Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Lịch Sử - Nhân Văn
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Văn Học - Nghệ thuật :Lịch Sử - Nhân Văn
Message Icon Chủ đề: Gò Công đất Địa Linh Nhân Kiệt. Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 2
Người gởi Nội dung
Hoa Hạ
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 19/Jan/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 968
Quote Hoa Hạ Replybullet Gởi ngày: 14/Mar/2009 lúc 7:13am


Biển Gò Công một chiều yên vắng



Trời mưa không lớn lắm
Nhưng đủ ướt đôi đầu
Cuộc tình không lớn lắm
Nhưng chiếm hết đời nhau.

Hoa Hạ

IP IP Logged
Hoa Hạ
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 19/Jan/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 968
Quote Hoa Hạ Replybullet Gởi ngày: 14/Mar/2009 lúc 7:38am

Phạm Huỳnh Tam Lang

http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Cache/Image/154/23154.jpg

 
TTCN - Năm 1955, từ Gò Công (Tiền Giang), chú bé Tam Lang thi đậu và nhận học bổng vào học Trường Petrus Ký. Tam Lang được đồng hương là ông Nguyễn Văn Tư, biệt danh “mũi tên vàng”, khi đó đang là một tên tuổi lừng danh của bóng đá Sài Gòn, cưu mang đưa về nhà ở trọ và hướng dẫn đến với bóng đá. Sáng đi học, chiều Tam Lang cùng ông Tư đến tập luyện với đội AJS lừng lẫy tiếng tăm. Năm năm sau, Tam Lang có tên trong màu áo tuyển thiếu niên miền Nam lúc bấy giờ, cùng với Võ Bá Hùng, Phạm Văn Lắm, Nguyễn Văn Ngôn, Quan Kim Phụng…

Năm 1966, khi mới 24 tuổi Tam Lang được HLV Weigang tín nhiệm chỉ định đeo băng thủ quân đội tuyển miền Nam dự Giải Merdeka và đoạt chức vô địch ngay trên đất Malaysia. Đó cũng là thời kỳ vàng son của bóng đá miền Nam, được AFC ghi lại trong chặng đường phát triển của bóng đá VN với nhiều hình ảnh, hiện vật lưu giữ trong phòng truyền thống của AFC.

Ngày 30-4-1975 đã trở thành một bước ngoặt đáng nhớ đối với một cầu thủ bóng đá nổi tiếng của Sài Gòn. Sau nhiều đêm trăn trở, Tam Lang quyết định ở lại với mảnh đất mà ông đã sinh ra. Vài tháng sau ngày 30-4, ông xỏ giày ra sân tập luyện và thi đấu dưới màu áo đội Cảng Sài Gòn.

Đúng vào dịp Quốc khánh 2-9-1975, cựu trung vệ lừng danh của bóng đá miền Nam đã có dịp trình diện trở lại trước hàng ngàn khán giả trong trận đấu giao hữu với Hải Quan trên sân Thống Nhất và vẫn với “phong cách Tam Lang” quen thuộc: mạnh mẽ, quyết liệt nhưng hào hoa, lịch thiệp. Vài năm sau, ông chia tay với sân cỏ, chia tay với chức vụ HLV phó đội CSG để sang CHDC Đức (cùng Trần Minh Đức, Lưu Mộng Hùng) tu nghiệp về bóng đá. Hơn hai năm học ở CHDC Đức, Tam Lang về nước với tấm bằng HLV loại xuất sắc và chính thức nhận cương vị HLV trưởng đội CSG.

28 năm là cầu thủ rồi HLV của đội bóng đá CSG, có thể nói Tam Lang là người có công lớn tạo nên một phong cách CSG chơi đẹp, chuộng kỹ thuật với những pha bật tường nhỏ, nhuyễn từng làm đắm say người hâm mộ cả nước. Dưới thời cầm quân của ông, CSG đã có tới bốn danh hiệu vô địch quốc gia, ba lần đoạt cúp quốc gia và hàng loạt cúp vô địch TP.HCM, vô địch giải bóng đá các tỉnh thành phía Nam.
Năm 1997 Tam Lang chính thức giữ vai trò HLV phó đội tuyển quốc gia dưới thời Colin Murphy (HCĐ SEA Games 1997), Alfred Riedl (HCB Tiger Cup 1998, HCB SEA Games 1999, Tiger Cup 2000) rồi Dido (SEA Games 2001). Hiện nay ông đang làm công tác đào tạo tài năng trẻ ở Trung tâm thể thao Thành Long.

(Tuổi Trẻ Online )

---------------------

(sinh ngày 14 tháng 2 năm 1942 tại Gò Công, Tiền Giang là cựu cầu thủ của đội tuyển Miền Nam Việt Nam , và cựu Huấn luyện viên trưởng của  Câu lạc bộ Bóng Đá Cảng Sài Gòn  Tam Lang là một trong những trung vệ xuất sắc nhất trong lịch sử bóng đá Việt Nam và Châu Á. Năm 1966, Tam Lang là trung vệ đội trưởng của đội tuyển bóng đá quốc gia  Việt Nam Cộng Hoà giành cúp Merdeka Cùng năm, ông và Đỗ Thới Vinh được mời vào đội tuyển Ngôi sao Châu Á Ở cấp CLB, Tam Lang từng chơi cho các đội bóng lừng danh thời bấy giờ như AJS (***ociation de la Jeunesse sporttive), rồi Cảng Sài Gòn.

Năm 1981, Tam Lang tu nghiệp tại Đức và nhận được bằng HLV loại ưu. Ở cương vị HLV, Tam Lang ông giành phần lớn sự nghiệp của mình ở đội Cảng Sài Gòn và giành được nhiều danh hiệu quan trọng nhất trong lịch sử của đội này. Ông góp công lớn mang về cho đội bốn chức vô địch (1986, 1993-1994, 1997, 2001-2002) cùng hai danh hiệu vô địch Cúp quốc gia (1992, 2000), đó là chưa kể đến hàng chục ngôi vô địch ở các giải bóng đá khu vực phía Nam... Ông cũng nhiều lần được các HLV nước ngoài mời vào vị trí trợ lý HLV của đội tuyển Việt Nam, và giành nhiều HLV cùng đội tuyển ở các giải  SEA Games và Tiger Cup .

Sau Cảng Sài Gòn

Năm 2003, sau khi đội bóng Cảng Sài Gòn bị xuống hạng, Tam Lang cũng chính thức giã từ sự nghiệp HLV, kết thúc 28 năm nắm đội Cảng Sài Gòn, tạo ra một thời kỳ lịch sử quan trọng của đội bóng này. Sau khi rời Cảng Sài Gòn, Tam Lang được mời về nắm đội TPHCM của ông bầu Quách Thành Lai ở trung tâm Thành Long. Tại đây HLV Tam Lang tập trung chủ yếu vào công tác xây dựng đội bóng trẻ đúng như mong muốn nhiều năm của ông. Đội TPHCM của ông chơi khá thành công tại giải hạng nhì và nhanh chóng giành xuất thăng hạng, nhưng do lực lượng quá mỏng, và thiếu kinh nghiệm, họ phải trở lại giành hạng nhì chỉ sau một mùa bóng.

Phạm Huỳnh Tam Lang là một trong số ít các cầu thủ và HLV nhận được sự kính trọng của người hâm mộ lẫn giới chuyên môn. Ông nổi tiếng là người điềm đạm và luôn đề cao đạo đức trong giới cầu thủ.

( Bách Khoa Toàn thư )



Chỉnh sửa lại bởi Hoa Hạ - 14/Mar/2009 lúc 8:08am

Trời mưa không lớn lắm
Nhưng đủ ướt đôi đầu
Cuộc tình không lớn lắm
Nhưng chiếm hết đời nhau.

Hoa Hạ

IP IP Logged
Hoa Hạ
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 19/Jan/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 968
Quote Hoa Hạ Replybullet Gởi ngày: 14/Mar/2009 lúc 7:41am
Trong sự nghiệp cầu thủ, có lẽ ít ai có được hạnh phúc và vinh dự trong nghề nghiệp như người con của vùng đất Gò Công (Tiền Giang) - cựu danh thủ Phạm Huỳnh Tam Lang. Ngoài cúp vô địch Merdeka 1966, ông còn đoạt được nhiều huy chương khác ở SEA Games trong vai trò cầu thủ rồi HLV.

Dẫn dắt đội Cảng Sài Gòn trong vai trò “thuyền trưởng”, ông góp công lớn mang về cho đội bốn chức vô địch (1986, 1993-1994, 1997, 2001-2002) cùng hai danh hiệu vô địch

Cúp quốc gia (1992, 2000), đó là chưa kể đến hàng chục ngôi vô địch ở các giải bóng đá khu vực phía Nam...

Ngày hạnh phúc trên đất khách

Nhâm nhi ly cà phê cùng chúng tôi sau giờ huấn luyện tại Trung tâm thể thao Thành Long, vị danh thủ lừng lẫy một thời của bóng đá miền Nam trước 1975 như trẻ trung trở lại khi nhắc tới giải Merdeka 1966. Ông kể: “Năm 1960, khi mới 18 tuổi, tôi được gọi vào đội tuyển miền Nam. Sớm chiếm được vị trí trong đội hình chính thức, nhưng chiếc băng đội trưởng thì chẳng bao giờ tôi nghĩ đến. Đùng một cái, trước giờ bay sang Malaysia, HLV Weigang họp đội và đề nghị bầu chọn đội trưởng mới thay cho tiền vệ nổi tiếng Nguyễn Ngọc Thanh. Cũng chẳng biết vì sao ngày ấy anh em lại tín nhiệm và dồn phiếu cho tôi giữ vai thủ quân.

Ngày xưa, Merdeka là một giải đấu danh tiếng, ra đời từ thập niên 1950, luôn qui tụ những đội mạnh nhất của châu Á. Được mời dự giải đã là một vinh dự. Chính vì vậy mà khi đoạt chức vô địch, chúng tôi như đắm mình trong hạnh phúc vô bờ trên đất khách quê người. Hai ngày sau lúc trở thành nhà vô địch Merdeka, toàn đội không về nước ngay mà ghé lại Singapore để thi đấu giao hữu một trận với đội tuyển nước này khi họ vừa tách ra khỏi Liên bang Malaysia.

Khi máy bay đáp xuống sân bay Tân Sơn Nhất, cả đội không thể tin vào mắt mình vì sự đón tiếp trọng thể. Mỗi người chúng tôi đứng trên một xe jeep mui trần diễu hành về tòa đô chính (trụ sở UBND TP.HCM ngày nay) để ra mắt hàng ngàn khán giả đang chờ đợi. Để ghi nhận công sức của đội bóng, các mạnh thường quân và Tổng cuộc Túc cầu tặng mỗi cầu thủ một chiếc lắc được làm bằng 5 chỉ vàng ròng. Việc khen thưởng chỉ dừng lại ở đó, nhưng để lại trong lòng mỗi cầu thủ chúng tôi những dấu ấn đậm nét”.

Tiếng sét ái tình

Ba ngày trước lúc đội tuyển bóng đá miền Nam VN dự Cúp Merdeka 1966, toàn đội bỗng nhận được giấy mời xem một suất hát của Đoàn cải lương Dạ Lý Hương. Trước giờ kéo màn, đại diện đoàn hát nói vài lời phi lộ và gửi lời cầu chúc đội tuyển “mã đáo thành công”. Cô đào hát nổi tiếng, được khán giả xưng tụng là “cải lương chi bảo” Bạch Tuyết bước ra từ cánh gà sân khấu. Thay cho câu vọng cổ mùi mẫn là bó hoa tươi thắm để trao tận tay thủ quân Phạm Huỳnh Tam Lang. Ngay ở lần chạm mặt ấy, nói như người cựu danh thủ thì: “Tôi như bị cô ấy hớp hồn khi nhận hoa...”.

Ngưng một thoáng vì xúc động bởi chuyện cũ hiện về từ ký ức xa xưa, Tam Lang nói: “Sau giải Merdeka, những cuộc hẹn hò giữa chúng tôi nối dài hơn và kết thúc bằng lễ cưới vào đầu năm 1967. Tiếc là quãng đường đi chung của chúng tôi quá ngắn. Do không phù hợp nhau về nhiều mặt nên chúng tôi đành phải nói lời chia tay vào năm 1974. Sau này, cả hai cùng có gia đình riêng rất hạnh phúc. Tôi có một cháu gái (20 tuổi, đang du học ngành dược tại Úc) còn Bạch Tuyết được một cháu trai. Hai gia đình luôn xem nhau như những người bạn thân thiết và cũng hay lui tới thăm viếng lẫn nhau mỗi khi có điều kiện”.


Hoa Hạ sưu tầm


Trời mưa không lớn lắm
Nhưng đủ ướt đôi đầu
Cuộc tình không lớn lắm
Nhưng chiếm hết đời nhau.

Hoa Hạ

IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 2
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.109 seconds.