Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Quê Hương Gò Công
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Văn Học - Nghệ thuật :Quê Hương Gò Công
Message Icon Chủ đề: Hương vị quê hương! Gởi trả lời Gởi bài mới
Trang  of 3 phần sau >>
Người gởi Nội dung
fx225
Groupie
Groupie
Avatar

Tham gia ngày: 01/Jun/2007
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 43
Quote fx225 Replybullet Chủ đề: Hương vị quê hương!
    Gởi ngày: 20/Jun/2007 lúc 12:41am
 
Cuộc sống hiện đại, sự tất bật với công việc, cái tiện nghi đầy đủ và kinh tế ngày một cao hơn đã cuốn hút chúng ta vào cái vòng xoáy bất tận của nó "học tập-làm việc-học tâp...". Đến một lúc nào đó, trong những khoảng lặng của tâm hồn, chúng ta có một khoảnh khắc thật sự trống trải, không vướng bận, lo âu công việc bề bộn hàng ngày thì còn gì thi vị hơn là thưởng thức các món ăn mang đậm hương vị quê hương.
 
Hàng ngày, chùng ta quá quen thuộc và "ngán ngẫm" các thứ cơm văn phòng, thức ăn nhanh như sandwiches, piza,..của McDonald’s, KFC,... Vậy sao chúng ta không thử tìm về với những món ăn quê hương mộc mạc, đơn sơ nhưng khi nếm vào thì nó mang đầy dư vị của một tuổi thơ đầy kỷ niệm, của một quê hương luồn thương nhớ và chờ đón những người con nơi xa.
 
fx225 bằng vốn kiến thức hạn hẹp, cũng xin kể một vài món ăn có thể gọi là "đậm chất quê hương", nhất là của Gò Công. Có thể có những người "sành ăn" hay đã gắn bó một thời với những hương vị sẽ đọc những dòng này và...sẽ thấy còn những thiếu sót. Nhưng với mong muốn đễ chia sẽ, fx225 hy vọng mọi người góp ý đễ bài viết ngày càng hay, phong phú hơn.   


Chỉnh sửa lại bởi thonglo2003 - 16/Sep/2008 lúc 7:41pm
IP IP Logged
fx225
Groupie
Groupie
Avatar

Tham gia ngày: 01/Jun/2007
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 43
Quote fx225 Replybullet Gởi ngày: 20/Jun/2007 lúc 12:46am

Nham Gò Công

Nham Gò Công còn là một món gỏi mà đa số quý ông thích ăn nhậu những món dân dã đều cho là rất " bắt mồi" nhất là khi họ sử dụng luôn cả phần mô phổi cua cắt nhỏ khiến cho món ăn nồng hăng hơn. Nhìn quý ông nhấm nháp miếng nham rồi đưa cay bằng rượu trắng Gò Đen nặng gắt mùi, chép miệng khen ngon thì chắc là họ có cái lý riêng của họ. Và chính mùi vị đặc trưng của món nham Gò Công như thế cho nên bạn có tìm món nham Gò Công trong tất cả những hàng đặc sản miền tây ở TP.HCM mà không thấy có lẽ là điều dĩ nhiên. Nhưng nếu bạn gọi món gỏi cua thì họ sẽ dọn ra một món gỏi có hình thức và cách chế biến giống hoàn toàn món nham Gò Công. Có khác chăng là họ dùng cua biển hoặc cua nước ngọt thuần túy chứ không phải là loại cua nước lợ Gò Công và món gỏi cua này nhiều người lại cho là rất dễ ăn vì không có cái mùi... Gò Công đó.

Vào năm 1996, công ty Saigon Tourist (TP.HCM) đã tổ chức một hội diễn món ăn dân tộc VN và trong hội thi này món nham Gò Công của đầu bếp Vũ Đình Tuân (khách sạn Đồng Khánh) đã lên ngôi đầu bảng đoạt huy chương vàng. Sau hội thi, vài tờ báo đã đặt vấn đề tại sao lại trao huy chương vàng cho món ăn địa phương này mà không là món ăn địa phương khác, những món ăn dân tộc khác (nói chung) đã tồn tại hàng trăm năm qua thì không có giá trị gì sao? Đây là vấn đề ẩm thực, ai biết món nham đó là đúng món nham Gò Công? Ban giám khảo đủ uy tín để đại diện cho dân tộc của cả ba miền đất nước không? Mọi chuyện ầm ỉ rồi cũng qua đi, chuyện ăn uống mà, có gì mà ghê gớm vậy và người ta tuyên bố rằng huy chương vàng là để trao riêng cho cá nhân vị đầu bếp đó đã có tinh thần truyền bá một món ăn địa phương ít người biết, không phổ thông lắm... đó mới là trọng điểm của cuộc thi, chứ nham Gò Công đâu dám qua mặt những món bún bò Huế, bún thang Bắc, mì Quảng... đại khái như vậy. Nếu bây giờ vì tò mò, ai thích thử món nham Gò Công thì cứ vào nhà hàng Đồng Khánh Sài Gòn gọi một phần xem thử nó ra làm sao. Và nếu bạn chưa lần nào ăn món nham Gò Công, ngay tại Gò Công, làm bằng cua nước lợ của đất Gò Công thì chẳng bao giờ bạn biết được người ta phục vụ cho bạn món gì và nham Gò Công ngon... thì ngon thế nào?
Phần trình bày cách thực hiện món ăn này chỉ có tính gợi ý, tùy cua lớn nhỏ bạn đang có để pha chế và gia giãm các phụ gia. Chất lượng món ăn sẽ còn tùy khẩu vị nêm nếm riêng của bạn vì vị của thịt cua mỗi nơi đều khác nhau về độ mặn cũng như về mùi. Hy vọng trong chợ Á châu nào đó ở bang Ohi, Mỹ bạn sẽ tìm ra được loại cua có cái mùi rong biển nồng gắt tương tự giống cua nước lợ Gò Công VN.

Vật liệu - thực hành: Phân lượng cho một dĩa hai khẩu phần.

1. Sử dụng khoảng 350 - 500gr cua sống, cua đang có gạch. Chà rửa cua cho sạch bùn đất. Gở mai cua nạo lấy phần gạch trong mai cua, ướp trộn vào ½ muỗng cà phê tiêu, để riêng phần gạch cua.

2. Hấp chín cua, rỉa lấy nạc cua để riêng.

3. Một chén (cỡ chén ăn cơm VN thông thường) thịt ba chỉ heo cắt thành sợi vừa mỏng.

4. 1/2 chén khế xanh cắt ngang lát thật mỏng thả ngâm trong tô nước lọc nguội trước rồi mới thả vào ½ chén chuối xanh sống cắt lát mỏng, ngâm chung hai thứ cho chuối không đen.

5. 2 chén lá rau dấp cá, rửa sạch, để ráo, nếu lá lớn thì xé nhỏ thành sợi, lá nhỏ thì để nguyên, ngắt bỏ cuống lá, vò hơi dập lá. Ít đậu phụng rang vàng, đải vỏ, giã nhỏ. Bánh phồng tôm chiên hoặc bánh tráng mè nướng.

6. Pha một hai muỗng nước mắm với nước lọc gấp ba, bốn lần nước mắm rồi tùy chất lượng nước mắm thêm vào chút đường cho có vị ngọt nhẹ và tỏi ớt băm tùy khẩu vị muốn cay ít nhiều.

7. Chế biến gạch cua: Phần gạch này tùy ý thích riêng mỗi người để làm có vị chua mặn ít nhiều bằng chanh, giấm hoặc lá dấp cá.

- Băm nhỏ chừng nửa chén rau dấp cá, thêm vào nửa chén nước ấm lược vắt lấy nước chua.

- Một muỗng súp mỡ gáy heo cắt hột lựu nhỏ chiên vàng cho ra phần mỡ nước. Nếu không có mỡ gáy heo thì dùng mỡ nước (mỡ heo) hoặc dầu ăn. Nếu dùng dầu ăn có phi hột điều màu cho màu dầu đỏ vàng thì món ăn sẽ đẹp mắt hơn.

- ½ chén cà chua chín bỏ hột băm nhuyễn, tùy thích sử dụng hay không vì có người dùng cà chua thì không dùng nước lá rau dấp cá.

- Phi thơm mỡ và tóp mỡ với 2 tép hành tím đập dập, nhỏ lửa cho phần gạch cua vào xào chín rồi cho phần nước rau dấp cá vào để tạo vị chua, tùy ý nêm nếm lại với chút chanh vắt nếu thấy chưa vừa ý, sau cùng nêm lại với chút muối cho đậm đà chứ không mặn. Phần gạch cua này ít nhiều và có ngon hay không là hoàn toàn tùy vào con cua.

8. Thực hiện món ăn: Vớt chuối khế ra vắt thật ráo, trộn đều với nạc cua, thịt heo, lá rau dấp cá, đậu phụng rang rồi nêm nước mắm chua ngọt vào vừa ăn. Tùy thích trình bày món ăn bằng cách trải mỏng ra dĩa hoặc ém chặt tay tất cả vào một cái tô vừa đủ rồi úp ngược ra trên một cái dĩa bàn với ít lá dấp cá, chuối khế xếp thành hoa văn trang trí.

Tưới phần gạch cua xào lên mặt hỗn hợp, dọn kèm bánh phồng chiên. Khi ăn trộn đều, tùy ý chấm kèm nước mắm chua ngọt để riêng.
Sng say chi?u x?n t?i lai rai
Nh?u nh?t say sua x?n t?i ngy.
Hm nay qun cc, mai ngoi ph?
Nh?u du cung du?c mi?n l say!
IP IP Logged
Phanthuy
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 01/Jun/2007
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 960
Quote Phanthuy Replybullet Gởi ngày: 20/Jun/2007 lúc 12:46am
Co' nhiều đó chứ !  fx225 xem bài "Món độc Gò công " chưa? Các bài tả món ăn đặc biệt Gò công rất thèm của tác giả Trần văn Chi cũng hay vậy !
PhanThuy-CA
IP IP Logged
fx225
Groupie
Groupie
Avatar

Tham gia ngày: 01/Jun/2007
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 43
Quote fx225 Replybullet Gởi ngày: 20/Jun/2007 lúc 12:48am

THỊT PHAY CUA GIẤM


Sử dụng vật liệu giống như món nham nhưng không dùng rau dấp cá mà chỉ dùng cà chua với các bước thực hiện như sau:

1. Thịt ba chỉ heo hoặc thịt mông luộc chín cắt lát mỏng.

2. Rau sống gồm xà lách, rau thơm các loại, lặt rửa kỷ, ngâm qua thuốc tím pha loãng 5% trong khoảng 5 phút, vớt ra vẩy ráo. Chuối chát, khế xanh cắt lát mỏng.

3. Nước chấm: Sơ chế cua giống như món nham.

- Xào chín gạch cua với cà chua băm rồi cho nạc cua vào, nấu nhỏ lửa và thêm vào vài lát mỏng giềng băm nhỏ nếu thích, rồi nêm chút giấm hoặc chanh vắt cho có vị chua nhẹ sau đó mới nêm lại với chút đường múôi cho đậm đà hơn, nấu nhỏ lửa cho hỗn hợp hơi sánh lại.

4. Trình bày món ăn: Hỗn hợp nạc và gạch cua, cà chua, giấm được sử dụng như một loại nước chấm kèm thịt luộc, rau sống, chuối khế. Đây là một món ăn cơm được sắp vào thực đơn cơm cung đình Huế.
Suư Tầm
Sng say chi?u x?n t?i lai rai
Nh?u nh?t say sua x?n t?i ngy.
Hm nay qun cc, mai ngoi ph?
Nh?u du cung du?c mi?n l say!
IP IP Logged
Phanthuy
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 01/Jun/2007
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 960
Quote Phanthuy Replybullet Gởi ngày: 20/Jun/2007 lúc 12:55am
Hấp dẫn nha. Ủa fx225 là cô phải không  , hèn gì nấu ăn ngon quá !
PhanThuy-CA
IP IP Logged
fx225
Groupie
Groupie
Avatar

Tham gia ngày: 01/Jun/2007
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 43
Quote fx225 Replybullet Gởi ngày: 20/Jun/2007 lúc 12:58am

Bánh giá hay bánh vá?

Theo như Hai tui đươc biết thì hiện vẫn chưa có các gọi thống nhất về tên gọi của loại bánh này (và hình như nó cũng là một trong những vấn đề "thời sự" trên các...bàn nhậu!). Thật sự có nhiều các gọi và cũng có nhiều chủng loại bánh này. Hai tui xin phép lạm bàn vấn đề này như sau, nếu có gì mong bà con chỉ giáo thêm:

Theo Hai tui thì có cả 2 loại bánh gồm bánh vábánh giá. Vì sao ư? Thế này nhé, thuở khai hoang lập nghiệp của đoàn người di cư vào Nam bao gồm cả người Việt và sau này là những người Hoa. Họ càng đi sâu vào phía Nam thì mối giao hòa về văn hóa giữa hai dân tộc Việt_Hoa ngày càng tăng và ảnh hưỡng lẩn nhau tạo nên một phong cách sống, văn hoá, xã hội có những nét khác so với miền Bắc. Người miền Nam sống giản dị hơn, cách ăn uống bớt cầu kỳ nhưng lại đậm đà hơn (ảnh hưởng của ẩm thực người Hoa). Chính điều đó tạo nên những món ăn đậm chất Nam bộ, trong đó có bánh Giá.

Người Nam bộ xưa sống và suy nghĩ tương đối đơn giản và thực tế. Các tên gọi, biệt danh,...đều lấy theo tự nhiên, như bánh bèo (bánh mềm dể vở như "bèo dạt mây trôi") hay bánh xèo (tiếng vang "xèo xèo" khi bắt đầu chiên bánh),... Và bánh giá cũng như thế. Bánh giá được lấy tên theo cái thành phần "chính" tạo nên chiếc bánh (thực tế trong bánh giá thì số lượng giá chiếm gần 80% chiếc bánh, còn lại là lớp bột áo và thịt). Bánh giá thực tế là món ăn đặc trưng của Nam bộ.

Còn về loại bánh đặc sản Gò Công thì nó lại mang cái tên bánh Vá. Về cơ bản thì bánh Vá Gò Công và bánh Giá Nam bộ có cùng chung nguồn gốc, cách thức chến biến. Cái khác nhau chính của 2 thứ bánh này là thành phần bánh và dụng cụ làm bánh (khuôn bánh). Thay vì dùng giá sống để làm nhân của bánh thì người Gò Công xưa lại nghỉ ra cách dùng củ sắn (gọt vỏ thái sợi) để làm nhân (nhưn bánh), bánh chiên trong dầu thật sôi, mau chín nên khi ăn còn nóng thì rất giòn và ngọt thanh thao hơn so với giá và khi nguội thì nó cũng không bị xẹp như giá mà bánh vẫn căng phồng nên tiện làm quà biếu cho người đi xa. Mặt khác, trong săn có chứa tinh bột nên có thể dùng nó ăn nó bụng mà không ngán dầu mỡ.
 

 
Về khuôn bánh thì khuôn của bánh Vá Gò Công nông hơn rất nhiều so với bánh Giá. Khuôn của bánh Giá là chiếc vá có lòng sâu, khi bánh chiên gần chín thì phải lật ngược hất bánh ra (phần mặt bánh có chứa tôm thịt nằm trong lòng chiếc vá. Còn bánh giá thì ngược lại, nó khá nông gần bằng chiếc sạn chiên cá. Người ta rưới một lớp bột bánh, xong cho sắn lên rồi tôm thit xong rưới thêm một lớp bột bánh lên trên sao cho bao hết toàn bộ bánh. Bánh chiên gần chín chỉ cần lắc nhẹ chiếc và vài lần là bánh tự rơi ra ngoài.

Đầy là 2 điểm khác biệt cơ bản của 2 loại bánh này. Nhưng như đã nêu ở trên, phát âm của người Nam bộ rất khó phân biệt các phụ âm "v" với "gi" hay "d" nên khi gọi cứ nghe là "bánh dzá". Cho nên hiện nay người ta không biết gọi là bánh Giá hay bánh Vá là thế!
Sng say chi?u x?n t?i lai rai
Nh?u nh?t say sua x?n t?i ngy.
Hm nay qun cc, mai ngoi ph?
Nh?u du cung du?c mi?n l say!
IP IP Logged
fx225
Groupie
Groupie
Avatar

Tham gia ngày: 01/Jun/2007
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 43
Quote fx225 Replybullet Gởi ngày: 20/Jun/2007 lúc 1:06am
Sam biển Gò Công
 
Ngoài các loại cá tôm thiên nhiên ưu đãi, ở vùng biển xã Vàm Láng, Tân Thành, huyện Gò Công Ðông (Tiền Giang) có đặc sản khá hiếm: sam biển. Với hình thù lạ mắt: vỏ cứng như mai cua, mình tròn dẹt, đường kính độ gang tay, tám chân càng nhỏ dưới bụng, phần đầu là mũi nhọn ba cạnh rất linh hoạt dài cỡ 20 cm. Khoảng từ tháng 10 cho tới tháng 2 âm lịch, sam bắt cặp phối giống và sau đó sam cái mang bụng đầy trứng nhỏ như hạt tiêu đợi ngày sinh nở. Gió chướng thổi về, người dân ven biển chúng tôi sáng sớm đi dọc bờ thỉnh thoảng vẫn bắt được những cặp sam tấp mé.
 

Sam trứng phổ biến nhất là món nướng. Ðốt bếp than gáo dừa, đặt ngửa sam rồi trở đều tới khi chín vàng, mùi thơm đặc biệt lan xa. Chuẩn bị sẵn bưởi chua tách múi, củ cải thái nhỏ ngâm giấm, rau thơm gồm húng cây, răm, đậu phộng rang đập giập, hành phi, nước mắm chanh, tỏi, ớt. Lật ngửa con sam nóng hổi, tách yếm bỏ ruột, dùng dao bén rạch bụng sẽ thấy trứng đầy ắp, vàng ươm bắt mắt. Phần thịt sống lưng và sát đuôi dai, ngọt. Người ta bảo thịt sam có tác dụng chữa hen suyễn. Dùng muỗng nhỏ múc trứng vào chén riêng, thêm gia vị tùy thích. Trứng sam béo, thơm, nhiều đạm, ngon miệng và rất bổ dưỡng. Nếu chưa muốn ăn ngay thì phơi sam vài buổi nắng cho khô nước rồi treo giàn bếp để dành, lúc cần nướng lên ăn vẫn thơm ngon. Người ta còn đốt cháy vỏ sam, giã nhuyễn trộn với dầu dừa, dùng thoa ngoài da trị dị ứng (ngứa, nổi mày đay...). Có người luộc chín sam, gỡ trứng phi mỡ hành trộn gỏi, giữ nguyên vỏ sam và sơn dầu bóng dùng trang trí nhà chơi. Sam chặt miếng to nấu canh chua với bạc hà, rau nhút hoặc đậu rồng, rau om lai rai lít rượu nếp là đúng điệu.

Có dịp về Gò Công để thưởng thức món sam trứng, bạn sẽ có một ấn tượng khó quên!
 
Note: Sự tích loài Sam biển
 
Đã lâu lắm rồi, các cụ lão ở các làng chài ven biển, trong các buổi trà dư tửu hậu thường kể cho con cháu mình nghe những câu chuyện về sự tích các loài vật của biển cả mênh mông. Trong những câu chuyện ấy có một Sự tích loài Sam biển . Câu chuyện nói về tình cảm của một đôi vợ chồng son trẻ ở một làng vạn chài nghèo nọ:

Thưở xa xưa, ở một làng vạn chài nghèo nọ, có một đôi vợ chồng trẻ vừa mới lấy nhau chưa được mấy mùa trăng. Đến mùa đánh cá, người chồng theo các bạn thuyền ra khơi đánh cá còn người vợ trẻ ở lại lo việc nhà. Chuyến đi ấy dự định mất khoảng một con trăng (gần một tháng). Nhưng không may, đoàn thuyền ra khơi chưa được mấy ngày thì giông bão nổi lên cuồng bạo, trời rền vang sấm dậy. Rồi một, hai con trăng trôi qua, đoàn thuyền vẩn biệt tăm tích. Trong làng chài ngày một tiêu điều, tiếng con trẻ khóc đòi cha, tiếng vợ khóc thương chồng vang lên trong các mái tranh nghèo. Còn người vợ trẻ nọ, sau bao ngày chờ mong mòn mõi đã quyết định khăn gói lên đường đi tìm chống mình, mặc cho bao lời khuyên ngăn của mọi người.
Người vợ cứ đi dọc theo bờ biển, đi mãi theo hướng mặt trời mọc. Không biết nàng đã đi được bao xa, qua bao nhiêu con sông, cồn cát. Nàng đi mãi cho đến khi chân tay rã rời, bàn chân rách nát. Quá mệt mỏi, nàng ngã quỵ xuống một cồn cát nọ mà ngất đi. Khi tỉnh lại nàng thấy trước mặt mình có một cụ già đứng trước mặt mình. Cụ già cất tiếng hỏi:
"Này người đàn bà khia, sau người lại nằm đây, án mất lối vào nhà của ta!"
"Thưa cụ, tôi đi tìm chồng tôi. Tôi không biết đây là lối vào của nhà cụ."_Người vợ trẻ trả lời.
Cụ già đưa cho người vợ trẻ một nắm cơm, một ống tre nước và bảo:
"Này người đàn bà kia, ta trông ngươi có vẻ mệt mỏi lắm rồi. Hãy ăn đi và kể cho ta nghe câu chuyện"
Người vợ trẻ nhận lấy và kể cho cụ già nghe câu chuyện đi tìm chồng của mình. Nghe xong cụ già nói:
"Ta cãm thương cho sự thủy chung của nhà ngươi. Ta biết chồng nhà ngươi vẩn còn sống và đang ở trên một hoang đảo rất xa. Ta cho ngươi một viên ngọc, ngươi ngậm vào miệng thì tức khác co thể bay qua biển khơi đến cứu chồng của nhà ngươi. Nhưng nhớ không được mở mắt ra và không được làm rơi nó trong khi bay!"
Quá vui mừng, người vợ trẻ chỉ kịp nói tiếng cám ơn rồi ngậm ngay viên ngọc vào miệng. Nàng có cảm giác cơ thể mình nhẹ bổng đi và gió lướt vù vù bên tai. Khi chạm mặt đất, mở mắt ra thì nàng thấy chồng mình gầy ngò ngồi trên đảo hoang. Hai vợ chồng gặp nhau, mưng vui trào nước mắt. Người vợ trẻ đưa gói xôi và ống nước cho chồng uống. Sao khi hỏi hang mọi điều người vợ trẻ bảo chồng leo lên lưng để mình cổng bay về. Nhưng do quá vui mừng mà người vợ quên mất lời cụ già dặn. Khi nàng vừa mở lời thì viên ngọc rơi ra mất. Cả hai vợ chồng đều rơi xuống biển mất dạng. Chuyện động lòng trời nên khi chết đi cả hai vợ chồng được hóa kiếp làm đôi Sam bên nhau trọn đời. Dù cho bão tố giông gió thì đôi Sam vẩn không bao giờ rời nhau.
Cho mãi đến ngày nay, dù có đi đâu thì bao giờ con Sam đực (người chồng) vẩn bám trên lưng con Sam cái (người vợ) để con Sam cái cõng đi. Và chúng ta có đựoc câu thành ngữ: "Dính như Sam!" để nói về sự quấn quýt bên nhau của các đôi vợ chồng mới cưới!


Chỉnh sửa lại bởi fx225 - 20/Jun/2007 lúc 1:07am
Sng say chi?u x?n t?i lai rai
Nh?u nh?t say sua x?n t?i ngy.
Hm nay qun cc, mai ngoi ph?
Nh?u du cung du?c mi?n l say!
IP IP Logged
fx225
Groupie
Groupie
Avatar

Tham gia ngày: 01/Jun/2007
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 43
Quote fx225 Replybullet Gởi ngày: 20/Jun/2007 lúc 1:09am
 
Mắm tôm chà Gò Công
 

 
Vụ lúa mùa ở Gò Công (Tiền Giang) vào tháng 10 âm lịch cũng là lúc người nông dân thu hoạch tôm bạc.

Tôm bạc dùng làm mắm phải thật tươi ngon, sau khi cắt bỏ phần đầu nhọn và mắt, đem ngâm trong rượu đế chừng mươi phút. Sau đó rửa sạch lại tôm và cho vào cối đá giã mịn và nêm nếm đường, tỏi, ớt thật đều tay. Các công đoạn trên phải làm thật nhanh, lúc tôm còn tươi mới đạt chất lượng mắm sau này.

Kế đó đem hỗn hợp trên phơi nắng gắt trong 1 tuần lễ, rồi lại cho vào rổ, rá tre chà xát để lấy phần tinh bột của tôm và gia vị, có lẽ vì vậy mà thứ mắm tuyệt hảo trên có tên mắm tôm chà!

Tiếp tục phơi nắng độ nửa tháng, trong giai đoạn này người ta dùng vá, đũa tre quậy liên tục cho mắm tôm hấp thụ ánh nắng mặt trời, cuối cùng cho vào hũ sành để dành ăn dần. Mắm tôm chà thường dùng để ăn với bún, kèm rau thơm và thịt ba chỉ luộc. Mắm tôm chà Gò Công có mặt khắp các siêu thị ở Việt Nam.
Sng say chi?u x?n t?i lai rai
Nh?u nh?t say sua x?n t?i ngy.
Hm nay qun cc, mai ngoi ph?
Nh?u du cung du?c mi?n l say!
IP IP Logged
Phanthuy
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 01/Jun/2007
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 960
Quote Phanthuy Replybullet Gởi ngày: 20/Jun/2007 lúc 1:15am
PT có mấy người bạn không phải người Go` công nhưng lại thích các món ăn GC như Bánh giá, mắm tôm chà....Nay PT sẽ chỉ cho họ vào forum để học cách làm các món này ! Cam' ơn cô fx225.
PhanThuy-CA
IP IP Logged
fx225
Groupie
Groupie
Avatar

Tham gia ngày: 01/Jun/2007
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 43
Quote fx225 Replybullet Gởi ngày: 22/Jun/2007 lúc 3:45am
Híc! Oan quá! Bạn Phan Thúy ơi (Thủy hay Thúy nhỉ :( )!
 
Nói thật nhé! fx225 mình là male, con trai chính hiệu "con nai vàng ngơ ngác" :). Nhìn cách nói chuyện thì fx tin rắng PhanThuy chắc cũng là một người trưởng thành rối nhĩ! Chắc là...(đón "mò" một tí)...chắc là PhanThuy cũng trên 28 tuổi (nói đại thôi, có sai đừng giận fx nha!)
 
Thôi để post bài giới thiệu về bản thân cho mọi người biết vậy. Các bạn thành viên (xin phép gọi chung như vậy) khi nào có dịp về thăm quê (Gò Công) thì chúng ta sẽ gặp mặt.
 
À mình cũng có một cô bạn vừa sang định cư ở Cali cách đây 4 năm tên là Phi Vân nếu có ai quen thì pm dum mình nha! Thanks very much!
Sng say chi?u x?n t?i lai rai
Nh?u nh?t say sua x?n t?i ngy.
Hm nay qun cc, mai ngoi ph?
Nh?u du cung du?c mi?n l say!
IP IP Logged
Trang  of 3 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.111 seconds.