Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Quê Hương Gò Công
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Tuổi Trẻ Gò Công :Quê Hương Gò Công
Message Icon Chủ đề: HIỆN TƯỢNG TRƯƠNG VĨNH KÝ Gởi trả lời Gởi bài mới
Người gởi Nội dung
MENUCORP
Newbie
Newbie


Tham gia ngày: 05/Mar/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 29
Quote MENUCORP Replybullet Chủ đề: HIỆN TƯỢNG TRƯƠNG VĨNH KÝ
    Gởi ngày: 05/Mar/2009 lúc 11:09pm
St: chexavan
LỜI MỞ ĐẦU

 Tác giả: VŨ KÍ

Từ trước Tới nay, ở trong ra đến ngoài nước, có biết bao nhiêu đặc san, tuyển tập, tài liệu nội dung sung mãn bàn về thiên tài siêu việt là nhà bác học Trương Vĩnh Ký. Nhưng quả chưa có tuyển tập nào nói về Người, văn đi sóng đôi với nhạc (l), rộn rã, hứng thú đầy truyền cảm, mang tính dân tộc hứng khởi, thích hợp với nhân vật được biểu dương như ở tuyển tập Hiện Tượng Petrus Ký nầy. Các bài viết đặc sắc của các vị giáo sư, trí thức, văn hữu, mỗi người một vẻ, phát hiện cái đa tài, đa diện và cao hạnh của nhà học giả là những tiểu luận phong phú, súc tích, giải đáp bao nhiêu luận đề biến hóa về nhà thông thái. Chính do cái giá trị tổng hợp ấy của tuyển tập làm cho sự tôn vinh về Người đạt được hiệu quả toàn diện mong ước hơn bao giờ hết.

Nhìn bức hình Người chụp chung với 17 vị lỗi lạc khác trên hoàn cầu, tôi không thấy đó chỉ là một tấm ảnh đặc biệt, mà còn hơn thế nữa, tôi bỗng nghĩ đến hành tinh văn hóa Việt Nam cùng các tinh cầu văn hóa quốc tế khác nhịp điệu bay trên cầu vồng ngũ sắc thế giới, sáng chói và vinh dự biết bao? Chính vì thế mà tôi dám nghĩ rằng hai tiếng Hiện Tượng Petrus Ký mà các vị chủ trương tuyển tập nầy định tính cho nhân vật của chúng ta là một tuyển từ còn quá nhẹ nhàng, chưa tương xứng với thiên tài bác học của Người.

Cách đây 3 năm, sang Paris, tôi có dịp nói chuyện với một nhà nhân chủng học Pháp là ông A. Smith, biết tôi là người Việt Nam, ông đưa ra lời nhận xét: “Ở đất nước ông, có hai dặc trưng lăn hóa nổi bật, khó có nước nào có được: Một điều vạn hạnh là chữ viết của các ông. Điều thứ hai, một đại bất hạnh cho dân tộc Việt Nam, đó là một đất nước luôn luôn bị xâm lăng và bị ngoại bang thống trị. Ngay bây giờ cũng thế dù là dưới một hình thái gián tiếp. . . Rồi ông nói tiếp: Về ngôn ngữ, ở Á Châu vùng Thái bình Dương, phải nói là chỉ riêng và gần như độc nhất một mình nước Việt Nam cách đây 2 thế kỷ đã bắt chước theo Tây phương dùng 24 mẫu tự la tinh viết lên tiếng nói của mình một cách rất thành công, trong khi đa phần các quốc gia khác ở Thái Bình Dương như Trung Hoa, Nhật Bản, Đại Hàn và một số các nước khác cũng bắt chước La tinh hóa, Âu hóa chữ viết của mình mà không thành tựu. Điều nầy thực là một lợi thế vô cùng to lớn của nước Việt Nam về mặt văn hóa nói chung và về viết lách, in ấn, truyền đạt tư tưởng nói riêng đó vậy.”

Tôi trầm ngâm suy nghĩ và tưởng nhớ đến cụ Trương Vĩnh Ký của chúng ta. Từ khi các giáo sĩ Ý, Tây Ban Nha, Bồ rồi đến Alexandre de Rhodes chung phần sáng chế chữ quốc ngữ - một thứ chữ thô sơ lúc ban đầu rồi mãi đến sau nầy, ta phải công nhận rằng chính Trương tiên sinh là một người tiên phong để không nói là bậc tiền phong duy nhất khai sáng, phá vỡ cái luộm thuộm, u tối, mịt mù của chữ quốc ngữ trong nền quốc văn mới từ buổi sơ khai bằng gần 200 sáng tác phẩm đủ loại, đủ ngành của Cụ dọn đường cho sự gọn gàng, chính xác của nó được tô bồi tiếp theo bởi lớp nhà văn hậu tiến sau nầy.

Trương Vĩnh Ký tiên sinh phải nói đúng là cha đẻ của nền quốc văn mới đó vậy. Lời nói ấy không phải là một ngoa ngữ hay một ngôn từ cường điệu vô căn cứ. Một nhà văn Hoa Kỳ có  nói: “Không một sáng tác phẩm nào dù viết dở mà lại vô ích cho nền văn chương nước ấy. Tối thiểu, tác giả đã góp thiện chí, trí tuệ của mình vào việc làm thuần thục và trau luyện tiếng nói.”

Huống gì ở trường hợp Trương tiên sinh, không phải là những cuốn sách tầm thường mà người viết ra có đến 150 – có người còn nói đến gần 180 tác phẩm xuất sắc về đủ môn, đủ loại nữa, trong đó hơn 20 tác phẩm cổ văn được ông nghiên cứu, diễn dịch, kỹ càng giữa thời ấu  trĩ của chữ quốc ngữ thì quả thực thiện chí cùng công trình đóng góp của Người để trau dồi và phong phú hóa chữ quốc ngữ càng đồ sộ đáng tôn vinh biết bao!

Xin không nói thêm và nói lặp lại về chân tài đa diện đa phương của Cụ về mặt ngôn ngữ, văn chương, văn hóa, về các sáng tác cùng những hoạt động về ngoại giao, chính trị, giáo dục v.v. của Cụ mà đã có nhiều vị giáo sư, văn hữu, thức giả trình bày vô cùng đầy đủ và đặc sắc trong tuyển tập nầy.

Còn nhớ trong bài diễn văn tôi đọc đại diện Bộ Văn Hóa Giáo Dục Việt Nam Cộng Hòa ngày 02 tháng 8 năm 1973 ở Sài gòn, tôi mạn phép nhắc nhiều đến danh tiết của con người nằm trong đạo sống của Cụ mà tôi định tính là xuất chúng và biệt lệ, xứng đáng cho tất cả chúng ta học tập và ngưỡng mộ chính là sự hòa mình kỳ diệu của bậc sĩ quân tử phương Đông, với người tín đồ bậc trí thức phương Tây đó vậy. Tôi vừa nói đến hai tiếng danh tiết, tức là danh dự và tiết tháo của người. Cụ ra làm việc với Pháp, với vua thời thực dân mà cũng có tiết tháo ư ? Đúng vậy, chưa có ai đầy tiết tháo, kiên trinh, xán lạn như Cụ. Làm với Pháp mà không theo Pháp. Ở với họ mà không theo họ, ''Sic vos non Vobis''. Đó là châm ngôn và triết lý chỉ nam của đời Cụ. Tôi dám nghĩ rằng trên hành trình công vụ dài của Cụ, chung đụng gần gũi dai dẳng nhiều phen với các chức cao quyền trọng của chế độ bấy giờ, nào những lúc tham gia phái đoàn công du đi đây đi đó, nào những lúc sớm hôm dạy cho vua học, làm quan ở Cơ Mật Viện Huế, làm bạn thân tín với quan toàn quyền, chắc đã có bao nhiêu trường hợp các vị quyền chức trên dùng tình cảm thắm thiết đối với Cụ, đem mồi phú quí, bả vinh hoa ra chiêu dụ và thuyết phục Cụ hoặc quá lắm còn có thể dọa nạt Cụ để làm cho người xiêu lòng; nhưng không, bản lĩnh vững như bàn thạch, Cụ điềm đạm khước từ; phong thái chính trực giữ cốt cách là nhà nho cao hạnh làm cho chính những đối tượng của Cụ phải khiếp phục, kính nể. Đã có lần Cụ bị ông Paul Vial, viên quan Pháp thay thế toàn quyền Paul Bert vừa chết, ngưng chức và Cụ bị tình nghi là có dị chí muốn lật đổ nhà vua nữa là khác.

Không chống đối cực đoan chế độ như Phan Văn Trị, Bùi Hữu Nghĩa, Nguyễn Đình Chiểu mà cũng không xu phụ như Tôn Thọ Tường và bao kẻ khác, Cụ nhất mực gìn giữ truyền thống, không vô quốc tịch Pháp, không chịu cắt tóc, không vận Âu phục, vẫn chít khăn đóng, mặc quốc phục, một mực lo tô bồi thầm lặng và kiên trì cho tương lai đất nước về phương diện văn chương (cổ văn, tân văn), văn hóa, văn học Việt Nam được trường tồn và phong phú, mong cải thiện phần nào số phận hẩm hiu của quê hương về tư tưởng học thuật và kỹ thuật giữa một thời cuộc rất ư đen tối. Đến nỗi ai muốn bịa đặt lời để phỉ báng, đố kỵ cụ thì đó cũng chỉ là điều vu khống vô căn cứ.

Xin nói thêm về một điểm son của người mà ít ai nhắc đến là Đạo Sống của người. Đạo Sống của Trương tiên sinh là sự dung hợp đắc ý giữa nền đạo đức Nho gia và vốn trí tuệ của bực thức giả phương Tây. Đó là cái thế trung hòa uyển chuyển đối phó với chế độ để còn làm được chút gì hữu ích cho tiền đồ đất nước mà không vi phạm đến bản lãnh hướng thiện và hướng thượng của mình. Tâm tư của người bất di bất biến nhưng hành thì tế nhị khéo léo bao dung được hướng đạo bởi cái tâm và không xa rời cái tâm định hướng. Tôi muốn nói đến tâm thức ái quốc dạt dào là hiện tượng thường trực luôn luôn âm ỉ trong tâm cảm của người. Cái hồn nước chất ngất dàn trải từ văn chương đến sự nghiệp của Cụ, làm nền tảng cho tính năng động của một con người không hề biết mệt mỏi, quyết cống hiến tinh hoa, trí tuệ mình cho nhân sinh và dân tộc. Đạo làm người của một nhà nho khiêm cung, thủy chung, trung thành đối với tổ quốc, bao hàm một triết lý xuất xử linh động, hợp tình, hợp lý, giữa một thời cuộc mới xem tưởng như ổn định, nhưng thực ra rối rắm, phức tạp mà sự phân định và phán xét về tiếp vật, xử thế, ứng sự của mỗi người đòi hỏi nhiều khôn ngoan, thức thời của một bậc minh triết như Trương tiên sinh. Đạo Sống đầy Đông phương tính và nhân bản cộng với tư chất ái quốc của người, suy nghiệm kỹ bắt nguồn từ mối thiện căn và sự đào luyện khá sớm sủa về tinh thần siêu linh từ lúc người du học ở trường Giáo Hoàng khi người mới 13 tuổi, một chủng viện lớn ở vùng Á đông, đảo Mã Lai và theo thiển ý còn do ý hướng kiên trì tìm tòi, đào xới không ai bì kịp để nghiên cứu, sưu tầm nền cổ văn của ta cùng nền văn hóa cổ truyền uyên bác Trung Hoa nữa. Đạo Sống Đông phương với tính ái quốc ấy của người có nguồn gốc phức tạp và sâu xa, thâm nhập vào cốt tủy của người từ khi người còn bé đến lúc trưởng thành.

Trước hoàn cảnh cá nhân có phần khó khăn, giữa một bối cảnh lịch sử khá đặc biệt, có thể có nhiều “trường hợp lương tâm” diễn biến và dằng vật tâm tư bậc sĩ phu của chúng ta nhưng ta chưa hề thấy hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp Cụ nhắc đến những điều ấy. Và rất khiêm cung, một mình mình biết, một mình mình hay, không bao giờ người thuyết minh dù ít dù nhiều đến thái độ sống, triết lý làm người đặc thù của mình trước một thời cuộc bất như ý - (chỉ riêng trong bài vè nằm giỏ, Cụ nói phớt qua chế độ không luật, ác độc của thực dân bằng năm ba câu thơ mà thôi).

Chúng ta, những hậu sinh của lịch sử cảm thông với Cụ bằng một trực giác hồn nhiên, giản minh, bao nhiêu băn khoăn ưu tư không tránh khỏi đang ray rứt thầm kín con người Cụ về sự phẩm bình và phán đoán của hậu thế và công luận đối với mình qua một ít lời đối thoại của Cụ đối với khách bàng quan. Nhưng tâm thức Cụ quyết không quên chính đạo và chính nghĩa quốc gia dân tộc mình đã khắc ghi từ bao giờ qua văn nghiệp đồi dào và hiện thực hành động đặc sắc Cụ đã cống hiến cho nhân loại và dân tộc.

Triết gia Pháp J.P. Sartre, bực dọc về sự quên bẳng lý tưởng sống của mỗi con người chúng ta nên than thở qua một câu tư tưởng: “Tất cả mọi sự việc trên đời đều được con người suy nghĩ  đến chỉ trừ cái sự việc nên sống như thế nào đây là không nghe ai bàn đến mà thôi” (Tout a été pensé, excepté comment vivre,.. Letre ét le néant, J.P. Sartre). Lời nhận định trên của triết gia không đúng ở trường hợp Trương tiên sinh. Cụ đã sống và sống đúng với lý tưởng và triết lý nhân sinh mà mình đã vạch ra từ thuở ấu thơ đến hồi lão đại đó vậy.

Cần mở một ngoặc lớn để trình bày thêm về một phương diện đặc sắc của con người mà tôi không cường điệu chút nào để đánh giá là cha đẻ của nền quốc văn mới về chữ quốc ngữ. Trương tiên sinh là người đầu tiên đã phiên dịch hay nói đúng hơn đã chuyển các sách chữ Nho, chữ Nôm của ta ra Quốc ngữ. Trước kia, muốn đọc sách thánh hiền phải thông làu chữ Nho là chữ Hán, chữ của Tàu hay chữ Nôm là một biến thể phức tạp của chữ Tàu (chữ Hán) ghép lại. Chữ Nôm bấy giờ cũng được gọi là chữ quốc ngữ, chữ riêng của nước ta, nước Tàu không có và đọc sao nói vậy, dùng nhiều chữ Hán mà cấu tạo nên.

Gần 20 năm trời (1876-1894) Cụ Petrus Ký đã diễn dịch chuyển ra chữ “quốc ngữ mới” hết các bộ sách căn bản của nền văn hóa cổ truyền Đông phương đặc biệt về Nho giáo như Đại Học, Trung Dung, Tứ Thư, Luận Ngữ, Tam Tự Kinh, Tam Thiên Tự, Sơ Học Vấn Tâm, Minh Tâm Bửu Giám v.v. . . và Ông sưu tầm phiên âm truyện Nôm và cổ văn Việt Nam có đến 16 cuốn trong đó có Kim Vân Kiều, Lục Vân Tiên, Phan Trần, Đại Nam Quốc Sứ Diễn Ca…nhiều cuốn có tác dụng giáo huấn và có nội dung ái quốc như Hịch Quản Định, Văn Tế Nghĩa Sĩ Cần Giuộc, Trung Nghĩa Sĩ Ca…

Để ca tụng thiện chí giáo dục và tính cách dân tộc dạt dào bản sắc Việt Nam nhất là mối tình sâu đậm đối với quê hương qua các sáng tác phẩm của Cụ, một học giả và nhà văn Việt Nam vào năm 1956 đã hạ bút viết gọn gàng mà tạm đủ: “Cụ nói và viết bằng tiếng La tinh, tiếng Pháp, bằng tiếng Hi Lạp và bằng 20 tử ngữ và sinh ngữ khác. Cụ đã viễn du trên khắp một phần của vũ trụ nầy, nhưng Cụ không bao giờ tự cho phép mình có thái độ huênh hoang, tự phụ, vô lễ. Không phải vì Cụ dã được ngắm con sông Seine thơ mộng, con sông Venise chảy lững lờ hoặc Địa Trung Hải xanh biếc mà quên con sông Hương Giang hay sông Bến Nghé tuyệt nhiên không còn gây được mỹ cảm gì nữa trước đôi mắt Cụ, và không phải vì Cụ đã dọc dược Corneille, Goethe, Dante, Shakespeare bất hủ nên cuốn Đoạn Trường Tân Thanh chỉ là một áng văn vô vị đối với Cụ. Cụ tôn trọng quốc hồn, quốc túy và còn tán dương tất cả những gì đẹp đẽ mỹ lệ của tổ quốc Việt Nam”. (Ứng Hòe Nguyễn Văn Tố).

Tôi xin lặp lại: Tất cả những kiến thức ấy của một nền văn minh, văn hóa cổ truyền Việt Nam mà Cụ đã nghiền ngẫm, thấm sâu vào tâm thức, tâm cảm và trí tuệ của Cụ đúc tạo nên một đạo làm người, một nghệ thuật sống đặc biệt của một con người Việt Nam thuần túy với một tấm lòng ái quốc nồng nàn. Có nhiều nhà trí thức, theo lời ông Trương Vĩnh Tế, cháu nội của Cụ, đánh giá cuộc đời và sự nghiệp của Cụ và khẳng định rằng: Cụ là hiện thân của một sự tổng hợp toàn vẹn của truyền thống Khổng Phu Tử Đông phương với chủ thuyết chứng thực hay tích cực thuyết của Tây phương (2). Chính điều ấy làm cho cuộc sống của Cụ có ý nghĩa và đạt được nhiều thành công, mặc dù trong một thời cuộc bất như ý.

Nhìn lại sự nghiệp bác học đa dạng đa phương của Trương tiên sinh, tôi còn muốn làm một cuộc so sánh - không quá đáng chút nào - với triết gia Aristote lỗi lạc của nền cổ sử Hi Lạp vào thế kỷ thứ 3 trước công nguyên, Aristote là tác giả của bao nhiêu tác phẩm, tài liệu với nhiều chuyên ngành, nào chánh trị học, luận lý học, sinh vật học, vật lý, sử học, văn chương và siêu hình học góp phần xây dựng nền văn minh cổ Hi Lạp rực rỡ. Thực có nhiều điểm tương đồng với nhà bách khoa Trương Vĩnh Ký của chúng ta. Công trình sáng tạo của Cụ Trương nhiều vô số, kể ra không hết, nào là về lịch sử, về văn chương, văn học Việt Nam, về phong tục Việt Nam, về biên soạn nhiều tự điển, về dịch thuật, về sưu tầm phiên âm truyện Nôm và cổ văn Việt Nam, về sáng tác bút ký, thi văn, về tài liệu giảng huấn bước đầu của Việt ngữ, tiếng Hán, tiếng Pháp...cùng các sơ đồ, bản văn về vật lý thiên văn và y học thiên văn để giảng dạy thời tiết, chu kỳ vũ trụ, phương hướng v.v. . .Triết gia Aristote xây dựng mọi công trình của mình trên lẽ đạo Tây phương, tính nhất thống của vũ trụ học. Còn Trương tiên sinh lại lấy nền tảng ở Trung Dung, noi ý hướng của thánh hiền tìm về nguồn gốc Chính đạo, luôn luôn Người lo sợ mất chơn truyền đạo học vốn là giềng mối lẽ đạo của phương Đông. Mọi sáng tạo văn chương, hành động của Trương tiên sinh được xây dựng trên nền tảng đạo đức nho gia ấy, trên cảm thức siêu hình và hiện hữu sâu đậm đối với đất nước mà nhiều bậc thức giả đánh giá là nỗi niềm ái quốc cô đơn và rất cao đẹp của người.

Tuyển Tập quí vị đang có trên tay là một tác phẩm tổng hợp của một tổng thể nhân vật văn học, văn hóa tôn vinh và kết hoa tài đức, sự nghiệp của một bậc vĩ nhân tiên phong trong nền quốc văn mới chẳng những của một miền Nam nước Việt thâm hậu và nhiều đặc sắc về văn hóa. Mà đây còn là một bậc thầy khiêm cung, một vị đại hiền cao hạnh chung cho cả nước Việt Nam văn hiến hết sức đồ sộ, chói lòa từ trước đến bây giờ và mãi mãi. Chúng tôi xin được trân trọng hân hạnh giới thiệu Tuyển Tập Hiện Tượng Trương Vĩnh Ký nầy đến chư tôn độc giả, đến quí vị thân hữu, đồng nghiệp, đến những ai ai v.v... có liên hệ ít nhiều đến mái trường Petrus Ký của tất cả chúng ta mà cũng là của một miền Nam văn hóa rực rỡ hào quang. Một nhà chánh trị Pháp, cố vấn của cố Tổng Thống F. Mitterrand có nói: “Chỉ có chữ nghĩa là sống đời đời”. (J. Attali) “Seuls les mots sont éternels”. Thực vậy, không phải thứ chữ nghĩa tùy thời cơ hội, không phải thứ chữ nghĩa chào hàng gian dối, không phải thứ chữ nghĩa mạo hóa mị dân, cũng không phải thứ chữ nghĩa thù tạc giao tiếp trong một xã hội thượng lưu phù phiếm mà đây là thứ chữ nghĩa mang nặng bản sắc giống nòi, vang lên Hồn Thiêng Sông Núi, thứ chữ nghĩa siêu việt mở đường cho lịch sử, dệt gấm hoa cho Đất Nước như của Petrus Ký tiên sinh thì đó mới thực là thứ chữ nghĩa nghìn đời bất tử vậy.

 

Vũ Ký

Giáo Sư trường Petrus Ký,

Nhà văn được Hội Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại tại Hoa Kỳ đề cử tình giải NOBEL văn chương.

Bruxelles (Thủ đô của ÂU Châu Liên Hiệp). Tháng 6/2005

 

(l)   Cùng với Tuyển Tập nầy, có một “Tuyển tập thanh niên ca” do nhạc sĩ Lê văn Khoa hòa âm, gởi kèm theo làm tặng vật ký niệm CD cho độc giả. Ông Phạm Hồng Đảnh ấn hành.

(2) La synthèse de la tradition confucéenne ét du positivisme occidental.

 



Chỉnh sửa lại bởi MENUCORP - 05/Mar/2009 lúc 11:13pm
Khổng Tước Nguyên địa linh nhân kiệt - MENUCORP Vì sự lớn mạnh của Công nghệ Thông tin Việt Nam !
IP IP Logged
MENUCORP
Newbie
Newbie


Tham gia ngày: 05/Mar/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 29
Quote MENUCORP Replybullet Gởi ngày: 05/Mar/2009 lúc 11:15pm

St: chexavan.

Lời Tựa

 

Trần Văn Đạt, Ph.D.

Lê Thành Lân và Phạm Hồng Đảnh

_____________________________

 

Ông Trương Vnh Ký là một hiện tượng lạ, biệt lệ của Việt Nam vào thế kỷ XIX. Ông rất thông minh từ thuở nhỏ, trí nhớ siêu việt và có bản lĩnh của nhà trí thức quốc tế, nên đã đóng góp không nhỏ vào nền tảng tân học bản xứ và mang danh dự về cho đất nước trong khi cả dân tộc đang trong thời kỳ kém mở mang và lạc hậu. Dù lớn lên trong hoàn cảnh cá nhân và đất nước rất bi đát - gia cảnh nghèo, mồ côi cha lúc còn ba tuổi, mồ côi mẹ lúc 21 tuổi, cơn lốc bài đạo sắt máu, chính sách bế quan hủ lậu của triều Nguyễn và cuối cùng đất nước bị thực dân đô hộ - Trương tiên sinh đã vươn lên như loài sen trong đầm nước để góp sức vào phát triển văn hóa dân tộc trong gần 40 năm dài. Cả dân tộc và đặc biệt người Miền Nam rất hãnh diện với sự có mặt và thành tựu hoạt động quí báu của Ông trên mảnh đất màu mỡ này.  Họ đã cùng nhau đúc tượng, đặt tên trường, tên đường để ghi nhớ công ơn to lớn của Trương tiên sinh trong công tác quảng bá chữ quốc ngữ, khai phóng thông tin đại chúng, mang nền tân học về đất nước, cổ võ gìn giữ kỷ cương đạo đức xã hội và quan tâm nhiệt tình đến thế hệ tương lai.

Nhân vô thập toàn, Trương tiên sinh đã viết và tâm sự nhiều như thế trong quyển sổ bình sanh của Ông từ lúc biết đời cho đến lâm chung. Phải nhìn nhận rằng nếu không có các cố đạo, chưa biết cuộc đời của Trương tiên sinh ra sao, hay cũng sẽ mai một như người anh tên Sử hay như bao nhiêu người tầm thường khác. Trào lưu phong kiến và thực dân đã tạo nên con người Trương Vnh Ký. Ông sống với họ mà không theo họ. Đã sinh trưởng trong một môi trường không thể lựa chọn, Trương tiên sinh dù đã hiến cả cuộc đời cho lý tưởng và yêu nước, không khỏi bị tai tiếng và phê phán của một số người về phong cách nhập thế của Ông lúc giao thời. Ngay cả tên trường trung học với tên Ông cũng bị thay thế, nhưng rồi được mau chóng chính thức tái lập qua một ngôi trường mới xây dựng với danh hiệu Trương Vành Ký. Đã có tài liệu pháp lý công nhận sự nghiệp đóng góp lớn lao của Ông trong phổ biến chữ quốc ngữ và phát triển nền văn hóa Việt Nam. Những bài viết phản tỉnh của một nhà giáo dục tên tuổi và một số nhà trí thức khác trong nước nêu thêm tiếng vang tích cực cho dư luận trong và ngoài nước.

Cho nên, quyển Tuyển Tập “Hiện Tượng Trương Vnh Ký” được biên soạn chỉ phản ánh thân phận thời niên thiếu của Trương tiên sinh, những sự nghiệp thành tựu lớn, các giải đáp công luận về con người và tinh thần của Ông, với hy vọng thu hẹp những ý kiến dị biệt, giảm bớt các quan điểm bất đồng trong niềm thông cảm, tinh thần đoàn kết và ưa chuộng bản sắc văn hóa dân tộc. Chúng tôi chân thành cảm ơn rất nhiều sự đóng góp bài viết của các học giả, văn hữu trong quyển sách này. Chúng tôi cũng xin mạn phép một vài tác giả về các biên tập cần thiết cho hình thức quyển sách được tương đối đồng nhứt, tránh các trùng lập quá nhiều về liệt kê tiểu sử và một vài ý kiến về Trương tiên sinh trong quyển sách này. Dù thế quyển Tuyển Tập vẫn còn một ít dữ kiện dị biệt, đôi lúc trái ngược nhau. Chúng tôi cũng xin tri ân quí Hội Ái Hữu Petrus Ký - Nam Califomia, Hội Ái Hữu Cựu Học Sinh Petrus Ký - Bắc California, Hội Ái Hữu Petrus Trương Vĩnh Ký - Úc Châu, Hội Ái Hữu Tiền Giang và Hâu Giang, Hội Liên Trường Trung Học Việt Nam – Nam California,... đã cho phép trích các bài viết trong các tập đặc san, các kỷ yếu và ấn bản đặc biệt về Trương Vĩnh Ký để biên soạn quyển sách này.

Chúng tôi rất cảm kích sự bảo trợ của Liên Hội Ái Hữu Petrus Trương Vành Ký Nam và Bắc Califomia, Nhóm Petrus Ky.org và quí vị Mạnh Thường Quân cho việc xuất bản và phân phối quyển Tuyển Tập.

Do thời gian giới hạn để kịp phát hành nhân cuộc Hội Ngộ Hải Ngoại Kỳ I của đại gia đình Trương Vành Ký được tổ chức ở Miền Nam Cai vào ngày 6 và 7-8-2005, quyển sách này chắc chắn có nhiều khiếm khuyết. Chúng tôi mong nhận được những ý kiến xây dựng của quí thân hữu và độc giả để quyển Tuyển Tập được đầy đủ và hữu ích hơn trong tương lai.

 

 

 

Khổng Tước Nguyên địa linh nhân kiệt - MENUCORP Vì sự lớn mạnh của Công nghệ Thông tin Việt Nam !
IP IP Logged
MENUCORP
Newbie
Newbie


Tham gia ngày: 05/Mar/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 29
Quote MENUCORP Replybullet Gởi ngày: 05/Mar/2009 lúc 11:16pm
St: chexavan
.

Trương Vĩnh Ký Và Thời Niên Thiếu

 

Tiến Sĩ Trần Văn Đạt

 

 

1. Tổng quan

Ông Trương Vĩnh Ký là một nhà thâm nho, nhuần đạo và cũng là nhà trí thức quốc tế luôn hoài bảo góp phần mở mang, khai phóng văn hóa dân tộc. Một nền văn hóa lâu đời đã chịu ảnh hưởng sâu đậm của văn minh phong kiến phương Bắc áp đặt. Các tư liệu, tác phẩm văn hóa của ÔNG đã nói lên lòng yêu nước thiết tha, nỗi lo lắng cho một dân tộc chậm tiến đang đứng trước phong trào thực dân thế giới. Ông không mỏi mệt cổ võ cho một nền tân học và quảng bá chữ Quốc Ngữ trên toàn quốc, nhờ đó mang luồng sinh khí canh tân vào đất nước để có thể tự tồn.

Nhiều nhà nghiên cứu thế giới và trong nước công nhận Trương tiên sinh là một nhà ngôn ngữ quán chúng và một nhà văn hóa lỗi lạc của Việt Nam vào hạ bán thế kỷ XIX. Ông là người Việt đầu tiên được người ngoại quốc vinh danh là một trong 18 nhà thông thái thế giới của thế kỷ XIX về văn hóa và khoa học. Nhà văn hóa Pháp Littré đã viết: “...Tất cả các nhà ngôn ngữ học của nước Pháp vô cùng ngạc nhiên trước cuốn “Khảo luận về các ngôn ngữ phương Đông” của bạn. Không ai nghĩ công trình này lại do một người An Nam viết bởi tính độc đáo của nó, bởi lần đầu tiên một người bản xứ như Trương Vĩnh Ký lại có cái nhìn về “bác ngữ học” nhằm bày tỏ cho những nhà ngôn ngữ học châu Âu nhiều tư liệu và đánh giá rất khoa học. Cuốn khảo luận này chắc chắn mau chóng nâng bạn lên hàng những nhà ngôn ngữ học thế giới. Và các nhà ngôn ngữ học của Pháp sẽ coi bạn là niềm tin tự hào của chính mình...”. Chúng ta cảm ơn Ông đã mang danh dự lớn lao về cho nước Việt Nam nhỏ bé trong thời kỳ còn kém mở mang. Ông còn là tổ sư của nghề làm báo bằng chữ quốc ngữ của nước, mang các thông tin đến người dân thầm lặng dù còn hạn hẹp lúc ban đầu.

Trương tiên sinh quả là một hiện tượng đặc biệt của lịch sử Việt Nam. Ông nổi bật, khác thường trong cung cách xử thế vào tthời buổi nhiễu nhương, xã hội loạn lạc. Mặc dù sống trong bất hạnh của thời thơ ấu, mồ côi cha từ 3 tuổi, mất mẹ lúc 21 tuổi, ông Trương Vĩnh Ký có sức sống mãnh liệt như một cây trúc non cố chen mọc giữa rừng hoang để cất tiếng vi vu qua cơn gió chướng, tạo âm hưởng đa dạng đa màu trên khắp núi sông. Cuộc đời của Trương tiên sinh dẫy đầy sóng gió, từ lúc thơ ấu đã có cuộc sống bất an, kém may mắn hơn những trẻ con cùng lứa tuổi cho đến thời niên thiếu hỗn độn, phức tạp có lắm vinh hoa trước mặt mà lại xa tránh. Ông cam chịu thu mình làm kiếp tằm trong đêm, nối kết liên hợp Đông và Tây, tụ kén tinh anh dệt thêu văn hóa dân tộc hiếm quí. Trương tiên sinh đã sống với hơn sáu mươi năm cuộc đời lăn lộn, vinh nhục, nhưng tâm hồn luôn khẳng định yêu nước cho đến lúc buông tay trong hoàn cảnh cơ hàn mà lòng không được bình an. Tại sao thế? Để hiểu rõ hơn về con  người và cuộc đời thăng trầm của nhà thông thái Trương Vĩnh Ký, chúng ta lần lượt xét qua các bối cảnh lịch sừ và biến cố lớn xảy ra trong nước vào thời niên thiếu của Ông, đã để lại dấu ấn định mệnh ảnh hướng sâu sắc đến cuộc hành trình vào đời sau này.

 

2. Bối cảnh lịch sử của Việt Nam vào thời Trương Vĩnh Ký

 

Ông Trương Vĩnh Ký sinh ngày 6-12-1837, tại Cái Mơn, làng Vĩnh Thạnh, huyện Tân Minh, tỉnh Vĩnh Long lúc bấy giờ (hiện nay huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre) và qui thiên ngày l-9-1898 ở Chợ Quán, Sài Gòn. Cuộc đời của Ông trải dài qua tất cả 9 đời vua Nguyễn từ Minh Mạng đến Thiệu Trị, Tự Đức, Dục Đức, Hiệp Hòa, Kiến Phúc, Hàm Nghi, Đồng Khánh và Thành Thái, với biết bao biến cố trọng đại liên tiếp xảy ra trong nước, như chính sách cấm đạo Gia Tô, ngăn cấm ngoại thương, các vụ nổi loạn, xung đột với nước Xiêm, nhiều cuộc khởi nghĩa của dân chúng, và cuộc xâm lăng vũ lực của Pháp. Ông trưởng thành trong một hoàn cảnh lịch sử hết sức khó khăn của đất nước, đặc biệt sự va chạm giữa hai nền văn hóa Âu và Á, mặc dù cuộc tiếp xúc của hai phương này đã có khá lâu.

Chính sách bài đạo sắt máu

Theo sử liệu, người Âu Châu đã đến viếng nước ta cách nay gần 2000 năm hoặc hơn. Vào năm 226 sau Công Nguyên, đã có người từ La Mã đến nước Giao Chỉ trên đường đi đến nước Ngô. Vào thế kỷ thứ VII, có ít người theo đạo Cảnh Giáo (Nestoriens), mà người đầu tiên tên Olopen đã từ xứ Ba Tư đến thành Hoa Lư. Đến thế kỷ XIII, ông Marco Polo, người Ý làm việc cho Mông Cổ có ghé nước ta. Ông này nổi tiếng ở nước Ý Đại Lợi về du nhập mì sợi của Tàu để làm ra spaghetti, thức ăn chính của họ ngày nay. Từ thế kỷ XV-XVLI, có nhiều người Tây phương đến thăm viếng nước ta để mở mang thương mãi, truyền giáo và tìm kiếm thuộc địa trong thời kỳ Trịnh Nguyễn phân tranh.

Công cuộc truyền giáo lúc đầu còn lẻ tẻ nên triều đình chưa lưu ý. Vào đời vua Lê Trang Tông (1532-1533), đã có giáo sĩ dòng Franciscain đến Bắc Hà lén giảng đạo Thiên Chúa ở làng Ninh Cường, làng Quần Anh, huyện Nam Trực, làng Trà Lũ, huyện Giao Thủy thuộc các tỉnh Nam Định, Thái Bình và Ninh Bình. Tiếp theo, giáo sĩ P. Busomi đến Nam Hà vào đời chúa Sãi (1615), Giáo sĩ Jean A. Rhodes đến giảng kinh Phúc Âm ở Phú Xuân,... Họ đã sáng tạo chữ „Quốc Ngữ“ vào đầu thế kỷ XVII để có thể tiếp xúc, giao thiệp với người dân và rao giảng đạo.

Lúc ban đầu, các chúa Trịnh và Nguyễn có cảm tình với các giáo sĩ, không phải vì đạo pháp hấp dẫn, mà thật ra muốn nhờ họ giúp phát triển kỹ thuật đúc súng, đóng tàu, binh lược và mua khí giới. Cho đến khi các chúa nhận thấy không còn khai thác được các giáo sĩ nữa và e ngại đạo Thiên Chúa bành trướng lan tràn, nên có chính sách „bế quan tỏa cảng“ và bài đạo „sát tả“. Trong thời đại phong kiến này, đạo Thiên Chúa quá mới mẻ đối với các vì vua chúa và đình thần, vả lại cung cách hành đạo và lý thuyết của đạo này khác hẳn với Nho đạo vốn có hàng trăm năm và được xem là chính giáo.

Năm 1678, Ông Boureau-Deslandes yết kiến Chúa Trịnh ở Bắc Hà và dâng thơ của vua Louis XIV để xin giảng đạo. Năm 1862, giám mục Metellopolis và Lanneau vào Huế xin gặp chúa Hiền. Sau đó, có nhiều người Pháp ghé thăm Việt Nam để xin buôn bán hoặc truyền giáo.

Các chiến dịch bài đạo bắt đầu từ năm 1631 dưới thời chúa Thượng ở trong Nam và từ 1754 dưới đời Cảnh Hưng ở Bắc. Tuy nhiên, chiến dịch bài đạo có phần mạnh mẽ, gay gắt hơn ở ngoài Bắc vì vua Lê - chúa Trịnh không nhận được nhiều giúp đỡ của các người Tây Phương. Cho đến triều đại Tây Sơn, các chiến dịch bài giáo không còn nhắc đến khi trong nước đang có nhiều loạn lạc. Vào lúc khởi nghiệp đế vương, vua Gia Long không chủ trương cấm đạo, nhưng ba vì vua kế vị Ngài - Minh Mạng, Thiệu Trị và Tự Đức đã áp dụng cứng rắn chính sách cấm giao thương với Âu Mỹ và ra lệnh bài đạo Gia Tô càng ngày càng sắt máu hơn, gây tang tóc lầm than nhiều nơi để cuối cùng đất nước bị xâm chiếm.

Vua Gia Long (l802-1819): Sau 25 năm chống Tây Sơn ở Gia Định, chúa Nguyễn Ánh thu phục giang sơn từ nam chí bắc, lên ngôi vua xưng đế hiệu Gia Long. Trong suốt thời gian 18 năm trị vì, vua Gia Long biệt đãi các thương buôn người Pháp trong khi từ chối người Anh (còn gọi là Hồng Mao). Ông cho 3 người Pháp: Chaigneau, Vannier và Despiau làm quan ở triều đình để tưởng thưởng công ơn của các người này (do Linh mục Bá Đa Lộc giới thiệu) đã giúp Ông trong thời kỳ kháng chiến chống Tây Sơn. Mặc dù không thích đạo Thiên Chúa, nhưng Ông không có chính sách bài đạo, mà cho phép các giáo sĩ tự do đi truyền giáo.

Vua Minh Mạng (1820-1840): Ông là một người thông minh, tinh thông Nho học và tôn sùng Khổng Mạnh; cho nên, vua Minh Mạng có đầu óc bài đạo Gia Tô mãnh liệt. Ông cho rằng đạo này là tà đạo, dùng thần thánh để mê hoặc lòng người, không thích hợp với nền văn hóa của nước mình. Lúc đầu nhà vua chưa áp dụng mạnh chính sách bài đạo Gia Tô, chỉ khuyên người dân đừng theo tà đạo và bắt các giáo sĩ về Huế dịch các sách Pháp ra tiếng Việt để ngăn không cho họ giảng đạo mà thôi. Tuy nhiên, các tàu ngoại quốc lén lút ghé vào các cửa biển Việt Nam và đưa các giáo sĩ nhập nước bất hợp pháp. Chẳng hạn, năm 1825, chiếc tàu Théthis vào Đà Nẵng và để giáo sĩ Rogerot ở lại đi giảng đạo khắp nơi. Nhân dịp này, vua Minh Mạng ra dụ cấm đạo và truyền cho các quan phải khám xét kỹ lưỡng các ghe tàu ghé vào cửa biển. Dụ nói rằng: “Đạo phương Tây là tả đạo làm mê hoặc lòng người và hủy hoại phong tục, cho nên phải nghiêm cấm để khiến người ta phải theo chính đạo“.

Nhưng làn sóng truyền giáo vẫn không suy giảm, cuối cùng vua Minh Mạng ban hành đạo vụ tử hình những người giảng đạo, chứa chấp hoặc theo đạo. Trong ít năm sau đó (1834-1838), nhiều người theo đạo, giáo sĩ bị giết hoặc bị bắt lưu đày. Quân lính đi lùng xét khấp nơi, đốt nhà thờ, chủng viện, gây máu lửa trên khắp quê hương. Ở ngoài Bấc, dân chúng dĩ nhiên gồm có một số giáo dân tham gia nổi loạn, làm cho triều đình Huế nghi ngờ thêm giáo hội Gia Tô và chiến dịch bài đạo càng trở nên thô bạo. Thấy không thể ngăn nổi truyền giảng đạo, nhà vua sai sứ thần sang Pháp để điều đình với Chính Phủ họ, nhưng bị Hội truyền Giáo ngoại quốc khuyên vua Louis Philippe không tiếp. Vua Minh Mạng mất vào năm 1840, hưởng thọ 50 tuổi. Ông Trương Vĩnh Ký mới sinh ra ở Cái Mơn vừa tròn 3 tuổi trong thời kỳ cấm đạo cao điểm của vua Minh Mạng. Lúc này gia đình của Ông còn ít bị sóng gió kỳ thị tôn giáo ảnh hường, nhờ thế lực của cha Ông làm Lãnh Binh cho triều đình Huế ở Nam Vang.

Vua Thiệu Trị (1841-1847). Ông là nhà vua thuần hòa, ở ngôi được 7 năm, mất vào năm 1847 và thọ 37 tuổi. Lúc đầu Ông có thái độ hòa hoãn với người ngoại quốc, nên việc cấm đạo Gia Tô được nới lỏng đôi chút. Nhưng cả triều đình còn ghét đạo và nhiều giáo sĩ còn bị giam ở Huế. Năm 1843, Ông Favin Lévêque, Thiếu Tá người Pháp đem tàu Héroine vào Đà Nẵng xin 5 giáo sĩ được tha, trong đó có giám mục Miche. Đến năm 1845, giám mục Lefèbvre bị bắt ở Vĩnh Long đưa về Huế lãnh án tử hình, nên Thiếu Tướng hải quân Pháp Cécile sai quân đem chiếc tàu Alcmène vào Đà Nẵng lãnh giám mục ra. Sau này Ông Trương Vĩnh Ký gặp vị giám mục này ở đảo Penang, Mã Lai rồi ở Sài Gòn khi trở về nước. Cuộc đời của Trương tiên sinh đã bị ảnh hưởng không ít bởi vị giáo sĩ mưu lược này.

Sau đó 2 năm, có sự hiểu lầm giữa Triều Đình Huế và Đại Tá De Lapierre và Trung Tá Rigault de Genotlilly trong cuộc thương nghị về bãi bỏ lệnh cấm đạo, tàu Pháp bắn phá Đà Nẵng và rút lui, vì nghi ngờ Triều đình đang âm thầm chuẩn bị đánh họ. Biến cố này làm vua Thiệu Trị tức giận ra lệnh cấm đạo nghiêm nhặt trở lại. Ngài gởi sắc dụ đi các tỉnh để khuyến khích trọng thường cho những ai giết được giáo sĩ ngoại quốc. Các đạo trưởng trong nước bị khắc chữ vào mặt và bị đày đến các nơi rừng thiêng nước độc. Ông Trương Vĩnh Ký và gia đình ở Cái Mơn cũng trải qua những ngày tháng cay đắng, nguy hiểm trong thời kỳ này. Vào lúc 5 tuổi, Ông theo lớp học chữ Nho với thầy đồ Học. Vốn thông minh hơn người, năm lên 9 tuổi Ông lần lượt được các Cố Tám, Cố Hòa và Cố Long nuôi dưỡng và cho học đạo, chữ La Tinh, tiếng Pháp và „Quốc Ngữ“. Khi các chiến dịch bài đạo Gia Tô càng ngày gia tăng, các con chiên bị bắt bớ, chết chóc càng nhiều, Ông Trương Vĩnh Ký và các Cố đạo Hòa, Long phải lẫn trốn, sống lén lút với những ngày cực khổ ở Cái Nhum. Do đó, các vị thừa sai này đã dự tính đưa cậu Ký đến nơi an toàn hơn.

Vua Tự Đức (1847-1883). Ông là người học rộng, giản dị và điềm đạm, nhưng thiếu tính quả quyết và sáng suốt của một người lãnh đạo quốc gia. Các quyết định quan trọng liên hệ đến canh tân đất nước, chính sách ngoại giao và thương mãi của Ông đều dựa vào ý kiến quần thần, mà đa số có đầu óc thủ cựu và bài ngoại. Cho nên, Ông không phải là nhà vua anh minh, am hiểu thời thế như vua Minh Trị Thiên Hoàng của Nhựt sống gần đồng thời với Ông. Vua Tự Đức theo chính sách ngoại giao và tôn giáo nghiêm nhặt của hai vị vua tiền nhiệm, nhưng ít gay gắt hơn lúc ban đầu. Vì chính sách bài đạo Gia Tô vẫn còn thi hành, Cố Long quyết định đưa cậu Ký, vừa tròn 11 tuổi (1848), qua Cao Miên để tu học ở chủng viện Pinhalu gần Nam Vang.

Năm 1855, một đạo vụ khác khắc khe hơn là trọng thưởng những ai tố cáo giáo dân còn hành đạo và bắt được giáo sĩ. Do đó nhiều nhóm giáo dân và giáo sĩ hành đạo lén lút ở dưới hầm hố, trong rừng, trên núi, nơi hoang dã. Những cuộc càn quét bắt bớ của quân triều đình càng ngày càng tăng, các tu viện và nhà thờ bị san bằng, đốt cháy và những người theo đạo bị truy sát không ngừng, ngay cả ở Cái Mơn. Trong thời gian này, có nhiều cuộc nổi loạn ở miền Bắc.

Trong khi đất nước loạn lạc khấp nơi, dân chúng nghèo đói, vua Tự Đức và triều đình không có sáng kiến và chính sách cởi mở kịp thời để cứu nước. Do đó, triều Nguyễn từ từ suy sụp và tự hủy diệt để đất nước bị người Pháp đô hộ. Các chính sách bài đạo sắt máu đã tạo ra nguyên nhân tốt cho Pháp xâm chiếm Việt Nam theo vết dầu loang. Trong khoảng thời gian 1848-1858, chủng sinh Trương Vĩnh Ký, đang theo học đạo ở chủng viện Pinhalu trong 4 năm và sau đó đi qua học ở chủng viện Giáo Hoàng trên đảo Penang thuộc nước Mã Lai trong 6 năm.

Vào tháng 7 năm 1858, Trung Tướng Pháp Rigault de Genouililly đem tàu Pháp và Tây Ban Nha vào Đà Nẵng đánh phá, chiếm thành An Hải và Tôn Hải. Sau đó, chiếm lấy thành Gia Định không khó khăn lắm. Trước đó chẳng bao lâu, Ông Trương Vĩnh Ký, 21 tuổi, vừa trở về Việt Nam để thọ tang mẹ. Pháp chiếm thành Gia Đình, Biên Hòa và Định Tường. Triều đình Huế ký Hiệp Ước l862 nhường 3 tỉnh miền Đông. Tháng 6-1862, vua Tự Đức gởi phái đoàn gồm Phan Thanh Giản, Chánh Sứ, Phạm Phú Thứ, Phó Sứ và Nguyễn Khắc Đản, Bồi Sứ (quan sát sát sứ tỉnh Quảng Nam) đem cống phẩm sang Pháp và Tây Ban Nha để chuộc lại 3 tỉnh này. Ông Trương Vĩnh Ký được mời tham dự phái đoàn với tư cách thông ngôn. Chuyến đi này của phái đoàn Phan Thanh Giản bị hoàn toàn thất bại vì Hoàng Đế Napoléon III và Chính phủ Pháp chẳng hứa hẹn gì.

Trái lại, chuyến công du này đã giúp cho Trương tiên sinh có cơ hội tiếp cận với nền văn minh hiện đại của Châu Âu và hạnh ngộ với nhiều gương mặt sáng giá nổi bật như nhà văn hào Victor Hugo, sử gia danh tiếng Ernest Renan, văn hào Émile Littré, sử gia Victor Duruy, đặc biệt với Bác Sĩ và Viện Sĩ Paul Bert ở Pháp; Nữ Hoàng Isabelle ở Tây Ban Nha và Đức Giáo Hoàng Pio Nono IX (1846-1876) ở Rome. Chuyến xuất ngoại này là một thành công lớn của Trương Vĩnh Ký, đã mở một bước ngoặc mới cho việc hành xử, sự nghiệp và cuộc đời còn lại của mình. Ông có được tầm nhìn mới về cuộc đời và hướng phục vụ đất nước của mình trong lúc phong trào thực dân thế giới đang lên.

Sau nhiều tháng nghị hòa giữa triều đình Huế và Pháp để chuộc lai 3 tỉnh đã mất, tháng 6-1867 Pháp đánh chiếm thêm 3 tỉnh miền tây: Vĩnh Long, An Giang và Hà Tiên. Phan Thanh Giản tuẩn tiết ngày 7-8-1867. Kể từ đó, cả Nam Kỳ hoàn toàn lệ thuộc vào đô hộ của người Pháp.

Sau chuyến công du ở Pháp và Tây Ban Nha, ông Trương Vĩnh Ký trở về nước đảm nhiệm chức giáo sư rồi Hiệu Trưởng Trường Thông Ngôn (1866-68), Tổng Tài của tờ Gia Định Báo  Quốc Ngữ (1869-72), Giáo sư ngôn ngữ Đông Phương ở Trường Hậu Bổ (1873)...

Vào tháng l0-1873, quân Pháp bắn vào thành Hà Nội, Ông Nguyễn Tri Phương giữ thành và người con trai phò mã Nguyễn Lâm tử trận. Triều đình Huế ký Hoà ước năm Giáp Tuất 1874 nhượng đứt đất 6 tỉnh Nam Kỳ, cho phép giảng đạo, mở cửa khẩu lớn cho người ngoại quốc vào buôn bán và Pháp đặt sứ thần ở Huế.

Năm 1882, thành Hà Nội bị thất thủ lần thứ hai và Tổng Trấn Hoàng Diệu tuẩn tiết. Triều đình bắt buộc phải giải giới và xin ký hòa ước Quí Mùi 1883, rồi Hòa Ước Patenôtre 1884, chia cắt nước Việt Nam ra 3 miền Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam Kỳ, mỗi nơi có một chế độ cai trị khác nhau. Pháp chiếm hoàn toàn chủ quyền Việt Nam và Triều đình Huế chỉ còn hư vị !

Sau khi vua Tự Đức mất năm 1883, nước nhà đang cơn ngả nghiêng, loạn lạc khắp nơi, dân chúng lầm than, và Pháp vừa hoàn tất cuộc xâm lược Việt Nam. Vua Dục Đức rồi vua Hiệp Hòa lên ngôi, nhưng bị hai viên phụ chính Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết sát hại mờ ám. Vua Kiến Phúc lên ngôi được 6 tháng thì mất vì bệnh. Vua Hàm Nghi, 12 tuổi nối ngôi dưới sự chuyên quyền của hai người phụ chính này, tham gia cuộc nổi dậy tấn công đồn Mang Cá và Sứ quán Pháp ở Huế vào nửa đêm 22 tháng 5 Ất Dậu (1885), nhưng thất bại. ÔNG rời cung điện và phát động cuộc Khởi Nghĩa Cần Vương, bị bắt năm 1888 và lưu đày ở Algérie cho đến chết.

Trong khi đó, Pháp đưa ông Chánh Mông (anh của vua Kiến Phúc và Hàm Nghi do bà Từ Dũ đề nghị), 23 tuổi, lên ngôi với niên hiệu Đồng Khánh vào năm 1885.

Năm 1886, Ông Paul Bert, một học sĩ Viện Hàn Lâm của Pháp cũng là cựu Bộ trưởng Bộ Giáo Dục, thay thế Thống đốc De Courcy. Ông Bert đề cử Ông Trương Vĩnh Ký vào làm việc  ở Cơ Mật Viện của triều đình Huế, vì quen biết Trương tiên sinh lúc Phái Đoàn Phan Thanh Giản sang Pháp. Vua Đồng Khánh rất nể vì và ưu ái Trương tiên sinh trong những ngày tháng Ông làm việc với triều đình Huế. Năm 1888, vua Đồng Khánh mất. Ông Bửu Lân, l0 tuổi, được đưa lên ngôi lấy niên hiệu Thành Thái năm 1889. Ông Trương Vĩnh Ký mất vào năm Thành Thái thứ 10.

Tóm lại, hơn một ngàn năm lệ thuộc Tàu đã làm cho tâm hồn và con người Việt Nam tiêm nhiễm nho học rất sâu sắc. Từ nếp sống, suy nghĩ đều bị ràng buộc với tam cương ngũ thường. Ngoài những điều hay của thuần phong mỹ tục Đông Phương, nền Nho giáo của Tàu đã tạo cho nước Việt Nam một xã hội phong kiến, có tinh thần ỷ lại, xem Tàu là nước có nền văn minh vĩ đại duy nhất của thế giới. Do đó triều đình Nguyễn có tinh thần tự kiêu tự mãn, không chịu học hỏi thêm từ bên ngoài, không am tường tình hình thế giới và không biết đến trào lưu tư tưởng tiến bộ bấy giờ. Triều đình đã nhiều lần cầu viện Tàu để chống Pháp, nhưng không biết rằng nước này cũng đang bị các nước Nhật, Âu, Mỹ uy hiếp, lấn áp. Vì tầm nhìn thiển cận và quyền lợi của lớp người cai trị, họ kiên trì thi hành các chính sách bế quan tỏa cảng lỗi thời và bài đạo mù quáng. Trong khi đó, dân chúng khổ sở vô vàn, loạn lạc khắp nơi, đất nước yếu kém, tụt hậu và cuối cùng bị thực dân xâm chiếm và đô hộ gần trăm năm. Khoảng đời của Trương tiên sinh đã trải qua bối cảnh đất nước và xã hội hết sức đen tối như thế.

3. Thời kỳ ấu thơ của Trương Vịnh Ký ở Cái Mơn

Ông Trương Vĩnh Ký từ lúc lọt lòng mẹ ở Cái Mơn, xã Vĩnh Thạnh (6-12-1837) cho đến lúc qui thiên ở Chợ Quán, Sài Gòn (l-9-1898) đã trải qua bao cơn sóng gió của bản thân, gia đình, tôn giáo và đất nước. Cha của Ông là cụ Trương Chánh Thi, quê quán ở Bình Định theo cha vào Nam lập nghiệp ở Cái Mơn, làng Vĩnh Thạnh, bấy giờ thuộc tỉnh Vĩnh Long. Ông là một nhà nho học, thích thi phú, nhưng được bổ nhậm làm lãnh binh dưới triều Minh Mạng. Ông Lãnh binh Trương kết hôn với bà Nguyễn Thị Châu, con của một gia đình theo đạo Thiên Chúa lâu năm ở Cái Mơn. Ông là con chiên của Chúa được Triều đình Nguyễn (Minh Mạng và Thiệu Trị) chấp nhận làm quan, nhưng đi trấn thủ ở Nam Vang. Ông thường bị bệnh sốt rét và cuối cùng chết vì bệnh này, để xác ở xứ người vào lúc Ông Trương Vĩnh Ký vừa được 3 tuổi.

Vợ của Ông là Bà Nguyễn Thị Châu, một người vợ hiền, lam lũ, sống cô đơn nuôi con để trông đợi chồng về. Bà đã sanh 3 người con, gồm một gái và hai trai. Con gái đầu lòng sau khi sanh thì chết. Cả hai người con trai đều thông minh, nhưng Ông Trương Vĩnh Ký có phần trội hơn ngay từ thuở nhỏ. Theo nhận xét của thầy giáo Học, người đỡ đầu và ân nhân lớn của gia đình bà Châu sau khi chồng mất, Cậu Ký là một đứa bé có bẩm chất thông minh, trí nhớ vượt hẳn người thường. Trong hoàn cảnh góa bụa, sau khi cha ruột bị giết vì đạo, nhà cửa bị đốt cháy thành tro bụi, Bà Châu và hai con sống rất nghèo túng, với sự trợ giúp của người đồng hương, nhứt là thầy giáo Học, người bạn thâm giao của chồng bà. Khi có những chiến dịch bài đạo càn quét ở Cái Mơn, bà phải dẫn hai con đi lánh nạn (Hoàng Lại Giang, 2001). Lúc bấy giờ Cái Mơn là một cái nôi của đạo Gia Tô của tỉnh Vĩnh Long.

Ông Trương Vĩnh Ký lúc mới sinh ra rất ốm yếu, khó nuôi. Theo chuyện kể trong gia đình, có lúc ông bị bệnh khóc nhiều ngày đêm liên tiếp, không ăn uống được gì nhiều, nên gia đình đã lo chuẩn bị hậu sự cho Ông. Nhưng may thay như có kỳ tích, Ông hết khóc, bắt đầu bình phục và sống tươi tỉnh, mạnh khoẻ trở lại. Ông Ký là đứa bé thông minh, ốm cao, có vầng trán rộng, đôi mất to tròn. Ông có trí nhớ một cách bất thường đến nỗi làm cho thầy giáo và những người chung quanh ngạc nhiên. Ngay từ lúc nhỏ, đầu óc của Ông như một máy chụp ảnh, chỉ đọc qua một số trang sách, ông nhớ không thiếu sót một chi tiết nào. Đó là đặc tính của những đứa trẻ thông minh, sáng dạ. Khi được 3 tuổi, Ông đã thuộc làu Tam tự Kinh, một quyển sách vỡ lòng của nho học. Lúc 4 tuổi Ông học viết và lúc 5 tuổi cặp sách đến trường để học với giáo Học. Sau vài ba năm, Ông học thông suốt Minh Tâm Bửa Giám, đọc Tứ Thư, Ngũ Kinh, thuộc nhiều bài thơ đời Đường, đời Tống... Nhờ sáng dạ, Ông tự học nhiều hơn học ở nhà trường. Sau đó ít lâu việc học của Ông tiến bộ nhanh, vượt cả anh ruột tên Trương Chánh Sử và các đàn anh khác, đến nỗi thầy giáo Học cho Ông là một hiện tượng đặc biệt. Ngoài ra, theo lời của những người thân hậu bối, lúc nhỏ Ông còn thuộc nhớ nhiều bài ca dao dài mà người lớn không biết.

Khác biệt hơn các đứa trẻ trong xóm, ngoài giờ đến trường để học, Ông Ký thích đọc sách ở nhà do cha Ông mang từ miền Trung vào lúc xưa và gởi cho thầy Học giữ, chẳng hạn, sách Nhất Thiên Tự, Tam Thiên Tự, Ngũ Thiên Tự, Minh Đạo Gia Huấn, thơ Đường, Lý Bạch, Đỗ Phủ, Thơ Tống... Do đó, khi nói chuyện với Mẹ, thầy Học và những người lớn khác, Ông tỏ vẻ như người lớn, thường dẫn lời nói của thánh hiền, gây ngạc nhiên cho mọi người. Thầy giáo Học và nhiều người trong thôn gọi ông là “thần đồng”.

Ngoài Thầy Học, gia đình Ông Ký còn có người bạn tồt bụng khác là Cố Tám. Sau khi ông Trương chánh Thi chết, Cố Tám ngoài lén lút đi giảng đạo trong xã, thỉnh thoảng ghé thăm viếng, giúp đỡ gia đình bà Châu. Ông chỉ dạy thêm cho cậu Ký học chữ La Tinh để đọc Thánh Kinh mà Ký hiếu kỳ muốn biết, dạy chữ Nôm và ít chữ sau này gọi chữ “Quốc Ngữ”. Ông nhận thấy cậu Ký còn nhỏ mà có đầu óc thông minh hơn người, chỉ biết thú đọc sách hơn đi chơi đùa, có chí cầu tiến, nên Ông cố thuyết phục bà Châu cho con theo Ông để có thể tiếp tục đường học vấn xa hơn, dĩ nhiên để phục vụ cho đạo sau này. Bà Châu hết sức ngạc nhiên và trong lòng lo âu rất nhiều. Lòng Bà đang đau như đứt ruột khi cho đứa con lớn của mình - cậu Sử - lên tỉnh học rồi, nay làm sao để mất đi đứa con út. Làm sao Bà có thể chịu đựng nỗi cô đơn, một bóng một hình ở trong căn nhà hẻo lánh như vậy! Cha mẹ nào cũng thương con nghìn trùng và sống hy sinh vì con mình. Dù lòng đau xót tột độ khi phải xa lìa con, nhưng khi Bà Châu nghĩ về tương lai xán lạn của con sau này, nên cuối cùng đồng ý cho cậu Ký theo Cố Tám đi học. Lúc đó Ký vừa tròn 9 tuổi. Cố Tám giờ đã già yếu, không biết về trời đất lúc nào, nên sau đó nhờ Thừa Hòa, người Pháp tên Borelle ở tu viện Cái Nhum nhận nuôi cậu Ký ăn học. Rồi ông này phải đi xa nên nhờ Cố Long, người Pháp tên là Bouilleaux, chăm sóc lo hộ việc nuôi dưỡng và học hành của cậu Ký.

Chính sách bài đạo của vua Thiệu Trị lúc đầu còn cởi mở, nhưng càng về sau gay gắt hơn như thời vua Minh Mạng. Đến đời vua Tự Dực, với chỉ dụ sát tả ngày 14-8-1948 (Cậu Ký mới 11 tuổi), cảnh bắt bớ, giết người đạo lại tái diễn khốc liệt hơn. Hàng trăm dân đạo bị bắt và bị sát hại trong các chiến dịch tàn bạo. Dân họ đạo ở Cái Mơn và Cái Nhum không tránh khỏi tai kiếp mới này, dù hai nơi này đã tưng bị hai lần đốt cháy tan hoang. Rồi vào một buổi sáng sớm, lính triều đình bao vây Cái Nhum. Lữa cháy cả vùng, tiếng la hét, khóc than khấp nơi. Cố Long phải gian nan và nguy hiểm đưa Ký chạy trốn và tìm đường vượt qua Cao Miên. Cuối cùng Cố Long đã đem được cậu Ký và 9 chủng sinh từ các chửng viện khác đến chủng viện Pinhalu bình an để học tập về thần học và triết học.

4. Thời niên thiếu ở hải ngoại

Chủng viện Pinhalu mới được xây cất ở giữa một rừng thốt nốt hoang vu gần sông Mekong và cách Nam Vang độ 6 dặm. Đây là một chủng viện dành cho cả vùng Đông Nam Á và Trung Hoa. Lớp học có tất cả 25 chủng sinh có tuổi từ 13 đến 15 và Cậu Ký là người nhỏ nhứt, mới 11 tuổi. Tất cả những chung sinh đều được tuyển chọn ở hạng nhứt hoặc nhì của các chủng viện trong vùng. Trong những buổi học, do nhiều chủng sinh còn biết quá ít các danh từ La Tinh và theo yêu cầu của thầy giáo, Cậu Ký nạnh dạn đứng ra thông dịch các bài giảng bằng tiếng này sang tiếng Nhựt, tiếng Hán, tiếng Thái, tiếng Việt...làm cho các bạn đồng lớp thán phục không ít. Một năm sau, Ông lại nói được tiếng Lào, tiếng Miên, tiếng Ấn Độ,... Ông biết được nhiều ngoại ngữ do học hỏi từ bạn bè, sách tự điển, nhứt là nhờ năng khiếu ngữ học của mình. Ông tự tìm ra qui luật ngữ pháp để học các tiếng nước ngoài nhanh và dễ dàng. Văn Hào Pháp Littré dã viết rằng “...Trên trái đất này rất khó tìm ra người thứ hai say mê ngôn ngữ như Trương Vĩnh Ký. Gặp người Anh, Trương Vĩnh Ký nói bằng tiếng Anh nhuần nhị như người Luân Đôn. Tiếp xúc với người Ý Đại Lợi, người Y Pha Nho, người Bồ Đào Nha... hay người Nhựt Bổn, Mã Lai, Xiêm...,Trương Vĩnh Ký đều nói đúng theo âm luật của kinh đô nước đó... Sự hiểu biết từ 26 ngoại ngữ của P. Trương Vĩnh Ký đủ để loài người tôn vinh anh như một nhà bác ngữ học vào bực nhứt của thời nay...”.

Vào ngày mãn khóa học ở chủng viện Pinhalu, Ông Trương Vĩnh Ký được chọn là một chủng sinh xuất sắc, đỗ đầu lớp và được tuyển lựa cùng hai người nữa để tiếp tục đi học ở chủng viện Giáo Hoàng thuộc đảo Penang, Mã Lai. Ông dự tính trở về quê hương để gặp lại mẹ và anh Sử cũng như xóm làng, nhưng Cha Long khuyên Ký nên tiếp tục đi học, vì về nước lúc này rất nguy hiểm do chính sách bài đạo cực đoan của vua Minh Mạng 1.

Lúc 15 tuổi, Ông đến Penang, một đảo nhỏ, lúc xưa rất nghèo nàn và dân cư thưa thớt. Người Anh thấy tiềm năng lớn của đảo này nên mua để phát triển thành một thương cảng sầm uất có tính cách hiện đại của người Âu Châu. Khi đặt chân đến nơi, cậu Ký rất ngạc nhiên khi thấy một vùng đảo ở vùng Đông Nam Á mà có nếp sinh hoạt cơ giới ồn ào, một sự phát triển lạ thường mà Ông chưa từng thấy ở nước mình và Cao Miên. Sau đó, Ông gặp và quen biết thừa sai Lefèbvre, một vị giáo sĩ trước kia từng bị lãnh án tử hình năm 1845, nhưng nhờ can thiệp của Đô Đốc Cécile nên được vua Thiệu Trị thả ra. Sau đó Cha trở về Pháp, rồi đi La Mã, đến Ma Cau và cuối cùng ở lại Penang. Vị giáo sĩ nầy rất mến yêu cậu Ký vì thấy Ký là một chủng sinh giỏi, cực kỳ thông minh và là người đến từ Việt Nam, nơi mà ông đến truyền đạo và có nhiều kỷ niệm khó quên.

Trong thời gian ở chủng viện Penang, tài năng, đầu óc và trí tuệ thông minh của cậu Ký phát huy tột độ. Ông học một hiểu mười nhờ trí nhớ lâu dài, sách vở ở thư viện và giảng dạy của nhà trường. Thú vui duy nhứt của ông và cũng để vơi bớt nỗi nhớ quê hương, mẹ và anh Sử, Ông Trương Vĩnh Ký thường đến thư viện ngoài giờ ở lớp học. Ông đọc rất nhiều sách Hán, Pháp, Anh, Hy Lạp, Tây Ban Nha...Ông tiếp nhận được rất nhiều tư  tưởng, kiến thức của người xưa cả Đông và Tây nhờ trí thông minh, khả năng ngôn ngữ và trí nhớ đặc biệt của mình. Từ nhỏ, Ông Trương Vĩnh Ký mê say đọc sách. Bất kỳ loại sách gì, nếu thấy hữu ích, mới lạ Ông đều đọc qua. Bây giờ có dịp may mắn tu học ở chủng viện quốc tế này, Ông lại có cơ hội tốt để gần gũi với sách báo và tài liệu của chủng viện.

Đặc biệt ở đây Ông mê say đọc 3 quyển sách mà Cố Long nhận được từ La Mã và trao tặng Ông; đó là cuốn sách “Từ điển Việt-Bồ-La”, “Văn phạm Việt ngữ” và “Phép giảng tám ngày” của Alexandre de Rhodes (Hoàng Lại Giang, 2001). Đây là công trình văn hóa to lớn được Ông Rhodes tổng hợp và biên soạn lại từ các công trình sơ khởi của các giáo sĩ đi trước như: giáo sĩ Francesco de Pina, giáo sĩ Gaspar d'Amaral, giáo sĩ Antonio Barbosa, người Bồ Đào Nha,... Đây là một loại ngôn ngữ được sáng tác theo lối phát âm, giúp cho người học dễ dàng, dễ hiểu hơn so với loại chữ Hán tượng hình. Khi đọc chữ Hán, người không học mà lắng nghe không hiểu biết gì cả, làm sao tạo được lối truyền thông hữu hiệu giữa cấp thống trị và người dân hèn. Trái lại, khi đọc âm của chữ Quốc Ngữ người nghe thông hiểu ngay.

----------------------

1 Có tài liệu cho biết Ông đã về thăm nhà.

Sau hai trăm năm tiến hóa, loại chữ này đã được cải tiến và hình thành một loại ngôn ngữ có thể truyền bá đến quần chúng sử dụng. Nhưng ai là người dẫn đầu việc truyền bá này? Như Ông Rhodes đã viết lời tựa của quyển sách Từ điển Việt-La-1Bồ: “Với giáo sĩ cuốn sách này sẽ trở thành cẩm nang, nhưng với trí thức người Việt thì cuốn từ điển này hãy còn mới mẻ... Sự thay đổi một thói quen, dù rất nhỏ, như nếp sinh hoạt gia đình, hay một tục lệ lạc hậu cũng là điều không dễ dàng...,huống chi là sự thay đổi cả một hệ thống chữ viết của một dân tộc vốn đã coi chữ Hán là “Quốc gia văn tự” từ gần 2000 năm về trước ! Tôi thật không dám chắc sự thành bại của mình. Tôi không dám đoán trước bao nhiêu năm nữa sẽ có người hiểu tôi...''. Cậu Ký bắt đầu suy nghĩ về tương lai và vai trò của loại Việt ngữ này với tầm ảnh hưởng đến tiềm năng khai hóa dân tộc và có thể là một hình thức thoát ly lệ thuộc sâu đậm hàng ngàn năm vào nền văn hóa cổ xưa của một nước đầy tham vọng.

Ông Trương Vĩnh Ky đã ghi trong cuốn sổ bình sanh của mình: “...Ba công trình tiếng Việt do giáo sĩ A. de Rhodes lừng lững như ba ngọn núi, người nào leo lên được ba “hòn núi” ấy chắc sẽ nhìn thấy toàn cầu...Chính thứ chữ viết ghi theo từng âm này của A. de Rhodes chuẩn mực hóa biểu hiện hệ thống ngữ âm theo hướng siêu phương ngữ. Cùng với sự tiện lợi là sự tiến bộ của thứ chữ này trong việc hòa nhập với nhiều quốc gia tân tiến... Tôi không bao giờ hẹp hòi coi đây là công cụ của nhà truyền giáo. Với tôi, đây là gia sản quý báu của dân tộc. Tôi sẽ giữ gìn, nâng niu nó, tôi sẽ làm hết mình để quảng bá nó...” (Hoàng Lại Giang, 2001).

Lịch sử đã đi qua một lần với áp dụng chữ Nôm do Ông Hàn Thuyên vào đời Trần sáng lập cũng do từ ý thức tinh thần quốc gia, độc lập của dân tộc; nhưng chữ Hán vẫn còn tồn tại và chiếm một vai trò quan trọng cho đến đầu thế kỷ XX ở Việt Nam. Hàn Quốc và Nhựt Bổn đã thành công thoát ly Hán ngữ với loại chữ “Nôm” do mình sáng tạo. Từ đó cho thấy Việt Nam lúc bấy giờ đã tự mãn và ỷ lại hoàn toàn vào một nền văn minh cho là siêu việt trên thế giới.

Trong một dịp viếng thăm chủng viện, viên Toàn Quyền Penang yêu cầu chủng viện tổ chức một cuộc thi bằng tiếng La Tinh, với giải thưởng 100 bảng Anh, về đề tài (i) Phép nhiệm mầu và lịch sử Đức Chúa Trời, (ii) Nghị luận về văn chương và thể văn từ phú, và (iii) Phát minh Pharaday và công Dụng...Ông Trương Vĩnh Ký đã thắng được giải nhứt và nhận giải thưởng 100 bảng Anh trong một buổi lễ được tổ chức rất trang trọng ở Penang.

Trương Vĩnh Ký, bấy giờ đã 21 tuổi, là chủng sinh đỗ đầu của khóa học với 300 học viên khắp Á Đông và được tuyển chọn cùng với hai người khác để đi La Mã tiếp tục học làm Linh Mục. Giáo sĩ Lefèbvre lại cố thuyết phục Ông nên tiếp tục đi học ở La Mã vì thời cuộc ở Việt Nam còn quá nhiều ngổn ngang, trắc trở; nếu Ông về nước vào lúc này sẽ không làm được các gì thiết thực, trái lại sinh mạng có thể bị nguy hiểm. Nhưng Trương liên sinh đã quyết định hồi hương để phục vụ đất nước và chịu tang mẹ hiền đã mất trước đó, mặc dù Ông nhận thấy đi La Mã là con đường vinh quang cho tương lai. Trước khi về nước, Ông đã thu thập được rất nhiều sách quý báu do nhà trường, viên Toàn Quyền Penang: bạn bè thân tặng. Ông lại mua thêm các sách khác ở các tiệm sách. Theo tài liệu gia đình, trong chuyến về Việt Nam lần này, ông mang theo đến l l thùng sách, gồm đủ loại từ triết học đến sử ký, địa lý, khoa học, ngôn ngữ, văn học, tôn giáo... Có lúc Ông lo ngại không biết có thể đem hết số sách này về Việt Nam được không, vì tình trạng chiến tranh bắt đầu và các cuộc càn quét bắt bớ, giết chóc những người giảng đạo và theo Chúa càng lúc càng quyết liệt hơn.

5. Trương Vĩnh Ký hồi hương

Theo tài liệu của ông Nguyễn Văn Trấn (1993) và Hoàng Lại Giang (2001), năm 1858, Ông Trương Vĩnh Ký hồi hương bằng chuyến tàu Hồng Mao (Anh) đến cảng Hạ Châu, Trung Quốc. Cùng trên chuyến tàu này có thêm hai người Việt Nam, đó là Ông Phan Thanh Long, người Gia Định và Lê Huy Tốn người Ninh Bình. Cả hai đều lớn hơn Trương Vĩnh Ký 4 tuổi. Từ cảng Hạ Châu, chiếc tàu thương mãi tiếp tục hành trình, hướng về phương nam để đến Việt Nam. Khi tàu vừa cặp Bến Nghé (sông Sài Gòn ngày nay), cả ba người đều im lặng lo lắng, mỗi người một suy tư. Cảng Bến Nghé im vắng không giống như Penang, dường như đang phủ một bầu không khí nặng nề. Vài chiếc đò qua lại dưới sông, trên phố người qua thưa thớt; nhưng nhiều lính tráng mang súng, gươm đi tới đi lui. Lúc này là thời kỳ cấm đạo còn gay gắt ở mọi nơi. Ba người khách từ Mã Lai về cảm thấy không được yên tâm và lo sợ. Cho nên, Trương Vĩnh Ký yêu cầu ông thuyền trưởng tàu Hồng Mao đưa họ trở ra bãi biển Cần Giờ. Đến bờ biển, họ may mắn gặp một chiếc thuyền con mà chủ nhân là một người ngoan đạo đưa họ đi ẩn núp ở khu rừng đước gần đó. Họ gọi Ông là “Chú Ba Cần Giờ”, nhà ở Chợ Quán, Sài Gòn nhưng bị đốt sạch vì theo đạo Chúa. Vợ con Ông Ba còn tá túc ở đó trong khi Ông bỏ đi ra Cần Giờ lập một chòi nhỏ thờ Chúa ở giữa rừng. Ông Ba đưa họ và hành lý cùng 11 thùng sách của Ký đến căn chòi lá để tạm trú và tìm cách giúp họ trở về quê nhà (Hoàng Lại Giang, 2001).

Bấy giờ Ông Ký có cảm giác như ngày nào Cố Long đã đưa Ông chạy trốn khi lính triều đình bao vây Cái Nhum... Ông thực sự lo lắng cho số phần và tương lai của mình trong những ngày sắp tới. Tất cả đời sống bình yên ở Penang không còn nữa. Trước mặt chỉ là những ngày đen tối, Ông cần phải bình tỉnh, sáng suốt và nhiều can đảm để đối diện với thực tế xã hội Việt Nam dưới thời Tự Đức. Là một người có đạo, Ông phó thác mạng sống của mình cho Chúa Trời phù hộ. Ba người đồng hành đang suy nghĩ tìm cách nào để về quê hương an toàn. Sau đó, có tin rất buồn về ông Phan Thanh Long, vào một đêm, cố lẻn đi về Gia Định để tìm nhà mình, nhưng anh bị giết chết và không bao giờ trở lại để thực hiện được lời hứa nếu tìm được nhà sẽ đưa hai người bạn của mình về tạm trú. Thân phận con chiên quá mong manh! Sau đó ít ngày, Lê Huy Tốn đi ngõ biển để về Ninh Bình, nhưng không biết cuộc hành trình của Ông có được bình yên.

Theo tài liệu gia đình, Ông Ký được Ông Ba nhờ một người ngoại đạo đưa từ Cần Giờ qua ngã Cần Giuộc để về Long Xuyên trong khi phải giả làm người bệnh để qua mắt các điếm canh. Từ Long Xuyên Ông đi qua Sa Đức để gặp Ông trùm Chữ, một người có đạo dòng giúp đỡ về Cái Mơn. Chuyến đi từ Cần Giờ về Cái Mơn cũng lắm gay go, có lúc Ông suýt bị bắt, nhưng nhờ may mắn thoát hiểm. Cuối cùng Ông Trương Vĩnh Ký đã về tới quê mình và gặp lại người anh Nguyễn Chánh Sử trong bao niềm vui vui tủi tủi. Ông Sử giờ là một viên quan huyện của tỉnh Vĩnh Long.

Sau đó, Ông Ký đến thăm thầy đồ Học, một ân nhân của gia đình Ông, năm nay gần 60 tuổi, già yếu hơn và còn sống với nếp sống thanh đạm, nghèo nàn. Thầy trò gặp lại nhau biết bao mừng vui, tâm tình kể bao giờ hết. Một hôm Thừa Hòa ghé thăm. Hai người hết sức mừng rỡ. Thừa Hòa là thầy dạy Ông Ký về tiếng La Tinh và tiếng Pháp. Họ đàm đạo rất lâu về nhiều vấn đề, trong đó có việc tái lập “nhà thờ” ở Cái Mơn và “tu viện” ở Cái Nhum không chính thức, vì các tu viện và nhà thờ của hai nơi này đã bị ba lần thiêu hủy.

Ông Ký đã tu sửa lại ngôi nhà và mảnh vườn của mình gần con rạch nhỏ có vẻ khang trang tươi tắn hơn, đồng thời Ông đi dạy không chánh thức lớp tiếng Pháp và tiếng La Tinh do Thừa Hòa tổ chức ở Cái Nhum. Trong thời gian này, ngoài giờ dạy học, Ông bắt đầu viết lách, trước tiên Ông thu thập và viết lại các chuyện cổ tích và soạn xong giáo trình “Ngữ pháp Việt Nan yếu lược”. Nhìn về tương lai, Thừa Hòa lại khuyên Trương Vĩnh Ký di La Mã tiếp tục học làm Linh Mục, nhưng ông quả quyết ở lại làm một chút gì cho quê hương đất nước. Ông bảo rằng Ông sinh ra ở đất nước này và sẽ bỏ xác thân ở nơi này.

Trong những buổi dạy học Không chánh thức ở tu viện, Ông dùng những phương án sư phạm riêng để giảng dạy làm sao cho học trò thu nhận nhiều hiệu quả. Trong các buổi học luôn xảy ra trong bầu không khí cảnh giác cao độ, không giống như những lớp học truyền thống. Hàng ngày cả Thầy và học trò vừa giảng và học cũng vừa để tai lắng nghe có gì bất thường ở ngoài đường. Hể có tiếng động ám hiệu là vội vàng thu xếp giấy mực chạy trốn. Tín ngưỡng thiêng liêng quá ? Thù nghịch không thể ngăn cấm lòng tin của con người. Nhưng đến đêm 9-12 - 1858, “tu viện” Cái Nhum và “nhà thờ” ở Cái Mơn dù bằng vách lá lại bị đốt cháy tiêu tan. Ông Trương Vịnh Ký hoảng hốt, cố chạy trốn khỏi Cái Mơn để được an toàn và cuối cùng đến tạm ở nhà ông Quản Phụng, thuộc hạ trước kia của Ông Trương Chánh Thi ở ven sông Hàm Luông. Nhưng rồi Ông cảm thấy nếu ở lại đây lâu có thể làm ảnh hường, liên lụy đến gia đình người bạn của cha mình. Dù Ông Quản cố giữ Trương Vĩnh Ký ở lại nơi này, Ông quyết định dấn thân vượt sông Tiền giang hướng về Sài Gòn và phó mặc số mạng của mình cho Chúa.

Theo tài liệu gia đình, Ông lại được một ông cụ ân nhân đưa đến Cần Giờ và tìm gặp căn chòi lá mà Ông đã dừng chân lúc trước, nhưng ông Ba Cần Giờ đã không còn nữa vì ông bị giết về đạo. Con của Ông là cậu Lo vâng lời cha mình ở đây giữ sách và chờ gặp Ông Ký. Sau đó, Lo dẫn Ông đi gặp ông Chín Ngơi, một người đạo gốc, biết rất rành rẽ về khu Chợ Quán. vùng này có nhiều sông rạch chằng chịt, người thưa thớt; nhưng là nơi có nhiều người theo đạo Gia Tô. Nhiều nhà thờ bằng vách lá không chính thức được dựng lên, nhưng bị quân triều đình càn quét dữ dội nhiều lần. Tính từ thời vua Minh Mạng đến lúc bấy giờ, Chợ Quán đã bị đốt nhà 6 lần. Chín Ngơi dẫn ông Ký đến một căn nhà lá lụp xụp ở Chợ Quán, ở đây Ông Ký gặp lại giáo sĩ Lefèbvre một cách bất ngờ sau nhiều ngày tháng giã từ đảo Penang (Hoàng Lại Giàng, 2001). Đây là khúc quanh lớn, làm thay đổi cả cuộc đời của Ông Trương Vịnh Ký, đặt ông vào một vị thế tấn thối lưỡng nan giữa thế lực xâm lăng và lòng yêu nước của một người có đạo Chúa. Cha Lefèbvre một lần nữa đặt vấn đề đi La Mã với Ký, nhưng Ông lại một mực từ chối để ở lại quê hương. Ký lại trở về tạm trú ở chòi lá Cần Giờ và có Lo tình nguyện ở lại giúp đờ Ký cho đến sau này. Ký dạy cho Lo học chữ “Quốc Ngữ”, chỉ trong một tháng Lo biết đánh vần và đọc được chữ. Hiện nay, gia đình hậu bối của ông Lo vẫn còn trú ngụ trong khuôn viên bên cạnh ngôi nhà làm việc của ông Trương Vĩnh Ký ở góc đường Trần Hưng Đạo và Trần Bình Trọng, Sài Gòn.

Vào năm 1859, Chín Ngơi lại bơi xuồng đến gặp Ký cho biết nơi này không còn được yên ổn nữa vì đã nghe súng nổ ở miệt Vũng Tàu. Ông ta đưa Trương Vĩnh Ký vào đất liền, theo ý muốn của cha Lefèbvre. Ông Ký trú ở một gian nhà lá nằm trên bờ kênh Lớn (nay là đường Nguyễn Huệ) của một giáo dân đã bỏ nhà chạy trốn. Ông Ký xem Lo như em ruột của mình nên Lo cũng bỏ căn chòi lá để theo Ông. Sách vở được Ông Ký cất trong hầm dưới đất để khi bị đốt nhà sách còn có thể giữ được an toàn. Ký lại bắt đầu những công trình văn học mà Ông đã dự tính trong những ngày qua.

Vào đêm 15 rạng 16 tháng 2-1859, Pháp tấn công thành Gia Định. Súng đạn nổ vang trời. Thiếu niên Ký lo sợ không biết phải chạy về đâu. Cha Lefèbvre tới nhà Ký cho biết “Chúa đã sai người Phangsa tới đây giải thoát con chiên của Chúa...”. Ông Ký im lặng, cho rằng dân tộc mình, đặc biệt người theo đạo Gia Tô sẽ bớt cảnh lo sợ trốn lánh từng ngày; trong khi đó đa số lương dân sẽ bắt đầu những ngày tháng lầm than vì chiến tranh. Có lần trong cơn tuyệt vọng về chính sách bài đạo nghiệt ngã của Triều Đình, chính Ông đã viết: “...Vì lúc này, chúng tôi đang như những con cừu sống giữa đàn sói đói ăn, bị những sự tủi nhục liên tiếp, bị những sự khủng bố tràn ngập trong gia đình, và lưỡi gươm như treo chờ sẵn trên cánh cửa. Giữa những sự sợ hãi triền miên đó, giữa những sự nguy hiểm không ngừng đó chỉ còn hy vọng sự giúp đỡ của Ngài mớ nâng đỡ được tinh thần của chúng tôi...” (Hoàng Lại Giang, 2001).

Nhưng nay Pháp nổ súng san bằng thành Gia Định, gây máu chảy khắp nơi, dân chúng kêu than oán trách, Ông lại thấy lương tâm cắn rứt và cảm thấy mình có tội. Từ đó cuộc đời của Ông luôn sống trong tâm tư dằng dặc giữa đạo và đời. Một Trương Vĩnh Ký với truyền thống thâm nho, trọng đạo nghĩa, có tinh thần ái quốc và một Trương Vĩnh Ký đã được giáo dục và thấm nhuần một đạo giáo mới - Gia Tô - do người xâm lược mang tới.

Tướng de Genouilly sau khi lấy được thành Gia Định phải trở ra ngay Đà Nẵng. Ông giao thành Gia Định cho Trung tá Jauréguiberry, một người theo đạo Tin Lành. Cố Croc, qua Linh mục Lefèbvre, mời ông Trương Vĩnh Ký làm thông dịch viên cho cuộc đàm luận giữa Pháp và đại diện triều đình Huế, Thượng thư Bộ Hộ Tôn Thất Hiệp, ở Biên Hòa. Ông Ký biết đây là một thời điểm rất nhạy cảm của dân tộc An Nam. Ông luôn tự hỏi có nên giúp Cố Croc về việc này không. Việc làm thông dịch viên có giúp được gì cho sự hiểu biết thông cảm giữa triều đình Huế và Pháp hay bị mang tiếng nối giáo cho giặc? Ông trải qua tâm trạng dằn co, nỗi lòng trăm mối, trong khi giáo sĩ Lefèbvre luôn tìm đến để thuyết phục ông làm vai trò thông dịch cho Trung tá Jauréguiberry và bảo đó là công việc chỉ để làm trung gian giúp Pháp hòa giải với Triều đình. Nhà văn Hoàng Lại Giang viết trong quyển sách Trương Vĩnh Ký – Bi kịch muôn đời: “Trương Vĩnh Ký vẫn còn bần thần (với lời thuyết phục của giáo sĩ Lẹfèbvre)... Nhiều năm tháng sau này, mỗi lần nhớ lại lối rẽ này của cuộc đời, Trương Vĩnh Ký vẫn còn y nguyên cảm giác bần thần lúc ấy. Nó bất ngờ quá đối với anh, chưa bao giờ anh xa rời cái ý nghĩ tiếp tục xây dựng, quảng bá chữ Việt của các thừa sai đi trước, để một lúc nào đó nó sẽ trở thanh “Quốc ngữ” của dân tộc anh. Từ ngày ở Penang anh đã nuôi ý nguyện dịch các bản Tứ thư, Ngũ kinh... ra thứ chữ các nhà truyền giáo. Những nhà khoa bảng tương lai sẽ học Thánh hiền qua thứ chữ này...”.

Ông đã nhận vai trò thông dịch viên cho Trung tá Jauréguiberry. Đây là lúc Ông bắt đầu hợp tác với Pháp sau khi hồi hương. Vị sĩ quan này rất ngưỡng mộ và nể vì Ông Ký với khả năng hoạt bác, kiến thức sâu rộng, khác hẳn với những người thông dịch bình thường. Ông ta biết tôn trọng và thông cảm cho cảm nghĩ của Ông Ký nên không ép buộc Ông phải làm những gì không thích. Trái lại, thiếu tá d' Aries thay thế ông Jauréguiberry được lệnh đi Trung Quốc, coi thường Ông Ký như những người thừa sai khác mà y đã dùng. Ông Ký chỉ muốn làm các công việc dịch thuật sách báo, tài liệu ở bàn giấy và từ chối đi làm thông ngôn cho những cuộc điều tra tầm thường. Do đó, d´Aries có ác cảm với Ông Trương Vịnh Ký và viết báo cáo gởi đô đốc Charner: “...Với cương vị thông ngôn của Sở sự vụ bản xứ Sài Gòn, các thừa sai và thiếu tá Jauréguiberry đã quá đề cao P. Ky và vì vậy đã kích thích tính kiêu ngạo, cái tính đã làm anh ta quên mất mình là ai. Tôi không hề thấy ở anh ta một chút của sự siêng năng mẫn cán vốn được thiếu tá tiền nhiệm của tôi ca ngợi. Là người của quân đội Pháp nhưng anh ta lại làm việc không theo chỉ huy của tôi, mà theo ý thích của anh ta, một việc chưa có tiền lệ của một quân đội bách chiến bách thắng của chúng ta. Tôi buộc lòng phải sa thải anh ta - sa thải- không có tên gọi nào đúng hơn. Tất nhiên, không bao giờ tôi lại muốn giới thiệu anh ta cho ngài, như nhiều thừa sai gợi ý, để ngài lấy thông ngôn cho các hội đồng chiến tranh của chúng ta...”.

Bản phúc trình này cho thấy Ông Trương Vĩnh Ký không phải là một người thông dịch tầm thường, ông có chủ kiến, có một hướng đi riêng để làm sao có thể giúp đỡ dân tộc mình. Ông hành xử đúng như một thành ngữ La Mã: “ở với họ mà không theo họ”. Sau đó, Ông dược điều động từ chiến hạm La Dragonne về Đồn Đất làm việc ở bàn giấy. Ngoài dịch các bản văn từ chữ Nho ra chữ Pháp, Ông còn phải nhận công việc chuẩn bị cho chương trình thành lập một trường thông ngôn sau này.

Năm 1861, Ông Trương Vĩnh Ký thành lập gia đình với Bà Vương Thị Thơ, con gái của Vương Văn Ngươi, Hương Chủ trong làng Nhơn Giang, Chợ Quán.

Tóm lại, khi bước chân vào đời Trương tiên sinh không có đường lựa chọn, mà bắt buộc phải hợp tác với chính phủ thực dân; nhưng Ông không đi ra khỏi định hướng của mình: phục vụ tổ quốc và dân tộc đang ở trong tình trạng chậm tiến. Ông đã từng thọ ơn của cha cố trong nuôi dưỡng và học đạo từ lúc 9 đến 21 tuổi ở trong nước và ngoại quốc. Vả lại, những người có công ơn với Ông luôn bao vây và âm thầm lèo lái cuộc đời của Ông theo chủ tâm của họ, của người Pháp. Ông không thể bội ơn của những người bảo trợ nuôi dưỡng này. Ông là người theo đạo Gia Tô, đi tu học đạo hải ngoại mà triều đình Huế đang có chính sách bài đạo hung hiểm. Vậy Ông Trương Vĩnh Ký phải làm gì để sinh sống khi trở về nước chịu tang mẹ và ở lại? Quần chúng xung quanh có còn tin tưởng Ông nếu Ông đi kháng chiến chống Pháp? Chỉ có con đường hợp tác với người Pháp để làm gạch nối giữa hai thế chính trị đương thời, giúp dân tộc khai phóng văn hóa và tạo nhân tố tiến bộ cho dân tộc. Ông Vũ Ký trong Lời Mở Đầu của quyển sách Tuyển tập này đã nhấn mạnh: “... Đó là cái thế trung hòa uyển chuyển đối phó với chế độ để còn được làm chút gì hữu ích cho tiền đồ đất nước mà không vi phạm đến bản lãnh hướng thiện và hướng thượng của mình. Tâm tư của người bất di bất biến nhưng hành thì tế nhị khéo léo, bao dung được hướng đạo bởi cái tâm và không xa rời cái tâm đinh hướng. Tôi muốn nói đến tâm thức ái quốc dạt dào là hiện tượng thường trực luốn luôn âm ỉ trong tâm cảm của ngươi”.

Những ngày tháng sau khi lập gia đình và tiểu sử sơ lược2 của ông Trương Vĩnh Ký cùng với các hoạt động nổi bật được tóm lược như sau:

- Tên:         Petrus Jean Baptiste Trương Vĩnh Ký, tự là Sĩ Tải.

- Cha:         Trương Chánh Thi, Lãnh Binh.

- Mẹ:          Nguyễn Thì Châu

- Vợ:          Vương Thị Thơ

- Con:        7 trai và 2 gái.

- 6-12-1837: Sanh tại Cái Mơll, xã Vĩnh Thạnh, tổng Minh Lệ, Huyện Tân Minh, tỉnh Vĩnh Long (nay tỉnh Bến Tre).

- 1840:       Ông Trương Chánh Thi chết ở Nam Vang, Cao Miên.

- 1842:       Ông bắt đầu đi học chữ Nho, chữ Nôm với thầy giáo Học.

- 1846:       Cố Tám nhận làm con nuôi. Cố Hòa và Cố Long tiếp tục nuôi dưỡng cho học đạo, dạy tiếng La Tinh, tiếng Pháp và “Quốc Ngữ”.

- 1848:       Cố Long đưa Ông đi học ở chủng viện Pinhalu, Cao Miên.

- 1851:       Ông được chọn trong số 3 chủng sinh xuất sắc của khóa học với 25 chủng sinh để tiếp tục đi học ở chủng viện Giáo Hoàng Pulau Penang, Mã Lai.

- 1858:       Bà Nguyễn Thị Châu mất. Ông trở về nước chịu tang.

- 1860:       Làm thông dịch viên cho Trung tá Jauréguiberry.

- 1861:       Lập gia đình. Dạy học ở trường Thông ngôn thành lập ngày 8-5-1961.

- 1863:       Tham gia đoàn thông ngôn của phái bộ Phan Thanh Giản đi Pháp để chuộc lại ba tỉnh miền Đông từ 14-7-1863 đến 18-3- 1864.

- 1864-68:             Giáo sư và Hiệu Trường trường Thông Ngôn.

- 1865-69:             Trợ bút và Tổng Tài (1869- 1872) của Gia Định Báo bằng chữ Quốc Ngữ.

- 1871:       Giáo sư trường Sư Phạm và được phong chức Tri Huyện hạng nhứt.

- 1872:       Thông ngôn cho phái bộ Y Pha Nho điều đình với triều đình Huế về thương mại.

- 1873:       Dạy Hán Văn và Việt Văn ở trường Tham Biện Hậu Bổ, Chánh Đốc Học của trường này vào 1875.

- 1874:       Được đề cử vào cuộc chọn lựa “Toàn Cầu Bác Học Danh Gia” và được trúng tuyển vào danh sách 18 nhà Bác Học thế giới “Thế Giới Thập Bát Văn Hào”3

 

-------------------------

2 các thông tin về tiểu sử của ÔNG Trương Vĩnh Ký được căn cứ trên đa số tài liệu có được. Một ít tài liệu có vài chi tiết khác biệt hơn, chủ yếu về năm tháng như năm mồ côi cha, năm đi học ở chủng viện Pinhalu và Pulau Penang, năm mẹ mất...

 

- 1878:       Đi tham quan ở Bắc Kỳ năm Ất Dậu. Hội viên của Hội Đồng Thành Phố, Hội Viên Hội Đồng Học Chánh Thuộc Địa.

- 1883:       Được Hàn Lâm Viện Pháp phong hàm Viện Sĩ (Offlcier d'academie).

- 1886:       Giao tiếp với Paul Bert, Toàn Quyền Đông Dương. Làm việc ở Cơ Mật Viện và dạy vua Đồng Khánh học chữ Pháp và chữ Quốc Ngữ.

- 1887:       Đi công tác ở Bangkok để giải quyết vấn đề giữa Thái Lan và Đông Dương. Sau đó bắt đầu nghỉ hưu.

- 1888:       Xuất bản tạp chí Thông Loại Khóa Trình, 18 số (1888-1889).

- 1888-98:             Viết sách, xuất bản với tiền túi của mình. Bệnh hoạn luôn. Giáo sư thổ ngữ Đông Dương tại trường Hậu Bổ.

-  l-9-1898: Mất vì bệnh trong cảnh nghèo nàn.

 

Chú ý: Ông được hưởng danh vị “Khuê Bài Dũng Sĩ Cứu Thế vào tháng 10 năm 1868 và làm hội viên của nhiều hội đoàn ở Pháp như: Hội Nhân Văn Khoa Học vùng Tây Nam nước Pháp, Hội Nhân Chủng Học, Hội Giáo Dục, Hội Á Châu, Hội Địa Lý Paris (Nguyễn Vĩnh Thượng, 2002).

6.  Kết luận

Ông Trương Vĩnh Ký sinh ra và trưởng thành trong buổi giao thời và đất nước loạn lạc. Lớn lên trong một hoàn cảnh hết sức đặc biệt cho mình và đất nước, nên Ông không có nhiều lựa chọn cho hướng đi tương lai, để đến nỗi lúc gần trở về cát bụi Ông còn phải nói lên công và tội. Trong thời niên thiếu của Ông, các chánh sách cấm đạo càng lúc càng ngặt nghèo, tàn khốc hơn, làm thiệt mạng một số giáo sĩ ngoại quốc và bản xứ, gây tang tóc cho nhiều gia đình theo đạo Gia Tô, trong đó có gia đình Ông. Trên khắp nước nhiều cuộc nổi loạn bùng phát từ Bắc chí Nam, làm cho dân chúng không được sống những ngày yên ổn. Trong khi đó, các vua quan đa số có đầu óc phong kiến, thủ cựu, lại có tính tự kiêu, tự mãn và ỷ lại vào phương Bắc. Cho đến khì quân Pháp nổ phát súng đầu tiên ở Đà Nẵng, rồi Gia Định, đồn Kỳ Hòa, chiếm 3 tỉnh miền Đông, triều đình Huế rối loạn không biết ứng xử như thế nào cho đúng. Cho đến nỗi vua Tự Đức kêu than “...còn súng nổ đất của Trẫm còn bị mất”.

Trong bối cảnh cực kỳ khó khăn của đất nước với một chánh sách sát tả hung hiểm, Ông Trương Vĩnh Ký đã trưởng thành từ một đứa trẻ mồ côi cha, được các giáo sĩ Gia Tô nuôi dưỡng bao bọc và cho học tại các trường đạo ở ngoại quốc. Thời thiếu niên của Ông đã thấm nhuần đạo Chúa. Dù có nhiều cơ hội để đi La Mã tiến thân làm linh mục vinh quang hơn, Trương tiên sinh từ chối để ở lại quê hương, chấp nhận các thách thức, gian truân của một nước nghèo, loạn lạc, đang thi hành các chính sách bất lợi đối với đạo giáo của mình. Ông quả là người có can đảm lớn, tinh thần yêu nước và dân tộc cao. Nhưng tôn giáo của mình và những giáo sĩ ân nhân đỡ đầu đã đưa cuộc đời của Trương tiên sinh vào hướng đi mà lòng Ông khôn nguôi ray rứt. Ông không thể làm theo ý riêng của mình. Dù thế, Ông luôn hướng các hoạt động về lợi ích quốc gia và dân tộc. Chủ yếu, Ông lãnh vai trò làm trung gian cho hòa hợp giữa hai nền văn hóa Đông Tây và gạch nối giữa triều đình Huế và người Pháp đô hộ, giữa hai dân tộc khác biệt nhau về văn minh và ngôn ngữ. Ông đã dồn nhiều nỗ lực trong việc quảng bá chữ Quốc Ngữ thay thế chữ Nôm, chữ Hán vốn được dùng gần 2000 năm, để sớm khai hóa trí tuệ của đại đa số người dân bị bỏ quên từ lâu. Ông tin ----------------------------------------------------------------------------------

3 Có người viết không đúng: Ông Petrus Ký được xếp hàng thứ 17 trong danh sách 18 nhà Bác Học. Thật ra bảng danh sách này được xếp theo thứ tự a,b,c... của chữ tên đứng đầu. Do đó, danh sách Thế Giới Thập Bát Văn Hào không có hạng thứ gì cả.

tưởng rằng ngôn ngữ là chìa khóa cho cảm thông hòa hợp giữa hai nền văn hóa Đông Tây. Trên đường dấn thân, Ông Trương Vĩnh Ký có lập trường cố định “ở với họ mà không theo họ”, có khuynh hướng và thái độ ôn hoà nhưng tích cực để tạo phúc lợi cho dân tộc mình, ngay cả thế hệ tương lai. Bằng chứng là Ông đã để lại cho hậu thế một gia tài đồ sộ về ngôn ngữ và văn hóa, và công lao cổ võ phổ biến chữ Quốc Ngữ. Ông là một nhà trí thức khác thường: làm việc cho Pháp nhưng không chịu lấy quốc tịch Pháp để giữ tiết tháo của một sĩ phu, không đi làm linh mục để phụng sự đời thiết thực hơn và hợp tác càng lâu càng có tư tưởng chống thực dân nhiều hơn. Cuối cùng Ông đã rời bỏ dương thế trong hoàn cảnh bi đát và lòng ray rức, với sự luyến tiếc của rất nhiều người trong và ngoài nước.

Nhà văn học Lê Thanh vào Nam viếng ngôi nhà của Trương Tiên Sinh ở Chợ Quán năm 1943 đã viết “Hơn một lần, nghiêng mình trên di cảo vàng úa tôi cảm thấy tâm hồn tôi săn lại, khi thấy, bằng những dòng chữ rời rạc, tiên sinh ghi những nỗi lo phiền, buồn tủi, tôi đã cảm thấy lạnh trong tâm hồn khi đọc mấy chữ mà trên ấy tôi nhận thấy sự đau đớn nhiều hơn sức mạnh, tôi được biết rằng, vì quá tận tụy cho nhà cho nước, cho văn chương, tư tưởng mà tiên sinh đã phải trả cái giá đắt bằng cả cái sức khỏe và sau cùng, cả cái đờ tiên sinh.”

 

 

Tài liệu tham khảo

 

1.         Hoàng Lại Giang. 2001. Trương Vĩnh Ký - Bi kịch muôn đời NXB Văn Hóa và Thông Tin, 712 trang.

2.         Huy Lữ. 1998. Nhà Bác Học Trương Vĩnh Ký: Một Đoá Sen Thơm. Trong Đặc San Petrus Ký -1998, Hội ái Hữu Petrus Ký Nam Cai, trang 45-51.

3.         Lê Thanh. 1943. Trương Vĩnh Ký biên khảo, trong Phổ Thông Chuyên San, Tân Dân xuất bản phát hành số 3, tháng 9-1943.

4.         Nguyễn Văn Trấn, 1993. Trương Vĩnh Ký, Con Người và Sự Thật. Tp HCM: Ban khoa học xã hội thành ủy, 210 trang.

5.         Nguyễn Vĩnh Thường, 2002. Trương Vĩnh Ký: Nhà Văn Hóa Lỗi Lạc. Trong Đặc San Petrus Ký -2002, Hội Ái Hữu Cựu Học Sinh Petrus Ký - Bắc California, trang 14-29.

6.         Nguyễn Phan Quang và Võ Xuân Đàn. 2000. Lịch sử Việt Nam: Từ nguồn gốc đến năm 1884. NXBTPHCM, Sài Gòn, 479 trang.

7.         Phạm Văn San. 1960. Việt Sử Toàn Thư (Từ thượng cổ đến hiện đại). NXB Thư Lâm Ấn Thư Quán, Sài Gòn, 738 trang.

8.         Trần Trọng Kim. 197 l. Việt Nam Sử Lược. Trung Tâm Học Liệu xuất bản, Bộ Giáo Dục, Sài Gòn, Tập II, 396 trang.

 

Khổng Tước Nguyên địa linh nhân kiệt - MENUCORP Vì sự lớn mạnh của Công nghệ Thông tin Việt Nam !
IP IP Logged
MENUCORP
Newbie
Newbie


Tham gia ngày: 05/Mar/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 29
Quote MENUCORP Replybullet Gởi ngày: 05/Mar/2009 lúc 11:19pm
St: chexavan
.

Nỗi Lòng Cụ Petrus Ký

Hai Bầu

 

 

l. Tâm thơ để lại

Cụ Petrus Ký sanh năm 1837, mất năln 1898. Trong 61 năm của đời mình Cụ đã để lại cho hậu thế một gương sáng hiếm có. Suốt trăm năm qua, cho tới ngày nay, không thời nào không có người viết về Cụ; số sách báo và các bài diễn văn bằng tiếng Pháp và tiếng Việt có thể nói là đếm không xuể. Hầu hết là vinh danh và ca tụng. Dĩ nhiên cũng không khỏi có chỉ trích nhưng số nầy rất ít. Gần đây nhứt, trong Đặc San Hội Ái Hữu Petrus Ký Úc Châu, anh Trần Ngọc Thạch đã gọi Cụ là nhà Ngôn ngữ học lừng danh, nhà Thông thái với sứ mạng cao cả, nhà Ngoại giao tài đức, nhà Văn hóa xuất chúng, nhà Ái quốc khả kính...

Khi Cụ mất vào ngày l/9/1898 thì “ngay bây giờ đã có người bàn lập hội đồng dựng tượng ký niệm ông” (l) và 29 năm sau, ngày 24/12/1927 tượng của Cụ đã được long trọng khánh thành tại vườn Norodom (sau nhà thờ Đức Bà, Sàigòn). Rồi 10 năm sau nữa nhân kỷ niệm một trăm năm ngày sanh, 6/12/1937, một tượng bán thân của Cụ đã được dụng tại trường Trung học Lycée Petrus Ký.

Đó là khi Cụ qua đời. Còn lúc sanh tiền Cụ là người hăng hái, tích cực làm việc. Ngoài việc học tập chuyên cần để có kiến thức uyên bác ít người sánh kịp, nói và viết thông thạo 27 thứ tiếng, làm thông dịch, dạy học, làm báo, Cụ còn là một trong số ít người viết sách mạnh nhứt trong lịch sử văn học nước ta. Cho tới ngày hôm nay, dù cố gắng, người ta vẫn chưa sưu tầm đầy đủ các tác phẩm của Cụ. Ngoài 56 cuốn sách in typo, 64 cuốn in thạch bản, còn vô số các bản thảo khác chưa được in ra. Học giả Nguyễn Văn Tố của Trường Viễn Đông Bác Cổ có nhận xét: „Khi lướt qua danh mục những tác phẩm của Petrus Ký, những tác phẩm này khiến người ta phải ngạc nhiên và gần như khiếp đảm bởi số lượng và tính đa dạng của nó“ (2).

Mặt khác, năm 1863, khi mới 26 tuổi, Cụ được Soái Phủ Sàigòn cử làm thông ngôn trong sứ bộ Phan Thanh Giản qua Pháp triều kiến Nã Phá Luân Đệ III. Tại điện Tuilerie, sau khi thông dịch bài diễn văn của Phan sứ giả, Ông đã làm cho Pháp hoàng và triều thần ngạc nhiên và khâm phục, vì lần đầu tiên họ gặp gỡ một thanh niên Việt Nam tao nhã khoan thai, nói tiếng Pháp văn hoa và chính xác. Ông trở thành nổi tiếng nên sau đó được mời viếng thăm các nơi và được giới thượng lưu ân cần tiếp đón. Nhân dịp nầy Ông được bệ kiến Đức Giáo Hoàng. Năm Ất Hợi 1876 Ông làm một chuyến du khảo Bắc Kỳ được giới quan lại và sĩ phu Bấc Hà đón tiếp nồng nhiệt.

Năm 1886, Cụ theo Toàn Quyền Paul Bert đến Huế và được sung chức Cơ Mật Viện Tham Tá, rồi sau đó theo ý nguyện, được chuyển làm Hàn Lâm Viện Thị Giản Học Sĩ, dạy ngoại ngữ cho vua Đồng Khánh. Cụ giữ chức nầy chỉ có 6 tháng nhưng cũng chinh phục được sự mến mộ của vì vua trẻ và khi từ chức về Nam, Cụ được nhà vua ngự tứ cho một bài thơ bằng chữ Hán và 9 báu vật.

Một cuộc đời ngoại hạng như vậy, một người ham sống như vậy, hoạt động sôi nổi, thành công vang dội, được đương thời và hậu thế hâm mộ, mà trước lúc xuôi tay nhắm mắt Cụ để lại một bài thơ (3) chứa đựng nhiều cay đắng:

 

---------------------------

4 Bài viết được trích từ Đặc San Hội Ái Hữu Petrus Ký 2002-03 do Hội Ái Hữu Petrus Trương Vĩnh Ký Úc Châu thực hiện.

''Quanh quanh quẩn quẩn lối đường quai

Xô đẩy người vô giữa cuộc đời

Học thức gởi tên con mọt sách

Công danh rút cuộc cái quan tài

Dạo hòn lũ kiến men chưn bước

Bò xốí, con sùng chắc lưỡi hoài!

Cuốn sổ bình sinh công với tội

Tìm nơi thẩm phán để thừa khai"

Đời là hư ảo đã đành, nhưng sao lại quanh quanh quẩn quẩn bế tắc, ai đã xô người vô giữa cuộc đời và làm sao Cụ lại cảm thấy mình vương vào một hàm oan, muốn giải bày?

2. Bối cảnh đặc biệt của nước nhà

Gia Long thống nhứt sơn hà nhưng xã hội Việt Nam không hết nghèo đói và loạn lạc. Vua và triều thần sùng bái tư tưởng Tống nho khô cứng, đối xử hà khắc với kẻ thù và người dân, ăn xài phung phí, chỉ biết ngâm hoa vịnh nguyệt mà coi nhẹ việc phú quốc cường binh là vấn đề sinh tử của nước nhà trong khi thế giới đang đổi thay. “Đời Minh Mạng (1821-1840) có gần 200 vụ nội loạn lớn nhỏ. Đời Thiệu Trị (1841-1847), chỉ 7 năm ngắn ngủi, có hơn 50 vụ, đời Tự Đức (l848-1884) có trên 100 vụ nông dân nỗi loạn, 100 vụ cướp nhà Thanh tràn qua và 60 vụ cướp biển” (4).

Lúc ấy bên Âu Châu chủ nghĩa thực dân đang bành trướng mạnh. Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Hòa Lan, Anh, Pháp. Kể cả anh Mỹ sanh sau đẻ muộn cũng hùng hổ túa ra tìm thuộc địa khấp thế giới. Lần lần họ chiếm hết Mỹ Châu La Tinh, Phi Châu, Aù Châu. Anh khổng lồ Trung Quốc lớn quá thì họ chia nhau xâu xé. Chỉ có người Nhật Bản và Thái Lan nhìn xa trông rộng, ap dụng chánh sách uyển chuyển, chịu lép chịu nhục tạm thời, nên tránh được móng vuốt của họ.

Chỗ nào họ cũng đòi tự do truyền đạo, tự do buôn bán và nhượng đất để làm đầu cầu bành trướng. Không thuận thì họ đem binh bắn phá, chiếm đoạt. Nhà cầm quyền nước ta thay vì cố gắng tìm ra phương sách hữu hiệu để đối phó, lại mù quáng áp dụng chánh sách dễ nhứt là bế quan tỏa cảng và cấm đạo, giết đạo. Từ thời Minh Mạng đã có chỉ dụ cấm đạo sang thời Tự Đức việc cấm đạo lại càng ác liệt hơn. Vừa lên ngôi vua ra Dụ (1884) định rằng “giáo sĩ ngoại quốc  vào truyền đạo sẽ bị tử hình, đạo trưởng người Nam không bỏ đạo thì bị khắc vào má hai chữ “tả đạo” rồi đày đi các vùng nước độc, thường thì dân vì ngu tối hoặc vì bị mua chuộc bằng tiền bạc thì các quan phải dạy dỗ và đừng có giết hại…” (5). Năm Tự Đức thứ tư (1851) lại có thêm một chỉ dụ siết chặt thêm việc cấm đạo 1859, sau khi liên quân Pháp Tây Ban Nha đánh vào Đà Nẵng và Gia Định thì nhà vua liên tiếp ra ba chỉ dụ vào tháng 5, tháng 10, và tháng 12 qui định quản lý giáo dân cùng các hình thức trừng phạt thật nặng nề.

Ngày l-9-1858 Pháp liên kết với Tây Ban Nha đem 15 chiến thuyền và 3000 quân đến đánh chiếm Đà Nẵng. Tướng Rigault de Genouilly tổng chỉ huy quân Pháp muốn tiến quân thẳng lên đánh chiếm kinh đô Huế, nhưng quân Việt kháng cự mạnh mẽ. Sau 5 tháng dằng dai, trông chờ giáo dân nổi loạn như lời Giám Mục Pellerin mà không thấy, y để lại một phần ba quân số dưới quyền chỉ huy của Đại Tá Toyon phòng thủ Đà Nẵng, rồi kéo 200 quân và hạm đội vào đánh Sài gòn.

Ngày 18-12-1859, quân Pháp pháo kích ào ạt vào thành Saigon nhưng chưa chiếm được. “Nhưng ngày hôm sau nhờ sự do thám của Jauréguiberry và sự chỉ dẫn của thừa sai Lefèbvre quân Pháp nắm vững dược tình thế của thành Gia Định” (6). Rạng sáng ngày 19-2-1859, y dồn lực lượng tổng tấn công và sau 6 giờ giao tranh ác liệt quân Pháp đã chiếm được thành. Thiệt hại bên ta thật nặng nề. Sau đó quân Pháp cố thủ trong đồn, bố trí lại việc phòng thủ và thỉnh thoảng tung quân đánh phá các đồn lân cận để mở rộng khu vực chiếm đóng. Tôn Thất Cáp tổng chỉ huy quân Việt, tập họp tàn binh, lấy thêm tiếp viện, bao vây chung quanh.

Ngày 20-4-1859, Rigault de Genouilly giao thành Sàigòn cho Trung tá Jauréguiberry, còn y đem quân chủ lực trở ra Đà Nẵng tính chuyện đánh vào Huế. Tại đây hai bên đánh nhau dằng dai, rồi nghị hòa cũng không xong. Rigault về Pháp nghỉ bịnh và thiếu tướng Page sang thay ngày 19-lo-1859. Hòa và chiến vẫn dùng dằng.

Tháng 6 năm 1860 triều đình cử Nguyễn Tri Phương vào Gia Định thay Tôn Thất Cáp làm Tổng thống quân vụ, chỉ huy 12.000 quân chống với 800 quân Pháp trong thành. Tướng Charner thay tướng Page kéo quân sang tham chiến ở Trung Quốc, thắng trận, trở lại Sài gòn quyết tâm mở rộng khu vực chiếm đóng.

Ngày 14-2-1861 Pháp tiến đánh đồn Kỳ Hòa và chiếm được, hai bên thiệt hại nặng. Nguyễn Tri Phương cũng bị thương rút chạy.

Sau đó Pháp lần lượt chiếm Định Tường, Biên Hòa, Vĩnh Long...

Ngày 5-6-1862 hai bên ký hòa ước nhường cho Pháp 3 tỉnh miền Đông.

Ngày 4-7-1863 sứ bộ Phán Thanh Giản sang Pháp xin chuộc lại 3 tỉnh vừa mất. Cụ Petrus Ký được cử theo làm thông ngôn.

Ngày 20-6-1867 Pháp chiếm Vĩnh Long và các tỉnh miền Tây, đại thần Phan Thanh Giản tuẫn tiết. Sau đó Pháp chiếm Bắc Kỳ rồi lần lần đặt nền đô hộ lên toàn cõi Việt Nam. Các tướng tài giỏi nhứt của ta như Nguyễn Tri Phương, Hoàng Diệu đều hy sinh, còn quân sĩ và thường dân thiệt mạng có lẽ nhiều lắm.

3. Số phần và lựa chọn

Theo bản tiểu sử thì Cụ Petrus Ký sinh ngày 6-12-1837 tại Cái Mơn tỉnh Vĩnh Long, 3 tuổi mồ côi cha, 5 tuổi theo học chữ Nho. Thấy Cụ thông minh, một linh mục tên là Long đem về chủng viện Cái Nhum cho học chữ Nho và La tinh. 11 tuổi Cụ qua học ở Pinhalu (Cao Miên). Năm 14 tuổi (1851) Cụ sang học ở chủng viện Penang, Mã Lai Á. Năm 1858, nghe tin thân mẫu qua đời Cụ trở về Cái Mơn thọ tang. Nhờ thông minh, hiếu học, ham nghiên cứu và có khiếu đặc biệt về ngôn ngữ, ở vào thời điểm nầy Cụ là một thanh niên 21 tuổi có biệt tài về văn chương, khoa học, triết lý và thông thạo rất nhiều ngôn ngữ.

Như trên đã viết, lúc nầy lệnh cấm đạo của triều đình rất khắc nghiệt. Cụ là một tín đồ Thiên Chúa Giáo, 12 năm tu học trong các chủng viện, có thể trở thành linh mục, vậy cụ đang là đối tượng truy nã của chánh quyền. Cái Mơn là một làng nhỏ, có lẽ Cụ về chịu tang mẹ phải lén lút, và khi xong lễ cũng phải lén lút đến tá túc một nơi an toàn.

Nơi đó là Sàigòn, một thành phố đông người có họ đạo do Giám mục Lefèbvre cai quản, việc lẫn trốn có lẽ dễ hơn. Nhưng không bao lâu thì Sàigòn trở thành nuột chiến trường khốc liệt Ngày 12-9-1859 quân Pháp chiếm được thành, Giám mục Lefèbvre có công trong việc cung cấp tin tức tình báo. Lúc nầy tình thế đang dằng dai. Ngoài thành 12.000 quân Việt của Tôn Thất Cáp bủa vây, trong thành 800 quân của Jauréguiberry cố thủ. lình trạng chiến tranh nầy kéo dài tới hai năm, cho tới ngày 14-2-1861 Charner mới chiếm được đồn Kỳ Hòa tạo nên thế lâu dài cho người Pháp.

Trong Việt Sử Tân Biên sử gia Phạm Văn Sơn có viết: “Lúc nầy lương của Pháp cấp cho Trương là 20 đồng bạc tuy chẳng hậu hỷ lắm nhưng Trương không mong gì hơn là được dịp đứng bên cạnh kẻ địch để giúp đỡ cho đồng bào phần nào. Triều đình Huế lúc nầy đối với người Pháp cũng hay dùng thủ đoạn, chiến lược ngoại giao thường không có gì nhất định như ta đã thấy. Người Pháp thì tính tình bồng bột và nhiều khi cũng rất xảo quyệt. Vai tuồng của họ Trương vì vậy rất khó và thế cờ của Việt Nan mỗi ngày một bí. Trương lại không phải là người được đánh cờ. Pháp thì có chủ định thôn tính đất Việt, làm thế nào cho họ bỏ bớt tham vọng thực dân đế quốc trong khi thực lực của ta mỗi ngày một suy bại ? Vấn đề nầy thực thiên nan vạn nan”. (trang 236).

Nhận xét trên đây của Phạm Văn Sơn rất đúng nhưng có lẽ chỉ đúng sau khi Cụ ra làm việc được vài ba năm, ít nhứt là sau chuyến đi Pháp cùng với sứ bộ Phan Thanh Giản.

Một thanh niên 23 tuổi mới ra đời thật sự không có nhiều lựa chọn, ngày trước cũng như hiện nay. Hàng triệu thanh niên Việt Nam hai phía Quốc gia và Cộng sản trong cuộc chiến 1960- 1975 có được sự lựa chọn nào đâu cũng phải lao thân làm mồi cho lửa đạn. Nhưng mỗi người có số phận riêng của mình. Cụ Petrus Ký cũng không tránh khỏi định luật nầy. Sanh ra là người thông minh ham học đã là cái số ba tuổi mồ côi cha và được vào học trong chủng viện cũng không phải do Cụ chọn lựa. Mười năm trong chủng viện, việc đầu tiên là Cụ phải học tính vâng phục và có đầy đủ đức tin vào Thiên Chúa. Hàng ngày ngoài việc học kiến văn Cụ phải chuyên cần học tín lý. Chủng viện cung cấp cho Cụ mọi điều cần thiết cho bản thân. Chủng viện là mái ấm gia đình, cũng là nơi hướng dẫn lý tưởng của Cụ. Dĩ nhiên Cụ phải vâng phục những bề trên, tức là những Thừa sai lúc đó là đối tượng truy nã của triều đình.

Số phần cũng dung rủi Cụ về chịu tang mẹ rồi đến tá túc với Lefèbvre đúng vào lúc Pháp đánh thành Sàigòn. Vị Giám mục nầy tiếp tay đắc lực cho việc chiếm thành và khi Pháp chiếm được thành thì Lefèbvre phải chung sức cố thủ. Giới thiệu chàng thanh niên Petrus Ký ra làm việc chỉ là một cách bày tỏ sự hết lòng với chủ soái Jauréguiberly. (Lúc đó và mấy chục năm sau, người Pháp rất cần thông ngôn để làm dễ dàng cho sự chiếm đóng của họ). Cụ Petrus Ký không có sự chọn lựa nào hơn là phải vâng lời vị Giám mục bảo trợ mình.

Giả định rằng, Petrus Ký là bực thiên tài, “thông minh vốn sẵn tính trời”, còn trẻ mà biết suy tính sự đời như một người trưởng thành, có sự đắn đo chọn lựa, thì Cụ phải làm gì ?

Không vâng lời vì không muốn tiếp tay cho giặc, trốn đi tìm một việc gì khác để nuôi thân, (như một kẻ trốn quân dịch sau nầy) nhưng cũng vẫn ở trong vùng Pháp kiểm soát? Chắc gì Lefèbvre dung tha cho Cụ. Công đào tạo và đặt nhiều hy vọng đâu phải bỗng chốc mà bỏ đi.

Bỏ về Cái Mơn dạy học? Không được, vì lúc đó người có đạo Thiên Chúa là tội phạm, chỉ được tha nếu chịu bước lên cây thánh giá chà đạp tín ngưỡng của mình, một việc mà Cụ không thể làm được (dưới thời nhà Nguyễn có hàng trăm người thà tử đạo chớ không chịu làm như vậy).

Am tường Nho học, trung thần bất sự nghị quân, hay theo truyền thống chống xâm lăng của dân tộc, đáp lời hiệu triệu của triều đình, tham gia quân nghĩa dõng chống Tây, thì Cụ làm được gì? Cầm một cây giáo đứng gác đường hay làm chức tham mưu? Ai mà tin Cụ, một người trưởng thành trong chủng viện. Không sớm thì muộn Cụ cũng bị vu cáo về tội gián điệp rồi giết đi.

Không có con đường nào khác, số phận đã an bài và Cụ phải theo. (Sau năm 1945 những trí thức tiểu tư sản như Phạm Duy, Doãn Quốc Sĩ cũng lâm vào hoàn cảnh nghiệt ngã nầy. Chỉ khác một chút là Việt Minh để cho họ hồ hởi phấn khởi được ít năm mới thay đổi chánh sách, thanh lọc giai cấp và họ dinh tề. Xin đọc “Đem Tâm Tình Viết Lịch Sử của Nguyễn Mạnh Côn”.

Nhưng một thiên tài phải khác người thường. Sau vài năm làm việc, am tường tình thế nước nhà, hiểu rõ dã tâm của người Pháp, nhứt là sau một chuyến Âu du có dịp quan sát nước người, tài năng được khẳng định, thêm tự tin, thêm uy tín, Cụ định hình được một hướng đi.

Lúc đó mọi việc như đã an bài, không thể đảo ngược. Hòa ước năm Nhâm Tuất 1862 giúp cho hai bên Pháp và Triều đình Huế tỏ ra thân thiện, dù chỉ là bề ngoài. Việc cấm đạo bị bãi bỏ, dù trên hình thức. Phía Pháp càng lúc càng mạnh và phía Việt Nam càng ngày càng suy yếu. Pháp bình định xong thuộc địa Nam Kỳ và đặt được nền bảo hộ lên hai miền Trung Bắc.

Trước nạn quốc phá gia vong, Nam Kỳ có nhiều bậc tài cao dũng mãnh và hành sử theo những phương châm khác nhau.

Có người cực đoan dùng võ lực chống Pháp như Trương Công Định, Thủ Khoa Huân, Thiên Hộ Dương... trong các phong trào Cần Vương cứu quốc, Dân chúng tự vệ, Bình Tây sát tả v.v. đối chọi với những người cực đoan không kém là những người theo Tây, chém giết ám hại đồng bào để vinh thân, phì da như Tổng Đốc Lộc, Tổng Đốc Phương, Lê Phát Đạt v.v...

Có người ôn hòa hơn, chỉ dùng ngòi bút để biểu lộ lòng yêu nước của mình như Phan Văn Trị, Đồ Chiều v.v.. Hoặc dùng văn thơ bày tỏ nỗi lòng hay biện giải cho sự hợp tác với người Pháp như tôn Thọ Tường. Còn Nguyễn Trường Tộ dâng lên vua 14 bản điều trần thống thiết, kêu gọi canh tân nước nhà.

Xin trích dẫn vài câu thơ tiêu biểu sau này để hiểu rõ tâm cảm và khuynh hướng của tiền nhân chúng ta trong khúc quanh lịch sử nầy:

 

Phan thanh Giản:

„Từ ngày di ứ đến tây kinh,

Thấy việc Âu châu phải giật mình

Kêu rủ đồng bang mau thức dậy

Hết lời năn nỉ chẳng ai tin.“

 

Nguyễn Đình Chiều (1821-1888).

„Bến Nhé của tiền tan bọt nước

Đồng Nai tranh ngói nhuốm màu mây

Sự đời muốn khuất đôi tròng mắt

Lòng đạo xin tròn một tấm gương”

 

Tôn Thọ Tường. (1825-1877)

„Lìa Ngô bịn rịn chòm mây bạc,

Về Hán trau tria mảnh má hồng

Ai về nhắn với Châu Công Cẩn

Thà mất lòng anh đặng bụng chồng

Miệng cọp hàm rồng chưa dễ chọc

Khuyên đàn con trẻ chớ thày lay“

 

Phan văn Trị.

„Tấm lòng địch khái thề sông núi

Tấc dạ Cần vương hẹn đá vàng

Anh hỡi Tôn Quyền anh có biết

Trai ngay thờ chúa, gái thờ chồng.

Hai vai tơ tóc bền trời đất

Một gánh cương thường nặng núi sông“...

 

Trong khi người ta chết sống với nhau bằng gươm súng, trong khi người ta dùng tài văn chương để tranh đoạt cái lý của mình, hoặc là dùng sự thông thái để kêu gào canh tân đất nước, thì Cụ âm thầm làm việc. Từ một số phận trớ trêu, Cụ xoay chuyển thành một lựa chọn xuất sắc. Cụ không tranh luận, không bài bác ai, không kêu gào hay „bày tỏ nỗi lòng“ và không bao giờ xúc phạm nghĩa quân đang hy sinh chống Pháp. Cụ đề ra một hướng đi riêng biệt, vừa thực tế vừa ích lợi cho giống nòi, và chính Cụ đứng ra thực hiện những dự án của mình.

Cụ có biệt tài về ngôn ngữ, văn chương, khoa học, triết học thì dùng cái sở trường đó để thực hiện cái chí của mình. Vào lúc đó sở dĩ chúng ta thua là vì Pháp quá văn minh hùng mạnh, còn ta thì quá lạc hậu, yếu kém về đủ mọi phương diện: chánh trị, quân sự, khoa học, kỹ thuật, kinh tế v.v... Con đường Cụ chọn là làm gạch nối giữa người cai trị và người bị trị, dùng phương pháp và phương tiện của người Pháp để mở mang dân trí.

Về ngôn ngữ Cụ chẳng những là một thông ngôn tuyệt diệu, mà còn là một bậc thầy khả kính đối với những quan lại người Pháp và người Việt, những kẻ có quyền sanh sát trong tay, qua việc dạy học và làm giám đốc các trường Thông ngôn, trường Sư phạm và trường Tham Biện Hậu Bổ, ảnh hường của Cụ đối với môn đệ chắc chắn làm vơi đi rất nhiều nỗi khổ của dân ta trong những ngày đầu của đất nước bị nô lệ.

Về học thuật văn hóa, Cụ viết sách và ra báo. Cụ là người đầu tiên dùng phương tiện in ấn và phương pháp phổ biến chữ nghĩa của Âu Tây để truyền bá kiến thức cho người Việt một cách hữu hiệu. Sách vở của Cụ không đẽo gọt văn chương để ngâm hoa vịnh nguyệt, hoặc kiêu căng, hoặc yếm thế như:

 

„Vòng trời đất dọc ngang ngang dọc

Nợ tang bồng vay trả trà vay“

 

Hay:

Văn chương Siêu Quát vô tiền Hán

Thi đáo Tùng Tuy thất thịnh Đường“

 

Hay:

„Thôi, công đâu chuốt lấy sự đời

Tiêu khiển một vài chung lếu láo“

 

Sách của Cụ hoàn toàn thực dụng. Cụ sưu tầm những cái hay cái đẹp của Âu Tây, của Á Đông và của quê nhà, không phải chỉ trong sách vở bác học mà còn những chuyện dân gian, tổng hợp, chú giải làm cho dễ hiểu, để truyền bá cho cả người Việt lẫn người Tây. Cụ soạn tự điển, viết sách giáo khoa, sách lịch sử, sách địa lý, kể chuyện đời xưa, dịch Tứ Thơ, Ngũ Kinh v.v.

Cái công to lớn khác của Cụ là phát triển chữ quốc ngữ. Điều nầy có thể coi là một cuộc cách mạng vì lúc đó người ta chỉ thích dùng chữ Hán, chữ Nôm, hay chữ Pháp. Gia tài của Cụ để lại hiện đang và mãi mãi sẽ được dân tộc Việt Nam trân quí và tạo hứng khởi cho người đời sau viết được những câu văn đầy cảm khái như: „Trương Vĩnh Ký đã giải phóng chữ quốc ngữ khỏi kiếp a huờn, rửa ngặt ngày cho nó, và đặt nó ngồi nhìn ngang tiếng Pháp, khơi dậy một cuộc cách mạng về học vấn cho đồng bào, thê hệ đi sau“ (7).

Công nghiệp của Cụ còn nhiều, nhiều lắm không cần nhắc lại. Ta chỉ dám ví Cụ với một đóa sen ngát hương, hiên ngang đứng giữa đất trời, „gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn“ để tương xứng tài ba, phẩm cách và cách hành sử đáng phục của Cụ trong hoàn cảnh đặc biệt tế nhị đó.

Nhưng những văn nhân trí thức dường như không có duyên với chánh trị. Tài ba như Nguyễn Trải, lập biết bao công trạng, rốt cuộc cũng không tránh khỏi bị tru di tam tộc. Thông thái như Trần Trọng Kim, Phạm Quỳnh, Hoàng Xuân Hản, Hồ Hữu Tường. .. khi dính líu vào chánh trị sau trước gì cũng đi đến chỗ bại vong. Lý do là vì họ là những bậc minh triết và đạo đức không chịu a dua theo những kẻ làm càn. Mà trong chánh trị luôn luôn có những kẻ làm càn.

Cụ Petrus Ký cũng không thoát khỏi định lệ nầy. Có hai lần Cụ dính vào chánh trị:

Lần thứ nhứt: Năm Ất Hợi, Cụ có chuyến đi Bắc Kỳ. Thư thả lắm, vui lắm và gần như là một chuyến du lịch ngẫu hứng. Là một học giả uyên bác, luôn ham muốn nghe ngóng, quan sát, ghi chép, huống hồ Miền Bắc là cái nôi của dân tộc. Sau chuyến đi Cụ viết một tập du ký rất dài tựa đề là „Chuyến Đi Bắc Kỳ năm Ất Hợi“ xuất bản vào năm 1881. Mở đầu tác phẩm Cụ viết:

Năm Ất Hợi, bãi trường tham biện vừa xong, vùng tính đi ra Bắc một chuyến cho biết. Trong bụng muốn cũng đã lâu; nên xin với quan trên, nhơn dịp chiếc tàu Duchaffaud đi mà đi. Về sắm hòm rương áo quần. Rủ thầy ba Hơn với ông sáu Thìn, nguyên một người ở tỉnh Bắc Ninh, một người ở Sơn Tây mà vào trong Nam Kỳ đã lâu, đi theo trước là có bạn, sau nữa là cho họ về thăm quê quán.“ (8)

Chuyến đi thật tình cờ như một chuyến đi chơi. Rồi trong tác phẩm không thiếu những đoạn văn tả cảnh gặp bạn bè vui vầy thỏa thích: „Các quan cầm ở lại đó chơi, ăn tết rồi hãy lên Hà Nội, khi ấy là mùa đông, trời rét lạnh nên ăn cơm ngon lắm. Mấy bữa ấy các quan lớn nhỏ cả tỉnh đủ mặt; khi ăn uống chuyện vãn cả đêm cả ngày. Quan đại lại bày làm rạp hát cho ba bữa luôn, coi hát bội cho no, rồi lại hát nhà trò. Vui vầy với nhau thể ấy cho tài mồng sáu tết, chiều giờ thứ nhứt mới lên võng lên cáng mà đi đường bộ lên thành Hà Nội“. (9)

Vốn là một người theo Tây học, làm việc có phương pháp, Cụ tả lại thật đầy đủ và chi tiết các di tích lịch sử, phong canh, hình thể địa lý, phong tục tập quán, khí hậu, thổ sản ... cho tới cách tổ chức hành chánh, số nhân khẩu, nền kinh tế và cả chi tiết các thành trì, cao bao nhiêu, rộng bao nhiêu, trong đó có những gì...

Thành Hà Nội châu vi 432 trượng, cao một trường, 1 thước, 2 tâc; có 5 cửa, ở tại Thọ Xương, Vĩnh Thuận hai huyện trong nội thành có hành cung chánh điện, 2 tòa có tả vưu hữu vu; mặt sau có 3 tòa điện...“(12).

Tất cả điều nầy Cụ làm theo thói quen của một nhà khảo cứu, nhưng hại thay đó cũng là những điều mà người Pháp rất muốn biết. Năm 1872 Trung tá Hải quân Senez được lịnh nghiên cứu các vấn đề chánh trị và kinh tế ở Bắc Kỳ , Năm sau, 1873 Francis Garnier đánh thành Hà Nội, Nguyễn Tri Phương tuần tiết. Hòa ước Giáp Tuất 1874 ra đời, Bấc Kỳ tạm yên, ít nhất là trong thành thị, và Cụ Petrus Ký vui chơi xứ Bắc. Năm 1881 Cụ xuất bản cuốn „Chuyến đi Bắc Kỳ Năm Ất Hợi“ thì năm sau 1882 Pháp đánh thành Hà Nội lần thứ hai, Hoàng Diệu tuần tiết và sau đó Pháp đặt nền bảo hộ lên Bấc Kỳ.

Được điều gì và chuyến đi của Cụ là do tình cờ hay do người Pháp sắp đặt mà Cụ không biết, nhưng sự việc đã xảy ra thì ít nhiều cũng có chuyện nghi ngờ.

Lần thứ hai: năm 1885, triều đình Huế có sự rối loạn, Tôn Thất Thuyết phò vua Hàm Nghi xuất bôn ra Quảng Trị và xuống chiếu Cần Vương. Đồng Khánh lên thay. Năm l886 Pháp cử Paul Bert sang làm Tổng Trú Sứ Trung và Bắc Kỳ, Ông nầy là một nhà trí thức từng làm Tổng Trưởng Giáo dục và Viện sĩ Hàn Lâm Khoa Học, có tinh thần nhân bản, công khai nói về chuyện hợp tác giữa hai dân tộc Việt Pháp chớ không phải đồng hóa như trước. Khi sang Pháp năm 1863 trong phái bộ Phan Tinh Giản, Cụ Trương có dịp kết bạn với ông nầy. Hai người tỏ ra tâm đắc và giữ liên lạc với nhau.

Trên đường đến Huế nhậm chức Paul Bert có ghé ngang qua Sài gon và xin Thống Đốc Nam Kỳ tạm thời đặt Cụ Trương dưới quyền sử dụng của mình. Do Paul Bert giới thiệu, ngày 12-4-1886 Cụ Trương được sung vào chức Cơ Mật Viện Tham Tá và sau đó chuyển qua làm Hàn Lâm Viện Thị Giản Học Sĩ. Một sớm một chiều trở thành vị đại thần, làm việc trong cơ quan chóp bu của triều đình, kề cận bên long giá. Lãnh nhiệm vụ có tính cách chánh trị nầy có lẽ Cụ và Paul Bert muốn thí nghiệm một dự án mới làm lợi cho hai bên:

  • Đẩy mạnh sự thông cảm giữa hai dân tộc.
  • Thực hiện sự canh tân đất nước Việt Nam từ cấp cao nhứt.

Cụ được tham dự vào bốn việc cụ thể sau đây:

- Tuyển chọn, thay thế, bổ sung một số nhân sự của triều đình.

- Dạy Pháp văn cho vua Đồng Kllánh.

- Hộ giá nhà vua Bắc tuần để hiểu dụ nghĩa sĩ Cần vương.

- Xem xét lại các hòa ước Việt Pháp.

Nhưng khi bắt tay vào việc Cụ gặp muôn vàn khó khăn:

  • Gặp sự đố kỵ, ganh tị của những triều thần bảo thủ hay a dua.
  • Gặp sự chống đối của phong trào Cần vương.
  • Gặp sự nghi ngờ của người Pháp vì Cụ đem các điều khoản bất lợi cho Việt Nam ra thảo luận.

Trong một bức thơ gởi cho Paul Bert đề ngày l0-5-1886, Cụ viết: „Tôi bị nhiều người dại dột hoặc hung ác, họ ganh ghét tôi nên tôi không muốn vì đại nhân mà thêm một số người ganh ghét nữa. Vậy tôi muốn về lập tức“. (10)

Thế là sau sáu tháng thí nghiệm thất bại, Cụ trút bỏ áo mão cân đai trở về Sài gòn. Không bao lâu sao đó (11/11/1886) Paul Bert bệnh mất tại Hà Nội. Cụ chán nản lui vào bóng tối, sống đời ẩn sĩ. Trong lá thơ đề ngày 8/4/1887 gởi cho bác sĩ Chavannes, một người bạn ở Paris, Cụ viếtt: „Sau ngày trở về từ cái trường học tuyệt hảo đó, thu nhận thêm nhiều kinh nghiệm và nhiều kiến thức thật quí báu. Còn về danh vọng thì nó không còn quyến rủ được con sư tử già đã kiệt sức.

Một cuộc sống cô đơn với sách vở hiện nay là điều thú vị nhất đối với người khán giả của dòng đi vào chuỗi ngày xế bóng của mình.” (11)

4. Cuốn sổ bình sanh công với tội.

Định công luận tội một người rất khó, vì con người là tổng hợp của đúng và sai, của tốt và xấu, của thành và bại. Những bậc thánh nhân người ta tôn thờ chắc gì không có khuyết điểm. Nhưng khi xét về Cụ Trương chúng ta không gặp khó khăn lắm. Cụ tuy không có cái võ dũng, hào khí ngất trời, nhưng tài về ngôn ngữ và học thuật thì chưa chắc, cho tời ngày hôm nay, có một người Việt Nam nào sánh bằng (gọi Cụ là nhà bác học rất xứng đáng). Còn việc cần mẫn làm việc, một đời người ngắn ngủi mà sản xuất được một công trình đồ sộ như vậy, khiến cho ta phải cúi đầu bái phục (Bạn nào thừ viết một quyến sách mỏng thôi, sẽ thấy công phu và khó nhọc biết chừng nào).

Về đức, Cụ cũng hơn hẳn người đời. Con người hình như ai cũng có tính ham danh ham lợi. Có người ham đến độ bon chen tranh đoạt, dù phải đánh mất thiên lương. Cụ Petrus Ký trái lại dư điều kiện và cơ hội để có tiền, có quyền, nhưng Cụ vẫn sống đời thanh đạm để thực hiện cái chí của mình (rất nhiều bản thảo Cụ đã viết xong nhưng không có tiền đem in và về già Cụ còn mang nợ).

Cụ lại nhã nhặn khiêm cung. Ngoài bài thơ “di bút“ trên đây, dường như chưa ai tìm được một bài thơ, bài văn nói về mình, hay phê bình người khác. Hiến hoi lắm mới thấy ít câu thơ Cụ bày tỏ chủ trương của mình một cách nhẹ nhàng, chơn chất:

„Chánh ý bày hay mong đổi tục

Đạo hằng giữ trọn ít ai thườn”

Như vậy có thể nói Cụ là người tài đức vẹn toàn, chỉ riêng chữ trung có vẻ còn bị sương mờ khói tỏa. Lãnh vực nầy càng khó tranh biện vì quan niệm về chữ trung rất khác biệt nhau cho từng thời đại và từng con người. Quyết liệt như Quan Công khi khuôn phò nhị tẩu hay ngu  trung như Nhạc Phi, biết là chiếu giả mà vẫn đem đầu về cho Tần Cối chém? Hoặc là dẹp qua cái chữ trung hẹp hòi, lưu lại cái thân hữu dụng để lập nên chiến công vĩ đại như Hàn Tín?

Nước Việt Nam những trung thần như Phan Thanh Giản, Nguyễn Tri Phương, Hoàng Diệu để lại những gương sáng muôn đời. Nhưng tự tin vào cái tài của mình, dám vượt lên trên dư luận, quay lưng lại với chế độ cũ mục rữa, mạnh dạn ra giúp Nguyễn Huệ sửa sang nội trị và đối phó với ngoại bang một cách hiệu quả như Trần Văn Kỳ và Ngô Thì Nhậm cũng đâu phải là dở.

Gặp thời thế thế thế phải thế“. Cụ đã chiều theo thời thế mà chọn chữ trung. Nước ta vào lúc bị Pháp xâm chiếm quả thật lâm vào cảnh khó khăn thiên nan vạn nan. Bế tắc lao trùm từ triều đình cho đến toàn dân. Đánh cũng thua mà hòa thì có nghĩa là đầu hàng dâng đất cho địch. Nhiều giải pháp đem ra thi hành nhưng đã thất bại.

Cụ viết „Quanh quanh quẩn quẩn lối đường quai“ nhưng thật ra Cụ đã vượt ra được bế tắc chung của nhân sĩ đương thời, chọn được một con đường hoàn toàn hợp lý. Tạo điều kiện cho hai bên hiểu nhau, thông cảm nhau để cho dân mình bớt khổ, quảng bá tư tưởng học thuật cho dân mình tiếp nhận để mạnh lên là công lao đâu dễ có người sánh kịp. Hai lần bất như ý vì dính líu với chính trị chỉ là những chấm nhỏ trong bức tranh hoành tráng của đời Cụ. (chưa đầy một năm trong suốt 38 năm làm việc).

Con sùng chắc lưỡi hoài“ có lẽ là vì Cụ đã tận lực suốt đời mà chưa thấy tình hình thay đổi bao nhiêu, quân Pháp vẫn tàn bạo, vẫn chiếm đóng, dân mình vẫn lạc hậu, vẫn khổ đau. Nhưng việc làm của Cụ không phải là chánh trị mà là văn hóa, nó ảnh hưởng từ từ, đến trăm năm và dài lâu hơn nữa. Đời Cụ chưa thấy nhưng đời nay đã thấy.

Là một học giả uyên thâm, mặc dù là người Công Giáo, Cụ ít nhiều chịu ảnh hưởng của Nho, Phật, Lão, tin vào số mạng và coi đời là cõi tạm phù du nên mới nghĩ rằng có một quyền năng „Xô đẩy người vô giữa cuộc đời“ và „Công danh rốt cuộc cái quan tài“.

Năm 1886 có thể để lại một vết đậm trong tâm thức của Cụ, nhưng bài thơ cuối đời làm sau 13 năm, bàng bạc tính bi quan, có lẽ là do cái tình đời nhỏ nhen, ác độc, tham lam, bao giờ cũng vậy. Cụ đã lui vào bóng tối mà những dèm xiểm, đố kỵ có lẽ vẫn đuổi theo. Nhưng cuối cùng Cụ tin mình vẫn đúng, vẫn tin có sự đánh giá công bằng đối với sự nghiệp của mình. Thì có nghĩa gì, họ đâu có cần. Chỉ có người đời sau đọc sử, thắc mắc, bàn luận so đo. Đúng sai nào ai biết được, nhưng khi so sánh thì xin hiểu cho rằng: “Những nghĩa sĩ lẫm liệt như Trương Công Định, Thủ Khoa Huân... đã lấy máu mình ghi nên những trang sử oai hùng cho dân tộc thì Petrus Trương Vành Ký cũng đã dùng tài của mình chế ra chiếc xe thực dụng, chở đầy giá trị tinh thần Việt Nam và nhân loại, bình dân và bác học, chuyển tải cho dân ta những kiến thức thật cần thiết để duy trì sự trường tồn của nòi giống, sự độc lập và phát triển của nước nhà. Cả hai việc làm đều có ích lợi, đều đáng được trân quí, đáng được tôn thờ”.

 

Tài liệu tham khảo

l. Việt Sứ Tân Biên quyển V (Việt Nam Kháng Pháp Sử), Phạm Văn Sơn.

2. Sương Mù Trên Tác Phẩm Trương Vĩnh Ký. Bằng Giang.

3. Đặc San Hội Ái Hữu Petrus Ký Úc Châu (1999).

Ghi chú: sđd: sách đã dẫn

(l)   Trích diễn văn của ông Nguyễn Văn Của, chánh Hội đồng chủ sự việc kỷ niệm Trương Vĩnh Ký (“Nam Kỳ dựng Tượng Kỷ niệm ông Trương Vnh Ký” Nam Phong tạp chí số 123/ tháng 11/1927. Tr 530 - sđd B, Tr 220).

(2) Sđd B trang l05

(3) Sđd B trang 192 gọi là “tuyệt mệnh thư”

(4) Sđd A trang 146

(5) Sđd A trang 61

(6) Sđd A trang 81

(7) Nguyễn Văn Trấn trong bài “Petrus Trương Vĩnh Ký là nhà giáo dục học” sđd C trang 21

(8) Sđd B trang 251

(9) Sdd B trang 252

(10) Sdd B trang 188

(11) Sđd B trang 191

(12) Sđd B trang 270

 

Khổng Tước Nguyên địa linh nhân kiệt - MENUCORP Vì sự lớn mạnh của Công nghệ Thông tin Việt Nam !
IP IP Logged
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.158 seconds.