lúc 11:25am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22154
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 15/Aug/2020 lúc 7:59am

Những Món Ăn Ngon Nhất Việt Nam Trong Mắt Khách Tây

Trong chuyến đi xuyên Đông Nam Á, hai blogger du lịch nổi tiếng Mei và Kerstin rất có ấn tượng với nền ẩm thực phong phú, ngon và tốt cho sức khỏe của Việt Nam.


1. Gỏi cuốn: Với nhân tôm, thịt, rau thơm và bún cuộn trong một lớp bánh tráng mỏng chấm với nước sốt ngon tuyệt khiến gỏi cuốn trở thành món “ăn hoài không ngán”.

2. Chả giò: Không dễ để làm được một chiếc chả giò hoàn hảo. Phải chuẩn bị và trộn nhân theo đúng tỷ lệ, chú ý tới lượng nhân bỏ vào bánh tráng, độ mềm của bánh tráng, cách cuộn chả giò, nhiệt độ dầu rán, cách vớt ra… mọi chi tiết nhỏ đều quan trọng. Nhưng nếu làm đúng, bạn sẽ được thưởng thức món chả giò chấm nước mắm nóng hổi và ngon tuyệt.

3. Bánh cuốn: Đây là món đặc sản của miền Bắc Việt Nam. Lớp bánh mỏng bao quanh nhân thịt băm mộc nhĩ được hấp chín, ăn kèm chả và nước mắm.


4. Nem chua: Nem chua là thịt lợn sống lên men, có vị chua chua, ngọt ngọt và cay cay. Đây thường là món ăn phụ hoặc món ăn vặt của người Việt.


5. Bánh xèo: Mei và Kerstin ví bánh xèo giống như một loại bánh kếp rán làm từ bột gạo. Với nhân tôm, giá, hành và thịt lợn, bánh xèo thường được cắt ra và quấn trong bánh tráng hoặc rau diếp cùng với rau thơm và chấm nước mắm. Bánh xèo ngon nhất là ở Hội An, miền Trung Việt Nam.


6. Bún bò Huế: Nước dùng của món bún này được nấu từ xương bò, xương ống, hành, rau mùi và sả. Vài hàng còn cho thêm chân giò, tiết lợn. Bát bún sẽ ngon hơn nếu cho thêm chút tôm chua và húng quế. 


7. Nem nướng: Nếu thích thịt nướng thì chắc chắn bạn sẽ mê mệt món nem nướng đặc sản Nha Trang, gồm thịt xay trộn hành, tiêu đen, nước mắm và đem nướng trên than hoa. Nem nướng được ăn kèm với rau thơm như rau mùi, cà rốt, rau húng, bún và bánh tráng. 

8. Phở: Đây là món ăn nổi tiếng của Việt Nam, hình thành từ thế kỷ 20 ở miền Bắc. Phở Hà Nội có nước dùng thanh nhã và vị ngon tuyệt vời, phở Sài Gòn cho nhiều rau tươi hơn. 

9. Bánh mì: Bánh mì Việt Nam được coi là một trong những món ăn đường phố ngon nhất thế giới, với vỏ bánh giòn, nhân thịt nướng, pa tê, dưa chuột, rau thơm và sốt trứng gà. 

10. Bún riêu: Nước dùng của món bún này được nấu từ cua xay, cùng với màu cua và dấm. Như nhiều món bún khác của Việt Nam, bún riêu được ăn kèm với rất nhiều loại rau sống như hành tươi, rau mùi, giá và rau muống.


11. Bánh canh: Món bánh canh ở miền Nam Việt Nam thường có thêm cá viên, sườn lợn và rau thơm. Ở các vùng khác, nước dùng có thể có vị tôm, cua hoặc đôi khi là chân giò. 

12. Chạo tôm: Đây là một món ăn truyền thống khác của Huế được làm từ tôm bọc mía nướng trên than hoa. Vị ngọt của mía đem lại cho phần thịt tôm một hương vị vô cùng đặc biệt. Chạo tôm thường được dùng như một món khai vị, hoặc ăn kèm bún, cà rốt, rau thơm và lạc giã nhỏ. 

13. Hủ tiếu: Tương tự như phở ở miền Bắc, hủ tiếu là món đặc trưng của miền Nam Việt Nam. Không giống như phở, sợi hủ tiếu được trộn cùng dầu tỏi, đường, dầu hào và xì dầu trước khi thêm nước dùng được ninh từ xương gà hoặc xương lợn. Những nguyên liệu khác gồm hải sản, gà, tiết lợn. 

14. Cơm tấm: Đây là món đặc sản của Sài Gòn, được làm từ gạo vỡ, ăn kèm với sườn nướng, bì, chả, trứng và dưa chuột, rưới thêm nước mắm hoặc nước sườn nướng. Thực khách thường có thêm một bát nước dùng để ăn kèm cơm tấm. 

15. Bò lúc lắc: Đây là món ăn có khởi nguồn từ ẩm thực Pháp, xuất hiện từ những năm 1960. Tên của món ăn này bắt nguồn từ hình dạng của miếng thịt bò: “lúc lắc” nghĩa là miếng thịt bò to bằng cỡ một viên xúc xắc để có thể ăn bằng đũa dễ dàng hơn. Bò lúc lắc thường được ăn kèm với rau sống, hành tươi. Thịt bò thường được nhúng vào một loại nước chấm làm từ muối, tiêu và chanh.

st.

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22154
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 25/Aug/2020 lúc 9:42am

Đẹp Tuyệt Trần: Nghệ sĩ Nhật Bản Mikyoui00

Nghệ sĩ Nhật Bản Mikyoui00 cắt cá sống trang trí thành người và mang đến cho cuộc sống những tác phẩm đáng kinh ngạc đầy chất thơ và thẩm mỹ. 
























Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 96 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.350 seconds.